Tài liệu Đề tài Đánh giá sơ bộ hiệu quả kinh tế, xã hội của việc thay thế công nghệ xử lý bụi ướt bằng công nghệ xử lý bụi khô ở Xí nghiệp luyện gang Cao Bằng: MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh nền kinh tế đất nước đang trên đà phát triển, công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đã và đang diễn ra sôi nổi và là động lực của sự tăng trưởng kinh tế thì kinh tế địa phương giữ một vai trò hết sức quan trọng. Mỗi địa phương phát triển, trước hết làm cho cuộc sống của người dân được nâng cao, hơn nữa nó góp phần vào sự phát triển kinh tế chung của cả nước. Chính vì lẽ đó mỗi địa phương đã bằng việc khai thác những tiềm lực sẵn có, những lợi thế cũng như thu hút đầu tư từ bên ngoài vào để phát triển địa phương mình. Và cho đến nay có rất nhiều minh chứng cụ thể và khá rõ nét về điều này trong thực tế.
Với nguồn tài nguyên khoáng sản khá phong phú cùng chính sách phát triển công nghiệp chung của cả nước và của địa phương, Cao Bằng đã nỗ lực khai thác thế mạnh đó của mình, nhiều điểm mỏ khai thác khoáng sản hoạt động mạnh kèm theo đó là hoạt động chế biến khoáng sản cũng phát triển. Những hoạt động này đã đóng góp lớn cho phát triển kinh tế của tỉnh, t...
72 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1041 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Đánh giá sơ bộ hiệu quả kinh tế, xã hội của việc thay thế công nghệ xử lý bụi ướt bằng công nghệ xử lý bụi khô ở Xí nghiệp luyện gang Cao Bằng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh nền kinh tế đất nước đang trên đà phát triển, công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đã và đang diễn ra sôi nổi và là động lực của sự tăng trưởng kinh tế thì kinh tế địa phương giữ một vai trò hết sức quan trọng. Mỗi địa phương phát triển, trước hết làm cho cuộc sống của người dân được nâng cao, hơn nữa nó góp phần vào sự phát triển kinh tế chung của cả nước. Chính vì lẽ đó mỗi địa phương đã bằng việc khai thác những tiềm lực sẵn có, những lợi thế cũng như thu hút đầu tư từ bên ngoài vào để phát triển địa phương mình. Và cho đến nay có rất nhiều minh chứng cụ thể và khá rõ nét về điều này trong thực tế.
Với nguồn tài nguyên khoáng sản khá phong phú cùng chính sách phát triển công nghiệp chung của cả nước và của địa phương, Cao Bằng đã nỗ lực khai thác thế mạnh đó của mình, nhiều điểm mỏ khai thác khoáng sản hoạt động mạnh kèm theo đó là hoạt động chế biến khoáng sản cũng phát triển. Những hoạt động này đã đóng góp lớn cho phát triển kinh tế của tỉnh, tuy nhiên bên cạnh đó, nó cũng tạo ra những tác động tiêu cực tới môi trường. Đặc biệt khi môi trường nền càng tốt thì lại càng nhạy cảm với bất kỳ một hoạt động nào dù nhỏ ảnh hưởng đến nó. Do vậy, hoạt động khai thác chế biến khoáng sản ở Cao Bằng đã góp phần không nhỏ làm cho thực trạng môi trường nơi đây trở nên xấu đi, đáng chú ý hơn cả là môi trường nước và không khí. Xung đột giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường đặt ra yêu cầu cần phải được giải quyết ngay, đó là: Làm sao để có thể phát triển kinh tế một tỉnh nghèo miền núi theo đà phát triển chung của cả nước mà vẫn giữ được sự trong lành của môi trường nơi đây.
Trên thực tế có nhiều biện pháp ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm môi trường hữu hiệu, mà các biện pháp này xuất phát từ chính những thay đổi nhỏ trong hành vi sinh hoạt hay sản xuất kinh doanh của con người, nó vừa bảo vệ môi trường đồng thời cũng là vì lợi ích của ngay chính bản thân họ. Nhằm thấy rõ điều này liên quan đến hoạt động chế biến khoáng sản tại Cao Bằng, em chọn đề tài “Đánh giá sơ bộ hiệu quả kinh tế, xã hội của việc thay thế công nghệ xử lý bụi ướt bằng công nghệ xử lý bụi khô ở Xí nghiệp luyện gang Cao Bằng”
Đối tượng nghiên cứu: Xí nghiệp luyện gang Cao Bằng.
Phạm vi nghiên cứu:
- Nghiên cứu hoạt động sản xuất của Xí nghiệp.
- Nghiên cứu công nghệ xử lý bụi.
- Phân tích chi phí, lợi ích của việc thay đổi công nghệ xử lý bụi.
Mục đích nghiên cứu:
- Nghiên cứu đề tài này nhằm chỉ ra lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường đạt được khi thay đổi công nghệ xử lý bụi.
- Chứng minh để thấy rõ việc chú ý đầu tư trong sản xuất nhằm bảo vệ môi trường là hoàn toàn có lợi chứ không phải là một gánh nặng của doanh nghiệp, nó không chỉ đem lại lợi ích về mặt môi trường mà còn về mặt kinh tế, xã hội.
Phương pháp nghiên cứu:
- Phân tích chi phí lợi ích.
- Tổng hợp, khái quát.
- Kế thừa các kết quả nghiên cứu có sẵn.
- Điều tra thực tế, phỏng vấn.
Kết cấu nội dung chuyên đề:
Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội của việc thay đổi một công nghệ.
Chương II: Hiện trạng sản xuất và các vấn đề môi trường của Xí nghiệp luyện gang Cao Bằng.
Chương III: Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội của việc thay thế công nghệ xử lý bụi ướt bằng công nghệ xử lý bụi khô của Xí nghiệp luyện gang Cao Bằng.
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, em còn nhận được sự ủng hộ và giúp đỡ hết sức nhiệt tình từ rất nhiều phía. Nhân đây, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới những người trực tiếp cũng như gián tiếp giúp đỡ để em có được kết quả như ngày hôm nay:
TS Lê Hà Thanh, Giảng viên khoa KTQLMT&ĐT, Trường ĐHKTQD.
ThS Huỳnh Thị Mai Dung, Giảng viên khoa KTQLMT&ĐT, Trường ĐHKTQD.
KS Nông Ngọc Bộ, Cán bộ phòng Luyện kim và Cơ khí, Công ty Khoáng sản và Luyện kim Cao Bằng. Cùng các cán bộ khác thuộc phòng Luyện kim và Cơ khí, phòng Kế hoạch Tài chính, phòng Tổ chức, Xí nghiệp luyện gang, Công ty Khoáng sản và Luyện kim Cao Bằng.
Em xin chân thành cảm ơn!
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ĐÁNH GIÁ
HIỆU QUẢ KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA VIỆC THAY ĐỔI
MỘT CÔNG NGHỆ
I. HIỆU QUẢ KINH TẾ, XÃ HỘI
1.1. Khái niệm chung về hiệu quả
Khi ra quyết định cho một hành động nào đó, người ta thường cân nhắc dựa vào việc tính toán hiệu quả của hành động đó. Đó là việc xác định các kết quả hay lợi ích thu được và các chi phí bỏ ra để có được lợi ích đó, tính toán chênh lệch giữa lợi ích và chi phí sẽ xác định được hiệu quả. Như vậy, hiệu quả là kết quả thu được sau khi đã tính đến tất cả chi phí, thiệt hại, là sự so sánh giữa kết quả và chi phí, sự so sánh này có thể là tuyệt đối hay tương đối.
Chúng ta sẽ lựa chọn phương án hành động mà nó đem lại hiệu quả, hoặc trong trường hợp có nhiều phương án thay thế lẫn nhau thì phương án nào có hiệu quả cao nhất sẽ là phương án được chọn. Như vậy, hiệu quả chính là chỉ tiêu để đánh giá phương án hành động.
Hiệu quả = Kết quả- Chi phí (Hiệu quả tuyệt đối)
Hay: Hiệu quả = Kết quả/Chi phí (Hiệu quả tương đối)
Khi đánh giá phương án, việc sử dụng một trong hai hiệu quả tuyệt đối hay tương đối đều không đem lại một sự lựa chọn chính xác mà ta nên kết hợp cả hai.
Phân biệt hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế quốc dân:
Hiệu quả tài chính hay hiệu quả sản xuất - kinh doanh là hiệu quả về mặt kinh tế xét trong phạm vi doanh nghiệp. Nó phản ánh mối quan hệ giữa lợi ích và chi phí mà chỉ liên quan đến doanh nghiệp, mà ta biết mục tiêu hàng đầu của mỗi doanh nghiệp đều là lợi nhuận kinh tế, do đó lợi ích và chi phí ở đây chỉ xét khía cạnh kinh tế, xét những gì liên quan đến doanh nghiệp, những gì doanh nghiệp trực tiếp bỏ ra và trực tiếp thu được.
Hiệu quả kinh tế quốc dân hay hiệu quả kinh tế xã hội là hiệu quả xem xét trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế, trên quan điểm của toàn xã hội. Chi phí ở đây là những gì mà cả nền kinh tế, cả xã hội bỏ ra hay mất đi, còn lợi ích là tổng hợp của tất cả những lợi ích đem lại cho toàn bộ thành viên trong xã hội, dù họ có hay không phải bỏ ra chi phí, chịu thiệt hại trực tiếp từ hoạt động đang xét.
Hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế quốc dân có mối quan hệ với nhau, đó là mối quan hệ giữa bộ phận và tổng thể. Hiệu quả tài chính là mục tiêu của doanh nghiệp, xét trên quan điểm doanh nghiệp, còn hiệu quả kinh tế quốc dân là mục tiêu của toàn xã hội, xét trên quan điểm xã hội. Chúng có những điểm khác nhau nhưng lại thống nhất với nhau. Giống nhau ở điểm chúng đều là mục tiêu cần đạt tới trong suốt quá trình hoạt động của các đối tượng chủ thể, bất cứ hoạt động nào của con người cũng đều hướng tới việc đạt được mục tiêu hiệu quả. Chúng khác nhau ở các đối tượng được được hưởng hiệu quả đó, cụ thể là: Đối với hiệu quả tài chính, đối tượng hưởng hiệu quả là các cá nhân, đơn vị doanh nghiệp, còn hiệu quả kinh tế quốc dân đối tượng hưởng hiệu quả là toàn xã hội trong đó có cả các cá nhân và đơn vị kinh doanh
Xét về mặt nội dung của hiệu quả thì có hiệu quả kinh tế, hiệu quả môi trường và hiệu quả xã hội. Đó là khi các mục tiêu kinh tế, xã hội, môi trường của hoạt động hay dự án đạt được.
1.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế: mức tăng thu nhập, lợi nhuận, mức tăng trưởng kinh tế, tăng sản lượng, chất lượng sản phẩm...
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội: mức cải thiện đời sống vật chất cho người dân, mức nâng cao trình độ văn hoá, giáo dục, chăm sóc sức khoẻ người dân, tỷ lệ người trong độ tuổi lao động có việc làm, tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ dân nghèo, đói, chỉ số phát triển con người HDI...
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả môi trường: mức cải thiện chất lượng các thành phần môi trường, số người dân được hưởng các dịch vụ vệ sinh môi trường, mức thay đổi đa dạng sinh học, tăng giảm các giống loài động thực vật, tỷ lệ che phủ rừng...
II. THAY ĐỔI CÔNG NGHỆ VÀ HIỆU QUẢ CỦA VIỆC THAY ĐỔI CÔNG NGHỆ
2.1. Khái niệm công nghệ và thay đổi công nghệ
Có nhiều cách hiểu về công nghệ, theo định nghĩa của Uỷ ban kinh tế và xã hội khu vực Châu Á Thái Bình Dương (ESCAP): Công nghệ là kiến thức có hệ thống về quy trình và kỹ thuật dùng để chế biến vật liệu và thông tin. Nó bao gồm kiến thức, kỹ năng, thiết bị, phương pháp và các hệ thống dùng trong việc tạo ra hàng hoá và cung cấp dịch vụ. Theo định nghĩa này, công nghệ được sử dụng cả trong hoạt động sản xuất vật chất và trong các lĩnh vực hoạt động xã hội.
Trong hoạt động sản xuất, công nghệ thường được hiểu là quá trình tiến hành một công đoạn sản xuất, là thiết bị để thực hiện một công việc. Công nghệ là tập hợp các phương pháp gia công, chế tạo, làm thay đổi trạng thái, tính chất, hình dạng nguyên vật liệu hay bán thành phẩm sử dụng trong quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh. Đó là công nghệ để sản xuất ra sản phẩm. Hiện nay, khi mà vấn đề chất thải trong sản xuất ngày càng trở nên quan trọng và đáng lưu tâm thì công nghệ còn áp dụng trong việc xử lý chất thải, gọi là giải pháp công nghệ trong quản lý môi trường. Công nghệ gồm bốn thành phần chính là kỹ thuật, con người, tổ chức và thông tin.
Thay đổi công nghệ hiện nay nói chính xác hơn là đổi mới công nghệ - cấp cao nhất của thay đổi công nghệ. Đổi mới công nghệ trong nó đã bao hàm sự cải thiện, tốt hơn và phát triển hơn so với công nghệ cũ. Đổi mới công nghệ là việc thay thế phần quan trọng (cơ bản, cốt lõi) hay toàn bộ công nghệ đang sử dụng bằng một công nghệ khác tiên tiến hơn, hiệu quả hơn. Nó mang lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế và là động lực quan trọng của phát triển kinh tế xã hội.
Từ trước đến nay đổi mới công nghệ là để nhằm giải quyết các bài toán tối ưu các thông số sản xuất như năng suất, chất lượng, hiệu quả…Công nghệ có tính hai mặt, bên cạnh việc tạo ra những lợi ích to lớn thì nó cũng gây ra chi phí khá lớn, đó chính là sự đánh đổi. Một trong những mặt trái của việc sử dụng công nghệ là về góc độ môi trường, đặc biệt là về vấn đề ô nhiễm môi trường. Chính do các tác động tiêu cực đó cho nên cùng với quá trình tạo ra của cải vật chất cho xã hội, nó cũng tạo ra chi phí cho xã hội. Một trong những mục tiêu quan trọng của đổi mới công nghệ là thân thiện hơn với môi trường, tạo điều kiện phát triển bền vững cụ thể là giảm thiểu những tác động tiêu cực tạo ra cho môi trường và xã hội. Đây là một mục tiêu quan trọng của quản lý công nghệ tầm vĩ mô. Nhờ đổi mới công nghệ theo hướng này làm giảm cường độ tác động tiêu cực tới môi trường cụ thể như giảm lượng chất độc hại vào môi trường, tiêu hao ít nguyên nhiên vật liệu mà chủ yếu là lấy từ môi trường tự nhiên.
