Tài liệu Đề tài Đầu tư dự án sản xuất ván nhân tạo MDF tại huyện Nghĩa Đàn: CHƯƠNG I
SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ DỰ ÁN
Do nguồn cung cấp về gỗ tự nhiên ngày càng khan hiếm hơn nên gỗ công nghiệp ngày càng trở thành vật liệu thay thế hoàn hảo cho gỗ tự nhiên không chỉ trong lĩnh vực làm sàn mà còn cả trong các lĩnh vực khác như làm cửa, đồ gỗ nội thất,vật liệu xây dựng…Chính vì vậy việc cung cấp nguyên liệu cho chế tạo sản phẩm đồ gỗ ngày càng đóng vai trò quan trọng.
Tuy nhiên nguồn gỗ khai thác từ rừng tự nhiên trong nước hiện nay chỉ đáp ứng cho một phần nhu cầu thiết yếu trong nước, còn nguyên liệu cho chế biến hàng xuất khẩu chủ yếu phải nhập khẩu.Từ nhiều năm nay, các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu gỗ nước ta luôn phải đối diện với vấn đề thiếu nguyên liệu, trong khi đó đầu ra cho thị trường rất rộng.Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, tháng 7/2009 kim ngạch nhập khẩu ván MDF của Việt Nam đạt 10,44 triệu USD, tăng 4,4% so với tháng 6/2009. Trong đó ván MDF là chủng loại gỗ nguyên liệu có kim ngạch nhập khẩu lớn nhất (51,9 triệu USD) trong 7 tháng đầu nă...
40 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1344 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Đầu tư dự án sản xuất ván nhân tạo MDF tại huyện Nghĩa Đàn, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I
SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ DỰ ÁN
Do nguồn cung cấp về gỗ tự nhiên ngày càng khan hiếm hơn nên gỗ công nghiệp ngày càng trở thành vật liệu thay thế hoàn hảo cho gỗ tự nhiên không chỉ trong lĩnh vực làm sàn mà còn cả trong các lĩnh vực khác như làm cửa, đồ gỗ nội thất,vật liệu xây dựng…Chính vì vậy việc cung cấp nguyên liệu cho chế tạo sản phẩm đồ gỗ ngày càng đóng vai trò quan trọng.
Tuy nhiên nguồn gỗ khai thác từ rừng tự nhiên trong nước hiện nay chỉ đáp ứng cho một phần nhu cầu thiết yếu trong nước, còn nguyên liệu cho chế biến hàng xuất khẩu chủ yếu phải nhập khẩu.Từ nhiều năm nay, các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu gỗ nước ta luôn phải đối diện với vấn đề thiếu nguyên liệu, trong khi đó đầu ra cho thị trường rất rộng.Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, tháng 7/2009 kim ngạch nhập khẩu ván MDF của Việt Nam đạt 10,44 triệu USD, tăng 4,4% so với tháng 6/2009. Trong đó ván MDF là chủng loại gỗ nguyên liệu có kim ngạch nhập khẩu lớn nhất (51,9 triệu USD) trong 7 tháng đầu năm 2009.Hiện nay nhu cầu sử dụng ván MDF cho ngành sản xuất đồ gỗ trang trí nội, ngoại thất là rất lớn nhưng các doanh nghiệp trong nước hiện nay chỉ đáp ứng được khoảng 30%, hàng triệu mét khối MDF nguyên liệu còn lại phải nhập khẩu từ Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Trung Quốc, Đài Loan… Theo đánh giá của các chuyên gia thì giá gỗ nguyên liệu nhập khẩu của Việt Nam hiện nay tăng từ 40 đến 100% đối với từng loại. Đây là mức tăng quá cao trong khi nhu cầu nhập khẩu gỗ nguyên liệu của nước ta lại không ngừng tăng lên. Thêm vào đó, các nguồn cung cấp gỗ trên thế giới đang có những biến động bất lợi cho người nhập khẩu. Nguồn cung cấp tại các nước cận kề như Lào, Campuchia đang cạn kiệt, trong khi thị trường nhập khẩu gỗ nguyên liệu lớn nhất của Việt Nam là Malaysia thì giá đang tăng mạnh,hơn nữa nhiều nước lại cũng đang tăng thuế xuất khẩu gỗ nguyên liệu. Đó là chưa tính đến giá xăng dầu trên thế giới tăng kéo theo giá vận chuyển tăng... Dự án nhà máy sản xuất ván nhân tạo MDF (ván sợi ép) tại Nghĩa Đàn được triển khai sẽ là một trong những nguồn cung cấp vật liệu gỗ cho việc chế tạo ván sàn cũng như chế tạo các sản phẩm gỗ nội thất,từ đó giúp giảm tỷ trọng nhập khẩu ván MDF trong những năm tới.Không những thế việc cung cấp nguyên liệu cho các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ trong nước còn có thể thúc đẩy các doanh nghiệp này thực hiện tốt việc xuất khẩu sản phẩm từ đó làm tăng kim ngạch xuất khẩu cho cả nước.
Hiện nay Ngành Lâm nghiệp đang triển khai chiến lược Lâm nghiệp quốc gia giai đoạn 2006-2020. Để đảm bảo tốc độ phát triển xuất khẩu các sản phẩm Gỗ ổn định 39%/năm, việc cung cấp nguồn nguyên liệu Gỗ và hội nhập kinh tế quốc tế là những định hướng quan trọng của chiến lược Lâm nghiệp trong giai đoạn tới.Tuy nhiên có một nghịch lý là hàng năm chúng ta xuất khẩu hàng triệu tấn gỗ dăm khai thác từ rừng trồng trong nước. Đây là nguồn nguyên liệu chính để sản xuất ván nhân tạo. Nguyên nhân chính là do hiện nay cả nước mới có 5 nhà máy ván sợi MDF với công suất chưa tới 100.000 m3 sản phẩm/năm với chất lượng chưa đáp ứng được tiêu chuẩn sản xuất hàng xuất khẩu.Hiện nước ta rất cần thêm nhà máy sản xuất ván nhân tạo để tận dụng nguồn nguyên liệu trong nước và cũng là nguồn cung cấp cho các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu đồ gỗ từ ván nhân tạo. Như vậy, giá thành sản phẩm sẽ giảm đi rất nhiều và có thể cạnh tranh được với các nước.Do đó dự án nhà máy sản xuất ván nhân tạo MDF tại huyện Nghĩa Đàn là rất cần thiết, và rất phù hợp với xu thế phát triển của ngành gỗ Việt Nam hiện nay.
Các dự án trồng rừng 327(1993-1998),dự án trồng mới 5 triệu ha rừng giai đoạn (1998-2005) của chính phủ đã huy động các thành phần kinh tế, đặc biệt các hộ gia đình phát triển trồng rừng.Riêng ở Nghệ An diện tích rừng trồng tính đến năm 2008 là 101.850 ha.Và hiện nay phần lớn gỗ từ các khu rừng trồng này đã đến thời điểm khai thác do đó nó đã tạo ra vùng nguyên liệu cho các nhà máy chế biến gỗ.Tuy nhiên các cơ sở chế biến gỗ của nước ta phân bố không đều, số cơ sở chế biến gỗ tập trung nhiều nhất là vùng Đông Nam bộ: chiếm gần 80%, vùng Đồng bằng sông Hồng chiếm 14%, và Bắc Trung bộ chỉ chiếm 6%,còn lại một số cơ sở được phân bố rải rác ở các khu vực khác.Tiềm năng về chế biến gỗ của Nghệ An rất lớn,nhưng hiện nay các xí nghiệp ,mà chủ yếu là các xưởng mộc với quy mô nhỏ,sản phẩm chế tạo ra còn chiếm 100% chất liệu gỗ và chưa có sự kết tinh khoa học kỹ thuật trong sản phẩm.Hơn nữa giá thu mua gỗ rừng trồng của bà con nông dân còn thấp,chưa kích thích được người dân làm giàu từ việc trồng rừng.Chính vì vậy đi đôi với các dự án trồng rừng chính phủ luôn khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư xây dựng cơ sở chế biến gỗ.Dự án sản xuất ván nhân tạo MDF ra đời với công suất tương đối lớn và công nghệ tiên tiến sẽ đảm bảo thu mua gỗ rừng trồng của tất cả các địa bàn trong tỉnh Nghệ An và khu vực lân cận với giá cả cạnh tranh,kích thích người dân trồng rừng và làm giàu trên chính mảnh đất quê mình.
Hưởng ứng chiến lược lâm nghiệp quốc gia trong giai đoạn 2006-2020,việc đầu tư dự án sản xuất ván nhân tạo MDF tại huyện Nghĩa Đàn là rất cần thiết và phù hợp với xu thế phát triển kinh tế hiện nay.Việc đầu tư dự án không những phát huy được lợi thế của ngành,vùng; ứng dụng khoa học kỹ thuật tiến bộ thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ;và giải quyết công ăn việc làm cho một số lao động mà còn đóng góp nhiều hơn vào ngân sách cũng như góp phần phát triển kinh tế và tăng GDP cho quốc gia.
CHƯƠNG II
PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG
A)PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC
1) Khả năng cung ứng gỗ nguyên liệu cho sản xuât ván nhân tạo MDF của dự án
− Hện tại vùng bắc trung bộ là vùng có diện tích rừng trồng,tre luồng lớn và tập trung, các lâm trường và hộ gia đình có truyền thống trồng rừng nguyên liệu.Vùng này ngoài Thanh Hóa còn có vùng nguyên liệu tỉnh Nghệ An có tiềm năng lớn để phát triển nguyên liệu. Căn cứ vào điểm số thì vùng bắc trung bộ được xác định mức độ ưu tiên 3 về việc xây dựng các nhà máy chế biến gỗ.
