Tài liệu Đề tài Đánh giá tình hình kiểm soát huyết áp ở bệnh nhân tăng huyết áp biến chứng nhồi máu não – Cao Trường Sinh: Y HỌC THỰC HÀNH (914) - SỐ 4/2014
176
sinh, có rối loạn nội tiết sớm, điều trị chủ yếu bằng nội
khoa có kết quả cao hơn.
Khi nồng độ prolactin giảm, kinh nguyệt trở về bình
thường, vòng kinh có phóng noãn vì vậy bệnh nhân có
thai. Tỷ lệ có thai ở những bệnh nhân vô sinh là 20,6%,
trong đó 3 bệnh nhân đã sinh con khỏe mạnh, 2 bn
thai đang phát triển bình thường, 2 trường hợp bị sảy
thai 6 tuần là trường hợp nồng độ prolactin vẫn còn cao
>2000mUI/l. Vì vậy khi điều trị bác sĩ phải khuyến cáo
dùng biện pháp tránh thai để không có thai qu ásớm
khi chưa thật ổn về nồng độ prolactin, thai phát triển
khó khăn dễ có nguy cơ sảy thai và thai lưu.
Kết luận
Sau khi nghiên cứu kết quả điều trị 45 bệnh nhân u
tuyến yên tăng tiết prolactine chúng tôi nhận thấy:
Nội khoa là phương pháp điều trị chủ yếu chiếm
100%, trong đó Dostinex chiếm 77,8%, chỉ có 5 trường
hợp được phẫu thuật nội soi.
Sau 3 tháng điều trị 86,2% có kinh nguyệt trở lại,
hết tiết sữa 93,7%...
4 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 13/07/2023 | Lượt xem: 248 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Đánh giá tình hình kiểm soát huyết áp ở bệnh nhân tăng huyết áp biến chứng nhồi máu não – Cao Trường Sinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y HỌC THỰC HÀNH (914) - SỐ 4/2014
176
sinh, cã rèi lo¹n néi tiÕt sím, ®iÒu trÞ chñ yÕu b»ng néi
khoa cã kÕt qu¶ cao h¬n.
Khi nång ®é prolactin gi¶m, kinh nguyÖt trë vÒ b×nh
thêng, vßng kinh cã phãng no·n v× vËy bÖnh nh©n cã
thai. Tû lÖ cã thai ë nh÷ng bÖnh nh©n v« sinh lµ 20,6%,
trong ®ã 3 bÖnh nh©n ®· sinh con kháe m¹nh, 2 bn
thai ®ang ph¸t triÓn b×nh thêng, 2 trêng hîp bÞ s¶y
thai 6 tuÇn lµ trêng hîp nång ®é prolactin vÉn cßn cao
>2000mUI/l. V× vËy khi ®iÒu trÞ b¸c sÜ ph¶i khuyÕn c¸o
dïng biÖn ph¸p tr¸nh thai ®Ó kh«ng cã thai qu ¸sím
khi cha thËt æn vÒ nång ®é prolactin, thai ph¸t triÓn
khã kh¨n dÔ cã nguy c¬ s¶y thai vµ thai lu.
KÕt luËn
Sau khi nghiªn cøu kÕt qu¶ ®iÒu trÞ 45 bÖnh nh©n u
tuyÕn yªn t¨ng tiÕt prolactine chóng t«i nhËn thÊy:
Néi khoa lµ ph¬ng ph¸p ®iÒu trÞ chñ yÕu chiÕm
100%, trong ®ã Dostinex chiÕm 77,8%, chØ cã 5 trêng
hîp ®îc phÉu thuËt néi soi.
Sau 3 th¸ng ®iÒu trÞ 86,2% cã kinh nguyÖt trë l¹i,
hÕt tiÕt s÷a 93,7%, ®au ®Çu hÕt 75%.
Nång ®é prolactin trë vÒ b×nh thêng 93,3%víi
nång ®é trung b×nh lµ 271,18±365,1mUI/l.
