Đề tài Đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn đối với sự nghiệp công nghiệp hoá- Hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn huyện Gia Lâm

Tài liệu Đề tài Đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn đối với sự nghiệp công nghiệp hoá- Hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn huyện Gia Lâm: Mục lục Trang Lời nói đầu 6 Kết luận: 107 Lời nói đầu Tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt của chiến lược phát triển kinh tế- xã hội Việt Nam từ trước đến nay là tạo ra tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để bước vào thế kỷ XXI một cách thuận lợi. Đặc biệt trong lần Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX chúng ta đã đưa ra mục tiêu: Đến năm 2020 ra sức phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Nước ta với nền kinh tế kém phát triển, chủ yếu dựa vào nông nghiệp thì việc thực hiện mục tiêu đề ra là khó khăn nhưng không phải là không thực hiện được. Đó là trong nền kinh tế chúng ta cần phải có được các yếu tố nội sinh bởi vì các yếu tố này quyết định đến quá trình tăng trưởng kinh tế. Các yếu tố nội sinh trên được hình thành từ các loại hình đầu tư bổ trợ mà đặc biệt là đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Một hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển mạnh sẽ tạo cơ sở vật chất cho việc thực hiện đường lối, chính sách phát triển kinh tế – xã hội của Đảng và Ch...

doc108 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1141 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn đối với sự nghiệp công nghiệp hoá- Hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn huyện Gia Lâm, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục Trang Lời nói đầu 6 Kết luận: 107 Lời nói đầu Tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt của chiến lược phát triển kinh tế- xã hội Việt Nam từ trước đến nay là tạo ra tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để bước vào thế kỷ XXI một cách thuận lợi. Đặc biệt trong lần Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX chúng ta đã đưa ra mục tiêu: Đến năm 2020 ra sức phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Nước ta với nền kinh tế kém phát triển, chủ yếu dựa vào nông nghiệp thì việc thực hiện mục tiêu đề ra là khó khăn nhưng không phải là không thực hiện được. Đó là trong nền kinh tế chúng ta cần phải có được các yếu tố nội sinh bởi vì các yếu tố này quyết định đến quá trình tăng trưởng kinh tế. Các yếu tố nội sinh trên được hình thành từ các loại hình đầu tư bổ trợ mà đặc biệt là đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Một hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển mạnh sẽ tạo cơ sở vật chất cho việc thực hiện đường lối, chính sách phát triển kinh tế – xã hội của Đảng và Chính phủ. Gia Lâm là một trong năm huyện ngoại thành Hà Nội, có nhiều tiềm năng và lợi thế trong xây dựng và phát triển vành đai kinh tế ven đô, là nơi giao lưu huyết mạch kinh tế giữa các tỉnh, đặc biệt nằm trên trục tam giác Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh rất thuận lợi trong việc tiếp cận thông tin, công nghệ tiên tiến phục vụ cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhất là công nghiệp hoá- hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn và từ đó nâng cao đời sống nông dân bằng việc quy hoạch, hướng nông dân tới sản xuất hàng hoá phục vụ cho nu cầu thủ đô, đa đạng hoá các loại hình nông sản cao cấp. Do đó việc phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn theo hướng phục vụ công ngiệp hoá- hiện đại hoá vẫn là vấn đề cần được quan tâm Các lý thuyết kinh tế đều coi đầu tư đóng một vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế, là chìa khoá của sự tăng trưởng và điều chỉnh cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhằm tạo thế và lực để đưa nước ta hoà nhập vào cộng đồng quốc tế trong thế kỷ XXI. Như vậy để quán triệt tư tưởng chỉ đạo của Đảng, của Nhà nước, thực hiện mục tiêu công bằng xã hội, giảm khoảng cách giữa thành thị và nông thôn… đã đề ra trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX thì chiến lược đầu tư vào cơ sở hạ tầng nông thôn là nhiệm vụ quan trọng. Nhận thức được tính cấp thiết của vấn đề này tôi xin được bày tỏ những suy nghĩ của mình thông qua đề tài: “Đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn đối với sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn huyện Gia Lâm”. bản chuyên đề thực tập sẽ tập trung phân tích, đánh giá quá trình đầu tư cho cơ sở hạ tầng nông thôn huyện Gia Lâm trong những năm qua, từ đó thấy được những thành tựu và những tồn tại cần phải đổi mới. Trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp hoàn thiện cho lĩnh vực này. Ngoài lời nói đầu và phần kết luận, đề tài gồm các nội dung sau: Chương I: Những vấn đề lý luận chung về đầu tư, công nghiệp hoá- hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn và vai trò của đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn với sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá nông thôn, nông nghiệp huyện Gia Lâm. Chương II: Thực trạng đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn huyện Gia Lâm đối với sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá nông thôn, nông nghiệp huyện. Chương III: Phương hướng và giải pháp đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đaị hoá nông nghiệp, nông thôn huyện Gia Lâm. Được sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS Nguyễn Ngọc Mai và các cán bộ chuyên viên Phòng Kế hoạch huyện Gia Lâm bản chuyên đề đã được hoàn thành. Tuy nhiên, do thời gian, kinh nghiệm và trình độ có hạn bài viết không tránh khỏi thiếu sót về nội dung và phương pháp thể hiện. Vậy kính mong thày cô, các bạn đánh giá và góp ý để bản chuyên đề được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn. Chương 1: Những vấn đề lý luận chung *********************** Đầu tư phát triển : I.1.1.Khái niệm, vai trò đầu tư phát triển: Đầu tư theo nghĩa thông thường nhất có thể được hiểu là sự hy sinh nguồn lực ở hiện tại nhằm đạt được những kết quả có lợi trong tương lai. Tuy nhiên, chỉ các hoạt động đầu tư nhằm tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế, làm tăng tiềm lực SXKD và mọi hoạt động xã hội khác, là điều kiện chủ yếu để tạo việc làm, nâng cao đời sống của mọi người dân trong xã hội mới được gọi là đầu tư phát triển. Xem xét đầu tư phát triển, các lý thuyết kinh tế, cả lý thuyết kinh tế kế hoạch hoá tập trung và lý thuyết kinh tế thị trường đều coi đầu tư phát triển là nhân tố quan trọng để phát triển kinh tế, là chìa khoá của sự tăng trưởng. Thực vậy, là một yếu tố chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cầu của toàn bộ nền kinh tế (24-28% cơ cấu tổng cầu của tất cả các nước trên thế giới- số liệu của WB ) sự tăng lên của đầu tư sẽ làm tổng cầu tăng lên trong ngắn hạn và khi các thành quả của đầu tư phát huy tác dụng, các năng lực sản xuất mới đi vào hoạt động thì tổng cung, đặc biệt tổng cung dài hạn tăng lên kéo theo sản lượng tiềm năng tăng, giá cả giảm từ đó cho phép tăng tiêu dùng. Tăng tiêu dùng, đến lượt mình lại tiếp tục kích thích sản xuất hơn nữa. Sản xuất phát triển là nguồn gốc cơ bản để tăng tích luỹ, phát triển xã hội, tăng thu nhập cho người lao động nâng cao đời sống của mọi thành viên trong xã hội. Dưới tác động của đầu tư các phản ứng dây chuyền xảy ra làm cho nền kinh tế ngày càng phát triển, tốc độ tăng trưởng ngày càng cao. Lý thuyết J. Manard Keynes về đầu tư và mô hình số nhân chứng minh điều trên. Bên cạnh đó, với sự tác động không đồng đều của đầu tư đến tổng cung, tổng cầu đã làm cho sự thay đổi của đầu tư cùng một lúc vừa là yếu tố duy trì sự ổn định của nền kinh tế vừa là yếu tố phá vỡ sự ổn định. Điều đáng nói ở đây là trong điều hành vĩ mô nền kinh tế cần phải thấy hết tác động 2 mặt để đưa ra chính sách nhằm hạn chế tác động xấu, phát huy tác động tích cực, duy trì sự ổn định của toàn bộ nền kinh tế. I.1.2. Nguồn vốn đầu tư phát triển: Con đường cơ bản và quan trọng về lâu dài để tái sản xuất mở rộng là phát triển sản xuất và thực hành tiết kiệm ở cả trong sản xuất và tiêu dùng. Tuy nhiên trong điều kiện nền kinh tế mở nguồn vốn để đầu tư ngoài tiết kiệm trong nước còn có thể huy động vốn từ nước ngoài trong trường hợp tiết kiệm không đáp ứng nhu cầu đầu tư, thâm hụt tài khoản vãng lai . Từ đây có thể chỉ ra các hướng chính trong nguồn đầu tư phát triển: * Nguồn trong nước : bao gồm tích luỹ từ năng suất, vốn tích luỹ của các doanh nghiệp, tiết kiệm của dân cư. * Nguồn vốn đầu tư của các cơ sở : vốn ngân sách cấp, vốn viện trợ không hoàn lại, vốn tự có, vốn liên doanh, liên kết . * Vốn huy động từ nước ngoài . Trong cả 3 nguồn trên thì vốn huy động từ nước ngoài đóng vai trò quan trọng, trong những bước đi ban đầu nó chính là những cái “hích” đầu tiên cho sự phát triển, tạo tích luỹ ban đầu từ trong nước cho đầu tư phát triển kinh tế. Nhưng nếu xét về lâu dài nguồn vốn đảm bảo cho sự tăng trưởng kinh tế một cách liên tục, đưa đất nước đến sự phồn vinh một cách chắc chắn và không phụ thuộc lại là nguồn vốn trong nước . Đây chính là nền tảng để tiếp thu và phát huy tác dụng của vốn đầu tư nước ngoài. Đề cập đến sự phát triển nông nghiệp, nông thôn VN trong giai đoạn hiện nay có nhiều khía cạnh cần phải quan tâm : đất đai, kỹ thuật, con người, vốn, môi trường .. trong đó vốn tiền tệ là một trong những nhân tố hết sức quan trọng, như một trong những tiền đề không thể thiếu được. Thiếu vốn sẽ không có cơ hội - không có tiền đề quan trọng để phát triển kinh tế nói chung, phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn nói riêng. Vì vậy, thu hút tăng cường nguồn vốn và sử dụng một cách đúng đắn sao cho nâng cao hiệu quả đầu tư, đảm bảo khả năng sinh lợi bảo toàn, phát triển của đồng vốn là một việc làm vô cùng cần thiết. I.1.3.Vai trò của đầu tư với sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. I.1.3.a.Về lý luận Đầu tư với tăng trưởng và phát triển kinh tế. Theo kết quả nghiên cứu của các nhà kinh tế thì tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế phụ thuộc vào tỷ lệ vốn đầu tư. Mô hình phát triển kinh tế do các nhà kinh tế Roy-Harrod người Anh và Evssey-Domar người Hoa Kỳ nêu ra từ những năm 40 đã chỉ ra mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và nguồn VĐT: Vốn đầu tư Mức tăng GDP = ------------------- ICOR Như vậy tốc độ tăng trưởng của mỗi quốc gia tỷ lệ nghịch với hệ số ICOR và tỷ lệ thuận với VĐT. Một nền kinh tế muốn giữ được tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thiết phải được đầu tư thoả đáng. Quá trình sử dụng VĐT gồm 2 giai đoạn và tác động của từng giai đoạn cũng khác nhau: Giai đoạn 1: Sự tăng lên về đầu tư làm cho nhu cầu chi tiêu tăng, tác động đến tổng cầu làm tăng sản lượng, việc làm và kèm theo biến động của giá cả.Tuy nhiên nhu cầu của quá trình đầu tư tạo ra chủ yếu là các nhu cầu về TLSX, cái mà các nước đang phát triển thiếu. Do đó nhu cầu xuất khẩu trong nước sản xuất để nhập khẩu TLSX là một tất yếu của quá trình phát triển. Mặt khác, khi tích luỹ trong nước còn thấp, việc thu hút vốn đầu tư từ nguồn vốn bên ngoài là cần thiết và tạo ra sự tăng trưởng rõ rệt trong quá trình thực hiện đầu tư . Giai đoạn 2: Đầu tư dẫn đến tăng vốn vật chất bao gồm tài sản cố định, hàng hoá tồn kho cho sản xuất và các tài sản phi vật chất. Vốn sản xuất tăng làm tăng khả năng sản xuất, thúc đẩy gia tăng sản lượng, năng suất lao động và chất lượng hàng hoá sản xuất tạo ra. Điều đó tạo khả năng thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn thời gian và lao động. Vì vậy, vốn trở thành một yếu tố cơ bản của quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế nước ta trong thời điểm hiện đại. Tất nhiên vai trò vốn được dựa trên cơ sở vốn được đầu tư đúng hướng, được quản lý và sử dụng có hiệu quả cho nhu cầu chi tiêu tăng lên . Ngoài ra đầu tư còn tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tăng cường khả năng khoa học công nghệ của đất nước: Công nghệ có thể có từ hai con đường: một là tự nghiên cứu phát minh, hai là nhập công nghệ từ nước ngoài. Cho dù bằng con đường nào thì vốn đầu tư cũng là điều kiện tiên quyết. Thực tế đã cho thấy công nghệ là trung tâm của công nghiệp hoá- hiện đại hóa nhưng theo đánh giá của các chuyên gia công nghệ thế giới thì công nghệ của Việt nam lạc hậu hàng vài chục năm so với các nước trên thế giới và trên khu vực. Vấn đề đặt ra là cần phải tăng cường đầu tư để nghiên cứu công nghệ thích hợp cho từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế. Qua kinh nghiệm của một số nước cho thấy để có tốc độ tăng trưởng nhanh thì Chính phủ cần tập trung đầu tư vào phát triển công nghiệp và dịch vụ tạo bước đột phá trong nền kinh tế sau đó quay lại đầu tư vào nông-lâm-ngư nghiệp. Còn theo cơ cấu lãnh thổ, đầu tư có thể giải quyết những mất cân đối trong phát triển kinh tế giữa các vùng, Chính phủ tập trung đầu tư vào những khu vực kém phát triển như vùng núi, vùng sâu, vùng xa..giúp các khu vực này thoát khỏi đói nghèo, phát huy được lợi thế của mình . I.1.3.b.