Tài liệu Đề tài Đầu tư phát triển ở tỉnh Nam Định - Thực trạng và giải pháp: quy ước các Ký hiệu viết tắt trong bài
1. VĐT: Vốn đầu tư.
2. VĐT PT: Vốn đầu tư phát triển.
3. NSNN: Ngân sách Nhà nước.
4. DNNN: Doanh nghiệp Nhà nước.
5. CN: Công nghiệp.
6. TTLL: Thông tin liên lạc.
7. DV: Dịch vụ.
8. QLNN: Quản lý Nhà nước.
9. ANQP: An ninh quốc phòng.
10. XH: Xã hội.
11. GD & ĐT: Giáo dục và Đào tạo.
12. NK: Nhập khẩu.
13. Sx: Sản xuất.
14. DC: Dây chuyền.
15. HĐHTKD: Hợp đồng hợp tác kinh doanh.
16. KCN: Khu công nghiệp.
17. 100% vốn NN: 100% vốn Nước ngoài
Lời mở đầu
Trong những năm qua, tỉnh Nam Định đã cùng với cả nước thực hiện thắng lợi những mục tiêu kinh tế - xã hội, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động và cơ cấu đầu tư, đảm bảo các mặt xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng, đưa nền kinh tế tỉnh phát triển theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa mà Đảng và Nhà nước đã đề ra. Những thành tựu to lớn tỉnh Nam Định đã đạt được trên tất cả các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội có phần đ...
123 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1439 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Đầu tư phát triển ở tỉnh Nam Định - Thực trạng và giải pháp, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quy ước các Ký hiệu viết tắt trong bài
1. VĐT: Vốn đầu tư.
2. VĐT PT: Vốn đầu tư phát triển.
3. NSNN: Ngân sách Nhà nước.
4. DNNN: Doanh nghiệp Nhà nước.
5. CN: Công nghiệp.
6. TTLL: Thông tin liên lạc.
7. DV: Dịch vụ.
8. QLNN: Quản lý Nhà nước.
9. ANQP: An ninh quốc phòng.
10. XH: Xã hội.
11. GD & ĐT: Giáo dục và Đào tạo.
12. NK: Nhập khẩu.
13. Sx: Sản xuất.
14. DC: Dây chuyền.
15. HĐHTKD: Hợp đồng hợp tác kinh doanh.
16. KCN: Khu công nghiệp.
17. 100% vốn NN: 100% vốn Nước ngoài
Lời mở đầu
Trong những năm qua, tỉnh Nam Định đã cùng với cả nước thực hiện thắng lợi những mục tiêu kinh tế - xã hội, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động và cơ cấu đầu tư, đảm bảo các mặt xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng, đưa nền kinh tế tỉnh phát triển theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa mà Đảng và Nhà nước đã đề ra. Những thành tựu to lớn tỉnh Nam Định đã đạt được trên tất cả các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội có phần đóng góp quan trọng của việc huy động, sử dụng và quản lý có hiệu quả mọi nguồn vốn cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.
Bên cạnh những tiềm năng, thế mạnh về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội đã và sẽ là động lực cho đầu tư phát triển, cũng còn không ít khó khăn mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Nam Định phải cùng nỗ lực vượt qua. Bước vào thế kỷ mới - thế kỷ của tri thức và công nghệ hiện đại, để đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển ngày một tăng và nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước, chìa khoá cho sự tăng trưởng và phát triển bền vững chính là vấn đề huy động và sử dụng nguồn vốn đầu tư còn hạn chế trên địa bàn tỉnh một cách tiết kiệm và hiệu quả.
Sau quá trình học tập tại Bộ môn Kinh tế Đầu tư - Trường ĐH Kinh tế quốc dân và đặc biệt là sau thời gian thực tập tại cơ quan thực tế, nhận thức được vai trò và vị trí quan trọng của vốn đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội đất nước cũng như ở địa phương, em đã chọn đề tài: “Đầu tư phát triển ở tỉnh Nam Định - Thực trạng và giải pháp.” để thực hiện luận văn tốt nghiệp. Ngoài phần mở đầu và kết luận, phần nội dung luận văn được chia làm 3 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận chung.
Chương II: Tình hình đầu tư phát triển ở tỉnh Nam Định giai đoạn 1998 - 2003.
Chương III: Phương hướng và một số giải pháp thúc đẩy hoạt động đầu tư phát triển tại Nam Định đến năm 2010.
Nội dung luận văn đã đi vào tìm hiểu thực trạng và những kết quả đạt được cùng một số tồn tại và nguyên nhân trong hoạt động đầu tư phát triển kinh tế xã hội tại Nam Định giai đoạn 1998 - 2003; từ đó đề ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy và nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh từ nay đến năm 2010. Mục đích là mang lại cho người đọc cái nhìn tổng quát về hoạt động đầu tư phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh Nam Định trong thời gian gần đây. Do trình độ và thời gian có hạn, phạm vi nghiên cứu rộng nên bài viết không tránh khỏi thiếu sót, kính mong có sự góp ý từ nhiều phía để nội dung được đầy đủ và phong phú hơn.
Nội dung
Chương I
cơ sở lý luận chung.
I. Một số vấn đề lý luận về đầu tư và đầu tư phát triển.
1. Đầu tư.
Xuất phát từ phạm vi phát huy tác dụng của các kết quả đầu tư chúng ta có thể có những cách hiểu khác nhau về đầu tư.
Đầu tư theo nghĩa rộng là sự hi sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về cho người đầu tư các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được kết quả đó.
Các nguồn lực có thể là tiền, tài nguyên thiên nhiên, sức lao động và trí tuệ.
Những kết quả có thể là sự tăng thêm các tài sản tài chính (tiền vốn), tài sản vật chất (nhà xưởng, đường xá, các tài sản vật chất khác...), tài sản trí tuệ (trình độ văn hoá, chuyên môn, khoa học kỹ thuật...) và nguồn nhân lực có đủ điều kiện để làm việc với năng suất cao hơn trong nền sản xuất xã hội.
Đầu tư theo nghĩa hẹp chỉ bao gồm những hoạt động sử dụng các nguồn lực ở hiện tại nhằm đem lại cho nền kinh tế - xã hội những kết quả trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã sử dụng để đạt được kết quả đó.
Như vậy nếu xét trên phạm vi quốc gia thì chỉ có hoạt động sử dụng các nguồn lực ở hiện tại để trực tiếp làm tăng các tài sản vật chất, nguồn nhân lực và tài sản trí tuệ hoặc duy trì sự hoạt động của các tài sản và nguồn nhân lực sẵn có mới thuộc phạm trù đầu tư theo nghĩa hẹp (đầu tư phát triển).
2. Đầu tư phát triển.
2.1. Khái niệm đầu tư phát triển.
Đầu tư phát triển là hoạt động sử dụng các nguồn lực tài chính, nguồn lực vật chất, nguồn lực lao động và trí tuệ để xây dựng, sửa chữa nhà cửa và cấu trúc hạ tầng, mua sắm trang thiết bị và lắp đặt chúng trên nền bệ, bồi dưỡng đào tạo nguồn nhân lực, thực hiện các chi phí thường xuyên gắn liền với sự hoạt động của các tài sản này nhằm duy trì tiềm lực hoạt động của các cơ sở đang tồn tại và tạo tiềm lực mới cho nền kinh tế - xã hội, tạo việc làm và nâng cao đời sống của mọi thành viên trong xã hội.
2.2. Đặc điểm của đầu tư phát triển.
Hoạt động đầu tư phát triển có các đặc điểm khác biệt so với các loại hình đầu tư khác là:
+ Hoạt động đầu tư phát triển đòi hỏi một khối lượng vốn lớn và nằm khê đọng trong suốt quá trình đầu tư. Đây là cái giá phải trả khá lớn của đầu tư phát triển.
+ Thời gian để tiến hành một công cuộc đầu tư cho dến khi các thành quả của nó phát huy tác dụng thường đòi hỏi nhiều năm tháng với nhiều biến động xảy ra.
+ Thời gian cần hoạt động để có thể thu hồi đủ vốn đã bỏ ra đối với các cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất kinh doanh thường lâu dài và do đó không tránh khỏi sự tác động hai mặt tích cực và tiêu cực của các yếu tố không ổn định về tự nhiên, xã hội, chính trị, kinh tế.
+ Các thành quả của hoạt động đầu tư phát triển có giá trị sử dụng lâu dài nhiều năm, có khi hàng trăm, hàng ngàn năm và thậm chí tồn tại vĩnh viễn như các công trình kiến trúc nổi tiếng thế giới (Kim tự tháp cổ ở Ai Cập, Nhà thờ La Mã ở Rôm, Vạn Lý Trường Thành ở Trung Quốc, ăngco Vát ở Cămpuchia). Điều này nói lên giá trị lớn lao của các thành quả đầu tư phát triển.
+ Các thành quả của hoạt động đầu tư là các công trình xây dựng sẽ hoạt động ở ngay nơi mà nó được tạo dựng nên. Do đó các điều kiện về địa hình tại đó có ảnh hưởng lớn đến quá trình thực hiện đầu tư cũng như tác dụng sau này của các kết quả đầu tư. Thí dụ, quy mô đầu tư để xây dựng nhà máy sàng tuyển than ở khu vực có mỏ than tuỳ thuộc rất nhiều vào trữ lượng than của mỏ. Nếu trữ lượng than của mỏ ít thì quy mô nhà máy sàng tuyển cũng không nên lớn để đảm bảo cho nhà máy hàng năm hoạt động hết công suất với số năm tồn tại của nhà máy theo dự kiến trong dự án. Đối với các nhà máy thuỷ điện, công suất phát điện tuỳ thuộc nhiều vào nguồn nước nơi xây dựng công trình. Sự cung cấp điện đều đặn thường xuyên tuỳ thuộc vào tính ổn định của nguồn nước. Không thể di chuyển nhà máy thuỷ điện như di chuyển những chiếc máy tháo rời do các nhà máy sản xuất ra từ địa điểm này đến địa điểm khác.
Việc xây dựng nhà máy ở nơi có địa chất không ổn định sẽ không đảm bảo an toàn trong quá trình hoạt động sau này, thậm chí cả trong quá trình xây dựng công trình.
+ Mọi thành quả và hậu quả của quá trình thực hiện đầu tư chịu ảnh hưởng nhiều của các yếu tố không ổn định theo thời gian và điều kiện địa lý của không gian.
+ Để đảm bảo cho mọi công cuộc đầu tư đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao đòi hỏi phải làm tốt công tác chuẩn bị; nghiên cứu phát hiện các cơ hội đầu tư, nghiên cứu tiền khả thi sơ bộ lựa chọn dự án, nghiên cứu khả thi (lập dự án, luận chứng kinh tế - kỹ thuật), đánh giá và quyết định đầu tư (thẩm định dự án).
3. Vai trò của đầu tư phát triển.
Xuất phát từ khái niệm đầu tư phát triển, có thể nhận thấy hoạt động đầu tư phát triển có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội. Các lý thuyết kinh tế khi xem xét bản chất của đầu tư phát triển đều coi đầu tư phát triển là nhân tố quan trọng để phát triển kinh tế, là chìa khoá của sự tăng trưởng. Vai trò này của đầu tư phát triển được thể hiện ở các mặt sau:
3.1. Đối với toàn bộ nền kinh tế quốc gia.
3.1.1. Đầu tư vừa tác động đến tổng cung, vừa tác động đến tổng cầu.
Về mặt cầu: đối với tổng cầu, tác động của đầu tư là ngắn hạn. Khi tổng cung chưa kịp thay đổi, sự tăng lên của đầu tư làm cho tổng cầu tăng lên kéo theo sản lượng cân bằng tăng và giá cả của các đầu vào của đầu tư tăng. Điểm cân bằng cung cầu dịch chuyển.
Về mặt cung: khi thành quả của đầu tư phát huy tác dụng, các năng lực mới đi vào hoạt động thì tổng cung, đặc biệt là tổng cung dài hạn tăng lên, kéo theo sản lượng tiềm năng tăng; do đó giá cả sản phẩm giảm dẫn đến tăng tiêu dùng. Tăng tiêu dùng đến lượt mình lại tiếp tục kích thích sản xuất hơn nữa. Sản xuất phát triển là nguồn gốc cơ bản để tăng tích luỹ, phát triển kinh tế - xã hội, tăng thu nhập cho người lao động, nâng cao đời sống của mọi thành viên trong xã hội.
3.1.2. Đầu tư có tác động hai mặt đến sự ổn định kinh tế.
Sự tác động không đồng thời về mặt thời gian của đầu tư đối với tổng cầu và đối với tổng cung của nền kinh tế làm cho mỗi sự thay đổi của đầu tư - dù là sự tăng hay giảm - đều cùng một lúc vừa là yếu tố duy trì sự ổn định vừa là yếu tố phá vỡ sự ổn định của nền kinh tế của mọi quốc gia.
3.1.3. Đầu tư tác động đến tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Mối quan hệ giữa đầu tư và tăng trưởng được biểu hiện thông qua hệ số ICOR (hệ số gia tăng vốn - sản lượng).
ICOR
=
Vốn đầu tư
Mức tăng GDP
Từ đó suy ra:
Mức tăng GDP
=
Vốn đầu tư
ICOR
Nếu ICOR không đổi, mức tăng GDP hoàn toàn phụ thuộc vào vốn đầu tư. Kết quả nghiên cứu của các nhà kinh tế cho thấy: muốn giữ tốc độ tăng trưởng ở mức độ trung bình thì tỷ lệ đầu tư phải đạt được từ 15 - 25% so với GDP, tuỳ thuộc vào ICOR của mỗi nước.
3.1.4. Đầu tư và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Kinh nghiệm của các nước trên thế giới cho thấy con đường tất yếu có thể tăng trưởng nhanh với tốc độ mong muốn (từ 9- 10%) là tăng cường đầu tư nhằm tạo ra sự phát triển nhanh ở khu vực công nghiệp và dịch vụ. Đối với các ngành nông, lâm, ngư nghiệp do những hạn chế về đất đai và các khả năng sinh học, để đạt được tốc độ tăng trưởng từ 5- 6% là rất khó khăn. Như vậy chính sách đầu tư quyết định quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các quốc gia nhằm đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh của toàn bộ nền kinh tế.
Về cơ cấu lãnh thổ, đầu tư có tác dụng giải quyết những mất cân đối về phát triển giữa các vùng lãnh thổ, đưa những vùng kém phát triển thoát khỏi tình trạng đói nghèo, phát huy tối đa những lợi thế so sánh về tài nguyên, địa thế, kinh tế, chính trị... của những vùng có khả năng phát triển nhanh hơn, làm bàn đạp thúc đẩy các vùng khác cùng phát triển.
3.1.5. Đầu tư với việc tăng cường khả năng khoa học và công nghệ của đất nước.
Công nghệ là trung tâm của công nghiệp hoá; đầu tư là điều kiện tiên quyết của sự phát triển và tăng cường khả năng công nghệ của Việt Nam hiện nay. Với trình độ công nghệ lạc hậu, quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá của một quốc gia sẽ gặp rất nhiều khó khăn nếu không đề ra được một chiến lược đầu tư phát triển công nghệ nhanh và vững chắc.
Có hai con đường cơ bản để có công nghệ là tự nghiên cứu phát minh ra công nghệ và nhập công nghệ từ nước ngoài. Dù là tự nghiên cứu hay nhập từ nước ngoài đều cần phải có tiền - tức là cần phải có vốn đầu tư. Mọi phương án đổi mới công nghệ không gắn với nguồn vốn đầu tư sẽ là những phương án không khả thi.
3.2. Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ.
Đầu tư quyết định sự ra đời, tồn tại và phát triển của mỗi cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ.
Để tạo dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho sự ra đời của bất kỳ cơ sở nào đều cần phải xây dựng nhà xưởng, cấu trúc hạ tầng, mua sắm và lắp đặt thiết bị máy móc trên nền bệ, tiến hành các công tác xây dựng cơ bản và thực hiện các chi phí khác gắn liền với sự hoạt động trong một chu kỳ của các cơ sở vật chất kỹ thuật vừa tạo ra. Các hoạt động này chính là hoạt động đầu tư đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ đang tồn tại: sau một thời gian hoạt động các cơ sở vật chất kỹ thuật của các cơ sở này hao mòn, hư hỏng. Để duy trì được sự hoạt động bình thường cần định kỳ tiến hành sửa chữa lớn hoặc thay mới các cơ sở vật chất kỹ thuật đã hư hỏng, hao mòn này hoặc đổi mới để thích ứng với điều kiện hoạt động mới của sự phát triển khoa học kỹ thuật và nhu cầu tiêu dùng của nền sản xuất xã hội, phải mua sắm các trang thiết bị mới thay thế cho các trang thiết bị cũ đã lỗi thời, cũng có nghĩa là phải đầu tư.