Bảng so sánh lợi thế của các vùng nguyên liệu
Vùng
nguyên liệu
Khả năng CC hiện tại (1.000t.bột gỗ/năm)
Khả năng CC năm 2020 (1.000t.bột gỗ/năm)
Hệ số K
Tổng điểm
Thứ tự ưu tiên
1
Tây Bắc
56
213
1
325
5
2
Trung tâm Bắc bộ
232
370
1,5
1251
1
3
Đông Bắc
90
176
1,2
427,2
4
4
Bắc Trung bộ
141
369
1,5
846
3
5
Duyên hải Trung bộ
135
347
1,5
925,5
2
6
Bắc Tây Nguyên
15
194
1
224
6
− Xét riêng tỉnh Nghệ An có tổng diện tích rừng 745.557 ha, độ che phủ đạt 45,2% ,Trữ lượng gỗ có trên 52 triệu m3 gồm nhiều loại gỗ quý như pơmu, samu, lim, sấu, đinh hương, sến...ngoài ra tre, nứa, mét cũng có trên 1 tỷ cây.Trong đó huyện Nghĩa Đàn có tổng diện tích đất lâm nghiệp toàn huyện là: 22.203 ha chiếm 29,38% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó: Đất rừng tự nhiên: 15.321,31 ha chiếm 69,3% .Đất rừng trồng: 6.831,69 ha chiếm 30,7%.Nhìn chung tài nguyên rừng của huyện rất phong phú, có nhiều loại gỗ quý với trữ lượng lớn.2)Tình hình sản xuất ván nhân tạo MDF ở nước ta
Về lĩnh vực sử dụng gỗ rừng trồng, công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam cũng đã đạt được một số thành tựu đáng kể. Cùng với việc triển khai dự án quốc gia trồng mới 5 triệu ha rừng, Bộ Nông nghiệp & PTNT đã trình Thủ tướng Chính phủ chương trình chế biến gỗ & lâm sản đến năm 2010 trong đó có mục tiêu phát triển sản xuất 1 triệu m3 ván nhân tạo. Được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ vừa qua nước ta đã tiến hành xây dựng 1 số nhà máy ván nhân tạo có công nghệ thiết bị hiện đaị như: nhà máy MDF Gia Lai công suất 54.000m3/năm, nhà máy MDF Cosevo Quảng Trị 60.000 m3/năm,Nhà máy MDF Hòa Bình ,nhà máy MDF Hà Tĩnh,và nhà máy MDF Bình Phước.…đã đưa công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam lên một bước phát triển mới theo xu thế văn minh tiến bộ của nhân loại là sử dụng gỗ rừng trồng, ván nhân tạo thay thế gỗ tự nhiên nhằm mục đích bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sinh thái.Tuy nhiên các nhà máy này vẫn chưa thể cung ứng đủ ván MDF cho thị trường trong nước do mức cầu về mặt hàng này qúa lớn.Chính vì vậy hiện nay nhà nước ta vẫn đang khuyến khích xây dựng các nhà máy MDF để tận dụng nguồn nguyên liệu rừng trồng.
Biểu đồ cơ cấu sản phẩm gỗ sản xuất dựa trên giá trị hàng hóa
3)Tình hình tiêu thụ ván nhân tạo MDF trong nước
− Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, tháng 7/2009 kim ngạch nhập khẩu ván MDF của Việt Nam đạt 10,44 triệu USD, tăng 4,4% so với tháng 6/2009. Trong đó ván MDF là chủng loại gỗ nguyên liệu có kim ngạch nhập khẩu lớn nhất. Nhu cầu sử dụng ván MDF cho ngành sản xuất đồ gỗ trang trí nội, ngoại thất là rất lớn nhưng các doanh nghiệp trong nước hiện nay chỉ đáp ứng được khoảng 30%, hàng triệu mét khối MDF nguyên liệu còn lại phải nhập khẩu từ Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Trung Quốc, Đài Loan…
− Nhu cầu ván sợi MDF ở nước ta được dự báo sẽ tăng từ 40.000 m3 (năm 2003) lên 170.000 m3 vào năm 2020 tức là tăng 8000 m3 mỗi năm.Tiêu dùng về ván sợi năm 2003 được thống kê cho 1000 dân của Việt nam là khoảng 0,5 m3.
− Trong những năm tới do nhu cầu vật liệu để sản xuất mặt hàng đồ gỗ xuất khẩu gia tăng mạnh nên cầu về ván nhân tạo đặc biệt là MDF không ngừng tăng lên.Cụ thể số lượng sản phẩm gỗ chế biến từ ván nhân tạo đã được chính phủ quy hoạch như sau:
Biểu 1:
Bảng dự kiến qui hoạch phát triển sản xuất đồ gỗ xuất khẩu từ nguyên liệu ván nhân tạo(chủ yếu là ván MDF)
TT
Phân theo địa phương
Giai đoạn 2006-2020
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
TP Hải phòng
TP Hà Nội
Hải Dương
Nghệ An
Hà Tĩnh
Thanh Hóa
Thừa Thiên Huế
TP Đà Nẵng
Bình Định
Khánh Hòa
TP Hồ Chí Minh
Bình Dương
Đồng Nai
Bà Rịa Vũng Tàu
10.000 m3
10.000 m3
5.000 m3
10.000 m3
5.000 m3
5.000 m3
5.000 m3
10.000 m3
10.000 m3
10.000 m3
20.000 m3
20.000 m3
20.000 m3
10.000 m3
Biểu 2:
Bảng thống kê nhu cầu ván nhân tạo MDF ở nước ta trong các năm 2003,2010 và 2020.
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2010
Năm 2020
Ván MDF(m3)
70.000
85.000
308.000
Tăng trưởng(%)
100
121
362
B) CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC TỪ THỊ TRƯỜNG
Qua những phân tích về thị trường trong nước chúng ta có thể thấy được những cơ hội và thách thức đối với dự án nhà máy ván nhân tạo MDF tại huyện Nghĩa Đàn như sau.
1) Cơ hội
Dựa vào vùng nguyên liệu được xếp ở mức ưu tiên thứ 3 cho ngành chế biến gỗ so với cả nước,do đó giúp dự án có thể hoạt đông liên tục và ổn định.Dự án được thành lập và đi vào hoạt động sẽ phát huy được thế mạnh của vùng thông qua việc sản xuất sản phẩm ván MDF có chất lượng cao đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.Như vậy khả năng cạnh tranh của dự án rất lớn so với các doanh nghiệp khác cả về vùng nguyên liệu,chất lượng sản phẩm,và công nghệ hiện đại.
Hiện nay số nhà máy MDF của nước ta còn rất ít,sản lượng sản xuất ra chưa đạt được tiêu chuẩn chất lượng để xuất khẩu.Chính vì điều đó đã tạo cơ hội cho sản phẩm của dự án được thị trường đón nhận rất cao do chất lượng đảm bảo,và giá cả cạnh tranh từ đó giảm thiểu được lượng ván MDF nhập khẩu từ nước ngoài vào.
Theo thống kê về nhu cầu ván sợi ở Việt Nam,dự báo đến năm 2020 mức tiêu thụ ván MDF sẽ là 170.000m3 trung bình tăng 8000m3 / năm.Như vậy mặt hàng mà dự án dự định sản xuất hiện nay đang có nhu rất lớn từ thị trường.Chính vì vậy đầu ra của dự án trong tương lai là rất khả quan.
Do nguồn cung cấp về gỗ tự nhiên ngày càng khan hiếm hơn nên gỗ công nghiệp ngày càng trở thành vật liệu thay thế hoàn hảo cho gỗ tự nhiên trong các lĩnh vực như làm sàn,cửa, đồ gỗ nội thất,vật liệu xây dựng...do đó rất thích hợp cho nội thất gia đình, công sở, trường học, khách sạn, nhà hàng, nhà văn hoá, cung thể thao...Ngoài ra vẻ đẹp tự nhiên và sang trọng với chi phí hợp lý càng làm cho ván gỗ nhân tạo MDF được khách hàng ưa chuộng hơn nhất là trong thời đại công nghiệp hiện nay khi mức thu nhập ngày càng tăng,thì nhu cầu trang trí nội thất và xây dựng ngày càng lớn.
2) Thách thức
− Do nguồn nguyên liệu gỗ ngày càng khan hiếm và mức tiêu dùng sản phẩm gỗ ngày càng gia tăng nên đó cũng là nguy cơ cho nguồn nguyên liệu đầu vào của dự án.Tuy nhiên nguyên liệu để sản xuất ván MDF không đòi hỏi cao về chủng loại cũng như chất lượng gỗ mà có thể dùng cả phế liệu từ các nhà máy chế biến gỗ,các cành,ngọn của các loại cây công nghiệp,cây lấy gỗ...Nhìn chung nguyên liệu gỗ đầu vào cho quá trình sản xuất của nhà máy khá đa dạng nên sức ép về nguyên liệu là không lớn.
− Hiện nay nước ta có một số nhà máy sản xuất ván nhân tạo đã tạo lập được thương hiệu trên thị trường và được các doanh nghiệp lựa chọn sản phẩm của họ để chế tạo các mặt hàng gỗ phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước cũng như xuất khẩu.Chính vì vậy tính cạnh tranh của sản phẩm dự án sẽ khó khăn hơn.Tuy nhiên nhu cầu tiêu thụ ván nhân tạo hiện nay rất cao,do đó đầu ra cho sản phẩm vẫn rất khả quan.
CHƯƠNG III
HÌNH THỨC ĐẦU TƯ VÀ CÔNG SUẤT CỦA DỰ ÁN
HÌNH THỨC ĐẦU TƯ DỰ ÁN
Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất vấn nhân tạo tại Xã Nghĩa Lâm,Huyện Nghĩa Đàn,Tỉnh Nghệ An là một dự án phát triển công nghiệp theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn,được đầu tư bằng nguồn vốn trong nước với tổng vốn đầu tư là 25.400 trđ.Trong đó vốn chủ sở hữu là 70% và vốn vay chiếm 30% tổng vốn đầu tư của dự án.Việc lựa chọn loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là do sự phù hợp về quy mô vốn đầu tư cũng như phù hợp với xu thế phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam hiện nay.
B) LỰA CHỌN CÔNG SUẤT CỦA DỰ ÁN
Dự án nhà máy sản xuất ván nhân tạo với công suất theo thiết kế là 40.000 m3 Ván /năm đuợc lựa chọn và xây dựng trên diện tích 3 ha tại xã Nghĩa Lâm,huyện Nghĩa Đàn - tỉnh Nghệ An với tổng vốn đầu tư là 25.400 triệu đồng.Dựa trên các loại gỗ nguyên liệu chủ yếu là : Tràm,keo,mỡ,Bạch Đàn,Cao Su,Xoan Đào,…Theo tính toán mỗi năm nhà máy sẽ tiếp nhận từ 72.000 m3 đến 80.000 m3 gỗ nguyên liệu để phục vụ nhu cầu sản xuất.Sản phẩm mà nhà máy sản xuất chủ yếu là ván MDF loại A có độ bền cơ lý cao đạt tiêu chuẩn chất lượng Châu Âu.