Đầu tư phát triển trong việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước: Đầu tư phát triển với việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế của nước ta Trong những năm 80, nền kinh tế nước ta rơi vào khủng hoảng trầm trọng, tích luỹ của nền kinh tế gần như không có để đầu tư phát triển. Vốn đầu tư phát triển chủ yếu là trông chờ từ bên ngoài bằng viện trợ và vay nợ nước ngoài, điều đó dẫn đến qui mô sản xuất không được mở rộng, cơ cấu kinh tế chưa đáp ứng được nhu cầu đổi mới, tình hình kinh tế xã hội căng thẳng, đời sống nhân dân khó khăn... Từ năm 1986 đến nay, sau hơn 10 năm đổi mới nền kinh tế đã có nhiều khởi sắc, đã đạt được những thành tựu đáng kể trong việc ổn định kinh tế- xã hội. Tốc độ tăng trưởng GĐP hàng năm giai đoạn 1991-1997 đạt mức trung bình 8,4%. Thực tế nền kinh tế nước ta trong những năm qua cho thấy mối tương quan mật thiết giữa tỷ lệ tăng trưởng GĐP với tỷ lệ tăng vốn đầu tư phát triển. Sự tăng trưởng nhanh của tổng vốn đầu tư phát triển trong nhữnh năm 1992 (83,6%), năm 1993 (70,5%)... là cơ sở cho sự tăng trưởng với tốc độ cao của tổng sản phẩm quốc nội những năm 1994 (8,8%), năm 1995 (9,5%) năm 1996 (9,3%). Sau thời kì tăng trưởng nhanh, tỷ lệ tăng trưởng vốn đầu tư sau năm 1993 có xu hướng giảm tương đối nhanh từ 70,5% năm 1993 xuống 28,7% năm 1994; 25,3% năm 1995; 19,8% năm 1996 và năm 1997 chỉ còn 15,7%, đặc biệt năm 1998 giảm tới 0,5%, nhưng đến năm 1999 đã có dấu hiệu phục hồi đạt xấp xỉ 7,9%. Chính sự suy giảm vốn đầu tư phát triển của giai đoạn này báo hiệu một thời kỳ tăng trưởng chậm lại của nền kinh tế. Tốc độ tăng trưởng GDP đã giảm rõ rệt trong năm 1997 (8,8%), năm 1998 (5,8%) và năm 1999 chỉ còn 4,8%. Nếu chính phủ không có những chính sách khuyến khích tăng trưởng mức vốn đầu tư hợp lý, đảm bảo thông thoáng và hiệu quả của quá trình đầu tư thì nước ta khó có khả năng duy trì được tốc độ tăng trưởng năng động của GDP trong thời gian tới. Về phần mình tăng trưởng kinh tế là nhân tố cơ bản để tăng thu nhập và cải thiện đời sống nhân dân, đảm bảo tiềm lực để thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế- văn hoá- xã hội của đất nước. Đầu tư phát triển và khủng hoảng tài chính tiền tệ. Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực với nguy cơ lan rộng toàn cầu đã được hạn chế nhưng những hậu quả to lớn mà nó để lại đang làm đau đầu các quốc gia lớn trên thế giới, đứng đầu là Mỹ, Nhật và Trung Quốc. Các tổ chức tài chính thương mại quốc tế đang tiến hành tìm kiếm và thực hiện những giải pháp, hướng đi thích hợp nhằm cứu vãn nền kinh tế thế giới ra khỏi nguy cơ suy thoái toàn cầu. Cuộc khủng hoảng của các nước Đông Nam á về thực chất bắt đầu từ việc đầu tư kém hiệu quả, cơ cấu đầu tư có nhiều sai lệch, không theo định hướng kế hoạch được tính toán khoa học. Do không có qui hoạch đầu tư các ngành nghề một cách đồng đều, trong một thởi giai dài các nhà đầu tư chỉ tập trung vốn đầu tư vào các ngành nghề đem lại lợi ích tức thời cao như kinh doanh bất động sản và dịch vụ....thời gian thu hồi vốn ngắn. Và do vậy, các nhà đầu tư chấp nhận vay khoản vốn ngắn hạn lớn, trong khi đó Nhà nước kiểm soát tương đối lỏng lẻo. Các khoản vốn này lại không có những tính toán, thay đổi kịp thời về qui hoạch, chính sách đầu tư, lãi xuất, tỷ giá...trong điều kiện thị trường tiêu thụ vẫn chưa được mở rộng tương ứng nhất là thị trường xuất khẩu, dẫn đến việc đầu tư quá mức, đồng vốn đầu tư không phát huy hiệu quả như mong muốn. Việc quản lý nợ nước ngoài không nhất quán, khả năng kiểm soát luồng vay nợ kém, thêm vào đó là chế độ tỷ giá cố định trong khi hệ thống tiền tệ yếu kém, làm cho quá trình đầu tư kém hiệu quả đã gây áp lực làm bùng phát sự phá sản của hàng loạt các công ty tài chính. Trên thế giới hiện nay, trong quá trình quốc tế hoá bao trùm tất cả các lĩnh vực văn hoá- kinh tế- xã hội, tác động trên đã gây ra phản ứng dây chuyền có ảnh hưởng nạnh mẽ đến hệ thống tài chính trong khu vực và trên thế giới, đồng thời làm mất lòng tin của các nhà đầu tư vào tương lai phát triển của đất nước và khu vực. Tính chất tài chính khép kín của Việt Nam đã bảo vệ nền kinh tế trước những ảnh hưởng ban đầu của cuộc khủng hoảng Đông Nam á nhưng khi sự suy thoái củc khu vực trở nên sâu sắc thì các nhà hoạnh định chính sách nhận thức rõ ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng là nghiêm trọng. Điều đó đã được thể hiện thông qua hàng loạt các điều chỉnh về chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế, GDP xuống mức 4- 6% năm 1998 và 1999 nhưng trong thực tế còn thấp hơn. Trong những năm qua 2/3 xuất khẩu của Việt Nam là sang các nước Đông á và Đông Nam á, 2/3 đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt nam có nguồn gốc từ khu vực này. ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực đã làm tốc độ xuất khẩu giảm mạnh từ rất cao ( 30% hàng năm ) trong những năm qua xuống còn 10% năm 1998. Nguồn FDI giảm 40% trong nửa đầu năm 1998 và giảm hơn 1 tỷ USD ( 4% GDP) cho cả năm. Mặc dù trong năm 1998 đồng Việt nam đã phá giá 18% so với đồng USD nhưng Việt Nam vẫn chưa giành được lợi thế so với các nước trong khu vực và không theo kịp với những điều chỉnh cơ cấu ở những nước này. Kết quả là sức hấp dẫn của thị trường Việt Nam với thị trường quốc tế và các nhà đầu tư nước ngoài giảm sút đáng kể. Đi tìm nguyên nhân có thể thấy rằng cuộc khủng hoảng trong khu vực bắt nguồn từ khủng hoảng trong quá trình đầu tư, những sai lầm trong quá trình đầu tư làm cho nguồn vốn bị suy giảm từ đó kéo theo mức tăng trưởng kinh tế cũng giảm. Việc suy giảm nhanh chóng trong quá trình đầu tư đã làm xáo trộn quan hệ kinh tế- tài chính- tiền tệ. Để khấc phục được tình trạng suy thoái kinh tế điều quan trọng nhất là phải chấn chỉnh, ổn định được quá trình đầu tư. Phải có những hướng đi, giải pháp thích hợp trong khuôn khổ một chính sách đầu tư hiệu quả. Đầu tư phát triển và các vần đề xã hội khác ã Đầu tư phát triển và việc giải quyết việc làm: Đầu tư không những có vai trò hết sức quan trọng trong việc cải thiện thu nhập của các tầng lớp nhân dân mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tạo công ăn việc làm cho số lao động tăng thêm trong xã hội. Phân tích tình hình lao động nước ta trong giai đoạn 1991- 1999 cho thấy mặc dù tốc độ tăng dân số qua các năm có xu hướng giảm dần nhưng lực lượng lao động trong nền kinh tế vẫn tăng đều qua các năm (lượng lao động tăng thêm hàng năm vẫn ở mức 1,2 triệu người). Với con số lao động như thế việc giải quyết công ăn việc làm, đảm bảo sự ổn định trong xã hội là một điều không dễ. Chính việc đầu tư và đầu tư một cách hợp lý là một phương pháp hiệu quả góp phần giải quyết bài toàn khó này. ã Đầu tư phát triển và vấn đề lạm phát: Một trong những vấn đề vĩ mô quan trọng của nền kinh tế nước ta là mức lạm phát phải thường xuyên được khống chế. Lạm phát là một nhân tố có ảnh hưởng lớn và quyết định đến tốc độ tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội. Với đặc tính không xác định của mình lạm phát cao làm cho các nhà đầu tư không thể xác định được chính xác khả năng sinh lời của đồng vốn đầu tư bỏ ra, dẫn đến là nguyên nhân làm mất lòng tin của các nhà đầu tư. Tuy nhiên giảm phát lại là một yếu tố tiêu cực ảnh hưởng đến khả năng tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế quốc dân, chỉ có khống chế được lạm phát mới giúp nền kinh tế phát triển đúng hướng, năng động, là một đòn bẩy kinh tế nhằm thực hiện công bằng xã hội trong việc phân phối lại lao động. Quá trình đầu tư phát triển đóng vai trò rất lớn trong việc khống chế mức lạm phát. Quá trình đầu tư diễn ra sôi động với mức đầu tư cao sẽ dẫn đến tăng nhu cầu hàng hoá, vật tư, lao động... phục vụ cho quá trình đầu tư. Tăng cầu dẫn đến tăng giá cả sản phẩm, dịch vụ. Trong điều kiện kinh doanh bình thường đây là một nguyên nhân dẫn đến lạm phát. Tốc độ tăng vốn đầu tư phát triển trong những năm 1992 (83,6%), năm 1993 (70,5%) tương đối cao đã tác động mạnh đến mức lạm phát những năm 1994 (14,4%), năm 1995 (12,7%). Sự giảm dần của tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư trong những năm gần đây đã ảnh hưởng và phát huy tác dụng ( đạt mức lạm phát thấp những năm 1996- 1999). Theo kinh nghiệm của các nước có nền kinh tế phát triển khi mức độ lạm phát quá cao, Chính phủ thường có chính sách hạn chế quá trình đầu tư, không khuyến khích quá trình đầu tư tràn lan. Trong trường hợp ngược lại (tình trạng thiểu phát như ở Việt Nam hiện nay) Chính phủ lại dùng những đòn bẩy cũng như các chính sách khuyến khích, mở rộng hoạt động đầu tư. Như vậy, việc mở rộng hay thắt chặt quá trình đầu tư sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nhiệm vụ khống chế mức lạm phát trong nền kinh tế. Để có thể thực hiện việc khống chế mức lạm phát một cách có hiệu quả đòi hỏi phải có hệ thống chính sách kinh tế- xã hội, trong đó những giải pháp về đầu tư đóng vai trò rất quan trọng. ã Đầu tư phát triển và các chương trình kinh tế- xã hội: Nội dung của các chương trình đầu tư mục tiêu quốc gia được thực hiện bằng nguồn vốn đầu tư phát triển gồm có chương trình xoá đói, giảm nghèo, định canh, định cư, hỗ trợ đồng bào dân tộc khó khăn, chương trình dân số kế hoạch hoá gia đình, chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường... đóng vai trò quan trọng trong việc củng cố và bảo vệ an ninh quốc phòng, ngăn ngừa và giải quyết các vấn đề về tệ nạn xã hội, về đói nghèo, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, bảo vệ môi trường sinh thái... Chú trọng đầu tư và đầu tư đúng mức vào các chương trình quốc gia trên góp phần giải quyết các vấn đề xã hội nảy sinh trong việc phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước, thực hiện công bằng trong xã hội. Mặt khác đầu tư vào những chương trình này sẽ góp phần nâng cao sức mua của toàn xã hội, tăng tính hữu dụng của đồng vốn đầu tư, tăng tổng cầu của nền kinh tế, kích thích tăng trưởng kinh tế. Đầu tư vào các chương trình quốc gia này là xu hướng mà Chính phủ các nước đang hướng tới và nhận được sự ủng hộ tích cực của các tổ chức kinh tế, tài chính quốc tế. Công nghiệp hóa, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn- xu hướng phát triển tất yếu I.2.1. Khái niệm công nghiệp hoá- hiện đại hoá Thuật ngữ công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện không còn là vấn đề mới mẻ và thực hiện công nghiệp hoá- hiện đại hoá là một tất yếu khách quan. CNH- HĐH, một nội dung đồng thời cũng là một biện pháp để đưa nước ta từ một nước đang phát triển trở thành một nước có nền công nghiệp hiện đại, nông nghiệp tiên tiến, xây dựng Việt Nam trở thành một nước dân giàu, nước mạnh xã hội công bằng văn minh. Tuy nhiên, công nghiệp hoá- hiện đại hoá phải bắt đầu từ đâu, theo hướng nào lại tuỳ thuộc vào bối cảnh và mục tiêu của mỗi quốc gia. Vì vậy có rát nhiều quan điểm và khái niệm khác nhau, tuỳ theo từng giai đoạn phát triển của nỗi quốc gia mà áp dụng như thế nào cho đúng. Theo tổ chức phát triển Liên Hợp Quốc thì công nghiệp hoá được coi là một quá trình phát triển kinh tế, trong quá trình này một bộ phận ngày càng tăng các nguồn của cải quốc dân được động viên để phát triển cơ cấu kinh tế nhiều ngành ở trong nước với kỹ thuật hiện đại. Đặc điểm của cơ cấu kinh tế này là có một bộ phận chế biến luôn thay đổi để sản xuất ra những tư liệu sản xuất và hàng tiêu dùng có khả năng đảm bảo cho toàn bộ nền kinh tế phát triển với nhịp độ cao, bảo đảm đạt tới sự tiến bộ về kinh tế- xã hội. Khác với các quan điểm trước, cách hiểu này cho thấy công nghiệp hoá- hiện đại hoá không đồng nhất với quá trình phát triển công nghiệp mà là một quá trình bao trùm toàn bộ sự phát triển kinh tế- xã hội, nhằm đạt cả sự phát triển kinh tế lẫn tiến bộ xã hội. Nghị quyết Hội nghị lần thứ VII Ban chấp hành trung ương Đảng (khoá VII) kế thừa quan niệm này coi: “ CNH- HĐH là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội, từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp quản lý tiên tiến hiện đại dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học- công nghệ, tạo ra năng xuất lao động xã hội cao”. Tóm lại, công nghiệp hoá là sự phát triển công nghệ, là quá trình chuyển nền sản xuất xã hội (cả công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ và quản lý kinh tế xã hội) từ trình độ công nghệ thấp lên trình độ công nghệ cao, tiên tiến, hiện đại và khi đó lực lượng lao động xã hội sẽ chuyển dịch thích ứng về cơ cấu ngành nghề, trình độ tay nghề, học vấn. Tuy nhiên, một xã hội được thừa nhận là hiện đại hoá thì trớc hết phải là một xã hội có nền kinh tế phát triển, thể hiện cao nhất ở nhịp độ tăng tổng sản phẩm chung và tính theo đầu người, cốt lõi của nó là tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH- HĐH. I.2.2.Sự cần thiết thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn: CNH- HĐH theo định hướng XHCN là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ mà thực chất của quá trnhf nay là tạo ra những tiền đề vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội. Kinh nghiệm thực tế của các nước đã trải qua công nghiệp hoá- hiện đại hoá trên thế giới chỉ ra rằng: nếu không phát triển nông nghiệp thì không một nước nào có thể phát triển ổn định, bền vững với tốc đọ cao một cách lâu dài được. Điều này càng đúng với đất nước ta - xuất phát điểm từ một nước nông nghiệp, hiện nông thôn vẫn là khu vực rộng lớn với gần 80% dân số sinh sống, trên 70% lực lượng lao động xã hội làm việc, nông nghiệp vẫn đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Để đạt được những mục tiêu đề ra trong qúa trình CNH- HĐH trong những năm tiếp theo thì việc thực hiện CNH- HĐH nông thôn ở nước ta là một tất yếu trong quá trình phát triển của đất nước. Chính điều này mới có thể khắc phục được dần dần khoảng cách giữa nông thôn và thành thị, tạo ra sự phát triển đồng đều trong cả nước. Nội dung của quá trình CNH- HĐH nông nghiệp, nông thôn nhằm hướng tới: Thúc đẩy qúa trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực nông thôn theo hướng chung là phát triển công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ (hoặc công nghiệp- dịch vụ- nông nghiệp). Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn thúc đẩy quá trình phân công lao động ở nông thôn, lao động nhàn rỗi ở nông nghiệp sẽ chuyển sang các hoạt động sản xuất công nghiệp và dịch vụ, từng bước nâng cao thu nhập cho dân cư nông thôn, tăng khả năng tích luỹ của nông dân. Phát triển công nghiệp ở nông thôn nhằm giải quyết các vấn đề kinh tế- xã hội ở nông thôn đặc biệt là vấn đề lao động, việc làm ở nông thôn, ở đây vấn đề giải quyết việc làm không chỉ đơn thuần là việc nâng cao thu nhập và tích luỹ của người dân mà còn hạn chế được sự di dân tự do từ nông thôn ra thành thị để tìm việc làm gây ra những biến động về trật tự xã hội, sức ép về dân số ở các thị xã, thị trấn và các thành phố lớn. CNH nông nghiệp, nông thôn gắn với việc cơ giới hoá trong nông nghiệp nhằm tăng năng xuất lao động, giải phóng sức lao động của người nông dân. Quá trình này còn gắn liền với các hoạt động chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào nông thôn, nông nghiệp như các ngành chế biến lâm, nông sản, đưa các giống mới, kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất... Từng bước nâng cao chất lượng nông sản hàng hoá, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trong nước và thị trường quốc tế. CNH- HĐH nông nghiệp, nông thôn gắn liền với quá trình đô thị hoá nông thôn, phát triển hoàn thiện kết cấu hạ tầng trong nông thôn tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển công nghiệp - dịch vụ trong nông thôn. I.2.3.Khái niệm công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn: CNH- HĐH nông nghiệp, nông thôn là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng theo hướng tăng dần tỷ trọng của các hoạt động công nghiệp, dịch vụ, là quá trình thay đổi công nghệ sản xuất từ chủ yếu còn tự túc, tập quán sống cổ truyền sang công nghệ sản xuất tiên tiến đạt hiệu quả cao đi dần lên hiện đại với tập quán sống văn minh lành mạnh của nền văn minh công nghiệp mang đậm bản sắc dân tộc, trong đó thuỷ lợi hoá, điện khí hoá và sinh học hoá là những nội dung then chốt nhất. CNH- HĐH nông nghiệp, nông thôn trước hết phải được bắt đầu từ những biến đổi sâu sắc về lượng và chất của chính bản thân sản xuất nông nghiệp, nhằm tạo ra những tiền đề về nhiên liệu dồi dào và năng xuất lao động cao, đảm bảo cho việc hình thành, duy trì và phát triển các hoạt động công nghiệp chế biến. Đó cũng là quá trình vận động nội tác của chính bản thân kinh tế nông thôn gắn liền với những đặc điểm, điều kiệ tự nhiên và trình độ phát triển kinh tế xã hội của từng vùng cụ thể. Quá trình vận động này luôn gắn liền với sự phát triển công nghệ của các nước, tạo môi trường thuận lợi và giữ vai trò khuyến khích, thúc đẩy sự vận động đi nhanh đúng hướng và có hiệu quả. I.2.4.Những điều kiện cần thiết để thực hiện thành công CNH- HĐH nông thôn, nông nghiệp. I.2.4.a.Điều kiện về vốn Để thực hiện CNH- HĐH nông nghiệp, nông thôn chúng ta cần một lượng vốn khá lớn. Có thể nói vốn là điều kiện tiên quyết của bất kỳ một công cuộc đầu tư nào và nó càng trở nên quan trọng hơn khi Đảng và Nhà nước ta thực sự coi công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn là nhiệm vụ quan trọng trong công cuộc CNH- HĐH đất nước. Có vốn chúng ta mới có thể xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp, duy tu và bảo dưỡng thường xuyên, đảm boả thực hiện tốt có kết quả quá trình CNH- HĐH nông thôn, nông nghiệp: chuyển giao công nghệ gắn liền với với trang bị máy móc công nghiệ vào khu vực nông thôn, vào lĩnh vực nông nghiệp, vốn đầu tư cho việc phát triển công nghiệp chế biến các sản phẩm nông nghiệp, vốn đầu tư phát triển và hoàn thiện kết cấu hạ tầng nông thôn, đầu tư đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực… Khu vực nông thôn hiện nay gặp nhiều khó khăn trong việc tìm, thu hút và khai thác các nguồn vốn như vốn trong dân, vốn đầu tư và cho vay của nước ngoài, các nguồn vốn từ các tổ chức kinh doanh tiền tệ được định hướng cho nông thôn và một số nguồn vốn khác (quỹ tài trợ, quỹ hỗ trợ quốc gia, hỗ trợ tìm việc làm..). Hiện nay, trong tất cả các nguồn vốn đầu tư vào nông thôn vốn Ngân sách Nhà nước vẫn giữ vị trí quan trọng (chiếm trên 10% tổng vốn đầu tư hàng năm) trong đó hàng nghìn tỷ đồng là đầu tư cho các hệ thống, công trình kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, đã tạo ra các đầu mối quan trọng ở khu vực nông thôn. Tuy nhiên, đây vẫn chỉ là con số ít ỏi so với khu vực rộng lớn của khu vực nông thôn. Ngoài vốn đầu tư Nhà nước thì vốn đầu tư của dân cư và các tổ chức kinh tế- xã hội khác cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển sản xuất và hoàn thiện kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn. Trong những năm gần đây, nguồn vốn trong dân cư được huy động tốt hơn và trở thành nguồn đầu tư khá quan trọng cho việc đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng ở cấp địa phương và cơ sở, là nguồn chủ yếu để đầu tư mua sắm máy móc, trang thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp, khai hoang, cải tạo đất, xây dựng các công trình thuỷ lợi nhỏ… Tuy nhiên, xung quan vấn đề này còn không ít khó khăn bởi thực tế cho thấy nhu cầu vốn đầu tư ở đây là rất lớn, vượt ra ngoài khả năng của người dân và của bản thân nền kinh tế nông thôn. I.2.4.b.Hoàn thiện các công trình kết cấu hạ tầng nông thôn, các công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp: Kết cấu hạ tầng nông thôn có vai trò đặc biệt quan trọng đối với quá trình phát triển CNH- HĐH nông thôn, nông nghiệp, có tác động mạnh mẽ và tích cực tới quá trình thay đổi cơ cấu sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế- xã hội nông thôn, mở mang văn hoá, xã hội và nâng cao đời sống của dân cư. Một kết cấu hạ tầng hoàn thiện sẽ tạo điều kiện cơ bản, cần thiết cho sản xuất và thúc đẩy các hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển. Nó tác động tới việc cung cấp dịch vụ, các yếu tố đầu vào của sản xuất và tái sản xuất, để quá trình sản xuất diễn ra liên tục. Đồng thời bảo đảm việc bảo quản, vận chuyển, tiêu thụ sản phẩm hàng hoá cho đầu ra của quá trình sản xuất kinh doanh được thực hiện tốt. Hơn thế nữa, kết cấu hạ tầng nông thôn hoàn thiện còn phục vụ cho việc bảo vệ và cải tạo đất đai, phòng chống thiên tai dịch bệnh, cải tạo hệ thống sinh thái và môi trường ở nông thôn. I.2.4.c.Điều kiện trang bị kỹ thuật và chuyển giao công nghệ: Nâng cao trình độ công nghệ kỹ thuật, tiếp nhận và ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất là một trong những nội dung quan trọng của quá trình CNH- HĐH nói chung và CNH- HĐH nôngnghiệp, nông thôn nói riêng. Chính nhờ quá trình này sẽ giúo cho việc nâng cao hiệu quả kinh doanh (tạo ra nhiều sản phẩm và dịch vụ với chất lượng tốt hơn, chi phí thấp hơn, lợi nhuận cao hơn), bởi trong điều kiện nền kinh tế thị trường chất lượng và giá thành được coi là nhân tố cơ bản trong cạnh tranh. Đổi mới kỹ thuật, công nghệ gắn liền với việc đào tạo bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, trình độ tay nghề của người lao động sẽ tạo điều kiên để người nông dân tiếp cận với kỹ thuật mới, làm quen với phương thức sản xuất tiên tiến, nâng cao năng lực quản lý kinh doanh, từng bước thay đổi điều kiên lao động, sinh hoạt, lối sống, tạo điều kiện lao động sản xuất với năng suất và hiệu quả hơn, nếp sống văn minh tiến bộ hơn, từng bước thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa khu vực nông thôn và thành thị. I.2.4.d.Về cơ chế chính sách: Để thực hiện có kết quả những nội dung của quá trình CNH- HĐH nông nghiệp, nông thôn cần phải xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách tác động đồng bộ vào nền kinh tế quốc dân nó chung và khu vực nông thôn nói riêng như chính sách về đất đai, về tiêu thụ nông sản và cung ứng vật tư, chính sách về thuế và phí, chính sách về vốn và tín dụng, về khoa học công nghệ, chính sách đầu tư, chính sách phát triển nguồn nhân lực, chính sách về hợp tác hoá… Một chính sách đồng bộ và hoàn thiện sẽ là động lực phát huy nội lực, thúc đẩy nhanh quá trình CNH- HĐH nông thôn, nông nghiệp. I.2.4.e.Nhân tố con người: Đây là điều kiện quan trọng có ảnh hưởng lớn tới ự thành công của quá trình CNH- HĐH nói chung. Bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển, nhất là trong thời đại ngày nay - thời đại của cách mạng khoa học kỹ thuật, cách mạng khoa học công nghệ thì chất lượng của người lao động càng được coi là yếu tố quyết định tới sự thành bại của sự nghiệp phát triển kinh tế. Nâng cao trình độ tay nghề kỹ thuật, kỹ năng, kỹ xảo của người lao động sẽ giúp cho việc nhận thức, tiếp thu và ứng dung những thành tựu khoa học kỹ thuật công nghệ tiến bộ một cách thích hợp, nhanh chóng và có hiệu quả, tạo điều kiện để người dân tiếp cận và làm quen với kỹ thuật, phương tiện sản xuất tiên tiến, nâng cao năng lực quản lý sản xuất và hiệu quả kinh doanh. Từng bước thay đổi điều kiên lao động, điều kiện sinh hoạt, lối sống tạo ra nếp sống văn minh ở khu vực nông thôn. Vai trò của đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn với sự nghiệp CNH- HĐH nông thôn, nông nghiệp: I.3.1.Khái niệm cơ sở hạ tầng, cơ sở hạ tầng nông thôn I.3.1.a.Khái niệm: Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng là cặp thuật ngữ đã xuất hiện ở Việt Nam vào những năm 30 do các ngà nghiên cứu lý luận Macxit dịch từ các từ infracstructure và supettructure ra tiếng Việt. Trong triết học macxit, cơ sở hạ tầng kinh tế (các lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất) là nền tảng có quan hệ chặt chẽ với hinh thái kiến trúc thượng tầng (chính trị, pháp luật, văn hoá, tư tưởng). Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, thuật ngữ infracstructure được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khoa học như quân sự, giao thông, kiến trúc, xây dựng, kinh tế vùng, quy hoạch vùng… với các khái niệm nhất định. Điều giống nhau căn bản của các khái niệm xoay quanh thuật ngữ này là sự nhận thức xuất phát từ nguồn gốc la tinh của thuật ngữ infracstructure (infa: ở dưới, tầng dưới; structure: cơ cấu, kết cấu, kiến trúc). Đó là những cấu trúc làm nền tảng cho các đối tượng, các yếu tố hình thành và phát triển ở trên. Gần đây khái niệm này được làm sáng tỏ hơn. Cơ sở hạ tầng là các công trình vật chất kỹ thuật mà kết quả hoạt động của nó là những dịch vụ có chức năng phục vụ trực tiếp cho quá trình sản xuất và dân cư, được bố trí trên một phạm vi lãnh thổ nhất định. Hệ thống cơ sở hạ tầng bao gồm: đường sá, hải cảng, sân bay, kho tàng, nhà máy, hệ thống truyền dẫn năng lượng, mạng lưới thông tin liên lạc, điện tín, điện báo, các công trình thuỷ lợi, thuỷ nông, hệ thống cấp thoát nước, màng lưới thị trường, chợ búa, hệ thống trường học, bệnh viện, viện nghiên cứu khoa học… Cơ sở hạ tầng nông thôn là một hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ nông nghiệp, nông thôn được tổ chức thành các đơn vị sản xuất và dịch vụ, các công trình sự nghiệp có khả năng bảo đảm sự di chuyển các luồng thông tin, vật chất nhằm phục vụ nhu cầu có tính phổ biến của sản xuất đại chúng, của sinh hoạt dân cư nông thôn nhằm đạt hiệu quả kinh tế- xã hội cao. Cơ sở hạ tầng nông thôn bao gồm: hệ thống giao thông đường bộ, đường thuỷ, các công trình bến bãi, cầu cống, các công trình cung cấp điện, cung cấp nước, điện thoại, các cơ sở trường học, y tế, văn hoá, hệ thống cung ứng vật tư kỹ thuật, nguyên nhiên liệu phục vụ sản xuất và đời sống ở nông thôn. Cơ sở hạ tầng nói chung có thuộc tính của hàng hoá công cộng và nó có những tác động ngoại lai tích cực đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. Chính vì vậy, cơ sở hạ tầng là một trong những chương trình đầu tư công cộng. Chương trình đầu tư công công thực chất là một chương trình tổng thể các nguồn lực bảo đảm hàng hoá và dịch vụ công cộng cho toàn xã hội. Đây là một bộ phận rất quan trọng của hệ thống kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, tạo lên nền tảng ban đầu cho các doanh nghiệp quốc doanh và ngoài quốc doanh cũng như hệ thống tổ chức giáo dục, y tế văn hoá, khoa học kỹ thuật… có điều kiện phát triển thuận lợi. Bản chất của cơ sở hạ tầng là ấn định lệ phí vào người sử dụng để bù đắp chi phí cung cấp. Tuy nhiên, vấn đề thu hồi vốn xây dựng cơ sở hạ tầng gặp nhiều khó khăn và không được ủng hộ. Vì vậy, nguồn vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng thường là từ thuế. I.3.1.b.