Tài liệu Đề tài Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp Việt Nam: Thực trạng và giải pháp: Mục lục
Lời nói đầu 4
Chương I. sự cần thiết phải tăng cường thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài phát triển ngành công nghiệp của Việt Nam 7
I. Khái niệm, bản chất và đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài 7
1. Khái niệm và bản chất của đầu tư trực tiếp nước ngoài 7
2. Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài 8
II. Sự cần thiết phải tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài phát triển ngành Công nghiệp Việt Nam 9
1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài với quá trình CNH của các nước đang phát triển ...................................................................................................................9
2.Thực trạng ngành Công nghiệp Việt Nam và nhu cầu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ..12
Chương II. Thực trạng Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp Việt Nam ..23
I. Qui mô và cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành Công nghiệp Việt Nam ..23
1. Qui mô đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành Công nghiệp ..23
2. Cơ cấu đầu tư trực ...
94 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1203 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp Việt Nam: Thực trạng và giải pháp, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục
Lời nói đầu 4
Chương I. sự cần thiết phải tăng cường thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài phát triển ngành công nghiệp của Việt Nam 7
I. Khái niệm, bản chất và đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài 7
1. Khái niệm và bản chất của đầu tư trực tiếp nước ngoài 7
2. Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài 8
II. Sự cần thiết phải tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài phát triển ngành Công nghiệp Việt Nam 9
1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài với quá trình CNH của các nước đang phát triển ...................................................................................................................9
2.Thực trạng ngành Công nghiệp Việt Nam và nhu cầu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ..12
Chương II. Thực trạng Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp Việt Nam ..23
I. Qui mô và cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành Công nghiệp Việt Nam ..23
1. Qui mô đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành Công nghiệp ..23
2. Cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành Công nghiệp ..25
2.1 Cơ cấu theo chuyên ngành ..25
2.2 Cơ cấu theo hình thức đầu tư ..27
2.3 Cơ cấu theo địa bàn ..28
2.4 Cơ cấu theo đối tác đầu tư 29
II. Tình hình thu hút và sử dụng FDI của một số chuyên ngành Công nghiệp
1. Công nghiệp dầu khí 31
2. Công nghiệp nặng 38
3. Công nghiệp nhẹ 51
4. Công nghiệp thực phẩm 58
III. Những đóng góp của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào sự phát triển của ngành Công nghiệp Việt Nam 63
IV. Một số tồn tại, hạn chế đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành Công nghiệp Việt Nam 69
Chương III. Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI vào công nghiệp Việt Nam trong thời gian tới
I. Mục tiêu và định hướng phát triển Ngành công nghiệp trong thời gian tới
1. Mục tiêu phát triển ngành Công nghiệp Việt Nam 76
2. Định hướng phát triển ngành Công nghiệp Việt Nam 76
II. Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành Công nghiệp trong thời gian tới
78
Kết luận ..92
tài liệu tham khảo ..94
Lời nói đầu
Trước đòi hỏi của thực tiễn phát triển kinh tế-xã hội của đất nước cũng như những chuyển biến của bối cảnh quốc tế, Việt Nam đã tiến hành quá trình CNH, HĐH nhằm thực hiện công cuộc đổi mới một cách toàn diện hơn. Tuy nhiên, do xuất phát điểm của nước ta quá thấp, kém nhiều so với các nước trong khu vực và trên thế giới, chỉ dựa vào nguồn vốn trong nước thì chúng ta không thể thu hẹp khoảng cách trình độ kỹ thuật, công nghệ sản xuất, quản lý kinh doanh và nhất là chất lượng sản phẩm, kỹ năng thâm nhập của hàng hoá nước ta vào thị trường khu vực và thị trường thế giới. Trong điều kiện đó, để tiến hành CNH - HĐH đất nước, đảm bảo duy trì nhịp độ tăng trưởng kinh tế, thu hẹp khoảng cách của nước ta và các nước trong khu vực, việc thu hút đầu tư nước ngoài vào phục vụ chủ trương phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam là hết sức quan trọng.
Thực tế cho thấy, trong mấy năm gần đây, dưới sự tác động tích cực của quá trình cải cách môi trường đầu tư và kinh doanh, các biện pháp khuyến khích và hỗ trợ của nhà nước, sự chủ động tích cực và sáng tạo của các doanh nghiệp công nghiệp sản xuất Việt Nam đã đạt được những kết quả nổi bật đóng góp một phần không nhỏ cho quá trình CNH, HĐH của đất nước (tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành công nghiệp khá cao (13,9%, tỷ trọng của công nghiệp trong GDP liên tục tăng từ mức 23,5% năm 1996 lên mức 31,9% năm 2001...). Mà đầu tư nước ngoài là một tác nhân quan trọng trong sự tăng trưởng này.
Cùng với chủ trương mở cửa của Đảng và Nhà nước, với Luật Đầu tư nước ngoài (1987) đã từng bước tạo ra môi trường hấp dẫn để thu hút ngày càng nhiều vốn đầu tư và làm cho hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam ngày một đạt hiệu quả hơn. Ngay từ năm 1998, ngành Công nghiệp đã đặt việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong chiến lược phát triển của mình. Nguồn vốn đăng ký đầu tư trực tiếp nước ngoài tính đến cuối năm 2002 đạt 22,16 tỷ USD: trong đó thời kỳ 1996-2000 đạt 11,6 tỷ USD, tăng 30% so với 5 năm trước với tỉ trọng vốn trong tổng nguồn vốn ĐTNN không ngừng tăng lên, từ 41,5% giai đoạn 1988-1990, lên 52,7% giai đoạn 1991-1995 và 60,3% giai đoạn 1996-2002. Vốn thực hiện trong lĩnh vực này cũng đạt tỉ lệ cao nhất so với các lĩnh vực khác và tỉ trọng tăng dần từ 46% thời kì 1998-1990 lên 56% thời kì 1991-1995 và tăng lên 73% thời kì 1996-2002. Ngoài ra, tỷ trọng về doanh thu, xuất khẩu hay số lao động đều cao hơn so với các ngành khác. Tuy nhiên trong tình hình trong nước và thế giới có nhiều những thuận lợi và khó khăn khiến cho việc thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành Công nghiệp vẫn còn nhiều hạn chế cần tháo gỡ, giải quyết.
Nhận thức được tính cấp thiết của vấn đề, em đã mạnh dạn chọn đề tài khoá luận: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp Việt Nam: Thực trạng và giải pháp” nhằm mục đích trên cơ sở phân tích lý luận và thực tiễn thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào ngành công nghiệp của nước ta hơn một thập kỷ qua, rút ra những kết luận cần thiết, đề ra chủ trương và một hệ thống các giải pháp để thu hút và sử dụng hiệu quả hơn nguồn vốn FDI vào ngành công nghiệp Việt Nam trong thời gian tới.
Phương pháp nghiên cứu của em là diễn giải - quy nạp: đưa ra những số liệu thống kê của từng lĩnh vực trong ngành Công nghiệp để phân tích, đánh giá, và kết luận.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, khoá luận gồm 3 chương:
Chương I: Sự cần thiết phải tăng tường thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Ngành Công nghiệp Việt Nam
Chương II: Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp Việt Nam
Chương III: Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp Việt Nam trong thời gian tới
Qua bài viết này, em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo Phạm Thị Mai Khanh, giảng viên Khoa Kinh tế Ngoại thương, Trường Đại học Ngoại thương, người đã tận tình chỉ bảo, góp ý chu đáo để em có thể từng bước hoàn thành bài viết của mình.
Hà Nội tháng 5 năm 2003
Sinh viên thực hiện
Lê Thanh Hương
Chương I
Sự cần thiết phải tăng cường thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào quá trình phát triển ngành công nghiệp Việt Nam
I. Khái niệm, bản chất và đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài
Khái niệm và bản chất đầu tư trực tiếp nước ngoài
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment - FDI) là hình thức đầu tư quốc tế chủ yếu mà chủ đầu tư nước ngoài đầu tư toàn bộ hay phần đủ lớn vốn đầu tư vào các dự án, cho phép họ trực tiếp tham gia điều hành các doanh nghiệp sản xuất hoặc kinh doanh dịch vụ, thương mại. Sự ra đời và phát triển của nó là kết quả tất yếu của quá trình quốc tế hoá và phân công lao động quốc tế. Trên thực tế có nhiều cách nhìn nhận khác nhau về đầu tư trực tiếp nước ngoài. Nhìn chung đầu tư trực tiếp nước ngoài được xem xét như một hoạt động kinh doanh ở đó có yếu tố di chuyển vốn quốc tế và kèm theo sự di chuyển vốn là chuyển giao công nghệ, kỹ năng quản lý và các ảnh hưởng kinh tế xã hội khác đối với nước nhận đầu tư.
Theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt nam, đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể được hiểu như là việc các tổ chức, các cá nhân nước ngoài trực tiếp đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất cứ tài sản nào được Chính phủ Việt Nam chấp nhận để hợp tác với bên Việt Nam hoặc tự mình tổ chức các hoạt động sản xuất kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam.
Dưới góc độ kinh tế có thể hiểu đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức di chuyển vốn quốc tế trong đó người sở hữu đồng thời trực tiếp tham gia điều hành và quản lý hoạt động sử dụng vốn đầu tư.
Về bản chất, đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức xuất khẩu tư bản, một hình thức cao hơn của xuất khẩu hàng hoá. Đây là hai hình thức xuất khẩu luôn bổ sung và hỗ trợ nhau trong chiến lược thâm nhập chiếm lĩnh thị trường của các công ty, tập đoàn nước ngoài hiện nay. Tiền đề của việc xuất khẩu tư bản là “tư bản thừa” xuất hiện trong các nước tiên tiến. Nhưng thực chất của vấn đề đó là một hiện tượng kinh tế mang tính tất yếu khách quan, khi mà quá trình tích tụ và tập trung đã đạt đến một mức độ nhất định sẽ xuất hiện nhu cầu đầu tư ra nước ngoài. Đó chính là quá trình phát triển của sức sản xuất xã hội, đến độ đã vượt ra khỏi khuôn khổ chật hẹp của một quốc gia, hình thành nên quy mô sản xuất trên phạm vi quốc tế.
Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài
- Đây là hình thức đầu tư bằng vốn của tư nhân do các chủ đầu tư tự quyết định đầu tư, quyết định sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về lỗ lãi. Hình thức này mang tính khả thi và hiệu quả kinh tế cao, không có những ràng buộc về chính trị, không để lại gánh nặng cho nền kinh tế.
- Chủ đầu tư nước ngoài điều hành toàn bộ mọi hoạt động đầu tư nếu là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoặc tham gia điều hành doanh nghiệp liên doanh tuỳ theo tỷ lệ vốn góp của mình. Đối với nhiều nước trong khu vực, chủ đầu tư chỉ được thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài trong một số lĩnh vực nhất định và chỉ được tham gia liên doanh với số vốn cổ phần của bên nước ngoài nhỏ hơn hoặc bằng 49%; 51% còn lại do nước chủ nhà nắm giữ. Trong khi đó Luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam cho phép rộng rãi hơn đối với hình thức 100% vốn nước ngoài và quy định bên nước nước ngoài phải góp tối thiểu 30% vốn pháp định của dự án.
- Thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài, nước chủ nhà có thể tiếp nhận được công nghệ, kĩ thuật tiên tiến, học hỏi kinh nghiệm quản lý,... là những mục tiêu mà các hình thức đầu tư khác không giải quyết được.
- Nguồn vốn đầu tư này không chỉ bao gồm vốn đầu tư ban đầu của chủ đầu tư dưới hình thức vốn pháp định và trong quá trình hoạt động, nó còn bao gồm cả vốn vay của doanh nghiệp để triển khai hoặc mở rộng dự án cũng như vốn đầu tư từ nguồn lợi nhuận thu được.
II. Sự cần thiết phải tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào quá trình phát triển ngành công nghiệp Việt Nam
Để làm rõ hơn vai trò của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với quá trình CNH, HĐH của Việt Nam nói chung và Ngành Công nghiệp nói riêng, dưới đây xin dành riêng một mục đề cập đến vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài ở các nước đang phát triển trong bối cảnh hiện nay.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài với quá trình CNH của các nước đang phát triển
Có nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến mức độ thành công khi thực hiện CNH của các nước đang phát triển trong bối cảnh hiện nay. Tuy nhiên, trong số đó có bốn yếu tố cơ bản nhất được xem là điều kiện quyết định khả năng thực hiện CNH của các nước đang phát triển là vốn; công nghệ; kỹ thuật; nguồn nhân lực; cải cách thể chế (thị trường, hội nhập...). Đầu tư trực tiếp nước ngoài là loại hình hoạt động kinh tế hội tụ tương đối đầy đủ tiềm năng của bốn yếu tố trên. Có thể lý giải tiềm năng đó như sau:
Lịch sử phát triển của đầu tư trực tiếp nước ngoài cho thấy thái độ của các nước tiếp nhận đầu tư là từ thái độ phản đối (xem đầu tư trực tiếp là công cụ cướp bóc đối với thuộc địa), đến thái độ buộc phải chấp nhận, đến thái độ hoan nghênh...Trong điều kiện thế giới hiện nay đầu tư trực tiếp được mời chào, khuyến khích mãnh liệt. Trên thực tế đang diễn ra trào lưu cạnh tranh quyết liệt trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Mặc dù, hiện còn nhiều tranh luận, còn những ý kiến khác nhau về vai trò, về mặt tích cực, tiêu cực...của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với nước tiếp nhận đầu tư, nhưng chỉ điểm qua nhu cầu, qua trào lưu cạnh tranh thu hút cũng đủ cho ta khẳng định rằng đầu tư trực tiếp nước ngoài hiện nay, đối với các nước nhận đầu tư, có tác dụng tích cực là chủ yếu, đa phần các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài khi thực hiện đều đưa lại lợi ích cho nước nhận đầu tư. Đối với nhiều nước, đầu tư trực tiếp nước ngoài thực sự đóng vao trò là điều kiện, là cơ hội, là cửa ngõ giúp thoát khỏi tình trạng của một nước nghèo, bước vào quỹ đạo của sự phát triển và thực hiện công nghiệp hoá. Vậy xuất phát từ những kỳ vọng nào mà hầu hết các nước đang phát triển lại có nhu cầu lớn về đầu tư trực tiếp nước ngoài như vậy?
Thứ nhất, đầu tư trực tiếp nước ngoài có khả năng giải quyết có hiệu quả những khó khăn về vốn cho công nghiệp hoá. Đối với các nước nghèo, vốn được xem là yếu tố cơ bản, là điều kiện khởi đầu quan trọng để thoát khỏi đói nghèo và phát triển kinh tế. Thế nhưng, đã là nước nghèo thì khả năng tích luỹ vốn hay huy động vốn trong nước để tập trung cho các mục tiêu cần ưu tiên là rất khó khăn, thị trường vốn trong nước lại chưa phát triển. Trong điều kiện của thời kỳ đầu tiến hành công nghiệp hoá, nhìn chung các nước đang phát triển đều gặp rất hiều khó khăn: mức sống thấp, khả năng tích luỹ kém, cơ sở hạ tầng chưa phát triển, công nghệ kỹ thuật lạc hậu, mức đầu tư thấp nên kém hiệu quả, ít có điều kiện để xâm nhập, mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế, thiếu khả năng tiếp cận với khoa học kỹ thuật tiên tiến của thế giới...Giải pháp của các nước đang phát triển lúc này là tìm đến với các nguồn đầu tư quốc tế. Trước khi tiến hành đầu tư các nhà đầu tư nước ngoài thường có sẵn một số điều kiện cơ bản như vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý, khả năng thị trường...tức là nhà đầu tư đã dự báo được phần nào hiệu quả có thể thu được đồng vốn đầu tư. Hay nói cách khác, các nhà đầu tư chỉ xin phép triển khai dự án khi họ tính toán thấy độ rủi ro ít và khả năng thu lợi cao. Đây là điểm ưu thế hơn hẳn của loại vốn đầu tư trực tiếp so với các loại vốn vay khác.
