Đề tài Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam giai đoạn 1996-2001, thực trạng và giải pháp

Tài liệu Đề tài Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam giai đoạn 1996-2001, thực trạng và giải pháp: Phần I: Lời mở đầu Ngày nay, Thế giới đang đến Việt Nam và Việt Nam cũng đang bắt đầuđi ra Thế giới.Đây là xu hướng hoàn toàn phù hợp với quy luật phát triển, là điều kiện tiên quyết để Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế khu vực và Thế giới. Trong nhiều thâp kỷ qua, Thế giới đâng diến ra sự bùng nổ mạnh mẽ quả hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment) cả về quy mô lẫn chất lượng. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (ĐTTTNN) cùng thương mại quốc tế là hai xu hướng nổi bật của nền kinh tế Thế giới hiện nay, đưa nền knh tế vào vòng xoáy hội nhập và toàn cầu hoá. Trong vòng xoáy đó, hoạt động ĐTTTNN đã xuất hiện ở Việt Nam trong khoảng 15 năm trở lại đây như một tất yếu của sự phát triển. ĐTTTNN đã đóng một vai trò hết sức quan trọng trong sự tăng trưởng và phát triển kinh tế cảu Việt Nam , góp phần nâng cao tốc độ tăng trưởng GDP của nền kinh tế từ 7% đến 10% hàng năm, chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, làm tăng kim ngạch xuất khẩu, tạo th...

doc57 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1141 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam giai đoạn 1996-2001, thực trạng và giải pháp, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần I: Lời mở đầu Ngày nay, Thế giới đang đến Việt Nam và Việt Nam cũng đang bắt đầuđi ra Thế giới.Đây là xu hướng hoàn toàn phù hợp với quy luật phát triển, là điều kiện tiên quyết để Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế khu vực và Thế giới. Trong nhiều thâp kỷ qua, Thế giới đâng diến ra sự bùng nổ mạnh mẽ quả hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment) cả về quy mô lẫn chất lượng. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (ĐTTTNN) cùng thương mại quốc tế là hai xu hướng nổi bật của nền kinh tế Thế giới hiện nay, đưa nền knh tế vào vòng xoáy hội nhập và toàn cầu hoá. Trong vòng xoáy đó, hoạt động ĐTTTNN đã xuất hiện ở Việt Nam trong khoảng 15 năm trở lại đây như một tất yếu của sự phát triển. ĐTTTNN đã đóng một vai trò hết sức quan trọng trong sự tăng trưởng và phát triển kinh tế cảu Việt Nam , góp phần nâng cao tốc độ tăng trưởng GDP của nền kinh tế từ 7% đến 10% hàng năm, chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, làm tăng kim ngạch xuất khẩu, tạo thêm nhiều công ăn việc làm, nâng cao trình độ cán bộ quản lý cũng như chất lượng của đội ngũ lao động, xây dựng cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật, v.v… Tuy nhiên, bắt đầu từ nưm 1996 trở lại đây, tình hình ĐTTTNN ở Việt Nam có nhiều biến động phức tạp, đã tác động không tốt đến nền kinh tế nước nhà. Xuất từ đó, tôi đã chọn nghiên cứu đề tài: “ĐTTTNN ở Việt Nam giai đoạn 1996-2001, thực trạng và giải pháp” để tìm hiểu nguyên nhân của vấn đề trên, và đưa ra một số giải pháp tăng cường việc htu hút ĐTTTNN trong thời gian tới. Nội dung của đề án bao gồm ba chương: -Chương I: Lý luận chung về ĐTTTNN -Chương II: Thực trạng về hoạt động ĐTTTNN tại Việt Nam trong giai đoạn 1996-2001 -Chương III: Một số giải pháp tăng cường nguồn vốn ĐTTTNN vào Việt Nam Phần II : Nội dung chính Chương I: Lý luận chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài I. Khái niệm, đặc điểm và sự tất yếu khách quan của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài (ĐTTTNN): 1.Khái niệm đầu tư quốc tế và đầu tư trực tiếp nước ngoài : Trong một vài thập niên trở lại đây , người ta đã được chứng kiến sự bùng nổ mạnh mẽ của hoạt động đầu tư quốc tế (ĐTQT) trên phạm vi toàn cầu . Nó cùng với thương mại quốc tế là hai xu hướng nổi bật nhất trong nền kinh tế Thế giới . Mặc dù ra đời sau hoạt động thương mại quốc tế , nhưng hoạt động ĐTQT đã chứng tỏ dược vai trò to lớn đối với sự tăng trưởng khinh tế của các quốc gia , và nền kinh tế Thế giới. Tuy có vai trò và sức ảnh hưởng to lớn như vậy , nhưng khái niệm về ĐTQT không phải là một khái niệm xa lạ và khó tiếp cận . ĐTQT thực chất là một quá trình kinh doanh trong đó vốn đầu tư được di chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác với mục đích sinh lời . Yếu tố quốc tế trong ĐTQT thể hiện ở chỗ các bên hợp tác đầu tư có quốc tịch khác nhau, vì vậy mới có sự di chuyển vốn giữa các quốc gia mà các bên mang quốc tịch. ĐTQT là một quá trình diễn ra trong một thời gian dài, có thể từ 5 đến 20 năm và có thể lên tới 50 năm hoặc lâu hơn . Vốn ĐTQT có thể được biểu hiện dưới nhiều hình thức, có thể là tiền mặt, giấy tờ có giá trị, máy móc thiết bị , nguyên vật liệu, quyền sử dụng đất, bằng phát minh, sáng chế, bí quyết kỹ thuật hay nhãn hiệu hàng hoá, kinh nghiệm quản lý hay danh tiếng của công ty, v.v… Lợi ích mà hoạt động ĐTQT đem lại cũng rất đa dạng, không chỉ là lợi ích kinh tế mà còn có cả lợi ích chính trị văn hoá - xã hội , lợi ích về môi trường. ĐTQT được chia ra thành hai loại hình đầu tư cơ bản: Đầu tư gián tiếp và đầu tư trực tiếp. Với phạm vi đề án này , tôi chỉ đề cập đến loại hình đầu tư trực tiếp trong ĐTQT , hay còn gọi là đầu tư trực tiếp nước ngoài (ĐTTTNN). ĐTTTNN( Foreign Direct Investment – FDI) là một hình thức di chuyển vốn quốc tế , trong đó người chủ sở hữu vốn đồng thời là người trực tiếp quản lý và điều hành hoạt động sử dụng vốn . Thực chất, ĐTTTNN là việc các công ty nước ngoài đầu tư vốn vào nước sở tại , nhằm xây dựng các cơ sở sản xuất và làm chủ toàn bộ hoặc từng phần cơ sở đó . Nói khác đi, đây chính là hình thức mà chủ đầu tư nước ngoài đóng góp một số vốn đủ lớn vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, và điều đó cho phép hộ trực tiếp tham gia điều hành dự án đầu tư có toàn bộ hoặc một phần số vốn của họ . Trong hoạt động ĐTTTNN, nước đi đầu tư được gọi là nước chủ nhà, còn nước tiếp nhận vốn đầu tư được gọi là nước sở tại . Hoạt động ĐTQT nói chung và hoạt động ĐTTTNN nói riêng hình thành không chỉ đơn thuần là do mong muốn của các nhà đầu tư hay của các quốc gia đi đầu tư, mà đó chính là một xu hướng khách quan. 2. Tính tất yếu khách quan của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài : Xu hướng ĐTTTNN hình thành là do sự cần thiết và khả năng khách quan, thể hiện ở một số điểm sau : - Do sự gặp gỡ lợi ích giữa các bên trong hoạt động ĐTTTNN: + Đối với bên trong vốn đầu tư: do có nhiều vốn và cạnh tranh khốc liệt nên tỷ suất lợi nhuận của vốn giảm, ĐTTTNN sẽ giúp họ tìm được, nơi đầu tư có lợi nhuận cao xâm chiếm thị trường và tránh được hàng vào thuế quan và phi thuế quan (trong xu hướng bảo hộ mậu dịch). Từ đó hình thành nên những tập đoàn lớn, đa quốc gia và xuyên quốc gia. + Đối với bên tiếp nhận vốn? Do thiếu vốn tích luỹ, do nhu cầu tăng trưởng, nhu cầu đổi mới kỹ thuật, công nghệ và tiếp nhận kinh nghiệm quản lý tiên tiến... để khai thác tài nguyên tạo việc làm cho dân cư, và đặc biệt đối với các nước đang phát triển thu hút vốn ĐTTTNN còn bảo đảm cho nhu cầu tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá. - Do nhu cầu giải quyết những nhiệm vụ đặc biệt như xây dựng công trình có quy mô và cần hoạt động vượt ra ngoài phạm vi biên giới quốc gia đòi hỏi phải có sự phối hợp của nhiều nước, chẳng hạn như việc xây dựng các đường ống dẫn dầu và khí đốt, xây dựng hệ thống lưới điện xuyên Châu Âu, xây dựng tuyến cáp quang nối liền nhiều nước Châu á. Những nguyên nhân cơ bản trên đây khiến cho hoạt động đầu tư quốc tế hình thành và phát triển với quy mô ngày càng lớn. Tuy nhiên, khác với loại hình đầu tư gián tiếp, đầu tư trực tiếp trong ĐTQT có xu hướng phát triển mạnh mẽ hơn rất nhiều. Đó là do những đặc điểm riêng của loại hình đầu tư này. 3. Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài: Dựa trên cơ sở phân biệt giữa đầu tư gián tiếp và đầu tư trực tiếp trong ĐTQT, căn cứ vào thực tiễn hoạt động ĐTTTNN trên thế giới, có thể rút ra một ssó đặc đIểm nổi bật sau đây về ĐTTTNN: * Các nhà đầu tư nước ngoài phải đóng góp một số vốn tối thiểu vào vốn pháp định, tuỳ theo quy định của luật đầu tư của mỗi nước. Vốn pháp định trong dự án ĐTTTNN là vốn tự có của chủ đầu tư được quy định theo luật đầu tư. Sau khi góp vốn hợp lệ, nhà đầu tư nước ngoài có quyền tham gia vào việc quản lý và điều hành dự án đầu tư. ở Việt Nam, Luật đầu tư nước ngoài quy định tỷ lệ góp vốn của bên nước ngoàI tối thiểu không dưói 30% vốn pháp và không quy định giới hạn vốn tối đa. ở Mỹ tỷ lệ này được quy định là 10%, một số nước khác là 20%. * Quyền quản lý dự án đầu tư phụ thuộc vào mức độ góp vốn của mỗi bên, và sự hoạt động dưới bất cứ hình thức nào của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải tuân thủ pháp luật ở nước sở tại. Chẳng hạn, nếu vốn góp của nhà đầu tư là 100% thì nhà đầu tư nước ngoài có toàn quyền quản lý doanh nghiệp, và quyền này sẽ bị giảm đi nếu tỷ lệ vốn góp giảm xuống. * Lợi nhuận mà chủ đầu tư nước ngoài thu được phụ thuộc vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và được chia theo tỷ lệ góp vốn trong vốn pháp định. Phần lợi nhuận này thường được các nhà đầu tư chuyển về nước sau khi đã nộp một khoản thuế hoặc cũng có thể được sử dụng để tái đầu tư ở nước sở tại. * Hoạt động ĐTTTNN được thực hiện thông qua việc xây dựng doanh nghiệp mới, mua lại toàn bộ hay từng phần doanh nghiệp đang hoạt động hoặc mua cổ phiếu để thôn tính hay sáp nhập các doanh nghiệp vốn với nhau. Hoạt động ĐTTTNN thực hiện ở nước sở tại, nên toàn bộ quá trình từ đăng ký, triển khai, đến vận hành và kết thúc dự án ĐTTTNN phải chịu sự điều chỉnh của Bộ luật tương ứng, thường là luật đầu tư nước ngoài. Ví dụ ở Việt Nam, hoạt động ĐTTTNN chịu sự đIều chỉnh của Luật đầu tư nước ngoàI tại Việt Nam ban hành năm 1987, ngoàI ra còn có trên 90 văn bản dưới luật do Chính phủ và các Bộ ban hành nhằm quy định chi tiết việc thi hành đầu tư tại Việt Nam, chẳng hạn như Thông tư số 12/BKH của Bộ Kế hoạch - Đầu tư và Nghị định 24/CP của Chính phủ Việt Nam ban hành năm 2000. Với những đặc điểm trên ĐTTTNN đã có những tác động rất lớn đối với cả quốc gia đi đầu tư lẫn quốc gia tiếp nhận đầu tư. II. Tác động của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài: ĐTTTNN là một hoạt động có phạm vi ảnh hưởng rất rộng lớn và mang tính hai mặt. Nó không chỉ tác động lên nước đầu tư mà còn ảnh hưởng đối với nước tiếp nhận đầu tư. 1. Tác động đối với nước chủ nhà: Đối với nước chủ nhà, ĐTTTNN đem lại cho họ những lợi ích sau: - Thứ nhất, bằng hoạt động ĐTTTNN các chủ đầu tư có khả năng trực tiếp kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp, do đó có thể khai thác hiệu quả số vốn của họ. Đây là ưu đIểm vượt trội so với loại hình đầu tư gián tiếp, trong đó chủ đầu tư không trực tiếp đIũi hành hoạt động của dongh nghiệp mà họ bỏ vốn ra mua cổ phiếu, trái phiếu hoặc cho vay để kiếm lời qua lãi cho vay hay lợi tức cổ phần. - Thứ hai, Thông qua hình thức ĐTTTNN, các chủ đầu tư có thể chiếm lĩnh thị trường nước ngoài và tiếp cận được nguồn nguyên liệu của nước sở tại mà không phải chịu chi phí nhập khẩu và chi phí vận chuyển. Thay vì viẹc xuaqát khẩu vào một htị trường nào đó, nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp sản xuất và cho tiêu thụ sản phẩm ngay trên thị trường này thông qua ĐTTTNN. Bên cạnh đó, nhà đầu tư nước ngoàI còn tận dụng đượcnguồn nguyên liệu ở nước sở tại mà không phảI nhập khẩu từ một nước thư ba. - Thứ ba, các chủ đầu tư nước ngoài có thể tận dụng được nguồn nhân công giá rẻ, giúp họ giảm chi phí và nâng cao năng suất lao động. Bởi vì, ở những nước tiếp nhận vốn (thường là nước chậm và đang phát triển) thì mức sống cũng như mức lương là rất thấp, nguồn lao động lại dồi dào, do đó làm giảm đáng kể chi phí đầu vào cho các doanh nghiệp ĐTTTNN. - Thứ tư, do xây dựng được các doanh nghiệp trong lòng nước sở tại mà các chủ ĐTTTNN tránh được hàng rào bảo hộ mậu dịch của nước đó, đồng thời có thể nắm bắt được thông tin về thị trường, như quan hệ cung cầu, thị hiếu của khách hàng và kịp thời cải thiện mẫu mã chất lượng sản phẩm. Đây là lợi thế hơn hẳn so với việc xuất khẩu sản phẩm sang thị trường nước sở tại. - Thứ năm, ĐTTTNN giúp các nhà đầu tư chuyển giao công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường, chuyển giao những máy móc, thiết bị lão hoá sang các nước đang và kém phát triển. Ví dụ như những nước chuẩn bị chuyển sang sử dụng công nghệ nguồn như Nhật Bản, ĐàI Loan, Hàn Quốc… thì những nước chậm và đang phát triển trở thành thị trường nhập khẩu những công nghệ thế hệ cũ của các nước này. - Thứ sáu, ĐTTTNN còn giúp nước chủ nhà bành trướng sức mạnh về kinh tế, nâng cao uy tín chính trị trên trường quốc tế... Thường những nước có tiềm lực kinh tế lớn và có ảnh hưởng lớn trong nền kinh tế thế giới như Mỹ, Đức, Pháp, Nhật Bản… là những nước đầu tư đầu tư ra nước ngoài lớn nhất thế giới. Lợi ích của nước đi đầu tư thì có thể nhìn thấy một cách rõ ràng như vậy, tuy nhiên, đứng ở góc độ nước tiếp nhận thì việc đánh giá tác động của việc ĐTTTNN phải được xem xét trên nhiều khía cạnh, nhiều mặt. 2. Tác động đối với nước sở tại: 2.1. Nước sở tại là nước phát triển: Hiện nay dòng chảy của tư bản quốc tế đang đổ dồn vào các nước công nghiệp phát triển như Mỹ và Tây Âu. Những nước này trở thành những trung tâm thu hút vốn lớn nhất thế giới (xem phụ lục I, II). Đối với những quốc gia này, ĐTTTNN đã giúp tái cơ cấu nền kinh tế, hiện đại hoá những ngành công nghiệp quan trọng, phát triển các ngành mũi nhọn... Và một số những lợi ích cơ bản sau: * Giúp giải quyết khó khăn về vấn đề kinh tế - xã hội như thất nghiệp và lạm phát. Đây là 2 vấn đề mà nhiều nước phát triển đang phảI đương đầu, khi dòng vốn ĐTTTNN chảy vào, các công ty, các doanh nghiệp mọc lên và thu hút nhiều lao động trực tiếp, đồng thời tạo ra một đội ngũ lao động gián tiếp hoạt động trong các ngành dịch vụ, bổ trợ. Bên cạnh đó các công ty, các doanh nghiệp này sẽ tạo ra một khối lượng lớn hàng hoá và dịch vụ phong phú và đa dạng trên thị trường, góp phần làm giảm nguy cơ tăng giá và kìm chế lạm phát. * Cứu nguy cho một số Xí nghiệp trên bờ vực phá sản thông qua việc mua lại của các chủ ĐTTTNN. Khi đó, các công ty sẽ thoát khỏi cảnh nợ nần và có cơ hội phát triển trở lại, giữ vững chỗ đứng và danh tiếng trên thị trường. Đối với các công ty lớn thì việc bị phá sản sẽ dẫn đến phản ứng dây truyền trên thị trường và tác động xấu đến thị trường chứng khoán, chẳnh hạn như vụ sụp đổ của tập đoàn năng lượng Enron và công ty kiểm toán Arthur Anderson của Mỹ năm 2001. * Tăng thu ngân sách thông qua việc thu các loại thuế. Chẳng hạn như thuế thu nhập, thuế chuyển lợi nhuận về nước, thuế xuất nhập khẩu, thuế VAT… * Tạo ra môi trường cạnh tranh để thúc đẩy sự phát triển kinh tế, thương mại. ở các nước phát triển, cơ chế thị trường rất phát triển và có tính cạnh tranh cao, khi các nhà ĐTTTNN thâm nhập vào sẽ mở rộng thêm sân chơi này, làm tăng động lực phát triển kinh tế. * Giúp trao đổi kinh nghiệm quản lý và chiến lược cạnh tranh trong kinh doanh.v.v... 2.2. Nước sở tại là nước chậm và đang phát triển(NCVĐPT): Bên cạnh dòng vốn đổ xô vào các nước tư bản phát triển, còn có một lưu lượng vốn lớn chảy vào các nước chậm và đang phát triển. Đối với những nước này, tác động của hoạt động ĐTTTNN được đánh giá trên hai mặt cơ bản: mặt tích cực và mặt tiêu cực. 2.2.1. Những tác động tích cực: Hoạt động ĐTTTNN ngày càng chứng tỏ được vai trò quan trọng đặc biệt của nó đối với những nước chậm và đang phát triển, thể hiện ở những điểm sau: - Thứ nhất, ĐTTTNN giúp giải quyết vấn đề thiếu vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Vốn là một yếu tố quan trọng của tăng trưởng, đặc biệt trong giai đoạn đầu phát triển kinh tế. Nhiều nhà kinh tế đã giải thích sự nghèo khó của các nước chậm và đang phát triển thông qua cái "vòng luẩn quẩn" mà các nước này đang phải đối mặt. Đó là: Do sản lượng và thu nhập thấp, nên tích luỹ và đầu tư phát triển thấp, do đầu tư phát triển thấp nên trình độ khoa học công nghệ thấp, dẫn đến năng suất lao động thấp, kết quả là sản lượng và thu nhập thấp... Cái "vòng luẩn quẩn" này cứ tiếp diễn và quốc gia đó sẽ không phát triển nếu như không có một "cú huých" từ bên ngoài. Đó chính vốn ĐTTTNN. Thiếu vốn tích luỹ đã hạn chế quy mô và hạn chế đôi mới kinh tế, gây ra tình trạng mất cân đối trong xuất nhập khẩu, cán cân thanh toán thường xuyên bị thâm hụt, thiếu dự trữ ngoại tệ... Vì vậy, ĐTTTNN sẽ thúc đẩy xuất khẩu, nhập khẩu và làm tăng thu ngoại tệ, cải thiện tình trạng của cán cân thanh toán thâm hụt. Thực tế cho thấy, trong 3 thập kỷ qua các nước công nghiệp mới (NICs) Châu á đã nhận được trên 50 tỷ USD vốn ĐTTTNN, đây là nhân tố quan trọng giúp các nước này trở thành những con rồng châu á. ở những nước chậm và đang phát triển, một bộ phận vốn lớn đang nằm trong tay dân cư. Hoạt động ĐTTTNN là động lực huy động được nguồn vốn này đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, các nước này tiếp thu được cách quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn vốn của mình. - Thứ hai, hoạt động ĐTTTNN giúp giải quyết một phần tình trạng thất nghiệp ở các nước chậm và đang phát triển. Thông qua việc tạo ra cho sự kiện mới, hoặc mở rộng quy mô của các đơn vị kinh tế, ĐTTTNN đã tạo ra phần lớn công ăn việc làm cho người lao động, qua đó làm tăng thu nhập của người dân. Chẳng hạn, ở Xingapo, Braxin, Mêxcô, tỷ lệ lao động trong các doanh nghiệp có vốn ĐTTTNN trong tổng số lao động lần lượt là: 54%, 23%, 21% (Nguồn: Giáo trình sau đại học môn: Kinh tế quốc tế), đây là những tỷ lệ tương đối cao và có ý nghĩa lớn trong việc giảm thất nghiệp ở các nước này. - Thứ ba, ĐTTTNN giúp cho các nước chậm và đang phát triển tiếp thu được nguồn công nghệ tiên tiến, kinh nghiệm quản lý hiện đại của các nhà đầu tư nước ngoài. Phần lớn công nghệ hiện có ở các nước này là công nghệ lạc hậu, năng suất thấp, bên cạnh đó, khả năng quản lý kém hiệu quả. Hơn nữa, việc nhập khẩu công nghệ hiện đại của nước ngoài đòi hỏi một khoảng ngoại tệ rất lớn. Trong khi đó, ĐTTTNN có sự quản lý trực tiếp của nhà quản lý đầu tư, do đó họ sẽ lựa chọn được công nghệ thích hợp và đưa ra phương pháp quản lý hiệu quả. Như vậy, ĐTTTNN là một kênh chuyển giao công nghệ và kinh nghiệm quản lý quan trọng đối với các nước chậm và đang phát triển. - Thứ tư, ĐTTTNN góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế ở các nước chậm và đang phát triển theo hướng công nghệp hoá, và đưa nền kinh tế các nước này tham gia vào phân công lao động quốc tế một cách mạnh mẽ. Hoạt động ĐTTTNN tập trung chủ yếu vào các ngành quan trọng của nền kinh tế, chẳng hạn như các lĩnh vực: công nghệp chế tạo, công nghiệp lắp ráp có trình độ công nghệ tương đối cao. Khi tỷ trọng ngành công nghiệp ổn định trong nền kinh tế đã tăng lên thì các nước này có thể tham gia vào việc phân công lao động quốc tế thông qua việc chuyên môn hoá sản xuất những mặt hàng có lợi thế so sánh đối với phần còn lại của thế giới. - Thứ năm, hoạt động ĐTTTNN giúp khai thác một cách có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên đã có từ lâu, nhưng do thiếu vốn và công nghệ hoặc là chưa được khai thác, hoặc là đã được khai thác với quy mô nhỏ và không có hiệu quả. - Thứ sáu, ĐTTTNN giúp cho các nước chậm và đang phát triển đẩy mạnh xuất khẩu ra thị trường thế giới, và tăng độ mở của nền kinh tế trong xu hướng khu vực hoá và toàn cầu hoá. Các nước này đã sử dụng nguồ vốn ĐTTTNN như là một lá bài chính trong chiến lược "công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu". Một số nước có tỷ lệ đóng góp của tư bản nước ngoài vào việc xuất khẩu khá lớn, chẳng hạn như Xingapo là 72,1%, Braxin 32,2%, Mêxicô 32,1%, Đài Loan 25,6%, Hàn Quốc 24,6%, áchentina 24,9%, Thái Lan 23,7%... (Nguồn: Giáo trình sau đại học môn: Kinh tế quốc tế), khi tỷ trọng xuất khẩu trong GDP tăng lên cũng có nghĩa là độ mở của nền kinh tế tăng lên. Điều đó giúp cho các nước chậm và đang phát triển tham gia tích cực hơn vào tiến trình khu vực hoá và toàn cầu hoá. Ngoài ra, ĐTTTNN còn đóng góp vai trò to lớn đối với sự tăng trưởng của nền kinh tế, xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng vật chất - kỹ thuật, hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách, cơ chế hành chính và tạo ra xu hướng đầu tư ra nước ngoài... của các nước chậm và đang phát triển. Mặc dầu ĐTTTNN đem lại những lợi ích lớn cho các nước chậm và đang phát triển nhưng những lợi ích đó luôn đi kèm với những tác động tiêu cực. 2.2.2. Những tác động tiêu cực: Mặt trái của hoạt động ĐTTTNN thể hiện ở những khía cạnh sau: - Một là, ĐTTTNN dẫn đến tình trạng đầu tư tràn lan, huỷ hoại tài nguyên môi trường nếu như nước sở tại thiếu một kế hoạch cụ thể. Chính phủ của các nước chậm và đang phát triển có vai trò quyết định trong việc điều tiết cơ cấu đầu tư theo ngành, vùng ... có lợi cho việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Tuy nhiên, việc làm trên đôi khi lại đi trái với lợi ích của các chủ đầu tư ngoại quốc, vì các dự án ĐTTTNN thường chỉ quan tâm đến lợi nhuận hơn là những lợi ích cho xã hội. Do vậy, các nước chậm và đang phát triển phải luôn thận trọng trong quá trình quy hoạch đầu tư, thẩm định và quản trị các dự án ĐTTTNN. - Hai là, do không chủ động nên nước sở tại có điều chỉnh được cơ cấu đầu tư theo ngành, vùng... theo ý muốn. Đây là nguy cơ của sự phát triển không đều giữa các ngành các vùng kinh tế. - Ba là, công nghệ chuyển giao trong ĐTTTNN thường là công nghệ lạc hậu, cũ kỹ, giá cao, gây ô nhiễm môi trường và được chuyển giao một cách nhỏ giọt, khiến cho các nước sở tại luôn phải chạy theo công nghệ của nước ngoài, gây tốn kém thời gian và tiền của. - Bốn là, trong các dự án ĐTTTNN, do phía nước tiếp nhận thiếu kinh nghiệm quản lý nên thường bị thua thiệt. Chẳng hạn việc quản lý tài chính không rõ ràng dẫn đến tình trạng trốn thuế, làm giải nguồn thu ngân sách. - Năm là, môi trường đầu tư ở các nước chậm và đang phát triển thường kém hấp dẫn. Đây là nguyên nhân mà phần lớn dòng vốn đầu tư đổ dồn vào các nước công nghiệp phát triển trên thế giới.v.v. Nói tóm lại, những tác động trên đây của ĐTTTNN mới chỉ được nhìn nhận một cách trung nhất. Đối với mỗi quốc gia thì hoạt động ĐTTTNN lại có những ảnh hưởng riêng biệt do đặc thù của quốc gia đó. Đôi khi, những tác động trên lại phụ thuộc vào hình thức ĐTTTNN mà nhà đầu tư lựa chọn ở nước sở tại. III. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài: Trong thực tiễn, hoạt động ĐTTTNN có nhiều hình thức tổ chức khác nhau, trong đó có 3 hình thức phổ biến là: - Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng. - Doanh nghiệp liên doanh. - Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Mỗi hình thức có những đặc trưng riêng, cụ thể từng hình thức như sau: 1. Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng: Hình thức hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hay còn gọi là hợp đồng hợp tác kinh doanh là hình thức mà các bên đối tác (bên nước ngoài và bên nước sở tại) sẽ hợp tác kinh doanh với nhau theo một hợp đồng kinh doanh. Hình thức này không hình thành nên một pháp nhân ở nước sở tại, mà nhà đầu tư nước ngoài được phép thành lập văn phòng đại diện của mình. Các hoạt động sản xuất kinh doanh của các bên được tiến hành theo nội dung và các điều lệ của hợp đồng. Theo Luật đầu tư nước ngoàI ở Việt Nam, Hợp đồng hợp tác kinh doanh là hình thức đầu tư trong đó bên Việt Nam và bên nước ngoài cùng nhau thực hiện hoẹp đồng được ký kết giữa hai bên vè việc cùng phối hợp với nhau trong sản xuất hoặc tiêu thụ một loại sản phẩm hay dịch vụ nào đó với sự quy định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi bên trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Thông thường, hình thức này chiếm tỷ trọng khiêm tốn trong tổng số vốn ĐTTTNN. Do hình thức này khó thực hiện trên thực tế và hiệu quả đem lại thường không cao. 2. Doanh nghiệp liên doanh: Doanh nghiệp liên doanh (DNLD) là một tổ chức kinh doanh quốc tế của các bên tham gia có quốc tịch khác nhau trên cơ ở cùng góp vốn, cùng kinh doanh, cùng quản lý, và cùng phân phối kết quả kinh doanh nhằm thực hiện các cam kết trong hợp đồng liên doanh và điều lệ DNLD phù hợp với khôn khổ hợp pháp nước sở tại. Khác với hình thức Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng, hình thức DNLD có một số đặc trưng cơ bản sau: - Đặc trưng về pháp lý: + Trước hết, DNLD là một pháp nhân của nước sở tại. Do đó, doanh nghiệp này phải hoạt động theo luật pháp của nước sở tại. Hình thức pháp lý của liên doanh là do các Bên thoả thuận phù hợp với các quy định của Pháp luật nước sở tại. Ví dụ, ở Việt Nam hiện nay mới chỉ cho phép các DNLD hoạt động với hình thức công ty TNHH. ở nhiều nước, DNLD còn được phép hoạt động dưới hình thức công ty trách nhiệm vô hạn, các hiệp hội góp vốn... + Bên cạnh đó, quyền quản lý doanh nghiệp còn phụ thuộc vào tỷ lệ vốn góp, có nghĩa là bên nào có tỷ lệ góp vốn cao thì sẽ nắm vững vị trí chủ chốt và quan trọng trong bộ máy quản lý. +Sau nữa, quyền lợi và nghĩa vụ của các Bên được ghi trong hợp đồng liên doanh và điều lệ của DNLD. - Đặc trưng về kinh tế - tổ chức: + Về tổ chức, Hội đồng quản trị của DNLD là môi hình tổ chức chung cho mọi DNLD không phụ thuộc vào quy mô, lĩnh v ực hai ngành nghề hoạt động. Đây là cơ quan lãnh đạo cao nhất của DNLD. + Về kinh tế,luôn có sự gặp gỡ và phân chia lợi ích giữa các Bên trong liên doanh. Lợi nhuận trong DNLD được phân chia theo tỷ lệ vốn góp. - Đặc trưng về kinh doanh: Trong liên doanh, các Bên đôi tác về cùng góp vốn, cùng sở hữu nên thường xuyên phải cùng nhau bàn bạc để giải quyết mọi vấn đề cần thiết và nảy sinh trong quá trình sản xuất, kinh doanh . Các quyết định kinh doanh có thể được đưa ra theo nguyên tắc nhất trí hoặc quá bán. - Đặc trưng về văn hoá - xã hội: Trong DNLD cũng luôn có sự cọ xát, gặp gỡ giữa các nền văn hoá khác nhau, được thể hiện ở sự khác biệt về ngôn ngữ, triết lý kinh doanh, lối sống, tập quán, ý thức pháp luật... Điều này dễ dẫn đến những mâu thuẫn giữa các bên đối tác, và có thể trở thành nguyên nhân dẫn đến đổ vỡ DNLD. Tóm lại, những đặc trưng trên đây của hình thức DNLD thích hợp với quá trình ĐTTTNN ở thời kỳ đầu. Nó giúp cho nước sở tạ tránh được những sự kiểm soát của nước ngoài, đồng thời giúp bên đối tác nước ngoài hạn chế được rủi ro của môi trường kinh doanh. Những đặc điểm này hoàn toàn khác biệt với hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. 3. doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài : Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài (DN 100% VNN) là một thực thể kinh doanh quốc tế, có tư cách pháp nhân trong đó các nhà đầu tư nước ngoài góp 100% vốn pháp định, tự quản lý doanh nghiệp và tự chịu hoàn toàn trách nhiệm về kết kinh doanh của doanh nghiệp. So với DNLD, DN 100% VNN có một số đặc trưng khác biệt sau: - Đặc trưng về pháp lý: + DN 100% VNN cũng là pháp nhân của nước sở tại, nhưng toàn bộ doanh nghiệp lại thuộc sở hữu của người nước ngoài. + Hình thức pháp của DN 100% VNN là do nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn trong khuôn khổ luật pháp nước sở tại. Ví dụ, ở Việt Nam, hình thức hợp pháp của DN 100% VNN là công ty TNHH. + Quyền quản lý doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài hoàn toàn chịu trách nhiệm. - Đặc trưng về kinh tế - tổ chức: + Mô hình tổ chức của DN 100% VNN là do nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn trong khuôn khổ pháp luật nước sở tại + Về kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài chịu trách nhiệm về mọi kết quả kinh doanh của doanh nghiệp và được hưởng toàn bộ kết quả kinh doanh sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính đối với nước sở tại. - Đặc trưng về kinh doanh: Khác với DNLD, nhà đầu tư nước ngoài có toàn quyền quyết định mọi vấn đề trong DN 100% VNN. Môi trường kinh doanh ở nước sở tại thường xuyên tác động, chi phối rất lớn đến kết quả và quy mô của họat động kinh doanh của DN 100% VNN. - Đặc trưng về văn hoá - xã hội: Trong DN 100% VNN cũng có sự gặp gỡ, cọ xát giữa các nền văn hoá khác nhau, nhưng sự khác biệt chỉ phát sinh trong quan hệ giữa nhà đầu tư nước ngoài với người lao động là dân bản sứ bên mức độ và tính chất cọ xát ít hơn so với DNLD. Với những đặc trưng trên, DN 100% VNN thường xuất hiện trong giai đoạn sau của quá trình ĐTTTNN, khi mà nhà đầu tư đã tích tụ được một số kinh nghiệm làm ăn ở nước sở tại, đồng thời nước sở tại hoàn toàn có khả năng kiểm soát đối với hoạt động đầu tư nước ngoài. Dù hoạt động dưới bất cứ hình thức nào, quá trình ĐTTTNN cũng phải chịu những tác động, ảnh hưởng to lớn từ môi trường đầu tư ở nước sở tại và ở các môi trường khác. IV. Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài: Những yếu tố tác động đến hoạt động ĐTTTNN có thể là những yếu tố nằm ngay bên trong nước sở tại (yếu tố chủ quan), cũng có thể là những yếu tố từ bên ngoài (yếu tố khách quan) 1. Yếu tố chủ quan: Thực chất những yếu tố chủ quan chính là những yếu tố thuộc về môi trường đầu tư ở nước sở tại, dưới cách này hay cách khác, chúng tác động một cách mạnh mẽ lên dòng vốn ĐTTTNN. Nó thể hiện ở những điểm sau: -Thứ nhất là những yếu tố thuộc môi trường kinh tế. Trong đó bao gồm: chiến lựợc phát triển kinh tế của nước sở tại; cơ cấu kinh tế; thể chế kinh tế của nền kinh tế (thể chế kinh tế thị trường, cơ chế tập trung hay nền kinh tế hỗn hợp); trình độ phát triển kinh tế; quy mô của nền kinh tế (thu nhập bình quân, GDP…)v.v. Những yếu tố trên có thể tạo thuận lợi, hoặc gây rủi ro cho nhà đầu tư nước ngoài. Những trường hợp xảy ra rủi ro là do suy thoái kinh tế, lạm phát, cán cân thanh toán thâm hụt. Vì vậy một môi trường kinh tế phát triển và ổn định là động lực lớn thu hút vốn ĐTTTNN. -Thứ hai là những yếu tố thuộc về môi trường chính trị, như thể chế chính trị (thể chế quân chủ, cộng hoà, hay xã hội chủ nghĩa); những chính sách phát triển kinh tế (chính sách tài chính – tiền tệ, chính sách điều chỉnh tỷ giá hối đoái, chính sáh dự trữ ngoại tệ chính sách tài khoá…). Hoạt động ĐTTTNN phải đối mặt với 3 loại rủi ro vè chính trị, đó là: việc tịch thu hành chính, các quy định không mong đợi, những quy định ngoài ý muốn. Người ta cũng đã đưa ra được 8 tiêu thức đánh giá rủi ro chính trị, đó là: sự ổn định của hệ thống chính trị; sự xung đột nội bộ sắp xảy ra; sự đe doạ từ bên ngoài; mức độ kiểm soát hệ thống kinh tế; sự tin cậy của quốc gia như một đối tác kinh doanh; sự bảo đảm hiến pháp; hiệu quả của quản lý hành chính; những mối quan hệ về lao động. -Thứ ba là những yếu tố thuộc môi trường luật pháp. Những yếu tố này ảnh hưởng đến phương thức thâm nhập thị trường của nhà đầu tư (xuất khẩu hay ĐTTTNN); ảnh hưởng đến việc lựa chọn lĩnh vực đầu tư; ảnh hưởng đến sự hoạt động an toàn của nhà đầu tư ở nước sở tại… Nguồn luật quan trọng nhất tác động lên hoạt động ĐTTTNN là luật đầu tư nước ngoài, vì vậy, các quốc gia không ngừng hoàn thiện hệ thống luật pháp, đặc biệt là luật đầu tư nước ngoài theo hướng có lợi cho nhà đầu tư đê tắng sức hấp dẫn của môi trường đầu tư. -Thứ tư là những yếu tố thuộc môi trường văn hoá. Những yếu tố này bao gồm các phong tục tập quán, thuần phong mỹ tục, thị hiếu, thẩm mỹ, nghệ thuật, tôn giáo, ngôn ngữ, lối sống…Chúng tác động gián tiếp lên hoạt động ĐTTTNN thông qua thị hiếu, nhu cầu tiêu dùng, phong cách làm việc của con người. - Thứ năm là các thủ tục hành chính nhà đầu tư sẽ phải trải qua khi thực hiện hoạt động ĐTTTNN ở nước sở tại. Đó là những thủ tục về cấp giấy phép đầu tư, thủ tục thẩm định dự án đầu tư, thủ tục cho thuê đất, nhượng quyền sử dụng đất, thủ tục đăng ký tư cách pháp nhân, chế độ kế toán, đăng ký dịch vụ Bưu chính viễn thông, đăng ký tài khoản ở ngân hàng, thủ tục đăng ký sử dụng lao động nước ngoài...Nói chung mong muốn của nhà đầu tư nước ngoài là các thủ tục hành chính phải hết sức đơn giản, để có thể nhanh chóng đưa một dự án ĐTTTNN đi vào triển khai, vận hành. Vì vậy, nếu thủ tục hành chính quá rườm rà, phức tạp, nhiều cửa sẽ là một yếu tố cản trở dòng vốn ĐTTTNN. - Thứ sáu là cơ sở hạ tầng vật chất - kỹ thuật ở nước sở tại. Yếu tố này tạo ra khả năng thực hiện các giao dịch và đưa sản phẩm, dịch vụ tới thị trường, giúp cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và lưu thông hàng hoá được thực hiện một cách nhanh chóng. Nó bao gồm hệ thống giao thông (đường xá, cầu cống, sân bay, bến cảng), hệ thống điện, hệ thống cấp thoát nước, mạng lưới Bưu chính viễn thông, thông tin liên lạc, dịch vụ bảo hiểm, kế toán, kiểm toán, dịch vụ ngân hàng tài chính và các nhân tố cơ bản khác. Nếu hệ thống cơ sở hạ tầng tốt sẽ là một yếu tố hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Điều này cũng giải thích tại sao dòng vốn ĐTTTNN lại đổ dồn vào các nước công nghiệp phát triển, như Mỹ và Tây Âu, nơi có điều kiện về cơ sở hạ tầng rất phát triển. - Thứ bảy là yếu tốt con người. Đây là nhân tố tham gia trực tiếp và gián tiếp vào hoạt động của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Một bộ phận nằm trong đội ngũ cán bộ quản lý, một bộ phận nằm trong đội ngũ lao động. Nếu như nguồn nhân lực ở nước sở tại có chất lượng thấp thì sẽ gây khó khăn cho các nhà đầu tư trong việc đào tạo cán bộ quản lý cũng như công nhân. Vì vậy, một quốc gia có được đội ngũ lao động chất lượng và trình độ cao sẽ trở thành nơi hấp dẫn đối với các hoạt động ĐTTTNN. - Thứ tám là yếu tố thuộc về thị trường. Quy mô và khả năng tăng trưởng về thị trường có ảnh hưởng lớn đến quyết định đầu tư của nhà ĐTTTNN. Thông thường, một thị trường lớn với sức mua cao, tăng trưởng nhanh sẽ đóng vai trò then chốt trong việc tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, do đó nó sẽ tạo ra sức hút lớn đối với vốn ĐTTTNN. Một số nước lớn như nước Mỹ, Trung Quốc đã chứng tỏ được lợi thế về thị trường, và do đó trở thành những trung tâm hút vốn lớn trên thế giới. - Thứ chín là độ mở của nền kinh tế so với khu vực và thế giới. Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào nước sở tại không chỉ với mục đích chiếm lĩnh thị trường này, mà còn dựa vào nước sở tại như là một điểm tựa để xâm nhập các thị trường. Vì vậy các nhà đầu tư nước ngoài luôn tìm kiếm những nước có cơ chế thông thoáng, tự do hoá về mậu dịch và đầu tư. Do đó, các quốc gia hiện nay luôn hướng đến chính sách tự do hoá một cách toàn diện, hội nhập vào nền kinh tế thế giới một cách sâu, rộng như là một chiến lược tăng sức hút với vốn ĐTTTNN. - Thứ mười là sức mạnh và sự ổn định của đồng nội tệ. Nếu nhà đầu tư đi đầu tư bằng Đô la Mỹ sau đó định giá bằng đồng nội tệ bị mất giá trị thì sẽ dẫn đến giảm giá trị vốn đầu tư cũng như lợi nhuận khi chuyển về nước. Vì vậy, nếu đồng tiền của nước sở tại bất ổn định và dao động nhiều thì sẽ gây rủi ro lớn cho nhà đầu tư và hạn chế dòng vốn ĐTTTNN. Ví dụ như cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ Châu á năm 1997 đã làm cho đồng tiền của các nước Châu á bị mất giá so với đồng Đô la Mỹ, và lập tức các nhà đầu tư liên tiếp rút vốn khỏi các thị trường này, khiến cho vốn ĐTTTNN ở Châu á giảm liên tục trong những năm 1996,1997, 1998. - Cuối cùng là các chính sách quản lý vĩ mô của nàh nước. Yếu tố này thường ảnh hưởng gián tiếp đến hoạt động ĐTTTNN. Ví dụ như sự can thiệp quá sâu của Nhà nước luôn tạo ra cảm giác không an toàn cho nhà đầu tư và làm giảm mức độ cạnh tranh trên thị trường. Chủ đầu tư nước ngoàI luôn muốn duy trì sự đIều tiết tối thiểu của Chính phủ nước sở tại đối với các công ty tư nhân. Đồng thời, niềm tin của họ sẽ tăng lên khi chính sách quản ý vĩ mô của Nhà nước ổn định và có thể dự báo được, vì “luật chơI không thay đổi giữa cuộc chơI”. Bên cạnh đó, một Chính phủ trung thực và có hiệu quả, có khả năng duy trì trật tự luật pháp của nước sở tại cũng là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho nhà đầu tư. Vì vậy, các chính sách quản lý vĩ mô khi đưa ra cần phảI hợp lývà tạo thuận lợi cho nhà đàu tư, bảo vệ môI trường cạnh tranh và giảm thiểu tiêu cực trong thi hành luật pháp. Bên cạnh những yếu tố chủ quan trên là những yếu tố thuộc môi trường bên ngoài nước sở tại hay là những yếu tố khách quan. 2. Yếu tố khách quan: Những yếu tố khách quan tác động lên hoạt động ĐTTTNN được xem xét dưới góc độ của nước sở tại, và bao gồm những điểm sau: - Một là khả năng của nhà đầu tư. Trong giai đoạn suy thoái của nền kinh tế thế giới, dòng vốn ĐTTTNN đều giảm sút, do hầu hết các nước chủ nhà thay nhau rút vốn đầu tư về nước vì lý do yếu kém về mặt tài chính. Ngược lại, khi có nền tài chính vững mạnh thì các chủ đầu tư lại chuyển vốn ra nước ngoài để đầu tư thu lợi nhuận. - Hai là sự biến động của tình hình kinh tế khu vực và thế giới. Chẳng hạn như những cuộc khủng hoảng kinh tế tầm khu vực và thế giới luôn có ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động ĐTTTNN. Điều này là rất rõ ràng, vì khi xảy ra khủng hoảng thì tiềm lực của các chủ đầu tư cũng như nước sở tại đều suy yếu. Sức mua của thị trường giảm sút, do đó tỷ suất lợi nhuận cũng suy giảm. Khi đó, hiệu quả tất yếu này là sự giảm sút của hoạt động ĐTTTNN trên phạm vi khu vực và Thế giới. - Ba là sự cạnh tranh từ các quốc gia khác trong việc thu hút vốn ĐTTTNN. Xác định được vai trò của ĐTTTNN đối với nền kinh tế nên hầu hết các quốc gia đều chú tâm đến việc thu hút nguồn vốn này. Điều đó dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt giữa các quốc gia thu hút vốn.Sự cạnh tranh này sẽ dẫn đến sự giảm sút trong ĐTTTNN ở những nước có môi trường đầu tư kém hấp dẫn. Hiện nay, Trung Quốc đang nổi lên một hiện tượng hút vốn ĐTTTNN mạnh trên thế giới, và điều đó có ảnh hưởng đến các quốc gia khác. Bên cạnh việc bị chi phối bởi những nhân tố trên, sự vận động của dòng vốn ĐTTTNN còn chịu sự chi phối của những xu hướng nhất định. V. Các xu hướng vận động của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên thế giới. Hoạt động ĐTTTNN ngày càng gia tăng và liên tục biến động, đặc biệt là trong những năm gần đây. Vì vậy, việc định hình xu hướng biến động và dự báo sự thay đổi của hoạt động này trong tương lai có ý nghĩa quan trọng đối với việc hoạch định chính sách về thu hút vốn ĐTTTNN của mỗi quốc gia. Sau đây là một số xu hướng nổi bật. 1. Xu hướng tự do hoá trong đầu tư trực tiếp nước ngoài: Tự do hoá đầu tư là một xu hướng, trong đó hoạt động ĐTTTNN được tạo những điều kiện ngày càng thuật lợi cả về mặt pháp lý cũng như mặt hành chính và về các điều kiện cần thiết khác cho quá trình đầu tư trực tiếp được triển khai. Nội dung của xu hướng tự do hoá đầu tư là việc Chính phủ áp dụng các biện pháp cần thiết nhằm hoàn thiện các môi trường pháp lý, ổn định môi trường kinh tế vĩ mô, cải cách các thủ tục hành chính cũng như áp dụng các đòn bẩy kinh tế... để khuyến khích hoạt động ĐTTTNN vào một quốc gia nhất định. Xu hướng tự do hoá ĐTTTNN được thể hiện ở 3 bình diện: quốc gia, khu vực và quốc tế. Trên bình diện quốc gia là việc giảm dần những hạn chế về hình thức đầu tư, lĩnh vực đầu tư , về những quy định trong việc góp vốn, về quyền thuê mướn nhân công, quy định về chuyển giao công nghệ, tỷ hàng hoá xuất khẩu, tỷ lệ nội địa hoá... Bên cạnh đó, các quốc gia cũng đưa ra các khuyến khích khác như tăng cường đào tạo nguồn nhân lực, các ưu đãi tài chính và thuế... để kích thích các nhà đầu tư nước ngoài. Trên bình diện khu vực và bình diện quốc tế, tự do hoá đầu tư là việc hình thành lên những khu vực đầu tư tự do, ký kết các hiệp định thương mại - đầu tư song phương, và đa phương trong từng khu vực cũng như trong tổ chức quốc tế nhằm tạo thuận lợi hơn cho hoạt động ĐTTTNN phát triển. 