Tài liệu Đề tài Định hướng phát triển loại hình du lịch đền chùa tại Hà Nội mở rộng: STT
Tên
Phân công công việc
Phân loại
Ghi chú
1.
Phạm Thanh Hương
2.
Đoàn Thị Phương
Anh
3.
Vũ thị Vân Anh
4.
Đàm Thị Bích
5.
Phạm Thị Chi
6.
Phạm Văn Chinh
7.
Nguyễn Đức Chiến
8.
Phùng Gia Chiến
9.
Nguyễn Cao Cường
LỜI MỞ ĐẦU
Du lịch đã ra đời từ rất lâu. Trong đó loại hình du lịch đền chùa cũng đã tồn tại trong đời sống tâm linh của người Việt Nam từ rất xa xưa. Tuy nhiên, trước đây, người ta chỉ quan niệm, đi đền chùa là để cầu may, cầu lộc... là để thoả mãn đời sống tâm linh của mình. Trong thời gian gần đây, đền chùa mới được coi là một điểm du lịch, việc đi đền đi chùa không còn là thuần tuý chỉ là khấn vái, cầu may mà còn đồng nghĩa với việc đi du lịch. Do vậy, tuy du lịch đền chùa không còn là mới nhưng hiện nay nó mới thực sự mang dáng dấp của một ngành du lịch, mới được quan tâm phát triển và trùng tu tôn tạo. Đặc biệt, cùng với việc mở rộng địa giới hành chính Hà Nội, vấn đề cải tạo đền chùa ra sao, quy hoạch như thế nào cho hợp lý... cần được q...
24 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1230 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Định hướng phát triển loại hình du lịch đền chùa tại Hà Nội mở rộng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
STT
Tên
Phân công công việc
Phân loại
Ghi chú
1.
Phạm Thanh Hương
2.
Đoàn Thị Phương
Anh
3.
Vũ thị Vân Anh
4.
Đàm Thị Bích
5.
Phạm Thị Chi
6.
Phạm Văn Chinh
7.
Nguyễn Đức Chiến
8.
Phùng Gia Chiến
9.
Nguyễn Cao Cường
LỜI MỞ ĐẦU
Du lịch đã ra đời từ rất lâu. Trong đó loại hình du lịch đền chùa cũng đã tồn tại trong đời sống tâm linh của người Việt Nam từ rất xa xưa. Tuy nhiên, trước đây, người ta chỉ quan niệm, đi đền chùa là để cầu may, cầu lộc... là để thoả mãn đời sống tâm linh của mình. Trong thời gian gần đây, đền chùa mới được coi là một điểm du lịch, việc đi đền đi chùa không còn là thuần tuý chỉ là khấn vái, cầu may mà còn đồng nghĩa với việc đi du lịch. Do vậy, tuy du lịch đền chùa không còn là mới nhưng hiện nay nó mới thực sự mang dáng dấp của một ngành du lịch, mới được quan tâm phát triển và trùng tu tôn tạo. Đặc biệt, cùng với việc mở rộng địa giới hành chính Hà Nội, vấn đề cải tạo đền chùa ra sao, quy hoạch như thế nào cho hợp lý... cần được quan tâm nhiều hơn nữa.
Vì vậy, với bài thảo luận mang chủ đề: “Định hướng phát triển loại hình du lịch đền chùa tại Hà Nội mở rộng”, nhóm em muốn đưa một cái nhìn mới về loại hình du lịch đền chùa đồng thời cũng xin góp một số ý kiến để phát triển loại hình này hơn nữa.
Do việc tìm hiểu còn hạn chế, bài viết còn nhiều sơ suất, rất mong được cô góp ý để đề tài thảo luận thêm hoàn chỉnh.CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
. Khái niệm chung.
Du lịch là một hoạt động của nhóm người hay cá nhânnào đó phụ thuộc vào chuyến đi. Dưới góc độ một nhà kinh tế học thì khái niệm du lịch phân ra thành hai loại:
- Tư cách là người đi du lịch thì du lịch và việc tiêu dùng trực tiếp các dịch vụ hàng hoá của một cá nhân khi việc tiêu dùng có liên quan tới việc đi lại và lưu trú của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên để nghỉ ngơi, tìm hiểu nền văn hóa và các nhu cầu khác.
- Với tư cách là nhà tổ chức doanh nghiệp thì du lịch là việc sản xuất ra các hàng hoá dịch vụ của doanh nghiệp kinh doanh du lịch nhằm đảm cảo việc đi lại, lưu trú, ăn uống, giả trí cho khách du lịch với mục đích thoả mãn đầy đủ nhất nhu cầu vật chất tinh thần đó.
Khái niệm loại hình du lịch.
Loại hình du lịch biểu hiện những nét đặc trưng của một nhóm khách du lịch. Tất cả khách du lịch đều không giống nhau do vậy cũng tồn tại nhiều loại hình du lịch khac nhau.
1.1.2Khái niệm loại hình du lịch đền chùa.
Thoả mãn nhu cầu tín ngưõng cũng như nhu cầu tham quan của khách du lịch, nó thể hiện qua các cuộc thăm viếng tới các đền chùa, đây là loại hình du lịch khá lâu đời nhưng lại là loại hình du lịch khá mới tại Hà Nội mở rộng.
1.2 Phân loại các loại hình du lịch
1.2.1 Căn cứ vào mục đích chuyến đi
Mục đích chuyến đi là động lực thúc đẩy hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch của con người. Theo tiến sĩ Harssel có mười loại hình du lịch phổ biến theo cách phân chia này :
Du lịch thiên nhiên: Hấp dẫn những người thích tận hưởng bầu không khí ngoài trời, thích thưởng thức phong cảnh đẹp và đời sống động thực vật hoang dã.
Du lịch văn hóa : thu hút những người mà mối quan tâm chủ yếu của họ là truyền thống lịch sử, phong tục tập quán, nền văn hóa nghệ thuật… của điểm đến. Họ sẽ viếng thăm các viện bảo tàng, nghỉ tại các quán trọ đồng quê, tham dự các lễ hội truyền thống và các sinh hoạt văn hóa nghệ thuật dân gian của địa phương.
Du lịch xã hội: hấp dẫn những người mà đối với họ sự tiếp xúc, giao lưu với những người khác là quan trọng nhất.
Du lịch hoạt động: Thu hút du khách bằng một hoạt động được xác định trước và thách thức phải hoàn thành trong chuyến đi, trong kì nghỉ của họ. Một số du khách muốn thực hành và hoàn thiện vốn ngoại ngữ của mình khi đi du lịch nước ngoài, một số lại muốn thám hiểm khám phá cấu tạo địa chất của một khu vực nhất định.
Du lịch giải trí: Nảy sinh từ nhu cầu nghỉ ngơi thư giãn để phục hồi thể lực và tinh thần cho con người. Loại hình này thu hút những người mà lý do chủ yếu của họ đối với một chuyến đi nghỉ là sự hưởng thụ và tận hưởng kỳ nghỉ.
Du lịch thể thao: Thu hút những người ham mê thể thao để nâng cao thể chất, sức khỏe. Tham gia chơi các môn thể thao như: quần vợt, đánh gôn, bóng chuyền bãi biển, lướt sóng …..
Du lịch chuyên đề: Liên quan đến một nhóm nhỏ, ít người đi du lịch với cùng một mục đích chung hoặc mối quan tâm đặc biệt nào đó chỉ đối với riêng họ, thu hút những người kinh doanh, sinh viên thực tập, nghiên cứu.
Du lịch tôn giáo: Thỏa mãn nhu cầu tín ngưỡng đặc biệt của những người theo các đạo phái khác nhau. Đây là loại hình du lịch lâu đời nhất và vẫn còn phổ biến đến ngày nay.
Du lịch sức khỏe: hấp dẫn những người tìm kiếm cơ hội cải thiện điều kiện thể chất của mình. Nơi điển hình là các khu an dưỡng, nghỉ mát ở vùng núi cao hoặc ven biển,các điểm có suối nước nóng hoặc nước khoáng.
