Tài liệu Đề tài Điều trị co rút mi trên mức độ vừa và nặng bằng kỹ thuật V - Y cải tiến tạo hình cân nâng mi – Đinh Viết Nghĩa: 46
ĐIỀU TRỊ CO RÚT MI TRÊN MỨC ĐỘ VỪA VÀ NẶNG
BẰNG KỸ THUẬT V - Y CẢI TIẾN TẠO HÌNH CÂN NÂNG MI
ĐINH VIẾT NGHĨA
Bệnh viện TWQĐ 108
TÓM TẮT
Mục đích: Đánh giá hiệu quả điều trị co rút mi trên mức độ vừa và nặng của một
phương pháp cải tiến.
Thiết kế nghiên cứu: Nhóm trường hợp can thiệp.
Phương pháp: Tiến cứu. Phẫu thuật lùi và làm dài cân nâng mi bằng kỹ thuật tạo
hình kiểu V – Y kép, bảo tồn cơ Muller và các nhánh thần kinh cảm giác của mi ở 16
mắt co rút mi trên mức độ vừa và nặng. Đánh giá kết quả trong mổ và sau mổ bằng các
chỉ tiêu hình thể và chức năng vận động mi trên.
Kết quả:
- 16/16 mắt điều chỉnh đạt kết quả như mong muốn trong mổ.
- Điều chỉnh độ cao và độ cong khe mi khá thuận lợi.
- Tái phát thấp, biến chứng ít và nhẹ.
- Mi mắt sinh động và còn cảm giác do bảo tồn được cơ Muller và các dây thần
kinh cảm giác tại mi mắt.
Kết luận: Nghiên cứu trên cho thấy phương pháp phẫu thuật cải tiến này có một
số ưu điểm, có thể áp dụng được ...
9 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 11/07/2023 | Lượt xem: 322 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Điều trị co rút mi trên mức độ vừa và nặng bằng kỹ thuật V - Y cải tiến tạo hình cân nâng mi – Đinh Viết Nghĩa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
46
ĐIỀU TRỊ CO RÚT MI TRÊN MỨC ĐỘ VỪA VÀ NẶNG
BẰNG KỸ THUẬT V - Y CẢI TIẾN TẠO HÌNH CÂN NÂNG MI
ĐINH VIẾT NGHĨA
Bệnh viện TWQĐ 108
TÓM TẮT
Mục đích: Đánh giá hiệu quả điều trị co rút mi trên mức độ vừa và nặng của một
phương pháp cải tiến.
Thiết kế nghiên cứu: Nhóm trường hợp can thiệp.
Phương pháp: Tiến cứu. Phẫu thuật lùi và làm dài cân nâng mi bằng kỹ thuật tạo
hình kiểu V – Y kép, bảo tồn cơ Muller và các nhánh thần kinh cảm giác của mi ở 16
mắt co rút mi trên mức độ vừa và nặng. Đánh giá kết quả trong mổ và sau mổ bằng các
chỉ tiêu hình thể và chức năng vận động mi trên.
Kết quả:
- 16/16 mắt điều chỉnh đạt kết quả như mong muốn trong mổ.
- Điều chỉnh độ cao và độ cong khe mi khá thuận lợi.
- Tái phát thấp, biến chứng ít và nhẹ.
- Mi mắt sinh động và còn cảm giác do bảo tồn được cơ Muller và các dây thần
kinh cảm giác tại mi mắt.
Kết luận: Nghiên cứu trên cho thấy phương pháp phẫu thuật cải tiến này có một
số ưu điểm, có thể áp dụng được trong lâm sàng.