7 bÖnh nh©n cã thai chiÕm tû lÖ 20,6%.
Tµi liÖu tham kh¶o
1. Lý Ngäc Liªn (2003), “Nghiªn cøu ¸p dông ph¬ng
ph¸p mæ u tuyÕn yªn qua ®êng xoang bím t¹i BÖnh
viÖn ViÖt §øc tõ 2000-2002”. LuËn v¨n tèt nghiÖp b¸c sÜ
chuyªn khoa cÊp II, §¹i häc Y Hµ Néi.
2. Primeau V, Raftopoulos C &Maiter D (2012),
“Outcomes of transphenoidal surgery in prolactinomas:
Improvement of hormonal control in dopamine agonist-
resistant patients”, Eur J Endocrinol, 166(5): tr 79-86.
3. Bïi Ph¬ng Th¶o (2011), “Nghiªn cøu ®Æc ®iÓm l©m
sµng, cËn l©m sµng cña mét sè u thïy tríc tuyÕn yªn
thêng gÆp tríc vµ sau phÉu thuËt t¹i khoa Néi tiÕt BÖnh
viÖn B¹ch Mai”, LuËn v¨n tèt nghiÖp b¸c sÜ néi tró, Trêng
§¹i häc Y Hµ Néi.
4. NguyÔn §øc Anh (2012), “NhËn xÐt ®Æc ®iÓm l©m
sµng, cËn l©m sµng vµ ®¸nh gi¸ kÕt qu¶ phÉu thuËt u
tuyÕn yªn t¨ng tiÕt prolactine”, LuËn v¨n tèt nghiÖp b¸c sÜ
néi tró, Trêng §¹i häc Y Hµ Néi.
5. Pietro Mortini, Marco Losa, Raffaella Barzaghi,
(2005), “Results of transphenoidal in a large series of
patients with pituitary adenoma”, neurosurgery, 56(6),
pp1222-1223.
6. Brigitte Delmer (2008),”AdÐnomes µ
prolactine:diagnostic et prise en charge”. La presse
Medicale, pp.117-124.
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH KIỂM SOÁT HUYẾT ÁP Ở BỆNH NHÂN
TĂNG HUYẾT ÁP BIẾN CHỨNG NHỒI MÁU NÃO
CAO TRƯỜNG SINH - Đại học Y khoa Vinh
TÓM TẮT
Mục đích: Xác định tỷ lệ bệnh nhân không có tiền
sử tăng huyết áp, tỷ lệ được đo không được đo huyết
áp và được điều trị không điều trị thuốc huyết áp ở
bệnh nhân tăng huyết áp biến chứng nhồi máu não.
Đối tượng và phương pháp: 140 bệnh nhân tăng
huyết áp biến chứng nhồi máu não tuổi trung bình 65,5
10,4, 77 nam và 63 nữ, được điều trị tại Bệnh viện
Hữu nghị Đa khoa Nghệ An và Bệnh viện Trung ương
Huế từ tháng 5/2009 đến tháng 7/2012. Tất cả được
khám lâm sàng, đo huyết áp, hỏi về tiền sử bản thân,
gia đình; thời gian bị tăng huyết áp; việc sử dụng thuốc
điều trị và theo dõi huyết áp.
Kết quả: Tỷ lệ bệnh nhân không biết bị tăng huyết
áp chiếm 31,4%. Tỷ lệ bệnh nhân được đo huyết áp
hàng ngày chỉ chiếm 1,4%, 2 năm gần đây không
được đo huyết áp lần nào chiếm 25,8% và tỷ lệ dùng
thuốc đều đặn hàng ngày chỉ chiếm 6,4%.
Kết luận: Cần phải tư vấn, tạo mạng lưới theo dõi
điều trị cho bệnh nhân và khuyến cáo bệnh nhân tự
theo dõi huyết áp tại nhà để dùng thuốc hiệu quả để
phòng tai biến nhồi máu não tiên phát và tái phát.
