Tài liệu Đề tài Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu tại công ty trách nhiệm hữu hạn Phúc Sinh: LỜI MỞ ĐẦU
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hiện nay, tất cả các quốc gia trên thế giới đều hòa mình vào một nền kinh tế mở toàn cầu hóa. Xu hướng hội nhập kinh tế thế giới đã trở thành mục tiêu chung cho nhiều nước do đó các nước nào nhanh nhạy, linh hoạt, có khả năng học hỏi nhanh thì sẽ thu được lợi còn các nước nào hướng nội, tự cô lập mình thì sẽ bị đình trệ và nằm trong số nghèo nhất trên thế giới. Cũng như câu nói “Thật là vô ích khi bảo dòng sông ngừng chảy, tốt nhất là hãy học cách bơi theo chiều dòng chảy” vì thế Việt Nam cũng đang từng bước tự vươn lên và hòa mình vào dòng chảy cùng với thế giới và trong khu vực. Những thành tựu mà Việt Nam đã và đang đạt được là sự khích lệ để bước tiếp vào tương lai, một tương lai tươi sáng rộng mở đón chào.
Để tiếp tục theo đuổi mục đích đó, Việt Nam không ngừng đẩy mạnh việc sản xuất và xuất khẩu các ngành hàng có thế mạnh của cả nước như gạo, cà phê, cao su, hạt điều, thủy sản, gỗ, dệt may, giày dép, dầu khí… trong đó mặt hàng nông sản chiếm phầ...
124 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1151 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu tại công ty trách nhiệm hữu hạn Phúc Sinh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hiện nay, tất cả các quốc gia trên thế giới đều hòa mình vào một nền kinh tế mở toàn cầu hóa. Xu hướng hội nhập kinh tế thế giới đã trở thành mục tiêu chung cho nhiều nước do đó các nước nào nhanh nhạy, linh hoạt, có khả năng học hỏi nhanh thì sẽ thu được lợi còn các nước nào hướng nội, tự cô lập mình thì sẽ bị đình trệ và nằm trong số nghèo nhất trên thế giới. Cũng như câu nói “Thật là vô ích khi bảo dòng sông ngừng chảy, tốt nhất là hãy học cách bơi theo chiều dòng chảy” vì thế Việt Nam cũng đang từng bước tự vươn lên và hòa mình vào dòng chảy cùng với thế giới và trong khu vực. Những thành tựu mà Việt Nam đã và đang đạt được là sự khích lệ để bước tiếp vào tương lai, một tương lai tươi sáng rộng mở đón chào.
Để tiếp tục theo đuổi mục đích đó, Việt Nam không ngừng đẩy mạnh việc sản xuất và xuất khẩu các ngành hàng có thế mạnh của cả nước như gạo, cà phê, cao su, hạt điều, thủy sản, gỗ, dệt may, giày dép, dầu khí… trong đó mặt hàng nông sản chiếm phần quan trọng đưa Việt Nam lên giữ vị trí ưu thế trên thế giới về xuất khẩu. Vì nước Việt Nam ta có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên thích hợp với nền kinh tế nông nghiệp với đất đai trù phú, phù sa màu mỡ, nhiều sông ngòi, khí hậu nhiệt đới gió mùa mưa nắng quanh năm thuận lợi cho việc sinh trưởng của các loài thực vật, là điều kiện tốt để xen canh tăng vụ, sản xuất quanh năm, bốn mùa thu hoạch, còn lượng nhiệt trung bình thì cao kết hợp với độ ẩm trung bình lớn là một thuận lợi cho sự phát triển các loại cây nhiệt đới vốn ưa nhiều ẩm như cao su, cà fê, chè, lúa…
Công Ty TNHH Phúc Sinh là một trong những công ty phát huy thế mạnh về nông sản với các hoạt động chính như kinh doanh và xuất khẩu. Lĩnh vực hoạt động chủ yếu mà công ty đang chú trọng đó là xuất khẩu trong đó xuất khẩu các mặt hàng như cà phê, gạo, nông sản và gia vị…với lĩnh vực này công ty đã thu được nhiều ngoại tệ, doanh số ngày càng tăng, thị trường ngày càng mở rộng, hiệu quả hoạt động kinh doanh ngày càng được nâng cao.
Thị trường toàn cầu ngày nay cạnh tranh mạnh hơn bất cứ thời điểm nào khác trong lịch sử. Việc chiếm suất trong ngôi đầu ngày càng trở nên khó khăn và khốc liệt. Người tiêu dung ngày càng trở nên khó tính. Vì chính những điều như vậy mà đồng tiền chi ra càng phải đạt được hiệu quả cao nhất.
Xuất phát từ vấn đề trên, tôi quyết định chọn đề tài Luận Văn Tốt Nghiệp là:
“Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả
kinh doanh xuất khẩu tại công ty TNHH Phúc Sinh”
2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
Dựa vào tình hình kinh tế hiện nay, việc xuất khẩu (XK) sang các nước đang gặp nhiều khó khăn bất cập vì gặp nhiều đối thủ cạnh tranh như Thái Lan, Ấn Độ… nên một số công ty XK đang phải cố gắng để khắc phục những điều nan giải. Do đó đề tài được đề ra nhằm mục tiêu:
Phân tích tình hình XK của công ty trong thời gian qua nhằm rút ra những kinh nghiệm cũng như giải pháp cho kế hoạch kinh doanh trong những năm tiếp theo.
Tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn của công ty làm cơ sở hoạch định chiến lược mới.
Đề ra giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh XK của công ty.
Làm tài liệu tham khảo cho công ty.
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Với những mục tiêu được đề ra như trên, để thực hiện và phát triển đề tài theo chiều sâu, rộng thì cần phải dựa vào các phương pháp nghiên cứu sau:
· Phương pháp so sánh: đây là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất trong phân tích kinh tế nói chung và phân tích tài chính nói riêng. Trong phân tích thường hay sử dụng 2 kỹ thuật so sánh:
So sánh theo chiều dọc: thường được chọn một chỉ tiêu cơ bản làm gốc, sau đó chia giá trị của các chỉ tiêu còn lại cho chỉ tiêu năm gốc để thấy được cơ cấu phần trăm giữa các chỉ tiêu. Ta nên chọn “Doanh thu thuần” làm chỉ tiêu gốc với kết cầu 100%. Như vậy ta có thể tính được kết cấu % của các chỉ tiêu còn lại ở các năm liên tục. Sau đó so sánh sự biến động.
So sánh theo chiều ngang: dùng bảng chia cột tuyệt đối và tương đối
Kỹ thuật so sánh bằng số tuyệt đối: để thấy được sự biến động về số tuyệt đối của chỉ tiêu phân tích.
Kỹ thuật so sánh bằng số tương đối: để thấy được thực tế so với kỳ gốc chỉ tiêu tăng hay giảm bao nhiêu %.
· Phương pháp chi tiết (phân tổ): chi tiết theo các bộ phận cấu thành của chỉ tiêu hay còn gọi là chi tiết theo nội dung. Phương pháp chi tiết thường đi đôi với phương pháp tổng hợp. Khi phân tích ta tính tỷ trọng của từng chỉ tiêu (hay yếu tố) cấu thành sau đó so sánh sự biến động của các tỷ trọng trên.
· Phương pháp thống kê - tập hợp phân tích mô tả số liệu: dùng công cụ thống kê tập hợp tài liệu, số liệu của công ty, sau đó tiến hành phân tích, so sánh, đối chiếu rút ra kết luận về bản chất, nguyên nhân của sự thay đổi.
· Phương pháp nghiên cứu Marketing: sử dụng kênh phân phối, ma trận SWOT để nhìn nhận vấn đề rõ nét hơn, làm nổi bật lên chiến lược phát triển kinh doanh của công ty.
· Phương pháp phân tích tài chính: dùng các tỷ số tài chính để tính toán, xác định kết quả từ đó rút ra nhận xét về hiệu quả hoạt động của công ty.
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài nghiên cứu việc kinh doanh XK nông sản trong phạm vi công ty Phúc Sinh để nắm bắt được tình hình hoạt động của công ty trong những năm gần đây có chiều hướng phát triển như thế nào (tăng hay giảm), có những thuận lợi và khó khăn ra sao để từ đó tìm ra giải pháp hoạch định kế hoạch cho tương lai.
Dựa vào số liệu do công ty cung cấp trong thời gian 3 năm gần nhất đó là 2006, 2007, 2008 để có thể so sánh, tổng hợp đưa ra các nhận định, nhận xét.
5. KẾT CẤU ĐỀ TÀI
Chương 1 : Cơ sở lý luận.
Chương 2 : Giới thiệu tổng quan về công ty TNHH Phúc Sinh.
Chương 3 : Đánh giá thực trạng kinh doanh xuất khẩu công ty TNHH Phúc Sinh từ năm 2006-2008.
Chương 4 : Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu tại công ty TNHH Phúc Sinh.
CHƯƠNG 1
1.1 Hoạt động kinh doanh xuất khẩu
1.1.1 Tổng quan về kinh doanh xuất khẩu
Khái niệm
Xuất khẩu (XK) là một quá trình thu doanh lợi bằng cách bán các sản phẩm hoặc dịch vụ ra các thị trường nước ngoài, thị trường khác với thị trường trong nước.
Nếu xem xét dưới góc độ kinh doanh quốc tế thì XK là hình thức cơ bản đầu tiên của doanh nghiệp (DN) khi bước vào kinh doanh quốc tế. Các DN luôn hướng tới XK sản phẩm của mình ra nước ngoài. XK còn tồn tại ngay cả công ty đã thực hiện được các hình thức cao hơn trong kinh doanh quốc tế. Các lý do để một công ty thực hiện XK là:
Tận dụng ưu thế của công ty.
Giảm được chi phí cho một đơn vị sản phẩm do tăng khối lượng.
Nâng cao được lợi nhuận của công ty.
Giảm được rủi ro tối thiểu hóa sự dao động của nhu cầu.
Khi một thị trường chưa bị hạn chế bởi thuế quan, hạn ngạch, các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật, trên thị trường còn ít đối thủ cạnh tranh hay năng lực của DN kinh doanh quốc tế chưa đủ để thực hiện hình thức cao hơn thì hình thức XK thường được lựa chọn, bởi vì so với đầu tư thì rõ ràng XK đòi hỏi một lượng vốn ít hơn, rủi ro thấp hơn và đặc biệt hiệu quả kinh tế trong thời gian ngắn.
Kinh doanh XK thường diễn ra dưới các phương thức sau:
Xuất khẩu ủy thác
Hoạt động XK ủy thác là hoạt động hình thành giữa một DN trong nước có nhu cầu xuất khẩu một số loại hàng hóa nhưng không đủ điều kiện để xuất khẩu đã ủy thác cho một DN có chức năng giao dịch ngoại thương tiến hành đàm phán với đối tác nước ngoài để làm thủ tục XK hàng hóa theo yêu cầu của bên ủy thác và được hưởng một khoản thù lao gọi là phí ủy thác.
Trong hoạt động XK ủy thác, DN nhận ủy thác không phải bỏ vốn, không phải xin hạn ngạch (nếu có), không phải nghiên cứu thị trường tiêu thụ do không phải tiêu thụ hàng mà chỉ phải đứng ra thay mặt bên ủy thác tìm và giao dịch với bạn hàng nước ngoài, ký hợp đồng và làm thủ tục XK hàng hóa cũng như thay mặt bên ủy thác khiếu nại, đòi bồi thường với bên nước ngoài khi có tổn thất.
Xuất khẩu tự doanh
XK tự doanh là hoạt động XK độc lập của DN kinh doanh xuất nhập khẩu trên cơ sở nghiên cứu kỹ thị trường trong và ngoài nước, tính toán đầy đủ chi phí đảm bảo kinh doanh XK có lãi, đúng phương hướng, chính sách, pháp luật của quốc gia cũng như quốc tế.
Trong xuất khẩu tự doanh, DN phải đứng mũi chịu sào trước tất cả mọi việc. DN phải xem xét một cách kỹ càng từ bước nghiên cứu thị trường đến việc ký kết hợp đồng và thực hiện hợp đồng vì DN phải tự bỏ vốn của mình ra, chịu mọi chi phí và rủi ro có thể xảy ra.
Xuất khẩu liên doanh
Đây là hoạt động XK hàng hóa trên cơ sở liên hết một cách tự nguyện giữa các DN nhằm phối hợp khả năng để cùng nhau giao dịch và đề ra các chủ trương, biện pháp có liên quan liên quan đến hoạt động XK, thúc đẩy hoạt động này phát triển theo hướng có lợi nhất cho tất cả các bên, cùng chia lãi và chịu lỗ.
So với hình thức xuất khẩu tự doanh thì trong hình thức này, DN ít chịu rủi ro hơn vì mỗi DN liên doanh chỉ góp một phần vốn nhất định, quyền hạn và trách nhiệm của mỗi bên cũng phân thep số vốn góp.
Xuất khẩu đổi hàng
XK đổi hàng cùng trao đổi bù trừ là hai nghiệp vụ chủ yếu của buôn bán đối lưu, nó là hình thức xuất khẩu gắn liền với nhập khẩu, thanh toán theo hình thức này không dùng tiền mà chuyển bằng hàng hóa.
Để thực hiện được hình thức này thì hàng hóa nhập và hàng hóa xuất phải tương đương nhau về giá trị, tính quý hiếm và cân bằng về giá cả, bạn bán hàng và mua là một.
Vai trò của xuất khẩu
+ Tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu (NK) phục vụ công nghiệp hóa đất nước. Công nghiệp hóa đất nước theo những bước đi thích hợp là con đường tất yếu để khắc phục tình trạng nghèo đói và chậm phát triển của nước ta. Các nguồn vốn như đầu tư nước ngoài, vay vốn và viện trợ… tuy quan trọng nhưng rồi cũng phải trả bằng cách này hay cách khác ở thời kỳ sau này. Nguồn vốn quan trọng nhất để nhập khẩu, công nghiệp hóa là XK.
+ XK đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển. Có hai cách nhìn nhận tác động của XK với sản xuất và chuyển dịch kinh tế.
* Một: XK chỉ là việc tiêu thụ sản phẩm thừa do sản xuất vượt quá tiêu dùng nội địa . Trong trường hợp kinh tế còn quá lạc hậu và chậm phát triển như nước ta, sản xuất về cơ bản chưa đủ tiêu dùng. Nếu chỉ chủ động chờ ở sự “Thừa ra” của sản xuất thì XK sẽ vẫn cứ nhỏ bé và tăng trưởng chậm chạp, sản xuất và sự thay đổi cơ cấu kinh tế sẽ rất chậm.
* Hai: coi thị trường là thị trường thế giới là hướng quan trọng để tổ chức sản xuất.
- XK tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành khác có cơ hội phát triển. Khi chúng ta XK một mặt hàng nào đó kéo theo đó là sự phát triển của các ngành khác phục vụ cho việc XK mặt hàng này. Chính điều này làm cho cơ cấu kinh tế thay đổi một cách đồng bộ không có sự mất cân đối giữa các ngành với nhau.
- XK tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ, góp phần cho sản xuất và phát triển ổn định.
- XK tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất trong nước. Điều này muốn nói tới XK là điều kiện quan trọng tạo ra vốn và kỹ thuật, công nghệ từ bên ngoài vào Việt Nam, nhằm hiện đại hóa nền kinh tế của đất nước, tạo năng lực sản xuất mới.
- XK chính là việc hàng hóa được tiêu dùng ở nước ngoài, chịu sự canh tranh về giá cả, chất lượng. Do đó yêu cầu DN phải tận dụng mọi năng lực sản xuất hiện có để tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt đáp ứng nhu cầu tiêu dùng càng nhiều càng tốt nhưng phải có mức giá hợp lý để cạnh tranh với các DN khác cũng như lợi nhuận cho mình. Điều này sẽ làm cho DN luôn cố gắng để sản xuất có hiệu quả tăng cường với đổi mới và hoàn thiện công tác quản trị, thúc đẩy sản xuất, mở rộng thị trường.
+ XK có tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống của nhân dân. Hiện nay việc trăm hàng trăm triệu người lao động đang đổ xô về thành thị đã gây ra nhiều vấn đề xã hội và làm cho sự quản lý nhà nước thêm khó khăn. Nó cũng chứng tỏ người dân đặc biệt là vùng nông thôn đang thiếu việc làm một cách trầm trọng. XK đã giải quyết được vấn đề công ăn việc làm, tạo thu nhập và cải thiện đời sống dân cư. Đồng thời XK cũng đóng góp vào ngân sách quốc gia một nguồn vốn ngoại tệ đáng kể dùng để nhập khẩu các vật phẩm tiêu dùng thiết yếu mà trong nước chưa sản xuất được nhằm phục vu nhu cầu ngày càng cao của người dân.
