Đề tài Đánh giá tác dụng giảm đau dự phòng sau mổ bằng phương pháp tiêm morphin tủy sống – Bùi Ngọc Chính

Tài liệu Đề tài Đánh giá tác dụng giảm đau dự phòng sau mổ bằng phương pháp tiêm morphin tủy sống – Bùi Ngọc Chính: Y HỌC THỰC HÀNH (905) – SỐ 2/2014 58 Glasgow 3-6 điểm cao hơn hẳn nhóm bệnh nhân Glasgow 7-8 điểm, p<0,05. Như vậy có thể nói ở các bệnh nhân chấn thương sọ não nặng, thang điểm Glasgow càng thấp thì bạch cầu càng cao, tiên lượng nặng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bednar MM, Gross CE, Howard DB, Lynn M: Neutrophil activation in acute human central nervous system injury, Neurol Res 19:588-592, 2007. 2. Boggs DR: The kinetics of neutrophilic leukocytes in health and in disease. Semins Hemat 4:359-386, 2007. 3. Capps JA: Astudy of the blood in general paralysis. Am J Med, Sci 3:650-682, 2006. 4. Clifton GL, Ziegler MG, Grossman RG: Circulating catecholamines and sympathetic activity after head injury, Neurosurgery 8:10-14,2011, 214. 5. Czigner A, Mihaly A, Farkas O, Buki A, Krisztin- Peva B, Dobo E, Barzo P: Kinetics of the cellular immune response following closed head injury. Acta Neurochir (Wien) 149:281-289, 2007. 6. Dale DC: Leukocytosis, leuk...

pdf5 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 07/07/2023 | Lượt xem: 284 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Đánh giá tác dụng giảm đau dự phòng sau mổ bằng phương pháp tiêm morphin tủy sống – Bùi Ngọc Chính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y HỌC THỰC HÀNH (905) – SỐ 2/2014 58 Glasgow 3-6 điểm cao hơn hẳn nhóm bệnh nhân Glasgow 7-8 điểm, p<0,05. Như vậy có thể nói ở các bệnh nhân chấn thương sọ não nặng, thang điểm Glasgow càng thấp thì bạch cầu càng cao, tiên lượng nặng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bednar MM, Gross CE, Howard DB, Lynn M: Neutrophil activation in acute human central nervous system injury, Neurol Res 19:588-592, 2007. 2. Boggs DR: The kinetics of neutrophilic leukocytes in health and in disease. Semins Hemat 4:359-386, 2007. 3. Capps JA: Astudy of the blood in general paralysis. Am J Med, Sci 3:650-682, 2006. 4. Clifton GL, Ziegler MG, Grossman RG: Circulating catecholamines and sympathetic activity after head injury, Neurosurgery 8:10-14,2011, 214. 5. Czigner A, Mihaly A, Farkas O, Buki A, Krisztin- Peva B, Dobo E, Barzo P: Kinetics of the cellular immune response following closed head injury. Acta Neurochir (Wien) 149:281-289, 2007. 6. Dale DC: Leukocytosis, leukopenia, and eosinophilia. In:Harrison's, ed. Principles of Internal Medicine. New York: McGraw-Hill, Inc., 1991:359-362. 7. Dietrich WD, Chatzipanteli K, Vitarbo E, Wada K, Kinoshita K: The role of inflammatory processes in the pathophysiology and treatment of brain and spinal cord trauma. Acta Neurochir Suppl 89: 69-74, 2004. 