Tài liệu Đề tài Đánh giá tính hiệu quả và độ an toàn của phẫu thuật Laser In Situ Keratomileusis (LASIK) ở bệnh nhân cận thị - Hà Tư Nguyên: 62
ĐÁNH GIÁ TÍNH HIỆU QUẢ VÀ ĐỘ AN TOÀN CỦA PHẪU
THUẬT
LASER IN SITU KERATOMILEUSIS (LASIK) Ở BỆNH NHÂN
CẬN THỊ
HÀ TƯ NGUYÊN, TRẦN HẢI YẾN, PHAN HỒNG MAI VÀ CÁC CỘNG SỰ.
Bệnh viện Mắt TP Hồ Chí Minh
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả và tính an toàn của phẫu thuật Lasik trong điều trị
tật cận thị.
Phương pháp: 670 mắt của 385 bệnh nhân được chia làm 4 nhóm theo độ cầu
tương đương (SE) trước mổ. Nhóm I, cận thị nhẹ, từ –1 đến –3D (88 mắt). Nhóm II,
cận thị trung bình, từ trên –3D đến –6D (300 mắt), nhóm III cận thị nặng, từ trên –6D
đến -12D (237 mắt), và nhóm IV, cận thị rất nặng trên -12D (43 mắt). Đánh giá kết quả
thị lực không kính, có chỉnh kính và khúc xạ biểu hiện tại thời điểm sau mổ 1 tháng (653
mắt, 97.4%), 3 tháng (657 mắt, 98%) và 6 tháng (202 mắt, 30%). Ghi nhận tỷ lệ các
loại biến chứng trong và sau mổ.
Kết quả: ở nhóm 1, SE trung bình trước mổ là -2.3D± 0.59 SD, sau mổ 3 tháng là
-0.1D± 0.43 SD. Tại thời điểm 3 tháng có 84.5% đạt SE tro...
10 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 11/07/2023 | Lượt xem: 297 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Đánh giá tính hiệu quả và độ an toàn của phẫu thuật Laser In Situ Keratomileusis (LASIK) ở bệnh nhân cận thị - Hà Tư Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
62
ĐÁNH GIÁ TÍNH HIỆU QUẢ VÀ ĐỘ AN TOÀN CỦA PHẪU
THUẬT
LASER IN SITU KERATOMILEUSIS (LASIK) Ở BỆNH NHÂN
CẬN THỊ
HÀ TƯ NGUYÊN, TRẦN HẢI YẾN, PHAN HỒNG MAI VÀ CÁC CỘNG SỰ.
Bệnh viện Mắt TP Hồ Chí Minh
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả và tính an toàn của phẫu thuật Lasik trong điều trị
tật cận thị.
Phương pháp: 670 mắt của 385 bệnh nhân được chia làm 4 nhóm theo độ cầu
tương đương (SE) trước mổ. Nhóm I, cận thị nhẹ, từ –1 đến –3D (88 mắt). Nhóm II,
cận thị trung bình, từ trên –3D đến –6D (300 mắt), nhóm III cận thị nặng, từ trên –6D
đến -12D (237 mắt), và nhóm IV, cận thị rất nặng trên -12D (43 mắt). Đánh giá kết quả
thị lực không kính, có chỉnh kính và khúc xạ biểu hiện tại thời điểm sau mổ 1 tháng (653
mắt, 97.4%), 3 tháng (657 mắt, 98%) và 6 tháng (202 mắt, 30%). Ghi nhận tỷ lệ các
loại biến chứng trong và sau mổ.
Kết quả: ở nhóm 1, SE trung bình trước mổ là -2.3D± 0.59 SD, sau mổ 3 tháng là
-0.1D± 0.43 SD. Tại thời điểm 3 tháng có 84.5% đạt SE trong khoảng ± 0.5D và 97.6%
đạt SE trong khoảng ± 1D; 100% mắt mổ có thị lực không kính đạt từ 5/10 trở lên,
72.9% đạt từ 10/10 trở lên, và 45.9% đạt từ 12/10 trở lên. Chỉ số an toàn 1.12, chỉ số
hiệu quả 1.04.