+ XK là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại. Chúng ta có thể thấy rõ các quan hệ kinh tế đối ngoại và XK có tác động qua lại phụ thuộc lẫn nhau. Có thể hoạt động XK có sớm hơn hoạt động kinh tế đối ngoại khác và tạo điều kiện thúc đẩy quan hệ này phát triển. Chẳng hạn, XK thúc đẩy quan hệ tín dụng, đầu tư, mở rộng vận tải quốc tế… mặt khác, chính các quan hệ kinh tế đối ngoại lại tạo tiền đề cho mở rộng XK.
Nhiệm vụ của XK
- Phải ra sức khai thác có hiệu quả mọi nguồn lực (đất đai, vốn, nhân lực, tài nguyên thiên nhiên, cơ sở vật chất…)
- Nâng cao năng lực sản xuất hàng XK để tăng nhanh khối lương và kim ngạch XK.
- Tạo ra những nhóm mặt hàng (nhóm hàng) XK chủ lực đáp ứng những đòi hỏi của thị trường thế giới và của khách hàng về chất lượng và số lượng, có sức hấp dẫn và khả năng cạnh tranh cao.
Ý nghĩa của xuất khẩu
- XK là hoạt động quốc tế đầu tiên của một DN, là chìa khóa mở ra các giao dịch quốc tế cho một quốc gia bằng cách sử dụng có hiệu quả nhất lợi thế so sánh tuyệt đối và tương đối của đất nước, thu về nhiều ngoại tệ phục vụ cho NK nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày một phong phú của người dân.
- Thông qua XK, hàng hóa của các DN trong nước sẽ tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới về giá cả, chất lượng, cuộc cạnh tranh này đòi hỏi các DN phải tổ chức lại sản xuất, hình thành cơ cấu sản xuất luôn thích nghi được với thị trường quốc tế. Kết quả là một số DN sẽ rút ra nhiều kinh nghiệm cho bản thân để làm tăng lợi nhuận, nền kinh tế của một quốc gia phát triển, quan hệ kinh tế đối ngoại cũng được mở rộng.
Hiệu quả hoạt động XK
Hiệu quả hoạt động XK chủ yếu được thẩm định bởi thị trường, là phương hướng cơ bản để xác định phương hướng hoạt động XK. Không thể đánh giá được mức độ đạt hiệu quả kinh tế của hoạt động XK khi mà bản thân phạm trù này chưa được định rõ bản chất và những biểu hiện của nó. Vì vậy, hiểu đúng bản chất của hiệu quả kinh tế XK cũng như mục tiêu đảm bảo hiệu quả kinh tế XK của mỗi thời kỳ là vấn đề có ý nghĩa thiết thực không những về lý luận thống nhất quan niệm về bản chất của hiệu quả kinh tế XK mà còn là cơ sở để xác định các tiêu chuẩn và chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế XK, xác định yêu cầu đối với việc đề ra mục tiêu và biện pháp nâng cao hiệu quả của kinh tế ngoại thương.
Quan niệm phổ biến cho rằng hiệu quả kinh tế XK là kết quả của quá trình sản xuất trong nước, nó được biểu hiện ở mối tương quan giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra. Trong thực tiễn có người cho rằng hiệu quả kinh tế XK chính là số lợi nhuận thu được thông qua XK. Những quan niệm trên bộc lộ một số mặt chưa hợp lý.
Một là, đồng nhất hiệu quả và kết quả.
Hai là, không phân định rõ bản chất và tiêu chuẩn hiệu quả XK với các chi tiêu biểu hiện bản chất và tiêu chuẩn đó.
Cần phân biệt rõ khái niệm “kết quả” và “hiệu quả” . Về hình thức hiệu quả là một phạm trù so sánh thể hiện mối tương quan giữa cái phải bỏ ra và cái thu về được. Kết quả chỉ là yếu tố cần thiết để tính toán và phân tích hiệu quả. Tự bản thân mình, kết quả chưa thể hiện nó tạo ra ở mức nào và với chi phí bao nhiêu.
Mỗi hoạt động trong sản xuất kinh doanh thương mại dịch vụ nói riêng là phải phấn đấu đạt được kết quả, nhưng không phải là kết quả bất kỳ mà phải là kết quả có mục tiêu và có lợi ích cụ thể nào đó. Nhưng kết quả có được ở mức độ nào với giá nào đó chính là vấn đề cần xem xét, vì nó là chất lượng của hoạt động tạo ra kết quả. Vì vậy, đánh giá hoạt động kinh tế XK không chỉ là đánh giá kết quả mà cỏn là đánh giá chất lượng của hoạt động để tạo ra kết quả đó. Vấn đề không phải chỉ là chúng ta XK được bao nhiêu tỷ đồng hàng hóa mà còn là với chi phí bao nhiêu để được kim ngạch XK như vậy. Mục đích hay bản chất của hoạt động XK của hoạt động XK là với chi phí XK nhất định có thể thu được lợi nhuận lớn nhất. Chính mục tiêu đó nảy sinh vấn đề phải xem lựa chọn cách nào để đạt được kết quả lớn nhất.
Kết quả đầu ra
Hiệu quả kinh tế =
Chi phí đầu ra
Từ cách nhìn nhận trên ta thấy các chỉ tiêu hàng hóa xuất khẩu, tổng trị giá hàng hóa XK chỉ là những chỉ tiêu thể hiện kết quả của hoạt động XK chứ không thể coi là hiệu quả kinh tế của hoạt động XK được, nó chưa thể hiện kết quả đó được tạo với chi phí nào.
Doanh thu ngoại tệ do XK đem lại
Hiệu quả XK =
Chi phí liên quan đến hoạt động XK
Nếu chỉ dừng lại ở đó thì còn rất trừu tượng và chưa chính xác. Điều cốt lõi là chi phí cái gì, bao nhiêu và kết quả được biểu hiện như thế nào. Trong hoạt động XK, kết quả đầu ra thể hiện bằng số ngoại tệ thu được do XK đem lại và chi phí đầu vào là toàn bộ chi phí DN đã bỏ ra nhưng có liên quan đến hoạt động XK bao gồm chi phí mua hoặc sản xuất gia công hàng XK, chi phí vận chuyển, bốc dỡ, bảo quản, chi phí sơ chế, tái chế hàng XK và những chi phí trực tiếp hoặc gián tiếp khác gắn với hợp đồng XK. Từ đó ta có công thức tính hiệu quả XK như sau:
Sự cần thiết phải phân tích tình hình và hiệu quả kinh doanh xuất khẩu
Việc phân tích tình hình XK được thực hiện sau mỗi kỳ kinh doanh sẽ giúp DN kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch XK mà DN đã đề ra ở kỳ kế hoạch.
Phân tích tình hình XK ngay trong khi thực hiện kế hoạch XK giúp DN phát hiện ra những thay đổi bất thường có ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện kế hoạch XK cũng như gây tổn thất cho DN về mặt kinh tế, những khó khăn mới nảy sinh cản trở tiến trình thực hiện XK.
Phân tích hiệu quả XK sẽ cung cấp những thông tin chính xác về kết quả kinh doanh, các nhân tố và nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh, từ đó tìm ra những chính sách biện pháp thích hợp để nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Phân tích tình hình và hiệu quả XK là cơ sở khoa học để cho việc đề ra các kế hoạch sản xuất kinh doanh ở kỳ tiếp theo.
1.1.2 Kênh phân phối
Khái niệm
Các kênh phân phối có thể được xem như những tập hợp các tổ chức phụ thuộc lẫn nhau liên quan đến quá trình tạo ra sản phẩm hay dịch vụ hiện có để sử dụng hay tiêu dùng.
Sơ đồ 1.1: Hệ thống kênh phân phối
Đại bản doanh marketing quốc tế của người bán
Người bán
Các kênh ở nước ngoài
Người mua
cuối cùng
Các kênh giữa các quốc gia
(Nguồn: Trần Thị Ngọc Trang. Marketing quốc tế. NXB Tài chính 2006)
Sự cần thiết phải có kênh phân phối
Việc sử dụng kênh phân phối đem lại hiệu quả cao hơn trong việc đảm bảo phân phối hàng rộng khắp và đưa hàng đến các thị trường mục tiêu.
Tiết kiệm được khối lượng công việc cần làm và thu nhiều lợi nhuận hơn.
1.1.3 Quản lý chất lượng
Chất lượng được phản ánh thông qua các đặc trưng, những thuộc tính riêng biệt nói lên một đối tượng nào đó. Để sản phẩm đạt chất lượng thỏa mãn nhu cầu người sử dụng thì sản phẩm đó phải tạo nên từ nhiều yếu tố, nhiều điều kiện trong chu kỳ sống của sản phẩm như: chất lượng nghiên cứu thị trường, chất lượng thiết kế, chất lượng nguyên phụ liệu, máy móc thiết bị, quy trình công nghệ sản xuất đến bảo dưỡng sản phẩm.
Nói cách khác, chất lượng sản phẩm được hình thành trong suốt quá trình sản xuất, hoạt động của một DN do nhiều yếu tố tác động như:
Chất lượng Marketing
Chất lượng nguyên phụ liệu, năng lượng
Chất lượng sản xuất
Chất lượng cung ứng
Chất lượng dịch vụ hậu mãi
· Một số bài học kinh nghiệm về chất lượng sản phẩm
Bài học thứ nhất : quan niệm về chất lượng
“Vấn đề của chất lượng không phải ở chỗ mọi người không biết đến nó, mà chính là họ cứ tưởng là họ đã biết”. Điều đó thể hiện qua các khẩu hiệu:
Năng suất, chất lượng, hiệu quả. Chất lượng là sự sống còn của DN. Chất lượng là trách nhiệm và lương tâm của người thợ. Nhưng thực chất chỉ là câu khẩu hiệu nhắc nhở suông và sẽ không đạt được hiệu quả gì nếu DN không gắn liền về chất lượng của mọi thành viên trong tổ chức. Như vậy, khi bàn về chất lượng, chúng ta đứng trước vấn đề: con người liên quan tới chất lượng. Sai lầm của con người là dùng từ “chất lượng” để định nghĩa khái niệm tương đối của sự vật trong các khái niệm như là “chất lượng tốt” hay là “chất lượng xấu”. Để đánh giá chất lượng cần thay đổi bằng quan niệm “Chất lượng là sự phù hợp với yêu cầu”. Chẳng hạn “chất lượng cuộc sống” nghĩa là mức thu nhập, sức khỏe, tình trạng ô nhiễm ... đo lường được.
Bài học thứ hai : Chất lượng có đo được không ?
Có người tin rằng: chất lượng là khái niệm không nắm bắt được, không đo được. Nhưng thực tế chất lượng có thể đo và đo bằng đồng tiền, đo bằng cái giá của nó, bằng sự tốn kém do không phù hợp với yêu cầu, nghĩa là bằng cái tốn kém do làm cẩu thả trong công việc gây nên. Đó là chi phí ẩn trong sản xuất (SCP - Shadow Costs of Production). SCP (chi phí không chất lượng) bao gồm các loại chi phí: thẩm định, đáng giá, kiểm tra và chi phí cho những trục trặc, lỗi lầm thất bại.
Bài học thứ ba : Đầu tư cho chất lượng có tốn nhiều tiền không?
Lãnh đạo các DN thường cho rằng: “Muốn nâng cao chất lượng sản phẩm phải đổi mới công nghệ, thiết bị…” Tóm lại, phải tốn nhiều tiền mới làm được, nhưng cách suy nghĩ này chỉ là điều kiện cần. Theo kinh nghiệm của nhiều nước, chất lượng đơn giản đó là “Làm đúng, làm tốt công việc ngay từ đầu thì bao giờ cũng ít tốn kém nhất”. Cho nên trong bất cứ công việc gì dù nhỏ hay lớn đều phải nghiên cứu kỹ trước khi làm. Đầu tư quan trọng nhất cho chất lượng là đầu tư cho giáo dục - con người đây là điều kiện đủ để nâng cao chất lượng con người từ đó sẽ giảm chi phí ẩn, giảm giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh lợi nhuận, phát triển bền vững.
Bài học thứ tư : Ai chịu trách nhiệm về chất lượng ?
Sai lầm trước đây cho rằng: công nhân là người chịu trách nhiệm chính về chất lượng vì họ người trực tiếp làm ra sản phẩm. Quan niệm ngày nay cho rằng chất lượng sản phẩm là trách nhiệm của mỗi thành viên trong DN, trong đó lãnh đạo giữ vai trò quyết định.
Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm (Qui tắc 4M)
Con người – Men
Phương pháp- Methods
Máy móc thiết bị - Machines
Nguyên vật liệu – Materials
Ngoài ra, trong cơ chế thị trường còn quan tâm đến:
Tiếp thị - Marketing
Vốn- Money
3 yếu tố đặc trưng
0.75
0.25 0,25
0.5
Sơ đồ 1.2: Các yếu tố đặc trưng cho chất lượng theo tỷ lệ hiệu quả
Machine
Men
4 4mgggggM44m4
Materials
Methods
4M
Sơ đồ 1.3: Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng
(Nguồn: Lưu Thanh Tâm- Giáo trình quản trị chất lượng)
Vì sao phải quan tâm đến chất lượng?
Yếu tố cạnh tranh: trên thế giới hiện nay nhiều quốc gia sử dụng nhiều hàng rào kỹ thuật trong thương mại TBT (Technological Barrier to Trade) để bảo vệ thị trường nội địa như ISO 9000, HACCP, GMP, EMS, SA8000…cho nên để tồn tại và phát triển DN không ngừng cải tiến, đổi mới trang thiết bị kỹ thuật, quản trị để không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm.
Nhu cầu người tiêu dùng: ngày càng yêu cầu cao về tính năng kỹ thuật, lợi ích và độ an toàn sản phẩm dẫn tới sự ra đời của Hiệp hội quốc tế người tiêu dùng IOCU (International Organization Consumer Union).
Do yêu cầu bảo vệ môi trường: quản lý chất lượng dựa trên cơ sở cân bằng giữa phát triển kinh tế và đảm bảo an toàn cho môi trường của con người ( ISO 14000).
· Quản lý chất lượng sản phẩm Quality Control System ( QCS ) là tổng thể các biện pháp kinh tế , kỹ thuật, hành chính tác động lên toàn bộ quá trình hoạt động của một tổ chức nhằm làm cho sản phẩm đạt chất lượng thỏa mãn nhu cầu người tiêu dùng và xã hội.
· Mục tiêu của quản trị chất lượng: bảo đảm chất lượng của đồ án thiết kế và tuân thủ nghiêm ngặt đồ án đó trong sản xuất, tiêu dùng sao cho tạo ra sản phẩm thỏa mãn nhu cầu xã hội, thị trường với chi phí tối thiểu.
Đươc hiểu theo quy tắc 3P-QCS.
Sơ đồ 1.4: Quy tắc 3P-QCS
Performance
Hiệu năng
Hieäu naêng
Price
Giá nhu cầu
Punctuality
Cung cấp đúng
3P-QCS
Quality
Chất lượng
Cost
Chi phí
Scheduling
Thời hạn cung
Quản trị chất lượng
333333p3P -QCS
Chất lượng quản trị
Chất lượng công việc
3P-QCS
(Nguồn: Lưu Thanh Tâm- Giáo trình quản trị chất lượng 2005)
1.1.4 Điều kiện thương mại quốc tế - Incoterms 2000
Trong buôn bán quốc tế, do có sự khác biệt về tập quán thương mại của các bên tham gia ký kết hợp đồng ngoại thương, nên thường dẫn đến hiểu lầm, tranh chấp kiện tụng. Để giải quyết vấn đề này, Phòng thương mại quốc tế ICC (International Chamber Of Commerce) đã phát hành ấn phẩm đầu tiên năm 1936: Bộ quy tắc thương mại quốc tế, giải thích các điều kiện giao hàng và gọi là Incoterms (International Commercial Terms).
Từ khi ra đời đến nay Incoterms được sửa đổi, bổ sung 5 lần vào các năm 1953, 1967, 1976, 1990, 2000. Các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu khi áp dụng Incoterms vào các hợp đồng mua bán ngoại thương sẽ tránh được những tranh chấp, bởi đã thống nhất các vấn đề như:
Trách nhiệm của mỗi bên trong quá trình giao nhận hàng hóa.
Chi phí mỗi bên phải trả trong quá trình đó.
Xác định rõ thời điểm và nơi rủi ro tổn thất hàng hóa di chuyển từ người bán sang người mua.
Incoterms 2000 bao gồm 13 điều kiện giao hàng và được chia làm 4 nhóm
Hình 1.1: 13 điều kiện Incoterms 2000
Nhóm E Giao tại nơi khởi hành: người bán chỉ cần chuẩn bị hàng hóa để giao cho người mua tại cơ sở của mình.
EXW (Ex works) giao tại xưởng (tên xưởng, nhà máy…)
Nhóm F Người bán không trả chi phí vận chuyển: người bán phải giao hàng cho người chuyên chở do người mua chỉ định.
