Tài liệu Đề tài Đánh giá tác động tiềm năng của nước biển dâng đến vườn quốc gia Xuân Thuỷ: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ ĐÔ THỊ
&
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Đề tài:
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG TIỀM NĂNG CỦA NƯỚC BIỂN DÂNG ĐẾN VƯỜN QUỐC GIA XUÂN THUỶ
HÀ NỘI - 05/2009
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ ĐÔ THỊ
&
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Đề tài:
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG TIỀM NĂNG CỦA NƯỚC BIỂN DÂNG ĐẾN VƯỜN QUỐC GIA XUÂN THUỶ
HÀ NỘI - 05/2009MỤC LỤC
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin được chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến Phó Giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Thế Chinh, Viện phó Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường. Trong quá trình thực hiện chuyên đề tốt nghiệp, tôi đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiệt tình của thầy. Bài giảng và các tài liệu do thầy cung cấp đã giúp tôi rất nhiều trong việc định hướng vấn đề cũng như các công cụ, phương pháp thực hiện tính toán.
Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Tiến sĩ Vũ Văn Triệu, Trưởng đại diện Tổ c...
115 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1299 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Đánh giá tác động tiềm năng của nước biển dâng đến vườn quốc gia Xuân Thuỷ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ ĐÔ THỊ
&
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Đề tài:
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG TIỀM NĂNG CỦA NƯỚC BIỂN DÂNG ĐẾN VƯỜN QUỐC GIA XUÂN THUỶ
HÀ NỘI - 05/2009
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ ĐÔ THỊ
&
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Đề tài:
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG TIỀM NĂNG CỦA NƯỚC BIỂN DÂNG ĐẾN VƯỜN QUỐC GIA XUÂN THUỶ
HÀ NỘI - 05/2009MỤC LỤC
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin được chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến Phó Giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Thế Chinh, Viện phó Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường. Trong quá trình thực hiện chuyên đề tốt nghiệp, tôi đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiệt tình của thầy. Bài giảng và các tài liệu do thầy cung cấp đã giúp tôi rất nhiều trong việc định hướng vấn đề cũng như các công cụ, phương pháp thực hiện tính toán.
Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Tiến sĩ Vũ Văn Triệu, Trưởng đại diện Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế, đã cho cung cấp cho tôi rất nhiều tài liệu, đặc biệt các tài liệu liên quan đến Biến đổi khí hậu và Nước biển dâng.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Thạc sĩ Dương Thanh An, Cục Bảo tồn đa dạng sinh học, người đã cung cấp cho tôi nhiều tài liệu cần thiết để tôi có thể hoàn thành chuyên đề này.
Tiếp theo, tôi xin gửi lời cảm ơn đến bác Nguyễn Viết Cách cùng toàn thể cán bộ thuộc Ban Quản lý Vườn Quốc gia Xuân Thủy đã giúp đỡ tôi rất nhiệt tình và cung cấp cho tôi nhiều thông tin quý giá trong hai lần tôi xuống thực địa tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy.
Bên cạnh đó, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến cô Đào Thanh Hà, chị Bùi Ban Mai cùng rất nhiều người khác đã giúp đỡ tôi trong việc tìm những tài liệu cần thiết để có thể hoàn thành chuyên đề. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi rất nhiều trong những ngày thực hiện bài làm vừa qua.
Hà Nội ngày 28 tháng 4 năm 2008
Sinh viên
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan nội dung báo cáo được viết là do bản thân thực hiện, không sao chép, cắt ghép các báo cáo hoặc luận văn của người khác; nếu sai tôi xin chịu kỷ luật với Nhà trường.
Hà Nội ngày 28 tháng 4 năm 2009
Sinh viên
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Tiếng Anh
Tiếng Việt
AAPF
Average annual people flooded
Số người chịu lụt trung bình hàng năm
CDM
Clean Development Mechanism
Cơ chế phát triển sạch
GDP
Gross Domestic Product
Tổng sản phẩm nội địa
GEF
Global Environmental Fund
Quỹ Môi trường Toàn cầu
GIS
Geographic Information System
Hệ thống thông tin địa lý
IPCC
The International Panel on Climate
Change
Uỷ ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp quốc
MCD
Trung tâm Bảo tồn Sinh vật biển và
Phát triển cộng đồng
MERC
Trung tâm nghiên cứu hệ sinh thái rừng ngập mặn
OECD
Organisation for Economic Co-operation and Development
Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
PHZ
People in the Hazard Zone
Số người sống trong vùng nguy hiểm
PTR
People to respond
Số người ứng phó
RNM
Rừng ngập mặn
SRES
Special Report on Emission Scenarios
Báo cáo đặc biệt về những kịch bản
phát thải
UBND
Ủy ban nhân dân
UNDP
United Nations Development Program
Chương trình phát triểncủa Liên Hiệp Quốc
UNESCO
United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization
Tổ chức văn hoá, khoa học và giáo dục của Liên Hiệp Quốc
WAIS
West Antartic Ice Sheet
Dải băng ở phía Tây Antartic
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Hình 1.1: Kịch bản nước biển dâng toàn cầu giai đoạn 1900 – 2100 7
Hình 1.2: Tổn thất ròng của đất ngập nước so với năm 1990 22
Hình 1.3 : Hình ảnh Việt Nam khi mực nước biển chưa dâng 26
Hình 1.4: Hình ảnh Việt Nam khi nước biển dâng lên 1 m vào năm 2100 27
Hình 1.5: Khung lý thuyết đánh giá tính dễ bị tổn thương và các tác động ven biển do nước biển dâng 33
Hình 1.6: Bảy bước của một bản đánh giá tác động 34
Hình 2.1: Vườn quốc gia Xuân Thuỷ nhìn từ vũ trụ 41
Hình 2.2: Các dạng sống của thực vật tại huyện Giao Thủy 48
Hình 3.1.Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ khi nước biển không dâng 70
Hình 3.2.Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ khi nước biển dâng lên 1m vào năm 2100 71
Hình 3.3. Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ khi mực nước biển dâng lên 2m 72
Hình 3.4.Sự thay đổi đường bờ biển tại tỉnh Nam Định giai đoạn 1905-1992 77
Hình 3.5.Tổng chi phí nước biển dâng 79
Hình 3.6: Biến thiến của thiệt hại kinh tế do mất rừng ngập mặn theo tỷ lệ chiết khấu 87
Hình 3.7. Biến thiên của thiệt hại kinh tế do mất rừng ngập mặn 89
Bảng 1.1: Những tác động chính của nước biển dâng khu vực 9
Bảng 1.2: Tổng hợp kết quả nghiên cứu các nước 12
Bảng 1.3: Chi phí tiềm năng do nước biển dâng dọc bờ biển của Mỹ 15
Bảng 1.4: Số người sống trong những vùng đồng bằng 1000 năm có nguy cơ lụt 16
Bảng 1.5: Số người trung bình hàng năm chịu lụt do sóng bão tại vùng ven biển 19
Bảng 1.6: Số người bị lụt trung bình hàng năm do sóng bão ven biển 20
tại ba vùng đảo 20
Bảng 1.7. Các kịch bản nước biển dâng của Việt Nam 25
Bảng 1.8: Những tác động có khả năng xảy ra do nước biển dâng đối với một số nước trong khu vực châu Á 28
Bảng 2.1: Số lượng các loài thực vật trong rừng ngập mặn ven biển huyện Giao Thủy 45
Bảng 2.2:Ứớc tính giá trị kinh tế của rừng ngập mặn gần cửa sông Hồng ở Nam Định 58
Bảng 2.3: Một số đặc điểm dân số, giáo dục của các xã vùng đệm của Vườn Quốc gia Xuân Thủy 60
Bảng 2.4. Ước tính giá trị kinh tế rừng ngập mặn Vườn Quốc gia Xuân Thủy 66
Bảng 3.1.Kịch bản nước biển dâng theo các mốc thời gian của thế kỷ 21 70
Bảng 3.2.Mực nước biển dâng qua các năm so với 2009 73
Bảng 3.3.Ma trận tác động của nước biển dâng đến Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ 74
3.2.2. Đánh giá định lượng 78
Bảng 3.4. Diện tích bề mặt bị ngập nước do nước biển dâng qua các 81
năm 2010-2015 81
Bảng 3.5.Giá trị kinh tế của từng sản phẩm, dịch vụ rừng ngập mặn Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ quy đổi theo giá trị VNĐ năm 2009 83
Bảng 3.6. Giá trị thiệt hại (VND/ha) đối với từng lớp giá trị kinh tế 83
Bảng 3.7: Thiệt hại kinh tế tiềm năng do tác động của nước biển dâng đến Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ giai đoạn 2010-2015: 85
Bảng 3.8. Phân tích độ nhạy với sự thay đổi tỷ lệ chiết khấu 86
Bảng 3.9. Phân tích độ nhạy đối với sự thay đổi tỷ lệ lạm phát 88
theo tỷ lệ lạm phát 89
Bảng 4.1. Công nghệ thích nghi của vùng ven biển 94
PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài, tên đề tài
Vào đầu thế kỷ 21, chúng ta đang phải đối mặt với “tình huống hết sức khẩn cấp” của một cuộc khủng hoảng liên quan đến hôm nay và ngày mai. Đó là cuộc khủng hoảng biến đổi khí hậu. Một trong những tác động chắc chắn của biến đổi khí hậu là làm mực nước biển trung bình toàn cầu dâng lên, điều khiến nguy cơ lũ lụt và ngập nước cao hơn, nhiễm mặn nguồn nước mặt, nước ngầm và thay đổi hình thái học, chẳng hạn như xói mòn hay mất những vùng đất ngập nước.
Sau nhiều năm tranh cãi nguyên nhân của biến đổi khí hậu là do tự nhiên hay do con người, các nhà khoa học đã rút ra kết luận rằng đó là do các chất khí gây hiệu ứng nhà kính được thải ra chủ yếu từ những nước phát triển. Tuy nhiên, những nước phải chịu tác động trực tiếp và nặng nề nhất lại là những nước đang phát triển, một phần do những nước này không có đủ khả năng tài chính để khắc phục và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Theo đánh giá của Uỷ ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC), Việt Nam là một trong năm nước trên thế giới chịu tác động nặng nề nhất của biến đổi khí hậu và nước biển dâng, chỉ đứng sau Bangladesh. Hiện nay, Viện khí tượng và Thủy văn đã xây dựng kịch bản biến đổi khí hậu đối với Việt Nam bao gồm thay đổi trong mực nước biển, nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa…và đã công bố vào tháng 4/2009. Tại Việt Nam cũng đã có một số công trình nghiên cứu đánh giá tác động tiềm năng do nước biển dâng gây ra dựa trên những kịch bản nước biển dâng khác nhau ví dụ như công trình “Tác động của biến đổi khí hậu – nước biển dâng trên địa bàn tỉnh Cà Mau” của thạc sĩ Nguyễn Xuân Hiền, Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam. Tuy nhiên, tại một số khu vực, những tác động của nước biển dâng không còn là dự báo trên lý thuyết mà đã thực sự xảy ra và gây ra những thiệt hại kinh tế đáng kể.
Theo Phó Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân huyện Giao Thuỷ - tỉnh Nam Định, kể từ cơ bão số 5 năm 2005, tại khu vực bờ biển Bạch Long – Giao Thuỷ và khu du lịch thị trấn Quất Lâm mực nước biển đã dâng lên 20 cm. Nam Định là tỉnh có Vườn Quốc gia Xuân Thủy - Vườn Quốc gia duy nhất tại Việt Nam tham gia vào Công ước RAMSAR - với hệ sinh thái đất ngập nước phong phú, đa dạng và là ga chim của rất nhiều loài chim quý hiếm trong sách đỏ trên thế giới. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, bên cạnh chịu các tác động tiêu cực từ hoạt động của con người, Vườn Quốc gia Xuân Thủy còn phải gánh thêm một số tác động có hại do nước biển dâng. Nhằm đánh giá những tác động tiềm năng do nước biển dâng gây ra tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy, tôi đã thực hiện chuyên đề “Đánh giá tác động tiềm năng của nước biển dâng đến Vườn Quốc gia Xuân Thủy”.
II. Mục tiêu nghiên cứu
Thứ nhất, tôi thực hiện chuyên đề này nhằm đánh giá định tính và định lượng những tác động tiềm năng do nước biển dâng gây ra tại Vườn quốc gia Xuân Thủy dựa trên kịch bản nước biển dâng.
Thứ hai, có thể xác định, đề xuất hay đánh giá một loạt các lựa chọn thích nghi và nếu có thể sẽ tận dụng những ảnh hưởng tích cực của nước biển dâng.
Thứ ba, giúp đánh giá chi phí của tác động của nước biển dâng nên có thể so sánh chi phí này với chi phí của các biện pháp thích nghi và giảm nhẹ từ đó có thể đưa ra những phản ứng chính sách phù hợp.
Cuối cùng, bản đánh giá này sẽ làm tăng nhận thức cộng đồng đối với vấn đề cần sự quan tâm chung này (ví dụ, giáo dục moi người về sự cần thiết phải bảo vệ các khu rừng ngập mặn, cụ thể là Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ) và tạo ra cơ sở cho các quyết định chính sách.
III.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi thời gian là khoảng thời gian của kịch bản nước biển dâng – giai đoạn 2010 – 2015
- Phạm vi không gian của đề tài là Vườn quốc gia Xuân Thuỷ và năm xã vùng đệm là Giao Thiện, Giao An, Giao Lạc, Giao Xuân, Giao Hải.
IV.Phương pháp nghiên cứu
1. Phương pháp kế thừa
Tổng hợp các số liệu của Vườn quốc gia Xuân Thuỷ đã được phê duyệt trong các quyết định của Chính Phủ, UBND tỉnh, huyện.
Kế thừa có chọn lọc các tài liệu khoa học do các tác giả trong và ngoài nước đã công bố về lượng giá kinh tế của Vườn quốc gia Xuân Thuỷ.
2. Phương pháp thực địa
Thực hiện các chuyến đi thực địa xuống Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ nhằm khảo sát khu vực nghiên cứu, thu thập thông tin và tư liệu ảnh, phỏng vấn một số cán bộ làm việc tại Ban Quản lý Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ cũng như đối chiếu những số liệu sẵn có với thực tế khu vực nghiên cứu.
3. Phương pháp mô hình hoá
Sử dụng dữ liệu đầu vào là bản đồ độ cao của Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ và các bản đồ mức độ (hệ số) nhạy cảm thiệt hại của các lớp giá trị kinh tế đối với mức độ ngập lụt , tác giả thực hiện mô phỏng các kịch bản nước biển dâng tại Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ bằng Hệ thống thông tin địa lý (GIS) nhằm xác định diện tích ngập lụt theo từng kịch bản nước biển dâng cũng như mức độ thiệt hại (%) của từng giá trị kinh tế.
V.Cấu trúc chuyên đề:
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, chuyên đề gồm 4 phần:
Chương I: Tiếp cận phương pháp đánh giá
Chương II: Tổng quan về Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ
Chương III: Đánh tác động tiềm năng của nước biển dâng đến Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ
Chương IV: Đề xuất các biện pháp ứng phó với nước biển dâng tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy
CHƯƠNG I: TIẾP CẬN PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ
1.1. Nước biển dâng và biến đổi khí hậu tại khu vực ven biển
1.1.1. Những yếu tố làm thay đổi mực nước biển
Sự thay đổi cấp độ địa phương của mực nước biển tại bất kỳ địa điểm ven biển nào phụ thuộc vào các yếu tố địa phương, khu vực và toàn cầu (Nicholls và Leatherman,1996; Nicholl, 2002a). Vì thế, mực nước biển trung bình của toàn cầu tăng lên không có nghĩa là nước biển tại bất cứ khu vực nào cũng tăng lên như vậy. Mực nước biển địa phương so với đất liền có thể thay đổi vì một số lý do và qua những khoảng thời gian ước tính 100 đến 1000 năm, mực nước biển khu vực sẽ là tổng của những yếu tố sau:
Mực nước biển dâng lên toàn cầu: là sự tăng lên của thể tích đại dương toàn cầu. Vào thế kỷ 20 và 21, sự tăng lên này là do sự nở nhiệt của tầng đại dương bên trên do nóng lên và sự tan băng do hiện tượng nóng lên toàn cầu gây ra bởi con người (Church và cộng sự, 2001). Sự góp phần của Greenland thì ít chắc chắn hơn, và người ta hy vọng rằng diện tích Antarctica tăng lên sẽ làm giảm mực nước biển, bù lại bất cứ sự đóng góp thêm nào của Greenland đối với nước biển dâng. Ảnh hưởng trực tiếp của con người cũng có thể do những giảm nhẹ đối với chu trình thuỷ học (ví dụ: tăng lượng dự trữ nước ở trên mặt đất (khiến mực nước biển giảm xuống), hạn chế sử dụng lượng nước ngầm (khiến mực nước biển tăng lên) mặc dù sự cân bằng này là hầu như không chắc chắn.
