Tài liệu Đề tài Đánh giá sự chuyển dịch cơ cấu lao động của Phú Thọ trong giai đoạn 2001 - 2008: MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Quan hệ giữa GDP\ người và cơ cấu lao động theo ngành ở các nước đang phát triển 13
Bảng 1.2: Dân số và công việc làm chia theo nhóm ngành (1963-1971) 24
Bảng 2.1: Thực trạng phát triển dân số qua các năm 31
Bảng 2.2 : Tình hình tăng trưởng nguồn lao động qua các năm 38
Bảng 2.3: Quy mô lao động hoạt động trong các ngành kinh tế 39
Bảng 2.4: Cơ cấu lao động các ngành kinh tế của tỉnh từ 2001- 2007. 40
Bảng 2.5 : Tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành 2001- 2007 43
Bảng 2.6 : Cơ cấu ngành và cơ cấu lao động theo ngành. 45
Bảng 2.7: Năng suất lao động của các ngành chủ yếu giai đoạn 2001- 2007 46
Bảng 2.8 : Hệ số co giãn của lao động theo GDP 2001- 2007 47
Bảng 1: Quan hệ giữa GDP/ người và cơ cấu lao động theo ngành ở các nước đang phát triển 49
Bảng 2.9: Quy mô và cơ cấu lao động trong nội bộ ngành nông nghiệp 50
Bảng 2.10: Quy mô lao động nội bộ ngành công nghiệp từ 2001- 2007 52
Bảng 2.11: Quy mô cơ cấu lao động trong nội bộ n...
87 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1500 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Đánh giá sự chuyển dịch cơ cấu lao động của Phú Thọ trong giai đoạn 2001 - 2008, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Quan hệ giữa GDP\ người và cơ cấu lao động theo ngành ở các nước đang phát triển 13
Bảng 1.2: Dân số và công việc làm chia theo nhóm ngành (1963-1971) 24
Bảng 2.1: Thực trạng phát triển dân số qua các năm 31
Bảng 2.2 : Tình hình tăng trưởng nguồn lao động qua các năm 38
Bảng 2.3: Quy mô lao động hoạt động trong các ngành kinh tế 39
Bảng 2.4: Cơ cấu lao động các ngành kinh tế của tỉnh từ 2001- 2007. 40
Bảng 2.5 : Tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành 2001- 2007 43
Bảng 2.6 : Cơ cấu ngành và cơ cấu lao động theo ngành. 45
Bảng 2.7: Năng suất lao động của các ngành chủ yếu giai đoạn 2001- 2007 46
Bảng 2.8 : Hệ số co giãn của lao động theo GDP 2001- 2007 47
Bảng 1: Quan hệ giữa GDP/ người và cơ cấu lao động theo ngành ở các nước đang phát triển 49
Bảng 2.9: Quy mô và cơ cấu lao động trong nội bộ ngành nông nghiệp 50
Bảng 2.10: Quy mô lao động nội bộ ngành công nghiệp từ 2001- 2007 52
Bảng 2.11: Quy mô cơ cấu lao động trong nội bộ ngành công nghiệp 52
Bảng 2.12: Quy mô lao động ngành dịch vụ giai đoạn 2001- 2007 55
Bảng 2.13: cơ cấu lao động trong nội bộ ngành dịch vụ 55
Bảng 2.14: Tổng hợp kết quả tăng trưởng Phú Thọ so với miền núi phía Bắc và cả nước giai đoạn 2001- 2007 58
Bảng 2.15: Chất lượng lao động du lịch Phú Thọ giai đoạn 2001- 2007 61
Bảng 2.16: Cơ cấu dân số theo khu vực cư trú qua các năm 62
Bảng 2.17: So sánh tỷ lệ đô thị hoá giữa Phú Thọ với vùng TDMNPB và cả nước 62
Bảng 3.1: Dự báo nhu cầu việc làm giai đoạn 2010- 2020 71
Bảng 3.2: Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu lao động đến năm 2020 72
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1: Biến động quy mô lao động tỉnh từ 2001- 2007 39
Hình 2: Sự thay đổi tỷ trọng các ngành giai đoạn 2001- 2007 41
Hình 3: Tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành 44
Hình 2.4: Hệ số co giãn của lao động theo GDP 2001- 2007 48
Hình 2.5: Chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành công nghiệp 2001- 2007 54
LỜI MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của việc nghiên cứu đề tài
Phú Thọ là một tỉnh thuộc khu vực miền núi phía Bắc,có vị trí địa lý thuận lợi và nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng. Với thế mạnh đó, Phú Thọ hướng tới mục tiêu trở thành một tỉnh công nghiệp vào năm 2020. Để giải quyết được nhiệm vụ này, ngoài việc phải phát huy tối đa các thế mạnh của mình, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Phú Thọ cần phải có sự đánh giá khách quan và nhìn nhận đúng đắn về quá trình chuyển cơ cấu lao động của tỉnh nhà. Thông qua đó tạo ra những cú hích đúng nhằm tác động vào quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động để tạo ra một cơ cấu mới hợp lý hơn. Vì một cơ cấu lao động không hợp lý sẽ làm nảy sinh các vấn đề tác động tiêu cực và cản trở đến phát triển kinh tế xã hội như: thất nghiệp, khoảng cách giàu nghèo, mất cân đối, bình đẳng trong xã hội. Mặt khác, quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động với xu hướng tăng số lao động trong ngành xây dựng và dịch vụ, đồng thời giảm lực lượng lao động trong ngành nông, lâm và ngư nghiệp sẽ làm thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa, tạo điều kiện để thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế, chính trị và xã hội của tỉnh, giúp Phú Thọ bắt nhịp được với xu hướng toàn cầu hóa.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu tổng quát của đề tài là đánh giá sự chuyển dịch cơ cấu lao động của Phú Thọ trong giai đoạn 2001 - 2008, chỉ ra các yếu tố ngăn cản và thúc đẩy quá trình chuyển dịch đồng thời đưa ra các giải pháp nhằm tác động tích cực tới quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành của tỉnh.
3. Phạm vi, đối tượng và phương pháp nghiên cứu.
Phạm vi nghiên cứu: Tỉnh Phú Thọ
Đối tượng nghiên cứu:
Tình hình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Phú Thọ trong thời gian qua.
Số lượng lao động làm việc trong các ngành kinh tế từ năm 2001- 2008
Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng phương pháp thống kê, phương pháp phân tích theo mô hình toán, phương pháp đánh giá và dự báo, phương pháp tổng hợp.
4. kết cấu của đề tài
Chương I: Tính tất yếu và sự cần thiết của quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Chương II: Đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động của tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2001- 2007
Chương III: Một số giải pháp trong chuyển dịch cơ cấu lao động của tỉnh giai đoạn 2010- 2015 đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
CHƯƠNG I: TÍNH TẤT YẾU VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HÓA
I. Khái niệm và nội dung của chuyển dịch cơ cấu lao động
1. Khái niệm chung
1.1. Nguồn lao động và lực lượng lao động
Nguồn lao động và lực lượng lao động là những khái niệm có ý nghĩa quan trọng làm cơ sở cho việc tính toán cân đối cung cầu lao động – việc làm trong xã hội
Theo giáo trình kinh tế phát triển: Nguồn lao động là một bộ phận dân số trong tuổi lao động theo quy định của pháp luật có khả năng lao động, có nguyện vọng tham gia lao động và những người ngoài tuổi lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân.
Như vậy nguồn lao động bao gồm toàn bộ những người trong và ngoài độ tuổi lao động có khả năng lao động. Cần phân biệt nguồn lao động với dân số trong độ tuổi lao động:
Nguồn lao động chỉ bao gồm những người có khả năng lao động.
Dân số trong độ tuổi lao động bao gồm toàn bộ dân số trong tuổi lao động, kể cả bộ phận dân số trong độ tuổi lao động nhưng không có khả năng lao động như: tàn tật, mất sức lao động bẩm sinh hoặc do các nguyên nhân khác.
Vì vậy, quy mô dân số trong độ tuổi lao động lớn hơn quy mô nguồn lao động.Theo khái niệm trên nguồn lao động về mặt số lượng bao gồm:
- Dân số đủ 15 tuổi trở lên có việc làm.
- Dân số trong tuổi lao động có khả năng lao động nhưng đang thất nghiệp, đang đi học, đang làm công việc nội trợ trong gia đình, không có nhu cầu việc làm và những người thuộc tình trạng khác( bao gồm cả những người nghỉ hưu trước tuổi quy định).
Nguồn lao động xét về mặt chất lượng :
- Trình độ chuyên môn
- Tay nghề( Trí lực)
- Sức khỏe( Thể lực)
Theo quan niệm của tổ chức lao động quốc tế(ILO) “Lực lượng lao động là bộ phận dân số trong độ tuổi lao động. Theo quy định thực tế đang có việc làm và những người thất nghiệp.
Ở nước ta hiện thường sử dụng khái niệm sau: Lực lượng lao động hay số người hoạt động kinh tế hiện tại là những người từ đủ 15 tuổi trở lên có khả năng lao động, đang làm việc hoặc thất nghiệp nhưng có nhu cầu tìm việc làm.
Vì vậy có thể hiểu: Lực lượng lao động là dân số hoạt động kinh tế và nó phản ánh khả năng thực tế về cung ứng lao động của xã hội.
1.2. Cơ cấu lao động
Theo điển tiếng Việt, cơ cấu được hiểu là sự xắp xếp và tổ chức các phần tử tạo thành một toàn thể, một hệ thống. Xét về mặt biểu thị, cơ cấu biểu thị những đặc tính lâu dài như: cơ cấu kinh tế; cơ cấu nhà nước….
Theo ý kiến của một số nhà nghiên cứu hoạt động trên lĩnh vực xã hội thì cơ cấu là sự phân chia tổng thể ra những bộ phận nhỏ theo những tiêu thức chất lượng khác nhau, những bộ phận đó thực hiện từng chức năng riêng biệt nhưng có quan hệ chặt chẽ với nhau nhằm phục vụ mục tiêu chung.
Theo giáo trình “ Nguồn nhân lực” của PGS.TS Nguyễn Tiệp cơ cấu lao động là một phạm trù kinh tế xã hội, bản chất của nó là các quan hệ giữa các phần tử, các bộ phận cấu thành tổng thể lao động, đặc trưng nhất là mối quan hệ tỉ lệ về mặt số lượng lao động giữa các ngành, các lĩnh vực trong nền kinh tế quốc dân.
Giống như các phạm trù khác, cơ cấu lao động cũng có những thuộc tính cơ bản của mình như: tính khách quan, tính lịch sử và tính xã hội.
Tính khách quan của cơ cấu lao động được thể hiện ở chỗ cơ cấu lao động bắt nguồn từ dân số và cơ cấu kinh tế của một quốc gia. Tính khách quan của quá trình dân số và của cơ cấu kinh tế đã xác định tính khách quan của cơ cấu lao động xã hội.
Tính lịch sử: Cơ cấu lao động xã hội là một chỉnh thể tồn tại và vận động gắn liền với phương thức sản xuất xã hội. Khi phương thức xã hội có sự vận động, biến đổi thì cơ cấu lao động một quốc gia cũng có sự vận động, biến đổi theo.
Tính xã hội của cơ cấu lao động: Cơ cấu lao động mang tính xã hội đậm nét và sâu sắc. Quá trình phân công lao động phản ánh quá trình tiến hóa của lịch sử xã hội loài người. Khi lực lượng sản xuất có sự phát triển và nhảy vọt, lại đánh dấu sự phân công lao động xã hội mới. Quá trình phát triển phân công lao động mới với cơ cấu lao động mới phản ánh trình độ văn minh của xã hội. Xét về phương diện sản xuất cơ cấu lao động phản ánh cơ cấu các giai tầng của xã hội trong nền sản xuất xã hội. Thông qua cơ cấu lao động có thể nhận biết được hoạt động kinh tế của các giai tâng xã hội trong mỗi giai đoạn phát triển.
Thông thường, người ta phân ra làm hai loại cơ cấu lao động là: cơ cấu cung về lao động( cung thực tế, và cung tiềm năng) và cơ cấu lao động đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân.
Cơ cấu cung về lao động phản ánh cơ cấu số lượng và chất lượng của nguồn nhân lực. Cơ cấu lao động đang làm việc phản ánh tỷ lệ lao động trong các ngành, các khu vực và toàn quốc.
Trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung cơ cấu lao động làm việc được hình thành chủ yếu do sự sắp xếp của nhà nước thông qua phân công, phân bố lao động xã hội( theo kế hoạch năm năm và kế hoạch hang năm) vào các ngành các lĩnh vực của nền kinh tế.
Trong cơ chế thị trường, cơ cấu lao động được hình thành do quan hệ cung cầu trên thị trường lao động. Các chỉ chủ yếu xác định cơ cấu lao động như sau:
- Cơ cấu lao động theo không gian: Bao gồm cơ cấu lao động theo vùng lãnh thổ( tỉnh, thành phố, huyện); cơ cấu lao động theo khu vực thành thị nông thôn. Loại cơ cấu này thường được dùng để đánh giá thực trạng phân bố lao động xã hộ về mặt không gian. Xây dựng các kế hoạch, định hướngvĩ mô phân bố lại lực lượng lao động xã hội, từng bước cân đối hợp lý hơn giữa tiềm năng về đất đai, tài nguyên thiên nhiên trong nội bộ từng địa phương cũng như giữa các vùng, tiểu vùng, giữa các khu vực trong phạm vi cả nước.
Cơ cấu lao động theo tính chất các yếu tố tạo nguồn: Bao gồm cơ cấu lao động trong độ tuổi lao động cókhả năng tham gia lao động; trên và dưới tuổi lao động có khả năng tham gia lao động; lao động làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân; lao động trong độ tuổi lao động đang đi học….Loại cơ cấu này là cơ sở để đánh giá thực trạng về quy mô và tình hình sử dụng nguồn nhân lực một cách hợp lý trên địa bàn tỉnh, thành phố vùng cũng như cả nước.
- Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế quốc dân: Đây là cơ cấu lao động đang làm việc trên lãnh thổ( tỉnh, thành phố, huyện) được chia theo ngành hoặc nhóm ngành kinh tế quốc dân. Cơ cấu này dùng để đánh giá thực trạng phân bố, chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các ngành hoặc nhóm ngành trên địa bàn tỉnh, thành phố, vùng, cả nước. Đồng thời là căn cứ thực tiễn để nghiên cứu, xây dựng các kế hoạch định hướng và chương trình phát triển cho phù hợp với chiến lược phát triển riêng của mỗi ngành.
- Cơ cấu lao động theo các đặc trưng khác: Bao gồm như cơ cấu lao động theo nhóm tuổi, nghề nghiệp, trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn kỹ thuật, giới tính…. Cơ cấu này dùng để nghiên cứu, xác định, đánh giá đặc trưng cơ bản về văn hoá, chuyên môn kỹ thuật, tình trạng hoạt động của nguồn nhân lực để đề ra hệ thống các giải pháp khả thi trong chiến lược phát triển bồi dưỡng, đào tạo sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội.
1.3. Mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu lao động
Theo giáo trình Kinh tế phát triển: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một phạm trù động, nó luôn luôn thay đổi theo từng thời kỳ phát triển bởi các yếu tố hợp thành cơ cấu không cố định. Quá trình thay đổi cơ cấu ngành từ trạng thái này sang trạng thái khác ngày càng hoàn thiện hơn, phù hợp hơn với môi trường và điều kiện phát triển gọi là sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.