Thứ hai, thông qua các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, nước tiếp nhận đầu tư có thể tiếp nhận được những kỹ thuật mới, những công nghệ tiến tiến, góp phần cải thiện đáng kể cơ sở hạ tầng, phát triển công nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế nói chung. Đồng thời, tạo ra các điều kiện kinh tế-kỹ thuật cho việc thực hiện cuộc cải biến cơ cấu kinh tế theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ...Để thực hiện một số dự án đầu tư có hiệu quả (khả năng sinh lời lớn, thu hồi vốn nhanh) nhiều nhà đầu tư đã chọn một số lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng như viễn thông, tin học công nghiệp...như là điều kiện cho việc thực hiện các dự án đầu tư của mình. Bên cạnh đó, chính phủ các nước nhận đầu tư cũng thường có nhiều chính sách ưu đãi, khuyến khích các nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư vào một số lĩnh vực của công nghiệp, cơ sở hạ tầng quan trọng hy vọng thúc đẩy nhanh sự phát triển của các lĩnh vực này. Như vậy đầu tư trực tiếp nước ngoài tạo ra điều kiện để góp phần cải thiện đáng kể cơ sở hạ tầng của những nước nhận đầu tư.
Thứ ba, các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể thu hút một lượng lớn lao động trực tiếp và tạo ra nhiều việc làm cho các dịch vụ tương ứng. Thông qua việc thực hiện các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể làm cho đội ngũ cán bộ của nước nhận đầu tư qua việc tham gia vào hoạt động của liên doanh mà trưởng thành hơn về năng lực quản lý phù hợp với nền sản xuất hiện đại; hình thành một lực lượng công nhân kỹ thuật hành nghề; tăng nguồn thu cho ngân sách.
Thứ tư, đầu tư trực tiếp nước ngoài có các điều kiện cần thiết cho việc tạo lập một hệ thống thị trường phù hợp với yêu cầu của một nền sản xuất công nghiệp hoá, tiếp cận và mở rộng được thị trường mới; tăng cường quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế v.v...Hình thành được các khu chế xuất, khu công nghiệp chủ lực; tạo ra các điều kiện cơ bản cho tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của mỗi nước, đặc biệt đối với các nước đang phát triển.
Như vậy, đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với các nước đang phát triển đóng vai trò như một cửa ngõ giúp các nước này thoát khỏi những khó khăn về điều kiện kinh tế-xã hội, đưa các nước đang phát triển bước vào quỹ đạo của sự phát triển và của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nền kinh tế Việt Nam cũng đang từng bước phát triển, trong đó ngành Công nghiệp Việt Nam đóng một vai trò không nhỏ, vậy thực trạng ngành Công nghiệp Việt Nam trước nhu cầu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ra sao sẽ được đề cập đến trong phần sau.
Thực trạng Ngành Công nghiệp Việt Nam hiện nay và nhu cầu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Trong giai đoạn 1996-2001, tổng giá trị sản lượng công nghiệp đạt khoảng 997 ngàn tỷ đồng và có tốc độ tăng trưởng bình quân 13,9%/năm. Trong thời gian đầu, do môi trường kinh tế trong nước và quốc tế có nhiều thuận lợi nên mức tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp đạt cao: 14,2% vào năm 1996 và 13,8% vào năm 1997. Tuy nhiên, bắt đầu từ năm 1998, do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực, làm cho thị trường xuất khẩu bị thu hẹp, trong khi đó nhu cầu thị trường trong nước tăng chậm, nên tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp chỉ đạt 12,5% vào năm 1998 và 11,6% vào năm 1999. Từ năm 2000 đến nay, tình hình kinh tế trong nước và khu vực đã có nhiều chuyển biến tích cực và dần thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng; đồng thời với những cải cách mạnh mẽ về môi trường kinh doanh, đầu tư trong nước và tác động của các biện pháp kích cầu, nên phát triển công nghiệp đã bắt đầu phục hồi trở lại, đạt được tốc độ tăng trưởng cao.Trong giai đoạn 1996-2001, các thành phần kinh tế hoạt động trong công nghiệp đều tăng trưởng khá, song khu vực công ngiệp quốc doanh tăng thấp hơn so với khu công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và công nghiệp ngoài quốc doanh. Tuy nhiên, kể từ năm 2000, xu hướng tăng trưởng công nghiệp theo các thành phần kinh tế đã có sự thay đổi: khu vực công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bắt đầu giảm dần trong khi đó khu vực công nghiệp trong nước bắt đầu tăng dần. Có một số lý do như sau: Do vốn đầu tư nước ngoài là từ các nước châu á nên mặc dù Việt Nam không nằm trong tâm cơn bão tài chính tiền tệ khu vực, nhưng cuộc khủng hoảng này đã giáng một đòn mạnh vào đầu tư nước ngoài của Việt Nam. Do cuộc khủng hoảng này, các công ty, tập đoàn quốc tế rơi vào tình trạng khó khăn về tài chính nên họ đã rút vốn đầu tư ra khỏi các nước được đầu tư trong đó có Việt Nam. Tình hình cạnh tranh thu hút vốn đầu tư nước ngoài trên thế giới và trong khu vực đang ngày càng trở nên rất gay gắt. Cộng đồng quốc tế đánh giá môi trường đầu tư của Việt Nam còn chưa hấp dẫn, có nhiều rủi ro, chi phí đầu tư cao, hệ thống tài chính ngân hàng chưa hoàn thiện, sức mua của thị trường Việt Nam còn chưa cao, chưa tương xứng với một nước có 80 triệu dân..
Đồ thị 1: Tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp theo thành phần kinh tế
( Nguồn: Nghiên cứu kinh tế số 294, tháng 11/ 2002)
Mặc dù phát triển công nghiệp trong thời gian qua đạt nhiều kết quả tích cực: tỷ trọng công nghiệp trong GDP tiếp tục thay đổi theo hướng tăng dần, đã tăng lên đáng kể từ mức 23,2% năm 1996 lên mức 31,9% năm 2001, góp phần quan trọng vào tăng trưởng chung của nền kinh tế; Cơ cấu công nghiệp dịch chuyển mạnh từ nền công nghiệp hướng nội, thay thế nhập khẩu sang nền công nghiệp hướng ngoại, định hướng xuất khẩu song trước yêu cầu đòi hỏi của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã đến gần và thực tế phát triển công nghiệp những năm qua cũng đã đặt ra nhiều vấn đề:
* Hiệu quả sản xuất công nghiệp giảm
Phát triển công nghiệp trong thời gian qua chủ yếu mới chỉ là phát triển theo chiều rộng, gia công, lắp ráp là chủ yếu, chưa chú trọng đầu tư và phát triển công nghiệp theo chiều sâu, nâng tỷ trọng chế biến sâu, đảm bảo cung cấp nguyên nhiên vật liệu đầu vào và dịch vụ hạ tầng hợp lý nên hiệu quả sản xuất công nghiệp chưa ổn định và thiếu vững chắc. Phần lớn các sản phẩm công nghiệp có sức cạnh tranh kém trên thị trường. Mức chênh lệch giữa tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp và tốc độ tăng giá trị gia tăng công nghiệp có xu hướng doãng rộng ra. Sự tăng trưởng của nhiều ngành công nghiệp như: chế biến thực phẩm và đồ uống, dệt, may, da giày, sản phẩm thép và kim loại mầu, máy móc thiết bị cơ khí, sản phẩm thiết bị điện, hoá chất, phân bón, lốp ô tô, ô tô, xe máy, giấy, hàng điện tử, sản phẩm nhựa...chủ yếu phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu, bán thành phẩm nhập khẩu có giá thành cao và luôn có xu hướng tăng trong những năm qua. Nguồn nguyên liệu sản xuất trong nước chưa đáp ứng nhu cầu của nhiều ngành công nghiệp chế biến như: nguyên liệu nhựa sản xuất trong nước mới đáp ứng được 10% nhu cầu; khoảng 20%-30% vải sản xuất trong nước đáp ứng đủ yêu cầu may mặc xuất khẩu; nguyên phụ liệu giầy-da sản xuất trong nước chỉ chiếm 25-30% nhu cầu; phần lớn cácloại nguyên liệu chính phục vụ sản xuất các sản phẩm kỹ thuật điện phải nhập khẩu; sản xuất phôi thép trong nước chỉ đáp ứng khoảng 20% nhu cầu...Điều này làm hạn chế khả năng tăng giá trị nội địa sản xuất công nghiệp và góp phần làm cho hiệu quả sản xuất công nghiệp giảm.
* Trình độ công nghệ trang thiết bị lạc hậu
Thực trạng công nghệ trong một số ngành công nghiệp hiện đanglà một vấn đề đáng lo ngại hạn chế năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Cụ thể là: trình độ công nghệ và thiết bị của ngành điện tử thấp hơn so với các nước trong khu vực khoảng từ 15-20 năm. Phần lớn các thiết bị công nghệ của ngành cơ khí đã qua sử dụng trên 20 năm, lạc hậu về kỹ thuật, độ chính xác kém, quy mô sản xuất khép kín, thiếu sự chuyên môn hoá. Công nghệ và thiết bị sản xuất động cơ diezel chủ yếu được đầu tư từ những năm 60 và 70 và có tỷ lệ đầu tư đổi mới rất hạn chế. Khoảng 30% sản lượng clinker được tạo ra từ những nhà máy có công nghệ cũ kỹ và lạc hậu và trình độ công nghệ sản xuất ở hầu hết các cơ sở nghiền xi măng đầu ở mức dưới trung bình. Phần lớn thiết bị công nghệ sản xuất giấy in báo, giấy bao bì lạc hậu từ 3-5 thập kỷ, sản xuất giấy in, viết đã qua sử dụng trên 20 năm. Công nghệ lạc hậu được đầu tư từ vài chục năm trước với qui mô nhỏ trong ngành thép chiếm khoảng 53% sản lượng toàn ngành, công nghệ tiến tiến chiếm khoảng 31%. Trình độ công nghệ và thiết bị sản xuất các loại hoá chất cơ bản hiện tại rất lạc hậu và có quy mô sản xuất nhỏ từ vài trăm tấn/ năm đến tối đa từ vài chục ngàn tấn/ năm trong khi đó quy mô sản xuất của các nước trong khu vực đã đạt được từ hàng chục ngàn tấn/năm đến hàng trăm ngàn tấn/ năm. Máy móc và công nghệ sản xuất phân bón hầu hết là lạc hậu, đã sử dụng trên 25-30 năm (trừ công nghệ sản xuất xút, sản phẩm cao su, ắc quy, pin, chất tẩy rửa, hoá mỹ phẩm trong những năm qua đã được tiến hành đầu tư đổi mới và áp dụng công nghệ mới loại trung bình tiên tiến). Các nhà máy sợi dệt-nhuộm trong ngành dệt may mới thay thế được khoảng 30% công nghệ-thiết bị hiện đại, còn lại khoảng 70% công nghệ-thiết bị đã sử dụng trên 20 năm và hầu như đã hết khấu hao.
Ngoài ra, vấn đề chuyển giao công nghệ còn nhiều hạn chế. Kết quả khảo sát gần đây ở 90 doanh nghiệp công nghiệp với 147 công nghệ được chuyển giao cho thấy, chất lượng và hiệu quả chuyển giao công nghệ còn hạn cế do thiếu sự lựa chọn công nghệ tối ưu, trình độ công nghệ chưa phù hợp và đặc biệt là giá trị chuyển giao phần mềm về bí quyết công nghệ còn rất thấp (tỉ lệ phần mềm chỉ chiếm 17%, đầu tư trang thiết bị 83%). Do đó, nhìn chung khả năng vận hành công nghệ mới còn nhiều hạn chế; trình độ hiểu biết và kỹ năng thực hành của đội ngữ kỹ sư, cán bộ kỹ thụat và công nhân vận hành còn yếu kém; hiệu suất sử dụng thực tế chỉ đạt tối đa 70-80% công suất, nhiều dây chuyền thiết bị đã qua sử dụng có ứng dụng công nghệ tự động điều khiển trong ngành dệt nhưng chỉ đạt hiệu suất sử dụng 50-60%.
Có thể đánh giá chung trình độ công nghệ và trang thiết bị sản xuất của ngành công nghiệp nước ta ở mức trung bình yếu (không kể các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) so với các nước công nghiệp phát triển là lạc hậu từ 2 đến 3 thế hệ: tỷ lệ trang thiết bị cũ, công nghệ lạc hậu và trung bình chiếm 60-70%, công nghệ tiến tiến và hiện đại khoảng 30-40%. Điều này là một trong những nguyên nhân chính làm giảm đáng kể năng suất và sức cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp khi hội nhập.
* Chất lượng và năng suất lao động công nghiệp thấp
Lao động công nghiệp hiện còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số lực lượng lao động của cả nước. Trình độ lao động, trình độ nghề nghiệp trong ngành công nghiệp chưa thể đáp ứng được yêu cầu và đòi hỏi của quá trình phát triển công nghiệp trong thời gian tới và là một trong những nguyên nhân quan trọng làm hạn chế khả năng đổi mới công nghệ, quy trình sản xuất và quản lý ở các doanh nghiệp. Hiện có khoảng 73% của lực lượng lao động công nghiệp không có trình độ chuyên môn kỹ thuật. Tỷ lệ này cao nhất trong ngành công nghiệp khai thác (80%) và thấp nhất trong ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước (41%). Ngoài ra, tỷ lệ đào tạo công nhân, kỹ thuật viên và kỹ sư chưa phù hợp. Tỷ lệ đại học/ trung cấp/ công nhân kỹ thuật là 1/0,83/4,7 trong khi của thế giới tỷ lệ đại học/ trung cấp/ công nhân kỹ thuật là 1/2,5/3,5.
Công tác đào tạo và đào tạo lại lực lượng cán bộ, công nhân kỹ thuật chưa được quan tâm đúng mức, hợp tác đào tạo giữa doanh nghiệp với các cơ sở đào tạo trường học chưa có hiệu quả dẫn đến tình trạng thừa lao động giản đơn, thiếu lao động kỹ thuật; chất lượng lao động thấp, lạc hậu, bỡ ngỡ trước kỹ thuật, quản lý và công nghệ mới. Do trình độ công nghệ và trang bị lạc hậu cùng với trình độ lao động hạn chế nên năng suất lao động công nghiệp và chất lượng sản phẩm công nghiệp không cao. Năng suất lao động trung bình trong ngành công nghiệp tính theo giá trị gia tăng công nghiệp của Việt Nam năm 2001 thấp hơn so với các nước ASEAN khác như: Indonexia 2,5 lần; Philippines 5 lần; Thái Lan 3,8; Singapore 7,3; Singapore 22,8 lần.
* Đầu tư cho công nghiệp chưa được quan tâm đúng mức và hiệu quả thấp
Tỷ trọng đầu tư cho công nghiệp mặc dù chiếm khoảng 40% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, song tổng vốn đầu tư cho công nghiệp chưa đủ để cơ cấu lại ngành. Cơ cấu đầu tư của các ngành công nghiệp cũng như tỷ trọng vốn tham gia của các thành phần kinh tế chưa thực sự hướng tới một nền kinh tế thị trường hoà nhập và cạnh tranh quyết liệt. Nhiều ngành, nhiều lĩnh vực công nghiệp có vai trò và tác động lớn như cơ khí chế tạo máy móc và thiết bị, công nghiệp nguyên liệu...chưa được quan tâm đầu tư đúng mức. Trong khi đó có những chương trình đầu tư lớn trong ngành xi măng, thép không mang lại kết quả như mong muốn.
Từ những phân tích trên có thể nói công nghiệp nước ta tăng trưởng nhanh nhưng hiệu quả không cao, xu hướng diễn ra là giá trị sản xuất ngày càng tăng, nhưng tỷ lệ giá trị tăng thêm trong giá trị sản xuất ngày càng giảm, nếu trước đây tỷ lệ giá trị tăng thêm khoảng trên dưới 38% thì những năm gần đây giảm dần còn 32% và nay chỉ còn 30-31%. Nghĩa là chi phí trung gian tăng dần từ 67% lên 69-70%. Nguyên nhân chính là các ngành gia công lắp ráp tăng nhanh cả về chiều rộng lẫn chiều sâu như: lắp ráp ô tô, xe máy, thiết bị gia đình, hàng điện tử, gia công kim loại và phụ kiện. Trong khi đó các ngành có tỷ lệ giá trị tăng thêm lớn lại giảm đi như: khai thác dầu khí, phân bón, hoá chất...