Những yếu tố khí tượng-hải dương khu vực: như là sự thay đổi về mặt không gian do tác động của nở nhiệt, sự thay đổi đối với những luồng gió trong dài hạn và áp suất khí quyển và sự thay đổi trong sự lưu thông đại dương như là dòng Gulf. Những tác động này có thể là đáng kể đối với những ảnh hưởng khu vực tương đương với tầm quan trọng của hiện tượng nở nhiệt trung bình toàn cầu. Những mô hình đánh giá tác động hiện tượng nóng lên toàn cầu ít công nhận yếu tố này và nó thường bị bỏ qua trong các đánh giá tác động cho đến ngày nay.
Sự biến động theo chiều thẳng đứng của đất liền (lún xuống hay nâng lên) do nhiều quá trình địa chất như kiến tạo học, tân kiến tạo học, sự thay đổi đằng tĩnh thời kỳ sông băng (GIA) và sự hợp nhất (Emery và Aubrey, 1991). Bên cạnh những thay đổi tự nhiên, việc hút nước ngầm cũng làm tăng quá trình sụt lún (và phá huỷ than bùn do oxyhoá và xói mòn) tại nhiều vùng đất thấp ven biển, khiến nhiều vùng đất dễ bị tổn thương sụt xuống vài mét trong suốt thế ký 20, bao gồm trong đó một số thành phố ven biển chính như Tokyo và Thượng Hải (ví dụ Nicholls, 1995a).
1.1.2. Xu hướng mực nước biển gần đây
Mực nước biển tăng trong suốt thế kỷ 20 nhanh hơn so với thế kỷ 18 và 19 (Woodworth, 1999; Church và cộng sự, 2001). Khoảng thời gian mực nước biển tăng lên ít thể hiện sự liên quan đến kỳ cuối của thời kỳ “Tiểu băng hà” và rằng thời kỳ đó không liên quan gì đến những thay đổi do tác động của con người. Mực nước biển toàn cầu được ước tính đã tăng 10 đến 20 cm trong suốt thế kỷ 20, nhưng không có bất kỳ chứng cứ nào của sự tăng lên này. Người ta đưa ra ý kiến rằng ước tính tăng 20 cm trong suốt thế kỷ 20 là phù hợp nhất đối với những dữ liệu sẵn có (Douglas và Peltier, 2002). Như vậy, chúng ta đã trải qua mực nước biển tăng đáng kể trong suốt thế kỷ 20, điều mà người ta có thể cho rằng là một nhân tố chính tạo ra nhiều vấn đề ven biển đang tồn tại.
1.1.3. Kịch bản nước biển dâng trong tương lai
Khi sử dụng những kịch bản phát thải khí nhà kính từ Báo cáo đặc biệt về kịch bản phát thải (SRES), người ta ước tính rằng mực nước biển dâng toàn cầu từ năm 1900 đến 2100 sẽ nằm trong khoảng 9 đến 88 cm, với ước tính trung bình là 48 cm (Church và cộng sự, 2001).
Hình 1.1: Kịch bản nước biển dâng toàn cầu giai đoạn 1900 – 2100
Nguồn: Trần Mai Kiên, Những tác động và thích nghi với biến đổi khí hậu tại Việt Nam, Viện Khí tượng và thuỷ văn
Con số này thấp hơn một chút so với ước tính của Bản đánh giá thứ hai của IPCC nhưng vẫn còn rất nhiều yếu tố không chắc chắn ảnh hưởng đến mực nước biển dâng lên trên toàn cầu. Những yếu tố không chắc chắn có thể là hai lý do sau:
Sự không chắc chắn về sự tập trung khí nhà kính trong tương lai; và
Sự không chắc chắn về phản ứng của khí hậu đối với bức xạ nhà kính (sự nhạy cảm của mực nước biển dâng và khí hậu).
Những kịch bản nước biển dâng chi tiết cho sau năm 2100 vẫn còn ít, nhưng người ta cho rằng mực nước biển sẽ tăng lên đáng kể phụ thuộc vào độ lớn của hiện tượng nóng lên toàn cầu.
Giảm lượng phát thải hay tăng bể hấp thụ khí nhà kính sẽ làm giảm sự ấm lên toàn cầu và nước biển dâng. Những phân tích gần đây cho rằng mực nước biển trung bình toàn cầu gần như độc lập với lượng phát thải tương lai cho đến năm 2050, và lượng phát thải tương lai sẽ trở thành yếu tố quan trọng nhất tác động đến mực nước biển dâng sau năm 2100 (Church và cộng sự, 2001). Điều này có nghĩa rằng trong suốt thế kỷ 21, yếu tố không chắc chắn chủ yếu liên quan đến mực nước biển dâng trung bình toàn cầu là sự nhạy cảm của khí hậu và nước biển dâng với bức xạ nhà kính. Ngay cả khi lượng tập trung khí nhà kính trong khí quyển ổn định do nỗ lực giảm nhẹ, thí nghiệm của Mitchell và cộng sự (2000) cho rằng sự tăng lên của mực nước biển toàn cầu chỉ bị chậm lại tối đa là khoảng một vài thập kỷ trong thế kỷ 21. Kết quả này là do sự “cam đoan nước biển sẽ dâng lên”, phản ánh sự thâm nhập từ từ của khí nóng đến những tầng đại dương sâu hơn. Có thể phải mất hàng nghìn năm để nhiệt độ đại dương đạt tới mức cân bằng mới với một khí hậu ổn định mới (Wigley và Raper, 1993; Church và cộng sự, 2001). Vì thế, trong trường hợp mực nước biển dâng, biện pháp giảm nhẹ là ít ảnh hưởng nhất đến sự thay đổi trong tương lai khi so sánh với những nhân tố thay đổi khí hậu khác (ví dụ như lượng mưa, nhiệt độ không khí…). Tuy nhiên, mực nước biển tăng và tốc độ tăng tối đa có thể giảm đáng kể. Vì vậy, sự dâng lên của mực nước biển trung bình toàn cầu dường như là không thể tránh được trong suốt thế kỷ 21 và sau đó cho dù con người nỗ lực giảm nhẹ biến đổi khí hậu, nhưng chúng ta có thể tác động đến lượng và tốc độ dâng của nước biển bằng các biện pháp giảm nhẹ. Tuy nhiên, những kịch bản này chưa bao gồm khả năng của những thay đổi lớn, cụ thể là sự sụp xuống của những dải băng ở phía Tây Antartic (WAIS), điều mà có thể làm cho mực nước biển dâng lên 6m.
1.1.3. Tác động của nước biển dâng
Tác động sinh địa lý đáng kể nhất của nước biển dâng được tổng kết trong Bảng 1, bao gồm những yếu tố tương tác liên quan. Hầu hết những tác động này nói chung đều là hàm tuyến tính của nước biển dâng, mặc dầu một vài quá trình tổn thất vùng đất ngập nước thể hiện phản ứng ngưỡng và liên quan nhiều hơn tới tốc độ dâng của nước biển nhiều hơn là sự thay đổi hoàn toàn. Phần lớn những nghiên cứu đã có tập trung vào một vài trong ba nhân tố sau: (1) thiệt hại do ngập lụt và bão, (2) xói mòn và (3) mất các vùng đất ngập nước (Nicholls, 1995b). Các nghiên cứu này thường dựa trên những giả định rất đơn giản và bỏ qua hầu hết những tác động của động lực học: những vùng đất ngập nước được coi như là yếu tố bị động của cảnh quan và chỉ bị ngập do mực nước biển dâng. Bên cạnh đó, những nhân tố tương tác cũng thường bị bỏ qua. Nguyên nhân chính khiến nhiễm mặn chưa được cân nhắc là vì rất khó để phân tích về mặt phương pháp luận. Chính vì thế, phần nhiều các đánh giá những tác động sinh địa lý của nước biển dâng vẫn chưa hoàn chỉnh trên một vài phương diện nào đó.
Bảng 1.1: Những tác động chính của nước biển dâng khu vực
Tác động lý sinh
Các nhân tố liên quan khác
Khí hậu
Phi khí hậu
Thiệt hại do ngập lụt
và bão
Sóng cồn
Sóng và bão, những thay đổi về mặt hình thái học,nguồn cung cấp trầm tích
Nguồn cung cấp trầm tích,quản lý sự úng lụt, những thay đổi về hình thái học, bồi thường đất
Nước nghịch lưu(ở các con sông)
Dòng chảy mặt
Quản lý sự dẫn nước và sử dụng đất
Mất các vùng đất ngập nước (và thay đổi)
Tích tụ CO2Nguồn cung cấp trầm tích
Nguồn cung cấp trầm tích, khu vực di dân, những tàn phá trực tiếp
Xói mòn
Nguồn cung cấp trầm tích, sóng và bão
Nguồn cung cấp trầm tích
Xâm nhập mặn
Nước bề mặt
Dòng chảy mặt
Quản lý sự dẫn nước và sử dụng đất
Nước ngầm
Lượng mưa
Sử dụng đất, sử dụng lớp ngậm nước
Úng nước
Lượng mưa
Sử dụng đất,sử dụng lớp ngậm nước
Nguồn: Robert J.Nicholls, Nghiên cứu các tác động của nước biển dâng, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế, 2003
Những tác động đến hệ thống tự nhiên do nước biển dâng ở bảng trên gây ra một loạt những ảnh hưởng kinh tế-xã hội (Nicholls, 2002a), bao gồm những tác động sau được xác định bởi McLean và cộng sự (2001):
Gia tăng mất mát tài sản và môi trường sống ven biển;
Gia tăng rủi ro lũ lụt và nguy cơ mất tính mạng;
Phá hoại những công trình bảo vệ ven biển và những cơ sở hạ tầng khác;
Mất tài nguyên có thể tái sinh và tài nguyên phục vụ cho sinh kế;
Mất chức năng vận chuyển, giải trí và du lịch;
Mất những giá trị văn hóa phi tiền tệ;
Tác động lên nông nghiệp và nghành nuôi trồng thủy sản do suy giảm chất lượng đất và nước.
Những tác động gián tiếp của nước biển dâng thì khó phân tích hơn nhưng chúng cũng có tiềm năng quan trọng trong nhiều lĩnh vực như là nghề cá. Vùng đất ngập nước ven biển đóng vai trò quan trọng đối với vòng đời của nhiều loài cá quan trọng. Vì thế, nếu nước biển dâng làm suy giảm vùng đất ngập nước thì điều này sẽ tác động đến ngư nghiệp (McLean và cộng sự, 2001, Kennedy và cộng sự, 2002). Những tác động phi tuyến tính rõ ràng có thể được thể hiện bởi sự giảm sút nhanh chóng tại những vùng ngập nước đồng bằng Mississippi, Mỹ. Rõ ràng, quá trình này không thể tiếp tục vô hạn và người ta đoán rằng trong vòng thế kỷ 21 ngư nghiệp sẽ sụt giảm mạnh trừ phi có nhiều vùng đất ngập nước mới được hình thành. Sức khỏe con người là một vấn đề khác mà ảnh hưởng gián tiếp của nước biển dâng có thể là đáng kể. Do đó, nước biển dâng có thể tạo ra các tầng tác động thông qua hệ thống ven biển, mặc dù đến ngày nay những phân tích mới chỉ tập trung chủ yếu vào những tác động trực tiếp.
a. Những đánh giá quy mô quốc gia
Những đánh giá quy mô quốc gia nói chung đã bao gồm các tác động tiềm năng khi nước biển dâng lên 1m trong trường hợp các biện pháp thích nghi là hạn chế. Về mặt này, họ khẳng định lại những gì đã được tuyên bố về tầm quan trọng của những khu vực ven biển. Bảng sau thể hiện rằng gần 180 triệu người sẽ bị ảnh hưởng khi nước biển dâng lên 1m và giả định không có biện pháp ứng phó, thích nghi nào. Như ai đó đã cho rằng những vùng đất ven biển thấp là nhạy cảm nhất đối với nước biển dâng, cụ thể là các hòn đảo nhỏ và đồng bằng. Những vùng đất ngập nước ven biển bị đe dọa khá lớn dù điều này có lẽ chỉ phản ánh các giả định tác động đơn giản được thiết lập trong các nghiên cứu hơn là tình trạng tổn thương thật sự, điều mà có thể ít hơn rất nhiều nếu những vùng đất ngập nước này có thể ứng phó được với nước biển dâng.
Bảng 1.2: Tổng hợp kết quả nghiên cứu các nước
Nước
Số người bị ảnh hưởng
Thiệt hại kinh tế
Mất đất
Mất đất ngập nước
Chi phí bảo vệ/Thích nghi
(Nghìn người)
% Tổng số
Triệu
Đôla
% GDP
Km2
% Tổng
Km2
Triệu Đôla
%GDP
Antigua
38
50
5
1,0
3
71
0,32
Argentina
5000
>5
3400
0,1
1100
>1800
>0,02
Bangladesh
71000
60
25000
17,5
5800
>1000
>0,06
Belize
70
35
1900
8,4
Bennin
1350
25
118
12
230
0,2
85
>400
>0,41
Trung Quốc
72000
7
35000
Ai Cập
4700
9
59000
204
5800
1,0
13100
0,45
Guyana
600
80
4000
1115
2400
1,1
500
200
0,26
Nhật Bản
15400
15
849000
72
2300
2,4
>156000
>0,12
Kiribati
9
100
2
8
4
12,5
3
0,10
Malaysia
7000
2,1
6000
Marshall I.
20
100
160
324
9
80
>360
>7,04
Mauritius
3
<1
5
0,3
Hà Lan
10000
67
186000
69
2165
5,9
642
12300
0,05
Nigeria
3200
4
17000
52
18600
2,0
16000
>1400
>0,04
Phần Lan
235
1
24000
24
1700
0,5
36
1400
0,02
Senegal
110
>1
>500
>12
6100
3,1
6000
>1000
>0,21
St Kitts
1
1,4
1
50
2,65
Tonga
30
47
7
2,9
Uruguay
13
<1
1700
26
96
0,1
23
>1000
>0,12
Mỹ
31600
0,3
17000
>156000
>0,03
Venezuela
56
<1
330
1
5700
0,6
5600
>1600
>0,03
Tổng
178834
1146310
149022
58790
271124
Nguồn: Bijlsma và cộng sự (1996)
Chú ý: Giả định là với mức phát triển như hiện tại và mực nước biển dâng lên 1m. Tất cả các tác động đều giả định là không có các biện pháp thích nghi, trong khi giả định các biện pháp thích nghi là bảo vệ, trừ những khu vực có mật độ dân số thấp. Chí phí tính theo đồng Đôla năm 1990.
Về vấn đề thích nghi, những nghiên cứu này thường đặt ra những giả định rất đơn giản phù hợp với phương pháp luận giá trị, như tính chi phí bảo vệ cho tất cả các khu vực, trừ những nơi có dân số thấp (ngưỡng chung là nhỏ hơn 10 người/km2). Những kết quả này cho rằng chi phí thích nghi sẽ tạo ra gánh nặng đối với nền kinh tế quốc gia, cụ thể là đối với nhiều quốc đảo nhỏ. Tuy nhiên, quá trình thích nghi và năng lực thích nghi của cộng đồng ven biển thường chưa được cân nhắc. Nhiều người nhận ra rằng vấn đề này cực kỳ không thỏa đáng và những nghiên cứu tương lai được đề nghị xác định các biện pháp thích nghi làm vấn đề ưu tiên.
Một kết quả quan trọng là quy mô đánh giá. Sterr (2003) đã điều tra tình trạng dễ bị tổn thương của Đức đối với nước biển dâng, tại quy mô quốc gia, trong đó bao gồm bang Schlesweig-Holstein và một nghiên cứu khác chỉ tại quy mô bang Schlesweig-Holstein. Khi quy mô nghiên cứu rộng ra thì diện tích những vùng chịu nguy hiểm sẽ giảm do sử dụng số liệu có độ phân giải cao hơn. Tuy nhiên, những tác động tiềm năng không thay đổi đáng kể vì giá trị con người vẫn tập trung tại những vùng nhỏ hơn chịu nguy hiểm. Turner và cộng sự (1995) nghiên cứu ứng phó tốt nhất đối nước biển dâng tại East Anglia (Anh) bằng cách sử dụng phương pháp chi phí lợi ích. Tại quy mô quốc gia, cần thiết phải bảo vệ toàn bộ đường bờ biển. Ngược lại, nếu theo quy mô khu vực lũ lụt, 20% khu vực lụt nên bỏ qua thậm chí là trong trường hợp tốc độ nước biển dâng hiện nay. Kết luận này là phù hợp với xu hướng hiện tại trong chính sách quản lý ven biển tại vùng này. Điều này cho thấy rằng đánh giá lựa chọn thích nghi thực tế đòi hỏi sự phân tích chi tiết để nắm bắt được những thay đổi tiềm năng trong cách ứng phó tại một vùng cụ thể, hơn là giả định một cách ứng phó khuôn mẫu cho tất cả các khu vực.
