Tài liệu Đề tài Đất ngập nước (Autosaved): ĐẤT NGẬP NƯỚC
I. NÉT KHÁI QUÁT:
Việt Nam có khoảng 10 triệu ha đất ngập nước (ĐNN), trong đó bao gồm 4,2 triệu ha trồng lúa, 2 triệu ha nước mặt nuôi trồng thủy sản, 1 triệu ha ĐNN ngọt; hơn 3.260 km bờ biển, 15.000 km đới ven bờ, hơn 2.000 con sông suối và 4.000 hồ. ĐNN của Việt Nam rất đa dạng về kiểu loại, loại hình cảnh quan và sinh thái, phong phú về tài nguyên đa dạng sinh học, có nhiều chức năng, giá trị kinh tế, xã hội, văn hóa...quan trọng. Các vùng ĐNN này đã có những đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế-xã hội cho đất nước, mang lại nhiều sản phẩm phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của người dân. Hiện 1/5 dân số nước ta đang sống ở vùng đất ngập nước và phụ thuộc trực tiếp vào việc khai thác, sử dụng các sản phẩm của đất ngập nước. Song các vùng ĐNN này đã và đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi các hoạt động của phát triển kinh tế gây ra như: Ao, hồ bị lấp đi để lấy đất trồng trọt hoặc xây dựng; tài nguyên nước ngầm, hệ động vật, thực vật bị khai thác quá mức không thể t...
45 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1724 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Đất ngập nước (Autosaved), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẤT NGẬP NƯỚC
I. NÉT KHÁI QUÁT:
Việt Nam có khoảng 10 triệu ha đất ngập nước (ĐNN), trong đó bao gồm 4,2 triệu ha trồng lúa, 2 triệu ha nước mặt nuôi trồng thủy sản, 1 triệu ha ĐNN ngọt; hơn 3.260 km bờ biển, 15.000 km đới ven bờ, hơn 2.000 con sông suối và 4.000 hồ. ĐNN của Việt Nam rất đa dạng về kiểu loại, loại hình cảnh quan và sinh thái, phong phú về tài nguyên đa dạng sinh học, có nhiều chức năng, giá trị kinh tế, xã hội, văn hóa...quan trọng. Các vùng ĐNN này đã có những đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế-xã hội cho đất nước, mang lại nhiều sản phẩm phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của người dân. Hiện 1/5 dân số nước ta đang sống ở vùng đất ngập nước và phụ thuộc trực tiếp vào việc khai thác, sử dụng các sản phẩm của đất ngập nước. Song các vùng ĐNN này đã và đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi các hoạt động của phát triển kinh tế gây ra như: Ao, hồ bị lấp đi để lấy đất trồng trọt hoặc xây dựng; tài nguyên nước ngầm, hệ động vật, thực vật bị khai thác quá mức không thể tự hồi phục; tôm, cá bị đánh bắt bằng những phương thức mang tính hủy diệt bằng thuốc nổ, chất độc, xung điện làm chết toàn bộ các loài động vật trên diện tích rộng lớn; việc xây đê đắp đập, nắn dòng các con sông làm thay đổi đặc tính thủy văn của chúng. Nhất là một lượng lớn chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp và thuốc trừ sâu, phân bón hóa học đổ ra các thủy vực đã và đang gây ô nhiễm nghiêm trọng một số vùng ĐNN.
ĐNN có thể là nước ngọt, nước mặn hay nước lợ, do đó bao gồm cả vùng cửa sông, đầm phá ven biển và rừng ngập mặn. ĐNN là vùng đất có nước ngập quanh năm hay tạm thời, và vùng đất đó phải có các động, thực vật sinh sống dưới nước.
Chưa tính đến vùng ĐNN ở châu thổ sông Hồng, sông Mê Kông và vùng nội địa, tài nguyên ĐNN của Việt Nam chỉ tính riêng vùng ven biển cũng rất phong phú: 29 tỉnh ven biển với dân số 45 triệu người có tổng diện tích 139.640 km2. Riêng 125 huyện ven biển với dân số 20 triệu người có diện tích 56.000 km2. Các địa phương này có 1 triệu ha đất ngập mặn ven bờ trong đó 110.000 ha là rừng ngập mặn.
II. NỘI DUNG
Định nghĩa ĐNN
“Đất ngập nước” (wetlands) được hiểu theo nhiều cách khác nhau, hiện có khoảng trên 50 định nghĩa về ĐNN đang được sử dụng. Các định nghĩa về ĐNN được chia làm hai nhóm chính. Một nhóm định nghĩa theo nghĩa rộng và một nhóm định nghĩa theo nghĩa hẹp.
Các định nghĩa theo nghĩa rộng điển hình như:
Định nghĩa theo điều 1 của Công ước Ramsar(1971):
“Đất ngập nước là những vùng đầm lầy, sình lầy, vùng than bùn hoặc vùng nước dù là tự nhiên hay nhân tạo, thường xuyên hay tạm thời, với nước đọng hay nước chảy, nước ngọt, nước lợ hay nước mặn, bao gồm những vùng nước biển có độ sâu không quá 6m khi thủy triều thấp”.(Cục Môi Trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường,11/2000).
Liên đoàn bảo vệ thiên nhiên thế giới (IUCN,1971):
“Đất ngập nước là những vùng đất bão hòa nước hoặc thường xuyên bị ngập nước, dù là tự nhiên hay nhân tạo, ngập nước hường xuyên hoặc định kỳ, dù là nước tĩnh hoặc nước chảy, nước ngọt, nước lợ hoặc nước mặn. Những vùng ngập nước như những đầm lầy, vũng lầy, đầm rừng, than bùn, cửa song, vịnh biển, eo biển, ao hồ, đầm phá, song, hồ chứa”.
Bên cạnh đó còn có một số định nghĩ theo nghĩa rộng khác của:
+ Cowadin và các cộng sự (1979)
+ Các nhà khoa học Canada (1988)
+ Các nhà khao học New Zealand (1985)…
Những định nghĩa theo nghĩa hẹp: nhìn chung đều xem ĐNN như đới chuyển tiếp sinh thái, những diện tích chuyển tiếp giữa những môi trường trên cạn và thủy sinh, những nơi mà sự ngập nước của đất gây ra sư phát triển của một hệ thực vật đặc trưng (Cowardin et al; Enny, 1985).
Phân loại:
Phân loại đất ngập nước trên thế giới:
Từ rất sớm đã có khá nhiều cách xác định ĐNN cho các vùng đất than bùn phía bắc của Châu Âu và Bắc Mỹ. Davis (1907 - trong Mitsch và Gosselink, 1986) đã mô tả các bãi lầy Michigan theo ba tiêu chí riêng biệt: (1) dạng đất trên đó có bãi lầy, ví dụ như các lưu vực sông nông hay châu thổ của các suối; (2) cách thức mà theo đó bãi lầy được hình thành, chẳng hạn như từ dưới lên hay từ bờ trở ra; và (3) thảm thực vật bề mặt, ví dụ như cây thông rụng lá hay rêu. Nhưng phải đến những năm sau 1950 mới có sự phân loại một cách hệ thống đầu tiên của Mỹ (Mai Đình Yên, 2002). Các tác giả như Moore và Bellamy (1974) thì lại mô tả bảy loại hình đất than bùn dựa trên các điều kiện dòng chảy.
Phân loại ĐNN có thể dựa vào các khu cư trú của các loài chim nước (Hancock, 1984), hoặc theo hướng địa mạo. Ở một số nước, phân loại ĐNN được tiến hành theo hệ thống thứ bậc (Hoa Kỳ). Việc phân loại ĐNN theo sinh thái học sẽ giúp cho việc quản lý và bảo tồn được tốt hơn. Theo đó, các yếu tố địa mạo, thuỷ văn và chất lượng nước sẽ là cơ sở cho việc phân biệt các lớp ĐNN về mặt sinh thái v.v...
* Phân loại ĐNN của công ước Ramsar
Vào những năm đầu của thập kỷ 70, Công ước Ramsar (1971) đã phân ĐNN thành 22 kiểu mà không chia thành các hệ và lớp.
Trong quá trình thực hiện Công ước và thực tiễn áp dụng vào các vùng và các quốc gia khác nhau, sự phân hạng này đã thay đổi. Vào năm 1994, phụ lục 2B của Công ước Ramsar đã chia ĐNN thành 3 nhóm chính đó là:
1) ĐNN ven biển và biển (11 loại hình)
2) ĐNN nội địa (16 loại hình)
3) ĐNN nhân tạo (8 loại hình) (Davis, 1994 - Ramsar Convention Bureau)
Với tổng cộng 35 loại hình. Cũng theo Ramsar Convention Bureau (1997a,b - 2nd edition), thì các loại hình ĐNN đã được xem xét lại và chia thành 40 kiểu khác nhau. Trong những năm gần đây, hệ thống phân loại ĐNN đã được xem xét, chỉnh sửa, bổ sung thành 42 kiểu.
HỆ THỐNG PHÂN LOẠI RAMSAR
Đất ngập nước ven biển và biển (Marine and Coastal Wetlands)
A
1
Các vùng biển nông ngập nước thường xuyên ở độ sâu dưới 6 mét khi triều thấp; bao gồm cả các vịnh và eo biển.
B
2
Các thảm thực vật biển dưới triều; bao gồm các bãi tảo bẹ, các bãi cỏ biển, các bãi cỏ biển nhiệt đới.
C
3
Các rạn san hô.
D
4
Các bờ đá biển; kể cả các đảo đá ngoài khơi, vách đá biển.
E
5
Các bờ cát, bãi cuội hay sỏi; bao gồm các roi cát, mũi đất nhô ra biển và các đảo cát; kể cả các hệ cồn cát và các lòng chảo ẩm ướt.
F
6
Các vùng nước cửa sông; nước thường trực của các vùng cửa sông và các hệ thống cửa sông của châu thổ.
G
7
Các bãi bùn gian triều, các bãi cát hay các bãi muối.
H
8
Các đầm lầy gian triều; bao gồm các đầm lầy nước mặn, các đồng cỏ nước mặn, các bãi kết muối, các đầm nước mặn nổi lên; kể cả các đầm nước ngọt và lợ thủy triều.
I
9
Các vùng đất ngập nước có rừng gian triều; bao gồm rừng ngập mặn, các đầm dừa nước và các đầm có cây nước ngọt.
J
10
Các đầm/ phá nước lợ/mặn ven biển; các đầm/ phá nước lợ đến nước mặn ít nhất có một lạch nhỏ nối với biển.
K
11
Các đầm/ phá nước ngọt ven biển; bao gồm các đầm/ phá châu thổ nước ngọt.
Zk (a)
12
Các hệ thống thủy văn castơ ngầm và hang động ven biển và biển
Đất ngập nước nội địa
L
13
Các đồng bằng châu thổ thường xuyên có nước.
M
14
Các sông/suối/lạch thường xuyên có nước; bao gồm cả các thác nước.
N
15
Các sông/suối/lạch có nước theo mùa/không liên tục/bất thường.
O
16
Các hồ nước ngọt có nước thường xuyên (trên 8ha); bao gồm các hồ lớn uốn chữ U/hình móng ngựa.
