Đề tài Điều tra, phân tích, đánh giá tình hình chất thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Hà Giang

Tài liệu Đề tài Điều tra, phân tích, đánh giá tình hình chất thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Hà Giang: MỞ ĐẦU 1. Mục đích Quản lý và kiểm soát chất thải nói chung đang là vấn đề bức xúc hiện nay không chỉ tại mỗi địa phương mà còn là vấn đề nổi cộm trên cả nước. Các vấn đề liên quan tới quản lý, thu gom và xử lý chất thải sinh hoạt là một trong những vấn đề trọng điểm cần quan tâm hiện nay. Cùng với cả nước, tỉnh Hà Giang đang từng bước phát triển xây dựng cơ sở hạ tầng từ thị xã đến các huyện lỵ và nông thôn; phát triển các khu kinh tế cửa khẩu và khu công nghiệp, các ngành khai thác khoáng sản. Đồng thời các ngành y tế, thương mại, du lịch, giáo dục, thể dục thể thao…ngày càng được củng cố và phát triển. Tuy nhiên, sự phát triển mạnh mẽ các ngành lại là một trong những tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm và suy thoái môi trường do quá trình phát triển kinh tế chưa chú ý hoặc tìm cách né tránh chi phí dành cho bảo vệ môi trường. Để kịp thời đưa ra những chính sách, biện pháp quản lý và sử dụng tài nguyên và môi trường một cách hợp lý nhất, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Giang phối hợ...

doc114 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1121 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Điều tra, phân tích, đánh giá tình hình chất thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Hà Giang, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU 1. Mục đích Quản lý và kiểm soát chất thải nói chung đang là vấn đề bức xúc hiện nay không chỉ tại mỗi địa phương mà còn là vấn đề nổi cộm trên cả nước. Các vấn đề liên quan tới quản lý, thu gom và xử lý chất thải sinh hoạt là một trong những vấn đề trọng điểm cần quan tâm hiện nay. Cùng với cả nước, tỉnh Hà Giang đang từng bước phát triển xây dựng cơ sở hạ tầng từ thị xã đến các huyện lỵ và nông thôn; phát triển các khu kinh tế cửa khẩu và khu công nghiệp, các ngành khai thác khoáng sản. Đồng thời các ngành y tế, thương mại, du lịch, giáo dục, thể dục thể thao…ngày càng được củng cố và phát triển. Tuy nhiên, sự phát triển mạnh mẽ các ngành lại là một trong những tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm và suy thoái môi trường do quá trình phát triển kinh tế chưa chú ý hoặc tìm cách né tránh chi phí dành cho bảo vệ môi trường. Để kịp thời đưa ra những chính sách, biện pháp quản lý và sử dụng tài nguyên và môi trường một cách hợp lý nhất, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Giang phối hợp với Trung tâm Ứng dụng Công nghệ Tài nguyên và Môi trường thực hiện báo cáo “Điều tra, phân tích, đánh giá tình hình chất thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Hà Giang”. Báo cáo được xây dựng với mục tiêu trước mắt là đưa ra cái nhìn tổng thể, khái quát về hiện trạng chất thải sinh hoạt; thực trạng công tác thu gom, xử lý chất thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh và mức độ ảnh hưởng tới môi trường xung quanh. Đồng thời, đưa ra các biện pháp hạn chế, giảm thiểu lượng chất thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn tỉnh. Từ đó, đưa ra giải pháp quy hoạch, xây dựng các bãi chôn lấp phù hợp nhằm tăng hiệu quả thu gom và quản lý rác thải, đề xuất các dự án xử lý và tái chế rác thải. Đồng thời, đưa ra một số định hướng chủ yếu trong việc quản lý và xử lý nước thải sinh hoạt cho các địa phương trên địa bàn tỉnh. 2. Cơ sở pháp lý để thực hiện dự án Hợp đồng số 2903/HĐ-TNMT ngày 29/3/2008 giữa Sở Tài nguyên và môi trường Hà Giang và Trung tâm Ứng dụng Công nghệ Tài nguyên và Môi trường. Luật bảo vệ môi trường được Quốc hội thông qua ngày 29/12/2005. Nghị định số 80/NĐCP được chính phủ ban hành ngày 09/08/2006 Về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường. Thông tư số 3370/TT-MT ngày 22/12/1995 của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường hứơng dẫn tạm thời về khắc phục sự cố môi trường. Chỉ thị số 199/TTg ngày 03/04/1997 của Thủ tướng Chính phủ về những biện pháp cấp bách trong công tác quản lý chất thải rắn ở các đô thị và khu Công nghiệp. Quyết định số 86/1998/QĐ-BNN-BVTV ngày 24/06/1998 của Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn về việc cấm sử dụng một số thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp ở Việt Nam. Thông tư liên tịch số 1529/1998 ngày 17/10/1998 của Bộ Khoa học công nghệ và Môi trường và Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn đảm bảo môi trường trong sử dụng amiăng vào sản xuất các sản phẩm, vật liệu và xây dựng. Chỉ thị số 29/1998/CT-TTg ngày 25/8/1998 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và chất hữu cơ gây ô nhiễm, khó phân huỷ. Quy chế quản lý chất thải nguy hại, ban hành kèm theo quyết định số 155/1999 QĐ-TTg ngày 16/7/1999 của Thủ tướng chính phủ. 3. Tổ chức thực hiện Báo cáo “Điều tra, phân tích, đánh giá tình hình chất thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Hà Giang” do Sở Tài Nguyên và Môi trường Hà Giang chủ trì. Cơ quan tư vấn: Trung tâm Ứng dụng Công Nghệ Tài nguyên và Môi trường - Công ty Đo đạc ảnh Địa hình. Các cán bộ tham gia thực hiện: TT Họ và tên, chức danh Trách nhiệm 1 PGS.TS Lưu Đức Hải Chủ nhiệm Khoa môi trường - ĐH Khoa học Tự nhiên. Chuyên gia cố vấn. 2 PGS.TS Hoàng Xuân Cơ Phó phòng khoa học - ĐHKHTN Chuyên gia cố vấn. 3 CN Tống Khánh Thượng Thành viên 4 CN Trần Nguyễn Trung Thành viên 5 CN Trần Thị Hạnh Trang Thành viên 6 CN Lê Văn Huấn Thành viên 7 CN Phạm Thị Hồng Thành viên 8 CN Trần Hoàng Thanh Thành viên 9 KS Phạm Hoa Cương Thành viên 10 KS Trần Văn Nghĩa Thành viên 11 KS Trịnh Tiến Thành Thành viên 12 KS Nguyễn Thị Tuyết Thành viên 13 KS Vũ Đình Trọng Thành viên 14 KS Hà Phương Tiến Ngữ Thành viên 15 KS Đặng Văn Phong Thành viên 3. Phương pháp thực hiện */ Phương pháp kế thừa Khai thác và kế thừa các kết quả điều tra hiện trạng môi trường hàng năm của tỉnh, các báo cáo khoa học về hiện trạng môi trường các nhà máy, xí nghiệp của các viện, các trung tâm nghiên cứu. Thu thập, phân tích các thông tin về hiện trạng môi trường các ngành. Thu thập số liệu các yếu tố và các nguồn lực phát triển kinh tế xã hội tác động tới môi trường của tỉnh. */ Phương pháp phân tích tổng hợp hệ thống Sử dụng phương pháp này nhằm đánh giá các thông tin một cách toàn diện trên cùng một chuẩn mực. Sự đánh giá, so sánh có tính hệ thống và khoa học nhằm đảm bảo tính hợp lý trong so sánh và đánh giá hiện trạng. */ Phương pháp thống kê, điều tra thực dịa Các số liệu thống kê và điều tra thực địa sẽ là cơ sở để xây dựng các giải pháp điều chỉnh lại các quy hoạch chưa phù hợp làm cơ sở dự báo chính xác xu thế diễn biến môi trường trong tương lai. */ Phương pháp chuyên gia Trên cơ sở các số liệu thu thập được, tập hợp chuyên gia các lĩnh vực nhằm phân tích đánh giá số liệu, dữ liệu thu thập được góp phần xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường. Trong quá trình biên soạn, chúng tôi đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp các chuyên viên trong các lĩnh vực có liên quan, đặc biệt là các nhà quản lý môi trường. Đặc biệt là sự đóng góp của các cố vấn PGS.TS Lưu Đức Hải. Chủ nhiệm Khoa môi trường - ĐH Khoa học Tự nhiên, PGS.TS Hoàng Xuân Cơ - Phó phòng khoa học - ĐHKHTN. CHƯƠNG I ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ - XÃ HỘI 1.1. Điều kiện tự nhiên 1.1.1. Vị trí địa lý Hà Giang là một tỉnh miền núi cao nằm ở địa đầu biên giới vùng cực bắc của tổ quốc. Hà Giang có diện tích tự nhiên là 7.945,79 km², nằm ở toạ độ 22o10’ đến 23o23’ độ vĩ Bắc và 104o20’ đến 105o34’ độ kinh Đông. Phía Bắc và Tây Bắc giáp nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa với đường biên giới dài 274km. Phía Nam giáp tỉnh Tuyên Quang, phía Đông giáp tỉnh Cao Bằng, phía Tây Nam giáp tỉnh Yên Bái và phía Tây giáp tỉnh Lào Cai.     Về tổ chức hành chính, hiện nay tỉnh Hà Giang có 1 thị xã tỉnh lỵ (thị xã Hà Giang) và 10 huyện với 195 xã, phường, thị trấn. Trên địa bàn tỉnh có 8 cửa khẩu, trong đó, cửa khẩu Quốc Gia Thanh Thuỷ đang được đầu tư xây dựng thành Cửa khẩu Quốc tế. Hà Giang với 90% diện tích là đồi núi và cao nguyên có độ cao tuyệt đối từ 50m đến 2.418m. Đặc biệt có nhiều dãy núi cao trên 2000m như Ta Kha- 2.274m, Tây Côn Lĩnh - 2.418m. Hệ thống sông suối có độ dốc lớn, nhiều thác ghềnh. 1.1.2. Địa hình, địa chất, thổ nhưỡng Địa hình: Do cấu tạo địa hình phức tạp, thiên nhiên tạo ra và ưu đãi cho Hà Giang một nguồn tiềm năng to lớn về khí hậu, đất đai, tài nguyên và khoáng sản... Vì thế có thể chia Hà Giang thành ba vùng với những điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội khác biệt, mỗi vùng có tiềm năng và thế mạnh riêng đó là: - Vùng I: Là vùng cao núi đá phía Bắc gồm 4 huyện: Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh và Quản Bạ. Độ cao trung bình từ 1.000 – 1.600 m, gồm nhiều khu vực núi đá vôi nằm sát với chí tuyến bắc có độ dốc khá lớn, thung lũng và sông suối bị chia cắt nhiều. Vùng này có vùng trũng Yên Minh, chủ yếu là đồi núi thấp có độ cao trung bình 500 – 700 m. Diện tích toàn vùng là 2.352,7 km2, dân số trên 20 vạn người chiếm xấp xỉ 34,3% dân số toàn tỉnh. Do điều kiện khí hậu rét đậm về mùa đông, mát mẻ về mùa hè nên rất thích hợp với việc phát triển các loại cây ôn đới như cây dược liệu thảo quả, đỗ trọng; Cây ăn quả như mận, đào, lê, táo... Cây lương thực chính ở vùng này là cây ngô. - Vùng II: Là vùng cao núi đất phía tây gồm các huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần. Diện tích tự nhiên 1.211,3 km2, dân số chiếm 15,9%. Độ cao trung bình của vùng từ 900 - 1.000 m, sườn núi dốc, đèo cao, thung lũng và sông suối hẹp. Điều kiện tự nhiên vùng này thích hợp cho việc phát triển cây trẩu và cây thông lấy nhựa. - Vùng III: Là vùng núi thấp gồm các huyện: Bắc Quang, Vị Xuyên, Bắc Mê, Quang Bình và thị xã Hà Giang là vùng trọng điểm kinh tế của Hà Giang. Diện tích tự nhiên 4.320,3 km2, dân số chiếm 49,8%. Độ cao trung bình từ 50 – 100 m. Địa hình ở đây là đồi núi thấp, thung lũng sông Lô càng xuống phía nam càng được mở rộng. Điều kiện tự nhiên thích hợp với các loại cây nhiệt đới, thuận lợi cho việc phát triển nghề rừng, trồng các loại cây nguyên liệu giấy như bồ đề, mỡ, thông và đây cũng là vùng tre, nứa, vầu, luồng lớn nhất trong tỉnh ... Ngoài ra đây còn là vùng trồng các loại cây ăn quả có múi như cam, quýt... 1.1.3. Khí hậu Nhiệt độ: Tại Hà Giang đặt 04 trạm quan trắc khí tượng. Theo số liệu quan trắc năm 2006, nhiệt độ không khí trung bình tại trạm Hà Giang là 23,3oC, trạm Bắc Quang là 23,4oC, trạm Bắc Mê là 22,7oC, và trạm Hoàng Su Phì là 20,9oC. Nhiệt độ cao nhất trong năm đo được tại trạm Bắc Quang là 28,5oC vào tháng 7 và thấp nhất là 15,0oC tháng 1 tại trạm Hoàng Su Phì. Chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm khoảng 8oC. Giữa mùa đông và mùa hè khoảng 15-20oC. Về mùa đông có lúc nhiệt độ xuống dưới 5oC, kèm theo sương muối và mây mù vùng cao núi đá có băng giá và tuyết. Độ ẩm: Độ ẩm không khí trung bình thường đạt khoảng 80%. Số liệu quan trắc năm 2006 cho thấy độ ẩm trung bình tại trạm Hà Giang là 82%, trạm Bắc Quang là 87%, trạm Hoàng Su Phì là 81%, trạm Bắc Mê là 81%. Lượng mưa trung bình năm của Hà Giang tại các trạm quan trắc trung bình trong khoảng từ 1.300 đến 5.000mm (số liệu tổng hợp trung bình nhiều năm). Năm 2006, lượng mưa giảm hơn so với lượng mưa trung bình nhiều năm. Tổng lượng mưa tại trạm Hà Giang là 1.475,8mm, lượng mưa tại trạm Bắc Quang là 4.921,3mm, lượng mưa tại trạm Hoàng Su Phì là 1.326,3mm, tại trạm Bắc Mê là 1.527,4mm. Gió: hướng gió chính của Hà Giang là hướng Đông Nam với vận tốc trung bình là 1-5 m/s. Do vị trí nằm sâu trong lục địa nên Hà Giang chủ yếu chịu ảnh hưởng gió lốc địa hình, ít bị ảnh hưởng của các đợt bão trong năm. Điều kiện vi khí hậu của Hà Giang mang đặc điểm nhiệt đới gió mùa và á nhiệt đới. Trong những năm gần đây, tình hình thời tiết trên địa bàn tỉnh có diễn biến bất thường, hạn hán xảy ra nhiều vùng thường xuyên hơn và mùa khô kéo dài hơn gây nhiều ảnh hưởng xấu đến đời sống sản xuất của nhân dân. Các đợt mưa tập trung và có cường độ lớn kèm theo gió lốc, mưa đá thường xuyên xảy ra xuất hiện các đợt lũ ống, lũ quét ngày càng nhiều hơn gây nhiều thiệt hại lớn về sản xuất, người và tài sản cho nhân dân. 1.1.4. Thuỷ văn Các sông lớn ở Hà Giang thuộc hệ thống sông Hồng. Ở đây có mật độ sông suối tương đối dày.Hầu hết các sông có độ nông sâu không đều, dốc, nhiều ghềnh thác, ít thuận lợi cho giao thông thuỷ. Trên các dòng sông, suối của Hà Giang có nhiều vị trí thuận lợi để phát triển thuỷ điện nhỏ. Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã xây dựng một số công trình thuỷ điện như: Thuỷ điện Thác Thuý, Nâm Má, Việt Lâm, Nậm Mu, Thái An và một số công trình thuỷ điện đang chuẩn bị đầu tư xây dựng. Hà Giang có trữ lượng nước mặt rất lớn và có chất lượng tốt với những hệ thống sông chính và nhiều sông, suối nhỏ là nguồn nước chủ yếu phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất. Sông Lô là một sông lớn ở Hà Giang, bắt nguồn từ Lu Lung (Vân Nam, Trung Quốc), chảy qua biên giới Việt Trung (khu vực Thanh Thuỷ), qua thị xã Hà Giang, Bắc Quang về Tuyên Quang. Đây là nguồn cung cấp nước chính cho vùng trung tâm tỉnh. Sông Chảy bắt nguồn từ sườn Tây Nam đỉnh Tây Côn Lĩnh và sườn Đông Bắc đỉnh Kiều Kiên Ti, mật độ các dòng nhánh cao. Mặc dù chỉ đoạn đầu nguồn thuộc địa phận tỉnh, nhưng là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho khu vực phía tây của Hà Giang Sông Gâm bắt nguồn từ Nghiêm Sơn, Tây Trù (Trung Quốc) chảy về gần thị xã Tuyên Quang nhập vào Sông Lô. Đây là nguồn cung cấp nước chính cho phần đông của tỉnh. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh Hà Giang còn có các sông ngắn và nhỏ hơn như sông Nho Quế, sông Miện, sông Bạc, sông Chừng, nhiều khe suối lớn nhỏ cung cấp nguồn nước phục vụ cho sản xuất và đời sống dân cư. 1.1.5. Tài nguyên thiên nhiên Tài nguyên đất Theo số liệu thống kê năm 2006, Hà Giang có tổng diện tích đất tự nhiên là 794.579 ha trong đó: Đất nông nghiệp là 138.123,2 ha (chiếm 17,38%), đất lâm nghiệp có rừng là 356.756,54 ha (chiếm 44,89%), đất chuyên dùng là 6.929,53 ha (chiếm 0,87%), đất ở là 4.523 ha (chiếm 0,57%), còn lại là đất chưa sử dụng (chiếm 36,29%). Quỹ đất có khả năng sử dụng để phát triển nông lâm nghiệp ở tỉnh còn khá nhiều nhưng diện tích có thể trồng cây lương thực, đặc biệt để trồng lúa, ngô rất hạn chế. Đất đai rất manh mún, không bằng phẳng và không liền mảnh, khó khăn cho việc cơ giới hoá, thuỷ lợi hoá để hình thành các vùng sản xuất tập trung. Kết quả điều tra thổ nhưỡng năm 1999 của Viện Quy hoạch và thiết kế Nông nghiệp cho thấy: Toàn tỉnh có 9 nhóm đất chính với 19 đơn vị đất chính và 60 đơn vị đất phụ. Những tính chất chính của từng nhóm đất là: Nhóm đất phù sa: Diện tích 12.621 ha, chiếm 1,6% diện tích đất tự nhiên của tỉnh, gặp ở ven sông Lô và các sông suối khác. Nhóm đất này thích hợp trồng cây ngắn ngày, đặc biệt là cây lương thực. Nhóm đất Glây: có diện tích 6.804 ha chiếm 0,86% diện tích đất tự nhiên của tỉnh. Nhóm đất Glây được hình thành ở nơi có địa hình thấp, luôn giữ ẩm. Nhóm đất này chủ yếu sử dụng để gieo trồng lúa nước. Nhóm đất đen: Có diện tích 1.141 ha, chiếm 0,14% diện tích đất tự nhiên của tỉnh. Đất đen hình thành ở ven chân các dãy núi đá vôi hoặc trong thung lũng đá vôi. Đất thuộc nhóm này thích hợp trồng cây ngắn ngày: ngô, đậu tương… Nhóm đất than bùn: Có diện tích 36 ha, gặp ở xã Võ Điến (Bắc Quang), đất có tính lầy, có thành phần cơ giới nhẹ và trung bình. Ít có ý nghĩa trong nông nghiệp. Nhóm đất tích vôi: Có diện tích 1.296 ha chiếm 0,16% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh. Hình thành ở thung lũng đá vôi. Canxi tích luỹ nhiều trong đất, thành phần cơ giới của đất nặng. Thích hợp trồng cây ngắn ngày. Nhóm đất xám: có diện tích 585.418 ha chiếm 74,25% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh. Đất phù sa cổ, đất xám bạc màu, đất Feralit..đều nằm trong nhóm này. Đất có phản ứng chua và rất chua. Mùn và đạm tổng số ở lớp mặt trung bình và khá, nghèo lân và kali. Vùng đất có địa hình thấp thích hợp trồng cây ngắn ngày, vùng đất có địa hình cao thích hợp trồng cây dài ngày. Nhóm đất đỏ: Có diện tích 47.623 ha, chiếm 6,04% diện tích tự nhiên của tỉnh. Đất đỏ được hình thành trên đá Macmabazo và đá vôi. Cần chú ý chống xói mòn và bảo vệ đất. Nhóm đất mùn Alít trên núi cao: Có diện tích 4.971ha chiếm 0,63% diện tích đất tự nhiên của tỉnh, gặp ở độ cao trên 1800m. Loại đất này thích hợp trồng cây dài ngày. Nhóm đất tầng mỏng: Có diện tích 237ha, chiếm 0,03% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh, là sản phẩm của quá trình xói mòn đất, tầng đất mỏng dưới 30cm. Đây là nhóm đất xấu, phục hồi đất bằng trồng rừng tạo thảm thực vật che phủ đất. Nhìn chung đất của Hà Giang bị xói mòn rửa trôi mạnh, đất thường xuyên bị khô hạn, đất chua, rất nghèo dinh dưỡng dễ tiêu, đất bị quá trình Feralit mạnh, tích luỹ sắt, nhôm lớn. Đất thích hợp với các loại cây rừng, cây công nghiệp chế biến, cây thuốc, cây lấy dầu xuất khẩu và các loại cây ăn quả như: Cam, quít, mận, hồng… Tài nguyên nước */ Nước mặt Hà Giang có trữ lượng nước mặt lớn, nhưng phân bố không đồng đều cả về thời gian và không gian. Mùa mưa nước ở thượng nguồn sông Lô, sông Gâm, sông Chảy…đổ về có thể gây ngập lụt cho các khu vực vùng trũng của tỉnh. Vào mùa khô tại các địa phương có địa hình cao núi đá như: Quản Bạ, Mèo Vạc, Đồng Văn, Yên Minh lại thiếu nước trầm trọng cho sinh hoạt của con người và cung cấp nước tưới cho nông nghiệp */ Nước ngầm Nước ngầm ở Hà Giang có hai dạng tồn tại chủ yếu là nước lỗ hổng và nước khe nứt. Nước lỗ hổng: Trong phạm vi tỉnh Hà Giang, tầng chứa nước phân bố trên diện hẹp theo các thung lũng sông, suối nằm rải rác ở các vùng phía Nam tỉnh, có chiều dày trầm tích mỏng (3-5m), thành phần đất đá gồm: cuội, sỏi, cát, sét, đá tảng…Nước có chất lượng tốt, tổng khoáng hoá M = (0,2 đến 0,4) g/l, độ pH = 6 tuy vậy trữ lượng nhỏ, chỉ khai thác nhỏ lẻ, không có khả năng khai thác với lưu lượng lớn. Nước khe nứt: Tồn tại trong các khe nứt của đất đá cố kết trước Đệ tứ, phân bố hầu hết trên toàn tỉnh Hà Giang. Nhìn chung, các tầng giàu nước, gồm có: hệ tầng Bắc Sơn, nước tồn tại dưới dạng Kaster chứa nước, các nguồn lộ rải rác lưu lượng từ = (0,1-1) l/s, có nơi từ (6-10) l/s, tổng độ khoáng hoá (0,1 - 0,5) g/l, độ pH từ (6-7). Hệ tầng Phia Phương: phân bố từ Nam Tùng Bá đến núi Pan, nguồn lộ rải rác lưu lượng từ (0,1 - 1)l/s. Qua một số khảo sát, thăm dò đã xác định hệ tầng này khá giàu nước nhưng không đồng nhất. Hệ tầng Hà Giang: phân bố rộng rãi ở phía Tây nam Hà Giang, trong hệ tầng này do ảnh hưởng của đứt gãy kiến tạo nên đá vôi nứt nẻ và Kaster phát triển mạnh. Các nguồn lộ thường có lưu lượng (0,01-0,05)l/s đến trên 10 l/s. Tại thị xã Hà Giang đã tiến hành thăm dò nước trong tầng này cho thấy kết quả : Q = (2,03 – 10)l/s, q = (0,12 – 2,35)l/s. Nước có chất lượng tốt, tổng khoáng hoá M = (0,1 – 0,3) g/l. Ngoài ra còn có các tầng chứa nước trung bình và các tầng nghèo nước, với rất nhiều tầng trầm tích tuổi từ Cambri đến Jura bao gồm các trầm tích lục nguyên và các trầm tích Cacbonat như: Kbh, T2yb, T1hn, P2đđ…, có khả năng trữ nước kém, không đồng nhất. Tài nguyên khoáng sản Hà Giang có nguồn khoáng sản phong phú, với 28 chủng loại và 148 điểm mỏ được đánh dấu. Tuy nhiên, do giao thông khó khăn nên thiếu cơ sở lập dự án khai thác công nghiệp. Có một số loại khoáng sản có thể khai thác sớm để góp phần vào sự phát triển kinh tế của tỉnh, bao gồm: Antimon: Có hàm lượng khá và được đánh giá là loại có tiềm năng cao của các tỉnh phía bắc. Mỏ Antimon tập trung chủ yếu ở Mậu Duệ, Bó Mới (Yên Minh), có triển vọng cho khai thác, chế biến công nghiệp. Loại này cần được khảo sát để đánh giá trữ lượng. Vàng sa khoáng: phân bố ở nhiều nơi, nhưng chủ yếu là huyện: Mèo Vạc, Bắc Mê, Vị Xuyên, Bắc Quang. Chì, kẽm: có ở nhiều nơi, nhưng tập trung chủ yếu ở Na Sơn, Tả Pan, Bằng Lang, Cao Mã Pờ. Đây là tiềm năng quan trọng trong các loại khoáng sản của tỉnh. Quặng sắt: Có trữ lượng khá tập trung ở Tùng Bá, Bắc Mê. Loại quặng này có trữ lượng vào khoảng 260 triệu tấn. Ngoài ra, ở Hà Giang còn có Mangan, thiếc, Thuỷ Ngân, Pirit, Cao lanh, đá làm xi măng, cát, sỏi, nước khoáng, đất làm gạc, than non, than bùn. Tài nguyên rừng Do đặc điểm về địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu, tài nguyên rừng của Hà Giang tương đối phong phú về chủng loại và được coi là một trong những khu vực đặc trưng của kiểu vùng nhiệt đới với nhiều sản vật quý hiếm: động vật có các loài gấu ngựa, sơn dương, voọc bạc má, gà lôi, đại bàng…; các loại gỗ: ngọc am, pơ mu, lát hoa, lát chun, đinh, nghiến, trò chỉ, thông đá…; các cây dược liệu như sa nhân, thảo quả, quế, huyền sâm, đỗ trọng…Rừng Hà Giang không những giữ vai trò bảo vệ môi trường sinh thái đầu nguồn cho vùng đồng bằng Bắc Bộ mà còn cung cấp những nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất  công nghiệp, xây dựng, y tế. Hà Giang còn nhiều khu rừng nguyên sinh chưa được khai thác, môi trường sinh thái trong lành, nhiều hang động và các thắng cảnh đẹp… đây chính là tiềm lực cho Hà Giang mở rộng phát triển du lịch sinh thái. Theo số liệu thống kê năm 2006, diện tích đất lâm nghiệp của Hà Giang là 7984,4 ha. Chiếm một diện tích lớn so với tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh. Do nhiều nguyên nhân, một số khu vực rừng của Hà Giang bị tàn phá, trữ lượng ngày càng cạn kiệt, việc trồng rừng và tái tạo rừng trong những năm qua không đủ diện tích bù lại diện tích bị khai thác và chặt phá. Diện tích đất trống, đồi núi trọc còn nhiều. Rừng có ý nghĩa lớn về kinh tế là cơ sở chuyển đổi cơ cấu kinh tế vùng theo hướng phát triển ngành theo thế mạnh nghề rừng, tạo ra hàng hoá chất lượng cao, bảo vệ môi trường sinh thái, khống chế phần nào lũ lụt và đóng góp tích cực phục vụ an ninh quốc phòng. 1.2. Đặc điểm kinh tế tỉnh Hà Giang 1.2.1. Khái quát thực trạng phát triển kinh tế Từng bước khắc phục khó khăn, các cấp uỷ Đảng, chính quyền và đồng bào các dân tộc trong tỉnh cùng các ngành đã và đang đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chú trọng tạo thêm ngành nghề mới, trong khâu tiêu thụ sản phẩm, tập trung tạo ra môi trường lành mạnh để hàng hoá giao lưu thuận lợi giữa các vùng trong tỉnh và giữa các tỉnh với nhau, hàng hoá xuất khẩu ngày càng đa dạng về chủng loại, giá trị ngày càng nâng cao. Cùng với xu hướng phát triển chung của vùng Đông Bắc và cả nước, những năm gần đây nền kinh tế của Hà Giang cũng có bước phát triển khả quan. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2002 – 2006 đạt 10,59%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, trong đó: Nông, lâm nghiệp chiếm 41,4% tổng giá trị nền kinh tế, giảm 8,11% so với năm 2000; Công nghiệp - xây dựng chiếm 23,5%, tăng 2,66%; Thương mại - dịch vụ chiếm 35,1%, tăng 5,45%. Tỷ suất hàng hoá ngày càng lớn, một số sản phẩm (cả truyền thống và mới) đã nâng dần sức cạnh tranh và có thị phần ổn định cả thị trường nội địa và xuất khẩu; hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư xây dựng khá; sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các hoạt động dịch vụ; vận tải, thông tin, điện, nước, tín dụng,…có bước phát triển. Thu ngân sách và huy động vốn đầu tư phát triển tăng, kể cả đầu tư từ ngân sách nhà nước và của các thành phần kinh tế; đời sống nhân dân được cải thiện. Thu nhập bình quân đầu người đạt 3,2 triệu đồng, tăng 1,9 lần so với năm 2000. Bảng 1.2.1. GDP theo khu vực kinh tế thời kỳ 2002 - 2006 (giá so sánh năm 1994) Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Tổng GDP 1.042.028 1.152.294 1.268.676 1.404.460 1.560.636 Nông - lâm - nghiệp, thuỷ sản 520.730 548.725 584.924 619.137 653.575 Công nghiệp - xây dung 218.173 253.388 271.125 294.948 329.019 Dịch vụ 303.125 350.181 412.627 490.339 578.042 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hà Giang 1.2.2. Thực trạng phát triển các khu vực kinh tế Khu vực kinh tế nông nghiệp Năm 2006 giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 1.129.285 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân thời kỳ 2002 - 2006 đạt 5,78%/năm, cao gấp 1,48 lần tốc độ tăng của ngành nông, lâm nghiệp cả nước (trung bình cả nước là 3,9%/năm). Ngành sản xuất nông nghiệp Năm 2006 giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 889,45 tỷ đồng (giá so sánh năm 1994). Cơ cấu trong nội bộ ngành nông nghiệp cũng có bước chuyển biến tích cực theo hướng sản xuất hàng hóa, tỷ trọng trồng trọt giảm dần từ 46,71% năm 2002 xuống còn 40,86 % năm 2006. - Trồng trọt: Diện tích trồng cây hàng năm tăng 21% so với năm 2000. Giảm diện tích trồng ngô năng suất thấp, tăng diện tích thâm canh, mở rộng diện tích và đưa vào gieo trồng một số cây có hiệu quả kinh tế cao như: gieo trồng lúa chất lượng cao; trồng hoa, rau ở Đồng Văn, Quản Bạ; tăng diện tích trồng đậu tương, lạc, tiếp tục trồng cỏ ở các huyện vùng cao… Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm 2006 đạt 127.003,7 ha, tăng 2.956,6 ha so với năm 2005, trong đó: Cây lương thực có hạt 79.173 ha; cây công nghiệp hàng năm 21.146,8 ha, tăng 777,7 ha so với năm 2005. Diện tích lúa gieo cấy năm 2006 đạt 34.397,5 ha, tăng 433,7 ha so với năm 2005, năng suất lúa đạt 45,4 tạ/ha, tăng 0,5 tạ/ha. Diện tích ngô 43.269,8 ha; diện tích ngô thâm canh chiếm 70,6%, năng suất ngô đạt 20,9 tạ/ha. Tổng sản lượng lương thực đạt 274.202 tấn, trong đó sản lượng thóc 158.205 tấn, tăng 3,4 ngàn tấn; ngô 90.689 tấn, khoai lang 5.955,8 tấn; sắn 19.351,9 tấn. Các loại cây rau, màu và cây công nghiệp ngắn ngày được chú trọng đầu tư mở rộng diện tích, trong đó: Đậu tương gieo trồng 15.893,6 ha, tăng 182 ha, năng suất đạt 8,9 tạ/ha; cây lạc 4.286,7 ha, tăng 565,5 ha so với năm 