Du lịch dân tộc học: Đặc trưng hóa cho những người quay trở về nơi quê cha đất tổ tìm hiểu nguồn gốc lịch sử của quê hương, dòng dõi gia đình hoặc tìm kiếm khôi phục các truyền thống văn hóa bản địa.
Có tác giả phân loại hình du lịch theo mục đích chuyến đi làm hai nhóm chính:
Nhóm có mục đích du lịch thuần túy: bao gồm các loại hình du lịch tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng, thể thao, khám phá.
Nhóm có mục đích kết hợp du lịch: bao gồm các loại hình du lịch tín ngưỡng, học tập nghiên cứu, hội họp, kinh doanh….
1.2.2 Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ:
Có các loại hình du lịch sau:
Du lịch quốc tế liên quan đến các chuyến đi vượt ra khỏi phạm vi lãnh thổ biên giới quốc gia của khách du lịch. Loại hình du lịch này tạo ra dòng chảy ngoại tệ giữa các quốc gia, ảnh hưởng đến cán cân thanh toán của quốc gia. Được phân chia làm hai loại nhỏ:
Du lịch quốc tế đến là chuyến viếng thăm của những người từ quốc gia khác
Du lịch ra nước ngoài là chuyến đi của cư dân trong nước đến một nước khác.
Du lịch trong nước là chuyến đi của những cư dân chỉ trong phạm vi quốc gia của họ
Du lịch nội địa bao gồm du lịch trong nước và du lịch quốc tế đến
Du lịch quốc gia bao gồm du lịch nội địa và du lịch ra nước ngoài.
1.2.3 Căn cứ vào sự tương tác của du khách đối với điểm đến của du lịch
Có các loại hình du lịch sau:
Du lịch thám hiểm: bao gồm các nhà nghiên cứu, học giả, người leo núi và những nhà thám hiểm đi theo các nhóm với số lượng nhỏ. Họ hoàn toàn chấp nhận các điều kiện địa phương và hầu như không tiêu thụ các sản phẩm, dịch vụ du lịch. Loại hình này ảnh hưởng không đáng kể tới văn hóa xã hội kinh tế và môi trường của điểm đến.
Du lịch thượng lưu: Chuyến đi của tầng lớp thượng lưu đến những nơi độc đáo để giải trí, tìm kiếm sự mới lạ. Số lượng khách của nhóm này tương đối ít, có nhu cầu về những sản phẩm chất lượng cao và không đàn hồi theo giá.
Du lịch khác thường: bao gồm những du khách không giàu có như tầng lớp thượng lưu, họ thích đến những nơi xa xôi hoang dã, quan tâm đến những nền văn hóa sơ khai hoặc tìm kiếm những phần bổ sung thêm trong một tour tiêu chuẩn.
Du lịch đại chúng tiền khởi: Một dòng khách du lịch ổn định đi theo nhóm nhỏ hoặc cá nhân đến những nơi an toàn, phổ biến, khí hậu phù hợp. Đây là sự mở đầu và phát sinh hình thức du lịch đại chúng sau này.
Du lịch đại chúng: Một lượng lớn khách du lịch tạo thành dòng chảy liên tục tràn ngập các khu nghỉ mát nổi tiếng ở châu âu hoặc Hawaii vào các mùa du lịch. Loại hình du lịch này có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển du lịch ở các quốc gia gửi khách lẫn các quốc gia đón khách các điểm đến du lịch.
Du lịch thuê bao: Đây là loại hình du lịch phát triển rộng rãi, thị trường phát triển đến các tầng lớp có thu nhập trung bình và thấp nên có dung lượng lớn. nó hoàn toàn phụ thuộc vào các hoạt động thương mại trong kinh doanh du lịch.
1.3 Sự biến đổi các loại hình du lịch.
Ý nghĩa của các động cơ và loại hình du lịch có sự khác nhau và biến đổi theo thời gian. Với từng thời kỳ khác nhau thì loại hình du lịch có sự thay đổi khác nhau. Loại hình du lịch thay đổi theo các thời kỳ sau.
Trước thế kỷ XVIII, rất ít khách du lịch vì mục đích giải trí, đa số họ đi vì mục đích thương mại, hành hương hoặc các mục đích tín ngưỡng học tập và chữa bệnh.Ở La Mã cổ đại và trung đại, du lịch giải trí hạn chế trong các chuyến tham quan trong ngày với khoảng cách ngắn để tham dự các hoạt động như hội chợ, kễ hội thể thao hoặc giải trí tiêu khiển. vì vậy nhu cầu giải trí và tiêu khiển thường ở mức độ ít và sơ khai.
Trong thế kỷ XVIII, các chuyến đi du lịch hảo hạng ở Châu Âu trở nên thịnh hành và mốt. Khách tham gia vào vhuyến đi này thuộc tầng lớp thượng lơu va trẻ tuổinhằm mục đích giáo dục và giải trí. Tuy nhiên phần chủ yếu trong du lịch này vẫn là mục đích thương mại.Chủ yếu những chuyến đi này thường được nhà nước hoặc các nàh buôn lớn đài thọ nhằm giảm bớt sự rủi ro mạo hiểm trong buôn bán thương mại. Du lịch chữa bệnh hoặc vì các lý do sức khoẻ đến giai đoạn này thì phổ biến trong giới quý tôc, hoàng gia.
Đến thế kỷ XIX, việc phân phối thu nhập cho nhu cầu du lịch với tư cách “nhu cầu cuối cùng” và việc mua sắm các sản phẩm để phục vụ nhu cầu cá nhân của con người được diễn ra một cách thận trọng. Sự phát triển kinh tế từ sau cuộc cách mạng công nghiệp tạo điều kiện cho du lịch đại chúng phát triển cả về cung và cầu. Sự phát triển của công nghiệp làm cho nhiều đại gia đình bị chia nhỏ tới song ở các khu vục trung tâm làm cho hu cầu thăm quê hương tăng lên. Loại hình du lịch này vẫn phát triển và trở thành bộ phận quan trọng với du lịch quốc tế tại nhiều quốc gia.
Đầu thế kỷ XX, du lịch nghỉ ngơi và giải trí đại chúng trở thành bộ phận lớn nhất của du lịch toàn cầu. Tầu hoả và máy bay là những phương tiện vận chuỷen chủ yếu, đồng thời sơ hữu cá nhân các phương tện đường bộ như ôtô, xe máy làm tăng khả năng du lịch theo nhóm nhỏ. Một số phương tiện vạn chuyển cổ điển trước đây trở thành sự hấp dẫn với du khách.
Nửa cuối thế kỷ XX có một số thay đổi quan trọng và đáng chú ý.
+ Do sự phát triển về số lượng và đa dạng hoá các công ty theo vị trí, sự bùng nổ về hiệp hội giữa các nước và quốc tế đã làm tăngkhả nhanh nhu cầu về hội họp,loại hình du lịch hội họp trở nên phát triển nhanh nhất trong 30 năm trở lại đây.
+ Khả năng thương mại của các nhà cung ứng du lịch ngày càng tăng lên đã tạo ra loại hình du lịch có định hướng cung
Theo thống kê của tổ chức du lịch thế giới (UNWTO) trên phạm vi toàn cầu có 40-45% là du lịch nghỉ dưỡng, 40% du lịch công việc, 8% du lịch thăm than nhân bạn bè kết hợp với kỳ nghỉ hay đi công việc, 5-10% là loại hình du lịch khác.
