Đề tài Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào liên bang Nga- Tình hình và triển vọng

Tài liệu Đề tài Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào liên bang Nga- Tình hình và triển vọng: Trường đại học ngoại thương Khoa kinh tế ngoại thương Khoá luận tốt nghiệp Tên đề tài Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Liên Bang Nga- tình hình và triển vọng Giáo viên hướng dẫn: PGS-TS Nguyễn Phúc Khanh Sinh viên thực hiện : Phùng Thế Anh Lớp Nga-K37C Hà nội 12-2002 lời nói đầu Trong những năm thực hiện công cuộc đổi mới Việt Nam đã đạt được một số thành tựu đáng kể, từ một nước kinh tế chậm phát triển đã trở thành một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất khu vực Đông Nam á và thế giới. Một trong những thành tựu của Kinh tế đối ngoại Việt Nam trong những năm đổi mới vừa qua là việc cho ra đời Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam Có thể nói Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một trong những nhân tố quan trọng nhất của nền Kinh tế đối ngoại, nó phản ảnh tình hình và xu thế phát triển kinh tế, thúc đẩy nền kinh tế phát triển thông qua việc giải quyết vấn đề thiếu vốn, đẩy mạnh quá trình đổi mới và chuyển dịch cơ cấu nền Kinh tế, phát triển khoa học công nghệ, gi...

doc76 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1210 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào liên bang Nga- Tình hình và triển vọng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường đại học ngoại thương Khoa kinh tế ngoại thương Khoá luận tốt nghiệp Tên đề tài Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Liên Bang Nga- tình hình và triển vọng Giáo viên hướng dẫn: PGS-TS Nguyễn Phúc Khanh Sinh viên thực hiện : Phùng Thế Anh Lớp Nga-K37C Hà nội 12-2002 lời nói đầu Trong những năm thực hiện công cuộc đổi mới Việt Nam đã đạt được một số thành tựu đáng kể, từ một nước kinh tế chậm phát triển đã trở thành một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất khu vực Đông Nam á và thế giới. Một trong những thành tựu của Kinh tế đối ngoại Việt Nam trong những năm đổi mới vừa qua là việc cho ra đời Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam Có thể nói Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một trong những nhân tố quan trọng nhất của nền Kinh tế đối ngoại, nó phản ảnh tình hình và xu thế phát triển kinh tế, thúc đẩy nền kinh tế phát triển thông qua việc giải quyết vấn đề thiếu vốn, đẩy mạnh quá trình đổi mới và chuyển dịch cơ cấu nền Kinh tế, phát triển khoa học công nghệ, giải quyết vấn đề việc làm, nâng cao tay nghề và trình độ chuyên môn của đội ngũ lao động, thúc đẩy xuất khẩu… Tuy nhiên thực tế của hoạt động Kinh tế đối ngoại nói chung và hoạt động Đầu tư nước ngoài nói riêng của Việt Nam trong những năm qua vẫn còn nhiều bất cập và hạn chế. Điều này được lý giải bởi nhiều nguyên nhân nhưng có thể thấy đầu tiên là do luật pháp và cơ chế chính sách của nhà nước ta còn chưa hoàn thiện, còn nhiều thiếu sót và do chúng ta còn thiếu kinh nghiệm trong việc quản lý và điều hành nền Kinh tế đối ngoại. Thực tế này đòi hỏi chúng ta phải tích cực tìm hiểu và học hỏi kinh nghiệm của các nước trên thế giới, nhất là các nước có nền kinh tế đang chuyển đổi giống Việt Nam. Liên Bang Nga chính là một ví dụ điển hình để Việt Nam chúng ta nghiên cứu và rút ra bài học kinh nghiệm. Sở dĩ như vậy là vì giữa Việt Nam và Liên Bang Nga có nhiều điểm tương đồng và gần gũi. Hai nước Việt Nam và Liên Bang Nga có một mối quan hệ đặc biệt, truyền thống và gắn bó từ lâu. Sau khi Liên Xô tan rã, Liên Bang Nga đã kế thừa vai trò của Liên Xô trước đây trong các mối quan hệ quốc tế. Hiện nay cả hai nước đều đang cố gắng thúc đẩy quan hệ kinh tế- chính trị song phương phát triển ngang tầm với vị thế của nó. Hơn nữa mặc dù có xu hướng chính trị khác nhau nhưng nhìn chung cả hai nước đều đang theo đuổi công cuộc cải cách và chuyển đổi nền kinh tế từ kế hoạch hoá tập chung sang nền kinh tế thị trường , mở cửa nền kinh tế và thu hút Đầu tư nước ngoài. Việc nghiên cứu tìm hiểu tình hình và triển vọng Đầu tư nước ngoài của Liên Bang Nga có một ý nghĩa quan trọng, nó giúp cho chúng ta có những bài học kinh nghiệm bổ ích và quý báu trong việc thu hút và sử dụng vốn Đầu tư nước ngoài một cách có hiệu quả cao nhất. Ngoài ra Liên Bang Nga cũng đang và sẽ là một đối tác kinh tế, một thị trường quan trọng cho các doanh nghiệp Việt Nam bởi chúng ta có một mối quan hệ truyền thống hữu nghị với nước bạn, một đội ngũ khá đông đảo người Việt Nam đang sống và làm việc tại Liên Bang Nga. Việc nghiên cứu này cũng sẽ giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam hiểu rõ hơn về môi trường Đầu tư nước ngoài tại Liên Bang Nga, những lợi ích, những hạn chế và rủi ro có thể xảy ra trong môi trường Đầu tư nước ngoài của nước bạn để có những chính sách và biện pháp thích hợp nhằm thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường Nga. Nhận thức được vai trò quan trọng của Đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI) đối với nền kinh tế Việt Nam và tầm quan trọng của việc học hỏi kinh nghiệm của Liên Bang Nga trong việc thu hút và sử dụng vốn Đầu tư nước ngoài nên tôi đã chọn đề tài “ Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Liên Bang Nga –Tình hình và triển vọng ” cho Khoá luận tốt nghiệp của mình với hy vọng sẽ được học hỏi và đóng góp một phần bé nhỏ của mình cho đất nước. Do những hạn chế về mặt thời gian, nguồn tài liệu cũng như kiến thức chuyên môn nên người viết chỉ tập trung nghiên cứu những vấn đề liên quan trực tiếp nhất đến tình hình Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Liên Bang Nga và triển vọng trong những năm tới. Trong khoá luận này người viết chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu phân tích tổng hợp số liệu kết hợp với so sánh đối chiếu để rút ra những nhận xét đánh giá và kiến nghị. Ngoài lời mở đầu, kết luận mục lục và tài liệu tham khảo khoá luận này gồm 3 chương: Chương I: Khái quát chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài và luật đầu tư nước ngoài của Liên bang Nga Chương II: Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Liên Bang Nga trong những năm gần đây ( 1995-2002) Chương III: Triển vọng đầu tư trực tiếp nước ngoài của Liên Bang Nga trong những năm tới và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam Do trình độ và điều kiện thu thập thông tin còn hạn chế nên chắc chắn Khoá luận không thể tránh khỏi những thiếu sót, người viết rất mong nhận được sự thông cảm và đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn sinh viên để khoá luận được hoàn thiện hơn. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn PGS-TS Nguyễn Phúc Khanh, người đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành khoá luận này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô giáo bộ môn tiếng Nga trường Đại học ngoại thương (ĐHNT), các cán bộ thuộc trung tâm nghiên cứu Châu Âu, Viện nghiên cứu kinh tế quốc tế, thư viện Quốc gia, thư viện trường ĐHNT và các bạn sinh viên … Hà Nội 12-2002 Chương I: Khái quát chung về đầu tư Trực tiếp nước ngoài và luật đầu tư nước ngoài của Liên bang Nga . I. KháI niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài: 1. Khái niệm và đặc trưng của đầu tư trực tiếp nước ngoài: Quyền sở hữu và sự khác nhau về các yếu tố sản xuất, vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên và trình độ phát triển không đồng đều về lực lượng sản xuất… đã thúc đẩy sự trao đổi và phân công lao động quốc tế dựa trên lợi thế so sánh giữa các quốc gia, đồng thời cùng với sự khác nhau giữa nhu cầu và khả năng tích luỹ về vốn ở các nước đã làm gia tăng nhu cầu đầu tư ra nước ngoài để xâm nhập, chiếm lĩnh thị trường và tìm kiếm lợi nhuận… Đầu tư nước ngoài là một quá trình có sự di chuyển vốn từ quốc gia này sang quốc gia khác theo cam kết đầu tư đã thoả thuận nhằm đưa lại lợi ích cho các bên tham gia và FDI(Đầu tư trực tiếp nước ngoài) chỉ là một trong các kênh thu hút vốn đầu tư nước ngoài của một quốc gia. Trên thế giới hiện nay có nhiều cách diễn giải khái niệm FDI tuỳ theo góc độ tiếp cận của các nhà kinh tế. Tuy nhiên, khái niệm mà nhiều nước và các tổ chức hay dùng nhất là khái niệm do Quỹ tiền tệ quốc tế đưa ra năm 1977, đó là: “FDI là số vốn thực hiện để thu được những lợi ích lâu dài cho doanh nghiệp hoạt động ở nền kinh tế khác nền kinh tế thuộc đất nước của nhà đầu tư. Ngoài mục đích lợi nhuận nhà đầu tư mong muốn tìm được chỗ đứng trong việc quản lýdoanh nghiệp và mở rộng thị trường” (Đầu tư nước ngoài trong những năm 1990-NXB thế giới 1994). Khái niệm này nhấn mạnh hai yếu tố là tính lâu dài của hoạt động đầu tư và động cơ đầu tư. Nếu như đầu tư gián tiếp có đặc trưng cơ bản nhằm thu lợi nhuận từ việc mua bán tài sản, tài chính nước ngoài còn nhà đầu tư không quan tâm đến quá trình quản lý doanh nghiệp thì động cơ của FDI là dành quyền kiểm soát trực tiếp hoạt động quản lý doanh nghiệp. Theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngày 12/11/1996 và luật sửa đổi, bổ xung một số điều của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngày 9/6/2000: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài khoản nào để tiến hành đầu tư theo quy định của luật này.” Tuy có nhiều khái niệm về FDI song ta thấy FDI có những đặc trưng nhất định: - FDI mặc dù chịu chi phối nhiều của Chính Phủ, nhưng có phần ít bị phụ thuộc vào mối quan hệ giữa hai bên so với hình thức tín dụng quốc tế. - Đây là hình thức đầu tư chủ yếu có thời hạn dài, vốn của nhà đầu tư từ quốc gia này sang quốc gia khac nhằm mục tiêu lợi nhuận. - Nguồn vốn FDI có thể của chính phủ, cá nhân hoặc hỗn hợp – nghĩa là chủ đầu tư phải có yếu tố nước ngoài mà thể hiện là sự khác nhau về quốc tịch lãnh thổ. - Bên nước ngoài trực tiếp tham gia quá trình kinh doanh của doanh nghiệp, nên họ trực tiếp kiểm soát sự hoạt động và đưa ra các quyết định có lợi nhất cho việc đầu tư. Vì vậy mức độ khả thi của công cuộc đầu tư khá cao, đặc biệt trong việc tiếp cận thị trường. Các chủ đầu tư trực tiếp tham gia quản lý, điều hành quá trình sử dụng vốn và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động vốn của mình tuỳ theo mức độ góp vốn. Các chủ đầu tư nước ngoài phải góp một số vốn tối thiểu vào vốn pháp định của dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tuỳ theo vốn của từng nước (chẳng hạn, Mỹ quy định là 10%, một số nước khác là 20% hoặc 25%, các nước kinh tế thị trường phương tây quy định lượng vốn này phải chiếm trên 10%. Theo Điều 8 của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngày 12/11/1996 thì phần góp vốn của bên nước ngoài hoặc các bên nước ngoài vào vốn pháp định của doanh nghiệp liên doanh không dưới 30% vốn pháp định trừ trường hợp do Chính phủ). - Do quyền lợi của chủ đầu tư nước ngoài gắn chặt với lợi ích do đầu tư đem lại, cho nên có thể lựa chọn kỹ thuật, công nghệ thích hợp, nâng cao dần trình độ quản lý, tay nghề cho công nhân ở nước tiếp nhận đầu tư. Từ khái niệm FDI đã nêu, vấn đề cần lưu ý là khi tính lượng FDI thu hút được chỉ nên tính phần vốn do bên ngoài đưa vào. Do vậy trong các dự án liên doanh với nước ngoài, thì vốn FDI của dự án chỉ tính phần vốn pháp định của nhà đầu tư nước ngoài và phần vốn doanh nghiệp liên doanh vay nước ngoài. Thực tế ở Việt Nam, khi tính vốn FDI trong các doanh nghiệp liên doanh vay trong nước. Cách tính này chưa phù hợp với cách tính vốn FDI của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và ngân hàng thế giới (WB). 