Tài liệu Đề tài Đầu tư của Toyota ở Việt Nam: LỜI MỞ ĐẦU
Ngành công nghiệp ôtô là một ngành công nghiệp mới trong các ngành công nghiệp ở nước ta. Tuy mới nhưng ngành công nghiệp này đã và đang đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của ngành công nghiệp nước ta nói chung và sự phát triển kinh tế của nước ta nói riêng. Đây cũng là một trong những ngành thu hút vốn FDI lớn ở nước ta.
Một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đầu tiên có mặt trong ngành công nghiệp ôtô ở nước phải kể đến công ty Toyota (TMV). Toyota đã có mặt ở nước ta từ khi ngành công nghiệp ôtô ở nước ta còn non trẻ. Từ đó đến nay, Toyota đã đạt được rất nhiều thành tựu đáng kể, góp phần phát triển nền công nghiệp ôtô Việt Nam. Ngày nay, ở nước ta, tuy đã có nhiều doanh nghiệp ôtô có vốn đầu tư nước ngoài hiện diện nhưng Toyota vẫn khẳng định được vị thế số 1 của mình ở thị trường Việt Nam. Chính bởi vậy nhóm chúng em quyết định chọn đề tài “Đầu tư của Toyota ở Việt Nam” làm đề tài cho tiểu luận của nhóm mình. Nhưng do hiểu biết còn hạn chế nên tiểu luận c...
64 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 4520 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Đầu tư của Toyota ở Việt Nam, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Ngành công nghiệp ôtô là một ngành công nghiệp mới trong các ngành công nghiệp ở nước ta. Tuy mới nhưng ngành công nghiệp này đã và đang đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của ngành công nghiệp nước ta nói chung và sự phát triển kinh tế của nước ta nói riêng. Đây cũng là một trong những ngành thu hút vốn FDI lớn ở nước ta.
Một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đầu tiên có mặt trong ngành công nghiệp ôtô ở nước phải kể đến công ty Toyota (TMV). Toyota đã có mặt ở nước ta từ khi ngành công nghiệp ôtô ở nước ta còn non trẻ. Từ đó đến nay, Toyota đã đạt được rất nhiều thành tựu đáng kể, góp phần phát triển nền công nghiệp ôtô Việt Nam. Ngày nay, ở nước ta, tuy đã có nhiều doanh nghiệp ôtô có vốn đầu tư nước ngoài hiện diện nhưng Toyota vẫn khẳng định được vị thế số 1 của mình ở thị trường Việt Nam. Chính bởi vậy nhóm chúng em quyết định chọn đề tài “Đầu tư của Toyota ở Việt Nam” làm đề tài cho tiểu luận của nhóm mình. Nhưng do hiểu biết còn hạn chế nên tiểu luận của nhóm em không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được cô giáo hướng dẫn, sửa chữa để tiểu luận của nhóm chúng em được hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 9/2010
A.TỔNG QUAN CHUNG
Với háo hức mong muốn nhanh chóng phát triển ngành công nghiệp ô tô của đất nước, cộng với niềm tin ở sự tính toán khôn ngoan của các nhà đầu tư nước ngoài về thị trường tiêu thụ, từ những năm giữa thập kỷ 1990 đến nay, Việt Nam đã đón nhận tới 14 liên doanh sản xuất lắp ráp ô tô từ một số nước ngoài vào bao gồm Toyota (Nhật Bản), Ford (Hoa Kỳ), Vinastar (xe Mitsubishi - Nhật Bản), Isuzu (Nhật Bản), Visuco (xe Suzuki - Nhật Bản), Vidamco (xe Daewoo - Hàn Quốc), Mercedes-Benz (Đức), Honda (Nhật Bản), VMC, Hino (Nhật Bản), Vindaco (xe Daihatsu - Nhật Bản), Mekong Auto (Hàn Quốc) , 1 May Co (xe Huyndai) và SYM. Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam được đánh giá là một trong những ngành công nghiệp gần như sớm nhất thu hút được lượng vốn FDI cao và có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ.
Theo số liệu từ Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công thương), ngành công nghiệp ô tô Việt Nam được bắt đầu từ năm 1991 với sự xuất hiện của 2 công ty ô tô có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là Mekong và VMC. Niềm tự hào của Công ty Mekong Auto là liên doanh đầu tiên chuyên sản xuất và lắp ráp ô tô tại Việt Nam, góp phần đưa Việt Nam đứng tên trong 36 nước có ngành công nghiệp sản xuất và chế tạo ô tô trên toàn thế giới. Trong khi đó, Công ty Ford Việt Nam (thành lập năm 1995) là liên doanh ô tô có vốn đầu tư lớn nhất (102 triệu USD) và cũng là một trong những dự án đầu tư lớn nhất của Hoa Kỳ tại Việt Nam.Tuy vậy, giữ vị trí số một trong tất cả những nhà sản xuất ô tô hàng đầu tại Việt Nam phải kể đến Toyota với các sản phẩm bán ra luôn được ưa chuộng rộng rãi nhất.
Toyota Motor Corporation, được thành lập bởi Kiichiro Toyoda vào năm 1937 (thường được gọi đơn giản là Toyota và viết tắt là TMC) là một tập đoàn sản xuất ô tô đa quốc gia, đặt trụ sở chính tại Nhật Bản. Toyota được biết đến như một công ty lớn nhất thứ bảy trên thế giới và nhà sản xuất ô tô lớn thứ hai, với cơ sở sản xuất tại 28 quốc gia trên thế giới.
Chính thức được thành lập vào ngày 5 tháng 9 năm 1995 và hoạt động vào tháng 10 năm 1996, Công ty Ô tô Toyota Việt Nam (TMV) là liên doanh giữa Toyota Motor Corporation – Nhật Bản (TMC) 70% , Tổng Công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM) 20% và Công ty Kuo (Singapore) 10% với mạng lưới 22 đại lý và chi nhánh đại lý rộng khắp toàn quốc. Toyota Việt Nam giữ vị thế là nhà tiên phong trong sản xuất ô tô ở Việt Nam với tổng vốn đầu tư 89,6 triệu USD, vốn pháp định 44,2 triệu USD và vốn đầu tư thực hiện 68,6 triệu USD. Lĩnh vực hoạt động chính của TMV bao gồm sản xuất, lắp ráp và kinh doanh ô tô Toyota các loại; sửa chữa, bảo dưỡng và kinh doanh phụ tùng chính hiệu Toyota tại Việt Nam; xuất khẩu linh kiện phụ tùng ô tô Toyota sản xuất tại Việt Nam. Với nguồn nhân lực gần 1400 người (bao gồm cả nhân viên mùa vụ) và công suất nhà máy là 20.000 xe/năm/2 ca làm việc, sản phẩm chính của TMV là Hiace, Camry, Corolla Altis, Innova, Vios và Fortuner sản xuất và lắp ráp tại Việt Nam và Land Cruiser, Hilux kinh doanh xe nhập khẩu.
Lịch sử phát triển của TMV phải kể đến những cột mốc như sau:
1995: Công ty Ô tô Toyota Việt Nam đuợc thành lập
1996: Động thổ xây dựng nhà máy Toyota tại Phúc Thắng, Phúc Yên, Vĩnh Phúc
Ra mắt mẫu xe Hiace
1997: Khai trương Trung tâm Ðào tạo tại trụ sở chính
Khai trương chi nhánh TP Hồ Chí Minh
Ra mắt mẫu xe Corolla Altis
Khai trương Tổng kho Phụ Tùng (CPD) tại trụ sở chính
1998: Khai trương Chi nhánh Hà Nội
Ra mắt mẫu xe Camry
1999: Nhận Chứng chỉ ISO 14001 về Hệ thống Quản lý Môi truờng
Ra mắt mẫu xe Zace
2000: Mở rộng và nâng cấp Trung Tâm đào tạo tại trụ sở chính
Ra mắt mẫu xe Land Cruiser 100
2001: Ra mắt mẫu xe Corolla Altis
2002: Ra mắt mẫu xe Camry mới
2003: Khai trương Xưởng Dập chi tiết thân vỏ xe
Ra mắt mẫu xe Vios
2004: Khai trương Trung tâm Xuất khẩu Phụ tùng Toyota
Giới thiệu dịch vụ Bảo Dưỡng Nhanh
2005: Thành lập Quỹ Toyota Việt Nam (TVF)
Đạt doanh số bán cộng dồn 50.000 xe
Ra mắt mẫu xe Hiace mới
2006: Ra mắt mẫu xe Innova
Ra mắt mẫu xe Camry hoàn toàn mới
2007: Ra mắt mẫu xe Vios hoàn toàn mới
2008: Ra mắt mẫu xe Corolla Altis hoàn toàn mới
Giới thiệu Innova mới
Khai trương Xưởng sản xuất Khung gầm xe
2009: Ra mắt mẫu xe Fortuner mới
Ra mắt mẫu xe Camry mới
Khai trương Trung tâm Toyota miền Nam
Xét trong khu vực Châu Á (trừ Nhật Bản), đầu tư nhà máy Toyota được thống kê ở bảng sau:
Trung Quốc
Tên
Bắt đầu hoạt động
TMC liên quan đến vốn chủ sở hữu
Sản phẩm
Số lượng nhân viên
Thiên Tân Kim Phượng Auto Parts Co, Ltd (TJAC)
07/1997
TMC 30%
Chỉ đạo assy, trục cánh quạt
410
Thiên Tân Fengjin Auto Parts Co, Ltd (TFAP)
05/1998
TMC 90%
Vận tốc liên tục khớp, trục xe
350
Tianjin FAW Toyota Engine Co., Ltd. (TFTE)
07/1998
TMC 50%
Động cơ
800
Giả mạo Thiên Tân Toyota Công ty TNHH (TTFC)
12/1998
TMC 100%
Giả mạo phần
100
Tianjin FAW Toyota Motor Co., Ltd. (TFTM)
10/2002
TMC 40%
TMCI 10%
Corolla, Vios, Crown, Reiz
2,310
FAW Toyota (Trường Xuân) Engine Co, Ltd (FTCE)
12/2004
TMC 50%
Động cơ
250
Toyota (Thiên Tân) qua đời Công ty TNHH (TFTD)
12/2004
TMC 90%
Stamping chết cho xe
160
Toyota Guangqi Engine Co, Ltd (GTE)
01/2005
TMCI 12.4%
Động cơ, bộ phận động cơ
50
Sichuan FAW Toyota Motor Co, Ltd (SFTM) *
12/2000
TMC 45%
TTC 5%
Coaster, Land Cruiser, Prado, Prius
1,800
Guangzhou Toyota Motor Co, Ltd (GTMC)
05/2006
TMC 30.5%
Camry Camry
1,400
Châu Á khác
Nơi
Tên
Bắt đầu hoạt động
TMC liên quan đến vốn chủ sở hữu
Sản phẩm
Số lượng nhân viên
Bangladesh
Aftab Ô tô
06/1982
Không!
Land Cruiser
110
Đài Loan
Kuozui Motors, Ltd.
01/1986
TMC 51,7%
Camry, Corolla, Hiace, Vios, Zace, Wish, Yaris, động cơ, dập các bộ phận
2,486
Ấn Độ
Toyota Kirloskar Motor Private Ltd (Tkm)
12/1999
MC 89%
Innova, Corolla
2.567
Ấn Độ
Toyota Kirloskar Auto Parts Private Ltd (TKAP)
07/ 2002
TMC 64%
TICO 26%
Trục, trục cánh quạt, được truyền đi
742
Indonesia
Toyota Motor Manufacturing Indonesia
05/1970
TMC 95%
Dyna, Fortuner, Innova, Kijang, động cơ
3,949
Indonesia
PT Astra Daihatsu Motor PT Astra Daihatsu Motor
01/1992
TMC 61.75%
Avanza
5,045
Malaysia
Dịch vụ hội Sdn. Bhd (ASSB) Bhd (ASSB)
02/1968
Toyota 100% UMW
Camry, Corolla, Vios, Hiace, động cơ, Hilux, Innova, Fortuner
3,232
Malaysia
Sản xuất Perodua Sdn. Bhd Bhd
08/1994
TMC 51%
Avanza
6,486
Pakistan
Công ty TNHH Indus Motor *
03/1993
TMC 12.5%
TTC 12.5%
Corolla, Hilux Corolla, Hilux
1,651
Việt Nam
Toyota Autoparts Philippines Inc (TAP)
09/1992
TMC 95%
Truyền, vận tốc liên tục khớp
578
Việt Nam
Toyota Motor Corp TMP Việt Nam ()
02/1989
TMC 34%
Camry, Corolla, Innova
1,289
Thái Lan
Siam Toyota Sản xuất Công ty TNHH
07/1989
TMC 96%
Động cơ, trục cánh quạt, đúc (khối, người đứng đầu)
1,219
Thái Lan
Toyota Auto Body Thái Lan Công ty TNHH
05/1979
TMT 49% TMT 49%
Stamping parts Stamping phần
141
Thái Lan
Toyota Motor Thái Lan Công ty TNHH (TMT)
12/1964
TMC 86.4% TMC 86,4%
Camry, Corolla, Vios, Wish, Hilux VIGO, Yaris
6,172
Thái Lan
Thái tự động làm việc Công ty TNHH (thuộc da trắng)
05/1988
TABJ 20.0% TABT 60.0%
Fortuner, Hilux VIGO Fortuner, Hilux Vigo
477
Việt Nam
Toyota Motor Việt Nam Công ty TNHH
08/1996
TMC 70%
Camry, Corolla, Vios, Hiace, Land Cruiser, Innova
712
Nguồn: www.toyotaland.com/toyota
B.HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ
I.Chiến lược của Toyota khi chọn thị trường Việt Nam
1.Toyota mong đợi gì khi tiến hành đầu tư tai Việt Nam?
Tiến hành đầu tư tại Việt Nam là một trong chiến lược phát triển của Toyota. Nhận thấy nước ta là một thị trường giàu tiềm năng, từ năm 1995 toyota bắt đầu tiến hành đầu tư vào Việt Nam. Giống như bao chủ đầu tư nước ngoài khác, mục đích của toyota khi đầu tư vào thị trường Việt Nam là tìm kiếm thị trường đầu tư hấp dẫn, thuận lợi và an toàn nhằm thu lợi nhuận cao và sự thịnh vượng lâu dài của doanh nghiệp. Ngoài ra, động cơ cụ thể của chủ dầu tư trong từng dự án lại rất khác nhau tùy thuộc vào chiến lược phát triển của doanh nghiệp và mục tiêu của nó ở thị trường nước ngoài, tùy thuộc mối quan hệ sẵn có của nó với nước chủ nhà. Có thể thấy, mục tiêu đầu tư vào Việt Nam của toyota được xác định thông qua 2 định hướng sau:
Đầu tư định hướng thị trường
Toyota có các nhà máy ở hầu hết các nơi trên thế giới, sản xuất hoặc lắp ráp các linh kiện ô tô cho các thị trường nội địa như Mỹ, Trung Quốc, Canada, Phi-líp-pin, Thái Lan, Pháp, Braxin…. Việt Nam là một trong số nhiều nước được Toyota chọn để mở nhà máy lắp ráp linh kiện. Đây được coi là định hướng thị trường nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty mẹ sang các nước sở tại, tăng doang số bán hàng, thu nhiều lợi nhuận hơn. Toyota có thể tận dụng được nguồn lao động rẻ, dồi dào hay vốn đất của Việt Nam để tiết kiệm chi phí sản xuất qu đó nâng cao tỉ suất lợi nhuận. Đây cũng là chiến lược bành chướng thị trường của công ty xuyên quốc gia để vượt qua hàng rào bảo hộ của Việt nam và kéo dài tuổi thọ của các sản phẩm của doanh nghiệp bằng cách khai thác các sản phẩm mới. Chẳng hạn chiếm lĩnh ở thị trường Việt Nam là dòng xe Camry, Vios trong khi đó ta vẫn chưa có dòng Lexus do Toyota Việt Nam sản xuất vì đây là dòng xe cao cấp.