Sang thế kỷ XXI, sự phát triển của nền sản xuất xã hội, sự hội nhập quốc tế đã thúc đảy và phát triển nhiều loại hình du lịch mới như: du lịch thể thao,mua sắm và một số loại hình du lịch khác.Bên cạnh đó, các loại hình du lịch đặc biệt mới xuất hiện với số người tham gia ít như du lịch mặt trăng, vũ trụ, du lịch đại dương...dần dần trở nên phổ biến.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG DU LỊCH ĐỀN CHÙA Ở HÀ NỘI MỞ RỘNG
2.1. Thực trạng chung
Lễ hội ở nước ta thật đa dạng và phong phú. Theo thống kê của các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, Việt Nam có gần 500 lễ hội cổ truyền lớn, nhỏ trải rộng khắp đất nước trong bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Mỗi lễ hội mang một nét tiêu biểu và giá trị riêng, nhưng bao giờ cũng hướng tới một một đối tượng linh thiêng cần được suy tôn như những vị anh hùng chống ngoại xâm, những người có công dạy dỗ truyền nghề, chống thiên tai, diệt trừ ác thú, giàu lòng cứu nhân độ thế... Với tư tưởng uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây, ngày hội diễn ra sôi động bằng những sự tích, công trạng, là cầu nối giữa quá khứ với hiện tại, làm cho thế hệ trẻ hôm nay hiểu được công lao tổ tiên, thêm tự hào về truyền thống quê hương, đất nước của mình. Đặc biệt, lễ hội ở nước ta gắn bó với làng xã, địa danh, vùng đất như một thành tố không thể thiếu vắng trong đời sống cộng đồng nhân dân.
Bởi phần lớn các lễ hội ở Việt Nam thường gắn với sự kiện lịch sử, tưởng nhớ người có công với nước trong chiến tranh chống giặc ngoại xâm nên các trò vui chơi ở lễ hội thường mang nhiều tính mạnh mẽ của tinh thần thượng võ như: thi bắn nỏ, đấu vật (hội Cổ Loa) đấu vật, đấu võ, chạy thi (hội hoa Vị Khê, Nam Định), thi bắn nỏ, ném còn (ở vùng đồng bào dân tộc phía Bắc) v.v...ở các lễ hội của bà con dân tộc Tây Nguyên, lễ hội đâm trâu được coi như tiêu biểu nhất. Trong lễ hội này, ngoài nghi lễ đâm trâu hiến tế hấp dẫn, ly kỳ còn có trò múa khiên, ném lao, đấu gậy.
Các trò vui chơi giải trí ở lễ hội còn bao gồm những hoạt động văn hoá, xã hội khác như thi hát Quan họ, thi thổi cơm, chọi gà, dệt vải, đấu vật, đánh đu... Đặc biệt nhất là thi đánh đu, không chỉ xuất hiện trong dịp lễ hội lớn mà còn là một trò vui chơi dân dã trong những ngày Tết ở khắp các làng xã. Ngày xuân, người ta thường đi chơi đông hơn bình thường. Kẻ đi xa, người đi gần, trang phục lộng lẫy, hân hoan phấn khởi làm cho không khí đầu xuân càng thêm rạo rực. Có lẽ ai cũng muốn dành ít thời gian để vãn cảnh thiên nhiên đất trời, tận hưởng bầu không khí trong lành với mùa xuân tươi đẹp. Họ đến với các di tích lịch sử, danh thắng, đền, chùa để tham dự các lễ hội truyền thống. Chỉ tính riêng tháng Giêng cũng đã có biết bao nhiêu lễ hội tưởng nhớ các vị anh hùng dân tộc, những người có công chống giặc ngoại xâm như: Hội Đống Đa, kỷ niệm chiến thắng của vị anh hùnh dân tộc Nguyễn Huệ và tưởng niệm các chiến sĩ vong trận trong đại chiến thắng Đống Đa vào ngày 5-1. Hội đền An Dương Vương (Cổ Loa Hà Nội) ngày 6-1 tưởng niệm Thục Phán người có công dựng nước Âu Lạc, xây thành Cổ Loa; Hội đền Cửa Suốt (Quảng Ninh) tưởng niệm Trần Quốc Toản có công đánh đuổi giặc Nguyên, hội đền Hạ Lôi (Mê Linh) tưởng niệm Hai Bà Trưng, hội "Cơm hòm" ở Phổ Yên, Thái Nguyên ngày 6 tháng Giêng kỷ niệm người đàn bà vô danh thời Hậu Lê có công bày mưu đánh giặcMinh... Cũng vào thời điểm này, du khách bốn phương về hội Hoa Vị Khê (Nam Định) từ ngày 20 đến ngày 30 tháng Giêng để chiêm ngưỡng hoa, cây cảnh của làng nghề truyền thống Vị Khê, hội du xuân lễ bái cầu mong một năm mới thịnh vượng ở núi Bà Đen (Tây Ninh). Đặc biệt vào mùa này, du khách đổ lên núi Yên Tử dự lễ hội chùa, vãn cảnh hùng vĩ của đất nước và thử thách lòng thành của mình. Đến Hòa Bình để được xem hội Chơi hang, hội Xên bản, Xên mường của người Thái; lên Sơn La cùng thả hồn vào những cánh rừng ban trắng trong ngày hội hoa ban, đi chơi núi, du thuyền độc mộc trên thắng cảnh hồ Ba Bể. Ngoài ra, người Tày, Nùng Tây Bắc còn có hội Lồng Tồng, người Dao có hội Tết Nhảy, người Mông có hội Sắc bùa, hội chơi núi chơi xuân, người Khơ me Nam Bộ có hội mừng năm Mới...
Sự phong phú của lễ hội ở Việt Nam vừa là nét đẹp văn hóa dân tộc nhưng cũng vừa là một trong những sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.
Tuy nhiên, du lịch đền chùa hiện nay gặp phải rất nhiều vấn đề tiêu cực. Đó là do cơ sở vật chất, quy hoạch lễ hội, hay cả vì ý thức của những người tham gia lễ hội...
Vì hầu hết những ngôi chùa đều đã được xây dựng từ rất lâu nên đã dần bị xuống cấp và cần được tu bổ, nhưng trong quá trình tu bổ các nhà quản lý đã không chú trọng đến những kiểu cấu trúc đặc trưng của ngôi chùa mà chỉ tiến hành cải tạo những phần hư hỏng nên đã đánh mất đi những dấu ấn về kiến trúc và vẻ đẹp cổ kính của những nôi chùa hàng ngàn năm tuổi. Ở một số ngôi chùa còn xảy ra tình trạng là người ta tiến hành xây dựng những ngôi chùa giả bên cạnh những ngôi chùa hàng ngàn năm nhằm thu tiền du khách, điều này đã làm ảnh hưởng xấu đến những điểm đến du lịch tín ngưỡng này.
Công tác quản lý vẫn còn nhiều vấn đề, khi mà những người quản lý dường như đã không thể kiểm soát hoặc bỏ ngơ cho những hộ kinh doanh và những người dân địa phương tự ý trong việc trèo kéo khách thăm quan, tăng giá những mặt hàng thiết yếu. Điều này cũng sẽ gây những ảnh hưởng rất xấu đến cảnh quan của những ngôi chùa.
Ngoài ra phải kể đến ý thức người đi lễ chùa ngày càng kém đi. Không ít lễ hội - diễn ra từ Bắc chí Nam đang bị "biến tướng", đánh mất ý nghĩa ban đầu, trở thành một nơi nhếch nhác, hỗn loạn để "buôn thánh bán thần", kiếm chác lợi nhuận...
Người ta có thể dễ dàng bắt gặp nạn chèo kéo du khách đổi tiền lẻ cúng bái ở đền Hùng (nơi đặt đền thờ Quốc tổ), chùa Tây phương, chùa Thầy (Hà Nội), rồi chùa Đồng (Yên Tử)... Tiền lẻ được rải vô tội vạ khắp đình chùa miếu mạo ấy, thậm chí được nhét lung tung vào các pho tượng thánh, la hán, bồ tát... Đặc biệt, ở đền Bà Chúa Kho (Bắc Ninh), nạn sắp lễ bằng tiền đã là một công nghệ. Đường dẫn vào đền dày đặc các bảng quảng cáo đổi tiền, bán phẩm vật dâng cúng. Chưa hết, đường lên động Hương Tích cũng bị vây bủa bởi nạn chém chặt khi du khách buộc phải thuê chiếu nghỉ tạm trên đường đi. Rừng trúc ở Yên Tử bị "tàn sát dã man" để lấy măng bán cho khách thập phương. Vậy đó! Nơi linh thiêng đã bị "thương mại hóa" thành nơi bán mua ồn ào, bát nháo, lừa lọc, chửi bới... lẫn nhau.
