Tài liệu Đề tài Đất - Vô Cực: Đề tài đất.
Nhóm thực hiện : vô cực.
Mục lục:
I.Phần mở đầu.
1)Đặc điểm và phân bố.
Đất xám-Acrisols,có diện tích 19.970.642 ha.
Đất Xám này được tạo nên những phù sa cổ sinh,xếp thành bực thềm của các sông ngòi hay có thể phát triển trên những tụ thổ triền đồi hoặc do các đá acid nhiều cát sinh ra ( hoa cương , phiến thạch , sa thạch , tràng thạch ...).
Đất xám phân bố rộng khắp các vùng trung du,miền núi và một phần đồng bằng:
Ở miền nam Việt Nam ,đất xám phân bố ở Bình Dương,Tây Ninh và Đồng Nai.
Ở Tây Nguyên đất xám có nhiều ở tây bắc Ban Mê Thuộc và các bực thềm phù sa cổ sinh của hệ thống sông ngòi này.
Quá trình hình thành: đất xám bạc màu được hình thành ở vùng giáp ranh giữa đồng bằng và miền núi,ở địa hình dốc thoải nên quá trình rửa trôi các hạt keo,sét diễn ra mạnh mẽ.Loại đất này được dùng để trồng lúa lâu đời với tập quán canh tác lạc hậu nên đất bị bạc màu nghiêm trọng (vì vậy mà đất xám còn được gọi là đất xám bạc màu).
2)Tính chất chung của đất xám:
Đâ...
13 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1628 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Đất - Vô Cực, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài đất.
Nhóm thực hiện : vô cực.
Mục lục:
I.Phần mở đầu.
1)Đặc điểm và phân bố.
Đất xám-Acrisols,có diện tích 19.970.642 ha.
Đất Xám này được tạo nên những phù sa cổ sinh,xếp thành bực thềm của các sông ngòi hay có thể phát triển trên những tụ thổ triền đồi hoặc do các đá acid nhiều cát sinh ra ( hoa cương , phiến thạch , sa thạch , tràng thạch ...).
Đất xám phân bố rộng khắp các vùng trung du,miền núi và một phần đồng bằng:
Ở miền nam Việt Nam ,đất xám phân bố ở Bình Dương,Tây Ninh và Đồng Nai.
Ở Tây Nguyên đất xám có nhiều ở tây bắc Ban Mê Thuộc và các bực thềm phù sa cổ sinh của hệ thống sông ngòi này.
Quá trình hình thành: đất xám bạc màu được hình thành ở vùng giáp ranh giữa đồng bằng và miền núi,ở địa hình dốc thoải nên quá trình rửa trôi các hạt keo,sét diễn ra mạnh mẽ.Loại đất này được dùng để trồng lúa lâu đời với tập quán canh tác lạc hậu nên đất bị bạc màu nghiêm trọng (vì vậy mà đất xám còn được gọi là đất xám bạc màu).
2)Tính chất chung của đất xám:
Đây là nhóm đất có tầng B tích sét,với khả năng trao đổi cation dưới 24 me/100 sét và độ no Baz dưới 50%.
Tối thiểu là ở một phần của tầng B của lớp đất 0-120 cm.
Không có tầng E đột ngột ngay trên một tầng có tính chất thấm chậm.
Đất xám bạc màu có tầng mặt mỏng
Lớp đất mặt có thành phần cơ giới nhẹ,tỉ lệ cát lớn,keo ít.
Đất chua hoặc rất chua.
Đất nghèo dinh dưỡng,nghèo mùn.
Số lượng vi sinh vật trong đất ít và hoạt động yếu.
Đất thường bị khô hạn.
Địa hình bằng phẳng,nếu được cải tạo tốt (nhất là tưới nước) nhóm đất này thích hợp với trồng lúa,hoa màu,cây công nghiệp ngắn ngày và cây dài ngày ít kén đất như cao su,điều…
II.Phân loại.
Đất xám bạc màu (X) Haplic Acrisols (ACh).
Phẫu diện đất
Ap1 (0-17 cm)
Màu nâu xám (10YR 5/2 M).thịt pha sét,cát:khối thể hiện góc,cạnh yếu và vừa,bở rời khi ẩm,khi ướt hơi dính và dẻo,có các mao quản nhỏ và trung bình,chuyển lớp từ từ.
Ap2 (17-30 cm)
Màu nâu (10 YR 4/3M),thịt pha sét khối thể hiện góc cạnh yếu và vừa,bở rời khi ẩm,khi ướt hơi dính,nhiều rễ nhỏ và trung bình,ít kết von ống.