2005, năng suất đạt 11,6 tạ/ha. Cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm tiếp tục phát triển mạnh. Diện tích chè trồng mới đạt 165,6 ha, tổng diện tích chè hiện có 15.183,6 ha, trong đó diện tích cho sản phẩm 12.589,1 ha, tăng 1.784 ha. Tổng diện tích cam quýt toàn tỉnh đến 2006 là 4.078,4 ha, giảm 545,4 ha. Trồng cỏ thức ăn gia súc 1.917,8 ha, diện tích cỏ đã trồng từ năm 2003 đến nay đạt 3.223 ha; chương trình trồng cỏ chăn nuôi đã đạt được kết quả đáng kể và đem lại hiệu quả thiết thực, được nhân dân đồng tình ủng hộ và tham gia tích cực, góp phần phát triển đàn gia súc, nâng cao đời sống của đồng bào ở các huyện vùng cao. Chăn nuôi: theo số liệu thống kê năm 2006 toàn tỉnh có đàn trâu 141.051 con, đàn bò 80.167 con; đàn dê 141.730 con, tăng 32.270 con so với năm 2005; đàn lợn 336.943 con, tăng 7.811 con so với năm 2005; 8.249 con ngựa, giảm 4.616 con. Ngành lâm nghiệp Diện tích rừng trồng mới và khoanh nuôi trong 5 năm đạt 30.147 ha rừng. Độ che phủ của rừng đạt 43%, tăng 6% so với năm 2000. Riêng diện tích rừng trồng được 7.033 ha, trong đó: Rừng phòng hộ đặc dụng 3.610,8 ha, hỗ trợ nhân dân giống trồng sa mộc được 3.422,4 ha. Công tác khoanh nuôi, bảo vệ, chăm sóc rừng đúng quy trình kỹ thuật, đảm bảo thời vụ và kế hoạch giao; bảo vệ rừng 84.876 ha, khoanh nuôi phục hồi 33.059 ha, chăm sóc rừng trồng 17.176,9 ha. Năm 2006 tổng giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp đạt 160,531 tỷ đồng (giá so sánh năm 1994), tăng 6,64 tỷ đồng so với năm 2005. Ngành thuỷ sản Năm 2006, diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản trên toàn tỉnh đạt 1.275,26 ha, giá trị sản xuất ngành thủy sản đạt 19,04 tỷ đồng (giá hiện hành năm 2006). Khu vực kinh tế công nghiệp - xây dựng - Công nghiệp: Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển cả về số lượng, quy mô và trình độ công nghệ, hình thành được cơ sở vật chất kỹ thuật quan trọng, xây dựng được các mô hình phát triển công nghiệp thuỷ điện, khai thác và chế biến khoáng sản, chế biến lâm sản như: Nhà máy thuỷ điện Nậm Mu; nhà máy khai thác, tuyển, luyện ăngtimon kim loại; nhà máy Caolin, Penspát; phân xưởng nghiền Clinke; các cơ sở sản xuất giấy và bột giấy: Long Giang, Vĩnh Tuy, Cầu Ham, Ngòi Sảo; nhà máy sản xuất và lắp ráp ô tô TRAEMC, Trường Thanh; nhà máy gạch Tuynel ở huyện Vị Xuyên, huyện Yên Minh và nhiều cơ sở khác ở Bắc Quang, Vị Xuyên, Quang Bình, Bắc Mê,... Sản xuất hàng mây, tre đan v.v. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp năm 2006 đạt 318,87 tỷ đồng (giá so sánh 1994). Trong đó, nhóm ngành sản xuất điện, nước và chế biến chè tăng khá so với năm trước, sản lượng điện sản xuất tăng 26,5%, nước máy tăng 24,5%, chè chế biến tăng 33,7%. - Xây dựng: Công tác quy hoạch và xây dựng đô thị đã được chú trọng, nhất là trung tâm các huyện, các thị tứ, thị trấn,...Kết cấu hạ tầng được đầu tư lớn, có bước phát triển mới. Giá trị sản xuất xây dựng năm 2006 theo giá so sánh 1994 đạt 688,09 tỷ đồng. Khu vực kinh tế dịch vụ Hoạt động dịch vụ ở Hà Giang thời gian qua phát triển khá phong phú và đa dạng, thu hút sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Đặc biệt một số ngành như dịch vụ - thương mại, du lịch, tài chính ngân hàng, bảo hiểm… có tốc độ phát triển nhanh. - Thương mại: Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ thị trường xã hội tăng bình quân hàng năm từ 25% trở lên, năm 2006 đạt 1.090,2 tỷ đồng; giá trị sản xuất của ngành thương mại, dịch vụ và khách sạn nhà hàng trong năm 2006 của toàn tỉnh đạt 173,62 tỷ đồng (giá so sánh 1994); giá trị xuất khẩu hàng hoá trên địa bàn đạt 4,348 triệu USD; giá trị nhập khẩu đạt 4,976 triệu USD. Hệ thống chợ nông thôn, chợ đại gia súc, chợ biên giới được mở rộng. - Du lịch: Trong năm qua đã thu hút trên 20.000 lượt khách nước ngoài và trên 23.000 lượt khách nội địa vào Hà Giang, doanh thu du lịch đạt 85,5 tỷ đồng. - Vận tải: Hoạt động vận tải đã đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh và đi lại của nhân dân, Quốc lộ 2 đã nâng cấp cải tạo xong, nhu cầu vận chuyển hàng hoá của các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh qua cửa khẩu Thanh Thuỷ tăng hơn so các năm trước. Khối lượng hàng hoá vận chuyển ước đạt 566 ngàn tấn, tăng 10,5%; vận chuyển được 579,8 ngàn lượt hành khách, tăng 10,59% so năm 2005. - Bưu chính viễn thông: Tăng cường đầu tư củng cố nâng cao chất lượng và năng lực mạng lưới, trong năm đã hoàn thành đưa vào sử dụng tuyến truyền dẫn cáp quang Tân Quang - Hoàng Su Phì, tiếp tục thi công tuyến Hà Giang - Mèo Vạc; nâng cấp mở rộng hệ thống chuyển mạch Bưu điện tỉnh; xây dựng 6 cột Anten Xín Mần, Mèo Vạc, Quản Bạ, Đồng Văn, Yên Minh, Bắc Quang; nhà đặt tổng đài huyện Đồng Văn…đến nay trung tâm 11 huyện, thị đã được phủ sóng điện thoại di động. Doanh thu năm 2006 của ngành bưu chính viễn thông tỉnh đạt 92,15 tỷ đồng; toàn tỉnh hiện có 40.599 máy điện thoại, tăng 8450 máy so với năm 2005; 195 xã phường được trang bị điện thoại. 1.3. Dân số, đời sống xã hội Hà Giang có 10 huyện và 1 thị xã với 195 xã, phường, thị trấn. Năm 2008, toàn tỉnh có 690.000 người. Mật độ dân số vào loại thưa, bình quân toàn tỉnh hiện nay là 83,8 người/km2. Đặc điểm đáng chú ý là dân số của tỉnh phân bố không đồng đều, vùng đông dân cư như Thị xã Hà Giang là 335người/km2 nhưng vùng núi cao như Quản Bạ thì mật độ dân số là 78 người/km2, thậm chí có huyện như Bắc Mê chỉ có 51 người/km2. Như vậy, vùng đông dân cư có mật độ cao gấp 6-7 lần vùng ít dân cư. Đây là một trở ngại cho việc đồng đều hoá mức sống giữa các khu vực. Lao động: Toàn tỉnh có 312.855 lao động, lao động khối nông lâm nghiệp là chủ yếu, chiếm 93,17% lao động toàn tỉnh, lao động dịch vụ chiếm 5,41%, lao động công nghiệp chiếm 1,42%. Hiện nay, Hà Giang còn 4-5 vạn lao động chưa có việc làm, dự kiến đến năm 2010 Hà Giang có khoảng 36-37 vạn lao động. Như vậy, tỉnh phải tạo việc làm cho khoảng 15 vạn lao động trong những năm tới, đây là sức ép lớn trong công cuộc xây dựng kinh tế của tỉnh. Thu nhập và đời sống: của đồng bào các dân tộc trong Tỉnh còn gặp nhiều khó khăn, tỉnh có 10 huyện thì có tới 4 huyện thuộc các huyện đặc biệt khó khăn. Trong tổng điều tra trước đây thì thu nhập bình quân chung của các hộ ở nông thôn chỉ bằng 43% thành thị. Tăng trưởng GDP đạt tốc độ tăng trưởng cao, giai đoạn 2001-2005 đạt bình quân 10,3%/năm, thu nhập bình quân đầu người năm 2006 khoảng 3,5 triệu đồng/năm, hệ thống điện- đường - trường - trạm được tập trung đầu tư đáp ứng nhu cầu của người dân. Phấn đấu đến năm 2010 sẽ giảm tỷ lệ nghèo từ 26% xuống còn 15%. 1.3.1. Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn Toàn tỉnh Hà Giang có 11 đơn vị hành chính bao gồm 1 thị xã và 10 huyện với tổng số 195 xã, phường thị trấn với 5 phường nội thị của thị xã Hà Giang, 9 thị trấn (trong đó có 7 thị trấn huyện, lỵ) và 181 xã. Dân cư phân bố không đồng đều giữa các đơn vị hành chính cấp huyện và tập trung với mật độ cao ở thị xã Hà Giang. Thực trạng phát triển đô thị Mạng lưới đô thị của tỉnh Hà Giang hiện nay phân bố theo dạng chuỗi trên hai trục không gian chính là trục Bắc – Nam và trục Đông – Tây. Trục không gian đô thị Bắc – Nam nằm dọc theo quốc lộ 2 bao gồm các đô thị như thị trấn Vĩnh Tuy, Việt Quang (Bắc Quang), Việt Lâm, Vị Xuyên và thị xã Hà Giang. Thị trấn Mèo Vạc (Mèo Vạc), Phó Bảng (Đồng Văn), Tam Sơn (Quản Bạ) và thị trấn Yên Minh (Yên Minh) là các thị trấn miền núi phân bố trên trục không gian đô thị Đông – Tây dọc theo quốc lộ 4C thuộc vùng cao núi đá của tỉnh. Các đô thị phát triển mạnh trong tỉnh tập trung theo chuỗi bám dọc theo trục Quốc lộ 2 từ Bắc Quang lên cửa khẩu Thanh Thuỷ. Dân số trung bình của tỉnh Hà Giang năm 2006 là 690.194 người, dân số đô thị là 75.032 người, tỷ lệ đô thị hoá của Hà Giang hiện nay là 11,03% thấp hơn so với bình quân toàn quốc (25%) do tốc độ đô thị hoá diễn biến chậm. Hà Giang có 1 đô thị cấp tỉnh là thị xã Hà Giang có quy mô dân số khu vực nội thị 28.960 người, tổng diện tích tự nhiên 17.123 ha, trong đó quy mô đất xây dựng đô thị khoảng 450ha; là đô thị loại IV và là trung tâm tỉnh lỵ của Hà Giang. Các đô thị cấp huyện phân bố cơ bản dọc theo 3 trục chính: Trục trung tâm từ phía Nam lên phía Bắc tỉnh dọc theo Quốc lộ 2 bao gồm các thị trấn Vĩnh Tuy, Việt Quang, Việt Lâm, Vị Xuyên; trong đó thị trấn Việt Quang đang được đầu tư xây dựng quy hoạch đạt tiêu chuẩn thị xã trong thời gian tới. Khu vực phía Đông của tỉnh gồm thị trấn Tam Sơn, Yên Minh, Phó Bảng, Mèo Vạc bám dọc theo Quốc lộ 4C. Khu vực phía Tây tỉnh gồm Yên Bình nằm trên quốc lộ 279 và thị trấn Vinh Quang trên tỉnh lộ 177. 1.3.1.2. Thực trạng phát triển dân cư nông thôn Hà Giang là tỉnh miền núi phía Bắc của Việt Nam dân cư chủ yếu là nông thôn, toàn tỉnh có 181 xã, hàng nghìn bản làng với tổng dân số nông thôn là 575.520 người. Hệ thống dân cư nông thôn của Hà Giang phân bố không đồng đều, mật độ dân số dao động từ 51 người/km2 (huyện Bắc Mê) đến 335 người/km2 (tại thị xã Hà Giang). Các điểm dân cư của tỉnh được sắp xếp thành các hình thái có các đặc điểm cơ bản sau: Dân cư vùng biên: Toàn tỉnh Hà Giang có 34 xã vùng biên thuộc địa bàn của 7 huyện có chiều dài đường biên là 274 km, có tổng diện tích tự nhiên khoảng 1.185,14 km2 và khoảng 85.109 người với 20 dân tộc anh em sinh sống, ngành nghề chủ yếu là nông nghiệp. Trong vùng có 8 cửa khẩu quan trọng giao lưu với Trung Quốc. Vì vậy đây là vị trí rất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng. Dân cư nông thôn ngoài vùng biên: Hệ thống dân cư nông thôn phân thành các dạng chủ yếu sau: Dân cư nông nghiệp ở các làng xã, hoạt động sản xuất lúa màu, phần lớn tập trung ở các huyện vùng thấp như Bắc Quang, Quang Bình, Bắc Mê. Khu vực này mật độ dân cư nông thôn tập trung cao nhất toàn tỉnh. Các trung tâm cụm xã, trung tâm xã phân bố tập trung các trục lộ chính như Quốc lộ 2, Quốc lộ 279… Dân cư nông, lâm nghiệp thuộc các nông trường khai thác các loại cây công nghiệp, trồng và quản lý rừng mới được hình thành và phát triển. Dân cư sống rải rác, không tập trung, chủ yếu canh tác lúa, ngô và trồng màu tại các huyện vùng cao như Đồng Văn, Mèo Vạc, Quản Bạ, Yên Minh, Hoàng Su Phì và Xín Mần. Các điểm dân cư nông thôn miền núi nhìn chung đời sống còn thấp, điều kiện hạ tầng xã hội và kỹ thuật chưa phát triển. Việc xây dựng phát triển còn chậm và mang tính tự phát, chưa có sự quản lý. 1.3.2. Văn hoá dân tộc và lễ hội truyền thống Hà Giang có 22 dân tộc anh em như: Mông, Dao, Nùng, Tày, Lô Lô, Giáy, PU Péo, Cờ Lao, Kinh…với các nhóm ngôn ngữ khác nhau: Tày - Thái, Mông - Dao, Việt - Mường, Hoa, Tạng - Miến… mỗi dân tộc đều có nét văn hoá đặc trưng riêng. Lễ mừng nhà mới dân tộc Lô Lô: Lễ mừng nhà mới kéo dài khoảng 2 ngày 2 đêm ở ngôi nhà mới của người dân tộc Lô Lô. Cả bản kéo tới ăn mừng cho ngôi nhà mới. Thầy cúng đi hát, sau đó cùng ăn uống vui chơi, hòa tấu kèn sáo và hát giao duyên nam nữ. Lễ hội mùa xuân: Đây là lễ hội vui xuân của dân tộc H'mông và dân tộc Dao, thường được tổ chức vào những ngày sau Tết Nguyên Đán và kéo dài từ 3 đến 7 ngày. Lễ hội mang tính chất tổng hợp mừng công, cầu mưa, cầu con trai. Lễ hội có thi bắn nỏ, hát giao duyên, ném pa páo, uống rượu, mở tiệc đãi khách. Hà Giang có 22 dân tộc. Mỗi dân tộc có một nếp sinh hoạt và tập tục lễ hội riêng thường tập trung vào mùa xuân. Trong đó “Chợ tình Khâu Vai” tổ chức ngày 27 tháng 3 âm lịch hàng năm là lễ hội độc đáo và đặc sắc nhất. CHƯƠNG II TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỈNH HÀ GIANG 2.1. Đánh giá chung về tài nguyên thiên nhiên */ Những lợi thế tài nguyên thiên nhiên Đất đai của Hà Giang còn rộng, khí hậu và thổ nhưỡng cho phép tỉnh có thể phát triển kinh tế trang trại, vườn đồi, chăn nuôi gia súc… Nguồn tài nguyên khoáng sản tuy trữ lượng chưa lớn, chưa được hình thành cụ thể song khá phong phú và đa dạng nên triển vọng phát triển công nghiệp khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng trong tương lai là rất lớn. Điều kiện phát triển du lịch thuận lợi do có nhiều danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử Cách mạng, hang động kỳ thú, các mỏ suối nước khoáng nóng….có thể kết hợp với các tỉnh bạn để phát triển du lịch tổng hợp. Đồng bào các dân tộc tỉnh Hà Giang có truyền thống Cách mạng: một bộ phận dân cư có trình độ, tập quán, kinh nghiệm sản xuất, sử dụng đất đai quý báu, thích hợp với điều kiện vùng núi, nhạy bén và năng động trong tổ chức sản xuất kinh doanh, góp phần chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá một cách tích cực và bền vững. */ Khó khăn, hạn chế Địa hình phức tạp, chia cắt mạnh, độ dốc lớn đã ảnh hưởng lớn đến khả năng khai thác đất nông nghiệp ở quy mô tập trung, đến phát triển giao thông, thuỷ lợi, xây dựng các công trình kỹ thuật, hạ tầng xã hội. Để phát triển tỉnh phải có đầu tư đáng kể cả công sức và tiền của. Tài nguyên đất và nguồn nước của tỉnh không thuận lợi cho phát triển đặc biệt là với vùng cao và vùng