Đổi mới công nghệ là một tất yếu bởi công nghệ cũng là một sản phẩm, nó cũng tuân theo quy luật chu trình sống của sản phẩm, tức là nó được sinh ra, phát triển và suy vong. Các nhà quản lý nếu không muốn doanh nghiệp mình bị đào thải trên thị trường thì phải không ngừng đổi mới công nghệ, đây là việc làm hoàn toàn phù hợp với quy luật phát triển.
Như vậy đổi mới công nghệ là để tồn tại. Ngoài ra, đổi mới công nghệ còn do các lợi ích khác nhau cho chính doanh nghiệp đổi mới nói riêng cũng như cho toàn xã hội nói chung. Sau đây là các lợi ích của đổi mới công nghệ đối với cơ sở đổi mới công nghệ:
- Cải thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm
- Duy trì và củng cố thị phần
- Mở rộng thị phần của sản phẩm
- Mở rộng phẩm cấp sản phẩm, tạo thêm chủng loại sản phẩm
- Đáp ứng được các quy định, tiêu chuẩn, luật lệ
- Giảm tiêu hao nguyên vật liệu, năng lượng
- Cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao độ an toàn sản xuất cho người và thiết bị
- Giảm tác động xấu tới môi trường sống...
2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của việc thay đổi một công nghệ
Hiện nay chúng ta đang sống trong thời đại không thể thiếu công nghệ, đặc biệt là công nghệ trong hoạt động sản xuất, trong hoạt động thông tin. Công nghệ đóng một vai trò cực kỳ to lớn làm thay đổi bộ mặt cuộc sống.
Tại sao cần thay đổi công nghệ? Như đã nói ở trên, một công nghệ có thể phù hợp với đối tượng nào đó và ở một giai đoạn nào đó và sau đó nó trở nên không phù hợp nữa. Sự phát triển của một công nghệ có quy luật biến đổi theo thời gian, và chúng ta cần biết được lúc nào thì công nghệ nên được thay đổi và việc thay đổi đó có đem lại hiệu quả theo như mục tiêu của quyết định thay đổi đã đề ra hay không. Muốn vậy thì cần thiết phải có một phân tích, đánh giá hiệu quả của sự thay đổi. Đánh giá đầy đủ hiệu quả của đổi mới công nghệ là một công việc khó khăn, do những lợi ích và kết quả của đổi mới công nghệ rất đa dạng, trong đó có những lợi ích không thể đánh giá một cách chính xác được. Hiệu quả đổi mới công nghệ được xác định:
Hiệu quả = Lợi ích/Chi phí = (VA1- VA2)/(CT + CH + CI + CO)
Trong đó lợi ích của đổi mới được đánh giá thông qua so sánh giá trị gia tăng của doanh nghiệp trước (VA2) và sau khi đổi mới (VA1). Các chi phí cho đổi mới thể hiện ở các chi phí đầu tư cho các thành phần của công nghệ:
CT: chi phí đổi mới phần kỹ thuật
CH: chi phí đào tạo nhân lực cho kỹ thuật mới
CI: chi phí cho thông tin, tư vấn, bí quyết
CO: chi phí cải tạo bộ máy quản lý
Cụ thể hiệu quả của đổi mới công nghệ thể hiện ở các chỉ tiêu như:
- Mức giảm tiêu hao nguyên, nhiên liệu, năng lượng
- Mức tăng năng suất
- Mức độ giảm thiểu ô nhiễm môi trường
- Mức độ nâng cao chất lượng sản phẩm
- Mức giải phóng lao động chân tay
- Mức chênh lệch các giá trị hiệu quả sản xuất kinh doanh như chênh lệch sản lượng, lợi nhuận, doanh thu…
- Sự thay đổi hình ảnh của doanh nghiệp sau khi thay đổi công nghệ...
III. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH CHI PHÍ, LỢI ÍCH
3.1. Tổng quan về phương pháp phân tích chi phí, lợi ích
Để xác định tính hiệu quả của hoạt động, dự án, có hai phương pháp phân tích thường được sử dụng là phân tích kinh tế và phân tích tài chính.
Phân tích tài chính là phân tích đứng trên giác độ của cá nhân, của chủ đầu tư với mục tiêu là đạt được lợi nhuận tối đa. Nó tập trung vào phân tích giá thị trường và các dòng tiền tệ.
Phân tích kinh tế, xã hội được sử dụng để phân tích các hoạt động, dự án đứng trên giác độ của toàn bộ nền kinh tế quốc dân, mục tiêu của nó là tối đa hoá thu nhập quốc dân. Phân tích kinh tế trong đó đã bao hàm cả phân tích tài chính đồng thời xét các chi phí và lợi ích về xã hội và môi trường ảnh hưởng tới hoạt động, dự án mặc dù chúng có thể không được phản ánh trên thị trường.
Phân tích tài chính cho ta xem xét được hiệu quả tài chính, còn phân tích kinh tế xã hội cho phép ta xem xét hiệu quả kinh tế quốc dân.
Phân tích chi phí lợi ích là một phương pháp phân tích kinh tế, bản chất là sử dụng đồng tiền làm thước đo các mức độ tác động tích cực và tiêu cực đến môi trường, xã hội.
Phân tích chi phí, lợi ích xuất phát từ ý niệm của con người là phải cân bằng giữa lợi ích thu được và chi phí bỏ ra hay thiệt hại, sự mất đi lợi ích trước khi đưa ra bất kỳ một quyết định nào. Theo đó thì lợi ích thu được bao giờ cũng phải lớn hơn chi phí bỏ ra mới là tốt, hoặc nếu lợi ích không bù đắp được toàn bộ chi phí thì phương án nào bù đắp được nhiều nhất là tốt nhất. Đối với cá nhân thì mưu cầu lợi ích là điều khá rõ ràng, còn đối với xã hội thì cũng không có sự khác biệt, vì lợi ích của xã hội xét cho cùng đều là lợi ích của mỗi cá nhân, xã hội có lợi thì cá nhân được hưởng và mỗi khi cá nhân có lợi thì toàn xã hội có lợi.
Do đó trong tất cả các hoạt động, đặc biệt là liên quan nhiều đến xã hội, vì lợi ích xã hội thì việc cân nhắc chi phí lợi ích trước khi thực hiện là một việc làm cần thiết và quan trọng. Một hoạt động có hiệu quả tức là đem lại lợi ích sẽ được chấp nhận. Phương pháp phân tích chi phí, lợi ích là một phương pháp để đánh giá hiệu quả của các hoạt động đó, ưu điểm của nó là không chỉ xác định chi phí lợi ích về mặt tài chính mà còn mặt xã hội và môi trường.
Nguyên tắc đánh giá, lựa chọn là:
Trong đó NPV: Giá trị hiện tại ròng
Bt: Lợi ích thu được ở thời điểm t
Ct: Chi phí bỏ ra để thu được lợi ích ở thời điểm t
r: Tỷ suất chiết khấu
n: số năm hoạt động của dự án
Trong phân tích chi phí lợi ích, để nhấn mạnh chi phí và lợi ích môi trường, người ta tách yếu tố môi trường ra, khi đó:
Et: chi phí hay lợi ích môi trường ở thời điểm t
Chi phí và lợi ích ở đây được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cả chi phí và lợi ích về tài nguyên, môi trường của các thành viên trong xã hội, do đó còn gọi là phân tích chi phí lợi ích mở rộng.
Ứng dụng thực tiễn: phân tích chi phí lợi ích mở rộng được tiến hành trên cơ sở cộng tác nhiều lĩnh vực khác nhau. Điều khó nhất ở đây là quyết định chọn những tác động nào đến tài nguyên và môi trường để đưa vào phân tích và bằng cách nào có thể định lượng cũng như định giá các tác động đó.
Một số điểm quan trọng cần lưu ý khi phân tích chi phí lợi ích:
Bắt đầu từ những ảnh hưởng đến môi trường dễ nhận biết và dễ đánh giá nhất
Tính đối xứng của phân tích chi phí lợi ích: một lợi ích bị bỏ qua thì chính là chi phí và ngược lại, tránh được một chi phí thì là một lợi ích. Do đó phải luôn chú ý tới khía cạnh lợi ích của bất cứ hành động nào.
Phân tích kinh tế cần được tiến hành với cả hai trường hợp: có và không có dự án
Mọi giả thiết phải đưa ra một cách thật rõ ràng
Khi không thể sử dụng giá cả thị trường thì có thể sử dụng giá bóng.
3.2. Các bước phân tích chi phí, lợi ích
Có nhiều cách phân chia các bước thực hiện phân tích chi phí lợi ích, song chung quy lại bao gồm các bước sau:
Bước 1: Trước hết cần xác định các đối tượng liên quan đến hoạt động mà ta đang tiến hành phân tích chi phí, lợi ích và tiếp đó là phân định chi phí và lợi ích thuộc về ai, về đối tượng liên quan nào. Đây là bước đầu tiên quan trọng làm cơ sở để chúng ta có cách nhìn nhận khá toàn diện đối với việc phân bổ nguồn lực, mỗi một sự phân định có một thay đổi về chi phí và lợi ích. Bước này làm nền tảng cho các kết quả sau này. Chi phí và lợi ích trên quan điểm toàn cầu hay quan điểm địa phương, quan điểm cá nhân hay quan điểm xã hội đều có những khác biệt làm ảnh hưởng đến kết quả phân tích về sau, có trường hợp lợi ích đối với cá nhân nhưng lại là chi phí đối với xã hội, và ngược lại. Chính vì lẽ đó, việc phân định ngay từ đầu chi phí và lợi ích là hết sức quan trọng.
Bước 2: Xác định, lựa chọn danh mục các phương án thay thế. Khi có một dự án nào đó áp dụng phân tích chi phí lợi ích thì đều có nhiều giải pháp thay thế khác nhau, từ đó lựa chọn phương án nào là tối ưu nhất. Muốn lựa chọn được phải qua nhiều kỹ thuật phân tích, đòi hỏi phải có sự so sánh và dự đoán.
Bước 3: Liệt kê các ảnh hưởng tiềm năng và lựa chọn các chỉ số đo lường. Trong phân tích các dự án, đặc biệt các dự án liên quan đến môi trường, việc đánh giá những ảnh hưởng tiềm năng, từ đó xem xét các chỉ số để tính toán là một vấn đề đòi hỏi kỹ thuật cao đối với người làm phân tích vì nếu như ở bước này không chính xác và đảm bảo tính toàn diện thì quá trình thực thi dự án là rất rủi ro. Nếu xét về mặt dài hạn thì những tác động tiềm năng không được dự đoán trước sẽ là nguyên nhân làm sai lệch các kết quả chúng ta đã tính toán.
Bước 4: Dự đoán, tính toán về lượng suốt quá trình dự án. Trên cơ sở chúng ta đã liệt kê hay xác định được những ảnh hưởng có tính tiềm năng, vấn đề quan trọng là các ảnh hưởng đó phải được lượng hoá như thế nào dựa vào các nguyên lý và các chỉ tiêu để chúng ta xác định về mặt lượng.
Bước 5: lượng hoá bằng tiền của tất cả các tác động đã xác định. Trên cơ sở bước 4 đã quy đổi số lượng, chúng ta phải tiền tệ hoá các lượng đó để đưa vào mô hình phân tích và tính toán. Khi tiền tệ hoá gặp phải những khả năng có thể xảy ra: có những chỉ số về số lượng có giá thị trường thì ta sử dụng giá thị trường để tính toán. Còn đối với những ảnh hưởng không có giá thị trường thì phải tính toán thông qua giá tham khảo (giá bóng).
Bước 6: Quy đổi giá trị tiền tệ. Đó là việc mà bất cứ một dự án nào cũng phải làm bởi lẽ đối với tất cả các dự án được triển khai trong thực tế thường biến thiên theo thời gian nhiều năm nhưng khi đưa vào tính toán thì lại xác định cho một năm cụ thể và do đó chúng ta phải quy đổi tất cả các dòng tiền tệ vào thời điểm tính toán. Có hai khả năng xảy ra: tính cho giá trị hiện tại, tính cho giá trị tương lai và hệ số sử dụng cho tính toán ở bước này là hệ số chiết khấu. Cơ sở để xác định chiết khấu này là căn cứ vào hệ số do chính phủ đề ra, có điều chỉnh theo lạm phát.
Bước 7: Đối với bước này, khi tiến hành tổng hợp thường có các căn cứ đó là: Giá trị hiện tại ròng NPV, tỷ suất hoàn vốn nội bộ IRR, tỷ số lợi ích chi phí B/C, thời hạn thu hồi vốn T:
Trước hết, giá trị hiện tại của một khoản tiền trong tương lai được tính như sau:
Trong đó P là giá trị hiện tại của khoản tiền A ở năm t, r là tỷ suất chiết khấu.
- Giá trị hiện tại ròng NPV: là hiệu số giữa giá trị hiện tại của các khoản thu nhập và chi phí trong tương lai, có nghĩa là tất cả lợi nhuận ròng hàng năm được chiết khấu về thời điểm ban đầu bỏ vốn theo tỷ suất chiết khấu đã định trước. Dự án chỉ được chấp nhận khi NPV=0. Công thức tính:
Trường hợp các khoản thu chi là đều hàng năm thì áp dụng công thức:
Trong đó C0 là chi phí đầu tư ban đầu
C là chi phí hàng năm
B là lợi ích hàng năm
t là số năm xuất hiện các khoản thu chi đều đó
- Tỷ suất lợi nhuận nội bộ IRR: là mức thu lợi trung bình của đồng vốn được tính theo các kết số còn lại của vốn đầu tư ở đầu các năm của dòng tiền tệ do nội tại của phương án mà suy ra, và với giả thiết là các khoản thu được trong quá trình khai thác dự án đều được đem đầu tư ngay lập tức cho dự án với suất thu lợi bằng chính suất thu lợi nội tại IRR của dự án. Hay hiểu đơn giản thì IRR là một loại suất thu lợi đặc biệt mà khi ta dùng nó để tính chỉ tiêu NPV thì chỉ tiêu này sẽ bằng 0. Dự án được chấp nhận khi IRR=r. Công thức tính:
Trong đó:
r1 là tỷ suất chiết khấu mà tại đó 0 và 0
r2 là tỷ suất chiết khấu mà tại đó 0 và 0
r1 và r2 trong thực tế chênh lệch nhau tối đa là 5% 5 thì chấp nhận được.