B21 (30-53 cm)
Màu nâu (10 YR 5/3M),thịt pha sét cát,khối thể hiện góc cạnh yếu,ít vệt nhẵn(do khoáng nguyên sinh phong hoá,bọc mùn) bở rời khi ẩm,hôi dẻo dính khi ướt,nhiều mao quản nhỏ và vừa,rể nhỏ và rất nhỏ,chuyển lớp hơi rõ.
B22 (53-78 cm)
Màu nâu vàng (10 YR 5/4 M),thịt pha sét,cát trên thịt pha sét,có ít màng sét dọc theo rể cây và bề mặt,phổ biến là các mao quản hình ống nhỏ và vừa,nhiều rễ,khối cạnh thể hiện yếu và vừa,chuyển lớp hơi rõ.
B3 (78-100 cm)
Màu nâu vàng (10 YR 5/5 M),thịt pha sét,cát,khối có góc,cạnh thể hiẹn yếu và vừa,phổ biến là các mao quản nhỏ.
Đất xám bạc màu chủ yếu phát triển trên phù sa cổ, đá magma axid và đá cát, phân bố ở Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Trung du Bắc Bộ.
Đất có thành phần cơ giới nhẹ; dung trọng 1,30-1,50 g/cm³; tỷ trọng 2,65-2,70 g/cm³; độ xốp 43-45%; sức chứa ẩm đồng ruộng 27,0-31,0%; độ ẩm cây héo 5-7%; nước hữu hiệu 22-24%; độ thấm nước lớp đất mặt 68mm/giờ; lớp đất sâu 25mm/giờ.
Phản ứng của đất chua vừa đến rất chua (pHkcl phổ biến từ 3,0-4,5); nghèo cation kiềm trao đổi (Ca2+ + Mg2+ < 2 me/100g đất); độ no bazo và dung tích hấp thu thấp; hàm lượng mùn tầng đất mặt từ nghèo đến rất nghèo (0,50-1,5%); mức phân giải chất hữu cơ mạnh (C/N <10); các chất tổng số và dễ tiêu đều nghèo.
Đất xám bạc màu có nhược điểm là chua, nghèo dinh dưỡng, thường bị khô hạn và xói mòn mạnh.Tuy nhiên do ở địa hình bằng, thoải, thoáng khí, thoát nước, đất nhẹ dễ canh tác nên loại đất này thích hợp với nhu cầu sinh trưởng, phát triển của nhiều cây trồng cạn như : khoai lang, sắn, đậu đõ, rau quả, cao su, điều,…
2.) Đất xám có tầng loang lổ (XL) Plinthic Acrisols (ACp)
Diện tích 221.360 ha, phân bố tập trung ở Trung du Bắc Bộ. Đa số diện tích đất xám có tầng loang lổ nằm ở địa hình bằng, thoải hoặc lượn sóng có độ dốc dưới 15˚.
Thành phần khoáng của đất phổ biến là thạch anh, kaolinit, haloizit, gotit.Thành phần tổng số chủ yếu là SiO2 và các sesquioxit.
Phẫu diện đất:
A (0-10 cm)
Màu xám sáng (5 YR 8/1 M),thịt pha limon nhẹ,viên nhỏ không rõ góc cạnh,nhiều rễ cỏ lúa,glay yếu,chuyển lớp từ từ.
AgB (10-17 cm)
Màu xám hơi nâu nhạt (5 YR 7/1 M),thịt pha limon trung bình,cục hơi rõ góc cạnh,ít rễ lúa,cỏ dại,glay trung bình,chuyển lớp từ từ.
B1g (17-30 cm)
Màu xám xanh nhạt (5 YR 7/2 M),hơi nâu ,thịt pha limon trung bình,cục vừa chặt,cấu trúc khối dẹt,rõ góc cạnh,glay trung bình,chuyển lớp rõ.
B2g (30-38 cm)
Màu xám hơi nâu nhạt (5 YR 7/1 M),thịt pha limon trung bình,cục hơi rõ góc cạnh,ít rễ lúa,cỏ dại ,ẩm,glay trung bình,chuyển lớp rõ.
C1 (38-100 cm)
Màu đỏ vàng,laong lỗ (5 YR 8/1 M),sét tảng,có nhiều kết von sắt,chặt,chuyển lớp rõ.
