Đề tài Điều tra, đánh giá tiềm năng của một số loài lâm sản ngoài gỗ tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh Vượn Cao Vít - Xã Ngọc Côn - huyện Trùng Khánh - tỉnh Cao Bằng

Tài liệu Đề tài Điều tra, đánh giá tiềm năng của một số loài lâm sản ngoài gỗ tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh Vượn Cao Vít - Xã Ngọc Côn - huyện Trùng Khánh - tỉnh Cao Bằng: LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp có ý nghĩa rất lớn đối với mỗi sinh viên, đây là thời gian để sinh viên làm quen với công tác điều tra, nghiên cứu, áp dụng những kiến thức lý thuyết với thực tế nhằm củng cố và nâng cao khả năng phân tích, làm việc sáng tạo của bản thân phục vụ cho công tác sau này. Đồng thời đó là thời gian quý báu cho tôi có thể học tập nhiều hơn từ bên ngoài về cả kiến thức chuyên môn và không chuyên môn như giao tiếp, cách nhìn nhận công việc và thực hiện công việc đó như thế nào. Xuất phát từ nhu cầu thực tế và nhu cầu bản thân đồng thời được sự đồng ý của Ban chủ nhiệm Khoa Lâm nghiệp, tôi thực hiện đề tài: “Điều tra, đánh giá tiềm năng của một số loài Lâm sản ngoài gỗ tại khu bảo tồn loài và Sinh cảnh Vượn Cao Vít - xã Ngọc Côn - huyện Trùng Khánh - tỉnh Cao Bằng”. Trong quá trình thực hiện đề tài này tôi đã cố gắng nỗ lực hết mình và tôi cũng đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiệt tình của các cán bộ địa phương, đội tuần rừng, người dân đị...

pdf66 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1440 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Điều tra, đánh giá tiềm năng của một số loài lâm sản ngoài gỗ tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh Vượn Cao Vít - Xã Ngọc Côn - huyện Trùng Khánh - tỉnh Cao Bằng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp có ý nghĩa rất lớn đối với mỗi sinh viên, đây là thời gian để sinh viên làm quen với công tác điều tra, nghiên cứu, áp dụng những kiến thức lý thuyết với thực tế nhằm củng cố và nâng cao khả năng phân tích, làm việc sáng tạo của bản thân phục vụ cho công tác sau này. Đồng thời đó là thời gian quý báu cho tôi có thể học tập nhiều hơn từ bên ngoài về cả kiến thức chuyên môn và không chuyên môn như giao tiếp, cách nhìn nhận công việc và thực hiện công việc đó như thế nào. Xuất phát từ nhu cầu thực tế và nhu cầu bản thân đồng thời được sự đồng ý của Ban chủ nhiệm Khoa Lâm nghiệp, tôi thực hiện đề tài: “Điều tra, đánh giá tiềm năng của một số loài Lâm sản ngoài gỗ tại khu bảo tồn loài và Sinh cảnh Vượn Cao Vít - xã Ngọc Côn - huyện Trùng Khánh - tỉnh Cao Bằng”. Trong quá trình thực hiện đề tài này tôi đã cố gắng nỗ lực hết mình và tôi cũng đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiệt tình của các cán bộ địa phương, đội tuần rừng, người dân địa phương, thầy giáo ThS.La Quang Độ, nhóm các bạn sinh viên thực tập và sự chỉ dạy tận tình của giáo viên hướng dẫn, thầy giáo ThS.Trần Đức Thiện. Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới: Ban chủ nhiệm Khoa Lâm nghiệp Ban quản lý Khu Bảo tồn loài và Sinh cảnh Vượn Cao Vít Lãnh đạo xã Ngọc Côn, các cán bộ tuần rừng trong Khu Bảo tồn loài và Sinh cảnh Vượn Cao Vít và bà con trong xã. Đặc biệt là sự chỉ dạy của giáo viên hướng dẫn ThS.Trần Đức Thiện, ThS.La Quang Độ đã tận tình giúp đỡ tôi thực hiện đề tài trong thời gian thực hiện đề tài. Do kiến thức còn hạn hẹp nên trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã gặp không ít những khó khăn, do vậy mà đề tài không tránh khỏi những thiếu sót nhất định, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy giáo, cô giáo và các bạn sinh viên để bài đề tài được hoàn thiện hơn. Thái Nguyên, tháng 6 năm 2011 Sinh viên Hoàng Thị Nghĩa DANH LỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BQL : Ban quản lý BQLKBT : Ban quản lý khu bảo tồn ĐDSH : Đa dạng sinh học FAO : Tổ chức lương thực và nông nghiệp của Liên hợp quốc FFI : Tổ chức bảo vệ động thực vật hoang dã quốc tế ICRAF : Trung tâm quốc tế về nông lâm kết hợp IUCN : Liên minh bảo tồn thiên nhiên quốc tế KBT : Khu Bảo tồn KBT VCV : Khu Bảo tồn Vượn Cao Vít KNKL : Khuyến nông khuyến lâm LSNG : Lâm sản ngoài gỗ PRCF : Tổ chức con người, tài nguyên và bảo tồn PRCF : Tổ chức con người, tài nguyên và bảo tồn RECOFTC : Trung tâm đào tạo vùng về lâm nghiệp cộng đồng DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG KHÓA LUẬN Trang Bảng 3.1: Kết quả hoạt động sản xuất nông nghiệp ....................................... 13 Bảng 3.2: Tình hình dân số và lao động của các xã giáp ranh KBT VCV ..... 14 Bảng 4.1: cấu trúc tổ thành các taxon của hệ thực vật tại Khu Bảo tồn loài và Sinh cảnh Vượn Cao Vít........................................................... 19 Bảng 4.2: Cấu trúc tổ thành của 2 lớp trong ngành Ngọc Lan ....................... 19 Bảng 4.3: Các họ và chi đa dạng nhất của hệ thực vật ................................... 21 Bảng 4.4: Phổ dạng sống của hệ thực vật trong Khu Bảo tồn Vượn Cao Vít ... 23 Bảng 4.5: Giá trị sử dụng của hệ thực vật trong Khu Bảo tồn Vượn Cao Vít ... 25 Bảng 4.6: Một số loài LSNG dùng làm thực phẩm ........................................ 27 Bảng 4.7: Danh sách một số loài cây thuộc cấp bảo tồn của IUCN ............... 31 Bảng 4.8: Danh lục các loài thức ăn của Vượn Cao Vít ................................. 32 Bảng 4.9: Phân tích SWOT tại địa phương tiến hành nghiên cứu.................. 34 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ TRONG KHÓA LUẬN Trang Hình 4.1: Biểu đồ tỷ trọng hai lớp trong ngành Ngọc Lan ............................. 20 Hình 4.2: Tỷ lệ phần trăm các dạng sống của dạng sống 1 ............................ 24 Hình 4.3: Tỷ lệ phần trăm các dạng sống cây chồi trên.................................. 24 MỤC LỤC Trang PHẦN 1. MỞ ĐẦU ...............................................................................................1 1.1 Đặt vấn đề.........................................................................................................1 1.2 Mục đích nghiên cứu........................................................................................3 1.3. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................3 1.4. Ý nghĩa của đề tài............................................................................................3 1.4.1. Trong học tập và nghiên cứu khoa học ........................................................3 1.4.2. Trong thực tiễn sản xuất...............................................................................3 PHẦN 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU..................................4 2.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu...........................................................4 2.2. Những nghiên cứu trong nước và ngoài nước.................................................5 2.2.1. Nghiên cứu trên thế giới...............................................................................5 2.2.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam ....................................................................6 2.3. Tổng quan điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu...........9 2.3.1. Vị trí địa lý, thổ nhưỡng, khí hậu, thủy văn của khu vực ............................9 2.3.2. Tình hình kinh tế, xã hội ............................................................................12 2.3.3. Điều kiện cơ sở hạ tầng..............................................................................15 PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......16 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................16 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ....................................................................16 3.3. Nội dung nghiên cứu .....................................................................................16 3.3.1. Xác định tính đa dạng về phân loại............................................................16 3.3.2. Đánh giá tính đa dạng về dạng sống ..........................................................16 3.3.3. Tiềm năng của LSNG.................................................................................16 3.3.4. Cấp bảo tồn của một số loài Lâm sản ngoài gỗ tại Khu Bảo tồn loài và Sinh cảnh Vượn Cao Vít ......................................................................16 3.3.5. Các loài Lâm sản ngoài gỗ đặc biệt - thức ăn của Vượn Cao Vít..............16 3.3.6. Xác định những vấn đề tồn tại và đề xuất giải pháp cho bảo tồn và phát triển....................................................................................................17 3.4. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................17 3.4.1. Phương pháp ngoại nghiệp.........................................................................17 3.4.2. Phương pháp nội nghiệp ............................................................................18 PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ NGHIÊN CỨU KẾT QUẢ 4.1. Xác định và đánh giá tính đa dạng về phân loại ...........................................19 4.1.1. Sự đa dạng về ngành của thực vật cho Lâm sản ngoài gỗ .........................19 4.1.2. Các họ và cá chi đa dạng nhất ....................................................................20 4.2. Đánh giá tính đa dạng về dạng sống .............................................................21 4.3. Tiềm năng của LSNG....................................................................................25 4.3.1. Giá trị sử dụng............................................................................................25 4.3.2. Giá trị nghiên cứu khoa học và cảnh quan môi trường..............................29 4.3.3. Giá trị về kinh tế.........................................................................................30 4.3.4. Ý kiến của người dân địa phương về việc gây trồng và sử dụng nguồn LSNG .............................................................................................30 4.4. Cấp bảo tồn....................................................................................................31 4.5. Các loài Lâm sản ngoài gỗ đặc biệt - thức ăn của Vượn Cao Vít.................31 4.6. Xác định những vấn đề tồn tại và đề xuất giải pháp cho bảo tồn và phát triển............................................................................................................34 4.6.1. Bảo tồn .......................................................................................................37 4.6.2. Phát triển ....................................................................................................38 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...........................................................40 5.1. Kết luận .........................................................................................................40 5.2. Kiến nghị .......................................................................................................40 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................42 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề Từ xa xưa, mặc dù con người gắn với Lâm sản ngoài gỗ (LSNG) chặt chẽ và thường xuyên nhưng do giá trị kinh tế của các loại này không lớn khi so với sản phẩm chính của rừng nên chúng không được chú ý nhiều trong phần lớn người dân địa phương. Có chăng thì chỉ là các nguyên liệu, dược liệu đặc biệt và thú quý mới được quan tâm. Khi rừng bị khai thác có quy mô công nghiệp ngoài sự kiểm soát và do đói nghèo dẫn đến rừng bị kiệt quệ thì người ta mới thấy được giá trị nhiều mặt của LSNG và mới có những nghiên cứu nghiêm túc trong quản lý nghiêm túc nguồn tài nguyên này. Và nguyên nhân nữa là người ta cho rằng giá trị thương mại của LSNG nhỏ nếu với quy mô cộng đồng hoặc gia đình, nó chỉ xuất hiện khiêm tốn ở các chợ nông thôn. Vì vậy chưa có một tiêu chuẩn nào để đánh giá cho LSNG và giá cả của chúng cũng biến động theo từng vùng và từng thời điểm, những người khai thác và cả chế biến các sản phẩm