Đề tài Đánh giá tình hình tài chính và một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Xí nghiệp dịch vụ khoa học kỹ thuật

Tài liệu Đề tài Đánh giá tình hình tài chính và một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Xí nghiệp dịch vụ khoa học kỹ thuật: ***Lời nói đầu*** Cơ chế thị trường cùng các quy luật kinh tế vốn có của nó như : quy luật cạnh tranh, quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật lưu thông tiền tệ đã buộc các doanh nghiệp phải có sự nhìn nhận đúng đắn, một sự nghiên cứu,tìm hiểu chính xác trước khi quyết định đi vào sản xuất kinh doanh. Tất cả sự nghiên cứu, tìm hiểu đó của các doanh nghiệp đều tập trung để trả lời cho 3 câu hỏi cơ bản đó là: “sản xuất cho ai? ”, “ sản xuất cái gì? ”và “sản xuất như thế nào? ”. Đây chímh là nền tảng để doanh nghiệp đề ra được những phương thức kinh doanh cho phù hợp nhằm đem lại hiệu quả sản xuất kinh doanh cao nhất . Mặt khác, hiệu quả sản xuất kinh doanh chỉ được đánh giá thông qua kết quả tài chính và sẽ được nhìn nhận sâu sắc hơn thông qua việc phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp. Phân tích tình hình tài chính (hay còn gọi là đánh giá tình hình tài chính không chỉ với một mục đích là đánh giá tình hình tài chính trước và trong quá trình sản xuất, mà mục đích qua...

doc70 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1123 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Đánh giá tình hình tài chính và một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Xí nghiệp dịch vụ khoa học kỹ thuật, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
***Lời nói đầu*** Cơ chế thị trường cùng các quy luật kinh tế vốn có của nó như : quy luật cạnh tranh, quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật lưu thông tiền tệ đã buộc các doanh nghiệp phải có sự nhìn nhận đúng đắn, một sự nghiên cứu,tìm hiểu chính xác trước khi quyết định đi vào sản xuất kinh doanh. Tất cả sự nghiên cứu, tìm hiểu đó của các doanh nghiệp đều tập trung để trả lời cho 3 câu hỏi cơ bản đó là: “sản xuất cho ai? ”, “ sản xuất cái gì? ”và “sản xuất như thế nào? ”. Đây chímh là nền tảng để doanh nghiệp đề ra được những phương thức kinh doanh cho phù hợp nhằm đem lại hiệu quả sản xuất kinh doanh cao nhất . Mặt khác, hiệu quả sản xuất kinh doanh chỉ được đánh giá thông qua kết quả tài chính và sẽ được nhìn nhận sâu sắc hơn thông qua việc phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp. Phân tích tình hình tài chính (hay còn gọi là đánh giá tình hình tài chính không chỉ với một mục đích là đánh giá tình hình tài chính trước và trong quá trình sản xuất, mà mục đích quan trọng hơn là phân tích tình hình tài chính giúp cho nhà quản trị tài chính doanh nghiệp sẽ xác định được số lượng cá nhân tố ảnh hưởng ,mức độ và tính chất ảnh hưởng của mỗi nhân tố tới quá trình sản xuất kinh doanh để từ đó đưa ra được những biện pháp, những quyết định đúng đắn nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất kinh doanh trong những kỳ tiếp theo. Nhận thức được tầm quan trọng của việc phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp nói chung hiệu quả sản xuất kinh doanh nói riêng và sau quá trình tìm hiểu thực tế tại Xí nghiệp dịch vụ khoa học kỹ thuật đẻ học hỏi kinh nghiệm thực tế cũng như vận dụng những kiến thức đã học tôi xin chọn đề tài:”Đánh giá tình hình tài chính và một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Xí nghiệp dịch vụ khoa học kỹ thuật .” Luận văn này ngoài phần mở đầu và phần kết luận bao gồm 3 chương với những nội dung sau: Chương I: Cơ sở lý luận chung của việc phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp Trong chương này tôi xin đề cập đến những khái niệm cơ bản về doanh nghiệp, quản trị tài chính doanh nghiệp và vai trò của nó trong nền kinh tế thị trường ,đồng thời trong chương này cũng sẽ đề cập đến những khái niệm về phân tích tình hình tài chính ,nội dung và tài liệu sử dụng trong quá trình phân tích. Chương II: Phân tích ,đánh giá thực trạng tình hình tài chính của Xí nghiệp dịch vụ khoa học kỹ thuật Chương II tập trung đi sâu vào phân tích tình hình tài chính tại một doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động trên lĩnh vực tư vấn, khảo sát và thiết kế các công trình điện vừa và nhỏ kết hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của ngành ;của cơ chế hoạt động thực tế qua các phương pháp đã được xác định ỏ phần lý luận . Chương III: Một số ý kiến góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho Xí nghiệp dịch vụ khoa học kỹ thuật . Sau khi đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh; đánh giá công tác tài chính tại xí nghiệp dịch vụ khoa học kỹ thuật trên cả hai mặt ưu điểm và hạn chế, chương III đề cập đến sự cần thiết đẩy mạnh công tác phân tích tài chính tại Xí nghiệp dịch vụ khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và đưa ra một số kiến nghị. Chương 1: Cơ sở lý luận chung của phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp Doanh nghiệp và vai trò của quản trị tài chính doanh nghiệp 1.1.1Doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường Theo luật doanh nghiệp dã được quốc hội nước ta thông qua ngày 12/06/1999 và chính thức áp dụng từ ngày 01/01/2000 đã nêu rõ:”Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.” Để có được cái nhìn sâu hơn về doanh nghiệp , cụ thể là hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp phải nắm rõ được có bao nhiêu loại hình doanh nghiệp đang tồn tại trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Và để đứng vững trong nền kinh tế thị trường với quy luật cạnh tranh ,đào thải khắc nghiệt thì mỗi một loại hình doanh nghiệp cần phải có những phương hướng gì khi tiến hành sản xuất kinh doanh. Đó chính là 3 câu hỏi mà các nhà quản trị doanh nghiệp phải trả lời: -Một là: Nên đầu tư vào sản xuất cái gì? Đây là chiến lược đầu tư dài hạn của doanh nghiệp -Hai là: Sản xuất cho ai? -Ba là:Sản xuất như thế nào? Đây chính là ba câu hỏi buộc các nhà quản lý doanh nghiệp phải đi sâu tìm hiểu để doanh nghiệp đi đúng quỹ đạo đã được vạch ra. Nói tóm lại ba câu hỏi trên đều xoay quanh vấn đề là làm sao doanh nghiệp có thể đạt lợi nhuận tối đa trong khi chỉ phải bỏ ra một lượng chi phí tối thiểu.Muốn đạt được mục đích đó thì doanh nghiệp phải tăng cường quản lý trên tất cả các mặt hoạt động của mình bởi vì cơ chế quản lý lỏng lẻo , không đồng bộ, không thống nhất từ trên xuống là tiền đề khiến doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản Mặt dù hoạt động trong doanh nghiệp rất đa dạng và phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố đặc biệt là phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm sản xuất kinh doanh của ngành nhưng đều có một điểm chung lớn trong quá trình sản xuất kinh doanh ở các đơn vị đó là đêù diễn ra hoạt động tài chính và hoạt động này được điều khiển trực tiếp bởi bộ phận quản trị tài chính doanh nghiệp 1.1.2 Khái quát về quản trị tài chính doanh nghiệp 1.1.2.1Tài chính doanh nghiệp Tài chính doanh nghiệp là một khâu của hệ thống tài chính trong nền kinh tế quốc dân, nó là một phạm trù kinh tế khách quan gắn liền với sự ra đời của nền kinh tế hàng hoá tiền tệ. Tài chính doanh nghiệp có nhiệm vụ là quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp bởi vì tiền đề cần thiết để mỗi doanh nghiệp có thể tiến hành hoạt động kinh doanh là phải có một lượng tiền tệ nhất định thì doanh nghiệp mới thực hiện được mục tiêu đã đặt ra. Các hoạt động liên quan đến việc tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ thuộc các hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Các quan hệ kinh tế phát sinh gắn với việc tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp như quan hệ giữa doanh nghiệp với Nhà nước, quan hệ giữa doanh nghiệp với các chủ thể kinh tế, quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp hợp thành quan hệ tài chính của doanh nghiệp. 1.1.2.2. Quản trị tài chính doanh nghiệp, nội dung và các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị tài chính doanh nghiệp. a. Quản trị tài chính doanh nghiệp: Là việc lựa chọn và đưa ra các quyết định tài chính, tổ chức thực hiện các quyết định đó nhằm đạt được mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp: Tối đa hoá lợi nhuận, không ngừng làm tăng giá trị của doanh nghiệp và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. b. Nội dung chủ yếu của quản trị tài chính doanh nghiệp: - Tham gia đánh giá lựa chọn các dự án đầu tư và kết quả kinh doanh. - Xác định nhu cầu vốn, tổ chức huy động các nguồn vốn để đáp ứng cho hoạt động của doanh nghiệp. - Thực hiện tốt việc phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ của doanh nghiệp. - Đảm bảo kiểm tra kiểm soát thường xuyên đối với tình hình hoạt động của doanh nghiệp và thực hiện tốt việc phân tích tài chính. - Thực hiện tốt việc kế hoạch hoá tài chính. c. Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến quản trị tài chính doanh nghiệp là: Hình thức pháp lý của tổ chức doanh nghiệp; đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành kinh doanh (tính chất kinh doanh, thời vụ chu kỳ sản xuất); môi trường kinh doanh (sự ổn định của nền kinh tế, ảnh hưởng của giá cả thị trường, lãi suất và thuế, và sự cạnh tranh trên thị trường cùng với tiến bộ công nghệ). 1.1.2.3. Vai trò của quản trị tài chính doanh nghiệp Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thành công hay thất bại là do công tác quản trị tài chính doanh nghiệp bởi vì quản trị tài chính có quan hệ chặt chẽ với quản trị doanh nghiệp. Hầu hết mọi quyết định quản trị khác đều dựa vào kết quả rút ra từ việc đánh giá về mặt tài chính trong quản trị doanh nghiệp. Vậy vai trò cụ thể của quản trị tài chính doanh nghiệp là gì? - Xác định đúng đắn nhu cầu vốn cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp trong từng thời kỳ, lựa chọn các phương pháp và hình thức thích hợp huy động vốn từ bên trong và bên ngoài để đáp ứng kịp thơì các nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động nhịp nhàng với chi phí huy động thấp. - Tổ chức sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả để có thể nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh như huy động số vốn tối đa hiện có nhằm giảm bớt và tránh được những thiệt hại do ứ đọng vốn gây ra, đồng thời giảm được nhu cầu vay vốn, giảm được khoản trả lãi vay. Ngoài ra hình thành và sử dụng tốt các quỹ, áp dụng các hình thức thưởng phạt vật chất một cách hợp lý sẽ góp phần thúc đẩy cán bộ công nhân viên gắn bó với doanh nghiệp, nâng cao năng xuất lao động, cải tiến sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả sử dụng tiền vốn. - Giám sát, kiểm tra chặt chẽ các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để từ đó phát hiện kịp thời những tồn tại vướng mắc trong kinh doanh và có quyết định điều chỉnh kịp thời. Qua các khái niệm đã được nhận định ở trên ta thấy được chức năng nhiệm vụ, nội dung chủ yếu cũng như vai trò của quản trị tài chính doanh nghiệp. Đây không chỉ là một môn khoa học đơn thuần mà còn là một môn nghệ thuật đòi hỏi các nhà nhà quản trị tài chính phải nhạy bén với sự vận động của nền kinh tế thị trường. Mặt khác, để đáp ứng nhu cầu trên các nhà quản trị tài chính còn phải có kỹ năng nghiệp vụ đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp trước trong và sau mỗi quá trình sản xuất kinh doanh thông qua công tác phân tích hoạt động tài chính trong doanh nghiệp mà theo Josetle Payrard - một nhà kinh tế học đã nói như sau: “Phân tích tài chính có thể được định nghĩa như một tổng thể các phương pháp cho phép đánh giá tình hình tài chính trong quá khứ và hiện tại, giúp cho việc đưa ra các quyết định quản trị và đánh giá doanh nghiệp một cách chính xác”. Vậy tầm quan trọng của phân tích tài chính là gì? Để phân tích tài chính doanh nghiệp cần thực hiện những thao tác gì? Các kỹ năng chủ yếu được sử dụng khi tiến hành phân tích là gì? 1.2. Tầm quan trọng của phân tích tài chính doanh nghiệp. 