2. Vai trò của FDI: FDI là một đặc trưng nổi bật của nền kinh tế thế giới hiện đại, một yếu tố quan trọng thúc đẩy toàn quá trình toàn cầu hoá. Trên phương diện lý thuyết cũng như thực tiễn, khó có một lợi ích nào không đòi hỏi chi phí. FDI mang lại lợi ích và rủi ro cho cả nước chủ đầu tư và nước tiếp nhận đầu tư. Tác động của FDI được thể hiện: 2.1. Đối với nước đầu tư: FDI giúp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tăng cường bành trướng sức mạnh kinh tế và nâng cao uy tín chính trị trên trường quốc tế. Phần lớn các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở các nước về thực chất hoạt động như là chi nhánh của các công ty mẹ ở chính quốc. Thông qua việc xây dựng các nhà máy sản xuất, chế tạo hoặc lắp ráp và thị trường tiêu thụ ở nước ngoài (nhất là các địa bàn có giá trị “đầu cầu” để thâm nhập, mở rộng các thị trường có triển vọng), các chủ đầu tư mở rộng được thị trường tiêu thụ sản phẩm, phụ tùng của công ty mẹ ở nước ngoài, đồng thời còn là biện pháp thầm nhập thị trường hữu hiệu tránh được hàng rào bảo hộ mậu dịch của các nước, cũng như có thể thông qua ảnh hưởng về kinh tế để tác động chi phối đời sống chính trị nước chủ nhà. Nói cách khác, FDI tạo khả năng cho các nước chủ đầu tư kiểm soát và thâm nhập vững chắc thị trường của bên nước nhận đầu tư hoặc từ đó mở rộng triển vọng thị trường cho họ. Thông qua FDI các nước chủ đầu tư khai thác những lợi thế so sánh của nơi tiếp nhận đầu tư, giúp giảm giá thành sản phẩm (nhờ giảm giá nhân công, vận chuyển, các chi phí sản xuất khác và thuế), nâng cao sức cạnh tranh quốc tế, rút ngắn thời gian thu hồi vốn đầu tư, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cũng như lợi nhuận của vốn đầu tư đồng thời giảm bớt rủi ro đầu ra so với nếu chỉ tập trung vào thị trường trong nước. Trong thời gian qua, các nước tư bản phát triển và những nước công nghiệp mới đã chuyển những ngành sử dụng nhiều lao động sang các nước đang phát triển để giảm chi phí sản xuất. Việc tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ở các nước sở tại cũng giúp cho các chủ đầu tư giảm chi phí vận chuyển hàng hoá, tiết kiệm chi phí quảng cáo, tiếp thị… FDI giúp cho các chủ đầu tư nước ngoài đổi mới cơ cấu sản xuất, áp dụng công nghệ mới, nâng cao năng lực cạnh tranh. Theo thuyết chu kỳ sống của sản phẩm, thông qua FDI, các chủ đầu tư đã di chuyển một bộ phận sản xuất công nghiệp phần lớn là máy móc ở giai đoạn lão hoá hoặc có nguy cơ bị khấu hao vô hình nhanh (trong su hướng phát triểnvà đổi mới công nghệ sản phẩm ngày càng rút ngắn) sang các nước kém phát triển hơn để tiếp tục sử dụng, kéo dài thêm chu kỳ sống của sản phẩm, hoặc để khấu hao mau, cũng như để tăng sản xuất tiêu thụ, giúp thu hồi vốn và tăng thêm lợi nhuận. FDI giúp các nước chủ đầu tư xây dựng được thị trường cung cấp nguyên vật liệu ổn định với giá cả phải chăng. Nhiều nước nhận đầu tư có tài nguyên dồi dào, nhưng do hạn chế về tiền vốn, kỹ thuật, công nghệ cho nên những tài nguyên chưa được khai thác và sử dụng một cách có hiệu quả. Thông qua việc đầu tư khai thác tài nguyên (nhất là dầu thô), các nước chủ đầu tư ổn định được nguồn nguyên liệu nhập khẩu phục vụ cho ngành sản xuất ở nước mình. Việc đầu tư ra nước ngoài còn ảnh hưởng đến cán cân thanh toán của nước đầu tư. Do việc chuyển một phần lợi nhuận về nước nên có ảnh hưởng tích cực, do lưu động vốn ra bên ngoài nên có ảnh hưởng tiêu cực, tạm thời. Trong những năm có đầu tư ra nước ngoài, chi tiêu bên ngoài của nước đầu tư tăng lên và gây ra sự thâm hụt tạm thời trong cán cân thanh toán. vì vậy nó khiến cho một số ngành trong nước không được đầu tư đầy đủ. Sự thâm hụt này dần dần được giảm bớt nhờ việc xuất khẩu tư bản và thiết bị, phụ tùng, máy móc… sau đó là dòng lợi nhuận tư bản khổng lồ đổ về nước. Các chuyên gia ước tính thời gian hoàn vốn cho một dòng tư bản trung bình từ 5 đến 10 năm. Một yếu tố ảnh hưởng khác nữa là việc xuất khẩu tư bản có nguy cơ tạo ra thất nghiệp ở nước đầu tư. Các nhà đầu tư tư bản đầu tư ra nước ngoài nhằm sử dụng lao động không lành nghề, giá rẻ ở các nước đang phát triển cho nên nó làm tăng thất nghiệp cơ cấu trong số lao động không lành nghề ở nước đầu tư. Thêm vào đó nước chủ nhà lại có thể xuất khẩu sang nước đầu tư hoặc thay cho việc nhập khẩu trước đây từ nước đầu tư càng làm cho nguy cơ thất nghiệp thêm trầm trọng. Mặt khác, do sản xuất và viếc làm tại nước chủ nhà tăng lên mà nhập khẩu của họ cũng tăng, tất nhiên trong đó có nhập khẩu từ nước đầu tư. Điều đó lại có tác động làm tăng việc làm cho công nhân lành nghề, các cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý. Bởi vậy mà FDI đã làm thay đổi cơ cấu việc làm trong các nước đầu tư. Như vậy, tác động của FDI đối với nước chủ đầu tư là rất lớn. Tuy nhiên, nếu việc đầu tư ra nước ngoài quá nhiều có thể làm giảm nguồn vốn cần thiết cho đầu tư phát triển trong nước với những hậu quả dễ thấy của nó. Mặt khác, nếu không nắm vững và sử lý tốt các thông tin thị trường và luật pháp của nước sở tại, thì chủ đầu tư có thể gặp rủi ro trong quá trình đầu tư với mức độ lớn. 2.2. Đối với nước nhận đầu tư là các nước đang phát triển: Từ thập kỷ 80 đến nay, FDI vào các nước đang phát triển đã có những chuyển biến về chất, xét cả về động cơ đầu tư cũng như mong muốn của nước chủ nhà. Nền kinh tế thế giới phát triển theo hướng toàn cầu hoá và các nước đều nhận thức được tính tất yếu của sự phụ thuộc lẫn nhau về mặt kinh tế.FDI trở thành một yếu tố quan trọng của tăng trưởng và phát triển kinh tế của tất cả các quốc gia. Tuy nhiên ảnh hưởng của FDI đến các nước đang phát triển sẽ không theo một khuôn mẫu chung. ảnh hưởng này vào từng nước sẽ khác nhau. Nhìn chung có thể khái quát những lợi thế và hạn chế của FDI đối với nước nhận đầu tư là các nước đang phát triển như sau: Trước hết, FDI là lực lượng cơ bản cho sự hội nhập nền kinh tế dân tộc vào nền kinh tế thế giới. Hội nhập nền kinh tế thế giới có nghĩa là định hướng phát triển kinh tế từ thay thế nhập khẩu sang hướng về xuất khẩu. Các nghiên cứu về quá trình phát triển kinh tế của các nước đang phát triển cho thấy một trong những yêu tố đảm bảo cho chiến lược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu thành công là thu hút FDI. Điều này, về mặt lý thuyết là do FDI gắn bó chặt chẽ với thương mại, và về mặt thực tế là do các nước đang phát triển rất thiếu kinh nghiệm và khả năng thâm nhập thị trường nước ngoài. Việc thu hút FDI cho phép nước tiếp nhận đầu tư tham gia sâu rộng hơn vào phân công lao động quốc tế (nhất là khi doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là chi nhánh của công ty xuyên quốc gia lớn trên thế giới) và trong nước (thông qua việc phát triển các doanh nghiệp vệ tinh của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài). Hơn nữa, bằng kinh nghiệm công nghệ, vốn từ FDI, sẽ cho phép các nước tiếp nhận FDI tận dụng phát huy được các lợi thế và tài nguyên, vị trí địa lý, và nguồn lao động… của mình. Đặc biệt nhờ các kênh tiêu thụ sẵn có của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, nhờ sự cải tiến chất lượng và danh mục hàng hoá xuất khẩu sản xuất trong nước với sự giúp đỡ và xúc tiến của FDI, nước tiếp nhận đầu tư có điều kiện tiếp cận, mở mang thị trường quốc tế, cũng như mở rộng ngay thị trường nội địa. Một ví dụ điển hìnhvề điều này là ngành công nghiệp sản xuất ô tô ở các nước Đông Nam á. Các hãng sản xuất ô tô nổi tiếng như Toyota, Honda, Nissan, Mazda đều thực hiện chiến lược lập mạng lưới sản xuất xuyên biên giới, theo đó các điểm sản xuất và lắp ráp đều được đặt ở các nước khác nhau và được gắn bó với nhau thông qua buôn bán nội bộ công ty. Quá trình này được đẩy mạnh bởi sự tự do hoá thương mại trong khu vực. Có thể nói, FDI chính là một trong các phương cách hiệu quả nhất để các nước, nhất là các nước đang phát triển tiếp cận nhanh, rẻ với các thành quả tiến bộ chung của thế giới không những trong lĩnh vực kinh tế mà còn trong nhiều lĩnh vực khác của xã hội, và đóng vai trò như một “cú huých” ban đầu tạo đà cho sự cất cánh của nền kinh tế. Thứ hai, FDI thúc đẩy chuyển giao công nghệ và học tập kinh nghiệm quản lý kinh doanh của nước ngoài. Khi nói đến việc bắt nhịp vào làn sóng chuyển dịch cơ cấu như trên là đã hàm ý việc chuyển giao công nghệ vốn có của mình, còn đối với các nước đang phát triển trình độ công nghệ lạc hậu, thấp kém thì FDI được coi là phương tiện hữu hiệu để nhập công nghệ có trình độ cao hơn từ bên ngoài vào bằng các con đường khác nhau. Hoặc, thông qua việc mua bằng sáng chế phát minh và cải tiến công nghệ nhập khẩu thành công nghệ phù hợp cho mình (như Nhật Bản và Hàn Quốc đã đi). Nó giúp các nước này tạo lập được nền tảng công nghệ riêng và giảm mức độ phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài. Hoặc, khi triển khai dự án đầu tư vào một nước, chủ đầu tư nước ngoài không chỉ chuyển vào đó vốn bằng tiền mà còn chuyển cả vốn hiện vật như máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu (còn gọi là công nghệ cứng) và vốn vô hình như công nghệ, tri thức khoa học, bí quyết quản lý, kỹ năng tiếp cận thị trường… (còn gọi là công nghệ mềm) cũng như đưa các chuyên gia nước ngoài vào hoặc đào tạo các chuyên gia bản xứ về các lĩnh vực đó. Điều này cho phép các nước tiếp nhận đầu tư không chỉ nhập khẩu công nghệ đơn thuần mà còn nắm vững cả kỹ năng nguyên lý vận hành, sửa chữa, mô phỏng và phát triển nó, nhanh chóng tiếp cận được công nghệ hiện đại ngay cả khi nền tảng công nghệ quốc gia chưa được tạo lập đầy đủ. Một thực tế mà ai cũng phải công nhận là vốn nước ngoài đang tăng phạm vi hoạt động trên quy mô toàn cầu, nói cách khác là quá trình quốc tế hoá tư bản đang diễn ra mạnh mẽ. Trong bối cảnh đó, việc chuyển giao công nghệ thông quaFDI của các công ty xuyên quốc gia đưa vào có vai trò to lớn trong việc kích thích các doanh nghiệp trong nước tự nâng cao trình độ công nghệ và thông qua chuyển giao công nghệ tạo nhiều sản phẩm mới kiểu dáng đẹp, chất lượng cao nâng cao sức cạnh tranh của bản thân cả trên thị trường trong nước lẫn quốc tế. Chẳng hạn, ở Thái Lan vào năm 1982, có tới 80% số hợp đồng chuyển giao công nghệ là do các chi nhánh hoặc các xí nghiệp thành viên địa phương của các hãng nước ngoài thực hiện. Với hình thức doanh nghiệp liên doanh, nước chủ nhà tham gia quản lý cùng các nhà đầu tư nước ngoài cho nên có điều kiện tiếp cận và học tập kinh nghiệm xây dựng và đánh giá dự án, kinh nghiệm tổ chức và điều hành doanh nghiệp, quản lý tài chính, kế toán, quản lý công nghệ, nghiên cứu thị trường, nghệ thuật tiếp thị, thông tin quảng cáo, tổ chức mạng lưới dịch vụ… Thứ ba, FDI giúp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Khác với những thập kỷ đầu sau chiến tranh thế giới thứ hai khi đầu tư nước ngoài sang các nước phát triển chủ yếu nhằm khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho các ngành công nghiệp ở chính quốc, ngày nay FDI đang trở thành một yếu tố tạo ra sự chuyển biến cơ cấu kinh tế tích cực ở các nước nhận đầu tư. Bằng sự chuyển giao các công nghệ và lĩnh vực sản xuất đã mất sức cạnh tranh ở chính quốc nhưng còn mới và khá hiện đại đối với nước tiếp nhận đầu tư, FDI góp phần cải thiện cơ cấu kinh tế nước tiếp nhận đầu tư theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá và quốc tế hoá. Mặc dù tỉ trọng FDI trong tổng vốn đầu tư một số nước có thể không cao, nhưng nó thường chiếm tỉ trọng lớn trong đầu tư tài sản cố định trong một số ngành của nền kinh tế. ở những nền kinh tế mới công nghiệp hoá, đầu tư của các công ty xuyên quốc gia tập chung vào lĩnh vực chế tạo. Ví dụ, ở Singapore, các công ty nước ngoài chiếm từ 66-75% số tư bản đầu tư vào công nghiệp chế tạo trong khoảng thời gian 1977-1981; ở Thái Lan năm 1988 FDI vào nông nghiệp, khai thác mỏ, thăm dò dầu khí chiếm 12,2% còn gần 90% tập chung vào công nghiệp. Điều này giải thích tại sao FDI đã đóng vai trò tích cực trong việc thúc đẩy sản xuất xuất khẩu sản phẩm công nghiệp ở Thái Lan. Thứ tư, FDI ảnh hưởng tích cực đối với cán cân thanh toán. Sự tác động của FDI đối với cán cân thanh toán các nước đang phát triển vẫn còn đang được các nhà kinh tế bàn luận. Nếu xét FDI trong mối quan hệ với các nguồn vốn nước ngoài khác như tín dụng quốc tế, chứng khoán quốc tế,ODA… thì FDI cho phép các nước đang phát triển tránh được gánh nặng nợ nần và do đó ảnh hưởng tích cực đến cán cân thanh toán trong thời gian trược mắt. Tuy nhiên về dài hạn, để phân tích ảnh hưởng của FDI đến cán cân thanh toán như thế nào thì cần phải xem xét trong một thời kỳ nhất định với các thông số kiểm soát được. Dù xem xét dưới góc độ nào, các nhà kinh tế đề có một kết luận là nhìn chung sự gia tăng dòng FDI có ảnh hưởng tích cực đối với cán cân thanh toán của các nước đang phát triển, và điều quan trọng hơn nữa là FDI có hiệu ứng tích cực đối với toàn bộ hệ thống tài chính của nước nhận đầu tư. Thứ năm, FDI bổ sung nguồn vốn cho sự phát triển, củng cố sức mạnh đồng bản tệ và thức đẩy sự phát triển thị trường tài chính trong nước. Trong giai đoạn đầu phát triển kinh tế, các nước đang phát triển đều bị thiếu vốn đầu tư do tích luỹ nội bộ thấp hoặc không có tích luỹ nên rất cần nguồn vốn từ bên ngoài bổ sung cho vốn đầu tư phát triển. Loại hình FDI không quy định mức đầu tư vốn tối đa mà chỉ quy định mức tối thiểu do vậy cho phép các nước sở tại khai thác được nguồn vốn bên ngoài, làm tăng thêm nguồn lực để tăng trưởng và phát triển kinh tế. Nguồn vốn FDI có thể hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống kinh tế – xã hội và thường là vốn đầu tư dài hạn, do các nhà đầu tư nước ngoài “tự làm, tự chịu”, nên có hiệu quả để tăng trưởng kinh tế bền vững. Hơn nữa, nhờ dòng ngoại tệ và các nguồn lực từ ngoài đưa vào, cũng nhờ sự gia tăng sản xuất hàng hoá - dục trong nước khi triển khai các dự án FDI … Tất cả đã tạo cơ sở vật chất kinh tế được củng cố sức mạnh đồng bản tệ. Cùng với việc bổ sung thêm nguồn vốn từ nước ngoài, FDI còn có tác động tích cực đến sự phát triển của thị trường tài chính nước nhận đầu tư, thể hiện qua nhu cầu tăng huy động và tạo điều kiện thúc đẩy đầu tư từ nguồn vốn nội địa, cũng như thúc đẩy và trợ giúp sự hình thành các thể chế tài chính như hệ thống ngân hàng, thị trường chứng khoán. Tuy vậy, vẫn có nhiều ý kiến khác nhau trong việc đánh giá vai trò của FDI đối với sự phát triển của thị trường tài chính ở