Tài liệu Đề tài Đào tạo phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong tiến trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Lời nói đầu
Nước ta đang trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đồng thời bước đầu đang tiếp cận dần đến nền kinh tế tri thức, do đó nến kinh tế đang trong quá trình chuyển dịch mạnh mẽ.
Sự chuyển dịch kép từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp và nền kinh tế tri thức, đòi hỏi chung ta phải có một nguồn nhân lực có đủ khả năng, đủ trình độ để đáp ứng những đòi hỏi khách quan của nó.
Nhận thức được tầm quan trọng cấp thiết của vấn đề đào tạo phát triển nguồn nhân lực, Đảng va Nhà nước ta đã coi giáo dục-đào tạo là quốc sách hàng đầu, đồng thời đã đưa ra rất nhiều chính sách về giáo dục- đào tạo nhằm phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Từ sự chú trọng đó, nguồn nhân lực nước ta đã có những bước tiến đáng kể, góp phần không nhỏ trong sự phát triển của đất nước. Tuy nhiên, so với mặt bằng chung, nguồn nhân lực nước ta vẫn còn nhiều yếu kém, một phần là do vấn đề đào tạo nguồn nhân lực còn nhiều bất cập và c...
27 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1080 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Đào tạo phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong tiến trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu
Nước ta đang trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đồng thời bước đầu đang tiếp cận dần đến nền kinh tế tri thức, do đó nến kinh tế đang trong quá trình chuyển dịch mạnh mẽ.
Sự chuyển dịch kép từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp và nền kinh tế tri thức, đòi hỏi chung ta phải có một nguồn nhân lực có đủ khả năng, đủ trình độ để đáp ứng những đòi hỏi khách quan của nó.
Nhận thức được tầm quan trọng cấp thiết của vấn đề đào tạo phát triển nguồn nhân lực, Đảng va Nhà nước ta đã coi giáo dục-đào tạo là quốc sách hàng đầu, đồng thời đã đưa ra rất nhiều chính sách về giáo dục- đào tạo nhằm phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Từ sự chú trọng đó, nguồn nhân lực nước ta đã có những bước tiến đáng kể, góp phần không nhỏ trong sự phát triển của đất nước. Tuy nhiên, so với mặt bằng chung, nguồn nhân lực nước ta vẫn còn nhiều yếu kém, một phần là do vấn đề đào tạo nguồn nhân lực còn nhiều bất cập và chưa hợp lý. Vì vậy em đã chọn đề tài: “Đào tạo phát triển nguồn nhân lực việt nam trong tiến trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế”, để đánh giá, phân tích những mặt được và những mặt còn hạn chế của vấn đề đào tạo. Từ đó đưa ra những giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo.
Nội dung của đề án gồm ba chương chính:
Chương I: Lý luận về đào tạo phát triển nguồn nhân lực trong tiến trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Chương II: Thực trạng về vấn đề đào tạo nguồn nhân lực ở Việt Nam
Chương III: Giải pháp cho vấn đề đào tạo nguồn nhân lực ở Việt Nam
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo TS. Nguyễn Vĩnh Giang đã hướng dẫn và giúp đỡ em, để em có thể hoàn thành đề án này.
Chương I
Lý luận chung về đào tạo phát triển
nguồn nhân lực trong tiến trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Tổng quan về đào tạo phát triển nguồn nhân lực.
Đào tạo phát triển nguồn nhân lực nói chung bao gồm hai mảng là đào tạo kiến thức phổ thông và đào tạo kiến thức chuyên nghiệp. Trong đề án này em chỉ xin đi sâu vào phần đào tạo kiến thức chuyên nghiệp.
Khái niệm:
_Đào tạo nguồn nhân lực: là quá trình trang bị những kiến thức nhất định về chuyên môn, nghiệp vụ cho người lao động, để họ có thể đảm nhận một nghề nào đó, hay để làm tốt hơn một công việc nào đó, hoặc để làm những công việc khác trong tương lai.
_Phát triển nguồn nhân lực: là toàn bộ những hoạt động tác động vào người lao động, để người lao động có đủ khả năng phục vụ cho nhu cầu về lao động trong tương lai.
Như vậy, đào tạo nguồn nhân lực có phạm vi hẹp hơn, nó chính là một nội dung của phát triển nguồn nhân lực. Đào tạo chỉ mang tính chất ngắn hạn, để khắc phục những sự thiếu hụt về kiến thức và kỹ năng cho những công việc hiện tại. Còn phát triển mang nghĩa rộng hơn, nó không chỉ bao gồm vấn đề đào tạo mà còn rất nhiều những vấn đề khác, như chăm sóc y tế, tuyên truyền sức khoẻ cộng đồng…nhằm phát triển nguồn nhân lực trên mọi phương diện. Về mặt thời gian, phát triển nguồn nhân lực mang tính chất dài hạn, lâu dài hơn trong nền kinh tế.
phân loại và các hình thức của đào tạo:
Nội dung nói chung của đào tạo gồm ba nội dung chính là:
_Đào tạo mới: tức là đào tạo cho những người chưa có nghề, để họ có được một nghề nào đó trong nền kinh tế.
_Đào tạo lại: là đào tạo cho những người đã có nghề, nhưng nghề đó hiện không còn phù hợp nữa.
_Đào tạo nâng cao trình độ lành nghề: là đào tạo cho những người đã có nghề, để họ có thể làm những công viêc phức tạp hơn, có yêu cầu trình độ cao hơn.
Về phân loại đào tạo, thường thì đào tạo được phân ra làm hai loại là đào tạo công nhân kỹ thuật và đào tạo cán bộ chuyên môn.
1.1. Đào tạo công nhân kỹ thuật:
Đào tạo công nhân kỹ thuật : là việc đào tạo trong các trường dậy nghề, các trung tâm dậy nghề, các cơ sở dậy nghề hay các lớp dậy nghề…
Các phương pháp đào tạo công nhân kỹ thuật:
_Đào tạo tại nơi làm việc: doanh nghiệp tổ chức đào tạo trực tiếp cho người lao động ngay tại nơi làm việc, học viên được học lý thuyết và thực hành ngay tại đó.
Phương pháp này có hai hình thứclà một người đào tạo một người hoặc một người đào tạo một nhóm người.
Ưu điểm của phương pháp này la rất đơn giản, đào tạo nhanh, với chi phí thấp. Trong quá trình đào tạo, người lao động vẫn đóng góp vào kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời, do có sự kết hợp luân phiên và đồng đều giữa lý thuyết và thực hành nên người lao động sẽ nắm bắt được rất nhanh.
Nhược điểm của phương pháp đào tạo này là kiến thức đào tạo không bài bản và không mang tính hệ thống, đồng thời, người lao động sẽ bị ảnh hưởng rất lớn bởi người hướng dẫn, trong đó có cả những nhược điểm của họ. Mặt khác, người hướng dẫn còn hạn chế về phương pháp giảng dậy và trình độ lành nghề.