Tất cả những yếu kém trên là nhân tố tiềm ẩn luôn tạo ra khả năng mất ổn định, làm giảm tính cạnh tranh và không vững chắc của công nghiệp nước ta. Biết được những nhân tố bất lợi để khắc phục, đồng thời tranh thủ khai thác triệt để các điều kiện thuận lợi đang có, đó là tình hình chính trị ổn định, đường lối phát triển kinh tế đúng đắn, những ưu đãi về chính sách đầu tư, đặc biệt là việc thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ mở ra cơ hội phát triển cho ngành công nghiệp cũ và mới trong những năm tới. Theo dự đoán của các chuyên gia, nhịp độ tăng trưởng công nghiệp của nước ta dự tính trong những năm tới có khả năng đạt từ 14-16%và năm 2003 với mục tiêu 14-14,5% là khả thi. Riêng khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn là khu vực có tốc độ tăng trưởng cao từ 16-20%. Để đạt kế hoạch tăng trưởng trên, các chuyên gia đầu tư ước tính năm 2003 cần khoảng 369,6 nghìn tỷ đồng vốn đầu tư cho các ngành công nghiệp. Mà nguồn vốn huy động từ nguồn vốn công cộng chỉ đáp ứng khoảng 53% nhu cầu, vậy gánh nặng sẽ trông chờ nhiều vào các nguồn vốn đầu tư nước ngoài (47% tương đương khoảng 173,712 nghìn tỷ đồng). (Nguồn: Báo Đầu tư số 11 ra ngày 5/3/2003).
Các doanh nghiệp FDI vào ngành Công nghiệp tuy mới hoạt động trên thị trường Việt Nam nhưng đã thể hiện được sức mạnh của mình. Với những ưu thế về kỹ thuật, công nghệ, khả năng dồi dào về vốn, có kinh nghiệm hoạt động lâu năm trong nền kinh tế thị trường và lĩnh hội được các bí quyết kinh doanh từ các công ty mẹ. Các doanh nghiệp FDI thường có quy mô lớn, trình độ trang bị kỹ thuật hiện đại, khả năng quản lý và điều hành tốt hơn các doanh nghiệp trong nước.
Tiền lương trả cho người lao động tại các doanh nghiệp FDI cao hơn hẳn các doanh nghiệp trong nước, góp phần tăng thu nhập cho người lao động. Việc trả lương cao ở các doanh nghiệp FDI như một nam châm vô hình thu hút dần các bàn tay khéo léo và trí tuệ người Việt Nam vào làm việc. Tính đến cuối năm 1996, lương bình quân một lao động trong các doanh nghiệp FDI là 91 USD/ tháng, tương đương với khoảng một triệu đồng Việt Nam.
Bên cạnh mục đích các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam để tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm thì phần lớn các doanh nghiệp vào Việt Nam để sử dụng lao động với giá rẻ hoặc sử dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ nhằm chế biến cho xuất khẩu. Một khối lượng lớn sản phẩm của Việt Nam được xuất khẩu ra thị trường quốc tế bởi các doanh nghiệp FDI, trong đó phần lớn là các doanh nghiệp liên doanh, đem lại nguồn ngoại tệ đáng kể, góp phần mở rộng giao lưu thương mại quốc tế. Tính đến cuối năm 1996, kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI là 792 tr. USD, chiếm 33% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước.
Theo số liệu thống kê, giá trị sản lượng toàn ngành công nghiệp năm 1999 đạt trên 116 nghìn tỷ đồng, tăng 10,3% so với năm 1998. Trong đó, khu vực doanh nghiệp Nhà nước chiếm tỷ trọng 43,48% toàn ngành, tăng 4,52% (các doanh nghiệp trực thuộc Bộ Công nghiệp tăng 6,02%). Khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng 21,7%, tăng 8,8%. Đặc biệt, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng 34,75%, tăng khoảng 20%. Giá trị sản lượng toàn ngành công nghiệp nửa đầu năm 2000 đạt 100.586 tỷ đồng, bằng 54,3% kế hoạch năm và tăng 14,7% so với cùng kỳ năm trước. Đây là tốc độ tăng cao nhất kể từ năm 1996 (tăng 13,2%), năm 1997 (tăng 13,6%), năm 1998 (tăng 12,6%) và năm 1999 (tăng 10,3%). Trong đó: khu vực doanh nghiệp nhà nước Trung ương tăng 10,8% (các doanh nghiệp thuộc Bộ Công nghiệp tăng 14,4%), khu vực doanh nghiệp nhà nước địa phương tăng 14,6%, khu vực ngoài quốc doanh tăng 18,5% và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 15,7%.
Nhận thức được vai trò của FDI và tính tất yếu của việc mở cửa thu hút các nguồn lực bên ngoài, ngành Công nghiệp Việt Nam đã đề ra một số định hướng thu hút, sử dụng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài:
+ Khuyến khích đầu tư vào các dự án phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng tăng mạnh những sản phẩm công nghệ chế biến, giảm dần xuất khẩu sản phẩm thô, phát huy nhiều lợi thế so sánh của đất nước. Những ưu đãi nhằm khuyến khích đầu tư đối với các dự án này bao gồm:
- Dự án xuất khẩu ít nhất 50% sản phẩm được hưởng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi là 20% trong thời gian 10 năm, được miễn thuế lợi tức trong thời gian 1 năm kể từ năm kinh doanh có lãi, giảm 50% trong thời gian tối đa 2 năm tiếp theo. (Điều 46, 48 khoản 1- Luật ĐTNN tại Việt Nam -2000)
- Dự án xuất khẩu ít nhất 80% sản phẩm được hưởng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi là 15% trong thời gian 12 năm, được miễn giảm thuế lợi tức 2 năm kể từ năm kinh doanh có lãi, giảm 50% trong tối đã 3 năm tiếp theo. (Điều 46, khoản 2, Điều 48 khoản 2 Luật ĐTNN tại Việt Nam-2000)
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có tỷ lệ xuất khẩu ít nhất 50%, đáp ứng được các điều kiện quy định, được phép thành lập kho bảo thuế (Manufacturing Bonded Warehouse) đối với hàng hoá là nguyên liệu, vật tư nhập khẩu phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu. Hàng hoá đưa vào kho bảo thuế chưa thuộc diện chịu thuế nhập khẩu.
- Các dự án có tỷ lệ xuất khẩu cao hoặc xuất khẩu toàn bộ sản phẩm được lựa chọn hình thức đầu tư thích hợp, kể cả hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
Ngoài ra, còn ban hành những giải pháp đồng bộ về thuế suất nhập khẩu chi tiết phụ tùng nhằm khuyến khích mạnh sản xuất hướng vào xuất khẩu.
+ Chú trọng những ngành, lĩnh vực có công nghệ hiện đại, công nghệ cao (tin học, vật liệu mới, tự động hoá, dầu khí,...)
- Doanh nghiệp có vốn ĐTNN có dự án đầu tư vào các lĩnh vực ứng dụng và phát triển công nghệ cao, dịch vụ khoa học và công nghệ được áp dụng thuế suất, thuế thu nhập doanh nghiệp 20% trong thời hạn 10 năm kể từ khi hoạt động. (Điều 46, khoản 4/ Luật ĐTNN tại Việt Nam-2000)
- Doanh nghiệp có đầu tư vào các hoạt động khoa học và công nghệ, nếu sử dụng được giao đất thuê để xây dựng cơ sở nghiên cứu khoa học và công nghệ, thì đối với phần đất này doanh nghiệp được hưởng ưu đãi về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất và diện tích sử dụng đất.
+ Tạo điều kiện thu hút đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp, khu chế xuất:
- Đối với các KCN, KCX, các nhà đầu tư nước ngoài được khuyến khích đầu tư với chính sách ưu đãi tiền thuê đất, miễn giảm thuế, giảm giá nhiều loại dịch vụ.
- Hỗ trợ về vốn tín dụng đầu tư, đào tạo nguồn nhân lực cung cấp miễn phí thông tin trong quá trình khảo sát, lập dự án đầu tư, cung cấp điện nước đến tận hàng rào dự án. Hỗ trợ kinh phí đền bù giải phóng mặt bằng kể cả “chính sách” chi hoa hồng phí và tiền thưởng cao nhất cho người giới thiệu đầu tư.
+ Tiếp tục thu hút ĐTNN trong các lĩnh vực quan trọng: tìm kiếm, thăm dò, và khai thác dầu khí và phát triển các cơ sở công nghiệp hạ nguồn dầu khí. Thăm dò khai thác tài nguyên khoáng sản Việt Nam; đầu tư sản xuất phôi thép, hoàn nguyên quặng, cán thép lá, thép hợp kim, thép hình,...
+ Tập trung khuyến khích các dự án sản xuất linh kiện, phụ tùng lốp ô tô, xe máy; sản xuất lắp ráp thiết bị xe máy, thiết bị kỹ thuật cho ngành vận tải và cho các ngành công nghiệp khác.
+ Ưu tiên các dự án điện tử, điện gia dụng chú trọng vào sản xuất linh kiện điện, điện tử, màn hình vi tính; thiết bị phần mềm tin học, điện tử công nghiệp, phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu; các dự án điện gia dụng xuất khẩu trên 80%.
+ Khuyến khích đầu tư vào các lĩnh vực thu hút nhiều lao động như các dự án về may mặc-da giầy xuất khẩu; sản xuất nguyên liệu, phụ kiện cho may mặc, da giầy.
Với những định hướng trên, ngành Công nghiệp Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng kể: Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp trong thời gian từ năm 1988 đến 19/10/2002 là 2522 dự án, với 18.217,4 triệu USD vốn đăng ký, chiếm 59,8% về số dự án và chiếm 42,7% về vốn đăng ký. Số cơ sở công nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tăng từ 666 lên 1063 đơn vị. Điều dó đã góp phần vào tăng giá trị sản xuất toàn ngành năm 2002 lên 14,5%, vừa vượt mục tiêu 14% vừa cao hơn tốc độ tăng 14,2% của năm 2001. Đến năm 2002 là năm thứ 12 liên tục tăng trưởng công nghiệp đạt được 2 chữ số, đưa qui mô công nghiệp năm 2002 gấp 4,8 lần năm 1990, một kỷ lục về tốc độ tăng cao, liên tục và kéo dài mà các thời kì trước chưa bao giờ đạt được. Tuy nhiên bên cạnh đó còn những mặt tồn tại, hạn chế mà ngành Công nghiệp vẫn chưa khắc phục được, khiến cho dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chưa được phát huy hết thực lực của nó cũng như gây ra nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài trong quá trình triển khai dự án, vì vậy sau đây xin đi sâu hơn vào thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành Công nghiệp Việt Nam.
Ngành công nghiệp Việt Nam trong những năm qua đã và đang phát triển với một phần giúp sức của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài như thế nào sẽ được trình bày cụ thể hơn ở Chương II: Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành Công nghiệp Việt Nam.
Chương II
Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp Việt Nam
I. Quy mô và cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp Việt Nam
Quy mô đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành Công nghiệp Việt Nam
Trong những năm gần đây, thông qua các hình thức liên doanh hoặc đầu tư 100% vốn nước ngoài, ngành công nghiệp nước ta đã đạt được mục tiêu thu hút vốn và kỹ thuật của nhiều nước để phát triển, cung cấp ngày càng nhiều hàng hoá tiêu dùng cho xã hội. Giá trị sản lượng của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (doanh nghiệp FDI) chiếm tỷ trọng 23,8% trong tổng giá trị ngành công nghiệp của cả nước. Một số ngành quan trọng có năng lực sản xuất tăng nhanh như ngành thép, ngành lắp ráp ôtô xe máy, điện tử, công nghiệp hàng tiêu dùng.
Công nghiệp khu vực có vốn đầu tư nước ngoài xuất hiện đã trở thành một bộ phận quan trọng của nền công nghiệp nước ta, đã chiếm tỷ trọng lớn và ngày một gia tăng nhờ có tốc độ tăng khá cao. Nếu trước đây khu vực này hầu như không có gì, thì đến nay đã chiếm 35,7% toàn bộ ngành công nghiệp. Tốc độ tăng của khu vực này nhìn chung cũng cao hơn hẳn tốc độ tăng của công nghiệp trong nước. Nhờ có sự tăng trưởng cao của công nghiệp khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã “kéo” tốc độ chung của toàn ngành công nghiệp lên.
Để có thể thấy rõ tác động của khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành Công nghiệp như thế nào xin xem tốc độ tăng trưởng của các khu vực DNNN, khu vực ngoài quốc doanh và khu vực có vốn ĐTNN so với toàn ngành trong đồ thị sau.
Đồ thị 2 : Tốc độ tăng của ngành Công nghiệp so với năm trước (%)
(Nguồn: Thời báo kinh tế số 17-22/ Ngày 7-2-2003)
Tính đến ngày 20/12/2002 cả nước có 3669 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư là 39.104,74 tr.USD, trong đó có 2431 dự án đầu tư vào ngành công nghiệp với số vốn đầu tư đăng ký (TVĐK) 22.160,753 tr.USD, chiếm 66,3% số dự án với 56,67% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của cả nước. Tổng vốn đầu tư đăng ký (TVĐK), vốn pháp định (VPĐ) và vốn đầu tư thực hiện (ĐTTH) thể hiện qua bảng sau:
Bảng 1 : Tình hình FDI vào ngành công nghiệp
(tính đến ngày 20/12/2002, chỉ tính những dự án còn hiệu lực)
FDI
Cả nước
Ngành công nghiệp
Tỷ lệ % so với tổng số các ngành
Tổng số dự án
3669
2431
66,3
TVĐK (Tr.USD)
39.104,74
22.160,75
56,67
VPĐ (Tr.USD)
18.103,68
10.257,77
56,912
ĐTTH(Tr.USD)
20.739,30
13.343,30
64,338
(Nguồn: Vụ QLDA - Bộ KH&ĐT)
Những số liệu trên cho thấy FDI vào công nghiệp chiếm hơn một nửa số dự án FDI của cả nước, trong đó số vốn đăng ký, vốn pháp định hay vốn đầu tư thực hiện đều chiếm trên 50% so với cả nước. Ngoài ra, tỷ trọng về doanh thu, xuất khẩu, việc làm cho người lao động đều cao hơn so với các lĩnh vực khác và theo con số thống kê chưa đầy đủ thì các tỷ lệ đó lần lượt là 79,7%; 69% và 78,8%. Điều này có ý nghĩa rất lớn là chúng ta đã thu hút được phần lớn FDI vào khu vực sản xuất công nghiệp, phù hợp với mục tiêu thu hút đầu tư nước ngoài phục vụ chiến lược công nghiệp, hoá hiện đại hoá đất nước.
2. Cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp
2.1 Cơ cấu theo chuyên ngành
Theo số liệu thu thập được, nếu chia Ngành công nghiệp thành 19 chuyên ngành nhỏ gồm: Cơ khí; Chế biến dầu khí; Dệt - may; Rượu - bia - nước giải khát; Vật liệu, sản phẩm nội thất xây dựng; Luyện kim; Hoá chất; Điện tử - tin học; Thực phẩm; Điện và dịch vụ điện; Da - giầy; Nhựa và các sản phẩm nhựa; Hàng công nghiệp nhẹ; Giấy và các sản phẩm giấy; Khoáng sản, vàng bạc đá quý; Khai thác than; Dầu thực vật; Thuốc lá; Mỹ phẩm thì ngành Cơ khí đứng đầu tất cả các ngành về số dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký, vốn đầu tư thực hiện cũng như doanh thu. Cho đến nay các con số lần lượt là 194 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký 2,412 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 17,7%; 20,3% vốn đầu tư thực hiện; 16% về doanh thu.
Tiếp đến là ngành Da - Giầy, xếp thứ nhất về số lượng lao động và kim ngạch xuất khẩu, thứ ba về doanh thu nhưng vốn đầu tư lại xếp thứ 11 trong số 19 chuyên ngành cơ bản của công nghiệp. Bên cạnh đó là ngành Điện tử - Tin học, xếp thứ hai về doanh thu (sau Cơ khí) và kim ngạch xuất khẩu (sau Da Giầy), mặc dù vốn đầu tư xếp thứ 8. Một lĩnh vực thu hút và hấp dẵn các nhà đầu tư nước ngoài nữa là sản xuất Bia - Rượu - Nước giải khát với số nộp Ngân sách luỹ kế rất lớn (128tr.USD) trong khi đó các ngành khác có số nộp Ngân sách nhỏ chỉ trên dưới 40 tr.USD.