- Chỉ số lợi ích chi phí B/C: là sự so sánh tương đối giữa lợi ích và chi phí bỏ ra để có lợi ích đó. Dự án được chấp nhận khi B/C=1. Công thức tính:
- Thời hạn thu hồi vốn T: là số năm cần thiết để có thể thu hồi được toàn bộ số vốn đầu tư ban đầu đã bỏ ra. Sau năm t thì toàn bộ thu nhập đều được coi là lãi và những yếu tố không chắc chắn trong tương lai thì không còn quá nguy hiểm đối với chủ đầu tư. Thời hạn thu hồi vốn T =tuổi thọ của dự án thì chấp nhận được. Công thức tính theo phương pháp cộng dồn:
(lãi ròng năm t)
Thực tế cho thấy thường hay có sự tranh cãi khi chúng ta tổng hợp các chỉ tiêu này, nó liên quan đến các giá trị lợi ích và chi phí mà nó không phản ánh đúng giá thị trường. Do đó nhà phân tích đòi hỏi phải có quan điểm giải thích phù hợp với từng loại dự án, một khi đã thống nhất được phương thức tổng hợp các chỉ tiêu thì các kết quả tính toán sẽ được lựa chọn phù hợp với từng chỉ tiêu đó. Đối với dự án căn cứ vào tổng hợp NPV thì NPV=0, căn cứ vào IRR thì IRR=r, căn cứ vào B/C thì B/C=0. Đây là bước cơ bản để khẳng định dự án có nên tiến hành hay không.
Đối với các dự án khi xét đến yếu tố môi trường, nhiều khi dự án có NPV1 vẫn được đầu tư vì khi đó ta có:
hoặc:
Bước 8: Phân tích độ nhạy. Là phân tích khả năng đối phó, sự thay đổi hiệu quả của dự án khi có các thay đổi như lãi suất ngân hàng, lạm phát... Phân tích độ nhạy để khi có những biến động về đồng tiền thì đều giải thích được và để biết được độ tin cậy, độ chắc chắn của dự án đến là đến mức nào.
Bước 9: Tiến cử những phương án có lợi ích xã hội lớn nhất. Trên cơ sở phân tích bước 7 và 8 chúng ta sẽ sắp xếp các phương án ưu tiên theo nguyên tắc phương án nào có tính khả thi nhất xếp hàng đầu.
Hạn chế của phương pháp phân tích chi phí lợi ích: Trong thực tiễn phân tích thường gặp phải những hạn chế khi đưa ra quyết định, đó là hạn chế về mặt kỹ thuật, gây ra những khó khăn trong việc chúng ta định lượng sau đó là tiền tệ hoá các tác động liên quan đến chi phí, lợi ích.
CHƯƠNG II
HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT VÀ CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CỦA XÍ NGHIỆP LUYỆN GANG CAO BẰNG
I. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CỦA XÍ NGHIỆP LUYỆN GANG-CÔNG TY KHOÁNG SẢN VÀ LUYỆN KIM CAO BẰNG.
1.1. Tổng quan về công ty khoáng sản và luyện kim Cao Bằng.
Công ty khoáng sản và luyện kim (KS&LK) Cao Bằng trước đây là công ty gang thép Cao Bằng, được thành lập năm 1993, là một doanh nghiệp nhà nước hạch toán độc lập, có pháp nhân kinh tế.
Ngành nghề kinh doanh chủ yếu là sản xuất gang đúc. Hiện nay công ty KS&LK Cao Bằng đang kết hợp cả việc khai thác và chế biến khoáng sản. Công ty có các điểm mỏ khai thác quặng sắt như mỏ Nà Lủng, mỏ Lũng Luông, mỏ Lạng Sơn, mỏ Kéo Mơ. Quặng khai thác được một phần đem xuất khẩu thô và một phần sẽ được chế biến tại xí nghiệp luyện gang Cao Bằng. Thành phẩm chính là gang đúc đạt tiêu chuẩn xuất khẩu quốc gia.
Trụ sở chính của công ty KS&LK Cao Bằng đặt tại phố Kim Đồng, Phường Hợp Giang, Thị xã Cao Bằng, còn xí nghiệp luyện gang trực thuộc công ty nằm ở vị trí km5 xã Đề Thám, Thị xã Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng với tổng diện tích mặt bằng là 2,2ha.
Quy mô công ty:
Vốn kinh doanh của công ty là 10.956 triệu đồng trong đó vốn cố định là 8.456 triệu đồng, vốn lưu động là 2.500 triệu đồng. Nếu xét theo nguồn vốn thì vốn do ngân sách nhà nước cấp là 2.500 triệu đồng, vốn doanh nghiệp tự bổ sung là 8.456 triệu đồng.
Với quy mô như hiện nay thì công ty vẫn chưa chế biến được tất cả lượng quặng khai thác được và còn xuất khẩu quặng thô. Đây là một sự tổn thất, lãng phí về tài nguyên của quốc gia và trong tương lai đây cũng là vấn đề cần phải được giải quyết của ngành công nghiệp khai khoáng Việt Nam nói chung cũng như của tỉnh Cao Bằng nói riêng. Tuy quy mô hoạt động còn nhỏ so với nhiều nơi song sự ra đời và hoạt động của công ty đã góp phần to lớn vào phát triển kinh tế của tỉnh và cải thiện đời sống người dân nơi đây. Hơn nữa, công ty cũng không ngừng phấn đấu để ngày càng phát triển, đáp ứng nhu cầu thị trường cả về số lượng và chất lượng.
Đặc điểm hoạt động của công ty là khai thác, chế biến khoáng sản và xuất khẩu quặng thô. Như vậy việc khai thác và chế biến được thực hiện liên hoàn nhờ hoạt động của xí nghiệp luyện gang Cao Bằng, quặng khai thác được đem chế biến ngay. Ngoài ra công ty vẫn phải nhập vào nhiên liệu khác như than cốc nhập từ Trung Quốc. Sản phẩm chủ yếu của công ty là gang đúc, ngoài ra còn có thiếc, FeSi… với khối lượng nhỏ hơn.
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2005
TT
Các chỉ tiêu chủ yếu
Đơn vị tính
Giá trị
I
Giá trị tổng sản lượng
Triệu đồng
94.637,60
II
Tổng doanh thu
Triệu đồng
236.515,29
III
Các sản phẩm sản xuất
1
Quặng sắt khai thác
Tấn
198.697,05
2
Gang đúc
Tấn
22.483,23
3
Tinh quặng 70% Sn (quy ra thiếc sản xuất)
Tấn
516,7497
4
FeSi
Tấn
477,83
5
FeMnC
Tấn
1.892,25
6
Điện năng
KWh
14.232.843
IV
Nộp ngân sách nhà nước
Triệu đồng
4.614,30
(Nguồn: Báo cáo kết quả thực hiện sản xuất kinh doanh công ty KS&LK Cao Bằng năm 2005)
Bên cạnh việc phấn đấu đạt và vượt các chỉ tiêu trong sản xuất kinh doanh thì công ty cũng quan tâm và tuân thủ một số nghĩa vụ, trách nhiệm đối với công tác bảo vệ môi trường và sức khoẻ con người như ký quỹ khai thác khoáng sản, chú ý đổi mới công nghệ giúp thân thiện hơn với môi trường, chăm sóc sức khoẻ cho công nhân.
1.2. Hoạt động sản xuất tại xí nghiệp luyện gang Cao Bằng
Để nghiên cứu hoạt động sản xuất, cần nghiên cứu nhiều yếu tố tác động đến nó, mà trước hết là điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế, xã hội.
Thị xã Cao Bằng và cùng phụ cận (trong đó có xí nghiệp luyện gang Cao Bằng) nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa có khí hậu nóng, độ ẩm cao, mưa nhiều, không chịu ảnh hưởng của bão nhưng chịu ảnh hưởng của các trận giông với gió lốc xoáy mạnh đến 40-50m/s trong thời gian rất ngắn. Hướng gió chủ đạo là gió Đông Nam và gió Nam. Tốc độ gió trung bình là 2-3m/s.
Đặc điểm thuỷ văn: Mạng sông ngòi ở khu vực xí nghiệp luyện gang Cao Bằng gồm có sông Bằng Giang ở ngay sát phía Bắc xí nghiệp, cách bờ bể lắng cuối cùng 5m và sông Hiến ở xa hơn về phía thị xã. Sông Bằng Giang và sông Hiến là hai con sông lớn nhất của tỉnh Cao Bằng. Cùng với hệ thống sông nhánh và suối, chúng chi phối toàn bộ chế độ thuỷ văn của tỉnh. Sông Bằng Giang, đoạn chảy qua khu vực xí nghiệp về mùa khô có chiều rộng 70-80m. Mùa mưa lòng sông mở rộng hơn nhiều (tới hàng trăm mét). Lưu lượng trung bình là 120-150m3/s. Nước ngầm ít và có độ sâu từ 0,7-0,8m, thường gặp ở độ sâu 8-10m. Mức nước ngầm dâng cao vào mùa mưa và hạ thấp rất nhanh sau đó.
Địa hình khu vực xí nghiệp luyện gang Cao Bằng vốn là khu đất cao, bằng phẳng hơi dốc về phía sông Bằng Giang, rất thuận lợi cho việc thoát nước mặt. Xung quanh mặt bằng xí nghiệp là các khu dân cư với những vườn cây ăn quả. Phía Bắc địa hình thấp xuống một mức, tạo nên những cánh đồng lúa, tiếp với sông Bằng Giang, nguồn cung cấp nước sinh hoạt và sản xuất công, nông nghiệp cho cư dân trong vùng trong đó có xí nghiệp luyện gang Cao Bằng.
Về điều kiện kinh tế, xã hội, Cao Bằng là một tỉnh đất rộng, người thưa, diện tích 6690,72 km2. Dân số 503.000 người gồm nhiều dân tộc như Tày, Nùng, Dao, H’Mông, Kinh , Sán chay, Lô lô, Hoa và nhiều dân tộc khác. Mật độ dân số là 75 người/km2. Đây là một tỉnh miền núi cao, cực Bắc của Tổ quốc, từng là căn cứ địa cách mạng của cả nước và có nhiều khu di tích kịch sử và danh lam thắng cảnh nổi tiếng như khu di tích Pác Bó, thác Bản Giốc… Cao Bằng cũng là tỉnh có nhiều tài nguyên khoáng sản thuận lợi cho phát triển công nghiệp.
Bảng 2.2: Khái quát về tài nguyên khoáng sản chủ yếu của tỉnh Cao Bằng
TT
Loại tài nguyên
Trữ lượng ước tính (tấn)
Tình trạng khai thác
1
Quặng thiếc
23.000 (tính ra SnO2)
Bắt đầu khai thác từ 1902. Hiện vẫn tiếp tục khai thác. Trữ lượng chỉ còn khoảng 6.000
2
Quặng mangan
6.000.000
Đã khai thác từ 1938. Hiện vẫn đang khai thác
3
Quặng vonfram
1.500 (tính ra WO3)
Bắt đầu khai thác từ 1902. Hiện vẫn tiếp tục khai thác
4
Quặng sắt
65.000.000
Hiện đang khai thác cho lò cao luyện gang của công ty KS&LK Cao Bằng và xuất khẩu
5
Quặng vàng
chưa đánh giá đầy đủ
Chủ yếu khai thác thủ công, tự phát
(Nguồn:Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Cao Bằng năm 2004)
Tuy nhiên do ở xa các trung tâm kinh tế lớn của vùng Bắc Bộ và cả nước, cơ sở hạ tầng còn yếu kém nên hiện nay Cao Bằng vẫn còn là một tỉnh nghèo. Tổng GDP năm 2004 của tỉnh là 700 tỷ VND. Nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2004 đạt 625 tỷ đồng, chiếm khoảng 6,3% giá trị sản xuất nông nghiệp của cả vùng Đông Bắc. Với tài nguyên đất rừng khá lớn, ngành lâm nghiệp cũng có những đóng góp nhất định cho kinh tế của tỉnh, giá trị sản xuất lâm nghiệp năm 2004 đạt 119,7 tỷ đồng. Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp chưa phát triển (tỷ trọng công nghiệp và xây dựng mới năm 2004 mới chỉ chiếm khoảng 11% tổng GDP), giá trị sản xuất công nghiệp năm 2004 đạt 236,1 tỷ VND, chiếm khoảng 1,47% giá trị sản xuất công nghiệp của cả vùng Đông Bắc. Sản lượng lương thực thấp (bình quân là 371 kg/người). Du lịch là ngành có nhiều điều kiện phát triển nhưng cũng chưa được khai thác thích đáng. Hàng năm nhà nước vẫn phải trợ cấp cho ngân sách của tỉnh đến gần 70%.
Một vài năm gần đây, nhờ chính sách mở cửa, việc giao lưu buôn bán hàng hoá hai chiều giữa Cao Bằng và tỉnh Quảng Tây-Trung Quốc thông qua các cửa khẩu biên giới như Tà Lùng, Hùng Quốc, Sóc Hà… đã phát triển nền kinh tế của tỉnh một cách đáng kể. Hiện nay Tà Lùng là một trong những cửa khẩu lớn của quốc gia.
Xã Đề Thám, nay thuộc Thị xã Cao Bằng, nơi xí nghiệp luyện gang Cao Bằng đóng lại là khu dân cư khá tập trung, kinh tế, xã hội thuộc vào loại phát triển của Cao Bằng. Đặc biệt khu dân cư ở gần xí nghiệp nhất nằm dọc quốc lộ 3 và cách xí nghiệp khoảng 400-500m có khoảng hơn 3.000 người sinh sống, thực sự đã trở thành một thị tứ với sự ra đời của một số ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Khu dân cư này nằm trong quy hoạch mở rộng của thị xã Cao Bằng. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân đang từng bước được nâng cao. Giao lưu kinh tế và văn hoá đang từng bước được phát triển.
