Đề tài Đẩy mạnh hội nhập Quốc tế trong du lịch sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới – WTO

Tài liệu Đề tài Đẩy mạnh hội nhập Quốc tế trong du lịch sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới – WTO: MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng cộng sản Việt nam đã khẳng định thực hiện nhất quán : “ Đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các mối quan hệ quốc tế. Việt Nam sẵn sàng là bạn là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển” ( Tr. 19, văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX Đảng cộng sản Việt Nam, NXB CTQG, Hà Nội 2001). Tại Việt Nam, du lịch là cầu nối giao lưu kinh tế có quan hệ chặt chẽ với chính sách mở rộng quan hệ đối ngoại và chủ động hội nhập kinh tế Quốc tế của Đảng và Nhà nước. Mở rộng du lịch quốc tế gắn liền với tăng lượng khách phục vụ, trong đó sự đi lại, tìm hiểu thị trường của khách thương nhân được chú trọng. Từ đó du lịch thúc đẩy đầu tư, buôn bán quốc tế…Bản thân hoạt động kinh doanh du lịch phải phát triển theo hướng quốc tế hoá, vì khách du lịch thường được nhiều nước trong một chuyến đi du lịch dài ngày. Hình thức li...

doc59 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1080 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Đẩy mạnh hội nhập Quốc tế trong du lịch sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới – WTO, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng cộng sản Việt nam đã khẳng định thực hiện nhất quán : “ Đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các mối quan hệ quốc tế. Việt Nam sẵn sàng là bạn là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển” ( Tr. 19, văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX Đảng cộng sản Việt Nam, NXB CTQG, Hà Nội 2001). Tại Việt Nam, du lịch là cầu nối giao lưu kinh tế có quan hệ chặt chẽ với chính sách mở rộng quan hệ đối ngoại và chủ động hội nhập kinh tế Quốc tế của Đảng và Nhà nước. Mở rộng du lịch quốc tế gắn liền với tăng lượng khách phục vụ, trong đó sự đi lại, tìm hiểu thị trường của khách thương nhân được chú trọng. Từ đó du lịch thúc đẩy đầu tư, buôn bán quốc tế…Bản thân hoạt động kinh doanh du lịch phải phát triển theo hướng quốc tế hoá, vì khách du lịch thường được nhiều nước trong một chuyến đi du lịch dài ngày. Hình thức liên doanh, liên kết ở phạm vi quốc tế trong kinh doanh du lịch là phương thức kinh doanh đem lại lợi nhuận kinh tế cao. Hoạt động kinh doanh du lịch với lợi nhuận kinh tế cao, đến lượt nó lại kích thích đầu tư nước ngoài vào du lịch và tăng cường chính sách mở cửa. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế đặc biệt là xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng về các ngành dịch vụ đã mở ra một cơ hội phát triển thuận lợi cho ngành du lịch đất nước. Do là một ngành khá nhạy cảm đối với những sự biến động của môi trường xung quanh, đặc biệt là môi trường vĩ mô nên bất cứ một động thái nào trong yếu tố vĩ mô đều ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng cũng như tốc độ phát triển của du lịch. Việc hội nhập quốc tế của du lịch Việt Nam, một mặt là do chính bản chất của ngành – lĩnh vực kinh tế Quốc tế đòi hỏi. Mặt khác, là do đường lối phát triển xã hội của Việt Nam quyết định. Bởi du lịch vốn là một ngành kinh tế dịch vụ đặc biệt, mang chuẩn mực quốc tế cao, tạo cảm giác thoải mái cho du khách nên nó phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố xung quanh - những yếu tố đem đến tâm lý thoải mái và dễ chịu như: chính trị ổn định, môi trường trong sạch, cơ sở vật chất hấp dẫn, chính sách nhập cảnh đơn giản, thuận lợi…. Trong những năm qua, hội nhập Quốc tế của du lịch Việt Nam đã có nhiều thành công góp phần thúc đẩy sự phát triển nhanh ngành du lịch, góp phần tích cực trong quá trình đàm phán của Việt Nam vào WTO. Tuy nhiên khi Việt Nam đã là thành viên của WTO thì yêu cầu đặt ra đối với hội nhập Quốc tế lại càng quan trọng hơn. Một mặt, hội nhập Quốc tế tạo ra điều kiện thuận lợi cho việc phát huy lợi thế so sánh và nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam trên cả 3 cấp độ : Quốc gia, ngành và doanh nghiệp. Mặt khác, phải giữ nguyên tắc hội nhập của Đảng và Nhà nước Việt Nam là : Hội nhập nhưng phải giữ độc lập tự chủ, tự lực tự cường, bảo đảm an ninh quốc gia, ổn định chính trị -xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và định hướng xã hội chủ nghĩa. Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên đây, nhóm sinh viên ngành Quản trị du lịch K46 chúng em mạnh dạn chọn đề tài : “Đẩy mạnh hội nhập Quốc tế trong du lịch sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới – WTO” làm công trình nghiên cứu khoa học sinh viên năm 2007. 2. Đối tượng nghiên cứu : Hội nhập quốc tế của ngành du lịch Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu quá trình hội nhập quốc tế của ngành du lịch Việt Nam. 3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài : Tìm ra các bài học kinh nghiệm của Du lịch Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế Quốc tế. 4. Phương pháp nghiên cứu : Phương pháp nghiên cứu lý thuyết, thu thập các dữ liệu thứ cấp về các sự kiện hội nhập kinh tế Quốc tế của ngành du lich Việt Nam, phân tích các kết quả hội nhập kinh tế quốc tế đến sự phát triển của ngành du lịch. 5. Kết cấu đề tài nghiên cứu Không kể mở đầu, kết luận công trình khoa học này được kết cấu thành 3 chương : Chương 1. Cơ sở khoa học về hội nhập Quốc tế trong du lịch. Chương 2. Khái quát về thực trạng hội nhập quốc tế của ngành du lịch Việt Nam. Chương 3. Đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh quan hệ quốc tế trong du lịch sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Nhóm sinh viên nghiên cứu khoa học chúng em xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Văn Mạnh, Hội đồng khoa học Khoa, Ban chấp hành Liên chi đoàn khoa Du lịch và Khách sạn đã gợi ý, tạo điều kiện và tận tính hướng dẫn cho nhóm sinh viên chúng em hoàn thành công trình nghiên cứu khoa học đầu tay này. Chương I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA HỘI NHẬP QUỐC TẾ TRONG DU LỊCH 1.1 Các khái niệm cơ bản về hội nhập quốc tế Hội nhập là gì ? Nhiều định nghĩa, thường gắn với các trường phái lý thuyết chức năng (Trường phái thể chế): “ Hội nhập là một quá trình hướng tới và là sản phẩm cuối cùng của sự thống nhất về chính trị giữa các quốc gia riêng rẽ ”. Cho đến nay có ba cách tiếp cận tiêu biểu về hội nhập quốc tế . Cách tiếp cận thứ nhất: cho rằng hội nhập là sản phẩm cuối cùng hơn là một quá trình; sản phẩm đó là sự hình thành một nhà nước liên bang kiểu Hoa Kỳ và Thụy Sỹ. Cách tiếp cận thứ hai cho rằng hội nhập là sự liên kết các quốc gia thông qua phát triển các luồng giao lưu thương mại, thông tin, du lịch, di trú…từ đó hình thành dần các cộng đồng (vừa là quá trình vừa là sản phẩm). Cách tiếp cận thứ ba cho rằng hội nhập vừa là quá trình vừa là sản phẩm cuối cùng, nhưng nhấn mạnh hội nhập là sự hợp tác trong hoạch định chính sách và thái độ của tầng lớp tinh tuý. Cách tiếp cận hội nhập ở Việt Nam Hội nhập là cách nói gọn của cụm từ hội nhập kinh tế quốc tế, nên cần hiểu là quá trình chủ động gắn kết nền kinh tế và thị trường của từng nước với kinh tế khu vực và thế giới thông qua các nỗ lực tự do hoá và mở cửa trên các cấp độ đơn phương, song phương và đa phương.. Như vậy hội nhập (hay hội nhập kinh tế quốc tế) thực chất cũng là sự chủ động tham gia vào quá trình toàn cầu hoá, khu vực hoá. Nguyên tắc hội nhập của Việt Nam là: Hội nhập nhưng phải giữ độc lập tự chủ, tự lực tự cường , bảo đảm an ninh quốc gia, ổn định chính trị -xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và định hướng xã hội chủ nghĩa. Nội dung của hội nhập - Với bên ngoài: ký kết và tham gia các định chế và tổ chức kinh tế quốc tế; cùng các thành viên đàm phán, xây dựng các luật chơi chung và thực hiện các quy định, cam kết đối với thành viên của các định chế tổ chức đó. - Bên trong: Tiến hành các công việc cần thiết để đảm bảo đạt được mục tiêu của quá trình hội nhập cũng như thực hiện các quy định, cam kết về hội nhập (Điều chỉnh chính sách; Điều chỉnh cơ cấu kinh tế; Cải cách cần thiết về kinh tế, xã hội; Đào tạo phát triển nguồn nhân lực). Toàn cầu hoá hoá Theo quan niệm rộng:, toàn cầu hóa là hiện tượng hay qúa trình trong quan hệ quốc tế làm tăng sự tuỳ thuộc lẫn nhau trên nhiều mặt của đời sống xã hội (kinh tế, văn hoá, chính trị, an ninh, môi trường…) giữa các quốc gia. Hiện tượng đa phương diện trong nhiều hình thức hoạt động xã hội đa dạng, vừa mang tính tích cực vừa có tác động tiêu cực. Theo quan niệm hẹp: (khái niệm kinh tế), toàn cầu hóa là hiện tượng hay quá trình hình thành thị trường toàn cầu làm tăng sự tương tác và tuỳ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế quốc gia. Theo TS.Nguyễn Văn Lưu, toàn cầu hóa là một sự liên kết, theo đó những gì diễn ra trong một lĩnh vực ở một phần thế giới đều tác động đến lĩnh vực và phần còn lại của thế giới. Theo cách nói của Bill Clinton- cựu Tổng thống Hoa Kỳ, toàn cầu hoá là một thuật ngữ kinh tế tương đương với sức mạnh của tự nhiên, như gió hay nước. Có thể lợi dụng sức gió để thổi căng những cánh buồm. Có thể lợi dụng sức nước để tạo ra năng lượng. Chúng ta có thể nỗ lực bảo vệ con người và tài sản khỏi gió bão và lũ lụt. Nhưng, không có lý do gì để phủ định sự tồn tại của gió và nước, cũng như không có cớ gì để phải huỷ diệt chúng. Điều này cũng đúng với quá trình toàn cầu hoá. Có thể tối đa hoá những lợi ích của nó và giảm thiểu những rủi ro mà nó đem lại, nhưng không thể bỏ qua nó và chắc chắn là nó sẽ chẳng ra đi. Xu hướng của quá trình toàn cầu hoá Có thể nói, ngày nay xu thế toàn cầu hoá đã và đang trở thành xu thế tất yếu của nền kinh tế thế giới. Xu thế này khiến cho những rào cản kinh tế ngăn cách giữa các quốc gia dần dần được dỡ bỏ, một thị trường toàn cầu với nguyên tắc luật lệ thống nhất đang được hình thành cùng với nó là sự phát triển vượt bậc của cách mạng khoa học công nghệ càng làm tăng thêm độ “nóng bỏng” cho nền kinh tế thế giới. Hơn nữa, không phải ngẫu nhiên mà toàn cầu hoá lại là xu thế phát triển chung của thế giới. Sự hội tụ đầy đủ các yếu tố như: tiến bộ vượt bậc của khoa học công nghệ, sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, quá trình tự do hoá thương mại và đầu tư quốc tế, sự mở rộng liên kết của các công ty đa quốc gia và các vấn đề về môi trường đã cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế thế giới phát triển theo hướng hội nhập trên tất cả các lĩnh vực. Những nguyên nhân này có thể là do chủ quan hay cũng có thể là do khách quan mang lại song chúng đều là những yếu tố mang tính quy luật không sớm thì muộn sẽ xuất hiện và tác động vào nền kinh tế thế giới như một cú huých quan trọng làm thay đổi toàn bộ bộ mặt của kinh tế toàn cầu. Xu thế toàn cầu hoá đã xuất hiện từ lâu. Có thể nói “ con đường tơ lụa” từ Á sang Âu đã biểu hiện sơ khai của xu thế này. Tới thế kỷ VI, với những đại phát kiến về địa lý và đặc biệt là từ thế kỷ XVIII, khi loài người chuyển từ thời đại nông nghiệp sang thời đại công nghiệp thì nền kinh tế dần dần mang tính chất toàn cầu hoá với những xu hướng sau: - Xu hướng toàn cầu hoá kinh tế Xu hướng hoà bình, hợp tác và phát triển kinh tế Xu hướng phát triển dân số thế giới Xu hướng phát triển khoa học và công nghệ Hai mặt của quá trình toàn cầu hoá Toàn cầu hoá phá bỏ hoặc ít ra giảm bớt những rào cản ngăn cách, mở rộng thị trường, kích thích sản xuất, đồng thời cũng làm cho sự cạnh tranh càng trở nên gay gắt. Trình độ toàn cầu hoá cao gia tăng chưa từng thấy tính tuỳ thuộc lẫn nhau C.Mác và Ph. Ăng-ghen gọi là “sự phụ thuộc phổ biến giữa các dân tộc”. Nền sản xuất của nhiều quốc gia được đưa vào dây chuyền sản xuất mang tính toàn cầu; một khâu trong dây chuyền ấy trục trặc có thể ảnh hưởng tới sự vận hành của toàn bộ hệ thống. Điều đó làm cho nền kinh tế của mỗi nước bị cột chặt vào nền kinh tế chung, đồng thời cũng củng cố vị thế của các nước nếu biết giành vị trí tối ưu trong phân công lao động quốc tế. Những hiện tượng mới như hệ thống thông tin, truyền hình vượt biên giới quốc gia mang tính toàn cầu; hàng rào thuế quan được dỡ bỏ hoặc hạ thấp; sự chuyển dịch hàng hoá, tiền tệ, dịch vụ, lao động thông thoáng, thậm chí ở một khu vực rộng lớn, công dân qua lại không cần hộ chiếu, thị thực đòi hỏi cách đề cập hoàn toàn mới trong việc bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ. Sự giao lưu về văn hoá tư tưởng cũng khác hẳn trước; nhờ thông tin hiện đại cái hay lan truyền rất nhanh, cái độc hại cũng được phổ biến trong chớp nhoáng; một sự kiện xảy ra ở bất cứ đâu khó bề giữ kín và chịu phản ứng tức thì. Toàn bộ tình hình trên đặt ra sự lựa chọn thật không dễ dàng: không quan tâm tới tính toàn cầu hoá cao, co cụm, khép kín thì không phát triển được, thậm chí có muốn cũng khó bề thực hiện được; nắm bắt và lựa cách tận dụng xu thế mới thì có cơ phát triển song cũng phải gánh chịu