Tài liệu Đề tài Đầu tư nước ngoài tại Hải Dương. Thực trạng và giải pháp: LỜI NÓI ĐẦU
Trong những năm 90 của thế kỷ XX, đầu tư nước ngoài trở thành một xu hướng mạnh đối với các nước phát triển trên thế giới. đối với các nước chậm phát triển và đang phát triển thì vốn và công nghệ là chìa khoá là điều kiện hàng đầu để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nên nhiều quốc gia đã sớm nắm bắt và tận dụng cơ hội này để phát triển.
Đối với Việt Nam trong điều kiện chuyển dịch từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang kinh tế thị trường lại có điểm xuất phát thấp, tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa cao và để đưa dất nước phát triển nhanh, Đảng ta khẳng định “phát huy cao nội lực đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài”
Hải Dương là một thành phố đang trên đà phát triển mạnh của miền Bắc tỉnh đã xác định rõ lợi thế so sánh, xu hướng phát triển kinh tế quốc tế và khẳng định thu hút vốn đầu tư nước ngoài là những giải pháp quan trọng để phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nói riêng và đóng góp vào sự phát triển của cả nước nói chung. Có thể ...
77 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1131 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Đầu tư nước ngoài tại Hải Dương. Thực trạng và giải pháp, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Trong những năm 90 của thế kỷ XX, đầu tư nước ngoài trở thành một xu hướng mạnh đối với các nước phát triển trên thế giới. đối với các nước chậm phát triển và đang phát triển thì vốn và công nghệ là chìa khoá là điều kiện hàng đầu để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nên nhiều quốc gia đã sớm nắm bắt và tận dụng cơ hội này để phát triển.
Đối với Việt Nam trong điều kiện chuyển dịch từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang kinh tế thị trường lại có điểm xuất phát thấp, tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa cao và để đưa dất nước phát triển nhanh, Đảng ta khẳng định “phát huy cao nội lực đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài”
Hải Dương là một thành phố đang trên đà phát triển mạnh của miền Bắc tỉnh đã xác định rõ lợi thế so sánh, xu hướng phát triển kinh tế quốc tế và khẳng định thu hút vốn đầu tư nước ngoài là những giải pháp quan trọng để phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nói riêng và đóng góp vào sự phát triển của cả nước nói chung. Có thể nói sau hơn 10 năm đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, tỉnh Hải Dương đã thu được những kết quả quan trọng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy hoạt động thu hút sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Hải Dương vẫn chưa tương xứng với tiềm năng lợi thế của tỉnh, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển và hiệu quả sử dụng chưa cao. Chính vì vậy, để nhìn lại những thành quả đã đạt được và tiếp tục đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại hải Phòng, em đã lựa chọn đề tài “Đầu tư nước ngoài tại Hải Dương. Thực trạng và giải pháp.”.
Đề tài tập trung nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả huy động và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài tại tỉnh Hải Dương, vai trò của đầu tư nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế- xã hội và trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp đồng bộ nhằm từng bước đẩy mạnh thu hút và nâng cao hiệu quả của hoạt động đầu tư nước ngoài đối với tỉnh Hải Dương.
Với mục tiêu trên, đề tài được trình bày làm 2 phần:
Chương I: Thực trạng đầu tư nước ngoài tại tỉnh Hải Dương giai đoạn từ năm 2001 đến nay
Chương II: Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài tại tỉnh Hải Dương
Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài là một vấn đề tuy đã được đề cập nhiều nhưng cũng khá phức tạp đối với Việt Nam nói chung và tỉnh Hải Dương nói riêng. Do kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế, thời gian nghiên cứu có hạn nên chắc chắn đề tài không tránh khỏi những sai sót. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và các cô chú để đề tài được hoàn thiện.
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo ThS. Nguyễn Thu Hà và các cô chú, anh chị trong phòng Kinh tế đối ngoại, Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Hải Dương đã đóng góp ý kiến, chỉ bảo tận tình và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để đề tài của em được hoàn thành.
CHƯƠNG I
THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI TỉNH HẢI DƯƠNG GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2001 ĐẾN NAY
I. Các nhân tố tác động đến thu hút đầu tư nước ngoài ở tỉnh Hải Dương.
1. Nhân tố về mặt lí thuyết
Môi trường đầu tư là tổng hoà các yếu tố có ảnh hưởng đến công cuộc đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài ở nơi nhận đầu tư. Nó bao gồm các yếu tố: tình hình chính trị, chính sách – pháp luật, vị trí địa lí - điều kiện tự nhiên, trình độ kinh tế, đặc điểm văn hoá xã hội. Các nhóm yếu tố này có thể làm tăng khả năng sinh lãi hoặc rủi ro cho các nhà đầu tư.
1.1 Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên thuận lợi sẽ giảm được các chi phí vận chuyển, đa dạng hoá các lĩnh vực đầu tư, cung cấp đước nguồn nguyên liệu đầu vào phong phú với giá rẻ và tiềm năng tiêu thụ lớn. Những yếu tố này không những làm giảm được giá thành sản phẩm mà còn thu hút được các nhà đầu tư tìm kiếm nguyên liệu tự nhiên và thị trường tiêu thụ.
1.2 Tình hình chính trị
Tình hình chính trị ổn định của nơi tiếp nhận đầu tư là cơ sở quan trọng hàng đầu để thực hiện các cam kết bảo đảm an toàn sở hữu tài sản và các khuyến khích đầu tư cho các nhà đầu tư nước ngoài. Mặt khác sự ổn định chính trị còn là tiền đề cần thiết để ổn định tình hình kinh tế xã hội, nhờ đó giảm được rủi ro cho các nhà đầu tư. Một nước, một vùng không thể thu hút được nhiều đầu tư nước ngoài nếu tình hình chính trị luôn luôn mất ổn định.
1.3 Chính sách, pháp luật
Các nhà đầu tư nước ngoài rất cần một môi trường pháp lí hợp lí và ổn định của nước chủ nhà. Môi trường này gồm những chính sách, quy định đối với đầu tư nước ngoài và tính hiệu lực của chúng trong thực hiện. Một môi trường pháp lí hấp dẫn đầu tư nước ngoài nếu có các chính sách, quy định hợp lí và tính hiệu lực cao trong thực hiện. Đây là những căn cứ pháp lí quan trọng không chỉ đảm bảo quyền lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài mà còn cho chính các nhà đầu tư trong nước khi tính toán đến làm ăn lâu dài.
1.4 Trình độ phát triển kinh tế
Trình độ phát triển của nển kinh tế là các mức độ phát triển về quản lí kinh tế vĩ mô, cơ sở hạ tầng, chất lượng cung cấp dịch vụ cho các hoạt động kinh doanh của các nhà đầu tư nước ngoài mức độ cạnh tranh của thị trường nước chủ nhà. Những nước có trình độ quản lí vĩ mô kém thường dẫn đến tình trạng lạm phát cao, nợ nước ngoài lớn tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp, các thủ tục hành chính rườm rà, nạn tham nhũng … Cơ sở hạ tầng cứng bao gồm các yếu tố như sân bay, cảng biển, giao thông, điện lực, viễn thông, còn cơ sở hạ tầng mềm bao gồm chất lượng lao động, dịch vụ công nghệ, hệ thống tài chính. Sự phát triển của cơ sở hạ tầng và dịch vụ sẽ tạo ra những điều kiện thuận lợi và giảm chi phí phát sinh cho các hoạt động đầu tư.
1.5 Đặc điểm văn hoá xã hội
Đặc điểm văn hoá xã hội của nước chủ nhà được coi là hấp dẫn đầu tư nước ngoài nếu có trình độ giáo dục cao và nhiều sự tương đồng về ngôn ngữ, tôn giáo, các phong tục tập quán với các nhà đầu tư nước ngoài. Các đặc điểm này không chỉ giảm được chi phí đào tạo nguồn nhân lực cho các nhà đầu tư nước ngoài mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho họ hoà nhập vào cộng đồng nước sở tại.
2. Các nhân tố của tỉnh Hải Dương
Tỉnh Hải Dương là một tỉnh có tốc độ phát triển cao và nhanh chóng của miền Băc và của cả nước, đóng vị trí quan trọng trong sự tăng trưởng vùng kinh tế Bắc Bộ. Hoà nhịp với công cuộc đổi mới và mở cửa trong cả nước, Hải Dương đã có những lỗ lực không ngừng để cải thiện môi trường đầu tư, khắc huy những lợi thế so sánh vốn có của mình nhằm kích thích nhu cầu đầu tư của các nhà đầu tư trong và ngoài nước cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của thành phố.
Trong việc thu hút và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài, Hải Dương đã đạt được những thành tựu đáng kể nhờ vào những lợi thế so sánh và các chính sách, biện pháp thu hút đầu tư của mình. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài tại Hải Dương trong thời gian qua còn có nhiều khó khăn. Phát huy những thành tựu đã đạt được và khắc phục những khó khăn, hạn chế là chủ trương của tỉnh nhằm tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư nươc ngoài mà đặc biệt là vốn FDI cho sự phát triển nhanh chóng và bền vững của tỉnh, xứng đáng với vị trí là một tỉnh có tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế nhanh của vùng kinh tế Bắc Bộ và của cả nước.
2.1. Thuận lợi
2.1.1 Điều kiện tự nhiên xã hội
a. Vị trí địa lí
Hải Dương là tỉnh nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, có diện tích tự nhiên 1660,78 km2, toạ độ địa lý ở 20o57' độ vĩ bắc và 106o18' độ kinh đông, gồm một thành phố và 11 huyện, dân số là 1.7 triệu người, chiếm khoảng 2.23% dân số cả nước. Hải Dương tiếp giáp với các tỉnh: Quảng Ninh, Bắc Giang ở phía bắc; Hải Phòng ở phía đông; Thái Bình ở phía nam và Hưng Yên, Bắc Ninh ở phía tây. Tỉnh có 2 tuyến quốc lộ lớn chạy qua: quốc lộ 5A nối Hà Nội với Hải Phòng và quốc lộ 18 nối Bắc Ninh với Quảng Ninh. Nằm trên hành lang Hà Nội - Hải Phòng, Hải Dương có vị trí quan trọng trong tam giác kinh tế trọng điểm phía Bắc.
Thành phố Hải Dương trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá khoa học kỹ thuật của tỉnh nằm trên trục đường quốc lộ 5 cách Hải Phòng 45 km về phía đông, cách Hà Nội 57 km về phía tây và cách Thành phố Hạ Long 80 km. Phía bắc tỉnh có hơn 20 km quốc lộ 18 chạy qua nối sân bay quốc tế Nội Bài ra cảng Cái Lân tỉnh Quảng Ninh. Đường sắt Hà Nội - Hải Phòng qua Hải Dương là cầu nối giữa thủ đô và các tỉnh phía bắc ra các cảng biển. Là tỉnh nằm giữa vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Hải Dương sẽ có cơ hội tham gia vào phân công lao động trên phạm vi toàn vùng và xuất khẩu.
Với vị trí địa lý như trên, tỉnh Hải Dương có điều kiện khá thuận lợi mở mang giao lưu, quan hệ thị trường trong nước và nước ngoài với hướng giao lưu chủ yếu là Đông -Tây và hướng Bắc. Nằm trong trục kinh tế trọng điểm Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh là điều kiện tốt để tiếp thu các tiến bộ khoa học công nghệ, đồng thời các đô thị lớn cũng là thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hoá lớn và đây là nơi thu hút nguồn lao động của tỉnh. Như vậy có thể thấy, Hải Dương có những lợi thế rất lớn trong hoạt động sản xuất nông nghiệp nói riêng và phát triển nền kinh tế chung của toàn tỉnh.
b. Địa hình
Phần lớn địa hình Hải Dương có địa hình bằng phẳng trừ 2 huyện Chí Linh và Kinh Môn có đồi núi. Hướng địa hình nghiêng và thấp dần từ Tây bắc xuống Đông nam. Hải Dương có vị trí địa lý giáp với khu vực miền núi và đồng bằng đã phân địa hình thành 2 vùng rõ rệt:
- Vùng phía Đông Bắc là đồi núi, đây là rìa của cánh cung Đông Triều, chiếm 10% diện tích lãnh thổ, gồm 3 vùng nhỏ: vùng đồi núi thấp, vùng đồi bát úp lượn sóng và vùng núi đá vôi.
- Vùng đồng bằng nằm trong hạ lưu của hệ thống sông Thái Bình, chiếm 90% diện tích lãnh thổ. Do tạo thành các nếp lượn sóng nên có thể chia làm 3 tiểu vùng:
+ Tiểu vùng có địa hình tương đối cao từ phía bắc huyện Bình Giang, Cẩm Giàng, nam Chí Linh, Nam Sách, Gia Lộc và phần Tây Bắc Tứ Kỳ.
+ Tiểu vùng có địa hình trung bình: Gồm phần nam huyện Ninh Giang, huyện Thanh Miện.
+ Tiểu vùng thấp gồm các huyện Tứ Kỳ, phần nam Kinh Môn, đông Nam Sách, và Thanh Hà, có địa hình dạng vàn thấp và trũng.
c. Khí hậu
Tỉnh Hải Dương nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia làm 4 mùa rõ rệt (xuân, hạ, thu, đông). Lượng mưa trung bình hàng năm 1.300 - 1.700 mm. Nhiệt độ trung bình 23,30C; số giờ nắng trong năm 1.524 giờ; độ ẩm tương đối trung bình 85 - 87%. Khí hậu thời tiết đặc biệt thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, bao gồm cây lương thực, thực phẩm và cây ăn quả đặc biệt là sản xuất cây rau mầu vụ đông và các ngành khác. Dựa vào nhiệt độ bình quân dưới 16oC và lượng mưa bình quân nhỏ hơn 1500 mm, khí hậu Hải Dương có thể chia làm 2 vùng:
+ Vùng khí hậu bán sơn địa: Gồm huyện Chí Linh và các xã vùng đồi huyện Kinh Môn, có nhiệt độ thấp hơn các huyện khác, năm rét đậm thường có sương muối, tính chất hạn rõ ràng hơn các huyện khác.
+ Vùng khí hậu đồng bằng: Gồm các huyện còn lại của tỉnh, có nền nhiệt lượng cao, mưa phùn đông xuân nhiều hơn.
Khí hậu của tỉnh Hải Dương không khắc nghiệt, ổn định, ít xảy ra thiên tai như hạn hán, bão lụt, … rất thuận lợi cho đời sống và cho sản xuất. Đây là một trong những điều kiện rất quan trọng tạo được tâm lí yên tâm cho các nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào Hải Dương vì nó cho thấy mức độ rủi ro do các yếu tố thiên nhiên khi đầu tư vào Hải Dương gần như không có. Có thể nói, điều kiện về khí hậu chính là một lợi thế của tỉnh Hải Dương trong thu hút đầu tư nước ngoài.
d. Thuỷ văn và nguồn nước
Hải Dương là tỉnh có hệ thống sông ngòi dày đặc với hơn 500 km sông lớn và trên 2.000 km sông nhỏ cùng với hàng ngàn ao hồ lớn nhỏ. Mạng lưới sông chính gồm: Sông Thái Bình có 3 nhánh là sông Kinh Thầy, sông Gùa và sông Mía. Các sông này có đặc điểm là lòng sông rộng, độ dốc nhỏ và uốn lượn, đáy sông thấp hơn nhiều so với mực nước biển; Sông Luộc (là một nhánh của sông Hồng) có chiều rộng trung bình từ 150-250m, sâu từ 4-6m chạy dọc danh giới phía nam của tỉnh.
e. Tài nguyên thiên nhiên
- Tài nguyên khoáng sản
Tài nguyên khoáng sản của tỉnh Hải Dương không đa dạng về chủng loại, nhưng có một số loại trữ lượng lớn, chất lượng tốt đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp; đặc biệt là công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng. Đá vôi ở huyện Kinh Môn, trữ lượng 200 triệu tấn, chất lượng tốt, CaCO3 đạt 90 – 97% cung cấp đủ nguyên liệu cho sản xuất sứ. Xi măng sản lượng 4 – 5 triệu tấn. Cao lanh ở Kinh Môn, Chí Linh trữ lượng 40 vạn tấn, tỷ lệ Fe2O3: 0,8 – 1,7 %, Al2O3 17 – 19% cung cấp đủ nguyên liệu cho sản xuất sứ trong tỉnh và một số tỉnh khác. Sét chịu lửa ở huyện Chí Linh, trữ lượng 8 triệu tấn, chất lượng tốt, tỷ lệ Al2O3 từ 23,5 – 28%, Fe2O3 từ 1,2 – 1,9 % cung cấp nguyên liệu sản xuất gạch chịu lửa trong tỉnh và một số tỉnh khác. Bôxít ở huyện Kinh Môn, trữ lượng 200.000 tấn, hàm lượng Al2O3 từ 46,9 – 52,4%, Fe2O3 từ 21 – 26,6%, SiO2 từ 6,4 – 8,9%.