Hình 1: Sơ đồ tổng mặt bằng Xí nghiệp luyện gang Cao Bằng:
Chú thích:
1-Cụm lò cao số 1
6-Kho sản phẩm
2-Cụm lò cao số 2
7-Nhà ăn ca
3-Hệ thống bể lắng lò cao số 1
8-Văn phòng xí nghiệp
4-Trạm biến thế
9-Khu vực phối liệu
5-Trạm bơm cấp nước
10-Khu vực gia công nguyên liệu
6
4
3
2
1
7
8
9
10
5
Sông Bằng Giang
Quốc lộ 3
đi Cao Bằng
Nhiệm vụ chính của công ty là sản xuất gang đúc các loại hợp tiêu chuẩn chất lượng xuất khẩu.
Bảng 2.3: Chất lượng sản phẩm gang đúc của công ty
Mác gang
Thành phần hoá học (%)
Loại
Si
S
Mn
Gang đúc (GĐ)
0
3,2-3,75
0,04
0,05
1
2,7-3,25
0,04
0,05
2
2,2-2,75
0,04
0,05
3
1,7-2,25
0,04
0,05
(Nguồn: Báo cáo kết quả thực hiện sản xuất kinh doanh công ty KS&LK
Cao Bằng năm2005)
Các sản phẩm phụ thu được gồm gang vụn, xỉ hạt, cốc vụn. Sản phẩm gang đúc của công ty được tiêu thụ tốt với các khách hàng hiện nay như hợp tác xã chiến công (nhu cầu 7.000 tấn/năm), nhà máy cơ khí Mai Động (nhu cầu 5.000 tấn/năm). Trong tương lai công ty sẽ mở rộng thị trường đối với khách hàng như:
- Công ty chế tạo điện cơ Hà Nội
- Nhà máy cơ khí Mai Lâm, nhu cầu 10.000 tấn/năm
- Nhà máy bơm Hải Dương
- Công ty đúc Tân Long, Hải Phòng
- Công ty cơ khí Việt Nhật
- Công ty Hải Đăng, Hải Phòng
- Các cơ sở đúc ở các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Hà Tây, TP HCM và các tỉnh miền Nam…
Song song với nhiệm vụ sản xuất, xí nghiệp cũng thực hiện tốt công tác kiểm soát và giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất, đảm bảo an toàn lao động, chăm sóc sức khoẻ cho công nhân sản xuất.
Công nghệ sản xuất của nhà máy chủ yếu là công nghệ nhập từ Trung Quốc, phù hợp với điều kiện cũng như khả năng hoạt động của xí nghiệp. Hiện nay xí nghiệp gồm hai lò cao số 1 (hoạt động từ năm 1996) và số 2 (hoạt động từ năm 2002, khi bắt đầu hoạt động đã áp dụng công nghệ xử lý bụi khô), công nghệ của hai lò cao này về cơ bản là giống nhau, điểm khác nhau là về công nghệ xử lý bụi, lò cao số 1 vẫn sử dụng công nghệ xử lý bụi ướt trong khi lò cao số 2 sử dụng công nghệ xử lý bụi khô. Tính đến thời điểm thực hiện chuyên đề này thì lò cao số 1 cũng đã thay thế xong công nghệ xử lý bụi khô bằng công nghệ xử lý bụi ướt. Mục đích của chuyên đề thực chất là đánh giá hiệu quả của việc thay công nghệ ở lò cao số 1, tuy nhiên hoạt động của công nghệ mới này ở lò cao số 1 là mới bắt đầu, do đó khi đánh giá hiệu quả của việc thay thế công nghệ thì chưa có được đầy đủ số liệu thực tế trước và sau khi thay công nghệ của lò số 1 để so sánh đánh giá. Vì chế độ hoạt động của hai lò cao là gần như nhau, em đã thực hiện so sánh giữa công nghệ xử lý bụi của lò cao số 2 với công nghệ xử lý bụi của lò cao số 1 thời kỳ chưa thực hiện thay công nghệ để thấy hiệu quả của việc thay thế công nghệ xử lý bụi của lò số 1.
Sơ đồ công nghệ của hai lò được thể hiện như sau:
ỐNG KHÓI
Quặng sắt
Than cốc
Vôi
LUYỆN LÒ CAO
ĐÚC KHUÔN
HỆ THỐNG LỌC BỤI
HỆ THỐNG BỂ LẮNG
LÒ GIÓ NÓNG
Cấp hạt vụn, mịn
ĐẬP, PHÂN CẤP
Bụi thải
PHỐI LIỆU
Bụi thải
Bụi, khí lò cao
Xỉ lò cao
Nước
Gang thỏi
Bụi thu hồi
Khí sạch
Nước lẫn bụi
Khí thải
Khí nóng sạch
Không khí
Nước thải
Đôlômit
Hình 2: Sơ đồ công nghệ lò cao luyện gang số 1
(Lò cao luyện gang số 2 có công nghệ giống như trên song không có nước thải, do đó không có khâu xử lý qua bể lắng)
Quặng sắt đã được nung và quặng đã thiêu kết, than cốc, trợ dung hợp cách được cân đong theo định lượng và được nạp vào xe kíp đưa lên đỉnh lò đổ vào chum nhỏ, chum lớn và thứ tự nạp liệu vào lò theo chế độ nạp liệu quy định.
Quạt gió cao áp thổi gió lạnh qua hệ thống lò gió nóng đưa nhiệt độ khí lên 1.000oC và thổi vào lò cao qua hệ thống mắt gió được bố trí quanh lò. Cốc đi từ trên xuống nhận được oxy từ lò gió nóng đưa vào cháy dần từ trên xuống và cháy mãnh liệt trước mắt gió tạo ra nhiệt độ cao và chất hoàn nguyên cung cấp cho quá trình luyện gang. Dòng liệu và dòng khí than chuyển vận trong lò cao theo nguyên tắc ngược chiều, liệu đưa từ trên xuống, gió nóng từ dưới thổi lên. Trong quá trình liệu từ trên xuống, đi qua các vùng nhiệt độ từ thấp đến cao, quặng sắt được hoàn nguyên và nóng chảy thành gang lỏng tích tụ trong nồi lò. Xỉ nhẹ hơn nằm trên, gang lỏng và xỉ theo định kỳ được tháo ra khỏi lò. Gang lỏng được đúc trên máy đúc liên tục tạo gang thỏi thành phẩm. Xỉ được tạo hạt hoặc làm xỉ khô và chuyển sang bãi chứa.
Trong quá trình luyện gang, khí than với thành phần chủ yếu là CO (26-32%), CH4 (2,5%), CO2 và bụi (600mg/m3) và có nhiệt độ 150-350oC sẽ được xử lý bằng các hệ thống xử lý khí than có hiệu quả cao. Đầu tiên khí than sẽ được làm sạch khỏi bụi bằng một hệ thống lọc bụi sau đó sẽ được làm sạch khí CO và CH4 bằng cách đốt khí than đã sạch bụi trong lò gió nóng. Sau đó được thải qua ống khói cao 34m ra môi trường.
Đối với lò cao số 1 trước đây hoạt động hệ thống lọc bụi bao gồm: Bộ lọc bụi trọng lực, bộ lọc bụi ly tâm, bộ lọc bụi phun nước, bộ lọc bụi ống thắt venturin, bộ lọc bụi ly tâm tách nước. Đối với lò cao số 2 thì ngay từ khi đi vào vận hành đã áp dụng công nghệ xử lý bụi khô bao gồm: Bộ lọc bụi trọng lực, bộ lọc bụi xoáy (xyclon), bộ lọc bụi túi vải.
Nước làm mát vỏ lò cao và lò gió nóng, nước để tạo xỉ hạt được dẫn vào bể chứa và sử dụng tuần hoàn. Riêng nước từ các tháp rửa bụi của lò cao số 1 sẽ được xử lý bằng hệ thống bể lắng.
Nhu cầu về nguyên, nhiên liệu của xí nghiệp: Nguyên liệu chính cho sản xuất lò cao là quặng sắt, than cốc (than cốc đóng vai trò vừa là chất hoàn nguyên vừa là nhiên liệu) và các chất trợ dung (đá vôi, đôlômit).
Quặng sắt được sử dụng chủ yếu là quặng manhetit dạng nguyên khai, hiện nay đang khai thác nhiều nhất ở mỏ Nà Lũng, hàm lượng trung bình là trên 65% Fe. Đá vôi và đôlômit được khai thác tại các mỏ trong tỉnh. Riêng than cốc phải mua của Trung Quốc.
Để sản xuất ra gang, các khâu chính là nung quặng, thiêu kết quặng và luyện quặng. Mỗi khâu có nhu cầu và yêu cầu về nguyên nhiên liệu khác nhau. Nhu cầu về nguyên nhiên liệu cho cả hai lò cao trong 1 năm là:
Khâu nung quặng:
- Quặng sắt cỡ 8-38mm: 29.000 tấn/năm (cỡ dưới 8mm và trên 38mm chỉ được chiếm <5% mỗi loại)
- Chất lượng quặng sắt trước khi nung:
Fe: 65-69%
SiO2: 3-3,8%
CaO: 0,3-0,8%
MgO: 0,1-0,15%
Al2O3: 3-3,5%
Ẩm: 5%
- Chất lượng quặng sắt sau khi nung:
Fe: 68-70%
SiO2: 1-2%
CaO: 0,2-0,3%
MgO: 0,1%
Al2O3: 1-2%
Ẩm: 0%
Khâu thiêu kết quặng cám:
- Quặng cám (tổng Fe=>62%; W<5%): 27.000 tấn/năm
- Cám cốc (C=>78%; W<=8%; cỡ 0,3mm): 2.000 tấn/năm
- Đá vôi (CaO=>52%; cỡ 0-3mm): 2.000 tấn/năm
- Vôi (CaO=>80%; cỡ 0-3mm): 1.300 tấn/năm
Khâu luyện gang:
- Quặng thiêu kết (tổng Fe>60%; FeO<10%; cỡ 8-40mm): 26.000 tấn/năm
- Quặng nung (tổng Fe>65%; cỡ 8-38mm): 29.000 tấn/năm. Tỷ lệ tiêu hao là 0,85 tấn quặng/1 tấn gang.
- Than cốc (C >80%; độ tro A<15%; cỡ 15-80mm): 26.000 tấn/năm. Tỷ lệ tiêu hao là 0,95 tấn cốc/1 tấn gang.
- Đá đôlômit (MgO>18%; cỡ 10-25mm): 5.000 tấn/năm
- Đá vôi (CaO=>52%; cỡ >3mm): 1.500 tấn/năm
Tỷ lệ tiêu hao đôlômit, đá vôi là 0,1 tấn trợ dung/1 tấn gang.
- Huỳnh thạch (CaF2>80%; cỡ 8-30mm): 15 tấn/năm
- Bitum: 90 tấn/năm
- Cốc vụn: 360 tấn/năm
Tỷ lệ tiêu hao điện năng là 120KWh/1 tấn gang.
1.3. Những tác động tới môi trường của xí nghiệp luyện gang Cao Bằng
Với công nghệ và quy trình sản xuất như trên, trong điều kiện các yếu tố tự nhiên, kinh tế và xã hội xung quanh có liên quan đến xí nghiệp, có thể thấy một số tác động chính tới môi trường của xí nghiệp như sau:
Bảng 2.4: Các yếu tố tác động môi trường của xí nghiệp luyện gang
Cao Bằng
STT
Các yếu tố tác động môi trường
Nguồn phát sinh
1
Khí thải, khói
- Lò nung quặng
- Lò thiêu kết
- Lò cao số 1 và lò cao số 2
- Các loại động cơ xăng, dầu
- Phòng hoá nghiệm
2
Bụi
- Đổ nguyên liệu
- Đập, sàng nguyên liệu
- Khi ra gang, xỉ
- Trong khí thải lò cao
- Trong hoạt động vận tải
3
Tiếng ồn, rung
- Các loại động cơ
- Máy đập, máy sàng
4
Nóng, bức xạ
- Lò thiêu kết
- Lò nung
- Lò cao
- Lò gió nóng
5
Nước thải
- Nước dùng cho hệ thống lọc bụi (của lò cao số 1)
- Nước làm xỉ hạt
- Nước làm nguội hệ thống lò cao, lò gió nóng
- Nước thải của phòng hoá nghiệm
- Nước thải sinh hoạt
- Nước mưa chảy tràn
6
Chất thải rắn
- Xỉ hạt, xỉ khô
- Bụi khô thu hồi tại các bộ lọc bụi
- Các chất thải rắn công nghiệp khác
- Chất thải rắn sinh hoạt
(Nguồn: Báo cáo đánh giá tác động môi trường xí nghiệp luyện gang
Cao Bằng tháng 4 năm 2000)
Những tác động và mức độ cụ thể như sau:
Tác động của khí thải
Khí thải được phát sinh từ các khâu thiêu kết quặng, từ các động cơ xăng dầu, từ phòng hoá nghiệm và đặc biệt là từ lò cao. Thành phần của các khí thải này như đã biết có rất nhiều các yếu tố gây ô nhiễm môi trường không khí như SOx, NOx, CO, CO2, CH4… và do đó có ảnh hưởng xấu tới đời sống sinh vật nói chung và con người nói riêng nếu thải trực tiếp chúng ra môi trường xung quanh.
SO2 có thể gây nhiễm độc da, làm giảm dự trữ kiềm trong máu, đào thải amôiac qua nước tiểu và kiềm qua nước bọt. Độc tính chung của SO2 là độc tính xông hơi thể hiện rõ ở rối loạn chuyển hoá protein, đường, thiếu vitamin B và C, ức chế enzim oxydaza… Sự hấp thụ một lượng lớn SO2 có khả năng gây bệnh cho hệ tạo huyết và tạo ra methemoglobin tăng cường quá trình oxy hoá Fe(II) thành Fe(II).
Đối với thực vật, các khí SOx và NOx khi bị oxy hoá trong không khí và kết hợp với mưa tạo ra những cơn mưa axit gây ảnh hưởng đến cây trồng và thảm thực vật. Khi nồng độ SO2 trong không khí đạt 1-2ppm có thể gây chấn thương cho lá cây sau vài giờ tiếp xúc. Đối với một số loài nhạy cảm, giới hạn độc kinh niên khoảng 0,15-0,3ppm. Nhạy cảm nhất đối với SO2 là thực vật bậc thấp như rêu, địa y. Vì thế ở những vùng bị nhiễm SO2 hầu như không tìm thấy rêu và địa y.
