Đề tài Đầu tư phát triển ngành giáo dục- Đào tạo Việt Nam, thực trạng và giải pháp

Tài liệu Đề tài Đầu tư phát triển ngành giáo dục- Đào tạo Việt Nam, thực trạng và giải pháp: LỜI MỞ ĐẦU Công cuộc đổi mới do Đảng Cộng Sản Việt Nam phát động từ giữa thập kỷ 80 của thế kỷ trước đến nay đã thu được kết quả to lớn và toàn diện. Nền kinh tế Việt Nam đã đạt được những bước tiến vững chắc, nhịp độ tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt, an ninh xã hội được đảm bảo, tỉ lệ đói nghèo cũng đã giảm rõ rệt,... Việt Nam đã được thế giới thừa nhận là một trong những nước đang phát triển và thực hiện xoá đói giảm nghèo có hiệu quả nhất. Quy mô giáo dục cũng tăng khá nhanh, năm 2000 cả nước đã hoàn thành xoá mù chữ, phổ cập giáo dục Tiểu học và đang phấn đấu thực hiện mục tiêu phổ cập giáo dục Trung học cơ sở vào năm 2010. Tuy nhiên, trong quá trình đạt được những thành tựu trên thì chúng ta còn phải đối mặt với những vấn đề xã hội như: khắc phục sự phát triển không đều giữa các vùng, giảm dần khoảng cách giữa giàu và nghèo, giảm tỷ lệ thất nghiệp, chống các tệ nạn xã hội, tăng cường bảo vệ môi trường sinh thái,... Vì vậy Chất lượ...

docx103 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1260 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Đầu tư phát triển ngành giáo dục- Đào tạo Việt Nam, thực trạng và giải pháp, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Công cuộc đổi mới do Đảng Cộng Sản Việt Nam phát động từ giữa thập kỷ 80 của thế kỷ trước đến nay đã thu được kết quả to lớn và toàn diện. Nền kinh tế Việt Nam đã đạt được những bước tiến vững chắc, nhịp độ tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt, an ninh xã hội được đảm bảo, tỉ lệ đói nghèo cũng đã giảm rõ rệt,... Việt Nam đã được thế giới thừa nhận là một trong những nước đang phát triển và thực hiện xoá đói giảm nghèo có hiệu quả nhất. Quy mô giáo dục cũng tăng khá nhanh, năm 2000 cả nước đã hoàn thành xoá mù chữ, phổ cập giáo dục Tiểu học và đang phấn đấu thực hiện mục tiêu phổ cập giáo dục Trung học cơ sở vào năm 2010. Tuy nhiên, trong quá trình đạt được những thành tựu trên thì chúng ta còn phải đối mặt với những vấn đề xã hội như: khắc phục sự phát triển không đều giữa các vùng, giảm dần khoảng cách giữa giàu và nghèo, giảm tỷ lệ thất nghiệp, chống các tệ nạn xã hội, tăng cường bảo vệ môi trường sinh thái,... Vì vậy Chất lượng giáo dục- đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực luôn là đề tài muôn thuở của dư luận xã hội cũng như các phương tiện thông tin đại chúng. Vì: “hiền tài là nguyên khí quốc gia”, bất kỳ quốc gia nào muốn phát triển, muốn trở thành cường quốc đều phải có nguồn nhân lực được đào tạo và đáp ứng được yêu cầu trong môi trường cạnh tranh khốc liệt. Có thể nói, đầu tư phát triển ngành giáo dục đào tạo là nhiêm vụ của toàn xã hội. Trong những năm gần đây, Việt Nam dần hội nhập vào đời sống kinh tế toàn cầu, nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao là rất cấp thiết, trên chặng đường hoàn thiện đội ngũ nhân lực mới, chúng ta cũng vấp phải không ít những khó khăn thách thức, và còn nhiều bất cập trong hệ thống giáo dục, đòi hỏi cần có những biện pháp thiết thực và những hành động thực tế. Chính vì vậy, tôi quyết định chọn đề tài: “Đầu tư phát triển ngành giáo dục- đào tạo Việt Nam, thực trạng và giải pháp”. Với mục đích nghiên cứu thực trạng, cơ cấu, và hiệu quả đầu tư phát triển ngành giáo dục- đào tạo Việt Nam từ đó đưa ra những giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả đầu tư đồng thời có những biện pháp huy động vốn đầu tư phát triển ngành giáo dục đào tạo, làm tiền đề cho công cuộc cải tiến chất lượng giáo dục, tạo ra một đội ngũ nhân lực mới góp phần phát triển kinh tế- xã hội đất nước trong điều kiện hội nhập. Chuyên đề thực tập gồm 3 phần: Chương 1: Giới thiệu về Viện chiến lược phát triển Chương 2: Thực trạng đầu tư phát triển ngành Giáo dục- Đào tạo Việt Nam Chương 3: Giải pháp tăng cường đầu tư phát triển ngành Giáo dục- Đào tạo Việt Nam Mặc dù đã rất cố gắng nhưng chuyên đề của tôi cũng không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong sự chỉ bảo của thầy giáo cùng Ban lãnh đạo của Viện chiến lược phát triển. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của TS. Nguyễn Hồng Minh và Ban lãnh đạo Viện đã giúp đỡ tôi hoàn thành chuyên đề thực tập này! CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN I. KHÁI QUÁT VỀ VIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN. 1. Thông tin chung và lịch sử hình thành Viện chiến lược phát triển. 1.1. Thông tin chung Tên tổ chức: VIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THUỘC BỘ KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ Tên tiếng Anh: DEVELOPMENT STRATEGY INSTITUTE OF MINISTRY OF PLANNING AND INVESTMENT Tên viết tắt: DSJ Trụ sở: Viện chiến lược phát triển tầng 5 và 6 toà nhà Bộ Kế hoạch và Đầu tư 65 Văn Miếu, Đống Đa, Hà Nội. Tel: 04.844.8431848 Fax: 844-8452209 1.2. Lịch sử hình thành Viện chiến lược phát triển ngày nay được thành lập trên cơ sở tiền thân hai Vụ của Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước (nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tư) đó là Vụ Tổng hợp kế hoạch Kinh tế Quốc dân dài hạn và Vụ kế hoạch phân vùng kinh tế. Hai Vụ này được thành lập theo Quyết định số 47- CP ngày 09/03/1964 của Hội đồng chính phủ. Quá trình hình thành và phát triển hai Vụ nêu trên thành Viện chiến lược phát triển thể hiện như sau: Năm 1974: Thành lập Viện phân vùng và quy hoạch. Năm 1983: Thành lập Viện nghiên cứu kế hoạch dài hạn Năm 1986: Đổi tên Viện phân vùng và quy hoạch thành Viện Phân bố lực lượng sản xuất. Năm 1988: Sáp nhập Viện nghiên cứu kế hoạch dài hạn và Viện phân bố lực lượng sản xuất thành Viện Kế hoạch dài hạn và Phân bố lực lượng sản xuất thuộc Uỷ ban kế hoạch Nhà nước. Năm 1994: Đổi tên Viện Kế hoạch dài hạn và Phân bố lực lượng sản xuất thành Viện chiến lược phát triển (có vị trí tương đương tổng cục loại I). 2. Chức năng nhiệm vụ của Viện chiến lược phát triển. Trải qua quá trình hình thành và phát triển, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Chủ nhiệm Uỷ ban kế hoạch Nhà nước, Chủ nhiệm Uỷ ban phân vùng kinh tế Trung ương trước đây và của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư hiện nay, cùng với sự phấn đấu liên tục của nhiều thế hệ lãnh đạo, cán bộ nghiên cứu khoa học và nhân viên phục vụ, Viện chiến lược phát triển đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao với chức năng và nhiệm vụ chủ yếu sau: Viện có chức năng nghiên cứu khoa học và tổng hợp, tham mưu về lĩnh vực chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội cả nước và các vùng lãnh thổ, làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch dài hạn, kế hoạch 5 năm và hàng năm. Tổ chức nghiên cứu và soạn thảo chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội của đất nước, quy hoạch đầu tư, quy hoạch phát triển các vùng. Tham gia xây dựng quy hoạch các ngành, tỉnh, thành phố, các chương trình phát triển, các dự án lớn của Nhà nước và thẩm định các quy hoạch, dự án; tham gia xây dựng định hướng kế hoạch 5 năm. Nghiên cứu lập báo cáo Tổng sơ đồ phân bố lực lượng sản xuất của Việt Nam, tổng hợp phân tích đánh giá hiện trạng tài nguyên thiên nhiên, dân số, lao động, cơ cấu kinh tế.... Đồng thời Viện cũng tổ chức nhiều cuộc sinh hoạt khoa học về các lĩnh vực kinh tế- xã hội với sự tham gia của nhiều chuyên gia trong và ngoài nước, cử nhiều lượt cán bộ tham gia giảng dạy, báo cáo khoa học tại tại các trường đại học, các Viện nghiên cứu, các cơ quan Trung ương và địa phương để thông tin và trao đổi các kết quả nghiên cứu đã đạt được. Trực tiếp chủ trì một số dự án quy hoạch và dự án hợp tác quốc tế phù hợp với chức năng của Viện. Tổ chức việc phân tích và nghiên cứu dự báo phát triển kinh tế- xã hội trong nước và quốc tế phục vụ cho nghiên cứu và quản lý kinh tế. Nghiên cứu lý luận và phương pháp luận và phương pháp xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội. Thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học và đào tạo cán bộ phù hợp với chức năng của Viện, nổi bật là: - Chương trình nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước 70A, nghiên cứu cơ sở khoa học của định hướng phát triển công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, đô thị, dân số, lao động, việc làm và phân bố dân cư, phát triển vùng. - Tham gia soạn thảo Văn kiện các Đại hội của Đảng và một số hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng. - Nghiên cứu xây dựng các chiến lược phát triển kinh tế- xã hội và tham gia triển khai thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu chiến lược này. - Chủ trì phối hợp cùng các đơn vị trong Bộ Kế hoạch và Đầu tư và với các nghành Trung ương triển khai lập dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội đến năm 2010 cho 8 vùng kinh tế lớn, 3 vùng kinh tế trọng điểm, quy hoạch kinh tế biển. Chủ trì xây dựng quy hoạch phát triển công nghiệp và kết cấu hạ tầng thời kỳ 1996- 2010, quy hoạch các khu công nghiệp, đã trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nghiên cứu chiến lược, chính sách. quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội. - Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nghiên cứu chiến lược, chính sách , quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội. Chủ trì tổ chức nghiên cứu chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của Lào và Campuchia thời kỳ 1991-2000. Giúp Uỷ ban kế hoạch Nhà nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào xây dựng quy hoạch tỉnh Khăm Muội, quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội cả nước Lào đên năm 2020, và xây dựng chiến lược hợp tác giữa hai nước Việt Nam- Lào đến năm 2010. Để đáp ứng các nhiệm vụ được giao trong giai đoạn phát triển mới và nhằm học tập kinh nghiệm của các nước về nghiên cứu chiến lược và quy hoạch phát triển, Viện chiến lược phát triển đã mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế với nhiều cơ quan và Viện nghiên cứu của các nước ASEAN, Đông Bắc Á, châu Âu, Bắc Mỹ, Liên Hợp Quốc và nhiều tổ chức quốc tế khác. Viện đã chủ trì tổ chức thực hiện 14 dự án nghiên cứu do nước ngoài tài trợ. 3. Cơ cấu tổ chức của Viện Chiến lược phát triển. Bảng 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của viện chiến lược phát triển HỘI ĐỒNG KHOA HỌC VIỆN TRƯỞNG CÁC VIỆN PHÓ  Trung tâm thông tin tư liệu, đào tạo và tư vấn phát triển Trung tâm nghiên cứu kinh tế miền Nam Ban nghiên cứu phát triển hạ tầng Ban nghiên cứu phát triển vùng: Ban nông nghiệp và nông thôn Ban công nghiệp, thương mại và dịch vụ Ban vùng và lãnh thổ Ban phân tích và dự báo kinh tế vĩ mô Ban tổng hợp CÁC BAN NGHIÊN CỨU Tæ chøc, tiÒm lùc Viện có hội đồng khoa học và 10 ban nghiên cứu: Văn phòng viện; tổng hợp; dự báo; ban nghiên cứu và phát triển các ngành sản xuất; ban nghiên cứu và phát triển các ngành dịch vụ; nghiên cứu và phát triển nguồn nhân lực và các vấn đề xã hội; nghiên cứu phát triển vùng; nghiên cứu phát triển hạ tầng; trung tâm nghiên cứu kinh tế miền Nam; trung tâm thông tin, tư liệu, đào tạo và tư vấn phát triển. Hiện nay Viện có 02 phó giáo sư,25 tiến sỹ, 10 thạc sỹ và 60 cử nhân. Nhiệm vụ chủ yếu của các Ban và văn phòng viện như sau: Hội đồng khoa học: Hội đồng khoa học là tổ chức tư vấn giúp Viện trưởng xây dựng các chương trình khoa học, tổ chức công tác nghiên cứu khoa học và đánh giá kết quả nghiên cưú khoa học của Viện. Ban Tổng hợp: Nghiên cứu, tổng hợp các kết quả nghiên cứu và xây dựng các báo cáo về chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Nghiên cứu dự báo kinh tế. Văn phòng Viện: Đảm bảo các điều kiện vất chất và tài chính cho Viện hoạt động. Thực hiện các công tác hành chính văn thư, lưu trữ , tổ chức cán bộ và đào tạo. Xử lý thông tin đầu vào, đầu ra và quản lý tư liệu chung của Viện. Theo dõi, quản lý hoạt động khoa học và các hoạt động hợp tác quốc tế. Ban dự báo: Phân tích tổng hợp, dự báo về biến động kinh tế, công nghệ, môi trường, liên kết quốc tế của thế giới và các biến động kinh tế- xã hội, trong nước phục vụ nghiên cứu chiến lược, quy hoạch. Dự báo các khả năng phát triển, hội nhập kinh tế khu vực và thế giới của nền kinh tế Việt Nam. Ban nghiên cứu phát triển các nghành sản xuất: Nghiên cứu, tổng hợp các kết quả nghiên cứu và xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển các nghành công nghiệp, xây dựng và nông, lâm, ngư nghiệp trên phạm vi cả nước và các vùng lãnh thổ. Đầu mối tổng hợp, tham mưu những vấn đề liên quan về quản lý Nhà nước đối với công tác quy hoạch các nghành sản xuất. Ban nghiên cứu phát triển các ngành dịch vụ. Nghiên cứu, tổng hợp các kết quả nghiên cứu và xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển các ngành dịch vụ của cả nước và trên các vùng lãnh thổ. Đầu mối tổng hợp, tham mưu về các vấn đề liên quan về quản lý Nhà nước đối với công tác quy hoạch các ngành dịch vụ. Ban nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực và các vấn đề xã hội. Nghiên cứu, tổng hợp các kết quả nghiên cứu và xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển con người, nguồn nhân lực và các vấn đề xã hội trên phạm vi cả nước và trên các vùng lãnh thổ; xây dựng các giải pháp đảm bảo thực hiện chiến lược, quy hoạch phát triển con người, nguồn nhân lực và các vấn đề xã hội. Đầu mối tổng hợp, tham mưu các vấn đề liên quan về quản lý Nhà nước đối với công tác quy hoạch phát triển con người, nguồn nhân lực và các vấn đề xã hội. Ban nghiên cứu phát triển vùng: Nghiên cứu, tổng hợp các kết quả nghiên cứu và xây dựng các đề án chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội, quy hoạch sử dụng đất các vùng lãnh thổ (trong đó có các vùng kinh tế- xã hội, các vùng kinh tế trọng điểm, các vùng khó khăn, vùng ven biển và hải đảo). Đầu mối tổng hợp, tham mưu các vấn đề liên quan về quản lý Nhà nước đối với công tác quy hoạch vùng, lãnh thổ, tỉnh. Ban nghiên cứu phát triển hạ tầng: Nghiên cứu, tổng hợp các kết quả nghiên cứu và xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển hạ tầng của cả nước và trên các vùng lãnh thổ. Đầu mối tham mưu các vấn đề quản lý Nhà nước liên quan đến lĩnh vực hạ tầng. Tham gia thẩm định quy hoạch các ngành liên quan. Trung tâm nghiên cứu kinh tế miền Nam: Đầu mối nghiên cứu và đề xuất về chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội vùng ở Nam Bộ; tổ chức hoạt động tư vấn về lĩnh vực chiến lược và quy hoạch phát triển cho các tỉnh ở Nam Bộ. Theo dõi việc thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội các tỉnh và vùng ở Nam Bộ. Trung tâm thông tin tư liệu, đào tạo và tư vấn phát triển: Thu thập, phân tích, xử lý, lưu trữ thông tin, kết quả nghiên cứu của các ban nghiên cứu của Viện, và các kết quả nghiên cứu khoa học có liên quan của các tổ chức bên ngoài. Tổ chức đào tạo cán bộ nghiên cứu chiến lược và quy hoạch, tư vấn trong công tác lập chiến lược và quy hoạch trong chương trình hợp tác quốc tế với Lào và Campuchia. II. NHỮNG KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CHÍNH CỦA VIỆN CHIẾN LƯỢC TRONG THỜI GIAN QUA 1.Các thành tựu đạt được 1.1.Giai đoạn 1964- 1988 a)Về mặt nghiên cứu phân vùng kinh tế, phân bố lực lượng sản xuất. - 1964- 1975: Trong tình hình đất nước bị chia cắt, có chiến tranh, nhiệm vụ kinh tế lớn lúc này là tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa, xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất mới, từng bước xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, làm hậu phương lớn chi viện kháng chiến chống Mỹ cứu nước ở miền Nam. Viện cùng với các nghành, các Viện và một số trường đại học, được chuyên gia Liên Xô hướng dẫn triển khai giới thiệu về phân vùng kinh tế, miền Bắc được chia thành 4 vùng nông nghiệp lớn gồm 46 tiểu vùng, năm 1969 đã trình Thường vụ Chính phủ xem xét kết quả nghiên cứu này. Các dự án phân vùng kinh tế kể trên là bước thử nghiệm đầu tiên nhằm đưa ra một sơ đồ tổ chức sản xuất trên lãnh thổ ở phạm vi một số nghành kinh tế chủ yếu. Đồng thời tích luỹ một số kinh nghiệm ban đầu về công tác điều tra cơ bản, phân vùng quy hoạch, đào tạo được một lớp cán bộ đầu tiên về công tác nay ở Trung ương và địa phương. - Năm 1970 bắt đầu triển khai quy hoạch phát triển kinh tế ở 30 huyện. Việc làm quy hoạch các vùng nhỏ, các huyện điểm đã phục vụ việc lập kế hoạch kinh tế quốc dân và kế hoạch nhành ở Trung ương và địa phương. Việc tiến hành quy hoạch các huyện điểm và các vùng kinh tế mới để làm cơ sở cho việc tổ chức lại sản xuất ở đơn vị cơ sở đã cho chúng ta một số kinh nghiệm bước đầu để sau này thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về xây dựng huyện. - Năm 1976 triển khai công tác phân vùng quy hoạch kinh tế trên phạm vi cả nước, theo một quan điểm tổng hợp chung- kết hợp ngành và lãnh thổ, đã có những tiến bộ mới trong công tác phân vùng quy hoạch., đánh dấu bằng việc hoàn thành xây dựng một số dự án phân vùng nông, lâm nghiệp và công nghiệp chế biến và dự án phân bố một số ngành công nghiệp. - Đi đôi với phân vùng nông, lâm nghiệp, công tác phân bố công nghiệp cũng được triển khai đồng đều hơn và có thêm nhiều tiến bộ về mặt nhận thức cũng như cách làm. Từ chỗ chủ yếu tìm địa điểm cho từng nhà máy, công trình riêng lẻ, đã bắt đầu nghiên cứu bố trí một hệ thống các nhà máy có tính chất liên ngành thành các khu, cụm công nghiệp. Nhiều ngành công nghiệp đã nghiên cứu quy hoạch như các ngành điện, than, cơ khí, luyện kim, hoá chất, giao thông vận tải, vật liệu xây dựng... Quy hoạch các thành phố cũng được triển khai nghiên cứu song song với việc bố trí công nghiệp. Nhìn chung quy hoạch ngành đã có tác dụng nhất định phục vụ cho công tác kế hoạch hoá của ngành. Các phương án quy hoạch đã đề cập một cách tổng hợp các yếu tố kinh tế, kỹ thuật của ngành, đã đi vào nghiên cứu các khu cụm công nghiệp theo quan điểm tổng hợp. Vấn đề kết hợp kinh tế với quốc phòng cũng được coi trọng trong quá trình nghiên cứu bố trí công nghiệp. - 1978-1988: Xây dựng “Tổng sơ đồ phân bố lực lượng sản xuất trên phạm vi cả nước thời kỳ 1986- 2000”. Lần đầu tiên ở Việt Nam, Uỷ ban kế hoạch Nhà nước chủ trì triển khai nghiên cứu quy hoạch một cách hệ thống, toàn diện từ Trung ương đến địa phương. Tất cả các ngành, các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương đã xây dựng sơ đồ phát triển và phân bố lực lượng sản xuất giai đoạn 1986- 2000. Về mặt tổ chức cán bộ, đã xây dựng được một hệ thống từ Trung ương đến địa phương chuyên nghiên cứu về phân vùng quy hoạch.. b) Về mặt nghiên cứu kế hoạch dài hạn - Năm 1964: Ngay sau khi thành lập Vụ tổng hợp kế hoạch kinh tế quốc dân dài hạn, đã triển khai mạnh mẽ công tác điều tra cơ bản, dự báo dân số và nguồn lao động, xây dựng cơ bản trọng điểm. Triển khai hàng loạt nghiên cứu về triển vọng dài hạn và khôi phục và phát triển kinh tế sau chiến tranh. - Năm 1976- 1982: Trên cơ sở tiến hành các điều tra cơ bản, dự báo các nguồn lực và nghiên cứu quy hoạch phát triển các nghành, vùng kinh tế, đã chủ trì tổ chức xây dựng kế hoạch 5 năm 1976- 1980, phục vụ quá trình khôi phục và phát triển đất nước trong điều kiện cả nước thống nhất và đi lên chủ nghĩa xã hội, đã được Chính phủ trình lên đại hội lần thứ IV của Đảng. Tiếp theo đó chủ trì xây dựng kế hoach 5 năm 1981- 1985, được trình lên Đại hội lần thứ V của Đảng. - Năm 1983- 1988: Viện nghiên cứu kế hoạch dài hạn đã triển khai hàng loạt các nghiên cứu đánh giá các nguồn lực phát triển. 1.2. Giai đoạn 1988 đến nay. Do yêu cầu cải tiến bộ máy của Chính phủ và thực tế đòi hỏi kết hợp việc nghiên cứu kế hoạch dài hạn với nghiên cứu phân bố lực lượng sản xuất nên hai nhiệm vụ này đã được thu về một mối do một Viện đảm nhận- đó là Viện Kế hoạch dài hạn và Phân bố lực lượng sản xuất thuộc Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, nay là Viện Chiến lược phát triển thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Trong thời gian này, tập trung nghiên cứu để đáp ứng việc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội dài hạn trong điều kiện nền kinh tế chuyển đổi từ kế hoạch hoá tập trung sang kinh tế thị trường có sự quản lý điều tiết của Nhà nước. Đồng thời Viện cũng tổ chức nghiên cứu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 1991- 2000. Viện đã có những đóng góp tích cực đối với việc xây dựng chiến luợc và cũng nhận được nhiều bài học bổ ích: Quan niệm về chiến lược, nội dung và phương pháp xây dựng chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Viện cũng tham gia soạn thảo các văn kiện của các Đại hội Đảng lần thứ VI, VII, VIII và một số Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng. Triển khai nghiên cứu quy hoạch phát triển kinh tế xã hội cả theo chiều rộng và chiều sâu trên phạm vi cả nước, công tác quy hoạch được tiến hành tương đối bài bản. - Đối với nông nghiệp: Viện đã tham gia cùng Bộ chuyên ngành nghiên cứu: Chiến lược phát triển nông nghiệp đến năm 2000; “Định hướng và quy hoạch chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghịêp, nông thôn Việt Nam đến năm 2000”, trên cơ sở chiến lược nông nghiệp, đã nghiên cứu quy hoạch về một số chuyên ngành lớn như Tổng quan về sản xuất lương thực, thực phẩm, cao su, chè, cà phê, dâu tằm, mía đường, cây ăn quả và chăn nuôi... và phục vụ việc xây dựng kế hoạch 5 năm (1996-2000). - Đối với lâm nghiệp : Viện tham gia xây dựng báo cáo tổng quan phát triển lâm nghiệp và chương trình trồng 5ha rừng đến năm 2010. - Đối với thuỷ sản: Tham gia cùng Bộ thuỷ sản xây dựng chiến lược phát triển ngành thuỷ sản thời kỳ 1996-2010 và chiến lược xuất khẩu thuỷ sản thời kỳ 1996-2000 và đến năm 2010. - Đối với công nghiệp và kết cấu hạ tầng: Viện đã tham gia cùng Bộ Công nghiệp xây dựng quy hoạch 9 ngành sản phẩm đến năm 2000 và 2010. Đồng thời đã chủ trì xây dựng quy hoạch phát triển công nghiệp và kết cấu hạ tầng của cả nước thời kỳ 1996- 2010 và quy hoạch này đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt (năm 1996). Các dự án quy hoạch công nghiệp đã làm rõ được tiềm năng, thế mạnh, khó khăn và phương hướng phát triển và đề xuất trọng điểm ưu tiên đầu tư...; đã đưa ra được những định hướng chung cho phát triển và kết cấu hạ tầng, là cơ sở cho việc xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội nói chung và quy hoạch chi tiết cho các ngành, các địa phương, tạo thêm căn cứ khoa học cho việc xây dựng kế hoạch 5 năm. - Về dân số, lao động và xã hội: Viện đã phối hợp cùng với các ngành chức năng triển khai nghiên cứu dự báo dân số - lao động trong cả nước, các vùng, các tỉnh, định hướng chung cho phát triển các nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, xoá đói gảim nghèo, công bằng xã hội,...tạo cơ sở cho việc xây dựng các chương trình mục tiêu quốc gia, quy hoạch tổng thể phát triển các kinh tế xã hội các vùng, các tỉnh. - Phối hợp cùng với các đơn vị trong Bộ Kế hoạch và Đầu tư và vơí cá ngành Trung ương triển khai lập dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội đến năm 2010 cho 8 vùng kinh tế lớn, 3 vùng kinh tế trọng điểm, quy hoạch kinh tế biển, và hướng dẫn, hỗ trợ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai xây dựng dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hộicủa các địa phương, phục vụ Đại hội Đảng bộ các tỉnh kỳ Đại hội VIII. Cùng với quá trình hình thành và phát triển, thành quả công tác của Viện ngày càng được nâng cao và đem lại tác dụng ngày một tốt hơn. Hiện nay Viện đang tiếp tục được tăng cường về chức năng và tổ chức- cán bộ để có thể làm tốt hơn nữa nhiệm vụ của mình, đóng góp tích cựu và có hiệu quả hơn vào công tác xây dựng chiến lược và công tác quy hoạch phát triển đất nước trong thời kỳ mới. 2. Vai trò của Viện chiến lược trong hoạt động đầu tư nói chung. Trước hết ta cần hiểu thế nào là chiến lược và quy hoạch: Chiến lược được hiểu là hướng và cách giải quyết nhiệm vụ đặt ra mang tính toàn cục, tổng thể và trong một thời gian dài, thường là 10 năm đến 20 năm. Đặc trưng của chiến lược là: Thứ nhất, phải đưa ra một tầm nhìn dài hạn từ 10 năm trở lên để làm cơ sở cho công tác hoạch định. Thứ hai, chiến lược phải mang tính khách quan, khoa học chứ không thể chỉ dựa vào mong muốn chủ quan của người lập. Quy hoạch là cụ thể hoá chiến lược về không gian và thời gian. Nó là bức tranh toàn cảnh của nền kinh tế- xã hội. Các cấp của quy hoạch: quy hoạch vùng là cấp cao nhất, tiếp đến là quy hoạch phát triển nghành và cuối cùng là quy hoạch sử dụng không gian (Gồm cả quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch đô thị). Ta có sơ đồ các loại hình kế hoạch sau: Sơ đồ2: Mối quan hệ giữa các loại hình kế hoạch. Chiến lược PTKTXH Quy hoạch Kế hoạch hàng năm Kế hoạch 5 năm Chương trình dự án Dự án Thị trường Viện chiến lược phát triển là cơ quan trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Nhiệm vụ chủ yếu của Viện là nghiên cứu khoa học và tổng hợp, tổ chức xây dựng và tham mưu về lĩnh vực chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội cả nước và các vùng lãnh thổ. Trong hoạt động quản lý đầu tư của Nhà nước ở tầm vĩ mô, công tác lập chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động kế hoạch hoá hoạt động đầu tư. Nó đi trước một bước, làm tiền đề để công tác kế hoạch hoá hoạt động đầu tư có định hướng, mục tiêu rõ ràng, phù hợp với chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội đã được duyệt. Đồng thời cũng hỗ trợ cho việc đề xuất các giải pháp tốt nhất để đạt được mục tiêu đó với hiệu quả cao nhất. Là công cụ đắc lực để Nhà nước quản lý hoạt động đầu tư ở tầm vĩ mô. Đối với nền kinh tế cũng như hoạt động đầu tư, công tác kế hoạch hoá là hết sức cần thiết. Lập kế hoạch là quyết định trước xem trong tương lai phải làm gì và làm như thế nào, làm bằng công cụ gì, khi nào làm và ai làm? Mặc dù chúng ta ít khi tiên đoán chính xác được tương lai và những yếu tố nằm ngoài sự kiểm soát có thể phá vỡ những kế hoạch tốt nhất. Nhưng nếu như không có kế hoạch, các sự kiện sẽ diễn ra một các ngẫu nhiên và chúng ta