Chi phí nước biển dâng tiềm năng tại Mỹ tiếp tục được phân tích như đã tóm tắt ở bảng 3 đối với kịch bản nước biển toàn cầu dâng lên 1m. Những nghiên cứu đầu tiên đã ước tính chi phí lớn hơn nhiều do các nhà khoa học đã bỏ qua các biện pháp thích nghi, hoặc nhìn nhận chúng một cách giản đơn và cứng nhắc, áp đặt những chi phí phi thực tế. Những nghiên cứu này chỉ ra rằng hiểu biết của chúng ta về thích nghi còn rất hạn chế. Nếu giả định thích nghi của chúng ta ảnh hưởng đến chi phí nước biển dâng, tăng cường hiểu biết về vấn đề này phải là ưu tiên chính.
Bảng 1.3: Chi phí tiềm năng do nước biển dâng dọc bờ biển của Mỹ
Tỷ Đôla theo giá trị năm 1990
Nguồn
Đo lường
Ước tính hàng năm
Ước tính lũy tích
Ước tính hàng năm tại năm 2065
Yohe (1989)
Tài sản chịurủi ro ngập lụt
321
1,37
Smith và Tirpak (1989)
Bảo vệ
73-111
Titus và cộng sự (1991)
Bảo vệ
156
Nordhaus (1991)
Bảo vệ
4,9
Fankhauser (1995a)
Bảo vệ
1,0
62,6
Yohe và cộng sự (1996)
Bảo vệ và từ bỏ
0,16
36,1
0,33
Yohe và Schlesinger (1998)
Mức bảo vệ và
từ bỏ mong muốn
0,38
0,4
Lưu ý: Tính toán này là cho kịch bản nước biển dâng lên 1m
Nguồn: Dựa theo nghiên cứu của Neumann và cộng sự (2001)
b. Những đánh giá quy mô khu vực và toàn cầu
Những đánh giá khu vực và toàn cầu đưa ra một cơ sở chắc chắn hơn để đánh giá tác động của nước biển dâng. Nhiều ước tính tác động đã sẵn có đối với ngập lụt ven biển và mất vùng đất ngập nước được thực hiện trong những đánh giá sơ bộ (Parry và Livermore, 1999; Arnell và cộng sự, 2002). Nói chung, những nghiên cứu này đã xem xét một loạt các tác động theo những kịch bản khí hậu và kinh tế xã hội chung. Phân tích vùng ven biển dựa trên Phân tích tính dễ bị tổn thương toàn cầu của Hoozemans và cộng sự (1993) và những cập nhật mới nhất của nó (ví dụ: Nicholls, 2002b; Nicholls và cộng sự, 1999).
v Ngập lụt bờ biển
Năm 1990, trên toàn cầu, người ta ước tính rằng có khoảng 200 triệu người sống trên những đồng bằng ven biển, chiếm khoảng 4% dân số thế giới (Nicholls và các cộng sự, 1999). Dựa trên những tài liệu này, người ta ước lượng rằng năm 1990 trung bình 10 triệu người/năm phải chịu nạn lũ lụt ven biển.
Bảng 1.4: Số người sống trong những vùng đồng bằng 1000 năm có nguy cơ lụt
Triệu người
Năm
Kịch bản nước biển dâng
Số dân sốngtrong vùng nguy hiểm
Số người
chịu lụttrung bình hàng năm
Số người có giải phápứng phó
1990
197
10
0
2020-2029
Không dâng
399
22
0
Dâng thấp
403
23
0
Dâng trung bình
411
24
0
Dâng cao
423
30
5
2050-2059
Không dâng
511
27
0
Dâng thấp
525
28
0
Dâng trung bình
550
64
34
Dâng cao
581
176
149
2080-2089
Không dâng
575
13
0
Dâng thấp
605
17
1
Dâng trung bình
647
133
107
Dâng cao
702
353
332
Nguồn: Dựa theo nghiên cứu của Nicholls (2002b)
Chú ý: Số người hàng năm trung bình được ước tính bị lụt trên một năm (AAPF) và số người chịu lụt hàng năm hay thường xuyên hơn (PTR) là đối với kịch bản nước biển dâng IS92a. Những kết quả này giả định nước biển dâng, thay đổi dân sô ven biển và nâng cao tiêu chuẩn bảo vệ, nhưng các biện pháp thích nghi đối với nước biển dâng vẫn chưa được cân nhắc. Kịch bản dân số giả định rằng những thay đổi dân số tại đồng bằng ven biển ngập lụt là gấp đôi xu hướng của quốc gia.
Phân tích động lực học xem xét những ảnh hưởng đối kháng nhau giữa mực nước biển dâng khu vực (do sự sụt lún ở địa phương và những thay đổi toàn cầu), dân số ven biển (giả định những thay đổi ở ven biển là gấp đôi sự thay đổi dân số quốc gia để phản ánh sự di cư đến vùng ven biển) và nâng cao tiêu thuẩn phòng hộ tỷ lệ thuận với sự gia tăng của GDP/người (Nicholls và các cộng sự, 1999; Nicholls, 2002b). Tác động của nước biển dâng đến mực nước (ví dụ sóng bão) là một phần trong phân tích. Người ta giả định đặc tính của sóng bão là không thay đổi theo thời gian và mực nước biển dâng chỉ đơn thuần thay đổi vị trí mực nước dâng cao lên. Các phân tích này được thực hiện để tìm hiểu liệu rằng nước biển dâng trung bình toàn cầu có là một vấn đề nghiêm trọng. Vì vậy, tiêu chuẩn bảo vệ tăng lên chỉ quan tâm đến biến đổi khí hậu đang tồn tại (ví dụ như sóng bão năm 1990) và phân tích xem xét đến một thế giới mà hoàn toàn bỏ qua vấn đề nước biển dâng trung bỉnh toàn cầu (khu vực). Kết quả bao gồm:
Số người sống trong vùng nguy hiểm (PHZ) – số dân sống trong khu vực thấp hơn đồng bằng ven biển 1000 tuổi bị ngập lụt;
Số người chịu lụt trung bình hàng năm (AAPF)- số người trung bình chịu lũ lụt hàng năm (việc đo lường rủi ro đã tính đến phòng chống lũ lụt);
Số người ứng phó (PTR) – Số người chịu lụt hàng năm hoặc thường xuyên hơn (tức là đối với những người này, lũ lụt là một vấn đề nghiêm trọng vì thế có khả năng họ sẽ sử dụng các biện pháp ứng phó).
Lưu ý rằng PHZ>AAPF>PTR
Bảng sau ước tính tác động khi không có mực nước biển dâng trung bình toàn cầu và kịch bản mực nước biển dâng trung bình toàn cầu đến lũ lụt (mức dâng lên trung bình toàn cầu nằm trong khoảng từ 19 – 80 cm từ 1990 đến những năm 2080) (Warrick và các cộng sự, 1996). Do đó, bảng 3 đã xem xét được toàn bộ những vấn đề không chắc chắn của kịch bản toàn cầu, bao gồm sự không chắc chắn của nhạy cảm khí hậu. Kết quả thể hiện các vấn đề sau:
Ngay cả khi không có nước biển dâng, số người chịu lụt mỗi năm vẫn tăng lên đáng kể do tăng dân số ven biển cho đến năm 2050, và sau đó giảm bớt cho đến năm 2080 khi việc tăng tiêu chuẩn bảo vệ do tăng GDP/đầu người trở thành nhân tố quan trọng nhất;
Những tác động đáng kể của nước biển dâng không rõ ràng cho tới tận những năm 2050;
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều yếu tố không chắc chắn trong những tác động khá nhỏ theo kịch bản nước biển dâng thấp vào năm 2080; AAPF tăng gấp 10 lần nếu theo kịch bản nước biển dâng trung bình và AAPF tăng gấp 27 lần đối với kịch bản nước biển dâng cao vào những năm 2080.
Vì vậy, mực nước biển dâng trung bình toàn cầu là vấn đề đáng được quan tâm. Giảm nhẹ biến đổi khí hậu là một cách để giải quyết vấn đề. Sử dụng kịch bản nước biển dâng trong Hình 2 thể hiện không giảm nhẹ phát thải và sự ổn định nồng độ CO2 tập trung trong không khí từ 750ppm đến 550 ppm (kịch bản S750 và S550), những thí nghiệm mô hình trên lần lượt được lặp lại.
Bảng 1.5: Số người trung bình hàng năm chịu lụt do sóng bão tại vùng ven biển
Triệu người
Không có biến đổi khí hậu
Không giảm nhẹ
S750
S550
1990
10
2020-2029
22
24
23
23
2050-2059
27
50
40
38
2080-2089
13
94
35
18
Nguồn: Arnell và các cộng sự (2002)
Dựa trên kịch bản khí hậu từ mô hình HadCM2 và những giả định tương tự như kết quả trong bảng 4.
Lưu ý rằng những kết quả này chỉ đại diện cho một mô hình khí hậu và vì thế một ước lượng độ nhạy cảm khí hậu và sự dâng lên nhiều hơn hay ít hơn của mực nước biển có thể xảy ra đối với những mô hình khí hậu khác. Kịch bản S750 và S550 giảm số người chịu lụt, cụ thể là với kịch bản phát thải S550. Tuy nhiên, trong tất cả trường hợp các tác động gia tăng do nước biển dâng đã được xem xét và nếu mực nước biển tiếp tục tăng sau năm 2080, đơn giản chúng ta có thể trì hoãn chứ không thể tránh những tác động do việc không giảm nhẹ biến đổi khí hậu như đã được tính đến trong thế kỷ 21.
Tất cả các vùng có thể nhìn thấy sự gia tăng phạm vi lũ lụt khi so sánh với đường cơ sở, đi kèm là những tác động ngày càng lớn do nước biển dâng. Trong mọi trường hợp, những vùng dễ bị tổn thương nhất là những vùng đảo nhỏ thuộc Caribe, Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương (bảng 1.6). Sự gia tăng phạm vi lũ lụt lớn nhất là tại nam Địa Trung Hải, Tây Phi, Đông Phi, Nam Á và Đông Nam Á – năm vùng này chiếm khoảng 90% số người bị lụt trong mọi trường hợp vào những năm 2080. Điều này phản ánh rất nhiều người đang sống tại những vùng động bằng thấp tại nhiều khu vực thuộc châu Á và dự đoán tốc độ tăng dân số nhanh tại những vùng ven biển châu Phi. Trong khi đó, tại những nơi thuộc nước phát triển chịu tác động khá nhỏ, nước biển dâng vẫn khiến lượng người chịu lụt tăng lên đáng kể. Những kết quả này chỉ ra rằng nước biển dâng có thể tác động sâu sắc đến phạm vi lũ lụt – khi tất cả các yếu tố khác là như nhau, nước biển dâng lên càng cao, nguy cơ chịu lũ lụt càng gia tăng. Bất kỳ sự gia tăng bão nào cũng làm tăng lũ lụt tại vùng ven biển. Người ta cho rằng bắt đầu lên kế hoạch thích nghi với biến đổi khí hậu là một việc làm khôn ngoan. Những quốc gia đảo nhỏ cần phải đặc biển quan tâm vì họ có ít năng lực nhất trong những thích nghi như vậy.
Bảng 1.6: Số người bị lụt trung bình hàng năm do sóng bão ven biển
tại ba vùng đảo
Nghìn người
Không có biến đổi khí hậu
Không giảm nhẹ
S750
S550
Những đảo thuộc vùng biển Caribbe
1990
10
2020-2029
4
15
12
12
2050-2059
3
40
23
19
2080-2089
3
613
129
11
Những quốc đảo tại Ấn Độ Dương
1990
9
2020-2029
4
20
16
15
2050-2059
7
69
49
44
2080-2089
1
509
108
10
Những quốc đảo tại Thái Bình Dương
1990
3
2020-2029
2
5
4
4
2050-2059
1
80
39
29
2080-2089
0
171
44
12
Nguồn: Arnell và các cộng sự (2002)
Lưu ý: Dựa trên kịch bản khí hậu từ mô hình HadCM2 và những giả định tương tự như trong bảng 4.
v Đất ngập nước ven biển
Những vùng đất ngập nước ven biển đã giảm với tốc độ 1%/năm, phần lớn là do hoạt động trực tiếp hay gián tiếp của con người và nước biển dâng chỉ chịu trách nhiệm rất nhỏ đối với những mất mát này (Hoozemans và các cộng sự, 1993). Những tổn thất tại vùng đất ngập nước sẽ nhiều hơn nữa do tốc độ dâng lên của nước biển, hơn là mức dâng lên, vì chúng có khả năng thích nghi với ngập lụt (Cahoon và các cộng sự, 1999). Giả sử nước biển dâng lên 1m, tổn thất vùng đất ngập nước có thể xấp xỉ 46% giá trị hiện tại (Nicholls và các cộng sự, 1999). Sử dụng kịch bản nước biển toàn cầu dâng lên 38cm vào những năm 2080, từ 6% đến 22% đất ngập mặn toàn cầu có thể bị mất do nước biển dâng. Khi tính thêm vào sự phá hủy do các hoạt động trực tiếp hay gián tiếp của con người như hiện nay, tác động ròng có thể là mất đến 36% - 70% những vùng đất ngập nước ven biển quan trọng của thế giới, hay tổng diện tích mất có thể lên tới 210000 km2. Chính vì vậy, nước biển dâng là một áp lực thêm vào đáng kể, điều mà làm xấu thêm tình trạng vốn đã nguy hiểm của những vùng đất ngập nước trên toàn cầu. Những tổn thất khu vực nghiêm trọng nhất là tại bờ biển Đại Tây Dương tại Bắc và Trung Mỹ, eo biển Caribbe, vùng biển Địa Trung Hải, biển Baltic và tất cả quần đảo nhỏ. Cũng đáng để lưu ý rằng đất ngập nước tại nhiều quốc gia phát triển dường như cũng bị đe dọa bởi nước biển dâng.
Việc ổn định nồng độ khí nhà kính trong khí quyển có thể làm giảm đáng kể mất mát vùng đất ngập nước ven biển vì những vùng này nhạy cảm với tốc độ dâng của nước biển hơn là sự dâng lên. Trong trường hợp này, đến những năm 2080, tổn thất vùng đất ngập nước sẽ ổn định tại mức bằng hoặc thấp hơn so với những tổn thất khi không thực hiện các biện pháp giảm nhẹ biến đổi khí hậu. Vì vậy, giảm nhẹ biến đổi khí hậu sẽ góp phần quan trọng vào công cuộc bảo tồn đất ngập nước ven biển toàn cầu. Tuy nhiên, để công việc bảo tồn được thành công, các nhân tố khác khiến đất ngập nước suy giảm tại nhiều nơi trên thế giới cũng cần phải được xác định nhanh chóng nhằm đảm bảo những vùng đất ngập nước sống sót có thể đem lại lợi ích cho các chính sách khí hậu.
Hình 1.2: Tổn thất ròng của đất ngập nước so với năm 1990
2000
2050
2100
2150
2200
2250
0
5
10
15
20
Tổn thất đất ngập nước ven biển
Tổn thất ròng (%)
Không giảm nhẹ
S750
S550
Nguồn: Arnell và các cộng sự (2002)
Chú ý: Tổn thất nếu như không giảm phát thải (đường trên cùng), S750 (đường ở giữa) và S550 ( đường dưới cùng). Lưu ý rằng những tổn thất này chỉ là những tổn thất tăng thêm bên cạnh sự phá hoại trực tiếp hay gián tiếp của con người.
v Chi phí toàn cầu của nước biển dâng
Các cuộc thảo luận trước đây đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xem xét các biện pháp thích nghi, và kết quả của bất kỳ phân tích nào cũng phụ thuộc lớn vào biện pháp thích nghi nào được cân nhắc. Những phân tích “từ trên xuống” và tích hợp đã xác định những vấn đề này và chỉ ra một số điểm quan trọng. Tol (2002a; 2002b) đã nghiên cứu một loạt các tác động của biến đổi khí hậu bao gồm nước biển dâng. Nguồn dữ liệu cơ bản đầu tiên là của Hoozemans và các cộng sự (1993) cùng với các nguồn dữ liệu bổ sung khác. Nó đánh giá ứng phó bảo vệ tốt nhất và sau đó ước tính chi phí của lựa chọn này, bao gồm chi phí bảo vệ, những vùng đất ngập nước và đất liền bị mất và số người phải thay đổi chỗ ở. Trong khi tác giả lưu ý rằng những kết quả này mới chỉ là sơ bộ, chi phí hàng năm chỉ là 13 tỷ Đôla nếu nước biển toàn cầu dâng lên 1m, ít hơn nhiều so với kết quả của Fankhauser (1995b) là 47 tỷ Đôla. Sự khác nhau chủ yếu là do những giả định khác nhau về vấn đề thích nghi – Tol giả định biện pháp ứng phó tốt nhất đối với các dữ liệu có sẵn.