Từ khóa: Huyết áp, nhồi máu não.
SUMMARY
ASSESSMENT OF BLOOD PRESSURE
CONTROL IN HYPERTENSIVE PATIENTS WITH
COMPLICATIONS OF CEREBRAL ISCHEMIC
STROKE
Aim: Determine the percentage of patients without
history of hypertension, the rate is measured not
measured blood pressure and not treated in
hypertensive drug in hypertensive patients with
complications of cerebral ischemic stroke.
Subjects and Methods: 140 hypertensive patients
with cerebral infarction complications mean age 65.5
10.4, 77 male and 63 female, were treated at Nghe An
Friendship Hospital General and Hue Central Hospital
from May / 2009 to 7/2012. All was taken the clinical
examination, blood pressure measurement, asked
about themselves, family history, duration of
hypertension, medication use and blood pressure
monitoring.
Results: The percentage of hypertensive unknow
patients was 31.4%. The percentage of patients with
blood pressure was measured daily only 1.4%, of
patients with 2 years recent was not measured blood
pressure once accounted for 25.8% and the
percentage of regular daily dosing accounted for 6.4%.
Conclusion: It need recomendation, creating
network of monitoring and treatment,
recommendations for patients self-monitoring of blood
pressure at home to use effective drug to prevent
cerebral ischemic recurrently and primary.
Keywords: hypertension, cerebral ischemic stroke,
blood pressure measurement.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tăng huyết áp là một yếu tố nguy cơ tim mạch
quan trọng, đang là vấn đề sức khỏe của các nước
phát triển cũng như đang phát triển [2], chiếm 4,5%
gánh nặng bệnh tật toàn cầu.
Y HỌC THỰC HÀNH (914) - SỐ 4/2014
177
Tăng huyết áp là một yếu tố nguy cơ chủ yếu
chiếm trên 50% các yếu tố nguy cơ của tai biến mạch
máu não trong đó có nhồi máu não [3].
Việc kiểm soát huyết áp và dùng thuốc đều đặn là
một yếu tố quan trọng góp phần giảm thiểu các biến
chứng tổn thương các cơ quan đích trong đó có nhồi
máu não. Trên thực tế lâm sàng, có nhiều bệnh nhân
không dùng thuốc đều đặn nên dẫn đến tai biến mạch
máu não. Bởi vậy, cần khuyến cáo người bệnh thấy
được lợi ích của việc dùng thuốc, đo huyết áp đều đặn
để đề phòng tai biến, do đó chúng tôi tiên hành đề tài
nhằm mục đích: Xác định tỷ lệ bệnh nhân không có
tiền sử tăng huyết áp, tỷ lệ được đo không được đo
huyết áp và được điều trị không điều trị thuốc huyết áp
ở bệnh nhân tăng huyết áp biến chứng nhồi máu não.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng
140 bệnh nhân nhồi máu não có tăng huyết áp tuổi
trung bình 65,5 10,4, 77 nam và 63 nữ, được điều trị
tại khoa Thần kinh Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ
An và Trung tâm Tim mạch Bệnh viện Trung ương
Huế. Thời gian từ tháng 5/2009 đến tháng 7/2012.
2. Phương pháp
Nghiên cứu mô tả cắt ngang, chọn mẫu ngẫu nhiên
thuận tiện.
Tất cả bệnh nhân được khám lâm sàng, đo huyết
áp, được hỏi về tiền sử bản thân, gia đình; thời gian bị
tăng huyết áp; việc sử dụng thuốc điều trị huyết áp và
theo dõi huyết áp. Các dữ liệu thu thập được ghi chép
vào phiếu nghiên cứu cho từng bệnh nhân.