các nước đang phát triển. Chẳng hạn ở Trung Quốc đã có ý kiến cho rằng tỷ lệ vốn nội địa cao hơn các liên doanh như vậy thì FDI là hình thức thu hút vốn nhà nước hay để nước ngoài thu hút vốn nội địa. Nếu như vấn đề rộng hơn, khi xem xét hiệu ứng của FDI đới với các cân thanh toán thì chính tỷ lệ cao của vốn nội địa đã làm giảm những nguy cơ mất thăng bằng cán cân thanh toán trong tương lai. Hơn nữa, tác động của FDI ở đây không chỉ thể hiện ở mức huy động vốn nội địa mà điều cơ bản rất cần thiết đối với các nước đang phát triển là những kích thích tạo lập một thị trường vốn năng động là yếu tố không chỉ cần thiết cho FDI mà cho chính các nhà đầu tư trong nước. Thứ sáu, FDI giải quyết một phần tình trọng thất nghiệp và giúp tăng thu nhập, tạo phong cách và tư duy lao động mới ở các nước đang phát triển. Như đã nêu ở trên, thông qua FDI, mục tiêu đầu tư của các công ty xuyên quốc gia là thu lợi nhuận cao và tìm kiếm thị trường mới, củng cố chỗ đứng và duy trì để cạnh tranh các công ty trên thị trường quốc tế. Các công ty này đặc biệt chú trọng đến việc tận dụng và nguồn lao động dẻ ở các nước tiếp nhận đầu tư. Thông qua việc tạo ra các doanh nghiệp mới hoặc làm tăng quy mô của các đơn vị hiện có, FDI đã tạo ra công ăn việc làm cho một số lượng khá lớn người lao động, đặc biệt đối với nhiều nước đang phát triển nơi có nguồn lao động dồi dào nhưng thiếu vốn để khai thác và sử dụng. Kinh nghiệm ở các nước cho thấy FDI vào các ngành sản xuất hàng xuất khẩu sẽ tạo ra nhiều việc làm cho người lao động. Song song với việc tạo việc làm FDI còn làm tăng thu nhập cho người lao động bởi tiền lương trả từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thường lớn hơn các doanh nghiệp trong nước góp phần làm mặt bằng tiền lương trong nước tăng lên. Thông qua FDI, một bộ phận dân cư có thể có mức thu nhập cao và kéo theo đó là mức tiêu dùng và tiết kiệm cao thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển cũng như mở rộng hoạt động tái đầu tư. Như vậy rõ ràng là qua sự phân tích ở trên ta thấy việc tiếp nhận vốn FDI mang lại những lợi ích to lớn cho nước tiếp nhận đầu tư trong quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế. Với những ưu điểm nổi bật của mình, việc thu hút ngày càng nhiều FDI đã trở thành chiến lược phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, nguồn vốn nước ngoài dù quan trọng đến đâu cũng không thể đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, bởi vì xét về lâu dài để xem xét nền kinh tế của mỗi quốc gia có hùng mạnh hay không thì phải xem xét bản thân nội lực nền kinh tế của quốc gia đó. Như đã đề cập ở trên, FDI luôn có tính hai mặt của nó. Ngoài những tác động tích cực như đã phân tích ở trên, việc thu hút và sử dụng vốn nước ngoài đồng thời có thể mang lại một số tác động tiêu cực: + Do chủ đầu tư trực tiếp sở hữu và quản lý vốn và vì các mục tiêu của mình nên họ thường đầu tư vào các ngành, các vĩnh vực nhiều khi không trùng khớp với mong muốn của nước sở tại. Nếu không có những quy hoạch và cơ chế quản lý FDI hữu hiệu, sẽ có thể dẫn đến tình trạng đầu tư tràn lan kép hiệu quả, tài nguyên thiên nhiên bị khai thác quá mức, nạn ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, cơ chế kinh tế méo mó hoặc chậm được cải thiện và tích tụ những nguy cơ mất ổn định chung của đời sống kinh tế – xã hội quốc gia (gắn với việc dòng FDI bị rút ra đột ngột hoặt sự sa thải công nhân đồng loạt, nợ nần khó thanh toán của các đối tác trong nước tham gia các dự án FDI kém hiệu quả…) Mục đích chủ yếu của nhà đầu tư là kiếm lời, nên họ chỉ đầu tư vào những nơi có lợi nhất. Vì thế nhiều khi lượng vốn nước ngoài đã làm gia tăng sự mất cân đối giữa các vùng, giữa nông thôn và thành thị. Sự mất cân đối này có thể gây mất ổn định về chính trị. + Nước sở tại phải đương đầu với các chủ đầu tư quốc tế giầu kinh nghiệm, sành sỏi trong kinh doanh nên nhiều trường hợp dễ bị thua thiệt hoặc chịu sức ép mạnh từ họ trong nhiều lĩnh vực. Ngoài ra nước sở tại có thể xảy ra tình trạng chẩy máu chất xám và dòng ngoại tệ chẩy ngược thông qua việc các dự án FDI thu hút các nhà quản lý giỏi ở nước sở tại và chuyển về nước chủ đầu tư rất nhiều lợi nhuận từ đầu tư, từ ưu đãi và thuế, thậm chí cả thủ đoạn trốn thuế… + Các nước chủ đầu tư trong không ít trường hợp đã chuyển giao những công nghệ kỹ thuật lạc hậu với giá cả đắt đỏ và nước tiếp nhận đầu tư gây ra những chi phí lớn cho sự dỡ bỏ, thay thế hoặc khắc phục hậu quả về sau, đồng thời làm tăng ô nhiễm môi trường. Điều này có thể giải thích là: Dưới sự tác động của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, máy móc công nghệ nhanh chóng trở thành lạc hậu. Các nhà đầu tư thường chuyển giao những công nghệ kỹ thuật đã lạc hậu cho các nước nhận đầu tư để đổi mới công nghệ, đổi mới sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm của chính nước họ. Vào giai đoạn đầu của sự phát triển, hầu hết các nước đều sử dụng công nghệ cần nhiều lao động. Tuy nhiên sau một thời gian phát triển, giá lao động sẽ tăng lên, kết quả là giá thành sản phẩm cao. Vì vậy các nhà đầu tư muốn thay thế công nghệ này bằng những công nghệ có hàm lượng kỹ thuật cao để hạ giá thành sản phẩm thông qua việc đầu tư ra nước ngoài kèm theo chuyển giao công nghệ. + Đối khi các nhà đầu tư nước ngoài sản xuất và bán hàng hoá không thích hợp cho các nước kém phát triển, thậm chí đôi khi lại là những hàng hoá có hại cho sức khoẻ con người và gây ô nhiễm môi trường như: thuốc lá, thuốc trừ sâu, sử dụng nước ngọt có ga thay thế hoa quả tươi, chất tẩy thay thế xà phòng… + Trong việc thu hút FDI nếu kéo dài xu hướng thay thế nhập khẩu và chuyển lợi nhuận ra ngoài sẽ làm tăng thâm hụt cán cân thanh toán, và về lâu dài FDI có thể làm giảm tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư nội địa. Sự lấn át, thậm chí độc quyền của FDI sẽ làm tăng sự phá sản của các cơ sở kinh doanh và các ngành nghề truyền thống, làm tăng tâm lý sùng bái hàng ngoại, thất nghiệp và tăng tính bất bình đẳng trong cạnh tranh trong nước. + Mặc dù, tính tổng thể vốn FDI lớn hơn và quan trọng hơn đầu tư gián tiếp nhưng so với đầu tư gián tiếp thì mức vốn trung bình của một dự án đầu tư thường nhỏ hơn nhiều. Do vậy tác động kịp thời của một sự án FDI cũng không túc thì như dự án đầu tư trực tiếp. Hơn nữa các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài thường thiếu sự trung thành với thị trường đang đầu tư, do đó lường vốn FDI cũng thất thường. Trên đây là những tác động mặt trái có thể FDI với mức độ nặng nhẹ hoặc dài ngắn còn phụ thuộc vào chính sách đối ứng hiệu quả của nước sở tại. Điều này đòi hỏi nước tiếp nhận đầu tư phải có chính sách thích hợp, những biện pháp kiểm soát hữu hiệu để phát huy những mặt tích cực, hạn chế những mặt tiêu cực của FDI. II. Những Quy định chủ yếu trong luật đầu tư nước ngoài của Liên bang Nga 1. Phạm vi điều chỉnh và các khái niệm cơ bản được sử dụng trong luật đầu tư nước ngoài của Liên bang Nga (được ban hành ngày 9/07/1999) 1.1Phạm vi điều chỉnh của luật. Điều 1 luật đầu tư nước ngoài Liên bang Nga quy định: Đạo luật này điều chỉnh các mối quan hệ liên quan tới việc bảo đảm của nhà nước đối với những quyền lợi của nhà đầu tư nước ngoài khi thực hiện việc đầu tư trên lãnh thổ Liên bang Nga Đạo luật này không áp dụng cho các mối quan hệ có liên quan tới việc đầu tư nước ngoài vào các ngân hàng và tổ chức tín dụng khác cũng như là vào các tổ chức bảo hiểm. Những quan hệ đó được điều chỉnh bởi bộ luật của Liên bang Nga về ngân hàng và các hoạt động của ngân hàng cũng như bộ luật của Liên bang Nga về bảo hiểm. Đạo luật này cũng không áp dụng cho các mối quan hệ có liên quan tới việc đầu tư nước ngoài vào các tổ chức phi thương mại nhằm mục đích xã hội như khoa học, giáo dục đào tạo, hoạt động từ thiện và tôn giáo. Những lĩnh vực này được điều chỉnh bởi bộ luật liên bang Nga về các tổ chức phi thương mại. 1.2 Các khái niệm cơ bản được sử dụng trong đạo luật này Theo điều 2 luật đầu tư nước ngoài của Liên bang Nga thì : Nhà đầu tư nước ngoài : + Là những pháp nhân nước ngoài có năng lực pháp lý dân sự được quy định theo luật pháp của quốc gia, nơi tại đó chúng được thành lập, và theo quy định của luật pháp quốc gia nói trên thì pháp nhân đó có quyền đầu tư trên lãnh thổ Liên bang Nga . + Là những tổ chức nước ngoài không phải là pháp nhân, có năng lực pháp lý dân sự được quy định theo luật pháp của quốc gia, nơi tại đó chúng được thành lập và theo quy định của luật pháp quốc gia đó thì các tổ chức này có quyền đầu tư trên lãnh thổ Liên bang Nga. + Là các công dân nước ngoài, những người mà năng lực pháp lý dân sự và năng lực hành vi của họ được quy định theo luật pháp của nước mà họ là công dân, và theo quy định của luật pháp nước đó thì họ có quyền đầu tư trên lãnh thổ Liên bang Nga. + Là những người không có quốc tịch mà cư trú thường xuyên ở bên ngoài lãnh thổ Liên bang Nga, có năng lực pháp lý dân sự và năng lực hành vi theo quy định của luật pháp nước họ thường xuyên cư trú, có quyền đầu tư trên lãnh thổ Liên bang Nga theo luật pháp nước nói trên. + Là những tổ chức quốc tế, căn cứ vào các thỏa thuận quốc tế của Liên bang Nga , có quyền đầu tư trên lãnh thổ Liên bang Nga. + Là các chính phủ nước ngoài theo trình tự và các bộ luật liên bang đã quy định. Đầu tư nước ngoài : Là việc đóng góp vốn đầu tư nước ngoài vào đối tượng hoạt động kinh doanh trên lãnh thổ Liên bang Nga dưới hình thức các đối tượng của dân luật, những cái thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài, nếu những đối tượng dân luật đó không bị loại trừ khỏi lưu thông hoặc không bị hạn chế trong lưu thông ở Liên bang Nga theo quy định của các bộ luật liên bang, trong đó bao gồm cả tiền, giấy tờ có giá( bằng tiền của Liên bang Nga hoặc bằng ngoại tệ), những tài sản khác, những quyền lợi về tài sản có thể tính bằng tiền, những quyền lợi đặc biệt đối với những kết quả do hoạt động trí tuệ mang lại ( quyền sở hữu trí tuệ), cũng như là dịch vụ và thông tin. Đầu tư trực tiếp nước ngoài: Là việc nhà đầu tư nước ngoài sở hữu phần vốn góp tối thiểu bằng 10% tổng số vốn điều lệ của doanh nghiệp được thành lập hay tái thành lập trên lãnh thổ Liên bang Nga dưới hình thức các công ty, hiệp hội kinh tế và các hình thức khác theo quy định của bộ luật dân sự Liên bang Nga; Việc đầu tư vào vốn cố định của các chi nhánh thuộc pháp nhân nước ngoài được thành lập trên lãnh thổ Liên bang Nga ; nhà đầu tư nước ngoài với tư cách là người cho thuê thực hiện việc cho thuê tài chính (Leasing) trên lãnh thổ Liên bang Nga các trang thiết bị được nêu trong chương XVI và XVII của “danh mục các mặt hàng trong hoạt động kinh tế đối ngoại của các nước SNG (Cộng đồng các quốc gia độc lập)” mà có giá trị về mặt thuế quan tối thiểu là một triệu Rúp . Dự án đầu tư nước ngoài : Là một bản luận chứng chứng minh tính hợp lý về mặt kinh tế, khối lượng và thời hạn thực hiện của đầu tư trực tiếp nước ngoài, bao gồm cả những giấy tờ tài liệu dự tính sơ bộ được soạn thảo theo những mẫu chuẩn do luật Liên bang Nga quy định. Dự án đầu tư ưu đãi: Là dự án đầu tư có tổng giá trị vốn đầu tư nước ngoài tối thiểu là 1 tỷ Rúp (hoặc bằng ngoại có giá trị tương đương tính theo tỷ giá của ngân hàng trung ương Liên bang Nga tại ngày mà đạo luật này bắt đầu có hiệu lực), hoặc là dự án đầu tư có tỷ trọng đóng góp tối thiểu của phía nước ngoài trong vốn điều lệ của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên 100 triệu Rúp ( hoặc bằng ngoại tệ có giá trị tương tính theo tỷ giá của ngân hàng trung ương Liên bang Nga tại ngày mà đạo luật này bắt đầu có hiệu lực), bao gồm cả những dự án nằm trong danh mục do chính phủ Liên bang Nga quy định. Thời hạn hoàn vốn của dự án đầu tư : là thời hạn kể từ ngày bắt đầu được cấp vốn của dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho đến khi mà hiệu số giữa tổng lợi nhuận ròng thu được so với các khoản khấu trừ hao mòn và tổng những chi phí đầu tư của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hoặc chi nhánh của pháp nhân nước ngoài, hoặc là người cho thuê theo hợp đồng cho thuê tài chính là một số dương. Tái đầu tư : Là việc nhà đầu tư nước ngoài hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tiến hành đầu tư vào các đối tượng của hoạt động kinh doanh trên lãnh thổ Liên bang Nga bằng các khoản thu nhập hoặc lợi nhuận từ hoạt động đầu tư nước ngoài. 