Tài liệu Đề tài Đất xám: Mục Lục .
Lời mở đầu __ Trang 2
Phần I : Quá trình hình thành và phân loại
Tổng quan Đất xám __Trang 3
Phân loại chi tiết
A / Đất xám bạc màu__Trang 5
B/ Đất xám Glay__Trang 6
C/ Đất xám có tầng loang lổ__Trang 7
D/ Đất xám mùn trên núi__Trang 9
E/ Đất xám ferali__Trang 10
Phần II : Cải tạo khai thác và sử dụng __Trang 11
A/ Cải tạo đất xám .
Yếu tố vi sinh trong đất xám__Trang 13
Vai trò của hệ sinh vật đất _Trang 14
Tổng hợp các biện pháp cải tạo đất xám _ Trang 15
Các vấn đề môi trường .
Phần III : Kết Luận và đề xuất
Lời Mở Đầu
Nền kinh tế Việt Nam trên thế giới được đánh giá là một nền kinh tế trẻ , đang phát triển với tốc độ khá nhanh . Tuy nhiên cùng với sự phát triển ấy , còn kéo theo hàng loạt những vấn đề , thách thức để nền kinh tế nước ta phát triển theo một xu hướng bền vững nhất . Một trong những vấn đề cần được quan tâm đó là việc sử dụng tài nguyên hiệu quả , an toàn với môi trường . Một số nguồn tài nguyên được khai thác với tốc độ cao nhưng ...
22 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 8553 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Đất xám, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục Lục .
Lời mở đầu __ Trang 2
Phần I : Quá trình hình thành và phân loại
Tổng quan Đất xám __Trang 3
Phân loại chi tiết
A / Đất xám bạc màu__Trang 5
B/ Đất xám Glay__Trang 6
C/ Đất xám có tầng loang lổ__Trang 7
D/ Đất xám mùn trên núi__Trang 9
E/ Đất xám ferali__Trang 10
Phần II : Cải tạo khai thác và sử dụng __Trang 11
A/ Cải tạo đất xám .
Yếu tố vi sinh trong đất xám__Trang 13
Vai trò của hệ sinh vật đất _Trang 14
Tổng hợp các biện pháp cải tạo đất xám _ Trang 15
Các vấn đề môi trường .
Phần III : Kết Luận và đề xuất
Lời Mở Đầu
Nền kinh tế Việt Nam trên thế giới được đánh giá là một nền kinh tế trẻ , đang phát triển với tốc độ khá nhanh . Tuy nhiên cùng với sự phát triển ấy , còn kéo theo hàng loạt những vấn đề , thách thức để nền kinh tế nước ta phát triển theo một xu hướng bền vững nhất . Một trong những vấn đề cần được quan tâm đó là việc sử dụng tài nguyên hiệu quả , an toàn với môi trường . Một số nguồn tài nguyên được khai thác với tốc độ cao nhưng hiệu quả chưa cao như : gỗ , dầu ... , và đất cũng là một trong số những nguồn tài nguyên rất cần đựơc quan tâm nghiên cứu ấy . Việc nghiên cứu về đất ( nông nghiệp ) góp phần phát triển hiệu quả hơn nữa một nền nông nghiệp vốn lâu đời , tạo công việc thu nhập tương đối cho nguồn lao động trẻ đang có xu hướng đổ quá nhiều vào công nghiệp , qua đó tạo sự cân bằng nền tảng cho sự phát triển bền vững . Trong công nghiệp và quy hoạch xây dựng đô thị cũng rất cần nghiên cứu , sử dụng loại đất cho phù hợp . Ở trong bài báo cáo này chúng ta quan tâm đến một loại đất khá phổ biến , nó chiếm diện tích nhiều nhất trong các loại đất ở nước ta : Đất Xám .
Quá trình hình thành và phân loại .
Tổng quan Đất xám ( X. Acrisols ).
Diện tích 19.970.642 ha – Chiếm diện tích lớn nhất trong các loại đất ở nước ta , phân bố rộng khắp trung du miền núi và rìa đồng bằng.
Hình thành ở những nơi có địa hình dốc thoải nên quá trình rửa trôi các hạt sét,keo và chất dinh dưỡng diễn ra mạnh mẽ . Có thể do đất được dùng để trồng lúa lâu đời với tập quán canh tác lạc hậu nên đất bị thoái hóa nghiêm trọng . Một phần không nhỏ đất xám bạc màu phát triển trên các đá mẹ khác nhau và một phần đất phù sa cổ đạt tiêu chuẩn của đất chua, độ no bazơ thấp, hoạt tính thấp (Acrisols) .
Có tầng đất mặt mỏng . Lớp đất mặt có thành phần cơ giới nhẹ:tỉ lệ cát lớn,lượng sét,keo ít. Đất thường bị khô hạn.Đất chua hoặc rất chua. Đất nghèo dinh dưỡng,nghèo mùn.
Số lượng vi sinh vật trong đất ít . Hoạt động của vi sinh vật đất yếu.
Trên bản đồ đất tỉ lệ 1:1000000 chia đất xám làm năm loại :
Đất xám bạc màu (X) Haplic Acrisols
Đất xám có tầng loang lổ ( XL ) Plinthic Acrisols
Đất xám glay ( Xg ) Glayic Acrisols
Đất xám feralit ( Xf) Ferralic Acríols
Đất xám mùn trên núi ( Xh ) Humic Acrisols.