2. Vai trò ngày càng quan trọng của các tập đoàn xuyên quốc gia trong việc đầu tư trực tiếp nước ngoài: Các tập đoàn xuyên quốc gia là nguồn cung cấp vốn, công nghệ và Xí nghiệp quản lý chính trong ĐTQT. Nếu như năm 1990 có khoảng 37.000 tập đoàn loại này với khoảng 170.000 chi nhánh và cơ sở ở nước ngoài thì đến năm 1995 đã có khảng 39.000 tập đoàn với khoảng 270.000 chi nhánh là cơ sở ở nước ngoài, nắm giữ 2700 tỷ USD, tương ứng với 10% GDP trên Thế giới (Nguồn: Giáo trình sau đại học Môn Kinh tế quốc tế). Sự thống trị của các tập đoàn này đã đưa vai trò của chúng lên cao trong nền kinh tế của các nước tiếp nhận vốn đầu tư. Tuy nhiên, với sự tác động mạnh của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ, các tập đoàn xuyên quốc gia hiện nay đang chịu sự cạnh tranh đáng kể của các hãng có quy mô vừa và nhỏ trên toàn cầu, đặc biệt là trong lĩnh vực dịch vụ mà biểu hiện rõ nhất là dịch vụ thông tin. 3. Có sự thay đổi đáng kể về địa bàn đầu tư theo hướng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chủ yếu chảy vào các nước công nghiệp phát triển: Nếu như ở những năm đầu của thế kỷ XX khoảng 70% nguồn vốn ĐTTTNN chảy vào các nước đang phát triển thì từ thập kỷ 60 trở lại đây lại có tới 70 - 80% vốn ĐTTTNN chảy vào công nghiệp các nước phát triển. Năm 1950, vốn ĐTTTNN vào các nước này chiếm 40% vốn ĐTTTNN trên Thế giới, năm 1960 tỷ lệ này là 69%, năm 1970 là 67,6%, năm 1980 là 73,65, năm 1986 chiếm 83,2%. Chỉ tính riêng năm 1999, các nước công nghiệp phát triển đã thu hút được 657,9 tỷ USD trong tổng số 865,5 tỷ USD vốn ĐTTTNN, chiếm tỷ trọng 76% (Nguồn: Giáo trình sau đại học Môn Kinh tế quốc tế). Sở dĩ có tình trạng nêu trên là do các nguyên nhân chủ yếu sau: * Do tác động của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ làm xuất hiện những ngành sản xuất mới có hàm lượng khoa học - công nghệ cao và cần quy mô vốn đầu tư lớn. Bên canh đó, các nước công nghiệp phát triển nắm độc quyền về những ngành công nghiệp mũi nhọn (điện tử, người máy, vật liệu mới...) và có khả năng tiếp nhận vốn ĐTTTNN trong lĩnh vực này. Vì vậy, các nhà đầu tư đã chọn các nước công nghiệp phát triển để thực hiện các dự án đầu tư của mình. * Khối lượng lợi nhuận siêu ngạch thu được từ những ngành công nghiệp mũi nhọn là rất lớn nên đã tạo ra sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với dòng vốn đầu tư ĐTTTNN vào các nước công nghiệp phát triển. * Môi trường đầu tư ở các nước này mang tính đồng bộ, ổn định và thuận lợi hơn so với các nước đang phát triển về mọi mặt. * Do chính sách bảo hộ mậu dịch của các nước công nghiệp phát triển ngày càng chặt chẽ và tinh vi, vì vậy để thâm nhập những thị trường này thì việc lựa chọn hình thức ĐTTTNN là cách thức tối ưu. * Do tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến nên ý nghiã của yếu tố lao động và nguyên liệu rẻ giảm đi. Dòng vốn còn lại bên cạnh dòng vốn chảy vào các nước tư bản chủ yếu đổ xô vào các nước đang phát triển ở Châu á, ở đây xuất hiện những quốc gia dư thừa vốn và bắt đầu thực hiện đầu tư ra nước ngoài, đây là một xu hướng mới trong ĐTTTNN hiện nay. 4. Có sự thay đổi lớn trong tương quan lực lượng giữa các chủ ĐTTTNN, trong đó các nước NICs Châu á và các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) trở thành những chủ đầu tư quan trọng: Đầu những năm 80, các nướcNICs Chân á xuất hiện với tư cách là những thành viên mới tham gia vào xuất khẩu vốn. Trong cùng một thời gian các nứoc này một mặt tăng cường thu hút vốn đầu tư từ các nước tư bản, một mặt lại khuyến khích các công ty nước mình đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài. Địa bàn đầu tư chủ yếu của các nước này là ASEAN và Trung Quốc. Cũng trưởng thành một cách nhanh chóng như các nước NICs, các nước OPEC đã nhờ vào cuộc khủng hoảng dầu mỏ mà thu được một nguồn ngoại tệ lớn và xuất hiện nhu cầu đầu tư ra nước ngoàI. Trong vòng 7 năm (1974-1981), tổng vốn đầu tư của OPEC vào các nước đang phát triển là 804 tỷ. Tuy nhiên, phần lớn vốn đầu tư là các khoản cho vay, vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ. 5. Có sự thay đổi sâu sắc trong lĩnh vực đầu tư theo hướng giảm tương đối đầu tư vào kết cấu hạ tầng và kinh tế trang trại ở các nước đang phát triển, tăng đầu tư vào khai thác dầu khí và khoáng sản, đặc biệt là tỷ trọng đầu tư vào các ngành công nghiệp chế tạo ngày càng lớn: Đầu thế kỷ 20, các nước thường đầu tư ra nước ngoài hướng vào các lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, sản xuất và chế biến nông sản. Ngày nay, các lĩnh vực này đa giảm đi đáng kể trong ĐTTTNN, mặc dù có một số nước tư bản phát triển còn có đầu tư cuả tư nhân vào một số cơ sở thuộc kết cấu hạ tầng, như: cầu, đường sắt, hàng không, nhà máy đIện… theo hình thức xây dựng khai thác chuyển giao (BOT). Đặc biệt sự giảm sút trong nông nghiệp là rất đáng kể. Do sự bảo hộ mậu dịch của các nước tư bản phát triển và sự trợ cấp quá mức đối với nông sản ở những nước đang phát triển khiến cho giá nông sản tuy rất rẻ nhưng không tiêu thụ được trên những thị trường lớn. Chỉ có một vàI cây nguyên liệu đặc biệt như: cao su, dầu cọ, đIều, tơ tằm, đay… vẫn thu hút được tư bản nước ngoàI đầu tư thông qua các dự án liên doánhản phẩm hoặc dự án vay vốn của các ngân hàng tư nhân như ở Malaixia, ấn Độ, Inđônêxia… Ngựơc lại với xu hướng trên, ĐTTTNN vào khai thác dầu khí và khoáng sản lại tăng lên đãng kể. Thực tế cho thấy ở bất kỳ nước nào, khi có khả năng phát hiện ra các mỏ dầu khí, đều có sự thu hút rất mạnh tư bản nước ngoàI, từ những khâu mạo hieemr nhất trong kinh doanh là thăm dò. Nhu cầu lớn và đa dạng về loại tàI nguyên nhiên liệu này của thế giới cho phép nước sở tại thayđổi đIều khoản về đầu tư ngày càng có lợi cho mình mà các công ty tư bản vẫn tiếp tục chấp nhận. Một thí dụ rõ nét nhất về sức hút mạnh mẽ của dầu mỏ là, một loạt các công ty của các nước Anh, Pháp, Hà Lan, úc đã bỏ qua lệnh cấm vận của Mỹ để liên doanh với Việt Nam trong những năm trước khi lệnh cấm vận chưa được bãi bỏ. Nguyên nhân của xu hướng trên là do mức lợi nhuận cao trong ngành dầu khí và khai khoáng, do mức nhu cầu lớn về dầu mỏ trong công nghiệp và đời sống, các nữa, các nước đang phát triển có các mỏ dầu lại chưa có đủ khả năng để khai thác, nên phảI kết hợp với nhà ĐTTTNN mới sử dụng được nguồn lợi đó. Bên cạnh ngành dầu khí và khai khoáng, các ngành chế tạo cũng đang thu hút ngày càng mạnh vốn ĐTTTNN trong giai đoạn hiện nay. Nguyên nhân của chiều hướng này, thứ nhất là do đầu tư vào công nghiệp chế tạo là lĩnh vực có thị trường tiêu thụ đa dạng và rộng lớn. Thứ hai là số lượng vốn đầu tư vào một dự án công nghiệp chế tạo cũng thường không lớn, do đó, thích hiợp với yêu cầu phân tán vốn để tránh rủi rotrong kinh doanh của các công ty vừa và nhỏ. Thứ ba, khi hàng loạt các nước áp dụng các đạo luật chống ô nhiễm môi trường một cách nghiêm ngặt thì đầu tư để sản xuất, chế tạo sản phẩm cuối cùng ở nước ngoài sẽ tiết kiệm được một khoản khi phí rất lớn. Thứ tư, đây cũng là lĩnh vực mà khoảng cách từ vùng nguyên liệu tới nơi sản xuất và tiêu thụ ngắn, do vậy tiết kiệm đựoc chi phí lưu thông… 6. Xu hướng ngày càng đề cao vấn đề hiệu quả xã hội trong ĐTTTNN: Vấn đề ĐTTTNN hiện nay được xem xét dưới góc độ hiệu quả kinh tế- -xã hội. Khi xem xét hiệu quả ĐTTTNN, các nước tiếp nhận đầu tư thường gắn với việc xem xét các chỉ tiêu như tạo vốn, tạo việc làm, thu hút công nghệ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, bảo đảm an ninh và trật tư xã hội, tác động đối viớia môi trường tự nhiên… Chính vì vậy, trong quá trình tiếp nhận ĐTTTNN, nước sở tại cần có sự đánh giá, em xét hiệu quả xã hội của dự án đầu tư một cách cụ thể và không chấp nhận dự án không bảo đẩm hiệu quả xã hội. Trong khi đó, những dự án có hiệu quả kinh tế không cao, xong vấn có thể được chấp nhận nếu như có hiệu quả về mặt xã hội. Nói tóm lại, ĐTTTNN là một vấn đề rất lớn, vì vậy có rất nhiều cách hiểu và nhìn nhận về nó. Phần trình bày trên đây chỉ nhằm đem lại cách hiểu cơ bản nhất về hoạt động ĐTTTNN. Mục đích của công việc này là có thể đánh giá được một cách sâu sắc và khoa học thực trạng ĐTTTNN ở Việt Nam trong giai đoạn 1996-2001 được trình bày ở chương II. Chương II: Thực trạng về hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoàI tại Việt Nam trong giai đoạn 1996-2001 I.Một số nhận xét về môI trường đầu tư ở Việt Nam : Xuất phát từ chính sách đổi mới nền kinh tế, mở cửa và hội nhập với nước ngoài bắt đầu từ năm 1986, đồng thời nhận thấy được vai trò của hoạt động ĐTTTNN, ngày 19/12/1987, lần đầu tiên Quốc hội nước ta đã thông qua Luật đầu tư nước ngoài cho phép các tổ chức, cá nhân là người nước ngoài được đầu tư vào Việt Nam. Và qua 4 lần sửa đổi, bổ sung Luật đầu tưnước ngoài vào các năm 1990, 1992, 1996, tháng 4/2000, môi trường đầu tư đã được cải thiện thông thoáng hơn như quy định tháo gỡ kịp thời những khó khăn vướng mắc, giảm thiểu rủi ro cho các nhà đầu tư, mở rộng quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh, đa dạng hoá hình thức, lĩnh vực đầu tư… Sau đây là một số đánh giá có tính khái quát về môi trường đầu tư mà Việt Nam đã tạo lập và cải thiện trong những năm gần đây. 1. Môi trường bên trong: 1.1. Môi trường kinh tế: Việt Nam là một quốc gia đang phát triển ở trình độ thấp, với thể chế kinh tế là cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước và sự lãnh đạo của Đảng, điều đó phần nào tạo thuận lợi cho hoạt động ĐTTTNN. Hơn nữa, Việt Nam đang thực hiện chiến lược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu, với những chính sách ưu đãi đã và đang tạo ra nhiều cơ hội cho nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, môi trường kinh tế vĩ mô của Việt Nam còn nhiều hạn chế, yếu kém, chưa tạo được thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp có vốn ĐTTTNN nói riêng. Chẳng hạn, tốc độ tăng trưởng hiện nay đã giảm đáng kể so với thời kỳ trước. Nếu tốc độ tăng GDP bình quân giai đoạn 1991-1996 là 8,42% thì giai đoạn 1997-2001 là 6,44% (Nguồn:Thời báo kinh tế Việt Nam, số tổng hợp 2000-2001). Thêm vào đó là việc định giá quá cao đồng VND so với đồng USD đã làm giảm vốn đầu tư bằng VND của nhà đầu tư. Hiện nay, tuy thị trường hàng hoá-dịch vụ phát triển nhanh, nhưng do quản lý chưa tốt nên tình trạng kinh doanh trái phép, trốn lậu thuế, sản xuất hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại còn phổ biến đã ảnh hưởng không nhỏ đến các nhà sản xuất. Thị trường công nghệ và các dịch vụ thông tin, pháp lý, tài chính, bảo hiểm, kế toán, kiểm toán… chưa phát triển kịp thời với các lĩnh vực hợp tác đầu tư. Thị trường vốn, thị trường chứng khoán kém phát triển cũng hạn chế khả năng đáp ứng yêu cầu vốn của các nhà đầu tư… 1.2. Môi trường chính trị, luật pháp : Xét về nhân tố chính trị, cho thấy sự ổn định về chính trị ở Việt Nam là một nhân tố quan trọng thu hút ĐTTTNN tăng ổn định vào đầu thập niên 90 và trong giai đoạn 1996-2001, nó vẫn còn tác dụng. Đây là lợi thế của Việt Nam so với các nước trong khu vực vì nó tạo niềm tin và sựan toàn về chính trị cho nhà đầu tư nước ngoài. Chủ nghĩa khủng bố ở Philippin cũng như chủ nghĩa li khai ở Inđônêxia trong những năm gần đây luôn là mối đe dọa lớn cho nhà đầu tư và trở thành một trong những nguyên nhân làm giảm ĐTTTNN ở các quốc gia này. Đối với nhân tố thu hút ĐTTTNN do Chính phủ tạo điều kiện thương mại thuận lợi cho thấy khuyến khích của Việt Nam đối với ĐTTTNN nhưmiễn thuế nhập khẩu thiết bị và nguyên liệu cho các dự án đầu tư và các khyến khích khác nêu trong sơ đồ dưới đây so với các nước trong khu vực là có tính cạnh tranh. (Xem bảng 1) Bảng1: So sánh các yếu tố khuyến khích ĐTTTNN ở một số nước Đông Nam á Quốc gia Ưu đãi thực Thuế nhập khẩu Khuyến khích và các điều kiện khác Inđônêxia Không có Được hoàn lại thuế Các dự án phải là liên doanh Có thể vay tiền từ các ngân hàng được Chính phủ bảo trợ Malaixia Miễn thuế 5 năm Miễn thuế nhập khẩu thiết bị và nguyên liệu cho các dự cá phê chuẩn Khấu trừ thuế đánh vào các chi tiêu nghiên cứu và triển khai Philippin Miễn thuế từ 3 đến 8 năm Miễn thuế nhập khẩu máy móc và các hàng rào bảo hộ khi dự án bắt đầu hoạt động Ưu đãi thuế cho các khu vực kém phát triển Quốc gia Ưu đãi thực Thuế nhập khẩu Khuyến khích và các điều kiện khác Xingapo Miễn thuế từ 5 đến 10 năm Miễn hoàn