từ LSNG chưa có đủ thông tin về thị trường, giá cả. Trong những năm gần đây, trước xu thế ngày càng giảm về số lượng của các loài động, thực vật quý hiếm, các quốc gia và các tổ chức phi chính phủ đã và đang rất nỗ lực hành động để bảo tồn các nguồn gen quý hiếm của trái đất. Việt Nam là một nước có nguồn tài nguyên sinh vật đa dạng và phong phú nhưng cũng là nơi tốc độ tàn phá thiên nhiên và qua đó làm suy giảm tính đa dạng sinh vật nhanh chóng. Ngày nay, khoa học công nghệ phát triển đã cho phép chúng ta có cách tiếp cận khác hơn về rừng, có kế thừa và phát triển những kinh nghiệm quý báu của đồng bào các dân tộc sống ở miền rừng núi, đồng thời áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ mới để phát triển và sử dụng các loại lâm - sản - ngoài - gỗ (Non - timber - forest - products) với quy mô công nghiệp và thương mại để vừa có nguồn thu nhập đáng kể từ tài nguyên rừng, vừa có thể bảo vệ và phát triển rừng một cách bền vững. Hiện nay, người ta quan niệm hệ sinh thái rừng (Forest ecosystem) là một hệ sinh thái mà thành phần chủ yếu là sinh vật rừng (các loài cây gỗ, cây 2 bụi, thảm tươi, dây leo, hệ động vật và vi sinh vật rừng) và môi trường vật lý của chúng (đất đai, nguồn nước, khí hậu…) Hệ sinh thái rừng như vậy có tính đa dạng sinh học rất cao. Từ hệ sinh thái này, nếu giữ nguyên các loại cây gỗ đứng, người ta vẫn có thể thu hoạch các loại lâm sản khác có thể khái quát vào các nhóm sản phẩm như: Nấm ăn, dược liệu, cây cho hạt, cây có dầu, cây cho sợi, phấn và mật hoa, cây có thể làm thức ăn gia súc, rau rừng, trái cây rừng ăn được, Song, Mây, Tre, cây cho nhựa, hoá chất, động vật rừng (côn trùng và động vật khác), nguồn gen cho các sản phẩm trên, sinh thái rừng và môi trường du lịch... Khu vực nghiên cứu thuộc Khu Bảo tồn Vượn Cao Vít đã và đang được bảo vệ nghiêm ngặt bởi Ban quản lý khu bảo tồn, đội tuần rừng. Khu Bảo tồn được thành lầp theo quyết định số 2536/QĐ - UBND ngày 15 tháng 01 năm 2006 của UBND tỉnh Cao Bằng về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng Khu Bảo tồn loài và Sinh cảnh vượn Cao Vít. Tại đây có rất nhiều các loại LSNG có giá trị nhiều mặt và chúng đang được thu hái để phục vụ cho đời sống gia đình và thương mại. Nguồn LSNG này góp phần tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho cộng đồng sống gần Khu Bảo tồn và đây cũng có thể coi là một yếu tố làm giảm sự tác động mạnh của con người vào làm thay đổi cảnh quan, sinh thái khu vực. Tuy vậy, nó đòi hỏi sự hài hoà giữa lợi ích và sự đa dạng, khả năng sinh tồn của quần thể rất cao. Nếu con người khai thác không có mức độ thì sẽ dẫn tới các loài có giá trị bị khai thác kiệt, nguy cơ tuyệt chủng cao đồng thời làm mất cân bằng sinh học. Địa hình, thổ nhưỡng ở đây chủ yếu là núi đá vôi, do tính chất đặc biệt của nó, các hệ sinh thái hình thành ở đây có tính nhạy cảm cao, dễ bị thay đổi do các tác động của con người lẫn các tác động nội sinh (như sụp đổ, hấp thụ nhiệt, rạn nứt…). Thảm thực vật đóng vai trò quan trọng nhất trong cấu trúc của hệ sinh thái tự nhiên. Sự biến đổi của nó sẽ kéo theo hàng loạt những biến đổi của hệ sinh thái và tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên sinh vật. Ngoài ra, nó còn là nguồn sống, là mái nhà cho sự cư ngụ của các loài động vật, nhất là các loài linh trưởng quý hiếm như Vượn Cao Vít. Vì vậy mà một thực tế đòi hỏi là phải có những biện pháp tác động như thế nào cho hợp lý và hiệu quả. 3 Xuất phát về sự say mê môn học và những yêu cầu thực tiễn trong quản lý, bảo vệ và phát triển LSNG của khu vực, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Điều tra, đánh giá tiềm năng của một số loài Lâm sản ngoài gỗ tại khu bảo tồn loài và Sinh cảnh Vượn Cao Vít - xã Ngọc Côn - huyện Trùng Khánh tỉnh Cao Bằng” 1.2 Mục đích nghiên cứu - Bước đầu nghiên cứu đánh giá tiềm năng của các loài LSNG trong KBT VCV. 1.3. Mục tiêu nghiên cứu - Lập danh lục cho các loài LSNG có trong khu vực điều tra. - Xác định được các nhóm thực vật cho LSNG khác nhau - Đề xuất một số giải pháp cho bảo tồn và phát triển LSNG tại Khu Bảo tồn loài và Sinh cảnh Vượn Cao Vít. 1.4. Ý nghĩa của đề tài 1.4.1. Trong học tập và nghiên cứu khoa học - Củng cố kiến thức lý thuyết và kiến thức thực hành. - Bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học để trang bị một số kiến thức trong công tác điều tra thực địa. - Điều tra được các loại LSNG tại địa phương nghiên cứu và đề xuất được các ý kiến cá nhân trong việc bảo tồn và phát triển. 1.4.2. Trong thực tiễn sản xuất Thấy được vai trò quan trọng của LSNG đối với đời sống của người dân và những giá trị của chúng, do vậy mà có thể đề xuất ý kiến nhằn giúp cho BQL KBT có những biện pháp quản lý chặt chẽ hơn và tác động hợp lý vào rừng. Đây là tài liệu tham khảo cho mọi người có nhu cầu tìm hiểu về Lâm sản ngoài gỗ trong KBT thuộc địa phận xã Ngọc Côn trình bày trong đề tài. 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu Trên cơ sở những khái niệm về thực vật trên thế giới và trong nước cho thấy được vị trí của chúng rất cao trong đời sống của con người. Đối với thực vật Việt Nam thì đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, sớm nhất phải kể đến tác phẩm của Loureio (1790), tiếp theo là của Pierre (1879 - 1907) của khoảng cuối thế kỷ XVIII. Trước hết phải kể đến công trình đồ sộ về quy mô cũng như gia trị đó là bộ “Thực vật chí đại cương Đông Dương” do H.Lecomte chủ biên gồm 7 tập (1907 - 1952). Trong những năm 90, hệ thực vật Việt Nam đã được hệ thống lại bởi các nhà thực vật Liên Xô và Việt Nam trong ”Kỷ yếu cây có mạch của thực vật Việt Nam” tập 1 - 2 (1996) và tạp chí Sinh học số 4 chuyên đề (1994 và 1995). Đáng chú ý nhất phải kể đến bộ “Cây cỏ Việt Nam” của Phạm Hoàng Hoàng Hộ (1991 - 1993) xuất bản tại Canada và gần đây đã được tái bản có bổ sung ở Việt Nam (1999 - 2000). Và gần đây nhất là công trình “Danh lục thực vật Việt Nam” gồm bộ 3 quyển do tập thể các nhà thực vật Việt Nam công bố đã thống kê toàn bộ các loài thực vật hiện đã phát hiện được ở Việt Nam (kể cả các loài thực vật bậc thấp) với những thông tin về chúng như phân bố, dạng sống, công dụng… Bộ sách này có ý nghĩa rất lớn đối với việc thu thập thông tin cho các công trình nghiên cứu thực vật ở Việt Nam. Trên cơ sở những kết quả điều tra từ thực địa chúng tôi tiến hành lập danh lục cho các loài LSNG dựa vào những tài liệu đáng tin cậy như: Cuốn Cây cỏ Việt Nam của Phạm Hoàng Hộ, Dự án hỗ trợ chuyên ngành Lâm sản ngoài gỗ tại Việt Nam - Pha II, Hà Nội tháng 6/2007, Giáo trình Thực vật rừng của Lê Mộng Chân.. 5 2.2. Những nghiên cứu trong nước và ngoài nước 2.2.1. Nghiên cứu trên thế giới Thấy được vai trò của LSNG đối với các nước đang phát triển nhất là các nước ở vùng nhiệt đới, nhiều tổ chức quốc tế đã tiến hành nhiều dự án nhằm làm rõ vai trò của LSNG, định chế quản lý, các chính sách liên quan, thông tin tiếp thị… Trung tâm nghiên cứu Lâm nghiệp đặt tại Indonesia (CIFOR) đã chú trọng nhiều về nghiên cứu LSNG. Trung tâm đã đề ra phương pháp phân tích với các lâm sản thương mại thế giới. Trung tâm quốc tế về nông lâm kết hợp (ICRAF) đã và đang thực hiện các nghiên cứu làm thế nào để sản xuất, nâng cao sản lượng của cây rừng có nhiều tiềm năng. Tổ chức lương thực và nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO) và trung tâm đào tạo vùng về lâm nghiệp cộng đồng (RECOFTC) cũng có nhiều những nghiên cứu về LSNG trong đó có cách tiếp cận về phương pháp luận về “Từ sản xuất đến hệ thống tiêu thụ” coi nhiệm vụ sản xuất của rừng là cần thiết cho cung cấp bền vững, phân phối thu nhập, đảm bảo thị trường và chính sách thị trường, định chế. FAO thành lập ra mạng lưới nghiên cứu LSNG trên thế giới liên kết giữa 1.600 cá nhân và cơ quan và đã xuất bản tạp chí “Tin tức về Lâm sản ngoài gỗ”, tổ chức một số hội thảo quốc tế về LSNG (ví dụ như Thái Lan năm 1994, ở Indonesia năm 1995). Các tổ chức phi chính phủ của Đức hỗ trợ cho nhiều nghiên cứu LSNG tại Châu Phi (Bolivia, Burkian, Faso, Tanzania...) Chính phủ Hà Lan tài trợ cho nhiều chương trình dự án về LSNG trên khắp thế giới hướng tới sử dụng bền vững nguồn LSNG [3][14]. * Về quản lý và sử dụng Vấn đề sử dụng LSNG ở một số quốc gia như sau: Indonesia đã tăng xuất khẩu LSNG từ những năm 1960 về cả số lượng và giá trị, năm 1979 tăng gấp 2 lần năm 1969, giá trị xuất khẩu đạt 238 triệu USD vào năm 1987. ở nước này có thể coi song mây là LSNG chính nếu tình về giá trị, là nước cung cấp song mây chủ yếu trên thế giới chiếm tới 70% - 90% thị trường toàn cầu [3]. 6 Tại ấn Độ có tới 7.5 triệu người làm nghề thu hái Diospyros melanoxylon thuộc họ Ebenaceae và có tới 3 triệu người chế biến cây này thành các điếu Xì - gà Bidi. Ước tính thu nhập từ loại Xì - gà này khoảng 2 trăm triệu USD trên năm. Gần 400 triệu người ấn Độ sống trong và gần rừng để có thu nhập, trong đó thu nhập từ LSNG chiếm 30% tổng thu nhập của họ. Giá trị toàn bộ LSNG là 27 tỷ USD/năm trong khi đó giá trị sản phẩm gỗ là 17 tỷ USD/năm. GIá trị LSNG chiếm 50% tổng thu nhập từ lâm sản của Chính phủ ấn Độ. LSNG tạo việc làm cho khoảng 55% tổng số công việc lâm nghiệp ấn Độ [3]. Khoảng 30% người Thái Lan dùng thuốc cổ truyền để chữa bệnh. Thuốc cổ truyền cần tới 1000 loài. Trong những năm cuối thế kỷ trước, giá trị thuốc dận tộc dùng hàng năm của Thái Lan lên đến 16 triệu USD. Số lao động làm nghề hái thuốc khoảng 15.000 - 20.000 người, làm nghề chế biến thuốc khoảng 30.000 – 40.000 người. 2.2.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam Ở nước ta một nước nhiệt đới, rất nhiều loại LSNG có giá trị, có sản lượng lớn có thể khai thác. Trước năm 1975, nhà nước chỉ chú trọng tới một số lâm sản phụ như Tre, Nứa, Song, Mây và việc quản lý những sản phẩm này theo ý nghĩa tận thu, nghĩa là chỉ chú trọng tới việc khai thác chứ xem nhẹ việc gây trồng. Điều này dẫn tới một nguy cơ lớn các loài quý hiếm không được quan tâm đúng mức sẽ bị tuyệt chủng, trong khi đó thì hiệu quả của các loài tận thu thì mang lại hiệu quả không cao. Một số năm gần đây việc nghiên cứu thực vật cho LSNG ở nước ta đã khá phát triển, nó được thực hiện bởi các cơ quan nhà nước với sự hỗ trợ của các tổ chức trong nước và ngoài nước, một số các công trình nghiên cứu khoa học của của cá nhân cũng đã được ghi nhận. Tại Việt Nam, LSNG rất đa dạng, phong phú, giàu tiềm năng, phân bố rộng khắp cả nước, nhưng nghiên cứu về LSNG còn rất hạn chế. Chỉ có một số ít các tổ chức, cơ quan nghiên cứu về vấn đề này. Năm 1978, Trung tâm nghiên cứu Đặc sản rừng được thành lập (thực chất là nghiên cứu về LSNG) với nhiệm vụ nghiên cứu phát triển LSNG, phương pháp chế biến, gây trồng lâm sản có giá trị. Trung tâm này thường phối hợp với Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường (CRES - Đại học Quốc gia Hà nội) và Viện Kinh 7 tế Sinh thái (ESCO - ECO) để thực hiện các dự án về sử dụng bền vững LSNG. Các hoạt động nghiên cứu bao gồm: phát triển và thử nghiệm các hệ thống quản lý rừng và LSNG, nghiên cứu hệ thống sở hữu LSNG ở Việt Nam, nghiên cứu thử nghiệm gây trồng một số loài LSNG có giá trị kinh tế cao dựa theo nhu cầu của người dân địa phương, gây trồng một số loài tre và dược liệu... Một số tổ chức khác có nghiên cứu về LSNG gồm có Trường Đại học Lâm nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm Huế, Viện Điều tra Qui hoạch rừng, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam... Để phát triển và sử dụng rừng nói chung và LSNG nói riêng chúng ta không chỉ giải quyết thuần túy các yếu tố kỹ thuật như chọn, tạo giống, các biện pháp kỹ thuật gây trồng, bảo vệ và chăm sóc rừng, mà còn phải nghiên cứu giải quyết rất nhiều vấn đề có liên quan tác động qua lại với nhau. Vì vậy các hướng nghiên cứu chính về LSNG tập trung biện chứng vào các vấn đề theo chuỗi hành trình của sản phẩm từ khâu tạo nguyên liệu như chọn, tạo giống, gây trồng, bảo tồn, phát triển, rồi đến khai thác, chế biến, thị trường tiêu thụ sản phẩm. Song song với nó là việc điều tra, khảo sát các đặc điểm về địa hình, khí hậu, tài nguyên LSNG, cộng đồng dân cư và văn hóa, phong