1.2.1. Phân tích tài chính và sự cần thiết của phân tích tài chính doanh nghiệp 1.2.1.1. Phân tích tài chính. Phân tích tài chính là hoạt động nghiên cứu, đánh giá sự chuyển dịch, biến đổi các luồng tài chính cùng với ảnh hưởng của nó tới hoạt động kinh doanh. Thông qua phân tích tài chính cho phép doanh nghiệp đánh giá được toàn bộ tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 1.2.1.2. Sự cần thiết của phân tích tài chính doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp có rất nhiều quan tâm tới tình hình tài chính của doanh nghiệp. Tuy nhiên, tuỳ theo mục đích khác nhau mà họ quan tâm tới tình hình tài chính ở các góc độ khác nhau. Song nhìn chung họ đều quan tâm tới khả năng tạo ra dòng tiền mặt, khả năng sinh lợi, khả năng thanh toán, mức lợi nhuận tối đa của doanh nghiệp. Nhưng không phải bất cứ ai cần thông tin tài chính là doanh nghiệp cung cấp đầy đủ cho họ mà phải dựa trên các mối quan hệ với doanh nghiệp và mụcđích của những người sử dụng thông tin đó. Vì vậy, vai trò của phân tích tài chính là rất quan trọng đối với: Các nhà quản lý: Các nhà quản lý doanh nghiệp thường rất quan tâm tới tình hình phân tích tài chính vì phân tích thường xuyên sẽ: - Tạo thành chu kỳ đánh giá đều đặn về các hoạt động kinh doanh, tiến hành cân đối tài chính, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán, trả nợ, rủi ro, tài chính doanh nghiệp. - Định hướng quyết định của Ban Giám đốc cũng như giám đốc tài chính: Quyết định đầu tư, tài trợ, phân chia lợi tức cổ phần. - Là cơ sở cho các dự báo tài chính: kế hoạch đầu tư, ngân sách tiền mặt. - Là công cụ để kiểm soát các hoạt động quản lý. Các nhà đầu tư: Các nhà đầu tư bao gồm những người có vốn nhưng chưa đầu tư, đang có nhu cầu sử dụng vốn như mua cổ phiếu hay trái phiếu công ty, các cá nhân tổ chức, hoặc các cổ đông hiện tại đang đầu tư vốn vào Công ty. Thu nhập của cổ đông là thu nhập cổ phiếu, lợi tức cổ phiếu và giá trị tăng thêm (bằng chênh lệch giá mua - giá bán) của vốn đầu tư do biến động của giá cả trênthị trường, hay yếu tố ảnh hưởng tới lợi nhuận kỳ vọng của doanh nghiệp. Trong thực tế các nhà đầu tư thường tiến hành đánh giá khả năng sinh lời của Công ty, triển vọng của Công ty trong tương lai từ đó quyết định họ nên mua hay bán cổ phiếu mà họ đang nắm giữ? Để trả lời cho câu hỏi trên thì các cổ đông thường dựa vào kết quả phân tích tài chính của các chuyên gia phân tích tài chính. Người cho vay: Các nhà đầu tư tài chính cho doanh nghiệp rất cần nắm bắt được tiềm năng của doanh nghiệp. Thông qua sự phân tích tài chính cho phép họ trả lời những câu hỏi “liệu doanh nghiệp vay có những rủi ro gì xảy ra”, “doanh nghiệp có khả năng trả nợ hay không?”, “thời gian có thể cho doanh nghiệp nợ là bao lâu?”. - Nếu là khoản vay ngắn hạn: người cho vay quan tâm đến tài sản thế chấp và đặc biệt quan tâm đến khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp. - Nếu là khoản vay dài hạn: Người cho vay đặc biệt quan tâm tới khả năng thanh toán và khả năng sinh lời của doanh nghiệp mà việc hoàn trả gốc và lãi sẽ tuỳ thuộc vào khả năng này, bên cạnh những tài sản mà doanh nghiệp thế chấp. Cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp: Khoản tiền lương nhận được từ doanh nghiệp là nguồn thu nhập của những người hưởng lương. Vì vậy, cán bộ công nhân viên cũng rất quan tâm tới triển vọng phát triển cũng như khả năng tài chính của doanh nghiệp. Họ cũng muốn biết tới xu thế phát triển, hiệu quả hoạt động của sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để có động lực thúc đẩy họ làm việc tốt hơn cho doanh nghiệp. Công ty kiểm toán: Công ty kiểm toán sẽ sử dụng báo cáo tài chính của doanh nghiệp và các bằng chứng khác mà kiểm toán thu được để xác định tính hợp lý, trung thực của các số liệu và phát hiện những gian lận và sai sót của doanh nghiệp. 1.2.2 Mục tiêu của tầm quan trọng của phân tích tài chính. 1.2.2.1. Mục tiêu của phân tích tài chính doanh nghiệp. Do phân tích tài chính doanh nghiệp là để cung cấp thông tin hữu dụng trong việc tạo ra các quyết định kinh doanh và kinh tế. Vì vậy, mục tiêu của phân tích tài chính doanh nghiệp là: - Thứ nhất là: Cung cấp đầy đủ các thông tin có ích cho các nhà đầu tư và những người sử dụng thông tin tài chính khác nhằm giúp họ có được những quyết định đúng đắn khi muốn đầu tư, cho vay… Ngoài ra, qua thông tin được cung cấp người sử dụng thông tin sẽ đánh giá được khả năng và tính chính xác của các dòng tiền mặt vào ra, tình hình sử dụng có hiệu qủa vốn kinh doanh và khả năng thanh toán của doanh nghiệp. - Thứ hai là: Cung cấp thông tin về nguồn vốn chủ sở hữu, các khoản nợ, kết quả của quá trình, sự kiện và các tình huống làm biến đổi các nguồn vốn và các khoản nợ của doanh nghiệp. - Ba là: Cung cấp thông tin về việc thực hiện chức năng cương vị quản lý của người quản lý như thế nào đối với doanh nghiệp trong việc sử dụng các tiềm năng của doanh nghiệp đã được giao. Chính điều này đòi hỏi trách nhiệm của người quản lý về quản lý, đảm bảo an toàn cho tiềm năng của doanh nghiệp và sử dụng chúng sao cho hiệu quả. 1.1.1.2 Tầm quan trọng của phân tích tài chính Nền kinh tế thị trường đang diẽn ra gay gắt và sôi động buộc các nhà quản trị doanh nghiệp phải có định hướng chiến lược, mà muốn hoạch định chiến lược phải tiến hành phân tích tài chính vì: + Phân tích tài chính doanh nghiệp cho phép các nhà quản trị doanh nghiệp đánh giá thường xuyên những mặt mạnh, mặt yếu về tình hình tài chính cũng như hoạt động kinh doanh về: khả năng thanh toán, tình hình luân chuuyển vốn, vật tư , hàng hoá … + Ngoài ra phân tích tài chính doanh nghiệp là cơ sỏ để ra cấc quyết định tài chính của doanh nghiệp. Qua các kết quả sau quá trình phân tích nhà quản trị doanh nghiệp sẽ biết được những tồn tại, khó khăn đang vướng mắc và tìm hướng để khắc phục Vậy hoạch định chiến lược và chiến thuật mà các nhà quản trị doanh nghiệp cần thực hiện phải đưa ra sau khi có sự cân nhắc về mặt tài chính. Riêng đối với nhà quản lý tài chính sau khi phân tích tài chính sẽ đưa ra kế hoạch tài chính khoa học, đảm bảo mọi tài sản tiền vốn được sử dụng một cách hiệu quả. 1.3 Nội dung chủ yếu của phân tích tài chính doanh nghiệp Sau khi đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp thông qua bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh bộ phận quản trị tài chính doanh nghiệp thường tiến hành phân tích theo những nội dung thứ tự sau: 1.3.1 Phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp (thông qua các hệ số) Đây là các chỉ tiêu được rất nhiều người quan tâm như: người đầu tư, người cho vay, người cung cấp NVL…Họ luôn đặt ra câu hỏi:"Hiện doanh nghiệp có đủ khả năng để thanh toán các khoản nợ đến hạn không?" 1.3.1.1 Hệ số khả năng thanh toán tổng quát Hệ số này biểu hiện mối quan hệ giữa tổng tài sản mà doanh nghịp hiện đang quản lý và sử dụng vơí tổng số nợ phải trả (bao gồm cả nợ ngắn hạn và nợ dài hạn ) Hệ số khả năng thanh toán = Nếu hệ số này<1 báo hiệu sự phá sản của doanh nghiệp. Vốn chủ sở hữu bị mất toàn bộ,tổng số tài sản hiện có (bao gồm cả tài sản lưu động và tài sản cố định) đều không đủ để trả nợ mà doanh nghiệp cần phải thanh toán 1.3.1.2 Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn Hệ số đánh giá khả năng thanh toán là mối quan hệ giữa tài sản lưu động và các khoản nợ ngắn hạn. Hệ số này thể hiện mức độ đảm bảo của tài sản lưu động đối với nợ ngắn hạn. Công thức xác định: Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn = 1.3.1.3 Hệ số khả năng thanh toán nhanh Chỉ tiêu này phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ trong một thời gian ngắn.Hệ số khả năng thanh toán nhanh là thước đo thời gian trả nợ ngay các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp trong kỳ không dựa vào việc phải bán các vật tư hàng hoá.Tuỳ theo mức độ kịp thời của việc thanh toán nợ hệ số khả năng thanh toán nhanh có thể được xác định theo một trong hai công thức sau: Khả năng thanh toán nhanh = Khả năng thanh toán nhanh = (2) Trong đó được gọi là tương đương tiền là các khoản có thể chuyển đổi nhanh bất kỳ lúc nào thành một lượng tiền biết trước. VD:các loại chứng khoán ngắn hạn, thương phiếu, nợ phải thu ngắn hạn…có khả năng thanh khoản cao. Thông thường hệ số này bằng 1 là lý tưởng nhất 1.3.1.4 Hệ số thanh toán nợ dài hạn Hệ số này thể hiện mức độ đảm bảo của tài sản cố định được hình thành bằng nợ vay đối với nợ dài hạn và được xác định theo công thức: Khả năng thanh toán nợ dài hạn = 1.3.2 Phân tích tình hình nguồn vốn của doanh nghiệp Để phântích tình hình cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu tài sản của doanh nghiệp ta phân tích thông qua hai chỉ tiêu: hệ số kết cấu tài chính và hệ số đầu tư. 1.3.2.1 Hệ số kết cấu tài chính Hệ số kết cấu tài chính thể hiện mức độ sử dụng nợ của doanh nghiệp trong việc tổ chức nguồn vốn đồng thời cũng phản ánh mức độ rủi ro tài chính mà doanh nghiệp gặp phải. a.Hệ số nợ:Hệ số này thể hiện tỷ lệ nợ trong tổng nguồn vốn mà doanh nghiệp đang sử dụng và được xác định theo công thức: Hệ số nợ = b.Tỷ suất tự tài trợ được xác định: Tỷ suất tự tài trợ = 1.3.2.2 Hệ số tình hình đầu tư a.Tỷ suất đầu tư vào tài sản dài hạn = b.Tỷ suất đầu tư vào tài sản ngắn hạn = =1- tỷ suất đầu tư vào tài sản dài hạn c.Cơ cấu tài sản = d.Tỷ suất tự tài trợ tài sản cố định = 1.3.3 Phân tích tình hình sử dụng vốn Việc phân tích tình hình và hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp thường thông qua kết quả biểu hiện của các hệ số hoạt động kinh doanh. Chúng có tác dụng đo lường năng lực việc quản lý và sử dụng vốn hiện có của doanh nghiệp. Các hệ số đó là: 1.3.3.1 Số vòng quay hàng tồn kho Đây là số lần hàng hoá tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ.Số vòng quay hàng tồn khô càng cao thì việc kinh doanh được đánh giá là tốt bởi lẽ doanh nghiệp chỉ đầu tư vào hàng tồn kho thấp nhưng vẫn đạt dược doanh số cao . Số vòng quay hàng tồn kho = 1.3.3.2 Số ngày một vòng quay hàng tồn kho Phản ánh số ngày trung bình của một vòng quay hàng tồn kho và được xác định theo công thức: Số ngày một vòng quay hàng tồn kho = 1.3.3.3 Vòng quay các khoản phải thu Vòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt của doanh nghiệp và được xác định theo công thức: Vòng quay các khoản phải thu = Trong đó: + Doanh thu thuần bao gồm tổng doanh thu của cả 3 loại hoạt động đó là hoạt động sản xuất kinh doanh hoạt động tài chính, hoạt động bất thường + Số dư các khoản phải thu được tính bằng phương pháp bình quan khoản phải thu trên bảng cân đối kế toán 1.3.3.4 Kỳ thu tiền trung bình Phản ánh số ngày cần thiết để thu các khoản phải thu .Công thức xác định: Kỳ thu tiền trung bình = 1.3.3.5 Vòng quay vốn lưu động Phản ánh trong kỳ vốn lưu động quay được mấy vòng .Công thức xác định: Vòng quay vốn lưu động = 1.3.3.6 Số ngày một vòng quay vốn lưu động Phản ánh trung bình một vòng quay hết bao nhiêu ngày.Công thức xác định: Số ngày một vòng quay vốn lưu động = 1.3.3.7 Hiệu suất sử dụng vốn cố định Hiệu suất sử dụng vốn cố định nhằm đo lường việc sử dụng vốn cố định đạt hiệu quả như thế nào. Công thức xác định : Hiệu suất sử dụng vốn cố định = 1.3.3.8 Vòng quay toàn bộ vốn Chỉ tiêu này phản ánh vốn của doanh nghiệp trong kỳ quay được bao nhiêu vòng Qua chỉ tiêu này ta có thể đánh giá được khả năng sử dụng tài sản của doanh nghiệp hoặc doanh thu thuần được sinh ra từ tài sản mà doanh nghiệp đã đầu tư. Vòng quay vốn kinh doanh = Nói chung vòng quay vốn càng lớn thì hiệu quả càng cao 1.3.4 Phân tích khả năng sinh lời của doanh nghiệp Các chỉ số sinh lời luôn luôn được các nhà quản trị tài chính quan tâm . Chúng là cơ sở quan trọng để đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong một kỳ nhất định ,là đáp số sau cùng của hiệu quả hoạt động kinh doanh và còn là một luận cứ quan trọng để các nhà hoạch định đưa ra các quyết định tài chính trong tương lai 1.3.4.1 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu Phản ánh trong một đồng doanh thu mà doanh nghiệp thực hiện được trong kỳ có mấy đồng lợi nhuận *Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu = *Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu = 1.3.4.2 Tỷ suất sinh lời của tài sản Phản ánh 1 đồng giá trị tài sản mà doanh nghiệp đã huy động vào sản xuất kinh doanh tạo ra mấy đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay. Công thức xác định: Tỷ suất sinh lời của tài sản = 1.3.4.3 Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh là chỉ tiêu đo lường mức sinh lời của đồng vốn .Cũng như chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu ta thường tính riêng rẽ mối quan hệ giữa lợi nhuận sau thuế và lợi nhuận trước thuế trên vốn kinh doanh. *Tỷ suất lợi nhuận trước thuế vốn kinh doanh = *Tỷ suất lợi nhuận sau thuế vốn kinh doanh = 1.3.4.4 Doanh lợi vốn chủ sở hữu Hệ số này đo lường mức lợi nhuận thu được trên mỗi đồng vốn chủ sở hữu trong kỳ Công thức xác định Doanh lợi vốn chủ sở hữu = 1.3.5 Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn Bảng phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn là một trong những cơ sở và công cụ của nhà quản trị tài chính để hoạch định tài chính cho kỳ tới bởi muc đích chính của nó là trả lời cho câu hỏi vốn xuất phát từ đâu và đuợc sử dụng vào việc gì? Thông tin mà bảng kê diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn cho biết doanh nghiệp đang tiến triển hay gặp khó khăn .Thông tin này rất hữu ích với nhà đầu tư bởi vì họ muốn biết doanh nghiệp đã làm gì với số vốn của họ Bảng kê diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn được lập theo cách thức sau: -Tăng khoản nợ phải trả ,tăng vốn chủ sở hữu cũng như giảm tài sản chỉ ra diễn biến của nguồn vốn . -Tăng tài sản của doanh nghiệp ,giảm các khoản nợ và vốn chủ sở hữu được đưa vào cột sử dụng vốn Nguyên tắc lập bảng kê diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn được thể hiện ở sơ đồ sau: Diễn biến nguồn