Những kết quả này đặt ra những câu hỏi quan trọng về thích nghi tiềm năng và quy trình của chúng. Cụ thể là cần phải xác định quy trình thích nghi thực tế một cách kỹ càng hơn. Cần phải phát triển các biện pháp đánh giá tác động và các số liệu cơ bản như đang được nghiên cứu trong dự án DINAS-COAST (McFadden và các cộng sự, 2003) (
1.1.4. Những biến đổi khí hậu khác
Nhiều vấn đề khác của biến đổi khí hậu cũng liên quan tới vùng ven biển, tương tác với nước biển dâng, mặc dù chi tiết cụ thể sẽ khác nhau từ địa điểm này tới địa điểm khác (Nicholls, 2002a). Vấn đề quan tâm chính là sự thay đổi tần suất, độ lớn và địa điểm đường đi của những cơn bão nhiệt đới và ngoại nhiệt đới (ví dụ Knutson và cộng sự, 1998; Warrick và cộng sự, 2000) và vấn đề này thường thu hút nhiều sự quan tâm hơn là nước biển dâng (ví dụ Henderson- Sellers và cộng sự, 1998). Đáng lưu ý rằng những phân tích trước đây về Tây Nam châu Âu và phía Đông của Bắc Mỹ đã tìm ra bằng chứng sự thay đổi theo năm hoặc theo thập kỷ của bão, nhưng không có bằng chứng nào về xu hướng dài hạn trong suốt thế kỷ 20 (Nhóm nghiên cứu WASA, 1998; Zhang và các cộng sự, 2000). IPCC TAR không chắc chắn về độ lớn của các cơn bão trong tương lai, mặc dù một vài kịch bản khu vực và quốc gia gần đây tại châu Âu cho rằng số lượng các cơn bão đang tăng lên, điều sẽ tương tác với nước biển dâng theo hướng không có lợi (Hulme và các cộng sự, 2000; 2002). Nếu như những thiệt hại tiềm năng của bão ven biển là lớn, thật sự người ta cần phải ưu tiên nghiên cứu sâu hơn và phát triển những kịch bản cụ thể hơn phục vụ cho đánh giá tác động.
1.2. Một vài vấn đề nước biển dâng tại Việt Nam
1.2.1. Các kịch bản nước biển dâng ở Việt Nam và tính dễ bị tổn thương
Việt Nam nằm trong bán đảo Đông Dương, thuộc vùng Đông Nam châu Á. Lãnh thổ Việt Nam chạy dọc bờ biển phía Đông của bán đảo này. Việt Nam có biên giới đất liền với Trung Quốc (1281 km), Lào (2130km) và Campuchia (1228km) và bờ biển dài 3444 km tiếp giáp với vịnh Bắc Bộ, biển Đông và vịnh Thái Lan.
Việt Nam có diện tích đất liền là 331212 km2 bao gồm khoảng 327480 km2 đất liền và hơn 4200km2 biển nội thuỷ, đường bờ biển dài 3260 km từ Móng Cái (miền Bắc) đến Hà Tiên (miền Nam). Ba phần tư lãnh thổ là đồi núi với độ cao từ 100 đến 3400m trong khi vùng đồng bằng bao gồm hai vùng đồng bằng châu thổ chính là đồng bằng sông Hồng ở miền Bắc và đồng bằng sông Mê Kông ở miền Nam. Những vùng đất thấp này cực kỳ màu mỡ và tập trung nhiều dân cư sinh sống và hầu hết ngành nông nghiệp và công nghiệp của Việt Nam đều tập trung ở đây.
Cũng giống như các nước đang phát triển khác, Việt Nam phụ thuộc chủ yếu vào nguồn tài nguyên thiên nhiên vì vậy bất cứ thay đổi nào của điều kiện môi trường cũng có khả năng gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Tại Việt Nam, có một số nguyên nhân khiến nước biển dâng lên như gió mùa Đông Bắc, dòng chảy của các con sông tăng lên, mưa to ở khu vực địa phương, bồi tụ đất phù sa, các hoạt động của con người và hiệu ứng nhà kính. Có một số nguyên nhân đã xảy ra trong hiện tại trong khi một số khác thì sẽ ảnh hưởng đến mực nước biển dâng trong tương lai nhiều hơn.
Do có vị trí địa lý và đường bờ biển dài như vậy nên Việt Nam chịu ảnh hưởng rất lớn của nước biển dâng. Một vài nghiên cứu đã báo cáo về mực nước biển dâng tại Việt Nam. Theo Chương trình môi trường của Liên Hợp Quốc (UNEP), mực nước biển dâng tại Việt Nam đã tăng khoảng 5 cm từ trong giai đoạn 1960-1990 và Phòng khí tượng thuỷ văn đã ước tính rằng mực nước biển đang dâng lên với tốc độ trung bình là 2mm/năm. Người ta dự báo rằng mực nước biển sẽ tăng 9cm vào năm 2010, 33cm vào năm 2050, 45 cm vào năm 2070 và 1m vào năm 2100.
Theo bản “Báo cáo các kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng” của Viện Khoa học khí tượng thủy văn và môi trường mới công bố tháng 4/2009, số liệu quan trắc tại các trạm hải văn dọc bờ biển Việt Nam hiện nay là khoảng 3 mm/năm trong giai đoạn 1993-2008, tương đương với tốc độ trung bình trên thế giới.
Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường đã sử dụng phần mềm MAGICC/SCENGEN 5.3 để tính toán xây dựng kịch bản nước biển dâng cho Việt Nam. Đây là tổ hợp các mô hình về chu trình khí trong khí quyển, khí hậu và băng tuyết cho phép ước tính nhiệt độ trung bình toàn cầu và các hệ quả về mực nước biển dâng theo những phương án phát thải khác nhau của khí nhà kính và sol khí. Các Kịch bản nước biển dâng được kiến nghị là: Kịch bản cao được tính toán theo kịch bản phát thải cao A1F1 và Kịch bản trung bình được tính toán theo kịch bản phát thải trung bình B2.
Bảng 1.7. Các kịch bản nước biển dâng của Việt Nam
Kịch bản nước biển dâng (cm)
Các mốc thời gian của thế kỷ 21
2020
2030
2040
2050
2060
2070
2080
2090
2100
Cao
12
17
24
33
44
57
71
86
100
Trung bình
12
17
23
30
37
46
54
64
74
Nguồn: Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường
Hình 1.3 : Hình ảnh Việt Nam khi mực nước biển chưa dâng
Nguồn:
Hình 1.4: Hình ảnh Việt Nam khi nước biển dâng lên 1 m vào năm 2100
Nguồn:
Bằng trực quan ta cũng có thể thấy rõ hai khu vực bị tác động nhiều nhất là đồng bằng sông Hồng ở miền Bắc và đồng bằng sông Mekông ở miền Nam.
1.2.2. Tác động của nước biển dâng đến Việt Nam
Theo Uỷ ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu, Việt Nam là một trong năm nước trên thế giới chịu tác động nặng nề nhất của biến đổi khí hậu và nước biền dâng. Bảng sau sẽ so sánh những tác động có khả năng xảy ra do nước biển dâng đối với một số nước trong khu vực châu Á:
Bảng 1.8: Những tác động có khả năng xảy ra do nước biển dâng đối với một số nước trong khu vực châu Á
Nước
Mực nước biển dâng
Diện tích đất có khả năng bị mất
Số dânbị ảnh hưởng
(cm)
(km2)
(%)
(triệu người)
(%)
Bangladesh
45
15688
10,9
5,5
5
100
29846
20,7
14,8
13,5
Ấn Độ
100
5763
0,4
7,1
0,8
Indonesia
60
34000
1,9
2
1,1
Nhật Bản
50
1412
0,4
2,9
2,3
Malaysia
100
7000
2,1
>0,05
>0,3
Pakistan
20
1700
0,2
-
-
Việt Nam
100
40000
12,1
17,1
23,1
Nguồn: Trần Mai Kiên, Những tác động và thích nghi với biến đổi khí hậu tại Việt Nam, Viện Khí tượng và thuỷ văn
Nước biển dâng sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng đến những vùng ven biển cụ thể là hai đồng bằng thấp tại miền Bắc và miền Nam. Những tác động vật lý nghiêm trọng của nước biển dâng đến khu vực ven biển là:
●Mất diện tích đất ngập nước cũng như những vùng đất thấp khác và thay đổi chỗ ở cho người dân
Theo Tom và các cộng sự (1996), nếu mực nước biển dâng lên 1m thì 40.000 km2 đất liền tại Việt Nam sẽ bị mất. Trong số đó là 5000 km2 ruộng lúa tại đồng bằng sông Hồng và 15.000 – 20.000 km2 ruộng lúa ở đồng bằng sông Mekông.
●Dễ bị tổn thương hơn trước lũ lụt và bão
Đặc điểm địa lý của Việt Nam với đường bờ biển dài và vùng đất liều hẹp đã làm tạo ra tỷ lệ khá cao giữa đường bờ biển và vùng đất liền. Có khoảng 100km2 đất liền ứng với mỗi kilomet đường bờ biển. Gần đây, lũ lụt tại khu vực ven biển đã tăng cả về cường độ và tần suất xảy ra. Điều đó chủ yếu là do nhiều con sông đổ ra biển, mực nước biển tăng lên trong suốt cơn bão và đê yếu.
●Tăng xói mòn tại khu vực bờ biển và các cửa sông
Việt Nam có khoảng 3260 km đường bờ biển uốn lượn với rất nhiều cửa sông. Dọc theo đường bờ biển, trung bình cứ 20km lại có một cửa sộng. Vị trí địa lý quan trọng này đã tạo ra tính đa dạng của các nguồn tài nguyên nhưng cũng chính nó lại trở thành khu vực rất dễ bị tổn thương. Theo kết quả nghiên cứu của Viện Địa lý Việt Nam (2004), xói mòn và bồi tụ đang xảy ra ở tất cả bờ biển và cửa sông. Tại đồng bằng sông Hồng và sông Mê Kông, xói mòn đã xảy ra dọng theo một phần tư đường bờ biển tại mỗi đồng bằng. Ngày nay, xói mòn là nguyên nhân chính làm tăng quy mô và mức độ thiệt hại. Tổng số 243 khu vực bờ biển với 469 km đường bờ biển đã bị xói mòn với tốc độ 5-10m/năm. 96 trong số những khu vực này đã bị mất thậm chí hơn 1km đường bờ biển do xói mòn.
●Tăng độ mặn tại các cửa sông, xâm nhập mặn vào nguồn nước sạch, tầng đất ngậm nước và suy giảm chất lượng nước.
Khi nước biển tiếp tục tăng, những hậu quả đi kèm với ngập tĩnh, xói mòn và lũ lụt có khả năng là tăng độ mặn của nước bề mặt và nước ngầm gần khu vực ven biển. Nước biển dâng nói chung có thể sẽ khiến nước biển tiến vào sâu trong đất liền ở cả tầng đất ngậm nước và cửa sông. Tại cửa sông, dòng chảy chậm của nước ngọt ra biển sẽ ngăn không cho hệ thống nước lục địa ở khu vực thấp hơn bị mặn như nước biển. Nước biển dâng sẽ làm tăng độ mặn ở những khu vịnh mở vì tăng diện tích cắt ngang sẽ làm chậm tốc độ chảy trung bình của nước ngọt ra biển. Hơn thế nữa, tác động của nước biển dâng đến độ măn của nước ngầm sẽ khiến một vài khu vực trở nên không thể sống được thậm chí trước khi chúng thực sự bị ngập, cụ thể là những vùng phụ thuộc vào tầng đất ngậm nước không cố định chỉ ngay trên mực nước biển.
Do áp lực của thuỷ triều, nước biển đã thâm nhập 30-50km phía trên sông Hồng và 60-70km phía trên sông Mekông. Hơn 1,7 triệu ha đã bị tác động bởi xâm nhập mặn tại đồng bằng sông Mekong và người ta dự đoán khu vực này sẽ tăng lên 2,2 triệu ha trong tương lai gần nếu như những biện pháp quản lý phù hợp không được thực hiện.
Xâm nhập mặn là vấn đề nghiêm trọng không chỉ với nông nghiệp ven biển mà còn đối với các khu vực kinh tế. Ví dụ, tại Việt Nam, 50% sản xuất lúa gạo quốc gia là từ đồng bằng sông Mekông ở miền Nam trong khi 20% là từ đồng bằng sông Hồng. Mặc dù phần nhiều sản xuất là cho xuất khẩu, bất cứ tác động nào đến những khu vực đồng bằng này cũng gây ra hậu quả khôn lường đến đất nước.
Cũng nên lưu ý rằng các dạng tác động khác cũng có thể rất quan trọng. Những hậu quả về kinh tế và xã hội của nước biển dâng khá lớn. Cở sở vật chất phục vụ cho cảng biển có thể sẽ phải lắp đặt lại. Những vùng kinh tế ven biển có thể sẽ bị mất. Giao thông sẽ bị đứt đoạn. Khoảng 17 tỷ USD sẽ bị mất do lũ lụt hàng năm, chiếm xấp xỉ 80% GDP. Theo kịch bản phát triển 30 năm, mất mát tư bản sẽ là gần 270 tỷ USD lớn hơn rất nhiều so với GDP dự kiến thời điểm đó. Như vậy, thiệt hại sẽ tăng nhanh hơn cả GDP. Theo tài liệu của Ngân hàng thế giới, tại Việt Nam, khoảng 5,3% đất đai, 10,8% dân số, 10,2% GDP, 10,9% khu vực thành thị, 7,2% khu vực nông nghiệp và 28,9% vùng đất thấp sẽ bị ảnh hưởng nếu mực nước biển dâng lên 1 mét.
1.3. Khung phân tích tác động nước biển dâng
Sau những điều không chắc chắn về những yếu tố biến đổi khí hậu khác, tập trung chính của hầu hết các nghiên cứu là các tác động và ứng phó với nước biển dâng. Để thực hiện phần lớn các nghiên cứu, một khung công việc chung như được thể hiện ở Hình 3 đưa ra một nền tảng hữu ích cho việc giải thích và so sánh. Cụ thể là, nó đã làm nổi bật những giả định ẩn và hiện và những đơn giản hóa được thực hiện trong tất cả các nghiên cứu sẵn có vì thế giúp xây dựng những vấn đề chung cũng như khiến việc giảm nhẹ biến đổi khí hậu trở nên rõ rảng hơn.
Nước biển dâng khu vực, dù là vì lý do gì, cũng gây ra những tác động sinh địa lý như tăng khả năng xói mòn và lũ lụt. Tiếp theo, những tác động này sẽ gây ra những tác động trực tiếp hay gián tiếp đến kinh tế - xã hội phụ thuộc vào tình trạng không được bảo vệ trước nguy hiểm của con người đối với những thay đổi này. Cũng có phản hồi quan trọng khi hệ thống bị tác động tự điều chỉnh và thích nghi với thay đổi, bao gồm việc con người tận dụng thay đổi có ích và thích nghi với thay đổi có hại. Vì vậy, hệ thống ven biển được xác định tốt nhất là trong sự tương tác giữa hệ thống tự nhiên và kinh tế - xã hội. Những thuật ngữ trong Hình 3 đã bị thay đổi chút ít so với nguyên bản của Klein và Nicholls (1999) để thể hiện những thuật ngữ được sử dụng bởi Smit và các cộng sự (2001) nhưng ý nghĩa cơ bản thì vẫn không thay đổi. Tất cả hệ thống này đều được mô tả bởi tình trạng không được bảo vệ trước nguy hiểm của chúng, độ nhạy cảm, và khả năng thích nghi với thay đổi của nước biển dâng và những biến đổi khí hậu liên quan và điều này có thể bị thay đổi bởi các áp lực phi khí hậu khác. Nói chung, độ nhạy cảm và khả năng thích nghi cùng với tình trạng không được bảo vệ trước nguy hiểm đã xác định tính dễ bị tổn thương của mỗi hệ thống đối với nước biển dâng và những thay đổi khác.
Tất cả các hệ thống đều có sự tương tác và người ta có thể chỉ ra những cách thích nghi và điểu chỉnh khác nhau (Smit và các cộng sự, 2001). Cách thích nghi tự động (hay tự phát) đại diện cho sự ứng phó tự nhiên đối với nước biển dâng (ví dụ: tăng sự bồi lắng theo chiều dọc của vùng đất ngập nước ven biển trong thiên nhiên hay điều chỉnh giá thị trường trong hệ thống kinh tế - xã hội). Quá trình tự động này thường ít được nhận thức tuy nhiên lại có ảnh hưởng đáng kể đến phạm vi của nhiều tác động. Hơn nữa, quá trình điều chỉnh tự động này thường bị giảm hay dừng lại bởi những áp lực phi khí hậu gây ra bởi con người như chỉ ra ở Hình 3 (Bijlsma và các cộng sự, 1996). Thích nghi có kế hoạch (chắc chắn phải từ hệ thống kinh tế - xã hội ) có thể giảm nhẹ tình trạng dễ bị tổn thương thông qua một loạt các biện pháp.
