Tài liệu Đề tài Định hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Hà Nam trong giai đoạn 2001 - 2010: Mở đầu
Cơ cấu kinh tế là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế. Cơ cấu kinh tế hợp lý có tính chất quyết định tới sự phát triển bền vững của nền kinh tế, quyết định đến tăng trưởng kinh tế trong hiện tại và tương lai. Sự khủng hoảng kinh tế ở một số nước trên thế giới và trong khu vực có nhiều nguyên nhân, song có một nguyên nhân chung khá quan trọng bắt nguồn từ chính sách cơ cấu. Do đó vấn đề chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là hết sức cần thiết trong quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá của bất cứ quốc gia nào nếu không muốn đứng vào danh sách các nước nghèo nhất thế giới.
Qua hơn 10 năm đổi mới, chúng ta đánh giá cao kết quả của quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Việt nam nói chung và của tỉnh Hà nam nói riêng, song cũng phải thừa nhận rằng chúng ta chưa khai thác được hết các nguồn lợi thế đó vì vậy hàng loạt các giải pháp của chính phủ được đưa ra nhằm định dạng lại cơ cấu ngành kinh tế một cách hợp lý cho từng ngành, từng địa phương.
Với Hà nam, một tỉnh nghèo lại...
57 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1307 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Định hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Hà Nam trong giai đoạn 2001 - 2010, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mở đầu
Cơ cấu kinh tế là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế. Cơ cấu kinh tế hợp lý có tính chất quyết định tới sự phát triển bền vững của nền kinh tế, quyết định đến tăng trưởng kinh tế trong hiện tại và tương lai. Sự khủng hoảng kinh tế ở một số nước trên thế giới và trong khu vực có nhiều nguyên nhân, song có một nguyên nhân chung khá quan trọng bắt nguồn từ chính sách cơ cấu. Do đó vấn đề chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là hết sức cần thiết trong quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá của bất cứ quốc gia nào nếu không muốn đứng vào danh sách các nước nghèo nhất thế giới.
Qua hơn 10 năm đổi mới, chúng ta đánh giá cao kết quả của quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Việt nam nói chung và của tỉnh Hà nam nói riêng, song cũng phải thừa nhận rằng chúng ta chưa khai thác được hết các nguồn lợi thế đó vì vậy hàng loạt các giải pháp của chính phủ được đưa ra nhằm định dạng lại cơ cấu ngành kinh tế một cách hợp lý cho từng ngành, từng địa phương.
Với Hà nam, một tỉnh nghèo lại mới được tái lập, nguồn lực tự nhiên và kinh tế xã hội thay đổi nên cơ cấu kinh tế cũ cần phải được điều chỉnh cho phù hợp với tình hình hiện nay, việc định hướng cho quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là hết sức cần thiết đối với tỉnh. Đó cũng chính là cơ sở để chúng tôi lựa chọn tỉnh Hà nam làm đối tượng nghiên cứu.
Cơ cấu kinh tế là một phạm trù rộng, với khả năng cho phép chúng tôi chỉ tập trung đi sâu nghiên cứu về cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Hà nam. Thông qua việc thu thập, xử lý và phân tích số liệu thực tiễn, kết hợp với những kiến thức lý luận đã được học và được đọc, chúng tôi mong muốn đưa ra định hướng và một số giải pháp cho vấn đề chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Hà nam. Đó cũng chính là lý do ra đời đề tài “ Định hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Hà Nam trong giai đoạn 2001 - 2010 “. Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung chính sẽ được trình bầy trong 3 chương:
Chương I: Sự cần thiết khách quan của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nước ta nói chung và tỉnh Hà Nam nói riêng.
Trong chương này chúng tôi sẽ trình bày những lý luận cơ bản về cơ cấu ngành kinh tế, vai trò của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế đối với phát triển kinh tế và từ đó nhấn mạnh sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nước ta nói chung và tỉnh Hà Nam nói riêng.
Chương II: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Hà Nam đoạn 1995 - 1999.
Để nghiên cứu quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Hà Nam thời gian qua, trước hết chúng tôi đề cập sơ qua một vài nét về đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh, tiếp đó là phần thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nói chung và chuyển dịch trong nội bộ từng ngành của tỉnh Hà Nam giai đoạn 1995-1999, cuối cùng là phần đánh giá những kết quả đã đạt được và những mặt hạn chế của quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Hà Nam giai đoạn 1995-1999.
Chương III: Định hướng và một số giải pháp chủ yếu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Hà Nam giai đoạn 2001 - 2010.
Chương này sẽ tập trung vào hai phần lớn:
Một là đưa ra phương hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế cho tỉnh Hà Nam giai đoạn 2001-2010.
Hai là hệ những giải pháp nhằm đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh giai đoạn 2001-2010.
Chương I
Sự cần thiết khách quan của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nước ta nói chung và tỉnh Hà Nam nói riêng
I. lý luận của vấn đề chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
1. Cơ cấu ngành kinh tế
Cơ cấu kinh tế được hình thành một cách khách quan do sự phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội. Cơ cấu kinh tế luôn luôn biến đổi theo hướng ngày càng hoàn thiện và việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế là một quá trình. Có hai dạng cơ cấu kinh tế là cơ cấu kinh tế đóng và cơ cấu kinh tế mở trong đó cơ cấu kinh tế mở được vận dụng rộng rãi ở các nước vì những ưu điểm của nó
Ba bộ phận cơ bản hợp thành cơ cấu kinh tế là cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu lãnh thổ và cơ cấu thành phần kinh tế. Nếu cơ cấu ngành kinh tế hình thành từ quá trình phân công lao động xã hội và chuyên môn hoá sản xuất thì cơ cấu kinh tế lãnh thổ lại được hình thành chủ yếu từ việc bố trí sản xuất theo không gian địa lý, cơ cấu thành phần kinh tế hình thành dựa trên chế độ sở hữu. Trong cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành kinh tế giữ vai trò quyết định, vì vậy đề tài chỉ tập trung nghiên cứu cơ cấu ngành kinh tế mà rõ hơn là chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.
Cơ cấu ngành kinh tế là tổng hợp các ngành kinh tế được hình thành và mối quan hệ của các ngành đó với nhau biểu thị bằng vị trí, sự tác động qua lại và tỷ trọng của mỗi ngành trong nền kinh tế quốc dân.
Từ các góc độ kác nhau cơ cấu ngành kinh tế được đánh giá thông qua các chỉ tiêu như: Cơ cấu ngành theo giá trị sản lượng, cơ cấu ngành theo sản phẩm cuối cùng, cơ cấu ngành theo quy mô vốn đầu tư và cơ cấu ngành theo lao động. Các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu ngành chỉ mang tính thời điểm vì cơ cấu ngành luôn luôn biến đổi để phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội và đó là quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.
2. Một số lý thuyết về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
Lý thuyết phân kỳ phát triển của Rostow.
Rostow cho rằng quá trình phát triển kinh tế của bất cứ quốc gia nào cũng trải qua năm giai đoạn: Xã hội truyền thống -> Chuẩn bị cất cánh ->Cất cánh ->Trưởng thành -> Tiêu dùng cao. Có thể nói rằng lý thuyết phân kỳ phát triển kinh tế rất có ý nghĩa đối với vấn đề chuyển dịch cơ cấu trong quá trình công nghiệp hoá ở những nước đang phát triển hiện nay. Nó đặt ra nhiệm vụ mà những nước này cần phải thực hiện để chuẩn bị những tiền đề cần thiết cho việc chuyển nền kinh tế của nước mình sang giai đoạn cất cánh.
Lý thuyết nhị nguyên.
Trong lý thuyết này, A.Lewis nhận định để có thể thúc đẩy phát triển kinh tế của những nước chậm phát triển cần bằng mọi cách mở rộng khu vực sản xuất công nghiệp hiện đại mà không cần quan tâm đến khu vực nông nghiệp truyền thống vì tự nó sẽ rút lao động từ khu vực nông nghiệp sang và biến nền sản xuất xã hội từ trạng thái nhị nguyên sang nền kinh tế công nghiệp phát triển.. Có thể nói rằng lý thuyết nhị nguyên đã gây được ấn tượng mạnh mẽ đối với các quốc gia chậm phát triển muốn đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá và trên thực tế các chính sách công nghiệp hoá và cơ cấu kinh tế của các nước này đã ít nhiều chịu ảnh hưởng của lý thuyết nhị nguyên.
Lý thuyết cân đối liên ngành
Theo lý thuyết này, tất cả các ngành kinh tế có liên quan mật thiết đến nhau trong chu trình “đầu ra” của ngành này là “đầu vào“ của ngành kia vì vậy phải phát triển cân đối các ngành. Tuy nhiên, lý thuyết này cũng bộc lộ những yếu điểm lớn đó là đưa nền kinh tế đến chỗ khép kín, tách biệt hẳn với thế giới bên ngoài và nước đang phát triển thì không có điều kiện để vận dụng những lý thuyết trên.
Lý thuyết cơ cấu ngành không cân đối hay “cực tăng trưởng”
Lý thuyết này cho rằng nên duy trì một cơ cấu không cân đối vì nó sẽ gây nên áp lực kích thích đầu tư, hơn nữa nó sẽ khắc phục được tình trạng khan hiếm nguồn lực khi chỉ phải tập trung nguồn lực cho một số ngành nhất định. Với những ưu điểm của mình lý thuyết đã được áp dụng rộng rãi ở những nước chậm phát triển từ đầu thập niên 80 trở lại đây.
Với Hà nam, một tỉnh mới được tách lập lại, nền kinh tế kém phát triển, nguồn lực hạn hẹp nhất là nguồn lực về vốn. Vì vậy, Hà nam nên áp dụng mô hình “cực tăng trưởng” cho quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của mình, tập trung vào một vài ngành, lĩnh vực đầu tầu lôi kéo toàn bộ nền kinh tế của tỉnh phát triển.
3. Những nhân tố ảnh hưởng tới quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế chịu tác động của nhiều nhân tố, do đó việc phân tích các nhân tố này sẽ cho phép tìm ra một cơ cấu ngành hợp lý. Có hai nhóm nhân tố chính ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế :
Nhóm nhân tố địa lý, tự nhiên: vị trí địa lý, khí hậu, đất đai, tài nguyên.
Nhóm những nhân tố trên ảnh hưởng lớn tới việc hình thành cơ cấu kinh tế. Bởi vì nguyên tắc của chuyển dịch cơ cấu kinh tế là phải tạo ra được một cơ cấu kinh tế hợp lý trên cơ sở sử dụng được hiệu quả mọi lợi thế so sánh. Với mỗi đặc điểm khác nhau về vị trí địa lý, khí hậu, đất đai, tài nguyên thì sẽ có một cách lựa chọn cơ cấu kinh tế khác nhau. Ví dụ như tỉnh Hà Nam có nguồn tài nguyên đá vôi rất phong phú, vì vậy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Hà Nam sẽ theo hướng tập trung phát triển công nghiệp khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng để tận dụng được lợi thế về nguồn tài nguyên này.
Nhóm nhân tố kinh tế, xã hội: dân số và nguồn lao động, truyền thống lịch sử, thị trường, khoa học công nghệ, kết cấu hạ tầng, cơ chế chính sách
Cũng như nhân tố địa lý tự nhiên, nhóm nhân tố này cũng tác động trực tiếp tới việc hình thành và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Với nguồn lao động dồi dào, nhân công rẻ sẽ thúc đẩy phát triển các ngành thu hút được nhiều lao động, vốn đầu tư ít; cầu và cạnh tranh trên thị trường ảnh hưởng trực tiếp tới việc hình thành cơ cấu ngành kinh tế; ngoài ra kết cấu hạ tầng phát triển, an ninh chính trị ổn định, cơ chế chính sách thông thoáng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng công nghiệp hoá- hiện đại hoá.
II. Sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của nước ta nói chung và tỉnh Hà Nam nói riêng.
1. Vai trò của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế đối với phát triển kinh tế.
Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là một nội dung quan trọng của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nếu xác định được phương hướng và giải pháp chuyển dịch đúng sẽ đảm bảo hiệu quả kinh tế xã hội cao trong sự phát triển. Có thể khẳng định rằng, chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế có một vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế vì:
Thứ nhất, chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quả các yếu tố lợi thế của nền kinh tế, vùng hoặc địa phương. Các yếu tố đó là nguồn lực tài nguyên, lao động... yếu tố lợi thế so sánh như chi phí sản xuất.
Thông qua quá trình tổ chức khai thác có hiệu quả các yếu tố lợi thế, trong quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế sẽ tìm ra các ngành mũi nhọn tạo khả năng tăng trưởng mạnh cho đất nước, vùng hoặc địa phương đồng thời giải quyết mối quan hệ bền vững giữa tăng trưởng kinh tế với bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, với phát triển nguồn nhân lực.
Thứ hai, chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Trước hết chuyển dịch cơ cấu ngành nhằm nâng cao vai trò và thiết lập mối quan hệ chặt chẽ giữa các ngành với nhau, tạo đà cho các ngành cùng nhau tăng trưởng và phát triển.
Chuyển dịch cơ cấu ngành giúp các ngành có điều kiện tiếp thu trình độ khoa học công nghệ, thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Mặt khác chuyển dịch cơ cấu ngành sẽ nâng cao tính hiệu quả và mở rộng quá trình hợp tác kinh tế giữa các vùng trong nước cũng như quốc tế.
Thứ ba, chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tạo ra sự thay đổi trong cơ cấu xã hội.
Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế không chỉ có tác động đến thay đổi cơ cấu dân cư mà còn tạo điều kiện nâng cao trình độ người lao động và mức sống dân cư, từ đó cũng làm thay đổi cơ cấu tiêu dùng của dân cư.
Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Việc phát triển mạnh các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động như dệt may, da giày, điện, điện tử... đã thu hút một lực lượng lớn lao động từ khu vực nông nghiệp và nông thôn. Bên cạnh đó, mức thu nhập của dân cư ở khu vực thành thị thường cao hơn ở nông thôn dẫn tới một bộ phận dân cư di chuyển từ nông thôn ra thành thị làm thay đổi cơ cấu dân cư.
Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đối với khu vực nông nghiệp và nông thôn, việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng phát triển các ngành đem lại hiệu quả kinh tế cao, phát triển các lĩnh vực phi nông nghiệp, gắn chặt với quá trình xây dựng nông thôn làm cho thu nhập và đời sống của người lao động trong khu vực này được cải thiện, do đó cơ cấu tiêu dùng của người dân cũng thay đổi. Nếu trước đây người dân chỉ tiêu dùng những hàng hoá thông thường thì ngày nay khi thu nhập tăng lên người ta sẽ chuyển sang tiêu dùng hàng hoá xa xỉ, hàng hoá thứ cấp.
Như vậy, chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế có vai trò hết sức quan trong đối với quá trình phát triền kinh tế xã hội mỗi quốc gia.Vì vậy, vấn đề chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là một yêu cầu bức thiết để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
2. Sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.
Có nhiều nguyên nhân khiến phải đặt vấn đề chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, trong đó có ba nguyên nhân chủ yếu:
Thứ nhất, khái niệm “Cơ cấu ngành” là một khái niệm “động”. Không có một khuôn mẫu cơ cấu ngành chung, ổn định cho mọi thời kỳ phát triển. Cơ cấu ngành được hình thành dựa trên sự phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội cùng với tiến bộ khoa học công nghệ. Vì phân công lao động xã hội luôn thay đổi, khoa học công nghệ tiến bộ không ngừng do đó cơ cấu ngành kinh tế luôn nằm trong tình trạng phải biến đổi để có thể phù hợp với quá trình phát triển và tạo ra được một cơ cấu ngành hợp lý. Đó là một cơ cấu ngành phải tạo ra sự ổn định, tăng trưởng và phát triển cho nền kinh tế xã hội.
Thứ hai, kinh nghiệm thành công của một số nước trong việc lựa chọn cơ cấu ngành hợp lý.