Co rút mi là một tình trạng bệnh lý
thường gặp nhất trong bệnh mắt liên
quan tuyến giáp (TRO: Thyro - relative
Ophthalmopathy) với biểu hiện mi bị rút
ngắn làm khe mi rộng, mắt bị kích thích,
dễ dẫn đến tổn hại giác mạc và ảnh
hưởng đến thẩm mỹ. Cho đến nay, trên
thế giới đã có nhiều phương pháp phẫu
thuật điều chỉnh vị trí mi trên được đề
xuất và ứng dụng. Năm 1995, với kỹ
thuật tạo vạt cân nâng mi xoay, Shore và
cs đã thành công ở 80% trường hợp co
rút mi trên mức độ vừa và nặng. Nói
chung, các phương pháp vẫn còn tồn tại
một số hạn chế như khó điều chỉnh thỏa
đáng độ cao và độ cong khe mi (nhất là
đối với những trường hợp co rút mi nặng,
không đều), kết quả sau mổ không bền
vững, mắt biểu cảm kém sinh động, mi
giảm cảm giác ở Việt nam, các kỹ
thuật mổ điều trị co rút mi trên cho đến
nay vẫn chưa được ứng dụng phổ biến.
Vì vậy, chúng tôi đề xuất một
phương pháp phẫu thuật cải tiến trên cơ
sở phương pháp của Shore để điều trị co
rút mi trên nhằm cải thiện các hạn chế
nêu trên. Những kết quả bước đầu được
đánh giá trong nghiên cứu này.
47
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
1. Đối tượng:
- Tiêu chuẩn lựa chọn: Các trường
hợp co rút mi trên mức độ vừa và nặng
(hở củng mạc, độ co rút trên 2 mm) đã
ổn định ít nhất 6 tháng.
- Tiêu chuẩn loại trừ :
+ Lồi nhãn cầu nặng (trên 22 mm).
+ Các bệnh liên quan chưa ổn định
(Basedow chưa bình giáp,...).
+ Các bệnh toàn thân đang tiến triển
- Số lượng: 16 mắt/14 bệnh nhân đã
được điều trị tại khoa Mắt – BVTWQĐ
108 trong khoảng thời gian 2003 – 2004.
2. Phương pháp:
- Kỹ thuật mổ:
Gây tê ngấm dưới da bằng
Lidocain 2%
Mở đường vào qua da theo nếp mi
dự kiến (đường vào trước)
Phẫu tích nhẹ nhàng dọc theo cơ
vòng mi. Bảo tồn các nhánh thần kinh
cảm giác của mi ở trong lớp xơ mỡ ngay
dưới cơ vòng. Bộc lộ cân cơ nâng mi trên
xuống đến cách bờ mi 4mm, phía ngoài
đến hết sừng ngoài của cân.
Cắt cân nâng mi khỏi sụn mi ở chỗ
cách bờ mi 4mm, từ ngoài vào, độ dài
tuỳ thuộc mức độ co rút mi, cắt cả sừng
ngoài của cân. Bóc tách cân khỏi sụn mi
và cơ Muller đến gốc cơ này. Nếu co rút
mi nặng (trên 4 mm) thì tách hẳn cân
khỏi gốc cơ Muller. Xẻ đầu cân bởi 3
đường chếch 450: đường 1 ở cạnh ngoài
cơ, đường 2 và 3 ở phần ba ngoài và giữa
tạo thành các dải cân. Độ dài các đường
xẻ này tùy thuộc mức độ nặng của co rút
mi. Không làm tổn thương thân cơ
Muller.
Khâu đính đầu các dải cân này vào
bờ trên sụn mi, dịch chuyển vào trong so
với vị trí nguyên phát của chúng bằng
các mũi chỉ Vicryl 6.0 (nếu tách gốc cơ
Muller trong trường hợp co rút mi nặng
thì khâu lại gốc cơ Muller vào cân cơ
nâng mi). Cho bệnh nhân ngồi dậy đánh
giá độ cao và độ cong khe mi, điều chỉnh
bằng cách xẻ đầu cân dài hơn nếu hạ mi
chưa đủ hoặc khâu ngắn lại đường xẻ
nếu hạ mi quá mức.
Khâu phục hồi da tạo nếp mi bằng
chỉ Nilon 7.0. Khâu hai mũi chỉ kéo vào
da - sụn gần sát bờ mi và cố định xuống
má bằng băng dính.