Ngoài ra nếu trong không khí chứa hàm lượng lớn SOx và NOx, quá trình ăn mònkim loại sẽ tăng lên, độ bền của vật liệu bêtông và các công trình xây dựng sẽ bị suy giảm nghiêm trọng. Đồng thời tác dụng của chúng thường kéo dài theo thời gian.
Khí CO rất độc do kết hợp khá bền vững với hemoglobin thành cacboxylhemoglobin, chất này làm giảm khả năng vận chuyển oxy trong máu đến các tổ chức tế bào của người và động vật. Ngoài ra, CO cũng như CH4 còn là những chất khí rất dễ cháy nổ. CO2 có thể gây rối loạn hô hấp, với nồng độ 50.000ppm trong không khí sẽ gây triệu chứng nhức đầu khó thở đối với người. Nồng độ 100.000ppm có thể gây tình trạng ngất xỉu, nghẹt thở. Nồng độ CO2 trong môi trường lao động là 1.000ppm.
Ở xí nghiệp luyện gang Cao Bằng, khí thải từ lò nung có tải lượng không lớn (1.620.000m3/năm, trung bình 185m3/h). Thành phần của nó chủ yếu là hơi nước, hàm lượng các khí độc như SOx, NOx, CO… hầu như không đáng kể. Thực tế khí thải từ lò nung rất ít ảnh hưởng đến chất lượng không khí của môi trường làm việc cũng như môi trường xung quanh.
Khí thải từ lò thiêu kết quặng cũng có tải lượng không lớn (1.825.000m3/năm, trung bình 208m3/h). Thành phần của nó chủ yếu là CO2, hàm lượng các khí độc như SOx, NOx, CO… rất nhỏ. Hơn nữa, khâu thiêu kết được tiến hành ở mỏ sắt Nà Lủng có không gian rất rộng, thoáng lại rất xa dân cư nên thực tế cũng ít có tác động đến môi trường.
Khí thải từ các động cơ xăng dầu khi chúng hoạt động tuy chứa hàm lượng các khí độc như SOx, NOx, CO, CO2, CH4… cao, nhưng tải lượng nhỏ (512.000m3/năm, trung bình 58m3/h), chủ yếu chỉ có tác động đến môi trường lao động trong phạm vi bán kính 10-15m tính từ điểm phát thải, tức là chỉ có ảnh hưởng đối với công nhân vận hành. Ngoài phạm vi trên, tác động là không đáng kể.
Đáng lưu ý là khí than lò cao, với tải lượng lớn (200.176.000m3/năm, trung bình 22.850m3/h), nhiệt độ cao (150-350oC), đặc biệt có chứa rất nhiều các yếu tố độc hại với hàm lượng rất cao như bụi (gần 600g/m3), CO khoảng 26-32%, CH4 khoảng 2,5%. Nếu không được xử lý mà thải trực tiếp ra môi trường, khí than lò cao sẽ có ảnh hưởng rất xấu tới đời sống sinh vật nói chung và sức khoẻ con người nói riêng và gây ô nhiễm môi trường trầm trọng đối với không khí xung quanh.
Đối với lò cao số 1 khi sử dụng hệ thống lọc bụi bao gồm có lọc bụi trọng lực, lọc bụi ly tâm, lọc bụi phun nước, lọc bụi ống thắt venturin và cuối cùng là lọc bụi ly tâm tách nước, khí than đã sạch bụi được dẫn vào lò gió nóng. Tại đây, CO và CH4 được đốt cháy gần như hoàn toàn thành khí CO2 và H2O theo các phản ứng:
CO + O2 CO2
CH4 + O2 CO2 + H2O
Vì vậy, khí thải sau lò gió nóng đi vào ống khói chủ yếu chỉ gồm khí CO2 ít độc hơn nhiều lần. Hàm lượng bụi theo tính toán là <50mg/m3, hàm lượng CO gần như bằng 0. Sau khi được thải qua ống khói cao 34m, với không gian rộng và thoáng đãng, nồng độ CO2 trong không khí sẽ giảm nhanh theo khoảng cách.
Bảng 2.5: Chất lượng không khí môi trường lao động của xí nghiệp
Thông số
Vị trí đo
TCCP
VT1
VT2
VT3
VT4
VT5
VT6
Nhiệt độ (oC)
22
22
22
23
23
23
-
Độ ẩm (%)
77
77
76
77
77
78
-
Tốc độ gió (m/s)
0
0
0
0
0
0
-
Độ ồn (dB)
81-82
86-87
93-95
81-82
97-101
75-77
90
Bụi lơ lửng (mg/m3)
4,29-4,40
0,35-0,54
0,27-0,43
4,47-4,67
0,37-0,45
0,18-0,27
6
CO (mg/m3)
1,74
3,48
24,36
1,74
0
1,74
30
NO (mg/m3)
1,22
1,22
1,22
1,22
1,22
1,22
-
NO2 (mg/m3)
0
0
0
0
0
0
20
H2S (mg/m3)
0
0
1
0
0
0
-
SO2 (mg/m3)
0
0
0
0
0
0
20
(Nguồn: Báo cáo đánh giá tác động môi trường xí nghiệp luyện gang
Cao Bằng tháng 4 năm 2000)
Bảng 2.6: Chất lượng không khí môi trường xung quanh xí nghiệp
Thông số
Vị trí đo
TCCP
VT7
VT8
VT9
Nhiệt độ (oC)
23
22
25
-
Độ ẩm (%)
78
77
78
-
Tốc độ gió (m/s)
0
0
0
-
Độ ồn (dB)
56-63
70-74
56-58
60
Bụi lơ lửng (mg/m3)
0,18-0,22
0,24-0,32
0,06-0,10
0,2
CO (mg/m3)
0
0
0
5
NO (mg/m3)
1,22
0
0
-
NO2 (mg/m3)
0
0
0
0,1
H2S (mg/m3)
0
0
0
-
SO2 (mg/m3)
0
0
0
0,3
(Nguồn: Báo cáo đánh giá tác động môi trường xí nghiệp luyện gang
Cao Bằng tháng 4 năm 2000)
Qua phân tích có thể thấy ảnh hưởng của khí thải do các hoạt động sản xuất của xí nghiệp cho đến nay là không đáng kể, song cùng với thời gian chắc chắn sẽ để lại ảnh hưởng xấu tới sinh vật và con người, do đó cần tích cực tìm các giải pháp tốt nhất cho vấn đề này.
Tác động của bụi
Bình thường không khí chứa những hạt bụi nhỏ lơ lửng song khi nồng độ của chúng quá lớn sẽ gây ô nhiễm không khí và có thể tác động xấu đến sức khoẻ con người. Đặc biệt bụi chứa SiO2 và bụi kích thước nhỏ (<10àm) là tác nhân vô cơ chính gây nên các bệnh về phổi.
Quá trình đổ nguyên liệu (quặng, than cốc và trợ dung) vào bãi chứa và quá trình gia công (đập, sàng) sẽ tạo bụi với tải lượng đáng kể 31.593 kg/năm (khoảng 3,6 kg/h), nồng độ bụi trong không khí tại các khu vực này có thể lên tới 4,67 mg/m3, gần tới ngưỡng cho phép là 6 mg/m3 đối với môi trường lao động. Nhưng tại các khu vực khác cách xa khu vực gia công trên 30m thì nồng độ bụi đều thấp hơn so với giới hạn cho phép. Đối với các khu vực dân cư xung quanh, bụi tạo ra do quá trình gia công nguyên liệu không gây nên tác động đáng kể.
Khối lượng hàng hoá vận chuyển không lớn 138.000 tấn/năm. Trung bình chỉ có 2 lượt xe/h (loại xe tải 8 tấn). Đường giao thông nội bộ và sân bãi đều là bêtông. Bụi do hoạt động giao thông nội bộ là không đáng kể. Bụi do hoạt động giao thông nội bộ là không đáng kể. Bụi do hoạt động vận chuyển hàng hoá không gây nên tác động đáng kể tới môi trường không khí.
Bụi trong khí than của lò cao số 1 và số 2 đều chứa rất nhiều bụi (khoảng 600g/m3) nhưng sẽ được xử lý bằng hệ thống lọc bụi hỗn hợp, tuy có khác nhau về nguyên lý ở một số khâu, hàm lượng bụi trong khí thải của cả hai lò cao khi thải qua ống khói ra môi trường theo tính toán đều nhỏ hơn 50mg/m3, thoả mãn giới hạn cho phép.
Khi xỉ, gang đã ra hết, do áp lực của khí nóng trong lò lớn, đất chịu lửa để đắp bịt lỗ ra gang, ra xỉ khi đó ở dạng khô rời sẽ bị cuốn theo khí nóng tạo ra bụi với nồng độ đáng kể ở khu vực trước lò (nơi ra gang, ra xỉ) làm không khí ở khu vực trước lò bị ô nhiễm, ảnh hưởng đến điều kiện làm việc và sức khoẻ của người công nhân. Nhưng thời gian chỉ tức thời trong vài phút. Với một lò cao, một ca sản xuất chỉ ra gang tối đa 4 lần. Xí nghiệp đã quạt đẩy thổi thẳng vào luồng bụi, đẩy bụi bay ngược trở lại về phía không có người thao tác. Như vậy mức độ ảnh hưởng không nhiều.
Tác động của tiếng ồn và độ rung
Tiếng ồn, rung làm cho người lao động bị nhức đầu, mệt mỏi, dễ bị mắc các chứng bệnh nghề nghiệp như ù tai, điếc. Tại khu vực lò gió nóng với các quạt Root 240Kw, độ ồn rất cao, có thể lên tới trên 100dB. Tiếp đến là khu vực trước lò cao, độ ồn có thể lên tới 93-95dB. Đây là những khu vực có độ ồn cao hơn mức cho phép là 90dB. Sức làm việc của công nhân tại các khu vực này bị ảnh hưởng đáng kể.
Các khu vực khác kể cả khu vực gia công nguyên liệu, độ ồn vẫn còn cao trên 80dB nhưng đã thấp hơn giới hạn cho phép. Công nhân làm việc trong các khu vực này bị ảnh hưởng ở mức độ nhẹ. Độ ồn do các hoạt động sản xuất sẽ không tác động nhiều đến các khu dân cư bên ngoài xí nghiệp và chỉ ở mức độ cho phép.
Tác động của nóng và bức xạ
Nóng và bức xạ nhiệt do các lò nung quặng, lò thiêu kết, lò cao chỉ có tác động đối với phạm vi nhỏ gần nguồn phát sinh. Các khu vực gần lò nung quặng, lò thiêu kết và khu vực trước hai lò cao nhiệt độ không khí thường cao hơn những nơi khác 1-2oC. Khi ra quặng nung, ra gang, ra xỉ nhiệt độ có thể cao hơn 2-4oC, mùa hè nhiệt độ tại những nơi này có thể lên tới 42-43oC. Nhiệt độ không khí cao thường kèm theo độ ẩm thấp và bức xạ nhiệt lớn có tác động xấu tới điều kiện làm việc và sức khoẻ của người công nhân: làm tăng khả năng mất nước và muối khoáng của cơ thể do mồ hôi ra nhiều dẫn đến mệt mỏi, làm giảm năng suất lao động. Nếu thời gian làm việc trong môi trường như vậy lâu và không được bù nước kịp thời có thể gây sốc rất nguy hiểm. Đây là vấn đề thuộc về vệ sinh và an toàn lao động. Tóm lại, nóng và bức xạ nhiệt chỉ có tác động đáng kể đối với công nhân trực tiếp nung, thiêu kết và thao tác lò cao, nhất là khi ra lò vào mùa hè.
Tác động của nước thải
Xí nghiệp luyện gang có nhu cầu tiêu thụ một khối lượng nước tương đối lớn cho sản xuất (khoảng 400m3/h). Lượng nước sử dụng nhằm vào các mục đích làm mát vỏ hai lò cao, các thiết bị lò gió nóng và tạo xỉ hạt; dùng để rửa bụi trong khí than của hệ thống xử lý khí than lò cao số 1. Đối với nước dùng cho các mục đích làm mát và tạo xỉ hạt sẽ được sử dụng tuần hoàn không thải ra môi trường. Chỉ có lượng nhỏ nước rửa bụi sẽ được thải ra sông Bằng Giang sau khi đã qua các bể lọc. Thực tế cho thấy nước thải tại ngăn bể cuối cùng của hệ thống bể lắng còn rất đục, hàm lượng chất thải rắn cao, có khi vượt tiêu chuẩn cho phép tới 17 lần.
Bảng 2.7: Kết quả phân tích chất lượng nước thải công nghiệp
Thông số
NT1
NT2
TCCP
Nhiệt độ (oC)
33,4
31,1
40
pH
9,09
8,12
6-9
Độ đục (NTU)
>1.000
>1.000
Kqđ
Chất rắn lơ lửng (mg/l)
1.587
1.085
50
Cu+2 (mg/l)
0,13
0,11
0,2
Mn+2 (mg/l)
0,12
0,14
0,2
Tổng Fe (mg/l)
0,52
0,35
1
(Nguồn: Báo cáo đánh giá tác động môi trường xí nghiệp luyện gang
Cao Bằng tháng 4 năm 2000)
Ghi chú: NT1- nước tại ngăn bể đầu tiên
NT2- nước tại ngăn bể cuối cùng
TCCP- theo TCVN 5949-1995 cột A
Kqđ - không quy định
Như vậy nếu không tiếp tục được xử lý mà thải trực tiếp ra sông thì tác động do nước thải công nghiệp của xí nghiệp sẽ làm đục và tác động xấu tới chất lượng nước sông Bằng Giang - nguồn nước mặt chủ yếu trong khu vực.
