Đề tài Đánh giá thực trạng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu biển tại công ty cổ phần bảo hiểm PETROLIMEX

Tài liệu Đề tài Đánh giá thực trạng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu biển tại công ty cổ phần bảo hiểm PETROLIMEX: LỜI NÓI ĐẦU Việt Nam có vị trí địa lý thuận lợi, là cửa ngõ của khu vực Đông Nam Á, dễ dàng cho việc thông thương bằng đường biển. Đội tàu biển của Việt Nam tuy không lớn song các vụ tổn thất cũng gây không ít khó khăn cho các chủ tàu. Hiện có rất nhiều doanh nghiệp triển khai bảo hiểm hàng hải nói chung và bảo hiểm thân tàu nói riêng. Tuy nhiên tại Công ty cổ phần bảo hiểm PETROLIMEX (PJICO) nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu biển đã và đang là một trong nghiệp vụ chủ yếu của Công ty. Cùng với sự phát triển của đội tàu biển Việt Nam, PJICO có định hướng nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu biển trong những năm tới sẽ là một trong những nghiệp vụ mũi nhọn. Chính vì vậy trong quá trình thực tập tại Phòng bảo hiểm Hàng Hải của PJICO, cùng với sự hướng dẫn của các anh chị trong Phòng em tiếp cận với nghiệp vụ trên và lựa chọn đề tài “Đánh giá thực trạng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu biển tại công ty cổ phần bảo hiểm PETROLIMEX” . Chuyên đề gồm ba chương: Chương I: Lý luận chung về nghiệp...

doc106 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1128 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Đánh giá thực trạng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu biển tại công ty cổ phần bảo hiểm PETROLIMEX, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Việt Nam có vị trí địa lý thuận lợi, là cửa ngõ của khu vực Đông Nam Á, dễ dàng cho việc thông thương bằng đường biển. Đội tàu biển của Việt Nam tuy không lớn song các vụ tổn thất cũng gây không ít khó khăn cho các chủ tàu. Hiện có rất nhiều doanh nghiệp triển khai bảo hiểm hàng hải nói chung và bảo hiểm thân tàu nói riêng. Tuy nhiên tại Công ty cổ phần bảo hiểm PETROLIMEX (PJICO) nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu biển đã và đang là một trong nghiệp vụ chủ yếu của Công ty. Cùng với sự phát triển của đội tàu biển Việt Nam, PJICO có định hướng nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu biển trong những năm tới sẽ là một trong những nghiệp vụ mũi nhọn. Chính vì vậy trong quá trình thực tập tại Phòng bảo hiểm Hàng Hải của PJICO, cùng với sự hướng dẫn của các anh chị trong Phòng em tiếp cận với nghiệp vụ trên và lựa chọn đề tài “Đánh giá thực trạng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu biển tại công ty cổ phần bảo hiểm PETROLIMEX” . Chuyên đề gồm ba chương: Chương I: Lý luận chung về nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu thuỷ. Chương II: Thực trạng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu biển tại PJICO. Chương III: Kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu biển của PJICO. Do thời gian có hạn và kiến thức thực tế về nghiệp vụ chưa nhiều nên rất mong có được những ý kiến đóng góp của cô giáo hướng dẫn thực tập và các anh chị trong Phòng bảo hiểm Hàng Hải để đề tài được hoàn thiện hơn. Hà nội, ngày 20 tháng 5 năm 2005 Đỗ Thị Thu Hà CHƯƠNG I LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM THÂN TÀU THỦY I - SỰ CẦN THIẾT CỦA BẢO HIỂM THÂN TÀU Tàu thủy là phương tiện vận tải thủy tiện lợi, giá thành vận chuyển rẻ,v.v. nhưng tốc độ chậm, hành trình dài ngày trên biển nên thường chịu nhiều rủi ro, gây tổn thất lớn cho các chủ tàu. Theo thống kê của các hãng sản xuất và sửa chữa tàu, hàng năm trên thế giới có khoảng 7000 vụ tai nạn tàu biển làm thiệt hại hàng tỷ đô la. Như chúng ta đã biết, có nhiều phương tiện vận tải bằng đường thuỷ, đường sắt ,đường bộ, đường hàng khôngv.v. Trong đó, tàu thuỷ là phương tiện vận tải biển có nhiều tiện lợi: - Có thể chuyên chở được nhiều chủng loại hàng hoá với khối lượng lớn, năng lực chuyên chở lớn hơn các phương tiện khác. - Việc đầu tư xây dựng và bảo quản các tuyến đường biển dựa trên cơ sở lợi dụng điều kiện tự nhiên của biển. Do đó, không phải đầu tư nhiều vốn, nguyên vật liệu, sức lao động. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho giá thành vận chuyển bằng đường biển thấp hơn các phương tiện khác. Đồng thời nó còn góp phần phát triển tốt mối quan hệ kinh tế với các nước, góp phần tăng thu ngoại tệ. Song vận chuyển bằng đường biển lại gặp phải nhiều rủi ro: - Vận chuyển bằng đường biển phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên, thời tiết, khí hậu trên biển đều ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình vận chuyển. Những rủi ro thiên tai bất ngờ như: bão, sóng thần, lốc v.v.có thể xẩy ra bất cứ lúc nào. - Bên cạnh đó còn có rủi ro kỹ thuật: trục trặc về chính con tàu, kỹ thuật dự báo thời tiết, các tín hiệu điều khiển từ đất liền. Theo thống kê của các hãng sản xuất và sửa chữa tàu, hàng năm trên thế giới có khoảng trên 7000 vụ tai nạn tàu biển làm thiệt hại hàng tỷ đô la. Để giúp các tàu ổn định kinh tế khi không may gặp rủi ro. Để tạo cho các chủ tàu khôi phục và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển và mở rộng quan hệ kinh tế với các nước, góp phần tăng thu nhập cho ngân sách, tăng vốn đầu tư cho nền kinh tế v.v. hoạt động bảo hiểm thân tàu đã ra đời khá sớm. Tuy nhiên, mãi đến năm 1888, luật bảo hiểm thân tàu biển mới chính thức đi vào cuộc sống. Đây là bộ luật bảo hiểm đầu tiên trên thế giới tại London, viết tắt là ITC (Institute Time Clause). Để hạn chế bớt những nguy cơ có thể xảy ra chính các nhà bảo hiểm lại bắt tay vào công cuộc tìm kiếm những phương án tối ưu nhất cho việc đề phòng và hạn chế tổn thất. Các hướng dẫn chỉ đường, các tuyến đường biển được nâng cấp, các công trình vì sự an toàn đường biển chính là biện pháp hữu hiệu nhất trong đề phòng và hạn chế tổn thất. Lợi ích của các cá nhân, từng đơn vị riêng lẻ giờ đây đã mang lợi ích cả xã hội, cộng đồng. Hao phí xã hội vì thế được tối thiểu hoá. Không chỉ ngăn chặn hay bảo hiểm cho những tổn thất do thiên tai gây ra, bảo hiểm hàng hải nói chung và bảo hiểm thân tàu biển nói riêng còn bảo vệ an toàn cho hành trình của các con tàu trước những nguy cơ đe doạ từ chính con người (cướp biển, manh nha của thuỷ thủ đoàn v.v. ). Đội tàu biển Việt Nam tuy không lớn nhưng lại nhỏ bé, cũ kỹ, độ tuổi của các tàu quá lớn v.v. nên khả năng gặp tai nạn, rủi ro là rất lớn, và những vụ tổn thất đó cũng gây ra không ít khó khăn cho các chủ tàu. Chính vì vậy nên việc bảo hiểm thân tàu càng trở nên cần thiết không thể thiếu. II- RỦI RO VÀ TỔN THẤT TRONG HOẠT ĐỘNG HÀNG HẢI. 1. Rủi ro hàng hải Theo lịch sử phát triển của bảo hiểm hàng hải, ban đầu người bảo hiểm chỉ nhận bảo hiểm cho bốn rủi ro hiểm hoạ chính: chìm đắm, mắc cạn, đâm va. Cùng với sự phát triển của thương mại quốc tế và các đội tàu nhiều rủi ro phát sinh. Để thu hút khách hàng, người bảo hiểm ngày càng nhận bảo hiểm thêm cho nhiều rủi ro. Theo nguyên nhân, ngày nay rủi ro hàng hải được phân thành: rủi ro do thiên tai, rủi ro do tai nạn bất ngờ trên biển và rủi ro do hành động của con người. Rủi ro do thiên tai: Đây là những rủi ro do thiên nhiên gây ra như: biển động, bão, lốc, sét đánh, núi lửa phun, động đất, thời tiết quá xấu v.v. mà con người không chống lại được. Tai nạn bất ngờ trên biển: Đây là các rủi ro xẩy ra bất ngờ không lường trước được như: - Mắc cạn, chìm đắm, cháy nổ, hoả hoạn, mất tích, đâm va với tàu hoặc một vật thể cố định hay di động khác không phải là nước ( như: va chạm với máy bay, máy bay trực thăng hoặc vật tương tự hoặc vật rơi từ đó xuống). - Bất cẩn của thuyền trưởng, sỹ quan, thuỷ thủ, hoa tiêu. - Manh động của thuyền trưởng, sỹ quan, thuỷ thủ. - Bất cẩn của người sửa chữa hay thuê tàu ấy không phải là người được bảo hiểm. Rủi ro do hành động của con người: đây là rủi ro do hành động cố ý của con người gây ra: - Chiến tranh, nội chiến, cách mạng phiến loạn, khởi nghĩa hoặc đấu tranh quần chúng nhân dân đó phát sinh, hoặc hành động thù địch bởi thế lực tham chiến hay chống chế thế lực tham chiến. - Chiếm, bắt giữ, cầm chế hay giam hãm, và những hậu quả của những việc này hay một mưu toan thực hiện những việc ấy. - Mìn, ngư lôi, bom không người thừa nhận hoặc vũ khí chiến tranh không người thừa nhận. - Những người đình công, công nhân bế xưởng hay những người tham gia trong các cuộc gây rối lao động, bạo động hay phong trào quần chúng. - Người khủng bố hay bất cứ người nào hành động trong mục đích chính trị. - Việc tịch thu hay truất hữu. Đó là các rủi ro chính, ngoài ra còn có các rủi ro phụ: rủi ro ô nhiễm: Đây là rủi ro phát sinh từ một quyết định của một chức trách nhà nước hành động theo thẩm quyền được giao phó để phòng ngừa hoặc hạn chế rủi ro ô nhiễm hay tổn hại đến môi trường hay nguy cơ ô nhiễm và tổn hại môi trường, trực tiếp gây ra bởi tổn hại của tàu mà người bảo hiểm phải chịu trách nhiệm theo bảo hiểm này. 2. Tổn thất Tổn thất trong bảo hiểm thân tàu biển là những thiệt hại, hư hỏng của con tàu được bảo hiểm do rủi ro gây ra. Theo các điều kiện bảo hiểm, tổn thất tàu thuỷ bao gồm các loại sau đây: 2.1. Tổn thất toàn bộ thực tế Tổn thất toàn bộ thực tế là tổn thất toàn bộ con tàu khi bị đắm, bị nổ tung, bị phá huỷ, bị tước quyền sở hữu do bị cướp, bị bắt vì buôn lậu, chở hàng trái phép v.v. Khi bị tổn thất toàn bộ, bảo hiểm bồi thường toàn bộ theo số tiền bảo hiểm và không tính mức miễn đền. 2.2. Tổn thất toàn bộ ước tính Tổn thất toàn bộ ước tính là dạng tổn thất tuy chưa ở mức độ tổn thất toàn bộ nhưng khó có thể tránh khỏi hoặc muốn tránh khỏi phải bỏ ra một chi phí lớn hơn số tiền bảo hiểm của con tàu đó. Các dạng tổn thất toàn bộ ước tính: -Tàu bị cháy, bị mắc cạn, bị đắm nếu chi phí để sửa chữa, đưa tàu ra khỏi cạn v.v. sẽ lớn hơn số tiền bảo hiểm; -Tàu bị mất tích, bị cướp không xác định được giá trị thực tế, do đó sẽ bồi thường theo tổn thất toàn bộ; -Tàu hư hỏng nghiêm trọng, chi phí để sửa chữa lớn hơn số tiền bảo hiểm. Việc xác định tổn thất toàn bộ ước tính phải căn cứ vào đơn bảo hiểm hoặc luật bảo hiểm hàng hải quốc tế. Nếu có tổn thất toàn bộ ước tính xảy ra thì người được bảo hiểm từ bỏ con tàu một cách hợp lý và nhận bồi thường toàn bộ. 2.3. Tổn thất riêng Khi tàu bị tổn thất riêng, chủ tàu phải chi phí để sửa chữa, tái tạo các bộ phận bị hư hại v.v. gọi là chi phí sửa chữa. Có hai loại chi phí sửa chữa: - Sửa chữa tạm thời ở cảng xảy ra tổn thất (dù có hay không có xưởng sửa chữa) nhằm tiết kiệm chi phí và đảm bảo cho tàu hành trình được. Nếu tại cảng lánh nạn tranh thủ sửa chữa tạm thời thì chi phí sửa chữa được đưa vào chi phí cứu nạn hoặc chi phí tổn thất chung. - Chi phí sửa chữa chính thức: Tàu sử dụng một thời gian nhất định phải sửa chữa, người được bảo hiểm sẽ chọn nơi chi phí sửa chữa thấp nhất. Như vậy, người được bảo hiểm là người quyết định nơi sửa chữa chính thức của con tàu theo phương thức đầu thầu. Mọi phí tổn (kể cả đưa tàu đến nơi sửa chữa) do bảo hiểm chi trả. Trong qúa trình sửa chữa, nếu chịu những công việc liên quan đến chủ tàu, chủ tàu phải chịu trách nhiệm. 