Nếu phân chia Ngành công nghiệp thành 4 chuyên ngành khác nhau là: Công nghiệp Dầu khí; Công nghiệp nặng; Công nghiệp nhẹ; Công nghiệp thực phẩm thì tình hình đầu tư FDI vào các chuyên ngành công nghiệp thể hiện ở biểu sau:
Bảng 2: Tình hình FDI vào các chuyên ngành công nghiệp
(tính tới ngày 20/12/2002 - chỉ tính các dự án còn hiệu lực)
Số dự án
TVĐK
(tr.USD)
VPĐ
(tr.USD)
ĐTTH
(tr.USD)
CN
2189
18.887,8
8.991,82
11.430,05
%
100
100
100
100
CN dầu khí
29
3.195,45
2.184,58
3.510,73
%
1,32
16,9
24,3
30,7
CN nhẹ
975
5.061,29
2.247,40
2.355,69
%
44,5
26,8
25
20,6
CN nặng
995
8.195,84
3.482,57
4.167,10
%
45,5
43,4
38,7
36,5
CNthựcphẩm
190
2.435,22
1.077,27
1.396,53
%
8,68
12,9
12
12,21
(Nguồn: Vụ QLDA - Bộ KH&ĐT)
Bảng 2 cho thấy, nếu theo số dự án thì ngành công nghiệp nặng đứng đầu với 995 dự án, chiếm 45,5% tổng số dự án FDI toàn ngành công nghiệp. Tiếp đến là ngành công nghiệp nhẹ, với 975 dự án chiếm 44,5% tổng số dự án FDI toàn ngành công nghiệp. ở đây, các dự án tập trung chủ yếu vào lĩnh vực Dệt - may và Da - giầy. Đây là hai lĩnh vực thu hút nhiều lao động, máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ không đòi hỏi quá hiện đại mà chỉ ở mức trung bình tiên tiến. Vốn đầu tư cho một dự án không đòi hỏi quá lớn.
Ngành công nghiệp thực phẩm với 190 dự án (chiếm 8,68%). Đây là ngành có tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện so với vốn đăng ký cao: 51,3% (sau ngành công nghiệp dầu khí), tập trung chủ yếu vào lĩnh vực Rượu - Bia - Nước giải khát.
Cuối cùng là ngành Dầu khí, mặc dù hạn chế về đối tác đầu tư cũng như số dự án, nhưng đây là ngành có tỷ lệ vốn đầu tư đăng ký trên vốn đầu tư thực hiện cao nhất: 91,01% và cũng là ngành có tỷ lệ vốn đăng ký bình quân cho một dự án cao nhất: 110,87 tr.usd/dự án. Đây cũng là ngành có tỷ lệ đóng góp vào GDP và mức thu nhập bình quân của người lao động cao nhất nước.
2.2 Cơ cấu theo hình thức đầu tư
Trong các hình thức đầu tư, hình thức BOT và Hợp đồng hợp tác kinh doanh (HĐHTKD) rất khiêm tốn cả về số dự án lẫn vốn đầu tư. Chủ yếu vẫn là hình thức 100% vốn nước ngoài chiếm 57,6% số dự án, 41,4% vốn đầu tư đăng ký, 43% vốn đầu tư thực hiện và hình thức liên doanh chiếm 39,5% số dự án, 55,2% vốn đăng ký và 56,1% vốn đầu tư thực hiện so với toàn ngành.
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tập trung chủ yếu vào các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động để sản xuất hàng xuất khẩu như dệt may, giày dép, hàng tiêu dùng, công nghệ chế biến...Khối doanh nghiệp này đã tạo ra hơn 300.000 việc làm.
Đối với hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài, nhà đầu tư được chủ động hơn trong lựa chọn địa điểm thực hiện dự án, điều hành sản xuất-kinh doanh. Nhiều doanh nghiệp thực chất là các chi nhánh, các công ty con trong mạng lưới toàn cầu của các công ty đã quốc gia, nên có nhiều thuận lợi trong tiếp cận thị trường thế giới. Tuy nhiên, vì toàn bộ quá trình kinh doanh do nhà đầu tư nước ngoài chi phối nên cần có qui định ngăn ngừa họ không trung thực trong báo cáo tài chính, gian lận thương mại, cạnh tranh không lành mạnh, chèn ép các doanh nghiệp trong nước...
Hình thức liên doanh chủ yếu ở các lĩnh vực kinh tế quan trọng như dầu khí, sản xuất xi măng, sắt thép, hoá chất, lắp ráp ô tô, xe máy, điện tử...Các liên doanh đã góp phần vực dậy nhiều ngành công nghiệp Việt Nam (bị suy thoái do thiếu vốn, thiếu vật tư, công nghệ lạc hậu, mất thị trường...), cung cấp nhiều sản phẩm quan trọng cho nền kinh tế mà trước đây vẫn phải nhập khẩu. Đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật của Việt Nam làm việc trong các doanh nghiệp liên doanh đã trưởng thành nhanh chóng về mọi mặt, tiếp thu được công nghệ mới, kiến thức và kinh nghiệm quản lí của nước ngoài. Tuy nhiên vẫn còn hiện tượng một số đối tác nước ngoài trong liên doanh đã khai vống các chi phí đầu tư, nâng giá thiết bị, máy móc góp vốn và nguyên liệu đầu vào, hạ giá đầu tư thông qua chuyển giá với công ty mẹ để thu lợi nhuận từ bên ngoài mà bên phía Việt Nam không có khả năng kiểm soát được.
Ngoài hai hình thức đầu tư chủ yếu vào ngành công nghiệp nói trên, còn có hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh chủ yếu áp dụng trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí. Hình thức này đã góp phần tích cực vào việc phát triển, hiện đại hoá ngành dầu khí, đồng thời đã tạo điều kiện cho Việt Nam tiến hành thăm dò đánh giá trên diện tích rộng nguồn tài nguyên dầu khí.
Bên cạnh những kết quả đạt được từ các hình thức đầu tư với nước ngoài thì ngành Công nghiệp vẫn cần phải cải thiện môi trường đầu tư thuận lợi, thông thoáng hơn nữa để thu hút ngày càng nhiều nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng hiệu quả sử dụng nguồn vốn này cho hợp lí hơn.
2.3 Cơ cấu theo địa bàn
Cho tới nay đã có hơn 47 tỉnh thành phố có các dự án đầu tư nước ngoài vào ngành công nghiệp đang hoạt động với tổng số dự án 1.441, tổng vốn đầu tư đăng ký là 16.138,28 tr.USD.
Bảng 3: Đầu tư vào ngành Công nghiệp theo một số địa phương
(tính đến tháng 8/2002)
Thành phố
Số dự án
Vốn ĐTĐK
(tỷ USD)
Doanh thu
(tỷ USD)
Kinh ngạch XK
(tỷ USD)
TP. Hồ Chí Minh
923
2,98
3,197
0,988
Đồng Nai
389
3,584
1,584
1,86
Bình Dương
274
1,3
0,957
Hà Nội
52
0,567
0,539
Bà Rịa-Vũng Tầu
71
3,683
0,795
2,072
( Nguồn: Vụ Quản lý dự án-Bộ Kế hoạch và Đầu tư VN )
Các tỉnh thành phía Nam vẫn chiếm ưu thế hơn trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài so với các nơi khác do đã có nhiều chính sách thu hút đầu tư hợp lí, tạo thuận lợi và kịp thời tháo gỡ những khó khăn cho các nhà đầu tư, có những địa phương đã“trải thảm đỏ” sẵn sàng để đón các nhà đầu tư nước ngoài.
2.4 Cơ cấu theo đối tác đầu tư
Cho tới nay đã có hơn 45 nước và nền kinh tế có dự án đầu tư sản xuất công nghiệp vào nước ta (không kể các dự án thăm dò khai thác dầu khí). Trong đó, Nhật Bản và Hàn Quốc là hai nước có vốn đầu tư thực hiện tương đương nhau nhưng các dự án từ các nhà đầu tư Hàn Quốc đang dẫn đầu về doanh thu, xuất khẩu và tạo việc làm cho người lao động. Điều này có ý nghĩa là các nhà đầu tư Hàn Quốc rất chú ý khai thác thị trường lao động rẻ của Việt Nam để gia công chế biến hàng xuất khẩu. Tuy nhiên, rất tiếc là cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực đã gây ra khủng hoảng kinh tế trầm trọng cho Hàn Quốc và ảnh hưởng xấu tới tình hình đầu tư của Hàn Quốc vào nước ta.
Bảng 4: Tình hình đầu tư vào ngành Công nghiệp theo đối tác đầu tư
(tính đến cuối năm 2001)
Số dự án
Tổng VĐK
(triệu USD)
Tên nước
Hơn 1,3 tỷ USD
163
2,14
Nhật Bản
151
1.833
Hàn Quốc
262
1.655
Đài Loan
91
1.489
Singapore
12
1.325
Liên bang Nga
Từ 500-1000 triệu USD
71
742,2
Hồng Kông
37
709,0
Hoa Kỳ
30
701,3
Malaysia
15
527,8
British Virgin Island
(Nguồn: Vụ Quản lý dự án-Bộ Kế hoạch và Đầu tư VN)
Các dự án có tổng vốn đăng ký từ 100tr.USD đến dưới 400 tr.USD gồm có các nước Thái Lan, Anh, Hà Lan, Bermuda, Indonesia, úc, Pháp, Đan Mạch.
Còn lại là các nước có vốn đầu tư dưới 100 tr.USD, trong đó có 11 nước và vùng lãnh thổ chỉ có 1 dự án đầu tư. Achentina là nước có một dự án với vốn đầu tư thấp nhất (120.000 USD).
Về đối tác là các khối kinh tế: Số liệu thống kê cho thấy dẫn đầu vẫn là những nhà đầu tư từ khối các nước Đông Bắc á, tiếp đến là các nước ASEAN. Các nước EU đứng vị trí thứ ba và các nước Đông Âu cũ mà chủ yếu là Liên Bang Nga đứng ở vị trí thứ tư. Các nhà đầu tư khối Đông Bắc á không những dẫn đầu về số dự án, vốn đăng ký mà còn vượt lên hơn hẳn các khối khác về vốn thực hiện (chiếm 54,8%), doanh thu (61,3%) và nhất là xuất khẩu (tới 78,3%). Các nước ASEAN, chủ yếu là Singapore và Malaysia, Thái Lan cũng có tỷ trọng đầu tư và thực hiện đầu tư khá vào các ngành công nghiệp của nước ta. Khối các nước EU có tiềm lực công nghiệp mạnh nhưng mức độ huy động đầu tư công nghiệp vào nước ta cũng chỉ mới ở vị trí thứ ba sau ASEAN. Có một ý kiến cho rằng do Việt Nam là thị trường kinh tế mới nổi, hệ thống luật, nhất là luật kinh tế chưa hoàn chỉnh, thủ tục hành chính phức tạp, không minh bạch, rõ ràng, làm cho các nhà đầu tư phương Tây e ngại. Họ cho rằng khó có sự cạnh tranh lành mạnh tại Việt Nam, nhất là cạnh tranh với các nhà đầu tư phương Đông theo kiểu á Đông. Đây cũng chỉ là một loại ý kiến nhưng chúng ta cũng vẫn phải nghiên cứu kỹ trong quá trình soạn thảo các Luật và cải cách hành chính ở nước ta nhằm làm cho môi trường đầu tư của ta hấp dẫn đối với tất cả các nhà đầu tư trên thế giới.
Trên đây là khái quát chung tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp nước ta. Sau đây xin trình bày sâu hơn tình hình FDI vào từng chuyên ngành cụ thể.
Tình hình thu hút và sử dụng FDI của một số chuyên ngành Công nghiệp
1. Công nghiệp dầu khí
Ngành công nghiệp dầu khí chiếm trên 10% tổng giá trị sản xuất công nghiệp và trên 20% tổng giá trị xuất khẩu của cả nước. Cho tới nay ngoài Công ty liên doanh Vietsovpetro thực hiện theo Hiệp định của hai Chính phủ Việt Nam và Liên Xô (cũ) mà hiện nay do cộng hoà liên bang Nga thừa kế đã sản xuất được hơn 60 triệu tấn dầu thô, hiện đang tiếp tục kinh doanh có hiệu quả, nước ta đã cấp 47 Giấy phép đầu tư cho ngành công nghiệp dầu khí. Tuy nhiên, hiện tại chỉ còn 29 dự án có hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký 3.195tr.USD, vốn pháp định 2.184 tr.USD với vốn đầu tư thực hiện 3.510tr. USD. Lĩnh vực này đã thu hút trên dưới 1.458 lao động với tổng doanh thu đạt khoảng 201 tr.USD mỗi năm và đóng góp cho Ngân sách nhà nước một khối lượng đáng kể.
Công nghiệp dầu khí bao gồm: hoạt động tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí; hoạt động chế biến dầu khí và hoạt động dịch vụ dầu khí.
Bảng 5: Tình hình đầu tư vào ngành công nghiệp dầu khí
(tính đến ngày 20/12/2002, chỉ tính những dự án còn hiệu lực)
Số dự án
TVĐK
Vốn ĐTTH
Số lao động
Doanh thu
(tr.USD)
HĐ tìm kiếm, thăm dò và khai thác
29
1.290
1.262
1.570
1.256,72
HĐ chế biến dầu khí
31
1.925
1.040
1.272
201,598
HĐ dịch vụ dầu khí
4
(Nguồn: Vụ QLDA - Bộ KH&ĐT)
Sau đây xin đi sâu vào từng lĩnh vực:
1.1 Hoạt động tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí
Từ khi có Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (19/12/1987) tới nay, nước ta đã cấp Giấy phép đầu tư cho 46 hợp đồng khai thác dầu khí (không kể liên doanh dầu khí Việt- Xô đã hoạt động trước đó). Cho tới nay có 29 dự án đang còn hiệu lực hoạt động với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 3,2 tỷ USD gồm các Hợp đồng chia sản phẩm (PSC), Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC), liên doanh (JV). Theo kết quả rà soát và đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư mới đây đã có 18 dự án với tổng vốn đăng ký gần 1,04 tỷ USD đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, 7 dự án với tổng vốn đăng ký 2,08 tỷ USD đang thực hiện xây dựng cơ bản và 3 dự án với tổng vốn đăng ký 58 triệu USD chưa triển khai nhưng có khả năng thực hiện. Đây là lĩnh vực đầu tư có tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện so với vốn đầu tư đăng ký cao nhất (205,9%) và tỷ lệ vốn pháp định thực hiện cũng rất cao (84,5%) và phần lớn vốn đều do nước ngoài đưa vào. Điều này chứng tỏ rằng các nhà đầu tư nước ngoài rất quan tâm tới tiềm năng khai thác dầu khí của nước ta, nhất là những năm 1989-1996. Tuy nhiên sự quan tâm này cũng đã giảm. Trong 2 năm 1997 và 1998 chỉ có 2 hợp đồng về thăm dò khai thác dầu khí được cấp phép, năm 1999 không có dự án nào được cấp phép, năm 2000 có 4 dự án khai thác thăm dò dầu khí được cấp phép tuy nhiên chỉ mới có một dự án triển khai thực hiện đó là Hợp đồng hợp tác kinh doanh thăm dò, khai thác dầu khí lô 102 &106 với vốn đầu tư 5 tr.USD, vốn đầu tư thực hiện là 820.000 USD, năm 2002 có 2 dự án được cấp phép với tổng vốn đầu tư đăng ký 29,2 triệu USD.
Thực tế cho thấy, đến nay đã có 20 Hợp đồng tìm kiếm thăm dò dầu khí kết thúc với số vốn đầu tư khoảng 1,4 tỷ USD, tổng diện tích tìm kiếm thăm dò trên đất liền và trên thềm lục địa khoảng 250.000 km2. Mới chỉ có 2 dự án thăm dò dầu khí đã có sản phẩm khách hàng, có doanh thu xuất khẩu là Hợp đồng phân chia sản phẩm dầu khí lô 05-1 mỏ Đại Hùng với Malaysia và Hợp đồng phân chia dầu khí vùng Bồn Trũng với Singapore.Tổng doanh thu xuất khẩu của hai hợp đồng này gần 104,5 tr.USD. Năm 2002 nổi bật với dự án dầu khí Nam Côn Sơn nằm ngoài khơi biển Việt Nam về phía Đông Nam, đây là một Hợp doanh giữa Tổng Công ty dầu khí Việt Nam với tổ hợp nhà thầu BP (Anh) và Statoil (Nauy) đã được cấp Giấy phép đầu tư ngày 15/12/2000, với mục tiêu đưa khí được khai thác từ các mỏ Lan Tây, Lan Đỏ thuộc lô 06.1 qua đường ống vào bờ với tới các hộ tiêu thụ. Vốn đầu tư của dự án này và dự án khai thác mỏ Lan Tây, Lan Đỏ là khoảng 1,3 tỷ USD - dự án đầu tư nước ngoài có tổng vốn đầu tư lớn nhất nước từ trước đến nay
Riêng Xí nghiệp liên doanh Vietsovpetro - con chim đầu đàn của ngành dầu khí Việt Nam, kể từ tháng 4 năm 1987 đến nay, Vietsovpetro đã khai thác được trên 100 triệu tấn dầu thô và gần 10 tỷ m3 khí đồng hành. Đến đầu năm 1996 Liên doanh đã hoàn thành thu hồi vốn (1,5tỷ USD), năm 1998 Vietsovpetro đã khai thác được 12,5 triệu tấn dầu thô và 1 tỷ m3 khí. Từ năm 1991 đến nay, Liên doanh này đã nộp ngân sách nhà nước Việt Nam hơn 8,2 tỷ USD.