Đặc điểm của cơ sở hạ tầng nói chung: Cơ sở hạ tầng và cơ sở hạ tầng nông thôn đều có các đặc điểm sau: Thứ nhất: Kết quả các công trình cơ sở hạ tầng là dịch vụ phục vụ trực tiếp nhu cầu sản xuất và đời sống trên phạm vi lãnh thổ đó. Thứ hai: Cơ sở hạ tầng khác với khu vực công cộng. Cơ sở hạ tầng chỉ là một phần của khu vực công cộng, do cả Chính phủ và tư nhân đầu tư xây dựng. Khu vực công cộng do Chính phủ đầu tư. Thứ ba: Các công trình cơ sở hạ tầng đòi hỏi số vốn đầu tư lớn, chủ yếu thuộc vốn dài hạn thời gian thu hồi vốn lâu và vốn được thu hồi thông qua các hoạt động sản xuất khác. Vì vậy, khu vực tư nhân không tích cực tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng mà chủ yếu là Chính phủ. Trong công tác kế hoạch hoá phát triển cơ sở hạ tầng đòi hỏi phải làm tốt công tác thăm dò tài nguyên, thiên nhiên, phải nghiên cứu phương hướng phát triển lâu dài của vùng, có như vậy mới đảm bảo hiệu quả sử dụng công trình. Thứ tư : Các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng sau khi được xây dựng sẽ có thời gian tồn tại lâu dài trên phạm vi lãnh thổ và phục vụ lâu dài cho hoạt động sản xuất và đời sống. Bởi vậy, khi xây dựng các công trình phải cân nhắc, lựa chọn công nghệ kỹ thuật tiên tiến nhất để phục vụ lâu dài cho đời sống, làm sao để các công trình này không lạc hậu so với sản xuất. I.3.1.c. Phân loại cơ sở hạ tầng: Căn cứ vào đặc điểm, tính chất hoạt động của các công trình cơ sở hạ tầng, chúng ta chia cơ sở hạ tầng thành hai loại: cơ sở hạ tầng kỹ thuật và cơ sỏ hạ tầng xã hội. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật (cơ sở hạ tầng kinh tế, cơ sở hạ tầng sản xuất) là những công trình phục vụ sản xuất như bến cảng, điện, giao thông, sân bay… Cơ sở hạ tầng xã hội: là những công trình phục vụ đời sống như trường học, trạm xá, bệnh viện, công viên, các nơi vui chơi giải trí… Có thể minh hoạ việc phân loại trên bằng sơ đồ sau: Hệ thống cơ sở hạ tầng Cơ sở hạ tầng xã hội Cơ sở hạ tầng kỹ thuật Tuy nhiên, sự phân chia này chỉ mang tính tương đối bởi vì một công trình có thể thực hiện nhiều chức năng khác nhau như giao thông, điện lưới vừa phục vụ đời sống nhân dân và vừa phục vụ quốc phòng. Giữa cơ sở hạ tầng kinh tế và cơ sở hạ tầng xã hội có mối quan hệ với nhau. Mối quan hệ này phản ánh quan hệ giữa sản xuất và đời sống: khi cơ sở hạ tầng kinh tế phát triển, sản xuất phát triển, thu nhập tăng, đời sống xã hội được nâng cao, cơ sở hạ tầng xã hội phát triển. Hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn cũng được chia làm hai nhóm: Nhóm 1: Các công trình cơ sở hạ tầng kinh tế. Đây là tổ hợp của các công trình giao thông, thuỷ lợi, cung cấp vật tư nguyên liệu. Nhóm 2: Các công trình cơ sở hạ tầng xã hội. Đây là tổ hợp của các công trình vật chất kỹ thuật có chức năng phục vụ đời sống cư dân nông thôn như các cơ sở y tế, văn hoá, trường học… Trong nhóm này cơ sở hạ tầng xã hội còn được phân chia theo nhu cầu hoặc nhóm nhu cầu, theo đối tượng dân cư lựa chọn những đối tượng cần được xã hội quan tâm đặc biệt để xây dựng cơ sở dịch vụ riêng. Trong xã hội những người đó thường là những người già, người tàn tật, những người có công lớn đối với dân tộc và xã hội. Ngoài ra, tuỳ theo chế độ và hoàn cảnh đặc biệt mà mỗi nước có những ưu tiên riêng theo chế độ phục vụ tức là theo đó người sử dụng cơ sở hạ tầng xã hội phải trả hay không phải trả tiền. Do điều kiện bị hạn chế nên trong bài viết này không thể đề cập tới tất cả các công trình cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội được. Đối tượng được đề cập sâu rộng nhất đó là các công trình có ý nghĩa to lớn vừa phục vụ sản xuất vừa phục vụ đời sống nhân dân như giao thông đường bộ, cung cấp điện, thuỷ lợi thuộc nhóm cơ sở hạ tầng kinh tế. I.3.2.Vai trò của cơ sở hạ tầng nông thôn đối với sự phát triển kinh tế- xã hội. Cơ sở hạ tầng là điều kiện vật chất quan trọng, có tính quyết định đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn cũng như sự chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp. Cơ sở hạ tầng tốt sẽ là giúp giảm giá thành sản xuất, giảm rủi ro, thúc đẩy lưu thông hàng hoá trong sản xuất kinh doanh nông nghiệp và các ngành liên quan trực tiếp tới nông nghiệp - khu vực phục thuộc rất nhiều vào thiên nhiên. Cơ sở hạ tầng phát triển sẽ tác động đến sự tăng trưởng và phát triển nhanh khu vực nông nghiệp và kinh tế nông thôn, tạo ra điều kiện cạnh tranh lành mạnh, tăng sức thu hút vốn đầu tư nước ngoài và sức huy động nguồn vốn trong nước vào thị trường nông nghiệp, nông thôn. Những vùng có cơ sở hạ tầng đảm bảo sẽ là một nhân tố để thu hút nguồn lao động, hạ giá thành trong sản xuất và mở rộng thị trường nông thôn. Bởi cơ sở hạ tầng đảm bảo các điều kiện vật chất kỹ thuật cần thiết cho các hoạt động sản xuất thường xuyên và phát triển. Cơ sở hạ tầng là điều kiện quan trọng tác động tới việc phân bố lực lượng sản xuất theo lãnh thổ. Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn sẽ tạo điều kiện phát triển đồng đều giữa các vùng trong cả nước, góp phàn thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế gắn với công bằng xã hội. Bởi vì, thực hiện công bằng xã hội không chỉ thể hiệ ở khâu phân phối kết quả mà nó còn thể hiệ ở chỗ tạo điều kiện sử dụng tốt năng lực của mình, đó chính là cơ hội học tập, cơ hội được chăm lo sức khoẻ và đặc biệt là cơ hội được làm việc, tham gia vào quá trình tái sản xuất xã hội. Cơ sở hạ tầng nông thôn phát triển sẽ tăng cường được khả năng giao lưu hàng hoá, thị trường nông thôn được mở rộng, kích thích kinh tế hộ gia đình tăng gia sản xuất, làm thay đổi bộ mặt nông thôn, thu nhập của các hộ nông dân tăng, đời sống nông dân được tăng cao, thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo, giảm sự phân hoá giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn. Phát triển cơ sở hạ tàng nông thôn sẽ tạo điều kiện tổ chức tốt đời sống xã hội trên từng địa bàn, tạo một cuộc sống tồt hơn cho nhân dân, nhờ đó mà giảm được dòng di dân tự do từ nông thôn ra thành thị, giảm bớt gánh nặng cho thành thị. Nói tóm lại, phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn là nhân tố đặc biệt quan trọng, là khâu then chốt để thực hiện chương trình phát triển kinh tế xã hội nói chung và để thực hiện chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn nói riêng. Vì vậy, trong điều kiện khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão, cấu trúc nền kinh tế thế giới thay đổi đã đặt ra nhu cầu: Cơ sở hạ tầng phải đi trước một bước để tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành, các vùng phát triển. I.3.3.Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển cơ sở hạ tầng: Chúng ta đã biết cơ sở hạ tầng là công trình phục vụ sản xuất và đời sống của dân cư. Chính vì vậy mục tiêu của phát triển cơ sở hạ tầng là để phục vụ sản xuất, nâng cao tính hiệu quả của sản xuất, nâng cao đời sống dân cư. Song nếu cơ sở hạ tầng phát triển quá nhanh so với nhu cầu thì sẽ không phát huy được hiệu quả. Ngược lại, nếu phát triển cơ sở hạ tầng chậm hơn, ít hơn so với sản xuất thì sẽ không đáp ứng được nhu cầu của sản xuất. Do đó, một vấn đề đặt ra là phải xây dựng một cơ cấu hợp lý giữa đầu tư cho cơ sở hạ tầng và đầu tư cho sản xuất. Qua kinh nghiệm thực tế cho thấy để đảm bảo mối quan hệ thì kết cấu hạ tầng phải được phát triển nhanh hơn sản xuất, tức là đầu tư cho cơ sở hạ tầng phải tăng nhanh hơn đầu tư cho sản xuất, đó là quy luật chung. Tuy nhiên ở mỗi nước khác nhau, điều kiện khác nhau thì tỷ lệ trên cũng có sự khác nhau và sự khác nhau về những điều kiện này chính là nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ sở hạ tầng. Kết cấu hạ tầng bị ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố nhưng chủ yếu là nhóm bốn nhân tố sau: I.3.3.a.Nhân tố tự nhiên môi trường: Điều kiện tự nhiên môi trường có ảnh hưởng mang tính chất quyết định đến việc xây dựng các dự án kết cấu hạ tầng. Những ảnh hưởng này xảy ra sẽ mang cả tính tích cực và tiêu cực, đó là: ảnh hưởng tới hình thức, quy mô kích thước công trình. Từ đó ảnh hưởng tới khối lượng vật liệu, vốn đầu tư và tính khả thi của dự án. ảnh hưởng tới hiệu quả của dự án thông qua chi phí quản lý, vận hành, duy tu bảo dưỡng hàng năm của các dự án công trình. Những vùng có điều kiện tự nhiên- môi trường thuận lợi sẽ cho hiệu quả dự án cao và ngược lại những vùng có điều kiện tự nhiên- môi trường xấu sẽ cho hiệu quả dự án tháp. I.3.3.b. Nhân tố văn hoá- xã hội: Những ảnh hưởng của nhân tố văn hoá- xã hội trong khu vực tói công trình dự án cơ sở hạ tầng là: Đặc điểm văn hoá- xã hội, mức độ dân trí sẽ ảnh hưởng đến tính khả thi của công trình, dự án thông qua nhận thức và sự đóng góp, ủng hộ của nhân dân trong vùng. ảnh hưởng tới chất lượng thực hiện, thời gian và năng lực hoạt động của dự án thôngqua ý thức giữ gìn, bảo vệ của nhân dân. Qua đó ảnh hưởng tới vốn đầu tư, chi phí quản lý vận hành và hiệu quả khai thác. I.3.3.c.Nhân tố kinh tế- dịch vụ: Nhân tố này gây ra những ảnh hưởng sau cho dự án: Khả năng tài chính khu vực ảnh hưởng quyết định tới quy mô, tiến độ thực hiện và sự đồng bộ của dự án. Vùng có kinh tế dịch vụ phát triển sẽ cho hiệu quả cao, thu hút được đầu tư. Phương hướng, định hướng phát triển kinh tế, dịch vụ của vùng sẽ ảnh hưởng đến việc quyết định thực hiện dự án của các ngành. I.3.3.d.Nhân tố khoa học kỹ thuật- công nghệ: Khoa học kỹ thuật và công nghệ ngày nay phát triển với tốc độ như vũ bão, nhiều phát minh sáng chế ra đời ngày càng tiên tiến, hiện đại hơn. Chính vì vậy nhân tố khoa học, kỹ thuật công nghệ ảnh hưởng lớn tới các dự án công trình kết cấu hạ tầng công trình- những dự án cần thiết phải áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ tiên tiến. Những ảnh hưởng đó là: Kỹ thuật công nghệ tiên tiến hiện đại ảnh hưởng đến vốn đầu tư, chi phí quản lý và vận hành, quy mô của công trình dự án. Kỹ thuật công nghệ lạc hậu làm giảm hiệu quả, gây ra sự thiếu đồng bộ trọng quá trình đầu tư và vận hành. Tất cả các nhân tố trên ảnh hưởng rất lớn tới việc phát triển cơ sở hạ tầng. Vì vậy để lựa chọn, tính toán được một tỷ lệ thích hợp giữa đầu tư cho cơ sở hạ tầng và đầu tư cho sản xuất chúng ta phải tính đến ảnh hưởng của các nhân tố trên sao cho phù hợp với điều kiện của đất nước. I.3.4.Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn phục vụ sự nghiệp CNH- HĐH nông thôn, nông nghiệp: Nông thôn, nông nghiệp Việt Nam trong những năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước đã đạt được những bước phát triển ổn định, khá toàn diện, cải thiện và nâng cao được đời sống của người dân nông thôn. Tuy nhiên, trước yêu cầu của sự nghiệp CNH- HĐH nông nghiệp và phát triển nông thôn thì nông thôn hiện nay còn nhiều khó khăn, yếu kém mà dưới góc độ quản lý Nhà nước cần nhìn nhận một cách đúng đắn để có giải pháp khắc phục. Nghị quyết Hội nghị lần thứ IV Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII đã ghi: “ đẩy mạnh xây ựng cơ sở hạ tầng kinh tế- xã hội, ưu tiên cho công trình trọng điểm phục vụ chung cho ngành kinh tế…, xây dựng một cơ sở hạ tầng thiết yếu ở nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa. Tăng tỷ lệ đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn, xây dựng và nâng cao cơ sở hạ tầng”. Từ đó cho thấy Đảng và Nhà nước ta luôn luôn xem nông nghiệp và nông thôn là mặt trận kinh tế trọng yếu, nông nghiệp và nông thôn là cơ sở để phát triển công nghiệp, dịch vụ và là thị trường rộng lớn của công nghiệp, là nguồn cung cấp nguyên liệu, lao động cho công nghiệp và các ngành nghề khác. Phát triển cơ sở hạ tầng là giải pháp cơ bản và quan trọng bậc nhất trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội nông thôn và nông nghiệp Việt Nam. Cơ sở hạ tầng nông thôn dưới góc độ kinh tế- xã hội nổi lên các lĩnh vực chính sau đây: Hệ thống đường sá, giao thông trong nông thôn. Hệ thống điện trong sản xuất và sinh hoạt ở nông thôn. Hệ thống cấp nước sạch cho dân cư sinh hoạt và hệ thống thuỷ lợi chủ động tưới tiêu trong sản xuất nông nghiệp. Cơ sở trường học cho con em nông dân trong đó có các trường tiểu học ở vùng sâu, vùng xa. Cơ sở y tế xã chăm lo sức khoẻ cho người dân, ngoài ra còn có dịch vụ cung ứng hàng hoá và tiêu thụ sản phẩm cho sản xuất nông nghiệp mà trung tâm của nó là các chợ xã và liên xã. Đảng và Nhà nước Việt Nam xem chương trình xoá đói giảm nghèo là chương trình kinh tế- xã hội quan trọng trong chiến lược phát triển nông thôn Gắn xoá đói giảm nghèo với việc tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nên việc thực hiện đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng được thực hiện theo phương châm sau: Nhà nước đầu tư hỗ trợ giúp nông dân. Cộng đồng xã hội tham gia đầu tư giúp nông dân. Nông dân giúp nông dân. Bên cạnh đói gắn việc xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn với các chương trình kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng. Đảng và Nhà nước đã vạch rõ đường lối và quan điểm về cơ sở hạ tầng nông thôn như sau: Quan niệm chiến lược phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn: Nhà nước thay đổi cơ cấu đầu tư, tăng thêm tỷ lệ vốn đầu tư cho nông nghiệp. Trong xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn hiện nay cần ưu tiên xây dựng đường sá giao thông bởi khi chuyển sang sản xuất hàng hoá thì việc giao lưu trao đổi trở nên cấp thiết dẫn đến đòi hỏi có đường và đường tốt để vừa vận tải nhanh với giá vận tải hạ, đảm bảo hàng hóa không bị hỏng…. Đây chính là điều kiện cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Thực tế ở Việt Nam những năm gần đây đường sá mở đến đâu thì bến xe, chợ, thị trấn, thị tứ mọc ra đến đó, sự giao lưu hàng hoá từ đó phát triển. Với ý nghĩa đó đầu tư và xây dựng cơ sở hạ tâng nông thôn phải trở thành chiến lược lâu dài, đầu tư lớn. Quan điểm tính hiệu quả trong đầu tư: Để khắc phục tình trạng đầu tư dàn đều như các năm trước đây, nhất là thời kỳ bao cấp vốn đầu tư có tính chất cấp phát do đó địa phương nào, cơ quan nào cũng tìm mọi cách để xin được vốn đầu tư mà không tính đến hiệu quả. Trong thời gian tới, việc đầu tư xây dựng cơ bản trong nông nghiệp, nông thôn phải được thực hiện theo những quy định nhất định, trước hết phải có luận chứng kinh tế, có đầy đủ các điều kiện tiếp nhận vốn đầu tư, người chủ công trình phải chịu trách nhiệm tổ chức quản lý, sử dụng vốn có hiệu quả. Quan điểm đa dạng hoá hình thái vốn đầu tư: Vốn ngân sách cấp, vốn vay dài hạn, trung hạn, lãi xuất thấp hay không lãi, huy động vốn theo phát hành tín phiếu có mục tiêu hay huy động vốn theo dạng cổ phần đầu tư vào từng công trình cần thực hiện một cách đa dạng. Bên cạnh đó cần có chiến lược vốn đầu tư xây dựng cơ bản chung cho nền kinh tế của đất nước và cho phát triển kinh tế nông thôn nói riêng. I.3.5.