C) MỘT SỐ MẪU ĐƠN CƠ BẢN TRONG QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP CÔNG TY
Mẫu MĐ-4
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------------
ĐƠN ĐĂNG KÝ KINH DOANH CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN
Kính gửi :Phòng kinh doanh-sở kế hoạch và đầu tư…........................
Tên chủ sở hữu: (ghi rõ họ tên bằng chữ in hoa) :………….................................................
Quyết định thành lập/cho phép của:………………………………………………………...
Số:……………………………Ngày:……………………………………………………....
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (đối với doanh nghiệp) số:………………………....
Do:………………………………………..Cấp ngày:……………/…………/…………….
Địa chỉ trụ sở chính:………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………………
Điện thoại:………………………Fax:……………………………………………………...
Email :………………………………………….Website:………………………………….
Đăng ký kinh doanh công ty TNHH một thành viên với nội dung sau:
1. Tên công ty (Ghi bằng chữ in hoa):……………………………………………………...
……………………………………………………………………………………………....
Tên giao dịch:………………………………………………………………………………
Tên viết tắt:…………………………………………………………………………………
Mô hình tổ chức công ty(hội đồng quản trị,chủ tịch công ty)……………………………...
2. Họ tên người đại diện theo pháp luật của công ty:………………………………………
………………………………………Nam/Nữ……………………………………………..
Chức danh:………………………………………………………………………………….
Sinh ngày:……/……/……...Dân tộc:……………………Quốc tịch:……………………...
Chứng minh nhân dân (hoặc hộ chiếu) số:…………………………………………………
Ngày cấp:………./………./………..Nơi cấp:……………………………………………...
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:…………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………………
Chỗ ở hiện tại:………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
3. Địa chỉ trụ sở chính:……………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………………
Điện thoại:………………………Fax:……………………………………………………...
Email :………………………………………….Website:………………………………….
4. Ngành ,nghề kinh doanh:………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………………
5. Vốn điều lệ:………………………………………………………………………………
6. Tên,địa chỉ chi nhánh:……………………………………………………........................
7. Tên,địa chỉ văn phòng đại diện:………………………………………………………….
Chủ sở hữu cam kết:
Trụ sở chính thuộc quyền sở hữu/quyền sử dụng hợp pháp của công ty;
Chịu trách nhiệm về tính chính xác,trung thực của nội dung hồ sơ đăng ký kinh doanh.
………ngày………tháng…….năm………
Đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu
(ký,đóng dấu và ghi rõ họ tên)
Kèm theo đơn:
- ………………………..
- ………………………..
- ………………………..
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
........., ngày......tháng.......năm......
ĐƠN ĐĂNG KÝ CẤP GIẤY PHÉP ĐẦU TƯ
(áp dụng đối với tất cả các hình thức đầu tư)
Kính gửi : Bộ Kế hoạch và Đầu tư
(hoặc UBND tỉnh, thành phố........................,
hoặc Ban quản lý KCN tỉnh, thành phố..................)
- Căn cứ Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2000;
- Căn cứ Nghị định số 24/2000/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2000 của Chính phủ quy định chi tiết chi hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam,
Những người ký dưới đây trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư (UBND tỉnh, thành phố...., Ban quản lý khu công nghiệp tỉnh, thành phố...) Đơn đăng ký cấp Giấy phép đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
I. Chủ đầu tư :
A. Bên (các Bên)Việt Nam:
1. Tên công ty: .................................................................................
2. Đại diện được uỷ quyền: ...........................................................
Chức vụ: .......................................................................................
3. Trụ sở chính: ...............................................................................
Điện thoại: ....................... Telex: ....................... Fax: .................
4. Ngành nghề kinh doanh chính:
5. Giấy phép thành lập công ty:
Đăng ký tại: .................................. ngày:
B. Bên (các Bên) nước ngoài:
1. Tên công ty hoặc cá nhân: ............................................................
2. Đại diện được uỷ quyền: ..............................................................
Chức vụ: .......................................................................................
Quốc tịch: ....................................................................................
Địa chỉ thường trú: .......................................................................
3. Trụ sở chính: ...............................................................................
Điện thoại: ....................... Telex: ....................... Fax: .....................
4. Ngành nghề kinh doanh chính: ....................................................
5. Giấy phép thành lập công ty: (hoặc số hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân)
Đăng ký tại: .................................. ngày: ....................................
Ghi chú: Nếu có nhiều chủ đầu tư thì mô tả riêng từng chủ đầu tư
II. doanh nghiệp xin thành lập
1. Tên gọi của Doanh nghiệp (trường hợp Doanh nghiệp liên doanh, Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài), tên gọi Hợp đồng hợp tác kinh doanh:
- Tên tiếng Việt:………………………………………………………………
- Tên giao dịch bằng tiếng nước ngoài thông dụng:…………………………..
2. Hình thức đầu tư: ( Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, Doanh nghiệp liên doanh, Hợp đồng hợp tác kinh doanh)
3. Mục tiêu hoạt động chính của Doanh nghiệp (hoặc của Hợp đồng hợp tác kinh doanh): ............................................................
4. Thời hạn hoạt động của Doanh nghiệp (hoặc của Hợp đồng hợp tác kinh doanh): ...... năm.
5. Vốn đầu tư:
5.1. Tổng vốn đầu tư dự kiến.................đô la Mỹ, trong đó:
- Vốn cố định:.............đô la Mỹ, bao gồm:
+ Nhà xưởng:.............m2, trị giá.............đô la Mỹ
+ Văn phòng:.............m2, trị giá..............đô la Mỹ
+ Máy móc thiết bị :................đô la Mỹ,
+ Vốn cố định khác:.............đô la Mỹ
- Vốn lưu động:................đô la Mỹ
5.2. Nguồn vốn:
Tổng số:......................đô la Mỹ, trong đó:
- Vốn pháp định (hoặc vốn góp để thực hiện Hợp đồng hợp tác kinh doanh).......................đô la Mỹ, trong đó:
+ Bên Việt Nam góp:...................đô la Mỹ, gồm:
- Tiền:..............đô la Mỹ
- Tài sản khác:......tương đương ... đô la Mỹ (nêu chi tiết)
+ Bên nước ngoài góp..............đô la Mỹ, bao gồm:
- Tiền nước ngoài:..............đô la Mỹ
- Thiết bị, máy móc, vật tư:...................đô la Mỹ
- Vốn khác:....................đô la Mỹ (chi tiết)
- Vốn vay:..... ...........đô la Mỹ
(Nêu rõ Bên chịu trách nhiệm dàn xếp vốn vay, các điều kiện vay trả, bảo lãnh).
6. Danh mục các sản phẩm chủ yếu và dự kiến thị trường tiêu thụ:
Năm thứ 1
Năm thứ 2
Năm sản xuất ổn định
Tên sản phẩm
Số lượng
Tỷ lệ tiêu thụ(%)
......
Số lượng
Tỷ lệ tiêu thụ(%)
Đơn vị
Số lượng
Trong nước
Xuất khẩu
Đơn vị
Số lượng
Trong nước
Xuất khẩu
7. Qui trình công nghệ chủ yếu và tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm: .....
(Trình bày ngắn gọn quy trình công nghệ hoặc sơ đồ quy trình công nghệ chủ yếu; nếu có chuyển giao công nghệ, trình bày chi tiết trong hồ sơ kèm theo)
8. Danh mục thiết bị, máy móc
Tên thiết bị
Tính năng kỹ thuật
Hiện trạng
Nước sản xuất
Số lượng
Ước giá
Giá trị
Mới
Đã qua sử dụng
( nếu là thiết bị đã qua sử dụng cần bổ sung các thông tin về năm chế tạo , đánh giá chất lượng và giá trị còn lại , các biện pháp tân trang, sửa chữa và nâng cấp sẽ được áp dụng)
9. Mặt bằng địa điểm và xây dựng - kiến trúc (áp dụng đối với các dự án ngoài KCN, KCX)
- Địa chỉ (xã, huyện, tỉnh), ranh giới và/hoặc toạ độ địa lý của địa điểm dự án (kèm theo bản vẽ).
- Hiện trạng mặt bằng và cơ sở hạ tầng của địa điểm (đường sá, điện nước, thoát nước ...)
- Diện tích mặt đất, mặt nước, mặt biển sử dụng cho dự án và mức giá cho thuê.
- Nguồn gốc khu đất; Giá trị đền bù, di chuyển cần thực hiện để giải phóng mặt bằng trên cơ sở thoả thuận với Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố (nếu có).
- Sơ đồ tổng mặt bằng (kèm theo bản vẽ)
10. Các nhu cầu cho sản xuất
- Nhu cầu về lao động vào năm sản xuất ổn định, trong đó, chia ra tổng số người Việt Nam và người nước ngoài.
- Nhu cầu về điện vào năm sản xuất ổn định là... Kwh/năm với công suất sử dụng cực đại là ... KW.
- Nhu cầu về nước cho sản xuất vào năm sản xuất ổn định:...m3/ ngày đêm
- Nhu cầu về nguyên liệu chính cho năm sản xuất ổn định:
Tên nguyên liệu
Số lượng
Ước giá
Dự kiến nguồn cung cấp
(nhập khẩu hay tại Việt Nam)
11. Dự kiến tiến độ thực hiện dự án:(kể từ ngày được cấp Giấy phép đầu tư)
-Hoàn thành thủ tục đăng ký hoạt động của Doanh nghiệp (hoặc Hợp đồng HTKD): tháng thứ.......
-Thuê địa điểm , thuê nhà xưởng hoặc mua nhà xưởng: tháng thứ......
-Khởi công xây dựng : tháng thứ .......
-Lắp đặt thiết bị: tháng thứ.......
-Bắt đầu hoạt động : tháng thứ.......
-Sản xuất thương mại: tháng thứ......