Có thể nói hầu như toàn bộ hoạt động tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí của Việt Nam được thực hiện bằng các hình thức hợp tác với nước ngoài, qua đó đã giải quyết được các yêu cầu về vốn, công nghệ và kinh nghiệm quản lý, góp phần tạo lập một ngành công nghiệp mới với trình độ kỹ thuật tiên tiến.
Các dự án đầu tư vào lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí đã góp phần chính xác hoá cấu trúc địa chất các bề trầm tích có triển vọng dầu khí, phát hiện khoảng 50 cấu tạo có chứa dầu và khí: làm rõ hơn tiềm năng dầu khí trên đất liền và trên thềm lục địa nước ta. Đồng thời đã xác định và đưa vào khai thác các mỏ dầu khí thương maị như: Đại Hùng, Hồng Ngọc (rubby), Rạng Đông, Bunga Kekwa; chuẩn bị khai thác các mỏ: Lan Tây, Lan Đỏ, Rồng Đôi, Hải Thạch, Emeral... (ngoài các mỏ Bạch Hổ, Rồng do Vietsovpetro điều hành). Sản lượng dầu khí khai thác tăng dần qua các năm: năm 1986 là 0,04 triệu tấn, năm 1990 là 2,7 triệu tấn, năm 1995 là 7,7 triệu tấn, năm 1999 là 15,5 triệu tấn dầu thô và 1,4 tỷ m3 khí, năm 2000 là 16 triệu tấn dầu thô và 1,5 tỷ m3 khí, năm 2001 là 17 triệu tấn dầu thô và 1,72 tỷ m3 khí, năm 2002 là 17,102 triệu tấn dầu thô và 2,260 triệu m3 khí.
Sự quan tâm cũng như sự tích cực triển khai các dự án thăm dò của các nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực dầu khí với số vốn thăm dò thực hiện là 2,656 tỷ USD trong thời gian qua đã giúp Việt Nam dần dần có đủ cơ sở dữ liệu về trữ lượng dầu khí để có thể xác định chiến lược hình thành và phát triển ngành công nghiệp chế biến dầu khí của nước ta.
1.2 Hoạt động chế biến dầu khí
Cho tới nay đã có 31 dự án đang hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp chế biến và sử dụng các sản phẩm hoá dầu: sản xuất kinh doanh khí đốt, khí hoá lỏng, dầu nhờn bôi trơn các loại, tinh lọc dầu và hoá dầu với tổng vốn đầu tư hơn 1,920 tr.USD, vốn pháp định hơn 1,040 tr.USD, tổng doanh thu là 201,598 tr.USD và tạo được 1.272 chỗ làm việc. Kết quả hoạt động này chủ yếu là của 29 dự án nhỏ có vốn đầu tư từ 35 tr.USD trở xuống, sản xuất kinh doanh dầu nhờn và khí đốt. Mặc dầu các dự án trong lĩnh vực này chưa nhiều nhưng đă góp phần tạo tiền để mở ra một ngành công nghiệp mới ở nước ta. Ngành công nghiệp sản xuất chế biến các sản phẩm hoá dầu làm phong phú thêm các sản phẩm tiêu dùng; đặc biệt sản phẩm khí đốt đã góp phần giải quyết cơ bản chất đốt cho nhân dân thành phố và đô thị, tiết kiệm ngoại tệ nhập khẩu dầu hoả, tiết kiệm than, điện và làm văn minh thêm cho công việc nội trợ.
Việc kinh doanh sử dụng sản phẩm hoá dầu và lọc dầu đang ngày càng thúc đẩy công nghiệp chế biến dầu khí phát triển. Đặc biệt có 3 dự án lớn đó là: một dự án theo hình thức BOT với đối tác là GSC (điều hành), Ugland A/S, Topsoe (công nghệ), Klenwort Benson (tài chính) và công ty Hồng Phát sản xuất methanol trên nhà máy nổi lô 15, có vốn đầu tư 270 tr.USD (được cấp Giấy phép vào tháng 12/1998). Dự án tiếp theo là Công ty liên doanh lọc dầu Việt- Nga với vốn đầu tư 1,3 tỷ USD và công suất 6,5 triệu tấn/ năm tại Dung Quất- Quảng Ngãi (được cấp Giấy phép vào 12/1998), tuy nhiên đã bị ngừng vào năm 2002. Dự án thứ ba là dự án khí Nam Côn Sơn với đường ống dẫn khí 2 pha gồm dẫn khí và dẫn chất lỏng sẽ đi vào hoạt động cung cấp hoảng 11,1 triệu m3 khí/ ngày cho 4 nhà máy nhiệt điện turbin khí Phú Mỹ2, Phú Mỹ 2.2, Phú Mỹ 3 và Phú Mỹ 4 và nhà máy đạm Phú Mỹ 4
Ngoài các dự án lớn nói trên, trong lĩnh vực chế biến dầu khí đã cấp Giấy phép đầu tư cho các nhà sản xuất chất dẻo DOP công suất 30.000 tấn/ năm, nhà máy sản xuất chất dẻo PVC công suất 100.000 tấn/ năm, hai nhà máy chế biến nhựa đường có tổng công suất 300.000 tấn/ năm, khí LPG 130.000 tấn/ năm.
Như vậy, với các dự án đã được cấp Giấy phép đầu tư cho đến hết năm 2002, lĩnh vực chế biến dầu khí của Việt Nam cũng chủ yếu được thực hiện thông qua hình thức hợp tác với nước ngoài (đại bộ phận là liên doanh và hợp doanh).
1.3 Hoạt động dịch vụ dầu khí
Để đáp ứng việc cung cấp dịch vụ cho hoạt động dầu khí, Chính phủ đã cấp Giấy phép đầu tư cho một số dự án vận chuyển trực thăng, cung cấp dịch vụ khoan, xử lý tài liệu dầu khí, cung cấp dịch vụ kỹ thuật và các dịch vụ khác. Các dự án này có sự phối hợp của các công ty trong nước đã đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển của ngành dầu khí với chất lượng ngày càng được nâng cao và đạt tiêu chuẩn quốc tế. Tại XNLD Vietsopetro hiện có đội tàu hiện đại vào bậc nhất Việt Nam, có đẳng cấp quốc tế với công suất 97.000 mã lực, gồm 3 tàu cẩu có sức nâng từ 600-1200 tấn; 9 tàu dịch vụ có công suất từ 4000-13.300 mã lực; 3 tàu dịch vụ lặn, 1 tàu cứu hoả có công suất 3.000 m3 nước, dung dịch/ giờ. Với 19 giàn khoan cố định thăm dò và khai thác dầu khí của XNLD Vietsopetro (từ 1984-nay) đã khẳng định của Việt Nam về cấu tạo và xây lắp các công trình khẳng định khả năng của Việt Nam về cấu tạo và xây lắp các công trình biển. Gần đây lắp ráp và xây dựng giàn khai thác mỏ Rạng Đông, Ruby trên thềm lục địc nam Việt Nam JPVC và Petronas đã chứng tỏ năng lực của dịch vụ xây lắp công trình biển.
Về dịch vụ bay, có công ty Liên doanh Trực thăng Việt-Pháp (Helivifra) và Tổng Công ty Bay Dịch vụ Việt Nam (SFC Vietnam). Công ty Helivifra là công ty liên doanh giữa Công ty Bay Dịch vụ Việt Nam (SFC Vietnam), Tổng công ty Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) với Công ty Trực thăng Heli Union của Pháp được thành lập tháng 10/1998, đã cunh cấp dịch vụ trực thăng, hoàn hảo cho ngành công nghiệp Dầu khí tại Việt Nam và các ngành công nghiệp khác.
Nhìn chung, trong bối cảnh cụ thể của nước ta hiện nay, đối với lĩnh vực dầu khí, gồm cả khâu sản xuất và dịch vụ, do yêu cầu lớn về vốn đầu tư, phức tạp về công nghệ và chuyên sâu về kỹ năng quản lý, có thể nói bước đi của Ngành dầu khí Việt Nam trong việc tăng cường mở rộng hợp tác với nước ngoài là hoàn toàn phù hợp và đúng đắn, những dự án theo Luật ĐTNN đã và đang mở rộng chân trời mới cho ngành Dầu khí Việt Nam. Với những kết quả đạt được từ quá trình hợp tác trên đã đặt ra tiền đề cho những bước phát triển mạnh mẽ của Ngành dầu khí đất nước, để dần hướng tới đạt được mục tiêu vươn lên làm chủ công nghệ hiện đại, nội lực ngày càng được phát huy, ngành công nghiệp dầu khí sẽ góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xóa đói giảm nghèo, CNH, HĐH đất nước và mau chóng rút ngắn khoảng cách tụt hậu về kinh tế của Việt Nam.
T
ừ những số liệu và phân tích các lĩnh vực trong công nghiệp dầu khí có thể thấy rõ ngành Dầu khí Việt Nam đang từng bước đi lên và đóng vai trò chủ đạo trong sự phát triển của ngành công nghiệp Việt Nam. Các nhà đầu tư nước ngoài rất quan tâm tới tiềm năng khai thác dầu khí của nước ta do chúng ta có lợi thế về nguồn trữ lượng dầu mỏ khá dồi dào. Những dự án vào lĩnh vực dầu khí do có yêu cầu lớn về vốn đầu tư, phức tạp về công nghệ và chuyên sâu về kỹ năng quản lý nên tính đến nay hầu hết các dự án đều là liên doanh với nước ngoài. Điều này chứng tỏ, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng góp phần đáng kể vào sự phát triển của ngành Dầu khí Việt Nam nói riêng và toàn ngành công nghiệp nói chung (năm 2001, doanh thu toàn ngành là 54.549 nghìn tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước 27.135 nghìn tỷ đồng; năm 2002, doanh thu đạt 61.830 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước 31.512 nghìn tỷ đồng). Từ những đóng góp đó đã giải quyết một số yêu cầu về vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lí và chia xẻ rủi ro, góp phần tạo lập một ngành công nghiệp mới với trình độ kỹ thuật tiên tiến.
Những kết quả thu được từ quá trình hợp tác trên đã đặt tiền đề cho những bước phát triển mạnh của ngành Dầu khí đất nước để dần hướng tới đạt mục tiêu vươn lên làm chủ công nghiệp hiện đại, nội lực ngày càng phát huy. Trong thời gian tới, một mặt ngành dầu khí vẫn tiếp tục thu hút đầu tư nước ngoài, mặt khác từ đó để nâng cao khả năng của ngành dầu khí Việt Nam trong việc tự tìm kiếm, thăm dò khai thác dầu khí trên cơ sở kinh nghiệm tích luỹ được trong quá trình liên doanh với đối tác nước ngoài.
2. Công nghiệp nặng
Kể từ khi có Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, nước ta đã kêu gọi được một khối lượng lớn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành Công nghiệp, trong đó, lĩnh vực công nghiệp nặng chiếm một phần đáng kể về số dự án, tổng vốn đầu tư cũng như doanh thu...Theo số liệu thống kê của Vụ Quản lý dự án-Bộ Kế hoạch và Đầu tư tính đến ngày 20/12/2002 đã có 995 dự án FDI vào lĩnh vực Công nghiệp nặng còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký (TVĐK) là 8.195 tr.USD, vốn pháp định thực hiện (PĐTH) 3.482 tr.USD và vốn đầu tư thực hiện (ĐTTH) 4.167 tr.USD.
Bảng 6 : Tình hình FDI vào các lĩnh vực công nghiệp nặng.
(tính tới ngày 20/12/2002)
Số dự án
TVĐK
(tr.USD)
ĐTTH
(tr.USD)
Doanh thu
(tr.USD)
Qui mô chung
2189
18.886
11.842
Ngành ô tô, xe máy
Lĩnh vực ô tô
11
636,6
423
450
Sản xuất, lắp ráp xe máy
5
377
234
521
Sản xuất phụ tùng, linh kiện ô tô-xe máy
37
200
80
33,5
Ngành điện tử-tin học
Sản xuất hàng điện tử
22
740,5
410
1.549
Lĩnh vực tin học
31
45,95
9
4,5
Ngành sản xuất sắt thép
15
303
252
440
(Nguồn: Vụ QLDA -Bộ KH&ĐT)
Để có thể đánh giá chính xác hơn thực trạng FDI, sau đây xin đi sâu vào từng lĩnh vực cụ riêng.
2.1 Ngành ôtô, xe máy
2.1.1 Lĩnh vực ôtô
Đã có 14 dự án sản xuất, lắp ráp ôtô được cấp Giấy phép đầu tư; trừ 3 dự án của các công ty Chryster (đã rút Giấy phép), Nissan và VietSin (chưa triển khai), còn 11 dự án đang hoạt động với vốn đăng ký đạt 636,6 tr.USD, vốn đầu tư thực hiện đạt 423 tr.USD; công suất thiết kế của 11 liên doanh này là 140.000 ôtô các loại mỗi năm (kể từ năm 2005 là 168.000 ôtô các loại/ năm). Trong 8 tháng đầu năm 2002 số lượng ô tô các loại được lắp ráp là 17.208 chiếc, trong đó khu vực ĐTNN đóng góp 16.440 chiếc. So với công suất thiết kế công suất khai thác của các liên doanh này thời gian qua chưa đạt tới 5% và chỉ chiếm 20-25% thị phần tiêu thụ trong nước. (Báo Đầu tư ra ngày 26/8/2002)
Những dự án đã đầu tư hoàn chỉnh và đang sản xuất ổn định là công ty ôtô Toyota Việt Nam (liên doanh với Nhật Bản), Công ty ôtô Mekong (liên doanh với Hàn Quốc), liên doanh ôtô Ngôi Sao (liên doanh với Mitshubisi, Nhật Bản) và liên doanh ôtô Hoà Bình (Philippines). Các liên doanh khác cũng đã thực hiện đầu tư trên 70% vốn đăng ký.
Theo đánh giá của một số chuyên gia thì các liên doanh ôtô nếu sản xuất và tiêu thụ được từ 1.400 xe một năm trở lên là có lãi. Tuy nhiên, hoạt động sản xuất kinh doanh của các liên doanh lại khác nhau:
Toyota Việt Nam đi vào sản xuất năm 1996 được 222 chiếc, năm 1997 được 1.362 chiếc, năm 1998 sản xuất và tiêu thụ được khoảng 2.000 xe, lãi trên dưới 7 tr.USD, và ước tính năm 2003 sẽ đạt được doanh số bán 9300 xe ô tô các loại, chiếm 28% thị phần ô tô Việt Nam, đây là một trong rất ít liên doanh hoạt động có lãi. Còn lại các liên doanh khác đều trong tình trạng bị thua lỗ do huy động công suất thấp xa so với công suất thiết kế.
Xí nghiệp liên doanh ôtô Hoà Bình từ khi đi vào sản xuất đến năm 1997 đều kinh doanh có lãi (khoảng 7 tr.USD), mấy năm gần đây do lượng xe tiêu thu giảm nên bị thua lỗ (Riêng năm 1998 tiêu thụ được xấp xỉ 1.000 xe, gần đạt được điểm hoà vốn - 1.400 xe/ năm).
Công ty Mekong có 2 cơ sở lắp ráp: Nhà máy Cửu Long tại TP.Hồ Chí Minh lắp ráp xe Mêkong và xe FIAT, sản lượng cầm chừng hàng năm là 500 xe. Nhà máy Cổ Loa lắp ráp xe tải xe buýt không tiêu thụ được vì không phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của Việt Nam, phải đóng cửa từ cuối năm 1998, cho thôi việc 250 công nhân. Tổng lỗ của Mekông đến nay khoảng trên 9,8 tr.USD và đã tạm ngừng sản xuất.
Các liên doanh khác như VINASTAR, MERCEDES-BENZ Việt Nam, ISUZU ViệtNam, HINO Việt Nam, VIDACO, VIDAMCO đều kinh doanh thua lỗ.