tục, tập quán của họ. Việc đề xuất các chương trình, chính sách văn bản về quản lý, khai thác và thị trường tiêu thụ sản phẩm cũng giữ vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu LSNG. * Về mặt quản lý, sử dụng Theo kết quả nghiên cứu của Dự án Lâm sản ngoài gỗ Việt nam [2] trong số 12000 loài cây được thống kê có: 76 loài cho nhựa thơm; 160 loài cho dầu; 600 loài cho tanin; 260 loài cho tinh dầu; 93 loài cho chất màu; 1498 loài cho các dược phẩm. Theo dự đoán của nhiều nhà thực vật số loài thực vật bậc cao có thể lên tới 20.000 loài; hệ động vật cũng đã thống kê được 225 loài thú, 828 loài chim, 259 loài bò sát, 84 loài ếch nhái [5]. Nhiều loại lâm sản ngoài gỗ đã trở thành nguyên liệu quan trọng cho các ngành công nghiệp, được chế biến và sản xuất ra hàng loạt các sản phẩm như các loài song mây, tre nứa, các loài hoa… Các loài dược liệu dùng được dùng để chữa bệnh tật và để chế biến các vị thuốc. Cây thuốc Nam là yếu tố quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe 8 cộng đồng, góp phần làm giảm chi phí trong phòng chữa bệnh. Chúng đóng vai trò rất quan trọng với nhân dân vùng cao, vùng xa, điều kiện còn nhiều khó khăn cả về chăm sóc y tế, nguồn thuốc và phương tiện đi lại. Ngoài ra, một số vị thuốc quí của Việt Nam như Hòe, sâm Ngọc linh, Quế, Ba kích, Hà thủ ô, Hoằng đằng…Nhiều loại dược liệu của Việt nam được xuất khẩu đem lại nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước như Quế, Hồi, Hòe…Theo Viện Dược liệu thì đã phát hiện được gần 2000 loài cây làm thuốc ở Việt Nam thuộc 1033 chi, 236 họ và 101 bộ, 17 lớp, 11 ngành thực vật. Theo tác giả Võ Văn Chi, con số này lên tới hơn 3000 loài cây được người dân sử dụng làm thuốc. Còn rất nhiều loại LSNG khác chưa thống kê hết được, nhưng sử dụng rất rộng rãi trong cuộc sống của người dân: nhựa Trám, Tre, Trúc, Mây, dược liệu, nấm thực phẩm, Mộc nhĩ, Măng tươi, Măng khô, hạt Dẻ, các loại quả rừng, các loại rau rừng, Cánh kiến đỏ, các loại củ rừng chàm nhuộn vải, vỏ cây và quả rừng, Tắc kè, thịt thú rừng, mật ong, thức ăn gia súc, củi, than hầm, lá Gồi, lá Buông, động vật rừng nuôi, thủy sản rừng ngập, cây rừng làm cảnh…Các loại sản phẩm này hiện nay rất phân tán và khai thác theo phương thức hái lượm nên con số thống kê cụ thể còn chưa được thực hiện đầy đủ. Nhận thấy rõ tầm quan trọng của LSNG, Nhà nước ta đã ban hành nhiều chương trình, chính sách cho việc phát triển và bảo tồn rừng trong đó có đề cập đến nội dung quản lý LSNG. Một số chính sách quan trọng đã tạo nên sự chuyển biến về phát triển và quản lý LSNG như chính sách của chính phủ về Giao đất giao rừng cho hộ gia đình và cộng đồng quản lý (Nghị định 02/CP ngày 15 tháng 1 năm 1994; thông tư 06LN/KN về giao đất lâm nghiệp; Nghị định 163/CP ngày 16/11/1999 về giao đất và cho thuê đất lâm nghiệp); Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng cũng đã đề cập đến việc phát triển Lâm sản ngoài gỗ; Luật bảo vệ và phát triển rừng (19/8/1991): Thông tư 13LN/KL của Bộ Lâm nghiệp đã ban hành nhiều quy định nhằm bảo vệ và phát triển tài nguyên động thực vật rừng quý hiếm, mà nhiều loài LSNG có giá trị. Hiện nay, lâm sản ngoài gỗ hiện nay được quản lý dưới nhiều hình thức khác nhau như: Quản lý nhà nước, quản lý cộng đồng và quản lý ở cấp hộ gia đình, cá nhân với nhiều mục đích khác nhau (kinh doanh, sử dụng cho mục 9 đích tự cung cấp, nghiên cứu…). Trong đó việc lập kế hoạch quản lý bền vững LSNG dựa vào cộng đồng là một trong những vấn đề được quan tâm và nó đang ngày càng thể hiện rõ vai trò tích cực trong phát triển nguồn tài nguyên LSNG. Theo chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt Nam 2006 - 2020, định hướng phát triển lâm sản ngoài gỗ của Việt Nam đến năm 2020 dự kiến xuất khẩu lâm sản đạt trên 7,8 tỷ USD (bao gồm 7 tỷ USD sản phẩm gỗ và 0,8 tỷ USD sản phẩm lâm sản ngoài gỗ). Đến năm 2020, Lâm sản ngoài gỗ trở thành một trong các ngành hàng sản xuất chính, chiếm trên 20% tổng giá trị sản xuất lâm nghiệp, giá trị Lâm sản ngoài gỗ xuất khẩu tăng bình quân 15 - 20%; thu hút khoảng 1,5 triệu lao động và thu nhập từ lâm sản ngoài gỗ chiếm 15 - 20% trong kinh tế hộ gia đình nông thôn. Bộ NN&PTNT đã đưa ra các chương trình hoạt động để bảo vệ và phát triển rừng trong đó đặc biệt quan tâm bảo vệ và phát triển LSNG nhằm giảm bớt áp lực về gỗ cũng như tăng cường các lợi ích từ rừng. Các chương trình hoạt động cụ thể là Chương trình xây dựng mô hình trình diễn và đào tạo, huấn luyện cho chủ rừng; Chương trình canh tác lâm nông kết hợp trên đất sau nương rẫy; Chương trình đào tạo cho cán bộ làm công tác khuyến lâm; Chương trình thông tin, tuyên truyền và Chương trình tư vấn và dịch vụ khuyến lâm nhằm cung cấp các dịch vụ tư vấn và khuyến lâm. Mặc dù vậy, cho đến nay vẫn chưa có các chính sách và chương trình riêng cho LSNG mà vẫn lồng ghép những nội dung này vào các chính sách, chương trình, luật lệ liên quan đến quản lý tài nguyên rừng. Điều này rất bất cập trong công tác quản lý vì mỗi loại LSNG có những đặc thù riêng về môi trường sinh thái, phương thức khai thác và công nghệ chế biến, làm hạn chế nhiều đến việc sử dụng hiệu quả và phát triển nguồn tài nguyên quý giá này. 2.3. Tổng quan điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu 2.3.1. Vị trí địa lý, thổ nhưỡng, khí hậu, thủy văn của khu vực + Vị trí địa lý Khu vực bảo tồn loài vượn Cao Vít nằm trên địa bàn ba xã Phong Nậm, Ngọc Côn và Ngọc Khê của huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng với tổng 10 diện tích gần 7600ha, trong đó vùng lõi có 1600ha. Nhìn tổng quan, khu vực đá vôi của vùng nghiên cứu là một phần nhỏ của vùng đá vôi rộng lớn cao tới trên 1000m của 2 tỉnh Quảng Tây và Vân Nam, trên địa hình các khối núi đá vôi đồ sộ và rất đặc trưng của vùng Đông Bắc. Vùng trung tâm thuộc hệ tầng Carbon - Permi (C - Pbs), thành phần thạch học chính là đá vôi, đá vôi sét hay đá vôi silic với tầng dày 650 - 800m. Khu vực bao quanh có đá vôi thuộc phân hệ 2 hệ tầng Nà Quảng (D1 - 2nq2) với thành phần silic khá cao, dày tới 300 - 320m. khu bảo tồn có toạ độ từ 22053’ - 22056,4’ Vĩ độ Bắc; Từ 106030’ – 106033’ Kinh độ Đông. Tổng diện tích KBT là 8.070,96ha trong đó tổng diện tích bảo vệ loài vượn là 1.656,8ha, diện tích vùng đệm là 6.414,16ha, phân khu bảo vệ nghiêm ngặt với diện tích là: 681ha [14][15]. Ngọc Côn là một xã miền núi vùng 3 biên giới nằm ở phía Bắc của huyện Trùng Khánh, cách trung tâm huyện 22 km trên trục đường quốc lộ 213, xã vừa mới được chia tách theo Nghị định 183 của Thủ tướng chính phủ vào đầu năn 2008 đi vào hoạt động chính thức tháng 2 năm 2008. Phía Bắc và Đông bắc giáp nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa có chiều dài đường biên giới 14 km. Phía nam giáp xã Ngọc Khê. Phía tây giáp xã Phong Nậm. Về cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn, nhất là nơi làm việc của cơ quan trong một phạm vi hẹp tạm thời ở nhà văn hoá xóm Pò Peo, Trạm Thủy nông huyện Trùng Khánh [15]. + Địa hình, địa chất - thổ nhưỡng Theo Trần Văn Phùng và cộng sự (2006) [13], Quy hoạch và Sử dụng tài nguyên hai xã Phong Nậm và Ngọc Khê, Đất gồm 7 loại chính - Đất phù sa không bồi đắp - Đất cacbonnat - Đất đỏ nâu trên đá vôi - Đất thung lũng - Đất đỏ nâu vàng trên núi đá vôi - Đất đỏ vàng trên đá phiến sét - Đất vàng nhạt trên sa thạch 11 Cảnh quan đặc biệt nhất của vùng là các dãy núi đá vôi cổ, cứng, kiểu đá cẩm thạch, bị bào mòn mạnh, chủ yếu tuổi Paleozoi muộn và Mezozoi sớm. Đó là kết quả của sự bào mòn sâu đến hơn 900 m của lớp bồi tích (lắng đọng) phủ lên các khối đá vôi. Cảnh quan này chiếm một diện tích rất lớn của vùng và về mặt địa lý là phần kéo dài của Cao nguyên Quý Châu. Cảnh quan hiện đại của vùng đã được hình thành bởi nhiều đợt nâng địa chất mạnh mẽ vào kỷ Trung sinh (Mezozoi), kết quả đã nâng lớp bồi tích biển cổ biến chất lên độ cao lớn hơn so với mực nước biển (Schezeglova, 1957; Fridland, 1961; M.Baker & Ch. Baker, 1990; Fowlie, 1991). Khối đá cứng đã bị xẻ do quá trình bào mòn thành nhiều đỉnh và đường đỉnh biệt lập. Những dãy núi đá vôi đó có nhiều vách dựng đứng và sườn dốc. Các đỉnh và đường đinh núi đá vôi cao nhất thường có độ cao 800 – 900 m. + Khí hậu và thuỷ văn - Chế độ nhiệt Khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh, mưa hè, không có tháng khô. Sinh khí hậu chung là á nhiệt đới ẩm với nhiệt độ trung bình năm 16 - 200C, mùa lạnh dài trên 4 tháng, mùa khô ngắn, thường dưới 2 tháng. Nhiệt độ không khí bình quân năm là 19,80C; mùa lạnh thường kéo dài từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau. Trong đó từ tháng 12 đến tháng 2 nhiệt độ trung bình thấp hơn 150C, nhiệt độ thấp nhất trong năm qua là – 30C; Mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 9 có nhiệt độ trung bình 24,20C; Cao tuyệt đối là 36,30C - Chế độ mưa ẩm Lượng mưa trung bình năm vừa phải từ 1.500 - 2.500mm. Cao nhất là 1.188mm; Lượng mưa tập trung vào các tháng 6,7,8 hàng năm. Độ ẩm bình quân là 81% từ tháng 11 đến tháng 1 có độ ẩm từ 9 - 14%. - Chế độ gió: Mùa đông có gió mùa Đông bắc (tháng 9 đến tháng 3 năm sau), Mùa hè có gió Nam và Đông Nam. - Hệ thống sông ngòi 12 Sông gồm hai nhánh chính của sông Quây Sơn bắt nguồn từ Trung Quốc ¾Nhánh 1 (Ngọc Khê) chảy qua Đông Si – Nà Giào - Tử Bản – Pác Ngà - Bó Hay có chiều dài 18 km, rộng 90m. ¾Nhánh 2 (Phong Nậm) chảy qua các xóm Đà Bè, Nà Hâu – Nà Chang, Giộc Rùng của xã Phong Nậm và chảy về xã Ngọc khê qua các xóm Giộc Sung, Pác Thay, Đỏng Doạ có chiều dài 14 km, rộng trung bình 80m. Hai nhánh này gặp nhau tại Giàng Nốc. Trong KBT có 1 số mạch nước ngầm sạch có thể dùng làm nước ăn ở tầng sâu như khu vực Lũng Đáy, Giộc Sâu, Lũng Đắc và mạch nước ngầm ở tầng nông như mạch Lũng Nậm. Chỉ đạo các xóm chủ động tu sửa, nạo vét mương phai, đảm bảo nguồn nước tưới cho sản xuất được 3000m kênh mương. Phối hợp với Trạm Thủy nông Huyện thường xuyên kiểm tra 2 kênh Bắc Trùng Khánh, kịp thời khắc phục đảm bảo nước tưới tiêu trên 85% cho hoa màu. Tuy nhiên công tác thủy lợi gặp không ít khó khăn do hạn hán, hệ thống mương phai xuống cấp, chưa được đầu tư. 2.3.2. Tình hình kinh tế, xã hội + Về mặt kinh tế * Trồng trọt Thực hiện Chương trình 135, cung ứng 191,04kg giống Ngô lai CP 3Q; 192,5kg CP A88; 203,92kg giống lúa lai; 14.221,26 kg NPK; 7429 kg đạm Urê cho các hộ nghèo năm 2010.