Đề tài Đánh giá thiệt hại kinh tế do ngập lụt ở Hà Nội năm 2008

Tài liệu Đề tài Đánh giá thiệt hại kinh tế do ngập lụt ở Hà Nội năm 2008: Đánh giá thiệt hại kinh tế do ngập lụt ở Hà Nội năm 2008 LỜI NÓI ĐẦU - Lý do chọn đề tài, tên đề tài Từ trước đến nay, nếu lũ lụt ở nông thôn vốn không xa lạ gì với người Việt Nam, thì ngập lụt ở đô thị lại là hiện tượng mới, xuất hiện cùng với sự phình to nhanh chóng của các đô thị trong hai chục năm qua. Giới nghiên cứu sẽ còn mổ xẻ những sai lầm và thiếu sót trong quy hoạch đô thị, dự báo khí tượng thuỷ văn, kế hoạch trị thuỷ cho sông Hồng. Nhìn từ góc độ chống lụt, đô thị có ba đặc điểm cơ bản: là nơi tập trung dân cư phi nông nghiệp, có nhà cửa kiên cố và mặt đất được cứng hoá phần lớn. Ba đặc điểm này dẫn đến các đặc thù của úng ngập đô thị so với lũ lụt nông thôn, đòi hỏi các ưu tiên và giải pháp rất khác biệt. Trong trận mưa lịch sử những tháng 10 và 11 năm 2008, tình trạng ngập lụt đã diễn ra gây thiệt hại to lớn cho thành phố Hà Nội, gióng một hồi chuông cảnh báo cho sự tác động ngập lụt tới khu vực đô thị. Trong đề tài “ Đánh giá thiệt hại kinh tế do ngập lụt ở Hà Nội nă...

doc70 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1516 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Đánh giá thiệt hại kinh tế do ngập lụt ở Hà Nội năm 2008, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đánh giá thiệt hại kinh tế do ngập lụt ở Hà Nội năm 2008 LỜI NÓI ĐẦU - Lý do chọn đề tài, tên đề tài Từ trước đến nay, nếu lũ lụt ở nông thôn vốn không xa lạ gì với người Việt Nam, thì ngập lụt ở đô thị lại là hiện tượng mới, xuất hiện cùng với sự phình to nhanh chóng của các đô thị trong hai chục năm qua. Giới nghiên cứu sẽ còn mổ xẻ những sai lầm và thiếu sót trong quy hoạch đô thị, dự báo khí tượng thuỷ văn, kế hoạch trị thuỷ cho sông Hồng. Nhìn từ góc độ chống lụt, đô thị có ba đặc điểm cơ bản: là nơi tập trung dân cư phi nông nghiệp, có nhà cửa kiên cố và mặt đất được cứng hoá phần lớn. Ba đặc điểm này dẫn đến các đặc thù của úng ngập đô thị so với lũ lụt nông thôn, đòi hỏi các ưu tiên và giải pháp rất khác biệt. Trong trận mưa lịch sử những tháng 10 và 11 năm 2008, tình trạng ngập lụt đã diễn ra gây thiệt hại to lớn cho thành phố Hà Nội, gióng một hồi chuông cảnh báo cho sự tác động ngập lụt tới khu vực đô thị. Trong đề tài “ Đánh giá thiệt hại kinh tế do ngập lụt ở Hà Nội năm 2008 “ , tôi mong rằng sẽ giải được bài toán tính các tổn thất mà thành phố phải gánh chịu. - Mục tiêu nghiên cứu Mưa ngập năm 2008 không chỉ gây ra cho Hà Nội những thiệt hại kinh tế có thể tính toán dễ dàng với các diện tích cây cối, hoa màu, thủy sản nuôi trồng bị mất trắng, số vật nuôi bị chết, cơ sở hạ tầng bị phá hỏng, chi phí khám chữa bệnh...mà còn gây ra những tác động khó xác định như các thiệt hại sản phẩm vì người dân phải nghỉ làm do ngập, nghỉ làm do khám chữa bệnh, nghỉ làm do chăm sóc người nhà mắc bệnh, chi phí môi trường...Tính toán con số thiệt hại đầy đủ chính là mục tiêu của đề tài nhằm đưa ra được cái nhìn toàn diện về những tổn thất của thành phố trong trận ngập này. - Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Hà Nội dẫn đầu các địa phương bị thiệt hại nặng nề trong đợt mưa tại khu vực miền Bắc những tháng gần cuối năm 2008 về cả số người thiệt mạng và các tổn thất kinh tế. Hơn thế nữa, đời sống của người dân trong thành phố cũng bị ảnh hưởng rất nhiều do phần lớn cuộc sống người dân đô thị đều phụ thuộc vào các dịch vụ công cộng. Khi mưa lớn, ách tắc giao thông, người dân trở nên khó tiếp cận với lương thực, thực phẩm và nguồn nước sạch. Vì vậy đối tượng nghiên cứu của đề tài này bao gồm cả khu vực nội thành và ngoại thành Hà Nội với tất cả các mặt kinh tế, môi trường và đời sống xã hội. - Phương pháp nghiên cứu Do đặc điểm của các thiệt hại do ngập lụt đa số đều có giá thị trường nên phương pháp được sử dụng trong đề tài sẽ là phương pháp đánh giá trực tiếp ( các phương pháp đánh giá thiệt hại vật chất hữu hình ) đó là các phương pháp sau: - Phương pháp thay đổi năng suất - Phương pháp chi phí sức khoẻ - Phương pháp chi phí cơ hội - Phương pháp chi phí phòng ngừa - Phương pháp chi phí thay thế - Giới thiệu kết cấu luận văn Ngoài phần lời mở đầu và kết luận thì nội dung chính gồm 4 chương: Chương 1: Phương pháp luận đánh giá thiệt hại Chương 2: Thực trạng ngập lụt Hà Nội năm 2008 Chương 3: Đánh giá thiệt hại ngập lụt Hà Nội năm 2008 Chương 4: Kiến nghị và đề xuất LỜI CẢM ƠN Trong thời gian hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô trong khoa Kinh tế - Quản lý Tài nguyên Môi trường và Đô thị, trường Đại học Kinh tế quốc dân cũng như các cán bộ tại Trung tâm Tư vấn khí tượng Thủy văn và Môi trường. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn thầy hướng dẫn của mình là Ths. Đinh Đức Trường. Trong suốt quá trình thực hiện đề tài luận văn, thầy đã hướng dẫn tận tình cũng như có những đóng góp kịp thời giúp tôi hoàn thiện đề tài. Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè đã luôn cổ vũ và động viên trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Hà Nôi, ngày 25 tháng 4 năm 2009 Sinh viên thực hiện CHƯƠNG I PHƯƠNG PHÁP LUẬN ĐÁNH GIÁ THIỆT HẠI I – GIỚI THIỆU VỀ NGẬP LỤT ĐÔ THỊ 1.1. Khái niệm ngập lụt đô thị * Khái niệm ngập lụt: Từ trước đến nay vấn đề thiên tai như ngập lụt luôn là bài toán hóc búa với các nhà quản lý. Lụt là hiện tượng nước tràn ngập trên một vùng đất. Người ta cũng dùng cụm từ đại hống thủy để mô tả những trận lụt lớn do nước gây ngập sâu trên một diện tích rộng lớn. Nếu hiểu theo nguyên nhân lụt là do "dòng nước" thì hiện tượng ngập nước do thủy triều cũng có thể được cho là lụt. Lụt có thể do nước từ các sông, hồ tràn ra khu vực lân cận khi lượng nước vượt quá sức chứa của chúng hay do nước từ những dòng sông tràn ra vùng đất lân cận khi cường độ dòng nước quá lớn. * Ảnh hưởng của ngập lụt: - Ảnh hưởng sơ cấp (ảnh hưởng sớm) + Phá hủy: Lụt có thể làm hại, gây hư hỏng hay sập đổ hoàn toàn các công trình giao thông như cầu, cống, đường tàu, hệ thống thoát nước, nhà cửa … + Thương vong: Người và động vật bị chết đuối, bị thương do tai nạn do ngập nước gây ra. - Ảnh hưởng thứ cấp (ảnh hưởng muộn) + Ảnh hưởng đến nước sinh hoạt nói riêng và nguồn nước nói chung: Nước bị ô nhiễm do nước mang theo các chất thải từ cống, rãnh, ao hồ tràn lên đường phố, nhà, khu vực các vòi nước công cộng..., khan hiếm nước uống... + Bệnh cho người và động vật: Do vệ sinh kém, do các bệnh truyền nhiễm dựa vào nước để phán tán. Một ví dụ điển hình là dịch tả. + Thiệt hại trong nông nghiệp: Gây ngập các khu vực trồng trọt nên có thể gây giảm năng suất, nguyên nhân của mất mùa, mất trắng... gây khan hiếm lương thực. Nhiều loài thực vật không có khả năng chịu úng bị chết. - Ảnh hưởng lâu dài Gây khó khăn cho nền kinh tế: Giảm "tức thời" hoạt động du lịch, chi phí cho tái xây dựng, tăng giá các mặt hàng lương thực thực phẩm … * Ngập lụt đô thị: Hiện nay có một khái niệm còn khá mới nhưng cũng đang là một vấn đề được bàn luận nhiều trong những năm gần đây đó là ngập lụt đô thị, hiện tượng ngập tràn nước trong khu vực đô thị. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến ngập lụt đô thị đặc biệt là vấn đề quy hoạch xây dựng và hệ thống thoát nước. Với sự tập trung dân số đông và các ngành nghề đa dạng, ngập lụt đô thị luôn gây ra những hậu quả to lớn hơn so với những tính toán ngập lụt ở những vùng nông thôn. 1.2. Ngập lụt đô thị ở Việt Nam Quá trình đô thị hóa của Việt Nam đang hình thành những “đại đô thị”, đặt chính quyền đối diện với rất nhiều vấn đề phát sinh khó giải quyết: tắc nghẽn giao thông, ngập nước nội thành, thiếu nhà ở, ô nhiễm khói bụi, quá tải dân số... Việc phát triển đô thị mà không tính toán giải quyết triệt để các vấn đề phát sinh thì dù có mang lại hiệu quả kinh tế trước mắt nhưng sẽ là “tăng trưởng âm” nếu tính toán đến những giá trị về văn hóa, tinh thần, môi trường đời sống bị mất đi mà không thể khắc phục được. Trong những hậu quả của quá trình tăng trưởng kinh tế thì ngập lụt trong các khu vực đô thị ở Việt Nam cũng đang dần gia tăng. Các thành phố, thị xã trong cả nước và khu vực ở Việt Nam hầu hết nằm ở trong lưu vực các con sông lớn, có mạng lưới sông rạch chằng chịt. Những năm gần đây, cùng với tốc độ đô thị hóa diễn ra khá nhanh, sự bùng nổ các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp và đặc biệt là sự gia tăng dân số cơ học đã làm cho khối lượng chất thải, nước thải vào môi trường ngày một nhiều hơn. Do mặt đất đã bị cứng hoá do xây đường sá, nhà cửa, khả năng thoát úng tự nhiên của đất trong các đô thị thấp hơn hẳn so với nông thôn. Các đô thị với bề mặt đất bị cứng hoá từ 75% đến 100% chỉ có khả năng tự thoát bằng một phần năm so với đất tự nhiên. Hơn một nửa lượng nước mưa sẽ biến thành nước chảy tràn. Đó chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến nạn ngập nước đô thị ngày càng trở nên đáng báo động. Tuy các khu vực đô thị đã được triển khai nhiều giải pháp khắc phục nhưng cũng mới chỉ mang tính cục bộ do chưa nắm vững được bản chất vật lý của khu vực bị ngập nước cũng như tính mất cân bằng của lưu vực trong quá trình đô thị hóa. Những nhà cao tầng được xây mà lại không không xây dựng hồ điều hòa, không căn cứ trên lưu vực trên khoa học lưu vực và giải quyết những vấn đề đô thị ngập triều... 1.3. Ngập lụt Hà Nội Sau khi được mở rộng, với khoảng 6,3 triệu dân và diện tích 3.334 km2, quy hoạch hạ tầng, nhất là các lĩnh vực giao thông, cấp - thoát nước của Hà Nội trở nên quá tải và không còn phù hợp. Trong cơn “đại hồng thủy” năm 2008, Hà Nội đã gây ngập úng trên diện rộng, thiệt hại lớn về người và của. Một nguyên nhân quan trọng dẫn đến trận ngập lụt này là do hệ thống công trình thoát nước đầu tư chưa đồng bộ, chiều dài của cống vẫn còn thấp, mới chỉ đáp ứng được 60% diện tích nền đường, tương đương 0, 2m cống trên một người dân (thế giới là 2m cống trên một người dân), nhiều tuyến cống được xây dựng từ thời thuộc Pháp nên xuống cấp trầm trọng, không tiêu thoát được. Đặc biệt, một số tuyến phố lại có cốt đường thấp hơn nhà dân từ 60 - 80 cm nên mưa xuống nước là gây ngập úng. Với những trận mưa lên đến 600mm, thì không chỉ Hà Nội mà một số thành phố lớn trên thế giới cũng không tránh được ngập... Toàn bộ hệ thống thoát nước trên địa bàn Hà Nội quá yếu kém bởi được sử dụng hỗn hợp cho cả việc thoát nước mưa và nước thải. Mật độ cống thấp, chiều dài cống so với chiều dài đường mới chỉ chiếm 60% trên đường phố và 29% đường ngõ xóm. Thêm vào đó, từ 1995 đến nay, khoảng 30% diện tích kênh, mương, hồ điều hòa bị mất do lấn chiếm. Đáng lẽ các hồ phải phục vụ cho việc thoát nước, thì trên thực tế, chính quyền ở một số nơi lại cho phép các công ty quản lý, khai thác các hồ cho tư nhân thuê để nuôi cá. Chính vì vậy, việc hạ mức nước tại các hồ này gặp nhiều khó khăn, khiến công tác điều tiết, tiêu thoát nước khi mưa xuống bị chậm trễ.  Để đảm bảo việc thoát nước, bất kỳ đô thị nào cũng phải có một cao độ chuẩn cho cả đô thị hoặc cho riêng từng khu vực, nhưng Hà Nội chưa có. Cao độ chuẩn này đặc biệt quan trọng vì khi xây dựng hệ thống thoát nước, bao giờ cũng phải dẫn từ cao độ chuẩn với độ dốc từ 5-7%. Đáng tiếc là, trong kiểm tra quy hoạch những năm gần đây, thành phố Hà Nội không xác định được một cao độ chuẩn để từ đó xác định ra hướng thoát nước tự nhiên. Trong điều kiện như vậy, việc tiêu thoát nước chỉ có thể trông chờ vào giải pháp thoát nước cưỡng bức. Nhưng khi thiết kế xây dựng các trạm bơm lại quá thấp, khi nước lên, trạm cũng bị ngập, không thể hoạt động được. Quy hoạch thoát nước Hà Nội hiện là một bài toán lớn, phức tạp bởi thiếu tầm nhìn xa. Do vậy, hệ thống tiêu, thoát nước không được cải thiện bao nhiêu dù được đầu tư lớn. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến cho rằng cho rằng, trận lũ lịch sử của Hà Nội nằm ngoài tầm kiểm soát của các công trình xả lũ. Với tốc độ đô thị hóa nhanh, công trình dân sinh nhiều nên gây ách tắc, hạn chế dòng chảy. Thực tế ở Hà Nội trước kia có 150 hồ, cho tới năm 1990 thì Hà Nội vẫn còn có 40 hồ. Thế nhưng, đến nay 20 hồ đã biến mất, 150ha mặt nước đã bị lấp cho các dự án phân lô bán nền. Các nhà khoa học cảnh báo do bê tông hóa không khoa học, các hồ tại Hà Nội đang mất đi chức năng điều tiết nước mỗi khi có mưa lớn. Hiện chưa có một bài toán thoát nước thay thế nào khi cho lấp mặt hồ làm nhà và chỉ cần một cơn mưa to là cuộc sống của hàng triệu người dân trở nên bế tắc. Có thể quyền lợi của một số doanh nghiệp, của những người được cấp đất và rất có thể kể cả quyền lợi của những người ký duyệt đã được tính đến khi cho lấp 150ha mặt hồ này nhưng quyền lợi của hàng triệu người dân thủ đô rõ ràng là đã chưa được tính. Một nguyên nhân nữa sẽ dẫn đến ngập lụt là sự hạ thấp bề mặt địa hình Hà Nội. Cụ thể là nền đất bị sụt lún do các công trình, cụm công trình xây dựng do việc khai thác nước ngầm quá mức, sụt lún do vận động của vỏ Trái đất (sụt lún kiến tạo). Hà Nội hiện có một dải đất yếu tập trung ở khu vực đông nam và nam Hà Nội cũ. Khu vực này rất dễ bị sụt lún làm cốt nền đất Hà Nội bị hạ thấp tương đối lớn thường xuyên bị ngập úng khi có mưa lớn. Cụ thể là khu vực quận Hoàng Mai, Hai Bà Trưng, Thanh Trì, Ba Đình và một phần huỵện Từ Liêm...Chính vì thế, đô thị có diện tích xây dựng càng dày đặc như nội thành Hà Nội thì nguy cơ úng ngập càng cao và khả năng tự thoát lụt càng chậm. Đây là lý do khiến tình trạng úng ngập của Hà Nội trầm trọng thêm mỗi khi mùa mưa đến. Đến bây giờ, khả năng ứng phó của hệ thống thoát nước thành phố là câu hỏi lớn nhất, gây nhiều bức xúc nhất. Việc nghiên cứu và đưa ra một mô hình thoát nước hiệu quả, lâu dài cho Hà Nội cần được thực hiện một cách nghiêm túc. Theo kế hoạch thì quy hoạch tổng thể dự án thoát nước Hà Nội, do JICA (Nhật Bản) lập và đã được Chính phủ phê duyệt từ năm 1995 (giai đoạn 1995 - 2010), có phạm vi cho toàn bộ lưu vực sông Tô Lịch và sông Nhuệ (135km2). Giai đoạn một của dự án đã hoàn thành với tổng mức đầu tư 180 triệu USD, giai đoạn 2 sắp sửa tiến hành với số vốn 370 triệu USD. Trong đó, phía Bắc và phía Đông giáp đê sông Hồng; phía Tây giáp sông Nhuệ và phía Nam giáp hạ lưu sông Kim Ngưu, với chu kỳ bảo vệ là 10 năm, ứng với trận mưa có lưu lượng 310mm/2 ngày. Tổng mức đầu tư ban đầu của toàn dự án là 1.162 triệu USD, được phân kỳ đầu tư phù hợp với điều kiện kinh tế của từng thời điểm. Dự án thoát nước của Hà Nội được đưa ra cách đây gần 20 năm. Về phạm vi nghiên cứu của dự án thoát nước, tổng lưu vực nghiên cứu khi đó mới tương ứng với diện tích 17.000ha, trong khi Hà Nội mới mở rộng có diện tích gấp 20 lần. Như vậy dự án cấp thoát nước đến nay đã không còn phù hợp. Nước chảy từ nơi cao xuống nơi thấp nên không thể chỉ nghiên cứu quy hoạch trong một vùng nhỏ, mà phải nghiên cứu tổng thể trên cả địa bàn thành phố. Và thực tế là hiện Hà Nội đang tiến hành bơm rút nước bằng hệ thống máy bơm hồ Yên Sở thì ngay lập tức nước ở các nơi khác lại tràn về. Theo dự án thoát nước của Hà Nội thì hiện nước mới chỉ được dồn xuống hồ Yên Sở thông qua sông Tô Lịch và các hệ thống kênh mương khác rồi mới bơm ra sông Hồng. Hoặc dùng đập tràn để tràn nước ra sông Nhuệ. Cũng trong quy hoạch thoát nước cũ thì sông Nhuệ ở phía Tây thành phố, nằm ở vùng ngoại vi. Nhưng nay, khi Hà Nội đã được mở rộng thì sông Nhuệ lại nằm ở giữa, và khu đô thị ở hai bên sông Nhuệ đều đang phát triển quá nhanh khiến sông Nhuệ bị quá tải. Quy hoạch thoát nước đã không còn phù hợp nữa. Cho dù hoàn thành toàn bộ dự án, năng lực thoát nước của Hà Nội cũng chỉ dừng lại ở trận mưa 310 mm trong 2 ngày. Trong khi trận mưa năm 2008 vừa rồi, riêng nội thành mưa trung bình trên 500 mm. Trong khu vực Hà Nội cũng liên tiếp đón nhận hàng loạt trận mưa lớn, cảnh ngập lụt cục bộ diễn ra khắp nơi. Với trận ngập lụt kỷ lục tại Hà Nội và nước triều dâng lịch sử tại TP.HCM thì yêu cầu giải bài toán thoát nước đô thị đã trở nên thực sự cấp thiết. Hiện những người lập quy hoạch đang bắt tay tìm ra hướng giải quyết hiệu quả nhất bắt đầu từ công tác quy hoạch, định hướng phát triển cũng như tất cả vấn đề giải quyết hệ thống thoát nước, hệ thống căn bằng sinh thái để tạo sự phát triển bền vững cho đô thị. Các tham luận của các nhà khoa học Việt Nam và các chuyên gia đến từ Trung Quốc Thái Lan, Hàn Quốc, Singapore, Bỉ, Anh Quốc đã đưa ra những giải pháp tối ưu, thiết lập hệ cân bằng mới về thoát nước đô thị của lưu vực kết hợp nạo vét kênh rạch đối với vùng cao. Việc giải quyết vấn đề ngập lụt đô thị không đơn giản chỉ có việc thoát nước mà đây thực sự là một bài toán phức tạp về kinh tế, kỹ thuật và xã hội. Để làm tốt vấn đề này hướng tới sự phát triển bền vững thì cần có một cách nhìn toàn diện gắn với các giải pháp đồng bộ và ý thức trách nhiệm của các ngành chức năng. 1.4. Kinh nghiệm đối phó với ngập lụt đô thị trên thế giới Tháng 5-2008, một nhóm tác giả thuộc Hiệp hội Nước của Úc đã tham gia hội thảo “Tai biến địa chất và giải pháp phòng chống” do Hội Địa chất công trình và môi trường Việt Nam phối hợp với Văn phòng Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương tổ chức tại Hà Nội. Ở đó, họ đã trình bày một giải pháp chống lũ bằng rào cản di động. Theo nhóm tác giả này, rào cản di động có thể cứu được cả một thành phố có nguy cơ bị nước lũ nhấn chìm. Những khung thép hình tam giác vuông, cạnh nghiêng hướng về phía có nước lũ được xếp liền nhau thành hàng rào, phủ vải chống thấm, các mép vải chống thấm được chặn lại. Người ta có thể chủ động dựng rào chắn di động này ở dọc bờ sông, những khu vực sẽ bị ngập lũ. Khi nước rút có thể dỡ rào chắn xếp lại. Đây là một giải pháp vừa cấp cứu vừa lâu dài có thể giải quyết được tình trạng ngập cục bộ ở nhiều tuyến giao thông lớn, tránh được tình trạng giao thông đình trệ như những ngày qua. Tường rào chắn nước tại Úc Ngoài ra còn có nhiều giải pháp, bài học kinh nghiệm về chống ngập đã được sử dụng ở trên thế giới rất đáng được quan tâm và xem xét cho việc áp dụng tại Việt Nam: - Quy hoạch thành phố trên vùng đất cao, cách xa bờ sông, xây mạng lưới hồ chứa nước đa mục đích (Trung Quốc); - Đánh giá tác động xã hội, tạo điều kiện cho nhà đầu tư tham gia lựa chọn hệ thống thoát nước, thay đổi ý thức cộng đồng dân cư (Thái Lan, Indonesia); - Phối hợp trong công tác quản lý (Philippines)... - Hạn chế phát triển và bắt buộc phải có biện pháp phòng lụt khi cải tạo các công trình, khu đất nằm trong vùng có nguy cơ ngập lụt tại một số thành phố trên thế giới như Calgary (Canada). Dự án chỉ có thể được chấp nhận nếu không làm giảm diện tích mặt nước và giảm thiểu tác động nguồn chảy. - Thành phố Curitiba (Brazil) đã công khai thông tin, bản đồ về vùng có khả năng bị ngập lụt, khiến giá đất tại những nơi đó giảm xuống. Khi đó, chính quyền dễ dàng mua lại đất đai để làm công trình công cộng và du lịch. Vào mùa khô, công viên là nơi nghỉ ngơi, mùa mưa những công viên này với nền đất tự nhiên sẽ là nơi chứa và thẩm thấu một lượng nước đáng kể. Khi công viên này hoàn thành, vùng có nguy cơ ngập không còn ngập nữa và đất đai xung quanh sẽ tăng giá nhờ cảnh quan đẹp. - Ở các nước, cùng với bản đồ sử dụng đất thì bản đồ vùng có nguy cơ ngập lụt là một trong hai bản đồ quan trọng được công bố chi tiết theo quy định của pháp luật. Khu vực có khả năng bị ngập lụt chỉ có thể được cải tạo, chỉnh trang mà không được dùng để phát triển đô thị mới. Liên hệ với Việt Nam, các bản đồ xác định vùng có nguy cơ ngập lụt chưa được công bố rộng rãi. Quan điểm cơ bản của các nhà lập quy hoạch trên thế giới đó là ngập lụt đô thị không phải đơn giản chỉ có việc thoát nước mà thực sự là một bài toán phức tạp về kinh tế, kỹ thuật và xã hội, đòi hỏi tính chiến lược của nhà quản lý, tính ứng dụng cao từ các công trình khoa học và sự đồng thuận của cộng đồng, cùng hướng đến việc phát triển bền vững II - CÁC PHƯƠNG PHÁP LƯỢNG GIÁ THIỆT HẠI Đánh giá kinh tế được xây dựng để tính toán các thiệt hại kinh tế do ô nhiễm gây ra, có rất nhiều phương pháp khác nhau, nhưng được chia thành hai loại chính là các phương pháp đánh giá trực tiếp và các phương pháp đánh giá gián tiếp. 1.5. Đánh giá trực tiếp Các phương pháp trực tiếp được sử dụng để đánh giá thiệt hại vật chất hữu hình và các thiệt hại đó thường có giá thị trường, đó là phương pháp thay đổi năng suất, phương pháp chi phí sức khoẻ, phương pháp chi phí cơ hội, phương pháp chi phí phòng ngừa, phương pháp chi phí thay thế. 1.5.1. Phương pháp thay đổi năng suất Phương pháp này thường sử dụng để tính toán thiệt hại do ô nhiễm trong nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản…Ô nhiễm không khí và nguồn nước có thể làm giảm sản lượng nông sản thu hoạch ở những nơi bị tác động, nó cũng có thể làm giảm tốc độ tăng trưởng của rừng trồng lấy gỗ. Chất lượng nước giảm cũng ảnh hưởng xấu đến ngành công nghiệp đánh bắt thuỷ sản. Một sự thay đổi trong mức độ ô nhiễm sẽ làm thay đổi yếu tố, các hình thái của các khả năng thay thế, làm hạn chế sự lựa chọn sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản và vì thế ảnh hưởng đến quyết định của người nông dân trong việc theo đuổi mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận. Sở dĩ có thiệt hại là vì ô nhiễm bằng nhiều cách can thiệp vào quá trình sản xuất làm cho sản phẩm làm ra tốn nhiều chi phí hơn. Cách ước lượng lợi ích sản xuất liên quan đến việc giảm ô nhiễm cũng phụ thuộc vào từng hoàn cảnh khác nhau. Người ta thường sử dụng hàm liều lượng – đáp ứng, một hàm số nghiên cứu mối quan hệ giữa biến chất lượng môi trường và mức sản lượng của thị trường hàng hoá, để dự đoán sự thu về hay mất đi của kết quả lợi nhuận từ một sự thay đổi chất lượng môi trường. Sử dụng phương pháp thay đổi năng suất đòi hỏi phải có sự phân tích về quy trình sinh học, khả năng công nghệ và khả năng phân tích sự tác động của các yếu tố môi trường đối với quyết định của nhà sản xuất và ảnh hưởng của sự thay đổi kết quả sản xuất tới chi tiêu phúc lợi xã hội. Trong trận ngập lụt Hà Nội, nhiều diện tích nông nghiệp, thủy hải sản bị ngập trắng gây ra thiệt hại to lớn đối với thu nhập của người dân. Để đánh giá thiệt hại kinh tế của ngành nông nghiệp, ta sử dụng phương pháp chi phí thay đổi năng suất để tính toán sự chênh lệch lợi tức sản xuất nông nghiệp và thủy hải sản trước và sau khi xảy ra ngập lụt. 1.5.2. Phương pháp chi phí sức khoẻ Tất cả các dạng ô nhiễm đều có ảnh hưởng bất lợi đến sức khoẻ đặc biệt là các dạng ô nhiễm không khí và ô nhiễm nước. Do đó đo lường thiệt hại sức khoẻ từ mức độ ô nhiễm là công việc quan trọng của các nhà kinh tế môi trường. Nền tảng của công việc đánh giá này là hàm liều lượng – đáp ứng diễn tả mối quan hệ giữa sức khoẻ con người và quá trình tiếp xúc với chất ô nhiễm môi trường. Có rất nhiều yếu tố tác động đến sức khỏe, hoặc người ta phải đưa vào tất cả các biến số khác hoặc phải chịu rủi ro tính toán tác động của ô nhiễm trong khi thiệt hại sức khỏe thực sự bị các biến số khác tác động. Điều này yêu cầu một số lượng lớn các dữ liệu chính xác liên quan đến các tác động sức khỏe cũng như các biến số tác động khác. Một số số liệu như chất lượng nước hay không khí, thống kê về tử vong…có thể tìm thấy trong các tài liệu thống kê nhưng số liệu thường rất tổng quát , khó đem lại kết quả chính xác. Sau khi nghiên cứu hàm liều lượng - đáp ứng, công việc chính là tính toán cá giá trị có ảnh hưởng tới sức khoẻ người dân. Hậu quả về sức khỏe được chia làm 2 nhóm: Bệnh tật và tử vong. * Chi phí bệnh tật bao gồm sự tính toán các chi phí chữa bệnh, chi phí nghỉ làm hay mất thời gian làm việc và chi phí người thân chăm sóc người bệnh. - Các chi phí để điều trị khỏi bệnh : C 1 = Ni x Ti Trong đó : C 1: Chi phí điều trị khỏi bệnh Ni: Số người bệnh gia tăng Ti : Chi phí khám chữa bệnh, thuốc men, bồi dưỡng - Chi phí cơ hội : + Thiệt hại sản phẩm do người bị bệnh mất khả năng lao động, sản phẩm thuần túy trong thời gian ốm đau của bệnh nhân i: C2 = Ni x W x ( Ii + Hi x Ki ) Trong đó: Ni : Số người bệnh gia tăng W : Tiền lương trung bình một ngày Ii : Số ngày nghỉ trung bình của một người bệnh Hi : Số ngày dưỡng bệnh ( không nghỉ ) của một người bệnh Ki : Khả năng lao động bị giảm của một bệnh nhân mắc bệnh trong thời gian dưỡng bệnh + Thiệt hại sản phẩm do người thân nghỉ việc chăm sóc bệnh nhân C3 = Ni x W x Vi Ni: số người bệnh (giả định mỗi bệnh nhân chỉ có một người thân chăm sóc ) W : tiền lương trung bình một ngày Vi : Số ngày nghỉ để trông nom người bệnh * Chi phí tử vong có thể được đánh giá bằng cách xem xét những đóng góp kinh tế bị mất đi do không còn sống nữa. Trong suốt cuộc đời làm việc, một người có thể đóng góp vào quá trình sản xuất hàng hóa, dịch vụ mà xã hội tiêu dùng. Khi người đó chết, quá trình sản xuất dừng lại, do dó chúng ta có thể tính giá trị sản xuất người đó có thể tạo ra nếu người đó còn sống. Bằng cách suy luận WTP trung bình trong giảm thiểu rủi ro, ta có thể ước lượng giá trị một cuộc sống theo tính toán giá trị cuộc sống được thống kê ( VSL ) Theo công thức sau: VSL = WTP x 1/10000 Ngập lụt tại Hà Nội làm cho nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng. Hơn thế nữa, rác thải và ẩm mốc làm cho chất lượng không khí cũng bị giảm và nguy cơ phát tán bệnh dịch rất cao. Sau ngập lụt, tình hình bệnh dịch gia tăng nhanh chóng mà nhiều nhất là các bệnh liên quan đến nguồn nước: đau mắt hột, sốt xuât huyết, tiêu chảy, viêm da. Ta sẽ dùng phương pháp này để tính thiệt hại kinh tế đối với Hà Nội cho vấn đề chi tiêu sức khỏe. 1.5.3. Phương pháp chi phí cơ hội