Tài liệu Đề tài Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình đảm bảo chất lượng: TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ SỐ 8
KHOA TÀI CHÍNH – KẾ TOÁN
--------ê--------
BÁO CÁO
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Đề tài
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH ĐẢM BẢO
CHẤT LƯỢNG
Giáo viên hướng dẫn : Dương Văn Ba
Sinh viên : Đào Thanh Hiệp
Lớp : QTDN K09A
Khóa : 2009 - 2012
Đồng Nai, tháng 06 năm 2012
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ SỐ 8
KHOA TÀI CHÍNH – KẾ TOÁN
--------ê--------
BÁO CÁO
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Đề tài
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH ĐẢM BẢO
CHẤT LƯỢNG
Giáo viên hướng dẫn : Dương Văn Ba
Sinh viên : Đào Thanh Hiệp
Lớp : QTDN K09A
Khóa : 2009 - 2012
Đồng Nai, tháng 06 năm 2012
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành báo cáo này, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Dương văn Ba. Thầy đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình viết báo cáo tốt nghiệp.
Em chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trường Cao Đẳng Nghề Số 8, đặc biệt là Thầy, Cô khoa Tài Chính – Kế Toán đã tận tình truyền đạt kiến thức trong suốt 3 năm học tập. Với vốn kiến thức được tiếp thu tr...
62 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1131 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình đảm bảo chất lượng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ SỐ 8
KHOA TÀI CHÍNH – KẾ TOÁN
--------ê--------
BÁO CÁO
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Đề tài
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH ĐẢM BẢO
CHẤT LƯỢNG
Giáo viên hướng dẫn : Dương Văn Ba
Sinh viên : Đào Thanh Hiệp
Lớp : QTDN K09A
Khóa : 2009 - 2012
Đồng Nai, tháng 06 năm 2012
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ SỐ 8
KHOA TÀI CHÍNH – KẾ TOÁN
--------ê--------
BÁO CÁO
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Đề tài
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH ĐẢM BẢO
CHẤT LƯỢNG
Giáo viên hướng dẫn : Dương Văn Ba
Sinh viên : Đào Thanh Hiệp
Lớp : QTDN K09A
Khóa : 2009 - 2012
Đồng Nai, tháng 06 năm 2012
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành báo cáo này, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Dương văn Ba. Thầy đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình viết báo cáo tốt nghiệp.
Em chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trường Cao Đẳng Nghề Số 8, đặc biệt là Thầy, Cô khoa Tài Chính – Kế Toán đã tận tình truyền đạt kiến thức trong suốt 3 năm học tập. Với vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học tập dưới mái trường không chỉ là nền tảng cho quá trình viết báo cáo này, mà còn là hành trang quý báu để em bước vào đời một cách vững vàng và tự tin hơn.
Em chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc công ty TNHH Thiên Hồng Phúc, đã nhiệt tình hưỡng dẫn, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em học tập và tiếp cận môi trường kinh doanh tốt hơn. Đồng thời cung cấp cho em những tài liệu cần thiết để hoàn thành báo cáo này đúng yêu cầu và thời hạn.
Cuối cùng em xin kính chúc quý Thầy, Cô dồi dào sức khỏe và thành công trong sự nghiệp cao quý. Đồng kính chúc các Cô, Chú, Anh, Chị trong công ty TNHH Thiên Hồng Phúc luôn mạnh khỏe và thành công tốt đẹp trong công việc.
Em xin chân thành cảm ơn !
NHẬN XÉT
(Của cơ quan thực tập)
Biên Hòa, ngày........ tháng........năm 2012
NHẬN XÉT
(Của giáo viên hướng dẫn hoặc giáo viên phản biện)
Đồng nai, ngày …..tháng …..năm 2012
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
MỤC LỤC
Lời mở đầu 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Phạm vi đối tượng nghiên cứu 2
4 Bố cục của đề tài 2
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 3
1.1 Khái niệm chung về chất lượng 3
1.1.1 Các khái niệm về chất lượng 3
1.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm 5
1.1.2.1 Các nhân tố bên ngoài 5
1.1.2.1.1 Nhu cầu của nền kinh tế 5
1.1.2.1.2 Sự phát triển của khoa học – kỹ thuậ t6
1.1.2.1.3 Hiệu lực của cơ chế quản lý 6
1.1.2.2 Các nhân tố bên trong 6
1.2 Mô hình và nguyên tắc quản lý chất lượng 7
1.2.1 Các mô hình về quản lý chất lượng 7
1.2.2 Các nguyên tắc về quản lý chất lượng 9
1.3 Một số nhận thức sai lầm về quản lý chất lượng 11
1.3.1 Chất lượng cao đòi hỏi chi phí lớn 11
1.3.2 Nhấn mạnh vào chất lượng sẽ giảm năng suất 12
1.3.3 Chất lượng chỉ do người lao động trực tiếp 12
1.3.4 Cải thiện chất lượng thì phải đầu tư lớn 12
1.3.5 Chất lượng được đảm bảo khi kiểm tra chặt chẽ 13
1.4 Các chức năng của quản trị 13
1.5 Các phương thức quản lý chất lượng 14
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TẠI CÔNG TY TNHH THIÊN HỒNG PHÚC 15
2.1 Giới thiệu về công ty TNHH Thiên Hồng Phúc 15
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 15
2.1.2 Lĩnh vực hoạt động 15
2.1.3 Tầm nhìn và sứ mệnh 16
2.1.4 Định hướng phát triển 16
2.1.5 Danh mục các sản phẩm của công ty 17
2.1.6 Cơ cấu tổ chức 19
2.2 Phân tích thực trạng hoạt động của công ty 19
2.2.1 Chính sách an toàn vệ sinh thực phẩm (Mục tiêu hàng đầu của Thiên Hồng Phúc Catering) 19
2.2.1.1 Đối với nhân viên nhà ăn 19
2.2.1.2 Quy trình nhập thực phẩm 20
2.2.1.3 Quy trình bảo quản 21
2.2.1.4 Quy trình chế biến 22
2.2.1.5 Quy trình phục vụ 22
2.2.1.5 Quy định về trang thiết bị 22
2.2.1.6 Quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm 23
2.2.1.7 Quy định về xử lý rác 23
2.2.2 Chính sách nhân sự 23
2.2.3 Mô hình phục vụ 24
2.2.3.1 Mô hình ưu việc 24
2.2.3.2 Chất lượng và môị trường phục vụ 27
2.2.3.2.1 Quy định chế biến 27
2.2.3.2.2 Quy định kiểm tra chất lượng sản phẩm 28
2.2.3.2.3 Quy định vệ sinh 29
2.2.3.2.4 Chăm sóc khách hàng 29
2.2.3.2.5 Bảo hiểm sản phẩm 30
2.2.3.2.6 Cải thiện môi trường phục vụ 31
2.3 Danh sách khách hàng cung cấp thực phẩm đầu vào 32
2.4 Chiết tính suất ăn 34
2.5 Thực đơn 43
CHƯƠNG 3: ĐỀXUẤT GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG 44
3.1 Xây dựng quy trình đảm bảo chất lượng 44
3.1.1 Kiểm tra đầu vào 44
3.1.2 Quy trình bảo quản 44
3.1.2.1 Nhóm thực phẩm cung cấp chất đạm 44
3.1.2.2 Nhóm thực phầm cung cấp chất béo 45
3.1.2.3 Nhóm thực phẩm cung cấp chất bột, đường 45
3.1.2.4 Nhóm thực phẩm từ rau, củ, quả 46
3.1.2.5 Thực phẩm đồ hộp 46
3.2 Các giải pháp về quản lý 46
3.2.1 Quản lý chất lượng nguyên liệu đầu vào 46
3.2.2 Quản lý quá trình nấu ăn 47
3.2.3 Quản lý về vệ sinh an toàn thực phẩm 47
3.2.4 Quản lý nhân sự 47
3.2.4.1 Khuyến khích và đào tạo người lao động nâng cao trình độ qua đào tạo và đào tạo lại 47
3.2.4.2 Tồ chức tốt công tác bảo hộ lao động 48
3.2.4.2.1 An toàn vệ sinh lao động 48
3.2.4.2.2 Vệ sinh phòng bệnh 48
3.3 Kiến nghị 49
3.3.1 Đối với nhà nước 49
3.3.2 Đối với doanh nghiệp 49
Kết luận 51
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU BẢNG
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tồ chức 19
DANH MỤC BIỂU, BẢNG
Bảng 2.1: Bảng giới thiệu món ăn 17
Bảng 2.2: Bảng lưu đồ tổ chức 25
Bảng 2.3: Nhật ký lưu thực phẩm 24h 31
Bảng 2.4: Bảng nhập nguyên liệu 32
Bảng 2.5: Bảng chiết tính giá suất ăn chính. Giá đề suất 10.480đ/suất 34
Bảng 2.6: Bảng chiết tính giá suất ăn chính. Giá đề suất 12.000đ/suất 35
Bảng 2.7: Bảng chiết tính giá suất ăn chính. Giá đề suất 14.000đ/suất 36
Bảng 2.8: Bảng chiết tính giá suất ăn phụ. Giá đề suất 7.880đ/suất 41
Bảng 2.9: Bảng thực đơn tuần 42
Phần Mở Đầu
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, chất lượng sản phẩm và dịch vụ đóng vai trò quyết định trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp . Đảm bảo, cải tiến chất lượng và tăng cường, đổi mới quản lý chất lượng không chỉ thực hiện được ở các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh các sản phẩm vật chất mà ngày càng được thể hiện rộng rãi trong các lĩnh vực dịch vụ như: Quản lý hành chính, y tế, giáo dục, đào tạo, tư vấn ... Trong một thị trường toàn cầu hóa và sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế trong nước, các doanh nghiệp và xí nghiệp đang hướng tới việc đầu tư và phát triển về mọi mặt. Để đáp ứng lại những nhu cầu trong sự phát triển nền kinh tế hiên nay và để việc sản xuất được đạt hiệu qua cao. Các doanh nghiệp đang tập chung vào chất lượng là một cách thức tiếp cận của doanh nghiệp với mong muốn không ngừng đáp ứng nhu cầu đa dạng và không ngừng thay đổi của khách hàng. Trên thực tế, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng đã trở thành một điều kiện tiêu quyết mà khách hàng và người tiêu dung đòi hỏi như một minh chứng cho năng lực và cam kết của doanh nghiệp.
Công ty TNHH Thiên Hồng Phúc là một doanh nghiệp trong nước, hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm nên công ty đã sớm nhận ra được vai trò của sự cạnh tranh. Tính chất gay gắt, quyết liệt của nó đối với sự tồn tại và phát triển của công ty. Vai trò giữa chất lượng và mối quan hệ chặt chẽ giữa chất lượng với khả năng cạnh tranh của công ty cũng được nhận thức đầy đủ hơn. Nhờ đó công ty tạo được uy tín trên thị trường.
Sau một thời gian hoạt động vả nghiên cứu, công ty đã từng bước đưa ra và ứng dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm nâng cao công tác quản lý chất lượng của công ty. Nhằm tìm kiếm các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty và thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Tuy nhiên việc áp dụng chặt chẽ và hoàn chỉnh hệ thống quản lý chất lượng cũng là một vấn đề khó khăn và đòi hỏi những quá trình thiết lập chặt chẽ, đổi mới sự nhận thức quản lý cả về tư duy và phương pháp. Đó là lý do em chọn đề tài: “ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện và hiệu quả đảm bảo chất lượng trong công ty TNHH Thiên Hồng Phúc.
3. Phạm vi đối tượng nghiên cứu
Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình đảm bảo chất lượng tại công ty TNHH Thiên Hồng Phúc
4. Bố cục kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và mục lục báo cáo cấu trúc gồm 3 chương.
Chương 1: Lý luận chung về quản lý chất lượng.
Chương 2: Phân tích trạng về công ty TNHH Thiên Hồng Phúc.
Chương 3: Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình đảm bảo chất lượng tại công ty TNHH Thiên Hồng Phúc.
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Khái quát chung về chất lượng
1.1.1 Các khái niệm về chất lượng
Chất lượng là một khái niệm đã xuất hiện từ lâu và được sử dụng phổ biến trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người. Tuy nhiên, hiểu thế nào là chất lượng lại là một vấn đề không đơn giản. Đây là một phạm trù rất rộng và phứa tạp.Phản ánh tổng hợp các nội dung kỹ thuật, kinh tế và xã hội. đứng ở các góc độ khác nhau và tuy theo mục tiêu, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh có thể đưa ra các quan niệm về chất lượng xuất phát từ sản phẩm, từ người sản xuất hay từ đòi hỏi của thị trường.
