Tài liệu Đề tài Đánh giá tổn thương mắt trên bệnh nhân basedow theo phân loại của hiệp hội tuyến giáp quốc tế - Nguyễn Chiến Thắng: 71
ĐÁNH GIÁ TỔN THƯƠNG MẮT TRÊN BỆNH NHÂN
BASEDOW
THEO PHÂN LOẠI CỦA HIỆP HỘI TUYẾN GIÁP QUỐC TẾ
NGUYỄN CHIẾN THẮNG, NGUYỄN VĂN ĐÀM
Bệnh viện 103
TÓM TẮT
Nghiên cứu được tiến hành trên 94 bệnh nhân đã được chẩn đoán bệnh Basedow
giai đoạn bình giáp, chuẩn bị phẫu thuật cắt gần hoàn toàn tuyến giáp tại khoa Phẫu
thuật lồng ngực bệnh viện 103 từ 10/2004 tới 06/2005.
Trong 94 bệnh nhân bị bệnh Basedow có 42 bệnh nhân (45%) được chẩn đoán bị
bệnh mắt Basedow theo tiêu chuẩn của hội nhăn khoa Mỹ. Không bệnh nhân nào bệnh
mắt đang ở giai đoạn hoạt động, và tỉ lệ bệnh nhân mức độ nhẹ chiếm nhiều nhất (28
bệnh nhân - 67%), số bệnh nhân mức trung bình và nặng đều bằng nhau (7 bệnh nhân -
16.5%).
Lứa tuổi mắc bệnh nhiều nhất là tuổi 20-29 và 30-39 tuổi ở nam, và ở nữ cũng là
30-39 tuổi và 20-29 tuổi. Không có sự khác biệt giữa tỉ lệ mắc bệnh mắt Basedow trên
bệnh nhân nam và nữ bị bênh Basedow giai đoạn bình giáp.
Phân chia mức độ bệnh theo Hội tuyến giáp quốc ...
7 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 11/07/2023 | Lượt xem: 301 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Đánh giá tổn thương mắt trên bệnh nhân basedow theo phân loại của hiệp hội tuyến giáp quốc tế - Nguyễn Chiến Thắng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
71
ĐÁNH GIÁ TỔN THƯƠNG MẮT TRÊN BỆNH NHÂN
BASEDOW
THEO PHÂN LOẠI CỦA HIỆP HỘI TUYẾN GIÁP QUỐC TẾ
NGUYỄN CHIẾN THẮNG, NGUYỄN VĂN ĐÀM
Bệnh viện 103
TÓM TẮT
Nghiên cứu được tiến hành trên 94 bệnh nhân đã được chẩn đoán bệnh Basedow
giai đoạn bình giáp, chuẩn bị phẫu thuật cắt gần hoàn toàn tuyến giáp tại khoa Phẫu
thuật lồng ngực bệnh viện 103 từ 10/2004 tới 06/2005.
Trong 94 bệnh nhân bị bệnh Basedow có 42 bệnh nhân (45%) được chẩn đoán bị
bệnh mắt Basedow theo tiêu chuẩn của hội nhăn khoa Mỹ. Không bệnh nhân nào bệnh
mắt đang ở giai đoạn hoạt động, và tỉ lệ bệnh nhân mức độ nhẹ chiếm nhiều nhất (28
bệnh nhân - 67%), số bệnh nhân mức trung bình và nặng đều bằng nhau (7 bệnh nhân -
16.5%).
Lứa tuổi mắc bệnh nhiều nhất là tuổi 20-29 và 30-39 tuổi ở nam, và ở nữ cũng là
30-39 tuổi và 20-29 tuổi. Không có sự khác biệt giữa tỉ lệ mắc bệnh mắt Basedow trên
bệnh nhân nam và nữ bị bênh Basedow giai đoạn bình giáp.
Phân chia mức độ bệnh theo Hội tuyến giáp quốc tế rất có ích trong việc tiên
lượng bệnh và làm căn cứ để lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp.