Nổi bật là trường hợp của Nhật Bản, là nước thành công trong việc lựa chọn chiến lược phát triển hướng nội, vì vậy nền kinh tế đạt được sự phát triển thần kỳ và đã trở thành một nước công nghiệp phát triển.
Một điển hình thành công nữa trong việc chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là trường hợp của các nước NIC và ASEAN với việc thực thi chiến lược hướng ngoại.
Đài Loan thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tập trung phát triển nông nghiệp bằng con đường hiện đại hoá, thâm canh hoá, hoá học hoá, đồng thời phát triển các ngành công nghiệp điện, điện tử, hàng tiêu dùng thông thường và hàng tiêu dùng cao cấp do đó Đài Loan đã phát triển đều cả về công nghiệp và nông nghiệp.
Singapore có sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế đặc biệt mạnh dạn. Lúc đầu, kinh tế Singapore chủ yếu dựa vào thương mại quốc tế và dịch vụ. Khoảng 15 năm trở lại đây nhà nước Singapore quyết định xây dựng những ngành sản xuất tạo nên sức mạnh kinh tế của mình. Các ngành công nghiệp có chất lượng cao như công nghiệp điện tử, dụng cụ y tế, hoá dầu, vận tải biển, du lịch được đưa vào cơ cấu kinh tế. Bên cạnh đó, ngành dịch vụ cũng được đầu tư phát triển và có một vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế của Singapore.
Như vậy, từ kinh nghiệm của các nước phát triển hiện nay, kể cả những nước láng giềng mà trước đây có điểm xuất phát tương tự đã cho ta bài học bổ ích và từ đó thấy được sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.
Thứ ba, yêu cầu phát triển nền kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đòi hỏi phải thay đổi cơ cấu ngành kinh tế để tạo ra động lực cho tăng trưởng. Các nước đang phát triển, phải thay đổi căn bản cơ cấu Công nghiệp và Nông nghiệp, trong đó vai trò của Công nghiệp được tăng cường, giảm mạnh tỷ trong Nông nghiệp trong cơ cấu GDP. Do đó vấn đề chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá là một đòi hỏi cấp thiết phải đặt ra.
Đối với Hà Nam, một tỉnh mới được tái lập vào năm 1997, xuất phát điểm về kinh tế rất thấp. Về cơ bản, Hà Nam vẫn là một tỉnh thuần nông với những khó khăn của địa bàn vùng chiêm trũng, công nghiệp địa phương lạc hậu, nhỏ bé, thương mại xuất khẩu, du lịch, dịch vụ chưa phát triển. Kết cấu hạ tầng ở thị xã Phủ Lý bị chiến tranh tàn phá nhiều lần và chưa được đầu tư xây dựng, vì vậy, gần như phải xây dựng từ đầu. Trong khi đó, nguồn thu ngân sách rất hạn hẹp, chưa có thu chủ lực, đời sống nhân dân còn ở mức thấp so với vùng Đồng bằng Sông Hồng và với cả nước.
Những khó khăn đó đặt ra cho Đảng bộ và nhân dân tỉnh một nhiệm vụ nặng nề, phải tìm ra hướng để khắc phục khó khăn, đưa nền kinh tế của tỉnh tiến lên ngang tầm so với các tỉnh khác. Một trong những hướng giải quyết đó là phải thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế của tỉnh, cụ thể là phải tập trung phát triển ngành Công nghiệp của tỉnh thành ngành mũi nhọn, làm đòn bẩy cho tăng trưởng và phát triển kinh tế. Muốn vậy, tỉnh Hà Nam phải thực hiện chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá tăng tỷ trọng ngành Công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng Nông nghiệp trong cơ cấu GDP.
Như vậy, chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là cần thiết đối với tỉnh Hà Nam. Chỉ có chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế mới tạo ra cho Hà Nam một cơ cấu kinh tế hợp lý, mới sử dụng hết tiềm năng về tài nguyên và nhân lực của tỉnh, đưa nền kinh tế của tỉnh hội nhập với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Chương II
Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Hà Nam giai đoạn 1995- 1999
I. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh Hà Nam ảnh hưởng đến việc hình thành và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.
Đặc điểm tự nhiên kinh tế xã hội là những nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới cơ cấu nền kinh tế nói chung và cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Hà Nam nói riêng. Chính vì vậy để nghiên cứu cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Hà Nam thì trước hết phải xem xét những thuận lợi và khó khăn do đặc điểm tự nhiên kinh tế xã hội đem lại.
1- Điều kiện tự nhiên.
Về vị trí địa lý, Hà Nam là một tỉnh thuộc đồng bằng Bắc bộ, cách thủ đô Hà nội gần 60 km về phía nam, tương lai sẽ trở thành thành phố vệ tinh của thủ đô. Tỉnh Hà nam có thuận lợi lớn vì nằm trên tuyến giao thông chính quốc lộ 1A và đường sắt xuyên Bắc- Nam. Trong tương lai khi tuyến hành lang kinh tế đường 21 nối Sơn Tây- Hoà Lạc- Xuân Mai hình thành, cầu Yên Lệnh thông sang Hưng Yên, tuyến xa lộ Bắc Nam được xây dựng sẽ càng tạo nhiều khả năng giao lưu hợp tác giữa Hà nam và các trung tâm kinh tế lớn trong cả nước. Không chỉ có lợi thế về tuyến đường bộ, đường sắt, tỉnh Hà nam còn có một hệ thống đường thuỷ vô cùng tiện lợi. Các con sông lớn chảy qua tỉnh bao gồm sông Hồng, sông Đáy, sông Châu và sông Nhuệ không những tạo thuận lợi cho giao thông đường thuỷ mà còn đắc lực phục vụ tưới tiêu thuỷ lợi cho phát triển nông nghiệp.
Tỉnh Hà nam nằm giáp với các tỉnh Hà Tây ở phía Bắc, Hưng Yên, Thái Bình ở phía Đông, Nam Định ỏ phía Đông Nam, Ninh Bình ở phía Nam và Hoà Bình ở phía Tây. Nhìn chung các tỉnh này có cầu rất lớn về xi măng, đá, vật liệu xây dựng,... mà không có điều kiện sản xuất. Hà nam có thể đáp ứng và tận dụng thị trường rộng lớn này để đẩy mạnh phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng của tỉnh nhà.
Hà nam nằm tiếp giáp với vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh. Tình hình đó đã đặt Hà nam vào vị trí đối đầu và cạnh tranh gay gắt, đòi hỏi tỉnh phải đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế để phát triển kinh tế sánh ngang với các tỉnh khác trong khu vực.
Về Địa hình, khí hậu, thuỷ văn, Tỉnh Hà nam có quy mô tương đối nhỏ với diện tích đất tự nhiên là 84.000 ha, có 6 đơn vị hành chính gồm 5 huyện là Kim Bảng, Duy Tiên, Thanh Liêm, Lý Nhân, Bình Lục và một thị xã Phủ Lý với 114 xã, phường, thị trấn.
Về cấu tạo địa hình, tỉnh Hà nam được chia thành hai vùng chính, vùng đồi núi phía Tây có nhiều đá vôi đầy tiềm năng phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng và công nghiệp hoá chất, bên cạnh đó vùng đồng bằng ven sông Hồng và sông Châu có đất đai màu mỡ thích hợp với phát triển nền nông nghiệp đa dạng, phong phú, tạo điều kiện cho công nghiệp phát triển.
Cũng như các tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng, Hà nam có đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa.. Lượng mưa trung bình mỗi năm từ 1.700 đến 2.200 mm. Nhiệt độ trung bình năm là 23 độ C, độ ẩm tương đối là 84%. Đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển các cây lương thực ngắn ngày cũng như dài ngày.
Hà nam có một quỹ đất khá đa dạng, là tiềm năng để phát triển sản xuất nông nghiệp cũng như để mở rộng các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Với hệ thống bốn con sông chảy qua làm cho đất đai thêm màu mỡ và tạo một nguồn nước dồi dào cho phát triển nông nghiệp, công nghiệp và phục vụ đời sống dân cư.
Như vậy, với nguồn đất có độ phì trung bình, hai loại địa hình là đồng bằng và đồi núi tạo cho Hà nam có thể bố trí được nhiều loại cây trồng thuộc nhóm cây lương thực, cây thực phẩm, cây công nghiệp, cây ăn quả, cây rừng đa tác dụng với hệ thống canh tác có tưới hoặc không tưới. Đây là điều kiện tốt để Hà nam có thể chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá phục vụ thị trường trong nước nhất là khu đô thị, khu công nghiệp và xuất khẩu. Vùng đồi và ven quốc lộ tương đối thuận lợi cho bố trí phát triển công nghiệp, nhất là công nghiệp vật liệu xây dựng, chế biến thực phẩm, gia công xuất khẩu.
Về Tài nguyên, tài nguyên khoáng sản đặc biệt là nguồn đá vôi, sét được phân bố tập trung ở phía Tây sông Đáy thuộc hai huyện Kim Bảng và Thanh Liêm rất thuận lợi cho việc phát triển sản xuất vật liệu xây dựng, nhất là xi măng, đá, gạch.
Đá vôi có hàm lượng canxi từ 95-100% và đôlômit 0-5% dùng để sản xuất xi măng và sản xuất bột nhẹ, còn đá vôi có hàm lượng ngược lại canxi từ 0-5% và đôlômit từ 95-100% dùng làm đá xây dựng, vật liệu độn hoặc để sản xuất hoá chất manhê. Ngoài ra đá vôi còn là nguyên liệu để sản xuất ra đất đèn dùng trong công nghiệp khí hàn, công nghiệp tổng hợp hữu cơ, sản xuất sợi vinylon.
Nguồn sét Hà nam được kiến tạo từ hai nguồn gốc là gốc trầm tích và gốc phong hoá. Sét gốc phong hoá là loại sét tốt, được dùng làm phụ liệu cho sản xuất xi măng trong tỉnh. Sét gốc trầm tích dùng làm nguyên liệu sản xuất gạch ngói.
Như vậy, Hà nam có nguồn đá vôi và sét đủ khả năng cho công nghiệp sản xuất xi măng với trữ lượng 3-5 triệu tấn/ năm trong nhiều năm. Chất lượng đá vôi và sét khá tốt lại phân bố gần trục giao thông, dễ khai thác, gần nơi tiêu thụ lớn.
Ngoài ra, Hà nam còn có nguồn than bùn được phát hiện tại Tam Chúc, thuộc huyện Kim Bảng, có thể dùng làm nguyên liệu sản xuất phân hữu cơ vi sinh.
Về Tài nguyên du lịch, Hà nam là một tỉnh có tài nguyên du lịch khá phong phú, cả về tài nguyên du lịch thiên nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn. Hà nam có các di vật khảo cổ như trống đồng, công cụ bằng đồng, các tác phẩm nghệ thuật, điêu khắc mang dấu ấn của thời đại lịch sử. Hà nam có đền Trần Thương ở Lý Nhân thờ Đức Thánh Trần, đình thờ Lê Đại Hành ở Thanh Liêm, đền Lảnh ở Duy Tiên, chùa Bà Đanh, Ngũ Động Sơn ở Kim Bảng, chùa Tiên, Kẽm Trống ở Thanh Liêm, đền thờ Nguyễn Khuyến ở Bình Lục, vườn tưởng niệm nhà văn Nam Cao ở Lý Nhân,..Hơn nữa, Hà nam là một vùng quê giàu các lễ hội dân gian tuyền thống, với 56 lễ hội được tổ chức trong năm trong đó có 20 lễ hội mang di tích lịch sử, 16 lễ hội mang tính tín ngưỡng và 20 lễ hội mang tính lễ tục dân gian.
Các nguồn tài nguyên du lịch của Hà nam được phân bố tương đối tập trung lại nằm trong khu vực nối với các vùng phụ cận như chùa Hương, Hoa Lư, Tam Cốc Bích Động, rừng quốc gia Cúc Phương, Hải Phòng, Quảng Ninh,...đây là một điểm thuận lợi để hình thành những cụm du lịch lớn có sức thu hút khách cao.
Tóm lại, Hà nam có một điều kiện khá thuận lợi cả về vị trí địa lý, địa hình, thuỷ văn và tài nguyên để có thể đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
2- Đặc điểm kinh tế- xã hội.
Hà nam là một tỉnh mới được thành lập và đi vào hoạt động từ ngày 01/01/1997. Với khoảng thời gian ngắn lại phải trải qua nhiều khó khăn thử thách do mới chia tách, nhưng tỉnh đã nỗ lực phấn đấu thực hiện thắng lợi nghị quyết của Đảng bộ tỉnh về những nhiệm vụ trọng tâm trước mắt, tập trung khắc phục những khó khăn to lớn của một tỉnh mới chia tách, góp phần làm cho tình hình kinh tế -xã hội của tỉnh có những chuyển biến tiến bộ trên một số mặt và đang đi vào thế ổn định. Nền kinh tế tăng trưởng khá, GDP giao thời tách tỉnh 1996-1998 tăng bình quân 7,4%/năm ( cả nước tăng 8,5%/ năm trong cùng thời kỳ). Hiện nay, tốc độ tăng trưởng GDP của Hà Nam là 14,34% và dự kiến năm 2000 là 10,85%. GDP/người đã đạt 2.685 nghìn đồng/ người và dự kiến đến năm 2000 đạt 3.000 nghìn đồng/ người theo giá so sánh năm 1994.
Do nền kinh tế tăng trưởng khá, thực hiện tốt các chương trình xoá đói giảm nghèo, khuyến khích cá nhân và gia đình sản xuất kinh doanh giỏi nên đời sống của các tầng lớp dân cư ngày càng được cải thiện. Tỷ lệ hộ đói nghèo giảm chỉ còn 11% năm 1999. Các chương trình văn hoá, giáo dục, y tế được triển khai góp phần quan trọng thúc đẩy các mặt hoạt động xã hội phát triển lành mạnh. Hà nam là một tỉnh dẫn đầu về phổ cập giáo dục tiểu học, các cơ sở y tế được nâng cấp, y tá, bác sỹ được bổ sung, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững và tăng cường, các tệ nạn xã hội ngày càng giảm.
Tuy nhiên nền kinh tế Hà nam vẫn còn mang tính thuần nông, nông nghiệp chiếm 44% GDP, công nghiệp địa phương nhỏ bé, thương mại dịch vụ phát triển chậm, thu ngân sách mới đáp ứng được 40% chi, chưa có đầu tư nước ngoài. Điều đó đặt ra cho Hà nam một thách thức đòi hỏi tỉnh phải nhanh chóng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế để có thể phát triển ngang với các tỉnh khác trong khu vực.
Về dân số và nguồn nhân lực, nguồn nhân lực được xem như là một lợi thế phát triển quan trọng. Quy mô và tốc độ tăng của nguồn nhân lực phụ thuộc vào quy mô và tốc độ tăng dân số. Theo số liệu điều tra gần đây nhất, dân số Hà nam năm 1999 đã là 791.614 người, trong đó dân số ở tuổi lao động là 426.673 người, chiếm 53,9% dân số toàn tỉnh. Số lao động ở khu vực nông thôn là 380.890 người, chiếm 89,27% và ở thành thị là 45.783 người, chỉ chiếm 10,73%. Là một tỉnh mà thu nhập còn nặng về nông nghiệp, cơ sở vật chất yếu kém, với nguồn lao động như trên đang gây sức ép về việc làm và cải thiện đời sống. Mặt khác, lao động nông nghiệp có 287.253 người chiếm xấp xỉ 70%, lao động công nghiệp và dịch vụ có 126.087 người chiếm 30%, trong đó số được đào tạo ngành nghề là 58.008 người, chiếm 13,5%, như vậy số lao động ở nông thôn thiếu việc làm đang đi đến các khu vực khác làm dịch vụ là rất lớn, chiếm gần 20% lao động nông thôn. ở nông thôn, thời gian nhàn rỗi còn nhiều mà cơ hội gia tăng việc làm ở khu vực nông nghiệp hầu như không đáng kể, có chăng chỉ là rải rác ở những nơi có ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, với tay nghề gia truyền là chính, không được đào tạo cơ bản. Hơn nữa, lao động trong nông nghiệp với trình độ trang bị kỹ thuật còn lạc hậu, người lao động sử dụng cơ bắp và sức súc vật kéo là chính. Tất cả những điều đã đề cập ở trên cho thấy trình độ lao động của tỉnh nói chung còn thấp, và thực tế Hà nam có nguồn lao động khá dồi dào nhưng lao động phổ thông chưa được đào tạo nghề là phổ biến và thiếu lao động được đào tạo kỹ thuật, nhất là lao động có kỹ thuật cao.