Điều kiện để có cơ sở hạ tầng- sự cần thiết phải tăng cường vốn đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn: Như đã phân tích ở trên, cơ sở hạ tầng đóng vai trò đặc biệt trong sự nghiệp CNH- HĐH nông nghiệp, nông thôn nói riêng và sự nghiệp CNH- HĐH cả nước nói chung. Tuy nhiên có được cơ sở hạ tầng và làm sao để nó phát huy hiệu qủa thì lại không phải là dễ dàng. Đầu tư là yếu tố quan trọng có khả năng thúc đẩy nền kinh té phát triển chính vì vậy nhu cầu đầu tư trong từng vùng, từng ngành càng trở nên cần thiết hơn và trở thành một nhu cầu cấp bách nhất thiết phải được đáp ứng để phát triển ngành, phát triển vùng. Đối với nước ta, nông nghiệp là một ngành chiếm tỷ trọng lao động và giá trị sản lượng lớn. Kinh tế nông thôn ở nước ta chủ yếu là kinh tế nông nghiệp song là một nền nông nghiệp lạc hậu, phần lớn các hoạt động sản xuất (từ làm đất cho đến gieo cấy, chăm sóc, thu hoạch được tiến hành bằng lao động thủ công, năng suất lao động thấp. Cơ cấu kinh tế của nông thôn chưa có khả năng thay đổi căn bản cũng như việc thu hút và giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động trong khu vực này chưa có chuyển biến đáng kể. Mặt khác, lao động trong nông thôn nước ta hiện nay có đến gần 80% chưa được đào tạo nghề nghiệp, một bộ phận không nhỏ trong số họ đặc biệt là ở miền núi, vùng sâu, vùng xa nạn mù chữ còn nhiều… Từ những thực tại nói trên, vấn đề công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn nức ta là một đòi hỏi cấp bách. Mặt khác, trong số chín mặt hàng chủ lực xuất khẩu của Việt Nam là: dầu thô, gạo, dệt may, giày dép, thuỷ sản, cà phê, hạt điều, cao su, than đá và tơ tằm thì sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu đã chiếm tới 5 mặt hàng, trong đó gạo chiếm tỷ lệ xuất khẩu lớn. Điều này đã chứng tỏ vị trí của ngành nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân. Do đó, muốn thực hiện việc kiến thiết nông thôn chúng ta phải xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn. Bởi vì cơ sở hạ tầng là bước khởi động, nó tạo điều kiện cho cuộc sống vật chất, tinh thần ở nông thôn được nâng cao, tạo đà cho các doanh nghiệp, các hộ kinh tế gia đình đầu tư phát triển nông nghiệp, công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm thành hàng hoá, phục vụ trao đổi và xuất khẩu. Có thể nói cơ sở hạ tầng nông thôn là nhân tố quan trọng quyết định sự tăng trưởng của ngành nông nghiệp và biến đổi kinh tế vùng nông thôn. Vậy vấn đề đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn là chiến lược quan trọng, cần thiết, bức xúc trong giai đoạn hiện nay. Thực tế hiện nay, vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn còn bị hạn chế, nguồn vốn huy động để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là cơ sở hạ tầng nông thôn còn gặp nhiều khó khăn. Thực trạng cơ sở hạ tầng nông thôn Việt Nam còn yếu kém, nghèo nàn lạc hậu, không có kinh phí để xây dựng mới và bảo dưỡng tu sửa, cơ sở hạ tầng phát triển không đồng đều giữa các vùng. Với thực trạng trên, để thực hiện CNH- HĐH nông nghiệp, nông thôn thì việc cung ứng vốn cho việc phát triển nông nghiệp nói chung và cho cơ sở hạ tầng nông thôn nói riêng là vấn đề hàng đầu. Lượng vốn cung ứng này rất lớn nên chúng ta không chỉ trông chờ vào ngân sách Nhà nước mà cần phải có chính sách và giải pháp để tăng cường huy động mọi nguồn vốn của mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn. Nguồn huy động vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng nông thôn chủ yếu từ các nguồn sau: Vốn ngân sách Nhà nước (bao gồm cả vốn ngân sách Trung ương và vốn ngân sách địa phương); vốn dân cư, vốn tín dụng vay Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, vốn nước ngoài. Trong đó vốn Ngân sách Nhà nước là cơ bản, vốn góp của hộ nông dân bao gồm cả tiền tài, vật lực là quan trọng. Chương 2: Thực trạng đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn huyện Gia Lâm đối với sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông thôn, nông nghiệp huyện *************************** II.1.Giới thiệu địa bàn nghiên cứu II.1.1.Vị trí địa lý: Huyện Gia Lâm nằm tại phía đông bắc thành phố Hà Nội, ngăn cách với nội thành bởi sông Hồng. Huyện có 31 xã và 4 thị trấn được giới hạn như sau: + Phía Đông, Đông Bắc giáp tỉnh Bắc Ninh. + Phía Nam, Đông Nam giáp tỉnh Hưng Yên. + Phía tây giáp sông Hồng (nối với Hà Nội qua cầu Long Biên và cầu Chương dương). + Phía bắc giáp huyện Đông Anh. Quan hệ giao lưu giữa nội thành Hà Nội và huyện Gia Lâm rất thuận lợi, thông qua cầu Long Biên và cầu Chương Dương. Gia Lâm có vị trí chính trị quan trọng do nằm ở cửa ngõ thủ đô Hà Nội- trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá của cả nước lại có thuận lợi về mặt đối ngoại do là trung tâm của tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh. Sự phát triển của tam giác này sẽ là động lực quan trọng góp phần thúc đẩy quá trình đô thị hoá, phát triển kinh tế xã hội của huyện. Bên cạnh đó, do là đầu mối của các tuyến đường giao thông quan trọng (bao gồm đường không, đường bộ, đường thuỷ và đường sắt) nối liền Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, với cảng Hải Phòng, cảng Cái Lân… nên huyện Gia Lâm có thế mạnh đặc biệt trong phát triển công nghiệp, xuất nhập khẩu, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Đây có thể được coi là lợi thế so sánh to lớn của Gia lâm hơn các quận, huyện khác của Hà Nội. Hơn thế, là một huyện sát với trung tâm Hà Nội, quan hệ giao thông thuận lợi, Gia Lâm sẽ là một điểm đón nhận các doanh nghiệp công nghiệp di chuyển từ nội thành sang. Ngoài các quan hệ kinh tế, mối quan hệ lao động việc làm, đào tạo giữa Hà Nội và Gia Lâm cũng có nhiều tiềm năng và đã bắt đầu phát triển. II.1.2. Hiện trạng phát triển kinh tế xã hội: II.1.2.a.Đánh giá vị trí, chức năng: Huyện Gia Lâm là một huyện có tiềm năng phát triển mạnh, là khu vực nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc Hà Nội- Hải Phòng- Quản Ninh. Phần đô thị hoá ( Gia Lâm, Sài Đồng…) sẽ từng bước hình thành một bộ phận của đô thị mới Bắc sông Hồng, gắn liền với trung tâm thành phố Hà Nội. Đây cũng là nơi tập trung nhiều khu công nghiệp của Hà Nội, là huyện ngoại thành với nhiều vùng trọng điểm trồng lúa, chăn nuôi bò sữa và nhiều làng nghề truyền thống. Qua số liệu tổng hợp một số chỉ tiêu cho thấy mối tương quan của huyện Gia Lâm trong thành phố Hà Nội như sau: - Diện tích tự nhiên (km2) 172,85 972,39 19% - Dân số (người) 22 800 2553.700 12,64% - Tổng giá trị sản xuất( tỷ đồng) 5 326,7 - - + GTSX công nghiệp, XDCB 3140 13.875 22,6% + GTSX thương mại- dịch vụ 1 957 - - +GTSX nông nghiệp 229,7 1195,9 19,2% - Tổng mức bán lẻ hàng hoá xã hội 1 800 18033 10% Nguồn: Niên giám thống kê+ Cục thống kê ( số liệu 1999) Như vậy, Gia Lâm đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của thủ đô, là một trong những khu vực được coi là thuận lợi để phát triển công nghiệp. Giá trị sản phẩm công nghiệp chiếm tỷ lệ 18,6% so với toàn thành phố Hà Nội, trong tương lai khi các khu công nghiệp Đài Tư, Gia Lâm đi vào hoạt động, quá trình phát triển kinh tế xã hội của huyện Gia Lâm sẽ càng được đẩy nhanh. Thương mại, dịch vụ và du lịch sinh thái cũng là một thế mạnh và là yếu tố kinh tế quan trọng của huyện, tuy nhiên tỷ trọng của ngành so với thành phố chưa cao. II.1.2.b. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội: Về tăng trưởng kinh tế: Trong những năm gần đây nền kinh tế xã hội huyện Gia Lâm đã có những chuyển biến tích cực, các thành phần kinh tế kể cả kinh tế tư nhân phát triển nhanh chóng trên tất cả các lĩnh vực. Thu nhập dân cư từng bước được cải thiện, đóng góp ngân sách gia tăng. Giá trị sản xuất tăng trưởng bình quân từ 1991- 1999 đạt khá cao, tốc độ trung bình là 25%/ năm, đặc biệt là sự gia tăng do đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp và nhà máy trên địa bàn những năm 1995- 1997. Về chuyển dịch cơ cấu : Thời gian qua, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện diễn ra rõ nét, đặc biệt là cơ cấu công nghiệp – thương mại – dịch vụ tăng mạnh, cơ cấu ngành nông nghiệp giảm dần. Nhóm ngành nông- lâm- ngư nghiệp đang có xu hướng chuyển dịch theo hướng đô thị hoá, giá trị sản xuất bình quân hàng năm tăng 4,6% (toàn thành phố Hà Nội tăng 6,3%), tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế chung giảm từ 15,93% (1991) xuống còn 4,31% (1999 ), dưới 4% năm 2000 và giảm cả về cơ cấu, số lượng lao động trong nội bộ ngành nông lâm ngư nghiệp. Nhóm ngành công nghiệp tăng mạnh, những năm 1995- 1997 tốc độ tăng trưởng trên 50% (do bắt đầu có sự hoạt động của các nhà máy có vốn đầu tư nước ngoài), tỷ trọng trong tổng giá trị sản xuất của ngành công nghiệp tăng lên đến 60%. Nhóm ngành thương mại- dịch vụ vẫn phát triển nhanh do quá trình đô thị hoá. Tuy nhiên, tỷ trọng trong giá trị sản xuất giảm xuống dưới 40% do tốc độ tăng nhanh của ngành công nghiệp và xây dựng cũng như nhu cầu tiêu dùng có xu hướng giảm. (Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội huyện Gia Lâm năm 2000) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế các ngành kinh tế do huyện quản lý Đơn vị :% Ngành 1998 1999 2000 Tốc độ phát triển bình quân CN, TTCN, XD 38,6 39,7 41 18.7 TM- DV- DL 23,8 25,2 27,7 24,1 Nông nghiệp 37,6 35,1 31,3 4,9 Tổng số 100 100 100 15,1 Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội huyện Gia Lâm năm 2000. Cơ cấu kinh tế giữa khu vực đô thị và nông thôn quá chênh lệch, khu vực thành thị rất nhỏ nhưng chiếm tới trên 90% giá trị sản xuất do phần lớn khu vực sản xuất ở nông thôn là nông nghiệp. Trong một vài năm gần đây, tỷ trọng trong giá trị sản xuất của khu vực nông thôn có tăng lên tuy còn thấp. Cần phải có chính sách tăng cường phát triển khu vực kinh tế nông thôn, đây là khu vực có tiềm năng lớn của huyện. Về tổng quát, huyện Gia Lâm có cơ cấu tiến bộ nhưng chưa phù hợp để tạo đà phát triển mạnh, dễ dẫn đến nguy cơ chậm phát triển và tụt hậu. II.2.Thực trạng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng trong CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn huyện Gia Lâm: II.2.1.Tình hình thực hiện huy động vốn và sử dụng vốn cho đầu tư phát triển cơ cở hạ tầng huyện: II.2.1.a.Tình hình tiết kiệm và đầu tư: Là một huyện ngoại thành, nguồn vốn chi cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng của huyện chủ yếu từ nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản tập trung của thành phố và nguồn vốn sửa chữa chống xuống cấp và sự nghiệp kinh tế của huyện. Trong đó tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ năm 1991- 2000 vào địa bàn huyện khoảng 5425 tỷ đồng kể cả vốn đầu tư nước ngoài, có xu hướng tăng hàng năm. Cơ cấu vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện TT Nguồn vốn Đơn vị 1991 1994 1995 2000 Tổng số Tỷđồng 197,7 296,9 1411,3 605 % 100 100 100 100 1. Ngân sách % 23,4 15,2 3,7 4,09 2. Doanh nghiệp Nhà nước % 70,8 48 15,1 57,85 3. Khu vực tư nhân và cá thể % 5,8 10,24 3,2 8,26 4. Đầu tư nước ngoài % 0 26,56 78 29,8 Nguồn: Cục thống kê Hà Nội + Trong những năm vừa qua đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách dành cho các hoạt động sản xuất kinh doanh giảm từ 57% năm 1986 xuống 30% năm 2000 với sự gia tăng tương ứng vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, theo bảng số liệu trên nguồn vốn bằng ngân sách cho huyện gần đây giảm cả về số lượng và cơ cấu, chỉ có nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp là tăng. Khu vực kinh tế tư nhân và cá thể chiếm tỷ lệ nhỏ. Chính vì vậy ngoài đầu tư trực tiếp từ ngân sách, Gia Lâm là một trong nhiều địa phương đã có sáng kiến huy động thêm sự đóng góp bằng tiền và sức lao động của nhân dân để xây dựng và cải tạo mới hệ thống cơ sở hạ tầng. + Công tác huy động vốn phát triển cả về hình thức và công cụ, tổng mức tiết kiệm mà các tổ chức tín dụng huy động không ngừng tăng. Bên cạnh đó, thu ngân sách không những đủ bù đắp chi thường xuyên mà đã bắt đầu có tiết kiệm. Tình hình thu chi ngân sách của huyện Gia Lâm Diễn giải Đơn vị 1997 1998 1999 2000 Thu Triệu đồng 35.572 39.304 47.137 40.653 Chi Triệu đồng 34.097 36.252 41.602 50.088 Nguồn: Phòng Kế hoạch- Đầu tư huyện Gia Lâm. Mặc dù thu ngân sách của huyện trong những năm qua có nhiều tiến triển, song ngân sách của huyện vẫn luôn trong tình trạng căng thẳng không thể đáp ứng đủ các yêu cầu về đầu tư cho phát triển và các yêu cầu bức xúc về xã hội đưa đến tình trạng đầu tư của huyện bị phân tán do phải đáp ứng quá nhiều nhiệm vụ không thể thoái thác. Trong khi ngân sách chủ yếu thu từ thuế và phí thì vấn đề thất thu từ thuế và phí lại rất lớn, tình trạng buôn lậu trốn thuế của các xí nghiệp vẫn còn phổ biến. Bên cạnh đó, thu thuế từ đất đai, nhà ở, từ nguồn tài nguyên, thu phí từ các loại dịch vụ công ích như: thuỷ lợi phí, cung cấp điện nước, phí giao thông,… vẫn còn để lãng phí và thất thoát lớn. Tình trạng này không chỉ làm thất thu cho ngân sách huyện mà còn ảnh hưởng xấu đến tình hình sản xuất. Trong các doanh nghiệp Nhà nước vốn và tài sản chưa được phân bố lại một cách cơ bản phù hợp với cơ chế thi trường, hiệu quả sử dụng còn thấp. Điều đáng nói là tương quan giữa đầu tư của các doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn trong tổng đầu tư xã hội nhỏ hơn rất nhiều so với tổng lợi nhuận sau khi nộp thuế và khấu hao cơ bản. Đây mới chỉ là trong doanh nghiệp Nhà nước, còn các nguồn vốn khác cũng rất lớn như nguồn vốn tín dụng ngân hàng, nguồn vốn huy động trực tiếp từ dân cư và các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chưa kể đến. Việc quản lý và sử dụng nguồn vốn huy động vào ngân sách chưa hợp lý, thiếu rõ ràng, còn lãng phí và thất thoát lớn. Số vốn huy động được thông qua hệ thống tổ chức tín dụng chủ yếu là ngắn hạn, do đó không đáp ứng được nhu cầu đầu tư phát triển và chuyển đổi cơ cấu sản xuất của doanh nghiệp, đặc biệt là không đáp ứng được nhu cầu đầu tư cho cơ sở hạ tầng. Bên cạnh đó, số vốn huy động được không phát huy hết hiệu quả sử dụng, vẫn còn một lượng vốn lớn đang bị ứ đọng không chuyển thành đầu tư được. Vốn đầu tư trực tiếp của khu vực kinh tế tư nhân chủ yếu vẫn theo qui mô nhỏ và tập trung vào các lĩnh vực thương mại, phục vụ tiêu dùng (khoảng 70% vốn đầu tư). Trong khi đó nhiều dự đoán cho thấy có hàng chục ngàn tỷ đồng tiền tiết kiệm của dân cư đang cất giữ dưới dạng vàng, bạc, đá quý, tài sản có giá trị, tiền mặt, ngoại tệ nhàn rỗi, chưa được chuyển thành vốn để đầu tư và kinh doanh. Mặt khác, chúng ta vẫn chưa xoá bỏ tâm lý thích hoạt động ngầm hơn công khai theo pháp luật, tâm lý dấu giàu của người dân, tâm lý thích đầu tư ngắn hạn hơn đầu tư dài hạn, thích thu hồi lại vốn nhanh hơn là tái đầu tư tăng giá trị của đầu tư, thích những cái lợi trước mắt hơn là cái lợi lâu dài sau này. Chính vì vậy, vấn đề đầu tư cho cơ sở hạ tầng còn rất nan giải chưa được chú ý quan tâm thích đáng. Tổng quát lại, mấy năm qua tình hình tiết kiệm và đầu tư đã có những bước chuyển biến tích cực, đạt được điều này chúng ta đã phải cố gắng rất nhiều trong công tác huy động vốn, công tác quản lý thu chi ngân sách, trong việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn. Song những kết quả đạt được đó vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu đầu tư mà chúng ta cần phải đảm bảo để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế như kế hoạch dự kiến và để thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước mà Đại hội VIII của Đảng đã đề ra. Những kết quả đạt được còn rất thấp, nếu chúng ta cố gắng hơn nữa trong công tác quản lý và sử dụng vốn, trong công tác huy động vốn chúng ta sẽ khai thác và sử dụng có hiệu quả tiềm năng đang còn rất dồi dào từ các doanh nghiệp Nhà nước, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, từ nhân dân và qua hệ thống ngân sách Nhà nước. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, triệt để tiết kiệm chi tiêu, chống thất thoát trong việc sử dụng số tài sản hiện có cũng như số vốn đã huy động có ý nghĩa quan trọng không chỉ vào việc huy động thêm vốn mà còn nuôi dưỡng và làm tăng khả năng huy động nguồn vốn trong tương lai. II.2.1.b.Nguyên nhân của những yếu kém Những hạn chế trong huy động vốn và đầu tư nêu trên còn tồn tại là do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan gây ra nhưng chủ yếu là các nguyên nhân sau, đòi hỏi chúng ta phải đặc biệt quan tâm để tìm giải pháp khắc phục. Đó là: Nguyên nhân khách quan: Trình độ phát triển kinh tế của đất nước còn thấp, chỉ bằng trình độ phát triển kinh tế 15 đến 20 năm trước của các nước trong khu vực, khoảng cách này rất xa trong khi các nước vẫn đang phát triển mạnh, nguy cơ tụt hậu so với thế giới luôn là mối đe doạ. Mặt khác, mức độ tiền tệ hoá nền kinh tế thấp, đòng tiền Việt Nam chưa được hội nhập vào hệ thống tiền tệ thế giới. Bên cạnh đó, hậu quả hai cuộc chiến tranh vẫn kéo dài, số người mà xã hội phải trợ cấp còn lớn. Vì vậy mức tiết kiệm của cả nước nói chung và của huyện vừa thấp vừa phân tán với qui mô nhỏ bé. Cơ cấu sản xuất kém hiệu quả: Qui mô sản xuất nhỏ, phân bố phân tán, sử dụng không hết công suất, năng suất thấp, chất lượng thấp, chi phí cao đưa đến kết quả không đủ năng lực cạnh tranh trên thị trường. Sau 10 năm đổi mới, cơ cấu kinh tế nước ta đang ở bước ngoặt của qúa trình chuyển đổi. Thị trường đã thay đổi căn bản về cơ cấu nhu cầu, cầu về những sản phẩm truyền thống gần như đã bão hoà, dần được thay thế bằng những sản phẩm có chất lượng cao hơn, hình thức đẹp hơn. Phần lớn những năng lực sản xuất được đầu tư xây dựng trong những năm trước đây hầu như không đáp ứng được yêu cầu đó, không còn khả năng giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm dẫn đến khả năng cạnh tranh kém. Như vậy, có thể thấy rõ việc chuyển đổi cơ cấu đầu tư, cơ cấu sản xuất là yêu cầu vừa cơ bản vừa cấp bách của quá trình phát triển kinh tế hiện nay của huyện Gia Lâm. Sự thành công của chuyển đổi cơ cấu kinh tế là yếu tố quyết định đối với thành công của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nguyên nhân chủ quan: Chính sách tài chính quốc gia chưa bao quát và chưa khai thác hết các nguồn thu của nhà nước và tài sản quốc gia. Trong quản lý vốn và tài sản của huyện chưa xây dựng được cơ chế hợp lý đảm bảo thực hiện đúng vai trò của mình. Chính vì vậy, quyền lợi, quyền hạn và trách nhiệm trong quản lý vốn và tài sản bị phân tán và trong nhiều trường hợpkhông xác định rõ cơ quan Nhà nước thực sự chịu trách nhiệm trước thành phố, trước Chính phủ và Quốc hội về cách thức và hiệu quả sử dụng vốn và tài sản được giao. Trong quản lý chi tiêu, gồm cả chi thường xuyên và chi cho đầu tư phát triển còn chưa được thực hiện trên cơ sở những tiêu chuẩn và qui định phù hợp với tình hình hiện nay, chưa hình thành được thước đo hợp lý cho định mức chi tiêu và hiệu quả chi tiêu Ngân sách, chưa quán triệt nguyên tắc “ tiết kiệm là quốc sách”, chưa quan tâm đúng mức đầu tư cho cơ sở hạ tầng. Việc đổi mới doanh nghiệp Nhà nước theo hướng mở rộng quyền tự chủ sản xuất kinh doanh chỉ mới thực sự thúc đẩy doanh nghiệp cố gắng sử dụng hết năng lực hiện có, chưa tạo được động lực thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư dài hạn, mở rộng qui mô, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như thay đổi cơ cấu vốn, chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Cơ chế quản lý lưu thông tiền tệ chưa hợp lý trước yêu cầu vừa đảm bảo duy trì ổn định kinh tế, vừa đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế bền vững. Hệ thống các Ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác chưa đủ khả năng thoả mãn các yêu cầu cơ bản của người tiết kiệm do chưa tạo sự an toàn và tin cậy, chưa có mức sinh lời chấp nhận được, phương thức thanh toán rườm rà, không thuận tiện và linh hoạt với khả năng rút vốn bất cứ lúc nào, ở bất cứ đâu khi họ cần đến. Hệ thống Ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác tuy tăng nhiều về số lượng nhưng qui mô hoạt động lại quá nhỏ bé, mạng lưới kinh doanh kém phát triển, chưa làm tốt chức năng trung gian đầu tư, chưa đáp ứng yêu cầu tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế. Ngoài ra, hệ thống thanh toán chưa thuận tiện và tin cậy, chi phí giao dịch cao nên đại đa số dân cư và nhiều doanh nghiệp chưa sử dụng hệ thống Ngân hàng cho các giao dịch mua bán và thanh toán. Giữa các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp còn mang tính vụ việc, chưa được thiết lập trên cơ sở hợp tác chặt chẽ, ổn định, lâu dài, tin tưởng lẫn nhau và cùng có lợi. Hệ thống các tổ chức tín dụng phi Ngân hàng, đặc biệt là các tổ chức chuyên kinh doanh vốn dài hạn hầu như chưa có, thị trường chứng khoán mới ra đời, hoạt động chưa sôi nổi và thực sự chưa phát huy hiệu quả một cách rõ nét. Nhà nước vừa chưa khuyến khích, động viên đúng mức, vừa chưa hỗ trợ một cách thiết thực và có hiệu quả đối với đầu tư của tư nhân trong nước. Tác dụng của luật khuyến khích đầu tư trong nước còn hạn chế, chưa thu hút tối đa vốn đầu tư của khu vực kinh tế tư nhân. Luật đầu tư nước ngoài đã được sửa đổi nhiều nhưng vẫn chưa thực sự thông thoáng còn nhiều rào cản khiến nhiều nhà đầu tư nước ngoài còn e ngại chưa dám đầu tư. Chính sách thương mại và cơ chế quản lý xuất nhập khẩu không rõ ràng, không nhất quán, gây nhiều cản trở đến đầu tư. Bảo hộ sản xuất trong nước đang có xu hướng làm xói mòn động lực xuất khẩu và không thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu theo hướng nâng cao hiệu quả và nâng cao cạnh tranh. Hậu quả là sẽ tạo một nền kinh tế chi phí sản xuất cao, kém hiệu quả, kém khả năng cạnh tranh, làm hại đến lợi ích của đông đảo người tiêu dùng. Cơ sở hạ tầng của ta còn yếu kém, không đáp ứng được yêu cầu của phát triển kinh tế, gây hạn chế nhiều trong vấn đề đầu tư. Đây là một nguyên nhân có tác hại lớn đối với việc thu hút vốn đầu tư cả trong nước và nước ngoài. Tất cả các nguyên nhân trên dù là khách quan hay chủ quan chúng ta cũng cần phải tìm cách khắc phục. Bởi vì, hậu quả cuối cùng đối tượng phải gánh chịu là nhân dân, hơn nữa với việc khắc phục được những nguyên nhân trên chúng ta sẽ tăng được khả năng tiết kiệm giành cho đầu tư phát triển, thu hút được vốn nhàn rỗi trong dân cư và trong doanh nghiệp, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, nguồn vốn đầu tư dài hạn sẽ tăng, cơ sở hạ tầng được phát triển, đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế, cơ cấu kinh tế được chuyển dịch. II.2.2.Đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuât và hạ tầng cơ sở: II.2.2.a.Tình hình đầu tư mạng lưới điện: Điện là nguồn năng lượng chủ yếu của quá trình sản xuất cũng như sinh hoạt của nhân dân, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì nhu cầu về năng lượng nói chung và điện nói riêng đều bùng nổ gây ra sức ép rất lớn đến cơ cấu và chiến lược phát triển ngành năng lượng. Trong nhiều năm qua, ngành điện đã có sự phát triển khá, đáp ứng được những mục tiêu chính yếu của Đảng và Nhà nước đề ra. Điện giữ vai trò cơ bản cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động kinh tế, đặc biệt khi đời sống nhân dân ngày một cao thì nhu cầu sử dụng càng được nâng lên. Do đó đầu tư xây dựng, bảo đảm nâng cấp điện thường xuyên là điều cần thiết để đáp ứng nhu cầu đời sống cũng như sản xuất được đảm bảo và liên tục. Gia Lâm là huyện có tốc độ đô thị hoá nhanh thì điện ngày càng phải đáp ứng đủ. Tuy nhiên: + Theo số liệu tổng hợp ( thời điểm 7/1999) trên địa bàn các xã có 83 trạm biến áp các loại với công suất: 23100 KVA. Tổng chiều dài đường dây trung thế 34 km, đường trục hạ thế và các đường dây trục thôn, xóm 562 km được phân bố trên địa bàn 30 xã. Phần lớn các trạm biến áp được xây từ lâu ( những năm 60, 70), hao tổn công xuất lớn, thường xảy ra quá tải. + Hệ thống dây tải cũ nát, chắp nối bằng nhiều loại dây dẫn khác nhau ( dây AC25, AC35, AC70, A15, A25, A35, M35…) chất lượng dây dẫn kém do đã sử dụng nhiều năm (còn 50- 60%). Một vài xã như Kiêu Kỵ, Yên Viên, Dương Quang… một số tuyến đường nhánh còn dùng các loại dây dẫn lưỡng kim. + Về cột điện trên địa bàn các xã có 7300 cột các loại, trong đó cột xi măng 6160 chiếc ( chiếm 83,38%) còn lại là các loại cột khác: sắt, gỗ, tre ( theo đánh giá chất lượng cột chỉ còn 50- 60%) + Công tơ đo điện gồm nhiều chủng loại, nhiều nước sản xuất, chất lượng khác nhau, phần lớn không qua kiểm định trước khi lắp đặt và nhiều năm nay chưa được kiểm định lại. Do quá trình xây dựng và phát triển lưới điện nông thôn trước đây gắn với việc cấp điện bơm nước thuỷ lợi, mang tính tự phát, chắp vá, không theo qui hoạch và quy phạm kỹ thuật, có đâu làm đó, quá trình sử