Ở nhóm 2, SE trung bình trước mổ là -4.47D± 0.84 SD, 3 tháng là -0.06D ± 0.5
SD. Tại thời điểm 3 tháng có 80.1% đạt SE trong khoảng ± 0.5D, 95.6% đạt SE trong
khoảng ± 1D; 96.3% mắt mổ có thị lực không kính từ 5/10 trở lên, 51.5% có thị lực từ
10/10 trở lên. Chỉ số an toàn 1.09, chỉ số hiệu quả 0.94.
Nhóm 3 có SE trung bình trước mổ là -8.23D± 1.63 SD, 3 tháng là -0.5D± 0.85
SD. Tại thời điểm 3 tháng, có 54.8% đạt SE trong khoảng ± 0.5D, 74.8% đạt SE trong
khoảng ±1D; 75.3% đạt thị lực từ 5/10 trở lên, 26% đạt từ 10/10 trở lên. Chỉ số an toàn
1.11, chỉ số hiệu quả 0.79.
Nhóm 4 có SE trung bình trước mổ là -13.69D ± 1.37 SD, 3 tháng là -1.74D± 1.47
SD. Tại thời điểm 3 tháng có 21.4% đạt SE trong khoảng ± 0.5D, 45.7% trong khoảng
±1D; 44.4% đạt thị lực từ 5/10 trở lên, 11.1 % đạt thị lực từ 10/10 trở lên. Chỉ số an
toàn 1.18, chỉ số hiệu quả 0.72.
Tỷ lệ biến chứng chung của 4 nhóm gồm rách vạt: 2 mắt (0.29%), vạt mỏng: 3 mắt
(0.44%), khuyết biểu mô: 1 mắt (0.14%).
63
Kết luận: Lasik với máy laser Technolas 217 chứng tỏ tính hiệu quả và an toàn trong
điều trị cận thị. Ở nhóm độ cận thị nặng và rất nặng, tính hiệu quả giảm có thể do thông số
phẫu thuật vùng chiếu laser giảm. Nghiên cứu cần theo dõi lâu dài hơn để đánh giá tính ổn
định của phẫu thuật.
Phẫu thuật điều trị cận thị bằng
phương pháp Lasik đã được chứng minh
là an toàn và hiệu quả ở các nước phát
triển trên thế giới(1) (4) (5) (6) (8). Phương
pháp này có những ưu thế vượt trội so
với phương pháp PRK như phục hôì
nhanh chóng, ít gây khó chịu cho bệnh
nhân cũng như giảm được sẹo mờ. Từ
năm 2001, bệnh viện Mắt thành phố Hồ
Chí Minh đã áp dụng kỹ thuật lasik trong
điều trị tật khúc xạ. Nghiên cứu hồi cứu
của chúng tôi trên 670 mắt của 385 bệnh
nhân đã được phẫu thuật tại khoa nhằm
đánh giá hiệu quả và tính an toàn của
phẫu thuật này trong điều trị tật cận thị.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
1. Đối tượng:
Chúng tôi nghiên cứu trên hồ sơ
của 385 bệnh nhân (670 mắt) được phẫu
thuật tại khoa Khúc xạ Bệnh viện Mắt
TP. Hồ Chí Minh từ tháng 1 năm 2002
đến tháng 12 năm 2002.
1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn:
Bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên có độ
khúc xạ ổn định 6 tháng trở lên, độ cầu
dưới 15D, độ trụ dưới 6D và có thời gian
theo dõi ít nhất 3 tháng.
1.2. Tiêu chuẩn loại trừ:
Nhữn bệnh nhân có bệnh lý bán
phần trước hay sau, viêm bờ mi, khô mắt
nặng, giác mạc hình chóp, phụ nữ đang
có thai, cho con bú hay sử dụng thuốc
nội tiết.