Trên bản đồ đất Việt Nam , đất xám phân bố trung du và rìa đồng bằng
Phân loại chi tiết .
A / Đất xám bạc màu .
Đất xám bạc màu ( X ) Haplic Acrsols .
Đất xám bạc màu chủ yếu phát triển trên phù sa cổ, đá macma axit , đá cát . Phân bố tập trung ở Đông Nam Bộ , Tây Nguyên , Trung du Bắc Bộ
Phân bố nhiều ở nơi có địa hình bằng thoải , thoáng khí , thoát nước dễ , thuận lợi cho việc canh tác .
Đất có thành phần cơ giới nhẹ ; dung trọng 1,3 – 1,5 g/cm3 , tỉ trọng 2,65 – 2,70 g/cm3 , độ xốp 43% - 45% , sức chứa ẩm đồng ruộng 27 – 31% , độ thấm nước lớp đất mặt 68 mm/giờ , ở lớp đất sâu là 25mm/giờ .
pH phổ biến 3,0 – 4,5 , do đó có phản ứng đất chua vừa đến rất chua , nghèo cation trao đổi ( Ca2+ + Mg2+ < 2mg/100g đất ) , hàm lượng mùn tầng đất mặt từ nghèo đến rất nghèo ( 0,5 – 1,5 % ) , mức phân giải chất hữu cơ mạnh ( C/N <10 ) , các chất tổng số và dễ tiêu nghèo , độ no bazơ thấp ( < 50%) .
Phẫu diện : tại Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh.
Địa hình bậc thềm; Độ dốc nơi đào phẫu diện : < 1%; Đất bỏ hóa sau khi trồng lúa .
0 -17 cm
Màu nâu xám ( 10 YR 5/2 M), thịt pha sét, cát : khối thể hiện
góc, cạnh yếu và vừa : bở rời khi ẩm, khi ướt hơi dính, dẻo;
có các mao quản nhỏ và trung bình; rễ nhỏ và trung bình,
chuyển lớp từ từ.
17-30 cm
Màu nâu ( 10 YR 4/3 M ), thịt pha sét ( 32% sét ) khối thể
hiện góc cạnh yếu và vừa ; bở rời khi ẩm, khi ướt hơi dính,
nhiều rễ nhỏ và trung bình, nhiều rễ nhỏ và rất nhỏ; ít kết von ống
30-53 cm
Màu nâu ( 10 YR 5/3 M ); thịt pha sét cát, khối thể hiện
góc cạnh yếu, ít vệt nhẵn ( do khoáng nguyên sinh phong
hóa, bọc mùn ); bở rời khi ẩm, hơi dẻo, dính khi ướt, nhiều
mao quản nhỏ và vừa, phổ biến là các rễ nhỏ và rất nhỏ, ít
kết von ống; chuyển lớp hơi rõ.
53-78 cm
Màu nâu vàng ( 10 YR 5/4 M ) , thịt pha sét, cát trên thịt
pha sét, có ít màng sét dọc theo rễ cây và bề mặt ; phổ biến
là các mao quản hình ống nhỏ và vừa; nhiều rễ , khối cạnh
thể hiện yếu và vừa, bở rời khi ẩm ; hơi dẻo , dính khi ướt,
chuyển lớp hơi rõ.
78 -100 cm
Màu nâu vàng ( 10 YR 5/5 M) , thịt pha sét, cát, khối có góc,
cạnh thể hiện yếu và vừa; bở rời khi ẩm; hơi dẻo , dính khi
ướt, rễ cây ; phổ biến là các mao quản nhỏ.
Đất xám bạc màu là loại đất chua nghèo dinh dưỡng , thường bị khô hạn và xói mòn mạnh . Thích hợp trồng các loại cây trồng cạn như : khoai lang , sắn , đậu đỗ , rau quả , lúa cạn , cao su , điều ...
B/ Đất xám glây ( Gleyic Acrisols )
Diện tích 101471 . Phân bố tập trung ở Trung du Bắc Bộ , Tây Nguyên và Đông Nam Bộ , ở địa hình bậc thang , bằng thấp , ít thoát nước , có thể bị chịu ảnh hưởng của nước mặt và nước ngầm nhiều tháng liên tục trong năm . Đất xám glây ở các vùng khác nhau về tính chất .
Đơn vị đất xâm glây chia ra 7 đơn vị đất phụ: đất xám gờ lây nông, sâu, đá ong sâu, kết von nông, nông cơ giới nhẹ, sâu cơ giới nhẹ và kết von sâu cơ giới nhẹ.
Hình thái các đơn vị đất khác nhau căn bản bởi sự xuất hiện một trong những tầng chẩn đoán sau: Độ sâu tầng gờ lây hoặc tầng kết von, hoặc tầng đá ong, thành phần cơ giới lớp đất mặt. Những sự khác nhau về hình thái và điều kiện hình thành đất dẫn đến sự khác nhau về bản chất phát sinh và nông học của từng đơn vị đất phụ.
Đất có thành phần cơ giới từ nhẹ đến trung bình . Phẫu diện đất có tầng đế cày và tầng glây rõ . Phản ứng của đất rất chua , nghèo mùn , độ no baz và dung tích hấp thu thấp . nghèo chất dinh dưỡng tổng số và dễ tiêu .