_Đào tạo trong các lớp cạnh doanh nghiệp: doanh nghiệp tổ chức các lớp đào tạo cạnh doanh nghiệp, học viên sẽ được học lý thuyết ở trên lớp và được thực hành trong các phân xưởng của doanh nghiệp. Thường dùng phương pháp này để đào tạo cho công nhân mới vào nghề và công nhân có trình độ tay nghề cao.
Ưu điểm của phương pháp này là lý thuyết đào tạo một cách có hệ thống, chi phí đào tạo thấp và bộ máy quản lý gọn nhẹ hơn so với cử đi học chính quy. Đồng thời, do dụng được quy mô nên có thể giải quyết được nhu cầu cấp bách về số lương công nhân.
Nhược điểm của phương pháp này là chỉ có thể áp dụng trong các doanh nghiệp lớn để đáp ứng cho các doanh nghiệp cùng ngành có tổ chức khá giống nhau.
_Đào tạo tại các trường chính quy: Nhà nước hoặc tư nhân tổ chức các trường dậy nghề, trung tâm dậy nghề… để đào tạo một cách có hệ thống những công nhân có trình độ lành nghề cao, cung cấp cho thị trường lao động.
Ưu điểm của phương pháp này là các học viên được đào tạo một cách có hệ thống từ lý thuyết đến thực hành, giúp việc tiếp thu kiến thức được nhanh chóng và dễ dàng hơn. Tạo thuận lợi cho học viên được tiếp cận những vấn đề mới, chủ động trong việc giải quyết các vấn đề nảy sinh.
Nhược điểm của phương pháp này là thời gian đào tạo dài, chí phí đào tạo lớn.
.Đào tạo cán bộ chuyên môn:
Đào tạo cán bộ chuyên môn: là đào tạo trong các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp, để người lao động có khả năng lãnh đạo, quản lý, chỉ đạo một chuyên môn, nghiệp vụ nào đó.
Căn cứ vào trình độ đào tạo có thể phân ra làm các loại đào tạo sau:
_Đào tạo trung cấp chuyên nghiệp: là đào tạo những lao động lành nghề, biết cách sử dụng các công thức, biểu mẫu, quá trình hay các thao tác đã được học ở nhà trường để vận hành trong thực tế.
_Đào tạo cao đẳng: là đào tạo cho học viên có trình độ gần như tương đương với trình độ đại học, nhưng thiên về thực hành (như trung cấp chuyên nghiệp) hơn.
_Đào tạo đại học: là đào tạo cho học viên có được năng lực nhận thức quy luật nghiên cứu lý thuyết để có thể đưa ra những giải pháp vận dụng trong thực tế.
_Đào tạo sau đại học (thạc sĩ, tiến sĩ): là đào tạo ra những cán bộ chuyên môn có khả năng độc lập nghiên cứu, phân tích được các quá trình, xu hướng vận động của lý thuyết để bổ xung hoặc thay đổi lý thuyết cho thích ứng với sự phát triển mới của môi trường.
Các hình thức đào tạo cán bộ chuyên môn chủ yêulà đào tạo chính quy, đào tạo tại chức và đào tạo từ xa. Ngoài ra còn nhiều các hình thức đào tạo khác như đào tạo phối hợp, đào tạo chuyên tu, đào tạo dưới dạng hội thảo, hội nghị, hướng dẫn…
II. chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
1. khái niệm:
_Cơ cấu kinh tế: là tổng thể các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế với vị trí, tỷ trọng tương ứng của chúng và mối quan hệ hưu cơ tương đối ổn định hợp thành.
_Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: thực chất là sự phát triển không đều giữa các ngành, các lĩnh vực, bộ phận… Nơi nào có tốc độ phát triển cao hơn tốc độ phát triển chung của nền kinh tế thì sẽ tăng tỷ trọng. Ngược lại nơi nào có tốc độ phát triển chậm hơn tốc độ phát triển chung của nền kinh tế thì sẽ giảm tỷ trọng.
_Chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý: là sự chuyển dịch sang một cơ cấu kinh tế có khả năng tái sản xuất mở rông cao, phản ánh được năng lực khai thác, sử dụng các nguồn lựcvà phải phù hợp với các quy luật, các xu hướng của thời đại.
2. phân loại cơ cấu kinh tế:
Thông thường cơ cấu kinh tế được phân ra làm ba loại:
_Cơ cấu kinh tế ngành: là tổ hợp các ngành hợp thành các tương quan tỷ lệ, biểu hiện mối quan hệ giữa các ngành của nền kinh tế.
Cơ cấu ngành là bộ phận cơ bản và quan trọng cấu thành nên nền kinh tế, nó là nòng cốt của chiến lược phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và từng bước chuyển sang nền kinh tế tri thức. Cơ cấu ngành thường chia nền kinh tế ra làm ba khu vực: Khu vưcI (nông_lâm_ngư nghiệp), Khu vực II (công nghiệp, xây dựng cơ bản), Khu vực III (dịch vụ).
Với nền kinh tế nước ta, khu vực I là khu vực có lợ thế rất lớn, nhưng khu vực II mới chính là khu vực tiềm năng, mang tính quyết định còn khu vực III là khu vực mang tính chất cầu nối.
_Cơ cấu kinh tế lãnh thổ: là cơ cấu được hình thành bởi việc bố trí sản xuất theo không gian địa lý.
Nước ta, cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ được chia thành tám vùng kinh tế chính là: Đồng bằng sông hồng, Đông bắc, Tây bắc, Bắc trung bộ, Duyên hải nam trung bộ, Tây nguyên, Đông nam bộ, Đồng bằng sông cửu long. Trong đó có hai vùng kinh tế lớn là Đồng bằng sông hồng, với vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ và Miền đông nam bộ với vùng kinh tế trong điểm phía nam.
_Cơ cấu kinh tế thành phần: là hệ thống tổ chức kinh tế với các chế độ sở hữu khác nhau.
Nước ta hiện nay có sáu thành phần kinh tế là: Kinh tế nhà nước, Kinh tế tập thể, Kinh tế cá thể, tiểu chủ, Kinh tế tư bản tư nhân, Kinh tế tư bản nhà nước và Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Trong đó, thành phần kinh tế nhà nước nắm vai trò chủ đạo, đảm trách những ngành kinh tế quan trọng của đất nước, giữ vai trò cầm lái cho nền kinh tế.
III. chuyển dịch cơ cấu lao động trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
1. sự chuyển dịch khách quan của cơ cấu lao động:
Sự chuyển dịch của cơ cấu kinh tế sẽ làm thay đổi quy mô, tỷ trọng và trình độ phát triển của các bộ phận cấu thành. Bộ phận kinh tế nào phát triển nhanh hơn sẽ lôi kéo và đòi hỏi cao hơn các nguồn lực phục vụ cho sự phát triển của nó.