Sự thay đổi của cơ cấu kinh tế phản ánh trình độ phát triển của phương thức sản xuất xã hội biểu hiện chủ yếu trên hai mặt:
Một là: Lực lượng sản xuất càng phát triển càng tạo điều kiện cho quá trình phân công lao động diễn ra sâu sắc
Hai là: Sự phát triển của phân công lao động xã hội đến lượt nó lại càng làm cho mối quan hệ kinh tế thị trường( Cơ chế kinh tế thị trường) càng củng cố và phát triển.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một trong những nội dung trụ cột phản ánh mức độ phát triển của nền kinh tế. Giữa chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu lao động có mối quan hệ mật thiết với nhau. Trong những điều kiện nhất định sự cải biến cơ cấu kinh tế kéo theo sự cải biến cơ cấu lao động.
Theo như Ts. Nguyến Ngọc Sơn: Chuyển dich cơ cấu lao động là quá trình phân phối, bố trí lao động theo những quy luật, những xu hướng tiến bộ, nhằm mục đích sử dụng đầy đủ và có hiệu quả cao các nguồn nhân lực để tăng trưởng và phát triển.
Còn theo như giáo trình nguồn nhân lực của Nguyễn Tiệp: Chuyển dịch cơ cấu lao động là sự thay đổi trong quan hệ tỉ lệ, cũng như xu hướng vận động của các bộ phận cấu thành nguồn nhân lực, được diễn ra trong một không gian thời gian theo một chiều hướng nhất định.
Vì vậy có thể hiểu: Chuyển dịch cơ cấu lao động là sự thay đổi trong mối quan hệ giữa các bộ phận hợp thành nguồn lực nhằm tạo ra một cơ cấu lao động mới phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội trong từng thời kỳ
Giữa chuyển dịch cơ cấu lao động và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Về nguyên tắc cơ cấu lao động phụ thuộc vào cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế quyết định chuyển dịch cơ cấu lao động.Cơ cấu kinh tế thường dịch chuyển trước và nhanh hơn, định hướng cho thay đổi cơ cấu lao động. Nhưng không phải vì thế mà cơ cấu lao động là yếu tố thụ động, phụ thuộc vào cơ cấu kinh tế mà nó còn có tính chủ động tác động ngược trở lại cơ cấu kinh tế làm cho cơ cấu kinh tế phát triển theo chiều hướng tiến bộ.
1.4.Cơ cấu lao động theo ngành và chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành
1.4.1 Cơ cấu lao động theo ngành
Theo như PGS.TS Nguyễn Tiệp cơ cấu lao động theo ngành là cơ cấu lao động đang làm việc trên các vùng, lãnh thổ được chia theo ngành hay nhóm ngành kinh tế.
Theo như giáo trình kinh tế nguồn nhân lực thì cơ cấu lao động theo ngành là kết quả của sự phân bố nguồn lực giữa các ngành và nội bộ ngành kinh tế: công nghiệp – xây dựng với nông lâm nghiệp và thương mại dịch vụ .
Vì vậy loại chuyển dịch cơ cấu lao động này dùng để đánh giá thực trạng phân bố, chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các ngành hoặc nhóm ngành trên địa bàn tỉnh, thành phố, vùng cả nước. Đồng thời là căn cứ thực tiễn để nghiên cứu, xây dựng các kế hoạch định hướng và các chương trình phát triển phù hợp với chiến lược phát triển riêng của mỗi ngành.
1.4.2. Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành
Theo PGS.TS Nguyễn Tiệp thì chuyển dịch cơ cấu lao động: Là sự thay đổi trong quan hệ tỉ lệ cũng như xu hướng vận động về lao động của các ngành diễn ra trong một khoảng không gian, thời gian và theo một xu hướng nhất định.
Qúa trình chuyển dịch cơ cấu lao động là quá trình phân bố lại lao động trong nền kinh tế theo hướng tiến bộ nhằm mục đích sử dụng lao động có hiệu quả. Quá trình đó diễn ra trên quy mô toàn bộ nền kinh tế và trong phạm vi của từng nhóm ngành. Lao động của ngành thay đổi khi có sự thay đổi về số lượng lao động trong nội bộ ngành đó. Ví dụ như: Lao động của nhóm ngành nông nghiệp giảm đi thì sự sụt giảm này do nguyên nhân thay đổi lao động trong ba nhóm ngành nhỏ: nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Trong mỗi ngành nhỏ đó số lao động có thể tăng hay giảm nhưng xét trong ngành nông nghiệp thì số lao động giảm đi. Sự thay đổi về lao động giữa các nhóm ngành nhỏ so với tổng số lao động của ngành nông nghiệp tạo ra sự thay đổi về cơ cấu trong nội bộ ngành nông nghiệp.
Giữa chuyển dịch cơ cấu lao động nội bộ ngành và chuyển dịch cơ cấu lao động ngành có mối quan hệ mật thiết với nhau. Quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành gắn liền với sự thay đổi cấu trúc trong nội bộ mỗi ngành, cũng như chất lượng lao động trong từng ngành.
2.Nội dung và các tiêu chí đánh giá sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành
2.1. Nội dung của chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành
Bất kỳ một quốc gia nào cũng bao gồm ba nhóm ngành lớn:
- Nhóm I: Bao gồm các ngành khai thác các sản phẩm từ tự nhiên( gọi là nhóm ngành khai thác)
- Nhóm II: Bao gồm các ngành ché biến sản phẩm khai thác được từ nhóm I( gọi là nhóm ngành chế biến)
- Nhóm III: Bao gồm các ngành sản xuất ra sản phẩm dịch vụ( Nhóm ngành dịch vụ).
Nội dung của chuyển dịch cơ cấu lao động ngành là xác định tỷ trọng lao động trong các ngành kinh tế. Đảm bảo cơ cấu lao động phù hợp với cơ cấu kinh tế trong từng thời kỳ phát triển, xóa bỏ khoảng cách khá xa giữa cơ cấu lao động còn lạc hậu với cơ cấu kinh tế đang phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tức là, phải xây dựng định hướng cũng như từng bước thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng tiến bộ: Tăng tỷ trọng các ngành trong nhóm II và nhóm III, giảm tỷ trọng của nhóm ngành I. Đồng nghĩa với chuyển dịch cơ kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng kinh tế của ngành công nghiệp,dịch vụ, giảm tỷ trọng kinh tế nông nghiệp. Những thay đổi tiến bộ về cơ cấu kinh tế - kết quả của quá trình phát triển sẽ có tác động tích cực và kéo theo thay đổi cơ cấu lao động theo hướng tăng tỷ trọng lao động trong công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng lao động trong nông nghiệp. Căn cứ vào các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội theo ngành có thể dự báo được nhu cầu lao động( số lượng, chất lượng, và cơ cấu) từ đó đề xuất các chính sách, thực hiện quy hoạch phát triển các ngành, các vùng cho phù hợp, đảm bảo phát triển kinh tế bền vững.
So với cơ cấu GDP, cơ cấu lao động phân theo ngành được các nhà kinh tế học đánh giá rất cao và coi trọng vì chỉ tiêu này không chỉ phản ánh xác thực hơn mức độ chuyển biến sang mức độ công nghiệp của một đất nước,mà nó còn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố ngoại lai. Ở một số nền kinh tế, trong khi tỷ trọng lao động phi nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng nhỏ, nhưng trong cơ cấu GDP lại chiếm tỷ trọng lớn hơn nhiều. Lý giải cho hiện tượng này các nhà kinh tế học đã chỉ ra tình trạng méo mó về giá cả, nhất là trong các trường hợp có sự chênh lêch giá cánh kéo giữa sản phẩm công nghiệp và dịch vụ so với sản phẩm nông nghiệp. Vì thế, cơ cấu GDP giữa các ngành kinh tế đôi khi không phản ánh đúng thực trạng chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế. Tầm quan trọng của chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành thậm chí còn được một số nhà kinh tế xem như là chỉ tiêu quyết định nhất để đánh giá mức độ thành công về mặt kinh tế xã hội của công nghiệp hoá, hiện đại hóa
2.2. Các tiêu chí đánh giá sự chuyển dịch
2.2.1. Tỷ trọng lao động của các ngành trong nền kinh tế
Chuyển dịch cơ cấu lao động được biểu hiện thông qua sự thay đổi về tỷ trọng lao động giữa các ngành của nền kinh tế theo thời gian. Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất nhằm xác định lao động được phân bố vào các lĩnh vực sản xuất khác nhau như thế nào. Thông qua tỷ trọng lao động giữa các ngành xác định được:
- Số lao động tham gia vào hoạt động của ngành, nhóm ngành trong nền kinh tế.
- Đánh giá mức độ thu hút lao động của các ngành, từ đó thấy được xu hướng chuyển dịch lao động giữa các ngành hoặc nội bộ ngành.
Xu hướng và tốc độ biến đổi tỷ trọng lao động giữa các ngành là căn cứ để đánh giá quá trình dịch chuyển có phù hợp không. Nếu như tỷ trọng lao động của ngành nông nghiệp giảm dần và tỷ trọng lao động ngành công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng thì có thể nói quá trình dịch chuyển lao động theo ngành hợp lý và tiến bộ. Tuy nhiên, việc đánh giá này chỉ mang tính tương đối vì ở mỗi giai đoạn khác nhau xu hướng cũng như tốc độ dịch chuyển khác nhau do tốc độ và xu hướng dịch chuyển phụ thuộc vào đặc điểm và trình độ phát triển của nền kinh tế.
2.2.2. Hệ số chuyển dịch cơ cấu lao động
Để đánh giá trình độ CDCC lao động phương pháp được sử dụng phổ biến là phương pháp Vector. Để lượng hóa mức độ chuyển dịch giữa 2 thời điểm to và t1 người ta thường dùng công thức sau:
å Si ( t0) Si (t1)
Cos f =
Ö å S2i ( t0) å S21 ( t1)
Trong đó Si(t) là tỷ trọng lao động trong ngành i tại thời điểm t
f được coi là góc hợp bởi hai vector cơ cấu S(to) và S(t1), cos f càng lớn bao nhiêu thì các cơ cấu càng gần nhau bấy nhiêu và ngược lại.
- Khi cos f = 1: góc giữa 2 vector này bằng 0 điều đó có nghĩa là hai cơ cấu lao động đó đồng nhất.
- Khi cos f = 0: góc giữa 2 vector này bằng 900 và các vector cơ cấu là trực giao với nhau.
Do đó: 0 ≤ f ≤ 900
Để đánh giá một cách trực giác sự chuyển dịch có thể so sánh góc f với giới hạn tối đa của sự sai lệch giữa hai vector . Như vậy tỷ số f/900 phản ánh tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các ngành, từ đó dự kiến xu hướng vận động của lao động giữa các ngành trong tương lai.
2.2.3. Tương quan giữa chuyển dịch cơ cấu ngành và chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành
Trong khoa học kinh tế, người ta thường nói đến khái niệm hệ số co giãn phản ánh sự thay đổi của biến số này tạo nên sự thay đổi của biến số khác. Độ co giãn của việc làm với GDP cho biết khi GDP tăng hoặc giảm 1% thì số việc làm tăng lên hay giảm đi bao nhiêu phần trăm.Ví dụ như: Hệ số co giãn của việc làm với GDP của Việt Nam giai đoạn 1996-2000 là 0.31, tức là khi GDP tăng trưởng 1% thì sẽ thu hút 0.31% số lao động làm việc trong nền kinh tế quốc dân
Để đánh giá tốc độ tăng trưởng, trạng thái và xu hướng chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế, khoa học kinh tế hiện đại đã sử dụng chỉ tiêu GDP như một trong những thước đo khái quát nhất, phổ biển nhất. Thì chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành sử dụng một trong những chỉ tiêu của mình đó là xác định mối tương quan giữa chuyển dịch cơ cấu ngành và chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành.
Tương quan giữa chuyển dịch cơ cấu ngành và chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành được xem xét dựa vào hệ số co giãn của lao động theo GDP chung của toàn nền kinh tế, của từng vùng, từng địa phương, từng ngành thậm chí từng doanh nghiệp. Để xác định nhu cầu của nền kinh tế tốt nhất là tính hệ số co giãn theo từng ngành..Để tính được hệ số co giãn của việc làm với GDP của một ngành nào đó cần phải thu thập các số liệu về GDP và việc làm qua nhiều năm. Sau đó sử dụng phương pháp hồi quy tuyến tính đơn giản, chúng ta sẽ xác định được hệ số co giãn của lao động với GDP của ngành đó.
gl
el/g =
gk
Trong đó gl : là tốc độ tăng trưởng lao động
gk : là tốc độ tăng trưởng kinh tế
el/g : là hệ số co giãn của lao động theo GDP
Nhu cầu tăng trưởng lao động cho từng ngành được xác định bằng công thức:
gl = gk × el/g
Trên cơ sở tính lao động cho từng ngành, tổng hợp lại ta có được tổng nhu cầu lao động và cơ cấu lao động theo ngành
2.2.4. Mối quan hệ giữa GDP bình quân đầu người và cơ cấu lao động ngành
Theo các nhà kinh tế học, có mối tương quan chặt chẽ giữa GDP/ người và cơ cấu lao động làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân. GDP bình quân đầu người càng cao thì chuyển dịch lao động càng có sự thay đổi, sự thay đổi này theo chiều hướng giảm tỷ trọng lao động ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động công nghiệp và dịch vụ.
Theo nghiên cứu của các nhà kinh tế, mối quan hệ giữa thu nhập bình quân đầu người và cơ cấu lao động theo ngành diễn ra ở các nước đang phát triển như sau:
Bảng 1.1: Quan hệ giữa GDP\ người và cơ cấu lao động theo ngành ở các nước đang phát triển
GDP/ người( USD) và cơ cấu lao động(%)
GDP/ người
320
960
1.600
2.560
3.200
Cơ cấu lao động(%)
100.00
100
100
100
100
Nông nghiệp
66
49
39
30
25
Công nghiệp
9
21
26
30
33
Dịch vụ
25
30
35
40
42
Giáo trình kinh tế lao động
Theo mối quan hệ này với các mức GDP/ người khác nhau sẽ xác định được tỷ lệ lao động trong các khu vực nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ tương ứng. Ví dụ: Thu nhập bình quân đầu người 960(USD) tương ứng với mức thu nhập đó thì tỷ lệ lao động trong các khu vực như sau: 49%, 21%, 30%. Hoặc nếu thu nhập bình quân nằm trong khoảng 800-900(USD) thì lao động trong khu vực nông nghiệp còn khoảng 50%. Lao động trong khu vực công nghiệp và xây dựng là 23%, thương mại dịch vụ là 27%.
II. Sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành theo hướng CNH-HĐH
1. Quá trình CNH-HĐH hóa và những yêu cầu đặt ra cho việc chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành
1.1. Nội dung của quá trình CNH- HĐH:
CNH – HĐH đất nước là quá trình rộng lớn và phức tạp, là bước chuyển từ một nền sản xuất nhỏ, nông nghiệp lạc hậu lên nền sản xuất lớn có các ngành công nghiệp, dịch vụ và nônng nghiệp hiện đại. CNH – HĐH nhằm vào thực hiện các mục đích :
- Phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, gắn liền với xây dựng quan hệ sản xuất mới phù hợp trên cả ba mặt: sở hữu, quản lý và phân phối
- Phát triển kinh tế để xây dựng cơ sở vật chất. kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, nâng cao đời sống nhân dân.
Hội nghị Ban chấp hành trung ương lần thứ 7( khóa VIII) của Đảng ta cũng đã khẳng định: CNH – HĐH là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại dựa trên sự phát triển công nghiệp và tiến bộ khoa học công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao.