Trong thời gian tới để chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Hà nam phải nhanh chóng đào tạo đồng bộ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Về cơ sở vật chất, trình độ khoa học công nghệ, cơ sở vật chất kỹ thuật nhìn chung còn yếu kém, các trang thiết bị cũ và lạc hậu do đó khả năng áp dụng kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất công nghiệp, nông nghiệp là rất hạn chế.
Kết cấu hạ tầng thiếu đồng bộ, hệ thống đường giao thông, đường sắt, đường bộ được xây dựng từ lâu đến nay qua sử dụng lâu dài chưa được đầu tư nâng cấp kịp thời nên chất lượng thấp, không đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội. Hiện nay, hệ thống thuỷ lợi, đường giao thông liên huyện liên xã đang được đầu tư nâng cấp, quá trình điện khí hoá nông thôn đang được đẩy mạnh.
II. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Hà nam giai đoạn 1995-1999.
1- Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Hà nam giai đoạn 1995-1999.
Kinh tế Hà nam sau 3 năm tái lập đã có sự chuyển biến rõ nét. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân mỗi năm thời kỳ 1995-1999 là 10,71%, cao hơn tốc độ tăng bình quân của cả nước(7,74%). Các số liệu dưới đây chứng tỏ điều đó.
Biểu 1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Hà nam so với cả nước.
Đơn vị : %
Tốc độ tăng GDP
1995
1996
1997
1998
1999
Cả nước
9,94
9,34
8,80
5,80
4,80
Hà nam
20,0
4,0
9,15
9,06
11,34
Nguồn : Cục thống kê tỉnh Hà nam.
Như vậy trong 3 năm 1997, 1998, 1999 tốc độ tăng trưởng GDP của Hà nam đều vượt cao hơn so với cả nước, nhất là vào năm 1999.
Cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế thì GDP bình quân đầu người cũng tăng khá: 2,77% năm 1996 7,97% năm 1997, 7,82% năm 1998 và 10,02% năm 1999, bình quân thời kỳ 1996-1999 mỗi năm tăng 7,1%, nếu tính giá thực tế thì GDP bình quân đầu người thời kỳ 1995-1999 là 2223 nghìn đồng VN/ năm tương đương 158,8 USD.
Tuy GDP bình quân đầu người của Hà nam tăng qua các năm nhưng còn ở mức thấp, chỉ bằng 60% so với cả nước và 57,7% so với vùng đồng bằng sông Hồng. Hơn nữa tốc độ tăng trưởng kinh tế những năm qua cao, chủ yếu là do nhà nước tập trung xây dựng khu trung tâm kinh tế chính trị của tỉnh mới, đồng thời từ quý III năm 1998, công ty xi măng Bút Sơn đã đi vào sản xuất, giá trị tăng thêm của công ty năm 1998 khoảng 24 tỷ đồng, năm 1999 khoảng 139 tỷ đồng. Nếu không tính đến phần giá trị tăng thêm này thì tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 1998 và 1999 cuả tỉnh chỉ đạt khoảng 7% và 3,9%.
Trong thời gian qua, sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Hà nam theo các hướng sau:
Đối với công nghiệp, đầu tư vào những ngành nghề có hiệu quả kinh tế cao, tạo giá trị lớn, có thị trường tiêu thụ và đặc biệt là thị trường xuất khẩu. Ưu tiên những ngành nghề khai thác được tiềm năng tài nguyên, tạo ra nguyên liệu và sản phẩm phong phú, giải quyết được nhiều việc làm cho dân.
Đối với nông nghiệp, phát triển nông nghiệp trong khả năng cho phép đảm bảo an toàn lương thực và tạo cơ sở nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến, phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá.
Đối với dịch vụ, phát triển mạnh ngành thương mại, đẩy nhanh hoạt động xuất khẩu của tỉnh, phát triển du lịch trên cơ sở khai thác đồng thời phát triển những loại hình dịch vụ khác như tài chính ngân hàng, thông tin viễn thông, giao thông vận tải,..
Cải tạo và nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng, điện khí hoá nông thôn, thực hiện kiên cố hoá kênh mương, nâng cấp hệ thống đường giao thông nông thôn, những tuyến giao thông huyết mạch của tỉnh, xây dựng các trụ sở làm việc cho tỉnh mới tách, nâng cấp hệ thống thông tin bưu điện,... nhằm thu hút đầu tư nước ngoài vào phát triển kinh tế của tỉnh.
Xuất phát từ định hướng trên, trong thời gian qua cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Hà nam cũng có những chuyển biến tích cực và tiến bộ.
Thứ nhất trong cơ cấu ngành kinh tế theo GDP:
Biểu2. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo GDP thời kỳ 1995- 1999.
Đơn vị : %.
Ngành
1995
1996
1997
1998
1999
Tổng GDP
100
100
100
100
100
Công nghiệp
16,26
18,83
19,11
20,06
25,54
Nông nghiệp
52,64
49,58
48,29
48,04
44,03
Dịch vụ
31,10
31,59
32,60
31,90
30,43
Nguồn : Cục thống kê tỉnh Hà nam.
Tỷ trọng ngành công nghiệp tăng đáng kể qua các năm từ 16,26% năm 1995 lên 25,54% năm 1999 và dự kiến đạt khoảng 26,7% vào năm 2000. Như vậy có thể thấy rằng ngành công nghiệp ngày càng phát huy hơn nữa vai trò đầu tàu của mình để thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá của tỉnh, nổi bật lên trong công nghiệp là sự tăng nhanh của công nghiệp vật liệu xây dựng và công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm. Tuy nhiên, với tỷ trọng 25,54% trong cơ cấu GDP thì công nghiệp vẫn chiếm một tỷ trọng nhỏ và cần phải được nâng lên trong thời gian tới để giữ vị trí chủ đạo trong nền kinh tế của tỉnh.
Tỷ trọng của ngành nông nghiệp giảm tương đối trong giai đoạn 1995-1999 từ 52,64% vào năm 1995 xuống còn 44,03% vào năm 1999, đây cũng là xu thế tất yếu của quá trình công nghiệp hoá , hiện đại hoá, tạo tiền đề cho việc phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ. Tuy vậy, với tỷ trọng 44,03% thì nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng khá cao, gây trở ngại cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế của tỉnh.
Tỷ trọng các ngành dịch vụ trong cơ cấu GDP giai đoạn 1995-1999 có sự thay đổi không đáng kể từ 31,1% năm 1995 xuống còn 30,43% năm 1999. Điều này không có nghĩa là ngành này không tăng trưởng, trái lại GDP của ngành này liên tục tăng mạnh qua các năm nhất là hoạt động thương mại và các dịch vụ vận tải, khách sạn nhà hàng, bưu chính viễn thông,...Bởi vì cùng với sự đi lên của các ngành công nghiệp thì các ngành thuộc khối dịch vụ cũng có bước phát triển theo và nó sẽ làm thay đổi cơ cấu kinh tế của tỉnh.
Tóm lại, cơ cấu tổng sản phẩm trong tỉnh thời kỳ 1995-1999 có sự chuyển dịch theo xu hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Sau 5 năm tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ tăng 8,61% . Đây là xu hướng tích cực cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tuy vậy, cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Hà nam năm 1999 vẫn là cơ cấu Nông nghiệp- Công nghiệp- Dịch vụ.
Thứ hai, trong cơ cấu ngành kinh tế theo vốn đầu tư.
Vốn đầu tư xây dựng cơ bản thực hiện trên lãnh thổ tỉnh phần lớn là nguồn vốn tín dụng, bình quân thời kỳ 1995-1999 là 59,2% tổng vốn đầu tư. Số vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước chiếm tỷ trọng rất nhỏ, bình quân cả thời kỳ 1995-1999 khoảng 20,8% tổng vốn đầu tư. Phần vốn do dân đóng góp chiếm 15,7%.
Việc huy động và sử dụng vốn qua các năm tương đối phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Nguồn vốn từ ngân sách và nhân dân đóng góp chủ yếu sử dụng vào việc cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới kết cấu hạ tầng, nhất là giao thông vận tải, bưu điện thông tin, thuỷ lợi, các công trình phúc lợi công cộng, trụ sở làm việc, các sở ban ngành...Nguồn vốn tín dụng chủ yếu đầu tư vào khu vực sản xuất công nghiệp, xây dựng.
Vốn đầu tư là yếu tố hàng đầu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nó đảm bảo cho khai thác lợi thế áp dụng khoa học kỹ thuật, đổi mới thiết bị công nghệ. Đi liền với sự chuyển dịch cơ cấu ngành thì cơ cấu vốn đầu tư cũng có sự thay đổi tương ứng.
Biểu 3. Thực trạng cơ cấu vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh Hà nam giai đoạn 1995-1999.
Đơn vị : %.
1995
1996
1997
1998
1999
Tỷ trọng BQ 95-99
Tổng vốn đầu tư
100
100
100
100
100
100
1.Công nghiệp
62,11
69,48
69,46
70,54
47,23
63,76
2.Nông nghiệp
4,95
4,75
6,57
10,65
21,33
9,65
3.Dịch vụ
32,94
25,77
23,97
18,81
31,44
26,59
Nguồn : Cục thống kê tỉnh Hà nam
Như vậy có thể thấy rằng trong giai đoạn 1995- 1999 vốn đầu tư chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghiệp, chiếm 63,76% tổng vốn đầu tư. Đó là vì Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh nhận thức rõ vai trò của công nghiệp đối với sự phát triển kinh tế xã hội của toàn tỉnh . Trong công nghiệp, ngành công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm và công nghiệp vật liệu xây dựng được ưu tiên đầu tư lớn nhất rồi đến các ngành công nghiệp khác .
Tỷ trọng vốn đầu tư cho nông nghiệp có tăng qua các năm, năm 1995 là 4,95%, năm 1999 tỷ trọng này tăng lên đến 21,33% điều đó cho thấy ngành nông nghiệp cũng được quan tâm thoả đáng vì đại bộ phận người dân Hà nam có cuộc sống gắn bó với sản xuất nông nghiệp. Trong nông nghiệp, phần lớn vốn đầu tư tập trung cho việc kiên cố hoá kênh mương, đầu tư cho máy móc, cây con giống.
Tỷ trọng đầu tư cho dịch vụ bình quân giai đoạn 1995-1999 chỉ đạt 26,59%, qua các năm tỷ trọng này dao động không nhiều và trong ngành dịch vụ, vốn đầu tư chủ yếu tập trung cho ngành vận tải và thông tin liên lạc, tiếp đến là các lĩnh vực văn hoá giáo dục, tài chính tín dụng, khách sạn nhà hàng,...
Tóm lại, trong những năm qua , đầu tư cho công nghiệp và dịch vụ chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu vốn đầu tư, nó cho thấy cơ cấu vốn đầu tư có sự thay đổi đúng hướng phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, làm cho bộ mặt kinh tế xã hội của tỉnh từ trung tâm thị xã Phủ Lý đến các địa phương ngày một khang trang, đổi mới.
Thứ ba, trong cơ cấu ngành kinh tế theo lao động.
Biểu 4. Chuyển dịch cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế.
Đơn vị: %.
Ngành
1995
1996
1997
1998
1999
Tổng số
100
100
100
100
100
1.Công nghiệp
12,5
12,4
10,8
10,9
11,2
2.Nông nghiệp
79,9
79,7
81,2
81,2
80,8
3.Dịch vụ
7,6
7,9
8,0
7,9
8,0
Nguồn : Cục thống kê tỉnh Hà nam.
Theo các số liệu trên đây cho thấy trong mấy năm qua số lao động làm việc trong khu vực công nghiệp của Hà nam không được ổn định. Tỷ lệ lao động trong công nghiệp giảm thấp nhất vào những năm 1997-1998 và năm 1999 tiếp tục tăng lên đạt 11,2%. Như vậy có thể khẳng định là công nghiệp Hà nam chưa thực sự phát triển, tỷ lệ lao động trong công nghiệp còn rất thấp so với toàn bộ lao động làm việc trong nền kinh tế của tỉnh.
Lao động trong ngành dịch vụ có tăng nhưng không đáng kể, từ 7,6% năm 1995 lên 8,0% vào năm 1999. Lao động trong ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ cao là 80,8%. Điều đó cho thấy hai ngành công nghiệp và dịch vụ phát triển chưa mạnh để có thể thu hút được lực lượng lao động dư thừa trong nông nghiệp sang hoạt động trong hai ngành này. Quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động diễn ra chậm và lao động trong các ngành kinh tế chưa ổn định.
Tóm lại, trong giai đoạn 1995-1999 nền kinh tế Hà nam đã có bước chuyển biến đáng kể, giá trị sản xuất của các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ đều tăng qua các năm. Mặc dù tỷ trọng của nông nghiệp vẫn còn cao trong cơ cấu kinh tế nhưng về cơ bản cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Hà nam đã có bước chuyển dịch đúng hướng. Trong nội bộ các ngành thì vị trí của ngành công nghiệp và dịch vụ ngày càng được khẳng định, tuy nhiên ngành nông nghiệp vẫn chiếm một tỷ trọng lớn vì trước mắt nó là ngành nuôi sống phần lớn dân cư. Cùng với sự chuyển dịch cơ cấu chung, từng ngành cũng có sự chuyển dịch trong nội bộ. Để nghiên cứu rõ hơn về quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Hà nam có thể xem xét thực trạng chuyển dịch cơ cấu trong từng ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ giai đoạn 1995-1999.
2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu một số ngành Công nghiệp, Nông nghiệp, Dịch vụ giai đoạn 1995-1999.
a. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành Công nghiệp.
Trong giai đoạn 1995-1999, cùng với sự phát triển kinh tế chung của tỉnh, công nghiệp Hà nam đã có bước phát triển đáng mừng. Xét từ khía cạnh phân ngành công nghiệp thì thấy cơ cấu sản xuất công nghiệp đã có sự chuyển đổi nhất định.
Biểu 5. Cơ cấu phân ngành trong công nghiệp.
Đơn vị : %.
1995
1996
1997
1998
1999
Công nghiệp
100
100
100
100
100
1.Vật liệu xây dựng
39,66
41,73
43,73
48,35
60,7
2.Chế biến LT- TP
13,36
15,5
15,75
15,42
16,0
3.Dệt may, da giày
18,76
18,27
16,69
17,5
14,8
4.Cơ kim khí,điện tử
7,01
2,99
2,91
4,03
3,12
5.Hoá chất,phân bón
1,27
1,53
1,37
1,14
0,06
6.CN khác
19,94
19,98
19,55
13,56
5,32
Nguồn: Cục thống kê tỉnh Hà nam.
Chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Hà nam là công nghiệp Vật liệu xây dựng. Trong những năm qua Hà nam đã biết tận dụng lợi thế về tài nguyên đa dạng và phong phú của tỉnh nhà là đất sét và đá vôi để đẩy mạnh phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng. Vì vậy đã đưa được giá trị của ngành này tăng liên tục qua các năm nhất là vào những năm 1998, 1999 khi mà công ty xi măng Bút Sơn được đưa vào hoạt động.Vị trí của ngành vật liệu xây dựng được khẳng định nhờ tỷ trọng của ngành này trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp liên tục tăng từ 39,66% năm 1995 lên 60,7% vào năm 1999.