8. Fee D, Crumbaugh A, Jacques T, Herdrich B, Sewell D, Auerbach D, Piaskowski S, Hart MN, Sandor M, Fabry Z: Activated/effector CD4+ T cells exacerbate acute damage in the central nervous system following traumatic injury. J Neuroimmunol 136: 54-66, 2003. 9. Gourin CG, Shackford SR.: Production of tumor necrosis factor-alpha and interleukin-l beta by human cerebral microvascular endothelium after percussive trauma. J Trauma 42:1101-1107, 2010. 10. Hallznbeck J, Dutka A, Tanishima T, Kochanek P, Kumaroo K, Thompson C, Obrenovitch T, Contrzras T: Polymorphonuclear leucocyte accumulation in brain regions with low blood flow during the early post- ischemic period. Stroke 17: 246-253, 2006. ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG GIẢM ĐAU DỰ PHÒNG SAU MỔ BẰNG PHƯƠNG PHÁP TIÊM MORPHIN TỦY SỐNG BÙI NGỌC CHÍNH, BÙI ĐÌNH LƯỢNG, NGUYỄN DUY CƯỜNG Trường Đại học Y Dược Thái Bình TÓM TẮT Đánh giá tác dụng giảm đau sau mổ tầng bụng trên bằng phương pháp tiêm morphin tủy sống theo 2 cách tiêm trước và tiêm sau mổ, cho 60 bệnh nhân được chia thành 2 nhóm: Nhóm tiêm trước (Nhóm T): Tiêm morphin tủy sống ngay trước mổ; Nhóm tiêm sau (Nhóm S): Tiêm morphin tủy sống sau mổ. Kết quả như sau: - Thời gian tác dụng giảm đau của nhóm tiêm trước là 8,07 ± 3,75 kéo dài hơn so với nhóm tiêm sau là 5,76 ± 0,96 giờ. - Thời gian yêu cầu giảm đau đầu tiên sau mổ của nhóm tiêm trước là 4,59 ± 3,97 lâu hơn so với nhóm tiêm sau là 0,58 ± 0,26 giờ. - Lượng morphine dùng chuẩn độ của nhóm trước là 3,27 ± 3,30 thấp hơn so với nhóm sau là 7,29 ± 3,38 mg. - Lượng morphine tiêu thụ sau 12 giờ và 24 giờ ở nhóm tiêm trước là 4,66 ± 2,24 mg và 9,12 ± 3,21 mg thấp hơn so với nhóm tiêm sau là 6,67 ± 2,03 mg và 12,76 ± 2,96 mg. Từ khóa: Giảm đau sau mổ; Morphin; Tủy sống. SUMMARY EVALUATING POSTOPERATIVE ANALGESIA IN SPINAL MORPHINE INJECTION METHOD Evaluating postoperative analgesia in abdominal floor with spinal morphine injection method under 2 previous injections and injections after surgery, 60 patients were divided into 2 groups: Group T: Spinal morphine injection immediately before surgery. Group S: Parenteral morphine after spinal surgery. The results are as follows: - Duration of analgesic effect of group was 8.07 ± 3.75 before injection lasted later than the injection group was 5.76 ± 0.96 hours. - The amount of morphine used previous group titration of 3.27 ± 3.30 is lower than the latter group was 7.29 ± 3.38 mg. - The amount of morphine consumption after 12 h and 24 h before injection group was 4.66 ± 2.24 and 9.12 ± 3.21 mg mg lower than after injection group was 6.67 ± 2.03 mg and 12.76 ± 2.96 mg. Keywords: Postoperative analgesia; Morphine; Spinal Cord. ĐẶT VẤN ĐỀ Đau sau mổ là một trong những phiền nạn chính đối với bệnh nhân, gây ra nhiều biến loạn ở các cơ quan như hô hấp, tuần hoàn, nội tiết. Đau gây ức chế miễn dịch, làm tăng quá trình viêm, kéo dài thời gian nằm viện. Hậu quả của đau sau mổ ảnh hưởng rất lớn đến sự hồi phục sức khỏe và tâm lý của bệnh nhân. Kiểm soát đau sau mổ là vấn đề mà các nhà gây mê hồi sức, ngoại khoa và sản khoa đã và đang quan tâm tới. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với mục tiêu: Đánh giá tác dụng giảm đau sau mổ tầng bụng trên của phương pháp tiêm morphin tủy sống theo 2 cách tiêm trước và tiêm sau mổ. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu Y HỌC THỰC HÀNH (905) – SỐ 2/2014 59 1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn - BN được mổ các bệnh lý tầng trên ổ bụng: dạ dày, tụy, lách, gan mật, chi dưới... - BN có tinh thần tỉnh táo, đồng ý tham gia nghiên cứu. - Tuổi từ 16 - 80, không phân biệt giới tính. - Tình trạng sức khỏe ASA I, II, III. Cân nặng trên 40 kg. - Không có chống chỉ định chọc tủy sống - Không có chống chỉ định dùng morphin. 1.2. Tiêu chuẩn loại trừ - BN khó khăn trong giao tiếp, tiền sử hoặc hiện tại có mắc động kinh hay tâm thần. - BN có tiền sử nghiện ma túy. - BN có sử dụng thuốc giảm đau họ morphin trong vòng 1 tuần trước mổ hoặc có bệnh đau mạn tính thường xuyên phải sử dụng thuốc giảm đau. - Các trường hợp có tai biến, biến chứng về phẫu thuật và gây mê, trong và sau mổ: chảy máu, tụt HA nặng, suy hô hấp... - Thời gian phẫu thuật trên 5 giờ. - BN không đồng ý tiếp tục tham gia nghiên cứu. - BN có yêu cầu dùng thêm các thuốc giảm đau khác và/hoặc thuốc ngủ, an thần. 2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiên tại khoa Gây mê hồi sức Bệnh viện Đại học Y Thái Bình từ tháng 9 năm 2012 đến tháng 6 năm 2013 3. Phương pháp nghiên cứu 3.1 Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu tiến cứu, thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên. Liều morphin sử dụng để tiêm tủy sống ở cả 2 nhóm là 300 mcg. 3.2 Cách tiến hành Chuẩn bị bệnh nhân: khám BN trước phẫu thuật, điều trị ổn định các bệnh lý nội khoa kèm theo, làm các xét nghiệm cần thiết chuẩn bị cho cuộc mổ. Tiến hành tiêm morphine tủy sống: Với các BN thuộc nhóm S, bước này sẽ được tiến hành sau khi bệnh nhân mổ xong, rút ống nội khí quản, tỉnh táo và có yêu cầu dùng thuốc giảm đau. Tiêm 300 mcg morphin vào tủy sống. Thiết kế giảm đau sau mổ: Sau mổ BN sẽ được đánh giá điểm VAS, mức độ an thần (SS), theo dõi các thông số M, HA, tần số thở, SpO2 hàng giờ để dùng thuốc giảm đau. BN chỉ được chuyền khỏi phòng hồi tỉnh khi đủ các điều kiện: Điểm Aldrete = 10 sau 2 lần cách nhau 10 phút, tự thở > 10 lần/ phút, SpO2 ≥ 95% và VAS < 4. Cách sử dụng thuốc giảm đau sau mổ: - Với nhóm T, khi VAS ≥ 4, SS ≤ 2, tần số thở > 10 lần/phút, SpO2 ≥ 95% (BN thở khí trời), huyết động ổn định thì tiến hành chuẩn độ bằng morphin tiêm TM. - Với nhóm S khi VAS ≥ 4 sẽ tiến hành tiêm morphin tủy sống. sau đó theo dõi sự thay đổi điểm VAS để ghi