C (100-125 cm)
Màu xám nhạt (7,5 YR 8/1 M),nâu vàng gỉ sắt ,sét,tảng,dẻo,ẩm nhiều kết von sắt,chuyển lớp từ từ.
Một số tính chất vật lý của nước đất (tầng đất mặt): Thành phần cơ giới từ nhẹ đến trung bình; dung trọng 1,4-1,6; tỷ trọng 2,60-2,70; độ xốp trung bình < 40%; sức chứa ẩm cực đại 28-31%; độ ẩm cây héo 11-13%.Phẫu diện đất thường có tầng kết von đá ong ở độ sâu hơn 50cm.
Đất có phản ứng chua vừa đến rất chua (pHkcl = 3,0-4,5); nghèo mùn (<1%); độ no bazo và dung tích hấp thu thấp; nghèo các chất dinh dưỡng tổng số và dễ tiêu.
Trên đất xám loang lổ nhân dân thường trồng 1 vụ lúa,một vụ màu hoặc trồng 2 vụ màu. Hiện nay nhờ hệ thống tưới, tiêu khá hoàn chỉnh tập trung ở vùng đồng bằng sông Hồng nên có đủ nước tưới, có nơi đã cấy 2 vụ lúa 1 vụ màu. Cần lưu ý nước chảy tràn bờ vì dễ dẫn đến thoái hoá bạc màu.
3.) Đất xám Feralit (Xf).Ferralit Acrsols.(ACf)
Diện tích 14.789.505 ha. Đất xám Feralit chia ra 5 đơn vị phụ:
Đất feralit trên phiến thạch sét (Xfs) : 6.876.430 ha
Đất feralit trên đá magma axit (Xfa) : 6.646.474 ha
Đất feralit trên đất cát (Xfq) : 2.651.337 ha
Đất feralit trên đá phù sa cổ : 455.402 ha
- Đất feralit biến đổi do trồng lúa (Xfl) : 159.882 ha
Đất xám feralit trên đá sét có thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng; nằm ở địa hình chia cắt, dốc nhiều, tầng đất dày, khoáng sét phổ biến là Kaolinit, Haloizit và gơtit.
Dung trọng đất thấp (0,96-1,26 g/cm³). Tỷ trọng cao (2,73-2,80g/cm³); xốp (55-60%); độ ẩm cây héo 19-23%; nước hữu hiệu 12-17%; thành phần cơ giới trung bình đến nặng.
Đất có phản ứng chua (pHkcl = 3,6-4,8); hàm lượng mùn trung bình; dung tích hấp thụ trung bình; nghèo cation kiềm trao đổi; đọ no bazo thấp; nghèo các chất dinh dưỡng dễ tiêu.
Đất xám feralit thoái hoá có tính chất vật ký nước và hoá học kém hơn.
Đây là loại đất tốt ở trung du miền núi với đặc điểm phát sinh và sử dụng khác nhau, thích hợp cho việc sử dụng đa dạng vào mục đích lâm ngư nghiệp và bảo vệ môi trường sinh thái.
Phẫu diện đối với đất trên phiến sét:
0-25 cm
Màu nâu vàng (5 YR 5/2 M) thành phần cơ giới thịt pha sét,ẩm không chặt,cấu trúc cục tương đối sốp,nhiều rễ cây,chuyển lớp rõ về độ chặt.
25-65 cm
Màu đỏ vàng (2,5 YR 5/6 M) thành phần cơ giới thịt nặng pha sét,ẩm,hơi chặt,nhiều rễ cây,chuyển lớp rõ.
65-125 cm
Màu vàng đỏ (2,5 YR 5/8 M),thành phần cơ giới ít thịt nặng pha sét,ẩm ướt,cấu trúc tảng,có ít rễ cây.
4.) Đất xám mùn trên núi
Diện tích 3.139.285 ha.Phân bố tập trung ở độ cao 700-1700-1800m so với mặt biển ở địa hình chia cắt, dốc nhiều, tầng đất thường khôn dày. Loại đất này phát triển trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm vùng núi trung bình với nền nhiệt độ thấp và độ ẩm cao hơn so với vùng đồi, núi thấp hơn 700m.
Đặc điểm cơ bản của đất mùn trên núi là có hàm lượng chất hữu cơ cao, quá trinh feralit yếu hẳn hiếm thấy hiện tượng kết von, đá ong.