[15] 13 Bảng 3.1: Kết quả hoạt động sản xuất nông nghiệp Kế hoạch giao Kết quả thực hiện TT Loại cây trồng Diện tích (ha) Năng xuất (tạ/ha) Sản lượng (tấn) Diện tích (ha) Năng xuất (tạ/ha) Sản lượng (tấn) So với kế hoạch (%) I Cây lương thực có hạt 1555,4 462,3 1 Mạch hoa 4,5 2,2 0.9 2 Lúa mỳ 1 2 0,2 3 Lúa mùa 225 40 900,0 225 4 Ngô ruộng 58 28 162,4 40 27 108 66,5 % 5 Ngô mùa 95 35 332 95,5 37 353 II Các cây trồng khác 0,45 1 Sắn 0.5 3 0,15 2 Khoai các loại 0,2 2 0,4 III Cây công nghiệp ngắn ngày 155,56 1 Đỗ tương 18 8,5 17 15 7,5 11,2 65,3 % 2 Thuốc lá 60 18 108 80,2 20 160,4 148,5 % Một số loại cây trồng như Ngô ruông, Đỗ tương trồng không đạt chỉ tiêu diện tích giao. Do diện nhân dân tập trung phát triển trồng cây Thuốc lá nguyên liệu, việc tiếp thu ứng dụng nhanh khoa học, kỹ thuật vào sản xuất như che phủ Nilong cho cây Ngô, Thuốc lá có năng suất chất lượng cao. * Chăn nuôi - Thực hiện chương trình 135 giai đoạn II đầu tư 50 con giống lợn nỏi cho 50 hộ thuộc gia đình nghèo năm 2010. Tổng đàn gia súc, gia cầm: 14 Tổng đàn trâu: 716 con = 104 % tăng 2% so với cùng kỳ năm trước Đàn bò: 607 con = 91,4% tăng 1,5 % so với cùng kỳ năm trước. Đàn lợn: 1551 con = 82,5% giảm 2% so với cùng kỳ. Đàn gia cầm: (gà+ vịt) 7374 con = 64,4% giảm 5 % so với cùng kỳ. * Lâm nghiệp Uỷ ban nhân dân thường xuyên quán triệt công tác bảo vệ rừng, đồng thời kết hợp với kiểm lâm, đội quản lý bảo vệ khu bảo tồn vượn đen Cao Vít nên trong thời gian qua không có vụ cháy nào xảy ra; rừng được bảo vệ sinh trưởng và phát triển tốt. Công tác khoanh nuôi, bảo vệ rừng cộng đồng xóm và cá nhân ở các xóm Phia Muông; Pò Peo; Phia Mạ; Khưa Hoi; Bản Miài với diện tích trên 300 ha. Nhân dân tập trung trồng các loại cây phân tán được hơn 500 cây. + Về mặt xã hội * Dân số, dân tộc, lao động Bảng 3.2: Tình hình dân số và lao động của các xã giáp ranh KBT VCV Dân số chia theo dân tộc (khẩu) Xã Thôn Số hộ Tổng số dân Tày Nùng Kinh Khác Ngọc Côn 9 505 2367 2339 243 6 0 Ngọc Khê 10 590 2506 2262 243 1 Phong Nậm 9 310 1311 1155 155 1 0 Tổng cộng 28 1405 6184 5756 641 8 0 Tổng số dân cư là 6184 nhân khẩu của 1405 hộ gia đình sinh sống tại 28 xóm trong và gần vùng lõi khu bảo tồn Vượn Cao Vít (tương đương 4,40 người/hộ gia đình, mật độ dân số tập chung chủ yếu tại hai xã Ngọc Côn và Ngọc Khê, tổng số dân của 3 xã chủ yếu là cộng đồng người Tày và Nùng sinh sống, một số ít là người Kinh và dân tộc khác. * Văn hoá Xã Ngọc Côn, Ngọc Khê đã có tủ sách phục vụ cho nhu cầ nghiên cứu, tìm hiểu của người dân. Hầu hết các hộ gia đình trong xã đều có Tivi, đây là điều kiện tốt cho người dân có thể cập nhật những thông tin văn hóa xã hội 15 một cách dễ dàng. Nhiều chương trình giao lưu văn hóa được tổ chức đã tạo nên không khí vui vẻ, giải trí cho các tầng lớp người dân. 2.3.3. Điều kiện cơ sở hạ tầng + Điện Hiện nay, xã Ngọc Khê và xã Ngọc Côn (được tách ra từ xã Ngọc Khê) có 1095 hộ đa số có điện lưới quốc gia. Xã Phong Nậm, phần lớn số hộ trong xã đều có điện lưới quốc gia phục vụ sinh hoạt của nhân dân. + Giao thông Xã Ngọc Côn và Ngọc Khê có đường tỉnh lộ 217 chạy từ trung tâm huyện Trùng Khánh đến cửa khẩu Pò Peo dài 22 km. Hiện nay, con đường này đang được nâng cấp đảm bảo cho giao thông và vận chuyển hàng hóa buôn bán giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc. Ngoài ra, có một trục đường đi qua trung tâm xã từ Nà Gạch đến Đông Si dài 14 km, đang nâng cấp, mở rộng phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân trong xã. Hệ thống đường liên thôn và đi lại của một số xóm còn rất khó khăn như đường vào xóm Pác Thay, xóm Đông Si, Tẩu Bản, Pác Ngà, Bó Hay. Xã Phong Nậm có đường giao chính chạy dọc xã từ Bắc xuống Nam tới trung tâm huyện. Đường này tương đối tốt, xe ô tô có thể vào đến khu trung tâm và một số xóm của xã. Một số xóm có đường giao thông đi lại rất khó khăn như xóm Đà Bè, Lũng Rì... + Y tế Hiện nay Trạm Y tế xó Ngọc Côn chưa được xây dựng nên Công tác khám chữa bệnh còn phụ thuộc vào Trạm Y tế xã Ngọc Khê, nên việc chăm sóc sức khoẻ của nhân nhân dân chưa được đảm bảo. Tổng số lần khám bệnh là 1510 lượt người. + Giáo dục Từ đầu năm UBND xã đã chỉ đạo các trường giữ vững hệ thống trường lớp và sĩ số học sinh, đẩy mạnh hoạt động chuyên môn, tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học theo đúng kế hoạch năm học, chú trọng nâng cao công tác giáo dục đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục vận động con em đến trường đạt 100%, thường xuyên phát động thi đua dạy tốt học tốt, nói không với tiêu cực trong thi cử. 16 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu tiềm năng của một số loại Lâm sản ngoài gỗ là thực vật 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành Xóm Đông Si - xã Ngọc Côn - huyện Trùng Khánh - tỉnh Cao Bằng Thời gian 18/01/2011 đến 20/04/2011 3.3. Nội dung nghiên cứu Quá trình thực hiện đề tài chủ yếu tập trung vào các vấn đề như sau: 3.3.1. Xác định tính đa dạng về phân loại 3.3.2. Đánh giá tính đa dạng về dạng sống 3.3.3. Tiềm năng của LSNG 3.3.3.1. Giá trị sử dụng 3.3.3.1.1. Nhóm LSNG dùng làm thuốc 3.3.3.1.2. Nhóm LSNG dùng để ăn 3.3.3.1.3. Nhóm LSNG dùng làm cảnh, bóng mát 3.3.3.1.4. Nhóm LSNG cho nhựa sáp, nhựa dầu, nhựa dính, cao su 3.3.3.1.5. Nhóm LSNG cho tinh dầu 3.3.3.1.6. Nhóm LSNG dùng làm thủ công mỹ nghệ và lợp nhà 3.3.3.1.7. Nhóm LSNG dùng làm nguyên liệu giấy 3.3.3.1.8. Nhóm LSNG dùng làm thuốc nhuộm 3.3.3.1.9. Nhóm LSNG cho Tananh 3.3.3.2. Giá trị nghiên cứu khoa học và cảnh quan môi trường 3.3.3.3. Giá trị kinh tế 3.3.4. Cấp bảo tồn của một số loài Lâm sản ngoài gỗ tại Khu Bảo tồn loài và Sinh cảnh Vượn Cao Vít 3.3.5. Các loài Lâm sản ngoài gỗ đặc biệt - thức ăn của Vượn Cao Vít 17 3.3.6. Xác định những vấn đề tồn tại và đề xuất giải pháp cho bảo tồn và phát triển 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Phương pháp ngoại nghiệp Chuẩn bị một số công cụ cho việc thực hiện đề tài như: - Bản đồ giấy - Giấy, bút, bảng biểu, thước kẻ, thước dây - Máy định vị GPS - Túi đựng mẫu vật 3.4.1.1. Thu thập số liệu sơ cấp Một số phương pháp được sử dụng trong điều tra: + Phỏng vấn người dân địa phương Đây là một trong các công cụ được sử dụng trong đánh giá có sự tham gia (PRA), người được hỏi có thể đưa ra những ý kiến của mình và người phỏng vấn có trách nhiệm thúc đẩy để người được hỏi hiểu nhanh vấn đề và không sai lệch. Trong quá trình phỏng vấn có ghi chép lại rõ ràng những thông tin mà người được hỏi cung cấp. Có thể sử dụng phương pháp gọi điện thoại trực tiếp cho người dân và đã thu thập được những thông tin quan trọng cho việc viết đề tài này. Chúng tôi sử dụng 3 loại phiếu phỏng vấn người dân như sau: Phiếu điều tra thu hái các LSNG dùng làm thực phẩm Phiếu điều tra thu hái các LSNG dùng làm thuốc Phiếu điều tra về việc gây trồng các LSNG dùng làm thực phẩm, thuốc (Mẫu phiếu ở phần phụ lục) + Điều tra theo tuyến Phương pháp điều tra đó là việc điều tra theo các đường mòn hay đường mới do các cán bộ chỉ đường tạo ra. Mỗi tuyến chính dài khoảng 3km, trong đó tuyến phụ dài 500m - 1000m, đi qua nhiều dạng địa hình, độ cao khác nhau. Trong quá trình điều tra có ghi lại thành phần loài, số lượng, dạng sống. 18 + Phương pháp lấy mẫu: Lấy các bộ phận trên cây như: cành, lá, thân, rễ hỏi chuyên gia hoặc để ép lại. Đối với những loài mà chưa xác định được tên ngay trên thực địa có ý nghĩa rất lớn trong việc lưu trữ mẫu, sau đó có thể hỏi các chuyên gia. + Điều tra chi tiết trên các ô tiêu chuẩn Ô tiêu chuẩn (OTC) được lập trên địa hình chủ yếu là núi đá, dốc đứng, đi lại rất khó khăn khó khăn. Các OTC có diện tích 500m2 (10m x 50m) đối với các trạng thái rừng có tầng cây cao với đường khính từ 6cm trở lên, chiều dài theo đường đồng mức của địa hình, OTC được chọn ngẫu nhiên và đại diện cho các khu vực khác nhau trong phạm vi nghiên cứu. Nơi địa hình dốc, tiến hành lập các OTC có diện tích nhỏ hơn (có thể 100 - 200m2) có cùng độ cao, gần nhau thay thế cho ô có diện tích lớn, mỗi trạng thái rừng lập 1 OTC. Cứ 50 - 100m độ cao lập 1 OTC. Số liệu thu thập được lưu lại vào bảng: STT (Tuyến) Tên loài Số lượng Dạng sống Công dụng Trạng thái rừng ... 3.4.1.2. Thu thập số liệu thứ cấp - Các cơ quan quản lý tại địa phương - Thông tin đại chúng, sách báo. 3.4.2. Phương pháp nội nghiệp - Sử dụng các tài liệu tin cậy để tra và lập danh lục các loài LSNG như: Lê Mộng Chân (1992) Giáo trình thực vật rừng; Triệu Văn Hùng và cs(1988). Cây rừng Việt Nam; Phạm Hoàng Hộ (1999 - 2000). Cây cỏ Việt Nam; Vũ Anh Tài và cs. Hệ thực và thảm thực vật ở khu bảo tồn loài vượn Cao Vít Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng… - Sử dụng phần mềm Excel để lập danh lục các loài thực vật, là cơ sở cho việc phân tích. - Sử dụng công cụ phân tích SWOT để thấy được những vấn đề đang tồn tại một cách rõ ràng nhất 19 PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Xác định và đánh giá tính đa dạng về phân loại 4.1.1. Sự đa dạng về ngành của thực vật cho Lâm sản ngoài gỗ Sau quá trình điều tra, nghiên cứu chúng tôi đã thống kê được hệ thực vật khu vực nghiên cứu gồm có 159 loài thuộc 132 chi, 65 họ và 3 ngành thực vật. Số lượng các loài chi, họ trong các ngành của hệ thực vật thuộc khu vực nghiên cứu được sắp xếp theo thứ tự tăng dần về mức độ tiến hóa và tổng hợp kết quả theo bảng. Bảng 4.1: Cấu trúc tổ thành các taxon của hệ thực vật tại Khu Bảo tồn loài và Sinh cảnh Vượn Cao Vít Ngành Họ Chi Loài Tên khoa học Tên Việt Nam SL % SL % SL % Polypodiophyta Dương xỉ 3 4.6 7 5.30 8 5.03 Pinophyta Thông 1 1.5 1 0.75 1 0.63 Magnoliophyta Ngọc lan 61 93.8 124 93.9 150 94.30 Tổng 65 132 159 Ngành Ngọc Lan có số lượng họ, chi, loài lớn nhất trong 3 ngành thực vật chiếm 93.8% số họ, 93.9% số chi và 94.3% số loài trong tổng số. Như vậy có thể thấy sự đa dạng trong ngành Ngọc Lan là rất lớn, đây là yếu tố tạo nên sự đa dạng trong thảm thực vật của KBT. Bảng 4.2: Cấu trúc tổ thành của 2 lớp trong ngành Ngọc Lan Lớp Số họ % số họ Số chi % số chi Số loài % số loài Magnoliosida 50 82 95 76.6 116 77.3 Liliopsida 11 18 29 23.4 34 22.7 Tổng 61 124 150 20 Hình 4.1: Biểu đồ tỷ trọng hai lớp trong ngành Ngọc Lan Thông qua bảng bảng 4.2 và hình 4.1 ta có thể nhận ra rằng thực vật của lớp Ngọc Lan trong KBT chiếm tỷ lệ rất cao. Sự chênh lệch này tạo nên tính đa dạng của hệ thực vật ở đây. Nhìn ở cả 3 bậc taxon chúng ta đều thấy rõ được lớp Ngọc Lan chiếm ưu thế tuyệt đối, chúng chiếm vị trí từ 76% trở lên. Trong khi đó thì lớp Loa kèn chỉ chiếm khoảng 20 %. Các tỷ lệ này chứng minh cho tính chất nhiệt đới của hệ thực vật trong KBT. 4.1.2. Các họ và cá chi đa dạng nhất Từ việc xác định và phân tích các ngành thực vật của KBT chúng tôi tiến hành đánh giá sự đa dạng họ và chi của các loài. Trên cơ sở xây dựng danh lục thực vật chúng tôi đã xác định được 65 họ thực vật với 132 chi, 159 loài. Họ Thầu dầu là một trong số những họ có số lượng loài lớn nhất, 11 loài, họ Lan 9 loài, họ Dâu tằm 9 loài, họ Xoài 4 loài…3 họ này thuộc vào những họ giàu loài trong KBT, các loài trong 3 họ này đều có dạng sống là dây leo, thân gỗ, bì sinh, thân thảo. Ở đây có những điều kiện thuận lợi cho cây dây leo và cây thân thảo phát triển mạnh, điều đó cũng thê hiện rằng thực vật đã bị tác động mạnh tạo nên những khoảng trống cho ánh sáng có thể chiếu tới mặt đất tạo điều kiện thuận lợi cho các loài thuộc dạng dây leo, cây thân thảo phát triển phát triển, một phần là các loài đang tái sinh. 21 Bảng 4.3: Các họ và chi đa dạng nhất của hệ thực vật Tên họ Tên khoa học Tên Việt Nam Số chi % số chi Số loài % số loài Euphorbiaceae Họ thầu dầu 11 31.43 12 27.90 Orchidaceae Họ lan 9 25.70 9 21.00 Cucurbitaceae Họ bầu bí 5 14.30 5 11.60 Annacardiaceae Họ xoài 4 11.40 4 9.30 Moraceae Họ dâu tằm 3 8.57 9 21.00 Myrsinaceae Họ đơn nem 3 8.57 4 9.30 Tổng 35 43 4.2. Đánh giá tính đa dạng về dạng sống Theo Raun Kier phân chia thực vật thành 5 dạng sống chính: + Dạng 1: Cây chồi trên mặt đất gồm những cây gỗ có chiều cao từ 3m trở lên. Căn cứ vào chiều cao Raun Kier lại chia thành các dạng nhỏ hơn. - Dạng 1.1: Cây chồi trên mặt đát gồm các loài cây gỗ có chiều cao >25 m. - Dạng 1.2: Cây chồi trên mặt đất gồm các loài cây gỗ nhỡ có chiều cao >8 – 25m. - Dạng sống 1.3: Cây chồi trên mặt đất gồm các loài cây có chiều cao >3 – 8m. - Dạng sống 1.4: Cây chồi lùn trên mặt đất gồm những cây có chiều cao >0.3 – 3m. - Dạng sống 1.5: dây leo: gồm tất cả những loài dây leo hóa gỗ hoặc không hóa gỗ. 22 - Dạng 1.6: Cây phị nước gồm tất cả những loài thực vật mà trong thân chứa tỷ lệ nước lớn. - Dạng sống 1.7: Cây bì sinh bao gồm tất cả những loài thực vật sống nhờ trên vỏ cây chủ. - Dạng sống 1.8: Cây ký sinh và bán ký sinh gồm tất cả các loài thực vật sống ký sinh và bán ký sinh. + Dạng 2: Cây chồi mặt đất gồm tất cả các loài thực vật sẽ chết khi gặp mùa đông giá lạnh hoặc thời tiết khô lạnh. + Dạng 3: Cây chồi nửa ẩn bao gồm tất cả các loài thực vật khi gặp mùa đông giá lạnh hay thời tiết quá khô hạn sẽ bị chết chỉ còn lại chồi sát mặt đất. + Dạng 4: Chồi ẩn gồm tất cả các loài thực vật khi gặp điều kiện sống khắc nghiệt thì chết, chồi nằm hoàn toàn dưới mặt đất. + Dạng 5: Cây một năm là những cây tái sinh, sinh trưởng phát triển, ra hoa, kết quả từ một vài tuần cho đến một năm rồi chết. Cơ sở của việc phân chia dạng sống là dựa vào chiều cao và khả năng chống chịu. Dạng sống là một trong những biểu hiện sự thích nghi của thực vật với môi trường sống bởi sự tác động của môi trường đến quần xã thì các cá thể luôn thay đổi để thích nghi và phản ánh môi trường sống đó. Mỗi loài khác nhau có sự thích ứng khác nhau, do vậy mà nó dạng sống của chúng cũng khác nhau. Trên cơ sở xây dựng bảng danh lục chúng tôi đã phân chia các dạng sống của thực vật theo các dạng sống của Raun Kier. Kết quả thống kê sự phân bố dạng sống của thực vật trong khu bảo tồn được trình bày trong bảng 4.4. 