Đề tài Đánh giá tác động môi trường dự án nhà máy gạch tuynen số 3 thuộc xã Thủy Phương, huyện Thủy Phong

Tài liệu Đề tài Đánh giá tác động môi trường dự án nhà máy gạch tuynen số 3 thuộc xã Thủy Phương, huyện Thủy Phong: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC KHOA MÔI TRƯỜNG *** a õ b *** Bài thực hành: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG Đề tài: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN NHÀ MÁY GẠCH TUYNEN SỐ 3 THUỘC XÃ THỦY PHƯƠNG, HUYỆN THỦY PHONG Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: Nguyễn Bắc Giang Nguyễn Thị Thanh Võ Thị Ánh Nguyệt Phan Thị Ánh Nguyệt Nguyễn Văn Nghĩa Huế, tháng 05 năm 2011 CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG PHẦN 1: Nguồn gây tác động liên quan đến chất thải I. Giai đoạn chuẩn bị, xây dựng Trong giai đoạn này có các hoạt động như: san ủi, tạo mặt bằng; đào móng; đóng cọc; vận chuyển tập kết nguyên vật liệu; thi công xây dựng và đổ chất thải… Các hoạt động này đều tạo ra nguồn gây ô nhiễm môi trường như: bụi, khí thải, tiếng ồn, chất thải rắn. I.1. Nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí a. Bụi Sinh ra từ các hoạt động đổ đất, san ủi mặt bằng, vận chuyển vật liệu, thi công xây dựng, trộn bê tông… Bụi bị cuốn lên từ đường giao thông do phư...

doc14 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1223 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Đánh giá tác động môi trường dự án nhà máy gạch tuynen số 3 thuộc xã Thủy Phương, huyện Thủy Phong, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC KHOA MÔI TRƯỜNG *** a õ b *** Bài thực hành: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG Đề tài: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN NHÀ MÁY GẠCH TUYNEN SỐ 3 THUỘC XÃ THỦY PHƯƠNG, HUYỆN THỦY PHONG Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: Nguyễn Bắc Giang Nguyễn Thị Thanh Võ Thị Ánh Nguyệt Phan Thị Ánh Nguyệt Nguyễn Văn Nghĩa Huế, tháng 05 năm 2011 CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG PHẦN 1: Nguồn gây tác động liên quan đến chất thải I. Giai đoạn chuẩn bị, xây dựng Trong giai đoạn này có các hoạt động như: san ủi, tạo mặt bằng; đào móng; đóng cọc; vận chuyển tập kết nguyên vật liệu; thi công xây dựng và đổ chất thải… Các hoạt động này đều tạo ra nguồn gây ô nhiễm môi trường như: bụi, khí thải, tiếng ồn, chất thải rắn. I.1. Nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí a. Bụi Sinh ra từ các hoạt động đổ đất, san ủi mặt bằng, vận chuyển vật liệu, thi công xây dựng, trộn bê tông… Bụi bị cuốn lên từ đường giao thông do phương tiện, gió thổi qua bãi chứa vật liệu xây dựng như xi măng, đất cát… Hầu hết loại bụi này có tỷ trọng lớn và khu vực thi công cách xa khu dân cư nên chúng chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến công nhân tham gia thi công tại công trường. b. Khí thải Khí thải của các phương tiện vận tải, máy móc thi công: trạm trộn bê tông, máy đầm, máy phát điện, máy đóng cọc,... chứa bụi, các khí: SO2, CO2, CO, NOx, THC, hợp chất Pb từ khói xăng, dầu. Ngoài ra việc đốt xác thực vật, hoa màu,… cũng phát sinh bụi đất, khói thải ảnh hưởng đến môi trường không khí. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khi phương tiện cơ giới tiêu thụ hết 1.000 lít nhiên liệu thì nó sẽ thải vào môi trường một lượng khí thải có các thành phần sau: Bảng 3.1. Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm do phương tiện thi công Chất ô nhiễm Phương tiện sử dụng nhiên liệu xăng Phương tiện sử dụng nhiên liệu dầu Tải lượng (kg) Tải lượng (kg) Nồng độ (mg/m3) Khí CO 291 15 - 18 < 1.000 Khí THC 33,2 2,5 - 3,0 100 – 600 Khí NO2 1,3 13 10 - 1.000 Khí SO2 0,9 0,76 - Khí Andehyt 0,4 0,2 5 – 20 Nguồn: Assessment of Sources of air, water and land pollution, WHO 1993. Tuy nhiên, các nguồn gây ô nhiễm trên mang tính cục bộ, không liên tục, phân tán và cách xa khu dân cư nên mức độ ảnh hưởng đến môi trường không lớn. Đồng thời, trong quá trình thực hiện, chủ đầu tư sẽ yêu cầu các đơn vị thi công thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường. I.2. Nguồn gây ô nhiễm tiếng ồn và độ rung a. Tiếng ồn Giai đoạn thi công xây dựng gồm các công đoạn: đào móng, xây dựng công trình, cắt, gò hàn các chi tiết bằng kim loại, đóng tháo cốpfa, giàn giáo... sử dụng các phương tiện máy móc thi công như: máy trộn bê tông, máy đầm, máy nén, cần trục, xe tải, máy kéo... đều phát sinh tiếng ồn. Ngoài các phương tiện thiết bị thi công trong công trường còn có các phương tiện vận chuyển vật liệu xây dựng phục vụ thi công. Mức ồn chung của dòng xe giao thông và xây dựng phụ thuộc nhiều vào mức ồn của từng chiếc xe, lưu lượng xe, thành phần xe, đặc điểm đường và địa hình xung quanh.... Tiếng ồn phát sinh từ hoạt động của các thiết bị thi công, thiết bị vận chuyển, số liệu có thể tham khảo được trình bày trong Bảng 3.2. Bảng 3.2. Mức ồn sinh ra từ hoạt động của các thiết bị thi công Stt Thiết bị Mức ồn (dBA), cách nguồn 15m 01 Máy ủi 93,0 02 Máy đầm nén (xe lu) 72,0 – 74,0 03 Máy xúc 72,0 – 84,0 04 Máy cạp đất, máy san 80,0 – 93,0 05 Xe tải 82,0 – 85,0 06 Máy trộn bêtông 80,0 – 94,0 07 Cần trục di động 76,0 – 87,0 08 Cần trục Deric 86,5 – 88,5 09 Máy phát điện 72,0 – 82,5 Mức ồn lớn sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ công nhân, làm mất tập trung khi lao động, dễ dẫn đến tai nạn, bực mình, khó ngủ…còn đối với khu cư do dự án cách xa khu dân cư nên không bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn. Độ ồn từ xe vận chuyển nguyên vật liệu: Tiếng ồn từ xe vận tải có thể đạt từ 82-90 dBA. Mật độ giao thông lớn làm cho độ ồn cao hơn. Nếu vận chuyển vào các giờ cao điểm, buổi trưa, ban đêm thì sẽ gây tác động đến các hộ dân sống dọc đường vận chuyển, nhất là người già và trẻ em. b. Độ rung Rung động trong quá trình thi công chủ yếu là sự hoạt động của các loại máy móc thi công như khoan cọc nhồi, vận chuyển nguyên vật liệu. Theo số liệu đo đạc thống kê, mức rung của các thiết bị thi công trong bảng sau: Bảng 3.3. Giới hạn ồn của các thiết bị xây dựng công trình TT Thiết bị thi công Mức rung tham khảo, dBA (mức rung theo phương thẳng đứng z) Nguồn rung cách 10m Nguồn rung cách 30m 01 Máy đào/máy xúc 80 71 02 Xe ủi đất 79 69 03 Phương tiện vận tải 74 64 (Nguồn: Tổ chức Y tế thế giới - WHO 1993) Qua các số liệu trong bảng cho thấy mức rung của các máy móc và thiết bị thi công nằm trong khoảng từ 74 - 80dBA đối với các vị trí cách xa 10m so với nguồn rung động. Đối với các vị trí cách nguồn 30m thì mức rung hầu hết đều nhỏ hơn 75dBA (nằm trong giới hạn cho phép của TCVN 6962: 2001 về Rung động và chấn động - Rung động do các hoạt động thi công và sản xuất công nghiệp). Cũng như bụi và khí thải, tiếng ồn và độ rung phát sinh không liên tục, nhưng đơn vị thi công cũng cần có những biện pháp giảm thiểu tiếng ồn và bố trí thời gian làm việc hợp lý. I.3. Nguồn gây ô nhiễm môi trường nước Nguồn nước có thể bị ô nhiễm do nước thải sinh hoạt, nước mưa chảy tràn, dầu mỡ từ máy móc, các chất thải bị phân hủy gây mùi và sẽ gây ô nhiễm nguồn nước sau khi mưa. a. Nước thải sinh hoạt Nước thải sinh hoạt từ các công nhân từ việc tắm giặt, vệ sinh đến hoạt động ăn uống hàng ngày sẽ gây ô nhiễm nguồn nước mặt như khe và ô nhiễm mạch nước ngầm. b. Nước mưa chảy tràn Nước mưa chảy tràn trên khu vực xây dựng sẽ cuốn theo