Tài nguyên khoáng sản phong phú sẽ làm giảm chi phí đầu vào, chi phí vận chuyển, hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận, tạo điều kiện thuận lợi thu hút đầu tư nước ngoài.
- Tài nguyên đất
Tỉnh Hải Dương có diện tích tự nhiên 1.662 km2 , được chia làm 2 vùng: vùng đồi núi và vùng đồng bằng. Vùng đồi núi ở phía Bắc tỉnh, chiếm 11% diện tích tự nhiên, gồm 13 xã thuộc huyện Chí Linh và 18 xã thuộc huyện Kinh Môn, là vùng đồi núi thấp phù hợp với việc trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ và cây công nghiệp ngắn ngày. Vùng đồng bằng còn lại chiếm 89% diện tích tự nhiên do phù sa sông Thái Bình bồi đắp, đất màu mỡ thích hợp với nhiều loại cây trồng, sản xuất được nhiều vụ trong năm.
Trên diện tích hành chính 166.222 ha, Hải Dương bố trí sử dụng 63,1% vào sản xuất. Đất canh tác phần lớn là đất phù sa sông Thái Bình, tầng canh tác dày, thành phần cơ giới thịt nhẹ đến thịt trung bình, độ PH từ 5 – 6,5; chủ động tưới tiêu bằng động lực, thuận lợi cho thâm canh tăng vụ, ngoài sản xuất lúa còn trồng rau màu, cây công nghiệp ngắn ngày. Một số diện tích đất canh tác ở phía bắc tỉnh tầng đất mỏng, chua, nghèo dinh dưỡng, tưới tiêu tự chảy bằng hồ đập nước, thích hợp với cây lạc, đậu tương…
Nhìn chung, tài nguyên đất của tỉnh Hải Dương có độ phì khá lại có địa hình đa dạng nên có thể bố trí được nhiều loại cây trồng: cây lương thực, cây ăn quả, cây công nghiệp, rừng đa tác dụng với hệ thống canh tác khá đa dạng. Bên cạnh đó còn một số loại đất chiếm tỷ lệ không nhỏ (khoảng 21556 ha, tương đương gần 19%) còn trở ngại cho sản xuất nông nghiệp, cần phải được đầu tư nâng cấp cải tạo.
- Tài nguyên rừng
Là một tỉnh thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng nhưng Hải Dương có diện tích rừng ở vùng đồi núi thuộc 2 huyện Chí Linh và Kinh Môn. Theo số liệu thống kê năm 2003, diện tích rừng tập trung có 13975 ha, trong đó đất có rừng: 9867 ha (rừng tự nhiên: 3103 ha, rừng trồng: 6764 ha). Rừng tự nhiên nghèo cả về số lượng lẫn chất lượng, hệ động vật rừng hầu như đã giảm sút nghiêm trọng; rừng trồng chủ yếu là cây bạch đàn, keo và một số ít thông, do mới được trồng nên chưa khép tán và chất lượng không cao.
d. Dân số - Lao động
Theo số liệu của Cục Thống kê Hải Dương, dân số của tỉnh năm 1995 là 1608970 người và tính đến tháng 31/12 năm 2003 là 1695568 người, tốc độ tăng bình quân thời kỳ này là 0, 99%/năm. Là tỉnh có quy mô dân số không cao trong nước ta song mật độ dân số trung bình của tỉnh Hải Dương lại rất cao: 1020.95 người/km2, gấp 27 lần bình quân của thế giới và gấp gần 5 lần bình quân cả nước. Có 1441233 người sống ở khu vực nông thôn, chiếm 85% dân số toàn tỉnh, còn lại 254335 người sống ở khu vực thành thị chỉ chiếm 15%. Lao động trong độ tuổi năm 2003 là 970366 người, trong đó hơn 75% là lao động nông nghiệp, tốc độ tăng lao động hàng năm (giai đoạn 1998-2003) khoảng 2,2%/năm. Lao động nông nghiệp có trình độ khá cao: 24% lao động có trình độ văn hoá cấp III, 61% có trình độ văn hoá cấp II và 15% có trình độ cấp I.
Như vậy, nguồn nhân lực Hải Dương khá dồi dào, có văn hoá, có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật, chịu khó học hỏi tiếp thu kinh nghiệm và bước đầu có ý thức sản xuất hàng hoá…đó là thế mạnh rất lớn. Tuy vậy, đất hẹp, người đông- do hệ quả của việc tăng dân số quá nhanh trong những năm trước và theo đó là tốc độ tăng nhanh về lao động đang là sức ép rất lớn hiện nay và trong nhiều năm tới. Cũng chính vì vậy, mặc dù GDP của Hải Dương đạt khá cao so vơí các tỉnh thành khác (năm 2004 đạt 7340.5 tỷ đồng, chiếm 1.767% cả nước) nhưng chỉ tiêu GDP bình quân đầu người hàng năm đạt khoảng 4.33 triệu đồng/người chỉ bằng 69% mức bình quân cả nước (6.3 triệu đồng).
Cùng với tình hình chung của cả nước, lao động ở nông thôn còn phổ biến là thuần nông và còn thiếu việc làm, một bộ phận lao động thành thị chưa có việc làm ổn định, thị trường lao động đã hình thành nhưng còn sơ khai. Với thực trạng nguồn lao động như trên, tỉnh cần có các biện pháp đẩy mạnh việc chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động của tỉnh nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao mức sống của người dân.
Bảng 1: Một số chỉ tiêu kinh tế xã hội chủ yếu của Hải Dương.
Chỉ tiêu
Đơn vị
1999
2000
2001
2002
2003
1.Dân số
2.GDP
3.GDP/người
4.Lương thực quy thóc BQ
1000 người
Tỷ đồng
Triệu đồng
Kg/người
1652.9
5979
3.6
511
1664.7
6715
4.03
506
1675.6
6667
3.97
480
1678.4
6925
4.1
518
1695.5
7340.5
4.3
521
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương 2004; NXB TK 2004.
2.1.2 Cơ sở hạ tầng
Hải Dương có hệ thống cơ sở hạ tầng khá hoàn chỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển.
+ Hệ thống giao thông: gồm đường bộ, đường thuỷ, đường sắt; Phân bố hợp lý, giao lưu rất thuận lợi tới các tỉnh .
- Đường bộ: có 4 tuyến đường quốc lộ qua tỉnh dài 99 km, đều là đường cấp I, cho 4 làn xe đi lại; các tuyến đường tỉnh lộ những năm qua được đầu tư nâng cấp tương đối đồng bộ cho nên rất thuận tiện cho việc đi lại của ngươi dân và vận chuyển hàng hoá :
- Đường sắt: Tuyến Hà Nội - Hải Phòng chạy song song với quốc lộ 5, đáp ứng vận chuyển hàng hoá, hành khách qua 7 ga trong tỉnh.
Tuyến Hà Nội - Bãi Cháy chạy qua huyện Chí Linh, là tuyến đường vận chuyển hàng lâm nông thổ sản ở các tỉnh miền núi phía Bắc ra nước ngoài qua cảng Cái Lân, cũng như hàng nhập khẩu và than cho các tỉnh.
- Đường thuỷ: với 400 km đường sông cho tầu, thuyền 500 tấn qua lại dễ dàng. Cảng Cống Câu công suất 300.000 tấn /năm và hệ thống bến bãi đáp ứng về vận tải hàng hoá bằng đường thuỷ một cách thuận lợi.
Hệ thống giao thông trên bảo đảm cho việc giao lưu kinh tế từ Hải Dương đi cả nước và nước ngoài rất thuận lợi.
+ Hệ thống điện: Trên địa bàn tỉnh có Nhà máy nhiệt điện Phả Lại công suất 1040 Mw; hệ thống lưới điện khá hoàn chỉnh, đảm bảo cung cấp điện an toàn và chất lượng ổn định; trên địa bàn tỉnh có 5 trạm biến áp 110/35 kV tổng dung lượng 197 MVA và 11 trạm 35/10 kV, các trạm phân bố đều trên địa bàn tỉnh. Lưới điện 110, 35 kV đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, phục vụ tốt nhu cầu điện cho sản xuất và sinh hoạt.
+ Bưu điện: Mạng lưới bưu chính viễn thông đã phủ sóng di động trên phạm vi toàn tỉnh, 100% thôn, xã đều có điện thoại liên lạc trực tiếp nhanh chóng với cả nước và thế giới.
+ Hệ thống tín dụng ngân hàng : Bao gồm các Chi nhánh Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Ngân hàng Đầu tư phát triển, Ngân hàng Ngoại thương, Ngân hàng Chính sách xã hội, có quan hệ thanh toán trong nước và quốc tế nhanh chóng, thuận lợi. Ngân hàng Cổ phần nông nghiệp và 79 Quỹ tín dụng nhân dân đáp ứng việc khai thác và cung ứng vốn cho hoạt động sản xuất của nhân dân trong tỉnh.
+ Hệ thống thương mại khách sạn: Trên địa bàn tỉnh có 18 doanh nghiệp nhà nước, 12 Hợp tác xã Thương mại, 54 doanh nghiệp ngoài quốc doanh và 20.298 cửa hàng kinh doanh thương mại. Có 1 Trung tâm thương mại tại thành phố Hải Dương, là đầu nối giao dịch và xúc tiến thương mại, thông tin, tiếp thị dự báo thị trường tư vấn môi giới đàm phán ký kết hợp đồng
Hệ thống khách sạn, nhà hàng bao gồm quốc doanh, tư nhân và các tổ chức khác, có đầy đủ tiện nghi sang trọng, lịch sự đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong nước và quốc tế.
+ Cơ sở y tế: mạng lưới cơ sở vật chất kỹ thuật y tế từ tỉnh đến huyện được củng cố nâng cấp đáp ứng nhu cầu cơ bản trong khám và chữa bệnh cho nhân dân. Đến nay toàn tỉnh có 6 bệnh viện tuyến tỉnh, 1 khu điều dưỡng, 1 khu điều trị bệnh phong và 13 trung tâm y tế huyện, 6 phòng khám đa khoa khu vực, 236 trạm y tế xã phường. Bình quân 10000 dân có 4 bác sỹ, 21 gường bệnh. Ở tuyến tỉnh đã được đầu tư một số thiết bị hiện đại trong khám điều trị bệnh như: Máy siêu âm, nội soi, chụp cắt lớp..
Đây là những cơ sở hạ tầng hiện có và ngày một nâng cấp hoàn chỉnh để thu hút khách du lịch, các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến Hải Dương.
2.1.3 Cơ chế chính sách
a. Xúc tiến, vận động đầu tư
Trong những năm gần đây, tỉnh tạo mọi điều kiện thuận lợi có thể cho nhà đầu tư đến Hải Dương hoạt động sản xuất, kinh doanh, không phân biệt nhà đầu tư trong nước hay nước ngoài. Triển khai thực hiện tốt Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp để khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi phát triển mạnh các loại hình kinh tế dân doanh.
Các sở, ngành đẩy mạnh việc cung cấp thông tin thị trường, hỗ trợ xúc tiến đầu tư, thương mại cho các DN. Thực hiện tốt chính sách khuyến khích đầu tư, tạo điều kiện và hỗ trợ thiết thực cho các DN đang có sản phẩm cạnh tranh được trên thị trường tiếp tục đầu tư mở rộng và phát triển nhanh hơn.
b. Các chính sách ưu đãi đầu tư
Tháng 5 năm 2003 Thủ tướng chính phủ đã ra quyết định thành lập Ban Quản Lí các khu công nghiệp tỉnh Hải Dương, tạo thêm một kênh quan trọng để thu hút dầu tư nước ngoài. Đến nay các khu công nghiệp và cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã tiếp nhận hàng trăm dự án đầu tư
UBND tỉnh đã ban hành một số chính sách ưu đãi, áp dụng cho các Doanh nghiệp đầu tư vào các khu công nghiệp( Quyết đinh số 3149/2002/QĐ-UB ngày 17/7/2002 của UBND tỉnh Haỉ Dương về ưu đãi khuyến khích đầu tư vào các khu công nghiệp); các cum công nghiệp và làng nghề ( Quyết định số 920/2003/QĐ-UB của UBND tỉnh Haỉ Dương về ưư dãi khuyến khích đầu tư vào các c ụm công nghiệp và làng nghề). Nhiều doanh nghiệp đã được hưởng ưu đãi theo quyết đinh kể trên
Thông qua các biện pháp về tài chính, tín dụng, tỉnh đã thực hiện nhiều chính sách khuyến khích đầu tư như: miễn giảm thuế, miễn giảm tiền thuê đất, cho vay vốn, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, áp dụng cơ chế một giá, miễn thuế nhập khẩu máy móc thiết bị, hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng, giải phóng mặt bằng, đào tạo lao động, thông tin quảng cao và vận động đầu tư... theo đúng Luật khuyến khích đầu tư trong nước và các chính sách đầu tư của tỉnh.
Ưu tiên các dự án sử dụng nguồn nguyên liệu và lao động tại chỗ, có giá trị gia tăng cao, các dự án có quy mô lớn, trình độ công nghệ hiện đại, các dự án sản xuất hàng xuất khẩu.
c. Cải cách thủ tục hành chính
Tỉnh đã và đang tăng cường cải cách thủ tục hành chính theo Đề án cải cách thủ tục hành chính theo chế độ “1cửa” của tỉnh nhằm tạo cơ chế thông thoáng, để tăng cường hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp.
Tỉnh đã thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa, một đầu mối” trong các khâu liên quan đến hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như: thẩm định dự án đầu tư; chấp thuận đầu tư cho thuê đất; cấp giấy phép xây dựng; cấp giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư; cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh... tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhanh chóng đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
d. Hỗ trợ doanh nghiệp
Tỉnh đẩy mạnh nghiên cứu, tìm giải pháp tạo chuyển biến mới trong công tác thu hút vốn đầu tư, song song với giải quyết kịp thời các vướng mắc phát sinh của các DN. Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các DN đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, sớm đưa vào hoạt động. Phát huy tối đa năng lực sản xuất hiện có của các DN, nhất là DN sản xuất điện, xi măng, vật liệu xây dựng..Bên cạnh việc tiếp tục hoàn thiện kết cấu hạ tầng và thu hút đầu tư vào các KCN, tỉnh tiếp tục ưu tiên đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật các cụm công nghiệp đã được phê duyệt.
Xác định, tạo môi trường đầu tư thuận lợi có ý nghĩa quyết định đối với việc thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước, nên trong thời gian qua, tỉnh Hải Dương đã có các cơ chế chính sách thông thoáng, tạo điều kiện hỗ trợ, khuyến khích các nhà đầu tư và xin được thực hiện cơ chế ủy quyền của các Bộ ngành trong việc thực hiện cơ chế “một cửa tại chỗ” cho các nhà đầu tư, thông qua một loạt quyết định của UBND tỉnh và một số Bộ, ngành. Sự ra đời của những chính sách và qui chế đó đã tạo điều kiện rất thuận lợi, cải thiện môi trường đầu tư của tỉnh, đáp ứng được nguyện vọng của các nhà đầu tư trong và ngoài nước đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài.