2.4. Tổn thất chung Tổn thất chung là tổn thất liên quan đến lợi ích chung của cuộc hành trình. Đó là hành động hy sinh vì lợi ích chung của con tàu trong cuộc hành trình. Tổn thất chung được xác định theo 4 nguyên tắc: - Phải có nguy cơ đe doạ thực sự do cuộc hành trình; - Phải do hành động hy sinh có dụng ý; - Các tài sản hy sinh và chi phí bỏ ra hợp lý; - Vì an toàn chung cho cả hành trình. Giá trị tổn thất chung bao gồm giá trị tài sản bị hy sinnh và chi phí bất thường xảy ra trên hành trình. Chi phí này thường do hãng tàu bỏ ra. Giá trị tổn thất chung được phân bổ cho các bên có quyền lợi được tổn thất chung cứu vãn. Trong bảo hiểm thân tàu, chủ tàu đóng góp vào tổn thất chung dưới hình thức: + Giá trị đóng góp tổn thất cũng phân bổ cho tàu theo điều kiện bảo hiểm FOD, FPA, và ITC; + Giá trị các tài sản của tàu hy sinh trong tổn thất chung hạn chế trong một số tài sản nhất định theo điều kiện bảo hiểm FPA và ITC; + Giá trị các tài sản khác còn lại của tàu hy sinh trong tổn thất chung theo điều kiện bảo hiểm ITC. 2.5. Tổn thất riêng, hư hỏng chưa sửa chữa Tổn thất riêng, hư hỏng v.v. là những tổn thất, hư hỏng nhưng không ảnh hưởng đến hành trình và quá trình kinh doanh của con tàu. Người bảo hiểm chịu trách nhiệm về sự giảm giá trị thân tàu do hư hỏng chưa sửa chữa gây ra. 2.6. Các chi phí cần thiết khác Các chi phí cần thiết khác là những chi phí liên quan tới rủi ro và tổn thất được bảo hiểm như: - Chi phí tố tụng, khiếu nại, đề phòng hạn chế tổn thất; - Chi phí cứu hộ tàu và tài sản khác; - Chi phí giám định tổn thất. Những chi phí này người bảo hiểm phải trả. III- NỘI DUNG CỦA BẢO HIỂM THÂN TÀU 1. Đối tượng và phạm vi bảo hiểm 1.1. Đối tượng Đối tượng bảo hiểm thân tàu thuỷ là toàn bộ con tàu bao gồm vỏ tàu, máy móc, trang thiết bị trên con tàu đó có liên quan đến hoạt động của con tàu. Như vậy, thực chất bảo hiểm thân tàu thuỷ là bảo hiểm giá trị con tàu đó, bao gồm giá trị vỏ tàu, máy móc và trang thiết bị. Trong bản kê khai hợp đồng bảo hiểm thân tàu thuỷ, chủ tàu phải nêu rõ tên tàu, cảng đăng ký, quốc tịch tàu, năm và nơi đóng tàu, cấp tàu, trọng tải v.v. Đồng thời, chủ tàu phải đảm bảo ba điều kiện quy định: - Tàu đủ khả năng đi biển, - Quốc tịch tàu không thay đổi suốt thời gian bảo hiểm, - Hành trình con tàu phải hợp pháp. Những quy định này phải được giải thích rõ ràng và chủ tàu phải tuân thủ đúng quy định. Những quy định này có liên quan đến phạm vi bảo hiểm. 1.2. Phạm vi bảo hiểm Xác định phạm vi bảo hiểm là xác định những rủi ro được bảo hiểm làm căn cứ xét bồi thường. Phạm vi bảo hiểm vừa có liên quan đến người bảo hiểm, vừa liên qan đến người tham gia bảo hiểm. Phạm vi bảo hiểm thân tàu thuỷ thường liên quan đến các rủi ro chính như chìm đắm, mắc cạn, cháy nổ, đâm va (Đâm va ở đây được giới hạn trong phạm vi đâm va giữa tàu với tàu; tàu với công trình kiến trúc được xây dựng trên biển, trên cảng; đâm va giữa tàu với các vật thể nổi, vật thể di động, v.v.). Phạm vi bảo hiểm thân tàu còn có thể bao gồm tàu mất tích do mọi lý do, tàu hư hại do lỗi lầm của thuỷ thủ đoàn, do cướp biển v.v. Bên cạnh rủi ro được bảo hiểm cũng cần xem xét những rủi ro không được bảo hiểm (rủi ro loại trừ). Rủi ro loại trừ bao gồm: rủi ro riêng về chiến tranh, đình công; rủi ro do cố ý, lỗi lầm của người được bảo hiểm, và rủi ro do vi phạm những điều kiện bảo hiểm. Những người bảo hiểm có thể xem xét bảo hiểm thêm những rủi ro có thể bảo hiểm nếu người tham gia bảo hiểm (chủ tàu) yêu cầu và nộp phí. Chẳng hạn chủ tàu yêu cầu bảo hiểm thêm trường hợp tàu đi chệch hướng, thay đổi hành trình hoặc chậm trễ hành trình, v.v. người bảo hiểm phải xem xét rất cụ thể từng trường hợp để chấp nhận hay không. Phạm vi bảo hiểm thường gắn kết với chế độ bảo hiểm. Trong bảo hiểm thân tàu thuỷ người ta thường áp dụng hai chế độ bảo hiểm: Chế độ bảo hiểm theo rủi ro đầu tiên và chế độ miễn thường (vượt mức giới hạn) gồm miễn thường chung, miễn thường tổn thất do rủi ro phụ gây ra và miễn thường do tàu vi phạm quy định (không thông báo tổn thất). 2. Các điều kiện bảo hiểm thân tàu. Muốn tham gia bảo hiểm thân tàu thuỷ phải hiểu rõ các quy định về điều kiện bảo hiểm; luật bảo hiểm hàng hải quốc tế; công ước Brusel 1924, quy tắc York Antwerp 1974 và qui ước Hague Visby 1977. Hiện nay đang thịnh hành 10 điều kiện bảo hiểm. Lựa chọn điều kiện chính là xác định phạm vi rủi ro tham gia bảo hiểm; đồng thời cũng là giới hạn trách nhiệm của bảo hiểm trong việc bồi thường. Các chủ tàu thường chọn điều kiện thích hợp với mình, nghĩa là điều kiện rủi ro hay gặp phải phù hợp với khả năng tài chính v.v. Bốn điều kiện mà các chủ tàu thường chọn lựa để tham gia bảo hiểm thân tàu là: 2.1. Điều kiện bảo hiểm tổn thất toàn bộ (TLO) Theo điều kiện này, người bảo hiểm chịu trách nhiệm bồi thường: a) Tổn thất toàn bộ thực tế. Trong điều kiện này, con tàu hư hỏng không còn nguyên vẹn hoặc bị tước quyền sở hữu. b) Tổn thất toàn bộ ước tính là tổn thất toàn bộ thực tế không thể tránh khỏi phải chi phí lớn hơn giá trị thực tế không thể tránh khỏi hoặc muốn tránh khỏi phải chi phí lớn hơn giá trị cứu vãn được. c) Chi cứu nạn là những chi phí phát sinh để cứu tàu khi gặp nạn trong trường hợp khẩn cấp như kéo tàu ra khỏi cạn v.v. Chi phí này được phân bổ theo giá trị tàu được cứu kể cả hàng hoá được cứu. Tóm lại, điều kiện bảo hiểm tổn thất toàn bộ (TLO) có phạm vi hẹp nhất. Nó chỉ bảo hiểm khi tàu bị tổn thất toàn bộ thực tế hoặc tàu nằm trong nguy cơ tổn thất toàn bộ thực tế l à không tránh khỏi hoặc tránh khỏi bằng cứu nạn. 2.2. Điều kiện bảo hiểm loại trừ tổn thất bộ phận (FOD) Điều kiện bảo hiểm FOD có phạm vi rộng hơn TLO. Cụ thể: - Bảo hiểm mọi tổn thất và chi phí mà TLO gánh chịu (a+b+c); - Bảo hiểm thêm các tổn thất và chi phí: d) Chi phí tố tụng, đề phòng và hạn chế tổn thất với điều kiện chi phí này phát sinh rủ ro, tổn thất được bảo hiểm; e) Chi phí trách nhiệm đâm va do chủ tàu được bảo hiểm gánh chịu với chủ tàu hoặc chủ tài sản khác do chủ tàu có lỗi. f) Chi phí đóng góp vào tổn thất chung. 2.3. Điều kiện bảo hiểm loại trừ tổn thất riêng về thân tàu (FPA) Điều kiện bảo hiểm FPA vừa gánh chịu mọi tổn thất và chi phí của FOD, vừa đảm trách thêm: g) Tổn thất bộ phận của tàu do hành động tổn thất chung và chỉ hạn chế trong một số bộ phận nhất định của tàu; h) Tổn thất riêng do cứu hoả trên tàu và do va chạm với tàu khác trong khi cứu nạn. Tóm lại, điều kiện bảo hiểm loại trừ tổn thất riêng FPA đã mở rộng thêm bảo hiểm tổn thất bộ phận của tàu hy sinh vì hành động tổn thất chung nhưng chỉ giới hạn ở một số bộ phận nhất định của tàu. Đặc biệt, điều kiện FPA tuy loại trừ tổn thất riêng nhưng vẫn bảo hiểm tổn thất trong trường hợp khẩn cấp, hiểm nghèo hay xẩy ra tổn thất đó là công tác cứu hoả và cứu nạn gây nên đâm va với tàu khác. 2.4. Điều kiện bảo hiểm mọi rủi ro (ITC) Ngoài các rủi ro mà TLO, FOD và FPA đã bảo hiểm, ITC còn bảo hiểm thêm: i) Tổn thất bộ phận của tàu do hành động tổn thất chung gây ra, ngoài những bộ phận nhất định đã kể ở điểm (g); j) Tổn thất riêng, tổn thất bộ phận của tàu và máy móc thiết bị do tai nạn bất ngờ gây ra, ngoài điểm (h).  Bảng1: Tóm tắt 4 điều kiện bảo hiểm Phạm vi bảo hiểm TLO FOD FPA ITC Tổn thất toàn bộ thực tế Tổn thất toàn bộ ước tính Chi phí cứu nạn Chi phí tố tụng, đề phòng hạn chế tổn thất Chi phí trách nhiệm đâm va Chi phí đóng góp vào tổn thất chung Tổn thất bộ phận nhất định do hành động tổn thất chung và chỉ hạn chế trong một số bộ phận nhất định Tổn thất riêng vì cứu hoả, đâm va khi cứu nạn Tổn thất bộ phận khác do hành động tổn thất chung Tổn thất riêng vì mọi rủi ro tai nạn khác x x x - - - - - - - x x x x x x - - - - x x x x x x x x - - x x x x x x x x x x Ghi chú: TLO: Total Loss Only FOD: Free of Damage (absolutely) FPA: Free from Particular Average (absolutely) ITC: Institute Time Clause 3. Số tiền bảo hiểm Trong bảo hiểm vật chất thân tàu các công ty bảo hiểm trên thế giới thông thường chỉ chấp nhận bảo hiểm với một số tiền nhất định so với giá trị bảo hiểm nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm của các chủ tàu. Cho nên ở nghiệp vụ này thường sử dụng thuật ngữ số tiền bảo hiểm chứ không dùng thuật ngữ giá trị bảo hiểm Bảo hiểm thân tàu là dạng bảo hiểm tài sản, cho nên số tiền bảo hiểm được tính trên cơ sở giá trị theo giá thị trường của đối tượng bảo hiểm. Điều đó có nghĩa là số tiền bảo hiểm bao gồm giá trị vỏ tàu, máy móc và trang thiết bị trên con tàu. Thông thường, chủ tàu bảo hiểm thấp hơn giá trị con tàu. Trong trường hợp chủ tàu tham gia bảo hiểm theo điều kiện “bồi thường tổn thất đầu tiên”, khi có tổn thất phát sinh, nếu các tổn thất nhỏ hơn hoặc bằng số tiền bảo hiểm, bảo hiểm sẽ bồi thường theo thiệt hại thực tế; nếu tổn thất lớn hơn số tiền bảo hiểm, bảo hiểm sẽ bồi thường bằng số tiền bảo hiểm. Chủ tàu không chỉ đăng kí bảo hiểm con tàu mà con đăng ký bảo hiểm cước phí chuyên chở hàng hoá, chi phí điều hành. Cước phí chuyên chở hàng hoá là số tiền cước mà chủ tàu phải trả lại cho chủ hàng do chủ tàu không đưa hàng về đến bến (vì bị thất lạc, tổn thất). Theo quy định, tiền bảo hiểm cước phí cao nhất bằng 25% số tiền bảo hiểm thân tàu. Chi phí điều hành là những chi phí quản lý, lãi kinh doanh v.v… Chủ tàu bảo hiểm thêm chi phí điều hành nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh. Số tiền bảo hiểm chi phí điều hành (theo quy định của ITC sửa đổi ngày 01/10/1983) cao nhất bằng 25% số tiền bảo hiểm thân tàu. Vậy số tiền bảo hiểm thân tàu gồm: Số tiền bảo hiểm thân con tàu, số tiền bảo hiểm cước phí chuyên chở và số tiền bảo hiểm chi phí điều hành. 4. Phí bảo hiểm thân tàu thuỷ Khi đã xác định được số tiền bảo hiểm người ta xác định tiếp phí bảo hiểm mà chủ tàu phải nộp. Phí bảo hiểm là số tiền mà người tham gia bảo hiểm (chủ tàu) nộp cho người bảo hiểm trên cơ sở số tiền bảo hiểm và tỷ lệ phí (bảo hiểm). Phí bảo hiểm thân tàu thuỷ có thể bao gồm: - Phí bồi thường cho tổn thất toàn bộ; - Phí bồi thường tổn thất bộ phận bao gồm các chi phí sửa chữa tạm thời, chính thức và chưa sửa chữa; - Phụ phí gồm chi phí quản lý, chi phí đề phòng hạn chế tổn thất, chi phí tuyên truyền quảng cáo v.v. P = Sb x R Sb: Số tiền bảo hiểm đã đề cập ở phần( 2.3) R: Tỷ lệ phí phụ thuộc vào độ tuổi, tầm vóc và trang thiết bị của con tàu. Tàu càng già (trên 15 tuổi), tầm vóc càng lớn, trang thiết bị c àng kém hiện đại… thì tỷ lệ phí càng cao. Và tỷ lệ phí do các công ty tự xác định Có một số cách tính tỉ lệ phí: C1: Có công ty chia tỷ lệ phí thành hai bộ phận R = R1 + R2 R1 : Tỷ lệ phí cơ bản R2: Tỷ lệ phụ phí C2: Có những công ty lại chia tỷ lệ phí làm ba bộ phận R = R1 + R2 +R3 R1: Tỷ lệ phí bồi thường tổn thất toàn bộ R2: Tỷ lệ phí bồ thường tổn thất bộ phận R3: Tỷ lệ phụ phí R2: phụ thuộc vào tình trạng bảo dưỡng sửa chữa, vào tuyến đường và phạm vi hoạt động của tàu, vào tình trạng tổn thất các năm trước đó của đội tàu (trên tuyến đường) v.v. R3: phụ thuộc vào chi phí quản lý hành chính, chi phí đề phòng hạn chế tổn thất, lập quỹ dự phòng, tỷ lệ lạm phát mất giá đồng tiền v.v. C3: Có những công ty lại chia tỷ lệ phí thành hai bộ phận là R = R1 + R2 R1: Tỷ lệ phí chính thống R2: Tỷ lệ phí tàu già Tuy nhiên xét về mặt lý thuyết tỷ lệ phí phụ thuộc vào các yếu tố sau: - Xác suất rủi ro của những năm trước đó - Điều kiện bảo hiểm - Phạm vi hoạt động của con tàu - Trình độ nghề nghiệp của thuỷ thủ - Tình trạng thực tế của con tàu (độ tuổi, sửa chữa lớn, công suất mã lực v.v.) Dù phân chia tỷ lệ phí thế nào chăng nữa thì các công ty bảo hiểm cũng phải tính toán được và lập thành bảng tỷ lệ phí. Do đó dễ dàng tính toán phí bảo hiểm cho các chủ tàu. Cũng như các nghiệp vụ khác, phí bảo hiểm thân tàu phải đóng ngay khi hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực. Mỗi nước có quy định riêng về tỷ lệ hoàn phí bảo hiểm cho tàu ngừng hoạt động liên tục phù hợp với điều kiện bảo hiểm của nước đó. Phí bảo hiểm có thể nộp một lần hay nhiều lần do hai bên thoả thuận thông thường các công ty bảo hiểm trên thế giới quy định như sau: Nếu tàu ngừng hoạt động trên 30 ngày chủ tàu báo cho nhà bảo hiểm biết và nhà bảo hiểm hoàn lại phí trong thời gian đó. Mức hoàn lại được tính như sau: - Hoàn lại 90% số phí mà hai bên thoả thuận - Hoàn lại 70% số phí nếu tàu neo đậu sửa chữa - Hoàn lại 50% số phí nếu tàu neo đậu ở cảng nước ngoài Số ngày ngừng hoạt động 365 ngày C«ng thøc tÝnh phÝ hoµn l¹i nh­ sau: Phoµn l¹i = Pc¶ n¨m x tû lÖ phÝ hoµn l¹i x Bởi vì đây là bảo hiểm tài sản nên thời gian hoạt động thường là một năm. 5. Quyền lợi và trách nhiệm của các bên trong bảo hiểm thân tàu thuỷ 5.1. Người bảo hiểm Thực chất người bảo hiểm chính là các doanh nghiệp bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động kinh doanh bảo hiểm và tái bảo hiểm. Trong bảo hiểm thân tàu biển, các Công ty bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm trong trường hợp xẩy ra tổn thất cho chủ tàu (người được bảo hiểm). Quyền lợi mà người bảo hiểm được hưởng chính là mức phí mà họ thu được. 5.2. Người được bảo hiểm- người tham gia bảo hiểm Bảo hiểm thân tàu biển là nghiệp vụ bảo hiểm tài sản. Vì vậy mà chủ sở hữu con tàu là người tham gia bảo hiểm đồng thời là người được bảo hiểm. Người tham gia bảo hiểm - người được bảo hiểm có thể là chủ tàu, có thể là chủ hàng, có thể là thuyền trưởng (nếu thuyền trưởng cũng có quyền sở hữu con tàu), có thể là người thuê tàu, có thể là một cá nhân, một tập thể các chủ sở hữu hoặc một doanh nghiệp. IV. QUY TRÌNH KHAI THÁC BẢO HIỂM THÂN TÀU 1. Công tác khai thác Bất kỳ doanh nghiệp bảo hiểm nào muốn bán được sản phẩm của mình cũng đều cần đến công tác khai thác bảo hiểm. Đó chính là cần đến hệ thống phân phối - tức là cần đến các yếu tố con người và phương tiện vật chất nhằm trao đổi thông tin và chuyển giao sản phẩm từ doanh nghiệp, người bán sang người mua. Nhờ có hệ thống phân phối, người mua có thể mua được sản phẩm còn người bán bán được sản phẩm của mình. Khái niệm hệ thống phân phối sản phẩm không chỉ áp dụng trong phân phối các sản phẩm hữu hình mà cả trong các sản phẩm vô hình, trong đó có sản phẩm bảo hiểm. Nhưng đối với các sản phẩm hữu hinh, hệ thống phân phối bao gồm các phương tiện vật chất có thể rất lớn và khá tốn kém như kho chứa hàng, phòng trưng bày, phương tiện chở hàng v.v. Còn đối với sản phẩm vô hình, hệ thống phân phối đơn giản hơn do ít đòi hỏi phương tiện vật chất, mà chủ yếu là yếu tố con người. Hệ thống phân phối mà các doanh nghiệp bảo hiểm sử dụng thường bao gồm: 1.1. Các loại hệ thống phân phối sản phẩm bảo hiểm 1.1.1. Hệ thống đại lý