Đề tài Dinh dưỡng cho bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường

Tài liệu Đề tài Dinh dưỡng cho bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường: BÀI TIỂU LUẬN DINH DƯỠNG CHO BỆNH NHÂN MẮC BỆNH TIỂU ĐƯỜNG Lớp: 08DSH1 Nhóm: Lê Thị Mận 0851110143 Nguyễn Thị Kim Thu 0851110243 Vũ Thị Yến 0851110309 Đinh Thị Thu Hà 0851110312 Trần Nguyễn Thúy An 0851110002 Nguyễn Lê Giang Thanh 0851110229 LỜI NÓI ĐẦU Bệnh tiểu đường cũng như một số bệnh biến dưỡng khác như bệnh cao cholesterol, và ngay cả bệnh cao áp huyết, phần lớn không có triệu chứng, nếu có triệu chứng thì cũng không rõ ràng, hay chỉ do biến chứng (mật, thận, tim mạch, v.v..), lúc ấy chữa thì cũng trễ rồi. Về vấn đề trị liệu, kiểm soát ăn uống là một vấn đề quan trọng và riêng biệt cho từng trường hợp, ngoài sự vận động thường xuyên và thuốc men. Trong phạm vi bài này, chúng ta sẽ thảo luận việc ăn uống hay cách dinh dưỡng trong bệnh tiểu đường. Trung tâm nghiên cứu bệnh tiểu đường của WHO cho biết: Tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường ở châu Á hiện nay đã vượt xa châu Âu, nơi vốn được xem là ổ bệnh. Trong khi có khoảng 5% số người trưởng thành ở châu Âu mắc bệnh ...

doc21 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1402 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Dinh dưỡng cho bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI TIỂU LUẬN DINH DƯỠNG CHO BỆNH NHÂN MẮC BỆNH TIỂU ĐƯỜNG Lớp: 08DSH1 Nhóm: Lê Thị Mận 0851110143 Nguyễn Thị Kim Thu 0851110243 Vũ Thị Yến 0851110309 Đinh Thị Thu Hà 0851110312 Trần Nguyễn Thúy An 0851110002 Nguyễn Lê Giang Thanh 0851110229 LỜI NÓI ĐẦU Bệnh tiểu đường cũng như một số bệnh biến dưỡng khác như bệnh cao cholesterol, và ngay cả bệnh cao áp huyết, phần lớn không có triệu chứng, nếu có triệu chứng thì cũng không rõ ràng, hay chỉ do biến chứng (mật, thận, tim mạch, v.v..), lúc ấy chữa thì cũng trễ rồi. Về vấn đề trị liệu, kiểm soát ăn uống là một vấn đề quan trọng và riêng biệt cho từng trường hợp, ngoài sự vận động thường xuyên và thuốc men. Trong phạm vi bài này, chúng ta sẽ thảo luận việc ăn uống hay cách dinh dưỡng trong bệnh tiểu đường. Trung tâm nghiên cứu bệnh tiểu đường của WHO cho biết: Tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường ở châu Á hiện nay đã vượt xa châu Âu, nơi vốn được xem là ổ bệnh. Trong khi có khoảng 5% số người trưởng thành ở châu Âu mắc bệnh thì ở châu Á là 10-12%. Theo WHO, ước đoán số bệnh nhân đái tháo đường tại Đông Nam Á năm 2000 là 35 triệu người nhưng đến năm 2025 con số này tăng hơn gấp đôi. Hiện khu vực Đông Nam Á được xem là có tốc độ bệnh đái tháo đường tăng cao nhất thế giới. Tỷ lệ bệnh này ở Việt Nam là 1% dân số (nguồn: Diabestes Atlas 2003). Tỷ lệ mắc đái tháo đường ở nước ta, theo dự đoán của WHO, sẽ tương tự như tại các nước trong vùng Đông Nam Á, gia tăng gấp đôi trong vòng 20 năm tới. CHƯƠNG I. TỔNG QUAN 1.1 Ðại cương về dinh dưỡng và bệnh tiểu đường: 1.1.1.Ðại cương về dinh dưỡng Dinh dưỡng là quá trình cung cấp năng lượng từ thức ăn và chuyển hóa năng lượng trong tế bào để nuôi dưỡng cơ thể. Dinh dưỡng chiếm một vai trò quan trọng trong việc hình thành, phát triển cơ thể và giữ gìn sức khỏe của con người. Ở mỗi thời kỳ phát triển của một đời người, nhu cầu về dinh dưỡng hoàn toàn khác nhau, tuy nhiên việc đáp ứng nhu cầu ấy một cách hợp lý lại luôn luôn là vấn đề đáng chú ý, vì đó là nền tảng của sức khỏe. Điều này càng đặc biệt quan trọng đối với trẻ nhỏ, vì các sai lầm về dinh dưỡng trong giai đọan ấu thơ có khi gây những hậu quả nghiêm trọng và không thể phục hồi kéo dài đến suốt đời. Dinh dưỡng liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau như nông nghiệp, công nghiệp chế biến, mạng lưới phân phối, mạng lưới y tế, mạng lưới truyền thông... Trong y khoa, dinh dưỡng là một yếu tố liên quan đến hầu hết các chuyên khoa, giữ vai trò quan trọng không thể bỏ qua, vì tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân cũng như các chế độ ăn phù hợp với các bệnh lý khác nhau đóng góp một phần đáng kể, đôi khi là phần chính yếu đến kết quả điều trị. Dinh dưỡng hợp lý còn có vai trò phòng ngừa bệnh và phục hồi sau bệnh. 1.1.2. Khái niệm bệnh tiểu