Trồng các loại cây như lúa nước , cây ăn quả , cần bố trí mùa vụ hợp lí tránh ngập úng trong mùa mưa .
C/ Đất xám có tầng loang lổ
Diện tích 221360 ha , phân bố tập trung ở Trung du Bắc Bộ . Đa số diện tích nằm ở địa hình bằng , thoải hoặc lượn sóng với độ dốc dưới 150 .e
Đất hình thành do sản phẩm phong hóa của đá mẹ granit nên thành phần khoáng của đất chủ yếu là thạch anh , kaolinit , haloizit , gơtit . Thành phần tổng số chủ yếu là SO2 và các sesquioxyt .
Một số tính chất vật lý tầng đất mặt : thành phần cơ giới từ nhẹ đến trung bình , dung trọng 1,4 – 1,6 , tỉ trọng 2,60 – 2,70 ,độ xốp trung bình < 40% , sức chứa ẩm cực đại 28 – 31% , phẫu diện đất thường có tầng kết von đá ong ở độ sâu hơn 50 cm .
Đất có phản ứng chua vừa đến rất chua ( PH 3,0 – 4,5 ) , nghèo mùn (< 1%) , độ no baz và dung tích hấp thu thấp , nghèo các chất dinh dưỡng tổng số và dễ tiêu .
Phẫu diện mẫu đất tại Thụy Hà – Bắc Hồng - Đông Anh – Hà Nội.
0 -17 cm
Màu xám sáng ( 5YR 8/1 M) , thịt pha limon nhẹ, viên nhỏ không rõ góc cạnh, nhiều rễ cỏ, lúa, m,gley yếu, chuyển lớp từ từ.
17-30 cm
Màu xám hơi nâu nhạt (5YR 7/1 M), thịt pha limon trung bình , cục hơi rõ góc ,cạnh, ít rễ lúa , cỏ dại, ẩm, gley trung bình, chuyển lớp từ từ .
30-38cm
Màu xám xanh nhạt, hơi nâu ( 5YR 7/2 M), thịt pha limon
trung bình, cục vừa, chặt, cấu trúc khối dẹt, rõ góc cạnh, gley trung bình, chuyển lớp rõ
38-100cm
Màu xám hơi nâu nhạt (5YR 7/1 M), thịt pha limon trung bình , cục hơi rõ góc ,cạnh, ít rễ lúa , cỏ dại, ẩm,gley trung bình, chuyển lớp từ từ
100- 125 cm
Màu xám nhạt ( 7.5YR 8/1 M), nâu vàng gỉ sắt ( 7.5 YR 8/6), sét , tảng, dẻo, ẩm nhiều kết von sắt, chuyển lớp từ từ.
Đây là loại đất không tốt lắm cho nông nghiệp , thường canh tác một vụ lúa , một vụ màu hoặc trồng hai vụ màu , có nơi trồng hai vụ lúa một vụ màu nếu có hệ thống tưới tiêu tốt , cung cấp đủ nước cho mùa vụ . Để sử dụng có hiệu quả loại đất này cần giải quyết đồng bộ các khâu: trồng cây phủ đất, giữ ẩm nhất là vào mùa khô; bón nhiều phân hữu cơ, bón cân đối các loại phân khoáng, chú ý bón sâu, bón nhiều lần. Bố trí các cây trồng vừa chịu hạn, vừa cho hiệu quả kinh tế cao, vừa góp phần bảo vệ đất và sử dụng đất lâu bền.
D/ Đất xám mùn trên núi ( Humicacrisols )
Diện tích :3.139.285. Phân bố tập trung ở độ cao 700-1700-1800m so với mặt nứơc biển ở địa hình chia cắt ,dốc nhiều ,tầng dất thường không dày.Loại đất này phát triển trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm vùng núi trung bình với nền nhiệt độ thấp và độ ẩm cao hơn so với vùng đồi,núi thấp hơn 700m.
Đặc điểm cơ bản của đất xám mùn trên núi là có hàm lượng chất hữu cơ cao,quá trình feralit yếu hẳn hiếm thấy hiện tượng kết von, đá ong.
Đất xám mùn trên núi có thể chia ra 3 đơn vị dất phụ :
+ Đất xám mùn trên núi trên đất sét và biến chất.
+Đất xám mùn trên núi trên đá macma axit và đá cát.
+Đất xám mùn trên núi trên đá macma bazơ và trung tính .
Trong 3 đơn vị đất phụ trên đây,đất xám mùn trên núi trên sản phẩm phong hóa của đá macma bazơ và trung tính , đất sét và biến chất có độ phì và khả năng sản xuất cao hơn cả.
Hiện nay đã đã có nhiều mô hình sản xuất đất bền vững theo phương phức nông lâm hoặc lâm nông kết hợp trên đất xám mùn trên núi.Ngoài việc phát cây rừng với nhiều đặc sản như pơmu ,quế,... còn làm tăng diện tích cây ăn quả ,cây công nghiệp các loại.