chuyên nghiệp Đây là hệ thống phân phối truyền thống, trong đó đại lý là các tổ chức, cá nhân được doanh nghiệp bảo hiểm uỷ quyền nhằm thực hiện việc giới thiệu, chào bán sản phẩm. Trong các loại hệ thống phân phối, hệ thống này được coi là khá tốn kém chi phí cho doanh nghiệp bảo hiểm, do doanh nghiệp phải chi phí đào tạo đại lý, trả hoa hồng cao v.v. 1.1.2. Các mạng lưới phân phối kết hợp (hệ thống phân phối bán hàng tại điểm) Đây là hệ thống phân phối dựa trên kênh phân phối của các lĩnh vực kinh doanh khác như ngân hàng, bưu điện, cơ quan thuế, hệ thống các cửa hàng bán lẻ. Do tận dụng được con người, cơ sở vật chất, nguồn khách hàng của các lĩnh vực này nên đây là kênh phân phối khá tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp bảo hiểm. 1.1.3. Các văn phòng bán bảo hiểm Đây là hệ thống phân phối trong đó nhân viên của doanh nghiệp bảo hiểm được trả lương sẽ trực tiếp thực hiện việc bán sản phẩm tại trụ sở chính của doanh nghiệp hay tại các phòng bảo hiểm khu vưc, các chi nhánh v.v. 1.1.4. Môi giới Môi giới bảo hiểm là tổ chức trung gian đại diện cho khách hàng t ìm kiếm các doanh nghiệp bảo hiểm phù hợp. Môi giới được hưởng hoa hồng do doanh nghiệp bảo hiểm chi trả. Phân phối qua môi giới làm tăng uy tín cho doanh nghiệp nhưng có nhược điểm là doanh nghiệp bảo hiểm sẽ không được tiếp xúc trực tiếp với khách hàng nếu không có sự đồng ý của môi giới. 1.1.5. Các hệ thống phân phối khác Ngoài việc sử dụng các hệ thống phân phối như vừa đề cập ở trên, các doanh nghiệp bảo hiểm còn cung cấp dịch vụ cho khách hàng thông qua gửi thư trực tiếp, qua điện thoại, qua mạng máy tính (thương mại điện tử), qua việc quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng: vô tuyến truyền hình, đài phát thanh, báo, tạp chí v.v. Việc sử dụng hệ thống phân phối này giúp doanh nghiệp giảm được một số chi phí trung gian, do đớ tạo điều kiện giảm giá và tăng một số lợi thế cạnh tranh. Nhưng hệ thống phân phối này chỉ thành công khi áp dụng với một số sản phẩm đơn giản, công nghệ phát triển và khách hàng có được thói quen mua sản phẩm. 1.2. Lựa chọn hệ thống phân phối sản phẩm bảo hiểm Hệ thống phân phối mà doanh nghiệp bảo hiểm sử dụng sẽ tác động đến loại hình sản phẩm, mức giá của sản phẩm cũng như phương thức qua đó sản phẩm được truyền thông. Trước khi lựa chọn một số cơ cấu các hệ thống phân phối cụ thể, doanh nghiệp phải đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của từng hệ thống phân phối trong mối quan hệ với nhu cầu của doanh nghiệp. Hệ thống phân phối được lựa chọn phải là hệ thống sao cho việc phân phối đạt hiệu quả nhất. Nhưng cũng cần lưu ý rằng hệ thống phân phối được coi là hiệu quả đối với sản phẩm này hoặc trên thị trường mục tiêu này, có thể không hiệu quả đối với sản phẩm khác hoặc trên thị trường mục tiêu khác. Nhìn chung, khi lựa chọn hệ thống phân phối, doanh nghiệp bảo hiểm phải xem xét các nhân tố: - Đặc tính của người mua trên thị trường mục tiêu: Đây là nhân tố cơ bản quyết định việc lựa chọn hệ thống phân phối. Vì mục đích chính của phân phối là chuyển giao sản phẩm từ doanh nghiệp sang người mua, do đó khi lựa chọn hệ thống phân phối phải làm sao đáp ứng nhu cầu của người mua. Đặc tính của người mua ở đây đề cập đến các yếu tố như: số lượng người mua (mật độ người mua); loại người mua trên thị trường mục tiêu (cá nhân hay doanh nghiệp); đặc tính mua (mua sản phẩm gì, mua bao nhiêu, mua ở đâu, mua khi nào, thói quen mua qua đại lý quen thuộc hay lựa chọn sản phẩm rẻ nhất) của họ. - Đặc tính của sản phẩm: Tính đơn giản hay phức tạp của sản phẩm sẽ tác động đến hệ thống phân phối sử dụng. Như đã đề cập trong phần phân loại sản phẩm, chỉ có những sản phẩm bảo hiểm khá đơn giản mới có thể được phân phối qua kênh phản hồi trực tiếp, còn các sản phẩm phức tạp hơn thì chỉ có thể phân phối qua lực lượng bán cá nhân. - Đặc tính của doanh nghiệp: Nguồn nhân lực của doanh nghiệp, khả năng tài chính, cơ sở vật chất kỹ thuật, mục tiêu kinh doanh, triết lý quản trị mà doanh nghiệp theo đuổi v.v. cũng sẽ tác động đến hệ thống phân phối sử dụng. Ngoài ra, môi trường marketing, mức độ kiểm soát cũng là các nhân tố tác động đến việc lựa chọn hệ thống phân phối. Trong bảo hiểm thân tàu được phân phối chủ yếu qua các kênh: hệ thống đại lý chuyên nghiệp, các văn phòng bán bảo hiểm. 2. Công tác giám định Giám định tổn thất được thực hiện bởi các chuyên viên giám định. Tuỳ theo từng nước, từng loại hình doanh nghiệp bảo hiểm và từng nghiệp vụ bảo hiểm khác nhau mà quy chế về chuyên viên giám định bảo hiểm cũng khác nhau. Ở những nước phát triển, chuyên viên giám định do doanh nghiệp bảo hiểm trực tiếp chỉ định và lựa chọn. Nhưng phần lớn các nước chuyên viên giám định là chính nhân viên của bản thân các doanh nghiệp bảo hiểm. Chuyên viên giám định bảo hiểm phải công minh, cẩn thận và hiểu biết một cách thấu đáo về từng nghiệp vụ bảo hiểm mà mình phụ trách. Phải thi hành công vụ một cách mẫn cán, chấp hành nghiêm chỉnh những chỉ thị, ý kiến của doanh nghiệp bảo hiểm. Nếu chuyên viên giám định do doanh nghiệp bảo hiểm chỉ định, lựa chọn sẽ được uỷ nhiệm một số quyền hạn nhất định, song không được nhượng lại sự uỷ quyền này cho người khác, lợi ích của họ phải độc lập với lợi ích của người tham gia bảo hiểm. 2.1. Yêu cầu Ghi nhận thiệt hại phải đảm bảo chính xác, kịp thời, khách quan và trung thực. Ghi nhận thiệt hại tức là ghi lại thực trạng và xác định lại thiệt hại, mức độ trầm trọng và nguyên nhân gây thiệt hại. Công việc giám định chỉ được tiến hành khi bên tham gia bảo hiểm hay doanh nghiệp bảo hiểm yêu cầu. Để đảm bảo tính khách quan, một số nghiệp vụ bảo hiểm trong quá trình giám định phải có sự chứng kiến của các bên liên quan. Ví dụ: Giám định tổn thất đối với nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất, nhập khẩu cần mời cơ quan vận chuyển, công ty bốc dỡ hàng và phía nhận hàng chứng kiến. Những thiệt hại được ghi nhận phải thể hiện trong “Biên bản giám định tổn thất”. Đề xuất các biện pháp bảo quản và phòng ngừa thiệt hại, phải kịp thời và đúng quyền hạn. Khi rủi ro tổn thất xảy ra, chuyên viên giám định có nghĩa vụ can thiệp để giảm thiểu độ trầm trọng của tổn thất và tình trạng gia tăng thiệt hại. Sự can thiệp của chuyên viên giám định là đưa ra các biện pháp cứu hộ và an toàn đối với tài sản được bảo hiểm và tài sản, tính mạng của người thứ ba, thu gom, đóng gói gia công lại bao bì chứa hàng, bảo vệ tài sản để tránh mất cắp. Tuy nhiên, chuyên viên giám định không được vượt quyền và làm thay người được bảo hiểm. Nếu phát hiện tổn thất có tính hệ thống, chuyên viên giám định phải tìm hiểu nguyên nhân, cách giải quyết và thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm đã uỷ nhiệm lựa chọn mình làm người giám định. Những thông tin mà chuyên viên giám định cung cấp cho doanh nghiệp bảo hiểm dù là tự nguyện, nhưng nội dung của nó là tất cẩ những chi tiết về những sự kiện đã xảy ra tổn thất, tình trạng mất cắp, các quyết định của cơ quan công an và chính quyền địa phương. Những thông tin này sẽ không có giá trị nếu được cung cấp quá muộn, bởi vì nó không được đưa ra thảo luận và làm bằng chứng khi lập biên bản giám định tổn thất. 2.2. Quy trình giám định tổn thất Giám định bảo hiểm chỉ chấp nhận yêu cầu giám định trong những trường hợp xảy ra tai nạn, có tổn thất, thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm. Vì vậy, đối với những trường hợp phát hiện không thuộc phạm vi bảo hiểm cần có ý kiến ngay để bên tham gia bảo hiểm có hướng giải quyết. Tuỳ từng nghiệp vụ bảo hiểm mà tổ chức giám định tổn thất cho phù hợp. Có thể khái quát quy trình giám định theo các bước sau đây: - Chuẩn bị giám định: Trước khi tiến hành giám định phải chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ cần thiết liên quan đến đối tượng bảo hiểm như: Đơn bảo hiểm hoặc giấy yêu cầu bảo hiểm, bảng kê chi tiết các loại tài sản được bảo hiểm, giấy ra viện, các chứng từ, hoá đơn sửa chữa, thay thế v.v. Ngoài ra, nếu cần thiết còn phải chuẩn bị hiện trường giám định. Thống nhất thời gian và địa điểm giám định, tổ chức mời các bên có liên quan trong khi giám định (công an, chính quyền địa phương, y bác sỹ, các nhà chuyên môn v.v.). - Tiến hành giám định: Công việc giám định phải được tiến hành khẩn trương, ý kiến của chuyên viên giám định đưa ra phải chuẩn xác, hợp lý và nhất quán. Với những nghiệp vụ bảo hiểm phải giám định dài ngày, chuyên viên giám định phải bám sát hiện trường để theo dõi, thu thập thông tin và đưa ra các phương án giải quyết phù hợp. Trong quá trình giám định phải tập trung vào các công việc sau đây: + Kiểm tra lại đối tượng giám định; + Phân loại tổn thất; + Xác định mức độ tổn thất; + Tổn thất của người thứ ba (nếu có) v.v. Những ý kiến nêu ra trong quá trình giám định phải có cơ sở khoa học và thực tiễn, không được chủ quan, tuỳ tiện và vội vã khi đưa ra những kết luận. - Lập biên bản giám định: Đây là tài liệu chủ yếu để xét duyệt bồi thường hoặc chi trả bảo hiểm và khiếu nại người thứ ba. Vì vậy, nội dung văn bản này phải đảm bảo tính trung thực, chính xác, rõ ràng, cụ thể. Các số liệu phải phù hợp với thực trạng và không được mâu thuẫn khi đối chiếu với các giấy tờ có liên quan. Với những vụ tổn thất lớn, nghiêm trọng và phức tạp cần phải lấy ý kiến tập thể của những người liên quan và lãnh đạo doanh nghiệp bảo hiểm trước khi hoàn tất biên bản giám định. Thông thường biên bản giám định được lập ở hiện trường và sau khi đã thống nhất phải lấy chữ ký của các bên có liên quan. Biên bản giám định chỉ cấp cho người có yêu cầu giám định. Không được tiết lộ nội dung giám định cho người khác khi chưa có yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm. 3. Công tác bồi thường Bồi thường và chi trả tiền bảo hiểm là vấn đề trọng tâm của hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Bởi vì khi mua bảo hiểm, có nghĩa là khách hàng đã trả tiền cho các sản phẩm bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm cam kết bồi thường hoặc trả tiền bảo hiểm một cách nhanh chóng và đầy đủ nếu không may họ xảy ra tổn thất. Chính vào thời điểm tổn thất xảy ra, phía khách hàng thường bị những “cú sốc” lớn về tinh thần, đặc biệt là những trường hợp người được bảo hiểm tử vong hay thương tật toàn bộ vĩnh viễn. Vào lúc này thì năng lực, sự trung thực, tính hiệu quả, sự tế nhị và tính nhân đạo của doanh nghiệp bảo hiểm được thừa nhận qua cách xử sự của mình với các nạn nhân của sự kiện được bảo hiểm. Nếu giải quyết tốt thì đó là cách quảng cáo tốt nhất đối với một doanh nghiệp bảo hiểm. Nhận thức được vai trò của công tác bồi thường và chi trả bảo hiểm nên nhiều công ty bảo hiểm trên thế giới đã nêu thành những triết lý kinh doanh. “ Hãy đối xử với khách hàng theo cách mà bạn muốn được đối xử trong trường hợp bạn gặp tổn thất” (Công ty bảo hiểm tài sản Clubb Corporation) “Bồi thường là cơ hội để chúng tôi thực hiện cam kết của mình” (Tập đoàn bảo hiểm quốc tế Mỹ – AIA) Các công ty bảo hiểm quốc tế đã tổng kết, khái quát hoá vai trò của công tác bảo hiểm và chi trả tiền bảo hiểm như sau: “Nếu giải quyết bồi thường hoặc chi trả nhanh chóng và chính xác, khách hàng cũng sẽ nhanh chóng khắc phục được những tổn thất về mặt tài chính để từ đó ổn định cuộc sống, ổn định sản xuất kinh doanh và nâng cao niềm tin với doanh nghiệp bảo hiểm. Từ đó, giúp doanh nghiệp bảo hiểm giữ được khách hàng truyền thống và mở ra triển vọng khai thác được những khách hàng niềm năng trong tương lai” (Jêrôme Yeafman – Trường quốc gia bảo hiểm Paris) Trình tự giải quyết bồi thường hoặc chi trả tiền bảo hiểm được tiến hành như sau: Bước1: Mở hồ sơ khách hàng Khi nhận được biên bản giám định tổn thất và các giấy tờ có liên quan, bộ phận giải quyết bồi thường phải mở hồ sơ khách hàng và ghi lại theo thứ tự hồ sơ (số hợp đồng) và thời gian. Sau đó kiểm tra, đối chiếu với bản hợp đồng gốc về các thông tin liên quan đến bản kê khai tổn thất. Tiếp theo phải thông báo cho khách hàng là đã nhận được đầy đủ giấy các giấy tờ có liên quan, nếu thiếu loại giấy tờ nào cũng phải thông báo để nhanh chóng bổ sung hoàn thiện hồ sơ bồi thường. Bước2: Xác định số tiền bảo hiểm Sau khi hoàn tát hồ sơ bồi thường của khách hàng bị tổn thất hoặc cần chi trả, bộ phận giải quyết bồi thường phải tính toán số tiền bồi thường trên cơ sở kiếu nại của người được bảo hiểm. Số tiền bồi thường được xác định căn cứ vào: + Biên bản giám định tổn thất và bản kê khai tổn thất; + Điều khoản, điều kiện của hợp đồng bảo hiểm; + Số tiền vay trên hợp đồng (nếu có); + Thực tế chi trả của người thứ ba (nếu có ) v.v. Bước3: Thông bồi thường Sau khi số tiền bồi thường được xác định, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ thông báo chấp nhận bồi thường và đề xuất các hình thức bồi thường cho khách hàng. Thường có ba hình thức bồi thường: Thanh toán bằng tiền mặt, sửa chữa tài sản, thay thế mới tài sản. Nếu số tiền bồi thường hoặc chi trả quá lớn, doanh nghiệp bảo hiểm có thể thoả thuận với khách hàng về ký hạn thanh toán, thời gian, lãi suất trả chậm v.v. Phần lớn các vụ tổn thất được giải quyết bồi thường hoặc chi trả rất nhanh chóng, ngay sau khi khách hàng tập hợp được các giấy tờ chứng minh cần thiết cùng với đơn khiếu nại hoặc ngay sau khi chuyên viên giám định xác định được số tiền thiệt hại do tổn thất gây ra và lập biên bản giám định. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, việc thanh toán bồi thường, chi trả đòi hỏi thời hạn dài, khiến khách hàng phật ý, thậm chí công phẫn. Ví dụ: - Số tiền thiệt hại phải bồi thường không thể xác định được ngay (như người bị thương cần có thời gian bình phục, số tiền bồi thường “thiệt hại kinh doanh” chỉ có thể biết được sau khi doanh nghiệp hoạt động trở lại v.v.). - Trách nhiệm, nguyên nhân gây thiệt hại không thể xác định được ngay nên các bên phải thảo luận và gây tranh chấp, buộc toà án phải can thiệp. - Có nhiều bên thụ hưởng bồi thường, đòi hỏi phải tính toán, phân bổ kéo dài (như phân bổ tổn thất chung trong bảo hiểm hàng hải). - Người thứ ba cố tình gây khó dễ khi xác định mức độ thiệt hại liên quan đến bên họ, nhất là những thiệt hại về kinh doanh. Những trường hợp trên, đòi hỏi doanh nghiệp bảo hiểm phải giải quyết và xử lý theo nguyên tắc mềm dẻo, hạn chế đến mức thấp nhất sự can thiệp của toà án. Có như vậy mới giữ được uy tín cho doanh nghiệp bảo hiểm, hạn chế chi phí bồi thường, bởi vì một sự dàn xếp đạt được nhanh chóng sẽ có lợi hơn là quyết định xét xử sau nhiều năm tố tụng. Bước 4: Truy đòi người thứ ba Cuối cùng, bộ phận thanh toán bồi thường phải áp dụng các biện pháp để tiến hành truy đòi người thứ ba nếu họ liên đới trách nhiệm trong trường hợp tổn thất xảy ra hoặc với các nhà bảo hiểm khác trên thị trường tái bảo hiểm. Thực hiện truy đòi cũng phải nhanh chóng, kịp thời để quản lý tốt các nghiệp vụ bảo hiểm mà kết quả của chúng có liên quan nhiều đến kết quả truy đòi mà đặc biệt là nghiệp vụ bảo hiểm tàu biển. Quá trình giải quyết khiếu nại là quá trình đòi hỏi sự giao tiếp thường xuyên với khách hàng. Khi gặp rủi ro gây tổn thất nhiều khách hàng luôn ở trong tâm trạng mất phương hướng, bối rối nên bộ phận giải quyết khiếu nại phải có phong cách phục vụ văn minh, có tinh thần hợp tác với sự nhiệt tình trung thực, thái độ tôn trọng và biết thông cảm với những mất mát của khách hàng. Quá trình xét bồi thường luôn phải dựa trên những tình huống cụ thể của tai nạn rủi ro. Nếu những trường hợp đơn giản, cụ thể cần tiến hành bồi thường hoặc chi trả ngay để đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng. Chính vì vậy, các doanh nghiệp bảo hiểm thường định ra tiêu chuẩn và các chỉ tiêu phấn đấu thực hiện cho bộ phận giải quyết khiếu nại. Ví dụ, tiêu chuẩn nhanh chóng, kịp thời sẽ được kiểm tra bằng các chỉ tiêu như tỷ lệ hồ sơ đã giải quyết bồi thường và tỷ lệ hồ sơ còn tồn đọng. Hay tiêu chuẩn chính xác và hợp pháp sẽ được đánh giá bằng chỉ tiêu tỷ lệ hồ sơ bồi thường sai, không hợp lệ v.v. Tuy nhiên, tuỳ theo quy mô, chiến lược và loại hình doanh nghiệp bảo hiểm mà quy trình giải quyết khiếu nại cũng được xây dựng khác nhau và qua đó bộ phận giải quyết khiếu nại cũng được tổ chức khác nhau. Những doanh nghiệp bảo hiểm vừa và lớn có thể tổ chức “Phòng giải quyết bồi thường”; những doanh nghiệp bảo hiểm nhỏ mới thành lập có thể tổ chức một bộ phận giải quyết bồi thường nằm ở các phòng nghiệp vụ. Vấn đề khiếu nại của khách hàng chủ yếu tập trung ở khâu giám định tổn thất, bồi thường hoặc chi trả bảo hiểm. Song không phải chỉ có vậy, trong quá trình thực hiện hợp đồng, khách hàng còn khiếu nại thắc mắc nhiều vấn đề khác liên quan đến đại lý, môi giới, khai thác viên bảo hiểm, liên quan đến việc huỷ bỏ hợp đồng, treo hợp đồng. Tất cả những khiếu nại và thắc mắc đó đều phải được giải quyết nhanh chóng, kịp thời, có tình có lý trên tinh thần hợp tác đúng pháp luật. 4. Công tác tuyên truyền quảng cáo Công tác tuyên truyền quảng cáo là một trong số công cụ xúc tiến bán hàng của các doanh nghiệp. Quảng cáo là công cụ truyền thông phi cá nhân phải trả tiền. Truyền thông đó có thể là về doanh nghiệp hay về sản phẩm và do một nhà tài trợ xác định tạo ra và được truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng. Các phương tiện thông tin đại chúng truyền thống được sử dụng để quảng cáo bao gồm: Vô tuyến truyền hình, đài phát thanh, thử gửi trực tiếp, tạp chí hay các phương tiện ngoài trời như bảng hiệu, áp phích. Mạng internet cũng đang trở thành một dạng phương tiện thông tin đại chúng được chấp nhận bởi vì các doanh nghiệp bảo hiểm đã và đang xây dựng những website cho phép người sử dụng máy tính có thể tìm hiểu các thông tin về sản phẩm và về doanh nghiệp bảo hiểm. Quảng cáo là một công cụ truyền thông mang tính kinh tế hơn so với bán hàng cá nhân vì nó có thể tiếp cận số lượng lớn khách hàng tiềm năng. Tuy nhiên, người làm marketing cần phải xem xét kỹ những quy định của pháp luật liên quan đến quảng cáo cũng như các phương tiện thông tin đại chúng sử dụng để tiếp cận thị trường mục tiêu. Lý do là vì chi phí gắn với từng loại phương tiện thông tin sử dụng sẽ rất khác nhau. Quảng cáo bao gồm nhiều loại hình: 4.1. Theo nội dung - Quảng cáo về sản phẩm: Là hình thức quảng cáo nhằm truyền thông về một sản phẩm cụ thể. Quảng cáo về sản phẩm lại bao gồm các dạng như: + Quảng cáo phản hồi trực tiếp: Hình thức quảng cáo này nhằm thuyết phục khách hàng mua sản phẩm bằng cách phản hồi ngay. Các ví dụ của quảng cáo phản hồi trực tiếp bao gồm: Quảng cáo qua gửi thư trực tiếp, quảng cáo trên báo, đài phát thanh, vô tuyến truyền hình, trong đó doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng số điện thoại để gọi lại phản hồi hoặc cung cấp các cuống địa chỉ phản hồi. + Quảng cáo nhằm nhận biết về sản phẩm: Đây là loại hình quảng cáo nhằm thúc đẩy cầu về sản phẩm trong khoảng thời gian dài hơn. Loại quảng cáo này được sử dụng nhằm thu hút sự chú ý đến các đặc tính của sản phẩm bảo hiểm, khơi dậy sự quan tâm đến sản phẩm của khách hàng cũng như của các nhà phân phối hoặc tăng việc tiêu dùng sản phẩm. Loại hình quảng cáo này lại được chia nhỏ hơn thành quảng cáo về sản phẩm mang tính thông tin (cung cấp cho khách hàng các thông tin về sản phẩm); quảng cáo về sản phẩm mang tính thuyết phục (nhằm xây dựng sự ưa thích đối với sản phẩm); quảng cáo về sản phẩm mang tính nhắc nhở (nhằm củng cố thái độ hay thói quen mua hiện thời của khách hàng đới với sản phẩm của doanh nghiệp). - Quảng cáo về doanh nghiệp (quảng cáo về tổ chức): Loại hình quảng cáo này tập trung truyền thông về ý tưởng, về triết lý, về tổ chức hay về ngành bảo hiểm chứ không tập trung và một sản phẩm cụ thể. Quảng cáo về tổ chức bao gồm các loại hình: + Quảng cáo mang tính xây dựng hình ảnh: Loại hình này được sử dụng rất rộng rãi trong ngành bảo hiểm nhằm xây dựng lòng tin của khách hàng đối với ngành bảo hiểm nói chung hoặc đối với một doanh nghiệp bảo hiểm cụ thể. + Quảng cáo mang tính biện hộ tích cực: Loại này được sử dụng nhằm thể hiện quan điểm của một ngành, một doanh nghiệp trước các vấn đề gây tranh cãi. Ví dụ, vào giữa những năm 90, ở Mỹ có phong trào cải cách việc chăm sóc y tế. Hiệp hội bảo hiểm sức khỏe Mỹ – một tổ chức củ các nhà bảo hiểm sức khỏe đã sử dụng hình thức quảng cáo mang tính biện hộ này trên các ấn phẩm và trên các phương tiện phát thanh, truyền hình nhằm truyền thông quan điểm của hiệp hội này trong tiến trình cải cách. + Quảng cáo về tổ chức mang tính thông tin: Loại hình quảng cáo này được sử dụng nhằm đưa ra thông báo đặc biệt về tổ chức như thông báo về việc sáp nhập, chuyển địa điểm văn phòng, thông báo về việc tham gia liên doanh. + Quảng cáo về tổ chức cạnh tranh: Loại hình này nhằm truyền thông về lớp sản phẩm vượt trội hẳn lớp sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. 4.2. Theo phạm vi - Quảng cáo trong phạm vi địa phương hay khu vực: Trong ngành bảo hiểm, loại quảng cáo này thường được sử dụng nhằm truyền thông về các đại lý của địa phương, mà ít được sử dụng để truyền thông về sản phẩm hay về doanh nghiệp bảo hiểm. Cụ thể, thông điệp truyền đạt trong loại quảng cáo này thường là muốn mua sản phẩm, khách hàng sẽ liên hệ với “ai”. Các phương tiện thông tin sử dụng trong loại hình quảng cáo này là báo chí, đài phát thanh, truyền hình, biển hiệu, các ấn phẩm khác của địa phương. - Quảng cáo sử dụng trong phạm vi quốc gia: Loại hình quảng cáo này được sử dụng phổ biến nhằm mục đích: Truyền thông về hình ảnh hay quan điểm của tổ chức đối với một vấn đề. Truyền thông về sản phẩm mới hay về sản phẩm hiện thời của doanh nghiệp. Nâng cao hình ảnh chung về sản phẩm cũng như về lực lượng đại diện cho doanh nghiệp. Các phương tiện thông tin đại chúng, các ấn phẩm lưu hành trên phạm vi quốc gia là những phương tiện được sử dụng cho loại hình quảng cáo này. - Quảng cáo trên phạm vi thế giới: Loại hình quảng cáo này mặc dù giúp doanh nghiệp khẳng định hình ảnh trên phạm vi toàn cầu và làm giảm chi phí quảng cáo nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức cho các nhà quảng cáo, bởi vì khi thực hiện quảng cáo các doanh nghiệp phải lưu ý đến những khác biệt về văn hóa, phong tục, tập quán, cách dịch các từ chỉ tên sản phẩm sang tiếng địa phương. Ngoài ra, các loại hình quảng cáo còn được phân chia theo nhà tài trợ thành: Quảng cáo một nhà tài trợ đơn thuần do một doanh nghiệp tài trợ hoặc quảng cáo phối hợp- do các doanh nghiệp phối hợp thực hiện; hoặc phân chia theo đối tượng nhận tin là người tiêu dùng hay người phân phối, quảng cáo được chia thành quảng cáo tiêu dùng (hướng vào khách hàng) hay quảng cáo thương mại (hướng vào bán sản phẩm). Ngoài quảng cáo ra, các công ty bảo hiểm còn sử dụng một số các công cụ xúc tiến bán hàng khác cũng khá hiệu quả như: Quan hệ công chúng, xúc tiến thương mại ( ở đây hoạt động xúc tiến nhằm vào các thành viên của kênh phân phối), v.v. V. CÁC CHỈ TIÊU KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ CỦA NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM THÂN TÀU 1. Chỉ tiêu kết quả Kết quả kinh doanh nói chung và kết quả kinh doanh bảo hiểm nói riêng được thể hiện chủ yếu ở hai chỉ tiêu là doanh thu và lợi nhuận. Phân tích thống kê cơ cấu và biến động của hai chỉ tiêu này có thể được tiến hành theo các hướng sau: Thống kê tính các chỉ tiêu sau: và IL = Trong đó: ID: chỉ số doanh thu IL: chỉ số lợi nhuận DTH: doanh thu thực hiện DKH: doanh thu kế hoạch LTH: lợi nhuận thực hiện LKH: lợi nhuận kế hoạch Kết quả tính ID và IL phải lớn hơn 1(hoặc 100%) công ty bảo hiểm hoàn thành vượt mức kế hoạch doanh thu và lợi nhuận. Các chỉ tiêu trên có thể tính chung và riêng cho từng nghiệp vụ bảo hiểm. Phân tích cơ cấu doanh thu và lợi nhuận là hướng phân tích cơ bản nhất để đánh giá xem trong số các nghiệp vụ bảo hiểm mà công ty bảo hiểm triển khai nghiệp vụ nào là nghiệp vụ mũi nhọn và có vị trí quan trọng của công ty. Ngoài ra việc phân tích cơ cấu doanh thu và lợi nhuận theo đại lý, vùng, công ty thành viên và từng loại doanh thu (như cơ cấu doanh thu bảo hiểm gốc và tái bảo hiểm) cũng có những tác dụng quan trọng trong quản lý kinh doanh bảo hiểm. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động về doanh thu và lợi nhuận. Đối với các công ty bảo hiểm, doanh thu chủ yếu thu được từ phí bảo hiểm gốc. Ngoài ra còn có phần thu từ tái bảo hiểm, từ kinh doanh phụ và các hoạt động đầu tư mang lại. Sự biến động doanh thu từ phí bảo hiểm gốc chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố, trong đó có các nhân tố khách quan và chủ quan, có nhân tố thuộc vấn đề quản lý và chi trả bồi thuờng. Tuy nhiên khi phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của doanh thu chú ý đến ba yếu tố: mức phí bảo hiểm (F), số đối tượng tham gia bảo hiểm (Đ) và cơ cấu các loại đối tượng tham gia bảo hiểm (dĐ). Để phân tích ảnh hưởng của các nhân tố trong đó dùng hệ thống chỉ số sau: Trong đó: 1 và 0 : Mức phí bảo hiểm bình quân kỳ báo cáo và kỳ gốc F1 và F0: Mức phí bảo hiểm kỳ báo cáo và kỳ gốc của từng đối tượng tham gia. D1 và D0 : Số đối tượng tham gia bảo hiểm kỳ báo cáo và kỳ gốc (1) : Phản ánh ảnh hưởng của mức phí bảo hiểm của từng đối tượng tham gia ảnh hưởng đến doanh thu bảo hiểm. (2) Phản ánh ảnh hưởng của kết cấu các đối tượng ảnh hưởng đến sự biến động của doanh thu. (3) Phản ánh ảnh hưởng của quy mô đối tượng tham gia bảo hiểm đến sự biến động của doanh thu. Tuy nhiên, hệ thống chỉ số trên mới phản ánh sự biến động về số tương đối. Để xác định mức độ ảnh hưởng cụ thể của từng nhân tố phải tính các chỉ số tuyệt đối sau: Hệ thống chỉ số trên được vận dụng ở các công ty bảo hiểm khai thác nghiệp vụ bảo hiểm có nhiều đối tượng tham gia với mức phí bảo hiểm khác nhau hoặc một nghiệp vụ bảo hiểm nhưng triển khai ở nhiều đại lý, nhiều công ty thành viên khác nhau. 2. Phân tích hiệu quả kinh doanh bảo hiểm Thống kê phải tính các chỉ tiêu sau: a) Hiệu quả sử dụng một đồng chi phí trong kì. Được xác định theo công thức: = H D C L H L = C D Hoặc Trong đó: D : doanh thu trong kì L : lợi nhuận trong kì C : chi phí trong kì (bao gồm toàn bộ chi phí bỏ ra trong kì như chi bồi thường thiệt hại, chi đề phòng hạn chế tổn thất, chi quản lý) Chỉ tiêu HD : phản ánh cứ một đồng chi phí chi ra trong kì sẽ đem lại bao nhiêu đồng doanh thu cho công ty bảo hiểm. Chỉ tiêu HL: phản ánh cứ một đồng chi phí chi ra trong kì sẽ đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận cho công ty bảo hiểm. D L D W ´ = b) Năng suất bình quân Trong đó: D : doanh thu trong kì Chỉ tiêu trên được tính chung và riêng cho từng nghiệp vụ bảo hiểm, tính chung và riêng cho số lao động làm nhiệm vụ trực tiếp khai thác bảo hiểm. Nếu xét trên góc độ ảnh hưởng xã hội để phân tích thì tử số của công thức tính trên có thể là tổng đối tượng tham gia bảo hiểm trong kì. Căn cứ vào kết quả tính chỉ tiêu trên, có thể phân tích kết quả kinh doanh bảo hiểm theo các hướng sau: - Phân tích hiệu quả kinh doanh theo thời gian bằng cách so sánh và đánh giá xem hiệu quả đạt được giữa hai thời kì nghiên cứu biến động như thế nào. Nếu kết quả so sánh lớn hơn 1 (hoặc 100%) có nghĩa là hiệu quả kinh doanh bảo hiểm tăng lên. - Phân tích hiệu quả theo không gian, bằng cách so sánh và đánh giá xem hiệu quả đạt được ở các đại lý và các công ty thành viên khác nhau. Qua phân tích sẽ thấy được trong kì nghiên cứu đại lý nào, công ty thành viên nào hoạt động kinh doanh có hiệu quả v.v. Việc phân tích hiệu quả kinh doanh có thể được tiến hành theo từng nghiệp vụ bảo hiểm. Đồng thời, có thể so sánh tốc độ tăng doanh thu với tốc độ tăng lợi nhuận để đánh giá hiệu quả kinh doanh của công ty bảo hiểm tốt hay xấu. Thông thường, tốc độ tăng lợi nhuận phải lớn hơn tốc độ tăng doanh thu thì hiệu quả kinh doanh sẽ tốt hơn. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM THÂN TÀU BIỂN TẠI PJICO I. MỘT VÀI NÉT VỀ PJICO Theo Nghị định 100/CP ngày 18/12/1993 của Chính Phủ về kinh doanh bảo hiểm. Ngày 15/6/1995 Công ty cổ phần bảo hiểm PETROLIMEX, tên giao dịch quốc tế là PJICO được thành lập với tổng số vốn đầu tư ban đầu là 55 tỷ đồng Việt Nam, trong đó vốn điều lệ là 53 tỷ đồng và tiền ký quỹ là 2 tỷ đồng. Công ty cổ phần bảo hiểm PETROLIMEX với tên gọi tiếng anh là PETROLIMEX Joint Stock Insurance Company, viết tắt là PJICO đã ra đời và chính thức đi vào hoạt động ngày 15/6/1995. Công ty là sự hội tụ của tám cổ đông lớn trong đó có bảy thành viên sáng lập và một thành viên tham gia. Các thành viên này đã và đang có những đóng góp rất tích cực vào hoạt động kinh doanh của PJICO. Dưới đây là các cổ đông sáng lập của Công ty: - Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam (PETROLIMEX), vốn góp 28,050 triệu đồng chiếm 51%. - Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VIETCOMBANK), vốn góp 5,500 triệu đồng chiếm 10%. - Công ty tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam (VINARE), vốn góp 4,400 triệu đồng chiếm 8%. - Tổng Công ty Thép Việt Nam (VSC), vốn góp 3,300 triệu đồng chiếm 6%. - Công ty Vật tư và Thiết bị toàn bộ (MATEXIM), vốn góp 1,650 triệu đồng chiếm 3%. - Công ty Điện tử Hà nội (HANEL), vốn góp 1,100 triệu đồng chiếm 2%. - Công ty Thiết bị an toàn (AT), vốn góp 275 triệu đồng chiếm 0.5%. Vì là một công ty cổ phần đầu tiên hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ, PJICO đã phải trải qua không ít những khó khăn của những ngày đầu hoạt động, đặc biệt là khi các điều kiện về cơ chế pháp luật còn chưa đầy đủ, khách hàng còn ít lòng tin. Tuy nhiên, với sự chỉ đạo của Hội đồng quản trị, của các ban ngành liên quan, đồng thời cùng với sự ủng hộ hợp tác giúp đỡ nhiệt tình của các cổ đông sáng lập, các khách hàng và đặc biệt là sự nỗ lực phấn đấu của toàn thể cán bộ công nhân viên. Công ty đã từng bước phát triển và tạo dựng được chỗ đứng trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam. II. THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM THÂN TÀU BIỂN Ở PJICO 1. Công tác khai thác Việc định phí bảo hiểm ở công ty bảo hiểm cổ phần PETROLIMEX được tiến hành như sau: Phí bảo hiểm thân tàu thủy bao gồm: - Phí bồi thường cho tổn thất toàn bộ - Phí bồi thường tổn thất bộ phận bao gồm các chi phí sửa chữa tạm thời, chính thức và chưa sửa chữa - Phụ phí gồm chi phí quản lý, chi phí đề phòng và hạn chế tổn thất, chi phí tuyên truyền quảng cáo… Vậy: phí bảo phí bồi phí bồi phụ hiểm thân = thường tổn + thường tổn + phí tàu thủy thất toàn bộ thất bộ phận khác Phí bảo hiểm không được quá số phí bảo hiểm thực sự cho tất cả các quyền lợi được bảo hiểm trong thời gian không quá 12 tháng, được giảm dần mỗi tháng theo tỷ lệ (loại trừ những chi phí bảo hiểm đã được bảo hiểm theo các đoạn trên, song nếu yêu cầu thì được bao gồm cả phí bảo hiểm hoặc đóng góp ước tính về bảo hiểm với Hội chủ tàu hay rủi ro chiến tranh). Phí bảo hiểm hoàn lại: Số tiền bảo hiểm không được quá số thật sự được hoàn lại, được thừa nhận theo mọi bảo hiểm song không được hoàn lại trong trường hợp tổn thất toàn bộ của tàu do hiểm họa được bảo hiểm hay thế nào khác. Việc hoàn lại phí như sau: Theo tỉ lệ tháng phí bảo hiểm thuần cho mỗi tháng chưa được bảo hiểm nếu bãi bỏ bảo hiểm này theo thỏa thuận. Cho mỗi thời hạn 30 ngày liên tục khi tàu đậu trong cảng hay nơi đậu khác miễn là cảng hay nơi đậu đó đã được bảo hiểm chấp thuận (với những chiếu cố đặc biệt dưới đây). - Phần trăm phí thuần nếu không sửa chữa. - Phần trăm phí thuần nếu đang sửa chữa Tàu sẽ không được xem xét là đang sửa chữa nếu việc sửa chữa nhằm mục đích sửa chữa sự hao mòn và cũ kỹ thông thường của tàu và/hoặc theo khuyến cáo trong biên bản giám định của cơ quan phân cấp tàu, nhưng bất kỳ sự sửa chữa nào nhằm mục đích sửa chữa tổn thất hay tổn hại của tàu hoặc liên quan đến việc thay đổi cấu trúc tàu, dù có được bảo hiểm theo bảo hiểm này hay không sẽ được xem xét là đang sửa chữa. Nếu tàu sửa chữa trong một phần thời gian được tính để đòi lại phí bảo hiểm thì phí bảo hiểm hoàn lại sẽ được tính theo tỷ lệ số ngỳ nói ở (a) và (b). Quy định: - Phải là không có tổn thất toàn bộ của tàu dù do những hiểm họa được bảo hiểm hay không đã xảy ra trong thời hạn hiệu lực của bảo hiểm này hay trong thời gian gia hạn bảo hiểm. - Nhất thiết không hoàn lại phí bảo hiểm nếu tàu đậu ở những nơi trống trải hay không đảm bảo an toàn hoặc tại cảng hay nơi đậu không được người bảo hiểm công nhận. - Vẫn được hoàn lại phí bảo hiểm khi có công tác bốc dỡ hay dỡ hàng hoặc khi còn hàng hóa trên tàu nhưng không được hoàn lại phí bảo hiểm cho bất cứ thời gian nào đã sử dụng tàu để chứa hàng hoặc để vận chuyển hàng như một sà lan. - Trường hợp có sửa đổi giá phí bảo hiểm năm các ngạch giá trên đây phải được điều chỉnh theo đó. - Trường hợp hoàn lại phí trên cơ sở 30 ngày liên tục mà lại lấn sang bảo hiểm kế tiếp lập cho cùng người được bảo hiểm ấy thì bảo hiểm này chỉ chịu trách nhiệm về số tiền được tính theo tỷ lệ ngạch giá hạn ký ở(a) và/hoặc (b) trên cho số ngày thuộc thời hạn của bảo hiểm này và là thời hạn thực sự được tính hoàn lại phí bảo hiểm. Tùy theo chọn lựa của người được bảo hiểm, thời gian lấn sang đó có thể tính từ ngày bắt đầu đậu hoặc tính từ ngày đậu củ kỳ hạn 30 ngày liên tục như đã quy định ở (a) hay (b) hay phần “quy định” trên.  Bảng 2: Sơ đồ quy trình khai thác nghiệp vụ bảo hiểm tàu thủy Trách nhiệm Tiến trình Mô tả công việc, tài liệu T×m kiÕm th«ng tin Th«ng b¸o t¸i b¶o hiÓm CÊp ®¬n b¶o hiÓm. Thu phÝ b¶o hiÓm Ph©n tÝch, t×m hiÓu, ®¸nh gi¸ rñi ro TiÕn hµnh chµo, ®µm ph¸n, chµo phÝ ChÊp nhËn b¶o hiÓm Theo dâi thu phÝ . tiÕp nhËn gi¶i quyÕt míi L­u hå s¬ Xem xÐt ®Ò nghÞ b¶o hiÓm T¸i b¶o hiÓm - Khai thác viên - Khai thác viên - Khai thác viên - Lãnh đạo phòng nghiệp vụ - Lãnh đạo - Khai thác viên - Lãnh đạo phòng nghiệp vụ - Lãnh đạo - Lãnh đạo - Khai thác viên - Khai thác viên - Kế toán viên Ghi sổ theo dõi cá nhân Xem B1 Bản điều tra đánh giá rủi ro XemB2 Phân cấp khai thác Hồ sơ, số liệu của khách hàng Xem B3 và 1.3 (I) Điều khoản, biểu phí bảo hiểm theo từng loại nghiệp vụ được áp dụng cho từng loại hình bảo hiểm. Xem B4 Khách hàng phải có Giấy yêu cầu bảo hiểm bằng văn bản. Xem B4 Quy chế quản lý ấn chỉ Xem B5 Vào sổ khai thác/ thống kê Theo dõi thu phí và tái tục Xem B6 Bảng 3: Sơ đồ hướng dẫn xử lý khai thác viên phân cấp Trách nhiệm Tiến trình Mô tả công việc, tài liệu I Nhận thông tin từ cơ sở II ý kiến các bộ phận liên quan Xem xét đề xuất của đơn vị Thông báo các đơn vị Xem xét chào phí Chấp nhận bảo hiểm - Khai thác viên - Khai thác viên - Lãnh đạo công ty - Khai thác viên - Lãnh đạo phòng nghiệp vụ - Các bộ phận liên quan - Lãnh đạo công ty - Lãnh đạo phòng - Lãnh đạo phòng nghiệp vụ - Khai thác viên - Lãnh đạo đơn vị Ghi sổ theo dõi cá nhân Tình hình thị trường, thống kê tổn thất của đối tượng bảo hiểm. Phân cấp khai thác Hồ sơ, số liệu của khách hàng. C¸c b­íc trong quy tr×nh khai th¸c B1- NhËn th«ng tin tõ kh¸ch hµng: - TiÕp xóc mét sè c¬ quan liªn quan nh­: c¸c c¬ quan qu¶n lý, Ng©n hµng, Quü hç trî ®Çu t­, c¸c nhµ m¸y ®ãng tµu v.v. ®Ó t×m hiÓu th«ng tin vÒ viÖc mua, ®ãng míi tµu hoÆc c¸c tµu ch­a tham gia b¶o hiÓm. - TiÕp xóc kh¸ch hµng ®Ó t×m hiÓu th«ng tin vÒ b¶o hiÓm, tuyªn truyÒn vËn ®éng kh¸ch hµng tham gia b¶o hiÓm, hoÆc nhËn th«ng tin vÒ nhu cÇu b¶o hiÓm tõ ®¹i lý. - Kh¸ch hµng th«ng b¸o c¸c th«ng tin liªn quan ®Õn ®èi t­îng cÇn ®­îc b¶o hiÓm (tµi s¶n, con ng­êi, tr¸ch nhiÖm v.v. ). - Xö lý ban ®Çu cña Khai th¸c viªn khi nhËn ®­îc th«ng tin tõ kh¸ch hµng. B2- Ph©n tÝch, t×m hiÓu vµ ®¸nh gi¸ rñi ro: - Th«ng qua c¸c sè liÖu thèng kª vÒ kh¸ch hµng ®Ó t­ vÊn cho L·nh ®¹o vÒ chÝnh s¸ch kh¸ch hµng, vÒ c«ng t¸c qu¶n lý rñi ro. - C¨n cø vµo c¸c th«ng tin ®­îc cung cÊp, Khai th¸c viªn tù ®¸nh gi¸ rñi ro ®Ó cã thÓ ®­a ra mét møc chµo phÝ cho ®èi t­îng ®­îc b¶o hiÓm. - Khai th¸c viªn hoÆc Gi¸m ®Þnh viªn ®¸nh gi¸ rñi ro trªn c¬ së tiÕp xóc trùc tiÕp víi ®èi t­îng b¶o hiÓm (®¸nh gi¸ trùc tiÕp ®èi víi tµi s¶n, con ng­êi, tr¸ch nhiÖm). - Nh÷ng tr­êng hîp ®Æc biÖt cÇn cã Gi¸m ®Þnh viªn ®¸nh gi¸ rñi ro cña c¸c c¬ quan chuyªn m«n kh¸c hoÆc cña Tæ chøc n­íc ngoµi. B3- Xem xÐt ®Ò nghÞ b¶o hiÓm: - Trªn c¬ së c¸c th«ng tin kh¸ch hµng cung cÊp kÕt hîp víi b¸o c¸o ®¸nh gi¸ rñi ro vµ c¸c sè liÖu thèng kª. ChÝnh s¸ch kh¸ch hµng. Khai th¸c viªn cung cÊp phÝ, ®iÒu kiÖn b¶o hiÓm cho kh¸ch hµng. - Tr­êng hîp ph¶i tham kh¶o phÝ b¶o hiÓm cña thÞ tr­êng t¸i b¶o hiÓm, th× chØ chµo phÝ b¶o hiÓm cho kh¸ch hµng khi ®· nhËn ®­îc th«ng b¸o phÝ cña thÞ tr­êng t¸i b¶o hiÓm. - §èi víi c¸c tµu tr­íc ®©y ®· tham gia b¶o hiÓm ë C«ng ty b¶o hiÓm kh¸c th× cÇn t×m hiÓu kü c¸c th«ng tin vÒ t×nh h×nh tæn thÊt, thanh to¸n phÝ b¶o hiÓm, t×nh h×nh tµi chÝnh cña chñ tÇu. - §èi víi c¸c tµu tr­íc ®©y ®· tham gia b¶o hiÓm t¹i mét Chi nh¸nh trùc thuéc PJICO th× sö dông ®iÒu kiÖn vµ tû lÖ phÝ b¶o hiÓm nh­ ®· ¸p dông tr­íc ®©y. NÕu tµu cßn nî phÝ b¶o hiÓm th× kh«ng nhËn b¶o hiÓm. + Tr­êng hîp c¸c yªu cÇu trªn kh«ng ®­îc tháa m·n, Khai th¸c viªn cã thÓ th«ng b¸o b»ng nh÷ng v¨n b¶n tõ chèi nhËn b¶o hiÓm. + Tr­êng hîp nh÷ng dÞch vô ®Æc biÖt cã gÝ trÞ lín, kh¸ch hµng lín, tÝnh kü thuËt phøc t¹p, Khai th¸c viªn ®Ò xuÊt víi L·nh ®¹o Phßng, L·nh ®¹o Chi nh¸nh hoÆc L·nh ®¹o C«ng ty ph­¬ng ¸n ®µm ph¸n. + NÕu trªn møc ph©n cÊp khai th¸c, Chi nh¸nh trùc thuéc PJICO tiÕn hµnh c¸c b­íc theo nh­ nh­ môc c¸c b­íc trong quy tr×nh khai th¸c vµ ®­îc cô thÓ hãa d­íi ®©y. H­íng dÉn xö lý khai th¸c trªn ph©n cÊp Tr­êng hîp dÞch vô khai th¸c lín, v­ît qu¸ møc tr¸ch nhiÖm ®­îc ph©n cÊp theo lo¹i h×nh nghiÖp vô ®èi víi Chi nh¸nh, th× Chi nh¸nh ph¶i cã c«ng v¨n th«ng b¸o vÒ V¨n phßng C«ng ty xin ý kiÕn chØ ®¹o. Néi dung c«ng v¨n do L·nh ®¹o Chi nh¸nh ký, gåm nh÷ng ®iÓm chÝnh nh­ sau: sè liÖu vÒ kh¸ch hµng, vÒ ®èi t­îng b¶o hiÓm, ý kiÕn ph©n tÝch, ®Ò xuÊt h­íng gi¶i quyÕt nh»m ®¸p øng nhu cÇu kh¸ch hµng. Khai th¸c viªn nghiªn cøu, ®Ò xuÊt ph­¬ng ¸n gi¶i quyÕt. L·nh ®¹o Phßng Hµng h¶i xem xÐt, nÕu thuéc ph©n cÊp cña L·nh ®¹o Phßng th× th«ng b¸o cho Chi nh¸nh ngay. Tr­êng hîp gi¸ trÞ tham gia b¶o hiÓm lín, møc tr¸ch nhiÖm cao, v­ît møc ®­îc ph©n cÊp cña L·nh ®¹o Phßng, Phßng Hµng h¶i lµm tê tr×nh ph­¬ng ¸n gi¶i quyÕt göi c¸c Phßng liªn quan (T¸i b¶o hiÓm) vµ b¸o c¸o L·nh ®¹o C«ng ty xin ý kiÕn dhØ ®¹o. nÕu cÇn cã thÓ tiÕn hµnh ®µm ph¸n víi L·nh ®¹o ®¬n vÞ kh¸ch hµng. Sau khi L·nh ®¹o C«ng ty ®ång ý phª duyÖt, Phßng nghiÖp vô th«ng b¸o cho Chi nh¸nh ®Ó tiÕn hµnh cÊp §¬n b¶o hiÓm. B4- TiÕn hµnh ®µm ph¸n vµ chÊp nhËn b¶o hiÓm: - PhÝ b¶o hiÓm ®· chµo cho kh¸ch hµng nh­ng ch­a ®­îc chÊp nhËn th× tïy tõng