Từ nhận thức đó xác định những nội dung của công nghiệp hóa, hiện đại hóa là:
- Thực hiện quá trình trang bị và trang bị lại công nghệ hiện đại cho tất cả các ngành kinh tế quốc dân, chuyển nền sản xuất từ trình độ công nghệ thấp sang trình độ công nghệ cao.
- Thực hiện đô thị hóa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng giảm tỉ trọng lao động trong ngành nông nghiệp(nông, lâm ngư nghiệp) tăng tỉ trọng trong ngành công nghiệp và dịch vụ.
- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình bao trùm tất cả các ngành, các lĩnh vực hướng vào thúc đẩy, hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý.
- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng đồng thời là quá trình mở rộng quan hệ kinh tế quốc dân, bao gồm mở rộng phân công lao động ở phạm vi địa phương, vùng, toàn quốc và phân công lao động quốc tế.
1.2 Yêu cầu về lao động trong quá trình CNH _ HĐH
Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Đảng ta xác định con người là trung tâm, là động lực của nền kinh tế. Phát triển nguồn nhân lực nhằm khơi dậy tiềm năng của từng con người, để con người có thể tham gia tốt vào xây dựng đất nước. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa phụ thuộc chủ yếu vào nguồn lực con người, nó đòi hỏi rất cao ở chất lượng nguồn nhân lực. Các yều cầu cụ thể như sau:
- Mở rộng quy mô lao động có chuyên môn, vì vậy phải tăng cường mạng lưới đào tạo lao động có chuyên môn kỹ thuật các cấp trình độ( công nhân kỹ thuật,trung học chuyên nghiệp,cao đẳng, đại học). Kết quả của quá trình đào tạo là chuyển dịch cơ cấu lao động.
- Chất lượng lao động phải được đổi mới và đạt tiêu chuẩn trong khu vực nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động trong và ngoài nước.
2. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành trong quá trình CNH-HĐH.
Xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành đã được hai nhà kinh tế học là A. Fisher và Hariss Todaro nghiên cứu khi đề cập đến sự chuyển dịch lao động giữa hai khu vực nông nghiệp và công nghiệp, cũng như xu hướng di dân từ nông thôn ra thành thị.
A. Fisher đã phân tích: Theo xu thế phát triển khoa học công nghệ, ngành nông nghiệp dẽ có khả năng thay thế lao động nhất, việc tăng cường sử dụng máy móc thiết bị và các phương thức canh tác mới đã tạo điều kiện cho nông dân nâng cao được năng suất lao động . Kết quả là để đảm bảo nhu cầu lương thực, thực phẩm cần thiết cho xã hội thì không cần đến một lượng lao động như cũ và vì vậy tỷ lệ lao động nông nghiệp có xu hướnh giảm dần trong cơ cấu ngành kinh tế. Trong khi đó ngành công nghiệp là ngành khó có khả năng thay thế lao động hơn nông nghiệp do tính chất phức tạp hơn của việc sử dụng công nghệ kỹ thuật mới, mặt khác độ co giãn của nhu cầu tiêu dùng loại sản phẩm này là đại lượng lớn hơn vì vậy theo sự phát triển của kinh tế, tỷ trọng lao động công nghiệp có xu hướng tăng lên. Ngành dịch vụ được coi là khó có khả năng thay thế lao động nhất do đặc điểm kinh tế kỹ thuật của việc tạo ra nó, rào cản cho sự thay thế kỹ thuật này rất cao. Trong khi đó, độ co giãn của nhu cầu sản phẩm dịch vụ khi nền kinh tế ở trình đọ phát triển cao là lớn hơn 1. Vì vậy, tỷ trọng lao động trong ngành dịch vụ sẽ có xu hướng tăng nhanh và ngày càng tăng khi nền kinh tế càng phát triển.
Theo như Todaro quá trình công nghiệp hoá diễn ra đồng thời với công nghiệp hóa. Do đó, xu hướng di dân từ nông thôn ra thành thị là xu hướng tất yếu khách quan của các nước trong quá trình phát triển. Những người di cư xem xét các cơ hội khác nhau trong thị trường lao động dựa vào tối đa hoá những lợi ích dự kiến có được từ việc di cư bằng việc so sánh mức thu nhập dự kiến có được trong một khoảng thời gian nhất định ở thành thị với mức thu nhập trung binh đang có ở nông thôn. Do sự chênh lệch về thu nhập lao động có xu hướng di chuyển từ khu vực nông thôn ra thành thị kéo theo sự dịch chuyển cơ cấu ngành theo xu hướng tăng tỷ trong lao động ở các ngành trong lĩnh vực phi nông nghiệp.
Mặt khác, công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn liền chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng chủ yếu sau:
- Đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn với các nội dung đẩy mạnh thủy lợi hóa, cơ giới hóa và điện khí hóa, đổi mới cơ cấu cây trồng vật nuôi ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ tiên tiến.
- Công nghiệp vừa phát triển các ngành sử dụng nhiều lao động vừa đi nhanh vào một số ngành lĩnh vực có công nghệ cao hiện đại
- Phát triển mạnh và nâng cao chất lượng các ngành dịch vụ như thương mại, du lịch, vận tải, bưu chí viễn thông, tài chính ngân hàng
- Xây dựng đông bộ và từng bước hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng.
- Phân bố hợp lý cơ sở sản xuất và lao động theo vùng nông thôn, thành thị, miến núi, đồng bằng ven biển và các vùng kinh tế.
Vì vậy xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo ngành vận động theo các quy luật sau:
- Tỉ trọng các ngành trong nhóm 2( chế biến) và nhóm 3(dịch vụ) ngày càng tăng, giảm tỉ trọng của các ngành trong nhóm 1(khai thác)
- Xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động là : Tăng tỉ trọng lao động trong công nghiệp và dịch vụ, giảm tỉ trọng lao động trong nông nghiệp.
III. Các yếu tố tác động tới quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành
1. Nhóm nhân tố về kinh tế xã hội
1.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế
Tốc độ tăng trưởng cơ cấu kinh tế quyết định tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu lao động . Khi tăng trưởng kinh tế cao yêu cầu tốc độ chuyển dịch lao động tăng để cung cấp lao động cho các ngành nhằm đẩy nhanh tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Tăng trưởng kinh tế tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu lao động theo trình độ, theo ngành….nhanh hơn do chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tốc độ phát triển kinh tế đòi hỏi và quyết định.
1.2. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động khác nhau thông thường thì chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh hơn chuyển dịch cơ cấu lao động. Nguyên nhân do tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh hơn tốc độ tăng năng suất lao động, đặc biệt là trong nông nghiệp. Vì vậy số lao động giảm đi trong nông nghiệp không tương ứng vói số người tăng lên trong công nghiệp. Nói tóm lại:
- Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành vừa là đòi hỏi vừa là hệ quả của chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế góp phần giúp chuyển dịch cơ cấu lao động theo đúng hướng và phù hợp với cơ cấu ngành.
1.3 Nhân tố đầu tư
Nhân tố đầu tư tác động đến chuyển dịch cơ cấu lao động thể hiện ở cơ chế, quy mô huy động vốn trong và ngoài nước. Đồng thời có cơ cấu đầu tư đúng đắn, đầu tư hiệu quả vào các ngành, các lĩnh vực nhằm đảm bảo không ngừng nâng cao trình độ của nền kinh tế và có tác động chuyển dịch cơ cấu lao động.
1.4. Nhân tố thu nhập và dịch chuyển lao động
Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa động lực thu nhập có vai trò quan trọng trong thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động, thể hiện ở các khía cạnh sau:
Sự chênh lệch thu nhập giữa các ngành nông nghiệp và công nghiệp, dịch vụ là yếu tố thúc đẩy di chuyển một phần lao động sang hoạt động trong các ngành nghề khác để nâng cao thu nhập và mức sống. Người ta thường dùng hệ số co giãn của cung lao động theo thu nhập để đo lường mức độ ảnh hưởng này
El =
Trong đó:
El : Hệ số của co giãn lao động theo thu nhập
ΔL : Sự thay đổi của cung lao động
ΔI : Sự thay đổi của thu nhập
Hệ số này càng lớn thì cung lao động theo thu nhập càng co giãn, điều đó có nghĩa là khi mức độ chênh lệnh về thu nhập giữa các ngành nghề nông nghiêp với các ngành nghề khác càng lớn thì quy mô dịch chuyển lao động càng tăng, diễn ra ở phạm vi rộng lớn hơn.
Nhân tố thu nhập trở thành động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động còn thể hiện ở sự di chuyển lao động nông thôn ra thành thị làm các ngành nghề phi nông nghiệp. Dòng di chuyển này có tác động lớn đối với chuyển dịch cơ cấu lao động, đặc biệt là trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Nói tóm lại: Chênh lệch thu nhập thúc đẩy chuyển dịch lao động từ ngành thu nhập thấp sang ngành thu nhập cao. Mức độ chênh lệch càng lớn làm cho quy mô dịch chuyển càng tăng điều này tác động trực tiếp đến chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành.
1.5 Quá trình CNH và đô thị hóa
Công nghiệp hóa là quá trình chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế xã hội từ sử dụng sức lao động thủ công sang sử dụng sức lao động cùng với khoa học và công nghệ tiên tiến hiện đại. Quá trình công nghiệp hóa gắn liền với sự phát triển của các ngành công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao. Điều này tạo ra sự biến đổi mạnh mẽ của lực lượng sản xuất cũng như quan hệ sản xuất. Đến lượt mình sự biến đổi của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất làm cho cơ cấu kinh tế thay đổi. Khi cơ cấu kinh tế thay đổi tất yếu sẽ kéo theo sự thay đổi của cơ cấu lao động trong nền kinh tế trong đó có cơ cấu lao động theo ngành
Đô thị hóa là quá trình tập trung dân cư đô thị đồng thời là quá trình dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất nông nghiệp giảm, sản xuất phi nông nghiệp tăng. Quá trình đô thị hóa gắn liền vói quá trình di dân từ nông thôn ra thành thị, hay nói cách khác đây là quá trình dịch chuyển lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp và dịch vụ. Việc di chuyển này làm giảm tỷ trọng lao động trong ngành nông nghiệp,tăng tỷ trọng lao động trong ngành công nghiệp và dịch vụ, dẫn đến thay đổi cơ cấu lao động theo ngành.
Nói tóm lại công nghiệp hóa và đô thị hóa vừa tác động trực tiếp đến số lượng và tỷ trọng lao động của các ngành vừa gián tiếp tác động đến cơ cấu lao động theo ngành thông qua sự thay đổi cơ cấu ngành kinh tế.
1.6. Sự phát triển của khoa học công nghệ
Việc áp dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất tác động đến tăng năng suất lao động, tạo cơ sở vật chất để di chuyển lao động nông nghiệp sang các hoạt động ngành nghề công nghiệp và dịch vụ.
Khoa học công nghệ tạo ra các ngành nghề mới thúc đẩy nền phát triển từ chiều rộng sang chiều sâu. Biến đổi nền kinh tế từ nông nghiệp sang kinh tế công nghiệp và tri thức.
2. Nhóm nhân tố phát triển nguồn nhân lực
2.1. Trình độ văn hóa chuyên môn kỹ thuật của người lao động
Chuyển dịch lao động theo ngành không chỉ đơn thuần là sự thay đổi về số lượng lao động mà gắn liền với đó là sụ thay đổi về chất của lao động. Xu hướng của quá trình dịch chuyển cơ cấu lao động là giảm tỷ trọng lao động trong ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động trong ngành công nghiệp và dịch vụ. Khác hẳn ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ là những ngành đòi hỏi khá cao về chất lượng lao động. Việc tăng tỷ trọng lao động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ đòi hỏi tăng tỷ trọng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật nhất định. Mặt khác, quá trình hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn kéo theo yêu cầu nâng cao chất lượng lao động nông nghiệp.
Vì vậy có thể nói quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động đòi hỏi người lao động phải có trình độ chuyên môn nhất định để tiếp thu quy trình và phương pháp sản xuất mới. Nguồn lao động chất lượng cao là nhân tố quan trọng quyết định tốc độ dịch chuyển cơ cấu lao động theo ngành.
2.2. Quy mô dân số
Mặc dù có những tác động tiêu cực nhưng sự dồi dào về dân số cũng là yếu tố quan trọng đối với chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành. Quy mô dân số lớn đồng nghĩa quy mô lao động lớn đáp ứng được yêu cầu về số lượng lao động mở rộng quy mô ngành kinh tế. Xét tác động đó trên hai phương diện:
- Nếu chuyển dịch chỉ đơn thuần là việc di chuyển lao động giữa các ngành thì mở rộng quy mô dân số tạo điều kiện bổ sung lao động cho các ngành
- Nếu chuyển dịch theo nghĩa tăng quy mô lao động của nền kinh tế thì quy mô dân số có ý nghĩa quan trọng, nó góp phần hạn chế tình trạng thiếu hụt nguồn lực.
2.3.Chất lượng đào tạo nguồn nhân lực
Đào tạo , phát triển nguồn nhân lực là nhân tố quan trọng đảm bảo cho quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động, diễn ra ở hai phương diện:
Thứ nhất: Quá trình phát triển đòi hỏi phải có tỷ trọng lớn lao động có chuyên môn trong nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu các ngành các lĩnh vực mới phát triển, để không ngừng nâng cao trình độ phát triển của nền kinh tế.
Thứ hai: Quá trình sáng tạo và thành tựu mới của khoa học công nghệ luôn đặt ra đòi hỏi phải đào tạo phát triển nguồn nhân lực.
Khi chất lượng nguồn nhân lực được cải thiện đồng nghĩa việc cung cấp số lượng lớn lao động có tay nghề, chuyên môn kỹ thuật tham gia vào các lĩnh vực sản xuất áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật. Từ đó góp phần dịch chuyển lao động theo hướng tăng tỷ trọng lao động vào những ngành, lĩnh vực áp dụng thành tựu của khoa học công nghệ, giảm tỷ trọng đối với những ngành sử dụng nhiều lao động thô sơ lạc hậu trước đây.
3. Hệ thống chính sách
Hệ thống chính sách của chính phủ có vai trò quan trọng tác động đến quá trình dịch chuyển cơ cấu lao động. Đây là tổng thể các biện pháp kinh tế và biện pháp hành chính mà Chỉnh Phủ ban hành để tác động vào nền kinh tế, nhằm hướng tới sự tăng trưởng nhanh và bền vững, tạo ra bước đột phá về chuyển dịch cơ cấu lao động trong từng thời kỳ. Trong đó bao gồm các chính sách quan trọng như: Chính sách phát triển đồng bộ các loại thị trường( vốn, sản phẩm khoa học công nghệ, hàng hóa, dịch vụ, lao động…..)