nhận thời điểm VAS bắt đầu < 4 (thời điểm khởi phát tác dụng) và đến thời điểm khi VAS quay trở lại ≥ 4 thì sẽ tiến hành chuẩn độ morphin TM. Cách chuẩn độ: Tiêm TM trực tiếp từng liều nhỏ 2 mg morphin mỗi 5 phút, không giới hạn số lần tiêm cho đến khi VAS < 4. Lượng thuốc morphin dùng trong chuẩn độ được ghi chép lại. 4. Phân tích và xử lý số liệu Số liệu nghiên cứu được phân tích và xử lý bằng toán thống kê y học trên máy tính theo phần mềm SPSS 16.0. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Đặc điểm chung của 2 nhóm nghiên cứu Tuổi, chiều cao, cân nặng: Bảng 1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi, chiều cao, cân nặng Đặc điểm Giá trị Nhóm T n = 30 Nhóm S n = 30 P Tuổi (Năm)  + SD 58,57 ± 11,61 59,4 ± 12,84 p > 0,05 Min – Max 29 - 80 25 – 80 Chiều cao (cm)  + SD 159,94 ± 6,04 159,47 ± 8,29 p > 0,05 Min – Max 145 - 170 148 – 176 Cân nặng (kg)  + SD 50,11 ± 7,36 50,82 ± 9,11 p > 0,05 Min – Max 40 - 65 40 – 70 Bảng 2. Phân bố bệnh nhân theo các loại phẫu thuật Loại phẫu thuật Nhóm T Nhóm S N % n % Chi dưới, tầng sinh môn, thận 26 86,66 23 76,67 Ổ bụng 2 6,67 3 10,0 Gan, mật 2 6,67 4 13,33 Tổng 30 100 30 100 Không có sự khác biệt giữa 2 nhóm nghiên cứu về tuổi, chiều cao, cân nặng và theo loại phẫu thuật (p > 0,05). Kết quả của chúng tôi cũng không khác biệt nhiều với kết quả của tác giả Rathmell JP nghiên cứu tiêm 300 mcg morphin tủy sống cho các BN thay khớp háng có tuổi là 62 ± 7 [1] hay tác giả Fléron MH nghiên cứu tiêm morphin tủy sống liều 8 mcg/kg cho BN mổ phình động mạch chủ bụng có tuổi là 67 ± 11 [4]. 2. Thời gian tác dụng giảm đau sau tiêm morphin tủy sống 8.07 5.76 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Nhóm T Nhóm S Giờ p < 0,05 Biểu đồ 1. Thời gian tác dụng giảm đau sau tiêm morphin tủy sống Thời gian tác dụng giảm đau sau tiêm morphin tủy sống ở nhóm T là 8,07 ± 3,75 (giờ) và ở nhóm S là 5,76 ± 0,95 (giờ). Sự khác biệt là có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. So với phương pháp tiêm morphin NMC, nghiên cứu De Pietri [2], thấy thời gian yêu cầu Y HỌC THỰC HÀNH (905) – SỐ 2/2014 60 giảm đau đầu tiên ở nhóm tiêm 200 mcg morphin tủy sống ngắn hơn có ý nghĩa thống kê (12 ± 10,3 so với 25 ± 18,5 giờ). Sở dĩ có kết quả này vì ở nhóm tiêm NMC tác giả không chỉ sử dụng đơn thuần morphin mà có kết hợp thuốc tê ropivacain. Hơn nữa trong mổ nhóm này cũng liên tục được truyền thuốc giảm đau qua catheter NMC. Bảng 3. Tổng lượng thuốc morphin tiêu thụ tại các thời điểm sau mổ Thời gian Giá trị (mg) Nhóm T (n = 30) Nhóm S (n = 30) p 6 giờ  + SD 2,50 ± 2,52 2,91± 2,53 >0,05 Min – Max 0 – 10 0 – 5 12 giờ  + SD 4,66 ± 2,24 6,76 ± 2,03 < 0,05 Min – Max 0 – 10 5 – 10 24 giờ  + SD 9,12 ± 3,21 12,76 ± 2,96 < 0,05 Min – Max 10 – 20 10 – 20 48 giờ  + SD 22,17 ± 5,39 22,25 ± 5,07 > 0,05 Min – Max 15 – 30 15 – 30 Trong ngày đầu tiên thì