Đối với các cơ sở vô vị lợi đang tồn tại, để duy trì sự hoạt động, ngoài tiến hành sửa chữa lớn định kỳ các cơ sở vật chất kỹ thuật còn phải thực hiện các chi phí thường xuyên. Tất cả những hoạt động và chi phí này đều là những hoạt động đầu tư.
II. Nguồn vốn đầu tư và nội dung của vốn đầu tư.
1. Bản chất nguồn vốn đầu tư.
Xét về bản chất, nguồn vốn đầu tư chính là phần tiết kiệm hay tích luỹ mà nền kinh tế có thể huy động được để đưa vào quá trình tái sản xuất xã hội. Điều này được cả kinh tế học cổ điển, kinh tế chính trị học Mác - Lênin và kinh tế học hiện đại chứng minh.
Trong tác phẩm “Của cải của các dân tộc” (1776), Adam Smith, một đại diện điển hình của trường phái kinh tế học cổ điển đã cho rằng: “ Tiết kiệm là nguyên nhân trực tiếp gia tăng vốn. Lao động tạo ra sản phẩm để tích luỹ cho quá trình tiết kiệm. Nhưng dù có tạo ra bao nhiêu chăng nữa, nhưng không có tiết kiệm thì vốn không bao giờ tăng lên”.
Sang thế kỷ XIX, khi nghiên cứu về cân đối kinh tế, về mối quan hệ giữa các khu vực của nền sản xuất xã hội, về các vấn đề trực tiếp liên quan đến tích luỹ, C.Mác đã chứng minh rằng: trong một nền kinh tế với hai khu vực, khu vực I sản xuất tư liệu sản xuất và khu vực II sản xuất tư liệu tiêu dùng. Cơ cấu tổng giá trị của hai khu vực đều bao gồm (c+v+m) trong đó c là phần tiêu hao vật chất, (v+m) là phần giá trị mới sáng tạo ra. Khi đó, điều kiện để đảm bảo tái sản xuất mở rộng không ngừng thì nền sản xuất xã hội phải đảm bảo (v+m) của khu vực I lớn hơn tiêu hao vật chất (c) của khu vực II. Tức là:
(v+m)I > cII
Hay nói cách khác:
(c+v+m)I > cII+cI
Điều này có nghĩa rằng, tư liệu sản xuất được tạo ra ở khu vực I không chỉ bồi hoàn tiêu hao vật chất của toàn bộ nền kinh tế (của cả hai khu vực) mà còn phải dư thừa để đầu tư làm tăng quy mô tư liệu sản xuất trong quá trình sản xuất tiếp theo.
Đối với khu vực II yêu cầu phải đảm bảo:
(c+v+m) II < (v+m) I +(v+m) II
Có nghĩa là toàn bộ giá trị mới của cả hai khu vực phải lớn hơn giá trị sản phẩm sản xuất ra của khu vực II. Chỉ khi điều kiện này được thoả mãn, nền kinh tế mới có thể dành một phần thu nhập để tái sản xuất mở rộng. Từ đó quy mô vốn đầu tư cũng sẽ gia tăng.
Như vậy, để đảm bảo gia tăng nguồn lực cho sản xuất, gia tăng quy mô đầu tư, một mặt phải tăng cường sản xuất tư liệu sản xuất ở khu vực I, đồng thời phải sử dụng tiết kiệm tư liệu sản xuất ở cả hai khu vực. Mặt khác phải tăng cường sản xuất tư liệu tiêu dùng ở khu vực II, thực hành tiết kiệm tiêu dùng trong sinh hoạt ở cả hai khu vực.
Với phân tích như trên, chúng ta thấy rằng theo quan điểm của C.Mác, con đường cơ bản và quan trọng về lâu dài để tái sản xuất mở rộng là phát triển sản xuất và thực hành tiết kiệm ở cả trong sản xuất và tiêu dùng. Hay nói cách khác, nguồn lực cho đầu tư tái sản xuất mở rộng chỉ có thể được đáp ứng do sự gia tăng sản xuất và tích luỹ của nền kinh tế.
Quan điểm về nguồn vốn đầu tư lại tiếp tục được các nhà kinh tế học hiện đại chứng minh. Trong tác phẩm nổi tiếng “Lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ” của mình, John Maynard Keynes đã chứng minh được rằng: đầu tư chính bằng phần thu nhập mà không chuyển vào tiêu dùng. Đồng thời ông cũng chỉ ra rằng, tiết kiệm chính là phần dôi ra của thu nhập so với tiêu dùng:
Tức là:
Thu nhập = Tiêu dùng + Đầu tư
Tiết kiệm = Thu nhập - Tiêu dùng
Như vậy:
Đầu tư = Tiết kiệm
Theo Keynes, sự cân bằng giữa tiết kiệm và đầu tư xuất phát từ tính chất song phương của các giao dịch giữa một bên là nhà sản xuất và bên kia là người tiêu dùng. Thu nhập chính là phần chênh lệch giữa doanh thu từ bán hàng hoá hoặc cung ứng dịch vụ và tổng chi phí. Nhưng toàn bộ sản phẩm sản xuất ra phải được bán hết cho người tiêu dùng hoặc cho các nhà sản xuất khác. Vì vậy, xét về tổng thể, phần dôi ra của thu nhập so với tiêu dùng mà người ta gọi là tiết kiệm không thể khác với phần gia tăng năng lực sản xuất mà người ta gọi là đầu tư.
Tuy nhiên điều kiện cân bằng trên chỉ đạt được trong nền kinh tế đóng. Trong đó phần tiết kiệm của nền kinh tế bao gồm tiết kiệm của khu vực tư nhân và tiết kiệm của chính phủ. Điểm cần lưu ý là tiết kiệm và đầu tư xem xét trên góc độ toàn bộ nền kinh tế không nhất thiết được tiến hành bởi cùng một cá nhân hay doanh nghiệp nào. Có thể có cá nhân, doanh nghiệp tại một thời điểm nào đó có tích luỹ nhưng không trực tiếp tham gia đầu tư. Trong khi đó, có một số cá nhân, doanh nghiệp lại thực hiện đầu tư khi chưa hoặc tích luỹ chưa đủ. Khi đó thị trường vốn sẽ tham gia giải quyết vấn đề bằng việc điều tiết khoản vốn từ nguồn dư thừa hoặc tạm thời dư thừa sang cho người có nhu cầu sử dụng. Ví dụ, nhà đầu tư có thể phát hành cổ phiếu, trái phiếu (trên cơ sở một số điều kiện nhất định, theo quy trình nhất định) để huy động vốn thực hiện một dự án nào đó từ các doanh nghiệp và hộ gia đình - người có vốn dư thừa.
Trong nền kinh tế mở, đẳng thức đầu tư bằng tiết kiệm của nền kinh tế không phải bao giờ cũng được thiết lập. Phần tích luỹ của nền kinh tế có thể lớn hơn nhu cầu đầu tư tại nước sở tại, khi đó vốn có thể được chuyển sang nước khác để thực hiện đầu tư. Ngược lại, vốn tích luỹ của nền kinh tế có thể ít hơn nhu cầu đầu tư, khi đó nền kinh tế phải huy động tiết kiệm từ nước ngoài. Trong trường hợp này, mức chênh lệch giữa tiết kiệm và đầu tư được thể hiện trên tài khoản vãng lai:
CA = S - I
Trong đó: CA là tài khoản vãng lai (curent account)
S là tiết kiệm của nền kinh tế (save)
I là đầu tư của nền kinh tế (investment)
Như vậy, trong nền kinh tế mở, nếu nhu cầu đầu tư lớn hơn tích luỹ của nội bộ nền kinh tế và tài khoản vãng lai bị thâm hụt thì có thể huy động vốn đầu tư từ nước ngoài. Khi đó đầu tư nước ngoài hoặc vay nợ có thể trở thành một trong những nguồn vốn quan trọng của nền kinh tế. Nếu tích luỹ của nền kinh tế lớn hơn nhu cầu đầu tư trong nước trong điều kiện thặng dư tài khoản vãng lai thì quốc gia đó có thể đầu tư ra nước ngoài hoặc cho nước ngoài vay vốn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của nền kinh tế.
2. Nguồn vốn đầu tư.
2.1. Vốn đầu tư của đất nước.
Vốn đầu tư của đất nước nói chung được hình thành từ hai nguồn cơ bản là vốn huy động trong nước và vốn huy động từ nước ngoài.
Vốn đầu tư trong nước được hình thành từ các nguồn sau đây:
+ Vốn tích luỹ từ ngân sách.
+ Vốn tích luỹ của các doanh nghiệp.
+ Vốn tiết kiệm của dân cư.
Vốn huy động từ nước ngoài gồm vốn đầu tư trực tiếp và vốn đầu tư gián tiếp.
+ Vốn đầu tư trực tiếp là vốn của các doanh nghiệp, các cá nhân người nước ngoài đầu tư sang các nước khác và trực tiếp quản lý và tham gia quản lý quá trình sử dụng và thu hồi vốn đã bỏ ra.
+ Vốn đầu tư gián tiếp là vốn của các chính phủ, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ được thực hiện dưới các hình thức: viện trợ không hoàn lại, có hoàn lại, cho vay ưu đãi, với thời hạn dài và lãi suất thấp, vốn viện trợ phát triển chính thức của các nước (ODA).
2.2. Vốn đầu tư của các cơ sở.
+ Đối với cơ quan quản lý Nhà nước, các cơ sở hoạt động xã hội, phúc lợi công cộng: vốn đầu tư do ngân sách cấp (tích luỹ từ ngân sách và viện trợ qua ngân sách), vốn viện trợ không hoàn lại trực tiếp cho cơ sở và vốn tự có của cơ sở (bản chất cũng tích luỹ từ phần tiền thừa do dân đóng góp không dùng đến).
+ Đối với các doanh nghiệp quốc doanh, vốn đầu tư được hình thành từ nhiều nguồn hơn bao gồm vốn ngân sách (lấy từ phần tích luỹ của ngân sách), vốn khấu hao cơ bản, vốn viện trợ qua ngân sách, vốn tự có của doanh nghiệp, vốn vay, phát hành trái phiếu, vốn góp liên doanh liên kết với các cá nhân và tổ chức trong và ngoài nước và các hình thức huy động vốn khác theo quy định của Luật doanh nghiệp.
+ Đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, nguồn vốn đầu tư bao gồm vốn tự có, vốn vay, vốn cổ phần, vốn liên doanh, liên kết với các cá nhân và tổ chức trong và ngoài nước. Đối với các công ty cổ phần, vốn đầu tư ngoài các nguồn vốn trên đây còn bao gồm tiền thu được do phát hành trái phiếu (nếu có đủ điều kiện theo quy định của Luật doanh nghiệp).
2.3. Mối quan hệ giữa nguồn vốn trong nước và nguồn vốn nước ngoài.
Trong những năm đầu của thập kỷ 50 thế kỷ XX, nhà kinh tế học Nurkse đã nhấn mạnh đến vai trò của đầu tư và vốn đầu tư trong sự phát triển của nền kinh tế. Nurkse cho rằng việc thiếu vốn đầu tư là một nguyên nhân gây ra tình trạng nghèo đói. Ông đã chỉ ra cái vòng luẩn quẩn của sự nghèo đói:
Về phía cung: Một quốc gia có thu nhập thấp sẽ dẫn dến tích luỹ thấp. Tích luỹ thấp dẫn đến thiếu vốn đầu tư. Thiếu vốn đầu tư dẫn đến năng lực sản xuất bị hạn chế và năng suất lao động cũng không thể cao. Năng lực sản xuất thấp dẫn đến thu nhập thấp.
Về phía cầu: Thu nhập thấp làm cho sức mua thấp, sức mua thấp làm cho động lực gia tăng đầu tư bị hạn chế, đầu tư bị hạn chế sẽ dẫn đến năng lực sản xuất thấp và từ đó cũng sẽ lại dẫn đến thu nhập thấp.
Thực tế cho thấy hầu hết các nước nghèo hiện nay trên thế giới chịu cảnh nghèo đói một phần do những nguyên nhân trên. Tức là sự nghèo đói tại các quốc gia này một phần là do thiếu vốn đầu tư và sự đầu tư thích đáng, có hiệu quả. Nguyên nhân của tình trạng đầu tư hạn chế tại các nước này là do hoặc vì thiếu động lực thúc đẩy đầu tư hoặc vì khả năng tích luỹ của nền kinh tế quá nhỏ.
Điều này cho thấy rằng để phát triển và thực hiện xoá đói giảm nghèo thành công thì phải làm sao phá vỡ được cái vòng luẩn quẩn nói trên. Một trong những biện pháp phá vỡ cái vòng đó là xuất phát từ khía cạnh đầu tư. Nền kinh tế phải tạo được tích luỹ để tăng quy mô vốn đầu tư, từ đó tăng năng lực sản xuất và cuối cùng là gia tăng thu nhập.
Tích tụ vốn cho đầu tư là chìa khoá cho sự tăng trưởng kinh tế được thể hiện trong chính sách và chiến lược phát triển tại nhiều quốc gia; trong đó nhấn mạnh đến nhu cầu vốn trong giai đoạn khởi đầu quá trình công nghiệp hoá, và việc sử dụng một lượng vốn lớn từ nước ngoài là có thể chấp nhận được.
Như vậy nguồn vốn cho đầu tư phát triển bao gồm cả nguồn vốn trong nước và nguồn vốn nước ngoài. Hai nguồn vốn này có mối quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ nhau cùng phát huy hiệu quả. Đối với các quốc gia đang phát triển còn trong tình trạng nghèo đói, lạc hậu, thiếu vốn trầm trọng thì việc sử dụng nguồn vốn nước ngoài là một giải pháp hữu hiệu để phá vỡ một mắt xích của cái vòng luẩn quẩn. Nguồn vốn nước ngoài đối với các nước này chủ yếu là ODF và FDI. Nguồn vốn tài trợ phát triển chính thức ODF bao gồm viện trợ phát triển chính thức ODA và các hình thức tài trợ phát triển khác được phân bổ qua ngân sách quốc gia nhằm thực hiện các mục tiêu xã hội: y tế, giáo dục, xoá đói giảm nghèo, xây dựng và nâng cấp hạ tầng, đầu tư cho nông nghiệp - nông thôn... Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI được thực hiện thông qua ba hình thức: Hợp đồng hợp tác kinh doanh, thành lập doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Nhờ có các nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài, các quốc gia đang phát triển có thể giải quyết được những vấn đề cấp bách: vốn và công nghệ hiện đại (so với mặt bằng chung trong nước) cho sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, phát triển cơ sở hạ tầng, tăng thu nhập cho người lao động... Từ đó phát triển sản xuất, từng bước có tích luỹ và tiết kiệm. Thực tế cho thấy tại các quốc gia này, chỉ riêng khu vực kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã đóng góp một tỷ lệ lớn vào cơ cấu GDP cả nước và thu ngân sách hàng năm.
Việc sử dụng vốn đầu tư nước ngoài mang lại nhiều hiệu quả song cũng có những ràng buộc về chính trị - xã hội đối với các quốc gia tiếp nhận nó; vì vậy đây chỉ được coi là giải pháp tình thế trước mắt. Đó là những điều kiện về lãi suất, thời hạn vay vốn, tính hiệu quả của dự án, thủ tục chuyển giao vốn và thị trường. Đối với nguồn vốn FDI, chủ đầu tư nhằm mục tiêu thu lợi nhuận cao nhất nên nhiều khi gây ra những tác động tiêu cực: cạnh tranh không lành mạnh, chèn ép các nhà đầu tư trong nước, trốn thuế, khai thác tài nguyên bừa bãi; đầu tư không đồng đều: chỉ đầu tư vào những địa điểm có điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội thuận lợi; chỉ một bộ phận nhỏ người lao động có thu nhập cao càng gây nên chênh lệch về mức sống giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội...