Số liệu thu thập được xử lý trên phần mềm SPSS
và Epi Info 6.04 với biến định tính được trình bày dưới
dạng bảng tần số, biến định lượng được trình bày
dưới dạng giá trị trung bình và độ lệch chuẩn.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu
Bảng 1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi, giới, chiều
cao, cân nặng
Biến số Nam Nữ Tổng p n % n % n %
2 =
10,991
p = 0,004
Tuổi
40-59
(1)
26 33,8 15 23,8 41 29,3
Tuổi
60-79
(2)
51 66,2 40 63,5 91 65,0
Tuổi
≥80 (3) 0 0,0 8 12,7 8 5,7
Tổng 77 55 63 45 140 100 p = 0,09
Tuổi TB 63,8 ± 9,8 67,7 ± 10,7
65,5 ±
10,4 p=0,0554
Chiều
cao TB 162,7±3,5
152,7 ±
2,2
158,2 ±
5,9 < 0,001
Cân
nặng
TB
51,9 ±8,0 46,1 ±7,9 49,3 ± 8,5 < 0,001
Độ tuổi từ 60-79 chiếm tỷ lệ cao nhất, độ tuổi ≥ 80
chiếm tỷ lệ thấp.
Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p=0,004).
Tuổi trung bình của nữ giới bị nhồi máu não tương
tự nam giới (p>0,05).
Chiều cao và cân nặng trung bình của nam cao
hơn nữ (p<0,001).
2. Tiền sử tăng huyết áp
Bảng 2: Tỷ lệ có, không có tiền sử tăng huyết áp
Biến số Có tiền sử
Không có tiền
sử Tổng
n % n % n %
Bản
thân 96 68,6 44 31,4 140 100
Gia đình 85 60,7 55 39,3 140 100
Số bệnh nhân có tiền sử THA chiếm tỷ lệ cao (hơn
2/3) trong tổng số bệnh nhân nhồi máu não.
Số không biết bị THA chiếm gần 1/3 tổng số bệnh
nhân.
3. Thời gian bị tăng huyết áp
Bảng 3. Phân bố thời gian bị tăng huyết áp
Thời gian n Tỷ lệ %
Không biết bị THA 44 31,4
<2 năm 29 20,7
2- <5 năm 57 40,7
5- <10 năm 7 5,0
≥10 3 2,2
Tổng 140 100
Số bệnh nhân bị THA từ 2-5 năm và không biết
mình bị THA chiếm tỷ lệ cao.
4. Việc theo dõi và dùng thuốc hạ HA
Bảng 4. Tần suất đo huyết áp
Biến số n %
Tần suất đo HA
1 lần/ngày 2 1,4
1 lần/tuần 3 2,1
1 lần/2 tuần 15 10,7
1 lần/tháng 42 30,0
1 lần/ quý 23 16,4
1 lần/6 tháng 15 10,7
1 lần/năm 4 2,9
2 năm gần đây không được đo
HA 36 25,8
Tổng 140 100
Bảng 5. Tần suất dùng thuốc
Tần suất dùng thuốc
Dùng đều đặn hàng ngày 9 6,4
Dùng không thường xuyên 82 58,6
Đã phát hiện ra THA nhưng không dùng 5 3,6
Không biết bị THA nên không dùng 44 31,4
Tổng 140 100
Tỷ lệ bệnh nhân được đo HA thường xuyên hàng
ngày hàng tuần chiếm tỷ lệ rất thấp. Tỷ lệ bệnh nhân
được kiểm soát HA không thường xuyên ≥ 1 tháng/lần
chiếm tỷ lệ cao, đặc biệt có 1/4 số bệnh nhân 2 năm
gần đây không được kiểm tra HA.
Tỷ lệ dùng thuốc chống THA đều đặn hàng ngày
thấp. Đa số bệnh nhân dùng thuốc không thường
xuyên.
BÀN LUẬN
1. Tuổi, độ tuổi, giới
Tuổi và giới là những yếu tố nguy cơ không thể
thay đổi được của nhồi máu não.