Chất lượng là một phạm trù phức tạp mà chúng ta thường gặp trong các lĩnh vực hoạt động, nhất là trong lĩnh vực hoạt động kinh tế, nó là vấn đề tổng hợp về kinh tế, kỹ thuật, xã hội, tâm lý, thói quen của con người. Có rất nhiều quan điêm khác nhau về chất lượng, mỗi quan điểm phục vụ cho mục đích sử dụng và được nhìn nhận trên từng góc độ khác nhau:
* Xuất phát từ đặc tính của sản phẩm: Chất lượng sản phẩm là tập hợp các đặc tính của sản phẩm phản ánh giá trị sử dụng sản phẩm đó.
* Xuất phát từ người sản xuất: Chất lượng sản phẩm là sự đạt được và tuân thủ đúng những tiêu chuẩn kỹ thuật đã được thiết kế trước.
* Xuất phát từ người tiêu dùng: Chất lượng là sự phù hợp với yêu cầu và mục đích sử dụng của người tiêu dùng.
* Xuất phát từ mối quan hệ lợi ích và chi phí: Chất lượng sản phẩm là sự cung cấp sản phẩm, dịch vụ tương ứng với chi phí bỏ ra.
* Xuất phát từ cạnh tranh: Chất lượng là sự tạo ra những đặc điểm sản phẩm, dịch vụ mà đối thủ cạnh tranh không được.
Trong khi đa số các nhà quản lý hài lòng về khái niệm chất lượng thì có một số không hài lòng bởi sự khó hiểu của nó. Ngươi ta tìm thấy nhiều khái niệm khác nhau giữa các công ty khác nhau, thậm trí ngay cả những người khác nhau trong cùng một công ty cũng có các quan điểm bất đồng về định nghĩa chất lượng.
Trong mỗi lĩnh vực khác nhau, với mục đích khác nhau nên có nhiều quan điểm về chất lượng khác nhau. Tuy nhiên có một định nghĩa về chất lượng được thừa nhận ở phạm vi quốc tế, đó là định nghĩa của tổ chức tiêu chuẩn quốc tế: “Mức độ của một tập hợp các đặc tính vốn có đáp ứng các yêu cầu”
Với định nghĩa trên, chất lượng là một khái niệm tương đối có đặc điểm:
- Mang tính chủ quan
- Thay đổi theo thời gian, không gian và điều kiện sử dụng.
Chất lượng là khái niệm đặc trưng cho khả năng thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Vì vậy sản phẩm hay dịch vụ nào không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng thì bi coi là kém chất lượng mặc dù trình độ công nghệ sản xuất ra hiện đại đến đâu đi nữa. Đánh giá chất lượng cao hay thấp phải đứng trên quan điểm của người tiêu dùng. Cùng một mục đích sử dụng như nhau, sản phẩm nào thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng cao hơn thì sản phẩm đó có chất lượng cao hơn.
Quan niệm siêu việt cho rằng chất lượng là sự tuyệt vời và hoàn hảo nhất của sản phẩm. Quan điểm này mang tính trừu tượng, chất lượng sản phẩm không thể xác định một cách chính xác.
Quan điểm xuất phát từ sản phẩm cho rằng chất lượng sản phẩm được phản ánh bởi các thuộc tính đặc trưng của sản phẩm đó. Chẳng hạn theo tiêu chuẩn của nhà nước Liên Xô (TOTC 15467:70): “Chất lượng sản phẩm là tổng thể những thuộc tính sản phẩm quy định tính thích dụng của sản phẩm để thỏa mãn những nhu cầu phù hợp với công dụng của nó”. Hoặc một định nghĩa khác: “Chất lượng là một hệ thống đặc trưng nội tại của sản phẩm được xác định bằng những thông số có thể đo được hoặc so sánh được, những thông số này lấy ngay trong sản phẩm đó hoặc giá trị sử dụng của nó”.
Theo quan niệm của các nhà sản xuất thì chất lượng là sự hoàn hảo và phù hợp của một sản phẩm/dịch vụ với một tập hợp các yêu cầu hoặc tiêu chuẩn, quy cách đã được xác định trước, chẳng hạn: “Chất lượng là tập hợp các tính chất đặc trưng của sản phẩm thể hiện mức độ thỏa mãn các yêu cầu định trước cho nó trong điều kiện kinh tế, xã hội nhất định”.
Trong nền kinh tế thị trường, đã có hàng trăm định nghĩa về chất lượng được đưa ra bởi các tác gỉa khác nhau. Những khái niệm chất lượng này xuất phát và gắn bó chặt chẽ với các yêu tố cơ bản của thị trường như nhu cầu, cạnh tranh, giá cả… Có thể sắp xếp chúng trong một nhóm chung là “Quan niệm chất lượng hướng theo thị trường”. Đại diện cho nhóm này là một số định nghĩa sau:
Tổ chức kiểm tra chất lượng Châu Âu (European Organization for Quality Control) cho rằng: “Chất lượng là mức phù hợp của sản phẩm đối với yêu cầu của người tiêu dùng”.
Theo W.E. Deming: “Chất lượng là mức độ dự đoán trước về tính đồng đều và có thể tin cậy được, tại mức chi phí thấp và được thị trường chấp nhận”.
Theo J.M. Juran: “Chất lượng là sự phù hợp với mục đích hoặc sự sử dụng”. Khác với định nghĩa thường dùng là “Phù hợp với quy cách đề ra”.
Philip B. Crosby trong quyển “Chất lượng là thứ cho không” đã diễn tả: “Chất lượng là sự phù hợp với yêu cầu”.
Theo A. Feigenbaum: “Chất lượng là những đặc điểm tổng hợp của sản phẩm, dịch vụ mà khi sử dụng sẽ làm cho sản phẩm, dịch vụ đáp ứng được mong đợi của khách hàng”.
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm
Như đã nghiên cứu đến quá trình hình thành chất lượng sản phẩm, thì chúng ta đã thấy có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và ta có thể chia làm hai yếu tố chủ yếu như sau:
1.1.2.1 Nhóm các yếu tố bên ngoài
1.1.2.1.1 Nhu cầu của nền kinh tế
Chất lượng sản phẩm luôn bị chi phối, ràng buộc bởi hoàn cảnh, điều kiện và nhu cầu nhất định của nền kinh tế. Thể hiện như sau:
* Đòi hỏi của thị trường:
Thay đổi theo từng loại thị trường, các đối tượng sử dụng, sự biến đổi của thị trường. Các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải nhạy cảm với thị trường để tạo nguồn sinh lực cho quá trình hình thành và phát triển các loại san rphẩm. Điều cần chú ý là phải theo dõi, nắm chắc, đánh giá đúng đòi hỏi của thị trường, nghiên cứu, lượng hóa nhu cầu của thị trường để có các chiến lược và sách lược đúng đắn.
* Trình độ kinh tế, trình độ sản xuất:
Đó là khả năng kinh tế và trình độ kỹ thuật có cho phép hình thành và phát triển một sản phẩm nào đó có mức chất lượng tối ưu hay không. Việc nâng cao chất lượng không thể vượt ra ngoài khả năng cho phép của nền kinh tế.
* Chính sách kinh tế:
Hướng đầu tư, hướng phát triển các loại sản phẩm và mức thỏa mãn các loại nhu cầu của chính sách kinh tế có tầm quan trọng đặc biệt ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
1.1.2.1.2 Sự phát triển của khoa học kỹ thuật
Trong thời đại ngày nay, khi khoa học kỹ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp thì trình độ chất lượng của bất kỳ sản phẩm nào cũng gắn liền và bị chi phối bởi sự phát triển của khoa học kỹ thuật, nhất là sự ứng dụng các thành tựu của nó vào sản xuất. Kết quả chính của việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất là tạo ra sự nhảy vọt về năng suất, chất lượng và hiệu quả. Các hướng chủ yếu của việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện nay là:
- Sáng tạo vật liệu mới hay vật liệu thay thế.
- Cải tiến hay đổi mới công nghệ.
- Cải tiến sản phẩm cũ và chế thử sản phẩm mới.
1.1.2.1.3 Hiệu lực của cơ chế quản lý kinh tế
Chất lượng sản phẩm chịu tác động, chi phối bởi các cơ chế quản lý kinh tế, kỹ thuật, xã hội như:
- Kế hoạch hóa phát triển kinh tế
- Giá cả
- Chính sách đầu tư
- Tổ chức quản lý về chất lượng.
1.1.2.2 Nhóm các yếu tố bên trong
Trong nội bộ doan nghiệp, các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm có thể được biểu thị bằng quy tắc 4M, đó là:
- Men: con người, lực lượng lao động trong doanh nghiệp
- Methods: phương pháp quản trị, công nghệ, trình độ tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất của doanh nghiệp.
- Machines: khả năng về công nghệ, máy móc thiết bị của doanh nghiệp
- Materials: vật tư, nguyên liệu, nhiên liệu và hệ thống tổ chức đảm bảo vật tư, nguyên nhiên vật liệu của doanh nghiệp.
Trong bốn yếu tố trên, con người được coi là yếu tố quan trọng nhất.
Như vậy khi xem xét chất lượng sản phẩm ta phải xem xét một cách toàn diện các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp cũng như các yếu tố ảnh hưởng gián tiếp đến chất lượng sản phẩm. Phân tích nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và tùy theo khả năng, điều kiện cụ thể mà đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm đạt được mục tiêu đề ra, phát huy những ưu điểm và cố gắng hạn chế những nhược điểm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
Mô hình và nguyên tắc quản lý chất lượng
Các mô hình về quản lý chất lượng
Trong lịch sử phát triển sản xuất, chất lượng sản phẩm, dịch vụ không ngừng tăng theo sự phát triển của văn minh nhân loại. Tùy theo quan điểm, cách nhìn nhận, xem xét mà các nhà khoa học về chất lượng đã chia quá trình phát triển chất lượng thành các giai đoạn với 5 mô hình sau:
Mô hình thứ 1: “Kiêm tra chất lượng”
Kề từ khi diễn ra cuộc cách mạng công nghiệp, trong một thời gian dài, đánh giá chất lượng chủ yếu dựa trên việc kiểm tra.Trong thời đại này để kiểm tra khuyết tật người ta tiến hành kiểm tra sản pẩm cuối cùng, sau đó đề ra biện pháp để xử lý đối với sản phẩm đó. Nhưng biện pháp này không giải quyết được tận gốc vấn đề, nghĩa là không tìm đúng được nguyên nhân đích thực gây ra khuyết tật của sản phẩm. đồng thời việc kiểm tra như vậy cần chi phí lớn về thời gian, nhân lực nhưng độ tin cậy lại không cao.
Mô hình thứ 2: “Kiểm soát chất lượng”
Vào những năm 20, khi sản xuất công nghiệp phát triển cả về độ phức tạp và quy mô thì việc kiểm tra chất lượng đòi hỏi số lượng cán bộ ngày càng đông, chi phí cho chất lượng ngày càng lớn. Từ đó người ta nghĩ tới biện pháp “phòng ngừa” thay cho biện pháp “phát hiện”. Mỗi doanh nghiệp muốn sản phẩm của mình có chất lượng cần kiểm soát 5 yếu tố đầu vào cơ bản của sản xuất:
- Kiểm soát con người
- Kiểm soát phương pháp và quá trình
- Kiểm soát nhà cung ứng
- Kiểm soát trang thiết bị dùng cho sản xuất, kiểm tra và thử nghiệm
- Kiểm soát thông tin
Mô hình thứ 3: “Đảm bảo chất lượng”
Khái niệm đảm bảo chất lượng đã được phát triển ở Mỹ từ những năm 50. Khi đề cập đến chất lượng, hàm ý sâu xa của nó là hướng tới sự thỏa mãn của khách hàng. Một trong những yếu tố thu hút khách hàng là: “Niềm tin của khách hàng với nhà sản xuất”. Niềm tin đó dựa trên cơ sở khách hàng biết rõ về cơ cấu tổ chức, con người, phương tiện, cách thức quản lý của nhà sản xuất. Mặt khác, nhà sản xuất phải có đủ bằng chứng khách quan để chứng tỏ được khả năng đảm bảo chất lượng của mình (Sổ tay chất lượng, quy trình kỹ thuật…).
Mô hình thứ 4: “Quản lý chất lượng”
Trong quá trình hoạt động của mình, các doanh nghiệp ngoài việc xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng còn phải tính toán đến hiệu quả kinh tế nhằm có được giá thành rẻ nhất, khái niệm quản lý chất lượng ra đời từ đó nhằm mục đích tối ưu hóa các nguồn lực để đạt được hiệu quả cao nhất. Mục tiêu của quản lý chất lượng là đề ra những chính sách thích hợp thông qua phân tích và hoạch định để có thể tiết kiệm đến mức tối đa mà vẫn đảm bảo được sản phẩm sản xuất ra vẫn đạt tiêu chuẩn.
Mô hình thứ 5: “ Quản lý chất lượng toàn diện”
Quản lý chất lượng toàn diện là mô hình quản lý chất lượng theo phong cách Nhật Bản được Tiến sĩ Deming tổng kết và phát triển thành một phương pháp quản lý có tính triết lý. Ngoài các biện pháp kiểm tra, kiểm soát, đảm bảo quản lý hiệu quả chi phí, quản lý chất lượng toàn diện còn bao gồm nhiều biện pháp bên ngoài doanh nghiệp. Một doanh nghiệp muốn đạt đến trình độ “quản lý chất lượng toàn diện” thì phải trang bị mọi điều về kỹ thuật cần thiết để có được chất lượng thông tin, chất lượng đào tạo, chất lượng trong hành vi ứng xử trong nội bộ doanh nghiệp cũng như đối với khách hàng bên ngoài.