Do đó trong chính sách phát triển của mình, các quốc gia phải đảm bảo mối tương quan hợp lý giữa nguồn vốn đầu tư trong nước và nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Cần quán triệt nguyên tắc: Vốn trong nước là quyết định, vốn nước ngoài là quan trọng. Nguồn vốn trong nước có những ưu thế là ổn định, bền vững, giảm thiểu được những hậu quả xấu đối với nền kinh tế do những tác động của thị trường tài chính tiền tệ và kinh tế của các nước khác trên thế giới. Việc sử dụng nguồn vốn trong nước được chủ động, đầu tư đồng đều trong các vùng kinh tế, ngành kinh tế, địa phương trong cả nước. Đặc biệt nguồn vốn ngân sách Nhà nước sẽ được sử dụng làm “mồi” để thu hút các nguồn vốn khác tham gia đầu tư phát triển. Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn trong nước sẽ tạo môi trường kinh tế - xã hội ổn định, có tác dụng thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài.
Trong dài hạn, một quốc gia muốn có tốc tăng trưởng khá trong khi chưa tăng nhanh được hiệu quả đầu tư (do độ trễ trong thực hiện đầu tư) thì phải đẩy mạnh tiết kiệm, huy động các nguồn vốn trong nước cho đầu tư phát triển; nguồn vốn Nhà nước đầu tư vào các lĩnh vực mà các thành phần kinh tế khác không muốn, không đủ khả năng hoặc không được tham gia; đồng thời cải thiện các khâu quản lý và tạo môi trường huy động vốn đầu tư nước ngoài để tận dụng tối đa các lợi thế so sánh của đất nước; nhanh chóng tạo năng lực tích luỹ nội địa cao để đảm bảo vai trò quyết định của vốn đầu tư trong nước đối với tăng trưởng và phát triển.
3. Nội dung của vốn đầu tư.
Để tiến hành mọi công cuộc đầu tư phát triển đòi hỏi phải xem xét các khoản chi phí sau đây:
+ Vốn đầu tư xây dựng cơ bản, tạo nên tài sản cố định trong nền kinh tế. Đây là chi phí đầu tư chủ yếu, bao gồm chi phí cho việc khảo sát quy hoạch xây dựng, chuẩn bị đầu tư, chi phí thiết kế và xây dựng, chi phí mua sắm, lắp đặt thiết bị và các chi phí khác ghi trong tổng dự toán. Chúng chiếm phần lớn vốn đầu tư phát triển và rất được quan tâm trong chi tiêu ngân sách.
+ Vốn sửa chữa lớn tài sản cố định, góp phần tái tạo tài sản cố định trong nền kinh tế. Đây là số vốn quan trọng có ý nghĩa đảm bảo cho quá trình tái sản xuất. Nguồn vốn này lấy từ vốn khấu hao sửa chữa lớn vẫn được hạch toán. Hai khoản đầu tư xây dựng cơ bản và vốn sửa chữa lớn chiếm tới trên 85% tổng vốn đầu tư phát triển.
+ Vốn lưu động bổ sung tăng (+) hoặc giảm (-) trong nền kinh tế. Nguồn vốn lưu động rất quan trọng để đảm bảo tái sản xuất không ngừng mở rộng. Vấn đề phát triển nguồn vốn này càng phải đặc biệt quan tâm khi muốn đẩy mạnh sản xuất.
+ Vốn đầu tư phát triển khác như vốn đầu tư thực hiện thông qua các chương trình mục tiêu quốc gia: xoá đói giảm nghèo, hỗ trợ đồng bào vùng sâu vùng xa... Trong những năm gần đây, khoản mục đầu tư này đã và sẽ tăng lên đáng kể.
III. Mối quan hệ giữa đầu tư và phát triển kinh tế - xã hội.
1. Khái niệm và các nhân tố quyết định sự phát triển kinh tế - xã hội.
1.1. Khái niệm và các chỉ tiêu đánh giá.
Khái niệm: Phát triển có thể hiểu là một quá trình lớn lên (hay tăng tiến) về mọi mặt của nền kinh tế - xã hội trong một thời kỳ nhất định. Trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về quy mô sản lượng (tăng trưởng) và sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế - xã hội.
Những vấn đề cơ bản nhất của định nghĩa trên bao gồm:
+ Trước hết sự phát triển bao gồm sự tăng thêm về khối lượng của cải vật chất, dịch vụ và sự biến đổi tiến bộ về cơ cấu kinh tế và đời sống xã hội.
+ Tăng thêm quy mô sản lượng và tiến bộ về cơ cấu kinh tế - xã hội là hai mặt có mối quan hệ vừa phụ thuộc vừa độc lập tương đối của lượng và chất.
+ Sự phát triển là một quá trình tiến hoá theo thời gian do các yếu tố nội tại của bản thân nền kinh tế quyết định. Có nghĩa là người dân của quốc gia đó phải là những thành viên chủ yếu tác động đến sự biến đổi kinh tế - xã hội của đất nước. Họ là những người tham gia vào quá trình hoạt động kinh tế và được hưởng lợi ích do hoạt động này đưa lại.
+ Kết quả của quá trình phát triển kinh tế - xã hội là kết quả của một quá trình vận động khách quan; còn mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đề ra là thể hiện sự tiếp cận tới các kết quả đó.
Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển kinh tế - xã hội:
+ Các đại lượng đo lường sự tăng trưởng kinh tế: Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), Tổng sản phẩm quốc dân (GNP), Sản phẩm quốc dân thuần tuý (NNP), Thu nhập quốc dân sản xuất (NI), Thu nhập quốc dân sử dụng (NDI), Thu nhập bình quân đầu người...
+ Các chỉ số xã hội của phát triển phản ánh sự biến đổi cơ cấu kinh tế - xã hội: tuổi thọ bình quân trong dân số, mức tăng dân số hàng năm, số calo bình quân đầu người, tỷ lệ người có học (biết chữ) trong dân số. Các chỉ số về phát triển kinh tế - xã hội: chăm sóc sức khoẻ (số giường bệnh, số bệnh viện, số bác sỹ/1 triệu dân... ), về giáo dục và văn hoá (tổng số giáo sư, tiến sỹ, số lớp và trường học... ), sự công bằng xã hội trong phân phối sản phẩm.
1.2. Các nhân tố quyết định sự phát triển kinh tế - xã hội.
Vốn sản xuất: là một bộ phận của tài sản quốc gia được trực tiếp sử dụng vào quá trình sản xuất hiện tại cùng với các yếu tố sản xuất khác để tạo ra hàng hoá sản phẩm (đầu ra). Nó bao gồm các máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, nhà kho và cơ sở hạ tầng kỹ thuật (không tính tài nguyên thiên nhiên). Vốn sản xuất chiếm phần lớn vốn đầu tư phát triển. Trong điều kiện năng suất lao động không đổi thì tăng tổng số vốn sẽ làm tăng thêm sản lượng. Hoặc trong khi số lao động không đổi thì tăng thêm vốn bình quân đầu người cũng sẽ làm gia tăng sản lượng.
Đất đai và các tài nguyên thiên nhiên khác: đất đai là yếu tố quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, kể cả sản xuất công nghiệp hiện đại cũng không thể không có đất đai (mặt bằng sản xuất). Do diện tích đất đai là có hạn, người ta phải nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai bằng cách đầu tư thêm lao động và vốn trên một đơn vị diện tích để tăng thêm sản phẩm. Điều này càng cho thấy vai trò của vốn là rất quan trọng. Các tài nguyên khác cũng là đầu vào trong sản xuất. Nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào, phong phú được khai thác sẽ làm tăng sản lượng một cách nhanh chóng; nhất là ở các nước đang phát triển, việc khai thác và bán tài nguyên thiên nhiên sẽ giải quyết nhu cầu trước mắt về vốn cho phát triển. Tài nguyên gồm hai loại: tài nguyên có thể tái tạo và tài nguyên không thể tái tạo. Do đó trong khai thác và sử dụng cần chú ý: bảo tồn và phục hồi tài nguyên tái tạo, đảm bảo tốc độ khai thác thấp hơn tốc độ phục hồi; sử dụng tiết kiệm và tìm nguồn thay thế tài nguyên không tái tạo, đảm bảo phát triển bền vững, bảo vệ môi trường.
Những thành tựu khoa học kỹ thuật và công nghệ mới: là đầu vào đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong sự tiến bộ của các nước NICs trong mấy chục năm gần đây. Những chi phí cho việc mua kỹ thuật và công nghệ mới ở các nước kém phát triển rõ ràng là đỡ tốn kém thời gian và của cải hơn nhiều so với việc phải đầu tư để có những phát minh mới.
Lao động: Người ta nhận thấy rằng cùng sự đầu tư trang bị kỹ thuật và công nghệ như nhau nhưng ở các nước công nghiệp tiên tiến và có trình độ văn hoá trong nhân dân cao hơn sẽ đưa lại năng suất lao động cao hơn và sự tăng trưởng cao hơn. Điều đó cho thấy chất lượng lao động hay nhân tố con người đã tạo ra sự gia tăng sản lượng. Chất lượng lao động bao gồm những hiểu biết chung (trình độ văn hoá phổ thông), những kỹ năng kỹ thuật được đào tạo, kinh nghiệm và sự khéo léo tích luỹ trong lao động, ý thức tổ chức kỷ luật và ý thức đạt tới hiệu quả trong công việc. Để có được đội ngũ những người lao động và kinh doanh giỏi (động lực để tạo được sự tăng trưởng cao) thì phải có đầu tư cao trong lĩnh vực giáo dục đào tạo và phải có thời gian.
Các chính sách vĩ mô của Nhà nước: Mỗi ngành, mỗi khu vực sản xuất vật chất có năng suất khác nhau. Sự đổi mới cơ cấu kinh tế vĩ mô làm cho các khu vực, các ngành có năng suất cao chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế, tất yếu sẽ làm cho sản lượng tăng thêm. Sự đổi mới trong cơ cấu thể hiện ở sự bố trí các nguồn lực cho cơ cấu mới, bố trí lại cơ cấu tích luỹ, tiêu dùng và các biện pháp tạo cung, tạo cầu. Điều đó làm cho các nhân tố tích cực được nhân lên và giảm bớt một cách tương đối những chi phí cũng như đưa lại hiệu quả như một sự đầu tư. Như vậy tổ chức và quản lý kinh tế được coi như một nhân tố làm tăng thêm sản lượng.
Một thể chế phù hợp với sự phát triển hiện đại phải đảm bảo:
+ Phải có tính năng động và mềm dẻo, nhạy cảm, luôn thích nghi được với những biến động phức tạp do tình hình thế giới và trong nước xảy ra khó lường trước.
+ Phải đảm bảo được sự ổn định của đất nước, khắc phục được những mâu thuẫn và xung đột xảy ra trong quá trình phát triển.
+ Phải tạo cho nền kinh tế mở một sự hoạt động có hiệu quả nhằm tranh thủ được vốn đầu tư và công nghệ tiên tiến của thế giới là cơ sở của sự tăng tốc trong quá trình phát triển.
+ Tạo được đội ngũ đông đảo những người có năng lực quản lý, có trình độ khoa học kỹ thuật tiên tiến đủ sức lựa chọn và áp dụng thành công các kỹ thuật và công nghệ tiên tiến vào sản xuất trong nước cũng như đổi mới cơ chế quản lý kinh tế.
+ Tạo được một sự kích thích mạnh mẽ mọi tiềm lực vật chất trong nước hướng vào đầu tư cho sản xuất và xuất khẩu.
+ Phải đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững, công bằng xã hội, dân chủ, giữ vững an ninh quốc phòng, đem lại cuộc sống ấm no, đầy đủ về vật chất và tinh thần cho mọi người dân.
Các nhân tố khác: Khi đề cập đến khái niệm phát triển kinh tế đã cho thấy ngoài những chỉ tiêu thông thường để đánh giá sự tiến bộ xã hội, mỗi quốc gia, dân tộc có những quan niệm riêng về sự phát triển. Các quan niệm đó nhiều khi không phải là vấn đề kinh tế - của cải vật chất và sự phân phối, tiêu dùng nó trong cuộc sống hàng ngày mà nó thể hiện cả một quan niệm về cuộc sống, về lối sống, về địa vị của mỗi cá nhân, gia đình, tập thể trong cộng đồng xã hội. Có thể liệt kê một loạt các nhân tố: địa vị con người trong cộng đồng, cơ cấu gia đình, cơ cấu giai cấp - xã hội, cơ cấu dân tộc, cơ cấu tôn giáo, cơ cấu và quy mô các đơn vị cộng đồng trong xã hội, đặc điểm văn hoá - xã hội, tính chất và đặc điểm chung của dân tộc, thể chế chính trị - xã hội, khí hậu, địa lý tự nhiên cũng là những nhân tố phi kinh tế của sự phát triển.
2. Tác động của đầu tư đối với phát triển kinh tế - xã hội.
2.1. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
2.1.1. Đầu tư với tăng trưởng và phát triển.
Một trong những vai trò quan trọng của đầu tư phát triển là tác động tới tăng trưởng và phát triển kinh tế mà mức tăng GDP chính là biểu hiện cụ thể nhất của tăng trưởng.
Mức tăng GDP
=
Vốn đầu tư
ICOR
ở các nước phát triển, ICOR thường lớn, từ 5 - 7 do thừa vốn, thiếu lao động; vốn được sử dụng nhiều để thay thế lao động, do sử dụng công nghệ hiện đại có giá cao. Còn ở các nước chậm phát triển, ICOR thấp thường từ 2 - 3 do thiếu vốn, thừa lao động nên có thể và cần phải sử dụng nhiều lao động để thay thế cho vốn, do sử dụng công nghệ kém hiện đại, giá rẻ.
Chỉ tiêu ICOR của mỗi nước phụ thuộc nhiều nhân tố và thay đổi theo trình độ phát triển kinh tế và cơ chế chính sách trong nước. Kinh nghiệm phát triển của các nước cho thấy, chỉ tiêu ICOR phụ thuộc mạnh vào cơ cấu kinh tế và hiệu quả đầu tư trong các ngành, các vùng lãnh thổ cũng như phụ thuộc vào hiệu quả của chính sách kinh tế nói chung. Thông thường ICOR trong nông nghiệp và ICOR trong giai đoạn chuyển đổi cơ chế thấp do tận dụng năng lực sản xuất. Do đó ở các nước phát triển, tỷ lệ đầu tư thấp thường dẫn đến tốc độ tăng trưởng thấp.
Phát triển kinh tế là một quá trình lớn lên về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định, bao gồm sự gia tăng thêm về mặt quy mô, sản lượng và sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế xã hội. Đối với các nước đang phát triển, phát triển về mặt bản chất được coi là vấn đề đảm bảo các nguồn vốn đầu tư đủ để đạt được một tỷ lệ tăng thêm sản phẩm quốc dân dự kiến. ở nhiều nước, đầu tư đóng vai trò như một “cú hích ban đầu” tạo đà cho sự cất cánh của nền kinh tế.
Phát triển phải được hiểu một cách đầy đủ bao gồm tăng trưởng kinh tế bền vững và tiến bộ xã hội. Đây là tiền đề tạo ra các nguồn lực: nhân lực, tài lực, vật lực cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế đất nước.
2.1.2. Đầu tư phát triển và quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Có thể nói, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một đặc trưng vốn có của phát triển kinh tế dài hạn. Mô hình chung nhất của hầu hết các nước trên thế giới là một nền kinh tế năng động: công nghiệp hoá cùng với sự phát triển cân đối giữa các ngành, phát triển hệ thống tài chính, tăng cường các mối quan hệ tài chính nhằm khuyến khích đạt tỷ lệ đầu tư cao; vai trò quan trọng của chính phủ trong việc hoạch định chính sách điều chỉnh có khả năng đối phó với những biến động bất thường trong nước cũng như trên thế giới.
Như vậy, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của một quốc gia chịu ảnh hưởng của một hệ thống nhân tố: những đòi hỏi tất yếu của xu thế toàn cầu hoá là phải có một nền kinh tế có khả năng hội nhập và cạnh tranh; chính sách điều chỉnh của chính phủ; sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ; lợi thế so sánh của quốc gia; số lượng và chất lượng nguồn nhân lực; sự phát triển của hệ thống tài chính. Đối với các nước đang phát triển, để có thể tranh thủ được những ảnh hưởng tích cực từ những nhân tố sẵn có cũng như tạo ra những nhân tố mới đòi hỏi phải có một lượng vốn lớn đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển mới có thể hình thành những tiền đề cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Từ đó có thể thấy: huy động vốn và sử dụng đồng vốn hạn chế một cách có hiệu quả: đầu tư vào đâu, khi nào và bao nhiêu là những vấn đề có tính chiến lược, có tác động trực tiếp đến sự tăng trưởng, phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của một quốc gia.