Tại Việt Nam đã có khá nhiều
nghiên cứu về bệnh Bassedow. Các
nghiên cứu đã có thường do các nhà nội
tiết tiến hành và thường có mô tả biểu
hiện lồi mắt [1]. Thế nhưng nghiên cứu
về bệnh mắt Basedow từ phía các nhà
nhãn khoa thì còn quá ít. Trong khi đó ở
Bệnh viện 103 nơi có khá nhiều bệnh
nhân được điều trị bệnh Basedow thì nhu
cầu điều trị bệnh mắt Basedow cũng
được đặt ra. Trong nghiên cứu này,
chúng tôi tiến hành nghiên cứu đánh giá
các biểu hiện bệnh lý mắt trên bệnh nhân
Basedow giai đoạn bình giáp tại Bệnh
viện 103 nhằm mục tiêu sau:
1. Tìm hiểu những đặc điểm lâm sàng
của các tổn thương mắt trên những bệnh
nhân bị bệnh Basedow và phân loại bệnh
mắt theo Hiệp hội tuyến giáp quốc tế.
2. Bước đầu đề xuất chỉ định điều trị
thích hợp theo phân loại trên
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
1. Đối tượng nghiên cứu:
94 bệnh nhân đã được chẩn đoán
xác định bệnh Basedow giai đoạn bình
giáp (cả trên xét nghiệm và lâm sàng), và
đang chuẩn bị được phẫu thuật cắt gần
hoàn toàn tuyến giáp tại khoa Phẫu thuật
lồng ngực bệnh viện 103 từ 10/2004 tới
06/2005.
2. Phương pháp nghiên cứu:
Tất cả các bệnh nhân được bác sỹ
72
chuyên khoa mắt khám, phát hiên và
đánh giá các tổn thương mắt. Phân loại
bệnh nhân theo bảng điểm xác định giai
đoạn tiến triển và mức độ nặng của Hội
tuyến giáp quốc tế.
Đánh giá mức độ hoạt động dựa theo dấu hiệu lâm sàng
(clinical activity score – CAS)
Đau phía sau nhãn cầu tự phát
Đau khi vận động mắt
Ban đỏ ở mi mắt
Cương tụ kết mạc
Phù nề kết mạc
Sưng cục lệ
Mi mắt phù nề hoặc dầy lên
Mỗi một triệu chứng ứng với 1
điểm, nếu tổng số điểm CAS từ 4 trở lên
thì bệnh mắt được chẩn đoán là đang ở
giai đoạn hoạt động [3].
Đánh giá mức độ nặng của bệnh mắt Basedow
Mức
độ
Các dấu hiệu
Lồi mắt
(mm)
Nhìn đôi Thị thần kinh
Nhẹ 18 - 19 Xuất hiện khi mỏi mệt, khi ốm Thị lực bình thường
hoặc bằng 9/10
TB 19 -22 Xuất hiện khi liếc các hướng Thị lực 8/10 – 5/10
Nặng* > 22 Xuất hiện khi nhìn thẳng và khi đọc
sách
Thị lực < 5/10
*Bệnh nhân được coi là nặng khi: Có một dấu hiệu của nặng, hoặc hai dấu hiệu TB,
hoặc một dấu hiệu TB và hai dấu hiệu nhẹ
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Bảng 1: Phân bố bệnh mắt trên bệnh nhân Basedow theo giới.
Nam Nữ Tổng số
Có bệnh mắt 8 (57.14%) 34 (42.5%) 42 (45%)
Không có bệnh mắt 6 (42.86%) 46 (57.5%) 52 (55%)
Tổng số 14 (100%) 80 (100%) 94 (100%)
Bảng 2. Các biểu hiện cơ năng ở mắt.