Xe Camry Xe Lexus
Đầu tư định hướng chi phí
Đây là hình thức đầu tư ở nước ngoài nhằm giảm chi phí sản xuất thông qua việc tận dụng lao động và tài nguyên rẻ của nước sở tại nhằm tăng sức cạnh tranh của sản phẩm, nâng cao tỉ suất lợi nhuận. Công nghiệp ô tô là ngành cần nhiều lao động và thị trường Việt nam đáp ứng được điều này.
2.Tại sao toyota chọn thị trường Việt Nam để tiến hành đầu tư?
Việt Nam, đất nước của hơn 85 triệu dân với mức tăng trưởng cao về kinh tế thì một viễn cảnh tươi sáng của ngành công nghiệp ôtô là có thể. Phát triển ngành công nghiệp này sẽ cho phép đất nước tiết kiệm được những khoản ngoại tệ đáng kể dành cho nhập khẩu, cũng như phát huy được một số thế mạnh nổi trội hiện nay, như chi phí cạnh tranh của nguồn nhân lực. Đặc biệt, sẽ có những tác động trực tiếp mang tính tích cực lên một số ngành công nghiệp và dịch vụ mà Việt Nam đang rất cần, như hóa dầu, thép, phân phối… Trên phương diện lý thuyết, đầu tư vào ngành công nghiệp ôtô của Việt Nam sẽ không mang lại nhiều lợi ích cho các nhà đầu tư, vì đây là ngành công nghiệp mà Việt Nam không có nhiều lợi thế so sánh trong thời điểm hiện nay và cũng như những năm vừa qua. Nhưng từ trước những năm 1995 khi các liên doanh đầu tiên ra đời đã được hưởng ngay nhiều ưu đãi nhằm giảm thiểu những khó khăn trong khi mức tiêu thụ chưa nhiều và hầu hết doanh nghiệp khi đó đều cam kết tăng tỉ lệ nội địa hóa lên 30-40% trong vòng 10 năm. Những ưu đãi thực tế đó là:Những loại xe đã chịu thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ không phải chịu thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặt biệt áp dụng cho ô tô sản xuất trong nước được giảm 95% so với ô tô nhập khẩu cùng loại. Thuế thu nhập doanh nghiệp được miễn, giảm trong một số năm đầu thành lập. Thuế nhập khẩu linh kiện để lắp ráp ô tô trong nước thấp hơn nhiều so với thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc. Ngoài ra, các thiết bị, máy móc, vật tư xây dựng để tạo tài sản cố định của các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô cũng được miễn, giảm thuế nhập khẩu. Đặc biệt, sau ngày 1 tháng 1 năm 2004, khi đã thực hiện chính sách thuế mới giảm ưu đãi về thuế tiêu thụ đặc biệt và áp dụng thuế giá trị gia tăng ở khâu bán ra nên hầu hết các loại xe sản xuất trong nước đều tăng giá bán bằng cách cộng thêm thuế giá trị gia tăng. Mức tăng này trong khoảng 10% đến hơn 30%.
Toyota đã nắm bắt được những lợi thế này và trở thành hãng xe hơi đầu tiên đầu tư vào Việt Nam. Ngoài ra, để FDI hiện diện trong ngành công nghiệp ô tô nước nhà thì còn nhờ vào những nhân tố quan trọng sau:
Chiến lược đầu tư dài hạn
Không có gì nghi ngờ về tiềm năng to lớn của thị trường ôtô tại một đất nước bao gồm hơn 85 triệu dân với mức tăng trưởng kinh tế cao như Việt Nam. Bước chân sớm vào ngành công nghiệp này sẽ cho phép thiết lập vị trí vững chắc trên thị trường trong tương lai, và chủ yếu tránh được những chi phí rất đắt đỏ một khi các rào cản đối với sự thâm nhập ngành tăng cao.
Nhưng dù sao, trong thực tế, cũng khó tìm được một nhà đầu tư chấp nhận việc lỗ trong sản xuất ôtô tại Việt Nam kéo dài hàng chục năm nhằm mục đích chờ đợi thời khắc quy mô thị trường đủ lớn. Do vậy mà lợi nhuận mang lại từ thị trường nội địa trong những năm vừa qua và kể cả thời điểm hiện nay chắc chắn phải là nguyên nhân quyết định trong việc giải thích sự hiện diện của FDI.
Tiếp tục thêm một chữ “nhưng” nữa, đó là tại sao cái thị trường nội địa nhỏ bé này lại có khả năng mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư. Hẳn là, hai lý do cuối cùng - chi phí rẻ của nguồn nhân lực cùng chính sách bảo hộ - sẽ đủ sức trả lời câu hỏi này.
Chi phí rẻ của nguồn nhân lực
Chi phí rẻ của nguồn nhân lực cho phép giải thích dấu hiệu nổi trội của FDI trong ngành công nghiệp ôtô của Việt Nam: tập trung mạnh tại khâu lắp ráp. Việc sản xuất tại công đoạn này thường xuyên đòi hỏi một số lượng lớn lao động, do vậy, điều này sẽ cho phép giảm đáng kể chi phí sản xuất.
Tuy nhiên, lý do đến từ chi phí cạnh tranh của nguồn nhân lực hẳn là vẫn chưa đủ để có câu trả lời chính xác cho câu hỏi cùng bản chất như trên: tại sao thị trường nội địa lại là mục tiêu chính của FDI? Chúng ta đành phải nhờ vào sự trợ giúp của chính sách bảo hộ để có câu trả lời cuối cùng.
Chính sách bảo hộ
Một trong những biểu hiện rõ nét nhất của chính sách bảo hộ áp dụng trong ngành công nghiệp ôtô tại Việt Nam là hàng rào hải quan chống lại ôtô nhập khẩu.
Ví dụ sau sẽ minh họa: trước tháng 1/1999, ôtô nhập khẩu bị đánh thuế 155% (55% là thuế nhập khẩu, 100% là thuế tiêu thụ đặc biệt); sau thời gian này thì bị cấm nhập; năm 2004 thì chịu thuế đến 180% (chưa kể thuế giá trị gia tăng).
Hậu quả là, cạnh tranh trên thị trường ôtô tại Việt Nam rất yếu. Giá bán xe lắp ráp rất ít bị quyết định bởi mối quan hệ giữa cung và cầu. Và tất nhiên, trong một môi trường “tuyệt vời” như vậy, giá này sẽ được đẩy lên cao để tối đa hóa lợi nhuận.
Sẽ là thú vị khi chúng ta thử tìm hiểu những ý nghĩa ẩn giấu phía sau một đánh giá đã được đăng tải trên Báo điện tử VietnamNet liên quan đến quy mô thị trường ôtô tại Việt Nam và công suất sản xuất của 11 liên doanh để củng cố cho kết luận của chúng ta về động lực đầu tư của FDI.
Theo đó thì: “… số lượng ôtô tại Việt Nam vào năm 2005 sẽ là 200.000 chiếc và 400.000 chiếc cho năm 2010, nhưng công suất của các nhà máy lắp ráp ô tô đã là 148.200 chiếc/năm…”.
Nếu làm một phép tính so sánh số học đơn thuần giữa những số liệu được trình bày trong đánh giá với số lượng ôtô lắp ráp đã được tiêu thụ hàng năm sẽ dẫn đến một câu hỏi quan trọng như sau: tại sao các nhà đầu tư hoạt động trong ngành công nghiệp ôtô của Việt Nam lại chấp nhận sự lãng phí vốn đầu tư của họ khi mà công suất của các nhà máy không được khai thác tối đa?
Nói cách khác, tại sao các nhà đầu tư này ngay từ ban đầu không xây dựng những nhà máy với công suất nhỏ hơn để tránh sự lãng phí về vốn đầu tư?
Hẳn là, có thể sẽ có người cho rằng, nguyên nhân dẫn đến tình trạng dư thừa công suất của các nhà máy lắp ráp ôtô hiện nay là đến từ phía các nhà đầu tư trong việc đánh giá sai quy mô thị trường ôtô tại Việt Nam. Hậu quả, các nhà máy đã được xây dựng với quy mô quá mức.
Tuy nhiên, cách giải thích này sẽ là chủ quan và hoàn toàn không mang tính thuyết phục vì một lý do rất đơn giản: 11 liên doanh ôtô tại Việt Nam là 11 “sản phẩm” có nguồn gốc hình thành từ những tập đoàn đa quốc gia đứng hàng đầu trong lĩnh vực ôtô của thế giới. Đối với các tập đoàn này, lỗi mắc phải trong việc đánh giá quy mô thị trường, có thể nói, là gần như không thể xảy ra.
Và do vậy, lý do đưa ra khả dĩ duy nhất là chiến lược đầu tư dài hạn đối với một thị trường tiềm năng như Việt Nam. Chính sách bảo hộ, trong trường hợp này, đã cho phép vốn đầu tư vẫn nhận được một sự trả công cao, cho dù vẫn chưa được khai thác toàn bộ.
3.Hình thức đầu tư của Toyota
Công ty ô tô Toyota Việt Nam (TMV) là liên doanh giữa 3 đối tác lớn:
- Tập đoàn ô tô Toyota Nhật Bản (70%) - Tổng công ty Máy Động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam (20%) - Công ty TNHH KUO Singapore (10%)
Tổng vốn đầu tư vào Việt Nam là 89,6 triệu USD. Bên Việt Nam góp vốn đất, nhà xưởng, bên Nhật góp tiền, công nghệ. Toyota Việt Nam chịu trách nhiệm sản xuất lắp ráp xe trong nước, đã lên kế hoạch sản xuất trước hàng năm để đặt linh kiện từ nhà cung cấp phụ tùng tại công ty mẹ. Lượng phụ tùng, máy móc sẽ được nhập về Việt Nam theo kế hoạch, DN chỉ gia công lắp ráp và sử dụng nội địa hóa một số linh kiện chi tiết đơn giản trong nước.
Lợi thế của hình thức liên doanh này là khác với các hình thức đầu tư khác, thông qua hình thức này, nước nhận đầu tư sẽ kiểm soát và học được trực tiếp công nghệ hiện đại, phong cách và kinh nghiệm quản lý kinh tế tiên tiến của các nhà đầu tư nước ngoài. Đồng thời họ còn được chia sẻ lợi nhuận với các chủ đầu tư nước ngoài theo tỉ lệ góp vốn. Mặt khác, các nhà đầu tư nước ngoài cũng muốn bên nhận đầu tư có trách nhiệm cao hơn với họ bằng cách chia sẻ những rủi ro trong đầu tư, lợi thế được hưởng là được đảm bảo khả năng thành công cao hơn do môi trường kinh doanh, pháp lý hoàn toàn xa lạ nêu không có bên việt nam thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Ngoài ra, thông qua liên doanh họ có nhiều thuận lợi trong tiếp cận thị trường và các nhà hoạch định chính sách của nước nhận đầu tư.
4.Những lợi thế của doanh nghiệp và nước tiếp nhận đầu tư để tiến hành FDI theo hình thức liên doanh
Về doanh nghiệp: Toyota sở hữu lợi thế độc quyền riêng về công nghệ và nhãn hiệu giúp họ thâm nhập thị trường Việt Nam thuận lợi, dễ dàng hơn. Ngoài ra còn có lợi thế nội bộ hóa.
Về nước tiếp nhận đầu tư:
Kể từ năm 1986, khi chính sách Đổi mới bắt đầu được áp dụng, với những chính sách mới về đầu tư nước ngoài không ngừng được cải thiện của Chính phủ, Việt Nam được các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá cao về tính ổn định và độ an toàn. Việt Nam hiện xếp thứ 10 trong danh sách các môi trường đầu tư hấp dẫn nhất thế giới và sức thu hút này vẫn không giảm mà ngày càng tăng. Các TNCs hàng đầu trên thế giới trong đó có cả Toyota đã nhận thấy điều này và thực hiện chiến lược đầu tư cảu mình. Việt nam có đầy đủ những yếu tố thuận lợi để trở thành một môi trường hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài.
Thứ nhất là khung chính sách FDI của Việt Nam:
Các quy định của luật pháp và chính sách liên quan có ảnh hưởng trực tiếp đến khối lượng và kết quả hoạt động của FDI. Từ sau cải cách mở cửa năm 1986 Việt Nam đã thi hành các đạo luật, chính sách thông thoáng, có nhiều ưu đãi, ít có các rào cản hạn chế FDI đúng với tinh thần hội nhập và tạo thuận lợi cho các dự án FDI trong quá trình hoạt động. Trong gần ¼ thế kỷ vừa qua nước ta đã nhiều lần sửa đổi, bổ sung Luật đầu tư. Tuy vậy về cơ bản chính sách thu hút FDI đang thực hiện vẩn tiếp tục tư tưởng chính sách của Luật đầu tư nước ngoài năm 1987, trong khi đất nước đã có những bước tiến dài, doanh nghiệp trong nước đã lớn mạnh. Việc Quốc hội nước ta thông qua Luật đầu tư và Luật doanh nghiệp năm 2005 là một bước tiến lớn về chính sách thu hút FDI. Có thể nói chính phủ nước ta đã “trải thảm đỏ” cho các nhà đầu tư và Toyota đã nắm lấy cơ hội này để thâm nhập thị trường Việt Nam.
Chính sách thương mại: Trong 20 năm qua Việt Nam nền kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng với tốc độ nhanh và ngày càng hội nhập với nền kinh tế thế giới. Do đó chính sách phát triển thương mại của Việt Nam cũng có nhiều sự thay đổi nhằm hội nhập ngày càng sâu hơn vào nền kinh tế thế giới tạo nền tảng để kinh tế Việt Nam phát triển bền vững trong tương lai. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới WTO chính sách thương mại của Việt Nam đóng một vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển lâu dài. Việt Nam cam kết giảm mức thuế nhập khẩu bình quân từ 17,4% xuống còn 13,4 % trong 5 đến 7 năm tới. Trong đó mức thuế nhập khẩu nông sản giảm từ 23,4% xuống còn 20,9%, mức thuế nhập khẩu hàng công nghiệp giảm từ 16,8% xuống còn 12,6%. Toyota muốn xây dựng nhà máy lắp ráp linh kiện ở Việt Nam nên việc giảm thuế nhập khẩu sẽ giúp giảm bớt chi phí sản xuất. Theo định hướng của chính sách thương mại của Việt Nam thì các hàng rào phi thuế quan sẽ dần được loại bỏ như quota hạn ngạch, giấy phép. Chính sách thương mại của Việt Nam là phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường và cam kết quốc tế.
Chính sách tiền tệ: tự do hóa cơ chế quản lí ngoại hối. Mục tiêu chính của chính sách tiền tệ của Việt Nam là ổn định giá trị đồng tiền của Việt Nam - Việt Nam đồng, kiểm soát lạm phát và thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Các chủ đầu tư đều muốn đầu tư vào các thị trường có tỉ lệ lạm phát thấp.
Chính sách thuế: Với việc Quốc hội khóa XII thông qua hai luật là Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) và Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT) sửa đổi, kể từ ngày 1-1-2009, thuế TNDN sẽ chính thức áp dụng mức mới là 25%, giảm 3% so với mức cũ. Mức thuế mới này đã được Quốc hội thông qua chiều 2-6, vì mục đích khuyến khích hoạt động đầu tư, sản xuất. Có thể thấy nước ta luôn chú trọng đến việc thu hút FDI. Các nhà đầu tư đều tìm cách đầu tư ở những nước có các loại thuế thấp.
Trong những năm gần đây Việt Nam theo đuổi chính sách đồng tiền yếu nhằm phục vụ tăng trưởng kinh tế. Điều này có lợi cho việc thu hút FDI và xuất khẩu hàng hóa.
Chính sách của Việt Nam trong 20 năm đổi liên quan đến việc chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế và các vùng lãnh thổ. Tỉ trọng ngành nông nghiệp giảm, tăng tỉ trọng ngành công nghiệp-xây dựng và dịch vụ. Nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế mở được xây dựng tạo điều kiện cho sản xuất, phân phối hàng hóa. Những ngành công nghiệp ô tô, điện tử viễn thông,… được ưu tiên hàng đầu.
Chính sách giáo dục đào tạo: Việt Nam luôn chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo các thế hệ trẻ như cải cách giáo dục, phòng chống tiêu cực trong học đường hay gửi sinh viên ưu tú đi du học nước ngoài đặc biệt ưu tiên những sinh viên học kĩ sư, công nghệ thông tin. Đây sẽ là đội ngũ lao động mới năng động, giàu tri thức, giỏi ngoại ngữ có thể làm việc cho các dự án FDI.