- Tuổi, độ tuổi: Nhiều nghiên cứu trong và ngoài
nước đi đến kết luận bệnh lý tim mạch tăng dần theo
tuổi và tăng vọt lên từ lứa tuổi 50 trở lên. Nguy cơ mắc
Y HỌC THỰC HÀNH (914) - SỐ 4/2014
178
TBMMN tăng gấp đôi cứ mỗi thập niên tuổi trôi qua
tính từ sau 55 tuổi [7].
Nghiên cứu của Nguyễn Văn Chương, Phạm
Thanh Hoà trên 150 bệnh nhân TBMMN tại khoa Thần
kinh Bệnh viện 103 từ tháng 4/2000-4/2002 cho thấy
tuổi trung bình đột quỵ não là 65,17 ở nhóm BN nhồi
máu não độ tuổi 60-75 chiếm tỷ lệ cao nhất.
Trong nghiên cứu của chúng tôi độ tuổi bị nhồi máu
não là 65,5 10,4 và tập trung chủ yếu ở độ tuổi 60-79
(65%), còn độ tuổi ≥ 80 là thấp nhất. Điều này được
giải thích là do tuổi thọ TB ở người Việt Nam < 80 tuổi
(bảng 1).
- Giới: Gần như nam giới bị bệnh lý tim mạch nhiều
hơn phái nữ 1,5 đến 2 lần ngoại trừ lứa tuổi 35-44 và
trên 85 tuổi thì tần suất mắc bệnh của nữ cao hơn
nam.
Nghiên cứu của Denisa Salihovic và cs ở Bosnia
và Herzegovina trên 2833 BN bị NMN cho thấy tỷ lệ ở
nữ 52,3% và ở nam là 47,7%, sự khác biệt không có ý
nghĩa (p <0,001).
Nghiên cứu của Bộ môn Thần kinh Đại học Y Hà
Nội 1989 [3] trên 1.677.933 người cho thấy nam bị
nhiều hơn nữ tỷ lệ nữ trên nam bị TBMMN là 1/1,48.
Nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ nam 55%, nữ 45%
tỷ lệ nam/nữ là 1,22, tuy nhiên sự khác biệt giữa nam
và nữ không có ý nghĩa (p=0,094).
2. Tiền sử THA
- Tiền sử cá nhân: Kết quả được trình bày tại bảng
2. Trong số bệnh nhân vào viện có THA có 31,4%
không có tiền sử THA tức là không biết bị THA từ
trước. Không biết bị THA từ trước cũng là một yếu tố
nguy cơ quan trọng, không biết bị THA nên không điều
trị, HA không được kiểm soát chính vì vậy nhồi máu dễ
xảy ra ở những bệnh nhân này.
Theo đánh giá của Chương trình Sức khoẻ và Dinh
dưỡng Quốc gia Hoa Kỳ [5], giai đoạn từ năm 1976-
1980 có 51% người Mỹ nhận biết mình bị THA, giai
đoạn 1988-1991 có 71%, từ 1991-1994 có 68% và giai
đoạn 1999-2000 có 70% số người nhận biết mình bị
THA.
Nghiên cứu của Owusu và cộng sự trên 71 bệnh
nhân suy tim do THA cho thấy có 31% (23 BN) không
biết bị THA [9].
Theo Adnan I. Qureshi, Trung tâm Nghiên cứu Đột
quỵ của Trường Đại học Minnesota Hoa Kỳ, tăng
huyết áp mới khởi phát ở bệnh nhân không có tiền sử
THA quan sát thấy ở 20% BN đột quỵ và 8% dân số
[10].
Nghiên cứu của Hoàng Khánh từ năm 1992-1994
tại Huế trên 921 trường hợp thấy ở NMN có 62,68%
trường hợp có THA, trong đó có tới 72,2% không biết
bị THA trước đó [7].