Lực lượng sản xuất, mà trong đó con người là trọng tố cũng không nằm ngoài quy luật này. Nó cũng sẽ đòi hỏi và thu hút nhiều lao động hơn, đòi hỏi trình độ lao động cao hơn. Như vậy, sẽ làm thay đổi quy mô, tỷ trọng và trình độ của lao động trong các bộ phận kinh tế cấu thành. Điều đó tất yếu sẽ dẫn đến sự chuyển dịch về cơ cấu lao động.
Ngược lại, sự chuyển dịch cơ cấu lao động cũng tác động vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tỷ trọng và trình độ phát triển lao động trong bộ phận kinh tế nào cao hơn sẽ là điều kiện thúc đẩy cho bộ phận kinh tế đó phát triển nhanh hơn và ngược lại. Tức là sẽ tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Tuy nhiên, nếu sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo xu hướng không hợp lý sẽ làm cản trở sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý, làm cản trở sự phát triển của nền kinh tế quốc dân.
Như vậy, quy luật và xu hướng vận động của quy luật ở đây chính là: Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế kéo theo sự chuyển dịch cơ cấu lao động. Còn sự chuyển dịch cơ cấu lao động sẽ tác động hai chiều, làm thúc đẩy hoặc cản trở sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý.
Nắm bắt được quy luật này, chúng ta cần phải đào tạo nguồn nhân lực, tạo ra một cơ cấu lao động hợp lý, thúc đẩy sự chuyển dịch hợp lý của cơ cấu kinh tế, nhằm thực hiện mục tiêu và phương hướng phát triển của nền kinh tế quốc dân.
2.phương hướng đào tạo nguồn nhân lực việt nam:
Trước tiên chúng ta hãy xem xét mô hình chuyển dịch của nền kinh tế thế giới.
Khi nền kinh tế thế giới chuyển dịch từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp, sự lên ngôi của máy móc thiết bị trong sản xuất đã kéo theo một sự chuyển dịch lớn về lao động. Lúc này nhu cầu về công nhân kỹ thuật là rất lớn, nhằm phục vụ cho bộ máy khổng lổ của nền sản xuất công nghiệp. Chính vì vậy cơ cấu nhu cầu về lao động của nền kinh tế thế giới khi đó được thể hiện qua mô hình “hình tháp nhân lực công nghiệp truyền thống”.
Tức là nhu cầu về cán bộ chuyên môn để quản lý nền kinh tế là khá ít, còn nhu cầu về công nhân kỹ thuật cho nền sản xuất máy móc là rất lớn.
Còn khi nền kinh tế chuyển tiếp từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức, lúc này trình độ khoa học kỹ thuật phat triển ở mức cao, máy móc thiết bị đã dần thay thế cho các hoạt động sản xuất của con người, do đó, nhu cầu về công nhân kỹ thuật đã dần giảm xuống.
Mặt khác, thu nhập và mức sống của con người trong nền kinh tế tri thức đã ở mức cao, vì vậy, những đòi hỏi của họ cung lớn và đa dạng hơn trong nghỉ ngơi, giải trí, đòi hỏi các ngành công nghệ, dịch vụ phải được mở rộng và phát triển hơn. Do đó, tất yếu sẽ làm tăng nhu cầu về lao động trí thức có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao.
Lúc này, cơ cấu nhu cầu về lao động sẽ không còn ở dạng “hình tháp nhân lực công nghiệp truyền thống” nữa, mà đã biến đổi sang kiểu “hình tháp nhân lực tri thức”
Tức là, vẫn cần nhiều công nhân kỹ thuật nhưng giảm hơn so với nền kinh tế công nghiệp, đồng thời đòi hỏi một lượng lớn lao động có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao.
Tiếp theo, chúng ta sẽ xem xét cách phân chia của Martin Trow, một học giả người Hoa Kỳ (cách phân chia này đã được chấp nhận rộng rãi trên thế giới).
Nếu ở một nước có “tỷ lệ độ tuổi đại học”(tức là tỷ lệ sinh viên đại học so với số thanh niên ở độ tuổi từ 18 đến 21) dưới 15% thì đào tạo đại học ở nước đó còn trong giai đoạn “cho số ít người”, khi tỷ lệ đó vượt quá 15% thì nền đào tạo đại học bước vào giai đoạn “đại chúng”, còn khi vượt quá 50% thì đào tạo đại học đã ở giai đoạn “phổ cập”.
Tương ứng với cách phân chia trên, các chuyên gia kinh tế và đào tạo cho rằng: Đào tạo đại học cho số ít người chỉ phù hợp với nền kinh tế nông nghiệp, đào tạo đại học đại chúng sẽ tương ứng với nền kinh tế công nghiệp, còn đào tạo đại học phổ cập tương ứng với đòi hỏi của nền kinh tế tri thức.
Thực tại nền kinh tế thế giới đã chứng minh mô hình này, theo báo cáo của ngân hàng thế giới (năm 1994), chỉ số sinh viên đại học của khối các nước phát triển OECD là 51%, tức là tương ưng với thực tế nền kinh tế tri thức của họ. Còn theo báo cáo của UNESCO (năm 1995), chỉ số này của Bắc mỹ là 82%, của các nước có thu nhập trung bình là 21%, còn của các nước có thu nhập thấp chỉ đạt 6%. Tức là đã thể hiện rất rõ mối quan hệ giữa trình độ đào tạo đại học với trình độ phát triển của nền kinh tế.
Qua mô hình này ta có thể thấy, muốn nền kinh tế phát triển càng cao thì tương ứng với nó trình độ đào tạo đại học cũng phải càng cao, mà cụ thể ở đây là tỷ lệ sinh viên đại học phải càng cao.
Vậy để xác đình được phương hướng đào tạo nguồn nhân lực, trước hết chúng ta phải xét xem nền kinh tế nước ta đang ở đâu và chuyển dịch như thế nào.
Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, với mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 nước ta trở thành một nước công nghiệp khá phát triển, đã đưa nền kinh tế nước ta chuyển dịch từ nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu lên nền kinh tế công nghiệp và hiện đang ở khoảng giữa của quá trình chuyển dịch.
Mặt khác, tác động của quá trình toàn cầu hoá và xu hướng chuyển nền kinh tế thế giới từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức, đã làm phát triển một số ngành dịch vụ và công nghệ cao ở nước ta như ngân hàng, tài chính, công nghệ thông tin... Điều đó chứng tỏ nước ta cũng đang ở điểm khởi đầu của quá trình chuyển dịch sang nền kinh tế tri thức.
Như vậy, nền kinh tế của ta đang diễn ra quá trình chuyển dịch kép, một mặt, vừa chuyển dịch lên nền kinh tế công nghiệp và đang ở khoảng giữa, đồng thời, lại vừa chuyển dịch lên nền kinh tế tri thức và đang ở điểm khởi đầu của sự chuyển dịch.
Chính đặc điểm này đã làm cho nền kinh tế có nhưng đòi hỏi cao hơn và phức tạp hơn về nguồn nhân lực nhằm phục vụ cho sự phát triển và chuyển dịch của nó.