dụng đã hư hỏng nhiều, hao tổn công xuất lớn, kinh phí sửa chữa có hạn do vậy vừa không đảm bảo an toàn vừa không đáp ứng đủ nhu cầu điện cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Giá bán điện ở một số nơi còn cao ( 700 và trên 700đồng/KWh, việc thu tiền điện không có hoá đơn, sổ sách ghi chép thiếu thống nhất và chưa khoa học, thu tiền điện cao nhưng không có tích luỹ để sửa chữa, tu sửa và phát triển hệ thống điện. Thực hiện chỉ thị số 12/ CT- UB ngày 18/5/1999 của UBND thành phố Hà Nội về việc “thực hiện quyết định số 22/1999/ TTg ngày 13/2/1999 của Thủ tướng Chính phủ về đề án điện nông thôn tại các xã ngoại thành Hà Nội” các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của thành phố và chỉ đạo của Ban Thường vụ Huyện Uỷ, UBND huyện Gia Lâm đã chỉ đạo các ngành chức năng của huyện, điện lực Gia Lâm, tranh thủ sự phối hợp, giúp đỡ của các ban ngành thành phố trực tiếp là Phòng Quản lý điện năng- Sở Công nghiệp, Phòng Điện nông thôn- Công ty điện lực Hà Nội, kết hợp chặt chẽ với UBND, HTX dịch vụ của các xã để tổ chức thực hiện kế hoạch, hướng dẫn và tháo gỡ kịp thời những vướng mắc nảy sinh nhờ vậy sau gần một năm triển khai đề án điện nông thôn huyện đã đạt được một số kết quả bước đầu, dần dần quán triệt rõ mục đích ý nghĩa của đề án nông thôn: xoá bỏ cai thầu, bán điện tới hộ dân, giảm giá bán điện sinh hoạt dưới giá trần, hạch toán đúng, đủ chi phí, đảm bảo an toàn và đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu về điện cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Cùng với việc triển khai có kết quả các dự án đầu tư cải tạo nâng cấp lưới điện bằng vốn ngân sách của thành phố, các xã đã tích cực tranh thủ, huy động mọi nguồn vốn ( kể cả vốn vay) để chủ động nâng cấp lưới điện, phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng của nhân dân: Đầu tư cải tạo lưới điện bằng nguồn vốn của thành phố: Năm 1999 huyện Gia Lâm có 3 xã được nâng cấp cải tạo lưới điện theo kế hoạch của thành phố là Long Biên, Đặng Xá, Lệ Chi với tổng dự toán được duyệt 4081 triệu đồng trong đó ngân sách cấp 2748 triệu đồng. Uỷ ban nhân dân- ban chỉ đạo huyện giao Ban quản lý dự án cùng với UBND 3 xã trên tổ chức thực hiện đến nay đã hoàn thành dự án, phần vốn ngân sách cấp gồm: hoàn thành việc xây mới 6 trạm biến áp, cải tạo nâng công suất 3 trạm, di chuyển 2 trạm. Xây mới các tuyến cao thế nối với các trạm biến áp gồm: Đặng Xá 935m, Lệ Chi 700m, Long Biên 899m. Cải tạo trục hạ thế với tổng chiều dài tuyến là: Đặng Xá 3455m, Lệ Chi 1897m, Long Biên 1663m. Nhìn chung, các công trình trên được thực hiện đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật, đưa vào sử dụng giảm tổn thất, chất lượng điện được nâng lên đáng kể ( điện áp ổn định, đạt khoảng 180- 200 vôn vào giờ cao điểm ) giảm được giá bán tới hộ dân. Đầu tư của các xã: Bên cạnh việc đầu tư theo dự án, Uỷ ban nhân dân- Ban chỉ đạo huyện chỉ đạo các xã tích cực huy động mọi nguồn vốn để cải tại nâng cấp lưới điện, đảm bảo chất lượng điện phục vụ cho nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân. Tính từ khi triển khai đề án điện đến nay các xã đã đầu tư 3351 triệu đồng cho cải tạo nâng cấp, xây mới 10 trạm biến áp, nâng cấp các tuyến hạ thế… các xã đầu tư nhiều là : Bát Tràng 1340 triệu, Đa Tốn 379 triệu, Dương Xá 220 triệu, Đông Dư 130 triệu, Kim Sơn 80 triệu đồng… Việc đầu tư trên đã đáp ứng được một phần nhu cầu về điện và góp phần giảm giá điện ở địa phương. Về các dự án năm 2000: Thực hiện kế hoạch của thành phố, năm 2000 huyện Gia Lâm có 9 xã được đầu tư nâng cấp, cải tạo lưới điện là: Trâu Quỳ, Dương hà, Đông Dư, Kiêu Kỵ, Kim Sơn, Dương Xá, Ngọc Thuỵ, Thượng thanh, Phù Đổng với tổng vốn đầu tư tới 22 tỷ đồng. Danh mục các dự án điện nông thôn huyện Gia Lâm năm 2000 Tên dự án KH- HT Vốn đầu tư ( triệu đồng) Xã Đông Dư 2000 1500 Xã Phù Đổng 2000 1870 Xã Kim Sơn 2000 2020 Xã Dương Xá 2000 1600 Xã Ngọc Thuỵ 2000 1560 Xã Thượng Thanh 2000 1630 Xã Trâu Quỳ 2000 4500 Xã Kiêu Kỵ 2000 4800 Xã Dương Hà 2000 3840 Nguồn: Phòng Kế hoạch huyện Gia Lâm II.2.2.b.Tình hình đầu tư hệ thống giao thông huyện: Giao thông là điều kiện để thúc đẩy nền kinh tế phát triển, cũng như văn hoá xã hội, tạo tiền đề cho sự phát triển công nghiệp, thương mại, du lịch, dịch vụ. Với 31 xã 4 thị trấn, hiện nay Gia Lâm có 81km đường giao thông bộ; 36,4 km đường giao thông nội địa đan xen giữa các vùng, các địa phương, trên 200 km đường liên thôn. Đến năm 2000, tỷ lệ đường giao thông được trải nhựa, bê tông, gạch đá cấp phối chiếm 97,75%. Tuy nhiên, về chất lượng trừ tuyến đường quốc lộ, tuyến nội đô thị được đảm bảo còn lại các tuyến đường liên huyện, liên xã và nội thôn tuy đã được sửa chữa nâng cấp hàng năm nhưng so với nhu cầu phát triển kinh tế thì không phù hợp. Sản xuất càng phát triển dẫn đến giao lưu trao đổi ngày càng nhiều, các tuyến đường ở nông thôn nhất là các tuyến đường gạch đá cấp phối và đường đất (chủ yếu là đường dân sinh) thường xuyên bị quá tải tồn tại ở một số xã nghèo, kinh tế chậm phát triển cần chú ý đầu tư tiếp bằng nguồn vốn hỗ trợ của Ngân sách Nhà nước. Gia Lâm có những điều kiện tốt cho việc giao lưu, trao đổi về kinh tế, văn hoá xã hội với các vùng khác. Thế nhưng với quá trình đô thị hoá nhanh như hiện nay thì sản xuất nông nghiệp ngày càng có xu hướng tập trung vào chuyên môn hoá sản xuất. Vậy cần phải nâng cấp và xây dựng thêm một cách có qui hoạch đến các tuyến đường nội đồng bởi các tuyến đường này hiện nay còn eo hẹp, không đảm bảo cho các loại máy móc nông nghiệp đến đồng ruộng thay thế thủ công. Hơn thế nữa, hầu hết các tuyến giao thông hiện nay vẫn chưa có hệ thống thoát nước hoặc có nhưng kém, chưa hoàn thiện, hệ thống cây xanh ven đường bị chặt phấ nhiều gây khó khăn cho việc đi lại cả về mùa mưa và mùa nắng, không đảm bảo cảnh quan môi trường, cần được quan tâm qui hoạch lại. Hệ thống giao thông nông thôn có vai trò hết sức quan trọng trong việc tăng cường khả năng giao lưu hàng hoá, tiêu thụ sản phẩm tạo đà phát triển kinh tế giữa các vùng trung tâm với vùng sâu, vùng xa của huyện như: Phù Đổng, Trung Mầu, Dương Quang, làm giảm tỷ lệ nghèo và sự chênh lệch về kinh tế giữa thị trấn, thị tứ với các nông thôn vùng sâu, vùng xa, thúc đẩy quá trình cơ giới hoá, hiện đại hoá nông nghiệp. Nhận thức được điều này nên vấn đề đầu tư cho hạ tầng giao thông nông thôn là một trong những chương trình quan trọng được các cấp lãnh đạo của thành phố và huyện hết sức quan tâm, hàng năm thường xuyên cho tiến hành nâng cấp và tu sửa các tuyến đường trọng điểm tạo điều kiện để tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Với tổng kinh phí đầu tư trên 12 tỷ đồng trong năm 1999 huyện Gia Lâm đã làm được khối lượng lớn đường giao thông như sau: + Nâng cấp sửa chữa tuyến đê Tả Hồng, Hữu Đuống. + Làm mới tuyến đường liên thôn xã Phù Đổng- Ninh Hiệp, Dương Quang, Kiêu Kỵ, Cự Khối, Yên Thường. + Nâng cấp tuyến đường liên xã Kiêu Kỵ- Đa Tốn phục vụ xe đổ rác. + Trải thảm nhựa đường Phố chợ Gia Lâm + Nâng cấp các tuyến nhánh thuộc dự án quốc lộ 5: Trâu Quỳ- Cổ Bi, Trâu Quỳ-Kim Sơn…với tổng chiều dài nâng cấp dải nhựa là 18 km đường liên xã, 2 km đường cấp phối, nâng cấp 10 km đường bê tông liên xã, liên thôn với tổng kinh phí là 12,325 tỷ đồng trong đó: Vốn thành phố: 9 tỷ đồng; vốn của huyện: 1,4 tỷ đồng; Vốn khác:1 tỷ đồng; vốn do nhân dân đóng góp 925 triệu đồng và trên 1000 ngày công lao động. Năm 2000- năm bản lề, kết thúc kế hoạch1996-2000 tạo tiền đề xây dựng kế hoạch 5 năm 2001- 2005, năm có nhiều sự kiện chính trị quan trọng của thủ đô. Được sự lãnh đạo của Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện, sự quan tâm sát sao của thành phố và với sự nỗ lực vượt bậc của toàn thể nhân dân trong huyện, việc đầu tư cho cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn được tiến hành tốt: Danh mục đầu tư hạ tầng giao thông nông thôn năm 2000 TT Công trình Tổng vốn theo dự án (tr.đồng) Tổng số Ngân sách 1 Cải tạo, nâng cấp đường liên thôn xã Lệ Chi 250 250 2 Cải tạo đường liên thôn xã Trung Mầu 400 400 3 Cải tạo nâng cấp đường xã Bồ Đề- TT Gia Lâm 756,7 200 4 Cải tạo đường vào thôn Linh Quy xã Kim Sơn 132 132 5 Cải tạo nâng cấp đường vào chợ Thanh Am 204,7 204,7 6 Cải tạo nâng cấp đường liên thôn xã Cự Khối 111,7 111,7 7 Cải tạo, sửa chữa đường Dốc Lã- Linh Hiệp 1064 1064 8 Cải tạo nâng cấp đường Đặng Xá 200 200 9 Sửa chữa đường vào ngõ 408 đường Ngô Gia Tự 242 242 Nguồn: Phòng Kế hoạch huyện Gia Lâm II.2.2.c.Tình hình đầu tư hệ thống thuỷ lợi: Thủy lợi có vai trò rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, góp phần vào việc nâng cao năng suất cây trồng nhất là đối với các loại cây lương thực ở nước ta, chủ yếu là trồng lúa nước. Thật đúng như câu dân gian đúc kết vai trò của thuỷ lợi đối với bà con nông dân: “ Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”. Có thể nói, thuỷ lợi là yếu tố hàng đầu trong sản xuất nông nghiệp của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Hiện nay, với việc ngành nông nghiệp thực hiện thâm canh tăng vụ ngày càng phổ biến và vì thế diện tích gieo trồng sẽ tăng tương ứng, mặc dù diện tích đất nông nghiệp giảm thì việc tưới tiêu càng cần phải đảm bảo. Điều này đòi hỏi đầu tư phải tăng cường hơn nữa, thường xuyên nâng cấp, tu sửa, bảo dưỡng công trình để phục vụ tốt cho sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, tăng thêm trạm bơm để phục vụ tưới toàn bộ diện tích gieo trồng, tiêu nước trong mùa mưa lũ cho cả phần diện tích nông nghiệp và phi nông nghiệp (hiện nay công tác này còn kém nên úng lụt vẫn có thể xảy ra do công tác tiêu úng không đảm bảo). Về hệ thống kênh mương: Hiện nay, Gia Lâm có 350,25km kênh mương trong đó có 175 km kênh mương tưới chiếm 50,1% và 145,75km kênh mương tiêu chiếm 41,67% còn lại là kênh mương tưới tiêu hỗn hợp chiếm 8,29%. Kênh mương cấp III và nội đồng do hợp tác xã quản lý, kênh mương cấp I và II do xí nghiệp thuỷ nông quản lý. Các kênh này có hệ số dẫn nước rất thấp chỉ đạt từ 0,4- 0,7 vì kênh mương đã xuống cấp, lòng kênh hẹp thất thoát nước, dòng chảy chậm, rò rỉ nhiều. Số lượng chiều dài kênh mương cấp I được cứng hoá là 4,92 km chiếm 15,02 % so với tổng chiều dài kênh mương cấp I, kênh mương cấp III là 56km trong đó được cứng hoá 31,91%, còn lại là đất. Thực tế cho thấy tổng số kênh mương của huyện được cứng hoá chiếm một tỷ lệ rất nhỏ ( 10,02% chiều dài kênh mương toàn huyện ), còn lại chủ yếu kênh tưới, kênh tiêu 100% là đất. Hệ thống các kênh mương tưới tiêu hàng năm được nạo vét vẫn không đảm bảo tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp, trên các hệ thống tưới tiêu nhân dân còn thả bèo, trồng sen, đổ rác, đắp đất làm ngăn cản dòng chảy … Điều đáng nói là mặc dù xí nghiệp thuỷ nông có can thiệp, nhắc nhở nhưng đâu lại vào đấy. Vậy, bên cạnh việc nâng cấp nạo vét, đầu tư thường xuyên cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp quản lý và nhân dân sao cho phục vụ thuỷ lợi trong nông nghiệp tốt hơn, nâng được hệ số dẫn nước lên cao hơn. Hệ thống kênh mương của huyện Gia Lâm Chỉ tiêu 1999 2000 Tốc độ phát triển Chiều dài (km) Cơ cấu (%) Chiều dài (km) Cơ cấu (%) I. Tổng chiều dài kênh mương 350,25 100 350,25 100 100 1. Chiều dài kênh mương tưới 175,5 50,1 175,5 50,1 100 + Kênh cấp I 32,75 18,66 32,75 18,66 100 Trình độ: Cứng hoá 4,92 15,02 4,92 15,02 100 + Kênh mương cấp II 37,55 21,4 37,55 21,4 100 + Kênh mương cấp III 56 31,91 56 31,91 100 Trình độ: Cứng hoá 30,82 55 35 62,5 113,6 + Kêng mương nội đồng 49,2 28,03 49,2 28,03 100 2. Chiều dài kênh tiêu 145,75 41,61 145,75 41,61 100 + Kênh cấp I 31,77 21,8 31,77 21,8 100 + Kênh cấp II 36,4 24,97 36,4 24,97 100 + Kênh cấp III 40 27,4 40 27,4 100 + Kênh nội đồng 37,58 20,23 37,58 20,23 100 Chiều dài kênh mương tưới tiêu 29 8,29 29 8,29 100 + Kênh cấp I 10 30,18 10 30,18 100 + Kênh cấp II 19 65,52 19 65,52 100 Nguồn : Phòng Thống kê huyện Gia Lâm II.2.3.