2.1.4 Trình độ, tiềm năng phát triển kinh tế của tỉnh Hải Dương
Trong 5 năm 2001 - 2005, kinh tế Hải Dương có bước phát triển khá, GDP tăng bình quân 10,8%/năm, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, ngành nông, lâm thuỷ sản giảm 7,6%; công nghiệp, xây dựng tăng 6,1%; dịch vụ tăng 1,5%. Năm 2005, cơ cấu kinh tế nông, lâm thuỷ sản - công nghiệp, xây dựng - dịch vụ là 27,2%- 43,3%- 29,5%. Thu ngân sách nhà nước tăng nhanh, năm 2003 đạt 1.135 tỷ đồng, năm 2004 đạt 1.855 tỷ đồng, năm 2005 đạt 2,450 tỷ đồng. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông, lâm, ngư nghiệp. Các ngành kinh tế đều tăng trưởng, các cân đối tài chính, vốn đầu tư phát triển, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đạt khá. Y tế, giáo dục - đào tạo, văn hoá, thể dục - thể thao và giải quyết các vấn đề xã hội có nhiều tiến bộ. Đời sống nhân dân từng bước được cải thiện, an ninh chính trị giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Đây chính là nhân tố quan trọng làm thay đổi diện mạo của Hải Dương những năm gần đây và là nhân tố quan trọng để thu hút vốn đầu tư nước ngoài của tỉnh Hải Dương.
2.1.5 Đặc điểm văn hoá xã hội của tỉnh
Hải Dương là một trong những cái nôi của nền văn hoá lâu đời của dân tộc Việt Nam. Lịch sử hàng ngàn năm của dân tộc đã để lại cho vùng đất này một tài sản vô giá với hàng trăm di tích lịch sử văn hoá.
Hải Dương còn là mảnh đất in đậm dấu ấn lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc nơi sinh ra và nuôi dưỡng nhiều bậc hiền tài cho đất nước, gắn bó với tên tuổi các danh nhân nổi tiếng như Trần Hưng Đạo, Chu Văn An, Tuệ Tĩnh (thời Trần), Nguyễn Trãi (thời Lê) ,Trần Nguyên Đán, Mạc Đĩnh Chi, Phạm Sư Mạnh, nơi sinh ra và lớn lên của đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác …với gần 500 Tiến sỹ nho học
Hiện nay, Hệ thống giáo dục của tỉnh rất phát triển. Hằng năm, phong trào giáo dục Hải Dương luôn được Bộ đánh giá cao, liên tục được khen thưởng 11/11 chỉ tiêu công tác, có năm được Bộ tặng cờ thi đua 'Đơn vị dẫn đầu' toàn quốc (2001).
Điều đó cho thấy Hải Dương có truyền thống văn hóa tốt đẹp, lâu đời, có phong tục tập tập quán đẹp và lối sống văn minh hiện đại, là tỉnh có trình độ giáo dục cao. Người dan Hải Dương thông minh, cần cù, và rất hoà đồng, hiếu khách. Đây chính là một nhân tố quan trọng để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đến với Hải Dương để giúp họ giảm được chi phí đào tạo nguồn nhân lực và tạo điều kiện cho họ hoà nhập với môi trường mới tốt hơn.
2.2 Khó khăn
Tuy nhiên, trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài của tỉnh hiện nay vẫn gặp phải một số khó khăn nhất định dưới đây:
* Nuớc ta đang chuyển đổi hệ thống pháp luật về đầu tư nước ngoài. Do đó, không ít nhà đầu tư phân vân cho rằng, khi Nhà nước triển khai luật mới sẽ có vướng mắc, gây tâm lý e ngại cho các nhà đầu tư.
* Các doanh nghiệp nước ngoài tiếp tục mong muốn đầu tư “bám” theo quốc lộ 5 để thuận lợi trong vận tải hàng hóa nên việc thu hút đầu tư vào vùng sâu, vùng xa vẫn khó khăn.
* Cạnh tranh diễn ra gay gắt hơn , cùng với việc gia tăng sức ép cạnh tranh một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nứơc ngoài sé gặp khó khan, kinh doanh thua lỗ dẫn đến ngừng triển khai dự án hoặc rơi vào tình trạng phá sản.
* Nhận thức của người lao động và người sử dụng lao động về Luật lao động chưa tốt, tiềm ẩn tình trạng bất hợp pháp tại một số doanh nghiệp, ảnh hưởng tới sản xuất kinh doanh và môi trường đầu tư tại tỉnh Hải Dương.
* Chi phí sản xuất gia tăng do giá cả một số mặt hàng, nhất là giá nguyên liệu (giá điện, than) tăng đáng kể, chi phí tiền lương tăng sau khi nâng mức lương tối thiểu trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
* Hệ thống kết cấu hạ tầng của Tỉnh Hải Dương tuy đã được nâng cấp, nhưng nhìn chung vẫn còn yếu kém. Đặc biệt tình trạng thiếu điện trong cả nước nói chung và tỉnh Hải Dương nói riêng nếu không được khắc phục sớm sẽ ảnh hưởng lớn tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và gây tâm lý lo ngại đối với nhà đầu tư mới.
* Chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế làm giảm khả năng canh tranh của tỉnh về mặt lao động
* Cải cách thủ tục hành chính tuy đã được tiến hành tích cực nhưng còn rất nhiều vấn đề cần được xử lí để đáp ứng yêu cầu đặt ra. Cải cách thủ tục hành chính còn chậm và kém hiệu quả, còn nhiều phiền hà, tiêu cực. Nguyên tắc “một cửa, tại chỗ” tuy đã được áp dụng nhưng trên thực tế, các thủ tục hành chính rườm rà và tuỳ tiện vẫn chưa được sửa đổi như trong việc giải phóng mặt bằng,...
* Điều kiện làm việc ăn ở của người lao động trong các khu công nghiệp và khu chế xuất chưa được cải thiện nhiều. Hơn nữa sự quan tâm của chính quyền địa phương chưa bao quát, phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng, dịch vụ, thiết chế văn hoá phục vụ đời sống tinh thần cho người lao động.
II. Thực trạng đầu tư nước ngoài tại tỉnh Hải Dương
Tổng quan chung về tình hình đầu tư nước ngoài tại tỉnh Hải Dương
Những năm qua, Hải Dương nổi lên là một tỉnh có nhiều biến chuyển rõ nét trong tất cả các mặt đời sống kinh tế - xã hội. Tốc độ tăng trưởng GDP khá cao, bình quân 10,8%/năm, cơ cấu kinh tế chuyển dịch khá. Điều này có được một phần là do thu hút đầu tư của tỉnh đạt hiệu quả tích cực. Có được kết quả đó là do Hải Dương đã nỗ lực trong cải cách hành chính, tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là giao thông, điện nước, bưu chính-viễn thông. Từ đó tạo động lực và môi trường phát triển kinh tế, thu hút vốn đầu tư. Tỉnh đã kết hợp huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển và đã thu được những kết quả quan trọng, góp phần tăng quy mô nền kinh tế, tăng thu ngân sách nhà nước, cơ sở hạ tầng được cải tạo nâng cấp và xây dựng mới, hình thành các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các khu đô thị mới, các thị trấn, thị tứ, khu du lịch sinh thái... góp phần làm thay đổi tích cực diện mạo đô thị, nông thôn. Đồng thời với sự phát triển cơ sở hạ tầng, đã từng bước xây dựng môi trường thuận lợi hơn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo ra nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần có tính năng động hơn.
Hiện nay, Hải Dương là một trong những tỉnh, thành phố có tốc độ thu hút đầu tư cao nhất cả nước. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh đầu năm 2007 so với các tỉnh thành khác trên cả nước được thể hiện dưới bảng sau
Bảng 2 : Đầu tư trực tiếp nước ngoài phân theo địa phương
01/01-22/3/2007
Chỉ tiêu
Khu vực
Số dự án được cấp giấy phép (Dự án)
Số vốn đăng ký (nghìn USD)
Tổng số
Trong đó vốn
pháp định
Tổng số
189
1978508
809241
Hà Nội
46
96247
42979
Vĩnh Phúc
5
45840
17808
Bắc Ninh
6
28092
24309
Hà Tây
3
14664
9364
Hải Dương
24
175079
68824
Hải Phòng
2
26500
8500
Hưng Yên
9
25750
12790
Hà Nam
1
25600
12800
Cao Bằng
1
6156
5000
Lào Cai
1
1000
1000
Thái Nguyên
1
100000
30000
Lạng Sơn
1
188
188
Quảng Ninh
7
48885
26440
Bắc Giang
6
6550
6550
Phú Thọ
1
500
400
Sơn La
1
150
30
Thanh Hoá
1
265
265
Quảng Trị
1
20
20
Thừa Thiên Huế
3
277100
101100
Đà Nẵng
2
831
831
Quảng Nam
1
25625
13750
Quảng Ngãi
1
260000
113000
Bình Định
5
185000
96000
Khánh Hoà
3
5600
1950
Ninh Thuận
1
1200
360
Bình Thuận
2
17268
3347
Bình Phước
4
11350
6250
Tây Ninh
3
7215
3660
Bình Dương
4
227600
63000
Đồng Nai
6
23470
13480
Bà Rịa - Vũng Tàu
3
167350
65850
TP- Hồ Chí Minh
30
143714
50597
Long An
3
13700
5800
Trà Vinh
1
10000
3000
Nguồn : Sở Kế hoạch và Đầu t ư tỉnh Hải Dương
Qua bảng trên ta có thể thấy Hải Dương là một trong những tỉnh dẫn đầu về thu hút đầu tư nước ngoài ở miền Bắc nói riêng và cả nước nói chung, đó là những tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi, Bình Định, Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu, TP Hồ Chí Minh. Chúng ta có thể thấy được vị trí của Hải Dương trong thu hút đâu tư nước ngoài của cả nước là vô cùng quan trọng, điều này góp phần rất lớn vào sự phát triển kinh tế xã hội nói chung của cả nước.
Cơ cấu đầu tư nước ngoài theo nguồn vốn
- Cơ cầu nguồn vốn nói chung của tỉnh
Giai đoạn 2001 – 2005, trong tổng số vốn đầu tư thực hiện là 22.615 tỷ VND, trong đó vốn đầu tư trong nước đạt 18.160 tỷ VND - chiếm 80,3% tổng vốn đầu tư, đạt 165% so với mục tiêu. Cụ thể: Vốn đầu tư từ ngân sách trung ương 2.958 tỷ VND - chiếm 13% tổng vốn đầu tư; Vốn ngân sách địa phương 2.007 tỷ VND - chiếm 9% tổng vốn đầu tư; Vốn tín dụng đầu tư phát triển gồm cả trung ương và địa phương là 9.334 tỷ VND - chiếm 41% tổng vốn đầu tư; Vốn dân doanh đạt 3.861 tỷ VND - chiếm 17% tổng vốn đầu tư. Vốn nước ngoài đạt 4.455 tỷ VND - chiếm 20% tổng vốn đầu tư.
Bảng 3 : Bảng cơ cấu nguồn vốn
Đơn vị : Tỷ VND
Nguồn vốn
Vốn trong nước
Vốn nước ngoài
Số vốn
18160
4455
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương
Biểu đồ cơ cấu nguồn vốn nói chung của tỉnh
Từ đây có thể thấy rằng vị trí của nguồn vốn đầu tư nước ngoài trong đầu phát triển của Hải Dương là rất quan trọng. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội.
Vốn đầu tư nước ngoài theo hình thức trực tiếp, gián tiếp
Nguồn vốn đầu tư trực tiếp thường chiếm tỉ trọng cao trong tổng nguồn vốn đầu tư nước ngoài, nó thường chiếm tới 75 – 80 % , còn nguồn vốn đầu tư gián tiếp mà ở đây chủ yếu là ODA thường chỉ chiểm từ 20 – 25 %.
Cơ cấu đầu tư nước ngoài theo hình thức trực tiếp, gian tiếp
Qua đây ta có thể thấy nguồn vốn trực tiếp chiếm vị trí chủ đạo trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Tỉnh. Tuy nhiên nguồn vốn gián tiếp cũng chiếm một tỷ trọng không nhỏ và đóng vai trò vô cùng quan trọng. Vì vậy trong thu hút đầu tư nước ngoài của tỉnh cần có chiến lược cụ thê để thu hút từng nguồn vốn với khối lượng ngày càng lớn hơn. Tiếp tục khai thác để thu hút vốn FDI và để ra các chương trình đề án để khai thác mạnh mẽ hơn nữa nguồn vốn gián tiếp mà chủ yếu là ODA và NGOs vì đây là nguồn vốn quan trọng trong xây dựng và nâng cấp cơ sỏ hạ tầng của tỉnh
1.2 Cơ cầu đầu tư nước ngoài theo vùng lãnh thổ
Cơ cấu đầu tư nước ngoài theo vùng, lãnh thổ cũng ngày một cân đối hơn. Những năm đầu, FDI chủ yếu tập trung ở các huyện dọc theo các tuyến quốc lộ, đặc biệt là quốc lộ 5. Các dự án đầu tư của nước ngoài thường tập trung vào các khu công nghiêp lớn như KCN Đại An, KCN Phúc Điền, KCN Nam Sách, KCN Việt Hoà – Kenmark,… và số còn lại phân bố rải rác trong địa bàn thành phố Hải Dương hoặc phân bổ về các cụm công nghiệp ở các huyện như CCN Phú Thứ - Kinh Môn, CCN Đồng Tâm – Ninh Giang, … Đến nay, tuy các dự án vẫn tập trung ở đây nhưng đã có nhiêù dự án được đầu tư ở các huyện khác không có đường quốc lộ chạy qua nhưng có lợi thế về nguyên liệu, lao động.
-Tỉnh đã bước đầu phát huy tiềm năng phát triển của một số địa phương, nhưng việc phát huy cạnh tranh của các vùng trong phân công lao động xã hội còn chưa cao. Việc quy hoạch, dự báo phát triển từng lĩnh vực, từng vùng còn nhiều bất cập.
- Xác định được các khu vực kinh tế trọng điểm là động lực và lôi kéo sự phát triển các huyện khác mà trong đó thành phố Hải Dương là đầu tàu. Các huyện như Kinh Môn, Nam Sách, Chí Linh là những trọng điểm công nghiệp không những đóng góp lớn cho GDP, ngân sách tỉnh mà còn giúp đỡ, thúc đẩy các huyện khác đi lên.
- Đã có nhiều chương trình đối với vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn như cung cấp điện, nước sạch cho người dân ở những khu vực này. Đời sống của nhiều người dân đã được cải thiện, qua “chương trình xoá đói giảm nghèo” đã có 24426 hộ thoát nghèo, tỷ lệ hộ ngheo giảm xuống còn 4.5% (Mục tiêu 5%), thấp hơn cả nước (6.5 – 7%). Do vậy phần nào đã gắn kết được tăng trưởng với xoá đói giảm nghèo nhằm thu hút đầu tư nước ngoài vào các vùng này
- Tuy nhiên các dự án đầu tư nước ngoài tập trung cho khu vực đồng bằng, thành thị ít đầu tư cho miền núi, nông thôn tạo ra sự mất cân đối giữa các vùng lãnh thổ, đặc biệt là chênh lệch về giàu nghèo mà cụ thể là thu nhập, đời sống giữa người dân khu vực thành thị và nông thôn. Mật độ dân số ở thành phố HảI Dương, các thị trấn như Sao Đỏ (Chí Linh), Nhị Chiểu (Kim Môn)…cũng cao hơn hẳn ở nông thôn tạo sức ép về việc làm, môi trường, an ninh xã hội…
- Do đặc thù của từng vùng, từng địa phương nên ở một số địa phương, dặc biệt là ở những nơi giao thông, đi lại khó khăn, kinh tế châm phát triển, chưa có những chính sách thu hút đầu tư mạnh mẽ thì đầu tư nước ngoài còn hạn chế. Các vùng này sử dụng nguồn lực địa phương là chính do kém hấp dẫn, chưa thu hút được các nguồn lực khác. Như ở khu vực các huyện không có đường quốc lộ chạy qua như Thanh Miện, Bình Giang, Tứ Kì tỷ trọng vốn đầu tư nước ngoài rất nhỏ.
- Giữa các địa phương có sự cạnh tranh với nhau cùng thi hành các chính sách để thu hút đầu tư, tạo cơ hôi đầu tư nên làm cho mối liên kết giữa các vùng, địa phương chưa cao, các địa phương không nhận thức được lợi thế triệt để của mình nên làm giảm hiệu quả đầu tư. Đầu tư để liên kết giữa các vùng để tạo sự thúc đẩy, phát triển còn hạn chế. Đặc biệt tính liên kết giữa các vùng trọng điểm với các vùng khác vẫn còn mờ nhạt. Một số địa phương, một số vùng hoạt động đầu tư còn có sự phân cấp rất mạnh.