vốn -Tăng nguồn vốn - Giảm tài sản Sử dụng vốn -Tăng tài sản - Giảm nguồn vốn Bảng cân đối kế toán Tài sản Nguồn vốn Tính toán các thay đổi Trên thực tế hoạt động phân tích tài chính trong doanh nghiệp không chỉ tiến hành phân tích trên một số chỉ tiêu nhất định mà còn có sự kết hợp kết quả đạt được trong sản xuất kinh doanh, đặc diểm của ngành nghề sản xuất, môi trường kinh doanh thì mức độ đánh giá mới cao và chính xác đồng thời phải sử dụng những phương pháp thích hợp để phân tích trên những tài liệu có liên quan. 1.4. Tài liệu và phương pháp phân tích. 1.4.1. Tài liệu phân tích. Để tiến hành phân tích tài chính người ta thường thu thập thông tin phục vụ cho mục tiêu dự đoán tài chính. Từ những thông tin nội bộ đến thông tin bên ngoài, từ nhữn thông tin số lượng đến những thông tin giá trị đều giúp cho các nhà phân tích tài chính có thể đưa ra nhận xét, kết luận tinh tế, thích đáng. Nhưng thông tin chủ yếu và có ý nghĩa lớn nhất nằm trong tài liệu của doanh nghiệp đó là: Bảng cân đối kế toán, Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Bảng lưu chuyển tiền tệ, một số tài liệu có liên quan khác như: Sổ chi tiết, thẻ kho, bảng phân bổ. 1.4.2. Phương pháp phân tích. 1.4.2.1. Phương pháp so sánh. Là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích tài chính. Khi sử dụng phương pháp này ta cần quán triệt hai nguyên tắc cơ bản: *Gốc để so sánh: Là số liệu của kỳ trước, số liệu mức bình quân chung của ngành… *Các chỉ tiêu sử dụng: So sánh bằng số liệu tuyệt đối: để thấy được sự biến động về khối lượng, quy mô của các hạng mục đã qua các thời kỳ. So sánh bằng số liệu tương đối: để thấy được tốc độ phát triển về mặt quy mô qua các thời kỳ, các giai đoạn khác nhau. So sánh theo chiều dọc: Nhằm xác định tỷ lệ tương quan giữa các chỉ tiêu trong một thời kỳ của Báo cáo tài chính so với các kỳ khác. So sánh theo chiều ngang: Đánh giá chiều hướng biến độngcủa các chỉ tiêu qua các thời kỳ. 1.4.2.2. Phương pháp hệ số. Các hệ số tài chính được tính bằng cách đem so sánh trực tiếp ( chia) một chỉ tiêu này với một chỉ tiêu khác để thấy được mức độ ảnh hưởng, vai trò của các yếu tố chỉ tiêu này đối với chỉ tiêu khác, yếu tố khác. 1.4.2.3. Phương pháp phân tích mối quan hệ giữa các hệ số tài chính . Mức sinh lời của vốn chủ sở hữu của một doanh nghiệp là một kết quả tổng hợp của hàng loạt cácbiện pháp và quyết định quản lý của doanh ngiệp để thấy được sự tác động của mối quan hệ giữa việc tổ chức, sử dụng vốn và tổ chức tiêu thụ sản phẩm tới mức sinh lờicủa doanh nghiệp ngưòi ta đã xây dựng hệ thống chỉ tiêu phân tích sự tác động. DUPONT là công ty đầu tiên của mỹđã thiết lập và phân tích mối tương tác giữa các hệ số tài chính. Phương pháp này có ý nghĩa áp dụng trong thực tế rất cao. Sau đây là mô hình phương pháp DUPONT Doanh lợi tổng vốn Doanh lợi doanh thu Vòng quay tổng vốn Lợi nhuận Doanh thu thuần Tổng vốn Doanh thu thuần Doanh thu thuần Tổng chi phí Vốn cố định Vốn lưu động Giá vốn CP bán hàng GTCL của TSCĐ Tiền CP QLDN ĐTTC ngắn hạn Thuế thu nhập ĐTTC dài hạn CP HĐTC Ký cược dài hạn CPXDCB dởdang Tồn kho Khoản phải thu CPHĐ bất thường TSLĐ khác Ngoài ra người ta còn sử dụng một số phương pháp khác như: phương pháp liên hoàn, phương pháp biểu đồ, đồ thị, phương pháp hồi quy tương quan nhưng trong đề tài này chỉ tập trung phân tích tình hình tài chính dựa trên phương pháp so sánh và phương pháp tỷ lệ. Sự kết hợp cả hai phương pháp cho phép thấy rõ được thực chất hoạt động tài chính cũng như xu hướng biến động cuả các chỉ tiêu tài chính trong doanh nghiệp qua các giai đoạn khác nhau. Kết luận chương Như vậy trong chương I đề tài đã nêu được những lý luận về phân tích tài chính doanh nghiệp. Đó là cơ sở để làm sáng tỏ vấn đề: Tầm quan trọng của phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường nói chung và ý nghĩa của việc phân tích tài chính với việc phân tích tài chính với việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng. Hơn nữa, đi sâu nghiên cứu những hoạt động của phân tích tài chính doanh nghiệp, trong chương I cũng đã đưa ra các biện pháp, nội dung phân tích thích hợp áp dụng cho mọi loại hình doanh nghiệp. Nhưng để hiểu sâu hơn về bản chất của phân tích tài chính doanh nghiệp trong chương II của đề tài này sẽ trực tiếp nghiên cứu thực tế tình hình tài chính của Xí nghiệp dịch vụ khoa học kỹ thuật- một doanh nghiệp Nhà nước trong thời kỳ 2000-2001 thông qua nội dung phân tích và phương pháp phân tích đã thống nhất ở trên. Chương 2: Phân tích thực trạng tình hình tài chính tại xí nghiệp dịch vụ khoa học kĩ thuật 2.1 Khái quát về tình hình hoạt động của xí nghiệp. 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của xí nghiệp. Xí nghiệp dịch vụ khoa học kỹ thuật là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc công ty tư vấn xây dựng điện I- Tổng công ty điện lực Việt Nam. Xí nghiệp được thành lập vào ngày 11/01/ 1989 theo quyết định số 28NL/ TCCB – LĐ của Bộ trưởng Bộ năng lượng, xí nghiệp được tổ chức và hoạt động theo luật doanh nghiệp và điều lệ phân cấp quản lý của công ty tư vấn xây dựng điện I. Xí nghiệp hoạt động theo chế độ hạch toán phụ thuộc, có quyền sử dụng tài sản và vốn do công ty tư vấn xây dựng điện I giao. Tháng 9/1990 xí nghiệp đã được Nhà nước cấp giấy phép đăng ký kinh doanh *Chức năng và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của xí nghiệp như sau: Xây lắp các công trình điện thuộc lưới điện có cấp điện áp đến 110 kv Gia công, chế tạo các cột điện, xà, tiếp địa, phục vụ xây lắp đường dây và trạm Sửa chữa các công trình thuỷ điện vừa và nhỏ, san nền làm đường thi công Khảo sát, thiết kế các công trình điện có cấp điện áp 35kv Sản xuất vật liệu xây dựng Tổ chức thực hiện các dịch vụ xã hội đời sống Từ sau ngày thành lập, qua nhiều bước thăng trầm, Xí nghiệp đã không ngừng phát triển cả về quy mô và chất lượng. Thể hiện:Số công nhân viên ngày càng tăng, doanh thu ,lợi nhuận tăng khá đều đặn , do vậy thu nhập ,tiền lương bình quân tháng của công nhân viên đã được nâng lên đáng kể Sau đây là tình hình hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp trong 3 năm trở lại đây: Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 1.Tổng số CNV (người) 113 116 116 2.Tiền lương bình quân tháng (đ/người) 1.596.072 1.789.703 1.934.066 3.Thu nhập bình quân tháng (đ/người) 1.875.432 1.898.256 2.299.720 4.Tổng doanh thu (đồng ) 19.086.653.400 19.560.497.033 25.986.688.390 5.Tổng lợi nhuận (đồng) 91.607.577 821.203.767 1.117.349.583 2.1.2 Đặc điểm cơ bản liên quan đến quá trình phân tích 2.1.2.1 Đặc điểm của ngành Ngành điện, cơ quan chủ quản là tổng công ty điện lực Việt Nam –trực thuộc bộ công nghiệp, nhiệm vụ của tổng công ty: Tham mưu cho chính phủ về chính sách phát triển của ngành ,dự báo ,dự đoán khả năng tiêu thụ điện cho kế hoạch từ 5 đến 10 đến 20 năm … và dài hạn, đồng thời xác định khả năng tiềm tàng về sự phát triển,lập kế hoạch phát triển của ngành, kế hoạch ngắn hạn và dài hạn. Tham gia gọi nguồn vốn đầu tư về điện . Tổ chức quản lý xây dựng cơ bản và quan lý vận hành hệ thống điện trên toàn quốc 2.1.2.2 Đặc điểm sơ đồ bộ máy quản lý của xí nghiệp Giám đốc Xí nghiệp Phó giám đốc kỹ thuật Phó giám đốc hành chính Phòng thiết kế Đội xây lắp điệnI Đội xây lắp điệnII Phòng tổ chức hành chính Phòng Kế hoạch kỹ thuật Phòng tài chính kế toán Đội xây lắp điện III Đội xây lắp điện IV Đội xây lắp điện V Xưỏng cơ khí Cơ cấu này đảm bảo tính thống nhất trong quản lý, đảm bảo chế độ một thủ trưởng và trách nhiệm trong quản lý. Do chức năng quản lý được chuyên môn hoá nên có điều kiện đi sâu thực hiện từng chức năng, tận dụng được năng lực của đội ngũ công nhân viên . 2.1.2.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của Xí nghiệp Phòng kế toán của Xí nghiệp thực hiện công tác kế toán chung ,tại các đội sản xuất có cán bộ kế toán làm nhiệm vụ tập hợp chi phí sản xuất phát sinh ở đơn vị mình và nộp báo cáo lên phòng kế toán tài chính. Kế toán Xí nghiệp tập hợp chi phí, xác định kết quả kinh doanh, xác định nghĩa vụ phải nộp với nhà nước và báo cáo lên các cấp có liên quan. Giữa Xí nghiệp và các đơn vị trực thuộc thực hiện chế độ hạch toán theo cơ chế chi phí tối đa, lợi nhuận được phân phối theo quy định của Bộ Tài Chính Sơ đồ bộ máy kế toán của Xí nghiệp dịch vụ khoa học kỹ thuật Kế toán trưởng Phó phòng kế toán Kế toán TSCĐ,CCDC kiêm kế toán thanh toán Kế toán ngân hàng kiêm kế toán tổng hợp Kế toán giá thành và theo dõi nội bộ Thủ quỹ Kế toán các đội sản xuất Kế toán trưởng: Có nhiệm vụ hướng dẫn chỉ đạo và kiểm tra toàn bộ công tác kế toán trong Xí nghiệp .Kế toán trưởng giúp giám đốc chấp hành các chế độ về quản lý và sử dụng tài sản, chấp hành các chế độ lao động, về sử dụng quỹ tiền lương, quỹ phúc lợi cũng như việc chấp hành các kỷ luật về tài chính, tín dụng thanh toán. Ngoài ra kế toán trưởng còn giúp giám đốc tập hợp các số liệu về kinh tế, tổ chức phân tích các hoạt động kinh doanh, phát hiện ra khả năng tiềm tàng, thúc đẩy việc thực hiện chế độ hạch toán kế toán trong công tác đảm bảo cho hoạt động của Xí nghiệp thu được hiệu quả cao. Phó phòng kế toán:Có nhiệm vụ đôn đốc các nhân viên và xử lý các công việc khác của kế toán trưởng, lập kế hoạch tài chính, huy động nguồn vốn nhằm đảm bảo việc sử dụng vốn hợp lý và tiết kiệm .Ngoài các công việc trên phó phòng kế toán còn theo dõi mảng tài sản cố định Dưới phó phòng kế toán là :kế toán vật liệu,công cụ dụng cụ và thanh toán ; kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành (kiêm theo dõi nội bộ ); thủ quỹ ; kế toán ngân hàng kiêm kế toán tổng hợp và kế toán các đội sản xuất 2.1.2.4 Đặc điểm thị trường của công việc khảo sát thiết kế và xây lắp điện Do đặc điểm chung của ngành điện nên sản phẩm của Xí nghiệp dịch vụ khoa học kỹ thuật là sản phẩm đơn chiếc và vì thế thị trường của công việc khảo sát thiết kế và xây lắp điện phụ thuộc vào nguồn vốn đầu tư: *Đầu tư của ngành: Bao gồm các nguồn vốn: -Vốn khấu hao (của ngành ) -Vốn ngân sách (của nhà nước cấp) -Vốn ODA(vốn vay ưu đãi ) -Vốn ADB (vốn vay ngân hàng Châu á) -Vốn wB (vốn vay ngân hàng thế giới ) -Vốn Dibich (vốn vay phi chính phủ Nhật Bản ) Mỗi một nguồn vốn có yêu cầu biên chế dự án khác nhau đồng thời tuỳ tổng mức vốn đầu tư của dự án mà xác định đơn vị chủ nhiệm dự án và tổ chức thực hiện theo nghị định 52/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 và theo quy chế đấu thầu số 88/1999/NĐ-CP ngày 01/09/1999 *Đầu tư theo dạng B.O.T: Đây là hình thức đầu tư do người đầu tư tự chọn đơn vị tư vấn và xây lắp . *Đầu tư theo dạng B.T : Đây là hình thức đầu tư do địa phương quyết định dầu tư tự chọn đơn vị tư vấn và xây lắp 2.1.2.5 Một số thuận lợi và khó khăn trong quá trình sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp Do sản phẩm của Xí nghiệp là sản phẩm đơn chiếc nên quy trình sản xuất phải trải qua các công đoạn theo sơ đồ sau: Đấu thầu và nhận HĐ xây lắp công trình và HMCT Lập kế hoạch xây lắp công trình và HMCT Tiến hành thi công xây lắp Chuẩn bị các trang thiết bị vật liệu nhân công Thanh lý HĐ, bàn giao CT,HMCT đã hoàn thành Duyệt quyết toán CT, HMCT đã hoàn thành Giao nhận CT,HMCT đã hoàn thành Với đặc điểm của quy trình sản xuất và nhiệm vụ của Xí nghiệp như trên, Xí nghiệp dịch vụ khoa học kỹ thuật có rất nhiều thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến công tác quản lý và hạch toán cụ thể : Hàng năm, xí nghiệp dịch vụ khoa học kỹ thuật ký hợp đồng kinh tế với số lượng lớn; sản lượng thực hiện trên 20 tỷ đồng với các loại hình công việc bao gồm: Khảo sát thiết kế, xây lắp và giám sát kỹ thuật. Do đó việc tổ chức hạch toán phải đảm bảo được tất cả các loại hình hoạt động đó .Cũng như các doanh nghiệp xây lắp khác, sản phẩm của xí nghiệp là các sản phẩm xây lắp có quy mô lớn, kết cấu phức tạp, thời gian sản xuất lâu dài. Vì vậy việc tổ chức quản lý và hạch toán nhất thiết phải lập kế hoạch giá thành và trong quá trình sản xuất luôn phải so sánh giữa chi phí thực tế với giá kế hoạch, do đó khối lượng công tác hạch toán rất lớn . Hầu hết các công trình xây lắp của xí nghiệp đều tập trung ở vùng có sông, suối, thượng và hạ nguồn. Vì vậy các điều kiện sản xuất như thiết bị thi công, máy móc, người lao động đều phải di chuyển theo các công trình. Đặc điểm này làm cho công tác quản lý sử dụng và hạch toán tài sản vật tư rất phức tạp do ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, thời tiết và dễ bị mất mát hư hỏng. Từ khi thành lập đến nay qua biết bao nhiêu khó khăn thăng trầm của nền kinh tế thi trường,xí nghiệp dịch vụ khoa học kỹ thuật đã liên tục phấn đấu ngày càng lớn mạnh và không ngừng phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu, thực hiện hạch toán kinh doanh với kết quả tốt và tạo được vị trí vững chắc trong nền kinh tế 2.2 Phân tích tình hình tài chính của xí nghiệp dịch vụ khoa học kỹ thuật 2.2.1Đánh giá khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh a. Đánh giá hoạt động sản xuất