E/. Đất xám feralit ( Ferralic Acrisols )
Diện tích 14.789.505 ha . Đất hình thành trong điều kiện địa hình chia cắt, dốc nhiều, trên sản phẩm phong hóa của đá mẹ giàu secqui oxyt. Đất xám Feralit phân bố rộng, đặc điểm đất rất đa dạng phụ thuộc nhiều vào vị trí địa lý, mẫu chất hình thành đất, môi trường sinh thái và sử dụng đất.
Dung trọng thấp ( 0,96 – 1,26 g/ cm3 , tỉ trọng cao ( 2,73 – 2,80 g/cm3 ) , xốp ( 55 – 64% ) . Đất có phản ứng chua ( pH 3,6 – 4,8 ) , hàm lượng mùn trung bình , dung tích hấp thu trung bình , nghèo cation trao đổi , độ no baz thấp , nghèo các chất dinh dưỡng dễ tiêu .
Chia ra làm 5 đơn vị phụ :
+ Đất feralit trên phiến thạch sét
+ Đất feralit trên đá macma axit
+ Đất feralit trên đá cát
+ Đất feralit trên phù sa cổ
+ Đất feralit biển đổi do trồng lúa
Đất xám feralit trên đá sét có thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng , nằm ở địa hình chia cắt , dốc nhiều , tầng đất dày , khoáng sét phổ biến là kaolinit , haloizit , gơtit .
Phẫu diện đất xám feralit trên đá sét :
0 - 25 cm
Màu đỏ vàng (5YR 54/2 M), thành phần cơ giới thịt pha sét, ẩm không chặt, cấu trúc cục, tương đối xốp, nhiều rễ cây, chuyển lớp rõ về độ chặt.
25 - 65 cm
Màu đỏ vàng (2.5 YR 5/6 M), thành phần cơ giới thịt nặng, ẩm, hơi chặt nhiều rễ cây chuyển lớp không rõ.
65 - 125 cm
Màu vàng đỏ (2.5YR 5/8M),
thành phần cơ giới ít thịt nặng pha sét, ẩm ướt, chặt rắn, cấu trúc tảng, có ít rễ cây.
0 – 30 cm
Màu nâu xám tối , ẩm, thành phần cơ giới thịt pha cát, khá xốp, rất bở, cấu trúc hạt rời, ranh giới tầng rõ ràng, chuyển lớp khá rõ về màu sắc, từ từ về độ chặt và độ xốp...
30 – 50 cm
Màu nâu vàng (7.5 YR 5/4 M), ẩm, thành phần cơ giới thịt pha limon, khá xốp, bở, cấu trúc hạt
50 -80 cm
Màu nâu vàng (7.5 YR 5/4 M), ẩm, thành phần cơ giới thịt pha limon, khá xốp, rất bở, cấu trúc hạt rời, chuyển lớp từ từ.
80 – 120 cm
Màu nâu vàng sang (7.5 YR 6/6 M), ẩm, thành phần cơ giới thịt pha limon, xốp, bở, cấu trúc hạt rời.
Phẫu diện đất xám feralit trên đá cát :
Đây là loại đất tốt ở trung du miền núi , thích hợp sử dụng vào nông lâm nghiệp và bảo vệ môi trường sinh thái .
Để sử dụng có hiệu quả đất xám Feralit cần thực hiện đồng bộ các giải pháp:
+ Bảo vệ rừng hiện có, đẩy mạnh trồng rừng và khoanh nuôi tái sinh phát triển vốn rừng, tăng tỉ lệ che phủ mặt đất lên 40 - 60%,. Thực hiện nông lâm kết hợp và qui trình canh tác tiến bộ trên đất dốc.
+ Chấm dứt tình trạng du canh, du cư, đốt nương làm rẫy.
+ Thực hiện đa dạng hóa sinh học, đa dạng hóa cây trồng, lấy cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm, cây đặc sản và cây trồng cạn làm chủ đạo. Phát huy thế mạnh thực sự của vùng về nghề rừng, chăn nuôi đại gia súc và trồng cây lâu năm.
+ Đẩy mạnh phong trào làm ruộng tầng, ruộng bậc thang và thâm canh cây trồng, thâm canh ngay từ đầu và theo chiều sâu.
+ Coi trọng chống xói mòn, giữ đất, giữ ẩm, giữ màu.
+ Tăng cường xây dựng các hồ chứa, các công trình thủy lợi lớn, vừa và nhỏ để tưới nước cho cây trồng, nhất là vào mùa khô, đồng thời tạo nguồn để nuôi trồng thủy sản.
Cải tạo , khai thác và sử dụng.
A/ Cải tạo đất xám .
Đặc tính chung của đất xám là loai đất nghèo dinh dưỡng , dễ bị rửa trôi , phản ứng chua ... , nhìn chung là loại đất không mấy thuận lợi cho nông nghiệp . Tuy nhiên nó lại chiếm diện tích lớn nhất trong các loại đất ở nước ta , vì vậy cần tận dụng , cải tạo chúng để đưa vào sử dụng trong nông , lâm nghiệp . Các biện pháp cải tạo đất xám đều chung mục đích cải thiện thành phần lý , hóa , sinh học trong đất , đưa đất vào sử dụng trong nông , lâm nghiệp với hiệu suất cao , bền vững .
1 . Yếu tố vi sinh trong đất xám .