Cùng với ngành công nghiệp vật liệu xây dựng, ngành chế biến lương thực, thực phẩm, đồ uống cũng có giá trị tăng mạnh qua các năm, nâng tỷ trọng của ngành này từ 13,36% năm 1995 lên 16% vào năm 1999. Hiện nay trên địa bàn tỉnh Hà nam có 6 đơn vị doanh nghiệp quốc doanh hoạt động trong ngành chế biến thực phẩm:Công ty chế biến thực phẩm Vĩnh Hà, Công ty Bia nước giải khát Phủ Lý, Xí nghiệp thực phẩm công nghiệp Phủ Lý, Xí nghiệp bia Bình Hà, Xí nghiệp thực phẩm xuất khẩu Duy Tiên. Trong tương lai, những doanh nghiệp này sẽ được mở rộng cả về quy mô và số lượng để có thể đáp ứng xu hướng phát triển chung của tỉnh cũng như quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Các ngành công nghiệp dệt may, da giày, cơ khí điện tử, hoá chất phân bón chưa được mở rộng sản xuất do đó giá trị tăng không đáng kể. Trong khi đó vào những năm 1998,1999 ngành vật liệu xây dựng có giá trị tăng lớn vì vậy đã làm cho tỷ trọng của những ngành này giảm xuống.
b. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành Nông nghiệp.
Trong những năm qua tuy tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu GDP giảm dần nhưng sản xuất nông nghiệp vẫn đạt nhịp độ phát triển khá. Sản xuất nông nghiệp có bước phát triển toàn diện theo hướng sản xuất hàng hoá, tăng giá trị trên một diện tích, tăng thu nhập cho hộ nông dân. giá trị sản xuất nông nghiệp liên tục tăng qua các năm. Tốc độ tăng bình quân thời kỳ 1995-1999 của ngành nông nghiệp đạt 4,26%, trong đó ngành trồng trọt tăng 4,96%, ngành chăn nuôi tăng 2,45%, dịch vụ nông nghiệp tăng0,98%..
Cùng với tăng trưởng, cơ cấu ngành nông nghiệp cũng có những chuyển biến nhất định.
Bảng 6. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp giai đoạn 1995-1999.
Đơn vị : %.
1995
1996
1997
1998
1999
Ngành Nông nghiệp
100
100
100
100
100
-Trồng trọt
74,5
74,9
74,2
77,6
77,5
-Chăn nuôi
24,5
24,1
24,8
21,5
21,6
-Dịch vụ NN
1,0
1,0
1,0
0,9
0,9
Nguồn:Cục thống kê tỉnh Hà nam.
Trong cơ cấu ngành nông nghiệp, tỷ trọng ngành chăn nuôi tuy có giảm vào năm 1998, nhưng về cơ bản ngành này vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng khá và có xu hướng tăng tỷ trọng vào những năm 1999, 2000 mặc dù sự chuyển dịch là rất chậm. Giá trị của khu vực dịch vụ tăng lên hàng năm nhưng chưa đáng kể, nhất là chưa tăng về tỷ trọng so với ngành nông nghiệp. Ngành trồng trọt vẫn chiếm một tỷ trọng cao trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp. Để đánh giá được toàn diện hơn ngành nông nghiệp cần đi sâu nghiên cứu sự chuyển dịch trong từng ngành cụ thể:
Ngành trồng trọt.
Trong giai đoạn 1995-1999 ngành trồng trọt của tỉnh Hà nam đã đạt được tốc độ tăng trưởng khá, tăng bình quân 4,96%/ năm. Đạt được tốc độ như vậy là do cơ cấu cây trồng của Hà nam đã có sự thay đổi phù hợp, biểu hiện là sự thay đổi cơ cấu sử dụng đất.
Biểu 7. Thực trạng cơ cấu sử dụng đất trong ngành trồng trọt giai đoạn 1995-1999.
Đơn vị: %.
1995
1996
1997
1998
1999
Tổng số
100
100
100
100
100
Cây lương thực
86,07
85,44
87,8
85,29
85,28
Cây thực phẩm
7,18
6,71
5,58
6,75
6,1
Cây ăn quả
1,88
1,89
2,06
2,89
3,55
Cây công nghiệp
3,56
3,71
3,39
3,64
4,07
Cây khác
1,31
2,25
1,17
1,43
1,0
Nguồn : Cục thống kê tỉnh Hà nam.
Như vậy, cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp đã có sự thay đổi theo hướng tăng diện tích đất trồng cây ăn quả, cây công nghiệp và giảm diện tích trồng cây lương thực. Cụ thể là diện tích cây ăn quả từ 1,88% năm 1995 tăng lên đến 3,55% năm 1999, diện tích cây công nghiệp tăng từ 3,56% năm 1995 lên 4,07% vào năm 1999. Cây lương thực có diện tích giảm từ 86,07% năm 1995 xuống còn 85,28% vào năm 1999.
Tuy diện tích cây lương thực có giảm nhưng do địa phương tích cực đổi mới cơ cấu giống và mùa vụ nên sản lượng và năng suất cây lương thực tăng khá, bình quân thời kỳ 1996-1999 sản lượng lương thực bình quân đầu người đạt 481 kg/ năm, tăng 33,6% so với bình quân một năm thời kỳ 1991-1995; năng suất lúa bình quân một vụ trong năm thời kỳ 1996-1999 là 46,1 tạ/ ha tăng 36% so với thời kỳ 1991-1995. Cụ thể:
Biểu 8. Năng suất và sản lượng các cây lương thực thời kỳ 1995-1999
Đơn vị
1995
1996
1997
1998
1999
Tổng sản lượng LT quy thóc
Tấn
354.714
325.707
371.450
399.743
424.356
Lúa
Năng suất
Tấn
Tạ/ha
318.814
44,02
287.665
40,53
343.336
46,62
363.431
48,89
383.453
51,1
Ngô
Năng suất
Tấn
Tạ/ha
22.908
25,78
23.132
26,0
15.811
26,31
23.613
29,92
25.750
32,0
Khoai lang
Năng suất
Tấn
Tạ/ha
29.259
66,48
42.383
79,79
25.710
68,44
26.886
75,78
30.685
80,5
Sắn
Năng suất
Tấn
Tạ/ha
7.952
86,43
915
30,0
9.560
104,1
8.852
100,0
12.989
136,5
Nguồn: Cục thống kê tỉnh Hà nam.
Cây ăn quả của Hà nam gồm có cam, quýt, bưởi, nhãn vải, xoài. Diện tích trồng cây ăn quả chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong diện tích đất trồng trọt, tuy vậy những năm gần đây do nhận thức được hiệu quả kinh tế cao của việc trồng cây ăn quả gấp 3-4 lần trồng lúa, gấp khoảng 2 lần trồng cây thực phẩm xét về mặt giá trị trên cùng một diện tích đất nông nghiệp nên người dân đã cải tạo vườn tạp, quy hoạch các vùng trồng cây ăn quả tập trung, khai thác vùng đất đồi, đất bãi ven sông để trồng cây ăn quả vì vậy diện tích và sản lượng cây ăn quả tăng nhanh qua các năm, nhất là những cây nhãn, vải.
Cây công nghiệp cũng là loại cây đem lại giá trị kinh tế cao. Vì vậy trong thời gian qua, nhân dân Hà nam đã mở rộng diện tích trồng cây công nghiệp đặc biệt là cây lạc, cây đay và cây công nghiệp dài ngày là cây chè. Do đó đời sống của nhân dân cũng được cải thiện hơn
Tóm lại, trong giai đoạn 1995-1999, Ngành trồng trọt của tỉnh Hà nam đã có sự chuyển dịch theo hướng tăng diện tích các cây ăn quả, cây công nghiệp, giảm diện tích cây lương thực, đó là một hướng chuyển dịch tích cực để đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh nói chung.
Ngành Chăn nuôi.
Trong giai đoạn 1995-1999, cơ cấu vật nuôi của Hà nam chuyển dịch theo hướng tập trung phát triển những con vật nuôi chính là bò và gia cầm. Đàn trâu giảm từ 10,9 nghìn con năm 1995 xuống còn 6,5 nghìn con năm 1999, do máy cày thay trâu làm đất ngày càng nhiều vì vậy trâu được chuyển dần sang mục tiêu nuôi lấy thịt. Đàn bò có số lượng tăng không đáng kể , từ 22,9 nghìn con năm 1995 tăng lên 24,9 nghìn con vào năm 1999, một phần là do nhu cầu thực phẩm ngày càng tăng nên đàn bò giết thịt ngày càng lớn.
Đàn lợn có tốc độ tăng trưởng khá, từ 225,9 nghìn con năm 1995 đã tăng lên 268,2 nghìn con năm 1999, tăng bình quân 4,39%/ năm, tỷ lệ lợn nạc cao, sản lượng thịt lợn xuất chuồng đạt 19.436 tấn vào năm 1999.
Cùng với phát triển gia súc, đàn gia cầm của tỉnh cũng được đầu tư về giống, thay đổi phương thức nuôi thả nên có tốc độ tăng trưởng lớn, bình quân thời kỳ 1995-1999 là 4,85%/ năm và tổng đàn gia cầm đạt 2.311,6 nghìn con vào năm 1999, trong đó chủ yếu là đàn gà.
Biểu 9. Thực trạng chăn nuôi của tỉnh Hà nam thời kỳ 1995-1999.
Đơn vị
1995
1996
1997
1998
1999
Tốc độ tăng BQ 95-99
1. Đàn Trâu
Nghìn con
10,9
10,17
8,8
7,8
6.,5
-12,04 %
2. Đàn Bò
,,
22,9
23,8
23,9
23,3
24,9
2,16 %
3.Đàn Lợn
-S/lượng lợnthịt
,,
Tấn
225,9
15.456
229,0
16.856
245,9
17.943
251,6
18.321
268,2
19.463
4,39 %
4. Đàn gia cầm
Nghìn con
1.934,5
1.788,3
1.966,7
2.033,4
2.311,6
4,85 %
Nguồn :Cục thống kê tỉnh Hà nam.
Tóm lại, ngành chăn nuôi của tỉnh Hà nam đang được chú trọng phát triển để chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, góp phần vào chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế chung của tỉnh .
c. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành Dịch vụ.
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế địa phương, ngành dịch vụ cũng có những bước phát triển nhất định. Giá trị gia tăng của khu vực dịch vụ thời kỳ 1995-1999 tăng khoảng 11%/năm.
Sự phát triển của khu vực dịch vụ đã tạo điều kiện thuận lợi và kích thích khu vực sản xuất phát triển. Nhưng nhìn chung, hoạt động dịch vụ trên địa bàn còn nhỏ bé cả về số tuyệt đối và tỷ trọng so với toàn bộ nền kinh tế địa phương. Số lượng lao động trong khu vực dịch vụ chiếm tỷ lệ thấp, khoảng 8,0% năm 1999 trong tổng số lao động đang làm việc. Tỷ lệ lao động chưa đáp ứng được yêu cầu xã hội và đời sống nhân dân. Cân đối lao động trên địa bàn mới có 380 lao động dịch vụ / 1 vạn dân, trong khi đó tỷ lệ bình quân cả nước là 630 lao động dịch vụ/ 1 vạn dân, khu vực địa bàn kinh tế trọng điểm Bắc bộ là 2.300 lao động dịch vụ / 1 vạn dân.Thực tế này cho thấy các ngành dịch vụ trên địa bàn tỉnh Hà nam chưa phát triển mạnh. Để nghiên cứu rõ hơn về thực trạng chuyển dịch cơ cấu trong ngành dịch vụ, có thể xem xét từng ngành cụ thể.
Ngành Thương mại.
Hoạt động thương mại bao gồm kinh doanh trong nước và xuất nhập khẩu. Những năm gần đây, ngành thương mại cũng có nhịp độ phát triển khá nhanh. Nhịp độ phát triển thời kỳ 1991-1995 khoảng 12,7%/ năm, thời kỳ 1996-1998 đạt 12,5%/ năm. Năm 1998, ngành thương mại đã đóng góp cho kinh tế địa phương khoảng 6,6% tổng GDP toàn tỉnh. Cơ cấu thành phần kinh tế tham gia hoạt động thương mại đã có sự thay đổi đáng kể. Nếu trước đây quốc doanh thương mại chiếm lĩnh hầu hết thị trường thì những năm gần đây tỷ trọng của quốc doanh thương mại đã giảm xuống nhanh chóng từ 37,2% năm 1990 xuống còn 18,6% năm 1995 và 16,6% năm 1998. Đặc biệt khu vực thương mại tập thể chưa phục hồi được, tỷ trọng chiếm lĩnh thị trường giảm từ 6,8% năm 1990 xuống còn 0,7% năm 1995 và đến nay gần như không có vai trò gì trên thị trường thương mại.Thương nghiệp cá thể và các doanh nghiệp tư nhân phát triển ngày càng mạnh mẽ, đã trở thành lực lượng quan trọng đáp ứng cầu về hàng hoá thiết yếu.
Tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ trên địa bàn có xu hướng ngày càng tăng và tăng nhanh: 725.407 triệu đồng năm 1996, 916.925 triệu đồng năm 1997, 1.215.422 triệu đồng năm 1998 và 1.275.513 triệu đồng năm 1999.
Hoạt động xuất nhập khẩu những năm đầu thập kỷ 90 gặp rất nhiều khó khăn do bị mất thị trường truyền thống là các nước Đông Âu và Liên Xô (trước đây). Từ năm 1997 đến nay, hoạt động xuất nhập khẩu đã có kết quả khá, thị trường mở rộng cả ở các nước trong khu vực Đông Nam á và các khu vực khác trên thế giới. Giá trị xuất khẩu tăng nhanh từ 7,397 triệu USD năm 1997 lên 16,633 triệu USD năm 1998 và 16,777 triệu USD vào năm 1999.
Biểu 10. Thực trạng xuất nhập khẩu của Hà nam năm 1995- 1999.
Đơn vị : nghìn USD.
1995
1996
1997
1998
1999
Tổng kim ngạch XNK
1.769
11.870
22.631
29.282
-Xuất khẩu
1.456
1.858
7.397
16.633
16.777
-Nhập khẩu
313
4.473
5.998
12.505
Nguồn: Cục thống kê tỉnh Hà nam.
Qua biểu có thể thấy rằng, những năm 1995, 1996 kim ngạch nhập khẩu của Hà nam ở quy mô rất nhỏ do yêu cầu đầu tư cho công nghiệp và công nghiệp chế biến nông sản hầu như không có gì. Tới những năm gần đây, kim ngạch nhập khẩu bắt đầu tăng lên, chủ yếu là nhập khẩu nguyên liệu hàng may.
Về xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng, từ 1.456 nghìn USD năm 1995 tăng lên 16.777 nghìn USD năm 1999. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Hà nam là nông sản thô chưa qua chế biến hoặc là hàng gia công vì vậy giá trị kinh tế chưa cao. Đó là những thách thức của ngành thương mại. Trong thời gian tới ngành thương mại phải xây dựng được các mặt hàng xuất khẩu chủ lực để thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh phát triển hơn.
Ngành Du lịch.
Tỉnh Hà nam có các tiềm năng du lịch tự nhiên như các hang động (Ngũ Động Sơn, Khả Phong, Ba Sao,...), vị trí địa lý gần khu du lịch Hương Sơn ( Hà Tây), có khả năng phát huy nguồn du lịch nhân văn với truyền thống anh hùng, quê hương văn hiến do nhiều thời kỳ lịch sử tạo nên.
Hiện nay, khách du lịch quốc tế đến Hà nam chủ yếu bằng đường bộ từ Hà nội hoặc từ các tỉnh phía Nam ra theo tuyến xuyên Việt với mục đích tham quan, tìm kiếm cơ hội kinh doanh, quá cảnh. Số lượng khách du lịch đến địa phương nhỏ, ngày lưu trú ít, doanh thu ngoại tệ thấp. Khách du lịch trong nước tới địa phương là từ Hà nội và các tỉnh lân cận như Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình, Hưng Yên, Hà Tây,...và cùng với khách quá cảnh đi tham quan chùa Hương, đa số các khách trong nước đến tham gia các lễ hội truyền thống, tham quan đền chùa, hang động,...Số lượng khách du lịch đến dịa phương những năm gần đây tăng khoảng 20 %/ năm. Cụ thể:
Biểu 11. Hiện trạng khách du lịch đến Hà Nam thời kỳ 1996-1998.