Việc nước ta tiếp tục thực hiện các cam kết quốc tế trong khung khổ WTO, AFTA, FTA ASEAN- Trung Quốc theo hướng dỡ bỏ dần hàng rào quan thuế và hài hòa hóa hải quan, mở cữa thị trường nội địa từ ngày 1/1/2009 “các công ty có vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực phân phối được phép cung cấp dịch vụ đại lý hoa hồng, bán buôn, bán lẻ tất cả các sản phẩm được sản xuất tại Việt Nam và các sản phẩm nhập khẩu hợp pháp vào Việt Nam, ngoại trừ: xi măng và clinke, lốp (trừ lốp máy bay), giấy, sắt thép, thiết bị nghe nhìn, rượu và phân bón”; những ngoại trừ này được bãi bỏ sau ba năm kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO tức là từ 1/1/2010, tạo ra lực hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư quốc tế. Các qui định kí kết khi gia nhập các tổ chức này thường tạo thuận lợi cho FDI vì nó bảo vệ quyền lợi cho các nhà đầu tư, hướng tới không phân biệt các chủ đầu tư theo quốc tịch.
Nhìn chung Việt Nam trong những năm qua đã đẩy mạnh cải cách hành chính, bãi bỏ các thủ tục, giấp phép không hợp lí. Hành lang pháp lí, cơ chế chính sách của ta cũng thông thoáng, minh bạch hơn. Điều này đảm bảo cho sự an toàn của vốn đầu tư.
Thứ hai là các yếu tố của môi trường kinh tế.
Toyota tìm đến ta với động cơ tìm kiếm thị trường. Theo một báo cáo về FDI toàn cầu thì trong nhóm các nước mới nổi- BRIC ( Brazin, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc ) là thị trường đầu tư hấp dẫn nhất, sau đó đến Việt Nam và một vài nước khác. Đánh giá đó dựa trên triển vọng trung hạn và dài hạn về dung lượng thị trường và môi trường đầu tư. Nước ta đã có tổng GDP gần 100 tỷ USD, đã vượt qua mức thu nhập bình quân đầu người của nhóm nước có thu nhập thấp, với thị trường nội địa được xếp hạng có mức tăng trưởng hàng đầu thế giới, là nền kinh tế có độ mở lớn trong giao dịch thương mại thế giới- tổng kim ngạch ngoại thương bằng 1,5 lần GDP, có môi trường đầu tư đang dần được cải thiện bằng những nổ lực của Chính phủ về hoàn thiện thể chế trước và sau khi gia nhập WTO, phân cấp quản lý nhà nước cho chính quyền địa phương theo hướng phi tập trung hóa, cải cách thủ tục hành chính. Độ tín nhiệm của Việt Nam cũng được thể hiện rõ nhất là mặc dù các nước lớn đều phải đối phó với khủng hoảng toàn cầu nhưng khoản viện trợ phát triển- ODA cho Việt Nam được các nhà tài trợ cam kết vào cuối năm 2009 là 8 tỷ USD, con số khá hấp dẫn với nhiều nước đang phát triển. Thử hỏi nếu các tổ chức tài chính thế giới như WB, IMF, ADB và các nước không đánh giá cao thế và lực của Việt Nam, cũng như việc sử dụng có hiệu quả ODA và khả năng trả nợ của nước ta thì làm sao có được khoản ODA lớn đó. Trong khủng hoảng nhiều nước phải chịu mức tăng trưởng 0% hay thậm chí tăng trưởng âm thì Việt Nam vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng của mình. Những tiêu chí và con số đó là cơ sở hợp lí đáng tín cậy để Toyota đầu tư vào Việt Nam.
Kể từ khi mở của ngành viễn thông, chi phí thông tin liên lạc ở nước ta trở nên rẻ hơn nhiều, chi phí vận chuyển cũng không cao, tham gia các hiệp định hội nhập khu vực như ASEAN tạo thuận lợi cho việc thành lập mạng lưới các doanh nghiệp toàn khu vực. Chi phí lao động rẻ cũng là một yếu tố quan trọng được các chủ đầu tư trong đó có Toyota chú ý nhiều khi quyết định đầu tư vào Việt Nam.
Cơ sở hạ tầng như cảng, đường bộ, hệ thống cung cấp năng lượng, mạng lưới viễn thông đã được cải thiện, nâng cấp, mở rộng nhiều mang lại hiệu quả tốt cho đầu tư.
Thứ ba các yếu tố tạo thuận lợi trong kinh doanh
Các nghiên cứu của các tác giả ở nhiều nước cho thấy tham nhũng ở nước nhận đầu tư sẽ làm nản lòng các chủ đầu tư nước ngoài. Tham nhũng khiến cho chi phí đầu tư và chi phí kinh doanh tăng lên và các nhà đầu tư không thể dự đoán được chi phí có thể tăng lên đến mức nào. Tham nhũng cũng làm cho các cơ hội đầu tư trở nên không chắc chắn. Ở Việt Nam tham nhũng luôn là vấn đề nóng. Trong nhiều năm nước ta đã phát động cuộc chiến chống tham nhũng và thu được kết quả khả quan. Ông Rakesh Nangia, Giám đốc điều phối chương trình và dự án của Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam cho biết ông đã làm việc cùng với Chính phủ Việt Nam về vấn đề chống tham nhũng, và nhận thấy những việc mà Chính phủ Việt Nam đang tiến hành để giải quyết vấn đề tham nhũng là rất tích cực. Ông Nangia nói: “Sức mạnh và ý chí chống tham nhũng của Chính phủ Việt Nam là rất ấn tượng. Ở nhiều nước khác, chính phủ không có ý chí chống tham nhũng mạnh mẽ như vậy. Tại Việt Nam, chúng tôi đã thấy một chính phủ rất mạnh mẽ và kiên quyết trong việc giải quyết vấn đề tham nhũng”. Ông cho rằng Chính phủ Việt Nam đã nhận thức được tầm quan trọng và sự cần thiết phải đẩy nhanh việc chống tham nhũng, và rằng vụ PMU 18 càng cho thấy tính cấp thiết của việc chống tham nhũng. Những thay đổi trong ngành dịch vụ dân sự của Việt Nam, như cải cách về hành chính công, quản lý tài chính công, và tính minh bạch của việc phân bổ và sử dụng ngân sách là một trong những nỗ lực nhằm chống tham nhũng của Chính phủ Việt Nam.
Việt Nam cùng với một số nước ở châu Phi, được Ngân hàng Thế giới (WB) coi là những điển hình về thành công trong cải cách thủ tục pháp lý - một trong những vấn đề cơ bản để cải thiện môi trường đầu tư trong những năm qua. Bình luận về báo cáo này, chuyên gia kinh tế trưởng của WB, ông Martin Rama cho rằng môi trường đầu tư ở Việt Nam đang rất tốt nhờ sự ổn định về vĩ mô, những thành công trong cải cách luật pháp, quá trình cải thiện nhanh về cơ sở hạ tầng. Việc thực hiện cơ chế "một cửa" thực sự là một bước đột phá trong cải cách hành chính của Việt Nam, tạo ra tính minh bạch trong các thủ tục hành chính. Cơ chế này cùng với quá trình hiện đại hóa ngành hải quan, việc tăng cường đấu thầu trong các dự án công trình thay vì cơ chế phân bổ, xin-cho trước đây, là những cải cách rất tích cực làm giảm đáng kể chi phí cho doanh nghiệp, tăng tính cạnh tranh của môi trường kinh doanh.
Việt Nam cùng với Trung Quốc là hai quốc gia duy nhất trên thế giới góp một phần vốn của mình vào hoạt động FDI là tài sản đất, giúp cho các nhà đầu tư không phải mất phí thuê đất nhà xưởng, nhà máy. Đây cũng là một chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư của nước ta.
FDI là một hoạt động lâu dài, vì vậy khi đầu tư ở đâu thông thường chủ đầu tư nước ngoài sẽ phải có thời gian nhất định sống và làm việc ở đó, có khi họ còn phải mang theo cả gia đình. Điều này khiến họ phải cân nhắc đến các dịch vụ tiện ích xã hội của nước nhận đầu tư xem chúng có đảm bảo đáp ứng được cuộc sống của họ hay không. Nước ta đã có nhiều trường học quốc tế, các dịch vụ vui chơi giải trí cũng phong phú hơn, nhiều khu đô thị nhà ở mới hiện đại… đó là động lực thu hút FDI. Toyota là một công ty Nhật. Nhiều người Nhật nói rằng họ thích Việt Nam vì con người và văn hóa hai nước có điểm tương đồng.
Ngoài ra không thể không kể đến các nhân tố môi trường quốc tế. Các chuyên gia kinh tế nhận định Việt Nam đã có nhiều tiến bộ về môi trường đầu tư. Việt Nam là một thị trường đầy tiềm năng với số dân 85 triệu người cùng tầng lớp trẻ, năng động, và chịu khó cập nhật những cái mới, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến ngành ô tô. Các vị lãnh đạo của nhiều công ty đánh giá Việt Nam là một trong số các quốc gia có nguồn nhân lực trẻ và được đào tạo tốt nhất ở Châu Á. "Khoảng 60% dân số của nước này ra đời sau năm 1975, tỉ lệ dân số biết chữ ở đây là 92%. Người lao động Việt Nam thông minh, khéo léo và rất chăm chỉ".
Một kết quả khảo sát cho thấy, các thị trường đang nổi được cho là nguồn cầu tiêu dùng mới và ba thị trường hàng đầu cho các nhà đầu tư trong vòng hai năm tới là Trung Quốc (20%), Việt Nam (19%), India (18%).
Chuyên gia kinh tế trưởng của WB ông Martin nhận định rằng chiến lược tăng tính cạnh tranh lành mạnh trong nền kinh tế của Việt Nam đang đi đúng hướng khi tạo thêm động lực cho doanh nghiệp từ hai góc độ: thứ nhất là phát triển thị trường dịch vụ, chống độc quyền; thứ hai là ký kết Hiệp định thương mại với Hoa Kỳ và đang nỗ lực cho việc sớm gia nhập WTO.
Cùng chung những nhận định về sự tiến bộ trong môi trường đầu tư ở Việt Nam, Giám đốc quốc gia của WB Klaus Rohland còn đánh giá cao những thành công vượt trội của Việt Nam trong lĩnh vực giảm nghèo. Ông Klaus Rohland cũng cho rằng Chính phủ Việt Nam đã nhận thức rất tốt về vấn đề chống tham nhũng và đang có nhiều biện pháp giải quyết về cơ chế để giảm động cơ tham nhũng.
Các chuyên gia kinh tế của WB cũng ghi nhận sự chuyển biến tích cực của Việt Nam trong việc nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp theo hướng tạo cho doanh nghiệp những tập quán tốt về môi trường, về đối xử với người lao động, nâng cao tính xã hội của sản phẩm. Nếu làm tốt điều này, cộng đồng doanh nghiệp sẽ phát huy được truyền thống quan tâm đến nhau trong cuộc sống của người Việt Nam để tạo thương hiệu cho sản phẩm, cho doanh nghiệp, cho quốc gia, trở thành một lợi thế so sánh hơn các quốc gia khác.
Cố vấn của Chủ tịch Tập đoàn Casino đánh giá Việt Nam là một thị trường tiêu dùng đầy tiềm năng nhưng chưa được khai thác đối với các nhà phân phối lớn.Theo ông, đông dân và dân số trẻ, nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao, mức sống ngày càng được cải thiện, tốc độ mở cửa của nền kinh tế lớn là những nhân tố làm nên tính hấp dẫn của thị trường tiêu dùng ở Việt Nam.
Môi trường chính trị ở Việt Nam cũng rất ổn định khi không bao giờ xảy ra các cuộc bạo động, lật đổ chính quyền, các cuộc xung đột sắc tộc tôn giáo. Nước ta lại theo chế độ một đảng do Đảng cộng sản Việt Nam nắm quyền. Điều này khiến các nhà đầu tư an tâm hơn khi bỏ vốn vào Việt Nam.
Nhìn chung, nhiều nhà đầu tư nhận định “Việt Nam là một quốc gia ổn định và an toàn nhất trên thế giới”.
II.HOẠT ĐỘNG CỦA TOYOTA TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
1995: Công ty Ô tô Toyota Việt Nam (viết tắt là TMV) được thành lập
1996: TMV động thổ xây dựng nhà máy Toyota tại phường Phúc Thắng, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Không phải ngẫu nhiên một nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam lại chọn một địa điểm nào đó để đặt trụ sở chính. Thị xã Phúc Yên cũng như tỉnh Vĩnh Phúc phải có những điều kiện về vị trí, địa lí, xã hội thuận lợi thì công ty Toyota mới quyết định đạt trụ sở chính tại đây. Trước hết, Vĩnh Phúc nằm ở vị trí khá đặc biệt. Tỉnh thuộc Vùng đồng bằng Sông Hồng, Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc bộ; địa giới giáp Thủ đô Hà Nội; có đủ 3 vùng cảnh quan sinh thái: đồng bằng, trung du và miền núi. Vì tỉnh nằm ở khu vực chuyển tiếp giữa các tỉnh trung du miền núi với tam giác phát triển kinh tế trọng điểm phía Bắc gồm Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh nên Vĩnh phúc có các tuyến giao thông rất thuận lợi cho việc thông thương: đường bộ có quốc lộ 2, đường thuỷ có sông Lô, sông Hồng, đường sắt có tuyến Hà Nội - Lào Cai đi qua, từ trung tâm tỉnh đến sân bay Quốc tế Nội bài chỉ 25 km, tuy không có cảng biển nhưng có thể tận dụng đường cao tốc nối từ sân bay Nội Bài đến cảng Cái Lân. Vĩnh Phúc là vùng đất có bề dày lịch sử - văn hóa lâu đời, với hàng trăm di tích lịch sử-văn hóa gắn với các địa danh nổi tiếng. Người dân Vĩnh Phúc có truyền thống lao động cần cù, hiếu học, thông minh và sáng tạo.
Ông Akito Tachibana, tổng giám đốc TMV nhận xét: “Vĩnh Phúc là tỉnh rất giàu tiềm năng phát triển kinh tế. Sự hỗ trợ của chính quyền địa phương với những cơ chế chính sách hợp lý là cơ sở quan trọng để chúng tôi đẩy mạnh SXKD” (Nguồn từ báo điện tử Vĩnh Phúc
Đặc biệt, thị xã Phúc Yên nằm ở phía Đông Nam tỉnh Vĩnh Phúc, phía Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên, phía Nam giáp huyện Mê Linh tỉnh Vĩnh Phúc, phía Tây giáp huyện Bình Xuyên tỉnh Vĩnh Phúc, phía Đông giáp huyện Sóc Sơn thành phố Hà Nội. Lợi thế về vị trí địa lý vì gần với thủ đô Hà Nội và sân bay quốc tế Nội Bài, có hành lang kinh tế Đông – Tây Quốc lộ 2 chạy qua đã giúp thị xã Phúc Yên có điều kiện khá thuận lợi để giao lưu với các tỉnh trong vùng Đồng bằng sông Hồng như Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh….Nhờ đó, khi Toyota xây dựng trụ sở chính ở đây, công ty vẫn có thể vận chuyển dễ dàng những sản phẩm đã được lắp ráp, sản xuất tới thị trường người tiêu dùng ở Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh…Hơn nữa, thị xã cũng là một trong những trung tâm văn hoá, khoa học - kỹ thuật, kinh tế của tỉnh; được tỉnh quan tâm đầu tư phát triển và có điều kiện thuận lợi phát triển các dịch vụ: tài chính, tín dụng, bưu chính - viễn thông... Trên địa bàn thị xã có một bộ phận nguồn nhân lực chất lượng cao, bao gồm đội ngũ trí thức, cán bộ quản lý của tỉnh, thị xã, cán bộ làm việc trong các trường cao đẳng, bệnh viện tỉnh, một số doanh nghiệp Trung ương và địa phương...Ngoài ra khu vực có cơ sở công nghiệp của Toyota được cấp điện trực tiếp từ trạm 110 KV Vĩnh Yên bằng tuyến đường dây 35KV. Đây là một trong những yếu tố thuận lợi, giúp giảm chi phí cho việc sản xuất và lắp ráp ô tô, một ngành công nghiệp đòi hỏi tiêu dùng một lượng điện lớn.