Bảng 2.8: Tải lượng các chất thải
TT
Chất thải
Tải lượng
1
Khí thải từ lò nung
1.620.000m3/năm
2
Khí thải từ lò thiêu kết
1.825.000m3/năm
3
Khí thải từ lò cao
200.176.000m3/năm
4
Khí thải từ động cơ xăng dầu
512.000m3/năm
5
Khí thải từ phòng hoá nghiệm
không đáng kể
6
Bụi do đổ nguyên liệu
12.723kg/năm
7
Bụi do đập sàng nguyên liệu
18.861kg/năm
8
Bụi trong khí than lò cao
1.200tấn/năm
9
Bụi trong khí thải ra môi trường qua ống khói
10tấn/năm
10
Bụi khi ra gang, ra xỉ
không đáng kể
11
Bụi do hoạt động vận tải
không đáng kể
12
Độ ồn trong môi trường làm việc
81-101dB
13
Độ ồn trong môi trường xung quanh
56-63dB
14
Nhiệt độ không khí khu vực lò nung, lò cao
cao hơn môi trường xung quanh từ 1-2oC, thậm chí 2-4oC
15
Nước làm nguội và làm xỉ hạt
400m3/h
16
Nước rửa bụi
14.4m3/h
17
Nước thải sinh hoạt
10m3/ngày
18
Nước mưa chảy tràn
40.250m3/năm
19
Xỉ hạt và xỉ khô
9.000tấn/năm
20
Bụi thu được từ hệ thống xử lý khí than lò cao
600tấn/năm
21
Chất thải rắn công nghiệp khác và chất thải rắn sinh hoạt
không đáng kể
(Nguồn: Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án mở rộng sản xuất
gang đúc Cao Bằng tháng 12 năm 2001)
Thực trạng sức khoẻ công nhân và người dân khu vực xung quanh Xí nghiệp
Theo nhận định ban đầu, với hoạt động liên tục của xí nghiệp trong suốt thời gian qua đã có ít nhiều ảnh hưởng tới sức khoẻ công nhân trực tiếp sản xuất và người dân khu vực xung quanh xí nghiệp.
Hàng năm xí nghiệp định kỳ khám sức khoẻ cho công nhân, tuy nhiên việc khám bệnh và cấp thuốc là ngay tại chỗ, xí nghiệp không thống kê lại một cách chi tiết. Qua điều tra 30 công nhân trực tiếp sản xuất tại xí nghiệp cho thấy họ đã mắc các loại bệnh chủ yếu là bệnh về đường hô hấp, bệnh đau mắt và bệnh ù tai. Nguyên nhân quan trọng nhất là do bụi và tiếng ồn.
Bảng 2.9: Thực trạng sức khoẻ công nhân trực tiếp sản xuất
STT
Loại bệnh
Số công nhân
1
Hô hấp
20
2
Đau mắt
30
3
Mắc cả hai loại bệnh trên
20
4
Bệnh ù tai
4
5
Không mắc bệnh nào
0
(Nguồn: Điều tra thực tế)
Về ảnh hưởng tới sức khoẻ người dân xung quanh, số liệu thu thập được tại trạm xá xã Đề Thám, thị xã Cao Bằng như sau: số người mắc bệnh hô hấp là 20%, bệnh đau mắt là 23%, bệnh ù tai là 2%. Nhưng qua nhận định khách quan thì việc người dân mắc bệnh không phải do tác động chủ yếu từ phía xí nghiệp mà do dân cư sống ven quốc lộ, mật độ xe nhiều nên lượng bụi và tiếng ồn hàng ngày là lớn. Về phía xí nghiệp thì có thể nói ảnh hưởng tới công nhân sản xuất là chính, không có tác động gì xấu ra bên ngoài. Nước thải của xí nghiệp đổ ra sông, song người dân nơi đây không sử dụng nước sông cho sinh hoạt, do đó không chịu ảnh hưởng từ nước thải.
II. NGUYÊN NHÂN CỦA VIỆC THAY ĐỔI CÔNG NGHỆ XỬ LÝ BỤI Ở XÍ NGHIỆP LUYỆN GANG CAO BẰNG
2.1. Nguyên nhân khách quan
Qua phân tích quy trình công nghệ và các dòng thải ở phần trước, có thể thấy vấn đề bụi, tiếng ồn, nước thải là khá lớn, do đó cần tập trung giải quyết. Tuy nhiên, trước mắt có thể xử lý từng vấn đề.
Về vấn đề bụi thải từ lò cao, do có hệ thống khử bụi nên sẽ thu được một khối lượng bụi khá lớn, bụi này có chứa than và Fe, nếu đem trở lại thiêu kết quặng thì sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí nhiên liệu phải nhập vào. Tính toán lượng bụi thu hồi từ công nghệ xử lý bụi ướt và công nghệ xử lý bụi khô cho thấy ở công nghệ xử lý bụi ướt thì một phần bụi sẽ theo nước chảy ra bể lọc và không sử dụng được nữa, như vậy gây lãng phí. Với công nghệ xử lý bụi khô thì ta có thể thu được toàn bộ lượng bụi bị xử lý, hiệu quả kinh tế như vậy là cao hơn. Xuất phát từ hiệu quả kinh tế của thu hồi bụi đã là một nguyên nhân khách quan khiến công ty suy nghĩ đến vấn đề thay đổi công nghệ xử lý bụi.
Ngoài ra, khi sử dụng công nghệ xử lý bụi ướt tạo ra nước thải, đây là điều mà sẽ tác động ra bên ngoài xã hội. Những phản ánh của chính quyền địa phương và dân cư đã tạo ra một áp lực đi đến viêc thay đổi công nghệ khác nhằm loại bỏ vấn đề nước thải công nghiệp.
Xu hướng hiện nay ở mọi lĩnh vực, ngành nghề thì ý thức cũng như trách nhiệm đối với bảo vệ môi trường ngày càng được nâng cao, từ những quy định nhỏ đến những thay đổi lớn của mỗi đơn vị đều nhằm làm thân thiện hơn với môi trường. Điều này cũng không nằm ngoài trách nhiệm của xí nghiệp luyện gang.
Không chỉ là trách nhiệm đơn thuần mà hiện nay ngày càng có nhiều văn bản pháp luật đưa ra những quy định, những chế tài bắt buộc đối với các hành vi làm tổn hại đến môi trường. Do đó đã thúc đẩy việc tiến hành thay đổi công nghệ của xí nghiệp để vừa tránh những tác động xấu tới môi trường vừa làm lợi cho xí nghiệp, xí nghiệp tránh được những chi phí không đáng có.
2.2. Nguyên nhân chủ quan
Nguyên nhân khách quan là như vậy song việc thực hiện hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào quyết định chủ quan của công ty. Nếu công ty không thay và cho rằng vẫn tiếp tục sử dụng công nghệ cũ và sẵn sàng chịu những chi phí cho bên ngoài như phí nước thải thì công nghệ cũng không thể được thay đổi, bởi hoạt động khoáng sản là ngành nghề kinh doanh đem lại lợi nhuận lớn, họ cho rằng có thể bù đắp được những chi phí bồi thường bên ngoài. Tuy nhiên đây chỉ là những nhận định ban đầu. Khi đi sâu vào tìm hiểu về quan điểm của công ty về vấn đề thay đổi công nghệ cho thấy:
Đối với công nhân sản xuất dù họ không chịu ảnh hưởng từ nước thải nhưng do vì lợi ích kinh tế của thay đổi công nghệ đem lại cho công ty mà lợi nhuận công ty tăng cũng đồng nghĩa với việc công ăn việc làm ổn định và thu nhập sẽ cao, họ hoàn toàn ủng hộ đề xuất thay đổi công nghệ.
Đối với lãnh đạo công ty thì cho rằng hơn ai hết họ nhận thức được đã đến lúc phải thực hiện thay đổi công nghệ theo xu hướng để có thể nâng cao hình ảnh công ty hay đơn giản hơn là những gì mà họ thu được từ thay đổi công nghệ là đủ hấp dẫn để có thể đi đến quyết định.
Sự đồng thuận của toàn công ty trong việc thay đổi công nghệ là nguyên nhân chủ quan và trực tiếp quyết định thay đổi công nghệ
2.3. Khả năng đáp ứng của doanh nghiệp
Giám đốc công ty, ông Nông Văn Chiến cho biết, để có thể thích ứng với công nghệ mới thì về tài chính là không khó khăn. Về trình độ kỹ thuật và nhân lực thì đòi hỏi của công nghệ mới là có cao hơn song khi chuyển giao công nghệ, sẽ có sự hướng dẫn đào tạo trực tiếp từ phía cung cấp là công ty cung ứng thiết bị Quảng Tây- Trung Quốc. Công nghệ mới đòi hỏi số lượng người vận hành tương đương với công nghệ cũ, không làm xáo trộn công việc của công nhân... Do đó khi thay công nghệ sẽ ít có ảnh hưởng thay đổi đột ngột, công ty hoàn toàn có thể đón nhận công nghệ mới và hoạt động bình thường.
CHƯƠNG III
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ XÃ HỘI CỦA VIỆC THAY THẾ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ BỤI ƯỚT BẰNG CÔNG NGHỆ XỬ LÝ BỤI KHÔ Ở XÍ NGHIỆP LUYỆN GANG CAO BẰNG
I. ĐÁNH GIÁ CHI PHÍ, LỢI ÍCH CỦA CÔNG NGHỆ XỬ LÝ BỤI ƯỚT VÀ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ BỤI KHÔ.
Đối với công nghiệp luyện kim như sản xuất gang đúc ở xí nghiệp luyện gang Cao Bằng thì vấn đề bụi được đánh giá là khá nổi cộm. Sẽ là một mối hoạ lớn nếu như không có bất kỳ một giải pháp nào cho vấn đề này. Hiện nay có hai công nghệ xử lý bụi đã và đang được sử dụng ở hầu hết các cơ sở luyện gang lớn trên thế giới đem lại hiệu quả cho việc xử lý bụi rất tốt. Đó là công nghệ xử lý bụi ướt có sử dụng nước và công nghệ xử lý bụi khô dùng túi lọc bằng vải.
Tuy nhiên thực tế áp dụng công nghệ xử lý bụi ướt cho thấy, lượng bụi thải ra môi trường có giảm đáng kể, nhưng bên cạnh đó nó lại tạo ra ảnh hưởng xấu tới môi trường, đó là do trong quá trình xử lý bụi đã sinh ra một lượng nước thải, nước thải này xả ra sông Bằng Giang và gây ô nhiễm nước sông, ảnh hưởng tới sinh trưởng của các loại thuỷ sinh. Vậy, liệu đây có còn là một giải pháp hiệu quả hay không và có nên thực hiện thay thế công nghệ xử lý bụi ướt bằng công nghệ xử lý bụi khô như là một cách khắc phục mặt tiêu cực của công nghệ này không? Để trả lời câu hỏi này cần đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của từng công nghệ, từ đó đưa ra những kết luận xác đáng có lợi cho cả xí nghiệp và toàn xã hội.
Phương pháp đánh giá chi phí lợi ích mở rộng là một phương pháp phù hợp để thực hiện công việc này, trong đó các chi phí và lợi ích môi trường, xã hội được đưa vào lượng hoá thành tiền, những chi phí nào không thể lượng hoá thì cũng sẽ được mô tả, trình bày rõ ràng.
Cần nói thêm ở đây là trên thực tế, công nghệ xử lý bụi kể cả công nghệ ướt và công nghệ khô thì đều chỉ là một bộ phận trong toàn bộ hệ thống công nghệ sản xuất gang đúc, nó đi kèm với các công nghệ như công nghệ thiêu kết quặng, đốt sấy quặng, nung quặng, luyện quặng...Do đó, khi đầu tư dự án sản xuất gang đúc, người ta tính toán hiệu quả kinh tế xã hội trên cơ sở cả hệ thống hoàn chỉnh, việc đánh giá riêng rẽ từng bộ phận là ít khi thực hiện và đôi khi không có ý nghĩa. Tuy nhiên, với đề tài em chọn, em cố gắng tách riêng ra với mục đích nhấn mạnh vào những lợi ích và chi phí liên quan đến môi trường và xã hội, để thấy được công nghệ đó đem lại lợi ích và chi phí gì cho xã hội, nếu như không có công nghệ đó thì điều gì sẽ xảy ra và cụ thể là như thế nào. Khi tách riêng như vậy, kết quả thu được nếu đơn thuần chỉ xét về mặt kinh tế thì có thể là không khả thi, song xét cả những tác động tới môi trường và xã hội thì việc sử dụng những công nghệ đó là hoàn toàn phù hợp và hiệu quả.
Một số giả định trước khi tiến hành phân tích đánh giá:
- Công nghệ xử lý bụi ướt đi vào hoạt động từ năm 1996, còn công nghệ xử lý bụi khô là năm 2002, do đó để có thể tiến hành so sánh đánh giá hai công nghệ này, tất cả các số liệu chi phí và lợi ích tính toán được quy về năm 2002. Giá cả lấy theo giá thị trường.
- Khi đầu tư hai công nghệ, lãi suất trên thị trường vốn đều là 7,2%.
- Tuổi thọ của mỗi công nghệ đều là 15 năm.
- Số ngày lò cao làm việc là liên tục 365 ngày theo thiết kế, việc ngừng lò cao là hiếm khi xảy ra và cũng sẽ không có lợi.
- Một chi phí bị bỏ qua ở công nghệ này chính là một lợi ích thu được ở công nghệ kia.
1.1.Công nghệ xử lý bụi ướt
Sơ đồ quy trình công nghệ:
Lọc lò gió nóng
Lọc bụi ly tâm
Lọc bụi phun nước
Lọc bụi trọng lực
Lọc bụi ly tâm tách nước
Lọc bụi ống thắt Venturin
Khi luyện lò cao sinh ra một lượng bụi rất lớn. Khí lò mang theo bụi được dẫn qua buồng khử bụi trọng lực, ở đây 80% lượng bụi được giữ lại. Lượng bụi còn lại theo khí lò tiếp tục vào buồng lọc bụi trọng ly tâm, ở đây 80% bụi lại được giữ lại. Sau đó khí lò được dẫn qua thiết bị lọc bụi phun nước (tháp rửa bụi), dòng khí và dòng nước đi ngược chiều nhau, các hạt bụi thấm nước sẽ rơi theo nước xuống dưới. Số bụi còn lại sẽ sang lọc bụi ống thắt Venturin. Do ống hẹp, dòng khí đi qua với tốc độ rất cao sẽ kéo theo nước phun vào thành mù sương. Xuống phía dưới, do ống được mở rộng nên hạt bụi nhỏ được tách gần như hết. Sau cùng, khí than sạch có lẫn nước được tách nước bằng lọc bụi ly tâm tách nước. Khí than khô thu được sẽ tiếp tục thổi qua lò gió nóng.