2. Cơ chế hoạt động của nhà đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định của luật. Điều 4 luật đầu tư nước ngoài Liên bang Nga quy định cơ chế hoạt động của nhà đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như sau: Cơ chế hoạt động theo luật định của nhà đầu tư nước ngoài và việc sử dụng lợi nhuận thu được từ hoạt động đầu tư được hưởng các ưu đãi như chế độ hoạt động và sử dụng lợi nhuận chia cho các nhà đầu tư Nga, ngoại trừ những trường hợp ngoại lệ được quy định trong luật liên bang. Những ngoại lệ mang tính chất hạn chế áp dụng cho nhà đầu tư nước ngoài chỉ được quy định nhằm bảo vệ các chuẩn mực trong hiến pháp, bảo vệ đạo đức, sức khỏe, quyền và lợi ích của các đối tượng khác, bảo đảm quốc phòng và an ninh quốc gia. Những ngoại lệ mang tính chất khuyến khích dưới dạng các ưu đãi cho nhà đầu tư nước ngoài được quy định nhằm mục đích phát triển kinh tế-xã hội của Liên bang Nga. Các hình thức ưu đãi và danh mục của chúng được quy định trong bộ luật của Liên bang Nga Chi nhánh của pháp nhân nước ngoài được thành lập trên lãnh thổ Liên bang Nga thực hiện một phần chức năng hoặc tất cả các chức năng, bao gồm cả chức năng đại diện thay mặt cho công ty mẹ ( pháp nhân nước ngoài đã tạo nên nó) với điều kiện là mục đích thành lập và hoạt động của công ty mẹ là mang tính thương mại và công ty mẹ phải chịu trách nhiệm trực tiếp về mặt vật chất đối với những cam kết của mình liên quan tới hoạt động nói trên trên lãnh thổ Liên bang Nga. Các chi nhánh và các tổ chức phụ thuộc của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ không được hưởng sự bảo vệ về mặt pháp luật, sự bảo đảm cũng như những ưu đãi theo luật khi chúng thực hiện các hoạt động kinh doanh trên lãnh thổ Liên bang Nga. Nhà đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thành lập trên lãnh thổ Liên bang Nga, trong đó nhà đầu tư nước ngoài góp tồi thiểu là 10% vốn điều lệ, khi tái đầu tư được hưởng đầy đủ sự bảo vệ của pháp luật cũng như các bảo đảm và ưu đãi được quy định theo đạo luật này. Doanh nghiệp của Nga có tư cách là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài kể từ ngày các nhà đầu tư nước ngoài chính thức là thành viên của doanh nghiệp. Kể từ thời điểm này doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư nước ngoài sẽ được hưởng sự bảo vệ uyền lợi, các bảo đảm và ưu đãi được quy định trong luật này. Doanh nghiệp sẽ không còn tư cách là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài kể từ ngày nhà đầu tư nước ngoài ra khỏi doanh nghiệp (nếu có nhiều nhà đầu tư nước ngoài – kể từ ngày tất cả các nhà đầu tư nước ngoài ra khỏi doanh nghiệp ). Từ ngày này doanh nghiệp sẽ không được bảo vệ quyền lợi, hưởng sự ưu đãi và bảo đảm được quy định trong luật này. Việc thành lập và giải thể các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được quy định tại điều 20 và 21 của luật như sau: -Việc thành lập và giải thể doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được tiến hành theo các điều kiện và trình tự quy định trong bộ luật dân sự Liên bang Nga và các luật khác, trừ những trường hợp quy định trong khoản 2 điều 4 của luật này. - Các pháp nhân là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải đăng ký hoạt động tại cơ quan tư pháp trong vòng 1 tháng kể từ ngày xuất trình các chững từ sau đây: +Điều lệ của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và thỏa thuận sáng lập (Trong những trường hợp luật dân sự Liên bang Nga yêu cầu) +Bản trích lục từ danh bạ thương mại của quốc gia, nơi mà tại đó nhà đầu tư nước ngoài được thành lập hoặc từ một tài liệu khác xác nhận vị thế pháp nhân của nhà đầu tư nước ngoài . +Các chứng từ chứng minh khả năng thanh toán của nhà đầu tư nước ngoài được cấp bởi ngân hàng nước nhà đầu tư . Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có thể bị từ chối cấp đăng ký thành lập nhằm mục đích bảo vệ những chuẩn mực của hiến pháp, đạo đức, sức khỏe, quyền lợi của các đối tượng khác, bảo đảm quốc phòng và an ninh quốc gia. Nhà đầu tư nước ngoài nếu không đồng ý có thể khiếu nại về sự từ chối này theo trình tự giải quyết tranh chấp của tòa án Liên bang Nga. Đối với các chi nhánh của pháp nhân nước ngoài, việc thành lập và giải thể được quy định theo điều 21 của luật này như sau: Chi nhánh của pháp nhân nước ngoài được thành lập trên lãnh thổ Liên bang Nga nhằm thực hiện hoạt động tương tự như hoạt động của công ty mẹ ở nước ngoài, và bị giải thể trên cơ sở quyêt định của công ty mẹ. Việc giám sát quá trình thành lập, hoạt động và giải thể của chi nhánh pháp nhân nước ngoài được thực hiện thông qua các cơ quan nhà nước được ủy quyền theo trình tự quy định của chính phủ Liên bang Nga. Cơ quan hành pháp liên bang nêu tại điều 24 được ủy quyền thực hiện công việc này. 3.Các biện pháp bảo đảm và khuyến khích đầu tư nước ngoài . Chính phủ Liên bang Nga luôn chủ trương thu hút đầu tư nước ngoài, điều này được thể hiện trong luật đầu tư nước ngoài ban hành vào tháng 7/1991và được sửa đổi vào 9/7/1999 với một số nội dung đáng chú ý sau : Cơ sở pháp lý của việc bảo lãnh đầu tư và quyền của chủ đầu tư Chủ đầu tư Nga và nước ngoài được đảm bảo của nhà nước về tài sản của họ và các quyền lợi khác theo hiến pháp của Liên bang Nga , luật Dân sự và luật đầu tư nước ngoài của Liên bang Nga . Sự bảo vệ đối với chủ đầu tư còn được bảo đảm bởi các hiệp định quốc tế ký kết giữa Liên bang Nga và các nước khác. Quyền bình đẳng về lợi ích của nhà đầu tư Tất cả những chủ đầu tư ký kết hợp đồng về phân chia sản phẩm đều được đối xử công bằng với các bên của Liên bang Nga Việc đối xử với các nhà đầu tư nước ngoài Các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư tại Nga được hưởng tuyệt đối và vô điều kiện mọi sự bảo vệ bởi pháp luật hiện hành và các văn bản pháp luật khác của Liên bang Nga, các hiệp định quốc tế mà chính phủ Nga đã ký kết. Các quy định đãi ngộ với các nhà đầu tư nước ngoài không được thua thiệt hơn các doanh nhân trong nước trong vấn đề tài sản, quyền sở hữu tài sản.Tất cả mọi cá nhân hợp pháp nước ngoài đầu tư tại Nga, làm việc tại Nga và công dân Nga đều phải tuân thủ theo luật hiện hành. Ngoài ra còn có sự ưu đãi đặc biệt giành cho những nhà đầu tư nước ngoài đầu tư trong những lĩnh vực được đặc biệt ưu tiên tại Nga . Chủ đầu tư nước ngoài được bảo đảm có quyền lợi bình đẳng như các công dân Nga trong giới hạn quyền lợi mà luật pháp nước Nga quy định. Bảo lãnh của chính phủ khi luật pháp thay đổi Chính phủ đảm bảo sẽ bảo vệ sự ổn định về quyền lợi của nhà đầu tư nước ngoài và các điều kiện đầu tư. Trong trường hợp có những thay đổi về pháp luật chứa đựng những hạn chế tới quyền lợi của chủ đầu tư nước ngoài thì một số điều khoản sau đó sẽ được ban hành có hiệu lực trong vòng 3 năm , xem xét tới quyền lợi của những nhà đầu tư đã tham gia hoạt động đầu tư tại Nga . Những điều khoản nói trên sẽ không áp dụng trong trường hợp mọi sự thay đổi có liên quan đến vấn đề quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự xã hội, bảo vệ môi trường và chống độc quyền. Những văn bản quy phạm pháp luật của nhà chức trách Nga mà được áp dụng bổ xung, không được quy định bởi luật và những nghị định của chính phủ hạn chế hoạt động đầu tư nước ngoài tại Nga không có hiệu lực và không áp dụng đối với nhà đầu tư . Bảo lãnh với các nhà đầu tư nước ngoài trong trường hợp bị bắt buộc rút vốn đầu tư và những hành động phạm pháp của các cơ quan nhà nước và công chức. Tài sản đầu tư vào Nga sẽ không bị quốc hữu hoá trừ khi nhà đầu tư có hành động gây phương hại tới quyền lợi của nhà nước Liên bang Nga . Vốn đầu tư nước ngoài sẽ không bị trưng thu trừ trường hợp thiên tai, bệnh dịch và các trường hợp khác được coi là bất khả kháng. Trong trường hợp mà vốn đầu tư nước ngoài bị quốc hữu hoá hoặc trưng thu, nhà đầu tư sẽ được đền bù đầy đủ và nhanh chóng. Văn bản hướng dẫn việc trưng thu hay quốc hữu hoá vốn đầu tư sẽ do Quốc hội của nước Liên bang Nga đưa ra và giải quyết trưng thu sẽ do chính phủ thực hiện. Quyết định của cơ quan nhà nước về việc thu hồi vốn đầu tư nước ngoài sẽ được làm dưới hình thức văn bản. Chủ đầu tư nước ngoài có quyền đòi bồi thường tổn thất bao gồm tổn thất đối với lợi nhuận là hậu quả do việc thi hành những chỉ thị của cơ quan nhà nước hay cán bộ nhà nước mâu thuẫn với luật pháp có hiệu lực trên lãnh thổ Nga cũng như do việc các cơ quan và công chức này không thi hành đúng luật pháp liên quan đến đầu tư nước ngoài tại Nga . Bồi thường và bồi hoàn các tổn thất cho nhà đầu tư Các khoản bồi thường trả cho nhà đầu tư nước ngoài phải tương ứng với chi phí đầu tư thực tế của chủ đầu tư mà đã bị quốc hay trưng thu trước khi việc quốc hữu hoá hay trưng thu được thực hiện hay công bố chính thức. Các khoản bồi thường phải được trả không trì hoãn vì bất cứ lý do nào bằng đồng tiền mà chủ đầu tư sử dụng từ ban đầu hay bằng đồng tiền khác mà nhà đầu tư nước ngoài chấp nhận. Cho đến khi thanh toán, lãi suất của khoản chi phí bồi thường sẽ được tính thêm vào khoản phải bồi thường theo tỷ lệ lãi suất hiện hành ở Nga . Bảo lãnh của nhà nước trong trường hợp hoạt động đầu tư bị chấm dứt Trong trường hợp hoạt động đầu tư nước ngoài bị chấm dứt, nhà đầu tư có quyền thu hồi lại những khoản tiền đầu tư và lợi nhuận từ hoạt động đầu tư dưới hình thức tiền tệ hoặc hàng hoá quy đổi theo giá cả thị trường tại thời điểm mà hoạt động đầu tư bị chấm dứt, các khoản tiền và giá trị các loại vật tư hàng hoá bị thiệt hại mất mát do hoạt động đầu tư nước ngoài phải chấm dứt . Khuyến khích đầu tư nước ngoài Các biện pháp dưới đây được áp dụng đối với các chủ đầu tư để khuyến khích đầu tư nước ngoài. a) Miễn hoặc giảm thuế ( khấu trừ thuế suất ). b) Các biện pháp tài chính ( tín dụng, cho vay lãi suất thấp ). c) Chuyển đổi các khoản nợ thành cổ phần trong các công ty. d) Các biện pháp phi tài chính khác (hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng, hợp đồng kí kết với các chính phủ trong đó nhà đầu tư được hưởng những khoản thuận lợi ). Quyền của nhà đầu tư nước ngoài về miễn thuế bổ sung và bảo lãnh Đối với các dự án đầu tư nước ngoài có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế xã hội và thuộc diện mà chủ đầu tư được quyền ưu tiên, lợi ích đặc biệt và bảo đảm của chính phủ miễn là những dự án này được chính phủ phê duyệt. Trước khi phê duyệt, chính phủ sẽ thẩm định bằng các thành lập một hội đồng hợp tác chuyên gia và các cơ quan đặc biệt do chính phủ bổ nhiệm. Bảo lãnh của nhà nước đối với các dự án đầu tư đặc biệt quan trọng 1.Sự bảo lãnh của nhà nước đối với các dự án đầu tư đặc biệt quan trọng là những điều khoản bổ sung với những nghĩa vụ viết trong hợp đồng đầu tư do cơ quan được chính phủ bổ nhiệm giành cho việc thực thi những điều kiện mà trong đó thu hút vốn đầu tư. Sự đảm bảo của nhà nước đối với các dự án đầu tư đặc biệt quan trọng phải được quốc hội nhà nước Liên bang Nga thông qua. 2. Đầu tư đặc biệt quan trọng là tất cả các tài sản và quyền sở hữu tài sản cũng như các bản quyền duy nhất do nhà đầu tư tạo ra trong việc thực hiện các dự án đầu tư đặc biệt. 3. Hợp đồng đầu tư chính là thỏa thuận đã đạt được và viết bằng văn bản giữa chủ đầu tư và phía thuộc nước Liên bang Nga trong hợp đồng mà quy định quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm phát sinh. 4.Sự bảo đảm của nhà nước Liên bang Nga với các dự án đầu tư đặc biệt quan trọng có thể bao gồm các nghĩa vụ pháp lý và kinh tế : a) Nghĩa vụ pháp lý : * Đóng góp cho việc thực hiện dự án đầu tư nước ngoài trong khuôn khổ Hiến pháp hiện hành * Không cản trở sự thực hiện các dự án đầu tư đặc biệt quan trọng * Không cản trở các nhà đầu tư trong việc sử dụng tài sản của mình. * Thông báo cho các nhà đầu tư kịp thời về những sửa đổi và bổ sung của luật pháp hiện hành mà có thể ảnh hưởng tới các điều kiện thực hiện dự án đầu tư nước ngoài. * Thông báo chủ đầu tư việc không áp dụng các văn bản pháp lý hay những hành động pháp lý khác mà có thể thay đổi hay phương hại tới các điều kiện của hợp đồng đầu tư trong thời gian hiệu lực. b) Nghĩa vụ kinh tế : Bồi hoàn tín dụng, thiệt hại là hậu quả từ chính phủ hay các công chức do không thực thi hoặc thực thi không đúng các nghĩa vụ hợp đồng. Bảo hiểm rủi ro tài sản Nhà đầu tư nước ngoài với sự suy xét của mình có thể mua bảo hiểm cho tài sản của mình trong trường hợp bất khả kháng xảy ra và được quyền quyết định có mua bảo hiểm cho các khoản tiền kiếm được hay không ngoại trừ trường hợp mà luật pháp hiện hành có quy định bắt buộc. Thuế Trừ việc bảo đảm mức thuế ổn định, nhà đầu tư nước ngoài sẽ không được hưởng một ưu đãi về thuế nào khác. Các dự án được ưu tiên có thể được ưu đãi một số quyền lợi về thuế theo luật thuế và luật hải quan của Liên bang Nga. Quy định về việc chuyển lợi nhuận của nhà đầu tư nước ngoài về nước Sau khi nộp đủ các khoản thuế, chủ đầu tư nước ngoài có quyền chuyển không giới hạn các khoản tiền lợi nhuận trong nội hạt nước Nga cũng như chuyển ra nước ngoài. Giải quyết tranh chấp Nhà đầu tư nước ngoài được đảm bảo quyền lợi giải quyết các tranh chấp xảy ra trong hoạt động kinh doanh đầu tư ở tòa án tại Nga hay ở nước ngoài. Chương II: tình hình Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Liên Bang Nga trong những năm gần đây(1995-2002) I.Tiềm năng đầu tư tại Liên bang Nga 1.Tiềm năng kinh tế nói chung Cuối những năm 80 Liên Xô lâm vào tình trạng trì trệ, khủng hoảng kinh tế xã hội ngày càng trầm trọng và sâu sắc đã dẫn đến sự giải thể Liên bang Xô Viết vào tháng 12-1991. Cộng