Đất xám mùn trên núi có thể chia ra 3 đơn vị đất phụ:
Đất xám mùn trên núi trên đá sét và biến chất
Đất xám mùn trên núi trên đá magma axit và đá cát
Đất xám mùn trên núi trên đá magma bazo và trung tính
Trong 3 đơn vị đất phụ trên, đất xám mùn trên núi trên sản phẩm phong hoá của đá magma bazo và trung tính, đá sét và biến chất có độ phì và khả năng sản xuất cao hơn cả.
Phẫu diện đất:
0-21 cm
Màu nâu đen (5YR 3/1M),thành phần cơ giới của thịt pha sét,hơi ẩm,khá tơi sốp,cấu trúc viên,nhiều rễ cây,nhiều hang động vật,chuyển lớp rõ về màu sắc.
21-48 cm
Màu nây sẫm (5YR 4/2M),thành phần thịt nặng pha sét,gơi ẩm,không chặt,nhiều rễ cây,cấu trúc cục,chuyễn lớp rõ về màu sắc.
48-100cm
Màu đỏ vàng (5YR 5/6) ,thành phần cơ giới sét nặng,ẩm hơi chặt,cấu trúc cục,ít rễ cây ,xen ít đá lẫn,chuyển lớp rõ về mức độ kết von.
Hiện nay có nhiều mô hình sử dụng đất bền vững theo phương thức nông lâm hoặc lâm nông kết hợp trên đất xám mùn trên núi.Ngoài việc phát triển cây trong rừng với nhiều loại đặc sản như pơnu, quế,…còn làm tăng diện tích cacy ăn quả, cây công nghiệp các loại.
5. )Đất xám glây (Xg).Glayic Acrisols (ACg).
Diện tích : 101.471 .Phân bố tập trung ở trung du Bắc Bộ,Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, ở địa hình dốc bậc thang,bằng,thấp,ít thoát nước.Đất có thành phần cơ giới từ nhẹ đến trung bình.Phẫu diện đất có tầng đế cày và tầng glây rõ.Phản ứng của đất rất chua,nghèo mùn,độ no bazo và dung tích hấp thu ít,nghèo các chất dinh dưỡng tổng số và dễ tiêu.
Đất xám glây ở các vùng khác nhau về tính chất,nhưng đều ở địa hình thấp,hứng nước từ các khu vực lân cận và thường được trồng lúa nước.Cần chú ý mùa vụ để tránh ngậy úng trong mùa mưa.một số nơi vượt đất để trồng cây ăn quả thu hiệu quả cao như ở Lái Thiêu,Sông Bé.
* Phẫu diện tại huyện Sóc Sơn,Hà Nội:
0-25 cm
Màu xám (10YM 7/1 M) có ít đốm vàng nâu (7,5 YR 6/8 M),ẩm,cát pha limon rời rạc,không chặt,kiến trúc hạt,có ít hạt gỉ sắt ăn theo rễ lúa,chuyễn lớp rõ về mảu sắc.
25-33 cm
Màu vàng xám (10 YR 3/2 M) có đốm vệt vàng (7,5 YR 6/8 M),loang lỗ,hơi ẩm,glay trung bình,kiến trúc cục tảng còn ít rễ lúa nhỏ,chuyễn lớp từ từ.
33-70 cm
Màu loang lỗ đỏ vàng (10 YR 6/8 M) và (7,5 YR 6/8 M),xám hơi xanh,sét,glay trung bình,chặt,dẻo dính,kiến trúc tảng,chuyển lớp từ từ.
70-110 cm
Màu loang lổ đỏ vàng,(2,5YR 3/6 M) ướt,sét glay trung bình,kiến trúc tảng,dẻo dính,sét.Găp nước ngầm.
* Phẫu diện tại huyện Krong Bông,tỉnh Đắc Lắc:
0-20 cm
Màu nâu xám sang (5Y 4/2 M) ẩm,thành phần cơ giới thịt,xốp,bở.chuỵển lớp khá rõ về màu sắc.
20-40 cm
Màu xám (5Y 5/1 M) ẩm,thành phần cơ giới sét pha cát,ít xốp,chặt,kiến trúc tảng,chuyển lớp khá rõ về độ chặt.
40-80 cm
Màu xám phớt xanh (5Y 4/1 M) ẩm,thành phần cơ giới sét,rất chặt ,chuyễn lớp từ từ về độ sốp và màu sắc.
80-110 cm
Màu nâu vàng tối (5Y 4/3 M) ẩm,thành phần cơ giới sét chặt,có nhiều đốm gỉ thô,tương phản màu sắc rõ.