TMV ra mắt mẫu xe Hiace.
1997:
TMV khai trương Trung tâm Ðào tạo tại trụ sở chính và chi nhánh TP Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, TMV cũng khai trương Tổng kho Phụ Tùng (CPD) tại trụ sở chính và cho ra mắt mẫu xe Corolla Altis.
1998:
TMV tiếp tục khai trương thêm 1 chi nhánh Hà Nội và ra mắt mẫu xe Camry:
1999:
TMV nhận Chứng chỉ ISO 14001 về Hệ thống Quản lý Môi truờng, cho thấy công ty luôn quan tâm đến vấn đề môi trường trong quá trình sản xuất và lắp đặt ô tô.
Tháng 09/1999, TMV cho ra mắt mẫu xe Zace.
2000:
TMV tiếp tục mở rộng, nâng cấp Trung Tâm đào tạo tại trụ sở chính và ra mắt mẫu xe Land Cruiser 100:
2001:
TMV ra mắt mẫu xe Corolla Altis:
2002:
TMV ra mắt mẫu xe Camry mới
2003:
Tháng 3/2003, TMV đưa Xưởng Dập chi tiết thân xe vào hoạt động và trở thành liên doanh đầu tiên tại Việt Nam có cả 4 công đoạn chính: Dập, Hàn, Sơn và Lắp Ráp. TMV còn thực hiện sản xuất, chế tạo nhiều linh kiện, phụ tùng khác ngay tại nhà máy như: Khung xe, Ống dầu, Ống xả…
Bên cạnh đó, trong năm 2003, TMV đã cho ra mắt mẫu xe Vios. Và từ ngày 01/11/2003, Toyota Việt Nam tiến hành chương trình lái thử xe VIOS dành cho khách hàng.
2004:
Để hội nhập thị trường khu vực và toàn cầu, TMV đã thành lập Trung tâm Xuất khẩu phụ tùng ôtô vào tháng 7/2004. Với trung tâm này, TMV đã mở rộng hoạt động sang lĩnh vực xuất khẩu phụ tùng, với các sản phẩm ban đầu như ăng-ten, van điều hòa khí xả, bàn đạp chân ga. Thị trường xuất khẩu chủ yếu là các nước nằm trong dự án sản xuất xe đa dụng IMV (như xe Innova, Fortuner).
Bản đồ các nước trong dự án xuất khẩu phụ tùng của Toyota Việt Nam
Sau hơn 5 năm hoạt động, Trung Tâm Xuất Khẩu Toyota đã dành được nhiều thành quả đáng kể. Kim ngạch xuất khẩu phụ tùng hàng năm của TMV đạt trung bình 20 triệu USD/năm, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu cộng dồn lên trên 120 triệu USD. Có thể nói, Trung tâm Xuất khẩu phụ tùng ô tô Toyota là một đóng góp lớn của TMV vào việc thực hiện chiến lược phát triển ngành ô tô VN, tăng tỷ lệ nội địa hóa và mở ra một thời kỳ mới, thời kỳ VN có thể tham gia vào hệ thống các nhà phân phối phụ tùng toàn cầu của Toyota. Kim ngạch xuất khẩu phụ tùng hàng năm của TMV đạt trung bình 20 triệu USD/năm, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu cộng dồn lên trên 95 triệu USD.
Lễ khánh thành trung tâm xuất khẩu phụ tùng Toyota
Trung tâm xuất khẩu phụ tùng Toyota
Bên cạnh đó, với những nỗ lực đáp ứng tối đa nhu cầu và mong muốn của các Quý khách hàng, TMV đã giới thiệu và thực hiện dịch vụ Bảo dưỡng Nhanh (Express Maintenance) tại các đại lý chính hãng của Toyota Việt Nam. Dịch vụ Bảo Dưỡng Nhanh của Toyota là một quá trình đầu tư chiều sâu cả về thiết bị đặc chủng lẫn đội ngũ kỹ thuật chọn lọc được đào tạo liên tục, có bề dày thời gian và đúc kết kinh nghiệm trên toàn cầu. Chương trình giúp thực hiện tất cả các hạng mục bảo dưỡng, được tuân thủ theo đúng quy trình bảo dưỡng chuyên nghiệp của Tập đoàn ô tô Toyota Nhật Bản.
2005:
TMV đã thành lập Quỹ Toyota Việt Nam (TVF) và đạt doanh số bán cộng dồn 50.000 xe .
Cũng trong năm 2005, TMV đã chính thức đưa ra thị trường loại xe Hiace hoàn toàn mới (10 và 16 chỗ). VN là thị trường thứ 2 sau Nhật Bản được Toyota chọn giới thiệu loại xe mới này. Đặc biệt, Hiace mới tạo sự thoải mái hơn cho hành khách với thân xe rộng hơn 19 cm, cao hơn 17 cm so với xe cũ.Hiace mới được tăng cường tiện nghi hiện đại và độ an toàn cao. Bằng cách sắp xếp ghế ngồi kiểu mới với không gian rộng hơn, cửa ra vào lớn hơn và chổ để hành lý rộng rãi, Hiace mới đã được thiết kế hài hoà giưa tiện nghi cho nội thất và khoa học cho buồng lái, tạo sự thoải mái tối đa cho hành khách.
Riêng loại Hiace super Wagon có thêm hai màu mới là ghi bạc và xám bạc, còn hai loại 16 chỗ là trắng, ghi hồng và xanh nhạt. Giá xe Hiace Commuter động cơ xăng 16 chỗ, 5 số tay 2.7 L 30.800 USD; loại động cơ dầu 2.5L 16 chỗ 31.900 USD; loạiSuper Wagon 10 chỗ 37.500 USD.
2006:
Tháng 1/2006, TMV cho ra mắt dòng xe Innova. Như tên gọi của nó, chiếc xe đa dụng 8 chỗ Innova là một cuộc cách tân thực sự của Toyota Việt Nam từ thiết kế kiểu dáng, trang bị tiện nghi của xe cho tới mức giá niêm yết.
Innova là chữ viết tắt của cụm từ "Innovative", mang nghĩa đổi mới, sáng tạo. Cách tân đầu tiên của hãng xe lớn nhất Việt Nam là ở giá bán mẫu xe mới. Phiên bản G với nội thất bọc da và ốp gỗ, vành đúc... được bán với giá 29.900 USD, phiên bản J có giá 26.900 USD. Tân Tổng giám đốc TMV Murakami nhận xét đây là mức giá hợp lý và có sức cạnh tranh cao. Đó là lý do vì sao TMV đặt mục tiêu bán được 800 xe mỗi tháng.
Thông số kỹ thuật Innova
Dài (mm)
4.555
Rộng (mm)
1.770
Cao (mm)
1.745
Trục cơ sở (mm)
2.750
Khoảng sáng gầm xe (mm)
176
Trọng lượng không tải (kg)
1.530
Động cơ
2.0 VVT-i, 4 xi-lanh
Dung tích (cc)
1.998
Công suất (mã lực/vòng/phút)
134/5.600
Mô-men xoắn (Nm/vòng/phút)
182/4.000
Hộp số
Tay 5 cấp
Ra mắt mẫu xe Camry hoàn toàn mới:
Từ đầu năm 2006, TMV đã bắt đầu phát triển các hoạt động bảo vệ môi trường tới mạng lưới đại lý của mình thông qua việc khuyến khích và hỗ trợ về nhân lực, kỹ thuật và tài chính cho các đại lý thí điểm xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001.
2007:
Ngày 20/9, Công ty Ô tô Toyota Việt Nam (TMV) đã chính thức giới thiệu xe Vios hoàn toàn mới, với nhiều cải tiến về công nghệ, đạt tiêu chuẩn khí thải Euro 4. Xe Vios mới có 2 phiên bản: Vios 1.5G A/T giá 28.900 USD và Vios 1.5E M/T giá 26.100 USD (đã bao gồm VAT). Phiên bản 1.5G có có 4 màu: Bạc, Nâu, Ghi vàng, và Xanh tím. Phiên bản 1.5E cũng có 3 màu như trên, trừ Xanh tím.
2008:
Khởi đầu 2008, Toyota Việt Nam bán được 1.841 xe, tăng tới 61% so với cùng kỳ 2006. Các mẫu xe đều có mức tăng tốt như Innova đạt 1.065 chiếc, tăng 36%, Vios gấp gần 2 lần và Altis gấp 3 lần. Riêng Camry, con bài trong phân khúc xe sang của Toyota tăng tới 151%, đạt 406 chiếc.
Mặc dù đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn gây ra bởi tình trạng khủng hoảng tài chính toàn cầu, nhưng với nỗ lực của tất cả các thành viên, doanh số bán hàng của TMV năm 2008 đã đạt mức 24.502 xe, nâng doanh số bán cộng dồn đạt trên 115.000 xe, tăng 22% so với năm 2007 và chiếm 23 % thị phần, tiếp tục giữ vững vị trí dẫn đầu trên thị trường ô tô năm 2008. Yếu tố then chốt tạo nên sự tăng doanh số bán này chính là mẫu xe Toyota Innova. Kể từ khi cho ra mắt vào tháng 1 năm 2006, đã qua 3 năm, Innova vẫn luôn giữ vị trí số 1, là mẫu xe bán chạy nhất tại Việt Nam.
Cuối tháng 9, TMV tiếp tục đưa ra thị trường chiếc Innova mới 2008 với nhiều cải tiến, đặc biệt là việc làm hài lòng khách hàng với cấp số tự động. Cũng trong năm 2008, Toyota cho ra mắt mẫu xe Corolla Altis hoàn toàn mới vào tháng 31/07. Kể từ khi Honda Civic có mặt trên thị trường Việt Nam tháng 8/2006, Corolla Altis đánh mất vị trí độc tôn trong dòng sedan hạng trung. Lợi thế xe mới cùng thương hiệu Honda giúp Civic luôn có doanh số ở mức cao hơn Altis vài ba lần. Vì vậy, sự ra mắt của phiên bản hoàn toàn mới được kỳ vọng sẽ giúp Toyota lấy lại thế cạnh tranh, dù thời điểm không mấy thuận lợi do khó khăn về kinh tế và thị trường ôtô ngày càng trầm lắng.
Ấn tượng đầu tiên về Corolla Altis mới là vóc dáng của nó hoàn toàn giống phiên bản bán ở Mỹ, trình làng vào cuối năm 2007. Điều này khác với những gì Toyota đã làm với Camry, khi giữa Camry lắp ráp trong nước với xe nhập khẩu có sự khác biệt khá xa.
Altis số tự động và Altis số sàn có ngoại thất giống hệt nhau.
Cũng trong năm 2008, TMV khai trương Xưởng sản xuất Khung gầm xe.
2009:
Năm 2009 là một năm đầy thách thức đối với hoạt động sản xuất của Toyota Việt Nam (TMV). Khó khăn xuất hiện từ cuối năm 2008 và kéo dài đến quý I và đầu quý II/2009 do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và việc tăng thuế (thuế nhập khẩu, thuế trước bạ, thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt). Do đó, TMV buộc phải cắt giảm sản lượng xuống còn khoảng hơn 60% so với năng lực thực tế. Tuy nhiên, TMV cho biết đã tận dụng được cơ hội từ trong “bão” để giải thoát chính mình và làm nên những cuộc bứt phá ngoạn mục. Dù tiêu thụ ôtô giảm mạnh nhưng tất cả các mẫu xe của Toyota Việt Nam lắp ráp hiện đều là những mẫu xe hiện đang rất “hot” trên thị trường, khách hàng phải chờ đợi. Theo số liệu của của Hiệp hội các DN sản xuất ôtô VN (VAMA) tháng 6/2009, tiêu thụ ôtô của Toyota là 2.151 xe. Qua thống kê từ đầu năm 2009, lượng xe tiêu thụ của Toyota VN không hề giảm mà ngược lại còn tăng thêm. Cụ thể, tính đến hết tháng 6/2009 Toyota đã bán được 10,907 xe, chiếm 23% thị phần và luôn dẫn đầu trong thi trường ô tô VN. Lý giải cho điều này là do hãng đã luôn cải tiến sản phẩm với những mẫu xe ăn khách và chất lượng dịch vụ sau bán hàng tốt.
Tháng 04/2009, TMV đã khánh thành Trung Tâm Nội Địa Hóa tại nhà máy ở Mê Linh. Đây là là khu trưng bày các linh kiện, phụ tùng ôtô có tiềm năng nội địa hóa và đang trong giai đoạn nghiên cứu và phát triển. TMV hy vọng các doanh nghiệp sẽ đến thăm quan trung tâm này và tìm kiếm cơ hội hợp tác, góp phần nâng cao tỷ lệ nội địa hóa cho các sản phẩm của mình.
Ngày 17/09/2010, để đáp ứng hơn nữa sự lớn mạnh của thị trường, thực hiện trọng trách đối với khách hàng cũng như cam kết phát triển bền vững tại Việt Nam, Công ty ô tô Toyota Việt Nam (TMV) tiếp tục mở rộng mạng lưới Đại lý/Trạm Dịch vụ Ủy quyền của Toyota đến tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Trên tổng diện tích là 3,500 m2, Toyota Vũng Tàu được xây dựng gồm 3 khu chính: khu trưng bày sản phẩm và văn phòng rộng 1,500m2, khu dịch vụ và bảo dưỡng sửa chữa chung rộng trên 2,500m2 gồm 11 khoang sửa chữa, 26 khoang đồng sơn, 1 khu vực rửa và làm đẹp xe, 6 khoang chờ bên trong, 6 khoang chờ bên ngoài và 1 khu vực giao xe mới. Bên cạnh đó Toyota Vũng Tàu còn có 3 phòng sơn với hệ thống khuấy sơn và pha màu hiện đại, phòng sơn được nhập từ Italia, sơn của Hà Lan và sử dụng công nghệ của hãng The Power of Termomeccanica, đạt tiêu chuẩn Châu Âu, công nghệ sơn khép kín hướng đến hệ thống quản lý môi trường tiêu chuẩn ISO 14001. Bên cạnh đó, với đội ngũ cán bộ công nhân viên được đào tạo chính qui theo tiêu chuẩn Toyota Việt Nam, cùng cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, Toyota Vũng Tàu sẽ cung cấp những sản phẩm dịch vụ hoàn hảo, tận tâm và chuyên nghiệp dành cho khách hàng. Không dừng lại ở đó, Toyota Vũng Tàu đã kết hợp với các đối tác tài chính ngân hàng và hệ thống các đơn vị bảo hiểm nhằm mang đến dịch vụ tốt nhất đến từng khách hàng.
Vào ngày 30/09, TMV khai trương chi nhánh ở Cần Thơ. Chỉ trong 8 tháng đầu năm 2009, các trạm dịch vụ của Toyota đã tiếp nhận hơn 332.744 lượt xe vào làm dịch vụ, tăng 17% so với cùng kỳ năm ngoái. Bên cạnh đó cũng cung cấp một con số trong mơ trong thời khủng hoảng này là 16,641 chiếc được bán ra, chiếm tới 24% tổng thị phần của thị trường ô tô Việt Nam, dẫn đầu thị trường ô tô với con số kỷ lục cộng dồn từ năm 1998 đạt tới 130.000 xe. Điều này đã làm cho Toyota quyết định mở thêm chi nhánh mới tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, vốn là một thị trường nhiều tiềm năng nhưng đang bỏ ngõ. Với thị trường ô tô từ giờ đến cuối năm đang dần nóng lên thì việc Toyota Việt Nam khai trương chi nhánh thứ 21 của mình tại Cần Thơ là điều dễ hiểu. Đây là dấu hiệu cho thấy thị trường miền Tây mà trung tâm là Cần Thơ là một phân khúc cho ô tô rất đáng lưu tâm. Trạm ủy quyền của Toyota nhằm nhắm đến các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long này vừa khai trương và đưa vào hoạt động chính thức vào ngày 30/9/2009, tọa lạc tại Lô 20, khu đô thị Phú An, đường Quang Trung, TP. Cần Thơ. Đây là một vị thế thuận lợi vì nằm ngay trung tâm đô thị mới, cách cầu Cần Thơ khoảng 2km và năm sát ngay khu công nghiệp Hưng Phú II nơi được cho là có rất nhiều tiềm năng kinh tế trong thời gian sắp tới.