Tác động qua lại giữa hệ thống tự nhiên và hệ thống kinh tế - xã hội tại khu vực ven biển bao gồm những tác động của hệ thống tự nhiên đến hệ thống kinh tế - xã hội và những thích nghi có kế hoạch của hệ thống kinh tế - xã hội đến hệ thống tự nhiên. Điều này khiến hệ thống tự nhiên và hệ thống kinh tế - xã hội tương tác với nhau theo một cách rất phức tạp. Những thích nghi và điều chỉnh không đổi xảy ra trong và giữa các hệ thống như thường lệ sẽ làm giảm độ lớn tác động tiềm năng, điều sẽ xảy ra nếu thiếu thích nghi và điều chỉnh. Vì vậy, những tác động thực sự thường nhỏ hơn rất nhiều so với những tác động tiềm năng nếu quá trình ước tính bỏ qua sự thích nghi (trừ trường hợp thích nghi không hiệu quả (Smit và các cộng sự, 2001)). Đánh giá tác động mà không tính đến các biện pháp thích nghi nói chung sẽ đánh giá quá cao các tác động (tức là tính tác động tiềm năng chứ không phải là tác động thật sự).
Hình 1.5: Khung lý thuyết đánh giá tính dễ bị tổn thương và các tác động ven biển do nước biển dâng
Tác động Sinh địa lý
Thích nghi
tự động
Thích nghi
có kế hoạch
Khả năng thích nghi của tự nhiên
Tính dễ bị tổn thương
của tự nhiên
Sự nhạy cảm
của tự nhiên
Những áp lực
phi khí hậu
Nước biển dâng (và những biến
đổi khí hậu khác)
Hệ thống
tự nhiên
Thích nghi
tự động
Thích nghi
có kế hoạch
Khả năng thích nghi của Kinh tế-Xã hội
Tính dễ bị tổn thương
của Kinh tế-Xã hội
Sự nhạy cảm
của Kinh tế-Xã hội
Những tác động còn lại
Hệ thống
Kinh tế - Xã hội
Nguồn: Nicholls (2002a)
Theo Hướng dẫn kỹ thuật của IPCC về đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và thích nghi, khung chung để thực hiện một bản đánh giá tác động gồm bảy bước:
Hình 1.6: Bảy bước của một bản đánh giá tác động
1. Xác định vấn đề
3. Kiểm tra phương pháp/độ nhạy cảm
2. Lựa chọn phương pháp
5. Đánh giá tác động sinh-lý
Đánh giá tác động Kinh tế-Xã hội
4. Lựa chọn kịch bản
6. Đánh giá sự điều chỉnh tự động
7. Đánh giá các chiến lược thích nghi
Nguồn: IPCC, Hướng dẫn kỹ thuật của IPCC về đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và thích nghi
Năm bước đầu được coi là phổ biến đối với hầu hết các nghiên cứu. Bước sáu và bước bảy thì xuất hiện ít hơn. Các bước được làm liên tục nhau nhưng khung này cũng cho phép lặp lại ở một số bước. Ở mỗi bước, một loạt các phương pháp nghiên cứu được sử dụng.
1.3.1. Bước 1:Xác định vấn đề
Bước này bao gồm xác định mục đích của việc đánh giá, những đối tượng quan tâm, phạm vi thời gian và không gian của nghiên cứu, những dữ liệu cần thiết cho nghiên cứu. (phần Mở đầu).
1.3.2. Bước 2: Lựa chọn phương pháp nghiên cứu
Có thể lựa chọn rất nhiều phương pháp phân tích từ mô tả định tính thông qua đánh giá dự đoán hoặc bán định lượng cho tới phân tích định lượng và dự đoán. Bất kì bản đánh giá tác động nào cũng đều có thể sử dụng một hay nhiều hơn trong những phương pháp này. Người ta xác định có 4 phương pháp chung là: thực nghiệm, dự đoán tác động, nghiên cứu dựa trên những kinh nghiệm tương tự và phỏng vấn chuyên gia. (phần Mở đầu)
1.3.3. Bước 3: Kiểm tra phương pháp
Sau khi lựa chọn phương pháp đánh giá, việc kiểm tra các phương pháp nhằm chuẩn bị cho nhiệm vụ tính toán là rất quan trọng. Ba hoạt động sau có thể là rất hữu ích trong việc kiểm tra phương pháp: nghiên cứu tính khả thi, những số liệu thu được và kiểm tra mô hình.
1.3.4. Bước 4:Lựa chọn kịch bản
Lựa chọn kịch bản nước biển dâng từ đó đánh giá tác động tiềm năng của nước biển dâng theo kịch bản đó đến khu vực nghiên cứu.
1.3.5. Bước 5: Đánh giá tác động
Những tác động được ước tính dựa trên sự khác nhau dữa hai trạng thái: các điều kiện môi trường và kinh tế - xã hội tồn tại trong suốt giai đoạn đánh giá nếu không có nước biển dâng và những điều kiện đó khi có nước biển dâng. Việc đánh giá có thể bao gồm:
a. Mô tả định tính
Khả năng thành công của phương pháp này phụ thuộc vào kỹ năng và kinh nghiệm của người phân tích, đặc biệt khả năng cân nhắc tất cả các yếu tố quan trọng và mối tương quan của chúng. Cũng đã có phương pháp tổ chức các thông tin định tính ví dụ như phân tích tác động chéo.
b.Các chỉ số của sự thay đổi
Có những khu vực, hoạt động hoặc cơ quan cụ thể rất nhạy cảm với nước biển dâng và có thể cung cấp những dấu hiệu tác động sớm và chính xác do nước biển dâng.
c. Dựa vào các tiêu chuẩn
Điều này có thể dung làm tài liệu tham khảo hoặc tạo ra một sự khác quan nhằm đo lường tác động của nước biển dâng. Ví dụ, tác động lên chất lượng nước có thể được đo bằng các tài liệu tham khảo về tiêu chuẩn chất lượng nước hiện tại.
d. Chi phí và lợi ích
Chi phí và lợi ích nên được định lượng tới một mức độ có thể và được thể hiện bằng các giá trị kinh tế. Các tiếp cận này làm rõ phán đoán rằng một thay đổi trong tài nguyên và phân phối tài nguyên do nước biển dâng cũng có khả năng tạo ra lợi ích cũng như chi phí. Cũng có thể kiểm tra chi phí và lợi ích của lựa chọn “không làm gì cả” để giảm nhẹ khả năng biến đổi khí hậu.
e.Phân tích địa lý
Bản đánh giá tác động đánh giá nước biển dâng ảnh hưởng tới khu vực hay một vùng như thế này. Những tác động trực tiếp của nước biển dâng chủ yếu là thêm những khu vực mới bị ngập trong nước biển và có khả năng bị lụt lội. Những tác động này phụ thuộc trực tiếp vào độ cao của mực nước biển dâng và địa hình của khu vực bị ảnh hường. Chính vì vậy, hệ thống thông tin địa lý (GIS) là một phương pháp hiệu quả để xác định diện tích bị ngập lụt cũng như mức độ thiệt hại của mỗi lớp giá trị kinh tế theo mức độ ngập lụt tại khu vực nghiên cứu.
f. Những yếu tố không chắc chắn
Những yếu tố không chắc chắn tồn tại ở mọi bước của một bản đánh giá tác động nước biển dâng bao gồm sự không chắc chắn về lượng khí nhà kính phát thải trong tương lại, sự tập trung của khí nhà kính trong khí quyển, sự thay đổi của khí hậu, sự nhạy cảm của nước biển dâng với sự thay đổi của nhiệt độ, những tác động tiềm năng và đánh giá sự thích nghi. Có hai phương pháp nhằm tính đến những yếu tố không chắc chắn này là :phân tích sự không chắc chắn và phân tích rủi ro.
● Phân tích yếu tố không chắc chắn:
Phân tích yếu tố không chắc chắn bao gồm một loạt các kỹ thuật dự đoán và chuẩn bị cho những tác động của những sự kiện không chắc chắn xảy ra trong tương lại. Nó được sử dụng để mô tả một phân tích những yếu tố không chắc chắn đột ngột xuất hiện trong bản nghiên cứu đánh giá.
● Phân tích rủi ro
Phân tích rủi ro giải quyết vấn đề không chắc chắn về mặt rủi ro của tác động. Rủi ro được định nghĩa là kết hợp giữa khả năng xảy ra một sự kiện và tác động của sự kiện đó lên một đối tượng nào đó. Một dạng khác của phân tích rủi ro là phân tích quyết định được dùng để đánh giá chiến lược ứng phó với nước biển dâng. Nó có thể được sử dụng để ấn định khả năng đối với những kịch bản nước biển dâng khác nhau, xác định những chiến lược ứng phó mềm dẻo với chi phí thấp nhất (tối thiểu hoá thiệt hại hàng năm) thì chiến lược tốt nhất đó sẽ làm giảm đi rất nhiều các tác động được dự đoán.
1.3.6. Bước 6:Đánh giá sự thích nghi tự động
Các bản đánh giá tác động trước đây được thực hiện để lượng giá các tác động của nước biển dâng lên một đối tượng trong trường hợp bỏ qua các biện pháp ứng phó, điều mà có thể làm thay đổi các tác động này. Có hai biện pháp ứng phó chính là giảm nhẹ và thích nghi.
●Các biện pháp giảm nhẹ nhằm đối phó với nguyên nhân của biến đổi khí hậu. Nó có thể đạt được thông qua các hoạt động nhằm ngăn chặn hay làm chậm sự tăng lên của sự tập trung khí nhà kinh trong khí quyển, bằng việc giới hạn những phát thải từ những nguồn gây ra khí nhà kính như đốt nháy nhiên liệu hoá thạch, thâm canh nông nghiệp) trong hiện tại và tương lại và gia tăng những bể hấp thụ khí nhà kính (ví dụ như rừng, biển). Trong những năm gần đây người ta đã coi giảm nhẹ là chiến lược chính để đối phó với vấn đề khí nhà kính.
●Các biện pháp thích nghi là phản ứng với cả tác động tích cực và tiêu cực của biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
1.3.7. Bước 7: Đánh giá các chiến lược thích nghi
Một khung đánh giá chung cho một chiến lược thích nghi gồm các bước sau:
Xác định mục tiêu;
Chỉ rõ các tác động chính của nước biển dâng;
Xác định các lựa chọn thích nghi;
Nghiên cứu những yếu tố tác động đến lựa chọn thích nghi;
Xác định số lượng các biện pháp và trình bày các chiến lược thay thế;
Đề xuất các biện pháp thích nghi.
1.4. Tiểu kết Chương I
Như vậy, chương I đã khái quát các vấn đề cơ bản liên quan đến nước biển dâng tại các khu vực ven biển trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Bên cạnh đó, Chương I đã đưa ra Khung đánh giá tác động nước biển dâng gồm 7 bước là cơ sở để thực hiện việc đánh giá tác động tiềm năng của nước biển dâng đến Vườn Quốc gia Xuân Thủy tại các chương tiếp theo.
CHƯƠNG II:
TỔNG QUAN VỀ VƯỜN QUỐC GIA XUÂN THUỶ
Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ là vườn quốc gia duy nhất của Việt Nam hiện nay tham gia vào Công ước Quốc tế RAMSAR (Công ước bảo tồn những vùng đất ngập nước có tầm quan trọng Quốc tế đặc biệt là nơi cư trú của loài chim nước-Ramsar, Iran, 1971). Đây là ga chim quan trọng của nhiều dòng chim di trú quốc tế. Hàng năm vào mùa đông (tháng 11-tháng 12) chim di trú từ Xiberi, Hàn Quốc, Bắc Trung Quốc di cư tránh rét xuống phía Nam và dừng chân ở Vườn Quốc gia chuẩn bị cho cuộc hành trình tiếp theo. Vào tháng 3 và 4 năm sau, chim lại từ phía Nam (Australia, Malayxia, Indonexia) quay về nơi sinh sản và cũng dừng nghỉ ở vườn quốc gia. Nhiều loài chim quý hiếm như: Cò thìa, Mòng bể mỏ ngắn, rẽ mỏ thìa…nằm trong sách đỏ quốc tế thường xuyên được ghi nhận ở đây. Tháng 10/2004, UNESCO công nhận Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ là vùng lõi số một của Khu dự trữ sinh quyển ven biển Bắc Bộ, điều đó khẳng định vị thế quốc tế đặc biệt của Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ.
2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu
2.1.1. Vị trí địa lý
Vườn quốc gia Xuân Thuỷ nằm ở phía Đông – Nam huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định có toạ độ địa lý từ 20o10’ – 20o15’ vĩ độ Bắc; 106o20’ – 106o32’ kinh độ Đông, cách thành phố Nam Định khoảng 65 km. Phía Đông Bắc, Vườn quốc gia giáp sông Hồng, phía Tây Bắc giáp các xã Giao Thiện, Giao An, Giao Lạc, Giao Xuân, Giao Hải thuộc huyện Giao Thuỷ tỉnh Nam Định.
Hình 2.1: Vườn quốc gia Xuân Thuỷ nhìn từ vũ trụ
Nguồn: Ban quản lý Vườn Quốc gia Xuân Thủy
2.1.2. Địa hình
Vùng lõi của Vườn quốc gia Xuân Thuỷ bao gồm bãi trong Cồn Ngạn, toàn bộ Cồn Lu và Cồn Xanh. Vùng lõi có diện tích đất nổi khi triều kiệt là 3100 ha và đất còn ngập nước là 4000 ha. Tổng diện tích tự nhiên là 7100 ha.
Vùng đệm của Vườn quốc gia Xuân Thuỷ có tổng diện tích 8000 ha. Vùng này bao gồm 960 ha diện tích còn lại của Cồn Ngạn (ranh giới tính từ phía trong đê biển – đê Vành Lược - đến lạch sông Vọp), 2764 ha của Bãi Trong cùng với phần diện tích rộng 4276 ha của 5 xã thuộc huyện Giao Thuỷ là: Giao Thiện, Giao An, Giao Lạc, Giao Xuân và Giao Hải.
Vùng bãi bồi Giao Thuỷ có độ cao trung bình từ 0,5-0,9 m đặc biệt ở Cồn Lu có nơi cao tới 1,2 – 2,5 m. Nhìn chung vùng bãi triều của huyện Giao Thuỷ thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây (Nguyễn Việt Cách, 2005). Địa hình vùng bãi triều bị phân cách bởi sông con là sông Vọp và sông Trà vốn chia khu vực này thành 4 khu là: Bãi Trong, Cồn Ngạn, Cồn Lu và Cồn Xanh.
Bãi Trong:Chạy dài từ cửa Ba Lạt đến hết xã Giao Xuân với chiều dài khoảng 12 km, chiều rộng bình quân khoảng 1500m. Phía Bắc khu Bãi Trong là đê quốc gia Ngự Hàn và phía Nam bị sông Vọp giới hạn. Hầu hết diện tích khu Bãi Trong được chia ngăn thành ô thửa, hình thành các đầm nuôi tôm cua và khai thác hải sản. Diện tích Bãi Trong khoảng 2500 ha, trong đó có khoảng 800 ha đất bãi bồi được trồng rừng ngập mặn.
Cồn Ngạn: Cồn Ngạn nằm giữa sông Vọp và sông Trà với chiều dài khoảng 10 km và chiều rộng bình quân khoảng 2000 m. Phần diện tích Cồn Ngạn nằm trong vùng đệm đã được ngăn thành ô thửa để nuôi trồng thuỷ sản. Phần còn lại thuộc vùng lõi của Vườn quốc gia Xuân Thuỷ là vùng bị đê Vành Lược và sông Trà giới hạn thì vẫn còn rừng ngập mặn cùng với một phần đầm tồm (ở giáp cửa sông Ba Lạt). Ngoài ra, một phần bãi cát pha ở cuối Cồn Ngạn đang được cộng đồng dân địa phương sử dụng nuôi ngao quảng canh. Tổng diện tích tự nhiên của Cồn Ngạn xấp xỉ 2000 ha.
Cồn Lu: Nằm gần song song với Cồn Ngạn, có chiều dài khoảng 12000m và chiều rộng bình quân khoảng 2000m. Ở phía Đông và Đông Nam Cồn Lu còn có cồn cát cao (1,2m – 2,5m) không bị ngập triều. Địa hình của Cồn Lu thấp dần về phía sông Trà. Từ các cồn cát, diện tích còn lại Cồn Lu là phần đất có nước thuỷ triều lên xuống tự do với rừng ngập mặn phát triển. Tổng diện tích Cồn Lu xấp xỉ 2500ha.