sản xuất cây lương thực. Một số nguồn tài nguyên chưa được đánh giá, khảo sát đầy đủ đã hạn chế phần nào khả năng khai thác và sử dụng trên địa bàn tỉnh. Trên địa bàn tỉnh có cửa khẩu Thanh Thuỷ khá lớn song so với các cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh), Hữu Nghị (Lạng Sơn), Lào Cai (Lào Cai)…thì vị thế và khả năng khai thác vẫn còn hạn chế. 2.2. Đánh giá chung về hiện trạng môi trường Hà Giang */ Môi trường công nghiệp Với đặc thù là nền công nghiệp chưa phát triển nhưng vốn những nhà máy xí nghiệp đang hoạt động, tình trạng ô nhiễm môi trường đã diễn ra cục bộ. Theo quy hoạch đến năm 2010 giá trị sản lượng công nghiệp - xây dựng trong cơ cấu GDP là 37,5%, mức độ phát thải của các nhà máy xí nghiệp sẽ rất lớn. Việc quy hoạch chi tiết các vùng phát triển và ngành công nghiệp thân thiện với môi trường, đồng thời đề ra các giải pháp bảo vệ môi trường là hết sức cần thiết. Đến nay, các hoạt động khoáng sản trên địa bàn Hà Giang đã tuân thủ nghiêm theo quy định của Luật Khoáng sản và các văn bản hướng dẫn. Công tác quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản căn cứ vào các quy định để hướng dẫn cho các tổ chức, cá nhân tham gia các hoạt động khoáng sản. Với các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ hiện tại có công nghệ lạc hậu nằm xen kẽ với khu dân cư là nguồn gây ô nhiễm và ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của nhân dân. Đây đang và sẽ là những thách thức trong công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Hà Giang. */ Suy thoái môi trường đất Với đặc thù là miền núi, địa hình chia cắt mạnh nên hiện tượng suy thoái đất do xói mòn, bạc màu diễn ra trên địa bàn toàn tỉnh. Trong một thời gian dài rừng bị tàn phá, địa hình chủ yếu là đồi núi, nhân dân canh tác nương rẫy trên đất dốc, các biện pháp canh tác không hợp lý nên vào mùa mưa đất bị rửa trôi làm trơ sỏi đá và gây ô nhiễm nguồn nước. Hiện nay do chưa có điều kiện nên việc đánh giá và lập bản đồ về hiện trạng suy thoái đất chưa được thực hiện để đánh giá chính xác mức độ suy thoái đất trên địa bàn toàn tỉnh nhưng với số liệu thống kê đến cuối năm 2002, toàn tỉnh có 1.367,1 ha đất bạc màu, 62.565 ha đất bị hoang mạc hoá, 48.484 ha đất trồng trọt bị thoái hoá và xói mòn nặng. */ Môi trường khu vực nông thôn Trong khu vực nông thôn, nguồn nước sạch cho sinh hoạt và nước phục vụ sản xuất rất khan hiếm, nhất là vào mùa khô ở các vùng cao. Rừng đã bị tàn phá dẫn đến khả năng giữ nước và cung cấp nước sinh hoạt cho nhân dân không đảm bảo. Phân tích chất lượng nước mặt cho thấy nước bị ô nhiễm các chỉ tiêu BOD5 và thành phần vi sinh E-Coli. Điều kiện vệ sinh môi trường hàng ngày của nhân dân còn nhiều bất cập, nhà vệ sinh nhiều nơi chưa có hoặc tạm bợ gây ô nhiễm môi trường. Gia súc gia cầm nuôi thả rông làm ảnh hưởng đến nguồn nước mặt dùng cho sinh hoạt, các công trình chuồng trại chưa được bố trí hợp lý… Bên cạnh đó, một số tập tục vệ sinh lạc hậu vẫn còn tồn tại. */ Môi trường khu vực đô thị Tại thị xã Hà Giang và các huyện còn lại, công tác vệ sinh môi trường đã bước đầu được chú trọng nhưng vẫn chưa đi vào nền nếp. Một phần do trình độ dân trí chưa cao, lại do đặc thù các tỉnh miền núi với nhiều dân tộc và nhiều nền văn hoá sinh sống nên ý thức bảo vệ môi trường của người dân còn hạn chế. Rác vẫn bị đổ ra sông, suối…nơi công cộng ở nhiều khu vực. Bên cạnh đó, lượng rác thải phát sinh ngày càng lớn nhưng số lượng nhân công trực tiếp cũng như cán bộ quản lý môi trường còn thiếu. Trang thiết bị hỗ trợ thu gom rác còn ít và lạc hậu dẫn đến tình trạng rác thải và chất thải khác vẫn chưa được thu gom và xử lý triệt để (kể cả ở trung tâm các huyện), gây mất mỹ quan và ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. 2.3. Hiện trạng môi trường không khí tỉnh Hà Giang */ Các nguồn khí thải chính trên địa bàn tỉnh Hà Giang bao gồm: - Khí thải của công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, bao gồm: sản xuất xi măng, sản xuất gạch nung, khai thác đá xây dựng. Các loại hình sản xuất này phát thải các loại khí thải như: SO2, NO2, CO, CO2, VOC và bụi. - Khí thải công nghiệp sản xuất giấy, phát thải các loại khí thải như: metacaptan, Cl2, SO2, NO2, CO, CO2, VOC và bụi. - Khí thải công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, phát thải các loại khí thải như: SO2, NO2, CO, CO2, VOC, O3 và bụi. - Khí thải các ngành xây dựng chủ yếu là các loại khí thải từ động cơ máy móc xây dựng như: SO2, NO2, CO, CO2, VOC, O3 và bụi. - Khí thải các ngành giao thông vận tải, bao gồm SO2, NO2, CO, CO2, VOC, O3 và bụi. Theo kết quả đo đạc, phân tích chất lượng môi trường không khí tỉnh Hà Giang trong năm 2007 của Công ty cổ phần kỹ thuật và phân tích môi trường đã đưa ra cái nhìn tổng thể về chất lượng môi trường không khí tại Hà Giang như sau: Tại các khu vực huyện, thị: hầu hết các vị trí quan trắc, các thông số quan trắc đều nằm trong khoảng cho phép theo tiêu chuẩn TCVN 5937-2005 và TCVN 5938 - 2005. Tại trung tâm thị xã Hà Giang, huyện Vị Xuyên, Bắc Quang là những nơi tập trung đông dân cư và các cơ sở sản xuất, tuy nhiên, nồng độ các khí độc hại không cao, nồng độ bụi ở nhiều nơi bị ảnh hưởng của các phương tiện giao thông và công nghiệp lớn hơn tiêu chuẩn cho phép nhưng không nhiều. Tại khu vực bến xe tạm thị xã Hà Giang, hàm lượng bụi cao hơn tiêu chuẩn cho phép từ 1.1 đến 1.2 lần. Tại khu vực cửa khẩu Thanh Thuỷ và cổng nhà máy gạch Tuynel Vị Xuyên, kết quả cho thấy hàm lượng bụi và nồng độ khí NO2 đều vượt tiêu chuẩn cho phép (theo TCVN 5937-2005), tuy nhiên, cao hơn không đáng kể. Tại các khu vực nông thôn: tất cả các vị trí đo đều có chất lượng môi trường không khí đạt tiêu chuẩn cho phép theo TCVN 5937-2008 và TCVN 5938-2005. Trên địa bàn tỉnh Hà Giang, ảnh hưởng của ô nhiễm không khí tập trung ở những khu vực đông dân cư, cạnh các nhà máy, xí nghiệp. Đối với ô nhiễm không khí và tiếng ồn gây ra bởi các phương tiện giao thông là điều không thể tránh khỏi trong quá trình đô thị hoá. Tại tỉnh Hà Giang, mức độ ảnh hưởng bởi độ ồn là không lớn, hiện tại mới chỉ diễn ra trong những giờ cao điểm. Đối với ô nhiễm do công nghiệp gây ra, điều kiện thời tiết có ảnh hưởng lớn đến những tác động của ô nhiễm không khí đến đời sống nhân dân. Một trong những ảnh hưởng có thể nhận thấy rõ nhất là ảnh hưởng của khí thải nhà máy Xi măng Hà Giang đối với dân cư quanh khu vực nhà máy tại thị xã Hà Giang. Nhà máy được xây dựng giữa những dãy núi cao, ống khói nhà máy không đủ cao, cộng thêm khí thải nhà máy không được xử lý triệt để và thải thẳng ra. Để khắc phục tình trạng này, nhà máy hiện đang tiến hành chuyển giao, đổi mới công nghệ sản xuất theo với phương án đầu tư dây chuyền sản xuất xi măng lò quay công suất 500.000 tấn/năm nhưng dự kiến đến năm 2010 mới hoàn thành. Hiện tại, khói thải nhà máy vẫn gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của dân cư xung quanh. Khi nhà máy Xi-măng Hà Giang hoạt động trong điều kiện thời tiết bình thường, thì lượng bụi cùng khí CO2, CO, SO2,VOC sẽ thải ra môi trường ở con số trên 90 mg/m3 khí thải. Nếu hôm nào thời tiết xấu, lại có gió, lượng khí thải và bụi sẽ tập trung vào từng khu vực sẽ làm cho nồng độ tăng cao, có điểm trong quá trình đo đạt tới trên 120 mg/m3 khí thải. Những cơ sở sản xuất nhỏ nằm xen kẽ trong khu vực dân cư có công nghệ sản xuất còn đơn giản, không có các biện pháp bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất nên có ảnh hưởng cục bộ đến đời sống của những hộ dân trong khu vực. Đối với những lò gạch, lò vôi thủ công nằm trong khu dân cư tự phát xây dựng có ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ và sản xuất của người dân nhưng khó có biện pháp giải quyết. 2.4. Hiện trạng môi trường nước tỉnh Hà Giang 2.4.1. Nước mặt: Các mẫu nước mặt do Trung tâm Công nghệ xử lý môi trường đã phân tích cho thấy hầu hết các mẫu đều có hàm lượng các chất ô nhiễm nằm trong tiêu chuẩn cho phép. Tuy nhiên tại một số điểm cá biệt có hiện tượng ô nhiễm bởi vài chỉ tiêu đặc trưng: + Nước Sông Lô gần cửa khẩu Thanh Thuỷ có hàm lượng TSS, COD cao hơn tiêu chuẩn TCVN 5942-1995 cho phép. + Nước suối Đỏ và nước sông Chảy tại cầu Cốc Pài -Xín Mần có các chỉ tiêu TSS, COD, BOD5, Zn, Pb cao hơn tiêu chuẩn cho phép. + Nước suối (sau khi đã nhận nước thải của các nhà máy sản xuất giấy) đều có hàm lượng TSS, pH, COD cao hơn tiêu chuẩn cho phép. Tuy nhiên nước suối sau nhà máy giấy Thuỳ Linh có chất lượng tốt hơn do tại thời điểm lấy mẫu nhà máy đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải. + Nước suối (nhận nước thải từ phòng cháy chữa cháy, bệnh viện, bãi rác) có COD và BOD5 cao hơn so với tiêu chuẩn TCVN 5942-1995. 2.4.2. Nước ngầm Theo số liệu quan trắc của Trung tâm Công nghệ xử lý môi trường trong 03 đợt, đợt I (tháng 9/2006), đợt II (tháng 12/2006) và đợt III (tháng 4/2007). Có thể kết luận chất lượng nước ngầm trên địa bàn tỉnh Hà Giang như sau: Đối với nước tại các giếng khoan: Hàm lượng các kim loại nặng, NO2-, NO3-, xyanua, clorua, độ cứng và coliform đều đạt tiêu chuẩn theo TCVN 5944-1995. Tuy nhiên nước ngầm khu vực thị xã Hà Giang đã bị nhiễm NH4+ với hàm lượng tương đối cao từ 7 đến 10 mg/l, trong khi tiêu chuẩn của Bộ y tế ban hành thì hàm lượng Amoni trong nước sử dụng cho ăn uống là 1,5 mg/l. Như vậy, các nguồn nước này cần phải được xử lý trước khi dùng cho ăn uống để đạt tiêu chuẩn nước dùng cho mục đích ăn uống do bộ Y tế quy định (theo TC 1329/BYT-QĐ/2002). Đối với nguồn nước tại các giếng đào: hầu hết các thông số đều đạt tiêu chuẩn nước ngầm và tiêu chuẩn nước ăn uống, riêng thông số coliform ở các mẫu nước giếng đào không đạt tiêu chuẩn cho phép. CHƯƠNG III HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ, THU GOM VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG 3.1. Hiện trạng quản lý môi trường Hà Giang có 1 thị xã và 10 huyện. Trước năm 2004, hệ thống quản lý thu gom rác của tỉnh Hà Giang chia thành nhiều đơn vị khác nhau. Trong đó, Công ty dịch vụ công cộng và môi trường Hà Giang đảm nhận công tác thu gom và xử lý rác thải tại khu vực thị xã Hà Giang. Các huyện còn lại, việc thu gom và xử lý rác được giao cho các tổ vệ sinh môi trường tại địa phương do Uỷ ban nhân dân huyện trực tiếp quản lý. Một phần nguyên nhân do việc quản lý về chất thải rắn tại các địa phương còn chưa chuyên nghiệp. Mặt khác do phương thức hoạt động khác nhau giữa các đơn vị, không có sự thống nhất trong quản lý nên hiệu quả công tác thu gom và xử lý chất thải chưa cao. Năm 2004, được sự chỉ đạo của tỉnh uỷ và UBND tỉnh, Công ty dịch vụ công cộng và môi trường Hà Giang đã đảm nhiệm thêm chức năng thu gom rác tại các huyện. Công ty đã thành lập thêm các chi nhánh tại các trung tâm huyện, lỵ, thống nhất công tác thu gom và xử lý trên địa bàn toàn tỉnh, dần đưa công tác thu gom rác thải vào nền nếp. Công tác thu gom rác thải sinh hoạt tại thị xã Hà Giang và trung tâm các huyện lỵ năm 2004 đã được thực hiện khá tốt. Đến tháng 12 năm 2007, việc duy trì vệ sinh môi trường tại các huyện đã đi vào nền nếp, việc quản lý về duy trì vệ sinh môi trường tại các huyện lại được tách về từng huyện và do UBND huyện quản lý. Công ty dịch vụ công cộng và môi trường Hà Giang tập trung lực lượng quản lý, duy trì vệ sinh môi trường tại địa bàn thị xã Hà Giang. Công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tại cấp tỉnh chỉ có Phòng quản lý môi trường với 05 cán bộ trong đó chỉ có 02 cán bộ được đào tạo về chuyên ngành môi trường, còn lại là các chuyên ngành khác nên hiệu quả công việc chưa cao. Tại cấp huyện đã có Phòng tài nguyên và môi trường nhưng hầu hết cán bộ được đào tạo về ngành quản lý đất đai, thông tin và kiến thức về môi trường còn hạn chế, rất khó trong việc triển khai các hoạt động quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tại cấp cơ sở. Công ty Dịch vụ công cộng và môi trường Hà Giang là công ty đang đảm nhiệm việc thu gom và xử lý chất thải trên địa bàn thị xã Hà Giang. Tổng số nhân viên trong công ty là 486 người: trong đó, nhân công vệ sinh tại thị xã Hà Giang là 132 người. Với lượng rác thải phát sinh lớn và ngày càng tăng như hiện nay tại Hà Giang, số lượng nhân công như trên chưa thể đáp ứng được nhu cầu thu gom, xử lý triệt để rác thải sinh hoạt trên toàn địa bàn. Hiện tại, nhân lực có trình độ chuyên môn về chuyên ngành môi trường tại công ty cũng còn quá ít, toàn Công ty chỉ có 01 cử nhân môi trường. Do vậy, việc đào tạo cán bộ có trình độ chuyên môn (quản lý, kỹ thuật và công nghệ môi trường…) là rất cần thiết và cấp bách. Trang thiết bị về kiểm soát môi trường hầu như không có cả ở cấp tỉnh và cấp huyện dẫn đến khó khăn trong quá trình tác nghiệp. Tại Công ty dịch vụ công cộng và Môi trường, số lượng trang thiết bị cũng còn rất thiếu và lạc hậu. Đến năm 2008, toàn Công ty chỉ có 3 xe ép rác, 4 xe công nông chở rác. Tổng số xe đẩy tay thu gom rác đang hoạt động trên các địa bàn cũng chỉ có 285 chiếc. Như vậy, nhìn tổng thể