2.2. Tiến bộ công nghệ trong sản xuất kinh doanh.
Đầu tư đóng vai trò là chất keo liên kết con người với đối tượng lao độngvà quy trình công nghệ để tạo ra sản phẩm mới. Hiện nay các khoản đầu tư mới đã chú ý nhiều đến yếu tố khoa học công nghệ và tăng cường kỹ năng quản lý hiện đại. Các hình thức đầu tư đổi mới công nghệ bao gồm:
+ Nhập máy móc thanh toán bằng ngoại tệ.
+ Nhập máy móc thanh toán bằng sản phẩm.
+ Nhập từng phần, còn lại chế tạo trong nước.
+ Kết hợp giữa doanh nghiệp và giới khoa học công nghệ thực hiện chương trình nghiên cứu và triển khai áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh.
+ Thuê mượn máy móc thiết bị, thuê mua tài chính.
+ Tự nghiên cứu chế tạo thiết bị trên cơ sở các nguyên lý công nghệ chuyên ngành.
+ Các hình thức khác: đào tạo và chuyển giao công nghệ, mua các sáng chế công nghệ, thuê mượn nhãn mác sản phẩm...
Đầu tư phát triển khả năng công nghệ qua hai khía cạnh chính là: chuyển giao công nghệ sẵn có từ bên ngoài (chủ yếu qua hình thức FDI) và phát triển các cơ sở nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ của đất nước. Phần lớn công nghệ được chuyển giao dưới các hạng mục chủ yếu như: những tiến bộ công nghệ, sản phẩm công nghệ, công nghệ thiết kế và xây dựng, kỹ thuật kiểm tra chất lượng, công nghệ quản lý, công nghệ marketing... Ngoài việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài để tạo cơ hội tiếp nhận tiến bộ kỹ thuật và công nghệ, các quốc gia vẫn có thể dùng ngoại tệ có được nhờ xuất khẩu để nhập công nghệ mới về phục vụ các nhu cầu sản xuất kinh doanh. Ngoài ra trong quá trình sử dụng công nghệ nước ngoài, các nhà đầu tư và phát triển công nghệ trong nước học được cách thiết kế, chế tạo công nghệ nguồn, sau đó cải biến cho phù hợp với điều kiện sử dụng của địa phương và biến chúng thành công nghệ của mình.
Để nâng cao được sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá xuất khẩu trên thị trường quốc tế, Việt Nam cần chú trọng tới việc đầu tư đổi mới công nghệ, sử dụng dây chuyền sản xuất tiên tiến và hiện đại, sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng tốt, hình thức đẹp, giá thành hạ... Trong các ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước: viễn thông, dầu khí, hoá chất, điện tử, tin học, ô tô, xe máy... thì đầu tư phát triển khoa học công nghệ là điều kiện tiên quyết để phát triển ngành. Một số ví dụ có thể kể đến là công nghệ khai thác dầu khí ngoài khơi, lắp đặt tổng đài kỹ thuật số, rô-bốt, dây chuyền tự động lắp ráp hàng điện tử, mạch điện tử; công nghệ chế tạo máy biến thế, cáp thông tin, cáp điện. Trong hệ thống doanh nghiệp công nghiệp Nhà nước sau khi sắp xếp lại được củng cố và đầu tư đổi mới công nghệ từ vốn của Nhà nước, vốn vay, vốn doanh nghiệp tự tích luỹ. Nhờ đó, các doanh nghiệp công nghiệp Nhà nước đã đổi mới đáng kể phần cứng (thiết bị) của công nghệ, tăng được năng lực sản xuất các mặt hàng chủ yếu, tiếp đến đổi mới phần tổ chức của công nghệ tạo điều kiện để kết hợp tốt nguồn nhân lực chất lượng cao với công nghệ mới.
2.3. Nâng cấp và làm mới hạ tầng.
Gia tăng đầu tư, trong đó có đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở, đầu tư cho phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội sẽ thúc đẩy sản xuất phát triển. Tăng vốn đầu tư xây dựng cơ bản là một trong các biện pháp quan trọng và có ý nghĩa lớn về kinh tế - xã hội, tạo ra nhiều công trình xây dựng mới, nâng cấp và tăng cường cơ sở hạ tầng. Bằng số vốn từ ngân sách Nhà nước và huy động trong dân cư thông qua phát hành công trái xây dựng Tổ quốc, Nhà nước đã tăng cường các chương trình đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng ở nông thôn (gồm hệ thống đường sá, cầu cống, đê điều, kênh mương, cầu cống, cơ sở phơi, sấy, sơ chế, chế biến nông sản, hệ thống thông tin, hệ thống giáo dục, y tế, văn hoá... ) và dành một khoản vốn tín dụng ưu đãi cho ngân sách cấp tỉnh, thành phố để nâng cấp các công trình cơ sở hạ tầng ở nông thôn.
Hệ thống điện, đường giao thông, thuỷ lợi, cấp thoát nước và chiếu sáng đô thị, trường học, bệnh viện đã được chú trọng đầu tư đồng bộ nhờ có đầu tư của Nhà nước.
Về xây dựng kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp: Những năm gần đây Chính phủ đã coi trọng việc xây dựng kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp cho thuê làm mặt bằng sản xuất kinh doanh, cho xây dựng nhiều khu công nghiệp và khu chế xuất. Hàng năm Chính phủ có kế hoạch chuẩn bị ngân sách để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp.
2.4. Tăng khả năng cạnh tranh và xuất khẩu.
Đầu tư thoả đáng là biện pháp tăng khả năng cạnh tranh và xuất khẩu cho nền kinh tế. Đầu tư không chỉ nhằm gia tăng sản lượng mà cần chú trọng tới việc nâng cao năng suất, chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Cần tập trung cho các ngành sản xuất hàng xuất khẩu và các dự án nâng cao cấp độ chế biến. Chẳng hạn thuỷ sản là mặt hàng có khả năng xuất khẩu lớn và còn nhiều tiềm năng do hàng thuỷ sản Việt Nam khá đa dạng và được ưa chuộng trên thị trường thế giới; song giá trị xuất khẩu của mặt hàng này còn có thể đạt cao hơn hiện nay nếu chúng ta có trình độ công nghệ chế biến cao, chất lượng tốt. Hay như ngành dệt may và giầy dép, việc tăng cường đầu tư sản xuất nguyên phụ liệu đầu vào, thu hút đầu tư nước ngoài sẽ góp phần mở rộng thị trường, tăng cường khả năng thâm nhập thị trường quốc tế. Việc đầu tư cho khâu sản xuất nguyên liệu bông và tơ tằm sẽ phát triển ngành dệt may, đầu tư cho giống gia súc sẽ góp phần phát triển ngành giày dép... Đi đôi với đầu tư giống là việc đầu tư sau thu hoạch; do đó chính sách ưu đãi đầu tư là một biện pháp tốt để hỗ trợ cho xuất khẩu: khuyến khích đầu tư các dự án đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng hàng hoá và khâu kiểm tra chất lượng sản phẩm đối với các mặt hàng xuất khẩu để thúc đẩy doanh nghiệp quan tâm hơn đến vấn đề công nghệ, nhất là công nghệ sạch.
Đầu tư nước ngoài và phát triển hợp lý các khu công nghiệp, khu chế xuất đã đóng góp một phần đáng kể cho xuất khẩu. Các chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu cũng khuyến khích các doanh nghiệp nước ngoài gia tăng xuất khẩu.
Đầu tư của Nhà nước được tập trung cho các khâu đòi hỏi vốn lớn, có tác dụng cho nhiều doanh nghiệp như: nghiên cứu khoa học, xây dựng bến bãi, kho tàng, cảng... Nhà nước đã ban hành các chính sách ưu đãi để khuyến khích cá nhân và doanh nghiệp chủ động đầu tư hướng mạnh vào xuất khẩu. Thực tế cho thấy có một chính sách đầu tư hợp lý và thoả đáng sẽ thúc đẩy các ngành hàng tăng thêm khả năng cạnh tranh và xuất khẩu.
2.5. Đầu tư góp phần nâng cao chất lượng sống cho người dân.
Trong quá trình phát triển, Đảng và Nhà nước ta luôn kiên định con đường xã hội chủ nghĩa với mục tiêu: “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Vì vậy tăng trưởng và phát triển kinh tế luôn được gắn liền với nhiệm vụ đảm bảo xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng. Trong những năm gần đây lĩnh vực xã hội thường xuyên được quan tâm đầu tư phát triển. Nguồn vốn đầu tư chủ yếu là nguồn vốn Nhà nước và một phần huy động từ dân cư. Nhờ đó các mặt văn hoá, xã hội đã có sự phát triển đáng kể. Các chương trình quốc gia: phổ cập giáo dục, xoá đói giảm nghèo, nước sạch nông thôn, chương trình trồng 5 triệu ha rừng... đã góp phần nâng cao đời sống nhân dân và đổi mới bộ mặt nông thôn. Cơ sở hạ tầng đô thị và nông thôn được đầu tư phát triển tương đối đồng bộ. Công tác chăm sóc sức khoẻ và kế hoạch hoá gia đình đã mang lại nhiều kết quả tích cực. Các chương trình kế hoạch hoá đầu tư từ cộng đồng được chú trọng tiến hành, có sự tham gia ý kiến của nhân dân vào các khâu: quy hoạch, tiến hành đầu tư, triển khai dự án... về các công trình phúc lợi chung như: điện, đường, trường, trạm, vệ sinh nước sạch, chợ, thuỷ lợi nhỏ.
3. Phát triển kinh tế - xã hội tác động trở lại sự tăng vốn và hiệu quả trong đầu tư.
3.1. Gia tăng tiết kiệm và tích luỹ trong nước.
Trong lịch sử các tư tưởng kinh tế, đầu tư và tích luỹ vốn cho đầu tư ngày càng được xem là một nhân tố quan trọng cho sản xuất, cho việc gia tăng năng lực sản xuất và cung ứng dịch vụ cho nền kinh tế và cho sự tăng trưởng. Việc tích tụ vốn cho đầu tư sẽ cho phép dân số và lực lượng lao động gia tăng, cuung cấp những người lao động với những trang thiết bị tốt hơn và quan trọng hơn là có thể tạo ra việc phân công lao động một cách rộng rãi hơn. Việc tăng vốn đầu tư sẽ làm tăng cả tổng sản lượng và sản lượng bình quân mỗi lao động, tăng tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế.
Ngược lại, một nền kinh tế tăng trưởng cao, tạo được sự chuyển biến tăng tích luỹ từ mức thấp lên mức trung bình và mức cao để tăng quy mô đầu tư từ đó tăng năng lực sản xuất và cuối cùng là gia tăng thu nhập. Nghiên cứu sự phát triển kinh tế của các nước đang phát triển trong 4 hay 5 thập kỷ qua cho thấy rằng các quốc gia phát triển hàng đầu trong các nước đó là những nước có tỷ lệ tích luỹ vốn cao nhất; còn những nước kém phát triển nhất là những nước có tỷ lệ đầu tư thấp nhất.
3.2. Nền kinh tế ổn định và tăng trưởng cao là điều kiện thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Môi trường đầu tư nước ngoài là tổng hoà các yếu tố có ảnh hưởng đến công cuộc đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài ở nước tiếp nhận đầu tư. Nó bao gồm các yếu tố: tình hình chính trị, chính sách, pháp luật, vị trí địa lý - điều kiện tự nhiên, trình độ kinh tế, đặc điểm văn hoá - xã hội. Các nhóm yếu tố này có thể làm tăng khả năng sinh lãi hoặc rủi ro cho các nhà đầu tư.
Tình hình ổn định chính trị của nước tiếp nhận đầu tư là cơ sở quan trọng hàng đầu, là tiền đề cần thiết để ổn định tình hình kinh tế - xã hội, giảm rủi ro cho các nhà đầu tư. Một nước không thể thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài nếu tình hình chính trị luôn mất ổn định.
Môi trường pháp lý hợp lý và ổn định đảm bảo quyền lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài cũng là một yếu tố được các nhà đầu tư quan tâm. Một môi trường pháp lý hấp dẫn đầu tư nước ngoài nếu có các chính sách, quy định hợp lý và có tính hiệu lực cao trong thực hiện.
Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên thuận lợi sẽ giảm được chi phí vận chuyển, đa dạng hoá các lĩnh vực đầu tư, cung cấp được nguồn nguyên liệu đầu vào phong phú với giá rẻ và tiềm năng tiêu thụ lớn. Những yếu tố này không những làm giảm được giá thành sản phẩm mà còn thu hút được các nhà đầu tư tìm kiếm nguồn nguyên liệu tự nhiên và thị trường tiêu thụ.
Trình độ phát triển của nền kinh tế là các mức độ phát triển về quản lý kinh tế vĩ mô, cơ sở hạ tầng, chất lượng cung cấp dịch vụ cho các hoạt động kinh doanh của các nhà đầu tư nước ngoài và mức độ cạnh tranh của thị trường nước chủ nhà. Những nước có trình độ quản lý vĩ mô kém thường dẫn tới tình trạng lạm phát cao, nợ nước ngoài lớn, tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp, các thủ tục hành chính rườm rà, nạn tham nhũng... Kinh tế - xã hội phát triển đảm bảo cơ sở hạ tầng và dịch vụ tạo ra những điều kiện thuận lợi và giảm chi phí phát sinh cho các hoạt động đầu tư. Cơ sở hạ tầng cứng bao gồm các yếu tố như sân bay, cảng biển, giao thông, điện lực, viễn thông; còn cơ sở hạ tầng mềm bao gồm chất lượng lao động, dịch vụ công nghệ, hệ thống tài chính.
Đặc điểm văn hoá - xã hội của nước chủ nhà sẽ hấp dẫn đầu tư nước ngoài nếu có trình độ giáo dục cao và nhiều sự tương đồng. Các đặc điểm này không chỉ giảm được chi phí đào tạo nguồn nhân lực cho các nhà đầu tư nước ngoài mà còn tạo cho họ điều kiện hoà nhập vào cộng đồng nước sở tại.
Bên cạnh đó, việc sử dụng nguồn vốn nước ngoài có hiệu quả kinh tế - xã hội cao, đảm bảo khả năng thu hồi vốn và trả nợ sẽ là nhân tố quyết định để các quốc gia, các tổ chức quốc tế... cho vay ưu đãi, viện trợ phát triển.
3.3. Phát triển kinh tế - xã hội nâng cao hiệu quả đầu tư.
Quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở các quốc gia đang phát triển tất yếu sẽ dẫn tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo xu hướng tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng - dịch vụ và giảm dần tỷ trọng ngành nông - lâm - ngư nghiệp trong cơ cấu GDP.
Nền kinh tế thị trường cùng với cơ cấu kinh tế dần chuyển dịch theo hướng tích cực sẽ tác động tới cơ cấu đầu tư theo hướng: tăng đầu tư vào những ngành, vùng có lợi thế về tài nguyên, vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và lao động nhằm tạo ra những sản phẩm hàng hoá có khả năng cạnh tranh; đầu tư phát triển nền nông nghiệp hàng hoá, đầu tư vào những ngành có suất đầu tư thấp. Cùng với quá trình này, hiệu quả đầu tư sẽ được tăng lên.
IV. Kinh nghiệm đầu tư phát triển tại một số địa phương trong nước.
1. Kinh nghiệm thu hút và quản lý đầu tư ở Hải Phòng.
Trong giai đoạn 1996 - 2000, công tác thu hút vốn đầu tư ở Hải Phòng đạt được kết quả cao. Nguồn vốn đầu tư trong nước có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn và dần chiếm tỷ trọng cao (hơn 65%) trong tổng vốn đầu tư. Nguồn vốn huy động từ khu vực dân cư và doanh nghiệp tương đối lớn. Vốn tín dụng đầu tư đã được các doanh nghiệp quan tâm và mạnh dạn vay để đầu tư. Tỷ lệ vốn thực hiện đối với các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt gần 60%, cao hơn nhiều so với mức bình quân cả nước. Nhiều dự án có tốc độ triển khai nhanh và sớm đi vào sản xuất so với kế hoạch. Có được những kết quả đó là do Hải Phòng đã thực hiện tốt công tác thu hút và quản lý đầu tư.
Cơ cấu thu hút đầu tư:
+ Ưu tiên đầu tư cải tạo, nâng cấp và xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng.
+ Đầu tư phát triển công nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá hướng vào xuất khẩu. Định hướng đầu tư cho lĩnh vực này là từng bước đầu tư đổi mới trang thiết bị, công nghệ, hình thành các doanh nghiệp công nghiệp hiện đại, tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao, đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và hội nhập khu vực, quốc tế, thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá nông thôn.