Như vậy đối với công nghệ xử lý bụi ướt thì điểm nổi bật nhất là nước thải có lẫn bụi. Điều này có nghĩa là sau khi xử lý bụi sẽ phải tiếp tục có thêm một khâu xử lý nước thải trước khi thải ra sông Bằng Giang, cụ thể là nước thải sẽ được đưa ra bể lắng để xử lý. Sơ đồ xử lý nước thải như sau:
Nước thải lọc bụi
Nước thải ra sông
(1)
(2)
(5)
(4)
(3)
(6)
Bể chứa
Bể lắng 1
Bể lắng 2
Bể lắng 3
Bể lắng 4
Bể lắng 5
Hình 3: Sơ đồ xử lý nước thải sản xuất
Ngoài ra, khí than do qua rửa nước nên nhiệt độ hạ thấp chỉ còn 40-50oC, lại đòi hỏi phải dự nhiệt, do đó lãng phí nhiệt năng. Thực tế công nghệ lò cao thì khí than này sẽ được đưa qua lò gió nóng trở lại khâu nung quặng, nếu nhiệt độ khí không bị giảm thì sẽ không cần phải tăng cường nhiệt độ nhiều ở lò gió nóng, và sẽ tiết kiệm được nhiệt nhiều hơn.
Phân định chi phí lợi ích của công nghệ xử lý bụi ướt
Các chi phí bao gồm:
- Chi phí đầu tư thiết bị ban đầu
- Chi phí vận hành bảo dưỡng thiết bị
- Chi phí xử lý nước thải (gồm có chi phí xây bể lắng và chi phí vận hành bể lắng)
- Chi phí điện chạy máy bơm nước
- Chi phí cho nộp phí nước thải công nghiệp (từ năm 2004)
- Chi phí thiệt hại ô nhiễm sông Bằng Giang
Các lợi ích bao gồm:
- Tiết kiệm nhiên liệu than cốc vụn
- Tiết kiệm nhiệt lượng (tức là tiết kiệm nhiên liệu than cốc luyện kim)
- Giảm thiệt hại sức khoẻ người dân xung quanh
Đánh giá chi phí của công nghệ xử lý bụi ướt
- Chi phí đầu tư ban đầu cho thiết bị công nghệ thể hiện trong bảng sau:
Bảng 3.1: Chi phí đầu tư thiết bị ban đầu công nghệ xử lý bụi ướt
(Đơn vị: triệu VND)
STT
Thiết bị
Số lượng
Đơn giá
Vận chuyển
Mua thiết bị
Lắp đặt
1
Buồng lọc trọng lực
1 bộ
40,572
2,434.320
40,572
20,1
2
Buồng lọc ly tâm
1 bộ
27,468
1,785.420
27,468
10,067
3
Giàn phun, tháp rửa bụi
1 bộ
37,5
2,212.500
37,5
15,524.700
4
Ống Venturin
1 bộ
79
5,214
79
33,62
5
Buồng lọc ly tâm tách nước
1 bộ
136,7
11,083.960
136,7
64,828.300
6
Ống dẫn khí than sạch
1 bộ
28,06
1,543.300
28,06
14,7
7
Các loại van
20 cái
2,535
2,281.500
50,7
16,63
8
Đào móng công trình
5,096
9
Cộng
26,555
400
180,566
10
Tổng chi phí
607,121
(Nguồn: Luận chứng kinh tế kỹ thuật đầu tư xây dựng phân xưởng lò cao
Cao Bằng- Nhà máy cơ khí Cao Bằng)
- Chi phí vận hành và bảo dưỡng thiết bị hàng năm theo kế hoạch phân bổ là 15 triệu VND, bao gồm sửa chữa, khắc phục sự cố, định kỳ bảo dưỡng, nhân công.
- Chi phí điện chạy máy bơm nước: Nước rửa bụi được lấy từ sông Bằng Giang nên chi phí coi như bằng 0. Để có nước chỉ phải bơm nước từ sông lên đến tháp rửa bụi. Xí nghiệp đã lắp đặt 2 máy bơm công suất 240m3/h để đáp ứng nhu cầu nước cho rửa bụi, sinh hoạt, làm mát lò cao, giam bụi bộ phận trước lò, tạo xỉ hạt, nước bổ sung, và các mục đích khác.
Đối với xử lý bụi cần khoảng 15m3/h, để đơn giản trong tính toán, giả sử chỉ cần chạy một máy bơm cho mục đích này. Như vậy, để cung cấp đủ 15m3/h thì chỉ cần chạy khoảng 6,2% công suất máy bơm, tức là chỉ chạy trong 0,062h cho 15m3 nước
Tiêu hao điện năng của loại máy bơm này là 22KW/h
Giá điện sản xuất là 880VND/Kwh
Bảng 3.2: Chi phí điện chạy máy bơm
Chỉ tiêu
Nhu cầu nước
Số h chạy cần thiết
Tiêu hao điện năng
Giá điện sản xuất
Chi phí điện hàng năm
Giá trị
15m3/h
0,062h
22Kw/h
880VND/Kwh
10,514.803 triệu VND
(Nguồn: Tự tính)
- Chi phí xử lý nước thải: Nước thải của quá trình phun rửa được đưa ra bể lắng. Chi phí xử lý bao gồm:
+ Chi phí xây bể gồm: Chi phí vật liệu là 12 triệu VND; Chi phí nhân công là 3 triệu VND. Do đó chi phí xây bể là 15 triệu VND.
+ Chi phí vận hành, bảo dưỡng bể lắng bao gồm chi phí nhân công, hoá chất, chi phí sửa chữa khắc phục rò rỉ, ngấm...Trung bình hàng năm xí nghiệp chi 50 triệu VND để thực hiện công tác này.
- Chi phí nộp phí nước thải công nghiệp: Như đã đề cập ở trên, công nghệ xử lý bụi ướt hoạt động từ năm 1996. Nghị định 67/2003/NĐ-CP về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải được ban hành tháng 6 năm 2003, đến năm 2004 mới áp dụng. Do đó phí nước thải là chi phí xuất hiện từ năm hoạt động thứ 9 của công nghệ này. Thực tế hai năm nộp phí cho thấy chi phí này mỗi năm vào khoảng 7 triệu VND.
- Chi phí thiệt hại môi trường, xã hội do ô nhiễm sông Bằng Giang: Theo điều tra, các hộ dân xung quanh khu vực xí nghiệp nói riêng cũng như toàn xã Đề Thám nói chung đều sử dụng nước sinh hoạt từ giếng đào. Theo kết quả phân tích chất lượng nước ngầm thì hoạt động sản xuất của xí nghiệp hoàn toàn không ảnh hưởng đến chất lượng nước ngầm, do đó nước thải từ xử lý bụi coi như chỉ ảnh hưởng đến chất lượng nước sông, từ đó ảnh hưởng môi trường sống của các loài sinh vật thuỷ sinh. Như vậy, nước thải gây ra chi phí ô nhiễm sông chứ không ảnh hưởng sức khoẻ người dân. Liên quan sức khoẻ người dân chỉ có thể là lợi ích mà công nghệ đem lại từ việc ngăn chặn đáng kể lượng bụi lò cao thải ra môi trường. Thực chất, công nghệ xử lý bụi ướt là một giải pháp đầu tư cho bảo vệ môi trường và lợi ích của nó rõ ràng là giảm bụi, không để bụi thải ra môi trường ảnh hưởng sức khoẻ người dân và mùa màng. Tuy nhiên, phạm vi chuyên đề này chưa đủ điều kiện để tính toán lợi ích của áp dụng công nghệ đối với mùa màng, chỉ tính toán lợi ích đối với sức khoẻ người dân.
Chi phí ô nhiễm sông được tính dựa trên những thiệt hại về nguồn cá, thể hiện ở mức giảm thu nhập từ nghề đánh bắt cá sông. Do đó đây vừa là chi phí môi trường vừa là chi phí xã hội, vừa giảm sản lượng cá vừa giảm thu nhập của người dân. Cách tính này cũng chỉ phản ánh được phần nào thiệt hại.
Qua điều tra một số người thường xuyên đánh bắt cá trên sông xét ở cả hai vị trí phía trên điểm xả nước thải và phía dưới điểm xả nước thải theo chiều dòng chảy cho thấy, sản lượng cá giảm 20% ở phía dưới so phía trên. Nếu đánh bắt phía trên, thu nhập trung bình khoảng 30 nghìn VND/bè/ngày (đã tính cả những biến động thời tiết) thì ở phía dưới chỉ khoảng 24 nghìn VND/bè/ngày. Giảm 6 nghìn VND/bè/ngày.Số bè thường xuyên đánh bắt cá tại đoạn sông kéo dài từ điểm thải xuống đến 3km là 15 bè. Như vậy thiệt hại do nước thải đổ ra sông được tính là: (Trên thực tế không phải đánh bắt cả năm song ta đang tính thiệt hại ô nhiễm sông do nước thải, mà thiệt hại này là xảy ra liên tục cho nên coi người dân đánh bắt cả năm là 365 ngày)
Bảng 3.3: Thiệt hại ô nhiễm sông Bằng Giang
Chỉ tiêu
Thu nhập đánh bắt cá phía trên điểm thải
Thu nhập đánh bắt cá phía dưới điểm thải
Giảm thu nhập
Số bè đánh bắt cá
Tổng thu nhập giảm mỗi năm
Giá trị
30.000 VND/bè/ngày
24.000 VND/bè/ngày
6.000 VND/bè/ngày
15 bè
32,850 triệu VND
(Nguồn: Điều tra thực tế)
Đánh giá lợi ích công nghệ xử lý bụi ướt
- Tiết kiệm nhiên liêu liệu than cốc vụn: Khi áp dụng công nghệ này, ngoài việc ngăn chặn bụi ra môi trường thì xí nghiệp còn thu được bụi, bụi này đem tận dụng cho thiêu kết quặng, do đó sẽ giảm được tiêu hao than cốc vụn-là loại than dùng cho thiêu kết quặng. Trong bụi thu được chứa cả than và Fe. Ước tính nếu sử dụng bụi đó để thiêu kết thì chất lượng chỉ bằng một nửa than cốc vụn.
Theo tính toán, lượng bụi thu được là 0,96 tấn/ngày. Mỗi năm thu được khoảng 350 tấn bụi, tương đương với 175 tấn cốc vụn.
Giá cốc vụn là 200 nghìn VND/tấn
Lợi ích thu được là: 1753200.000=35.000.000 VND
- Tiết kiệm nhiệt lượng (hay tiết kiệm than cốc luyện kim): Trong thiết kế kỹ thuật lò cao sản xuất gang đúc, khi sử dụng hệ thống khử bụi, kèm theo đó ta sẽ thu được khí than sạch, nếu công nghệ xử lý bụi ướt thì nhiệt độ khí than còn khoảng 40-50oC, tuy không cao nhưng cũng tiết kiệm được nhiệt lượng. Khí này vào lò gió nóng tiếp tục được tăng nhiệt lên khoảng 1.100-1.150oC, sau đó đi vào lò nung. Theo tính toán kỹ thuật thì như vậy giảm tiêu hao than cốc luyện kim (loại than dùng cho lò cao, %C>80%) khoảng 0,002 tấn/1tấn gang. Mỗi ngày cho ra lò 40 tấn gang. Giá than cốc luyện kim là 1.251.000 VND/tấn. Do vậy, mỗi năm sẽ tiết kiệm được như sau:
Bảng 3.4: Tiết kiệm nhiệt lượng (Tiết kiệm than cốc luyện kim)
Chỉ tiêu
Giảm tiêu hao cốc luyện kim
Sản lượng gang
Giá cốc luyện kim
Tiết kiệm nhiệt lượng
Giá trị
0,002tấn/1tấn gang
40tấn/ngày
1,251triệu VND/tấn
36,529.200 triệu VND
(Nguồn:Tự tính)
- Giảm thiệt hại sức khoẻ người dân xung quanh: Đây là lợi ích của công nghệ xử lý bụi bởi vì nếu không áp dụng công nghệ xử lý bụi sẽ gây thiệt hại sức khoẻ con người, khi tránh được chi phí tức là đã có được lợi ích. Rõ ràng khi không có công nghệ xử lý bụi, toàn bộ lượng bụi từ lò cao sẽ được thải hết ra ngoài môi trường không khí. Với tải lượng và thành phần các chất trong bụi và khí thải như đã trình bày thì chắc chắn toàn bộ dân cư xung quanh xí nghiệp sẽ bị thiệt hại sức khoẻ, cụ thể là mắc bệnh về đường hô hấp từ nhẹ đến nặng và mãn tính, ngoài ra có bệnh đau mắt. Theo khảo sát số liệu y tế thì ở Việt Nam hiện nay, chi phí trung bình cho khám chữa bệnh về đường hô hấp vào khoảng 2.000 VND/ngày/người và thời gian mắc bệnh là 7 ngày đối với bệnh nhẹ; 20.000 VND/ngày/người và thời gian điều trị là khoảng 1,5 tháng (40 ngày) đối với bệnh nặng; bệnh đau mắt chi phí 5.000 VND/ngày/người và thời gian điều trị là 5 ngày. Theo ước tính, với ống khói cao 34m, việc lan truyền bụi là khá xa, ở đây giả sử chỉ ảnh hưởng tới khu vực dân cư xung quanh với số dân là 3.000 người, tỷ lệ mắc bệnh hô hấp nhẹ là 75%, bệnh hô hấp nặng là 25% (vì khói bụi chứa chất độc hại nên sẽ ảnh hưởng tới mọi người dân). Do vậy khi công nghệ đi vào hoạt động đã làm giảm thiệt hại sức khoẻ người dân xung quanh là:
Bảng 3.5: Giảm thiệt hại sức khoẻ người dân xung quanh
Loại bệnh
Chi phí khám chữa bệnh
Thời gian mắc bệnh
Tỷ lệ mắc bệnh
Số người mắc bệnh
Tổng chi phí khám chữa bệnh hàng năm
Bệnh hô hấp nhẹ
2.000VND/người/ngày
7 ngày
75%
2.250 người
31,5 triệuVND
Bệnh hô hấp nặng
20.000VND/người/ngày
40 ngày
25%
750 người
600 triệuVND
Bệnh đau mắt
5.000 VND/người/ngày
5
100%
3.000 người
75 triệu VND
Tổng cộng
706,5 triệu VND
(Nguồn: Tự tính)
Bảng 3.6: Tổng hợp chi phí và lợi ích của việc áp dụng công nghệ xử lý bụi ướt
(Đơn vị: triệu VND)
Năm
Khoản mục
0
1
2
...