Những năm gần đây đầu xuân có nhiều lễ hội ở làng, đình, chùa, đền... rất đông. Tuy nhiên, việc tổ chức lễ hội chủ yếu là do hội làng, hội đình, hoặc một nhóm người đứng ra tổ chức, mà ít có sự tham gia của Nhà nước, hay chính quyền địa phương. Do việc tổ chức tự phát như vậy nên một số nơi, lễ hội còn lộn xộn, tốn kém, hoặc thậm chí còn mang màu sắc mê tín, dị đoan (lên đồng, bói tóan, đốt vàng mã...). Bên cạnh đó, nhân dịp những ngày lễ hội, không ít những đối tượng thanh, thiếu niên (nhất là ở các vùng nông thôn) còn sa vào món cờ bạc, đỏ đen, gây mất trật tự, an toàn xã hội...
Cuộc sống đã ngày càng gấp gáp hơn, không ít người đã coi những cuộc chơi xuân là những chuyến đi cầu lộc may mắn cho cả một nǎm làm ǎn sắp tới, do vậy ở những đền, chùa có tiếng như Đền bà Chúa Kho (Bắc Ninh), Chùa Hương (Hà Tây), Phủ Tây Hồ (Hà Nội), Bia Bà... bên cạnh những gương mặt thanh thản hiếm hoi là những bà, những anh, những chị nét mặt đầy toan tính và hy vọng với những mâm lễ đầy tiền, vàng lễ, bia 333, thuốc lá 555, thậm chí có cả những chai rượu ngoại thay thế cho loại rượu trắng quê mùa...
Rõ ràng những vấn đề trên là những vấn đề đáng báo động của việc du lịch đền chùa. Thực trạng này là chung cho cả nước, vậy thực trạng việc du lịch đền chùa ở miền Bắc, cụ thể là Hà Nội mở rộng thì có những vấn đề gì?
2.2. Thực trạng du lịch đền chùa tại Hà Nội mở rộng
2.2.1. Thực trạng một số đền chùa nổi tiếng ở Hà Nội mở rộng
Xã hội ngày càng phát triển. Con người có nhu cầu ngày càng cao hơn về mọi lĩnh vực. Đặc biệt, trong thời gian gần đây, dân chúng ngày càng quan tâm hơn đến việc đi lễ đầu năm, cầu tài cầu lộc. Ở các thành phố lớn như Hà Nội, các đền chùa nổi tiếng không ít đồng nghĩa với việc lượng người thường xuyên đi chùa chiền cũng tăng lên. Có thể kể ra những đền chùa rất nổi tiếng ở Hà Nội, đặc biệt việc sáp nhập hoàn toàn Hà Tây cũ cũng đã đưa thêm danh sách nhiều chùa chiền vào địa bàn Hà Nội như: Chùa Hà, chùa Trấn Quốc, chùa Quán Sứ, phủ Tây Hồ, chùa Tây Phương, chùa Hương... Đây có thể nói là tín hiệu mừng tuy nhiên cũng không ít những vấn đề bất cập, những nỗi lo làm cho người đi lễ chưa chắc đã thảnh thơi.
Từ nội thành…
Nằm ở khu vực trung tâm buôn bán sầm uất của 36 phố phường của kinh đô Thăng Long xưa, chùa Vĩnh Trù ra đời khoảng thế kỷ XIX. Năm 1950, chùa được trùng tu lớn, xây thêm nhà giữa và nhà khách phía ngoài. Chùa vẫn còn giữ lại một số di vật: sắc phong, ngai thờ bài vị, tượng Phật, câu đối… và những đồ đồng có giá trị nghệ thuật cao. Trong chiến chống thực dân Pháp, chùa Vĩnh Trù được chọn làm cơ sở của cuộc chiến đấu và cũng là địa điểm cứu thương bệnh binh… Chùa Vĩnh Trù đã được Bộ Văn hóa - Thông tin (trước đây) công nhận là di tích lịch sử - văn hóa và là một điểm đến trong tuyến tham quan du lịch khu phố cổ Hà Nội.
Hiện nay, khuôn viên của chùa bị một số người dân chiếm dụng làm nơi giữ xe, bán hoa, quán cơm, thậm chí mở cả…quán thịt chó…gây nên cảnh nhếch nhác, mất vẻ tôn nghiêm chốn linh thiêng. Tình trạng trên diễn ra đã khá lâu và người dân xung quanh chùa đã nhiều lần phản ánh nhưng chính quyền sở tại vẫn chưa tìm ra biện pháp hữu hiệu để can thiệp.
Chùa Bộc nằm trên phố chùa Bộc sầm uất cũng trong cảnh tương tự. Chùa Bộc vốn được dựng để thờ Phật, nhưng vì chùa tọa lạc sát một chiến trường của nghĩa quân Tây Sơn đại phá giặc Thanh nên chùa còn thờ cả vua Quang Trung và vong linh những sĩ tử. Trong chùa Bộc có pho tượng Quang Trung hoàng đế đặt dưới bức hoành “Oai phong lẫm liệt”; pho tượng này được dựng năm Bính Ngọ (1786). Trong chùa còn một tấm bia đá tạc năm Quang Trung thứ tư (Nhâm Tý - 1792) ghi lại việc chùa bị cháy và dựng lại sau trận Đống Đa. Năm 1792, chùa được trùng tu lại trên nền cũ và đổi tên là chùa Thiên Phúc. Tuy nhiên nhân dân vẫn quen gọi là Chùa Bộc để chỉ xác giặc bị phơi ra khắp nơi. Năm 1962, chùa Bộc được công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia. Vậy mà giờ đây khi đến thăm chùa Bộc nhiều người không khỏi ngỡ ngàng. Ngay trước cổng chùa đã bị chiếm dụng làm nơi bán chăn nệm, rèm cửa; trong khuôn viên chùa là bãi giữ xe với ngổn ngang xe cộ...
Ngôi đền cổ Đồng Thuận (11 phố Hàng Cá, Hoàn Kiếm ), gắn liền với vị anh hùng Lý Tiến chống giặc ngoại xâm đầu tiên thời Vua Hùng, đang bị thu hẹp. Nhiều hộ dân sinh sống ở ngay trong đền còn phía trước đền bị chiếm để bán hàng, quán cắt tóc, nơi giữ xe. Đền Bạch Mã (76 phố Hàng Buồm), một trong tứ trấn của kinh thành Thăng Long, hiện đang bị hàng quán của một số người dân xâm lấn dùng làm nơi chứa đồ. Đền Voi Phục (xây dựng từ đời Lý Thái Tông 1028-1054, thờ Linh Lang đại vương, con vua Lý Thái Tông, đã có công đánh thắng quân Tống xâm lược) đang bị xâm lấn làm bãi giữ xe…
… Đến ngoại thành
Đền Và (thôn Vân Gia, xã Trung Hưng, thị xã Sơn Tây) ngày trước là Đông cung trong tứ cung của xứ Đoài. Nơi đây đang lưu giữ 5 bản thần tích “Tản Viên Sơn Thánh”; 18 đạo sắc phong của các đời vua, trong đó có 17 bản chính có dấu ấn; nhiều câu đối được chạm khắc và hoành phi viết trên gỗ hoặc đá… Trên những hiện vật có khắc ghi thời gian xây dựng, tu sửa, ca ngợi cảnh quan, uy linh của Thánh Tản Viên. Các bản thần tích, sắc phong, văn bia đền Và đều được viết bằng Hán-Nôm. Được xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia từ năm 1964, hiện nay ngôi đền đang bị biến thành một công trường xây dựng. Tòa hậu cung hoành tráng được dựng mới lại, chỉ còn mấy đoạn tường đá ong là nguyên bản. Bức tường đá ong khổng lồ nổi tiếng của đền đã bị phá một mảng lớn. Đơn vị thi công cho biết họ phá tường đá ong…để lấy đường cho ôtô chở vật liệu vào sửa chữa đền. Xung quanh đền là lán trại căng những tấm bạt ni-lông, nồi niêu xoong chảo treo đầy trên mặt tường; nhiều cây xanh bị chặt tơi tả. Toàn bộ khu đền chính đã được dỡ ra, phủ giàn giáo, che bạt kín bưng. Cổng vào đền rất đẹp và còn những nét trang hoàng cổ kính cũng đã bị dỡ ra, dựng lại từ đầu. Theo một số người quản lý thi công ở đền Và cho biết họ sẽ dỡ nốt, xây lại gác chuông, gác trống...