hoà Liên bang Nga được tách ra và kế tục vị trí của Liên Xô cũ trong toàn bộ kinh tế đối ngoại. Khi tách ra thành một quốc gia độc lập, nước Nga chiếm 76% lãnh thổ, 51% dân số, 70% ngoại thương và 60% công nghiệp của Liên Xô cũ. 1.1 Vị trí địa lý và một số nét tiêu biểu về đặc điểm địa hình Liên bang Nga là quốc gia rộng lớn nhất trên thế giới, chiếm một phần tám diện tích bề mặt trái đất (diện tích là 17.075.000km2, trải dài qua 11 múi giờ ) trải dài từ Đông Âu tới tận Bắc á.Phía bắc giáp biển Bắc Băng Dương, phía tây giáp biển Ban Tích, phía đông là biển Thái Bình Dương còn lãnh thổ miền nam giáp với Biển Đen. Đất nước trải rộng suốt 4000 km từ phía bắc tới phía nam và kéo dài 9000km từ phía tây sang phía đông. Biên giới của Nga dài tổng cộng 58.562km với 14.253 km trên đất liền và 44.309 km giáp mặt biển. Phần lớn lãnh thổ nước Nga được bao phủ bởi những cánh đồng và thảo nguyên bao la. Miền đông nước Nga là những vùng bình nguyên trù phú và thơ mộng. Bình nguyên trung Sêbiri dẫn tới vùng đồng trung Yakút, nằm giữa hai con sông Yênisêi và Lêna. Địa hình nước Nga nổi bật với nhiều dãy núi lớn. Các dãy núi hầu như tập trung tại khu vực phía đông và một số nằm tại miền nam. Dãy núi Ural tạo thành một chỉ giới tự nhiên giữa vùng đất thuộc Châu Âu và vùng lãnh thổ thuộc Châu Á, dãy núi Artai nằm ở miền nam Sêbiri và một dãy núi lớn nữa là Camsátca gồm một số núi lửa đang hoạt động trải dọc theo bờ biển Thái Bình Dương được biết đến như là khu vực rất giàu có về tài nguyên thiên nhiên và môi trường sinh thái. Hệ thống sông ngòi trên toàn lãnh thổ Nga gồm 120.000 con sông với chiều dài không dưới 10 km với những con sông nổi tiếng như Ôbi,Yênisê và Lêna chảy ra vùng vịnh Artic. Sông Amua, Anady, Penzhina và một số con sông khác đổ biển Thái Bình Dương. Một số con sông còn lại như sông Dôn, Kuban và Nêva chảy ra vùng biển Đại Tây Dương. Con sông lớn và nổi tiếng nhất của nước Nga, sông Vônga chảy thẳng ra biển Caspia. Hệ thống sông ngòi nước Nga có tổng chiều dài khoảng 3 triệu km lưu chuyển một kượng nước khoảng 4000 km3 một năm. Khoảng 2 triệu hồ nước mặn và nước ngọt nằm rải rác trên lãnh thổ nước Nga.Những biển hồ lớn nhất nước Nga và thế giới là Caspia, Baikan, Landoga , Onega và Tamia. Hồ Baikan, viên ngọc bích khổng lồ , tài nguyên vô giá của nước Nga , là hồ nước ngọt trong và tinh khiết nhất trên thế giới với chiều sâu trung bình là 730 m và chỗ sâu tối đa là 1620 m. 1.2 Tài nguyên thiên nhiên của nước Nga Nước Nga có trữ lượng tài nguyên thiên nhiên với tổng giá trị ước tính 30 ngàn tỷ USD. Nga sản xuất ra 17% lượng dầu thô trên thế giới , 25-30% khí ga tự nhiên, 6% than bitum, 17% quặng thép và 10-20 % các loại khoáng chất phi kim, khoáng chất quý hiếm trên trái đất. Nhiều mỏ dầu và khí đốt lớn nhất được tìm thấy ở Đông và Tây Sibêri , Sakhalin. Những mỏ kim loại tự nhiên bao gồm vàng, bạc, platinm , côban, antimon, kẽm và một số loại khác. Những mỏ khoáng chất tự nhiên nằm phân bố tương đối đều ở khắp lãnh thổ nước Nga. Mỏ quặng đồng và niken ở vũng bắc Cápcadơ , Uran, Sibêri và bán đảo Kola. Nga sở hữu một tài nguyên rừng lớn nhất thế giới , rừng che phủ khoảng 40 % bề mặt lãnh thổ với trữ lượng gỗ khoảng 79 tỷ m3. Vùng rừng lớn nhất là rừng Taiga ở Sibêri, rừng ở Viễn Đông, vùng phía Bắc trên địa phận thuộc Châu Âu. Các loại cây tùng , bách là loài cây chiếm phổ biến trong các khu rừng này, một số khu rừng cây hỗn hợp thường tập trung ở miền Trung. Phần lớn lãnh thổ nước Nga được đặt trong vành đai ôn hòa . Những hòn đảo ở Bắc Băng Dương, gần như được coi là một bộ phận của Bắc Cực, nằm ở vùng vành đai Bắc Cực và Cận Bắc Cực nhưng đồng thời một khu vực nhỏ dọc bờ Biển Đen lại nằm trên vành đai cận nhiệt đới. Nga được chia ra nhiều khu vực theo khí hậu thiên nhiên như vùng đài nguyên, vùng rừng rậm, rừng xen kẽ thảo nguyên và vùng bán hoang mạc, thêm vào đó là vùng băng hà che phủ phần lớn khu vực Sibêri và Viễn Đông. Khí hậu Nga chủ yếu mang tính chất khí hậu lục địa với nhiệt độ trung bình vào tháng Giêng từ 0 đến 50C ở miền tây thuộc địa giới Châu Âu , và từ -40 đến -500 C ở vùng đông Yakutia ( vùng thuộc Cộng hòa Sikha). Nhiệt độ trung bình trong tháng 7 từ 10C ở vùng Bắc biển Sibêri tới 24-250C tại vùng đất thấp hơn ở Caspia. Lượng mưa trung bình hằng năm ở Nga vào khoảng 150-2000 mm. 2.Những điều kiện về chính trị xã hội 2.1Sơ lược về lịch sử Liên bang Nga Nước Nga là một trong những quốc gia trên thế giới có một lịch sử phát triển lâu đời nhất. Vào khoảng thế kỉ thứ 9, quốc gia đầu tiên của Nga là Kievan Rus được thành lập bởi những người Slavonic, đến năm 988, quốc gia non trẻ này đã được du nhập Thiên Chúa giáo. Gần 250 năm sau, cho đến thế kỉ 13, nước Nga chịu sự đô hộ của người Tacta, vào năm 1380, người Nga giành lại đất đai về tay mình. Trong vòng từ thế kỉ 14 đến thế kỉ 16 vương triều ở Matxcơva hình thành bao quanh mình những nước nằm trong vùng Đông bắc và Tây bắc nước Nga hiện nay, xét dưới góc độ lịch sử, đây chính là thành phần cốt lõi chính của nước Nga rộng lớn vĩ đại về sau. Vào thế kỉ thứ 17, Nga đánh thắng cuộc xâm lược của liên quân Ba Lan, Thụy Điển và Lithuanian. Giữa thế kỉ 17, Ukraina đã gia nhập nước Nga để tạo thành một quốc gia rộng lớn sau khi thoát khỏi ách đô hộ của Ba Lan. Thời hoàng kim của nước Nga trong lịch sử gắn liền với triều đại của vua Pie Đại đế từ cuối thế kỉ 17 đến giữa thế kỉ 18. Nước Nga đã giành những thắng lợi quan trọng trong cuộc chiến tranh miền Bắc từ năm 1700 đến 1721 , đem lại sự mở mang đất đai khiến cho nước Nga có thể tiếp cận trực tiếp với biển Bantích, Nga trở nên một quốc gia hùng mạnh trên thế giới, bờ cõi liên tục được mở mang. Bên cạnh đó, Pie Đại đế đã có những chính sách mở cửa tới các nước phương Tây, phát triển mối quan hệ ngoại giao, liên kết chặt chẽ Nga với các nước khác, đặc biệt là Tây Âu. Những chính sách mở mang và phát triển lãnh thổ ở phía Bắc, dọc theo sông Vônga, suốt dọc dãy Uran, vùng Sibêri tới bờ biển Thái Bình Dương cùng việc tự nguyện gia nhập của nhiều nước nhỏ đã giúp Nga trở thành một đế quốc hùng mạnh. Vào năm 1812, trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại, nhân dân Nga đã đập tan đạo quân xâm lược Pháp hùng mạnh khét tiếng của Napoleon- viên tướng chưa hề nếm mùi thất bại. Từ cuối thế kỉ 19 đến đầu thế kỉ 20, chủ nghĩa tư bản ở nước Nga đã xuất hiện cùng với sự thống trị của vương triều đứng đầu là Nga hoàng, nước Nga đã có những chuyển biến sâu sắc , sự bất công xã hội gia tăng, đế quốc Nga đã trở nên suy yếu rõ rệt. Cuộc chiến tranh Thế giới lần I đã vắt kiệt các nguồn tài chính và vật chất của nước Nga, đất nước bị lao vào một cuộc khủng hoảng trầm trọng. Ngày 7 tháng 11 năm 1917, những chiến sĩ cộng sản Bônsêvích dưới sự lãnh đạo của Vlađimia Ilich Lênin đã làm cuộc Cách Mạng Tháng Mười lịch sử, xoá sổ chủ nghĩa phong kiến tư bản, lập nên một nhà nước vì sự công bằng xã hội cho mọi người, đất nước được lãnh đạo bởi những người cộng sản Nga. Vào tháng 10 năm 1922, các nước cộng hoà độc lập cùng Nga gia nhập một liên bang thống nhất : nhà nước Liên Xô. Sự ra đời của nhà nước Liên Xô với thời kì cải cách của Xtalin đã biến Liên Xô thành một quốc gia được công nghiệp hoá nhanh chóng và có tiềm năng quân sự của 1 siêu cường. Ngày 22 tháng 6 năm 1941, phát xít Đức tấn công Liên Xô mà không biết rằng chúng đã bước vào cửa tử. Nhân dân Nga một lần nữa phát động một cuộc chiến tranh yêu nước vĩ đại. Ngày 9 tháng 5 năm 1945, sau khi quét sạch lũ phát xít ra khỏi bờ cõi, Hồng quân Liên Xô đã tiến bước vào Beclin, cắm lá cờ chiến thắng trên nóc nhà Quốc hội Đức. Sau chiến tranh với thiệt hại nặng nề nhất trong các quốc gia( 20 triệu người chết, hơn 10000 thành phố bị phá huỷ…) Liên Xô đã xây dựng lại đất nước và tiến lên chủ nghĩa chủ nghĩa xã hội , trở thành một trong hai cường quốc mạnh nhất trên thế giới cùng với Hoa Kì. Trong những năm thập kỉ 80, Liên Xô đã có những dấu hiệu khủng hoảng kinh tế và ngày càng trầm trọng do thất bại của công cuộc cải tổ do “kẻ phá hoại” Goócbachốp-Tổng bí thư Đảng cộng sản Liên Xô, Tổng thống đầu tiên và tất nhiên cũng là Tổng thống cuối cùng của Liên Xô, phát động. Con tầu Liên Xô đã lao xuống vực và không thể ngăn lại. Giữa năm 1991 , Tổng thống Nga Boris Yeltsin đã ký với Ukraina và Belarus một hiệp ước thành lập Cộng đồng các quốc gia độc lập ( SNG) , sự kiện này chấm dứt 70 năm tồn tại của Liên Xô trong sự tiếc nuối, một quốc gia mà biết bao thế hệ đã đổ máu cho sự toàn vẹn lãnh thổ. Từ sau khi Liên Xô tan rã đến cuối thế kỉ 20, Boris Yeltsin lãnh đạo nước Nga với tư cách Tổng thống hướng đất nước phát triển theo nền kinh tế thị trường , sự suy thoái kinh tế, phong trào ly khai, sự đối đầu chính trị trong nước, tình hình tội phạm vượt ngoài tầm kiểm soát đã khiến cho nước Nga khủng hoảng trầm trọng, cho đến đầu năm 2000, tình hình chính trị, kinh tế- xã hội đã có dấu hiệu khả quan với việc chính trị ổn định dần, kinh tế đã qua thời khủng hoảng trầm trọng nhất và có chút hy vọng tăng trưởng. 2.2 Chế độ chính trị, cơ cấu hành chính của Liên bang Nga Chế độ chính trị nước Nga được thiết lập theo mô hình của các nước tư bản phát triển, đó là chế độ đa đảng, tuy vậy do yếu tố lịch sử, Đảng Cộng sản vẫn là phong trào chính trị mạnh nhất ở Nga. Đứng đầu chính phủ, cơ quan hành pháp của Liên bang Nga là Tổng thống được bầu cho mỗi nhiệm kì là 5 năm và giữ chức không quá 2 nhiệm kì, sau khi Liên Xô tan rã, Boris Yeltsin trở thành Tổng thống của nước Nga từ năm 1991 đến cuối năm 1999. Cơ quan lập pháp cao nhất của Liên bang Nga là quốc hội bao gồm hai viện là Hội đồng Liên Bang gồm 89 đại biểu đại diện cho 89 thực thể của liên bang và Duma Quốc Gia.Duma quốc gia gồm 450 đại biểu dược bầu từ các dảng phái chính trị, phong trào và những ứng cử viên tự do. Tổng thống là người lập ra nội các gồm các bộ trưởng đứng đầu là thủ tưóng , nội các này phải được Duma quốc gia chấp nhận. Về mặt hành chính, Liên bang Nga bao gồm 21 nước cộng hoà, 11 khu tự trị, 55 vùng lãnh thổ và 2 thành phố trung ương liên bang là Mátcơva và Sanhpêtécbua. Đây là một hệ thống hành chính phức tạp mà theo chiều dọc có đến 89 vị trí Thống đốc, một số khu vực đượcduy trì theo hiến pháp Liên Bang còn một số nơi khác lại có quy định tự trị. 2.3 Điều kiện xã hội Dân số toàn liên bang là 148 triệu người gồm khoảng 130 triệu người Nga, hơn 5 triệu người Tácta, gần 4 triệu người Ucraina, khoảng 1,7 triệu người Do Thái, gần 1triệu người Belarusia và hơn 1 triệu người Mônđôva. Dân số Nga chủ yếu sống ở thành thị (khoảng 111 triệu người, chiếm 77% dân số) và 39 triệu dân sống ở nông thôn. Tuổi thọ trung bình là 65,9 tuổi. Toàn Liên bang có khoảng 1067 thành phố với 13 thành phố có số dân trên 1 triệu người . Các thành phố lớn như Mátcơva , Sanh Pêtécbua, Novgorod, Nizny… +Tổng diện tích : 17.075.000km2, trải dài qua 11 múi giờ +Thủ đô: Mátcơva với dân số là 9 triệu dân +Ngôn ngữ chính: Tiếng Nga +Dân số: 148 triệu người ( số liệu tháng 1-2002) Trong đó 72,9% dân số là người thành thị 82% dân số là người Nga +Tôn giáo chủ yếu: Thiên chúa giáo, Do thái giáo, Hồi giáo… +Đơn vị tiền tệ: Đồng Rúp +Lực lượng lao động :Lực lượng tham gia lao động là khoảng 66 triệu người, chiếm khoảng 90% lực lượng đến tuổi lao động. ( Nguồn : BISNIS RUSSIA FACT SHEET- september 2002) 3. Hệ thống chính sách- pháp luận liên quan đến hoạt động đầu tư nước ngoài và chương trình thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Liên bang Nga 3.1Chính sách Ngoại thương của Liên bang Nga Chính sách ngoại thưong của một quốc gia là một trong những chính sách quan trọng nhất của kinh tế đối ngoại và là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự hấp dẫn của môi trường đầu tư nước đó. Cùng với cải cách kinh tế ở Nga đang diễn ra quá trình cải cách kinh tế đối ngoại mà trọng tâm là cải cách các chính sách ngoại thương , trong đó lấy tự do hoá điều tiết phi thuế quan làm trung tâm, mục tiêu mà chính sách cải cách đặt ra là: Xoá bỏ hoàn toàn những hạn chế về số lượng và chuyển sang dùng các biện pháp kinh tế để điều chỉnh các hoạt động ngoại thương . Rút ngắn khoảng cách giữa giá trong nước với giá thế giới, giảm dần mức thuế xuất khẩu , thực hiện một biểu thuế nhập khẩu thống nhất. Tiến tới áp dụng một đồng Rúp chuyển đổi Hỗ trợ xuất khẩu và mở rộng thị trường một số sản phẩm Nga Chính sách ngoại thương của Liên bang Nga được thể hiện rõ nhất ở chính sách thuế quan và phi thuế quan a.chính sách thuế quan Thuế quan là loại thuế thu đánh vào hàng hoá xuất nhập khi qua cửa khẩu của một nước.Thuế quan được áp dụng để nhằm hai mục đích cơ bản lvcó à mục đích tài chính và mục đích bảo hộ. Đối với Liên bang Nga chính sách thuế quan nhằm cả hai mục đích nhưng mục đích là nguồn thu tài chính được đặt lên hàng đầu vì trong những năm cải cách nền kinh tế sau khi Liên Xô tan rã , Liên bang Nga luôn ở trong tình trạng căng thẳng triền miên của ngân sách liên bang, thiếu vốn đầu