1.3 Đối tác đầu tư
Đối tác đầu tư vào Hải Dương đến từ rất nhiều quốc gia trên thế giới như: Đài Loan, Hàn Quốc, Bỉ, Canada, Úc, Trung Quốc, Hồng Kông, Singapo, Nhật, Anh, Lào, Đức, Ba Lan, Pháp, Mauritius, Samoa, Malaysia, Đan Mạch,… trong đó Đài Loan và Hàn Quốc là những đối tác lớn, đầu tư nhiều dự án có quy mô lớn tại tỉnh Hải Dương như Công ti xi măng Phúc Sơn liên doanh giứa Đài Loan, Việt Nam với số vốn 265 triệu USD tương đương với 4248 tỷ VND, Công ti trách nhiệm hữu hạn Sumidenso do Nhật Bản đầu tư với số vốn đầu tư 66,66 triệu USD tương đương với 1067 tỷ VND, và còn rất nhiều các dự án đầu tư lớn khác đến từ các nước khác,…Hình thức đầu tư chủ yếu là thành lập các công ty trách nhiệm hữu hạn, các doanh nghiệp liên doanh. Đi dọc quốc lộ 5 từ Hà Nội về, hai bên quốc lộ, các khu công nghiệp đã mọc lên san sát. Các nhà doanh nghiệp từ khắp nơi: Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Anh... đều đã có mặt tại Hải Dương.
1.3 Mặt hàng sản xuất của các dự án đầu tư nước ngoài
Mặt hàng sản xuất của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thường là các mặt hang tiêu dùng như may mặc, nước uống, thức ăn chăn nuôi, bánh kẹo, thức ăn chăn nuôi, chế tạo bơm nước, xi măng, rau quả,dụng cụ thể thao, đồ nội thất văn phòng,… Các dự án đầu tư trên điạ bàn tỉnh Hải Dương vào các sản phẩm có hàm lượng công nghệ và hàm lượng chất xám cao như sản xuất ô tô, linh kiện điện tử,…vẫn chưa nhiều và quy mô chưa lớn.
2. Tình hình huy động nguồn vốn đầu tư nước ngoài
Bằng những cơ chế, chính sách ưu đãi khuyến khích đầu tư hợp lý, Hải Dương đã đạt được những thành tích rất đáng khích lệ trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Tổng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện trong giai đoạn 2001- 2005 khoảng 3311 tỷ đồng, trong đó, vốn ODA và vốn viện trợ từ NGOs: 1144 tỷ đồng
2.1 Tình hình huy động vốn FDI
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Hải Dương tăng nhanh qua các năm đặc bịêt là từ năm 2000 đến nay được thể hiện ở bảng dưới đây :
Bảng 4 : Vốn đầu tư theo các năm
Đơn vị : Tỷ VND
Năm
2000
2001
2002
2003
2004
2005
FDI
55.5
118.5
372.0
870.0
1350.0
600.0
Nguồn: Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Hải Dương
Có thể thấy lượng vốn đầu tư nước ngoài thu hút vào Hải Dương tăng rất nhanh qua các năm. Năm 2000, lương FDI thấp chỉ ở mức 55.5 thì đến năm 2004 là 1350.0, gấp hơn 20 lần so với năm 2000. Điều này chứng tỏ sức thu hút đầu tư nước ngoài ở Hải Dương thực sự nhanh và mạnh, đây là một bước nhẩy vọt lớn, khẳng định tiềm năng thu hút đầu tư nước ngoài cuả tỉnh là rất lớn.
Sở dĩ thu hút được khối lượng vốn lớn như vậy là do Hải Dương đã nỗ lực phấn đấu, phát huy những nhân tố, lợi thê sẵn có trong thu hút đầu tư nước ngoài và sửa chữa khắc phục những hạn chế để môi trường thu hút đầu tư của tỉnh ngày càng hấp dẫn hơn nhất là đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
Giai đoạn 2001-2005, môi trường đầu tư của Hải Dương được cải thiện đáng kể, do đó đã thu hút các nhà đầu tư thuộc các thành phần kinh tế cả trong và ngoài nước đến đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh ở Hải Dương. Tính đến hết năm 2004, toàn tỉnh đã triển khai quy hoạch 20 cụm công nghiệp huyện, cụm công nghiệp làng nghề với tổng diện tích quy hoạch 697 ha, để tạo điều kiện thu hút các nhà đầu tư, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ sản xuất. Các cụm công nghiệp đã thu hút 102 dự án, trong đó có 23 dự án đã đi vào sản xuất. Ngoài các dự án sản xuất công nghiệp đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp, trên địa bàn Tỉnh còn có hàng chục dự án được chấp thuận thuê đất ở các địa phương, nhất là ven các đường quốc lộ, các thị trấn, thị tứ, làng nghề… nhiều doanh nghiệp, hộ tư nhân đã bỏ vốn đầu tư mở rộng sản xuất, trang bị thêm các dây chuyền, thiết bị mới để tăng năng lực sản xuất. Nhờ thu hút được khá nhiều dự án đầu tư cho sản xuất công nghiệp nên đã góp phần nâng cao năng lực sản xuất trong năm và đây sẽ là những tiềm năng lớn cho sản xuất công nghiệp phát triển nhanh, mạnh trong những năm tiếp theo.
Hiện nay tỉnh Hải Dương đang cùng các nhà đầu tư chuẩn bị và tiến hành đầu tư một số dự án lớn như: TCty Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam (VINASHIN) xây dựng KCN tàu thuỷ tại xã Lai Vu, huyện Kim Thành với tổng vốn đầu tư trên 4.500 tỷ VND; Dự án công nghiệp điện tử của Tập đoàn KENMARK (Đài Loan) chuẩn bị đầu tư 180 triệu USD; Dự án thiết bị điện của Tập đoàn Sumitomo Wiring Systems (Nhật Bản) đầu tư 50 triệu USD và một số dự án đầu tư vào các lĩnh vực du lịch, chế biến nông sản, y tế, giày và may xuất khẩu... Những dự án đi vào sản xuất sẽ góp phần đáng kể vào tăng GDP, tăng tỷ trọng công nghiệp trong cơ cấu kinh tế, tăng thu ngân sách và giải quyết việc làm cho nhân dân trong tỉnh.
Bảng 5: Danh mục các dự án gọi vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
của tỉnh H ải Dương
Tên dự án
Mục tiêu
Hình thức đầu tư
Quy mô dự án
1. Dự án Giày da cao cấp xuất khẩu
Xây dựng xí nghiệp Giày da cao cấp xuất khẩu
Liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài
trên 5 triệu USD
2. Dự án chế biến hoa quả hộp
Nhằm khai thác tiềm năng của địa phương
100% vốn nước ngoài
4 triệu USD
3. Nhà máy chế biến thịt lợn sữa
Nhằm khai thác tiềm năng địa Phương và tăng giá trị xuất khẩu Nguyên liệu lấy tại đa phương.
Liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài
5 triệu USD trở lên
4. Dự án chế biến nước hoa quả
Nâng cao giá trị hàng nông sản, tiêu thụ nông sản cho nhân dân
100% vốn nước ngoài
4 tnệu USD trở lên
5. Xí nghiệp chế biến gia vị
Xây dựng nhà máy chế biến ớt gừng phát huy tiềm năng đất vườn. Mỗi năm khai thác 51 nghìn tấn
100% vốn nước ngoài
3 triệu USD trở lên
6. Kho lạnh nông sản xuất khẩu
Xây dựng hệ thống kho chứa, bảo quản nông sản lạnh, lạnh khô
100% vốn nước ngoài
6 tnệu USD trở lên
7. Dự án sản xuất Bia
Phát triển ngành công nghiệp đồ uống của Hải Dương
100% vốn nước ngoài
10 tnệu USD
8. Sản xuất đồ gỗ gia dụng
Sản xuất đồ gỗ gia dụng xuất khấu. Nguyên liệu trong nước hoặc nhập khẩu
Liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài
2 triệu USD trở lên
9. Sản xuất Giày thể thao xuất khẩu
Giải quyết việc làm và đời sống của lao động địa phương
100% vốn nước ngoài
6 triệu USD trở lên
10. Sản xuất Bao bì các loại
Phục vụ nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu
100% vốn nước ngoài
5 tnệu USD trở lên
11. Xây dựng khách sạn tại Hải Dương
Thúc đẩy lĩnh vực kinh doanh du lịch - khách sạn của tỉnh
100% vốn nước ngoài 10 triệu USD trở lên
10 triệu USD trở lên
12. Xây dựng khách sạn tại Côn Sơn - Hải Dương
Nhằm thu hút khách du lịch Côn Sơn- Kiếp Bạc và khách chơi Golf- Chí Linh
Liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài
5 triệu USD trở lên
13. Xây dựng trường đua tại Chí Linh - Hải Dương
Phục vụ khách du lịch trong và ngoài nước, thu hút các nhà đầu tư
100% vốn nước ngoài
5 triệu USD trở lên
14. Dự án sản xuất, lắp ráp Thiết bị trường học, Thiết bị điện tử, trang trí trường họcccc
Đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình phương pháp, thiết bị dạy học
Liên doanh hoặc 100%
vốn nước ngoài
4 triệu USD trở lên
15. Nâng cấp Trường công nhân kỹ thuật Hải Dương
Nâng cấp cơ sở vật chất, đáp ứng nhu cầu dạy và học
Liên doanh
3 triệu USD trở lên
16. Xây dựng Trung tâm dịch vụ việc làm trọng điểm phía Bắc
Xây dựng, cải tạo, mở rộng trung tâm việc làm Hải Dương thành TTDV việc làm trọng điểm phía Bắc
Liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài
4 triệu USD trở lên
17. Sản xuất vật liệu cao cấp không nung (Đất cao lanh, nguyên liệu khác tại địa phương)
Thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp vật liệu xây dựng của tỉnh
Liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài
5 triệu USD trở lên
18. Sản xuất nguyên, phụ liệu ngành giày. Nguyên liệu trong nước và nhập khẩu
Dùng và phục vụ cho sản xuất giày
Liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài
5 triệu USD trở lên
19. Sản xuất linh kiện điện tử
Xây dựng nhà máy sản xuất bóng hình, chíp điện tử và các loại linh kiện điện tử
100% vốn nước ngoài
10 triệu USD trở lên
20. Sản xuất phôi thép
Xây dựng nhà máy SX phôi thép đạt l250.000 tấn/năm
100% vốn nước ngoài
20 triệu USD trở lên
21. Sản xuất vật liệu xây dựng mới
Thay thế vật liệu truyền thống như gỗ, thép
Liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài
5 triệu USD trở lên
22. Sản xuất thuốc tân dược và nguyên liệu kháng sinh
Phục vụ chữa bệnh cho nhân dân
Liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài
5 triệu USD trở lên
23. Sản xuất phụ tùng ô tô, xe máy
Thay thế nhập khẩu
Liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài
5 triệu USD trở lên
24. Xây dựng nhà máy điện
XD nhà máy điện công suất 100 MD trên địa bàn tỉnh Hải Dương
100% vốn nước ngoài
100 triệu USD trở lên
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương
2.2 T ình hình huy động vốn ODA
Trong giai đoạn 2001-2005, Tỉnh cũng huy động được 1144 tỷ đồng vốn ODA, nguồn vốn này được đầu tư cho việc: phát tiển hệ thống cấp thoát nước; đầu tư cho lĩnh vực giáo dục và văn hoá- thông tin, thể dục thể thao; phát triển cơ sở hạ tầng khoa học, công nghệ và bảo vệ môi trường. Hệ thống giao thông của Tỉnh cũng được phát triển với sự đóng góp từ 12 tỷ đồng của nguồn vốn đầu tư nước ngoài.
Tuy nhiên vốn ODA được thu hút vào tỉnh thực sự chưa nhiều và chưa tương xứng với tiềm năng lợi thế của tỉnh. Các dự án ODA vẫn còn nhỏ lẻ và quy mô không lớn, ODA chưa thực sự trở thành một nguồn vốn quan trọng trong chiến lược thu hút đầu tư cũng như chiến lựoc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Tỉnh Hải Dương chưa có chiến lược thu hút nguồn vốn ODA một cách toàn diện và triệt để. Do đó trong những năm tới đây Hải Dương phài có nhứng giải pháp để thu hút nguồn vốn ODA quan trọng này để đẩy mạnh hoạt động đầu tư của tỉnh
2.3 Tình hình thu hút đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp
Với những điều kiện về địa lý, xã hội thuận lợi và những chính sách ưu đãi, khuyến khích, Hải Dương đã trở thành địa chỉ hấp dẫn thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp (KCN, CCN).
Để thu hút đầu tư vào các KCN, CCN tỉnh đã có những chính sách ưu đãi như miễn tiền thuê đất trong 10 năm và giảm 50% số tiền thuê đất trong 10 năm tiếp theo; đồng thời không thu tiền thuê đất đối với diện tích xây dựng nhà ở tập thể cho công nhân, đất trồng cây xanh....Cùng các chính sách ưu đãi trên, các thủ tục về thẩm định và chấp thuận dự án, cấp giấy phép đầu tư cho các doanh nghiệp được nhanh chóng và thuận tiện. Ngoài ra, tỉnh còn ban hành một số quy định ưu đãi về vốn đầu tư, lãi suất vay vốn, phí cung cấp dịch vụ của ngân hàng và các tổ chức tín dụng; ưu đãi về thông tin quảng cáo và hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề cho lao động địa phương....
Những cơ chế, chính sách nói trên đã hấp dẫn nhiều nhà đầu tư. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 7 KCN tập trung với diện tích khoảng 1.500 ha.
KCN Đại An có tiến độ lấp đầy đạt gần 100% diện tích đất của giai đoạn 1. KCN này hiện có 13 dự án đầu tư, số vốn đăng ký là 156 triệu USD
KCN Nam Sách, diện tích 64 ha, đã có 14 dự án đầu tư, số vốn đăng ký là 48 triệu USD, diện tích đất thuê là 35 ha, tỷ lệ lấp đầy KCN 80%. Một số nhà máy đã đi vào sản xuất. KCN Phúc Điền (Cẩm Giàng) tổng diện tích 87 ha, đã có 15 dự án đầu tư với số vốn đầu tư đăng ký là 113 triệu USD. Diện tích đất thuê là 45 ha. Tỷ lệ lấp đầy là 78%. KCN Phú Thái (Kim Thành), diện tích 72 ha, đã cho các nhà đầu tư thuê hết diện tích đất. KCN Việt Hòa (TP Hải Dương) tổng diện tích 49 ha, do tập đoàn KenMark (Đài Loan) làm chủ đầu tư, tổng vốn hơn 40 triệu USD. Hiện tập đoàn cùng với các đơn vị thành viên triển khai xây dựng hạ tầng KCN cũng như các nhà máy. KCN Tân Trường (Cẩm Giàng) diện tích gần 200 ha. Hiện nay, chủ đầu tư đang khẩn trương thực hiện công tác giải phóng mặt bằng để triển khai dự án. KCN tàu thủy Lai Vu (Kim Thành), diện tích 210 ha, được quy hoạch từ cụm công nghiệp tàu thủy do Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam làm chủ đầu tư xây dựng, phục vụ ngành công nghiệp đóng tàu.
Tính đến đầu năm 2006 các KCN đã có 46 dự án đầu tư được cấp phép, với số vốn đầu tư 437 triệu USD. Trong đó có 32 dự án 100% vốn nước ngoài (323 triệu USD); 9 dự án trong nước (68 triệu USD); 5 dự án liên doanh (45,5 triệu USD). Đã có 14 doanh nghiệp đi vào sản xuất, tổng vốn đầu tư hơn 13 triệu USD, thu hút 6.700 lao động. Trong những tháng đầu năm 2006 các doanh nghiệp trên đạt doanh thu 42,6 triệu USD, trong đó giá trị xuất khẩu 37,5 triệu USD, nộp ngân sách nhà nước 162 nghìn USD.