Trước tiên và chung nhất nó đòi hỏi nguồn nhân lực phải có một mặt bằng chung về trình độ cao hơn. Khác với trước kia trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, chỉ đòi hỏi người lao động phải có đức tính tốt, cần cù, trung thành, và có tinh thần trách nhiệm. Với ngày nay, nền kinh tế đòi hỏi người lao động phải có tính sáng tạo, có khả năng xử lý vấn đề, có khả năng phân tích, tinh thần đồng đội, rồi khả năng ăn nói, diễn đạt… Tức là phảI có một trình độ, năng lực ở mức khá trở lên.
Đấy là xét chung cho nguồn nhân lực, còn cụ thể, quá trình chuyển dịch lên nền kinh tế công nghiệp của nước ta, như đã phân tích ở mô hình lý thuyết trên, sẽ đòi hỏi một nguồn nhân lực có cơ cấu theo mô hình “hình tháp nhân lực công nghiệp truyền thống” và trình độ đào tạo đại học đại chúng.
Tức là phải có tỷ lệ độ tuổi đại học trên 15%, trong khi tỷ lệ này của nước ta hiện nay chỉ đạt khoảng 8%. Như vậy, cần phảI mở rộng quy mô đào tạo đại học để tăng nhanh hơn nữa số lượng sinh viên, phục vụ cho nhu cầu của nền kinh tế. Mặt khác, cơ cấu trong “hình tháp nhân lực công nghiệp truyền thống”, như ở các nước phát triển trước kia đúc rút ra là khoảng: 1 đại học\ 4trung cấp chuyên nghiệp\ 10 công nhân kỹ thuật, nước ta tỷ lệ này vào năm 2000 là khoảng 1\ 1.31\ 4.8. Như vậy, để phục vụ cho tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chúng ta phải có nhiều hơn nữa lượng công nhân kỹ thuật và trung cấp chuyên nghiệp, đặc biệt là công nhân kỹ thuật.
Thực tế nền kinh tế nước ta đã chứng minh về nhu cầu cần sử dụng lao động như phân tích trên, thể hiên rất rõ trong biểu sau:
Biểu 1: Cở cấu sử dụng lao động theo trình độ chuyên môn kỹ thuật của các loại hình doanh nghiệp (%).
Loại hình DN
LĐ phổ thông
CNKT, sơ cấp
Trung cấp
CĐ, ĐH trở lên
DN FDI
19.8
59.0
6.5
14.7
DNNN
25.7
49.1
11.7
13.5
DN tư nhân
39.2
44.5
8.2
8.1
VP đại diện NN
1.5
16.5
30.9
50.7
Mặt khác, sự chuyển dịch lên nền kinh tế tri thức lại đòi hỏi nguồn nhân lực phải có một trình độ cao hơn nữa, trình độ đào tạo đại học phổ cập và cơ cấu nhân lực theo mô hình “hình tháp nhân lực tri thức”.
Tuy nhiên, nền kinh tế nước ta mới chỉ ở điểm khởi đầu của quá trình chuyển dịch này, nên đòi hỏi trên về nguồn nhân lực mới chỉ nằm trong một số ngành dịch vụ và công nghệ cao, thể hiện như trong biểu sau:
Biểu 2: Cơ cấu sử dụng lao động của một số ngành công nghệ cao và dịch vụ (%).
Lĩnh vực hoạt động
LĐ phổ thông
CNKT, sơ cấp
Trung cấp
CĐ, ĐH trở lên
Công nghệ thông tin
0
28.22
20.4
51.38
Chuyển giao KH, CN…
16.2
22.5
15.5
45.8
Viễn thông…
10.0
61.0
22.7
20.5
KD tài chính, ngân hàng
8.5
28.1
21.4
42.0
HĐ của tổ chức QT
6.2
6.3
25
62.5
Ngoài ra, sự chuyển dịch nền kinh tế theo vùng lãnh thổ cũng rất đáng phải quan tâm, sự hình thành các trung tâm kinh tế, các vùng công nghiệp, các khu, cụm, điểm… công nghiệp đang diễn ra rất nhanh chóng trên toàn nền kinh tế. Cùng với sự chuyển dịch đó, chúng ta cũng cần phải đào tạo nguồn nhân lực cho các vùng kinh tế đó, đăc biệt là vấn đề đào tạo tại chính các vùng kinh tế đó.
Tóm lại, để đáp ứng những đòi hỏi trên về nguồn nhân lực cuả nền kinh tế, vấn đề đào tạo nguồn nhân lực của ta cần phải đặt ra những phương hướng như sau:
Trước tiên là phải mở rộng quy mô và nâng cao trình độ đào tạo trên phạm vi toàn nền kinh tế, nhằm nâng cao mặt bằng của nguồn nhân lực.
Trong đó, chú trọng vấn đề về quy mô chất lượng đào tạo công nhân kỹ thuật và đào tạo đại học, để nhanh chóng cung cấp đủ lượng công nhân và cán bộ chuyên môn có trình độ phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, góp phần sớm thực hiện được mục tiêu trở thành một nước công nghiệp.
Đồng thời phải chú trọng đào tạo một đội ngũ công nhân kỹ thuật và cán bộ chuyên môn có trình độ thật sự cao trong các ngành công nghiệp tiềm năng và mũi nhọn, các ngành dịch vụ và công nghệ cao, các trung tâm kinh tế lớn, các vùng, khu, cụm, điểm công nghiệp…
Và đặc biệt cần chú ý trong chính nội tại vấn đề, là phải mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ quản lý, giáo viên, giảng viên để tăng quy mô và chất lượng đào tạo nguồn nhân lực. Đây chính là hướng đi gốc rễ, lâu dài và đúng đắn nhất cho nền giáo dục, đào tạo nước ta.
Chương II
thực trạng đào tạo nguồn nhân lực việt nam
I. Thực trạng đào tạo công nhân kỹ thuật:
1. Về quy mô:
Sau nhiều năm suy giảm, quy mô đào tạo công nhân kỹ thuật những năm gần đây đã được mở rộng và phát triển trở lại. Hiện nay, cả nước đã có 226 trường dậy nghề, trong đó 199 trường công lập và 27 trường ngoài công lập, tăng 1.75 lần so với năm 1998.
Các hệ đào tạo ngắn hạn cũng phát triển mạnh với nhiều loại hình, tính đến nay, cả nước đã có 320 trung tâm dậy nghề, 150 trung tâm dịch vụ việc làm và trên 300 trung tâm giáo dục kỹ thuật tổng hợp, hướng nghiệp.
Biểu 3: số lường trường đào tạo công nhân kỹ thuật.
Năm
1997
2000
2003
Số trường
129
159
218
Về chương trình giảng dậy, đã biên soạn và ban hành 50 chương trình dậy nghề ngắn hạn, lưu động và đang triển khai biên soạn 76 chương trình dậy nghề dài hạn.
Cùng với sự tăng lên của số lượng các cơ sở đào tạo, số lương học viên cũng tăng lên rất nhanh trong thời gian qua. Năm học 2003 – 2004 đã có hơn 164000 học viên dài hạn và 949100 học viên ngắn hạn trong khi năm học 1997 – 1998 chỉ có 60000 học viên dài hạn.