P
17
Các hồ nước ngọt có nước theo mùa/không liên tục (trên 8ha); bao gồm cả các hồ ở đồng bằng ngập lũ.
Q
18
Các hồ nước mặn/lợ/kiềm có nước thường xuyên.
R
19
Các hồ và bãi nước mặn/lợ/kiềm có nước thường xuyên.
Sp
20
Các đầm/ vũng nước mặn/lợ/kiềm có nước thường xuyên.
Ss
21
Các đầm/ vũng nước mặn/lợ/kiềm có nước theo mùa/không liên tục.
Tp
22
Các đầm/ vũng nước ngọt có nước thường xuyên; các ao hồ (dưới 8ha); các đầm nước và đầm lầy trên đất vô cơ; có thảm thực vật nổi mọng nước ít nhất trong phần lớn mùa sinh trưởng.
Ts
23
Các đầm/ vũng nước ngọt có nước theo mùa/không liên tục trên đất vô cơ; kể cả bãi lầy, hố/ hốc đá, đồng cỏ ngập theo mùa, đầm cỏ lác/ lách.
U
24
Các vùng đất than bùn không có rừng; bao gồm đầm lầy than bùn có cây bụi hoặc trống, các đầm lầy/ bàu, các đầm lầy thấp.
Va
25
Các vùng đất ngập nước núi cao; kể cả các đồng cỏ núi cao, các vùng nước tạm thời do tuyết tan.
Vt
26
Các vùng đất ngập nước lãnh nguyên; bao gồm các vũng nước lãnh nguyên, các vùng nước tạm thời do tuyết tan.
W
27
Các vùng đất ngập nước cây bụi chiếm ưu thế; các đầm lầy cây bụi, các đầm nước có cây bụi chiếm ưu thế, các rừng cây bụi, cây dương đỏ; trên đất vô cơ.
Xf
28
Các vùng đất ngập nước nước ngọt có cây lớn chiếm ưu thế; kể cả rừng đầm lầy nước ngọt, rừng ngập theo mùa, đầm lầy cây gỗ; trên đất vô cơ.
Xp
29
Các vùng đất than bùn có rừng; rừng đầm lầy đất than bùn.
Y
30
Suối, ốc đảo nước ngọt.
Zg
31
Các vùng đất ngập nước địa nhiệt.
Zk (b)
32
Các hệ thống thủy văn castơ ngầm và hang động nội địa.
Đất ngập nước nhân tạo
1
33
Các đầm/ ao nuôi trồng thủy sản (như các đầm nuôi tôm/cá).
2
34
Các ao; bao gồm các ao nông nghiệp, các ao nuôi, các bể chứa nhỏ (nhìn chung nhỏ hơn 8ha).
3
35
Đất được tưới tiêu; bao gồm các kênh mương tưới tiêu và các ruộng lúa.
4
36
Đất nông nghiệp ngập theo mùa (bao gồm các đồng cỏ ngập nước hoặc đồng cỏ dùng để chăn thả gia súc hoặc được quản lý một cách tích cực).
5
37
Các điểm khai thác muối; các ruộng/ hồ muối, nước mặn…
6
38
Các khu vực trữ nước; hồ chứa/đập nước/đập chắn/ đập tràn (nhìn chung trên 8 ha).
7
39
Các nơi đào; các mỏ cuội/gạch/sét; các mỏ đất mượn, các moong mỏ.
8
40
Các vùng xử lý nước thải; các bãi chứa nước thải sinh hoạt, các ao lắng, các bể ôxy hóa…
9
41
Các con kênh, rạch thoát nước, các mương nhỏ.
Zk(c)
42
Các hệ thống thủy văn castơ ngầm và hang động nhân tạo.
Các khái niệm để mô tả ĐNN là rất khác nhau giữa các nhà khoa học và những người khác nhau trong xã hội
Phân loại hiện hành của Hoa Kỳ - Kiểm kê ĐNN quốc gia
Phân loại được sử dụng trong kiểm kê các ĐNN và các nơi cư trú nước sâu của Hoa Kỳ tập trung vào mô tả các nhóm phân loại sinh thái học, sắp xếp chúng thành một hệ thống có ích đối với các nhà quản lý tài nguyên, trang bị cho các đơn vị thành lập bản đồ, và cung cấp sự đồng nhất về các khái niệm và các thuật ngữ.
Phân loại này được dựa trên tiếp cận thứ bậc giống nhau về mặt phân loại học sử dụng để nhận dạng các loại động vật, thực vật.
Mức rộng nhất là hệ thống: sự phức tạp của các ĐNN và các nơi cư trú nước sâu mà chúng cùng có ảnh hưởng của các nhân tố thuỷ lực, địa mạo, hóa học hay sinh học”. Các hạng rộng này bao gồm như sau:
Biển
Cửa sông
Ven sông
Hồ
Đầm
Các hệ thống phụ bao gồm:
1. Bán thuỷ triều 5. Trên triều
2. Gian triều 6. Gián đoạn
3. Thủy triều 7. Nước ngọt
4. Dưới triều 8. Ven biển
Lớp ĐNN cụ thể hay nơi cư trú nước sâu mô tả sự xuất hiện nói chung của hệ sinh thái cả dưới dạng thực vật ưu thế và cả kiểu dạng chất nền. Khi độ che phủ của thảm thực vật vượt quá 30% thì lớp thảm thực vật được sử dụng (ví dụ, ĐNN cây bụi – bụi). Nếu như chất nền bị che phủ bởi thảm thực vật nhỏ hơn 30% thì khi đó lớp chất nền được sử dụng.
HỆ THỐNG PHÂN LOẠI CỦA COWARDIN VÀ CS & HOA KỲ:
Bảng 1-1. Lớp, hệ thống phụ và các hệ thống phân loại theo thứ bậc đất ngập nước và nơi cư trú nước sâu (Cowardin và cộng sự, 1979)
Hệ thống
Hệ thống phụ
Lớp
Biển
Dưới triều
Nền đáy đá
Nền đáy không được củng cố
Nền thủy sinh
Đá ngầm
Gian triều
Nền thủy sinh
Đá ngầm
Bờ đá
Bờ không được củng cố
Cửa sông
Dưới triều
Nền đáy đá
Nền đáy không được củng cố
Nền thủy sinh
Đá ngầm
Gian triều
Nền thủy sinh
Đá ngầm
Lòng sông
Bờ đá
Bờ không được củng cố
Đất ngập nước nổi
Đất ngập nước Cây bụi – bụi
Đất ngập nước có rừng
Ven sông
Thủy triều
Nền đáy đá
Nền đáy không được củng cố
Nền thủy sinh
Bờ đá
Bờ không được củng cố
Đất ngập nước nổi
Đất ngập nước và các nơi cư trú nước sâu
Dưới triều
Nền đáy đá
Nền đáy không được củng cố
Nền thủy sinh
Bờ đá
Bờ không được củng cố
Đất ngập nước nổi
Trên triều
Nền đáy đá
Nền đáy không được củng cố
Nền thủy sinh
Bờ đá
Bờ không được củng cố
Lưỡi triều
Lòng sông
Hồ
Nước ngọt
Nền đáy đá
Nền đáy không được củng cố
Nền thủy sinh
Ven biển
Nền đáy đá
Nền đáy không được củng cố
Nền thủy sinh
Bờ đá
Bờ không được củng cố
Đất ngập nước nổi
Đầm lầy
Nền đáy đá
Nền đáy không được củng cố
Nền thủy sinh
Bờ không được củng cố
Đất ngập nước Rêu - Địa y
Đất ngập nước nổi
Đất ngập nước bụi – cây bụi
Đất ngập nước có rừng
Bảng 1-2. Lớp, Phân lớp, và Các ví dụ về các Dạng ưu thế của Phân loại Đất ngập nước của Sở Bảo vệ Động vật Hoang dã và Cá Hoa Kỳ
Lớp
Các ví dụ về Dạng ưu thế
Phân lớp
Định nghĩa
Biển/Cửa sông
Hồ/Ven sông
Đầm
Nền đáy đá
Nền đá
Nền đá chiếm 75% bề mặt hoặc hơn
Tôm hùm (Homarus)
Đỉa suối (Helobdella)
-
Sỏi, cuội
Đá và đá cuội chiếm trên 75% bề mặt
Bọt biển (Hippospongia)
Ấu trùng muỗi
Psephenus
Nền đáy không được củng cố
Sỏi
ít nhất 25% các hạt nhỏ hơn đá và ít hơn 30% che phủ thực vật
Trai (Mya)
Phù du (Baetis)
Giun ít tơ
Cát
ít nhất 25% cát che phủ và ít hơn 30% thực vật che phủ
Donax
Phù du (Ephemerella)
Bọt biển (Eunapius)
Bùn
ít nhất 25% bùn và sét, mặc dù các chất lắng đọng thô có thể được trộn lẫn; ít hơn 25% thực vật
Sò điệp (Placopecten)
Thân mềm nước ngọt (Anodonta)
Trai móng tay (Pisidium)
Chất hữu cơ
Các chất hữu cơ phần lớn là các vật liệu không được củng cố và ít hơn 25% thực vật che phủ
Trai sò (Mya)
Giun nước thải (Tubifex)
Giun ít tơ
Nền đáy thủy sinh
Tảo
Tảo mọc trên hay dưới bề mặt nước
Tảo bẹ (Macrocystis)
Sậy (Chara)
Sậy (Chara)
Rêu thủy sinh
Rêu thủy sinh mọc trên hay dưới bề mặt
-
Rêu (Fissidens)
-
Thực vật rễ có mạch
Thực vật rễ có mạch mọc chìm hay lá nổi
Thalassia
Loa kèn nước (Nymphaea)
Cỏ biển (Puppia)
Thực vật có mạch nổi
Thực vật có mạch nổi mọc trên mặt nước
-
Dạ lan hương nước (Eichhornia crassipes)
Bèo tấm (Lemna)
Đá ngầm
Các cấu trúc chỏm hay mô được hình thành bởi động vật không xương sống không di trú
San hô
San hô (Porites)
-
-
Thân mềm
Hàu (Crassostrea virginica)
-
-
Giun
Giun đá ngầm (Sabellaria)
-
-
Lòng sông
Suối gián đoạn (hệ thống ven sông) hay các hệ thống cấp nước khi thủy triều thấ
Nền đá
Nền đá chiếm 75% bề mặt hoặc hơn
-
Phù du (Ephemerella)
-
Sỏi
Đá, cuội, và nền đá che phủ hơn 75% lòng suối
-
Trai móng tay (Pisidium)
-
Sỏi cuội
ít nhất 25% chất nền nhỏ hơn đá
Trai xanh (Mytilus)
Ốc (Physa)
-
Cát
Các hạt cát chiếm ưu thế
Tôm hùm (Callianassa)
Ốc(Lymnea)
-
Bùn
Bùn và sét chiếm ưu thế
Ốc bùn (Nassarius)
Tôm (Procambarus)
-
Chất hữu cơ
Than bùn hay phân chuồng chiếm ưu thế
Trai (Modiolus)
Giun ít tơ
-
Bờ đá
Các nơi cư trú có năng lượng cao nằm gần các con sóng do gió hay sóng mạnh
Nền đá
Nền đá che phủ 75% bề mặt hoặc hơn
Hàu đầu (Chthamalus)
(Marsupella)
-
Sỏi
Đá, cuội, và nền đá chiếm hơn 75% bề mặt
Trai (Mytilus)
Địa y
-
Bờ không được củng cố
Địa mạo như Bãi biển, còn cát ngầm, và đất bằng có ít hơn 30% thực vật và được tìm thấy gần kề với đáy không được củng cố
Sỏi
ít nhất 25% các hạt nhỏ hơn đá
Ốc bờ (Littorina)
Thân mềm (Elliptio)
-
Cát
ít nhất 25% cát
Wedge shell(Donax)
Trai móng tay (Pisidium)
-
Bùn
ít nhất 25% bùn và sét
Cáy (Uca)
Trai móng tay (Pisidium)
-
Chất hữu cơ
Các vật liệu không được củng cố, ưu thế là các chất hữu cơ
Cáy (Uca)
Ấu trùng muỗi lắc
-
Có thực vật