tr­êng hîp, L·nh ®¹o Phßng, L·nh ®¹o Chi nh¸nh hoÆc L·nh ®¹o C«ng ty sÏ cã cuéc gÆp víi kh¸ch hµng hîc tÝnh to¸n l¹i ph­¬ng ¸n chµo phÝ cho phï hîp. - ViÖc ®µm ph¸n cã thÓ tiÕhn hµnh trong nhiÒu ngµy vµ liªn quan ®Õn nhiÒu Phßng cho ®Õn khi kh¸ch hµng ®ång ý tham gia b¶o hiÓm t¹i PJICO hîc kh¸ch hµng kh«ng chÊp nhËn nh÷ng ®iÒu kiÖn mµ PJICO ®­a ra. - Trong qu¸ tr×nh ®µm ph¸n, c¸c yÕu tè liªn quan nh­ Quy t¾c b¶o hiÓm, biÓu phÝ, hå s¬ sè liÖu vÒ kh¸ch hµng, chÝnh s¸ch kh¸ch hµng, phÝ cña nhµ t¸i b¶o hiÓm hµng ®Çu sÏ ®­îc L·nh ®¹o xem xÐt ®Ó ®­a ra ®­îc møc phÝ phï hîp, ®¸p øng ®­îc nhu cÇu b¶o hiÓm cña kh¸ch hµng. - L·nh ®¹o chÊp nhËn b¶o hiÓm trªn c¬ së kh¸ch hµng chÊp nhËn phÝ b¶o hiÓm mµ PJICO ®­a ra. B5- CÊp §¬n b¶o hiÓm: - Khi kh¸ch hµng chÊp nhËn b¶n chµo phÝ b¶o hiÓm, ®Ò nghÞ göu GiÊy yªu cÇu b¶o hiÓm hoµn chØnh chÝnh thøc b»ng v¨n b¶n cho PJICO (yªu cÇu cã ký tªn vµ ®ãng dÊu). - GiÊy yªu cÇu b¶o hiÓm lµ mét b»ng chøng vµ lµ c¬ së ph¸p lý thÓ hiÖn ý trÝ cña kh¸ch hµng vÒ viÖc ®ång ý tham gia b¶o hiÓm vµ lµ mét bé phËn cÊu thµnh cña Hîp ®ång b¶o hiÓm. B5.a Nguyªn t¾c chung: ViÖc cÊp §¬n, GiÊy yªu cÇu b¶o hiÓm ph¶i theo ®óng nh÷ng quy ®Þnh trong: Ph©n cÊp qu¶n lý nghiÖp vô b¶o hiÓm tµu thñy. Hîp ®ång b¶o hiÓm ®· ký gi÷a PJICO vµ chñ tµu. H­íng dÉn b¶o hiÓm tµu thñy hµng n¨m cña C«ng ty. B5.b CÊp §¬n b¶o hiÓm: KiÓm tra giÊy tê, kiÓm tra tµu NhËn vµ kiÓm tra GiÊy yªu cÇu b¶o hiÓm: Khi nhËn ®­îc GiÊy yªu cÇu b¶o hiÓm cña chñ tµu, c¸n bé khai th¸c ph¶i kiÓm tra GiÊy yªu cÇu b¶o hiÓm cã hîp lÖ kh«ng. GiÊy yªu cÇu b¶o hiÓm ®­îc coi lµ hîp lÖ khi ghi ®Çy ®ñ c¸c môc sau: Tªn ng­êi ®­îc b¶o hiÓm. Tªn tµu vµ c¸c ®Æc ®iÓm riªng cña tµu nh­: quèc tÞch, c¶ng ®¨ng ký, n¨m n¬i ®ãng tµu, lo¹i tµu, GT, DWT v.v. Gi¸ trÞ tµu, gi¸ trÞ tham gia b¶o hiÓm (®èi víi tr­êng hîp cã tham gia b¶o hiÓm th©n tµu). Ph¹m vi ho¹t ®éng. Thêi h¹n tham gia b¶o hiÓm. §iÒu kiÖn tham gia b¶o hiÓm. KiÓm tra tµu: §èi víi nh÷ng tµu tham gia b¶o hiÓm lÇn ®Çu t¹i PJICO vµ/ hoÆc tham gia b¶o hiÓm kh«ng liªn tôc th× Chi nh¸nh b¾t buéc ph¶i kiÓm tra tµu trø¬c khi nhËn b¶o hiÓm. Khi kiÓm tra tµu ph¶i ®iÒn ®Çy ®ñ c¸c néi dung theo mÉu Biªn b¶n kiÓm tra ®Ýnh kÌm h­íng dÉn nµy. Riªng ®èi víi c¸c tµu ®ãng míi vµ mua nhËn ë n­íc ngoµi th× cã thÓ c¨n cø hå s¬ §¨ng KiÓm tµu mµ kh«ng cÇn kiÓm tra tr­íc. CÊp §¬n, GiÊy yªu cÇu b¶o hiÓm Sau khi kiÓm tra GiÊy yªu cÇu b¶o hiÓm, hå s¬ §¨ng kiÓm cña tµu vµ t×nh tr¹ng kü thuËt cña tµu, nÕu tµu ®ñ kh¶ n¨ng ho¹t ®éng an toµn theo quy ®Þnh th× c¨n cø vµo GiÊy yªu cÇu b¶o hiÓm t iÕn hµnh cÊp §¬n, GiÊy chøng nhËn b¶o hiÓm trong vßng 05 ngµy kÓ tõ ngµy nhËn ®­îc yªu cÇu b¶o hiÓm hîp lÖ. Tr­êng hîp tõ chèi cÊp §¬n b¶o hiÓm hoÆc cÊp §¬n chËm h¬n 05 ngµy th× ph¶i th«ng b¸o râ lý do tõ chèi hoÆc chËm trÔ cho chñ tµu. Tr­êng hîp trªn møc ph©n cÊp, Chi nh¸nh ph¶i th«ng b¸o cho C«ng ty c¸c néi dung sau: Tªn ng­êi ®­îc b¶o hiÓm. Tªn tµu vµ c¸c ®Æc ®iÓm riªng cña tµu nh­: quèc tÞch, c¶ng ®¨ng ký, n¨m n¬i ®ãng tµu, lo¹i tµu, GT, DWT… Gi¸ trÞ tµu, gi¸ trÞ tham gia b¶o hiÓm (®èi víi tr­êng hîp cã tham gia b¶o hiÓm th©n tµu). Ph¹m vi ho¹t ®éng. Thêi h¹n tham gia b¶o hiÓm. §iÒu kiÖn tham gia b¶o hiÓm. C¸c kiÕn nghÞ cña Chi nh¸nh ®èi víi viÖc b¶o hiÓm tµu. ChØ sau khi cã ý kiÕn x¸c nhËn ®ång ý b¶o hiÓm cña C«ng ty th× Chi nh¸nh míi tiÕn hµnh cÊp §¬n hoÆc GiÊy chøng nhËn b¶o hiÓm cho tµu. Nh÷ng tr­êng hîp cÇn l­u ý khi cÊp §¬n, GiÊy chøng nhËn b¶o hiÓm: Tr­êng hîp cho tµu ho¹t ®éng tuyÕn n­íc ngoµi th× phÝ b¶o hiÓm ph¶i thanh to¸n b»ng ngo¹i tÖ (USD). NÕu chñ tµu thanh to¸n phÝ b¶o hiÓm b»ng ®ång ViÖt Nam th× khi båi th­êng PJICO sÏ chØ thanh to¸n b»ng tiÒn ViÖt Nam theo tû gi¸ chuyÓn ®æi lóc chñ tµu thanh to¸n phÝ b¶o hiÓm. Tr­êng hîp chñ tµu tham gia d­íi gi¸ trÞ yªu cÇu ph¶i ghi râ gi¸ trÞ thùc tÕ vµ sè tiÒn tham gia b¶o hiÓm trªn §¬n b¶o hiÓm. Khi tµu bÞ tæn thÊt bé phËn PJICO chØ båi th­êng theo tû lÖ gi÷ sè tiÒn tham gia b¶o hiÓm vµ gi¸ trÞ thùc tÕ cña tµu ®ã. Tr­êng hîp nh÷ng tµu qua kiÓm tra cã khiÕm khuyÕt mµ chñ tµu kh«ng kh¾c phôc theo ®óng yªu cÇu kü thuËt th× khi nhËn b¶o hiÓm ph¶i lo¹i trõ c¸c khiÕm khuyÕt ®ã vµ ghi râ lo¹i trõ trªn §¬n, GiÊy chøng nhËn b¶o hiÓm. NÕu t×nh tr¹ng kü thuËt qu¸ yÕu kÐm kh«ng ®¶m b¶o kh¶ n¨ng ®i biÓn th× kh«ng nhËn b¶o hiÓm. §èi víi c¸c tµu tr­íc ®ã ®· tham gia b¶o hiÓm ë C«ng ty b¶o hiÓm kh¸c th× cÇn xem xÐt kü c¸c yÕu tè nh­: tû lÖ tæn thÊt, t×nh h×nh thanh to¸n phÝ b¶o hiÓm v.v. ®Ó xem xÐt cã nhËn b¶o hiÓm hay kh«ng? §èi víi c¸c tµu tr­íc ®ã ®· tham gia b¶o hiÓm t¹i mét Chi nh¸nh b¶o hiÓm kh¸c thuéc PJICO th× cÇn t×m hiÓu râ lý do v× sao tµu l¹i thay ®æi Chi nh¸nh b¶o hiÓm? NÕu tµu cßn nî phÝ th× kh«ng nhËn b¶o hiÓm. CÊp §¬n, GiÊy chøng nhËn, vµo sæ thèng kª: §¬n b¶o hiÓm th©n tµu, GiÊy chøng nhËn b¶o hiÓm P&I in 7 b¶n, giao cho chñ tµu 3 b¶n (2 b¶n chÝnh, 1 b¶n phô), 1 b¶n chÝnh chuyÓn KT- TV theo dâi h¹ch to¸n, l­u 1 b¶n chÝnh, 1 b¶n phô vµ göu 1 b¶n chÝnh vÒ C«ng ty ®Ó theo dâi (thêi gian göi kh«ng chËm qu¸ 03 ngµy kÓ tõ ngµy cÊp). Khi cÊp §¬n, GiÊy chøng nhËn b¶o hiÓm ph¶i vµo sæ thèng kª (lÊy sè §¬n, GiÊy chøng nhËn theo sè thø tù trong sæ). Khai th¸c viªn ph¶i cËp nhËt vµo phÇn mÒm m¸y tÝnh c¸c th«ng tin theo yªu cÇu cña nghiÖp vô. L­u ý: Sæ cÊp §¬n, GiÊy chøng nhËn b¶o hiÓm ph¶i ph©n ra tõng lo¹i nh­: Tµu biÓn ch¹y tuyÕn n­íc ngoµi, tµu pha s«ng biÓn. CÊp giÊy Söa ®æi bæ sung (nÕu cã): NÕu sau khi cÊp §¬n, GiÊy chøng nhËn b¶o hiÓm chñ tµu cã yªu cÇu thay ®æi: gi¸ trÞ b¶o hiÓm, ph¹m vi ho¹t ®éng, ®iÒu kiÖn tham gia b¶o hiÓm, thêi h¹n b¶o hiÓm… th× Chi nh¸nh cÊp GiÊy söa ®æi bæ sung theo quy ®Þnh sau: §èi víi tµu tham gia b¶o hiÓm b»ng ngo¹i tÖ, b»ng ®ång ViÖt Nam (cã gi¸ trÞ b¶o hiÓm trªn møc ph©n cÊp cña Chi nh¸nh) chØ cÊp GiÊy söa ®æi bæ sung khi ®­îc C«ng ty chÊp nhËn. §èi víi tµu tham gia b¶o hiÓm b»ng ®ång ViÖt Nam (cã gi¸ trÞ b¶o hiÓm d­íi møc ph©n cÊp cña Chi nh¸nh) Chi nh¸nh chñ ®éng cÊp giÊy söa ®æi bæ sung theo yªu cÇu cña chñ tµu vµ göi 1 b¶n vÒ C«ng ty. NÕu xÐt thÊy sù thay ®æi ®ã lµm t¨ng thªm tr¸ch nhiÖm cña PJICO th× ph¶i thu thªm phÝ b¶o hiÓm. Th«ng b¸o thu phÝ b¶o hiÓm, hoµn phÝ b¶o hiÓm, thanh to¸n hoa hång: Th«ng b¸o thu phÝ b¶o hiÓm: - PhÝ b¶o hiÓm ®­îc thu theo ®Þnh ký nh­ ®· quy ®Þnh t¹i Hîp ®ång b¶o hiÓm ®· kü gi÷a PJICO vµ chñ tµu. - Th«ng b¸o thu phÝ, hoµn phÝ ph¶i thÓ hiÖn râ c¸c néi dung sau: Tªn tµu b¶o hiÓm, sè §¬n b¶o hiÓm. Thêi h¹n b¶o hiÓm. C¸ch tÝnh sè phÝ ph¶i nép. Sè tµi kho¶n cña ®¬n vÞ. Ấn định thời gian nộp phí. - Tỷ lệ phí, mức phí bảo hiểm áp dụng căn cứ vào văn bản hướng dẫn triển khai nghiệp vụ hàng năm hoặc theo hướng dẫn riêng của Công ty. - Đối với các tàu phải thu xếp tái bảo hiểm thì Công ty thông báo cho tái bảo hiểm. Theo dõi thu phí bảo hiểm: - Sau khi phát thông báo thu phí, cán bộ nghiệp vụ phối hợp cùng Phòng Kế toán theo dõi, đôn đốc việc nộp phí của chủ tàu. - Phí bảo hiểm bằng ngoại tệ tiền gì thì phải thu bằng loại tiền đó trừ trường hợp đã được Lãnh đạo có thẩm quyền đồng ý bằng văn bản cho thanh toán bằng loại tiền khác hoặc theo quy định bắt buộc của Ngân hàng nhà nước Việt Nam. - Khi thu phí bảo hiểm phải cấp hóa đơn V.A.T để thuận lợi cho việc kiểm tra, nộp thuế. - Tiến hành thanh toán hoa hồng theo chế độ đại lý. Hoàn phí bảo hiểm: - Trường hợp chủ tàu thông báo bằng văn bản hủy Hợp đồng bảo hiểm hoặc tàu ngừng hoạt động v.v. phải vào sổ theo dõi và báo cáo ngay về Công ty. - Hoàn phí bảo hiểm phải được thực hiện theo đúng quy định trong Hợp đồng bảo hiểm đã ký giữa PJICO và chủ tàu (đối với tàu biển) hoặc Quy tắc bảo hiểm (đối với tàu hoạt động trong vùng biển Việt Nam). - Sau khi tiến hành hoàn phí cho chủ tàu phải thông báo về Công ty để thống kê theo dõi. B6- Theo dõi, tiếp nhận giải quyết mới: - Theo dõi đối tượng được bảo hiểm, đôn đốc thu phí bảo hiểm. - Sửa đổi bổ sung các điều kiện bảo hiểm, đối tượng bảo hiểm… theo yêu cầu của người được bảo hiểm, các nhà nhận Tái bảo hiểm hoặc thay đổi cho phù hợp với tình hình mới. - Làm các công tác tuyên truyền, đề phòng hạn chế tổn thất… Theo dõi tình hình bảo hiểm: Dựa vào kế hoạc đặt ra, hàng tháng, hàng quý tiến hành đối chiếu phí phát sinh, phí thu, số tàu tham gia với kế hoạch đề ra. Thường xuyên đôn đốc khách hàng nộp phí bảo hiểm đầy đủ, đúng kỳ hạn. Thường xuyên liên hệ với chủ tàu để khai thác bảo hiểm những tàu mới. Chú trọng tập trung khai thác những đội tàu lớn mà phí thu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số phí thu. Nghiên cứu đầy đủ các văn bản hướng dẫn bảo hiểm tàu thủy hàng năm của Công ty. Nắm vững Quy tắc, Điều khoản, biểu phí áp dụng nếu có gì vướng mắc cần báo cáo về Công ty để có hướng giải quyết. Kết hợp với bộ phận bồi thường để tính kết quả bảo hiểm của từng chủ tàu để có biện pháp vận động bảo hiểm thích hợp. Tập hợp các kiến nghị của chủ tàu để kịp thời đề xuất ý kiến với Công ty điều chỉnh tỷ lệ phí, Quy tắc, Điều khoản, Hợp đồng bảo hiểm cho thích hợp nhằm đáp ứng với nhu cầu của khách hàng. Cuối năm cần chuẩn bị đầy đủ số liệu để họp với khách hàng, tổng kết công tác bảo hiểm trong năm, hướng triển khai năm tới. Nắm vắt những khó khăn cũng như yêu cầu của chủ tàu để có hướng khắc phục ngày càng tốt hơn. Lưu ý: Đối với tàu tham gia bảo hiểm chuyến phải theo dõi ngày tàu khởi hành, ngày tàu kết thúc chuyến hành trình và phải thông báo ngay cho Công ty để thu xếp Tái bảo hiểm nếu cần thiết. Trường hợp cấp Đơn bảo hiểm qua đại lý thì Công ty phải tổ chức hướng dẫn đại lý cấp Đơn bảo hiểm theo đúng hướng dẫn trên và quy định chung của Nhà nước. Phải thường xuyên kiểm tra để kịp thời uốn nắn các sai sót. Kết quả khai thác ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kinh doanh bảo hiểm thân tàu. Kết quả khai thác bảo hiểm thân tàu của PJICO trong những năm gần đây được thể hiện qua bảng sau. Bảng 4: Kết quả khai thác bảo hiểm tàu của PJICO giai đoạn 2000- 2004 Năm Các chỉ tiªu 2000 2001 2002 2003 2004 Tæng Số tàu khai thác (chiếc) 78 82 112 196 237 705 Tổng trọng tải (MT) 241,800 257,650 362,145 615,000 815,124 2,291,719.00 Tổng giá trị bảo hiểm ($) 226,188,225.94 242,021,401.75 341,250,176.47 580,125,300.00 725,321,400.00 2,130,362,705.16 Phí bảo hiểm gốc ($) 1,809,505.81 1,887,766.93 2,388,751.24 4,292,927.22 5,077,249.80 15,456,201.00 Nguồn: Phòng bảo hiểm Hàng hải- PJICO Qua bảng 4, trong năm 2000 số tàu khai thác là 78 chiếc với tổng trọng tải là 241,800 MT có tổng giá trị bảo hiểm là 226,188,225.94 $ và thu được 1,809,505.81$ phí bảo hiểm. Thì đến năm 2001 khai thác được 82 tàu có tổng trọng tải là 257,650 MT với tổng giá trị bảo hiểm là 242,021,401.75$ và thu được 1,887,766.93$ phí bảo hiểm. Sang năm 2002 bắt đầu có sự tăng nhanh các chỉ tiêu khai thác, số tàu khai thác là 112 chiếc tăng 30 chiếc có tổng trọng tải là 36,145 MT tăng 104,495MT với tổng giá trị bảo hiểm là 341,250,176.47 $ tăng 99,228,774.72$ và thu được 2,388,751.24$ phí bảo hiểm tăng 500,984.31$ Năm 2003 là năm có nhịp độ phát triển khai thác lớn nhất, số tàu khai thác tăng 84 chiếc tổng trọng tải tăng 252,855 MT với tổng giá trị bảo hiểm tăng 238,875,123.53$ tương ứng với số phí bảo hiểm tăng 1,904,175.98$. Đây là một con số rất đáng mừng đối với Công ty trong việc triển khai nghiệp vụ này thể hiện sự nỗ lực của Lãnh đạo, nhân viên của Công ty trước sự cạnh tranh gay gắt của thị trường. Năm 2004 tiếp tục gia tăng các chỉ tiêu, số tàu là 237 chiếc tăng 41 chiếc, tổng trọng tải là 815,124 MT tăng 200,124 MT tổng giá trị bảo hiểm của năm là 725,321,400.00$ tăng 145,196,100.00$ và phí bảo hiểm là 5,077,249.80$ tăng 784,322.58$. Để thấy rõ hơn tình hình khai thác của PJICO có thể nhìn vào bảng 5. Bảng 5: Tốc độ tăng phí bảo hiểm của PJICO qua các năm 2000-2004 chỉ tiêu Năm Tốc độ tăng phí bảo hiểm gốc % 2000-2001 4.32 2001-2002 26.54 2002-2003 79.71 2003-2004 18.27 Nguồn: Phòng bảo hiểm Hàng hải- PJICO Qua bảng 5 tốc độ tăng phí bảo hiểm gia đoạn 2002-2003 là cao nhất tăng 79.71%, sau đó là giai đoạn 2001-2002 tốc độ tăng là 26.54% , giai đoạn 2003-2004 tốc độ tăng là 18.27% thấp nhất là giai đoạn 2000-2001 tăng chỉ 4.32%. 