đường. Tiểu đường là một bệnh rối loạn chuyển hóa chất đường trong cơ thể, là một bệnh lý nội tiết. Nguyên nhân gây ra bệnh là do thiếu hóoc môn của tuyến tụy. Đây là một tuyến tiêu hóa lớn, không chỉ có chức năng tiết ra dịch tụy để tiêu hóa thức ăn trong ruột, mà còn bài xuất hóoc môn insulin đổ vào máu để điều chỉnh lượng đường trong máu và giúp các tế bào của cơ thể sử dụng được chất đường. Những tổn thương ở tụy làm cho nó không tiết ra được insulin sẽ gây hậu quả là đường máu tăng cao và đến mức nào đó (quá ngưỡng hấp thu lại của thận) thì lượng đường dư thừa trong máu sẽ bị đào thải qua nước tiểu gây nên bệnh tiểu đường. Người bị tiểu đường thường có bốn triệu chứng gợi ý để nghĩ đến bệnh là: ăn nhiều - uống nhiều - tiểu nhiều và sút cân nhiều. Nếu xét nghiệm sẽ thấy lượng đường trong máu tăng cao (triệu chứng chính) Biểu hiện của bệnh là uống nhiều, ăn nhiều, đi tiểu nhiều, mệt mỏi, gầy đi, lượng đường trong nước tiểu và trong máu tăng cao, đấy là do sự phân tiết chất insulin trong cơ thể tuyệt đối hoặc tương đối không đủ, gây ra sự rối loạn chuyển hóa đường, protein, chất béo, nước và điện giải. và xét nghiệm nước tiểu có thể thấy ít hoặc nhiều đường trong đó (nước tiểu bình thường không có đường); vì thế tiểu ra ở đâu có thể có ruồi bâu, kiến đậu ở đó. Ngoài ra, người bị tiểu đường có thể bị béo phì hay gầy sút, lở loét dễ bị nhiễm trùng (mụn nhọt, bắp chuối, nhọt tổ ong...) dai dẳng, khó điều trị. Nặng hơn nữa có thể bị hôn mê, co giật do hạ đường huyết và toan hóa máu. Bệnh tiểu đường là một bệnh nội tiết thông thường nhất, không những của người Mỹ da trắng và da đen mà còn xảy ra rất nhiều cho người Việt Nam chúng ta. Thống kê cho thấy độ 5% người da trắng, tức khoảng 16 triệu người mắc bệnh tiểu đường, gồm 8 triệu đàn ông và 7 triệu đàn bà, và độ 100.000 thanh thiếu niên dưới 20 tuổi, so với độ 3,5% dân Châu Á bị bệnh này. Theo thống kê của người Mỹ, mỗi năm độ 650.000 trường hợp mới chẩn đoán và hơn 170.000 người chết bị bệnh tiểu đường, phần lớn do biến chứng gây ra bởi bệnh tiểu đường. Nếu bạn biết rằng, cứ 30 giây có một người bị cắt chi vì tiểu đường và mỗi 10 giây có một người chết vì tiểu đường và tổng số bệnh nhân tiểu đường tại Việt Nam đã lên đến 3 triệu người, 65% trong số đó không biết mình đang có các triệu chứng về tiểu đường cho đến khi bộc phát... chắc chắn bạn sẽ giật mình xem lại chế độ ăn uống là điều hết sức cần thiết. Vấn đề thời sự của cả thế giới hiện nay là tình trạng trẻ bị bệnh tiểu đường (đái tháo đường) đang có xu thế gia tăng. Theo thống kê có đến 10% - 15% trẻ em mắc bệnh trên tổng số bệnh nhân tiểu đường. Các bậc cha mẹ vẫn chủ quan, cho rằng tiểu đường chỉ gặp ở người lớn và bất ngờ khi được thông báo rằng con họ bị tiểu đường. Bệnh tiểu đường cũng như một số bệnh biến dưỡng khác như bệnh cao cholesterol, và ngay cả bệnh cao áp huyết, phần lớn không có triệu chứng, nếu có triệu chứng thì cũng không rõ ràng, hay chỉ do biến chứng (mật, thận, tim mạch, v.v..), lúc ấy chữa thì cũng trễ rồi. Về vấn đề trị liệu, kiểm soát ăn uống là một vấn đề quan trọng và riêng biệt cho từng trường hợp, ngoài sự vận động thường xuyên và thuốc men. Trong phạm vi bài này, chúng ta sẽ thảo luận việc ăn uống hay cách dinh dưỡng trong bệnh tiểu đường. 1.1.3. Tầm quan trọng của thực phẩm đối với bệnh tiểu đường: Để có thể tự kiểm soát, quản lý tốt bệnh đái tháo đường, người bệnh cần hiểu rõ nguồn thực phẩm để chọn lựa cho thích hợp. Bởi vì sự lựa chọn thực phẩm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lượng đường trong máu, và việc kiểm sóat ổn định đường trong máu chính là mục tiêu đầu tiên trong điều trị đái tháo đường. Đường Glucose là lọai đường được tạo ra từ thực phẩm ăn vào. Khi vào máu, đường là nguồn cung cấp năng lượng chính cho tế bào. Một lọai nội tiết tố tên là Insulin sẽ giúp tế bào hấp thu và sử dụng đường Glucose này. Ở người bệnh đái tháo đường, cơ thể không sản xuất insulin, hoặc sản xuất không đủ insulin, hoặc do tế bào không sử dụng được insulin, vì vậy cơ thể không có được năng lượng cần thiết từ đường. Đường không sử dụng sẽ bị ứ đọng trong máu gây tổn thương, biến chứng cho cơ thể. CHƯƠNG II CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG 2.1. Mục tiêu dinh dưỡng Nồng độ Glucose gần bình thường Huyết áp bình thường Lipide máu bình thường Cân nặng hợp lý Nâng cao toàn bộ sức khỏe 2.2. Chế độ dinh dưỡng hợp lý của bệnh nhân tiểu đường nói chung Chế độ ăn hợp lý là nền tảng cho kế hoạch điều trị tiểu đường, nó sẽ giúp duy trì lượng đường thích hợp trong máu,giảm được liều thuốc cần sử dụng, ngăn chặn hoặc làm chậm xuất hiện các biến chứng, kéo dài tuổi thọ bệnh nhân.      