Bờ không thủy triều bộc lộ thời gian đủ để định cư hàng năm hoặc lâu năm
-
(Xanthium)
Bách mùa hè (Kochia)
Đất ngập nước rêu - địa y
Rêu
Rêu che phủ chất nền trừ đá; vật nổi, bụi và cây chiếm ít hơn 30% diện tích
-
-
Bãi than bùn (Sphagnum)
Địa y
Địa y che phủ chất nền trừ đá; vật nổi, bụi và cây chiến ít hơn 30% diện tích
-
-
Rêu tuần lộc (Cladonia)
Đất ngập nước nổi
Các thực vật thủy sinh thẳng đứng, có rễ và cây cỏ
Không rụng lá
Các loài thường duy trì trạng thái cho tới tận khi bắt đầu mùa sinh trưởng sau
(Spartina)
-
Cây hương bồ (Typha)
Rụng lá
Không có dẫu hiệu rõ ràng gì của thảm thực vật nổi tại các mùa cố định
Cỏ xanhpie (Salicornia)
Lúa hoang (Zizania)
Cỏ dại (Pontederia)
Đất ngập nước cây bụi – bụi
Ưu thế bởi các thực vật gỗ thấp hơn 6m
Cây lá rộng rụng lá
Cây cơm cháy ở đầm (Iva)
-
(Cephalanthus)
Cây lá kim rụng lá
-
-
Cây bách còi cọc (Taxodium)
Cây thường xanh lá rộng
Cây đước (Rhizophora)
-
(Lyonia)
Cây thường xanh lá kim
-
-
Cây thông nước còi cọc (Pinus serotina)
Cây chết
-
-
-
Đất ngập nước có rừng
Thảm thực vật cây gỗ 6m hoặc cao hơn
Cây lá rộng rụng lá
-
-
Thích đỏ (Acer rubrum)
Cây lá kim rụng lá
-
-
Cây bách trụi (Taxodium distichum)
Cây thường xanh lá rộng
Cây đước (Rhizophora)
-
Cây nguyệt quế đỏ (Persea)
Cây thường xanh lá kim
-
-
Cây tuyết tùng Bắc (Thuja occidentalis)
Cây chết
-
-
-
Bên cạnh đó còn có một số cách phân loại khác :
Hệ thống phân loại đất ngập nước của tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN wetland classification, Dugan, 1999)
Hệ thống phân loại này thể hiện quan điểm sinh thái phát sinh, đã hình thành các đơn vị sơ cấp và các đơn vị thứ cấp. Có bốn cấp phân vị, cấp một dựa vào đặc trưng của nước để chia thành nhóm các dạng ĐNN mặn và nhóm các dạng ĐNN ngọt, nhưng nhóm ba lại dựa vào hiện trạng sử dụng đất để hình thành các loại ĐNN nhân tạo. Đơn vị phân loại ở cấp hai trong nhóm và nhóm dựa vào yếu tố độ sâu ngập nước và địa mạo để phân chia đơn vị cấp 3; ở đơn vị cấp 3 thì dựa vào hiện trạng đất đai và sử dụng đất để chia thành các loại ĐNN. Sau đó dựa vào hiện trạng sử dụng đất để chia thành các dạng ĐNN cấp bốn.
1. Đất ngập nước mặn
1.1. Thuộc về biển
1.1.1. Ngập triều
1. Vùng ven biển cạn dưới 6 m khi nước triều thấp, bao gồm cả vịnh biển và eo biển thấp.
2. Thực vật thủy sinh ngập nước, bao gồm cả những bãi tảo, cỏ biển và đồng cỏ vùng ven biển nhiệt đới.
3. Bãi san hô ngầm
1.1.2. Bãi gian triều
4. Bờ biển núi đá, bao gồm cả các vách đá và bờ đá.
5. Bờ biển có đá và cuội di động
6. Đất bùn lầy, không có thực vật, dễ thay đổi ở vùng gian triều, bãi lầy muối hay cát.
7. Bãi phù sa có thực vật ở vùng gian triều bao gồm cả những bãi lầy và rừng ngập mặn, bờ biển kín
1.2. Thuộc về cửa sông
1.2.1. Vùng ngập triều
8. Những vùng ngập nước cửa sông, vùng ngập nước thường xuyên ở cửa sông và các hệ thống châu thổ ở cửa sông.
1.2.2. Vùng gian triều
9. Bãi gian triều bùn, những bãi muối hoặc cát có ít thực vật.
10. Đầm lầy gian triều, bao gồm cả bãi muối, đồng cỏ mặn, vùng nhiễm mặn, vùng sinh lầy, bãi sinh lầy mặn, vùng sình lầy nước ngọt và vùng nước lợ ngập triều.
11. Những vùng đất ngập nước có rừng ở bãi gian triều, gồm cả đầm rừng ngập mặn, đầm rừng dừa nước, rừng đầm lầy nước ngọt ảnh hưởng của thủy triều.
1.3. Đầm phá
12. Các phá mặn đến lợ có những rạch nhỏ nối ra biển.
1.4. Hồ nước mặn
13. Các hồ sình lầy kiềm hoặc mặn, lợ, ngập theo mùa hay ngập thường xuyên.
2. Đất ngập nước ngọt
2.1. Thuộc về sông
2.1.1. Thường xuyên
14. Những dòng suối và sông chảy quanh năm kể cả các thác nước.
15. Châu thổ ở nội địa.
2.1.2. Tạm thời
16. Suối và sông chảy tạm thời, hoặc chảy theo mùa.
17. Những đồng bằng ngập lũ ven sông, gồm cả những bãi lầy sông, những vùng châu thổ ven sông ngập lũ, những vùng bãi cỏ ngập nước theo mùa.
2.2. Thuộc về hồ
2.2.1. Thường xuyên
18. Hồ nước ngọt thường xuyên (trên 8 ha), gồm cả bãi biển bị ngập nước không thường xuyên hoặc ngập nước theo mùa.
19. Ao nước ngọt thường xuyên (dưới 8 ha).
2.2.2. Theo mùa
20. Những hồ nước ngọt theo mùa (>8 ha), bao gồm cả những hồ vùng đồng bằng ngập lũ.
2.3. Thuộc về đầm
2.3.1. Có cây nhô
21. Những vùng sình lầy nước ngọt thường xuyên và những vùng đầm lầy trên đất vô cơ với thảm thực vật vượt trên mặt nước nhưng rễ của chúng nằm dưới mực nước phần lớn trong mùa sinh trưởng.
22. Những vùng đầm lầy nước ngọt trên nền đất than bùn quanh năm gồm cả nhứng thung lũng ở trên cao của vùng nhiệt đới do Papyrus hoặc Typha chiếm ưu thế.
23. Đầm lầy nước ngọt theo mùa, đất không có cấu trúc, bao gồm cả bãi lầy, đồng cỏ ngập nước theo mùa....
24. Đất than bùn.
25. Đất ngập nước trên núi và những vùng cực bao gồm cả những vùng đầm lầy ngập nước theo mùa được tuyết tan cung cấp nước tạm thời.
26. Miệng núi lửa được làm ẩm liên tục do hơi nước bốc lên.
2.3.2. Có rừng
27. Đầm lầy cây bụi, kể cả những vùng đầm lầy nước ngọt có cây bụi rải rác hoặc dày.
28. Rừng đầm lầy nước ngọt kể cả rừng ngập nước theo mùa, đầm lầy có cây trên đất vô cơ
29. Rừng trên đất than bùn kể cả rừng đầm lầy.
3. Đất ngập nước nhân tạo
3.1. Canh tác hải sản/thủy sản
30. Ao nuôi trồng thủy sản, kể cả các ao cá và ao tôm.
3.2. Nông nghiệp
31. Các ao đang canh tác, ao giống và ao nhốt cá.
32. Đất được tưới nước và các kênh dẫn nước, bao gồm cả các đồng lúa, kênh và rạch.
33. Đất trồng trọt, ngập nước theo mùa.
3.3. Khai thác muối
34. Những ruộng muối.
3.4. Đô thị/Công nghiệp
35. Các hồ chứa nước dùng để tưới tiêu sinh hoạt và thải nước, và những vùng ngập nước theo mùa.
36. Đập nước với mực nước thay đổi thường xuyên hàng tuần hoặc hàng tháng.
Phân loại ĐNN của Keddy (2000)
Mỗi một loại hình ĐNN có thể được hình dung như là một mẫu đặc thù của các quần xã thực vật, động vật phân bố tại đó. Các khái niệm để mô tả ĐNN là rất khác nhau giữa các nhà khoa học và những người khác nhau trong xã hội. Trong các nước nói tiếng Anh trên thế giới thì các từ để mô tả đất ngập nước được sử dụng một cách trái ngược nhau như: trảng lầy (bog); đầm lầy thấp (fen); đầm lầy có cây gỗ và cây bụi (swamp); đầm lầy cây bụi và cỏ (marsh); bãi sình lầy (quagmire); đồng cỏ (savannah); vũng bùn (slough); đồng lầy (swale); hố nước (pothole) v.v…
Một trong những hệ thống phân loại đất ngập nước đơn giản nhất là cho rằng đất ngập nước chỉ có 4 kiểu: 1) Đầm lầy cây thân gỗ và cây bụi (swamp); 2) Đầm lầy cây bụi và cỏ (marsh); 3) Đầm lầy thấp có sậy và cỏ trên đất than bùn nông (fen); và 4) Đầm lầy có cây thân gỗ, cây bụi, sậy trên đất than bùn sâu (bog). Ngoài ra, có hai loại hình đất ngập nước khác cũng rất quan trọng là: 1) Đồng cỏ ngập nước theo mùa (wet meadow); và 2) Các thuỷ vực nước nông (shallow water)…
Nhận xét chung về các kiểu phân loại đất ngập nước trên thế giới
Trên thế giới có nhiều định nghĩa khác nhau về đất ngập nước, có định nghĩa theo quan niệm rộng, có định nghĩa theo quan niệm hẹp. Sự khác nhau giữa các định nghĩa về đất ngập nước là tùy theo những đặc trưng về đất ngập nước và quan điểm của mỗi quốc gia đối với việc quản lý đất ngập nước. Tuy nhiên, dù quan điểm hay cách thể hiện khác nhau về đất ngập nước nhưng hầu hết các định nghĩa về đất ngập nước trên thế giới đều đề cập đến các yếu tố địa mạo, thủy văn, đất, thực vật và coi đất ngập nước là hệ sinh thái, trong đó các yếu tố này có mối quan hệ tác động lẫn nhau, tạo ra các đặc trưng riêng biệt của mỗi vùng đất ngập nước, đó là cơ sở cho việc phân loại đất ngập nước. Ngoài ra, trong diễn giải quan niệm về đất ngập nước có tác giả đã đề cập đất ngập nước như một hệ sinh thái chuyển tiếp giữa vùng đất cao với vùng ngập nước sâu. Các quốc gia phát triển ở Bắc Âu và Bắc Mỹ đã nghiên cứu về đất ngập nước từ những năm đầu của thế kỷ 20, họ đã thu thập thường xuyên các số liệu để theo dõi và giám sát các yếu tố môi trường trong vùng đất ngập nước giúp cho việc quản lý đất ngập nước chính xác và hiệu quả.