FCA (Free Carrier) – giao cho người chuyên chở (tên nơi giao hàng cho người chuyên chở)
FAS (Free Alongside Ship) – giao dọc mạn tàu (tên cảng giao hàng cho người chuyên chở)
FOB (Free On Board) giao hàng lên boong tàu (tên cảng giao hàng)
Nhóm C Người bán trả chi phí vận chuyển chặng đường chính: người bán phải ký hợp đồng vận tải nhưng không chịu rủi ro về mất mát, hư hỏng của hàng hóa và các chi phí phụ thêm do các sự cố xảy ra sau khi giao hàng.
CFR (Cost and Freght) – tiền hàng + cước vận chuyển (tên cảng đến)
CIF (Cost , Insurance, Freight )- tiền hàng + cước vận chuyển + phí bảo hiểm (tên cảng đến)
CPT (Carriage Paid To)- tiền hàng + cước trả tới nơi quy định (tên nơi đến quy định )
CIP (Carriage Insurance Paid To)- tiền hàng + cước trả tới nơi quy định + phí bảo hiểm (tên nơi đến quy định)
Nhóm D Người bán giao tại nơi đến quy định: người bán chịu mọi chi phí và rủi ro để đưa hàng đến nơi quy định.
DAF ( Delivered at Frontier ) – giao tại biên giới (tên địa điểm giao hàng)
DES ( Demivered EXship)- giao tại tàu ở cảng đến (tên cảng đến)
DEQ ( Delivered Ex Quay ) – giao tại cầu cảng đến (tên cảng đến)
DDU (Delivered Duty Unpaid) – giao tại nơi đến quy định nhưng chưa trả thuế nhập khẩu ( tên nơi đến quy định )
DDP (Delivered Duty Paid) – giao tại nơi đến và hoàn thành thủ tục hải quan nhập khẩu (tên nơi đến quy định)
* Lưu ý:
Không mang tính bắt buộc áp dụng.
Chỉ quy định những vấn đề liên quan đến trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của các bên ký kết hợp đồng trong việc giao hàng hóa hữu hình.
Incoterms không thể thay thế cho hợp đồng ngoại thương, nhất là vấn đề chuyển giao sở hữu hàng hóa từ người bán sang người mua, các trường hợp miễn trách và giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng.
Khi sử dụng các điều kiện của Incoterms thì phải ghi rõ phiên bản áp dụng.
Phải ghi rõ những điều đôi bên đã thỏa thuận vào hợp đồng khi Incoterms không đề cập đến.
Incoterms và sự tương thích với các phương thức chuyên chở:
Đường thủy và đường biển : FAS, FOB, CFR, CIF, DES, DEQ
Đa phương thức : EXW, FCA, CPT, CIP, DAF, DDU, DDP
1.2 Marketing quốc tế
Khái niệm
Marketing quốc tế là quá trình hoạch định và triển khai thiết kế sản phẩm hay dịch vụ, định giá phân phối và truyền thông cho sản phẩm hay dịch vu ra thị trường nước ngoài nhằm thõa mãn nhu cầu, ước muốn của cá nhân, tổ chức ở những thị trường khác nhau.
Marketing quốc tế chỉ khác Marketing nội địa ở chỗ hàng hóa hay dịch vụ được tiếp thị ra khỏi phạm vi biên giới của một quốc gia, dù sự khác biệt này không lớn lắm nhưng nó lại có ý nghĩa thay đổi vô cùng quan trọng trong cách quản trị Marketing, các cách giải quyết những trở ngại của Marketing, việc thành lập các chính sách Marketing kể cả việc thực hiện các chính sách này, Marketing quốc tế gồm có các dạng:
Marketing xuất khẩu
Đây là hoạt động Marketing nhằm giúp DN đưa hàng hóa XK ra thị trường bên ngoài.
Marketing tại nước sở tại
Là hoạt động Marketing ở bên trong các quốc gia mà ở đó công ty của ta đã thâm nhập.
Marketing đa quốc gia
Nhấn mạnh đến sự phối hợp và tương tác hoạt động Marketing trong nhiều môi trường khác nhau, nhân viên Marketing phải có kế hoạch và cân nhắc cẩn thận nhằm tối ưu hóa sự tổng hợp lớn nhất là tìm ra sự điều chỉnh hợp lý nhất cho các chiến lược Marketing được vận dụng ở từng quốc gia riêng lẻ.
Marketing toàn cầu
Là việc vận dụng cũng một chiến lược ở tất cả các thị trường trên phạm vi toàn cầu. Đặc điểm của marketing toàn cầu là tiêu chuẩn hóa các chiến lược marketing và vận dụng nó một cách đồng nhất cho tất cả các thi trường trên nguyên tắc bỏ qua những khác biệt. Thị trường toàn cầu chính là sự mở rộng thị trường nội địa về mặt địa lý.
Tầm quan trọng của Marketing quốc tế
Việc tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế là một xu thế bắt buộc, một yêu cầu khách quan, vì thế đòi hỏi phải làm tốt khâu tiếp thị quốc tế, khi đó DN tìm thấy một số thuận lợi như sau:
Thông qua XK DN mở rộng được thị trường tiêu thụ.
Khi thị trường nội địa không tiêu thụ hết sản phẩm thì thị trường quốc tế là lối thoát duy nhất để tiêu thụ sản phẩm dư thừa, kết quả nhà XK có thể phân bổ chi phí cố định cho nhiều sản phẩm, hạ giá thành, nâng cao lợi nhuận, giảm được rủi ro.
Ước vọng của các nhà lãnh đạo muốn cho công ty của họ tham gia vào thị trường quốc tế.
Mở rộng chu kỳ sống của sản phẩm.
Khai thác lợi thế hiện có ở những thị trường chưa được khai thác.
Nâng cao hiểu biết về cạnh tranh quốc tế.
Phát triển thêm lợi nhuận để tái đầu tư, tạo công ăn việc làm.
Thực hiện tốt quản trị nhân viên cũng như tiến bộ của sản phẩm do thông qua cạnh tranh.
Giảm chi phí…
1. 3 Thanh toán quốc tế
Khái niệm
Thanh toán quốc tế (International Settlement) là quá trình thực hiện các khoản thu chi tiền tệ quốc tế thông qua hệ thống ngân hàng trên thế giới nhằm phục vụ cho các mối quan hệ trao đổi quốc tế phát sinh giữa các nước với nhau.
Các phương thức thanh toán quốc tế
Phương thức chuyển tiền (Remitance) người mua ( nhà nhập khẩu (NK), người trả tiền) yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển trả một số tiền nhất định cho người hưởng lợi (người bán, nhà xuất khẩu (XK), người nhận tiền) tại 1 địa điểm nhất định trong 1 thời gian nhất định.
Chuyển tiền bằng điện T/T hoặc TTR
Chuyển tiền bằng thư M/T
Phương thức nhờ thu (Collection of payment) là phương thức thanh toán mà nhà XK sau khi giao hàng hay cung cấp dịch vụ, ủy thác cho ngân hàng phục vụ mình nhờ thu tiền hộ tiền nhà NK trên cơ sở hối phiếu và chứng từ hàng hóa liên quan.
+ Nhờ thu trơn (Clean Collection) là sự thỏa thuận mà theo đó bên bán hàng giao hàng và gửi chứng từ giao hàng trực tiếp cho bên mua để nhận hàng. Sau đó bên bán sẽ lập hối phiếu (trả ngay hay trả chậm) gửi ngân hàng phục vụ mình nhờ thu hộ tiền bên mua dựa trên hối phiếu.
+ Nhờ thu kèm chứng từ (Document Collection) là sự thỏa thuận mà theo đó bên bán giao hàng cho bên mua. Sau đó người bán lập hối phiếu (trả ngay hay trả chậm) và chứng từ giao hàng gửi ngân hàng phục vụ mình nhờ thu hộ tiền bên mua. Với điều kiện ngân hàng thay mặt bên bán khống chế bộ chứng từ chỉ khi nào bên mua đồng ý thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán hối phiếu, thì ngân hàng mới giao chứng chứng từ để làm cơ sở nhận hàng.
Căn cứ vào thời hạn trả tiền nhờ thu kèm chứng từ gồm 2 loại:
+ Nhờ thu trả tiền đổi chứng từ (Document Against Payment –D/P ) : được sử dụng trong trường hợp mua bán trả tiền ngay khi người mua trả tiền thì ngân hàng mới trao bộ chứng từ thanh toán để nhận hàng.
+ Nhờ thu chấp nhận trả tiền đổi chứng từ (Documents Against Acceptance – D/A): được sử dụng trong trường hợp mua bán có kỳ hạn hay mua bán chịu, chỉ khi nào người mua chấp nhận trả tiền trên hối phiếu (hối phiếu có kỳ hạn) thì ngân hàng mới giao bộ chứng từ để nhận hàng. Đến hạn thanh toán hối phiếu, người mua có nhiệm vụ thanh toán đúng hạn cho người cầm hối phiếu.
Cơ sở pháp lý:
Dựa trên tinh thần quy tắc thống nhất về nhờ thu chứng từ thương mại (Uniform Rules for the Collection of Commercial Paper, 1967- ICC) do phòng thương mại quốc tế (Internatinal Chamber Commerce - ICC) ban hành năm 1967.
Nhằm đáp ứng ngày càng hoàn thiện với yêu cầu của thực tiễn thương mại quốc tế, quy tắc URC sửa đổi năm 1978 số xuất bản No 322, và năm 1995 số xuất bản URC No 522 có hiệu lực từ ngày 01/01/1996 và là văn bản hiện hành.
Nếu đã dẫn chiếu URC No 522 vào hợp đồng, chỉ thị nhờ thu thì trách nhiệm và quyền lợi của các bên tham gia dựa theo nguyên tắc này và là cơ sở pháp lý để giải quyết tranh chấp có thể xảy ra. Tuy nhiên, khi áp dụng cần kết hợp văn bản luật trong nước và tập quán quốc tế có liên quan.
Phương thức tín dụng chứng từ (Documentary Credits) là sự thỏa thuận, trong đó ngân hàng (ngân hàng mở thư tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng (người xin mở thư tín dụng) cam kết thanh toán một số tiền nhất định cho người thứ ba (người hưởng lợi) hoặc trả theo lệnh của người này, hoặc chấp nhận hối phiếu do người này ký phát trong phạm vi số tiền đó, với điều kiện người này thực hiện đầy đủ các yêu cầu của thư tín dụng và xuất trình cho ngân hàng bộ chứng từ thanh toán phù hợp với các điều khoản, điều kiện đã ghi trong thư tín dụng.
Cơ sở pháp lý:
UCP No 600 quy tắc thống nhất về tập quán và thực hành tín dụng chứng từ.
Uniform Customs and Practice for Documentary Credits – UCP do ICC (The International Chamber Of Commerce) ban hành có hiệu lực vào ngày 1/7/2007.
URR No 525 quy tắc thống nhất về bồi hoàn chuyển tiền giữa các ngân hàng theo tín dụng chứng từ (Uniform Rules for Bank to Bank Reimbursements under Documentary Credits No 525 - URR 525) do ICC ban hành vào tháng 12/1996, hiệu lực ở Việt Nam từ ngày 1/7/1996.
e-UCP phụ lục của bản UCP có hiệu lực từ 2/2002.
ISBP- 681 văn bản về thực hành kiểm tra chứng từ theo tiêu chuẩn Ngân hàng quốc tế đối với phương thức tín dụng chứng từ do ICC phát hành tháng 04/2007, có hiệu lực cùng thời điểm với UCP 600.
Phương thức giao chứng từ trả tiền ngay (CAD/COD) là phương thức thanh toán trong đó NM đến ngân hàng tại nước NB ký quỹ (đặt cọc) 100% giá trị lô hàng, đồng thời ký kết với ngân hàng bản Memorandum, yêu cầu ngân hàng chỉ thanh toán cho NB khi họ xuất trình bộ chứng từ đầy đủ và hợp lệ.
Rủi ro trong việc lựa chọn phương thức thanh toán
Phương thức trả trước (T/T; M/T trả trước)
Bảng 1.1 Các rủi ro trong phương thức chuyển tiền trả trước
Stt
Các rủi ro
Bên chịu rủi ro
1
Nhà XK không gửi hàng cho nhà NK Þ Nhà NK không nhận được hàng.
Nhà NK
2
Nhà XK sẳn sàng giao hàng, nhưng nước XK không cho phép Þ Nhà NK không nhận được hàng
Nhà NK
3
Nhà XK sẳn sàng giao hàng nhưng nước NK không cho phép Þ Nhà NK không nhận được hàng.
Nhà NK
4
Nhà XK sẳn sàng giao hàng, nhà NK nhận được hàng, nhưng hàng không phù hợp với yêu cầu.
Nhà NK
Phương thức trả sau (T/T ; M/T trả sau)
Bảng 1.2 Các rủi ro trong phương thức chuyển tiền trả sau
Stt
Các rủi ro
Bên chịu rủi ro
1
Nhà NK nhận hàng nhưng không thanh toán Þ Nhà XK không nhận được tiền.
Nhà XK
2
Nhà NK đồng ý thanh toán, nhưng luật lệ của nước NK không cho phép chuyển tiền cho nhà XK Þ Nhà XK không nhận được tiền.
Nhà XK
3
Nhà NK không nhận hàng, không thanh toán Þ Nhà XK lấy hàng về và không nhận được tiền.
Nhà XK
4
Nhà NK không nhận hàng, không thanh toán, nhưng luật lệ của nước NK không cho chuyển hàng về Þ Nhà XK mất hàng và không được thanh toán.
Nhà XK
Phương thức nhờ thu trơn (Clean Collection )
Bảng 1.3 Các rủi ro trong phương thức nhờ thu trơn
Stt
Các rủi ro
Bên chịu rủi ro
1
Nhà NK nhận hàng, nhưng không trả tiền cho nhà XK Þ Nhà XK không nhận được tiền.
Nhà XK
2
Nhà NK không nhận hàng, không thanh toán, nước NK không cho phép chuyển hàng về Þ Nhà XK mất tiền & hàng.
Nhà XK
3
Nhà NK không nhận hàng, không trả tiền Þ Nhà XK phải đi nhận hàng về để giải quyết.
Nhà XK
4
Nhà NK nhận hàng, đồng ý thanh toán, nhưng luật lệ nước NK không cho phép chuyển tiền ÞNhà XK mất hàng & tiền.
Nhà XK
Phương thức thanh toán D/A
Bảng 1.4 Các rủi ro trong phương thức D/A
Stt
Các rủi ro
Bên chịu rủiro
1
Nhà NK không nhận hàng, không chấp nhận thanh toán, nhưng chính quyền nước NK không cho chuyển hàng về Þ Nhà XK mất hàng, không nhận được tiền.
Nhà XK
2
Nhà NK không nhận hàng, không chấp nhận thanh toán Þ Nhà XK phải chuyển hàng về.
Nhà XK
3
Nhà NK chấp nhận thanh toán, nhưng đến hạn không thanh toán ngay cho nhà XK Þ Nhà XK không nhận được tiền như thỏa thuận.
Nhà XK
4
Nhà NK chấp nhận thanh toán, nhưng chính phủ nước NK không cho phép chuyển tiền Þ Nhà XK không nhận được tiền.
Nhà XK
Phương thức thanh toán D/P
Bảng 1.5 Các rủi ro trong phương thức D/P
Stt
Các rủi ro
Bên chịu rủi ro
1
Nhà NK từ chối không nhận hàng, nhưng chính phủ nước NK không cho chuyển hàng về Þ Nhà XK mất hàng, không được thanh toán
Nhà XK
2
Nhà NK từ chối không nhận hàng, không thanh toán Þ Nhà XK phải chuyển hàng về.
Nhà XK
3
Nhà NK nhận hàng, chấp nhận thanh toán, nhưng chính phủ nước NK không cho phép chuyển tiền Þ Nhà XK mất hàng & tiền.
Nhà XK
4
Nhà NK nhận hàng và trả tiền, nhưng hàng hóa không phù hợp với yêu cầu.
Nhà NK
Phương thức tín dụng chứng từ L/C
Bảng 1.6 Các rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ L/C
Stt
Các rủi ro
Bên chịu rủi ro
1
Nhà XK giao hàng đúng yêu cầu, nhưng bộ chứng từ không phù hợp với quy định L/C Þ Nhà XK không nhận được tiền như mong muốn.
Nhà XK
2
Nhà XK xuất trình chứng từ thanh toán, ngân hàng thông báo chấp nhận, nhưng ngân hàng L/C cho rằng bộ chứng từ bất hợp lệ và chứng minh được điều đó Þ Nhà XK không được nhận tiền như mong muốn.
Nhà XK
3
Nhà XK không được thanh toán (do bộ chứng từ bất hợp lệ nặng), nhưng chính phủ nước NK không cho phép chuyển hàng về Þ Nhà XK mất hàng & tiền.
Nhà XK
4
Nhà XK xuất trình chứng từ giả, nhà NK đã thanh toán, nhưng không được nhận hàng.