IV. Kinh nghiệm của một số nước
1. Chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn Hàn Quốc
Để đẩy nhanh quá trình dịch chuyển lao động theo ngành Hàn Quốc tập trung vào giải quyết các vấn đề chuyển dịch cơ cấu lao động trong khu vực nông nghiệp. Hàn Quốc thực hiện chiến lược tập trung nguồn lực vào xây dựng cở sở hạ tần phát triển nông thôn. Với cách làm này Hàn Quốc đã giải quyết các bài toán về kinh tế và xã hội, tạo ra sự thay đổi căn bản cho bộ mặt nông thôn Hàn Quốc: giải quyết tình trạng thất nghiệp ở nông thôn, đẩy nhanh quá trình dịch chuyển theo ngành. Đến đầu thập kỷ 1970, con số thất nghiệp đã giảm được 37.9%
Bảng 1.2: Dân số và công việc làm chia theo nhóm ngành(1963-1971)
Năm
Dân số
Tổng công việc làm
Nhóm ngành I
Nhóm ngành II
Nhóm ngành III
Thất nghiệp
1963
26.868
7.946
5.022
889
2.035
737
1971
2.439
9.708
4.709
1.709
3.292
457
1971/1963
+20.6%
+22.2%
-26.1%
+92.2%
+61.75%
-37.9%
Nguồn: Ngân hàng Triều Tiên, niên giám thống kê kinh tế1965,1972
Từ biểu ta thấy số việc làm tăng lên trong lúc nhóm ngành I giảm hơn 1/4 là nhờ vào sự gia tăng chỗ việc làm của nhóm ngành II lên gần gấp đôi và nhóm ngành III lên 2/3. Kết quả là thu nhập quốc dân bình quân đầu người tăng hơn 2 lần từ 1962 đến 1972.
Sở dĩ Hàn Quốc đạt được những thành công trên la do áp dụng hàng loạt các chính sách như:
- Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn: Xây dựng cơ sở hạ tầng theo phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm. Chương trình này tập trung vào xây dựng cơ sở hạ tầng tạo điều kiện hình thành doanh nghiệp vừa và nhỏ góp phần dịch chuyển lao động từ nông nghiệp sang hoạt động phi nông nghiệp.
- Thực hiện công nghiệp hóa nông thôn:
Chính phủ hỗ trợ vốn và kỹ thuật cho các hoạt động tạo ra việc làm phi nông nghiệp như: chế biến nông sản, tài nguyên thiên nhiên tại địa phương…thu hút lực lượng lớn lao động nông nhàn góp phần giải quyết các vấn đề mâu thuẫn khi lao động rút sang hoạt động phi nông nghiêp từng bước ổn định cuộc sống nhân dân.
Khuyến khích doanh nghiệp chuyển về khu vực nông thôn, phát triển các cụm khu công nghiệp nông thôn góp phần quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế tạo ra tác động tích cực trong chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn
2. Chuyển dịch cơ cấu lao động ở Nhật
Là nước thuộc khu vực Châu Á gió mùa với đặc trưng cơ bản là tính chất thời vụ rất rõ rệt đối với sản xuất nông nghiệp. Để hạn chế tình trạng thất nghiệp cũng như từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ, cũng như Hàn Quốc,Nhật Bản tiến hành dịch chuyển lao động từ khu vực nông thôn.
Nhật chủ trương duy trì phát triển các làng nghề tiểu thủ công nghiệp góp phần hạn chế di chuyển lao động ồ ạt từ nông thôn ra thành thị. Theo thống kê ở Nhật có 867 nghề tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp truyền thống, trong suốt quá trình công nghiệp hóa các ngành nghề này không bị mai một mà còn được giữ vững và ngày càng phát triển.
Ngoài ra, Nhật còn thực hiện các chính sách phát triển công nghiệp vừa và nhỏ thu hút lượng lớn lao động nông nhàn . Ở Nhật tồn tại nền công nghiệp có cấu trúc ba tầng.
- Công nghiệp lớn đô thị
- Công nghiệp vừa và nhỏ
- Cơ sở công nghiệp gia đình của nông dân ở nông thôn
Các hình thức tổ chức sản xuất này đã góp phần giải quyết các vấn đề thất nghiệp toàn phần và thất nghiệp từng phần ở nông thôn.
Lĩnh vực dịch vụ nông nghiệp ở nông thôn cũng được quan tâm rất sát sao,Nhật Bản thực hiện các chính sách phát triển các ngành dịch vụ nông nghiệp, nông thôn như: Tín dụng vốn, bảo hiểm, cung ứng vật tư kỹ thuật…Các loại hình hoạt động phi nông nghiệp này thu hút một lượng lớn lao động trong nông nghiệp.
Nói tóm lại cùng với những chính sách trên chỉ sau 4 thập niên tỉ trọng lao động trong nông nghiệp của Nhật giảm xuống 38.9%.
3. Bài học chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành cho các địa phương ở Việt Nam.
Phải đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa khu vực nông nghiệp nông thôn:
- Đưa nông, lâm, ngư nghiệp lên một trình độ mới bằng ứng dụng tiến bộ của khoa học và công nghệ, nhất là công nghệ sinh học, đẩy mạnh thủy lợi hóa, cơ giới hóa, điện khí hóa, quy hoạch sử dụng đất hợp lý, đổi mới cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tăng giá trị thu được trên một diện tích.
- Đầu tư nhiều hơn cho phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội ở nông thôn.
- Phát triển công nghiệp, dịch vụ, các ngành nghề đa dạng, chú trọng công nghiệp chế biến, cơ khí phục vụ nông nghiệp, các làng nghề, chuyển một bộ phận của lao động nông nghiệp sang khu vực công nghiệp và dịch vụ.
Gắn công nghiệp hóa với giải quyết ngay từ đấu các vấn đề phát sinh như: Di chuyển lao động ồ ạt từ nông thôn ra thành thị, thất nghiệp do đất nông nghiệp bị chuyển đổi mục đích sử dụng( diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp nhường chỗ cho các khu công nghiệp, khu chế xuất). Vì vậy, vấn đề đặt ra là phải giải quyết việc làm cho người lao động ở khu vực có đất bị thu hồi thông qua các hình thức: đào tạo dạy nghề, cam kết tiếp nhận lao động giữa doanh nghiệp trong các khu công nghiệp, khu chế xuất với người bị thu hồi đất tạo điều kiện dịch chuyển cơ cấu lao động theo hướng tiến bộ.
Có sự bố trí hợp lý các cụm khu công nghiệp, mức độ tập trung hay phân án của các cụm khu này ảnh hưởng rất lớn tới chuyển dịch cơ cấu lao động và các dòng di dân. Áp dụng kinh nghiệm của Hàn Quốc trong việc bố trí các doanh nghiệp về nông thôn.
Ngoài ra cần có sự nhất quán trong quan điểm chuyển dịch của các địa phương:
- Chuyển dịch cơ cấu lao động phải đảm bảo phù hợp chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế cả về số lượng và chất lượng. Tăng cường phát triển nguồn lực đẩy nhanh khả năng ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, từng bước nâng cao năng suất lao động.
- Chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các ngành phải dựa vào lợi thế của vùng, địa phương.
- Tăng cường kết nối giữa các khu vực thành thị - nông thôn, công nghiệp – nông nghiệp….
CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG CỦA TỈNH PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN 2001- 2008
I. Khái quát chung về tình hình phát triển KTXH tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2001-2008
1. Giới thiệu chung về tỉnh Phú Thọ
1.1. Điều kiện tự nhiên:
1.1.1.Vị trí địa lý
Phú Thọ là tỉnh miền núi, diện tích tự nhiên 3.528,4 km2, cách thủ đô Hà Nội 85 km về phía Tây Bắc, theo đường Quốc lộ 2. Phía Bắc giáp Tuyên Quang và Yên Bái; phía Nam giáp tỉnh Hoà Bình, phía Đông giáp tỉnh Hà Tây và Vĩnh Phúc; phía Tây giáp tỉnh Sơn La.; là cửa ngõ phía tây bắc của thủ đô Hà Nội và địa bàn kinh tế trọng điểm phía Bắc, là cầu nối giao lưu kinh tế, văn hoá, khoa học - kỹ thuật giữa các tỉnh miền núi Tây Bắc, Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái, Lào Cai, Sơn La.. Phú Thọ có toạ độ địa lý 20055’ – 21043’ vĩ độ Bắc, 104048’ -105027’ kinh độ Đông. Phú Thọ là nơi trung chuyển hang hóa thiết yếu của các tỉnh miền núi Phía Bắc. Bên cạnh những ảnh hưởng tích cực của vị trí địa lý để phát triển kinh tế- xã hội Phú Thọ còn gặp rất nhiều khó khăn vì là tỉnh trung du miền núi phía Bắc, địa hình bị chia cắt tương đối mạnh. Căn cứ vào địa hình chia Phú Thọ thành hai tiểu vùng:
+ Tiểu vùng miền núi
+ Tiểu vùng trung du đồng bằng
Tiểu vùng miền núi gồm các huyện Thanh Sơn, Yên Lập, Hạ Hoà và một phần của huyện Cẩm Khê có diện tích tự nhiên khoản 182.475,82 ha, dân số khoảng 418.266 người, mật độ dân 228 người/km2. Đây là tiểu vùng đang khó khăn về giao thông và dân trí còn thấp lại nhiều dân tộc nên việc khai thác nông lam khoáng sản để phát triển kinh tế còn nhiều hạn chế.
Tiểu vùng trung du đồng bằng gồm thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ và các huyện Lâm Thao, Phù Ninh, Thanh Thuỷ, Tam Nông, Đoan Hùng và phần còn lại của huyện Cẩm Khê, Hạ Hoà. Diện tích tự nhiên khoảng 169.489,50 ha, dân số khoảng 884.734 người, mật độ 519 người/km2. Đây là tiểu vùng có kinh tế xã hội phát triển tiềm năng nông lâm khoáng sản được khai thác triệt để, nơi sản xuất nhiều nông sản hàng hóa xuất khẩu như: chè, đậu tương, lạc….Nơi có nhiều cụm khu công nghiệp, là tiểu vùng thuận lợi về điều kiện giao thông vận tải, có đất đai phù hợp cho phát triển khu công nghiệp và đô thị
Tóm lại: Phú Thọ có địa hình đa dạng, vừa có miền núi vừa có trung du và đồng bằng ven sông, đã tạo nguồn đất đai đa dạng, phong phú để phát triển nông lâm nghiệp hàng hoá toàn diện với những cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao phù hợp với địa hình trong và ngoài nước. Tuy nhiên do địa hình chia cắt, mức độ cao thấp khác nhau nên việc khai thác tiềm năng, phát triển sản xuất, phát triển hạ tầng để phát triển kinh tế xã hội phải đầu tư tốn kém nhất là giao thông vận tải , thuỷ lợi, cấp điện …
1.1.2. Tài nguyên thiên nhiên
a. Tiềm năng về đất đai để phát triển sản xuất nông lâm thuỷ sản
Về nông nghiệp có quỹ đất phù hợp để sản xuất lương thực, phát triển cây công nghiệp chè , lạc, đậu tương…Về lâm nghiệp có đất phù hợp để phát triển rừng nguyên liệu giấy, rừng gỗ lớn cho công nghiệp và xây dựng. Về thuỷ sản códiện tích có mặt nước khả năng nuôi trồng thuỷ sản tương đối lớn có khả năng thâm canh cao. Khả năng thâm canh tăng vụ đối với nông nghiệp lớn,năng suất cây trồng vật nuôi có thể tăng 1.4- 1.6 lần về mở rộng diện tích có thể tăng them được 59.000 ha so với hiện nay.
b. Tiềm năng về khoáng sản
Khoáng sản tuy không giàu nhưng có khoáng sản trữ lượng lớn, chất lượng tốt như: cao lanh, pensnpat, đá vôi, nước khoáng nóng sẽ là lợi thế để Phú Thọ phát triển mạnh công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, công nghiệp giấy… Trữ lượng của các khoáng sản này vẫn còn khá lớn, khả năng khai thác thuận lợi. Theo kết quả điều tra năm 2007 toàn tỉnh có 215 mỏ và điểm quặng trong đó có 20 mỏ lớn, 50 mỏ nhỏ, và 143 điểm quặng.
c. Tiềm năng về tài nguyên rừng
Tiềm năng về tài nguyên rừng phong phú ước trữ lượng có khoảng 3.5 triệu m3 gỗ cây đứng và triển vọngcòn có khả năng tăng hơn nhiều so với hiện nay. Tính đến cuối năm 2005 toàn tỉnh có 146.530,2 ha rừng tự nhiên và 101.326,8 ha rừng trồng. Nghề rừng đã thu hút 5 vạn lao động và đang dần dần lấy lại vị trí quan trọng trong nền kinh tế tỉnh.
d. Tài nguyên du lịch
Là vùng đất cổ, kinh đô xưa của Nhà nước Văn Lang, Phú Thọ nổi tiếng là nơi có nhiều di tích lịch sử, văn hóa đặc sắc từ thời đại Hùng Vương; với nhiều cảnh quan thiên nhiên phong phú, hấp dẫn, nhiều danh lam thắng cảnh có giá trị, vì vậy rất thuận lợi cho phát triển du lịch mang đậm bản sắc truyền thống, cội nguồn và sinh thái.
Tiềm năng về tài nguyên du lịch phong phú đa dạng với 150 di tích đựơc xếp hạng, nhiều khu du lịch nổi tiếng như quần thể Đền Hùng, đền Mẫu Âu Cơ….chưa khai thác được nhiều , khả năng phát huy còn khá lớn.
e. Tài nguyên lao động
Tiềm năng về nguồn lao động tại chỗ rất dồi dào, lực lượng lao động trẻ, khoẻ, có trình độ văn hóa cao, số người qua đào tạo nghề đạt tỷ lệ cao so với các tỉnh miền núi, lại cần cù, chịu khó, có ý chí vươn lên, nếu phát huy tốt tiềm năng này sẽ là động lực quan trọng để phát triển kinh tế xã hội.
1.2. Điều kiện KTXH
1.2.1. Dân cư và nguồn lực.
Quá trình dân số có liên quan chặt chẽ. chịu ảnh hưởng và tác động đến quá trình phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn vừa qua do thực hiện chương trình dân số, các chính sách về kế hoạch hoá gia đình tốc độ tăng dân số của tỉnh có xu hướng giảm.
Bảng 2.1: Thực trạng phát triển dân số qua các năm
Chỉ tiêu
Đơn vị
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
DSTB
1000
1,275.5
1,288.0
1,296.0
1,312.2
1,326.8
1,339.5
1,348.8
TLTTN
%
1,7
1,2
1,15
1,01
1,01
1,02
0,01
TLTCH
%
0,3
0,2
0,1
0,10
0,10
0.10
0,10
Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Phú Thọ đến 2020
Là một tỉnh miền núi, Phú Thọ là nơi cư trú của các dân tộc khác nhau như: Kinh, Mường, Thái, Dao…Theo thống kê trên địa bàn tỉnh có 21 dân tộc cư trú trong đó đông nhất là người Kinh và người Mường. Dân số trên địa bàn tỉnh có xu hướng ngày càng tăng, nếu như dân số trung bình năm 2001 là 1.275.500 người thì năm 2007 đã tăng lên đến 1.348.800 người. Nhưng tốc độ tăng có xu hướng chậm dần do tỷ lệ tăng dân số tự nhiên và tăng dân số cơ học đã giảm bình quân mỗi năm khoảng 0.11%. Sở dĩ có được kết quả trên là do thực hiện thành công các chương trình kế hoạch hoá gia đình trên địa bàn tỉnh trong những năm vừa qua.
Trình độ học vấn của dân cư Phú Thọ hiện nay vào loại khá so với cả nước, số người chưa biết chữ chỉ chiếm 0.5% so với tổng số dân toàn tỉnh, so với cả nước thì tỷ lệ này là 3.5%. Trên địa bàn tỉnh có 1 trường đại học, 2 trường cao đẳng 7 trường trung học chuyên nghiệp và các trung tâm dạy nghề.
Về chất lượng nguồn lực: toàn tỉnh có 12.469 người có trình độ đại học, 142 người đạt trình độ thạc sĩ, 43 người có trình độ tiến sĩ( Năm 2005). Số lao động đã qua đào tạo đạt 28% trong đó có 19% là lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật( Năm 2007).