Toyota Cần Thơ được đầu tư với tổng số vốn đầu tư hơn 6 triệu đô la Mỹ. Toyota Cần Thơ - TCTC được xây dựng trên diện tích gần 4.000m2 cùng với trang thiết bị hiện đại và đồng bộ: phòng trưng bày rộng hơn 600 m2, khối văn phòng rộng 560m2, và xưởng dịch vụ rộng gần 2.000m2 với 19 khoang bảo dưỡng sửa chữa và 1 phòng sơn khép kín, 2 phòng sơn hiện đại đạt chuẩn quốc tế, sử dụng hệ thống khuấy sơn và pha màu hiện đại trong khu vực khép kín, đảm bảo vệ sinh môi trường. Xưởng dịch vụ của Toyota Cần Thơ - TCTC có thể tiếp nhận tới 20,000 lượt xe/năm đảm bảo phục vụ tốt nhất nhu cầu dịch vụ ngày càng tăng của người dân Cần Thơ và vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Ngày 10/10, công ty TNHH Toyota Hà Đông (THD), Trạm Dịch vụ Ủy quyền mới của Toyota tại khu vực phía Bắc đã khai trương, đưa tổng số Đại lý/Trạm Dịch vụ Ủy quyền và Chi nhánh đại lý của Toyota Việt Nam (TMV) lên con số 22.
Toyota Hà Đông được khởi công xây dựng từ tháng 8/2008 với tổng vốn đầu tư trên 4 triệu USD, trên diện tích 5.000m2 cùng với trang thiết bị hiện đại & đồng bộ: Phòng trưng bày rộng hơn 700m2, khối văn phòng rộng 800m2, xưởng dịch vụ 2 tầng với diện tích trên 3.400m2 với hơn 40 khoang sửa chữa, 1 phòng sơn khép kín & 3 phòng sơn nhanh đạt tiêu chuẩn quốc tế. Sử dụng hệ thống khuấy sơn và pha màu hiện đại trong khu vực khép kín, đảm bảo vệ sinh môi trường. Toyota Hà Đông dự kiến sẽ trở thành đại lý chính thức của TMV vào tháng 4/2010, hoạt động với đầy đủ chức năng bán hàng, dịch vụ hậu mãi và kinh doanh phụ tùng chính hãng.
Cũng trong năm 2009, TMV đã cho ra mắt mẫu xe Fortuner và Camry mới.
Cuối 2009, TMV cũng cho ra mắt phiên bản Corrola Altis 2.0.
2010:
Ngày 18/01/2010, công ty ô tô Toyota Việt Nam (TMV) thông báo giới thiệu phiên bản mới nhất của dòng sản phẩm Innova - Innova GSR mới 2010 nhằm mang đến nhiều sự lựa chọn hơn nữa cho khách hàng với thông điệp “Tiếp nối thành công, không ngừng đột phá ”, Mẫu xe Innova GSR mới 2010 được trưng bày và giới thiệu đến khách hàng trong tuần lễ trưng bày xe từ ngày 15 đến 23/01/2010 tại tất cả các đại lý của TMV trên toàn quốc.
Từ ngày 17/04/2010,Toyota Quảng Ninh chính thức khai trương và đi vào hoạt động, đưa tổng số Đại lý/Trạm Dịch vụ Ủy quyền và chi nhánh đại lý của Công ty ô tô Toyota Việt Nam lên con số 24. Với tổng số vốn đầu tư gần 5 triệu USD, Toyota Quảng Ninh được xây dựng trên diện tích trên 3.000 m2 cùng với trang thiết bị hiện đại & đồng bộ: Phòng trưng bày rộng hơn 300 m2, khối văn phòng rộng 1.000 m2, xưởng dịch vụ tầng 2 rộng gần 3.000 m2 với hơn 30 khoang sửa chữa, 1 khoang sơn khép kín & 4 phòng sơn nhanh đạt tiêu chuẩn quốc tế, Sử dụng hệ thong khuấy sơn và pha màu hiện đại trong khu vực khép kín, đảm bảo vệ sinh môi trường. Bên cạnh đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị đạt tiêu chuẩn của Toyota toàn cầu, với quan điểm . doanh nghiệp phát triển bền vưng thân thiện với môi trường Toyota Quảng Ninh đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải, rác thải được kiểm nghiệm khắt khe cùng với diện tích không gian mở ,với nhiều cây xanh tạo cảnh quan hài hòa cho khu dân cư xung quanh.
Từ ngày 22/04/2010, Vios 2010 phiên bản mới nhất được trưng bày và giới thiệu tại hệ thống đại lý của Toyota trên toàn quốc và chính thức giao tới tay khách hàng. Vios 2010 mới tạo nên một hình ảnh vô cùng mới mẻ của một chiếc xe thể thao, năng động và sành điệu.
Ngày 24/6/2010, Công ty ô tô Toyota Việt Nam (TMV) chính thức thông báo lần đầu tiên khai trương “Trung tâm xe đã qua sử dụng” tại Đại lý Toyota Đông Sài Gòn, 18 Phan Văn Trị, P.10, Quận Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh. Đây là một loại hình dịch vụ kinh doanh hoàn toàn mới được Toyota triển khai tại thị trường Việt Nam và Toyota Đông Sài Gòn là đại lý đầu tiên triển khai thực hiện mô hình này, với mong muốn đem đến cho khách hàng nhiều dịch vụ tiện ích, gia tăng chuỗi giá trị cho khách hàng, cũng như cung cấp cho khách hàng những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất. Trung tâm này có tổng vốn đầu tư ban đầu là 16 tỷ đồng trên tổng diện tích là 1000m2 với đầy đủ các khu vực chức năng như khu vực trưng bày bên trong và bên ngoài, khu chờ cho khách hàng, và các khoang dịch vụ chức năng … Tại đây, những chiếc xe đã qua sử dụng của khách hàng sẽ được kiểm tra, đánh giá bởi đội ngũ kỹ thuật viên Toyota đã được đào tạo bài bản. Đối với những chiếc xe đáp ứng đủ điều kiện sẽ được Trung tâm câp Giấy chứng nhận chất lượng và được áp dụng chính sách bảo hành (6 tháng/10,000 km) cho động cơ và hộp số.
Trong 8 tháng đầu năm 2010, về dịch vụ, các trạm dịch vụ của Toyota đã đón tiếp trên 389,900 lượt xe vào làm dịch vụ, tãng 17% so với cùng kỳ năm 2009. Về bán hàng, 18,982 xe Toyota đã được giao đến tay khách hàng trong 8 tháng đầu năm 2010, tăng trưởng 14% so với cùng kỳ năm ngoái. (Nguồn từ website
HỆ THỐNG ĐẠI LÝ/CHI NHÁNH ĐẠI LÝ VÀ CÁC TRẠM DỊCH VỤ ỦY QUYỀN CHÍNH HÃNG TOYOTA VIỆT NAM
-Đại lí:
Tên đại lý
Địa chỉ
Công ty TNHH Toyota Láng Hạ (TTHC)
103 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội
Xí nghiệp Toyota Hoàn Kiếm Hà Nội (THKC)
số 5, Lê Thánh Tông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Công ty liên doanh Toyota Giải Phóng (TGP)
807 Giải Phóng, quận Hoàng Mai, Hà Nội
Công ty cổ phần Toyota Thăng Long (TTL)
316 đường Cầu Giấy, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Xí nghiệp cổ phần Toyota Mỹ Đình (TMD)
15 Phạm Hùng, xã Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội
Công ty THHH Toyota Hà Đông (THD)
Do Lộ, Yên Nghĩa, Hà Đông, Hà Nội
Xí nghiệp Toyota Hải Phòng (THP)
274 Lạch Tray, phường Lạch Tray, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng
Công ty cổ phần Toyota Vinh (TVC)
19 Quang Trung, thành phố Vinh, Nghệ An
Xí nghiệp Toyota Đà Nẵng (TDN)
151-153 Lê Đình Lý, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng
Công ty THHH Toyota Buôn Ma Thuật (TBMT)
29 Trường Chinh, thành phố Buôn Ma Thuật, tỉnh Đắc Lắc)
Công ty cổ phần Toyota Đông Sài Gòn (TESC)
507 Xa Lộ Hà Nội, phường An Phú, quận 2, thành phố Hồ Chí Minh
Công ty THHH dịch vụ ô tô Sài Gòn Toyota Tsusho (TTSAMCO)
26 Kinh Dương Vương, phường 3, quận 6, thành phố Hồ Chí Minh
Công ty Toyota Lý Thường Kiệt (TLTK)
151A Lý Thường Kiệt, phường 6, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh
Công ty THHH Toyota Hiroshima Tân Cảng-HT (THTC)
220 Bis Điện Biên Phủ, phường 22, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh
Công ty THHH một thành viên Toyota Phú Mỹ Hưng (TPMH)
806 Nguyễn Văn Linh, phường Tân Phú, quận 7, thành phố Hồ Chí Minh
Doanh nghiệp tư nhân Toyota Biên Hòa (TBH)
Số 01 Xa Lộ Hà Nội, phường An Bình, thành phố Biên Hoà, Đồng Nai
Công ty cổ phần thương mại-dịch vụ An Thành (ASTA)
606 Trần Hưng Đạo, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh
Công ty THHH Toyota An Sương (TAS)
382 quốc lộ 22, phường Trung Mỹ Tây, quận 12, thành phố Hồ Chí Minh
Xí nghiệp ô tô Toyota Bến Thành (TBTC)
262 Trần Hưng Đạo, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh
Công ty THHH Toyota Cần Thơ (TCTC)
lô 20, đường Quang Trung, khu dân cư Phú An, phường Phú Thứ, quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ
-Chi nhánh
Tên chi nhánh
Địa chỉ
Chi nhánh Quy Nhơn (TDN-QN)
278A Nguyễn Thị Định, phường Nguyễn Văn Cừ, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định
Chi nhánh Bình Dương (TBH-BD)
số 7/30C, quốc lộ 13, ấp Bình Đức, xã Bình Hòa, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương
Chi nhánh Gò Vấp (TESC-GV)
18 Phan Văn Trị, phường 7, quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh
III.HOẠT ĐỘNG XÂM CHIẾM THỊ TRƯỜNG CỦA TOYOTA
Trong thời gian hoạt động tại Việt Nam (1995-2010), Toyota luôn có những động thái, biện pháp, hoạt động nhằm xâm chiếm thị trường nội địa. Toyota tại Việt Nam (TMV) đã tiến hành nhiều hoạt động quảng cáo, tham gia các hội chợ giới thiệu mặt hàng, các chương trình khuyến mãi hấp dẫn,các dịch vụ chăm sóc khách hàng. Mỗi năm, vào các dịp đặc biệt như Tết, hè..., Toyota Việt Nam đều có những chương trình ưu đãi dành cho khách hàng của mình và mỗi năm món quà này đều mang đến những bất ngờ thú vị.
Năm 2010, Toyota đã tổ chức chương trình khuyến mãi mùa hè để hòa cùng không khí của Vòng chung kết World Cup diễn ra tại Nam Phi. Từ 1/6 đến 31/7, bất cứ khách hàng nào sở hữu xe Toyota do Toyota Việt Nam sản xuất hoặc nhập khẩu trực tiếp, khi mang xe tới làm dịch vụ bảo dưỡng/sửa chữa/thay thế các phụ tùng, phụ kiện, dầu mỡ hoặc các hóa chất chính hiệu khác tại các đại lý của Toyota trên toàn quốc đều nhận được phiếu rút thăm trúng thưởng. Và hàng tuần, vào sáng thứ Ba, tất cả các đại lý của Toyota đều tổ chức rút thăm trúng thưởng 1 tivi LCD Panasonic 32 inch.
Trong hoạt động chăm sóc khách hàng, TMV có đường dây nóng (1800 1524 - Mobile: 091 600 1524) để khách hàng khi có yêu cầu hay thắc mắc có thể liên lạc để được hướng dẫn và giải đáp. TMV còn tổ chức CLB dành riêng cho những khách hàng VIP. Toyota Việt Nam thường xuyên tổ chức các họat động dành cho khách hàng như Tiệc cảm ơn cuối năm cho khách hàng, Giải Golf Tournament, các Khóa Hướng dẫn Chăm sóc xe, các chuyến đi du lịch cho hội viên Câu lạc Khách hàng, Đêm nhạc hội Toyota (Công ty cùng các đại lý đã tổ chức Đêm nhạc hội Toyota 2009 mang tên “Vũ điệu ánh sáng” dành cho hơn 7,000 khách hàng thân thiết và các hội viên vàng câu lạc bộ Toyota trên toàn quốc tại 2 khu vực: Tp. Hồ Chí Minh vào ngày 9/1/2009 tại Sân vận động Phú Thọ và Hà Nội vào ngày 23/1/2009 tại Sân vận động Quần Ngựa)…
Giải Golf cho khách hàng
Tiệc cám ơn khách hàng cuối năm
Mỗi năm chuyến đi được làm mới bằng một địa điểm nổi tiếng Việt Nam
Không chỉ thế, TMV cũng xuất bản và phát hành những ấn phẩm cho khách hàng, nhằm cung cấp thông tin về những sản phẩm mới và những hoạt động chăm sóc khách hàng, dịch vụ bảo hành, sửa chữa, góp phần củng cố thêm mối quan hệ giữa công ty với khách hàng.
Tạp chí số 23
Tạp chí số 24
Tạp chí số 25
Bắt đầu từ ngày 01/11/2003, Toyota Việt Nam tiến hành chương trình lái thử xe VIOS dành cho khách hàng. Những họat động này không những tạo cơ hội cho khách hàng giao lưu, gặp gỡ nhau, cùng nhau chia sẻ những kinh nghiệm sử dụng xe Toyota mà còn hiểu thêm được những giá trị của Toyota.
Đặc biệt, TMV còn là hãng xe đầu tiên tại Việt Nam tung ra dịch vụ cho vay mua xe của chính mình. Toyota Việt Nam bắt đầu cho vay mua xe Toyota trả góp từ ngày hôm 22/12 thông qua dịch vụ của công ty Tài Chính Toyota Việt Nam với tỷ lệ 70% giá trị xe, lãi suất 12,75%/năm và thời hạn thanh toán tối đa là 5 năm.
Những dịch vụ sau bán hàng như: dịch vụ bảo dưỡng nhanh, giới thiệu dịch vụ sửa chữa nhanh thân vỏ & sơn và gần đây nhất là dịch vụ sửa chữa vết xước trong 4 giờ lần đầu tiên có tại Việt Nam giúp khách hàng tiết kiệm thời gian và tiền bạc đã được TMV nỗ lực duy trì và đẩy mạnh. Đặc biệt, dịch vụ Bảo dưỡng Nhanh giúp khách hàng hài lòng hơn khi thời gian chờ xe giảm xuống còn 60 phút (tính từ khi lệnh sửa chữa được ký cho đến lúc nhận lại xe) trong khi quy trình bảo dưỡng thông thường mất 150 phút. Bảo Dưỡng Nhanh đưa ra sự thay đổi cho quy chuẩn dòng công việc. Khi khách hàng hẹn đặt chỗ qua điện thoại, trung tâm bảo dưỡng sẽ thu thập các thông tin chi tiết về khách hàng, về tình trạng xe và yêu cầu dịch vụ, qua đó xác định chính xác thời điểm hẹn đưa xe tới bảo hành hoặc tư vấn cho khách hàng thời điểm nào thích hợp. Tất cả được ghi rõ trên phiếu hẹn. Dịch vụ Bảo Dưỡng Nhanh đòi hỏi khả năng cung cấp nhanh và chính xác các phụ tùng của trạm bảo dưỡng, rút ngắn thời gian giao tiếp của khách hàng. Để thực hiện được điều này, những thành viên của trạm bảo dưỡng từ cố vấn dịch vụ, đốc công, kỹ thuật viên, nhân viên phụ tùng, những nhân viên giấy tờ và văn phòng phải trải qua những đợt tập huấn kỹ lưỡng. Để thực hiện được điều này, TMV đã phối hợp với các đại lý đầu tư trang thiết bị cơ sở vật chất kỹ thuật, thiết lập quy trình làm việc bảo dưỡng nhanh theo tiêu chuẩn (giảm thiểu tối đa các động tác thừa của nhân viên kỹ thuật trong thao tác làm việc), trang bị cho khoang bảo dưỡng nhanh những thiết bị chuyên dùng hiện đại, đồng thời liên tục thực hiện cải tiến thiết bị bảo dưỡng nhanh để tăng năng suất.