Phương pháp này không trực tiếp đánh giá lợi ích môi trường. mà thay vào đó người ta ước tính lợi ích của những hoạt động làm suy thoái môi trường. Đây không phải phương pháp xác định giá trị nhưng lại rất hữu ích đối với những nhà ra quyết định. Phương pháp này thường được sử dụng trong việc lựa chọn các dự án mà có liên quan đến môi trường. Phương pháp này thường được sử dụng ở những khu vực có nhiều lựa chọn khác nhau trong việc sử dụng các thành phần môi trường hoặc các phương án bảo tồn, duy trì và phát triển với phương án tiến hành khai thác và sử dụng. Chi phí cơ hội của một hoạt động là lợi ích thực cao nhất có thể có được khi theo đuổi hoạt động đó. Những phương pháp sử dụng nguyên tắc chi phí cơ hội cho chúng ta biết giá trị tối thiểu của môi trường tự nhiên là bao nhiêu. Các bước phải làm cho việc xác định chi phí cơ hội: Bước 1: Lên danh sách các hoạt động có lựa chọn có tể phải làm ở nơi có hoạt động dự án Bước 2: Dự tính lãi ròng của mỗi hoạt động được liệt kê trong danh mục Bước 3: Tính chi phí cơ hội chính là phần lãi ròng cao nhất được dựu tính * Hạn chế: Để đưa tất cả các phương án lựa chọn vào tính toán là một vấn đề không đơn giản bởi nó phụ thuộc vào các nhân tố môi trường tại địa bàn và quy hoạch tổng thể vào chiến lược và khai thác của người dân tại địa bàn đó. Thêm nữa việc tính toán từng phương án về lãi ròng đảm bảo độ chính xác để so sánh cũng không phải dễ dàng đòi hỏi phải đầu tư thời gian và kinh phí. Trong trường hợp ngập lụt ở Hà Nội, phương pháp chi phí cơ hội được sử dụng để tính toán thiệt hại sản phẩm của người mắc các bệnh do các ngập lụt giảm khả năng làm việc, thiệt hại sản phẩm do người nhà bệnh nhân phải chăm sóc bệnh nhân và chi phí tử vong cũng tính theo chi phí cơ hội của vòng đời dự kiến. 1.5.4. Phương pháp chi phí phòng ngừa Đây là phương pháp tính số tiền mà nhân dân phải bỏ ra hàng năm để phòng ngừa ô nhiễm. Cá nhân luôn có hành vi bảo vệ như là một chiến lược chống lại sự suy thoái. Khi mức thoả dụng được duy trì trước và sau hành vi thì phương pháp này cho chúng ta các thước đo có ích về lợi ích ròng của hành động bảo vệ. Trong trường hợp môi trường bị suy giảm chất lượng, số lượng tiêu dùng cũng giảm đi để đảm bảo hộ gia đình không bị giảm phúc lợi. Giá trị của việc cải thiện chất lượng môi trường có thể đưa ra một cách trực tiếp từ việc giảm chi phí cho các hoạt động phòng ngừa, nghĩa là giảm chi phí ngăn ngừa. Nếu chi phí phòng ngừa và chất lượng môi trường là những sản phẩm thay thế hoàn hảo, người ta có thể liên hệ sự thay đổi trong chi phí phòng ngừa để ước định chính xác ảnh hưởng của sự thay đổi phúc lợi xã hội lên các hộ gia đình từ sự thay đổi mức độ ô nhiễm. 1.5.5. Phương pháp chi phí thay thế Đây là phương pháp đánh giá liên quan đến việc tìm ra chi phí khôi phục tối đa môi trường đã bị sử dụng tới mức gần giống với một nguyên trạng ban đầu. Phương pháp này xem xét các chi phí để thay thế hoặc phục hồi những tài sản môi trường đã bị thiệt hại và dùng các chi phí này để đo lường lợi ích của việc phục hồi. Giá trị tối đa của lợi ích chính là lượng tối đa mà cộng đống sẽ chi tiêu để để thay thế cho một cái gì đó. Đây là phương pháp có giá trị trong những tình huống mà người ta có thể lập luận rằng công việc phục hồi sửa chữa phải tiến hành vì có một cưỡng chế nào đó. Một trường hợp khác là chi phí thay thế có giá trị là khi có một cưỡng chế chung ( một cưỡng chế “ bền vững “ ) không cho phép suy giảm chất lượng môi trường do đó người ta còn gọi phương pháp này là “ dự án ẩn “ hay dự án “thay thế “. * Các bước tiến hành: Bước 1: Xác định nhân tố môi trường bị ảnh hưởng hay bị mất mà người ta phải bị thực hiện tính toán chi phí thay thế Bước 2: Điều tra tính toán mức độ ảnh hưởng ( hay bị mất ) do tác động các nhân tố liên quan ( không khí, nguồn nước, tiếng ồn…). Xác định các vật thay thế hay chi phí phục hồi xác định về mặt lượng để đảm bảo chất lượng môi trường ban đầu vốn có. Bước 3: Về mặt giá trị: Để tính toán về mặt giá trị trên cơ sở các ước lượng đã xác định căn cứ vào giá trị của từng loại, các vật thay thế trên thị trường ta sẽ tính tổng giá trị các vật thay thế đó và chính là giá trị môi trường mà ở vị trí cần xác định mang lại. Trong trường hợp ngập lụt, thành phố Hà Nội phải bỏ ra các chi phí xây dựng lại và sửa chữa lại hệ thống cầu cống, đướng xá, trạm điện, các công trình công cộng, công trình phúc lợi, vệ sinh môi trường… 1.6 .Đánh giá gián tiếp Các phương pháp đánh giá gián tiếp thường được sử dụng để đánh giá các thiệt hại vô hình khó lượng giá được trên thị trường. Ba phương pháp đánh giá gián tiếp được sử dụng là: Phương pháp giá trị hưởng thụ (HPM ), phương pháp chi phí du lịch ( TCM ) và phương pháp đánh giá ngẫu nhiên ( CVM ). 1.6.1. Phương pháp giá trị hưởng thụ (HPM ) Một loại hàng hóa bao gồm nhiều thuộc tính chứ không chỉ có một tính chất duy nhất và người mua món hàng đó muốn đạt được sự thỏa dụng mà từng thuộc tính đó cung cấp cho mình. Trong thị trường cạnh tranh, các cá nhân lựa chọn mức độ tiêu dùng cho từng nhóm hàng mua và qua đó tối đa hóa thỏa dụng của mình. Hành vi lựa chọn này là hưởng thụ với ý nghĩa tìm kiếm sự thỏa mãn và do đó các nhà kinh tế dùng thuật ngữ “ đánh giá hưởng thụ “ để đặt tên cho phương pháp đánh giá giá trị tính chất của một món hàng từ số tiền mua nó. Đây là một phương pháp sử dụng khá phổ biến trong việc xác định giá trị của dịch vụ môi trường mà sự hiện diện của nó ảnh hưởng tới một số giá trị nào đó trên thị trường. Phương pháp này được dùng trong những trường hợp giá hàng hoá thị trường có liên hệ đến đặc tính của nó như thị trường nhà đất. 1.6.2. Phương pháp chi phí du hành (TCM ) Một trong những phương pháp đầu tiên được sử dụng để đánh giá nhu cầu hưởng thụ cảnh quan môi trường là phương pháp thị trường đại diện, là phương pháp sử dụng chi phí du hành làm đại diện cho giá. Giả thiết cơ bản là chất lượng môi trường được thể hiện ở chất lượng các dịch vụ giải trí mà môi trường cung cấp. Giả thiết trực tiếp ngụ ý rằng: Nhu cầu về giải trí = Nhu cầu về khu vực tự nhiên Phương pháp này được sử dụng để xây dựng đường cầu cho các cảnh quan môi trường và thường áp dụng cho các lượng giá vể giá trên sinh thái tự nhiên và thiệt hại ô nhiễm liên quan đến các hoạt động du lịch sinh thái. Giả thiết cơ bản của phương pháp này rất đơn giản đó là khoản chi phí phải tốn để tham quan một nơi nào đó phần nào cũng phản ánh được giá trị giải trí của nơi đó. Nhược điểm chính của phương pháp này này là ở chỗ nó cho rằng WTP cho một vùng tự nhiên được chi phí đi lại đáp ứng đầy đủ. Trong thực tế chi phí đi lại có thể thể hiện mức WTP tối thiểu thể hiện cái giá mà người ta phải trả để hưởng thụ cảnh quan môi trường. Mối quan hệ giữa chi phí du hành với số lần tham quan thể hiện ở một đường cầu dốc xuống điển hình, biều hiển rằng những người sống ở xa khu du lịch thì sẽ có số lần tham quan ít hơn. Ngoài ra mức độ thường xuyên tham quan của một người còn có thể bị ảnh hưởng của các yếu tố khác nữa. * Người ta sử dụng phương pháp chi phí du hành để: - Xây dựng đường cầu cho các cảnh quan môi trường. Bằng cách thu thập số lượng lớn số liệu chi phí du hành, ta có thể ước lượng giá sẵn lòng trả tổng cộng ho những cảnh quan môi trường cụ thể. - Ước lượng lợi ích cải thiện chất lượng môi trường ở những điểm có khách du lịch đến thăm. Để làm việc này ta phải chúng ta không chỉ thu thập số liệu chi phí du hành của các du khách đến một địa điểm mà còn chi phí du hành đến các địa điểm khác có các địa điểm tự nhiên khác nhau. Từ đó ta có thể xây dựng đường cầu và sử dụng nó để tính WTP cho cải thiện chất lượng môi trường bằng cách đo sự thay đổi thặng dư tiêu dùng. * Trình tự thực hiện TCM: Bước 1: Xác định lợi ích phải đánh giá: Hàng hóa ở đây là hoạt động của một nhóm người đi thăm một địa điểm giải trí nào đó và lợi ích được tính toán cho tất cả những nhóm người đi thăm nơi giải trí đó trong một năm. Bước 2: Thu thập dữ liệu: Thông tin này có thể thu thập được trực tiếp bằng cách khảo sát thực địa Bước 3: Xác định vùng xuất phát Bước 4: Tính tỷ lệ thăm quan của từng vùng Bước 5: Đề ra những giả thiết cần thiết Bước 6: Mô phỏng số lần đi tham quan ứng với một mức phí cụ thể Bước 7: Tính giá trị ( xây dựng đường cầu ) 1.6.3. Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên ( CVM) Đây là phương pháp bỏ qua những đánh giá có tính chất xác định trước, lượng giá giá trị môi trường bằng cách hỏi thẳng từng cách rõ ràng để đánh giá tài sản môi trường. Từ việc thu thập các thông tin điều tra ta có thể xác định WTP trung bình cho các hàng hoá môi trường. Nếu hàng hoá chúng ta đang xem xét là hàng hoá thị trường, chúng ta chỉ cần quan sát hành vi của con người trên thị trường. Nhưng khi hàng hoá không có thị trường, chẳng hạn đặc tính chất lượng môi trường, chúng ta chỉ có cách hỏi họ xem họ chọn như thế nào nếu đặt trong tình huống nhất định, nghĩa là nếu họ đuợc giả định phải quyết định trong thị trường các đặc tính chất lượng môi trường đó. 1.7. Phương pháp sử dụng đánh giá thiệt hại do ngập lụt Từ phân tích các phương pháp được dùng để đánh giá hàng hoá môi trường ta có thể thấy phương pháp đánh giá gián tiếp thích hợp với những hàng hoá môi trường bao hàm nhiều giá trị phi sử dụng. Đối với lượng giá các thiệt hại do ô nhiễm gây ra thì phương pháp sử dụng hiệu quả nhất là đánh giá trực tiếp. Các phương pháp này có ưu điểm là dễ hiểu, được sự thừa nhận của xã hội và phần lớn các yếu tố đưa vào định lượng đều có giá thị trường. Vì vậy, đánh giá thiệt hại ngập lụt kinh tế Hà Nội sẽ sử dụng phương pháp đánh giá gián tiếp. Bảng 1.1: Các thiệt hại do ngập lụt ở Hà Nội năm 2008 Khoản mục Kí hiệu Loại thiệt hại Phương pháp đánh giá Thiệt hại trong khi ngập lụt Nhà cửa A1 Nhà ngập nước Chi phí khắc phục A2 Nhà cửa bị đổ sập Chi phí khắc phục A2 Tài sản bị mất Chi phí khắc phục A3 Phương tiện đi lại Chi phí khắc phục Nông nghiệp B1 Thiệt hại cây cối hoa màu Thay đổi sản lượng B2 Thiệt hại gia súc gia cầm Thay đổi sản lượng B3 Mất lương thực và hạt giống Tính toán theo giá thị trường Thủy sản C1 Mất giá trị thủy sản nuôi trồng Thay đổi sản lượng C2 Mất giá trị thủy sản khai thác Thay đổi sản lượng C3 Sửa chữa đầm nuôi thủy hải sản Tính toán theo giá thị trường Chi phí sản phẩm D Giảm giờ làm do nghỉ việc Chi phí cơ hội Cơ sở hạ tầng E1 Sửa chữa đường xá Chi phí khắc phục E2 Khôi phục thủy lợi Chi phí khắc phục E3 Bảo dưỡng trạm điện Chi phí khắc phục E4 Sửa chữa trường học Chi phí khắc phục Thiệt hại sau ngập lụt Nước sạch và VSMT F1 Chi phí cung cấp nước sạch Chi phí khắc phục F2 Chi phí dọn về sinh Chi phí khắc phục G1 Chi phí khám chữa bệnh Chi phí sức khỏe Sức khỏe G1 Chi phí khám chữa bệnh Chi phí sức khỏe G2 Chi phí cơ hội thời gian ốm đau của người bệnh Chi phí cơ hội G3 Thiệt hại sản phẩm do người dân phải chăm sóc bệnh nhân Chi phí cơ hội G4 Chi phí tử vong Chi phí cơ hội CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG NGẬP LỤT TẠI HÀ NỘI NĂM 2008 I – ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN – KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TP HÀ NỘI Bản đồ 1.1: Bản đồ thành phố Hà Nội Là thủ đô đồng thời cũng là thành phố lớn thứ hai của Việt Nam, Hà Nội là nơi tập trung rất đông dân cư với dân số là 6,233 triệu người. Ngay từ buổi đầu của lịch sử Việt Nam, Hà Nội đã trở thành trung tâm chính trị và tôn giáo của vùng châu thổ sông Hồng trù phú. Năm 1910, vị vua đầu tiên của nhà Lý là Lý Công Uẩn đã quyết định xây dựng kinh đô mới của vùng đất này với cái tên Thăng Long. Trong suốt thời gian lịch sử các triều đại, Hà Nội là trung tâm văn hóa giáo dục, nơi diễn ra các hoạt động giao thương và quan hệ quốc tế. Khi Tây Sơn rồi nhà Nguyễn lên nắm quyền trị vì, kinh đô được chuyển về Huế và Thăng Long bắt đầu mang tên Hà Nội từ năm 1831, dưới thời vua Minh Mạng. Năm 1902, Hà Nội trở thành thủ đô của Liên bang Đông Dương và đã được người Pháp quy hoạch và xây dựng lại. Trải qua hai cuộc chiến tranh, Hà Nội là thủ đô của miền Bắc rồi nước Việt Nam thống nhất và giữ vai trò này cho tới ngày nay. 2.1.