Đơn vị: nghìn lượt người
Khách du lịch đến Hà nam
1996
1997
1998
-Khách quốc tế
2,217
1,747
1,8
-Khách nội địa
9,920
11,731
12,5
Nguồn: Cục thống kê tỉnh Hà nam
Trong hai năm 1997, 1998 Hình thức kinh doanh du lịch đã được mở rộng, ngoài kinh doanh ăn uống còn các dịch vụ khác nên doanh thu tăng dần, từ 3,284 tỷ đồng năm 1996 lên 5,5 tỷ đồng năm 1997 và đạt 6,2 tỷ đồng năm 1998.
Tóm lại, lượng khách du lịch và doanh thu tăng qua các năm cho thấy ngành Du lịch của Hà nam đang bắt đầu đi vào thế ổn định và dần dần khởi sắc.
Các ngành Dịch vụ khác.
Trong hoạt động tài chính, ngân hàng, tỷ lệ động viên tài chính từ GDP vào ngân sách của Hà nam thời kỳ 1996-1999 còn rất thấp, năm cao nhất là năm 1999 mới bằng 6,08%. Tình hình tài chính của tỉnh mất cân đối nghiêm trọng giữa thu ngân sách từ kinh tế địa phương với chi ngân sách địa phương.Tài chính các doanh nghiệp nhà nước ở địa phương đang gặp rất nhiều khó khăn, sản xuất kinh doanh chậm phát triển, hiệu quả sản xuất thấp.
Trong lĩnh vực dịch vụ vận tải,Hà nam là một tỉnh có hệ thống giao thông thuận tiện cả về đường bộ, đường sắt và đường sông. Trong những năm qua ngành vận tải đã có những tiến bộ nhất định, giá trị gia tăng của ngành liên tục tăng, năm 1998 ngành vận tải chiếm 2,64% GDP của toàn tỉnh. Khối lượng hành khách và hàng hoá vận chuyển tăng qua các năm. Cụ thể:
Biểu 12. Thực trạng dịch vụ vận tải Hà nam thời kỳ 1995-1999.
Đơn vị
1995
1996
1997
1998
1999
1Vận tải hàng hoá
-KlượngHH v/chuyển
-KlượngHH l/chuyển
nghìn tấn
nghìntấnkm
593
27.200
679
38.811
1.123
50.615
1.190
53.475
1.233,6
55.105
2Vận tải hành khách
-KlượngHK v/chuyển
-KlượngHK l/chuyển
nghìn người
nghìnng. km
482
37.700
595
43.614
785
52.348
810
53.493
710
45.171
Nguồn : Cục thống kê tỉnh Hà nam.
Cùng với vận tải, các ngành bưu chính viễn thông cũng đạt được tốc độ tăng trưởng khá. Năm 1999 số máy điện thoại tăng gấp 3 lần so với năm 1996, đưa số máy điện thoại bình quân lên gần 1 chiếc/ 100 dân. Cơ sở vật chất của ngành bưu chính viễn thông tăng gần 10 lần với các thiết bị hiện đại từ khu vực trung tâm tới các bưu cục, chất lượng phục vụ được nâng cao.
Tóm lại, trong giai đoạn 1995- 1999,ngành dịch vụ cũng đạt được những kết quả nhất định mặc dù tỷ trọng trong GDP thay đổi không đáng kể và sự chuyển dịch trong nội bộ ngành dịch vụ diễn ra còn chậm, chưa khai thác hết được tiềm năng, thế mạnh của tỉnh.
III. Những kết luận rút ra từ thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Hà nam.
1- Kết quả đạt được.
Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế diễn ra đúng hướng, tỷ trọng công nghiệp trong GDP tăng liên tục qua các năm, trong khi đó tỷ trọng của nông nghiệp có xu hướng giảm dần. Điều đó sẽ thúc đảy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế của tỉnh.
Trong từng ngành cũng có sự chuyển dịch hiệu quả. Trong cơ cấu công nghiệp, công nghiệp vật liệu xây dựng và công nghiệp chế biến có tỷ trọng tăng lên. Trong nông nghiệp, cơ cấu cây trồng và vật nuôi cũng thay đổi theo hướng chuyển sang trồng cây ăn quả, cây công nghiệp có hiệu quả kinh tế cao thay thế cho những cây lương thực năng suất thấp, chăn nuôi tập trung vào những vật nuôi như bò, lợn , gia cầm để phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá. Ngành dịch vụ cũng đạt được tốc độ tăng trưởng khá, giá trị xuất khẩu tăng qua các năm, ngành du lịch cũng được đầu tư nâng cấp.
2- Những hạn chế.
Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra chậm, cơ cấu kinh tế còn nặng về nông nghiệp, năm 1999 tỷ trọng của nông nghiệp vẫn chiếm 44,03% GDP toàn tỉnh trong khi đó công nghiệp và dịch vụ vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ trong GDP. Do đó GDP/ người còn thấp so với vùng đồng bằng sông Hồng và so với cả nước, khả năng tích luỹ còn hạn chế. Những nhược điểm trên là do
Nền kinh tế Hà nam ở điểm xuất phát thấp , cơ sở vật chất kỹ thuật yếu kém, thiếu đồng bộ, kết cấu hạ tầng đặc biệt là khu trung tâm hầu như chưa có gì, phải xây dựng lại từ đầu.
Trình độ của cán bộ còn hạn chế. Tỷ lệ lao động có kỹ thuật thấp, thiếu giám đốc, chủ doanh nghiệp giỏi.
Quá trình đô thị hoá chưa phát triển, tỷ lệ đô thị hoá năm 1996 mới đạt khoảng 8,9% trong khi đó cả nước đã đạt 20%.
Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế vẫn chưa khai thác được hết những tiềm năng về tài nguyên, khoáng sản do đó mà chưa phát huy được hết lợi thế so sánh của tỉnh.
Trong một số ngành cơ cấu còn chưa hợp lý, chưa tận dụng được triệt để yếu tố nguồn lực vì vậy dẫn đến tình trạng gây lãng phí. Trong công nghiệp vẫn chưa tạo được ngành công nghiệp mũi nhọn làm đòn bẩy cho phát triển kinh tế của tỉnh. Công nghiệp chế biến nhỏ bé, trang thiết bị công nghệ lạc hậu.
Địa bàn trọng điểm Bắc bộ Hà Nội- Hải Phòng- Hạ Long và đặc biệt là tuyến hành lang Tây nam thủ đô Hà nội (đường 21) sẽ phát triển với tốc độ nhanh trong thời gian tới, GDP/ người tăng khoảng 8-10 lần trong vòng 15 năm nữa. Do đó, tuy có điều kiện hội nhập nhưng Hà nam phải đối đầu với sự cạnh tranh gay gắt cả trong lĩnh vực tiêu thụ hàng hoá và thu hút đầu tư. Cho nên nếu Hà nam không bứt lên nhanh thì sẽ bị thấp thua càng xa so với họ, gặp nhiều bất lợi trong quá trình phát triển cũng như hợp tác đầu tư, cạnh tranh tiêu thụ trên thị trường. Điều đó đòi hỏi tỉnh Hà nam phải nhanh chóng đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng CNH- HĐH.
Vì vậy, việc định hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Hà nam giai đoạn 2001- 2010 là thực sự cần thiết.
Chương III
Định hướng và một số giải pháp chủ yếu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Hà nam giai đoạn 2001-2010
I- Định hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Hà nam giai đoạn 2001-2010.
1- Quan điểm chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Hà nam giai đoạn 2001-2010.
Thứ nhất, phát triển toàn diện song có trọng điểm.
Quan điểm phát triển toàn diện đòi hỏi Hà nam phải đánh giá đúng các tiềm năng, điều kiện nguồn lực của tỉnh để phát triển các ngành nghề nhằm khai thác có hiệu quả các điều kiện nguồn lực trên. Mặt khác với điều kiện môi trường như hiện nay, sự cạnh tranh đang diễn ra quyết liệt, nguồn vốn đầu tư có hạn đòi hỏi tỉnh phải phát triển theo hướng trọng tâm, trọng điểm, tìm ra những ngành kinh tế mũi nhọn để đưa nền kinh tế phát triển có hiệu quả.
Phát triển toàn diện có trọng điểm đòi hỏi phải chú trọng cả các ngành xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, các ngành công nghiệp và dịch vụ phi nông nghiệp ở nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Thứ hai, phát huy lợi thế so sánh.
Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Hà nam phải xuất phát từ lợi thế so sánh của tỉnh về vị trí địa lý, về tài nguyên,...Bởi vì như thế mới tạo ra được sức cạnh tranh của hàng hoá ở trong tỉnh so với các tỉnh khác, đồng thời nó sẽ tạo nên một cơ cấu kinh tế linh hoạt mềm dẻo và thích nghi nhanh với điều kiện môi trường thay đổi, tạo điều kiện để Hà nam có thể bắt nhịp nhanh với sự phát triển chung của cả nước.
Bên cạnh những quan điểm chung cho chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Hà nam thì với mỗi ngành, chuyển dịch cơ cấu phải quán triệt những quan điểm khác nhau.
Đối với ngành công nghiệp, chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp phải đem lại hiệu quả kinh tế xã hội cao, công nghiệp phải đóng vai trò động lực, nòng cốt trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.Trước mắt cũng như lâu dài phải phát triển công nghiệp hướng về xuất khẩu, đồng thời thay thế nhập khẩu có hiệu quả, phát triển công nghiệp với nhiều thành phần kinh tế tham gia theo cơ chế thị trường, mở cửa có sự quản lý của nhà nước. Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo hướng phát triển những ngành công nghiệp có trình độ công nghệ thích hợp, có quy mô phù hợp với đặc điểm của tỉnh, khai thác sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực tại chỗ, bảo vệ môi trường sinh thái. Trước mắt cần tập trung phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến, công nghiệp sản xuất hàng hóa xuất khẩu.
Đối với ngành nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phải đảm bảo nâng cao không ngừng hiệu quả kinh tế, xoá bỏ được tính tự cấp tự túc, tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm hàng hoá có chất lượng tốt, năng suất lao động cao, tạo tích luỹ để tái sản xuất mở rộng không ngừng. Trong khi chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, phải lựa chọn cây trồng, vật nuôi có giá trị xuất khẩu cao, cơ cấu nông nghiệp phải được phát triển một cách tổng hợp đa dạng cả về trồng trọt và chăn nuôi. Mặt khác chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp phải đảm bảo hiệu quả xã hội, tạo được nhiều việc làm cho người lao động trong nông nghiệp và nông thôn, góp phần xoá đói giảm nghèo, giải quyết được nạn thất nghiệp. Hơn nữa chuyển dịch phải theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá mà nội dung là đẩy mạnh thâm canh, tăng năng suất cây trồng vật nuôi.
Đối với ngành dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu ngành dịch vụ phải khai thác thế mạnh của địa phương, đa dạng hoá các thành phần kinh tế tham gia hoạt động dịch vụ, ứng dụng rộng rãi tiến bộ khoa học công nghệ, mở rộng thị trường, thay đổi cơ cấu xuất nhập khẩu.
2- Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Hà nam giai đoạn 2001- 2010
a. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nhằm đạt được chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Hà nam thời kỳ đến năm 2010:
Một là, giảm khoảng cách chênh lệch, tiến tới bằng hoặc vượt GDP bình quân đầu người của Hà nam so với mức trung bình của cả nước: năm 1996 bằng 58%, năm 2010 phấn đấu đạt 100-105%. Như vậy GDP bình quân đầu người năm 2010 sẽ bằng khoảng 3,5 lần năm 1997.
Hai là, nhịp độ tăng GDP bình quân cả thời kỳ đến năm 2010 đạt khoảng 9-10%/ năm.
Ba là, tỷ lệ tích luỹ đầu tư từ GDP thời kỳ đến năm 2010 đạt bình quân khoảng12-13%.
Bốn là, đổi mới cơ cấu kinh tế theo hướng thích ứng với kinh tế thị trường trên cơ sở phát triển mạnh công nghiệp, dịch vụ và nông sản thực phẩm, từng bước chuyển một bộ phận đáng kể nông dân sang sống bằng dịch vụ và công nghiệp.
Năm là, đảy mạnh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đô thị hoá, phấn đấu đến nám 2010 tỷ lệ đô thị hoá đạt trên 20%.
Sáu là, cải thiện một bước quan trọng về các mặt xã hội trên cơ sở nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân lực, giảm, tiến tới xoá bỏ các tệ nạn xã hội, số hộ nghèo, người nghèo còn không đáng kể.
Tóm lại, mục đích của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Hà nam nhằm đạt được những mục tiêu kinh tế xã hội trên. Đó chính là căn cứ xây dựng phương án chuyển dịch hợp lý.
b. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế phải đáp ứng được cầu về hàng hoá của ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ trên thị trường nội tỉnh và ngoại tỉnh thời kỳ đến năm 2010.
Cầu về sản phẩm công nghiệp: vật liệu xây dựng, phân bón hoá chất,bia nước giải khát, đồ hộp, hàng dệt da may mặc, máy móc thiết bị,...
Về vật liệu xây dựng, Hà nam là một tỉnh mới tách lập do đó có nhu cầu lớn để xây dựng mới lại trụ sở, cầu cống đường xá, các công trình công cộng, công trình văn hoá. Mặt khác Hà nam nằm gần các tỉnh Hà Tây, Hà nội, Thái Bình, Hưng Yên, Ninh Bình,...là những tỉnh có cầu rất lớn về vật liệu xây dựng mà họ không có điều kiện sản xuất vì vậy Hà nam có thể cung ứng. Do đó có thể nói rằng sản phẩm của ngành công nghiệp vật liệu xây dựng như gạch, ngói, xi măng, đá vôi,...có thị trường tương đối lớn, không những phục vụ trong tỉnh mà còn cung cấp cho cả các vùng lân cận. Vì vậy trong tương lai, Hà nam nên phát triển mạnh công nghiệp vật liệu xây dựng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của mình..
Về phân bón hoá chất, ngoài nguồn phân chuồng sẵn có, trung bình phải sử dụng 30 nghìn tấn phân hỗn hợp NPK/ 1 vụ mà tỉnh lại chưa sản xuất được. Dự báo trong thời gian tới nông nghiệp Hà nam phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá, phải thâm canh, tăng năng suất cây trồng, vì vậy lượng phân bón sẽ sử dụng nhiều hơn. Do đó, Hà nam nên phát triển loại phân bón nói trên, trước mắt là đáp ứng nhu cầu sản xuất trong tỉnh, về lâu dài có thể cung cấp cho các vùng lân cận, đang và sẽ có cầu lớn.
Về nhu cầu thực phẩm, đồ uống trong những năm tới là rất lớn. Một mặt do thu nhập và mức sống của người dân được nâng lên, sẽ làm thay đổi cầu về thực phẩm và đồ uống theo hướng sử dụng những sản phẩm có chất lượng ngày càng cao và sẽ làm cho khả năng tiêu thụ các sản phẩm của công nghiệp chế biến ở thị trường nội tỉnh tăng lên nhanh chóng. Mặt khác Hà nam có thể tận dụng vị trí gần thủ đô Hà nội để cung ứng cho thị trường lớn đó và tham gia xuất khẩu mặt hàng này sang các nước ASEAN.
Về hàng cơ khí máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp hiện nay có cầu không lớn, nhưng trong thời gian tới cầu này sẽ tăng lên rất nhanh chưa nói đến phải vươn ra ngoài. Bởi vì mức độ cơ giới hoá làm đất nông nghiệp ở Hà nam hiện nay rất thấp, mới chỉ ở mức 20 % trong khi đó ở đồng bằng sông Cửu Long đã là 60%, mặt khác một ngành nông nghiệp phát triển nhất định phải cơ giới hoá ở mức độ tối đa. Vì vậy ngay từ bây giờ Hà nam phải quan tâm nghiên cứu việc đầu tư phát triển, làm cho ngành cơ khí nói chung và ngành cơ khí nông nghiệp nói riêng có bước đột phá mạnh vươn lên theo kịp các tỉnh khác.