III. Vấn đề môi trường.
◊ Tác động của con người.
1)Tác động tiêu cực:
Sử dụng đất thường xuỵên mà không cải tạo ,không có biện pháp sử dụng hợp lý làm cho đất càng ngày càng mất chất dinh dưỡng và trở nên cằn cỗi,giảm dần giá trị sử dụng.
Tăng cường sử dụng chất hoá học trong nông lâm nghiệp như bón phân hoá học ,các loại hoá chất bảo vệ thực vật,các loại nước thải bùn thải công nghiệp,đô thị để tưới tiêu và bón phân chp đất tạo nên ô nhiễm kim loại nặng
Sử dụng các chất điều khiển để giảm bớt sự thất thoát mùa màng và thuận lợi cho thu hoạch.
Mở mang mạng lưới tưới tiêu.
Tất cả các biện pháp trên dều tác động mạnh mẽ đến hệ sinh thái đất trong nhiều trường hợp làm ô nhiễm môi trường đất.
2)Tác động tích cực.
Nâng cao lợi ích của sản xuất nông nghiệp như đảm bảo một sản lượng nông nghiệp tương xứng,đáp ứng được nhu cầu sống của dân số mà hệ thống đó hướng tới.
Tăng năng suất nông nghiệp thông qua việc tăng cường sử dụng các kiểu gen có năng suất cao,chống chịu sâu bệnh và thích ứngvới điều kiện khó khăn,duy trì độ phì của đất,tính đa dạng cây trồng,áp dụng luân canh cây trồng sử dụng các hệ thống cây trồng hàng năm,cây lâu năm,nghề cá,chăn nuôi tổng hợp.
Bảo vệ và cải thiện môi trường sống cho con ngườivà các sinh vật khác như chống ô nhiễm nguồn nước,giảm và laọi bỏ sử dụng thuốc trừ sâu,phân khoáng.
Tăng các hoạt động phi nông nghiệp khác tạo nên công ăn việc làm,phát triển cơ sở hạ tầng….nâng cao đời sống người dân.
Áp dụng các biện pháp canh tác chống xói mòn.
Đa dạng hoá cây trồng dưới hình thức:trồng xen canh,luân canh,gối vụ.
Áp dụng hệ thống nông lâm ngư nghiệp kết hợp và các mô hình đa dạng phong phú.
Kết hợp trồng trọt và chăn nuôi,tăng cường mở rộng và phát triểncác mô hinh kinh tế vườn rừng,trại rừng.
Từng bước xây dựng một nền công nghiệp “sạch” đảm bảo đa dạng hoá cây trồng,tạo năng suất bền vững,ổn định.
IV.Biện pháp cải tạo.
1)Tăng cường bón vôi và bón phân.
Bón vôi có tác dụng nâng cao độ pH và cải tạo lý tính của đất.Ba dạng vôi được bón là Cao,CaCO3 và đôlômit,tốt nhất là bón vôi nung,sau đó đến đôlômit và cuối cùng là bột đá vôi.Lượng vôi bón hợp lý từ 500 đến 1000 kg vôi/ha.Cần bón kết hợp với phân chuồng,nếu không sẽ làm đất bị kiệt quệ.Lượng phân chuồng nên bón từ 2 đến 12 tấn/ha/vụ,cũng nẹn thay thế một phần phan xanh vốn có khả năng phát triển tốt trên loại dất này.Trong đất xám bạc màu hàm lượng mùn rất thấp,vì vậy việc bón phân hữu cơ sẽ làm cho hiệu quả rất tốt.
2)Cày sâu
Cày sâu dần kết hợp bón phân làm tăng độ dày tầng mặt,tăng độ dinh dưỡng của đất.
3)Xây dựng bờ vùng bờ thửa,hệ thống tưới tiêu để cung cấp nước tưới và tránh nước chảy tràn kéo theo chất dinh dưỡng
Hệ thống tưới tiêu:
4)Luân canh cây trồng:
5)Chống xói mòn bằng biện pháp trồng cây theo ruộng bậc thang,trồng thành băng:
V.Hướng sử dụng.
Do được hình thành trên địa hình dốc thoải,dễ thoát nước,thành phần cơ giới nhẹ,dễ cày bừa,nên đất xám bạc màu thích hợp với nhiều loại cây trồng cạn.
Một số loại cây trồng cạn như:lúa cạn,dứa,cao su,điều,khoai lang,đậu đỗ,bắp.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đề tài đất.doc