2. Phương pháp:
2.1. Khám nghiệm trước mổ:
Trước mổ các bệnh nhân đều phải
qua các bước khám: khám bán phần
trước bằng sinh hiển vi, soi đáy mắt, đo
thị lực không chỉnh kính và có chỉnh
kính, đo khúc xạ chủ quan, đo khúc xạ
khách quan, đo chiều dày giác mạc bằng
siêu âm, chụp bản đồ giác mạc bằng máy
orbscan và đo nhãn áp bằng nhãn áp kế
Schiotz.
2.2. Phẫu thuật::
Tất cả bệnh nhân được phẫu thuật
tại khoa Khúc xạ BV Mắt TP. Hồ Chí
Minh. Dao tạo vạt giác mạc tự động bản
lề phía trên Hansatome (tạo vạt 160
micron hay 180 micron) hoặc dao Moria
M2 (tạo vạt 130 hay 160 micron). Máy
laser excimer Technolas 217Z với chế độ
thường qui.
Trước mổ vùng da mi quanh mắt
mổ và mặt được sát trùng bằng dung dịch
Betadine 5%, nhỏ dung dịch Ofloxacin
(Oflovid 0.3%), nhỏ thuốc tê proparacain
0.1%.
Trong mổ dùng một vòng hút giác
mạc tạo áp lực âm ít nhất 60-65mmHg
(kiểm tra bằng nhãn áp kế Baraquer) để
cố định nhãn cầu, dùng dao cắt giác mạc
64
tự động (microkeratome) tạo vạt giác
mạc có chiều dày từ 130 đến 180 cicron
với bản lề ở phía trên (12 giờ). Lật vạt
giác mạc lên phía trên, dùng laser
excimer làm bốc hơi tổ chức nhu mô giác
mạc ở nền giác mạc để điều chỉnh khúc
xa với vùng chiếu laser từ 4.5mm đến
6.2mm. Khi laser kết thúc rửa sạch các
mảnh vụn tổ chức giác mạc dưới vạt
bằng dung dịch muối đẳng trương BSS.
Đặt vạt giác mạc trở lại vị trí cũ.Dùng
striate test để kiểm tra độ dính của vạt.
Nhỏ kháng sinh Oflovid 0.3%, Maxidex
và Naclof ngay sau mổ. Sau đó tiếp tục
kháng sinh Tobradex 0.3% trong 7 ngày.
Sau mổ bệnh nhân được tái khám 1
ngày, 1 tuần, 1 tháng, 3 tháng và 6 tháng. Ở
lần khám đầu, bệnh nhân được đo thị lực
không kính và khám qua đèn khe. Ở các lần
tái khám sau, bệnh nhân được đo thêm thị
lực không kính, thị lực có chỉnh kính và đo
khúc xạ chủ quan.
2.3. Phân tích dữ liệu sau mổ:
670 mắt được chia làm 4 nhóm
theo SE trước mổ. Nhóm I, cận thị nhẹ
có SE nhỏ hơn hay bằng –3D (88 mắt,
13.1%); nhóm II, cận thị trung bình có
SE từ trên –3D đến –6D (300 mắt,
44.7%); nhóm III cận thị nặng có SE từ
trên –6D đến –12D (237 mắt, 35.3%); và
nhóm IV, cận thị rất nặng có SE trên –
12D (43 mắt, 6.4%)
Có 653 mắt tái khám đến 1 tháng,
chiếm 97.4%; 657 mắt tái khám 3 tháng,
chiếm 98% và 202 mắt tái khám 6 tháng,
chiếm 30%. 100% mắt được mổ hết độ.
Độ cầu tương đương, UCVA,
BCVA tại thời điểm trước mổ, sau mổ 1
tháng, 3 tháng, 6 tháng của từng nhóm
được xử lý và phân tích bằng phần mềm
SPSS phiên bản 11.5.
KẾT QUẢ
1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu:
Có 670 mắt của 385 bệnh nhân đủ
tiêu chuẩn đưa vào nghiên cứu. Trong đó
có 257 bệnh nhân nam, chiếm 38.4%, và
413 bệnh nhân nữ, chiếm 61.6%. Tuổi
trung bình là 26,63 ± 7,5 (cao nhất 49
tuổi, nhỏ nhất 18 tuổi).