Cùng với việc phát triển các KCN, thời gian qua tỉnh ta đã có chủ trương kế hoạch phát triển các CCN tại các huyện, các làng nghề trong tỉnh. Mục tiêu đề ra là ở mỗi huyện trong tỉnh sẽ quy hoạch phát triển CCN gắn với thị trấn, thị tứ, các làng nghề để tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất TTCN có mặt bằng sản xuất, tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư của các thành phần kinh tế... Chính sách ưu đãi về giá thuê đất và miễn giảm tiền thuê đất, ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, ưu đãi vay vốn đầu tư, lãi suất vay vốn, hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng, giải phóng mặt bằng, đào tạo nghề... đã khuyến khích các nhà đầu tư vào các CCN. Đến nay toàn tỉnh đã quy hoạch 22 CCN, tổng diện tích quy hoạch 780 ha. Đã tiếp thu 102 dự án vào các CCN với diện tích thuê đất trên 141 ha, bằng 30% diện tích đất quy hoạch, số vốn đăng ký 1.797 tỷ đồng, dự kiến sẽ thu hút trên 22 nghìn lao động.
Sự hình thành và hoạt động của các KCN, CCN trên địa bàn tỉnh đã tạo nên bộ mặt mới của công nghiệp tỉnh nhà, góp phần tập trung hoá sản xuất và sử dụng có hiệu quả hệ thống kết cấu hạ tầng, cơ sở vất chất kỹ thuật, đất đai, tạo môi trường, điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư vào sản xuất công nghiệp. Các KCN đã tạo nên thế mạnh thu hút các dự án đầu tư sản xuất công nghiệp vào tỉnh trong giai đoạn tới.
Tình hình sử dụng vốn đầu tư nước ngoài tại tỉnh Hải Dương
Các DN có vốn đầu tư nước ngoài đã tích cực tham gia vào việc đầu tư sản xuất, kinh doanh nhằm sử dụng hiệu quả đồng vốn đ tư, tạo động lực quan trọng vào thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Sự phát triển của các DN đã đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế (GDP), chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đồng thời tạo thêm nhiều việc làm mới, góp phần ổn định tình hình an ninh - xã hội trên địa bàn. Tính riêng trong 5 năm (2001- 2005), toàn tỉnh đã giải quyết được gần 120.000 việc làm mới cho người lao động, tăng gấp 2 lần so với giai đoạn 1996 - 2000, góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp ở đô thị xuống còn 5,5% và thời gian lao động nông thôn tăng lên gần 80% vào năm 2005. Cơ cấu lao động trong nông - lâm nghiệp 66%, công nghiệp và xây dựng 19%, dịch vụ và an ninh - quốc phòng 15%
Lĩnh vực sử dụng vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Hải Dương
Vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh thường phần lớn là đầu tư vào phát triển sản xuất kinh doanh mà trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh vốn đầu tư nước ngoài chủ yếu đước dùng để phát triển công nghiệp. Điều này chứng tỏ vốn đầu tư nươc ngoài là tiền đề vô cùng quan trọng để thực hiện quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá của tỉnh.
Bảng 6: Vốn đẩu tư theo lĩnh vực sử dụng vốn
Đơn vị: Tỷ đồng
Lĩnh vực
sử dụng vốn
Xây dựng
cơ sở hạ tầng
Phát triển sản xuất
kinh doanh
Số vốn
376
4080
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương
Lĩnh vực đầu tư nước ngoài tại Hải Dương
Bảng 7: Tổng hợp vốn đầu tư nước ngoài đăng kí và vốn đầu tư nước ngoài thực hiện trên địa bàn tinh Hải Dương
Lĩnh vực đầu tư
Đăng kí giai đoạn 2001 - 2005
Thực hiện giai đoạn 2001 - 2005
Dự kiến đăng kí 2006 - 2010
Dự kiến thực hiện 2006 - 2010
Tổng số
4516
4456
11420
7340
A. Xây dựng cơ sở hạ tầng
376
376
1120
1040
I. Nông - lâm - thuỷ sản
0
0
200
200
II. Giao thông
12
12
0
0
III. Hệ thống điện
0
0
210
210
IV. Y tế
0
0
180
180
V. Giáo dục đào tạo
10
10
0
0
VI. Văn hoá – xã hội, TDTT
10
10
20
20
VII. Quản lí nhà nuớc
0
0
0
0
VIII. Phát triển khoa học công nghệ, bảo vệ môi trường
12
12
130
130
IX. Cấp thoát nước
332
332
300
300
X. Hạ tầng công nghiệp
0
0
0
0
XI. Phát triển đô thị và nhà ở
0
0
0
0
XII. An ninh - quốc phòng
0
0
0
0
XIII. Các ngành dịch vụ
0
0
80
0
B. Phát triển sản xuất kinh doanh
4140
4080
10300
6300
I. Nông lam thuỷ sản
0
0
300
300
II. Công nghiệp
4140
4080
10000
600 0
Nhìn vào biểu đồ và bảng số liệu trên ta thấy, vốn đầu tư nước ngoài tại tỉnh Hải Dương chủ yếu dùng cho phát triển sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp. Nếu tổng vốn đầu tư nước ngoài giai đoạn 2001 – 2005 là 4516 tỷ đồng thì trong đó đã được dùng cho phát triển sản xuất kinh doanh là 4140 tỷ đồng. Và không thể không nhấn mạnh rằng Công nghiệp là lĩnh vực hút vốn đầu tư nước ngoài mạnh nhất ở tỉnh Hải Dương ở các giai đoạn đã qua và trong những giai đoạn tiếp theo. Giai đoạn 2001 – 2005 toàn bộ vốn đăng kí và vốn thực hiện trong lĩnh vực phát triển sản xuất kinh doanh của tỉnh Hải Dương được dùng hoàn toàn cho phát triển công nghiệp. Có thể nói vốn đầu tư nước ngoài chính là ngọn nguồn của sự phát triển ngành công nghiệp Hải Dương, nó có vai trò quan trọng để đưa Hải Dương sớm trở thành một thành phố công nghiệp phát triển mạnh trong cả nước. Và trong nhưng năm tiếp theo tỉnh có định hướng sử dụng vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực nông lâm thuỷ sản. Đây là một trong những định hướng đúng đắn của tỉnh vì như vậy sẽ đa dạng hoá được các lĩnh vực đầu tư, phát triển toàn diện các ngành kinh tế để vốn đầu tư nước ngoài được sủ dụng một cách hợp lí và hiệu quả hơn. Còn trong xây dựng cơ sở hạ tầng của tỉnh, vốn đầu tư nước ngoài chủ yếu được dùng trong lĩnh vức giao thông, giáo dục đào tạo và cấp thoát nước nhằm cải thiện môi trương đầu tư giúp thu hút đầu tư trên địa bàn của tỉnh ngày càng mạnh hơn. Tuy nhiên nguồn vốn dùng cho xây dựng cơ sở hạ tầng cua tỉnh còn hạn hẹp nhất la trong điều kiện cơ sở hạ tầng của tỉnh hiện nay vẫn còn chưa thực sự phát triển chưa đáp ứng được yêu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài. Vì vậy tỉnh cần phải có biện pháp để đẩy mạnh nguồn vốn cho phát triển cơ sở hạ tầng.
3.2 T ình hình sử dụng vốn FDI
Tính đến thời điểm năm 2006, trên địa bàn tỉnh Hải Dương có 76 dự án đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) còn hiệu lực, đến từ 19 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các dự án FDI có tổng số vốn đầu tư đăng ký 682 triệu USD, vốn đầu tư thực hiện ước đạt 364 triệu USD. Khối DN FDI thu hút trên 15.000 lao động trực tiếp tại chỗ và hàng nghìn lao động gián tiếp khác.
Việc triển khai các dự án FDI bước đầu làm nóng lên không khí đầu tư, thúc đẩy các ngành kinh tế dịch vụ khác và làm tăng đáng kể lượng vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Chỉ trong năm 2004, có 12 dự án FDI được cấp giấy phép với số vốn thu hút 52,3 triệu USD; vốn đầu tư thực hiện của các DN FDI đạt 116 triệu USD - nâng tổng vốn đầu tư thực hiện của khối này đạt 50,6% vốn đăng ký, mức cao nhất từ trước tới nay tại tỉnh này. Trong 6 tháng đầu năm 2005, có thêm 7 dự án được cấp giấy phép với số vốn thu hút 51 triệu USD, vốn đầu tư thực hiện đạt 40,3 triệu USD.
Tính đến thời điểm hết năm 2004, có 51 dự án FDI đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp với số vốn 570,1 triệu USD - chiếm 87,4% tổng vốn đầu tư của khối FDI; trên lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và chế biến nông - lâm sản - thực phẩm có 12 dự án với số vốn 58,7 triệu USD - chiếm 9% tổng vốn đầu tư khối FDI ; còn lại là lĩnh vực dịch vụ có 7 dự án với số vốn 23,1 triệu USD - chiếm 3,6% tổng vốn đầu tư toàn khối.
Hiện có 41 trong tổng số 76 dự án FDI tại địa phương đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh. Vốn đầu tư của các DN FDI cùng với vốn ODA và NGO chiếm 20% tổng vốn đầu tư phát triển sản xuất toàn xã hội.
Đến nay, có 28 dự án FDI đang trong quá trình triển khai xây dựng hoặc trong giai đoạn GPMB. Cty xi măng Phúc Sơn sau một thời gian chậm triển khai đã đầu tư lớn trong năm 2004 và gần đây đã hoàn thành xây dựng đồng bộ NM và đi vào hoạt động - cung ứng sản phẩm ra thị trường. Hiện Cty Oriental sport - một DN sản xuất giày xuất khẩu có quy mô lớn tiếp tục tăng thêm vốn đầu tư 5 triệu USD và khẩn trương xây dựng NM để sản xuất vào cuối năm 2005...
Những năm gần đây, khối DN FDI có những bước tăng trưởng vượt bậc. Nếu như giá trị sản xuất công nghiệp của khối này năm 1996 chỉ là 1,6% so với tổng giá trị sản xuất công nghiệp tại địa bàn thì năm 2001 đã đạt 17,5%, đến năm 2004 đạt 23% và ước năm 2005 đạt 30%. Điển hình là Cty TNHH Ford Việt Nam, chỉ trong năm 2004, Cty TNHH Ford Việt Nam đã nộp ngân sách gần 800 tỷ VND cho cả trung ương và địa phương, trong đó mức đóng góp ngân sách địa phương đạt 350 tỷ VND.
3.3 T ình hình sử dụng vốn ODA
Ngoài nguồn vốn FDI, Hải Dương còn đặc biệt quan tâm tới nguồn vốn phát triển chính thức ODA nhằm đầu tư vào việc xây dựng và cải tạo hệ thống cơ sở hạ tầng cho phát triển kinh tế xã hội, làm tiền đề cho sự phát triển của các ngành sản xuất, các DN, các loại hình kinh doanh mới.
Tỉnh Hải Dương đã được Chính phủ cho phép tiếp nhận và thực hiện một số dự án ODA bao gồm: Quốc lộ 5A (vốn Nhật Bản), Hệ thống cung cấp nước sạch thành phố Hải Dương (Nhật Bản), Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải thành phố Hải Dương (Đức), Xây dựng nhà máy chế biến phân hữu cơ từ rác thải sinh hoạt của thành phố Hải Dương (Tây Ban Nha), Sản xuất phân vi sinh từ chất thải chăn nuôi (Cộng hoà Séc), Hệ thống cung cấp nước sạch thị trấn Sao Đỏ, huyện Chí Linh (Nhật Bản)
3.4 Đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh thực hiện các dự án đầu tư của tỉnh Hải Dương
Năm 2006, theo đánh giá của Phòng Thương mại và Công nghiệp VN (VCCI) và dự án nâng cao năng lực cạnh tranh VN (VNCI) thì Hải Dương xếp 29/64 tỉnh thành phố với chỉ số PCI đạt 52,70/100 điểm.
* Một số chỉ số thành phần đạt điểm thấp so với các tỉnh và điểm trung vị:
- Chi phí gia nhập thị trường: đạt 6,19 điểm,xếp hạng 57/64 (điểm trung vị 7,39 điểm) . Trong đó chỉ tiêu % DN phải mất hơn 1 tháng để tiến hành khởi sự kinh doanh đạt số điểm thấp (35/64); thời gian đăng ký kinh doanh là 22 ngày; số lượng giấy đăng ký thấp xếp thứ 54/64 trên toàn quốc.
- Tính minh bạch và tiếp cận thông tin: đạt 5,81 điểm, xếp hạng 21/64 (điểm trung vị 5,43 điểm)
- Chi phí thời gian để thực hiện các quy định của Nhà nước: đạt 4,23 điểm, xếp hạng 41/64 (điểm trung vị 4,42 điểm)
- Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh: đạt 5,84 điểm, xếp hạng 18/64 (điểm trung vị 4,85 điểm)
- Thiết chế pháp lý: đạt 3,91 điểm, xếp hạng 20/64 (điểm trung vị 3,63 điểm)
- Đào tạo lao động: đạt 4,52 điểm, xếp hạng 45/64 (điểm trung vị 5,1 điểm)
- Chính sách phát triển khu vực kinh tế tư nhân: đạt 5,09 điểm, xếp hạng 30/64 (điểm trung vị 4,88 điểm)
* Một số chỉ tiêu đạt ở mức khá so với các tỉnh:
- Chi phí không chính thức: đạt 5,70 điểm, xếp hạng 53/64 (điểm trung vị 6,33 điểm)
- Ưu đãi đối với DNNN: đạt 7,28 điểm, xếp hạng 11/64 (điểm trung vị 6,48 điểm)
IV. Nhận xét chung
1. Tác động của đầu tư nước ngoài đến tăng trưởng và phát triển kinh tế Hải Dương
Đầu tư nước ngoài có tác động lớn đến tăng trưởng và phát triển kinh tế của Hải Dương, làm cho tỉnh Hải Dương ngày một tươi đẹp hơn,hiện đại hơn, đời sống nhân dân trong tỉnh ngày một cải thiện.
1.1 Tác động đến tăng trưởng kinh tế của tỉnh
Thu hút và sử dụng vốn đầu tư hiệu quả đã góp phần quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế (GDP) của Tỉnh giai đoạn gần đây đạt tốc độ tăng bình quân 10,5%/năm, vượt mục tiêu đề ra là 9- 10%/năm, cao hơn bình quân chung của cả nước. Giai đoạn tới Hải Dương đang phấn đấu để đạt mức tăng trưởng 12 % / năm.
Cùng với sự phát triển công nghiệp là việc thúc đẩy nhanh việc cải thiện và hiện đại hoá hệ thống kết cấu hạ tầng, hình thành các khu, cụm dân cư thúc đẩy nhanh quá trình đô thị hoá thành phố. Có thể nói FDI tại Hải Phòng đã góp phần quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế – xã hội, từng bước góp phần quan trọng thay đổi bộ mặt đô thị thành phố.
1.3. GDP tỉnh Hải Dương phân theo thành phần kinh tế.
Bảng 8: GDP tỉnh Hải Dương phân theo thành phần kinh tế.
Đơn vị: Tỷ đồng, %.
Chỉ tiêu
2001
2002
2003
2004
2005
Tổng GDP toàn tỉnh.
3211
3546
4082
4890
5391
Tổng tỷ trọng GDP
100
100
100
100
100
1.Kinh tế quốc doanh.
2055.04
2216.25
2494.1
2919.33
3142.95
Tỷ trọng trong nền kinh tế
64
62.5
61.1
59.7
58.3
2. Ngoài quốc doanh.
590.82
680.83
820.48
1022.01
1175.24
Tỷ trọng trong nền kinh tế
18.4
19.2
20.1
20.9
21.8
3.Đầu tư nước ngoài.
565.14
648.92
767.42
948.66
1072.81
Tỷ trọng trong nền kinh tế
17.6
18.3
18.8
19.4
19.9
Nguồn: Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Hải Dương.
Năm 2001: Kinh tế quốc doanh - Ngoài quốc doanh - Đầu tư nước ngoài là: 64% - 18,4% - 17,6% thì đến năm 2004 đóng góp trong GDP đã là: Thành phần kinh tế Nhà nước: 59.7%, thành phần kinh tế ngoài quốc doanh 20.9%, thành phần kinh tế đầu tư nước ngoài: 19.4%.