Mỗi quốc gia có một cách phân loại đất ngập nước riêng, thậm chí trong một quốc gia như Australia hay Hoa Kỳ có nhiều kiểu phân loại đất ngập nước khác nhau tùy thuộc vào mục đích quản lý đất ngập nước của mỗi bang hay mỗi vùng, thí dụ nước Úc có 12 hệ thống phân loại đất ngập nước khác nhau. Có hai kiểu phân loại đất ngập nước chính, đó là phân loại đất ngập nước theo các cảnh quan (landscape) và phân loại theo hệ thống thứ bậc (hierachy). Thông thường kiểu phân loại đất ngập nước theo cảnh quan được áp dụng cho quy mô toàn cầu hay một châu lục để phục vụ cho các mục đích và hành động quản lý đất ngập nước của thế giới hoặc một phạm vi rộng lớn gồm nhiều quốc gia. Còn kiểu phân loại theo thứ bậc thường được áp dụng cho quy mô một quốc gia hay một vùng và làm cơ sở để lập bản đồ phân loại đất ngập nước như một công cụ quan trọng của việc quản lý đất ngập nước.
Một hệ thống phân loại theo thứ bậc (trong đó các thuộc tính được sử dụng để phân biệt giữa các cấp có sự dị biệt lớn hơn) là ưu việt, vì nó cho phép có thể phân loại theo từng mức độ chi tiết khác nhau. Trong một hệ thống phân loại theo thứ bậc được thiết kế tốt, mỗi thuộc tính chỉ được xem xét ở một cấp độ, và ngược lại, mỗi cấp thứ bậc phân biệt các nhóm chỉ dựa vào một thuộc tính mà thôi. Cần phải có độ xê dịch nhất định khi áp dụng các thuộc tính khác nhau cho từng loại đất ngập nước khác nhau (ví dụ trong đất liền và ven biển), như việc sắp xếp các thuộc tính một cách có quy tắc sẽ đảm bảo cho hệ thống phân loại đơn giản và dễ hiểu.
Tóm lại, những vấn đề về khái niệm đất ngập nước, quan điểm phân loại, phương pháp phân loại là tùy thuộc vào đặc điểm đất ngập nước của mỗi quốc gia và mục đích của việc quản lý đất ngập nước, không thể có một khuôn mẫu phân loại chung cho tất cả mọi vùng đất ngập nước trên toàn cầu. Do đó, mỗi quốc gia sẽ chọn lựa một phương pháp phân loại đất ngập nước làm sao cho phù hợp với đặc điểm cụ thể về đất ngập nước của mình và thuận tiện cho việc quản lý bền vững đất ngập nước.
Phân loại đất ngập nước ở Việt Nam
Ở Việt Nam, việc phân loại ĐNN được khởi xướng và áp dụng vào năm 1989 gồm D. Scott và Lê Diên Dực (Mai Đình Yên, 2002). Đến nay, đã có một số công trình nghiên cứu và áp dụng về phân loại ĐNN của Việt Nam (Phan Nguyên Hồng và cs., 1997; Lê Diên Dực, 1998a; Nguyễn Chu Hồi và cs, 1999; Nguyễn Ngọc Anh và cs, 1999; Bộ KHCN&MT, 2001; Nguyễn Chí Thành và cs, 1999, 2002; 2002; Vũ Trung Tạng, 2004ab, Hoàng Văn Thắng, 2005). Các công trình này dựa chủ yếu vào hệ thống phân loại của Công ước Ramsar và chỉ dừng lại ở mức nêu ra những vùng ĐNN mà chưa hoặc ít đưa ra các yếu tố để “xác định ranh giới” cũng như “phân biệt” giữa các loại hình ĐNN (Nguyễn Chí Thành và cs., 2002). Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2004) cũng đã đưa ra hệ thống phân loại tiêu chuẩn ngành với 2 hệ thống, 6 hệ thống phụ, 12 lớp, và 69 lớp phụ.
Công ước Ramsar và phân loại đất ngập nước của Việt Nam/ Cục Bảo vệ Môi trường
Theo dự thảo Chiến lược Đất ngập nước Việt Nam của Cục Môi trường (thuộc Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường), các kiểu đất ngập nước được liệt kê và mô tả bao gồm:
1) Các vịnh nông và các eo biển có độ sâu 6m khi triều thấp.
2) Các vùng cửa sông, châu thổ bãi triều.
3) Những vùng bờ biển có đá, vách đá,bãi cát hay bãi sỏi.
4) Vùng đầm lầy ngập mặn, rừng ngập mặn.
5) Những đầm phá ven biển dù là nước mặn hay nước lợ.
6) Ruộng muối (nhân tạo)
7) Ao nuôi trồng thủy sản
8) Sông suối và hệ thống thoát nước nội địa.
9) Đầm lầy ven sông; đầm lầy nước ngọt
10) Hồ chứa nước tự nhiên; hồ chứa nước nhân tạo
11) Rừng ngập nước theo mùa (như rừng Tràm)
12) Đất cầy cấy ngập nước, đất được tưới tiêu
13) Bãi than bùn (Nguồn: Chiến lược đất ngập nước Việt Nam, 2000).
Năm 2001, Cục Môi trường (Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường) đã công bố tài liệu “Các vùng đất ngập nước có giá trị đa dạng sinh học và môi trường của Việt Nam”. Trong tài liệu này, những người biên soạn đã đưa ra một bảng phân loại đất ngập nước tạm thời để tham khảo dựa trên cách phân loại đất ngập nước của Ramsar (Classification System for “Wetland Types”). Kèm theo là danh sách 68 khu đất ngập nước đã được kiểm kê theo tiêu chí có giá trị cao về đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường của Việt Nam.
Bảng phân loại đất ngập nước của Cục Môi trường gồm có 39 loại hình đất ngập nước (wetland type).
Hệ thống phân loại này dựa vào Hệ thống phân loại các vùng ĐNN của Ramsar đã được chấp nhận trong Bản khuyến nghị 4.7 (Recommendation 4.7) và đã được sửa đổi trong Nghị quyết VI.5 của Hội nghị Cam kết giữa Các bên Tham gia. Nhưng hệ thống phân loại này đã được lược bỏ một số kiểu ĐNN không có ở Việt Nam.
Phân loại ĐNN ở Việt Nam: ( theo Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, 2001)
Đất ngập nước tự nhiên
+ Đất ngập nước ven biển (Coastal Wetland):
Những vùng nước cạn có độ ngập dưới 6 mét lúc thuỷ triều cạn, bao gồm cả vùng vịnh và eo biển.
Những vùng đất ngập nước dưới triều, bao gồm cả những bãi cỏ biển nhiệt đới.
Rạn san hô.
Vùng bờ biển núi đá, bao gồm cả vách đá và bờ đá ở biển.
Bờ biển có đá cuội, sỏi hoặc cát, bao gồm các dải cát, cồn cát, đất mũi cồn cát, bao gồm cả hệ thống đụn cát.
Vùng nước ở cửa sông, những vùng ngập nước thường xuyên ở cửa sông và châu thổ, các hệ thống cửa sông châu thổ.
Bãi bùn ngập triều, những đầm muối hoặc cát.
Đầm lầy ngập triều, bao gồm đầm nước mặn, dải đất mặn, những gò đất mặn, những đầm lầy nước ngọt và nước lợ ảnh hưởng của thuỷ triều.
Đất ngập nước có rừng ngập triều, bao gồm cả những rừng ngập mặn, những khu rừng nước ngọt bị ảnh hưởng của thuỷ triều.
Những đầm phá ngập nước mặn hoặc nước lợ ven biển; các đầm phá nước lợ đến mặn với ít nhất một lạch nước thông ra biển.
Những đầm phá nước ngọt ven biển, bao gồm cả những đầm phá vùng cửa sông.
+ Đất ngập nước nội địa (Inland Wetland)
Các châu thổ ngập nước thường xuyên.
Các sông hoặc các dòng suối hoặc các lạch đày, nhánh sông nhỏ chảy thường xuyên; bao gồm cả thác nước.
Các sông hoặc các dòng suối các lạch đày, nhánh sông nhỏ chảy theo mùa, hoặc không liên tục hoặc không theo quy luật.
Các hồ nước ngọt thường xuyên (trên 8 ha); bao gồm cả những hồ vòng cung rộng.
Các hồ nước ngọt theo mùa hoặc không liên tục (trên 8 ha); bao gồm cả các hồ đồng bằng ngập lũ.
Các hồ ngập nước chua hoặc mặn, hoặc nước lợ thường xuyên.
Các hồ và đầm ngập nước chua hoặc mặn, hoặc nước lợ theo mùa hoặc không liên tục.
Các đầm hoặc ao tù mặn hoặc lợ hoặc chua thường xuyên.
Các đầm hoặc ao tù mặn hoặc lợ hoặc chua lợ theo mùa hoặc không liên tục.
Các đầm hoặc ao tù; ao (dưới 8 ha), đầm và đầm lầy trên đất vô cơ; với thảm thực vật nhô lên mặt nước ít nhất là trong mùa sinh trưởng.
Các đầm hoặc ao tù trên đất vô cơ; bao gồm các bãi lầy, đồng cỏ ngập lũ theo mùa, đồng cói.
Những vùng đất than bùn không cây; bao gồm các bãi lầy trống hoặc cây bụi, các đầm lầy.
Đất ngập nước trên núi cao; bao gồm các đồng cỏ trên núi cao.
Đất ngập nước có cây bụi chiếm ưu thế, đầm có cây bụi, đầm nước ngọt với cây bụi chiếm ưu thế trên đất vô cơ.
Nước ngọt, đất ngập nước có cây gỗ chiếm ưu thế; bao gồm cả đầm nước ngọt có rừng, rừng ngập lũ theo mùa, đầm có cây cối rậm rạp; trên đất vô cơ.
Các nguồn nước ngọt, ốc đảo.
Những vùng đất than bùn có rừng, rừng đầm lầy than bùn.
Suối nước nóng.
Karxt và hang động ngầm có nước.
Đất ngập nước nhân tạo (man - made wetland)
Các đầm ao nuôi trồng thuỷ sản (ví dụ: tôm,cá).
Các đầm, bao gồm cả những đầm canh tác, hồ chứa nhỏ (tổng quát trên 8 ha).