+ Đầu tư cải tạo, xây dựng mới các công trình văn hoá - xã hội. Mục tiêu đầu tư của lĩnh vực này là phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, bảo vệ sức khoẻ, văn hoá - thông tin, thể dục thể thao để nâng cao dân trí, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo bước chuyển biến trong việc phát triển, hoàn thiện con người, phục vụ tốt hơn sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá.
Một số giải pháp thu hút, sử dụng và quản lý có hiệu quả vốn đầu tư:
+ Huy động vốn trong nước: đẩy mạnh việc thu hút vốn đầu tư của doanh nghiệp cũng như của nhân dân với các hình thức:
- Mở rộng các hình thức xây dựng các công trình hạ tầng bằng cách huy động các nguồn vốn hỗn hợp (vốn ngân sách, vốn vay trong và ngoài nước, trái phiếu công trình, vốn góp của các công ty, vốn góp của các địa phương, vốn của dân... ) với nhiều cơ chế ưu đãi.
- Đẩy nhanh việc thực hiện cổ phần hoá tạo bước đi vững chắc trên diện rộng. Có hình thức linh hoạt thu hút vốn cổ phần, kết hợp cổ phần hoá với thay đổi cơ cấu sản xuất của doanh nghiệp kể cả việc chuyển hướng kinh doanh, đảm bảo quyền lợi của cổ đông. Vấn đề quan trọng là đảm bảo quyền lợi, tạo được sự tin tưởng, ủng hộ của cổ đông,
- Huy động sự đóng góp của nhân dân cho nhu cầu đầu tư phát triển, kể cả vốn và công lao động theo phương châm “ Nhà nước và nhân dân cùng làm” để xây dựng hè đường giao thông, kiên cố hoá kênh mương, lưới điện, lớp học, nước sạch, trạm xá...
- Tạo nguồn thu, bồi dưỡng nguồn thu, chống thất thu, thất thoát. Quản lý chặt chẽ quỹ đất xây dựng, thu đủ thuế và các loại phí. Thực hiện nghiêm chỉnh các luật thuế, phấn đấu mức thu ngân sách tăng hàng năm.
- Xây dựng các cụm công nghiệp dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
+ Định hướng thu hút đầu tư nước ngoài:
- Tập trung cao độ các dự án công nghệ kỹ thuật cao. Đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất, nhanh chóng lấp đầy các khu công nghiệp, khu chế xuất.
- Phát triển các dự án sửa chữa tàu biển, công nghiệp hoá chất, công nghiệp điện tử.
- Thu hút đầu tư phát triển các ngành công nghiệp chế biến thuỷ sản, nông sản.
- Tăng cường quản lý dự án làm cho vốn thực hiện nhanh, nâng cao hiệu quả vốn đầu tư. Khuyến khích các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mở rộng quy mô, mục tiêu của dự án hay đầu tư vào các dự án mới ở địa phương.
2. Kinh nghiệm phát triển kinh tế tư nhân ở Đà Nẵng.
Đà Nẵng là thành phố trực thuộc Trung ương, trung tâm kinh tế ở khu vực miền Trung và Tây Nguyên, là một trong những khu vực có nhịp độ phát triển kinh tế sôi động nhất trong cả nước. Thành phần kinh tế tư nhân giữ một vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế của Đà Nẵng. Vì vậy trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của mình, thành phố Đà Nẵng đã tạo nhiều thuận lợi cho thành phần kinh tế tư nhân phát triển. Một số biện pháp tích cực như sau:
+ Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện hệ thống chính sách:
- Ưu đãi, khuyến khích đầu tư, khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào các ngành nghề theo chiến lược, quy hoạch đề ra. Sớm cụ thể hoá các quy định vay vốn từ quỹ hỗ trợ đầu tư, công khai các điều kiện ưu đãi, các đối tượng ưu đãi để doanh nghiệp tư nhân có thể vay vốn từ quỹ này theo luật định.
- Giảm thuế thu nhập doanh nghiệp từ 32% xuống còn 20% giúp doanh nghiệp tích luỹ mở rộng sản xuất kinh doanh, đưa công nghệ mới vào sản xuất.
- Xem xét miễn thuế giá trị gia tăng đối với cơ sở sản xuất mới thành lập 3 năm đầu và giảm 50% trong 3 năm tiếp theo; ưu đãi thuế cho cơ sở sử dụng nhiều lao động.
- Ngân hàng cần đánh giá thẩm định tính khả thi của dự án với từng loại hình doanh nghiệp, hộ kinh doanh.
- Sớm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với các diện tích mà khu vực kinh tế tư nhân đang sử dụng. Cho thuê đất và ưu đãi tiền thuê đất đối với các doanh nghiệp có chiến lược kinh doanh và dự án khả thi.
- Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước đối với hoạt động của kinh tế tư nhân. Có cơ chế kiểm tra sau đăng kí kinh doanh; cập nhật thông tin, tuyên truyền hướng dẫn chính sách pháp luật của Nhà nước đối với kinh tế tư nhân.Tạo môi trường tâm lý - kinh tế - xã hội cho khu vực kinh tế tư nhân: động viên, khen thưởng những cá nhân, doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, chấp hành đúng pháp luật. Tìm hiểu, giải quyết những khó khăn, vướng mắc để tạo tâm lý yên tâm, phấn khởi, hăng hái đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh.
- Kinh tế tư nhân có xu hướng phát triển ngày càng mạnh mẽ về số lượng và chất lượng. Vì vậy các cơ sở kinh doanh trong khu vực kinh tế tư nhân phải hình thành các tổ chức Đảng, công đoàn, đoàn thanh niên, hội phụ nữ... để đảm bảo kinh tế tư nhân phát triển theo đúng định hướng xã hội chủ nghĩa.
3. Kinh nghiệm đầu tư phát triển nuôi trồng thuỷ sản nước lợ ở huyện Tiền Hải - Tỉnh Thái Bình.
Tiền Hải là một huyện ven biển nằm phía đông nam tỉnh Thái Bình giáp huyện Giao Thuỷ - Nam Định. Tiền Hải có điều kiện tự nhiên phù hợp cho ngành thuỷ sản phát triển. Trong 5 năm 1995 - 2000 diện tích và sản lượng nuôi trồng thuỷ sản nước lợ của huyện có bước tăng trưởng khá mạnh; hình thức nuôi trồng thuỷ sản đã có bước cải tiến đáng kể làm cho năng suất nuôi trồng ngày càng tăng lên. Đầu tư cho các yếu tố sản xuất cho nuôi trồng thuỷ sản tăng mạnh nhằm đáp ứng yêu cầu tăng diện tích và cải tiến hình thức nuôi trồng thuỷ sản. Nhờ nuôi trồng thuỷ sản đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động của huyện theo hướng tích cực.
Để phát triển nghề nuôi trồng thuỷ sản nước lợ, Tiền Hải đã có một số biện pháp nhằm khai thác tốt hơn tiềm năng nuôi trồng thuỷ sản nước lợ như sau:
+ Tổ chức khảo sát toàn diện để xây dựng hợp lý quy hoạch sử dụng đất vùng ven biển.
- Nghiên cứu, xác định chuyển diện tích trồng lúa có năng suất thấp sang nuôi trồng thuỷ sản.
- Xác định các vùng sinh thái của toàn bộ diện tích nuôi trồng thuỷ sản để lựa chọn đối tượng nuôi trồng thích hợp.
- Trên cơ sở diện tích và phương thức nuôi trồng xác định theo quy hoạch, tiến hành giao đất ổn định, lâu dài để nhân dân yên tâm đầu tư và phát triển sản xuất; vùng nuôi thâm canh giao 20 năm, các vùng quảng canh cải tiến và bán thâm canh giao 15 năm.
+ Chuyển dịch cơ cấu nuôi trồng thuỷ sản trên cơ sở các vùng đã quy hoạch nhằm khai thác tốt tiềm năng, nâng cao hiệu quả nuôi trồng thuỷ sản.
Trên cơ sở đặc điểm nuôi trồng tự nhiên, tập quán nuôi trồng, các điều kiện kỹ thuật cho phép đã xác định hai phương hướng cơ bản:
- Đẩy mạnh đầu tư phát triển nuôi cua nhằm giải quyết thời vụ sau khi thu hoạch tôm sú và khai thác các lợi thế của vùng.
- Mở rộng diện tích trồng rau câu ở vùng có nồng độ muối thấp, đất bãi cao, nền đáy là đất thịt. Đây là loại sản phẩm cho lợi nhuận tương đối cao trong khi chi phí sản xuất tương đối thấp so với tôm cua, kỹ thuật đơn giản, dễ chăm sóc.
+ Đẩy mạnh nghiên cứu, phổ biến, áp dụng công nghệ và kỹ thuật nuôi trồng thuỷ sản tiên tiến. Chuyển từ phương thức nuôi phổ biến là quảng canh sang bán thâm canh và thâm canh. Do vốn đầu tư còn hạn chế nên cần nghiên cứu áp dụng công nghệ mới ở từng khâu: công nghệ sản xuất giống, công nghệ kiểm tra - xử lý môi trường, chẩn đoán và phòng trừ dịch bệnh, công nghệ bảo quản sau thu hoạch. Về kỹ thuật nuôi trồng, có biện pháp nghiên cứu áp dụng với từng loại hải sản: điều kiện ao nuôi, mật độ thả, chế độ chăm sóc và thu hoạch... Về đảm bảo giống, chủ yếu nhập giống từ các tỉnh lân cận và miền Trung; cần đầu tư xây dựng các trạm trung chuyển, thuần dưỡng trước khi thả; xây dựng trại giống nhỏ, thí nghiệm để phát triển trại giống đáp ứng nhu cầu trên địa bàn.
+ Tăng cường các hoạt động hỗ trợ để phát triển nuôi trồng thuỷ sản:
- Về vốn đầu tư: tăng quỹ cho vay vốn lãi suất ưu đãi, thời hạn cho vay từ 3 đến 5 năm. ổn định giao diện tích lâu dài để khuyến khích ngư dân bỏ vốn đầu tư.
- Về thị trường: Nhà nước cần bảo đảm 3 mặt: giống nuôi, thức ăn chế biến và thị trường tiêu thụ. Từ sau năm 2003, ngoài khâu giống, thức ăn cần xây dựng các cơ sở chế biến thuỷ sản để xử lý khối lượng sản phẩm tăng nhanh.
- Tăng cường các hoạt động khuyến ngư như tổ chức các hoạt động tham quan, khảo sát, học hỏi kinh nghiệm cho cán bộ, ngư dân. Trợ giá cho khâu ươm nuôi giống; phổ biến và hướng dẫn kỹ thuật các khâu: nuôi trồng, chăm sóc, chế biến, bảo vệ môi trường.
Chương II
tình hình đầu tư phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh nam định giai đoạn 1998 - 2003
I. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Nam Định có ảnh hưởng đến đầu tư phát triển.
1. Vị trí địa lý - khí hậu.
Nam Định là tỉnh thuộc cực nam châu thổ sông Hồng, nằm trong giới hạn 19o52’ -20o30’ vĩ độ Bắc và 105o55’ - 106o35’ kinh độ Đông; phía bắc giáp tỉnh Hà Nam, phía đông bắc giáp tỉnh Thái Bình, phía tây giáp tỉnh Ninh Bình, phía đông nam và nam giáp biển Đông. Nam Định có bờ biển dài 72 km.
Theo tài liệu tổng kiểm kê đất năm 2002, tỉnh Nam Định có diện tích tự nhiên 1638,07 km2, chiếm 0,5% diện tích cả nước và 13,2% diện tích của đồng bằng Bắc Bộ.
Hiện nay tỉnh Nam Định có 9 huyện: Mỹ Lộc, Nam Trực, Trực Ninh, ý Yên, Vụ Bản, Hải Hậu, Giao Thuỷ, Xuân Trường, Nghĩa Hưng và một thành phố loại II trực thuộc tỉnh (TP Nam Định) với 226 xã, phường và thị trấn. Thành phố Nam Định là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của cả tỉnh.
Nam Định là tỉnh đồng bằng ven biển nên địa hình nhìn chung bằng phẳng, ít phức tạp. Đồi thấp (độ cao từ 70 - 100 m) chỉ chiếm diện tích nhỏ hẹp, thuộc một số xã của các huyện Vụ Bản, ý Yên tiếp giáp với tỉnh Ninh Bình. Căn cứ vào đặc điểm địa hình và đặc trưng kinh tế - xã hội có thể chia Nam Định thành 3 tiểu vùng:
+ Vùng đồng bằng thấp trũng gồm các huyện: Vụ Bản, ý Yên, Mỹ Lộc, Trực Ninh, Nam Trực và Xuân Trường. Vùng này còn nhiều khả năng thâm canh, phát triển nông nghiệp, công nghiệp chế biến nông sản, công nghiệp cơ khí, công nghiệp dệt may và các ngành nghề thủ công truyền thống.
+ Vùng đồng bằng ven biển gồm các huyện Giao Thuỷ, Hải Hậu, Nghĩa Hưng. Vùng này đất đai phì nhiêu, có nhiều khả năng phát triển kinh tế tổng hợp ven biển.
+ Vùng trung tâm công nghiệp - dịch vụ là thành phố Nam Định đã từng là trung tâm công nghiệp dệt của cả nước. Ngoài công nghiệp dệt, Nam Định còn có các ngành công nghiệp khác như cơ khí, may và một số ngành công nghiệp chế biến nông sản, thuỷ sản.
Với vị trí của tỉnh nằm gần khu vực kinh tế tăng trưởng Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh - Hải Dương - Hưng Yên và nhiều trung tâm kinh tế, công nghiệp, du lịch lớn khác, nên trong giai đoạn phát triển tới, tỉnh có điều kiện tham gia vào sự phân công, hợp tác để hoà nhập quá trình phát triển chung của vùng và cả nước.
Tỉnh Nam Định nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa; mùa nóng và mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 10, mùa lạnh và khô từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau. Tuy nhiên do cận kề với biển Đông nên vào mùa nóng khí hậu Nam Định có phần mát mẻ hơn Hà Nội. Nhiệt độ trung bình trong năm từ 23 - 25oC, trong các tháng nóng trung bình 29oC và trong các tháng lạnh trung bình 16 - 17 oC . Mỗi năm có khoảng 1700 giờ nắng. Lượng mưa trung bình hàng năm 1750 - 1800 mm, độ ẩm tương đối trung bình 85% - 86%, ổn định trong cả năm. Do nằm trong vùng vịnh Bắc Bộ nên hàng năm Nam Định thường chịu ảnh hưởng của bão hoặc áp thấp nhiệt đới, trung bình từ 4 - 6 cơn bão một năm.
Nam Định chịu ảnh hưởng của chế độ nhật triều, biên độ triều trung bình là 1,6 - 1,7 m. Thông qua hệ thống sông ngòi và chế độ nhật triều đã giúp cho quá trình thau chua rửa mặn trên đồng ruộng. Dòng chảy của hai cửa sông Hồng và sông Đáy kết hợp với chế độ nhật triều đã bồi tụ thành hai bãi bồi lớn là Cồn Lu và Cồn Ngạn của huyện Giao Thuỷ và bãi bồi Cửa Đáy của huyện Nghĩa Hưng.
2. Tài nguyên thiên nhiên.
2.1. Tài nguyên đất.
Theo tài liệu phân loại đất theo tiêu chuẩn FAO - UNESCO cho thấy, đất của Nam Định gồm 7 loại, trong đó lớn nhất là đất phù sa chiếm 81,88% diện tích tự nhiên, đất mặn chiếm 14,19%, đất cát chiếm 1,67%, đất Feralit chiếm 1,58% còn lại các loại đất khác chiếm tỷ trọng nhỏ, không quá 0,5% diện tích tự nhiên.
Theo số liệu kiểm tra đất đai năm 2002, hiện trạng sử dụng đất của tỉnh Nam Định như sau: đất nông nghiệp là 106.700 ha; đất lâm nghiệp có rừng là 4.911,5 ha; đất chuyên dùng (đất xây dựng, đường giao thông, đất thuỷ lợi) là 25.606,5 ha; đất ở 9.482,4 ha. Như vậy, toàn tỉnh Nam Định vẫn còn tới 17.106 ha đất và mặt nước chưa sử dụng bao gồm đất bằng 5.292,5 ha; đất đồi núi 143,8 ha; đất khác 1.183,0 ha. Một phần quỹ đất này còn có thể khai thác để nuôi trồng các loại cây, con hoặc bố trí các khu công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Đáng chú ý là vùng ven biển thuộc các huyện Giao Thuỷ và Nghĩa Hưng đất được bồi tụ tương đối nhanh, trung bình mỗi năm tiến ra biển 80 - 120 mét và cứ 5 năm lại có thêm khu đất mới rộng 1500 - 2000 ha.