73
Triệu chứng Số cas Số mắt Tỷ lệ %
Sợ ánh sáng 0 0 0%
Cảm giác có dị vặt trong mắt 0 0 0%
Đau phía sau nhãn cầu tự phát 0 0 0%
Đau khi vận động mắt 0 0 0%
Bảng 3. Các tổn thương thực thể tại mắt
Tổn thương Số cas Số mắt Tỷ lệ %
Co cơ nâng mi trên hoặc dưới 28+5 61 73%
Hở mi 5+1 11 13%
Đỏ mi mắt 0 0 0%
Phù mi mắt 0 0 0%
Cương tụ kết mạc 6 12 14%
Phù nề kết mạc 0 0 0%
Sưng cục lệ 7 14 17%
Tổn thương giác mạc 0 0 0%
Lồi mắt ≥ 18 24+3 51 61%
Thị lực ≤ 9/10 8+4 20 24%
Nh×n ®«i 6 14%
B¶ng 4. Liªn quan møc ®é nÆng theo tuæi vµ giíi
Møc
®é
Tuæi
Tæn
g
% 10-19 20-29 30-39 40-49 50-59 60-69
Nam N÷ Nam N÷ Nam N÷ Nam N÷ Nam N÷ Nam N÷
NhÑ 0 1 1 9 4 11 0 2 0 0 0 0 28 67
TB 0 1 1 0 0 2 0 1 0 2 0 0 7
16
.5
NÆn
g
0 0 0 2 0 3 1 0 0 0 1 0 7
16
.5
Tæn
g
0 2 2 11 4 16 1 3 0 2 1 0 42
10
0
% 0
4.
8
4.8 26 9.5 38 2.4 7 0
4.
8
2.4 0
BÀN LUẬN
1. Về cách phân loại bệnh mắt
Basedow:
Trong nhiều nghiên cứu trước đây,
việc đánh giá mức độ bệnh chủ yếu dựa
trên sự thay đổi độ lồi mắt, còn các dấu
hiệu khác bị bỏ qua. Một tiến bộ đáng kể
74
trong lĩnh vực này là dùng bảng
NOSPECS dựa trên phân loại của hiệp
hội tuyến giáp Mỹ (American Thyroid
Association 1969). Qua nhiều năm và
trong nhiều nghiên cứu, cách phân loại
này tỏ ra là một công cụ đánh giá có hiệu
quả trong các cách điều trị khác nhau.
Mặc dù rõ ràng là một tiến bộ quan trọng
trong tiêu chuẩn đánh giá, NOSPECS sau
đó cũng bị phê phán do những hạn chế
của chính nó. Đó là 1) nó dựa nhiều vào
đánh giá yếu tố cơ năng hơn là yếu tố
thực thể; 2) cùng mức độ được đưa ra với
độ nặng và độ nguy hiểm khác nhau (như
thay đổi của tổ chức phần mềm và bệnh
thị thần kinh); 3) rất khó trong việc ghi
nhận những thay đổi nhỏ trong các nhóm
triệu chứng khác nhau của mắt; và 4) thực
tế bệnh không tiến triển lần lượt qua các
mức độ. Cách phân loại NOSPECS đã
không được cải tiến từ năm 1992 và cần
được đánh giá lại.