đất đá, các tạp chất như vôi, vữa, dầu mỡ làm ô nhiễm nguồn nước. Tuy nhiên mức độ ô nhiễm phụ thuộc vào cường độ mưa, thời gian mưa, độ bẩn của không khí. c. Dầu mỡ, vôi vữa Trong hoạt động xây dựng nhà máy gạch thì nguồn gây ô nhiễm nước còn có dầu mỡ từ máy móc làm việc, vôi vữa và nước thải từ việc bảo dưỡng, chùi rửa máy móc và dụng cụ. I.4 . Chất thải rắn Chất thải rắn phát sinh từ rác thải sinh hoạt và rác thải trong xây dựng nhà máy. a. Rác thải sinh hoạt Rác thải sinh hoạt phát sinh từ nhà ăn, từ hoạt động sinh hoạt của công nhân bao gồm thực phẩm dư thừa, túi nilon, lon chai, giấy vụn… Lượng rác thải này phải được thu gom, xử lý, không vức bừa bãi ra xung quanh gây ô nhiễm môi trường, làm mất cảnh quan nhà máy cũng như khu vực. b. Chất thải rắn từ hoạt động xây dựng - Từ hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu làm rơi vãi cát sạn, đất đá. - Từ bao bì, vôi vữa, gạch vụn, sắt thép thừa. Tuy nhiên phần lớn lượng chất thải rắn này được tái sử dụng hoặc bán cho các vựa thu mua ve chai. I.5. Nguồn gây ô nhiễm môi trường đất - Nước thải sinh hoạt, nước mưa chảy tràn chứa đất cát, bùn thải, dầu mỡ nếu chảy trực tiếp xuống đất làm suy giảm chất lượng môi trường đất. - Biến đổi môi trường đất có thể theo các hướng sau: + Biến đổi địa hình và nền rắn, thay đổi tính chất lý hoá. + Lớp thảm thực vật bị thay đổi do hoạt động của xe cơ giới. + Nhiều hạng mục công trình hạ tầng được thi công sẽ tạo ra những khe rãnh trên mặt đất, tạo ra sự xói mòn mặt đất. - Các chấn động do khoan đóng cọc, đổ móng công trình cũng ảnh hưởng đến cấu tượng đất theo hướng biến đổi địa hình và nền rắn nhưng chỉ xảy ra tạm thời trước khi đất đạt được độ ổn định địa chất. Nhìn chung, các tác động ảnh hưởng lớn đến người dân trong giai đoạn này chủ yếu là bụi và tiếng ồn từ quá trình thi công xây dựng các hạng mục, đặc .Tuy nhiên, các tác động môi trường này không thường xuyên chỉ diễn ra trong thời gian ngắn và sẽ mất đi khi dự án hoàn thành công tác xây dựng. Hơn nữa, quanh khu vực dự án có mật độ dân cư sinh sống tương đối thưa thớt. I. Nhà máy đi vào hoạt động I.1. Nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí a. Bụi Bụi cuốn lên từ mặt đất Bụi cuốn lên từ mặt đất trong quá trình chuyên chở nguyên vật liệu: than, đất sét, dầu diezel… và sản phẩm làm ảnh hưởng đến người dân hai bên đường vận chuyển cũng như công nhân trong khu vực nhà máy. Tuy nhiên loại bụi này có kích thước lớn, nên phun tưới nước thường xuyên nên hạn chế đáng kể lượng bụi phát sinh và phát tán ra xung quanh. Bụi do hoạt động sản xuất Bụi phát sinh chủ yếu tại khu vực nghiền than cám; xưởng nhào trộn nguyên vật liệu, ép khuôn, tạo hình, bụi từ lò nung, bốc xếp sản phẩm qua các công đoạn, bãi chứa nguyên liệu… b. Khí thải Vận chuyển nguyên liệu Trong quá trình sản xuất các phương tiện vận chuyển như xe tải, ô tô,... sử dụng dầu diezen để hoạt động tạo ra khí thải chứa các thành phần CO, NO2, SO2, CxHy và bụi (muội khói). Các loại khí thải này đều có khả năng gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới sức khoẻ cộng đồng và người lao động. Công suất nhà máy 20.000.000 viên quy chuẩn/năm. Lượng đất sét sử dụng trong một năm L = 28080 (m3 đất/năm). Lượng than sử dụng mỗi năm: 20.000.000 * 150/1000=3000.000 ( kg) Thời gian sử dụng mỗi năm chỉ sản xuất 330 ngày, vì vậy mỗi ngày sử dụng khoảng 9.091kg (9.1 tấn/ ngày ) Nhu cầu về vận tải: chở đất sét là 16 xe/ ngày , chở than là 1- 2 xe/ ngày Ta có tổng số chuyến xe vận chuyển trong 1 ngày: khoảng 18 xe với sức chở 5m3 /xe Thời gian làm việc: 330 ngày/ năm Bảng 3.4. Hệ số ô nhiễm không khí đối với xe tải Stt Các loại xe Đơn vị (U) TSP