Nhà NK
(Nguồn: Đoàn Thị Hồng Vân(2007). Quản trị rủi ro và khủng hoảng. NXBLĐXH )
5
Nhà XK xuất trình chứng từ hoàn toàn phù hợp với yêu cầu L/C và được thanh toán, nhà NK nhận được hàng nhưng không phù hợp với yêu cầu.
Nhà NK
1.4 Các tỷ số tài chính
Trong quá trình phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của một DN thì các chỉ tiêu tài chính là không thể thiếu, chúng có vai trò quan trọng giúp xem xét đánh giá tình hình hoạt động của DN một cách chính xác và khách quan hơn.
1.4.1 Các tỷ số về khả năng thanh toán
Khả năng thanh toán hiện thời Rc
Chỉ số này đo lường khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của một công ty khi đến hạn trả. Nó thể hiện mức độ đảm bảo của tài sản lưu động đối với nợ ngắn hạn mà không cần tới một khoản vay mượn thêm.
Tài sản lưu động + Đầu tư ngắn hạn
Tỷ số thanh toán ngắn hạn =
Nợ ngắn hạn
Tài sản lưu động bao gồm các khoản vốn bằng tiền, các khoản phải thu, hàng tồn kho và các tài sản lưu động khác.
Tỷ số này cho thấy công ty có bao nhiêu tài sản có thể chuyển đổi thành tiền mặt để đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.
Khả năng thanh toán nhanh Rq
Hệ số thanh toán nhanh cho biết DN có bao nhiêu đồng vốn bằng tiền hoặc các khoản tương đương tiền để thanh toán ngay cho 1 đồng nợ ngắn hạn.
Tài sản lưu động – Tồn kho
Tỷ số thanh toán nhanh =
Nợ ngắn hạn
Hệ số này nói lên việc công ty có nhiều khả năng đáp ứng việc thanh toán nợ ngắn hạn vì công ty dễ dàng chuyển từ tài sản lưu động khác về tiền mặt.
1.4.2 Các tỷ số về cơ cấu tài chính
Tỷ số nợ
Là phần nợ vay chiếm trong tổng nguồn vốn. Các chủ nợ thường quan tâm đến tỷ số nợ, nếu tỷ số nợ càng thấp hoặc vừa phải thì các chủ nợ sẽ an tâm hơn.
Tổng nợ
Tỷ số nợ =
Tổng tài sản
1.4.3 Các tỷ số về hoạt động
Vòng quay hàng tồn kho
Thể hiện số lần mà hàng tồn kho được bán trong kỳ, là tiêu chuẩn đánh giá công ty sử dụng hàng tồn kho của mình hiệu quả như thế nào.
Số vòng quay Doanh thu thuần
=
hàng tồn kho Tồn kho
Kỳ thu tiền bình quân
Các khoản phải thu × 360
Kỳ thu tiền bình quân =
Doanh thu thuần
Dùng để đo lường khả năng thu hồi vốn trong thanh toán tiền hàng. Cho thấy khi tiêu thụ thì bao lâu DN thu được tiền.
1.4.4 Các tỷ số về doanh lợi
Doanh lợi tiêu thụ ROS
Lợi tức sau thuế
Doanh lợi tiêu thu =
Doanh thu thuần
Phản ánh mức sinh lời trên doanh thu hay cách khác nói lên 1 đồng doanh thu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Hệ số lợi nhuận ròng phản ánh khoản thu nhập ròng (thu nhập sau thuế) của một công ty so với doanh thu của nó. Hệ số này càng cao thì càng tốt vì nó phản ánh hiệu quả hoạt động của công ty.
Trên thực tế mức lợi nhuận ròng giữa các ngành là khác nhau, còn trong bản thân 1 ngành thì công ty nào quản lý và sử dụng yếu tố đầu vào tốt hơn thì sẽ có hệ số lợi nhuận cao hơn. Đây là một trong các biện pháp quan trọng đo lường khả năng tạo lợi nhuận của công ty năm nay so với các năm khác.
· Doanh lợi vốn tự có ROE phản ánh hiệu quả của vốn tự có, chính xác hơn là đo lường mức sinh lời đầu tư của vốn chủ sở hữu.
Lợi tức sau thuế
Doanh lợi vốn tự có =
Vốn tự có
ROE cho biết một đồng vốn tự có tạo được bao nhiêu đồng lợi nhuận. ROE càng cao thì khả năng cạnh tranh công ty càng mạnh, vì hệ số này cho thấy khả năng sinh lời và tỷ suất lợi nhuận của công ty, hơn nữa tăng mức doanh lợi vốn chủ sở hữu là một mục tiêu quan trọng nhất trong hoạt động quản lý tài chính của công ty.
Tỷ lệ lãi gộp
Tỷ lệ này cho thấy khả năng điều hành sản xuất và chính sách giá của DN. Tỷ lệ lãi gộp biến động sẽ là nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến lợi nhuận.
Lãi gộp
Tỷ lệ lãi gộp =
Doanh thu thuần
Tỷ lệ này càng cao càng tốt và ngược lại, tuy nhiên còn tùy thuộc vào đặc điểm ngành nghề kinh doanh và tỷ lệ chi phí kinh doanh mà mỗi DN sẽ có một tỷ lệ lãi gộp thích hợp.
· Tỷ suất ngoại tệ XK là đại lượng so sánh giữa khoản thu ngoại tệ (DTXK) đem lại so với số chi phí bản tệ phải chi ra ( CXK ) để có được số ngoại tệ đó.
DTXK (bằng ngoại tệ)
RXK =
CPXK ( bằng nội tệ)
1.5 Phân tích ma trận SWOT
SWOT là sự ghép chữ Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội), Threat (đe dọa) của một DN. Khi lập kế hoạch chiến lược kinh doanh cho bất cứ công ty nào, trực tuyến hay ngoại tuyến, thì cũng phải tiến hành đánh giá các yếu tố không chỉ trong DN mà còn cả từ hoạt động kinh doanh của các đối thủ cạnh tranh và môi trường kinh doanh hiện tại.
Ma trận SWOT là công cụ kết hợp quan trọng có thể giúp các nhà quản trị phát triển bốn loại chiến lược sau: các chiến lược điểm mạnh – cơ hội (SO), chiến lược điểm mạnh – điểm yếu (WO), điểm mạnh – nguy cơ (ST) và chiến lược điểm yếu – nguy cơ (WT). Sự kết hợp các yếu tố quan trọng bên trong và bên ngoài là nhiệm vụ khó khăn nhất của việc phát triển một ma trận SWOT, nó đòi hỏi phải có sự phán đoán tốt, và sẽ không có một kết hợp tốt nhất.
· Các chiến lược SO sử dụng điểm mạnh bên trong của công ty để tận dụng cơ hội bên ngoài. Tất cả các nhà quản trị đều mong muốn tổ chức của họ ở vào vị trí mà những điểm mạnh bên trong có thể được sử dụng để lợi dụng những xu hướng và biến cố của môi trường bên ngoài. Thông thường các tổ chức sẽ theo đuổi chiến lược WO, ST hay WT để tổ chức có thể ở vào vị trí mà họ có thể áp dụng các chiến lược SO. Khi một công ty có những điểm yếu lớn thì nó sẽ cô gắng vượt qua, làm cho chúng trở thành điểm mạnh. Khi tổ chức phải đối đầu với những mối đe dọa quan trọng thì nó sẽ tìm cách tránh chúng để có thể tập trung vào những cơ hội.
· Các chiến lược WO nhằm cải thiện những điểm yếu bên trong bằng cách tận dụng cơ hội bên ngoài. Đôi khi những cơ hội lớn bên ngoài đang tồn tại, nhưng công ty có những điểm yếu bên trong ngăn cản nó khai thác.
· Các chiến lược ST sử dụng các điểm mạnh để giảm đi hay tránh khỏi ảnh hưởng của những mối đe dọa bên ngoài.
· Các chiến lược WT là những chiến lược phòng thủ nhằm giảm đi những điểm yếu bên trong và tránh khỏi những mối đe dọa từ môi trường bên ngoài.
Cách lập ma trận SWOT
Liệt kê các điểm mạnh chủ yếu bên trong công ty
Liệt kê những điểm yếu bên trong công ty
Liệt kê các cơ hội lớn bên ngoài công ty
Liệt kê các nối đe dọa quan trọng bên ngoài công ty
Kết hợp điểm mạnh bên trong với cơ hội bên ngoài – SO
Kết hợp những điểm yếu bên trong với những cơ hội bên ngoài – WO
Kết hợp những điểm mạnh bên trong với những mối đe dọa bên ngoài – ST
Kết hợp những điểm yếu bên trong với những nguy cơ bên ngoài – WT
CHƯƠNG 2
2.1 Quá trình hình thành và phát triển
Công ty TNHH Phúc Sinh là một trong những doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh trong lĩnh vực gia vị nói chung, được thành lập năm 2001, văn phòng đặt ở TP Hồ Chí Minh.
Công ty thuộc hình thức trách nhiệm hữu hạn gồm có 3 thành viên là: ông Phan Minh Thông, bà Phạm Thị Tuyết Nhung và ông Nguyễn Trọng Phúc.
Công ty chuyên kinh doanh các loại hồ tiêu, cà phê, gạo, cơm dừa sấy khô và các loại gia vị đặc biệt nguồn gốc từ Việt Nam. Sản phẩm của công ty có nguồn cung ứng ổn định và đáng tin cậy luôn đủ số lượng và chất lượng đáp ứng các hợp đồng.
Với phương châm “Chất lượng là hàng đầu”, chất lượng sản phẩm luôn đạt tiêu chuẩn thông qua quy trình chọn lọc và xếp hạng gắt gao trước khi đến tay khách hàng nên luôn luôn được sự tín nhiệm và hài lòng từ phía khách hàng trong nhiều năm liên tục. Công tác vận chuyển luôn đúng theo lịch trình thông báo với những hãng vận chuyển nổi tiếng trên quốc tế.
Công ty có nhiều mối quan hệ với các khách hàng lớn trên khắp châu lục. Thị trường XK đa dạng và đang trên con đường thâm nhập thị trường quốc tế theo “chiều sâu” và “chiều rộng”.
Tên tiếng Việt: Công ty TNHH Phúc Sinh
Tên giao dịch: Phuc Sinh Company Ltd. (A Spice Trading & Processing House )
Địa chỉ: Cao ốc H3, 384 Hoàng Diệu, P.6, Q.4, Tp. Hồ Chí Minh
Mã đơn vị : 3252 Mã số thuế: 0302401061
Giấy phép chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 4102006491
Điện thoại: (848) 38266251 – 8 266 563 Fax: (848) 38266250
Website www.phucsinh.com
Email office@phucsinh.com
phucsinh@phucsinh.com
Cho đến nay sau quá trình xây dựng và phát triển, Công ty TNHH Phúc Sinh càng khẳng định vị trí của mình trên thương trường – một doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả trong tiến trình phát triển và hội nhập của Đất nước.
Các thành tựu đạt được
Là thành viên của Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam - The Vietnam Pepper Association (VPA) và Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam – Viet Nam Coffee and Cocoa Association ( Vicofa)
VIBank (Ngân hàng Quốc tế) trao tặng bằng khen là khách hàng DN tiêu biểu năm 2008.
Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn cấp bằng khen công ty TNHH Phúc Sinh và Giám đốc Phan Minh Thông đã có thành tích xuất sắc trong công tác kinh doanh XK và phát triển ngành hồ tiêu năm 2008.
Vietcombank chứng nhận là khách hàng thanh toán XNK tốt nhất năm 2007.
VNR chứng nhận là một trong 500 DN lớn nhất Việt Nam năm 2007.
Bộ Thương Mại chứng nhận là DN XK uy tín năm 2006.
Năm 2005, công ty được thưởng kim ngạch XK năm sau cao hơn trước.
Năm 2004, công ty được nhận bằng khen của Bộ Thương Mại về thành tích XK năm sau cao hơn năm trước.
Năm 2002 & 2003, công ty được thưởng kim ngạch xuất khẩu.
2.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mục tiêu hoạt động
Chức năng
Trong cơ chế thị trường, công ty được trao quyền tự chủ kinh doanh, tìm kiếm bạn hàng, tự hạch toán kinh doanh và đảm bảo kinh doanh có lãi. Ngoài ra, công ty còn phải tiếp tục hoàn thành các chỉ tiêu do Bộ Thương Mại giao cho. Tạo lập tốt các mối quan hệ hợp tác kinh doanh lâu dài, đảm bảo tăng trưởng vốn và cải thiện đời sống cho nhân viên.
Mục đích kinh doanh của công ty là thông qua hoạt động XNK để khai thác có hiệu quả nguồn vật tư nguyên liệu và nhân lực của Đất nước, đẩy mạnh sản xuất và XK đem lại nguồn ngoại tệ cho đất nước.
Mua hàng nông sản từ các công ty khác và thực hiện XK đi các nước trên thế giới.
Kinh doanh các ngành nghề khác trong phạm vi đăng ký và phù hợp với các quy định của pháp luật.
Nhiệm vụ
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty có nghĩa vụ đăng ký kinh doanh và kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký.
Tự tạo nguồn vốn, đảm bảo tự trang trải về mặt tài chính, bảo toàn vốn, đáp ứng yêu cầu phục vụ phát triển kinh tế và XNK của đất nước. Quản lý sử dụng đúng chế độ và có hiệu quả nguồn vốn đó.
Tiếp cận thị trường, nghiên cứu khả năng sản xuất, nhu cầu thị trường, cải tiến mẫu mã, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao chất lượng hàng hóa, tăng năng lực cạnh tranh cho hàng hóa đáp ứng nhu cầu XK.
Không ngừng cải thiện điều kiện lao động nhằm nâng cao năng suất lao động từ đó nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên và hiệu quả kinh tế.
Công ty thực hiện chế độ báo cáo thống kê định kỳ theo quy định của Nhà Nước và báo cáo bất thường theo yêu cầu của đại diện chủ sở hữu.
Công ty có nghĩa vụ thực hiện đúng chế độ và các quy định về quản lý vốn, tài sản, kế toán, hạch toán, chế độ kiểm toán và các chế độ khác Nhà Nước quy định.
Công ty có nghĩa vụ nộp thuế, các khoản nộp Ngân sách Nhà Nước theo quy định của pháp luật.
Quyền hạn
Công ty có quyền quản lý sử dụng vốn, đất đai, tài nguyên và các nguồn lực theo quy định pháp luật để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ được giao.
Công ty có quyền ký kết và tổ chức thực hiện các hợp đồng xuất nhập khẩu, gia công chế biến, mua bán trong nước, đổi mới máy móc thiết bị, công nghệ hiện đại.
Công ty có quyền mở rộng quy mô kinh doanh, thị trường xuất nhập khẩu.
Công ty có quyền tổ chức bộ máy quản lý, kinh doanh phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ của từng thời kỳ.
Mục tiêu hoạt động
Là một tổ chức kinh doanh theo hệ thống hạch toán kinh tế độc lập, tham gia vào kinh tế thị trường tạo ra lợi nhuận, bảo toàn được đồng vốn, góp phần ổn định tình hình lưu thông hàng hóa trên thị trường cả trong và ngoài nước, đảm bảo việc làm cho người lao động, cải thiện đời sống của cán bộ công nhân viên trong công ty.
Thông qua xuất nhập khẩu, công ty góp phần thúc đẩy nền kinh tế của thành phố phát triển, thu về ngoại tệ đóng góp cho ngân sách Nhà Nước.
Lĩnh vực hoạt động: thu gom và XK các sản phẩm như cà phê, hồ tiêu, nông sản và gia vị có nguồn gốc từ Việt Nam.
Sản phẩm, thị trường và đối thủ cạnh tranh
· Sản phẩm
Hạt tiêu- Pepper
Tiêu đen Việt Nam - Vietnam Black Pepper
200gr/l: Độ ẩm : 13.5% max, tạp chất: 6% max, trọng lượng: 200gr/l min
500gr/l: Độ ẩm: 13.5% max, tạp chất: 1% max, trọng lượng: 500gr/l min
550gr/l: Độ ẩm: 13% max, tạp chất: 0.5% max, trọng lượng: 550gr/l min
Đóng gói (packing) trong bao đay 59 hay 60kg.
Tiêu trắng Việt Nam- Vietnam White Pepper
Độ ẩm:13.5% max, tạp chất: 0.2% max, trọng lượng: 600gr/l min
Đóng gói (packing) trong bao đay 60kg.
Cà phê- Coffee
Robusta Coffee Grade 1 Screen 18
Độ ẩm: 12.5% max, tạp chất: 0.5% max, hạt vỡ: 2% max, hạt nguyên 18: 90% min.
Robusta Coffee Grade 1 Screen 16
Độ ẩm: 12.5% max, tạp chất: 0.5% max, hạt vỡ : 2% max, hạt nguyên 16: 90% min.
Robusta Coffee Grade 2 Screen 13
Độ ẩm : 13% max, tạp chất: 0.5% max,
Hạt vỡ: 5% max, hạt nguyên 13: 90% min.
Cơm dừa - Desiccated Coconut Fine Grade
Màu sắc : Trắng tự nhiên, sấy khô.