sẽ mất đi khả năng hành động một cách chủ động. Viện có nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng, đề xuất, phối hợp cùng các ban nghành khác trong lập chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội,tham gia góp ý kiến trong xây dựng kế hoạch 5 năm để trình Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ thông qua. Đây là cơ sở để xây dựng các chương trình dự án lớn, có ý nghĩa quyết định đối với phát triển kinh tế- xã hội của cả nước. Bên cạnh đó, các dự án lớn phải được hình thành từ kế hoạch 5 năm, các dự án nhỏ được hình thành từ chương trình dự án. Tất cả các dự án được xây dựng phải dựa vào quy hoạch, không được trái với quy hoạch. Kế hoạch hàng năm hình thành từ kế hoạch 5 năm và nó có nhiệm vụ phân bổ nguồn lực cho các chương trình và cho các dự án. Những đóng góp trong nghiên cứu của Viện đối với hoạt động đầu tư từ năm 1988 đến nay: Viện đã gặt hái được một số thành công nhất định trong nghiên cứu xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội trong điều kiện nền kinh tế chuyển đổi từ kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý và điều tiết của Nhà nước. Bên cạnh đó Viện cũng nghiên cứu chiến lược phát triển kinh tế- xã hội thời kỳ 1991- 2000. Triển khai nghiên cứu quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội cả theo chiều rộng và chiều sâu. Đây là cơ sở, định hướng cho các dự án đầu tư tuân theo chiến lược quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội, đầu tư có trọng điểm, tránh tình trạng đầu tư dàn trải, gây lãng phí nguồn lực quốc gia. Bên cạnh đó, Viện còn phối hợp với các Bộ chuyên ngành trong nghiên cứu chiến lược phát triển các ngành kinh tế như: Nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, công nghiệp và kết cấu hạ tầng, dịch vụ. Góp phần nâng cao định hướng cho các dự án đầu tư của từng ngành kinh tế. Qua việc tạo cơ sở tốt cho việc xây dựng các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội nói chung và quy hoạch chi tiết cho các ngành, các địa phương, tạo thêm căn cứ khoa học cho việc xây dựng kế hoạch 5 năm. Viện cũng đã phối hợp cùng các ngành chức năng triển khai nhiều dự án quy hoạch phát triển phát triển kết cấu hạ tầng trong các năm 1994, 1995 và năm 1996. Trong đó nổi bật là các nghành: giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, điện, cấp nước đô thị và hạ tầng đô thị, trong đó có xác định danh mục các dự án đầu tư trong 5 năm, và quy hoạch phát triển khu công nghiệp. Danh sách các dự án trình Bộ và Chính phủ: - Chủ trì xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế công nghiệp và kết cấu hạ tầng thời kỳ 1996- 2010 (năm 1996). - Chủ trì nghiên cứu quy hoạch kinh tế biển (1996- 1997). - Chủ trì nghiên cứu quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (1996- 1997). - Tham gia xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội vùng kinh tế trọng điểm phía Nam ( chủ yếu là công nghiệp, kết cấu hạ tầng và đô thị) (năm 1996). - Làm đầu mối giúp Bộ tổ chức nghiên cứu chiến lược và định hướng quy hoạch phát triển nghành công nghiệp điện tử và công nghệ thông tin đến năm 2010 (năm 1997) - Tham gia chuẩn bị báo cáo về các công trình trọng điểm trình Quốc hội (năm 1997). - Tham gia chuẩn bị báo cáo về đề án điều chỉnh cơ cấu đầu tư (năm 1997) - Xây dựng bước đầu định hướng phát triển kinh tế- xã hội của Việt Nam đến năm 2020 (năm 1996) để báo cáo Bộ, cố vấn Đỗ Mười và tiểu ban chuinr bị văn kiện đại hội IX của Đảng. - Tổng hợp quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội cả nước đến năm 2010 (đang tiến hành). 3. Những mặt cần tiếp tục hoàn thiện. Bên cạnh những mặt tích cực trong lĩnh vực chiến lược quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế- xã hội nói chung và những đóng góp tích cực đối với hoạt động đầu tư và quản lý đầu tư trên cả nước nói riêng, vẫn còn một số hạn chế cần được quan tâm đó là: - Chất lượng công tác quy hoạch chưa cao, phản ánh rõ nét là sự mất cân đối giữa nhu cầu phát triển và khả năng phát triển. - Tình trạng quy hoạch treo còn diễn ra tương đối phổ biến, dẫn đến ra quyết định đầu tư sai lầm hay đầu tư dàn trải, gây lãng phí nguồn lực xã hội. Công tác quy hoạch đôi khi chưa đi trước một bước để làm cơ sở cho hoạt động đầu tư, dẫn tới đầu tư không mang lại hiệu quả, gây thất thoát, lãng phí vốn đầu tư. - Vấn đề thị trường chưa được nghiên cứu đầy đủ trong công tác quy hoạch, các địa phương chưa được tiếp cận đầy đủ, thống nhất phương pháp và cách tính các chỉ tiêu. - Cơ sở vật chất, hạ tầng của Viện vẫn còn nhiều hạn chế, gây trở ngại trong công tác nghiên cứu và dự báo. Đặc biệt, chất lượng của công tác dự báo chưa cao, chưa có sự độc lập trong công tác dự báo với các cơ quan khác. 4. Hướng hoạt động chính. Trong thời gian tới Viện chiến lược tiếp tục duy trì và tập trung vào những hoạt động sau: - Duy trì các mối quan hệ đã được thiết lập trong thời gian qua. - Mở rộng các mối liên kết với các Viện chiến lược phát triển có cùng chức năng trong nước cũng như trên thế giới - Tăng cường trao đổi hợp tác giữa các bộ phận, Ban trong Viện với nhau. - Hợp tác quốc tế để trao đổi kinh nghiệm thông qua các dự án, trao đổi các bộ, hỗ trợ đào tạo. - Tăng cường tổ chức các buổi hội thảo giữa các Bộ, Ngành trong cả nước để đưa ra các biện pháp giải quyết các vấn đề có tính chất tổng hợp. - Xây dựng hệ thống dữ liệu được cập nhật thường xuyên phục vụ cho công tác dự báo. - Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại trong tất cả các quá trình xử lý, phân tích thông tin. III. KHÁI QUÁT VỀ BAN NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH DỊCH VỤ 1.Chức năng nhiệm vụ - Nghiên cứu tổng hợp các kết quả nghiên cứu và xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển các ngành dịch vụ của cả nước và trên các vùng lãnh thổ. - Làm đầu mối tổng hợp, tham mưu các vấn đề liên quan về quản lý Nhà nước đối với công tác quy hoạch các ngành dịch vụ trên cả nước. Tham gia thẩm định các dự án quy hoạch các ngành dịch vụ. - Tham gia đóng góp ý kiến xây dựng kế hoạch 5 năm và kế hoạch hàng năm của các ngành dịch vụ. - Nghiên cứu lý luận, phương pháp luận và phương pháp xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển các ngành dịch vụ. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Viện trưởng giao. 2. Cơ cấu tổ chức * Lãnh đạo ban. - Trưởng ban: Chỉ đạo chung, nghiên cứu lý luận, phương pháp luận xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển các ngành dịch vụ. * Nhóm nghiên cứu: - Nghiên cứu phục vụ xây dựng chiến lược phát triển các ngành dịch vụ - Nghiên cứu phục vụ xây dựng quy hoạch phát triển các ngành dịch vụ của các vùng kinh tế, tham mưu tư vấn xây dựng quy hoạch phát triển các ngành dịch vụ cho các tỉnh thành trong cả nước. Các lĩnh vực dịch vụ Ban phụ trách nghiên cứu: + Khoa học công nghệ + Giáo dục + Giao thông vận tải + Bưu chính viễn thông + Thương mại + Tài chính ngân hàng + Du lịch + Và một số ngành dịch vụ khác Trong các ngành dịch vụ mà ban nghiên cứu phát triển các ngành dịch vụ phụ trách nghiên cứu thì giáo dục- đào tạo là một trong những ngành dịch vụ quan trọng, then chốt đối với sự phát triển của một Quốc gia. Giáo dục- đào tạo vừa là động lực thúc đẩy vừa là một điều kiện cơ bản đảm bảo thực hiện những mục tiêu kinh tế- xã hội, xây dựng và bảo vệ đất nước. Chính vì giáo dục đào tạo có một tầm quan trọng như vậy nên đầu tư phát triển giáo dục đào tạo là một trong những hướng chính của đầu tư phát triển. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO VIỆT NAM I. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO VIỆT NAM. 1.Những thành tựu đạt được. 1.1. Về quy mô. Cho đến nay, hệ thống giáo dục mới ở Việt Nam từ mầm non đến đại học về cơ bản được xác lập, mạng lưới trường học phát triển rộng khắp từ nông thôn đến thành thị, từ miền ngược đến miền xuôi; đã xây dựng được hệ thống các trường dân tộc nội trú với điều kiện tương đối tốt để đào tạo con em các dân tộc ít người. Hệ thống các trường ngoài công lập được hình thành đã góp phần đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao của nhân dân. Tính đến 12/2006 cả nước đã có 36 tỉnh, thành phố đạt phổ cập giáo dục tiểu học, 32 tỉnh thành phố đạt phổ cập giáo dục THCS, số giáo viên bình quân tính trên một lớp đảm bảo đủ theo quy định (Đến năm 2006, đội ngũ nhà giáo Việt Nam gồm nhà giáo trực tiếp giảng dạy và nhà giáo làm công tác quản lý giáo dục đã lên đến gần 980.000 người, trong đó GV phổ thông: 770.000 người, GV mầm non: 160.000 người, Giảng viên ĐH có gần: 50.000 người, GV THCN: 14.000 người. Số lượng nhà giáo nghỉ hưu hiện có khoảng 1 triệu người. Nếu so với số lượng giáo viên năm 1945 (4000 GV) thì đội ngũ nhà giáo hiện nay tăng lên 250 lần. Chính lực lượng này đã tạo điều kiện để đảm bảo cho số người đi học trong toàn quốc hiện nay lên gần 24 triệu người, tức là thường trực mỗi năm có 30% dân số đang đi học, cố gằng làm tốt điều Bác Hồ luôn mong muốn đó là “ai ai cũng được học hành”. 1.2. Về chất lượng. Chất lượng giáo dục nước ta trong những năm đổi mới đang từng bước được cải thiện, lực lượng lao động được đào tạo đã và đang góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Học sinh, sinh viên được giáo dục toàn diện từng mặt trí, đức, thể, mỹ, kỹ năng nghề nghiệp. Trong hầu hết các cuộc thi trí tuệ thế giới, học sinh Việt Nam luôn đạt các giải cao mang vinh quang về cho Tổ quốc 2. Những tồn tại. - Về quy mô: . Cơ sở vật chất, đồ dùng giảng dạy chưa đáp ứng nhu cầu học tập và giảng dạy ngày càng cao của giáo viên và học sinh, sinh viên. Quy mô giáo dục đại học và trung học chuyên nghiệp còn nhỏ bé, chưa đáp ứng được nhu cầu học tập ngày càng cao của xã hội Giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số, miền núi, vùng khó khăn đang có dấu hiệu giảm sút cả về quy mô và chất lượng. Về chất lượng: Chất lượng giáo dục nói chung còn nhiều yếu kém, bất cập; lối học khoa cử vẫn còn nặng nề, nặng về truyền đạt kiến thức để đối phó với các kỳ thi, chưa chú trọng đến xây dựng tư duy sáng tạo, trình độ ngoại ngữ, tin học yếu, kỹ năng nghề nghiệp còn hạn chế, chưa chú trọng đúng mức việc giáo dục đạo đức, lối sống, động cơ học tập cho học sinh, sinh viên. Chất lượng giáo viên chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của ngành giáo dục- đào tạo trong thời kỳ mới. Bên cạnh đó, đời sống giáo viên còn gặp rất nhiều khó khăn, truyền thống tôn sư trọng đạo tốt đẹp ngàn đời nay của dân tộc bị suy giảm. Thêm vào đó là hệ thống các trường sư phạm còn yếu, chất lượng thấp, không thu hút được người tài. Bên cạnh đó ngành giáo dục còn có những hạn chế sau: + Cơ cấu giáo dục bất hợp lý. + Quản lý giáo dục chậm chuyển biến, phân công, phân cấp trách nhiệm, quyền hạn giữa các ngành các cấp chưa hợp lý. + Sử dụng và quản lý các nguồn đầu tư cho giáo dục kém hiệu quả, chưa thực sự tập trung vào những hướng ưu tiên. + Cán bộ quản lý giáo dục các cấp thiếu về số lượng và yếu về chất lượng, ít được đào tạo, bồi dưỡng. Nguyên nhân: + Bản thân ngành giáo dục chậm đổi mới về cơ cấu, hệ thống, mục tiêu, nội dung và phương pháp giảng dạy, chưa làm tốt chức năng tham mưu và trách nhiệm quản lý Nhà nước. + Các cấp Uỷ Đảng, các cơ quan Nhà nước và xã hội chưa nhận thức đầy đủ vai trò, tác dụng của giáo dục- đào tạo, chưa kịp thời đề ra các chủ trương và giải pháp có hiệu quả để thúc đẩy sự nghiệp giáo dục- đào tạo phát triển. Đôi khi những giải pháp được đề ra lại chỉ biến thành khẩu hiệu mà không được thực hiện. + Sự chậm đổi mới về tư duy giáo dục, coi trọng bằng cấp, lý thuyết xuông , học không đi đôi với hành, phương pháp giảng dạy và học tập thụ động.... là một trong những nguyên nhân quay ngược trở lại, dẫn tới sự chậm đổi mới về mặt tư duy. + Kinh tế nước ta chậm phát triển, Ngân sách Nhà nước dành cho giáo dục- đào tạo có hạn, sử dụng chưa có hiệu quả, thất thoát lãng phí. Bên cạnh đó dân số tăng nhanh cũng là một yếu tố gây trở ngại lớn cho sự phát triển giáo dục đào tạo. + Nguồn Ngân sách như đã nói ở trên là có hạn, thêm vào đó nguồn lực xã hội chi cho giáo dục chưa được huy động và tận dụng một cách triệt để. Nguồn vốn huy động được đầu tư chưa thực sự hợp lý. Cơ chế sử dụng vốn chưa linh hoạt....đây cũng là những nguyên nhân cơ bản dẫn tới những hạn chế của ngành giáo dục- đào tạo hiện nay. II. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO VIỆT NAM. 1. Sự cần thiết phải đầu tư phát triển ngành giáo dục đào tạo. Ngành giáo dục - đào tạo muốn phát triển được và đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới nhất thiết phải được đầu tư cả về sức người và sức của. Có thê hiểu đầu tư cho giáo dục - đào tạo là hành động bỏ tiền ra để tiến hành hoạt động nhằm tạo tài sản mới cho nền kinh tế nói chung và cho ngành giáo dục - đào tạo nói riêng. Tài sản mới được tạo ra có thể là trình độ được nâng cao của mọi đối tượng trong xã hội, từ đó tạo ra tiềm lực, động lực mới cho nền sản xuất xã hội. Như đã nêu trên, giáo dục - đào tạo chính là động lực thúc đẩy và là điều kiện cơ bản đảm bảo việc thực hiện những mục tiêu kinh tế- xã hội, xây dựng và bảo vệ đất nước. Giáo dục - đào tạo vừa gắn với yêu cầu phát triển đất nước, phù hợp với xu thế của thời đại - phát triển nền kinh tế tri thức trên phạm vi toàn cầu, thực hiện giáo dục thường xuyên cho mọi người, hướng tới xây dựng một xã hội học tập suốt đời. Phát triển giáo dục chính là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đào tạo con người có văn hoá, khoa học, có kỹ năng nghề nghiệp, lao động tự chủ, sáng tạo và có kỷ luật, giàu lòng nhân ái, sống lành mạnh.... Phát triển nguồn nhân lực(PTNNL) bao gồm cả về số lượng và chất lượng dân số nhưng hiện nay chất lượng nguồn nhân lực là trọng tâm của PPNNL nhất là đối với các nước đang phát triển với dân số đông và chất lượng nguồn nhân lực thấp. Nguồn vốn nhân lực này được tạo ra qua quá trình đầu tư vào nguồn nhân lực bao gồm đầu tư vào giáo dục và học tập kinh nghiệm tại nơi làm việc, sức khoẻ và dinh dưỡng. Thực tế đã cho thấy, lợi ích thu được từ việc đầu tư phát triển nguồn nhân lực mà cụ thể là thông qua giáo dục - đào tạo là rất lớn. Trình độ nhân lực trung bình ở một nước cao hơn cho phép tăng trưởng kinh tế tốt hơn và điều chỉnh tốt hơn đối với các vấn đề dân số, kế hoạch hoá gia đình, môi trường và nhiều vấn đề khác. Tuy nhiên giáo dục nhìn từ góc độ PTNNL hẹp hơn so với giáo dục như một quá trình tồn tại trong xã hội. Giáo dục bản thân nó là một quá trình đa mục tiêu và đào tạo nguồn nhân lực để cung cấp nguồn lao động có đủ kỹ năng cho công nghiệp hoá chỉ là một mục tiêu trong số các mục tiêu đó. Không phải tất cả những gì thu được trong GD- ĐT đều nằm trong khuôn khổ PTNNL. PTNNL vừa rộng hơn và vừa hẹp hơn quá trình GD- ĐT. Những kiến thức và kinh nghiệm thu nhận được trong quá trình GD- ĐT và làm việc không sử dụng cho quá trình sản xuất nằm ngoài phạm vi của PTNNL. Những kiến thức và kinh nghiệm này nằm trong một khuôn khổ khác liên quan tới một khái niệm rộng hơn là phát triển con người. PTNNL là khái niệm hẹp hơn so với phát triển con người. Phát triển con người nhìn nhận con người không chỉ từ góc độ là yếu tố đóng góp cho phát triển kinh tế xã hội mà còn từ khía cạnh thoả mãn và tiếp nhận các nhu cầu phát triển, giải trí của riêng cá thể đó. 2. Xu hướng đầu tư phát triển giáo dục- đào tạo. 2.1. Sự thay đổi về quan niệm đối với giáo dục- đào tạo. Nền văn hoá Á Đông là một nền văn hoá chịu ảnh hưởng sâu sắc của hệ tư tưởng Nho giáo thời phong kiến, Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó. Thời phong kiến, VN tiếp thu phương thức giáo dục của Trung Quốc (cũng theo Tam giáo, nhưng Nho giáo được đề cao hơn Phật giáo và Đạo giáo). Nền giáo dục đó đã đào tạo nên một tầng lớp trí thức quan lại phục vụ xã hội phong kiến. Tuy nhiên, nền giáo dục đó chỉ phù hợp với xã hội phong kiến, lấy kinh tế tự nhiên, tự cấp tự túc làm cơ sở.   Thực dân Pháp sang thống trị, đã cải biến nền kinh tế phong kiến thành nền kinh tế thuộc địa, nửa phong kiến. Những cuộc cải cách giáo dục của thực dân ban đầu bị tầng lớp sĩ phu Nho giáo kịch liệt phản đối. Nhưng sau đó, một số sĩ phu tiến bộ đã nhận thấy muốn khôi phục lại nền độc lập dân tộc thì phải mở mang dân trí, do đó các phong trào Duy tân, Đông Kinh nghĩa thục, Văn hoá mới, Truyền bá chữ quốc ngữ... đã diễn ra ngày càng sôi nổi. Sau khi nước nhà giành được độc lập, chúng ta đã có một nền giáo dục dân chủ nhân dân (với phương châm “dân tộc, khoa học, đại chúng”). Những thành công và đóng góp của ngành giáo dục trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội là không thể phủ nhận, tuy vậy trong một thời gian dài, ngành giáo dục nói riêng và xã hội Việt Nam nói chung đã vướng vào những quan niệm giáo điều, những tư duy về giáo dục không còn phù hợp với sự tiến bộ của thời đại. Học không đi đôi với hành, không gắn với thực tiễn cuộc sống; đầu tư phát triển ngành giáo dục- đào tạo đã dần được chú trọng nhưng vẫn mang tính chủ quan, bỏ qua nhu cầu xã hội; bệnh thành tích trong giáo dục; phương pháp giảng dạy học tập không theo kịp thời đại; bao cấp giáo dục trong một thời gian dài dẫn đến sự ì trệ trong cả giảng dạy và học tập.... Kết quả là sản phẩm của ngành giáo dục hay chính là học sinh, sinh viên ra trường chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội, không kiếm được việc làm vì tay nghề không đáp ứng được đòi hỏi của doanh nghiệp. Xác định được tính cấp thiết cần phải đổi mới quan niệm trong giáo dục- đào tạo, Đại hội IX của Đảng đã xác định: “Mọi người được học, học thường xuyên, học suốt đời, cả nước trở thành một xã hội học tập”. Giáo dục không chỉ gồm giáo dục nhà trường mà cả giáo dục ngoài nhà trường, liên thông, liên kết với nhau trên nguyên tắc học thường xuyên, suốt đời, coi giáo dục nhà trường giữ vai trò nòng cốt trong quá trình phát triển giáo dục. Giáo dục- đào tạo ngày nay gắn liền với phát triển nguồn nhân lực, đào tạo theo nhu cầu xã hội, dần xoá bỏ cơ chế bao cấp đối với giáo dục đại học...Mở rộng quy mô gắn liền với đảm bảo nâng cao chất lượng giáo dục- đào tạo, đảm bảo được những cân bằng động mới như: số lượng và chất lượng, yêu cầu đầu tư và nguồn lực cần thiết (của Nhà nước và của xã hội)...Xã hội học tập là mục tiêu của nền giáo dục mới và xã hội hoá giáo dục là một phương tiện mạnh mẽ để thực hiện xã hội học tập. Bên cạnh đó, quan niệm mới coi giáo dục- đào tạo cũng là một ngành dịch vụ với sản phẩm tri thức, có cầu và có cung đã và đang hình thành trên phạm vi toàn thế giới. Cuộc tranh cãi “giáo dục có phải là hàng hoá” đã được Chính phủ xác định bước đầu “chấp nhận cơ chế thị trường trong đào tạo ĐH thuộc các ngành kỹ thuật – công nghệ và dạy nghề”. Ngành dịch vụ giáo dục - đào tạo ở trên một phương diện nào đó, dù muốn hay không cũng đang dần vận hành theo cơ chế thị trường và ở đây đầu tư có một vị trí và vai trò rất lớn quyết định sức cạnh tranh của sản phẩm tri thức. 2.2 Xu hướng đầu tư phát triển ngành giáo dục- đào tạo. Xu hướng đầu tư phát triển ngành giáo dục đào tạo ở Việt Nam đang đi dần vào quỹ đạo chung của thế giới, bên cạnh đó dựa trên cơ sở điều kiện thực tiễn của Việt Nam để có những bước phát triển và đầu tư thích hợp, phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế. Ta có thể tham khảo bảng dưới đây: Bảng 3: Đặc trưng chủ yếu của 3 giai đoạn kinh tế Đặc trưng I II III Kinh tế sức người Kinh tế tài nguyên Kinh tế tri thức 1.Tầm quan trọng của nghiên cứu khoa học. nhỏ lớn rất lớn 2. Tỷ lệ kinh phí dành cho nghiên cứu khoa học trên GDP. <3% 1-2% >3% 3. Tỷ lệ đóng góp của khoa học và công nghệ cho tăng trưởng kinh tế. <10% >40% >80% 4. Tầm quan trọng của giáo dục. nhỏ lớn rất lớn 5. Tỷ lệ kinh phí dành cho giáo dục trên GDP. <1% 2-3% 6-8% 6. Bình quân trình độ văn hoá. tỷ lệ mù chữ cao trung học trung học chuyên nghiệp Thực tiễn cho thấy những nước có trình độ vốn nhân lực cao thường có mức tăng trưởng cao. Tuy nhiên, đằng sau các mức vốn nhân lực cao là các chính sách đầu tư tích cực và giải pháp phát triển giáo dục hợp lý. Ở cấp độ các nước riêng lẻ, Nhật Bản và Hàn Quốc là những dẫn chứng tốt về sự đóng góp của giáo dục đối với tăng trưởng kinh tế. Công dân và người dân Hàn Quốc được đào tạo tốt, đồng đều nhờ tỷ lệ đi học cao ở tất cả các bậc học. Ngày nay, hầu như tất cả người trẻ tuổi Hàn Quốc tham gia thị trường lao động đã học ở trường không ít hơn 12 năm. Cùng với tăng trưởng kinh tế, giáo dục được mở rộng ở mọi cấp bậc học và giáo dục sau trung học trở thành nền giáo dục đại chúng. Việc mở rộng hệ thống giáo dục thực hiện được nhờ các chính sách đầu tư tích cực. Chi tiêu Chính phủ cho giáo dục chiếm trên dưới 20% ngân sách, song chỉ chiếm một phần ba chi tiêu toàn quốc cho giáo dục, nghĩa là nguồn lực xã hội dành cho giáo dục được huy động là rất đa dạng, vai trò của tư nhân, và các tổ chức trong đầu tư phát triển giáo dục được coi trọng. Điều quan trọng nhất trong thành công lâu bền của Nhật Bản có lẽ là những thay đổi thực sự cấp tiến trong hệ thống giáo dục. Đầu thời kỳ Minh Trị, tỷ lệ biết chữ chỉ chiếm 15%, đến năm 1872 hệ thống giáo dục phổ cập tiểu học được thực hiện và giáo dục trung học được đạt nền móng phát triển. Hiện nay Nhật Bản trở thành một nước có nhận thức cao về giáo dục và có dân chúng nằm trong tốp có học nhất thế giới. Để đạt được điều này, Nhật Bản đã đầu tư nhiều hơn bất cứ nước nào trong thời kỳ đó vào giáo dục. Xu hướng đầu tư phát triển giáo dục ở các nước có nền giáo dục tiên tiến có thể được tóm tắt ở mấy điểm chính sau: Duy trì vai trò quản lý vĩ mô của Nhà nước trong phát triển giáo dục- đào tạo, đa dạng hoá nguồn vốn đầu tư phát triển giáo dục- đào tạo trong đó dần nâng cao tỷ trọng của các nguồn vốn ngoài NSNN, đa dạng hoá ngành nghề đào tạo theo nhu cầu xã hội... Ở các nước đang phát triển như Việt Nam, xu hướng đầu tư phát triển ngành giáo dục- đào tạo đang dần theo chiều hướng tích cực: Đó là: Nhà nước vẫn đóng vai trò chủ chốt trong huy động nguồn lực đầu tư phát triển ngành giáo dục, đóng vai trò định hướng trong hoạt động đầu tư. (phục vụ các mục tiêu mang tính chiến lược, vĩ mô). Bên cạnh đó xu hướng đầu tư đang được điều chỉnh theo quy luật thị trường (tuân theo quy luật giá trị, cạnh tranh, cung - cầu đặc biệt là giáo dục – đào tạo sau phổ thông, chuyển hướng từ đào tạo theo cái đã có sang “đào tạo theo nhu cầu”), xu hướng đầu tư vì lợi nhuận và phi lợi nhuận đang đồng thời tồn tại và phát triển. 3. Hiện trạng đầu tư phát triển ngành giáo dục- đào tạo Việt Nam. 3.1. Cơ cấu đầu tư phát triển ngành giáo dục- đào tạo Việt Nam. Giáo dục- đào tạo đã và đang đóng vai trò hết sức quan trọng, là động lực thúc đẩy tăng trưởng, xoá đói giảm nghèo, đảm bảo công bằng xã hội...Chính vì vậy đầu tư phát triển giáo dục đào tạo đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của đất nước nói chung và của ngành giáo dục nói riêng. Nguồn tài chính cơ bản dành cho giáo dục- đào tạo nước ta gồm: - Ngân sách Nhà nước (NSNN). - Các nguồn vốn ngoài NSNN: thu từ học phí, phí, đóng góp xây dựng nhà trường và các đóng góp khác, các khoản thu từ nghiên cứu khoa học, lao động sản xuất, làm dịch vụ, các khoản đóng góp tự nguyện từ các tổ chức kinh tế, xã hội và các nhà hảo tâm, nguồn vốn đầu tư từ các tổ chức và các nhân cho giáo dục- đào tạo.... Ta có thể thấy cơ cấu nguồn vốn đầu tư phát triển ngành giáo dục- đào tạo thể hiện ở bảng dưới đây: Bảng 4: Nguồn vốn đầu tư phát triển ngành giáo dục – đào tạo giai đoạn 2001-2006 Đơn vị: tỷ đồng,% 2001 2002 2003 2004 2005 2006 1. Tổng VĐT (tỷ) 25.882 34.088 37.552 54.223 68.968 78.088 - NSNN 15.337 19.898 22.777 32.819 41.547 46.072 - Các nguồn vốn ngoài NSNN 10.545 14.190 14.775 21.404 27.421 32.016 2. Tốc độ tăng (%) - 31,7 10,2 44,4 27.2 13.2 - NSNN - 29,7 14,5 44 26,6 10.9 - Các nguồn vốn ngoài NSNN - 34,6 4,1 4,5 28,1 16.8 (Nguồn: Bộ GD – ĐT và Ngân sách Nhà nước) Nhìn vào bảng số liệu ta thấy vốn đầu tư phát triển giáo dục – đào tạo liên tục tăng qua các năm , nếu như năm 2001 tổng VĐT là 25882 tỷ đồng thì đến năm 2006 tổng VĐT đã tăng lên tới 78088 tỷ đồng (tăng gấp 3,02 lần so với năm 2001), thể hiện mức độ quan tâm ngày càng lớn của xã hội dành cho sự nghiệp giáo dục – đào tạo. Nhìn chung nguồn vốn đầu tư phát triển ngành giáo dục- đào tạo Việt Nam giai đoạn từ 2001-2006: NSNN vẫn chiếm tỷ trọng lớn, chiếm khoảng 60% tổng nguồn vốn đầu tư, các nguồn vốn ngoài NSNN chiếm khoảng 40%. Đây cũng có thể nói là đặc điểm riêng của Việt Nam, trong điều kiện là một nước kinh tế đang phát triển, đời sống người dân còn nhiều khó khăn và để đảm bảo mức độ phổ cập cũng như các mục tiêu vĩ mô thì Nhà nước cần đóng vai trò chủ đạo trong đầu tư phát triển giáo dục- đào tạo, nhất là đối với giáo dục mầm non và phổ thông, bài toán đặt ra ở đây là làm thế nào để sử dụng nguồn vốn này một cách hiệu quả. Tuy nhiên, tỷ lệ trên cũng phản ánh mức độ bao cấp còn tương đối lớn của NSNN và việc huy động chưa hiệu quả đối với các nguồn lực khác trong đầu tư phát triển ngành giáo dục- đào tạo. 3.1.1. Nguồn vốn Ngân sách Nhà nước (NSNN). Cho đến thời điểm hiện nay, NSNN vẫn là nguồn tài chính chủ yếu để phát triển ngành giáo dục – đào tạo ở nước ta. Thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 1991-2000, Nhà nước đã tăng đáng kể Ngân sách cho giáo dục – đào tạo. Tỷ trọng chi cho giáo dục trong tổng chi Ngân sách Nhà nước đã tăng từ 8,9% năm 1990 lên 15% vào năm 2000 (chiếm 3% trong GDP). Tuy nhiên Ngân sách Nhà nước mới chỉ đáp ứng được 70% nhu cầu tối thiểu của giáo dục. Giai đoạn 2001-2010, tỷ trọng chi cho giáo dục – đào tạo trong tổng chi Ngân sách sẽ tăng lên, dự báo đến năm 2010 tỷ lệ chi sẽ không dưới 20%. Cũng theo Luật giáo dục năm 2005, Nhà nước dành ưu tiên hàng đầu cho việc bố trí ngân sách giáo dục, đảm bảo tốc độ tăng chi NSNN cho giáo dục – đào tạo cao hơn tốc độ tăng NSNN hàng năm. Cùng với việc tăng NSNN, việc phân cấp quản lý Ngân sách giáo dục cũng đang được cải tiến từng bước. Các biện pháp nhằm cải tiến cơ chế phân bổ và điều hành ngân sách nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách giáo dục – đào tạo cũng đang được xúc tiến. NSNN được tập trung chủ yếu cho các bậc giáo dục phổ cập với mục đích đầu tư cải tạo, nâng cấp và mở rộng các cơ sở giáo dục và đào tạo. Thực hiện từng bước kiên cố hoá các trường học, quan tâm nhiều hơn cho các vùng khó khăn và thường xuyên xảy ra thiên tai, trong đó chú trọng đến đảm bảo đủ trường, lớp học từ nhà trẻ, mẫu giáo đến các trường phổ thông trung học cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, vùng sâu, vùng xa. Hiện đại hoá một số trường dạy nghề, tăng nhanh tỷ lệ lao động được đào tạo trong toàn bộ lao động xã hội.... Tập trung đầu tư cho một số trường đại học trọng điểm, ưu tiên kinh phí cho việc đào tạo cán bộ khoa học, kỹ thuật ở nước ngoài. Dành kinh phí để đào tạo cán bộ trình độ cao cho công nghệ thông tin, đào tạo nhân tài, cán bộ cho những ngành kinh tế mũi nhọn, cho đồng bào dân tộc thiểu số. Bên cạnh đó, NSNN cũng dành để đầu tư đổi mới nội dung, chương trình giáo dục, chất lượng giáo dục, cung cấp đủ đồ dùng học tập và giảng dạy cho các trường tiểu học và trung học cơ sở, phát triển các cơ sở đào tạo giáo viên, đảm bảo cả về số lượng cũng như chất lượng giáo viên dạy học cho các trường phổ thông. Để cụ thể hơn về cơ cấu chi của NSNN cho hoạt động giáo dục – đào tạo qua các năm ta có thể xem xét bảng dưới đây: 2001 2002 2003 2004 2005 2006 1. Tổng chi NSNN cho GD - ĐT - Tốc độ tăng 15.337 - 19.898 29,7 22.777 14,5 32.819 44,1 41.547 26,6 46.072 10,9 1.1. Chi thường xuyên - Tốc độ tăng - Tỷ trọng so với tổng NSNN 10.816 - 70,5 14.128 30,6 71,0 18.625 31,8 81,7 25.927 39,2 79,0 32.406 24,9 78,0 36.367 12,2 78,9 1.2. Chi đầu tư - Tốc độ tăng - Tỷ trọng so với tổng NSNN 4.521 - 29,5 5.770 27,6 29 4.152 -28 18,3 6.892 65,9 21 9.141 32,6 22 9.705 16,2 21,1 (Nguồn: Ngân sách Nhà nước) Chi NSNN cho hoạt động giáo dục – đào tạo liên tục tăng qua các năm, nếu như năm 2001 là 15.337 tỷ đồng thì đến năm 2006 là 46.072 tỷ đồng (tăng gấp 3 lần) - tốc độ tăng là tương đối cao. Mặc dù nền kinh tế nước ta còn kém phát triển, NSNN còn rất eo hẹp, song Ngân sách chi cho giáo dục – đào tạo qua các năm đều tăng. Nếu như tỷ lệ phần trăm NSNN chi cho giáo dục năm 1998 chiếm 13,7 tổng chi NSNN thì đến năm 2005, tỷ lệ này đã lên tới 18%, như vậy tốc độ tăng bình quân về tỷ lệ Ngân sách hàng năm khoảng 0,56%/năm. Tuy nhiên tỷ lệ chi Ngân sách hàng năm tuy tăng song nếu tính đến các yếu tố như tỷ lệ trượt giá của đồng tiền và tốc độ tăng học sinh quá nhanh kéo theo sự tăng lên số giáo viên, cán bộ quản lý thì tốc độ tăng Ngân sách đã không theo kịp tốc độ phát triển giáo dục. Nhìn vào bảng cơ cấu vốn cho đầu tư phát triển GD – ĐT ta thấy, Ngân sách chi cho hoạt động giáo dục – đào tạo ta thấy chi thường xuyên chiếm từ 70-80% Ngân sách, chi đầu tư chiếm từ 20-30% Ngân sách. Ta có thể xem xét cụ thể cơ cấu chi NSNN bình quân cho hoạt động giáo dục – đào tạo qua biểu đồ sau: Chi thường xuyên ở đây gồm 4 nhóm: Nhóm 1: chi cho con người gồm chi lương và phụ cấp lương cho giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, nhân viên phục vụ; Nhóm 2: chi cho công tác hành chính quản lý; Nhóm 3: chi phí phục vụ giảng dạy học tập; Nhóm 4: Chi mua sắm sửa chữa nhỏ. Đứng trên góc độ tổng thể thì đây là một con số tương đối hợp lý. Tuy vậy, qua công tác giám sát cho thấy, hiện nay tỷ lệ này ở nhiều địa phương thường chi lương chiếm từ 85-95%; chỉ còn khoảng 5-10% chi công tác quản lý hành chính và các hoạt động giáo dục. Như vậy, tỷ lệ chi cho công tác dạy và học là rất nhỏ bé. Ở một số nước phát triển như Anh, Pháp cơ cấu chi cho giáo dục với tỷ lệ chi cho lương và cho các hoạt động giáo dục là: Ở Tiểu học 90/10; Trung học cơ sở 60/40; Trung học phổ thông 50/50 (50% chi lương và 50% chi cho các hoạt động giáo dục). Qua đó cho thấy chi Ngân sách Nhà nước cũng cần có những điều chỉnh cơ cấu và mức tăng hợp lý để phù hợp với tốc độ phát triển giáo dục. 3.1.2. Nguồn vốn ngoài NSNN. Có thể nói nguồn vốn ngoài NSNN có vai trò ngày càng quan trọng đối với sự phát triển của ngành giáo dục – đào tạo, chính vì vậy việc huy động cao hơn nữa các nguồn tài chính ngoài NSNN đầu tư cho giáo dục gồm: học phí, phí, đóng góp xây dựng trường và các đóng góp khác, các khoản thu từ nghiên cứu khoa học, lao động sản xuất, làm dịch vụ, các khoản đóng góp tự nguyện của các tổ chức kinh tế, xã hội, các nhà hảo tâm, đầu tư của các doanh nghiệp cho giáo dục – đào tạo. Nguồn vốn ngoài NSNN có thể được chia thành: a) Nguồn vốn trong nước: Gồm các khoản đóng góp của gia đình và học sinh cho việc học tập. Theo các kết quả nghiên cứu về chi phí của cha mẹ học sinh ở các cấp bậc học cho thấy phần đóng góp của dân tính trên đầu một học sinh so với tổng chi phí chiếm 44,5% ở bậc tiểu học; 48,7% ở cấp trung học cơ sở; 51,5% ở cấp trung học phổ thông; 62,1% ở dạy nghề; 32,2% ở trung học chuyên nghiệp và 30,7% ở bậc đại học và cao đẳng. Bên cạnh đó các khoản thu khác cũng chiếm một vai trò khá quan trọng và đang nâng dần tỷ trọng, đặc biệt là nguồn vốn đầu tư từ các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp hiện nay có nhu cầu rất cao về nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao. Chính vì vậy, doanh nghiệp hiện nay không những đóng vai trò là khách hàng của ngành giáo dục mà còn trực tiếp tham gia vào công cuộc giáo dục. Điển hình là một số doanh nghiệp tự mở trường đào tạo nghề, hay hình thức liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp để đào tạo nhân lực theo yêu cầu của doanh nghiệp. b) Nguồn vốn nước ngoài: Bao gồm nguồn viện trợ, vay nợ (ODA), các khoản đầu tư trực tiếp của tổ chức và cá nhân nước ngoài cho phát triển giáo dục – đào tạo. Trong điều kiện đất nước còn nhiều khó khăn thì việc huy động nguồn lực bên ngoài để phát triển đất nước nói chung và phát triển ngành giáo dục – đào tạo nói riêng là hết sức cần thiết. Chính vì vậy, Nhà nước ta có chủ trương ưu tiên nguồn vay và hợp tác quốc tế dành cho giáo dục thông qua các dự án của Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và các tổ chức quốc tế, các tổ chức chính phủ, phi chính phủ nước ngoài. Để mở rộng hợp tác với các nước, các tổ chức quốc tế, các cá nhân nước ngoài và Việt kiều nhằm khai thác mọi tiềm năng bên ngoài để phát triển giáo dục. Dự báo nguồn viện trợ và vay nợ trong giai đoạn 2001-2010 chiếm khoảng 20% trong tổng chi NSNN cho giáo dục – đào tạo. Bên cạnh vai trò quan trọng của nguồn viện trợ và vay nợ (ODA) thì các khoản đầu tư trực tiếp nước ngoài vào giáo dục – đào tạo đang dần phát huy tác dụng. Theo như cam kết gia nhập WTO, Việt Nam sẽ chấp nhận thị trường giáo dục, trước hết là đối với giáo dục đại học và dạy nghề. Luật giáo dục 2005 cũng nêu rõ các nhà đầu tư nước ngoài trong điều kiện cho phép có thể được thành lập trường 100% vốn nước ngoài, cũng như chấp nhận các hình thức liên doanh, liên kết trong hoạt động giáo dục – đào tạo. Điều này vừa tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư phát triển giáo dục – đào tạo, vừa tạo ra mội trường cạnh tranh nhằm nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo ở nước ta hiện nay. Dự báo khả năng huy động ngoài NSNN cho giáo dục và đào tạo: 2000 2005 2010 Tổng nguồn ngoài NSNN chi cho giáo dục – đào tạo (tỷ đồng, giá năm 2000) 5.749 12.880 24.577 1. Huy động từ dân đóng góp (năm 2005 chiếm 25%, năm 2010 chiếm 35% so với tổng chi NSNN cho giáo dục – đào tạo) 3.149 5.855 13.234 2. Viện trợ, vay nợ (ODA), (khoảng 20% trong tổng chi NSNN cho giáo dục – đào tạo) 1.400 4.685 7.562 3. Từ các nguồn khác (các doanh nghiệp đóng góp, dịch vụ của nhà trường,...) (khoảng 10% so với tổng chi NSNN cho giáo dục và đào tạo) 1.200 2.340 3.781 3.2. Tình hình thực hiện vốn đầu tư phát triển ngành giáo dục – đào tạo Việt Nam. Giáo dục và đào tạo hiện nay đang là quốc sách hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam và rất nhiều các quốc gia trên thế giới. Làm thế nào để có được một nền giáo dục tiên tiến, theo kịp sự phát triển của thời đại? Đầu tư phát triển ngành giáo dục – đào tạo thế nào để đảm bảo mối cân bằng động giữa quy mô và chất lượng, sử dụng vốn sao cho hợp lý, đạt hiệu quả cao, tránh thất thoát lãng phí vốn,... Tất cả những vấn đề này luôn là mối quan tâm của toàn xã hội và của những người tâm huyết với nền giáo dục nước nhà. Thời gian qua hoạt động đầu tư phát triển giáo dục – đào tạo ngày càng được chú trọng. Cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao: 7-8%/năm, Việt Nam đã có những bước tiến dài trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội. Cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, nền kinh tế luôn được tái đầu tư với tổng VĐT toàn xã hội luôn ở mức 35-36%GDP/năm. Đây cũng là điều kiện thuận cho việc huy động vốn đầu tư phát triển giáo dục – đào tạo. Tình hình thực hiện vốn đầu tư phát triển giáo dục – đào tạo giai đoạn 2001 – 2006 Đơn vị: tỷ đồng,% 2001 2002 2003 2004 2005 2006 1. VĐT toàn xã hội - Tốc độ tăng 163.500 - 180.400 10,34 217.600 20,62 258.700 18,89 324.000 25,24 398.900 23,12 2. VĐT cho giáo dục – đào tạo - Tốc độ tăng 25.882 - 34.088 31,7 37.552 10,2 54.223 44,4 68.968 27,2 78.088 13,2 3.Tỷ trọng VĐT giáo dục – đào tạo/VĐT toàn xã hội 15,8 18,9 17,25 20,9 21,3 19,6 (Nguồn: Ngân sách Nhà nước) Qua bảng tổng kết có thể thấy tổng VĐT toàn xã hội giai đoạn 2001-2006 tăng lên một cách nhanh chóng. Nếu như năm 2001 tổng VĐT toàn xã hội là 163500 tỷ đồng thì đến năm 2006 tổng VĐT toàn xã hội đã đạt 398900 tỷ đồng (gấp 2,5 lần so với năm 2001), tạo điều kiện cho VĐT phát triển giáo dục – đào tạo có thể tăng từ 25882 tỷ đồng (năm 2001) lên 78088 tỷ đồng (năm 2006) - gấp hơn 3 lần so với năm 2001. Việt Nam cũng là nước có chi phí giáo dục khá lớn so với GDP. Năm 2005, chi phí cho giáo dục – đào tạo trên GDP của Việt Nam là 8,3% cao hơn so với cả các nước có nền kinh tế phát triển là Mỹ, Pháp, Nhật và Hàn Quốc. Đây là một con số rất đáng khích lệ. Tỷ lệ chi tiêu cho giáo dục của các nước năm 2005 Đơn vị: % Việt Nam Mỹ Pháp Nhật Hàn Quốc OECD 1. Chi tiêu cho giáo dục/GDP 8,3 7,2 6,1 4,7 7,1 6,1 1.1. Từ NSNN 5 5,3 5,7 3,5 4,2 4,9 1.2. Từ dân và các nguồn khác 3,3 1,9 0,4 1,2 2,9 1,2 2. Tỷ lệ chi tiêu cho giáo dục 2.1. Từ NSNN 60 74 93 74 59 80 2.2 Từ dân và các nguồn khác 40 26 7 26 41 20 (Nguồn: Số liệu từ OECD) Tuy nói rằng chi phí dành cho giáo dục của Việt Nam so với GDP là lớn hơn so với các nước khác nhưng xét về mặt giá trị tuyệt đối thì nước ta là một nước có nền kinh tế đang phát triển, tuy tốc độ tăng GDP hàng năm ở mức cao so với thế giới nhưng giá trị thực tế GDP cũng như Ngân sách hàng năm của Việt Nam so với các nước phát triển là rất thấp. Bên cạnh đó, nước ta là một nước có dân số đông và trẻ, cả nước có khoảng 24 triệu người đang trong độ tuổi đi học. Chính vì vậy nếu tính chi phí bình quân cho một đầu người đang trong độ tuổi đi học thì tỷ lệ này thua xa các nước có nền kinh tế phát triển. Bên cạnh đó, trong điều kiện nền kinh tế đất nước đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ, việc huy động vốn đầu tư phát triển các ngành kinh tế là hết sức cần thiết. Để giảm gánh nặng cho NSNN, đồng thời huy động nhiều hơn nữa các nguồn lực trong xã hội, chúng ta phải biết tận dụng nguồn vốn nhàn rỗi để cùng đầu tư phát triển mạnh mẽ kinh tế - xã hội nói chung và ngành giáo dục – đào tạo Việt Nam nói riêng. Đó cũng là một trong số những mục tiêu của công cuộc xã hội hoá giáo dục. Để có cái nhìn cụ thể hơn về tình hình thực hiện VĐT phát triển giáo dục – đào tạo ta sẽ đi sâu nghiên cứu ở các phần tiếp theo: 3.2.1. Theo cấp bậc học. Nhìn một cách tổng quát, ta có thể thấy rằng trong hệ thống giáo dục Việt Nam nói riêng, cũng như hầu hết các nước khác trên thế giới, giáo dục phổ thông đóng vai trò quan trọng nhất vì nó đảm bảo phổ cập giáo dục cho mọi thành viên trong xã hội. Giáo dục phổ thông là nhân tố cơ bản trong hình thành nhân cách con người và giúp mọi người có được những kiến thức cơ bản nhất trong cuộc sống. Bên cạnh đó, giáo dục đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp lại giúp cho học viên rèn luyện được những kỹ năng cần thiết cho quá trình lao động sản xuất, những kiến thức thu được cao hơn một bậc so với trình độ phổ thông. Đầu tư phát triển giáo dục theo cấp bậc học cũng cần căn cứ vào vai trò và vị trí của từng cấp bậc học khác nhau. Vốn đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo theo cấp bậc học giai đoạn 2001 -2006 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Tổng 1. Tổng VĐT GD - ĐT 25.882 34.088 37.552 54.223 68.968 78.088 298.901 2. VĐT cho GDMN - Tốc độ tăng 2.588,2 - 3.920,1 51,5 4.393,6 12,1 6.452,5 46,9 8.552 32,5 9.292 8,7 35.198,4 - 3. VĐT cho GDPT - Tốc độ tăng 20.964,4 - 27.270,4 30,1 30.041,6 10,2 43.161,5 43,6 54.484,7 26,2 61.923 13,7 238.001,6 - 4. VĐT cho THCN - Tốc độ tăng 310,6 - 443,1 42,7 450,6 1,7 704,9 56,4 1.034,5 46,8 1.171 13,1 3.958,7 - 5. VĐT cho CĐ-ĐT - Tốc độ tăng 2.018,8 - 2.454,4 21,6 2.666,2 8,6 3.904,1 46,4 4.896,8 25,4 5.702 3,4 21.642,3 - (Nguồn: Vụ Kế hoạch – Tài chính, Bộ GD – ĐT) Có thể thấy cùng với sự gia tăng VĐT phát triển giáo dục – đào tạo trong 6 năm qua, VĐT đối với từng cấp bậc học cũng liên tục gia tăng. Tuy tốc độ gia tăng là không đồng đều nhau nhưng có thể thấy xu hướng tích cực đó là không ngừng tăng từ năm này qua năm khác. Thực tế cho thấy, vai trò của giáo dục phổ thông là quan trọng nhất trong hệ thống giáo dục quốc dân, chính vì vậy tỷ trọng vốn đầu tư phát triển dành cho giáo dục phổ thông chiếm tỷ trọng lớn nhất (trung bình là 80% tổng VĐT phát triển giáo dục – đào tạo), tiếp theo là VĐT cho GDMN (chiếm trung bình 11-12%), VĐT cho CĐ – ĐH (chiếm trung bình 7-8%), cuối cùng là VĐT cho giáo dục THCN (chiếm 1-1,5% tổng VĐT phát triển giáo dục – đào tạo). Cơ cấu vốn đầu tư cho các cấp bậc học là tương xứng so với quy mô của từng cấp bậc học trong nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên ta có thể thấy tỷ trọng vốn đầu tư cho giáo dục THCN còn quá nhỏ bé so với yêu cầu hiện nay. Thực tế thừa thầy thiếu thợ trong hoạt động sản xuất đặt ra yêu cầu phải đầu tư nhiều hơn nữa cho giáo dục THCN. Cũng có một thực tế ngược lại hoàn toàn so với cách nhìn trước đây đó là hiện nay trong quá trình lao động, sản xuất chúng ta không phải thiếu về số lượng mà là thiếu về chất lượng cả thầy lẫn thợ! Trong nhiều hội thảo về thực trạng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam thời gian qua, các chuyên gia kinh tế đều quan ngại tình trạng "vừa yếu vừa thiếu" của lực lượng lao động kỹ thuật trẻ - nhân tố trực tiếp tham gia vào tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Sau khi gia nhập WTO, lợi thế nhân công giá rẻ sẽ không còn hấp dẫn đối với các doanh nghiệp, thay vào đó là sự đòi hỏi một nguồn lực nhân công có trình độ kỹ thuật và tay nghề cao. Thực hiện chủ trương đa phương hoá các quan hệ kinh tế đối ngoại, đến nay nước ta đã có quan hệ thương mại với 221 nước và vùng lãnh thổ. Trở thành thành viên chính thức của WTO, lực lượng lao động Việt Nam đang đứng trước những thời cơ và thách thức to lớn. Trước hết, hội nhập kinh tế quốc tế sẽ tạo ra một "dòng chảy" về vốn và công nghệ, dịch vụ từ các nước phát triển vào Việt Nam. Khi gia nhập WTO nhiều chuyên gia đánh giá Việt Nam đang có một "làn sóng đầu tư thứ hai" với diện rộng và cường độ lớn. Tiêu biểu là việc Nhật Bản đầu tư vào khu công nghệ cao Hoà Lạc( Hà Tây) với tổng số vốn lên đến 1 tỉ USD, Hoa Kỳ đã có 298 dự án đầu tư vào nước ta với tổng số vốn đăng kí trên 2 tỉ USD ( riêng tập đoàn Intel đầu tư 1 tỉ USD). Đã có 16/21 nền kinh tế thành viên của APEC đầu tư vào Việt Nam với 5681 dự án và tổng số vốn đăng kí 41,7 tỉ USD ( vốn thực hiện trên 20 tỉ USD). Dự báo từ năm 2007 trở đi sẽ có thêm nhiều công ty, các tập đoàn kinh tế đến đầu tư làm ăn tại nước ta với quy mô ngày càng lớn trên nhiều ngành nghề lĩnh vực khác nhau. Như vậy, để sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư chúng ta phải tập trung đào tạo nâng cao trình độ tay nghề của lực lượng lao động, đây cũng là yếu tố quyết định tới sự thành công của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Thứ hai, hội nhập kinh tế quốc tế tạo điều kiện rất thuận lợi cho Việt Nam phát huy lợi thế so sánh, tăng cường sức cạnh tranh của nền kinh tế. Các công ty trong và ngoài nước cạnh tranh mạnh mẽ với nhau để giành năng suất lao động cao hơn, chất lượng sản phẩm tốt hơn. Việc đầu tư vào công nghệ sản xuất tiên tiến và trình độ quản lí sản xuất hiện đại đang và sẽ là yêu cầu cấp thiết đặt ra. Muốn tồn tại và phát triển trong một " thế giới phẳng" nhưng cạnh tranh khốc liệt hiện nay, vượt lên trên lợi thế về tài nguyên, vị trí địa lí chính là yếu tố chất lượng nguồn nhân lực và việc sử dụng nó một cách tốt nhất. Thực tế cho thấy, một số nước như Hàn Quốc, Singapor, Hồng Kông... nhờ có sự đầu tư phát triển nguồn nhân lực nói chung và lực lượng lao động trẻ nói riêng mà chỉ trong một thời gian ngắn họ đã nhanh chóng trở thành những "con rồng" châu Á. Ở các nước có trình độ tiên tiến, sự đóng góp của tri thức đang ngày càng chiếm tỉ trọng cao trong GDP (ở Mĩ: 50%, Anh: 48,5%, Pháp: 45,1%). Riêng ở Việt Nam, yếu tố này còn thấp, sự tăng trưởng kinh tế có tới 60% là do yếu tố vốn mang lại. Hiện nay, tỉ lệ lao động qua đào tạo ở nước ta mới đạt 27%, các nước đang phát triển trong khu vực là 50% đến 60%, còn đối với các nước phát triển thì hầu như 100% lực lượng lao động đã được qua đào tạo. Để cạnh tranh có hiệu quả trong bối cảnh nền kinh tế tri thức, chúng ta chỉ có thể tập trung đào tạo nâng cao trình độ kĩ thuật cho người lao động. Thứ ba, hội nhập kinh tế, Việt Nam sẽ tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế theo hướng chuyên môn hoá. Sau khi gia nhập WTO, thị trường sức lao động ở nước ta sẽ có những biến động lớn, vận động theo cả hướng tích cực lẫn tiêu cực và đứng trước sự cạnh tranh rất gay gắt. Với khoảng 83 triệu dân ( đứng 13 thế giới) trong đó có trên 42 triệu người ở độ tuổi lao động ( hơn 30 triệu trong độ tuổi thanh niên),Việt Nam được đánh giá là nước có nguồn lao động dồi dào và rất trẻ. Song thực tế lao động nước ta có sức cạnh tranh thấp so với các nước trong khu vực, giá nhân công rẻ là yếu tố duy nhất được đánh giá cao (rẻ hơn Trung Quốc 20-30%). Tuy nhiên, hiện nay, tại các khu công nghiệp, 75% lao động mới có trình độ học vấn trung học cơ sở trở xuống. Ở khu kinh tế Dung Quất đang có tình trạng máy móc "nằm chờ" công nhân có tay nghề cao vận hành. Lao động Việt Nam không chỉ yếu về kĩ năng nghề nghiệp, thiếu hiểu biết về pháp luật mà phần đông hạn chế về trình độ ngoại ngữ. Một bộ phận vẫn còn thói quen và tập quán của người sản xuất nhỏ, chưa có ý thức và kỷ luật của lao động công nghiệp. Điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ tới dự tham gia của lao động Việt Nam trong việc phân công lao động quốc tế ngay tại thị trường trong nước ( khi có sự tham gia của các doanh nghiệp liên doanh, của các công ty đa quốc gia). Điều đó cho thấy, để cạnh tranh được trên thị trường sức lao động trong nước cũng như quốc tế, vấn đề cấp bách đặt ra hiện nay là phải tăng cường đào tạo lực lượng lao động kĩ thuật nước ta đủ khả năng đáp ứng với yêu cầu của các ngành sản xuất, cũng như tập trung đầu tư đào tạo đội ngũ quản lý sản xuất chất lượng cao. Chính vì vậy đòi hỏi xã hội cần có những quan tâm thích đáng đến quá trình đầu tư nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập ở tất cả các cấp, bậc học, từ đó nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là giáo dục – đào tạo sau phổ thông. Cơ cấu chi Ngân sách Nhà nước cho giáo dục – đào tạo giai đoạn 2001-2006 Đơn vị:% STT Cấp học, bậc học, hình thức giáo dục Tỷ lệ chi trong Ngân sách Nhà nước cho giáo dục 1 Giáo dục mầm non 6,8 2 Giáo dục tiểu học 32,5 3 Giáo dục THCS 20,1 4 Giáo dục THPT 10 5 Giáo dục nghề nghiệp (dạy nghề và THCN) 9,4 6 Giáo dục đại học 10,2 7 Giáo dục thường xuyên 2,1 8 Các loại hình đào tạo, bồi dưỡng khác 8,8 (Nguồn: Bộ Tài chính) Cơ cấu chi NSNN cho giáo dục – đào tạo thời gian qua đã dần hướng về một cơ cấu đầu tư hợp lý cho các cấp bậc học, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục thường xuyên được coi trọng trong công cuộc đầu tư của Nhà nước. Bên cạnh đó trong thời gian tới, cần điều chỉnh cơ cấu đầu tư của toàn xã hội đối với từng cấp bậc học sao cho thiết lập được một cơ cấu hợp lý, phù hợp với yêu cầu phát triển hiện nay và trong tương lai của giáo dục. 3.2.2. Theo vùng lãnh thổ. Cnbgj Nước ta xét trên góc độ các vùng lãnh thổ có thể được chia thành 8 vùng lãnh thổ: Đồng bằng sông Hồng, Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long. Mỗi vùng lại có những đặc điểm riêng về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội, chính vì vậy mức độ đầu tư cho giáo dục – đào tạo ở mỗi vùng lãnh thổ cũng khác nhau. Đứng trên góc độ của những nhà quản lý vĩ mô, trong công cuộc đầu tư phát triển ngành giáo dục – đào tạo, cần đảm bảo sự cân bằng động giữa ưu tiên đầu tư vào những vùng kinh tế khó khăn, kém phát triển với đầu tư phát triển giáo dục – đào tạo ở những vùng và những lĩnh vực mang tính mũi nhọn. Định mức đầu tư phân bổ Ngân sách chi sự nghiệp giáo dục theo dân số trong độ tuổi đến trường từ 1 đến 18 tuổi giai đoạn 2001-2006 Đơn vị: Đồng/người dân/năm Vùng Định mức phan bổ giai đoạn 2001-2006 1. Đô thị 678.456 2. Đồng bằng 794.352 3. Núi thấp – Vùng sâu 941.628 4. Núi cao - Hải đảo 1.372.800 (Nguồn Vụ Kế hoạch – Tài chính, Bộ GD – ĐT) Định mức đầu tư phân bổ Ngân sách chi sự nghiệp đào tạo theo dân số trong độ tuổi đào tạo (từ 18 tuổi trở lên) Vùng Định mức phân bổ giai đoạn 2001-2006 1. Đô thị 25.596 2. Đồng bằng 28.452 3. Núi thấp – Vùng sâu 37.092 4. Núi cao 47.94 (Nguồn: Vụ Kế Hoạch – Tài chính, Bộ GD – ĐT) Thông thường Ngân sách Nhà nước thường ưu tiên phân bổ kinh phí theo dân số trong độ tuổi giáo dục – đào tạo cho những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, mức độ phát triển về giáo dục còn thấp để đảm bảo sự công bằng trong tiếp cận giáo dục – đào tạo. Mức vốn đầu tư phân bổ chi sự nghiệp giáo dục và đào tạo theo đầu người ở vùng núi cao - hải đảo cao nhất, tiếp theo đó là núi thấp – vùng sâu, đồng bằng và cuối cùng là đô thị. Thời gian qua Nhà nước ta đã rất nỗ lực trong việc thu hẹp khoảng cách giữa giáo dục nông thôn và thành thị, giữa miền núi với đồng bằng, giữa vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn với vùng có điều kiện tốt về kinh tế - xã hội. Điển hình là các khu vực miền núi như Đông Bắc, Tây Bắc, Tây Nguyên, hải đảo... Thể hiện trong các chương trình phổ cập giáo dục, xoá mù chữ và chống tái mù ở các tỉnh miền núi, bên cạnh là những dự án xây mới, kiên cố hoá trường học, từng bước tiến tới xoá phòng học tạm – tranh tre lá nứa, tài trợ trang thiết bị giảng dạy, đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên cũng như chính sách ưu tiên về tiền lương đối với giáo viên giảng dạy ở miền núi, vùng sâu vùng xa, hải đảo...Tuy nhiên do điều kiện tự nhiên cũng như vị trí địa lý còn nhiều trở ngại, đường giao thông cách trở dẫn đến khó khăn trong vận chuyển và xây dựng, đôi khi đội chi phí lên cao hơn và kết quả đạt được còn hạn chế. Bên cạnh việc đầu tư của Nhà nước, việc huy động vốn đầu tư của xã hội phát triển giáo dục – đào tạo là rất quan trọng. Tuy nhiên ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn thì việc huy động nguồn lực từ xã hội cho giáo dục – đào tạo là vấn đề hết sức khó khăn và nan giải. Chính vì vậy mà trên thực tế tổng nguồn vốn đầu tư cho giáo dục – đào tạo ở các vùng núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa thấp hơn nhiều so với đồng bằng, khu vực thành thị. Huy động xã hội hoá thuận lợi như ở thành thị là điều chưa thể đạt được. Từ đó đòi hỏi sự nỗ lực hơn nữa của Ngân sách trung ương và Ngân sách địa phương, tranh thủ các chương trình viện trợ của nước ngoài cũng như sự tham gia của toàn xã hội trong công cuộc đầu tư phát triển giáo dục – đào tạo. bên cạnh đó cần có cách điều tiết nguồn vốn đầu tư tương thích với điều kiện vùng miền, nhất là việc xác định lộ trình phù hợp cho sự nghiệp phát triển GD – ĐT vùng khó khăn, tránh đầu tư dàn trải làm tốn tiền của nhân dân mà hiệu quả thấp, đổi mới mạnh mẽ về tư tư duy và cách thức quản lý GD – ĐT cho phù hợp với tính đa dạng của từng vùng miền, đảm bảo mục tiêu xã hội hoá và công bằng trong tiếp cận giáo dục – đào tạo. 3.2.3. Theo hình thức triển khai thực hiện. Vốn đầu tư phát triển giáo – đào tạo theo hình thức triển khai thực hiện gồm: - Vốn đầu tư phát triển giáo dục – đào tạo theo chương trình mục tiêu quốc gia. - Vốn đầu tư phát triển giáo dục – đào tạo không thuộc chương trình mục tiêu quốc gia. Chương trình mục tiêu quốc gia (với VĐT chiếm khoảng 4% trong tổng VĐT) đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu lớn về phát triển ngành giáo dục – đào tạo, việc thực hiện vốn theo các chương trình này cũng đảm bảo hơn về hiệu quả sử dụng vốn cũng như tiến độ thực hiện. Bên cạnh đó các hoạt động đầu tư vào cơ sở vật chất nhà trường và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên (đầu tư không thuộc chương trình mục tiêu quốc gia) (chiếm 96% tổng VĐT) đòi hỏi một lượng vốn rất lớn. Hai hình thức đầu tư trên có tác dụng bổ sung, hỗ trợ nhau và cần phải được kết hợp chặt chẽ, linh hoạt để có thể phát huy tác dụng tốt nhất trong công cuộc phát triển ngành giáo dục – đào tạo nước nhà. 3.2.3.1. Tình hình sử dụng vốn đầu tư phát triển giáo dục – đào tạo theo chương trình mục tiêu quốc gia. Thực hiện Quyết định số 71/2001/QĐ-TTg ngày 4/5/2001 và Quyết định số 26/2003/QĐ-TTg ngày 17/02/2003 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo (CTMTQG GD – ĐT) đến năm 2005, với các mục tiêu: Thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở trong cả nước vào năm 2010, trong đó đến năm 2005 hoàn thành ở 30 tỉnh, thành phố. Đổi mới chương trình nội dung sách giáo khoa. Nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 40% tổng số lao động trong độ tuổi quy định