Hãng MERCEDES-BENZ đã thông báo tạm ngừng đầu tư tại khu vực Đông á; đối tác Việt Nam trong Công ty liên doanh ôtô Việt Nam - Daewoo xin chuyển nhượng toàn bộ cổ phần cho phía nước ngoài vì không chịu nổi lỗ quá lớn.
Quy mô sản xuất và tiêu thụ được một sản lượng xe ở mức phù hợp là yếu tố quyết định hiệu quả kinh tế đối với công nghiệp ôtô. Nhưng điều này dường như khó có thể thực hiện trong điều kiện hiện nay của Việt Nam. Gần như trong cùng một thời điểm có quá nhiều dự án lắp ráp ôtô đi vào hoạt động với công suất thiết kế các nhà máy dựa trên dự báo không chuẩn xác trong khi dung lượng thị trường Việt Nam rất nhỏ bé và phát triển chậm. Thực tế, mức tiêu thụ bình quân khoảng 22.000 -23.000 ôtô các loại, nhưng thị phần của các liên doanh ôtô chỉ chiếm khoảng 25,7% còn lại 74,3% là thị phần cho xe nhập khẩu nguyên chiếc (trong đó có khoảng 10.000 xe đã qua sử dụng với giá thành rất thấp). Mặt khác, do vừa mới đầu tư với số vốn lớn, tỷ lệ khấu hao cao trong khi công suất phát huy chỉ ở mức thấp (dưới 5%), sản lượng tiêu thụ không đáng kể nên giá thành cuả các liên doanh cao hơn so với giá xe nhập khẩu. Mặc dù hy vọng có thể có sự tăng trưởng trong tương lai nhưng con số tiêu thụ cũng chỉ có thể đạt tới 45.000 xe/ năm vào 0năm 2003.
Chúng ta đã có chính sách hạn chế và cấm nhập khẩu xe nguyên chiếc để dành thị trường nội địa cho các doanh nghiệp lắp ráp ôtô. Tuy nhiên, chính sách này đã chưa được thực thi hiệu quả.
Số lượng xe nhập khẩu nguyên chiếc nhiều gấp ba lần xe sản xuất trong nước tiêu thụ được. Điều này đang đe doạ sự phát triển của các liên doanh ôtô đã được thành lập cũng như các nhà sản xuất phụ tùng xe.
Sự có mặt của hầu hết các hãng sản xuất ôtô nổi tiếng thế giới tại Việt Nam đã biến thị trường nội địa nước ta thành một thị trường ôtô thế giới thu nhỏ với quy mô sản xuất và tiêu thụ đang còn qua nhỏ bé so với các trung tâm ôtô Mỹ, Tây âu, Nhật Bản. Sự cạnh tranh quyết liệt giữa các doanh nghiệp ôtô trên thị trường nội địa của nước ta là điều dễ hiểu và đây sẽ là động lực thúc đẩy ngành công nghiệp ôtô của nước ta phát triển.
2.1.2 Lĩnh vực sản xuất, lắp ráp xe gắn máy
Hiện nay đã có khoảng 5 dự án sản xuất, lắp ráp xe máy được cấp Giấy phép đầu tư tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký khoảng 377 tr.USD, vốn thực hiện 234 tr.USD, năng lực sản xuất, lắp ráp là 1.500.000 xe/ năm với hơn 10 kiểu loại xe khác nhau, trong đó có một công ty 100% vốn nước ngoài của Đài Loan (VMEP), 4 công ty liên doanh với Nhật Bản, Thái Lan, Lào. Tới nay 3 doanh nghiệp là Honda Việt Nam, liên doanh lắp ráp xe máy Hưng Yên và VMEP đã thực hiện đầu tư 150 tr.USD (không kể dây chuyền lắp ráp xe máy của SUZUKI đã tính cho phần vốn và thực hiện thuộc Liên doanh lắp ráp ôtô VISUCO). Tổng doanh thu của 3 doanh nghiệp đạt 392 tr.USD và tạo việc làm cho 2.745 lao động.
Nhìn chung, các dự án lĩnh vực xe máy triển khai tốt, hoạt động của các doanh nghiệp FDI lắp ráp xe máy đều có lãi, mặc dù có sự cạnh tranh với các doanh nghiệp lắp ráp 100% vốn trong nước. Sản lượng tiêu thụ xe máy tăng dần: Năm 1998 tiêu thụ 193.026 xe, năm 1999 tiêu thụ 199.282 xe, năm 2000 tiêu thụ 291.510 xe. Hàng năm, tổng doanh thu đạt từ 390 tr.USD đến 480 tr.USD, nộp Ngân sách gần 100 tr.USD; tổng số lãi gần 30 tr.USD. Chỉ tính riêng năm 1999, Honda Việt Nam lãi 12, 62 tr.USD và đến nay đã sử dụng 18.000 lao động, SUZUKI Việt Nam lãi về lắp ráp xe máy 4,8 tr.USD, VMEP lãi 876.590 USD chỉ có GMN lỗ 100.000 USD nhưng không đáng kể so với số lãi mà Công ty thu được hai năm trước đó (hơn 4,2 tr.USD).
Chương trình thực hiện nội địa hoá của các doanh nghiệp FDI lắp ráp ôtô, xe máy đều được quy định trong Giấy phép đầu tư, trong đó năm sản xuất đầu tiên khoảng 10 - 15% IKD và nâng dần lên từ năm thứ 5 trở đi. Các công ty đã có nhiều cố gắng thực hiện nội điạ hoá sản phẩm, nhìn chung đạt và vượt yêu cầu của Giấy phép đầu tư (công ty YAMAHA đạt tỷ lệ nội địa hoá 31,56%, GMN đạt 31,91%, SUZZUKI đạt 41,63%, HONDA đạt 51,9%, cao nhất là VMEP đạt từ 61- 63,98% và bắt đầu triển khai sản xuất động cơ tại Việt Nam).
Tuy nhiên, do việc thực hiện nội địa hoá cần đầu tư lớn về vốn, nhà xưởng thiết bị, công nghệ, trong khi đó số sản phẩm tiêu thụ còn hạn chế (mới đạt gần 20% công suất thiết kế) nên ảnh hưởng lớn đến kế hoạch sản xuất, giá thành sản phẩm của doanh nghiệp. Mặt khác, thuế nhập khẩu các linh kiện phụ tùng chi tiết cũng còn có nhiều mâu thuẫn và chưa phù hợp với từng chủng loại để có thể vừa giúp các doanh nghiệp hạ giá thành lắp ráp hiện nay nhưng cũng khuyến khích buộc các nhà đầu tư phải tìm nguồn cung cấp chi tiết phụ tùng từ các nhà sản xuất nội địa, trong đó chủ yếu là từ các doanh nghiệp FDI sản xuất phụ tùng, linh kiện ôtô xe máy.
2.1.3 Sản xuất phụ tùng, linh kiện ôtô- xe máy
Hiện có 37 doanh nghiệp cơ khí đang hoạt động trong lĩnh vực này, chưa kể các doanh nghiệp sản xuất săm lốp và ắc quy. Về hình thức đầu tư: có 2 Hợp đồng hợp tác kinh doanh, 9 liên doanh và 26 doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Hầu hết các doanh nghiệp này là những doanh nghiệp nhỏ, di chuyển từ Nhật Bản và Đài Loan theo các hãng lắp ráp ôtô lớn sang Việt Nam. Phần lớn các sản phẩm của các doanh nghiệp này là các chi tiết linh kiện sản xuất với kỹ thuật công nghệ đơn giản: giảm xóc, đồng hồ báo tốc báo xăng, đèn, dây và chi tiết điện, nội thất (ghế, đệm ôtô) và một số chi tiết nhựa. Chưa có doanh nghiệp sản xuất các bộ phận chính, quan trọng đòi hỏi công nghệ kỹ thuật cao như máy động lực cho ôtô, xe máy, thân xe...Tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 200 tr.USD, đã thực hiện đầu tư 80 tr.USD, doanh thu chỉ mới đạt 33,5 tr.USD, có gần 3.000 lao động đang làm việc (tương đương số lao động của 14 liên doanh lắp ráp ôtô và nhiều hơn số lao động đang làm việc trong 5 doanh nghiệp lắp ráp xe máy). Do các liên doanh ôtô thua lỗ nên các xí nghiệp cũng bị ảnh hưởng, nhiều xí nghiệp cũng đang bị thua lỗ và đang giảm lao động.
Thu hút đầu tư vào lĩnh vực sản xuất phụ tùng ôtô xe máy không hạn chế về số lượng, hình thức đầu tư nhưng các nhà đầu tư nước ngoài đang quan tâm tới tình hoạt động của chính các doanh nghiệp lắp ráp ôtô xe máy đã đầu tư và các chính sách điều tiết vĩ mô nhằm thúc đẩy ngành công nghiệp này phát triển.
Việt Nam còn thiếu các nhà cung cấp phụ tùng, nguyên vật liệu và có rất ít các nhà cung cấp này đáp ứng được các tiêu chuẩn của các nhà sản xuất ôtô hiện đang có mặt tại Việt Nam. Để Việt Nam có thể phát triển ngành công nghiệp ôtô, có thể đuổi kịp các hãng sản xuất phụ tùng nước ngoài và hình thành các nhà sản xuất phụ tùng trong nước. Tuy nhiên, với môi trường đầu tư hiện nay ở nước ta không dễ dàng gì thu hút các nhà sản xuất phụ tùng nước ngoài quyết định đầu tư vào Việt Nam.
2.2 Ngành Điện tử - Tin học
Cho đến nay, đã có hơn 58 dự án được cấp Giấy phép đầu tư, với tổng vốn đầu tư đăng ký 798,78 tr.USD, vốn pháp định 297,5 tr.USD. Hầu hết các dự án tập trung vào các tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội, Đồng Nai, TP.Hồ Chí Minh và một số thành phố khác. năm 1995 năm đạt cao nhất về số dự án được cấp Giấy phép (14 dự án) cũng như về vốn đầu tư (278 tr.USD) .
2.2.1 Lĩnh vực sản xuất hàng Điện tử
Nếu phân chia ngành công nghiệp thành 19 chuyên ngành nhỏ như trên đã nêu thì công nghiệp Điện tử đứng thứ 8 vể vốn đăng ký nhưng xếp thứ hai về doanh thu và thứ hai về kim ngạch xuất khẩu (tổng doanh thu luỹ kế là 1.549 tr. USD trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt 954,4 tr.USD). Trong 22 doanh nghiệp đang hoạt động, có 17 liên doanh và 5 doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Các doanh nghiệp này đã tạo được năng lực sản xuất lắp ráp hàng điện tử các loại như sau: Tivi màu các loại: 2,0 tr. chiếc/ năm ; Tivi đen trắng 160.000 chiếc /năm; Radio, cassette các loại: 700.000 chiếc/năm; Đèn hình: 1,6 tr. chiếc/ năm; Linh kiện điện tử các loại 804 đơn vị sản phẩm/ năm.
Nhìn chung, các dự án FDI vào lĩnh vực Điện tử được triển khai nhanh, đúng tiến độ cam kết, qui mô của các dự án rất lớn, bình quân trên 27 tr.USD/ dự án. đối tác của Việt Nam trong các liên doanh phần lớn là doanh nghiệp Nhà nước (chiếm 94% dự án và 96% tổng vốn đầu tư), đối tác nước ngoài là các tập đoàn, các Công ty lớn có tiếng trên thế giới về Điện - điện tử như MISUBISHI, SONY, TOSHIBA, JVC, SAMSUNG, LG, PHILIP, FUJIITSU, DAEWOO... có tiềm lực về tài chính, công nghệ cũng như uy tín lâu năm trong kinh doanh.
Bảng 7: Phân loại dự án theo vốn đầu tư (tính đến cuối năm 2001)
Mức vốn (tr. USD)
Số dự án
Tỷ lệ phần trăm (%)
Vốn < 5
7
31,8
Vốn từ 5 - 10
5
22,7
Vốn >10
10
45,5
Tổng vốn
22
100,0
(Nguồn: Vụ QLDA- Bộ KH&ĐT)
Bảng số liệu cho thấy, chủ yếu là các dự án có quy mô lớn (có vốn đầu tư trên 10 tr.USD) chiếm 45,7% số dự án. Các dự án có vốn đầu tư dưới 5 tr.USD tuy chiếm tới 31,8% số dự án song thực tế chỉ chiếm xấp xỉ 1,16% tổng vốn đầu tư, còn lại là các dự án có quy mô vốn trung bình từ 5-10 tr.USD (22,7% số dự án). Trong đó những dự án lớn, đáng chú ý là:
-Công ty máy tính Fujitsu Việt Nam tại Đồng Nai, 100% vốn đầu tư của Nhật Bản với 198,8 tr.USD và vốn pháp định 77,9 tr.USD. Tuy mới thực hiện đầu tư 17,5 tr.USD nhưng tổng doanh thu của Công ty đã đạt hơn 655 tr.USD và sản phẩm hoàn toàn cho xuất khẩu, nộp Ngân sách chưa đáng kể nhưng Công ty đã tạo 1.667chỗ làm việc cho người lao động. Đây là một doanh nghiệp hoạt động có lợi nhuận và hiệu quả.
-Công ty đèn hình ORION-HANEL tại Hà Nội, một liên doanh với Hàn Quốc, có vốn đăng ký 178,58 tr.USD, vốn pháp định 51,17 tr.USD trong đó phía Việt Nam góp 30%. Công ty đã góp xong vốn pháp định, đã thực hiện đầu tư 166,4 tr.USD đạt doanh thu 217 tr.USD, trong đó xuất khẩu 165,5 tr.USD, đã nộp Ngân sách gần 12 tr.USD và thu hút 1.346 lao động.
- Công ty điện tử DAEWOO - HANEL tại Hà Nội, vốn đăng ký 52 tr.USD nhưng đã thực hiện đầu tư 67 tr.USD, trong đó vốn pháp định 14 tr.USD và phía Việt Nam đã góp 30%. Doanh thu của liên doanh đạt 90 tr.USD trong đó xuất khẩu đạt 24,5 tr.USD.
- Hai công ty khác có vốn đầu tư tương đối lớn là Công ty điện tử SAMSUNG VINA, một liên doanh tại TP.Hồ Chí Minh với vốn đầu tư 36,5 tr.USD và Công ty linh kiện điện tử DAEWOO Việt Nam tại Bình Dương với 21,6 tr.USD.
Cho đến nay, hai doanh nghiệp có vốn đầu tư đăng ký lớn nhất vẫn là Công ty đèn hình OWENHARAL với 178 tr.USD và Công ty sản phẩm máy hình FUJITSU Việt Nam 198 tr.USD.
Một đặc trưng quan trọng của các dự án FDI trong lĩnh vực điện tử là các sản phẩm sản xuất ra chủ yếu dùng để xuất khẩu và thay thế hàng nhập khẩu, điều này phù hợp với chủ trương phát triển kinh tế của nước ta. Thực tế cho thấy, lượng vốn đầu tư vào lĩnh vực điện tử ngày càng gia tăng thể hiện qua biểu sau:
Bảng 8: Tốc độ tăng vốn đầu tư qua các năm.
Năm
Vốn đầu tư (Tr.USD)
Tốc độ tăng vốn cố định (%)
Tốc độ tăng vốn liên hoàn (%)
1992
8,00
100
100
1993
18,3
225,3
225,3
1994
180,0
2.250
983,6
1995
93,9
1.174
52,2
1996
265,8
3.322,5
283
1997
16,5
206,3
6,2
1998
10,0
125
60,6
(Nguồn: Vụ QLDA - Bộ KH&ĐT)
Trong số 22 dự án đang hoạt động, Hàn Quốc đứng đầu về số dự án (7 dự án), sau đó là Nhật Bản (5 dự án ), Hồng Kông (4dự án), Đài Loan (2 dự án)... Các nhà đầu tư Hàn Quốc nhanh chân hơn các Công ty điện tử mạnh của Nhật Bản và của các nước khác, sản phẩm chủ yếu nhằm vào thị trường nội địa. Các công ty điện tử Nhật Bản tuy chậm chân hơn song đã đưa vào công nghệ hiện đại hơn và sản phẩm lắp ráp có hướng tới xuất khẩu. Ngoài công ty máy tính Fugitsu, Công ty Sony Việt Nam liên doanh với Sony Nhật Bản hoạt động cũng hiệu quả. Vốn đầu tư của Sony Việt Nam chỉ có 16,6 tr.USD nhưng doanh thu đạt tới 132,6 tr.USD và nộp Ngân sách gần 12,5 tr.USD. Đặc biệt, Nhật bản đã đầu tư một dự án sản xuất các thiết bị điều khiển tự động (Công ty RozeRobotech) tại Khu công nghiệp Nomura Hải Phòng với vốn đầu tư 46 tr. USD, vốn pháp định 25,5 tr.USD và đã bắt đầu hoạt động có doanh thu.