Độ ẩm: 3% max, hàm lượng dầu: 65% minFFA (Free fatty acid as oleic): 0.4% min; E. Coli: không ;
Khuẩn salmonella: không
Đóng gói: bao giấy cứng loại 49; 50; 25; 9.6 kg , bên trong có bao bì plastic.
Hạt điều nhân - Cashew Kernel
Nhân điều nguyên trắng W180, W210, W240, W240, W320, W450: nhân hạt điều có màu sắc đồng nhất, có màu trắng, trắng ngà hoặc màu xám tro nhạt.
Loại
Trọng lượng/454 gms (1 lbs)
Độ ẩm max (%)
Hạt vỡ (%)
W-180
170-180
5
5
W-210
200-210
5
5
W-240
220-240
5
5
W-320
300-320
5
5
W-450
400-450
5
5
· Thị trường chính
Hiện nay các sản phẩm xuất khẩu của công ty đã có mặt trên khắp các quốc gia và châu lục và ngày càng mở rộng trong tương lai. Thị trường XK chủ yếu Hoa kỳ, Châu Phi, Trung Đông, châu Âu và Châu Á.
Châu Mỹ: Hoa Kỳ
Châu Âu: Tây Ban Nha, Pháp, Đức, Hà Lan, Nga, Thụy Sĩ, Thổ Nhĩ Kỳ …
Châu Phi: Nam Mỹ, U.A.E, Yemen, Iran, Isarel, Ai Cập…
Châu Á: Singapo, Hồng Kông, Hàn Quốc …
· Đối thủ cạnh tranh
Hiện nay công ty có các đối thủ cạnh tranh chính sau:
Đối thủ cạnh tranh trong nước:
Công ty TNHH Phúc Sinh nhìn chung không có đối thủ cạnh tranh trong hai mặt hàng chính là tiêu và cà phê. Tuy nhiên, vì là một công ty mới thành lập (dưới 10 năm) nên vẫn chịu sự cạnh tranh từ các đối thủ trong ngành: Intimex, Vinalimex, Công ty xuất nhập khẩu nông sản Sài Gòn, Tổng công ty xuất nhập khẩu rau quả và nông sản Việt Nam…
Bên cạnh những công ty lâu năm trong ngành, công ty còn chịu áp lực từ sự bùng nổ của các công ty tư nhân, cổ phần khác. Những công ty này có lợi thế về vốn, công nghệ trình độ và sự năng động.
Tuy nhiên với sự hình thành và phát triển lâu năm, cộng với sự tín nhiệm của các khách hàng truyền thống, công ty có thể vững tin vào tương lai.
Đối thủ cạnh tranh nước ngoài:
Trong bối cảnh thị trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay, nhất là khi Việt Nam gia nhập WTO thì hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và của các công ty nói riêng sẽ vấp phải sự cạnh tranh gay gắt của nhiều nước, nhất là Brazil, Mêxicô, Thái Lan, Ấn Độ, … mà cụ thể là các công ty kinh doanh cùng ngành tại các nước này.
Vì thế, để cạnh tranh được với các nước này, công ty phải tập trung đầu tư để xây dựng chất lượng sản phẩm, tạo sự khác biệt cho hàng nông sản Việt Nam.
Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý
Cơ cấu tổ chức
Công ty TNHH Phúc Sinh hiện nay có 65 nhân viên bao gồm cả Ban quản lý. Toàn bộ nhân viên trong công ty đều là những người có trình độ đại học, cao đẳng hoặc trung cấp. Mọi người từ Giám đốc đến các nhân viên đều làm việc tốt, sáng tạo, nhiệt tình và có trách nhiệm trong công việc góp phần tạo nên thành công của công ty như ngày nay.
Từ khi thành lập đến nay, công ty đã từng bước sắp xếp điều chỉnh phân công đúng người đúng việc, chọn lựa những sinh viên mới ra trường hay những người có năng lực nghiệp vụ chuyên môn để làm việc. Điều này không những giúp cho công ty có đội ngũ lao động năng động, sáng tạo làm việc có hiệu quả mà còn góp phần tạo công ăn việc làm cho người dân. Bên cạnh những người làm việc có kinh nghiệm, kiến thức thì còn có một bộ phận những nhân viên trẻ năng động sang tạo trong công việc đã tạo nên một không khí làm việc lành mạnh, hăng say góp phần không nhỏ vào việc thúc đẩy DN phát triển.
Các nhân viên trong công ty được hưởng chế độ lao động theo quy định, bảo hiểm, khen thưởng, nghỉ phép, chế độ lương phù hợp với chuyên môn.
Công ty Phúc Sinh bao gồm 65 nhân viên và được phân bổ như sau:
Giám đốc: Ông Phan Minh Thông
Phó giám đốc: Ông Nguyễn Trọng Phúc và Bà Phạm Thị Tuyết Nhung
Phòng kế toán- tài chính:
Kế toán trưởng: Võ Thị Thu Vân
Phó phòng tài chính: Lê Thị Thanh Phụng
Kế toán tổng hợp: Trần Thị Hồng Yến
Kế toán viên: Đồng Phan Nam, Đỗ Thị Kiều Diễm, Lê Hoàng Bảo
Phòng kinh doanh xuất khẩu:
Phòng XK 1
Trưởng phòng: Nguyễn Văn Hùng
Phó phòng: Đoàn Thị Mai Liên
Nhân viên chứng từ: Huỳnh Thị Tố Giang, Trương Lệ Hằng, Vũ Thị Thanh Vân
Nhân viên giao nhận: Đậu Quang Đức (hải quan), Nguyễn Công Hà, Lê Thanh Liêm (đóng hàng)
Phòng XK 2
Trưởng phòng: Nguyễn Minh Hiển
Phó phòng: Phạm Mến Thương
Nhân viên chứng từ: Nguyễn Kim Hồng Hạnh, Trần Hoàng Dinh
Nhân viên giao nhận: Vũ Mạnh Cường (hải quan), Nguyễn Huy Tùng, Nguyễn Bá Hưng, Lâm Thái Thuận, Hồ Tấn Hạnh
Phòng hành chính- nhân sự
Nguyễn Thị Kim Ánh, Phạm Thị Thu Vân, Bùi Khánh Linh,
Bộ phận đóng hàng - hiện trường: nhân viên đóng hàng và giám định hàng hóa- Ngô Văn Hà
Ngoài ra còn có 2 nhân viên tạp vụ và 3 nhân viên lái xe.
Nhân viên trực thuộc tại xưởng chế biến: quản đốc và nhân viên sản xuất.
Giám Đốc
P.Giám Đôc
Phòng Kế Toán
Phòng XNK1
Phòng Hành Chính-Nhân Sự
Phòng XNK2
Bộ Phận Hiện Trường
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức công ty TNHH Phúc Sinh
(Nguồn: Phòng Tổ Chức Hành Chính-Nhân sự)
Chức năng các phòng ban
Cơ cấu tổ chức của công ty được xây dựng theo mô hình trực tuyến chức năng.
Giám đốc: là người đứng đầu công ty chịu trách nhiệm trước pháp luật và bộ thương mại về các hoạt động và hiệu quả kinh doanh toàn công ty bảo tồn và phát triển nguồn vốn. Điều hành quản lý công ty theo luật DN và các quy định khác có liên quan theo thỏa ước lao động, hợp đồng lao động, quy chế điều khiển công ty.
Phó Giám Đốc: là người chịu trách nhiệm tổ chức và quản lý các hoạt động giao dịch kinh doanh trong và ngoài nước, chịu trách nhiệm tổ chức quản lý các thủ tục hành chính, phân bổ nguồn nhân lực trong công ty.
Phòng tài chính – kế toán
Trưởng phòng kế toán tài chính: chịu trách nhiệm điểu hành chung công tác hạch toán của công ty và đơn vị trực thuộc. Là người trực tiếp thông tin báo cáo, giúp Giám đốc lập phương án tự chủ tài chính.
Phó phòng kế toán: có trách nhiệm giúp kế toán trưởng và thay kế toán trưởng chịu trách nhiệm chịu trách nhiệm điều hành chung công tác kế toán khi kế toán trưởng đi vắng, đồng thời quản lý các nghiệp vụ liên quan đến tiền gửi, tiền vay ngân hàng.
Kế toán tổng hợp: có trách nhiệm kiểm tra đối chiếu tất cả các tài khoản vào cuối tháng, quý, năm lập các biểu kế toán, báo cáo quyết toán, bảng cân đối tài khoản, báo cáo kết quả kinh doanh.
* Các nhân viên phụ trách các phần hành kế toán gồm:
Kế toán hàng hóa: phụ trách việc xuất nhập khẩu của từng phòng cụ thể chịu trách nhiệm lượng hàng xuất nhập và theo dõi tiền hàng.
Kế toán tiền lương và thanh toán nội bộ: có trách nhiệm về các khoản chi trong nội bộ DN.
Kế toán thanh toán đối ngoại: thực hiện các giao dịch với ngân hàng, chịu trách nhiệm về các khoản thanh toán với nước ngoài, kiểm tra và quản lý chứng từ ngoại.
Thủ quỹ: quản lý giám sát số lượng tiền xuất nhập quỹ và tiền gửi ngân hàng.
Nhân viên thuế: chịu trách nhiệm về khai báo và hoàn thuế đầu ra và đầu vào.
Phòng Hành chánh nhân sự
Chức năng tổ chức quản lý lao động của công ty theo nhiệm vụ của công ty, yêu cầu điều động, sắp xếp bố trí lao động của giám đốc trên cơ sở nắm vững các quy định tổ chức, lao động tiền lương theo Luật lao động.
Làm kế hoạch tuyển dụng lao động theo mục đích sản xuất kinh doanh, giải quyết khiếu nại, vướng mắc về quyền lợi của người lao động, bảo vệ chính trị nội bộ phòng gian bảo mật.
Phòng kinh doanh XNK I & II
Tìm hiểu thị trường trong và ngoài nước để xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện phương án kinh doanh xuất - nhập khẩu.
Tham mưu cho Giám đốc trong quan hệ đối ngoại, chính sách xuất - nhập khẩu, pháp luật của Việt Nam và quốc tế về hoạt động kinh doanh này. Giúp Giám đốc chuẩn bị các thủ tục hợp đồng, thanh toán quốc tế và các hoạt động ngoại thương khác. Giới thiệu, chào bán sản phẩm của Công ty tại các hội chợ triển lãm, khảo sát thị trường, trao đổi nghiệp vụ, thu thập thông tin nhằm mở rộng thị trường quốc tế.
Bộ phận đóng hàng- hiện trường : theo dõi kế hoạch xuất hàng của công ty, giám sát và kiểm định chất lượng của hàng xuất khẩu, theo dõi lịch kéo hàng bằng container ra cảng và chụp hình các lô hàng đã xuất, kèm theo các thủ tục tại cảng để hàng hóa được xuất.
Cơ sở vật chất
Trụ sở chính
Cao ốc H3, 268 Hoàng Diệu, P6, Q4, TPHCM
Điện thoại: 8 266 251 - 8 266 563 – Fax: (848) 38266250
Email : office@phucsinh.com
Chi nhánh: VPĐD Công ty TNHH Phúc Sinh
Phòng 210, 27C Điện Biên Phủ, P. Minh Khai, Q. Hồng Bàng, TP. Hải Phòng.
Nhà máy sản xuất tiêu – cà phê tại Bình Dương
KP5, Thị trấn Mỹ Phước, Huyện Bến Cát, Tỉnh Bình Dương
Điện thoại: 0650 558 791 - Fax: 0650 559 792
Email: office@vietnamspice.com
2.6 Phương hướng phát triển của công ty trong năm 2009
Định hướng các chương trình hoạt đông chung như chương trình đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, các hoạt động xúc tiến thương mại (bao gồm các hoạt động hội chợ triễn lãm, quảng bá thương hiệu trong nước và một số thị trương nước ngoài chọn lọc) hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm xây dựng thương hiệu của quốc gia và DN gắn liền với quyền sở hữu trong nước.
Năng động hơn trong việc tìm kiếm những đối tác vào thâm nhập thị trường mới, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, củng cố khách hàng, đặc biệt là khách hàng có tiềm năng trực tiếp sản xuất, tạo các kênh phân phối ổn định đồng thời mở rộng thị trường theo chiều sâu để nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Nắm bắt nhu cầu của thị trường để đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu, doanh số, tăng nhanh vòng quay vốn.
Xây dựng kế hoạch XK trong từng thời kỳ dựa vào chính sách xuất nhập khẩu của Nhà nước, tận dụng những ưu đãi về chính sách của Nhà nước để kinh doanh có hiệu quả hơn.
Þ Trong tình hình kinh tế xã hội ổn định, công ty định hướng phát triển các hoạt động sau:
Nhân sự
Ổn định thu nhập nhân viên, phát triển nguồn nhân lực cấp cao, giảm nhân sự không hiệu quả và tiếp tục nâng cao năng lực quản trị DN của ban lãnh đạo công ty.
Kinh doanh sản xuất
Tập trung phát triển khai thác thị trường tiềm năng (Mỹ, Trung Đông, Châu Âu); Đảm bảo chất lượng sản phẩm luôn tốt; Duy trì giá bán; Đào tạo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp; Đẩy mạnh hoạt động thương hiệu Phúc Sinh & quảng bá sản phẩm; Giữ quan hệ khách hàng tốt.
Tự động hóa sản xuất, thay đổi máy móc thiết bị mới, đầu tư công nghệ để có mẫu mã mới và giá trị cộng thêm và mở rộng nhà xưởng cơm dừa ở Bình Dương.
Cải tiến sản xuất, cắt giảm chi phí để giảm giá thành.
Kiểm soát chặt chẽ kế hoạch tiêu thụ, sản xuất, mua hàng và hàng tồn kho.
Tài chính
Quản lý doanh thu, chi phí, lợi nhuận hiệu quả và quản lý tồn kho hợp lý.
Vay ngân hàng hợp lý và chỉ đầu tư vào dự án có tính khả thi cao, rủi ro thấp.
Þ Trong trường hợp lạm phát xảy ra, ngoài những định hướng phát triển trong điều kiện kinh tế xã hội ổn định. Công ty sẽ thực hiện các hành động sau:
Hạn chế vay ngân hàng tối đa và không đầu tư thêm dự án mới.
Kiểm soát & cắt giảm tối đa chi phí toàn công ty, tăng giá bán.
Xem xét việc mở rộng nhà xưởng.
Điều chỉnh các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận, chi phí v.v…
2.7 Kết quả hoạt động kinh doanh (KQHDKD) của công ty trong 3 năm
(2006- 2008)
Để đánh giá được kết quả hoạt động của một công ty xuất khẩu thường thông qua một số chỉ tiêu phản ánh như tổng kim ngạch, doanh thu thuần,chi phí, lợi nhuận trước thuế, thuế và lợi nhuận sau thuế. Thông qua bảng chỉ tiêu dưới đây sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng thể về kết quả kinh doanh của công ty TNHH Phúc Sinh.
Bảng 2.1 Một số chỉ tiêu phản ánh KQHDKD năm 2006-2008
STT
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
1
Kim ngạch
USD
18,448,258
20,548,147
23,189,625
2
Doanh thu thuần
VND
360,614,641,957
218,554,174,295
789,544,472,053
3
Chi phí
VND
360,017,762,678
217,892,002,752
789,498,404,205
4
Lợi nhuận trước thuế
VND
828,998,999
919,682,699
1,390,198,623
5
Nghĩa vụ nộp ngân sách
VND
232,119,720
257,511,156
500,376,971
6
Lợi nhuận sau thuế
VND
596,879,279
662,171,543
889,821,652
(Nguồn: P.Tài chính- kế toán công ty TNHH Phúc Sinh)
Bảng 2.2 So sánh mức độ chênh lệch giữa các chỉ tiêu qua các năm 2006-2008
STT
Chỉ tiêu
ĐVT
Chênh lệch
‘07/’06
‘08/’07
Tuyệt đối
%
Tuyệt đối
%
1
Kim ngạch
USD
2,099,089
11.38
2,641,478
12.86
2
Doanh thu thuần
VND
(142,060,467,662)
(39.39)
570,990,297,758
261.26
3
Chi phí
VND
(142,125,759,926)
(39.47)
571,606,401,453
262.33
4
Lợi nhuận trước thuế
VND
90,683,700
10.94
470,515,924
51.16
5
Nghĩa vụ nộp ngân sách
VND
25,391,436
10.93
242,865,815
91.30
6
Lợi nhuận sau thuế
VND
65,292,264
11.00
227,650,109
34.38
Nhận xét:
Kim ngạch XK công ty tăng đều qua các năm,cụ thể là năm 2006 kim ngạch đạt 18,448,258 USD, năm 2007 tăng lên 20,548,147 USD hay tăng 11.38% so với năm 2006, đến năm 2008 tiếp tục tăng 23,189,625 USD hay tăng 12.86% so với năm 2007.