Hiện nay, chương trình Bảo Dưỡng Nhanh được thực hiện rộng rãi trên nhiều đại lý chính hãng của Toyota Việt Nam.
Theo kết quả thăm dò của VietNamNet về chất lượng dịch vụ sau bán hàng của các DN ôtô tại VN thì Toyota VN đứng đầu với đội ngũ kỹ thuật có tay nghề tốt, trang thiết bị hiện đại, thời gian bảo hành bảo dưỡng nhanh và dịch vụ chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp.
Không chỉ linh hoạt trong kinh doanh, Toyota còn có những hoạt động trong công tác bảo vệ môi trường nhằm tạo sự tin tưởng đối với Chính phủ và người dân Việt Nam, từ đó góp phần tạo thêm danh tiếng, uy tín cho nhãn hiệu Toyota.Vấn đề ô nhiễm môi trường đã luôn là đề tài được dư luận quan tâm vì nó là hậu quả tất yếu mà nước tiếp nhận đầu tư phải chịu nếu muốn thu hút đầu tư nước ngoài. Và vấn đề này đã thực sự “nóng” lên sau vụ hãng Vedan xả chất thải vào sông Thị Vải hồi tháng 9/2008. Nhận thức được điều đó, những năm gần đây, TMV đã tăng cường và chú trọng hơn đến những hoạt động liên quan đến môi trường. TMV thường xuyên theo đuổi các công nghệ thân thiện với môi trường, nâng cao nhận thức về việc bảo vệ môi trường của đội ngũ nhân viên, và hàng loạt các hoạt động liên quan đến môi trường cho cộng đồng và xã hội. TMV đã trở thành nhà sản xuất ô tô đầu tiên ở Việt Nam nhận được chứng chỉ ISO 14001 cho hệ thống quản lý môi trường tại nhà máy vào tháng 5 năm 1999, chỉ chưa đầy 3 năm sau khi đi vào hoạt động, TMV đã nhận Chứng chỉ ISO 14001 cho hệ thống quản lý môi trường tại nhà máy. Tiếp đó, năm 2002, 2005 và 2008, TMV lại tiếp tục được tái chứng nhận tiêu chuẩn này.
Quy trình sử dụng năng lượng tái tạo và tái sử dụng nguồn tài nguyên.
Từ năm 2008, TMV cũng đã triển khai các hoạt động hướng tới cộng đồng nhằm nâng cao nhận thức và giáo dục về vấn đề bảo vệ môi trường, bao gồm các hoạt động vận động, tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện truyền thông, hoạt động bảo vệ môi trường và ủng hộ cho các nạn nhân bị ảnh hưởng bởi sự ô nhiễm môi trường trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam.
Toyota cũng thực hiện những chương trình nhằm phát triển nguồn nhân lực, cải thiện và nâng cao tay nghề người lao động. Ví dụ điển hình là Chương trình Hỗ trợ Đào tạo Kỹ thuật Toyota - TTEP được Tập đoàn Toyota Nhật Bản thực hiện nhằm hỗ trợ các trường dạy nghề chuyên ngành ô tô nâng cao chất lượng đào những kỹ thuật viên lành nghề. Tính đến nay, chương trình này đã được Toyota thực hiện tại trên 50 quốc gia, hỗ trợ hơn gần 450 trường và học viện dạy nghề trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, TMV đã bắt đầu thực hiện chương trình này từ năm 2000. Trong 10 năm thực hiện chương trình này, TMV đã giới thiệu và thực hiện thành công chương trình Hỗ trợ Đào tạo Kỹ thuật Toyota – TTEP tới 6 trung tâm nghề của 5 trường Đại học và Cao đẳng chuyên ngành kỹ thuật trên cả nước bao gồm: trường Cao đẳng Giao thông Vận tải Hà Nội, Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng (sửa chữa chung); trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP HCM (sửa chữa chung, sửa chữa thân xe và sơn); trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội, trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Phú Lâm (sửa chữa thân xe và sơn).
IV.NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA TOYOTA VIỆT NAM
1.Đóng góp cho ngành sản xuất ô tô Việt Nam
Toyota là doanh nghiệp nước ngoài đầu tiên đặt chân vào ngành ôtô Việt Nam vào tháng 9 năm 1995. Cùng năm đó, Ford cũng đầu tư vào Việt Nam nhưng phải đến năm 2007, Ford mới có nhà máy đầu tiên của mình ở Hải Dương. Một năm sau, “người đồng hương” Honda mới xuất hiện trên thị trường nước ta nhưng chỉ với tư cách là nhà sản xuất xe máy. Phải đến năm 2005, tức là 10 năm sau đó, Honda mới nhận được giấy phép của Bộ kế hoạch và đầu tư cho phép sản xuất lắp ráp ôtô tại Việt Nam.
a.Thành công của Toyota trong kinh doanh
Là doanh nghiệp đầu tư nước ngoài về sản xuất ôtô có mặt đầu tiên tại Việt Nam vào năm 1995, tính đến năm 2010 này, Công ty ôtô Toyota Việt Nam (TMV) chính thức bước vào tuổi 15. Mười lăm năm (chính xác hơn là mới có 14 năm hoạt động) với một doanh nghiệp là khoảng thời gian quá ngắn ngủi, song với một thương hiệu xe hơi hàng đầu thế giới, với kinh nghiệm, bản lĩnh, trí tuệ của đội ngũ lãnh đạo, công nhân viên, TMV luôn đứng ở vị trí số một trong “làng” ô tô Việt Nam. Không chỉ vậy, bằng những hành động thiết thực - TMV đang kiên trì theo đuổi một lộ trình hướng tới mục tiêu: Góp phần vào việc xây dựng một ngành công nghiệp ôtô thực sự cho Việt Nam.
Số vốn đầu tư ban đầu của Toyota vào Việ Nam là trên 49 triệu USD, nhưng để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường, TMV đã không ngừng mở rộng đầu tư để tăng cường năng lực sản lượng và nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, Tiếp tục quá trình mở rộng để tăng công suất nhà máy và chất lượng sản phẩm, năm 2007 TMV đầu tư 22 triệu và năm 2008 thêm 19 triệu USD, nâng tổng số vốn lên 121,119 triệu USD, tổng số tiền đầu tư của TMV từ ngày đầu thành lập đến tháng 2 năm 2010 là xấp xỉ 122 triệu USD. Như vậy chỉ trong 14 năm hoạt động ở thị trường Việt Nam số vốn của Toyota ở thị trường nước ta đã tăng hơn 2,48 lần.
14 năm qua là thời gian chứng kiến sự phát triển vượt bậc trong hoạt động sản xuất của TMV. Từ chỗ chỉ sản xuất được 2 xe/ngày (năm 1996), đến năm 2009, năng lực sản xuất đã đạt con số ấn tượng 140 xe/ngày. Quy mô sản xuất cũng vì thế mà liên tục được điều chỉnh tăng nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường, từ 212 xe khi nhà máy bắt đầu đi vào hoạt động năm 1996, lên trên 5.000 xe vào năm 2001, đến năm 2005 con số này là 15.000 xe, và năm 2009 là 30.000 xe.
Đặc biệt, năm 2009 là năm đầy thách thức đối với hoạt động sản xuất nhưng cũng là một năm thể hiện sự linh hoạt và nỗ lực của TMV trong việc đáp ứng nhu cầu thị trường và khách hàng. Khó khăn xuất hiện từ cuối năm 2008 và kéo dài trong cả quý I và đầu quý II/2009 do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và việc tăng thuế khiến lượng xe bán ra sụt giảm, nhưng khi Chính phủ có các biện pháp kích cầu kinh tế, TMV đã khẩn trương và linh hoạt áp dụng các biện pháp điều chỉnh kế hoạch, đẩy mạnh sản xuất. Kết quả là sản lượng sản xuất được phục hồi trong thời gian ngắn và tăng nhanh vào những tháng cuối năm, cụ thể từ 50 xe/ngày (tháng 4) lên 90 xe/ngày (tháng 6), 100 xe/ngày (tháng 7), 115 xe/ngày (tháng 8), 120 xe/ngày (tháng 9) và đỉnh điểm là trên 140 xe/ngày trong tháng 12, đưa đến kết quả sản xuất của công ty trong năm 2009 là 28.004 xe – một kỷ lục mới về sản xuất từ khi công ty thành lập đến nay. Doanh số bán của TMV đã đạt 30,110 xe, chiếm 25.2% thị phần, tăng trưởng 23% so với năm 2008.
Doanh nghiệp
Năm
Toyota
Honda
Ford
2008
24502
3702
6479
2009
30110
4215
8286
Bảng: So sánh doanh số bán hàng của ba hãng ôtô lớn ở thị trường Việt Nam
(Đơn vị: chiếc)
(Nguồn: Toyota
Ford
Vietnamnet)
Nhờ những nỗ lực trong hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, TMV liên tục giữ được tốc độ tăng trưởng doanh số bán hàng rất cao (thấp nhất là 21% vào năm 2008). Doanh số bán cộng dồn của TMV trong giai đoạn 1996-2009 đạt trên 14.400 xe, dẫn đầu với 40% tổng thị trường ôtô Việt Nam nói chung (cả lắp ráp CKD và nhập khẩu CBU). Các sản phẩm của Toyota đều chiếm thị phần cao trong từng phân khúc xe trên thị trường.
Biểu đồ:Tăng trưởng doanh số bán hàng của TMV trong 10 năm từ 1999-2009
(Nguồn:
b.Thành công trong lĩnh vực dịch vụ sau bán hàng
Trong năm 2008, các trạm dịch vụ của Toyota đã đón gần 437560 lượt xe vào làm dịch vụ, tăng 24% so với năm 2007. Đến năm 2009, con số này đã được nâng lên 515000 lượt, tăng 18% so với 2008. Năm 2009, TMV cũng đã mở thêm 4 đại lý ở các tỉnh thành trên cả nước bao gồm Toyota Phú Mỹ Hưng HCM, Toyota Cần Thơ, Toyota Hà Đông và Toyota An Sương HCM, nâng tổng số các đại lý/chi nhánh đại lý và Trạm dịch vụ ủy quyền lên con số 23.
TMV cũng không ngừng nỗ lực để làm hài lòng khách hàng và thắt chặt mối quan hệ với khách hàng. Năm 2008, TMV đã giữ được vị trí dẫn đầu về chỉ số hài lòng khách hàng về bán hàng (SSI) theo khảo sát của công ty dịch vụ cung cấp thông tin marketing nổi tiếng toàn cầu J.D Power. Năm 2009, TMV đã mời nhiều khách hàng thân thiết tham dự chuyến du lịch Đà Lạt và đêm nhạc hội Toyota.
Biểu đồ: Biểu đồ tăng trưởng của dịch vụ bảo dưỡng và chăm sóc xe của TMV.
(Nguồn:
c.Thành công trong lĩnh vực xuất khẩu và nội địa hóa
Năm 2008 giá trị xuất khẩu của TMV đạt trên 24.8 triệu USD, nâng tổng giá trị xuất khẩu của trung tâm xuất khẩu Toyota đạt trên 92 triệu USD sau hơn 4 năm Trung tâm xuất khẩu phụ tùng ô tô của TMV được chính thức đi vào hoạt động. Hiện nay, sản phẩm xuất khẩu của TMV bao gồm: van tuần hoàn khí xả, ăng ten, và bàn đạp chân ga đã được xuất khẩu sang 10 nước đang sản xuất xe đa dụng toàn cầu của Toyota: Thái Lan, Indonesia, Philippines, Malaysia, Ấn Độ, Argentina, Nam Phi, Venezuela, Đài Loan và Pakistan. Ngoài những phụ tùng xuất khẩu sử dụng cho các dòng xe đa dụng toàn cầu, TMV còn xuất khẩu bàn đạp chân ga cho cho xe Vios, Yaris, Altis và Hiace. Kim ngạch xuất khẩu phụ tùng hàng năm của TMV đạt trung bình 20 triệu USD/năm. Đến năm 2009, mặc dù gặp nhiều khó khăn do khủng hoảng tài chính toàn cầu, kim ngạch xuất khẩu phụ tùng của TMV vẫn đạt xấp xỉ 20 triệu USD, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu cộng dồn lên trên 110 triệu USD.
Trong những năm gần đây, nhờ hoạt động của Xưởng Dập và Xưởng khung gầm xe cũng như đẩy mạnh hoạt động của mạng lưới 11 nhà cung cấp: Harada VN, Denso VN, Toyota Boshoku Hà Nội (trước đây là Takanichi), Công ty Dụng cụ cơ khí xuất khẩu, Yazaki VN, Sumi-Hanel, công ty Tân Đức, Công ty GS Việt Nam, công ty Nagata VN, công ty Inoac Việt Nam và công ty Summit Auto Seats Industry Hà Nội, TMV tự hào là nhà sản xuất ô tô dẫn đầu về tỷ lệ nội địa hóa đạt từ 19% đến 37% tùy theo từng mẫu xe (theo phương pháp tính giá trị của ASEAN).
Biểu đồ: Gía trị kim ngạch xuất khẩu phụ tùng của TMV từ tháng 2004 đến 2009
(Nguồn:
2.Đóng góp của Toyota cho xã hội Việt Nam
Việc đầu tư của Toyota ở Việt Nam đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế của địa phương nói riêng và của cả nước nói chung. Không chỉ có vậy, TMV còn tham gia đóng góp cho các hoạt động xã hội như giáo dục, bảo vệ môi trường, an toàn giao thông, văn hóa của Việt Nam. Tính đến năm 2009, TMV đã nộp ngân sách nhà nước hơn 1.2 tỉ USD, và đóng góp cho các hoạt động xã hội với tổng số tiền trên 13 triệu USD.
a.Đóng góp cho kinh tế
Xét về mặt địa phương, TMV đã góp phần giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động , giảm thiểu tình trạng thất nghiệp ở địa phương nói riêng và cả nước nói chung. Cùng với sự đầu tư vào Việt Nam, Toyota đã mang đến Việt Nam những công nghệ, những dây chuyền sản xuất hiện đại cùng với mô hình quản lí đã giúp Toyota thành công tại các thị trường khác, điều này là sự chuyển giao công nghệ rất quý giá vào Việt Nam. Xét ở tầm quốc gia, TMV đã đóng góp một phần không nhỏ vào ngân sách nhà nước, dẫn đầu tron g các nhà sản xuất ôtô ở Việt Nam , với số tiền lên đến 303.370.000 USD.
(Nguồn: www.toyotavn.com.vn)
b.Hoạt động cộng đồng
Hoạt động từ thiện:
Từ khi thành lập đến nay, hàng năm Toyota luôn tổ chức các chương trình tặng quà Tết cho các gia đình chính sách, các gia đình có hoàn cảnh khó khăn thuộc địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Ngoài ra, Toyota cũng tích cực ủng hộ đồng bào bị bão lũ.