tư cho nền kinh tế trong nước, những vấn đề xã hội phát sinh như tình trạng thất nghiệp và nợ lương cán bộ, công nhân quá lâu… Những năm gần đây, cùng với chủ trương tăng cường kiểm soát hệ thống thuế, thuế quan còn đóng vai trò quan trọng trong hệ thống bảo hộ nền kinh tế của Nga. Như vậy thuế quan không chỉ là công cụ chủ yếu để điều tiết hoạt động ngoại thương mà còn là nguồn thu quan trọng của ngân sách nhà nước và là biện pháp bảo hộ chính của Liên bang Nga hiện nay. Hiện nay ở Liên bang Nga đang áp dụng một số loại thuế sau đây đối với hàng hoá nhập khẩu : -Thuế nhập khẩu -Thuế nhập khẩu ưu đãi -Thuế nhập khẩu đặc biệt -Thuế giá trị gia tăng (VAT) -Thuế suất tối thiểu nhập khẩu Nga đã phê duyệt kế hoạch tiêu chuẩn hoá hệ thống thuế nhập khẩu và được áp dụng từ ngày 01/01/2001. Chính phủ đã đưa ra chế độ thuế nhập khẩu ở bốn mức là 5%, 10%, 15%, 20% so với mức trước đó từ 0% đến 30%. Mức thuế cao hơn chỉ áp dụng cho những mặt hàng nhạy cảm như ôtô, gia cầm, đường, sản phẩm thuốc lá và rượu. Có tổng cộng 3508 mặt hàng ( tức 32%) nằm trong diện thay đổi thuế, trong đó có 3068 mặt hàng hạ thuế, và chỉ có 440 mặt hàng bị tăng thuế. Thuế nhập khẩu bình quân sẽ ở mức 10% so với 11% trước đây. Chính phủ cũng dự định áp dụng thuế theo mùa và hạn nghạch thuế đối với nông sản. Trước đây chính phủ Nga đã áp dụng thuế theo mùa đối với mặt hàng duy nhất là đường thô. Nhưng nay đường thô sẽ nằm trong diện hạn ngạch thuế. Nga tin rằng đưa ra hệ thống thuế mới sẽ hỗ trợ tích cực cho quá trình đàm phán gia nhập WTO ( Tổ chức thương mại thế giới) của mình. * Chính sách thuế của Liên bang Nga đối với Việt Nam Việt Nam được xếp vào một trong 104 nước đang phát triển được hưởng thuế suất nhập khẩu ưu đãi của Liên bang Nga. Trước ngày 26/4/1996, thuế suất ưu đãi này bằng 50% thuế suất cơ sở công bố cho tất cả các nước có chế độ tối huệ quốc với Liên bang Nga. Nhưng từ ngày 26/4/1996, chính phủ Liên bang Nga đã nâng mức thuế suất lên bằng 75% thuế suất cơ sở công bố. Việc Việt Nam dược xếp ngang bằng với các nước đã phát triển hơn ta hàng chục năm như Singapo, Thái Lan , Trung Quốc, Malaisia… trong quan hệ ngoại thương với Liên bang Nga đã mang lại một số khó khăn nhất định cho các nhà xuất khẩu Việt Nam b.Chính sách phi thuế quan Với việc tự do hoá hoạt động kinh tế đối ngoại, Liên bang Nga bắt đâù tập trung cải cách hoạt động ngoại thương bằng việc phi tập trung hoàn toàn lĩnh vực nhập khẩu , xoá bỏ hạn chế về số luợng đối với nhập khẩu hàng hoá từng bước giải quyết các hạn ngạch xuất khẩu theo kế hoạch tập trung và tiến đến bãi bỏ hạn ngạch và giấy phép xuất khẩu đối với tất cả các loại hàng hoá, trừ các nguyên liệu chiến lược, bãi bỏ những đặc quyền khu vực đối với một số mặt hàng xuất khẩu Theo hướng đó, cho đến nay Liên bang Nga chưa áp dụng một cách có hệ thống biện pháp cấp Quota nhập khẩu đối với một số mặt hàng như may mặc, hải sản. Mặt khác, trong tiến trình gia nhập WTO, để thực hiện cam kết minh bạch hoá chính sách phi thuế quan, ngày 14/4/1998 Tổng Thống Liên bang Nga đã ký luật về các biện pháp bảo vệ lợi ích của Liên bang Nga trong hoạt động ngoại thương và luật này đã được 2 viện quốc hội thông qua. Theo luật này Liên bang Nga sẽ áp dụng các biện pháp phi thuế quan như Quota nhập khẩu và hạn chế nhập khẩu, các biện pháp chống bán phá giá và các biện pháp tự vệ nhằm bảo vệ các ngành kinh tế của đất nước trước sự cạnh tranh của nước ngoài, đối phó với sự phân biệt đối xử của một số nước đối với hàng xuất khẩu của Nga và đảm bảo cân bằng cán cân thương mại. Xét một cách tổng quát trong chính sách ngoại thương của Liên bang Nga dù sao cũng còn nhiều điều bất cập và không phù hợp với lợi ích của chủ đầu tư nhưng dẫu sao cũng đã có nhiều chuyển biến tích cực để khuyến khích hoạt động đầu tư nước ngoài như việc quy định thuế suất nhập khẩu thấp cho hàng ở nước nhận tối huệ quốc, những nước kém phát triển và những nước SNG và như cải cách trong chính sách phi thuế quan để cho thị trường trong nước mở cửa rộng hơn, thủ tục đơn giản hơn. Khi những nhà đầu tư nước ngoài mở công ty tại Nga, họ sẽ cần nhập tư liệu sản xuất, thiết bị mà trong nước không thể có để tổ chức sản xuất sản phẩm cạnh tranh với cả những sản phẩm cùng loại nhập khẩu vào Nga, khi đó một biểu thuế nhập khẩu với một số tích cực của chính phủ Nga sẽ rất quan trọng tới việc quyết định đầu tư tại Nga của các công ty nước ngoài 3.2 Chiến lược thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại Liên bang Nga Từ năm 1991 đến nay, sau những năm cải cách đầy sóng gió, nền kinh tế Nga đã có những biến đổi sâu sắc của một bộ mặt mới đang hiện hành. Chính trong giai đoạn có tính bước ngoặt để thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng để bước vào thời kỳ phục hồi, vấn đề thu hút đầu tư nước ngoài trở nên cực kỳ cấp bách. Nền kinh tế Liên bang Nga trông chờ vào đầu tư nước ngoài chủ yếu ở hai dạng: đầu tư trực tiếp và đầu tư chứng khoán. Từ giữa năm 1994 thị trường chứng khoản ở Nga đã trở nên khá sôi động. Đối với nhiều nhà đầu tư nước ngoài, việc tham gia mua bán trái phiếu, cổ phiếu không thuần túy chỉ là việc kiếm lời mà thông qua đó còn để tìm kiếm thông tin kinh tế, chọn bạn hàng và quyết định đầu tư. Khi hoạch định chiến lược thu hút FDI, các nhà lãnh đạo Nga đã dựa trên quan điểm: coi FDI là nguồn đầu tư chủ đạo để tạo ra hàng hóa và dịch vụ có chất lượng cao, đem lại công nghệ và thiết bị hiện đại cùng những kinh nghiệm và phong cách quản lí tiên tiến. Đồng thời đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng được xem là hoạt động không làm tăng nợ của chính phủ mà còn tạo ra công cụ để trả nợ và đảm bảo cho nền kinh tế Nga liên kết có hiệu quả với các nền kinh tế khu vực và thế giới. Với các mục tiêu cơ bản như vậy, chiến lược thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Nga được nhằm vào các nhiệm vụ cụ thể như sau: Hình thành những đơn vị kinh tế hoạt động có hiệu quả cao. Góp phần tạo ra sự ổn định về tài chính như một điều kiện cần thiết cho việc phục hồi nền kinh tế liên bang. Phát triển mạnh các ngành sản xuất tiêu dùng thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của đông đảo nhân dân. Thúc đẩy cải tổ cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng các ngành tiên tiến, có công nghệ thiết bị hiện đại. Góp phần hình thành môi trường cạnh tranh lành mạnh chống độc quyền Tăng kim ngạch xuất khẩu theo hướng tạo lập các ngành sản xuất định hướng xuất khẩu và thay thế nhập khẩu II.Thực trạng FDI tại Liên bang Nga trong những năm gần đây 1.Quy mô vốn đầu tư Trong những năm từ 1995-1999 tình hình kinh tế xã hội Nga luôn biến động do khủng hoảng chính trị giữa Duma quốc gia ( tức quốc hội) và chính phủ của Tổng thống. Hiện tượng thay đổi nội các liên tục, nạn thất nghiệp, xung đột vũ trang ở Chesnya đã làm cho các nhà đầu tư nước ngoài lo ngại và vì thế không dám bỏ tiền vào đầu tư tại Nga. Chúng ta có bảng số liệu rất ảm đạm về tình hình đầu tư nước ngoài tại Nga trong thời gian này như sau : Vốn đầu tư nước ngoài 1995 1996 1997 1998 1999 Giá trị vốn đầu tư ( Tỉ USD) Tỉ lệ (%) Giá trị vốn đầu tư ( Tỉ USD) Tỉ lệ % Giá trị vốn đầu tư ( Tỉ USD) Tỉ lệ (%) Giá trị vốn đầu tư( Tỉ USD) Tỉ lệ (%) Giá trị vốn đầutư ( Tỉ USD) Tỉ lệ (%) FDI 1,88 67,11 2,1 32,1% 3,9 37,12% 3,36 28,5% 4,260 44,6% Đầu tư nước ngoài khác 0,92 32,9 4,42 67,9% 6,6 62,9% 8,41 71,5% 5,3 55,4% Tổng số 2,8 100 6,51 100% 10,5 100 11,77 100 9,56 100% Đầu năm 2000, với sự kiện Tổng thông V.Putin lên cầm quyền, tình hình đầu tư nước ngoài vào Nga đã có bước cải thiện. Sở dĩ như vậy là vì ông Putin là một nhân vật được sự ủng hộ của nhiều đảng phái và có mối quan hệ hoà hảo với Đảng Cộng sản Nga , đảng chiếm đa số trong Duma quốc gia Nga. Với việc thực thi một số chính sách mới về các vấn đề xã hội như nạn thất nghiệp, tình trạng nợ lương... và thái độ cứng rắn dứt khoát trong việc giải quyết vấn đề Chesnya, tổng thống Putin đã bước đầu ổn định được tình hình đất nước, sự đối đầu giữa Duma và tổng thống đã được dẹp bỏ. Do có sự thay đổi như vậy nên tình hình đầu tư nước ngoài vào Nga đã có bước khởi sắc, theo số liệu của Uỷ ban thống kê quốc gia Nga (Rusian Goskomstat) thì năm 2000 có 10,958 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài vào Nga trong đó có 4,429 tỷ USD là vốn FDI. Bước sang năm 2001, tổng đầu tư nước ngoài vào Nga đã tăng 30,1% so với năm 2000, đạt 14,26 tỷ USD.Tuy nhiên số vốn FDI thì lại giảm 11,1% so với năm 2000 (năm 2001 FDI vào Nga chỉ còn là 3,98 tỷ USD). Tỷ trọng của FDI trong tổng vốn đầu tư nước ngoài theo đó giảm từ 40,4% năm 2000 xuống còn 27,9% trong năm 2001. Cũng theo số liệu của uỷ ban thống kê quốc gia Nga, vốn đầu tư nước ngoài vào nền kinh tế Nga trong nửa đầu năm 2002 vẫn tiếp tục tăng ( tăng 25,2% so với cùng kỳ năm 2001) và đạt 8,4 tỷ USD, và xu hướng sụt giảm của FDI vẫn tiếp diễn. FDI vào Nga trong 6 tháng đầu năm 2002 đã giảm 25,4% so với cùng kỳ năm 2001 và chỉ đạt 1,87 tỷ USD. Tính đến cuối tháng 6-2002, tổng giá trị vốn đầu tư nước ngoài vào nền kinh tế Nga đã đạt 38,1 tỷ USD tuy nhiên tỷ lệ FDI trong tổng vốn đầu tư nước ngoài tính chung đã giảm còn 48,7% ( con số này cho đến cuối năm 2001 vẫn còn là 51,9%) ( Nguồn: Báo Biki của Nga ngày 20/4 và 22/8 năm 2002). 2.Cơ cấu nguồn vốn FDI vào Nga 2.1Cơ cấu vốn FDI phân theo ngành Xem xét cơ cấu vốn FDI theo ngành trong năm 1998 và 1999 được thể hiện bằng bảng số liệu dưới đây chúng ta thấy nhìn chung lượng vốn đầu tư vào các ngành khác nhau không có sự cân đối hợp hợp lý, cụ thể: +Xu hướng đầu tư chỉ tập trung vào những ngành kinh tế và công nghiệp vốn là thế mạnh sẵn có của Nga như năng lượng đặc biệt là khai thác dầu mỏ, công nghiệp thực phẩm, dịch vụ ăn uống công cộng... +Tỷ trọng FDI vào các ngành không cố định mà thay đổi liên tục qua các năm. +Các nhà đầu tư nước ngoài lúc đầu thường đổ xô vào đầu tư ở những ngành có lợi nhuận cao, những ngành có tỷ lệ rủi ro thấp và những ngành nhanh thu hồi vốn( Thương mại , dịch vụ là chủ yếu, trong công nghiệp thì chủ yếu là ngành năng lượng nhất là dầu mỏ) sau đó mới toả ra các ngành khác. Trong năm 1999, mặc dù nền kinh tế Nga bị ảnh hưởng nhiều từ cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1998 nhưng vốn FDI rót vào ngành năng lượng vẫn tăng đáng kể ( tăng 687,7 triệu USD so với năm 1998) chiếm 41% trong tỷ trọng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Nga ( năm 1998 con số này là 9,1%) Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành giao thông vận tải công cộng và thương mại cũng như công nghiệp thực phẩm trong năm 1999 cũng gia tăng so với năm 1998 do những ngành này ít bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng năm 1998. Ngược lại, do thị trường chứng khoán bị sụp đổ năm 1998 khiến cho hầu như không có đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực tài chính, tín dụng vì đây là lĩnh vực quá rủi ro tại Nga. Một xu hướng tiêu cực nữa là vốn FDI vào các ngành sản xuất giảm sút mạnh. Hầu như không có một dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nào vào nghành công nghiệp chế biến gỗ, vốn đầu tư trực tiếp vào ngành công nghiệp luyện kim cũng quá nhỏ bé so với tiềm năng của nó. Bảng số liệu năm 1998-1999 Đơn vị: triệu USD Các ngành thu hút FDI lớn nhất 1998 1999 USD Tỷ trọng (%) USD Tỷ trọng (%) Liên bang Nga 3360,8 100 2428,8 100 Dịch vụ công cộng 8,7 0,3 6,6 0,3 Năng lượng 307,4 9,1 995,1 41,0 Dịch vụ đảm bảo thị trường hoạt động 253,5 7,5 16,9 1,9 Tài chính tín dụng 66,2 2,0 0,0 Giao thông công cộng và thương mại 489,2 14,6 318,3 13,1 Công nghiệp thực phẩm 1192 35,5 483,2 19,9 Luyện kim màu 58,4 1,7 3,6 0,1 Vận tải 128,6 3,8 129,3 5,3 Gỗ và sản phẩm từ gỗ 111,8 3,3 0,0 Công nghệ thông tin, bưu chính viễn thông 122,1 3,6 68,7 2,8 Chế tạo máy 61,8 2,5 (Nguồn: Niên giám thương mại Nga 1995-1999) Năm 2001 đã có 3,98 tỷ USD vốn FDI vào Nga, trong đó đầu tư lớn nhất là vào công nghiệp ( 39,7%), tiếp theo là vào ngành thương mại và dịch vụ ăn uống công cộng (37,1% ), công nghiệp thực phẩm (10,9%), luyện kim đen (7,5%), khai thác dầu khí (6,8%), các hoạt động thương mại duy trì chức năng của thi trường(5,6%), giao thông vận tải (5,3%), chế tạo máy và chế tác kim loại(4,9%) Bảng số liệu năm 2001 Các ngành Tổng vốn đầu tư nước ngoài (triệuUSD) Đầu tư trực tiếp (triệu USD) Đầu tư khác (triệu USD) Thương mại dịch vụ và ăn uống công cộng 5290 757 4507 Công nghiệp thực phẩm 1557 528 1019 Luyện kim đen 1072 119 878 Công nghiệp nhiên liệu 1023 430 565 HĐ thương mại duy trì chức năng của thị trường 792 227 487 Giao thông vận tải 758 689 68 Điện tử viễn thông 507 138 326 Luyện kim màu 475 21 453 Công nghiệp hoá và hoá dầu 275 88 186 [Nguồn: Tình hình đầu tư ở Nga năm 2001- Báo Biki (tiếng Nga ) 18/4/2002] 2.2 Cơ cấu FDI chia theo nước chủ đầu tư Có thể thấy rằng vốn FDI vào Liên bang Nga trong giai đoạn 1995-1999 tính theo nước chủ đầu tư nhìn chung là không ổn định.Mỹ vẫn là nước