Đặc điểm tự nhiên 2.1.1. Vị trí địa lý Nằm trong vùng trung tâm của đồng bằng châu thổ sông Hồng, Hà Nội có vị trí từ 20°53' đến 21°23' vĩ độ Bắc và 105°44' đến 106°02' kinh độ Đông, phía Bắc tiếp giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, phía Nam tiếp giáp với Hà Nam, Hòa Bình, phía Đông tiếp giáp với Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên và phía Tây tiếp giáp Hòa Bình, Phú Thọ. Sau đợt mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8 năm 2008, thành phố có diện tích 3.324,92km2, nằm ở cả hai bên bờ sông Hồng, nhưng tập trung chủ yếu bên hữu ngạn. 2.1.2. Địa hình Địa hình Hà Nội thấp dần theo hướng từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông với độ cao trung bình từ 5 đến 20 mét so với mực nước biển. Nhờ phù sa bồi đắp, ba phần tư diện tích tự nhiên của Hà Nội là đồng bằng nằm bên hữu ngạn sông Đà ở hai bên sông Hồng và chi lưu các con sông khác. Phần diện tích đồi núi phần lớn thuộc các huyện Mỹ Đức,Quốc Oai, Sóc Sơn, Ba Vì với các đỉnh như Ba Vì cao 1.281 m, Gia Dê 707 m, Chân Chim 462 m, Thanh Lanh 427 m, Thiên Trù 378 m... Khu vực nội thành cũng có một số gò đồi thấp, như núi Nùng, gò Đống Đa… 2.1.3. Thủy văn Nằm cạnh hai con sông lớn của miền Bắc là sông Đà và sông Hồng, Hà Nội có điều kiện thủy văn khá thuận lợi. Sông Hồng có chiều dài 1.183 km, bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam của Trung Quốc chảy vào Hà Nội ở huyện Ba Vì và ra khỏi thành phố ở huyện Phú Xuyên tiếp giáp với tỉnh Hưng Yên, đoạn chảy qua Hà Nội dài 163 km, chiếm khoảng một phần ba chiều dài con sông này trên đất Việt Nam. Còn sông Đà là ranh giới giữa Hà Nội với tỉnh Phú Thọ, hợp lưu với dòng sông Hồng ở phía Bắc thành phố, khu vực huyện Ba Vì. Ngoài hai con sông lớn kể trên, qua địa phận Hà Nội còn có các con sông khác như sông Đuống, sông Đáy, sông Cầu, sông Cà Lồ và nhiều con sông nhỏ chảy qua nội thành như sông Kim Ngưu, sông Tô Lịch… trở thành những đường tiêu thoát nước thải cho toàn thành phố. Hà Nội cũng là một thành phố đặc biệt nhiều đầm hồ, dấu vết còn lại của các dòng sông cổ. Trong khu vực nội thành, hồ Tây có diện tích lớn nhất với khoảng 500 ha, đóng vai trò quan trọng trong khu cảnh đô thị, ngày nay được bao quanh bởi nhiều khách sạn, biệt thự. Nằm ở trung tâm lịch sử của thành phố, hồ Gươm là khu vực sầm uất nhất, luôn giữ một vị trí đặc biệt đối với Hà Nội. Trong khu vực nội thành có thể kể tới những hồ nổi tiếng khác như hồ Thiền Quang, hồ Trúc Bạch, hồ Thủ Lệ... Ngoài ra, còn nhiều đầm hồ lớn nằm trên địa phận Hà Nội như Kim Liên, Liên Đàm, Ngải Sơn - Đồng Mô, Suối Hai, Mèo Gù, Xuân Khanh, Tuy Lai, Quan Sơn... Do sự phát triển đô thị quá mạnh mẽ trong hai thập niên 1990 và 2000, phần lớn các sông hồ Hà Nội hiện nay đều rơi vào tình trạng bị ô nhiễm nghiêm trọng. Sông Tô Lịch, trục tiêu thoát nước thải chính của thành phố, hàng ngày đã phải tiếp nhận khoảng 150.000 m³. Tương tự, sông Kim Ngưu mỗi ngày cũng nhận khoảng 125.000 m³ m. Sông Lừ và sông Sét trung bình mỗi ngày cũng đổ vào sông Kim Ngưu khoảng 110.000 m³. Đặc biệt là lượng nước thải sinh hoạt và công nghiệp này đều có hàm lượng hóa chất độc hại cao. Các sông mương nội và ngoại thành, ngoài vai trò tiêu thoát nước còn phải nhận thêm một phần rác thải của người dân và các chất thải công nghiệp Tình trạng ô nhiễm này cũng một phần do các hoạt động của các làng nghề thủ công. 2.1.4. Thời tiết, khí hậu Khí hậu Hà Nội tiêu biểu cho vùng Bắc Bộ với đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, mùa hè thì nóng và mưa nhiều còn mùa đông lạnh và ít mưa. Hà Nội thuộc vùng nhiệt đới, thành phố quanh nǎm tiếp nhận một lượng bức xạ Mặt Trời rất dồi dào và có nhiệt độ cao. Và do tác động của biển, độ ẩm và lượng mưa trung bình tại Hà Nội khá lớn, trung bình 114 ngày mưa một năm. Một đặc điểm rõ nét của khí hậu Hà Nội là sự thay đổi và khác biệt của hai mùa nóng, lạnh. Mùa nóng kéo dài từ tháng 5 tới tháng 9, kèm theo mưa nhiều, nhiệt độ trung bình 29,2ºC. Từ tháng 11 tới tháng 3 năm sau là khí hậu của mùa đông với nhiệt độ trung bình 15,2ºC. Cùng với hai thời kỳ chuyển tiếp vào tháng 4 và tháng 10 thì thành phố có đủ bốn mùa xuân, hạ, thu và đông. Khí hậu Hà Nội cũng đã ghi nhận những biến đổi bất thường. Vào tháng 5 năm 1026, nhiệt độ tại thành phố được ghi lại ở mức cao kỷ lục 42,8°C. Tháng 1 năm 1955, nhiệt độ xuống mức thấp nhất, 2,7°C. Bảng 1.2: Khí hậu bình quân Hà Nội  Khí hậu bình quân của Hà Nội Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Trung bình cao °C (°F) 19 (66) 19 (67) 22 (72) 27 (80) 31 (87) 32 (90) 32 (90) 32 (89) 31 (88) 28 (82) 24 (76) 22 (71) Trung bình thấp °C (°F) 14 (58) 16 (60) 18 (65) 22 (71) 25 (77) 27 (80) 27 (80) 27 (80) 26 (78) 23 (73) 19 (66) 16 (60) Lượng mưa mm (inch) 20.1 (0.79) 30.5 (1.20) 40.6 (1.60) 80 (3.15) 195.6 (7.70) 240 (9.45) 320 (12.6) 340.4 (13.4) 254 (10.0) 100.3 (3.95) 40.6 (1.60) 20.3 (0.80) Nguồn: The Weather Channe và Asia for Visitors 27 tháng 12 năm 2008 2.2.Tình hình phát triển xã hội 2.2.1. Tốc độ gia tăng dân số Theo các thống kê trong lịch sử thì dân số Hà Nội tăng mạnh mẽ trong nửa thế kỷ gần đây. Vào thời điểm năm 1954, khi quân đội Việt Minh tiếp quản Hà Nội, thành phố có 53 nghìn dân, trên một diện tích là 152 km2. Đến năm 1961, thành phố được mở rộng với diện tích lên tới 584 km² và dân số là 91.000 người. Năm 1976, Quốc hội quyết định mở rộng thủ đô lần thứ hai với diện tích đất tự nhiên 2.136 km² và dân số 2,5 triệu người. Tới năm 1991, địa giới Hà Nội tiếp tục thay đổi chỉ còn 924 km², nhưng dân số vẫn ở mức hơn 2 triệu người. Trong suốt thập niên 1990, cùng việc các khu vực ngoại ô dần được đô thị hóa, dân số Hà Nội tăng đều đặn và đạt con số 2.672.122 người vào năm 1999. Sau đợt mở rộng địa giới gần đây nhất vào tháng 8 năm 2008, thành phố Hà Nội có 6,233 triệu dân. So với con số 3,4 triệu dân vào cuối năm 2007, dân số thành phố đã tăng 1,8 lần và Hà Nội cũng nằm trong 17 thủ đô có diện tích lớn nhất thế giới. Hiện nay mật độ dân số Hà Nội, cũng như trước khi mở rộng địa giới hành chính, không đồng đều giữa các quận nội thành và khu vực ngoại thành. Trên toàn thành phố, mật độ dân cư trung bình là 1.875 người/km² nhưng quận Đống Đa mật độ lên tới 35.341 người/km². Trong khi đó ở những huyện như ngoại thành như Ba Vì, Mỹ Đức, Sóc Sơn, mật độ không tới 1.000 người/km². Sự khác biệt giữa nội thành và huyện ngoại thành còn thể hiện ở mức sống, điều kiện giáo dục, y tế... Về cơ cấu dân số, theo số liệu ngày 1 tháng 4 năm 1999, cư dân Hà Nội và Hà Tây khi đó chủ yếu là người Kinh với tỷ lệ 99,1%. Các dân tộc khác như Mường, Dao, Tày chiếm 0,9%. 2.2.2. Diễn biến đô thị hóa Năm 2006, cũng trên địa bàn Hà Nội và Hà Tây, cư dân đô thị chiếm tỷ lệ 41,1% và cư dân nông thôn là 58,1%, tỷ lệ nữ chiếm 50,7% và nam là 49,3%. Toàn thành phố hiện nay còn khoảng 2,5 triệu cư dân sinh sống nhờ sản xuất nông nghiệp. Nhưng cũng giống như Thành phố Hồ Chí Minh, việc dân số tăng quá nhanh cùng quá trình đô thị hóa không được quy hoạch tốt đã khiến Hà Nội trở thành một thành phố chật chội, ô nhiễm và giao thông nội ô thường xuyên ùn tắc. Nhiều di sản kiến trúc của thành phố đang dần biến mất, thay thế bởi những ngôi nhà ống nằm lộn xộn trên khắp các con phố. Hà Nội còn là một thành phố phát triển không đồng đều với nhiều khu vực ngoại thành lạc hậu, nơi người dân vẫn chưa có được những điều kiện sinh hoạt thiết yếu. 2.2.3. Giáo dục và đào tạo Hà Nội ngày nay vẫn là trung tâm giáo dục lớn nhất Việt Nam. Năm 2007, Hà Nội có 280 trường tiểu học, 219 trường trung học cơ sở và 103 trung học phổ thông với tổng cộng 495.456 học sinh. Tỉnh Hà Tây cũng tập trung 361 tiểu học, 337 trung học cơ sở và 67 trung học phổ thông, tổng cộng 475.264 học sinh. Hệ thống trường trung học phổ thông, Hà Nội có 40 trường công lập, một vài trong số đó nổi tiếng vì chất lượng giảng dạy và truyền thống lâu đời. Bên cạnh các trường công lập, thành phố còn có 65 trường dân lập và 5 trường bán công. Sau khi Hà Tây được sát nhập vào thành phố, Hà Nội hiện đứng đầu Việt Nam về số lượng người không biết chữ. Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam năm 2008, toàn thành phố có gần 235.000 người mù chữ trên tổng số 1,7 triệu người của cả quốc gia. Là một trong hai trung tâm giáo dục đại học lớn nhất quốc gia, trên địa bàn Hà Nội có trên 50 trường đại học cùng nhiều cao đẳng, đạo tạo hầu hết các ngành nghề quan trọng. 2.2.4. Sức khỏe cộng đồng Theo số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam năm 2007, thành phố Hà Nội trước khi mở rộng có 232 trạm y tế, 26 phòng khám khu vực và 19 bệnh viện, tổng cộng 4.448 giường bệnh cùng 1.705 bác sỹ thuộc Bộ Y Tế. Tỉnh Hà Tây cũng có 322 trạm y tế, 17 phòng khám khu vực, 16 bệnh viện, tổng cộng có 4.560 giường bệnh và 986 bác sỹ. Do sự phát triển không đồng đều nên những bệnh viện lớn của Hà Nội, cũng là của cả miền Bắc, chỉ tập trung trong khu vực nội thành. Các bệnh viện lớn như Việt Đức, Bạch Mai, Nhi Thụy Điển, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đều trong tình trạng quá tải. Cùng với hệ thống y tế của nhà nước, Hà Nội cũng có một hệ thống bệnh viện, phòng khám tư nhân đang phát triển. Năm 2007, toàn thành phố có 8 bệnh viện tư nhân với khoảng 300 giường bệnh. Theo đề án đang được triển khai, đến năm 2010 Hà Nội sẽ có thêm 8 đến 10 bệnh viện tư nhân. Khi đó, tổng số giường bệnh tư nhân sẽ lên tới khoảng 2.500 giường. Tương tự thành phố Hồ Chí Minh, điều kiện chăm sóc y tế giữa nội thành và các huyện ngoại thành Hà Nội có sự chênh lệch lớn. Sau đợt mở rộng địa giới hành chính năm 2008, mức chệnh lệch này càng tăng, thể hiện qua các chỉ số y tế cơ bản. Nếu như tại địa phận Hà Nội cũ, tỷ lệ trẻ em bị suy dinh dưỡng là 9,7%, thì ở Hà Tây con số lên tới 17%. Tương tự, tuổi thọ trung bình tại khu vực Hà Nội cũ khá cao, 79 tuổi, nhưng sau khi mở rộng, con số này bị kéo xuống còn 75,6 tuổi. Tại không ít khu vực thuộc các huyện ngoại thành, cư dân vẫn phải sống trong điều kiện vệ sinh rất kém, thiếu nước sạch để sinh hoạt, phải sử dụng nước ao, nước giếng. 2.2.5. Cơ sở hạ tầng Là thành phố thủ đô và có vị trí ở khu vực trung tâm của miền Bắc, nằm bên cạnh sông Hồng, giao thông từ Hà Nội đến các tỉnh khác của Việt Nam tương đối thuận tiện, bao gồm cả đường bộ, đường thủy, đường không và đường sắt. Giao thông đường không, ngoài sân bay quốc tế Nội Bài cách trung tâm 35 km, phía Đông thành phố còn có sân bay Gia Lâm. Từng là sân bay chính của Hà Nội những năm 1970, hiện nay sân bay Gia Lâm chỉ phục vụ cho các chuyến bay dịch vụ của trực thăng, gồm cả dịch vụ du lịch Hà Nội là đầu mối giao thông của năm tuyến đường sắt trong nước và một tuyến liên vận sang Bắc Kinh, Trung Quốc, đi nhiều nước ở châu Âu. Các bến xe Phía Nam, Gia Lâm, Lương Yên, Nước Ngầm, Mỹ Đình là nơi các xe chở khách liên tỉnh đi khắp quốc gia theo các quốc lộ 1A xuyên Bắc – Nam, quốc lộ 2 đi Tuyên Quang, Phú Thọ, Hà Giang,quốc lộ 3 đi Cao Bằng, Thái Nguyên,quốc lộ 5 đi Hải Phòng, Quảng Ninh, quốc lộ 6 đi Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, quốc lộ 32 đi Phú Thọ... Giao thông đường thủy, Hà Nội cũng là đầu mối giao thông quan trọng với bến Phà Đen đi Thái Bình, Nam Định, Hưng Yên, Việt Trì và bến Hàm Tử Quan đi Phả Lại Trong nội thành, các con phố của Hà Nội thường xuyên ùn tắc do cơ sở hạ tầng đô thị thấp kém, lượng phương tiện tham gia giao thông quá lớn – đặc biệt là xe máy cùng vơi ý thức chưa tốt của các cư dân thành phố. Trên những đường phố ở Hà Nội, vỉa hè thường bị chiếm dụng khiến người đi bộ phải đi xuống lòng đường. Trong những năm gần đây, Hà Nội chỉ phát triển thêm 5 đến 10 km đường mỗi năm. Nhiều trục đường của thành phố được thiết kế còn thiếu khoa học, không đồng bộ và hệ thống đèn giao thông ở một vài điểm cũng thiếu hợp lý. Thêm nữa, hiện tượng ngập úng mỗi khi mưa lớn cũng gây khó khăn cho người tham gia giao thông. Trong khoảng 10 năm gần đây, hệ thống xe buýt là loại hình phương tiện giao thông công cộng duy nhất của thành phố có phát triển mạnh, nhưng phần đông người dân vẫn sử dụng các phương tiện cá nhân, chủ yếu là xe máy. Theo quy hoạch giao thông Hà Nội đã được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phê duyệt năm 2008, chi phí cho phần phát triển đường bộ lên tới 100.000 tỷ đồng. Ba tuyến đường vành đai, 30 tuyến đường trục chính cùng nhiều tuyến phố sẽ được xây dựng mới hoặc cải tạo lại. 2.3.Tình hình phát triển kinh tế 2.3.1. Phát triển GDP và bình quân thu nhập GDP/đầu người của thành phố Năm 2007, GDP bình quân đầu người của Hà Nội lên tới 31,8 triệu đồng, trong tổng GDP của cả Việt Nam là 13,4 triệu. Hà Nội là một trong những địa phương nhận được nhiều nguồn đầu tư nước ngoài nhất, với 1.681,2 triệu USD và 290 dự án. Thành phố cũng là địa điểm của 1.600 văn phòng đại diện nước ngoài, 14 khu công nghiệp cùng 1,6 vạn cơ sở sản xuất công nghiệp. Nhưng đi đôi với sự phát triển kinh tế, những khu công nghiệp này đang khiến Hà Nội phải đối mặt với vấn đề môi trường. Bên cạnh những công ty nhà nước, các doanh nghiệp tư nhâncũng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Hà Nội. Năm 2003, các doanh nghiệp tư nhân đã đóng góp 77% giá trị sản xuất công nghiệp cùa thành phố với gần 300.000 lao động. Ngoài ra, 15.500 hộ sản xuất công nghiệp cũng thu hút tới gần 500.000 lao động. Tổng cộng, các doanh nghiệp tư nhân đã đóng góp 22% tổng đầu tư xã hội, hơn 20% GDP, 22% ngân sách thành phố và 10% kim ngạch xuất khẩu của Hà Nội Sau khi mở rộng địa giới hành chính, với hơn 6 triệu dân, Hà Nội có 3,2 triệu người đang trong độ tuổi lao động. Mặc dù vậy, thành phố vẫn thiếu lao động có trình độ chuyên môn cao. Nhiều sinh viên tốt nghiệp vẫn phải đào tạo lại, cơ cấu và chất lượng nguồn lao động chưa dịch chuyển theo yêu cầu cơ cấu ngành kinh tế. Hà Nội còn phải đối đầu với nhiều vấn đề khó khăn khác. Năng lực cạnh tranh của nhiều sản phẩm dịch vụ cũng như sức hấp dẫn môi trường đầu tư của thành phố vẫn còn thấp. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế vẫn chậm, đặc biệt cơ cấu nội ngành công nghiệp, dịch vụ và các sản phẩm chủ lực mũi nhọn. Chất lượng quy hoạch phát triển các ngành kinh tế ở Hà Nội không cao và thành phố cũng chưa huy động tốt tiềm năng kinh tế trong dân cư. 2.3.2. Tỷ lệ đóng góp GDP của các ngành kinh tế chủ yếu Tới thế kỷ gần đây, với sự phát triển mạnh mẽ của thành phố Hồ Chí Minh và khu vực Đông Nam Bộ, Hà Nội chỉ còn giữ vị trí quan trọng thứ hai trong nền kinh tế Việt Nam. Giai đoạn phát triển của đầu những năm 1990 cũng cho thấy Hà Nội đã có những thay đổi về cơ cấu kinh tế. Từ 1990 tới 2000, trong khi tỷ trọng ngành công nghiệp tăng mạnh từ 29,1% lên 38% thì nông–lâm nghiệp và thuỷ sản từ 9% giảm xuống còn 3,8%. Tỷ trọng ngành dịch vụ cũng giảm trong khoảng thời gian này, từ 61,9% xuống còn 58,2%. Ngành công nghiệp của Hà Nội vẫn tập trung vào 5 lĩnh vực chính và chiếm tới 75,7% tổng giá trị sản xuất công nghiệp, là cơ–kim khí, điện–điện tử, dệt–may–giày, chế biến thực phẩm và công nghiệp vật liệu. Bên cạnh đó, nhiều làng nghề truyền thống như gốm Bát Tràng, may ở Cổ Nhuế, đồ mỹ nghệ Vân Hà…cũng dần phục hồi và phát triển. II – THỰC TRẠNG NGẬP LỤT TẠI TP HÀ NỘI NĂM 2008 2.4. Diễn biến ngập lụt Trận mưa lịch sử trong 2 ngày cuối tháng 10 năm 2008 đã khiến Thủ đô Hà Nội ngập chìm trong biển nước. Với lượng mưa đo được trên 500mm, tại Hà Đông là gần 1.000mm, đối với khu vực Hà Nội, theo số liệu quan trắc của Trạm khí tượng Láng từ năm 1973 đến nay thì trận mưa này là trận mưa đứng thứ 2 (về lượng mưa 24h) sau trận mưa ngày 10/11/1984 (là 394.9mm). Riêng khu vực TP Hà Đông, tính đến thời điểm này đã là lượng mưa ngày lịch sử tính từ năm 1960 đến nay (lượng mưa ngày lớn nhất trước đây xảy ra vào năm 1978 là 318,7mm). Mưa rất lớn trên diện rộng vào cuối tháng 10, lại chỉ do hội tụ của gió đông nam thuần tuý là hiện tượng rất bất thường. Trong quá khứ cũng đã từng xảy ra các trận mưa lớn như vậy, nhưng ngoài gió đông nam ra còn phải kết hợp với bão hoặc áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào Bắc Trung Bộ (như năm 1984 và 2007). Lượng mưa dữ dội trong hai ngày đo được đã lên đến mức kỷ lục nhất trong vòng 48 năm. Tổng lượng mưa đo được do Đài Khí tượng thủy văn đồng bằng Bắc Bộ thông báo như sau: Láng 417,3mm; Hà Đông 612,9mm; nội thành: 399mm; Long Biên: 408mm. Tại điểm đo mưa của Công ty Thoát nước Hà Nội tại Vân Hồ là  354mm, Đồng Bông 613mm. Thực tế Hà Nội chỉ có 2 trục tiêu nước là sông Nhuệ và sông Tô Lịch, trong đó riêng sông Tô Lịch làm nhiệm vụ tiêu thoát nước cho toàn bộ Hà Nội cũ. Chính vì vậy chính quyền Hà Nội cần phải đánh giá lại năng lực tiêu nước của sông Tô Lịch cũng như quy hoạch các trạm bơm tiêu lũ... Theo tính toán của các chuyên gia, hệ thống tiêu, thoát nước của Hà Nội chủ yếu trông chờ vào việc tiêu úng bằng máy bơm. Trạm bơm Yên Sở - trạm bơm duy nhất hoạt động trong đợt lụt mặc dù mới được đầu tư cải tạo xây dựng theo dự án thoát nước Hà Nội giai đoạn 1 cũng trong tình cảnh tương tự. Khu vực tiêu của trạm bơm Yên Sở là gần 8.000 ha, công suất 45 m3/s, với lượng mưa bình quân là 500 mm, riêng Hà Nội cũ đã hứng 40 triệu m3 nước, trạm bơm Yên Sở chỉ đủ xử lý với lượng mưa khoảng 160mm - 170mm/ngày. Tới đây, dù nâng công suất của trạm bơm này lên gấp đôi, thì với những trận mưa như thế (500mm trong một ngày), Hà Nội vẫn bị ngập. và do đó "số phận" của Hà Nội chỉ chờ vào trạm bơm này nên việc thoát nước của thủ đô rất căng thẳng. Do chính quyền thành phố không lường trước được quy mô úng ngập, kể cả sau khi đã nhận ra lượng mưa bất thường. Vì thế, Hà Nội đã phản ứng khá chậm chạp trong ba ngày ngập lụt đầu tiên. Tuy nhiên, ngay sau khi xảy ra mưa lớn, thành phố đã tổ chức di dời 5.183 hộ dân có nguy cơ ngập nặng để đảm bảo an toàn; khẩn trương triển khai các phương án phòng chống úng ngập theo phương châm 4 tại chỗ, huy động 6.075 người, 5.200 cọc tre, 32.910 bao tải, 1.880m3 đất để chống ngập; cấp 11.000 thùng mì tôm, nước sạch cho những vùng bị cách ly và gặp khó khăn. Bộ Chỉ huy quân sự Thành phố cũng huy động hơn 9.000 lượt cán bộ, chiến sĩ nhằm cứu hộ, cứu nạn, hỗ trợ xử lý úng ngập. Có thể nói, toàn thành phố đã dốc sức để đảm bảo an ninh trật tự, hướng dẫn, phân luồng giao thông, tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát vào ban đêm tại các tuyến trọng điểm… nhằm hạn chế thiệt hại về người và tài sản. 2.5. Thiệt hại ngập lụt đối với TP Hà Nội Mưa lớn đã làm trên 10.000 hộ dân ven đê, vùng trũng dọc theo các triền sông bị ngập nhà cửa và nhiều công trình dân sinh như trường học, trạm y tế bị ngập úng, nhiều diện tích cây trồng vụ đông bị úng ngập, khả năng không còn cho thu hoạch, nhiều diện tích thủy sản bị mất trắng. * Thiệt hại về người Trong đợt lụt vừa qua, Hà Nội dẫn đầu các địa phương chịu ảnh hưởng của trận mưa lớn miền Bắc về số người thiệt mạng. Người chết do nước lụt là nguyên nhân trực tiếp; người chết do lụt là nguyên nhân gián tiếp như những người già yếu bị lạnh, trẻ em đang ốm bị lạnh, người ốm hay người bị thương không được cấp cứu kịp thời do đường ngập nước… * Thiệt hại kinh tế: - Thiệt hại nhà cửa, vật dụng và phương tiện đi lại Sau mấy ngày nước ngập, ngoài việc phải sửa chữa nhà cửa bị ngập, các hộ gia đình còn phải chịu khoản chi phí do thiệt hại của cải. Những vật dụng hư hỏng có thể nhìn thấy bằng mắt thường đó là hệ thống cửa gỗ bắt đầu mục nát xệ xuống, vật dụng đồ gỗ công nghiệp của gia đình. Thêm nữa là chi phí sửa chữa cho phương tiện giao thông do ngập nước. Những xe ngập nước nhưng không hỏng động cơ vào khoảng 4-5 triệu đồng. Nhưng với xe sang mà động cơ bị thủy kích, số tiền có thể lên tới hàng trăm triệu đồng. Trong trường hợp xe hỏng trung bình chi phí bảo dưỡng trung bình sẽ dao động từ 300 000 đ đến 500 000 đồng. DN có số lượng xe bị thiệt hại lớn nhất là Công ty Bảo Minh, với trên 300 xe đã được chủ xe thông báo tới nhà cung cấp dịch vụ bảo hiểm này. giá trị đền bù thiệt hại ước tính lên đến trên 4 tỷ đồng, trong đó có một số xe bị hỏng nặng, với giá trị đền bù từ 300 - 400 triệu đồng/xe. Bảo Việt Việt Nam cho biết số ôtô mua bảo hiểm của họ bị thiệt hại do ngập nước là 200 chiếc với giá trị đền bù khoảng 3-4 tỷ đồng. Công ty cổ phần Bảo hiểm xăng dầu Petrolimex (PJICO) cũng cho biết con số ôtô ngập nước mua sản phẩm bảo hiểm của họ là 200 chiếc. Công ty cổ phần bảo hiểm Bưu điện (PTI) và Bảo hiểm dầu khí, mỗi DN cũng có hơn 100 ôtô của khách hàng bị ngập nước trong đợt mưa lũ. Như vậy chỉ riêng với 4 DN lớn tính đến nay đã có tới 700 xe bị thiệt hại do ngập nước, đấy là chưa kể số xe của các DN bảo hiểm nhỏ, hoặc  mới thành lập hay mở văn phòng tại Hà Nội và số xe còn chưa thông báo tới cho các nhà cung cấp dịch vụ. - Nông nghiệp, thủy sản Đợt mưa lớn đã gây úng ngập kéo dài, làm hư hại nhiều ha cây vụ đông, chết gia súc và các diện tích lùa mùa muộn bị mất trắng. Vè thủy sản, mặc dù đã có nhiều biện pháp chắn giữ và nỗ lực cố gắng của chủ hộ, trang trại và phía Ban, Ngành tại địa phương, song do lượng mưa quá lớn làm cho nhiều diện tích đầm, ao nuôi thủy sản bị mất trắng chỉ trong thời gian ngắn. Phường Trần Phú, Yên Sở (quận Hoàng Mai, Hà Nội) được coi là "vựa" cá lớn của Thủ đô. Đợt mưa lớn mấy ngày làm các hộ nuôi trồng thuỷ sản nơi đây bị thiệt hại nặng nề. Do mưa lớn, nước đổ dồn về đầm quá nhanh khiến các hộ nuôi cá trở tay không kịp, dùng bơm công suất lớn cũng chẳng ăn thua so với lượng nước dâng cao. Nhiều ao cá đã đến tầm thu hoạch, mưa lớn làm cá tràn sang các ao nuôi khác, các sông, hồ rồi hòa vào biển nước mệnh mông. - Thiệt hại cơ sở hạ tầng, thông tin liên lạc Cùng với nước ngập và mất điện xảy ra ở nhiều nơi, thông tin liên lạc trên địa bàn Hà Nội nhiều lúc bị gián đoạn. Rất nhiều thuê bao di động và Internet tại Hà Nội không thể liên lạc được trong 3 ngày ngập lụt. Lý do chủ yếu là lưới điện tại nhiều khu vực bị cắt để đảm bảo an toàn. Mưa to đã khiến một số hệ thống trạm thu phát sóng di động bị ảnh hưởng cục bộ do nhiều tuyến dây cáp bị đứt, nhiều khu phố bị ngập. Các đơn vị muốn chạy máy nổ cũng không thể vận hành được vì khu vực đặt trạm cũng bị ngập nước. Do mặt đường ngập nước, các phương tiện đi tràn lên vỉa hè nên nhanh chóng bị xuống cấp. Tại nhiều tuyến đường dải phân cách cũng bị hư hỏng nặng cho nên để "vá" hết những "khiếm khuyết" này thành phố cần đầu tư một số lượng tiền lớn. Nhiều trạm điện trên toàn thành phố hiện đã bị ngập nước, vì vậy để đảm bảo an toàn bắt buộc phải cắt điện. Bên cạnh đó, nhiều  tuyến đường dây ngầm ở thành phố Hà Nội cũng bị ngập nước, không đủ tiêu chuẩn vận hành cũng khiến cho điện lực tạm ngừng cung cấp điện. Trong trận ngập có 2000 trạm điện của Công ty Điện lực Việt Nam bị ngập trong đó có 463 trạm không vận hành được (quận Hoàng Mai 101 trạm; Thanh Xuân 32 trạm; Long Biên 40 trạm; Đống Đa 30 trạm; Hai Bà Trưng 23 trạm; Ba Đình 10 trạm; Thanh Trì 25 trạm và khu vực Hà Tây cũ còn 169 trạm chưa có điện vì trạm 220kV Hà Đông bị ngập trong nước). Do đó, Cty điện lực Hà Nội phải sa thải các trạm ra khỏi hệ thống khiến nhiều hộ dân tại TP.Hà Đông, tại các huyện thuộc Hà Tây cũ và các quận Thanh Xuân, Hoàng Mai, Hai Bà Trưng, Long Biên, Thanh Trì, Từ Liêm, Đống Đa bị mất điện. Các địa điểm bị ngập nặng nhất là Hoàng Mai, Từ Liêm, Thanh Xuân, Long Biên. * Ảnh hưởng xã hội: - Ách tắc giao thông Trong những ngày mưa lụt, trên hầu hết tuyến phố, các phương tiện tham gia giao thông bị rối loạn. Chỉ còn lại một vài tuyến phố vành đai, khu vực ngoại thành và các tuyến đường đê không bị ngập, các phương tiện tham gia giao thông đã tìm hướng này tránh lụt nhưng do quá nhiều người đi vào hướng này nên lại bị ách tắc giao thông. - Giá cả biến động Trận mưa lịch sử những ngày qua ở Hà Nội đã khiến thị trường lương thực thực phẩm diễn biến phức tạp. Ngược với mức giá tăng vọt gấp cả chục lần so với ngày thường ở khu vực nội thành là cảnh giá cả hạ thấp đến bất ngờ tại khu vực ngoại thành. Mấy ngày mưa lớn và ngập úng kéo dài đã khiến mọi hoạt động của người dân bị xáo trộn. Người dân điêu đứng vì đường ngập, nhà ngập, mất điện, mất nước, thiếu lương thực... Nhiều chợ đã đóng cửa, nhiều tiểu thương đã lập chợ cóc bên đường để phục vụ nhu cầu của người dân, thậm chí, ở nhiều nơi, người ta còn dùng xe đẩy để bán hàng đến tận nhà. Những ngày mưa, những người bán lẻ có cơ hội đẩy giá lên cao gấp 5, gấp 7 lần ngày thường. Giá cả vào sáng 3-11 đã có mặt bằng giá mới. Giá rau được nâng lên gấp đôi hoặc gấp ba ngày hôm trước. Hàng củ quả nhiều hơn hàng rau và giá cả các loại thực phẩm như thịt gà, thịt lợn, tôm, mực vẫn ở mức cao. Khảo sát qua một số chợ, chỉ có thực phẩm khô, đồ đông lạnh là giá không thay đổi nhiều. Tại các huyện Mỹ Đức, Thanh Oai, Ứng Hòa, đã xuất hiện tình trạng người dân bán tống, bán tháo hàng nông sản và thực phẩm tươi sống nhằm giảm đến mức thấp nhất thiệt hại. Lý giải cho việc này là do diện tích nuôi trồng thuỷ sản của người dân bị ngập úng, cá theo mưa tràn lên bờ. Rất nhiều người dân đổ đi vớt cá. Chủ những hồ nuôi trồng thuỷ sản phải bán đổ, bán tháo để giảm bớt thiệt hại do thiên tai. Tại khu vực ngoại thành, thịt gà, thịt lợn cũng phải bán giảm giá do nước mưa dâng cao, tràn vào, đe doạ an toàn khu chăn nuôi. Hơn nữa, các hộ chăn nuôi cũng không thể giải quyết ngay được đầu ra của mặt hàng này do ách tắc về giao thông. - Khan hiếm nước sạch và dịch vụ công ích Mưa lớn không chỉ gây ngập trên hầu khắp các tuyến đường của Thủ đô, làm ách tắc giao thông kéo dài, mà còn ảnh hưởng đến việc cấp điện tại một số khu vực. Trạm 220 KV Hà Đông đã bị ngập úng và để đảm bảo an toàn lưới điện, các máy biến áp 220, 110 KV và một số đường dây cung cấp điện áp đã bị tách ra khỏi hệ thống điện. Do đó, việc cung cấp điện cho khu vực Hà Đông và một số khu vực khác của Hà Nội đã phải tạm ngừng. Mất điện kéo theo mất nước bởi các trạm bơm nước cũng phải ngừng hoạt động, dẫn đến sinh hoạt của người dân tại những khu vực bị mất điện đang bị đảo lộn. Cả khu vực thành phố đã phải sống trong tình cảnh không có nước trong hơn 1 ngày lụt lội. Do mưa lớn đột ngột và kéo dài nên nhiều gia đình không chuẩn bị, bể chứa dung tích nhỏ đã không còn nước sạch sử