1.2.2 Các nguyên tắc của quản lý chất lượng
Muốn tác động đồng bộ đến các yếu tố có ảnh hưởng đến chất lượng, hoạt động quản lý chất lượng phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
Nguyên tắc 1: Hướng vào khách hàng
Mọi tổ chức đều phụ thuộc vào khách hàng của mình và vì thế cần hiểu các nhu cầu hiện tại và tương lai của khách hàng, cần đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và cố gắng vượt cao hơn sự mong đợi của họ.
Để áp dụng nguyên tắc này, tổ chức cần phải:
- Hiểu rõ các nhu cầu và mong đợi của khách hàng về sản phẩm và phương thức giao hàng, giá cả, dịch vụ bán hàng…
- Đảm bảo có một sự cân bằng nhu cầu, quyền lợi cũng như sự mong đợi giữa khách hàng và các đối tác khác (giới chủ, công nhân, nhà cung ứng…)
- Tìm hiểu, xác định sự thỏa mãn của khách hàng để điều chỉnh thích hợp
- Nắm bắt, kiểm soát các mối quan hệ khách hàng.
Nguyên tắc 2: Sự lãnh đạo
Lãnh đạo thiết lập sự thống nhất giữa mục đích và phương hướng của tổ chức để có thể lôi cuốn mọi người tham gia nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức.
Áp dụng nguyện tắc “sự lãnh đạo” cần đến các hành động sau:
- Người lãnh đạo phải chủ động và gương mẫu trong điều hành.
- Hiểu được nhu cầu của mọi đối tượng: khách hàng, chủ sở hữu…
- Thiết lập một tầm nhìn rõ ràng về tương lai của doanh nghiệp.
- Cung cấp cho mọi người những nguồn lực cần thiết để hoạt động.
- Khuyến khích động viên và ghi nhận những đóng góp của mọi người.
Nguyên tắc 3: Sự tham gia của mọi người
Mọi người dù ở bất cứ vị trí nào thì cũng là một phần của tổ chức và việc huy động họ tham gia đầy đủ sẽ giúp cho việc sử dụng năng lực của họ trong việc hoàn thành mục tiêu của tổ chức.
Áp dụng nguyên tắc “sự tham gia của mọi người”, người lao động phải:
- Chấp nhận mối quan hệ chủ thợ và trách nhiệm để giải quyết vấn đề.
- Chủ động tìm kiếm cơ hội để cải tiến, nâng cao kỹ năng sáng tạo.
- Tự do chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm cho nhóm, tập thể.
- Tập trung vào việc tạo ra giá trị cho khách hàng.
Nguyên tắc 4: Cách tiếp cận quá trình
Kết quả mong muốn sẽ đạt được hiệu quả khi các nguồn lực và hoạt động có liên quan được quản lý như một quá trình.
Áp dụng nguyên tắc “quản lý theo quá trình” cần phải:
- Xác định quá trình nhằm đạt được kết quả mong đợi.
- Xác định những tương tác của quá trình với chức năng của tổ chức.
- Đánh giá các rủi ro, hậu quả và những ảnh hưởng của quá trình tới khách hàng, nhà cung ứng và những nhóm quyền lợi khác của quá trình.
- Xác định khách hàng nội bộ và khách hàng tiêu thụ, nhà cung ứng với những nhóm quyền lợi của quá trình.
Nguyên tắc 5: Cách tiếp cận theo hệ thống đối với quản lý
Việc xác định,hiểu và quản lý các quá trình có liên quan lẫn nhau như một hệ thống sẽ đem lại hiệu lực và hiệu quả của tổ chức nhằm đạt được các mục tiêu đặt ra.
Áp dụng nguyên tắc “cách tiếp cận theo hệ thống với quản lý” cần phải:
- Thiết kế hệ thống bằng việc xác định hay phát triển các quá trình ảnh hưởng đến các mục tiêu đã đề ra.
- Sắp xếp hệ thống để đạt được mục tiêu bằng cách hiệu suất cao nhất.
- Nắm rõ quan hệ lẫn nhau giữa các quá trình của hệ thống.
- Xác định các rào cản trước khi hành động.
Nguyên tắc 6: Cải tiến liên tục
Cải tiến liên tục các kết quả thực hiện phải là mục tiêu thường trực của tổ chức.
Áp dụng nguyên tắc “cải tiến liên tục” cần phải:
- Liên tục cải tiến sản phẩm, quá trình và hệ thống cần phải trở thành mục tiêu của mỗi cá nhân trong tổ chức.
- Đánh giá thường kỳ với những chuẩn mực đã được hình thành nhằm phát hiện những chỗ cần được cải tiến.
- Thúc đẩy các hoạt động phòng ngừa.
- Đào tạo cho mỗi cá nhân, tổ chức những phương pháp và công cụ cho cải tiến liên tục như: vòng tròn PCDA, giải quyết các vấn đề…
Nguyên tắc 7: Quyết định dựa trên sự kiện
Mọi quyết định có hiệu lực dựa trên việc phân tích dữ liệu và thông tin.
Áp dụng nguyên “quyết định dựa trên sự kiện” cần phải:
- Xác định và thu thập dữ liệu, thông tin cần thiết cho mục tiêu.
- Đảm bảo dữ liệu và thông tin thích hợp để thiết lập những mục tiêu, mục đích thực hiện và thách thức hơn.
- Dữ liệu và thông tin chính là cơ sở để nắm rõ quá trình và hệ thống giúp cho việc cai tiến và phòng ngừa những vấn đề có thể phát sinh trong tương lai.
Nguyên tắc 8: Quan hệ cùng có lợi với người cùng cấp
Tổ chức và người cung ứng phụ thuộc lẫn nhau và mối quan hệ cùng có lợi sẽ nâng cao năng lực cả hai bên để tạo ra giá trị.
Áp dụng nguyên tắc “quan hệ cùng có lợi với người cùng cấp” cần phải:
- Xác định và chọn lựa các nhà cung cấp chính.
- Thiết lập mối quan hệ cung ứng đảm bảo sự cân bằng giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài của tổ chức cũng như cho toàn xã hội.
- Tạo ra được môi trường trao đổi thông thoáng.
- Thừa nhận những tiến bộ và thành quả của nhà cung ứng.
1.3 Một số nhận thức sai lầm về chất lượng
Trở ngại lớn nhất để nâng cao chất lượng sản phẩm trong ngành công nghiệp đang phát triển là nhận thức chưa đầy đủ của người sản xuất về lợi ích do chất lượng đem lại, chất lượng được xem là mục tiêu mong muốn mang tính xã hội, còn sự đóng góp của yếu tố chất lượng vào lợi nhuận của doanh nghiệp được xem là không đáng kể. Nói một cách khác, chất lượng chưa trở thành mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp. Điều này là kết quả của một số nhận thức sai lầm phổ biến sau:
1.3.1 Chất lượng cao thì đòi hỏi chi phí lớn
Đây là sai lầm phổ biến nhất. Nếu với cách nhìn nhận mới về cơ chế tạo dựng nên chất lượng và vào các quá trình sản xuất sẽ cho thấy không phải chất lượng cao hơn thì đòi hỏi chi phí lớn hơn. Điều quan trọng là phải hiểu chất lượng được tạo dựng như thế nào trong quá trình sản xuất hiện đại. Trước hết chất lượng được hình thành trong giai đoạn thiết kế được chuyển thành sản phẩm thông qua các quá trình sản xuất. Việc đầu tư nguồn lực vào giai đoạn nghiên cứu và triển khai sẽ đem lại những cải tiến đáng kể về chất lượng sản phẩm. Tương tự, việc cải tiến các quá trình sản xuất là tổng chi phí ngày càng cao trong khi thực tế chi phí sản xuất ngày càng giảm.
1.3.2 Nhấn mạnh vào chất lượng sẽ giảm năng suất
Quan niệm này là di sản của thời kỳ mà kiểm tra chất lượng sản phẩm cuối cùng được coi là biện pháp duy nhất của kiểm soát chất lượng. Khi kiểm tra gay gắt sẽ dẫn đến một số lượng lớn sản phẩm bị loại bỏ, ngày nay để khắc phục tình trạng này thì kiểm soát chất lượng chủ yếu là phòng ngừa trong giai đoạn thiết kế và chế tạo. Phương châm là làm đúng ngay từ đầu. Việc nâng cao chất lượng sản phẩm và sản lượng là bổ sung cho nhau. Vả lại ngày nay năng suất không chỉ là số lượng mà là giá trị gia tăng mà khách hàng có được. Bởi vậy cải tiến về chất lượng nói chung sẽ đem lại năng suất cao hơn.
Ví dụ: Cải tiến chất lượng ở khâu thiết kế sẽ giúp kết quả thiết kế đáp ứng đúng nhu cầu khách hàng và thích hợp với năng lực sản xuất của doanh nghiệp và doanh nghiệp có thể chế tạo sản phẩm nhờ quá trình sản xuất tiết kiệm nhất.
1.3.3 Chất lượng chỉ là do người lao động trực tiếp
Các nhà sản xuất ở các nước đang phát triển thường đổ lỗi chất lượng kém cho người công nhân (do ý thức, tập quán ...). Kết quả phân tích thấy rằng hơn 80% những sai sót xét cho cùng là do người quản lý. Người công nhân chỉ chịu trách nhiệm về mình khi:
+ Đã được đào tạo, lý giải kỹ về các thao tác sử dụng máy móc, thiết bị.
+ Đã được hướng dẫn về điều gì cần phải làm.
+ Đã được cung cấp đầy đủ các phương tiện kiểm tra, đánh giá các kết quả công việc, các phương tiện để điều chỉnh quá trình, thiết bị nếu thấy kết quả không đáp ứng yêu cầu.
1.3.4 Cải tiến chất lượng thì phải đầu tư lớn
Nhà xưởng, máy móc thiết bị.... bản thân chúng không đủ bảo đảm chất lượng cao.
Trong hầu hết mọi trường hợp, chất lượng có thể được cải tiến đáng kể nhờ biết tạo ra nhận thức trong cán bộ công nhân viên về đáp ứng yêu cầu khách hàng, nhờ tiêu chuẩn hoá các quá trình, nhờ đào tạo, củng cố kỷ luật lao động, kỹ thuật. Điều này không đòi hỏi phải chi phí lớn, đầu tư lớn mà chỉ cần có nề nếp làm việc tốt, quyết tâm và cam kết đối với chất lượng ở trong hàng ngũ lãnh đạo.
Chất lượng được bảo đảm khi kiểm tra chặt chẽ
Đầu thế kỷ 20, kiểm tra là hình thức kiểm soát chất lượng chính thức đầu tiên, khi đó hầu hết các nhà sản xuất nghĩ rằng chất lượng có thể được cải tiến do kiểm tra chặt chẽ. Theo bản chất, kiểm tra chỉ có thể phân loại sản phẩm phù hợp với quy định hoặc không. Bản chất hoạt động kiểm tra không thể cải tiến được chất lượng, nói một cách khác chất lượng không được tạo dựng từ công tác kiểm tra. Qua nghiên cứu cho thấy 60 - 70% các khuyết tật được phát hiện từ khâu sản xuất là có liên quan trực tiếp đến những sai sót ở khâu thiết kế, chuẩn bị sản phẩm, cung ứng.
Cũng nên lưu ý rằng, kiểm tra chất lượng không phải chỉ là một công việc của riêng phòng kiểm tra. Để có hiệu quả thì kiểm soát là công việc của mọi đơn vị, của người cung cấp và cũng cần có sự tham gia của khách hàng, đặc biệt là thông tin phản hồi mà doanh nghiệp nhận được.
Tóm lại:
Cần phải thay đổi chuyển biến mạnh mẽ về quan niệm nhận thức để xây dựng chiến lược và phương pháp quản lý tiên tiến, hoà nhập với thông lệ Quốc tế, đồng thời phù hợp với từng đặc điểm quản lý của từng dân tộc, sẵn sàng bước vào cuộc cạnh tranh.
1.4 Các chức năng của quản trị chất lượng
Quản trị chất lượng có những chức năng sau:
- Hoạch định chất lượng: là các hoạt động xác định mục tiêu và các phương tiện, nguồn lực và các biện pháp nhằm thực hiện mục tiêu chất lượng.
- Kiểm soát chất lượng: là quá trình điều khiển các hoạt động tác nghiệp thông qua những kỹ thuật, phương tiện, phương pháp và họat động nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm theo đúng những yêu cầu đặt ra.