12. Khả năng và biện pháp cân đối ngoại tệ của dự án:...............................
13. Kiến nghị về các ưu đãi:.............................
III. chúng tôi xin cam kết
1. Chịu trách nhiệm hoàn toàn về sự trung thực và sự chính xác của nội dung Đơn xin và hồ sơ kèm theo.
2. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến đầu tư nước ngoài và các quy định của Giấy phép đầu tư.
IV. Các tài liệu gửi kèm theo đơn này gồm :
1. Hợp đồng hợp tác kinh doanh (nếu đầu tư theo hình thức Hợp đồng HTKD); Hợp đồng liên doanh và Điều lệ Doanh nghiệp liên doanh (nếu đầu tư theo hình thức Doanh nghiệp liên doanh); Điều lệ Doanh nghiệp (nếu đầu tư theo hình thức Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài). Những tài liệu nêu trên được lập theo mẫu hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
2. Văn bản xác nhận tư cách pháp lý (Giấy phép hoặc Giấy chứng nhận đăng ký thành lập đối với chủ đầu tư là doanh nghiệp, bản sao hộ chiếu đối với chủ đầu tư là cá nhân người nước ngoài), tình hình tài chính của các Bên (chứng nhận của Ngân hàng về số dư tài khoản hoặc báo cáo hoạt động tài chính);
3. Các hồ sơ quy định tại các Điều 81, 82, 89, 95 của Nghị định 24/2000/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2000.
Làm tại ..., ngày.. tháng.... năm...
Bên (các Bên) nước ngoài
(Ký tên đóng dấu)
Bên (các Bên) Việt Nam
(Ký tên đóng dấu)
CHƯƠNG IV
XÂY DỰNG CHU TRÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH, XÁC ĐỊNH CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO VÀ GIẢI PHÁP NGUỒN
A) XÁC ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH SẢN XUẤT
1) Lựa chọn sản phẩm sản xuất
Sản phẩm mà dự án lựa chọn sản xuất đó là ván nhân tạo MDF(ván sợi ép).
Các thông số của ván MDF mà dự án sản xuất được thể hiện như sau:
TIÊU CHUẨN CƠ SỞ CỦA VÁN MDF
STT
Tên tiêu chuẩn
ĐVT
Mức chất lượng
1
Tiêu chuẩn chất lượng ván
EN 662-1;EN 622-5
2
Kích thước ván(rộng x dài)
Mm
(1830x2440) ±5
3
Bề dày
Mm
8 – 30
4
Cường độ chịu uốn
N/mm2
33 – 51
5
Độ kết dính bên trong
N/mm2
≥ 0,8
6
Trương nở bề dày sau khi ngâm nước 24h
%
≤ 15
7
Độ ẩm
%
5 – 12
8
Tỷ trọng
Kg/m3
710 – 850
9
Độ bám vít với ván dày ≥ 12
-
Bề mặt
N
1550 – 2000
-
Cạnh
N
1000 – 1200
Công dụng của ván MDF: Sản phẩm ván MDF được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực sản xuất đồ mộc, trang trí nội thất, xây dựng…
2) Xác định công suất của dự án
Theo thiết kế của dây chuyền công nghệ thì mỗi năm hoạt động nhà máy có thể sản xuất được 40.000 m3 ván nhân tạo MDF.Tuy nhiên dựa vào trình độ vận hành trang thiết bị thì mức công suất dự kiến có thể đạt được như sau:
Chỉ tiêu
Công suất dự kiến
Mức công suất
Năm 1
80%
32.000
Năm 2
85%
34.000
Năm 3
95%
38.000
Năm 4
95%
38.000
Năm 5
100%
40.000
Năm 6
100%
40.000
Năm 7
100%
40.000
Năm 8
95%
38.000
Năm 9
90%
36.000
Năm 10
85%
34.000
B)XÁC ĐỊNH NHU CẦU NGUYÊN VẬT LIỆU CHO DỰ ÁN
1) Lựa chọn nguyên vật liệu của dự án
a) Nguyên liệu chính: Do diện tích rừng tự nhiên ngày càng giảm,trong khi đó nhu cầu về gỗ nguyên liệu lại ngày càng gia tăng chính vì vậy để tạo được tính ổn định về nguyên liệu, dự án chủ trương lựa chọn gỗ rừng trồng là loại nguyên liệu chính cho việc sản xuất ván nhân tạo MDF.
─ Yêu cầu về nguyên liệu chính: gỗ nguyên liệu phải có hàm lượng xenlulo cao,sợi gỗ chiếm tỷ lệ lớn,kích thước sợi nhỏ và dài; gỗ mềm,dễ nghiền,dễ phân ly bằng hóa chất,không có hoặc rất ít nhựa.Các loại gỗ thân,cành,nhánh của các loại cây như: mỡ,bồ đề,đay,gáo,tre nứa,bạch đàn,tràm,keo...là rất thích hợp.
b) Nguyên liệu phụ: Ngoài ra để sản xuất được các tấm ván MDF hoàn chỉnh có tính năng chống ẩm và chống cháy cao cần phải có thêm các loại nguyên vật liệu phụ khác.Bao gồm keo Fenol Formaldehyde nồng độ 35% - 47%,parafin,chất đóng rắn NH4Cl.Tuy nhiên tham gia vào quá trình sản xuất này cũng cần có thêm điện,nước và hơi nước.
2) Xác định nhu cầu,nguồn cung cấp và chi phí nguyên vật liệu cho dự án
Sản phẩm ván MDF mà nhà máy sản xuất là ván được chà nhám hai mặt.Ván được tạo bởi các sợi gỗ đường kính khoảng 0,1mm, dài từ 1-2,5 mm, các sợi gỗ được trộn với keo sau đó ép nhiệt, xén cạnh làm nguội 48 giờ để ổn định tính cơ lý và chà nhám cả hai mặt để thành ván có tỷ trọng khoảng 710 Kg đến 850 Kg/m3.
Từ những thành phần cấu tạo nên sản phẩm ván MDF nêu trên có thể xác định được nhu cầu và chi phí nguyên vật liệu cho dự án như sau:
a) Đối với nguyên liệu gỗ:
− Để sản xuất 1m3 ván MDF bình quân cần khoảng 1,8 đến 2 m3 gỗ.
− Nguồn gỗ nguyên liệu sẽ được mua tại các khu rừng trồng thuộc địa bàn tỉnh Nghệ An và một số huyện lân cận thuộc tỉnh Thanh Hóa và Hà Tĩnh.Trung bình mỗi ngày nhà máy cần từ 240 m3 đến 267 m3 gỗ nguyên liệu cho sản xuất.
− Việc cung cấp gỗ nguyên liệu sẽ do bộ phận sản xuất đảm nhận,dự kiến mỗi ngày sẽ có 6 xe huyndai trọng tải 20 tấn vận chuyển gỗ từ nơi thu nhận đến nhà máy chia thành 2 lộ trình ngày và đêm; xác định rõ tuyến đường dài hay ngắn;và được xác định rõ thời điểm xuất phát cũng như thời điểm có mặt tại nhà máy đảm bảo khoảng thời gian vận chuyển kịp thời cho nhu cầu sản xuất.
− Chi phí nguyên liệu gỗ dự kiến:
Năm
Mức tiêu hao (m3)
Tính cho 1 m3 ván MDF (trđ)
Tổng cả năm(trđ)
1
2,0
0,9
28.800
2
30.600
3
34.200
4
34.200
5
36.000
6
36.000
7
36.000
8
34.200
9
32.400
10
30.600
b) Đối với keo Fenol Formaldehyde,parafin,và chất đóng rắn NH4Cl :
− Được mua tại các công ty trong nước chuyên cung cấp các chất phụ gia ngành gỗ.Việc vận chuyển sẽ do đối tác sắp xếp và giao nguyên vật liệu theo đúng yêu cầu.
− Chi phí keo Fenol Formaldehyde dự kiến:
Năm
Mức tiêu hao (kg)
Tính cho 1m3 ván MDF (trđ)
Tổng cả năm (trđ)
1
100
0,39
12.480
2
13.260
3
14.820
4
14.820
5
15.600
6
15.600
7
15.600
8
14.820
9
14.040
10
13.260
− Chi phí parafin dự kiến:
Năm
Mức tiêu hao (kg)
Tính cho 1m3 ván MDF (trđ)
Tổng (trđ)
1
100
0,2
6.400
2
6.800
3
7.600
4
7.600
5
8.000
6
8.000
7
8.000
8
7.600
9
7.200
10
6.800
− Chi phí chất đóng rắn clorua amôn dự kiến:
Năm
Mức tiêu hao (kg)
Tính cho 1m3 ván MDF (trđ)
Tổng (trđ)
1
2
0,18
5.760
2
6.120
3
6.840
4
6.840
5
7.200
6
7.200
7
7.200
8
6.840
9
6.480
10
6.120
c) Đối với điện :
− Điện cung cấp cho nhà máy được nối từ trạm điện 1/5 với đường dây 220V,được nối trực tiếp từ trạm biến áp Yên Trung về nhà máy thông qua trạm biến áp mới đảm bảo cung cấp nguồn điện ổn định suốt quá trình hoạt động của dự án.
− Chi phí điện phục vụ trực tiếp cho sản xuất dự kiến:
Năm
Mức tiêu hao (Kwh)
Tính cho 1m3 ván MDF (trđ)
Tổng cả năm(trđ)
1
700
1,2
38.400
2
40.800
3
45.600
4
45.600
5
48.000
6
48.000
7
48.000
8
45.600
9
43.200
10
40.800
d) Đối với nước :
− Do đặc tính của dự án cần rất nhiều nước cho sản xuất vì vậy dự án sẽ phải ký hợp đồng với chính quyền địa phương đối với việc sử dụng nguồn nước từ sông Sào trong suốt thời gian dự án hoạt động.(Đây là nguồn nước lớn đã được quy hoạch cách đây 4 năm nhằm cung cấp nước cho tưới tiêu và các khu công nghiệp).Sau khi có đường dẫn nước về nhà máy,nước sẽ được xử lý qua hệ thống lọc để làm sạch vì thế nước này vừa có thể dùng cho sản xuất,vừa có thể dùng cho sinh hoạt tại nhà máy.