Doanh thu qua các năm tăng giảm không đều nhau, năm 2007 tổng giá trị là 218,554,174,295 VND giảm 142,060,467,662 VND tương ứng giảm 39.39% so với năm 2006 . Năm 2008 doanh thu tăng vọt đáng kể 789,544,472,053 VND tăng thêm 570,990,297,758 VND hay tương ứng tăng 261.26% so với năm 2007.
Chi phí ở đây ta thấy tăng giảm cũng không đều. Năm 2007 chi phí giảm 142,125,759,926 VND hay giảm 39.39% so với năm 2006. Năm 2008 chi phí tăng trội lên mạnh thêm 571,606,401,453VND hay tương ứng tăng 262.33% so với năm 2007.
Nghĩa vụ nộp ngân sách, công ty luôn tuân thủ qua các năm. Năm 2007 tổng thuế phải nộp là 232,119,720 VND tăng 10.93% so với năm 2006. Năm 2008 tổng thuế là 500,376,971 VND tương ứng tăng 242,865,815 VND hay tăng 94.31% so với năm 2006.
Lợi nhuận sau thuế của công ty tăng đều theo các năm. Năm 2007 lợi nhuận đạt 662,171,543 VND tăng 65,292,264 VND hay tăng 10.94% so với năm 2006. Riêng năm 2008 lợi nhuận tiếp tục tăng 227,659,109 VND hay là tăng 34.38% so với năm 2007.
Thông qua bảng kết quả kinh doanh trên cho ta thấy cái nhìn tổng quan về công ty TNHH Phúc Sinh. Qua các chỉ tiêu vừa phân tích cho ta thấy tình hình kinh doanh của công ty tốt, lợi nhuận qua các năm chiều hướng tăng, tốc độ tăng trưởng qua các năm biểu hiện khả quan, tuy nhiên tốc độ tăng của chi phí luôn lớn hơn tốc độ tăng của của doanh thu, điều này chứng tỏ công tác quản lý chi phí và giá vốn chưa tốt sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận gộp và đây là nguyên nhân dẫn đến lợi nhuận sau thuế của công ty tuy có tăng qua các năm nhưng không cao.
Xét tổng quan thì công ty có hướng đi đúng đắn cho hoạt động XK của mình, kinh doanh tạo được lợi nhuận tăng qua các năm.
Chương 3
3.1 Đánh giá tình hình mua hàng nội địa
3.1.1 Tình hình mua hàng theo mặt hàng kinh doanh
Công ty tuy kinh doanh nhiều mặt hàng nông sản khác nhau, tuy nhiên có 4 dòng sản phẩm chính là: tiêu, cơm dừa cà phê, hạt điều. Trong đó, hai mặt hàng chiến lược nhất của công ty đó là tiêu (tiêu trắng, tiêu đen) và cà phê Robusta (loại, loại 2). Sau đây là bảng tình hình mua hàng của công ty năm 2008.
Bảng 3.1 Tình hình mua hàng hóa phục vụ cho XK năm 2008.
STT
Tên hàng
Kế hoạch
Thực hiện
Chênh lệch
Giá trị
Tỷ trọng %
Giá trị
Tỷ trọng %
Tuyệt đối
%
1
Hạt tiêu
105,000
53.85
106,410
56.28
1,410
1.34
2
Cà phê
40,000
20.51
42,050
22.24
2,050
5.13
3
Cơm dừa
30,000
15.38
18,179
9.61
(11,821)
(39.4)
4
Hạt điều
20,000
10.26
22,400
11.84
2,400
12
Tổng cộng
195,000
100
189,039
100
(5,961)
(3.05)
Đvt: Triệu đồng
(Nguồn : P.Tài chính-kế toán công ty TNHH Phúc Sinh)
Nhận xét:
Trong 4 mặt hàng thì mặt hàng hạt tiêu chiếm tỷ trọng cao nhất 56.28%, tiếp theo là mặt hàng cà phê (các loại) chiếm 22.24%, còn lại là hạt điều chiếm 11.84% và cơm dừa chiếm tỷ trọng thấp nhất 9,61%. Qua bảng số liệu trên ta thấy trong năm 2008, công ty chỉ đạt 96.95% kế hoạch mua hàng đề ra. Tổng số lượng hàng hóa không thực hiện kế hoạch mua hàng trong con số tuyệt đối là 5,961 triệu đồng. Trong đó: có 3 mặt hàng vượt mức kế hoạch là tiêu, cà phê, hạt điều.
Hai mặt hàng tiêu và cà phê hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra vì đây là hai mặt hàng XK mũi nhọn của công ty. Nhu cầu XK mạnh và thường xuyên nhất. Bên cạnh đó, công ty có nhà máy với hệ thống hiện đại chuyên thu mua từ các điểm thu mua cà phê tại địa phương và sản xuất sản phẩm thô thành hoàn chỉnh nên rất chủ động và bảo đảm chất lượng lẫn khối lượng đối với hai mặt hàng này, nên rất sẵn sàng đáp ứng nhu cầu khi có hợp đồng xuất khẩu.
Hạt tiêu kỳ thực hiện đạt 101.34% so với kế hoạch, tăng 1.34% hay tăng giá trị tuyệt đối là 1,410 triệu đồng. Cà phê kỳ thực hiện đạt 105.13% so với kế hoạch đề ra, tăng 5.13% hay tăng giá trị tuyệt đối là 2,050 triệu đồng. Mặt hàng điều đạt 112% so với kế hoạch, mặt hàng cơm dừa chỉ đạt 60.60% so với kế hoạch. Nguyên nhân là do đây là mặt hàng khan hiếm trên thị trường vì hoạt động theo mùa. Hơn nữa giá cả hai mặt hàng này cũng khá cao và biến động thường xuyên trong khi các nhà cung cấp nội địa đa số quy mô nhỏ lẻ, vốn ít không đủ sức đáp ứng khối lượng hàng XK của công ty. Mặt khác nếu thu gom dự trữ khối lượng lớn, sẽ tốn tiền bảo quản kho bãi, chi phí phát sinh và mặt hàng nông sản không thể dự trữ lâu sẽ xuống cấp chất lượng. Nhất là mặt hàng cơm dừa rất khó bảo quản vì để lâu sẽ bị hôi dầu, xuống màu, giảm chất lượng.
3.1.2 Tình hình mua hàng theo phương thức khai thác (PTKT)
Hiện nay, trên thị trường có nhiều phương thức gom hàng nông sản như: nhập khẩu, gia công, tự sản xuất, mua qua nhà cung ứng, liên doanh sản xuất…. Nhưng với quy mô hiện nay, công ty sử dụng 2 phương thức gom hàng chủ yếu đó là nhập khẩu từ nước ngoài và mua qua các đơn vị cung ứng chuyên nghiệp theo từng mặt hàng tại địa bàn cung ứng.
Bảng 3.2 Tình hình mua hàng theo phương thức khai thác năm 2006-2008
Đvt: Triệu đồng
Stt
PTKT
2006
2007
2008
Chênh lệch ‘07/’06
Chênh lệch‘08/’07
Giá trị
Tỷ trọng %
Giá trị
Tỷ trọng %
Giá trị
Tỷ trọng %
Tuyệt đối
%
Tuyệt đối
%
1
Nhập khẩu
25,000
22
26,000
21
30,000
19
1,000
4
4,000
15
2
Đơn vị cung ứng chuyên nghiệp
90,561
78
100,247
79
125,517
81
9,686
11
25,270
25
Tổng cộng
115,561
100
126,247
100
155,517
100
10,686
09
29,270
23
(Nguồn: P. Tài chính- Kế toán công ty TNHH Phúc Sinh)
Nhận xét:
Qua bảng số liệu cho ta thấy công ty thu gom hàng hóa qua 2 phương thức chủ yếu là các đơn vị cung ứng và nhập khẩu từ nước ngoài. Tỷ trọng phương thức nhập khẩu ngày càng giảm trong khi tỷ trọng phương thức mua qua nhà cung ứng chuyên nghiệp ngày càng tăng.
Nguyên nhân do công ty tìm nguồn hàng nhập khẩu giá rẻ về bán lại cho khách hàng khác với giá cao để hưởng phần chênh lệch giá. Nhưng với sự phát triển công nghệ thông tin như hiện nay, giá cả trên thị trường được người mua cập nhật thường xuyên nên việc mua đi bán lại không được thuận lợi. Các nhà cung ứng nội địa ngày càng cạnh tranh gay gắt nên giá thành hạ, chất lượng lại tăng. Trong khi đó, công ty lại không đủ vốn lớn để tự tổ chức sản xuất chuyên nghiệp, nên chỉ chủ yếu mua qua các nhà cung ứng rồi chế biến nguyên liệu thô thành sản phẩm. Công ty hiện nay đã tạo được nguồn hàng khá ổn định và chất lượng đồng nhất tại từng địa phương cung ứng hàng nông sản phù hợp.
Cà phê các loại được thu gom từ các điểm thu mua, đại lý, nhà vườn của tỉnh Đắc Lắc, Buôn Mê Thuột, Tây Nguyên, Đắc Nông… Hạt tiêu (đen và trắng) được thu gom từ các điểm thu mua, đại lý thu gom của tỉnh Bình Phước, Bình Dương.
Hai sản phẩm trên được công ty thu gom dưới dạng nguyên liệu thô hoặc bán thành phẩm, sau đó công ty đưa về nhà máy để phân loại, chế biến, đóng gói lại. Công ty cố gắng thu gom hàng hóa tại nơi cung ứng gốc, tránh qua nhiều trung gian, mối lái để góp phần giảm chi phí đầu vào.
Nhân điều được thu gom từ tỉnh Bình Dương, Bình Phước. Cơm dừa thu gom từ tỉnh Bến Tre dưới dạng thành phẩm đã được sấy khô.
€ Các nhà cung ứng (tiêu, điều, cà phê) chuyên nghiệp chính cho công ty chủ yếu ở Bình Dương, Bình Phước…
Công ty TNHH Trường Lộc
Công ty TNHH Duy Tân
Công ty TNHH Tô Ngọc Thành
Công ty TNHH Kim Lan
Công ty TNHH Cường Quốc
Công ty TNHH Trung Thành
Công ty Xanh Cà Phê
Bến Tre (chủ yếu thu gom cơm dừa)
Công ty TNHH Hồng Phước và công ty TNHH Tiến Phát
Þ Tuy có nhà máy thu gom hàng hóa, nhưng công ty vẫn thu gom từ các công ty, chân hàng thu gom khác, rủi ro vẫn xảy ra khi trường hợp giá cả biến động, hàng khan hiếm, tranh mua… nhất là với những thời điểm vào mùa (hồ tiêu thường là tháng 3,4 hoặc tháng 7- mùa lễ hội ở các nước Trung Đông…), nhu cầu xuất liên tục, lượng tồn kho không đủ để cung ứng, các chân hàng không gom hàng kịp nên chuyện thiếu hàng vẫn xảy ra nhưng không trầm trọng vì công ty có nhiều nguồn cung ứng và do sự tin cậy, nhu cầu mua quen vẫn dành ưu tiên cho công ty.
Trong tương lai công ty nên đầu tư thu mua theo phương pháp quy mô hơn như đầu tư cho các hộ nông dân, ký hợp đồng dài hạn và yêu cầu thu mua độc quyền tại nhà vườn. Phương pháp này bảo đảm hơn về chất lượng và số lượng vì kiểm tra được chất lượng hàng hóa ngay tại gốc, nông dân được hỗ trợ về vốn cũng như kỹ thuật nuôi trồng sẽ cho hàng hóa tốt nhất, tránh trường hợp chạy theo số lượng nhưng kém chất lượng. Công tác này đòi hỏi vốn và kỹ thuật cao. Tuy nhiên, hiện nay công ty vẫn bảo đảm được nguồn hàng tốt, ổn định bằng các chính sách hỗ trợ, ưu đãi cho các nguồn hàng cung ứng bên cạnh đó vẫn chủ động tìm kiếm nhà cung ứng tiềm năng khác phòng khi có rủi ro.
3.1.3 Tình hình tồn kho phục vụ xuất khẩu
Dự trữ, tồn kho là một yếu tố vô cùng quan trọng trong vấn đề tiêu thụ vì nó đáp ứng nhu cầu xuất, đảm bảo cung cấp đủ lượng hàng phục vụ cho những hợp đồng tiêu thụ đúng thời gian thỏa thuận. Dự trữ tồn kho phục vụ cho XK nhằm đáp ứng kịp thời, đúng hạn thỏa thuận với số lượng như yêu cầu trong hợp đồng, và đáp ứng cả nhu cầu tăng trưởng phát triển của công ty từ đó tạo uy tín để tăng các mối làm ăn bền lâu cho công ty. Mặt hàng nông sản là mặt hàng theo thời vụ tuy nhiên không nên dự trữ quá lâu vì nếu bảo quản không tốt sẽ giảm chất lượng sản phẩm.
Sau đây là bảng phân tích tình hình tồn kho hàng hóa của công ty.
Bảng 3.3 Tình hình tồn kho phục vụ xuất khẩu năm 2006-2008
Đvt: VND
Stt
Mặt hàng
Tồn kho
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Giá trị
Tỷ trọng
(%)
Giá trị
Tỷ trọng (%)
Giá trị
Tỷ trọng
(%)
1
Hạt tiêu
7,417,449,153
51.3
9,294,055,763
55.09
11,439,838,170
56.67
2
Cà phê
3,094,218,555
21.4
3,946,249,374
23.39
4,479,709,565
22.19
3
Hạt điều
2,588,154,773
17.9
2,492,368,026
14.77
2,595,539,876
12.86
4
Cơm dừa
1,359,142,730
9.4
1,139,403,122
6.75
1,673,049,066
8.29
Tổng cộng
14,458,965,210
100
16,872,076,285
100
20,188,136,677
100
( Nguồn: P.Tài chính- kế toán công ty TNHH Phúc Sinh)
Nhìn chung, ta thấy dự trữ tồn kho của công ty có khuynh hướng tăng dần qua các năm, công ty có xác định đúng dự trữ cần thiết cho nhu cầu xuất khẩu, tránh hiện tượng dự trữ quá nhu cầu dẫn đến nguồn vốn bị ứ đọng. Trong đó ta thấy:
+ Tỷ trọng tồn kho hạt tiêu cao nhất, tỷ trọng tăng dần qua các năm. Năm 2006 tồn kho 7,417,449,153 VND chiếm tỷ trọng là 51.3%. Sang năm 2007 tồn kho là 9,294,455,763 chiếm tỷ trọng là 53.7%. Năm 2008 tồn kho 11,439,838,170 VND chiếm 54.3%. Do đây là mặt hàng chủ lực của công ty nên lượng tồn kho luôn tăng dần đáp ứng nhu cầu xuất khẩu.
+ Cà phê là mặt hàng tồn kho chiếm tỷ trọng khá cao và tỷ trọng cũng tăng dần. Năm 2007 tỷ trọng là 23.39% và sang năm 2008 chiếm tỷ trọng là 22.19%.
+ Hạt điều chiếm lượng tồn kho trung bình, số lượng và tỷ trọng giảm qua các năm. Cụ thể, năm 2006 là 17.9%, năm 2007 là 14.77%, sang năm 2008 là 12.86%. Cho thấy, hạt điều là mặt hàng XK đang giảm dần trong cơ cấu XK của công ty.
+ Cơm dừa chiếm lượng tồn kho thấp, năm 2006 là 9.4%, năm 2007 là 6.75%, năm 2008 do nhu cầu tăng lên nên tồn kho tăng đạt 8.29%, đây là mặt hàng chiếm tỷ trọng không đáng kể.
Þ Tóm lại, ta thấy tình hình tồn kho từng mặt hàng của công ty là tương đối hợp lý, đảm bảo cho nhu cầu xuất khẩu, tuy nhiên bên cạnh đó công ty vẫn phải có kế hoạch hợp lý như giảm dần những mặt hàng có thời gian lưu chuyển chậm, nhu cầu ít, tăng dần những loại có sản lượng xuất khẩu cao, thời gian quay vòng nhanh để vừa đảm bảo về chi phí tồn trữ là thấp nhất, vừa đảm bảo cho nhu cầu chế biến và xuất khẩu tốt nhất.
Quy mô tồn kho của doanh nghiệp có thể lớn đến ở mức độ nào, điều này phụ thuộc vào việc kết hợp của nhiều yếu tố. Công ty có thể dự trữ một lượng tồn kho lớn vào lúc cao điểm trong mùa thì đó là một thế mạnh về tồn kho, nhưng cùng với lượng tồn kho như thế vào cuối mùa lại là điểm yếu trong tình hình tài chính.
Bảng 3.4 Tốc độ lưu chuyển hàng xuất khẩu năm 2006-2008
Stt
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
1
Doanh thu thuần
VND
360,614,641,957
218,554,174,295
789,554,472,053
2
Tồn kho
VND
14,458,965,210
16,872,076,285
20,188,136,677
3
Số vòng quay (Vl/c)
Vòng
24.94
12.95
39.11
4
Số ngày lưu chuyển (Nl/c)
Ngày
14.43
27.8
9.2
( Nguồn: P.Tài chính - Kế toán công ty TNHH Phúc Sinh)
Số vòng quay hàng tồn kho trong kỳ, ký hiệu là Vl/c.