Đối với đất nói chung , vi sinh vật ( chủ yếu là háo khí ) là một thành phần quan trọng không thể thiếu , chúng giúp phân hủy các chất hữu cơ có trong đất . Đồng thời chúng nhận các chất dinh dưỡng trong đất để duy trì sự sống tạo thành vòng xoay chuyển hóa các chất hữu cơ trong đất. Số lượng , thành phần vi sinh vật phụ thuộc vào từng loại đất , độ thoáng khí , nhiệt độ , độ ẩm ... Ở đất xám , lượng vi sinh vật thường rất thấp . Do đất xám bạc màu thường ở những nơi có địa hình dốc thoai thoải ,hay xảy ra hiện tượng rửa trôi , xói mòn , tầng đất 0 – 20 cm thường ít chất dinh dưỡng , lượng vi sinh vật ít . Chính vì thế trong việc cải tạo đất xám không chỉ bón phân tăng các chất hữu cơ và vô cơ cho đất mà cần có biện pháp canh tác , sử dụng cẩy trồng hợp lí , tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển .
Biện pháp tăng lượng vi sinh vật trong đất :
+ Cày xới đất , điều hòa dinh dưỡng giúp đất thoáng khí , tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển .
+ Bón phân hữu cơ : phân chuồng , phân xanh, bùn ao ... ; bón phân vô cơ không những làm giàu đất mà còn cung cấp thức ăn cho vi sinh vật và làm tăng lượng vi sinh nhờ có sẵn trong phân hữu cơ .
+ Cung cấp nước đầy đủ cho đất .
Vai trò của hệ sinh vật đối với đất .
Hệ thống sinh thái rừng trên đất xám rất quan trọng nhưng đặc biệt rất nhạy cảm; vì đất xám không chứa nhiều chất hữu cơ, nghèo các chất dinh dưỡng và khả năng giữ nước kém. Sự khai phá rừng để trồng trọt trong những vùng nhiệt đới thường dẫn đến sự suy thoái đất và làm giảm độ phì nhiêu. Hệ sinh vật giữ vai trò điều hoà cho hệ sinh thái này cũng bị thay đổi, vì nó không thích ứng được với điều kiện môi trường mới, đã dẫn đến sự thay đổi trong các hoạt động sinh thái. Sự bảo tồn đa dạng sinh học đã trở thành một trong những mục tiêu quan trọng trong những chiến lược quản lý môi trường, nhằm sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lý. Do đó, sự hiểu biết về hoạt động sinh học của đất xám trong điều kiện đất rừng tự nhiên và đất đã được khai thác trồng trọt rất cần thiết cho chiến lược phát triển bền vững.
Làm đa dạng hệ sinh vật đất , tăng lượng chất hữu cơ trong đất là một phần không thể bỏ qua trong việc cải tạo đất xám . Biện pháp được đặt
ra ở đây là :
+ Trồng rừng phủ xanh đồi trên nền đất xám bạc màu , lựa chọn loại cây thích hợp , có khả năng chống chịu với sâu bệnh , chịu hạn và điều kiện dinh dưỡng nghèo nàn như điều , cao su ...
+ Đối với việc trồng cây lương thực , cần luân canh hợp lí , trồng rừng xen kẽ cây màu . Trồng rừng cao su trên đất xám
Cây Cao su trên đất xám
3 . Tổng hợp các biện pháp cải tạo đất xám
a/ Các biện pháp cải tạo .
Bón vôi : có tác dụng nâng cao pH và cải tạo lý tính của đất.
Cày sâu được xem như phương pháp cơ bản để cải tạo loại đất này.
Nghiên cứu chế độ tưới hợp lý, nếu không tưới sẽ làm cho đất bạc màu thêm. Cày sâu , bón vôi
Căn cứ từng chân ruộng thấp, cao xây dựng hệ thống luân canh cải tạo thích hợp.
Ruộng bậc thang , trồng cây theo đường đồng mức .
Xây dựng bờ vùng thưa , hạn chế quá trình rửa trôi các các hạt sét, keo, chất dinh dưỡng đốI vớI đất xám bạc màu:
Hệ thống kênh mương thưa Ruộng bậc thang
Bón phân hợp lí .
Luân canh cây trồng đặc biệt cây họ đậu, cây lương thực và cây phân xanh.
Trồng cây họ đậu Giống lúa cạn
Sử dụng các loại phân bón sinh học , đất sinh học mới . Ở đây nhóm xin giới thiệu một phương pháp cải tạo đất , sử dụng đất sinh học DASI của công ty Đất Sạch :
a/ Giới thiệu:Đất sinh học được sản xuất từ mụn dừa qua quá trình xử lý công nghệ sinh hóa trở thành một loại chất trồng giàu hữu cơ, vi sinh, vi lượng.
b/Thành phần Dasi
DAS
I
Dinh dưỡng
đa lượng (%)
Hữu cơ
tổng số
(%)
Vi sinh vật tổng số
N
P2O
K2O
Kháng bệnh
Cố định đạm
Phân giải lân
Vi nấm
0,5
0,3
0,7
95
0,97 x 106
0,75 x 106
0,07 x 106
0,146 x 106
* Dasi có chứa các nguyên tố trung vi lượng: Canxi (Ca), Magie (Mg), Lưu huỳnh (S), Sắt (Fe), Đồng (Cu), Mangan (Mn), Bo( B),… với lượng đủ dùng, pH: 6,37.
c/ Công dụng:
- Cải thiện hệ thống mao dẫn trong đất, giúp đất tơi xốp, giữ ẩm tốt.