Ngoài ra, chế độ ăn hợp lý còn giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái, tự tin trong cuộc sống, ít có cảm giác bị tách biệt trong đời sống xã hội. Muốn thế, cần xây dựng cho người bệnh một chế độ ăn gần giống với người bình thường. 2.2.1.TIÊU HAO NĂNG LƯỢNG Nhu cầu năng lượng: bệnh nhân tiểu đường cũng có nhu cầu năng lượng giống như người bình thường. Nhu cầu tăng hay giảm và thay đổi khác nhau tuỳ thuộc tình trạng của mỗi người. Tuy nhiên cũng có những điểm chung như: Tùy theo tuổi, giới Tuỳ theo loại công việc (nặng hay nhẹ) Tuỳ theo thể trạng (gầy hay béo) Mức nhu cầu năng lượng chung cho bệnh nhân điều trị tại bệnh viện là 25Kcal/kg/ngày. 2.2.3. NHU CẦU CÁC CHẤT DINH DƯỠNG Tỷ lệ giữa các thành phần sinh năng lượng: Protein: Lượng protein lý tưởng là 0,8g/kg thể trọng/ngày đối với người lớn. Khẩu phần có lượng protein quá nhiều là không cần thiết và còn có hại đối với bệnh nhân có bệnh lý thận sớm. - Lipid: Tỷ lệ lipid không nên quá 25%-30% tổng số năng lượng. Lượng cholesterol chỉ dưới 250mg/ngày. Việc kiểm soát chất béo cũng giúp ngăn ngừa xơ vữa động mạch. - Glucid: Tỷ lệ glucid chấp nhận được là 50% - 60% tổng số năng lượng. Nên sử dụng các glucid phức hợp như gạo, khoai củ, hạn chế tối đa đường. - Cần đảm bảo đủ các yếu tố vi lượng (sắt, iod...), vitamine. Các loại này thường có trong rau quả tươi. - Nên ăn nhiều thức ăn có sợi xơ (cellulose) có nhiều trong rau quả, gạo không giã kỹ, bánh mì đen... - Không cần kiêng muối Na, nhưng không nên dùng quá 6g/ngày. Người tăng huyết áp không nên dùng quá 4g/ngày. GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CỦA CÁC NHÓM THỨC ĂN: Đối với thức ăn chứa tinh bột: Nên ăn các loại bánh mì không pha trộn với phụ gia như bánh mì đen, gạo lứt, khoai tây, khoai sọ... lượng tinh bột đưa vào cơ thể người tiểu đường nên bằng khoảng 50-60% người thường. Sử dụng thường xuyên các loại ngũ cốc thô, chà xát ít vì lớp vỏ có chứa nhiều Vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Phương thức chế biến chủ yếu là luộc, nướng hoặc hầm chứ không nên chiên xào. Đối với chất đạm: Hạn chế tối đa thịt hộp, patê, xúc xích... thay vào đó hãy ăn cá, trứng sữa, các sản phẩm chế biến từ sữa, đậu... nên ưu tiên cá mòi và cá trích vì trong hai loại cá này có chứa chất béo có lợi cho việc chống lại bệnh tim mạch và ung thư. Người tiểu đường có thể ăn các loại thịt lợn, thịt bò đã lấy sạch mỡ. Tránh tuyệt đối da gà, da vịt bởi nó có chứa rất nhiều cholesterol. Đối với chất béo: Phải hết sức hạn chế mỡ, lượng cholesteron đưa vào phải dưới 300mg mỗi ngày và lượng mỡ bão hòa phải thay bằng các loại dầu thực vật như dầu đậu nành, dầu olive, dầu mè. Rau, trái cây tươi: Một ngày bệnh nhân tiểu đường nên ăn khoảng 400 gram rau và trái cây tươi, rau quả tươi vừa có tác dụng chống lão hóa, vừa là thức ăn bổ sung vitamin, muối khoáng tốt nhất. Nên ăn cả xác hơn là ép lấy nước uống, chất xơ ở rau quả là thành phần quan trọng làm giảm đường, làm chậm hấp thu đường và đỡ tăng đường sau khi ăn. Tuy nhiên, không phải loại trái cây nào cũng tốt, người mắc bệnh tiểu đường phải tránh các loại trái cây ngọt như nho, xoài, na, nhãn... Nên ăn nhiều chất xơ từ rau Chất ngọt Chất ngọt là nguyên nhân trực tiếp gây bệnh đái tháo đường, nó làm trầm trọng thêm quá trình bệnh lý, tăng các biến chứng nặng nề của bệnh. Lời khuyên của bác sĩ là tránh xa tuyệt đối các loại bánh kẹo, nước ngọt có ga, rượu... Bệnh nhân tiểu đường nên sử dụng các chất ngọt nhân tạo có thể thay đường trong nước uống như Aspartam và sacharine vừa giúp làm giảm lượng đường ăn vào mà vẫn giữ được ngon miệng. Giữ vững thành phần và thời gian ăn là quan trọng, kết hợp với thể dục thể thao thường xuyên chính là phương pháp điều