Chùa Tây Phương (huyện Thạch Thất) cũng đang bị xâm lấn nghiêm trọng. Di tích lịch sử văn hóa có giá trị này cũng đang bị người dân lấn chiếm dựng lều bán quán, lập bàn thờ cúng bái, xem quẻ… Không chỉ vậy, do chùa nằm giữa khu dân cư, nên 52 hộ dân vẫn sống trong khuôn viên của chùa.
Theo chủ trương của Đảng và Nhà nước ta thì việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, cụ thể chính là bảo tồn, gìn giữ và phát huy những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của cha ông. Trên thực tế, giải pháp bảo vệ di tích ở Hà Nội vẫn đang là một vấn đề nan giải. Trong những năm qua, Thành phố Hà Nội đã có nhiều nỗ lực trong việc bảo vệ trùng tu hệ thống di tích lịch sử nhưng vẫn chưa kiểm soát hết. Khu di tích Hoàng Thành Thăng Long, Đàn Nam Giao, Đàn Xã Tắc, Đền Và…chỉ là một số trong vô vàn câu chuyện về ứng xử với di tích hiện nay. Những gì đã qua là một bài học lịch sử mà những người có trách nhiệm cần nhìn lại mình và hãy tự soi vào tấm gương lịch sử.
Một thực trạng trong thời gian qua đã bị dư luận xã hội và báo chí phản ánh đó là việc trùng tu, tôn tạo các khu di tích mà cụ thể “trùng tu” ở đây là sự phá hoại những di tích văn hóa bằng sự không hiểu biết, bằng sự vô trách nhiệm hay vì lợi ích kinh tế. Không phải chúng ta không được sửa chữa, trùng tu và chúng ta gìn giữ bảo tồn cái cũ theo nghĩa cứ để nguyên phó mặc cho thời gian, mà phải phát triển những giá trị đó trong thời đại mới. Chỉ giữ nguyên mà ngắm, không phát huy thì không thể phát triển được, không nối được quá khứ với hiện tại và tương lai. Đối với một di tích cụ thể, sẽ lựa chọn xem niên đại tối ưu của nó ở thời kỳ nào, giá trị ở đâu, người ta sẽ chú trọng vào giai đoạn cấu thành di tích ấy hưng thịnh nhất, đẹp nhất, những yếu tố bổ sung sau này có thể tước bỏ đi. Nguyên tắc chung là như vậy. Nhưng nguyên tắc ấy không thể áp dụng đại trà, mỗi di tích có một phương thức tiếp cận khác nhau. Trong mắt không ít những người trực tiếp hay gián tiếp liên quan đến việc trùng tu hay phục chế thì những di tích văn hóa thiêng liêng và vô giá kia chỉ giống như một công trình xây dựng dân dụng và việc họ tiến hành trùng tu hay phục chế được coi như một công việc kinh doanh. Thật đáng buồn, không ít nơi người ta đang phá hoại những di tích đó bằng chính hành động gọi là trùng tu hay phục chế.
Việc tu bổ thiếu quy hoạch, cơ sở hạ tầng cũ nát... một vấn đề nữa cũng phải đề cập ở đây. Đó là một vấn đề góp phần vào những tồn tại của hình thức du lịch đền chùa hiện nay tại Hà Nội đó là ý thức của những người tham gia bao gồm cả dân cư địa phương và khách thăm quan.
Đối với giới trẻ Hà thành hiện nay thì đi chùa là “mốt”. Cũng chính vì vậy mà có khi chẳng có chùa nào nổi tiếng mà họ lại không đến. Cầu duyên thì phải đến chùa Hà, cầu an ở chùa Phúc Khánh, cầu may và tài lộc ở Phủ Tây Hồ, giải sao giải hạn ở chùa Khương Trung... Thậm chí là đi tận đền Bà Chúa Kho cầu tài lộc hoặc Yên Tử cầu may. Người thành kính thường nói rằng đi chùa Hương phải 12 năm liên tục mới linh. Mặc dù ban quản lý ở các khu di tích rất kiên quyết dẹp bỏ những dịch vụ mang màu sắc mê tín dị đoan, những loại văn hoá phẩm “đen” in ấn ăn theo lễ hội, song nhiều nơi những ông “thầy” vẫn lén lút bán quẻ, xem số bên cạnh những “quầy” sách tử vi, tướng số.
Có lẽ mặt hàng bán không tăng giá ở các đền chùa trong dịp này là những tờ vé số. Những hàng vé số ngồi cạnh cửa ra vào ở Phủ Tây Hồ, hay hàng vé số trong sân Chùa Hà luôn có đông thanh niên dừng lại để thử vận may đầu năm. Cũng có không ít nam thanh nữ tú đi lễ chùa tiện thể shopping luôn.Các cửa hàng quần áo đại hạ giá nằm sát với Phủ Tây Hồ chật cứng thanh niên chọn hàng ngã giá. Người thì mua ví, đồ lưu niệm để mong đem may mắn về nhà. Trong dòng người nhộn nhịp đi lễ chùa, cảnh những cô cậu thanh niên ăn mặc rất “mô đen” với những mái tóc nhuộm sặc sỡ. Các chùa đều có bảng ghi rõ về cách thức ăn mặc khi đi lễ nhưng không ít thanh niên coi đi chùa như một cuộc trình diễn thời trang. Họ luôn miệng cười nói, trêu đùa, văng tục thô lỗ giữa chốn linh thiêng.
2.2.2. Thị trường khách du lịch đền chùa ở Hà Nội mở rộng
a) Số lượng và cơ cấu khách
- Số lượng khách du lịch ở Hà Nội
Quý I năm 2009 ,Theo Cục Thống kê TP Hà Nội, trong tháng 3, ngành du lịch Hà Nội đã đón được 100.000 lượt khách du lịch quốc tế, tăng 4,8% so với tháng 2/2009 nhưng giảm 27,6% so với cùng kỳ 2008. Như vậy, trong quý I/2009, lượng khách du lịch quốc tế đến Hà Nội đạt 289.000 lượt khách, giảm 18,1% so với cùng kỳ năm trước. Nếu như lượng khách quốc tế giảm mạnh thì lượng khách du lịch nội địa lại tăng 9,7% so với cùng kỳ. Trong 3 tháng đầu năm, Hà Nội đã đón gần 2,2 triệu lượt khách du lịch nội địa. Lượng khách nội địa tăng, kèm theo giá tour tăng do dịch vụ thuê phòng lưu trú và dịch vụ vận chuyển tăng nên doanh thu của khối khách sạn, nhà hàng, du lịch lữ hành trong quý I/2009 đạt trên 4400 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ 2008.