Đường rạch cân Khâu cân - sụn
48
- Đánh giá kết quả: theo các chỉ tiêu
hình thể và chức năng vận động sau 1
tháng, 3 tháng, 6 tháng. Theo dõi và xử
lý tai biến, biến chứng.
- Các chỉ tiêu theo dõi (giá trị bình
thường):
1. Độ cao khe mi (9 mm),.
2. MRD1 max: Khoảng cách bờ mi
trên - ánh phản xạ giác mạc (3,5 mm) ở
vị trí co rút cao nhất.
3. Độ cong bờ mi trên: điểm cao nhất
của bờ mi trên (C)
4. Biên độ vận động mi (12 - 14mm).
5. Sức cơ, trương lực cơ (Po = 0g;
P1/2 = 4g; P1/2 max = 15g)
6. Cảm giác bờ mi mắt.
7. Độ thẩm mĩ của mi.
- Đánh giá kết quả chung:
Chỉ tiêu theo dõi Tốt Vừa Xấu
Độ cao khe mi 9 - 10 mm +/- < 2 mm +/- 2mm
MRD1 max 3 - 4 mm +/- < 2 mm +/- 2mm
Độ cong bờ mi trên C < 2 mm 2 – 5,5 mm C 5,5 mm
Biên độ vận động mi 12 – 14 mm +/- < 2 mm +/- 2mm
Po 0g +/- < 2 g +/- 2g
P1/2 4g +/- < 2 g +/- 2g
P1/2 max 15g +/- < 4 g +/- 4g
Cảm giác bờ mi mắt Bình thường Giảm nhẹ Kém
Độ thẩm mỹ mi mắt Bình thường Chấp nhận được Xấu
KẾT QUẢ
- Nguyên nhân:
+ Basedow: 5 mắt / 4 người.
+ Basedow + Nhược cơ nặng: 1 mắt /
1 người
+ Do phẫu thuật: 2 mắt / 1 người
+ Tiền sử bị sởi: 1 mắt / 1 người
+ Tiền sử chấn thương sọ mặt: 2 mắt
/ 2 người
+ Không rõ nguyên nhân: 5 mắt / 5
người
- Phân loại theo mức độ:
+ Nặng (Trên 4 mm): 6 mắt.
+ Vừa (2 – 4 mm): 10 mắt.
- Đánh giá kết quả chung:
49
Trong mổ Sau 1 tháng Sau 3 tháng Sau 6 tháng
Tốt 16 16 15 15
Vừa 0 0 1 1
Xấu 0 0 0 0
- Biến chứng phẫu thuật: Không gặp
trường hợp nào có biến chứng nặng.
+ Rách kết mạc: 1 trường hợp rách
nhỏ kết mạc được khâu vết rách ngay
trong mổ, không ảnh hưởng đến kết quả
điều trị.
+ Xuất huyết nhẹ dưới da: 1 trường
hợp, máu tiêu hết sau 1 tuần.
+ Phù mi kéo dài: 1 trường hợp.
- Tái phát: 1 trường hợp bị co rút tái
phát xấp xỉ 1,5 mm. Đây là bệnh nhân bị
co rút mi nặng do Basedow kết hợp
nhược cơ nặng.
BÀN LUẬN
1. Về chỉ định phẫu thuật:
- Trước hết cần đề cập tới nguyên
nhân, cơ chế co rút mi. Có thể chia
nguyên nhân co rút mi làm 3 nhóm theo
Barley (1996):
+ Co rút mi do thần kinh: Hội chứng
cuống não sau
+ Co rút mi do cơ: Thường gặp nhất
là bệnh TRO/Basedow.