Biểu 4: số lượng học viên đang học trong các trường đào tạo nghề.
Năm học
1997-1998
1999-2000
2000-2001
2002-2003
2003-2004
Học viên
60000
100000
126000
146000
164000
Tuy nhiên quy mô đào tạo nghề hiện nay vẫn còn chưa đáp ứng đủ nhu cầu của nền kinh tế. Tình trạng thiếu công nhân kỹ thuật là rất phổ biến, đặc biệt là công nhân kỹ thuật có trình độ tay nghề cao.
2. về chất lượng:
Do có sự quan tâm đúng mực cho vấn đề đào tạo công nhân kỹ thuật, những năm qua đầu tư cho dậy nghề đã được cải thiện. Trong đó các dự án hợp tác quốc tế (ODA và vốn vay) đầu tư cho dậy nghề vào khoảng 180 triệu USD. Các địa phương đầu tư 200 tỷ đồng và các doanh nghiệp đầu tư trên 400 tỷ đồng cho dậy nghề.
Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật và trang thiết bị cũng được đầu tư 450 tỷ đồng để nâng cấp phục vụ cho học tập và giảng dậy.
Đồng thời đã đào tạo, bồi dưỡng cho trên 5000 lượt giáo viên dậy nghề về công nghệ mới và nâng cao tay nghề để nâng cao được chất lượng giảng dậy. Tuy nhiên, tỷ lệ giáo viên dậy nghề đạt chuẩn còn ở mức thấp, chỉ vào khoảng 69%.
Về hệ thống quản lý, thì đã hình thành tổ chức quản lý đào tạo công nhân kỹ thuật từ trung ương đến địa phương. các cán bộ quản lý không ngừng được bồi dưỡng củng cố để nâng cao hiệu lực quản lý, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.
Số lượng học viên tốt nghiềp của các trường dậy nghề đạt mức cao 96%. Tuy nhiên, chất lượng học viên còn khá hạn chế chưa đáp ứng được đòi hỏi của nền kinh tế, thể hiện rất rõ ở trình độ của công nhân, đặc biệt là khi so sánh với các nước phát triển. Kiến thức của công nhân ra trường chưa sát với thực tế, khả năng tiếp cận công nghệ mới là rất yếu kém…
Như vậy, tuy quy mô và chất lượng đào tạo công nhân kỹ thuật của nước ta đã không ngừng tăng lên, nhưng bằng đó vẵn chưa đủ để đáp ứng cho nhu cầu ngày càng cao của nền kinh tế hiện nay.
II. Thực trạng đào tạo cán bộ chuyên môn:
Được sự quan tâm, chú trọng của đảng, nhà nước và của toàn xã hội, những năm gần đây quy mô và chất lượng của đào tạo cán bộ chuyên môn của nước ta đã tăng lên đáng kể.
1. Về quy mô:
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống cơ sỏ hạ tầng quốc gia, số lượng các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp cũng đã tăng lên nhanh chóng. Hiện nay, cả nước có 87 trường đại học, 127 trường cao đẳng, 245 trường trung cấp chuyên nghiệp. Số cơ sở sau đại học là 147, trong đó 95 cơ sở được đào tạo tiến sĩ. Các quan hệ hợp tác đào tạo với các nước , các tổ chức quốc tế cũng không ngừng tăng lên…
Ngoài ra, các hình thức đào tạo cũng phát triển mạnh mẽ và đa dạng, hình thức đào tạo không chính quy đã có tại hầu hết các địa phương trên cả nước, thu hút được nhiều học viên tham gia học tập. Năm học 2003 – 2004, chúng ta đã có 57 trung tâm giáo dục từ xa cấp tỉnh, 494 trung tâm giáo dục từ xa cấp quận huyện và rất nhiều các trung tâm tin học ngoại ngữ đã được mở ra phục vụ nhu cầu học tập của xã hội. đặc biệt là đã có 11 trường đại học thực hiện hình thức giáo dục từ xa và đã thu hút được rất nhiều học viên tham gia.
Về cơ sở trang thiết bị trang thiết bị cũng đã được cải thiện, các trường đã cố gắng nâng cấp thư viện, phòng thí nghiệm, các cơ sở thực hành, mua sắm các trang thiết bị hiện đại và nối mạng internet… Tuy vậy, xét mặt bằng chung, cơ sở trang thiết bị của ta vẫn còn thiếu then và lạc hậu chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của việc nghiên cứu, học tập và giảng dậy.
Đội ngũ giảng viên đã tăng, song vẫn còn thiếu ở hầu hết các trường. Đặc biệt là trong hệ cao đẳng và đại học, có khoảng 40000 giảng viên, trong khi đó số lượng sinh viên là trên 1 triệu, tỷ lệ sinh viên trên một giảng viên bình quân là 25,8. Với vai trò quan trọng hiện nay, đào tạo cũng đã thu hút được nhiều học sinh tham gia thi tuyển vào nghề, tỷ lệ tuyển mới hàng năm là lớn nhất, khoảng 24,7%, tiếp sau đó là khối kinh tế với 20% và khối khoa học cơ bản 18,9%. Với tỷ lệ cao này, chúng ta hy vọng tương lai gần sẽ đáp ứng được đủ lượng giáo viên cho nền giáo dục nước nhà.
Cùng với sự tăng lên của của các chủ thể đào tạo, số học viên cũng đã không ngừng tăng lên. Trong năm năm qua số sinh viên đại học, cao đẳng tăng bình quân 6,4%, học viên cao học tăng 51,9%, nghiên cứu sinh tăng 61,1%. Riêng trong năm học 2003 – 2004, chúng ta đã có 292120 học viên trung cấp chuyên nghiệp, 1045382 học viên cao đẳng, đại học (năm 1991 là khoảng 120000), 33000 học viên cao học và nghiên cứu sinh.
Ngoài ra, cón có khoảng 38500 lưu học sinh đang học tập tại hơn 30 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó hơn 70% là du học tự túc.
Với hình thức đào tạo không chính quy, hàng năm có khoảng 700000 người theo học các chương trình bồi dưỡng tin học, ngoại ngữ và giáo dục từ xa. Đặc biệt là hiện đã có 108300 người theo học hệ đại học từ xa.
Như vậy, tuy rằng quy mô đào tạo cán bộ chuyên môn nước ta vẫn còn nhỏ bé, chưa đáp ứng đủ nhu cầu học tập, thể hiện rõ trong việc chưa đáp ứng đủ lượng cán bộ chuyên môn cần thiết cho thị trường lao động, nhưng không thể phủ đình rằng quy mô đào tạo đã tăng lên đáng kể trong những năm qua.
Biểu 5: Quy mô đào tạo cán bộ chuyên môn trong một số năm học.