1.2.2. Cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật
a. Hạ tầng giao thông vận tải
Hạt tầng giao thông vận tải Phú Thọ đã bám sát và thực hiện được cơ bản các mục tiêu của quy hoạch 2000- 2010, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, tạo điều kiện cho các ngành phát triển. Mạng lưới giao thông trên địa bàn tỉnh đã được cải thiện một bước đáng kể, với tổng chiều dài 10.483km đường bộ, 262km đường sông và 100km đường sắt, 100% số xã có đường ôtô vào đến trung tâm xã. Mạng lưới giao thông của tỉnh phân bố tương đối đều và hợp lý, thuận tiện cho việc lưu thông hàng hóa, hành khách nội ngoại tỉnh. Tuy nhiên chất lượng đường bộ còn thấp, công trình thoát nước chưa đồng bộ,chưa đáp ứng được tốc độ lưư thông cao và phương tiện vận tải lớn
c. Hạ tầng thủy lợi
Bằng các nguồn vốn đầu tư nên đến nay hệ thống thuỷ lợi của tỉnh phát triển khá, đáp ứng được nhu cầu tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp và phong chống lũ lụt. Ước đến năm đã nâng cấp được 146 công trình mới, triển khai xây dựng 23 công trình thuỷ lợi vùng đồi kiên cố hoá được 517 km kênh mương, tăng thêm năng lực tưới khoảng 5560 ha, chiếm 61.62% diện tích cây trồng trong đó lúa đạt 87.6% diện tích. Hệ thống đê kè được gia cố và cơ bản đáp ứng yêu cầu phòng chống lũ lụt
d. Hạ tầng dịch vụ
Mạng lưới thương mại và dịch vụ tổng hợp đã phát triển rộng khắp đến các huyện, thị, thành và các xã trong tỉnh:
- Hạ tầng du lịch toàn tỉnh có 69 cơ sở lưu trú với 1083 phòng trong đó có 13 khách sạn được xếp sao, 72 cơ sở dịch vụ ăn uống, 7 bể bơi, 7 sân tennis, 78 phòng massage.
- Hạ tầng thương mại: Năm 2005 toàn tỉnh có 219 cửa hang bán lẻ, 200 hộ đại lý, 191 chợ, 24.150 cơ sở kinh doanh sản xuất thương mại
d. Hạ tầng đô thị và các khu công nghiệp
Hạ tầng đô thị thành phố Việt Trì đã đầu tư phát triển khá về hệ thống giao thông nội thành, cấp điện, cấp thoát nước… Hạ tầng thị xã Phú Thọ và các thị trấn huyện cũng được đầu tư nhưng chưa đồng bộ.
Hạ tầng khu công nghiệp Thụy Vân đã cơ bản hoàn thành các hạng mục đầu tư giai đoạn 2. Khu công nghiệp Bạch Hạc, Đồng Lạc đã được triển khai. Khu công nghiệp Trung Hà đã hoàn thành chuẩn bị đầu tư và đang quy hoạch chi tiết. Các dự án phát triển cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp khác như cụm công nghiệp làng nghề Lâm Thao, Đoan Hùng… đang triển khai tích cực.
2. Tình hình phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2001-2008 trong bối cảnh CNH-HĐH của tỉnh Phú Thọ.
2.1. Đánh giá tổng quát việc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế xã hội
Trong thời gian vừa qua kinh tế Phú Thọ có sự tăng trưởng khá, tốc độ ổn định ở mức cao. Giai đoạn 2001- 2005 tốc độ tăng GDP bình quân đầu người đạt 9.65% cao hơn giai đoạn 1997- 2000 là 1.63%. Cao hơn 1,34 lần so với cả nước và 1,9 lần so với vùng núi trung du miền Bắc. Năm 2007 tốc độ tăng trưởng đạt 10.8%. Năm 2008 là năm nền kinh tế của tỉnh có phần khởi sắc tốc độ tăng trưởng khá cao trong điều kiện khó khăn của nền kinh tế trong nước cũng như biến động phức tạp của kinh tế thế giới. Tốc độ tăng trưởng của tỉnh đạt 11,5% là năm có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong vòng 10 năm qua. Cơ cấu ngành kinh tế dịch chuyển theo hướng tiến bộ: Nông lâm nghiệp 25,9% công nghiệp - xây dựng 38,8%, dịch vụ 35,3%;
2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
Giai đoạn 2000- 2008 nền kinh tế của tỉnh tiếp tục ổn định và phát triển đồng đều ổn định ở tất cả các ngành, các lĩnh vực, đó là: Sản xuất nông lâm nghiệp tiếp tục phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá, từng bước nâng cao giá trị và chất lượng, sản xuất nông nghiệp tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng. Các ngành dịch vụ tiếp tục có chuyển biến tích cực, quy mô thi trường ngày càng mở rộng, một số ngành dịch vụ mới có tốc độ phát triển cao như bưu chính viễn thông, bảo hiểm, những lợi thế về duy lịch tiếp tục được đầu tư, khai thác. Cụ thể như sau:
a. Ngành công nghiệp
Sản xuất công nghiệp , tiểu thủ công nghiệp phát triển khá mạnh giai đoạn 2001- 2008 tốc độ tăng trưởng của ngành đạt 12,27%( tính theo GDP). Tỷ trọng xuất khẩu hàng công nghiệp với tổng giá trị xuất khẩu trên địa bàn tăng so với mục tiêu đề ra. Một số sản phẩm chủ yếu như: Chè, phân bón, bia… sản lượng sản xuất vượt mục tiêu. Đã hình thành một số ngành không những có ý nghĩa cho tỉnh mà còn có ý nghĩa với cả nước như: Giấy, hoá chất… Nhiều sản phẩm đạt tốc độ tăng trưởng cao như: May mặc tăng 25,4% , chè tăng 17,2% , xi măng tăng 35,3% …Tiểu thủ công nghiệp và xây dựng làng nghề được chú trọng, một số khu công nghiệp, cụm công nghiệp được hình thành, nhiều dự án được đầu tư.
Đặc biệt trong năm 2008 mặc dù nên kinh tế gặp nhiều khó khăn song sản xuất công nghiệp trên địa bàn vẫn giữ được ổn định và duy trì được đà tăng trưởng khá. Giá trị sản xuất công nghiệp( theo giá năm1994) ước đạt 9,401 tỷ đồng tăng 15,7% so với năm 2007( 8.128 tỷ đồng).
Mặc dù đã đạt được các thành tích kể trên song bên cạnh đó tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp của tỉnh còn thấp, mức tăng trưởng thấp hơn mức tăng trưởng bình quân của cả nước. Tốc độ tăng trưởng chưa thật sự ổn định và bền vững, hiệu quả sản xuất còn thấp, giá trị gia tăng công nghiệp chưa cao. Nguyên nhân do các doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác hoạt động không hiệu quả. Kết cấu hạ tầng để phát triển công nghiệp còn chưa đồng bộ, công tác quản lý và khai thác tài nguyên khoáng sản còn nhiều hạn chế, khai thác chưa gắn liền với chế biến nên hiệu quả thấp. Đội ngũ cán bộ chỉ đạo công nghiệp còn thiếu và yếu cả về chất lượng lẫn số lượng, do vậy chưa phát huy được vai trò tích cực để đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa địa phương.
b. Ngành nông nghiệp
Sản xuất nông nghiệp đã đạt tốc độ tăng trưởng cao liên tục trong giai đoạn 2001- 2008 tốc độ tăng của Phú Thọ là 6.63%( tính theo GDP). Giá trị sản xuất tăng bình quân 8,15% năm. Giá trị sản phẩm trồng trọt thuỷ sản bình quân /ha đất sản xuất đạt 27 triệu đồng năm 2006. Cơ cấu nông, lâm nghiệp chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp dịch chuyển theo hướng tiến bộ: Tăng dần tỷ trọng các ngành dịch vụ nông nghiêp, giảm tỷ trọng lao động trong các ngành trồng trọt có năng suất lao động thấp. Tỷ trọng chăn nuôi và thuỷ sản tăng từ 30,9% năm 2005 lên 33,9% trồng trọt giảm xuống còn 61,8% năm 2008.
Đến năm 2008 giá trị sản xuất nông lâm thuỷ sản tăng 1.8 lần so với năm 2001. Kinh tế nông nghiệp nông thôn đang dần thay đổi diện mạo, các chương trình nông nghiệp trọng điểm không những đạt mà còn vượt mục tiêu đề ra. Năm 2008 diện tích gieo trồng đạt 123,7 nghìn ha bằng 97,6% kế hoạch giảm 2,7% so với năm 2007, chăn nuôi gia súc gia cầm gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của thời tiết rét đậm, rét hại kéo dài. Sản xuất lâm nghiệp giữ ổn định các chương trình trồng rừng mới, rừng tập trung chăm sóc, nuôi dưỡng khoanh nuôi tái sinh và trồng cây lâm nghiệp phân tán đạt khá. Đã trồng được 6,3 nghìn ha rừng tập trung, chăm sóc trồng rừng trồng 17,2 nghìn ha tăng 31,3% so với năm 2007.
Tuy nhiên, quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh vẫn còn bộc lộ một số hạn chế như: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong nội bộ ngành, chuyển dịch lao động nông nghiệp chậm, chưa vững chắc, phát triển chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có. Việc gắn kết sản xuất với tiêu thụ còn nhiều bất cập. Việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn nhiều hạn chế, thiếu công nghê và cán bộ giỏi.
c. Ngành dịch vụ
Ngày càng phát triển, tốc độ phát triển bình quân năm của ngành 11,8%/ năm đáp ứng được yêu cầu sản xuất và đời sống phục vụ người dân trên địa bàn tỉnh. Năm 2007 giá trị sản xuất ngành dịch vụ đạt 3,116 tỷ đồng tăng 15% so với năm 2006. Năm 2008 tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 6,552 tỷ đồng tăng 21,3% so năm 2007( nếu loại trừ yếu tố tăng giá thì tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ năm 2008 tương đương 2007 do giá nhiều loại hàng hóa tăng cao và sức mua trong dân giảm xuống)
Về thương mại: Giá trị sản lượng hàng hoá tăng trung bình 10,8%/ năm, xuất khẩu hàng hoá đạt khá kim ngạch xuất khẩu năm 2008 ước đạt 210 triệu USD bằng 72,4% mục tiêu đại hội và tăng 86,2% so năm 2005.
Về dịch vụ tổng hợp: Dịch vụ du lịch có chuyển biến, cơ sở vật chất, chất lượng kỹ thuật được cải thiện, khách du lịch tăng 10,1%/ năm. Dịch vụ vận tải tăng trưởng 29%/ năm. Dịch vụ bưu chính viễn thông phát triển tương đối nhanh đến năm 2006 đã có 11 máy điện thoại/100 dân tăng 5,7 lần so với năm 2000.
d. Hạn chế cần khắc phục
Sự tăng trưởng của từng ngành và toàn nền kinh tế chưa bền vững, chất lượng hiệu quả chưa cao, sức cạnh tranh thấp. Tụt hậu ngày càng xa với phát triển kinh tế với khu vực và chung của cả nước. Nhiều doanh nghiệp công nghệ còn lạc hậu, trình độ tổ chức, quản lý yếu kém. Mặt hàng xuất khẩu có tăng, nhưng mặt hàng chủ lực có khối lượng lớn không nhiều, tỷ lệ nông sản qua chế biến còn thấp, thị trường tiêu thụ không ổn định, chịu sự cạnh tranh gay gắt.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, đặc biệt là cơ cấu kinh tế nông thôn, chưa khai thác được triệt để tiềm năng, thế mạnh vào phát triển kinh tế xã hội. Các lĩnh vực du lịch,vận tải hàng hóa, xuất nhập khẩu, dịch vụ tổng hợp… còn yếu. Tiềm năng nông, lâm, thuỷ sản chưa được khai thác triệt để, chăn nuôi chưa cân đối vói trồng trọt.
II. Tình hình chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành của tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn 2001 – 2008
1. Thực trạng chuyển dịch theo ba nhóm ngành
1.1. Tỉ trong lao động của các ngành trong nền kinh tế
Do tỷ lệ sinh cao trong những năm trước đây, nên nguồn lao động của tỉnh có quy mô lớn và tăng nhanh.
Bảng 2.2 : Tình hình tăng trưởng nguồn lao động qua các năm
Đơn vị: 1000 người
chỉ tiêu
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
Nguồn lao động
655,3
710,5
727,5
740,8
753,5
773,6
779
Lao động trong tuổi
623,6
680,6
695,5
714,8
730
750,6
757,2
Có khả năng lao động
614,0
667,5
680
691
699
735,6
741,7
Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Phú Thọ đến 2020
Như vậy bình quân mỗi năm từ 2001- 2007 lao động trên địa bàn tỉnh tăng thêm khoảng 12,58 nghìn lao động . Đây là một trong những lợi thế của tỉnh có nguồn lao động dồi dào. Nhưng bên cạnh đó sự gia tăng lao động cũng đặt ra rất nhiều khó khăn cho tỉnh, trong điều kiện thiếu vốn, thiếu cơ sở vật chất, hạ tầng yếu kém nên sức ép về việc làm ngày càng lớn.
Tổng lao động làm việc trong các ngành kinh tế giai đoạn 2001- 2007 liên tục tăng. Nếu như năm 2001 lao động làm việc trong các ngành kinh tế là 605.476 thì đến năm 2007 là 705.871 người. Mặc dù năm 2004, 2005 số lượng lao động có sụt giảm so năm 2003 nhưng đến năm 2006, 2007 quy mô lao động lại tiếp tục tăng. Số lượng lao động tăng lên từ năm 2001- 2007 là 100.395 người bình quân mỗi năm tăng 12.550 người.
Bảng 2.3: Quy mô lao động hoạt động trong các ngành kinh tế
Đơn vị: người
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
Tổng
605,476
639,227
669,236
642,714
662,066
678,095
705,871
NN
487,348
510,423
517,521
483,341
487,810
488,364
483,522
CN
65,997
68,525
80,910
80,793
92,225
96,289
115,057
Dịch vụ
52,131
60,279
70,805
78,607
82,029
93,442
107,292
Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Phú Thọ đến năm 2020
Tốc độ tăng quy mô lao động được minh hoạ bằng đồ thị sau:
Hình 1: Biến động quy mô lao động tỉnh từ 2001- 2007
Giai đoạn 2001- 2007 số lượng lao động tham gia vào các ngành có sự thay đổi liên tục được thể hiện rất rõ thông qua biểu sau:
Bảng 2.4: Cơ cấu lao động các ngành kinh tế của tỉnh từ 2001- 2007.
Đơn vị tính:%
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
NN
80.49
79.85
77.33
75.2
73.68
72.02
68.5
CN
10.9
10.72
12.09
12.57
13.93
14.2
16.3
DV
8.61
9.43
10.58
12.23
12.39
13.78
15.2
Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Phú Thọ đến 2020
Qua số liệu điều tra trên ta thấy phần lớn lao động Phú Thọ làm việc trong khu vực nông nghiệp. Tỷ lệ lao động trong khu vực này chiếm 80.49% năm 2001 nhưng đã có xu hướng giảm xuống, năm 2007 đã giảm xuống 68.5%. Số lao động tham gia vào sản xuất nông nghiệp còn rất cao năm 2007: 483,522 lao động. nguyên nhân do quy mô lao động trên địa bàn tỉnh ngày càng mở rộng.