Đặc điểm nông hoá thổ nhưỡng tạo cho đất nông nghiệp của tỉnh có khả năng thâm canh cao, nhất là cây lúa và các loại cây màu, cây công nghiệp ngắn ngày: đay, cói, mía, lạc, đậu tương, vừng, thuốc lào...; cây ăn quả: cam, quýt, bưởi, dứa, nhãn, vải, dừa...
2.2. Tài nguyên nước.
Nam Định có nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm khá dồi dào, phân bố tương đối đồng đều giữa các vùng trong tỉnh.
Trên địa bàn tỉnh có nhiều sông lớn chảy qua, trong đó có sông Hồng, sông Đáy, sông Ninh Cơ và một hệ thống hồ, đầm, ao, kênh mương dày đặc nên tiềm năng nước ngọt bề mặt tương đối lớn. Ngoài ra Nam Định còn nước lợ và nước mặn tại các vùng tiếp giáp biển với độ mặn từ 1,5 - 4,2% cho phép khai thác mỗi năm khoảng 10 vạn tấn muối, do đó Nam Định là địa phương trọng điểm sản xuất muối của các tỉnh phía Bắc.
Nam Định cũng có tiềm năng đáng kể về nước ngầm, bao gồm cả nước mặn và nước ngọt. Nước mặn ngầm phân bố thành từng dải, có dải rộng 4 km, chạy dọc ven biển từ cửa Đáy đến Ba Lạt. Nước ngọt ngầm phân bố rộng rãi trên địa bàn tỉnh. Hiện nay khoảng 5.000 lỗ khoan đã được khoan ở độ sâu trung bình 40 - 120 m lấy nước ngọt cung cấp cho các hộ gia đình và các khu tập thể. Ngoài ra nước ngọt ngầm còn phân bố ở độ sâu 250 - 350 m, cho phép khai thác công nghiệp; chất lượng nước tốt và lưu lượng nước đạt 40 - 60 m3/h.
2.3. Tài nguyên thuỷ sản.
Nam Định có tiềm năng về nguồn lợi thuỷ sản ở cả 3 vùng nước ngọt, nước mặn, nước lợ. Sinh vật phù du làm thức ăn tự nhiên cho thuỷ sản vùng biển và ven biển rất phong phú. Nguồn thuỷ sản có tới 65 loài thực vật nổi, 59 loài động vật nổi và giun nhiều tơ thuộc lớp động vật đáy. Mặt nước vùng cửa sông có nhiều tảo và thực vật thuỷ sinh là thức ăn cho cá, ốc, tôm, cua...
Nam Định có vùng biển rộng lớn với nhiều loại hải sản có giá trị kinh tế cao. Riêng cá có 50 loài chính, trữ lượng 157,5 nghìn tấn, chiếm 20% tổng trữ lượng cá của vùng Vịnh Bắc Bộ, trong đó cá nổi 95,2 nghìn tấn, cá đáy 62,35 nghìn tấn. Với trữ lượng này, hàng năm có thể đánh bắt 70 nghìn tấn, trong đó 38,1 nghìn tấn cá nổi, 31,9 nghìn tấn cá đáy. Tôm cũng phát hiện được 45 loài, chủ yếu thuộc họ tôm he, trong đó có một số loài có giá trị là tôm he mùa, tôm sắt, tôm rảo. Tính chung, tôm trên vùng biển Nam Định có trữ lượng khoảng 3.000 tấn; cho phép khai thác 1.000 tấn mỗi năm. Mực có 20 loài, trữ lượng khoảng 2.000 tấn, cho phép khai thác 1.000 tấn/năm.
Vùng nước mặn lợ có 8.500 ha, đã đưa vào khai thác 5.800 ha nuôi trồng thuỷ sản, bình quân thu hoạch 18,1 nghìn tấn thuỷ sản các loại/năm. Vùng nước ngọt có khoảng 13.500 ha, đã đưa vào khai thác 7.300 ha, hàng năm thu được trên 6.400 tấn cá thịt.
2.4. Tài nguyên khoáng sản.
Nhìn chung khoáng sản của Nam Định không nhiều. Theo tài liệu điều tra khảo sát của Cục Địa chất - Khoáng sản, trên địa bàn tỉnh có một số khoáng sản. Khoáng sản cháy có: dầu mỏ và khí đốt ở vùng thềm lục địa huyện Giao Thuỷ; than nâu có ở Giao Thuỷ được phát hiện ở dạng mỏ nhỏ và nằm sâu dưới đất, chưa được nghiên cứu kỹ. Khoáng sản kim loại có các vành phân tán inmenit, ziarcon, nozanit ở Hải Hậu, Nghĩa Hưng, quy mô nhỏ, trữ lượng chưa được đánh giá; quặng titan, ziron phân bố dưới dạng “vết”, trữ lượng ít. Các nguyên liệu sét có: sét làm gốm sứ ở núi Phương Nhi; sét gạch ngói có nhiều ở Sa Cao (huyện Xuân Trường) trữ lượng 5 - 10 triệu tấn, ở Đồng Côi (Nam Trực) có trữ lượng khoảng 2 triệu tấn, sét gạch ngói còn có ở Nghĩa Hưng, Hải Hậu, Giao Thuỷ; sét làm bột màu có ở Nam Hồng ( Nam Trực). Fenpas phân bố ở núi Phương Nhi, núi Gôi (Vụ Bản). Nước khoáng có ở núi Gôi, Hải Sơn (Hải Hậu) đã được nghiên cứu thử nghiệm, chất lượng khá. Cát xây dựng phân bố dọc các sông lớn và có mỏ cát nhỏ ở Quất Lâm.
3. Tiềm năng du lịch.
Tỉnh Nam Định có nhiều danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử - văn hoá hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Quần thể di tích cung điện thời Trần ở Tức Mạc với đền Cổ Trạch thờ Trần Quốc Tuấn, đền Thiên Trường thờ 14 vị vua Trần, tháp Phổ Minh nổi tiếng; quần thể di tích văn hoá Phủ Giầy thờ Mẫu Liễu Hạnh, Chùa Cổ Lễ với kiến trúc độc đáo thời Lý, chùa Keo Hành Thiện thờ quốc sư Khổng Minh Không, khu tưởng niệm cố Tổng bí thư Trường Chinh ở xã Xuân Hồng - huyện Xuân Trường... Ngoài ra, Nam Định còn có bãi biển Quất Lâm, bãi biển Hải Thịnh, vùng đất bãi bồi Cồn Lu - Cồn Ngạn với sân chim hội tụ 147 loài chim quý hiếm, đã tham gia công tác quốc tế RAMSA vùng du lịch sinh thái dành cho những người yêu thiên nhiên.
4. Dân số và lao động.
Dân số trung bình vào năm 2003 của tỉnh Nam Định là 1.969.026 người, trong đó dân số nông thôn có 1.723.488 người, chiếm 87,53%; dân số thành thị có 245.538 người, chiếm 12,47%. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2003 là 0,95%. Cơ cấu theo độ tuổi được phân bố như sau: dân số dưới 14 tuổi chiếm 34,22%, dân số từ 15 - 59 tuổi chiếm 57,98%, dân số từ 60 tuổi trở lên chiếm 7,8%.
Năm 2003 tổng nguồn lao động của tỉnh có 1.092.416 người, chiếm 55,48% dân số; trong đó lao động trong độ tuổi có 926.821 người, chiếm 47,07% dân số. Toàn tỉnh có 1.015.947 lao động làm việc trong các ngành kinh tế, tương đương 93% lực lượng lao động, còn 1,7% số lao động chưa có việc làm (không kể số người trong độ tuổi lao động đang đi học). Nhìn chung chất lượng lao động của tỉnh Nam Định khá so với cả nước. Năm 2003 có 28,5% số lao động đã được qua đào tạo.
5. Điều kiện kinh tế - xã hội.
5.1. Điều kiện kinh tế.
Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) tính theo giá thực tế thời kỳ 1991 - 1995 tăng bình quân 7,4%/năm; thời kỳ 1996 - 2000 tăng bình quân 6,9%/năm. GDP bình quân đầu người tỉnh Nam Định cũng tăng nhanh từ 0,5 triệu đồng năm 1990 lên 2,0 triệu đồng năm 1995, năm 2000 đạt 3,06 triệu đồng và năm 2003 đạt 3,64 triệu đồng (theo giá thực tế).
Tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh Nam Định tăng từ 52,4 tỷ đồng năm 1990 lên 318,6 tỷ đồng năm 1995 và 955,3 tỷ đồng năm 2000. Tỷ lệ thu ngân sách so với GDP của tỉnh năm 2000 đạt 17,3%; năm 2003 đạt 19,6%.
Cơ cấu kinh tế tỉnh bước đầu được đổi mới theo hướng tăng dần tỷ trọng của khu vực công nghiệp - dịch vụ, giảm dần tỷ trọng khu vực nông - lâm nghiệp - thuỷ sản.
5.2. Các lĩnh vực xã hội.
Sự nghiệp giáo dục - đào tạo của tỉnh Nam Định có bước phát triển mới cả về quy mô và chất lượng, giữ vững truyền thống là đơn vị dạy tốt, học tốt, nhiều năm liên tục là đơn vị dẫn đầu cả nước. Đến nay toàn tỉnh đã đạt chuẩn quốc gia về xoá mù chữ, cơ bản hoàn thành phổ cập trung học cơ sở.
Sự nghiệp y tế ngày càng được tăng cường cả về mạng lưới, thiết bị, y cụ, thuốc phòng chống, chữa bệnh và đội ngũ cán bộ. Công tác kế hoạch hoá gia đình đã đạt kết quả tốt, góp phần làm giảm nhịp độ tăng tự nhiên dân số của tỉnh từ 1,84% năm 1990 xuống còn 1,1% năm 2000 và 0,95% năm 2003.
Do kinh tế tăng trưởng ổn định nên đời sống dân cư ở cả thành thị và nông thôn đều được cải thiện. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 12,2% năm 1995 xuống còn 7% năm 2000 (theo tiêu chí cũ). Bình quân mỗi năm tỉnh Nam Định đã giải quyết việc làm cho 45 - 50.000 lượt người, đưa tỷ lệ thất nghiệp giảm từ 2,4% năm 1995 xuống còn 1,8% năm 2000; 1,7% năm 2002; 1,66% năm 2003. Đến nay tất cả các xã, phường trên địa bàn tỉnh đều đã có hệ thống điện, đường, trường, trạm tương đối hoàn chỉnh. Các xã đều có đường ô tô tới trung tâm; 100% số xã và 99,9% số hộ dân có điện dùng; 100% xã, phường có trạm y tế với 80% trạm có bác sĩ. 73% số hộ dân thành thị và trên 50% số hộ dân nông thôn được dùng nước sạch. Tại thời điểm cuối năm 2003, tỷ lệ hộ gia đình có máy thu thanh là 75,5%, có máy thu hình là 87,9%. Phong trào đền ơn đáp nghĩa đối với gia đình và những người có công với nước, các hoạt động từ thiện giúp đỡ người nghèo khó, phong trào giúp nhau làm kinh tế gia đình... đã đạt được những kết quả có ý nghĩa thiết thực.
6. Những đặc điểm riêng của tỉnh Nam Định so với các địa phương.
6.1. Quá trình phát triển kinh tế - xã hội lâu dài.
Ngay từ thời Pháp thuộc, tỉnh Nam Định đã được chú trọng đầu tư phát triển. Nam Định cùng với Hà Nội, Hải Phòng là tam giác kinh tế trọng điểm của miền Bắc. Chợ Rồng Nam Định từ rất lâu đã nổi tiếng là trung tâm buôn bán và tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí của tỉnh và các địa phương lân cận. Nhà máy liên hợp dệt Nam Định được Pháp xây dựng vào cuối thế kỷ XIX với quy mô lớn nhất Đông Dương thời đó và một thời gian dài là trung tâm dệt may của cả miền Bắc.
Tỉnh Nam Định là địa phương có nhiều làng nghề sản xuất thủ công nghiệp. Vùng đồng bằng Bắc Bộ có 576 làng nghề với 336 làng nghề truyền thống thì riêng toàn tỉnh Nam Định đã có 86 làng nghề (chiếm 15%) với 29 làng nghề truyền thống sản xuất nhiều mặt hàng khác nhau: dệt, cơ khí, đúc...
Nam Định cũng từ lâu đã nổi tiếng là đất học với truyền thống cần cù hiếu học, là quê hương của nhiều bậc hiền tài của đất nước như trạng nguyên Lương Thế Vinh, trạng nguyên Nguyễn Hiền, cố Tổng bí thư Trường Chinh... Cho đến nay truyền thống quý báu đó vẫn luôn được gìn giữ và phát huy. Công tác giáo dục - đào tạo của tỉnh luôn được quan tâm, chú trọng; các phong trào thi đua dạy tốt, học tốt đạt nhiều kết quả cao. Vì vậy Nam Định là địa phương có trình độ dân trí cao và đồng đều, là cơ sở để cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng.
6.2. Điều kiện tự nhiên thuận lợi.
Nam Định nằm trọn vẹn trong vùng châu thổ sông Hồng nên có địa hình bằng phẳng. Tỉnh có mạng lưới giao thông thuận tiện bao gồm cả đường bộ, đường sắt và đường thuỷ; trung tâm của tỉnh là thành phố Nam Định cách thủ đô Hà Nội 90 km nên dễ dàng đi lại, vận chuyển và giao lưu kinh tế, văn hoá với các khu vực trong cả nước.
Tỉnh Nam Định có bờ biển dài 72 km với hai bãi biển Quất Lâm và Hải Thịnh và vùng đất bồi rộng lớn ở các huyện ven biển là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế tổng hợp.
6.3. Sáp nhập và phân tách địa giới nhiều lần.
Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Nam Định trải qua nhiều lần sáp nhập và phân tách địa giới. Năm 1967, hợp nhất hai tỉnh Nam Định và Hà Nam thành tỉnh Nam Hà. Năm 1977 hợp nhất tỉnh Ninh Bình thành lập tỉnh Hà Nam Ninh. Năm 1990 tách tỉnh Ninh Bình tái lập tỉnh Nam Hà. Năm 1994 tách tỉnh Nam Hà thành tỉnh Hà Nam và tái lập tỉnh Nam Định. Mỗi lần sáp nhập và phân tách như vậy, cơ cấu tổ chức bộ máy hành chính cũng như nhiệm vụ quy hoạch, kế hoạch của tỉnh lại phải thay đổi cho phù hợp với yêu cầu mới.
II. Thực trạng đầu tư phát triển ở tỉnh Nam Định giai đoạn 1998 - 2003.
1. Tình hình thực hiện vốn đầu tư phát triển toàn tỉnh.
Bảng 1: Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội và ICOR tỉnh Nam Định giai đoạn 1998 - 2003 (giá hiện hành).
Đơn vị tính: triệu đồng; %.
Chỉ tiêu
1998
1999
2000
2001
2002
2003
1. Tổng VĐT phát triển toàn tỉnh
1489650
1526900
1600000
1725464
1775227
2047763
2. Tốc độ tăng định gốc (1998)
-
2.50
7.40
15.83
19.27
37.47
3. Tốc độ tăng liên hoàn
-
2.50
4.78
7.84
2.88
18.67
4. Đầu tư/GDP
30.63
29.52
29.06
28.88
27.17
28.57
5. Tốc độ tăng trưởng GDP
7.30
5.35
6.27
6.39
7.03
7.77
6. ICOR
4.20
5.35
4.64
4.52
3.87
3.67
(Nguồn: Niên giám thống kê Nam Định)
Năm 2002 tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh Nam Định đạt 1.775 tỷ đồng, tăng gấp 1,2 lần so với năm 1998. Tổng vốn đầu tư phát triển trong 5 năm 1998 - 2002 đạt 8.117 tỷ đồng (giá hiện hành), tăng gấp 2,7 lần so với 5 năm 1993 - 1997 và tăng bình quân hàng năm 9%. So với tốc độ tăng vốn đầu tư phát triển toàn quốc cùng giai đoạn là trên 10% thì tốc độ tăng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội của Nam Định tuy không cao bằng nhưng ổn định và tăng liên tục qua các năm. Đây là dấu hiệu khả quan trong điều kiện thời kỳ 1996 - 2000 tình hình thực hiện vốn đầu tư phát triển cả nước có nhiều biến động vì sự thăng trầm của vốn đầu tư nước ngoài do tác động của khủng hoảng kinh tế - tài chính khu vực và giảm sút kinh tế toàn cầu. Năm 2003 có sự tăng mạnh vốn đầu tư phát triển toàn tỉnh lên tới 2.047,7 tỷ đồng; tăng 37,47% so với năm 1998 và tăng 18,67% so với năm 2002, đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất trong 6 năm gần đây; nâng tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư phát triển bình quân giai đoạn 1998 - 2003 lên 13%/năm. Tổng vốn đầu tư phát triển cả giai đoạn 1998 - 2003 đạt 10.165 tỷ đồng.