+ Co rút mi do cơ học: Do phẫu
thuật, chấn thương
Chúng tôi đã gặp các bệnh nhân
thuộc cả 3 nhóm và chủ yếu là Bệnh mắt
liên quan tuyến giáp (Thyro – relative
Ophthalmopathy/TRO). Trước đây bệnh
này hay gọi với tên là bệnh mắt do
Basedow. Gọi như vậy không chính xác
vì nhiều công trình nghiên cứu đã cho
thấy cơ chế và diễn biến của bệnh lý tại
mắt không tương quan tuyến tính với
bệnh của tuyến giáp. Cơ chế co rút mi
chính trong TRO là viêm miễn dịch cơ
nâng mi trên và cơ Muller gây tăng
trương lực, co rút mi ở giai đoạn đầu,
giai đoạn này có thể kéo dài từ vài tháng
đến vài năm, sau đó xơ hoá các cơ này ở
trạng thái co. Điều trị nội khoa hoặc kết
hợp xạ trị trong giai đoạn đầu và phẫu
thuật tạo hình mi trong giai đoan sau là
chỉ định thường được áp dụng hiện nay
trên thế giới cũng như ở cơ sở của chúng
tôi. TRO là nguyên nhân thường gặp
nhất gây co rút mi. Trong nghiên cứu này
chúng tôi chỉ lấy 6 mắt theo tiêu chuẩn
lựa chọn.
Cơ chế rối loạn vận động mi trong
bệnh Basedow kết hợp nhược cơ nặng
chưa được đề cập nhiều trong y văn do
hiếm gặp nhưng chắc hẳn phức tạp nên
chúng tôi chưa bàn luận ở đây. Điều lý
thú là trong nghiên cứu này chúng tôi
gặp 1 bệnh nhân như vậy nhưng biểu
hiện ở 2 mắt hoàn toàn trái ngược nhau:
ở mắt phải thì co rút mi nặng kết hợp lác
lên trên và ra ngoài, lồi nhãn cầu nhẹ
50
(các triệu chứng của Basedow) trong khi
ở mắt trái thì sụp mi nhẹ, không lồi nhãn
cầu (triệu chứng của nhược cơ).
Hai mắt bị ngắn mi do phẫu thuật
tạo hình mi thất bại ở cơ sở khác. Đây là
nguyên nhân hay gặp hiện nay do tình
trạng một số phẫu thuật viên chưa nắm
vững chỉ định và kỹ thuật tạo hình mi.
Hai bệnh nhân có tiền sử chấn
thương nhẹ vùng trán cùng bên, tụ máu
hốc mắt, mi mắt và để lại sẹo nhỏ nhưng
không thấy có biến dạng xương, co rút
mi tiến triển chậm dần sau chấn thương.
Chưa có căn cứ xác đáng để giải thích cơ
chế co rút mi trong 2 trường hợp này.
Trong các trường hợp không tìm
thấy nguyên nhân rõ ràng thì chúng tôi
cũng chỉ định phẫu thuật nếu tình trạng
co rút mi đã ổn định và không có chống
chỉ định kèm theo.
- Tiêu chuẩn loại trừ:
+ Các trường hợp lồi mắt nặng trên
22 mm vì đây là một yếu tố ảnh hưởng
nhiều đến việc đánh giá tình trạng co rút
mi.
+ Tình trạng bệnh tuyến giáp chưa ổn
định vì tình trạng bệnh tuyến giáp có liên
quan với bệnh tại mắt dù mối liên quan
này nhiều khi không tuyến tính.
+ TSH cao vì cơ chế nội tiết của
TRO vẫn chưa thực sự sáng tỏ. Mặc dầu
TSH cao trong một số ít các trường hợp
TRO nhưng chúng tôi cũng loại trừ để
tránh nguy cơ tái phát.
+ Trong nghiên cứu này chúng tôi
không chọn các mắt co rút mức độ nhẹ vì
chỉ cần áp dụng các kỹ thuật đơn giản
hơn như dịch điểm bám của cân cơ nâng
mi hay cắt cơ Muller cũng đủ điều chỉnh
thỏa đáng vi trí mi trên.
- Mức độ: Hiện chưa có bảng phân
độ thống nhất cho các loại co rút mi.