Về hàng dệt da, may mặc, trên thị trường thế giới có cầu lớn do đó Hà nam có thể cần phát triển sản xuất, gia công những mặt hàng này để xuất khẩu ra thị trường ngoài nước.
Cầu về hàng hoá nông sản: rau quả, thực phẩm gia súc, gia cầm,...
Trong tương lai, khi mức sống của người dân được nâng cao thì cầu về thịt trong bữa ăn sẽ lớn hơn do đó mà ngành chăn nuôi cần được mở rộng phát triển.
Mặt khác khi các ngành chế biến lương thực, thực phẩm phát triển đòi hỏi nguồn nguyên liệu cho ngành này ngày một lớn hơn do đó mà cầu về hàng hoá của khu vực nông nghiệp và nông thôn là rất lớn. Vì vậy trong ngành nông nghiệp cũng phải có sự chuyển dịch thích hợp để thoả mãn đòi hỏi trên.
Cầu về dịch vụ.
Cùng với sự phát triển của công nghiệp và nông nghiệp thì dịch vụ cũng có bước phát triển theo. Cầu về xuất khẩu hàng hoá, giao thông vận tải, tài chính ngân hàng cũng sẽ tăng lên đáng kể. Mặt khác đời sống khá hơn do đó cầu du lịch và các hoạt động dịch vụ khác cũng sẽ tăng.
Tóm lại, chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Hà nam nhằm đạt được một cơ cấu hợp lý để có thể thoả mãn cầu về sản phẩm của các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ trong tương lai.
3- Phương án chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Hà nam giai đoạn 2001-2010.
Lựa chọn cơ cấu ngành kinh tế tổng quát
Để tạo điều kiện cho nền kinh tế của tỉnh tăng trưởng nhanh, ổn định, vững chắc, hiệu quả nhằm giảm dần khoảng cách chênh lệch tiến tới bằng hoặc vượt mức GDP/ người so với mức trung bình của cả nước, tận dụng mọi cơ hội nhanh chóng hội nhập với quá trình phát triển của vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, cải thiện, nâng cao rõ rệt đời sống của nhân dân, từ nay đến năm 2010 tỉnh sẽ chủ động chỉ đạo tạo sự chuyển biến mạnh mẽ cơ cấu ngành kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Trên cơ sở tiếp tục đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp đa dạng sản phẩm, sẽ đặc biệt ưu tiên phát triển công nghiệp và dịch vụ có tốc độ cao hơn để trong giai đoạn 2001-2010 sẽ xây dựng một cơ cấu kinh tế mới. Đó là cơ cấu Công nghiệp- Nông nghiệp- Dịch vụ. Cụ thể là:
Biểu13 . Dự kiến cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Hà nam giai đoạn 2001-2010.
Đơn vị : %.
1996
2000
2010
GDP
100
100
100
1.Công nghiệp
18,8
27,1
39,0
2.Nông nghiệp
49,6
41,5
22,0
3.Dịch vụ
31,6
31,4
39,0
Nguồn: Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hà nam đến 2010.
Như vậy, từ nay đến năm 2010, công nghiệp sẽ là trọng tâm đột phá của tỉnh. Tỷ trọng công nghiệp trong cơ cấu GDP sẽ tăng mạnh từ 18,8% năm 1996 lên 27,1% năm 2000 và phấn đấu tới năm 2010 sẽ đạt 39,0%. Trong công nghiệp, Hà nam sẽ tăng cường đầu tư phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng vì đây là ngành công nghiệp chủ lực, có tính mũi nhọn của tỉnh xét về trước mắt cũng như lâu dài. Bên cạnh đó, tỉnh cũng tập trung phát triển các ngành chế biến lương thực ,thực phẩm, công nghiệp dệt, da, may mặc và công nghiệp cơ khí điện tử.
Tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu GDP sẽ giảm mạnh, phấn đấu đến năm 2010 tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu GDP chỉ còn chiếm 22%, như vậy sẽ tạo điều kiện cho phát triển nền kinh tế theo hướng CNH- HĐH. Trong trồng trọt, sẽ tập trung phát triển cây ăn quả, cây thực phẩm và cây công nghiệp để bổ trợ cho ngành chế biến lương thực thực phẩm, đồng thời trong chăn nuôi lấy bò, lợn, gia cầm làm vật nuôi chính.
Các ngành dịch vụ giữ vai trò ngày càng quan trọng đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội của tỉnh từ nay đến năm 2010. Tỷ trọng của ngành dịch vụ trong cơ cấu GDP tăng từ 31,6% năm 1996 lên 39% năm 2010. Trong ngành dịch vụ thì tỉnh sẽ lấy hai ngành thương mại và du lịch làm cực tăng trưởng .
Tóm lại, trong giai đoạn 2001- 2010, để có thể đạt được mục tiêu kinh tế- xã hội như đã trình bày ở trên thì cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Hà nam sẽ phải chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ đồng thời giảm dần tỷ trọng của nông nghiệp trong cơ cấu GDP để hình thành một cơ cấu kinh tế Công nghiệp- Nông nghiệp -Dịch vụ.
Cùng với chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu lao động cũng cần có sự chuyển dịch tương ứng. Phân công lao động xã hội ngày càng tiến bộ hơn, lao động trong ngành nông nghiệp phải được chuyển dần sang hoạt động cho ngành công nghiệp và dịch vụ. Cụ thể lao động trong các ngành sẽ được phân bổ như sau:
Biểu 14.Dự kiến cơ cấu lao động của tỉnh Hà nam đến năm 2010.
Đơn vị : % .
1996
2000
2010
Tổng số
100
100
100
1.Công nghiệp
4,9
8,5
25,0
2.Nông nghiệp
88,2
75,0
47,0
3.Dịch vụ
6,9
16,5
28,0
Nguồn: Theo quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hà nam đến năm 2010.
Như vậy, đến năm 2010 dự kiến lao động trong nông nghiệp chỉ còn chiếm 47% tổng số lao động trong nền kinh tế của tỉnh. Lao động trong hai ngành công nghiệp và dịch vụ sẽ tăng lên đáng kể. Phấn đấu từ nay đến năm 2010 sẽ giải quyết thêm việc làm cho 114 nghìn người. Đồng thời năng suất lao động cũng cần phải được nâng cao, sẽ đạt khoảng 1,5 lần vào năm 2000 so với năm 1996, khoảng 2,7 lần vào năm 2010 so với năm 2000.
Để xây dựng được một cơ cấu ngành kinh tế như đã trình bày ở trên, trong giai đoạn 2001-2010 cũng cần phải thay đổi lại cơ cấu vốn trong các ngành theo hướng tăng tỷ trọng vốn đầu tư vào hai ngành công nghiệp và dịch vụ, đồng thời giảm tỷ trọng vốn đầu tư vào ngành nông nghiệp. Cụ thể cơ cấu vốn đầu tư đến năm 2010 như sau:
Biểu 15. Cơ cấu đầu tư của tỉnh Hà nam thời kỳ 2001-2010.
Đơn vị : %.
Thời kỳ 1997-2000
Thời kỳ 2001-2010
Tổng số
100
100
1.Công nghiệp
39,3
47,9
2.Nông nghiệp
11,8
5,1
3.Dịch vụ
48,9
47,0
Nguồn: Theo quy hoạch phát triển KT- XH tỉnh Hà nam đến năm 2010
b. Hướng chuyển dịch cho từng ngành.
Ngành Công nghiệp.
Trong giai đoạn từ nay đến năm 2005, Hà nam cần phát huy lợi thế của mình về nguồn nguyên liệu sẵn có để sản xuất vật liệu xây dựng như xi măng, gạch , ngói, đá xây dựng,...Hà nam cần đầu tư tiếp dây chuyền 2 xi măng Bút Sơn, nâng cao công suất của các cơ sở sản xuất đá xây dựng, các lò gạch, ngói trên địa bàn.
Bên cạnh ngành công nghiệp vật liệu xây dựng, trong giai đoạn tới Hà nam cần phát triển công nghiệp chế biến. Có thể coi đây là mũi nhọn phát triển trong giai đoạn từ nay đến năm 2005. Bởi vì ngành công nghiệp chế biến nông sản là ngành hứa hẹn có mức tăng trưởng nhanh, dễ dàng thu hút lao động trong tỉnh. Ngoài ra, Hà nam cũng cần chú trọng phát triển các ngành thủ công nghiệp truyền thống, song song với việc mở rộng các làng nghề mới nhằm từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế nội tỉnh. Các ngành còn lại như dệt may, da giày, cơ khí điện tử, phân bón hoá chất,...cũng vẫn được tạo điều kiện phát triển nhưng ở mức độ quan tâm ít hơn.
Sau khi tạo được chuyển biến khá căn bản về cơ cấu kinh tế trong giai đoạn trước, trên cơ sở tích luỹ được kinh nghiệm và vốn qua việc phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng và công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, bước sang giai đoạn 2005- 2010, Hà nam cần tập trung phát triển công nghiệp dệt may da giày, cơ khí điện tử để nâng tỷ trọng của các ngành này lên trong cơ cấu công nghiệp.Dự kiến giai đoạn 2001-2010, vốn đầu tư cho ngành công nghiệp phân bổ như sau:
Biểu 16. Cơ cấu vốn đầu tư cho Công nghiệp Hà nam giai đoạn 2001-2010.
Ngành sản xuất
Giá trị
(tỷ đồng)
Tỷ trọng
( %)
Toàn ngành Công nghiệp
5.300
100
1-CN Vật liệu xây dựng
3.570
67,3
2-CN Chế biến LT - TP
495
9,3
3-CN Cơ khí, điện tử
370
6,9
4- CN Dệt may giày da
370
6,9
5-CN Hoá chất
370
6,9
6- CN khác
125
2,7
Nguồn:Sở Công nghiệp Hà nam.
Như vậy, giai đoạn 2001- 2010 Hà nam đầu tư lớn cho hai ngành công nghiệp vật liệu xây dựng và công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm đồ uống vì đó là hai ngành mũi nhọn của tỉnh đến năm 2010. Bên cạnh đó Hà nam cũng đầu tư phát triển các ngành cơ khí, điện tử, dệt may, giày da, phân bón hoá chất và các ngành công nghiệp khác.
Cụ thể, hướng phát triển cho từng ngành như sau.
Đối với công nghiệp vật liệu xây dựng.
Đến năm 2010, công nghiệp vật liệu xây dựng vẫn là ngành trọng điểm của tỉnh vì nó tận dụng được thế mạnh về địa lý, tài nguyên. Trong công nghiệp vật liệu xây dựng sẽ tập trung một số loại vật liệu chủ yếu như xi măng, đá xây dựng, gạch xây, tấm lợp và gạch lát nền. Dự kiến sản lượng của các vật liệu đó đến năm 2010 như sau:
Biểu 17. Dự kiến sản lượng một số sản phẩm chủ yếu củangành vật liệu xây dựng Hà nam.
Tên vật liệu xây dựng
Đơn vị
2000
2005
2010
1.Xi măng
Triệu tấn
1,5
1,7
3,0
2.Đá xây dựng
Triệu m3
1,5
3,0
3,5
3.Gạch xây
Triệu viên
120
150
170
4.Tấm lợp
Triệu m2
1
1
1
5.Gạch lát nền
Nghìn m2
-
200
200
Nguồn : Sở Công nghiệp Hà nam
Đối với công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm và đồ uống.
Đây là một ngành quan trọng vì nó sẽ làm tăng giá trị của ngành sản xuất nông nghiệp. Trong ngành này những lĩnh vực cần tập trung phát triển là Công nghiệp chế biến nông sản như xay xát gạo, Công nghiệp chế biến hoa quả, Công nghiệp chế đồ uống như bia, rượu, nước giải khát, Công nghiệp chế biến thực phẩm. Hướng phát triển của ngành này như sau.
Trước mắt, tập trung củng cố nâng cao hiệu quả các cơ sở sản xuất hiện có về xay xát gạo. Bên cạnh đó mở rộng sản xuất nước khoáng không cồn, cơ sở sản xuất bia ở trung tâm các huyện lỵ. Đưa nhà máy bia Phủ Lý thuộc công ty Bia nước giải khát Phủ Lý lên công suất 6 triệu lít/ năm.
Trong tương lai sẽ tìm các đối tác liên doanh sản xuất rượu cao cấp, bánh kẹo chất lượng cao tại thị xã Phủ Lý, nghiên cứu chuẩn bị điều kiện đầu tư xí nghiệp chế biến thức ăn gia súc gia cầm, tìm đối tác liên doanh đầu tư xây dựng dây chuyền chế biến nước hoa quả công suất 5000 tấn/ năm, khoảng 50% sản phẩm dùng để xuất khẩu , phục hồi dây chuyền ép dầu lạc và đầu tư chiều sâu để có sản phẩm dầu ăn.
Đối với công nghiệp Dệt may, da giày.
ở Hà nam nói chung các xí nghiệp may có năng lực nhỏ bé, trừ xí nghiệp 2717 Hà nam có doanh thu năm 1996 là 2.027 triệu đồng, nộp ngân sách 40 triệu đồng, còn các xí nghiệp may 27/7 Duy Tiên, Bình Lục có doanh thu nhỏ từ 100- 200 triệu đồng và hiệu quả kinh doanh lỗ. Do vậy để sản xuất có hiệu quả kinh tế, hoà nhập với ngành tiêu dùng trong cả nước, sản phẩm có khả năng cạnh tranh và xuất khẩu thì nhiệm vụ và phương hướng chung của ngành này là.phải cải tạo, bổ sung sắp xếp các xí nghiệp hiện có, xây dựng các xí nghiệp may, xí nghiệp giày thể thao, giầy da xuất khẩu.
Hiện nay, một trong những khó khăn chính là thị trường tiêu thụ sản phẩm không đủ sức cạnh tranh với hàng ngoại nhập vì vậy nhóm ngành này cần được đầu tư công nghệ mới để nâng cao chất lượng sản phẩm. Phấn đấu đến năm 2010 đạt khoảng 9,8 triệu mét vải các loại: 1,6 triệu sản phẩm may sẵn, 80 tấn tơ tằm, 2,5- 3 triệu khăn mặt.
Đối với ngành cơ khí điện tử.
Phương hướng chung của ngành cơ khí Hà nam là sản xuất các sản phẩm truyền thống với chất lượng mẫu mã quy cách ngày càng tốt hơn, phong phú hơn như máy tuốt lúa, máy bơm, các công cụ phục vụ sản xuất nông nghiệp. Mặt khác, tham gia làm tốt công tác sửa chữa thiết bị máy móc của các cơ sở sản xuất đóng trên địa bàn, tham gia lắp ráp máy canh tác phục vụ nông nghiệp và chế biến thực phẩm, chế tạo sửa chữa máy móc thiết bị chế biến đá, sản xuất bột nhẹ, chế tạo máy móc thiết bị phục vụ vận chuyển giao thông.
Đối với ngành điện tử cần xây dựng các cơ sở lắp ráp có dây chuyền thiết bị hiện đại, hoàn chỉnh dây chuyền lắp ráp CKD có trang thiết bị công nghệ kiểm tra tốt để lắp ráp các thiết bị điện tử dân dụng và dần dần hướng tới lắp ráp IKD.
Đối với ngành công nghiệp phân bón, hoá chất.