toàn các loại thuế nhập khẩu Cho vay lãi suất ưu đãi đối với các ngành công nghiệp trọng tâm Khấu trừ thuế đầu vàp các chi tiêu ngiên cứu và triển khai Thái Lan Miễn thuế từ 3 đến 5 năm Miễn thuế cho máy móc và một số nguyên liệu Ưu đãi thuế và tín dụng đối với các dự án không ở Bangkok Hỗ trợ hạ tầng cơ sở cho cấc dự án lớn Việt Nam Miễn thuế 2 năm và 2 năm giảm 50% thuế Miễn thuế cho các thiết bị và nguyên vật liệu của các dự án phê duyệt Giảm thuế thu nhập công ty cho các ngành công nghiệp nằm trong danh sách ưu tiên Cho phép hình thức DN 100% VNN Nguồn :world Bank 1998 Tuy nhiên , Việt Nam là nước XHCN, vì vậy đã gây ra quan niệm sai lầm rằng Việt Nam không có cơ chế thị trường, do đó không hấp dẫn nhà đầu tư. Bên cạnh đó, mặc dù Việt Nam đã scó chính sách bảo vệ quyền tài sản của người nước ngoài, song các văn bản quy định về sở hứu trí tuệ lại chưa rõ ràng, gây tình trạng cạnh tranh không lành mạnh. Hơn nữa, tuy rằng, môi trường đầu tư Việt Nam có tính ổn định cao, xong việc ban hành chính sách lại thường xuyên thay đổi và không dự báo được, thường đưa ra những quy định không mong đợi cho nhà đầu tư. Về hệ thống luật pháp, nhận xét đầu tiên của nhà đầu tư khi đến Việt Nam là hệ thống luật pháp thiếu sự đồng bộ, ổn đinh, thiếu rõ ràng và khó dự đoán trước được. Nhiều văn bản dưới luật ban hành chậm so với quy định, chậm đi vào cuộc sống. Một số văn bản hướng dẫn của các bộ, ngành, địa phương có xu hướng xiết lại, dẫn đến tình trạng “trên thoáng, dưới chặt”, thậm chí chồng chéo, thiếu thống nhất. Các ưu đãi về thuế tài chính chưa cao, chủ yếu dành cho các lĩnh vực, địa bàn nhà đầu tư ít quan tâm, chưa thực sự hướng vào xuất khẩu, khai thác lợi thế so sánh của Việt Nam. Nhiều vướng mắc trong quá trình triển khai hoạt động thuộc phạm vi đIều chỉnh của pháp luật chuyên ngành, như: đất đai, lao động, quản lý ngoại hối, chế độ kế toán-kiểm toán, xuất nhập cảnh, thuế GTGT… Hệ thống luật pháp Việt Nam cũng chưa tạo ra một sân chơi bình đẳng cho nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài. 1.3. Thủ tục hành chính: Thủ tục hành chính ở Việt Nam, nói chung, đã và đang cải tiến theo hướng đơn giản hoá, một cửa, giảm bớt các thủ tục trong các khâu đăng ký, cấp phép đầu tư, đăng ký và chuyển quyền sử dụng đất, rút ngắn thời gian thẩm định dự án đầu tư… Mặc dù đã có những cải tiến đáng kể như vậy, nhưng thủ tục và cơ chế hành chính ở Việt Nam vẫn còn rất phức tạp, rườm rà, mất nhiều thời gian. Chẳng hạn, thủ tục cấp phép đã được cải tiến nhưng lại dẫn đến tình trạng “một cửa nhiều khoá”; sự phối hợp giữa các ngành còn chưa kịp thời; thủ tục sửa đổi giấy phép đầu tư thường qua phức tạp, tỉ mỉ, làm hạn chế phát triển đầu tư thêm. Các thủ tục khác cũng trong tình trạng tương tự như: thủ tục hải quan không rõ ràng; thủ tục đất đai (giá thuê đất, chính sách giảI toả đền bù, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) không đồng nhất và phức tạp; thủ tục xây dựng (cấp chứng chỉ quy hoạch, giấy phép xây dựng) còn nhiều phiền hà; thủ tục cấp Visa mất nhiều thời gian và lệ phí cao; việc tuyển dụng lao động phảI qua trung tâm dịch vụ gây tốn kém thơì gian, chi phí, nhưng chất lượng thấp; phương thức nộp thuế và thủ tục, thời gian hoàn thuế GTGT, chế độ tài chính, kế toán, chế độ quản lý ngoại hối… còn nhiều hạn chế, phức tạp.Tiêu cực phát sinh trong qúa trình thực hiện các thủ tục cùng với những yếu kém trên đã làm tăng tính phức tạp, rườm rà của thủ tục hành chính. 1.4. Cơ sở hạ tầng vật chất-kỹ thuật: Mặc dù chỉ mới qua 15 năm đổi mới, nhưng cơ sở hạ tầng (CSHT) vật chất - -kỹ thuật của Việt Nam đã có nhiều cải thiện đáng kể. Đặc biệt là ở một số địa phương như TP. Hồ Chí Minh, thành phố Hà Nội, tỉnh Bình Dương, tỉnh Đồng Nai, và các tỉnh, thành phố duyên hải đã có hệ thống giao thông thuận lợi, khoảng cách đến các cảng lớn ngắn, các dịch vụ bổ trợ như tài chính , ngân hàng phát triền đã thu hút mạnh ĐTTTNN vào các khu vực này. Cũng giống như nhiều nước chậm phát triển khác, CSHT vật chất - kỹ thuật của Việt Nam, nhìn một cách tổng quan, còn nhiều yếu kém và hạn chế. Hệ thống giao thông - vận tải, điện nước còn lạc hậu, đặc biệt là ở những khu công nghiệp, khu chế xuất. Các dịch vụ xã hội như y tế, giáo dục, giảI trí cho đối tượng nước ngoàI còn sơ sài. Các dịch vụ bưu chính viễn thông, ngân hàng- tài chính, tư vấn pháp lý, bảo hiểm…vẫn chưa được phát triển. Như vậy, mặc dù có một số địa phương đã có được CSHT khá hấp dẫn ĐTTTNN, nhưng trong cả nước thì đây vẫn là nhân tố hạn chế đầu tư , điều này đòi hỏi Nhà nước Việt Nam phải nỗ lực hơn nữa để nâng cấp và phát triển CSHT hiện đai và mang tính cạnh tranh so với khu vực và thế giới. 1.5. Nguồn nhân lực : ở Việt Nam, tuy đội ngũ lao động dồi dào về số lượng, nhưng lại hạn chế về chất lượng, chưa đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp ĐTTTNN về lao động có tay nghề cao, kỷ luật lao động kém, năng suất lao động thấp. Do đó, thế mạnh về lao động của Việt Nam giảm dần. Một công trình công bố của Viên Phát triển hài ngoại Anh Quốc (ODI) kết luận rằng tăng trưởng của ĐTTTNN vào Việt Nam vào nửa đầu thập niên 90 là do chi phí lao động thấp. Tuy nhiên số liệu ở bảng 1 cho thấy chi phí lao động và một số chi phí khác ở Việt Nam hiện nay không còn là nhân tố thu hút ĐTTTNN. Lương công nhân và kỹ sư ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đang tăng lên trong khu vực. Hơn nữa chi phí lao động rẻ không thể tách rời năng suất lao động tạo thành lợi thế cạnh tranh. Lương kỹ sư ở TP, Hồ Chí Minh và Hà Nội thấp hơn ở Banhkok nhưng nếu tính thêm trình độ chuyên môn và các yếu tố khác vào thì lợi thế sẽ nghiêng về phía Thái Lan. (Xem bảng 2) Bảng 2: So sánh chi phí đầu tư tại một số thành phố lớn ở Châu á (/121999) Hà Nội TP. HCM Thượng Hải Singa -pore Bang--kok KualaLum- -pur Jakarta Mani—la Lương công nhân 94 113 248 468 176 329 64 228 Lương kỹ sư 251 221 47 1313 378 668 190 344 Lương quản lý cấp trung 511 488 453 2163 727 1407 723 620 Phí thuê phòng/tháng 23 16 24 42 13 17 19 28 Phí thuê nhà cho đại diện người nước ngoài /tháng 1850 1800 1500 2285 1420 920 2000 1970 Phí điện thoại quốc tế (3 phút gọi sang Nhật) 8,52 8,52 4,3 2,23 3,11 2,61 2,59 3,78 Tiền điện dùng cho kinh doanh/Kwh 0,07 0,07 0,0035 0,05 0,03 0,06 0,0177 0,09 Vận chuyển container (400 ft/cont) (từ nhà máy dến cảng của Nhật-cảng Yokohama) 1825 1375 880 670 1466 895 1252 994 Giá xăng dầu thông dụng 0,31 0,31 0,3 0,74 0,34 0,29 0,138 0,35 Thuế thu nhập ca nhân (mức thuế cao nhất, %) 50% 50% 45% 29% 37% 29% 30% 33% Nguồn: JETRO Nói tóm lại, những yếu tố nói trên có tác động tổng hợp làm giảm sức hấp dẫn của môi trường đầu tư ở Việt Nam. Tuy nhiên, việc giảm đầu tư cũng còn do tác động của nhiều yếu tố khác thuộc môI trường bên ngoài. 2. Môi trường bên ngoài: 2.1. Tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu á: Luồng vốn ĐTTTNN vào Việt Nam từ các nước Châu á hiện chiếm tới 70% vốn đăng ký, trong đó, riêng các nước ASEAN đã chiếm tới 24,8% (Tạp chí Kinh tế và dự báo, số 12/2001, trang 7). Cuộc khủng hoảng tài chính- tiền tệ Châu á đã làm cho tiềm lực tài chính của các nhà đầu tư suy yếu, dẫn đến việc giảm sút vốn đầu tư vào Đông Nam á nói chung, vào Việt Nam nói riêng. Mặt khác do hầu hết các đồng tiền trong khu vực bị mất giá (do tác động của khủng hoảng), đồng tiền Việt Nam trở nên đắt tương đối so với các đồng tiền khác, do đó phần lớn các doanh nghiệp vốn ĐTTTNN phải tạm ngưng hoạt động do khả năng cạnh tranh của hành hoá bị giảm sút, chi phí nhập khẩu nguyên liệu tăng, thị trường bị thu hẹp… Bên cạnh khủng hoảng kinh tế, sự suy yếu của nhà đầu cũng là một nguyên nhân làm giảm vốn ĐTTTNN. Theo đánh giá của các tổ chức nghiên cứu kinh tế quốc tế, sự suy giảm chung của nền kinh tế thế giới khiến nhiều tập đoàn, công ty xem xét lại kế hoạch đầu tư mới của mình, do đó việc xuất khẩu tư bản trên Thế giới bị suy giảm. Nếu như năm 1999 ĐTTTNN trên Thế giới đạt 1075 tỷ USD, năm 2000 đạt 1271 tỷ USD thì năm 2001 chỉ con 760 tỷ USD, giảm 40% so với năm 2000 (Thời báo kinh tế Việt Nam số tổng hợp 2001-2002, trang 65). Do môi trường đầu tư kém hấp dẫn nên Việt Nam cũng không tránh khỏi tầm ảnh hưởng của xu hướng suy giảm trên. Chẳng hạn, phần lớn nguồn vốn đầu tư vào Việt Nam đến từ các nước Châu á trong đó có Nhật Bản. Trong khi nền kinh tế Nhật Bản chưa có dấu hiệu phục hồi ít nhất trong ngắn hạn thì điều này cộng hưởng thêm bất lợi cho việc thu hút ĐTTTNN vào Việt Nam. 2.3.Tác động của sự cạnh tranh từ các quốc gia khác: Mặc dù ĐTTTNN trên Thế giới suy giảm trầm trọng, nhưng Châu Phi, Đông Âu, Trung Quốc vẫn là những địa điểm của dòng vốn ĐTTTNN. Trong những nước này thì đáng nói nhất vẫn là Trung Quốc, vì cùng với việc gia nhập tổ chức WTO, Trung Quốc sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh lớn của ASEAN nói chung và của Việt Nam nói riêng. Theo đánh giá của EIU, trong thời kỳ 2001-2005, Trung Quốc đứng thứ 4 trong số 10 địa chỉ thu hút vốn ĐTTTNN hàng đầu Thế giới, với lượng vốn tiếp nhận trung bình hàng năm là 57,6 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 6,5% trong tổng vốn ĐTTTNN toàn Thế giới. Với sức hút mạnh như vậy, Trung Quốc sẽ làm giảm vốn đầu tư vào các nước khác trong đó có Việt Nam. Theo đánh giá của Công ty Tư vấn rủi ro chính trị và kinh tế (PERC) tháng 9/2000 cho thấy, nếu xét cả 2 nhân tố giá cả và chất lượng lao động thì Trung Quốc và ấn Độ là 2 htị trường lao động hấp dẫn nhất. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng bởi chính sách hội nhập tích cực của Myanmar và Campuchia vào khu vực ASEAN. Hơn nữa,sau khủng hoảng 1997, các nước trong khu vực nhất là Thái Lan và Hàn Quốcthực hiện chính sách cải tổ mạnh mẽ và triệt để đối với khu vực dịch vụ và ngân hàng cùng với sự giúp đỡ có hiệu quả của IMF tạo ra sự phục hồi nhanh chóng biến các quốc gia này trở thành vị trí hàng đầu là nơi đến của dòng vốn ĐTTTNN. Điều này là thách thức rất lớn đối với các nước đang phát triển như Việt Nam. 2.4. Tác động của việc Việt Nam gia nhập AFTA, khu vực đầu tư ASEAN-AIA và ký kết Hiệp định thương mại Việt- Mỹ: Đây sẽ là điểm sáng cho môi trường đầu tư Việt Nam trong điều kiện hiện nay. Khi hiệp định thương mại Việt-Mỹ có hiệu lực, các nhà đầu tư sẽ đầu tư vào Việt Nam làm bàn đạp xuất khẩu hàng hoá sang Mỹ để hưởng ưu đãi về thuế quan. Cũng như vậy, khi tham gia vào tổ chức Đầu tư ASEAN (AIA), Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội tiếp cận được nguồn vốn ĐTTTNN trên Thế giới và trong khu vực do sự hoạt động của tổ chức này. Hơn nữa, đầu tư nước ngoài luôn có mối quan hệ mật thiết với thương mại quốc tế, vì vậy, khi Việt Nam tăng cường hội nhập khu vực và quốc tế thì chắc chắn kim ngạch xuất nhập khẩu sẽ tăng và thúc đẩy hoạt động ĐTTTNN. Tuy nhiên, Việt Nam cần tăng cường hơn nữa tỷ trong xuất khẩu công nghiệp trong kim ngạh xuất khẩu, vì thực tế ở các nước Thái Lan, Philippin, Malaixia cho thấy tỷ trọng này chiếm tới 50% trong tổng kim ngạch xuất khẩu vì vậy đã tạo động lực thu hút đầu tư nước ngoài. Như vậy, ĐTTTNN vào Việt Nam vẫn tiếp tục giảm và chưa có dấu hiệu phục hồi như thời kỳ 1994-1996. Vấn đề đặt ra là phải đánh giá và xây dựng sự hấp dẫn trong một môi trường động, luôn luôn thay đổi dưới tác động cạnh tranh của các nước trong khu vực và sự thay đổi của chiến lược đầu tư của nước ngoài. Qua những đánh giá sơ lược trên đây cho thấy môi trường đầu tư ởViệt Nam tuy có sức cạnh tranh song những nhân tố tạo động lực cho ĐTTTNN đã thay đổi đáng kể trong giai đoạn hiện nay, vì vậy Việt Nam cần thay đổi để cải tạo môi trường đầu tư cho phù hợp với xu hướng mới hiện nay.Trên đây là những đánh gía sơ lược về môi trường đầu tư ở Việt Nam, điều đó sẽ phần nào lý giải được thực trạng đầu tư ở Việt Nam giai đoạn 1996-2001. II. Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoàI ở Việt Nam giai đoạn 1996-2001: 1.Quy mô vốn đầu tư: Trong 9 năm từ 1988 đến 1996, ĐTTTNN ở Việt Nam tăng khá, số dự án đăng ký tăng bình quân 31,5%/năm, vốn đăng ký tăng 45%/năm. Nhưng trong giai đoạn 1996-2001, tốc độ đầu tư biến động phức tạp và có xu hướng giảm. Trong giai đoạn khủng hoảng, vốn đầu tư giảm, sang năm 1999, tuy số dự án được cấp phép bắt đầu tăng trở lại (tăng 12% so với năm 1998), nhưng tổng vốn đăng ký mới chỉ bằng 43% năm 1998. Năm 2000, tình hình có khả quan hơn, số dự án đăng ký tăng 11% và vốn đăng ký tăng 26% so với năm 1999. Số vốn đăng ký năm 2001 tăng 23,5%, vốn thực hiện tăng 3% so với năm 2000 ( Xem bảng 2) . Từ bảng 1 cho thấy: việc góp vốn triển khai dứ án là khá tích cực. Từ năm 1996 đến năm 2001, tỷ lệ vốn thực hiện so với vốn đăng ký là 60,9%. Nếu so với các nước trong khu vực (con số này dao động từ 30-40%) thì đây là tỷ lệ khá cao. Xét về quy mô dự án, cho thấy quy mô này ở Việt Nam là không lớn, trung bình 15,8 triệu USD một dự án. Trong đó năm các năm 1999, 2000 quy mô bình quân 1 dự án là thấp nhất, chỉ đạt 5,1 triệu USD và 5,7 triệu USD. Điều này chứng tỏ số dự án lớn ở Việt Nam đang có xu hướng giảm. Nói chung, so với giai đoạn trước, trong giai đoạn 1996-2001, ĐTTTNN giảm cả về số vốn đăng ký lẫn quy mô dự án. Nguyên nhân của tình trạng này phần lớn là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu á, và môi trường đầu tư của Việt Nam chậm được cải thiện trong khi phải chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các nước khác như Trung Quốc, Hồng Kông,… Bảng 3: ĐTTTNN tai Việt Nam giai đoạn 1996-2001 Đơn vị: Triệu USD Năm Số dự án Vốn đăng ký Vốn thực hiện Quy mô dự án 1996 368 8.640 2.646 23,5 1997 331 4.514 3.250 13,6 1998 275 3.596 1.900 13,1 1999 308 1.566 1.519 5,1 2000 344 1.973 2.228 5,7 2001 2.436 2.800 Tổng 1626 22.725 14.343 15.8 Nguồn: Bộ Kế hoạch-Đầu tư. 2.Các hình thức đầu tư: Các hình thức ĐTTTNN ở Việt Nam đang biến chuyển theo hướng tăng dần hình thức DN 100% VNN và giảm dần hình thức DNLD. Theo bảng 2 dưới đây thì hình thức DN 100% VNN chiếm tới 61,94% tổng số dự án tính đến 28/2/2002. Bảng 4: ĐTTTNN phân theo hình thức đầu tư tính đến 28/2/2002 Hình thức đầu tư Số dự án còn hiệu lực Tổng vốn đầu tư (tr.USD) Vốn pháp định (tr.USD) Vốn thực hiện (tr. USD) Tỷ trọng trong vốn đầu tư (%) DNLD 1048 20050 7932 10805 52,62 DN 100% VNN 1951 12706 5615 6427 33,35 Hợp đồng hợp tác kinh doanh 145 4070 3499 3314 10,68 BOT 6 1277 363 60 3,35 Tổng 3150 38103 17409 20606 100 Nguồn: Bộ Kế hoạch- Đầu tư, Vụ Quản lý dứ án. Trong giai đoạn 1988-1992, hình thức DNLD chiếm 70% tổng số dự án ĐTTTNN, hình thức DN 100% VNN chỉ chiếm 12%; giai đoạn 1993-1996, số dự án 100% vốn nước ngoài đã tăng lên 38%; giai đoạn 1996-1999, số dự án loại này chiếm tới 64% tổng số dự án. Riêng năm 2000, số dự án 100% vốn đầu tư nước ngoài lên đến con số 286, gấp 5 lần số dự án liên doanh. Nguyên nhân của tình trạng trên là do DNLD có nhiều hạn chế. Chẳng hạn như khả năng góp vốn của bên Việt Nam trong DNLD là qua hạn hẹp, bình quân chỉ bằng 10% vôn liên doanh, hay những mâu thuẫn, bất đồng về hàng loạt vấn đề như chiến lược kinh doanh, phương thức quản lý và đIều hành doanh nghiệp, tài chính quyết toán công trình. Hơn nữa một số nhà đầu tư nước ngoài chỉ mượn DNLD để làm quen và xâm chiếm thị trường Việt Nam trước khi chuyển sang DN 100% VNN. Cũng do những nguyên nhân này mà các DNLD chiếm tỷ lệ cao nhất trong số các dự án bị giải thể trước thời hạn (73,8% số dư án và 69,4% vốn đầu tư bị giải thể tính đến năm 2000 – Tạp chí Kinh tế và phát triển, số 121/2001, trang 21). 3.Cơ cấu vốn đầu tư: 3.1. Cơ cấu đầu tư theo ngành: Xét về cơ cấu đầu tư theo ngành, từ bảng 3 cho thấy, cho đến 31/10/2000, những ngành tập trung vốn cao là công nghiệp nặng (16,7%); công nghiệp nhẹ (10,56%); xây dựng (9,75%); giao thông vận tải; bưu điện; khách sạn, du lịch; công nghiệp dầu khí (8,3%); văn phòng cho thuê… Cơ cấu này phù hợp với sự điều chỉnh cơ cấu của đất nước theo hướng công nghiệp hoá. Bảng 5: Vốn ĐTTTNN phân theo lĩnh vực tính đến 31.10.2000 Ngành Số dự án Vốn đăng ký (1000 USD) Tỷ trọng (%) Công nghiệp nặng 581 6.210.350 16,72 Công nghiệp nhẹ 589 4.029.200 10,85 Xây dựng 274 3.574.021 9,62 Xây dựng khu đô thị 3 3.344.237 8,98 GTVT- bưu đIửn 136 3.204.428 8,63 Khách sạn – du lịch 199 3.096.000 8,34 Công nghiệp dầu khí 63 3.086.443 8,31 Văn phòng cho thuê 105 3.000.225 8,08 Công nghiệp cho thuê 194 2.151.306 5,79 Nông – lâm nghiệp 272 1.029.213 2,77 Dịch vụ khác 172 845.021 2,28 Văn hoá-Y tế- Giáo dục 93 526.259 1,42 Thuỷ sản 95 343.819 0,92 Xây dựng KCN-KCX 5 302.078 0,81 TàI chính – ngân hàng 35 243.322 0,65 Các ngành khác 4 27.359 0,07 Tổng 3.216 37.138.311 100 Nguồn: Bộ Kế hoạch - Đầu tư Trong năm 1999, cơ cấu ĐTTTNN tiếp tục chuyển dịch phù hợp hơn nữa với yêu cầu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Trong 308 dự án được cấp phép, co 255 dự án đầu tư vào lĩnh vực sản xuất vật chất (chiếm 82,8%) và vốn đăng ký 1.245 triệu USD (chiếm 79,5%). Năm 2000, ĐTTTNN có sự chuyển biến về chất so với các năm trứơc đó, tập trung vào khu vực sản xuất vật chất (chiếm 94% số vốn đăng ký), trong đó lĩnh vực công nghiệp chiếm 90,98%, lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp chiếm 2,76%, dịch vụ chiếm 2,02%. Trong năm 2001, công nghiệp và xây dựng vẫn là khu vực thu hút chủ yếu, với 373 dự án và 2.066 triệu USD vốn đăng ký chiếm 84,8%. Tiếp đến là nông- lâm- thuỷ sản chiếm 1,4% và dịch vụ chiếm 1,6%. Sự chuyển biến này là tích cực, xong tỷ trọng đầu tư vào nông nghiệp và dịch vụ vẫn còn quá nhỏ. Nguyên nhân của tình trạng này là do các ngành công nghiệp và xây dựng có tỷ suất lợi nhuận cao, đồng thời CSHT trong các ngành này cũng phát triển hơn so với các ngành nông- lâm- thuỷ- hải sản. Nếu tính theo cơ cấu 3 ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, thì vốn đầu tư vào ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất, lên đến 55,42%, tiếp đến là dịch vụ chiếm 38,89% và nông nghiệp chỉ chiếm 5,69%. Như vậy, ngành công nghiệp là ngành thu hút ĐTTTNN mạnh nhất.(Xem bảng Bảng 6: Cơ cấu đầu tư theo ngành tính đến 28/2/2002 Ngành Số dự án Tổng vốn đăng ký (tr.USD) Vốn pháp định (tr.USD) Vốn thực hiện (tr.USD) Tỷ trọng trong vốn đầu tư (%) Công nghiệp 2.079 21.091 9.657 13.018 55,42 Nông nghiệp 386 2.166 1.046 1.249 5,69 Dịch vụ 685 14.798 6.708 6.340 38,89 Tổng 3.150 38.055 17.411 20.607 100 Nguồn: Bộ Kế hoạch- Đầu tư, Vụ Quản lý dứ án. 3.2. Cơ cấu đầu tư theo địa bàn: Tính đến 31/12/2001, cơ cấu đầu tư theo địa phương thể hiện tổng quát qua 2 chỉ tiêu: số dự án và vốn đầu tư được liệt kê trong bảng 4. Theo số liệu ở bảng 4, Tp. Hồ Chí Minh là địa bàn thu hút vốn đầu tư lớn nhất (chiếm 27,12% tổng vốn đăng ký), tiếp đến là Hà Nội chiếm 20,73%, Đồng Nai chiếm 12,74%, Bình Dương chiếm 6,73%, Bà Rỵa –Vũng Tàu chiếm 4,96%vốn đăng ký. Trong đó Tp Hồ Chí Minh và Bà Rịa- Vũng Tàu có số dự án lớn nhất lần lượt là 162 và 108 dự án. Bảng 7: Cơ cấu vốn ĐTTTNN phân theo địa bàn đầu tư Đơn vị tính: triệu USD Từ 1/1 đến 20/12/2001 Tổng số đến 20/12/2001 Tỉnh Số dự án Tổng vốn đầu tư Số dự án Tổng vốn đầu tư Tỷ trọng (%) Vốn thực hiện TP. HCM 162 533 1.042 10198 29,36 4.833 Hà Nội 37 166 396 7795 22,45 2.972 Đồng Nai 46 198 327 4791 13,79 2.171 Bình Dương 108 173 478 2531 7,29 1.189 Bà Rỵa-VũngTàu 4 835 70 1867 5,38 419 Quảng NgãI 1 4 6 1332 3,83 283 HảI Phòng 11 13 98 1282 3,69 975 Lâm Đồng 4 3,7 49 843 2,43 102 Hà Tây 1 1,83 27 413 1,19 198 HảI Dương 7 24 29 505 1,45 130 Thanh Hoá 1 0,35 9 452 1,30 396 Kiên Giang 0 0 5 393 1,13 394 Đà Nẵng 4 10 41 204 0,59 152 Quảng Ninh 5 3 36 285 0,82 175 Khánh Hoà 7 15,5 36 332 0,95 269 Long An 5 13 42 310 0,89 192 Vĩnh Phúc 2 8 24 326 0,94 227 Nghệ An 1 1,3 10 248 48 Tây Ninh 9 5 40 207 114 Bắc Ninh 3 8 8 152 145 Thừa Thiên Huế 1 0,02 12 135 111 Phú Thọ 1 0,5 7 127 118 Tổng 420 2016,2 2792 34728 100 15.613 Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam (Số đặc san 2001-2002) Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên là do ở những đia bàn tập trung vốn lớn thường có cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật phát triển tốt, có thị trường với sức mua cao, và là những trung tâm kinh tế- chính trị, văn hoá-xã hội lớn. 3.3.Cơ cấu đầu tư theo đối tác: Tính đến tháng 28/2/2002, đã có trên 70 quốc gia đầu tư vào Việt Nam, trong đó có 5 quốc gia luôn có vốn đầu tư lớn nhất (Xem bảng 8).Trong số những quốc gia trên, Singapore là nước dẫn đầu về đầu tư tại Việt Nam, sau đó là Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông, Islands, Hà Lan, Pháp... Bảng 8: Cơ cấu vốn ĐTTTNN phân theo đối tác tính đến 28/2/2002 Đơn vị tính: triệu USD STT Quốc gia Số dự án Tổng vốn đầu tư Vốn pháp định Vốn thực hiện 1 Singapore 248 6883 2282 2474 2 Đài Loan 782 5192 2221 2738 3 Nhật Bản 338 4077 2001 3175 4 Hàn Quốc 358 3302 1301 2110 5 Hồng Kông 225 2832 1232 1930 Nguồn: Bộ Kế hoạch - Đầu tư Đặc biệt trong năm 2001, đã có thêm 4 nước và vùng lãnh thổ lần đầu tiên đầu tư vào Việt Nam. Đó là Thổ Nhĩ Kỳ (4 dự án với 50,7 triệu USD), Bungari (1 dự án với 4,39 triệu USD), Turk& Caicos Islands (1 dự án với 1 triệu USD), Tây Ban Nha (1 dự án với 200.000 USD). Nhìn chung phần lớn các quốc gia đầu tư vào Việt Nam là các nước Châu á, do sự gần gũi về địa lý, văn hoá. Sự gần gũi về địa lý giúp cho các nhà đầu tư Châu á nắm bắt được các thông tin về Việt Nam nhanh hơn các nhà đầu tư phương tây. Hơn nữa, sự gần gũi về văn hoá đã tạo ra cảm giác an toàn hơn đối với nhà đầu tư Châu á, do đó họ không do dự trong các quyết định đầu tư. Bên cạnh đó, mối quan hệ truyền thống lâu dai giữa Việt Nam và các nước Châu á cũng là một nguyên nhân thúc đẩy quan hệ đầu tư quốc tế giữa Việt Nam và các nước Châu á. Như vậy, tình hình ĐTTTNN ở Việt Nam như trên là đã có nhiều đIểm tiến bộ, nhưng cũng còn rất nhiều hạn chế. Sau đây là những đánh giá chung về những thành tựu đạt được và những vấn đề còn tồn tại đó. III. Đánh giá hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoàI tại Việt Nam giai đoạn 1996-2001: 1.Những kết quả đạt được: 1.1.ĐTTTNN đã tạo nguồn vốn quan trọng cho công cuộc phát triển kinh tế đất nước, thúc đẩy tăng trưởng: Đây chính là thành tựu to lớn nhất mà ĐTTTNN dã tạo ra. Theo số liệu ở bảng 6, vốn đầu tư nươc ngoài là một trong 3 nguồn vốn đầu tư xã hội và luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư. Năm 1997, vốn ĐTTTNN chiếm tỷ lệ cao nhất - 31,3%, và thấp nhất là năm 1999 cũng chiếm tới 18,2%. Tỷ lệ đóng góp của hoạt động ĐTTTNN vào GDP cũng tăng dần qua các năm. Nếu như năm 1996 tỷ lệ này là 7,39% thì đến năm 1998 đã tăng lên 10.03%, và năm 2001 đạt cao nhất – 13,5%. Bên cạnh đó, nguồn ĐTTTNN cũng đã đóng góp đáng kể vào ngân sách Nhà nước. Tính đến hết năm 2000, Khu vực có vốn ĐTTTNN đã nộp vào ngân sách khoảng 1,8 tỷ USD. Bảng 6: Đóng góp củă ĐTTTNN vào nền kinh tế Việt Nam (1996-2001) Đơn vị tính: triệu USD Chỉ tiêu 1996 1997 1998 1999 2000 2001 Đếnhết2001 Vốn đăng ký 8.640 4.649 3.897 1.567 1.987 2.436 41.002 Thực hiện (a+b): 2.837 3.032 2.189 1.933 2.100 2.300 21.482 a. Từ nước ngoài 2.447 2.768 2.062 1.758 1.900 2.100 19.115 b. Từ trong nước 390 264 127 175 200 200 2367 Doanh thu 2.743 3.815 3.190 4.600 6.167 7.400 32.644 Xuất khẩu 788 1.790 1.982 2.547 3.300 3.560 15.088 Tỷ trọng trong GDP (%) 7,39 9,07 10,03 12,24 13,25 13,5 13,5 Tốc độ tăng công nghiệp (%) 21,7 23,2 24,4 20,0 23,0 12,1 Tỷ trọng trong công nghiệp (%) 26,7 28,9 32,0 34,7 36,0 35,4 35,4 Nộp ngân sách 263 315 317 271 260 Lao động trực tiếp (1000 người) 220 250 270 296 327 380 380 Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam (Số Đặc san 2001-2002) 1.2. ĐTTTNN giúp chuyển giao các công nghệ hiện đại, tạo môi trường cạnh tranh, phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất: Cùng với hoạt động ĐTTTNN, các nhà đầu tư nước ngoài đã tiến hành chuyển giao công nghệ. Nhiều công nghệ mới được nhập vào nước ta như: thiết kế, chế tạo máy biến thế, dây chuyền tự động lắp ráp hàng điện tử, lắp ráp tổng đài đIện thoại tự động, kỹ thụât số, công nghệ sản xuất cáp điện, sản xuất ô tô, khai thác dầu khí. Về chất lượng công nghệ ĐTTTNN đã đưa vào Việt Nam, nhìn chung, phần lớn các trang thiết bị là đồng bộ, có trình độ bằng hoặc cao hơn các thiết bị tiên tiến đã có ở trong nước và thuộc loại phổ cập ở các nước công nghiệp trong khu vực. Một số thiết bị qua sử dụng đã đựoc nâng cấp trước khi đưa vào Việt Nam. Để đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả cao không chỉ có máy móc thiết bị hiện đại mà trong quá trình đầu tư, nhà đầu tư còn rất quan tâm đến việc tham gia đào tạo, nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn cho người lao động Việt Nam, kể cả lao đông trực tiếp lẫn đội ngũ quản lý. Như vậy, thông qua việc chuyển giao công nghệ, ĐTTTNN không chỉ góp phần tạo ra nhiều sản phẩm mới với kiểu dáng đẹp, chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn trong và ngoài nước mà còn đào tạo nên một đội ngũ lao động lành nghề, cán bộ quản lý có trình độ cao, đồng thời tạo môi trường cạnh tranh, thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước phải tự đổi mới về công nghệ, trình độ quản lý, và tổ chức sản xuất để tồn tại. Chính điều này sẽ thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của lực lượng sản xuất Việt Nam. Bên cạnh đó, ĐTTTNN còn giúp cung cấp kinh nghiệm trong quản lý và đầu tư, tạo nền nguồn động lực giúp các doanh nghiệp Việt Nam mạnh dạn đầu tư ra nước ngoài. Cho đến đầu năm 2001, đã có 41 dự án Việt Nam đầu tư ra nước ngoài tại 12 nước và vùng lãnh thổ với vốn đăng ký gần 40 triệu USD. 1.3. ĐTTTNN góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, tăng thu nhập cho người dân: Tính đến hết năm 2001, khu vực ĐTTTNN đã thu hút khoảng 358.000 lao động Việt Nam, nếu tính cả lao động gián tiếp (cung ứng dịch vụ, xây dựng...) có thể lên đến hơn 400.000 người, góp phần tạo nên một thị trường lao động. Đồng thời, ĐTTTNN cũng góp phần chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, cơ cấu lao động, đào tạo đội ngũ công nhân lành nghề có khả năng tiếp thu và sử dụng công nghệ tiên tiến, đào tạo cán bộ khoa học thay thế chuyên gia nước ngoài. Với mức lương trung bình 70 USD/tháng, thu nhập của người lao động trong khu vực này đã lên tới 300 triệu USD/năm (Nguồn: Tạp chí Phát triển kinh tế, số 128/2001, trang 10). 