Đất có nước tưới; bao gồm cả các mương, kênh dẫn nước và ruộng lúa.
Đất canh tác ngập nước theo mùa.
Vùng khai thác muối; các đầm muối, các hồ nước mặn, v.v…
Những vùng trữ nước, các hồ chứa, đập nước, những vùng úng nước (tổng quát rộng trên 8 ha).
Các hố đào; nơi khai thác sỏi, đất sét, làm gạch, các mỏ lấy đá, hầm lấy vật liệu, các hầm khai quặng v.v…
Các vùng xử lý nước thải, nơi thoát nước, các đầm lắng, v.v…
Sông đào, kênh mương thoát nước.
Phân loại/ Kiểm kê đất ngập nước của Lê Diên Dực (1989)
Hệ thống phân loại đất ngập nước này dựa trên hệ thống phân loại của công ước Ramsar (1971). Theo hệ thống phân loại này Việt Nam có 20 loại đất ngập nước như sau:
Các vịnh nông từ 6m trở lại khi triều thấp;
Các vùng cửa sông, châu thổ;
Những đảo nhỏ xa bờ;
Những vùng bờ biển có đá, vách đá ven biển;
Những bãi biển dù là cát hay là sỏi;
Những bãi triểu dù là bùn hay là cát;
Vùng đầm lầy có rừng ngập mặn;
Những đầm phá ven biển dù là nước lợ hay nước mặn;
Những ruộng muối;
Ao tôm, cá;
Sông suối chảy chậm dưới mức trung bình;
Sông suối chảy nhanh trên mức trung bình;
Đầm lầy ven sông;
Hồ nước ngọt;
Ao nước ngọt (< 8 ha), đầm lầy nước ngọt;
Ao nước mặn, những hệ thống thoát nước nội địa;
Đập chứa nước;
Rừng ngập nước, đất được tưới tiêu;
Đất cày cấy ngập nước, đất được tưới tiêu;
Bãi than bùn.
Đây là công trình phân loại đất ngập nước đầu tiên của Việt Nam do PGS.TS. Lê Diên Dực chủ trì đã được hoàn thành năm 1989. Tác giả và các cộng sự đã tiến hành điều tra, kiểm kê, mô tả các vùng đất ngập nước tiêu biểu của Việt Nam dựa trên khái niệm về đất ngập nước của Công ước Ramsar (Lê Diên Dực, Kiểm kê đất ngập nước Việt Nam, Trung tâm Tài nguyên và Môi trường, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, 1989).
Có 42 vùng đất ngập nước đã được mô tả trong tài liệu này.
Tuy nhiên, đây là một tài liệu mang tính kiểm kê nhiều hơn tính phân loại.Trong bối cảnh những quan niệm và nhận thức về đất ngập nước của Việt Nam những năm đầu tham gia Công ước Ramsar, tài liệu này đã giúp mọi người có trách nhiệm và có liên quan đến đất ngập nước hiểu biết thế nào là đất ngập nước và biết được trên đất nước Việt Nam có những vùng đất ngập nước nào, các đặc điểm, chức năng và giá trị của chúng ra sao. Đầu những năm 1990, sự hiểu biết về đất ngập nước ở Việt Nam còn rất hạn chế, đây là tài liệu đầu tiên của những người đầu tiên nghiên cứu về đất ngập nước ở nước ta.
Phân loại đất ngập nước theo tiêu chuẩn ngành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Năm 2002, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với sự thỏa thuận của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường) đã giao cho Phân viện Điều tra Quy hoạch Rừng Nam Bộ thực hiện đề tài “Xây dựng hệ thống phân loại đất ngập nước Việt Nam tương thích với bản đồ đất ngập nước tỷ lệ 1: 1.000.000”.
Căn cứ vào các tài liệu, bản đồ, kết quả nghiên cứu về địa lý, địa mạo, thủy văn, thảm thực vật, hiện trạng sử dụng đất để xây dựng cấu trúc hệ thống phân loại đất ngập nước Việt Nam gồm 4 bậc: Hệ thống; Hệ thống phụ; Lớp; và Lớp phụ.
Có 2 Hệ thống được phân chia dựa vào bản chất của nước: Hệ thống đất ngập nước mặn và Hệ thống đất ngập nước ngọt.
Có 6 Hệ thống phụ được phân chia từ Hệ thống dựa vào yếu tố địa mạo: Đất ngập nước mặn ven biển; Đất ngập nước mặn cửa sông; Đất ngập nước mặn đầm phá; Đất ngập nước ngọt thuộc sông; Đất ngập nước ngọt thuộc hồ; Đất ngập nước ngọt thuộc đầm.
Có 12 Lớp được phân chia từ Hệ thống phụ dựa vào yếu tố thủy văn: Đất ngập nước mặn ven biển thường xuyên; Đất ngập nước mặn ven biển không thường xuyên; Đất ngập nước mặn cửa sông thường xuyên; Đất ngập nước mặn cửa sông không thường xuyên; Đất ngập nước mặn đầm phá thường xuyên; Đất ngập nước mặn đầm phá không thường xuyên; Đất ngập nước ngọt thuộc sông thường xuyên; Đất ngập nước ngọt thuộc sông không thường xuyên; Đất ngập nước ngọt thuộc hồ thường xuyên; Đất ngập nước ngọt thuộc hồ không thường xuyên; Đất ngập nước ngọt thuộc đầm thường xuyên; Đất ngập nước ngọt thuộc đầm không thường xuyên.
Có 69 Lớp phụ được phân chia từ Lớp dựa vào yếu tố thực vật và hiện trạng sử dụng đất. Tên gọi của mỗi Lớp phụ mang đầy đủ các đặc tính của một đơn vị đất ngập nước từ bậc 1 đến bậc 4. Ví dụ: Đất ngập nước mặn ven biển, ngập thường xuyên, không có thực vật; Đất ngập nước ngọt thuộc sông, ngập không thường xuyên, canh tác thủy sản; Đất ngập nước ngọt thuộc hồ, ngập không thường xuyên, có cỏ hoặc cây bụi v..v..
Bên cạnh đó còn có phân loại đất ngập nước của các tác giả khác:
-Phân loại đất ngập nước của Phan Liêu và những người khác
-Phân loại đất ngập nước của Phân viện Điều tra Quy hoạch rừng Nam Bộ
-Phân loại đất ngập nước của Vũ Trung Tạng (2004)....
3. Phân bố ĐNN ở Việt NAM
Ở Từ đầu năm 1989 Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 50 trên Thế giới và là quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á ký công ước quốc tế về các vùng đất ngập nước (Công ước Ramsar). Đất ngập nước của Việt Nam rất đa dạng. Chiếm diện tích lớn và là một dạng tài nguyên quan trọng. Nghiên cứu khả năng sử dụng ảnh vệ tinh để thành lập bản đồ phân bố các loại hình thể đất ngập nước ở Việt Nam để có kiến nghị và đề xuất các phương pháp quản lý và khai thác hợp lý là rất cần thiết.
Đất ngập nước là một hệ sinh thái rất đặc thù, có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế-xã hội, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học. Trước hết đây là vùng có năng suất sinh học cao, cung cấp nguồn lương thực và thực phẩm chủ yếu để nuôi sống con người; Đồng thời cũng là vùng đất có chức năng bảo vệ môi trường cơ bản như điều tiết nguồn nước ngầm, khống chế lũ lụt, bảo vệ bờ biển, ổn định vi khí hậu..
Ở nước ta, đất ngập nước có phân bố ở nhiều nơi và ở các vùng khác nhau. Nhưng tập trung hơn cả vẫn là ở các khu vực đồng bằng và dải ven biển với nhiều loại hình và rất phong phú về các đặc trưng sinh thái. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một tài liệu kiểm kê nào có thể đưa ra được những thông tin đầy đủ và hệ thống về hiện trạng phân bố của các loại đất này. Quan điểm về các chỉ tiêu phân loại vẫn còn có những điểm chưa được thống nhất.
Cho đến thời điểm hiện nay, ảnh vệ tinh có nhiều loại và đã có nhiều thế hệ. Song được sử dụng phổ biến hơn cả vẫn là các ảnh vệ tinh tài nguyên chụp ở dải phổ nhìn thấy và cận hồng ngoại; Như hệ thống ảnh Landsat của Mỹ, ảnh SPOT của Pháp, ảnh KFA-1000, MK-4 và KATE-200 của Nga... Các loại ảnh này có thể được dùng trong các lĩnh vực về điều tra tài nguyên, giám sát môi trường; Đặc biệt được sử dụng để thành lập ra các bản đồ về hiện trạng (hiện trạng sử dụng đất, hiện trạng rừng, hiện trạng lớp phủ, hiện trạng môi trường, bản đồ địa hình...) và các bản đồ biến động (biến động diện tích rừng, biến động bờ sông-bờ biển, biến động lớp phủ...). Có thể nói rằng, ảnh vệ tinh là tư liệu rất tốt để nghiên cứu các đối tượng trên bề mặt đất. Hiện nay đã có những loại ảnh có độ phân giải hình học khác nhau, cho phép xác định nhiều đối tượng và hiện tượng ở những mức độ chi tiết cũng khác nhau. ảnh được chụp với diện rộng và ở tầm cao nên có thể ghi nhận được nhiều đối tượng, hiện tượng trong một phạm vi lớn ở cùng một thời điểm và có khả năng tự tổng hợp hoá tự nhiên.
Để xác định phạm vi phân bố các loại hình đất ngập nước, có thể coi ảnh vệ tinh là tư liệu và công cụ hữu hiệu. Theo nội dung của bản đồ phân bố các loại hình đất ngập nước, các mẫu giải đoán ảnh (cụ thể là ảnh vệ tinh SPOT) cho một số đối tượng được mô tả như sau.
Thuỷ vực nông, thực chất đây là vùng biển ven bờ có độ sâu dưới triều khoảng 3-5m. Trên ảnh có thể xác định nhờ sắc ảnh có màu lơ, lơ đục; Cấu trúc hạt mịn.
Rạn san hô là đối tượng tương đối khó xác định trực tiếp được trên ảnh mà phải dựa vào dấu hiệu gián tiếp (sinh thái-chỉ định) và dựa vào mô hình tương tự để ngoại suy. Tuy nhiên, do đặc điểm chung của rạn san hô ở Việt Nam thường có dạng cấu trúc rạn viền bờ, nên với các đảo trên ảnh hoặc đường bờ biển có viền trắng bao quanh.
Vách đá, bờ đá có phân bố ở rìa các khối núi đá sát biển, thường là ở các vùng biển mở. Quan sát trên ảnh thấy đường bờ biển loại này là các đoạn thẳng, dưới chân bờ không có bãi.
Bãi ngập ven bờ (bãi đá, bãi cát, bãi bùn) là phần bãi chỉ lộ ra khi triều kiệt. ở vùng cửa sông hoặc chỗ đoạn bờ biển kín có thể mở rộng thành vùng lồi ra phía biển. Trên ảnh thường có màu xanh lơ đục chạy dọc thành vệt theo bãi.