kg/U SO2 kg/U NOx kg/U CO kg/U VOC kg/U 1 Xe tải chạy xăng 1000 km 0,4 4,5S 4,5 70 7 >3,5tn tn of Fuel 3,5 20S 20 300 30 Xe tải nhỏ động cơ 1000 km 0,2 1,16S 0,7 1 0,15 Diesel <3,5 tn tn of Fuel 3,5 20S 12 18 2,6 Xe tải lớn động cơ 1000 km 0,9 4,29S 11,8 6,0 2,6 Diesel 3,5 - 16 tn tn of Fuel 4,3 20S 55 28 12 2 Xe tải động cơ 1000 km 1,6 7,26S 18,2 7,3 5,8 Diesel >16 tn tn of Fuel 4,3 20S 50 20 16 Trung bình 1000km 0,775 4,3.S 8,8 21,07 3,89 Ghi chú: S là hàm lượng Sulfure trong xăng dầu (thường S = 0,05%). Để tính nồng độ Các chất ô nhiễm do các loại xe thải ra. sử dụng phương pháp xác định nhanh nguồn thải của các loại xe theo “Hệ số ô nhiễm không khí” căn cứ vào tài liệu của tổ chức Y tế Thế Giới (WHO), sổ tay về công nghệ và môi trường tập I “Đánh giá nguồn ô nhiễm không khí, nước và đất”, Geneva 1993. Qua bảng trên ta xác định khối lượng các chất ô nhiễm trong khí thải của các phương tiện vận chuyển theo hệ số trung bình, khoảng cách di chuyển trung bình của xe trong khu vực là 10km, như sau: (mg/s) Trong đó: Eo: tải lượng ô nhiễm (kg/1000km). n: Số chuyến xe trong 1 ngày n = 18 chuyến. k: Khoảng cách di chuyển của xe trong một ngày k = 10km. t: Số giờ là việc trong 1 ngày t = 8h. Bảng 3.5. Khối lượng chất ô nhiễm do xe ô tô vận chuyển nguyên liệu thải vào môi trường Stt Chất ô nhiễm Hệ số ô nhiễm (kg/1000km) Khối lượng chất ô nhiễm (g/s) 1 Bụi 0,775 0,0048 2 SO2 4,3.S 0,0013 3 NOx 8,8 0,055 4 CO 21,07 0,1317 5 VOC 3,89 0,0243 Vận chuyển sản phẩm : Nhà máy sản xuất gạch với công suất 20 triệu viên / năm, được vận chuyển bằng xe ô tô tải có sức chở 5 m3/ xe. à Dựa vào tải lượng và khối lượng chất ô nhiễm ta thấy hoạt động của các phương tiện giao thông vận tải góp phần làm giảm chất lượng môi trường không khí tại khu vực dự án và trên tuyến đường xe vận chuyển đi qua. Tuy nhiên tải lượng chất ô nhiễm do xe vận chuyển sinh ra không lớn mà nguồn gây ô nhiễm chủ yếu do bụi bị cuốn lên từ mặt đường. Khói bụi từ quá trình sản xuất * Nguồn phát sinh - Bụi và khí thải sinh ra do đốt than trong quá trình sấy, nung gạch. - Ô nhiễm bụi từ kho chứa than và quá trình xay nghiền than cám. - Ô nhiễm bụi trong quá trình tạo hình, bộ phận xúc đất, pha trộn than... Nhưng do nguyên liệu đất đã được ngâm ủ ẩm ướt nên mức độ phát tán bụi là không đáng kể, ảnh hưởng của các quá trình này đến môi trường xung quanh là không lớn. * Tác động của các chất gây ô nhiễm môi trường không khí Theo kết quả tính toán ở trên, các chỉ tiêu bụi, SO2 đều vượt tiêu chuẩn quy định về nồng độ các chất ô nhiễm, nếu như chúng ta thải trực tiếp ra môi trường mà không có biện pháp xử lý thích hợp thì sẽ góp phần làm cho nồng độ các chất ô nhiễm trong khí quyển tăng cao và từ đó sẽ ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên khu vực xung quanh dự án cũng như sức khỏe của người dân. * Đối với bụi: Bụi thải của nhà máy chủ yếu từ quá trình nung gạch, bụi lơ lửng có tác dụng hấp thụ và khuếch tán ánh sáng mặt trời, làm giảm độ trong suốt của khí quyển; tăng nồng độ bụi trong khí quyển còn ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của thực vật như giảm quá trình quang hợp của cây làm cây chậm phát triển đặc biệt đối với các loại cây gần khu vực nhà máy. Bụi tồn tại ở trong không khí dưới dạng bụi bay, bụi lắng và các hệ khí dung gồm hơi, khói, mù. Đối với bụi bay có kích thước 0,001 - 10µm thường gây tổn thương cho cơ quan hô hấp. Bụi lắng có kích thước lớn hơn 10µm thường gây tác hại cho mắt, gây nhiễm trùng, gây dị ứng. Ngoài ra bụi còn gây một số bệnh như bệnh phổi nhiễm bụi, bệnh đường hô hấp, bệnh ngoài da, bệnh ở đường tiêu hóa... * SO2: khí SO2 không màu, có vị cay, trong