trị bệnh hiệu quả nhất. Tuy nhiên, chế độ ăn cụ thể phải dựa trên từng bệnh nhân, cân nặng, lượng đường trong máu, bệnh đã có các biến chứng hay chưa. Do vậy cần tham khảo ý kiến của bác sĩ đang theo dõi và điều trị. Vi chất cho người mắc tiểu đường Vitamin C Những người bị tiểu đường thường tập trung đường nhiều ở vùng gần thận, mắt và dây thần kinh gây hại cho những vùng này, vitamin C giúp điều chỉnh lượng đường cần thiết. Vitamin E Chứa chất chống ôxy hoá giúp insulin hoạt động hiệu quả và điều chỉnh lượng glucose trong cơ thể ở mức cho phép. Biotin Là thành phần của vitamin nhóm B rất cần thiết để tạo ra glucose. Crôm Mức glucose thích hợp giữ lượng insulin ở mức cho phép, crom giúp giảm lượng glucose thừa nhanh. Mangan Góp phần quan trọng trong việc chuyển hoá glucose. Magiê Cơ thể thiếu magiê ảnh hưởng đến tuyến tuỵ cản trở việc tạo ra insulin. Vitamin B12 Giúp làm lành các tổn thương hệ thần kinh ở những bệnh nhân bị tiểu đường. Vitamin B6 Rất cần thiết trong điều trị bệnh tiểu đường hoặc tổn thương thần kinh. 2.2.4. Chế độ ăn.( Phân bổ bữa ăn trong ngày) Một trong các vấn đề chính và khó khăn nhất về dinh dưỡng cho bệnh nhân tiểu đường là chế độ ăn. Chế độ ăn của người tiểu đường buộc phải thỏa mãn hai điều kiện: Thứ nhất là phải giữ ổn định đường huyết, không làm tăng glucose máu nhiều sau ăn; không làm hạ glucose máu lúc xa bữa ăn, không làm tăng các yếu tố nguy cơ như rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp, suy thận... Thứ hai là phải cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, năng lượng cần thiết cho cơ thể. Chính vì vậy, người bị tiểu đường phải phân phối năng lượng hợp lý bằng cách chia nhỏ các bữa ăn, ít ra là ba bữa chính và có thể từ hai đến ba bữa ăn phụ. Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày dựa trên tổng số năng lượng của cả ngày (theo tỷ lệ 1-1-3-1-3-1/10): bữa sáng 10%, bữa phụ buổi sáng: 10%, bữa trưa: 30%, bữa phụ buổi chiều: 10%, bữa tối: 30%, bữa phụ vào buổi tối: 10% năng lượng. Nếu bệnh nhân có tiêm insulin, phải tính thời điểm lượng glucose máu tăng cao sau bữa ăn phù hợp với thời điểm insulin có tác dụng mạnh nhất. Đối với bệnh nhân điều trị bằng insulin tác dụng chậm, dễ có xu hướng bị hạ đường huyết trong đêm, nên có các bữa ăn phụ trước khi đi ngủ. Ăn điều độ: Nên ăn đều đặn, không bỏ bữa và chia các bữa ăn chính thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày (4 đến 6 bữa). Ăn chừng mực: Không ăn bữa nào quá no hay quá đói, không ăn thứ gì quá nhiều. Ăn đa dạng: Nên ăn trên 20 loại thựcphẩm mỗi ngày bằng cách ăn các món ăn hỗn hợp, có nhiều món trong một bữa ănvà món ăn nên thay đổi trong ngày, giữa các ngày, theo mùa... Tăng chất xơ: Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ như rau cải, bầu bí, mướp đắng, bông cải và các loại đậu. Nên ăn những loại trái cây tươi ít ngọt như thanh long, bưởi, cam, mận, sơri... Kiêng dùng các loại đường hấp thu nhanh như bánh kẹo, mứt, nước ngọt... và hạn chế ăn các loại thực phẩm giàu tinh bột như cơm, mì, hủ tiếu, cháo... Giảm lượng chất béo. Không ăn các loại da, phủ tạng động vật. Không nên ăn mặn. Nên ăn những thức ăn tươi nguyên để ít bị mất đi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn. Hạn chế ăn những thức ăn chế biến sẵn như mì tôm, patê, lạp xưởng, giò chả... Uống đủ nước (ít nhất là 2 lít/ngày) Tóm lại: Ăn kiêng như thế nào?  Thực phẩm cấm: Đường, mía, tất cả các loại sữa chế biến có lượng đường huyết cao, cà phê, kẹo, đá chanh, trái cây đóng hộp, nước quả ép, kẹo, mứt, chè, mỡ.  Thực phẩm hạn chế: Cơm, mì xào, hủ tiếu, bánh canh, bánh mì, các loại khoai(khoai lang, khoai mì...), bánh bích qui, trái cây ngọt.   Thực phẩm không hạn chế: Thịt, tôm, cá, cua, mắm, rau, tất cả các loại đậu. Ngoài ra, việc tập thể dục thường xuyên với người bệnh tiểu đường rất quan trọng. Việc tập thể dục giúp điều hòa tim mạch và làm mức đường trong máu dễ kiểm soát hơn. Người bệnh tiểu đường nên chọn những môn thể thao nhẹ nhàng như chạy bộ, đi bộ, đi xe đạp, bơi lội... Hãy tạo thói quen tập thể dục đều đặn (tối thiểu 30 phút/ ngày). Nên tuyệt đối tránh những môn thể thao nặng như tập tạ, hít đất, tập xà... Bên cạnh chế độ ăn uống và luyện tập thể dục thích hợp, bệnh nhân phải được bác sĩ thường xuyên theo dõi để điều trị phù hợp với tình trạng bệnh lý nhằm hạn chế thấp nhất các biến chứng có thể xảy ra. Nên tầm soát bệnh tiểu đường bằng xét nghiệm đường huyết định kỳ (6 tháng/ lần). 