hoạt động qua bảng CĐKT Bảng CĐKT là một báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh một cách khái quát toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp theo 2 cách đánh giá là tài sản và nguồn hình thành tài sản tại thời điểm lập báo cáo . Các chỉ tiêu của BCĐKT được phản ánh dưới hình thái giá trị theo nguyên tắc cân đối là tổng tài sản bằng tổng nguồn vốn. Biểu 1:Tài sản và nguồn vốn của Xí nghiệp Đơn vị tính:VNĐ CHỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Tài sản ATSLĐ và ĐTNH 23.875.343.283 33.053.654.601 31.648.558.359 I.Tiền 1.666.826.732 1.443.701.591 607.263.384 Tiền mặt tại quỹ 3.042.300 3.734.785 2.114.685 Tiền gửi ngân hàng 1.663.784.432 1.439.966.806 605.148.699 II.Các khoản phải thu 13.081.551.814 15.465.661.907 12.373.754.993 1.phải thu của KH 12.491.037.652 12.888.221.699 9.738.244.389 2.Trả trước cho NB 151.907.343 219.809.899 604.872.822 3.Phải thu nội bộ 0 2.357.630.309 2.030.637.782 4.Các khoản phải thu khác 1.158.606.819 0 0 III.Hàng tồn kho 8.109.211.481 14.068.087.596 17.517.617.852 1.NL,vật liệu tồn kho 0 9.240.000 0 2.Chi phí SXKDDD 8.109.211.481 14.058.847.596 17.517.617.852 IV.TSLĐ khác 297.753.256 2.076.203.507 1.149922.103 1. Tạm ứng 118.493.256 2.006.214.557 1.137.222.300 2.Các khoản thế chấp, ký cược 179.260.000 69.988.950 90818.000 B.TSCĐ và ĐTDH 1.232.288.328 1.529.358.258 1.732.595.680 I.TSCĐ 1.232.288.328 1.529.358.258 1.588.930.477 1.TSCCĐHH 1.232.288.328 1.529.358.258 1.584.730.477 - Nguyên giá 2.203.241.811 2.691.130.839 3.015.000.461 -GTHM luỹ kế -970.953.483 -1.168.136.217 -1.430.269.984 2.TSCCĐVH 0 6.363.636 4.200.000 -Nguên giá 0 6.36.636 6.363.636 - GTHM luỹ kế 0 0 -2.163.636 II.Chi phí XDCBDD 0 0 143.665.203 Tổng cộng tài sản 25.107.631.611 34.583.012.859 33.381.154.039 Nguồn vốn A.Nợ phải trả 22.153.556.199 30.957.786.131 28.969.318.649 I.Nợ ngắn hạn 21.637.619.569 30.194.334.131 28.042.861.570 1.Vay ngắn hạn 3.489.982.213 2.039.061.934 2.035.641.341 2.Phải trả cho NB 5.530.874.999 10.490.145.683 11.577.519.243 3.Người mua trả tiền trước 7.234.427.060 14.139.252.813 9.447.976.662 4.Thuế và các khoản phải nộp cho NSNN 472.847.188 84.812..560 567.550.662 5.Phải trả CNV 1.457.204.755 2.179.587.446 2.470.075.938 6.Phải trả các đơn vị nội bộ 1.173.359.614 1.173.119.678 1.821.383.482 7.Phải trả phải nộp khác 2.278.923.740 88.354.017 122.709.644 II.Nợ khác 515.936.630 763.452.000 926.457.079 1.Chi phí phải trả 515.936.630 763.452.000 926.457.079 B. Nguồn vốn CSH 2.954.075.412 3.625.226.728 4.411.835.390 I. Nguồn vốn quỹ 2.954.075.412 3.625.226.728 4.251.575.080 1.NV kinh doanh 2.173.644.690 2.449.635.427 2.449.635.427 2.Quỹ phát triển kinh doanh 8.720.507 12.483.854 17.225.080 3.Chênh lệch tỷ giá 278.655.684 49.009.635 403.779.517 4.Quỹ dự phòng tc 173.764.635 184.475.286 264.364.791 5.Quỹ dự phòng về trợ cấp MVL 68.676.170 74.031.494 105.987.296 6. Lãi chưa phân phối 122.143.622 804.494.135 1.066.570.265 7.Quỹ khen thưởng phúc lợi 128.470.104 1.096.897 54.273.014 II. NV kinh phí 0 0 160.260.310 Tổng cộng nguồn vốn 25.107.631.611 34.583.012.859 33.381.154.039 Thông qua bảng CĐKT của xí nghiệp trong 3 năm ta thấy được sự biến động về tài sản cũng như nguồn vốn cuả xí nghiệp. Nhìn chung năm 2000 tài sản lưu động, tài sản cố định cũng như nguồn vốn chủ sở hữu đều tăng khá lớn so với năm 1999 nhưng đến năm 2001 thì ngược lại có sự sụt giảm phần nào so với năm 2000. Muốn đánh giá được sâu sắc hơn về khoản mục tăng(giảm) tuyệt đối và tỷ trọng tăng (giảm ) ta lập bảng kê dưới đây: Biểu2:cơ cấu tài sản và nguồn vốn năm 2000 và 2001 ĐVT: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 So sánh 2001/2000 Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Tài sản A.TSLĐ và ĐTNH 22053654601 95,57 31648558359 94,8 -1405096242 -4,25 I.Vốn bằng tiền 1443701591 4,17 607263384 1,82 -836438207 -57,93 II. Các khoản phải thu 15465661907 44,7 12373754993 37,07 -3091906914 -20 III.Hàng tồn kho 14068087596 40,7 17157617852 52,48 +3449530256 +24,52 IV. TSLĐ khác 2076203507 6,0 1149922130 3,44 -926281377 -44,61 B.TSCĐ và ĐTDH 1529358258 4,43 1588930477 5,2 +59572219 +3,09 I. TSCĐ 1529358258 4,43 1588930477 4,76 +59572219 +3,09 II.Chi phí XDCBBDD 0 0 143665203 0,43 +143665203 +100 Tổng cộng tài sản 34583012859 100 33381154039 100 -1202858820 -3,48 Nguồn vốn A. Nợ phải trả 30957786131 89,52 28969318649 86,78 -4988467482 -6,42 I.Nợ ngắn hạn 30194334131 87,3 28042861570 84,0 -2151472501 -7,13 II.Nợ khác 763452000 2,21 926457079 2,78 +163005079 +21,35 B. Nguồn vốn CSH 3625226728 10,48 4411835390 13,22 +786608662 +21,7 I. Nguồn vốn quỹ 3625226728 10,48 4251575080 12,73 +626348352 +17,27 II.ngồn vốn kinh phí 0 0 160260310 0,48 +160260310 +100 Tổng cộng nguồn vốn 34583012859 100 33381154039 100 -1201858820 -3,48 Qua bảng 1 ta thấy được cả trong 2 năm 2000 và 2001 thì vồn lưu động và đầu tư ngắn hạn đều chiém tỷ trọng lớn trong tổng tài sản mà doanh nghiệp đang sử dụng. Tuy năm 2001 vốn lưu động và đầu tư ngắn hạn cũng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản nhưng vẫn giảm so với năm2000 là 1.405.096.242 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là 4,25%. Còn tài sản cố định và đầu tư dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ hơn nhưng năm 2001 tài sản cố định và đầu tư dài hạn tăng203.237.422 đồng tương ứng với số tăng tương đối là 13,29% điều này chứng tỏ xí nghiệp đã đầu tư mua sắm thêm trang thiết bị ,máy móc. Với kết cấu tài sản như vậy là hoàn toàn phù hợp bởi vì theo đặc điểm tính chất kinh doanh của ngành và cụ thể là xí nghiệp dịch vụ khoa học kỹ thuật là đơn vị kinh tế chuyên tư vấn , thiết kế và xây lắp các công trình điện do vậy tài sản lưu động chiếm tỷ trọng lớn là điều dễ giải thích. Nguyên nhân chính của việc giảm tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn chủ yếu là do giảm khoản phải thu 3.091.906.914 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là 20% vốn bằng tiền giảm 836.438.207 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là 4,25%, tài sản, lưu động khác giảm 926.281.377 đồng với tỷ lệ giảm là 44,61% .Còn trong năm 2000 thì chi phí xây dựng cơ bản dở dang không có nhưng đến năm 2001 khoản mục này lên đến 143.665.203 đồng chiếm tỷ trọng 0,43% trong tổng tài sản vì trong năm 2001còn một số công trình mà xí nghiệp đang thi công còn dở dang chưa được bàn giao quyết toán . Với tổng giá trị của tài sản như vậy được hình thành từ nguồn nào và trong 2 năm thì nguồn vốn có sự bién động như thế nào? Theo số liệu ở BCĐKT và bảng 1 ta thấy tài sản của doanh nghiệp được hình thành chủ yếu bằng nợ , tuy rằng con số này có giảm trong năm 2001 so với năm 2000 nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao còn nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng nhỏ , năm 2000 là 10,48% , năm 2001 là 13,22% .Năm 2001 nguồn vốn chủ sở hữu tăng so với năm 2000 là 786.608.662 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 21,7%. Con số này cho ta thấy được đây là dấu hiệu đáng mừng của xí nghiệp bởi lẽ tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh cuả xí nghiệp là khá tốt và xí nghiệp đã chú trọng đến việc giành lợi nhuận dể lại để tái đầu tư, giảm đáng kể nguồn vốn vay là 1.988.467.482 đồng với tỷ lệ giảm là 6,42% Trong nguồn vốn chủ sở hữu thì nguồn vốn quỹ chiếm tỷ trọng lớn , tuy nhiên đã có sự biến động lớn đó là năm 2000 xí nghiệp không hình thành nguồn kinh phí nhưng đến năm 2001 xí nghiệp đã hình thành nguồn này. Cụ thể: nguồn kinh phí trong năm 2001 là 160.260.310 (đ), chiếm tỷ trọng 0,48% trong tổng nguồn vốn. Qua việc phân tích trên ta có một số kết luận ***Thứ nhất xét bên tài sản: Tỷ trọng của tài sản lưu động trong tổng tài sản hiện có của xí nghiệp chiếm tỷ trọng cao hơn rất nhiều so với tài sản cố định .Điều đó cho ta thấy phần nào nguồn vốn lưu động đảm bảo cho xí nghiệp hoạt động liên tục. Sự dư thừa nguồn vốn lưu động là dấu hiệu an toàn với xí nghiệp vì nó cho phép xí nghiệp dịch vụ khoa học kỹ thuật đương đầu với những rủi ro bất ngờ. Mặt khác xét riêng về phần tài sản lưu động thì hầu hết các khoản mục đều giảm chỉ riêng có hàng tồn kho tăng 3.449.530.256(đ) tương ứng với tỷ lệ tăng là 24,52%. Ta thấy đây làmột dấu hiệu mới trong phương thức kinh doanh của xí nghiệp. Bởi lẽ tiền mặt tại quỹ không sinh lời, tiền gửi ngân hàng thì lãi suất thấp do vậy xí nghiệp đã giảm bớt 2 khoản mục này, tức là rút bớt tiền gửi ngân hàng và tiền mặt tại quỹ để đầu tư cho sản xuất kinh doanh, mở rộng quy mô của xí nghiệp là rất hợp lý. ***Thứ 2 xét bên nguồn vốn: Tỷ trọng các khoản nợ phải trả trong tổng nguồn vốn chiếm tỷ trọng khá lớn. Điều này cho thấy khả năng huy động vốn từ bên ngoài của xí nghiệp là rất cao , xí nghiệp biết tận dụng uy tín của mình dể huy động vốn kinh doanh từ bên ngoài. Mặt khác ta thấy tất cả các khoản nợ phải trả của xí nghiệp chủ yếu là nợ ngắn hạn :28.042.861.570(đ) chiếm tỷ trọng 84,0% trong tổng nguồn vốn và trong nợ ngắn hạn thì khoản mục phải trả cho người bán chiếm tỷ trọng rất cao (số tuyệt đối là 11.577.519.243(đ) ) Điều này hoàn toàn không có lợi cho xí nghiệp tuy rằng đây là nguồn vốn chiếm dụng thì trong quá trìng sử dụng không phải trả lãi nhưng sẽ là sức ép lớn đối với xí nghiệp khi đến hạn thanh toán . Hơn nữa tỷ trọng vốn chủ sở hữu chỉ chiếm 13,22% , đây là một tỷ lệ tương đối nhỏ so với tổng nguồn vốn của xí nghiệp .Do vậy đối với những đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của xí nghiệp thì cơ cấu vốn như vậy có biểu hiện không tốt và cần phải xem xét đánh giá thận trọng hơn. Trên đây là một vài nhận xét sơ bộ về cơ cấu vốn của xí nghiệp dịch vụ khoa học kỹ thuật nhưng để có sự đánh giá khách quan cần phải xem xét các chỉ tiêu biểu hiện hiệu quả kinh doanh của xí nghiệp trong thời gian qua. b. Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh qua bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là một bản báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tinh hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh theo từng loại hoạt động của doanh nghiệp, cung cấp cho nhà phân tích những thông tin tổng hợp về phương thức kinh doanh, việc sử dụng tiềm năng về vốn, lao động… và báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cũng chỉ ra rằng viẹc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đem lại lợi nhuận hay không. Biểu 3: kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2000 và 2001 Đơn vị tính: VND Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 So sánh năm 2001/2000 Số tiền TT(%) 1.Tổng doanh thu 19.560.497.033 25.986.688.390 +6.426.191.357 +32,85 2.Các khoản giảm trừ 0 0 0 0 3.Doanh thu thuần (3=1- 2) 19.560.497.033 25.986.688.390 +6.426.191.357 +32,85 4.Giá vốn hàng bán 17.197.470.796 23.199.641.610 +6.002.170.814 +34,9 5.Lợi tức gộp(5= 3- 4) 2.363.026.237 2.787.046.780 +424.020.543 +17,94 6.Chi phí bán hàng 0 0 0 0 7.Chi phí QLDN 1.285.907.440 1.250.978.111 - 34.929.329 - 2,72 8.Lợi tức từ HDKD(8=5- 6- 7) 1.077.118797 1.536.068.669 +458.949.872 +42,61 9.Lợi tức từ HĐTC 12.283.905 15.442.928 +3.159.023 +25,72 10.Lợi tức từ HĐBT 67.697.357 1.345.460 - 66.351.897 - 98,01 11.Tổng lợi nhuận trước thuế (11=8+9+10) 1.157.100.059 1.552.857.057 +395.756.998 +34,2 12.Thuế lợi tức phải nộp 355.896.292 435.507.474 +99.611.182 +29,66 13.Lợi nhuận sau thuế(13=11- 12) 821.203.767 1.117.349.583 +296.145.816 +36,01 Qua các chỉ tiêu cơ bản trên báo cáo kết quả kinh doanh, ta thấy: Tổng doanh thu năm 2001 tăng so với năm 2000 là 6.426.191.357 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 32,85% và cả hai năm đều không có khoản giảm trừ nên doanh thu thuần cũng tăng với tỷ lệ tương ứng. Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh tăng khá rõ rệt với mức 458.949.872 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 42,61%. Nhưng trong năm 2001, lợi nhuận từ hoạt động bất thường giảm 66.351.897 đồng và lợi nhuận từ hoạt động tài chính tăng 3.159.023 đồng, nên lợi nhuận sau thuế năm 2001 chỉ tăng so với năm 2000 là 36,1%, tương ứng với số tăng tuyệt đối là 296.145.816 đồng. Vậy lợi nhuận tăng do đâu? Lợi nhuận của xí nghiệp tăng một cách mạnh mẽ trong năm 2001 chủ yếu là do trong năm qua, xí nghiệp đã kí kết được nhiều hợp đồng có giá trị lớn, đồng thời, xí nghiệp đã xây dựng, hoàn thành và bàn giao và quyết toán được nhiều công trình nên tổng doanh thu cũng như tổng doanh thu thuần tăng khá mạnh vì trong năm không có các khoản giảm trừ. Đặc biệt, xí nghiệp là một doanh nghiệp Nhà nước, hoạt động trên lĩnh vực tư vấn xây lắp và thiết kế các công trình điện nên chi phí bán hàng không có cộng với chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 34.292.329 đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm là 2,72%, đã làm cho lợi nhuận của xí nghiệp tăng lên. Đây là thành tích vượt bậc của xí nghiệp trong công tác quản lý chi phí. Tuy nhiên, trong năm 2001, lợi nhuận từ hoạt động tài chính tăng với con số khá khiêm tốn 3.159.023 đồng với tỷ lệ tăng là 25,72% thì lợi nhuận từ hoạt động bất thường lại giảm đến 66.351.897 đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm là 98%. Do vậy, xí nghiệp cần có hướng xem xét, cân nhắc các hoạt động bất thường của mình để không làm ảnh hưởng đến lợi nhuận chung của xí nghiệp. Như vậy, qua sự phân tích, đánh giá chung về tình hình tài chính của xí nghiệp từ hai báo cáo tài chính quan trọng của xí nghiệp dịch vụ khoa học kỹ thuật, ta thấy tình hình sản xuất kinh doanh của xí nghiệp đang phát triển tốt, thể hiện năng lực quản lý của các phòng ban trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Nhưng đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp thông qua hai bản báo cáo tài chính là bảng CĐKT và báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh chỉ là bước đi ban đầu của công tác phân tích tài chính tại xí nghiệp. Số liệu của hai báo cáo trên chỉ được xem xét ở trạng thái tĩnh nên chưa lột tả được hết thực trạng tình hình tài chính tại xí nghiệp. Vì vậy, để phân tích sâu hơn, ta phải tiến hàng phân tích thông qua các hệ số tài chính của xí nghiệp để làm sáng tỏ các mặt hoạt động của xí nghiệp ở trạng thái động. 2.2.2. Phân tích đánh giá các hệ số tài chính của xí nghiệp 2.2.2.1. Phân tích khả năng thanh toán của xí nghiệp Qúa trình hoạt động sản xuất kinh doanh của tất cả các doanh nghiệp đều phát sinh các khoản phải thu và các khoản phải trả gắn liền với các mối quan hệ kinh tế của doanh nghiệp. Vì vậy, để doanh nghiệp duy trì bền vững các mối quan hệ này thì việc thu hồi các khoản phải thu và thanh toán các khoản phải trả cần có một thời gian nhất định và phụ thuộc vào chính sách tiêu thụ hàng hoá đối với các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp. Xét về mặt lý thuyết, để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp nên giảm các khoản phải thu và gia tăng các khoản nợ phải trả. Nhưng trên thực tế, điều này cần phải nghiên cứu thêm. Các khoản phải thu nhỏ lại biể hiện chính sách bán hàng chặt chẽ của doanh nghiệp, dẫn tới tình trạng khách hàng sẽ đi tìm kiếm nhà cung cấp khác. Bên cạnh đó, doanh nghiệp nào có khoản phải trả lớn sẽ tạo nên sức ép về mặt tài chính, ràng buộc các doanh nghiệp đó luôn phải tìm nguồn trang trải cho các khoản nợ đến hạn, đồng thời các nhà đầu tư hay người cho vay có những đánh giá không tốt về tình hình tài chính, không muốn đầu tư khi nhìn vào cơ cấu vốn của doanh nghiệp trên bảng CĐKT. Mặt khác, nếu doanh nghiệp có chính sách quá rộng rãi, tức là bị khách hàng chiếm dụng vốn quá lâu thì khôgn chỉ làm cho đồng vốn ấy của doanh nghiệp không sinh lời mà còn dẫn đến tình trạng đình trệ hoạt động sản xuất kinh doanh khi cần có vốn để đầu tư. Trong trường hợp này, doanh nghiệp phải đi vay đồng thời phải trả lãi và các khoản nợ phải trả lại gia tăng. Xuất phát từ những lý do đó, các doanh nghiệp nói chung và xí nghiệp dịch vụ khoa học kỹ thuật nói riêng đều phải phân tích khả năng thanh toán tại doanh nghiệp mình theo những bước dưới đây nhằm hạn chế những rủi ro. 2.2.2.1.1. Đánh giá chung về khả năng thanh toán Nghiên cứu số liệu thực tế biểu hiện tình hình thực hiện công tác thanh toán tại xí nghiệp dịch vụ khoa học kỹ thuật qua bảng sau: Biểu 4: tình hình thanh toán các khoản phải thu, phải trả của xí nghiệp dịch vụ khoa học kỹ thuật trong hai năm 2000-2001 Đơn vị tính: VND Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 So sánh năm2001/200 Số tiền TT(%) I. Khoản pải thu 15.465.661.907 12.373.754.993 -3.082.906.914 -19,93 1.Phải thu của KH 12.888.221.669 9.738.244.389 -3.149.977.280 -24,44 2.Trả trước cho NB 219.809.899 604.872.822 +384.981.923 +175,14 3.Phải thu nội bộ 2.357.630.309 2.030.637.782 -326.992.527 -13,87 II.Nợ phải trả 30.957.786.131 28.969.318.649 -1.988.467.482 -6,42 1.Vay ngắn hạn 2.039.061.934 2.035.641.341 -3.420.593 -0,11 2.Phải trả cho NB 10.490.145.683 1.577.519.243 1.087.373.560 10,37 3.Người mua trả tiền trước 14.139.252.813 9.447.976.622 -4.691.276.191 -33,18 4.Thuế và các khoản phải nộp cho NSNN 84.812.560 567.550.662 +482.738.102 +567,18 5.Phải trả CNV 2.179.587.446 2.470.075.938 +290.488.492 +13,32 6.Phải trả các đơn vị nôị bộ 1.173.119.678 1.821.383.482 +648.263.804 +55,26 7.Phải trả phải nộp khác 88.354.017 122.709.644 +34.355.627 +38,9 8.chi phí phải trả 763.452.000 926.457.079 163.005.079 21,35 9.So sánh phải thu-phải trả -15.492.124.224 -16.595.563.656 -1.103.439.432 -7,12 Xét về các khoản phải thu: Năm 2001, giá trị các khoản phải thu giảm 3.082.906.914 đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm là 19,93%. Trong đó, giá trị các khoản phải thu của khách hàng giảm 3.149.977.280 đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm là 24,44% và các khoản phải thu nội bộ giảm đáng kể với tỷ lệ giảm 13,87%. Giá trị các khoản trả trước cho người bán tăng đột biến trong năm 2001 với số tăng tuyệt đối là 384.981.923 đồng, tỷ lệ tăng tương đối là 175,14%. Qua qúa trình phân tích số liệu trên ta thấy, hiện tượng khoản phải thu của khách hàng giảm mạnh là một cố gắng rất lớn của xí nghiệp. Hơn thế nữa, khoản trả trước cho người bán tăng mạnh 175,14% chứng tỏ tình hình tài chính của xí nghiệp vẫn phát triển tốt. Giá trị khoản phải thu nội bộ giảm 13,87% chứng tỏ trong năm 2001, xí nghiệp đã quản lý rất tốt đối với các đội sản xuất trong việc quyết toán các công trình hoàn thành và bàn giao. Xét về tổng thể, ta thấy số lượng vốn bị chiếm dụng của xí nghiệp trong năm 2001 giảm. Đây là dấu hiệu tích cực vì doanh nghiệp có thêm được vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh và đặc biệt số lượng vốn bị khách hàng chiếm dụng giảm mạnh (24,44%) là thành tích của doanh nghiệp, thể hiện sự cố gắng của doanh nghiệp trong việc đôn đốc thu nợ từ khách hàng. Xét các khoản nợ phải trả: Năm 2001, giá trị các khoản nợ phải trả giảm 1.988.467.482 đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm là 6,42%. Sự sụt giảm này chủ yếu là do giá trị khoản người mua trả trước giảm mạnh 4.691.276.191 đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm là 33,18%. Khoản phải trả cho người bán tăng 1.087.373.560 đồng với tỷ lệ tăng là 10,37%. Thông qua bảng trên ta thấy hầu hết giá trị các khoản mục trong nợ phải trả đều tăng trong năm 2001 so với năm 2000. Trong năm 2001, giá trị các khoản phải trả cho người bán tăng 1.087.373.560 đồng với tỷ lệ tăng tương ứng là 10,37%. Giá trị khoản thuế và các khoản phải nộp cho ngân sách Nhà nước tăng 569,18% với số tăng tuyệt đối là 482.738.102 đồng, thêm vào đó, khoản phải trả đơn vị nội bộ tăng 648.263.801 đồng với tỷ lệ tăng là 55,26%; khoản phải trả công nhân viên tăng 290.488.492 đồng với tỷ lệ tăng là 13,32%; khoản chi phí phải trả tăng 163.005.079 đồng (tỷ lệ tăng là 21,35%) và khoản phải trả phải nộp khác tăng 34.355.627 đồng (tỷ lệ tăng là 38,9%). Tuy nhiên, số tăng tuyệt đối của các khoản mục trên cũng không đủ để bù cho việc giảm giá trị khoản mục người mua trả tiền trước, do vậy nên giá trị khoản nơ phải trả giảm mạnh 1.988.467.482 đồng (tỷ lệ giảm là 6,42%). Phân tích khái quát tình hình các khoản nợ phải trả ta thấy: Khả năng thanh toán các khoản nợ của xí nghiệp năm 2001 tương đối tốt hơn so với năm 2000. Ta thấy hầu hết các khoản mục thể hiện sự chiếm dụng vốn của xí nghiệp đều tăng và việc chiếm dụng được một số lượng vốn lớn này là hợp lý. Hơn nữa, trong năm 2001, xí nghiệp đã ký kết, xây dựng, bàn giao và quyết toán được nhiều công trình lớn và thu được tiền ngay nên dễ dàng có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn. ***Đánh giá chung tình hình thanh toán của xí nghiệp dịch vụ khoa học kỹ thuật: Thứ nhất: công tác thu hồi các khoản phải thu được đánh giá là tốt, xí nghiệp sẽ có vốn để tập trung vào việc trang trải các khoản nợ phải trả và mặt khác sẽ đáp ứng được nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh. Thứ hai: công tác thu hồi các khoản phải thu là một mặt biểu hiện khả năng thanh toán, mặt khác khoản nợ trong năm giảm là một cố gắng nỗ lực của xí nghiệp. Tuy nhiên, ta thấy, việc chậm thanh toán các khoản phải trả cho người bán có thể làm giảm uy tín của xí nghiệp trong công tác thanh toán và về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của xí nghiệp. Đây là một thách thức lớn mà xí nghiệp cần phải giải quyết trong kỳ tới. Trên đây mới chỉ là những đánh giá chung nhất về tình hình khả năng thanh toán của xí nghiệp. Để tìm hiểu cặn kẽ cần phải thông qua các chỉ tiêu tài chính đặc trưng bởi lẽ các chỉ tiêu này sẽ biểu hiện được tính động của khả năng thanh toán, là cơ sở cần thiết cho các định hướng về khía cạnh tài chính của doanh nghiệp nói chung và của xí nghiệp dịch vụ khoa học kỹ thuật nói riêng. 2.2.2.1.2. Phân tích khả năng thanh toán của xí nghiệp. Các chỉ tiêu tài chính đặc trưng về khả năng thanh toán là một trong những nét cơ bản của bức tranh phản ánh tình hình tài chính tại doanh nghiệp. Các nhà đầu tư, chủ ngân hàng, người cho vay… đều quan tâm đến các chỉ tiêu này bởi vì tình hình và khả năng thanh toán phản ánh rõ nét chất lượng công tác tài chính. Nếu hoạt động tài chính tốt thì công nợ sẽ ít, khả năng thanh toán dồi dào, ít đi chiếm dụng vốn. Ngược lại nếu hoạt động tài chính kém thì sẽ dẫn đến tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau, các khoản công nợ phải thu, phải trả sẽ dây dưa kéo dài. Để thực hiện công tác phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp, ta thường dựa vào các chỉ tiêu sau: Hệ số khả năng thanh toán tổng quát: Như ở phần cơ sở lý luận đã trình bày, hệ số khả năng thanh toán tổng quát biểu hiện mối quan hệ thương số giũa tổng tài sản mà doanh nghiệp đang quản lý,sử dụng với tổng số nợ phải trả. Qua đây, ta thấy doanh nghiệp có khả năng chi trả các khoản nợ như thế nào? Với xí nghiệp dịch vụ khoa học kỹ thuật, ta có thể xác định: Hệ số khả năng thanh toán tổng quát năm 2000 = = 1,12 lần > 1 Hệ số khả năng thanh toán tổng quát năm 2001 = = 1,15 lần > 1 Qua hệ số thanh toán tổng quát năm 2000, ta thấy cứ 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 1,12 đồng tài sản, còn trong năm 2001, thì cứ 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 1,15 đồng tài sản. Như vậy, hệ số khả năng thanh toán tổng quát năm 2000 và 2001 đều lớn hơn 1, chứng tỏ tình tình tài chính của xí nghiệp tương đối tốt, an toàn. Đặc biệt, năm 2001, hệ số này cao hơn năm 2000 là 0,03 lần, chúng tỏ khả năng đảm bảo nợ ngắn hạn bằng tài sản của xí nghiệp ngày càng tăng. Điều này càng khẳng định thêm uy tín cho doanh nghiệp. Hệ số khả năng thanh toán hiện thời: Hệ số khả năng thanh toán hiện thời là tỷ lệ được tính bằng cách chia tài sản lưu động cho nợ ngắn hạn. Hệ số này là thước đo khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Nó cho biết mức độ các khoản nợ của các chủ nợ ngắn hạn được trang trải bằng các tài sản có thể chuyển đổi thành tiền trong một giai đoạn tương ứng với thời hạn của khoản nợ đó. Từ số liệu của Xí nghiệp dịch vụ khoa học kỹ thuật, qua bảng CĐKT, ta có thể xác định: Hệ số khả năng thanh toán hiện thời năm 2000 = = 1,09 lần >1 Hệ số khả năng thanh toán hiện thời năm 2001 = = 1,13 lần > 1 Hệ số khả năng thanh toán hiện thời của xí nghiệp cả hai năm đều lớn hơn 1. Đây là dấu hiệu rất khả quan. Nếu như trong năm 2000, 1 đồng nợ ngắn hạn chỉ được đảm bảo bằng 1,09 đồng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn thì năm 2001, 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 1,13 đồng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn. Như vậy, khả năng thanh toán hiện thời của xí nghiệp có chiều hướng được cải thiện tốt hơn Sở dĩ có được điều này là trong năm 2001, mức dự trữ hàng tồn kho tăng manh hơn trước 3.449.530.256 đồng (tỷ lệ tăng là 24,52%). Trong khi đó, nợ ngắn hạn giảm xuống 2.151.472.561 đồng (tỷ lệ giảm 7,13%). Nếu trong năm 2000, xí nghiệp chỉ cần giải phóng 1/1,09 = 0,91 giá trị tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn là có đủ khả năng để thanh toán nợ. Còn trong năm 2001, thì xí nghiệp chỉ cần giải phóng 1/1,13 = 0,88 giá trị tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn là đủ để thanh toán nợ ngắn hạn. Hệ số khả năng thanh toán nhanh Hệ số khả năng thanh toán nhanh cho biết khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn không phụ thuộc vào việc bán tài sản dự trữ vì tài sản dự trữ là các tài sản khó chuyển đổi thành tiền hơn trong tổng tài sản lưu động và dễ bị lỗ nhất nếu được bán. Hệ số khả năng thanh toán nhanh năm 2000 = = 0,63(lần) Hệ số khả năng thanh toán nhanh năm 2001 = =0,5(lần) Hệ số khả năng thanh toán nhanh của năm 2001 giảm 0,13 lần so với năm 2000 và cả 2 năm thì hệ số này đều nhỏ hơn 1 , đây là vấn đề cần khắc phục. Nguyên nhân là do tỷ trọng của hàng tồn kho tăng 3.449.530.256 (đ) với tỷ lệ tăng là 24,52%, trong khi đó khoản phải thu giảm 3.091.906.914 (đ) với tỷ lệ giảm là 20%. Tuy rằng nợ phải trả giảm từ 89,52% trong tổng nguồn vốn