Cồn Mờ (Cồn Xanh): Là bãi bồi tiếp giáp với Cồn Lu có độ cao khoảng 0,5-0,9m, diện tích bãi khi triều kiệt khoảng trên 200ha.
2.1.3. Đặc điểm khí hậu và thuỷ văn
Vùng ven biển Giao Thuỷ nằm trong miền nhiệt đới gió mùa, khí hậu phân thành hai mùa rõ rệt: mùa nóng và mưa từ tháng 4 đến tháng 10; mùa lạnh và khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, trùng với mùa khô (Phan Nguyên Hồng và cộng sự, 2004).
●Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm là 24oC; nhiệt độ cao nhất trong mùa hè là 40,3oC; nhiệt độ thấp nhất trong mùa đông là 6,8oC. Độ ẩm trung bình là 84%.
● Lượng mưa: Trung bình năm 1700-1800 m; số ngày mưa trong năm 133 ngày. Chế độ mưa phân bố theo hai nền mùa hè và mùa đông, có những giao thời Đông Xuân – Hè Thu. Tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 8, đạt tới 400mm và trong tháng này có tới 15-18 ngày mưa. Lượng mưa trung bình năm từ 1700-1800 mm. Mùa thu-đông có lượng mưa thấp nhất, biến động từ 25 đến 50 mm/tháng. Lượng bốc hơi hàng năm 1000-1200m. Lũ sông Hồng vào tháng 7 đến tháng 10, dòng chảy ven bờ tác động mạnh với gió Đông Bắc, hai ảnh hưởng ngoại lực này chi phối địa mạo vùng.
●Gió: Về mùa đông thịnh hành là hướng Bắc, đầu mùa hè là hướng Đông sau chuyển hướng Đông Nam và Nam. Tốc độ gió: mùa đông từ 3,2-3,9 m/s (trong đất liền 2,3-2,6m/s); tốc độ gió lớn nhất trong khi có bão, giông tố lên tới 17,2-20,5m/s (cấp 8). Đặc biệt số ngày có gió Đông Nam hàng năm từ 7 ngày đến 90 ngày, xuất hiện với cường độ mạnh từ tháng 1 đến tháng 9 trong đó tháng 7 và tháng 8 có ngày dông nhiều nhất. Bão xuất hiện nhiều hang năm, riêng năm 2005 có 7 cơn bão đổ bộ vào miền Bắc Việt Nam, trong đó có 3 cơn bão mạnh; số 2 (Washu, 18/7) sức gió cấp 10; cơn bão số 6 (Vincente, 18/9), sức gió cấp 9 và cơn bão số 7 (Damrey, 28/9), sức gió cấp 12.
●Độ mặn: Ven bờ bãi độ mặn biến động rất lớn từ 0,011 đến 0,03. Sực biến thiên của độ mặn còn tuỳ thuộc vào các tháng trong năm và không gian cụ thể của từng vùng bãi. Cự li xâm nhập mặn ở hàm lượng 0,001 NaCl vào sâu tới 10 km và ở hàm lượng 0,004 tới 5km.
●Thủy triều: Thuộc chế độ nhật triều, chu kỳ trên đưói 23 giờ. Biên độ triều trung bình khoảng 150-180cm, lớn nhất 3,3m, nhỏ nhất 0,25m. Biến thiên của thuỷ triều trong khoảng nửa tháng có một lần triều cường, 1 lần triều kém, đôi khi cũng có xảy ra 1 tháng 3 lần triều kém, 2 lần triều cường hoặc ngược lại. Biên độ triều lớn nhất vào mùa khô và thường xuất hiện vào tháng 12 năm trước đến tháng 2 năm sau.
2.1.4. Đặc điểm thổ nhưỡng
Đất đai tự nhiên toàn vùng cửa sông Hồng nói chung được thành tạo từ nguồn phù sa bồi (phù sa bồi lắng) từ 2 loại hình chủ yếu: bùn phù sa (cố kết dần trở thành lớp đất thịt ) và cát lắng đọng (tích động và di hợp do ngoại lực trở thành giồng cát). Mức độ cố kết khác nhau của loại đất thịt và mức độ nâng cao trình giồng cát đã tham gia vào sự khác biệt chi tiết của những loại tầng đất, phân bố đất (Ngô Đình Quế, 2003).
Lớp phù sa được dòng chảy vận chuyển và bồi lắng hình thành lớp thổ nhưỡng cửa sông, ven biển, được xác định lớp thổ nhưỡng ven châu thổ với những loại hình:
Đất nhẹ: cát pha và thịt nhẹ, phần nhỏ cát thuần;
Đất trung bình: thịt trung bình;
Đất nặng: từ thịt đến sét (sét cố kết).
Những nhóm đất chưa ổn định, còn bị ảnh hưởng mạnh mẽ của nhật triều, song, dòng lũ và dòng chảy ven bờ, chưa cố kết ở dạng bùn lỏng.
Tầng dưới sâu đã dần dần ổn định và hình thành tầng thứ cấp (tầng B) trong khi tầng đất bên trên không dầy quá 20 cm. Quần xã thực vật rừng ngập mặn có vai trò tích cực cố định lớp đất, góp phần nâng cao dần cốt trình ven biển.
Lượng phù sa ở vùng cửa Ba Lạt trung bình 1,8 gram trong 1 lít nước, cơ sở hình thành những cồn đất bồi lắng kéo dài theo hướng Tây Nam (với thành phần chính là đất cửa sông). Lớp đất, từ thịt đến thịt nặng, có độ pH ổn định tương ứng từ 7,2 đến 7,6. Đất bùn lỏng hay đất đã cố định, giàu dinh dưỡng và thích hợp với nhiều cây ngập mặn, thể hiện rất rõ mối quan hệ chặt chẽ và ảnh hưởng tương tác theo chiều hướng có lợi giữa thổ nhưỡng và quần xã cây ngập mặn, cấu thành hệ sinh thái đặc trưng vùng đất cửa sông.
Với những đặc tính khí hậu, thuỷ văn, thổ nhưỡng của Vườn quốc gia Xuân Thuỷ (đặc thù cho đồng bằng duyên hải Bắc Bộ) thích hợp cho sự phát triển của nhiều loài cây ngập mặn và các loài thuỷ sinh vật).
2.2. Đặc điểm Vườn Quốc gia Xuân Thủy
2.2.1. Đa dạng sinh học
a. Thảm thực vật và sinh cảnh sống
Các sinh cảnh có tính đa dạng sinh học cao nhất là các bãi bồi và các dải rừng ngập mặn trải dài với rất nhiều loài. Qua khảo sát hệ thực vật vùng rừng ngập mặn (bao gồm các loài cây ngập mặn chủ yếu, các loài tham gia và các loài từ nội địa chuyển ra và mọc trên các bờ đê, bờ đầm) Vườn Quốc gia Xuân Thủy đã thống kê được tổng số 192 loài thuộc 145 chi của 60 họ thực vật có mạch.
Lớp Hai lá mầm có số loài, chi và họ nhiều nhất, 135 loài (chiếm 70,3% tổng số loài) thuộc 47 họ. Ngành Dương xỉ có số loài chiếm tỷ lệ ít nhất, 8 loài (4,1%) thuộc 6 chi của 5 họ. Các loài thuộc lớp Một lá mầm mặc dù chỉ có 49 loài (chiếm 25%) thuộc 8 họ (Bảng 7). Tuy nhiên, chúng là những loài có số lượng cá thể lớn trong các bãi cỏ.
Bảng 2.1:
Số lượng các loài thực vật trong rừng ngập mặn ven biển huyện Giao Thủy
Taxon
Họ
Chi
Loài
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
Pteridophyta(Dương xỉ)
5
8,3
6
4,1
8
4,1
Angiospermae(Hạt kín)
55
91,6
139
95,9
184
95,8
Dicotyleoneae(Lớp hai lá mầm)
47
78,3
110
75,9
135
70,3
Monocotyledoneae(Lớp một lá mầm)
8
13,3
29
20,0
49
25,5
Tổng cộng
60
100
145
100
192
100
Nguồn: Phan Nguyên Hồng và cộng sự, 2004, số liệu bổ sung của MERC
Vườn Quốc gia Xuân Thủy là nơi tập trung các loài cây ngập mặn chủ yếu phân bố ở khu vực ven biển đồng bằng Bắc Bộ. Ở những nơi đất đã bồi cao nhưng vấn ngập triều trung bình có bùn sâu thì Trang (Kandelia obovata) vẫn chiếm tỷ lệ cao, sau đó là Sú (Aegiceras corniculatum) mọc xem, có chiều cao bằng trang. Lác đác có một ít Đâng (Rhizophora stylosa) và Vẹt (Bruguiera gymnorrhiza) có tán dày và màu thẫm hơn. Xen lẫn với các loài trên là Mắm biển (Avicennia marina) có lá nhỏ màu lục nhạt, thân không thẳng nhưng vươn cao hơn các loài khác. Tuy nhiên số lượng không lớn và thường tập trung thành những khóm nhỏ. Bốn loài sau đều là những loài tái sinh tự nhien sau khi rửng Trang được bảo vệ.
Cũng tại Vuờn Quốc gia, do phù sa cửa sông Ba Lạt bồi đắp hàng ngày nên Bần chua (Sonneratia caseolaris) tái sinh nhanh và chiếm lĩnh các mép sông tạo ra những viền có mật độ khác nhau.
Dưới tán Bần là Ô rô (Acanthus illicifolius) mọc thành khóm đôi khi lẫn vài cây Ô rô trắng ( A.ebracteatus). Qua khảo sát thì thấy ở Vườn Quốc gia dây Cốc kèn (Darris trifoliate) phát triển mạnh hơn các nơi khác, chúng bao phủ từng đám trên tán các loài cây gỗ khác.
Một số loài mọc trong Vườn Quốc gia Xuân Thủy và vùng đệm đến từ miền Nam Việt Nam và Myanmar như Dừa nước (Nypa fruticans), Cóc (Lumnitzera littorea), Vẹt tách (Bruguiera parviflora), Vẹt đen (B. sexangula), Bần trắng (Sonneratia alba) và Bần không cánh (S. Apetala).
Kết quả nghiên cứu trên 15 ô tiêu chuẩn với kích thước mỗi ô 1mx1m ở vùng lõi Vườn Quốc gia Xuân Thủy cho thấy: tầng cỏ bụi chủ yếu là Ô rô (Âcnthus ilicifolius) và Sú (Aegiceras corniculatum) tái sinh. Mật độ trung bình của Ô rô là 3,2 cây/1m2. Ngoài ra ở những nơi đất cao Cốc kèn (Derris trifoliata) là loài cây leo phổ biến với mật độ trung bình 7,7 cây/m2. Hầu như không thấy xuất hiện sự tái sinh của cây Trang (Kandelia obovata) trong loại rừng này. Các cây Mắm (Avicennia marina) tái sinh rải rác ở khu vực đất trống nhiều cát trên Cồn Ngạn. Cây bần chua (Sonneratia caseolaris) còn tái sinh chủ yếu ở khu vực đất trống nhiều bùn phía gần với sông Hồng (Phan Nguyên Hồng và cộng sự, 2004). Các vùng rộng trên bãi bồi được trồng Phi lao (Casurina equisetifolia).
vCác dạng sống
Có một số dạng sống chính trong vùng Rừng ngập mặn bao gồm các loài thân gỗ, cây bụi, dây leo, thân cỏ, thân mọng nước, thân rễ, các cây thủy sinh, cây sống ký sinh, bán ký sinh, các loài cây thân cột dạng cau dừa, dương xỉ, các loài cây có thân ngầm.
Hình 2.2: Các dạng sống của thực vật tại huyện Giao Thủy
Nguồn: Phan Nguyên Hồng và cộng sự, 2004, số liệu bổ sung của MERC
● Các loài cây gỗ chiếm 11,5% phần lớn là các loài cây ngập mặn chủ yếu như Bần chua (Sonneratica ceseolaris), Trang (Kandelia obovata), Đâng (Rhizophora stylosa), Giá (Exoecaria agallocha)…một số loài tham gia rừng ngập mặn như Tra (Hibiscus tiliaceus), Tra lâm vồ (Thespesisa populnea), Bàng (Terminalia cattappa), Giá (Exoecaria agallocha) và một số các cây trồng khác như Phi lao (Casuarina equisetifolia), Trứng cá (Muntingia culabura).
● Cây bụi chiếm tỷ lệ 12% tổng số loài (23 loài). Các cây thân bụi điển hình ở Giao Thủy chủ yếu là cây mọc hoang dại như các loài thuộc họ Co roi ngựa (Verbenaceae), nhiều loài thuộc họ Vang (Ceasalpiniaceae). Cây bụi thường có mặc ở ven các cồn cát trồng phi lao hay các bờ đầm cao hơn và được đắp lâu ngày (Nguyễn Thị Kim Các và Đào Văn Tấn, 2002).
Các loài dây leo chiếm tỷ lệ 7,8% tổng số loài. Trong đó Cóc kèn (D. trifoliata) là loài dây leo phổ biến nhất trong thảm thực vật rừng ngập mặn.
Cây thân cỏ có số lượng loài lớn nhất, 109 loài, chiếm tỷ lệ 56,8%. Trong đó chủ yếu là các loài thuộc họ Lúa (Poaceae), Cói (Cyperaceae), họ Đậu (Fabaceae), họ Cúc (Asteraceae), phổ biến ở các vùng đất ngập triều, lầy bùn hay các bãi cỏ, mái đê biển;
Thực vật mọng nước bao gồm Sam biển (Sesuvium portulacastrum), Náng hoa trắng (Crinum asiaticum) và Hếp (Scaevola taccada);
Các loài cây thủy sinh chỉ chiếm tỷ lệ 3,6% (7 loài) gồm 2 loài cỏ biển và một số rong chịu được nước lợ chủ yếu phân bố ở khu vực gần cửa sông. Nhóm thực vật này nhạy cảm với các tác động của môi trường đặc biệt là nước thải từ các hoạt động nuôi trồng thủy sản;
Nhóm các cây ký sinh và bán ký sinh chỉ có 2 loài là Tơ hồng (Cuscuta chinensis) và Tơ xanh (Cassytha filiformis). Cây Tơ xanh tìm thấy trên ngọn các cây ngập mặn như Trang (K obovata), Mắm (A. Marina);
vĐa dạng thảm thực vật vùng rừng ngập mặn
Có 8 kiểu nơi sống khác nhau xuất hiện ở vùng đệm và bên trong Vườn Quốc gia, mỗi nơi sống có một số quần xã thực vật đặc thù.
1. Quần xã Cỏ cáy (Sporobolus virginicus) – Cỏ ngạn (Scirpus kimsonensis)
Quần xã này mọc chủ yếu ở cửa Ba Lạt trên các bãi bùn đang hình thành. Chúng là những loài sống trong điều kiện phần lớn thời gian ngập nước, khi nổi lên còn chịu nhiều tác động của sóng biển. Đây là kiểu sinh cảnh rất nghèo về thành phần loài, chỉ chiếm chưa đến 2,1% tổng số loài. Ngoài ra còn có một số loài khác như Cỏ mồm (Paspalum vaginatum), Cỏ san sát (Paspalum paspaloides).
Do đặc điểm là vùng đất mới hình thành nên thành phần loài thực vật thường thay đổi. Ở những khu vực giáp với rừng ngập mặn hoặc ven bờ xuất hiện một số cây ngập mặn con tái sinh như Bần chua (Sonneratia caseolaris), Trang (Kandelia obovata). Những khu vực đất cao hơn như Cỏ gà (Cynodon dactylon) và họ Cói (Cyperaceae) như Cỏ gấy biển (Cyperus stoloniferus) đang phát triển. Khu vực đổ ra biển của sông Sò thường chịu tác động mạnh của sóng và sự di chuyển của các đụn cát nên kiểu sinh cảnh này không điển hình.
2. Quần xã Vạng hôi (Clerodendron inerme) – Tra (Hisbicus tiliaceus) – giá (Excoecaria agallocha)
Quần xã này mọc trên các vùng đất cao hay ven bờ đầm, nơi thường chịu tác động hoặc ít chịu tác động của thủy triều. Đây là kiểu nơi sống có quần xã thực vật với thành phần loài thực vật khá đa dạng, với 52 loài (27%). Ngoài ba loài ưu thế còn có Ráng biển (Acrostichum aureum) phân bố chủ yếu trên các bờ đầm, hay bãi đất cao.