Việc quyết định liệu bệnh mắt có
cần điều trị không phải dựa trên sự đánh
giá hai yếu tố là mức độ nặng và sự tiến
triển của bệnh. Việc đánh giá mức độ
nặng của bệnh mắt có thể dựa vào: Có
bệnh thị thần kinh không, mặc dù bệnh
thị thần kinh ít có biểu hiện lâm sàng và
được biểu hiện bởi giảm thị lực. Lồi mắt
có nặng không, vì lồi mắt có thể gây hở
giác mạc xuất hiện loét giác mạc hoặc
viêm giác mạc chấm. Do đó giảm thị lực
do bênh thị thần kinh hoặc do lồi mắt
nặng đủ để chẩn đoán mức độ nặng của
bệnh mắt Basedow. Rối loạn chức năng
cơ ngoại nhãn không gây nguy hại cho
thị lực nhưng gây song thị ảnh hưởng rõ
tới sinh hoạt hàng ngày và gây khó chịu
cho bệnh nhân khi nó xuất hiện thường
xuyên (ở tất cả các hướng nhìn). Do đó,
sự rối loạn của cơ ngoại nhãn, khi có
song thị trong tư thế nhìn thẳng và đọc
sách nên đươc coi là một dấu hiệu của
mức độ nặng. Sự liên quan của tổ chức
phần mềm, hoặc do phản ứng viêm hoặc
do chèn ép, trong hầu hết trường hợp gây
nên sự chú ý nhiều hơn là gây nguy
hiểm, mặc dù nó cũng gây khó chịu cho
bệnh nhân. Vì lý do này, ngoại trừ một
số ít cas có sưng nề tổ chức quanh nhãn
cầu nặng, cương tụ và phù nề kết mạc, sự
liên quan của tổ chức phần mềm không
được dùng để đánh giá mức độ nặng của
bệnh. Biểu hiện của tổ chức phần mềm
chỉ nên được dùng để đánh giá cho sự
tiến triển của bệnh. Thêm nữa sự liên
quan của tổ chức phần mềm ít khi được
tách riêng ở những trường hơp bệnh
nặng, trong hầu hết trường hợp, nó gắn
với những biểu hiện khác của mắt. Một
khái niêm khác là mức độ hoạt động
(activity) của bệnh. Sự phát triển tự
nhiên của bệnh mắt Basedow chưa hoàn
toàn rõ nhưng dường như lúc đầu là giai
đoạn cấp tính, tiếp theo là giảm dần và
ổn định. Sau giai đoạn cấp tính, có thể
còn lại lồi mắt, song thị, co rút mi do
hình thành sẹo trong các cơ ngoại nhãn
và mô mềm hốc mắt. Nếu mô hình nay
đúng, thì rõ ràng là mức độ hoạt động
của bệnh không đồng nghĩa và không
trùng với mức độ nặng của bệnh. Nói
cách khác, một bệnh nhân có biểu hiện
bệnh mắt mức độ nặng có thể tự giảm
dần mức độ và đi đến ổn định. Để đánh
giá mức độ hoạt động của bệnh, Hiệp hội
tuyến giáp đưa ra một bảng điểm đánh
75
giá mức độ hoạt động dựa theo dấu hiệu
lâm sàng (clinical activity score – CAS),
Mourits và một số tác giả như Prummel,
Wiersinga, Koornneef dùng bảng này
đánh giá kết quả điều trị bằng chiếu xạ
và bằng prednisone trên bệnh nhân mức
độ nặng trung bình. Các tác giả nhận
thấy bệnh nhân có điểm CAS > 4 thì
80% đáp ứng rất tốt với điều trị nhưng
những bệnh nhân có diểm CAS < 4 cũng
có thể đáp ứng một phần với điều trị [3].
Chúng tôi đã áp dụng cách phân loai mức
độ nặng của Hội tuyến giáp quốc tế,
nhưng vì độ lồi mắt của người châu Á da
vàng là ≥ 18mm, người châu Âu da trắng
là ≥ 20mm, người da đen là ≥ 22mm và
độ lồi giữa hai mắt chênh lêch từ 3mm
trở lên thì được chẩn đoán là lồi mắt do
bệnh mắt Basedow[4]. Nên chúng tôi
chọn tiêu chuẩn độ lồi để chẩn đoán áp
dụng với người Việt Nam là từ 18 mm
trở lên. Mức độ phân chia lồi nhẹ, lồi
trung bình, và lồi nặng cũng áp dụng
theo mức độ tăng dần như phân chia của
Hội tuyến giáp quốc tế. Chúng tôi cũng
giữ nguyên tiêu chuẩn nhìn đôi để đánh
giá độ nặng. Về thị lực chúng tôi tính
mức độ giảm thị lực chỉ sau khi đă chỉnh
hết tật khúc xạ hoặc loại trừ các căn
nguyên khác gây giảm thị lực như (đục
thể thủy tinh, nhược thị do lác bẩm
sinh).