những tác động không đơn giản của những làn gió từ bên ngoài lùa vào. Xu hướng chung trên thế giới là chọn cách thứ hai; vấn đề là khôn khéo khai thác những tác động thuận chiều, hạn chế ảnh hưởng không thuận chiều hướng đó. Đi đôi với xu thế toàn cầu hoá, gần đây chúng ta được chứng kiến sự phát triển rất mạnh mẽ của xu thế khu vực hoá. Khu vực hoá Theo nghĩa rộng, khu vực hóa là hiện tượng hay khuynh hướng hợp tác hoặc liên kết giữa các nước và hình thành các nhóm hoặc tổ chức, khu vực hoạt động trên một hoặc nhiều lĩnh vực khác nhau. Theo nghĩa hẹp, khu vực hóa là một hiện tượng trong quan hệ kinh tế quốc tế, bao gồm các hoạt động hợp tác kinh tế quốc tế giữa một số nước tập hợp thành những nhóm khu vực có mức độ liên kết kinh tế khác nhau. Khu vực hoá thể hiện trên ba cấp. Thứ nhất, cấp “đại khu vực”, mở rộng Liên minh Châu Âu (EU), mở ra triển vọng biến toàn bộ Châu Âu thành một thực thể. Ở Châu Á – Thái Bình Dương, Hội nghị hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương) họp ở Bôgo (Indonexia) vừa quyết định hình thành khu vực mậu dịch tự do. Ở Châu Mỹ, Hội nghị cấp cao họp ở Maiami (Mỹ) cũng quyết định thành lập khu vực mậu dịch tự do toàn Châu Mỹ (FTAA). Thứ hai, “tiểu khu vực”, các khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA), khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), khu vực mậu dịch tự do Nam Mỹ (MERCOSỦ)…ra đời. Đồng thời cũng xuất hiện nhiều tổ chức hợp tác khu vực như: Hiệp hội hợp tác khu vực Nam Á (SAARC), Tổ chức hợp tác kinh tế của Tây Á (ECO), Diễn đàn Nam Thái Bình Dương (SPF)… Thứ ba, cấp tầm liên quốc gia gần đây xuất hiện nhiều tam- tứ giác phát triển, nhất là ở Đông Nam Á; tam giác phát triển phía nam bao gồm Singapore, bang Giôho của Malayxia và đảo Baatm phía nam Thái Lan, các bang phía Bắc Malayxia và tỉnh Xumatowra của Indonexia; tam giác phát triển phía đông bao gồm đảo Minđanao của Philippin, Xulavêxi của Indonexia và miền đông Malayxia; tứ giác vàng bao gồm Thái lan, Mianma, Lào và Vân Nam (Trung Quốc); ở Đông Bắc Á có tam giác sông Chumen bao gồm các khu vực biên giới của Cộng hoà dân chủ Nhân dân Triều Tiên, Trung Quốc, Nga.. Xu thế này phản ánh lợi ích của các nước mở rộng thị trường, phối hợp nguồn nhân lực, tài lực, kết cấu hạ tầng, tài nguyên để cùng nhau phát triển. Xu hướng khu vực hoá đồng thời cũng là một sự “phản ứng” đối với xu thế toàn cầu hoá, một sự tập hợp lực lượng để đối khó với sự cạnh tranh đang diễn ra mạnh mẽ. Một số nước, nhất là các nước công nghiệp phát triển, muốn thông qua việc hình thành các khu vực mậu dịch tự do để giành thị trường và phát huy ảnh hưởng, xác định vai trò của mình. Khác với trước đây, xu hướng khu vực hoá diễn ra đồng thời với xu hướng toàn cầu hoá, các tổ chức khu vực bao gồm các nước có chế độ chính trị - xã hội và trình độ phát triển khác nhau, đều có xu hướng mở chứ không khép kín. Tuy nhiên, nếu không khéo xử lý thì hai xu hướng ấy có thể trở thành đối lập nhau. Các tổ chức khu vực sẽ biến thành các khối khép kín. Khu vực hoá tăng khả năng phát triển của các quốc gia song không phải là thang thuốc vạn năng nếu như bản thân mỗi nước không gia tăng nội lực của mình; ngược lại sẽ gánh chịu sự cạnh tranh chèn ép mãnh liệt. Nhìn chung lại, hai xu thế lớn là toàn cầu hoá và khu vực hoá có nguồn gốc sâu xa, đang phát triển mạnh mẽ, có tác động sâu sắc về nhiều mặt tới quan hệ quốc tế, chính sách của các quốc gia, đời sống các dân tộc. Tiến hành chính sách đối ngoại rộng mở, đa dạng hoá, đa phương hoá cả về quan hệ chính trị lẫn quan hệ kinh tế, chúng ta không thể không nghiên cứu sâu hơn nguồn gốc, nội dung, hình thức biểu hiện và những tác động của chúng để tìm cách thích nghi, ứng phó. Các biểu hiện cụ thể của nền kinh tế du lịch toàn cầu: Sự hình thành của các khối kinh tế khu vực, trong đó du lịch-dịch vụ đóng vai trò quan trọng: EU, khối Bắc Mỹ, ASEAN… Sự hình thành của nhiều tổ chức toàn cầu, khu vực, tiểu khu vực, trực thuộc hoặc không trực thuộc liên hợp quốc đang tham gia trực tiếp hoặc giántiếp điều tiết hoạt động du lịch thế giới: các tổ chức như: GO, NGOs. Sự phát triển của các công ty xuyên quốc gia, một dạng ban đầu của tổ chức kinh tế tương lai của nền kinh tế du lịch toàn cầu đang phát triển và chi phối quan hệ kinh tế du lịch quốc tế: các liên minh, hiệp hội lữ hành, khách sạn, hàng không… Các tổ chức hội nhập quốc tế tiêu biểu trong du lịch Tổ chức quốc tế mang tính chính phủ về du lịch Tổ chức du lịch thế giới (United Nations Word Tourism Organization_UNWTO) Ngày thành lập: 02-01-1975 do việc cải tổ Hiệp hội Quốc tế các tổ chức du lịch Quốc gia. Đây là một tổ chức có tính chất liên chính phủ của Liên hiệp quốc. Để phân biệt với tổ chức Thương mại Thế giới (WORD TRADE ORGANIZATION-WTO) cũng có tên viết tắt như Tổ chức Du lịch Thế giới WORD TOURISMS RGANIZATION-WTO) tháng 11 năm 2005 Tổ chức Du lịch Thế giới (WTO) được đổi tên theo tiếng Anh là UNITED NATIONS WORDL TOURISM ORGANIZATION và viết tắt là UNWTO.UNWTO có khoảng 500 thành viên gồm 3 loại: Thành viên độc lập, thành viên liên kết, thành viên chi nhánh. Trụ sở chính đặt tại thủ đô Madrid của Tây Ban Nha. Mục đích của UNWTO là khuyến khích phát triển các hoạt động du lịch quốc tế nhằm phát triển kinh tế, giao lưu văn hoá và chung sống hoà bình giữa các dân tộc. Các hoạt động chính của UNWTO: Tổng kết kinh tế du lịch thế giới, thống kê du lịch, tổ chức các hội nghị, hội thảo, hoạt động nghiên cứu về du lịch toàn cầu, hoạt động marketing du lịch, tổ chức quản lý du lịch, bảo vệ môi trường, thông qua các văn kiện quan trọng như Hiến chương du lịch, bộ luật du lịch, các tuyên bố về du lịch khuyến cáo Liên hợp quốc và các chính phủ, các nhà nước có các những giải pháp phát triển du lịch phù hợp. Ngôn ngữ sử dụng chính: ANH, PHÁP, TÂY BAN NHA. Tài liệu phát hành: Tạp chí Du lịch Thế giới, Thống kê Du lịch, Tổng kết Du lịch Thế giới, địa chỉ website: http: //www.world-tourism.org Việt Nam tham gia UNWTO năm 1981. Năm 1987, Việt Nam được bầu là Phó chủ tịch Uỷ ban Đông Á-Thái Bình Dương, tích cực tham gia đại hội thường niên, đại hội khu vực, tranh thủ sự hỗ trợ của UNWTO về thông tin, đào tạo nhân lực và hỗ trợ kỹ thuật. Tổ chức phi chính phủ ( Non - govermental Organization, gọi tắt là NGOs) Đã tồn tại hàng trăm năm trên thế giới với nhiều dạng khác nhau. Nguồn gốc từ xa xưa của NGOs vốn là những nhóm nhỏ làm từ thiện. Tiêu chí hoạt động của họ là hoạt động nhân đạo đối với nạn nhân chiến tranh, thiên tai và người nghèo, không phân biệt chính kiến và địa dư. Cho tới nay trên thế giới các nước có quan điểm khác nhau về phân loại và định nghĩa về NGOs. * Một số nước coi tất cả các tổ chức không phải của chính phủ là các NGOs. * Theo luật pháp một số nước, các tổ chức NGOs nước ngoài bao gồm các tổ thể có tư cách pháp nhân là các Viện, các tổ chức tư nhân hay công cộng hoặc các quỹ, là những tổ chức không có chính phủ. Các NGOs đó là các tổ chức phi lợi nhuận, được lập ra hợp pháp và có tư cách pháp nhân theo luật và quy đinh của nước đó không theo đuổi mục đích chính trị. * Theo định nghĩa của tổ chức Liên hợp quốc, NGOs là bất kỳ tổ chức quốc tế nào đựơc lập ra không phải do một thoả thuận liên chính phủ quốc tế, nhưng NGOs đó có thể bao gồm các tổ chức có các thành viên do chính phủ cử ra, với điều kiện tư cách thành viên không cho phép thành viên đó tự do bày tỏ ý kiến của tổ chức đó. Có thể rút ra đặc điểm chung của loại hình tổ chức này là nó đựơc thành lập một cách tự nguyện và hợp pháp, không thuộc bộ máy hành chính nhà nước và không nhằm mục đích lợi nhuận. Liên đoàn hiệp hội các hãng lữ hành (Universal Federation ò Travel agent Association UFTTA Thành lập: tháng 11 năm 1966 tại Roma. Trụ sở chính hiện nay:Thủ đô Brussel, Vương quốc Bỉ. Tính chất: Tổ chức liên kết quốc tế phi chính phủ về du lịch. Thành viên có khoảng 900. Bao gồm các thành phần doanh nghiệp độc lập, hiệp hội lữ hành, thành viên đại diện cho quốc gia.Phạm vi hoạt động ở 10 khu vực trên phạm vi toàn thế giới, mỗi khu vực có một giám đốc điều hành. Mục đích của các tổ chức này chứng minh cho các chính phủ thấy được sự đóng góp to lớn của lữ hành cho sự phát triển của nền kinh tế của mỗi quốc gia và toàn thế giới. Các hoạt động chính là bảo vệ quyền lợi nghề nghiệp của các thành viên, tiêu chuẩn hoá chức danh nghề nghiệp, phổ biến các văn bản pháp luật quốc tế về du lịch đến các thành viên, khuyến nghị các biện pháp nhằm giảm thủ tục hành chính đỡ gây phiền hà cho khách, do an ninh an toàn, tổ chức hội thảo hội nghị trao đổi kinh nghiệm nghề nghiệp. Ngôn ngữ sử dụnh chính: ANH, PHÁP, TÂY BAN NHA. Tài liệu phát hành ấn phẩm hàng tháng UFTTA WORLD MAGAZINE Địa chỉ Website: http: //www.uftta.org Hiệp hội thế giới các đại lý lữ hành (World Association of Travel Agent – WATA) Thành lập: Năm 1949 theo sáng kiến của Thụy Sỹ Trụ sở chính hiện nay: Thủ đô Genever. Tính chất: Tổ chức liên kết quốc tế phi chính phủ về du lịch. Thành viên có khoảng 240 từ 90 quốc gia, các doanh nghiệp độc lập, hiệp hội lữ hành, thành viên đaị diện cho quốc gia. Phạm vi hoạt động ở 210 thành phố trên toàn thế giới. Mục đích nhằm giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên trong việc bảo đảm quyền lợi kinh tế thông qua việc trao đổi dịch vụ thương mại, kỹ thuật, thông tin, soạn thảo và phân phát những tài liệu cần thiết về chuyên môn nghiệp vụ, quảng bá sản phẩm cho các thành viên. Các hoạt động chính: Thu thập các loại dữ liệu về quảng cáo cho du lịch quốc tế, tham gia các hoạt động thương mại, tài chính có liên quan đến lữ hành, tổ chức hội nghị hội thảo quốc tế có liên quan đến lữ hành, giữ mối quan hệ với hiệp hội khách sạn quốc tế. Ngôn ngữ sử dụng chính: ANH, PHÁP. Tài liệu ấn phẩm hàng tháng GENERAL TARIFT, W.A.T.A MASTERKEY. địa chỉ Website: Hiệp hội du lịch Châu Á Thái Bình Dương (FACIFIC AREA TRAVEL ASSOCIATION –PATA) Thành lập: Năm 1951 tại HAWAI. Trụ sở chính:trước năm 1997 ở SANFRANCISCO (Hoa Kỳ); vào năm 1998 đến nay chuyển tới Bangkok, Thái Lan. Tính chất: tổ chức liên kết quốc tế phi chính phủ về du lịch. Thành viên có 80 cơ quan du lịch nhà nước, lãnh thổ, địa phương của 40 quốc gia, hơn 2000 tổ chức du lịch được tổ chức thành 80 chi bộ. Cơ quan lãnh đạo hội nghị hàng năm, Ban giám đốc và Ban chấp hành. Phạm vi hoạt động chia thành 9 khu vực: Đông Á, Nam Á, Đông Nam Á, Thái Bình Dương, quần đảo Hawai, Nam Thái Bình Dương, Châu Đại Dương, Alasca, Mỹ và Canada. Mục đích của PATA: Tuyên truyền và khuyến khích sự phát triển du lịch ở khu vực Châu Á _Thái Bình Dương. Các hoạt động chính: giúp đỡ các thành viên trong nhiều lĩnh vực như tuyên truyền quảng cáo, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, tạo điều kiện thuận lợi cho sự liên kết, hợp tác giữa các thành viên, tổ chức nghiên cứu thi trường, thống kê du lịch, thực hiện mối liên kết với các tổ chức Quốc tế khác. Việt Nam tham gia vào PATA tháng 4 năm 1989. Năm 1994 được thành lập chi hội PATA Việt Nam. Năm 2002 chi hội PATA Việt Nam có 149 thành viên. Chi hội PATA Việt Nam tham gia tích cực đại hội thường niên, hội nghị các chi hội, hội nghị giám đốc PATA nhằm tranh thủ hỗ trợ PATA tổ chức các hội nghị, hội thảo ở Việt Nam để trao đổi kinh nghiệm quản lý, tổ chức kinh doanh và xúc tiến du lịch. Ngôn Ngữ sử dụng chính: ANH Tài liệu phát hành ấn phẩm hàng tháng PATA NEW, PATA GUIDE BOOK, PATA STATISCS,( các ấn phẩm được gửi miễn phí cho các thành viên) Địa chỉ website: Hiệp hội du lịch ASEAN (ASEAN TRAVEL ASOCIATION- ASEAN -TA) Thành lập: 01-1971 Trụ sở chính hiện nay: Thủ đô JAKARTA(INDONEXIA). Tính chất: Tổ chức liên kết khu vực phi chính phủ về du lịch. Thành viên bao gồm các hiệp hội lữ hành, hiệp hội khách sạn, các hãng hàng không quốc gia của các nước, các doanh nghiệp du lịch và các hãng cung cấp sản phẩm cho các ngành du lịch.Việt Nam tham gia tổ chức này năm 1995. Phạm vi hoạt động trong khối các nước ASEAN_TA: Quảng bá du lịch cho 12 nước thành viên. ASEAN được coi như là một điểm du lịch thống nhất để bàn các biện pháp hợp tác đa phương nhằm thu hút, đón tiếp và phục vụ khách du lịch. Các hoạt động chính: hàng năm tổ chức diễn đàn du lịch. Diễn đàn này bao gồm các nội dung chính: Hội nghị của các tổ chức du lịch quốc gia và các cuộc họp không chính thức Bộ trưởng du lịch các nước thành viên ASEAN, họp thường niên của Hiệp hội Du lịch ASEAN, hội chợ du lịch ASEAN. Năm du lịch ASEAN lần thứ nhất được tổ chức năm 1992. Ngôn ngữ sử dụng chính: ANH, địa chỉ Website Sự trợ giúp của NGOs không chỉ là viện trợ vật chất mà bao gồm cả chuyển giao kinh nghiệm, công nghệ, nâng cao dân trí, chăm sóc y tế, phổ cập giáo dục… Các diễn đàn Sự ra đời của diễn đàn hợp tác Á – Âu, thành viên, cơ cấu và lĩnh vực hoạt động. Sự ra đời của của diễn đàn hợp tác Á – Âu Cuối những năm 80, đầu những năm 90 của thế kỷ 20 là thời kỳ phát triển khá thịnh vượng của các nền kinh tế châu Á, đặc biệt là của các nước thuộc khu vực Đông Á và Đông Nam Á(ASEAN). Điều này