Đầu tư trong nền kinh tế ngày càng được thống kê đầy đủ hơn bao gồm không chỉ các nguồn vốn làm tăng tài sản cố định mà cả tăng tài sản lưu động, tài sản trí tuệ và nguồn nhân lực, bảo vệ môi trường... Đầu tư dù là của cá nhân hay tổ chức cuối cùng sẽ làm tăng tài sản và hứa hẹn mang lại lợi ích cao hơn trong tương lai. Quan niệm này đầy đủ hơn và bao quát rộng hơn khái niệm vốn đầu tư xây dựng cơ bản được sử dụng trong những năm trước đây. Điều đáng ghi nhận là trong những năm 1998 - 2003 tỷ lệ vốn đầu tư so với tổng sản phẩm toàn tỉnh đều đạt ở mức cao từ 27,164% đến 30,630%. Tính bình quân cả giai đoạn 1998 - 2003 thì tỷ lệ vốn đầu tư phát triển toàn xã hội so với GDP đạt khoảng 29%, tốc độ tăng GDP bình quân 7,0% và hệ số ICOR là 4,14 lần.
2. Tình hình thực hiện vốn đầu tư phát triển theo nguồn vốn huy động.
Bảng 2: Nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tỉnh Nam Định giai đoạn 1998 - 2003
Đơn vị tính: triệu đồng
Nguồn vốn
1998
1999
2000
2001
2002
2003
Tổng số
1489650
1526900
1600000
1725464
1775227
2047763
1. Vốn Nhà nước
1043053
1062500
1100700
763699
771883
819119
-vốn NSNN
419336
438300
500400
446806
473703
492628
-vốn tín dụng Nhà nước
359750
380000
400300
254537
232710
258677
-vốn của DNNN
263967
244200
200000
62356
65470
67814
2. Vốn ngoài quốc doanh
444637
458667
498800
955265
1003334
1228644
-DN ngoài quốc doanh
64353
68100
71400
363634
307137
397662
-Vốn của dân cư và tư nhân
380284
390567
427400
592631
696207
830982
3. Vốn FDI
1960
5733
500
6500
0
0
(Nguồn: Niên giám thống kê Nam Định)
Bảng 3: Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tỉnh Nam Định giai đoạn 1998 - 2003.
Đơn vị tính: %
Nguồn vốn
1999
2000
2001
2002
2003
Tổng số
2.50
4.78
7.84
2.88
18.67
1. Vốn Nhà nước
1.86
3.59
-30.62
1.07
6.12
-vốn NSNN
4.52
14.16
-10.72
6.01
3.99
-vốn tín dụng Nhà nước
5.62
5.34
-36.42
-8.58
11.16
-vốn của DNNN
-7.49
-18.10
-68.83
4.99
3.58
2. Vốn ngoài quốc doanh
3.15
8.74
91.51
5.03
22.46
-DN ngoài quốc doanh
5.82
4.85
409.29
-15.54
29.47
-Vốn của dân cư và tư nhân
2.70
9.43
38.66
17.48
19.36
3. Vốn FDI
192.50
-91.28
1200.00
-
-
(Nguồn: Niên giám thống kê Nam Định)
Nhìn chung cả giai đoạn 1998 - 2003 vốn Nhà nước vẫn chiếm phần lớn trong tổng vốn đầu tư phát triển tỉnh Nam Định song từ năm 2001 đã giảm cả về quy mô và tỷ trọng từ trên 1.000 tỷ đồng mỗi năm, tương đương 70% tổng vốn đầu tư phát triển giảm xuống còn 700 - 800 tỷ đồng (khoảng 40 - 45%).
Nguồn vốn Ngân sách bao gồm vốn phân bổ từ ngân sách Trung ương và các nguồn để lại do tỉnh điều hành hoặc huyện, xã điều hành. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện, cấp xã được quyết định đầu tư các dự án thuộc phạm vi ngân sách của địa phương mình (bao gồm cả các nguồn bổ sung từ ngân sách cấp trên) do Hội đồng nhân dân tỉnh phân cấp. Hiện nay tỉnh Nam Định đang áp dụng những điều khoản quy định tại Nghị định số 07/2003/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP và Nghị định số 12/2000/NĐ-CP; theo đó, Chủ tịch UBND cấp huyện được quyết định đầu tư các dự án có mức vốn đầu tư dưới 03 tỷ đồng, Chủ tịch UBND cấp xã được quyết định đầu tư các dự án có mức vốn đầu tư dưới 01 tỷ đồng. Các nguồn để lại bao gồm các nguồn thu từ thuế sử dụng đất lúa, xổ số kiến thiết, thuế đất, quảng cáo truyền hình, bán nhà thuộc sở hữu Nhà nước, vượt thu đưa vào sử dụng... Nguồn bổ sung từ ngân sách Trung ương dành cho phát triển đô thị loại II, vốn cho sự nghiệp giáo dục, chương trình khuyến diêm và các chương trình mục tiêu quốc gia. Ngoài ra còn có nguồn vốn của các dự án nhóm A, B đầu tư qua các Bộ thực hiện trên địa bàn tỉnh Nam Định. Đầu tư từ nguồn vốn ngân sách chủ yếu vào các lĩnh vực: thiết kế quy hoạch và chuẩn bị đầu tư; thực hiện đầu tư các dự án thuộc các khối nông nghiệp - thuỷ lợi, giao thông - vận tải, đầu tư công cộng, dịch vụ, quản lý Nhà nước, giáo dục đào tạo, văn hoá thông tin, y tế - xã hội, phát thanh truyền hình, thể dục thể thao, quốc phòng an ninh, bổ sung quỹ tái tạo nhà ở...
Trong quá trình đổi mới, để nâng cao quyền hạn và trách nhiệm của chính quyền địa phương, quy mô nguồn vốn do tỉnh quản lý trong tổng nguồn vốn ngân sách cũng tăng lên và chiếm khoảng một nửa tổng chi ngân sách. Điều này cho phép tỉnh có thể lựa chọn chính xác hơn các ưu tiên đầu tư cũng như trực tiếp giám sát việc thực hiện đầu tư và phát huy tác dụng của các công trình dự án.
Trong tổng nguồn vốn Nhà nước, nguồn vốn ngân sách Nhà nước và vốn tín dụng Nhà nước tương đối ổn định. Riêng nguồn vốn của doanh nghiệp Nhà nước có sự giảm sút đáng kể: từ 263,9 tỷ đồng năm 1998; 244,2 tỷ đồng năm 1999; 200 tỷ đồng năm 2000, và giảm mạnh còn 62,3 tỷ đồng năm 2001; 65,4 tỷ đồng năm 2002; 67,8 tỷ đồng năm 2003. Nguyên nhân là tỉnh Nam Định đã và đang thực hiện tiến trình cổ phần hoá, bán khoán, cho thuê một loạt các doanh nghiệp Nhà nước. Điều này làm cho quy mô vốn của khu vực kinh tế Nhà nước có thể giảm đi một phần nhưng vẫn chiếm vị trí quan trọng; có ý nghĩa giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế khác cùng phát triển.
Nguồn vốn tín dụng Nhà nước do cung còn hạn chế so với cầu và yêu cầu “đảm bảo” hoàn trả cả gốc và lãi nên phần lớn nguồn vốn này hiện chỉ dành cho các doanh nghiệp Nhà nước và phát triển nông nghiệp - nông thôn. Trong tổng số nợ tín dụng Nhà nước trung và dài hạn trên địa bàn tỉnh Nam Định 5 năm 1998 - 2002 là 1.896, 3 tỷ đồng thì thành phần kinh tế Nhà nước là 36,69%, kinh tế tập thể là 2,25%; kinh tế tư nhân là 5,38%; kinh tế hỗn hợp là 2,93%và kinh tế cá thể là 52,75%. Vốn tín dụng dành cho đầu tư phát triển giai đoạn này là 1.627,3 tỷ đồng, bằng 85,8% tổng vốn tín dụng trung và dài hạn. Một điểm đáng lưu ý là trong giai đoạn này, nguồn vốn tín dụng dành cho thành phần kinh tế Nhà nước có xu hướng giảm dần: từ 65,29% năm 1998 xuống 47% năm 1999 và giảm mạnh còn 11,6% năm 2002. Điều này là nguyên nhân chính làm cho tổng vốn tín dụng của tỉnh Nam Định giảm xuống trong khi xu hướng chung của cả nước là đang tăng dần nguồn vốn này lên.
Bảng 4: Cơ cấu nguồn vốn đầu tư phát triển tỉnh Nam Định giai đoạn 1998-2003.
Đơn vị tính: %
Nguồn vốn
1998
1999
2000
2001
2002
2003
Tổng số
100.00
100.00
100.00
100.00
100.00
100.00
1. Vốn Nhà nước
70.02
69.59
68.79
44.26
43.48
40.00
-vốn NSNN
28.15
28.71
31.28
25.89
26.68
24.06
-vốn tín dụng Nhà nước
24.15
24.88
25.01
14.75
13.10
12.63
-vốn của DNNN
17.72
16.00
12.50
3.62
3.70
3.31
2. Vốn ngoài quốc doanh
29.85
30.03
31.18
55.36
56.52
60.00
-DN ngoài quốc doanh
4.32
4.45
4.47
21.07
15.30
19.42
-Vốn của dân cư và tư nhân
25.53
25.58
26.71
34.29
39.22
40.58
3. Vốn FDI
0.13
0.38
0.03
0.38
0.00
0.00
(Nguồn: Niên giám thống kê Nam Định)
Trong khi vào những năm 2001 - 2003 nguồn vốn Nhà nước có sự giảm mạnh thì vốn ngoài quốc doanh lại tăng lên rất nhiều; từ xấp xỉ 30% tổng vốn đầu tư phát triển toàn tỉnh hàng năm lên tới 55,36% năm 2001; 56,53% năm 2002 và 60% năm 2003. Đây là kết quả sự gia tăng vốn của khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh từ chỉ trên 4% hàng năm lên 21,07% năm 2001; 15,30% năm 2002 và 19,42% năm 2003; vốn của dân cư và tư nhân tăng dần hàng năm từ 25,53% năm 1998; 25,58% năm 1999; 26,71% năm 2000 lên 34,29% năm 2001; 39,22% năm 2002 và 40,58% năm 2003. Điều này cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trong những năm gần đây cũng như sự gia tăng tích luỹ và đầu tư từ dân cư.
Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chiếm vị trí rất nhỏ bé, gần như không đáng kể cả về quy mô, tỷ trọng và biến động qua các năm: năm 1998 là 1,960 tỷ đồng, chiếm 0,13%; năm 1999 là 5,733 tỷ đồng, chiếm 0,38%; năm 2000 là 0,5 tỷ đồng, chiếm 0,03%; năm 2001 là 6,5 tỷ đồng, chiếm 0,38%. Tổng vốn FDI giai đoạn 1998 - 2003 là 14,7 tỷ đồng, chỉ chiếm tỷ trọng 0,15% tổng vốn đầu tư toàn xã hội của tỉnh. Năm 2002, 2003 không có đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Nam Định. Trong khi tỷ trọng nguồn vốn FDI trong cơ cấu tổng đầu tư phát triển toàn xã hội cả nước các năm 1998 đến 2002 lần lượt là 24,97%; 18,19%; 18,57%; 18,30% và 18,80%. Như vậy có thể thấy việc thu hút và thực hiện nguồn vốn FDI tại Nam Định còn rất hạn chế mặc dù tỉnh có rất nhiều điều kiện thuận lợi cho đầu tư phát triển. Tuy nhiên đây cũng là lý do khiến cho việc giảm sút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong giai đoạn 1997 - 2000 ảnh hưởng nhiều đến cơ cấu đầu tư cả nước nhưng hầu như không gây tác động gì tới cơ cấu đầu tư của tỉnh Nam Định. Tất cả các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Nam Định đều trên địa bàn TP Nam Định và ở lĩnh vực công nghiệp nhẹ, còn các ngành khác: nông - lâm nghiệp, thuỷ sản, công nghiệp nặng, xây dựng, khách sạn, du lịch, dịch vụ, giao thông vận tải, bưu điện, tài chính ngân hàng, văn hoá, giáo dục, y tế... tại tỉnh Nam Định chưa có đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đối tác đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng còn rất hạn chế, chỉ bao gồm các nước: ý (vốn đăng ký 1 triệu USD), Nhật (3 triệu USD), Mỹ (6 triệu USD), Trung Quốc (15 triệu USD). Tổng vốn đăng ký là 25 triệu USD, trong đó vốn pháp định là 16,8 triệu USD. Tính đến thời điểm 31/12/2002 tổng vốn FDI thực hiện là 10,2 triệu USD, tương đương 40,8% tổng vốn đăng ký. Theo đối tác, tình hình thực hiện vốn FDI như sau: Nhật 1,2 triệu USD (40% vốn đăng ký); Trung Quốc 2,7 triệu USD (18%); Mỹ 6 triệu USD (100%); ý 0,3 triệu USD (30%).
3. Tình hình đầu tư phát triển các ngành, lĩnh vực.
3.1. Lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp.
Nông - lâm - ngư nghiệp là ngành kinh tế quan trọng của tỉnh Nam Định đóng góp hơn 40% GDP toàn tỉnh hàng năm, đến năm 2003 còn thu hút 784,41 nghìn lao động, tương đương 77,21% lực lượng lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế và là hoạt động chủ yếu của hơn 87% dân số sống ở nông thôn. Đầu tư phát triển nông - lâm - ngư nghiệp cũng bao gồm cả vốn đầu tư vào ngành thuỷ lợi, chiếm trên 40% lượng vốn đầu tư vào nông nghiệp. Quy mô vốn đầu tư vào nông nghiệp tại Nam Định lớn và chiếm tỷ trọng cao so với mức bình quân cả nước đã phản ánh những nỗ lực của tỉnh nhằm tạo ra những chuyển biến mạnh mẽ trong nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Vốn tín dụng trung và dài hạn dành cho nông - lâm - ngư nghiệp chiếm tới 63% tổng nguồn vốn này và tăng mạnh trong giai đoạn 2000 - 2003: 57,5 tỷ đồng năm 1998; 144,3 tỷ đồng năm 1999 (tăng 150,9%); 242,2 tỷ đồng năm 2000 (tăng 67,8%); 324,6 tỷ đồng năm 2001 (tăng 34%); 426,2 tỷ đồng năm 2002 (tăng 31,3%) và 590,7 tỷ đồng năm 2003 (tăng 38,6%).
Quy mô nguồn vốn đầu tư vào nông - lâm - thuỷ sản tăng lên hàng năm, tuy nhiên về tỷ trọng đang có xu hướng giảm dần song còn chậm: từ 21,52% tổng vốn đầu tư phát triển toàn tỉnh năm 1998 xuống còn 19,72% năm 2002 và 17,28% năm 2003.
Bảng 5: Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tỉnh Nam Định giai đoạn 1998 - 2003 theo ngành, lĩnh vực (giá hiện hành).
Đơn vị tính: triệu đồng.
Ngành, lĩnh vực
1998
1999
2000
2001
2002
2003
Tổng số
1489650
1526900
1600000
1725464
1775227
2047763
1. Nông - lâm - thuỷ sản
320507
323703
361280
350950
350075
353821
2. Công nghiệp - Xây dựng
455387
477920
543520
597873
652153
805931
3. Thương mại - Dịch vụ
370774
377144
397600
431711
445582
511868
4. Khoa học - Công nghệ
5958
4581
8000
9490
14202
18752
5. Giaó dục - Đào tạo
49456
43822
46240
57285
60358
64037
6. Y tế - Xã hội
18769
21682
25120
29851
36392
45981
7. Văn hóa - Thể thao
20408
22751
28800
35717
41185
55748
8. Những ngành khác
248324
255297
189440
212577
176280
191625
(Nguồn: Niên giám thống kê Nam Định)
Bảng 6: Tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tỉnh Nam Định giai đoạn 1998 - 2003 theo ngành, lĩnh vực (giá hiện hành).