1.4. ĐTTTNN góp phần quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá: Theo như phân tích ở phần II.3.1, phẩn lớn vốn đầu tư tập trung vào các lĩnh vực công nghiệp và xây dựng. ở bảng 6, các số liệu cho thấy, chỉ tính riêng năm 2001, vốn ĐTTTNN đã góp phần đưa tốc độ tăng công nghiệp lên 12,1% và chiếm tỷ trọng 35,4% trong sản xuất công nghiệp. Như vậy, ĐTTTNN đã và đang có sự chuyển dịch cơ cấu phù hợp với công cuộc công nghiệp hoá và hiện đại hoá ở nước ta. 1.5. ĐTTTNN góp phần mở rộng thị trường, mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế của Việt Nam : Nhờ có hoạt động ĐTTTNN, các mối quan hệ kinh tế song phương và đa phương của Việt Nam với các nước, các khu vực trên thế giới đã được thiết lập và củng cố. Từ đó đã mở rộng thị trường cho sản phẩm Việt Nam. Thật vậy, một cách trực tiếp hay gián tiếp, qua các doanh nghiệp có vốn ĐTTTNN, sản phẩm của Việt Nam đã có điều kiện toả khắp thị trường thế giới, thúc đẩy tăng trưởng trong nước, và ngược lại, sản phẩm của nhiều nước trên thế giới cũng được nhập vào Việt Nam để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và sản xuất trong nước. Hầu hết các nước có nhiều dự án và nhiều vốn ĐTTTNN vào Việt Nam cũng đồng thời là bạn hàng lớn trong quan hệ thương mại như Xingapo, Nhật Bản... Điều đó chứng tỏ rằng ĐTTTNN và thương mại có quan hệ tác động tương hỗ. 1.6. ĐTTTNN góp phần đẩy mạnh xuất khẩu, tăngthu ngoại tệ, lành mạnh hoá cán cân thương mại: Trong những năm gần đây ĐTTTNN đã có một phần quan trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Bảng7: Tỷ trọng xuất khẩu của khu vực có vốn ĐTTTNN trong tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước Chỉ tiêu 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 Giá trị(Tr.USD) 1350 1740 3226 3248 2550 3320 3560 Tỷ trọng(%) 24,7 24,5 35,8 34,8 22 23,2 23,6 Nguồn: Bộ thương mại Số liệu bảng 7 cho thấy trong 6 năm gần đây kim ngạch xuất khẩu của khu vực vốn ĐTTTNN không ngừng gia tăng và luôn chiếm trên 20% so với tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. 1.7. ĐTTTNN giúp làm thay đổi bộ mặt đất nước và nâng cấp CSHT: ĐTTTNN góp phần quan trọng vào việc hoàn chỉnh ngày càng đầy đủ và tốt hơn hệ thống CSHT đặc biệt là giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, năng lượng. Đồng thời đã hình thành được 67 khu công nghiệp - khu chế xuất khu công nghệ cao trên phạm vi cả nước, góp phần vào việc đô thị hoá, hình thành khu dân cư mới và hàng chục ngàn lao động dịch vụ khác. 1.81.9. Chính nhờ việc phải không ngừng hoàn thiện môi trường đầu tư để tăng cường thu hút ĐTTTNN nên luật pháp Việt Nam được hoàn thiện từng bước, phù hợp với thông lệ quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hội nhập. Mặc dù đạt được nhiều thành tựu đáng kể, song ĐTTTNN vẫn còn tồn tại một số hạn chế sau đây: 2. Những vấn đề còn tồn tại 2.1. Xu hướng giảm nguồn vốn ĐTTTNN trong những năm gần đây: Từ số liệu ở bảng 6 cho thấy trong 3 năm 1997,1998,1999, vốn đầu tư liên tục giảm sút. Năm 2000 và 2001, mặc dù đã có dấu hiệu khởi sắc nhưng số vốn đăng ký hai năm năm này so với số vốn đăng ký năm 1996 (là 86410 triệu USD) thì vẫn còn rất thấp. Xu hướng này cũng nằm trong xu hướng suy giảm dòng vốn ĐTTTNN trên thế giới hiện nay. 2.2. Cơ cấu vốn đầu tư mặc dù đã có cải thiện nhưng vẫn còn nhiều bất hợp lý: Về cơ cấu ngành, vốn đầu tư chỉ tập trung vào những ngành nghề có khả năng mang lại lợi nhuận cao như các ngành công nghiệp và xây dựng, nên đầu tư vào các ngành có tỷ suất lợi nhuận thấp như ngành nông - lâm - thuỷ sản vẫn còn quá nhỏ. Về cơ cấu đầu tư theo địa bàn, phần lớn vốn đầu tư tập trung vào các trung tâm kinh tế (như TP Hồ Chí Minh, Hà Nội...) chưa chú ý đến các tỉnh miền núi nông thôn. Theo đối tác, gần 70% vốn ĐTTTNN là từ các nước Châu á, vốn từ Mỹ và Tây Âu còn hạn chế. Điều này cho thấy sự không đồng đều trong cơ cấu đầu tư theo ngành, theo lĩnh vực cũng như theo đối tác. 2.3. Hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp có vốn ĐTTTNN còn thấp, số doanh nghiệp khai lỗ ngày càng tăng, ngoài tầm kiểm soát của Nhà nước. Một phần tình trạng này là do sự thiếu thiện chí của nhà đầu tư nước ngoài, chẳng hạn, một số nhà đầu tư cố tình tăng chi phí đầu vào, chi phí cho quảng cáo, khiến cho một số DNLD liên tục bị lỗ vốn. Kết quả là bên Việt Nam phải tự rút lui khỏi liên doanh và nhà đầu tư nước ngoài đạt được mục đích của mình là xâm chiếm được thị trường. Tình trạng khai lỗ của doanh nghiệp ĐTTTNN còn khiến cho nhà nước mất đi một số nguồn thu như thuế thu nhập và các khoản thuế khác. 2.4. Hạn chế trong lĩnh vực chuyển giao công nghệ Theo đánh giá của một số chuyên gia công nghệ thì có khoảng 30-40% số dự án ĐTTTNN tiếp nhận được công nghệ thích hợp, đạt trình độ và mang lại hiệu quả tương đối cao; phần còn lại là những công nghệ trình độ kỹ thuật cao nhưng không phù hợp hoặc công nghệ lạc hậu, kém hiệu quả gây ô nhiễm môi trường. Từ đó dẫn đến việc sản xuất ra những sản phẩm có tính cạnh tranh không cao và gây ô nhiễm môi trường. 2.5. Những tác động tiêu cực về chính trị - văn hoá - xã hội. Chẳng hạn như việc chảy máu chất xám từ khu vực cơ quan Nhà nước và các doanh nghiệp quốc doanh sang khu vực các doanh nghiệp ĐTTTNN. Một số dự án đầu tư lợi dụng sự không rõ ràng trong quy định về quyền sở hữu trí tuệ của Việt Nam để sản xuất hàng nhái, hàng giả... Những hạn chế kể trên không phải là ngẫu nhiên, chúng xuất phát từ những nguyên nhân nhất định. 3. Nguyên nhân của những tồn tại trên: Ngoài những nguyên nhân là sự yếu kém về môi trường đầu tư (như đã trình bày ở phần I chương II), cũng còn có một số nguyên nhân khác dẫn đến những hạn chế của ĐTTTNN ở Việt Nam. Đó là: - Thiếu một hệ thống luật pháp về đầu tư hoàn chỉnh. - Khâu quy hoạch thu hút ĐTTTNN còn nhiều yếu kém. - Công tác quản lý Nhà nước với ĐTTTNN còn kém hiệu quả, vừa buông lỏng, vừa can thiệp sâu vào các hoạt động của doanh nghiệp, cụ thể là: tập trung quá sâu vào khâu cấp phép đầu tư, buông lỏng quản lý sau khi cấp phép. - Đội ngũ cán bộ làm việc trong các DNLD còn hạn chế nhiều mặt: kiến thức chuyên môn yếu, không lắm vững luật pháp, thương trường, trình độ ngoại ngữ hạn chế. Một số cán bộ nghiêng về phía nước ngoài, gây mâu thuẫn với người lao động. - Chi phí kinh doanh cao, khả năng sinh lợi thấp. Căn cứ vào kết quả điều tra của JETRO (hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản) tại 24 thành phố lớn thuộc 14 nước Châu á (12-1999), lương công nhân tại Việt Nam cao gấp 1,6 lần tại Jakarta; giá điện gấp 2 lần Thượng Hải và Băngkok; cước phí chuyển congtainer cao gấp đôi Singapore và Kualalumpua; cước phí điện thoại quốc tế cao gấp đôi các nước khác. - Việc cung cấp nguyên liệu, phụ tùng tại chỗ cho các doanh nghiệp ĐTTTNN là gặp khó khăn và không ổn định, ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất kinh doanh và làm tăng giá thành sản phẩm. Theo như điều tra của JETRO, Việt Nam hầu như không có phụ tùng có thể sử dụng được; 3/4 số doanh nghiệp do JETRO điều tra chỉ tự cung tự cấp được tại chỗ dưới 20%. - Hạn chế về mặt thông tin cũng là vấn đề làm hạn chế ĐTTTNN vào Việt Nam. Đại diện của UN-ESCAP cho rằng có đến "99%" nhà đầu tư trên thế giới không biết gì về đất nước Việt Nam. Từ những đánh giá sơ lược trên đây cho thấy tình hình ĐTTTNN ở Việt Nam còn nhiều vấn đề bất cập. So với thời kỳ trước khủng hoảng thì vốn ĐTTTNN vào Việt Nam đã giảm xút đáng kể và cho đến nay vẫn chưa có dấu hiệu khôi phục. Thực tế này đòi hỏi Nhà nước cũng như các doanh nghiệp phải có được những giải pháp thiết thực và hiệu quả để tăng cường hơn nữa nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong thời gian tới. Đó cũng là nội dung sẽ được trình bày trong chương III. Chương III: Một số giải pháp tăng cường nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam I. Kinh nghiệm ở một số nước về chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt về thu hút ĐTTTNN hiện nay, tất cả các quốc gia đều nỗ lực cải tạo môi trường để hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài. Trên cơ sở đó Việt Nam có thể học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm quý giá từ các quốc gia này, đặc biệt là các nước đang phát triển Châu á trong đó có Malaixia và Trung Quốc. 1. Kinh nghiệm của Malaixia: Với việc nhận thức đầy đủ về vai trò và tầm quan trọng của ĐTTTNN, ngay từ năm 60, Chính phủ Malaixia đã áp dụng nhiều biện pháp để khuyến khích và thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài. Đó là các chế độ ưu đãi như giảm thuế thu nhập, miễn thuế xuất nhập khẩu, cấp tín dụng với lãi suất thấp, kéo dài thời gian miễn thuế đến 10 năm cho những dự án vào những vùng xa xôi, hẻo lánh. Trong những năm gần đây, quan điểm và chiến lược thu hút vốn ĐTTTNN của Malaixia có nhiều thay đổi. Thứ nhất, đó là những tăng cường hoàn thiện về đạo luật đầu tư, nhằm khuyến khích hơn nữa sự đầu tư của nước ngoài, đặc biệt là các Công ty xuyên quốc gia. Thứ hai là tạo lập môi trường đầu tư thuận lợi như ổn định chính trị, tăng sức mạnh kinh tế, thái độ hoan nghênh của công chúng, hệ thống tiền tệ - tài chính hiện đại... Thứ ba là phát triển thị trường chứng khoán, thị trường vốn.. Cùng nằm trong khu vực Đông Nam á, Malaixia có nhiều điểm tương đồng so với Việt Nam, tuy nhiên xét về mức độ thì nó chưa bằng sự tương đồng giữa Việt Nam và Trung Quốc, một trong những trung tâm của dòng vốn ĐTTTNN hiện nay. Là một nền kinh tế sớm chuyển đổi hơn so với Việt Nam, Trung Quốc luôn đi tiên phong trong mọi lĩnh vực và giúp Việt Nam tiếp thu được những bài học quý, đặc biệt là trong hoạt động ĐTTTNN. 2. Kinh nghiệm từ Trung Quốc. Nằm trong chiến lược mở cửa nhiều tầng nấc, mọi hướng, chiến lược thu hút ĐTTTNN giai đoạn đầu của Trung Quốc là phát triển các đặc khu kinh tế. Theo đó, Chính phủ lựa chọn các vùng có điều kiện thuận lợi nhất để tạo điều kiện mở cửa trước tiên. Thành công của những đặc khu này là đã trở thành những điểm thu hút kỹ thuật sản xuất và cách thức quản lý của người nước ngoài. Tiếp theo các đặc khu kinh tế là việc phát triển các khu khai thác và phát triển kinh tế, kỹ thuật, kết hợp với việc phát triển cơ sở hạ tầng và khuyến khích ưu đãi với đầu tư nước ngoài, điều này đã đẩy nhanh tốc độ của nguồn vốn ĐTTTNN chảy vào Trung Quốc. Trong giai đoạn hiện nay, dựa trên việc ổn định, phát triển kinh tế liên tục, thị trường có sức mua lớn và tăng trưởng nhanh, Trung Quốc thực hiện chuyển hướng chính sách thu hút ĐTTTNN để thích nghi với xu thế mới. Bên cạnh việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tư nước ngoài, từng bước thực hiện chế độ đãi ngộ quốc dân, giảm thuế, Trung Quốc còn huỷ bỏ việc hạn chế sản lượng nhập khẩu hàng công nghiệp, thúc đẩy doanh nghiệp quốc hữu thu hút vốn ĐTTTNN, mở rộng thu hút ĐTTTNN trên lĩnh vực thương mại - dịch vụ, mở ra nhiều phương thức đầu tư mới, thu hút ĐTTTNN vào việc điều chỉnh cơ cấu ngành nghề, đầu tư theo vùng (đặc biệt là Miền Tây, Trung Quốc), kêu gọi Hoa Kiều về nước đầu tư.... Với những chính sách mang tính chiến lược như trên, Trung Quốc đã tạo được sức hút vô cùng lớn đối với nhà đầu tư nước ngoài. Trên cơ sở những kinh nghiệm trên đây, kết hợp với thực trạng ĐTTTNN ở Việt Nam đã nêu ở chương 2, Việt Nam cần có được những giải pháp và hướng đi thích hợp trong tình hình hiện nay. II. Một số giải pháp đẩy mạnh thu hút ĐTTTNN tại Việt Nam: 1.Giải pháp từ phía Nhà nước: 1.1. Nhóm giải pháp nhằm tăng sức hấp dẫn của môi trường đầu tư. Những biện pháp cải tạo môi trường phải được thực hiện theo hướng: gắn hoạt động ĐTTTNN với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội đất nước; gắn với quy hoạch, chuyển dịch cơ cấu kinh tế; phát huy lợi thế so sánh, nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế, không chạy theo sản lượng; đẩy mạnh thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn ĐTTTNN, nhưng phải đảm bảo giữ vững độc lập, tự chủ, an ninh quốc gia. 1.1.1. Cải tạo môi trường kinh tế: Mọi yếu tố tác động đến hoạt động ĐTTTNN, suy cho cùng, cơ bản nhất vẫn là yếu tố kinh tế. Một nền kinh tế có trình độ phát triển cao, quy mô lớn, luôn ổn định và lạm phát có thể kìm chế được, thu nhập của người dân cao, đảm bảo thị trường có sức mua lớn, tăng trưởng nhanh luôn là nơi tập trung phần lớn vốn đầu tư. Vì vậy, cần tập trung vào cải thiện môi trường kinh tế. Để tăng sự hấp dẫn của môi trường kinh tế, trước mắt Nhà nước cần điều chỉnh tỷ giá hối đoái theo hướng có lợi cho nhà xuất khẩu. Có nghĩa là, cần phá giá nhẹ đồng VND. Khi đó, lượng nhập khẩu nguyên vật liệu sẽ giảm, khuyến khích nhà đầu tư tăng tỷ lệ nội địa hoá, hướng mạnh về sản xuất sản phẩm xuất khẩu. Bên cạnh đó, Nhà nước cần dùng những biện pháp