2. Về tỉ lệ bệnh mắt trên bệnh
nhân Basedow giai đoạn bình giáp và
các triệu chứng thường gặp:
Chúng tôi thấy chẩn đoán thường
dễ dàng khi bệnh nhân Basedow kèm
theo những triệu chứng điển hình ở mắt
như: co rút mi, lồi mắt, hạn chế vận
nhãn, cương tụ ở kết mạc chỗ bám của
cơ thẳng trong và thẳng ngoài, thị lực
giảm do hở giác mạc hoặc chèn ép thị
thần kinh. 42 bệnh nhân (45%) đã được
chẩn đoán bệnh mắt Basedow theo các
tiêu chuẩn trên [5].
Theo bảng 2, không có bệnh nhân
nào có các triệu chứng: sợ ánh sáng, cảm
giác dị vật trong mắt, đau phía sau nhãn
cầu tự phát và đau khi vận động nhãn
cầu. Như vậy có thể thấy không bệnh
nhân nào của chúng tôi có bệnh mắt đang
ở giai đoạn tiến triển (CAS ≥ 4) theo
phân loại của Hội tuyến giáp quốc tế.
Nguyên nhân có thể do tất cả các bệnh
nhân đều đã được dùng cocticoid kết hợp
với thuốc kháng giáp để điều trị dài ngày
cho tới khi bình giáp.
Bảng 3 cho thấy triệu chứng hay
gặp nhất là co rút mi trên hoặc mi dưới
chiếm (73%), có 33 bệnh nhân trong đó
28 bệnh nhân bị co rút mi ở cả hai mắt và
5 bệnh nhân co rút cơ một bên mắt. Triệu
chứng lồi mắt được gặp với tỉ lệ (61%),
trong đó có 24 bệnh nhân có độ lồi cả
hai mắt từ 18mm trở lên. 3 bệnh nhân có
một mắt lồi lớn hơn hoặc bằng 18
mm.Triệu chứng sưng cục lệ (phản ánh
mức độ chèn ép trong hốc mắt) chiếm vị
trí thứ ba (17%) trên 7 bệnh nhân ở cả
hai măt. 6 bệnh nhân có triệu chứng
cương tụ kết mạc chỗ bám của cơ thẳng
trong và thẳng ngoài ở cả hai mắt chiếm
14%. Nhìn đôi có 6 bệnh nhân chiếm
14% và tất cả các bệnh nhân này đều có
độ lồi hai mắt từ 20mm trở lên. Hở mi có
6 bệnh nhân trong dó có 4 bệnh nhân hở
mi cả hai mắt và 2 bệnh nhân hở mi một
76
bên mắt. Tuy vậy không có bệnh nhân
nào bị tổn thương giác mạc do bệnh nhân
của chúng tôi có độ hở nhỏ hơn 2mm và
đều đã được các bác sỹ nội tiết cho dùng
thuốc mỡ tra mắt buổi tối trong khi điều
trị bệnh tuyến giáp.
3. Về mối liên quan giữa mức độ
nặng theo tuổi và giới:
Bảng 4 cho thấy tỉ lệ bệnh nhân có
bệnh mắt mức độ nhẹ chiếm nhiều nhất
(67%). Số bệnh nhân có bệnh mắt mức
trung bình và nặng đều bằng nhau
(16.5%). Lứa tuổi mắc bệnh nhiều nhất
là 20-29 tuổi và 30-39 tuổi ở cả nam và
nữ. Không có sự khác biệt giữa tỉ lệ mắc
bệnh mắt Basedow trên bệnh nhân nam
và nữ. Số liệu thống kê này khác với số
liệu thống kê trên người Mỹ da trắng là
độ tuổi mắc cao nhất của nữ từ 40-44
tuổi và 60-64 tuổi, nam từ 45-49 tuổi và
65-69 tuổi. Nữ mắc bệnh nhiều gấp 6 lần
nam [5]. Sự sai khác này theo chúng tôi
là do nhóm bệnh nhân nghiên cứu của
chúng tôi chủ yếu ở lứa tuổi trẻ hơn của
các tác giả nước ngoài.