có thể thấy, để đảm bảo điều kiện cho việc thu gom và xử lý triệt để rác thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh, cần phải có sự đầu tư đồng bộ về trang thiết bị và tăng cường nhân lực trực tiếp. Đồng thời, đẩy mạnh việc thu hút và đào tạo cán bộ quản lý có chuyên môn về môi trường tại tất cả các cấp quản lý. Trước tháng 8 năm 2007, toàn bộ các địa bàn có các hạng mục duy trì vệ sinh môi trường đều thực hiện việc thu phí vệ sinh theo mức thu cũ của UBND tỉnh Hà Giang. Hầu hết các đối tượng đều thực hiện tương đối nghiêm túc việc nộp phí vệ sinh theo các mức thu như trong quy định. Tỷ lệ thu phí vệ sinh tại các địa bàn khá cao, đạt khoảng 70-90%, đặc biệt đối với khu vực thị trấn, thị xã. Kể từ tháng 8 năm 2007, Uỷ Ban nhân dân tỉnh Hà Giang đã ban hành quyết định số 2111/2007/QĐ-UBND “quy định mức thu, quản lý, sử dụng phí vệ sinh trên địa bàn tỉnh Hà Giang” và việc thu phí vệ sinh được thực hiện theo quy định mới này. Theo điều tra khảo sát của Trung tâm Ứng dụng Công nghệ Tài nguyên và môi trường, tháng 9/2008 cho thấy: Đối với các hộ gia đình, mặc dù mức phí có điều chỉnh nhưng tăng không đáng kể vì thế hầu hết các hộ gia đình đều chấp hành việc nộp phí vệ sinh khá nghiêm túc. Tỷ lệ thu phí tại các địa bàn đối với các đối tượng là hộ gia đình, có những nơi đạt tới 90 – 95%. Tuy nhiên, một khó khăn mới nảy sinh do hầu hết các hộ kinh doanh không chấp hành mức phí mới với lý do mức thu cao, không hợp lý. Để tận thu phí vệ sinh tại các hộ kinh doanh trên địa bàn, góp phần tăng thu cho ngân sách nhà nước, Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Giang cần có những biện pháp giải quyết hợp lý nhằm khắc phục tình trạng này. 3.2. Tải lượng phát sinh và hiện trạng thu gom, quản lý chất thải rắn sinh hoạt trong khu dân cư tại các địa phương trên địa bàn tỉnh Chất thải rắn sinh hoạt là chất thải rắn phát sinh từ quá trình sinh hoạt hàng ngày của con người. Chất thải rắn sinh hoạt có thể được phát sinh từ các nguồn sau: Rác thải dân cư từ các thị trấn, thị xã. Rác thải dân cư từ các khu vực nông thôn. Rác thải từ các cơ quan, công sở, trường học. Rác thải quét gom từ các đường phố. Rác thải từ các khu du lịch, thương mại, chợ, bến xe, nhà ga, công trình công cộng. Rác thải từ các hoạt động dịch vụ, khách sạn, nhà hàng. Rác thải từ các hoạt động xây dựng. Lượng chất thải rắn phát sinh phụ thuộc vào nhiều yếu tố kinh tế - xã hội. Nói chung, mức sống càng cao thì lượng chất thải rắn phát sinh càng nhiều. Theo báo cáo của Ngân hàng thế giới, tại các thành phố lớn như NewYork, lượng phát sinh chất thải rắn là 1,8kg/người/ngày.đêm, Singapo, Hồng Kông là 0,8 – 1 kg/người/ngày.đêm… Tại Việt Nam, theo báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam năm 2004 về chất thải rắn, lượng chất thải rắn phát sinh trên toàn quốc ước tính khoảng 15 triệu tấn/năm, trong đó có khoảng hơn 150.000 tấn là chất thải nguy hại. Dự báo đến năm 2010, lượng chất thải rắn có thể tăng lên từ 24% đến 30%. Theo số liệu thống kê năm 2002, lượng chất thải rắn sinh hoạt trung bình từ 0,6-0,9 kg/người/ngày.đêm ở các đô thị và 0,4-0,5 kg/người/ngày.đêm ở các đô thị nhỏ và nông thôn. Đến năm 2006, tỷ lệ đó đã tăng lên tương ứng là 0,8-1,2 kg/người/ngày.đêm và 0,5-0,65 kg/người/ngày.đêm. Trung tâm ứng dụng Công nghệ Tài nguyên và Môi trường đã tiến hành chương trình điều tra chất thải rắn sinh hoạt tại địa bàn tỉnh Hà Giang với sự phối hợp và cung cấp thông tin và các tài liệu có liên quan từ phía các cơ quan hữu quan các cấp của Tỉnh. Theo kết quả điều tra, với mức sống và tốc độ phát triển kinh tế và đô thị như ở Hà Giang hiện nay, lượng chất thải rắn phát sinh trung bình theo đầu người tại Hà Giang chưa cao. Tuy nhiên, do chất thải rắn không được thu gom, hiệu quả xử lý còn thấp nên đây là một vấn đề khá bức xúc đối với môi trường Hà Giang. Chương trình điều tra chất thải rắn sinh hoạt tại các hộ dân cư Đối với chất thải rắn sinh hoạt tại các hộ dân trên toàn địa bàn tỉnh Hà Giang, Trung tâm Ứng dụng công nghệ Tài nguyên và Môi trường đã tiến hành điều tra tại 4 khu vực, cụ thể đến từng huyện, thị. Tại mỗi huyện, thị phòng Tài nguyên và Môi trường chọn ra những địa bàn dân cư cụ thể, đảm bảo tính đặc trưng để cán bộ Trung tâm tiến hành điều tra đối với từng hộ gia đình. Quá trình tiến hành điều tra của các cán bộ điều tra có sự phối hợp, giám sát chặt chẽ của Sở tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Giang; Phòng Tài nguyên và Môi trường các huyện, thị; Uỷ ban nhân các xã, phường; đặc biệt là quá trình phối hợp cung cấp thông tin và hướng dẫn địa bàn (đến từng hộ dân) của các trưởng thôn, bản. Công việc điều tra tại mỗi hộ gia đình bao gồm: Phát phiếu điều tra, tiến hành phỏng vấn theo các thông tin yêu cầu trên phiếu. Trên mỗi phiếu điều tra, có chữ ký xác nhận của người được phỏng vấn và điều tra viên. Một số hình ảnh về điều tra chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Hà Giang được thể hiện tại phụ lục 12 và phụ lục 13 của báo cáo. Phát các túi chuyên dụng đựng rác thải cho các hộ điều tra vào đầu giờ sáng và tiến hành cân lượng rác phát thải vào cùng giờ sáng hôm sau. Ghi lại số lượng chất thải phát sinh vào phiếu điều tra tương ứng (số liệu thu thập được ghi lại căn cứ trên khối lượng chất thải rắn phát sinh tại mỗi hộ gia đình và căn cứ vào số liệu thu thập được trong quá trình phỏng vấn về “ lượng chất thải rắn phát sinh trung bình tại hộ gia đình”). Cụ thể chương trình điều tra được tiến hành như sau: */ Khu vực I: Bao gồm thị xã Hà Giang và các huyện Bắc Quang, Vị Xuyên, - Thị xã Hà Giang: gồm 8 phường, xã. Lựa chọn 4 phường, xã đại diện bao gồm phường Trần Phú, phường Minh Khai, phường Nguyễn Trãi và xã Ngọc Đường. Mỗi phường, xã chọn 3 tổ dân phố đại diện được cho các tổ có số dân cao, trung bình và thấp trong phường. Mỗi khu phố tiến hành điều tra 30 hộ. Việc lựa chọn các hộ điều tra trên cơ sở các hộ đó đại diện được cho các nhóm hộ dân có mức sống cao, trung bình và thấp. Tổng số hộ đã tiến hành điều tra ở Thị xã Hà Giang là 360 hộ. - Huyện Bắc Quang và Vị Xuyên: Mỗi huyện điều tra 3 xã, mỗi xã điều tra 3 bản. Huyện Bắc Quang lựa chọn địa bàn điều tra gồm thị trấn Việt Quang, thị trấn Vĩnh Tuy, xã Kim Ngọc. Huyện Vị xuyên lựa chọn thị trấn Vị Xuyên, xã Quảng Ngần, xã Linh Hồ. Các bản, xã điều tra được lựa chọn chia thành các nhóm có mật độ dân cư cao, trung bình và thấp. Mỗi bản điều tra 30 hộ, trong đó các hộ điều tra đảm bảo đại diện được cho các nhóm hộ dân có mức sống cao, trung bình và thấp. Tổng số hộ đã được tiến hành điều tra trên huyện Bắc Quang và Vị Xuyên là 540 hộ. - Tại các khu vực này, tiến hành lựa chọn lấy mẫu phân tích nước thải cho một số điểm đại diện. Nước thải sinh hoạt: Thị xã Hà Giang: 3 điểm Huyện Bắc Quang, Vị Xuyên: 4 điểm */ Khu vực II: Bao gồm các huyện Hoàng Su Phì, Xín Mần, Quang Bình. Mỗi huyện điều tra 3 xã. Chương trình điều tra chất thải rắn trên địa bàn huyện Hoàng Su Phì được tiến hành tại xã Nam Sơn, xã Thông Nguyên và thị trấn Vinh Quang. Huyện Xín Mần tiến hành điều tra tại xã Cốc Pài, xã Nấm Dẩn và xã Thèn Phàng. Huyện Quang Bình tiến hành điều tra tại xã Yên Bình, xã Yên Thành, xã Xuân Giang. Mỗi xã điều tra 3 thôn, bản. Các thôn, bản được điều tra được lựa chọn chia thành các nhóm có mật độ dân cư cao, trung bình và thấp. Mỗi thôn, bản 15 hộ, trong đó các hộ điều tra đại diện được cho các nhóm hộ dân có mức sống cao, trung bình và thấp. Tổng số hộ điều tra trên khu vực II là 405 hộ. */ Khu vực III: Bao gồm các huyện Bắc Mê, Yên Minh, Quản Bạ. Mỗi huyện điều tra 3 xã. Chương trình điều tra chất thải rắn trên địa bàn huyện Bắc Mê được tiến hành tại xã Yên Định, xã Lạc Nông, xã Yên Phú. Huyện Yên Minh tiến hành điều tra tại thị trấn Yên Minh, xã Lũng Hồ, xã Mậu Duệ. Huyện Quản Bạ được tiến hành tại xã Tam Sơn, xã Quyết Tiến, xã Cán Tỷ. Mỗi xã 3 thôn, bản. Các thôn, bản điều tra được lựa chọn chia thành các nhóm có mật độ dân cư cao và thấp. Mỗi thôn, bản điều tra 15 hộ, trong đó các hộ điều tra đại diện được cho các nhóm hộ dân có mức sống cao, trung bình và thấp. Tổng số hộ điều tra trên khu vực III là 405 hộ. */ Khu vực IV: Bao gồm các huyện Đồng Văn, Mèo Vạc Mỗi huyện điều tra 3 xã. Chương trình điều tra chất thải rắn trên địa bàn huyện Đồng Văn được tiến hành tại 4 xã, thị trấn bao gồm: thị trấn Đồng Văn, xã Hố Quáng Phìn, xã Lũng Phìn, xã Đồng Văn. Tại huyện Mèo Vạc, tiến hành điều tra tại 03 xã bao gồm: xã Xín Cái, xã Niêm Sơn và thị trấn Mèo Vạc. Mỗi xã, thị trấn điều tra 03 thôn, bản. Các thôn, bản được điều tra được lựa chọn chia thành các nhóm có mật độ dân cư cao và thấp. Mỗi bản điều tra 9 hộ, trong đó các hộ điều tra đại diện được cho các nhóm hộ dân có mức sống cao, trung bình và thấp. Tổng số hộ trên khu vực IV sẽ điều tra: 162 hộ Như vậy, tổng số hộ được điều tra trên các khu vực tại địa bàn tỉnh Hà Giang là 1872 hộ. / Kết quả điều tra: Khu vực I gồm thị xã Hà Giang, huyện Vị Xuyên và huyện Bắc Quang 3.2.1. Thị xã Hà Giang Thị xã Hà Giang là trung tâm văn hoá, kinh tế, chính trị và là động lực phát triển kinh tế của cả tỉnh Hà Giang. Do đặc thù kinh tế khá phát triển, mật độ dân số cao và dịch vụ du lịch phát triển, thị xã Hà Giang lại chính là nơi có lượng phát sinh chất thải rắn lớn nhất trên địa bàn toàn tỉnh. Phụ trách thu gom rác thải sinh hoạt tại thị xã Hà Giang là các đội dịch vụ vệ sinh Công cộng thuộc Công ty Dịch vụ công cộng và Môi trường Hà Giang quản lý. Tuy nhiên, trang thiết bị và nhân công vẫn còn chưa thật đầy đủ để đáp ứng đủ yêu cầu công việc trên địa bàn. Sau khi tiến hành điều tra tại các hộ gia đình tại khu vực thị xã Hà Giang, kết quả tổng hợp phiếu điều tra được thể hiện trong bảng 3.2.1a sau: Bảng 3.2.1a. Kết quả tổng hợp phiếu điều tra khu vực thị xã Hà Giang ĐỊA BÀN SỐ KHẨU ĐIỀU TRA (khẩu) TỔNG KHỐI LƯỢNG RÁC (kg/ngày.đêm) Phường Trần Phú 330 285,6 Phường Nguyễn Trãi 367 333,4 Phường Minh Khai 279 257,7 Xã Ngọc Đường 353 250,6 Tổng 1329 1127,3 Lượng phát thải TB (kg/người/ngày) 0,8482 Nguồn: Trung tâm Ứng dụng công nghệ Tài nguyên và môi trường Theo kết quả điều tra, phân tích và thống kê của Trung tâm Ứng dụng Công nghệ tài nguyên và Môi trường, thị xã Hà Giang có lượng phát thải bình quân đầu người khoảng 0,85 kg/người/ngày.đêm. Như vậy, với số dân và tốc độ tăng dân số tự nhiên tại thị xã Hà Giang , có thể tính được lượng phát sinh chất thải rắn tại thị xã Hà Giang trong năm 2008 như sau: Bảng 3.2.1b. Tải lượng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tại Thị xã Hà Giang Năm Dân số Tổng lượng chất thải (tấn/ngày.đêm) 2008 46.411 39,449 (Nguồn: Trung tâm Ứng dụng Công nghệ Tài Nguyên và Môi trường, 2008) Tại thị xã Hà Giang, hệ thống thu gom được đầu tư khá tốt so với các địa bàn khác trong tỉnh. Theo báo cáo, hiệu quả thu gom năm 2006 là 85% và đến năm 2008 là 90%. Đây là tỷ lệ cao, tuy nhiên, tỷ lệ này chỉ thống kê đối với các phường nội thị tại thị xã Hà Giang. Đối với các phường mới hay các xã thuộc thị xã, tỷ lệ thu gom còn chưa cao. Nguyên nhân chính là do nhận thức của người dân về việc thu gom rác thải sinh hoạt còn chưa đúng và đầy đủ. Bên cạnh đó, phần lớn người dân vẫn quen với nếp sống cũ, rác thải sinh hoạt hàng ngày vẫn được đổ ra suối, ra vườn nhà hoặc đốt lấy tro bón ruộng. Thậm chí, theo quan sát và điều tra cho thấy, khi đã có xe thu gom của công ty Dịch vụ công cộng và môi trường đến thu gom thì hầu hết các hộ dân đều không mang rác ra xe. Công nhân thu gom ở các trục đường này chỉ dọn và thu gom rác đường cùng một số ít rác nhà dân hai bên trục đường. Cần phải tăng cường tuyên truyền, vận động người dân tự giác tham gia công tác vệ sinh môi trường để nâng cao hiệu quả thu gom tại các hộ dân. 3.2.2. Huyện Bắc Quang Bắc Quang là một huyện với nền kinh tế tương đối phát triển so với các huyện khác trong tỉnh. Công tác vệ sinh môi trường trên địa bàn huyện do Trạm dịch vụ vệ sinh và môi trường Bắc Quang đảm nhận. Trạm được tái thành lập năm 2007 theo quyết định số 3449/QĐ-UBND ngày 7/12/2007 (trước đó thuộc Công ty dịch vụ Công cộng và Môi trường Hà Giang). Do mới đi vào hoạt động, công tác vệ sinh môi trường hiện mới chỉ được thực hiện trên 3 địa bàn chính là Thị trấn Việt Quang, trung tâm xã Tân Quang và trung tâm xã Hùng An. Công nhân môi trường của Trạm đi thu gom rác tại các tuyến thu gom bằng xe gom đẩy tay. Rác thải thu gom được tập kết tại các điểm dọc tuyến Quốc lộ 2 sau đó xe chuyên dụng tới vận chuyển ra bãi xử lý rác. Hiện tại, để phục vụ cho công tác duy trì vệ sinh môi trường cho toàn địa bàn huyện, trạm Dịch vụ vệ sinh và môi trường Bắc Quang được trang bị 45 xe gom đẩy tay và 01 xe chuyên chở. Việc điều tra chất thải rắn sinh hoạt được tiến hành tại huyện Bắc Quang với tổng số 270 hộ gia đình cho kết quả điều tra tại bảng 3.2.2a sau: Bảng 3.2.2a. Kết quả tổng hợp phiếu điều tra khu vực huyện Bắc Quang ĐỊA BÀN SỐ KHẨU ĐIỀU TRA (khẩu) TỔNG KHỐI LƯỢNG RÁC (kg/ngày.