- Cải tiến chất lượng: là những hoạt động nhằm đưa chất lượng lên mức cao hơn trước nhằm giảm dần khoảng cách giữa mong muốn của khách hàng và thực tế chất lượng đạt được, thỏa mãn nhu cầu của khách hàng ở mức cao hơn.
1.5 Các phương thức quản lý chất lượng
Quá trình hình thành và phát triển của quản lý chất lượng được phân thành những giai đoạn phát triển khách hàng khác nhau tuỳ theo quan điểm và cách nhìn nhận của các chuyên gia. Nhưng cơ bản, tất cả đều nhất quán về hướng đi của nó như sau:
Kiểm tra sản phẩm (Chính sách chấp nhận hoặc loại bỏ sản phẩm không đạt chất lượng).
Kiểm soát chất lượng (Tổng hợp những điều kiện cơ bản để đạt được chất lượng).
Đảm bảo chất lượng (Chứng tỏ là một tổ chức có chất lượng, ngăn chặn những nguyên nhân gây ra tình trạng kém chất lượng).
Kiểm soát chất lượng toàn diện (Chính sách hướng tới hiệu quả kinh tế, phát hiện và giảm mức tối thiểu các chi phí không chất lượng).
Quản lý chất lượng toàn diện (Quan tâm đến việc quản lý các hoạt động của con người, xã hội).
CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TY TNHH
THIÊN HỒNG PHÚC
2.1 Giới thiệu tổng quan về công ty TNHH Thiên Hồng Phúc
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
- Tên công ty viết bằng tiếng việt: CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN THIÊN HỒNG PHÚC.
- Giám đốc: Trịnh Thị Ánh Hồng.
- Loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH
- Địa chỉ văn phòng: 14/6 Khu phố 10, Phường Tân Hòa, TP. Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai.
- Địa chỉ sản xuất: Tổ 7 Khu phố 9, Phường Tân Hòa, TP. Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai.
- Ngày thành lập: 6/2007
- Vốn điều lệ: 4.500.000.000 đồng
- Điện thoại: 061.8889305
- Fax: 061.8889304
- Mã số doanh nghiệp: 3601018920
Công ty TNHH Thiên Hồng Phúc được thành lập tháng 06 năm 2007 với tiền thân là cơ sở ÁNH HỒNG với nhiều năm kinh nghiệm trong việc phục vụ cung cấp suất dịch vụ suất ăn công nghiệp cho các công ty đóng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
2.1.2 Lĩnh vực hoạt động
-Cung cấp suất ăn công nghiệp chất lượng cao cho các Công ty , nhà máy , các khu chế xuất , khu công nghiệp
-Dịch vụ tư vấn , thiết kế , xây dựng , lắp đặt và cung cấp thiết bị cho nhà ăn canteen mới được thành lập
-Tổ chức trọn gói các sự kiện lớn : Khởi công ,khánh thành , kỷ niệm......
-Tổ chức các buổi tiệc cao cấp : tiệc đứng buffe, tiệc coctail , tiệc set menu
2.1.3 Tầm nhìn và sứ mệnh
Công ty TNHH Thiên Hồng Phúc chúng tôi ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu đời sống của người lao động trong các công ty ,xí nghiệp ,nhà máy,văn phòng ,trường học.... bằng các bữa cơm trưa ,chiều ,tối với giá cả thoả thuận và phù hợp với giá cả thị trường hiện tại
Với mục tiêu tất cả vì khách hàng và đạo đừc nghề nghiệp của chúng tôi, điều mà chúng tôi mong muốn là : An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm ,thực đơn phong phú thỏai mái cho khách hàng lựa chọn,có nhiêù món ngon miệng phù hợp với giá cả hiện nay.Ngoài ra chúng tôi cam kết : Phục vụ nhanh chóng, tận tình, giao suất ăn đúng giờ, luôn đam bảo cho khách hàng một bữa ăn ngon miệng. Với phương châm:
-Cung cấp dịch vụ hoàn hảo
-Sự hài lòng và tín nhiệm của khách hàng
-Mở rộng thị trường, đa dạng hóa kinh doanh
2.1.4 Định hướng phát triển
Hiện nay , Doanh nghiệp đang được sự tín nhiệm cung cấp các suất ăn công nghiệp cho các Công ty như:, Công ty starite international, Công ty HH Broad Bright , CÔNG TY HH Ốc Vít Lâm Viễn ……., đây là những công ty đòi hỏi rất khắt khe về chất lượng cũng như Vệ sinh an toàn thực phẩm
Thị trường kinh doanh của công ty tập trung chủ yếu tại địa ban tinh Đồng Nai, hiện nay công ty chiếm thị phần tương đối, tập chung chủ yếu ở các khu công nghiệp của thành phố Biên Hòa ngoài ra công ty còn cung cấp sản phẩm cho các cơ quan ban ngành đó cũng là nhờ vào sự quen biết của giám đốc công ty. Công ty sẽ mợ rộng thị trường qua các tỉnh thành lân cận như các khu công nghiệp tại tỉnh Bình Dương như: Dĩ An, Sóng Thần….
2.1.5 Danh mục các sản phẩm
Bảng 1: Bảng giới thiệu món ăn
Stt
Tên món mặn
Thành phần món ăn
Vật liệu chính
Vật liệu phụ
01
Bò kho
Bò nạm
Sả cây, gia vị, cà rốt, nước dừa
02
Bò xào bông hẹ
Bò phi lê
Bông hẹ, gia vị
03
Bò xào hành cần
Bò phi lê
Hành tây, cần tây, hành lá, gia vị
04
Bò xào đậu que
Bò phi lê
Đậu que, hành lá, gia vị
05
Bò xào xa tế
Bò phi lê
Hành tây, gia vị, ớt bằm, sả bằm
06
Bò xào thập cẩm
Bò phi lê
Cà rốt, Cần tây, đậu que…
07
Bò xào khoai tây chiên
Bò phi lê
Khoai tây, mè rang, gia vị, ngò rí
08
Cà chua nhồi thịt
Cà chua
Nạc xoay, hành lá, bún tàu, nấm mèo
09
Cá bống chưng tương
Cá bống
Tương hột, cà chua, nấm mèo, cần tây
10
Cá hường chiên sả
Cá hường
Sả xoay, gia vị, nghệ
11
Cá lóc kho tiêu
Cá lóc
Hành lá, tiêu, gia vị, tóp mỡ
12
Cá ngân chiên sốt cà
Cá ngân
Cà chua, hành lá, gia vị
13
Cá rô chiên sốt cà
Cá rô
Cà chua, hành lá, gia vị
14
Cá thu chiên sốt cà
Cá thu
Cà chu, hành lá, gia vị
15
Cá trê chiên mắm gừng
Cá trê
Mắm nhĩ, gừng ớt
16
Cánh gà chiên nước mắm
Cánh gà
Mắm nhĩ, gia vị, nước dừa, hành tây
17
Chả huế xào hành cần
Chả quế
Hành tây, cần tây, hành lá
18
Cốt lết nướng ngũ vị
Cốt lết
Ngũ vị hương, gia vị, mỡ hành
19
Cốt lết ram hành
Côt lết
Hành tây, gia vị, nước dừa
20
Gan xào chua ngọt
Gan heo
Khóm, gia vị, hành tây, dưa leo
21
Gà hấp cải xanh
Gà bọng
Cải xanh, hành lá, gừng củ
22
Gà kho gừng
Gà bọng
Gừng, tiêu xay, gia vị, hành lá
23
Gà kho măng
Gà bọng
Măng luộc, hành lá
24
Gà kho sả ớt
Gà bọng
Sả cây, ớt, hành lá
25
Gà nấu lagu
Gà bọng
Khoai tây, cà rốt, gia vị
26
Gà ram hành
Gà bọng
Hành tây, gia vị, nước dừa
27
Giò heo kho măng
Giò heo
Măng luộc, hành lá, gi vị
28
Hải sản xào sa tế
Hải sản
Gia vị, hành lá, gừng
29
Khổ qua nhồi thịt
Khổ qua
Nạc xay, nấm mèo, bún tàu
30
Lòng gà phá lẩu
Lòng gà
Gia vị, nước dùa
31
Lưỡi heo phá lẩu
Lưỡi heo
Gia vị, nước dùa
32
Mực nhồi thịt
Mực ống
Nạc xay, hành lá, cà chua
33
Mục xào thập cẩm
Mực
Cà rốt, hành tây, đậu que….
34
Đậu hủ nhồi thịt
Đậu hủ chiên
Nạc xay, hành lá , cà chua
35
Đùi gà rô ty
Đùi gà
Gia vị, nước dừa
36
Ốp la bì heo
Trúng vịt
Tỏi bằm, thịt ram, bì heo, gia vị
37
Sò lụa xào sa tế
Sò lụa
Gia vị, tỏi ớt, hành, gưng củ
38
Sườn ram cải mặn
Sườn heo
Củ cải mặn, đậu phộng, hành lá
39
Sườn ram đậu phộng
Sườn heo
Đậu phộng, hành lá, nước dừa
40
Sườn xào chua ngọt
Sườn heo
Cà chua, hành, gia vị, cần, dưa leo
41
Tép ram thịt ba rọi
Thịt ba rọi, tép
Gia vị, hành lá
42
Tép ram dưa mắn
Tép
Dưa mắm, tỏi bằm, rau răm
43
Thịt kho cà rốt
Thịt heo
Cà rốt, nước dừa, hành lá
44
Thịt kho cải chua
Thit heo
Cải chua, hành lá
45
Thịt kho nâm rơm
Thịt heo
Nâm rơm, hành lá, gia vị
46
Thịt kho đậu hũ
Thịt heo
Đậu hũ nhồi thịt, gia vị
47
Thịt kho tàu
Thịt heo
Gia vị, nước dừa, hành boa lô
48
Thịt kho trứng cút
Thịt heo
Trứng cút, nước dừa, hành lá
49
Thịt luộc dưa giá
Thịt heo
Dưa giá, gia vị
50
Thịt xào nước mắm
Thịt heo
Mắm ruốc, gia vị
2.1.6 Cơ cấu tổ chức
Công Nhân
Đầu Bếp
Quản lý
Thu Mua
Kế Toán
Phòng Sản Xuất
Phòng Kinh Doanh
P.Giám Đốc
Giám Đốc
Hình 1: sơ đồ cơ cấu tổ chức
2.2 Phân tích thực trạng hoạt động của công ty
2.2.1 Chính sách an toàn vệ sinh thực phẩm (Mục tiêu hàng đầu của Thiên Hồng Phúc Catering)
Thiên Hồng Phúc luôn đặt chính sách an toàn vệ sinh thực phẩm lên hàng đầu và xem đây là tiêu chí sống còn quyết định sự thành bại của thương hiệu suất ăn công nghiệp Thiên Hồng Phúc.
2.2.1.1 Đối với nhân viên nhà ăn
Toàn thể nhân viên nhà ăn phải được đào tạo qua lớp huấn luyện an toàn vệ thực phẩm.
Nhân viên nhà ăn phải được khám sức khỏe định kì (06 tháng/lần)
Người mắc bệnh da liễu hay bệnh truyền nhiễm không được phép làm trong nhà ăn tập thể.
Khi làm việc tại nhà ăn phải được trang bị đồng phục của công ty và mang đầy đủ bảo hộ lao động theo quy định như: nón, khẩu trang, ủng, bao tay cho từng loại công việc.
Phải rủa tay bằng xà phòng trước khi chế biến và sau khi đi vệ sinh.
Nhân viên phải tự giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, cắt ngắn và giữ sạch sẽ móng tay.
Nhân viên phải đội mũ, mang tạp dề và găng tay khi chế biến và phân chia thức ăn.
2.2.1.2 Quy trình nhập thực phẩm
- Người nhập thực phẩm là người chuyên trách do Doanh nghiệp chỉ định, được đào tạo và có kiến thức cơ bản về thực phẩm cũng như vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Khi nhập hàng phải yêu cầu nhà cung ứng phải xuất trình đầy đủ hóa đơn, chứng từ, nguồn gốc, xuất xứ của hàng hóa. Sau khi nhập hàng phải vào sổ sách đầy đủ và có ký xác nhận của hai bên.
- Khi nhập hàng phải kiểm tra thật chi tiết chất lượng hàng hóa, chỉ nhập hàng đủ tiêu chuẩn, kiên quyết trả về hàng hóa không đảm bảo chất lượng, ôi thiu, dịch bệnh hoặc quá hạn sử dụng.
- Tiêu chuẩn nhập thịt và phủ tạng: Thịt tươi, màng ngoài khô, không bị nhớt, mùi và màu sắc bình thường, khối thịt rắn chắc, có độ đàn hồi cao. Mỡ lợn màu trắng, bì không có lấm chấm xuất huyết màu đỏ tím, tủy xương trong, không có mùi ôi. Phần thịt nạc không có ấu trùng sán màu trắng nhỏ bằng hạt gạo. Phủ tạng phải tươi: Tim màu hồng, chắc, không có chấm đỏ, gan màu tím hồng, bề mặt mịn, thùy ganmềm không có nốt. Bầu dục màu nâu hồng tươi, không có nốt hoại tử
- Tiêu chuẩn nhập cá và các loại thủy sản:Cá đang sống hoặc đã chết nhưng phải tươi: thân cá co cứng, mắt cá trong suốt, giác mạc đàn hồi, miệng ngậm cứng, mang màu đỏ tươi, vẩy tươi óng ánh dính chặt vào thân, thịt rắn chắc, có đàn hồi và dính chặt vào xương. Các loại thủy hải sản khác: Tươi, màu sắc bình thường, không có mùi ươn....