Lượng du khách tăng lên cũng đồng nghĩa với sự tăng lên của khách du lịch đền chùa bởi vì 3 tháng đầu năm ở nước ta là mùa lễ hội, khách đi tham quan, đi lễ rất đông. Đặc biệt ở miền Bắc cụ thể là ở Hà Nội, những đền chùa nổi tiếng chắc chắn là điểm đến lý tưởng cho mọi du khách đi du lịch đầu năm.
Cơ cấu khách du lịch ở Hà Nội
Có các con số như sau
Tốc độ tăng trưởng khách quốc tế đến 2008 thấp kỷ lục
Mặc dù cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ mới chính thức nổ ra từ cuối quý III/2008, tuy nhiên triệu chứng đã có từ đầu năm và làm cho lưu lượng khách đi du lịch trên thế giới giảm sút rõ rệt; đối với nước ta, lưu lượng khách quốc tế đến bắt đầu giảm từ cuối quý I, giảm mạnh từ cuối quý II và giảm rất mạnh từ cuối quý III.
Cơ cấu khách đến theo mục đích biến động trái ngược nhau
Kết quả thống kê du khách quốc tế đến Việt Nam năm 2008 cho thấy số khách đến vì các mục đích khác nhau đã biến động không giống nhau, trong khi số khách đến thuần túy du lịch, tăng nhẹ thì số khách đến vì mục đích công việc kết hợp du lịch tăng rất mạnh và ngược lại số khách đến với mục đích thăm thân kết hợp du lịch đã giảm xuống rõ rệt.
Cũng như “lộ trình” giảm tốc về số khách quốc tế đến Việt Nam thuần túy mục đích du lịch và công việc kết hợp du lịch nói trên, “lộ trình” giảm tốc về số du khách đến Việt Nam với mục đích thăm bạn bè, người thân kết hợp du lịch năm nay cũng đã bắt đầu từ tháng 5 và từ sau đó đến nay đã liên tục tụôt dốc không phanh cùng với mức độ ngày càng trầm trọng của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới đã diễn ra.
Khách đến từ thị trường gần tăng, thị trường xa giảm hoặc tăng thấp
Cho đến nay, Việt Nam ta đã có khoảng 30 thị trường truyền thống thường xuyên có số lượng khách đến khá lớn và liên tục tăng cao. Đó là khách đến từ các thị trường láng giềng như Trung Quốc, Lào, Campuchia; từ thị trường khu vực ASEAN như Thái Lan, Malaysia, Singapore; từ các thị trường Đông Bắc Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan; từ các thị trường châu Âu như Pháp, Anh, Đức, Italia, Hà Lan, Thụy Điển, Thụy Sỹ, Phần Lan, Bỉ, Tây Ban Nha, Nga…; từ thị trường châu Mỹ như Hoa Kỳ, Canada và từ châu Đại Dương như Australia, Newzeland. Tuy nhiên, đến năm nay thì chỉ còn khách đến từ một số thị trường láng giềng và khu vực có vị trí địa lý gần với nước ta như Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Singapore và một ít thị trường khác thuộc châu Âu như Thụy Điển, Na Uy và Nga còn tăng khá cao; còn khách đến từ Mỹ và Australia tuy vẫn tăng nhưng tốc độ rất thấp và khách từ các thị trường còn lại đều cùng chung xu hướng giảm khá mạnh, đặc biệt là một số thị trường lớn như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Campuchia, Pháp, Anh, Đức…
Xu hướng 2009: Đầu năm tiếp tục giảm, cuối năm có khả năng hồi phục
Theo dự báo của nhiều nhà kinh tế thế giới thì hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế mang tính toàn cầu hiện nay sẽ còn kéo dài sang quý I và II năm 2009 và khả năng hồi phục có thể được chỉ từ 6 tháng cuối năm, vì vậy lưu lượng khách đi du lịch thế giới nói chung và đến Việt Nam nói riêng cũng sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng và theo xu hướng giảm xuống cho đến khi nền kinh tế thế giới phục hồi trở lại. Đặc biệt, đối với dòng khách đến từ các nền kinh tế lớn nằm trong tâm xoáy của cơn bão tài chính như Mỹ, các thị trường châu Âu, Đông Bắc Á và châu Đại Dương sẽ tiếp tục giảm mạnh trong các tháng đầu năm 2009. Tuy nhiên, du khách đến từ các thị trường láng giềng gần như Trung Quốc, các nước ASEAN như Malaysia, Indonesia, Philippines, Thái Lan, Lào, Campuchia… một mặt do vị trí địa lý gần và mặt khác, do không nằm vào vùng tâm xoáy của bão tài chính nên du khách đến Việt Nam sẽ tiếp tục tăng, nhưng tốc độ sẽ không còn cao như các năm trước đây. Từ đó, có thể dự báo tổng số khách quốc tế đến Việt Nam trong những tháng đầu năm 2009 sẽ tiếp tục theo xu hướng giảm so với cùng kỳ 2008, nhưng mức độ giảm có thể ít hơn các tháng cuối năm 2008; từ quý III/2009 trở đi lưu lượng khách đi du lịch thế giới và đến Việt Nam có khả năng sẽ được hồi phục và tăng trở lại.
Số lượng và cơ cấu khách du lịch đền chùa ở Hà Nội cũng chịu ảnh hưởng của số lượng và cơ cấu của khách du lịch thăm quan trên cả nước. Có điều cần phải đề cập là lượng khách du lịch đền chùa ở Hà Nội ngày càng tăng lên nhanh chóng và đa dạng về cơ cấu. Khách bao gồm nhiều thành phần, nhiều lứa tuổi... Điều này thể hiện, loại hình du lịch đền chùa đang ngày càng được quan tâm với phạm vi toàn xã hội.
b) Nhu cầu của khách du lịch đền chùa
Ta có theo Công ty cung cấp dịch vụ tư vấn và nghiên cứu thị trường toàn cầu RNCOS vừa đưa ra dự báo lượng khách quốc tế đến Việt Nam sẽ tiếp tục tăng đều trong vòng bốn năm tới và số khách có thể đạt 5,2 triệu vào năm 2012.Trong bản dự báo ngành du lịch Việt Nam từ nay đến năm 2012, RNCOS cho biết Việt Nam đã đón khoảng 4,25 triệu du khách quốc tế trong năm 2008, và có thể thu hút 4,3 triệu du khách quốc tế trong năm nay, 4,5 triệu năm 2010, 4,8 triệu vào năm 2011 và 5,2 triệu vào năm 2012.
Năm 2009 được lấy là Năm ngoại giao văn hóa của Việt Nam và du lịch được đề cập đến như là một cách thức tạo hình ảnh hấp dẫn cho du khách đến với Việt Nam, đồng thời qua đó giới thiệu bản sắc văn hóa dân tộc đặc sắc của Việt Nam tới bạn bè thế giới. Đây là chủ trương mà Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã bàn với các nhà hát, các công ty lữ hành qua đó chúng ta có thể hi vọng rằng tương lai của ngành du lịch của chúng ta sẽ ngày càng phát triển hơn nữa vì ngày càng nhiều du khách biết đến Việt Nam thông qua các hoạt động mang tính chất quốc tế ,các buổi văn nghệ giao lưu văn hóa .....
Với gần 1000 năm tuổi, Hà Nội có rất nhiều chùa chiền và thắng cảnh cổ kính thiêng liêng. Hà Nội cũng là mảnh đất anh dũng, hào hùng đã trải qua hai cuộc kháng chiến .trường kỳ, gian khổ chống Pháp và chống Mỹ. Chính vì thế mà Hà Nội cũng là một thành phố có vẻ đẹp kiến trúc cổ điển kiểu Pháp, hiện đại kiểu Mỹ.
Năm Du lịch quốc gia 2010 sẽ được tổ chức tại Hà Nội, đồng thời lồng ghép vào các hoạt động tiến tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Chủ trương này vừa được Chính phủ đồng ý về mặt nguyên tắc và giao cho Ban chỉ đạo quốc gia kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội xem xét, lồng ghép vào nội dung các hoạt động tiến tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.