Trong giai đoạn 2000- 2005, Hà nam tập trung phát triển các công trình sản xuất phân bón hoá chất tận dụng được nguồn nguyên liệu nội tỉnh, đồng thời lại không đòi hỏi vốn đầu tư lớn, công nghệ ít phức tạp như: Công trình sản xuất bột nhẹ chất lượng cao, cung cấp cho các ngành sản xuất cao su, giấy, gia công nhựa, thuốc đánh răng, ytế, hoá mỹ phẩm,... ;Công trình sản xuất phân hỗn hợp NPK chất lượng cao có công suất từ 100.000- 300.000 tấn / năm cung cấp cho sản xuất nông nghiệp trong vùng, ngoài ra còn tận dụng nguồn than bùn lớn để sản xuất phân vi sinh với công suất 5.000 tấn / năm ; Công trình sản xuất ống nhựa dẫn nước và các sản phẩm nhựa dân dụng công suất 1000- 2000 tấn / năm phục vụ cho nhu cầu dân dụng và xây dựng. Ngoài ra còn công trình sản xuất bao xi măng, vỏ bao bì nông sản.
Trong giai đoạn 2006- 2010, sau thời gian tập trung phát triển các ngành hoá chất nói trên, Hà nam cần tiến tới phát triển các ngành hoá chất hiện đại như sản xuất sôđa Na2CO3 quy mô 100 nghìn tấn/ năm cung cấp cho các ngành thuỷ tinh, kính, bột giặt,...các công trình sản xuất phân vi sinh công suất 500 nghìn tấn/ năm, công trình sản xuất vật liệu chịu lửa công suất 15- 20 nghìn tấn/ năm.
Để đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp từ nay đến năm 2010, Hà nam cần xây dựng các khu, cụm công nghiệp tập trung như:
- Cụm công nghiệp phía Tây sông Đáy gồm hai cụm là cụm Bút Sơn- Kim Bảng bao gồm các cơ sở khai thác, chế biến đá và sản xuất vật liệu xây dựng như xi măng, bê tông tươi, cấu kiện bê tông đúc sẵn, bê tông tấm lớn, bê tông ly tâm các loại..Cụm Kiện Khê gồm các cơ sở sản xuất chế biến đá, sản xuất xi măng, hoá chất bột nhẹ, vôi củ, vôi nghiền,...
- Cụm công nghiệp thị xã Phủ Lý và vùng phụ cận bao gồm các cơ sở sản xuất hàng tiêu dùng như bánh kẹo, nước giải khát ,bia, rượu, các hàng may mặc, giày thể thao, giầy da tiêu thụ nội địa và xuất khẩu, các cơ sở sản xuất mặt hàng cơ khí, trung tâm thương mại, dịch vụ.
- Khu công nghiệp Đồng Văn dành riêng cho công nghiệp chế biến nông sản, chế biến thức ăn gia súc gia cầm, các cơ sở chế biến nông sản như tinh bột cà chua, khoai lang khoai tây, đồ hộp xuất khẩu, thực phẩm đông lạnh,...
- Cụm công nghiệp dọc đường quốc lộ 1A, 21A, 21B, quốc lộ 38 bố trí các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng như gạch không nung, tấm lợp, gạch trang trí, gạch lát nền, các sản phẩm từ xi măng: bê tông tươi, bê tông đúc sẵn và các cơ sở chế biến nông sản, thức ăn gia súc, dệt may xuất khẩu, thêu ren thảm len, thảm đay xuất khẩu.
Tóm lại, xu hướng chung cho chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp của Hà nam giai đoạn 2001-2010 là tăng dần tỷ trọng của các ngành công nghiệp sử dụng nguyên liệu nhập ngoài như cơ khí điện tử, dệt may,...và giảm dần tỷ trọng của các ngành sử dụng nguyên liệu tại chỗ như công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, đồ uống,...
Ngành Nông nghiệp.
Phát triển nhanh sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá đạt hiệu quả cao, góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng chung của nền kinh tế địa phương và nuôi sống được nhiều nhân khẩu nhất. Phát triển nông nghiệp đặt trong mối quan hệ hữu cơ với các ngành hoặc lĩnh vực khác của tỉnh, đặc biệt gắn chặt nông nghiệp với công nghiệp chế biến, gắn nông nghiệp với chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong nông thôn.
Khuyến khích nông dân làm giàu thông qua việc khai thác sử dụng hiệu quả đất đai, phát triển mạnh ngành nghề, dịch vụ ở nông thôn, tạo thêm việc làm và thu nhập cho nông dân, giảm bớt hộ nông nghiệp thuần nông, tăng nhanh số hộ nông dân kiêm các ngành nghề, dịch vụ.
Tóm lại, trong giai đoạn 2001- 2010, cùng với quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế chung, trong ngành nông nghiệp của tỉnh Hà nam cũng có sự chuyển dịch tương ứng theo xu hướng tăng tỷ trọng của ngành chăn nuôi, giảm tỷ trọng của ngành trồng trọt. Dự kiến cơ cấu nông nghiệp của tỉnh Hà nam đến năm 2010 như sau.
Biểu 18. Cơ cấu và tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp tỉnh Hà nam đến năm 2010.
Đơn vị :%.
1997
2000
2010
Tốc độ phát triển
1997-2000
2001-2010
Tổng số
100
100
100
4,7
2,5
-Trồng trọt
74,2
70,0
60,0
4,6
2,2
-Chăn nuôi
25,8
30,0
40,0
7,5
6,5
Nguồn: Sở Nông nghiệp tỉnh Hà nam.
Như vậy, tỷ trọng của ngành trồng trọt sẽ có xu hướng giảm từ 74,2% năm 1997 xuống còn 60% năm 2010 và tỷ trọng của ngành chăn nuôi và dịch vụ sẽ tăng từ 25,8% năm 1997 lên 40% vào năm 2010. Trong từng ngành trồng trọt và chăn nuôi cũng cần có sự chuyển dịch phù hợp.
Hướng chuyển dịch cơ cấu ngành Trồng trọt.
Đẩy mạnh phát triển ngành trồng trọt trên cơ sở sử dụng có hiệu quả cao nhất diện tích đất nông nghiệp, sao cho trên một diện tích đất nông nghiệp tạo ra được nhiều giá trị nhất, tỷ suất hàng hoá cao nhất và nuôi sống được nhiều người nhất.
Muốn đảm bảo yêu cầu trên trước hết phải thay đổi lại cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp. Trong giai đoạn 2001- 2010, tỉnh sẽ tập trung chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp theo hướng ổn định, sản xuất lương thực là trọng tâm của trồng trọt nhưng phải giảm dần diện tích cây lương thực ở những nơi có năng suất thấp, bấp bênh kém hiệu quả so với cây con khác. Mặt khác tăng diện tích cây rau đậu thực phẩm, cây ăn quả, cây công nghiệp và cây con có giá trị kinh tế cao hơn. Cụ thể sự thay đổi cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp được biểu hiện như sau:
Biểu 19. Dự kiến cơ cấu sử dụng đất trồng trọt của tỉnh Hà nam đến năm 2010
Đơn vị:%
1997
2000
2010
Tổng số
100
100
100
1.Cây lương thực
87,7
85,5
82,5
2.Cây thực phẩm
3,1
3,7
4,5
3.Cây ăn quả
3,8
5,0
7,0
4.Cây công nghiệp
4,0
4,2
4,5
5.Cây khác
1,4
1,3
1,5
Nguồn: Sở Nông nghiệp Hà nam
Cùng với thay đổi cơ cấu sử dụng đất cũng cần phải bố trí lại cơ cấu giống cây trồng cho phù hợp đi đôi với cải tiến chất lượng giống theo hướng đưa vào các giống cây có năng suất cao phù hợp với điều kiện tự nhiên và tập quán canh tác của từng vùng, trên cơ sở được thị trường chấp nhận nhằm đạt giá trị kinh tế cao nhất.
Trong từng loại cây trồng cũng có sự chuyển dịch cơ cấu nhất định.
Cây lương thực chính của Hà nam vẫn là cây lúa, ngoài ra còn có các cây ngô, khoai, sắn. Phương hướng chính là thâm canh tăng năng suất, phát triển các vùng sản xuất lương thực có giá trị cao.Đến năm 2010 nhu cầu lương thực tại chỗ khoảng 400- 420 nghìn tấn.. Cây lương thực vẫn được quan tâm phát triển, nhất là tăng diện tích làm vụ đông để đáp ứng nhu cầu tại chỗ và tham gia thị trường bên ngoài, tạo nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
Cây ăn quả là cây có giá trị kinh tế cao, Hà nam đã xác định được cây ăn quả chính là cam, quýt, bưởi, nhãn, vải, xoài.Trong giai đoạn tới cần cải tạo vườn tạp, quy hoạch vùng cây ăn quả tập trung, khai thác vùng đất đồi, đất bãi ven sông để trồng cây ăn quả.
Đối với cây công nghiệp cần tập trung phát triển các cây lạc, đỗ tương, đay, mía, đó là những cây công nghiệp ngắn ngày cho giá trị kinh tế cao.
Cây thực phẩm cần được quy hoạch thành vùng rau sạch tập trung phục vụ cho khu đô thị và xuất khẩu, đồng thời phát triển các cây dưa chuột, tỏi, cà chua, cà rốt, hành tây để cung cấp cho ngành chế biến thực phẩm xuất khẩu.
Như vậy, giai đoạn 2001- 2010, cơ cấu ngành trồng trọt sẽ thay đổi theo hướng chuyển sang phát triển các cây thực phẩm, cây ăn quả, cây công nghiệp là những cây cho giá trị kinh tế cao.
Hướng chuyển dịch cơ cấu ngành chăn nuôi.
Chăn nuôi cần được chú trọng phát triển, tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp từ 25% hiện nay cần được nâng lên thành 35- 40 % vào năm 2010.
Trong thời kỳ 2001-2010, Hà nam cần tập trung phát triển các loại vật nuôi vừa tạo nguồn phân bón, kết hợp tận dụng sản phẩm thừa của ngành trồng trọt, chuyển dần chăn nuôi từ dạng truyền thống sang chăn nuôi theo kiểu công nghiệp. Trong chiến lược phát triển ngành chăn nuôi, Hà nam cần tập chung phát triển các loại vật nuôi chính là trâu, bò, dê, lợn và gia cầm.
Phát triển nuôi lợn là hướng chủ yếu, phải chú trọng cả hai mặt tăng nhanh đàn lợn, trọng lượng lợn xuất chuồng bình quân và chất lượng thịt hàng hoá. Phấn đấu đến năm 2010 đảm bảo cho nhu cầu tiêu dùng thịt lợn tại địa phương và tham gia khoảng 5% vào thị trường thịt của các đô thị Bắc bộ. Như vậy đến năm 2010 đàn lợn phải có khoảng 400 nghìn con.
Chăn nuôi gia cầm là hướng phát triển quan trọng để tăng sản lượng thịt phục vụ cho nhu cầu tại chỗ, thị trường trong nước và tham gia xuất khẩu. Đến năm 2010 chỉ cần 20% nhu cầu sử dụng thịt là thịt gia cầm thì đàn gia cầm phải có7,5- 8 triệu con, trung bình mỗi hộ nông dân phải nuôi 40- 45 nghìn con gia cầm một năm. Do vậy, việc chuyển hướng chăn nuôi gia cầm sang kiểu chăn nuôi công nghiệp là rất cần thiết.Trong đàn gia cầm thì xác định gà là con gia cầm chính.
Đối với đàn gia súc như trâu, bò, dê cần được duy trì và phát triển cả về số lượng và chất lượng sản phẩm. Phấn đấu đến năm 2010, đàn trâu bò có từ 40- 45 nghìn con, đàn dê có từ 25- 30 nghìn con.
Biểu 20. Dự kiến số lượng vật nuôi của tỉnh Hà nam đến năm 2010.
Vật nuôi
Đơn vị
1997
2010
Trâu, bò
Dê
Lợn
Gia cầm
Nghìn con
,,
,,
,,
32,7
-
245,9
1.966,7
40- 45
25- 30
400
7.500
Nguồn :Quy hoạch phát triển KT- XH tỉnh Hà nam đến năm 2010.
Trong kế hoạch phát triển ngành chăn nuôi đến năm 2010, cần nghiên cứu chuyển những vùng đất trũng, khu vực hồ, đầm chưa khai thác, vùng sản xuất lương thực bấp bênh sang nuôi trồng thuỷ sản như cá, tôm, và các con đặc sản khác.
Ngành dịch vụ.
Các ngành thuộc khối ngành dịch vụ giữ vai trò ngày càng quan trọng đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội của tỉnh trong giai đoạn đến năm 2010 và những năm tiếp theo. Tỷ trọng khối ngành dịch vụ trong GDP sẽ tăng từ 31,6% năm 1996 lên khoảng 39-40% vào năm 2010. Trong ngành dịch vụ xu hướng sẽ tăng tỷ trọng của ngành thương mại và du lịch trong cơ cấu GDP ngành Dịch vụ.
Hướng chuyển dịch ngành Thương mại.
Phát triển ngành thương mại là một khâu rất quan trọng đảm bảo cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hoá. Do vậy từ nay đến năm 2010 cần phải gắn sự phát triển ngành thương mại dịch vụ của tỉnh với sự phát triển của các ngành kinh tế khác và sự phát triển chung về kinh tế xã hội của địa phương cũng như vùng Bắc bộ và cả nước. Thị trường thương mại phải được mở rộng trên cơ sở phát huy các lợi thế của địa phương, đa dạng hoá các thành phần kinh tế tham gia các hoạt động thương mại.
Đối với hoạt động nội thương phải đảm bảo đầu ra cho những sản phẩm chủ lực của tỉnh như xi măng, đá xây dựng, gạch, nông sản chế biến, lương thực, thịt, hoa quả,..Mặt khác đảm bảo cung ứng kịp thời, đầy đủ yêu cầu về vật tư cho sản xuất, hàng tiêu dùng cho nhân dân.
Đối với hoạt động ngoại thương cần tăng cường hoạt động xuất nhập khẩu, phấn đấu đưa kim ngạch xuất khẩu đạt tỷ lệ 7- 8% so với GDP vào năm 2010, nhịp độ tăng trưởng bình quân thời kỳ 2001-2010 đạt 18- 20 %/ năm. Hoạt động xuất khẩu có sự thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp dệt may, da giày, vật liệu xây dựng, thủ công mỹ nghệ, hàng điện tử và một số hàng khác, đồng thời giảm tỷ trọng xuất khẩu hàng nông sản thô. Cụ thể cơ cấu hàng xuất khẩu đến năm 2010 như sau:
Biểu 21. Dự kiến cơ cấu hàng xuất khẩu đến năm 2010.
Đơn vị %.
Nhóm sản phẩm
Tỷ trọng xuất khẩu
Hàng nông, lâm, thuỷ sản chế biến
Hàng dệt may, da giày, VLXD
Hàng điện tử
50-60
30-35
5-10
Nguồn :Quy hoạch phát triển Thương mại- Dịch vụ Hà nam đến năm 2010
Về nhập khẩu, trước mắt cần nhập một số dây chuyền thiết bị máy chế biến nông sản, còn lại nhập một phần vật tư chiến lược phục vụ sản xuất như phân bón thuốc trừ sâu, sắt thép và một phần hàng tiêu dùng thiết yếu mà tỉnh không sản xuất.
Hướng chuyển dịch ngành Du lịch.
Du lịch Hà nam sẽ được phát triển trên cơ sở tiềm năng và lợi thế của địa phương, đó là du lịch quá cảnh, tham quan, lễ hội, tín ngưỡng, du lịch sinh thái,..
Hà nam xác định khách du lịch trong nước làm đối tượng phục vụ chính. Từ nay đến năm 2010 phấn đấu thu hút khách quốc tế đến Hà nam tăng ở mức khoảng 20%/ năm, khách du lịch nội địa trên 20%/ năm, ngày lưu trú trung bình của khách khoảng 1,8- 1,9 ngày vào năm 2010.