- Tiêu chuẩn nhập trứng: Vỏ trứng màu sáng, không có vệt xám đen, không bị dập và có màu hồng trong suốt khi soi qua ánh sáng và có giấy kiểm dịch của cơ quan vệ sinh dịch tễ địa phương.
- Tiêu chuẩn nhập rau, củ, quả, nông sản... Chọn các loại rau quả tươi, không bị dập nát, héo, úa, bị sâu bệnh. Không nhập các loại rau quả có màu sắc khác thường hay có mùi lạ khác thường hoặc mùi thuốc sâu. Nếu có vấn đề phải báo cáo ngay cho quản lý hoặc người có trách nhiệm giải quyết hoặc trả lại nhà cung cấp.
- Tiêu chuẩn nhập các loại thực phẩm khô: Không nhập các loại thực phẩm đã bị khô, mốc, đặc biệt là các loại ngũ cốc, hạt có dầu như đậu, lạc mốc hoặc mọc mầm có chứa độc tố vi nấm rất nguy hiểm, dễ gây ra ngộ độc thực phẩm hoặc mầm bệnh ung thư.
- Tiêu chuẩn nhập các sản phẩm đóng hộp, đóng gói: Thực phẩm đóng hộp, đóng gói phải ghi đầy đủ nhãn, mác, tên sản phẩm, trọng lượng, thành phần, cách bảo quản và sử dụng, nơi sản xuất chế biến.Thực phẩm đóng hộp, đóng gói phải do nhà sản xuất được phép của cơ quan y tế, được đăng ký chất lượng và ghi rõ thời hạn sử dụng.
- Bảo quản thực phẩm: Thực phẩm tươi sống, rau củ quả sau khi được nhập phải tiến hành sơ chế, rửa sạch, nếu chưa cần chế biến phải đưa vào kho lạnh hoạc tủ bảo ôn để bảo quản. Thực phẩm khô, đồ hộp, đồ đóng gói phải đưa cất giữ vào kho bảo quản đảo theo thứ tự: cũ trước – mới sau. Kho bảo quản phải khô ráo, ngăn nắp, sạch sẽ, thoáng mát và có các ngăn riêng biệt cho từng loại thực phẩm.
2.2.1.2 Quy trình bảo quản
Tất cả thực phẩm khô phải được bảo quản trong bao bì hoặc đóng gói cẩn thận và có tem dán nhãn ghi chú ngày đóng gói và thời hạn sử dụng.
Đối với sản phẩm thit, cá, gà… khi vận chuyển phải được giữ lạnh ở nhiệt độ cần thiết và được lưu vào tủ đông lạnh.
Đối với thực phẩm rau củ quả các loại phải được sơ chế làm sạch và để nơi khô ráo, thoáng mát.
Tủ lạnh lưu trữ thực phẩm phải sạch sẽ, rau quả và thịt sống không được lưu trữ chung với nhau.
2.2.1.3 Quy trình chế biến
Quy trình chế biến thực phẩm phải tuân theo nguyên tắc một chiều: thực phẩm tươi sống => công đoạn sơ chế, chế biến (ngâm bằng nước muối hoặc bằng sử lý ozôn sau đó rửa lại bằng nước sạch nhiều lần trước khi đưa vào chế biến) => thực phẩm chín luôn tuân thủ quy tắc “nhập trước xuất trước”.
Thực phẩm phải được chứa đặt cách xa mặt đất và được đậy kỹ.
Thức ăn phải được che đậy để chống ruồi muỗi, bụi và các loại côn trùng gây nhiêm bẩn.
Các loại rau quả tươi phải được ngâm kĩ và phải được rửa ít nhất 03 lần bằng nước sạch.
Dùng nước sạch trước và sau khi chế biến.
2.2.1.4 Quy chế phục vụ
Cứ 100 công nhân thì có 1 nhân viên phục vụ
Hiện tại công ty Thiên Hồng Phúc đang có 7000 suất ăn /ngày => tương đương công ty đang có 70 công nhân lao động phục vụ
Đảm bảo phục vụ đúng số lượng và đúng thới gian quy định cho từng ca làm việc.
Tác phong phục vụ nhanh chóng và sạch sẽ.
Thái độ phục vụ vui vẻ, hòa nhã.
Khu vực nhà ăn và bàn ăn phải luôn lau chùi, dọn dẹp sạch sẽ theo từng ca ăn của công nhân viên.
2.2.1.5 Quy định về trang thiết bị
Tất cả trang thiết bị tại nhà ăn phại được lau chùi va rửa sạch sẽ hàng ngày.
Sử dụng dao, thớt riêng cho từng loại thực phẩm chín, sống.
Tử đông lạnh phải được kiểm tra định kỳ nhằm đảm bảo đủ nhiệt độ cần thiết khi lưu trư thực phẩm.
Hệ thống hơi và gas phải được sử dụng đúng quy định và được khóa an toàn sau khi sử dụng.
Phải có phiếu kiểm tra hàng ngày.
Hệ thống bình chữa cháy phải được đặt đúng vị trí theo quy định và phải có phiếu kiểm tra theo định kỳ.
2.2.1.6 Quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm
Chỉ sử dụng nguồn thực phẩm tươi đã được kiểm duyệt bởi cơ quan chức năng.
Không sử dụng thực phẩm bị ôi thiu, thực phẩm có nguồn gốc từ động vật bị bệnh đề chế biến thức ăn.
Nghiêm cấm sử dụng các loại phụ gia thực phẩm, phẩm màu, chất tồng hợp, chất bảo quản không nằm trong danh mục phụ gia thực phẩm do Bộ Y Tế quy định và các hũ đựng gia vị phải có tem nhãn rõ ràng.
Sàn nhà phải trong tình trạng khô ráo.
Hệ thống cống rãnh phải được quét dọn hàng ngày và được che đậy hợp lý, cống rãnh không bị ứ đọng.
2.2.1.7 Quy định về xử lý rác
Tất cả các loại rác thải phải được phân loại và sử lý trong vòng 24 giờ.
Thùng rác phải được đậy kín và đặt đúng vị trí theo quy định.
Tất cả thùng đựng thức ăn phải được rửa sạch sẽ trước khi đưa vào tái sử dụng.
2.2.2 Chính sách nhân sự
- Xác định nhân lực là yếu tố sống còn của Doanh nghiệp chúng tôi ,vì vậy chúng tôi thường xuyên đào tạo nhân viên của Doanh nghiệp chúng tôi bằng các chương trình đào tạo riêng biệt cho từng chức danh , đồng thời cập nhật thông tin mới nhất về dinh dưỡng thực phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Hợp tác với các trường Trung học , trường nghiệp vụ ăn uống và Trung tâm dinh dưỡng để tuyển chọn những học viên xuất sắc về làm việc cho Doanh nghiệp.
- Cập nhật các thông tin mới về nghiệp vụ ăn uống trên các tài liệu , báo chí, trên mạng nhằm nâng cao hơn nữa trình độ cho nhân viên, đẩy mạnh chất lượng phục vụ.
- Tham khảo và phản hồi các ý kiến đóng góp của các đối tác nhằm đưa Doanh nghiệp hoạt động một cách chuyên nghiệp và hiệu quả hơn.
2.2.2 Mô hình phục vụ
Sau nhiều năm đúc kết những kinh nghiệm phục vụ nhiều bếp ăn công nghiệp lớn Thiên Hồng Phúc đã cải thiện mô hình phục vụ của mình,tạo cho đội ngũ lao động những suất ăn tốt nhất.Nó cũng góp phần tạo sự thuận lợi nhất cho quý khách hàng của Thiên Hồng Phúc trong việc đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng ,tác phong công nghiệp của người lao động .
2.2.2.1 Mô hình ưu việc : Sử dụng xe khay + kết hợp thố cơm canh đặt trên bàn. (Mô hình đang áp dụng rộng rãi tại các công ty khách hàng của Thiên Hồng Phúc)
Bảng 2.2: Lưu đồ tổ chức ( Sử dụng xe khay + kết hợp thố cơm canh đặt trên bàn)
Hai bên kiểm tra chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm
Thực phẩm sống/chín
Ghi chú
Thực phẩm nấu tại khu vực chế biến của công ty khách hàng
Đường dẫn
Làm vệ sinh mỗi ca
Không tồn đọng rác sau ca
Thời gian chia hoàn tất trước
15 phút so với thời gian phục vụ
Cơm dư đổ vào xe thu hồi
Tại khu vực thu hồi
Tại khu vực nhà ăn
Phục vụ cơm trắng/ canh nóng
Dùng không hạn chế
Trật tự và nhanh chóng trong khi chọn lựa suất ăn
Nhân viên THP Catering làm vệ sinh nơi phục vụ, nhà ăn
Nhân viên công ty khách hàng tự dọn khay dơ, gạt bỏ cơm thừa tại khu vực quy định
Nhân viên dùng bữa tại bàn
Cơm canh ( không hạn chế )
Tại thố nhựa đặt sẵn lên bàn ăn
Nhân viên của công ty khách hàng
Chọn suất ăn
Sau đó, THP chuyển suất ăn vào xe khay đặt tại vị trí đã địnhCơm trắng, canh được đặt trong thố inox đặt lên bàn ăn
Suất ăn được chia vào khay
Món mặn,02 món xào, tráng miệng
Đảm bảo đồng đều về định lượng suất ăn
Giải trình phương án : Sử dụng xe khay + kết hợp thố cơm canh đặt trên bàn
Bước 1:
Suất ăn sẽ được THP Catering chuẩn bị chia ra khay ( bao gồm món mặn, món xào, tráng miệng và dụng cụ ăn muỗng nĩa hoặc đũa ). Sau đó cho vào xe khay ít nhất 15 phút trước thời gian phục vụ.
Bước 2:
Nhân viên công ty khách hàng xếp hàng đi qua khu vực
- Đặt xe khay -> chọn suất ăn
- Ngồi vào bàn ăn -> lấy cơm canh đặt sẵn trên bàn
Bước 3:
Nhân viên công ty khách hàng dùng suất ăn tại bàn ăn trong khu vực dùng bữa :
Ghi chú nhân viên THP CATERRING sẽ giúp :
Nhân viên Quý công ty nhận cơm canh thêm, các yêu cầu khác, nước chấm … khi cần
Bước 4:
Nhân viên quý công ty đưa thức ăn dư vào khay dơ về nơi quy định gạt bỏ thức ăn thừa vào xe thu gom, xếp khay thành chồng. Rửa tay sau khi ăn.
Bước 5:
Sau đó, nhân viên quý công ty có thể nghỉ ngơi tại khu vực quy định hoặc ra giải lao tại khu vực tiện ích THP CATERING trong nhà ăn
Ghi chú :
* Tổng thời gian quy trình nhận phần ăn : 2 phút
* Suất ăn được phân chia thành các khu vực riêng biệt
- Khu vực món cá
- Khu vực món thịt
- Khu vực món chay, cháo ( nếu phát sinh nhu cầu )
- Khu vực dự phòng .
Phân tích phương án : Sử dụng xe khay + kết hợp thố cơm canh đặt trên bàn ( Mô hình đang áp dụng tại các công ty khách hàng của THP CATERING)
Lợi ích của phương án xe khay + kết hợp thố nhựa đựng cơm canh
* Hình thức tổ chức
- Giữ hình thức phục vụ hiện tại
* Hiệu quả quản lý
- Không mất thời gian khi chọn lựa phần ăn
- Nhân viên quen với mô hình phục vụ
* Trang thiết bị :
- Sử dụng lại thiết bị xe khay cũ.
Khó khăn của phương án xe khay + kết hợp thố nhựa đựng canh
* Không mang lại nhiều sự đổi mới so với nhà cung cấp trước.
Những điểm thành công Thiên Hồng Phúc mong mang lại trong phương án xe khay + kết hợp thố nhựa đựng cơm canh.
* Về suất ăn
- Thay đổi khẩu vị : Đầu bếp tay nghề cao và kinh nghiệm
- Tăng định lượng : Tăng định lượng phần ăn trên mỗi khay xuất ăn
- Thay đổi : Thay đổi thường xuyên và làm phong phú thực đơn. Cam kết ít nhất 15 ngày thực đơn không trùng lặp.
* Về sơ đồ tổ chức mô hình:
- Bố trí: Bố trí xe khay đặt tại những vị trí hợp lý hơn
* Vấn đề giảm nhiệt khi sử dụng xe khay
- Cải tiến xe khay : Lắp thêm vách nhôm – kính cách nhiệt cho xe khay
- Xe giữ nóng : Sử dụng xe giữ nóng cơm canh thay thế các thố cơm canh.