Thời gian của vòng lưu chuyển hàng hóa, ký hiệu là Nl/c.
Doanh thu thuần
Vòng quay hàng tồn kho =
Hàng tồn kho
Số ngày trong kỳ (360 ngày)
Ngày luân chuyển hàng tồn kho =
Số vòng quay hàng tồn kho
Số vòng quay (Vl/c) năm 2006 là 25 vòng, sang năm 2007 giảm còn 13 vòng nhưng năm 2008 lại là 39 vòng. Sự tăng giảm này do doanh thu xuất khẩu qua các năm không ổn định.
Năm 2007 doanh thu giảm nhưng tồn kho lại tăng khiến vòng quay giảm và khiến số ngày lưu chuyển tồn kho Nl/c là 28 ngày.
Năm 2008 doanh thu tăng rất nhanh và lượng tồn kho hợp lý hơn nên Vl/c tăng trở lại là 39 vòng và dẫn đến Nl/c là 9 ngày. Điều này chứng tỏ hàng tồn kho trong công ty năm 2008 lưu chuyển rất nhanh và dự trữ tồn kho hợp lý.
Từ phân tích trên cho thấy tình hình xuất khẩu có xu hướng tăng nhanh, công tác mở rộng thị trường hiệu quả, tránh hiện tượng dự trữ quá mức nhu cầu xuất khẩu dẫn đến tình trạng tồn đọng vốn, đây là cơ sở để nâng cao hiệu quả vốn. Một điểm mạnh công ty cần phát huy.
3.2 Đánh giá về tình hình xuất khẩu
3.2.1 Tình hình thực hiện kim ngạch
Bảng 3.5 Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2006-2008
Đvt: USD
Stt
Năm
Kim ngạch
Chênh lệch
Tuyệt đối
(%)
1
2006
18,448,258
-
-
2
2007
20,548,147
2,099,889
11.38
3
2008
23,189,625
2,641,478
12.86
(Nguồn: P.Kinh doanh XK công ty TNHH Phúc Sinh)
Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng kim ngạch XK của công ty liên tục tăng qua các năm thông qua con số tuyệt đối và tương đối.
Năm 2007 tổng kim ngạch XK đạt 20,548,147 USD tăng 11.38% so với tổng kim ngạch năm 2006. Năm 2008 tổng kim ngạch XK tiếp tục tăng và đạt 23,189,625 USD và tăng 12.86% so với năm 2007. Nguyên nhân do công ty đã thực hiện thành công chính sách mở rộng và bám chắc thị trường, tìm kiếm khách hàng mới và thực hiện chính sách giá rất tốt. Bên cạnh đó, công ty liên tục tạo được mối quan hệ tốt với ngân hàng, là thành viên của Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam (VPA), hiệp hội cà phê Việt Nam (Vicofa), các hiệp hội ngành hàng cũng như đối với các đối tác trong và ngoài nước, nhờ vậy công ty tận dụng được rất nhiều sự hỗ trợ từ phía các bên.
3.2.2 Tình hình ký kết và thực hiện hợp đồng xuất khẩu
Số lượng nhiều chưa hẳn là hiệu quả cao. Điều đó còn phụ thuộc vào chất lượng thu được thực tế như thế nào. Một trong những yếu tố đánh giá kết quả kinh doanh của công ty là số lượng hợp đồng thực tế ký thực hiện được. Sau đây là bảng tình hình ký kết và thực hiện hợp đồng XK năm 2006-2008.
Đvt: USD
Bảng 3.6 Tình hình ký kết và thực hiện hợp đồng XK năm 2006-2008
Stt
Năm
Ký kết
Thực hiện
So sánh thực hiện
/ ký kết
Số lượng hợp đồng (HĐ)
Tổng giá trị
Số lượng HĐ
Tổng giá trị HĐ
Số
lượng
(%)
Trị giá HĐ thực hiện (%)
HĐ
1
2006
821
17,802,451
810
18,448,258
99
104
2
2007
825
20,842,136
820
20,548,147
99
99
3
2008
912
23,705,146
872
23,189,625
96
98
(Nguồn: P. Kinh doanh công ty TNHH Phúc Sinh)
Nhận xét:
Qua bảng số liệu trên cho ta những nhận xét tổng quát về tình hình thực hiện hợp đồng kinh doanh XK của công ty như sau:
Số lượng và giá trị các hợp đồng XK qua các năm:
+ Năm 2006 ký 821 HĐ, tổng doanh thu dự kiến là 17,802,451 USD, tuy nhiên số hợp đồng được thực hiện là 810 bằng 99% so với số HĐ dự kiến nhưng tổng doanh thu lại bằng 104% so với dự kiến.
+ Năm 2007 công ty ký 825 HĐ, tổng doanh thu dự kiến là 20,842,136 USD ; số lượng thực hiện là 820 HĐ, thực thu về 20,548,147 USD bằng 99% so với dự kiến và tăng 11.38% so với doanh thu năm 2006. Năm 2007 công ty đã đẩy mạnh chính sách XK và uy tín nên công ty nhận được đặt hàng nhiều hơn. Và thêm đó năm 2007 nhà xưởng tại Bình Dương đã đi vào hoạt động giúp cho công ty thuận lợi hơn trong việc thu gom và sản xuất hàng hóa, công ty mạnh dạn hơn với những xuất hợp đồng số lượng lớn, nhiều đợt trong năm.
+ Năm 2008 công ty ký 912 HĐ tăng 10,54% so với năm 2007, tổng doanh thu dự kiến là 23,705,146 USD, số HĐ thực hiện là 872 chỉ đạt 96% so với số lượng ký kết,doanh thu thu về là 23,189,625 USD đạt 98% so với dự kiến. Năm 2008 là năm không đạt chỉ tiêu kế hoạch nhất, số lượng HĐ ký kết tăng nhưng thực hiện lại giảm và doanh thu cũng giảm theo. Vì năm 2008 tình hình chung kinh tế khó khăn, lạm phát, đồng tiền, giá vàng chạy theo giá dầu, tỷ giá hối đoái bất ổn; kèm theo năm 2008 một số lô hàng bị trả về do không đồng nhất về chất lượng. Và nhiều hợp đồng bị hủy bỏ do nhiều lý do từ phía khách hàng. Hoặc một số lô hàng thanh toán trả sau, khách hàng chậm trả tiền hoặc khất nợ nhiều lần.
Þ Nhìn chung, tuy số lượng HĐ qua các năm tăng nhưng tốc độ tăng không lớn vì công ty chủ yếu XK cho các đối tác truyền thống, khách hàng mới không nhiều. Các nhà NK và trung gian truyền thống của công ty như:
Trung gian - Broker & Agent:
A.A Sayia (Mỹ) …
AVS (Hà Lan)…
Claude Chaternet (Pháp)…
Sunfruval (Tây Ban Nha)…
Medijuice Ltd.; Sulema International Trading LTD (Dubai)
Prokuen Trading Co.Ltd (Hồng Kông)
Nhà NK:
Mỹ: Global Infredients Sourcing Inc.; John H.Elton; International Foodsourse; Noble Americas; Mercon Coffee Corporation…
Anh: East End Food plc …
Pháp: Georges S.Daras.SA; Laboratoria d’Herborislere Generale …
Hi Lạp: ISSAAkidis Co&O.E …
Đức: Popple&Groninger GmbH
Công ty thường giao dịch với các trung gian (broker) là chủ yếu, trung gian sẽ tìm khách hàng cho công ty, duy trì các mối quan hệ giao dịch truyền thống. Các trung gian ở Mỹ thường giao dịch đều đặn, ký kết những hợp đổng dài hạn, giao hàng theo từng lots (theo tháng). Số lượng hợp đồng giảm sút thường là do những khách hàng mới hoặc NK không đều.
3.2.3 Tình hình xuất khẩu theo cơ cấu mặt hàng
Công ty xuất khẩu chính là 4 mặt hàng: hạt tiêu, cà phê, nhân điều, cơm dừa. Sau đây là bảng tình hình XK từng mặt hàng năm 2006-2008.
Đvt: USD
Bảng 3.7 Tình hình XK theo cơ cấu mặt hàng năm 2006 – 2008
Stt
Mặt hàng
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Chênh lệch ‘07/’06
Chênh lệch
’08/’07
Giá trị
Tỷ trọng (%)
Giá trị
Tỷ trọng
(%)
Giá trị
Tỷ trọng
(%)
Tuyệt đối
(%)
Giá trị
Tỷ lệ
(%)
1
Hạt tiêu
10,123,487
54.88
12,155,234
59.15
13,301,250
57.36
2,031,747
20.07
1,146,016
9.43
2
Cà phê
3,948,214
21.40
4,200,167
20.44
4,816,000
20.77
251,953
6.38
615,833
14.66
3
Cơm dừa
1,854,210
10.05
1,995,234
9.71
2,272,375
9.80
141,024
7.61
277,141
13.89
4
Hạt điều
2,522,347
13.67
2,197,512
10.70
2,800,000
12.07
(324,835)
(12.88)
602,488
27.41
Tổng cộng
18,448,258
100
20,548,147
100
23,189,625
100
2,099,889
11.38
2,641,478
12.86
(Nguồn : P.Tài chính-kế toán công ty TNHH Phúc Sinh)
Đồthị 3.1 Cơ cấu mặt hàng XK năm 2006-2008
Nhận xét:
+ Nhìn chung mặt hàng chủ lực của công ty là hạt tiêu luôn chiếm tỷ trọng XK hơn 50% toàn bộ mặt hàng. Năm 2007 giá trị XK hạt tiêu tăng 20.07% so với năm 2006, điều này giúp cho tổng kim ngạch tăng thêm 11%, ngoài ra tỷ trọng hạt tiêu năm 2007 là 59.15% cao hơn so với năm 2006. Năm 2008, giá trị XK hạt tiêu chỉ tăng 9.43%, giúp tổng kim ngạch tăng thêm 5.6% và tỷ trọng hạt tiêu chiếm 57.36% giảm hơn so với năm 2007. Trong mặt hàng tiêu thì tiêu đen là mặt hàng xuất đi nhiều hơn tiêu trắng. Bên cạnh đó tiêu đen còn đa dạng về chủng loại hơn tiêu trắng, tạo nhu cầu tiêu dùng nhiều hơn.
+ Năm 2007, giá trị XK cà phê tăng 6.38% so với năm 2006, điều này cũng giúp cho tổng kim ngạch trong năm tăng thêm 1.4%, chiếm tỷ trọng là 20.44% trong tổng giá trị mặt hàng. Năm 2008, giá trị XK cà phê tiếp tục tăng 14.66% so với năm 2007, giúp tổng kim ngạch tăng thêm 3%, chiếm tỷ trọng 20.77% trong tổng mặt hàng. Công ty chú trọng đến mặt hàng café Robusta rất được ưa chuộng và tiêu thụ rất mạnh.
+ Cơm dừa: năm 2007 mặt hàng này tăng 7.61% so với năm 2006, giúp tổng kim ngạch tăng thêm 0.8 % và chiếm tỷ trọng là 9.71% trong tổng mặt hàng. Năm 2008, giá trị XK tăng 13.89% góp phần giúp tổng kim ngạch tăng thêm 1.4% và chiếm tỷ trọng là 9.8%.
+ Hạt điều: năm 2007 giá trị XK chỉ đạt 87% so với giá trị năm 2006. Năm 2008, giá trị XK lại tăng 27.41% góp phần tăng tổng kim ngạch thêm 2.9% chiếm tỷ trọng là 12.07% tăng so với năm 2007 tỷ trọng là 10.70%.
Þ Qua nhận xét, cho chúng ta thấy tình hình XK của hai mặt hàng tiêu và café tương đối ổn định, biến động không đáng kể, xu hướng xuất khẩu năm sau tăng hơn năm trước. Vì hai mặt hàng này tiêu thụ rất mạnh trên thị trường thế giới. Riêng với hai mặt hàng cơm dừa và hạt điều biến động qua các năm lúc tăng lúc giảm nguyên nhân do hai mặt hàng này khan hiếm trên thị trường, rất khó mua với số lượng lớn, đồng nhất để xuất khẩu.
3.2.4 Tình hình xuất khẩu theo thị trường
Thị trường XK công ty đa dạng: châu Mỹ, châu Âu, châu Phi, châu Á. Các sản phẩm công ty XK dàn trải đều qua các thị trường, tuy nhiên cũng có những thị trường đặc thù như Trung Đông vì nhu cầu gia vị ( tiêu) rất cao.
Đặc biệt, công ty đa dạng hóa các thị trường để tránh lệ thuộc vào một thị trường nào đó. Sau đây là bảng tình hình xuất khẩu theo từng thị trường.
Đvt: USD
Bảng 3.8 Tình hình XK theo thị trường năm 2006-2008
(Nguồn : P.Tài chính - Kế toán công ty TNHH Phúc Sinh )
Stt
Thị trường
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
So sánh ‘07/’06
So sánh
‘08/’07
Gía trị
( GT)
Tỷ trọng (%)
GT
Tỷ trọng (%)
GT
Tỷ trọng (%)
GT
(%)
GT
(%)
1
Châu Âu
70,510
61
75,120
60
90,150
58
4,610
107
15,030
120
2
Châu Á
10,258
9
11,000
9
10,520
7
742
107
(480)
96
3
Châu Mỹ
15,2610
13
16,210
13
17,250
11
1,000
107
1,040
106
4
Châu Phi
19,583
17
23,917
19
37,597
24
4,334
122
13,680
157
Tổng cộng
115,561
100
126,247
100
155,517
100
10,686
109
29,270
123
Đồ thị 3.2 Tình hình xuất khẩu qua các thị trường năm 2006-2008
Nhận xét:
Qua bảng số liệu cho thấy tình hình XK từng thị trường qua từng năm có nhiều biến đổi, cụ thể là:
+ Năm 2006 tổng kim ngạch XK là 115,561 USD, kim ngạch dẫn đầu tập trung vào thị trường châu Âu đạt 70,510 USD chiếm tỷ trọng là 61%, sau đó là thị trường Châu Phi đạt 19,583 USD chiếm tỷ trọng 19%, kế đó là thị trường Châu Mỹ đạt 15,2610 USD chiếm 13% và cuối cùng là thị trường Châu Á đạt 10,258 USD chiếm 8% tổng kim ngạch.
Tổng kim ngạch XK vào 4 thị trường chính của của công ty đều tăng qua các năm. Năm 2007 tăng 9% so với năm 2006 và năm 2008 tăng 23% so với năm 2007. Chứng tỏ công tác mở rộng và bám vững thị trường của công ty thực hiện rất tốt.
+ Thị trường chủ yếu của công ty là thị trường châu Âu, luôn chiếm trên 50% tổng giá trị XK hàng năm, giá trị của năm sau đều tăng cao hơn năm trước. Năm 2007 kim ngạch XK đạt 75,120 USD tăng 7% so với năm 2006, nâng tổng kim ngạch XK tăng thêm 4%, và chiếm 60% tổng kim ngạch XK toàn khu vực. Năm 2008, kim ngạch đạt 90,150 USD, tăng 20% so với năm 2007, nâng tổng kim ngạch lên 11.9%.
Thị trường châu Âu bao gồm Pháp, Đức, Canada, Hà Lan, Tây Ban Nha. Vương quốc Anh, Áo. Trong đó Pháp, Hà Lan là thị trường NK đều đặn, có thể nói là khách hàng quen thuộc. Bên cạnh đó Canada, Tây Ban Nha, Anh, Đức là những thị trường nhập khẩu khá cao nhưng không đều đặn, còn Áo là một nước mới thâm nhập nhưng không bền. Đây là những thị trường khó tính do đó đòi hỏi cần phải tốn nhiều thời gian, vốn để đầu tư mở rộng và công ty cần phải có chiến lược giá thích hợp, chiến lược sản phẩm với chất lượng cao, chiến lược bán hàng hấp dẫn để thu hút những khách hàng khó tính này.
+ Thị trường Châu Á: kim ngạch năm 2007 đạt 11,000USD tăng 7% so với năm 2006 chiếm tỷ trọng 9%. Năm 2008 thị phần bị thu hẹp và kim ngạch giảm mạnh. Nguyên nhân làm cho kim ngạch công ty giảm dáng kể do công ty gặp cạnh tranh gay gắt bởi một số đối thủ như Indonesia, Thái Lan, Ấn Độ và các nước trong khu vực….kèm theo tình hình thế giới biến động, nhu cầu giảm thấp, dẫn đến việc XK giảm sút, thị trường lúng túng, bị động.