− Chi phí nước phục vụ trực tiếp cho sản xuất dự kiến:
Năm
Mức tiêu hao (m3)
Tính cho 1m3 ván MDF (trđ)
Tổng (trđ)
1
1,3
0,01
320
2
340
3
380
4
380
5
400
6
400
7
400
8
380
9
360
10
340
e) Đối với hơi nước: Hơi nước được tạo ra từ việc làm nóng bằng nhiệt trong hệ thống dây chuyền sản xuất mà dự án nhà máy đã dự kiến sử dụng.Theo định mức thì 1m3 ván MDF cần phải có 3,3 tấn hơi thì mới hoàn thành được sản phẩm.
C) GIẢI PHÁP NGUỒN:
1) Giai đoạn thành lập doanh nghiệp
− Việc thành lập dự án sẽ cần tới một lượng vốn khá lớn lên đến 25.400 trđ.Tuy nhiên chủ đầu tư chỉ đáp ứng được 70% số vốn cần thiết tương đương với 17.780 trđ.Còn lại 7.620 trđ dự án phải huy động từ bên ngoài.Với loại hình doanh nghiệp là công ty trách nhiệm hữu hạn nên kênh huy động vốn của dự án không đa dạng như công ty cổ phần.Vì vậy chủ đầu tư dự kiến sẽ lựa chọn phương án vay ngân hàng thương mại để cung cấp cho dự án đủ 30% số vốn còn thiếu.Giai đoạn mới thành lập dự án không chủ trương phát hành trái phiếu công ty do khả năng huy động vốn từ nguồn này chậm hơn và khó huy động được đủ vốn theo yêu cầu.
− Dự kiến khoản vay này sẽ được vay tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn có trụ sở đặt tại nông trường 1/5.Khoản vay này sẽ được ngân hàng tài trợ trong vòng 6 năm hoạt động của dự án,bắt đầu từ năm thứ nhất và được ân hạn năm đầu tiên.Do đó việc trả nợ gốc sẽ được thực hiện trong các năm thứ 2,thứ 3, thứ 4,thứ 5 và thứ 6.Riêng phần lãi thì sẽ trả hàng năm với lãi suất 15%/năm .
2) Giai đoạn hoạt động
Giai đoạn này vốn cần cho dự án chủ yếu là vốn lưu động .Số vốn cần thiết để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh mỗi năm sẽ được huy động từ các nguồn sau:
− Vốn chiếm dụng của nhà cung cấp (tín dụng thương mại): Nguồn vốn này xuất phát từ việc doanh nghiệp chiếm dụng tiền hàng,dịch vụ của nhà cung cấp (khoản phải trả) như tiền mua nguyên liệu,tiền điện,nước...việc chiếm dụng này dự tính mỗi năm là 10% chi phí nhập.
− Bên cạnh đó để có được sự cân đối tiền mặt hợp lý là 2% chi phí nhập lượng,khoản phải thu là 5% doanh thu và hàng tồn kho là 11% sản lượng sản xuất cũng như chi trả cho các khoản mục chi phí thì ngoài khoản chiếm dụng vốn từ nhà cung cấp doanh nghiệp phải huy động từ khấu hao tài sản,nợ công nhân viên,nợ nhà nước các khoản phải nộp ngân sách ,và phần lợi nhuận sau thuế...
CHƯƠNG V
LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ VÀ MÁY MÓC THIẾT BỊ CHO DỰ ÁN
A)LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ VÀ PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT SẢN PHẨM
1) Lựa chọn công nghệ
Theo thiết kế dự án nhà máy ván nhân tạo MDF tại huyện Nghĩa Đàn sẽ có công suất 40.000 m3 SP/năm, sử dụng dây chuyền công nghệ và thiết bị hiện đại của Thụy Điển,đạt tiêu chuẩn châu Âu và được quản lý theo hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2000. Công nghệ sản xuất ván sợi ép cường độ trung bình (MDF) của Nhà máy là công nghệ khô, hai mặt ván như nhau ( S - 2 - S ).Đây là dây chuyền công nghệ đã được tiêu chuẩn hóa, tự động hóa cao và toàn bộ dây chuyền sản xuất, đuợc điều khiển bằng hệ thống PLC. Chính vì vậy mà sản phẩm tạo ra có chất lượng ổn định, đồng đều, chi phí lao động, cũng như hao phí vật tư ,nguyên nhiên vật liệu trên một đơn vị sản phẩm hợp lý.
2) Quy trình sản xuất ván nhân tạo MDF
− Quy trình sản xuất mà nhà máy áp dụng là quy trình khô được tiến hành như sau:khi đã xỷ lý gỗ,băm dăm ,tuyển dăm và nghiền sợi thì keo, phụ gia được phun trộn vào bột gỗ khô trong máy trộn -sấy sơ bộ. Bột sợi đã áo keo sẽ được trải ra bằng máy rải - cào thành 2 - 3 tầng tùy theo khổ, cỡ dày của ván định sản xuất. Các tầng này được chuyển qua máy ép có gia nhiệt. Máy ép thực hiện ép nhiều lần ( 2 lần). Lần 1 ( ép sơ bộ) cho lớp trên, lớp thứ 2 , lớp thứ 3. Lần ép 2 là ép tiếp cả ba lớp lại. Chế độ nhiệt được thiết lập để sao cho đuổi hơi nước và làm keo hóa rắn từ từ. Sau khi ép, ván được xuất ra, cắt bỏ biên, chà nhám và phân loại rồi nhập kho.
− Sơ đồ khái quát quy trình sản xuất ván nhân tạo MDF:
B) XÁC ĐỊNH NHU CẦU TRANG THIẾT BỊ
1) Công đoạn vận chuyển gỗ về nhà máy
− Để vận chuyển gỗ về nhà máy cần có đủ phương tiện vận tải để đáp ứng chở gỗ về bãi chứa sẵn sàng cho sản xuất.Trung bình mỗi ngày nhà máy cần tối đa 267 m3 gỗ nguyên liệu.
− Yêu cầu đối với phương tiện vận tải:
Loại xe huyndai.
Trọng tải 20 tấn.
Số lượng : 6 xe.
2) Công đoạn băm dăm,nghiền sợi,trộn keo,ép nhiệt,xử lý kích thước, và chà nhám
NHU CẦU THIẾT BỊ :
− Các công đoạn này đều nằm trong một dây chuyền khép kín từ khi đưa gỗ vào nghiền đến khi hoàn thành sản phẩm để đưa vào đóng gói,nhập kho.Chính vì vậy để thực hiện được quy trình này phải sử dụng dây chuyền thiết bị của Thủy Điển bao gồm máy băm dăm, máy nghiền sợi, máy trộn keo, thiết bị phun keo, máy ép nhiệt, máy xén cạnh và máy đánh nhẵn,đạt tiêu chuẩn châu Âu.Công suất của cả dây chuyền tính cho một năm sản xuất phải đạt 40.000 m3 ván.
2.1 Máy băm dăm:
Tiếp nhận gỗ và băm dăm để chuyển qua máy nghiền.Công suất hoạt động 268m3 gỗ/ngày.
Có hệ thống thủy lực mạnh ,vận hành được với cường độ dòng điện lớn hơn 100 A , và được gắn thiết bị chịu được áp lực nổ.
2.2 Máy nghiền thô và nghiền tinh:
Đối với máy nghiền thô là giai đoạn nghiền sơ bộ sau đó được chuyển qua máy nghiền tinh để nghiền sợi đảm bảo đúng kích thước cố định và chuyển qua khâu sấy.Khả năng nghiền đạt 188 tấn sợi/ ngày.
Máy nghiền được thiết kế bàn nghiền có tốc độ dịch chuyển nhanh,có sử dụng thiết bị xả giảm áp suất sự cố nhằm chống cháy nổ đối với thiết bị.
2.3 Hệ thống đường ống vận chuyển, phun trộn keo và sấy sợi:
Tại hệ thống này sợi được trộn keo theo tỷ lệ 15: 85 và thực hiện sấy đạt độ ẩm 15%.
Hệ thống được lắp đặt áp kế, nhiệt kế ,thiết bị an toàn báo cháy, thiết bị phun dập nước,và hoá chất chữa cháy bên trong.
2.4 Thiết bị lên khuôn,trải thảm, vận chuyển thảm:
Được thiết kế khe hở các cặp rulô ép sơ bộ và bộ phận tách các tấm ván ướt.Tốc độ xử lý 16 tấm/h.
2.5 Hệ thống phun trộn keo:
Đây là thiết bị phun trộn keo và các phụ gia khác với bột gỗ trước khi hỗn hợp này được dẫn qua hệ thống ép nhiệt.Mức hoạt động là150 tấn hỗn hợp/ngày.
2.6 Máy ép nhiệt:
Máy ép nhiệt có khả năng ép 134 tấm/ngày theo cường độ làm việc bình thường.
2.7 Thiết bị xén cạnh:
Theo thiết kế mỗi ngày thiết bị này có thể xử lý cạnh đạt 16 tấm/h .
2.8 Thiết bị đánh nhẵn:
Theo quy trình làm việc theo dây chuyền này thì thiết bị đánh nhẵn cũng đáp ứng được mức hoạt động là 134 tấm ván/ngày.
3) Các hệ thống phụ trợ phục vụ cho sản xuất
3.1 Hệ thống điện
3.1.1 Hệ thống điện trong sản xuất
− Thực hiện việc nối đất, nối không các thiết bị điện theo TCVN 4756 - 89.
− Hệ thống điều khiển bằng điện đảm bảo khả năng đóng cắt điện nguồn cấp cho các động cơ một cách độc lập.
− Vỏ tủ điện tổng cấp điện cho các máy được nối đất. Trị số điện trở nối đất đảm bảo theo quy định trong tiêu chuẩn TCVN 4756-89.
− Các động cơ điện dẫn động cho trục chính, động cơ quạt gió, động cơ bơm dầu được nối đất và nối không bảo vệ theo đúng quy định trong tiêu chuẩn TCVN 4756-89. Việc kiểm tra đánh giá tình trạng an toàn của thiết bị điện hàng năm thực hiện theo tiêu chuẩn TCVN 4756-89.
− Các bộ phận mang điện của thiết bị được che chắn, cách ly cẩn thận. Các bộ phận kim loại không mang điện được nối đất bảo vệ theo quy định trong tiêu chuẩn TCVN 4756-89.