Bảng 1: Độ cầu tương đương, khúc xạ điều chỉnh được và sự thoái triển của 4 nhóm
Nhóm SE trước mổ SE 1 tháng SE 3 tháng Phân bố SE 3 tháng
I
SE từ -3D
trở xuống
n=88
SC -2.3 ± 0.59
n=82
SC 0.08 ± 0.49
AC 2.38
(103.5%)
n=84
SC -0.1 ± 0.43
AC 2.2
(95.65%)
84.5 % trong khoảng ±
0.5D
97.6% trong khoảng ±
1D
II
SE từ trên
-3 đến -6D
n=300
SC -4.47 ±0.84
n=296
SC -0.037 ±
0.53
AC 4.43
n=297
SC -0.06 ± 0.5
AC 4.41 (98%)
80.1% trong khoảng ±
0.5D
95.6% trong khoảng ±
1D
65
(99.17%)
III
SE từ trên
-6 đến -
12D
n=237
SC -8.23 ± 1.63
n=231
SC -0.34 ± 0.95
AC 7.89
(95.86%)
n=230
SC -0.5 ± 0.85
AC 7.73
(93.9%)
54.8% trong khoảng ±
0.5D
74.8% trong khoảng ±
1D
23.9% > -1D
1.3% > 1D
IV
SE trên -
12D
n=43
SC -13.69 ±
1.37
n=43
SC -1.31 ± 1.33
AC 12.38
(90.4%)
n=42
SC -1.74 ± 1.47
AC 11.95
(87.3%)
21.4 % trong khoảng ±
0.5D
45.7% trong khoảng ±
1D
64% >-1D
Chú thích: SC spectacle- correctd refraction: khúc xạ chỉnh kính; AC amount of correction: khúc xạ điều chỉnh
đuợc
Nhóm I: cận thị nhẹ ≤ -3D
Về khúc xạ: Theo bảng 1, SE trung
bình trước mổ là –2.3D 0.59. Sau mổ 1
tháng mức độ khúc xạ điều chỉnh được là
2.38D (103.5%), 3 tháng là 2.2D
(95.6%). Mức độ thoái triển từ 1 tháng
đến 3 tháng là 0.18D (7.56%).
Tại thời điểm 3 tháng, có 84.5%
mắt có SE trong khoảng 0.5D, và
97.6% mắt có SE trong khoảng 1D.
OZ trung bình 6.01 mm 0.1 (5.5
đến 6.2).
Chỉ số an toàn: Là tỷ số giữa
BCVA trung bình sau mổ và BCVA
trung bình trước mổ. Tỷ số này tại thời
điểm 3 tháng là 1.12 và 6 tháng là 1.09.
Tính hiệu quả: Biểu hiện bằng tỷ
số giữa UCVA trung bình sau mổ và
BCVA trung bình trước mổ. Tỷ số này ở
thời điểm 3 tháng là 1.04.
Ở thời điểm 3 tháng có 100% mắt
đạt UCVA từ 5/10 trở lên, 72.9% mắt đạt
từ 10/10 trở lên và 45.9 % mắt từ 12/10
trở lên. (Biểu đồ 2).
Nhóm II: Cận thị trung bình từ
trên –3D đến –6D
Về khúc xạ: Bảng 1 cho thấy SE
trung bình trước mổ là –4.47D 0.84.
Mức độ khúc xạ điều chỉnh được sau mổ
1 tháng là 4.43D (99.2%), 3 tháng là
4.41D (98.6%), 6 tháng là 4.31 (96%).
Mức độ thoái triển từ 1 tháng đến 3
tháng là 0.02D (0.44%) , từ 3 tháng đến 6
tháng là 0.10D (2.2%).
Ở thời điểm 3 tháng, có 80.1% mắt
đạt SE trong khoảng 0.5D, 95.6% SE
trong khoảng 1D. Có 2% mắt SE trên –
1D và 2.4% mắt SE trên +1D.
OZ trung bình 5.9 mm 0.2, có
10.6% có OZ dưới 5.5mm, 1.3% dưới
5.0mm.