23 Bảng 4.4: Phổ dạng sống của hệ thực vật trong Khu Bảo tồn Vượn Cao Vít Dạng sống Ký hiệu Số loài Tỷ lệ (%) Dạng 1 (cây chồi trên mặt dất) D1 134 84.2 Dạng 1.1 D1.1 2 1.23 Dạng 1.2 D1.2 10 6.3 Dạng 1.3 D1.3 23 14.5 Dạng 1.4 D1.4 52 32.7 Dạng 1.5 D1.5 33 20.7 Dạng 1.6 D1.6 4 2.5 Dạng 1.7 D1.7 8 5.03 Dạng 1.8 D1.8 2 1.23 Dạng 2 (cây chồi mặt dất) D2 3 1.9 Dạng 3(cây chồi nửa ẩn) D3 12 7.5 Dạng 4 (cây chồi ẩn) D4 6 3.8 Dạng 5 (cây một năm) D5 4 2.5 Tổng 159 Kết quả phân tích các dạng sống cho thấy dạng sống 1 có số lượng nhiều với 134 loài chiếm 84.2% trong tổng số. Trong dạng sống 1 thì có dạng sống 1.4 chiếm tỷ lệ cao nhất 32.7%, dạng sống 1.3 chiếm 14.5%. Điều này cho thấy dạng sống của các loài thực vật ở đây chủ yếu là cây tái sinh do đã bị khai thác trong quá khứ. 24 Hình 4.2: Tỷ lệ phần trăm các dạng sống của dạng sống 1 Nhìn vào bảng 4.4 ta thấy rằng thực vật trong KBT có đầy đủ các dạng sống của các hệ thưc vật có mạch. Trong đó dạng sống 1 chiếm 84.2%, dạng sống 2 chiếm 1.9%, dạng sống 3 chiếm 7.5%,dạng 4 chiếm 3.5%, và dạng sống khác. Hình ảnh sự phân bổ các nhóm dạng sống trong nhóm cây chồi theo hình sau. Hình 4.3: Tỷ lệ phần trăm các dạng sống cây chồi trên 25 Nhìn vào biểu đồ 4.3 và bảng 4.4 ta có thể xây dựng công thức cho cá dạng sống như sau: DS = 84.2 D1 + 1.9 D2 + 7.5 D3 + 3.8 D4 + 2.5 D5 4.3. Tiềm năng của LSNG 4.3.1. Giá trị sử dụng Do mục đích của đề tài là điều tra nghiên cứu tiềm năng của các loài thực vật cho LSNG nên chúng tôi chỉ tập trung vào một số các giá trị nhất định như: LSNG làm thuốc, ăn được, làm cảnh, cho nhựa, làm đồ thủ công mỹ nghệ. Trên cơ sở điều tra, lập danh lục thực vật tại KBT chúng tôi đã xác định được 159 loài LSNG với 231 lượt công dụng. Giá trị của các LSNG được ghi trong bảng sau. Bảng 4.5: Giá trị sử dụng của hệ thực vật trong Khu Bảo tồn Vượn Cao Vít STT Công dụng Ký hiệu Số lượng Tỷ lệ 1 Làm thuốc Thu 98 42.42 2 Ăn được And 48 20.7 3 Làm cảnh Can 32 13.8 4 Cho nhựa sáp, nhựa dầu, nhựa dính, cao su Nhu 10 4.3 5 Cho tinh dầu Tin 14 6.06 6 Làm đồ thủ công mỹ nghệ và lợp nhà Myt 15 6.5 7 Làm nguyên liệu giấy, sợi Nlg 8 3.4 8 Thuốc nhuộm Tnh 4 1.7 9 Tananh Tan 2 0.86 Tổng 231 Như vậy, tỷ lệ thực vật có giá trị sử dụng ở đây khá cao. Tuy mức độ phong phú về họ thực vật chưa cao nhưng chúng ta cũng không thể phủ nhận được giá trị sử dụng sử dụng của chúng. 26 4.3.1.1. Nhóm LSNG dùng làm thuốc Trong đời sống, nhiều loài cây đã được sử dụng cách đây hàng mấy nghìn năm để chữa bệnh, làm thuốc bổ. Ở từng vùng, từng dân tộc khác nhau có những bài thuốc gia truyền hoặc kinh nghiệm để chữa một số bệnh nhất định, đối với những đồng bào dân tộc sống gần rừng thì dùng cây rừng là những bài thuốc chữa bệnh là rất quen thuộc và cần thiết. Với sự phát triển của khoa học hiện đại thì một người ta đang tập trung nghiên cứu và chiết xuất tinh chất của một số loài nhằm tạo ra thuốc chữa bệnh, thuốc bổ hiệu quả, tốt cho sức khỏe của con người. Nhóm LSNG làm thuốc chiếm 42.42%. Giá trị và công dụng của các loài hết sức phong phú và đa dạng, dùng làm thuốc bổ như Ngũ gia bì (Schefflera heptaphylla (L.) Fodin), Đẳng sâm (Codonopsis javanica (Blume) Hook.f.& Thoms.), Giảo cổ lam 3 lá (Gymnostema pentaphyllum (Thumb.) Makiko), Giảo cổ lam 5 lá (Gymnostema laxum (Wall.) Cogn); thuốc độc như Lan bả chuột (Thecostele alata), Tắc kè đá (Drynaria bonii Christ), 7 lá 1 hoa (Paris polyphilla Sm.) 4.3.1.2. Nhóm LSNG dùng để ăn Nhóm cho loài cây cho các sản phẩm la tinh bột dưới dạng củ, quả, lá, hạt, thân dùng để ăn hoặc chăn nuôi thuộc nhóm cây cho lương thực. điển hình trong nhóm này có các loài như Củ mài, Củ sắn dây...một số loài thì trong thân có chứa tinh bột như Đoác, Búng báng thuộc họ Cau dừa, nhân dân thường chặt cây đem về bổ ra giã nhỏ lấy tinh bột để ăn hay dùng chăn nuôi hoặc cho lên men hoặc làm rượu uống. Nhóm cây cho các sản phẩm làm thực phẩm, đó là các sản phẩm lấy từ các chồi non, lá non măng, củ, quả, hoa như: Bò khai (Erythropalum scandens Blume), vàng anh (Saraca dives Pierre), rau Sắng, măng Nứa, măng Tre… dùng làm rau ăn, nhóm sản phẩm này rất đa dạng và phong phú, phân bố rộng khắp. Một số loài dùng làm gia vị như Bưởi bung, Mắc mật (Clausena indica (Dalz.) Oilv.), Sa nhân, Hồng bì, quả Sung, quả Vả. Đặc biệt một loài dùng quả để nấu canh ăn như Dọc, Bứa, Mắc quây.. rất được ưa dùng. 27 Đa số các loài dùng làm thực phẩm, rau ăn dưới dạng cành, lá, thân đều khai thác khi còn non, nếu dùng trong chăn nuôi thì có thể lấy già hơn. Thời điểm khai thác tùy loài, có thể ở các thời điểm khác nhau trong năm. Qua điều tra chúng tôi xác định được một số loài như sau. Bảng 4.6: Một số loài LSNG dùng làm thực phẩm Tên loài Mùa khai thác Nơi khai thác Bộ phận sử dụng Cách khai thác Bò khai T3,T4,T5 Rừng Lá Hái Rau sắng T3,T4,T5 Rừng Lá Hái Nấm T2,T3,T7,T8,T9 Rừng Cây Hái Củ mài T3 Rừng Củ Đào Giảo cổ lam T3,T4 Rừng Lá, thân Hái Mắc quây T1 Rừng Quả Hái Ngải cứu T1,T2,T3,T4 Rừng Lá Hái Núc nác T7,T8 Rừng Quả, vỏ Hái Gừng T12,T1 Rừng Củ Đào Hồng bì rừng T6,T7 Rừng Quả Hái Bọ mẩy T1,T2 Rừng Lá Hái Dâu da đất T6,T7 Rừng Quả Hái Me rừng T5,T 6 Rừng Quả Hái Dọc T7,T8 Rừng Quả hái 4.3.1.3. Nhóm LSNG dùng làm cảnh, bóng mát Nhóm cây cảnh, cho bóng mát tại khu bảo tồn có 32 loài chiếm 13.8%. Một trong những cách giải trí của con người chơi cây cảnh, nhiều người đã lấy từ rừng những cây có hình dáng đẹp, có hoa đẹp, mùi thơm để làm cảnh. Một trong những loài thường hay được khai thác đó là các loài trong họ Phong lan, họ Cau dừa, một số loài khác như: dây Cẩm cù (Hoya canosa), Ráy leo lá xẻ (Pothos sp1), Ráy leo lá lệch (Pothos catchartii Schott)… Phần lớn cây cho bóng mát, cây hoa và cây cảnh là những loài cây rừng đã được trồng từ lâu đời như: Móc (Caryota bacsonensis), Báng (Arenga 28 pinnata Sugar Palm), Đa (Ficus bengalensis), Si (Ficus microcarpa L. f), Sung (Ficus racemosa L.) 4.3.1.4. Nhóm LSNG cho nhựa sáp, nhựa dầu, nhựa dính, cao su Nhựa dầu và nhựa dính khi chảy ra ở thể lỏng, một số khi khô dính như keo. Tiêu biểu như Sơn ta…Những loài cho nhựa này thường sử dụng để gắn kết các đồ gỗ, mộc, đồ gia dụng, giường tủ hay làm các đồ thủ công mỹ nghệ có giá trị cao như tranh sơn mài. Nhóm cho nhựa cao su là cây có dạng nhựa chảy ra ở thể lỏng khi khô có tính chất đàn hồi, một số loài điển hình như: Đa (Ficus bengalensis), Sung (Ficus racemosa L.), Vả, Ngái… 4.3.1.5. Nhóm LSNG cho tinh dầu Tinh dầu là dạng dễ bay hơi và thường có mùi thơm được chứa trong các tế bào của cây (lá, vỏ, thân, cành, rễ, hoa, quả, hạt). Thường được chiết xuất làm gia vị, một số làm nước hoa, làm thuốc, để ăn quả. Một số loài cho tinh dầu như các loài cây thuộc họ Gừng, họ Cam, họ Re: Quýt rừng (Atalantia guillauminii Swingle), Mắc mật (Clausena indica (Dalz.) Oilv), Gừng, Gù hương (Cinamomum balansea) 4.3.1.6. Nhóm LSNG dùng làm thủ công mỹ nghệ và lợp nhà Đây là nhóm thường được dùng để phục vụ trong đan lát, tạo nghệ thuật đặc trưng cho từng dân tộc, từng vùng, các sản phẩm đó rất đa dạng và phong phú và có giá trị kinh tế. Một số loài được dùng làm thủ công mỹ nghệ đó là Song, Mây, Tre, Nứa…một số các dụng cụ thường dùng trong gia đình mà có nguồn gốc từ thực vật đó là Rổ, Rá, Rế nồi, Nong, Nia, Chổi quét nhà…Do lá cây Móc, Báng to nên người ta có thể tận dụng nó để lợp nhà, thân của chúng thì có thể khoét rỗng để làm máng nước. 4.3.1.7. Nhóm LSNG dùng làm nguyên liệu giấy Để sản xuất bột giấy người ta thường sử dụng những bộ phận trong cây có nhiều Xenluloso. Tại KBT thì có một số loài có tiềm năng trong việc sử dụng làm nguyên liệu giấy đó là: Dướng (Broussonetia papyriffera (L.) L’Her.ex Vent), Tre, Nứa, Sảng, Nhớt nhát…số lượng cây làm có thể làm 29 nguồn nguyên liệu cho sản xuất giấy chiếm 3.4% trong tổng số loài điều tra được. có thể nói đây là tiềm năng rất đáng được quan tâm và gây trồng tại KBT. 4.3.1.8. Nhóm LSNG dùng làm thuốc nhuộm Màu nhuộm là sản phẩm được chế tạo từ các bộ phận khác nhau của cây, nhiều sắc tố chứa trong cơ thể của các loài thực vật có thể làm phẩm nhuộm màu cho vải, sợi, thực phẩm hoặc mỹ phẩm. Ở vùng đồng bào dân tộc thường hay dùng một số loài sau làm thuốc nhuộm vải như: Củ nâu, Nghiến (Burretiondendron hsienmu Chun & How)…Nhuộm màu cho thực phẩm như Sau sau (Liquydamba formosana), lá Cẩm… 4.3.1.9. Nhóm cho tananh Tananh là loài nhựa chát thường chứa trong vỏ cây hoặc củ quả, củ, thân. Chất này có khả năng chống thối mốc. Tùy từng loài tananh chứa ở các bộ phận khác nhau như vỏ, rễ, lá. Để có thể nhận biết nhanh loài nào cho tananh thì chúng ta dùng dao sắt cắt vào vỏ cây và sau đó thấy có màu xám thì đó là cây cho tananh, màu đó là do phản ứng của tananh và sắt. Qua số loài thu được thì số lượng cây cho tananh chiếm gần 1% trong tổng số. Những cây cho tananh như Táo, Củ nâu, Sau sau…Các loại dẻ. Nhận xét: Nhìn chung các loài LSNG tại KBT có giá trị sử dụng có tiềm năng rất, do vậy mà BQL có thể có những quy hoạch đất đai cho việc gây trồng nhằm làm tăng tính đa dạng của hệ thực vật đồng thời một số loài còn làm nguồn thức ăn cho Vượn Cao Vít. 4.3.2. Giá trị nghiên cứu khoa học và cảnh quan môi trường Bảo vệ nguồn LSNG cũng chính là bảo vệ tính đa dạng sinh học của rừng, các loài LSNG là một bộ phận của hệ sinh thái rừng. Một số loài Lan hiện nay đang được xếp vào diện có nguy cơ bị tuyệt chủng cao như Lan hài, loài khác như Đẳng sâm..cần được nghiên cứu nhằm bảo tồn chúng. Hiện nay rất khó hăn trong việc giải quyết mâu thẫun giữa phát triển nguồn tài nguyên đáp ứng cho sự gia tăng dấn số toàn cầu với bảo toàn bền vững nguồn gen cho tương lai. LSNG góp phần vào việc đáp ứng mục tiêu môi trường như bảo vệ rừng, nguồn nước. Bảo vệ nguồn LSNG cũng chính là bảo vệ môi trường sinh 30 thái toàn cầu. Cùng với việc rừng bị khai thác quá mức, các loài LSNG ngày càng có nguy cơ tuyệt chủng, các quốc gia cần có định chế phù hợp đảm bảo vừa phát triển về kinh tế, xã hội của LSNG vừa bảo toàn được nguồn gen. Đó là vấn đề cần nghiên cứu thấu đáo. Khu Bảo tồn loài và Sinh cảnh vượn Cao Vít được thành lập cũng đóng góp một phần không nhỏ trong việc bảo vệ môi trường sinh thái, cảnh quan cho khu vực, đồng thời giữ vai trò của rừng đầu nguồn trong việc bảo vệ nguồn nước cho dòng sông Quây Sơn. 4.3.3. Giá trị kinh tế Một số loại LSNG có giá trị được thu hái và mang ra chợ bán nhằm tạo thêm thu nhập cho gia đình, một số loại cơ bản như: Rau bò khai, rau Sắng…Chúng được thu hái vào tháng 3 - tháng 4 hàng năm với sản lượng vào khoảng 500 bó/năm, mỗi bó có giá trị khoảng 1000 - 2500đồng, tùy thuộc vào từng phiên chợ. Các loại rau này có giá trị thương mại nhưng chúng chỉ được thu hái vào những lúc rỗi rãi, do vậy mà nguồn thu nhập từ chúng không cao. Ngoài ra là đi thu hái củi, bó thành bó và bán với giá khoảng 40.000 - 70.000 đồng/bó. Nhìn chung sản lượng lâm sản được mang ra làm hàng hóa chưa nhiều, chúng còn bó hẹp trong việc khai thác tự nhiên, người dân chưa có hình thành khái niệm gây trồng với diện tích và sản lượng lớn. Chúng tôi đã thực hiện các cuộc phỏng vấn người dân địa phương thông qua các bảng hỏi về tình hình thu hái, gây trồng LSNG thì thấy được rằng tình khai thác ở dây chủ yếu dựa vào tự nhiên chứ chưa có hình thức gây trồng nào mang tính thị trường lớn. 4.3.4. Ý kiến của người dân địa phương về việc gây trồng và sử dụng nguồn LSNG Qua điều tra xã hội học 20 hộ trên địa bàn với 3 loại phiếu điều tra khác nhau về việc gây trồng LSNG, sử dụng LSNG và thu hái LSNG tại xóm Đông Si xã Ngọc Côn cho thấy tới 80% các hộ sử dụng nguồn LSNG từ rừng làm thức ăn và làm các việc khác. Tuy nhiên số hộ gây trồng thì chiếm 25%, người dân không có nhiều kinh nghiệm trong việc gây trồng và lý do gây trồng chủ yếu là dùng làm thức ăn, một số dùng lam cảnh như Phong lan, Sung, Si… 31 4.4. Cấp bảo tồn Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Nga(2007)[11] và kết quả điều tra thực địa chúng tôi xác định được một số loài thực vật cần được xếp vào các cấp bảo tồn theo quy định của IUCN Bảng4.7: Danh sách một số loài cây thuộc cấp bảo tồn của IUCN STT Tên khoa học Tên họ Cấp bảo tồn 1 Acanthopanax trifoliatus Araliaceae EN 2 Cinamomum parthenoxylon Lauraceae VU 3 Codonopsis javanica Campanulaceae VU 4 Paphiopedilum helenaceae Orchidaceae VU 5 Paphiopedilum hangianum Orchidaceae VU 6 Paphiopedilum villosum Orchidaceae VU 7 Excentrodenron tonlinensis Tiliaceae VU 8 Gymnostema laxum (Wall.) Cogn Cucurbitaceae EN Ghi chú: EN (Edangered): Rất nguy cấp VU (vulnerable): Sẽ nguy cấp 4.5. Các loài Lâm sản ngoài gỗ đặc biệt - thức ăn của Vượn Cao Vít Mục đích chính của đề tài là nghiên cứu về các loại LSNG, tuy nhiên bên cạnh đó một thành phần không thể thiếu đó là các loài động vật nhất là loài linh trưởng vượn Cao Vít. Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Vượn Cao vít được thành lập với mục đích bảo tồn loài Vượn quý hiếm này vì chỉ còn khoảng 80 cá thể. Vượn Cao Vít (Nomascus nasutus Kunckel d’Herculais, 1884) là một trong những loài linh trưởng nguy cấp nhất trên thế giới. Danh lục sách đỏ IUCN (2006) xếp VCV vào mức cực kỳ nguy cấp – CR (Critically Endangered). Đây là loài linh trưởng đặc hữu cho vùng Đông Bắc Việt Nam. VCV được ghi nhận ở Việt Nam từ năm 1884 và năm 1965 thu được 3 tiêu bản ở Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Từ dó đến nay được coi như tuyệt chủng do không có bất cứ ghi nhận nào về sự tồn tại của loài. Năm 2002, một quần thể nhỏ với khoảng 26 cá thể được phát hiện cũng tồn tại trong một khu rừng nhỏ thuộc 2 xã Phong Nậm và xã Ngọc Khê thuộc huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng giáp biên giới Trung Quốc[2][8][9][13] 32 Nguồn thức ăn đóng vai trò rất quan trọng đối với đời sống của Loài Vượn. Vì vậy mà các người dân địa phương, cán bộ cần có nhũng tác động hợp lý tới môi trường sống của chúng. Theo Lê Hiền Hào, Vượn đen là loài thú ăn tạp hơn so với loài Voọc, trong dạ dày của chúng gặp các loại thức ăn như là quả, chồi non, lá, hoa, cả côn trùng và nhện, đồng thời các loại quả dại là thứ ăn chủ yếu và gần như quanh năm. Vì vậy các loài thực vật ở đây cũng là một loại LSNG đặc biệt, để làm được điều này thì cần phải có những nghiên cứu đầy đủ về tập tính của chúng và một trong những công tác nhằm thực hiện việc này là nghiên cứu về thức ăn của giống vượn này. Theo nghiên cứu của Vũ Anh Tài và cộng sự (2007) [13], Nguyễn Thị Hiền (2007) [8] và những số liệu thu được chúng tôi đã xác định được các loài sau. Bảng 4.8: Danh lục các loài thức ăn của Vượn Cao Vít Bộ phận sử dụng STT Tên khoa học TênViệt Nam L H Q 1. Aceraceae Họ thích 1 Acer tonkinensis Thích lá xẻ + 2. Alangiaceae 2 Alangium kurziim + 3. Anacardiaceae Họ điều 3 Pistachia weinmanifolia + 4 Cherospondias axillaris Xoan nhừ + + + 5 Allospondias lahoensis + 4. Arecaceae Họ cau dừa 6 Caryota bacsonensis Móc Bắc sơn + 5. Caesalpiniaceae Họ vang 7 Sp. Dây leo + 6. Clusiaceae Họ măng cụt 8 Garcinia brateata + 9 Garcinia schomurgkiana + 7. Euphorbiaceae Họ thầu dầu 10 Bischofia javanica Nhội + 11 Bridelia ovata Mạy Canom + 12 Cephalomappa sinensis Mạy puôn + + 33 13 Glochidion laevigatum Mạy chá + 14 Bridelia fordii2 + + + 8. Lauraceae Họ long não 15 Phoebe faberi Mạy kháo + 9. Loranthaceae Họ tầm gửi 16 Loranthus sp. Tầm gửi + 10. Meliaceae Họ xoan 17 Aglaia pervirid Mạy mìu + 11. Moraceae Họ dâu tằm 18 Broussounetia papyrifera Dướng + 19 Ficus cardiophylla Mạy lùng + 20 Ficus stenophylla Sung + 21 Ficus cyrtophylla Sung lá lệch + 22 Ficus obcura Sung + 23 Ficus racemosa Si + 24 Ficus tinctoria Sung + 25 Artocarpus tonkinensis Chay + 12. Myrsinaceae Họ đơn nem 26 Myrsine kwangsiensis Mạy quây + 13. Sapindaceae Họ bồ hòn 27 Dalavaya toxocarpa Mạy vảy + 14. Sapotaceae Họ sến 28 Madhuca sp. Mạy trắng + 15. Tiliaceae Họ đay 29 Burretiodendron hsienmu Nghiến + + + 16. Ulmaceae Họ du 30 Celtis tetrandra Mạy thuốt + 31 Ulmus tonkinensis3 + + 32 Celtis sp. Mạy năng + + 17. Vitaceae Họ nho 33 Tetrastigma plaicaule Khau tẹp + 34 Tetrastigma retinervium Khau tải + + 35 Ampelopsis cantoniensis Khau pú chướng + 34 Như vậy, ta thấy rằng một số loài thực vật trong bảng 4.7 không có ý nghĩa trong việc sử dụng làm nguồn lâm sản cho con người nhưng hiện nay đã được điều tra nghiên cứu chúng là thức ăn của giống Vượn Cao Vít nên chúng có giá trị đặc biệt của Lâm sản ngoài gỗ. Từ đó cho thấy những loài thực vật là thức ăn của vượn Cao Vít cần được chú trọng hơn trong việc quản lý và bảo vệ chúng nhằm bảo vệ nguồn thức ăn cho giống linh trưởng quý hiếm này. Đặc biệt là đối với các loài thực vật mà từ trước tới nay được cho là ít giá trị sử dụng. 4.6. Xác định những vấn đề tồn tại và đề xuất giải pháp cho bảo tồn và phát triển Để có thể đưa ra những giải pháp cho bảo tồn và phát triển một cách hiệu quả chúng ta nên có những bước phân tích thật cụ thể và rõ ràng nhằm đưa ra được vấn đề quan trọng nhất, bức thiết nhất. Sử dụng công cụ phân tích SWOT để thấy được những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của địa phương. Bảng 4.9: Phân tích SWOT tại địa phương tiến hành nghiên cứu Điểm mạnh - Người dân có kinh nghiệm trong khai thác, sử dụng nguồn LSNG. - Nhiều loại LSNG có giá trị nhiều mặt. - Người dân có ý thức giữ gìn, bảo vệ KBT. - Có quy ước thôn bản. - Cán bộ tuần rừng nhiệt tình, sẵn sàng đi tuần rừng trong những điều kiện khó khăn như: mưa, rét.. - Hiện tượng du canh du cư không còn Điểm yếu - Gia súc còn nhiều như: Bò, Dê - Giao thông còn khó khăn - LSNG phân bố rải rác, số lượng loài trên một diện tích ít. - Diện tích canh tác nông nghiệp ít. - Thiếu chất đốt. Cơ hội - Nhiều chương trình, dự án, tổ chức nghiên cứu trong và ngoài nước như: Trường ĐH Nông lâm Thái Nguyên; FFI, PRCF; VCF; BCI… - Được sự quan tâm của các ban, ngành trong quan lý lâm sản trong KBT. - Một số LSNG chưa khai thác được hết giá trị của chúng. Thách thức - Song song với khai thác phải bảo tồn các loại có nguy cơ tuyệt chủng, bảo đảm ĐDSH. - Giúp người dân sống bằng nghề rừng. - Có những đầu tư lớn trong việc bảo tồn và phát triển. - Lấy cây làm Guồng cọn - Thiếu bãi chăn thả gia súc 35 Qua bảng phân tích trên, có thể thấy điểm mạnh và cơ hội để phát triển thực vật cho LSNG đều đa dạng, nhiều tiềm năng. Tuy nhiên thì những thách thức, điểm yếu cũng đang là những vấn đề bức xúc, cần sớm được tháo gỡ. Vấn đề gây nên bức xúc lớn nhất đối với người dân là không có củi đốt trong khi đó thì những khu rừng kia đã được khoanh vùng lại nhằm đảm bảo diện tích và lượng thức ăn cho loài vượn. Nguồn củi đốt chủ yếu là các phần dư của sản xuất nông nghiệp như thân Ngô, lõi Ngô, Rơm…Hiện nay ranh giới mới chỉ được thiết lập bởi các bảng, biển báo nơi mà hay có người đi lại. Các biển báo có ghi các quy định rõ ràng và người dân có thể xác định được phạm vi ranh giới đó. Tuy nhiên, do ranh giới chỉ được xác định một cách tự nhiên nên người dân vẫn đi vào rừng khai thác các loại LSNG phục vụ đời sống, các loại gia súc vẫn được thả vào KBT đã gây nên sự phá hoại lớn cho các loài đang tái sinh. Hiện nay, Khu Bảo tồn đã và đang thu hút được sự quan tâm rất lớn của các tổ chức trong nước và ngoài nước, do đó, một yêu cầu đặt ra đối với Ban quản lý là phải có những bước đi cụ thể nhằm thay đổi được chất lượng cuộc sống của người dân. Một trong những tổ chức đang được triển khai đó là: PRCF (Tổ chức con người, tài nguyên và bảo tồn), FFI (Tổ chức bảo vệ động thực vật hoang dã quốc tế)… Để có được những cái nhìn khách quan hơn, tôi xây dựng cây vấn đề sau đây có thể khái quát những khó khăn hiện tại trong việc sử dụng LSNG tại khu vực. 36 Cây vấn đề trong quản lý và sử dụng nguồn lâm sản tại KBT VCV Sản lượng khai thác nhỏ Một số loài đã bị khai thác quá mức Manh mún Chỉ khai thác những loài có giá trị trước mắt Mẫu mã sản phẩm chưa hấp dẫn Thiếu ý kiến của chuyên gia về LSNG Chất lượng đời sống thấp Khai thác chưa hợp lý Thiếu vốn đầu tư Hầu như chỉ đáp ứng nhu cầu cung- cầu Quy ước thôn bản chưa rõ ràng Vấn đề cần giải quyết trong QLSD nguồn LSNG Thiếu diện tích đất canh tác Diện tích đá vôi lớn Giá cả không ổn định Thị trường nhỏ Các sản phẩm hầu như bán tươi, chưa qua sơ chế Thiếu kiến thức của cán bộ KNKL Khai thác chưa triệt để công dụng của sản phẩm Quy cách sản phẩm chưa đạt yêu cầu Thiếu kiến thức Chưa có định hướng cho phát triển lâu dài Sản lượng thấp Mẫu mã chưa hấp dẫn Chợ xã, chợ huyện 37 4.6.1. Bảo tồn Từ những vấn đề đang tồn tại trên tôi xin đưa ra một số ý kiến trong việc quản lý và bảo tồn như sau: * Khoanh nuôi vùng trọng điểm: Cần xác lập ranh giới rõ ràng nhằm ngăn chặn các hành vi khai thác lâm sản của con người đồng thời là ngăn chặn sự tàn phá của các loài gia súc như Bò, Dê của người dân sống gần rừng. Hiện nay, trong các lũng người dân vẫn đang canh tác nông nghiệp mà chủ yếu là trồng ngô, do vậy mà ảnh hưởng không nhỏ tới việc bảo vệ nghiêm ngặt. * Trong quản lý, bảo vệ: - Nâng cao năng lực của cán bộ địa phương thông qua các lớp tập huấn, bồi dưỡng. - Kêu gọi sự đầu tư của các dự án trong nước và nước ngoài nhằm phát triển KBT, đảm bảo nguồn thức ăn và nơi cư trú của vượn Cao Vít. Hiện nay một số các dự án đang đầu tư vào KBT đó là: FFI, PRCF… một số các công trình nghiên cứu khoa học của các cá nhân, tổ chức trong nước. * Nâng cao ý thức cộng đồng - Tuyên truyền người dân tham gia tích cực trong công tác xây dựng bảo vệ rừng. Thường xuyên có những buổi họp thôn bản có sự tham gia của các cán bộ BQL tham gia, nhằm quán triệt và phổ biến sâu rộng các quy định của BQLKBT. Trong các trường học cũng nên tuyên truyền cho các em học sinh biết và cùng chung tay bảo vệ. - Hỗ trợ người dân xây dựng các loại bếp biogas, bếp lò cải tiến để giảm lượng củi đun hàng ngày, hỗ trợ người dân giống cây để trồng cây lấy củi thay thế. Nếu có biện pháp khuyến khích, hỗ trợ hay tập huấn cho người dân chăm sóc, quản lý gia súc, bảo vệ tốt những khu rừng được giao này thì đây sẽ là nguồn cung cấp lượng củi đun chính cho người dân địa phương. - Xây dựng các chế độ hưởng lợi cho người dân sống gần rừng - Xây dựng quy chế về chăn thả gia súc cho mỗi thôn bản, cấm các hộ thả rông gia súc trong vùng lõi KBT. Để hạn chế việc thả rông, nên thử nghiệm nghiên cứu chương trình trồng cỏ giống, việc trồng cỏ sẽ giúp cho 38 người nuôi trâu bò có hiệu quả hơn, nâng cao thu nhập và hạn chế thả rông tác động vào KBT. - Kết hợp với UBND huyện và Hạt kiểm lâm ngăn chặn triệt để các hộ canh tác nương rẫy trong KBT bằng cách đền bù và thu hồi các diện tích đất canh tác trong vùng lõi. Hỗ trợ các hoạt động phát triển cộng đồng ở những thôn này nhằm nâng cao năng suất sản lượng cây trồng vật nuôi sẽ hạn chế được người dân tiếp tục vào canh tác trong KBT. 4.6.2. Phát triển * Giúp người dân sống bằng nghề rừng: - Ban quản lý khu bảo tồn và các ban ngành địa phương cần có những tính toán cụ thể, chi tiết cho các hoạt động khai thác của người dân vào rừng như: Hàng năm khu bảo tồn cho phép người dân lấy ra khỏi rừng bao nhiêu khối lượng lâm sản ngoài gỗ, những loài nào được phép khai thác và khai thác như thế nào là hợp lý để đảm bảo cho khả năng sinh tồn và phát triển của nó. - Hiện nay củi đốt đang là một vấn đề gây ra những khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt của người dân, vì vậy cần xác định những khu vực có thể trồng các loài cây cho củi. - Một số cây LSNG có thể gây trồng được và cho nhiều giá trị thì cần được gây trồng nhằm nâng cao sản lượng và thu nhập cho người dân. - Xây dựng và mở rộng thị trường cho LSNG, tạo nên những thương hiệu riêng của từng sản phẩm. - Thay đổi mẫu mã của các loại mặt hàng, từ khâu thu hái cho tới tiêu thụ. Một số loài có thể phơi khô hoặc qua sơ chế nhằm làm tăng thời gian sử dụng của sản phẩm. * Áp dụng khoa học kỹ thuật: - Như nhân giống bằng nuôi cấy mô, chiết, ghép…ở khu vực nghiên cứu có một số loài đã được liệt kê trong danh sách đỏ Việt Nam như: Đẳng sâm - Mở các lớp tập huấn cho người dân về việc khai thác hợp lý nguồn lâm sản như thời gian khai thác, cách khai thác, cách bảo quản, cách chế biến… * Xây dựng các cơ sở sản xuất lâm sản với công nghệ cao - Các cơ sở chế biến có chất lượng cao