− Các động cơ điện dẫn động cho các máy là động cơ kiểu phòng nổ.Đối với các máy sử dụng động cơ đốt trong thì ống xả được cách nhiệt và miệng ống xả của động cơ bố trí phía trước chiều gió so với miệng cấp liệu và miệng phun dăm.
3.1.2 Hệ thống điện chiếu sáng
− Trong nhà xưởng mức độ chiếu sáng chuẩn là 150 lux bằng việc dùng bóng đèn neon 2x40w và đèn thủy ngân /sodium cao áp 80 – 400w.
− Tại các văn phòng thì mức độ chiếu sáng là 200 lux chỉ sử dụng bóng neon để chiếu sáng.
− Tại các lối đi,và nhà kho thì mức độ chiếu sáng chỉ cần 50 lux nên số lượng bóng điện sử dụng hạn chế hơn rất nhiều so với các nơi khác.
− Đối với bãi chứa gỗ nguyên liệu sẽ dùng đèn thủy ngân /sodium cao áp 230w – 250w được gắn trên các cột bê tông có trang thiết bị ngắt điện tự động bằng rơle thời gian.
− Ngoài ra tại các cửa ra vào,và tại trạm điện của nhà máy còn được lắp đèn chiếu sáng dùng bằng ắc quy để chiếu sáng mỗi khi có sự cố xảy ra.
3.2 Hệ thống cấp thoát nước
3.2.1 Hệ thống cấp nước
3.2.1.1 Cấu tạo mạng lưới cấp nước cho nhà máy
− Đường ống nước: bao gồm cả đường ống thép và đường ống nhựa.Ống thép thường là thép tráng kẽm dài từ 4¸ 8m, đường kính F10¸ 70mm. Lớp kẽm phủ cả mặt trong và mặt ngoài ống, có tác đụng bảo vệ cho ống khỏi bị ăn mòn và han rỉ. Đối với các đường ống chính khi kích thước lớn có thể dùng ống thép đen (không tráng kẽm) có nhiều dài từ 4 ¸ 12m và đường kính từ 70 ¸ 150mm. Ống thép có thể chịu được áp lực công tác ≤ 10 at, loại tăng cường áp lực có thể chịu được 10 ¸ 25 at.Ống nhựa có khả năng vận chuyển cao (tăng từ 8 ¸10 % so với loại ống khác) chống xâm thực và tác dụng cơ học tốt, nối ống dễ dàng nhanh chóng,tuy nhiên không dùng tốt khi nhiệt độ nước t ³ 300C.
− Các thiết bị cấp nước bên trong được phân ra thành bộ phận cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất bao gồm: thiết bị lấy nước, đóng mở nước, điều chỉnh, phòng ngừa và các thiết bị đặc biệt khác.
− Các hệ thống cấp nước chữa cháy khác: Hệ thống này tự động phun nước, dập tắt đám cháy, đồng thời báo động khi xẩy ra hoá hoạn.Hệ thống chữa cháy tự động có số lượng vòi phun không quá 800 chiếc. Lưu lượng nước như sau: Khi máy bơm chữa cháy mở tay, trong 10' đầu 10 l/s (từ két mái). Sau đó là bơm q ≤ 30 ¸ 50 l/s; khi bơm mở tự động: q ≤ 30 ¸ 50l/s.
3.2.1.2 Nhu cầu nước của nhà máy
− Nước dùng cho sản xuất và làm mát thiết bị : 150m3/ngày.
− Nước dùng cho sinh hoạt : 6m3/h.
− Nước dùng để tưới cây : 15m3/ngày.
− Nước dùng chữa cháy : 50m3/h.
3.2.2 Hệ thống thoát nước
3.2.2.1 Hệ thống thoát nước thải sản xuất
− Dự án chủ trương đầu tư mua máy ép bùn để xử lý một lượng lớn chất thải rắn nhằm tái sử dụng làm nguyên liệu đốt lò và ủ làm phân bón cho rừng trồng. Tích cực trồng cây xanh tạo cảnh quan xanh - sạch- đẹp trong khuôn viên. Dự kiến sẽ áp dụng mô hình xử lý nước thải với công suất xử lý 80m3/ngày đêm với tổng mức đầu tư gần 20 tỷ đồng, góp phần giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường ở khu vực nhà máy và khu vực phụ cận.
− Đối với hệ thống này từng loại nước thải riêng biệt chứa các chất bẩn,độc hại thải ra từ sản xuất có đặc tính khác nhau được dẫn và vận chuyển qua mạng lưới thoát nước độc lập để tiến hành xử lý trước khi thải ra sông.
Bảng lưu lượng nước thải cho phép qua đường ống
Đường kính
(mm)
Lưu lượng nước thải cho phép biểu thị bằng tổng số đương
lượng thoát nước, N
Ống nhánh
Ống đứng
Độ dốc nhỏ nhất
Độ dốc tiêu chuẩn
50
3
6
16
100
50
100
250
3.2.2.2 Hệ thống thoát nước thải sinh hoạt của nhà máy
− Nước thải từ sinh hoạt của nhà máy được tách riêng với hệ thống thoát nước thải từ sản xuất nhằm làm giảm chi phí xử lý nước thải cho dự án.
Bảng tiêu chuẩn thoát nước sinh hoạt trong phân xưởng công nghiệp.
Tính chất phân xưởng
Tiêu chuẩn thoát nước
( m3/ngày đêm )
Hệ số không điều hoà giờ Kh
Phân xưởng nóng toả nhiệt
Phân xưởng khác
35
25
2,5
3,0
3.3 Hệ thống thông gió
− Dự kiến nhà máy sẽ áp dụng hệ thống thông gió cục bộ : Kết hợp cả hút xả lẫn thổi vào phòng giúp thông gió cho toàn bộ công trình.Để thực hiện có hiệu quả nhà máy sử dụng quạt thông gió gắn tường GENUIN.Quạt này có thể gắn tường hoặc trần với các thông số kỹ thuật và mỹ thuật rất tốt.
Bảng các thông số quạt gắn tường GENUIN:
MODEL
15APB
20APB
Điện áp
220 V
V220
Công suất (w)
36
48
L m3/phút
4881
12618
Độ ồn DB
37404
34800
Kích thước ( mm )
1502002 - 50300
1450023 – 45400
3.4 Hệ thống chống cháy nổ
3.4.1 An toàn chống cháy
Trong sản xuất ván sợi, ngoài chất keo dính là các hoá chất dễ cháy - nổ, tại đoạn đường ống dẫn vận chuyển sợi , phun trộn keo, sấy sợi (ở nhiệt độ cao (150 - 250) 0C) là nơi dễ xảy ra cháy nổ cần phải kiểm tra thường xuyên.
Những yêu cầu chung về an toàn chống cháy, đối với hệ thống phòng cháy, những biện pháp tổ chức để đảm bảo an toàn chống cháy thực hiện theo TCVN 3254 - 1989.
Việc bố trí lắp đặt, bảo quản, kiểm tra, bảo dưỡng các phương tiện và thiết bị chữa cháy thực hiện theo TCVN 3890 - 84.
3.4.2 Hệ thống chống cháy nổ tự động tại nhà máy
− Để hạn chế một cách tối đa tác hại của các đám cháy,nhất thiết phải phát hiện sớm đám cháy khi nó vừa phát sinh để mau chóng dập tắt không cho chúng trở thành đám cháy lớn. chính vì vậy nhà máy sử dụng hệ thống báo cháy tự động với tính năng rất hiện đại gồm có 3 chức năng chính là báo nhiệt,báo khói, và báo lửa.
− Để thực hiện được điều đó hệ thống này cần có các thiết bị sau:
Đầu báo nhiệt cố định : Đầu báo nhiệt được chế tạo theo 3 nhóm A,B,C. Nhóm A có nhiệt độ cố định từ 600 C đến 750 C. Nhóm B có nhiệt độ cố định từ 800 C đến 950 C .Nhóm C có nhiệt độ từ 1200 C đến 1350 C.
Đầu báo khói ion : được chế tạo dựa trên hiệu ứng dẫn điện của không khí khi bị Ion hoá.
Đầu báo quang : được chế tạo trên nguyên lý khuyếch tán và hấp thụ ánh sáng bởi các phân tử khói khi ánh sáng truyền trong không khí.
Đầu báo lửa : dùng để phát hiện các đám cháy thông qua việc phát hiện các tia tử ngoại sinh ra từ ngọn lửa.
Tủ trung tâm của hệ thống báo cháy : có Acquy dự phòng để bảo đảm cho hệ thống hoạt động liên tục kể cả khi mất điện.
3.4.3 Các biện pháp chống cháy nổ đối với máy móc thiết bị tại nhà máy
Biện pháp bảo vệ:
Sử dụng các thiết bị chịu được áp suất nổ.
Sử dụng cơ cấu xả giảm áp suất sự cố.
Sử dụng thiết bị ngăn lửa.
Biện pháp chống cháy nổ:
Khoanh vùng cháy và nổ bằng khí trơ.
Sử dụng thiết bị chữa cháy.
Sử dụng hệ thống chủ động dập nổ.
CHƯƠNG VI
XÁC ĐỊNH ĐỊA ĐIỂM ĐẦU TƯ VÀ NHU CẦU XÂY DỰNG
A) XÁC ĐỊNH ĐỊA ĐIỂM ĐẦU TƯ
1) Phương pháp xác định địa điểm đầu tư
Phương pháp điểm hòa vốn
Q HV = trong đó
Q HV : Sản lượng hòa vốn
F : Định phí
I : Lãi vay
P : Đơn giá bán
V: Biến phí đơn vị
Bảng tính sản lượng HV và doanh thu HV qua các năm hoạt động (Trong đó định phí bao gồm khấu hao,chi phí sửa chữa bảo dưỡng máy móc TB,chi phí xử lý nước thải ,chi phí bán hàng ,và quản lý doanh nghiệp – để đơn giản trong tính toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp được đưa hết vào định phí.)