2.2.5. Nguyên tắc xây dựng khẩu phần cho bệnh nhân tiểu đường (Đối với người ĐTĐ typ II và typ I nhẹ) Trước khi bắt đầu chế độ ăn, người bệnh đái tháo đường nên tham khảo ý kiến bác sỹ dinh dưỡng, những người có thể đưa ra lời khuyên về dinh dưỡng dựa trên mục tiêu về sức khỏe, khẩu vị, hay thói quen ăn uống của người bệnh, giúp họ kiểm soát chế độ ăn chung, lựa chọn thức ăn thích hợp và duy trì  cân nặng phù hợp. Tổng lượng thức ăn hàng ngày phải được tính toán cụ thể, dựa trên các dữ liệu về chế độ làm việc, nghề  nghiệp,  giới tính của người bệnh, người bệnh gày hay béo (tính BMI), mang thai hay không…. Chế độ ăn nên tuân theo quy tắc chung như sau:  Sử dụng carbohydrat (chất bột) từ nhiều nguồn khác nhau như ngũ cốc, trái cây, rau và chất béo đơn chưa bão hoà dầu ô liu, dầu hướng dương… chiếm từ 60 – 70% năng lượng. Nên dùng các loại carbohydrat hấp thu chậm. Thành phần chất béo nên gia giảm tùy theo tình trạng cân nặng của bệnh nhân (để giảm cân nặng và duy trì cân nặng thích hợp). Mục đích cơ bản của chế độ ăn là hạn chế chất béo bão hoà (mỡ động vật) dưới 10% tổng thu nhập năng lượng hàng ngày vào cơ thể và các loại chất béo đã qua chế biến (margarin, các loại dầu ăn có nguồn gốc hóa học hay đã qua chiên xào rồi dùng lại). Sẽ rất có lợi nếu ăn nhiều thức ăn có ít năng lượng như rau, nấm khô, dưa chuột… Chất đạm chiếm khoảng 15– 20% nhu cầu năng lượng. Nên dùng các loại đạm có nguồn gốc thực vật, các loại đậu, đậu hũ. Đối với đạm động vật thì nên ưu tiên ăn cá. Không nên dùng trực tiếp những loại thức ăn có thành phần đường hấp thu nhanh. Khi cần bổ sung chất đường, nên chọn các loại trái cây nhưng lượng trái cây cũng phải vừa đủ, không nên lạm dụng. Nên ăn theo đúng bữa trong ngày (sáng, trưa, chiều).Nên ăn nhiều bữa nhỏ và tránh ăn muộn. Tránh tối đa việc ăn khuya vì rất dễ làm đường huyết buổi sáng tăng (trừ trường hợp phải tiêm insulin buổi tối). Một số loại trái cây có thể dùng Đường trong trái cây là loại đường fructose làm tăng đường huyết chậm hơn đường sucrose (đường mía) và có thể dùng được. Nên ăn những loại trái cây có màu đậm vì nó thường có nhiều loại vitamin và chất khoáng cần thiết cho tim mạch và sức khỏe nói chung. Bản thân chất đường, dù là đường trong trái cây hay đường mía đều làm tăng mức đường huyết và tăng nồng độ các loại mỡ không tốt cho tim mạch (tăng triglyceride và giảm HDL-cholesterol) vì vậy nên dùng với lượng vừa phải. Tuy nhiên, khi ăn trái cây, nên bớt lượng chất bột trong bữa ăn hàng ngày với liều lượng tương đương. Tuyệt đối không được ăn trái cây để thay các loại thực phẩm khác. Ngoài ra, vẫn có thể uống sữa và dùng các thực phẩm chế biến từ sữa. Tuy nhiên, nên dùng những loại sữa không đường, hay các loại sữa được chế biến đặc biệt cho bệnh nhân tiểu đường. Việc ăn một cốc sữa chua không đường trước bữa ăn có thể làm giảm sự hấp thu chất bột đường và ít làm tăng đường huyết sau ăn.  Bệnh nhân tiểu đường có thể dùng các loại sữa không đường, ít (hay không béo), hay sữa đậu nành. Cũng có thể dùng các loại sữa được chế biến dành riêng cho người tiểu đường. Nên bỏ hẳn thói quen uống sữa trước khi đi ngủ. Vào những ngày mệt mỏi hay bị bệnh, có thể dùng những loại sữa đóng hộp sẵn thay thế bữa ăn (với năng lượng tương đương).Ngoài ra có thể ăn cháo, mì, hay bánh mì… Người tiểu đường nên có chế độ ăn gần như bình thường, ăn đều đặn, không bỏ bữa, chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày (4 - 6 bữa). Đây là yếu tố quan trọng giúp điều trị bệnh tiểu đường thành công. Đảm bảo đủ tổng năng lượng để giữ cân nặng bình thường: Đối tượng Kcal/cân nặng trung bình Năng lượng K/cal/ngày cho người 50kg Người béo cần sụt cân 20 1000 Bệnh nhân nội trú 25 1250 Người lao động nhẹ 30 1500 Người lao động trung bình 35 1750 Người lao động nặng 40-45 2000-2250 Đảm bảo cung cấp cân đối năng lượng giữa protein, glucid và lipid theo tỷ lệ như sau: - Protein: 15% - 20% - Cholesterol: 