xuống còn 86,78% trong tổng nguồn vốn năm 2000 nhưng tốc độ giảm này vẫn thấp hơn rất nhiều so với việc giảm mạnh các khoản phải thu. Như vậy với hệ số khả năng thanh toán nhanh giảm khá rõ rệt như vậy đặt ra cho xí nghiệp một bài toán mà đáp số phải có được là các biện pháp đưa hệ số khả năng thanh tóan nhanh lên cao nhằm tạo uy tín hơn nữa cho xí nghiệp đối với các nhà đầu tư, giúp họ yên tâm hơn khi ra quyết định đầu tư vào xí nghiệp. Hệ số khả năng thanh toán tức thời (hệ số vốn bằng tiền) Để đánh giá sát sao hơn hệ số khả năng thanh toán của doanh nghiệp ta còn có thể sử dụng chỉ tiêu hệ số vốn bằng tiền. ở đây tiền bao gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và tiền đang chuyển còn các khoản tương đương tiền là các khoản đầu tư ngắn hạn về chứng khoán. Theo lý luận ở chươngI áp dụng vào xí nghiệp ta có: Hệ số khả năng thanh toán tức thời năm 2000 = = 0,048 lần Hệ số khả năng thanh toán tức thời năm 2001 = = 0,022 lần Qua số liệu cho ta thấy hệ số vốn băng tiền thấp hơn rất nhiều so với hệ số khả năng thanh toán nhanh và hệ số này năm 2001 lại giảm hơn một nữa so với năm 2000. Nguyên nhân trong năm 2001 xí nghiệp đã giảm các khoản tiền mặt tại quỹ đồng thời giảm khoản tiền gửi ngân hàng từ 1.443.701.591 (đ) xuống còn 607.263.384 (đ) với lý do lãi suất tiền gửi ngân hàng thấp và tiền mặt tại quỹ thì không sinh lời nên xí nghiệp đã giảm vốn bằng tiền để đầu tư cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình nhằm mang lại hiệu quả cao hơn. Nhận xét chung: Qua quá trình phân tích khả năng thanh toán của xí nghiệp năm 2001 kết hợp với số liệu năm 2000 bằng cách sử dụng các chỉ tiêu tài chính đặc trưng ta thấy: tình hình thanh toán của xí nghiệp là tương đối tốt tuy nhiên vẫn còn nhiều điều cần phải cân nhắc. Biểu 5:Bảng các hệ số về khả năng thanh toán của xí nghiệp dịch vụ khoa học kỹ thuật qua 2 năm 2000-2001 Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2000 (n1) Năm 2001 (n2) n2- n1 1. Hệ số kn thanh toán tổng quát Lần 1,12 1,15 +0.03 2. Hệ số kn thanh toán hiện thời Lần 1,09 1,19 +0,09 3.Hệ số kn thanh toán nhanh Lần 0,63 0,5 -0,13 4.Hệ số kn thanh toán tức thời Lần 0,048 0,022 -0,026 Nhìn vào bảng trên ta thấy nếu như ở 2 chỉ tiêu đầu thì hệ số năm 2001 tăng đáng kể so với năm 2000 thì 2 chỉ tiêu sau lại ngược lại và hơn thế nữa 2 chỉ tiêu sau các hệ số này đều nhỏ hơn 1 biểu hiện tình hình thanh toán của xí nghiệp gặp nhiều khó khăn trong thời gian qua Tình hình khả năng thanh toán tổng quát và khả năng thanh toán hiện thời của Xí nghiệp là rất tốt. Tất cả các khoản nợ ngắn hạn và dài hạn của Xí nghiệp đều được đảm bảo rất tốt bằng toàn bộ tài sản của Xí nghiệp.Về lâu dài thì tình hình đảm bảo nợ bằng tài sản của Xí nghiệp như vậy là rất tốt,điều này làm cho các nhà đầu tứt tin tưởng .Tuy nhiên nhìn vào 2 chỉ tiêu sau ta thấy khả năng thanh toán nhanh và khả năng thanh toán tức thơì ở con số rất thấp và còn có chiều hướng giảm xuống vào năm 200.Sở dĩ tồn tại biểu hiện này là do vốn lưu động của Xí nghiệp trong năm 2001 giảm từ 33.053.654.601(đ) xuống còn 31.648.558.359(đ); đặc biệt Xí nghiệp dự trữ một lượng tiền mặt tại quỹ cũng như tiền gửi ngân hàng ở một mức độ quá thấp, thêm vào đó mức dự trữ về tiền giảm 836.438.207(đ) tương ứng với tỷ lệ giảm là 57,93%. Tuy rằng các khoản nợ của Xí nghiệp cũng đã giảm xuống 2.151.472.501(đ) tương ứng với tỷ lệ giảm là 7,13%, nhưng tỷ lệ giảm của nợ ngắn hạn vẫn thấp hơn rất nhiều so với tỷ lệ giảm của tiền mặt tại quỹ và tiền gửi ngân hàng.Vì lýdo nêu trên mà tình hình thanh toán của Xí nghiệp hiện nay không khả quan vẫn còn những tồn tại chủ yếu mà Xí nghiệp cần phải có hướng giải quyết trong thời gian tới : đó là dự trữ thêm lượng tiền mặt tại quỹ cũng như tiền gửi ngân hàng. Tuy rằng nếu so sánh hiệu quả của việc lưu tiền mặt tại quỹ và gửi tiền vào ngan hàng để hưởng lãi với việc đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanhthì việc làm này có thể kém hiệu quả hơn nhiều nhưng đổi lại tình hình thanh toán của Xí nghiệp sẽ vững mạnh hơn đặc biệt là khả năng thanh toán tức thời và khả năng thanh toán nhanh. 2.2.3 Phân tích tình hình nguồn vốn của xí nghiệp Phân tích tình hình nguồn vốn nhằm đánh giá được khả năng tự tài trợ về mặt tài chính của xí nghiệp, cũng như mức độ tự chủ, chủ động kinh doanh mà xí nghiệp đang phải đương đầu. Thông thường người ta tiến hành phân tích trên 1 số chỉ tiêu sau: 2.2.3.1 Hệ số nợ Tỷ lệ này dùng để xác định nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp đối với chủ nợ trong việc góp vốn. Xét trên quan điểm của đơn vị đi vay thì họ thích hệ số nợ cao bởi vì lợi nhuận gia tăng nhanh và muốn toàn quyền kiểm soát doanh nghiệp. Song nếu hệ số nợ quá cao thì doanh nghiệp dễ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán. Hệ số nợ được biểu hiện thông qua mối quan hệ thương số giữa tổng số nợ và tổng nguồn vốn. Xem xét cho Xí nghiệp dịch vụ khoa học kỹ thuật ta có thể thấy: Hệ số nợ năm 2000 = ´ 100 = 89,52% Hệ số nợ năm 2001 = ´ 100 = 86,78% Qua số liệu đã tính toán ta nhận thấy hệ số nợ năm 2001 giảm so với năm 2000 là 2,74%. Nguyên nhân là do giá trị khoản mục người mua trả tiền trước giảm mạnh từ 14.19.252.813 (đ) xuống còn 9.447.976.622 (đ) tương ứng với tỷ lệ giảm là: 9.447.796.662/14.139.252.813 ´ 100 = 66,82%. Hệ số này thể hiện sự bất lợi đối với chủ doanh nghiệp song lai có lợi cho chủ nợ nếu đồng vốn đưa vào sử dụng đem laị hiệu quả cao. Tuy nhiên trong trường hợp vay càng nhiều mà tình hình sản xuất kinh doanh tốt thì tỷ suất lợi nhuận ròng vốn chủ sở hữu sẽ cao, đây là điều mong mỏi lớn nhất của mỗi chủ doanh nghiệp. Qua con số trên chúng ta cũng một phần khẳng định được xí nghiệp chưa có sự độc lập về mặt tài chính. Trong tổng nguồn vốn mà xí nghiệp đang quản lý và sử dụng có đến 86,78% là nguồn vốn được hình thành bằng vay nợ.Điều đó cho thấy tình hình tài chính của Xí nghiệp thiếu vững chắc. Nừu như Xí nghiệp vẫn duy trì hệ số nợ ở con số này có thể làm cho khả năng huy động vốn bổ sung cho vốn kinh doanh của Xí nghiệp trong kỳ tới từ bên ngoài sẽ khó khăn hơn. Bởi lẽ, đứng trên quan điểm của người cho vay thì họ thích doanh nghiệp có hệ số nợ vừa phải thì khoản nợ của họ càng được đảm bảo. Hơn thế nữa các chủ nợ ,cổ đông, nhà đầu tư ... thường quan tâm nhiều hơn đến tỷ suất tự tài trợ của Xí nghiệp. 2.2.3.2 Tỷ suất tự tài trợ Tỷ suất tự tài trợ là chỉ tiêu tài chính đo lường sự góp vốn của chủ sở hữu trong tống số vốn hiện có của doanh nghiệp. áp dụng với xí nghiệp dịch vụ khoa học kỹ thuật ta có: Tỷ suất tự tài trợ năm 2000 = ´100 = 10,48% Tỷ suất tự tài trợ năm 2001 = ´ 100 = 13,22% Tỷ suất tự tài trợ tăng từ 10,48% lên 13,22%, tức là tăng 2,74% so với năm 2000 cho thấy tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu tăng tương ứng. Mặt khác vốn kinh doanh là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn vốn chủ sở hữu của xí nghiệp. Với riêng xí nghiệp dịch vụ khoa học kỹ thuật vốn kinh doanh chiếm tỷ trọng như sau: Năm 2000: ´ 100 = 68,95% Năm 2001: ´ 100 = 56,66% Như vậy năm 2001 vẫn giữ nguyên về mặt giá trị nhưng lại giảm về mặt tỷ trọng so với năm 2000 trong nguồn vốn chủ sở hữu. Vậy điều cần thiết đối với Xí nghiệp là phải gia tăng lượng vốn chủ sở hữu trong đó cần cân đối lại tỷ lệ giữa vốn ngân sách cấp và nguồn vón tự bổ sung của nguồn vốn kinh doanh, từng bước nâng cao hơn nữa tỷ suất tự tài trợ do các nhà đầu tư thường thích tỷ suất tự tài trợ càng cao thì càng tốt vì nhìn vào đó cho thấy các khoản nợ vay sẽ dược đảm bảo hoàn trả đúng hạn, đồng thời giảm hệ số nợ xuống thấp nếu không thì rủi ro về tài chính càng cao. 2.2.2.3 Tỷ suất đầu tư Tỷ suất đầu tươ là tỷ số đánh giá trình độ sử dụng vốn của doanh nghiệp. Qua tỷ suất đầu tư ta sẽ thấy được có bao nhiêu đòng được đầu tư vào tài sản cố định trong tổng tài sản của doanh nghiệp. Theo số liệu trong BCĐKT của Xí nghiệp ta có: Tỷ suất đầu tư năm 2000 = ´ 100 = 4,43% Tỷ suất đầu tư năm 2001 = ´ 100 = 5,2% Do đặc điểm của Xí nghiệp là một doanh nghiệp Nhà nước hoạt động trên lĩnh vực tư vấn, thiết kế và xây lắp các công trình điện nên tài sản cố định chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng tài sản của Xí nghiệp. Tuy nhiên tỷ suất này tăng lên đáng kể nguyên nhân là trong năm 2001 Xí nghiệp đã đầu tư mua thêm tài sản cố định , lắp dặt phần mềm chương trình kế toán cho phòng kế toán tài chính nên đã làm cho tài sản của Xí nghiệp tăng lên, hơn thế nữa trong năm 2001 thì tổng tài sản của Xí nghiệp giảm 3,475% tương ứng với giá trị tổng tài sản giảm là 1.2.01.858.820 (đ). Chính điều này cũng phần nào phản ánh tyình hình trang bị cơ sở vật chất, kỹ thuật, năng lực sản xuất, đặc biệt là khả năng cạnh tranh của Xí nghiệp có chiều hướng đi lên. 2.2.3.4 Tỷ suất tài trợ tài sản cố định Xí nghiệp dịch vụ khoa học kỹ thuật đã dùng vốn chủ sở hữu để trang bị tài sản cố định với tỷ lệ như sau: Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ năm 2000 = ´ 100 = 237,04% Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ năm 2001 = ´ 100 = 254,64% Xét trong 2 năm tỷ suất tự tài trợ tài sản cố định tăng lên 17,6% chứng tỏ Xí nghiệp đã chú trọng hơn vào việc đầu tư cho tài sản cố định nhằm làm tăng năng lực sản xuất của Xí nghiệp. Cụ thể trong năm 2001 tài sản cố định của doanh nghiệp đã tăng 203.237.422 (đ) tương ứng với tỷ lệ tăng là 13,29%; chi phí xây dựng cơ bản tăng 143.665.203 (đ) tương ứng với tỷ lệ tăng là 100%. Nhận xét chung :Qua quá trình phân tích các chỉ tiêu về cơ cấu tài chính và tình hình đầu tư ta có bảng sau: Đơn vị tính:% Chỉ tiêu Năm 2000 (n1) Năm 2001 (n2) n2-n1 1. Hệ số nợ 89,52 86,78 -2,74 2. Tỷ suất tự tài trợ 10,48 13,22 +2,74 3.Tỷ suất đầu tư 4,43 5,2 +0,77 4.Tỷ suất tư tài trơ TSCĐ 237,04 254,64 +17,6 Nhìn vào bảng trên ta thấy cả 4 chỉ tiêu đều có dấu hiệu khả quan, các hệ số này cho thấy tình hình đầu tư của xí nghiệp đang có xu hướng tăng dần -Thứ nhất xét riêng về hệ số nợ: hệ số nợ là chỉ tiêu biểu hiện khả năng cân đối vốn, nó được dùng để đo lường phần vốn góp của chủ sở hữu doanh nghiệp so với phần tài trợ của các chủ nợ đối với chủ doanh nghiệp và nó có ý nghĩa quan trọng trong công tác phân tích tài chính. Bởi lẽ các chủ nợ nhìn vào số vốn của chủ sở hữu doanh nghiệp để thực hiện mức độ tin tưởng và sự đảm bảo cho các khoản nợ. Ngoài ra, nếu chủ sở hữu doanh nghiệp chỉ đóng một tỷ lệ nhỏ trong tổng số vốn thì rủi ro trong sản xuất kinh doanh chủ yếu do chủ nợ gánh chịu. Mặt khác, bằng cánh tăng vốn thông qua vay nợ của các chủ doanh nghiệp các chủ sở hữu doanh nghiệp vẫn nắm quyền kiểm soát và điều hành doanh nghiệp . Hơn nữa, nếu doanh nghiệp thu được lợi nhuận từ tiền vay lớn hơn số tiền lãi phải trả thì lợi nhuận giành cho chủ sở hữu tăng đáng kể. -Thứ hai hệ số nợ của xí nghệp dịch vụ khoa học kỹ thuật tương đối lớn, tuy răng con số này có giảm nhưng vẫn còn ở mức độ khá cao trong năm 2001. Đây là điều mà lãnh đạo Xí nghiệp cũng như các nhà quản lý tài chính cần xem xét cân đối nguồn vốn của mình,một mặt để thu hút các nhà đầu tư, mặt khác để tình hình tài chính của Xí nghiệp được vững vàng hơn trong thời gian tới. Vậy xuất phát từ tình hình thực tế xí nghiệp dịch vụ khoa học kỹ thuật nên có chính sách thích hợp để cân đối vốn, tạo được một hệ số nợ thích hợp sao cho bản thân doanh nghiệp và các đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp có thể chấp nhận được. 2.2.4 Phân tích hiệu suất sử dụng vốn trong xí nghiệp Để phân tích tình hình và hiệu quả sử dụng vốn, tài sản trong doanh nghiệp bộ phận quản trị tài chính tiến hành phân tích dựa vào các chỉ số hoạt động bằng cách so sánh doanh thu với việc bỏ vốn kinh doanh dưới các dạng tài sản khác nhau.Một trong những hình thức biểu hiện tài sản của mỗi doanh nghiệp được rất nhiều nhà quản trị tài chính quan tâm đó là hàng tồn kho . Vì nó vừa phản ánh năng lực sản xuất kinh doanh đồng thời cũng phản ánh chính sách tiêu thụ sản phẩm của mỗi doanh nghiệp. 