4. Vấn đề lựa chọn cách điều trị
theo phân loại:
Chỉ định điều trị của chúng tôi
được áp dụng sau khi bệnh nhân đã được
khám phân loại theo giai đoạn hoạt động
và mức độ nặng của bệnh mắt:
Nếu bệnh mắt mức độ nhẹ dù ở
giai đoạn hoạt động hay không hoạt động
cũng chỉ cần điều trị hỗ trợ như: đeo kính
đen khi bệnh nhân có cảm giác chói mắt,
tra thuốc mỡ hoặc nước mắt nhân tạo với
bệnh nhân có cảm giác vật lạ trong mắt.
Nếu bệnh mắt mức độ TB ở giai
đoạn hoạt động chúng tôi điều trị bằng
cocticoid. Nếu bệnh nhân bình giáp và
mắt ở giai đoạn không hoạt động chúng
tôi sẽ xem xét phẫu thuật co rút cơ nâng
mi hoặc phẫu thuật lấy mỡ giảm áp hốc
mắt để cải thiện về mặt thẩm mỹ cho
bệnh nhân.
Nếu bệnh nhân Basedow bình giáp,
bệnh mắt mức độ nặng và ở giai đoạn
không hoạt động chúng tôi sẽ tiến hành
phẫu thuật với chỉ định chính là: giảm thị
lực có tổn thương dây thần kinh thị giác,
độ lồi lớn cùng co rút mi gây hở giác
mạc, và lý do thẩm mỹ.
Phác đồ điều trị dựa theo phân loại
như vậy rất tiện dùng và chúng tôi đã áp
dụng thấy hiệu quả tương đối tốt. Về kết
quả điều trị chúng tôi sẽ tổng kết và
thông báo vào thời gian tới.
KẾT LUẬN
Qua kết quả nghiên cứu các biểu
hiện bệnh lý mắt của 94 bệnh nhân đã
được chẩn đoán bệnh Basedow giai đoạn
bình giáp, chúng tôi có một số kết luận
sau.
• Triệu chứng bệnh mắt trên bệnh
nhân Basedow giai đoạn bình giáp hay
gặp là: co rút mi trên hoặc mi dưới
(73%), lồi mắt (61%), sưng cục lệ (17%),
cương tụ kết mạc chỗ bám của cơ thẳng
trong và thẳng ngoài (14%), nhìn đôi
(14%), và hở mi (13%).
• Về phân loại thì bệnh mắt mức độ
nhẹ chiếm nhiều nhất (67%), mức trung
bình và nặng đều bằng 16.5%. Không
bệnh nhân nào của chúng tôi có bệnh mắt
77
đang ở giai đoạn tiến triển. Lứa tuổi mắc
bệnh nhiều nhất ở cả nam và ở nữ đều
khá trẻ, từ 20-29 tuổi và 30-39 tuổi.
Thống kê này cho thấy nhu cầu điều trị
cả về lý do phục hồi chức năng và lý do
thẩm mỹ của bệnh mắt Basedow là khá
lớn.
• Phân loại giai đoạn hoạt động và
mức độ nặng của bệnh mắt theo Hội
tuyến giáp quốc tế theo chúng tôi rất hữu
ích cho việc lựa chọn phương án điều trị
thích hợp đối với bệnh mắt Basedow.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. ĐẶNG NGỌC HÙNG và cs: Bệnh học ngoại khoa: lồng ngực, tim mạch,
tuyến giáp. Nhà xuất bản QĐND 2001.
2. PINCHERA A, WIERSINGA W, GLINOER D et al. 1992 Classification
of eye changes of Graves’ disease. Thyroid 2:235–236
3. MOURITS MP, PRUMMEL MF, WIERSINGA WM, KOORNNEEF L:
1997 Clinical activity score as a guide in the management of patients with
Graves’ ophthalmopathy. Clin Endocrinol (Oxf) 47:9–14.
4. WIERSINGA WM: 1997 Graves’ophthalmopathy. Thyroid International
3:1–15.
5. The Foundation of the American Academy of Ophthalmology. Basic and
Clinical Science Course – Section 7 . 2001-2002.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de_tai_danh_gia_ton_thuong_mat_tren_benh_nhan_basedow_theo_p.pdf