Chỉ số an toàn : Tại thời điểm 3
tháng, chỉ số này là 1.07, ở thời điểm 6
tháng là 1.06.
66
Tính hiệu quả: Ở thời điểm 3
tháng chỉ số hiệu quả đạt 0.94. Có 96.3%
mắt đạt thị lực từ 5/10 trở lên, 51.5% mắt
đạt thị lực từ 10/10 trở lên (Biểu đồ 2).
-14
-12
-10
-8
-6
-4
-2
0
2
trư?c m? 1 tu?n 1 tháng 3 tháng 6 tháng
th?i gian
đ
?
c
?
u
t
ư
ơ
n
g
đ
ư
ơ
n
g
(D
)
nhóm I
nhóm II
nhóm III
nhóm IV
Biểu đồ 1: Sự thay đổi của SE trung bình ở 4 nhóm
Nhóm III: Cận thị nặng , từ trên
–6D đến –12D
Về khúc xạ: SE trung bình trước
mổ là –8.23D 1.63. Mức độ khúc xạ
điều chỉnh được sau mổ 1 tháng là 7.89D
(95.8%), 3 tháng là 7.73D (93.9%), 6
tháng là 7.33D (89%). Mức độ thoái triển
từ 1 tháng đến 3 tháng là 0.16D (1.94%),
từ 1 tháng đến 6 tháng là 0.56D (6.8%).
Ở thời điểm 3 tháng có 54.8% đạt
SE trong khoảng 0.5D, 74.8% đạt SE
trong khoảng 1D, 23.9% SE quá –1D
và 1.3% quá +1D.
OZ trung bình 5.39mm 0.42, có
60.4% OZ dưới 5.5, 26.9% từ 5.0 trở
xuống.
Chỉ số an toàn: ở thời điểm 3
tháng là 1.18.
Tính hiệu quả: Ở thời điểm 3
tháng chỉ số hiệu quả đạt 0.79. Có 75.3%
mắt đạt UCVA từ 5/10 trở lên, 26.0%
mắt đạt từ 10/10 trở lên. (Hình 2)
Bảng 2: Thị lực chỉnh kính trước và sau mổ của 4 nhóm
Nhóm BCVA trước mổ BCVA 3 tháng BCVA 6 tháng
I N=88
TLTĐ 1.00 0.09
> 5/10 100%
>=10/10 88.7%
>=12/10 11.4%
N=85
TLTĐ 1.12 0.15
>5/10 100%
>=10/10 92.9%
>=12/10 63.5%
N=24
TLTĐ 1.09 0.09
>5/10 100%
>=10/10 88.7%
>=12/10 11.4%
Thời gian
Trước
mổ
Độ
cầu
tương
đương
(D)
67
II N=300
TLTĐ 0.98 0.10
>=5/10 100%
>=10/10 80%
>=12/10 9%
N=297
TLTĐ 1.07 0.14
>=5/10 100%
>=10/10 90.2%
>=12/10 42.4%
N=94
TLTĐ 1.06 0.11
>5/10 100%
>=10/10 93.6%
>=12/10 37.3%
III N=237
TLTĐ 0.88 0.18
>=5/10 96.6%
>=10/10 55.3%
>=12/10 2.1%
N=231
TLTĐ 0.98 0.17
>5/10 98.3%
>=10/10 71.4%
>=12/10 24.2%
N=75
TLTĐ 1.00 0.13
>5/10 100%
>=10/10 74.7%
>=12/10 22.7%
IV N=43
TLTĐ 0.64 0.25
>=5/10 74.4%
>=10/10 18.6%
N=43
TLTĐ 0.76 0.8
>=5/10 86%
>=10/10 34.9%
N=9
TLTĐ 0.8 0.2
>=5/10 100%
>=10/10 33.3%
Chú thích: TLTĐ : thị lực chỉnh kính tối đa.
Nhóm IV
Về khúc xạ: SE trung bình trước
mổ là –13.69D 1.37. Mức độ khúc xạ
điều chỉnh được sau mổ 1 tháng là
12.38D (90.4%), 3 tháng là 11.95D
(87.3%), 6 tháng là 12.24D (89.4%).