khí quyển SO2 dễ dàng bị oxi hóa tạo thành SO3. Đây là nguyên nhân chính gây ra mưa axit, làm chua hóa thiên nhiên. Nồng độ SO2 trong khí quyển cao góp phần làm thay đổi tính năng vật liệu, thay đổi màu sắc các loại vật liệu đá, ăn mòn kim loại, giảm độ bền của sản phẩm vải lụa và đồ dùng. Đối với thực vật, SO2 có tác hại đến sự sinh trưởng của rau quả, nồng độ cao trong một thời gian ngắn làm rụng lá và gây bệnh chết hoại đối với thực vật; ở nồng độ thấp nhưng với thời gian dài sẽ làm lá vàng úa và rụng. I.2. Nguồn gây ô nhiễm tiếng ồn Tiếng ồn do hoạt động của các máy móc, thiết bị. Nguồn phát sinh tiếng ồn chính trong quá trình sản xuất gạch từ: máy cán thô và máy cán mịn, khu vực nhào trộn, máy nhào - ép đùn hút chân không. Tại nhà xưởng tạo hình, nguồn ồn khoảng 85-90dB, vượt tiêu chuẩn của bộ Y tế về tiếng ồn khu vực sản xuất 21TC-BYT (<85dBA). Ngoài ra tiếng ồn còn phát sinh từ hệ thống quạt của lò sấy, nung… khoảng 70 - 75dB. Chủ dự án sẽ có các biện pháp thích hợp nhằm hạn chế những tác hại do tiếng ồn gây ra cho cán bộ công nhân viên nhà máy. Tác động của tiếng ồn Nguồn ồn và độ rung thường gây ảnh hưởng đến cơ quan thính giác của con người, làm giảm khả năng nghe của tai, giảm hiệu suất lao động và phản xạ của công nhân trực tiếp làm việc trong môi trường ồn. Tiếng ồn lớn có thể gây chói tai, đau tai, thậm chí làm thủng màng nhĩ. Tuy nhiên do nguồn ồn nằm xa khu dân cư, nên mức ảnh hưởng đến khu vực xung quanh là không đáng kể. Nhà máy có biện pháp bảo vệ công nhân làm việc trong môi trường ồn như thực hiện các biện pháp chống ồn, rung cho các thiết bị, sử dụng các dụng cụ chống ồn cá nhân cho công nhân như bao tai, nút bịt tai. I.3. Nguồn gây ô nhiễm môi trường nước Nước thải sản xuất + Nước duy trì độ ẩm của đất nguyên liệu khoảng 10 m3/ngày đêm (không thường xuyên). + Nước sử dụng cho hoạt động sản xuất (nhào trộn nguyên vật liệu) khoảng 3 m3/ngày đêm. + Ngoài ra lượng nước sử dụng cho tưới cây, phun chống bụi… khoảng 05m3/ ngày đêm. * Tổng nhu cầu nước sử dụng trong giai đoạn sản xuất của nhà máy gạch khoảng 18m3/ngđêm. Tuy nhiên lượng nước thải ra rất ít khoảng 2 m3/ngđ do phần lớn nước bốc hơn trong quá trình phơi gạch. Nước mưa chảy tràn Vào mùa mưa, nước mưa chảy tràn qua bãi chứa nguyên vật liệu, khuôn viên nhà máy cuốn theo đất cát, nguyên liệu làm bồi dòng chảy nơi nước chảy ra, ảnh hưởng đến môi trường đất và hệ sinh thái nước mặt, nước ngầm. Lượng nước này sẽ được thu gom bằng hệ thống thoát nước như cống và mương xung quanh xí nghiệp. Nước thải sinh hoạt Nước thải sinh hoạt từ các công nhân từ việc tắm giặt, vệ sinh đến hoạt động ăn uống hàng ngày sẽ gây ô nhiễm nguồn nước mặt như khe, suối và ô nhiễm mạch nước ngầm I.4. Nguồn gây ô nhiễm môi trường đất Hàm lượng dầu mỡ và các phế thải dầu mỡ từ các phương tiện vận tải, máy móc thiết bị tích lũy trong đất một thời gian sẽ phân huỷ thành các chất có độc tính mạnh hơn như Phenol, có thể tác động đến các động vật trong đất, giết chết các vi sinh vật trong đất, làm rối loạn quá trình sinh lý của đất dẫn đến đất kém dinh dưỡng, nghèo kiệt… từ đó ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng phát triển của các loài thực vật tại khu vực. I.5. Nguồn gây ô nhiễm chất thải rắn Rác thải sinh hoạt Rác thải sinh hoạt: Gồm các loại bao bì, nilon, giấy vụn, các loại thức ăn thừa, vật dụng hư hỏng phát thải từ khu nhà ăn, văn phòng làm việc,… Chất thải sản xuất + Xỉ than, tro từ lò nung + Các tạp chất được lọc ra từ sàng rung, bụi phát sinh từ máy ép khuôn. + Phế phẩm từ quá trình sấy, nung hoặc sản phẩm do quá trình vận chuyển bị bể vỡ. Lượng chất thải này phải được thu gom, xử lý hoặc tận dụng để không ảnh hưởng đến sức khỏe con người cũng như ảnh hưởng đến mỹ quan nhà máy… Tác động của chất thải rắn Mặc dù khối lượng rác thải không quá lớn nhưng nếu không có biện pháp thu gom xử lý thì khả năng tích luỹ trong thời gian sản xuất ngày càng nhiều và gây tác động đến chất lượng không khí do phân huỷ chất thải hữu cơ gây mùi hôi. Ngoài ra việc tồn đọng rác còn tạo điều kiện cho các vi sinh vật gây bệnh phát triển, gây nguy cơ phát sinh và lây truyền mầm bệnh ảnh hưởng đến sức khoẻ của công nhân. II. Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải II. 1. Giai đoạn chuẩn bị, xây dựng - Thay đổi mục đích sử dụng đất. - Mật độ giao thông trong khu vực tăng lên, ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân địa phương tăng số vụ tai nạn giao thông. - Quá trình giải phóng mặt bằng, san nền làm thay đổi hiện trạng sử dụng đất. - Việc san lấp mặt bằng, tập kết vật liệu xây dựng ngổn ngang trên công trường phần nào làm mất mỹ quan của khu vực. Tóm lại, quá trình chuẩn bị mặt bằng, thi công xây dựng các công trình sẽ phát sinh các nguồn gây tác động đến chất lượng môi trường trong khu vực. Tuy nhiên, những tác động này chỉ xảy ra tạm thời trong thời gian xây dựng nên ảnh hưởng không quá lớn. II.2. Khi nhà máy đi vào hoạt động - Việc khai thác một lượng nước ngầm trong thời gian dài hoạt động sẽ ảnh hưởng đến trữ lượng nước ngầm trong khu vực, có thể tăng độ sâu mực nước ngầm so với mặt đất. - Mật độ giao thông trong khu vực tăng lên do vận chuyển nguyên vật liệu, sản phẩm đến nơi tiêu thụ làm đoạn đường vận chuyển sẽ nhanh xuống cấp, ảnh hưởng đến an toàn giao thông. - Dự án đi vào hoạt động sẽ giải quyết công ăn việc làm cho 1 phần lao động tại địa phương, đóng góp vào ngân sách nhà nước, chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong vùng và quan trọng hơn là cung cấp nguồn vật liệu xây dựng gạch ngói cho khu vực nói riêng và tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung. III. Đối tượng bị tác động III.1 Sức khỏe cộng đồng. Trong giai đoạn xây dựng cũng như hoạt động sẽ gây ra các nguồn ô nhiễm đều có thể gây tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khỏe của con người trong các vùng lân cận mà đối tượng bị ảnh hưởng trực tiếp . Chẳng hạn như: +) Bụi gây nguy hiểm cho người và động vật qua đường hô hấp, qua đường tiêu hóa. Bụi vào phổi gây kích thích cơ học và phát sinh phản ứng sơ hóa phổi, gây nên những bệnh hô hấp có thể gây dị ứng cho những người mẫn cảm, bịt kín lỗ chân lông gây cản trở quá trình bài tiết. +) SO2 còn có thể gây nhiễm độc da, làm giảm nguồn dự trữ kiềm trong máu, đào thải amoniac ra nước tiểu và kiềm ra nước bọt. Độc tính chung của SO2 thể hiện ở rối loạn chuyển hóa protein-đường, thiếu các vitamin B và C, ức chế enzym oxydaza. Sự hấp thụ lượng lớn SO2 có khả năng gây bệnh cho hệ tạo huyết và tạo methemoglobin, tăng cường quá trình oxy hóa Fe (II) thành Fe (III). +) NOx Hemoglobin (Hb) tác dụng mạnh với khí NO (mạnh gấp 1500 lần so với khí CO), nhưng NO trong khí quyển hầu như không có khả năng thâm nhập vào mạch máu để phản ứng với Hb, NO2 là một khí kích thích mạnh đường hô hấp. Khi ngộ độc cấp tính bị ho dữ dội, nhức đầu, gây rối loạn tiêu hoá. Một số trường hợp gây ra thay thay đổi máu , tổn thương hệ thần kinh, gây biến đổi cơ tim. Tiếp xúc lâu dài có thể viêm phế quản thường xuyên, phá huỷ răng, gây kích thích niêm mạc. Ở nồng độ cao 100 ppm có thể gây tử vong. III.2. Kinh tế -xã hội Nhìn chung, hoạt động của dự án có nhiều tác động tích cực, chủ yếu tập trung phát triển về mặt kinh tế - xã hội như: - Hoạt động của dự án sẽ đóng góp một phần khá lớn cho ngân sách