Thị trường Châu Á bao gồm Singapore, Hồng Kông, Indonesia, Nhật, Hàn Quốc, Philipine. Do cùng tính chất là Châu Á nên sự cạnh tranh vô cùng gay gắt. Hồng Công là một nước NK thường xuyên của công ty, nhưng chủ yếu là Hồng Kông mua hàng rồi sẽ bán lại cho nước khác. Indonesia là một nước NK rất lớn, nhưng cũng chủ yếu mua đi bán lại (mặt hàng Indonesia NK nhiều nhất là tiêu trắng).
+ Châu Mỹ: năm 2007 đạt kim ngạch 16,210 USD tăng 7% so với năm 2006 . Năm 2008, nền kinh tế toàn cầu bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế bắt nguồn từ Hoa Kỳ nên tình hình XK gặp khó khăn, tuy nhiên kim ngạch vào thị trường vẫn tăng 6% so với năm 2007.
Châu Mỹ - cụ thể là Hoa Kỳ, đây là khách hàng trọng điểm mà công ty hướng đến. Một thị trường tiềm năng và cạnh tranh khắc nghiệt, nhưng để sống còn, các quốc gia lẫn DN đều phải tạo mối quan hệ tốt đẹp với thị trường này. Để tấn công vào Hoa Kỳ, công ty đã nghiên cứu rất kỹ về các khía cạnh liên quan đến thị trường này, đang thâm nhập vào nó và muốn thâm nhập sâu rộng hơn nữa. Do đó công ty cần phải có những chính sách ưu đãi đối với thị trường này như giảm giá khi mua với số lượng lớn, cho phép nới rộng thời gian thanh toán tiền hàng… để giữ vững thị trường.
+ Châu Phi : thị trường Châu Phi là thị trường khá trung thành với sản lượng nhập khẩu mỗi năm mỗi tăng cao, cụ thể năm 2007 kim ngạch đạt 23,917 USD tăng 22% so với năm 2006 góp phần nâng cao tổng kim ngạch là 3.8% và chiếm 19% tổng kim ngach . Năm 2008 kim ngach đạt 37,597 USD tăng 57% so với năm 2007 góp phần nâng tổng kim ngạch lên 10.8% và chiếm 24% tổng kim ngạch trong năm .
Châu Phi – nói ở đây chính xác là khu vực Trung Đông – Israel, South Africa, U.A.E, Yemen, Iran, Ai cập, Dubai ... Đây là thị trường mà nguồn tiêu thụ gia vị rất lớn ngay cả Bộ công thương cũng khuyến khích nên XK. Kim ngạch của công ty vào thị trường ngày một tăng do do các biện pháp xúc tiến thương mại, nổ lực khai thác, phát triển thị trường của công ty nên một số thị trường mới được mở rộng như Congo, Cote d’lvoire, Kenya, Uganda, Switzerland làm cho sản lượng tăng cao. Mặt khác châu Phi còn là một trong những thị trường trung thành của công ty với lượng nhập khẩu đều đặn hàng năm góp phần làm tăng sản lượng XK của công ty do đó công ty cần phải đầu tư hơn nữa vào thị trường này để giữ vững thị phần và nâng cao sản lượng XK trong tương lai.
Þ Tóm lại, thị trường chính của công ty là châu Âu, Châu Phi, Hoa Kỳ. Thị trường Hoa Kỳ là một thị trường công ty muốn xâm nhập nhiều nhất, tỷ trọng tăng dần. Bên cạnh đó công ty cũng đang có nhiều biện pháp tránh lệ thuộc vào thị trường châu Âu và tiếp tục khai thác thị trường châu Phi- Trung Đông. Thị trường châu Á, ASEAN công ty bỏ ngỏ và giảm dần tỷ trọng qua các năm, điều này cũng có nguyên nhân vì cơ cấu hàng Việt Nam có điểm tương đồng với các nước trong Asean, không am hiểu luật canh tranh và phương thức làm ăn với khối Asean khiến hàng hóa Việt Nam khó cạnh tranh với hàng hóa cùng chủng loại của các nước trong khu vực này. Tương lai nên tập trung vào khối ASEAN để tận dụng các lợi thế mà ASEAN mang lại cho Việt Nam. Tuy nhiên, việc mua bán giữa công ty vào các quốc gia vẫn thông qua hệ thống trung gian. Trung gian thu gom hàng hóa rồi sẽ XK sang các nước khác.
Hiên nay, công ty có hệ thống trung gian vững chắc tại các quốc gia như Mỹ, Hà Lan, Dubai. Việc mua bán trực tiếp (direct) với các quốc gia khác chiếm con số ít trong khi giao dịch qua hệ thống trung gian là chủ yếu.
3.2.5 Tình hình XK theo phương thức Incoterms 2000
Incoterms bao gồm 13 điều kiện giao hàng, sau đây ta sẽ phân tích cụ thể những phương thức nào hiện được công ty áp dụng và áp dụng như thế nào.
Incoterms 2000
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Chênh lệch ‘07/’06
Chênh lệch ‘08/’07
Giá trị
Tỷ trọng (%)
Giá trị
Tỷ trọng (%)
Giá trị
Tỷ trọng (%)
Tuyệt
đối
(%)
Tuyệt đối
(%)
FOB
2,134,578
11.57
2,013,457
9.80
1,872,530
8.07
(121,121)
(6)
(140,927)
(7)
CFR
14,245,782
77.22
16,424,578
79.93
18,957,307
81.75
2,178,796
15
2,532,729
15
CIF
2,067,898
11.21
2,110,112
10.27
2,359,788
10.18
42,214
2
249,676
12
Tổng cộng
18,448,258
100
20,548,147
100
23,189,625
100
2,099,889
11
2,641,478
13
Đvt: USD
Bảng 3.9 Tình hình XK theo phương thức Incoterms 2000
(Nguồn : P.Tài chính - Kế toán công ty TNHH Phúc Sinh )
Đvt: USD
(Nguồn : P.Tài chính - kế toán công ty TNHH Phúc Sinh )
Đồ thị 3.3 Kim ngạch XK theo điều kiện Incoterms 2000
Nhận xét:
Qua bảng số liệu trên ta thấy công ty chủ yếu áp dụng điều kiện CFR luôn chiếm tỷ trọng trên 70% trong 3 điều kiện ( FOB, CFR, CIF) tỷ trọng tăng dần qua các năm. Hai điều kiện FOB, CIF được sử dụng ít hơn và chênh lệch giữa các năm không đáng kể. Công tác giao nhận do công ty đảm trách, không thuê dịch vụ ngoài do công ty có đội ngũ nhân viên giao nhận nắm vững nghiệp vụ thuê tàu, giỏi đàm phán các điều kiện thương mại với đối tác nước ngoài.
Điều kiện FOB đang dần giảm tỷ trọng vì XK theo phương thức này lợi nhuận không cao. Xét trong Incoterms 2000 thì ba điều kiện này hoàn toàn giống nhau về nghĩa vụ và rủi ro chỉ khác nhau về phần chi phí thuê tàu (Freight) và bảo hiểm( Insurance). Người bán sẽ hết trách nhiệm (điểm chuyển rủi ro, tổn thất, chi phí) kể từ khi hàng hóa giao hẳn lan can tàu tại cảng xếp hàng. Tỷ trọng năm 2006 là 11.57%, năm 2007 là 9.8% và năm 2008 tiếp tục giảm chỉ chiếm 8.07%.
CFR sẽ tính thêm phần cước tàu (Freight + THC). Trong vận tải biển, bên nào giành được quyền thuê tàu sẽ chủ động và đạt được lợi nhuận cao hơn. Cước phí là phần thỏa thuận giữa hãng tàu và người thuê tàu, các hãng tàu luôn được bí mật thông tin về giá cả.
Công ty thường thuê tàu của những hảng tàu lớn như Maersk Sealand, APL, Benline, Emigrate, Hapag Lloyd, MSC, Kline, NYK, Yangming… Mỗi hãng tàu có điểm mạnh và yếu riêng. Trong đó Mearsk Sealand là hãng tàu uy tín nhất, ít chuyển tải và delay nhất nhưng Freght, THC charge, Doc Fee (phí BL) lại cao. Trung bình phí BL là 300,000 VND, nhưng Mearsk Sealand là 450,000 VND.Trong khi đó Yangming thì tàu hay bị delay nhất. Công ty khi thuê tàu chú ý giá All in, có nhiều hãng tàu cước rẻ nhưng phụ phí lại cao.
Cũng cần cân nhắc về thời gian tàu chạy, đôi khi không cần tàu chạy nhanh vì không kịp gửi bộ chứng từ cho nhà NK sẽ mất thêm phí lưu bãi (Demurrage), hoặc chạy chậm quá cũng không nên- gây khó khăn cho người nhận hàng. Và do khách hàng quen nên công ty được các hãng tàu ưu đãi (phí tàu rẻ theo mùa, hưởng Refund, hoặc số lượng hàng nhiều hoặc cho nợ cước tàu + THC- thời gian nợ tùy từng hãng tàu quy định cụ thể ). Thông thường tối đa 15 ngày tính từ ngày tàu chạy hoặc một số hãng tàu, công ty sẽ quyết toán 1 lần vào cuối tháng. Nhưng cũng có một số hãng phải thanh toán ngay.
Phần lợi nhuận này được phân bổ cho lợi nhuận công ty và cả nhà nước (đóng góp vào GDP quốc gia), cũng góp phần giúp đội tàu Việt Nam linh động hơn và sẽ chủ động hơn trong việc gửi chứng từ liên quan.
Do ý thức được việc này và với đội ngũ nhân viên lành nghề, công ty luôn XK theo hình thức CFR năm 2006 tỷ trọng 77.22 %, năm 2007 là 79.93%, năm 2008 là 81.75%. Tuy bán theo CFR nhưng công ty vẫn mua bảo hiểm cho hàng hóa (công ty mua riêng cho mình) và không xuất trình trên bộ chứng từ gửi khách hàng.
CIF giống như CFR nhưng công ty sẽ thêm trách nhiệm mua bảo hiểm cho hàng hóa. Tuy nhiên một số nhà NK không tin tưởng vào tình hình bảo hiểm Việt Nam, nên vẫn giành quyền để mua bảo hiểm cho hàng hóa của mình. Thế nhưng qua các năm tỷ trọng CIF lại tăng dần: năm 2006 là 11.21% ,năm 2007 là 10.27%, năm 2008 là 10.18%.
Công ty mua bảo hiểm của công ty bảo hiểm dầu khí Việt Nam (PVI) hoặc của VNPT Insurance và thường mua theo điều kiện “A” theo dẫn chiếu ICC.
Tóm lại, qua phân tích ta thấy công ty bắt kịp với xu hướng mới (thói quen cũ mua CIF bán FOB), công ty tăng dần tỷ trọng bán theo CIF và CFR và giảm dần tỷ trọng bán FOB.
® Ngày nay, người ta khuyến cáo sử dụng Incoterms trong trường hợp hàng hóa chuyên chở bằng container và hàng hóa chuyên chở bằng vận tải thủy không lấy lan can tàu (ship’s rail) làm chuyển rủi ro thì nên thay điều kiện:
FOB bằng điều kiện FCA
Vì theo FCA, hàng có thể giao bất kỳ đâu, xưởng người bán, sân bay, sân ga…theo thỏa thuận giữa 2 bên. Nếu vận tải đa phương thức thì người chuyên chở đó là người đầu tiên của người bán giao.
Người bán đưa hàng đến điểm giao hàng thỏa thuận để giao cho người chuyên chở và không chịu trách nhiệm dỡ hàng ra khỏi phương tiện vận tải (địa điểm giao hàng ngoài cơ sở người bán), nếu địa điểm là cơ sở của người bán thì người bán chịu trách nhiệm lên bốc hàng lên phương tiện vận tải.
FOB thì trách nhiệm kéo dài hơn: người bán phải giao hàng qua hẳn lan can tàu tại cảng xếp quy định. Điều này sẽ có lợi cho nhà XK bán hàng nhiều, vị trí tập kết tốt.
CFR bằng điều kiện CPT
CFR đơn giản là người bán chịu them chi phí chuyên chở đến cảng dỡ hàng, còn chi phí dỡ hàng tại cảng dỡ quy định nếu chi phí đó được tính cho người bán theo hợp đồng chuyên chở. Giá CFR = Giá FOB + F (Cước phí vận chuyển)
CPT= CFR + F (Cước phí từ cảng dỡ hàng đến vị trí nhận hàng do người mua chỉ định). Đặc điểm nổi bật của CPT là chỗ giống hệt CFR, ngoài ra còn thêm cước phí vận chuyển từ cảng dỡ hàng đến vị trí nhận hàng do người bán chỉ định. Nếu công ty có mạng lưới vận tải đa dạng, thông thạo địa hình nước nhập khẩu nên áp dụng hình thức này.
CIF bằng điều kiện CIP
Giá CIF=Giá FOB + F(cước vận chuyển) +(CIF x R) = (FOB+F)/(1-R)
CIP = CFR + (I+F) (cước phí vận chuyển và bảo hiểm hàng hóa từ cảng dỡ hàng đến vị trí nhận hàng do người bán chỉ định)
= CPT+I (cước phí bảo hiểm hàng hóa từ cảng dỡ hàng đến vị trí nhận hàng do người bán chỉ định).
Đvt : USD
3.2.6 Tình hình sử dụng phương thức thanh toán quốc tế
Trong thương mại quốc tế có rất nhiều hình thức thanh toán tiền hàng như: nhờ thu, chuyển tiền, L/C, CAD/COD…Tuy nhiên, việc lựa chọn hình thức thanh toán nào áp dụng là tùy thuộc mỗi doanh nghiệp, đặc điểm khách hàng, khu vực…Sau đây là bảng tình hình sử dụng phương thức thanh toán quốc tế đang được áp dụng tại công ty hiện nay.
Đvt : USD
Bảng 3.10 Tình hình sử dụng phương thức thanh toán (PTTT) quốc tế năm 2006-2008
(Nguồn: P.Tài chính-Kế toán công ty TNHH Phúc Sinh)
Stt
Các PTTT
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Chênh lệch
‘07/’06
Chênh lệch
‘08/’07
Giá trị
Tỷ trọng (%)
Giá trị
Tỷ trọng (%)
Giá trị
Tỷ trọng (%)
Tuyệt đối
(%)
Tuyệt đối
(%)
1
Nhờ thu
3,505,169
19
4,109,629
20
5,101,718
22
604,460
17
992,088
24
2
CAD
11,991,368
65
14,178,221
69
16,232,738
70
2,186,854
18
2,054,516
14
3
L/C
2,951,721
16
2,260,296
11
1,855,170
8
(691,425)
(23)
(405,126)
(18)
Tổng cộng
18,448,258
100
20,548,147
100
23,189,625
100
2,099,889
11
2,641,478
13
Đồ thị 3.4 Cơ cấu các phương thức thanh toán năm 2006-2008
Nhận xét:
Qua bảng số liệu trên cho phép ta đánh giá sơ bộ tình sử dụng phương thức thanh toán quốc tế trong hoạt động XK của công ty như sau:
Việc đa dạng hóa các phương thức thanh toán quốc tế đã góp phần giúp công ty tăng kim ngạch XK qua các năm: năm 2006 đạt 18,448,258 USD, năm 2007 đạt 20,548,147 USD, năm 2008 đạt 23,896,754 USD.
Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ được xem là phương thức thanh toán an toàn nhất đối với nhà XK lại dược công ty sử dụng rất ít, và giảm dần qua các năm. Loại L/C được sử dụng trong giao dịch là: thư tín dụng không được hủy ngang (Irrevocable letter of credit), thư tín dụng không thể hủy ngang có xác nhận (Confirm Irrevocable letter of credit). Hình thức L/C được công ty sử dụng đối với những hợp đồng giá trị lớn và không tin vào khả năng tài chính của người NK. Ngân hàng xác nhận thường là thông báo L/C, hoặc ngân hàng khác. Ngân hàng càng lớn, càng nổi tiếng thì phí xác nhận càng cao.
Do phương thức này chủ yếu dựa trên bộ chứng từ. Thời gian khi thực hiện bộ chứng từ, các nhân viên công ty phải gấp rút và theo đúng tiến trình, không chậm trễ và cảnh giác cao khi thực hiện L/C.
Tuy nhiên, một số nước Châu Âu lại không chuộng vì thủ tục rườm rà, phức tạp, trải qua nhiều công đoạn, phí cao. Và thực tế vẫn có trường hợp giả mạo, trong trường hợp đối tác có ý đồ lừa đảo,ngân hàng mất khả năng thanh toán hoặc yếu kém về trình độ…thì phương thức này không còn là biện pháp hữu hiệu bảo vệ cho phía bên kia. Công ty giao dịch qua hệ thống ngân hàng Vietcombank (chi nhánh Hồ Chí Minh).
Phương thức thanh toán CAD được áp dụng ở nước ta trong những năm gần đây,và đang được công ty áp dụng,luôn chiếm trên 50% trong giao dịch thanh toán và có có xu hướng càng ngày được sử dụng nhiều hơn.
Năm 2008 tỷ trọng CAD chiếm 70% trên tổng phương thức t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Noi dung.docx