đêm) Xã Kim Ngọc 373 184,5 Thị trấn Việt Quang 341 149,6 Thị trấn Vĩnh Tuy 346 185,5 Tổng 1060 519,6 Lượng phát thải TB (kg/người/ngày) 0,4901 Nguồn: Trung tâm Ứng dụng Công nghệ Tài nguyên và Môi trường Theo số liệu điều tra, phân tích thực tế tại địa bàn cho thấy, lượng phát thải trung bình đối với rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Bắc Quang là 0,5 kg/người/ngày.đêm. Như vậy, với số dân và tốc độ tăng dân số tự nhiên tại huyện Bắc Quang, có thể tính được lượng phát thải chất thải rắn tại địa bàn huyện trong năm 2008 như sau: Bảng 3.2.2b. Lượng chất thải rắn phát sinh huyện Bắc Quang Năm Dân số Tổng lượng chất thải (tấn/ngày.đêm) 2008 109.532 54,766 Nguồn: Trung tâm ứng dụng Công nghệ Tài nguyên và Môi trường, 2008. Bảng số liệu cho thấy, lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn huyện Bắc Quang trung bình khoảng 54,766 tấn/ngày.đêm hay 19.989,59 tấn/năm. Theo báo cáo của Trạm dịch vụ và môi trường Bắc Quang, lượng chất thải thu gom được và vận chuyển đến bãi xử lý hàng ngày là 10,448 tấn/ngày.đêm. So với lượng phát sinh hàng ngày trên toàn địa bàn có thể thấy vẫn còn một khối lượng lớn chất thải rắn phát sinh hàng ngày vẫn chưa được thu gom, xử lý. Có hiện tượng này là do ở các địa bàn chưa được thu gom rác và duy trì vệ sinh đường phố, toàn bộ chất thải rắn sinh hoạt tại các hộ gia đình và cơ sở sản xuất vẫn bị xả thải bừa bãi ra các con suối hoặc khu đất trống hay vườn nhà. Trạm dịch vụ và môi trường Bắc Quang cần sớm được đầu tư về nhân lực và vật lực, nhanh chóng mở rộng địa bàn duy trì vệ sinh và thu gom triệt để lượng rác phát sinh trong ngày. 3.2.3. Huyện Vị Xuyên Công tác duy trì vệ sinh môi trường trên địa bàn huyện Vị Xuyên do Đội dịch vụ công cộng và môi trường Vị Xuyên đảm nhận. Toàn bộ công nhân lao động trong Đội là 17 người. Đội được trang bị 18 xe gom đẩy tay và 01 xe chuyên chở để thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn. Mỗi ngày 2 lần, xe gom được công nhân vệ sinh của Đội đẩy đi thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại các khu vực, tập kết tại 10 điểm trung chuyển trên địa bàn. Sau đó, xe ép rác sẽ vận chuyển lượng rác này từ các trạm trung chuyển về bãi xử lý. Diện tích thu gom toàn khu vực mà Đội đảm nhận là 122.000 m2. Bao gồm 13 tuyến thu gom với tổng chiều dài là 15,25km, bao gồm: Đường quốc lộ 2 (Km 17 đến Km 23) thị trấn Vị Xuyên; Từ Km 26 đến Km 30 thị trấn Việt Lâm; Trục đường đê Thanh Hà; Chợ Vạt; Toàn bộ các trục đường nội huyện thị trấn Vị Xuyên; Trung tâm xã Minh Tân huyện Vị Xuyên. Theo kết quả điều tra, phân tích của Trung tâm Ứng dụng Công nghệ Tài nguyên và Môi trường, tháng 9/2008 tại 270 hộ trên địa bàn huyện Vị Xuyên, kết quả tổng hợp phiếu điều tra được thể hiện trong bảng 3.2.3a sau: Bảng 3.2.3a. Kết quả tổng hợp phiếu điều tra khu vực huyện Vị Xuyên ĐỊA BÀN SỐ KHẨU ĐIỀU TRA (khẩu) TỔNG KHỐI LƯỢNG RÁC (kg/ngày.đêm) Thị trấn Vị Xuyên 325 176,6 Xã Linh Hồ 525 237,2 Xã Quảng Ngần 464 177,9 Tổng 1314 591,7 Lượng phát thải TB (kg/người/ngày) 0,4503 Nguồn: Trung tâm Ứng dụng Công nghệ Tài nguyên và Môi trường Theo kết quả phân tích trên, tải lượng phát sinh chất thải rắn trung bình trên địa bàn huyện Vị Xuyên là 0,45 kg/người/ngày.đêm. Như vậy, lượng chất thải rắn sinh thực tế trên địa bàn huyện Vị Xuyên hiện nay như sau: Bảng 3.2.3b. Lượng chất thải rắn phát sinh huyện Vị Xuyên Năm Dân số Tổng lượng chất thải (tấn/ngày.đêm) 2008 94.359 42,462 Nguồn: Trung tâm ứng dụng Công nghệ Tài nguyên và Môi trường, 2008 Nhìn vào bảng số liệu 3.2.3b có thể thấy, hiện tại, mỗi ngày lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh thực tế trên địa bàn là khoảng 42,5 tấn/ngày.đêm hay khoảng 15.512,5 tấn/năm. Theo báo cáo của Đội dịch vụ công cộng và môi trường Vị Xuyên, mỗi ngày lượng chất thải rắn sinh hoạt thu gom vận chuyển đến bãi thu gom trung bình khoảng 10 tấn/ngày.đêm. Như vậy, lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh không được thu gom, xử lý vào khoảng 35 tấn/ngày.đêm hay 12.775 tấn/năm. Khu vực 2: Gồm các huyện Hoàng Su Phì, Xín Mần, Quang Bình 3.2.4. Huyện Hoàng Su Phì Huyện Hoàng Su Phì là một trong những huyện vùng cao của Hà Giang. Việc duy trì vệ sinh môi trường trên địa bàn huyện được giao cho Đội dịch vụ công cộng và môi trường Hoàng Su Phì đảm nhiệm. Đội gồm 14 lao động, trong đó, lao động gián tiếp 3 người và lao động trực tiếp là 11 người. Tổng số xe gom hoạt động trên địa bàn là 45 xe gom. Hiện tại, Đội thực hiện duy trì thu gom rác và quét gom, vận chuyển, xử lý rác trên khu vực trung tâm huyện (thị trấn Vinh Quang) và trung tâm xã Thông Nguyên. Đối với các khu vực có duy trì vệ sinh môi trường, hiệu quả thu gom đạt khoảng 80%. Tuy nhiên, ngoài địa bàn có hạng mục duy trì vệ sinh môi trường, toàn bộ lượng chất thải rắn phát sinh vẫn bị đổ thải tự do vào môi trường. Theo kết quả điều tra, phân tích của Trung tâm Ứng dụng Công nghệ Tài nguyên và Môi trường, kết quả tổng hợp phiếu điều tra tại 135 hộ trên địa bàn huyện Hoàng Su Phì được thể hiện trong bảng 3.2.4a sau: Bảng 3.2.4a. Kết quả tổng hợp phiếu điều tra khu vực huyện Hoàng Su Phì ĐỊA BÀN SỐ KHẨU ĐIỀU TRA (khẩu) TỔNG KHỐI LƯỢNG RÁC kg/ngày.đêm) Thị trấn Vinh Quang 188 104,5 Xã Thông Nguyên 256 99,8 Xã Nam Sơn 197 58,1 Tổng 641 262,4 Lượng phát thải TB (kg/người/ngày) 0,404 Nguồn: Trung tâm Ứng dụng Công nghệ Tài nguyên và Môi trường Theo kết quả phân tích tại bảng trên, lượng chất thải rắn phát thải trung bình tại huyện Hoàng Su Phì là 0,4 kg/người/ngày.đêm. Như vậy, lượng chất thải rắn phát sinh thực tế trên địa bàn huyện Hoàng Su Phì hiện nay như sau: Bảng 3.2.4b. Lượng chất thải rắn phát sinh huyện Hoàng Su Phì Năm Dân số Tổng lượng chất thải (tấn/ngày.đêm) 2008 57.702 23,081 Nguồn: Trung tâm ứng dụng Công nghệ Tài nguyên và Môi trường, 2008 Theo báo cáo của Đội dịch vụ công cộng và môi trường Hoàng Su Phì, lượng chất thải rắn thu gom được hiện nay bao gồm: Tại thị trấn Vinh Quang: 1175,3 tấn/năm. Tại khu trung tâm xã Thông Nguyên: 116,8 tấn/năm. Nghĩa là lượng chất thải rắn thu gom được trung bình hiện nay là khoảng 3,59 tấn/ngày.đêm. Như vậy, lượng chất thải rắn phát sinh chưa được thu gom triệt để là rất lớn, vào khoảng gần 20 tấn/ngày đêm. 3.2.5. Huyện Xín Mần Việc thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Xín Mần do Đội DVCC vệ sinh môi trường Xín Mần đảm nhận. Tại địa bàn huyện do còn thiếu về nhân công cũng như trang thiết bị thu gom nên việc triển khai công tác vệ sinh môi trường trên toàn địa bàn huyện còn chưa nhiều, mới chỉ tập trung ở một số trục chính tại trung tâm huyện. Việc thu gom tại các trục này cũng chưa thực sự triệt để do nhận thức của người dân chưa cao. Người dân trong vùng vẫn quen với nếp sống cũ nên cần có sự tuyên truyền, vận động họ tham gia công tác vệ sinh môi trường thường xuyên và đầy đủ hơn. Theo kết quả điều tra thực tế tại địa bàn huyện Xín Mần của Trung tâm Ứng dụng Công nghệ Tài nguyên và Môi trường, lượng chất thải rắn phát thải trung bình trên địa bàn huyện được tổng hợp tại bảng 3.2.5a sau: Bảng 3.2.5a. Kết quả tổng hợp phiếu điều tra khu vực huyện Xín Mần ĐỊA BÀN SỐ KHẨU ĐIỀU TRA (khẩu) TỔNG KHỐI LƯỢNG RÁC (kg/ngày.đêm) Xã Cốc Pài 207 92,3 Xã Thèn Phàng 199 76,5 Xã Nấm Dẩn 187 69 Tổng 593 237,8 Lượng phát thải TB (kg/người/ngày) 0,401 Nguồn: Trung tâm Ứng dụng Công nghệ Tài nguyên và Môi trường Như vậy, địa bàn huyện Xín Mần có lượng phát thải trung bình là 0,4 kg/người/ngày và tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn huyện Xín Mần hiện nay được thể hiện trong bảng 3.2.5b sau. Bảng 3.2.5b. Lượng chất thải rắn phát sinh huyện Xín Mần Năm Dân số Tổng lượng chất thải (tấn/ngày.đêm) 2008 54.586 21,835 Nguồn: Trung tâm ứng dụng Công nghệ Tài nguyên và Môi trường, 2008 Bảng số liệu trên cho thấy, tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên toàn địa bàn huyện Xín Mần hiện nay khoảng 21,8 tấn/ngày.đêm tương đương với 7.957 tấn/năm. Tuy nhiên, trên thực tế, theo số liệu báo cáo của Đội vệ sinh công cộng và môi trường Xín Mần thì tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt thu gom được trên địa bàn huyện Xín Mần trung bình đạt 2,2 tấn/ngày.đêm. Như vậy, tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh chưa được thu gom trên địa bàn ước tính khoảng 19,6 tấn/ngày đêm. 3.2.6. Huyện Quang Bình Việc thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Quang Bình do Đội DVCC vệ sinh môi trường Quang Bình đảm nhận. Tại địa bàn huyện Quang Bình, mặc dù mới Đội DVCC VSMT đã hoàn thành khá tốt các hạng mục được giao trên địa bàn. Tuy nhiên, do còn thiếu về nhân công cũng như trang thiết bị thu gom nên việc triển khai công tác vệ sinh môi trường trên toàn địa bàn huyện còn chưa nhiều, mới chỉ tập trung ở vài trục chính tại trung tâm huyện. Kết quả tổng hợp phiếu điều tra tại 135 hộ dân trên địa bàn huyện Quang Bình của Trung tâm Ứng dụng Công nghệ Tài nguyên và Môi trường được thể hiện trong bảng 3.2.6a sau: Bảng 3.2.6a. Kết quả tổng hợp phiếu điều tra khu vực huyện Quang Bình ĐỊA BÀN SỐ KHẨU ĐIỀU TRA (khẩu) TỔNG KHỐI LƯỢNG RÁC (kg/ngày.đêm) Xã Yên Bình 168 75,2 Xã Xuân Giang 213 77,3 Xã Yên Thành 222 90,8 Tổng 603 243,3 Lượng phát thải TB (kg/người/ngày) 0,4034 Nguồn: Trung tâm Ứng dụng Công nghệ Tài nguyên và Môi trường Theo kết quả tổng hợp tại bảng trên, lượng chất thải rắn phát sinh trung bình trên địa bàn huyện Quang Bình là 0,4 kg/ngày/người. Như vậy, lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn huyện Quang Bình hiện nay như sau: Bảng 3.2.6b. Lượng chất thải rắn phát sinh huyện Quang Bình Năm Dân số Tổng lượng chất thải (tấn/ngày.đêm) 2008 56.699 22,680 Nguồn: Trung tâm ứng dụng Công nghệ Tài nguyên và Môi trường, 2008 Bảng số liệu trên cho thấy, tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên toàn địa bàn huyện Quang Bình hiện nay là 22,680 tấn/ngày.đêm tương đương với 8278,2 tấn/năm. Theo báo cáo của Đội dịch vụ Công cộng và Môi trường, lượng chất thải rắn phát sinh trên địa bàn huyện đã được thu gom là 1,008 tấn/ngày.đêm. Như vậy, lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh chưa được thu gom xử lý ước tính khoảng 21,7 tấn/ngày.đêm. Khu vực 3: gồm các huyện Bắc Mê, Yên Minh, Quản Bạ 3.2.7. Huyện Bắc Mê Tại huyện Bắc Mê, một huyện miền núi vùng cao của tỉnh Hà Giang, công tác vệ sinh môi trường còn gặp nhiều khó khăn. Đội Dịch vụ công cộng và Môi trường Bắc Mê là một đơn vị mới được thành lập cuối năm 2007. Hiện tại, Đội mới chỉ duy trì vệ sinh môi trường tại trung tâm huyện, bao gồm 4 tổ trên địa bàn xã Yên Phú. Toàn Đội có 5 xe gom đẩy tay và 01 xe chuyên chở đến bãi xử lý. Theo kết quả điều tra, phân tích thực tế của Trung tâm Ứng dụng Công nghệ Tài nguyên và Môi trường tại địa bàn huyện Bắc Mê với 135 hộ gia đình được chọn đã cho bảng tổng hợp kết quả phiếu điều tra như sau: Bảng 3.2.7a. Kết quả tổng hợp phiếu điều tra khu vực huyện Bắc Mê ĐỊA BÀN SỐ KHẨU ĐIỀU TRA (khẩu) TỔNG KHỐI LƯỢNG RÁC (kg/ngày.đêm) Xã Yên Định 233 78,9 Xã Yên Phú 167 70,5 Xã Lạc Nông 241 75,2 Tổng 641 224,6 Lượng phát thải TB (kg/người/ngày) 0,3503 Nguồn: Trung tâm Ứng dụng Công nghệ Tài nguyên và Môi trường Từ kết quả phân tích tại bảng 3.2.7a cho thấy, lượng phát sinh rác thải sinh hoạt trung bình trên địa bàn huyện là 0,35 kg/người/ngày.đêm. Như vậy, tổng lượng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tại các hộ gia đình trên địa bàn huyện Bắc Mê trong năm 2008 được thể hiện trong bảng 3.2.7b sau. Bảng 3.2.7b. Lượng chất thải rắn phát sinh huyện Bắc Mê Năm Dân số Tổng lượng chất thải (tấn/ngày.đêm) 2008 43.888 15,361 Nguồn: Trung tâm ứng dụng Công nghệ Tài nguyên và Môi trường, 2008 Như vậy, lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên toàn địa bàn huyện Bắc Mê năm 2008 vào khoảng 15,361 tấn/ngày.đêm hay 5606,765 tấn/năm. Theo báo cáo của Công ty dịch vụ công cộng và Môi trường Hà Giang, tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt thu gom được hàng ngày trên toàn bộ địa bàn thu gom mới chỉ đạt khoảng 4 tấn/ngày.đêm. Như vậy, lượng rác phát sinh chưa được thu gom trên toàn địa bàn huyện còn khoảng trên 11 tấn/ngày.đêm. 3.2.8. Huyện Yên Minh Việc thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Yên Minh do Đội DVCC vệ sinh môi trường đảm nhận. Đội được thành lập vào tháng 12/2007 với 15 cán bộ công nhân viên, trong đó, công nhân lao động phổ thông chiếm 80%. Tại địa bàn thị trấn Yên Minh, mặc dù mới Đội DVCC VSMT đã hoàn thành khá tốt các hạng mục được giao trên địa bàn. Tuy nhiên, do còn thiếu về nhân công cũng như trang thiết bị thu gom nên việc triển khai công tác vệ sinh môi trường trên toàn địa bàn huyện đòi hỏi phải có thời gian lâu dài và sự đầu tư hợp lý. Hiện tại, khối lượng duy trì trên địa bàn huyện còn rất ít, do đó, lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh chưa được thu gom trên địa bàn rất lớn. Theo kết quả điều tra của Trung tâm Ứng dụng Công nghệ Tài nguyên và Môi trường tại 135 hộ gia đình trên địa bàn huyện về chất thải rắn sinh hoạt, kết quả tổng hợp phiếu điều tra được thể hiện trong bảng 3.2.8a sau: Bảng 3.2.8a. Kết quả tổng hợp phiếu điều tra khu vực huyện Yên Minh ĐỊA BÀN SỐ KHẨU ĐIỀU TRA (khẩu) TỔNG KHỐI LƯỢNG RÁC (kg/ngày.