Chúng tôi tạm chia làm 3 mức như sau
dựa trên chỉ tiêu chính là MRD1 ở vị trí
mi co rút cao nhất (không phải so với
đồng tử vì điểm co rút cao nhất không
phải bao giờ cũng ở trên đồng tử):
+ Nặng: Co rút trên 4 mm
+ Vừa: Co rút 2 – 4 mm
+ Nhẹ: Co rút dưới 2 mm, bờ mi trên
còn ở dưới rìa giác mạc.
- Thời điểm phẫu thuật: Tất cả các
trường hợp đều có tình trạng co rút mi ổn
định trên 1 năm, giống ý kiến của nhiều
tác giả.
2. Về chỉ tiêu đánh giá tình trạng co
rút mi trước và sau phẫu thuật:
- Trước đây, hầu hết các tác giả đánh
giá mức độ co rút mi chủ yếu dựa vào độ
cao khe mi, MRD1 (khoảng cách từ bờ
mi trên đến ánh phản xạ giác củng mạc:
Maginal - Reflex Distance 1). Tuy nhiên,
các đặc tính sinh lý cơ học của cơ vân
nói chung còn có: trương lực cơ, lực cơ,
phân bố lực của cơ, công cơ, công suất
cơ, độ giãn cơnên chúng tôi đề xuất
thêm chỉ tiêu biên độ vận động mi và một
số chỉ tiêu cơ học của cơ (lực cơ và
trương lực cơ: Po, P1/2, P1/2 max) nhờ
bộ dụng cụ tự tạo để việc đánh giá tình
51
trạng cơ nâng mi toàn diện, chính xác
hơn.
- Ngoài ra, chúng tôi đánh giá cả độ
sinh động của mi mà chức năng biểu cảm
của cơ Muller tạo ra, cảm giác bờ mi do
dây thần kinh cảm giác tại mi mắt có thể
bị tổn thương do phẫu thuật, độ thẩm mỹ
của mi.
3. Về kỹ thuật:
Lịch sử các phẫu thuật mổ điều trị
co rút mi từ giữa thế kỷ XX đã trải qua
các giai đoạn từ hạ mi đơn giản đến hạ
mi có định lượng, chọn lọc theo từng vị
trí, mức độ, kéo dài cân cơ nâng mi bằng
tạo hình đầu cân hoặc có sử dụng chất
liệu nối dài (spacer), ngày càng nâng cao
hiệu quả điều trị nhưng vẫn còn tồn tại
một số hạn chế như sau:
- Khó điều chỉnh được độ cao và độ
cong khe mi thoả đáng ngay trong phẫu
thuật vì các kỹ thuật cắt cơ Muller kết
hợp với cắt/ nối dài cân cơ nâng mi trên
không dễ điều chỉnh được mức độ hạ mi
theo từng vị trí, nhất là đối với những
trường hợp co rút nặng và không đều như
trong TRO. Các tác giả trong các báo cáo
gần đây đã hướng tới việc sử dụng các
spacer nhưng tính toán kích thước của
spacer như thế nào còn là một vấn đề khó
khăn. Hầu hết các phẫu thuật viên đều
phải đánh giá độ cao và độ cong khe mi
trong mổ bằng cách cho bệnh nhân ngồi
dậy.
- Kết qủa không bền vững vì quá
trình xơ hoá vùng mổ, quanh các spacer
là không thể tránh khỏi. Kể cả phẫu thuật
của Kohn sử dụng hai vạt sụn xoay tại
chỗ cũng bị tái phát nhiều; kỹ thuật của
Shore sử dụng cơ Muller làm spacer có
thể hạn chế được hiện tượng xơ hoá
nhưng cơ Muller quá mỏng và chịu lực
nhiều thì mất khả năng biểu cảm và lâu
dài cũng bị xơ hóa.
- Mắt giảm sinh động do tổn thương
cơ Muller. Đa số các kỹ thuật mổ hạ mi
cắt đứt hoặc loại bỏ cơ Muller. Tất cả các
kỹ thuật đi qua đường kết mạc đều cắt
đứt cơ Muller.