Thoái triển từ 1 tháng đến 3 tháng là
0.43D (3.1%), từ 1 tháng đến 6 tháng là
0.14D (1.02%). Tại thời điểm 3 tháng có
21.4% mắt đạt SE trong khoảng 0.5D,
45.7% đạt trong khoảng 1D, 61% quá
–1D. (Bảng 1)
OZ trung bình 4.7 mm 0.24 (4.5- 5.5),
90.7% OZ dưới 5mm.
Chỉ số an toàn: ở 3 tháng là 1.19
Tính hiệu quả: Chỉ số hiệu quả ở 3
tháng là 0.72. Có 44.4% đạt UCVA từ
5/10 trở lên, 11.1% từ 10/10 trở lên.
(Biểu đồ 2)
Tỷ lệ các loại biến chứng:
Có 2 mắt gặp biến chứng rách vạt
(0.29%); 3 mắt vạt mỏng (0.44%) và 1
mắt khuyết biểu mô (0.14%).
68
Biểu đồ 2: Tỷ lệ thị lực không kính (UC) ở thời điểm 3 tháng
Biều đồ 3: So sánh UCVA 3 tháng, BCVA trước và sau mổ 3 tháng
Hai trường hợp khuyết vạt, một
trường hợp bệnh nhân không đồng ý mổ
lại, tại thời điểm 6 tháng, BCVA=1.0.
Trường hợp thứ hai, phẫu thuật lại sau 6
tháng, SE sau mổ 3 tháng +0.12,
BCVA=1.0, UCVA=1.0. Ba trường hợp
vạt mỏng, trường hợp thứ nhất tại thời
điểm 3 tháng có UCVA=1.2,
BCVA=1.2. Trường hợp thứ hai tại thời
điểm 6 tháng có UCVA=0.4, BCVA=0.5
(BCVA trước mổ =0.4). Trường hợp thứ
3 SE 3 tháng -2.25D, UCVA=0.2.
BCVA=1.0. (SE trước mổ -8.75, OZ=5).
Trường hợp khuyết biểu mô, phục hồi tốt
sau 1 ngày, tại thời điểm 6 tháng
UCVA=1.0. BCVA=1.0.
BÀN LUẬN
Tại thời điểm 1 tháng sau mổ, khúc
xạ đạt được của các nhóm từ I đến IV lần
0
%
20%
40%
60%
80%
100%
Nhóm
I
Nhóm
II
Nhóm
III
Nhóm
IV
UC>=0.5
UC>=1
UC>= 1.2
0
0.2
0.4
0.6
0.8
1
1.2
nhóm I nhóm II nhóm III nhóm IV
BCVA trước mổ
BCVA 3 tháng
UCVA 3 tháng
69
lượt là 103.5%, 99.2%, 95.8% và 90.4%
so với độ khúc xạ mong muốn. Cả 4
nhóm đều có thoái triển trong thời gian
từ 1 tháng đến 3 tháng. Tỷ lệ thoái triển ở
nhóm I khá cao (97.56%) so với 3 nhóm
còn lại. Điều này có thể giải thích do tỷ
lệ thoái triển được tính theo phần trăm.
Bảng 1 cho thấy SC ở thời điểm 3 tháng
của nhóm I (0.1) tuy nhỏ hơn ở nhóm III
(0.5) và IV (1.74) rất nhiều, nhưng do SE
trước mổ của nhóm I quá thấp so với SE
trước mổ của 2 nhóm sau nên tỷ lệ %
thoái triển của nhóm I trở thành tăng
tương đối. Hơn nữa, đơn vị tối thiểu đo
khúc xạ là 0.25D, dùng chung cho cả 4
nhóm với độ khúc xạ chênh lệch nhiều sẽ
làm cho sai số (tính theo %) ở nhóm có
độ cận nhẹ có vẻ tăng cao.
Biểu đồ 1 cho thấy ở nhóm I và II
SE tồn dư thấp và ổn định trong khoảng
thời gian từ 1 tháng đến 3 tháng, nhưng
bắt đầu giảm nhẹ ở thời điểm 6 tháng.