Qua những con số như vậy chúng ta có thể khẳng định là tiềm năng đối với khách du lịch đến với du lịch đền chùa của Việt Nam là rất lớn và chúng ta hoàn toàn có khả năng để phát triển loại hình du lịch đền chùa này nhưng chúng ta cũng cần phải có những cách thức và cách thực hiện sao cho có hiệu quả nhất để phát huy được sức mạnh và tiềm năng du lịch của thành phố Hà Nội ....
2.2.3. Một số tour du lịch đền chùa
Sau đây chúng tôi xin liệt kê một số tour du lịch tới các chùa ỏ Hà Nội. Cùng với tên các công ty tổ chức :
1. Tour Hà Nội - Chùa Hương ( VIETNAM PARADISE TRAVEL)
2. Hà Nội city tour : Đền Ngọc Sơn - phố cổ Hà Nội - Chợ Đồng Xuân - Lăng Bác - Viện bảo tàng - Nhà sàn Chủ tịch Hồ Chí Minh - Chùa một cột - Quán Thánh - chùa Trấn Quốc_bảo tàng dân tộc học - Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Công ty tổ chức: ANZ Travel, 71 Mai Hắc Đế, Hai Bà Trưng, Hà Nội)
3. Hà Nội - Chùa Tây Phương - Chùa Thầy - Hà Nội(
Công ty cổ phần du lịch và thương mại _ TKV )
4. Hà Nội - Đền Sóc - Cổ Loa - Hà Nội ( Công Ty TM & DV Du Lịch Hà Nội)
5. Hà Nội - Chùa Trầm - Chùa Trăm Gian - Hà Nội
6. Hà Nội - Chùa Đậu - Lụa Vạn Phúc - Hà Nội
7. Hà Nội - Đền Nguyên Phi Ỷ Lan - Chùa Dâu - Chùa Bút Tháp - Đền Đô - Chùa Phật Tích - Đền Bà Chúa Kho - Hà Nội (Công Ty TM & DV Du Lịch Hà Nội)
8. Hải Phòng - Chùa Hương - Chùa Thầy - Chùa Trăm Gian - Chùa Tây Phương (Công ty trách nhiệm hữu hạn và dịch vụ du lịch Duyên Hải)
9. Hà Nội - Chùa Hà - Chùa Láng - Bia Bà - Đền Hai Bà Trưng - Chùa Quán Sứ - Chùa Trần Quốc - Chùa Kim Liên - Đền kim Ngưu - Phủ Tây Hồ - Đền Táo Sách
10. Hà Nội - Chùa Mía - Chùa Tây Phưong - Chùa Thầy
11. HN - Đền Bà Chúa Kho - Phủ Tây Hồ - Đền Quán Thánh
12. Chùa Hương - Hang tam cốc - Yên tử - Đảo Tuần Châu - Sapa
13. Chùa Hương - Đền Trần
14. Hà Nội - Đền Gióng - Chợ vải Ninh Hiệp
15. Hà nội - Đền Hùng - Chùa Hương - Hà nội
16. TpHCM - Hà Nội - Đền Hùng - Chùa Hương - Yên Tử - Hạ Long
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐỀN CHÙA Ở HÀ NỘI MỞ RỘNG
3.1. Xu hướng phát triển du lịch đền chùa ở Hà Nội
Đã có thời kỳ người ta cho rằng kéo theo sự phát triển của nền kinh tế thị trường là sự “biến mất” của tín ngưỡng và tôn giáo. Nhưng, thực tế đang chứng minh điều ngược lại. Khi kinh tế càng phát triển, thì nhu cầu về đời sống tâm linh,nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng càng được coi trọng.Không gian sống là không gian tâm linh: Trong nhà có bàn thờ, quanh năm cúng giỗ ông bà cha mẹ ...các bậc tiền bối vẫn hiện hữu trong đời sống gia đình, sáng chiều có tiếng chuông báo thức, báo ngủ, quanh năm có tế lễ, việc họ, việc làng, lễ hội...Con người hằng ngày không có cảm giác thiếu sinh hoạt tâm linh. Kinh tế phát triển tỷ lệ thuận với nhu cầu đời sống tâm linh.
Nhờ sự phát triển của kinh tế, ngày nay, văn hóa truyền thống (đặc biệt là văn hóa tâm linh) đang được coi trọng, củng cố. Đây là xu hướng chung ở nhiều nước chứ không riêng ở Việt Nam. Có thể khẳng định điều này khi tham khảo cách duy trì văn hóa truyền thống, trong đó có văn hóa tín ngưỡng của người Nhật Bản. Người Nhật rất hiện đại nhưng cũng rất cẩn thận lưu giữ các di tích và điều này vô cùng quan trọng đối với công tác giáo dục thế hệ trẻ, hướng cộng đồng dân cư xích lại gần nhau hơn.
Hiện nay có ý kiến rằng lối sống của người Việt Nam đang bị phá vỡ, bon chen, nhốn nháo...Vì thế, những nơi tâm linh là nơi đọng lại tâm hồn con người, giúp con người hướng thiện, sống tốt đẹp hơn.
Xã hội hiện đại cần có những hạt nhân tinh thần chi phối đời sống con người, đời sống tâm linh. Bởi vậy tưởng như đời sống tâm linh, cơ sở tôn giáo bị mai một nhưng nay đã không bị dẹp bỏ mà còn phát triển hơn.
Về xu hướng mới được gọi là “trùng tu thích nghi”. Trùng tu thích nghi tức là tập trung nhiều vào cơ sở hạ tầng, đường xá không gian xung quanh di tích nhiều hơn là tập trung vào chính di tích. Đây là điều cũng đáng để bàn bởi trùng tu thích nghi là trùng tu phần xác mà không trùng tu phần hồn, khiến cho công trình giống như một người lớn nhưng có bộ não của một em bé lên 3. Như vậy, công trình này có to lớn nhưng không có chiều sâu. Trong ngắn hạn, trùng tu thích nghi đáp ứng được nhu cầu đầu tư, thỏa mãn đòi hỏi phải có một nơi sinh hoạt tín ngưỡng và tôn giáo. Nhưng về lâu dài, trùng tu thích nghi sẽ bị mất đi ý nghĩa bởi sẽ khiến công trình bị lai tạp và vẫn luôn thiếu đi cái hồn của chúng.
Việc tu bổ các công trình tôn giáo tín ngưỡng hiện nay cũng đang được thưc hiện.
Xu hướng mới về Không gian tâm linh của người việt
Không gian sống của người xưa là không gian tâm linh: Trong nhà có bàn thờ, quanh năm cúng giỗ ông bà cha mẹ ...các bậc tiền bối vẫn hiện hữu trong đời sống gia đình, sáng chiều có tiếng chuông báo thức, báo ngủ, quanh năm có tế lễ, việc họ, việc làng, lễ hội...Con người hằng ngày không có cảm giác thiếu sinh hoạt tâm linh.
Không gian sống ngày nay (đặc biệt ở các đô thị mới) không còn các yếu tố tâm linh cũ nữa. Nhưng con người lại không thể sống không có sinh hoạt tâm linh. Xã hội càng công nghiệp hoá, càng tự động hoá con người càng đòi hỏi sinh hoạt tâm linh, con người cảm thấy bị mất mình khát khao muốn tìm lại cái mình đã mất.
Cuộc sống càng hiện đại, con người dễ bị căng thẳng, mệt mỏi và nhu cầu được hòa mình vào thiên nhiên, tìm về cõi tâm linh tăng lên. Hành hương đến các đình, chùa trong và ngoài nước, thiền định tìm về bản ngã là một loại hình du lịch ngày càng phổ biến ở những quốc gia châu Á nói chung và nước ta nói riêng.