vào năm 2010, trong đó đạt 30% vào năm 2005. Điều chỉnh cơ cấu đào tạo phù hợp với nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đẩy mạnh đào tạo cán bộ tin học và đưa tin học vào nhà trường. CTMTQG GD – ĐT được thực hiện với 7 dự án là: Dự án 1: Củng cố và phát huy kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và xoá mù chữ, thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở với các nội dung sau: Hoàn thành xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học cho 235 xã và 18 huyện chưa đạt chuẩn. Hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi ở 40 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở ở 30 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Dự án 2: Đổi mới chương trình và nội dung sách giáo khoa. Trong đó có sách giáo khoa mầm non và phổ thông, các loại sách dạy tiếng Việt và tiếng dân tộc cho trẻ em dân tộc, đổi mới chương trình đào tạo, cải tiến tuyển sinh đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp. Dự án 3: Đào tạo cán bộ tin học, đưa tin học vào nhà trường, đẩy mạnh dạy ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân. Dự án 4: Đào tạo và bồi dưỡng giáo viên, tăng cường cơ sở vật chất các trường sư phạm. Đổi mới đồng thời tăng cường cơ sở vật chất cho hệ thống đào tạo sư phạm. Đào tạo đội ngũ giáo viên vừa có tài vừa có đức để phục vụ sự nghiệp giáo dục – đào tạo. Dự án 5: Hỗ trợ giáo dục miền núi, vùng dân tộc ít người và vùng còn nhiều khó khăn trong đó có nhiệm vụ xây dựng và hoàn thiện cơ sở vật chất cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường dự bị đại học, thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học và xoá mù chữ. Tăng cường giáo dục dạy nghề, hướng nghiệp, hỗ trợ những học phẩm tối thiểu cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn và học sinh miền núi, vùng sâu vùng xa, hải đảo... Dự án 6: Tăng cường cơ sở vật chất các trường học, các trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp; xây dựng một số trường đại học, trung học chuyên nghiệp trọng điểm. Dự án 7: Tăng cường năng lực đào tạo nghề (do Bộ Lao động – thương binh và xã hội trực tiếp quan lý và điều hành). Căn cứ vào mục tiêu, nội dung hoạt động và phạm vi triển khai của các dự án, Bộ GD – ĐT đã xây dựng tổng dự toán của các chương trình và dự toán chi tiết cho từng năm. Việc bố trí kinh phí để thực hiện các dự án phụ thuộc vào khả năng cân đối của Ngân sách Nhà nước hàng năm, ngoài kinh phí trung ương cấp hàng năm, các địa phương đã tích cực huy động thêm Ngân sách địa phương và đóng góp của cộng đồng. Bên cạnh đó nguồn vay nợ và viện trợ nước ngoài cũng được huy động trong quá trình thực hiện CTMTQG Có thể thấy rằng các dự án thuộc CTMTQG GD – ĐT đều được hỗ trợ bởi nguồn NSNN và NSNN chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các nguồn vốn tài trợ cho các dự án. Trong cơ cấu chi của NSNN, chi cho CTMTQG GD – ĐT thường chiếm khoảng 4-5% chi thường xuyên hàng năm của Ngân sách. NSNN chi cho giáo dục – đaog tạo liên tục tăng qua các năm Vệc bố trí kinh phí để thực hiện các dự án phụ thuộc vào khả năng cân đối NSNN hàng năm nên kinh phí TW thực cấp qua 5 năm (2001-2005) mới đáp ứng được 66,6% tổng dự toán của cả chương trình, cụ thể như sau: VĐT NSTW cấp cho CTMTQG GD – ĐT giai đoạn 2001-2005 Đơn vị: Tỷ đồng Số TT Tên các dự án CTMTQG GD - ĐT Dự toán 2001-2005 NSTW thực cấp 2001-2005 Tỷ lệ thực cấp so với dự toán 1 Củng cố và phát huy kết quả phổ cập GDTH và XMC, thực hiện phổ cập THCS 200 195 98% 2 Đổi mới chương trình, nội dung sách giáo khoa 2500 1946,7 78% 3 Đào tạo cán bộ tin học, đưa tin học vào nhà trường, đẩy mạnh dạy ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân 800 200 25% 4 Đào tạo bồi dưỡng giáo viên, tăng cường cơ sở vật chất hệ thống trường sư phạm 900 580 64% 5 Hỗ trợ giáo dục miền núi, vùng dân tộc ít người, vùng có nhiều khó khăn 800 641 80% 6 Tăng cường cơ sở vật chất các trường học, Trung tâm kỹ thuật tổng hợp, hướng nghiệp, các trường ĐH, THCN trọng điểm 1300 1185 91% 7 Tăng cường năng lực đào tạo nghề 1800 780 43% Tổng cộng 8300 5527,7 66,% (Nguồn: NSNN) Bên cạnh việc Ngân sách thực cấp không đáp ứng được như dự toán, nhiều công trình các chủ đầu tư chưa có đủ vốn (chủ yếu là phần vốn đối ứng của địa phương) để thanh toán hết khối lượng đã thực hiện cho đơn vị thi công nên chưa làm được quyết toán đối với công trình, dự án đã hoàn thành. Công tác tuyên truyền, vận động chưa sâu rộng nên kết quả huy động đóng góp tự nguyện của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế (theo thư kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ gửi các doanh nghiệp) đạt rất thấp, không đáp ứng được được theo dự kiến ban đầu của Thủ tướng Chính phủ và cấc Bộ, Ban, Ngành TW. Việc thực hiện CTMTQG GD – ĐT thời gian qua với những cơ chế thích hợp đã đạt được những kết quả đáng khích lệ đã tạo điều kiện cho các nhà tài trợ quan tâm và quyết định “thử nghiệm” thực hiện Chương trình hỗ trợ giáo dục qua ngân sách theo mục tiêu (HTNSTMT). Nghĩa là: Cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế (gồm: Ngân hàng thế giới_WB, Bỉ, Canada, Cộng đồng Châu Âu, Newzeland, Anh) sẽ cung cấp một nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) khoảng 130 triệu USD, trong đó vốn vay ưu đãi là 50 triệu USD, vốn viện trợ không hoàn lại là 80 triệu USD để hỗ trợ trực tiếp vào Ngân sách Nhà nước thực hiện CTMTQG GD – ĐT giai đoạn 2006-2010. Cụ thể như sau: Nguồn vay nợ, viện trợ cho các dự án thuộc CTMTQG GD – ĐT giai đoạn 2006-2010 Các nhà tài trợ WB Bỉ Canada EC New Zeland Anh Tổng cộng Năm thứ nhất 17,5 2,1 3,1 7,0 2,0 2,0 14,1 Năm thứ hai 17,5 2,1 3,2 7,0 1,0 1,0 13,1 Năm thứ ba 15,0 1,8 3,4 6,0 6,0 1,0 40,3 Tổng 50,0 6,0 9,7 20,0 20,0 40,3 130 (Nguồn Bộ GD – ĐT và NSNN) Từ năm 1993 đến nay, nguồn vốn ODA đầu tư cho ngành giáo dục chủ yếu được thực hiện thông qua các dự án. Ưu điểm của cách làm theo dự theo dự án là: Mục tiêu, các hoạt động được được quy định rất cụ thể, thời gian thực hiện rõ ràng, cơ chế quản lý chặt chẽ với sự đồng thuận cả từ nhà tài trợ lẫn Chính phủ Việt Nam. Nhược điểm lớn nhất của cơ chế tài trợ ODA thông qua dự án là thủ tục hành chính nặng nề, bộ máy quản lý dự án cồng kềnh, khiến việc giải ngân thường chậm trễ; các mục tiêu, các hoạt động được quy định quá cụ thể và cứng nhắc, rất khó khăn trong việc điều chỉnh hoạt động, do đó nhiều khi dẫn đến giảm hiệu quả kinh tế - xã hội. Chương trình lần HTNSTMT lần này là mô hình hỗ trợ vốn ODA trực tiếp vào NSNN để chi cho GD – ĐT mà không qua cơ chế dự án, không cần bộ máy quản lý riêng. Hình thức này có rất nhiều ưu điểm so với cách hỗ trợ theo dự án trước đây, đặc biệt là: Việc điều hành nguồn vốn tuân theo đúng trình tự và thủ tục của Việt Nam đã được quy định trong Luật Ngân sách. Tăng vai trò tự chủ, tự quản lý của Chính phủ và chính quyền cấp tỉnh và huyện (trong việc lựa chọn mục tiêu, địa điểm đầu tư, phương thức giải ngân). Tạo điều kiện lồng ghép các nguồn lực (ODA, Ngân sách TW, Ngân sách địa phương và các nguồn huy động từ cộng đồng) để thực hiện các mục tiêu của chương trình. Giải ngân nhanh, giảm được các chi phí trung gian do giảm bớt các thủ tục hành chính, quan liêu. Có thể thấy sự đóng góp của nguồn vốn ODA cùng với nguồn Ngân sách TW và Ngân sách địa phương đã giúp cho CTMTQG GD – ĐT đạt được những kết quả đáng ghi nhận, làm thay đổi diện mạo của nền giáo dục nước nhà. Những mặt được chủ yếu của CTMTQG GD – ĐT giai đoạn 2001-2005 là: Các cấp Bộ, ngành, các cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương quan tâm chỉ đạo, đã giúp ngành GD – ĐT hoàn thành được những nhiệm vụ trọng tâm của ngành trong giai đoạn 2001-2005, đặc biệt là thực hiện Nghị quyết 40/2000/QH10 về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông và Nghị quyết 41/2000/QH10 của Quốc hội về thực hiện phổ cập GDTHCS. Tính đến tháng 12/2006 cả nước có 36 tỉnh thành đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học, 32 tỉnh thành đạt chuẩn phổ cập GDTHCS trong đó có 23 tỉnh thành phố đạt chuẩn phổ cập GDTHCS ở mức cao, đồng thời với đạt chuẩn phổ cập GDTH ĐĐT, đảm bảo vững chắc kết quả phổ cập. Tăng cường đáng kể cơ sở vật chất trường học từ TW đến địa phương, đặc biệt là chống xuống cấp, xây dựng mới phòng học, thí nghiệm, ký túc xá học sinh và các công trình phụ trợ; tăng cường trang thiết bị, đồ dùng dạy học góp phần đổi mới phương pháp giáo dục. Hệ thống trường dự bị đại học và phổ thông dân tộc nội trú được quan tâm đầu tư, tạo điều kiện cho học sinh dân tộc thiểu số được học tập, góp phần thực hiện tốt chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước. Chương trình kiên cố hoá trường lớp học đề ta đúng vào lúc ngành giáo dục đang gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất của các trường học. Việc triển khai trong phạm vi toàn quốc, tập trung ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có nhiều đồng bào dân tộc nhằm xoá phòng học 3 ca, phòng học tạm tranh tre nứa lá, từ GD mầm non đến GDPT, dự kiến xây mới gần 60.000 phòng học. Kết quả sau 4 năm thực hiện, tính đến tháng 12/2006, trên toàn quốc đã triển khai xây dựng được 76.857 phòng học. Trong đó có gần 50.000 phòng/59.572 phòng học được xây dựng trong đó có 48.853/59.572 phòng học nằm trong danh mục các địa phương đã báo cáo với Chính phủ và Bộ GD – ĐT tháng 8/2002 (đạt tỷ lệ 82%). Ngoài số phòng học đã xây dựng trên đây, các tỉnh thành phố đã xây dựng được nhiều phòng để thiết bị, thư viện, nhà công vụ, hệ thống tường rào, cổng trường, công trình vệ sinh...bằng ngân sách địa phương và các nguồn vốn huy động khác. Thực tế cho thấy ở nhiều địa phương đặc biệt là khu vực miền núi phía Bắc, miền Trung, Tây Nguyên, việc triển khai Chương trình đã đem lại diện mạo mới cho GD. Hỗ trợ tích cực cho công tác bồi dưỡng chuẩn hoá giáo viên các ngành học; bồi dưỡng theo chu kỳ giáo viên phổ thông, giáo viên mầm non với các hình thức khác nhau để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và nhận thức chính trị tư tưởng. Kinh phí CTMTQG GD – ĐT hỗ trợ từ Ngân sách TW đã tạo động lực huy động thêm các nguồn lực của địa phương để xây dựng cơ sở vật chất trường học, góp phần thúc đẩy công tác xã hội hoá giáo dục, được các cơ sở GD – ĐT và nhân dân đồng tình ủng hộ. Quá trình tổ chức thực hiện CTMTQG GD – ĐT đảm bảo tính công khai, dân chủ. Các cơ sở GD – ĐT đã thực hiện nghiêm túc các hướng dẫn về nội dung, mức chi và quản lý kinh phí CTMTQG. Các công trình xây dựng trường học đã thực hiện đầy đủ trình tự và thủ tục xây dựng cơ bản, công tác mua sắm trang thiết bị được thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước. Cơ chế thực hiện CTMTQG theo Quyết định số 42/2002/QĐ- TTg ngày 19/3/2002 của Thủ tướng Chính phủ đã tạo điều kiện cho các địa phương chủ động lồng ghép, bố trí kinh phí thực hiện dự án trên địa bàn. Hầu hết các Sở GD – ĐT đã phối hợp tốt với các cơ quan hữu quan như: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Xây dựng, Kho bạc Nhà nước... và các cấp chính quyền địa phương trong việc tổ chức thực hiện CTMTQG GD – ĐT. Việc cấp phát, thanh quyết toán kinh phí CTMTQG GD – ĐT thuận lợi, phù hợp với Luật Ngân sách Nhà nước. Bên cạnh những kết quả đáng khích lệ trên, quá trình thực hiện CTMTQG GD – ĐT cũng gặp phải một số vướng mắc như : Đối với chương trình kiên cố hoá trường học so với tiến độ đề ra của giai đoạn I là chưa hoàn thành, nhiều tỉnh tuy đã được Ngân sách TW hỗ trợ (theo các mức và tỷ lệ khác nhau), nhưng do điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, không cân đối được nguồn vốn của địa phương để bù đắp phần vốn còn thiếu do đơn giá xây dựng thực tế cao hơn nhiều so với mức vốn được Ngân sách TW hỗ trợ, việc huy động các nguồn vốn khác đạt kết quả thấp (chủ yếu đóng góp công sức vận chuyển nguyên liệu, giải phóng mặt bằng xây dựng). Một số địa phương trông chờ vào sự hỗ trợ của Ngân sách TW, chưa có biện pháp tích cực và chỉ đạo quyết liệt. Bên cạnh đó còn có tỉnh sử dụng, bố trí vốn TW hỗ trợ không đúng với mục tiêu của Chương trình (theo số liệu kiểm tra của Thanh tra BTC ở 36/54 tỉnh) là 513,526 tỷ đồng để thực hiện các công việc khác như xoá nhà cấp IV cũ, nhà kiên cố xuống cấp nặng, xây dựng trường mới, thanh toán nợ xây dựng các trường học trước tháng 8/2002 và các trường đã được bố trí vốn từ các Chương trình, dự án khác, xây dựng trường dạy nghề, trường Chính trị, trường Sư phạm. Các tỉnh có tỷ lệ giải Ngân thấp còn tồn đọng nhiều vốn ở kho bạc là Hà Giang, Cao Bằng, Sơn La, Hà Tây, Gia Lai, Đăk Lăk, Lâm Đồng. Nhiều công trình đã đưa vào sử dụng 2 đến 3 năm nhưng vẫn chưa được quyết toán theo quy định. Nhiều công trình xây dựng không đảm bảo đúng như chất lượng và thiết kế đề ra. Dự án tăng cường năng lực đào tạo nghề được Nhà nước chú trọng nhưng trên thực tế vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu xã hội... Để khắc phục những tồn tại và phát huy những mặt được của CTMTQG GD – ĐT giai đoạn 2001-2005, thực hiện CTMTQG GD – ĐT giai đoạn 2006-2010, ngành