Đơn vị tính:%
Ngành, lĩnh vực
1999
2000
2001
2002
2003
Tổng số
2.50
4.78
7.84
2.88
18.67
1. Nông - lâm - thuỷ sản
0.99
11.60
-2.86
-0.25
1.07
2. Công nghiệp - Xây dựng
4.94
13.72
10.00
9.07
23.58
3. Thương mại - Dịch vụ
1.71
5.42
8.57
3.21
14.87
4. Khoa học - Công nghệ
-23.05
74.63
18.62
49.65
32.04
5. Giaó dục - Đào tạo
-11.40
5.51
23.88
5.36
6.09
6. Y tế - Xã hội
15.52
15.85
18.83
21.91
26.35
7. Văn hóa - Thể thao
11.48
26.58
24.01
15.30
35.36
8. Những ngành khác
2.80
-25.80
12.21
-17.08
8.70
(Nguồn: Niên giám thống kê Nam Định)
Bảng 7: Cơ cấu vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tỉnh Nam Định theo ngành, lĩnh vực giai đoạn 1998 - 2003.
Đơn vị tính: %
Ngành, lĩnh vực
1998
1999
2000
2001
2002
2003
Tổng số
100.00
100.00
100.00
100.00
100.00
100.00
1. Nông - lâm - thuỷ sản
21.52
21.20
22.58
20.34
19.72
17.28
2. Công nghiệp - Xây dựng
30.57
31.30
33.97
34.65
36.68
39.36
3. Thương mại - Dịch vụ
24.89
24.70
24.85
25.02
25.10
25.00
4. Khoa học - Công nghệ
0.40
0.30
0.50
0.55
0.80
0.92
5. Giaó dục - Đào tạo
3.32
2.87
2.89
3.32
3.40
3.13
6. Y tế - Xã hội
1.26
1.42
1.57
1.73
2.05
2.25
7. Văn hóa - Thể thao
1.37
1.49
1.80
2.07
2.32
2.72
8. Những ngành khác
16.67
16.72
11.84
12.32
9.93
9.36
(Nguồn: Niên giám thống kê Nam Định)
3.2. Lĩnh vực công nghiệp - xây dựng.
Ngành công nghiệp của tỉnh Nam Định sau thời gian tổ chức lại sản xuất đã chặn đứng được tình trạng sa sút nghiêm trọng và từng bước đi lên. Nguồn vốn đầu tư cho công nghiệp và xây dựng cũng dần tăng về quy mô và tỷ trọng: 30,57% năm 1998; 31,30% năm 1999; 33,97% năm 2000; 34,65% năm 2001; năm 2002 đạt 31,68% và năm 2003 là 39,36%; từ năm 2000 đã đạt mức trên 500 tỷ đồng/năm. Hệ thống doanh nghiệp Nhà nước được sắp xếp, đổi mới, cổ phần hoá để tăng cường thu hút vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh. Những năm gần đây công nghiệp dân doanh phát triển mạnh mẽ và năng động, nhất là khu vực sản xuất công nghiệp tư nhân, cá thể, hộ gia đình.
Trong quá trình đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội, nhu cầu đầu tư xây dựng của tỉnh cũng tăng nhanh bao gồm cả đầu tư Nhà nước và đầu tư từ dân cư, tư nhân: đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật đô thị, nông thôn; hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp; trụ sở làm việc khối quản lý Nhà nước; đầu tư xây dựng trường học, trạm y tế; đầu tư xây dựng, cải tạo nhà cửa, nhà xưởng của dân cư, tư nhân... Chỉ riêng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách tỉnh điều hành (không tính vốn cho thiết kế quy hoạch và chuẩn bị đầu tư) năm 2000 là 112,2 tỷ đồng; năm 2001 là 164 tỷ đồng (tăng 46,2%); năm 2002 là 203,7 tỷ đồng (tăng 24,2%); năm 2003 là 267,5 tỷ đồng (tăng 31,3%).
Cùng với sự biến đổi về tỷ trọng vốn đầu tư vào lĩnh vực nông - lâm - thuỷ sản, sự tăng trưởng của vốn đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp - xây dựng biểu hiện chuyển biến trong cơ cấu đầu tư nhằm mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Mặc dù vậy, cũng như trong lĩnh vực nông - lâm - thuỷ sản, sự chuyển biến này trong lĩnh vực công nghiệp - xây dựng còn chậm.
3.3. Lĩnh vực thương mại - dịch vụ.
Cùng với chủ trương của tỉnh Nam Định là phát triển thương mại, du lịch và các ngành dịch vụ then chốt: sửa chữa xe có động cơ và đồ dùng cá nhân; khách sạn - nhà hàng; vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc; tài chính tín dụng; kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn... nguồn vốn đầu tư cho lĩnh vực này tương đối lớn, ổn định và chiếm tỷ trọng cao (khoảng 25% tổng vốn đầu tư phát triển toàn tỉnh). Nguồn vốn đầu tư tập trung cho phát triển mạnh các mặt hàng xuất khẩu của tỉnh, đa dạng hoá và nâng cao chất lượng các loại hình du lịch, tham quan, lễ hội; đồng thời chú trọng phát triển theo hướng đa dạng hoá nhằm tăng nhanh chủng loại, số lượng và nâng cao chất lượng hàng hoá, dịch vụ đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Về lĩnh vực kinh doanh khách sạn, nhà hàng, sửa chữa xe có động cơ và đồ dùng cá nhân tại tỉnh Nam Định, đầu tư của tư nhân giữ vai trò chủ đạo.
3.4. Các lĩnh vực văn hoá - xã hội.
Tỉnh Nam Định là địa phương quan tâm đến đầu tư phát triển các lĩnh vực văn hoá - xã hội, tạo ra sự phát triển đáng kể trong lĩnh vực này trong thời gian qua. Nguồn vốn đầu tư cho khoa học công nghệ, giáo dục - đào tạo, y tế - xã hội, văn hoá - thể thao ngày càng tăng và có tỷ trọng trong tổng vốn đầu tư phát triển toàn tỉnh cao hơn mức bình quân cả nước; vốn đầu tư cho các lĩnh vực này hàng năm khoảng 6,5 - 9% tổng vốn đầu tư phát triển toàn tỉnh.
Vốn đầu tư cho lĩnh vực này chủ yếu là nguồn vốn Nhà nước bao gồm nguồn vốn bổ sung từ ngân sách Trung ương, nguồn vốn để lại do tỉnh điều hành và vốn huy động trong dân cư. Vốn được đầu tư cho các lĩnh vực: phổ cập giáo dục, giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo, hoàn chỉnh hệ thống điện, đường, trường, trạm, nước sạch trên địa bàn toàn tỉnh; tổ chức các hoạt động thể dục thể thao nhằm nâng cao sức khoẻ và chất lượng cuộc sống cho người dân...
Những ngành và lĩnh vực khác: quản lý Nhà nước và an ninh quốc phòng, đảm bảo xã hội bắt buộc, cứu trợ xã hội, hoạt động Đảng, đoàn thể, hiệp hội; các hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng... trên địa bàn tỉnh Nam Định cũng có sự gia tăng vốn cho đầu tư phát triển theo sự phát triển chung của vốn đầu tư phát triển toàn tỉnh và vốn đầu tư cho các ngành, lĩnh vực chủ yếu; hàng năm chiếm khoảng 9 - 17%, tuy nhiên về tỷ trọng trong tổng vốn đầu tư phát triển toàn tỉnh có xu hướng giảm dần từ trên 16% các năm 1998, 1999 xuống dưới 10% các năm 2002, 2003.
4. Tình hình thực hiện vốn đầu tư phát triển phân theo hình thức quản lý.
Phân theo hình thức quản lý, tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tỉnh Nam Định bao gồm nguồn vốn Trung ương quản lý, vốn do địa phương quản lý (tỉnh điều hành; huyện, xã điều hành) và vốn FDI.
Bảng 8: Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tỉnh Nam Định giai đoạn 1998 - 2003 theo hình thức quản lý.
Đơn vị tính: triệu đồng
Hình thức quản lý
1998
1999
2000
2001
2002
2003
Tổng số
1489650
1526900
1600000
1725464
1775227
2047763
1. Trung ương quản lý
482795
480120
533414
375945
316223
319246
2. Địa phương quản lý
1004895
1041047
1066086
1343019
1459004
1728517
3. Vốn FDI
1960
5733
500
6500
0
0
(Nguồn: Niên giám thống kê Nam Định)
Bảng 9: Tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tỉnh Nam Định giai đoạn 1998 - 2003 theo hình thức quản lý.
Đơn vị tính:%
Hình thức quản lý
1999
2000
2001
2002
2003
Tổng số
2.50
4.78
7.84
2.88
18.67
1. Trung ương quản lý
-0.55
11.10
-29.53
-15.89
0.96
2. Địa phương quản lý
3.59
2.40
2.60
8.63
18.47
3. Vốn FDI
192.50
-91.28
1200.00
-
-
( Nguồn: Niên giám thống kê Nam Định)
Nguồn vốn Trung ương quản lý bao gồm vốn của các doanh nghiệp Nhà nước do Trung ương quản lý, vốn của các dự án nhóm A, B đầu tư qua các Bộ trên địa bàn tỉnh. Trong tổng số 163 doanh nghiệp Nhà nước, công ty cổ phần tại Nam Định ở thời điểm 01/01/2003 có 17 doanh nghiệp do Trung ương quản lý, chiếm 10,44% gồm: 2 doanh nghiệp thuộc khối nông - lâm - thuỷ sản; 7 doanh nghiệp thuộc khối công nghiệp chế biến; 2 doanh nghiệp thuộc khối xây dựng; 5 doanh nghiệp khối thương nghiệp; 1 doanh nghiệp thuộc khối vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc, bưu chính viễn thông. Các dự án nhóm A, B đầu tư qua các Bộ trên địa bàn tỉnh Nam Định chủ yếu vào lĩnh vực nông - lâm - thuỷ sản và đầu tư công cộng, phát triển đô thị loại II. Nhìn chung nguồn vốn này có chiều hướng giảm dần cả về quy mô và tỷ trọng trong tổng vốn đầu tư phát triển toàn tỉnh Nam Định: 482,795 tỷ đồng năm 1998 (32,4%); 480,120 tỷ đồng năm 1999 (31,44%); 375,945 tỷ đồng năm 2001 (21,27%); 316,223 tỷ đồng năm 2002 (17,81%) và 319,246 tỷ đồng năm 2003 (15,59%). Riêng năm 2000 do thực hiện dự án lớn xây dựng cầu Tân Đệ qua sông Hồng nối liền hai tỉnh Nam Định - Thái Bình và quốc lộ 10 tạo thành tuyến liên tỉnh Hải Phòng - Thái Bình - Nam Định - Ninh Bình... nên trong năm này nguồn vốn do Trung ương quản lý có sự gia tăng lên tới 533,4 tỷ đồng, tương đương 33,34%, cao nhất trong cả giai đoạn 1998 - 2003.
Bảng 10: Cơ cấu vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tỉnh Nam Định giai đoạn 1998 - 2003 phân theo hình thức quản lý.
Đơn vị tính: %
Hình thức quản lý
1998
1999
2000
2001
2002
2003
Tổng số
100.00
100.00
100.00
100.00
100.00
100.00
1. Trung ương quản lý
32.40
31.44
33.34
21.27
17.81
15.59
2. Địa phương quản lý
67.47
68.18
66.63
77.83
82.19
84.41
3. Vốn FDI
0.13
0.38
0.03
0.38
0.00
0.00
(Nguồn: Niên giám thống kê Nam Định)
Cùng với sự giảm dần nguồn vốn do Trung ương quản lý là sự gia tăng khá mạnh mẽ về quy mô và tỷ trọng nguồn vốn do địa phương quản lý, đặc biệt là vào những năm 2001, 2002: tăng từ trên 1.000 tỷ đồng (khoảng 66 - 68%) trong các năm 1998 - 2000 lên tới 1.343 tỷ đồng (77,83%) năm 2001; 1.459 tỷ đồng (82,19%) năm 2002 và 1.728,5 tỷ đồng năm 2003 (84,41%). Nguồn vốn do tỉnh quản lý bao gồm vốn ngân sách (vốn phân bổ từ ngân sách Trung ương và vốn trong ngân sách tỉnh), vốn đầu tư phát triển của các doanh nghiệp do địa phương quản lý, vốn đầu tư của dân cư và tư nhân. Sự gia tăng nguồn vốn này là dấu hiệu đáng mừng; cho phép tỉnh chủ động hơn trong việc phân bổ nguồn vốn đầu tư cho nhu cầu đầu tư ngày càng lớn; đồng thời việc đánh giá, giám sát và quản lý hoạt động đầu tư trên địa bàn tỉnh chặt chẽ hơn và hiệu quả đầu tư do đó cũng được nâng cao.
Tính chung cho cả giai đoạn 1998 - 2003, tổng vốn đầu tư phát triển do địa phương quản lý là 7.642,4 tỷ đồng (giá hiện hành), chiếm 75,18% tổng vốn đầu tư phát triển toàn tỉnh. Vốn do Trung ương quản lý là 2.507,7tỷ đồng, chiếm 24,67%. Vốn FDI là 14,7 tỷ đồng chiếm tỷ trọng không đáng kể (0,15%).
5. Tình hình thực hiện vốn đầu tư phát triển phân theo yếu tố cấu thành.
Phân theo yếu tố cấu thành, vốn đầu tư phát triển toàn xã hội được phân thành 3 nhóm: vốn xây dựng và sửa chữa lớn tài sản cố định; vốn lưu động bổ sung và vốn đầu tư phát triển khác. Trong tổng số 10.165 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tỉnh Nam Định giai đoạn 1998 - 2003 được phân chia thành:
(1) Vốn đầu tư xây dựng cơ bản và sửa chữa lớn tài sản cố định. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản tạo nên tài sản cố định trong nền kinh tế. Đây là chi phí đầu tư chủ yếu gồm chi phí cho khảo sát và quy hoạch và chuẩn bị đầu tư, chi phí thiết kế và xây dựng, chi phí mua sắm, lắp đặt thiết bị và các chi phí khác ghi trong tổng dự toán. Vốn sửa chữa lớn tài sản cố định góp phần tái tạo tài sản cố định trong nền kinh tế, lấy từ nguồn vốn khấu hao sửa chữa lớn tài sản cố định. Hai khoản vốn đầu tư xây dựng cơ bản và sửa chữa lớn của tỉnh Nam Định trong cả giai đoạn 1998 - 2003 lên tới 9.151 tỷ đồng, chiếm tới 90% tổng vốn đầu tư phát triển toàn tỉnh.
(2) Vốn lưu động bổ sung tăng (+) hoặc giảm (-) trong nền kinh tế. Trong giai đoạn 1998 - 2003, tổng số vốn này là 478,6 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ nhỏ là 4,7%. Đây là nguồn vốn quan trọng để đảm bảo tái sản xuất không ngừng mở rộng. Quy mô nguồn vốn này nhỏ có thể do hai nguyên nhân: Thứ nhất, vốn đầu tư phát triển mở rộng sản xuất kinh doanh còn hạn chế, do đó cần quan tâm phát triển mạnh nguồn vốn này; Thứ hai, vốn lưu động dưới dạng sản phẩm dở dang ít, đây lại là mục tiêu phấn đấu bởi vốn lưu động dưới dạng sản phẩm dở dang không nhằm đảm bảo sản xuất liên tục mà lại trở thành gánh nặng cho nền kinh tế.
(3) Vốn đầu tư phát triển khác như vốn đầu tư thực hiện thông qua các chương trình mục tiêu quốc gia: xoá đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường... Tổng nguồn vốn này của tỉnh Nam Định trong giai đoạn 1998 - 2003 là 540,7 tỷ đồng, chiếm 5,3% tương đương với tỷ trọng nguồn vốn này trong cơ cấu vốn đầu tư phát triển cả nước.
Bảng 11: Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội của tỉnh Nam Định giai đoạn 1998 - 2003 phân theo yếu tố cấu thành.
Đơn vị tính: triệu đồng
Yếu tố cấu thành
1998
1999
2000
2001
2002
2003
Tổng số
1489650
1526900
1600000
1725464
1775227
2047763
1. Vốn ĐT Xây dựng cơ bản và Sửa chữa lớn Tài sản cố định
1392376
1412900
1525800
1467696
1514080
1838277
2. Vốn lưu động bổ sung
17429
19000
16500
137768
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC1004.DOC