Để thu hút thêm nhiều khách du lịch đến Hà Nam trong thời gian tới cần phải phát triển không gian du lịch hợp lý theo các hướng: Hướng Tây gắn trung tâm tỉnh với huyện Kim Bảng và khu du lịch Hương Sơn (Hà Tây); Hướng Đông- Đông Bắc gắn với lễ hội như Đọi Sơn, đền Lảnh, đền Trần Thương và vùng du lịch sinh thái ven sông Hồng, sông Châu. Đồng thời phát triển kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất chuyên ngành, các điểm vui chơi giải trí, thể thao, nghỉ ngơi cuối tuần, phương tiện vận chuyển, dịch vụ bán hàng lưu niệm,...Việc đầu tư không đúng hướng hoặc không đồng bộ cũng làm ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành du lịch.
Tóm lại, phấn đấu đến năm 2010 sẽ đưa du lịch Hà Nam phát triển mạnh để có thể góp phần tăng tỷ trọng của ngành dịch vụ trong cơ cấu GDP của tỉnh. Dự kiến năm 2010, doanh thu từ du lịch đạt 7.400.000 đôla.
Biểu 22. Dự kiến doanh thu từ du lịch đến năm 2010
Đơn vị tính: nghìn USD
Doanh thu
2000
2010
Từ khách du lịch quốc tế
70
900
Từ khách du lịch trong nước
1.250
6.500
Cộng
1.320
7.400
Nguồn : Sở Thương mại- Dịch vụ Hà nam.
Hướng chuyển dịch các ngành dịch vụ khác:
Đối với hoạt động tài chính ngân hàng, phấn đấu tăng thu ngân sách, cả giai đoạn từ nay đến năm 2010 đạt khoảng 17%/ năm so với GDP. Vì vậy, từ nay đến năm 2010 ngành này cần phải:
Thứ nhất, tăng cường tạo các nguồn thu trên cơ sở khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh dịch vụ.
Thứ hai, phải tạo được thị trường vốn thông qua các hình thức thu hút vốn còn nhàn rỗi trong các tầng lớp dân cư, tổ chức kinh tế, mở rộng các điểm cho vay vốn.
Thứ ba, mở rộng các hình thức bảo hiểm, tư vấn đầu tư, giảm các thủ tục phiền hà không cần thiết để thu hút được nhiều vốn đầu tư.
Trong lĩnh vực vận tải, bưu chính viễn thông,Hà Nam cần phải mở rộng quy mô và phạm vi cả vận tải liên tỉnh và nội tỉnh, đáp ứng nhu cầu về lưu thông cho hàng hoá và đi lại của nhân dân, cho khách du lịch. Phát triển dịch vụ vận tải trên cả ba loại đường là đường sắt, đường bộ và đường sông, trong đó chú trọng phát triển tốt vận tải đường bộ. Ngoài ra phải đầu tư các trang thiết bị vận chuyển hiện đại, các phương tiện bốc dỡ, xây dựng kho tàng bến bãi theo quy hoạch của tỉnh.
Đối với dịch vụ bưu chính viễn thông cần phát triển thông tin nội tỉnh, nội huyện cũng như mở rộng viễn thông ra các tỉnh và quốc tế để đáp ứng nhu cầu cho sự phát triển và đời sống nhân dân.
Ngoài ra cần phát triển tổng hợp các dịch vụ tiếp thị, chuyển giao công nghệ, sửa chữa dân dụng và phát triển mạnh dịch vụ ăn uống, dịch vụ văn hoá nghệ thuật, thẩm mỹ.
II. Giải pháp chủ yếu để đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Hà Nam giai đoạn 2001-2010.
1- Giải pháp.
a. Về tổ chức không gian kinh tế xã hội.
Để thực hiện định hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Hà Nam trước hết phải tổ chức hợp lý không gian kinh tế xã hội của tỉnh bởi vì trên cơ sở không gian kinh tế xã hội sẽ tổ chức không gian các ngành. Vì vậy tổ chức không gian kinh tế xã hội là một giải pháp cần thiết để đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh.
Thứ nhất, cần tổ chức phát triển chuyên môn hoá theo 3 tiểu vùng.
Tiểu vùng phía Tây sông Đáy bao gồm phần lãnh thổ của các huyện Kim Bảng và Thanh Liêm nằm về phía Tây sông Đáy sẽ hình thành vùng sản xuất công nghiệp vật liệu xây dựng; các cụm du lịch; vùng sản xuất cây ăn quả như vải, na, hồng..., vùng chăn nuôi đặc sản như bò, dê, chim, ong...; gắn với phát triển kinh tế xã hội các xã miền núi.
Tiểu vùng phía Đông sông Đáy bao gồm phần lãnh thổ của thị xã Phủ Lý, huyện Lý Nhân, Bình Lục, Kim Bảng và Thanh Liêm nằm về phía Đông sông Đáy có chức năng chuyên môn hóa như trung tâm công nghiệp, thương mại của toàn tỉnh; sản xuất lúa và cây lương thực, vùng chăn nuôi lợn, cá, gia cầm; vùng sản xuất rau quả, cây cảnh; vùng chế biến nông sản.
Tiểu vùng ven sông Hồng bao gồm phần lãnh thổ của các huyện Duy Tiên, Lý Nhân có chức năng chính là vùng sản xuất lúa; trồng cây ăn quả, cây cảnh, trồng rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày; chăn nuôi lợn, gia cầm, nuôi cá; phát triển du lịch sinh thái.
Thứ hai, cần quy hoạch sử dụng đất.
Sử dụng đất một cách hợp lý, có quy hoạch là vấn đề có ý nghĩa chiến lược. Những đối tượng chính phải được quản lý tốt bao gồm đất phát triển đô thị, đất khu công nghiệp, đất thổ cư và xây dựng ở nông thôn, đất giao thông, đất thuỷ lợi, đất nông lâm nghiệp,...
Biểu 23 Dự kiến cơ cấu sử dụng đất của tỉnh Hà Nam đến năm 2010.
Đơn vị : %.
1996
2000
2010
Tổng diện tích đất tự nhiên
100
100
100
Đất đô thị
2,9
3,1
4,6
Đất thổ cư nông thôn
3,5
5,0
5,1
Đất đường giao thông
3,3
4,6
6,0
Đất nông- lâm nghiệp
70,4
71,2
69,8
Đất không bố trí kinh tế
14,1
14,1
14,1
Đất mục đích khác và chưa sử dụng
5,8
2,0
0,4
Nguồn: Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội Hà nam đến năm 2010.
Từ nay đến năm 2010 cần phải tăng cường và mở rộng diện tích đất cho khu đô thị, đất cho giao thông và thu hẹp diện tích đất nông lâm nghiệp, đưa thêm diện tích đất vào sử dụng.
Thứ ba, cần quy hoạch phát triển đô thị
Trong tương lai, thị xã Phủ Lý sẽ được nâng cấp lên thành cấp thành phố. Là đô thị tỉnh lỵ, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa giáo dục của tỉnh Hà Nam; Là đô thị cửa ngõ phía Nam của thủ đô Hà Nội. Chức năng kinh tế quan trọng của thành phố trong tương lai là vệ tinh của thủ đô Hà Nội về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ du lịch.
Thị xã Phủ Lý cần được mở rộng và được quy hoạch theo các khu chức năng chính như khu trung tâm chính trị, khu trung tâm văn hoá thể dục thể thao, khu trung tâm dịch vụ thương mại, khu trung tâm du lịch và dịch vụ nghỉ ngơi, khu trung tâm giáo dục và đào tạo, khu công nghiệp kho tàng, các khu dân cư phía Đông thị xã rộng 307 ha, khu vực xã Phù Vân ở phía Bắc thị xã rộng 90 ha, khu vực phía Tây thị xã rộng 264 ha. Toàn thị xã sẽ có 2 công viên lớn và 6 công viên nhỏ phân bố đều ở các khu vực.
Ngoài ra sẽ phát triển các đô thị trung tâm huyện lỵ và khoảng trên 100 trung tâm xã, cụm kinh tế - kỹ thuật.
Thứ tư, cần phát triển khu vực nông thôn
Mục tiêu đến năm 2010 sẽ giảm tỷ lệ dân số ở khu vực nông thôn xuống còn 70% so với dân số toàn tỉnh. Mặt khác, chú trọng phát triển nông thôn các xã miền núi thuộc hại huyện Thanh Liêm và Kim Bảng. Ưu tiên cho khu vực này trước hết là xây dựng kết cấu hạ tầng, nâng cao dân trí, giáo dục nghề nghiệp, chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân.
b. Về phát triển kết cấu hạ tầng
Muốn đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Hà Nam, phải ưu tiên phát triển kết cấu hạ tầng. Bởi vì kết cấu hạ tầng phát triển nó sẽ tạo nền tảng cho sự phát triển của các ngành và các lĩnh vực khác. Trong điều kiện một tỉnh mới được tái lập như Hà Nam, kết cấu hạ tầng còn rất yếu kém, trong giai đoạn trước mắt cần phải tập trung xây dựng những lĩnh vực chủ yếu như: giao thông, thuỷ lợi, điện, bưu chính viễn thông, công trình công cộng,... để tạo đà cho bước phát triển mới trong giai đoạn tiếp theo. Cụ thể cần phải phát triển những lĩnh vực sau:
Phát triển mạng lưới giao thông
Phát triển giao thông vận tải tạo thuận lợi cho giao lưu, thu hút đầu tư trong và ngoài tỉnh, thúc đẩy xây dựng kết cấu hạ tầng và phát triển kinh tế- xã hội. Do vậy, mạng lưới giao thông vận tải cần được ưu tiên phát triển và đi trước một bước.
Về đường sắt, hệ thống đường sắt đi qua tỉnh Hà Nam có 32km thuộc đường sắt xuyên Bắc- Nam và 10 km đường sắt chuyên dùng; 4 ga hàng hoá- hành khách và một ga chuyên dùng nhưng đều là các ga nhỏ.
Trong thời gian tới hệ thống đường sắt trên địa phận tỉnh được sắp xếp theo quy hoạch phát triển chung của ngành đường sắt. Tuy nhiên về lâu dài cần chuyển đường sắt theo đường vành đai phía Đông thị xã, phát triển đường sắt vào khu vực vật liệu xây dựng phía Tây, chuyển ga Phủ Lý thành ga đầu mối hàng hoá và hành khách trên cơ sở xem xét phương án chuyển đến địa điểm mới, tạo điều kiện phát triển kết cấu hạ tầng thị xã.
Về đường bộ, hệ thống đường bộ của Hà Nam phát triển rất sớm và khá hoàn chỉnh về mạng lưới.
Quốc lộ có 4 tuyến (1A, 21A, 21B, 38A) với chiều dài 95 km.
Đường tỉnh có 12 tuyến với chiều dài 170km.
Đường giao thông nông thôn có chiều dài hơn 4.000km.
Mặc dù mạng lưới đường bộ phát triển nhưng các trục đường chính đều hình thành trong các năm 60,70. Đến nay qua sử dụng lâu dài chưa đầu tư nâng cấp kịp thời nên chất lượng kém, không đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội. Mặt khác hệ thống đường bộ chưa được khép kín, liên hoàn do một số cầu chưa được xây dựng như Câu Tử, Khả Phong, Bồng Lạng.
Hệ thống đường bộ tỉnh phấn đấu đến năm 2010 cần được nhựa hoá toàn bộ, 70% đường tỉnh đạt cấp III đồng bằng, 30% đạt cấp IV đồng bằng. Khép kín mạng lưới đường tỉnh với các trục quốc lộ như cầuYên Lệnh, cầu Ba Đa và của tuyến đường tỉnh như Cầu Từ, Khả Phong, Bồng Lạng,... Phát triển các tuyến giao thông nội thị theo quy hoạch của thị xã Phủ Lý và các khu công nghiệp. Mục tiêu đến năm 2010 là nhựa hoá toàn bộ đường liên huyện và liên xã, bê tông hoá toàn bộ đường làng và ngõ xóm, đường ra đồng được rải đá cấp phối.
Về đường sông, hệ thống đường sông của Hà Nam phong phú và trải đều trên địa bàn tỉnh với hơn 200 km, trong đó có gần 100 km thuộc hai sông lớn là sông Hồng và sông Đáy. Các sông khác được phân bố ở hầu hết các địa phương thuộc tỉnh nhưng tác dụng phục vụ vận tải hạn chế bởi vướng các đập, cống,...Đến nay Hà Nam vẫn chưa có cảng sông chính thức, chỉ có cảng chuyên dùng thuộc một số nhà máy, doanh nghiệp quản lý. Hệ thống bến bãi đường sông đa số là phát triển tự nhiên. Vì vậy, trong giai đoạn đến năm 2010 phải đảm bảo thông tất cả các đường sông, đặc biệt là sông Châu để nối với sông Hồng và sông Đáy, tạo thành mạng lưới đường thuỷ khép kín liên hoàn để phát triển nông nghiệp, du lịch, thuỷ sản. Hai hệ thống sông Hồng sông Đáy đảm bảo an toàn cho thuyền có trọng tải 500- 1000 tấn hoạt động. Xây dựng cảng sông để phục vụ yêu cầu vận chuyển, xếp dỡ hàng hoá như cảng Như Trác, cảng Đọ Xá .
Phát triển mạng lưới bưu chính viễn thông
Từ năm 1990 đến nay, nhất là từ khi tái lập tỉnh, mạng lưới bưu chính viễn thông được phát triển rất nhanh. Năm 1999 số máy điện thoại tăng gấp 3 lần so với năm 1996, đưa số máy bình quân lên 1 chiếc/100 dân. Cơ sở vật chất của ngành bưu chính viễn thông tăng gần 10 lần với thiết bị hiện đại từ khu vực trung tâm đến các bưu cục, chất lượng phục vụ được nâng cao. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu thông tin nhanh nhạy, kịp thời, chính xác nhất là thông tin về kinh tế và nâng cao dân trí ở mức cao thì mạng bưu chính viễn thông cần tiếp tục được đầu tư phát triển nhanh theo hướng đảm bảo thông tin thông suốt, nhanh từ tỉnh đến các huyện, xã và đến các nơi trong nước và quốc tế. Đến năm 2010, phát triển mạng lưới bưu điện- văn hoá đạt bán kính 2 -3 km. Hiện đại hoá và đa dạng hoá các dịch vụ bưu chính viễn thông, phấn đấu đến năm 2010 đạt mức trung bình của cả nước về số máy điện thoại bình quân đầu người. áp dụng nhanh chóng các thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến để phát triển mạng lưới bưu chính viễn thông.
Phát triển mạng lưới điện
Để cung cấp đủ điện cho sản xuất và sinh hoạt, đến năm 2010 bình quân điện tiêu thụ đạt khoảng 1300kw/người, thì Hà Nam cần cải tạo khoảng 391 km đường dây từ 6-10 kv thành 20 kv và xây mới khoảng 305 km đường dây 20 kv.
Phát triển hệ thống công trình công cộng
Trải qua hai cuộc chiến tranh, lại chưa được đầu tư đúng mức qua các năm trước đây nên hệ thống công trình công cộng ở khu trung tâm tỉnh, các huyện đều xuống cấp và gần như phải xây dựng lại từ đầu.
Đối với hệ thống giao thông khu trung tâm tỉnh cần phát triển theo hướng kết hợp cải tạo, nâng cấp với xây dựng tuyến mới ở khu đô thị cũ, tạo nên hệ thống liên hoàn theo quy hoạch chung; lấy sông Đáy làm trục để mở các tuyến song song và tuyến Đông Tây ở khu đô thị mới, tạo nên các khu đô thị mới hoàn chỉnh, khang trang.
Đối với hệ thống thoát nước, phải tăng cường các biện pháp phòng chống lũ lụt bằng cách nâng cấp hệ thống đê, kè sông; xây dựng một số trạm bơm tiêu cho khu vực thị xã để đảm bảo tiêu thoát nước mưa. Kết hợp xây dựng các hồ điều hoà nước với xây dựng các công trình văn hoá, công viên cây xanh, nâng cấp hệ thống thoát nước thị xã theo quy hoạch chung.
Đối với hệ thống cấp nước, hiện nay nhà máy khu vực thị xã Phủ Lý được nâng công suất lên 10.000m3/ ngày đêm, nhưng hệ thố
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 16002.DOC