Nhà nước qua việc nộp các loại thuế. - Dự án đi vào hoạt động sẽ tạo cơ hội cho lao động địa phương có công ăn việc làm, ổn định đời sống các hộ dân. Tuy nhiên nếu các nguồn gây ô nhiễm từ nhà máy không được xử lý triệt để sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng từ đó ảnh hưởng chung đến kinh tế xã hội khu vực. III.3. Chất lượng môi trường xung quanh Chất lượng môi trường xung quanh sẽ bị ảnh hưởng theo thời gian hoạt động của nhà máy. - Môi trường không khí: Khí thải, bụi đất từ các phương tiện vận tải, máy móc trong quá trình hoạt động cùng với lượng khí thải thoát ra từ ống khói nhà máy với thời gian dài trong suốt quá trình hoạt động của nhà máy sẽ làm giảm chất lượng môi trường không khí xung quanh khu vực dự án. - Môi trường nước: Nguồn nước ngầm trong khu vực nhà máy cũng có thể bị ảnh hưởng về trữ lượng và chất lượng do khai thác với lượng lớn, kéo theo đó mực nước mặt tại khu vực nhà máy cũng bị ảnh hưởng. - Môi trường đất: Môi trường đất tại khu vực bị tác động làm thay đổi cấu tạo, tính chất lớp đất bề mặt do việc san ủi, đào đắp, thi công xây dựng các công trình và do việc tích tụ các chất bẩn từ nước mưa chảy tràn. III.4 Sinh vật: +) Bụi làm ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng của cây cối và hoa màu, bụi bám trên bề mặt lá làm giảm khả năng hô hấp và quang hợp của cây. + ) Đối với thực vật SO2 có tác hại đến sinh trưởng của rau quả. Ở nồng độ thấp nhưng kéo dài sẽ làm lá vàng úa và rụng. Ở nồng độ cao thì một thời gian ngắn đã làm rụng lá và gây bệnh chết hoại đối với thực vật. +) Làm cho cây trồng không phát triển hoặc phát triển chậm à năng suất thấp. +) Mất nơi sinh sống của các loại cây trồng, động vật III.5. Dự báo những rủi ro về sự cố môi trường a. Sự cố tai nạn lao động, tai nạn giao thông Trong quá trình thi công xây dựng cũng như khi nhà máy đi vào hoạt động tai nạn lao động có thể xảy ra do các nguyên nhân sau: . - Do các phương tiện, máy móc không đảm bảo các yêu cầu về tình trạng kỹ thuật. - Do bất cẩn trong quá trình sử dụng, vận hành máy móc trang thiết bị. - Do công nhân không tuân thủ nội quy về an toàn lao động khi làm việc. - Công nhân không được trang bị đầy đủ các phương tiện bảo hộ lao động. - Thiếu trang thiết bị bảo hộ lao động cho CBCNV khi làm việc trên công trường và trong nhà máy. - Sự cố tai nạn giao thông khi vận chuyển nguyên vật liệu trên các tuyến giao thông và trong khu dân cư, mật độ xe vận chuyển nguyên vật liệu và thành phẩm khá lớn nên rất dễ xảy ra tai nạn. b. Sự cố về điện * Nguyên nhân xảy ra sự cố: - Các thiết bị về điện không đảm bảo an toàn kỹ thuật. - Sơ suất trong quá trình vận hành, kiểm tra. - Nhân viên quản lý, vận hành hệ thống điện chưa đủ trình độ chuyên môn. - Gió bão, sấm sét cũng gây ra các sự cố về điện: chập điện, cháy nổ, ngã đổ cột điện... c. Sự cố cháy nổ Sự cố cháy nổ có thể dẫn tới các thiệt hại lớn về kinh tế - xã hội và làm ô nhiễm cả 3 hệ thống sinh thái đất, nước, không khí một cách nghiêm trọng. Hơn nữa còn ảnh hưởng đến tính mạng con người.Các tác nhân gây cháy nổ chính: - Sơ suất trong quá trình bảo quản, sử dụng các loại nhiên liệu (xăng, dầu) rất dễ gây ra cháy nổ. - Các sự cố về chập điện, sét đánh cũng là nguyên nhân làm phát sinh cháy nổ. - Cháy nổ còn có thể xảy ra do sự bất cẩn, thiếu thận trọng của người làm việc trên công trường và những người tham gia vào hoạt động sản xuất trong khu vực nhà máy (như: đốt lửa ở những khu vực dễ bắt cháy, vứt bỏ tàn thuốc bừa bãi,...). - Sự cố cháy nổ do các máy móc, thiết bị như: máy phát điện dự phòng, lò nung, lò sấy,… IV. Đánh giá tổng hợp các tác động môi trường 1. Giai đoạn xây dựng TT Hoạt