2.2.2.2 Chất lượng và môi trường dịch vụ
Để nâng cao và duy trì chất lượng vệ sinh, an toàn vệ sinh thực phẩm và giải quyết và giải quyết các mối nguy trong quá trình chế biến suất ăn tại nhà hiện nay.
Thiên Hồng Phúc Catering xin đề xuất áp dụng các quy trình trong chế biến tại nhà ăn quý công ty như sau :
2.2.2.2.1 Quy định chế biến
Thiên Hồng Phúc Catering áp dụng quá trình sản xuất một chiều phục vụ cho nhà ăn của quý công ty nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Các khu vực sản xuất được phân chia thành từng khu vực riêng biệt :
- Khu vực sơ chế rau củ quả
- Khu vực sơ chế thịt, thủy hải sản
- Khu vực chế biến
- Khu vực thành phẩm, chia khay
- Khu vực kho thực phẩm sống, kho hàng hóa khó gia vị
- Khu vực phục vụ
- Khu vực sau phục vụ, khu vực đổ cơm thừa và xếp khay vừa ăn xong
Niêm yết những quy trình sản xuất phục vụ mà Thiên Hồng Phúc Catering đang áp dụng hiệu quản để đảm bảo tuân thủ những quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, tạo thói quen tốt cho nhân viên phục vụ.
Các dụng cụ sản xuất
Các dụng cụ, trang thiết bị phục vụ trong từng công đoạn của “ Hệ thống chế biến một chiều “ được phân loại riêng biệt cho từng công việc cụ thể . ví dụ : Các bàn sơ chế trong khu vực sơ chế được làm bằng thép không rỉ ( Inox 304 ) và phân biệt với nhau bằng cách đánh dấu màu sắc khác nhau, màu xanh lá cây cho bàn sơ chế rau, màu đỏ cho bàn sơ chế thịt và màu xanh biển cho bàn sơ chế hải sản.
2.2.2.2.2 Quy định kiểm tra chất lượng sản phẩm
Mục tiêu
- Kiểm soát thông qua bộ phận chức năng QC của Thiên Hồng Phúc Catering
- Và kiểm tra thông qua “ ủy ban cấp thực” phối hợp giữa quý công ty và Thiên Hồng Phúc Catering
- Kiểm soát chất lượng bằng chương trình quản lý chất lượng đồng bộ .Thiên Hồng Phúc Catering đang xây dựng thành công việc kiểm soát chất lượng với mục tiêu cung cấp một dịch vụ với chất lượng đồng bộ và hài lòng nhất cho khách hàng.
- Kiểm soát thông qua bộ phận chức năng QC của Thiên Hồng Phúc Catering: Bộ phận QC là một bộ phận năng động và hoạt động hiệu quả , là đội ngũ có năng lực thực tế được đào tạo chính quy từ các trường đại học thực phẩm tại Việt Nam: công việc với mục tiêu là kiểm soát và phòng ngừa những nguy cơ làm giảm chất lượng dịch vụ khi cung cấp cho khách hàng.
- Khi làm việc tiến tới cung cấp dịch vụ : Thiên Hồng phúc catering sẽ tiến hành phối hợp cùng khách hàng thành lập “ ủy ban cấp thực liên công ty” hoặc còn gọi là : Ban điều hành nhà ăn” bao gồm những thành viên đại diện có thẩm quyền của cả hai bên khách hàng và Thiên Hồng phúc catering. Giải quyết và đề xuất những phương pháp hoàn thiện ngày một hoàn hảo của chất lượng tại nhà ăn.
Lịch trình kiểm tra
- Việc kiểm tra chất lượng dịch vụ suất ăn được thực hiện theo định kỳ ( hàng tuần theo lịch).
- Và kiểm tra đột xuất vào bất kỳ thời điểm nào trong thời gian sản xuất và phục vụ.
- Ngoài ra, việc kiểm soát chất lượng dịch vụ luôn được Thiên Hồng phúc catering thực hiện 24/24 giờ trong ngày.
2.2.2.2.3 Quy định vệ sinh
Phương tiện và hóa chất làm vệ sinh
- Thiên Hồng phúc catering sẽ sử dụng các thiết bị chuyên dụng để đảm bảo hơn về tiêu chuẩn vệ sinh như máy xử lý ozone trong sơ chế, máy hút nước .v.v..
Hóa chất tẩy rửa
- Thiên Hồng phúc catering sẽ sử dụng các loại hóa chất tẩy rửa an toàn trong quá trình làm vệ sinh tại bếp của quý công ty không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân viên và thực phẩm
Thời gian làm vệ sinh
- Thiên Hồng phúc catering sẽ liên tục làm sạch nhà hàng trước sau giờ phục vụ và một cách tế nhị trong suốt thời gian phục vụ.
- Hệ thống thông gió, hệ thống hút khói sẽ được kiểm tra vệ sinh định kỳ 01 tháng 01 lần
Nhân viên
- Nhân viên tạp vụ, vệ sinh chỉ làm nhiệm vụ vệ sinh và không tham gia và sản xuất chế biến thực phẩm.
2.2.2.2.4 Chăm sóc khách hàng
Thiên Hồng phúc catering sẽ phối hợp với Quý công ty tổ chức các hoạt động chăm sóc thường xuyên :
* Tổ chức chăm sóc khách hàng nhân các ngày lễ, ngày kỷ niệm như :
- Ngày Quốc tế phụ nữ
- Ngày Quốc khánh v.v
- Noel, Tết nguyên đán
- Chương trình tri ân khách hàng cuối năm (Giải thưởng lớn) ủng hộ các hoạt động từ thiện của Quý công ty.
* Thành lập, Ủy Ban cấp thực, điều hành nhà ăn, bám sát chất lượng nhà hàng gồm một số thành viên quản lý của Thiên Hồng phúc catering và quý công ty, nhằm theo dõi chất lượng bữa ăn hàng ngày.
* Tổ chức họp định kì hàng tháng với Qúy công ty để tiếp thu ý kiến góp ý, hoàn thiện dịch vụ.
* Tổ chức định kì lấy ý kiến của nhân viên nhằm kịp thời kiện toàn và nâng cao chất lượng phục vụ.
* Lập sổ nhật kí phục vụ hàng ngày và sổ góp ý để có biện pháp khắc phục kịp thời các phản ánh của khách hàng.
* Bữa ăn đặc biệt, áp dụng hàng tháng: chất lượng tăng – giá không đổi.
2.2.2.2.5 Bảo hiểm sản phẩm
Trong trường hợp Thiên Hồng phúc catering gây ra thiệt hại cho quý công ty như ngộ độc thức ăn, để xảy ra cháy nổ, được cơ quan thẩm quyền thẩm định do lỗi của Thiên Hồng phúc catering , thì Thiên Hồng phúc catering phải bồi thường , căn cứ vào đơn bảo hiểm được kí kết giữa Công Ty Bảo Hiểm Thành Phố Hồ Chí Minh (Bảo Minh) và Thiên Hồng phúc catering
Đơn bảo hiểm đính kèm hợp đồng gọi là phụ lục 1;(Phụ lục 1 đính kèm gồm: Bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm, Bảo hiểm trách nhiệm công cộng. Là bộ phận không thể tách rời của hợp đồng dịch vụ suất ăn)
-Bảo hiểm trách nhiệm Sản phẩm 1.000.000 USD
-Bảo hiểm trách nhiệm Công cộng 5.000.000.000 VND
Bảng 2.2 Nhật ký lưu thực phẩm 24h
Ngày ……./………/……
STT No
Tên Mẫu TP LưuSample Name
T.Lượng MẫuSample Weight
Số Lượng MẫuSample Quantity
Ngày Giờ LưuKeeping Time
Ngày Giờ HuỷCancelling Time
Y Tế Ký NhậnMedical Staff'sSignature
PT Nhà Bếp Ký Nhận Chef's Signature
CA 01 / Shift 01
1
2
3
4
5
6
7
CA 02 / Shift 02
1
2
3
4
5
6
7
2.2.2.2.6 Cải thiện môi trường dịch vụ
Âm nhạc
- Trong giờ phục vụ: Thiên Hồng Phúc catering sẽ phục vụ nhạc hoặc truyền hình trong thời gian phục vụ tại nhà ăn (Dưới sự chấp thuận của Quý công ty)
Trang trí nhà ăn
- Trang trí không gian nội thất nhiều cây xanh, tranh ảnh tọa không gian than thiện môi trường.
Thiết lập quầy tiện ích
- Được đặt tại căn tin cung cấp những nhu yếu phẩm hàng ngày như: nước uống, món ăn nhẹ và đồ dùng cá nhân.
2.3 Danh sách khách hàng cung cấp thực phẩm đầu vào
1. Công ty TNHH Thực Phẩm Hoa Sen
Cung cấp thịt heo bò gà các loại. ( Địa chỉ : 135/1 Nguyễn Cửu Vân , P7, Q.Bình Thạnh , TPHCM)
2. Công ty CP Thực Phẩm Phú Mỹ Xuân
Cung cấp thịt heo bò gà cá các loại. (Địa chỉ: 180/5 KP2 , P. Tân Tiến , Biên Hòa, Đồng Nai)
3. Công ty TNHH Nguyên Khoa
Cung cấp chất đốt ( gas). ( Địa chỉ: 18/3A Cách Mạng Tháng 8 , P. Quan Vinh, Biên Hòa, Đồng Nai)
4. Công ty TNHH Thực Phẩm Đông Á
Cung cấp thịt heo bò gà các loại. ( Địa chỉ: 67/40/5 Nguyễn Thị Tú , KP3 , P. Bình Hưng Hòa , Q. Bình Tân , TPHCM )
5. DNTN Trần Kim Hà
Cung cấp đường , dầu ăn , gia vị các loại. (Địa chỉ: Số 6 , Quang Trung , P. Thanh Bình , Biên Hòa , Đồng Nai)
6. Công ty TNHH SX – TM- DV Anh Khải Ký
Cung cấp thịt heo bò gà các loại. (Địa chỉ: 888/77b Lạc Long quân , P8, Q. Tân Bình , TPHCM)
7. Công ty TNHH Quyên Quyên
Cung Cấp gạo , rau củ quả các loại. ( địa chỉ : 0372A KP Ba Đình, TT. Thái Hòa, H. Tân Uyên, Bình Dương. )
Bảng 2.3 Bảng nhập nguyên liệu
THÁNG 2
STT
Tên Thực Phẩm
ĐVT
Số Lượng
Đơn Giá
Thành Tiền
1
Thịt heo
kg
800
75,000
60,000,000
2
Thịt gà
kg
500
60,000
30,000,000
3
Thịt bò
kg
200
180,000
36,000,000
4
Cá
kg
250
45,000
11,250,000
5
Mực
kg
150
70,000
10,500,000
6
Rau, củ, quả các loại
kg
1,700
8,000
13,600,000
7
Gia vị
10,220,000
8
Trứng gà, vịt
trứng
300
2,500
750,000
9
Gạo
kg
2,300
12,500
28,750,000
10
Gas
bình 45kg
28
1,400,000
39,200,000
12
Tổng
240,270,000
THÁNG 3
STT
Tên Thực Phẩm
ĐVT
Số Lượng
Đơn Giá
Thành Tiền
1
Thịt heo
kg
850
80,000
68,000,000
2
Thịt gà
kg
600
50,000
30,000,000
3
Thịt bò
kg
180
190,000
34,200,000
4
Cá các loại
kg
270
40,000
10,800,000
5
Mực
kg
150
60,000
9,000,000
6
Rau, củ, quả các loại
kg
1,850
8,000
14,800,000
7
Gia vị
10,500,000
8
Trứng gà, vịt
trứng
250
2,500
625,000
9
Gạo
kg
2,500
12,500
31,250,000
10
Gas
bình 45kg
30
1,400,000
42,000,000
12
Tổng
251,175,000
THÁNG 4
STT
Tên Thực Phẩm
ĐVT
Số Lượng
Đơn Giá
Thành Tiền
1
Thịt heo
kg
900
80,000
72,000,000
2
Thịt gà
kg
400