Bãi bồi ven sông, ven biển là các bãi được hình thành của quá trình bồi tụ tự nhiên. Kết cấu bề mặt thường là bùn, cát hoặc cát-bùn. Các bãi này thường đã ổn định, nhiều nơi đã được sử dụng để nuôi trồng thuỷ sản, trồng rừng ngập mặn, trồng cói. Trên ảnh bãi bồi chưa được sử dụng có màu lơ xám, xám, xám nâu; Cấu trúc hạt mịn.
Bãi cát, cồn cát có phân bố ở dải ven biển, ven sông. Trên ảnh có màu trắng, trắng xám hoặc trắng phớt xanh lơ (phụ thuộc vào độ ẩm và thực phủ trên cát); Cấu trúc hạt mịn.
Rừng ngập mặn, dừa nước là đối tượng dễ xác định được trên ảnh, đặc biệt là khi các loại cây này có tán che phủ lớn. Trên ảnh có sắc màu đỏ, đỏ hồng hoặc nâu đỏ; Cấu trúc hạt mịn.
Rừng tràm phát triển trên vùng đất chua phèn, thường bị ngập nước nhất là vào mùa mưa và ở một số vùng có ở các ô trũng nước ngọt, phía sau các đồi cát ven biển, ven sông. Trên ảnh có màu đỏ, nâu đỏ; Diện mạo ô vệt; Cấu trúc hạt mịn.
Vùng cửa sông là khu vực tiếp giáp giữa sông và biển. Trên ảnh rất dễ xác định thông qua hình ảnh như màu sắc, hình thù. Tuy nhiên không phải vùng cửa sông nào cũng có màu xanh đậm mà có khi là màu xanh lam, lam nhạt do ảnh hưởng của dòng phù sa.
Đầm, phá được tạo bởi các doi cát chạy song song với bờ biển rồi khép kín lại, chỉ để thông với biển bằng các cửa lạch nhỏ. Do đặc điểm phân bố và hình dạng rất đặc trưng nên có thể xác định được một cách dễ dàng các đầm, phá trên ảnh.
Đầm lầy là các vùng đất thấp, có thể bị ngập nước theo mùa. Đầm lầy có hai loại: Đầm lầy mặn có ở vùng ven biển do ảnh hưởng của nước biển và đầm lầy ngọt phân bố sâu ở trong đất liền, thường gắn với vùng trũng ao, hồ, sông cụt tù đọng và ở vùng ven sông. Trên bề mặt có thể có thực phủ ở dạng cây bụi, cỏ, lau sậy. Hình ảnh trên ảnh có dạng loang lổ, cấu trúc ô vệt, có màu nâu, nâu xám, xanh xám.
Bãi cỏ ngập nước gặp ở vùng bãi nông bằng phẳng ven biển, mấp mé ở mặt nước triều thấp. Trên ảnh có màu nâu, nâu lơ.
Ruộng muối là diện tích đất ở vùng ven biển được sử dụng vào sản xuất muối. Trên ảnh rất dễ xác định vì ruộng muối có cấu trúc ô đều đặn với các vệt màu đốm trắng và các sọc xanh, xanh xám là kênh và rạch dẫn nước biển vào.
Vùng nuôi trồng thuỷ sản bao gồm các hồ ao, đầm, phá, thùng đào, sông cụt, ruộng trũng và kênh rạch được sử dụng để nuôi trồng các loại thuỷ sản. Trong thực tế các vùng đất được cải tạo có thể chỉ chuyên nuôi tôm, cá... hoặc có khi lại là vùng rừng ngập mặn hoặc ruộng lúa một vụ kết hợp với nuôi trồng thuỷ sản. Có thể nhận biết được loại đất này trên ảnh thông qua diện mạo ô thửa, cấu trúc hạt mịn đều hoặc ô vệt (đối với vùng chuyên nuôi); Còn loại có diện mạo tuyến sọc với màu sắc xen kẽ nhau đó là vùng nuôi trồng thuỷ sản trong vùng rừng ngập mặn.
Ruộng cói, bàng phân bố ở vùng nước lợ, nước mặn ở chân ruộng trũng hoặc bãi bồi vùng cửa sông ven biển. Loại đất này trên ảnh có diện mạo ô thửa lớn được tạo thành bởi các bờ vùng, đê bao hoặc tạo thành từng vạt lớn dọc theo bãi bồi ven sông, ven biển. Màu sắc phụ thuộc vào tán che của cây cói, bàng, có thể ở dạng màu đỏ, đỏ sẫm hoặc nâu, nâu lơ; Cấu trúc hạt mịn.
Đất canh tác ngập nước. Đây là vùng đất bằng phẳng ở đồng bằng, lòng chảo, thung lũng trên chân ruộng trũng và thấp chuyên để trồng lúa. Hình ảnh loại đất này có thể phân biệt dễ dàng thông qua diện mạo ô thửa do hệ thống kênh rạch, bờ vùng bờ thửa tạo nên. Màu sắc phụ thuộc vào trạng thái của cây trồng. Sau thu hoạch hoặc mới gieo cấy có màu lơ, lơ xám. Thời kỳ lúa tươi tốt có màu đỏ, đỏ sẫm; Cấu trúc hạt mịn.
Đất ngập nước từng mùa có ở vùng đất trũng. Vào mùa mưa lũ, nước được dồn đọng ở đây. Việc xác định loại đất này trên ảnh hoàn toàn phụ thuộc vào thời điểm chụp ảnh. Vì vậy phải sử dụng kết hợp với bản đồ địa hình để xác định đối tượng này.
Hồ ao tự nhiên có hai loại: Có nước thường xuyên và có nước từng mùa. Trên ảnh có thể xác định được các đối tượng này thông qua hình ảnh về màu sắc và hình dạng.
Sông suối cũng có 2 loại: Có nước thường xuyên và có nước theo mùa. Giống như hồ ao tự nhiên có thể xác định được dễ dàng trên ảnh. Tuy nhiên để phân biệt có nước thường xuyên hay có nước từng mùa phải có ảnh chụp ở 2 thời điểm ở mùa mưa và mùa khô, kết hợp với điều tra thực địa.
Kênh rạch là đối tượng dễ phát hiện trên ảnh, bởi có hình dạng là các tuyến đường thẳng màu lơ, lơ đậm.
Khu vực khai thác, đào bới. Đây có thể là vùng khai thác khoáng sản, khai thác đá, khai thác đất hoặc vùng được đào bới phục vụ cho mục đích khác. Trên ảnh là những vệt loang lổ nhiều màu phụ thuộc vào loại đất đá được đào bới. Màu đen, xám thẫm, xám là vùng khai thác than lộ thiên. Màu trắng, xám sáng, lơ xám là vùng khai thác đá. Màu trắng, lơ là vùng khai thác đất…
Nơi xử lý nước thải có phân bố chủ yếu ở các khu công nghiệp hoặc khu dân cư đông đúc. Do diện tích nhỏ, nên khó phát hiện được trên ảnh, trừ những hồ chứa có diện tích lớn.
Hồ chứa nước là hồ nhân tạo phục vụ để chứa nước cho mục đích thuỷ lợi, dân sinh và thuỷ điện. Đây là đối tượng rất dễ phát hiện được trên ảnh nhờ hình dạng, màu sắc và đặc biệt là hình ảnh của đập ngăn nước có dạng thẳng nằm ở phía hạ lưu của hồ
HIỆN TRẠNG VÀ CÁC VẤN ĐỀ PHÁT SINH:
Giá trị kinh tế môi trường
Đất ngập nước là vùng sản xuất nông nghiệp và thủy sản quan trọng:
Việt Nam là một quốc gia có nên nông nghiệp lúa nước lâu đời. nông dân Việt Nam đã sống trên các vùng ĐNN để trồng lúa nước và canh tác nông nghiệp. các vùng ĐNN như đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long là những vựa lúa của cả nước, góp phần rất quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Bên cạnh đó việc chăn nuôi cũng rất phát triển trên các ĐNN, cung cấp một lượng lớn các sản phẩm thịt (thịt vịt, các loại thủy sản như các loại cá, tôm cua…) đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước cũng như tạo ra tiềm năng trên thị trường tiêu thụ thực phẩm trên thế giới, đem lại nguồn lợi lớn cho quốc gia. Tài nguyên nước và việc sử dụng hợp lí ĐNN đã góp phần làm cho nền nông nghiệp nước ta đạt được những thành tựu to lớn, từ việc ta phải nhập khẩu gần 1 triệt tấn lương thực mỗi năm trong thời kỳ 1976-1988. Thì nay Việt Nam đã trở thành quốc gia đúng thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu gạo, và là một trong những quốc gia đứng hàng đầu trong việc xuất khẩu thủy sản.
Tác dụng điều hòa khí hậu,chống xói mòn, ổn định bờ biển, chắn gió bão, tích nước ngầm và lọc nước:
Nước ta có đường bờ biển dài, là điều kiện rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế biển, nhưng những thách thức về môi trường cũng cần được quan tâm, trong đó có việc chống xói lở bờ biển gây thiệt hại đáng kể về môi trường, kinh tế và xã hội. Vì thế đai rừng ngập mặn ven biển đóng vai trò rất lớn trong việc làm giảm động lực sóng biển của thủy triều, hạn chế việc xói lở bờ biển. Có thể nói rằng không có công trình nào bảo việc bờ biển chống xói lở tốt như rừng đai rừng ngập mặn. Chức năng phòng hộ ven biển của rừng ngập mặn, một thành phần chủ yếu trong hệ sinh thái ĐNN đã góp phần làm ổn định bờ biển, đồng thời tạo ra những môi trường thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, xã hội vùng ven biển.
Bên cạnh đó rừng ngập mặn còn đóng vai trò rừng phòng hộ, giảm thiểu tác động của gió, bão lốc xoáy, lũ lụt…bảo vệ tính mạng cũng như đảm bảo được tài sản của con người.
Ngoài ra, vùng ĐNN được coi như “bể lọc” tự nhiên, có tác dụng giữ lại các chất lắng đọng và chất độc (chất thải sinh hoạt và công nghiệp). Làm sạch nguồn nước, đảm bảo môi trường và môi sinh.
Cung cấp nước cho sinh hoạt:
Hiện tại dân số nước ta trên 80 triệu dân và sẽ là 126 triệu dân vào năm 2040. Tổng lượng nước trong năm 1990 khoảng 64,8 tỷ m3 ,dự tính sẽ tăng 121,5 tỷ m3 vào năm 2010 và 240 tỷ m3 vào 2040, như vậy sau nửa thế kỷ như cân sử dụng nước đã tăng lên 4 lần. ĐNN là những dòng sông, suối , các ao hồ chứa nước, các thủy vực nước ngọt chính là nguồn cung cấp nước cho nhu cầu sinh hoạt cảu con người. Tuy nhiên tài nguyên nước hiện đang là vấn đề cần được quan tâm để quản lí tốt trên mọi phạm vi toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng. Nước ta có một hệ thống sông ngòi hết sức phong phú, nhưng tài nguyên nước mặt lại phân bố không đều trên phạm vi lãnh thổ và thường là 70-80% lượng nước tập trung trong mùa lũ, còn 6à9 tháng han thì lượng nước chỉ có khoảng 20-30%, làm cho tình trạng thiếu nước ngọt trở nên gay gắt trong khi dân số ngày càng tăng và khi dộn ce phủ của rừng ngày càng giảm do tình trạng rừng đầu nguồn bị tàn phá. Chưa có công trình nghiên cứu nào ở việc nam tính giá trị kinh tế của ĐNN trong chức năng cung cấp nước ngọt cho sinh hoạt của người dân, nhưng nước đối với cuộc sống của con người chính là sự tồn tại và phát triển, sẽ trở nên vô cùng quý giá, có thể không được tính bằng tiền.