- Tăng nguồn dinh dưỡng hữu cơ cho đất.
- Tăng khả năng phát triển bộ rễ giúp cây khỏe mạnh.
- Cung cấp hệ vi sinh vật có lợi vào đất giúp cây trồng tăng trưởng khỏe mạnh, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh.
- Tăng hiệu quả sử dụng phân bón, nước tưới của cây trồng.
- Tăng năng suất, chất lượng nông sản.
- Bón Dasi cải tạo đất nâng cao độ màu mỡ cho đất bằng nguồn hữu cơ thực vật, tạo môi trường sống rất tốt cho vi sinh vật và các động vật có lợi trong đất phát triển.
b/ Những áp dụng thành công trong thực tế :
Dưới đây chúng tôi xin chích một số trường hợp cụ thể của một số hộ nông dân , vùng miền với những mô hình canh tác , sử dụng riêng mà làm giàu trên đất xám . Tư liệu được sưu tập trên các trang báo điện tử của các tỉnh :
Trồng rừng trên đất xám , mô hình nông lâm phát triển làm giàu của ông Hồ Sơn Tư, ngụ tại ấp 2, xã Xuân Hoà, huyện Xuân Lộc , Đồng Nai . Hưởng ứng phong trào phủ xanh đất trống, đồi trọc bảo vệ môi trường sinh thái, cộng với việc dùng nguyên liệu chế biến gỗ và trang trí nội thất của gia đình nên ông Tư đã mạnh dạn trồng rừng trên vùng đất xám bạc màu. Song song đó ông còn trồng xen cỏ để chăn nuôi hơn 100 con bò lai Sind và một ao cá. Trước khi trở thành một nông dân tiêu biểu, biết làm giàu cho bản thân và xã hội, ông Tư đã từng là phụ xe khách kết hợp buôn hàng nông sản. Sau khi có được ít vốn liếng, ông quyết định thôi nghề làm phụ xe để mở xưởng mộc tại xã Xuân Hòa. Nhờ sớm nắm bắt nhu cầu thị trường và thị hiếu người tiêu dùng nên chẳng bao lâu hàng mộc của gia đình ông được tiêu thụ ở nhiều nơi trong và ngoài tỉnh. Đầu năm 1998, ông Tư quyết định dành vốn liếng mua 5 ha đất hoang hóa để lập trang trại trồng cây ăn trái kết hợp trồng cỏ nuôi bò, đồng thời đào 1 ao trữ nước vừa nuôi cá, vừa lấy nước tưới cho vườn cây trong những tháng mùa khô. Do chịu khó học hỏi qua sách báo và kinh nghiệm phong phú của nhiều người, từ vài con bò giống lai Sind ban đầu cho lai với bò sinh sản được chọn giống kỹ lưỡng để tạo ra giống bò siêu thịt, đến nay đàn bò lên tới hơn 100 con và mỗi năm cung ứng cho thị trường hàng chục bò giống tốt với lợi nhuận hàng trăm triệu đồng. Với lượng phân bò lớn, sau khi bón phân không hết ông Tư đã làm hầm ủ khí biogas để chạy máy phát điện sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày và bơm nước từ giếng khoan lên tưới cho cây ăn trái. Thấy làm ăn được, ông Tư lấy toàn bộ vốn liếng giành dụm được và vay thêm ngân hàng mua thêm 25 hécta đất hoang hóa quanh vùng đưa vào trồng xà cừ, một loại cây phù hợp với đồng đất ở Xuân Hòa.
Về xưởng chế biến đồ mộc trang trí nội thất, từ chỗ chỉ tận dụng gỗ cành, ngọn sản xuất các hàng mộc giản đơn như bàn, ghế phục vụ bà con trong vùng thì nay đã sản xuất ra các hàng trang trí nội thất cao cấp từ gỗ rừng trồng như các loại bàn, tủ, ghế... rất được khách hàng trong và ngoài tỉnh ưa chuộng. Với xưởng mộc hiện tại, ông Tư giải quyết việc làm thường xuyên cho hơn 50 lao động nghèo tại địa phương với mức thu nhập từ 1,2 đến 1,5 triệu đồng/ người/ tháng.