có lượng FDI đầu tư nhiều nhất vào Nga. Trong các nước đầu tư nhiều nhất vào Nga thì chỉ có Mỹ, Anh, Hà Lan là luôn giữ được mức độ tăng vốn đầu tư so với năm 1995. Bảng số liệu về những nhà đầu tư nước ngoài hàng đầu vào Nga năm 2001 (Nguồn : Báo Biki 18/04/2002- tiếng Nga) Quốc gia Tổng đầu tư Trực tiếp Hình thức khác Cộng hoà Síp 2331 512 1666 Mỹ 1604 1084 517 Anh 1553 273 1188 Thụy Sĩ 1341 51 1289 Hà Lan 1249 576 670 Đức 1237 495 742 Pháp 1201 51 1151 Nhật 408 184 224 Italia 170 45 124 Thụy Điển 72 15 53 Nước đầu tư Năm 1995 Năm 1996 Năm 1997 Năm 1998 A B A B C D A B C D A B C D Tổng 2796,7 100 6506,1 100 3709.4 132.63 10.5 100 7.703 275.4 11773 100 8976.3 320.96 Mỹ 812,9 29,1 1695,2 26,1 882.3 108.54 2.806 26.7 1.993 245..2 2238.5 19.01 1425.6 175.37 Thụy Sĩ 419,8 15 1222,4 20.3 903.6 215..25 4.719 16.4 1.299 309.5 410.6 3.49 -9.2 -2.19 Hà Lan 83,3 3,09 979,6 15.1 896.6 1075.99 521 5.0 438 525.5 876.5 7.45 793.2 952.22 Anh 161,4 8,8 486,4 7.5 325 201.36 2..299 21.9 2.138 1324.4 1591.1 13.51 1429.7 885.81 Đức 293,5 10,5 288,9 4.4 -4.6 -37 1.543 14.7 1..250 425.7 2848.1 24.19 2554.6 870.39 Pháp 95,9 3,4 41,7 0.6 -54..2 -56.52 208 2.0 312 116.9 1545.9 13.13 1450 1511.99 áo 71,8 2,6 63,6 2.5 91.8 127.86 257 2.4 185 257.9 Bỉ 105,3 3,8 65 1 -40.3 -38..27 26.3 0.3 -79 -75 Các nước đầu tư lớn nhất vào Nga giai đoạn 1995-1998 Nguồn : Niên giám thương mại Nga 1995-1999 Và ủy ban thống kê quốc gia Nga -Russia’s Goskomstat. Bảng xếp hạng những nước đầu tư FDI lớn nhất vào Nga trong năm 2001 Quốc gia Giá trị FDI Các lĩnh vực đầu tư chính - Mỹ 4,08 tỷ USD Giao thông vận tải, thông tin liên lạc, nhiên liệu và năng lượng, luyện kim -CH Síp 3,72tỷUSD Thương mại, thực phẩm, giao thông vận tải và kiểm toán -Hà Lan 2,15 tỷ USD Giao thông vận tải, Thực phẩm, Hóa học -Anh 1,89 tỷ USD Nhiên liệu, thương mại, dịch vụ giải trí, quảng cáo và kiểm toán - Đức 1,51 tỷ USD Thực phẩm, luyện kim -Thụy sĩ 603 triệu USD Thông tin liên lạc -Pháp 354 triệu USD Thông tin liên lạc -Nhật Bản 349 triệu USD Nhiên liệu và năng lượng -Italy 180 triệu USD Thông tin liên lạc ( Nguồn : số liệu của ủy ban thống kê quốc gia Nga –Russia Goskomstat 2002) Có thể thấy rằng hiện nay nguồn vốn FDI vào Nga chủ yếu là từ các nước Tây Âu và Mỹ. Mặc dù là nền kinh tế mạnh thứ 2 thế giới nhưng lượng FDI của Nhật vào Nga còn rất khiêm tốn và lĩnh vực đầu tư cũng còn hạn chế, chủ yếu là vào các ngành nhiên liệu và năng lượng. Năm 2001 tuy đã vươn lên vị trí thứ 8 trong số những nước có vốn FDI nhiều nhất vào Nga nhưng giá trị vốn FDI thì vẫn còn quá nhỏ( chỉ là 349 triệu USD) (Năm 1997 Nhật đứng thứ 13 trong số những nước đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Nga, chiếm 2% vốn FDI vào Nga ). Đây là một kết quả mà cả hai phái Nga và Nhật đều không mong muốn. Đối với Nga, việc cải thiện mối quan hệ ngoại giao và kinh tế với Nhật Bản là yếu tố quyết định để tranh thủ nguồn vốn và công nghệ hiện đại của Nhật Bản phục vụ cho công cuộc cải cách kinh tế vùng viễn đông và Xibêri.Trong khi đó Nhật Bản lại là nước luôn thiếu tài nguyên thiên nhiên và năng lượng, trên 70% nhu cầu về dầu lửa là phải nhập khẩu từ Trung Đông, vì vậy Nhật Bản muốn đầu tư vào khai thác tài nguyên ở vùng viễn đông và Xibêri, đặc biệt là dầu mỏ và khí đốt để có thể tiết kiệm chi phí và chủ động hơn, từ đó sẽ bớt phụ thuộc vào Mỹ và cạnh tranh với Trung Quốc III. Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với nền kinh tế Liên bang Nga Trong những năm cải cách nền kinh tế, đầu tư nước ngoài đã đem lại cho nước Nga một khoản vốn đầu tư khoảng 38,1 tỷ USD. Mặc dù chưa đạt được những mục tiêu đề ra nhưng khoản vốn đầu tư trên đã góp phần không nhỏ vào việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Đó là việc cải thiện thiếu vốn cho nền kinh tế Nga trong khi ngân sách Liên bang không đủ để trang trải những khoản chi tiêu, mất chức năng đầu tư nội địa, sự đầu tư nước ngoài vào một số vùng, lãnh thổ và ngành kinh tế của Liên bang Nga đã làm cho những khu vực được đầu tư có cơ hội được phát triển và phát huy thế mạnh của mình thay vì mỏi mắt trông chờ vào nguồn đầu tư của chính phủ liên bang. Thông qua 10 năm đổi mới và thu hút vốn đầu tư nước ngoài, môi trường kinh tế Liên bang Nga đã được cải thiện rõ rệt, đầu tư nước ngoài đã góp phần thúc đẩy quá trình tư nhân hoá ở Liên bang Nga. Trong những năm cải cách kể từ khi Liên xô tan rã, việc áp dụng mô hình kinh tế quốc doanh, quan liêu bao cấp đã trở nên lỗi thời thậm chí trở thành vật cản trong quá trình cải cách nền kinh tế. Tiêu chí chủ yếu của công cuộc cải cách nền kinh tế là chuyển nền kinh tế Liên bang Nga sang nền kinh tế thị trường tự do cạnh tranh mà cốt lõi của vấn đề sẽ là quá trình tư nhân hoá các xí nghiệp nhà nước hoạt động không có hiệu quả. Quá trình tư nhân hoá các xí nghiệp này sẽ khó thành công tuyệt đối nếu như không có sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài bởi việc huy động dân chúng ở Nga tham gia quá trình tư nhân hoá sẽ không thể đạt hiệu quả cao nhất do yếu tố kinh tế và một phần do quan niệm, lối suy nghĩ. Hơn nữa nước Nga mới bước đầu xây dựng một nền kinh tế thị trường giữa lòng Châu Âu văn minh, việc đòi hỏi xã hội thích nghi với mọi vấn đề của kinh tế thị trường như việc đẩy mạnh quá trình tư nhân hoá là một điều khó thực hiện được một sớm một chiều. Sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài trong quá trình tư nhân hoá dưới nhiều hình thức chủ yếu là việc mua cổ phiếu, lập công ty cổ phần sẽ thúc đẩy quá trình tư nhân hoá của Nga được diễn ra nhanh chóng bởi vì các nhà đầu tư nước ngoài đến từ những quốc gia có nền kinh tế phát triển và hiện đại hơn Liên bang Nga rất nhiều, họ đã có nhận thức và kinh nghiệm rất lớn về kinh tế thị trường cũng như về quá trình tư nhân hoá các doanh nghiệp nhà nước. Đầu tư nước ngoài giúp cho các xí nghiệp, cơ sở kinh tế lớn của Nga thoát khỏi tình trạng bị phá sản, phục hồi lại và phát huy tiềm năng công nghiệp của Liên bang Nga đặc biệt là công nghiệp năng lượng và vũ trụ. Phát triển được một số lĩnh vực quan trọng như thị trường chứng khoán, dịch vụ đảm bảo thị trường hoạt động, tín dụng tài chính và bảo hiểm... Đầu tư nước ngoài đã góp phát triển kinh tế tại những vùng lãnh thổ xa xôi ở Liên bang Nga có tiềm năng khoáng sản rất lớn mà chính phủ chưa có đủ khả năng đầu tư. Trong những năm cải cách nền kinh tế Liên bang Nga với sự tham gia của các hoạt động đầu tư nước ngoài nền kinh tế Liên bang Nga đã được cơ cấu lại theo xu hướng kinh tế thị trường. Nền kinh tế đã được chuyên môn hoá ở một số ngành kinh tế trọng điểm, cơ cấu phát triển theo vùng và lãnh thổ đây là đóng góp quan trọng để Nga có khả năng khai thác hết tiềm năng của các khu vực kinh tế cũng như các ngành kinh tế. 1. Đầu tư nước ngoài đối với việc giải quyết vấn đề thiếu vốn tại Liên bang Nga Đối với bất cứ quốc gia nào trên thế giới, một trong những mục tiêu hàng đầu của việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài là giải quyết vấn đề thiếu vốn cho công cuộc phát triển kinh tế và công nghiệp hoá đất nước. Điều này càng được khẳng định đối với một quốc gia lớn nhất nhưng không phải là giàu có nhất thế giới như Liên bang Nga bởi sau khi độc lập từ sự kiện Liên xô tan rã, nước Nga được thừa hưởng một cơ ngơi vĩ đại của Liên xô, trong đó đáng kể nhất là một vị thế siêu cường trên thế giới , một nền khoa học hùng mạnh bậc nhất và nguồn tài nguyên thiên nhiên vô tận. Nhưng đồng thời nước Nga cũng gánh vác luôn những gánh nặng, khó khăn và hậu quả do thất bại của công cuộc Liên xô dưới thời Goóc Ba Chốp để lại sau khi vị tổng thống đầu tiên và cũng là cuối cùng của Liên xô này rời bỏ ngai vàng vẫn còn chưa kịp ấm hơi người. Những khó khăn mà nước Nga phải đương đầu đó là một nền kinh tế suy thoái trầm trọng, người dân Nga đáng thương - những con người của một dân tộc anh hùng trước kia đã từng đánh tan những thế lực xâm lược tàn bạo như Napôlêông và phát xít Đức, nay phải chen chúc xô đẩy nhau để giành giật mua một vài chiếc bánh mỳ tại kiốt gợi nhớ lại những thảm cảnh trước Cách mạng tháng 10; nợ nước ngoài mà Chính phủ Nga tiếp nhận trách nhiệm từ Liên xô là trên 100 tỷ USD, trong khi đó ngân sách chính phủ liên bang chao đảo vì các khoản nợ lương công nhân viên chức đến hàng nghìn tỷ rúp trong cả năm mà chưa giải quyết được; nền kinh tế tụt hậu, cơ sở hạ tầng yếu kém cần rót thêm vốn để khởi động lại và vươn tới sự tăng trưởng... Hơn bao giờ hết, đầu tư nước ngoài là một trong những phương thuốc đặc trị cho vấn đề thiếu vốn, vai trò của đầu tư nước ngoài với việc giải quyết vấn đề thiếu vốn được thể hiện như sau: - Vốn đầu tư nước ngoài sẽ góp phần giải toả bớt sự thâm hụt ngân sách Trong bối cảnh những năm 90, ngân sách Liên bang Nga luôn luôn bị bội chi do phải chi phí cho hoạt động quốc phòng qua lớn để đảm bảo an ninh cho một đất nước với chu vi dài 58.562 km; trả nợ nước ngoài, trả nợ lương cho người lao động và đầu tư vào các hoạt động khác trong khi nền kinh tế liên tục tuột dốc với mức tăng trưởng âm (năm 1992 là - 14,5%; năm 1993 - 8,6%; năm 1994 -12,4%; năm 1995 - 4,1%; năm 1996 -5,5%). Trong những năm cải cách các nguồn thu của ngân sách liên bang nói chung giảm (từ 53,1% năm 1992 xuống còn 49% năm 1994 và 1995).Trên thực tế ngân sách liên bang đã đánh mất vai trò đầu tư của mình, mất đi mối quan hệ với các khu vực và trở thành nguồn chi phí sản xuất; 71% chi phí cho hoạt động kinh tế quốc dân và 80% cho hoạt động văn hoá xã hội được lấy từ ngân sách của các chủ thể trong liên bang; 60% ngân sách nhà nước liên bang năm 1992 chi cho các hoạt động quản lý nhà nước, an ninh quốc phòng và chi tiêu của chính phủ. Điều đó có thể thấy rằng ngân sách liên bang Nga chưa đủ khả năng đầu tư cho nền kinh tế, trong khi các khoản viện trợ thường chậm và thường bị các tổ chức tài chính quốc tế mà kẻ đứng sau đó không ai khác là Mỹ luôn đưa ra các điều kiện chặt chẽ. Việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài sẽ giúp nền kinh tế Nga được đầu tư để phát triển khi mà ngân sách nhà nước khó lòng thực hiện được chức năng đầu tư cho nền kinh tế. -Vốn đầu tư nước ngoài sẽ là một nhân tố không thể thiếu đối với Liên bang Nga để thực hiện thành công quá trình cải cách kinh tế và xã hội. Trong những năm cải cách, nền kinh tế Nga luôn phải đối đầu với vấn đề nan giải là thiếu vốn, thiếu hụt ngân sách (9% GDP) và chưa có chiều hướng giảm; sự gia tăng số xí nghiệp mất khả năng thanh toán với số nợ gấp 4 đến 5 lần số tiền có trong tài khoản, tỷ lệ thất nghiệp cao (11,5% năm 1998). Chính trong bối cảnh mang tính bước ngoặt để thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng trì trệ này để bước vào giai đoạn phục hồi, vấn đề thu hút vốn đầu tư nước ngoài trở nên vô cùng cấp thiết. Theo tính toán của các nhà kinh tế, ở thời kỳ này, hàng năm nền kinh tế Nga cần 12 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài. Còn trong 15 năm tới để hoàn thành công cuộc cải cách, nước Nga cần tới 800 đến 900 tỷ USD vốn đầu tư trong đó 300 đến 400 tỷ là vốn đầu tư nước ngoài trong khi dự trữ ngoại tệ gần như cạn kiệt (dưới 12 tỷ USD trong năm 1998). Số liệu đó có thể cho thấy công cuộc cải cách kinh tế Liên bang Nga khó lòng thành công nếu không thu hút được vốn đầu tư nước ngoài. 