Năm
Định phí
Lãi vay
Đơn giá bán
Biến phí ĐV
Sản lượng HV
DT hòa vốn
1
13.493
1.143
3,9
3,2
20.909
81.546
2
14.014
1.143
3,9
3,2
21.653
84.446
3
14.351
914
3,9
3,2
21.808
85.052
4
13.950
686
3,9
3,2
20.909
81.544
5
14.046
457
3,9
3,2
20.718
80.801
6
13.813
229
3,9
3,2
20.059
78.229
7
13.593
0
3,9
3,2
19.418
75.731
8
13.176
0
3,9
3,2
18.823
73.410
9
12.700
0
3,9
3,2
18.142
70.755
10
12.223
0
3,9
3,2
17.461
68.100
Bảng so sánh sản lượng hòa vốn ,doanh thu hòa vốn với sản lượng và doanh thu tiêu thụ
Năm
Sản lượng hòa vốn
Sản lượng tiêu thụ
Doanh thu hòa vốn
Doanh thu tiêu thụ
1
20.909
28.480
81.546
111.072
2
21.653
33.780
84.446
131.742
3
21.808
37.560
85.052
146.484
4
20.909
38.000
81.544
148.200
5
20.718
39.780
80.801
155.142
6
20.059
40.000
78.229
156.000
7
19.418
40.000
75.731
156.000
8
18.823
38.220
73.410
149.058
9
18.142
36.220
70.755
141.258
10
17.461
34.220
68.100
133.458
Qua những phân tích trên cho thấy điểm hòa vốn của dự án so với mức tiêu thụ là khá thấp vì vậy việc lựa chọn địa điểm đầu tư tại huyện Nghĩa Đàn là khá thuận lợi.
2) Khái quát về địa điểm đầu tư
2.1 Điều kiện tự nhiên và kinhtế xã hội
2.1.1 Vị trí địa lý và cơ cấu hành chính
− Huyện Nghĩa Đàn có tọa độ địa lý 105018’ - 105018’ kinh độ Đông và 19013’ - 19033’ vĩ độ Bắc. Diện tích tự nhiên 61,785 ha.Dân số (đến 01/01/2009) là 131.134 người, gồm 3 dân tộc Kinh, Thái và Thổ. Nghĩa Đàn có đường giáp ranh chung với các huyện: - Huyện Như Xuân và Như Thanh (tỉnh Thanh Hóa) phía Bắc - Huyện Tân Kỳ phía Nam, - Huyện Quỳnh Lưu phía Đông - Huyện Quỳ Hợp, Quỳ Châu phía Tây Và bao quanh toàn bộ Thị xã Thái Hòa vừa mới thành lập ở giữa .Với vị trí địa lý của mình, huyện Nghĩa Đàn giữ vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Nghệ An.
2.1.2 Địa hình
− Địa hình khá thuận lợi so với các huyện trung du, miền núi của tỉnh. Huyện có đồi núi không cao, thoải dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, bao quanh là các dãy núi có độ cao từ 300 m đến 400 m như Chuột Bạch, Cột Cờ, Bồ Bồ, Hòn Sương… Vùng trung tâm gồm nhiều dãy đồi bát úp thấp và thoải, xen kẽ giữa chúng là các thung lũng bằng phẳng với độ cao trung bình từ 50 m đến 70 m.
− Với đặc điểm địa hình bề mặt của huyện Nghĩa Đàn có 8,0% diện tích tự nhiên là đồng bằng thung lũng, 65% là đồi núi thấp thoải, 27% là núi tương đối cao đã tạo cho địa phương nhiều vùng đất thoải bằng với quy mô diện tích lớn, thuận lợi để phát triển kinh tế nông - lâm nghiệp kết hợp có hiệu quả cao.
2.1.3 Thời tiết, khí hậu
− Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm. Nhiệt độ bình quân hàng năm là 23,0°C, nhiệt độ cao tuyệt đối là 41,6°C, nhiệt độ thấp tuyệt đối là 0,2°C, tổng nhiệt bình quân hàng năm: 8 503°C. Lượng mưa bình quân hàng năm là 1591,7 mm (trong khi bình quân vùng Phủ Quỳ là 1.563mm, toàn tỉnh là 1.853mm), lượng mưa phân bố không đồng đều trong năm: mưa tập trung vào các tháng 8, 9, 10. Mùa khô lượng mưa không đáng kể. Hướng gió chủ yếu là Tây Bắc, Đông Nam, ngoài ra còn chịu ảnh hưởng của gió Phơn Tây Nam khoảng từ tháng 5 đến tháng 8.Đặc điểm khí hậu nêu trên là điều kiện thuận lợi để nuôi trồng các loại cây, con vùng nhiệt đới.
2.1.4 Tài nguyên rừng
− Theo số liệu thống kê năm 2005, tổng diện tích đất lâm nghiệp toàn huyện là: 22.203 ha chiếm 29,38% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó:
Đất rừng tự nhiên: 15.321,31 ha chiếm 69,3%.
Đất rừng trồng: 6.831,69 ha chiếm 30,7%.
− Tài nguyên rừng của huyện rất phong phú, có nhiều loại gỗ quý với trữ lượng lớn, đây là nguyên liệu chính phục vụ sản xuất mộc mỹ nghệ và mộc dân dụng. Có nhiều loài thú quý hiếm nhưng hiện nay đang có nguy cơ cạn kiệt do săn bắn và do thiếu nơi cơ trú. Diện tích rừng tự nhiên ngày càng giảm do việc khai thác chưa hợp lý. Tuy nhiên, huyện cũng đã và đang cố gắng tăng diện tích rừng trồng nhằm cân bằng lại hệ sinh thái vốn phong phú, đa dạng đang có nguy cơ bị tàn phá nặng nề.
Tài nguyên nước
− Nguồn nước bề mặt: Chủ yếu là từ sông Hiếu, sông Dinh và trên 50 chi lưu lớn nhỏ. Sông Hiếu là nhánh sông chính của hệ thống sông Cả, chảy qua địa phận huyện Nghĩa Đàn với chiều dài trên 50 km (từ ngã ba Dinh đến khe Đá). Tổng lưu lượng dòng chảy bình quân nhiều năm qua Nghĩa Đàn là 3,7 tỷ m3 nước. - Dòng chảy lớn nhất mùa lũ: 5810m3/s - Dòng chảy mùa kiệt chỉ đạt: 13m3/s Sông Hiếu có 5 nhánh chảy vào đó là: - Sông Sào: có lưu vực 160km2, dào 34km. - Khe Cái: dài 23km. - Khe Hang: dài 23km - Khe Diên: dài 16km - Khe đá: dài 17km, có diện tích lưu vực 50km2. Ngoài 5 nhánh trên còn có 43 khe suối nhỏ. Ngoài ra, còn có trên 100 hồ đập thuỷ lợi với trữ lượng hàng chục triệu m3- đây là lợi thế về nguồn nước mặt cho phát triển kinh tế nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và là cơ sở cho việc xây dựng vùng du lịch sinh thái sau này.
Kinh tế - xã hội
− Tổng giá trị sản xuất của huyện không ngừng tăng lên qua các năm. Phát huy những thành quả đạt được năm 2004, năm 2005 tổng giá trị sản xuất (theo giá hiện hành) đạt: 1.452.550 triệu đồng, đạt 145,8% so với cùng kỳ năm 2004. Theo báo cáo tổng kết năm 2008 của UBND huyện Nghĩa Đàn, tổng giá trị sản xuất của năm 2008 đã đạt 684.850 triệu đồng, theo giá hiện hành là 1.283.240 triệu đồng. Trong đó, ngành nông – lâm - thuỷ sản đạt 370.250 triệu đồng và theo giá hiện hành là 1.2693.720 triệu đồng, chiếm tỷ trọng là 23,07%; Thương mại - dịch vụ đạt 156.600 triệu đồng, theo giá hiện hành là 293.477 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 22,87%; Tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt 24.302 triệu đồng; Tổng sản lượng lương thực là 35.295 tấn; Giải quyết việc làm cho 2.800 người.
3) Cơ sở hạ tầng
3.1 Hệ thống giao thông
− Đường bộ : Có tuyến đường Hồ Chí Minh chạy ngang qua nên rất thuận lợi trong việc đi lại cũng như vận chuyển hàng hóa. Ngoài ra còn có các tuyến đường ngang dọc như tuyến quốc lộ 15 và quốc lộ 48...tạo ra một mạng lưới giao thông liên hoàn nối các xã,các huyện, các vùng kinh tế trong tỉnh với nhau và tỏa ra cả nước cũng như các nước trong khu vực.
− Đường sắt: Có Nhánh đường sắt Cầu Giát – Thái Hòa (Nghĩa Đàn) nối đường sắt Bắc Nam với huyện giúp lưu thông hàng hóa và đi lại rất thuận lợi.
3.2 Hệ thống điện
− Điện lưới Quốc gia đã phủ hết 32 xã ,phường,thị trấn trong huyện.Hiện tại công trình thủy điện sông Hiếu đang được kêu gọi đầu tư.Và hiện nay nguồn điện vẫn đảm bảo cung cấp điện ổn định cho sản xuất và sinh hoạt.
3.3 Hệ thống cấp nước− Hiện tại nước cung cấp đủ cho các cơ sở sản xuất công nghiệp và nông nghiệp nhờ hệ thống sông ngòi, hồ, đập có ở Nghĩa Đàn,và lượng mưa hàng năm tương đối cao so với cả nước. Riêng nước sinh hoạt đô thị và các khu công nghiệp đều có hệ thống Nhà máy nước đảm bảo đủ cung cấp từ 85% - 95% nước cho sinh hoạt và 100% nước cho sản xuất công nghiệp.
3.4 Hệ thống thông tin liên lạc
− Cơ sở vật chất và mạng lưới Bưu chính viễn thông hiện đại, với đầy đủ các loại hình dịch vụ có thể đáp ứng nhanh chóng nhu cầu trao đổi thông tin, liên lạc trong nước và quốc tế.
4) Lợi thế của địa điểm được chọn
Khu đất được chọn để xây dựng mặt bằng là khu đất rất rộng thuộc quyền sở hữu của nông trường 1/5.Tuy nhiên đất này nông trường không sử dụng mà hàng năm cho người dân thuê để trồng mía hoặc các loại cây công nghiệp cũng như hoa màu khác.Chính vì vậy khi quy hoạch dự án sẽ không phải tốn chi phí đền bù.Mặt khác khu đất này nằm sát lề đường Hồ Chí Minh do đó rất thuận tiện cho việc vận chuyển và đi lại.Ngoài ra khu đất này cũng cách khu dân cư khoảng 200m vì vậy sẽ giảm được những tác động xấu từ nhà máy đến khu dân cư khi nhà máy đi vào hoạt động.