Nếu như lao động trong ngành nông nghiệp năm 2001 là 487,346 người thì năm 2007 số lao động này đã phần nào giảm xuống còn 483,522 người, so với năm 2007 lao động ngành nông nghiệp mặc dù đã giảm nhưng tốc độ giảm không đáng kể. Từ năm 2001 đến năm 2007 lao động trong ngành nông nghiệp chỉ giảm có 3,824 người. Nguyên nhân do năm 2005- 2006 tổng lao động tham gia vào sản xuất kinh tế sụt giảm đáng kể. Năm 2003 là năm mà lao động tham gia vào lĩnh vực nông, lâm thuỷ sản cao nhất: 517,521 người. Cùng với sự sụt giảm lao động ngành nông nghiệp là sự gia tăng lao động vào khu vực công nghiệp và dịch vụ: lao động ngành công nghiệp tăng 7.43%, lao động ngành dịch vụ tăng 10.58% . Kéo theo đó là sự thay đổi tỷ trọng lao động giữa các ngành trên địa bàn tỉnh . Năm 2001 tỷ trọng lao động của các ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ lần lượt là: 80.49%, 10.9%, 8.61% thì đến năm 2007 tỷ trọng lao động của các ngành này là: 68.5%, 16.3%, 15.2%. Như vậy giai đoạn 2001- 2007 tỷ trọng lao động ngành nông nghiệp giảm từ 80.49% xuống 68.5%(giảm 11.9%), ngành công nghiệp tăng từ 10.9% lên 16.3%( tăng 5.4%), ngành dịch vụ tăng từ 8.61% lên 15.2%( tăng 6.59%). Bình quân mỗi năm tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm 1.7%, ngành công nghiệp tăng 0.77%, ngành dịch vụ tăng 0.94%. Sự thay đổi tỷ trọng lao động của các ngành được minh hoạ bằng đồ thị sau:
Hình 2: Sự thay đổi tỷ trọng các ngành giai đoạn 2001- 2007
Nhìn vào đồ thị ta thấy từ 2001- 2007 tỷ trọng lao động ngành nông nghiệp giảm, tỷ trọng lao động ngành công nghiệp và dịch vụ tăng lên. Tốc độ giảm của ngành nông nghiệp nhanh hơn tốc độ tăng của công nghiệp và dịch vụ. Năm 2007 là năm có sự biến động mạnh nhất về tỷ trọng lao động giữa các ngành: Tỷ trọng lao động ngành nông nghiệp đã giảm từ 72,02% xuống 65.8%( giảm 3.52%) lao động trong ngành nông nghiệp tăng từ 14.2 lên 16.3%( tăng 2.1%), còn ngành dịch vụ tăng từ 13.78% lên 15.2% so năm 2006. Sở dĩ đạt được những kết quả đáng mừng đó là do:
Năm 2007 là năm nước ta chính thức gia nhập tổ chức thương mại WTO, xu hướng hội nhập tạo điều kiện cho Phú Thọ thu hút được nguồn vốn đầu tư lớn từ trong và ngoài nước. Lượng vốn được huy động nhằm xây dựng khu cụm công nghiệp,công trình xây dựng thu hút nhiều lao động. Đồng thời cùng với sự tiến bộ của khoa học công nghệ, công nghệ kỹ thuật mới đang dần được ứng dụng vào khu vực nông nghiệp như: giống lúa mới, chè, ngô, hoa màu, có năng suất cao nhưng vẫn đạt chất lượng theo yêu cầu.., góp phần nâng cao năng suất lao động của khu vực này. Vì vậy một phần lao động đã rút ra khỏi lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp sang hoạt động trong ngành công nghiệp, dịch vụ. Đặc biệt là ngành công nghiệp nhẹ, chế biến sản phẩm của nông nghiệp và dịch vụ du lịch nhằm khai thác triệt để tài nguyên mà thiên nhiên ưu đãi cho tỉnh.
So với cả nước quá trình dịch chuyển lao động của Phú Thọ chậm nếu như tính trung bình từ năm 2000- 2007 tỷ trọng lao động ngành nông nghiệp giảm 2.38%, tỷ trọng lao động trong ngành công nghiệp và dịch vụ tăng từ 1.2- 1.5% thì cũng trong giai đoạn đó tỷ trọng lao động ngành nông nghiệp của tỉnh cũng chỉ giảm 1.49% và tỷ trọng lao động trong các ngành công nghiệp dịch vụ cũng chỉ tăng từ 0.675% - 0.8%.
1.2. Tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các ngành kinh tế
Chúng ta dùng chỉ tiêu này nhằm đánh giá một cách cụ thể hơn về quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành. Sử dụng phương pháp Véctor ta lượng hóa được mức độ chuyển dịch cơ cấu lao động qua các năm như sau:
Lấy năm 2001 và 2002 làm ví dụ, ta có:
Cơ cấu lao động năm 2001 là: S1(0.8049; 0.109; 0.0861)
Cơ cấu lao động năm 2002 là: S2(0.7985; 0.1072; 0.0943)
å Si ( t0) Si (t1)
Cos f =
Ö å S2i ( t0) å S2i ( t1)
→ Cos f = 0.999939845
f =0.62840
Tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu lao động năm 2001- 2002 là:
n = 0.6284/90×100 = 0.698
Tương tự ta có kết quả sau:
Bảng 2.5 : Tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành 2001- 2007
Đơn vị: %
01- 02
02- 03
03- 04
04- 05
05- 06
06- 07
n
0.698
1.77
1.706
1.367
1.47
2.987
Sự biến động tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành được minh họa theo đồ thị sau:
Hình 3: Tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành
Nhìn vào đồ thị trên ta thấy từ năm 2006- 2007 tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các ngành ở mức cao nhất trong tất cả các năm( 2.987%). Tỷ lệ chuyển dịch thấp nhất là năm 2001- 2002. Từ năm 2001- 2002 và năm 2003- 2004 lao động giữa các ngành bắt đầu có sự chuyển dịch đáng kể( năm 2001 tỷ trọng lao động làm việc trong ngàng nông nghiệp là 80.49% thì năm 2004 tỷ lệ này đã giảm xuống còn 75.2%. tính trung bình trong giai đoạn này tỷ trọng lao động trong ngành nông nghiệp giảm 1.32% tương ứng với nó là sự gia tăng lao động vào các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ). Tỷ lệ chuyển dịch lao động theo ngành bắt đầu suy giảm vào các năm 2004- 2005 và 2005- 2006 điều này cho thấy từ năm 2004- 2006 hầu như không có sự dịch chuyển về cơ cấu lao động. Từ năm 2006 đến năm 2007 tỷ lệ chuyển dịch đã có sự thay đổi đạt mức 2.987%. Tính trung bình mỗi năm cơ cấu lao động của các ngành dịch chuyển khoảng 1.25%
Vì vậy có thể kết luận rằng: Tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành ở Phú Thọ còn chậm, tăng giảm thất thường nhưng không thể nói rằng quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động của tính không sự tiến bộ, bởi Phú Thọ là tỉnh trung du miền núi phía Bắc, với nguồn tài nguyên được thiên nhiên ưu đãi, hàng năm tỷ lệ đóng góp của khu vực nông nghiệp vào GDP là rất lớn. Mặc dù, tốc độ chuyển dịch lao động giữa các ngành không lớn nhưng phần nào đã phản ánh đúng xu thế chuyển dịch lao động chung trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hóa hiện nay.
1.3. Tương quan giữa chuyển dịch cơ cấu ngành và chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành
Có mối quan hệ chặt chẽ giữa chuyển dịch cơ cấu ngành và chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành. Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế còn được đánh giá thong qua chỉ tiêu rất quan trọng đó là cơ cấu lao động đang làm việc trong nền kinh tế được phân bổ như thế nào vào các lĩnh vực sản xuất khác nhau. Tương quan giữa chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành và chuyển dịch cơ cấu ngành là tiêu chí quan trọng để đánh giá quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động của ngành. Theo thống kê của tỉnh, tỷ trọng giá trị và tỷ trọng lao động của các ngành như sau:
Bảng 2.6 : Cơ cấu ngành và cơ cấu lao động theo ngành.
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
Cơ cấu ngành
NN
33.1
31.6
30.7
29.7
29.3
28.5
28.2
CN
33.2
35.0.
35.8
36.6
37.4
38.7
38.1
DV
33.7
33.4
33.5
33.7
33.6
32.8
33.7
Cơ cấu lao động theo ngành
NN
80.49
79.85
77.33
75.2
73.68
72.02
68.5
CN
10.9
10.72
12.09
12.57
13.93
14.2
16.3
DV
8.61
9.43
10.58
12.23
12.39
13.78
15.2
Nguồn: Cục thống kê tỉnh Phú Thọ - Niên giám thống kê 2007
Trung bình các năm thì tỷ trọng GDP ngành nông nghiệp giảm 0.7%, ngành công nghiệp tăng 0.7%, ngành dịch vụ tăng 0.15%. Vậy mà, tỷ trọng lao động ngành nông nghiệp hàng năm tỷ trọng lao động ngành nông nghiệp giảm 1.7%, tỷ trọng lao động ngành công nghiệp tăng 0.7%, ngành dịch vụ tăng 0.82%. Điều đó chứng tỏ rằng có sự bất hợp lý giữa chuyển dịch cơ cấu ngành và chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các ngành. Cụ thể như cơ cấu kinh tế của Phú Thọ xét về mặt giá trị có dạng: công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp. Nhưng cơ cấu lao động lại có dạng: nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ.
Mặt khác, để đánh giá chất lượng chuyển dịch cơ cấu lao động trong quan hệ so sánh với chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh giai đoạn 2001- 2007 có thể dùng chỉ tiêu năng suất lao động của ba nhóm ngành:
Bảng 2.7: Năng suất lao động của các ngành chủ yếu giai đoạn 2001- 2007
Đơn vị tính: 1000 đ( theo giá hiện hành)
2003
2004
2005
2006
2007
Chung toàn nền kinh tế
4,865.8
6,276.5
7,167.0
7,761.9
8,565.2
NSLĐ nông nghiệp
2,009.9
2,360.5
2,737.3
2,9860
3,150.4
NSLĐ công nghiệp
15,188.7
20,620.4
22,464.8
22,648.1
23,923
NSLĐ ngành dịch vụ
18,487.4
24,236.1
21,027.8
21,551.5
22,573.2
Nguồn: Báo cáo tổng hợp quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Phú Thọ đến 2020
Trong thời kỳ này năng suất lao động bình quân của tỉnh tăng từ: 4,865.8/ 1000đ/ người lên 8,565.2/ 1000đ/ người, tức gần 2 lần trong đó ngành công nghiệp và xây dựng là tăng nhanh nhất 1.58 lần, tiếp đến là ngành dịch vụ tăng 1.22 lần. Thực trạng này phản ánh đúng quy luật là các ngành sản xuất tư liệu sản xuất( công nghiệp, xây dựng phát triển nhanh nhất, kéo theo tỷ trọng lao động tăng nhanh tiếp đến là ngành dịch vụ để đáp ứng nhu cầu nâng cao đời sống người dân). Nhưng thực trạng này cũng phản ánh sự bất hợp lý trong cơ cấu lao động của tỉnh, mặc dù trong ngành công nghiệp năng suất lao động cao nhưng quy mô của nó không đủ lớn để tiếp nhận lao động từ ngành khác chuyển sang hoặc nếu có thì lao động chuyển sang cũng không đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp do trình độ chuyên môn kỹ thuật kém…. Trong thời gian tới tỉnh nên thực hiện các chính sách nâng cao chất lượng đào tạo, cũng như kêu gọi thu hút đầu tư nhằm mở rộng quy mô của các khu công nghiệp, khu chế xuất tận dụng triệt để tiềm năng, khai thác hiệu quả khả năng lao động sẵn có của tỉnh.
Nói tóm lại: xu hướng chuyển cơ cấu lao động đã phần nào phù hợp xu hướng chuyển dịch lao động theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá. Nhưng vẫn còn một số bất hợp lý so với cơ cấu ngành.
Theo phương pháp tính hệ số co giãn của lao động theo GDP, dựa vào tốc độ tăng trưởng GDP và tốc độ tăng trưởng lao động hàng năm ta tính được hệ số co giãn qua các năm như sau:
Bảng 2.8 : Hệ số co giãn của lao động theo GDP 2001- 2007
Đơn vị: %
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
e
0.059
0.14
0.107
0.132
0.058
0.069
0.081
Sự biến động của hệ số co giãn của lao động theo GDP được mô tả bằng đồ thị như sau:
Hình 2.4: Hệ số co giãn của lao động theo GDP 2001- 2007
Hệ số co giãn cao nhất vào năm 2002( e = 0.14) thấp nhất là vào năm 2005( e = 0.058). Hệ số co giãn của lao động theo GDP biến động không đều qua các năm, tăng giảm thất thường nhưng hiện nay đang có xu hướng tăng dần. Chứng tỏ nhu cầu lao động cho tăng trưởng không ổn định đồng thời cũng phản ánh sự bất ổn định trong chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành ở Phú Thọ trong giai đoạn vừa qua.
1.4. Mối quan hệ giữa GDP bình quân đầu người và cơ cấu lao động
Thực tiễn các công trình nghiên cứu đã chứng minh cơ cấu lao động phân bố theo ngành có quan hệ chặt chẽ với GDP bình quân đầu người. Nếu GDP bình quân đầu người tăng lên thì tỷ trọng lao động trong ngành nông nghiệp càng giảm và tỷ trọng lao động trong ngành công nghiệp và dịch vụ càng tăng.
Bảng 1: Quan hệ giữa GDP/ người và cơ cấu lao động theo ngành ở các nước đang phát triển
GDP/ người( USD) và cơ cấu lao động( %)
GDP/người
320
960
1.600
2.560
3200
Tổng
100
100
100
100
100
Nông nghiệp
66
49
39
30
25
Cồng nghiệp
9
21
26
30
33
Dịch vụ
25
30
35
40
42
Nguồn: Giáo trình kinh tế lao động
Tương ứng với mức GDP bình quân đầu người là 320USD/ người/ năm thì cơ cấu lao động trong các ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ lần lượt là: 66%, 9%, 25%. Còn với mức GDP/ người/ năm là 960 USD cơ cấu lao động trong các ngành tương ứng là: 49%, 21%, 30%. Năm 2007 GDP/ người của Phú Thọ là 426 USD( theo giá hiện hành) và cơ cấu lao động tương ứng: 68.5%, 16,3%, 15.2%. Với mức GDP bình quân như vậy mà cơ cấu lao động như trên là không hợp lý, tỷ trọng lao động ngành công nghiệp và dịch vụ quá thấp trong khi tỷ trọng ngành nông nghiệp lại khá cao( 68.5%)
2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động trong nội bộ ngành:
2.1. Ngành nông nghiệp
Là một tỉnh miền núi thế mạnh lớn nhất của Phú Thọ là sản xuất nông nghiệp. Với 6 chương trình trọng điểm trong nông nghiệp, Phú Thọ đã tạo được bước đột phá trong việc nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi, đặc biệt ứng dụng công nghệ sinh học trong nông, lâm nghiệp. Từ tỉnh thiếu lương thực đến nay, Phú Thọ bảo đảm an toàn lương thực đứng thứ hai trong 11 tỉnh vùng Đông - Bắc bộ về sản xuất lương thực.