đêm) Thị trấn Yên Minh 180 83,6 Xã Lũng Hồ 233 88,5 Xã Mậu Duệ 212 80,4 Tổng 625 252,5 Lượng phát thải TB (kg/người/ngày) 0,404 Nguồn: Trung tâm Ứng dụng Công nghệ Tài nguyên và Môi trường Theo bảng phân tích trên, lượng chất thải rắn phát thải trung bình trên địa bàn huyện Yên Minh là 0,4 kg/ngày/người. Lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn huyện hiện nay như sau: Bảng 3.2.8b. Lượng chất thải rắn phát sinh huyện Yên Minh Năm Dân số Tổng lượng chất thải (tấn/ngày.đêm) 2008 72.864 29,146 Nguồn: Trung tâm ứng dụng Công nghệ Tài nguyên và Môi trường, 2008 Bảng số liệu trên cho thấy, tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên toàn địa bàn hiện nay là 29,146 tấn/ngày.đêm. Theo báo cáo của Công ty Dịch vụ Công cộng và Môi trường thì lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn huyện Yên Minh là 3,04 tấn/ngày.đêm. Như vậy, lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh chưa được thu gom, xử lý trên toàn địa bàn huyện ước tính khoảng 26 tấn/ngày.đêm. 3.2.9. Huyện Quản Bạ Tại huyện Quản Bạ, một huyện miền núi vùng cao của tỉnh Hà Giang, công tác vệ sinh môi trường còn gặp nhiều khó khăn. Đội Dịch vụ công cộng và Môi trường Quản Bạ là một đơn vị mới được thành lập cuối năm 2007. Hiện tại, Đội mới chỉ duy trì vệ sinh môi trường tại trung tâm huyện (thị trấn Tam Sơn) và một số trục đường chính khác. Toàn Đội có 6 xe gom đẩy tay và 01 xe chuyên chở đến bãi xử lý. Theo kết quả điều tra, phân tích thực tế của Trung tâm Ứng dụng Công nghệ Tài nguyên và Môi trường tại địa bàn huyện Quản Bạ với 135 hộ gia đình được chọn đã cho bảng tổng hợp kết quả phiếu điều tra như sau: Bảng 3.2.9a. Kết quả tổng hợp phiếu điều tra khu vực huyện Quản Bạ ĐỊA BÀN SỐ KHẨU ĐIỀU TRA (khẩu) TỔNG KHỐI LƯỢNG RÁC (kg/ngày.đêm) Thị trấn Tam Sơn 195 71,1 Xã Quyết Tiến 211 74 Xã Cán Tỷ 214 72 Tổng 620 217,1 Lượng phát thải TB (kg/người/ngày) 0,3501 Nguồn: Trung tâm Ứng dụng Công nghệ Tài nguyên và Môi trường Bảng tổng hợp trên cho thấy, lượng phát sinh rác thải sinh hoạt trung bình trên địa bàn huyện là 0,35 kg/người/ngày.đêm. Như vậy, lượng chất thải rắn phát sinh hiện nay trên địa bàn huyện Quản Bạ như sau: Bảng 3.2.9b. Lượng chất thải rắn phát sinh huyện Quản Bạ Năm Dân số Tổng lượng chất thải (tấn/ngày.đêm) 2008 43.125 15,094 Nguồn: Trung tâm ứng dụng Công nghệ Tài nguyên và Môi trường, 2008 Như vậy, lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên toàn địa bàn huyện Quản Bạ hiện nay vào khoảng 15 tấn/ngày.đêm hay 5.475 tấn/năm. Theo báo cáo của Công ty dịch vụ Công cộng và Môi trường Hà Giang thì tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt thu gom được trên địa bàn thu gom của huyện Quản Bạ là 2,5 tấn/ngày. Như vậy, lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh chưa được thu gom khoảng 12,6 tấn/ngày.đêm. Khu vực 4: bao gồm các huyện Đồng Văn, Mèo Vạc 3.2.10. Huyện Đồng Văn Tại huyện Đồng Văn, việc thu gom, duy trì vệ sinh đường phố được thực hiện bởi Đội DVCC và môi trường. Tuy nhiên, trên toàn địa bàn mới chỉ có 1 tuyến thu gom duy nhất với độ dài 4,5km. Còn lại, tại hầu hết các khu vực chất thải rắn sinh hoạt tại các hộ gia đình không được thu gom. Phương tiện thu gom của Đội bao gồm 5 xe gom rác và 01 xe ép rác trọng tải 2,5 tấn. Tần suất thu gom 2 ngày/tuần vào sáng và tối. Sau đó, rác được tập kết tại 2 địa điểm là khu vực chợ và khu bệnh viện để chờ xe ép rác tới chuyển đi. Phí vệ sinh hàng tháng trên các tuyến thu gom được thực hiện theo đúng quy định của UBND tỉnh, đối với hộ dân là 5.000 đồng/người, với các hộ kinh doanh thu theo từng đối tượng. Tỷ lệ phí vệ sinh thu gom được đạt 80% đối tượng nộp phí. Theo kết quả điều tra, phân tích tình hình chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện của Trung tâm ứng dụng Công nghệ Tài nguyên và Môi trường tại 135 hộ gia đình cho kết quả tổng hợp phiếu điều tra như sau: Bảng 3.2.10a. Kết quả tổng hợp phiếu điều tra khu vực huyện Đồng Văn ĐỊA BÀN SỐ KHẨU ĐIỀU TRA (khẩu) TỔNG KHỐI LƯỢNG RÁC (kg/ngày.đêm) Xã Đồng Văn 112 36,1 Xã Hố Quán Phìn 169 48,3 Xã Lũng Phìn 136 49,4 Tổng 417 133,8 Lượng phát thải TB (kg/người/ngày) 0,3208 Nguồn: Trung tâm Ứng dụng Công nghệ Tài nguyên và Môi trường Từ kết quả tổng hợp tại bảng 3.2.10a cho thấy lượng phát thải trung bình tại huyện Đồng Văn là 0,32 kg/người/ngày.đêm. Như vậy, tổng lượng chất thải rắn phát sinh trên địa bàn huyện Đồng Văn hiện tại được thể hiện trong bảng 3.2.10b. như sau: Bảng 3.2.10b. Lượng chất thải rắn phát sinh huyện Đồng Văn Năm Dân số Tổng lượng chất thải (tấn/ngày.đêm) 2008 62.745 20,078 Nguồn: Trung tâm ứng dụng Công nghệ Tài nguyên và Môi trường, 2008 Bảng số liệu cho thấy, lượng chất thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn huyện Đồng Văn là 20,078 tấn/ngày.đêm. Trong đó, theo báo cáo của Công ty dịch vụ Công cộng và Môi trường thì lượng chất thải rắn sinh hoạt đã được thu gom tại các tuyến thu gom trên địa bàn là 2 tấn/ngày.đêm. Như vậy, lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh chưa được thu gom, xử lý trên địa bàn huyện ước tính khoảng 18 tấn/ngày.đêm. 3.2.11. Huyện Mèo Vạc Tại huyện Mèo Vạc, việc duy trì vệ sinh được thực hiện bởi Đội dịch vụ công cộng và môi trường Mèo Vạc. Tuy nhiên, trên toàn địa bàn mới chỉ thu gom tại trục đường chính của trung tâm thị trấn Mèo Vạc. Tại hầu hết các khu vực còn lại, chất thải rắn sinh hoạt tại các hộ gia đình không được thu gom mà đổ thải ra các bãi đất trống, vườn nhà hay khe suối. Phương tiện thu gom của Đội bao gồm 6 xe gom rác và 01 xe chuyên dùng. Tần suất thu gom 2 ngày/tuần vào sáng và tối. Sau đó, rác được tập kết tại điểm tập kết chờ xe chuyên chở tới vận chuyển tới bãi xử lý. Phí vệ sinh hàng tháng trên các tuyến thu gom được thực hiện theo đúng quy định của UBND tỉnh, đối với hộ dân là 5.000 đồng/người, với các hộ kinh doanh thu theo từng đối tượng. Theo điều tra, phân tích tình hình chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện của Trung tâm ứng dụng Công nghệ Tài nguyên và Môi trường, kết quả tổng hợp phiếu điều tra được thể hiện trong bảng 3.2.11a như sau: Bảng 3.2.11a. Kết quả tổng hợp phiếu điều tra khu vực huyện Mèo Vạc ĐỊA BÀN SỐ KHẨU ĐIỀU TRA (khẩu) TỔNG KHỐI LƯỢNG RÁC (kg/ngày.đêm) Xã Niêm Sơn 127 37,4 Xã Xín Cái 123 38 TT Mèo Vạc 107 39 Tổng 357 114,4 Lượng phát thải TB (kg/người/ngày) 0,3204 Nguồn: Trung tâm Ứng dụng Công nghệ Tài nguyên và Môi trường Kết quả trên cho thấy lượng phát thải trung bình tại huyện Mèo Vạc là 0,32 kg/người/ngày. Như vậy, tổng lượng chất thải rắn phát sinh trên địa bàn huyện Mèo Vạc hiện tại như sau: Bảng 3.2.11b. Lượng chất thải rắn phát sinh huyện Mèo Vạc Năm Dân số Tổng lượng chất thải (tấn/ngày.đêm) 2008 64.500 20,640 Nguồn: Trung tâm ứng dụng Công nghệ Tài nguyên và Môi trường, 2008 Bảng trên cho thấy, mỗi ngày, lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên toàn địa bàn huyện Mèo Vạc là 20,640 tấn/ngày.đêm hay 7.563,6 tấn/năm. Theo báo cáo của Đội thu gom tại huyện Mèo Vạc, tổng lượng chất thải rắn thu gom được trên địa bàn thu gom là 3,5 tấn/ngày.đêm. Như vậy, lượng chất thải rắn phát sinh trên địa bàn chưa được thu gom, xử lý ước tính khoảng 17 tấn/ngày.đêm. Hình 3.2.1 sau cho thấy cái nhìn tổng thể về lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại các địa bàn: Nguồn: Trung tâm Ứng dụng Công nghệ Tài nguyên và Môi trường Bản đồ thể hiện hiện trạng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Hà Giang được thể hiện tại phụ lục 1 của báo cáo. 3.3. Các nguồn phát sinh, hiện trạng quản lý, thu gom chất thải rắn khác trên địa bàn tỉnh Hà Giang 3.3.1. Chất thải rắn sinh hoạt tại các Chợ Chương trình điều tra Trên địa bàn tỉnh Hà Giang hiện có tổng cộng 11 chợ trung tâm, trong đó có 1 chợ thị xã Hà Giang và 10 chợ trung tâm thị trấn. Các chợ trung tâm thuộc đối tượng điều tra của dự án đều là chợ nhật nên số lượng gian hàng cũng như lượng chất thải rắn phát sinh là tương đối ổn định và mang tính đặc trưng cao. Chương trình điều tra của Trung tâm Ứng dụng Công nghệ Tài nguyên và Môi trường được tiến hành tại các chợ trung tâm trên địa bàn các huyện, thị xã. Quá trình tiến hành điều tra của cán bộ điều tra nhận được sự phối hợp và giám sát chặt chẽ của các cấp quản lý bao gồm: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Giang; Phòng Tài nguyên và Môi trường các huyện, thị xã; Uỷ ban nhân dân các xã, phường, thị trấn; đặc biệt là sự phối hợp chặt chẽ trong quá trình phỏng vấn tại gian hàng của các cán bộ trong ban quản lý chợ. Khối lượng công việc Lựa chọn 12 chợ (chợ phiên, chợ nhật) Mỗi chợ lựa chọn điều tra 20 gian, đại diện cho các chủng loại hàng. Tổng số gian hàng sẽ điều tra là 240 gian hàng. Nội dung công việc Điều tra qui mô của các chợ (các mặt hàng, số gian hàng của từng mặt hàng..) Khối lượng và thành phần rác thải từ các gian hàng. Phương thức điều tra - Điều tra bằng phương pháp phỏng vấn. Phát phiếu điều tra cho các chủ gian hàng (mẫu phiếu điều tra tại phụ lục của báo cáo). Tiến hành phỏng vấn các chủ gian hàng theo các thông tin trong phiếu. Tiến hành cân lượng chất thải rắn thải ra tại các thùng đựng rác tạm tại các gian hàng. Ghi khối lượng cân được vào phiếu điều tra. Lấy chữ ký xác nhận của chủ gian hàng vừa tiến hành phỏng vấn. Đồng thời, tiến hành thu thập thông tin của các chợ từ các nguồn cung cấp thông tin như: Phòng Tài nguyên và môi trường thị xã và các huyện, Công ty dịch vụ công cộng và môi trường, ban quản lý chợ Kết quả điều tra Tại các chợ, toàn bộ lượng chất thải rắn phát sinh từ các gian hàng được thu gom và tập kết tại điểm tập kết cuối chợ vào các xe gom rác. Sau đó, Đội dịch vụ công cộng và vệ sinh môi trường chịu trách nhiệm thu gom và vận chuyển đến nơi xử lý của địa phương. Xe gom rác của công ty môi trường thường thu gom rác tại các chợ với tần suất 1 lần/ngày. Hàng ngày, đều có công nhân vệ sinh môi trường thực hiện việc quét gom rác tại các khu vực trong khuôn viên chợ. Nhìn chung, việc thu gom của công nhân vệ sinh được thực hiện khá tốt, hầu hết các chủ hàng được hỏi đều hài lòng với thái độ và công việc của họ. Nhìn chung, các hộ trong chợ đã có ý thức trong việc thu gom rác vào các thùng rác tại mỗi gian hàng, sau đó mang ra điểm tập kết. Tuy nhiên, vẫn còn hiện tượng đổ thải bừa bãi tại chợ, đặc biệt là tại các khu kinh doanh rau quả tươi, hiện tượng này diễn ra phổ biến, cọng rau, vỏ quả…bừa bãi quanh khu vực. Khi chưa có công nhân môi trường vào quét gom, rác thải gây mất vệ sinh và mỹ quan đối với toàn khu vực chợ. Tại các chợ, hầu hết các chủ gian hàng được hỏi đều có nhận thức chưa thật đầy đủ về môi trường, phân loại và thu gom chất thải rắn tại chợ. Chưa có bất kỳ phương tiện thông tin đại chúng nào tuyên truyền về phân loại rác cũng như các vấn đề khác về chất thải rắn và bảo vệ môi trường sống tới các chủ gian hàng thường xuyên kinh doanh tại chợ. Do đó, hầu như các chủ gian hàng không nhận thức được khái niệm cũng như ý nghĩa của việc phân loại chất thải rắn tại nguồn. Đây cũng là một vấn đề cần khắc phục trong thời gian tới đối với các chợ trên địa bàn. (Một số hình ảnh về quá trình điều tra chất thải rắn sinh hoạt tại các chợ được thể hiện trong phụ lục 14 của báo cáo) Theo điều tra của Trung tâm ứng dụng Công nghệ tài nguyên và Môi trường tại 20 gian hàng mỗi chợ, tỷ lệ phát sinh chất thải rắn tại các gian hàng trong chợ được thể hiện trong bảng 3.3.1a dưới đây. Bảng 3.3.1a. Tổng hợp điều tra lượng chất thải rắn phát sinh tại các gian hàng TT Đơn vị Lượng phát thải (kg/ngày.đêm) Tỷ lệ thu gom (%) Ghi chú 1 Chợ thị xã Hà Giang 120 95 2 Chợ Ngọc Hà 90 90 3 Chợ TT Vị Xuyên 100 90 4 Chợ TT Bắc Quang 100 90 5 Chợ TT Quang Bình 80 85 6 Chợ TT Bắc Mê 90 85 7 Chợ TT Xín Mần 85 85 8 Chợ TT Quản Bạ 80 85 9 Chợ TT Yên Minh 90 85 10 Chợ TT Đồng Văn 85 75 11 Chợ TT Mèo Vạc 70 70 12 Chợ TT Hoàng Su Phì 75 70 Tổng 975 Nguồn: TT ứng dụng Công nghệ Tài nguyên và Môi trường (CATNRE, 9/2008) Biểu đồ tương quan về lượng phát sinh chất thải tại hình 3.3.1. sau đưa ra cái nhìn tổng quan hơn về lượng chất thải rắn sinh hoạt phát thải tại các gian hàng trong chợ : Nguồn: Trung tâm Ứng dụng Công nghệ Tài nguyên và Môi trường Như vậy, qua kết quả điều tra, khảo sát tại 20 gian hàng, chỉ tính riêng đối với các chợ trung tâm của các huyện thị, mỗi ngày, lượng chất thải rắn phát sinh là gần 1 tấn/ngày.đêm. Lượng rác thải nói trên mới chỉ phản ánh lượng rác thải thải ra hàng ngày tại các gian hàng (tính toán theo phương pháp tổng hợp thống kê từ các mẫu điều tra mang tính đại diện). Trên thực tế, lượng chất thải rắn phát sinh tại các khu vực chợ được thu gom, vận chuyển đi hàng ngày lớn hơn rất nhiều (bao gồm chất thải rắn phát sinh tại các gian hàng; chất thải rắn công nhân quét gom trong và quanh khu vực chợ; lượng chất thải rắn phát sinh tại các khu mua bán, thương mại ngoài tường rào chợ... Căn cứ vào số liệu điều tra tại các gian hàng cùng với số liệu báo cáo do Công ty dịch vụ Công cộng và môi trường Hà Giang, các Đội thu gom các huyện cung cấp, lượng chất thải rắn thu gom thực tế tại các chợ trên được tổng hợp trong bảng 3.1.1b dưới đây: TT Đơn vị Lượng phát thải (kg/ngày.