Chính sách đầu tư ngày càng hợp lý theo hướng phát triển mạnh mẽ nền kinh tế nhiều thành phần, các chính sách huy động, khuyến khích, cởi mở, tạo điều thu hút tất cả các nguồn vốn tư nhân trong nước và nước ngoài. Điều này đã làm thành phần kinh tế ngoài quốc doanh và có vốn đầu tư nước ngoài phát triển nhanh, có tỷ trọng ngày càng lớn trong nền kinh tế của tỉnh. Biểu hiện ở số lượng doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng nhanh, đến tháng 6/2004 có 1005 doanh nghiệp đăng kí và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp với số vốn 2128.7 tỷ đồng. Trong thời kì 2001 – 2005 ước tính thành phần kinh tế ngoài quốc doanh tăng trung bình 15%, thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là 13.5%. Tỷ trọng 2 thành phần kinh tế này cũng tăng lần lượt là 3.2% và 2.4% đã nói nên sự phát triển rất mạnh mẽ của 2 thành phần kinh tế này.
1.4. Tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghệ hoá, hiện đại hoá.
Trên thực tế, tại Hải Dương, đầu tư nước ngoài là một trong những nhân tố, giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hoá. Kết quả thu hút và sử dụng các dự án đầu tư nước ngoài tại Hải Dương cho thấy:
Về cơ cấu ngành, đầu tư nước ngoài đã nâng cao tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ trong cơ cấu kinh tế nói chung. Các dự án FDI chủ yếu đầu tư vào ngành công nghiệp, góp phần đưa giá trị sản lượng ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh tăng cao. Cơ cấu kinh tế phát triển theo hướng tích cực, năm 2000 nếu cơ cấu nông, lâm, thuỷ sản - công nghiệp, xây dựng -dịch vụ là 34,8% - 37,2% - 28% thì đến năm 2005, cơ cấu này là 27,5%-43%-29,5%.
Về cơ cấu địa lý, FDI đã chuyển một số vùng sản xuất nông nghiệp năng suất thấp sang sản xuất công nghiệp, hình thành nhiều cụm,vùng công nghiệp mới ở Hải Dương như: Khu công nghiệp Nam Sách; cụm công nghiệp Phú Thứ, Kinh Môn; Cum công nghiệp Đồng Tâm, Ninh Giang;… Các khu này đã có tác dụng lan toả đến các ngành sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh.. Đây là hướng đi đúng đắn nhằm góp phần phân bố khu công nghiệp hợp lý, nâng cao hiệu quả đầu tư.
1.5 Tác động đến việc làm và chất lượng lao động
Việc thu hút vốn đầu tư đã tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động, góp phần ổn định tình hình an ninh - xã hội trên địa bàn. 5 năm qua, đã tạo thêm việc làm mới cho 120.000 lượt người lao động - tăng gấp 2 lần so với giai đoạn 1996 - 2000, góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp ở đô thị xuống còn 5,5% và thời gian lao động nông thôn tăng lên 80% vào năm 2005.
Cùng với số lượng lao động tăng thêm thì chất lượng lao động ngày càng được nâng lên đáng kể. Lao động làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nứoc ngoài sẽ được đào tạo để nâng cao tay nghề để có thể làm việc được trong môi trường công nghệ hiện đại hơn, có khả năng thích ứng với môi trường làm việc năng động, sáng tạo của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nứoc ngoài đáp ứng đựoc yêu cầu của nhà đầu tư. Vì vậy nên chất lượng lao động sẽ tất yếu được nâng lên.
1.6 Thúc đẩy áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ và hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến.
Việc tiếp nhận thiết bị, công nghệ tiên tiến, hiện đại rất cần thiết và quan trọng, là cơ sở để nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh cũng như nâng cao trình độ công nghệ của nền kinh tế vì các nhà đầu tư nước ngoài bao giờ cũng đặt vấn đề lợi nhuận cao và thu hồi vốn nhanh làm mục tiêu hàng đầu. Trình độ công nghệ của Việt Nam còn kém xa các nước khá nhiều, nhất là các nước phát triển nên những công nghệ lạc hậu ở nước họ những khi sang nước ta thì nó vẫn là những công nghệ hiện đại. Tuy nhiên nó là những ảnh hưởng nhất định khi công nghệ đã quá lạc hậu, nhất là về môi trường. Do đó, khi tiếp nhận công nghệ chúng ta cũng cần phải biết lựa chọn cẩn thận.
Đánh giá một cách tổng thể, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhìn chung đều có trình độ cao hơn, xử lý môi trường tốt hơn doanh nghiệp trong nước và đạt trình độ phổ cập ở các nước trong khu vực. Bên cạnh đó, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng là những đơn vị đi đầu trong việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO.
Không chỉ dừng lại ở khâu thiết bị, công nghệ mà phần vốn thực hiện trong các doanh nghiệp có vốn FDI còn giành 35 – 40% vốn cho việc xây dựng, lắp đặt nhà xưởng, thiết bị. Công việc này phần nhiều do các chủ thầu nước ngoài thực hiện những thực tế thầu phụ là các đơn vị xây dựng, lắp máy Việt Nam thực hiện. Do đó, ngay ở khâu này, trình độ kỹ thuật công nghệ xây dựng, lắp máy của các doanh nghiệp Việt Nam cũng được nâng lên, từ đó có thể đảm nhận được các công trình xây dựng mới có quy mô lớn và hiện đại.
Đầu tư nước ngoài đã đem lại mô hình quản lý tiên tiến, phương thực kinh doanh hiện đại trong nhiều lĩnh vực kinh tế, thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trong và ngoài nước.
1.7. Tạo và tăng thu ngân sách cho tỉnh
Hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong thời gian qua đã và đang là nguồn thu quan trọng, đóng góp vào việc gia tăng nguồn thu Ngân sách, tạo khả năng chủ động hơn trong việc cân đối Ngân sách của tỉnh Hải Dương.
Các dự án có vốn FDI khi đi vào hoạt động sẽ tạo ra các nguồn thu Ngân sách cho tỉnh từ các khoản thuế: thuế xuất khẩu, thuế doanh thu, thuế lợi tức, thuế thu nhập cao, thuế chuyển lợi nhuận nước ngoài.. Tuy nhiên, để thu hút FDI vào Việt Nam nói chung và Hải Dương nói riêng, Luật đầu tư nước ngoài cho phép các doanh nghiệp được miễn giảm một số thuế trong thời kỳ đầu nên khoản thu này có những năm đầu cũng hạn chế nhưng vẫn tạo ra các khoản thu đáng kể cho ngân sách tỉnh. Trong những năm tới, khi các doanh nghiệp đã có vốn FDI đi vào sản xuất kinh doanh ổn định, khai thác hết công suất và hết thời hạn miễn giảm thuế thì chắn chắn các khoản thu này sẽ chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng thu ngân sách toàn tỉnh
1.8. Mở rộng thị trường xuất khẩu, thay thế hàng nhập khẩu.
Trong số các doanh nghiệp có vốn FDI tại tỉnh Hải Dương, hiện có hang chục doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu.Các doanh nghiệp này góp phần quan trọng vào việc mở rộng thị trường Quốc tế và tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu của Hải Dương.
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã tạo ra một lượng hàng hoá cung cấp cho thị trường, đặc biệt là hàng hoá thay thế nhập khẩu như: xi măng, sắt thép, cáp điện.. sản phẩm của các đơn vị này có chất lượng tốt, giá cả phù hợp chỉ sau vài năm đi vào sản xuất kinh doanh đã chiếm lĩnh thị trường Việt Nam, thay thế khối lượng hàng nhập khẩu khá lớn trước đây. Đây là những doanh nghiệp có khả năng sản xuất hàng nội, đủ sức cạnh tranh về chất lượng cũng như giá cả với hàng hoá của các nước ASEAN khác sau khi Việt Nam gia nhập AFTA.
Mặc dù trong những năm qua, kim ngạch xuất khẩu lớn hơn nhiều lần so với kim ngạch xuất khẩu, do đó tác động tiêu cực đến cán cân thương mại nhưng điều đó là không tránh khỏi đối với các nước đang phát triển. Mặt khác, trong giai đoạn đầu, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải nhập nhiều yếu tố của qúa trình sản xuất kinh doanh do các doanh nghiệp chủ nhà chưa đáp ứng được các nhu cầu này về mặt chất lượng cũng như số lượng.
1.9. Tạo ra sự cạnh tranh trên thị trường
Một điều có thể để nhận thấy rằng các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động có hiệu quả hơn các doanh nghiệp trong nước, nhất là các doanh nghiệp Nhà nước. Tư tưởng ỷ lại, trì trệ tồn tại từ rất lâu và nó cũng ảnh hưởng đến tư tưởng và nhận thức của người dân. Khi các doanh nghiệp Nhà nước làm ăn không có hiệu quả, thua lỗ thì Nhà nước chịu nên họ không có trách nhiệm và gắn trách nhiệm của mình với công việc. Nhưng trong nền kinh tế thị trường mở cửa như hiện nay thì những điều này cũng đã hạn chế rất nhiều. Chủ trương của Nhà nước là tiến hành cổ phần hoá các doanh nghiệp là rất đúng đắn. Khi quyền lợi gắn với trách nhiệm thì họ sẽ cố gắng làm tốt hơn và hiệu quả hơn. Hiện nay các Công ty tư nhân cũng được hình thành rất nhiều chứ chưa nói đến các doanh nghiệp có vốn FDI thì khả năng cạnh tranh là rất lớn. Trong khi đó thì các doanh nghiệp có vốn FDI có lợi thế là có số vốn lớn và trình độ công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý tốt và hiệu quả cao thì sức ép đối với các doanh nghiệp trong nước là rất lớn. Không chỉ có sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp nước ngoài và trong nước mà ngay cả bản thân các doanh nghiệp có vốn FDI cũng cạnh tranh với nhau nếu cùng ngành nghề sản xuất kinh doanh. Do đó, để có thể đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng trong nước cũng như mục tiêu xuất khẩu thì các doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới và nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành. Để làm được điều đó thì họ phải không ngừng đổi mới kỹ thuật, tay nghề lao động và đầu tư chiều sâu. Như vậy, có thể nói FDI là động lực cho phát triển và tạo ra sự cạnh tranh trên thị trường.
2. Những mặt còn tồn tại
Mặc dù thu hút vốn đầu tư nước ngoài của tỉnh giai đoạn gần đây tăng lên đáng kể nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh. Tỉnh Hải Dương vẫn chưa khai thác hết những tiềm năng và lợi thế của mình, tình hình sử dụng vốn đầu tư nước ngoài chưa thực sự hợp lí và có hiệu quả cao và vẫn còn những bất cập đáng kể chủ yếu dưới đây:
2.1 Chưa thu hút được những dự án có trình độ công nghệ cao
Tỉnh Hải Dương chưa thu hút được những dự án có trình độ công nghệ cao, các cơ sở thiết bị vẫn còn lạc hậu. Việc thu hút những dự án đầu tư nước ngoài có chiều sâu, sản phẩm có hàm lượng giá trị gia tăng cao, những dự án có công nghệ nguồn còn rất hạn chế. Nhiều cơ sở sản xuất chưa chú trọng đầu tư thiết bị công nghệ tiên tiến, có dự án vẫn còn mua máy móc thiết bị cũ của nước ngoài đưa vào sử dụng, chất lượng sản phẩm thấp, gây ô nhiễm môi trường.
2.2 Quy hoạch còn chậm, chồng chéo
Việc bố trí và triển khai lập quy hoạch các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, phát triển thị trấn, thị tứ, các khu dân cư còn chậm. Một số vùng quy hoạch chậm được lập và trình duyệt, hoặc chưa có quy hoạch, công tác bố trí mặt bằng cho các dự án đựoc chấp thuận đầu tư gặp nhiều khó khăn, tình trang các dự án phải chờ quy hoạch, vừa lập dự án vừa quy hoạch hoặc bố trí không theo quy hoạch còn nhiều.
Một số quy hoạch còn chồng chéo tính khả thi thấp, chưa tính hết các yếu tố về môi trường . Kết quả thu hút đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp còn thấp.
Các dự án nhà ở cho công nhân còn ít, hiện chỉ có 3 dự án nhà ở cho công nhân.
2.3 Kết quả thu hút vào các khu, cụm công nghiệp còn thấp
Mặc dù thu hút đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp đã tăng lên đáng kể trong thời gian gần đây nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm nằng của vùng. Các khu, cụm công nghiệp vẫn chưa được khai thác một cách triệt để. Hàng loạt vấn đề đang đặt ra với không ít khó khăn như: kết cấu hạ tầng ngoài hàng rào các KCN (gồm điện, nước, giao thông...) đầu tư xây dựng chậm, thiếu đồng bộ để đón đầu trước khi các KCCN được 'lấp đầy'; vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thiếu nghiêm trọng; số lượng doanh nghiệp đi vào hoạt động chưa nhiều; công tác giải phóng mặt bằng ở một số địa phương còn rất khó khăn; xử lý môi trường, nhất là xử lý nước thải, chất thỉa rắn, đang là vấn đề nổi cộm...làm giảm khả năng thu hút đầu tư nước ngoài vào các khu vực này.
2.4 Đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực, giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ còn ít
Các trường đào tạo và trung tâm dạy nghề chưa đáp ứng đưọc yêu cầu cung cấp nhân lực theo trình độ đòi hỏi của các doanh nghiệp. Việc hỗ trợ đào tạo nghề từ nguồn ngân sách cho các đổi tượng chính sách, gia đình khó khăn còn thấp
2.5 Tình trạng ô nhiễm môi trường báo động ở tỉnh Hải Dương
Chất thải, khói, bụi, tiếng ồn từ các khu, cụm công nghiệp, nhà máy đóng trên địa bàn tỉnh Hải Dương ngày đêm "đầu độc" bầu không khí nơi đây, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ người dân. Dù UBND tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường đã ra các văn bản, chỉ đạo yêu cầu doanh nghiệp phải có biện pháp bảo vệ môi trường nhưng họ vẫn làm ngơ.
Hiện chỉ có 15% trong tổng số hơn 400 doanh nghiệp đóng trong các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh thực hiện nghiêm túc việc đánh giá tác động môi trường, còn lại đều tỏ ra khá coi thường, thậm chí vi phạm nghiêm trọng các quy định về bảo vệ môi trường.
Hiện có 6 trong số 7 KCN của Hải Dương chưa xây dựng được hệ thống xử lý nước thải tập trung, nước thải của các dự án trong khu công nghiệp do không được xử lý, lại có chứa chất độc hại đã tự chảy ngấm vào lòng đất.
Các cụm công nghiệp thì hoàn toàn không có quy hoạch mặt bằng cơ sở hạ tầng, không có hệ thống thu gom và thoát nước chung. Rác thải của các doanh nghiệp từ các khu, cụm công nghiệp thải ra đã không được thu gom và xử lý triệt để, không đúng kỹ thuật đã gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, mức độ ô nhiễm của các thành phần môi trường thường xuyên vượt quá rất nhiều lần tiêu chuẩn cho phép. Đây chính là lý do khiến hầu hết người dân sống xung quanh các khu công nghiệp quá bức xúc, dẫn đến những cuộc khiếu kiện đông người, vượt cấp trong thời gian qua.
Việc thanh, kiểm tra còn mang tính đối phó. Có một thực tế ở Hải Dương là không có một cơ quan nào chịu trách nhiệm chính về quản lý sau cấp phép đầu tư. Hầu hết các dự án đầu tư khi triển khai xây dựng không có sự giám sát của cơ quan chức năng, không có báo cáo đánh giá tác động môi trường, giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường nhưng vẫn được cấp phép cho sản xuất. Mà việc thanh, kiểm tra doanh nghiệp với việc bảo vệ môi trường, còn mang tính đối phó. Hầu như các biện pháp, kiến nghị của đoàn thanh tra mang tính chất đối phó, chưa nghiêm với doanh nghiệp và còn lúng túng, không đủ sức răn đe. Thậm chí, Đoàn giám sát chuyên đề HĐND tỉnh vừa qua đã nhận xét: "Chính quyền các cấp thiếu kiên quyết trong chỉ đạo, điều hành; tâm lý e ngại ảnh hưởng đến môi trường đầu tư của tỉnh".