2. Công tác đề phòng và hạn chế tổn thất. Đề phòng và hạn chế tổn thất là công việc Công ty thực hiện thông qua nhiều biện pháp, thông qua việc lưu trữ hồ sơ khách hàng và việc tính toán các chi phí cho công tác này. Các chi phí hợp lý khác thuộc trách nhiệm bảo hiểm - Chi phí đề phòng hạn chế tổn thất: bao gồm những chi phí cần thiết và hợp lý đã chi ra để ngăn ngừa và hạn chế tổn thất (như chi phí cứu hộ, cứu nạn, cứu cháy v.v. ), về nguyên tắc các chi phí này phải thông báo trước bằng văn bản và được PJICO chấp thuận bằng văn bản, tuy nhiên trong trường hợp cần thiết phải hành động ngay thì chủ tàu có thể vừa tiến hành cứu tàu vừa thông báo cho PJICO. - Các chi phí khác: chi phí giám định, phục vụ giám định, chi phí đăng kiểm giám sát sửa chữa v.v. các chi phí nói trên đều phải cần thiết, hợp lý. Tổng các chi phí nêu trên cộng với chi phí sửa chữa không được vượt quá giá trị bảo hiểm tàu. Lưu trữ hồ sơ Hồ sơ đã giải quyết bồi thường đều phải vào sổ, phân loại theo dạng tổn thất, rủi ro được bảo hiểm và theo đơn vị chủ tàu để có số liệu tính phí và hướng đề phòng hạn chế tổn thất. Các hồ sơ giải quyết bồi thường xong phải sắp xếp theo thứ tự thời gian, đơn vị chủ tàu để lưu trữ (thời gian lưu trữ hồ sơ tối thiểu 5 năm). Đối với những vụ tổn thất lớn (trên mức phân cấp) và phức tạp cần phải ghi chép lại và lưu trữ riêng để sử dụng khi cần thiết. Ghi lại những nhận xét đối với các hồ sơ lưu trữ để sau này có tài liệu học tập nghiên cứu. Số liệu thống kê (phí bảo hiểm, bồi thường) tính theo năm nghiệp vụ Lưu ý: Khi xem xét hồ sơ phải ghi chép lại những sai sót thuộc phía người bảo hiểm như: cấp đơn sai, giám định không đúng v.v. để kịp thời nhắc nhở, khắc phục. Nếu lỗi do người bảo hiểm hoặc đại lý của bảo hiểm thì tổn thất xảy ra vẫn thuộc trách nhiệm bảo hiểm. Ghi chép những điểm nổi bật trong các hồ sơ để góp ý kiến cho các bên có liên quan khi cần thiết. Sau khi giải quyết bồi thường nếu lỗi của người thứ ba gây ra thì yêu cầu chủ tàu làm giấy thế quyền để khiếu nại đòi người thứ ba bồi hoàn các chi phí mà PJICO đã bồi thường cho chủ tàu. Kết quả công tác đề phòng và hạn chế tổn thất có thể thấy rõ hơn về kết quả kinh doanh. Công tác này có thể được thể hiện qua số liệu về chi đề phòng và hạn chế tổn thất và tỷ lệ chi đề phòng và hạn chế tổn thất/ tổng chi. Bảng 6: Kết quả công tác đề phòng và hạn chế tổn thất bảo hiểm thân tàu của PJICO giai đoạn 2000-2004 năm chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 Tổng Doanh thu ($) 1,809,505.81 1,887,766.93 2,388,751.24 4,292,927.22 5,077,249.80 13,067,449.76 Tổng chi ($) 841,420.20 915,566.96 1,266,038.16 2,704,544.15 3,350,984.87 9,078,554.34 Chi đề phòng và hạn chế tổn thât ($) 36,190.12 37,755.34 47,775.02 85,858.54 101,545.00 309,124.02 Tỷ lệ chi đề phòng và hạn chế tổn thất/tổng chi (%) 4.30 4.12 3.77 3.17 3.03 3.40 Nguồn: Phòng bảo hiểm Hàng hải- PJICO Qua bảng 6 thấy rằng chi đề phòng và hạn chế tổn thất tăng qua các năm cùng với sự tăng lên của doanh thu phí bảo hiểm. Song tỷ lệ chi đề phòng và hạn chế tổn thất/tổng chi lại giảm qua các năm. Năm 2000 mức chi này là 36,190.12$ với tỷ lệ là 4.30% so với tổng chi. Đến năm 2001 con số này tăng lên không đáng kể là 37,755.34 tương ứng với tỷ lệ là 4.12% so với tổng chi. Năm 2002 chi đề phòng và hạn chế tổn thất tăng 10,019.68$ lên 47,775.02$ với tỷ lệ tăng là 3.77% trên tổng chi. Năm 2003 tỷ lệ này trên tổng chi giảm mạnh xuống còn 3.17% song mức chi lại lớn tăng 38,083.52 $ so với năm trước với mức chi của năm là 85,858.54$. Năm 2004 tỷ lệ này lại tiếp tục giảm xuống còn 3.03% trên tổng chi và cùng với đó là mức chi tăng 15,686.46$ lên 101,545.00$. Có sự biến động ngược chiều như vậy là do trong giai đoạn này mức chi bồi thường của Công ty tăng qua các năm và tỷ lệ chi bồi thường trên tổng chi cũng tăng, do đó làm cho các khoản chi khác hẹp lại trên tổng chi. Vì vậy mà tỷ lệ chi đề phòng và hạn chế tổn thất/tổng chi của PJICO giảm từ năm 2000 4.30% xuống còn 3.03% năm 2004. 3. Công tác giám định Mục đích, phạm vi áp dụng Việc giám định nhằm mục đích đưa ra quy định thống nhất cách thức tiến hành giám định tổn thất xảy ra đối với tàu trong toàn bộ hệ thống PJICO nhằm phục vụ khách hàng một cách tốt nhất. Được áp dụng cho việc giám định các vụ tổn thất, các tàu mới sẽ và đang tham gia bảo hiểm tại PJICO, do PJICO là người bảo hiểm chính và hoặc khi có yêu cầu cụ thể. Quy trình giám định Bảng7: Sơ đồ quá trình giám định Trách nhiệm Tiến trình Mô tả công việc, tài liệu Cán bộ nghiệp vụ Cán bộ nghiệp vụ Lãnh đạo Phòng Lãnh đạo Công ty Giám định viên Giám định viên Lãnh đạo Phòng Lãnh đạo Giám định viên Lãnh đạo Cán bộ nghiệp vụ Báo TBH Công ty Giám định Nhận yêu cầu giám định từ khách hàng Thỏa thuận và theo dõi sửa chữa Cấp biên bản giám định và thu phí / nhận BBGĐ và trả phí giám định Lập biên bản giám định Tiến hành Giám định Xử lý ban đầu Ghi sổ tiếp nhận Xem B1 Báo TBH khi có tổn thất lớn Tham chiếu đơn, hợp đồng, điều khoản bảo hiểm Xem B2 Chỉ định Công ty giám định (đối với tổn thất lớn, phức tạp) Xem B3 Xem B3.4 Xem B.4 Theo dõi thu/trả phí giám định và thống kê Xem B.5 B1: NhËn th«ng tin tõ kh¸ch hµng: - Kh¸ch hµng th«ng b¸o c¸c th«ng tin liªn quan ®Õn ®èi t­îng ®­îc b¶o hiÓm bÞ tæn thÊt/ bÞ tai n¹n (qua fax, ®iÖn tho¹i v.v. ). - C¸n bé nghiÖp vô nhËn tæn thÊt ph¶i b¸o L·nh ®¹o Phßng biÕt ®Ó ph©n c«ng gi¸m ®Þnh viªn xö lý. - Tr­êng hîp tæn thÊt lín, phøc t¹p, §¬n vÞ cÇn b¸o vÒ C«ng ty ®Ó xin ý kiÕn vµ phèi hîp xö lý. - Tr­êng hîp tõ chèi gi¸m ®Þnh, ng­êi nhËn giÊy yªu cÇu gi¸m ®Þnh hoÆc gi¸m ®Þnh viªn ph¶i ghi râ lý do tõ chèi ë mÆt sau giÊy yªu cÇu gi¸m ®Þnh vµ ký x¸c nhËn. B2: Xö lý th«ng tin ban ®Çu: - Trªn c¬ së c¸c th«ng tin kh¸ch hµng cung cÊp, gi¸m ®Þnh viªn h­íng dÉn cho kh¸ch hµng nh÷ng xö lý ban ®Çu theo ®óng nh÷ng quy ®Þnh trong §¬n b¶o hiÓm, Quy t¾c b¶o hiÓm hoÆc Hîp ®ång b¶o hiÓm mµ ®èi t­îng b¶o hiÓm ®ang tham gia. - C¨n cø vµo ®¸nh gi¸ ban ®Çu vÒ møc ®é tæn thÊt, Gi¸m ®Þnh viªn t r×nh L·nh ®¹o vÒ viÖc thuª Gi¸m ®Þnh viªn ®Õn gi¸m ®Þnh trong nh÷ng tr­êng hîp ®Æc biÖt cÇn cã Gi¸m ®Þnh viªn cña c¸c c¬ quan chuyªn m«n kh¸c hoÆc cña Tæ chøc gi¸m ®Þnh n­íc ngoµi. - Tr×nh L·nh ®¹o th«ng b¸o cho ®¹i lý gi¸m ®Þnh ë n­íc ngoµi xö lý (nÕu tæn thÊt x¶y ra ë n­íc ngoµi). B3: TiÕn hµnh gi¸m ®Þnh: B3.1. Gi¸m ®Þnh t¹i hiÖn tr­êng - Trªn c¬ së c¸c th«ng tin kh¸ch hµng cung cÊp vµ c¸c tµi liÖu liªn quan, Gi¸m ®Þnh viªn ph¶i tù chuÈn bÞ c¸c th«ng tin cÇn thiÕt. - C¨n cø vµo yªu cÇu gi¸m ®Þnh, gi¸m ®Þnh viªn ph¶i cã mÆt t¹i ®Þa ®iÓm ®­îc yªu cÇu vµo ®óng ngµy giê ®· hÑn ®Ó tiÕn hµnh gi¸m ®Þnh. - §Ó gi¸m ®Þnh ®­îc kÞp thêi, chÝnh x¸c vµ kh¸ch quan th× ph¶i yªu cÇu Ng­êi ®­îc b¶o hiÓm hoÆc thuyÒn tr­ëng phèi hîp cïng tham gia gi¸m ®Þnh víi gi¸m ®Þnh viªn vµ cung cÊp tÊt c¶ c¸c th«ng tin, tµi liÖu, chøng tõ cÇn thiÕt ®Ó x¸c ®Þnh tæn thÊt. - C¸c c«ng viÖc cÇn thiÕt tiÒn hµnh t¹i hiÖn tr­êng: Gi¸m ®Þnh tµu tr­íc khi tham gia b¶o hiÓm Gi¸m ®Þnh tµu bÞ tæn thÊt : B3.2 X¸c ®Þnh møc ®é tæn thÊt B3.3 X¸c ®Þnh nguyªn nh©n tæn thÊt B3.4 Tháa thuËn vµ theo dâi kh¸c phôc hËu qu¶ B4: LËp Biªn b¶n gi¸m ®Þnh B5: CÊp/ nhËn Biªn b¶n gi¸m ®Þnh vµ thu/ tr¶ phÝ gi¸m ®Þnh - Chi phÝ gi¸m ®Þnh, chi phÝ ®Ò phßng h¹n chÕ tæn thÊt vµ c¸c chi phÝ cã liªn quan - CÊp Biªn b¶n gi¸m ®Þnh vµ thu phÝ gi¸m ®Þnh - NhËn Biªn b¶n gi¸m ®Þnh vµ tr¶ phÝ gi¸m ®Þnh B6: Hå s¬ Bao gåm : GiÊy yªu cÇu gi¸m ®Þnh, c¸c giÊy tê quy ®Þnh cña Quy t¾c, Hîp ®ång b¶o hiÓm, c¸c tµi liÖu thu thËp ®­îc trong qu¸ tr×nh gi¸m ®Þnh, Biªn b¶n gi¸m ®Þnh. B7: Phô lôc KÕt qu¶ c«ng t¸c gi¸m ®Þnh còng ¶nh h­ëng ®Õn kÕt qu¶ kinh doanh cña b¶o hiÓm th©n tµu. C«ng t¸c gi¸m ®Þnh ®­îc thÓ hiÖn th«ng qua c¸c chØ tiªu nh­: sè vô ph¶i gi¸m ®Þnh, sè vô gi¸m ®Þnh, sè vô tån ®äng, chi phÝ gi¸m ®Þnh, chi phÝ gi¸m ®Þnh/1vô. B¶ng 8: KÕt qu¶ c«ng t¸c gi¸m ®Þnh cña PJICO giai ®o¹n 2000-2004 năm chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 Tổng Doanh thu ($) 1,809,505.81 1,887,766.93 2,388,751.24 4,292,927.22 5,077,249.80 15,456,201.00 Số vụ phải giám định (vụ) 39 47 71 132 213 502 Số vụ giám định (vụ) 36 43 65 130 202 476 Số vụ tồn đọng (vụ) 3 4 6 2 11 26 Chi phí giám định ($) 14,476.05 15,102.14 19,110.01 34,343.42 40,618.00 123,649.61 Chi phí giám định/1vụ ($) 402.11 351.21 294.00 264.18 201.08 259.77 Nguồn: Phòng bảo hiểm Hàng hải- PJICO Qua bảng 9 số vụ phải giám định, số vụ giám định và chi phí giám định tăng lên qua các năm. Nhưng chỉ tiêu chi phí giám định/1vụ lại giảm dần qua các năm. Cụ thể như sau: Năm 2000 số vụ phải giám định là 39, số vụ giám định là 36, số vụ tồn đọng là 3 với chi phí giám định của năm là 14,476.05$ và chi phí giám định bình quân trên một vụ là 402.11$. Năm 2001 số vụ phải giám định là 47 tăng 8 vụ, số vụ giám định là 43 tăng 7 vụ, số vụ tồn đọng là 4 vụ với chi phí giám định tăng 626.09$ lên 15,102.14$, chi phí giám định bình quân trên 1 vụ giảm 50.90$ xuống còn 351.21$/vụ. Năm 2002 số vụ phải giám định tăng 24 vụ lên 71vụ trong đó số vụ giám định tăng 22 vụ lên 65 vụ và số vụ tồn đọng của năm là 6 vụ, chi phí giám định cũng tăng mạnh hơn năm trước là 4,007.87$ lên đến 19,100.01$ và chi phí giám định/1vụ giảm 57.21$/ vụ xuống còn 294.00$/1vụ. Năm 2003 số vụ phải giám định tăng mạnh 61vụ lên đến 132 vụ, số vụ giám định tăng gấp đôi lên 130 vụ và tồn đọng là 2 vụ, chi phí giám định tăng gần gấp đôi 15,233.41$ lên 34,343.42$ trong khi chi phí giám định/1vụ lại tiếp tục giảm 29.82$ xuống còn 264.18$/1vụ. Sang năm 2004 số vụ phải giảm định tiếp tục tăng mạnh 81vụ lên 213 vụ, số vụ giám định tăng 72 vụ lên 202 vụ và số vụ tồn đọng của năm này là 9 vụ, chi phí giám định tăng 6,274.58$ lên 40,618.00$ và chi phí giám định/1vụ lại tiếp tục giảm 63.10$/1vụ xuống còn 201.08$/1vụ. Có thể nói công tác giám định của Công ty thu được kết quả như vậy là do một số nguyên nhân sau: Trình độ giám định của các giám định viên được nâng cao. Đội ngũ giám định viên đựơc tăng cường trên toàn quốc. 4. Công tác bồi thường. Thống nhất cách thức tiến hành bồi thường một vụ tổn thất xảy ra đối với tàu thuyền trong PJICO nhằm phục vụ khách hàng một cách tốt nhất. Áp dụng cho việc giải quyết bồi thường các vụ tổn thất thuộc nghiệp vụ bảo hiểm tàu thuyền tham gia bảo hiểm tại PJICO, do PJICO là người bảo hiểm chính. Bảng 9: Sơ đồ quá trình giải quyết bồi thường tàu thủy Trách nhiệm Tiến trình Mô tả công việc, tài liệu Tiếp nhận hồ sơ Tính toán bồi thường Kiểm tra và hoàn thiện hồ sơ Bổ sung Trình duyệt bồi thường TBH Đòi người thứ ba, xử lý tài sản hỏng (Nếu có) Thông báo bồi thường HS Xin ý kiến Tạm ứng bồi thường Cán bộ bồi thường Cán bộ bồi thường Cán bộ bồi thường Lãnh đạo phòng Các phòng liên quan Cán bộ bồi thường Lãnh đạo phòng Lãnh đạo Phòng GĐ-BT Phòng Kế toán Phòng GĐ-BT Phòng Kế toán Ghi sổ tiếp nhận XemB.1 - Tham chiếu theo Quy tắc/hợp đồng bảo hiểm - (I) Hồ sơ có giá trị lớn trên phân cấp/Quy định phân cấp - Xem B.2 - Hướng dẫn bồi thường - Xem B.3 - Xem B.4 - Xem B.5 - Vào sổ bồi thường - Gửi hồ sơ đòi người thứ ba - Xử lý tài sản hư hỏng. - Theo dõi thống kê - Xem B.6 B.1) Tiếp nhận hồ sơ khiếu nại từ khách hàng: - Tiếp nhận hồ sơ khiếu nại của khách hàng. - Kiểm tra sơ bộ các chứng từ cơ bản của hồ sơ. - Vào sổ theo dõi hồ sơ khiếu nại B.2) Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ: - Căn cứ vào loại hình tham gia bảo hiểm, đơn bảo hiểm, hợp đồng bảo hiểm và quy tắc bảo hiểm liên quan đến hồ sơ khiếu nại, Chuyên viên bồi thường kiểm tra lại tính hợp pháp hợp lệ của các chứng từ đính kèm của hồ sơ. - Trong trường hợp nếu thiếu hồ sơ theo quy định, chuyên viên bồi thường cần hướng dẫn khách hàng cung cấp bổ sung cho đầy đủ theo đúng quy định. - Kiểm tra thời điểm tổn thất có nằm trong thời hạn tàu tham gia bảo hiểm hay không? Nơi xảy ra tổn thất nằm trong hay ngoài phạm vi hoạt động ghi trên Đơn bảo hiểm. - Đối chiếu với phòng Kế toán để xác định chủ tàu đã thanh toán phí bảo hiểm theo đúng thời hạn quy định. - Hồ sơ khiếu nại các nghiệp vụ bảo hiểm tàu thuyền (*) Trường hợp hồ sơ trên phân cấp: Đơn vị xem xét tính toán và làm tờ trình gửi Công ty đề xuất số tiền bồi thường. Phòng Giám định - Bồi thường sẽ xem xét trình Lãnh đạo công ty. Các hồ sơ trên phân cấp đều được chuyển qua Phòng Thanh tra Pháp chế tham gia góp ý kiến. Tùy trường hợp có thể qua một số phòng liên quan khác để lấy ý kiến. Trường hợp Lãnh đạo công ty đồng ý duyệt bồi thường, công ty sẽ có công văn gửi đơn vị thông báo thủ tục bồi thường cho khác hàng. Đơn vị làm thông báo bồi thường cho khách hàng và gửi 1 bản về công ty để báo cáo. Trường hợp còn vướng mắt, yêu cầu giải thích thêm hoặc chứng từ chưa đủ, Công ty sẽ yêu cầu đơn vị làm việc tiếp với khách hàng để hoàn thiện bộ hồ sơ. B.3) Xác định trách nhiệm và tính toán bồi thường: - Chuyên viên bồi thường phải tự chuẩn bị đầy đủ những vấn đề liên quan đến hồ sơ bồi thường tổn thất: Kiến thức về đối tượng được bảo hiểm/tổn thất hoặc rủi ro, tai nạn liên quan đến đối tượng bảo hiểm. Những ý kiến tư vấn của các chuyên gia kỹ thuật, tài chính(nếu có) - Trên cơ sở hồ sơ khiếu nại của khách hàng cung cấp kết hợp với các chứng từ chứng minh tổn thất của các bên liên quan, Chuyên viên bồi thường xác định trách nhiệm bồi thường của PJICO và tính toán số tiền bồi thường (theo phụ lục BTT01, BTT02). - Trong trường hợp xác định tổn thất thuộc trách nhiệm bảo hiểm, nhưng hồ sơ đang trong quá trình giải quyết, còn thiếu chứng từ và khách hàng đang bổ chứng từ thì có thể tạm ứng bồi thường trước một phần tổn thất nhưng tối đa không quá 70% giá trị tổn thất. B.4) Trình duyệt: - Nội dung của Tờ trình