Ngoài các công ty hàng đầu của Hàn Quốc và Nhật Bản, lĩnh vực đầu tư sản xuất hàng điện tử ở nuớc ta còn có các nhà đầu tư từ Singapore, Hồng Kông, Đài Loan, Malaysia. Những nước EU có rất ít dự án đầu tư trong lĩnh vực này. Hoa Kỳ mới có một dự án sản xuất lắp ráp thiết bị điện tử và viễn thông tại Tp.Hồ Chí Minh với vốn đầu tư 25 tr.USD nhưng chỉ mới triển khai, chưa có doanh thu.
Tóm lại, hơn 14 năm thực hiện, sản lượng điện tử gia dụng của khu vực này chiếm khoảng 75% sản lượng toàn ngành, trong đó ti vi chiếm khoảng 48%, riêng máy thu băng, video hoàn toàn do các doanh nghiệp FDI sản xuất. Các dự án thuộc lĩnh vực này triển khai thực hiện đầu tư theo đúng tiến độ cam kết, có kinh nhiệm và uy tín với thị trường nội địa. Đối tác nước ngoài là những tập đoàn mạnh hàng đầu thế giới, có uy tín, năng lực tài chính và có thị trường và có thị trường đáng kể trên thị trường khu vực và thế giới. Các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại KCN và KCX dễ có điều kiện gia công sản phẩm cho công ty mẹ như Công ty Fujitsu Việt Nam. Các dự án có quy mô vốn rất lớn, sản xuất chủ yếu sản phẩm xuất khẩu thay thế hàng nhập khẩu phù hợp với chủ trương phát triển kinh tế của đất nước. Tốc độ tăng vốn đầu tư FDI vào lĩnh vực điện tử cũng tăng nhanh và cao, bình quân khoảng 298,25%. Ngoài ra, tỷ lệ thực hiện vốn đầu tư đạt trên 50%, ghi nhận một nỗ lực rất lớn của bên nước ngoài và bên Việt nam, cũng như sự tạo điều kiện hết sức thuận lợi của các cấp thẩm quyền ở các địa phương nơi có dự án tiến hành hoạt động đầu tư và kinh doanh sản xuất.
2.2.2 Lĩnh vực Tin học
Có 31 dự án đang hoạt động trong lĩnh vực Tin học (hai Hợp đồng hợp tác kinh, 3 liên doanh và 26 doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài) với tổng vốn đầu tư 45,95 tr.USD, thực hiện gần 5 tr.USD và doanh thu khoảng 4,5 tr.USD. Đây là những dự án nhỏ, có vốn đầu tư dưới 5 tr.USD (dự án cao nhất là 4,5 tr.USD, dự án nhỏ nhất 190.000 USD) và chủ yếu làm dịch vụ phát triển phần mềm cho các hãng lớn của Hoa Kỳ, Singapore, Hồng Kông và một số nước khác. Tuy có quy mô vốn đầu tư nhỏ nhưng các dự án Tin học của khu vực này cũng chiếm tới 90% năng lực toàn ngành.
2.3 Ngành sản xuất sắt thép
Hiện có 15 dự án (1 Hợp đồng hợp tác kinh doanh, 11 liên doanh và 3 doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài) đầu tư vào sản xuất sắt thép nguyên liệu các loại với tổng vốn đầu tư đăng ký 303 tr.USD, vốn pháp định là 120,15 tr.USD. Phần lớn các dự án trong số này đầu tư vào công đoạn nấu kéo ống thép từ phôi và sắt phế liệu. Chưa có dự án đầu tư vào tinh luyện quặng ban đầu để sản xuất phôi. Tổng vốn đầu tư thực hiện của lĩnh vực sản xuất sắt thép là 252 tr.USD và vốn pháp định thực hiện là 110 tr.USD. Tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện trên vốn đăng ký của ngành thép là 83,16% và tỷ lệ vốn pháp định là 91,55%. Đây là một tỷ lệ thực hiện vốn đầu tư cao so với thực hiện ở những khu vực khác. Doanh thu ngành thép đạt 440 tr.USD, gấp 1,75 lần vốn đầu tư thực hiện và tạo được 1.209 chỗ làm việc cho người lao động.
Trước những năm 1990, thép xây dựng và các loại thép khác đều phụ thuộc vào nhập khẩu. Nhưng từ năm 1991 tới nay, cùng với việc mở rộng sản lượng thép của các cơ sở sản xuất trong nước, đầu tư nước ngoài đã tạo ra một năng lực sản xuất thép 1,3 tr.tấn/ năm (chiếm 65% năng lực sản xuất thép của toàn ngành), đáp ứng nhu cầu về thép ngày càng tăng, nhất là thép xây dựng. Tuy nhiên, sản lượng thép sản xuất hàng năm chỉ bằng 50-60% công suất thiết kế (khoảng hơn 650.000-700.000 tấn).
Bảng 9: Sản lượng thép hàng năm ở các doanh nghiệp FDI
1997
1998
1999
2000
2001
Sản lượng thép (nghìn tấn)
398
653
633
1.014
1.253
% / sản lượng thép cả nước
39,5
50,8
51,7
64,6
65,9
(Nguồn : Vụ Quản lý dự án- Bộ Kế hoạch và Đầu tư )
Hoạt động sản xuất kinh doanh toàn ngành thép bị thua lỗ, nhưng các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có lãi vì đã dự đoán được thị trường giá phôi thép hạ, có điều kiện hạ giá bán nên tiêu thụ tăng. Mặt khác, Nhà nước vẫn có một số chính sách bảo hộ đối với một số sản phẩm thép, hạn chế nhập khẩu các loại thép mà sản xuất trong nước đã đáp ứng được nên đã tạo thuận lợi về thị trường nội địa cho các doanh nghiệp ngành thép. Các doanh nghiệp thép của nước ta do dự đoán sai xu hướng thị trường nên đã nhập khẩu phôi thép với giá cao, sản phẩm sản xuất ra không tiêu thụ được dẫn đến thua lỗ.
Về trình độ công nghệ của khu vực sản xuất sắt thép: Nhìn chung, các doanh nghiệp FDI sản xuất sắt thép vào nước ta đều có công suất nhỏ so với các nhà máy thép trong khu vực và trên thế giới, trong đó trình độ công nghệ chỉ mới ở công đoạn luyện, cán thép dây, thép thanh, ống thép và đạt mức trung bình tiên tiến . Chỉ có Công ty liên doanh thép VINA KYOEI (liên doanh giữa Việt Nam với Nhật Bản) có công nghệ hiện đại, vốn đầu tư đã thực hiện lớn gấp 2,07 lần vốn đăng ký ban đầu (vốn đầu tư đăng ký là 69,59 tr.USD, vốn được thực hiện là 144,11tr.USD) công suất 240.000 tấn thép/năm, có doanh thu lớn nhất (266,63 tr.USD) và có sản phẩm xuất khẩu tuy kim ngạch còn thấp. FDI vào sản xuất sắt thép trong thời gian qua chỉ mới tập trung ở công đoạn nấu cán thép từ phôi nhập khẩu và sắt phế liệu. Sản phẩm nhằm vào thị trường trong nước là chính, xuất khẩu rất hạn chế. Nhưng nhìn chung, thu hút FDI vào ngành thép là có hiệu quả. Toàn ngành đã có một năng lực sản xuất tương đối lớn đáp ứng được nhu cầu thép xây dựng trong nước đang ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng cũng như chủng loại. Các liên doanh thép đang hoạt động không có áp lực chuyển hình thức đầu tư thành doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
N
hìn chung, toàn Ngành công nghiệp nặng đáng chú ý là FDI vào lĩnh vực sản xuất lắp ráp ôtô xe máy (hiện FDI chiếm 100% về năng lực sản xuất) tiếp đến là máy biến thế 250 - 1.000 KVA, Điện tử -Tin học, sản xuất thép... FDI chiếm 60 -100% năng lực sản xuất.
Ngành công nghiệp nặng đã thu hút hàng ngàn lao động, doanh thu đạt hơn 1,5 tr.USD mỗi năm, đóng góp cho Ngân sách một khoản đáng kể. Riêng lĩnh vực sản xuất láp ráp ôtô, mỗi năm thu hút hơn 3.056 lao động, doanh thu đạt 521 tr.USD, xuất khẩu đạt 13,5 tr.USD và nộp Ngân sách hơn 22 tr.USD, tiếp đến là lĩnh vực sản xuất lắp ráp xe máy và Điện tử - Tin học...
Bảng 10: Tổng hợp doanh thu của các dự án FDI.
(tính đến 31/12/2001) Đơn vị: Tr. USD
Năm
1991-1996
1997
1998
1999
2000
2001
C N
2078
1862
2570
3026
3565
3057
C N nặng
676
713
1290
1678
2011
1844
CN nặng/Chủ nhiệm (%)
32,57
38,30
50,19
55,47
56,42
60,33
(Nguồn: Vụ QLDA - Bộ KH&ĐT)
Bảng 10 cho thấy doanh thu của Ngành công nghiệp nặng rất lớn, chiếm hơn 50% doanh thu của toàn Ngành công nghiệp và ngày càng tăng nhanh.
Tuy nhiên, vẫn còn một số bất cập đối với ngành công nghiệp nặng nói riêng và toàn ngành nói chung. Phần lớn các dự án trong lĩnh vực đầu tư chỉ dừng lại ở công nghệ gia công lắp ráp sản phẩm, còn hầu hết linh kiện vẫn phải nhập khẩu như trong lĩnh vực ô-tô. Nhà nước chưa có việc tính toán kĩ càng để đưa ra con số dự báo chuẩn xác về dung lượng thị trường Việt Nam nên gây ra sự mất cân đối trong cung và cầu như: lĩnh vực ô tô có quá nhiều dự án lắp ráp đưa vào hoạt động trong cùng một thời điểm với công suất thiết kế lớn trong khi thị trường Việt Nam rất nhỏ và phát triển chậm; hay ngành thép nhập khẩu phôi thép với giá cao nhưng sản phẩm sản xuất ra không tiêu thụ được dẫn đến tình trạng thua lỗ của các doanh nghiệp.
Vấn đề thời sự hiện nay là vẫn phải có những biện pháp, chính sách cụ thể hơn cho từng lĩnh vực để giúp các doanh nghiệp định hướng được hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả hơn.
3. Ngành công nghiệp nhẹ
Tính đến ngày 20/12/2002, có 975 dự án FDI trong ngành công nghiệp nhẹ đang hoạt động với tổng vốn đăng ký 5.061tr USD, vốn pháp định 2.247tr. USD và đã thực hiện đầu tư 2.355tr USD. Tỷ lệ so với toàn ngành như sau: 44,54% số dự án và 26,8% tổng vốn đầu tư.
Bảng 11: Tình hình FDI vào các lĩnh vực công nghiệp nhẹ
(tính đến tháng 12/ 2001)
Số dự án
Tổng VĐK
(tỷ USD)
Doanh thu
(tr. USD)
Kim ngạch XK
(tr. USD)
Số LĐ
(người)
Ngành Dệt may
184
1,85
671,5
60.000
Ngành Da-Giầy
94
601,75
1.070,3
967,94
67.144
Các lĩnh vực khác
111
350
212,6
162,7
12.000
(Nguồn: Vụ Quản lý dự án - Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
Để phân tích sâu hơn tình hình FDI vào ngành công nghiệp nhẹ, dưới đây xin trình bày tình hình FDI vào một số lĩnh vực tiêu biểu như sau:
3.1 Ngành Dệt - may
Ngành Dệt -may hiện có 184 dự án với số vốn đăng ký đạt gần 1,85 tỷ USD, vốn thực hiện đạt 341,09 tr.USD, tổng doanh thu đạt khoảng 1,46 tỷ USD, tạo việc làm cho gần 50.000 lao động trực tiếp và hàng ngàn lao động gián tiếp khác. Nhìn chung toàn ngành công nghiệp, Dệt-may có tổng doanh thu đứng thứ năm (sau Điện tử- Tin học, Cơ khí, Da-giầy, Rượu- Bia- Nước giải khát các loại); kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 671,5 tr.USD, đứng thứ 3 (sau Da-giầy, Điện tử-Tin học) và chiếm tỉ trọng 19,4% xuất khẩu của khu vực FDI. Về nộp Ngân sách, Dệt-may xếp ở vị trí thứ 5 nhưng về thu hút lao động xếp thứ 2 (sau Da-giầy) chiếm tỷ trọng 23,8% lao động của cả khu vực.
Có thể phân ngành Dệt-may thành 4 nhóm nhỏ: nhóm Sợi-Dệt-Nhuộm; nhóm May mặc; nhóm phụ liệu và sản phẩm dệt khác. Trong đó gần 85% vốn đầu tư tập trung ở các dự án sản xuất liên hợp sợi-dệt-nhuộm-may, hai phân ngành còn lại chiếm tỷ trọng 15% và chủ yếu là những doanh nghiệp nhỏ. Tỷ lệ vốn thực hiện của các dự án nhỏ khá cao, trên 66,7% nhưng về số vốn tuyệt đối chỉ chiếm 20,8%. Trong các phân nhóm thì May mặc thu hút lao động nhiều nhất tới 30.422 người (67,4%) và cũng đạt kim ngạch xuất khẩu khá: 321,8 tr.USD (47,9%) tương đương kim ngạch xuất khẩu của nhóm sợi -dệt-nhuộm.
Các doanh nghiệp nhỏ của ngành Dệt -may chỉ thực hiện đầu tư 132 tr.USD, nhưng triển khai sớm, nhanh chóng đi vào họat động sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho hơn 28.036 người lao động, doanh thu đạt 291 tr.USD và xuất khẩu đạt 277,3 tr.USD. Rõ ràng, những doanh nghiệp nhỏ này đã góp phần không nhỏ trong việc giải quyết việc làm và tăng kim ngạch xuất khẩu cho đất nước.
Ngành công nghiệp Dệt-may là ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động, đầu tư thấp, triển khai nhanh và thích hợp với những nước đang phát triển như nước ta. Việc thu hút vốn FDI vào ngành này không những góp phần tăng năng lực sản xuất mà còn mở rộng thị trường xuất khẩu tới EU, Mỹ, Nhật Bản và một số thị trường phi hạn ngạch khác. Nhìn chung các dự án trong lĩnh vực Dệt -may triển khai tốt, công nghệ đồng bộ từ khâu sản xuất Sợi đến khâu in, nhuộm, hoàn tất sản phẩm; máy móc thiết bị đạt trình độ công nghệ trung bình trong khu vực, một số tuy đã qua sử dụng song vẫn còn hiệu quả tốt, chất lưọng sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Công nghệ may tiên tiến, đồng bộ từ khâu tạo mẫu mã sản phẩm đến khâu hoàn tất sản phẩm, có nhiều sản phẩm may đạt tiêu chuẩn quốc tế như: áo lót phụ nữ, áo Jacket, áo Comple, đồ bơi...Nhìn chung, các dự án trong lĩnh vực này có phương pháp quản lý tiên tiến, phát huy được năng lực sản xuất nên thời gian thu hồi vốn nhanh. Hơn nữa, các doanh nghiệp cũng có chính sách đào tạo tương đối tốt nên đội ngũ lao động trưởng thành nhanh chóng, tiếp thu tốt công nghệ, khoa học kỹ thuật tiên tiến.
3.2 Ngành Da-Giầy
Chế biến da và sản xuất giầy dép của Việt Nam trở thành một trong những ngành công nghiệp chủ yếu của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội từ sau những năm 1985 khi hàng loạt xí nghiệp ra đời thực hiện những hợp đồng gia công may mũ, giầy và sản xuất một số loại giầy thể thao, giầy bảo hộ lao động cho Liên Xô và các nước Đông Âu. Khi khối này tan rã, thiếu đơn đặt hàng; ngành Da-Giầy mới hình thành đã rơi vào tình trạng khó khăn do năng lực sản xuất không đồng bộ, sản phẩm chủ yếu là bán thành phẩm (mũ, giầy), nguyên liệu và mẫu mã phụ thuộc hoàn toàn vào đơn đặt hàng của nước ngoài và cung không còn nữa. Tuy nhiên, đây là ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng sử dụng nhiều lao động và chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của Nhà nước ta đã tạo cơ hội cho ngành Da -Giầy tiếp nhận làn sóng di chuyển các xí nghiệp sản xuất giầy dép xuất khẩu của Đài Loan, Hàn Quốc, Hong Kong và một số nước khác sang nước ta vào đầu những năm của thập kỷ 90.