nâng cao được tuổi thọ của LSNG, mẫu mã sản phẩm phong phú. 39 * Mở rộng chính sách đầu tư và tín dụng Nhà nước cần có những chính sách mở rộng cho những người dân có nhu cầu về vốn, giống cây con, vật liệu cho sản xuất thông qua nhiều hình thức như Ngân hàng, trung tâm khuyến nông... Khuyến khích người dân đầu tư và đào tạo cho họ những kiến thức nhất định để có thể tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh. Hỗ trợ kinh phí cho người dân thực hiện công tác bảo vệ rừng, khoanh nuôi, xúc tiến, tái sinh rừng, đầu tư hỗ trợ và cho vay tín dụng với lãi xuất thấp để phát triển kinh tế trang trại rừng, trồng rừng, xây dựng các mô hình Nông lâm kết hợp, chế biến lâm sản và cần chú ý ưu tiên những nơi có khả năng gây trồng các cây LSNG. Chính phủ có chính sách khuyến khích, hỗ trợ việc cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn thông qua các công cụ điều hành chính sách tiền tệ, chính sách xử lý rủi ro phát sinh trên diện rộng trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và các chính sách cụ thể khác trong từng thời kỳ. Theo văn bản số 41/2010/NĐ - CP ngày 12/4/2010 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn. Trong nghị định quy định rõ về đối tượng áp dụng và cơ chế đảm bảo vay tiền cho các đối tượng được vay. 40 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận 1. Theo kết quả điều tra LSNG tại KBT VCV có 3 ngành thực vật với tổng số loài 159 loài, 132 chi, 65 họ thực vật. 2. Hệ thực vật tạo KBT mang đặc trưng của hệ thực vật nhiệt đới điển hình thể hiện bởi ngành Ngọc lan thông qua 2 lớp: lớp Ngọc lan và lớp Loa kèn. 3. Các dạng sống của LSNG tại KBT VCV gồm có 5 dạng chính trong đó dạng cây bụi chiếm tỷ lệ cao. Điều đó cho thấy, thực vật tại KBT VCV đã qua khai thác nhiều lần và đây là trạng thái rừng phục hồi sau khai thác. 4. Nhóm cây cho LSNG tại khu vực điều tra có giá trị rất lớn, chúng tôi đã chia làm 9 nhóm giá trị khác nhau. Qua điều tra chúng tôi thấy, các loài LSNG ở đây có tiềm năng rất lớn, đây có thể là một hướng đi mới cho việc quản lý và phát triển KBT đồng thời luôn đảm bảo được nguồn thức ăn cho loài linh trưởng quý hiếm vượn Cao Vít. 5. Tại KBT VCV, theo kết quả nghiên cứu của Vũ Anh Tài và các công sự và kết quả điều tra thực địa chúng tôi đã xác định được 35 loài thực vật làm thức ăn của vượn Cao vít. Đây là một dạng LSNG đặc biệt do vậy mà Ban quản lý cần có những biện pháp nhằm đảm bảo cho lượng thức ăn cho vượn Cao Vít. 6. Dựa trên những tiêu chí của Liên minh bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN), chúng tôi đã xác định được 7 loài thực vật nằm trong diện cần được bảo vệ. Vì trong thời gian qua con người khai thác quá mức dẫn đến tình trạng suy giảm nhanh về số lượng. 5.2. Kiến nghị Do trình độ bản thân còn hạn hẹp nên đề tài xin kiến nghị một số ý kiến như sau: 41 - Tổ chức điều tra cơ bản có quy mô thích hợp để đánh giá đầy đủ về trữ lượng, sản lượng, chất lượng của LSNG tại Khu Bảo tồn để xây dựng các phương pháp quản lý, khai thác và sử dụng một cách hợp lý. - Cần tiếp tục có những nghiên cứu rộng hơn, sâu hơn về lâm sản ngoài gỗ tại khu bảo tồn về cả gây trồng, chăm sóc, khai thác, sử dụng, lưu thông và quản lý. Khu Bảo Vượn Cao Vít nằm trên địa hình chủ yếu là núi đá vôi, do đó sinh trưởng của cây rừng rất chậm. Quá trình phục hồi rừng núi đá vôi đòi hỏi phải có một khoảng thời gian dài, việc người dân vào rừng chặt củi sẽ làm ảnh hưởng đến tái sinh của rừng và diễn thế rừng trong tương lai. Vì vậy mà cần tuyên truyền và ngăn chặn kịp thời. Khu bảo tồn cần có hướng phát triển hòa hợp với việc phát triển kinh tế khác trên địa bàn cụ thể hiên tại bảo vệ nguồn đa dạng sinh học, bảo vệ sinh cảnh và môi trường cho Vượn Cao Vít. Nếu Khu Bảo tồn phát triển trong tương lai ngoài mục tiêu là bảo tồn tôt loài Vượn Cao Vít, tận dụng được nguồn lợi mà rừng mang lại đồng thời phát triển theo hướng dịch vụ môi trường, tạo cảnh quan thì đây sẽ là một hướng đi tốt trong tương lai. 42 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đặng Đình Bôi và các cộng sự (2002), Bài giảng Lâm sản ngoài gỗ. Hà Nội 2 Lê Mộng Chân (1992), Giáo trình: Thực vật rừng 3. Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 –2020, Hà nội 2007 4. Chương trình Hỗ trợ ngành Lâm nghiệp & đối tác. Cẩm nang ngành lâm nghiệp. Chương Lâm sản ngoài gỗ, Hà nội 2006. 5. Jeenn De Beer, GS Hà Chu Chử, KS Trần Quốc Túy. Phân tích ngành Lâm sản ngoài gỗ Việt nam, Báo cáo soạn thảo cho IUCN và trung tâm nghiên cứu Lâm đặc sản. 6. Leonid V., Averyanov, Phan Kế Lộc, Nguyễn Tiến Hiệp, Phan Văn Thế, Nguyễn Tiến Vinh(2004), Kết quả khảo sát sơ bộ lan và thông ở huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, Bắc Việt Nam ở phạm vi của các xã Ngọc Khê và Phong Nậm, FFI Hà Nội Việt Nam. 7. Ngyễn Thị Hiền, Luận văn thạc sĩ khoa học (2007), Góp phần nghiên cứu sinh thái và sinh cảnh sống của vượn Cao Vít – Nomascus nasutus Kunckel D’Herculais, 1884 ở Khu bảo tồn loài và sinh cảnh vượn Cao Vít, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, Hà Nội. 8. Phạm Hoàng Hộ(1999 – 2000), Cây cỏ Việt Nam, tập 1 - 3, Nxb Trẻ Tp. Hồ Chí Minh 9. Triệu Văn Hùng và cộng sự (1988). Cây rừng Việt Nam, Hà Nội 10. Trần Quốc Hưng (2007). Bước đầu đánh giá tái sinh rừng tái sinh bị tác động mạnh trong khu vực bảo tồn vượn đen Cao Vít, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Thái Nguyên 11. Nguyễn Thị Thanh Nga (2007). Đánh giá tính đa dạng của hệ thực vật ở khu bảo tồn Vượn Cao Vít (Trùng KHánh – Cao Bằng) 12. Trần Văn Phùng và cộng sự (2006), Quy hoạch sử dụng các nguồn tài nguyên có sự tham gia – xã Ngọc Khê, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. FFI Hà Nội Việt Nam. 43 13. Vũ Anh Tài cùng các cộng sự(9/2007). Hệ thực vật và thảm thực vật ở khu bảo tồn loài vượn Cao Vít Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Hà nội 14. Viện ST&TNSV - Viện KH&CN Việt Nam(2009), Tuyển tập báo cáo Hội nghị Sinh thái và Tài nguyên sinh vật lần thứ 3. Hà Nội 15. UBND xã Ngọc Côn(2010), Báo cáo thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng năm 2010 và phương hướng nhiệm vụ năm 2011 của xã Ngọc côn. PHỤ LỤC 01 DANH LỤC THỰC VẬT KHU BẢO TỒN LOÀI VÀ SINH CẢNH VƯỢN CAO VÍT STT POLYPODIOPHYTA NGÀNH DƯƠNG XỈ DS CD 1 Aspleniaceae Họ tổ điểu 1 Asplenium affine Sw Tổ điểu gần D1.7 Can 2 Asplenium antrophyoides H.Christ Tổ điểu bầu dục D1.7 Can 2 Auriculiaceae Họ mộc nhĩ 3 Auricularia polytricha Mộc nhĩ D1.7 And 3 Polypodiaceae Họ ráng nhiều chân 4 Drynaria bonii Christ Tắc kè đá D1.7 Thu 5 Lemnaphyllum microphyllum Presl. var. microphyllum Presl Ráng vảy ốc thật D3 Thu 6 Microsorum punctatum (L.) Copel. Ráng ổ nhỏ chấm D1.5 Thu 7 Phymatosus lucidus (Roxb.) Pic. Serm. Ráng ổ chìm sáng D1.5 Thu 8 Pyrrosia longiflora (Burm.f.) F. Morton Ráng tai chuột lá dài D1.5 Thu LYCOPODIOPHYTA NGÀNH THÔNG ĐẤT 4 Gnetaceae Họ gắm 9 Gnetum latiflorum var. funiculare (Blume) Markgr. Dây sót D1.5 And, 10 MAGNOLIOPHYTA NGÀNH NGỌC LAN 11 MAGNOLYOPSIDA LỚP NGỌC LAN 5 Acanthaceae Họ ô rô 12 Nelsonia canescens (Lamk). Spreng Niên sơn D3 Thu 13 Parasuellia poilanei (Benoist) Bremek. – Nann. –Bremek Quả nổ lùn D3 Thu 14 Ruellia patula Jacq Nổ xà D3 Thu 6 Aceraceae Họ thích 15 Acer tonkinense Lecomte Thích Bắc Bộ D1.2 Can 7 Alangiaceae Họ thôi ba 16 Alangium chinense (Lour.) Hams Thôi ba D1.3 Thu, Ta 8 Altingiaceae Họ sau sau 17 Liquydamba formosana Sau sau D1.4 Nhu, And 9 Amaranthaceae Họ rau dền 18 Achiranthes aspera L. Cỏ xước D5 Thu, And 10 Annacardiaceae Họ xoài 19 Allospondias lakonensis (piere) Stapf Dâu da xoan D1.3 And, Thu, Can 20 Choerospondias axillaris (Roxb.)Burtt. - Hill Xoan nhừ D1.3 And 21 Rhus chinensis Muell. Táo D 1.4 And, Tan 22 Toxidedron succeadanea Sơn ta D 1.3 Tan, Nhu 11 Annonaceae Họ na 23 Melodorum indochinense (Ast) Ban Dủ dẻ dây D1.5 Myt, Tin 12 Apocynaceae Họ trúc đào 24 Trachelospermum jasminioides (Lindl) Lem. Lạch thạch D1.5 Thu 13 Araliaceae Họ nhân sâm 25 Acanthopanax trifoliatus (L.) Voss Ngũ gia bì gai D1.4 Thu 26 Schefflera heptaphylla (L.) Fodin Đáng chân chim D1.4 Thu 27 Schefflera octophyla Harms Đáng dù D1.4 Thu 28 Trevisa palmata (Roxb ex Lindl.) Visan Đu đủ rừng D1.4 Thu, And 14 Asclepiadaceae Họ thiên lý 29 Dischidia acuminata Cost. Song ly nhọn D1.5 Thu 30 Hoya canosa Cẩm cù D1.5 Can, Thu 15 Asteraceae Họ cúc 31 Artemisia vulgaris Ngải cứu D 3 And, Thu 16 Bignoniaceae Họ đinh 32 Oroxylon indicum (L.) Kurz Núc nác D1.3 Can, Thu, And 33 Radermachera sinica Bọc bịp D1.3 Can 17 Caesalpiniaceae Họ vang 34 Bauhinia cardinalis Pierre & Gagnep Móng bò nhung đỏ D1.5 Thu 35 Saraca dives Pierre Vàng anh D1.4 Can, Tin 18 Campanulaceae Họ hoa chuông 36 Codonopsis javanica (Blume) Hook.f.& Thoms. Đẳng sâm D4 Thu 19 Capparifoliaceae Họ kim ngân 37 Sambucus javanica Reiw. ex Blume Cơm cháy D1.3 Thu 20 Clusiaceae Họ măng cụt 38 Garnicia fagreoides A. Chev. Trai lý D1.2 39 Garnicia multiflora Champ. ex Benth. Dọc D1.2 And, Nhu 21 Convolvulaceae Họ khoai lang 40 Cuscuta sinesis Lamk. Tơ hồng D1.8 Thu 41 Pharbitis nil (L.) Choisy Hắc sửu D1.5 Thu 22 Cucurbitaceae Họ bầu bí 42 Gymnostema pentaphyllum (Thumb.) Makiko Giảo cổ lam 3 lá D5 And, Thu 43 Gymnostema laxum (Wall.) Cogn Giảo cổ lam 5 lá D1.5 And, Thu 44 Thladiantha cordifolia (Blum.) Cogn. Khố áo lá tim D1.5 Thu 45 Trichosanthes tricuspidata Lour. Lâu xác D1.5 Thu 46 Zehneria indica (Lour.) Keraudren Dây pọp D1.5 And, Thu 23 Cordiaceae Họ ngút 47 Cordia myxa L. Ngút nhớt D1.4 Thu 24 Dicksoniaceae Họ kim mao 48 Cibotium baromet J.Sm. Cây culi D1.7 Thu, Myt 25 Dioscoreaceae Họ củ nâu 49 Dioscorea cirrhosa Lour. Củ nâu D1.5 Nhuo 50 Dioscorea persimilis Prain et Burk Củ mài D1.5 Nhuo 26 Elaeagnaceae Họ nhót 51 Elaeagnus bonii Lecomte Nhót rừng D1.5 Myt 27 Elythropalaceae Họ dây hương 52 Erythropalum scandens Blume Bò khai D1.5 And, Thu 28 Euphorbiaceae Họ thầu dầu 53 Aleurites molucana (L.) Willd. Lai D1.2 Thu 54 Antidesma bunius (L.) Spreng Chòi mòi tía D1.4 And, Thu 55 Baccaurea sapida Dâu da đất D1.3 And 56 Bischofia javanica Blume Nhội And, Thu, Can 57 Bridelia monoicia (lour.) Đỏm lông D1.4 Thu, And 58 Cleidion brevipetiolatum Pax & K. Hoffm. Lây đông cuống ngắn D1.3 Thu 59 Glochidion laevigatum Dene Ghẻ D1.4 Thu 60 Glochidion lutescens Blume Bọt ếch lưng bạc D1.4 Thu 61 Macaranga denficulata (BL.) Muell - Arg Lá nến D1.4 Thu 62 Manihot esculenta Crantz Sắn D1.4 And, Thu 63 Phyllanthus emblica L. Me rừng D1.4 And, Thu 64 Sapium rotundifolium Hemsl. Sòi lá tròn D1.3 Thu 29 Fabaceae Họ đậu 65 Cajanus volubilis (Blanco) Blanco Đậu triều leo D1.5 And 66 Desmodium sequax Wall. Thóc lép đeo D1.4 Thu 67 Pauraia phaceobides (Roxb.) Benth Sắn dây rừng D1.5 And, Thu 68 Vigna mungo (L.) Hepper Đậu mười D5 Thu, And 30 Juglandaceae Họ hồ đào 69 Pterocarya stenoptera DC. Cơi D1.4 Thu 31 Lauraceae Họ long não 70 Cinamomum balansea Gù hương D1.4 Thu, Tin 71 Cinamomum iners Reinw. ex Blume Quế rừng D1.4 Thu, Tin 72 Cinamomum tonkinense (lecomte) A. Chev. Re xanh D1.3 Thu 73 Cinamomum parthenoxylon (Jack) Meisn. Quế bời lời D1.3 Nhu 74 Cryptocarya sp Mò hoa trắng D1.4 Thu 32 Leeaceae Họ gối hạc 75 Leea guineensis G.don. Gối hạc trắng D1.2 Thu 33 Lorathaceae Họ tầm gửi 76 Loranthus sp1 Tầm gửi D1.8 Thu 34 Magnoliaceae Họ ngọc lan 77 Magnolia fistulosa (Fin.