2.2.4.1 Đánh giá tình hình quản lý hàng tồn kho. Vòng quay hàng tồn kho. Đây là một chỉ tiêu khá quan trọng để đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, số vòng quay hàng tồn kho được xác định bằng tỷ lệ giữa giá vốn hàng bán (hoặc doanh thu thuần) trong năm và giá trị hàng tồn kho bình quân. Dựa vào số liệu của xí nghệp đó ta có: -Giá vốn hàng bán năm 2000: 17.197.470.796 (đ) -Giá vốn hàng bán năm 2001:23.199.641.610 (đ) Hàng tồn kho năm 2000 = = 11.084.043.083.5 (đ) Hàng tồn kho năm 2001 = = 15.792.902.724 (đ) Vòng quay hàng tồn kho bình quân năm 2000 = = 1,55 vòng Vòng quay hàng tồn kho bình quân năm 2001 = = 1,47 vòng Chỉ tiêu này năm 2001 giảm 0,08 vòng là do hàng tồn kho tăng mạnh trong năm 2001 (tăng: 17.517.617.852- 14.068.067.596 =3.089.530.256 (đ)), còn giá vốn hàng bán có tốc độ tăng nhỏ hơn tốc độ tăng của hàng tồn kho bình quân. Điều này chứng tỏ sự bất hợp lý hay không hiệu quả trong hoạt động quản lý hàng tồn kho của xí nghiệp. Xí nghiệp cần có biện pháp xử lý đúng đắn kịp thời nhằm nâng cao hơn nữa số vòng quay hàng tồn kho bình quân. Số ngày một vồng quay hàng tồn kho. Đây là chỉ tiêu phản ánh số ngày trung bình của một vòng quay hàng tồn kho tại xí nghiệp dịch vụ khoa học kỹ thuật cho thấy: Số ngày một vòng quay hàng tồn kho năm 2000 = = 232.26 (ngày) Số ngày một vòng quay hàng tồn kho năm 2001 = = 244,89 (ngày) Do số vòng quay hàng tồn kho bình quân năm 2001 giảm so với năm 2000 nên số vòng quay hàng tồn kho năm 2001 tăng so với năm 2000 là 12,63 ngày nguyên nhân chính là do năm 2001 hàng tồn kho tăng mạnh. Vậy hàng tồn kho do đâu? Những nhân tố làm giảm tỷ trọng hàng tồn kho là gì? Bảng phân tích dưới đây sẽ làm rõ điều đó: Biểu 7: phân tích BCTC về hàng tồn kho năm 2001 đơn vị: vnd Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 So sánh năm2001/2000 Số tiền TT(%) 1.NL, VL tồn kho 9.240.000 0 -9.240.000 -100 2.Chi phí SXKDD 14.058.874.596 17.517.617.852 +3.458.770.256 +24,6 Cộng 14.068.087.596 17.517.617.852 +3.449.530.256 +24,52 Báo cáo tài chính cho thấy hàng tồn kho tăng với tỷ trọng 24,52% tương ưng với số tăng tuyệt đối là 3.449.530.256 (đ) chủ yếu là do chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tăng 24,6% với con số tăng tuyệt đối là 3.458.770.256 (đ) còn nguyên liệu, vật liệu tồn kho giảm từ 9.240.000 (đ) về 0.Điều này chứng tỏ: Tỷ lệ hàng hoá tồn kho của xí nghiệp tăng cho thấy năng lực thi công các công trình của xí nghiệp tăng vì xí nghiệp đã có những biện pháp tích cực mua sắm thêm TSCĐ phục vụ cho công tác sản xuất , gia công các cột đIện đồng thời phục vụ cho công tác xây lắp các công trình thuỷ điện . Nhưng qua đó ta cũng nhận thấy tỷ lệ của chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cao lại bộc lộ những hạn chế trong việc đẩy mạnh tiến độ thi công các công trình của xí nghiệp. Bên cạnh đó xí nghiệp đã có nhiều cố gắng phấn đấu trong việc tiết kiệm chi phí nguyên liệu, vật liệu. Việc tiết kiệm được số nguyên vật liệu này cũng phần nào góp phần hạ thấp tỷ lệ hàng tồn kho và giảm bớt phần nào số vốn lưu động bị ứ đọng do chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cao. Như vậy, đánh giá chung về tình hình quản lý hàng tồn kho của xí nghiệp dịch vụ khoa học kỹ thuật vẫn còn nhiều hạn chế. Xí nghiệp cần có những biện pháp thích hợp nhằm nâng cao số vòng quay hàng tồn kho và giảm bớt số ngày một vòng quay hàng tồn kho hơn nữa. 2.2.4.2 Phân tích tình hình quản lý các khoản phải thu. Thực tế cho thấy các khoản phải thu của xí nghiệp chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng tài sản lưu động của Xí nghiệp và tỷ trọng so với năm 2000. Cụ thể năm 2000 các khoản phải thu chiếm 47,7% trong tổng tài sản lưu động, năm 2001 các khoản phải thu chiếm 37,07% trong tổng tài sản lưu động như vậy các khoản phải thu năm 2001 giảm so với năm 2000 là 3.091.906.941(đ) tương ứng với tỷ lệ giảm 20%. Số dư bình quân các khoản phải thu bình quân năm 2000 = = 14.633.606.857,5(đ) - Số dư bình quân các khoản phải thu bình quân năm 2001 = = 13.919.708.450 (đ) -Doanh thu thuần năm 2000 = 19.560.497.033 (đ) -Doanh thu thuần năm 2001 = 25.986.688.390 (đ) *Vòng quay các khoản phải thu năm 2000 = = 1,34 (vòng) *Vòng quay các khoản phải thu năm 2001 = = 1,87 (vòng) Qua con số trên đây ta thấy tuy vòng quay các khoản phải thu năm 2001 đã tăng hơn năm 2000 là 0,43 vòng nhưng vẫn còn ở mức độ thấp, điều này cho thấy công tác thu hồi các khoản phải thu là chưa tốt. Ngoài ra, phân tích tài chính đã sử dụng chỉ số hoạt động kỳ thu tiền trung bình trên cơ sở các khoản phải thu và doanh thu bình quân một ngày để đánh giá khả năng thu hồi trong thanh toán.Kỳ thu tiền trung bình phản ánh số ngày cần thiết để thu được các khoản phải thu.Kỳ thu tiền bình quân được xác định như sau: Kỳ thu tiền trung bình = x 360 áp dụng vào Xí nghiệp dịch vụ khoa học kỹ thuật ta có: *Kỳ thu tiền trung bình năm 2000 = x 360 = 269,32 (ngày) *Kỳ thu tiền trung bình năm 2001 = x 360 = 192,83 (ngày) Trong năm 2001 xí nghiệp đã có những tiến bộ trong việc rút ngắn thời gian thu hồi các khoản phải thu, so với năm 2000 kỳ thu tiền trung bình đã rút ngắn được 76,49 (ngày).Có được đIều này là do xí nghiệp đã thực hiện chính sách tín dụng hợp lý. Với khách hàng lâu năm xí nghệp chấp nhận đề nghị thanh toán chậm với đơn vị đối tác để giữ mối quan hệ làm ăn lâu dài, còn đối với khách hàng mới thì xí nghiệp đề nghị với đơn vị đối tác thanh toán trước một phần để hưởng một số ưu đãi khác khi bàn giao quyết toán công trình nên khoản phải thu giảm từ 15.465.661.907(đ) xuống còn 12.373.754.993 (đ), tức là giảm 3.082.906.914 (đ) tương đương với tỷ lệ giảm là 19,93%. 2.2.4.3 Phân tích hiệu suất sử dụng vốn lưu động. Để tiến hành sản xuất kinh doanh ngoài tư liệu lao động,chúng ta cần có đối tượng lao động. Khác với tư liệu lao động,đối tượng lao động (nguyên nhiên vật liệu, bán thành phẩm …) chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất, không giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu, giá trị của nó được chuyển dịch toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm. Những tư liệu nói trên nếu xét về hình thái hiện vật được gọi là tài sản lưu động còn xét về hình thái giá trị được gọi là vốn lưu động. Với xí nghiệp dịch vụ khoa học kỹ thuật, vốn lưu động chiếm một vị trí quan trọng trong tổng tài sản của xí nghiệp. Năm 2000 tỷ trọng của vốn lưu động trong tổng tài sản là 99,58%, Năm 2001 con số này là 94,81%. Vốn lưu động của xí nghiệp không những giảm về mặt tỷ trọng mà còn giảm về mặt giá trị là:1.405.096.242 (đ).Với sự sụt giảm của vốn lưu động đó dẫn đến sự biến động của các chỉ tiêu như: vòng quay vốn lưu động và số ngày 1 vồng quay vốn lưu động như sau: Vốn lưu động bình quân năm 2000 = = 28.464.498.492(đ) Vốn lưu động bình quân năm 2001 = = 32.351.106.480 (đ) Vòng quay vốn lưu động năm 2000 = = 0,69 (vòng) Vòng quay vốn lưu động năm 2001 = = 0,8 (vòng) Số ngày một vòng quay vốn lưu động năm2000 = = 521,74 (ngày) Số ngày một vòng quay vốn lưu động năm 2001 = = 450 (ngày) Vòng quay vốn lưu động trong năm 2000 phản ánh trong kỳ vốn lưu động quay được 0,69 vòng nghĩa là cứ đầu tư bình quân một đồng vốn lưu độngtrong kỳ sẽ tạo ra 0,69 đồng doanh thu . Nhưng năm 2001 vòng quay vốn lưu động là 0,8 vòng , điều đó cho ta thấy cứ đầu tư bình quân một đồng vốn lưu động sẽ tạo ra 0,8 đồng doanh thu. Tuy con số này có tăng lên 0,11 vòng nhưng ta thấy vẫn còn ở mức thấp . Để giải thích cho vấn đề này ta thấy do Xí nghiệp dịch vụ khoa học kỹ thuật là một doanh nghiệp Nhà nước hoạt động trên lĩnh vực tư vấn , thiết kế và xây lắp các công trình đIện nên tỷ trọng vốn lưu động chiếm đa số trong trong tổng tài sản là đIều hợp lý. Hơn thế nữa, doanh thu thuần của xí nghiệp tăng từ 19.560.497.633 (đ) lên 25.986.688.390 (đ), nghĩa là đã có sự gia tăng vượt bậc 6.426.190.757 (đ) tương ứng với tỷ lệ tăng là 32,85%. Do có sự cố gắng này của xí nghiệp đã làm cho số ngày một vòng quay vốn lưu động giảm được 71,74 ngày (=450-521,74). ĐIều này được đánh giá là thành tích của xí nghiệp. Hy vọng rằng trong những năm tiếp theo xí nghiệp sẽ không ngừng nâng cao doanh thu h và giảm bớt số ngày một vòng quay vốn lưu động hơn nữa. 2.2.4.4 Phân tích hiệu suất sử dụng tài sản cố định Chỉ số hoạt động của tài sản cố định được đưa ra nhằm đo lường hiệu quả sử dụng vốn cố định và được tính toán khi áp dụng vào tình hình thực tế của xí nghiệp dịch vụ khoa học kỹ thuật như sau: Vốn cố định bình quân năm 2000 = = 1.380.823.293(đ) Vốn cố địnhbình quân năm 2001 = = 1.630.976.696 (đ) Hiệu suất sử dụng vốn cố định năm 2000 = = 14,17 (lần) Hiệu suất sử dụng vốn cố định năm 2001 = = 15,93 (lần) Kết quả trên cho thấy trong năm 2001 cứ 1 đồng vốn cố định bỏ ra tạo được 14,17 đồng doanh thu thuần, còn trong năm 2001 thì một đồng vốn cố định bỏ ra tạo ra được 15,93 đồng doanh thu thuần. Ta nhận thấy: vốn cố định của xí nghiệp tăng từ 1.380.823.293 (đ) lên đến 1.630.976.969 (đ) chứng tỏ xí nghiệp đã chú trọng hơn vào việc đầu tư cho tài sản cố định và tốc độ tăng của vốn cố định vẫn thấp hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần nên hiệu suất sử dụng vốn cố định tăng. 2.2.4.5 Phân tích hiệu suất sử dụng toàn bộ vốn. Chỉ số hoạt động của toàn bộ vốn được biểu hiện thông qua số vòng quay của toàn bộ vốn như sau: Vốn kinh doanh bình quân năm 2000 = = 29.845.322.235 (đ) Vốn kinh doanh bình quân năm 2001 = = 33.982.083.449 (đ) Vòng quay toàn bộ vốn năm 2000 = = 0,66 (vòng) Vòng quay toàn bộ vốn năm 2001 = = 0,76 (vòng) Vòng quay toàn bộ vốn năm 2001 cao hơn so với năm 2000 là 0,1 vòng.Điều đó có nghĩa là cứ 1 đồng vốn kinh doanh bỏ ra trong năm 2000 sẽ thu được 0,66 đồng doanh thu còn năm 2001 cứ 1 đồng vốn kinh doanh bỏ ra trong năm 2001 thu được 0,76 đồng doanh thu. Tuy rằng vòng quay toàn bộ vốn có tăng nhưng vẫn ở mức thấp. Nguyên nhân chủ yếu là do hệ số nợ của xí nghiệp quá cao, chiếm tỷ trọng 86,78% trong tổng nguồn vốn mà xí nghiệp đang sử dụng, hơn nữa hiệu suất sử dụng vốn cố định và vốn lưu động tuy có tăng nhưng ở mức độ thấp. Vấn đề đặt ra đối với xí nghiệp trong thời gian tới là tăng doanh thu, cân đối lại nguồn vốn để tạo niềm tin cho các nhà đầu tư. Nhận xét chung: Qua quá trình phân tích về nhóm chỉ tiêu hoạt động của xí nghiệp ta nhận thấy hoạt động của xí nghiệp trong năm 2001 là tương đối tốt, tuy nhiên vẫn còn nổi cộm một số vấn đề cần phải giải quyết trong thời gian tới. Xem bảng tổng kết dưới đây: Biểu 8: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của XNDVKHKT STT Chỉ tiêu đơn vị Năm 2000 (n1) Năm 2001 (n2) n2-n1 1 Số vòng quay hàng tồn kho Vòng 1,55. 1,47 - 0,08 2 Số ngày 1 vòng quay hàng tồn kho Ngày 232,26 244,89 +12,63 3 Vòng quay khoản phải thu Vòng 1,34 1,87 +0,53 4 Kỳ thu tiền trung bình Ngày 269,32 192,83 - 76,49 5 Vòng quay vốn lưu động Vòng 0,69 0,8 +0,11 6 Số ngày 1 vòng quay VLĐ Ngày 521,74 450 - 71,74 7 Hiệu suất sử dụng VCĐ Lần 14,17 15,93 +1,76 8 Vòng quay toàn bộ vốn Vòng 0,66 0,76 +0,1 Qua bảng tổng kết trên ta thấy sự thống nhất gia tăng của hiệu quả sử dụng vốn trong xí nghiệp chứng tỏ doanh nghiệp đã có những biện pháp tích cực thu hồi các khoản phải thu, huy động kịp thời một lượng vốn vào sản xuất kinh doanh.Vậy để làm rõ vấn đề vốn được sử dụng như thế nào trong năm 2001 ta đI phân tích tiếp diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn thông qua bảng phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn. 2.2.5 Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn. Bảng phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn được lập để phản ánh trọng đIểm của việc sử dụng vốn và những nguồn tài trợ cho việc sử dụng vốn đó. Bảng phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn sẽ dựng nên bức tranh hoạt động tài chính của mỗi doanh nghiệp và sẽ là cơ sở để nha quản trị tài chính doanh nghiệp có những chính sách trong thời kỳ tới: Biểu 9: Bảng kê diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn của xí nghiệpdịch vụ khoa học kỹ thuật năm 2001 Đơn vị tính:vnd Khoản mục Số ĐK (n1) Số CK (n2) n2-n1 DBNV SDV Tiền mặt 3.734.785 2.114.685 - 1.620.100 1.620.100 Tiền gửi NH 1.439.966.866 605.148.699 - 834.818.107 834.181.107 Phải thu của KH 12.888.221.699 9.738.244.389 -3.149.977.310 3.149.977.310 Trả trước cho NB 219.809.899 604.872.822 +385.062.923 385.662.923 Phải thu nội bộ 2.357.630.309 2.030.637.782 - 326.992.527 326.992.527 NVL 9.240.000 0 - 9.240.000 6.240.000 Chi phí SXKDDD 14.508.847.596 17.517.617.852 +3.458.770.256 3.458.770.256 Tạm ứng 2.006.214.557 1.137.222.300 - 868.992.257 868.992.257 Thế chấp ký cược 69.988.950 9.818.000 - 60.170.950 60.170.950 TSCĐHH 1.529.358.258 1.584.730.477 +55.372.219 55.372.219 GTHM (- 1.168.136.217) (- 1.430.269.984) -262.133.767 262.133.767 TSCĐVH 6.363.636 6.363.636 0 GTHM 0 (- 2.163.636) 2.163.636 2.163.636 XDCBDD 0 143.665.203 +143.665.203 143.665.203 Vay ngắn hạn 2.039.061.934 2.035.641.341 - 3.420.593 3.420.593 Phải trả cho NB 10.490.145.683 11.577.519.243 +1.087.373.560 1.087.373.560 Người mua trả tiền trước 14.139.252.831 9.447.976.662 - 4.691.276.151 4.691.276.151 Thuế và các khoản nộp NS 84.812.560 567.555.662 +482.743.102 482.743.102 Phải trả CNV 2.179.587.446 2.470.075.938 +290.488.492 209.488.492 Phải trả nội bộ 1.173.119.678 1.821.383.482 +648.236.408 648.263.804 Phải trả, phải nộp khác 88.354.017 122.709.644 +34.355.627 34.355.627 Chi phí phải trả 763.452.000 926.457.079 +163.005.079 163.005.079 Chênh lệch tỷ giá 49.009.635 403.779.517 +354.769.882 354.769.882 Quỹ PTKD 12.483.854 17.225.080 +4.741.226 4.741.226 Quỹ dự phòng tài chính 184.475.286 264.364.791 79.889.505 79.889.505 Quỹ dự phòng trợ cấp MVL 74.031.494 105.987.296 +31.955.802 31.955.802 Lãi chưa phân phối 804.4940135 1.066.570.265 +262.076.130 262.076.130 Quỹ khen thưởng ,phúc lợi 1.096.897 54.273.014 +53.176.117 53.176.117 Nguồn KPSN 75.128.391 160.260.310 +85.131.919 85.131.919 Bảng kê diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn cho thấy trong năm 2001 các khoản mục trên BCĐKT của xí nghiệp dịch vụ khoa học kỹ thuật có sự thay đổi rõ rệt. Với số liệu này ta thấy:hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp trong năm 2001 là rất đa dạng, đồng thời hoạt động đó có tác động đến quá trình sử dụng vốn của xí nghiệp như sau: Biểu 10:phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn năm 2001 Đơn vị:vnđ DBNV Số tiền TT(%) SDV Số tiền TT(%) Giảm tiền tại quỹ 1.620.100 0,02 Tăng khoản trả trước cho NB 385.662.923 4,41 Giảm tiền gửi NH 834.818.107 9,35 Tăng chi phí SXKDDD 3.458.770.256 39,58 Giảm khoản phải thu của KH 3.149.977.310 35,26 Đầu tư TSCĐ 55.372.219 0,63 Giảm khoản phải thu nội bộ 326.992.527 3,66 Đầu tư XDCBDD 143.665.203 1,64 Tăng NVL tồn kho 9.240.000 0,01 GIảm vay NH 3.420.593 0,04 Giảm tạm ứng 868.992.257 9,71 Người mua trả tiền trước giảm 4.691.276.151 53,69 Giảm thế chấp ký cược NH 60.170.950 0,67 Tính KHTSCĐ 264.297.403 2,96 Thanh toán chậm cho NB 1.087.373.560 2,16 Tăng khoản phải nộp NS 482.743.102 5,41 Tăng khoản phải trả CNV 290.488.492 3,25 Tăng khoản phải trả nội bộ 648.263.804 7,25 Tăng khoản phải nộp khác 34.355.627 0,38 Tăng chi phí phải trả 163.005.627 1,83 Chênh lệch tỷ giá tăng 4.741.226 0,05 Tăng qũy PTKD 354.769.882 3,95 Tăng quỹ dự phòng tài chính 79.889.505 0,85 Tăng dự phòng trợ cấp MVL 31.955.802 0,36 Lãi chưa phân phối tăng 262.076.130 2,93 Tăng quỹ khen thưởng phúc lợi 53.176.117 0,59 Tăng kinh phí SN 85.131.919 0,95 Cộng 8.738.167.345 100 Cộng 8.738.167.345 100 Qua bảng trên ta thấy : trong năm 2001 Xí nghiệp dịch vụ khoa học kỹ thuật chủ yếu tìm nguồn vốn từ khoản trích khấu hao tài sản cố định là:264.297.403(đ) chiếm tỷ trọng 2,96%; thu hồi các khỏan phải thu của khách hàng là 3.149.977.301(đ) chiếm tỷ trọng 35,26%; thu hồi các khoản phải thu nội bộ 326.992.527 (đ)chiếm tỷ trọng 3,66%; trích từ quỹ lợi nhuận trong đó dặc biệt là quỹ phát triển kinh doanh 354.769.882 (đ) chiếm tỷ trọng 3,92% ; kinh phí sự nghiệp 85.131.919(đ) chiếm tỷ trọng 0,95% trong tổng số vốn huy động được là:8.738.167.345 (đ). Thêm vào đó Xí nghiệp cũng đã tăng nguồn vốn kinh doanh trong kỳ bằng cách xin gia hạn thời gian thanh toán với người bán khoản nợ:1.087.373.560(đ)tương ứng với tỷ trọng là 12,16%. Với tổng số vốn huy động được Xí nghiệp dịch vụ khoa học kỹ thuật đã dùng vào những mục đích sau: đầu tư xây dựng cơ bản:143.665.203(đ) chiếm tỷ trọng 1,64%; tăng dự trữ hàng tồn kho cụ thể là tăng chi phí xâydựng cơ bản dở dang:3.458.77.256(đ) tương ứng với tỷ trọng là 39,58%; đầu tư vào tài sản cố định 55.372.219 (đ) tương ứng với tỷ trọng là 0,63%. Qua số liệu trên ta có những nhận xét sau: *Một là: trong năm 2001 thực tế tổng giá trị tài sản giảm 1.201.585.820(đ) nhưng Xí nghiệp đã tăng quy mô sử dụng lên 8.738.167.345(đ). Điều đó chứng tỏ khả năng huy động vốn cao của đơn vị, các cán bộ tài chính kế toán không chỉ có làm nhiệm vụ “giữ vốn” mà đã có sự chủ động tạo nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của quá trình sản xuất kinh doanh. *Hai là: Tổng số vốn của Xí nghiệp được huy động chủ yếu từ khoản chiếm dụng của khách hàng; một phần từ các quỹ lợi nhuận như quỹ khen thưởng phúc lợi, quỹ dự phòng tài chính; quỹ kinh phí sự nghiệp. Với tổng số vốn đó Xí nghiệp dịch vụ khoa học kỹ thuật đã tăng quy mô hàng tồn kho 39,58%; đầu tư tài sản cố định 0,63%; đầu tư xây dựng cơ bản 1,64%.Điều này là chưa hợp lý bởi vì với con số lớn huy động từ việc chậm trả các khoản nợ một mặt làm tăng hệ số nợ của đơn vị; một mặt việc đầu tư vào tài sản cố định và xây dựng cơ bản dở dang chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số vốn huy động được sẽ làm giảm uy tín và khả năng sản xuất của đơn vị. Do đó để tăng khả năng thanh toán, giảm bớt hệ số nợ, giảm lượng chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Xí nghiệp cần có những phương hướng và biện pháp cụ thể nhằm giải quyết những vấn đề tồn tại; vừa phát huy được những tồn tại bên trong sao cho chi phí sử dụng các nguồn vốn giảm và hướng tới mục tiêu cuối cùng của sản xuất kinh doanh là tối đa hoá lợi nhuận. 2.2.6 Phân tích khả năng sinh lời của doanh nghiệp Các bước phân tích trên chỉ phân tích từng khía cạnh và chỉ phản ánh hiệu quả từng hoạt động riêng biệt chứ không phản ánh tổng hợp được hiệu quả sản xuất kinh doanh và hiệu quả năng lực quản lý doanh nghiệp.Để phục vụ cho mục đích trên cần phân tích hệ số khả năng sinh lời đồng thời kết hợp với báo cáo kết quả kinh doanh để có được sự dánh giá hợp lý phân tích báo cáo kết quả hoạt ĐộnG sản xuất kinh doanh năm 2001 Đơn vị :VNĐ Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 So sánh năm 2001/2000 Số tiền TT(%) 1.Tổng doanh thu 19.560.497.033 25.986.688.390 +6.426.191.357 +32,85 2.Các khoản giảm trừ 0 0 0 0 3.Doanh thu thuần (3=1- 2) 19.560.497.033 25.986.688.390 +6.426.191.357 +32,85 4.Giá vốn hàng bán 17.197.470.796 23.199.641.610 +6.002.170.814 +34,9 5.Lợi tức gộp(5= 3- 4) 2.363.026.237 2.787.046.780 +424.020.543 +17,94 6.Chi phí bán hàng 0 0 0 0 7.Chi phí QLDN 1.285.907.440 1.250.978.111 - 34.929.329 - 2,72 8.Lợi tức từ HDKD(8=5- 6- 7) 1.077.118797 1.536.068.669 +458.949.872 +42,61 9.Lợi tức từ HĐTC 12.283.905 15.442.928 +3.159.023 +25,72 10.Lợi tức từ HĐBT 67.697.357 1.345.460 - 66.351.897 - 98,01 11Tổng lợi nhuận trước thuế (11=8+9+10) 1.157.100.059 1.552.857.057 +395.756.998 +34,2 12.Thuế lợi tức phải nộp 355.896.292 435.507.474 +99.611.182 +29,66 13.Lợi nhuận sau thuế(13=11- 12) 821.203.767 1.117.349.583 +296.145.816 +36,01 Qua bảng phân tích trên ta thấy được các chỉ tiêu đều tăng chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp là rất tốt. Tổng doanh thu tăng 6.426.191.357 (đ) tương ứng với tỷ lệ tăng là 32,85% cho thấy xí nghiệp có rất nhiều cố gắng trong việc thi công xây lắp và hoàn thành quyết toán các công trình đIện mà xí nghiệp đảm nhận. Trong cả 2 năm đều không có các khoản giảm trừ nên doanh thu thuần không đổi. Giá vốn hàng bán tăng 6.002.170.814 (đ),tăng 34,9%.Đây là đIều dễ chấp nhận bởi lẽ trong năm 2001 xí nghiệp tham gia thi công nhiều công trình hơn và năm 2001 có sự biến động lớn về giá cả nguyên vật liệu của nghành xây dựng và hầu hết giá của nguyên vật liệu đều tăng.Chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 34.929.329 (đ), tương ứng với tỷ lệ giảm là 2,72% ; lợi tức từ hoạt động bất thường giảm 66.351.897(đ) ,tương ứng với tỉ lệ giảm là 98,01%; lợi tức từ hoạt động tài chính tăng 3.159.023(đ) tương úng với tỉ lệ tăng là 25,72%. Lợi nhuận trước thuế tăng 395.756.998 (đ) tương ứnh vói tỉ lệ tăng là 34,2% kéo theo thuế thu nhập doanh nghiệp tăng 99.611.182(đ) với tỉ lệ tăng tương ứng là 22,66%. Cuối cùng là chỉ tiêu tổng lợi nhuận sau thuế – chỉ tiêu được rất nhiều người quan tâm và thuộc về chủ sở hữu doanh nghiệp đã tăng 296.145.816(đ) tương ứng với tỉ lệ tăng là 36,1%. Đây là một thành tích rất lớn của xí nghiệp trong năm 2001. Với tình hình hoạt động có hiệu quả cao như vậy doanh nghiệp đã thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước như thế nào? bảng dưới đây sẽ làm rõ điều này: Biểu 11:tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước năm 2001 Đơn vị tính:vnđ Chỉ tiêu Số phải nộp đầu kỳ Số phải nộp kỳ này Số đã nộp trong kỳ Số còn phải nộp đến cuối kỳ I.Thuế 112.468.11. 1.285.298.385 830.211.240 567.555.260 1.Thuế GTGT hàng nội địa phải nộp 84.812.691 763.344.570 280.602.001 567.555.260 2.Thuế TNDN 435.507.474 435.507.474 3. Thu trên vốn 50.779.317 50.779.317 4.Các loại thuế khác 27.655.424 35.667.024 63.322.448 II. Các khoản phải nộp CT 1.Quỹ ĐTPT 39.944.752 39.944.752 2.Quỹ MVL phải nộp tổng công ty 7.988.950 7.988.950 3.Quỹ KTPL phải nộp tổng công ty 13.980.663 13.980.663 Tổng cộng 112.468.115 1.285.298.385 830.211.240 567.555.260 Tuy rằng năm 2001 tình hình tài chính của xí nghiệp là rất khả quan, hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao nhưng tình hình thực nghĩa vụ với Nhà nước trong năm chưa được tốt.Cụ thể đến cuối năm xí nghiệp vẫn còn nợ thuế là 567.55.260 (đ) tăng vọt so với cuối năm 2000.Số thuế cuối kỳ phải nộp chỉ dừng ở con số 112.468.115 (đ). Do là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc công ty tư vấn khảo sát thiết kế điẹn một nên việc thanh toán các khoản phải nộp cho Nhà nước có thể trì hoãn và đây cũng là một biện pháp Nhà nước giúp doanh nghiệp có thêm vốn kinh doanh để thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ tiếp theo. Vậy qua số liệu biểu hiện tình hình tài chính của xí nghiệp như trên thì khả năng sinh lời sẽ được đánh giá như thế nào? 2.2.6.1 Doanh lợi doanh thu Đây là hệ số phản ánh số lợi nhuận sau thuế có trong 100 đồng doanh thu thuần trong kỳ.áp dụng vào xí nghiệp dịch vụ khoa học kỹ thuật ta có thể xác định: Doanh lợi doanh thu năm 2000 = x 100 = 4,2% Doanh lợi doanh thu năm 2001 = x 100 = 4,3% Kết quả trên cho thấy nếu như năm 2000 trong 100 đồng doanh thu thì có 4,2 đồng lợi nhuận sau thuế , còn năm 2001 thì cứ trong 100 đồng doanh thu thì có 4,3 đồng lợi nhuận sau thuế. Như vậy doanh lợi doanh thu năm 2001 cao hơn so với năm 2001 là 0,1 đồng. đIều này rất đáng khích lệ ,hy vọng rằng trong kỳ tới xí nghiệp nâng cao hơn nữa doanh lợi doanh thu của mình. 2.2.6.2 Doanh lợi tổng vốn Chỉ tiêu này đo lường mức sinh lợi của đồng vốn. Nó phản ánh 1 đồng vốn kinh doanh bình quân được sử dụng vào trong kỳ tạo ra mấy đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này của xí nghiệp dịch vụ khoa học kỹ thuật là: Doanh lợi tổng vốn năm 2000 = x100 = 2,75 % Doanh lợi tổng vốn năm 2001 = x 100 =3,29% Trong năm 2000 xí nghiệp cứ sử dụng 100 vốn kinh doanh thì sẽ tạo ra được 2,75 đồng lợi nhuận, còn năm 2001 xí nghiệp sử dụng 100 vốn kinh doanh tạo ra được 3,29 đồng lợi nhuận sau thuế.Chứng tỏ xí nghiệp đã sử dụng vốn đúng mục đích và mang lại hiệu quả cao.Nguyên nhân chủ đạo là nhờ hoạt động có uy tín của mình trong những năm qua xí nghiệp đã kí hợp đồng được nhiều đơn dặt hàng, nhiều công trình làm cho doanh thu thuần tăng mạnh hơn nữa hiệu quả của công tác quản lý chi phí đã làm cho chi phí quản lý doanh nghiệp giảm đáng kể dẫn đến lợi nhuận sau thuế của xí nghiệp . 2.2.6.3 Doanh lợi vốn chủ sở hữu Đây là chỉ tiêu đánh giá mức độ thực hiện mục tiêu tăng lợi nhuận ròng từ vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. áp dụng vào xí nghiệp dịch vụ khoa học kỹ thuật ta có: Vốn chủ sở hữu bình quân năm 2000 = = 3.289651.070 (đ) Vốn chủ sở hữu bình quân năm 2001 = = 4.018.531.059 (đ) Doanh lợi vốn chủ sở hữu năm 2000 = x100 = 24,96% Doanh lợi vốn chủ sở hữu năm 2001 = x 100 =27,8% Thông qua chỉ tiêu trên ta thấy rằng trong 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra trong năm 2000 mang lại 24,96 đồng lợi nhuận ròng, con ssố này vào năm 2001 tăng 2,84 đồng , nghĩa là 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra thu về 27,8 đồng lợi nhuận ròng. Như vậy doanh lợi vốn chủ sở hữu năm 2001 so với năm 2001 biểu hiện chiều hướng đi lên của doanh nghiệp. Với những thành tích của doanh nghiệp đã nêuta thấy thành tích này rất đáng biểu dương. Có được kết quả đó là do các nhà quản lý tài chính của xí nghiệp đã vận dụng rất tốt đòn bẩy tài chính bởi vì xí nghiệp đã rút ngắn tiền vay ngân hàng, tăng cường chiếm dụng vốn trong giới hạn của mình mà không ảnh hưởng đến tình hình và hiệu quả hoạt động của xí nghiệp như tăng khoản chiếm dụng vốn từ nhà cung cấp,khoản phải trả công nhân viên, khoản phải nộp ngân sách. Đây là nguồn vốn hợp pháp mà đơn vị được sử dụng không phải trả lãi tức là không mất chi phí sử dụng vốn, tác động đến đòn bẩy tài chính luôn dương. Tóm lại khả năng gia tăng lợi nhuận cao là điều mong muốn của mỗi chủ sở hữu và trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh thì việc các nhà quản lý tài chính sử dụng đòn bẩy tài chính tích cực như tại xí nghiệp dịch vụ khoa học kỹ thuật là rất tốt. 2.2.7 Vận dụng sơ đồ DUPONT để đánh giá tình hình tài chính của xí nghiệp: Như phần lý luận chung ở chương I đã nêu có 2 phương pháp phân tích truyền thống là phương pháp so sánh và phương pháp hệ số. Ngoài ra để đánh giá sát sao hơn nữa tình hình tài chính của doanh nghiệp các nhà phân tích thường sử dụng phương pháp phân tích DUPONT .Phương pháp này sẽ đánh giá tác động tương hỗ giữa các hệ số tài chính. Đó là quan hệ hàm số giữa doanh lợi doanh thu, doanh lợi tổng vốn và doanh lợi vốn chủ sở hữu. Mặt khác kết hợp 2 phương pháp phân tích DUPONT và 2 phương pháp phân tích truyền thống sẽ góp phân nâng cao chất lượng phân tích tài chính . 2.2.7.1 Mối quan hệ tương tác giữa hệ số tỷ suất lợi nhuận ròng vốn kinh doanh với hiệu suất sử dụng toàn bộ vốn và tỷ suất lợi nhuận doanh thu Mối quan hệ này được xác lập như sau: ´ ´ Như vậy: Tỷ suất lợi nhuận = Tỷ suất lợi nhuận ´ Vòng quay toàn vốn kinh doanh doanh thu bộ vốn Với Xí nghiệp dịch vụ khoa học kỹ thuật ta

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc24409.DOC
Tài liệu liên quan