2. Đầu tư nước ngoài đối với vấn đề giải quyết công ăn việc làm tại Liên bang Nga Đầu tư nước ngoài luôn giữ một vai trò quan trọng đối với vấn đề giải quyết phần nào nạn thất nghiệp cho những nước nhận đầu tư, điều này vô cùng ý nghĩa đối với một đất nước rộng lớn như Liên bang Nga với dân số đứng thứ 5 trên thế giới (148,8 triệu người sau Trung quốc, ấn độ, Mỹ và Inđônêxia) trong đó số dân ở tuổi lao động ở khoảng 72 triệu người (theo số liệu của năm 1997). Con số đó đã cho thấy vấn đề thất nghiệp sẽ luôn là một nhân tố tiềm tàng ảnh hưởng tới ổn định xã hội nếu không được giải quyết một cách triệt để. Trong khi các doanh nghiệp tư nhân cũng như các doanh nghiệp nhà nước tại Liên bang Nga trong những năm đầu và giữa thập kỷ 90 luôn làm ăn thua lỗ, không tạo được đủ công ăn việc làm cho người lao động thì đầu tư của nước ngoài mà đặc biệt là đầu tư trực tiếp có tác dụng vô cùng to lớn giải quyết bớt nạn thất nghiệp cho nước Nga. Các nhà đầu tư nước ngoài đã có đóng góp tạo ra vô số cơ sở sản xuất, công ty mới, đem lại nhiều cơ hội việc làm một cách trực tiếp cho người lao động. Việc thu hút đầu tư nước ngoài đã dẫn đến sự hình thành một số khu vực liên doanh với nước ngoài, năm 1987 dưới thời Liên xô cũ, lần đầu tiên khu vực này chỉ có 23 xí nghiệp liên doanh, cho đến nay đã có hơn 26 000 xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và tất cả hầu như hoạt động có hiệu quả, con số đó rất có ý nghĩa bởi các xí nghiệp hoạt động tốt này đã đem lại việc làm cho hàng trăm nghìn người. Mặt khác, theo một cách gián tiếp, vốn đầu tư nước ngoài đã thúc đẩy nền kinh tế Nga gượng dậy, dần phục hồi qua khủng hoảng, nó là chất xúc tác cho toàn bộ nền kinh tế phát triển, tạo cơ hội mở rộng một số ngành nghề kinh doanh và sản xuất hàng xuất khẩu, điều đó cũng tạo ra nhiều công ăn việc làm mới. Theo số liệu thống kê được của Bộ Thương Mại Nga, đến cuối tháng 6 năm 1997, số người thất nghiệp ở Nga là 8,3 triệu người (11,5% số người ở tuổi lao động). Tại tháng 10 năm 1998, số người thất nghiệp là 9,12 triệu người (chiếm 12,4% số người ở độ tuổi lao động) và đến cuối năm 1998 con số này lên tới 9,73 triệu người (13,3% số người ở tuổi lao động). Đây cũng là thời điểm mà nhiều nhà đầu tư rút vốn khỏi Nga do khủng hoảng tài chính. Cho dù chưa có một quan điểm rõ ràng nào về tỷ lệ mối liên quan hữu cơ giữa đầu tư nước ngoài và nạn thất nghiệp, nhưng dẫu sao trong hoàn cảnh nền kinh tế Nga, nền kinh tế đã bị tụt hậu với Mỹ và Tây Âu, trình độ sản xuất chưa được tự động hoá cao nên các công ty nước ngoài tại Nga vẫn thường đầu tư vào sản xuất có sử dụng nhiều lao động, do vậy mà số người đến tuổi lao động có việc làm luôn tăng với sự gia tăng của vốn FDI và ngược lại. 3. Đầu tư nước ngoài đối với việc phát triển công nghệ. Sau khi Liên xô tan rã, nền kinh tế Nga bước vào giai đoạn khủng hoảng trì trệ, cơ sở hạ tầng đã bị tụt hậu so với Mỹ và Tây Âu rất nhiều. Trong khi ngân sách nhà nước rất eo hẹp, thu nhập quốc dân liên tục giảm từ năm 1991 đến năm 1997 khiến cho chính phủ không đủ khả năng đầu tư đổi mới công nghệ cho nền kinh tế, thêm vào đó là do những khó khăn về kinh tế, hiện tượng chảy máu chất xám chưa từng có trong lịch sử đã xảy ra với vô số những nhà khoa học tài năng của Nga ra nước ngoài làm việc với mức lương cao hơn, trình độ công nghệ ứng dụng mới vào sản xuất tại Nga trở nên rất hạn chế. Ví dụ như trong công nghệ thông tin được áp dụng ở Nga sau khi Liên xô tan rã, tỷ lệ sử dụng điện thoại chỉ là 5,3%, dùng mạng thông tin lạc hậu, chế độ bảo dưỡng không tốt, chỉ có 15,5% được trang bị kỹ thuật số và có đến 39,8 lỗi kỹ thuật xảy ra trên 100 đường dây điện thoại trong một năm. Công nghệ thông tin bưu chính viễn thông của Nga đã tụt hậu so với những nước phát triển những 20 năm. Trong điều kiện khó khăn như vậy đầu tư nước ngoài trở thành một nhân tố rất quan trọng thúc đẩy sự phát triển công nghệ tại Nga nhất là khi những ngành kinh tế mũi nhọn của Liên bang Nga thuộc những ngành công nghệ có sử dụng hàm lượng công nghệ nhiều hơn những ngành khác bao gồm công nghiệp năng lượng, dầu mỏ, công nghiệp quốc phòng, nghiên cứu vũ trụ, luyện kim, công nghiệp hoá dầu và hoá chất, chế tạo máy, công nghiệp chế biến giấy và các sản phẩm từ gỗ, vật liệu xây dựng, thức ăn gia súc... chiếm tỷ trọng rất lớn trong GDP. Việc thu hút đầu tư nước ngoài để phát triển công nghệ trong những ngành này sẽ có ý nghĩa rất lớn trong việc phát triển kinh tế của Liên bang Nga. Thực chất của việc đầu tư vào những ngành công nghiệp nói trên sẽ là việc ứng dụng những công nghệ hiện đại để tăng năng suất lao động dẫn đến việc tăng sản lượng, chất lượng và giá thành hạ, thu nhiều lợi nhuận. Các nhà đầu tư nước ngoài sẽ đầu tư vào phát triển công nghệ trong ngành công nghiệp mà họ tham gia đầu tư khiến cho người Nga có thể tận dụng cơ hội để học hỏi, tiếp thu công nghệ hiện đại để thúc đẩy quá trình hiện đại hoá nền sản xuất trong nước. Một ví dụ chứng minh là việc đầu tư nước ngoài vào thành lập một số dự án liên doanh chế tạo ôtô ở Nga. Sau khi tách ra khỏi Liên xô hầu như tên tuổi một số hãng chế tạo ôtô lớn của Liên xô trước đây mà hiện nay Nga được thừa hưởng đã dường như bị trôi vào quên lãng, chỉ một số ít được tiêu thụ ở thị trường nội địa với sức cạnh tranh yếu ớt do công nghệ sản xuất quá cũ kỹ không tạo ra được những sản phẩm chất lượng cao, hợp thị hiếu. Sự xuất hiện của các tập đoàn ôtô danh tiếng trên thế giới đã không những vực dậy những hãng xe của Nga mà còn giúp cho họ nhân cơ hội đó học hỏi được những bí quyết và công nghệ mới. Có thể kể ra một số dự án liên doanh như sau: "Moskvich Renault"; "CAZ Fint"; "Russian Diezel Ford Motors". Trong cơ cấu kim ngạch xuất khẩu của Liên bang Nga những mặt hàng như nguyên liệu, kim loại, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, giấy... luôn chiếm tỷ trọng lớn (bảng 4) và chúng cũng đồng thời là những ngành công nghiệp cần đầu tư nhiều về công nghệ mà con đường chính là đầu tư nước ngoài. Bảng 4: Cơ cấu ngành hàng xuất khẩu tại Liên bang Nga (theo % tổng kim ngạch xuất khẩu) STT Mặt hàng 1997 1998 1 Nhiên liệu khoáng 45,5 39,5 2 Kim loại đen 15,8 15,7 3 Máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải 9,9 10,5 4 Chế phẩm giấy 3,0 4,4 (Nguồn: Liên bang Nga - Quan hệ kinh tế đối ngoại trong những năm cải cách thị trường - Trung tâm nghiên cứu Châu âu - Nhà xuất bản Khoa học xã hội năm 1999) Số liệu bảng 4 cho thấy việc những ngành công nghiệp nêu trên phát triển chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu sẽ thu hút được nhiều đầu tư nước ngoài, bằng con đường đó những ngành chủ chốt này sẽ được đầu tư về công nghệ góp phần hiện đại hoá nền kinh tế. 4. Đầu tư nước ngoài đối với quá trình cải cách cơ cấu kinh tế tại Nga Theo số liệu của năm 1996 thì các ngành hấp dẫn đầu tư nước ngoài ở Nga có tỷ trọng như sau: Bảng 5: Cơ cấu vốn đầu tư tại Liên bang Nga STT Ngành Tỷ trọng (%) 1 Công nghiệp nhiên liệu 16,69 2 Thương mại và ăn uống 15,63 3 Tài chính, tín dụng và bảo hiểm 11,31 4 Chế tạo cơ khí 7,72 5 Dịch vụ bảo đảm thị trường hoạt động 5,77 6 Chế biến gỗ 5,54 7 Xây dựng 5,50 8 Vận tải, bưu điện 4,40 9 Hoá chất, hoá dầu 3,55 (Nguồn: Số liệu của Bộ kinh tế Liên bang Nga - 1996) Từ khi Liên bang Nga có định hướng phát triển kinh tế thị trường, mở cửa và thu hút đầu tư nước ngoài, nền kinh tế đã có những chuyển biến rõ rệt theo hướng công nghiệp hoá cùng với việc mở cửa thị trường tạo cho Nga có điều kiện tham gia quá trình phân công lao động quốc tế một cách mạnh mẽ, một số ngành đã phát huy thế mạnh và được đầu tư với quy mô lớn trở thành những ngành mũi nhọn của nền kinh tế Nga. Theo cơ cấu ngành, xu hướng đầu tư tập trung đã tạo ra một số ngành phát triển mạnh hơn trước như thương mại và dịch vụ môi giới, sau đó là những ngành sản xuất khác nhau. Các nhà đầu tư quan tâm trước hết tới những ngành sản xuất sản phẩm có sức tiêu thụ cao trong nước. Gắn liền sự phát triển kinh tế do có đầu tư theo cơ cấu ngành là sự phát triển kinh tế theo cơ cấu vùng. Đầu tư nước ngoài theo cơ cấu vùng đã tạo cho nước Nga hình thành được những vùng kinh tế trọng điểm, đó là những nơi được đầu tư nhiều nhất như Matxcơva, Sakhalin, Tyumen, Xanh Pêtécbua, CH Tatastan, CH Komi, Nizhnii Novgootod... các vùng trên trở thành những trung tâm phát triển kinh tế của liên bang nhờ thu hút từ 1% đến 5% vốn đầu tư nước ngoài vào Liên bang Nga, riêng vốn đầu tư vào Matxcơva chiếm trung bình năm khoảng 49,4%. Xét trên bề rộng vốn đầu tư nước ngoài, chủ yếu là đầu tư trực tiếp, được phân bổ ở khắp trên 30 khu vực và lãnh thổ trên toàn liên bang, đây là một yếu tố rất quan trọng mà đầu tư nước ngoài tại Nga đã phát huy được nhằm tạo cho nước Nga phát triển một cách toàn diện tuy rằng vốn đầu tư ở những vùng khác nhau có chênh lệch nhưng dù sao những vùng xa xôi như Đông và Tây Xibiri được đầu tư với số vốn chiếm 4,1% và 7,2% tổng vốn đầu tư toàn liên bang và tạo cho Nga có cơ hội phát triển kinh tế những khu vực, vùng trung tâm xa. Việc thu hút đầu tư nước ngoài đã dẫn đến sự hình thành một số khu vực liên doanh với nước ngoài. Năm 1987, dưới thời Liên xô cũ, lần đầu tiên khu vực này chỉ có 23 xí nghiệp liên doanh, cho đến trước khi Liên xô giải thể, khu vực này đã có hơn 1000 xí nghiệp. Theo số liệu của Uỷ ban thống kê quốc gia Nga thì cuối năm 1995, trên toàn lãnh thổ Liên bang Nga có 14.200 xí nghiệp. Con số các xí nghiệp này đặc biệt tăng nhanh từ giữa năm 1994 khi Ngân hàng Tái thiết và phát triển Châu âu, Công ty tài chính quốc tế, Công ty bảo hiểm đầu tư Tư nhân. IV.Những yếu tố tiêu cực trong môi trường đầu tư nước ngoài tại Liên bang Nga 1.chính sách và các yếu tố pháp luật còn bất ổn Các nhà đầu tư thường phàn nàn về mức độ mạo hiểm quá cao trong khi đầu tư vào Nga do những mâu thuẫn trái ngược nhau của các văn bản pháp luật, sự thay đổi của các chính sách họ cho rằng nhược điểm lớn nhất hiện nay của Nga là sự thay đổi thường xuyên các điều kiện hoạt động đầu tư, các văn bản pháp quy trái ngược nhau.Ví dụ như luật đầu tư nước ngoài năm 1991 quy định các ưu đãi cho đầu tư vào lĩnh vực sản xuất vật chất và khẳng định nhà đầu tư nước ngoài có quyền lợi bình dẳng như nhà đầu tư trong nước nhưng đến năm 1992 khi thực hiện chính sách tài chính chặt thì những khuyến khích này không còn nữa. Ngoài ra còn một số sự cố khác như việc áp dụng máy móc chế độ hạn ngoạch và cấp giấy phép xuất nhập khẩu cho một số xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chế độ bắt buộc phải bán ngoại tệ ( buộc phải bán 50% doanh thu xuất khẩu bằng ngoại tệ cho ngân hàng nhà nước theo tỷ giá quy định thấp hơn tỷ giá trên thị trường), xoá bỏ ưu đãi thuế đối với nhà đầu tư nước ngoài ( trước đây theo luật đầu tư nước ngoài năm 1991 thì mức thuế hải quan cho hàng nhập khẩu vào Nga để xây dựng ccác xí nghiệp liên doanh thì được coi như vốn pháp định)… Đặc biệt đáng chú ý là sự thay đổi trong dư luận xã hội cũng là một yếu tố quan trọng của môi trường đầu tư. Liên bang Nga luôn luôn tồn tại những quan điểm và thái độ trái ngược nhau về vấn đề thu hút đầu tư nước ngoài , về sự tham gia của người nước ngoài vào quá trình tư hữu hoá đất đai, xí nghiệp , nhà cửa trên đất Nga, về việc người nước ngoài khai thác tài nguyên thiên nhiên của Nga…Những bất đồng ảnh hưởng không chỉ đến việc ra đời các văn bản pháp lý, các giải pháp cụ thể mà cả việc thực thi chiến lược chung và triển khai các dự án đầu tư cụ thể. 2 Môi trường kinh tế còn chưa lành mạnh Có thể nói rằng môi trường kinh tế của Nga trong những năm 90 là một môi trường kinh tế đã bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi các hành vi gian lận thương mại, tệ lừa đảo, tham nhũng, tội phạm, tình trạng nợ khó đòi. Sự yếu kém của bộ máy chính quyền làm nghẹt thở toàn bộ đời sống kinh tế xã hội và làm suy giảm lòng tin của thị trường và của xã hội vào những cam kết của chính phủ, từ đó làm giảm sút đầu tư và sản xuất. Bản thân Tổng thống B.Yelsin trong thông điệp liên bang năm 1998 đã phải công nhận :“Tại Nga đã hình thành nền kinh tế nợ vô trách nhiệm, các xí nghiệp sống bằng tiền vay và thậm chí không có ý định trả nợ ”. Chỉ trong giai đoạn từ năm 1992-1/1997, tổng số nợ toàn Nga đã là 1041 ngàn tỷ rúp, tức là bằng 23% GDP trong đó 522 ngàn tỷ là nợ quá hạn, nợ thuế ngân sách là 128,2 ngàn tỷ rúp… Một trong những yếu tố quan trọng nhất làm cho nền kinh tế Nga bị mất uy tín nghiêm trọng là những nhân tố bất ổn về tài chính. Chỉ trong thập kỷ 90, chính phủ liên bang đã 3 lần tiến hành đổi tiền (1991, 1993, 1999). Kỷ lục vô địch trong lịch sử kinh tế thế giới thế kỷ 20. Trong suốt thời kỳ Liên xô cũ, tỷ giá đồng Rúp/ USD là 0,6/1 và mức 23 Rúp cũ ăn 25 USD thời điểm tháng 12/1991, nhưng chỉ trong vòng một thập kỷ, tính đến tháng 4-1999, mức tỷ giá là 25000 rúp/USD. Hậu quả trực tiếp của sự mất giá đối ngoại đầy bất trắc này là đã làm tăng sự mất giá đối nội ( tức là làm cho lạm phát tăng lại càng cao) Nền kinh tế hiện đại của Nga đang bị chảy máu tiền mặt. Mỗi tháng trung bình có từ 1 tỷ đến 2 tỷ USD bị thất thoát qua các vụ chuyển tiền lậu bằng các phương tiện điện tử , các văn bản giấy tờ xuất nhập khẩu khống hoặc hoạt động đầu cơ bên trong.Theo các con số ước tính của phía Nga và phương tây thì chỉ trong khoảng thời gian 1992-1999đã có khoảng 150 tỷ USD bị tuồn ra nước ngoài. Sự thất thoát vốn là một trong những khiếm khuyết lớn nhất của chính phủ Nga trong nỗ lực nhằm chuyển đổi nền kinh tế từ kế hoạnh hoá tập trung sang nền kinh tế thị thị trường tự do. Tháng 6-1999 Quốc hội Nga đã thông qua đạo luật mới nhằm ngăn chặn tình trạng này và ngân hàng trung ương cũng đã áp dụng những biện pháp siết chặt quản lý ngoại hối nhưng nạn rò rỉ này vẫn tiếp diễn. 3 Tình trạng bất ổn định của môi trường chính trị và xã hội Trong suốt thời kỳ cầm quyền của tổng thống B.Yelsin thập kỷ 90 nước Nga luôn ở trong tình trạng bất ổn về chính trị do một số nguyên nhân có thể sau : Do xung đột giữa các nhóm quyền lực chính trị mà cụ thể là cuộc xung đột ngay sau khi độc lập giữa Xô viết tối cao Nga và tổng thống B.Yelsin mà đỉnh cao là sự kiện xe tăng của quân đội đã nã pháo vào toà nhà Quốc hội. Trong những năm sau, mâu thuẫn vẫn không được giải quyết giữa Duma quốc gia Nga do đảng Cộng sản chiếm đa số và chính phủ luôn chủ trương cải cách kinh tế nhưng không có biện pháp cải cách xã hội thích đáng. Trong những năm cuối thập kỷ 90, chính phủ của Tổng thống B.Yelsin đã đạt kỷ lục về số lần thay đổi Thủ tướng chính phủ, thậm chí có vị thủ tướng còn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKhoa luan (2).doc