CHƯƠNG II
MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT ĐẦU TƯ
NƯỚC NGOÀI VÀO HẢI DƯƠNG
I. Định hướng thu hút đầu tư nước ngoài ở Hải Dương giai đoạn 2006 – 2010
1. Định hướng phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hải Dương
Những năm qua, nhờ biết phát huy cao độ những tiềm năng, huy động triệt để các nguồn lực cho đầu tư phát triển, Hải Dương đã và đang có những bước tiến nhanh, vững chắc, trở thành một trong những địa phương có quy mô sản xuất công nghiệp lớn nhất của vùng nói riêng và của cả nước nói chung.
Hải Dương nằm giữa vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh), có nhiều điều kiện tham gia vào phân công lao động trên phạm vi toàn vùng Bắc Bộ, là tỉnh có tiềm năng to lớn để phát triển nông nghiệp với vùng đồng bằng chiếm 89% diện tích đất tự nhiên, đất đai màu mỡ thích hợp với nhiều loại cây trồng, sản xuất được nhiều vụ trong năm, có truyền thống văn hoá lâu đời, mảnh đất ''địa linh, nhân kiệt'' có nhiều nhân tài làm rạng danh non sông đất nước trên các lĩnh vực: là nơi có nhiều làng nghề truyền thống tạo ra các sản phẩm có giá trị cao như: Vàng bạc Châu Khê, sứ Cậy - Bình Giang, điêu khắc gỗ Lương Điền - Cẩm Giàng, gốm Chu Đậu - Nam Sách, thêu Tứ Kỳ ...
Là một tỉnh có nhiều tiềm năng và lợi thế thuận lợi, Hải Dương đã đặt ra mục tiêu kế hoạch 5 năm 2006-2010 có tính quyết định đến kết quả thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2001-2010. Xu thế hội nhập kinh tế vừa tạo ra cơ hội để mở rộng thị trường xuất nhập khẩu hàng hoá, thu hút đầu tư, đổi mới công nghệ, mặt khác cũng tạo ra những khó khăn thách thức to lớn, sức ép cạnh tranh gay gắt.
Mục tiêu đặt ra trong giai đoạn 2006-2010, tỉnh Hải Dương phấn đấu đạt nhịp độ tăng trưởng kinh tế (GDP) tăng bình quân 10-11%/năm; đến năm 2010 thu nhập bình quân đầu người gấp 2,5-2,6 lần năm 2000 và 1,5-1,6 lần năm 2005. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hướng CNH, HĐH, đến năm 2010 đạt tỷ trọng: Nông-lâm-ngư nghiệp 22%, Công nghiệp-xây dựng 46%, Dịch vụ 32%. Đến năm 2010, cơ cấu lao động nông nghiệp chiếm khoảng 60%, công nghiệp 25% và dịch vụ 15%. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn trong 5 năm 2006-2010 phấn đấu tăng gấp 1,87 lần 5 năm trước, tăng bình quân 10,7%/năm, , trong đó thu nội địa chiếm 63,7%.
Quy hoạch phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, hình thành một số mô hình sản xuất công nghệ cao và phát triển mạnh công nghiệp chế biến gắn với thị trường tiêu thụ; hình thành các vùng sản xuất tập trung phù hợp với lợi thế của từng địa phương, tạo ra hàng hoá nông sản thực phẩm và có hiệu quả kinh tế cao. Phát triển nhanh các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn đi đôi với đẩy mạnh đầu tư các công trình hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Giá trị kim ngạch xuất khẩu phấn đấu tăng bình quân 17%/năm, đến năm 2010 đạt khoảng 220 triệu USD. Đưa các sản phẩm thủ công mỹ nghệ thành một ngành hàng xuất khẩu quan trọng của tỉnh. Hình thành kho trung chuyển hàng hoá vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ cùng với kho thông quan đặt tại TP Hải Dương; huy động các nguồn vốn đầu tư xây dựng chợ đầu mối cấp vùng, các chợ trung tâm mỗi huyện, các siêu thị tổng hợp và chuyên ngành ở TP Hải Dương.
Để có thể thực hiện các mục tiêu, định hướng phát triển đã đề ra, một trong những giải pháp quan trọng là tập trung khai thác các nguồn lực cho đầu tư phát triển, nâng cao hiệu quả đầu tư. Tỉnh sẽ tích cực tháo gỡ mọi rào cản về thủ tục hành chính, thực hiện nhất quán chính sách về đầu tư, khuyến khích mọi thành phần kinh tế phát triển sản xuất kinh doanh, xây dựng cơ sở hạ tầng, tập trung đầu tư cải tạo, nâng cấp một bước cơ sở hạ tầng kinh tế- xã hội, trước hết là hệ thống giao thông (đường bộ, đường thuỷ, đường sắt). Phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương xây dựng đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng qua địa phận Hải Dương. Quy hoạch phát triển hệ thống đô thị trên địa bàn tỉnh gắn liền với việc phát triển các khu cụm công nghiệp, các điểm du lịch.
Mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch 5 năm 2006-2010 đặt ra rất nặng nề, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Hải Dương quyết tâm thực hiện thắng lợi vượt mức nhiệm vụ kế hoạch đặt ra, đưa Hải Dương tiến nhanh trên con đường CNH-HĐH, trở thành tỉnh có nền công nghiệp và dịch vụ phát triển, giữ vị trí quan trọng trong vùng Đồng bằng sông Hồng.
2. Định hướng đầu tư vào các ngành, lĩnh vực kinh tế-xã hội
Theo quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Hải Dương 5 năm 2006-2010, để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế bình quân 10-11%/năm trở lên, đảm bảo cơ cấu kinh tế nông nghiệp-công nghiệp-dịch vụ là 22% - 46% - 32% vào năm 2010, nhu cầu tổng vốn huy động cho cả giai đoạn phải đạt từ 36.000 tỷ đồng, trung bình mỗi năm huy động từ 7.200 tỷ đông. Định hướng đầu tư vào các ngành, lĩnh vực kinh tế-xã hội là:
- Tiếp tục đầu tư chuyển đổi mạnh cơ cấu sản xuất ở nông thôn theo hướng sản xuất hàng hoá, phù hợp với tiềm năng về đất đai, lao động và sinh thái từng vùng, xây dựng các vùng sản xuất hàng hoá tập trung, gắn nông nghiệp với công nghiệp chế biến, khôi phục và phát triển mạnh làng nghề sản xuất các loại hàng hoá xuất khẩu. Tổng vốn đầu tư cho nông nghiệp - lâm nghiệp - thuỷ lợi khoảng 2.158 tỷ đồng; trong đó, vốn đầu tư xây dựng hạ tầng khoảng 1.558 tỷ đồng, vốn đầu tư phát triển cơ sở sản xuất khoảng 600 tỷ đồng.
- Trong lĩnh vực công nghiệp, đầu tư chiều sâu, phát triển công nghệ mới, ngành nghề mới, đầu tư mới trên những mặt hàng có giá trị gia tăng, chất lượng sản phẩm cao và tiến tới hiện đại hoá từng phần các ngành sản xuất công nghiệp; chú trọng công nghiệp chế biến và sản xuất hàng xuất khẩu, hàng điện tử, sản xuất vật liệu mới, vật liệu xây dựng cao cấp – các ngành công nghiệp mà tỉnh có lợi thế về nguyên liệu, lao động. Tổng vốn đầu tư cho công nghiệp đạt 19.600 tỷ đồng, trong đó: công nghiệp Trung ương 8.000 tỷ đồng; công nghiệp địa phương 5.000 tỷ đồng; công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 6.000 tỷ đồng.
- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội: Đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, tập trung vào lĩnh vực giao thông, thông tin bưu điện, phát triển nguồn và lưới điện, phát triển mạng lưới thuỷ lợi, kênh mương, cấp thoát nước, phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, bảo vệ môi trường sinh thái, giảm nhẹ thiên tai để phát triển bền vững. Phát triển ngành du lịch - dịch vụ, trong đó tiếp tục tập trung cho các khu du lịch trọng điểm như: Khu Côn Sơn-Kiếp Bạc, di tích An Phụ-Kính Chủ, các điểm du lịch sinh thái... Tổng vốn đầu tư cho giao thông khoảng 4.150 tỷ đồng; hệ thống điện-cấp thoát nước: 2440 tỷ đồng; các ngành dịch vụ 3.360 tỷ đồng; phát triển đô thị và nhà ở 2.260 tỷ đồng. Tập trung hoàn thiện hạ tầng khu đô thị và dân cư mới của thành phố Hải Dương phấn đấu đến năm 2007, thành phố đủ điều kiện là đô thị loại II...
- Đầu tư cho phát triển nguồn lực, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, đặc biệt chú trọng trình độ nguồn nhân lực; các chương trình phát triển về văn hoá, xã hội, y tế, xoá giảm nghèo... ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn. Tổng vốn đầu tư cho 2 lĩnh vực y tế và giáo dục khoảng 1.077 tỷ đồng, phấn đấu đến 2010 có 21,2 giường bệnh và 4,5 bác sỹ/1 vạn dân...
- Đầu tư phát triển kinh tế đi đôi với củng cố, tăng cường tiềm lực an ninh quốc phòng đảm bảo giữ vững trật tự an toàn xã hội, bảo vệ vững chắc chính quyền nhân dân. Đầu tư cho an ninh quốc phòng 15 tỷ đồng dbằng nguồn ngân sách địa phương, gắn liền phát triển kinh tế-xã hội với nhiệm vụ an ninh quốc phòng.
3. Định hướng thu hút đầu tư nước ngoài ở Hải Dương giai đoạn 2006 – 2010
3.1 Quan điểm
Trong quá trình thực hiện các mục tiêu kinh tế – xã hội nói trên, tỉnh Hải Dương sẽ tiếp tục coi trọng vai trò của ĐTNN và sẽ tiếp tục tạo môi trường đầu tư ngày càng thuận lợi, để thu hút nhiều hơn, hiệu quả hơn nguồn vốn ĐTNN kể cả đầu tư trực tiếp và gián tiếp nhằm góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước.
Dự kiến trong 5 năm 2006-2010 tỉnh Hải Dương sẽ phấn đấu thu hút được khoảng 11420 vốn ĐTNN đăng kí, 7340 vốn đầu tư nứơc ngoài thực hiện thực hiện, chiếm khoảng 25 – 26 % tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Đó là mục tiêu rất cao, nhưng tin tưởng rằng với việc tiếp tục cải cách sâu rộng nhiều mặt đời sống kinh tế – xã hội theo đường lối đổi mới, với các giải pháp cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư với nhịp tăng trưởng kinh tế cao, bền vững, có chế độ chính trị ổn định, xã hội an toàn cùng với những lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, nguồn lực con người, lợi thế địa kinh tế, Hải Dương đã và sẽ luôn là địa bàn đầu tư quan trọng trong khu vực miền Bắc và trên toàn quôc, một địa bàn đầu tư sinh lợi cho các nhà đầu tư quốc tế.
Để thu hút mạnh nguồn lực đầu tư nước ngoài, tỉnh Hải Dương luôn coi doanh nghiệp ĐTNN là bộ phận quan trọng của nền kinh tế, được bình đẳng như doanh nghiệp trong nước trong kinh doanh và sẽ tạo điều kiện để ĐTNN tham gia nhiều hơn vào phát triển các ngành, các vùng phù hợp với các cam kết quốc tế.
Bên canh đó, tỉnh sẽ đa dạng hoá hình thức và cơ chế đầu tư để thu hút mạnh các nhà ĐTNN vào các ngành, lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế nhất là các lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ nguồn, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội cũng như có những chính sách ưu đãi phù hợp để khuyến khích đầu tư vào các địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn và các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
3.2 Định hướng huy động vốn
3.2.1 Vốn đăng kí mới
Nhiệm vụ đặt ra trong giai đoạn 2006 – 2010 là tăng cường hội nhập quốc tế để kêu gọi và thu hút các dự án đầu tư mới với vốn đăng kí trên 44.040 tỷ đồng cho đâù tư phát triển, bình quân mỗi năm thực hiện khoảng 8800 tỷ đồng trong đó
+ Vốn đăng kí của các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng : 21440 tỷ đồng, tăng 49,6 % so với vốn đăng kí của giai đoạn 2001 – 2005( 14333 tỷ đồng). Trong đó :
-Vốn trong nước 20320 tỷ đồng , tăng 45,6 % so với vốn đăng kí giai đoạn 2001 – 2005 (13.958 tỷ đồng)
- Vốn nước ngoài 1120 tỷ đồng tăng 198 % so với vốn đăng kí của giai đoạn 2001 – 2005 (375.7 tỷ đồng)
+ Thu hút vốn cho phát triển sản xuất kinh doanh 22600 tỷ đồng tăng 42,6 % so với vốn đăng kí của giai đoạn 2001-2005 (15.845 tỷ đồng) trong đó
Vốn trong nước 12600 tỷ đồng tăng 7,6% so với vốn đăng kí của giai đoạn 2001-2005 (11705 tỷ đồng).
Vốn nước ngoài 10000 tỷ đồng tăng 141,5% so vơi vốn đăng kí của giai đoạn 2001 – 2005 (4140 tỷ đồng)
3.2.2 Vốn thu hút
3.2.2.1 Vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng 16950 tỷ đồng tăng 55% so với giai đoạn 2001 – 2005; bao gồm đường giao thông, thuỷ lợi, đê điều, trường học công, bệnh viện công, công sơ, … trong đó:
Vốn trung ương 3340 tỷ đồng tăng 36 % so với giai đoạn 2001-2005
Vốn ngân sách địa phương 2208 tỷ đồng tăng 11 % so với giai đoạn 2001-2005
Vốn đầu tư nước ngoài ( FDI, ODA, NGO) : 1040 tỷ đồng tăng 177 % so với giai đoạn 2001 – 2005
Vốn tín dụng 6800 tỷ đồng , tăng 116 % so với giai đoạn 2001-2005
Vốn dân doanh 3562 tỷ đồng , tăng 20 % so với giai đoạn 2001 - 2005
3.2.2.2 Vốn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh thực hiện từ 19600 tỷ đồng tăng 68 % so với giai đoạn 2001-2005 trong đó:
+ Vốn đầu tư trong nước 13.600 tỷ đồng tăng 79,1 % so với giai đoạn 2001 - 2005
Vốn TW 3000 tỷ đồng, tăng 500% so với giai đoạn 2001-2005
Tín dụng 8200 tỷ đồng, tăng 32,5 % so với giai đoạn 2001 -2005
Dân doanh 2100 tỷ đồng tăng 135 % so với giai đoạn 2001 -2005
+ Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI ) 6300 tỷ đồng, tăng 54,4 % so với giai đoạn 2001-2005
II. Các giải pháp thu hút đầu tư nước ngoài ở Hải Dương
Phát triển cơ sở hạ tầng
Để tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài, tỉnh Hải Dương phải tranh thủ các nguồn vốn của Trung ương và các bộ, ngành để đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ. Tích cực tăng tỉ trọng chi cho cơ sỏ hạ tầng: Giao thông, điện, nước, thông tin liên lạc, đầu tư xây dựng khu dân cư, nâng cấp hệ thống khách sạn du lịch,…
* Về điện
Để đáp ứng nhu cầu điện phục vụ phát triến kinh tế - xã hội, trong những năm qua, Công ty Điện lực Hải Dương đã đầu tư hàng chục tỷ đồng cải tạo nâng cấp, hệ thống lưới điện. Dự án cải tạo lưới điện TP Hải Dương lên cấp điện áp 22kv được tập trung triển khai để khai thác có hiệu quả các máy biến áp tại trạm Đồng Niên và chống quá tải cho TP Hải Dương. Đây là một dự án lớn với tổng chiều dài đường dây lắp đặt là 104km, bao gồm đường đây trên không và đường cáp ngầm. Tổng vốn đầu tư của dự án là 108 đồng, trong đó vốn vay của Ngân hàng Thế giới (WB) là 75 tỷ đồng, còn lại là vốn đối ứng của Tổng công ty Điện lực Việt Nam (EVN). Đến nay, dự án đã thực hiện được 60% kế hoạch, một số tuyến đường dây đã được đưa vào sử dựng. Công ty Điện lực Hải Dương cũng đã hoàn thành việc xây dựng đường dây 35 kv Hải Dương - Quán Gỏi, đáp ứng nhu cầu điện phục vụ các doanh nghiệp dọc theo trục quốc lộ 5; tránh được việc phải cắt điện các phụ tải công nghiệp thuộc khu vực này khi thiếu điện. Tiếp tục khảo sát để xây dựng đường dây 35kv từ trạm 110kv Lai Khê cấp điện cho khu công nghiệp Phú Thái. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng đường dây 22kv mạch kép cấp điện cho khu công nghiệp Nam Sách, tiến tới xây dựng đường dây 22kv mạch kép từ trạm 110kv Tiền Trung về TP Hải Dương để bảo đảm cấp điện cho TP Hải Dương và ngược lại.