Năm học
Số lượng học viên
ĐH
CĐ
TCCN
Tổng
2000-2001
721505
186723
200225
2001-2002
763256
210863
194831
2002-2003
805123
215544
292120
Năm học
Số trường
Số giáo viên
ĐH
CĐ
TCCN
Tổng
ĐH
CĐ
TCCN
Tổng
2000-2001
74
104
253
24362
7843
10189
2001-2002
77
114
252
25546
10392
9327
2002-2003
81
121
245
27393
11215
10247
2. về chất lượng:
Với việc coi giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, hàng năm vốn đầu tư cho giáo dục đào tạo luôn được ưu tiên và tăng nhanh từ trung ương đến địa phương, từ khu vực nhà nước đến khu vực tư nhân. Năm 2004, chi ngân sách cho giáo dục đào tạo tăng 2,7 lần so năm 1998. Tỷ trọng chi cho đầu tư giáo dục trong tổng chi ngân sách năm 1998 là 3,2%, đến năm 2004 là 4,6%.
Đồng thời, các chính sách hỗ trợ ưu tiên, đổi mới, cải cách giáo dục đào tạo đã làm cho chất lượng giáo dục đào tạo nói chung và đào tạo cán bộ chuyên môn nói riêng được nâng lên đáng kể.
Hiệu quả quản lý, đánh giá, thanh kiểm tra đào tạo đã tốt hơn, hệ thống cơ sở trang thiết bị phục vụ học tập, giảng dậy đã được cải thiện. Đặc biệt là trình độ của đội ngũ giảng viên được nâng cao đáng kể, số lượng giảng viên cao đẳng, đại học có học vị, học hàm cao tăng nhanh.
Biểu 6: trình độ cán bộ giảng dậy cao đẳng, đại học.
Năm học
Tổng
Trong đó
Chia ra
GS
p.GS
TS
ThS
CĐ,ĐH
Khác
2000-2001
32205
314
1140
4563
8664
18505
473
2001-2002
35938
306
1171
4970
10161
20348
459
2002-2003
38608
324
1330
5476
11232
21239
661
Trong đó, số giảng viên được đánh giá có chuyên môn tốt chiếm 71% số tiến sĩ, 83% số thạc sĩ, 57% số cán bộ có trình độ đại học và 4% số cán bộ có trình độ cao đẳng. Về tinh thần trách nhiệm thì có 75% số tiến sĩ, 75% số thạc sĩ, 64% số cán bộ có trình độ đại học và 76% số cán bộ có trình độ cao đẳng đạt tiêu chuẩn.
Chất lượng trình độ học viên theo đó cũng đã được nâng cao, góp phần nâng cao năng lực, trình độ chung của nguồn nhân lực, yếu tố quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển nền kinh tế nước ta trong giai đoạn vừa qua.
Tuy nhiên, xét mặt bằng chung, chất lượng học viên của ta vẫn còn rất thấp, đa số học viên ra trường không có đủ trình độ để đáp ứng cho công việc thực tế, rất nhiều các học viên sau đại học có luận án chưa theo kịp với trình độ phát triển của khoa học, công nghệ, do đó, khônh thể áp dụng vào thực tế để phục vụ cho sự phát triển kinh tế, xã hội và khoa học, công nghệ. Đặc biệt, thể hiện rất rõ trong trình độ của số học viên ra trường hàng năm. Tỷ lệ học viên ra trường đạt bằng khá và bằng giỏi là rất thấp, nhất là bằng giỏi, chỉ đạt khoảng 3%. Đa số học viên ra trường chỉ đạt bằng trung bình, chiếm trên 60%. Do đó, một lượng lớn, học viên ra trường trong tình trạng thất nghiệp.
Chính bất cập này đã đặt ra một bài toán lớn về mối quan hệ giữa số lượng và chất lương đào tạo đại học ở nước ta. Có hai dòng ý kiến chính về vấn đề này, một là phải hạn chế quy mô để nâng cao chất lượng đào tạo, dòng ý kiến thứ hai lại cho rằng vẫn phải tăng quy mô đào tạo đại học nhưng phải đảm bảo phần nào đó chất lượng của đào tạo.
Hiện nay, hai dòng ý kiến này vẫn đang song song tồn tại và đấu tranh với nhau, nhưng vẫn chưa đưa ra được mô hình đào tạo nào phù hợp để giải quyết được bài toán bất cập trên.
III. đánh giá về đào tào nguồn nhân lực và nguyên nhân của nó.
1.đánh giá:
Quan điểm về vai trò của giáo dục, đào tạo nước ta là rất đúng đắn, nó đựơc khẳng định ngay từ cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội của đảng ta: “Giáo dục, đào tạo phải được xem là quốc sách hàng đầu”. Quan điểm này luôn được khẳng định và nhấn mạnh trong các văn kiện của đảng tại các kỳ đại hội VII, VIII và IX. Điều này cho thấy sự nhất quán trong việc khẳng định vai trò của giáo dục, đào tạo, coi giáo dục, đào tạo là quốc sách hàng đầu , là nhân tố quyết đinh tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội, đầu tư cho giáo dục, đào tạo chính là đầu tư cho sự phát triển.
Chính quan điểm đúng đắn về giáo dục đào tạo này đã làm cho nền giáo dục, đào tạo nước ta không ngừng phát triển, tạo ra một nguồn nhân lực có trình độ phục vụ cho sự phát triển kinh tế, xã hội của nước ta trong thời gian qua.
Cụ thể hoá quan điểm trên, trong thời gian qua, nước ta đã liên tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính sách giáo dục đào tạo theo hướng ưu tiên và tạo môi trường thuận lợi cho giáo dục đào tạo phát triển. Các chính tập trung vào những vấn đề như chiến lược phát triển, quy hoạch, kế hoạch, đảm bảo công bằng trong giáo dục đào tạo, đổi mới chương trình, nâng cao chất lượng, cải cách hành chính quản lý…
Đặc biệt, luật giáo dục được ban hành vào cuối năm 1998, đã đánh dấu một mốc quan trọng trong việc xây dựng môi trường pháp lý và đổi mới cơ chế quản lý trong hoạt động giáo dục đào tạo ở nước ta. Theo đó, các chức năng quản lý đã được phân rõ, công cụ quản lý cũng được xây dựng và hoàn thiện trên cơ sở của pháp luật. Công tác thanh tra, kiểm tra cũng được chú trọng, những điều này đã đóng góp không nhỏ vào việc nâng cao hiệu quả đào tạo nguồn nhân lực.
Chính sự quan tâm đúng đắn của đảng, nhà nước và toàn xã hội, đã làm cho quy mô và chất lượng đào tạo nguồn nhân lực nước ta không ngừng tăng lên. Điều này thể hiện trong sự phát triển của nguồn nhân lực nước ta trong thời gian qua.
Chỉ số phát triển con người (HDI) tăng từ 0.456, xếp thứ 121, lên 0.682, xếp thứ 101 trên 174 quốc gia. Số người có trình độ chuyên môn kỹ thuật tham gia lực lượng lao động là 8844000 ( năm 2003) chiếm 20.99% tổng lực lượng lao động, so với năm 2002 tăng 1.5%.