dụng. Khác với nông thôn, tính mạng của đa số người dân thành phố không bị đe doạ trực tiếp khi có lụt. Họ có nhà cửa kiên cố hơn, và vì thế có sẵn một chỗ trú cao ráo để tránh bị kiệt sức do dầm mình trong mưa bão. Chính lợi thế này của thị dân đã làm cho các nhà quản lý do dự khi đặt vấn đề có cần cứu trợ cho Hà Nội mấy ngày đầu trận lụt. Nhưng chính sự an toàn tương đối của nhà ở và công trình đô thị lại che khuất một điểm yếu căn bản của nó, là sự phụ thuộc vào hệ thống phân phối phức tạp. Khác với nông thôn, nơi người dân vẫn thường tự giải quyết các vấn đề về nước sạch, thoát nước, rác thải, chữa cháy v.v. người dân thành phố hoàn toàn phải dựa vào các công ty dịch vụ công. Khi các công ty này tê liệt do giao thông ách tắc thì cuộc sống của người dân cũng bị đảo lộn. Nhu cầu về nước sạch của người dân thành phố đặc biệt khẩn cấp trong ngày lũ. Họ không thể dùng tạm nước sinh hoạt bằng nước lũ, vốn bị ô nhiễm nặng nề hơn nhiều so với nông thôn. Điều này dẫn tới một bất cập trong ứng phó của Hà Nội: Khi áp dụng máy móc công thức cứu trợ bằng mỳ tôm, vốn chỉ phù hợp với cứu trợ bão lụt nông thôn, cơ quan cứu trợ đã không chú ý đúng mức đến nước sạch cho các vùng bị ngập nặng. - Dịch bệnh: Thời gian trong và sau khi ngập nước là cơ hội cho nhiều loại bệnh truyền nhiễm, ký sinh trùng, côn trùng hay các loại động vật có nọc độc cắn; bị thương do tai nạn hay do va chạm với các vật nhọn sắc... Cũng như các thảm họa khác, lụt cũng là nguyên nhân của các loại bệnh thần kinh do bị sốc, hoảng loạn… Thống kê của một số bệnh viện trên địa bàn Hà Nội cho thấy, sau một tuần thoát khỏi cảnh ngập nước, số bệnh nhân đến khám bệnh có xu hướng gia tăng. Hầu hết các bệnh viện trên địa bàn Hà Nội đều phải đối mặt với tình trạng số bệnh nhân rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy cấp, sốt xuất huyết vào điều trị gia tăng sau ngập lụt, tuy nhiên không có sự gia tăng đột biến của bất cứ loại bệnh nào, cũng chưa có dịch bệnh bùng phát. Ngành Y tế đã cố gắng hết sức để kiểm soát được tình hình dịch bệnh, dù nguy cơ bùng phát các dịch bệnh sau lũ lụt là rất lớn. Đáng lo ngại nhất vào thời điểm này là dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm có khuẩn tả, vì hiện nay các bệnh viện của thành phố và một số bệnh viện huỵên đều đã tiếp nhận nhiều bệnh nhân bị tiêu chảy cấp đến điều trị. Cùng với đó, tại hầu hết địa bàn có ổ dịch tả trước đây như Hoàng Mai, Thanh Xuân đều bị ngập nặng trong những ngày qua. Nước thải từ ao, cống rãnh tràn vào nhà dân, thậm chí nhiều bể nước sinh hoạt của dân đã bị ngấm nước thải nhưng ý thức giữ gìn vệ sinh và phòng bệnh của nhiều người vẫn còn rất kém - Môi trường Gần một tuần sau trận mưa lũ lịch sử, nước mới tạm rút trên hầu hết các khu vực của Hà Nội. Vấn đề đặt ra lớn nhất bây giờ chính là công tác vệ sinh môi trường ở những khu vực ngập úng. Hiện nay, Tổng Công ty môi trường đô thị Hà Nội đang hỗ trợ nhiều đơn vị trên địa bàn khẩn trương thu gom và xử lý hàng ngàn tấn rác thải tồn đọng nhằm hạn chế tối đa dịch bệnh có thể phát sinh sau lũ Sau ngập lụt thì ô nhiễm môi trường là một vấn đề cần được giải quyết đầu tiên trên thành phố. Môi trường bị ô nhiễm do: - Các công trình vệ sinh chuồng trại chăn nuôi bị ngập tràn đã phát tán các chất thải theo dòng nước đi khắp nơi. - Rác thải bị cuốn trôi theo dòng nước gây ra rất nhiều vấn đề môi trường nghiêm trọng - Xác động thực vật bị chết hoặc ngâm trong nước lâu làm ô nhiễm nguồn nước và không khí - Rác thải sinh hoạt người dân và nước thải lau dọn nhà cửa - Chất thải do ngập các nhà máy chế biến thuốc bảo vệ thực vật, phân hóa học…là các chất thải rất nguy hiểm có thể ảnh hưởng tới sức khỏe con người và vật nuôi. Tại nhiều điểm dân cư, công nhân vệ sinh môi trường rất khó tiếp cận được để thu gom rác thải, trong khi lượng rác trong dân vẫn không ngừng ùn ùn đổ ra. Biết là ảnh hưởng đến môi trường, nhưng người dân không còn sự lựa chọn khác. Chính vì vậy, khi nước rút tại nhiều điểm, rác thải tràn lan, phân người, xác động vật chết… nổi lềnh phềnh. Nhiều rác thải “mắc cạn” vào trong nhà, bể giếng nước ăn, sân… gây ô nhiễm nghiêm trọng. Nguy hại hơn là nhớt thải của ô tô, xe máy do nước vào không tái sử dụng được, bị đổ thẳng xuống cống, rãnh thoát nước, bị chảy về đây khiến lớp bùn dày, đen như than, bốc mùi hôi thối... Hàng trăm vật dụng của người dân như: đệm mút, ghế salon, giường, tủ... bị hỏng do ngấm nước đều được tống thẳng ra đường. Nguy cơ nước, rác thải y tế của các bệnh viện bị tràn ra hòa lẫn với nước sinh hoạt do ngập sâu tại một số bệnh viện của thành phố cũng là một vấn đề khá nghiêm trọng. 2.6. Khắc phục sau ngập lụt - Tiêu thoát nước Sau ngập lụt, các sở, ban ngành chức năng đã tập trung cao độ, huy động tối đa mọi nguồn lực để xử lý thoát nước, khắc phục tình trạng úng ngập trên địa bàn, ưu tiên cho khu vực nội thành; đặc biệt không để xảy ra sự cố vỡ đê, nhất là đê tả sông Nhuệ. Để tiêu thoát nước cho khu vực ngoại thành, UBND thành phố đã có chủ trương xả nước từ sông Nhuệ vào hệ thống tiêu thoát nước HN thông qua cửa cống Thanh Liệt, để hạ thấp mực nước trong lưu vực sông Nhuệ đang ngập nặng, không tiêu thoát được. Lúc 14h ngày 10-11,  mực nước đo tại sông Nhuệ là +5,64m và mực nước trong kênh trước cống Thanh Liệt là +3,45m. Ngay trong ngày 10-11, các ngành như Sở Xây dựng, GTVT, NNPTNT, Cty thoát nước Hà Nội... đã thực hiện phương án đưa nước từ sông Nhuệ qua đập Thanh Liệt về trạm bơm Yên Sở, để bơm ra sông Hồng. Tổng công ty  Tư vấn xây dựng thủy lợi Việt Nam được giao nhiệm vụ lập báo cáo biện pháp xả lũ khẩn cấp. Khi nước từ sông Nhuệ qua đập Thanh Liệt chảy vào sông Tô Lịch khiến mực nước sông này dâng lên, nước được đưa qua hạ lưu sông Kim Ngưu để dẫn về các hồ điều hòa của trạm bơm Yên Sở, sau đó qua kênh dẫn đến trạm bơm để ra sông Hồng. Các máy bơm của trạm bơm Yên Sở đã hoạt động hết công suất 45m3/s để đưa nước ra sông Hồng, đến khi mực nước sông Nhuệ trở lại bình thường. Trong khu vực nội thành, UBND thành phố đã triển khai phương án bổ sung nhằm tiêu úng. Ngay khi nước tại sông Nhuệ đạt độ an toàn, cho phép một số trạm bơm cục bộ phía nội thành bơm lên sông Nhuệ, UBND thành phố đã chỉ đạo tiếp tục duy trì trạm bơm Yên Sở giao cho Sở GTVT, Sở Xây dựng cùng các ngành chức năng nghiên cứu các điểm úng ngập nặng, cho giải pháp be bờ tát nước, giải quyết thông luồng, thông xe đi lại cho nhân dân ở mức tối đa; Các quận, huyện rà soát toàn bộ đê, mương, kè phát hiện sạt lở, điểm mối xử lý ngay; duy trì phân công lực lượng kiểm tra canh gác 24/24 giờ, thường xuyên báo cáo Ban chỉ đạo phòng chống bão lụt TP, diễn biến mực nước úng ngập tại địa phương mình; kiểm tra những nơi nhà dân, công trình nước ngập sâu. Nhằm góp phần xả nhanh nước ngập ra sông, Sở NN&PTNT tiến hành triển khai, lắp đặt 69 máy bơm dã chiến (loại 1.200m3/giờ và 4.000m3/giờ) để bơm nước chống ngập cho các huyện ngoại thành trong ngày 11-11. Theo đó, tại huyện Phú Xuyên sẽ được trang bị 10 máy bơm (trạm bơm Ngọ Xá 5 máy, trạm bơm Hòa Mỹ và Bàn Lễ 5 máy); lưu vực sông Hồng tại trạm bơm Bộ Đầu có 5 máy, Ngoại Độ có 2 máy; hệ thống sông Đáy tại trạm bơm Cầu Sa (Đan Hoài) 7 máy, Phương Trung (Thanh Oai) 5 máy, Cao Sơn Dương 5 máy; Vân Đình 4 máy, lưu vực sông Nhuệ tại các trạm bơm Hòa Mỹ, Đồng Tiến, Bãi Lễ, Đào Xã, Ngải Khê 13 máy. Kinh phí đầu tư, lắp đặt các trạm bơm khoảng 18,6 tỉ đồng. Các máy bơm dã chiến có đặc điểm phù hợp với tình hình lượng nước tại khu vực nội đồng lúc này, được chỉ đạo chuyển tới lắp đặt tại các khu vực ngay trong 10/11 và đồng loạt hoạt động tiêu úng chậm nhất từ ngày 11/11. - Thực hiện cứu trợ UBND thành phố đã cấp 24,5 tỷ đồng cho các quận, huyện và Tổng Công ty thương mại Hà Nội( Hapro) để mua nhu yếu phẩm cứu trợ nhân dân; chi 25,5 tỷ đồng để mua gạo và 40 tấn hóa chất khử trùng trong nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi gia súc, gia cầm và hạt giống rau quả phục hồi sản xuất. Trước đó, Ủy ban Nhân dân thành phố đã trích 8 tỷ đồng từ ngân sách để hỗ trợ cho các vùng chịu ảnh hưởng nặng nề do trận mưa lịch sử. Huyện Mỹ Đức được hỗ trợ 2 tỷ đồng và các huyện Chương Mỹ, Phúc Thọ, Mê Linh, Thanh Oai, mỗi huyện được hỗ trợ 1,5 tỷ đồng. Thành phố cũng khẩn trương vận chuyển 25 tấn mỳ tôm đến thành phố Hà Đông và các quận, huyện Mê Linh, Hoàng Mai, Hoài Đức, Chương Mỹ, cùng 115 tấn gạo cứu đói cho huyện Mỹ Đức. - Vệ sinh môi trường Ngay sau khi ngừng mưa, nước rút các địa phương phối hợp với Sở y tế thành phố Hà Nội đồng loạt triển khai việc phun thuốc, khử khuẩn nguồn nước ăn, vệ sinh môi trường Bên cạnh đó, Trung tâm Y tế dự phòng sẽ chỉ đạo, hướng dẫn người dân, đặc biệt ở các huyện ngoại thành, phát quang bụi rậm..., nhằm phòng chống dịch bệnh. Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội đã bắt đầu tiến hành phun khử trùng môi trường ở các điểm nước đã rút theo phương châm, nước rút tới đâu vệ sinh sạch sẽ tới đó. - Khôi phục sản xuất nông nghiệp Sau úng ngập, các khu vực sản xuất nông nghiệp đã khẩn trương khắc phục diện tích vụ đông đã gieo trồng bị thiệt hại, trong đó chú trọng cơ cấu giống phù hợp và lượng giống cần thiết phục vụ nhu cầu của người nông dân. Sau khi kiểm tra tình hình thực tế địa bàn Hà Nội, Sở NN & PTNT đã chỉ đạo khôi phục 11.500ha rau xanh bị chết do ngập lụt. Thực hiện sự chỉ đạo của Bộ NN & PTNT về việc tạm ứng hạt rau giống phục hồi sản xuất sau mưa úng cho Hà Nội, trong hai ngày 12 và 13-11, Trung tâm khuyến nông Hà Nội đã chuyển 10.000 kg hạt giống cải củ, cải ăn lá… về 21 địa phương trên địa bàn thành phố, với mức hỗ trợ từ 100kg đến 1.440kg hạt ở mỗi nơi. Do có tới hơn 60.000ha cây trồng các loại bị ngập úng, lượng hạt giống đã được Bộ NNPTNT hỗ trợ chỉ mới đáp ứng được khoảng trên 20% diện tích cây hoa màu và một số loại cây trồng vụ đông như ngô, đậu tương bị thiệt hại, phải trồng lại hoặc trồng thay thế bằng các loại rau ngắn ngày trước khi bà con nông dân bắt tay vào trồng vụ lúa xuân. Huyện Mê Linh có số diện tích phục hồi cao nhất (1.700ha) được giao 1.440 kg hạt giống rau các loại. Hai huyện Thường Tín, Thanh Oai có số diện tích phục hồi xấp xỉ 1.000 ha/huyện, mỗi địa phương nhận khoảng 800 kg hạt giống. Các Trạm Khuyến nông huyện phối hợp với phòng chuyên môn, đã tiếp nhận hạt giống và hướng dẫn kỹ thuật, tổ chức sản xuất ngay tại những cơ sở đủ điều kiện. - Hỗ trợ thiệt hại Liên sở Tài chính - NN&PTNT Hà Nội đã trình UBND TP ban hành quy định tạm thời về chính sách hỗ trợ thiệt hại, khôi phục sản xuất cho dân vùng ngập úng. Theo đó, chính sách hỗ trợ được liên sở trình gồm bốn mức, mức cao nhất 15 triệu đồng/ha diện tích nuôi trồng thủy sản bị mất trắng; 7,5 triệu đồng/ha đối với diện tích cây ăn quả, hoa và cây cảnh; 2,5 triệu đồng/ha đối với diện tích lúa mất trắng; cây rau màu và các loại cây vụ đông khác 1,5 triệu đồng/ha; ngô và đậu tương mức hỗ trợ là 2 triệu đồng/ha. Theo tờ trình này, liên sở đề nghị TP hỗ trợ đối với những gia đình có trâu, bò bị chết theo mức 2 triệu đồng/con, heo nái chết 1,5 triệu đồng/con, heo thịt 500.000 đồng/con, gia cầm bao gồm gà, ngan, vịt bị chết mức hỗ trợ là 15.000 đồng/con. Ban Chỉ đạo PCLB TƯ đã kiến nghị Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 285 tỷ đồng cùng 1.500 tấn gạo và 45 tấn hạt giống rau để khắc phục hậu quả mưa lũ, khôi phục sản xuất vụ đông. cấp 750 tỷ đồng để hỗ trợ bà con nông dân ở những vùng vùng trồng hoa, cây cảnh, chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản bị thiệt hại và mua tiếp hạt giống rau củ quả, các loại hóa chất khử trùng, vắc xin phòng dịch, xử vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh y tế, duy tu hệ thống giao thông, tu bổ trường học, các di tích lịch sử văn hóa bị hư hỏng... UBND TP Hà Nội cũng hỗ trợ gia đình mỗi người không may chết vì mưa lụt số tiền là 15 triệu đồng, mỗi hộ có nhà bị sập đổ là 5 triệu đồng. Kinh phí này được lấy từ các nguồn hỗ trợ và ngân sách Thành phố. Trước đó, nhiều Quận, Huyện đã chủ động hỗ trợ những người chết và bị thương, những gia đình mất nhà cửa do ngập lụt, như: Huyện Chương Mỹ hỗ trợ 3 triệu đồng/trường hợp thiệt mạng, 1 triệu đồng/người bị thương; Huyện Thanh Oai hỗ trợ 5.000 thùng mì tôm và 10 thùng nến cho dân... - Khôi phục giao thông Khôi phục ùn tắc giao thông sau mưa lũ là công việc rất quan trọng vì liên quan trực tiếp đến đời sống và sản xuất kinh doanh của người dân, cần tập trung lực lượng, phương tiện, nguồn vốn. Ngay sau khi nước rút, Sở GTVT đã yêu cầu 5 Cty công trình giao thông huy động tối đa nhân lực, phương tiện, vật tư để sửa chữa mặt đường, dải phân cách trên các tuyến đường Kim Giang, Nguyễn Lương Bằng, Trường Chinh, Cửa Bắc, Nguyễn Văn Cừ, đường 21, 21B, 491, quốc lộ 70... CHƯƠNG III TÍNH TOÁN THIỆT HẠI NGẬP