Ngược lại, ở nhóm III và nhóm IV, SE
tồn dư chỉ đạt giá trị thấp ở thời điểm 1
tuần, rồi tăng dần trong khoảng thời gian
1 tuần đến 6 tháng. Điều này chứng tỏ
thoái triển xảy ra sớm hơn ở nhóm có độ
cận thị nặng. Điểm khác biệt giữa nhóm
III và IV là SE tồn dư có vẻ ổn định hơn
ở thời điểm 3 đến 6 tháng ở nhóm IV,
trong khi vẫn tiếp tục tăng nhiều ở nhóm
III. Điều này có thể do số lượng bệnh
nhân tái khám 6 tháng ở 2 nhóm khác
biệt nhiều nên kết quả so sánh giữa 2
nhóm không mang tính khách quan.
So với nghiên cứu của
Maldonado(3) với cùng độ cận thị ở nhóm
II và III, tỷ lệ SE trong khoảng 1D ở
nhóm II của chúng tôi là 95.6% so với
82.14%. ở nhóm III, tỷ lệ này của chúng
tôi là 74.8% so với 58.7%. Trong nghiên
cứu của Roberto Zaldivar(6) với độ cận từ
–5.5 đến -11.5, độ trung bình là –8.57D,
gần với nhóm III của chúng tôi, SE trung
bình 1 tháng là –0.59 so với nhóm III của
chúng tôi là –0.34 và SE trung bình 3
tháng là –0.61 so với –0.5.
Tỷ lệ mắt đạt SE trong khoảng
0.5D và 1D giảm dần từ nhóm I đến
nhóm IV, đặc biệt tỷ lệ SE vượt quá –1D
tăng cao ở nhóm IV (61%) chứng tỏ khi
độ khúc xạ tăng, phần trăm điều chỉnh
được SE trong khoảng 0.5D và 1D
giảm và kết quả bị phân tán(3). Mặt khác
OZ được giảm xuống ở những mắt cận
nặng và rất nặng nhằm đảm bảo đủ giác
mạc điều chỉnh hết độ. Ở nhóm 1 không
có trường hợp nào có OZ dưới 5.5, trong
khi ở nhóm III và IV tỷ lệ OZ dưới 5.5
lần lượt là 60.4% và 100%. Như đã biết
OZ và độ cận nặng có ảnh hưởng đến sự
thoái triển của bệnh nhân mổ bằng
phương pháp lasik. Điều này cũng thể
hiện trong nghiên cứu của chúng tôi.
Ở cả 4 nhóm, BCVA ở thời điểm 1
tháng, 3 tháng, 6 tháng đều tăng so với
trước mổ. Nói một cách khác, chỉ số an
toàn luôn luôn đảm bảo trên 1. Hơn thế,
với số bệnh nhân tái khám 3 tháng gần
đủ, tỷ lệ BCVA từ 10/10 trở lên và
12/10 trở lên tại thời điểm 3 tháng cao
hơn hẳn BCVA trước mổ ở cả 4 nhóm
(Bảng 2 và Biểu đồ 3). Điều này có lẽ do
đã loại trừ hiệu ứng thu nhỏ của kính
gọng(5).
70
Chỉ số hiệu quả đạt trên 1 ở nhóm
I. Ở nhóm này trị số BCVA trung bình
là 1.0 0.09 (0.6-1.2) trong khi tỷ lệ
UCVA từ 5/10 trở lên là 100%, từ 10/10
trở lên là 72.9% và đặc biệt có 45.9% đạt
UCVA trên 12/10 trong khi không có
mắt nào trước mổ có BCVA trên 12/10.
Trong nghiên cứu của W.A. Pirzada(8)
với độ cận gần với nhóm I (từ –1D đến –
3.5D), tỷ lệ mắt đạt UCVA từ 5/10 trở
lên là 80% ở 1 tháng, 93% ở 6 tháng, so
với chúng tôi là 100% ở 3 tháng. Chỉ số
này giảm nhẹ ở nhóm II (0.94), nhưng tỷ
lệ đạt từ 5/10 trở lên (96.3%) và từ 10/10
trở lên (51.5%) vẫn cao hơn trong nghiên
cứu của Maldonado(3) (88.88% và
29.63%). Ở nhóm III và IV, chỉ số hiệu
quả giảm nhiều vì UCVA giảm do SE
tồn dư cao ở thời điểm 3 tháng, 6 tháng.