động đánh giá Đất Nước Không khí Tài nguyên sinh học Kinh tế xã hội 1 Giải tỏa, san lấp mặt bằng. ** ** * ** *** 2 Vận chuyển, tập kết, lưu giữ nguyên vật liệu. ** * *** * ** 3 Xây dựng nhà xưởng, nhà văn phòng và lắp đặt thiết bị. ** ** ** * * 4 Xây dựng hệ thống cở sở hạ tầng kỹ thuật (giao thông nội bộ, cấp điện, thoát nước mưa và thu gom xử lý nước thải, xây dựng hệ thống cấp nước, trồng cây xanh). * ** ** * * 5 Sinh hoạt của công nhân tại công trường. ** ** * * ** 2. Giai đoạn nhà máy đi vào hoạt động TT Nguồn gốc tác động Đất Nước Không khí Tài nguyên sinh học Kinh tế xã hội 1 Khí thải - * *** ** ** 2 Nước thải ** *** * ** ** 3 Chất thải rắn *** ** ** ** ** 4 Ô nhiễm nhiệt - - ** * * 5 Rủi ro, sự cố * * ** ** *** Ghi chú: - : Không ảnh hưởng * : Ít tác động có hại ** : Tác động có hại ở mức độ trung bình. *** : Tác động có hại ở mức cao V. DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN KHI ĐI VÀO HOẠT ĐỘNG: Hiện trạng chất lượng môi trường không khí xung quanh: Stt Vị trí mẫu/ Tọa độ Bụi CO NO2 SO2 1 K1 80 KPH 6 4 2 K2 100 KPH 7 5 3 K3 180 114 18 8 4 K4 200 228 13 11 5 K5 260 456 13 14 Theo QCVN 05 : 2009/BTNMT (bảng 1) Bảng 1: Giá trị giới hạn các thông số cơ bản trong không khí xung quanh Đơn vị: Microgam trên mét khối (mg/m3) TT Thông số Trung bình 1 giờ Trung bình 8 giờ Trung bình 24 giờ Trung bình năm 1 SO2 350 - 125 50 2 CO 30000 10000 5000 - 3 NOx 200 - 100 40 4 O3 180 120 80 - 5 Bụi lơ lửng (TSP) 300 - 200 140 6 Bụi £ 10 mm (PM10) - - 150 50 7 Pb - - 1,5 0,5 Ghi chú: Dấu (-) là không quy định *) So sánh với quy chuẩn chất lượng môi trường không khí xung quanh QCVN 05:2009 chất lượng không khí xung quanh dự án tương đối tốt. 1). Đánh giá mức độ ô nhiễm không khí Ô nhiễm bụi và khí thải Thành phần khí thải: bụi CO SO2 NO2 Tải lượng g/s 57,01 1128,92 10,076 7,279 Lưu lượng m3/h 10186 Một số thông số của lò nung: ống khói Chiều cao ống khói (m) Lưu lượng khí thải (m3/h) Đường kính (m) Nhiệt độ khí thải (toC) Lò nung 18,5 10186 1,4 185 Kết quả chạy Mô hình ta xác định được nồng độ của bụi và các khí theo 2 hướng gió chủ đạo (tây bắc / đông nam) là: Bụi SO2 CO NO2 Hướng tây bắc 250 130 6000 110 Hướng đông nam 300 140 7000 120 So sánh với QCVN 05 : 2009/BTNMT : Chất lượng bụi xung quanh khu vực nhà máy đạt tiêu chuẩn môi trường. Tuy nhiên giá trị nồng độ của bụi ở mức tối đa theo quy chuẩn, nếu không có biện pháp duy trì hoặc giảm thiểu rất có khả năng hàm lượng bụi sẽ vượt tiêu chuẩn cho phép. Đối với khí SO2, CO, NO2 có nồng độ trong không khí đạt tiêu chuẩn cho phép. ** Nhận xét: “ Nhà máy sản xuất gạch Tuyen số 3 công suất 20 triệu viên/ năm ” nhằm cung cấp vật liệu tại chỗ cho nhu cầu xây dựng, giảm chi phí vận chuyển, góp phần điều chỉnh sự cân bằng giữa cung và cầu. Ngoài ra , dự án đã: + Chủ động sản xuất vật liệu xây dựng và phát triển ngành công nghiệp vật liệu xây dựng địa phương theo hướng công nghiệp hoá- hiện đại hoá. + Khai thác được nguồn tài nguyên sẵn có tại địa phương, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, tăng nguồn thu cho ngân sách tỉnh và Nhà nước . + Nhà máy cũng tạo ra nhiều nguồn ô nhiễm đến môi trường, đặc biệt là môi trường không khí. + Sau khi có kết quả chạy mô hình và so sánh với QCVN 05:2009 / BTNMT.thì nhìn chung lượng phát thải không vượt quá lượng quy định à nhà máy có thể đi vào hoạt động. + Trong tương lai nhà máy cũng cần phải có biện pháp xử lý như thay đổi công nghệ quy trình, cách quản lý nhằm đem lại hiệu suất cao và giảm thiểu tác động lên môi trường

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docdanh_gia_tac_dong_moi_truong_nha_may_gach_tuynen_7129.doc
Tài liệu liên quan