Các loài cây thân cỏ chủ yếu là Cỏ bạc đầu (Kyllinga brevifolia), Cỏ gà (Cynodon dactylon), Cỏ trứng (Paspalum paspaloides), Sậy (Pharagmies karka). Sinh cảnh này còn thấy ở khu vực ven các bờ đầm thuộc Cồn Lu tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy. Ở những bờ đầm hoặc gò đất mới đắp, xuất hiện phổ biến các cây thuộc họ Rau muối (Chenopodiaceae) như Rau muối (Chenopodium ambrosioides), Muối biền (Suaeda maritime) hay họ Rau đắng (Aizoaceae) như Sam biển (Sesuvium portulacastrum)…
3. Quần xã cà độc dược (Datura metel) – Thầu dầu (Ricinus communis)
Những loài cây từ nội địa phát tán ra này mọc trên vùng đất cao ở mái đê, nơi không chịu hay chỉ chịu tác động của triều cường. Đây là sinh cảnh có thành phần đa dạng nhất (121 loài cây, chiếm 63,0% tổng số loài).
Đất ở sườn đê một phần được bồi đắp thêm hàng năm, độ dốc cao, mùa mưa độ mặn trong đất giảm, chỉ trừ phần chân đê ngập nước triều nên có cả loài cây chịu mặn, cây tham gia rừng ngập mặn và cây từ nội địa chuyển ra. Những loài này chịu được muối do gió biển mang đến như cà độc dược, thầu dầu, quả nổ (Ruellia tuberosa).
Một số loài chịu mặn khác mọc gần sát chân đê bị ngập triều cao như giá (Excoecaria agallocha), na biển (Annoda glabra), từ bi (Vitex trifoliata), Sài hồ (Pluchea pleropoda), vạng hôi (Clerodendron inerme). Phía trên cao của mái đê xuất hiện một số loài cây từ nội địa, chủ yếu là các loài thân cỏ thuộc họ Lúa (Poaceae), họ Cói (Cyperaceae), họ Đậu (Fabaceae) và một số dây leo thuộc họ Lạc tiên (Passiforaceae), họ Cà (Solanaceae) và một số loài dương xỉ. Các quần xã thực vật ở sinh cảnh này tương đối ổn định, cũng gặp ở bờ đầm cũ, hay khu vực ven chân đê biển quốc gia dọc từ Giao Thiện đến Giao Lâm.
4. Quần xã Phi lao (Casuarina equisetifolia) – Quan âm (Vitex trifoliata)
Khu vực trồng phi lao tập trung ở các cồn cát phía ngoài vùng rừng ngập mặn như Cồn Lu, Cồn Ngạn (xã Giao Thiện), Cồn Nhà (xã Giao Xuân) và một số nơi khác. Nhiều bãi phi lao tại khu vực thấp, giáp cửa sông của Cồn Lu, do tác động của nước mặn đã bị chết hàng loạt. Thành phần loài ở đây tương đối đa dạng, có 38 loài chiếm 19,8% tổng số loài.
Cây bụi mọc phổ biến ở đây là Ruellia tuberosa nở hoa tím vào mùa hè. Một số loài thân cỏ từ nội địa chuyển ra mọc rải rác dưới tán phi lao (C. Equisetifolia) thưa hoặc ở các chỗ trống, về mùa mưa có nước ngọt. Loài cây chịu hạn tốt như dừa cạn (Catharanga roseus), cỏ tranh (Imperata cylindrica), sa lâm (Launaea sarmentosa) mọc rải rác trên đất cát khô. Quần xã thực vật này rất dễ bị tác động bởi sóng lớn và con người. Việc nuôi trồng các loài gia súc như dê, bò đã làm cho các cây bụi và cây thây cỏ trở nên thấp và phân cành nhiều.
5. Quần xã cỏ lông chông (Spinifex littoreus) – Muống biển (Ipomoea pes-carpae)
Thực vật ở sinh cảnh này rất nghèo về thành phần (8 loài) và ít về số lượng, chỉ gồm một số loài dây bò trên cát chịu mặn và chịu hạn tốt, có rễ cắm sâu và lan rộng trong đất cát. Trong những ngày có dông, bão, các loài này đều chịu tác động mạn của song và nước mặn.
6. Quần xã cỏ xoan (Halophila ovalis) – Cỏ xoan nhỏ (Halophila minor) – Rong xương cá (Myriophyllum dicocum) ở nước lợ
Sinh cảnh này rất nghèo về thành phần loài. Chỉ có 7 loài thực vật thủy sinh (chiếm 3,6% tổng số loài ) trong đó : cỏ xoan (Halophilla ovalis), cỏ xoan nhỏ (Halophilla minor) là hai trong số 15 loài cỏ biển tìm thấy ở Việt Nam (Nguyễn Văn Tiến, 1998).
7. Quần xã cói ( Cyperus malaccensis) sậy (Phragmites karka) trong các đầm nuôi thủy sản.
Sinh cảnh này có nguồn gốc là rừng ngập mặn trong đó có 3 loài ưu thế là Bần chua, Trang cùng Sú. Sau khi đắp đầm giữ nước triều, hầu hết Trang, Sú chết, chỉ còn lại một ít cây Bần to có rễ hô hấp cao sống sót. Đất nước thoái hóa và chua mặn nên cói và sậy có điều kiện phát triển.
8. Các quần xã rừng ngập mặn
Khác với các quần xã rừng ngập mặn tự nhiên ở Nam Bộ, rừng ngập mặn Giao Thủy có nguồn gốc là rừng trang trồng để bảo vệ đê biển. Sau mỗi lần khai hoang lấn biển đắp đê mới thì dân địa phương lại trồng các dãy rừng trang ở trên đất bãi bồi mới để bảo vệ đi.
Ở những nơi bảo vệ tốt rừng trồng như Vườn Quốc gia Xuân Thủy thì sau một số năm đất nâng cao lên, tạo điều kiện cho nhiều loài thực vật khác đến định cư như sú, đâng, vẹt dù, mắm…
b. Động thực vật nổi
Thực vật nổi là nguồn thức ăn sơ cấp, quyết định đến năng suất sinh học chung của thuỷ vực (Vũ Trung Tạng, 1994; 2003). Các kết quả khảo sát chỉ ra rằng thành phần thực vật nổi trong vùng cửa sông Hồng khá đa dạng với số loài thay đổi từ 110 đến 180 loài.
Những đợt khảo sát vừa qua tại cửa Ba Lạt và ven biển Giao Thuỷ (2004) đã thống kê được 112 loài thuộc 43 chi, 20 họ của 6 ngành tảo lớn, trong đó tảo Silic bao giờ cũng là ngành ưu thế cả về số lượng họ, chi và loài. Hơn nữa, rất nhiều loài trong chúng phát triển đông về số lượng, là nguồn thức ăn có giá trị và ôxy hoà tan cho Giáp xác và những loài ăn thực vật nổi.
Động vật nổi là nhóm tiêu thụ thực vật nổi, đồng thời là thức ăn động vật đầu tiên cho các loài động vật ăn thịt khác. Các kết quả khảo sát năm 2004 đã phát hiện được 55 loài thuộc 40 giống. Số loài phân tán ở các họ, trung bình khoảng 2 loài/họ, hầu hết các họ chỉ có 1 loài. Các họ có 4-5 loài là Acartiidae, Centropagidae, Paracalanidae, Pseudođiaptomidae, Pontellidae thuộc giáp xác Chân chèo (Copepoda). Nhìn chung, kết quả trên còn thấp so với các nghiên cứu trước (Vũ Trung Tạng, 1994).
c. Động vật đáy
Thành phần động vật đáy tương đối phong phú, đã phát hiện ra 154 loài (Đỗ Văn Nhượng và Hoàng Ngọc Khắc, 2004; Đỗ Văn Nhượng, 2005). Thành phần loài động vật đáy ở rừng ngập mặn Giao Thuỷ bao gồm các nhóm Giun đốt, Giáp xác Mười chân, Thân mềm Chân bụng, Hai mảnh vỏ. Trong số các họ có nhiều loài nhất là Ocypodidae tới 26 loài, chiếm 16,88%, họ Grapsidae có 21 loài chiếm 13,63% tổng số loài. Các họ khác có số lượng loài ít hơn, chiếm phần nhỏ số lượng loài trong tổng số.
Mật độ và sinh khối của động vật đáy ở trong rừng ngập mặn đa dạng và phong phú hơn phía ngoài rừng ngập mặn, số cá thể cao nhất đạt đến 76 cá thể và sinh khối cao nhất là 84,8 gam/m2 ở rừng tự nhiên, rừng trồng 3 tuổi có thể đạt đến 275 cá thể và sinh khối tới 134,9g/m2. Chúng thuộc nhiều nhóm động vật đáy khác nhau. Nhóm ưu thế phân bố phía trong rừng ngập mặn là các loài cua họ Grapsidae và phía ngoài rừng ngập mặn là các loài cua trong họ Ocypodiae.
Đa số các loài động vật đáy ở rừng ngập mặn Giao Thuỷ là những loài rộng muối, chịu được sự chênh lệch nồng độ muối ở cửa sông và xa cửa sông về phía ven bờ.
d. Côn trùng
Thành phần côn trùng ở RNM Giao Thủy ( Nam Định) đã điều tra được 113 loài, thuộc 50 họ của 10 bộ, trong đó số đã định tên được là 98 loài. Chỉ số đa dạng của côn trùng cao nhất ở xã Giao Lạc vào tháng 6, thấp nhất vào tháng 4 ( Lê Xuân Huệ và Nguyễn Thị Thu Hà 2004)
e. Cá, lưỡng cư và bò sát
●Cá
Theo Vũ Trung Tạng 2003, khu hệ cá của cửa sông Hồng có 161 loài, 101 giống, 62 họ, 16 bộ cá.
Theo Dương Ngọc Cường và Trần Thị Minh Khoa năm 2003, trong các kênh rạch thuộc xã Giao Xuân - Giao Thiện có 107 loài. Còn kết quả khảo sát của Nguyễn Xuân Huấn 2004 thì VQG XT thống kê được 114 loài, 45 họ, 14 bộ, trong đó ứu thế là bộ cá Vược với 21 họ và 61 loài, chiếm tỷ lệ tương ứng là 46,47 và 53,51%.
Nhóm đa dạng thứ 2 là bộ cá Trích tuy có 2 họ nhưng có 16 loài ( 14,04% tổng số). Tiếp theo đó là bộ cá Chình ( 7 loài), cá đối và cá Bơn, mỗi bộ có 6 loài.
Trong số 114 loài có 30-40 loài là đối tượng khai thác có giá trị thuộc cá cửa sông và cá biển rộng muối: các loài cá đối ( Mugil spp), lành canh ( Coilia spp) và cá hau (Pseudobargus gulio), cá nầu (scatophagus argus), cá kẽm, cá khoai, cá đục, cá kìm, cá khoái, cá nhói họ cá kìm, cá nhụ, cá úc, cá liệt, cá bống ( họ cá bống đen và cá bống trắng).
Các l cá nổi thềm lục địa bắt gặp ở gần mặt nước xuất hiện trong vùng có tính chu kì nhưn cá lẹp vàng, cá trích, cá bẹ, cá lầm, cá mòi của họ cá Trích, cá cơm, cá gà, cá quai thuộc họ cá trổng, cá hiên, đại diện của họ cá khế như cá khế, cá chỉ vàng. Nhiều đại diện của cá sống đáy như cá chẽm, cá mối, cá bơn, cá ngộ, cá hồng, cá đù, cá đìa, cá trai…
●Lưỡng cư và bò sát
Lê Nguyên Ngật và Trần Giang Hoàn (2004) đã điều tra được 37 loài, gồm 13 loài lưỡng cư (chiếm 15,88% số loài ở Việt Nam), thuộc 8 giống, 4 họ, 1 bộ và 24 loài bò sát (9,3% số loài ở Việt Nam) trong đó có một số loài quý hiếm thuộc 17 giống, 8 họ, 2 bộ ở vùng cửa sông ven biển Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ (kể cả vùng ven đê biển, vùng đệm).
Có 17 loài sống trong môi trường cạn phía ngoài đê, gồm đường đi và những đê nhỏ ngăn cách các ao nuôi tôm nằm trong vùng nước triều lên xuống, những ngôi nhà của người canh giữ ao nuôi, bãi giáp chân sóng biển.
Môi trường nước lợ: gồm các rừng trang cũ và các vạt trang mới trồng, bãi lầy ven sông, lòng ao hồ, ở đây mới thấy 2 loài thường trú, một loài ếch gần giống ếch đồng và rắn bồng ven biển. Chúng rất ít khi lên cạn.
Lưỡng cư bò sát có quan hệ dinh dưỡng với nhiều nhóm động vật, nhất là lớp côn trùng, chúng là một thành phần của hệ sinh thái rừng ngập mặn nên rất cần được nghiên cứu và bảo vệ.
f. Chim
Theo điều tra bước đầu của Birdlife International (2006), ở Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ đã gặp 219 loài chim thuộc 41 họ 13 bộ. Khu hệ chim ở đây tiêu biểu là các loài bộ Hạc, bộ Ngỗng, bộ Rẽ và bộ Sẻ. Trong 13 bộ chim ở khu vực, Bộ Sẻ chiếm số lượng nhiều nhất tới 40%, sau đó là bộ Rẽ, bộ Hạc, bộ Sếu và bộ Sả.
Bộ chim Lặn chỉ có hai loài. Nếu so sánh với Danh lục các loài chim Việt Nam ở Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ có:
219 loài bằng 26,4% của tổng số loài chim cả nước (828 loài)
41 họ bằng 50,61% tổng số họ chim cả nước (81 họ)
13 bộ bằng 15,57% tổng số bộ chim cả nước (19bộ)
Như vậy, sự đa dạng của khu hệ chim ở Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ là tương đối cao nếu so sánh với Vườn Quốc gia khác.
Trong khu bảo tồn đã ghi nhận được 11 loài chim nguy cấp, sắp nguy cấp và gần bị đe doạ ở mức toàn cầu. Hai loài hiếm gặp là Cò mỏ thìa và Mòng bể mỏ ngắn được gọi là đỉnh của chuỗi dinh dinh dưỡng đã có mặt trong Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ. Có thời điểm loài Cò thìa tại đây đã chiếm tới 20% số cá thể còn lại của thế giói. Loài Choi choi mỏ thìa là loài cực hiếm, hầu như chỉ có thể thấy ở Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ. Có lúc đã phát hiện trên 20 cá thể. Những năm gần đây chỉ còn thấy dăm ba cá thể vào mùa di trú.
Trong số 219 loài chim, có tới 150 loài di trú và gần 50 loài chim nước. Những loài chim nước và chim di trú có số lượng cá thể động nhất – vào mùa di trú có thể gặp đến 30 đến 40 nghìn cá thể (Tiêu chí của một vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế chỉ là 20.000 cá thể) (Birdlife International, 2006)
g. Thú
Thành phần nghèo, chủ yếu là loài gặm nhấm. Hiện đã thống kê được 9 loài và 2 loài chưa khằng định chắc chắn là cá heo (Lipotes vexilliger) và cá Đầu ông sư (Neophocacra phocacnoides). Trong đó, loài Rái cá thường (Lutra lutra) được ghi trong sách đỏ Việt Nam mức độ V (Vulnerable – loài sắp bị đe doạ nghiêm trọng).
2.2.2. Việc sử dụng và quản lý tài nguyên khu vực bãi bồi
Khai thác tài nguyên khu vực bãi triều đã cung cấp nguồn thức ăn và bổ sung nguồn thu nhập tiền mặt đáng kể cho người dân trong vùng. Các hoạt động khai thác chính ở bãi triều thuộc vùng lõi và vùng đệm của Vườn Quốc gia Xuân Thủy bao gồm:
Thu hái cây thuốc (cây ngập mặn và các loài cây di nhập từ đất liền;
Đánh bắt thủy sản bằng lưới mắt nhỏ, lưới vét, đăng đáy và bằng tay nhiều khu vực trong Vườn Quốc gia, chủ yếu là trên các sông và lạch;
Hầu hết khu Bãi Trong và phần Cồn Ngạn thuộc vùng đệm đã được ngăn thành các đầm để nuôi tôm và cua từ những năm 90. Mùa nuôi trồng thủy sản là từ tháng Năm đến tháng Một (từ tháng Tư đến tháng Chạp âm lịch). Thời gian không phải vụ mùa, người dân địa phương thường trồng rong chỉ vàng ở các đầm này với mục đích thương mại.
Trong vùng lõi của Vườn Quốc gia Xuân Thủy vẫn có một phần diện tích đất trống được sử dụng làm đầm tôm (khoảng 19 đầm tôm quảng canh ở phía giáp sông Hồng) và nuôi vạng quảng canh (một phần bãi cát pha ở cuối Cồn Ngạn). Các lều lán trông coi đầm tôm và vạng đã được xây dựng không có quy hoạch;
Săn bắn chim, thú bị cấm và đã giảm nhiều nhưng vẫn còn diễn ra;
Việc chăn thả gia súc diễn ra ở vùng lõi (Cồn Lu) với số lượng lớn (khoảng 300 – 500 con trâu và dê).
Một số hoạt động khai thác tài nguyên, đặc biệt là khai thác thủy hải sản trong khu vực Vườn Quốc gia Xuân Thủy có xu hướng tăng lên. Việc gia tăng khai thác như vậy đã gây nên những ảnh hưởng, tác động nhất định đến các hệ sinh thái trong khu vực Vườn Quốc gia.