Các hoạt động tiêu biểu của TMV ủng hộ đồng bào vùng thiên tai, lũ lụt:
- Trao tặng trực tiếp 200,000,000 đồng cho 43 gia đình có người thân bị thiệt mạng trong cơn bão số 9 (Ketsana) tại thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Ngãi
- Ủng hộ 68 triệu đồng cho các nạn nhân của đợt mưa lũ lớn vào tháng 11/2008 tại tỉnh Vĩnh Phúc
- Trao tặng 160.000.000 đồng hỗ trợ cho 57 gia đình nạn nhân cơn bão số 5 và lũ lụt (Lekima) của tỉnh Nghệ An năm 2007
- Ủng hộ 180 triệu đồng ủng hộ nạn nhân cơn bão số 6 & 7 (Xangsane và Chanchu) năm 2006
- Ủng hộ nạn nhân lũ quét tại 2 tỉnh Phú Thọ và Yên Bái năm 2005
- Ủng hộ 90 triệu đồng cho các gia đình nạn nhân lũ lụt tại 5 tỉnh miền trung năm 2004
Hoạt động văn hóa
Đêm nhạc cổ điển Toyota
Từ năm 1997, dưới sự hỗ trợ và phối hợp của Trung tâm Tổ chức Biểu diễn Nghệ thuật - Bộ Văn Hóa, Thể Thao và Du Lịch, Đêm nhạc cổ điển Toyota đã luôn được tổ chức rất thành công, nhận được nhiều sự mến mộ của người yêu nhạc trên cả nước và được coi là một trong những sự kiện âm nhạc được mong đợi nhất trong năm. Chương trình này không chỉ thể hiện nỗ lực của Toyota trong việc đóng góp tích cực cho sự phát triển văn hóa của Việt Nam mà còn tạo cơ hội tốt cho các giáo viên, sinh viên thanh nhạc Việt Nam học hỏi kinh nghiệm biểu diễn quốc tế của các dàn nhạc nổi tiếng thế giới. năm 2008, TMV vinh dự đón nhận bằng khen của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ghi nhận những đóng góp to lớn cho sự phát triển của nền âm nhạc cổ điển tại Việt Nam.
Hòa nhạc Toyota xuyên Việt
Từ năm 2007, hòa nhạc Toyota xuyên Việt được tiến hành trên 5 thành phố lớn thuộc 3 miền Bắc- Trung- Nam, toàn bộ số tiền bán vé của chương trình đều được Quỹ Toyota Việt Nam trao tặng từ thiện. Cho đến nay, tổng số tiền mà TMV tài trợ cho chương trình này đã lên tới gần 230.000 đô la Mỹ. Giáo dục
Học bổng Toyota: Mỗi năm, cứ vào trung tuần tháng 10, 132 suất học bổng sẽ được trao tặng cho 120 sinh viên xuất sắc thuộc các ngành khoa học kỹ thuật, môi trường (3,000,000 đồng/suất) và 12 nhóm sinh viên nghiên cứu khoa học (10,000,000 đồng/suất) của các trường đại học trên toàn quốc. đến nay đã có hơn 1300 sinh viên xuất sắc của các trường đại học chuyên ngành kỹ thuật và môi trường trên toàn quốc được trao tặng Học bổng Toyota với tổng số tiền lên tới trên 3 tỷ đồng. Bắt đầu từ năm 2009, Quỹ Toyota Việt Nam (gọi tắt là TVF) cùng các thành viên sáng lập là Công ty ô tô Toyota Việt Nam (TMV), Bộ Giáo Dục & Đào Tạo và Bộ Văn Hóa, Thể Thao & Du Lịch đã tiến hành trao tặng “Học bổng Toyota hỗ trợ tài năng âm nhạc trẻ Việt Nam 2009” ,mỗi suất trị giá 3,000,000 đồng cho 90 học sinh, sinh viên xuất sắc của 5 trường đào tạo âm nhạc trực thuộc Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch trên cả nước với tổng giá trị là 270.000.000 Đồng, số tiền này chính là toàn bộ số tiền bán vé của 2 chương trình- hòa nhạc xuyên Việt Toyota và đêm nhạc cổ điển Toyota.
Cuộc thi Robocon Việt Nam: TMV là nhà tài trợ chính cho cuộc thi Robocon Việt Nam từ ngày bắt đầu thành lập năm 2002. Đây là một trong những chương trình đóng góp trong lĩnh vực giáo dục được TMV đầu tư lớn nhằm hỗ trợ và phát triển hoạt động giáo dục – đào tạo của Việt Nam.Tháng 5 năm 2010 vừa rồi, Toyota hân hạnh được lần thứ 9 trở thành nhà tài trợ chính thức cho cuộc thi này.
Khóa học Monozukuri: TMV đã phối hợp với trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội đưa Trung tâm Đào tạo Monozukuri đi vào hoạt động từ năm 2006 dưới sự đồng thuận của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đã có 6 khóa học Monozukuri được tổ chức dưới sự hướng dẫn của các giáo sư từ các trường đại học nổi tiếng trên thế giới, các lãnh đạo cao cấp của Tập đoàn Toyota Nhật Bản cũng như các giảng viên hàng đầu của Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội. Đến thời điểm hiện tại, Khóa học đã thu hút sự tham gia của hơn 350 sinh viên và đại diện các doanh nghiệp Việt Nam, trong đó, một số học viên là đại diện cho các nhà cung cấp nội địa của TMV đã ứng dụng thành công các kiến thức học được vào thực tế kinh doanh của doanh nghiệp mình.
An toàn giao thông
“Toyota cùng em học an toàn giao thông” (TSEP) là một trong 4 chương trình trọng điểm nằm trong khuôn khổ hoạt động của Quỹ Toyota Việt Nam (TVF) do Công ty ô tô Toyota Việt Nam (TMV) phối hợp với Bộ Giáo dục & Đào tạo và Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia thực hiện từ năm học 2005-2006.
Chương trình bao gồm 4 hoạt động chính:
- Cung cấp các tài liệu và công cụ giảng dạy về ATGT cho giáo viên và học sinh của các trường tiểu học trên tòan quốc.
- Biểu diễn hoạt cảnh có nội dung giáo dục ATGT tại các trường tiểu học.
- Tổ chức hội thảo tập huấn, giảng dạy về phương pháp giáo dục ATGT cho các giáo viên tiểu học, cán bộ sở/phòng giáo dục của các trường tiểu học.
- Tuyên truyền, giới thiệu chương trình nhằm mang lại hiệu quả xã hội sâu rộng hơn cho chương trình
Sau 4 năm thực hiện, Chương trình đã trao tặng hơn 6 triệu sách giáo dục ATGT cho học sinh lớp 1 trên cả nước; hơn 65,000 VCD và tài liệu cho các giáo viên tiểu học; tổ chức thành công 32 hội thảo chuyên đề cho gần 4,500 lãnh đạo và giáo viên cốt cán. Bên cạnh đó, TSEP còn tổ chức thành công 14 cuộc thi tìm hiểu ATGT cấp tỉnh, với hơn 7,000 học sinh tham dự. Đặc biệt, trong năm học 2008-2009 lần đầu tiên Chương trình “Ngày hội giao lưu tìm hiểu ATGT” dành cho học sinh tiểu học được tổ chức tại Hà Nội và TP. HCM với sự tham gia của hơn 140 học sinh đến từ 14 tỉnh thành trên cả nước, đồng thời cũng thu hút được gần 3,000 khán giả tham dự. Cũng trong 2 năm học 2007-2008 và 2008-2009, 10 tỉnh thành được chuyển giao hoạt động biểu diễn rối tay và biểu diễn tại gần 700 trường tiểu học, hơn 427,000 học sinh trực tiếp tham dự.
Bảo vệ môi trường
Tại công ty: Nhờ những nỗ lực không ngừng nghỉ để bảo vệ môi trường với các quy trình sản xuất sạch, xử lý nước thải và xử lý chất thải rắn , TMV đã trở thành nhà sản xuất ô tô đầu tiên ở Việt Nam được nhận chứng chỉ ISO 14001 về hệ thống quản lý môi trường tại nhà máy vào tháng 5/1999. Đến tháng 9/2005, Hệ thống quản lý môi trường tại nhà máy của TMV đã được tái chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế. Tháng 12/2008, TMV tiếp tục nhận chứng chỉ ISO 14001 với phiên bản mới nhất.
Chương trình “GO GREEN- Hành trình xanh”: Chương trình “Go Green- Hành trình xanh” ra đời với ý tưởng tạo một cầu nối liên kết chặt chẽ mang tính hệ thống giữa các hoạt động bảo vệ môi trường của TMV thông qua các tổ chức, các nhóm tình nguyện viên tâm huyết với hoạt động bảo vệ môi trường tại Việt Nam. Chương trình sẽ được TMV thực hiện theo hai giai đoạn (Giai đoạn 1: 2008-2011; Giai đoạn 2: Từ 2011 trở đi) nhằm đạt ba mục tiêu chính:
- Giáo dục nâng cao nhận thức, từ đó góp phần làm thay đổi hành vi theo hướng vì môi trường và bảo vệ môi trường;
- Trực tiếp thực hiện và hỗ trợ thực hiện các hoạt động nhằm cải thiện và ngăn ngừa ô nhiễm môi trường tại Việt Nam;
- Hỗ trợ và giúp đỡ những cá nhân và tập thể bị ảnh hưởng bởi các vấn đề về môi trường.
“Go Green- Hành trình xanh” được thực hiện dưới 3 hình thức bao gồm:
- Các hoạt động thực tiễn bảo vệ môi trường;
- Các hoạt động tuyên truyền – giáo dục ý thức bảo vệ môi trường;
- Thúc đẩy các hoạt động cộng đồng chủ động thực hiện và phát triển bền vững.
V.PHẢN HỒI TỪ PHÍA TOYOTA VỀ MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM
Là doanh nghiệp đầu tư nước ngoài về sản xuất ôtô có mặt đầu tiên tại VN vào năm 1995, tính đến năm 2010 này, Cty ôtô Toyota Việt Nam (TMV) chính thức bước vào tuổi 15. Mười lăm năm (chính xác hơn là mới có 14 năm hoạt động) với một doanh nghiệp là khoảng thời gian quá ngắn ngủi, song Công ty liên doanh Toyota gần như đã có được cái nhìn khá đầy đủ về những thuận lợi cũng như mặt khó khăn mà môi trường đầu tư ở đây mang lại.
Việt Nam là một thị trường hấp dẫn, nhiều lợi thế cạnh tranh so với nhiều nước khu vực. Các nhân tố như nguồn nhân lực dồi dào, giá thành sản xuất thấp, sự thân thiết và gần gũi về lối sống, nếp nghĩ của người Việt và người Nhật.... cho thấy thị trường đầu tư Việt Nam đều vượt trội. Đất nước ta hiện đã tạo được những điều kiện thuận lợi cơ bản để cho việc đầu tư sản xuất ô tô ngày càng phát triển. Hiện nay chúng ta đã cho phép tới 14 liên doanh sản xuất lắp ráp ô tô từ một số nước ngoài vào, trong đó dễ nhận thấy phần lớn là các nhà đầu tư Nhật Bản. Mội trường đầu tư được cải thiện nhanh chóng đã tạo nên một làn sóng đầu tư mạnh mẽ vào Việt Nam. Hơn nữa, so với các nước châu Á khác thì sự rủi ro ở Việt Nam ít hơn so với các nước láng giềng. Cách đây vài năm về trước, Trung Quốc là thị trường đầu tư số một của Toyota và các nhà đầu tư từ các nền kinh tế phát triển khác, tuy nhiên hiện nay môi trường đầu tư Trung Quốc đang ngày càng kém hấp dẫn trong khi đầu tư vào Việt Nam đang ngày càng hấp dẫn hơn.
Toyota đánh giá cao về chất lượng lao Việt Nam. Họ nói người Việt Nam rất thông minh, những người tốt nghiệp đại học đều có năng lực làm việc tốt.
Tuy nhiên Toyato còn chỉ ra rằng còn nhiều việc phía Việt Nam cần làm để đạt được sự hoàn thiện hơn nữa. Chẳng hạn như Việt Nam cần phát triển các ngành phụ trợ và các doanh nghiệp ''vệ tinh cho công nghiệp ô tô. Toyota phải nhập khẩu gần như toàn bộ các cấu kiện, bộ phận cần thiết và chỉ thực hiện công đoạn lắp ráp ở Việt Nam. Quy mô nhỏ của thị trường khiến Toyota không hào hứng với việc đầu tư phát triển các ngành phụ trợ, đơn giản vì sẽ không có hiệu quả kinh tế. Đến năm 2008, hãng Toyota vẫn chưa thể mua nổi một con ốc ''made in Vietnam'' đạt chuẩn để phục vụ cho việc lắp ráp xe ô tô. Trong khi đó, nhìn sang Thái Lan, vài năm gần đây họ đã rất tự hào vì đã trở thành một nơi cung cấp đáng tin cậy một số loại cấu kiện, bộ phận cho ngành ô tô trong toàn khu vực.
Bên cạnh đó, thị trường ô tô Việt Nam vẫn là một thị trường nhỏ bé bởi mức sống thấp và sức mua hạn hẹp. Theo các chuyên gia kinh tế thế giới, một quốc gia có thu nhập bình quân đầu người ít nhất 3.000 USD/năm trở lên và có dân số tương đối khá mới có sức tiêu thụ ô tô đáng kể để đầu tư cho ngành này. Tuy nhiên, vào thời điểm Toyota đang đầu tư mạnh mẽ cho Việt Nam thì thu nhập bình quân đầu người tại nước ta chỉ mới vài trăm USD/năm.
Toyota vẫn chưa thực sự hài lòng về thủ tục hành chính khá lòng vòng của Việt Nam. Các thủ tục hải quan ở Việt Nam vẫn còn phiền hà. Nếu việc lưu thông hàng hóa và tiền tệ được thông thoáng sẽ đóng góp tốt hơn cho sự phát triển của Toyota Việt Nam. Theo ông Nobuhiko Murakami, Tổng giám đốc Công ty Ôtô Toyota Việt Nam (TMV), việc rất nhiều chính sách mới có hiệu lực trong thời gian năm 2009 đã tác động không tốt với ngành sản xuất lắp ráp ô tô. Những tác động tiêu cực từ suy giảm kinh tế và sự thay đổi liên tục của các chính sách thuế xảy ra gần như đồng thời đang tạo ra một môi trường kinh doanh rất không ổn định và bất lợi cho tất cả thành viên VAMA (bao gồm Toyota) , sản lượng và doanh số bán bị sụt giảm trầm trọng, lượng xe tồn kho mạnh, phải cắt giảm nguồn nhân lực.
VI.PHẢN HỒI TỪ PHÍA NGƯỜI VIỆT NAM
1.Mức độ hài lòng của người lao động Việt Nam tại các cơ sở của Toyota
Trước hết ta sẽ tìm hiểu qua về mức lương, chế độ làm việc, chế độ đãi ngộ tại đây:
Toyota Việt Nam chỉ tuyển đầu vào ở mức nhân viên, không bao giờ tuyển sếp. Sếp đi lên từ kinh nghiệm và số năm công tác trong công ty. Lương khởi điểm vào là 6triệu (mức S1: staff 1). Nếu có bằng thạc sĩ sẽ là mức S2: 8triệu. Nhân viên chính hiện tại lương 10triệu/tháng, phó phòng là 15triệu và Manager hình như là 1000$. Một năm thưởng lớn 2 đợt: 30-4 và 1-1. Với mức S1 mỗi lần thưởng đc 16tr-20triệu. Tết âm được 1 tháng lương, thưởng 2-9 được 1 ít, phần còn lại nó tống tất vào thưởng 1-1. Nếu kinh doanh hiệu quả, thỉnh thoảng có khoản thưởng đặc biệt 1-2tr. Một năm chắc có 1-2 lần có thưởng đặc biệt kiểu này.Chế độ làm thêm bên đó tính cũng khá ổn. Mỗi năm được khám sức khỏe 1 lần và ngày đi khám sức khỏe được tính là 1/2 ngày làm thêm. Điều này ít công ty có. Đi nghỉ mát thì được chia làm nhiều dịp trong năm để mọi người có quyền lựa chọn: 30-4, tháng 7 hoặc 2-9. Mỗi năm mỗi người có 120$ tiền nghỉ phép.
Bảng tổng hợp đánh giá mức độ hài lòng của công nhân, nhân viên làm việc cho Toyota Việt Nam
Lương thấp, đãi ngộ kém
Bình thường
Lương cao, đãi ngộ tốt
10%
50%
40%
Tuy nhiên đa số người nhận xét làm việc cho công ty Nhật phải chịu nhiều áp lực, thời gian căng thẳng. Một số sự cố, vấn đề xảy ra trong công ty không được sự đồng lòng giữa nhân viên và lãnh đạo người Nhật. Ví dụ đợt trước Toyota Việt Nam (năm 2005) bị cháy xưởng sơn vào ban đêm. Mọi người cố gắng dập lửa và hít phải khí độc từ hóa chất cháy trong xưởng. Nhiều người nôn, chảy máu mũi, nhức đầu, bụng trướng. Sau khi vào viện ở Phúc Yên, một số người nặng được Công ty cho xuống khám ở Hà Nội. Tiền chụp phim hay xét nghiệm là 1triệu/người. Sau đó phòng hành chính gửi mail cho mấy người này yêu cầu phải trả số tiền đó. Sau đó họ phản đối nhưng vẫn phải trả số tiền đó. Những vấn đề như vậy công ty nên xem xét kĩ để giải quyết thỏa đáng.