Tuy nhiên, do xuất phát điểm thấp, nen vấn đề đào tạo nguồn nhân lực của ta vẫn còn nhiều bất cập và hạn chế. Do đó, chưa tạo ra được môt nguồn nhân lực đáp ứng đủ được đòi hỏi của nền kinh tế.
Số lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật còn hạn chế, đặc biệt một bộ phận lớn thanh niên trong độ tuổi 18 – 23, bước vào thị trường lao động mà chưa qua đào tạo nghề nghiệp (chiếm tới 80%). Chất lượng lao động từ ý thức, tác phong công nghiệp, thể lực và trình độ chuyên môn kỹ thuật còn thấp chưa đáp ứng được đòi hỏi của người sử dụng lao động, do đó, một lượng lớn lao động qua đào tạo nhưng không tìm được việc làm hoặc làm công việc trái với nghề đào tạo.
Cơ cấu đào tạo chưa hợp lý, tình trạng thừa thầy thiếu thợ rất phổ biến, tỷ lệ cơ cấu lao động về trình độ năm 2000 của ta là khoảng 1 ĐH\ 1.31 TCCN\ 4.8 CNKT, trong khi tỷ lệ hợp lý là 1\ 4\ 10. Cơ cấu đào tạo theo vùng cũng chưa được cải thiện, thiếu trầm trọng các cơ sở đào tạo ở nông thôn và các vùng xa, sâu… số lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật ở thành thị là 4588500, chiếm 45.04% tổng lực lượng lao động thành thị, trong khi ở nông thôn là 4255500, chiếm 13.32% lực lượng lao động ở nông thôn. việc tỷ lệ lao động có trình độ chuyên môn ở nông thôn thấp đã làm chậm tiến trình công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn của nước ta.
Như vậy, tuy nên đào tạo của ta đã đạt được nhiều thành tựu nhưng từng ấy là chưa đủ để đáp ứng cho công cuộc chuyển dịch nền kinh tế nước ta, không những thế vấn đề đào tạo nguồn nhân lực nước ta vẫn còn rất nhiều bất cập và hạn chế. Vậy đâu là nguyên nhân của tình trạng trên, chúng ta hãy xem xét các nguyên nhân của nó.
2. Nguyên nhân:
Quy mô đào tạo của ta còn nhỏ bé chủ yếu là do nền kinh tế nước ta xuất phát điểm thấp, nên khả năng đầu tư cho đào tạo còn nhiều hạn chế. Việc huy động và khuyến khích đầu tư còn kém hiệu quả, đặc biệt là từ khu vực tư nhân. việc sử dụng vốn đầu tư cũng chưa hiệu quả, chủ yếu là kiểu đầu tư giàn trải, bình quân.
Cơ cấu đào tạo chưa hợp lý, do quan niệm xã hội coi thường công nhân kỹ thuật, chưa có điều kiện đầu tư mở rộng quy mô đào tạo ở nông thôn, các vùng sâu vùng xa…
Chất lượng đào tạo còn hạn chế là do:
Hệ thống chính sách, các mô hình đào tạo vẫn chưa thực sự tạo được khâu đột phá trong việc giải quyết mâu thuẫn trong đào tạo hiện nay giữa quy mô và chât lượng. Việc tổ chức thực hiện chính sách vẫn còn nhiều bất cập, công tác thanh kiểm tra trong đào tạo vẫn chưa thực sự sát sao…
Hệ thống quản lý vẫn chưa thực sự hiệu quả, việc tổ chức còn ôm đồm, chồng chéo giữa các cấp , các chương trình. Các chính sách quản lý vẫn còn chưa ổn định, nhất quán, đặc biệt là trong đào tạo công nhân kỹ thuật, trong vòng 35 năm, công tác dậy nghề đã thay đổi năm lần tổ chức, cơ quan quản lý nhà nước. Giai đoạn 1969 – 1978 là Tổng cục đào tạo công nhân kỹ thuật thuộc bộ lao động. Giai đoạn 1978 – 1987 là Tổng cục dậy nghề trực thuộc chính phủ. Giai đoạn 1987 – 1990 là Vụ dậy nghề thuộc bộ đại học, trung cấp chuyên nghiệp và dậy nghề. Giai đoạn 1990 – 1998 là Vụ trung học chuyên nghiệp và dậy nghề thuộc bộ giáo dục đào tạo. Giai đoạn từ 1998 đến nay là Tổng cục dậy nghề thuộc bộ lao động thương binh và xã hội.
Các yếu tố của đào tạo vẫn còn hạn chế, số lượng trường lớp, cơ sở đào tạo còn thiếu, trang thiết bị phục vụ cho học tập, nghiên cứu giảng dậy vẫn còn hạn chế cả về số lượng và chất lượng. Số lượng giáo viên còn thiếu rất lớn, chất lượng một số giáo viên chưa đáp ứng được nhu cầu mới của đào tạo…
Việc cơ cấu đào tạo chưa hợp lý là do quan niệm của xã hội coi thường công nhân kỹ thuật, coi trọng bằng cấp, do đó, học viên có tâm lý chỉ cần bằng mà chưa thực sự chú trọng việc học tập, rồi tình trạng bằng thật học giả… hệ thống chương trình, giáo trình giảng dậy còn thiếu thốn, nội dung còn chậm đổi mới nên chưa sát với thực tế, làm cho kiến thức học viên ra trường không đáp ứng được đòi hỏi của nền kinh tế. Việc đào tạo chưa sát với thực tế một phần cũng là do chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa đào tạo và sản xuất, mà cụ thể là giữa quy hoạch của bộ giáo dục, các trường lớp đào tạo với quy hoạch của các bộ ngành khác, các doanh nghiệp…
Đó chính là những nguyên nhân chính dẫn đến những hạn chế và bất cập về quy mô và chất lượng của nền đào tạo nước ta.
Chương III: Giải pháp
I. các giải pháp vĩ mô:
Thống nhất và nâng cao năng lực quản lý, năng lực đánh giá, thanh tra kiểm tra trong đào tạo.
Tăng đầu tư cho đào tạo, khuyến khích các khu vực đặc biệt là khu vực tư nhân đầu tư cho đào tạo. năng cao khả năng sử dụng vốn, không đầu tư giàn trải, tổ chức thanh tra, giám sát tốt các dự án đầu tư.
Cần phối hợp chặt chẽ giữa đào tạo với các bộ ngành, các doanh nghiệp, để tổ chức nghiên cứu nhu cầu thị trường, từ đó xây dựng kế hoạch chương trình đào tạo cho sát với thực tế đòi hỏi.
Bằng các phương tiện thông tin đại chúng phải nhanh chóng xoá bỏ các tâm lý cũ của xã hội như coi trọng bằng cấp, coi thường nghề công nhân kỹ thuật…
Tổ chức nghiên cứu mô hình đào tạo mới phù hợp để khắc phục mâu thuẫn đào tạo giữa chất lượng và số lượng hiện nay.