Cho đến nay, có 94 dự án FDI vào ngành Da-Giầy đang hoạt động với tổng vốn đăng ký 601,75 tr.USD, vốn pháp định 272,51 tr.USD và đã thực hiện 341,09 tr.USD chiếm 56,68% so với vốn đăng ký, đây là tỷ lệ thực hiện đầu tư cao. Tổng doanh thu của các doanh nghiệp đạt 1.070,3 tr.USD, trong đó xuất khẩu hơn 90% (967,94 tr.USD) và đã thu hút tới 67.144 lao động. Ngành Da-Giầy hiện đứng đầu tất cả các ngành về tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu (chiếm 27,9% tỷ trọng xuất khẩu của toàn bộ công nghiệp FDI) và cũng đứng đầu về tạo việc làm cho người lao động (chiếm 35,3% tỷ trọng về lao động).
Phần lớn các dự án Da-Giầy có quy mô đầu tư nhỏ, dưới 5tr. USD (chiếm tới 77,65% số dự án của ngành Da-Giầy). Dự án có vốn đầu tư lớn không nhiều. Cụ thể theo mức vốn đầu tư như sau:
Bảng 12: Tình hình FDI vào ngành Da - Giầy
Loại quy mô (tr.USD)
Số dự án
Vốn ĐTĐK (tr.USD)
Vốn ĐTTH (tr.USD)
Doanh thu (tr.USD)
Trên 100
1
120,26
86,13
20,01
40-100
2
115,05
87,35
367,89
10-40
10
181,93
81,51
270,76
5-10
8
53,3
12,39
144,68
Dưới 5
73
131,21
73,71
266,96
(Nguồn: Vụ QLDA - Bộ KH&ĐT)
Đặc biệt có một số dự án lớn như sau:
D.a.1 Công ty TNHH cổ phần PouYuen Việt Nam tại TP.Hồ Chí Minh, 100% vốn của Hông Kong, sản xuất giầy thể thao, Giầy dép du lịch, khuôn, phụ liệu giầy và bao bì. Vốn đăng ký của doanh nghiệp là 120,26 tr.USD, vốn pháp định 36 tr.USD. Tới nay Công ty đã thực hiện đầu tư 86,1 tr.USD, trong đó đã thực hiện xong phần vốn góp. Tổng doanh thu của công ty là 20 tr.USD trong đó doanh thu xuất khẩu gần 19 tr.USD, có 7.079 người làm việc.
D.a.2 Công ty Hưng Nghiệp cổ phần TNHH Pouchen Việt Nam tại Đồng Nai, cũng 100% vốn HongKong, sản xuất kinh doanh giầy thể thao, cấu kiện giầy, phụ liệu giầy cho xuất khẩu. Vốn đầu tư dăng ký là 74 tr.USD, vốn pháp định 36 tr.USD. Công ty đã thực hiện đầu tư 44,2 tr.USD và cũng đã xong phần vốn góp, tổng doanh thu đạt hơn 85 tr.USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu hơn 84 tr. USD và tạo việc làm cho 9.095 người lao động. Hiện nay, Công ty đang xin chuyển thành xí nghiệp chế xuất 100% và xin được hưởng mọi quy chế ưu đãi như đối với Khu chế xuất.
D.a.3 Công ty TNHH TaeKwangViNa, tại Đồng Nai. Đây là doanh nghiệp 100% vốn Hàn Quốc, với vốn đầu tư là 41tr.USD, vốn pháp định 12 tr.USD, sản xuất giầy thể thao xuất khẩu và phụ liệu giầy. Tới nay, doanh nghiệp đã thực hiện đầu tư 43tr.USD, doanh thu đạt 282,5 tr.USD, trong đó xuất khẩu 279,5 tr.USD (gần gấp 7 lần vốn đầu tư) và thu hút 8.790 người lao động.
Một số dự án có quy mô vừa như Công ty giầy Đồng Nai-Việt Vinh (vốn đầu tư là 34 tr.USD); Công ty giầy Samyang Việt Nam (vốn đầu tư 30,5 tr.USD); Công ty ChangShin Việt Nam sản xuất giầy thể thao (vốn đầu tư 25 tr.USD) đều có doanh thu và kim ngạch xuất khẩu cao.
Tới nay hầu hết các hãng lớn nhất, nổi tiếng nhất thế giới như: Nike, Adidas, Bata, Reebox, Fila... đã đầu tư vào Việt Nam. Sản phẩm của khối đầu tư nước ngoài này thường là cao cấp. Vì vậy sản phẩm của các cơ sở thuộc thành phần kinh tế khác của nước ta còn kém sản phẩm của họ về chất lượng, chủng loại cũng như mẫu mã.
Khác với những ngành khác, sản phẩm của các doanh nghiệp có vốn FDI thường cạnh tranh với các sản phẩm của các doanh nghiệp trong nước, các sản phẩm da giầy của khu vực FDI hầu như không cạnh tranh với các sản phẩm sản xuất tiêu thụ trong nước, không gây ứ đọng. Thiết bị, công nghệ đầu tư vào Việt Nam của các doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực Da- Giầy đều thuộc loại trình độ trung bình và hiện đại, công nghệ phần lớn thuộc loại tiên tiến.
Ngành Da-Giầy sử dụng rất nhiều lao động, lao động cho ngành này đào tạo nhanh nhưng yêu cầu kỹ luật cao. Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp có vốn FDI thường là từ nông thôn, số lượng dân gốc thành thị ít hơn vì chế độ làm việc rất vất vả, thường phải làm thêm giờ, lương tháng thuộc loại trung bình và thấp. Bên cạnh đó các doanh nghiệp này thường thực hiện biện pháp quản lý rất nghiêm ngặt, cấp dưới phục tùng tuyệt đối lệnh của cấp trên, trách nhiệm của từng cấp được quy định rõ ràng và phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trong lĩnh vực mình phụ trách. Công nhân trước khi đào tạo tay nghề được học cách ăn, cách giao tiếp, cách đi lại và biết cách sử dụng đúng những dụng cụ sinh hoạt trong và ngoài xí nghiệp. FDI vào ngành Da-Giầy đã giải quyết rất nhiều việc làm cho người lao động, đóng góp đáng kể vào Ngân sách nhà nước, đưa vào Việt Nam máy móc thiết bị tiên tiến cùng với phương thức quản lý nghiêm ngặt và hiệu quả. Tuy nhiên, công nghệ sử dụng chủ yếu vẫn ở mức trung bình, công nhân liên tục phaỉ làm thêm giờ, sức lao động bị tận dụng quá mức. Một số doanh nghiệp chưa bảo đảm điều kiện làm việc cho người lao động, lương của người lao động quá thấp và thường sử dụng số lao động di chuyển từ nông thôn lên thành phố và các Khu công nghiệp để tìm việc làm.
Cũng như các ngành sản xuất khác, ngành Da-Giầy cũng bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng kinh tế: nhu cầu tiêu dùng giảm, sức mua hạn chế, gây ứ đọng, các đơn hàng xuất khẩu bị cắt giảm và đã có một số doanh nghiệp thu hẹp sản xuất, sa thải công nhân. Khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực đã làm cho bản tệ mất giá và làm cho lợi thế so sánh giá nhân công rẻ, chi phí sản xuất thấp tại nước ta không còn là yếu tố cạnh tranh so với ngay cả nước chính quốc đã có đầu tư tại Việt Nam. Đây chính là nguyên nhân chủ yếu làm giảm FDI vào ngành Da- Giầy trong mấy năm gần đây và cả trong một vài năm tới.
Không giống ngành Dệt-may, ngành Da-Giầy không có hiện tượng và cũng không có áp lực chuyển đổi hình thức đầu tư từ liên doanh sang doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoặc ngược lại.
3.3 FDI vào lĩnh vực sản xuất hàng công nghiệp nhẹ khác
Lĩnh vực sản xuất hàng công nghiệp nhẹ khác bao gồm các dự án sản xuất hàng công nghiệp nhẹ thủ công mỹ nghệ, đồ gia dụng (bao gồm đồ gỗ, trang trí nội thất, đồ làm bếp...) đồ chơi, các sản phẩm tiêu dùng phục vụ thể thao, giải trí, du lịch...Có 111dự án (1 Hợp đồng hợp tác kinh doanh, 18 liên doanh và 92 doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài). Lĩnh vực này phần lớn là các dự án nhỏ, chiếm tỷ lệ 10,4% về số dự án so với toàn ngành, nhưng tổng vốn đầu tư của cả nhóm chỉ chiếm 8,64%.
Tới nay, khu vực công nghiệp này đã thực hiện đầu tư 150,9 tr.USD (đạt 43% vốn đăng ký), doanh thu 212,6 tr.USD, kim ngạch xuất khẩu 162,7 tr.USD, nộp Ngân sách nhà nước gần 2,5 tr.USD, thu hút hơn 12.000 lao động. Các dự án FDI trong lĩnh vực này đã góp phần làm phong phú và đa dạng các sản phẩm tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. Có khá nhiều dự án hoạt động tốt, có lãi như Xí nghiệp liên doanh mắt kính Sài Gòn- Leningard, Công ty TNHH Pilot-Tokai Việt Nam (sản xuất bút viết, bật lửa ga), Công ty sản xuất đầu gậy đánh golf xuất khẩu tại TP.Hồ Chí Minh, Công ty InYen ViNa (sản xuất dụng cụ về điện)...Cũng có một số lớn doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ do sản xuất ra số lượng sản phẩm lớn nhưng không có thị trường tiêu thụ sản phẩm dẫn đến nguồn hàng còn tồn đọng nhiều. Hiện tại, đối với lĩnh vực này, nước ta không hạn chế trong việc cấp Giấy phép đầu tư và cũng không hạn chế hình thức đầu tư.
Q
ua những con số và phân tích ở trên có thể thấy trong mấy năm gần đây mặc dù FDI vào ngành công nghiệp nói riêng và vào nền kinh tế nước ta nói chung đang có xu hướng giảm cả về dự án lẫn quy mô vốn đầu tư, nhưng đối với lĩnh vực công nghiệp nhẹ vẫn là lĩnh vực thu hút được nhiều dự án đầu tư FDI và là lĩnh vực có hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả. Các dự án triển khai đúng tiến độ, hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi, đóng góp cho Ngân sách nhà nước hàng chục tỷ đồng, giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động, mà trong đó phải kể tới ngành Dệt - may, Da - giầy. ...
Bảng 13: Tình hình FDI vào công nghiệp nhẹ
(tính đến 30/12/2001) Đơn vị:Tr.USD
Năm
1992-1996
1997
1998
1999
2000
2001
Vốn ĐTTH
646,86
435,61
379,63
209,86
186,43
2.068
Nn góp vốn
327,63
268,09
170,34
85,79
73,88
32,62
Vốn PĐTH
388,15
291,37
194,09
102,92
75,87
1.785
Doanh thu
769,05
585,37
790,92
860,57
880,68
896,20
Xuất khẩu
580,24
448,32
568,41
708,30
647,35
573,10
(Nguồn: Vụ QLDA - Bộ KH&ĐT)
Như vậy so với ngành công nghiệp nặng thì đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp nhẹ có những kết quả khả quan hơn, không có nhiều các doanh nghiệp bị thua lỗ. Đó là do đầu tư vào các lĩnh vực công nghiệp nhẹ không đòi hỏi nguồn vốn quá lớn, hơn nữa lại tận dụng được tối đa nguồn lao động dồi dào trong nước với trình độ tay nghề không cao, công nghệ và kĩ thuật không phức tạp, đặc biệt là đối với các lĩnh vực thủ công mỹ nghệ sẽ phát huy được kĩ nghệ truyền thống của văn hoá đất nước. Việc thúc đẩy thu hút đầu tư vào ngành công nghiệp nhẹ cũng là một trong những định hướng của nhà nước ta trong quá trình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.
4. Ngành công nghiệp thực phẩm
Tính đến ngày 20/12/2002, số dự án đang hoạt động trong ngành công nghiệp thực phẩm là 190 dự án, chiếm 8,68 % số dự án FDI của toàn ngành công nghiệp; tổng số vốn đăng ký 2.281 tr.USD (chiếm 14,13%); vốn pháp định 953,6 tr.USD. Tới nay, các doanh nghiệp đã thực hiện đầu tư 1.396 tr.USD, đạt tỷ lệ 57,33% so với vốn đăng ký, đây là tỉ lệ thực hiện cao.
Các lĩnh vực tiêu biểu trong ngành công nghiệp thực phẩm như sau:
4.1 Sản xuất Bia
Mặc dù phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt khá cao nhưng Bia là lĩnh vực hấp dẫn nhất đối với đầu tư nước ngoài cũng như đầu tư của các địa phương trong nước. Giống như lĩnh vực ôtô, hiện nay nước ta đã có hầu hết các hãng sản xuất bia danh tiếng trên thế giới hoạt động. Do chính sách chỉ cho phép đầu tư theo quy hoạch phát triển của ngành nên ta chỉ cấp Giấy phép cho 13 dự án liên doanh. Không có chủ trương cấp Giấy phép cho hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài. Tình hình đầu tư của lĩnh vực này như sau:
Đã có 1 dự án bị rút Giấy phép đầu tư đó là Liên doanh sản xuất bia Tam Phúc ở Hà Bắc, hai liên doanh báo cáo kinh doanh thua lỗ và đã được chuyển hình thức đầu tư sang doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là Công ty Forster‘s Tiền Giang và Công ty bia Rồng Vàng, còn lại 10 liên doanh đang có Giấy phép hoạt động. Tổng vốn đầu tư đăng ký của 12 dự án đang được phép hoạt động là 700,8 tr.USD, vốn pháp định là 282 tr.USD, trong đó 10 liên doanh có vốn đầu tư 597,8 tr.USD, vốn pháp định 232 tr.USD; hai doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài có vốn đầu tư 103 tr.USD, vốn pháp định 50 tr.USD. Tổng công suất đăng ký của khu vực FDI là 643 tr lít/ năm (chiếm 48% công suất toàn ngành), nhưng hiện nay chỉ mới huy động khoảng 167 tr.lít/ năm bằng 25% công suất thiết kế và bằng 26% công suất huy động của toàn ngành (sản lượng bia năm 1999: 148tr.lít chiếm 22,8%; năm 2000: 174,3 tr.lít chiếm 24,0% sản lượng cả nước).
Mặc dù có sự sôi động trong việc xin cấp phép đầu tư nhưng cho tới nay chỉ mới có 8/12 dự án thực hiện đầu tư gần 250 tr.USD, doanh thu luỹ kế đạt 756 tr.USD (gấp ba lần vốn đầu tư), xuất khẩu 6,3 tr.USD, nộp Ngân sách 114,8 tr.USD và thu hút 2.344 lao động. Những liên doanh thực hiện đầu tư và hoạt động nhanh là Nhà máy bia Heineken Việt Nam đã đầu tư 84,3 tr.USD, doanh thu đạt 537 tr.USD và nộp Ngân sách 74 tr.USD, đứng đầu danh sách các doanh nghiệp FDI về nộp Ngân sách trong cả nước. Tuy nhiên, Bia Heineken cũng có báo cáo lỗ, nhưng số lỗ 923.016 USD không đáng kể so với doanh thu. Hai liên doanh bia với Đan Mạch là Công ty bia Huế và Công ty Bia Đông Nam á đều hoạt động tốt, có lãi và có sự hợp tác tốt giữa các bên tham gia liên doanh. Đặc biệt kinh doanh thua lỗ có Công ty bia Tiền Giang, đối tác nước ngoài là Công ty Forster’s của úc, vào hoạt động từ khá sớm, vốn đầu tư ban đầu là 43 tr.USD, nay đã tăng lên 52 tr.USD, doanh thu đạt 79 tr.USD nhưng báo cáo tổng lỗ lên tới hơn 14 tr.USD nhưng Công ty vẫn yêu cầu tăng vốn đầu tư mở rộng sản xuất. Phía Việt Nam tham gia liên doanh bị lỗ, lại không có vốn để góp tiếp, tỷ lệ tham gia trong
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Khoa luan tot nghiep.doc