- Mi giảm cảm giác do tổn thương
các nhánh thần kinh cảm giác tại mi mắt.
Trong các tài liệu về giải phẫu và phẫu
thuật mi mắt, chúng tôi chưa thấy tác giả
nào mô tả đặc điểm giải phẫu và đề cập
tới việc bảo tồn các nhánh thần kinh này.
Cơ sở của kỹ thuật cải tiến:
Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã
vận dụng một kỹ thuật cải tiến có kế thừa
các phương pháp phẫu thuật trước đây và
dựa trên cơ sở nghiên cứu giải phẫu, sinh
lý, bệnh học của các cấu trúc mi trên:
- Trong kế thừa, đáng chú ý là các
phương pháp của Shore (1995) sử dụng
spacer là cơ Muller (không làm tổn hại
cơ Muller) và các phương pháp sử dụng
spacer bằng chất liệu tại chỗ như sụn mi
(Kohn, 1982), cân nâng mi... Tuy nhiên,
qua thực tế chúng tôi thấy rằng các
phương pháp này không dễ thực hiện để
điều chỉnh thỏa đáng độ cao và độ cong
khe mi, nhất là với các trường hợp co rút
mi nặng và không đều như trong TRO
52
(co rút phía ngoài mạnh hơn phía trong),
việc phẫu tích cơ Muller cũng khó khăn.
Ví dụ, tạo hình chữ Z và V - Y đơn thuần
tạo được hiệu quả kéo dài nhưng lại gây
co kéo theo chiều ngang và khó có thể
điều chỉnh được độ cong khe mi khi mi
trên co rút không đều.
- Cấu trúc cân cơ nâng mi và cân kết
hợp (tạo bởi cân nâng mi, vách ngăn, cân
dưới cơ vòng mi) có các thớ sợi chạy
chéo, chạy ngang có thể chịu lực kéo
chếch khá tốt.
- Giải phẫu của các nhánh thần kinh
cảm giác tại mi mắt. Trong một nghiên
cứu khác, chúng tôi đã đề cập về vấn đề
này.
Những điểm cơ bản:
Kéo dài + lùi cân nâng mi bằng
cách tạo hình đầu cân với các đường xẻ
chéo tạo các dải cân đủ dài, đủ vững để
chịu lực bảo đảm kết quả lâu dài, dễ điều
chỉnh độ cao và độ cong khe mi ở từng vị
trí ngay trong cuộc mổ bằng độ dài các
đường xẻ này. Với cách thức này, việc
điều chỉnh độ cao và độ cong khe mi trở
nên dễ dàng hơn so với các cách kéo dài
cân khác. Hiệu quả nối dài được tạo bởi
hai yếu tố:
Biến dải cân từ hướng chéo 45o
thành hướng thẳng như cạnh huyền so
với cạnh vuông của một tam giác vuông
cân (tăng khoảng 1,4 lần chiều dài).
Dịch điểm bám của cân nâng mi từ
giữa mặt trước sụn lên gần bờ trên sụn
(khoảng 3mm).
Cách nối dài này cho phép hạ mi
hiệu quả cho các trường hợp co rút mi
vừa và nặng, mi có độ cong không đều
mà các phương pháp khác khó đạt được.
Sử dụng chất liệu nối dài là chính
các dải cân và cơ Muller. Việc sử dụng
chất liệu tự thân, tại chỗ như vậy sẽ hạn
chế hiện tượng xơ hoá, bảo đảm kết quả
ổn định lâu dài.
Bảo tồn cơ Muller với chức năng
biểu cảm của nó.
Bảo tồn các nhánh thần kinh cảm
giác của mi mắt, tránh tình trạng mi giảm
cảm giác sau mổ.
4. Kết quả:
- Việc đạt được MRD1, độ cao và độ
cong khe mi thỏa đáng ngay trong cuộc
mổ ở tất cả các trường hợp là một kết
quả tốt và là hệ quả của kỹ thuật trên.