200-800mg/ngày. - Glucid: 55 - 60% - Lipid: 30%, trong đó acid béo bão hòa: 7~10%, acid béo không no 1 nối đôi 10-15%, acid béo không no nhiều nối đôi 6% năng lượng. Ở người bình thường, trung bình tỷ lệ protein trong tổng năng lượng nên là 12%. Ở người ĐTĐ, cần đạt ít nhất 15 %, nhiều hơn ở mức người bình thường, một mặt nhằm đáp ứng nhu cầu chuyển hoá của cơ thể, một mặt cung cấp thêm năng lượng thay glucid. Với lipid, cần dùng các loại acid béo không no. Cần hạn chế cholesterol ở mức thấp nhất. Nên dùng thức ăn giàu chất xơ Thức ăn giàu chất xơ có tác dụng làm giảm glucose, cholesterol, triglycerid sau bữa ăn của bệnh nhân ĐTĐ thuộc typ II. Dùng các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp Các loại thức ăn mặc dù có lượng glucid bằng nhau nhưng sau khi ăn sẽ làm tăng đường huyết với mức độ khác nhau. Khả năng làm tăng đường huyết sau khi ăn được gọi là chỉ số đường huyết của một loại thức ăn nào đó, được coi là một chỉ tiêu có lợi để chọn thực phẩm. Chỉ số đường huyết không chỉ phụ thuộc vào sự phức hợp của thành phần glucid mà còn phụ thuộc vào thành phần chất xơ, quá trình chế biến, tỷ lệ amylase và amylopectin. Các thực phẩm nhiều chất xơ, đặc biệt là loại hòa tan, có chỉ số đường huyết thấp. Dùng các loại thức ăn có chỉ số đường huyết thấp trong chế độ ăn của người đái tháo đường (đặc biệt đối với ĐTĐ typ II) có ưu điểm là làm cho đường huyết dễ kiểm soát hơn, cải thiện chuyển hoá lipid tốt hơn... Đủ vitamin: đặc biệt là vitamin nhóm B (thiamin, riboflavin, niacin) để ngăn ngừa tạo thành thể centonic. Phân chia khẩu phần thành nhiều bữa không gây tăng đường huyết quá mức sau ăn. Với bệnh nhân ĐTĐ typ I, các bữa ăn nên phù hợp với thời gian tác dụng tối đa của insulin đề phòng hạ đường huyết. Bảng phân chia theo nhóm 1 số loại thực phẩm. Nhóm thực phẩm Tên thực phẩm Chỉ số đường huyết Nhóm thực phẩm Tên thực phẩm Chỉ số đường huyết Bánh mỳ Bánh mỳ trắng 100 Rau củ Khoai lang 54 Bánh mỳ toàn phần 99 Khoai sọ 58 Lương thực Gạo trắng 83 Cà rốt 50 Lúa mạch 31 Khoai bỏ lò 135 Yến mạch 85 Đậu Lạc 19 Bột giã dối 72 Hạt đậu 49 Quả Chuối 53 Sữa Sữa gầy 32 Táo 53 Sữa chua 52 Dưa hấu 72 Kem 52 Cam 66 Đường Đường 86 Xoài 55 Bánh Bánh quy 50-52 Nho 43 Mận 24 Anh đào 32 Bảng nhu cầu tính theo thể trạng và tính chất lao động:       Thể trạng  Lao động nhẹ Lao động vừa Lao động nặng Gầy  35 Kcal/kg   40 Kcal/kg   45 Kcal/kg  Trung bình   30 Kcal/kg   35 Kcal/kg   40 Kcal/kg  Mập  25 Kcal/kg   30 Kcal/kg   35 Kcal/kg  CÁCH TÍNH TOÁN ĐỂ XÂY DỰNG CHẾ ĐỘ ĂN Thí dụ: Tính cụ thể cho bệnh nhân ĐTĐ, nặng 50 kg, lao động nhẹ. 1. Tính tổng năng lượng cần thiết cho một ngày: Kcal/kg x cân nặng cơ thể = 30 Kcal x 50 = 1500 Kcal 2. Năng lượng do glucid cung cấp = 55% tổng số năng lượng 1500 x 55% = 825 Kcal 3. Lượng glucid cần thiết sẽ là 825 : 4 = 206g 4. Năng lượng do protein cung cấp: 20% tổng số năng lượng 1500g x 20% = 300 Kcal 5. Lượng protein cần thiết: 300 : 4 = 75g 6. Năng lượng do hpid cung cấp: Tổng năng lượng trữ đi năng lượng do glucid và protein cung cấp. 1500 - (825 + 300) = 375 Kcal 7. Số gam lipid trong chế độ ăn là 375: 9 = 42g * Tóm lại, chế độ ăn trên cơ cấu như sau: Tổng năng lượng 1500 Kcal/ngày - trong đó: Glucid 55%; Protein 20%; Lipid 25% * Về cơ cấu bữa ăn trong ngày: Nếu do điều kiện lao động và sinh hoạt chỉ ăn được 3 bữa/ngày, năng lượng đưa vào phân bố như sau: - Bữa sáng: 20% năng lượng - Bữa trưa: 40% năng lượng - Bữa tối: 40% năng lượng Nếu có điều kiện, nên phân thành 6 bữa/ngày: - Bữa sang (6giờ30 – 7giờ): 10% năng lượng - Bữa phụ (9giờ): 10% năng lượng - Bữa trưa(11h30): 30% năng lượng - Bữa phụ(16 giờ): 10% năng lượng - Bữa tối(19 giờ): 30% năng lượng - Bữa phụ(21giờ30): 10% năng lượng 2.3. Chế độ dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai mắc bệnh tiểu đường Bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) chiếm khoảng từ 2-3% các bà mẹ mang thai. Trong số đó, khoảng 90% những trường hợp là bệnh ĐTĐ thai kỳ. ĐTĐ thai kỳ thường không có những triệu chứng rõ ràng, có bạn khi mang thai khát nước, hoặc đi tiểu tiện nhiều, tình cờ đi khám mới phát hiện ra. Các biến chứng có thể gặp Đái tháo đường trong thời kỳ mang thai sẽ gây nguy hiểm cho cả