Lâu nay ở xã Xuân Hòa (Xuân Lộc - Đồng Nai), mì được xem là loại cây trồng chủ lực của bà con nông dân. Cây mì đã giúp cho hàng trăm hộ gia đình xóa đói, giảm nghèo. Vậy mà cũng tại vùng đất này, có một anh xe ôm dám đánh đổi cả cơ nghiệp để đầu tư trồng cây cam, cây bưởi, loại cây không thích hợp cho sự phát triển trên vùng đất bạc màu khắc nghiệt này và anh đã thành công ngoài mong đợi... Anh Nguyễn Văn Tám, cư ngụ ở tổ 5, ấp 4, xã Xuân Hòa, chủ nhân của vườn cây ăn trái nêu trên nói trong sự tự tin: "Đất Xuân Hòa trồng cây ăn trái có múi xem ra cũng chịu lắm! Vấn đề là mình phải chịu khó đầu tư, chăm sóc và biết vận dụng đúng các biện pháp khoa học kỹ thuật mà cơ quan khuyến nông đã hướng dẫn...". Chưa đợi chúng tôi hỏi gì thêm, anh Tám tiếp tục bộc bạch về cái cơ duyên đưa đẩy anh đến với nghề làm vườn. Anh là dân miền Tây thứ thiệt. Ở vùng đất tươi mát quanh năm, giàu cây trái ấy nhưng Tám không hiểu biết gì về các loại cây trồng . Thấy đất đai ở Xuân Hòa còn khá rộng, nhiều nơi còn bỏ hoang, giá cũng không đắt lắm, nên Tám nảy ra ý định mua đất lập vườn. Cho rằng Tám không biết gì về nghề trồng cây ăn trái nên vợ anh cũng không mặn mà lắm với lời đề nghị ấy. Tuy nhiên, qua nhiều lần thuyết phục của Tám, chị đã đồng ý. Thế là hai vợ chồng chạy đi vay mượn tiền, dắt nhau vào khu vực suối Sình - nơi ngày xưa trong kháng chiến là căn cứ Mây Tàu - Suối Cả để mua 4ha đất đầu tư cho cơ nghiệp lâu dài.
Thấy Tám mua đất lập vườn, nhiều người cho rằng, Tám dở hơi, có người còn nói: "Ai đời không biết gì về cây bưởi, cây cam mà đi trồng. Chẳng khác nào đem tiền ném qua cửa sổ". Mặc cho dư luận nghi ngại, Tám quyết tâm làm cuộc đổi đời với cái nghề mà anh đã chọn. "Ngày ấy - Tám nói - tôi chưa biết gì về cách trồng cây cam, cây bưởi. Thậm chí cách chăm sóc và các loại thuốc bảo vệ thực vật cũng mù tịt. Nhưng đã quyết tâm thì phải làm cho được. Chỉ có trời mới làm mình thua...". Từ đó, Tám lao vào cuộc hết sức quyết liệt. Ngày ngày anh chịu khó đọc sách báo, nghe đài, nghiên cứu các tài liệu hướng dẫn về cách trồng cây có múi. Có lúc chạy ngược, chạy xuôi lên Trung tâm Khuyến nông huyện để hỏi han, tư vấn về cách trồng, chăm sóc cây cam, bưởi cho đạt hiệu quả. Nhiều lần Tám còn mời cả cán bộ khuyến nông về tận nông trại của mình để được cán bộ cầm tay, chỉ việc... Nhờ vậy mà Tám đã tích lũy được một số kinh nghiệm quý báu về cách trồng và chăm sóc cây ăn trái có múi. Để cho việc sản xuất đạt hiệu quả, tránh được rủi ro, ngay từ khi khởi nghiệp trồng cây, lập vườn, Tám chọn 1,3ha trong số diện tích đất đã mua bên cạnh dòng suối Sình để xuống giống 300 gốc bưởi xanh ruột hồng, bưởi Năm Roi; 1.500 gốc cam xoăn và vài chục gốc quýt đường để thử nghiệm. Diện tích còn lại Tám trồng xoài cát Hòa Lộc và chuối để lấy ngắn nuôi dài. Nhờ có nguồn nước tưới ổn định quanh năm từ con suối Sình, kết hợp với việc đầu tư chăm sóc đúng mức của Tám nên vườn cam, bưởi của anh ngày càng phát triển xanh tươi. Đi trong cái nắng khắc nghiệt của mùa khô của Xuân Hòa, chúng tôi nhận thấy nhiều loại cây trồng khác đứng khô rũ dưới cái nắng ban trưa, vậy mà trong vườn cây của Tám cứ xanh đến mát mắt. Tám cho biết, sau 3 năm xuống giống, cây đã cho trái. Vụ thu hoạch đầu tiên trong năm 2006, Tám thu về 7 tấn cam xoăn bán được 56 triệu đồng, 2 tấn bưởi bán được 12 triệu đồng...
Từ nguồn vốn vay của Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH), cộng với bản tính lao động cần cù, gia đình anh Nguyễn Xuân Khanh, ở Khối phố 10, thị trấn Phú Túc, huyện Krông Pa (Gia Lai) đã vượt qua đói nghèo và vươn lên làm giàu...
Năm 2005, với sự hướng dẫn của Hội Nông dân huyện, anh được vay vốn của Ngân hàng CSXH cộng với nghị lực và quyết tâm thoát nghèo mảnh đất gò đồi bạc màu, cằn trơ sỏi đá của gia đình từng nhọc sức khai hoang ngày nào, giờ đã là một trang trại rộng gần 10 ha với bạt ngàn mầu xanh của cây điều, cam, bưởi, chuối...; số diện tích còn lại, gia đình anh còn tận dụng trồng thêm cỏ voi để phục vụ thức ăn cho đàn bò hơn 30 con và đàn dê gần 400 con.
Anh Khanh tâm sự: "Chúng tôi vào đây với hai bàn tay trắng. Ðồng vốn vay được từ các năm trước đã giúp chúng tôi nuôi lớn ước mơ làm giàu trên mảnh đất khô cằn, bạc màu này."