Lao động tham gia vào khu vực nông nghiệp là rất lớn. Cơ cấu lao động nội bộ ngành nông nghiệp được thông qua bảng sau:
Bảng 2.9: Quy mô và cơ cấu lao động trong nội bộ ngành nông nghiệp
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
Quy mô lao động ngành nông nghiệp
Đơn vị tính: người
Tổng
487,348
510,423
517,521
483,341
487,810
488,364
483,522
Nông lâm
480,918
502,156
507,261
471,001
474,382
472,634
463,899
Thuỷ sản
6,430
8,267
10,260
12,340
13,428
15,730
19,623
Cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp
Đơn vị tính: %
Nông lâm
98.670
98.38
98.017
97.445
97.247
96.77
95.95
Thuỷ sản
1.330
1.620
1.983
2.553
2.753
3.22
4.05
Nguồn: Cục thống kê tỉnh Phú Thọ - Niên giám thống kê 2007
Qua số liệu thống kê trên ta thấy lao động trong ngành nông lâm có xu hướng giảm dần. Tổng lao động tham gia vào nhóm ngành nông lâm năm 2001 là 485,980 thì năm 2007giảm xuống còn 463,899 lao động, giảm khoảng 3,350 mỗi năm. Tỷ trọng lao động nhóm ngành nông lâm cũng giảm từ 98.67%( năm 2001) xuống 95.95%( năm 2007). Tỷ trọng lao động trong ngành thuỷ sản tăng lên khá nhanh nếu như tổng số lao động của ngành này năm 2001 là 6,430 người thì năm 2007 đã tăng lên 19,623 người tăng 3.05 lần so năm 2001, trung bình mỗi năm tăng khoảng 6.4%. Sở dĩ trong nội bộ ngành nông nghiệp có sự dịch chuyển lao động như vậy là do:
Các tiến bộ của khoa học kỹ thuật, công nghệ sinh học được ứng dụng vào nông, lâm nghiệp vì vậy trong khu vực nông lâm sẽ có 1 bộ phận lao động dư thừa chuyển sang hoạt động nuôi trồng thuỷ sản.
Mặt khác với diện tích lưu vực của ba sông lớn: sông Hồng, sông Đà, sông Lô và mạng lưới sông suối hồ ao phân bố đều trên khắp lãnh thổ, cộng thêm phần ruộng úng trũng không thích hợp với việc trồng lúa khoảng 3,000 ha tạo điều kiện thuận lợi thu hút lao động chuyển sang.
Nhìn chung, xu hướng chuyển dịch lao động nội bộ ngành nông nghiệp khá hợp lý, lao động trong ngành nông nghiệp chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng lao động ngành nông, lâm, tăng tỷ trọng lao động ngành thuỷ sản. Tốc độ tăng ngành thuỷ sản khá nhanh nhưng do quy mô của ngành này nhỏ nên ít có sự thay đổi về tỷ trọng, tỷ trọng lao động trong ngành ngư nghiệp chỉ dao động trong khoảng từ 1- 4%. Trong khi đó mặc dù lao động tham gia vào nông lâm nghiệp có giảm nhưng do quy mô lớn lên mức độ sụt giảm không đáng kể, nhóm ngành này vẫn giữ được tỷ trọng lao động cao ở mức 95.95%.
2.2. Ngành công nghiệp
Theo thống kê ta có bảng quy mô, cơ cấu lao động nội bộ ngành công nghiệp như sau:
Bảng 2.10: Quy mô lao động nội bộ ngành công nghiệp từ 2001- 2007
Đơn vị: người
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
Tổng
65,997
68,525
80,910
80,739
92,225
96,289
115,057
CNCB
57,205
58,941
71,239
71,709
86,105
84,235
99,158
XD
7,559
8,107
8,518
7,769
11,569
10,783
14,472
CNKT
1,233
1,478
1,153
1,315
1,551
1,272
1,426
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ
Qua điều tra trên nhận thấy rằng lao động trọng nội bộ ngành công nghiệp của tỉnh chủ yếu tập trung vào nhóm ngành công nghiệp chế biến. Nếu như năm 2001 lao động tham gia vào nhóm ngành này là 57,205 lao động thì đến năm 2007 số lao động đã tăng lên 99, 158 lao động gấp 1.73 lần so năm 2001. Tính trung bình mỗi năm lao động trong nhóm ngành này tăng 5,994 lao động. Lao động trong ngành công nghiệp khai thác mỏ, công nghiệp sản xuất ,phân phối điện và nước có mức tăng thấp nhất, năm 2005 lao động trong ngành tăng cao nhất: 1,551 lao động tăng 318 người so năm 2001 các năm còn lại tăng giảm thất thường.
Tương ứng với quy mô lao động trên là bảng cơ cấu lao động trong nội bộ ngành công nghiệp như sau:
Bảng 2.11: Quy mô cơ cấu lao động trong nội bộ ngành công nghiệp
Đơn vị: %
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
CNCB
86.678
86.013
88.047
88.757
86.778
87.481
86.182
CNXD
11.453
11.83
10.528
9.615
11.659
11.199
12.578
CNKT
1.869
2.157
1.425
1.628
1.563
1.32
1.24
Do lượng lao động tập trung hầu hết vào ngành công nghiệp chế biến lên tỷ trọng lao động ở ngành này vẫn giữ được tỷ trọng khá lớn. Năm 2004 tỷ trọng lao động của ngành công nghiệp chế biến lớn nhất 88.757%. Năm 2002 tỷ trọng lao động của ngành này ở mức thấp nhất( 86.013%). Nói tóm lại tỷ trọng lao động trong ngành không có thay đổi lớn dao động trong khoảng từ: 86.031% - 88.575%.
Lao động ngành xây dựng có xu hướng tăng dần, năm 2004 tỷ trọng lao động của ngành chỉ ở mức 9.615% thì đến năm 2007 đã tăng lên 12.578%( năm 2007). Nhìn chung sự thay đổi của ngành này không ổn dịch tốc độ tăng giảm thất thường, có năm tăng lên có năm lại giảm đi: Năm 2001-2002 tỷ trọng lao động trong ngành tăng lên,năm 2003- 2004 tỷ trọng đó lại giảm xuống nhưng từ năm 2004 thì tỷ trọng lao động trong ngành tăng đều lên.
Còn đối nhóm ngành công nghiệp khai thác lượng lao động tham gia vào nhóm ngành này chiếm tỷ trọng khá khiêm tốn. năm 2002 tỷ trọng lao động của nhóm ngành này là cao nhất nhưng cũng chỉ ở mức 2.157% đến năm 2007 đã giảm xuống 1.23%. Sở dĩ lao động ở nhóm ngành này không cao là do nguồn tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh không giàu những loại khoáng sản lớn chỉ gồm: Cao lanh, Penpát, đá vôi. Và những loại khoáng sản đó đều phân bổ ở khu vực Phía Tây của tỉnh( hữu ngạn sông Hồng) đang có hạ tầng yếu kém, nhất là giao thông lên việc khai thác trước mắt sẽ gặp khó khăn. Ngoài ra, việc lạm dụng khai thác tài nguyên sẽ dẫn đến các hậu quả xấu như: ô nhiễm môi trường, tài nguyên bị khai thác cạn kiệt không có khả năng phục hồi. Vì những nguyên nhân trên mà lao động tham gia vào nhóm ngành này hạn chế.
Hình 2.5: Chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành công nghiệp 2001- 2007
Qua đồ thị trên ta thấy, chuyển dịch lao động trong nội bộ ngành công nghiệp tiến bộ: lao động trong ngành công nghiệp chế biến vẫn chiếm tỷ trọng lớn, tỷ trọng lao động ngành xây dựng có xu hướng tăng dần lên, ngành công nghiệp khai thác vẫn ở giữ mức tỷ trọng thấp. Tuy nhiên, quá trình dịch chuyển lao động trong nội bộ ngành công nghiệp còn nhiều bất cập: lao động ngành công nghiệp chế biến, xây dựng chiếm tỷ trọng lớn nhưng không ổn định tăng giảm thất thường trong khi xu thế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá là tỷ trọng lao động của ngành công nghiệp chế biến xây dựng có xu hướng tăng theo thời gian. Điều này chứng tỏ quá trình chuyển dịch trong nội bộ ngành công nghiệp không đảm bảo tính bền vững.
2.3. Ngành dịch vụ
Nội bộ ngành dịch vụ được chia ra làm ba nhóm ngành cụ thể như sau:
- Dịch vụ kinh doanh mang tính chất thị trường( DVKD)
- Dịch vụ sự nghiệp( DVSN)
- Dịch cụ hành chính công( DVHCC)
Quy mô và cơ cấu nội bộ ngành dịch vụ của tỉnh giai đoạn 2001- 2007 cụ thể như sau:
Bảng 2.12: Quy mô lao động ngành dịch vụ giai đoạn 2001- 2007
Đơn vị: Người
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
Tổng
52,131
60,279
70,805
78,607
82,029
93,442
107,292
DVKD
25,930
31,128
38,093
45,576
50,267
59,298
71,607
DVSN
21,290
23,991
27,324
28,566
26,577
28,612
29,934
DVHCC
4,911
5,160
5,388
4,464
5,184
5,532
5,751
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ 2007
Bảng 2.13: cơ cấu lao động trong nội bộ ngành dịch vụ
Đơn vị :%
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
DVKD
49.74
51.64
53.8
57.98
61.28
63.46
66.74
DVSN
40.84
39.8
38.59
36.34
32.4
30.62
27.9
DVHCC
9.42
8.56
7.61
5.68
6.32
5.92
5.36
Qua bảng số liệu thống kê trên ta nhận thấy rằng lao động trong nhóm ngành dịch vụ kinh doanh thị trường giữ vị trí chủ đạo, so với các nhóm ngành khác nhóm ngành này chiếm tỷ trọng rất lớn nếu như năm 2001 tỷ trọng lao động tham gia vào nhóm ngành này chiếm 49.74% thì năm trong giai đoạn 2001- 2007 tỷ trọng lao động trong ngành luôn tăng và đạt mức 66.74% vào năm 2007. Sự biến động của nhóm ngành này không ổn định giao động thất thường trong khoản từ 1.9%- 3.28% nhưng cũng có năm giao động đến tận 4.18%( năm 2003- 2004). Từ năm 2001- 2007 nhóm ngành này có sự gia tăng đáng kể cả về tỷ trọng và số lao động, trung bình mỗi năm số lao động trong nhóm ngành này tăng lên 6526 lao động.
Nhóm ngành dịch vụ sự nghiệp và dịch vụ hành chính công mặc dù có sự gia tăng về lượng lao động nhưng xét về mặt tỷ trọng thì trong giai đoạn vừa qua đã giảm dần. Đối với ngành dịch vụ sự nghiệp tỷ trong lao động tham gia trong ngành đã giảm từ 40.84%( năm 2001) xuống 27.9% năm 2007 trung bình mỗi năm giảm 1.85%. Còn ngành dịch vụ hành chính công do đặc thù và tính chất riêng mà không có sự thay đổi lớn và giảm dần về tỷ trọng lao động theo thời gian.
Nói tóm lại trong giai đoạn vừa qua xu hướng chuyển dịch lao động trong nội bộ ngành dịch vụ là khá hợp lý: tỷ trọng lao động nhóm ngành dịch vụ kinh doanh mang tính chất thị trường tăng liên tục, nhóm ngành dịch vụ hành chính công và dịch vụ hành chính sự nghiệp có xu hướng giảm dần.
3. Đánh giá thực trạng và xu thế CDCCLĐ theo ngành
3.1. Thành quả đạt được
Quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động có nhiều tiến bộ tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ tăng dần, tỷ trọng lao đông nông lâm giảm dần. Số lao động chưa có việc làm giảm đáng kể năm 2001 là 24000 người thì nay đã giảm xuống còn 22000 người. Phần nào xu hướng chuyển dịch đã tuân theo được xu hướng quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Trong nội bộ các ngành ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ đã có hướng chuyển dịch hợp lý tỷ trọng lao động lớn giữ vị trí chủ đạo ở các nhóm ngành nông, lâm nghiệp, công nghiệp chế biến đặc biệt là công nghiệp nhẹ và công nghiệp chế biến nông sản: chè, hoa màu… Tỷ trọng lao động trong các ngành công nghiệp khai thác giảm dần… Nội bộ ngành dịch vụ có sự chuyển dịch hợp lý nhất tỷ trong lao động tham gia vào các ngành dịch vụ kinh doanh mang tính chất thị trường ngày càng tăng trong khi đó tỷ trọng lao động các ngành dịch vụ hành chính công và hành chính sự nghiệp giảm cả về quy mô và tỷ trọng.
Tỷ lệ chuyển dịch biến động không ổn định nhưng có xu hướng tăng lên, tỷ lệ chuyển dịch phần nào đã phản ánh đúng xu hướng chuyển dịch lao động trong giai đoạn hiện nay
3.2. Hạn chế cần khắc phục
Tốc độ dịch chuyển còn chậm: tỷ trọng lao động trong khu vực nông nghiệp - nông thôn giảm không đáng kể trong khi số lao động tuyệt đối vẫn có xu hướng tăng; tỷ lệ chuyển dịch biến động thất thường có những giai đoạn hầu như không có biến động chứng tỏ quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành không đảm bảo tính bền vững.
Cơ cấu lao động theo ngành vẫn ở trình độ thấp: Lao động trong ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao. Mặc dù đây là hạn chế của tỉnh so với cả nước nhưng về cơ bản tỷ trọng lao động lớn trong khu vực nông nghiệp phù hợp với điều kiện phát triển của tỉnh. Do là tỉnh miền núi sản xuất nông lâm nghiệp vẫn giữ vai trò chủ đạo hàng năm tỷ trọng đóng góp vào GDP của ngành nông nghiệp vẫn rất lớn. Vì vậy trong thời gian tới tỉnh cần thực hiện các chính sách, đưa khoa học kỹ thuật, áp dụng công nghệ cao vào các vùng chuyên canh, phát triển nông nghiệp tăng hàm lượng chất xám, tăng cường chuyển dịch lao động sang các khu vực công nghiệp sử dụng nhiều lao động, công nghệ không quá phức tạp, đòi hỏi lao động lành nghề không cao như các ngành công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến nông sản… Góp phần đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch đồng thời đảm tính bền vững trong chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành của tỉnh.
III. Đánh giá các nhân tố tác động đến chuyển dịch cơ cấu lao động tỉnh Phú Thọ.
1. Đánh giá các nhân tố tác động
1.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành.
Bảng 2.14: Tổng hợp kết quả tăng trưởng Phú Thọ so với miền núi phía Bắc và cả nước giai đoạn 2001- 2007
Đơn vị tính:%
Phú Thọ
Vùng núi phía Bắc
Cả nước
Toàn nền kinh tế
9.79
6.6
7.5
Nông nghiệp
7.07
4.7
3.6
Công nghiệp
12.17
8.6
10.3
Dịch vụ
12.73
6.3
7.0
Nguồn: Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Phú Thọ đến năm 2020
Từ kết quả trên cho thấy tốc độ tăng trưởng của Phú Thọ trong giai đoạn vừa qua ở mức khá so với vùng núi phía Bắc và cả nước tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng giảm tỷ trọng dần tỷ trọng lao động khu vực nông nghiệp, năm 2001 tỷ trọng lao động còn ở mức cao 80.49% thì đến năm 2007 chỉ còn ở mức 68.5% trong vòng 7 năm mà tỷ trọng lao động trong nông nghiệp đã giảm 11.99%, trung binh mỗi năm tỷ trọng nông nghiệp giảm 1.72% tỷ trọng lao động công nghiệp và dịch vụ tăng lần lượt 0.77, 0.94%.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và theo khu vực kinh tế có nhiều tiến bộ: Nếu như năm 2001 cơ cấu ngành kinh tế có tỷ lệ giữa các ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ lần lượt là: 33.1%,33.2%, 33.7% thì năm 2007 con số này đã có sự chuyển biến đáng kể: 28.2%, 38.1%, 33.7%. khu vực công nghiệp đã đẩy lùi dịch vụ và nông nghiệp để chiếm vị trí đầu tiếp đó là ngành dịch vụ. Kếi quả này tạo tiền đề thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành theo mãnh mẽ hơn. Năm 2007 là năm mà cơ cấu lao động trong các ngành có sự tiến bộ vượt bậc lao động trong ngành nông nghiệp ở mức 68.5%, tỷ trọng lao động trong khu vực công nghiệp và dịch vụ 16.3 và 15.2 so với năm 2001.