được thể hiện rất rõ ở tỷ lệ tăng trưởng bình quân tương đối cao của một số nước đang phát triển trong khu vực. Sự phát triển kinh tế, văn hóa đi cùng với sự ổn định về chính trị, xã hội của các nước thuộc khu vực năng động này ở châu Á đã thúc đẩy mạnh mẽ các quan hệ theo hướng hội nhập, hợp tác cùng phát triển, không chỉ ở các nước trong khu vực với nhau mà còn vươn rộng ra ngoài Châu Á, tạo nên sự cân bằng trong phát triển kinh tế giữa các khu vực trong xu hướng toàn cầu hoá của kinh tế thế giới. Trong khi đó, ở Châu Âu, mà nòng cốt là các nước EU sau thời kỳ chiến tranh lạnh cũng đang có xu hướng mở rộng quan hệ ra ngoài bằng một “ chính sách Châu Á mới ” được thông qua vào những năm cuối thập kỷ 90 của thế kỷ 20. Trước bối cảnh đó, để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho một nền kinh tế đang phát triển, có vị trí và vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển kinh tế của các nước Đông Nam Á(Asean), vào năm 1994, Singapo đã đưa ra sáng kiến hợp tác Á – Âu. Hai năm sau, diễn đàn hợp tác Á -Âu chính thức thành lập tại hội nghị cấp cao Á- Âu (ASEAN – Europe Meetings - gọi tắt là ASEM ) lần thứ nhất tại Băng Cốc Thái Lan vào tháng 3 – 1996, mở đường cho một tiến trình hợp tác Á- Âu mới trong quan hệ giữa hai châu lục. Có thể thấy, trong bối cảnh đó sự ra đời của ASEM là “ thuận theo ý trời và hợp lòng người”, có một ý nghĩa to lớn mang tính chiến lược không chỉ trên lĩnh vực kinh tế mà còn cả trên lĩnh vực chính trị, văn hóa - xã hội… của cả hai châu lục. Nó tạo điều kiện củng cố, thúc đẩy, thắt chặt và đẩy lên một tầm cao mới, có hiệu quả hơn mối quan hệ hợp tác giữa châu Âu nói chung và EU nói riêng với châu Á. Đồng thời nó cũng mang một ý nghĩa to lớn cho lời giải của bài toán tạo đối trọng nhằm thiết lập, đảm bảo duy trì sự cân bằng ngày càng ổn định trong phát triển kinh tế của ba trung tâm kinh tế lớn trên Thế Giới: EU, Mỹ, Nhật Bản và các nước châu Á đang phát triển. Đầu tư trực tiếp( FDI) Đầu tư trực tiếp (FDI) là một loại hình di chuyển vốn giữa các quốc gia, trong đó người chủ sở hữu vốn đồng thời là người trực tiếp quản lý và điều hành hoạt động sử dụng vốn đầu tư . Về thực chất, FDI là loại hình đầu tư quốc tế mà chủ đầu tư bỏ vốn để xây dựng hoặc mua phần lớn, thậm chí toàn bộ các cơ sở kinh doanh ở nước ngoài để là chủ sở hữu toan bộ hay từng phần cơ sở đó và trực tiếp quản lý điều hành hoặc tham gia quản lý điều hành hoạt động của đối tượng mà họ bỏ vốn đầu tư. Đồng thời, họ cũng chịu sự trách nhiệm theo sở hữu về kết quả sản xuất kinh doanh của dự án . FDI có các đặc điểm sau : - Tỉ lệ vốn của các nhà đầu tư nước ngoài trong vốn pháp định của dự án đạt mức độ tối thiểu tuỳ theo luật đầu tư của từng nước qui định . - Các nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp điều hành và quản lý dự án mà họ bỏ vốn đầu tư. Quyền quản lý doanh nghiệp phụ thuộc vào tỷ lệ góp vốn đầu tư trong vốn pháp định của dự án. - Kết quả thu được từ hoạt động kinh doanh của dự án được phân chia theo tỉ lệ góp vốn vào vốn pháp định sau khi nộp thuế cho nước sở tại và trả lợi tức cổ phần (nếu có). - FDI thường được thực hiện thông qua việc xây dựng doanh nghiệp mới, mua lại toàn bộ hoặc từng phần doanh nghiệp đang hoạt động hoặc mua cổ phiếu để thôn tinh hoặc sát nhập các doanh nghiệp với nhau. Chính phủ có vai trò trực tiếp khuyến khích hay hạn chế FDI, quản lý quá trình FDI và tạo ra khuôn khổ thể chế hỗ trợ cho hoạt động FDI. Liên kết kinh tế quốc tế Liên kết quốc tế là một hình thức trong đó diễn ra quá trình xã hội hoá sản xuất, phân phối, trao đổi tiêu dùng mang tính chất quốc tế với sư tham gia của các chủ thể kinh tế quốc tế dựa trên các hiệp định đã thoả thuận và ký kết để hình thành nên các tổ chức kinh tế với các cấp độ nhất định. Liên kết kinh tế quốc tế có các đặc trưng sau : - Là một hình thức phát triển tất yếu và cao của phân công lao động quốc tế. - Liên kết kinh tế quốc tế là sự tham gia tự nguyện của mỗi quốc gia thành viên trên cơ sở những điều khoản đã thoả thuận bàn bạc và sau đó đi đến cam kết và kí kết thành những hiệp định. - Liên kết kinh tế quốc tế là sự phối hợp mang tính chất liên quốc gia giữa những Nhà nước độc lập có chủ quyền. Trong quan hệ kinh tế quốc tế nói chung, thị trường thế giới nói riêng đang diễn ra sự cạnh tranh gay gắt giữa hai xu hướng. Liên kết kinh tế quốc tế với các loại hình liên kết cụ thể ở những cấp độ khác nhau do cho phép các mối quan hệ hợp tác kinh doanh giữa các quốc gia thành viên trên các lĩnh vực thương mại và đầu tư. Là “bước quá độ” trong quá trình vận động của nền kinh tế thế giới theo hướng toàn cầu hoá. Vai trò liên kết kinh tế quốc tế bao gồm : Từng quốc gia thành viên có cơ hội và điều kiện để khai thác tối ưu lợi thế của mình, từng bước chuyển dịch cơ cấu sản xuất nhập khẩu theo hướng hiệu quả hơn. Tạo nên sự ổn định tương đối để cùng phát triển và sự phản ứng linhhoạt trong sự phát triển các quan hệ kinh tế quốc tế giữa các quốc gia thành viên. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng thành tựu khoa học kĩ thuật. Tạo thêm điều kiện và khả năng tạo công ăn việc làm cho người lao động. Tạo cơ hội và điều kiện xích lại gần nhau giữa các thành viên. 1.3 Vai trò của vịêc hội nhập quốc tế đối với phát triển du lịch Việt Nam sau khi gia nhập WTO. Tạo sân chơi bình đẳng, thực hiện các cam kết đối với WTO của ngành du lịch Việt Nam Hội nhập sẽ tạo áp lực rất lớn với doanh nghiệp du lịch Việt Nam trong cạnh tranh. Phần lớn doanh nghiệp du lịch của ta thuộc loại nhỏ, chất lượng dịch vụ hạn chế, năng lực quản lý thấp. Ðội ngũ nhân lực du lịch thiếu và yếu về trình độ ngoại ngữ và kinh nghiệm, nhất là thiếu những người có chuyên môn cao. Quá trình hội nhập, mở cửa cũng có thể tạo ra nguy cơ phá hoại môi trường và cảnh quan du lịch nếu không có sự quan tâm và những biện pháp quản lý hiệu quả. Ðó là một số thách thức chính đang đặt ra đối với ngành du lịch nói chung và các doanh nghiệp du lịch Việt Nam nói riêng. Hội nhập kinh tế là xu thế tất yếu. Trong quá trình hội nhập, Nhà nước chỉ hỗ trợ, tạo môi trường pháp lý thông thoáng và thuận lợi, còn thành công tùy thuộc vào sức cạnh tranh, sự năng động của doanh nghiệp. Đã đến lúc các doanh nghiệp không thể trông chờ vào sự bảo hộ của Nhà nước mà phải thật sự tự thân nỗ lực. Tăng cường thu hút nguồn ngoại tệ vào Việt Nam: Đối với các nước đang phát triển, nhất lo the chi y ko goi dien aà những nước có nền kinh tế chuyển đổi, mở cửa hội nhập như nước ta, thì việc thu hút nhiều ngoại tệ là nhu cầu lớn và có vai trò quan trọng trong việc nhập khẩu thiết bị, công nghệ, nguyên nhiên vật liệu phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu... Có nhiều con đường để thu hút ngoại tệ, trong đó việc thu hút khách du lịch quốc tế là con đường có nhiều lợi thế. Việc thu hút khách quốc tế đến Việt Nam không chỉ đem lại một lượng ngoại tệ không nhỏ, mà còn là cách tốt nhất để giới thiệu hình ảnh của đất nước với thế giới. Đây còn là một hình thức xuất khẩu tại chỗ, đem lại lợi đơn, lợi kép. Phát huy lợi thế so sánh và nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam Trong bối cảnh Việt Nam đã là thành viên thứ 150 của WTO, du lịch là một trong những ngành nằm trong quá trình cạnh tranh gay gắt nhất thì liên kết hợp tác trong du lịch để cùng nhau phát triển lại càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Mở rộng liên kết, hợp tác trong du lịch cũng là mong muốn từ lâu của nhiều quốc gia. Ví dụ 5 nước trong ASEAN là Thái Lan, Campuchia, Myanmar, Lào và Việt Nam đã thoả thuận về nguyên tắc kế hoạch “5 quốc gia, một điểm đến”. Và để thực hiện kế hoạch này, một chương trình visa du lịch chung sẽ được áp dụng. Chính sự liên kết sẽ tạo nên sức hấp dẫn du lịch chung cho vùng và hạn chế những nhược điểm trong du lịch của mỗi tỉnh, thành, đồng thời khai thác được những nét đặc trưng trong sự liên kết giữa các khu vực này với nhau. Bên cạnh đó, việc liên kết vừa góp phần tạo ra sản phẩm mới, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ của địa phương, vừa làm giảm tối đa các thủ tục và chi phí không cần thiết, tăng sức hấp dẫn, hiệu quả đầu tư, kinh doanh cho doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động kinh doanh du lịch tại địa phương. Liên kết trong phát triển du lịch cũng giúp khẳng định thương hiệu du lịch của tỉnh (vùng) đó, đồng thời đổi mới hình thức quảng bá xúc tiến, tăng khả năng cạnh tranh nhằm đẩy nhanh quá trình hội nhập của du lịch Việt Nam trên trường quốc tế. Trong mảng kinh doanh, việc mở rộng liên kết sẽ khắc phục trở ngại của du lịch Việt Nam khi hội nhập là các doanh nghiệp du lịch đang hoạt động nhỏ lẻ, manh mún để hình thành các chuỗi liên kết hoặc các tập đoàn đủ mạnh, có khả năng cạnh tranh trên cả thị trường nội địa và quốc tế, nhất là khi Việt Nam mở cửa thị trường, các doanh nghiệp, tập đoàn kinh doanh du lịch lớn nước ngoài sẽ được tự do vào Việt Nam, trực tiếp cạnh tranh với các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa. Với những lợi thế của mình, du lịch đã và đang dần phát triển và tự khẳng định mình trong nền kinh tế quốc dân và chiếm một vị trí quan trọng trong quá trình hoạch đinh chính sách phát triển kinh tế của các cơ quan chức năng nhà nước. Do là một ngành khá nhạy cảm đối với những sự biến động của môi trường xung quanh, đặc biệt là môi trường vĩ mô nên bất cứ một động thái nào trong yếu tố vĩ mô đều ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng cũng như tốc độ phát triển của du lịch. Việc điều chỉnh về kinh tế, chính trị, luật pháp đặc biệt là chính sách ưu đãi du lịch có tác dụng quan trọng trong việc kích thích và điều hoà hoạt động trong ngành du lịch song những điều chỉnh này mà bất cập, bất hợp lý thì nó lại là nguyên nhân quan trọng đưa du lịch nhanh chóng trở thành “kẻ chiến bại” trong sự phát triển của kinh tế đất nước; không giống như các ngành kinh tế khác, du lịch vốn là một ngành kinh tế dịch vụ đặc biệt tạo cảm giác thoải mái cho du khách nên nó phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố xung quanh - những yếu tố đem đến tâm lý thoải mái và dễ chịu như: chính trị ổn định, môi trường trong sạch, cơ sở vật chất hấp dẫn, chính sách nhập cảnh đơn giản, thuận lợi…. Phát huy bản chất kinh tế quốc tế của du lịch Việt Nam Quy luật có tính phổ biến của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế hiện nay, là giá trị ngành dịch vụ ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng sản phẩm xã hội và trong số người có việc làm. Do vậy, các nhà kinh doanh đi tìm hiệu quả của đồng vốn, thì du lịch là một lĩnh vực hấp dẫn so với nhiều ngành kinh tế khác. Du lịch đem lại tỷ suất lợi nhuận cao, vì vốn đầu tư vào du lịch tương đối ít so với ngành công nghiệp nặng, giao thông vận tải mà khả năng thu hồi vốn lại nhanh, kỹ thuật không phức tạp. Đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ bổ sung thì nhu cầu về vốn đầu tư lại càng ít hơn mà lại thu hút lao động nhiều hơn, thu hồi vốn nhanh hơn. Du lịch góp phần củng cố và phát triển các mối quan hệ kinh tế quốc tế, cụ thể thông qua các mặt sau: Các tổ chức quốc tế mang tính chất chính phủ và phi chính phủ về du lịch tác động tích cực trong việc hình thành các mối quan hệ quốc tế. Du lịch quốc tế phát triển tạo nên sự phát triển đầu mối giao thông quốc tế. Du lịch quốc tế như một đầu mối “ xuất- nhập khẩu” ngoại tệ, góp phần làm phát triển quan hệ ngoại hối quốc tế. Tại Việt Nam, du lịch là cầu nối giao lưu kinh tế có quan hệ chặt chẽ với chính sách mở cửa của Đảng và Nhà nước. Trong kinh doanh du lịch quốc tế khách du lịch có thể là thương nhân. Mở rộng du lịch quốc tế gắn liền với tăng lượng khách phục vụ, trong đó sự đi lại, tìm hiểu thị trường của khách thương nhân được chú trọng. Từ đó du lịch thúc đẩy đầu tư, buôn bán quốc tế…Bản thân họat động kinh doanh du lịch phải phát triển theo hướng quốc tế hoá, vì khách du lịch thường được nhiều nước trong một chuyến đi du lịch dài ngày. Hình thức liên doanh, liên kết ở phạm vi quốc tế trong kinh doanh du lịch là phương thức kinh doanh đem lại lợi nhuận kinh tế cao. Hoạt động kinh doanh du lịch với lợi nhuận kinh tế cao, đến lượt nó lại kích thích đầu tư nước ngoài vào du lịch và tăng cường chính sách mở cửa. Tóm lại, chương 1 đã trình bày các khái niệm cơ bản có liên quan đến hội nhập Quốc tế của ngành du lịch, các tổ chức quốc tế, khu vực tiêu biểu về du lịch, vai trò của hội nhập quốc tế đối với ngành du lịch sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Với các nội dung này sẽ là cơ sở lý luận để phân tích thực trạng hội nhập quốc tế của du lịch Việt Nam trước khi gia nhập WTO và đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường hơn nữa Hội nhập quốc tế của du lịch Việt Nam sau khi gia nhập WTO. Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ TRONG DU LỊCH CỦA VIỆT NAM TỪ NĂM 1990 ĐẾN NAY 2.1 Khái quát về sự phát triển của ngành du lịch Việt Nam trước khi gia nhập WTO Ngành Du Lịch Việt Nam trước khi gia nhập WTO có những bước phát triển khích lệ và đang dần trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia. Lượng kh¸ch quốc tế vào Việt Nam tăng trưởng nhanh, năm 1995 Việt Nam được 1,35 triệu lượt khách quốc tế. Đến năm 2005 con số đã tăng lên là 3,478 triệu lượt khách quốc tế, tăng trung bình hàng năm là 22%. Trong 7 tháng đầu năm 2006, lượng khách quốc tế vào Việt Nam đạt gần 2,2 triệu lượt, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2005. Bên cạnh đó lượng khách nội địa cũng tăng trung bình hàng năm là 15%. Về thu nhập ngành Du lịch cũng đã tăng trung bình hàng năm là 33% (năm 1995 thu nhập xã hội từ du lịch đạt khoảng 500 triệu USD, 2005 thu nhập xã hội từ du lịch xấp xỉ 2 tỉ USD). (Xem bảng trang 17).Kết cấu hạ tầng tại các trung tâm du lịch lớn và tại nhiều điểm du lịch đã được quan tâm đầu tư xây dựng lớn. Cơ sở vật chất kỹ thuật đặc biệt là lưu trú phát triển nhanh, năm 2005 Việt Nam có 3810 cơ sở lưu trú với tổng số 85381 phòng, trong đó có 1951 khách sạn, 666 nhà nghỉ, 434 căn hộ và còn lại là các cơ sở lưu trú khác. Trong số khách trên có 927 khách sạn, resort cao cấp được xếp hạng từ 1-5 sao với tổng số phòng là 36687 chiếm hơn 1/3 tổng số phòng cơ sở lưu trú trên cả nước. Khách sạn từ 3-5 sao chỉ chiếm khoảng 50% tổng số phòng ở trên. Tốc độ phát triển du lịch nhanh,đặc biệt là các trung tâm du lịch lớn như Hà Nội, Hạ Long, SaPa, Đà Lạt, Nha Trang, Hội An, Huế, Đà Nẵng, Phan Thiết, Thành Phố Hồ Chí Minh. Đến nay cả nước có gần 500 doanh nghiệp lữ hành quốc tế, khoảng trên 10000 doanh nghiệp đăng kí kinh doanh lữ hành nội địa với đội ngũ hưóng dẫn viên là 5000 ngựời. Tính đến hết năm 2005; 29 tỉnh thành trong cả nước đã thu hút được 190 dự án đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào các lĩnh vực khách sạn, resort, sân golf...với tổng số vốn đăng ký là 4,64 tỷ USD. Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Lâm Đồng, Quảng Ninh, Bà Rịa-Vũng Tàu, Khánh Hoà, Bình Thuận là các địa phương thu hút được nhiều dự án và vốn đầu tư lớn nhất. Từ năm 2000, Tổng cục du lịch triển khai Chương trình Hành động quốc gia về du lịch với nhiều hoạt động sôi nổi trong và ngoài nước đã tạo động lực thúc đẩy du lịch phát triển. Để thu hút và tạo điều kiện thuận lợi cho khách quốc tế vào Việt Nam, Chính Phủ Việt Nam đã có nhiều chủ trương, chính sách mới như thực hiện chính sách cấp thị thực cửa khẩu, miễn thị thực song phương cho 6 nước ASEAN, miễn thị thực đơn phương cho Nhật Bản, Hàn Quốc và 4 nước Bắc Âu, miễn thị thực cho khách quốc tế đến đảo Phú Quốc trong vòng 15 ngày và đang tiếp tục nghiên cứu, miễn thị thực cho khách từ một số thị trường trọng điểm khác. Bảng Kết quả kinh doanh của ngành du lịch Việt Nam thời kỳ 1990-2006 N¨m Kh¸ch quèc tÕ (Lượt khách) Kh¸ch néi ®Þa (Lượt khách) Thu nhËp XH từ du lÞch (Tû VN§) Doanh thu du lÞch thuÇn tuý (Tû VN§) 1990 250.000 1.000.000 1365 650 1991 300.0000 1.500.000 1680 800 1992 440.000 2.000.000 28,35 1350 1993 670.000 2.700.000 5250 2500 1994 1.350.000 3.500.000 87,33 5579 1995 1.350.000 5.500.000 113,60 6007 1996 1.600.000 6.500.000 13410 6330 1997 1.715.637 8.500.000 15050 7000 1998 1.520.000 9.600.000 14000 6400 1999 1.781.000 10.600.000 15600 7400 2000 2.140.000 11.200.000 17400 9567 2001 2.330.000 11.650.000 20500 9762 2002 2.600.000 13.000.000 23500 11200 2003 2.430.000 13.500.000 25000 14500 2004 2.930.000 14.500.000 26000 15000 2005 3.470.000 16.100000 30000 20.000 2006 3.600.000 16.500000 35000 24.000 (Nguồn : Báo cáo tổng kết hàng năm của TCDL Việt Nam) Trong chiến lược phát triển đất nước đến năm 2010,Chính Phủ Việt Nam đã xác định, phát triển Du lịch thật sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế của đất nước; đồng thời, đưa ra những chủ trương chính sách và hành lang pháp lý quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển và hội nhập của du lịch Việt Nam vào nền kinh tế Thế Giới. Bên cạnh đó, việc Việt Nam tham gia vào tổ chức dự án hội nghị, diễn đàn cho du lịch Việt Nam như : tham gia vào tổ chức UN_WTO(1981), PATA(4/1989), ASEAN, diễn đàn hợp tác kinh tế APEC, ASEM, đã cho ta thấy được du lịch Việt Nam đang phát triển trên một tầm cao mới. Điều này cùng với các ưu thế về đất nước và con người, an toàn-an ninh của Việt Nam đã tại nên lợi thế cạnh tranh đặc biệt cho Việt Nam nâng cao uy tính của thương hiệu du lịch Việt Nam trên trường quốc tế, đặc biệt khi Việt Nam được mời đăng cai tổ chức các sự kiện lớn của PATA. 2.2.Cơ hội đối với ngành du lịch Việt Nam hội nhập Quốc tế sau khi gia nhập WTO. Hội nhập WTO có thách thức và cơ hội song cơ hội lớn hơn rất nhiều. Thứ nhất, thị trường mở cửa rộng hơn Khi gia nhập vào tổ chức thương mại Thế Giới thì Việt Nam sẽ có cơ hội để mở rộng hơn thị trường khách du lịch của mình. Trước hết đó là cơ hội kinh doanh lữ hành gửi khách từ Việt Nam sang các nước thành viên (out-bound). Khi đã cùng đứng trên sân chơi WTO, cùng thực hiện những cam kết chung thì các nước trong thành viên trong WTO cũng sẽ tạo điều kiện tốt hơn cho Việt Nam so với trước khi gia nhập. Bên cạnh đó cơ hội kinh doanh khách du lịch nội địa cũng được mở rộng hơn bởi vì khi gia nhập vào WTO dựa trên bản cam kết về phương thức hiện diện thương mại sẽ phân định thị trường “nhập khẩu du lịch” và thị trường khách du lịch nội địa cho các doanh nghiệp trong nước. Mặt khác, nhu cầu du lịch của người Việt Nam đi du lịch trong nước và nước ngoài được khơi dậy và làm tăng cầu về du lịch. Điều đó tạo cơ sở thuận lợi cho việc trao đổi khách du lịch giữa các công ty du lịch. Chính vì vậy mà cơ hội đầu tiên đối với Việt Nam nói chung và ngành du lịch Việt Nam nói riêng đó là thị trường khách du lịch sẽ được mở rộng hơn. Thứ hai,kinh nghiệm học tập từ các doanh nghiệp nước ngoài. Việt Nam khi gia nhập WTO thì sẽ được giao lưu học hỏi và tiếp thu những kinh nghiệm từ các thành viên. Việt Nam sẽ được mở rộng hơn nữa quan hệ với các đối tác một các bình đẳng,không bị phân biệt đối xử khi xuất hiện trên thị trường trong và ngoài WTO. Ngoài ra, nó còn tạo cho các doanh nghiệp có thêm điều kiện tiếp thu công nghệ, kinh nghiệm và cách làm du lịch mang tính chuyên nghiệp của các nước để mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả trong kinh doanh. Nhờ đó mà người dân được nâng cao hơn về đời sống cả về vật chất lẫn tinh thần. Hình ảnh đất nước, con người Việt Nam được quảng bá rộng hơn và tăng sức thu hút đối với khách du lịch. Thứ ba, khả năng phát triển mạnh du lịch in-buond do nhiều hãng nước ngoài sẽ đặt chi nhánh và có bề dày kinh nghiệm marketing hơn so với du lịch nội địa. Việt Nam sẽ tạo được niềm tin và sức hút đối với các nhà đầu tư. Chính vì vậy mà nhiều hãng lữ hành nước ngoài sẽ đầu tư và đặt chi nhánh của mình ngay tại Việt Nam nhờ vậy mà việc kinh doanh in-bound sẽ dễ dàng hơn. Do khi khách du lịch nước ngoài muốn vào Việt Nam du lịch thì họ sẽ phần nào đó thuận tiện hơn bởi vì những công ty du lịch nước ngoài này có khả năng tài chính mạnh mẽ, kỹ năng quản lý chuyên nghiệp, sự hiểu biết sâu sắc về hành vi tiêu dùng du lịch cuả khách quốc tế có ưu thế vượt trội so với các nhà cung cấp dịch vụ du lịch Việt Nam. Bên cạnh đó việc cam kết không cho phép hướng dẫn viên nước ngoài hành nghề tại Việt Nam cũng chính là cơ hội cho việc phát triển kinh doanh khách in-bound. Vì vậy khi mà các hãng gửi khách nước ngoài đặt chi nhánh tại Việt Nam thì sẽ làm cho lượng khách quốc tế vào Việt Nam nhiều hơn, tạo cơ hội tốt cho du lịch Việt Nam có thể phát triển sau khi hội nhập vào WTO. Thứ tư, các ngành kinh tế khác phát triển cho nhiều loại hình du lịch dịch vụ và khách sạn cũng phát triển kéo theo ngành lữ hành cũng phát triển tương ứng. Khi Việt Nam thực hiện các cam kết thành viên của WTO theo quy định sẽ thúc đẩy công cuộc đổi mới toàn diện trong cả nước, từ đó khơi dậy những tiềm năng vốn có làm cho nhiều ngành kinh tế phát triển, lúc này nhu cầu du lịch dịch vụ của con ngưòi tăng lên đòi hỏi phải có các hãng , các công ty du lịch đóng vai trò cung cấp các dịch vụ để đáp ứng nhu cầu đó. Mà du lịch chính là việc di chuyển từ nơi này đến nơi khác do đó muốn đi du lịch được thì phải có các phương tiện vận chuyển. Từ đó mà nhiều ngành lữ hành cũng ngày một phát triển để phục vụ cho nhiều nhu cầu du lịch của con người. Bên cạnh đó ngành khách sạn cũng phát triển theo để phục vụ nhu cầu lưu trú của con người. Ngoài ra, lữ hành có vị thế trung gian để thực hiện phân phối sản phẩm trong du lịch và các lĩnh vực khác trong ngành kinh tế quốc dân. Vì vậy, cam kết của Việt Nam trong lĩnh vực du lịch mở rộng kênh phân phối sản phẩm du lịch Việt Nam đến 150 nước thành viên của WTO, khi đó ngành du lịch Việt Nam càng thu hút được nhiều lượng khách du lịch đến Việt Nam. Thứ năm, khả năng huy động vốn cho hoạt động du lịch thông qua thị trường và doanh nghiệp nước ngoài. Khi gia nhập WTO, Việt Nam sẽ tạo niềm tin và sức thu hút mới đối với các nhà đầu tư nước ngoài vào lĩnh vuẹc du lịch nhất là các nhà đầu tư chiến lược, các công ty xuyên quốc gia hàng đầu Thế Giới có tiềm lực tài chính lớn, tăng vốn đầu tư trực tiếp, gián tiếp và ODA. Cơ hội này sẽ tại ra sự đột biến trong quan hệ cung-cầu về du lịch. Thực tế trong thời gian qua, các doanh nghiệp nước ngoài không dễ gì xây dựng được mạng lưới riêng và phải cần đến các dịch vụ của doanh nghiệp trong nước cung cấp vì họ sẽ huy động vốn cho du lịch trong nước thông qua thị trường và doanh nghiệp nước ngoài. Thứ sáu,hệ thống luật pháp hoàn chỉnh dần do phải đáp ứng cam kết về tính minh bạch trong kinh doanh và công bằng trong nguyên tắc đối xử Quốc gia. Nước ta sẽ có địa vị bình đẳng với các thành viên khác trong việc hoạch định chính sách thương mại toàn cầu, thiết lập trật tự kinh tế công bằng hơn, buôn bán thương mại sẽ tăng lên kéo theo dòng khách du lịch, dòng vốn, vật tư, kinh nghiệm, thông tin công nghệ có tầm quan trọng đặc biệt đối với ngành du lịch . Thứ bảy, ngành du lịch Việt Nam phát huy được lợi thế so sánh của mình. Việt Nam đã biết phát huy được những tài nguyên tự nhiên và nhân văn, những giá trị lịch sử truyền thống, những bản sắc văn hoá của dân tộc...và số lượng lớn lượng lao động tại chỗ. Ví dụ như phong cảnh đẹp với những tài nguyên ban tặng, số lượng động thực vật phong phú và đa dạng, lòng mến khách của con người Việt Nam...Chính là những điểm hấp dẫn của Việt Nam đối với du khách nước ngoài. Thứ tám,khả nằn kết nối tour tuyến với các nược trong khu vực khi các hãng lữ hành được phép đặt chi nhánh tại Việt Nam Vì khi các hãng nước ngoài được phép đặt chi nhánh tại Việt Nam thì họ sẽ thực hiện việc kết nối tour dễ dàng hơn và cụ thể hơn. Do họ có những kinh nghiệm về việc mang tính chuyên môn cao, có kiến thức tốt về luật pháp Thế Giới, và có mạng lưới đại lý toàn cầu nên khi họ đặt thêm chi nhánh tại Việt Nam thì họ sẽ nối kết với các chi nhánh của họ trên toàn cầu do đó làm cho các tour sẽ hấp dẫn hơn, và thu hút được nhiều khách du lịch hơn. Những thách thức đối với du lịch Việt Nam hội nhập Quốc tế sau khi gia nhập WTO. Bên cạnh những cơ hội khi hội nhập thì Việt Nam cũng sẽ phải đối đầu với những thách thức khó khăn trên sân chơi chung của WTO. Thứ nhất, đó là các thách thức trong thời gian trước mắt và sau thời gian ngắn hạn (sau 8 năm khi Việt Nam thực hiện đầy đủ cam kết hội nhập). Một là, khả năng cạnh tranh yếu của các hãng lữ hành Việt Nam. Thực tế là hoạt động kinh doanh lữ hành ở nước ta thời gian qua đã bộc lộ những mặt yếu kém như: công nghệ điều hành du lịch chưa chuyên nghiệp, mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành sản phẩm du lịch (khách sạn , nhà hàng , phương tiện đi lại ...)chưa ổn định, công tác tiếp thị kém...nói chung là chưa chuyên nghiệp. Nay các doanh nghiệp lại phải đương đầu với các đại gia của Thế Giới, khó khăn thử thách quả thực rất lớn. Bên cạnh đó, nguồn nhân lực của du lịch vẫn còn những bất cập và yếu kém như còn thiếu về kiến thức, tính chuyên nghiệp thấp, giao tiếp bằng ngoại ngữ kém, hiểu biết hạn chế về pháp luật Quốc tế, đặc biệt là đội ngũ hướng dẫn viên cho nên sẽ không thể theo kịp yêu cầu của hội nhập sẽ dẫn đến “chảy máu chất xám” từ các doanh nghiệp trong nước vào các công ty liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài là điều khó tránh khỏi. Doanh nghiệp Việt Nam sẽ mất nhiều người giỏi. Hai là, các doanh nghiệp lữ hành nước ngoài có tiềm lực tài chính mạnh mẽ, kỹ năng quản lý chuyên nghiệp, hiểu biết sâu sắc về hành vi tiêu dùng du lịch của khách quốc tế vượt trội hơn so với các nhà cung cấp dịch vụ của Việt Nam. Các tập đoàn nước ngoài hùng mạnh trong lĩnh vực kinh doanh du lịch sẽ thôn tính các doanh nghiệp Việt Nam, đẩy các doanh nghiệp Việt Nam rơi vào cảnh làm thuê ngay trên sân nhà. Ba là, các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam hiện nay kinh doanh nhỏ lẻ, khả năng tài chính yếu nên khó có thể tồn tại trong một sân chơi chung nếu không có sự thay