Nguyên nhân có thể là do ở nhóm III và
IV vùng chiếu laser giảm, gây điều chỉnh
thiếu và thoái triển nhanh (Biểu đồ 3).
Trong nghiên cứu này, tỷ lệ bệnh
nhân tái khám 6 tháng thấp (30%) do đó
chưa đánh giá được sự thoái triển vào
thời điểm 6 tháng.
Tỷ lệ biến chứng trong nghiên cứu
thấp. Theo Burratto(2), tỷ lệ rách vạt ở
những trung tâm lasik có phẫu thuật viên
kinh nghiệm có thể giảm đến 0.3%.
Trong nghiên cứu trên 1062 mắt của R.
Doyle Stulting(7), tỷ lệ này là 4 mắt
(0.37%). Ở nghiên cứu của chúng tôi, tỷ
lệ rách vạt là 2 mắt (0.29%). Tỷ lệ vạt
mỏng 0.44%, khuyết biểu mô 0.14%.
Những biến chứng khác như nhiễm
trùng, viêm vạt, biểu mô xâm lăng dưới
vạt không gặp trong nhóm nghiên cứu
của chúng tôi.
Tóm lại, phẫu thuật lasik là một
phương pháp điều trị cận thị an toàn,
hiệu quả. Tuy nhiên ở nhũng trường hợp
độ cận thị nặng hay giác mạc mỏng buộc
phải giảm vùng chiếu laser chúng ta nên
cân nhắc giữa điều trị theo chương trình
thường qui hay chuyển sang chế độ tiết
kiệm giác mạc. Ngoài ra, nghiên cứu cần
có thời gian theo dõi dài hơn để đánh sự
ổn định của phẫu thuật.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. FRANK LAVERY: FRCS Laser in Situ Keratomileusis for Myopia.
Journal of Refractive Surgery 1998; 14: S177-S178.
2. LUCIO BURATTO, STEPHEN BRINT: Lasik Surgical Techniques and
Complications 2000
3. MALDONADO-BAS A, ONNIS R.: Results of laser in situ keratomileusis
in DifferentDegrees of myopia. Ophthalmology 1998;105:606-611.
4. MIGUEL MONTES, ARTURO CHAYET, LAURA GOMEZ, ROBERTO
MAGALLANES, NORA ROBLEDO: Laser in Situ Keratomileusis for
Myopia of –1.5D to –6.0Diopters. Journal of Refractive Surgery 1999;
15:106-110.
71
5. NOEL MONIZ, TONY FERNANDES, KUTTY K. NARAYANAN, ANI
SREEDHAR: Visual Outcome in High Myopia After Laser in Situ
Keratomileusis. Journal of Refractive Surgery 2000; 16 (Suppl): S247-
S250.
6. ROBERTO ZALDIVAR, JONATHAN M. DAVIDOFF: Susana
Oscherow,MD. Laser in Situ Keratomileusis for Myopia from –5.5D to –
11.5Diopters with Astimatism. Journal of Refractive Surgery 1998;14:19-
25.
7. R.DOYLE STULTING, JONATHAND. CARR, FRCOPHTH; KEITH P.
THOMPSON, GEORGE O. WARING III, FRCOPHTH; WENDY M.
WILEY, JUDY G. WALKER: Complication of Laser in Situ
Keratomileusis for the Correction of Myopia. Ophthalmology 1999; 106:
13-20.
8. W.A. PIRZADA, HASSAN KALAAWRY,: Laser in Situ Keratomileusis
For Myopia of –1D to –3.5Diopters. Journal of Refractive Surgery 1997;
13 (Suppl): S425-426.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de_tai_danh_gia_tinh_hieu_qua_va_do_an_toan_cua_phau_thuat_l.pdf