& Gagnep.) Dandy Ngọc lan D1.4 Can, Tin 35 Meliaceae Họ xoan 78 Aglaia pleuropteris Pierre Ngâu núi D1.4 Can, Thu 79 Toona sinensis (A.Juss.) M.Roem Tông dù D1.2 Thu, Tnh 36 Mimosaceae Họ trinh nữ 80 Archidendron clypearia (Jack) I.Nielsen Mán đỉa D1.3 Thu 37 Moraceae Họ dâu tằm 81 Artocarpus nitidus Tre’ Mít chua D1.3 Thu, And 82 Broussonetia papyriffera (L.) L’Her.ex Vent. Dướng D1.3 Can, Thu, And, Nlg, Myt 83 Ficus bengalensis Đa D1.3 Can, Nhu 84 Ficus drupacea Đa lá lông D1.3 Can, Nhu 85 Ficus fistulosa Reinww. ex Blume Sung bộng D1.4 Can, Nhu 86 Ficus glaberrima Blume Đa lá nhẵn D1.4 Can, Nhu 87 Ficus microcarpa L. f Si D1.4 Can, Nhu 88 Ficus racemosa L. Sung rừng D1.3 Can, Nhu 89 Ficus tinctoria Forst. ssp. Gibbosa (Blume) Corn Sung bầu D1.3 Can, Nhu 38 Myristicaceae Họ máu chó 90 Horsfieldia amygdalina (wall.) warb. Sang máu hạnh nhân D1.3 Thu 39 Myrsinaceae Họ đơn nem 91 Ardisia crassinerosa E. Walker Cơm nguội gân lồi D1.4 Thu 92 Embelia subcoriacea Mác quây D1.5 And 93 Maesa pavifolia Đơn trà D1.4 And 94 Maesa perlarius (Lour.) Merr. Đơn nem D1.4 And, Thu 40 Piperaceae Họ hồ tiêu 95 Peperomia tetraphylla (Forst.f.) Hook. & Ann Càng cua 4 lá D5 Thu 41 Polygonaceae Họ rau răm 96 Polygonum aviculare L. Rau đắng D1.5 And 97 Polygonum chinense L. Thồm lồm D3 thu 42 Rannunculaceae Họ mao lương 98 Clematis granulata (Fin & Gagnep) Dây vằng đắng D1.5 Thu 43 Rhamnaceae Họ táo ta 99 Berchemia loureiriana DC Rút rế D1.4 Thu 100 Gouania javanicca Moq. Dây đòn gánh D1.5 Thu 101 Ziziphus oenoplia (L.) Mill Táo rừng D1.4 Thu 44 Rosaceae Họ hoa hồng 102 Duchesnea indica (Andr.) Focke in Dâu núi D3 And, Engl. & Prantl. Thu 103 Rubus alceaefolius Poir. Mâm xôi D1.4 Thu 103 Rubus obcondatus (Frach.) N.V.Thuan Ngấy lá lõm D1.4 And, Thu 45 Rubiaceae Họ cà phê 104 Canthium dicoccum Gaertn. var. rostratum Thw. ex Pit Xu ổi D1.4 Thu 105 Morinda cochinchinensis DC Ba kích lông D1.5 Thu 46 Rutaceae Họ cam chanh 106 Atalantia guillauminii Swingle Quýt rừng D1.4 And, Tin 107 Clausena excavata Burm.f. Hồng bì rừng D1.4 And, Thu, Tin 108 Clausena indica (Dalz.) Oilv. Mắc mật D1.4 And, Tin 109 Micromelum minitum (Forst. F) Wight & Arn Kim sương D1.4 Thu 47 Sapindaceae Họ bồ hòn 110 Sapindus saponaria L. Bồ hòn D1.1 Thu 111 Dimocarpus fumatus ssp Malesianus Leenh. Nhãn rừng D1.2 And 48 Sterculiaceae Họ trôm 112 Sterculi sp1 Sảng lá tròn D1.2 And, Myt, Nlg 113 Sterculi sp2 Sảng nhung D1.2 And, Myt, Nlg 114 Sterculi sp2 Sảng núi đá D1.2 And, Myt, Nlg 49 Tiliaceae Họ đay 115 Burretiondendron hsienmu Chun & How Nghiến D1.2 Thu, Tnh 50 Tropaeolaceae Họ sen cạn 116 Tropaeolum majus L. Sen cạn D2 Can 51 Verbenaceae Họ cỏ roi ngựa 117 Clerodendron CytophyllumTurcz Bọ mẩy D1.4 And, Thu 52 Ulmaceae Họ du 118 Celtis sinensis Person Sếu D1.4 NLg 119 Celtis timorensis Span Sếu hôi D1.1 Thu 120 Trema angustifolia (Planch.) Blume Hu đay D1.3 Nlg, Can 121 Ulmus lancifolia Roxb. Du lá thon D1.4 Thu, And 53 Urticaceae Họ gai 122 Dendrocnide urentissima (Gagnep.) Chew. Han voi D1.4 Thu 123 Maoutia puya Wedd. Ta me D1.4 Thu 124 Pouzolia sanguinea (Bl.) Merr. Bọ mắm rừng D 1.4 And, Thu 54 Vitaceae Họ nho 125 Tetrastigma planicaule (Hook.f.) Gagnep Tứ thư thân dẹt D1.5 Thu LILIOPSIDA LỚP LOA KÈN 55 Araceae Họ ráy 126 Alocasia macrorrhizos (L.) G.Don Ráy D3 Thu, And 127 Pothos sp1 Ráy leo lá xẻ D1.5 Thu, And 128 Pothos catchartii Schott Ráy leo lá lệch D1.5 Thu 129 Rhaphidophora hookeri Schott Tôm hùm D1.5 Thu, And 56 Arecaceae Họ cau dừa 130 Arenga pinnata Sugar Palm Báng D1.4 Can, Myt 131 Elaeis guineensis Đoác D1.4 Can, Myt 132 Caryota sp1 Móc dùng dình D1.4 Can, Myt 133 Caryota bacsonensis Móc Bắc Sơn D1.4 Can, Myt 134 Rhapis cochinchinensis (Lour) Mart. Mật cật Nam Bộ D1.4 Can, Myt 135 Calamus sp1 Song D1.4 Myt 136 Calamus sp2 Mây D1.4 Myt 57 Commelinaceae Họ thài lài 137 Commelina diffusa Burm.f. Thài lài trắng D3 Thu 58 Convallariaceae Họ mạch môn 138 Peliosanthes teta Andr Sâm cau D3 Thu 59 Costaceae Họ mía dò 139 Costus speciosus (Koenig) Smith Mía dò D4 Thu 60 Dioscoreaceae Họ củ nâu 140 Dioscorea alata L. Khoai vạc D1.5 And, Thu 141 Dioscorea glabra Roxb. Khoai rạng D1.5 And, Thu 142 Dioscorea persimilis Prain & Burk Củ mài D1.5 And, Thu 61 Liliaceae Họ hành 143 Paris polyphilla Sm. 7 lá 1 hoa D2 Thu 62 Orchidaceae Họ lan 144 Bulbophyllum longibrachiatum Tsi Lọng lá tía D1.5 Can 145 Cymbidium dayanum Rchb.f Lan kiếm D1.7 Can 146 Cymbidium sp1 Địa lan D1.7 Can 147 Dendrobium wattii (Hook.f.) Reichb.f. Hoạt lan D1.7 Can 148 Eria lasiopelata (Willd.) Ormerod Nỉ lan lông trắng D1.5 Can 149 Eulophia flava (Lindl.) Hook.f. Luân lan vàng D3 Can 150 Paphiopedilum hangianum H.Perner & O.Gruss Lan hài vàng D3 Can 151 Paphiopedilum villosum (Lindl.)Stein Kim hài D3 Can 152 Sp1 Lan bả chuột D1.7 Thu 63 Phormiaceae Họ hương bài 153 Dianella ensifolia (L.)DC Hương bài D3 Tin 64 Poaceae Họ hòa thảo 154 Chamaedorea Seifrizii Tre D1.4 Myt, Nlg 155 Sp1 Nứa D1.4 Myt, Nlg 65 Zingiberaceae Họ gừng 156 Amomum echinosphaera Sa nhân D4 Thu, Tin 157 Curcuma sp1 Nghệ rừng D4 Thu, Tin 158 Zingiber zerumell (L.) J.E.Sm. Gừng gió D4 Thu, Tin 159 Zingiber sp2 Gừng D4 Thu, Tin PHỤ LỤC 02 Phiếu điều tra thu hái các LSNG dùng làm thực phẩm Cán bộ điều tra: ……………………..Ngày điều tra:............................. Chủ hộ: .................................................................................................... Giới tính………………..Tuổi………………….Dân tộc:...................... Nghề nghiệp:…………………..Lao động chính.................................... Thôn:…………………..Xã…………………Huyện ............................. Sử dụng các lâm sản ngoài gỗ làm thực phẩm. 1. Gia đình Ông/bà có sử dụng các loài rau rừng làm thực phẩm trong các bữa ăn hàng ngày không? Có/không ................................................................................................................. 2. Mức độ sử dụng có thường xuyên không? (Hàng ngày hay hàng tuần?). Khối lượng thường được sử dụng trong một ngày? ................................................................................................................. 3. Ông/bà lấy các sản phẩm này ở đâu? (mua ở chợ/tự trồng/lấy trong rừng tự nhiên/nguồn khác). ................................................................................................................. 4. Xin cho biết mức độ khó, dễ trong việc tìm kiếm các sản phẩm này ở địa phương trong thời gian qua? (Rất sẵn/sẵn/rễ kiếm/khó kiếm/rất khó kiếm). ................................................................................................................. 5. Theo ông/bà thì các sản phẩm này ở địa phương trong thời gian qua như thế nào? (Tăng lên/không thay đổi/ít đi). Ngoài phục vụ gia đình, ông/ bà có lấy để bán không? Nếu bán thì bán ở đâu? Bán cho ai? ................................................................................................................. 6. Giá cả của các sản phẩm này hiện tại như thế nào? Có cao hơn so với trước kia không? Tại sao? ................................................................................................................. 7. Ông/bà có những kinh nghiệm gì trong việc khai thác sử dụng các lâm sản ngoài gỗ làm thực phẩm? ................................................................................................................. 8. Khi sử dụng các loài lâm sản ngoài gỗ làm thực phẩm ông/bà sử dụng bộ phận nào là chính: Lá, hoa, quả, hạt, thân, rễ. ................................................................................................................. 9. Các loại lâm sản ngoài gỗ được dùng mang lại hiệu quả kinh tế, hay sức khoẻ? ................................................................................................................. 10. Theo ông bà những loại cây cho quả, lá, thân loại nào có số lượng nhiều nhất. ................................................................................................................. 11. Ông/ bà sử dụng lâm sản ngoài gỗ khô hay tươi? hình thức nào là chủ yếu? ................................................................................................................. 12. Khi chế biến các sản phẩm rừng làm thực phẩm ông/bà có lưu ý vấn đề gì không? ................................................................................................................. 13. Ông/bà có thể mô tả chi tiết kinh nghiệm chế biến hay bảo quản một loại thực phẩm rừng nào đó sau khi thu hái về? ................................................................................................................. PHỤ LỤC 03 Phiếu điều tra thu hái các LSNG dùng làm thuốc 1. Ông/bà hay gia đình có thu hái các sản phẩm rừng về làm thuốc, thực phẩm không? Lý do ông/bà lấy các sản phẩm này trong tự nhiên? - Để sử dụng trong gia đình: ................................................................... - Mua bán tại địa phương:....................................................................... - Bán cho lái buôn: .................................................................................. 2. Xin ông/bà cho biết tên các loài thực vật dùng làm thực phẩm được thu hái trong rừng tự nhiên? Tên loài Số lần thu hái/năm Khối lượng Đơn giá Sử dụng 3. Ai là người thường đi thu hái các sản phẩm này? Ông/bà có kinh nghiệm gì để thu hái sản phẩm có chất lượng tốt? Khi đi thu hái các sản phẩm đó thì sử dụng dụng cụ gì? Thời gian đi thu hái các sản phẩm này là vào lúc nào? (Có thể quanh năm, vào những lúc nông nhàn)… Tên phổ thông Tên địa phương Mùa khai thác Nơi khác thác Mục đích sử dụng Bộ phận sử dụng Cách khai thác 4. Khi đi thu hái các sản phẩm rừng về làm thuốc, thực phẩm, gia vị có bị kiểm lâm cấm hay cán bộ địa phương quản lý không? ............................................................................................................... PHỤ LỤC 04 Phiếu điều tra về việc gây trồng các LSNG dùng làm thực phẩm, thuốc 1. Ông/bà và gia đình có trồng các loại LSNG dùng làm thực phẩm, thuốc trong vườn nhà không? Có/không ................................................................................................................. 2. Ông/bà trồng các loài LSNG dùng làm thực phẩm, thuốc để làm gì? - Để sử dụng trong gia đình: ................................................................... - Bán cho người dân địa phương: ........................................................... - Bán cho lái buôn nơi khác đến: ............................................................ 3. Ông/bà trồng những loài LSNG dùng làm thực phẩm, thuốc nào trong vườn nhà? ................................................................................................................. 4. Lý do nào khiến ông bà trồng những loài cây đó? ................................................................................................................. 5. Khi trồng những loài cây này ông/bà có gặp những khó khăn trở ngại nào? ................................................................................................................. 6. Khi trồng các loài lâm sản ngoài gỗ ở vườn nhà thì chất lượng của chúng có khác gì so với thực vật mọc tự nhiên trong rừng không? ................................................................................................................. 7. Ông/bà có phải tạo môi trường sống cho các loài LSNG giống với trong rừng không? ................................................................................................................. 8. Các loài cây nào được gây trồng chủ yếu trong vườn nhà. ................................................................................................................. 9. Ông/bà có kinh nghiệm gì trong vấn đề trồng các loài cây này? ................................................................................................................. 10. Theo ông/bà để bảo tồn và phát triển các loài LSNG dùng làm thực phẩm, thuốc phục vụ cho bữa ăn hàng ngày cần có những biện pháp nào? ................................................................................................................. 11. Hiện nay thế hệ trẻ ở địa phương có biết những kinh nghiệm thú hái, chế biến, bảo quản, gây trồng những loài làm thực phẩm, thuốc của cha ông không? ................................................................................................................. 12. Theo ông/bà để thế hệ trẻ vừa không quên được những kinh nghiệm quý báu của cha ông trong việc khai thác sử dụng các loài LSNG dùng làm thực phẩm, thuốc vừa bảo tồn được chúng cần có những biện pháp nào? .................................................................................................................

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfDe tai Nghia 07062011.pdf
Tài liệu liên quan