đổi trong cách quản lý, phải đề ra chiến lược kinh doanh phù hợp với môi trường kinh doanh. Bốn là, hiện nay chưa có sự liên kết giữa các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành với các nhà cung cấp như : với các hãng vận tải, các khu lưu trú.... nên giá thành của các gói dịch vụ cao do các yếu tố đầu vào cao. Nếu các nhà kinh doanh nước ngoài vào Việt Nam với giá bán thấp, kỹ năng quản lý và phục vụ chuyên nghiệp thì các doanh nghiệp Việt Nam sẽ gặp kho khăn rất lớn trong việc cạnh tranh với các tập đoàn này ngay trên sân nhà. Năm là, sẽ có sự cạnh tranh quyết liệt của các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (100% vốn nước ngoài liên doanh, chi nhánh) trong lĩnh vực nhận khách quốc tế (in-bound). Thú hai,khách in-bound vào Việt Nam yếu. Trong lĩnh vực kinh doanh lữ hành, các doanh nghiệp lớn, các tập đoàn nước ngoài sẽ “đổ bộ” và trực tiếp đưa, đón khách vào Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp trong nước trước nay hay hợp tác liên doanh với nước ngoài trong hoạt động này sẽ bị “bỏ rơi”. Với nguồn vốn lớn , thương hiệu mạnh, công nghệ du lịch cao, có mạng lưới đại lý toàn cầu...các hãng nước ngoài sẽ làm chủ thị trường khách quốc tế. Nhiều doanh nghiệp trong nước sẽ điêu đứng, thậm chí “sập tiệm”. Trong số này có không ít các đơn vị quốc doanh vốn hoạt động kém hiệu quả do bộ máy cồng kềnh khả năng linh hoạt, thích nghi kém, nguồn nhân sự bị lôi kéo. Chính vì vậy trong ba mảng kinh doanh lữ hành : đưa khách quốc tế vào Việt Nam (in_bound), đưa khách du lịch Việt Nam đi nước ngoài (out-bound) và khách du lịc nội địa thì doanh nghiệp trong nước chỉ có thể khai thác được mảng khách du lịch nội địa và một phần khách du lịch out-bound. Còn khách du lịch in-bound vào Việt Nam là rất yếu, đó chính là mọt thách thức lớn đặt ra cho các hãng lữ hành trong nước. Thứ ba, khả năng rò rỉ thu nhập của ngành khách sạn Đó là do các doanh nghiệp trong nước phải chấp nhận chia sẻ lợi ích, tăng trưởng nhanh nhưng thiếu tính bền vững, thua trong cạnh tranh vì vậy chỉ còn ra sức để làm thuê. Các doanh nghiệp nước ngoài co khả năng sẽ chiếm lĩnh và bán các chương trình du lịch liên hoàn cho các du khách Châu Âu, Châu Mỹ, và tham quan Việt Nam chỉ là một phần trong tour di Thái Lan, Campuchia, Malaysia, do khả năng tài chính dồi dào, các doanh nghiệp nước ngoài sẽ đầu tư khai thác luôn cả các điểm đến du lịch chứ không đơn thuần làm nhiệm vụ đưa khách du lịch vào Việt Nam và việc thất thoát thu nhập là điều không thể tránh khỏi mặc dù Việt Nam có thể thu hút được một lượng lớn khách du lịch nước ngoài. Thứ tư, tính minh bạch trong hệ thống luật pháp, khả năng tranh chấp thương mại. Trước hết, cơ chế chính sách và nhiều văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến hoạt động du lịch còn chậm đi vào cuộc sống. Hệ thống chính sách kinh tế thương mại chưa hoàn chỉnh, chưa có các chính sách cụ thể cho việc thúc đẩy, huy động nội lực để phát triển du lịch. Các chính sách, vấn đề nghiên cứu liên quan đến việc phát triển du lịch vẫn chưa thực sự được quan tâm. Chính vì vậy dẫn đến việc không thống nhất về các thuậ ngữ chuyên ngành, gây nhiều khó khăn cho việc thực hiện các cam kết. Bên cạnh đó, quản lý Nhà nước chưa ngang tầm với vị thế của ngành, quy hoạch phát triển du lịch Việt Nam kém hiệu quả, tài nguyên du lịch đang trong tình trạng suy giảm. Nhà nước vẫn chưa thực sự quan tâm nhiều đến việc giữ gìn và bảo tồn môi trường tự nhiên. Từ đó ảnh hưởng nhiều đến việc thu hút khách du lịch đến với Việt Nam. Mặt khác, xúc tiến của ngành du lịch Việt Nam vẫn còn thấp cả về trình độ lẫn kinh phí so với các nước trong khu vực, không có hình ảnh thương hiệu rõ ràng, chưa tìm được tiếng nói chung, chưa huy động được mọi nguồn lực để xúc tiến du lịch. Ngoài ra, những thách thức mới xuất hiện ở mức cao, đa chiều và tinh vi hơn như diễn biến hoà bình thông qua con đường du lịch, khó khăn trong bảo đảm an ninh quốc phòng, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc, bảo vện môi trường sinh thái cho phát triển du lịch bền vững. 2.3 Thực trạng về hội nhập Quốc tế trong du lịch của Việt Nam. 2.3.1 Khái quát chung về tình hình hợp tác quốc tế của Việt Nam Đảng Cộng sản Việt Nam với bản chất cách mạng và tư duy chính trị nhạy bén đã khởi xướng và tiến hành công cuộc đổi mới một cách toàn diện và sâu sắc trên các lĩnh vực, cả về đổi mới cơ chế quản lý, đổi mới cơ cấu kinh tế, đổi mới quan hệ kinh tế đối ngoại và cải cách nền hành chính quốc gia. Gắn kết các nội dung đổi mới và để bảo đảm cho quá trình đổi mới là quá trình hoàn thiện hệ thống luật pháp, cơ chế quản lý, từng bước hình thành đồng bộ các yếu tố của kinh tế thị trường. Chính điều này không chỉ đảm bảo phát huy được nội lực của đất nước, sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân mà còn tạo ra tiền đề bên trong - nhân tố quyết định cho tiến trình hội nhập với bên ngoài. Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khoá VII tại Đại hội toàn quốc lần thứ VIII của Đảng tháng 6 năm 1996 khẳng định: “Tiếp tục thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa dạng hoá các quan hệ đối ngoại... Hợp tác nhiều mặt, song phương và đa phương với các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi...”. Thực hiện đường lối của Đảng, chúng ta đã phát triển mạnh quan hệ toàn diện và mở cửa buôn bán biên giới với Trung Quốc; gia nhập Hiệp hội các nước Đông Nam Á(ASEAN), tham gia Hiệp định mậu dịch tự do ASEAN; Diễn đàn kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC); là sáng lập viên Diễn đàn Hợp tác Á - Âu (ASEM). Cùng với các nước ASEAN ký Hiệp định thành lập khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc, ASEAN Hàn Quốc, ASEAN - Ấn Độ, ASEAN - Úc và Niu Zilân. Ký hiệp định thương mại song phương với Hoa kỳ (BTA). Đây là những bước đi quan trọng, là sự "cọ xát" từng bước trong tiến trình hội nhập. Thực tiễn những năm qua chỉ rõ: khi mở cửa thị trường, lúc đầu chúng ta có gặp khó khăn. Mở cửa buôn bán biên giới với Trung Quốc, hàng hoá nước bạn tràn vào đẩy doanh nghiệp nước ta vào thế bị động, một số ngành sản xuất "lao đao", một số doanh nghiệp phải giải thể. Tuy nhiên với thời gian, các doanh nghiệp nước ta đã vươn lên, trụ vững và đã có bước phát triển mới. Nhiều doanh nghiệp đã đổi mới công nghệ sản xuất, cải tiến kiểu dáng, mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm, nhờ đó mà tăng được sức cạnh tranh, phát triển được sản xuất, mở rộng được thị trường. Thực hiện các cam kết theo hiệp định mậu dịch tự do ASEAN, chúng ta đã loại bỏ hàng rào phi quan thuế, giảm thuế nhập khẩu. Đến năm 2006, có 10.283 dòng thuế chiếm 99,43% biểu thuế nhập khẩu ASEAN có thuế suất chỉ ở mức 0 - 5%, nhưng các ngành sản xuất của ta vẫn phát triển với tốc độ cao. Trong nhiều năm qua, sản xuất công nghiệp tăng trung bình 15 - 16%/năm, kim ngạch xuất khẩu tăng trung bình trên 20%/năm là nhân tố quan trọng bảo đảm tăng trưởng kinh tế khá cao và liên tục, tạo thêm nhiều công ăn việc làm. Điều đặc biệt quan trọng, có ảnh hưởng lâu dài là tiến trình đổi mới kinh tế theo cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế đã từng bước xuất hiện lớp cán bộ trẻ có trình độ chuyên môn cao, thông thạo ngoại ngữ, xuất hiện một đội ngũ những nhà doanh nghiệp mới, có kiến thức, năng động và tự tin, dám chấp nhận mạo hiểm, dám đối đầu với cạnh tranh. Đây là nguồn lực quý báu cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trên cơ sở những thành tựu đạt được sau gần 10 năm đổi mới, năm 1995, nước ta chính thức làm đơn xin gia nhập Tổ chức thương mại thế giới. Nhận thức rõ “toàn cầu hoá kinh tế là một xu thế khách quan, lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia” (Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII tại Đại hội toàn quốc của Đảng tháng 4 năm 2001) và thực hiện Nghị quyết 07 của Bộ Chính trị khoá VIII về hội nhập kinh tế quốc tế, chúng ta đã nỗ lực hoàn thiện thể chế, chính sách nhằm hình thành đồng bộ các yếu tố của kinh tế thị trường, kiên trì đàm phán trên cả 2 kênh song phương (mở cửa thị trường) và đa phương (thực hiện các hiệp định của Tổ chức thương mại thế giới). Ngày 07 tháng 11 vừa qua, nước ta đã chính thức được kết nạp vào tổ chức này. Đảng ta chủ trương: "Chủ động, tích cực hội nhập kinh tế sâu hơn, đầy đủ hơn với khu vực và thế giới". Sau khi gia nhập ASEAN, APEC, ký kết Hiệp định thương mại song phương Việt Nam-Hoa Kỳ (BTA) và các hiệp định thương mại song phương và đa phương khác, Việt Nam đã là nước có vai trò tích cực trên diễn đàn ở khu vực và có những sáng kiến được các thành viên đánh giá cao. Đặc biệt, những hoạt động của lãnh đạo cấp cao gần đây như: Hội nghị cấp cao Không liên kết, Hội nghị cấp cao ASEM, Hội nghị Diễn đàn Nghị viện Châu Á-Thái Bình Dương, Đại Hội đồng Liên minh Nghị viện ASEAN, Hội nghị cấp cao Cộng đồng các nước có sử dụng tiếng Pháp… và đặc biệt là nước ta vừa tổ chức thành công Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế APEC lần thứ 14. Điều đó khẳng định vai trò, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, tạo một dấu ấn Việt Nam, góp phần nâng cao hình ảnh sâu đậm về một Việt Nam năng động, cởi mở, mến khách và ổn định về chính trị. 2.3.2. Một số hoạt động tiêu biểu của Du lịch Việt Nam trong hội nhập Quốc tế Hiệp hội du lịch Châu Á -Thái Bình Dương(PATA) Với các cơ hội và thách thức mà ngành du lịch Việt Nam phải đối mặt khi vào WTO thì vai trò của hiệp hội du lịch Châu Á_Thái Bình Dương(PATA) nói chung và PATA Việt Nam nói riêng cần phải được hiểu rõ nét hơn nhằm phát huy được các lợi ích của hội viên khi tham gia vào PATA. Hiệp hội du lịch Châu Á_Thái Bình Dương(PATA) được thành lập từ 1951 tại Hawai.Lúc đầu, PATA chỉ có 4 chi hội tại Neư York và Luân Đon.Đến năm 2004, PATA pgát triển được 79 chi hội trên 40 quốc gia thuộc khu vực châu Á_Thái Bình Dương.Tuy nhiên tuân thủ các điều lệ để được công nhận là một chi hội không được đảm bảo, do đó, năm 2005 PATA đã quyết định ngưng hoạt động của một số chi hội và hiện tại còn 30 chi hội được tiếp tục công nhận và hoạt động dưới sự trợ giúp của PATA. PATA hỗ trợ chi hội các mặt như:cung cấp thông tin mở rộng thị trường, quảng bá, đào tạo, cấp logo riêng cho Ban Chấp Hành (BCH) chi hội với sắc thái chi hội để sử dụng trong các giấy tờ có tiêu đề PATA. Mặt khác, chi hội cần thực hiện các điều khoản tương ứng theo nghị quyết của PATA như : đảm bảo có tối thiểu 10 thành viên của hiệp hội là những thành viên hoạt động gắn bó với chi hội và sử dụng phù hợp logo của PATA thiết kế cho BCH chi hội dùng trong các quảng bá chung của chi hội.Nếu hội viên chi hội muốn sử dụng logo PATA thì cần đăng ký trở thành thành viên của hiệp hội. Năm 1994, được sự đồng ý của Chính Phủ và của Tổng cục du lịch, được PATA TW chấp thuận, chi hội PATA Việt Nam được công nhận là đại diện chính thức của PATA tại Việt Nam. Chi hội PATA Việt Nam là một tổ chức nghề nghiệp trong đó các thành viên đơn bị thuộc mọi thành phần kinh tế liên quan đến lĩnh vực du lịch, hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, liên kết tự nguyện nhằm trao đổi thông tin, hợp tác và giúp nhau phát triển theo pháp luật nhà nước Việt Nam và phù hợp với điều lệ Hiệp hội PATA. Trải qua hơn 10 năm hoạt động, từ chỗ ban đầu chỉ có 19 hội viên, đến nay chi hội đã kết nạp được gần 200 thành viên, hầu hết là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực lữ hành, khách sạn, vận tải…trong cả nước. Chi hội đã tổ chức nhiều hoạt động như:hội thảo, cung cấp thông tin, đào tạo ngắn hạn, quảng bá du lịch Việt Nam thông qua các sự kiện của PATA tại nước ngoài, quảng bá cá sự kiện trong nước qua trang web của PATA quốc tế, giao lưu với chi hội Thái Lan… Khi trở thành thành viên chính thức của PATA, các thành viên sẽ được hưởng các lợi ích sau: - Được chi hội hỗ trợ trong hoạt động kinh doanh, mở rộng hợp tác kinh doanh trong và ngoài nứơc. - Được cung cấp thông tin theo định kỳ thông qua trang web của chi hội WWW.patavietnam.org - Được tham gia các chương trình hoạt động do chi hội tổ chức - Được tham gia góp ý kiến và quyết định kế hoạch hoạt động cho chi hội. Mặt khác, để tạo điều kiện cho chi hội thực hiện được các quyền lợi của mình, thành viên cần chấp hành nghiêm chỉnh điều lệ và các nghị quyết của Chi hội, tích cực tham gia các hoạt động cuả chi hội góp phần xây dựng chi hội lớn mạnh. Lợi ích PATA mang lại cho thành viên là những lợi ích chiến lược nhằm giúp cho thành viên tự bổ sung, trang bị cho mình những công cụ để xây dựng lợi thế cạnh tranh và đặc biệt là hội nhập vào thương trường trong nước cũng như quốc tế. Đó là sự hỗ trợ về thông tin và quảng bá… Trước sự hội nhập toàn diện của Việt Nam vào nền kinh tế thế giới,PATA Việt Nam cần chủ động hơn trong việc kết nối giữa các doanh nghiệp trong nước, giữa doanh nghiệp với cơ quan quản lý nhằm tạo ra cơ hội kinh doanh cho các thành viên tự nắm bắt cũng như hỗ trợ các phương thức kỹ thuật để các