Ở nước ta, loại hình du lịch tín ngưỡng có từ lâu nhưng chỉ theo dạng hành hương vào mùa lễ hội. Tuy nhiên, vài năm gần đây, cuộc sống phát triển với những áp lực về kinh tế, đời sống, nhu cầu hành hương, viếng chùa… lại càng lớn. Việc khách đến với các tour du lịch tâm linh càng trở nên phổ biến và thường nhật hơn. Viếng một ngôi chùa, thắp một nén nhang thành tâm cầu nguyện và nghe sư thầy giảng kinh trong không gian tĩnh tại giúp con người bình tâm và thanh thản, tạm quên đi những giờ làm việc căng thẳng và mệt mỏi, những sức ép trong cuộc sống thường nhật.
Du lịch thường phải đi lại, di chuyển từ điểm tham quan này đến các điểm khác. Trong khi tâm linh, tín ngưỡng lại là những yếu tố tĩnh tại, nằm sâu bên trong mỗi con người. Du lịch tâm linh chính là sự kết hợp cả hai yếu tố này, như có âm thì có dương, có tĩnh thì có động.
Du lịch tín ngưỡng đền chùa dần phát triển để đáp ứng nhu cầu hứong thiện, tâm linh của con người trong không gian xã hội phát triển ngày nay.
Gần đây, du lịch văn hóa,được xem là loại sản phẩm đặc thù của các nước đang phát triển, thu hút nhiều khách du lịch quốc tế, đem lại giá trị lớn cho cộng đồng xã hội, và vì thế mà loại hình du lịch này trở thành nội dung chính của Hội nghị Bộ trưởng Du lịch Đông Á - Thái Bình Dương.
Bên cạnh những loại hình du lịch như du lịch sinh thái, du lịch khám chữa bệnh, du lịch mạo hiểm, du lịch giáo dục... gần đây du lịch văn hóa được xem là loại sản phẩm đặc thù của các nước đang phát triển, thu hút nhiều khách du lịch quốc tế. Du lịch văn hóa chủ yếu dựa vào những sản phẩm văn hóa, những lễ hội truyền thống dân tộc, kể cả những phong tục tín ngưỡng... để tạo sức hút đối với khách du lịch bản địa và từ khắp nơi trên thế giới.
3.2. Các giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển du lịch đền chùa ở Hà Nội
3.2.1. Đối với Nhà Nước
Du lịch đền chùa ngày càng phổ biến không chỉ đối với khách nội địa mà còn thu hút được rất nhiều lượt khách quốc tế. Nhưng có 1 thực trạng đáng buồn là nhiều người còn lợi dụng du lịch đền chùa để thực hiện những hành động bất chính nhằm mục đích “ đầu cơ trục lợi” cho bản thân. Những hành động này cần sớm được bãi bỏ để đem lại sự trong sáng trong hoạt động du lịch đền chùa ở nước ta.
Và đối với Nhà nước, theo chúng em nên có những biện pháp kịp thời và đúng đắn để có thể phát triển du lịch đền chùa như sau :
Ban hành các nghị quyết và quyết định về phát triển du lịch đền chùa, tạo hành lang pháp lí để du lịch đền chùa có cơ sở chắc chắn và vững vàng để hoạt động.
Xây dựng các chương trình hỗ trợ phát triển du lịch đền chùa ở Việt Nam, tu bổ các đền chùa đã xuống cấp nhưng không được làm mất đi nét cổ kính, văn hoá từ ngàn xưa nhưng đồng thời phải làm tăng tính hấp dẫn với du khách.
Tạo mọi điều kiện để du khách có thể tiếp cận được với các điểm đến là các đền chùa miếu mạo ở nước ta.
Tham mưu xây dựng các chương trình văn hoá nghệ thuật đặc sắc như hát trầu văn, hát chèo, sẩm, quan họ… trong các đền chùa, tái hiện lại các lễ hội dân gian truyền thống của chính các đền chùa đó.ư
Khuyến khích các cơ quan, tập thể tổ chức các chuyến đi thăm quan đền chùa để cầu bình an, mạnh khoẻ cho cán bộ công nhân viên trong công ty vào dịp đầu năm hay lễ hội…
3.2.2. Đối với UBND Thành phố Hà Nội
Do hoạt động du lịch đền chùa diễn ra ngay tại địa phận của thành phố nên rất cần có sự quan tâm của các nhà lãnh đạo nơi đây.
Chúng em xin đưa ra 1 số kiến nghị và giải pháp đối với UBND thành phố Hà Nội như sau :
Cần có sự quan tâm hơn nữa đến hoạt động du lịch đền chùa tại địa bàn, thường xuyên kiểm tra, giám sát mọi hoạt động tại các đền chùa là điểm đến của các chuyến du lịch.
Kết hợp với các lực lượng chức năng triệt phá đường dây muốn lợi dụng đền chùa là nơi kiếm lời.
Tạo mọi điều kiện cho khác du lịch quốc tế tiếp cận được với các điểm đến là các đình chùa trên địa bàn, tạo được sự thoải mái và an tâm cho du khách khi tham gia vào các hoạt động tin ngưỡng cổ truyền.
Phối kết hợp với Nhà nước để tôn tạo và mở rộng thêm các đền chùa cũng như các khu du lịch quanh đó để làm tăng tính hấp dẫn đối với du khách. Nhưng phải tuyệt đối nghiêm cấm tình trạng làm đền giả, động giả để “ moi” tiền của du khách.
3.2.3. Đối với Sở Văn hoá, thể thao, du lịch Hà Nội
Cần có các biện pháp nhằm quảng bá những nét văn hoá đặc sắc, hình ảnh cũng như lịch sử của các đền chùa ở Hà Nội không chỉ với khách nội địa mà còn với du khách quốc tế.
Tăng cường quản lí các chương trình du lịch tại các đền chùa. Kiểm tra và giam sát tất cả các hoạt động diễn ra tại các khu đó để tránh tình trạng mất cắp,… làm mất đi lòng tin của khách du lịch đối với các điểm đến đó.
Đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên có sự am hiểu tốt sâu sắc về lịch sử cũng như các nét văn hóa vốn có của các đình chùa để có thể tạo dựng được sự quan tâm, chú ý của du khách nhằm phát triển loại hình du lịch này.
Phải nắm chắc được thị hiếu của các nhóm đối tượng (du khách)- đưa ra chương trình du lịch và sản phẩm du lịch hợp với thị hiếu của họ.
Nhờ thị hiếu du lịch để quảng cáo những sản phẩm du lịch độc đáo mang bản sắc dân tộc của địa phương, từ đó thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng.
Cần phải nắm bắt được xu hướng phát triển của mốt, từ đó đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp.
KẾT LUẬN
Cùng với xu hướng toàn cầu hoá và sự phát triển không ngừng của các quốc gia, con người ngày càng có nhu cầu cao hơn về du lịch. Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam đã coi du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn định hướng phát triển lâu dài, du lịch càng phải được quan tâm hơn nữa. Đối với loại hình du lịch đền chùa càng phải được chú ý vì nó không chỉ là một điểm đến du lịch mà còn là một phần trong đời sống tâm linh của người Việt Nam. Hà Nội, với rất nhiều đền chùa nổi tiếng khắp cả nước chắc chắn sẽ là điểm đền hấp dẫn đối với không chỉ khách trong nước mà còn cả khách du lịch quốc tế, những người còn rất mới mẻ với loại hình du lịch này. Hiện nay, còn rất nhiều tồn tại, vì sự phát triển của du lịch mà rộng hơn là sự phát triển bền vững của đất nước và cũng củng cố thêm đời sống tinh thần của người dân Việt Nam, tất cả đều phải chung tay góp sức. Không chỉ chính quyền, các cơ quan có trách nhiệm mà ngay cả người dân cũng cần có ý thức về trách nhiệm của mình. Hi vọng trong một tương lai không xa, Việt Nam mà cụ thể là Hà Nội có thể tự hào về một loại hình du lịch mới mà không mới này, loại hình du lịch đền chùa.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_thao_luan_tqdl2_2638.doc