Một nghiên cứu cho thấy ước tính giá trị kinh tế của rừng ngập mặn gần cửa sông Hồng ở Nam Định khá cao (Bảng 8)
Bảng 2.2:Ứớc tính giá trị kinh tế của rừng ngập mặn gần cửa sông Hồng ở Nam Định
Nguồn lợi
Giá trị (VNĐ)
Giá thấp
Giá cao
Giá trị trực tiếp 229.653 VND(1,4-0,86%)
Gỗ, củi, thân, cành
110.313
110.313
Hoa (nuôi ong)
119.340
119.340
Giá trị gián tiếp từ 15.362.000 đến 26.328.000 (98,6-99,1%)
Thủy sản (10.703.000-21.669.000 (24,2-14,5%)
Tôm
200.430
266.220
Cua
801.720
1.604.970
Thân mềm Hai vỏ
361.080
396.270
Nuôi Vạng
9.628.290
19.258.110
Môi trường 3.858.000 (24,2-14,5%)
Giảm thiệt hại gió bão, nước dâng, xâm nhập
mặn, bảo vệ đê
3.476.160
3.476.161
Tăng diện tích bãi bồi
133100
133100
Bảo tồn
249390
249390
Du lịch: 801.720 (3-5%)
Tham quan, du lịch sinh thái
804720
804720
Tổng giá trị lợi ích (VNĐ/ha)
15.953.310
26.559.720
Đầu tư trồng rừng ngập mặn
Trồng rừng
1.224.000
1.530.000
Bảo vệ, chăm sóc
459000
765000
Tổng giá trị đầu tư vào trồng rừng ngập mặn (VNĐ/ha)
1.683.000
2.295.000
Nguồn: Adger và cộng sự, 1997
Có hai nhóm chính trực tiếp tham gia vào quá trình quản lý tài nguyên của Vườn Quốc gia Xuân Thủy là Ban quản lý Vườn Quốc gia Xuân Thủy và Ủy ban nhân dân cấp huyện và xã.
Ban quản lý Vườn Quốc gia có trách nhiệm phục hồi, bảo tồn, phát triển du lịch sinh thái và rừng sinh thái của Vườn Quốc gia. Các cán bộ của Ban Quản lý Vườn Quốc gia có trách nhiệm bảo vệ sinh cảnh sao cho tính đa dạng sinh thái trong vùng có thể đạt được mức cao nhất.
Các cán bộ của Ban cũng chịu trách nhiệm về công tác giáo dục môi trường và thúc đẩy kinh tế trong khu vực Vườn Quốc gia. Thẩm quyền xử lý vi phạm liên quan đến Luật Thủy sản & Luật Bảo vệ Môi trường thường chỉ được giới hạn ở những vụ việc vi phạm mang tính hủy diệt tài nguyên.
Phối hợp với Ban Quản lý Vườn Quốc gia Xuân Thủy, UBND cấp huyện và xã có trách nhiệm trực tiếp quản lý vùng đệm của Vườn Quốc gia để đảm bảo việc khai thác tài nguyên trong vùng đệm được tiến hàng một cách hợp lý. Hiện nay, Ủy ban nhân dân huyện đã tạm giao cho Ủy ban nhân dân các xã quản lý vùng bãi bồi (phần diện tích phía ngoài đê biển). Trên cơ sở diện tích đã phê duyệt, UBND huyện yêu cầu các xã lập thành hồ sơ để UBND huyện phê duyệt và ra quyết định giao đất cho các hộ trong một khoảng thời gian xác định nhằm từng bước lập lại kỷ cương, quản lý bãi bồi tốt hơn cũng như làm giảm các xung đột liên quan đến việc khai thác tài nguyên vùng bãi bồi, kể cả vùng lõi và vùng đệm ở Vườn Quốc gia Xuân Thủy.
2.2.2. Cơ sở hạ tầng, dân số và giáo dục
Lịch sử phát triển ở vùng ven biển gắn liền với quá trình khai hoang, đắp đê và lấn biển. Việc di dân, lập khu dân cư mới ở vùng ven biển Giao Thủy đã ngừng lại kể từ khi Việt Nam tham gia Công ước Ramsar (Nguyễn Viết Cách, 2005).
Người dân chủ yếu sinh sống, làm nông nghiệp ở khu vực phía trong đê biển. Hiện nay, đường liên thông xóm đã được cải tạo ở tất cả các xã, với tỷ lệ đường rải nhựa và đá khá cao. Mật độ dân số của các xã vùng đệm cũng tương đối cao, trung bình từ 1.023 đến 1.331 người/km2. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là trên 1%/năm (giai đoạn 2000-2005), cao hơn so với mức tăng tự nhiên trung bình của cả tỉnh là 0,7%/năm. Thiên chúa giáo là tôn giáo chính trong vùng.
Bảng 2.3:
Một số đặc điểm dân số, giáo dục của các xã vùng đệm của Vườn Quốc gia Xuân Thủy
Giao Thiện
Giao An
Giao Lạc
Giao Xuân
Giao Hải
Diện tích (ha)
1.875,37
1.930,75
1.389,71
1.292,45
744,35
Dân số (người)
10494
10150
9876
9693
6910
Mật độ dân số (người/km2)
1023
1180
1331
1291
1207
Số bác sĩ
4
5
5
6
3
Đường đá/nhựa/đường đáliên thôn liên xóm (km)
30
45
29
45
14
Đường đất liên thôn xóm (km)
2
10
5
10
0
Tổng số học sinh cấp 3
1882
2150
1766
1683
1029
Tổng số học sinh cấp 3
3
350
306
378
150
Nguồn: Số liệu thống kê của UBND huyện Giao Thủy, 2005.
Mỗi xã đã có một trạm y tế, tuy nhiên tỷ lện bác sỹ trên đầu người còn rất thấp, do vậy khả năng chăm sóc sức khỏe tại chỗ còn hạn chế.
Vệ sinh môi trường là vấn đề chưa thực sự được chú ý ở đây. Hiện nay, Giao Thiện là xã duy nhất trong huyện có bãi chôn lấp rác tập trung. Các xã đều thiếu một hệ thống thu gom nước thải và chúng được chảy thẳng vào các hệ thống sông, ao hồ tự nhiên và ngấm xuống nước ngầm. Phát triển du lịch cùng với lượng chất thải (rắn, lỏng) có xu hướng tăng lên sẽ ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường, sức khỏe người dân địa phương và hệ sinh thái nói chung.
Mỗi xã đều có trường tiểu học, thu hút 100% các em học sinh trong độ tuổi đến trường. Các trường phổ thông cơ sở ở mỗi xã cũng thu hút trên 95% số trẻ trong độ tuổi vào học. Tuy nhiên, số học sinh cấp III còn rất thấp nhất là xã Giao Thiện. Trên địa bàn huyện Giao Thủy có một trung tâm hướng nghiệp-dạy nghề. Tuy nhiên, Số liệu thống kê của toàn huyện Giao Thủy cho thấy số lao động được đào tạo còn thấp, khoảng 5% (năm 2003).
Mặc dù là các xã ven biển nhưng lao động nông nghiệp ở các xã này chiếm tỷ lệ rất cao (65%-80% tổng lao động điều tra). Số liệu điều tra gần đây (11/2006) ở Giao Xuân cũng cho thấy các hoạt động sản xuất phổ biến nhất là trồng lúa (chiếm 96,8% hộ dân trong xã), chăn nuôi lợn (chiếm 82,6% số hộ trong xã), sau đó là các hoạt động khác như làm vườn và nuôi cá. Lao động nông nhàn trong khu vực này khá cao do tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn mới vào khoảng 84% (năm 2005).
Tỷ lệ lao động ngư nghiệp chính thức thống kê dao động từ 5-25%, thấp nhất ở các xã Giao An, Giao Lạc và cao nhất ở xã Giao Xuân (là nơi khởi điểm của phong trào nuôi tôm và cua đầu những năm 90 ở khu vực này). Tuy nhiên, phần lớn các hộ dân ven biển tham gia vào quá trình khai thác tài nguyên vùng bãi bồi tạo nên một áp lực lớn đến Vườn Quốc gia Xuân Thủy. Một số lao động kiếm việc ngoài huyện hay ở các thành phố lớn. Tỷ lệ thất nghiệp của toàn huyên Giao Thủy đã giảm từ 8,26% xuống 6,51% trong giai đoạn 2001-2005.
2.2.3. Hoạt động kinh tế và thu nhập
Nguồn thu nhập của người dân trong huyện Giao Thủy dựa vào 6 ngành nghề chủ yếu: trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản (đánh bắt, thu hoạch và nuôi trồng), công nghiệp (sản xuất muối), dịch vụ và du lịch. Theo số liệu thống kê của UBND huyện Giao Thủy (2005), nông lâm ngư nghiệp là những hoạt động sản xuất chính, chiếm từ 53-54% trong tổng giá trị sản xuất. Trong ba ngành này, thủy sản chiếm tỷ trọng từ 21-29% và đã tăng đáng kể trong giai đoạn 2000-2005. Dễ nhận thấy rằng, các hoạt động kinh tế có quan hệ chặt chẽ với việc sử dụng đất. Đê quốc gia ở vùng này đã trở thành yeus tố quan trọng, phân chia đất của các xã vùng đệm ra làm hai vùng chính: phía trong và phía ngoài đê.
● Đất trong đê chịu tác động mạnh của con người như việc xây dựng các công trình thủy lợi và phương thức sản xuất. Sản xuất nông nghiệp ở khu vực này đóng vai trò chính trong việc đảm bảo an ninh lương thực cho cộng đồng và đây là cơ sở duy trì các cộng đồng dân cư qua nhiều thế hệ.
● Đất bãi bồi ngoài đê còn mang nhiều nét hoang sơ, là nơi phát triển của thảm thực vật ngập mặn. Chức năng chính của vùng này là phòng hộ và hỗ trợ cho đời sống người dân địa phương thông qua khai thác và nuôi trồng thủy sản. Đây cũng là địa bàn mở rộng quỹ đất nhờ bồi đắp hàng năm của các dòng sông. Hiện nay, trong chuyển dịch kinh tế, hoạt động liên quan đến kinh tế biển của khu vực này được coi là một trong những mũi nhọn tạo nên bước đột phá cho sự phát triển kinh tế-xã hội địa phương.
Hiện nay có 20% dân cư ở Xuân Thủy đã đầu tư vào nuôi trồng thủy sản, phần lớn là nuôi vạng. Theo thống kê của Phòng Thủy sản huyện, năm 1997, toàn huyện có khoảng 295 ha nuôi vạng, đến năm 2005 đạt 650ha, tăng 2,2 lần. Khoảng 400 ha trong tổng số 650 ha nuôi vạng thuộc vùng phục hồi sinh thái của Vườn Quốc gia Xuân Thủy. Diện tích trung bình của một vùng nuôi vạng rộng khoảng 1,7 ha, năng suất bình quân đạt khoảng 10-15 tấn/ha. Nuôi vạng là nghề mang lại hiệu quả kinh tế cao, nhiều hộ đã đạt doanh thu tư 300-800 triệu đồng/năm.
Nguồn thu từ rừng ngập mặn mang lại cho các hộ gia đình thuộc loại trên trung bình trên 51% nguồn thu tiền mặt, và cho các hộ giàu và trung bình khoảng 35% nguồn thu tiền mặt. Tỷ lệ này ở các hộ nghèo chỉ là 20%. Các hộ nghèo dường như phụ thuộc nhiều hơn vào các hoạt động kinh tế truyền thống như trồng trọt và chăn nuôi. Do không có khả năng kinh tế như đất, vốn, người nghèo kiếm sống chủ yếu dựa vào sức lao động của họ và thu nhập từ làm thuê chiếm tỷ lệ đáng kể trong thu nhập của các hộ dân nghèo, vào khoảng 21,8%.
Chính quyền địa phương đã đầu tư và cùng với sự hỗ trợ của các tổ chức như Trung tâm Bảo tồn Sinh vật biển và Phát triển Cộng đồng (MCD) đang giúp cộng đồng địa phương tạo ra sinh kế phù hợp cho người dân vùng đệm, qua đó làm giảm áp lực lên Vườn Quốc gia. Du lịch sinh thái là một trong những hoạt động kinh tế mới được hình thành ở khu vực Vườn Quốc gia và có nhiều tiềm năng phát triển.
2.3. Sản phẩm và dịch vụ của hệ sinh thái rừng ngập mặn/bãi bồi
Hệ sinh thái rừng ngập mặn Vườn Quốc gia Xuân Thủy cung cấp cho con người nhiều sản phẩm, dịch vụ. Có những dịch vụ có giá trị sử dụng trực tiếp như dịch vụ cung cấp (khai thác gỗ, chất đốt, nuôi trồng thủy sản, mật ong, nguồn lợi biển, cây làm thuốc) và dịch vụ văn hóa (du lịch/giải trí, nghiên cứu và giáo dục, thẩm mỹ). Bên cạnh đó, có những dịch vụ có giá trị sử dụng gián tiếp như dịch vụ môi trường (bảo vệ đường bờ biển, chắn gió, hấp thụ cacbon, làm sạch nước, giải phóng ra khí oxy, nuôi trồng thủy sản, vườn ươm) và dịch vụ đa dạng sinh học (đa dạng sinh học, các loài di trú, các loài quý hiếm và hệ sinh thái rừng đước). Tổng giá trị kinh tế của rừng ngập mặn Vườn Quốc gia Xuân Thủy được thể hiện trong Bảng 2.4.
2.3.1. Dịch vụ cung cấp
Cung cấp thực phẩm: Rừng ngập mặn/bãi bồi cung cấp nhiều thực phẩm, chủ yếu là hải sản.
Cung cấp năng lượng: trước đây, thân cây ngập mặn và cành cây khô là nguồn chất đốt cho người dân nghèo địa phương
Tài nguyên đa dạng gen: Đa dạng nguồn gen cây ngập mặn và các dạng sống khác trong rừng ngập mặn/bãi bồi là nguồn tài nguyên quý giá không chỉ trong phạm vi địa phương mà còn mang tầm quốc gia thậm chí quốc tế (ví dụ các loài chim di cư, các loài thân mềm, giáp xác…)
Cung cấp một số loại dược chất thuốc nam : Có nhiều loài cây được sử dụng làm thuốc phổ biến như nhọ nồi (Eclipta prostrate), ngải cứu (Artemisia vulgaris), thảo quyết minh (muồng ngủ)(Cassia tora)…Hai loài cây mọc dại làm thảo dược trong thảm thực vật rừng ngập mặn được người dân địa phương trong vùng và các vùng lân cận khai thác thường xuyên để bán làm sài hồ nam (Pluchea Pteropoda) và sa sâm Việt (Launaea sarmentosa); loài trang cung cấp chất tannin.
2.3.2.Dịch vụ môi trường
Điều hòa khí hậu : Rừng ngập mặn góp phần cân bằng O2 và CO2 trong khí quyển, điều hòa khí hậu địa phương (nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa) và giảm hiệu ứng nhà kính.
Ngăn chặn hiện tượng xói lở : Thảm thực vật rừng ngập mặn đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn hiện tượng xói lở. Nhờ hệ rễ thở và rễ chống dày đặc trên mặt đất, cây ngập mặn có thể đứng vững trong môi trường bùn lầy ngập mặn cửa sông ven biển, có khả năng chống chọi với tác động của sóng, gió. Hàng năm, các loài ngập mặn tiên phong lấn dần ra các vùng mới bồi, tạo tiền đề cho sư hình thành vùng đất mới ven biển.
Bảo vệ vùng biển khỏi tác động của bão, gió: Thực các dải rừng ngập mặn phòng hộ có thể che chắn bảo vệ đê biển, các công trình, các cơ sơ hạ tầng, mùa màng, nơi cư trú của người dân, các phương tiện dánh bắt khỏi sự phá hoại của gió mạnh, sóng, bão( C.P Howe và cs, 1996; Phan Nguyên Hồng và cộng sự, 1999).
Xử lý chất thải và làm sạch nước: Nhờ có hệ vi sinh vật phong phú trong đất biển và nước triều cộng với các loài cây ngập mặn tham gia vào các quá trình hấp thụ, phân hủy các chất thải, lọc và làm lắng các chất thải.
2.3.3.Dịch vụ văn hóa:
Giá trị giáo dục: Hệ sinh thái đã cung cấp cơ sở cho việc giáo dục chính thức và không chính thức cho người dân, học sinh địa phương cũng như là địa điểm nghiên cứu cho sinh viên, nghiên cứu viên.
Quan hệ xã hội : Việc khôi phục rừng ngập mặn đã tạo ra những việc làm và mối quan hệ mới trong cộng đồng người dân ven biển như giữa người trồn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 10290.doc