thành viên am hiểu vượt qua được những thách thức trong cơ chế thị trường. DiÔn ®µn hîp t¸c kinh tÕ APEC Năm 1998 là một cột mốc trong quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam: Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC). Là thành viên của APEC có ý nghĩa chính trị và kinh tế quan trọng đối với Việt Nam. Về chính trị, là thành viên của APEC, Việt Nam có uy tín lớn hơn và tiếng nói có trọng lượng hơn trên trường quốc tế. Các hội nghị bộ trưởng thương mại và ngoại giao hàng năm, và đặc biệt là Hội nghị Cấp cao của các nền kinh tế (từ năm 1993) là cơ hội quý báu để thực hiện các cuộc gặp song phương cấp cao và để tham gia vào việc quyết định các vấn đề quan trọng trong khu vực. Về kinh tế, Việt Nam có thể tiếp cận tốt hơn với nhiều nguồn vốn hơn, với công nghệ hiện đại và kiến thức quản lý thông qua các hoạt động thương mại và đầu tư chặt chẽ hơn với các thành viên APEC khác, trong đó có cả những nền kinh tế lớn nhất thế giới (như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, Ca-na-đa). Các sự kiện hàng năm của APEC như Hội nghị Thượng đỉnh CEO APEC, Hội chợ Cơ hội Đầu tư, Đối thoại giữa các nhà lãnh đạo với Hội đồng tư vấn doanh nhân APEC (ABAC) đang kết nối một cách có hiệu quả các doanh nghiệp Việt Nam với cộng đồng doanh nghiệp khu vực để làm ăn cùng có lợi. Vào thời điểm tháng 12 năm 2004, 65,6% tổng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam là từ các nền kinh tế thành viên APEC, đồng thời các nền kinh tế thành viên APEC chiếm 60% tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam và 80% tổng giá trị nhập khẩu của Việt Nam. Với tiềm năng du lịch to lớn, có nhiều di sản văn hoá và di sản thiên nhiên Thế Giới, cảnh quan, địa hình, khí hậu đa dạng và hấp dẫn, văn hoá ẩm thực phong phú, sự cởi mở, thân thiện mến khách của người dân...tất cả những cái đó đã đem đến những lợi thế cho ngành kinh tế du lịch. Vì vậy, du lịch được coi là mội hướng ưu tiên hợp tác trong khối APEC nhằm góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cộng đồng, xoá đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường, tăng cường giao lưu văn hoá giữ gìn hoà bình và ổn định ở khu vực. Chỉ tính riêng năm 2005, du lịch khối APEC đón hơn 237 triệu lượt khách quốc tế, chiếm gần 30% tổng lưọng khách du lịch Thế Giới, thu nhập từ du lịch đạt 231 tỷ USD, tương đương 34% thu nhập du lịch toàn cầu và trở thành một trong những trung tâm du lịch hàng đầu Thế Giới. Việc tổ chức hội nghị bộ trưởng du lịch APEC trong diễn đàn hợp tác kinh tế sẽ tạo điều kiện củng cố, tăng cường hợp tác song phương giữa Việt Nam với các nền kinh tế thành viên, tạo cơ sở khai thác tốt hơn nữa nguồn lực bên ngoài phục vụ phát triển du lịch. Là dịp để tăng cường quảng bá hình ảnh du lịch của Việt Nam, góp phần tuyên truyền, quảng bá đất nước, con người, tiềm năng du lịch quốc gia, tạo hình ảnh đậm nét về một nước Việt Nam năng động, cởi mở, một điểm đến an toàn ,hấp dẫn. Thông qua việc tổ chức hội nghị, du lịch Việt Nam có thêm kinh nghiệm quý báu về kỹ năng tổ chức, đàm phán, chủ trì Hội nghị, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng, ý nghĩa trong tăng cường hợp tác với các nền kinh tế APEC, tạo cơ sở để phát triển loại hình du lịch MICE trong thời gian tới. Là cơ hội để du lịch Việt Nam nâng cao chất lượng dịch vụ, đào tạo nguồn nhân lực du lịch đáp ứng yêu cầu ngày càng cao, tăng cường sức mạnh cạnh tranh thu hút du khách trong hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt say khi Việt Nam gia nhập WTO. Việc gia nhập tổ chức Thương mại Thế Giới sẽ có tác động rất lớn đối với ngành du lịch nói chung, đối với các doanh nghiệp lữ hành nói riêng. Gia nhập WTO sẽ đem lai cơ hội lớn cho các doanh nghiệp lữ hành nhưng cũng mang theo những thách thức không nhỏ khi chúng ta tham gia một sân chơi chung. Việt Nam - ASEM 5 Việt Nam là một trong 10 nước thành viên đại diện cho châu Á, trong quá trình hoạt động, Việt Nam đã có nhiều đóng góp tích cực vào tiến trình hợp tác Á – Âu , giúp ASEM ngày càng hoàn thành tốt vai trò của mình, không chỉ với quá trình phát triển toàn diện của 2 châu lục Á – Âu mà còn với quá trình phát triển toàn diện của Thế Giới. Với sự đề xuất của chính phủ Việt Nam và sự nhất trí thông qua của các vị lãnh đạo các nước thành viên ASEM trong hội nghị cấp cao ASEM 4, ASEM 5 đã được tổ chức ở thủ đô Hà Nội - Việt Nam vào tháng 10 – 2004. Tham gia vào ASEM, Việt Nam có những thuận lợi và khó khăn đặc thù của mình. Trong đó, những khó khăn nổi bật là: Việt Nam là một nước đang phát triển ở trình độ thấp. Nền kinh tế đang chuyển đổi từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường. Việt Nam đang trong giai đoạn đầu của tiến trình hôi nhập kinh tế Quốc tế, thực hiện chính sách mở cửa thị trường. Tuy nhiên bên cạnh đó, Việt Nam cũng có những thuận lợi lớn: đó là sự ổn định tốt về chính trị. Trong thời gian gần đây Việt Nam đã đạt được những tiến bộ quan trọng về kinh tế và chính trị. Đây là điều kiện thuận lợi cho Việt Nam khi tham gia tiến trình hội nhập. Tuy nhiên, với vai trò là thành viên tích cực của ASEM, quan hệ của Việt Nam với ASEM không chỉ thể hiện trong việc tích cực triển khai các thoả thuận của 4 kỳ hội nghị về 3 lĩnh vực chủ chốt mà còn chủ động đưa ra nhiều sáng kiến góp phần làm phong phú và đa dạng thêm các hoạt động trong khuôn khổ của ASEM. Trong hơn 8 năm hoạt động tích cực Việt Nam đã đứng ra đăng cai, tổ chức cũng như đã phối hợp với quỹ ASEF tổ chức các hoạt động thuộc các chương trình giao lưu, trao đổi, trong đó phải kể đến một loạt các cuộc hội thảo, hội nghị và diễn đàn. Tháng 10-2004, hội nghị cấp cao ASEM5 họp tại Hà Nội. Chính phủ Việt Nam đã đề xuất chủ đề: “ tiến tới quan hệ đối tác Á-Âu sống động và thực chất hơn” với mong muốn đây sẽ là một dấu ấn quan trọng trong việc củng cố và phát triển hơn nữa quan hệ đối tác bình đẳng giữa hai châu lục trên cả chiều rộng và chiều sâu, đưa tiến trình hợp tác Á-Âu lên một tầm cao mới. Với chủ đề này, ASEM 5 đã tập trung vào những vấn đề hợp tác kinh tế giữa hai châu lục, thảo luận về những ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp của EU sau khi mở rộng đến các nước ASEAN. Hội nghị là một cơ hội mới để các thành viên đề cập và giải quyết một số vấn đề còn tồn tại. Theo đánh giá của giới nghiên cứu, ASEM sẽ khó mà có được sự định hình trong tương lai một khi hai phía không có nỗ lực chung vượt qua sự khác biệt về văn hoá, chính trị, xã hội để cùng tiến tới hợp tác có hiệu quả. Vì vậy bên cạnh những vấn đề về kinh tế, ASEM 5 sẽ là cơ hội để giải quyết những khác biệt giữa các thành viên ASEM. Ngay từ đầu, hợp tác kinh tế - tài chính được đánh giá là lĩnh vực hợp tác năng động nhất của ASEM, và dường như đây là lĩnh vực hợp tác được các thành viên trong khu vực Châu Á quan tâm hơn. Tuy nhiên, cũng có những ý kiến đưa ra từ phía đối tác ASEM ở Châu Âu rằng, cần cân đối lại mối quan hệ hợp tác trong khuôn khổ ASEM để đảm bảo sự bình đẳng. Vấn đề đặt ra làm sao để ASEM là sức mạnh bổ sung chứ không trở thành gánh nặng cho mỗi bên trong quá trình phát triển. Bàn về việc tạo ra sức sống mới trong quan hệ Á-Âu vào thời điểm này có ý nghĩa hơn bao giờ hết. Chương trình nghị sự của ASEM5 bao gồm phần thảo luận về mở rộng ASEM, kết nạp thành viên mới. Như vậy ASEM 5 gánh một trọng trách đặc biệt quan trọng trong tiến trình phát triển của Á-Âu hướng tới tương lai. Vai trò của ASEM ngày càng trở nên thiết yếu quan trọng và không thể thiếu không chỉ trong quá trình hợp tác mà cho cả sự phát triển toàn cầu. Với ASEM 5 có thể đánh giá cho một dấu mốc lịch sử cho một giai đoạn chuyển tiếp của ASEM, đưa ASEM lên một tầm cao mới. Việt Nam với vai trò là nước chủ nhà đăng cai tổ chức hội nghị, Việt Nam không chỉ trực tiếp cùng các nước điều phối viên khác điều phối quan hệ và các hoạt động chung của ASEM, mà còn phải chủ trì và tham gia nhiều hội nghị quan trọng của cấp bộ trưởng, thứ trưởng. ASEM 5 do phó thủ tướng Vũ khoan làm chủ tịch và bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Duy Niên làm phó chủ tịch. Dưới uỷ ban quốc gia là năm tiểu ban phụ trách các phần việc cụ thể chuẩn bị cho ASEM5. Các tiểu ban này bao gồm: Tiểu ban Nội dung Tiểu ban lễ tân Tiểu ban vật chất- hậu cần Tiểu ban an ninh – chính trị Tiểu ban tuyên truyền - văn hoá Các tiểu ban này có sự tham gia của 14 bộ, ngành có liên quan. Ngoài ra, Uỷ ban có một bộ phận thường trực giúp việc gọi là ban thư ký ASEM 5, đặt tại bộ ngoại giao. Để phổ biến sâu rộng những thông tin về công tác chuẩn bị cho ASEM 5, ngày 3/6/ 2004, vụ báo chí bộ ngoại giao Việt Nam đã phối hợp với chương trình nghiên cứu Châu Âu tại Việt Nam (ESVC) và viện FES tổ chức hội thảo báo chí ASEM. Hội thảo đã cung cấp cho báo chí cả trong và ngoài nước những thông tin cơ bản về diễn đàn ASEM, vai trò của ASEM trong quan hệ quốc tế, sự tham gia của Việt Nam vào tiến trình ASEM cũng như sự chuẩn bị tích cực của Việt Nam cho ASEM 5. Cũng thông qua hội thảo này báo giới đã giúp cho những người làm công tác chuẩn bị cho ASEM 5 hiểu được những kinh nghiệm trong việc tổ chức đưa tin ở các hội nghị ASEM trước để Việt Nam tham khảo nhằm hoàn thiện công tác chuẩn bị về mặt thông tin và đưa tin của báo chí tại ASEM 5. ASEM là cầu nối quan trọng để các nước Á- Âu cùng chia sẻ quan điểm, tìm biện pháp thúc đẩy hợp tác. Riêng đối với nước chủ nhà của hội nghị cấp cao ASEM, còn có thêm những lợi ích quan trọng bao gồm cả trực tiếp và gián tiếp. Về lợi ích trực tiếp Việc tổ chức ASEM 5 sẽ tạo điều kiện cho hoạt động du lịch của Việt Nam có cơ hội phát triển bởi trong dịp này không chỉ có du khách đến từ khu vực ASEM mà còn thu hút nhiều khách quốc tế nói chung. Thêm vào đó, các hợp tác kinh tế cũng giúp Việt Nam nâng cao sức hấp dẫn của môi trường kinh doanh, nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế. Về lợi ích gián tiếp: Cải thiện vị thế của Việt Nam trên bản đồ thế giới là cơ hội để nhà tổ chức giới thiệu đây là một nơi khá thuận lợi và hấp dẫn với việc tổ chức các cuộc hội nghị, gặp gỡ của khu vực và thế giới, là địa chỉ lý tưởng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Thông qua hoạt động thu hút khách du lịch đến từ ASEM, hội nghi cũng sẽ giúp người dân Việt Nam không chỉ hiểu rõ hơn về ASEM mà còn có được nhiều thông tin và hiểu biết hơn nữa về con người, các nền văn hoá, phong tục tập quán của các nước thuộc thành viên ASEM cũng như của các nước khác trên thế giới. Có thể nói đây là một cơ hội tốt cho Việt Nam với bạn bè ASEM và thế giới về một đất nước đang phát triển ổn định và đầy tiềm năng. Hội nghị cấp cao ASEM diễn ra trong bối cảnh ASEM đã hình thành và phát triển được hơn một thập kỷ. Hơn tám năm với hoạt động hợp tác toàn diện và mang tầm quốc tế không phải là dài, tuy nhiên ASEM 5 đã đạt được nhiều tiến bộ và thành công đáng kể, đóng góp tích cực vào quan hệ phát triển Á- Âu và toàn cầu. Nhưng có thể thấy hai châu lục Á- Âu và thế giới đang đứng trước nhiều sự kiện và bước tiến quan trọng đem lại nhiều cơ hội và thách thức cho tiến trình hợp tác ASEM, đòi hỏi các nước thành viên phải cùng nỗ lực hơn nữa vì một mục tiêu hoà bình, ổn định và phát triển bền vững. Hội nhập kinh tế quốc tế về du lịch trong ASEAN: Mục tiêu chung: phát triển ASEAN thành một điểm du lịch chung có khả năng cạnh tranh trên thế giới, trên cơ sở kết hợp thế mạnh của từng thành viên, phát triên du lịch bền vững, tạo điều kiện tự do hoá đi lại trong khu vực. Trong ASEAN có hai mảng hợp tác Thứ nhất là hợp tác chuyên ngành du lịch. Mục tiêu của hợp tác chuyên ngành du lịch được cụ thể hoá trong năm chiến lược: Phối hợp tiếp thị chung ASEAN - là một điểm du lịch thống nhất. Tạo điều kiện đi lại trong ASEAN - thúc đấy các luồng khách nội bộ ASEAN và khách từ nước thứ ba vào và đi lại trong ASEAN. Xúc tiến đầu tư du lịch ASEAN Phát triển nguồn nhân lực du lịch Phát triển du lịch bền vững về môi trường. Nội dung chương trình hành động Hà Nội về du lịch Phát động chiến dịch xúc tiến du lịch ASEAN- VAC Phát hành sách hướng dần đầu tư du lịch ASEAN Xuất bản bản đồ du lịch ASEAN Nghiên cứu hợp tác phát triển du lịch tàu biển Xây dựng website du lịch ASEAN Xây dựng ấn phẩm du lịch sinh thái ASEAN Hình thành mạng lưới đào tạo ASEAN Dự thảo hiệp định hợp tác du lịch ASEAN Các hoạt động của hợp tác chuyên nghành du lịch Diễn đàn du lịch ASEAN (ATF) diễn ra hàng năm 4 hội nghị bộ trưởng du lịch ASEAN 16 phiên họp cơ quan du lịch quốc gia ASEAN (NTOs) Các phiên họp của 7 nhóm công tác:(1) Nhóm xúc tiến quảng bá du lịch (2) Xúc tiến đầu tư (3) Thông tin du lịch (4) Nghiên cứu du lịch tài biển (5) Phát triển nguồn nhân lực (6) Hợp tác dịch vụ (7) Nhóm cấp cao về T-ASEAN Hiệp định hợp tác về du lịch ASEAN Theo quyết định hội nghị bộ trưởng du lịch ASEAN tại ATF 1/2002, nhóm cấp cao soạn thảo T- ASEAN được thành lập và dự thảo T-ASEAN Ngày 04/11/2002 , T-ASEAN đã được nguyên thuỷ các nước ký ở Hội nghị thượng đỉnh ASEAN tại