Ngành điện Hải Dương cần phải phấn đấu đi trước một bước để phục vụ tốt yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội địa phương.
* Về giao thông vận tải :
Giao thông vận tải đường bộ là phương thức vận tải quan trọng, cơ động, có tính xã hội hoá rất cao, cần đi trước một bước để tạo tiền đề, làm động lực phát triển kinh tế - xã hội. mở mang, phát triển cơ sở hạ tầng GTVT đường thuỷ nội địa trong phạm vi cả nước, thu hút đầu tư nước ngoài.
Đường bộ: Trên cơ sở tận dụng tối đa năng lực cơ sở hạ tầng đường bộ hiện có, coi trọng việc duy tu, củng cố, nâng cấp mạng đường bộ hiện tại. đa dạng hoá các nguồn vốn, các hình thức đầu tư , ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật , vật liệu công nghệ mới để phát triển giao thông vận tải đường bộ một cách thống nhất, cân đối, đồng bộ. Phát triển giao thông nông thôn, vùng núi cao, vùng sâu, vùng xa. Phát triển giao thông vận tải đường bộ trong hệ thống giao thông đối ngoại, phục vụ việc hội nhập khu vực và quốc tế.
Đường thuỷ: Từ nhiều năm nay khai thác vận tải thuỷ của ta chủ yếu dựa vào các luồng sông tự nhiên 70% , không được đầu tư thích đáng, không được quan tâm đầu tư so với các ngành vận tải khác, vì vậy, để vận tải thuỷ phát triển đáp ứng được nhu cầu vận chuyển của xã hội, và để hoà nhập với các nước trong khu vực. cần phải mở mang, phát triển cơ sở hạ tầng GTVT đường thuỷ nội địa trong phạm vi cả nước.
Củng cố và phát triển thêm các cảng sông, từng bước cơ giới hoá công tác xếp dỡ hàng hoá ở các cảng song song vơí việc mở mang phát triển cơ sở hạ tầng đường thuỷ. Đầu tư kỹ thuật thoả đáng và đồng bộ cho ngành đường thuỷ, cụ thể là kỹ thuật trong đóng mới phương tiện, kĩ thật trang thiết bị cho điều hành tàu, kĩ thuật cho xếp dỡ.
Vận tải: Vận tải luôn luôn phải đảm bảo vận chuyển phục vụ cho các nhu cầu phát triển kinh tế hàng năm. Căn cứ vào tốc độ phát triển kinh tế của từng thời kỳ, mức độ vận chuyển cũng tăng. Kết cấu đường giao thông đã và đang được cải thiện đáng kể tạo điều kiện năng suất vận tải cao hơn.
* Về công nghệ thông tin
Trong thời đại bùng nổ của khoa học và công nghệ, việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin (CNTT) được xem là con đường ngắn nhất đẫn tới thành công và phát triển. Trên địa bàn tỉnh Hải Dương, 5 năm qua, kể từ khi thực hiện Chỉ thị số 58/CT-TW của Bộ Chính trị, việc ứng dụng và phát triển CNTT đã thu được nhiều kết quả đáng mừng.
Toàn tỉnh đã bước đầu có được một cơ sở hạ tầng CNTT và truyền thông vào loại khá so với các tỉnh, thành trong cả nước. Hiện tại, toàn tỉnh có 11 mạng máy tính diện rộng (WAN), 900 mạng cục bộ (LAN), với hơn 500 máy chủ và gần 14 nghìn máy trạm, phân bố rộng khắp từ thành thị đến nông thôn với mật độ trung bình đạt 0,82 máy/100 dân.
Tỉnh đã quan tâm đến đào tạo nguồn nhân lực ứng dụng và phát triển CNTT. Đến nay, bằng việc liên kết với các trường đại học, tỉnh đã đào tạo được 300 cử nhân CNTT; gần 3.000 lượt cán bộ, công chức được đào tạo sử dụng máy tính, quản trị mạng và hàng nghìn người được đào tạo tin học trình độ A, B, tin học văn phòng...
Theo thống kê chưa đầy đủ, nguồn vốn đầu tư cho CNTT trên địa bàn tỉnh 5 năm qua đạt hơn 130 tỷ đồng. trong đó vốn ngân sách Nhà nước khoảng 30 tỷ đồng. Tuy nhiên, nhìn tổng thể, việc ứng dụng và phát triển CNTT của tỉnh ta chưa ngang tầm khu vực. Mật độ máy tính, mật độ thuê bao in-tơ-nét còn thấp so với bình quân chung của khu vực trọng điểm kinh tế phía bắc. Đầu tư cho đào tao nguồn nhân lực CNTT còn chấp vá, chưa mang tính ổn định lâu dài.
Nhận thức rõ vai trò của CNTT, UBND tỉnh vừa phê duyệt ''Quy hoạch tổng thể phát triển bưu chính, viễn thông và ứng dụng CNTT Hải Dương giai đoạn 2006- 2010 và định hướng phát triển đến 2020''.
Thực hiện quy hoạch này sẽ thúc đẩy việc ứng dụng và phát triển CNTT trên địa bàn. Nhưng trước hết các cơ quan Đảng, chính quyền cấp tỉnh, thành phố và huyện cần được đầu tư nhiều hơn nữa để 100% số cơ quan, đơn vị trực thuộc kết nối được mạng LAN toàn thiện; chú trọng đến việc xây dựng mạng WAN, để từ đó có điều kiện thu thập thông tin, chỉ đạo công việc nhất quán với hiệu quả nhanh nhất, chính xác nhất.
Khuyến khích các doanh nghiệp, các gia đình đầu tư mua sắm máy tính, nối mạng in-tơ-nét, phấn đấu đến 2010 đạt mật độ 3 máy tính, 10 thuê bao in-tơ-nét /100 dân.
Đặc biệt, tỉnh cần có những đầu tư căn bản xây dựng cổng thông tin điện tử, kết nối với cổng thông tin dùng chung của vùng kinh tế trọng điểm phía bắc và của Chính phủ. Từ đó yêu cầu các sở' ngành, các doanh nghiệp xây dựng các trang web của cơ quan, doanh nghiệp mình cung cấp thông tin cho nhân dân, quảng bá thương hiệu và sản phẩm.
Song song với quan tâm đào tạo nguồn nhân lực CNTT, tỉnh cần có những hướng dẫn cụ thể cho các cơ quan, ngành có năng lực liên kết với các doanh nghiệp mạnh về CNTT trong và ngoài nước đầu tư xây dựng các dự án sản xuất phần mềm, sản phẩm thông tin, thiết bị điện tử, viễn thông... Đội ngũ những nhà quản lý CNTT trên địa bàn tỉnh phải là những chuyên gia đi đầu trong việc ứng dụng thành thạo các phần mềm chuyên ngành, biết cách tổ chức, triển khai việc ứng dụng CNTT ở đơn vị, cơ sở mình, coi đây là vũ khí để tác nghiệp giành thắng lợi cao. Tỉnh cần hỗ trợ và có cơ chế để đẩy mạnh triển khai giảng dạy tin học ở các trường phổ thông.
Thực hiện tốt các giải pháp trên, hy vọng tỉnh ta sẽ tạo bước đột phá về phát triển, chủ động cùng cả nước hội nhập thành công, đưa Hải Dương sớm trở thành tỉnh công nghiệp phát triển.
2. Đẩy mạnh công tác xúc tiến, vận động đầu tư
Bên cạnh việc thông tin giới thiệu tìêm năng cơ hội đầu tư vào tỉnh Hải Dương ở các tập san, chuyên đề, tờ rơi,… trong các năm 2002,2005 tỉnh đã tổ chức các Đoàn công tác xúc tiến vận động đầu tư ở nước ngoài; tham gia nhiều hội thảo về môi trường đầu tư ở Việt Nam và giới thiệu tiềm năng cơ hội đầu tư vào Hải Dương do Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư, Bộ Thương Mại, Bộ Công nghiệp, Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam, Văn phòng xúc tiến thương mại Hàn Quốc tại Hà Nội, Văn phòng kinh tế Đài Bắc tại Hà Nội tổ chức.
Tổ chức gặp mặt các nhà đầu tư và đại diện các tổ chức quốc tế nhân các dịp Quốc khánh, đầu xuân của Việt Nam; tổ chức gặp mặt đại diện bộ Ngoại giao và các đại sứ quán Việt Nam trước khi ra nước ngoài công tác; tổ chức “ Gặp gỡ xúc tiến đầu tư các tổng công ty 90,91”; thông qua các đoàn, các cán bộ của tỉnh đi công tác ở nước ngoài để trao đổi, cung cấp thêm thông tin nhằm thu hút, vận động đầu tư vào địa phương . Đặc biệt, là thông qua chính các nhà đầu tư nước ngoài đang có dự án hoạt động tại Hải Dương để họ thông tin quảng bá về cơ hội đầu tư cho bạn bè, đối tác của họ và các nhà đầu tư tiềm năng khác.
Trung bình hàng năm có từ 80 – 100 lượt các nhà đầu tư nứoc ngoài bằng cách tiếp xúc trao đổi trực tiếp với cãc cơ quan, đơn vị trong tỉnh hoặc qua các kênh thông tin khác : Fax, e-mail, điện thoại,… để tìm hiểu cơ hội đầu tư tại Hải Dương.
Các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh: Đài phát thanh và truyền hình, Báo Hải Dương cũng đã dành thời lượng đáng kể đăng bài, tin giới thiệu, phản ánh tình hình hoạt động đầu tư nứoc ngoài tại địa phương, nhằm nâng cao nhận thức; giúp mọi người dân hiểu rõ hơn về lĩnh vực kinh tế quan trọng này.
Tuy nhiên công tác vận động xúc tiến đầu tư nước ngoài cũng còn bộc lộ những hạn chế, chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu đặt ra cho công tác này. Việc hỗ trợ các nhà đầu tư đang có dự án tại địa phương để thúc đẩy mở rộng đầu tư, giải quyết những vấn đề phát sinh ( ví dụ: xây dựng cơ sở hạ tầng, giải quyết đường vào cho doanh nghiệp …) nhằm giữ chân các nhà đầu tư và thúc đẩy các nhà đầu tư tiềm năng ( những nhà đầu tư chưa có dự án/ chưa chuẩn bị đầu tư ) cũng còn gặp nhiều khó khăn. Việc xúc tiến, vận động đầu tư ở các quốc gia mạnh về đầu tư còn yếu do phải có kinh phí lớn và cấn phải có cơ quan chuyên môn đủ mạnh để làm công tác này …
3. Ban hành và thực hiện các chính sách ưu đãi đầu tư
Tỉnh liên tục ban hành, sửa đổi, bổ sung các quy định của tỉnh về ưu đãi đầu tư , nhằm thu hút các dự án đầu tư vào các KCN, cụm công nghiệp.
Ưu tiên các dự án sử dụng nguồn nguyên liệu và lao động tại chỗ, có giá trị gia tăng cao, các dự án có quy mô lớn, trình độ công nghệ hiện đại, các dự án sản xuất hàng xuất khẩu.
Sớm ban hành cơ chế quản lý, huy động vốn đầu tư xây dựng hạ tầng các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Kiên quyết xử lý đối với các chủ đầu tư không triển khai thực hiện dự án theo đúng tiến độ và quy định của pháp luật.
Trên cơ sở điều kiện thực tế của địa phương, tỉnh sẽ hoàn thiện những chính sách, như ưu đãi hỗ trợ bồi thường giải phóng mặt bằng và thu hồi đất cho các dự án.
4. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính
Tỉnh Hải Dương thực hiện cải Cách thủ tục hành chính (TTHC) theo cơ chế "một cửa" trên một số lĩnh vực, Sở Kế hoạch đầu tư công khai hoá TTHC và rút ngắn thời gian tiếp nhận và hoàn trả hồ sơ các dự án đầu tư
Thông qua tổ tiếp nhận và trả hồ sơ tại văn phòng Sở KH- ĐT, các nhà đầu tư được hướng dẫn đầy đủ và cụ thể các TTHC có liên quan. Các phòng chuyên môn phối hợp thực hiện chặt chẽ, trả hồ sơ tương đối đúng hẹn. Trong lĩnh vực thẩm định dự án đầu tư thuộc nguồn vốn xây dựng cơ bản, sở đã niêm yết công khai các quy trình, thủ tục tại phòng tiếp nhận hồ sơ. Cán bộ tiếp nhận hồ sơ thường trực tất cả các ngày làm việc trong tuần. Số lượng và giá trị dự án đầu tư khá lớn, từ năm 2003 đến nay đã thẩm định 460 dự án với tổng mức đầu tư 920 tỷ đồng; đồng thời thẩm định, theo dõi, hướng dẫn thực hiện các dự án đầu tư có nhu cầu thuê đất.
Thời gian thẩm định và trình UBND tỉnh sớm hơn so với quy định khoảng 3 ngày. Trong lĩnh vực cấp phép các dự án có vốn đầu tư nước ngoài, việc tiếp nhận và hoàn trả hồ sơ các dự án được thực hiện tốt, rút ngắn thời gian so với quy định. Nhiều nhà đầu tư nước ngoài hài lòng với cung cách làm việc nhiệt tình, hiệu quả. Năm 2003, tỉnh cấp giấy phép cho 23 dự án mới, điều chỉnh vốn đầu tư cho 4 dự án với tổng vốn đầu tư 83,4 triệu USD. Năm 2006, tỉnh thu hút 44 dự án có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) với tổng vốn đăng ký gần 646 triệu USD. Đến nay, tỉnh đã có 140 dự án FDI đến từ 21 quốc gia và vùng lãnh thổ, với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 1.565 triệu USD. Trong lĩnh vực cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (ĐKKD), các TTHC quy định về lệ phí, thời gian giải quyết công việc được công khai hóa; Mẫu hóa cụ thể các loại giấy tờ trong hồ sơ đăng ký. Nhà đầu tư có nhu cầu ĐKKD không mất nhiều thời gian đi lại. Thời gian làm thủ tục đăng ký thành lập mới doanh nghiệp được thực hiện trong vòng từ 3 đến 5 ngày. Có trường hợp hoàn thành thủ tục ngay trong ngày. Việc đăng ký thay đổi nội dung ĐKKD thực hiện từ 2 đến 3 ngày. Thời gian giải quyết như vậy đã giảm một nửa so với quy định tại đề án cải cách TTHC.
Để tiếp tục giảm thiểu các phiền hà trong cấp giấy phép ĐKKD, UBND tỉnh đã thành lập bộ phận ĐKKD, cấp dấu và mã số thuế liên thông ''một cửa" tại Sở KH-ĐT. Thay vì trước đây, doanh nghiệp phải đến cả 3 cơ quan là Sở KH-ĐT, Công an và Cục Thuế tỉnh, thì nay chỉ cần đến một nơi duy nhất là bộ phận "một cửa liên thông" tại Sở KH-ĐT. Kết quả sau 1 tháng hoạt động, số lượng doanh nghiệp đến ĐKKD mới và đăng ký thay đổi ĐKKD tăng so với cùng kỳ năm trước. Bộ phận ĐKKD liên thông đã nhận 101 hồ sơ, trong đó có 47 doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện đăng ký mới; 52 đơn vị đăng ký thay đổi và 2 doanh nghiệp giải thể.
Bên cạnh những kết quả bước đầu đạt được, thực hiện cơ chế "một cửa" hiện nay tại Sở KH-ĐT mới thực hiện đến khâu trình dự án, các khâu sau đó sở không đủ chức năng để quản lý. Lĩnh v
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- DT31.docx