LỤT Ở HÀ NỘI NĂM 2008 I –THIỆT HẠI TRONG KHI NGẬP LỤT 3.1.Thiệt hại về nhà cửa và vật dụng A = A1+ A2+ A3 + A4 A : Thiệt hại về nhà cửa và vật dụng ( triệu đồng ) A1: Thiệt hại nhà ngập nước ( triệu đồng ) A2: Thiệt hại nhà cửa bị đổ sập ( triệu đồng ) A3: Thiệt hại về vật dụng trong nhà ( triệu đồng ) A4: Thiệt hại về phương tiện đi lại ( triệu đồng ) * Nhà cửa, vật dụng (A1, A2 , A3) Theo báo cáo của Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão thành phố Hà Nội trên địa bàn thành phố trong mấy ngày mưa lụt có 78000 hộ bị ngập nhà cửa, 7 nhà đổ sập. Chi phí khắc phục cho mỗi nhà sau ngập lụt trung bình là 2,5 triệu đồng, hi phí vật dụng bị ngập nước trung bình cho mỗi nhà là 1,5 triệu đồng và chi phí khắc phục cho mỗi nhà bị đổ sập trung bình là 50 triệu. * Phương tiện đi lại ( A4 ) Nước ngập làm cho các phương tiện đi lại bị chết máy hàng loạt và thiệt hại bảo dưỡng, sửa chữa và bảo hiểm cho xe máy, ô tô được thống kê là một con số rất lớn . - Theo thống kê của Hiệp Hội bảo hiểm Việt Nam, có hơn 1000 xe ôtô trong diện bảo hiểm phải đền bù do ngập lụt trong đó có 500 xe thuộc loại đắt tiền, phải đền bù lớn. Tổng số tiền đền bù lên tới 50 tỷ đồng. - Số lượng xe máy của Hà Nội đến tháng 6 năm 2008 là 1,7 triệu chiếc. Trong 3 ngày ngập lụt giả định 55% xe máy lưu thông trên đường ,với chi phí sửa chữa trung bình mỗi xe là 400 000 đồng thì số tiền sửa chữa xe máy tính được là 1700000 x 55% x 0,4 = 374 000 ( triệu đồng ) Tổng chi phí thiệt hại đối với phương tiện giao thông đi lại là A4 = 50 000 + 374 000 = 424 000 ( triệu đồng ) Tuy nhiên, những thiệt hại kể trên cũng chỉ là hữu hình, còn thiệt hại vô hình thì khó tính toán hết như tuổi thọ xe sẽ bị giảm, có thể xe sẽ không hoạt động ổn định như trước, giá trị xe sẽ giảm thì không tính hết được. Bảng 3.3: Thiệt hại về nhà cửa và vật dụng Khoản mục ĐVT Kí hiệu Số lượng Chi phí ( triệu đồng ) Ai ( triệu đồng ) Nhà cửa bị ngập Nhà A1 78000 2.5 195000 Nhà bị đổ sập Nhà A2 7 50 350 Thiệt hại của cải cái A3 78000 1.5 117000 Phương tiện đi lại cái A4 - - 424000 A 736 350 ( Nguồn: Tác giả tự tổng hợp và tính toán ) 3.2. Thiệt hại về nông nghiệp B = B1 + B2 + B3 Trong đó: B: Thiệt hại về nông nghiệp ( triệu đồng ) B1: Thiệt hại về cây cối và hoa màu ( triệu đồng ) B2: Thiệt hại về gia súc, gia cầm ( triệu đồng ) B3 : Thiệt hại về hạt giống ( triệu đồng ) * Thiệt hại về cây cối, hoa màu ( B1 ) Theo thống kê của liên sở Tài chính - NN&PTNT Hà Nội, toàn thành phố có 11500ha rau màu các loại, 40950ha ngô và đậu tương ngập mất trắng, diện tích các cây khác là 3910ha, diện tích lúa mùa muộn mất trắng 3101ha, diện tích cây ăn quả ngập úng 2596ha và diện tích hoa - cây cảnh mất trắng là 707ha. Giá trung bình một ha cây cối, hoa màu: = Trong đó: : Giá cây cối hoa màu bình quân 3 năm ( triệu đồng/ha ) : Giá cây cối hoa bình quân từng năm ( triệu đồng/ha ) - Lúa đông xuân: Bảng 3.4: Giá trị sản xuất lúa đông xuân Lúa đông xuân 2005 2006 2007 Diện tích ( ha ) 20856 20670 20613 Sản lượng (tạ ) 96586 96403 87936 Năng suất (tạ/ha ) 46.3 46.6 42.7 Giá thị trường (triệu đồng/tạ ) 0.34 0.37 0.42 Giá bình quân từng năm (triệu đồng/ha ) 15.74 17.24 17.93 ( Nguồn: Niên giám thống kê TP Hà Nội năm 2007 ) Vậy giá bình quân 1 ha lúa vụ đông xuân: PL = (15,74 + 17,24 + 17,93 )/3 = 16,97 ( triệu đồng/ha ) - Ngô: Bảng 3.5: Giá trị sản xuất ngô Ngô 2005 2006 2007 Diện tích ( ha ) 8829 8854 8799 Sản lượng (tấn ) 26100 27795 28458 Năng suất (tạ/ha ) 29.6 31.4 32.3 Giá bình quân từng năm (triệu đồng/ha) 9.472 10.048 10.336 (Nguồn: Niên giám thống kê TP Hà Nội năm 2007 ) Vậy giá bình quân một ha ngô là: PN = (9,422 +10,048 +10,336 )/3 = 9,95 ( triệu đồng/ha ) - Rau màu: Bảng 3.6: Giá trị sản xuất rau màu Rau màu 2005 2006 2007 Diện tích ( ha ) 8125 7915 7989 Sản lượng (tạ ) 1505870 1539630 1564210 Năng suất (tạ/ha ) 185.34 194.52 195.80 Giá bình quân từng năm ( triệu đồng/ha ) 68.58 71.97 72.44 (Nguồn: Niên giám thống kê TP Hà Nội năm 2007 ) Vậy giá bình quân rau màu là : PR = (68,58 +71,97 + 72,44 )/3 = 71 ( triệu đồng/ha ) - Hoa, cây cảnh: Bảng 3.7: Giá trị sản xuất hoa, cây cảnh Hoa và cây cảnh 2005 2006 2007 Diện tích ( ha ) 1952 2185 2141 Giá trị ( triệu đồng ) 180986 184012 203260 Giá bình quân từng năm (triệu đồng/ha ) 92.72 84.22 94.94 (Nguồn: Niên giám thống kê TP Hà Nội năm 2007 ) Vậy giá bình quân 1 ha hoa, cây cảnh: PH = (92,72 + 84,22 +94,94 )/3 = 90,65 ( triệu đồng/ha ) Ta có tổng thiệt hại về cây cối và hoa màu do ngập lụt Bảng 3.8: Thiệt hại về cây cối và hoa màu Loại cây Diện tích bị ngập ( ha ) Giá bình quân ( triệu đồng/ha ) Bi ( triệu đồng ) Lúa 3101 16.97 52623.97 Ngô và đậu tương 40950 9.95 407452.5 Rau màu 11500 71 816500 Hoa quả 2596 25 64900 Hoa cây cảnh 707 90.65 64089.55 Cây khác 3910 15 58650 B1 1 464 216.02 ( Nguồn: Tác giả tự tổng hợp và tính toán ) * Gia súc, gia cầm ( B2 ) Theo thống kê của Liên sở tài chính – NN& PTNT Hà Nội thì về chăn nuôi, toàn thành phố có 30 con trâu bò, 6160 con heo và 339942 gia cầm bị chết. B2 = V x ( Pt – Ps ) B2 : Thiệt hại gia súc, gia cầm ( triệu đồng ) V : Số vật nuôi chết ( con ) Pt : Giá bình quân một con trước khi chết ( triệu đồng ) Ps : Giá bình quân một con sau khi chết ( triệu đồng ) Pt = T x P T: Trọng lượng bình quân một con vật nuôi trước khi chết ( kg ) P: Giá bình quân 1kg vật nuôi trước khi chết (triệu đồng/kg ) Bảng 3.9: Thiệt hại về gia súc, gia cầm Loại vật nuôi V ( con ) T ( kg ) P ( tr.đồng/kg ) Pt ( tr.đồng ) Ps ( tr.đồng ) Bi ( tr.đồng ) Trâu, bò 30 200 0.095 19 4 450 Lợn 6160 55 0.040 2.2 1 7392 Gia cầm 339942 2.2 0.072 0.1584 0 53846.81 B2 61 688.81 ( Nguồn: Tác giả tự tổng hợp và tính toán ) * Lương thực và hạt giống ( B3 ) Để giúp nông dân nhanh chóng phục hồi sản xuất, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội và Trung tâm khuyến nông thành phố đã hỗ trợ 10 tấn hạt rau bao gồm hạt giống rau cải cho 22 huyện vùng ngập lụt trên địa bàn TP Hà Nội với chi phí mua 10 tấn hạt rau với chi phí bỏ ra để mua giống rau là 480 tỷ đồng. B3 = 480 000 triệu đồng Vậy tổng thiệt hại về nông nghiệp do lụt lội là: B = B1 + B2 + B3 = 1 464 216,02 + 61 688,81 + 480 000 = 2005 904,83 ( triệu đồng ) 3.3. Thiệt hại của ngành thủy sản C=C1+ C2 +C3 Trong đó: C: Thiệt hại của ngành thủy sản ( triệu đồng ) C1: Thiệt hại về nuôi trồng thủy sản ( triệu đồng ) C2 : Thiệt hại về khai thác thủy sản ( triệu đồng ) C3 : Thiệt hại về đầm nuôi thủy sản bị phá vỡ ( triệu đồng ) Theo báo cáo của tỉnh Chi Cục Thủy sản Hà Nội – Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội, tổng diện tích thiệt hại trong khu vực Hà Nội cũ vào khoảng trên 8000ha. Tại khu vực Hà Tây cũ, Tại huyện Thạch Thất, huyện Thường Tín sau trận mưa đã có 400 ha và Phúc Thọ: 600 ha diện tích nuôi thủy sản đã bị ngập. Tuy nhiên, thiệt hại về thủy sản nặng nề trong đó có: huyện Ứng Hòa (1560 ha), Mỹ Đức (1400 ha), Chương Mỹ, Thanh Oai (1000 ha), Phú Xuyên (700 ha). Tổng diện tích thủy sản bị ngập tràn mất trắng là 13660 ha. Giá trị bình quân một ha thủy sản: = Trong đó: : Giá trị thủy sản bình quân trong 3 năm ( triệu đồng/ha ) Pti : Giá trị thủy sản bình quân từng năm ( triệu đồng/ha ) 3.3.1. Thiệt hại về nuôi trồng thủy sản (C1 ) Theo giá thị trường, 1ha thủy sản nuôi trồng trị giá khoảng 80 triệu đồng Thiệt hại về nuôi trồng thủy sản: C1 = St1* Pt1 C1: Thiệt hại về nuôi trồng thủy sản ( triệu đồng ) St1 : Diện tích trồng thủy sản bị mất trắng (ha ) St2 : Giá trị một ha thủy sản được trồng ( triệu đồng ) Vậy thiệt hại về trồng thủy sản do ngập lụt là: C1 = 13 660 x 80 = 1 092 800 ( triệu đồng ) 3.3.2. Thiệt hại về khai thác thủy sản (C2 ) Bảng 3.10: Giá trị thủy sản khai thác Khoản mục 2005 2006 2007 Diện tích thủy sản (ha ) 3057 3180 3255 Giá trị thủy hải sản khai thác ( triệu đồng ) 5000 4000 4000 Giá trị thủy hải sản khai thác bình quân ( triệu đồng/ha ) 1.64 1.26 1.23 ( Nguồn: Niên giám thống kê TP Hà Nội năm 2007 ) Giá trị thủy sản nuôi trồng bình quân trên 1ha : Pt2 = (1,64 + 1,26 + 1,23 )/3 = 1,37 (triệu đồng /ha.) Thiệt hại về khai thác thủy sản: C2 = St2 x Pt2 C2 : Thiệt hại về nuôi thủy sản ( triệu đồng ) St2 : Diện tích nuôi thủy sản bị mất trắng ( ha ) Pt2 : Giá trị thủy sản khai thác bình quân ( triệu đồng / ha ) C2 = 13660 x 1,37 = 18 714,2( triệu đồng ) Thiệt hại về các đầm nuôi thủy sản bị phá vỡ ( C3) Các đầm nuôi thủy sản bị nước lũ phá vỡ nên cần phải sửa chữa và đắp lại . Theo các chủ đầm thì với mỗi ha sửa chữa hết 15 triệu đồng nên chi phí phải bỏ ra để sửa chữa lại các đầm nuôi thủy sản này là : C3 = 13660 x 15 = 204 900 ( triệu đồng ) Tổng thiệt hại của ngành thủy sản do ngập lụt gây ra thể hiện trong bảng: Bảng 3.11: Thiệt hại của ngành thủy sản Khoản mục Kí hiệu Diện tích (ha ) Thiệt hại TB (triệu đồng/ha ) Ci ( triệu đồng ) Thiệt hại nuôi trồng thủy sản C1 13660 80 1092800 Thiệt hại khai thác thủy sản C2 13660 1.37 18714.2 Thiệt hại đầm nuôi thủy sản C3 13660 15 204900 C 1316414.2 ( Nguồn: Tác giả tự tổng hợp và tính toán ) 3.4. Thiệt hại về giảm giờ làm do ngập lụt ( D ) Sau khi mở rộng địa giới hành chính, với hơn 6 triệu dân, Hà Nội có 3,2 triệu người đang trong độ tuổi lao động. Toàn thành phố có trong độ tuổi lao động với mức thu nhâp trung bình năm 2008 là 56000đ/ ngày/ người. Trong những ngày ngập lụt người dân phải nghỉ việc trong 2 ngày nên thiệt hại về giảm giờ làm do ngập lụt là: D = 3 200 000 x 0,056 x 2 = 358 400 (triệu đồng ) 3.5. Thiệt hại về cơ sở hạ tầng, y tế giáo dục, thủy lợi ( E ) E = E1 + E2 + E3 + E4 Trong đó : E1: Thiệt hại đường xá ( triệu đồng ) E2: Thiệt hại về thủy lợi ( triệu đồng ) E3: Thiệt hại về hệ thống điện ( triệu đồng ) E4: Thiệt hại về cơ sở trường học ( triệu đồng ) * Thiệt hại về đường xá ( E1 ) Sở GTVT đã huy động 5 công ty CP công trình giao thông triển khai việc hàn vá, duy tu, chữa vỉa hè, thảm bêtông, tôn cao nền đường và sửa chữa mặt đường. Diện tích mặt đường bị hư hại là 145 000 m2 với tổng kinh phí bỏ ra là 47 tỷ đồng. * Thiệt hại về thủy lợi ( E2 ) Sau trận ngập, thành phố Hà Nội đã lắp đặt 69 máy bơm dã chiến gồm các loại 1.200m3/h và 4.000 m3/h với kinh phí đầu tư, lắp đặt trước mắt khoảng 18,6 tỉ đồng sẽ được phân về cho các địa phương.  * Thiệt hại về hệ thống điện ( E3 ) Công ty Điện lực Hà Nội, có gần 2.000 trạm biến áp trên tổng số hơn 6.000 trạm điện thuộc công ty bị nhấn chìm trong đợt mưa lớn gây ngập lụt trong những ngày qua. * Thiệt hại về trường học ( E4 ) Thống kê của UB Phòng chống lụt bão Hà Nội thì Hà Nội có 700 trường bị ngập, tuy nhiên thiệt hại bàn ghế, sách vở, nhà chức năng trong trường thì không đáng kể. Bảng 3.12: Thiệt hại cơ sở hạ tầng Khoản mục Kí hiệu ĐVT Số lượng Chi phí TB ( Triệu đồng ) Ei ( Triệu đồng ) Đường xá E1 m2 145 000 - 47000 Thủy lợi E2 máy bơm 69 - 18600 Trạm điện E3 trạm 2000 35 70000 Trường học E4 trường 700 5 3500 E 139 100 ( Nguồn: Tác giả tự tổng hợp và tính toán ) Vậy tổng hợp các thiệt hại trong khi ngập lụt: Bảng 3.13: Thiệt hại trong khi ngập lụt Khoản mục Kí hiệu Loại thiệt hại Thiệt hại đơn vị ( triệu đồng ) Thiệt hại ( triệu đồng ) Nhà cửa A1 Nhà ngập nước 195000 736 350 A2 Nhà bị đổ sập 350 A3 Tài sản bị mất 117000 A4 Phương tiện đi lại 424000 Nông nghiệp B1 Thiệt hại cây cối hoa màu 1464216.02 2 005 904.83 B2 Thiệt hại gia súc gia cầm 61688.81 B3 Mất lương thực và hạt giống 480000 Thủy sản C1 Mất giá trị thủy sản nuôi trồng 1092800 1 316 414.2 C2 Mất giá trị thủy sản khai thác 18714.2 C3 Sửa chữa đầm nuôi thủy sản 204900 Chi phí sản phẩm D Giảm giờ làm do nghỉ việc - 358 400 Cơ sở hạ tầng E1 Sửa chữa đường xá 47000 139 100 E2 Khôi phục thủy lợi 18600 E3 Bảo dưỡng trạm điện 70000 E4 Sửa chữa trường học 3500 Tổng 4 556 169.03 ( Nguồn: Tác giả tự tổng hợp và tính toán ) Biểu đồ 3.3: Thiệt hại trong khi ngập lụt II – THIỆT HẠI SAU NGẬP LỤT 3.6. Chi phí xử lý môi trường ( F ) F = F1 + F2 Trong đó: F: Thiệt hại môi trường và nguồn nước ( triệu đồng ) F1: Chi phí khử vệ sinh ( triệu đồng ) F2: Chi phí dọn vệ sinh ( triệu đồng ) * Chi phí khử vệ sinh ( F1 ) Thành phố đã cấp gần 40 tấn thuốc sát trùng Cloramin B (bình quân mỗi quận, huyện cấp 1,4 tấn và cấp từ 5-10 lít dung dịch thuốc diệt muỗi; bột con rùa diệt khuẩn 3-5kg/quận, huyện ) để phun diệt khuẩn và tẩy uế môi trường những nơi nước rút, quanh khu dân cư, cống rãnh, đường làng ngõ xóm. Theo giá thị trường mỗi kg thuốc Cloramin B là 65000 đồng nên chi phí chi ra mua thuốc khử trùng Cloramin B là F1 = 0,65 x 40 000 = 2 600 triệu đồng * Chi phí dọn dẹp vệ sinh ( F2 ) Theo số liệu của công ty môi trường đô thị Hà Nội ( URENCO ), sau khi ngập lụt xảy ra, công ty này đã thu gom, vận chuyển và tiêu huỷ gần 20000 tấn rác sinh hoạt, rác y tế, rác công nghiệp và hàng hoá hư hỏng, tưới nước rửa đường gần 10.000m3 . Chi phí xử lý 