2.Phản hồi của người sử dụng sản phẩm toyota
Toyota hiện là công ty có doanh số bán xe đứng đầu thế giới nói chung và tại thị trường Việt Nam nói riêng. Điều đó chứng tỏ chất lượng sản phẩm và uy tín công ty. Toyota là hãng xe hơi danh tiếng lâu đời của Nhật nên đã xây dựng được thương hiệu của mình và tạo lòng tin với người sử dụng. Đa số người Việt Nam nhận xét các dòng xe của hãng Toyota bền, tiết kiệm nhiên liệu và giá thành lại vừa với thu nhập của người dân Việt Nam. Tuy nhiên, vào đầu năm 2010 Toyota đã phải thu hồi hàng triệu xe hơi trên nhiều châu lục để kiểm tra lại vì các xe này bị lỗi ở bộ phận chân ga. Điều này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín và hình ảnh công ty. Ở Việt Nam, dù không phải thu hồi xe nhưng điều này cũng đã ảnh hưởng phần nào đến lòng tin của người tiêu dùng Việt Nam với hãng xe này. Dù vậy vẫn có những con số khả quan, cụ thể là trong 5 tháng đầu năm của năm 2010, doanh số bán của TMV đạt trên 11,000 xe, tăng 28% so với cùng kỳ năm 2009. Về dịch vụ, đã có xấp xỉ 238,000 lượt xe vào làm dịch vụ tại các đại lý của TMV trong 5 tháng đầu năm 2010, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước.
Toyota thỉnh thoảng có những chương trình khuyến mãi như chương trình khuyễn mãi đặc biệt mùa hè, giảm giá 50% dầu máy chính hiệu Toyota, tặng quà khi mua sản phẩm hãng hay chương trình chăm sóc khách hàng đặc biệt nhằm tăng doanh số bán hàng. Song như thế vẫn là không đủ, đặc biệt với một sản phẩm khá đặc biệt- xe hơi- vốn là một tài sản khá lớn đối với người tiêu dùng Việt Nam, và là một sản phẩm có thời gian sử dụng lâu dài. Vì vậy, chế độ chăm sóc khách hàng, những ưu đãi hậu mãi được xem là một kênh “gia tăng giá trị sản phẩm” mà bất cứ doanh nghiệp lớn nào cũng phải quan tâm. Điều các khách hàng của Toyota cảm thấy hài lòng, là, ngay cả khi xe bán chạy, người tiêu dùng vẫn được quan tâm và chăm sóc tối đa.
Toyota Việt Nam thường xuyên tổ chức “Hội nghị thường niên về Kaizen” cho các đại lý nhằm giới thiệu các ý tưởng kaizen và tận dụng những ý tưởng này vào quy trình hoạt động của các dịch vụ sau bán hàng và chăm sóc khách hàng nhằm cải thiện chất lượng của các dịch vụ. Từ năm 2008, cuộc thi “Cải tiến các hoạt động làm hài lòng khách hàng” cho các đại lý tổ chức hàng năm. Khách hàng đã từng mang xe tới chăm sóc tại một đại lý và xưởng bảo hành-sửa chữa của Toyota thì chắc chắn sẽ ấn tượng về cách chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp và ân cần. Thay vì phải “vật vờ” chờ đợi, bạn sẽ được hẹn giờ mang xe tới, được thông báo thời gian dự định hoàn tất, có phòng chờ với máy vi tính nối mạng và trà, cà phê phục vụ miễn phí.v.v. Chưa hết, xe mang về rồi, mấy hôm sau bạn còn nhận được điện thoại của tư vấn viên thăm hỏi có hài lòng với phần sửa chữa hay chưa, có vấn đề gì phát sinh hay không.v.v. Bạn cũng không cần phải nhớ đến ngày mang xe tới bảo dưỡng, duy tu, mà bộ phận phục vụ khách hàng của đại lý sẽ điện thoại nhắc bạn. Thời gian sửa chữa không ngừng được rút ngắn mà vẫn đảm bảo chất lượng cao với các dịch vụ liên tục được Toyota nâng cấp và mở rộng như Bảo dưỡng nhanh, Sửa chữa nhanh thân vỏ và sơn, Sửa chữa vết xước trong 4 giờ…
Không dừng lại ở đó, Toyota Việt Nam có rất nhiều chương trình chăm sóc khách hàng rất thiết thực, như chương trình Tận tâm – Chuyên nghiệp với sự phục vụ tận tụy và chuyên nghiệp của những nhân viên chăm sóc khách hàng, thành lập Câu lạc bộ Khách hàng VIP Toyota với nhiều ưu đãi cho hội viên về sản phẩm, dịch vụ sau bán hàng cũng như nhiều chương trình khuyến mãi đặc biệt. Bên cạnh các chuyến đi du lịch được tổ chức định kỳ thường niên, khách hàng của Toyota Việt Nam còn được tham gia vào các khóa học “Hướng dẫn sử dụng và chăm sóc xe”, các chương trình Lái thử xe cũng như tham gia dịch vụ mua xe trả góp thông qua Công ty dịch vụ tài chính Toyota Việt Nam.v.v..
J.D. Power Asia Pacific mới đây đã thực hiện cuộc nghiên cứu Mức độ hài lòng với dịch vụ khách hàng tại Việt Nam (Vietnam Customer Service Index – CSI Study). Theo báo cáo năm 2009 này, việc giải thích cặn kẽ các công việc sẽ thực hiện và các khoản phí trước và sau khi tiến hành làm dịch vụ có tác động tích cực đến sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ hậu mãi của các đại lý được ủy quyền tại Việt Nam.
Trong số các thương hiệu xe được đánh giá trong nghiên cứu này, Honda đạt được điểm số cao nhất về mức độ hài lòng với 836 điểm khi thực hiện rất tốt đối với yếu tố: “Tiện nghi tại trung tâm bảo dưỡng” cũng như yếu tố “Giao nhận xe”.Theo sau là Toyota với 834 điểm khi thực hiện rất tốt các yếu tố “Khởi đầu của việc mang xe đi bảo dưỡng” và “Người cố vấn dịch vụ ở đại lý”. Ford xếp thứ ba với 827 điểm khi thực hiện tốt yếu tố “Chất lượng dịch vụ”.
C.TỔNG KÊT
Qua 14 năm tiến hành đầu tư tại Việt Nam, Toyota đã khẳng định được vị trí số1 của mình trên thị trường nước ta, trên tất cả các mặt, không chỉ là doanh số bán hàng mà còn là đóng góp cho GDP, các dịch vụ khách hàng và các hoạt động cộng đồng khác. Toyota đã góp phần rất lớn vào phát triển ngành công nghiệp ôtô nói riêng, ngành công nghiệp Việt Nam nói riêng. Không chỉ vậy, Toyota còn góp phần tích cực vào việc giảm thiểu thất nghiệp thất nghiệp và phát triển kinh tế của địa phương cũng như của cả nước.
Toyota có được thành công như vậy trên thị trường Việt Nam là do Toyota đã biết tận dụng những tiềm lực sẵn có của 1 tên tuổi ôtô lớn trên thị trường thế giới, vận dụng rất tốt trong môi trường Việt Nam và một phần khôn g nhỏ khác phải kể đến những chính sách ưu đãi khuyến khích mà chính phủ Việt Nam đã áp dụng. Có thể kể sơ qua những lí do cơ bản để Toyota chiếm lĩnh thị trường Việt Nam như sau:
Lý do chủ quan (về phía nhà sản xuất): Toyota là một tập đòan ôtô lớn của Nhật và của thế giới. Đầu tư vào Việt Nam, Toyota dễ dàng có được lợi thế độc quyền riêng về công nghệ cũng như về quản lý.
Về quản lý
Gốc rễ thành công của Toyota rút lại chỉ một dòng: biến công việc thành một chuỗi các thực nghiệm đan xen và diễn ra cùng một lúc. Làm thế nào để cụ thể hóa điều này? Có bốn bí quyết, được coi là "chìa khóa vàng".
Thứ nhất: quan sát công việc. Tại Toyota, mọi người phải quan sát, nắm chắc công việc phải làm trước khi bắt tay vào việc. Điều đó có nghĩa là nghĩ kỹ trước khi hành động. Công nhân phải quan sát các quy trình động tác của mình. Lãnh đạo phải quan sát công nhân để tìm cách sắp xếp hợp lý các thao tác.
Một nhà quản lý phải bỏ ra 12 tuần, đó là thời gian ngồi quan sát thao tác của các công nhân, nghiên cứu từng động tác, quy trình để có khi chỉ đổi một cái nút bấm từ bên trái sang bên phải chẳng hạn. Hoặc là thay đổi vị trí các linh kiện để giảm thời gian đi lại, mang vác.
Toyota coi trọng việc tìm cách cải thiện quy trình, tính tới việc giải quyết các lỗi có thể phát sinh, hơn là đi giải quyết các sự cố đã xảy ra.
Thứ hai: Mọi thay đổi lãnh đạo muốn làm, đều phải coi là thử nghiệm. Không phải cứ lãnh đạo cho ý kiến đều là đúng cả. Các nhà quản lý phải được trang bị tư tưởng này và sẵn sàng cùng thử nghiệm. Nguyên tắc này giúp tìm ra khá nhiều những giải pháp đúng và tốt hơn hết.
Thứ ba: Cả công nhân lẫn các nhà quản lý, luôn luôn thử nghiệm để đổi mới, càng nhiều càng tốt. Toyota muốn tiến hành nhiều thí nghiệm nhỏ để học hỏi trước khi bắt tay vào các thí nghiệm lớn hơn. Điều này giúp các sai lầm nếu xảy ra cũng không quá lớn và có thể được nhanh chóng sửa chữa.
Thứ tư: Người quản lý đóng vai trò như các huấn luyện viên và để cho nhân viên tiến hành các công việc cụ thể và thực hiện những thay đổi cần thiết. Điều này giúp cả hai phía cùng phải thử nghiệm thực tế, phát triển sáng tạo.
Ngoài ra, đó còn là sự hiệu quả với một hệ thống mà mỗi thiết bị, máy móc và nhân công đều được sử dụng một cách tối ưu nhất.
Nguyên lý của TPS rất đơn giản. Đó là loại bỏ sự lãng phí bằng cách cung cấp thiết bị một cách chính xác khi công nhân cần, và khắc phục lỗi ngay khi sự cố phát sinh.
Trong một vài trường hợp, TPS được thực hiện với sự sáng tạo khá đặc biệt. Chẳng hạn như kiểu cảnh báo "andon cord", cho phép bất cứ công nhân nào cũng được dừng hệ thống nếu anh ta phát hiện lỗi. Hệ thống "kanban" thì cho phép công nhân báo đèn tín hiệu khi cần thiết bị mới. Sàn nhà máy được sắp xếp để có thể tìm thiết bị và sản phẩm dễ dàng.
Công nghệ
Gói gọn trong sự tồn tại của nguyên lý có tên tiếng Nhật "kaizen", có nghĩa "cải tiến không ngừng".
Mỗi bộ phận, nhân công Toyota liên tục đưa ra các ý tưởng theo ngày. Và cấp càng cao chịu trách nhiệm càng lớn.
Theo Matthew E. May, tác giả cuốn The Elegant Solution, tài sản lớn của Toyota là hàng triệu ý tưởng mỗi năm, và hầu hết trong số chúng đến từ những công nhân làm việc hằng ngày. Con số này nhiều hơn hàng trăm lần so với một công ty Mỹ.
Các ý tưởng ở Toyota rất nhỏ, chẳng hạn như làm thế nào để lấy thiết bị dễ dàng, và không phải tất cả đều được thực hiện. Thế nhưng, nhờ tích lũy, Toyota học được nhiều hơn và dần dần cải tiến từ nhỏ đến lớn. Kết quả là bao giờ hôm nay cũng hiệu quả hơn ngày hôm qua.
Thế nhưng, có thể khẳng định TPS vẫn có lỗi, đặc biệt vào năm 2006 khi Toyota vướng phải hàng loạt vấn đề về chất lượng. Đây có thể do những sáng tạo nhỏ không tương thích với những điều hành vĩ mô, dựa trên những công nghệ lớn.
Hiện tại, các nhà nghiên cứu vẫn đang tập trung nghiên cứu về Toyota bằng nhiều cách tiếp cận khác nhau. Cho dù các kết quả thu được thường không hiệu quả ở nơi khác.
Suốt những năm 1990, McKinsey bỏ công nghiên cứu hàng loạt công ty áp dụng chương trình cải tiến như của Toyota. Cuối cùng, hai phần ba bị thất bại. Ông kết luận rằng sáng tạo của Toyota rất đơn giản, đời thường nhưng không có tính phổ dụng. Chúng dễ hiểu nhưng bắt chước thì vô cùng khó.
Bên cạnh đó không thể không kể đến sự táo bạo của Toyota khi đầu tư vào một ngành công nghiệp mới tại một thị trường hoàn toàn mới mẻ như Việt Nam. Việc sớm đầu tư vào Việt Nam đã giúp cho Toyota có thời gian thực tế để tìm hiều thị trường Việt Nam sâu hơn, từ đó có các biện pháp nhằm chiếm lĩnh thị trường Việt Nam.
Yếu tố khách quan (từ môi trường đầu tư)
Việt Nam là một nướ có lượng dân số đông, dân số trẻ nên là một địa điểm đầu tư hấp dẫn của các doanh nghiệp FDI vì hoàn toàn có thể cung cấp cho các doanh nghiệp số lao động cần thiết.
Việt Nam có dung lượng thị trường lớn, lại nằm trên nhiều tuyến giao thông quan trọng trên thế giới nên có thể nói rằng Việt Nam có 1 lợi thế đặc biệt về vị trí địa lý, hấp dẫn các nhà đầu tư .
Việt Nam tham gia vào nhiều tổ chức quốc tế, chính sách ngày càng mở cửa nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài có điều kiện đầu tư tốt hơn vào Việt Nam. Đó là các ưu đãi về thuế, ưu đãi đầu tư theo vùng miền, theo lĩnh vực. Đó là cải cách hành chính một cửa nhằm tránh mất thời gian của doanh nghiệp. Là những nỗ lực của chính phủ nhằm giảm thiểu tệ nạn tham nhũng, xây dựng một thể chế lành mạnh cho hoạt động đầu tư.
Với những thành công đã đạt được, có thể nói Toyota đã có được một chỗ đứng vững chắc trong ngành công nghiệp ôtô Việt Nam. Trong những năm tơí đây, có thể thấy triển vọng phát triển của Toyota tại thị trường Việt Nam là rất tươi sáng, Toyota hoàn toàn có thể mở rộng mạng lưới các nhà cung ứng, các trung tâm phân phối trên lãnh thổ Việt Nam nhằm nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng của TMV.
KẾT LUẬN CHUNG
Toyota Việt Nam là doanh nghiệp ôtô có vốn đầu tư nước ngoài có mặt sớm nhất tại thị trường Việt Nam và đã đạt được những thành công đáng kể trong 14 năm hoạt động. Đầu tư của Toyota vào Việt Nam là động lực mạnh mẽ thúc đẩy ngành công nghiệp nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng phát triển. Thành công của Toyota cũng là bài học để các doanh nghiệp cả trong và ngoài nước muốn đầu tư vào thị trường Việt Nam cần học hỏi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Website của Toyota: www.toyotavn.com.vn
Website của Honda: www.honda.com.vn
Website của Ford: www.ford.com.vn
Wikipedia:
Các báo “Diễn đàn doanh nghiệp” ( Vietnamnet (
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Báo cáo đề tài Đầu tư của Toyota ở Việt Nam.doc