Vùng cư trú của nhiều loài động vật hoang dã, đặc biệt là các loài chim nước, trong đó có nhiều quý hiếm, có ý nghĩa quốc tế.
Có khả năng ổn định và mở rộng đất đai, bồi tụ và tạo vùng đất mới.
ĐNN ven biển tạo ra môi trường thuận lợi cho việc lắng đọng phù sa, góp phần ổn định và mở rộng bãi bồi. Sự phát triển của rừng ngập mặn và mở rộng diện tích đất bồi là hai quá trình luôn đi kèm nhau. ở những vùng đất mới có độ mặn cao chúng ta dễ dàng nhìn thấy các thực vật tiên phong thuộc chi măm, bần ổi, tại những vùng cửa sông có độ mặn thấp hơn thì có bần chua.
Ví dụ
*Trong vòng 60 năm gần đây, vùng bán đảo Cà Mau bồi thêm được 8300ha với tốc độ lấn biển khá mạnh:
- 1930-1965 diện tích tăng 3442ha.
- 1965-1985 diện tích tăng 1466ha.
- 1985-1991 diện tích tăng 1466ha.
* Trong vòng 30 năm (1964_1994) đã hình thành hai hòn đảo nhỏ ở cửa sông Ông Trang là Cồn Trong và Cồn Ngoài,Cồn Trong có gần như đầy đủ các loiaf cây ngập mặn, còn Cồn ngoài được mắm trắng phủ kín đảo.
Cung cấp năng lượng.
Than bùn là một nguồn nhiên liệu quan trọng (rừng tràm có khoảng 305 triệu tấn than bùn) cung cấp nguồn năng lượng lớn. Lớp than bùn này còn được dung làm phân bón và ngăn cản quá trình xì phèn. Các đập, thác nước cũng là nguồn cung cấp năng lượng (tiềm năng thủy điện cao)…
Giao thông thủy, giải trí, du lịch:
Có thể nói Việt Nam là một đất nước có cảnh quan tự nhiên đẹp, trong đó hầu hết các vùng đất ngập nước là những nơi có cảnh quan tự nhiên đẹp nhất. có những vùng đất ngập nước đã nổi tiếng không chỉ trong nước mà cả trên thế giới, là điểm đến của khách du lịch như Vịnh Hạ Long, Cát Bà, Phú Quốc, đồng bằng Sông Cửu Long, khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long... Ở những vùng ĐNN này thiên nhiên con người và văn hóa bản địa là những tài nguyên du lịch rất hấp dẫn đối với du khách. Ngành du lịch Việt Nam đã coi các vùng ĐNN này là những trọng điểm để phát triển du lịch nhằm mang lại lợi ích kinh tế và xã hội vô cùng to lớn cho đất nước.
Bên cạnh đó ĐNN đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển, giao thương trên đường thủy .
ĐNN là nơi sinh sống lâu đời của các cộng đồng dân cư nông thôn:
ĐNN và các cộng đồng dân cư nông thôn đã gắn bó với nhau từ hàng ngàn năm. Cộng đồng nông dân Việt Namđã sông với nahu thành những môi trường xã hội như làng, liên làng và làng nước. làng đã trở thành một cộng đồng về phong tục tập quán, về tính ngưỡng, về tiếng nói. Làng xã với diện mạo vật thể và phi vật hể là nơi gắn bó suốt đời, mang tính thừa kế trong cuộc sống của người nông dân vùng ĐNN châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long. Các cộng đồng dân cư này đã đoàn kết chắc chẽ với nhau để khai thác tài nguyên đất. tài nguyên nước và các tài nguyên khác của của ĐNN, cùng nhau phân công lao động để chinh phục thiên nhiên và cũng nhau khắc phục thiên tai. Nền nông nghiệp lúa nước đã tạo ra sự gắn kết giữa các gia đình, giữa các cộng đồng làng xã để cùng nhau sinh sống và tồn tại trên vùng ĐNN.
ĐNN là nơi chứa đựng các giá trị về đa dạng sinh học :
Theo số liệu thống kê, ở Việt Nam đã ghi nhận có khoảng 12000 loại thực vật có mạch, về động vật thì có khoảng 275 loài thú, 828 loài chim, 180 bò sát, 80 ếch nhái, 547 loài cá nước ngọt, 2033 loài cá biển và 12000 loài côn trùng . trong số này có nhiều loài đặt hữu : khoảng 40% số loài thực vật, 78 loài thú, hơn 100 loài chim, 7 loài linh trưởng, đặc biệt là các loài chim đặc hữu hẹp của Việt Nam. Hiện nay phần lớn đề tập trung ở các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên của nước ta.
Theo số liệu của cục kiểm lâm, tính đến tháng 2/2003, cả nước có 126 khu đất ngập nước, rừng đặc dụng với diện tích là 2541675 ha, trong đó có 27 vườn quốc gia, 60 khu bảo tồn thiên nhiên có một phần diện tích là đất ngập nước.
Các vùng đất ngập nước của nước ta có tính đa dạng sinh học cao.
Đất ngập nước ở vùng cửa sông là nơi có đa dạng về các loài chim định cư và chim di cư, nơi phân bố của rừng ngập mặn, đàm lầy nước mặn, cỏ biển và tảo.
ĐNN vùng đầm phá là nơi cư trú của nhiều loài cá, nơi dừng chân của nhiều loài chim di cư. Các vùng đầm phá ven biển miền Trung còn mang những nét độc đáo về sinh cảnh tự nhieenvaf chứa đựng giá trị đa dạng sinh học rất lớn của khu hệ sinh vật thủy sinh.
Các vùng ĐNN nội địa như Đồng Tháp Mười, U Minh và hệ thống các sông, suối, ao, hồ là những nơi chứa đựng nhiều loài động, thực vật đặc hữu hoặc những loài có tầm quan trọng về đa dạng sinh học toàn cầu.
Rừng ngập mặn các thảm cỏ biển và và các rạn san hô của Việt Nam gần những khu có giá trị sinh học cao nhất là ở vùng biển Ấn độ_Tây Thái Bình Dương và giao lưu với nhiều vùng biển xung quanh biển Đông. Các hệ sinh thái rừng ngập mặn, cỏ biển và rạn san hô là nơi cư trú của nhiều loài sinh vật.
Tóm lại
Đất ngập nước là nơi dung nạp và tiết nước ngầm, cung cấp nước ngọt, điều hòa sinh thái và khí hậu, hạn chế lũ lụt, chắn sóng và gió bão, chống xói lở và ổn định bờ biển, duy trì tính đa dạng sinh học, tạo môi trường hoạt động cho nhiều ngành kinh tế như: nông nghiệp, thủy sản, giao thông vận tải, du lịch,v.v... Vùng đất ngập nước là nguồn sống của phần lớn người dân Việt Nam, đồng thời mang lại lợi ích và giá trị to lớn về kinh tế - xã hội - văn hóa - môi trường. Đất ngập nước cũng là nơi cư trú của nhiều loài động thực vật quý hiếm của Việt Nam và thế giới.
Tình trạng khai thác và sử dụng:
Đất ngập nước của Việt Nam đa dạng về kiểu loại, loại hình cảnh quan và sinh thái, phong phú về tài nguyên đa dạng sinh học, có nhiều chức năng, giá trị kinh tế, xã hội, văn hóa.v.v... rất quan trọng. Các vùng đất ngập nước này, ở những thời điểm lịch sử khác nhau, nó đã có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế -xã hội cho địa phương cụ thể, cho đất nước, mang lại nhiều sản phẩm phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của người dân. Theo thống kê của IUCN, hiện cả nước có khoảng hơn 1/5 dân số đang sống ở vùng đất ngập nước và phụ thuộc trực tiếp vào việc khai thác, sử dụng các sản phẩm của đất ngập nước. Song các vùng đất ngập nước này đã và đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi các hoạt động của phát triển kinh tế gây ra.
Theo Bộ TN-MT, đất ngập nước ở VN có tổng diện tích khoảng hơn 10 triệu ha, trong đó đất ngập nước trồng lúa chiếm khoảng 4,1 triệu ha. Trong 15 năm qua, diện tích đất ngập nước tự nhiên đã giảm đi, diện tích đất ngập nước nhân tạo tăng lên. Cụ thể là các khu rừng ngập mặn tự nhiên ven biển đã mất dần, thay vào đó là các đầm nuôi thủy sản, các công trình du lịch và một số ít diện tích trồng rừng. Diện tích rừng ngập mặn đã giảm 183.724ha trong 20 năm qua (từ năm 1995). Trong khi diện tích nuôi trồng thủy sản đã tăng lên 1,1 triệu ha năm 2003.
VD: Tỉnh Minh Hải trước đây (nay là Cà Mau và Bạc Liêu) là nơi có diện tích RNM lớn nhất, cũng là một trong những nơi rừng bị phá để nuôi tôm nhiều nhất Việt Nam. Hai năm 1980, 1981 diện tích nuôi tôm tại đây chỉ có 4000ha đến năm 1992 đã tăng lên 20 lần :80000ha (theo Nguyễn Đức Minh, năm 1993). Cho đến năm 1992 thì tỉnh Minh Hải chỉ còn lại 51 492 ha RNM ( theo Tấn, 1996). Chỉ trong vòng 8 năm từ 1983-1995 Minh Hải đã mất đi 66 253ha rừng do làm đầm tôm, bình quân mỗi năm mất 8 280ha.
Tại các tỉnh vùng cửa sông Cửu Long như Bến Tre, Trà Vinh và Sóc Trăng đã phá hầu hết diện tích rừng ngập mặn ven biển để làm đầm tôm nên diện tích RNM và tỉ lệ che phủ là rất thấp.
Những năm gần đây, do tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa và hiện đại hóa đất nước, một diện tích rất lớn đất ngập nước đã bị chuyển hóa sang mục đích sử dụng khác; tính chất, giá trị của đất ngập nước vì vậy bị mai một. Đồng thời, sự phát triển này đã làm cho môi trường VN nói chung, đất ngập nước nói riêng đang có chiều hướng xấu do chất thải công nghiệp, ô nhiễm dầu, sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật, chất hữu cơ và các chất độc hại trong khai thác tài nguyên.
Vd: Các hoạt động công nghiệp, đô thị hóa thiếu các giải pháp bảo vệ môi trường cần thiết, sự lỏng lẻo của công tác quản lí đã làm cho đất ngập nước của nhiều vùng bị ô nhiễm nghiêm trọng điển hình dẫn đến việc khó có khả năng phục hồi: sông Tô lịch của TP.HN, sông Thị Vải TP.HCM….