Anh cho biết thêm, không chỉ được giúp đỡ về vốn vay của Ngân hàng CSXH, việc tư vấn kỹ thuật khuyến nông, khuyến lâm của cán bộ Hội Nông dân huyện đã giúp gia đình anh xây dựng trang trại một cách khoa học: Chỗ đất thấp thì gia đình đào ao thả cá; những nơi bằng phẳng trồng điều; chỗ gò, đồi trồng cam, bưởi; vùng trũng ven suối thì trồng chuối và cỏ voi để lấy nguồn thức ăn chăn nuôi gia súc.
Nhờ sự tận tình tư vấn kỹ thuật này, anh Khanh đã xây dựng trang trại của mình thành một mô hình sản xuất nông nghiệp khép kín thu nhỏ, đem về mỗi năm gần 100 triệu đồng sau khi đã khấu trừ chi phí sản xuất.
Nghị lực và quyết tâm thoát nghèo bằng chính sức lao động, sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay để phát triển kinh tế nông nghiệp của gia đình anh Khanh được chính quyền địa phương đánh giá rất cao.
Chủ tịch UBND thị trấn Phú Túc Nguyễn Quang Huy cho biết: "Việc sử dụng nguồn vốn, biết áp dụng kỹ thuật nông nghiệp đem lại hiệu quả cao của gia đình anh Nguyễn Xuân Khanh được xem là một mô hình mà địa phương chúng tôi đang vận động bà con học tập làm theo vì phù hợp hướng phát triển của nền kinh tế nông nghiệp địa phương".
Có lẽ vì vậy mà cũng dễ hiểu vì sao, Hội Nông dân thị trấn Phú Túc, Hội Nông dân huyện Krông Pa đã nhiều lần tổ chức cho hàng nghìn hộ nông dân trên địa bàn huyện đến tham quan và học tập kinh nghiệm mô hình kinh tế trang trại của gia đình anh Khanh...
( Nguồn Báo Nhân Dân )
Các vấn đề môi trường .
Xói mòn đất vẫn diễn ra ngày càng gia tăng , nguyên nhân là do chúng ta đã mất đi những cánh rừng đầu nguồn - tấm lá chắn quan trọng nhất . Hàng năm , mưa lũ vẫn thường xuyên xảy ra voi cường độ cao , gây xói mòn và sạt lở đất nghiêm trọng , làm tăng thêm diện tích đất xám bạc màu .
Bên cạnh đó đốt nương , phá rừng làm rẫy cộng với các biện pháp canh tác lạc hậu làm đất bị thoái hóa dần và trở nên bạc màu .
Hiện tượng thời tiết hàng năm thay đổi bất thường như mưa lũ lớn , nắng hạn góp phần làm đất trở nên phai bạc màu .
Công tác khai thác và sử dụng đất nếu không hợp lí sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp làm ô nhiễm môi trường đất .
Đảm bảo môi trường trong sử dụng và cải tạo đất xám , và việc phát triển nông nghiệp bền vững trên đất xám là rất đáng quan tâm . Chúng ta nên nghiên cứu vấn đề này kĩ lưỡng hơn trong các cuộc thảo luận tại lớp .
Kết luận và kiến nghị của nhóm .
Đất xám chiếm tỉ lệ lớn bậc nhất trong các loại đất ở nước ta . Với thành phần chất dinh dưỡng khá nghèo nàn , độ chua cao ... việc sử dụng đất xám còn hạn chế . Tuy nhiên đất xám cũng có ưu điểm là dễ canh tác , đã nghiên cứu và ứng dụng thành công nhiều biện pháp cải tạo . Có nhiều hộ nông dân đã trồng thành công một số loài cây trồng đem lai thu nhập cao , giải quyết việc làm cho nhiều người dân trong vùng . Qua đó có thể thấy được một hướng đi mới tạo sự cân bằng về phân phối lao động , nhích dần về nông thôn thay vì tập trung qua nhiều vào thành thị , các khu công nghiệp . Có nhiều công trình khoa học nghiên cứu thành công các giống cây trồng mới có khả năng phát triển tốt trên đất xám như giống lúa cạn LC95 ... Kết hợp với một số loại cây đã được kiểm định lâu như cao su , cà phê , tiêu... mà phân vùng thích hợp để trồng trọt . Ứng dụng các mô hình kinh tế nuôi trồng kết hợp , tận dụng sản phẩm dư thừa , xây dựng kinh tế nông nghiệp bền vững , đảm bảo thân thiện với môi trường ... Cuối cùng vẫn cần phải có những nghiên cứu sâu rộng hơn nữa để áp dụng đại trà trên toàn quốc , đẩy mạnh phát triển nông nghiệp nước nhà .
Tài Liệu Tham Khảo .
Đất Việt Nam – Nhà Xuất Bản Nông Nghiệp 2000 .
Phân Loại đất – Võ Tòng Anh , Tài liệu giảng dạy trực tuyến ĐH Cần Thơ .
Vi Sinh – Các Quá Trình Sinh Học Trong Công Nghệ Môi Trường- Lê Xuân Phương , ĐH Bách Khoa Đà Nẵng 2005
Bình Định thiên nhiên , dân cư và hành chính – Website tỉnh Bình Định .
Bài giảng điện tử trên violet.vn
Một số nguồn tài liệu trên internet khác .
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thuyêt trinh dat.doc