duyệt bồi thường bao gồm các nội dung chính sau: + Thông tin chung: -> Tên người được bảo hiểm -> Đối tượng bảo hiểm -> Đơn bảo hiểm số -> Điều kiện bảo hiểm -> Số tiền bảo hiểm -> Thời hạn thanh toán phí bảo hiểm -> Thời gian, địa điểm xảy ra tổn thất -> Cơ quan giám định tổn thất + Diễn biến xảy ra tai nạn + Khiếu nại của khách hàng. + Đề xuất của đơn vị bảo hiểm gốc (nếu trên phân cấp) + Ý kiến Phòng nghiệp vụ + Xác nhận của Phòng Kế toán + Ý kiến của Pháp chế hoặc các Phòng liên quan(nếu có) - Đối với hồ sơ bồi thường theo quy định phải có ý kiến pháp chế thì chuyển qua lấy ý kiến của Phòng Thanh tra Pháp chế. Trường hợp cần thiết có thể lấy ý kiến của các Phòng có liên quan. - Trường hợp có ý kiến trái ngược, cần phải xem xét lại để có ý kiến thống nhất trước khi trình Lãnh đạo công ty. - Trình Lãnh đạo công ty. B.5) Thông báo bồi thường: - Gửi bản thông báo bồi thường cho khách hàng. - Gửi phòng Tài chính kế toán một bản bản thanh toán bồi thường, đề nghị chuyển tiền để làm thủ tục chuyển tiền. - Gửi phòng tái bảo hiểm một bản để làm thủ tục đòi các nhà tái bảo hiểm - Gửi phòng khai thác một bản để biết kết quả giải quyết khiếu nại phục vụ cho công tác khai thác. - Gửi thông báo bồi thường cho các công ty đồng bảo hiểm khác nêu PJICO là người bảo hiểm chính. B.6) Đòi bồi thường người thứ ba, xử lý tài sản bị hư hỏng: - Yêu cầu người được bảo hiểm có Thư thế quyền trước khi nhận tiền bồi thường. - Lập hồ sơ đòi người thứ ba và theo dõi giải quyết tiếp. - Xử lý tài sản bị hư hỏng sau khi bồi thường cho khách hàng theo các quy định của nhà nước. Hồ sơ: Hồ sơ bồi thường bao gồm những chứng từ chính như sau: Thư khiếu nại đòi bồi thường của Người được bảo hiểm. Bản chính của Giấy chứng nhận bảo hiểm/Đơn bảo hiểm hoặc hợp đồng bảo hiểm Các giấy tờ liên quan chứng minh quyền sở hữu/quyền được hưởng quyền lợi từ đối tượng được bảo hiểm bị thiệt hại. Các giấy tờ liên quan chứng minh đối tượng được bảo hiểm bị thiệt hại thuộc rủi ro được bảo hiểm. Giấy xác nhận thanh toán phí bảo hiểm của kế toán. Công văn của Người được hưởng quyền lợi bảo hiểm khiếu nại đối với bên đã trực tiếp gây thiệt hại/bảo lưu quyền đòi người đã gây ra tổn thất. Chứng từ liên quan đến việc chuyển giao quyền sở hữu đối với tài sản bị thiệt hại v.v. Tùy theo loại hình bảo hiểm (thân tàu hoặc TNDS chủ tàu), các loại chứng từ có thể thêm bớt. Nhận hồ sơ khiếu nại: * Hồ sơ khiếu nại bồi thường bao gồm: Thư yêu cầu bồi thường của người được bảo hiểm. Đơn bảo hiểm hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm. Kháng nghị hàng hải (có xác nhận của chính quyền địa phương, cảng nơi xảy ra tai nạn hoặc nơi đến đầu tiên nếu sự cố xảy ra trên đường hành trình) Trích sao nhật ký hàng hải, máy, VTĐ (nếu tổn thất do thời tiết xấu). Báo cáo cụ thể về tổn thất của thuyền trưởng (tổn thất thuộc phần vỏ), máy trưởng (tổn thất thuộc phần máy), điện trưởng (tổn thất thuộc phần điện). Giấy chứng nhận khả năng đi biển và các biên bản kiểm tra kỹ thuật của Đăng kiểm. Bằng cấp thuyền, máy trưởng, sĩ quan và thủy thủ đi ca liên quan đến tổn thất. Biên bản giám định của PJICO hoặc đại lý của PJICO. Các chứng từ có liên quan đến chi phí khiếu nại Sơ đồ vị trí xảy ra tai nạn (trường hợp đâm va, mắc cạn, va đá ngầm …) Những tài liệu liên quan đến người thứ ba (nếu tổn thất liên quan đến trách nhiệm người thứ ba) Giấy từ bỏ tàu và xác nhận đồng ý từ bỏ tàu của cơ quan chủ quản cấp trên đối với trường hợp tàu bị tổn thất toàn bộ. * Kiểm tra hồ sơ: Kiểm tra hồ sơ có hợp lệ hay không? Về nguyên tắc hồ sơ khiếu nại phải là các bản chính, trường hợp không thể nộp bản chính thì yêu cầu chủ tàu phô tô có công chứng hoặc cán bộ xét bồi thường kiểm tra đối chiếu bản chính và ký xác nhận đã đối chiếu với bản chính. Vào sổ ghi thứ tự để tiện theo dõi các vụ phát sinh. Lưu riêng những hồ sơ hợp lệ, đủ chứng tư để tiến hành giải quyết ngay và những hồ sơ chưa hợp lệ, thiếu chứng từ để yêu cầu chủ tàu bổ sung. Xét bồi thường: * Xác định trách nhiệm bồi thường của PJICO: Trước khi tính toán số tiền bồi thường, phải đọc kỹ hồ sơ khiếu nại, căn cứ Đơn bảo hiểm, Hợp đồng bảo hiểm đã ký, điều khoản, quy tắc bảo hiểm để xác định vụ tai nạn có thuộc trách nhiệm bảo hiểm hay không? PJICO sẽ không bồi thường hoặc từ chối bồi thường một phần tổn thất trong các trường hợp sau, trừ khi có thỏa thuận trước bằng văn bản: - Chủ tàu, đại lý hoặc tàu thông báo tai nạn chậm trễ, không đúng với quy định tại Hợp đồng hoặc Quy tắc bảo hiểm. - Quá thời hiệu khiếu nại đã được quy định tại Hợp đồng hoặc Quy tắc bảo hiểm. - Tổn thất không thuộc rủi ro được bảo hiểm gây ra. - Tai nạn xảy ra ngoài thời hạn bảo hiểm. - Tai nạn xảy ra ngoài phạm vi hoạt động ghi trên Đơn bảo hiểm. - Giấy tờ đăng kiểm hết hiệu lực - Không thanh toán phí bảo hiểm đầy đủ và đúng hạn theo quy định của Hợp đồng hoặc Quy tắc bảo hiểm. - Người được bảo hiểm tự giải quyết các sự cố mà không có sự thỏa thuận trước bằng văn bản của PJICO. - Tổn thất do bộ phận mà PJICO không nhận bảo hiểm khi cấp đơn bảo hiểm gây ra. - Các chi phí mà chứng từ thanh tóan không rõ ràng, tẩy xóa và không phù hợp với quy định của Nhà nước. * Tính toán số tiền bồi thường: - Căn cứ biên bản giám định, đối chiếu hợp đồng sửa chữa, quyết toán sửa chữa để xác định hạng mục sửa chữa, phụ tùng thay thế thuộc trách nhiệm bảo hiểm. - Căn cứ vào tình hình tổn thất, đối chiếu với các chứng từ thanh toán để xác định các chi phí giải quyết tai nạn thuộc trách nhiệm bảo hiểm. - Căn cứ vào các hạng mục sửa chữa, phụ tùng thay thế, chi phí giải quyết tai nạn thuộc trách nhiệm bảo hiểm và các chứng từ thanh toán hợp lệ tính toán số tiền bồi thường thuộc trách nhiệm bảo hiểm. Tổn thất toàn bộ: (bao gồm: tổn thất toàn bộ thực tế và tổn thất toàn bộ ước tính). - Tổn thất toàn bộ thực tế: tổn thất được coi là tổn thất toàn bộ thực tế khi tàu bị phá hủy hoàn toàn hay hư hỏng nghiêm trọng không thể phục hồi được, tàu bị mất tích. - Tổn thất toàn bộ ước tính: tổn thất được coi là tổn thất toàn bộ ước tính khi tàu bị hư hỏng nặng, xét thấy chi phí cứu nạn và chi phí sửa chữa phục hồi vượt quá giá trị tàu. Trong các trường hợp trên, khi nhận được công văn khiếu nại của chủ tàu và thông báo từ bỏ tàu cho PJICO thì PJICO sẽ xem xét giải quyết bồi thường tổn thất toàn bộ số tiền bảo hiểm ghi trên đơn hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm cho chủ tàu. Sau khi bồi thường tổn thất toàn bộ, PJICO có quyền thu hồi xác tàu để bán hoặc xử lý nếu xét thấy việc thu hồi là đạt hiệu quả. Tuy nhiên, nếu việc thu hồi xác tàu để bán hoặc xử lý không đạt hiệu quả thì trong công văn bồi thường phải từ chối quyền sở hữu xác tàu để chủ tàu yêu cầu người bảo hiểm trách nhiệm dân sự hoặc chủ tàu giải quyết hậu quả của xác tàu theo luật định. Tổn thất bộ phận: - Các tổn thất về vỏ tàu, máy móc, trang thiết bị mà không dẫn tới tổn thất toàn bộ thì được coi là tổn thất bộ phận thân tàu. - Các tổn thất được xét giải quyết bồi thường nếu biên bản giám định của PJICO hoặc đại lý của PJICO xác định nguyên nhân tổn thất thuộc rủi ro được bảo hiểm. - Nếu số tiền tham gia bảo hiểm thấp hơn giá trị thực tế thì xét bồi thường sẽ theo tỷ lệ giữa giá trị bảo hiểm và giá trị thực tế hoặc theo điều kiện đã được thỏa thuận giữa người được bảo hiểm và người bảo hiểm (tỷ lệ hoặc điều kiện bồi thường phải được ghi rõ trên đơn bảo hiểm, Giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc phụ lục Đơn bảo hiểm, giấy chứng nhận bảo hiểm). - Sau khi tính toán các chi phí thuộc trách nhiệm bảo hiểm thì phải trừ đi mức khấu trừ ghi trên Đơn, giấy chứng nhận bảo hiểm và các khoản chế tài đã quy định trên đơn bảo hiểm, điều khoản và quy tắc bảo hiểm(nếu có). - Đối với những chi tiết, bộ phận đã được bồi thường thì phải thu hồi để bán thanh lý. * Các chi phí hợp lý khác thuộc trách nhiệm bảo hiểm: Chi phí đề phòng hạn chế tổn thất: bao gồm những chi phí cần thiết và hợp lý đã chi ra để ngăn ngừa và hạn chế tổn thất (như chi phí cứu hộ, cứu nạn, cứu cháy v.v. ), về nguyên tắc các chi phí này phải thông báo trước bằng văn bản và được PJICO chấp thuận bằng văn bản, tuy nhiên trong trường hợp cần thiết phải hành động ngay thì chủ tàu có thể vừa tiến hành cứu tàu vừa thông báo cho PJICO. Các chi phí khác: chi phí giám định, phục vụ giám định, chi phí đăng kiểm giám sát sửa chữa v.v. các chi phí nói trên đều phải cần thiết, hợp lý. Tổng các chi phí nêu trên cộng với chi phí sửa chữa không được vượt quá giá trị bảo hiểm tàu. Trình Lãnh đạo - Làm tờ trình Lãnh đạo phân tích diễn biến, nguyên nhân tổn thất, phạm vi trách nhiệm bảo hiểm, cách tính số tiền bồi thường, nêu rõ các lý do chấp nhận hoặc từ chối bồi thường và các ý kiến cần thiết phải lưu ý chủ tàu để tránh các tổn thất tương tự tiếp theo (nếu có). - Đối với những vụ tổn thất lớn, phức tạp cần phải có sự tham gia ý kiến của Phòng Thanh tra - Pháp chế trước khi trình Lãnh đạo duyệt. - Nghiên cứu ý kiến của Lãnh đạo sau khi được duyệt để bổ sung ý kiến hoặc chứng từ (nếu cần) soạn thảo công văn gửi chủ tàu thông báo số tiền bồi thường hoặc lý do từ chối bồi thường. - Hồ sơ khiếu nại phải được xem xét, trình duyệt và bồi thường cho chủ tàu trong vòng 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. - Đối với các vụ tổn thất dưới mức phân cấp: Đơn vị chủ động giải quyết bồi thường và chịu trách nhiệm về bồi thường đó. Sau khi bồi thường phải gửi công văn thông báo bồi thường cho chủ tàu về Công ty để thống kê, theo dõi và đói tái bảo hiểm(nếu có). - Đối với các vụ tổn thất trên phân cấp: sau khi đưon vị thu thập đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cần nghiên cứu kỹ nguyên nhân, mức độ tổn thất, các chi phí của chủ tàu sau đó có tờ trình gửi về Công ty đề xuất hướng bồi thường cụ thể. Sau khi Công ty có công văn trả lời, đơn vị trực tiếp làm thủ tục bồi thường cho chủ tàu. Lưu trữ hồ sơ Hồ sơ đã giải quyết bồi thường đều phải vào sổ, phân loại theo dạng tổn thất, rủi ro được bảo hiểm và theo đơn vị chủ tàu để có số liệu tính phí và hướng đề phòng hạn chế tổn thất. Các hồ sơ giải quyết bồi thường xong phải sắp xếp theo thứ tự thời gian, đơn vị chủ tàu để lưu trữ (thời gian lưu trữ hồ sơ tối thiểu 5 năm). Đối với những vụ tổn thất lớn (trên mức phân cấp) và phức tạp cần phải ghi chép lại và lưu trữ riêng để sử dụng khi cần thiết. Ghi lại những nhận xét đối với các hồ sơ lưu trữ để sau này có tài liệu học tập nghiên cứu. Số liệu thống kê (phí bảo hiểm, bồi thường) tính theo năm nghiệp vụ Lưu ý: Khi xem xét hồ sơ phải ghi chép lại những sai sót thuộc phía người bảo hiểm như: cấp đơn sai, giám định không đúng v.v. để kịp thời nhắc nhở, khắc phục. Nếu lỗi do người bảo hiểm hoặc đại lý của bảo hiểm thì tổn thất xảy ra vẫn thuộc trách nhiệm bảo hiểm. Ghi chép những điểm nổi bật trong các hồ sơ để góp ý kiến cho các bên có liên quan khi cần thiết. Sau khi giải quyết bồi thường nếu lỗi của người thứ ba gây ra thì yêu cầu chủ tàu làm giấy thế quyền để khiếu nại đòi người thứ ba bồi hoàn các chi phí mà PJICO đã bồi thường cho chủ tàu. Công tác bồi thường ảnh hưởng rất lớn đến uy tín của doanh nghiệp và là công việc chính của họ công ty thực hiện trách nhiệm đã cam kết nêu trong hợp đồng bảo hiểm. Bảng 10: Kết quả công tác bồi thường của PJICO giai đoạn 2000-2004 Năm Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 Tæng Doanh thu ($) 1,809,505.81 1,887,766.93 2,388,751.24 4,292,927.22 5,077,249.80 15,456,201.00 Số vụ bồi Thường (vụ) 36 41 63 148 190 478 Số tiền bồi Thường ($) 696,659.74 764,545.61 1,074,938.06 2,361,109.97 2,944,804.88 7,842,058.28 Số tiền bồi thường/1vụ ($) 19,351.66 18,647.45 17,062.51 15,953.45 15,498.97 16,405.98 Tổng chi ($) 841,420.20 915,566.96 1,266,038.16 2,704,544.15 3,350,984.87 9,078,554.34 Chi BT/tổng chi (%) 82.80 83.51 84.91 87.30 87.88 - Chi BT/doanh thu (%) 38.50 40.50 45.00 55.00 58.00 - Nguồn: Phòng bảo hiểm Hàng hải- PJICO Qua bảng 10, tình hình bồi thường thấp nhất là năm 2000 số vụ bồi thường là 36 vụ, tỷ lệ chi bồi thường/tổng chi là 82.80%, tỷ lệ bồi thường/doanh thu là 38.5% tương ứng với số tiền bồi thường là 696,659.7369$ số tiền bồi thường bình quân trên vụ là 19,351.66$. Cao nhất là năm 2004 số vụ bồi thường là 190 vụ tăng 154 vụ so với năm 2000, tỷ lệ chi bồi thường/tổng chi tăng lên đến 87.88%, tỷ lệ tổn thất tăng lên đến 58% với số tiền bồi thường là 2,944,804.884$ số tiền bồi thường bình quân trên 1 vụ giảm 3,852.69$ xuống còn 15,498.97$/1vụ. Giai đoạn 2002- 2003, cùng với sự gia tăng quy mô khai thác phí bảo hiểm gốc thì tình hình bồi thường cũng có sự gia tăng lớn nhất trong thời gian qua, số vụ bồi thường từ 63 vụ tăng hơn hai lần lên 148 vụ, tỷ lệ bồi thường tổn thấ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc272nh gi th7921c tr7841ng tri7875n khai nghi7879p v7909 b7843o .doc
Tài liệu liên quan