Đánh giá kết quả và hiệu quả đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng huyện: Mười năm qua (1990- 2000) là một chặng đường lịch sử quan trọng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội huyện Gia Lâm nói riêng và thủ đô Hà Nội,cả nước nói chung, là thời kỳ đổi mới cơ chế quản lý nền kinh tế từ kế hoạch hoá tập trung, bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Trong 10 năm ấy, chúng ta đã đạt được những thành quả thực sự to lớn, tạo nên những chuyển biến quan trọng trong phát triển kinh tế và xây dựng nông thôn mới, trong đó phải nói tới tầm quan trọng của đầu tư phát triển nói chung và đầu tư vào lĩnh vực hạ tầng nông thôn nói riêng. Vì vậy, đánh giá kết quả và hiệu quả đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn của huyện trong những năm vừa qua có ý nghiã rất quan trọng đối với việc xác định phương hướng chiến lược và mục tiêu cũng như các giải pháp nhằm tiếp tục phát triển kinh tế -xã hội huyện cho 10 năm tiếp theo, thời kỳ đến năm 2010. Những thành tựu đạt được, những khó khăn, tồn tại, những chiều hướng phát triển kinh tế – xã hội trong10 năm qua cùng với những bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn công cuộc đổi mới ở Thủ đô là những căn cứ cho việc hoạch định chiến lược, lựa chọn phương án và đề ra các giải pháp cho thời gian tới. Kết quả đầu tư: Thực hiện phương hướng nhiệm vụ phát triển nông nghiệp nông thôn Thủ đô Hà nội ghi trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ 12 và Kế hoạch 05/TU-KH của Thành Uỷ Hà nội về việc tiếp tục thực hiện chương trình phát triển kinh tế ngoại thành và xây dựng nông thôn mới, trong 5 năm 1996- 2000, công tác đầu tư phát triển kinh tế xã hội nói chung và đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn nói riêng phục vụ cho phát triển nông nghiệp và kinh tế ngoại thành huyện Gia Lâm đã đạt được những kết quả tương đối khả quan. Chúng ta có thể đánh giá được kết quả thông qua tình hình thực hiện đầu tư đã nêu ở phần trên như sau: * Tổng vốn ngân sách đầu tư đạt 68.007 triệu đồng, bình quân một năm đầu tư 13601,4 triệu đồng gấp 1,5 lần so với năm 1995. Tốc độ tăng bình quân hàng năm thời kỳ 1996-2000 là 8,3%/năm. Nguồn vốn đầu tư chủ yếu bằng nguồn vốn ngân sách đầu tư XDCB của Thành phố và vốn sự nghiệp chống xuống cấp đầu tư qua ngân sách huyện. Riêng vốn đầu tư xây dựng cơ bản của Thành phố bình quân mỗi năm đầu tư 8240,8 triệu đồng gấp 1,8 lần so với mức đầu tư của năm 1995. Tỷ trọng vốn đầu tư cho huyện trong tổng vốn đầu tư XDCB của Thành phố bình quân đạt 14% tăng 1,3 % so với năm 1995. Riêng năm 1999 và 2000 tỷ trọng trên là 18-19%, điều này thể hiện sự quan tâm chú trọng đầu tư cho Nông nghiệp và Kinh tế ngoại thành của Thành Uỷ và UBND Thành phố. Vốn đầu tư cân đối qua Ngân sách huyện cho nông nghiệp và phát triển kinh tế cũng được tăng cường, tổng vốn đầu tư trong 5 năm đạt 172303 triệu đồng, bình quân đầu tư 34460,6 triệu đồng/năm. * Vốn đầu tư ngày càng được đa dạng hoá về nguồn huy động. Nguồn vốn ngân sách Nhà nước, vốn của doanh nghiệp Nhà nước, vốn tín dụng Nhà nước, vốn tín dụng thương mại, vốn của doanh nghiệp ngoài quốc doanh và dân cư, vốn đầu tư nước ngoài, vốn cổ phần hoá doanh nghiệp. Nguồn vốn huy động đa dạng đã đưa đến sự thay đổi về cơ cấu nguồn vốn. Nếu năm 1990 nguồn vốn đầu tư cho phát triển kinh tế xã hội nói chung và lĩnh vực hạ tầng nói riêng chủ yếu là vốn Nhà nước (gồm vốn ngân sách Nhà nước, vốn tự có của các doanh nghiệp Nhà nước và vốn tín dụng Nhà nước) chiếm 86% thì năm 2000 chỉ còn 46%, phần còn lại là vốn ODA và các nguồn vốn khác. Cơ cấu vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng Nguồn vốn 1990 1995 2000 Ngân sách trung ương 80,6% 38,6% 30,3% Ngân sách địa phương 5,5% 11,7% 15,7% Vốn ODA - 14,4% 8,7% Nguồn khác 13,9% 18,1% 45,3% Nguồn: Cục Thống kê Hà Nội * Trong công tác huy động vốn cho đầu tư phát triển nông nghiệp và nông thôn nói chung chúng ta đã đạt được những kết quả tương đối. Nếu những năm 1980 trở về trước nguồn vốn dành cho nông nghiệp và nông thôn chỉ có vốn Ngân sách Nhà nước và vốn từ hợp tác xã sản xuất nông nghiệp trong đó vốn ngân sách Nhà nước là chủ yếu thì đến nay chúng ta đã huy động thêm được nguồn vốn từ Ngân hàng (Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn là chủ yếu) từ mọi thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Do đó cơ cấu vốn đầu tư cũng thay đổi. Nguồn vốn hộ nông dân đóng góp (cả tiền của và sức lao động ) đã trở thành nguồn vốn quan trọng. Tỷ trọng của nguồn vốn này so với nguồn vốn Nhà nước đã gần tương đương nhau, đặc biệt đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn, tỷ trọng của nó chiếm rất lớn trong lĩnh vực xây dựng, sửa chữa các công trình giao thông, thuỷ lợi, điện lưới. Điều này càng khẳng định nguồn vốn quan trọng trong nông thôn là vốn của dân cư tự huy động đầu tư vào cả sản xuất và xây dựng cơ sở hạ tầng. Do đó, huy động được và sử dụng nguồn vốn này cho tốt là vô cùng cần thiết. Kết quả đầu tư cho điện, thuỷ lợi, giao thông của huyện : Đầu tư cho thuỷ lợi : Thực hiện phương châm thủy lợi là biện pháp hàng đầu phục vụ sản xuất nông nghiệp cho nên việc xây dựng các hệ thống tưới tiêu, trạm bơm là vô cùng quan trọng. Việc kiên cố hoá kênh mương không chỉ đảm bảo phát triển một nền nông nghiệp toàn diện, cho cây lúa có hiệu quả cao mà còn có thể canh tác thêm các loại cây trồng khác như: rau sạch, hoa và các cây lương thực khác... Nhận thức rõ điều này, trong những năm qua thành phố đã ưu tiên đầu tư cho lĩnh vực này đồng thời chỉ đạo các huyện trích ngân sách để đầu tư vào thuỷ lợi và kết quả đạt được khá khả quan. Trong 5 năm 1996- 2000 tổng vốn đầu tư cho xây dựng các công trình thuỷ lợi 34.226 triệu đồng, bình quân mỗi năm đầu tư 6845 triệu đồng. Đầu tư cho thuỷ lợi tập trung vào việc cải tạo , nâng cấp các trạm bơm tưới tiêu , hồ chứa nước bị xuống cấp , đầu tư xây dựng hệ thống kênh gạch ... Các công trình chủ yếu đầu tư trong các năm qua đó là :16 trạm bơm tưới tiêu đầu mối , 4 hồ chứa nước , trên 100 km kênh mương được kiên cố hoá . Đầu tư cho thuỷ lợi đã góp phần tăng diện tích tưới thêm 2500 ha, tiêu thêm 1000 ha , đảm bảo tưới chủ động cho 80% diện tích trồng trọt và tiêu chủ động cho 65-70 % diện tích thường bị úng. Nói tóm lại, đầu tư cho các công trình thuỷ lợi hiện đang rất được quan tâm. Vốn đầu tư các công trình thuỷ lợi được Nhà nước huy động theo phương thức: “Nhà nước và nông dân cùng làm”. Lượng vốn của Nhà nước dành cho thuỷ lợi được thành phố ưu tiên chiếm 50% tổng số vốn dành cho phát triển nông nghiệp, nông thôn. Tuy vậy, lượng vốn này chưa được giải quyết, phân bố đồng đều ở tất cả các công trình và các vùng. Nhiều hệ thống công trình, nhiều vùng còn đang rất thiếu vốn để duy tu nâng cấp chất lượng. Mặc dù được ưu tiên đầu tư song vốn đầu tư cho hệ thống thuỷ lợi vẫn còn rất thấp, mức đầu tư chưa được 1000 USD/ha trong khi nhu cầu phải là 3000- 4000 USD/ha. Bởi thế chúng ta cần phải tích cực huy động vốn để đầu tư cho hệ thống thuỷ lợi - một hệ thống quan trọng trong ngành nông nghiệp. Đầu tư giao thông : Đầu tư cho giao thông huyện trong các năm 1995-2000 đạt 26070 triệu đồng, bình quân mỗi năm 5214 triệu đồng. Nội dung đầu tư chủ yếu nâng cấp cải tạo, làm mới hệ thống đường liên xã thuộc huyện và hỗ trợ một phần đường liên thôn (vốn sự nghiệp giao thông cân đối qua ngân sách huyện). Kết quả trong 5 năm đã cải tạo và nâng cấp nhựa hoá được 112km đường liên xã, hỗ trợ xây dựng trên 200 km đường bê tông, gạch cấp phối. Trong việc đầu tư cho hệ thống giao thông, thực tế quản lý cấp phát vốn cho thấy vốn đầu tư cho lĩnh vực này của Ngân sách thành phố giao (vốn xây dựng cơ bản tập trung ) chiếm tỷ lệ không lớn chủ yếu mang tính chất hỗ trợ. Trong khi đó nguồn vốn do dân đóng góp chiếm tỷ lệ khá lớn gồm cả tiền của và sức lao động. Sức lao động của nông dân đóng góp tính ra chiếm khoảng 15% tổng chi phí. Với thực tiễn này, chúng ta nhận thấy rằng vốn đầu tư cho các công trình giao thông nông thôn nguồn vốn của dân góp đang dần giữ vai trò chủ yếu. Điện nông thôn : Theo nguồn của Tổng công ty điện lực Việt Nam, kết quả trong 5 năm đầu tư là 41083 triệu đồng, bình quân mỗi năm đầu tư 8216 triệu đồng . Nội dung đầu tư chủ yếu là xây mới, cải tạo nâng công suất các trạm biến áp , cải tạo nâng cấp lưới điện đã xuống cấp, cải tạo trục hạ thế ... Do đổi mới công tác quản lý và đầu tư nâng cấp lưới điện đã giảm được hao tổn điện năng, vì vậy các địa phương đã giảm được giá điện tiêu dùng sinh hoạt cho nhân dân (đa số các xã có giá điện sinh hoạt thấp hơn giá trần 700đKW/h). Các xã đã thực hiện tốt việc giảm giá trong năm qua là Đặng Xá từ 650đKW/h xuống 600đKW/h, Bát Tràng từ 700 xuống 635đKW/h, thôn Linh Quy xã Kim Sơn từ 700 xuống 650đKW/h, Lệ Chi từ 650 xuống 600đKW/h, Dương Xá từ 700 xuống 650đKW/h... Kết quả trên thể hiện sự phấn đấu nỗ lực của cán bộ và nhân dân trong huyện đối với lĩnh vực đầu tư trong nhiều năm qua. Về hiệu quả đầu tư: Thực hiện đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn trong 5 năm 1996 –2000 đã góp phần tích cực đến phát triển nông nghiệp và kinh tế huyện Gia Lâm. Ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp sau một thời gian khó khăn đến nay đã hồi sinh và phát triển. Ngành xây dựng kể cả xây dựng của Nhà nước và của nhân dân đã phát triển mạnh mẽ. Ngành nông nghiệp đã chuyển sang theo hướng thâm canh, tập trung sản xuất hàng hoá, tạo ra giá trị sản phẩm cao trên một ha canh tác. Cơ cấu kinh tế ngoại thành đã có sự chuyển dịch theo hướng tiến bộ , tỷ trọng ngành nông lâm ngư nghiệp đã giảm từ 36,4% năm 1995 còn 31,78% năm 2000. Tỷ trọng ngành công nghiệp , tiểu công nghiệp và dịch vụ tăng từ 61,2% năm 1995 lên 68,3% năm 2000 . Đây cũng là xu thế tất yếu của quá trình đô thị hoá nhanh.Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế không chỉ tăng khối lượng sản phẩm hàng hoá mà còn giải quyết việc làm cho lực lượng lao động nhàn rỗi ở nông thôn, góp phần tăng thu nhập, nâng cao đời sống và ổn định chính trị, xã hội ở nông thôn. Kết quả phát triển kinh tế huyện (Giá cố định năm 1996) Chỉ tiêu 1998 1999 2000 Tốc độ Giá trị (tỷ.đ) Cơ Cấu (%) Giá trị (tỷ.đ) Cơ Cấu (%) Giá trị (tỷ.đ) Cơ Cấu (%) 99/98 2000/ 99 I/ Tổng giá trị sản xuất 587,83 100 644,157 100 709,31 100 119,58 109,85 1.Ngành NN 206,9 35,2 218,314 33,89 225,43 31,78 105,52 104,38 - Trồng trọt 126,66 61,22 129,463 59,3 135,51 60,11 102,22 103,44 - Chăn nuôi 80,24 38,78 88,854 40,7 89,92 39,89 110,73 105,86 2.Ngành CN-TTCN 207,97 35,38 229,391 35,61 256 36,09 110,3 110,95 3.Ngành TM- DV 172,96 29,42 196,45 30,5 227,88 32,13 113,57 114,98 II/ Chỉ tiêu bình quân (đơn vị: tr.đ) 1.Tổng GTSX/khẩu 1,88 2,0346 2,2175 108,07 108,53 2.TổngGTSX/ LĐ 4,6 4,9444 5,3899 107,33 108,17 3.Tổng GTSX/ hộ 7,93 8,4763 8,81 106,91 105,4 4.Tổng GTSX nông nghiệp/ha canh tác 24,49 25.964 26,875 106,02 104,76 5.Tổng GTSX nôngnghiệp/ha NN 22,51 23,862 24,697 106,02 104,75 Nguồn: Phòng Thống kê huyện Gia Lâm Sản xuất nông nghiệp tăng trưởng khá, bình quân thời kỳ 96-2000 là 4,7%/năm. Riêng đối với ngành nông nghiệp cả trồng trọt và chăn nuôi đều phát triển, sự chuyển dịch cơ cấu giữa nội bộ ngành, giữa trồng trọt và chăn nuôi theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành chăn nuôi, đưa chăn nuôi phát triển cân đối với trồng trọt, làm cơ sở hỗ trợ lẫn nhau, chăn nuôi tận dụng nguồn sản phẩm của trồng trọt và cung cấp trở lại cho trồng trọt nguồn phân bón và các sẩn phẩm hàng hoá khác có giá trị cao hơn để đầu tư thâm canh,tăng năng suất của ngành trồng trọt. Xét chung toàn bộ nền kinh tế, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp năm 2000 đạt 225,43 tỷ đồng tăng 4,72% so với năm 1999. Giá trị sản xuất ngành nông lâm, thuỷ sản trên 1 ha canh tác đạt 26,2 triệu đồng tăng 5,5% so với năm 1999. Năng suất lúa cả năm đạt 44,1 tạ/ ha tăng 0,5 tạ/ ha. Sản lượng lương thực cả năm đạt 55440,2 tấn/ năm, tăng 877 tấn so với năm 1999. Diện tích ngô cả năm 3332,2 ha, năng suất bình quân 32,3 tạ/ ha, sản lượng cả năm đạt10790 tấn. Trong cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp có sự chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng tăng tỷ trọng các loại cây trồng , vật nuôi có chất lượng và giá trị hàng hoá cao như lúa đặc sản, hoa , cây cảnh, cây ăn quả, nuôi trồng các loại thuỷ đặc sản, phát triển mạnh chăn nuôi gia cầm, lợn hướng nạc, bò sữa vv...Chính vì vậy, diện tích cây trồng có giá trị cao như hoa, cây cảnh, cây ăn quả đều tăng, bò sữa, lợn nạc, gà công nghiệp phát triển khá . + Rau các loại cả năm: 2025,4 ha, năng suất bình quân 131,4 tạ/ha, sản lượng đạt 4856 tấn, trong đó rau sạch 594 ha ( đạt 94,3% kế hoạch đề ra) + Diện tích cây công nghiệp các loại: 1914,8 ha ( Có 1040,8 ha đậu tương), năng suất sản lượng đều tăng so với năm 1999. Trong nông nghiệp, hộ gia đình thực sự trở thành đơn vị kinh tế tự chủ, đã xuất hiện nhiều mô hình sản xuất theo hướng sản xuất hàng hoá đạt hiệu quả kinh tế cao, trong đó có việc hình thành và phát triển mô hình kinh tế trạng trại trong nông nghiệp và nông thôn ở các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Khu vực sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trong nông thôn cũng phát triển rất nhanh chóng và vững chắc so với nhiều thập niên trước đây. Nhờ cơ chế, chính sách mới của Đảng và Nhà nước, nhiều ngành nghề mới ra đời, nhiều ngành nghề và làng nghề truyền thống được khôi phục và phát triển tốt như Gốm sứ (Bát tràng), may da (Kiêu kỵ)... Tiểu thủ công nghiệp ngày càng có vị trí quan trọng, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong khu vực. Các ngành dịch vụ : Trong quá trình đầu tư đổi mới, các hoạt động dịch vụ được mở rộng nhằm phục vụ tích cực cho quá trình phát triển kinh tế – xã hội. Các ngành dịch vụ đều có tốc độ tăng trưởng khá, đặc biệt là ở các lĩnh vực vận tải, thông tin liên lạc – bưu điện và bưu chính viễn thông, tài chính tín dụng. Ba năm gần đây, dưới ánh sáng của Nghị quyết TW II, Nghị quyết TW V hoạt động trên lĩnh vực Giáo dục và đào tạo, KH – CN có bước tiến mới so với giai đoạn trước đó. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật trong nông nghiệp và nông thôn được tăng cường. Bằng nguồn vốn ngân sách, nguồn vốn huy động của nhân dân, cho đến nay đã căn bản nhựa hoá và bê tông hoá giao thông nông thôn (90% đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc16254.DOC
Tài liệu liên quan