II. các giải pháp vi mô:
Với các trường đào tạo phải không ngừng mở rộng quy mô, đầu tư nâng cao cơ sở vật chất phục vụ nhu cầu đào tạo. nâng cao năng lực quản lý tạo hiệu quả cho đào tạo. Cần nắm bắt các thông tin bên ngoài để xây dựng kế hoạch đào tạo hợp lý, sát với thực tế của thị trường lao động, bằng các phối hợp với các doanh nghiệp, các bộ ngành để xây dựng kế hoạch đào tạo cho trường mình. Tổ chức các chương trình nâng cao trình độ giảng dậy cho giáo viên.
Với giáo viên, cần phải không ngừng nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi, đổi mới phương pháp giảng dậy, nâng cao trình độ.
Với học viên, cần phải tự ý thức, đồng thời với sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội, giúp học viên ý thức được tầm quan trọng của việc học tập. Phải nâng cao tinh thần tự học, tự nghiên cứu, học từ nhà trưòng từ sách vở, từ thực tế…
III. lời giải cho bài toán về số lượng và chất lượng đào tạo đại học
Như đã trình bầy ở phần thực trạng đào tạo cán bộ chuyên môn, một bất cập rất đáng quan tâm hiện nay của đào tạo đại học là sự mâu thuẫn giữa số lượng và chất lượng đào tạo.
Để giải bài toán này, đã có nhiều mô hình đào tạo được đua ra, như phải hạn chế đầu vào, tức quy mô, của các trường đại học truyền thống và đòi hỏi cao về chất lượng. Còn với các trường đại học mở thì không hạn chế đầu vào và không đòi hỏi cao về chất lượng. đồng thời phải đánh giá kiểm soát chắt chẽ đầu ra để đảm bảo chất lượng.
Đây là một lời giải hay, có thể áp dụng ngay, nhưng theo em cách này sẽ tạo ra sự phân biệt lớn về bằng cấp giữa các trường đại học truyền thống và các trường đại học mở.
Để giải bài toán này, em xin đưa ra mô hình đào tạo như sau.
Chúng ta sẽ áp dụng hình thức đào tạo liên thông. Học sinh tốt nghiệp THPT sẽ dự tuyển các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp. Học sinh đỗ ở cấp nào sẽ học ở cấp đó. Điều khác biệt ở đây là phải xây dựng lại hệ thống chương trình đào tạo liên thông, để học viên học xong trung cấp chuyên nghiệp muốn học tiếp sẽ dự tuyển vào cao đẳng hoặc đại học, nếu được học viên đó sẽ không phải học lại những chương trình đã học ở trung cấp chuyên nghiệp mà chỉ học tiếp các chương trình còn lại của hệ cao đẳng hay hệ đại học, tức là chỉ phải học thêm một năm cho hệ cao đẳng và học thêm hai năm với hệ đại học (nếu đại học học 4 năm). Tương tự, nếu học viên từ hệ cao đẳng sẽ chỉ phải học thêm một năm cho hệ đại học.
Như vậy sẽ có lời giải cho quy mô đào tạo, đồng thời tiết kiệm được thời gian và chi phí cho cá nhân và cho cả xã hội. Vì học sinh trượt đại học sẽ không nhất thiết phải đợi một năm nữa để thi tiếp, mà họ có thể theo học trung cấp chuyên nghiệp hay cao đẳng rồi tiếp tục học lên đại học mà không phải mất thời gian chờ đợt thi. Tất yếu số lượng cán bộ chuyên môn đào tạo sẽ tăng lên.
Mặt khác, để giải bài toán về mặt chất lượng, đầu tiên chúng ta phải xoá bỏ quan niệm coi trọng bằng cấp, phải thực sự chú trọng đến năng lực trình độ của người lao động. Như thế, học viên sẽ không còn tâm lý lơ là học tập vì chỉ cần có cái bằng là được.
Thứ hai, phải quản lý, đánh giá chắt chẽ chất lượng học tập và đầu ra của sinh viên trong các cấp học, để đảm bảo chất lượng.
Tăng học phí để tạo nguồn chi phí cho đầu tư nâng cao chất lượng cơ sở vật chất, trình độ giáo viên, chương trình giảng dậy…
Vắn đề tăng học phí tất yếu sẽ dẫn đến một hệ quả của mất công bằng đào tạo là con em những gia đình khó khăn sẽ không có điều kiện tham gia học tập. Giải quyết vấn đề này chúng ta sẽ tăng học bổng, sử dụng các hình thức trợ cấp, như giảm học phí theo khu vực và cho con em các gia đình có điều kiện khó khăn, lập các quỹ hỗ trợ, cho vay…
Mô hình đào tạo mà em đưa ra trên đây, tuy khó có thể thực hiện được ngay, vì phải xây dựng lại cả một hệ thống chương trình đào tạo, nhưng tính trong dài hạn thì mô hình này có nhiều ưu điểm, có khả năng sẽ giải quyết được bài toán mâu thuẫn giữa số lượng và chất lượng đào tạo hiện nay.
Kết luận
Nguồn nhân lực là một yếu tố rất quan trọng góp phần phát triển nền kinh tế xã hội của một quốc gia.Với nước ta đảm bảo được một nguồn nhân lực là yếu tố rất cần thiết cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhằm thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp khá phát triển vào năm 2020.
Do đó, vấn đề đào tạo nguồn nhân lực phải được quan tâm hàng đầu. Đảng và nhà nước ta đã coi giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, coi đó là trọng tố quyết định sự phát triển của đất nước, đầu tư cho giáo dục đào tạo là đầu tư cho phát triển…
Từ sự quan tâm chú trọng đó, quy mô và chất lượng đào tạo nước ta đã không ngừng tăng lên, thể hiện rất rõ trong sự tăng lên về quy mô và chất lượng nguồn nhân lực. Tuy nhiên, do điểm xuất phát của nền kinh tế thấp nên vấn đề đào tạo nguồn nhân lực của ta vẫn còn nhiều hạn chế, đặc biệt là sự mâu thuẫn giữa số lượng và chất lượng của đào tạo
Có rất nhiều nguyên nhân đã dẫn đến những hạn chế của đào tạo như vấn đề về quản lý, tổ chức, vấn đề về trường lớp, giáo viên, cơ sở trang thiết bị…
Trong đề án này, em đã trình bầy nhưng nét chung về vấn đề đào tạo nguồn nhân lực nước ta trong tiến trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đã phân tích những mặt được và mặt còn hạn chế, từ đó đưa ra một số giải pháp khắc phục cho hiện trạng đó.
Tuy nhiên, trong đề án này chỉ là những đánh giá rất chung và chủ quan của em, nên còn rất nhiều thiếu sót, xin thầy cho ý kiến để em có được những đánh giá sâu sắc hơn.
Tài liệu tham khảo
Giáo trình kinh tế lao động
Giáo trình kinh tế phát triển
Giáo dục việt nam 1945 – 2005 (NXB giáo dục)
Nhân lực việt nam trong chiến lược kinh tế 2001 – 2010 (NXB giáo dục)
Tạp chí lao động xã hội
Tạp chí kinh tế đầu tư
Thông tin phân tích thị trường lao động
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- DA258.doc