kích cầu để tăng sức mua của thị trường. Muốn vậy, cần phải cải thiện thu nhập của người dân. Để làm được việc này thì nền kinh tế phải đạt tăng trưởng cao liên tục. Đây là vấn đề lớn mà không phải quốc gia nào cũng đạt được. Với Việt Nam, để đạt được tăng trưởng cao thì cách lựa chọn duy nhất đã đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá (CNH- HĐH), mở cửa hơn nữa nền kinh tế và tích cực hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Một giải pháp quan trọng khác nữa để cải thiện môi trường kinh tế là đẩy mạnh việc phát triển thị trường vốn và thị trường chứng khoán. Theo đó, Nhà nước cần nới lỏng các quy định đối với người nước ngoài mua và phát hành cổ phiếu, trái phiếu trong và ngoài nước, phát triển thị trường vốn để doanh nghiệp Việt Nam có thể góp vốn đầu tư bằng các nguồn huy động dài hạn (cổ phiếu, trái phiếu), tự do hoá hoạt động ngân hàng - tài chính bảo đảm nhu cầu vay vốn của nhà đầu tư. 1.1.2. Môi trường chính trị - luật pháp: Chính trị - luật pháp được xem là yếu tố quan trọng nhất tác động đến dòng vốn ĐTTTNN, vì vậy cần phải hoàn thiện chính sách, luật pháp theo hướng tạo thuận lợi cho nhà đầu tư. 1.1.2.1. Hoàn thiện hệ thống chính sách: Hệ thống chính ở Việt Nam lâu nay vẫn tồn tại nhiều hạn chế như thiếu ổn định, thiếu đồng bộ, việc đề ra chính sách và việc thay đổ chính sách xảy ra thường xuyên, khiến cho các chính sách mới ra đời ít được biết đến. Những chính sách cũ vấn chưa thực sự khuyến khích nhà đầu tư nước ngoài, vì vậy, Nhà nước cần sửa đổi một số chính sách để tạo thuận lợi hơn cho việc thu hút ĐTTTNN: - Chính sách đất đai: soát lại giá thuê đất, miễn giảm tiền thuê đất trong một vài năm đầu, giải quyết dứt điểm vấn đề đền bù, giải phóng mặt bằng đang gây ách tắc trong quá trình triển khai dự án. Chính sách đền bù cần ổn định nhất quán và kiên quyết. Chuyển chế độ góp vốn bằng quyền sử dụng đất sang chế độ Nhà nước cho thuê đất. - Trong lĩnh vực tài chính- ngân hàng, cần tiếp tục giảm tỷ lệ kết hối ngoại tệ, tiến tới việc xoá bỏ kết hối bắt buộc khi có điều kiện, từng bước thực hiện đơn giản hoá việc chuyển đổi ngoại tệ đối với các giao dịch thương mại. Nhà nước xây dựng quy chế quản lý tài chính của doanh nghiệp ĐTTTNN, ban hành các chuẩn mực kế toán, kiểm toán phù hợp với thông lệ quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp, mặt khác bảo đảm sự quản lý Nhà nước về hoạt động tài chính của doanh nghiệp. - Chính sách thuế: thống nhất một mức thuế suất chung là 30% cho các doanh nghiệp. Điều này sẽ tạo niềm tin cho nhà đầu tư ngoại quốc vì sẽ không có sự phân biệt đối xử, gây bất lợi cho họ. Đối với thuế chuyển lợi nhuận về nước hiện nay có 3 mức:7%, 5% và 3%, tuy nhiên, Nhà nước nên bỏ loại thuế này để tăng sức cạnh tranh với các nước. Việc xây dựng chính sách thuế phải khuyến khích được ĐTTTNN sản xuất phụ tùng, linh kiện, nâng cao tỷ lệ nội địa hoá sản phẩm. Nhà nước cũng cần tiếp tục đàm phán, ký kết thêm các hiệp định tránh đánh thuế 2 lần (đánh thuế trùng), trước hết là với các nước ASEAN để tạo thuận lợi cho việc thúc đẩy đầu tư trong khu vực, đồng thời góp phần thu hút hơn nữa ĐTTTNN, đặc biệt từ thị trường Hoa Kỳ cũng cần phải đàm phán, ký kết hiệp định thuế. - Nhà nước khuyến khích doanh nghiệp hướng mạnh vào thị trường xuất khẩu, sử dụng nguyên liệu trong nước, chế biến thành phẩm hoàn chỉnh xuất khẩu hạn chế cấp giấy phép cho dự án xuất khẩu nguyên liệu, hoặc sản phẩm sơ chế. - Mặt khác, Nhà nước cần sửa đổi chế độ 2 giá đối với giá điện, cước viễn thông, cước vận tải,... giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp ĐTTTNN; nhanh chóng điều chỉnh giảm chi phí, như chi phí ngoài luật (chi phí tư vấn, chạy thủ tục), tình trạng nhũng nhiễu của các cán bộ, chi phí vô hình chờ đợi vì tệ quan liêu, giải phóng mặt bằng quá chậm, hạ tầng yếu kém, chất lượng lao động, trình độ quản lý yếu kém. -Thêm vào đó, Nhà nước cần hỗ trợ tín dụng cho các dự án đầu tư nước ngoài. Sự hỗ trợ tín dụng (ở nhiều nước, Chính phủ đã lập ra các Quỹ hỗ trợ đầu tư nước ngoài đẻ hỗ trợ tín dụng cho các nhà đầu tư, nhất là các dự án thuộc diện khuyến khích đầu tư), cùng với các dịch vụ tài chính, bảo lãnh của Chính phủ, của các cơ quan tín dụng xuất khẩu sẽ đóng vai trò to lớn làm tăng vốn ĐTTTNN. Điều này cũng giúp hạn chế các rủi ro về tài chính và làm tăng tỷ lệ lợi nhuận. Thông thường nhà tư bản nước ngoài sẽ thận trọng hoặc từ bỏ nếu môi trường đầu tư có “độ tin cậy thấp về tín dụng” – một chỉ số tổng hợp của các yếu tố như: rủi ro chính trị cao, phát tiển kinh tế chậm, xuất khẩu kém, nợ cao và bất ổn định kinh tế vĩ mô và sự yếu kếm về hệ thống tài chính hỗ trợ tín dụng. Và cuối cùng là một giải pháp mang tính nóng hổi hiện nay là tích cực thu hút ĐTTTNN trong lĩnh vực quan hệ kinh tế quốc tế. Đó là thực hiện mở cửa nền kinh tế, hoà nhập vào đời sống kinh tế thế giới, đồng thời tăng cường mở cửa bên trong, và giữa mở cửa bên trong và mở cửa bên ngoàig có mối quan hệ mật thiết, tác động lẫn nhau. Muốn vậy phải khuyến khích nhân dân bằng nhiều hình thức thích hợp bỏ vốn vào sản xuất kinh doanh đồng thời với việc mở cửa nền kinh tế trong và ngoài nước, phổ biến các thông tin kinh tế, thị trường, văn hoá-xã hội, khoa học, công nghệ duới mọi hình thức, đặc biệt là phát triển liên lạc viễn thông quốc tế. 1.1.2.2. Hoàn thiện hệ thống pháp luật: Cũng giống như hệ thống chính sách, hệ thống pháp luật của Việt Nam thiếu đồng bộ, ổn định, việc ban hành luật chồng chéo giữa các Bộ, ngành, địa phương, việc thực hiện thiếu nghiêm minh, trong sạch… làm giảm lòng tin của nhà đầu tư nước ngoài. Do đó, hệ thống pháp luật phải được hoàn thiện theo hướng đồng bộ, ổn định, rõ ràng, phù hợp với hệ thống pháp luật chung của nước ngoài để tạo ra một mặt bằng pháp lý chung áp dụng cho cả đầu tư trong nước và ĐTTTNN, áp dụng một số quy định về điều kiện đầu tư và ưu đãi phù hợp với từng đối tượng, lĩnh vực trong từng thời kỳ. Theo đó nhà nước cần có những biện pháp sau: - Cho phép các doanh nghiệp ĐTTTNN được thế chấp tài sản gắn với quyền sử dụng đất tại các ngân hàng Việt Nam, ngân hàng liên doanh và chi nhánh ngân hàng nước ngoài để tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp được vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh. - Sớm ban hành hệ thống Luật, như Luật về kinh doanh bất động sản, Luật cạnh tranh, Luật chống độc quyền để bảo đảm thị trường tự do cạnh tranh, Luật bản quyền bảo vệ tài sản hữu hình và vô hình của nhà đầu tư... - Bảo đảm sự ổn định của Pháp luật và chính sách đối với ĐTTTNN, thực hiện triệt để nguyên tắc không hồi tố để giữ vững lòng tin của cộng đồng nhà đầu tư nước ngoài. - Quy định chặt chẽ hơn việc ký kết hợp đồng lao động trong các doanh nghiệp ĐTTTNN, bảo đảm quyền lợi cho người lao động Việt Nam, tránh những xung đột, thiệt hại về tinh thần và vật chất thường nghiêng về phía Việt Nam, và tạo mối quan hệ tốt đẹp với nhà đầu tư nước ngoài. - Yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương sớm ban hành các văn bản dưới Luật, đảm bảo sự thống nhất với Luật đầu tư, tránh tình trạng "trên thoáng dưới chặt". 1.1.3. Hoàn thiện cơ chế hành chính: Việc hoàn thiện cơ chế hành chính phải được thực hiện theo hướng đơn giản, gọn nhẹ, thông thoáng, hiệu quả, phù hợp với thông lệ quốc tế. Để đảm bảo định hướng này Nhà nước cần có những giải pháp sau: - Dần dần thực hiện cơ chế "một cửa, một dấu" do trung tâm hoặc Hội đồng tư vấn đầu tư nước ngoài gồm đại diện của các Bộ, các ngành chủ chốt liên quan tập trung giải quyết theo kiểu "hoàn thiện thủ tục tại một đầu mối ". - Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý Nhà nước ở Trung ương và địa phương, phân rõ quyền hạn và trách nhiệm của từng cơ quan, thực hiện giao ban định kỳ giữa các Bộ, ngành trung ương và địa phương, duy trì thường xuyên việc tiếp xúc và tham vấn trực tiếp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước với nhà đâù tư nước ngoài. Chẳng hạn, Nhà nước có thể xây dựng một hệ thống nối mạng thông tin diện rộng kết nối giữa Bộ Kế hoạch - Đầu tư với các Sở Kế hoạch - Đầu tư, các ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất (KCN - KCX) và xây dựng một hệ thống dữ liệu quản lý dự án ĐTTTNN trao đổi thông tin hai chiều giữa Bộ Kế hoạch - Đầu tư, Sở Kế hoạch - Đầu tư và các KCN – KCX, các doanh nghiệp ĐTTTNN. - Đơn giản hoá, rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục hành chính như thủ tục cấp phép đầu tư, thủ tục sửa đổi giấy phép, các thủ tục hải quan, xuất nhập cảnh, ký hợp đồng thuê đất, cấp giấy phép xây dựng, xuất nhập khẩu, tuyển dụng lao động.... - Các thủ tục hành chính phải được quy định rõ ràng, công khai, đồng thời cần kiên quyết xử lý nghiêm khắc các trường hợp sách nhiễu, cửa quyền tiêu cực, vô trách nhiệm của cán bộ công quyền. 1.1.4. Tiếp tục nâng cấp và xây dựng CSHT vật chất –kỹ thuật: Sự phát triển CSHT vật chất của một quốc gia và một địa phương tiếp nhận ĐTTTNN luôn là điều kiện vật chất hàng đầu để các chủ đầu tư có thể nhanh chóng thông qua các quyết định và triển khai trên thực tế các dự án đầu tư đã cam kết.Vì vạy CSHT vật chất-kỹ thuật theo hướng HĐH, theo kịp trình độ của các nước trong khu vực và đáp ứng ngày càng đầy đủ yêu cầu của nhà đầu tư. Muốn vậy, Chính phủ cần tích cực đẩy nhanh việc xây dựng một hệ thống giao thông vận tải đồng bộ và hiện đại với các cầu cảng, đường xá, kho bãi và các phương tiện vận tải đủ sức bao phủ trên toàn quốc và đủ tầm hoạt động quốc tế; một hệ thống bưu điện thông tin liên lạc viễn thông với các phương tiện nghe nhìn hiện đại, có thể nối mạng thống nhất toàn quốc và kết nối toàn cầu; hệ thống điện nước dồi dào và phân bổ tiện lợi cho các hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như đời sống và một hệ thống cung cấp cá dịch vụ như bảo hiểm, ngân hàng, tài chính, kế toán kiểm toán đạt tiêu chuẩn quốc tế; cung cấp các dịch vụ khác như y tế, giáo dục, giải trí, các dịch vụ hải quan, quảng cáo, kỹ thuật,… một cách rộng khắp, đa dạng và chất lượng cao.Tóm lại, hệ thống kết cấu hạ tầng phải tạo cho nhà đầu tư sự tiện nghi và thoải mái, giúp họ giảm được chi phí sản xuất và phát triển các quan hệ làm ăn với các đối tác ở nước sở tại cũng như nước ngoài. Bên cạnh những nhân tố kể trên, dịch vụ thông tin và tư vấn đầu tư đóng vai trò rất quan trọng đối với những nước thu hút ĐTTTNN lẫn nước chủ nhà. Vì vậy, xúc tiến thực hiện các hoạt động dịch vụ này, từ việc cung cấp thông tin cập nhật, có hệ thống, đáng tin cậy về môi trường đầu tư của nước tiếp nhận đầu tư cũng như về các chủ đầu tư trên toàn hế giới; hỗ trợ các đối tác đầu tư trong và ngoài nước tiếp xúc và lựa chọn các đối tác thích hợp và tin cậy, đến giúp đỡ các bên làm thủ tục ký kết hợp đồng kinh doanh, thành lập các liên doanh, cả các dịch vụ tư vấn kỹ thuật và thông tin cần thiết khác liên quan đến đánh gía các quá trình và các hoạt động kinh doanh. Thêm vào đó, Chính phủ cần nhanh chóng xúc tiến đề án xây dựng khu kinh tế mở nhằm tăng cường sức cạnh tranh, trước hết là đôí với các nước trong khu vực ASEAN trong việc thu hút ĐTTTNN. 1.1.5. Đào tạo nguồn nhân lực: Đội ngũ nhân lực có kỹ thuật cao là điều kiện hàng đầu để một nước vượt qua những hạn chế khác về CSHT hay tài nguyên và trơ nên hấp dẫn nhà đầu tư ĐTTTNN.Việc thiếu các lao động kỹ thuật lành nghề, các nhà lãnh đạo, quản ký cao cấp, các nhà doanh nghiệp tài ba như ở Việt Nam hiện nay thì sẽ khó lòng đáp ứng được yêu cầu của các nhà đầu tư. Vì vậy, Nhà nước cần phải xác định định hướng cải thiện nguồn nhân lực là: đào tạo đội ngũ cán bộ giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, đồng thời trung thành với tổ quốc; đội ngũ kỹ sư, công nhân để cung cấp cho khu vực ĐTTTNN. Bồi dưỡng nâng cao năng lực và bố trí hợp lýcác cán bộ Việt Nam tham gia vào hội đồng quản trị và các chức vụ chủ chốt trong doanh nghiệp ĐTTTNN. Nghiên cứu và đưa ra được những phương thức hoạt động hữu hiệu của các tổ chức Đảng, Công đoàn… cho phù hợp với điều kiện hoạt động và đặc thù của doanh nghiệp ĐTTTNN. Từ đó, Nhà nước thực hiện việc đưa kiến thức về ĐTTTNN và doanh nghiệp ĐTTTNN vào các trường đại học, cao đẳng. Mặt khác cần nâng cao chất lượng của công tác tuyển chọn lao động vào các chức danh trong bộ máy quản trị doanh nghiệp ĐTTTNN, đặc biệt là trong DNLD, đào tạo cán bộ bên Việt Nam trong liên doanh một cách toàn diện về chuyên môn, phương pháp quản lý, kinh nghiệm thương trường và ngoại ngữ,... Ngoài ra, Nhà nước còn cần phải ban hành các quy đinh về chức năng cung ứng lao động đối với các đơn vị cung ứng lao động và chủ những đơn vị nào có đủ điều kiện và được Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cấp chứng chỉ hành nghề mới được hoạt động cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Đồng thời, Nhà nước phổ biến Luật lao động cho mọi tầng lớp lao động hiểu biết như vấn đề ký kết lao động cá nhân, thoả ước lao động tập thể, đình công

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc69031.DOC