mẹ và con. Trước khi sử dụng liệu pháp insulin, các biến chứng của bệnh ĐTĐ cho cả mẹ và thai nhi rất cao. Mặc dù hiện nay việc điều trị bằng insulin đã giảm nguy cơ biến chứng, ở phụ nữ mang thai bị ĐTĐ vẫn còn liên kết với một số nguy cơ gia tăng của các yếu tố bất lợi như: Người mẹ có nguy cơ phải mổ lấy thai; tiền sản giật, dễ bị tăng huyết áp, phù; trở thành bệnh nhân đái tháo đường typ 2, thai chết lưu. Trẻ sinh ra có thể bị dị tật bẩm sinh (cao gấp 8 lần bình thường), hoặc mắc các bệnh vàng da kéo dài, hạ canxi máu, suy hô hấp, nhiễm trùng huyết…, bệnh ĐTĐ ketoacidosis, bệnh thận nặng lên, bệnh võng mạc nặng lên, đa ối, nguy cơ phải mổ lấy thai, xuất huyết sau sinh, nguy cơ tử vong. Lượng đường huyết trong cơ thể một số phụ nữ có thể tăng lên trong thời kỳ mang thai. Vì thế, thai phụ phải tuân theo một số nguyên tắc để bảo đảm sự an toàn cho cả mẹ và con. Khi bạn mang thai, cơ thể bạn sản xuất nhiều hoóc môn làm giảm hoạt động của insulin. Vì thế mà insulin được sản xuất thêm để bù đắp sự thiếu hụt về năng suất. Tuy nhiên, ở một số phụ nữ, lượng insulin bổ sung không đủ để giảm lượng đường trong máu. Thế là thai phụ bị mắc tiểu đường thai kỳ, căn bệnh thường biến mất sau khi người phụ nữ sinh con. Cách kiểm soát bệnh tiểu đường khi mang thai Sau đây là lời khuyên của Bộ Y tế Mỹ đối với những người có nguy cơ mắc tiểu đường trong thai kỳ. Gặp chuyên gia dinh dưỡng để thiết lập một chế độ ăn hợp lý để đảm bảo rằng cơ thể bạn và thai nhi sẽ được cung cấp đủ dưỡng chất. Tránh ăn thực phẩm nhiều đường, ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày và thường xuyên theo dõi lượng carbohydrate lấy vào cơ thể. Tăng cường rau quả tươi, ngũ cốc trong khẩu phần ăn hàng ngày. Đáp ứng đủ nhu cầu về nước ngày càng tăng của cơ thể trong suốt thời kỳ mang thai, bạn cần uống khoảng 3 lít nước (10 - 12 cốc nước). Thêm một ly nước sau khi tập luyện nhẹ nhàng.   Nếu là mùa hè thì cần uống thêm 1 - 2 ly nữa (11 - 13 cốc) để bù lại lượng nước bị thất thoát qua đường mồ hôi.   Nên tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày. Tới gặp bác sĩ để biết loại hình tập luyện nào phù hợp với thể trạng của bạn. Kiểm tra lượng đường huyết thường xuyên và ghi lại kết quả để theo dõi. Tuân thủ nghiêm ngặt các đơn thuốc điều trị tiểu đường mà bác sĩ kê cho bạn Chế độ ăn uống của người phụ nữ mang thai mắc bệnh tiểu đường Chế độ ăn uống của người bệnh này cũng cần chú ý đặc biệt, bởi lẽ nhu cầu calo của phụ nữ mang thai cao hơn so với người bình thường, nên không cần giảm calo để kiểm soát đường huyết, thậm chí còn được phép tăng cân trong thời kỳ có thai. Chế độ ăn: dùng các loại thức ăn có chỉ số glucose máu thấp (chậm glucose) như: khoai, cơm, mỳ luộc, rau xanh như mướp đắng, bí xanh, hoa quả thì nên ăn táo, bưởi, thanh long, nước râu ngô và vẫn cần ăn đủ calo, đủ chất dinh dưỡng cho mẹ và cho thai phát triển (1.500 - 1.800Kcal/ngày). Song ăn vẫn phải chia làm nhiều bữa nhỏ, 3 bữa chính và 2 bữa phụ.Tuy nhiên, phải hạn chế thức ăn nhiều chất béo, mỡ động vật, hạn chế sử dụng đường hóa học và phải cung cấp đủ protein. Tăng thêm chủ yếu là thịt và cá nạc, trứng, sữa đã loại bỏ kem và các chế phẩm sữa loại bỏ kem, vốn dĩ có lợi điểm là cung cấp được những lượng calci bổ sung cần thiết. Kiểm tra thường xuyên đường huyết để điều chỉnh chế độ ăn và các liều insulin Phụ nữ mang thai bị đái tháo đường, ngoài chế độ ăn uống ra thì vẫn phải dùng insulin để kiểm soát đường huyết, phải kiểm tra đường huyết thường xuyên, trước và sau khi ăn 2 giờ không được uống thuốc hạ đường huyết. Việc bổ sung thêm sắt, vitamin D, canxi là điều cần thiết. Nếu phụ nữ mang thai đang điều trị ngoại trú bằng insulin nhưng đường huyết không ổn định thì cần phải đưa vào điều trị nội trú trước và sau khi đẻ.[RIGHT][B]Nguồn[/B]: Diendan.Eva.Vn[/RIGHT]. . 