Bên cạnh đó do nhiều nguyên nhân khác nhau trong quá trình khai thác và sử dụng đất ngập nước như các hoạt động chuyển đổi mục đích sử dụng đất ngập nước; các loại chất thải ngày càng gia tăng; nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản bằng các phương pháp có tính hủy diệt; nạn chặt phá rừng ngập mặn, phá hủy rạn san hô; sử dụng không hợp lý các hóa chất bảo vệ thực vật và phân bón trong sản xuất nông nghiệp... làm cho nguồn tài nguyên quý giá này đang đứng trước nguy cơ bị suy thoái và cạn kiệt.
Việt Nam là một trong những quốc gia rất giàu tiềm năng về ĐNNvề diện tích, chức năng và giá trị so với các nước trên thế giới. Tuy nhiên một số vùng ĐNN đã khai thác quá tiềm năng ví dụ như các hoạt động đánh cá ven bờ làm mất khả năng phục hồi. Có vùng nuôi trồng thủy sản đã vượt quá khả năng hệ sinh thái (ví dụ như ở một số vịnh biển tỉnh Quảng Ninh...
Do công tác quản lí ĐNN còn nhiều hạn chế và không làm rõ được chức năng và các giá trị của các vùng ĐNN nhất là các vùng đã được phân cấp, hệ sinh thái vẫn đang bị tổn thất với tốc độ đáng báo động. Tại châu thổ sông Mê Kông, chỉ riêng tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu trước đó là tỉnh Minh Hải) chuyển đổi hơn 80% diện tích rừng ngập mặn thành ao nuôi trồng thủy sản suốt bốn mươi năm qua. Các vùng ĐNN nội địa như rừng tràm cũng đang bị áp lực lớn do thâm canh nông nghiệp, hủy hoại các con sông và phá rừng. Biến đổi chế độ thủy văn vùng thượng lưu có tác động gián tiếp đến các vùng ĐNN ven biển, những nơi có ý nghĩa quan trọng đối với việc phòng hộ ven biển.
Tóm lại
Với sự khai thác quá mức,diện tích ĐNN suy giảm dẫn đến biến đổi khí hậu, làm giảm khả năng phòng tránh tai biến, ví dụ như đất hồ bị lấp đi khả năng trữ nước về mùa mưa và giữ nước cho mùa hè bị mất đi những chức năng môi trường, nước bị mất đi khí hậu sẽ bị biến đổi gây bất lợi, cảnh quan và sinh thái không còn sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy khác.
ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ THAY ĐỔI ĐNN ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN
Sự thay đổi các loại ĐNN ở Đồng bằng sông Cửu Long trong thời gian qua nhằm đáp ứng cho mục tiêu phát triển nông nghiệp, nhưng nếu xét về góc độ “phát triển bền vững” và bảo vệ môi trường thì những biến động đó có thể gây ra tình trạng suy thoái nguồn tài nguyên thiên nhiên trong vùng.
Ảnh hưởng hiện tại và dự báo cho tương lai nếu thiếu các biện pháp cải thiện hữu hiệu
Sự thay đổi các loại ĐNN
Loại tài nguyên tự nhiên
Tình trạng của tài nguyên
Hiện tại
Tương lai
Các hệ thống ven biển/Cửa sông.
Gia tăng diện tích thâm canh nông nghiệp.
Gia tăng diện tích nuôi tôm.
Giảm diện tích RNM.
Đất đai.
-Xói lở nghiêm trọng vùng ven biển.
-Tăng diện tích đất hoang hóa, bị mặn hóa.
-Tiếp tục bị xói lở.
-Tăng diện tích đất hoang hóa, bị mặn hóa.
-Biến mất hoàn toàn RNM.
Chất lượng nước mặt.
Mặn hóa.
Bị ô nhiễm chất thải hóa học.
Tiềm năng đa dạng sinh học của HST RNM.
Đang bị suy thoái ở ven bờ.
Gần như biến mất hoàn toàn.
Tiềm năng đa dạng sinh học của sinh thái trên cạn, dưới nước.
Bị suy thoái.
-Tiếp tục bị suy thoái.
-Biến mất nhiều loài thủy sinh, động vật trên cạn.
- Tại các hệ thống sông/Đầm/Hồ
Gia tăng diện tích trồng lúa (thâm canh tăng vụ)
Giảm diện tích lúa 1 vụ
Giảm diện tích rừng tràm
-Thu hẹp và biến mất các loại ĐNN tự nhiên
Đất đai.
-Bị phèn hóa trên quy mô lớn, nguồn phát sinh nước chua.
-Thâm canh nông nghiệp.
-Mất rừng tràm dễ dẫn đến hoang hóa.
-Gia tăng đất chua phèn và phát triển nước chua.
-Đất đai bị thoái hóa
-Tiếp tục mất rừng tràm.
Chất lượng nước mặt
-Độ mặn cao.
-pH thấp trong mùa mưa.
-Ô nhiễm chất thải hóa học.
-Độ mặn tiếp tục cao.
-pH giảm mạnh.
-Tập trung chất hoa học ở hàm lượng cao.
Tiềm năng đa dạng sinh học của HST trên cạn, dưới nước.
-Bị suy thoái.
-Tiếp tục bị suy thoái, cạn kiệt.
-Biến mất nhiều loài thủy sinh, động vật trên cạn.
(Nguồn: Lê Văn Khoa và cộng sự, 2005)
So sánh giữa suy giảm diện tích RNM và mở rộng diện ích nuôi tôm nước lợ năm 2002
Tỉnh
Diện tích tự nhiên (ha)
Diện tích RNM (ha)
Độ che phủ (%)
Diện tích nuôi tôm (ha)
Tỷ lệ phần trăm đất nông nghiệp (%)
Bến Tre
231 500
3 797
1,64
34 392
14,85
Trà Vinh
222 600
6 002
2,60
30 996
13,92
Sóc Trăng
322 300
9 106
2,81
53 000
12,54
Bạc Liêu
252 100
3 990
-
108 000
39,04
Cà Mau
519 500
58 285
11,21
244 000
47,00
(Nguồn : Hội Bảo Vệ Tài Nguyên Môi Trường Việt Nam, năm 2004)
GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ:
Trước hết cần ứng dụng công nghệ hiện đại trong khai thác khoáng sản ven bờ để hạn chế gây ô nhiễm môi trường, hủy hoại cảnh quan thiên nhiên, đồng thời khuyến khích du lịch sinh thái biển. Cần hạn chế phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất và khu đô thị ở các vùng đất ngập nước có nhiều thiên tai và nhạy cảm môi trường như vùng ven biển. Hạn chế khai thác, chế biến dầu khí và các khoáng sản ven bờ, nhất là nơi có rừng ngập mặn, rạn san hô, thảm cỏ biển; hạn chế đánh bắt, khai thác thủy hải sản ở vùng ven bờ, cửa sông, đầm phá, bãi triều và nâng cao ý thức người dân sống xung quanh những khu vực này.
ĐNN Việt Nam có giá trị rất lớn không chỉ về kinh tế, môi trường, đa dạng sinh học, văn hóa, lịch sử, đất ngập nước đóng vai trò hạn chế tai biến về lũ lụt, sóng thần… Vì thế phải có một nghiên cứu về đất ngập nước hình mẫu, đề xuất và hướng dẫn cho các cộng đồng dân cư địa phương áp dụng. Phải có những thể chế, chính sách đi kèm để khuyến khích sử dụng đất ngập nước. Đặc biệt. trong hệ thống văn bản pháp luật của Nhà nước. Những khái niệm đất ngập nước, nghiên cứu, sử dụng đất ngập nước phải được đưa vào luật tương ứng.
Các giải pháp nhằm phục hồi và tái sử dụng đất ô nhiễm được khuyến cáo bao gồm đẩy mạnh việc trồng rừng phủ xanh đất trống, đồi núi trọc; hạn chế sử dụng phân bón hóa học và hóa chất bảo vệ thực vật, tăng cường sử dụng phân hữu cơ và phân vi sinh trong sản xuất nông nghiệp.
Nghiên cứu đất ngập nước và hướng tới sử dụng bền vững cần thiết phải được quan tâm bởi đây là nền tảng cho các hoạt động chính sách, kế hoạch, quy hoạch và tuyên truyền và có một dữ liệu cần thiết để cập nhật, sử dụng và chia sẻ.
Cần có những dự báo các kịch bản biến đổi khí hậu ảnh hướng đến đất ngập nước như nước biển dâng một số rừng ngập mặn bị mất đi, một số rạn san hô bị biến mất, đất nhiễm mặn tăng lên và những tai biến sói lở ảnh hướng đến đất ngập nước.
KẾT LUẬN:
Đất ngập nước của Việt Nam đa dạng về kiểu loại, loại hình cảnh quan và sinh thái, phong phú về tài nguyên đa dạng sinh học, có nhiều chức năng, giá trị kinh tế, xã hội, văn hóa...quan trọng. Các vùng đất ngập nước này, ở những thời điểm lịch sử khác nhau, nó đã có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế -xã hội cho địa phương cụ thể, cho đất nước, mang lại nhiều sản phẩm phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của người dân. Theo thống kê của IUCN, hiện cả nước có khoảng hơn 1/5 dân số đang sống ở vùng đất ngập nước và phụ thuộc trực tiếp vào việc khai thác, sử dụng các sản phẩm của đất ngập nước. Song các vùng đất ngập nước này đã và đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi các hoạt động của phát triển kinh tế gây ra như: Ao, hồ bị lấp đi để lấy đất trồng trọt hoặc xây dựng; tài nguyên nước ngầm, hệ động vật, thực vật bị khai thác quá mức không thể tự hồi phục; tôm, cá bị đánh bắt bằng những phương thức mang tính hủy diệt như thuốc nổ, chất độc, xung điện làm chết toàn bộ các loài động vật trên diện tích rộng lớn... Đặc biệt, một lượng lớn chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp; thuốc trừ sâu, phân bón hóa học đổ ra các thủy vực đã và đang gây ô nhiễm nghiêm trọng một số vùng đất ngập nước. Trong 68 vùng đất ngập nước mang tầm quan trọng quốc gia được khảo sát, cơ quan chuyên môn phát hiện có khoảng 10% các loài cá có nguy cơ tuyệt chủng, trong đó nguy cấp nhất là các loài cá nước ngọt; sản lượng đánh bắt thủy sản tự nhiên tại những vùng này giảm tới mức báo động. Dự báo của các nhà khoa học thì, năm 2009-2010, diện tích đất ngập nước, nhất là ngập nước mặn sẽ tăng cao do tác động nhiệt độ của trái đất tăng.Như vậy là ô nhiễm môi trường ở những vùng đất ngập nước là báo động.
Để bảo vệ, cải thiện môi trường phục vụ phát triển bền vững các vùng đất ngập nước, chúng ta cần nhân rộng các mô hình bảo tồn gắn với xóa đói giảm nghèo cho đồng bào địa phương vùng ngập nước. Muốn thực hiện việc cải thiện môi trường thì cơ quan chức năng, cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phương cần tiến hành điều tra, thống kê, đánh giá tài nguyên vùng đất ngập nước để khoanh vùng và lên kế hoạch quy hoạch một cách khoa học; gắn trách nhiệm và liên kết các bên có liên quan và người dân với nhau để cùng nhau chịu trách nhiệm vì sự phát triển bền vững của môi trường và vùng đất.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- đất ngập nước (Autosaved).doc