Song bên cạnh đó tốc độ phát triển của Phú Thọ vẫn còn ở mức 1 con số khoảng 9.3- 9.85( vào các năm 2001, 2002, 2003, 2005), chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm đặc biệt là cơ cấu kinh tế nông thôn đã phần nào kìm hãm chuyển dịch cơ cấu lao động trong các ngành. Tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động còn chậm, tỷ trọng lao động trong nông nghiệp còn quá lớn(68.5% ) trong khi đó tỷ trọng lao động khu vực nông nghiệp năm 2007 của cả nước là 53.9%.
1.2.Sự phát triển của các cụm khu công nghiệp
Nhờ có các chính sách ưu đãi đầu tư, sự phối hợp của các ngành, các cấp, việc thực hiện tốt cơ chế “một cửa - một đầu mối” của Ban Quản lý các Khu công nghiệp Phú Thọ cùng sự trợ giúp tích cực của các nhà đầu tư xây dựng hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp Thuỵ Vân giai đoạn I, giai đoạn II, hiện đang tiếp tục đầu tư mở rộng giai đoạn III. Hết năm 2004, khu công nghiệp Thuỵ Vân đã có 43 dự án được cấp giấy phép đầu tư với tổng số vốn là 113,89 triệu USD và 555,21 tỷ đồng, hơn 20 dự án đã đi vào sản xuất, thu hút lượng lớn lao động. Tỷ trọng lao động tham gia trong ngành nông nghiệp ra tăng đáng kể. Năm 2002 tỷ trọng lao động tham gia khu vực này là 10.72% thì đến năm 2004 đã tăng lên mức 12.51%, tỷ trọng lao động nông nghiệp giảm từ 79.85% xuống 75.2%
Vào năm 2005 một số hạng mục chính của khu công nghiệp Thuỵ Vân, khu công nghiệp đô thị dịch vụ Thụy Vân, khu công nghiệp Trung Hà tạo điều kiện giải quyết công ăn việc làm cho người lao động thu hút lượng lớn lao động từ các khu vực khác sang. Năm 2006, 2007 khi hầu hết các dự án trong các khu công nghiệp lần lượt được đưa vào sản suất thì tỷ trọng lao động trong công nghiệp đã gia tăng đáng kể: 16.3% so với cả nước con số này không phải thấp năm 2007 tỷ trọng lao động trong các ngành công nghiệp của cả nước là 19.98%
Nhưng do các khu công nghiệp này hầu hết tập trung ở thị xã Phú Thọ và thành phố Việt Trì,ở nông thôn và các khu vực miền núi thì hầu như không có các khu cụm công nghiệp vì vậy mà tỷ trọng lao động trong nông nghiệp vẫn ở mức cao.
1.3. Quy mô,chất lượng lao động
Hết năm 2007 dân số toàn tỉnh là 1348800 người mật độ 382 người/ km2. Toàn tỉnh có 741700 người trong độ tuổi lao động trong đó số lao động có việc làm là 7058871 người, chiếm 52.33% so vói tổng số dân tăng so với năm 2001 16.58%.
Về trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động năm 2007 số lao động qua đào tạo là 28% trong đó 19% là công nhân kỹ thuật. Các con số này rất thấp số lao động có trình độ chuyên môn còn quá ít, quá thiếu so với yêu cầu. Lao động có chuyên môn chủ yếu tập trung ở thành thị, trong khi lao động ngành nông nghiệp tỷ trọng lớn nhưng số lao động qua đào tạo lại rất thấp, hệ quả tất yếu năng suất lao động thấp không tạo ra dư thừa để lao động có khả năng chuyển sang hoạt động ở khu vục khác.
Lấy ngành du lịch làm ví dụ số lao động làm việc trong ngành dịch vụ du lịch còn quá ít, chất lượng lao động có tăng qua các năm song chất lượng lao động vẫn còn rất hạn chế. Số lao động được đào tạo chuyên ngành du lịch còn thấp, phần lớn lao động có trình độ trung cấp, sơ cấp và đào tạo ngắn hạn. số lao động phổ thông chiếm tỷ lệ cao:
Bảng 2.15: Chất lượng lao động du lịch Phú Thọ giai đoạn 2001- 2007
Đơn vị: người
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
Tổng
395
525
547
686
739
832
954
ĐH
22
54
58
61
72
90
105
CĐ-TC
143
172
194
208
221
254
294
LĐPT
230
299
322
417
446
488
555
Nguồn: Sở thương mại và du lịch tỉnh Phú Thọ
Nói tóm lại, hiện nay trên địa bàn tỉnh đang thiếu những cán bộ quản lý doanh nghiệp giỏi, nghệ nhân và công nhân lành nghề, lao động còn mang nặng tính thủ công, tác phong công nghiệp chưa cao những hạn chế đó là nguyên nhân trục tiếp kìm hãm tốc độ chuyển dịch lao động của tỉnh
2. Nguyên nhân của những hạn chế trên
2.1. Tốc độ đô thị hoá chậm
Quá trình đô thị hóa trên địa bàn tỉnh giai đoạn vừa qua còn rất chậm theo điều đó được thể hiện rất rõ trong bảng sau:
Bảng 2.16: Cơ cấu dân số theo khu vực cư trú qua các năm
Đơn vị: %
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
Tổng
100
100
100
100
100
100
100
Thành thị
14.4
14.6
14.8
15.1
15.7
16.1
16.4
Nông thôn
85.6
85.4
85.2
84.9
84.3
83.9
83.6
Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Phú Thọ đến 2020
Từ kết quả phân tích cho thấy tốc độ đô thị hoá trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2001- 2002 diễn ra rất chậm. Nếu như năm 2001 dân cư cư trú ở khu vực nông thôn là 85.6% thì đến năm 2007 tỷ lệ này vẫn ở mức cao 83.6%.
So với toàn vùng tỷ lệ đô thị hoá của Phú Thọ thuộc loại không cao, chỉ nhỉnh hơn so với mức trung bình của vùng trung du miền núi Phía Bắc, và thấp hơn nhiều so với mức trung bình của cả nước:
Bảng 2.17: So sánh tỷ lệ đô thị hoá giữa Phú Thọ với vùng TDMNPB và cả nước
Năm
Tỷ lệ dân số đô thị %
Tỷ lệ đô thị hoá của tỉnh so với vùng và cả nước
Phú Thọ
Cả nước
Vùng TDMNPB
So với vùng
So với cả nước
2001
14.4
24.74
14
102.86
58.21
2007
16.4
27.44
15.25
107.54
59.77
Nguồn: Báo cáo quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Phú Thọ đến 2020
Quá trình đô thị hóa là quá trình tập trung dân cư đô thị, dịch chuyển lao động từ nông thôn ra thành thị hay nói cách khác đây là quá trình dịch chuyển lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp và dịch vụ. Tốc độ đô thị hoá chậm thì hệ quả tất yếu sẽ là kìm hãm sự dịch chuyển cơ cấu lao động: Tỷ lệ lao động trong ngành nông nghiệp vẫn ở mức cao, lao động trong ngành công nghiệp và dịch vụ vẫn ở mức thấp. Không tạo ra sự thay đổi cơ cấu lao động ngành hoặc nếu có thì sự thay đổi đó cũng rất chậm.
Quy mô và tốc độ đô thị hoá của Phú Thọ rất chậm gây ra bất lợi cho quá trình dịch chuyển cơ cấu lao động của địa phương. Trong thời gian tới tỉnh cần tăng cường các chính sách đầu tư phát triển các đô thị, xây dựng đô thị hạt nhân làm đầu tàu gây hiệu ứng lan toả nhằm thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn và thành thị.
2.2. Quá trình phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp còn nhiều hạn chế.
Các cụm công nghiệp khu công nghiệp phân bổ không đều phần lớn tập trung ở thành phố Việt Trì và thị xã Phú Thọ. Số lượng các khu công nghiệp còn ít toàn tỉnh có 4 khu công nghiêp:
Khu công nghiệp Thụy Vân
Khu công nghiệp Trung Hà
Khu công nghiệp Đồng Lạng
Khu công nghiệp Bạch Hạc
Việc bố trí xây dựng xí nghiệp trong các khu công nghiệp không hợp lý, khu công nghiệp nằm xen kẽ khu dân cư, không tách biệt thành phố. Đất dân cư và dất công nghiệp xen kẽ nhau trong khu công nghiệp nên gặp khó khăn trong việc cải tạo. Trang thiết bị cũ kỹ, công nghệ lạc hậu, nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao.
Vì vậy trong thời gian tới tỉnh phải nghiên cứu sắp xếp các doanh nghiệp theo hướng: doanh nghiệp sản xuất kém không phù hợp với cơ chế thị trường thì chuyển hướng sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp có công nghệ cũ nát gay ô nhiễm thì giải thể,hoặc đầu tư đổi mới công nghệ… nhằm phát huy lợi thế sẵn có của các khu công nghiệp vào phát triển kinh tế thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hóa.
2.3 Tốc độ phát triển ngành dịch vụ còn chậm
Do đặc thù là một tỉnh miền núi địa bàn rộng bị chia cắt giữa các vùng, mặc dù đã đạt tốc độ phát triển ngành dịch vụ 12.1%/ năm nhưng mạng lưới thương mại, dịch vụ lại tập trung phần lớn ở thị xã Phú Thọ, thành phố Việt Trì chỉ đáp ứng được nhu cầu cho nhân dân thành thị mà chưa đáp ứng được nhu cầu khu vực nông thôn, các xã miền núi trên địa bàn tỉnh( 31 xã đặc biệt khó khăn). Hoạt động thông thương trao đổi hàng hoá giữa các vùng trên địa bàn tỉnh nhất là các xã miền núi còn gặp nhiều khó khăn. Do mạng lưới thương mại dịch vụ còn ít nên lượng lao động tham gia vào khu vực thương mại dịch vụ còn thấp. tỷ trọng lao động của ngành trong cơ cấu ngành kinh tế còn thấp năm 2007 chỉ ở mức 15.2% thấp hơn nhiều so với cả nước, năm 2007 tỷ trọng lao động hoạt động trong khu vực dịch vụ là 26.12%. Trong thời gian tới tỉnh cần trú trọng đến công tác quy hoạch mạng lưới thương mại, dịch vụ trên địa bàn các xã nông thôn, miền núi. Hình thành các cụm kinh tế công nghiệp thương mại dịch vị đặt ở trung tâm các huyện, trung tâm các cụm xã có điều kiện giao thông thuận tiện.
Khi mạng lưới này trở lên rộng khắp tạo điều kiện phát triển ngành dịch vụ của địa phương, góp phần đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo ngành theo hướng phù hợp.
2.4. Công tác đào tạo nghề còn nhiều bất cập
Mạng lưới đào tạo phân bổ không đều, còn 6 huyện chưa có cơ sở dạy .Toàn tỉnh hiện có 31 cơ sở đào tạo nghề, trong đó có 22 cơ sở công lập gồm: 1 trường đại học, 6 trường Cao đẳng, 8 trường THCN và trung cấp nghề, 7 trung tâm dạy nghề và trung tâm giới thiệu việc làm; 9 cơ sở đào tạo tư thục và một số doanh nghiệp có cơ sở dạy nghề. Tuy nhiên, sự phân bố mạng lưới các cơ sở dạy nghề không đều trên địa bàn toàn tỉnh, chủ yếu tập trung tại Việt Trì, TX Phú Thọ…Quy mô đào tạo của một số trường THCN của tỉnh mới ở mức trung bình so với các trường trong cả nước, mạng lưới đào tạo phân bổ không đều, còn 6 chưa có cơ sở dạy nghề nên việc dạy nghề cho lao động nông thôn miền núi gặp khó khăn
Các doanh nghiệp hiện không có cơ sở đào tạo nâng cao tay nghề, chuyển giao kỹ thuật mới cho người lao động,. Học sinh tốt nghiệp các trường còn thiếu kiến thức thực tế, tay nghề thấp, nhiều học sinh tốt nghiệp khi vào làm việc tại doanh nghiệp vẫn phải bổ túc lại tay nghề, chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường lao động
Ò Công tác đào tạo thiếu và yếu cả về số lượng và chất lượng tác động đến xu hướng chuyển dịch lao động theo ngành: trong khu vực công nghiệp lao động không đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp, trong nông nghiệp lao động không có khả năng tiếp cận kỹ thuật mới, lao động vẫn mang tính chất thủ công năng suất lao động nông nghiệp thấp. Những yếu tố đó là nguyên nhân kìm hãm chuyển dịch cơ cấu lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp.
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRONG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG CỦA TỈNH GIAI ĐOẠN 2010 – 2015 ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CỦA CNH -HĐH
I. Quan điểm và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội và chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành của tỉnh đến năm 2015
1. Quan điểm, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội
1.1. Quan điểm
Phát triển kinh tế nhanh nhưng phải hiệu quả bền vững, phấn đấu nâng cao chất lượng tăng trưởng để thu hẹp mức chênh lệch so với cả nước về GDP/ người. Có được điều này sẽ đáp ứng lòng dân và tạo ra sự ổn định trong xã hội để tiếp tục tăng trưởng. Duy trì và phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần gắn với thị trường tiêu thụ. Vượt qua khó khăn, thử thách đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế để nhanh chóng thoát nghèo.
Chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế linh hoạt phù hợp với thị trường. Cải thiện chất lượng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội nâng cao mức sống nhân dân và đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Chủ động khai thác phát huy tốt nguồn lực bên trong và bên ngoài để bứt nhanh nền kinh tế. Trên cơ sở phát huy cả nội lực và ngoại lực, sử dụng hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh của tỉnh là vị trí địa lý, tài nguyên đất nông, lâm, ngư nghiệp và nguồn nhân lực để phát triển hàng hoá quy mô ngày càng lớn, có được nhiều giá trị nhất tạo ra trên mỗi ha đất và đạt năng suất lao động ở mức cao.
1.2. Mục tiêu phát triển
1.2.1 Mục tiêu dài hạn đến năm 2020
Để xứng đáng là đất tổ Hùng Vương phấn đấu tích cực đẩy nhanh kinh tế,tráng tụt hậu đến năm 2020 đạt GDP/ người gấp 7 lần 2000. Kết cấu kạ tầng kinh tế xã hội tương đối hiện đại và đồng bộ. Nâng cao mức sống người dân, cải thiện chất lượng y tế, giáo dục, đào tạo.
Đổi mới đào tạo nghề cho người lao động phấn đấu đến năm 2020 lao động có tay nghề đạt tỷ lệ 50- 60% đáp ứng được nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Giải quyết việc làm cho số lao động tăng thêm khoảng 68- 70 nghìn lao động.
1.2.2.Mục tiêu cụ thể
- Phấn đấu tốc độ tăng trưởng thời kỳ 2010- 2020 lên đến 12% thu hẹp khoảng cách chênh lệch GDP/ người so với cả nước. Năm 2010 GDP/ người đạt ít nhất 81.4% , năm 2020 đạt trên 131% so với cả nước.
- Phấn đấu năm 2010, 2020 cơ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- A6194.DOC