60,000
24,000,000
3
Thịt bò
kg
200
160,000
32,000,000
4
Cá
kg
230
42,000
9,660,000
5
Mực
kg
200
65,000
13,000,000
6
Rau, củ, quả các loại
kg
1,900
8,000
15,200,000
7
Gia vị
10,220,000
8
Trứng gà, vịt
trứng
200
2,500
500,000
9
Gạo
kg
2,800
12,500
35,000,000
10
Gas
bình 45kg
34
1,420,000
48,280,000
12
Tổng
259,860,000
2.4 Chiết tính suất ăn
Bảng 2.4: Bảng chiết tính giá suất ăn chính. Giá đề xuất: 10.480 đồng/suất
(Giá suất ăn chưa bao gồm % thuế VAT)
STT
DIỄN GIẢI CHI PHÍ
Chi phí/ Suất ăn(VND)
Tỉ lệ(%)
A
GIÁ SUẤT ĂN THANH TOÁN
12,480
100%
B
Tổng chi phí suất ăn (1+2+3+4+5+6+7)
9,920
95%
1
Thực phẩm chính
4,500
42.9%
2
Gạo trắng
2,000
19.1%
3
Rau củ
800
7.6%
4
Tráng miệng
800
7.6%
5
Gia vị
500
4.8%
B
Tổng chi phí thực phẩm
8,600
82%
6
Chi phí chất đốt
0
0.0%
7
Chi phí lao động
970
9.3%
8
Chi phí gián tiếp khác
350
3%
C
TỔNG CÁC CHI PHÍ KHÁC (6+7+8)
1,320
12.6%
c1
Thu nhập trước thuế (A-(B+C))
560
5.3%
c2
Thu TNDN (c1*28%)
157
1.5%
D
PHÍ PHỤC VỤ
403
3.8%
Bảng 2.5: Bảng chiết tính giá suất ăn chính. Giá đề xuất: 12.000 đồng/suất
(Giá suất ăn chưa bao gồm % thuế VAT)
STT
DIỄN GIẢI CHI PHÍ
Chi phí/ Suất ăn(VND)
Tỉ lệ(%)
A
GIÁ SUẤT ĂN THANH TOÁN
12,000
100%
B
Tổng chi phí suất ăn (1+2+3+4+5+6+7)
10,000
83%
1
Thực phẩm chính
4,000
33.00%
2
Gạo trắng
2,200
18.00%
Mặn phụ
2,000
16.00%
3
Rau củ
800
6.00%
4
Tráng miệng
600
4.50%
5
Gia vị
600
4.50%
C
Tổng chi phí thực phẩm
10,200
77%
6
Chi phí chất đốt
400
3.00%
7
Chi phí lao động
900
7.00%
8
Chi phí gián tiếp khác
200
1%
D
TỔNG CÁC CHI PHÍ KHÁC (6+7+8)
1,500
10.00%
E
TỔNG SUẤT ĂN ĐÃ BAO GỒM CHI PHÍ
11,700
98.40%
Bảng 2.6: Bảng chiết tính giá suất ăn chính. Giá đề xuất: 14.000 đồng/suất
(Giá suất ăn chưa bao gồm % thuế VAT)
THỨ 2
Món ăn
Thực phẩm
Đvt
S. Lượng
Đ. Giá
Thành tiền
Cơm
Gạo
kg
0.200
12,500
2,500
Cá diêu hồng chiên sốt cà chua
cá diêu hồng
kg
0.155
42,000
6,510
Cà chua
kg
0.050
8,000
400
Xu xu cà rốt xào
Xu xu
kg
0.100
6,000
600
Cà rốt
kg
0.030
13,000
390
Canh chua giá bạc hà
Giá+bạc hà
kg
0.040
8,000
320
Cà chua + Đậu bắp+thơm
kg
0.030
9,000
270
Gia vị
730
Gas
600
Lương CN+BHLĐ
800
Chi phí QL
300
Chi phí vận chuyển
300
TỔNG CỘNG
13,720
THỨ 3
Món ăn
Thực phẩm
Đvt
S. Lượng
Đ. Giá
Thành tiền
Cơm
Gạo
kg
0.190
12,500
2,375
Sườn cot let ram
cốt lết
kg
0.080
95,000
7,600
Cải thảo xào
cải cải
kg
0.100
8,000
800
Canh rau đay mùng tơi
rau đay
kg
0.040
7,600
304
Mùng tơi
kg
0.030
9,000
270
Gia vị
730
Gas
600
Lương CN+BHLĐ
800
Chi phí QL
300
Chi phí vận chuyển
300
TỔNG CỘNG
14,079
THỨ 4
Món ăn
Thực phẩm
Đvt
S. Lượng
Đ. Giá
Thành tiền
Cơm
Gạo
kg
0.190
12,500
2,375
Gà kho gừng
Thịt gà
kg
0.160
40,000
6,400
Cải ngọt
Cải ngọt
kg
0.130
7,000
910
Canh bí xanh
Bí xanh
kg
0.065
6,500
423
Thịt xay
kg
0.010
67,000
670
Gia vị
730
Gas
600
Lương CN+BHLĐ
800
Chi phí QL
300
Chi phí vận chuyển
300
TỔNG CỘNG
13,508
THỨ 5
Món ăn
Thực phẩm
Đvt
S. Lượng
Đ. Giá
Thành tiền
Cơm
Gạo
kg
0.190
12,500
2,375
Tôm rim
Tôm
kg
0.055
72,000
3,960
Đậu hủ nhồi thịt sốt cà chua
Đậu hủ
miếng
1.000
1,000
1,000
Thịt xay
kg
0.020
75,000
1,500
Cà chua
kg
0.030
8,000
240
Mướp xào
Mướp xào
kg
0.130
6,000
780
Canh bí đỏ
Canh cải thảo
kg
0.050
7,000
350
Thịt xay
kg
0.002
75,000
150
Gia vị
730
Gas
600
Lương CN+BHLĐ
800
Chi phí QL
300
Chi phí vận chuyển
300
TỔNG CỘNG
13,085
THỨ 6
Món ăn
Thực phẩm
Đvt
S. Lượng
Đ. Giá
Thành tiền
Cơm
Gạo
kg
0.190
12,500
2,375
Caá bạc má
cá
kg
0.110
32,000
3,520
Trứng ốp la
trứng gà
quả
1.000
2,300
2,300
rau muống xào
rau muống
kg
0.090
6,000
540
Canh chua măng
măng
kg
0.040
15,000
600
cà chua
kg
0.040
8,000
320
me
kg
0.010
35,000
350
Gia vị
730
Gas
600
Lương CN+BHLĐ
800
Chi phí QL
300
Tráng miệng
600
Chi phí vận chuyển
300
TỔNG CỘNG
13,335
THỨ 7
Món ăn
Thực phẩm
Đvt
S. Lượng
Đ. Giá
Thành tiền
Cơm
Gạo
kg
0.190
12,500
2,375
Heo quay
Thịt heo
kg
0.060
92,000
5,520
Dưa chua
kg
0.050
7,000
350
Khổ qua nhồi thịt
Khổ qua
kg
0.065
8,500
553
Thịt xay
kg
0.015
75,000
1,125
-
Cải ngọt xào
cải ngọt
kg
0.100
6,500
650
Canh rau má
rau má
kg
0.050
6,000
300
-
Gia vị
730
Gas
600
Lương CN+BHLĐ
800
Chi phí QL
300
Chi phí vận chuyển
300
TỔNG CỘNG
13,603
Bảng 2.7: Bảng chiết tính giá suất ăn phụ. Giá đề xuất: 7.880 đồng/suất
(Giá suất ăn chưa bao gồm % VAT)
STT
DIỄN GIẢI CHI PHÍ
Chi phí/Suất ăn (VND)
Tỉ lệ(%)
A
GIÁ SUẤT ĂN THANH TOÁN
7,880
100%
B
Tổng chi phí suất ăn (1+2+3+4+5+6+7)
7,362
93%
1
Thực phẩm chính
4,000
50.8%
2
Bún gạo
1,200
15.2%
3
Rau xanh
500
6.3%
4
Nước uống dinh dưỡng
0
0.0%
5
Gia vị
500
6.3%
B
Tổng chi phí thực phẩm
6,200
79%
6
Chi phí chất đốt
0
0.0%
7
Chi phí lao động
842
10.7%
8
Chi phí gián tiếp khác
320
4%
C
TỔNG CÁC CHI PHÍ KHÁC(6+7+8+9)
1,162
14.8%
c1
Thu nhập trước Thuế (A – (B+C))
518
6.6%
c2
Thu TNDN (c1*28%)
145
1.8%
D
PHÍ PHỤC VỤ
373
4.7%
2.5 Thực đơn
Đội ngũ dầu bếp của Thiên Hồng phúc luôn luôn đáp ứng nhu cầu đa dạng phong phú bữa ăn của nhân viên quý công ty với nguồn thực đơn được liên tục thay đổi.
Bảng 2.8: Bảng thực đơn tuần
(Từ ngày…………Đến ngày…………)
Khách hàng:
Thứ
Ca 1
Ca 2
Ca 3
Món xào
Món canh
Hai
Cá hường chiên
Tép rum
Cá nục kho cà
Thịt kho đậu hũ
Trứng chiên cải mặn
Cá lóc kho
Khổ qua hấp
Khoai mỡ
Ba
Cá cơm chiên
Thịt kho khoai tây
Gà kho sả
Trứng hấp
Cá trê kho tiêu
Trứng ôpla
Bò xào bắp cải
Cải ngọt
Tư
Thịt kho củ cải
Cá basa kho
Thịt ram
Trứng ôpla
Cá nục chiên
Gà chiên
Tôm xào đậu đũa
Ran muống
Năm
Cá lóc kho
Thịt kho măng
Cá thu sốt
Cà trứng kho thịt
Thịt kho thập cẩm
Gà kho gừng
Thịt xào cải ngọt
Bí xanh
Sáu
Cá ngân chiên
Trứng chiên củ hành
Thịt khía
Trứng sốt cà
Cá cơm kho
Thịt kho cải chua
Gan xào susu
Cải xanh
Bảy
Cá bạc má chiên
Thịt kho cải muối
Chả lụa
Đậu hũ chiên
Cá thu kho cà
Thịt kho thâp cẩm
Thịt xào cải thìa
Bầu
CN
Pilê cá lóc
Chả viên kho cà
Thịt kho khoai tây
Trứng ôpla
Thịt kho thâp cẩm
Cá trứng kho thịt
Đậu que xào
Rau dền
Chương 3
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH
ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG
3.1 Quy trình đảm bảo chất lượng
3.1.1 Kiểm tra đầu vào
- Nguyên liệu dùng trong sản xuất chế biến thực phẩm phải có nguồn gốc an toàn, bảo đảm giới hạn dư lượng các hoá chất độc hại và vi sinh vật dưới mức quy định. Chỉ sử dụng các chất phụ gia trong danh mục cho phép của Bộ Y tế.
- Thiết bị, thùng chứa dụng cụ, nơi sản xuất phải thường xuyên được cọ rửa và tẩy trùng theo quy định.
- Kiểm soát chặt chẽ quy trình sản xuất thông qua kiểm tra các thông số vật lý như nhiệt độ, độ ẩm, PH, áp suất...
- Thao tác trên dây chuyền sản xuất phải được thực hiện đúng quy định, tránh sự lây nhiễm chéo cho sản phẩm.
- Thực phẩm bị hỏng nhưng còn tái chế được thì phải tái chế ngay. Sau khi tái chế cần được kiểm tra lại, đạt yêu cầu mới đưa vào sản xuất.
- Nước dùng để sản xuất, chế biến thực phẩm phải đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh theo quy định.
3.1.2 Quy trình bảo quản
3.1.2.1 Nhóm thực phẩm cung cấp chất đạm
Bao gồm hai nguồn chính là thực phẩm có nguồn gốc động vật (thịt, cá, trứng, hải sản...) và thực phẩm có nguồn gốc thực vật (đậu hũ, nấm, đậu đỗ, ngũ cốc...). Chất đạm là chất có thời gian phân hủy sớm nhất, trung bình 2 giờ sau giết mổ đã bắt đầu có hiện tượng phân hủy các protein trong điều kiện nhiệt độ bình thường (30-350 C) để tạo thành các chất có hại cho sức khỏe như myotoxin, myocotoxin, histamin... Các chất này khi vào cơ thể có thể gây các phản ứng dị ứng, ở nồng độ cao có thể gây ngộ độc với biểu hiện tiêu chảy, nôn ói, hoa mắt... Ngoài ra, chất đạm còn lànguồn thực phẩm mà vi khuẩn ưa thích nhất, nên cũng là loại thực phẩm có khả năng nhiễm khuẩn cao nhất.
Để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, cách bảo quản chất đạm tốt nhất là trữ lạnh ngay sau khi giết mổ, nhiệt độ bảo quản tạm thời trong quá trình bày bán vào khoảng 15-200C, thời gian phân phối khoảng 2-6 giờ. Nếu bảo quản dài hơn thời gian này, thực phẩm giàu đạm phải ở dạng đông đá (nhiệt độ <-40C).
Ngoài phương pháp đông đá, chất đạm cũng có thể được bảo quản dưới dạng làm tăng nồng độ muối (ướp muối) hoặc giảm nồng độ nước (phơi khô, sấy khô) nhưng các biện pháp này thường làm thay đổi các thành phần khác trong thực phẩm như mất các vitamin, phá hủy chất chức năng, và vẫn có thể không an toàn nếu không đảm bảo nồng độ muối cao hay quá trình phơi sấy không triệt để, không đảm bảo vô trùng.