Nguyễn Văn Chương, Phạm Thanh Hoà nghiên
cứu trên 150 trường hợp tại khoa Thần kinh Bệnh viện
103 Học viện Quân Y cho thấy chỉ có 34% biết THA từ
trước trong đó có 24% thuộc nhóm xuất huyết não và
10% thuộc nhóm nhồi máu não [1].
Trong nghiên cứu của chúng tôi có 68,6% (96BN)
biết THA từ trước và 31,4% (44 BN) không biết bị THA
từ trước. Tỷ lệ biết THA từ trước cao hơn và tỷ lệ
không biết THA từ trước trong nghiên cứu của chúng
tôi thấp hơn là do hiện nay hệ thống dịch vụ chăm sóc
sức khoẻ ở Việt Nam đã phát triển hơn, đời sống
người dân được nâng cao tỷ lệ phát hiện THA và
được điều trị nhiều hơn và người dân quan tâm đến
sức khoẻ hơn trước đây 10-20 năm.
- Tiền sử gia đình của THA: Nghiên cứu của
Nguyễn Thị Xuân Hương và cs ở BV Bưu điện nghiên
cứu trên 100 bệnh nhân bị THA nhận thấy 30% (30
người) có tiền sử gia đình [4].
Tỷ lệ có tiền sử gia đình THA trong nghiên cứu
của chúng tôi cao hơn do chúng tôi tiến hành trên
người nhồi máu não có THA độ tuổi trung bình 65,5
10,4 tuổi, do vậy những người ≥ 60 tuổi sẽ có tỷ lệ
anh chị em ruột và con thậm chí bố mẹ của họ bị
THA cao hơn.
3. Thời gian bị THA
Thời gian bị THA cũng là yếu tố liên quan đến biến
chứng nhồi máu não.
Nghiên cứu của Phạm Nguyên Sơn và cộng sự
tại khoa Nội - Tim mạch BV TW Quân đội 108 trên
144 bệnh nhân THA vào viện điều trị từ năm 1996-
1997 cho thấy: < 1 năm là 22,5%, 1-5 năm 34,2%, 5-
10 năm 24,1%, 10-20 năm là 10% và trên 20 năm là
19,2% [8]. Trong nghiên cứu của chúng tôi: thời gian
từ 2- 5 năm chiếm tỷ lệ cao (40,7%), thời gian < 2
năm là 20,7%; như vậy nếu tính chung thời gian < 5
năm là 61,4% chiếm tỷ lệ cao nhất. Thời gian trên 5
năm chỉ chiếm 7,2%. Đặc biệt tỷ lệ không biết bị THA
từ bao giờ bị nhồi máu não chiếm 31,4% gần 1/3 số
bệnh nhân. Không biết bị THA nên không chủ động
điều trị sẽ là yếu tố thuận lợi cho nhồi máu não xảy
ra. Nhồi máu não xảy ra chủ yếu ở những người có
thời gian THA < 5 năm và không biết bị THA, điều
này được lý giải là do việc kiểm soát HA không
thường xuyên. Tuy nhiên, ở bệnh nhân THA, biến
chứng nhồi máu não còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố
như mức độ HA, việc kiểm soát HA thường xuyên
hay không, các stress, thời tiết...trong đó việc kiểm
soát và dùng thuốc điều trị HA thường xuyên hay
không cũng là một yếu tố quan trọng.
4. Theo dõi và dùng thuốc hạ HA
Việc theo dõi và dùng thuốc HA thường xuyên,
kiểm soát HA tốt sẽ giảm được tần suất NMN và các
biến cố tim mạch khác.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi được trình bày ở
bảng 4.
Tỷ lệ bệnh nhân được đo HA thường xuyên hàng
ngày, hàng tuần chiếm tỷ lệ rất thấp, chỉ có 1,4% và
2,1%. Tỷ lệ bệnh nhân được kiểm soát HA không
thường xuyên ≥ 1 tháng/lần chiếm tỷ lệ cao, đặc biệt
có 1/4 số bệnh nhân 2 năm gần đây không được
kiểm tra HA.