B) NHU CẦU XÂY DỰNG
1) Tổng mặt bằng
− Theo dự toán dự án này được xây dựng trên toàn bộ diện tích là 3 ha với tổng chi phí thuê đất trả ngay từ đầu là 600 trđ .Việc xây dựng cơ bản sẽ do các công ty xây lắp đấu thầu và nhận thi công đảm bảo đúng tiến độ hoàn thành để dự án đi vào hoạt động theo kế hoạch.Tổng mặt bằng phân chia thành 3 khu: Khu sản xuất chính, Khu phụ trợ, Khu hành chính. Tổng mặt bằng bố trí phù hợp với dây chuyền công nghệ, thuận tiện vận chuyển nguyên liệu cho sản xuất, duy tu bảo dưỡng, đảm bảo vệ sinh công nghiệp và công tác phòng chống cháy nổ. Trước khi xây dựng phải tiến hành san lấp, đầm chặt đạt k > 0,9 khu vực nhà máy chính . Cốt cao san nền của nhà máy là 133.50.Tổng mặt bằng (thể hiện trên bản vẽ ), gồm các công trình:
Nhà xưởng (10.000 m2).
Nhà hành chính 755 m2.
Nhà kho thành phẩm (2.160 m2).
Bãi chứa gỗ (700 m2).
Nhà ga ra ôtô, xe máy số 1 (l04 m2),số 2 (310 m2).
Bãi quay xe (3205 m2).
Cổng thường trực, bảo vệ số 1, số 2 (22 m2/cái).
Trạm biến thế.
Trạm bơm nước tuần hoàn.
Bể chứa nước thô và trạm cấp nước.
Hệ thống nước sản xuất tuần hoàn.
Hệ thống nước sạch tuần hoàn.
Hệ thống xử lý nước thải.
Tường vây (1500 m).
Đường và sân bãi (500 m2).
2) Các giải pháp xây dựng
+ San lấp mặt bằng: Đào xúc đất, đá: xấp xỉ 91.050 m3, đắp đất mặt bằng: xấp xỉ 58.965 m3.
+ Giải pháp kiến trúc: Các hạng mục công trình, nhà xưởng thiết kế đáp ứng theo yêu cầu công nghệ của nhà máy chế biến gỗ, đảm bảo chống ăn mòn, chống cháy nổ, an toàn vệ sinh công nghiệp,...Ngoài ra kích thước đường đi lại trong nhà xưởng, khoảng cách giữa máy và các kết cấu khác của nhà xưởng, giữa máy với máy đều được thiết kế và xây dựng phù hợp với các quy định trong tiêu chuẩn TCVN 2293-78.
+ Giải pháp kết cấu:
- Móng : Móng cột dùng móng đơn và móng băng BTCT, dầm móng BTCT mác 200.
- Nền : Nền nhà sản xuất chính dùng nền BTCT dày 150 : 200 mác 200; Nền khu hành chính và các hạng mục phụ trợ lát gạch ceramic.
- Thân nhà : Giải pháp chịu lực chính cho khu sản xuất và phụ trợ dùng khung thép tổ hợp từ thép hình và thép bản có Ra: 2150kg/cm2 liên kết bằng hàn điện và bu lông.Bao che nhà bằng tường xây gạch kết hợp tường bao che bằng tôn mạ màu, mái BTCT mác 200 và mái tôn mạ màu dày 0,47 mm.
- Sàn đỡ thiết bị dùng sàn thép hoặc sàn BTCT mác 200, kết cấu đỡ sàn dùng dầm thép.Tại các miệng hố đặt máy được đậy kín bằng nắp đậy.Nắp đậy được chế tạo chắc chắn và được sơn màu phù hợp theo quy định trong tiêu chuẩn TCVN 4979-89. Phía chân rào chắn được bịt bằng tấm tôn liền có độ cao từ 100 mm trở lên.
- Các hạng mục nhà hành chính, một số hạng mục phụ trợ dùng kết cấu khung BTCT mác 200, thép AI và AII. Tường bao che và tường ngăn xây gạch 220 và 110.
- Hệ thống đường giao thông: Thiết kế đảm bảo giao thông thuận tiện, đáp ứng yêu cầu sản xuất bảo dưỡng sửa chữa thiết bị, an toàn PCCC... Kết cấu đường bê tông nhựa (lớp hạt thô và lớp hạt mịn) trên nền đất đắp, cấp phối đá dăm loại A, loại B lu lèn chặt; Đường đi bộ kết cấu BT mác 150.
CHƯƠNG VII
TỔ CHỨC NHÂN SỰ VÀ TIỀN LƯƠNG
A) CƠ CẤU TỔ CHỨC
1) Cơ cấu tổ chức quản lý (áp dụng mô hình trực tuyến chức năng)
Sơ đồ tổ chức
Giám đốc
(chủ tịch công ty)
Phó GĐ kỹ thuật SX
Phó GĐ kinh doanh
Phó GĐ hành chính - kế toán
Phòng kế hoạch kinh doanh
Phòng tổ chức hành chính kế toán
Phòng kỹ thuật và tổ chức sản xuất
Bộ phận marketing và tiêu thụ sản phẩm
Bộ phận kế hoạch và nhân sự
Bộ phận
kho và đóng bao gói
Xưởng sản xuất
Bộ phận
cung ứng vật tư,thiết bị
Bộ phận HC - TH
Bộ phận kế toán
2) Cơ cấu nhân sự của nhà máy
Chỉ tiêu
Số lượng (người)
Trình độ chuyên môn
Cấp lãnh đạo
− Giám đốc (kiêm chủ tịch công ty).
− Phó GĐ kinh doanh.
− Phó GĐ tổ chức HC – kế toán.
− Phó GĐ kỹ thuật sản xuất.
4
1
1
1
1
Thạc sỹ quản trị KD
Đại học
Đại học
Đại học
Phòng ban quản lý
− Trưởng phòng kinh doanh.
− Trưởng phòng kỹ thuật và tổ chức sản xuất.
− Trưởng phòng tổ chức HC – KT.
3
1
1
1
Đại học
Đại học
Đại học
Bộ phận thực hiện
1) Bộ phận marketing và tiêu thụ SP
− Nhân viên kinh doanh
− Nhân viên làm công tác marketing
2) Bộ phận kế hoạch và nhân sự
− Nhân viên kế hoạch
− Nhân viên tổ chức nhân sự
3)Bộ phận kế toán
− Kế toán trưởng
− Kế toán viên
4)Bộ phận hành chính
− Nhân viên hành chính tổng hợp
5) Bộ phận cung ứng vật tư,thiết bị
− Nhân viên phụ trách thiết bị
− Nhân viên phụ trách vật tư
− Nhân viên phụ trách kỹ thuật
6) Xưởng sản xuất
− Quản đốc phân xưởng
− Công nhân vận hành máy
− Công nhân vận chuyển
7) Bộ phận kho và đóng bao gói
− Quản lý kho
− Công nhân vận hành máy đóng gói
− Công nhân vận chuyển
6
4
2
3
2
1
6
1
5
2
2
5
1
3
1
24
1
16
7
11
1
5
5
Đại học
Cao đẳng,Đại học
Cao đẳng,Đại học
Đại học
Kế toán trưởng
CĐ,Đại học
Trung cấp trở lên
CĐ,Đại học
CĐ,Đại học
Đại học
TC,CĐ nghề
TC,CĐ nghề
LĐ phổ thông
Đại học
TC,CĐ nghề
LĐ phổ thông
Bộ phận phụ trợ
− Tài xế
− Lao công
− Bảo vệ
10
6
2
2
TC chuyên nghiệp
LĐ phổ thông
TC chuyên nghiệp
B) CHI PHÍ TIỀN LƯƠNG CỦA DỰ ÁN
1) Chi phí tiền lương
− Dự án áp dụng chính sách tiền lương một cách linh hoạt cho từng đối tượng cụ thể nhưng vẫn đảm bảo được tính cạnh tranh trong chính sách tiền lương so với mặt bằng chung của địa bàn cũng như mặt bằng chung của cả nước.
− Dự kiến chi phí tiền lương(đã bao gồm các khoản phụ cấp,bảo hiểm xã hội...) của dự án được hoạch định như sau:
Bộ phận trực tiếp
Bộ phận gián tiếp
1% chi phí nhập lượng
15% chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp
2) Tổ chức ca làm việc
Trong năm nhà máy dự kiến hoạt động 330 ngày,và dự kiến chỉ hoạt động vào ban ngày.Mỗi ngày sẽ tổ chức 2 ca làm việc,mỗi ca làm việc trong khoảng thời gian 4 tiếng và dự kiến sản xuất trung bình 60,6 m3/ca.
CHƯƠNG VIII
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH NGÂN LƯU CỦA DỰ ÁN
A) KẾ HOẠCH NGÂN LƯU
1) Tóm tắt dữ liệu phân tích
a)Vốn đầu tư
Đất
900 trđ
Nhà xưởng
5.000 trđ
15 Năm
PT vận tải
2.500 trđ
10 Năm
MMTB
17.000 trđ
10 Năm
b) Vốn tài trợ
Vốn vay
30% cp đầu tư
Lãi suất
15%/ năm
Thời hạn
6 Năm(trả nợ gốc trong 5 năm
c)Đơn giá bán
3,9 trđ
d)Số ngày hoạt động
330 Ngày
e) Khoản phải thu
5% Doanh thu
f) Khoản phải trả
10% Chi phí nhập lượng
g) Tồn quỹ tiền mặt
2% Chi phí nhập lượng
h) Tồn kho
11% Sản lượng sản xuất
i)) CP nhập lượng
3,2 trđ/m3
k) CP SC- BD MMTB và PTVT
8% Khấu hao lũy kế
l) CP xử lý nước thải
120 trđ/năm
m) CP BH và QLDN
7% Doanh thu
n) CP sử dụng VCSH
20%
o)Thuế suất thuế TNDN
25%
2) Kế hoạch ngân lưu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chuong 1-7.doc