giáo dục cần phối hợp với các ban ngành có liên quan để thực hiện tốt mục tiêu và nội dung mà chương trình đã đề ra, bên cạnh đó cần có những biện pháp huy động và sử dụng vốn sao cho hiệu quả, góp phần thực hiện các chiến lược phát triển ngành giáo dục – đào tạo nói riêng và công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung. 3.2.3.2. Tình hình thực hiện vốn đầu tư phát triển giáo dục – đào tạo không thuộc chương trình mục tiêu quốc gia. Đây là khoản chi chiếm tỷ trọng lớn (96% tổng chi đầu tư phát triển giáo dục – đào tạo theo hình thức thực hiện) . Vốn đầu tư phát triển giáo dục – đào tạo không thuộc CTMTQG GD – ĐT bao gồm hai nội dung chính là: chi bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và chi cho tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật nhà trường. Để có cái nhìn cụ thể hơn đối với từng nội dung, ta nghiên cứu phần tiếp dưới đây: Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên. Có thể thấy rằng: đội ngũ giáo viên giỏi về chuyên môn, giàu nhiệt huyết chính là yếu tố cốt lõi quyết định chất lượng giáo dục – đào tạo nói riêng và sự thành công của ngành giáo dục – đào tạo nói chung. Trong các Nghị quyết Đảng Cộng sản Việt Nam từ Đại hội VI (1986) đến Đại hội X (2006) và trong nhiều hội nghị BCHTW đã đặt ra yêu cầu xây dựng đội nguc nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục (CBQLGD). Luật giáo dục cũng có những điều quy định về nhà giáo và công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên. Chỉ thị số 40 ngày 25/06/2004 của Ban bí thư Trung ương Đảng và quyết định số 09 ngày 11/01/2005 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQLGD, Nghị quyết 14 ngày 2/11/2005 của Chính phủ về đổi mới cơ bản và toàn diện GD đại học Việt Nam đã chỉ rõ yêu cầu nhiệm vụ và biện pháp tiếp tục xây dựng và phát triển ngành học Sư phạm phục vụ đổi mới GD – ĐT. Chỉ tính riêng cho giai đoạn 2001-2005, tổng số vốn đầu tư bồi dưỡng đội ngũ giáo viên không thuộc CTMTQG GD – ĐT đã lên tới 213175 tỷ đồng (năm 2001 số VĐT là 24969 tỷ đồng thì đến năm 2005 số vốn tăng lên là 66659 tỷ đồng, tăng hơn 2,5 lần so với năm 2001). Sau 20 năm đổi mới, ngành học Sư phạm (SP) đã có những thành tựu sau: Đã quy hoạch sắp xếp lại mạng lưới các trường SP. Có một chương trình mục tiêu gọi là Chương trình 4 để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và hệ thống các trường SP. Mỗi tỉnh, thành phố tập trung xây dựng một trường CĐSP hoặc ĐHSP đa cấp, đa hệ. Hai trườngĐHSP Hà Nội và ĐHSP TP Hồ Chí Minh trong ĐhQG được tách ra để xây dựng thành ĐHSP trọng điểm. Tiến hành DTGV mẫu giáo, GV tiểu học, GV THCS có trình độ đại CĐ và ĐH. Triển khai công tác bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ từ năm 1992. Đầu tư kinh phí cho chương trình “xây dựng đội ngũ giáo viên và trường SP” với 140.000 chỗ ĐT, chuẩn bị triển khai đề án “Xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQLGD giai đoạn 2005-2010” với tổng số VĐT lên tới 180.000 tỷ đồng. Mỗi năm đào tạo hàng trăm thạc sĩ, tiến sĩ cho các trường SP, bồi dưỡng hoạt động NCKH với hàng ngàn đề tài ở các cấp độ khác nhau, về KHCB, KHGD phục vụ yêu cầu cải cách và đổi mới giáo dục. Hệ thống các trường SP nhạc, họa, thể dục, giáo dục công dân, giáo dục quốc phòng được đầu tư. Theo Bộ GD – ĐT, từ năm 2006-2010, dự kiến vốn đầu tư cho các trường SP là 5000 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn không thuộc CTMTQG GD – ĐT là 2500 tỷ đồng. Hai trường SP trọng điểm là ĐHSPHN và ĐHSP TP. HCM được đầu tư 200 tỷ đồng/trường. Các trường sư phạm khác, học viện quản lý GD, trường CBQLGD, các khoa sư phạm trực thuộc TW được đầu tư bình quân 80 tỷ đồng/năm. Các trường sư phạm tỉnh, thành phố được đầu tư 50 tỷ đồng/năm. Bên cạnh nguồn kinh phí Nhà nước cấp, trong thời gian tới cá trường cũng cần thiết đẩy mạnh vấn đề hợp tác quốc tế, tăng cường mối quan hệ với các doanh nghiệp, các nhà tuyển dụng để có thêm nguồn lực đầu tư trở lại cho nhà trường. Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật nhà trường. VĐT chi cho tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật nhà trường chiếm một phần đáng kể trong tổng VĐT cho giáo dục – đào tạo (40% tổng VĐT phát triển giáo dục – đào tạo không thuộc CTMTQG GD – ĐT). Nội dung của tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật nhà trường bao gồm xây dựng hệ thống trường lớp đạt tiêu chuẩn chất lượng, hệ thống phòng thí nghiệm, dụng cụ thực hành, phòng tin học...Thực tế cho thấy cơ sở vật chất kỹ thuật nhà trường ở nước ta vẫn còn nhiều yếu kém, đòi hỏi sự quan tâm đầu tư của Nhà nước cũng như mọi thành viên trong xã hội. III. ĐÁNH GIÁ VỀ THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO VIỆT NAM. 1. Những thành tựu đạt được. Đầu tư phát triển giáo dục – đào tạo thời gian qua đã làm cho hệ thống giáo dục nước nhà lớn mạnh, phát triển tương đối hoàn chỉnh và đa dạng ở mọi cấp bậc học. Quy mô về số trường học, phòng học, số lượng giáo viên liên tục tăng qua các năm. Giáo dục mầm non và phổ thông có những bước tiến vững chắc, đáp ứng được bước đầu nhu cầu học tập ngày càng cao của xã hội. Tổng số trường học mầm non và trường phổ thông cả nước giai đoạn 2001-1005 2001-2002 2002-2003 2003-2004 2004-2005 1. Số trường học mầm non 9262 9558 9975 10376 2. Số trường học tiểu học 13897 14163 14346 14578 3. Số trường học THCS 9362 9593 9873 9041 4. Số trường học THPT 1962 2055 2140 2224 (Nguồn: Tổng cục thống kê) Đối với giáo dục mầm non: Bước đầu khôi phục và phát triển giáo dục mầm non sau một thời gan dài gặp khó khăn ở nhiều địa phương. Số xã “trắng” về cơ sở giáo dục mầm non giảm rõ rệt. Giáo dục phổ thông: Số lượng trường phổ thông tăng mạnh ở tất cả các cấp, bậc học và ở hầu hết các vùng miền, ở các vùng khó khăn đã tích cực trong việc xoá phòng học tranh tre và kiên cố hoá trường lớp. Sách cho thư viện và thiết bị dạy học trong trường phổ thông đã được bổ sung đáng kể. SGK mới được biên soạn ở 6 khối lớp: lớp 1, 2,3 và lớp 6, 7, 8 trên toàn quốc đúng tiến độ và mục tiêu đề ra, SGK mới đã tiếp cận trình độ các các nước tiên tiến trong khu vực, được đa số giáo viên và học sinh chấp nhận, góp phần bước đầu thay đổi cách dạy và cách học trong nhà trường. Bên cạnh sự lớn mạnh của giáo dục phổ thông thì giáo dục sau phổ thông cũng dần lớn mạnh: Giáo dục nghề nghiệp đã được phục hồi sau nhiều năm suy giảm. Năm 2003 quy mô tuyển sinh dạy nghề dài hạn và ngắn hạn đã tăng hơn 2 lần, tuyển sinh THCN tăng 1,67 lần so với năm 1998. Tổng số học sinh học nghề cho đến năm 2006 lên tới hơn 1,6 triệu. Dạy nghề ngắn hạn và dạy nghề cho nông dân được mở rộng. Số trường dạy nghề và trường THCN tăng. Đến nay hầu hết các tỉnh đều có trường dạy nghề, bước đầu phát triển các trường dạy nghề thuộc một số ngành kinh tế mũi nhọn. Giáo dục CĐ, ĐH và sau ĐH không ngừng phát triển, liên tục mở rộng quy mô, đa dạng hoá các loại hình nhà trường, phát triển các hình thức giáo dục không chính quy đã tạo thêm cơ hội học tập cho người dân, trước hết là thanh thiếu niên. Bên cạnh đó, thông qua hoạt động đầu tư, ngành giáo dục – đào tạo đã đạt được một số kết quả quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu chiến lược như nâng cao dân trí, xoá mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học được duy trì, củng cố và phát huy Bên cạnh việc mở rộng về quy mô, chất lượng giáo dục – đào tạo đã có những chuyển biến bước đầu mang tính tích cực. Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học ở các cấp, bậc học, ở mọi vùng miền đã được cải thiện trong thời gian qua, nhất là từ khi thực hiện chủ trương đổi mới chương trình giáo dục phổ thông và kiên cố hoá trường học. Một số địa phương, trường đại học, cao đẳng, THCN và dạy nghề đã nỗ lực từng bước hiện đại hoá cơ sở vật chất, thiết bị dạy học. Đội ngũ giáo viêCMKT Việt Nam số và CBQLGD thường xuyên được bồi dưỡng, trình độ ngày càng nâng cao, góp phần cải tiến chất lượng giáo dục – đào tạo ngày một tốt hơn. 2. Những tồn tại Quy mô vốn đầu tư phát triển giáo dục – đào tạo qua các năm đều tăng nhưng chưa phản ánh được toàn bộ tiềm lực huy động vốn trong xã hội. Một số lượng lớn vốn nhàn rỗi trong xã hội chưa được huy động cho công cuộc đầu tư phát triển kinh tế - xã hội nói chung và đầu tư phát triển ngành giáo dục – đào tạo nói riêng. Tuy tốc độ tăng VĐT cho giáo dục – đào tạo hàng năm ở mức cao, nhất là đóng góp của NSNN (hơn cả các nước có nền kinh tế phát triển) nhưng nếu xét về số vốn đầu tư trên một đầu người trong độ tuổi đi học thì lại thấp hơn nhiều so với các nước phát triển. Cơ cấu sử dụng VĐT phát triển giáo dục – đào tạo còn bất hợp lý. Thể hiện sự mất cân đối giữa giáo dục dạy nghề, THCN với CĐ và ĐH. Quy mô dạy nghề dài hạn và THCN còn thấp so với yêu cầu của thị trường lao động, Cơ cấu ngành nghề đào tạo còn mất cân đối. Mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp phân bố chưa hợp lý, còn tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn và vùng kinh tế trọng điểm. Giáo dục – đào tạo ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn. Hiệu quả sử dụng VĐT chưa cao dẫn đến quy mô vốn đầu tư phát triển ngành giáo dục – đào tạo tăng kéo theo quy mô ngành giáo dục – đào tạo tăng, tuy nhiên có sự mất cân bằng giữa tăng quy mô và chất lượng giáo dục – đào tạo. Đội ngũ nhà giáo thiếu về số lượng và nhìn chung thấp về chất lượng, cơ sở vật chất nhà trường tuy được đầu tư nhưng còn thiếu thốn, một số nơi không đáp ứng được chất lượng công trình như đã đề ra. Chất lượng giáo dục – đào tạo ở Việt Nam ở mức thấp và lạc hậu so với sự phát triển như vũ bão của toàn cầu là một vấn đề nan giải đặt ra trong toàn xã hội. Bên cạnh đó, vẫn còn tình trạng thất thoát, lãng phí vốn đầu tư ở một số dự án và công trình phát triển giáo dục – đào tạo cần phải được khắc phục. 3. Nguyên nhân của những tồn tại trong quá trình đầu tư phát triển ngành giáo dục – đào tạo. Quy mô vốn đầu tư phát triển ngành giáo dục – đào tạo còn thấp. Nguyên nhân là do: Chúng ta chưa có những cơ chế thích hợp để huy động và sử dụng các nguồn lực trong xã hội. Bên cạnh đó nước ta vẫn là một nước nghèo, thu nhập trên đầu người thấp trong khi đó dân số lại đông và tăng nhanh lá sức ép rất lớn cho việc huy động vốn đầu tư phát triển giáo dục – đào tạo.Thêm vào đó là sự chậm đổi mới về tư duy, chưa theo kịp yêu cầu phát triển của đất nước. Chưa nhận thức đầy đủ về mối quan hệ giữa phát triển giáo dục và thị trường lao động hay mối quan hệ giữa nhà trường và doanh nghiệp; giữa mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng, hiệu quả; giữa đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân và khả năng hạn hẹp của nền kinh tế; giữa đầu tư của Nhà nước và đóng góp của nhân dân; giữa tình trạng phân hoá giầu nghèo và yêu cầu đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục. Cơ cấu đầu tư chưa thực sự hợp lý, đôi khi mất cân đối giữa các cấp, bậc học và các vùng miền miền. Xã hội và các cấp, các ngành chưa thực sự coi trọng giáo dục nghề nghiệp, nhiều học sinh chỉ coi trường dạy nghề là chỗ trú chân để chờ thi vào các trường ĐH, CĐ. Ở các vùng sâu vùng xa, miền núi, hải đảo vẫn còn thiếu về hệ thống trường lớp và giáo viên giảng dạy cả về số lượng và chất lượng là do một số nguyên nhân cả khách quan lẫn chủ quan như: Do điều kiện địa lý xa xôi, địa hình hiểm trở, điều kiện thời tiết khắc nghiệt nên việc đầu tư cơ sở vật chất cũng như yếu tố con người gặp rất nhiều khó khăn. Đa số hiện nay các trường sau phổ thông đầu tư đào tạo theo những gì mình có và đầu tư đào tạo những lĩnh vực cần ít vốn đầu tư mà chưa thực sự để ý đến nhu cầu của doanh nghiệp và thị trường lao động. Đa số các nhà trường chưa có mối quan hệ mật thiết với doanh nghiệp, Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư chưa cao là do: Quản lý giáo dục còn yếu kém và bất cập. Bên cạnh đó là cơ chế quản lý giáo dục chưa tương thích với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và nhu cầu phát triển nguồn nhân lực của đất nước. Cơ chế bao cấp, tính quan liêu còn nặng nề trong hệ thống giáo dục; công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng vốn còn nhiều bất cập; đầu tư từ nguồn NSNN còn dàn trải, không đủ đảm bảo nhu cầu phát triển giáo dục, trong khi đó chưa có chính sách đủ mạnh để huy động các nguồn đầu tư khác trong xã hội; tất cả những nguyên nhân trên dẫn đến việc sử dụng vốn đầu tư còn kém hiệu quả, gây trở ngại cho công cuộc phát triển ngành giáo dục – đào tạo Việt Nam. Chương II: Giải pháp tăng cường đầu tư phát triển ngành giáo dục – đào tạo Việt Nam. I. Những quan điểm cơ bản trong công cuộc phát triển ngành giáo dục- đào tạo Việt Nam. 1. Định hướng phát triển ngành giáo dục- đào tạo Việt Nam. Nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục – đào tạo là nhằm xây dựng những con người XHCN, có đạo đứCMKT Việt Nam số, ý chí kiên cường trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và có khả năng tiếp thu văn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxDT42.docx
Tài liệu liên quan