- Tỷ lệ tái phát thấp, mức độ nhẹ gặp
ở một trường hợp TRO kết hợp nhược cơ
có mức co rút mi nặng trên 4 mm.
Nguyên nhân có thể do cơ chế bệnh phức
tạp và mức độ điều chỉnh cần tăng nhiều
hơn.
- Biến chứng nhẹ và ít gặp cũng
tương tự như các báo cáo khác. Chúng
tôi nhận thấy rằng cầm máu tốt trong mổ
làm trường mổ sạch giúp thao tác chính
xác và hạn chế biến chứng chảy máu sau
mổ. Khi phẫu tích, cơ Muller rất giàu
mạch máu cần thận trọng khi cầm máu
tránh làm tổn thương cơ.
KẾT LUẬN
53
Co rút mi trên là một tình trạng
bệnh lý do nhiều nguyên nhân khác
nhau, có những ảnh hưởng nhất định về
chức năng và thẩm mỹ đối với bệnh
nhân.
Nghiên cứu trên cho thấy kỹ thuật
mổ cải tiến này có thể đem lại kết quả
tốt: Điều chỉnh đạt được độ cao và độ
cong khe mi thỏa đáng ngay trong cuộc
mổ, không làm tổn hại cơ Muller và các
dây thần kinh cảm giác của mi mắt nên
giữ được chức năng biểu cảm và cảm
giác của mi, ít tai biến và tỷ lệ tái phát
thấp.
Kỹ thuật này có nhiều ưu điểm
khắc phục được một số tồn tại của các
phương pháp trước đây, có thể áp dụng
trong thực hành lâm sàng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. HỘI NHÃN KHOA MỸ (Nguyễn Đức Anh dịch). Giáo trình khoa học cơ
sở và lâm sàng 1998 - 1999. Tập 7: Hốc mắt, mi mắt và hệ thống lệ. NXB
Y học 2001.
2. LÊ HUY LIỆU: Bệnh Basedow. Bách khoa thư bệnh học. Tập 1. NXB Từ
điển bách khoa, Hà Nội 2000; 32-38.
3. LÊ MINH THÔNG, VŨ ANH LÊ: Điều trị phẫu thuật trợn mi liên quan
đến tuyến giáp. Bản tin nhãn khoa. Số 3 –1997: 3 – 7.
4. HÀ HUY TIẾN: Bệnh lý hốc mắt trong bệnh Graves. Nhãn khoa lâm sàng
(dịch từ Manual of clinical problems in ophthalmology của John W.
Gittinger, George K. asdourian). NXB Y học 2002: 47- 51.
5. BRYAN BA.: Surgical Management of Eyelid Malpositions in Thyroid -
associated orbitophathy. Ophthalmic Practice 1994; 12: 254 - 8.
6. DIXON RS.: The surgical management of thyroid- related upper eyelid
retraction. Opthalmology 1982; 89: 52-7.
7. EMILLY JC, JUNJ RB, PETER ADR, WILLIAM FE, JOHN WS.:
Results of Muellerectomy and Levator Aponeurosis Transposition for the
Correction of Upper eyelid Retraction in Graves Disease. Ophthalmolgy
1995; 102: 483-92.
8. FRANK A, GEOFFREY J, BRIAN G, SHOIB M, EVAN H.: Eyelid
Retraction. Ophthalmic and Facial Plastic Surgery. Section 1: Eyelid.
SLACK Incorporated, 2001: 99-10.
9. GEORGE BB.: The differential diagnosis and classification of Eyelid
retraction. Ophthalmology 1996: 103-176.
54
10. KOHN R.: Treament of eyelid retraction with two pedicle tarsal rotation
flaps. Am J Ophthalmol 1983; 95: 539-44.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de_tai_dieu_tri_co_rut_mi_tren_muc_do_vua_va_nang_bang_ky_th.pdf