1 tấn rác là 85000 đồng. Vậy chi phí thu gom rác là: F2 = 20000 x 0,085 = 1700 ( triệu đồng ) Bảng 3.14: Chi phí xử lý môi trường Khoản mục Kí hiệu ĐVT Số lượng Chi phí trung bình ( triệu đồng ) Fi ( triệu đồng ) Thuốc khử vệ sinh F1 tấn 40000 0.065 2600 Dọn rác thải F2 tấn 20000 0.085 1700 F 4300 ( Nguồn: Tác giả tự tổng hợp và tính toán ) 3.7. Thiệt hại sức khỏe ( G ) Ta có chi phí về sức khỏe của người dân Hà Nội do ngập lụt : G = G1 + G2 + G3 + G4 Trong đó: G: Chi phí sức khỏe ( triệu đồng ) G1: Chi phí khám chữa bệnh ( triệu đồng ) G2: Chi phí cơ hôi trong thời gian ốm đau của người bệnh ( triệu đồng ) G3: Chi phí cơ hội trong thời gian người nhà chăm sóc bệnh nhân. ( triệu đồng ) G4 : Chi phí cơ hội những người bị thiệt mạng ( triệu đồng ) Sau ngập lụt, các bệnh viện trên địa bàn Hà Nội phải đối mặt với tình trạng số bệnh nhân đạu mắt đỏ, tiêu chảy cấp, sốt xuất huyết vào viêm da gia tăng. Các bệnh nhân phát bệnh sau khi tiếp xúc với nguồn nước khoảng 5 ngày vì vậy số ca mắc bệnh sẽ được tổng hợp từ số bệnh nhân mắc các bệnh đó tại các bệnh viện trong 2 tuần ngay sau khi xảy ra ngập lụt. * Chi phí khám chữa bệnh (G1 ) Chi phí điều trị bệnh: G1 = Trong đó: Ni : Số ca bệnh ( ca ) Ti : Chi phí chữa bệnh trung bình ( triệu đồng/ca ) Bảng 3.15: Chi phí khám chữa bệnh Các bệnh Ni ( ca ) Ti ( Triệu đồng ) Gi ( Triệu đồng ) Đau mắt đỏ 500 0.24 120 Tiêu chảy 121 0.2 24.2 Bệnh ngoài da 894 0.18 160.92 Sốt xuất huyết 179 0.75 134.25 G1 439.37 ( Nguồn: Tác giả tự tổng hợp và tính toán ) * Chi phí cơ hội của người bệnh trong thời gian nghỉ chữa bệnh (G2 ) Trong thời gian ốm đau người bệnh phải bỏ thời gian để chữa bệnh và dưỡng bệnh, như vậy trong thời gian này họ bị giảm khả năng lao động, sản phẩm xã hội giảm Thiệt hại sản phẩm thuần túy trong thời gian ốm đau của người bệnh: G2 = Trong đó: W: Tiền lương trung bình một ngày ( triệu đồng ) Ii: Số ngày nghỉ trung bình một người bệnh ( ngày ) Hi: Số ngày dưỡng bệnh ( mà không nghỉ ) trung bình một người ( ngày ) Ki: Khả năng lao động bị giảm của một bệnh nhân mắc bệnh trong thời gian nghỉ dưỡng bệnh (% ) Bảng 3.16: Chi phí cơ hội của người bệnh trong thời gian nghỉ bệnh Bệnh Ni (ca ) W ( triệu đồng/ngày ) Ii (ngày) Hi ( ngày ) Ki ( % ) G2 (Triệu đồng ) Đau mắt đỏ 500 0.065 1 5 10 1657.5 Tiêu chảy 121 0.065 2 6 10 487.63 Sốt xuất huyết 894 0.065 5 15 15 13365.3 Viêm da 179 0.065 0 0 0 0 G2 15 510.43 (Nguồn: Tác giả tự tổng hợp và tính toán ) * Chi phí cơ hội của người nhà chăm sóc bệnh nhân ( G3 ) Khi người nhà bệnh nhân phải nghỉ việc để chăm sóc bệnh nhân thì xã hội mất đi một khoản sản phẩm trong thời gian chăm sóc. Thiệt hại sản phẩm thuần túy do người thân nghỉ việc chăm sóc bệnh nhân là: G3 = Vi: Số ngày nghỉ chăm sóc bệnh nhân ( ngày ) Bảng 3.17: Bảng chi phí cơ hội của người nhà chăm sóc bệnh nhân Bệnh Ni (ca ) W ( triệu đồng ) Vi (ngày ) Gi (triệu đồng ) Đau mắt hột 500 0.065 0 0 Tiêu chảy 121 0.065 2 15.73 Sốt xuất huyết 894 0.065 3 174.33 Viêm da 179 0.065 0 0 G3 190.06 ( Nguồn: Tác giả tự tổng hợp và tính toán ) * Chi phí tử vong ( G4 ) Sau đợt mưa lũ, Hà Nội có 22 người thiệt mạng, dẫn đầu các địa phương chịu ảnh hưởng bởi đợt mưa ở các tỉnh phía Bắc. Số người chết do nước cuốn trôi là 11 người, trong đó, huyện Từ Liêm có 3 người, quận Ba Đình 1 người, Đống Đa 2 người, huyện Mỹ Đức 1 người, Chương Mỹ 3 người, Mê Linh 1 người. Có 2 người chết do sét đánh, đó là ở guyện Đông Anh 1 người, huyện Mê Linh 1 người; 4 người chết đuối tại huyện Chương Mỹ 1 người (chưa tìm thấy xác), huyện Mê Linh 2 trẻ em chết đuối, huyện Thạch Thất 1 trẻ em; 5 người chết do điện giật, đó là huyện Hoài Đức 1 người và Chương Mỹ 3 người (gồm 1 công an viên, 1 chủ nhiệm HTX và 1 bảo vệ HTX xã bị điện giật chết trong lúc đang di chuyển máy bơm).   Giá trị tương lai của thu nhập hiện tại: FV = Trong đó: FV: Giá trị tương lai của thu nhập hiện tại ( triệu đồng ) PV: Giá trị thu nhập hiện tại ( triệu đồng ) r : Lãi suất chiết khấu ( % ) t : Thời gian sống thêm theo kỳ vọng nếu không bị chết ( năm ) Thu nhập trung bình của người dân Hà Nội năm 2008 là 25,5 triệu/năm nên ta xác định được giá trị thu nhập hiện tại: PV = 25,5 triệu đồng. Lãi suất chiết khấu giả định cố định các năm là 10%. Ta có được mức thu nhập kỳ vọng của một người ( G4 ) trong khoảng thời gian sống thêm kỳ vọng: G4 = Bảng 3.18: Chi phí tử vong Tuổi Số người t (năm) PV (Triệu đồng) r (%) FVt (triệu đồng ) Gi (Triệu đồng) Dưới 18 6 55 25.5 10 4821.01 52750.59 Từ 18 đến 25 2 50 25.5 10 2993.47 32647.63 Từ 25 đến 30 2 45 25.5 10 1858.71 20165.28 Từ 30 đến 35 3 40 25.5 10 1154.11 12414.72 Từ 35 đến 40 2 35 25.5 10 716.61 7602.23 Từ 40 đến 45 4 30 25.5 10 444.96 4614.06 Từ 45 đến 50 2 25 25.5 10 276.29 2758.64 Từ 50 đến 55 1 20 25.5 10 171.55 1606.56 Từ 55 đến 60 0 15 25.5 10 106.52 891.22 G 135 450.93 ( Nguồn: Tác giả tự tổng hợp và tính toán ) Vậy tổng chi phí về sức khỏe là: G = G1 + G2 +G3 = 439.37 + 15 510.43 + 190.06 + 135 450,93 = 151590,79 ( triệu đồng ) Bảng 3.19: Thiệt hại sau ngập lụt Khoản mục Kí hiệu Loại thiệt hại Thiệt hại đơn vị ( triệu đồng ) Thiệt hại ( triệu đồng ) Môi trường F1 Khử vệ sinh 2600 4300 F2 Dọn vệ sinh 1700 Sức khỏe E1 Chi phí khám chữa bệnh 439.37 151590.79 E2 Chi phí cơ hội của người bệnh 15510.43 E3 Chi phí cơ hội của người nhà chăm sóc 190.06 E4 Chi phí tử vong 135450.93 Tổng 155 890.79 (Nguồn: Tác giả tự tổng hợp và tính toán ) Ta có sơ đồ biểu diễn tỉ lệ các loại chi phí sau ngập lụt Biểu đồ 3.4: Thiệt hại sau ngập lụt Như vậy thiệt hại ngập lụt Hà Nội được đưa ra trong bảng sau: Bảng 3.19: Thiệt hại ngập lụt Hà Nội năm 2008 Khoản mục Kí hiệu Loại thiệt hại Thiệt hại đơn vị ( triệu đồng ) Thiệt hại ( triệu đồng ) Trong khi ngập lụt Nhà cửa A1 Nhà ngập nước 195000 736350 A2 Nhà bị đổ sập 350 A3 Tài sản bị mất 117000 A4 Phương tiện đi lại 424000 Nông nghiệp B1 Thiệt hại cây cối hoa màu 1464216.02 2005904.83 B2 Thiệt hại gia súc gia cầm 61688.81 B3 Mất lương thực và hạt giống 480000 Thủy sản C1 Giá trị thủy sản nuôi trồng 1092800 1316414.2 C2 Giá trị thủy sản khai thác 18714.2 C3 Sửa chữa đầm nuôi thủy sản 204900 Chi phí sản phẩm D Giảm giờ làm do nghỉ việc - 358400 Cơ sở hạ tầng E1 Sửa chữa đường xá 47000 139100 E2 Khôi phục thủy lợi 18600 E3 Bảo dưỡng trạm điện 70000 E4 Sửa chữa trường học 3500 Sau khi ngập lụt Môi trường F1 Khử vệ sinh 2600 4300 F2 Dọn vệ sinh 1700 Sức khỏe E1 Chi phí khám chữa bệnh 439.37 151590.79 E2 Chi phí cơ hội của người bệnh 15510.43 E3 Chi phí cơ hội của người nhà chăm sóc 190.06 E4 Chi phí tử vong 135450.93 Tổng 4 712 059.8 ( Nguồn: Tác giả tự tổng hợp và tính toán ) Ta có biểu đồ sau: Biểu đổ 3.4: Thiệt hại ngập lụt CHƯƠNG IV KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT - Nghiên cứu và lập bản đồ dữ liệu sụt lún Hà Nội Việc cần làm trước khi nghĩ đến điều chỉnh bổ sung quy hoạch hệ thống thoát nước trong tương lai là xác định được hiện trạng và xu thế hạ thấp mặt đất. Thành phố phải có thống kê điều tra cơ bản, cấp bách về các hệ thống thoát nước, hệ thống cống chính để đảm bảo có kiểm soát dòng chảy dẫn ra cống chính trên địa bàn thành phố. Cơ quan quản lý thoát nước thành phố phải kiểm soát bằng bản đồ, sơ đồ, bằng hệ thống thiết bị hiện đại. Cần có bản đồ thoát nước Hà Nội để quản lý mỗi khi cấp phép xây dựng, cấp phép đầu tư để đảm bảo dòng chảy. Khi đã có dữ liệu sụt lún ở Hà Nội sẽ điều chỉnh quy hoạch thoát nước hợp lý và kết hợp những giải pháp chống ngập lụt khác. Để tránh bị bất ngờ, các đô thị với nguy cơ lụt lội cao (ở Hà Nội và hầu hết các đô thị khác của Việt Nam) cần lập bản đồ nguy cơ ngập lụt của thành phố tương ứng với lượng mưa và mức lũ khác nhau. Các bản đồ này sẽ làm cơ sở để xác định thời điểm và khu vực cần cứu trợ, cũng như việc bố trí các kho nhu yếu phẩm phòng lũ và các tuyến đường huyết mạch cần bảo vệ. Nhiều vấn đề mà các ngành chức năng có liên quan công tác quy hoạch xây dựng Hà Nội cần chấn chỉnh, ví dụ: hệ thống bản đồ quy hoạch 1/2000, 1/500 thiếu bản vẽ chính như quy hoạch không gian kiến trúc (thiết kế đô thị), các bản đồ quy hoạch hệ thống cấp thoát nước, hạ tầng kỹ thuật, cắm mốc chỉ giới xây dựng, chỉ giới đường đỏ... - Xây dựng hệ thống cống thoát nước và các biện pháp chống ngập Xây dựng hệ thống cống thoát nước mới bên cạnh hệ thống cũ quá tải, xây dựng hồ điều hòa dạng chìm đối với vùng thấp. Cuối đoạn cống mới này lắp van một chiều để chủ động thoát nước tự chảy; đối với vùng thấp thì xây dựng hồ điều hòa dạng chìm chứa lượng nước chưa kịp tiêu thoát. Hơn thế nữa, Hà Nội cần hoàn chỉnh quy hoạch thoát nước dựa trên nguyên lý cân bằng và xã hội hóa. Với những kinh nghiệm cụ thể trong tiến trình giải quyết vấn nạn lũ lụt trong việc xây dựng phi trường Quốc tế 2 ở Bangkok Thái Lan áp dụng ở Việt Nam, việc kết hợp đồng thời hệ thống thoát nước mới tự chảy kết hợp với hồ điều hòa là giải pháp thoát nước của đô thị sinh thái phù hợp về phát triển bền vững hiện nay. - Quy hoạch đô thị hiệu quả Sau khi được mở rộng, xử lý chất thải của Hà Nội trở nên quá tải và không còn phù hợp. Hiện hệ thống cấp nước sạch tập trung chủ yếu ở nội thành, nhiều nơi ở thành phố Hà Đông, Sơn Tây đang quá tải. Trong khi đó, hệ thống thoát nước và xử lý nước thải đang là vấn đề hết sức nan giải khi cả thành phố mới chỉ có 2 trạm xử lý nước thải thí điểm. Vì vậy Hà Nội cần gấp rút ưu tiên ngân sách xây dựng lại quy hoạch để đến năm 2010 hoàn thành các quy hoạch mới, có tầm nhìn dài hạn đến năm 2030-2050. Đây là nhiệm vụ cấp bách vì Thủ đô đã phát triển với quy mô diện tích, dân số lớn gấp nhiều lần so với trước, hệ thống quy hoạch đã lạc hậu và không phù hợp với tình hình. Trong quy hoạch chung thành phố phải có quy hoạch chuyên ngành thoát nước một cách cụ thể để kiểm soát và có mạng lưới khống chế thoát nước để làm cơ sở xây dựng và quản lý lâu dài. Theo kế hoạch phê duyệt năm 1998, Hà Nội có nhiệm vụ ngăn chặn ngập lụt với khoảng 40 hồ - chiếm trên 10% diện tích thủ đô – và 4 con sông chảy vào sông Hồng nhưng với sự phát triển của thủ đô thì những con số này quả là không đủ. Trong khi đó, trong một kế hoạch khác nhằm cải thiện hệ thống thoát nước của thủ đô, chỉ 40-50% trong số đó là được thiết kế theo đúng kế hoạch. Vì vậy, Hà Nội nên mở rộng hồ, kênh đào và các con sông nhỏ ngay cả khi phải di dời một số khu nhà ổ chuột. Trong quy hoạch xây dựng, để đảm bảo việc thoát nước, bất kỳ đô thị nào cũng phải có một cao độ chuẩn cho cả đô thị hoặc cho riêng từng khu vực. Cao độ chuẩn này đặc biệt quan trọng vì khi xây dựng hệ thống giao thông, thoát nước, bao giờ cũng phải dẫn từ cao độ chuẩn với độ dốc từ 5 - 7% hoặc thấp hơn tuỳ theo địa hình từng đô thị để có thể đảm bảo nguồn nước thoát, nước mặt nước mưa tự chảy. Ở những điểm quá sâu so với mặt đất không cho phép nước thoát tự chảy thì phải có trạm bơm chuyển tiếp. Đặc biệt, trong đô thị phải xác định được có bao nhiêu hướng thoát nước để xây dựng những hồ chứa điều hoà, trong đó có hệ thống trạm bơm tính toán khi cần thiết để bơm thoát nước toàn đô thị tránh ngập lụt. Tuy nhiên kiểm tra quy hoạch những năm gần đây, TP Hà Nội không xác định được một cao độ chuẩn để từ đó xác định ra hướng thoát nước tự nhiên, đồng thời cùng chuyển giao cho một số cơ quan nhà nước quản lý và dời cốt xây dựng khi có yêu cầu của chủ đầu tư. Vì vậy trong các dự án quy hoạch sắp tới, Hà Nội cần kiểm soát các cao độ chuẩn hay nói cách khác là phải khống chế cốt nền một cách thống nhất. Bên cạnh đó, những thảm hoạ dồn dập do sự nóng lên của khí hậu toàn cầu, và sự xâm phạm của con người vào đê sông Hồng cũng đang là một đe dọa ngập lụt đối với Hà Nội. Khai thác cát bừa bãi trên sông Hồng, các đại dự án đòi nắn dòng hay thu hẹp sông Hồng, các cầu mới vượt sông làm dâng nước vẫn được tiến hành ngày đêm. Ngay trong đợt mưa vừa rồi, mặc dù không có sức ép từ lũ sông Hồng, một số kè (Liên Trì, Gia Thượng, Thụy Phương) đã bị sạt lở, sụt mạch. Vì vậy trong quy hoạch hệ thống thoát nước Hà Nội cần chú ý phù hợp với quy hoạch khu vực sông Hồng. - Tăng cường hệ thống thông tin Đô thị cũng có những yếu tố đặc biệt thuận lợi để hạn chế ảnh hưởng của lụt lội. Hệ thống thông tin ở đô thị dày đặc hơn nhiều so với nông thôn. Hà Nội có các kênh truyền hình, truyền thanh, báo chí địa phương lớn nhất nhì cả nước; hệ thống loa phường dày đặc, biển điện tử trên đường phố khá nhiều. Người dân Hà Nội cũng có tỉ lệ dùng điện thoại cố định, di động và TV nhiều nhất nhì cả nước. Quan hệ xã hội chằng chịt (cả thực và qua Internet) giữa họ sẽ là kênh lan truyền thông tin rất hiệu quả và kịp thời. Vì vậy các đô thị nên tận dụng mạng lưới và các kênh thông tin này để cập nhật thông tin cho người dân có

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc10271.doc
Tài liệu liên quan