Như vậy, nên chọn mua những thực phẩm tươi nhất có thể. Chọn thịt cá được bảo quản lạnh trong tủ lạnh hoặc ướp đá. Khi mua về, nếu không dùng ngay, nên chia thành từng phần nhỏ vừa đủ ăn và đông đá ngay. Có thể bảo quản như thế trong vòng 1 tuần. Khi rã đông, chỉ rã đông một lần duy nhất, rã đông trong ngăn mát tủ lạnh hoặc trong lò vi sóng, và chế biến ngay khi thực phẩm vừa rã đông xong. Đối với trứng, thời gian bảo quản không quá 1 tuần trong ngăn để trứng chuyên biệt.
3.1.2.3 Nhóm thực phẩm cung cấp chất béo
Là nhóm thực phẩm không ưa oxy, dù cho là chất béo động vật (mỡ) hay chất béo thực vật (dầu). Khi tiếp xúc với oxy, chất béo bị oxy hóa thành các chất độc hại cho cơ thể, thậm chí bị xem là nguồn gốc của các tế bào ung thư. Chất béo tốt là chất béo lỏng, trong suốt ở nhiệt độ thường thậm chí vẫn trong cả khi cho vào tủ lạnh. Bảo quản chất béo trong những lọ kín, miệng nhỏ, để nơi khô mát. Nên mua những chai dầu nhỏ để có thể ăn hết nhanh nhất sau khi khui ra.
3.1.2.4 Nhóm thực phẩm cung cấp chất bột, đường
Chủ yếu là các thực phẩm có nguồn gốc thực vật như gạo, nếp, mì, nui, khoai củ, các loại bột... Kẻ thù của các loại thực phẩm này là độ ẩm cao, vì đó là môi trường thuận lợi cho sự phát triển của các loại nấm mốc có thể sản sinh ra độc chất alphatoxin, đã được xác minh là có thể tích lũy tại gan qua thời gian và gây ung thư gan khi đạt đủ nồng độ. Vì vậy, chỉ nên dự trữ vừa phải các thực phẩm này trong nhà để ăn trong vòng 1-2 tuần lễ.
3.1.2.5 Nhóm thực phẩm từ rau, trái tươi
Thời gian bảo quản trung bình là 2-3 ngày trong điều kiện nhiệt độ khoảng 4-100C. Cần rửa sạch đất cát, nhưng phải lau khô bề mặt trước khi bảo quản, không
để nước ứ đọng trên bề mặt rau quả. Bọc thực phẩm trong các màng nilon chuyên dùng để tránh thất thoát nước và các vitamin tan trong nước.
3.1.2.6 Thực phẩm đóng hộp
Nếu đã được tiệt trùng và đóng gói đúng quy cách, thường không phải bảo quản lạnh trước khi mở bao bì. Nên chọn loại thực phẩm dùng hết một lần sau khi mở hộp, không nên bảo quản tiếp.
3.1.3 Quy trình chế biến
Thực phẩm tươi sống trước khi đưa vào chế biến sẽ được cân theo định lượng Trước khi đưa vào sản xuất, thực phẩm phải được chế biến sơ bộ và cân theo định lượng. Việc chế biến này khác nhau tùy theo dạng thực phẩm. Các qúa trình cơ bản là:
- Phân loại, rửa, loại bỏ chất khó tiêu.
- Rửa sạch mặt ngoài.
- Thái khúc .
- Nhúng nước để loại bỏ muối (cá, thịt muối), làm nở rau quả khô.
Cách chế biến sơ bộ này có ảnh hưởng lớn đến chất lượng của thành phẩm, do đó phải thực hiện một cách cẩn thận.
3.2 Các giải pháp về quản lý
3.2.1 Quản lý chất lượng nguyên liệu đầu vào
- Nguyên liệu không được có mùi vị khác thường, ảnh hưởng đến tính cảm quan của thực phẩm.
- Nguyên liệu không được có dấu hiệu đã biến đổi nguy hại cho sức khỏe.
- Nguyên liệu không được nhiễm bẩn bằng bất kỳ chất độc hại nào cho sức khỏe người ăn.
- Nguyên liệu không được nhiễm trùng bởi các vi khuẩn gây bệnh hoặc giun sán.
- Nguyên liệu phải có các thành phần hóa học là thuộc tính của nó và có giá trị dinh dưỡng phù hợp.
Quản lý quá trình nấu ăn
Hệ thống nhà xưởng thông thoáng sạch sẽ và riêng biệt. Sàn không được trơn, sàn phải dốc ra phía rãnh thoát nước
Cần giữ bếp và nơi chế biến gọn gàng, bề mặt luôn khô sạch, xa các nguồn gây ô nhiễm như khu chăn nuôi gia súc, nhà vệ sinh...thức ăn sau khi nấu chín phải đặt lên mặt bàn, giá, không để trực tiếp xuống nền sàn.
Hệ thống xử lý nước thải đúng tiêu chuẩn.
Môi trường xung quanh bếp ăn đảm bảo đủ điều kiện vệ sinh và an toàn vệ sinh thực phẩm.
Quản lý về vệ sinh an toàn thực phẩm
KCS lấy mẫu ngẫu nhiên các món ăn (thành phẩm).
Thực hiện lưu mẫu thực phẩm mỗi ca ăn theo đúng quy định.
Nơi bảo quản mẫu lưu được đặt tại phòng y tế
Bảo quản trong các dụng cụ chuyên dùng và tủ mát để lưu mẫu thực phẩm theo đúng quy định của bộ y tế
Quản lý nhân sự
3.2.4.1 Khuyến khích và tạo điều kiện để người lao động nâng cao trình độ qua đào tạo, đào tạo lại.
Trình độ chuyên môn kỹ thuật là chỉ tiêu đánh giá chất lượng lao động ở công ty. Vì vậy, công ty cần thực hiện công tác đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Để làm được điều đó công ty cần thực hiện tốt những việc sau:
- Sắp xếp lại đội ngũ cán bộ quản lý:
+ Tăng cường tuyển dụng lao động mới có trình độ chuyên môn cao.
+ Tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ công nhân viên ở Công ty tham gia đào tạo, bồi dưỡng chuyên tu, nâng cao nghiệp vụ kỹ năng như: Tăng cường số công nhân được cử đi học thêm nghiệp vụ để kiêm nhiệm công việc ở phân xưởng.
- Đối với công nhân sản xuất không chỉ tăng về số lượng mà chất lượng cũng phải được tăng lên, đây là yếu tố quan trọng nhất.
- Bố trí lao động làm công tác đúng chuyên ngành đào tạo để phát huy hết năng lực làm việc của công nhân viên và kết hợp với các đơn vị, bộ phận để làm tốt hơn nữa việc sử dụng sắp xếp, bố trí lao động đảm bảo kết quả công việc cao nhất.
- Có các chính sách đặc biệt là về tiền lương để thu hút những lao động và đầu bếp có trình độ, chuyên môn kỹ thuật và kinh nghiệm vào làm việc tại công ty.
- Cần có chính sách hợp lý đối tượng với những người tham gia đào tạo như trong thời gian đi học thì họ vẫn được hưởng nguyên lương. Có như vậy mới đảm bảo cuộc sống cho người lao động.
Tổ chức tốt công tác bảo hộ lao động
3.2.4.2.1 An toàn, vệ sinh lao động
Hiện nay, Công tác An toàn - vệ sinh lao động ở công ty thực hiện tương đối tốt nhưng không tránh khỏi những mặt hạn chế. Vì vậy, Công ty cần có những biện pháp hữu hiệu nhằm khắc phục những nhược điểm. Cụ thể:
- Xây dựng nội quy lao động cụ thể cho từng đối tượng, phổ biến đến từng người lao động.
- Cần có nội quy riêng nhằm buộc họ thực hiện nghiêm chỉnh. Cần có chính sách thưởng, phạt nghiêm minh. Nếu làm tốt sẽ có thưởng (Bằng vật chất hoặc tinh thần), nếu làm không tốt thì sẽ bị xử lý tuỳ thuộc vào mức độ vi phạm.
- Thực hiện tốt công tác huấn luyện về An toàn - vệ sinh lao động cho Cán bộ nhân viên ở Công ty, đảm bảo cho người lao động làm việc an toàn tuyệt đối. Bằng cách:
+ Tập huấn đầu năm cho cán bộ công nhân viên (kể cả lao động cũ và mới tuyển dụng) về công tác An toàn, vệ sinh lao động.
+ Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị và cá nhân người lao động thực hiện việc đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động.
+ Giữ gìn môi trường làm việc sạch sẽ là nhiệm vụ của tất cả các thành viên trong Công ty.
- Thực hiện tốt công tác đảm bảo an toàn - vệ sinh lao động, phát hiện kịp thời những thiếu sót và có cách xử lý phù hợp.
3.2.4.2.2 Vệ sinh phòng bệnh
- Phát huy hết khả năng làm việc của bộ phận y tế:
+ Cung cấp đầy đủ thuốc men cho cán bộ công nhân viên khi ốm hay bị tai nạn nhẹ.
+ Trang bị đầy đủ thiết bị, công cụ cần thiết dùng cho việc sơ cấp cứu khi có tai nạn lao động xảy ra.
+ Phục vụ chăm sóc sức khoẻ cho người bệnh tận tình.
- Cải tiến nâng cấp, sửa chữa thiết bị của phòng y tế, đảm bảo khả năng phục vụ tối đa cho cán bộ công nhân viên trong công ty.
- Cấp phát một số trang thiết bị đảm bảo cho người lao động an toàn làm việc, tránh xảy ra tai nạn lao động đáng tiếc.
3.3 Kiến nghị
3.3.1 Đối với nhà nước
Có những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong việc vay vốn, đất đai và ưu
đãi hơn về thuế cho công ty trong những năm công ty đang ở trong giai đoạn mở
rộng sản xuất kinh doanh.
Cung cấp những thông tin về tình hình phát triển kinh tế và những hướng
phát triển kinh tế của vùng.
Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho công ty thông qua các chính sách
và khuôn khổ luật pháp tốt và thông thoáng hơn để ấn định các hoạt động của công ty trong tương lai.
Thường xuyên mở các lớp tập huấn về vệ sinh an toàn thực phẩm để các doanh nghiệp nắm bắt kịp thời và học hỏi thêm kinh nghiệm.
3.3.2 Đối với doanh nghiệp
Công ty cần phải cố gắng trong việc nâng hiệu quả họat động kinh
doanh của mình để đạt những mục tiêu đề ra. Để làm được điều đó thì bộ phận quản lý phải cố gắng rất nhiều trong việc quản lý và điều hành.
Để xâm nhập thị trường và phát triển thi trường, công ty bổ sung được đội ngũ chuyên nghiệp thực hiện việc nghiên cứu thị trường để có thề ký kết được những hợp đồng lớn, giá trị.
Phải nỗ lực đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của công ty cũng như tạo nhiều điều kiện để công nhân gắn bó lâu dài với công ty.
Xây dựng trang web giới thiệu hình ảnh về công ty tiến tới đặt hàng giao dịch qua mạng xóa bỏ khoảng cách về địa lý
Kiểm soát tốt tình hình tài chính, xây dựng kế hoạch tài chính để sử dụng hiệu quả nguồn vốn và vốn vay đảm bảo mục tiêu tăng trưởng của công ty.
KẾT LUẬN
Trên cơ sở những kiến thức tích lũy ở trường và qua thời gian thực tập và tìm hiểu tại công ty TNHH Thiên Hồng Phúc đã giúp em rất nhiều trong việc làm sáng tỏ những lý luận đã được trang bị tại trường. Cùng với kiến thức lý luận cộng với cơ sở thực tiễn tại công ty, em đã mạnh dạn đưa ra đề tài “Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình đảm bảo chất lượng”. Hy vọng, sẽ góp một phần nhỏ của mình trong việc hoàn thiện quy trình đảm bảo chất lượng tại công ty.
Thực hiện đề tài là một cơ hội tốt cho tôi có thể ứng dụng những lý luận vào thực tiễn.Em cũng hi vọng một số giải pháp mà em đưa ra có thể ứng dụng vào công tác quản lý chất lượng tại Công ty TNHH Thiên Hồng Phúc. Nhưng do những hạn chế về trình độ, thời gian nghiên cứu chưa nhiều nên bài viết chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót hạn chế. em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của Thầy Cô, các bạn và các cô chú trong công ty
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy Dương Văn Ba, cùng Ban Giám Đốc công ty TNHH Thiên Hồng Phúc đã giúp em hoàn thành đề tài này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS. PTS. Đỗ Hoàng Toàn
Những vấn đề cơ bản của quản trị kinh doanh
Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật - 1994.
2. Nguyễn Quang Toản
Quản trị chất lượng- NXB Thống kê, 1995.
3. Tại Thị Kiều An, Ngô Thị Ánh
Quản trị chất lượng - Viện ĐHQG TP. Hồ Chí Minh, 1998.
2. Sổ tay chất lượng công ty TNHH Thiên Hồng Phúc
3. Giáo trình Quản Trị Chất Lượng
4. Một số đề tài khóa trước
5 Một số Wedsite
www.tailieu.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình đảm bảo chất lượng.doc