Tỷ lệ bệnh nhân dùng thuốc điều trị THA đều đặn
hàng ngày chiếm tỷ lệ thấp chỉ có 6,4%. Đa số là
dùng không thường xuyên (58,6%), đặc biệt có 3,6%
(5BN) phát hiện ra nhưng không dùng vì không thấy
triệu chứng gì và có 31,4% không biết bị THA nên
không dùng.
Y HỌC THỰC HÀNH (914) - SỐ 4/2014
179
Theo báo cáo của Viện Sức khoẻ và Dinh dưỡng
Quốc gia Hoa Kỳ, giai đoạn từ năm 1976-1980 có
31% số người THA được điều trị và chỉ có 10% số
người này được kiểm soát HA đạt mục tiêu; giai đoạn
1988-1991 có 55% được điều trị và 29% đạt mục
tiêu; giai đoạn 1991-1994 có 54% được điều trị và
27% đạt mục tiêu; đến giai đoạn 1999-2000 vẫn chỉ
có 59% THA được điều trị và 34% số người này kiểm
soát được HA mục tiêu [5].
Phạm Gia khải và cộng sự năm 2002, điều tra
trên 5012 người lớn tuổi từ 25 trở lên ở các tỉnh,
thành phố phía Bắc cho thấy chỉ có 8,1% được điều
trị trong số người bị THA và có 19,1% HA trở về bình
thường trong số người được điều trị. Tỷ lệ người
được điều trị ở thành phố cao hơn vùng nông thôn,
cao nhất là Hà Nội (16,2%) [6].
Nghiên cứu của Phạm Nguyên Sơn và cộng sự
trên 144 bệnh nhân THA vào điều trị tại khoa Nội - Tim
mạch BV TW Quân đội 108 cho thấy chỉ có 10,4% sử
dụng thuốc điều trị tại nhà [8].
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ bệnh nhân
được điều trị là 65% (6,4%+58,6%) nhưng dùng thuốc
không thường xuyên chiếm tỷ lệ cao 58,6%. Do vậy
ngoài số bệnh nhân đã biết bị THA mà không dùng
thuốc, không biết bị THA vào viện vì biến chứng nhồi
máu não, có một tỷ lệ khá cao bệnh nhân dùng thuốc
điều trị không thường xuyên và có 6,4% số bệnh nhân
dùng thuốc hàng ngày mà vẫn bị nhồi máu não chứng
tỏ ở những bệnh nhân này việc điều trị chưa hiệu quả,
HA chưa đạt mục tiêu. Mặt khác, biến chứng nhồi máu
não của THA liên quan đến việc đo HA thường xuyên
hay không. Có một số bệnh nhân dùng thuốc đều đặn
hoặc không thường xuyên nhưng không được đo HA
hàng ngày nên không biết được HA có giảm hay
không do vậy bệnh nhân dễ bị nhồi máu não khi HA
không kiểm soát được.
KẾT LUẬN
Tỷ lệ bệnh nhân dùng thuốc và được đo huyết áp
thường xuyên đều đặn hàng ngày ở bệnh nhân tăng
huyết áp biến chứng nhồi máu não chiếm tỷ lệ thấp
(6,4%, đặc biệt có hơn 31% số bệnh nhân bị nhồi máu
não không biết mình bị tăng huyết áp. Bởi vậy cần thiết
phải tư vấn, tạo mạng lưới theo dõi điều trị cho bệnh
nhân và tự theo dõi huyết áp tại nhà để phòng tai biến
nhồi máu não tiên phát và tái phát.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Văn Chương và CS (2003), “Đặc điểm lâm
sàng đột quỵ, những số liệu qua 150 bệnh nhân”. Tạp chí
Y học thực hành, 10: tr 75 – 77.
2. Phạm Tử Dương (2007), Bệnh tăng huyết áp, NXB
Y học, Hà Nội.