ở khoảng thời gian 6 giờ đầu sau mổ lượng morphin tiêu thụ giữa 2 nhóm không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p > 0,05 nhưng tại thời điểm 12 và 24 giờ thì tổng lượng morphin sử dụng ở 2 nhóm có sự khác biệt (p< 0,05). Liu N và CS nghiên cứu tiêm 0,5 mg morphin tủy sống để phẫu thuật lồng ngực (không cắt bỏ xương sườn). Tổng lượng morphin PCA sử dụng sau 24 giờ ở nhóm có tiêm tiêm tủy sống là 38 ± 31 mg (bao gồm cả lượng morphin trong chuẩn độ). Còn ở nhóm chứng là 71 ± 30 mg (p < 0,05) [3]. Trong nghiên cứu của De Pietri [2]. nhóm BN tiêm 0,2 mg morphin tủy sống sau mổ có 23/25 BN (92%) phải dùng thêm morphin. Tại các thời điểm 4, 8, 12 giờ đã cần thêm 1,6 ± 2,3; 2,5 ± 3,1 và 3,4 ± 3,9 mg morphin PCA. Có sự khác biệt khi so với nhóm tiêm NMC (tiêu thụ ít morphin hơn). Sau 24, 36 và 48 giờ các con số tương ứng của nhóm BN tiêm tủy sống là 7,2 ± 3,6; 10,2 ± 5,4 và 12,1 ± 5,5 mg morphin. 3. Kết quả giảm đau sau mổ 3.1. Điểm đau VAS tại 17 thời điểm sau mổ Bảng 4. Điểm đau VAS sau mổ Thời điểm Nhóm T n = 30 Nhóm S n = 30 P  + SD  + SD H1 4,13 ± 0,86 6,17 ± 1.08 p < 0,05 H2 3,77 ± 0,73 5,33 ± 0,71 p < 0,05 H3 3,63 ± 0,84 4,60 ± 0,77 p < 0,05 H4 3,27 ± 0,50 3,83 ± 0,64 p > 0,05 H5 3,17 ± 0,67 3,54 ± 0,83 p > 0,05 H6 2,91 ± 0,48 2,80 ± 0,53 p > 0,05 H8 2,47 ± 0,50 2,62 ± 0,51 p > 0,05 H10 2,90 ± 0,56 2,55 ± 0,68 p > 0,05 H12 3,11 ± 0,54 3,00 ± 0,76 p > 0,05 H15 3,87 ± 0,61 3,28 ± 0,47 p > 0,05 H18 3,70 ± 0,77 3,70 ± 0,59 p > 0,05 H21 3,83 ± 0,58 3,67 ± 0,85 p > 0,05 H24 3,17 ± 0,66 3,52 ± 0,92 p > 0,05 H30 2,70 ± 0,53 2,65 ± 0,68 p > 0,05 H36 3,07 ± 0,54 3,33 ± 0,71 p > 0,05 H42 3,65 ± 0,29 3,37 ± 0,58 p > 0,05 H48 3,82 ± 0,79 3,73 ± 0,80 p > 0,05 Điểm đau VAS lúc nghỉ trong 3 giờ đầu sau mổ ở nhóm T thấp hơn nhóm S có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Các thời điểm tiếp theo từ giờ thứ 4 đến giờ thứ 48 sau mổ không có sự khác nhau giữa 2 nhóm. Điểm VAS của cả 2 nhóm đều có xu hướng giảm dần từ giờ đầu tiên đến giờ thứ 10 sau mổ. Theo Nguyễn Văn Minh và CS [5], điểm đau VAS trung bình lúc nghỉ của BN tiêm 0,3 mg morphin tủy sống ở các thời điểm sau mổ 6 giờ là 2,38; 12 giờ là 1,83; 24 giờ là 1,55; 36 giờ là 0,40 và 48 giờ là 1,11. KẾT LUẬN Phương pháp tiêm morphin tủy sống có hiệu quả giảm đau sau mổ và cách tiêm trước mổ có tác dụng dự phòng đau tốt hơn cách tiêm sau mổ. - Thời gian tác dụng giảm đau của nhóm tiêm trước là 8,07 ± 3,75 kéo dài hơn so với với nhóm tiêm sau là 5,76 ± 0,96 giờ. - Thời gian yêu cầu giảm đau đầu tiên sau mổ của nhóm tiêm trước là 4,59 ± 3,97 lâu hơn so với nhóm tiêm sau là 0,58 ± 0,26 giờ. - Lượng morphine dùng chuẩn độ của nhóm trước là 3,27 ± 3,30 thấp hơn so với nhóm sau là 7,29 ± 3,38 mg. - Lượng morphine tiêu thụ sau 12 giờ và 24 giờ ở nhóm tiêm trước là và 4,66 ± 2,24 mg và 9,12 ± 3,21 mg thấp hơn so với nhóm tiêm sau là 6,67 ± 2,03 mg và 12,76 ± 2,96 mg. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Văn Minh, Hồ Khả Cảnh và CS (2006), “Nghiên cứu tác dụng giảm đau sau mổ của Morphin tủy sống trong mổ lấy thai”, Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học, Hội nghị gây mê toàn quốc, tr: 10-16. 2. Rathmell JP et at (2005), “The role of intrathecal drugs in the treatment of acute pain”. Anesth Analg. 20;101(5 Suppl):p. 30-43. 3. De Pietri et at (2006), “The use of intrathecal morphine for postoperative pain relief after liver resection: a comparison with epidural analgesia”. Anesth Analg; 102(4):p. 1157-63. 4. Liu N et at (2011), “MEK inhibitors suppressed expression of NOS in spinal cord of morphine- induced dependent and withdrawal rats”. Zhongguo Ying Yong Sheng Li Xue Za Zhi; 27(3):p. 343-7. 5. Fléron MH et at (2003), “A comparison of intrathecal opioid and intravenous analgesia for the incidence of cardiovascular, respiratory, and renal complications after abdominal aortic surgery”. Anesth Y HỌC THỰC HÀNH (905) – SỐ 2/2014 61 Analg; 97(1):p. 2-12. Y HỌC THỰC HÀNH (905) – SỐ 2/2014 61 ®¸nh gi¸ kÕt qu¶ sö dông kh¸ng sinh dù phßng trong phÉu thuËt c¾t tói mËt néi soi t¹i bÖnh viÖn ®¹i häc y hµ néi Kim V¨n Vô TÓM TẮT Đánh giá hiệu quả sử dụng kháng sinh dự phòng bằng cefuroxim trong phẫu thuật cắt túi mật nội soi (CTMNS) tại khoa Ngoại, bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Đối tượng nghiên cứu: Bệnh nhân phẫu thuật CTMNS theo chương trình. Nghiên cứu lâm sàng có đối chứng. Kết quả nghiên cứu: 60 bệnh nhân được chia thành hai nhóm ngẫu nhiên, nhóm 1 sử dụng kháng sinh dự phòng cefuroxim, nhóm 2 sử dụng kháng sinh theo cách thông thường kết quả thu được không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ nhiễm trùng sau mổ, số ngày nằm viện, hay các biến chứng khác; nhóm sử dụng kháng sinh dự phòng cefuroxim giảm được 1.016.475 đồng/bn so với nhóm sử dụng kháng sinh theo cách thông thường. Từ khóa: cefuroxim, cắt túi mật nội soi. ĐẶT VẤN ĐỀ Nhiễm khuẩn sau mổ là một trong những bệnh hay gặp hàng đầu hiện nay. Ước tính hàng năm có khoảng 2% số bệnh nhân ngoại khoa bị nhiễm khuẩn sau mổ và tỷ lệ này còn cao hơn nhiều bệnh nhân nằm trong nhóm nguy cơ cao. Một trong những can thiệp nhằm hạn chế số ca nhiễm khuẩn sau mổ là sử dụng kháng sinh dự phòng. Tại khoa Ngoại, bệnh viện Đại học Y Hà Nội phẫu thuật CTMNS khá phổ biến tuy nhiên sử dụng kháng sinh dự phòng tại khoa vẫn chưa được đưa vào quy trình chung. Chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu với mục tiêu là: Đánh giá hiệu quả sử dụng kháng sinh dự phòng bằng cefuroxim trong phẫu thuật CTMNS tại khoa Ngoại, bệnh viện Đại học Y Hà Nội. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu Bệnh nhân mổ CTMNS tại khoa Ngoại từ tháng 1/2012 đến tháng 12/2012. Tiêu chuẩn lựa chọn: Bệnh nhân phẫu thuật CTMNS theo chương trình, có thể trạng tốt, không có nhiễm khuẩn các cơ quan, bộ phận khác trước mổ. Tiêu chuẩn loại trừ: Bệnh nhân vào viện mổ cấp cứu; Bệnh nhân đã sử dụng kháng sinh, ít nhất trong vòng 48 giờ trước khi phẫu thuật; Bệnh nhân không có đủ hồ sơ; Bệnh nhân có biểu hiện sốt trước phẫu thuật: sốt > 37,50C; Bệnh nhân bị suy kiệt (BMI ≤ 15.0) hoặc béo phì (BMI > 25.0); Bệnh nhân suy thận (Clearance creatinin < 80ml/phút). Kháng sinh trong nghiên cứu: - Nhóm 1: Sử dụng kháng sinh dự phòng cefuroxim 1,5g với biệt dược Biofumoksym của Bioton S.A, sản xuất tại Ba Lan. Dạng bảo chế lọ bột pha tiêm, đã được Bộ Y tế Việt Nam cho phép lưu hành với số đăng ký: VN-8462 – 09. - Nhóm 2: Sử dụng các kháng sinh điều trị thông thường hiện có trong khoa Ngoại. 2. Phương pháp nghiên cứu Đây là một nghiên cứu can thiệp lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng với cỡ mẫu nhỏ. Cỡ mẫu nghiên cứu: Nghiên cứu trên 60 bệnh nhân chia làm 2 nhóm: 30 bệnh nhân thuộc nhóm nghiên cứu sử dụng kháng sinh dự phòng và 30 bệnh nhân thuộc nhóm đối chứng sử dụng kháng sinh điều trị thông thường. Phương pháp lấy mẫu: Bệnh nhân đủ tiêu chuẩn sẽ được bốc thăm 1 ngày trước mổ để biết sẽ nhóm 1 hay nhóm 2. Phác đồ sử dụng kháng sinh: + Nhóm I (Nhóm sử dụng kháng sinh dự phòng): Bệnh nhân được tiêm 1 liều cefuroxim 1.5g (Biofumoksym 1.5g) trước lúc rạch da 30 phút. Sau đó được nhắc lại 1,5 g cefuroxim vào thời điểm 8 giờ và 16 giờ sau khi mổ. Bệnh nhân không dùng thêm bất cứ kháng sinh nào cho đến khi ra viện. Nếu có bất cứ dấu hiệu nhiễm trùng nào sau khi mổ (sốt, bạch cầu tăng, vết mổ bất thường) thì chuyển sang sử dụng kháng sinh điều trị như thường quy. + Nhóm II (Nhóm đối chứng): Bệnh nhân vẫn được sử dụng kháng sinh thông thường theo kinh nghiệm của bác sỹ chỉ định điều trị. Nội dung nghiên cứu: Tiến hành đánh giá so sánh giữa 2 nhóm về các chỉ tiêu sau: Đặc điểm bệnh nhân tham gia nghiên cứu: - Tuổi; Giới tính; Điểm số nguy cơ ASA; Thời gian nằm viện trước mổ; Lý do phẫu thuật cắt túi mật nội soi; Thời gian phẫu thuật. Tính hiệu quả của kháng sinh: - Tỷ lệ thất bại của kháng sinh dự phòng phải chuyển đổi sang kháng sinh điều trị sau mổ. - Thời gian nằm viện sau mổ. - Thân nhiệt bệnh nhân sau mổ: Được đánh giá dựa theo quy ước. - Tình trạng vết mổ: Đánh giá theo quy ước. - Hiệu quả kinh tế: Được đánh giá theo: + Số ngày nằm viện trung bình của 2 nhóm. + Số tiền chi phí kháng sinh của mỗi bệnh nhân trong 2 nhóm: Số tiền chi phí kháng sinh = ∑ Số lọ mỗi loại x tiền mỗi loại 30 + Số mũi tiêm trung bình của cả hai nhóm. 3. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu Phương pháp thu thập số liệu: - Thông tin được thu thập theo mẫu phiếu điều tra.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfde_tai_danh_gia_tac_dung_giam_dau_du_phong_sau_mo_bang_phuon.pdf
Tài liệu liên quan