Campuchia. - Nội dung gồm các điều: Mục tiêu Tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch nội khối và quốc tế Thuận lợi cho dịch vụ vân chuyển Tiếp cận thị trường Chất lượng dịch vụ Phối hợp xúc tiến tiếp thị Phát triển nhân lực Tổ chức thực hiện Sửa đổi Giải quyết tranh chấp Điều khoản cuối cùng Hợp tác ASEAN +1; +3(ASEAN+ ( Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc) Hội nghị bộ trưởng du lịch ASEAN+3 lần thứ nhất, tháng 1/2002 Họp cơ quan du lịch quốc gia ASEAN +3 lần 1, lần 2 tháng 1 và 7/2002 Nội dung hợp tác: tạo điều kiện thuận lợi đi lại, xúc tiến, tăng cường hợp tác giữa các doanh nghiệp du lịch, phát triển nguồn nhân lực, xúc tiến đầu tư trong du lịch. Thứ hai là hợp tác dịch vụ, trong đó có du lịch: Mục tiêu: Thúc đẩu tự do hoá các luồng khách, đầu tư du lịch trong ASEAN. Từng bước để đạt tự do hoá hoàn toàn vào năm 2002. Phương thức đàm phán: Theo nguyên tắc của tổ chức thương mại thế giới. Khẳng định du lịch là một trong 7 lĩnh vực dịch vụ tham gia đàm phán mở cửa thị trường trong ASEAN ( bưu chính viễn thông, du lịch, thương mại, giao thông vận tải, hàng không, tài chính, xây dựng) Nội dung cam kết ASEAN qua hai vòng đàm phán: Dịch vụ khách sạn: Phía nước ngoài có thể liên doanh với đối tác Việt Nam, vốn đóng góp của phía nước ngoài trong liên doanh ít nhất phải đạt 30%. Khách sạn liên doanh ít nhất phải đạt tiêu chuẩn 3 sao theo quy định của tổng cục du lịch. Khu du lịch: phía nước ngoài có thể liên doanh với đối tác Việt Nam, vốn đóng góp của phía nước ngoài trong liên doanh ít nhất phải đạt 30%. Thực hiện mở cửa thị trường đối với 3 phân ngành Dịch vụ đặt phòng khách sạn Dịch vụ phục vụ ăn trong nhà hàng Dịch vụ phục vụ uống không có chương trình giải trí Phía nước ngoài có thể hợp tác thông qua các hình thức hợp đồng kinh doanh, liên doanh đối với Việt Nam Hiệp định thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ Được ký kết ngày 13/7/200, có hiệu lực từ ngày 10/12/2001. Là hiệp định đầu tiên đàm phán theo lộ trìnhvà các cam kết trên cơ sở nguyên tắc của tổ chức thương mại thế giới (WTO/GATS) Du lịch đưa ra cam kết hai phân ngành, dịch vụ lưu trú, cung cấp thực phẩm đồ uống và dịch vụ lữ hành, điều hành tour du lịch. Hợp tác tiểu vùng Mê Kông mở rộng Tám dự án ưu tiên của tiểu vùng - Xúc tiến du lịch chung tiểu vùng - Diễn đàn du lịch tiểu vùng - Đào tạo giáo viên du lịch - Đào tạo quản lý về bảo tồn và du lịch - Quy hoạch sông Mê Kông /Lang Cang - Tạo điều kiện thuận lợi đi lại trong tiểu vùng - Du lịch làng quê - Dòng khách du lịch bắc - nam tiểu vùng MêKông. Triển khai thông qua 13 cuộc họp của nhóm công tác tiểu vùng MêKông, diễn đàn du lịch tiểu vùng. .Cung cấp thông tin về tình hình phát triển du lịch Việt Nam, cập nhật các chính sách phát triển,tạo điều kiện thuận lợi đi lại.. Đưa thông tin vào tài liệu xúc tiến chung. Hoàn thành quy hoạch phân đoạn, quy hoạch tổng thể du lịch MêKông thuộc Việt Nam. Đã dược ADB chọn tài chợ triển khai thí điểm dự án du lịch làng quê. Cùng AMTA, ADB, xây dựng dự án vay vốn ADB phát triển cơ sở hạ tầng du lịch tiểu vùng MêKông. Những cam kết cụ thể của du lịch Việt Nam khi gia nhập WTO Những cam kết được tóm tắt trong bảng dưới đây. Bảng cam kết của du lịch Việt Nam với WTO Phân ngành Hạn chế tiếp cận thị trường Hạn chế đối xử quốc gia Mức độ cam kết Dịch vụ xếp chỗ ở khách sạn(CPC 64110);Dịch vụ cung cấp thức ăn(CPC 642) và đồ uống(CPC 643) Không hạn chế cung cấp qua biên giới(1) Không hạn chế tiêu dùng ở nước ngoài(2) Không hạn chế hiện diện thương mại(3) Chưa cam kết của thể nhân trừ các cam kết chung(4) Không hạn chế cung cấp qua biên giới(1) Không hạn chế tiêu dùng ở nứơc ngoài(2) Không hạn chế hiện diên thương mại(3) Chưa cam kết hiện diện của thể nhân trừ các cam kết chung(4) Cam kết toàn bộ ba phương thức cung cấp dịch vụ,chưa cam kết phương thức cung cấp dịch vụ 4 Dịch vụ đại lý lữ hành và điều hành tour du lịch (CPC 7471) Không hạn chế cung cấp qua biên giới(1) Không hạn chế tiêu dùng ở nước ngoài(2) Không hạn chế hiện diện thương mại(3) Chưa cam kết hiên diện thể nhân,trừ các cam kết chung(4) Không hạn chế cung cấp quan biên giới(1) Không hạn chế tiêu dùng ở nước ngoài(2) Không hạn chế hiện diện thương mại(3) Trừ hướng dẫn viên du lịch trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải là công dân Việt Nam.Các doanh nghiệp cung cấp dịc vụ có vốn đầu tư nước ngoài chỉ đước phép cung cấp dịch vụ đưa khách hàng vào du lịch Việt Nam và lữ hành nội địa đối với khách du lịch vao Việt Nam như là một phần của dịch vụ đưa khách vào du lịch Việt Nam. Chưa cam kết hiện diện của thể nhân,trừ các cam kết chung(4). Cam kết toàn bộ cả 3 phương thức cung cấp dịch vụ về tiếp cận thị trường; Cam kết kèm theo những hạn chế ở phương thức 3 Về ứng xử quốc gia chưa cam kết hiện diện của thể nhân, trừ các cam kết chung(4) (Nguồn : Nguyễn Văn Mạnh , Để du lịch Việt Nam phát triển bền vững sau khi gia nhạp WTO, tạp chí kinh tế phát triển . Số 01/ 2007) Một số lưu ý khi thực hiện cam kết : Không cho phép doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài (phù hợp với Điều 51 Luật du lịch) Không hạn chế vốn nứơc ngoài trong liên doanh (Luật du lịch Việt Nam-2005 chưa có). Chưa cam kết cho phép thành lập chi nhánh (điều 42 luật du lịch) Không hạn chế đối tác Việt Nam trong liên doanh(điều 51 luật du lịch) Đối xử quốc gia: Không cam kết cho phép doanh nghiệp có vốn nứớc ngoài được cung cấp dịch vụ outbound Cho đến nay đã có 26 hiệp định hợp tác du lịch song phương cấp Chính phủ được ký kết với các nước trong và ngoài khu vực, đồng thời thiết lập quan hệ với hơn 1.000 hãng du lịch của hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ. Chúng ta còn tham gia tích cực và hiệu quả vào các diễn đàn hợp tác du lịch quốc tế và khu vực như Tổ chức Du lịch Thế giới, hợp tác du lịch ASEAN, Hiệp hội Du lịch châu Á - Thái Bình Dương, Chương trình phát triển Du lịch tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng, hợp tác hành lang Ðông - Tây, hợp tác du lịch sông Mê Kông - sông Hằng, v.v. Đặc biệt, gần đây du lịch Việt Nam đã tổ chức thành công Hội nghị Bộ trưởng Du lịch APEC 2006 được bạn bè quốc tế đánh giá cao. Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài trong lĩnh vực khách sạn du lịch: Kể từ khi thực hiện Luật đầu tư nước ngoài năm 1987 đến nay, đã có 6.465 dự án đầu tư trực tiếp hoạt động với tổng vốn đăng ký 54,7 tỷ USD; trong đó trên 3.000 dự án đã đi vào sản xuất kinh doanh. Cùng với thời gian, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã thực sự trở thành bộ phận hữu cơ của nền kinh tế, đã đóng góp phần quan trọng nhu cầu về vốn cho đầu tư phát triển, thúc đẩy nhiều ngành nghề khác phát triển, mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới. Năm 2005, khu vực đầu tư nước ngoài tạo ra 14,5% GDP, chiếm 17,4% vốn đầu tư toàn xã hội, 54% kim nghạch xuất khẩu (kể cả dầu thô). Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã góp phần đáng kể trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hóa. Đến nay, trong đầu tư trực tiếpnước ngoài, công nghiệp chiếm 61,1%, dịch vụ chiếm 31,8%, nông-lâm ngư nghiệp chiếm 7,08%. Với chủ trương phát triển du lịch là ngành mũi nhọn của đất nước, thời gian qua, du lịch là lĩnh vực luôn được Chính phủ khuyến khích đầu tư, đặc biệt là đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực khách sạn, du lịch, khu vui chơi giải trí. Do đó, cùng với làn song đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực khách sạn, du lịch, khu vui chơi giải trí cũng tăng đáng kể. Tính đến hết tháng 10 năm 2006, trên địa bàn cả nước đã có 163 dự án đầu tư trực tiếp trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực khách sạn, du lịch, khu vui chơi giải trí, với tổng số đầu tư đăng ký đật 3,295 tỷ USD. Trong số các dự án trên đã có 116 dự án đi vào hoạt động ( chiếm 71% về số dự án ), với vốn đầu tư thực hiện đạt 2,139 tỷ USD (bằng 66% về vốn đầu tư). So với các ngành khác, đây là lĩnh vực có tỷ lệ các dự án đã thực hiện tương đối cao do thị trường trong lĩnh vực này của Việt Nam trong thời gian tới có tiềm năng phát triển. Nhìn chung, các dự án trong lĩnh vực khách sạn, du lịch, khu vui chơi giải trí tập trung chủ yếu ở các trung tam chính trị-văn hoá-xã hội-kinh tế và du lịch của cả nước như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng. Mặc dù đầu tư trong lĩnh vực khách sạn du lịch tại Việt Nam thời gian qua cũng có những bước phát triển đáng khích lệ, song bên cạnh đó vẫn còn hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng và nhu cầu; tócc độ tăng trưởng trong khu vực dịch vụ còn thấp (dưới 40% so với mức trung bình 50% của các nước đang phát triển trong khu vực, 70 – 80% ở các quốc gia phát triển) và có xu hướng giảm do một số nguyên nhân khách quan và chủ quan. Cụ thể như sau: Về môi trường pháp lý, cơ chế, chính sách về phát triển dịch vụ còn thiếu, chưa đồng bộ và không có sự gắn kết giữa các ngành, các địa phương. Công tác quy hoạch ngành còn có bất cập : quy hoạch phát triển tổng thể ngành, quy hoạch chi tiết của các khu du lịch được tiến hành chậm, do đó trong một số trường hợp đã làm mất cơ hội đầu tư của các nhà đầu tư. Kết cấu hạ tầng du lịch vừa thiếu, vừa yếu, hệ thống cung ứng dịch vụ, vui chơi giải trí cho người nước ngoài còn hạn chế, chất lượng dịch vụ thấp, giá cả tuỳ tiện, không tương xứng với chất lượng cung cấp dịch vụ. Hầu hết các dịch vụ liên quan đến du lịch như vận tải hang không, hàng hải; cước phí viễn thông đều ở mức cao hơn các nước trong khu vực. Các nhận xét về thành công và hạn chế trong hội nhập Quốc tế của Du lịch Việt Nam trước khi Việt Nam gia nhập WTO Trong tiến trình hội nhập quốc tế của ngành du lịch đã có những thành công như sau : Thứ nhất, giai đoạn này hội nhập quốc tế trong du lịch của Việt Nam được phát triển trên diện rộng với nhiều hình thức cả đa phương và song phương, đặc biệt là hội nhập du lịch với các tổ chức quốc tế về du lịch trong đó có UNWTO. Hội nhập quốc tế đã góp phần không nhỏ vào vào sự tăng trưởng và phát triển nhanh của ngành du lịch. Nâng cao vị thế của ngành du lịch nói riêng và của Việt Nam nói chung trên trường Quốc tế . Thứ hai, ngành du lịch Việt nam đã tích cực tham gia vào các diễn đàn góp phần quan trọng tạo cơ hội cho bạn bè năm châu có thông tin và hiểu biết nhiều hơn du lịch Việt Nam. Thứ ba, thu hút được nguồn vốn lớn từ đầu tư trực tiếp nước ngoái vào ngành du lịch. Du lịch là một trong những lĩnh vực thu hút được nguồn vốn đầu tư nước ngoài nhiều nhất ở Việt Nam trong những năm qua Thứ tư, tạo điều kiện thuân lợi cho các Tổ chức Quốc tế hỗ trợ Việt nam trong lĩnh vực xây dựng luật du lịch, đào tạo nguồn nhân lực, chuyển giao công nghệ, đặc biệt trong lĩnh vực khách sạn và nghỉ dưỡng (RESORT). Tuy nhiên, bên cạnh những thành công nói trên, hội nhập quốc tế của du lịch Việt Nam đã bộc lộ nhng hạn chế sau đây : Thứ nhất, hội nhập quốc tế mới được quan tâm chú ý ở tầm vĩ mô, chưa tạo ra cơ hội năng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp, các địa phương có giá trị tài nguyên du lịch lớn. Hay nói cách khác hội nhập quốc tế ở thời kỳ này mới chỉ dừng lại ở bề rộng mà chưa chú ý tới hội nhập chiều sâu. Thứ hai, các hình thức hội nhập, các hoạt động hội nhập chưa đi vào chiều sâu, đặc biệt là các hình thức liên doanh liên kết trong kinh doanh dịch vụ lữ hành và chương trình du lịch, trong quy hoạch và xúc tiến du lịch. Thứ ba, nâng cao năng lực Quản lý nhà nước và quản tri kinh doanh cho đội ngũ nguồn nhân lực chưa tương xứng với các nguồn lực mà các tổ chức Quốc tế đã tài trợ cho ngành du lịch. Tóm lại, chương 2 đã tập trung làm nổi bật sự phát triển của du lịch Việt Nam, cũng như sự tham gia hội nhập Quốc tế của ngành du lịch trước khi gia nhập WTO. Trên cơ sở này để tìm ra các thành công và hạn chế của ngành du lịch trong lĩnh vực hội nhập Quốc tế. Căn cứ vào kết quả này cùng với cơ sở lý luận ở chương 1 để đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh hội nhập Quốc tế của Du lịch Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Chương 3: ĐẾ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM ĐẨY MẠNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ TRONG DU LỊCH CỦA VIỆT NAM Mục tiêu ngành du lịch là phấn đấu để đến năm 2010, Việt Nam trở thành quốc gia phát triển về du lịch trong khu vực, với mức thu nhập từ du lịch phải đạt 4-5 tỉ USD. Để đạt điều đó phải có một hệ thống giải pháp đồng bộ nhằm nhằm đẩy mạnh hội nhập Quốc tế của ngành du lịch. Theo chúng tôi, nếu trước khi gia nhập WTO hội nhập quốc tế của du lịch Việt Nam phát triển trên diện rộng với các tổ chức quốc tế, diễn đàn quốc tế, cấp quốc gia thì sau khi gia nhập WTO, hội nhập tế trong du lịch của Việt Nam phải chuyển sang hội nhập theo chiều sâu. Điều này có nghĩa là phải đẩy mạnh các hoạt động hội nhập quốc tế trong du lịch ở cấp địa phương và các doanh nghiệp du lịch. 3.1 Nâng cao nhận thức về vai trò của hội nhập Quốc tế đối với sự phát triển của du lịch Việt Nam  Du lịch Việt Nam tham gia vào thị trường thế giới với tư cách là một thời cơ, một lợi thế lớn so với các ngành khác. Vì sản phẩm của nó không mất, lại giải quyết được nhiều lao động và xuất khẩu tại chỗ, chưa kể một nền văn hóa giàu bản sắc, có thiên nhiên tuyệt đẹp, có ẩm thực phong phú và đặc biệt con người cởi mở, thân thiện... những giá trị mà bất cứ khách du lịch nào cũng mong muốn và trân trọng. Như vậy cần nâng cấp và mở rộng các cảng hàng không , cảng biển cửa khẩu quốc tế. Các cấp và các doanh nghiệp phải chủ động đầu tư hơn nữa cho cơ sở hạ tầng du lịch với một tầm nhìn dài, cơ bản, trên cơ sở có quy hoạch. Với ngành du lịch, con người càng quyết định hơn vì bản thân con người cũng là một sản phẩm du lịch, họ là kênh đầu tiên để du khách tiếp cận và hiểu được giá trị của một nền văn hóa. Vì vậy ngoài việc tổ chức bồi dưỡng , giáo dục lồng gép trong các cơ sở đào tạo về du lịch, các doanh nghiệp cần mạnh dạn thuê các gia nước ngoài trong lính vực markrting du lịch quốc tế . 