2.4. Phòng chống bệnh tiểu đường 2.4.1. Lời khuyên về chế độ ăn cho người bệnh tiểu đường Chế độ ăn hợp lý Có một số biện pháp giúp ngăn chặn tình trạng tăng đường huyết bất ngờ. Trong đó, các thực phẩm chúng ta ăn đóng một vai trò rất lớn trong việc kiểm soát mức đường trong máu cao. Ta nên tránh các loại thực phẩm có nhiều đường, chất béo và nhiều natri. Duy trì một trọng lượng lý tưởng cũng có ý nghĩa rất lớn, bởi nhiều người trọng lượng cơ thể tỉ lệ thuận với lượng đường trong máu. Người mắc bệnh tiểu đường cần giữ thói quen ăn đúng giờ; chỉ ăn nhiều thịt (trong khuôn khổ cho phép) trong 2 bữa; các bữa còn lại ăn rau và các sản phẩm ngũ cốc. Các lời khuyên khác: 1. Loại bỏ thức ăn chứa nhiều mỡ. 2. Về cơ cấu bữa ăn, nên có nhiều thức ăn ít năng lượng (như rau, nấm khô, dưa chuột...). 3. Không được bỏ bữa, ngay cả khi không muốn ăn. 4. Làm mọi việc để gây cảm giác ngon miệng khi ăn. 5. Ǎn chậm, nhai kỹ. 6. Không ăn nhiều, phải luôn nhắc nhủ rằng mình đang thưởng thức đồ ăn. 7. Chế biến thức ăn dạng luộc và nấu là chính, không rán, rang với mỡ. 8. Khi cần ăn kiêng và hạn chế số lượng, phải giảm dần thức ăn theo thời gian. Khi đạt mức yêu cầu, nên duy trì một cách kiên nhẫn, không bao giờ được tăng lên. 9. Phải tôn trọng các nguyên tắc: Thức ăn đa dạng, nhiều thành phần; ăn đủ để có trọng lượng vừa phải; hạn chế chất béo, đặc biệt là mỡ động vật; có một lượng chất xơ vừa phải; hạn chế ăn mặn; tránh các đồ uống có rượu. 10. Nên có bữa ăn phụ trước khi đi ngủ.  11.Bệnh nhân bị tiểu đường nên uống nhiều nước rất tốt cho sức khoẻ. 2.4.2. Tiêm insulin để thay thế hoặc bổ sung thêm lượng insulin cho cơ thể. 2.4.3. Giám sát bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm vi rút, ký sinh trùng. 2.4.4. Luyện tập thể dục, thể thao   Luyện tập thể dục thể thaokhông chỉ  giúp cơ thể khoẻ mạnh mà còn hạn chế nguy cơ béo phì. Thêmvào đó, việc luyện tập còn đem lại hiệu quả trong việc hạ thấp lượng đường và insulin trong máu. Mỗi ngày bạn nên luyện tập khoảng 30phút. Hãy lựa chọn hình thức luyện tập phùhợp với sức khoẻ như đi bộ, đạp xe, bơi lội hay ngay cả khi thay việcđi thang máy bằng việc leo cầu thang bộ cũng đem lại hữu ích. CHƯƠNG III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Hiển nhiên, khi mắc bệnh đái tháo đường người bệnh cần dành nhiều thời gian hơn để tự chăm sóc bữa ăn cho mình, hơn là chăm sóc các lĩnh vực khác so với khi mình chưa bệnh. Tự chăm sóc bữa ăn cho mình là một quá trình thực hiện bền bĩ, đầy kiên nhẫn để đạt được hiệu quả trong điều trị bệnh. Khi đã tạo được thói quen trong kiểm sóat bữa ăn thì công việc tự chăm sóc sẽ trở nên đơn giãn hơn cho người bệnh. Cần trang bị một số phương tiện để thực hiện trong chế biến tại bếp như cân, muỗng lường, chén lường,…  Thông qua bài tiểu luận này chúng em đã biết cách xây dựng khẩu phần ăn cho người mắt bệnh tiểu đường . Đồng thời, chúng em cũng đã biết cách tự xây dựng khẩu phẩn ăn cho bản thân và gia đình môt cách hợp lý nhất và đầy đủ dinh dưỡng nhất. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Đàm Sao Mai - Trần Thị Mai Anh - Vũ Chí Hải.Vệ sinh và an toàn thực phẩm - NXB Đại Học Quốc Gia TP.HCM, (2010). [2]Minh Thư. Thực Phẩm Dinh Dưỡng Và Chữa Bệnh – NXB Thanh Niên, 2009. [3]. Trần Văn Liễu. Dinh Dưỡng Cho Người Bệnh Tiểu Đường - NXB Lao Động, 2007. 1. 2. PHỤ LỤC LỜI NÓI ĐẦU CHƯƠNG I. TỔNG QUAN 1.1 Ðại cương về dinh dưỡng và bệnh tiểu đường 1.1.1.Ðại cương về dinh dưỡng 1.1.2. Khái niệm bệnh tiểu đường. 1.1.3. Tầm quan trọng của thực phẩm đối với bệnh tiểu đường: CHƯƠNG II CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG 2.1. MỤC TIÊU DINH DƯỠNG 2.2. CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG HỢP LÝ CHO BỆNH NHÂN BỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG 2.2.1.Tiêu hao năng lượng 2.2.3. Nhu cầu các chất dinh dưỡng 2.2.4. Chế độ ăn.( Phân bổ bữa ăn trong ngày) 2.2.5. Nguyên tắc xây dựng khẩu phần cho bệnh nhân tiểu đường 2.3. CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHO PHỤ NỮ MANG THAI MỨC BỆNH TIỂU ĐƯỜNG 2.4. PHÒNG CHỐNG BỆNH TIỂU ĐƯỜNG 2.4.1. Lời khuyên về chế độ ăn cho người bệnh tiểu đường 2.4.2. Tiêm insulin để thay thế hoặc bổ sung thêm lượng insulin cho cơ thể. 2.4.3. Giám sát bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm vi rút, ký sinh trùng. 2.4.4. Luyện tập thể dục, thể thao CHƯƠNG III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ TÀI LIỆU THAM KHẢO

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docche_do_dinh_duong_benh_tieu_duong_lop_08dsh1_6787.doc
Tài liệu liên quan