3. Nguyễn Văn Đăng (1997), Tai biến mạch máu não,
NXB Y học, Hà Nội.
4. Nguyễn Thị Xuân Hương và Cs (1998), Đánh giá
kết quả quản lý bệnh tăng huyết áp ở bệnh nhân ngoại trú
ngành bưu điện từ năm 1994-1995, Kỷ yếu toàn văn các
đề tài khoa học- Hội Tim mạch QG Việt Nam, tr 141-148.
5. JNC VI (1997), Dự phòng, phát hiện, đánh giá và
điều trị tăng huyết áp, Orlando, Lê Văn Tri dịch (1998),
Đại học Y Dược - Tp Hồ Chí Minh.
6. Phạm Gia Khải và CS (2002), “Tần suất tăng huyết
áp và các yếu tố nguy cơ ở các tỉnh phía Bắc-Việt Nam”,
Tạp chí Tim Mạch học Việt Nam, số 33, 2003.
7. Hoàng Khánh (2009), Tai biến mạch máu não - Từ
yếu tố nguy cơ tới dự phòng, NXB Đại học Huế
8. Phạm Nguyễn Sơn và CS (1998), “Đặc điểm bệnh
tăng huyết áp ở những bệnh nhân điều trị tại khoa A2
Bệnh viện TWQĐ 108”, Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa
học, Đại hội Tim mạch Quốc gia Việt Nam, Đà Lạt, tr183-
187.
9. Isaac Kofi Owusu (2007), Electrocardiographic Left
Ventricular Hypertrophy In Patients Seen With
Hypertensive Heart Failure, The Internet Journal of Third
World Medicine, volume 6, number 1, p 1-7.
10. Adnan I. Qureshi, MD (2008)Acute Hypertensive
Response in Patients With Stroke: Pathophysiology and
Management, Cardiovascular Medicine.
SO S¸NH HIÖU QU¶ CñA TR¢M PROTAPER M¸Y Vµ TR¢M SAFESIDER
CñA M¸Y ENDO-EXPRESS TRONG SöA SO¹N èNG TñY
NGUYÔN M¹NH Hµ, TRÞNH THÞ TH¸I Hµ,
L£ THÞ KIM OANH, PH¹M THÞ H¹NH QUY£N
TÓM TẮT
Mở đầu: Giai đoạn nhiều vấn đề nhất trong nội nha
là giai đoạn làm sạch và tạo hình ống tủy, khi sửa soạn
ống tủy, nha sĩ luôn phải đối đầu với các nguy cơ biến
chứng cơ học. Endo –express là một thiết bị hoạt động
theo phương thức cân bằng lực.
Mục tiêu: Nghiên cứu này tiến hành so sánh hiệu
quả của trâm ProTaper máy và trâm Safesider của
máy Endo- Express hình dạng ống tủy cắt ngang ở
mức phần ba chóp và thời gian sửa soạn.
Phương pháp: Đây là nghiên cứu thử nghiệm in
vitro với đối tượng là 30 răng cối nhỏ hàm dưới, được
chia ngẫu nhiên thành 2 nhóm. Các răng sau đó được
sửa soạn theo kỹ thuật hướng dẫn của nhà sản xuất
với nhóm I sửa soạn bằng trâm ProTaper quay máy,
nhóm II sửa soạn bằng trâm Safesider của máy Endo-
express. Các răng sau khi sửa soạn được cắt ngang
tại mức cách chóp 3 mm để đánh giá hình dạng ống
tủy cắt ngang ở phần ba chóp. Thời gian sửa soạn ghi
nhận bằng đồng hồ bấm giây. Các số liệu của nghiên
cứu được xử lý thống kê bằng phần mềm SPSS 16.0
với các phép kiểm định t cho hai mẫu độc lập, t bắt cặp
và chi bình phương.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de_tai_danh_gia_tinh_hinh_kiem_soat_huyet_ap_o_benh_nhan_tan.pdf