đêm) Ghi chú 1 Chợ thị xã Hà Giang 2.500 2 Chợ Ngọc Hà 700 3 Chợ TT Vị Xuyên 1200 4 Chợ TT Bắc Quang 1500 5 Chợ TT Quang Bình 560 6 Chợ TT Bắc Mê 700 7 Chợ TT Xín Mần 550 8 Chợ TT Quản Bạ 500 9 Chợ TT Yên Minh 700 10 Chợ TT Đồng Văn 600 11 Chợ TT Mèo Vạc 450 12 Chợ TT Hoàng Su Phì 500 Tổng 10.460 Nguồn: Công ty DVCC và MT Hà Giang Ngoài các chợ chính, tại mỗi địa phương còn có các chợ cóc, chợ phiên nhỏ lẻ khác. Có thể thấy, nguồn chất thải rắn từ các chợ là một trong những nguồn phát sinh lớn, cần được thu hồi và xử lý triệt để nhằm bảo vệ môi trường. Thực tế cho thấy, mặc dù việc thu gom chất thải rắn phát sinh tại các chợ để vận chuyển, xử lý chưa thật triệt để nhưng tỷ lệ thu gom tương đối cao. Đối với các chợ trung tâm thị xã và các chợ tại thị trấn lớn, một phần do ý thức của các hộ kinh doanh, một phần do điều kiện làm việc của công nhân thu gom nên tỷ lệ thu gom rác hàng ngày tương đối lớn, khoảng 90-95% lượng rác phát sinh tại các gian hàng. Đối với các chợ thị trấn còn lại, nhận thức của người dân chưa thật đầy đủ nên vẫn còn hiện tượng đổ thải bừa bãi trong và ngoài khu vực chợ, khó khăn cho việc thu gom của công nhân vệ sinh môi trường. Việc thu phí vệ sinh đối với các hộ kinh doanh trong chợ cũng là một trong những vấn đề đáng được quan tâm hiện nay. Trước tháng 8/2007, việc thu phí vệ sinh đối với các hộ kinh doanh trong chợ được thực hiện khá nghiêm túc theo quy định cũ về việc thu, quản lý và sử dụng phí vệ sinh của UBND tỉnh. Tuy nhiên, theo quy định mới số 2111/2007/QĐ-UBND ngày 01/08/2007 của UBND tỉnh Hà Giang, mức thu phí vệ sinh mới đối với các hộ kinh doanh thường xuyên tại chợ được điều chỉnh tăng. Tuỳ thuộc vào đối tượng kinh doanh cũng như loại hình chợ, mức thu phí được quy định từ 20.000 đồng - 35.000 đồng/tháng/hộ. Theo điều tra thực tế của Trung tâm ứng dụng Công nghệ Tài nguyên và Môi trường, với mức thu mới này, việc thu phí đối với các hộ kinh doanh chợ hầu như không được thực hiện. Lý do các hộ kinh doanh không chấp hành quy định vì họ cho rằng mức thu đó quá cao, không hợp lý. Một số chợ khắc phục bằng cách Ban quản lý chợ tiếp tục thu phí theo mức thu cũ. Một số chợ khác thì hầu như bỏ qua việc thu phí vệ sinh đối với các gian hàng trong chợ để chờ quyết định mới của UBND. Việc này gây thất thoát cho ngân sách nhà nước cũng như thiếu hụt đối với các khoản chi phục vụ công tác thu phí và vệ sinh môi trường. UBND tỉnh Hà Giang cần nhanh chóng có những biện pháp hợp lý để giải quyết vấn đề tận thu phí vệ sinh nói trên. 3.3.2. Chất thải rắn sinh hoạt tại các khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng Chương trình điều tra Chương trình điều tra tại các khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng được Trung tâm Ứng dụng công nghệ Tài nguyên và Môi trường tiến hành tại thị xã Hà Giang và các huyện còn lại trên địa bàn tỉnh Hà Giang. Quá trình thực hiện điều tra, các cán bộ điều tra của Trung tâm đã nhận đươc sự phối hợp và giám sát chặt chẽ từ phía các cơ quan quản lý các cấp bao gồm: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Giang; Phòng tài nguyên và Môi trường các huyện, thị xã; Uỷ ban nhân dân các xã, phường, thị trấn có liên quan; Nội dung chương trình điều tra bao gồm: Khối lượng công việc bao gồm: Thị xã Hà Giang: 20 cơ sở Các huyện Bắc Quang, Vị Xuyên : mỗi huyện 15 cơ sở Các huyện Hoàng Su Phì, Xín Mần, Quang Bình: mỗi huyện 5 cơ sở Các huyện Bắc Mê, Yên Minh, Quản Bạ: mỗi huyện 5 cơ sở Các huyện Đồng Văn, Mèo Vạc: mỗi huyện 3 cơ sở Tổng cộng: 86 cơ sở - Nước thải nhà hàng, khách sạn: 7 điểm tập trung tại những khu vực đông dân cư của thị xã Hà Giang và hai huyện Bắc Quang, Vị Xuyên Nội dung công việc bao gồm Điều tra khối lượng và thành phần rác thải sinh hoạt từ các cơ sở trên. Phân tích chất lượng nước thải tại một số điểm. Phương thức tiến hành Điều tra bằng phương pháp phỏng vấn, cân khối lượng chất thải rắn phát sinh trong ngày tại các nhà hàng. Quan trắc và phân tích chất lượng nước ngoài hiện trường và trong phòng thí nghiệm. Kết quả điều tra Qua số liệu điều tra tại các cơ sở kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng mang tính đại diện của Trung tâm Ứng dụng Công nghệ Tài nguyên và Môi trường (tháng 9/2008) trên địa bàn tỉnh Hà Giang, để xác định các giá trị về tỷ lệ phát thải trung bình và lượng khách trung bình của các khách sạn trên toàn địa bàn như sau: Bảng 3.3.2a. Lượng phát thải trung bình của khách sạn, nhà hàng TT Mặt hàng kinh doanh Lượng phát thải TB (kg/người/ngày) Lượng khách trung bình 1 Khách sạn, nhà nghỉ 0,44 33 2 Nhà hàng 0,53 56 Nguồn: Trung tâm Ứng dụng Công nghệ Tài nguyên và Môi trường, 9/2008 Như vậy, với Tỷ lệ phát thải trung bình tại các khách sạn, nhà hàng như trên, hiện trạng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh bởi các khách sạn, nhà nghỉ và các nhà hàng qua một số năm được thể hiện trong bảng 3.3.2c sau: Bảng 3.3.2b. Lượng chất thải rắn sinh hoạt tại các khách sạn, nhà hàng TT Đơn vị Lượng phát thải TB (kg/người/ngày) Lượng khách TB (người) 2007 2008 SL Tổng lượng rác phát sinh (kg/ngày) SL Tổng lượng rác phát sinh (kg/ngày) 1 Khách sạn, nhà nghỉ 0,44 33 58 842,16 49 771,48 2 Nhà hàng 0,53 56 953 28.285 998 29.621 Nguồn: Trung tâm Ứng dụng Công nghệ Tài nguyên và Môi trường, 9/2008 Rác thải phát sinh do hoạt động của các khách sạn, nhà hàng, nhà nghỉ có thành phần chủ yếu là rác thải hữu cơ. Loại rác thải này có thời gian phân huỷ nhanh và dễ sinh ra mùi khó chịu, chính vì thế, cần phải được thu gom kịp thời và xử lý triệt để. Hiện tại các cơ sở khách sạn, nhà nghỉ và nhà hàng đều hầu hết nằm trên các khu vực mà địa phương đã đầu tư xây dựng hệ thống thu gom rác thải, vì thế lượng rác thải này đã được thu gom và xử lý tập trung, góp phần hạn chế ảnh hưởng tới môi trường và sức khoẻ cộng đồng dân cư. 3.3.3. Chất thải rắn sinh hoạt tại các cơ sở y tế, khu công nghiệp Chương trình điều tra Đối với chương trình điều tra chất thải rắn sinh hoạt tại các cơ sở y tế, khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Giang, Trung tâm Ứng dụng công nghệ tài nguyên và Môi trường đã nhận được sự phối hợp của các cơ quan quản lý các cấp. Cụ thể, bao gồm: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Giang; Phòng Tài nguyên và Môi trường các huyện, thị xã; Uỷ ban nhân dân các xã, phường, thị trấn; Nội dung chương trình điều tra Khối lượng công việc Điều tra những bệnh viện tuyến tỉnh, huyện; một số cơ sở y tế tuyến xã; một số nhà máy, khu công nghiệp và cơ sở sản xuất. Số lượng các cơ sở y tế, nhà máy, cơ sở sản xuất, khu công nghiệp là 55 cơ sở. Nước thải bệnh viện: 3 điểm của thị xã Hà Giang và hai huyện Bắc Quang, Vị Xuyên. Nội dung công việc Điều tra khối lượng và thành phần rác thải sinh hoạt từ các cơ sở trên. Phân tích chất lượng nước thải tại một số điểm. Phương thức điều tra - Điều tra bằng phương pháp phỏng vấn. - Thu thập tài liệu, thông tin của các cơ sở y tế, nhà máy, cơ sở sản xuất, khu công nghiệp. Kết quả quá trình điều tra */ Chất thải rắn tại các cơ sở y tế Chất thải rắn bệnh viện bao gồm chất thải rắn sinh hoạt trong bệnh viện và chất thải y tế nguy hại. Chất thải rắn sinh hoạt trong bệnh viện phát sinh từ các hoạt động, sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và các cán bộ y tế tại các cơ sở y tế (vỏ trái cây, túi nilon, vỏ hộp, chai, lọ, đồ ăn thừa,... ). Chất thải y tế nguy hại: là chất thải có chứa các chất hoặc hợp chất có một trong các đặc tính gây nguy hại trực tiếp hoặc tương tác với các chất khác gây nguy hại tới môi trường và sức khoẻ cộng đồng. Chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn y tế phát sinh tại các phòng khám và cơ sở y tế tuyến xã không đáng kể và nhỏ hơn rất nhiều so với lượng chất thải rắn phát sinh tại các cơ sở y tế lớn (các bệnh viện tuyến huyện, tỉnh…). Do đó, để thống kê lượng chất thải rắn y tế phát sinh, thường chỉ tính toán đối với các bệnh viện tuyến huyện trở lên. Hiện tại, Hà Giang có 1 bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh với 350 giường bệnh và 10 bệnh viện huyện với 600 giường bệnh. Đối với bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Giang theo số liệu điều tra thực tế cho thấy, định mức phát sinh chất thải rắn bệnh viện và chất thải rắn nguy hại tương ứng là 1,49 kg/giường bệnh/ngày và 0,63 kg/giường bệnh/ngày. Đối với các bệnh viện đa khoa tuyến huyện và các phòng khám khu vực, định mức phát sinh chất thải rắn bệnh viện và chất thải rắn nguy hại tương ứng là 1,30 kg/giường bệnh/ngày và 0,52 kg/giường bệnh/ngày. Như vậy, đối với các bệnh viện và cơ sở y tế trên địa bàn thị xã Hà Giang và các huyện còn lại thì tổng lượng chất thải rắn bệnh viện và chất thải y tế nguy hại phát sinh được thể hiện trong bảng 3.3.3a sau. Bảng 3.3.3a. Lượng chất thải rắn phát sinh tại các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện Tuyến bệnh viện Tổng số giường bệnh Tổng lượng chất thải bệnh viện (kg/ngày.đêm) Chất thải y tế nguy hại (kg/ngày.đêm) Chất thải sinh hoạt (kg/ngày.đêm) Bệnh viện tỉnh 350 520 220 300 Bệnh viện huyện 600 760 310 450 Nguồn: Trung tâm Ứng dụng Công nghệ Tài nguyên và Môi trường Đối với các trạm y tế xã, định mức phát sinh chất thải rắn bệnh viện và chất thải rắn y tế nguy hại tương ứng là 0,6 kg/giường bệnh/ngày và 0,24 kg/giường bệnh/ngày. Như vậy, lượng chất thải rắn bệnh viện phát sinh từ các cơ sở y tế tuyến xã hiện nay tại tỉnh Hà Giang được thể hiện trong bảng 3.3.3b. Bảng 3.3.3b. Lượng chất thải rắn phát sinh tại các cơ sở y tế tuyến xã Cơ sở y tế Tổng số giường bệnh Tổng lượng chất thải bệnh viện (kg/ngày.đêm) Chất thải y tế nguy hại (kg/ngày.đêm) Chất thải sinh hoạt (kg/ngày.đêm) Trạm y tế xã (175 trạm) 516 309,6 123,84 185,76 Nguồn: Trung tâm Ứng dụng Công nghệ Tài nguyên và Môi trường Như vậy, tổng lượng chất thải rắn phát sinh tại các cơ sở y tế và bệnh viện trên toàn địa bàn tỉnh Hà Giang hiện nay như sau: Tổng lượng chất thải rắn phát sinh: 1.589,6 kg/ngày đêm. Trong đó Tổng lượng chất thải rắn nguy hại: 653,84 kg/ngày.đêm Tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt: 935,76 kg/ngày.đêm. Có thể thấy lượng chất thải rắn y tế Hà Giang hiện nay là tương đối lớn, cần nhanh chóng đưa ra các biện pháp xử lý triệt để đối với tất cả lượng chất thải rắn phát sinh, đặc biệt là đối với chất thải rắn y tế nguy hại nhằm hạn chế tối đa việc gây ô nhiễm và nguy hại cho môi trường sống và sức khỏe cộng đồng. */ Chất thải rắn công nghiệp Nhìn chung ngành công nghiệp ở Hà Giang hiện nay chưa phát triển, bao gồm chủ yếu các loại hình sản xuất công nghiệp như: sản xuất gạch nung, vôi, xi măng, khai thác đá, khai thác quặng, sản xuất bột giấy, sản xuất chè, chế biến gỗ, chế biến lương thực, nước giải khát và sản xuất điện. Trong đó, các ngành phát sinh chất thải rắn chủ yếu là ngành sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác quặng, sản xuất giấy, công nghiệp chế biến. Tổng lượng chất thải rắn công nghiệp của Hà Giang được thể hiện trong bảng 3.3.3c. Bảng 3.3.3c. Tải lượng chất thải rắn công nghiệp Hà Giang Tên ngành Sản lượng Tỷ lệ phát thải Chất thải rắn (tấn/năm) Sản xuất gạch nung 32 triệu viên 100 tấn/triệu viên 3.200 Sản xuất vôi cục 3.233 tấn 0,1 tấn/1 tấn vôi 323,3 Sản xuất xi măng 33.464 tấn 0,01tấn/tấn xi măng 334,64 Khai thác quặng 31.043 tấn 3 tấn đất đá/tấn quặng 93.129 Sản xuất giấy 1.894 tấn 0,2 tấn/tấn giấy 378 Chế biến chè 4.886 tấn 0,03 tấn/tấn chè 146,58 Nguồn: Trung tâm công nghệ xử lý môi trường Như vậy lượng chất thải rắn công nghiệp của Hà Giang chủ yếu là đất đá thải do khai thác quặng (93.129 tấn/năm), chất thải rắn của các ngành còn lại khoảng 1.500 tấn/năm. 3.4. Hiện trạng công tác xử lý chất thải rắn sinh hoạt 3.4.1. Thị xã Hà Giang Bãi xử lý rác thải được khởi công xây dựng năm 1999, với diện tích gần 2 ha tại tổ 2 phường Minh Khai, cách trung tâm thị xã 3km. Bãi rác được xây dựng theo công nghệ của Nhật Bản. Công suất xử lý rác theo thiết kế ban đầu là 70m3/ngày, tuổi thọ được dự kiến đến năm 2010. Thực tế, mỗi ngày bãi rác đã tiếp nhận và xử lý rác một lượng rác cao hơn khả năng tiếp nhận theo thiết kế rất nhiều, khoảng 85-90 m3/ngày. Khoảng cách từ bãi rác đến khu dân cư gần nhất trên 1km. Rác thải sinh hoạt được xử lý bằng công nghệ bán hiếu khí, sau đó được công nhân phân loại sàng làm phân hữu cơ. Nhựa và nilon rửa sạch, phơi khô và tái chế thành các đồ gia dụng khác. Công nghệ tái chế được sử dụng có xuất xứ từ Trung Quốc, ưu đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docdieu_tra_phan_tich_danh_gia_tinh_hinh_chat_thai_sinh_hoat.doc
Tài liệu liên quan