3.2 Tích cực tham gia hội nhập Quốc tế nhằm chuẩn hóa có sở hạ tầng du lịch theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp và phát triển bền vững. Cơ sở hạ tầng du lịch gồm các hệ thống giao thông, các địa danh du lịch trọng điểm,liên lạc viễn thông, các khách sạn.... Chỉ số cơ sở hạ tầng được đo bằng độ dài và chất lượng đường xá, dịch vụ vệ sinh, cấp nước và xe lửa. Cơ sở hạ tầng yếu kém là một nguyên nhân khiến khách du lịch quốc tế khó chịu nhất khi đi du lịch Việt Nam. Cùng với tình trạng tắc nghẽn giao thông, quy định tốc độ giao thông không hợp lý trên một số tuyến du lịch làm cho chỉ số cạnh tranh về cơ sở hạ tầng của Việt Nam thấp. Kinh nghiệm của Singapore đã chỉ ra, có 5 yếu tố tạo nên sự thành công của ngành du lịch, đó là: phương tiện giao thông (Accesibility); cơ sở tiện nghi (Amenities); điểm thắng cảnh (Attraction); các dịch vụ hỗ trợ (Ancillary services) và điều chỉnh của chính phủ (Adjustment). Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch sẽ đáp ứng được 3 trong số 5 điều kiện trên. Vì vậy, cần ưu tiên vốn vay trước hết cho phát triển cơ sở hạ tầng du lịch so với các ngành nghề khác – những ngành không được coi là ngành mũi nhọn, không thuộc nhóm ngành nghề có khả năng cạnh tranh. Khối lượng đầu tư cho du lịch phải hợp lý và dài hạn. Huy động mọi nguồn vốn của cả nước ngoài và tư nhân. Bên cạnh việc quy hoạch khai thác các nguồn du lịch sẵn có của thiên nhiên, các di tích lịch sử văn hóa dân tộc, cần kết hợp đầu tư phát triển các cơ sở du lịch hiện đại. Để thực hiện được giải pháp này đồi hỏi ngành du lịch Việt Nam phải chủ động tìm kiếm các đối tác nước ngoài, các tổ chức Quốc tế hỗ trợ về công nghệ, quy hoạch cơ sở hạ tầng và nguồn vốn. 3.3 Hội nhập khu vực để đa dạng hóa sản phẩm du lịch và mở rộng thị trường Ngoài các hình thức du lịch như tham quan, tìm hiểu thiên nhiên, văn hóa, lịch sử, nghỉ dưỡng sức.... cần phát triển thêm loại hình sản phẩm du lịch mua sắm (thông qua các chợ ẩm thực, chợ đêm, chợ cuối tuần....) và các sự kiện tháng khuyến mại giảm giá.... các loại hình dịch vụ chữa bệnh (như hệ thống các bệnh viện, chăm sóc sức khỏe, làm đẹp, các thẩm mỹ viện,....) có chất lượng tốt cần được quan tâm phát triển. Để có sản phẩm du lịch phù hợp với thị trường, cần đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị trường, xác định thị trường trọng điểm thích hợp với mỗi loại hình sản phẩm du lịch. Hình thành các trung tâm mua sắm hiện đại cho du khách trong nước và quốc tế tại các trung tâm du lịch lớn. Xây dựng tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch, tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng. Đa dạng hoá các sản phẩm và dịch vụ du lịch hướng tới làm phong phú và đảm bảo chất lượng của các sản phẩm và dịch vụ có thể kích thích được nhu cầu tiêu dung của khách du lịch. Ngoài ra, cần tập trung xây dựng các sản phẩm du lịch có chất lượng cao, quy mô lớn để có khả năng khai thác số lượng khách lớn, có khả năng chi trả cao, tăng thời hạn lưu trú và mức chi của du khách. Để thực hiện được giải pháp này bằng cách là liên kết trong nước và quan hệ song phương với từng nước trong khu vực ASEAN và Trung Quốc 3.4 Tăng cường Hội nhập Quốc tế trong xúc tiến du lịch Việt Nam Xúc tiến du lịch Việt Nam nhằm cung cấp thông tin về sản phẩm du lịch Việt Nam, thu hút và quyến rũ khách du lịch quốc tế đến với sản phẩm du lịch Việt Nam. Muốn vậy, phải tìm hiểu và nghiên cứu kỹ nhu cầu thị trường bên ngoài, các thị hiếu về sản phẩm và dịch vụ du lịch của thị trường các nước trong khu vực và thế giới thông qua các tổ chức lữ hành, du lịch thế giới và khu vực như : Liên đoàn hiệp hội các hãng lữ hành (UFTAA), Hiệp hội thế giói các đại lý lữ hành ( WATA ). Định hướng cho các Tổng công ty du lịch của Việt Nam liên kết với các hãng lữ hành lớn nổi tiếng trên thế giới như: Văn phòng lữ hành Quốc gia Nhật ( JTB ), tập đoàn du lịch Thomson . Inc, Tập đoàn du lịch Thomas Cook của Vương quốc Anh, Liên đoàn quóc tế du lịch Đức (TUI), tập đoàn American Express Company, Công ty du lịch Quốc tế Vân Nam, Quản Tây, Quảng Đông của Trung Quốc…. Từ đó, có cách quản lý và phục vụ riêng cho phù hợp với từng loại khách. Tăng cường sự hiện diện của du lịch Việt Nam tại các Hội chợ, Hội nghị và Hội thảo quốc tế. Tổ chức nhiều Hội thảo chuyên đề để giới thiệu du lịch Việt Nam. Khâu đột phá là thuê các công ty quảng bá chuyên nghiệp của nước ngoài thực hiện. Học tập kinh nghiệm của Hàn Quốc để xúc tiến du lịch. Ví dụ ngành du lịch Hàn Quốc đã liên kết với ngành điện ảnh - cách làm cực kỳ hiệu quả đã làm cho kinh doanh tăng vọt. Hút tiền của du khách bằng điện ảnh. Để đến nhanh chóng trái tim và khối óc của khách hàng, các nhà du lịch Hàn Quốc đã hết sức “khôn ngoan” tìm đường đi là nghệ thuật thứ bảy và họ đã thành công. Ngành du lịch Hàn Quốc đã tài trợ xây dựng hàng loạt các tác phẩm điện ảnh như: “Bản tình ca mùa đông”, “Chuyện tình Paris”, “Nàng Dae Cang Geum”... hàng loạt các bộ phim mang đậm hương sắc du lịch mang đậm hình ảnh một đất nước xinh đẹp, mộng mơ, lung linh như cổ tích và con người Hàn Quốc khả ái. Có thể lấy ví dụ, chỉ riêng với bộ phim “Bản tình ca mùa đông” đã làm dấy lên ước muốn du lịch Hàn Quốc của hơn 100.000 phụ nữ Nhật Bản. Năm 2005, số người Việt Nam sang du lịch Hàn Quốc là 55.000 người, một con số khổng lồ không phải là ít. Gần đây Hàn Quốc đã thành lập một phái đoàn xúc tiến du lịch đến Đông Nam Á - trong đó có Việt Nam là điểm dừng chân đầu tiên. Đây chính là bài học kinh nghiệm quý báu để nước ta xúc tiến quảng bá du lịch, học hỏi cái hay, chấp nhận sự khác biệt và tạo ra được thế mạnh cho mình, đưa hình ảnh của đất nước ra khu vực và thế giới. Thế kỷ XXI, đất nước bước vào hội nhập mạnh mẽ hơn, cơ hội và thách thức nhiều hơn, đặt Việt Nam vào những khó khăn thử thách hết sức gay go dưới tác động của nhiều vấn đề có tính toàn cầu được đặt ra nhiều nhiệm vụ đối với nước ta: nâng cao tầm trí tuệ của người Việt Nam, phát triển khoa học công nghệ và giáo dục đào tạo, xây dựng một nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc, giữ gìn bản sắc bởi “văn hóa là định mệnh”. Trong xu thế toàn cầu hóa, chúng ta tiến hành hội nhập - đây là một tất yếu để đưa hình ảnh của Việt Nam ra bạn bè năm châu nhưng giao lưu hội nhập văn hóa như thế nào? Quy luật phát triển của văn hóa cũng như kinh tế: Không có một nền văn hóa nào tự phát triển bằng cách khép kín nhưng giao lưu thế nào để phát triển đúng hướng, hòa nhập mà không hòa tan? Điều này thì Hàn Quốc “con rồng châu Á” đã làm được, quảng bá hình ảnh của mình, tiếp thu ảnh hưởng của các nước và giữ vững được bản sắc truyền thống tạo nên một Hàn Quốc đúng như khẩu hiệu “Dynamic Korea”. Ngày nay, giao lưu của Việt Nam - thế giới ngày càng mở rộng trên nhiều lĩnh vực. Chúng ta phải có bản lĩnh vững vàng, giữ được bản sắc đồng thời nghiên cứu và phổ biến những thành tựu mới về xây dựng và phát triển văn hóa, kinh tế, những cái hay cái đẹp trong lối sống khoa học tiến bộ của nước ngoài. Chúng ta chủ động tăng cường các cuộc trao đổi nghệ thuật, điện ảnh, triển lãm, thể thao, du lịch trên phạm vi thế giới không ngừng tận dụng mọi cơ hội để quảng bá hình ảnh Việt Nam ra mắt bạn bè khu vực và thế giới. 3.5 Hội nhập Quốc tế để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực và khả năng cạnh tranh ở cấp ngành và doanh nghiệp Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là vấn đề có tính chiến lược của mọi quốc gia. Đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch là vấn đề có ý nghĩa quyết định đối với nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành du lịch, góp phần nhanh chóng đưa du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Nguồn nhân lực phải được phát triển một cách có hệ thống cả vế số lượng và chất lượng. Để đạt được như mục tiêu kế hoạch 5 năm (2006-2010) đề ra, cần phải có lực lượng lao động trực tiếp trong du lịch là hơn 333.000 người, nghĩa là trong 5 năm tới cần phải đào tạo mới cho khoảng 100.000 lao động du lịch. Hiện tại, chất lượng lao động cũng chưa đáp ứng được yêu cầu. Số có trình độ đại học trở lên chỉ chiếm hơn 3%. Số lao động biết ngoại ngữ không nhiều, chỉ chiếm khoảng gần 1/2. Tính chuyên nghiệp của lực lượng lao động trong ngành du lịch chưa cao. Vì vậy, ngoài việc đào tạo mới thì việc đào tạo lại nhằm nâng cao chất lượng của đội ngũ lao động hiện tại cũng cần được chú trọng. Đội ngũ cán bộ quản lý và giám sát du lịch phải được đào tạo chuyên sâu và có bài bản cả về trình độ chuyên môn, kỹ năng giao tiếp ngoại ngữ, tin học và có sự hiểu biết về pháp luật. Chỉ có thể phát triển du lịch nhanh và bền vững trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu và toàn diện nếu có đội ngũ lao động chất lượng cao, số lượng đủ, cơ cấu hợp lý gồm đông đảo những hướng dẫn viên du lịch lành nghề, những nhà khoa học công nghệ du lịch tài năng, giỏi chuyên môn nghiệp vụ, tháo vát và có trách nhiệm cao. . Chương trình đầu tư cho việc đào tạo và đào tạo lại cả về quản lý và về kinh doanh du lịch, bổ sung các cơ sở đào tạo chuyên ngành về Du lịch. Nhanh chóng xây dựng được đội ngũ cán bộ du lịch có đủ trình độ, năng lực đáp ứng sự phát triển của Ngành và hội nhập với quốc tế. Nâng cao trình độ quản lý, chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ của đội ngũ cán bộ, công nhân viên ngành Du lịch để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách. Bồi dưỡng nhân lực du lịch trong thời gian tới cần tập trung vào các nhiệm vụ chủ yếu sau: Tăng cường công tác quản lý nhà nước về đào tạo phát triển nhân lực du lịch: Phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về phát triển nguồn nhân lực du lịch; cơ chế chính sách và quy chế quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch; chế độ đãi ngộ nhân tài và quy định về lương, thưởng phù hợp. Nhanh chóng hình thành đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch. Tăng cường kiểm tra, thanh tra lien ngành và chuyên ngành với các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực du lịch trong toàn quốc. Tiêu chuẩn hoá nguồn nhân lực du lịch: Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn đối với các chức danh và cấp bậc ngành nghề trong du lịch; áp dụng thí điểm, điều chỉnh và từng bước nhân rộng hệ thống tiêu chuẩn này trong toàn quốc. Thúc đẩy và mở rộng hoạt động của mô hình Hội đồng Cấp chứng chỉ Nghiệp vụ du lịch Việt Nam. Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện chương trình khung đào tạo du lịch bậc cao đẳng và đại học. Tham khảo, học tập kinh nghiệm quốc tế nhằm hướng tới mục tiêu thống nhất tiêu chuẩn lao động không rào cản mà tổ chức quốc tế đặt ra. Mở rộng quy mô và nâng cao năng lực, chất lượng đào tạo của các cơ sở đào tạo du lịch: Tập trung đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho các cơ sở đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên, giáo viên và đào tạo viên cho các cơ sở đào tạo du lịch bằng nhiều hình thức, cả ở trong và ngoài nước; tăng cường đào tạo kỹ năng huấn luyện cho đội ngũ đào tạo viên và thẩm định viên. Chuẩn hoá và đổi mới chương trình đào tạo cần tiếp cận dần nhu cầu thực tế về năng lực làm việc trong cac lĩnh vực của ngành, đạt tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo tính lien thong giữa các bậc đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân. Tăng cường nghiên cứu ứng dụng khoa học - công nghệ, phương pháp mới trong đào tạo phát triển nhân lực du lịch, khuyến khích các cơ sở đào tạo Quóc tế về du lịch tham gia đào tạo nguồn nhân lực cho ngành du lịch Việt Nam, đặc biệt là khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị để từng bước ứng dụng, khai thác hiệu quả của công nghệ thong tin để phát triển nguồn nhân lực du lịch. Khuyến khích, thúc đẩy việc sử dụng internet để thiết lập cơ chế thong tin qua mạng giữa

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc17155.DOC