9
...
14
15
Chi phí:
CP đầu tư ban đầu
607,121
0
0
...
0
...
0
0
CP vận hành bảo dưỡng
0
15
15
...
15
...
15
15
Chi phí xử lý nước thải
15
50
50
...
50
...
50
50
CP điện
0
10,514.803
10,514.803
...
10,514.803
...
10,514.803
10,514.803
Phí nước thải
0
0
0
...
7
...
7
7
CP ô nhiễm sông
0
32,85
32,85
...
32,85
...
32,85
32,85
Tổng chi phí
622,121
108,364.803
108,364.803
...
115,364.803
...
115,364.803
115,364.803
Lợi ích:
Lợi ích t.kiệm nhiên liệu
0
35
35
...
35
...
35
35
T.kiệm nhiệt lượng
0
36,529.200
36,529.200
...
36,529.200
...
36,529.200
36,529.200
Giảm thiệt hại sức khoẻ
0
706,5
706,5
...
706,5
...
706,5
706,5
Tổng lợi ích
0
778,029.200
778,029.200
...
778,029.200
...
778,029.200
778,029.200
Lợi ích ròng ( kinh tế, xã hội, môi trường)
-622,121
669,664.397
669,664.397
...
662,664.397
...
662,664.397
662,664.397
(Nguồn: Tự tính)
1.2. Công nghệ xử lý bụi khô
Sơ đồ lưu trình công nghệ:
Khí than lò cao
Khử bụi trọng lực
Khử bụi qua túi vải
ống phân phối khí than
Khí than thổi xung nhịp
Đường ống khí than sạch
Lò gió nóng
Khí than ở đỉnh lò có nhiệt độ 150-350oC chứa khoảng 26-32% CO và còn CO2, N2, hơi nước và bụi hỗn hợp. Từ đỉnh lò, khí than qua hệ thống ống dẫn chịu nhiệt đến tháp lọc bụi thô theo phương pháp trọng lực sau đó qua bộ lọc xoáy nhằm lọc nhiều hạt bụi có kích thước từ 1-0,05mm. Khí than còn chứa khoảng 40% lượng bụi qua hệ thống làm mát khí than, bằng các ống dẫn được làm mát bằng không khí ngoài vỏ ống, khí than sạch sau lọc bụi túi vải được dẫn tới lò gió nóng tiến hành đốt lò gió nóng. Nhiệt độ của khí than chuyển cho hệ thống gạch chịu lửa, nhận nhiệt từ khí thải sau khi cháy, bi gạch nhận nhiệt tăng dần nhiệt độ. Khí thải tiếp tục qua kênh dẫn ống khói vào ống khói và được thải ra ngoài ở độ cao 34m.
Bụi lò cao chứa nhiều sắt và bụi than cốc qua làm nguội và hệ thống lọc bụi, lắng đọng dưới boong ke và được định kỳ tháo ra, thu bụi và chuyển sang phân xưởng thiêu kết làm nguyên liệu cho quá trình thiêu kết.
Khí than thừa không đốt hết từ lò gió nóng được chuyển qua lò nung quặng sắt nhằm đốt hếtkhí than dư thừa giảm thiểu lượng khí CO thải ra ngoài không khí.
Một số chỉ tiêu thông số công nghệ:
- Nồng độ bụi khi vào £10g/m3
- Nồng độ bụi khi ra £10mg/m3
- Áp suất phun thổi 0,2-0,3Mpa
- Áp suất đỉnh lò 20-25Kpa
- Tải trọng lọc bụi 35854m3/m2h
- Nhiệt độ khí than sạch 120oC
- Lượng bụi thu hồi 73,4kg/h
- Số bình xử lý bụi 2 bình, mỗi bình 90 túi vải
- Diện tích lọc 205m2
- Vật liệu túi vải là vải nỉ sợi thuỷ tinh
- Nhiệt độ hoạt động 260oC, tức thời có thể đạt 300oC
- Tốc độ gió qua lọc 0,6-0,67m/s
Công nghệ xử lý bụi khô yêu cầu về thao tác và quản lý cao như khống chế nhiệt độ và khí than, kịp thời rũ bụi túi vải và thay túi rách. Khi chênh lệch áp suất của khí than trong túi lọc và ngoài túi lọc (trong bình khử bụi) đến 5-6Kpa thì phải làm sạch bụi bám trên túi vải bằng cách thổi ngược chiều khí than sạch theo nhịp xung mạch. Sau khi rũ sạch bụi túi vải thì chênh lệch áp suất bên trong bình khử bụi đạt <3Kpa
Ưu điểm của công nghệ xử lý bụi khô là không tạo ra nước thải và hiệu quả xử lý bụi cao hơn.
Phân định chi phí và lợi ích của công nghệ xử lý bụi khô
Theo nhận định thì công nghệ này không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và xã hội, do đó chi phí chỉ bao gồm chi phí đầu tư ban đầu cho thiết bị và chi phí vận hành bảo dưỡng thiết bị hàng năm, chi phí thay túi vải định kỳ.
Lợi ích bao gồm:
- Tiết kiệm nhiên liệu than cốc vụn
- Tiết kiệm nhiệt lượng (hay tiết kiệm nhiên liệu than cốc luyện kim)
- Tiết kiệm điện
- Tiết kiệm chi phí xử lý nước thải, phí nước thải công nghiệp
- Giảm thiệt hại ô nhiễm sông Bằng Giang
- Giảm thiệt hại sức khoẻ người dân xung quanh xí nghiệp
Đánh giá chi phí của công nghệ xử lý bụi khô
- Chi phí đầu tư ban đầu cho thiết bị công nghệ thể hiện trong bảng sau:
Bảng 3.7: Chi phí đầu tư thiết bị ban đầu công nghệ xử lý bụi khô
(Đơn vị: triệu VND)
STT
Thiết bị
Số lượng
Đơn giá
Vận chuyển
Chi phí mua
Chi phí lắp đặt
1
Thùng lọc bụi thô
1 cái
57,035
3,395.972
57,053
28,451
2
Lọc bụi kiểu xoáy
1 cái
33,281
3,395.952
33,281
14,263
3
Hệ thống làm mát khí than
1 bộ
28,537
3,393.055
28,537
15,225.600
4
Bộ lọc bụi túi vải
180 cái
0,860.688
8,571.279
154,923.804
73,395.700
5
Ống dẫn lọc bụi
1 bộ
39,62
0,893.684
39,620
6,396
6
Ống dẫn khí than sạch
1 bộ
32,494
3,394.634
32,494
13,924
7
Các loại van xả an toàn
12 cái
3,833.333
8,571
46
19,713
8
Đào móng công trình
6,240.320
9
Cộng
31,615.577
391,908.840
177,608.620
10
Tổng chi phí
601,133.037
(Nguồn: Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án mở rộng sản xuất gang đúc
Cao Bằng)
- Chi phí sửa chữa bảo dưỡng hàng năm vào khoảng 15 triệu VND.
- Chi phí thay túi vải định kỳ: theo chỉ tiêu kỹ thuật của công nghệ, túi vải dùng để thu bụi có tuổi thọ trung bình là khoảng 1,5 năm, nếu không được thay thì sẽ rách, hỏng không có tác dụng thu giữ bụi nữa. Như vậy cứ sau 1,5 năm hoạt động thì phải tiến hành thay túi vải để đảm bảo hiệu suất thu bụi. Ở công nghệ xử lý bụi khô thiết kế hai bình khử bụi, mỗi bình gồm 90 túi vải, nhưng khi đi vào hoạt động chỉ có một bình làm việc, bình còn lại kiểm tu. Tuy nhiên, để thuận tiện hơn trong tính toán các chỉ tiêu, ta giả sử cả hai bình đều hoạt động, khi đó sẽ làm kéo dài được thời gian hoạt động của túi vải, nghĩa là cứ 3 năm mới phải thay một lần và mỗi lần thay tất cả 180 túi vải. Đơn giá mỗi túi là 0,860.688 triệu VND. Do đó chi phí cho mỗi lần thay túi vải là: 180´0,860.688=154,923.840 triệu VND.
Đánh giá lợi ích của công nghệ xử lý bụi khô
- Tiết kiệm nhiên liệu cốc vụn: Tương tự như công nghệ xử lý bụi ướt, công nghệ xử lý bụi khô có lượng bụi thu hồi cao hơn. với chỉ tiêu kỹ thuật lượng bụi thu hồi là 73,4kg/h và thực tế sản xuất cho thấy, hàng năm thu được trung bình là 600 tấn bụi có chất lượng bằng một nửa than cốc vụn, tuơng đương với 300 tấn cốc vụn. Giá cốc vụn là 200.000 VND/tấn.
Do đó tổng tiết kiệm sẽ là: 300´200.000=60.000.000 VND
- Tiết kiệm nhiệt lượng (tiết kiệm than cốc luyện kim): ở xử lý bụi khô, do không phải qua nước nên nhiệt độ khí than còn cao, khoảng 120oC, do đó làm giảm tiêu hao cốc nhiều hơn so với công nghệ xử lý bụi ướt, ước tính giảm 0,005 tấn/1tấn gang. Giá than cốc luyện kim là 1.251.000 VND. Khoản tiền tiết kiệm hàng năm là:
Bảng 3.8: Tiết kiệm nhiệt lượng của công nghệ xử lý bụi khô
Chỉ tiêu
Giảm tiêu hao cốc luyện kim
Sản lượng gang
Giá cốc luyện kim
Tiết kiệm nhiệt lượng
Giá trị
0,005tấn/1tấn gang
40tấn/ngày
1,251 triệu VND/tấn
91,323 triệu VND
(Nguồn: Tự tính)
- Tiết kiệm điện: Do không dùng nước nên xí nghiệp sẽ tiết kiệm được chi phí điện chạy máy bơm là 10.514.803 VND.
- Tiết kiệm chi phí xử lý nước thải, phí nước thải công nghiệp:
Tiết kiệm chi phí xử lý nước thải hàng năm là 50 triệu VND.
Công nghệ xử lý bụi khô hoạt động từ năm 2002, như vậy tiết kiệm phí nước thải công nghiệp chỉ bắt đầu từ năm hoạt động thứ 3 của công nghệ, mỗi năm tiết kiệm 7 triệu VND.
- Cũng do không còn nguồn nước thải nên sẽ không gây ô nhiễm sông. Giảm thiệt hại ô nhiễm sông Bằng Giang hàng năm là 32.850.000 VND
- Giảm thiệt hại sức khoẻ người dân xung quanh là 706.500.000 VND
Bảng 3.9: Tổng hợp chi phí và lợi ích của việc áp dụng công nghệ
xử lý bụi khô
(Đơn vị: triệu VND)
Khoản mục\Năm
0
1
2
3
...
14
15
Chi phí:
CP đầu tư ban đầu
601,133.037
0
0
0
...
0
0
CP thay túi vải
0
0
0
154,923.840
...
0
154,923.840
CP vận hành, bảo dưỡng
0
15
15
15
...
15
15
Tổng chi phí
601,133.037
15
15
169,923.840
...
15
169,923.840
Lợi ích:
Lợi ích t.kiệm nhiên liệu
0
60
60
60
...
60
60
T.kiệm điện
0
10,514.803
10,514.803
10,514.803
...
10,514.803
10,514.803
T.kiệm nhiệt lượng
0
91,323
91,323
91,323
...
91,323
91,323
T.kiệm chi phí xử lý nước thải
0
50
50
50
...
50
50
T.kiệm phí nước thải
0
0
0
7
...
7
7
Giảm thiệt hại ô nhiễm sông
0
32,85
32,85
32,85
...
32,85
32,85
Giảm thiệt hại sức khoẻ
0
706,5
706,5
706,5
...
706,5
706,5
Tổng lợi ích
0
951,187.803
951,187.803
958,187.803
...
958,187.803
958,187.803
Lợi ích ròng (KT, XH, MT)
-601,133.037
936,187.803
936,187.803
788,263.963
...
943,187.803
788,263.963
(Nguồn: Tự tính)
II. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ XÃ HỘI CỦA VIỆC THAY THẾ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ BỤI ƯỚT BẰNG CÔNG NGHỆ XỬ LÝ BỤI KHÔ
2.1. Hiệu quả về mặt kinh tế
Hiệu quả về mặt kinh tế xác định trên cơ sở các chi phí và lợi ích kinh tế, không xét đến yếu tố môi trường, là chênh lệch giữa lợi ích kinh tế và chi phí kinh tế của công nghệ. Thông qua tính toán các chỉ tiêu NPV, IRR, B/C, thời hạn thu hồi vốn, ta sẽ thấy được hiệu quả kinh tế của các công nghệ
Công nghệ xử lý bụi ướt: Dựa vào bảng tổng hợp chi phí và lợi ích hàng năm của công nghệ xử lý bụi ướt ở phần trước và áp dụng các công thức tính chỉ tiêu NPV, IRR, B/C, thời hạn thu hồi vốn ở chương I, ta có các kết quả sau:
- Chỉ tiêu giá trị hiện tại ròng NPV:
Đưa kết quả về năm 2002 ta được NPV= -1.048,032.617 triệu VND
Như vậy, nếu xét về mặt kinh tế, tài chính thì việc đầu tư công nghệ là không có hiệu quả, song như đã nói ban đầu, việc tách riêng công nghệ xử lý bụi ra khỏi hệ thống công nghệ sản xuất gang đúc để tính toán hiệu quả có thể không có ý nghĩa, tuy kết quả như trên nhưng xí nghiệp vẫn đầu tư vì toàn bộ dự án là có hiệu quả, khả thi về mặt tài chính, hơn nữa việc đầu tư xử lý bụi còn giảm thiệt hại lớn về mặt môi trường và xã hội, không thể không đầu tư. Ta sẽ xét hiệu quả về mặt môi trường và xã hội ở phần sau.
- Chỉ tiêu tỷ số lợi ích, chi phí B/C:
B=643,333.132 triệu VND
C=1.691,365.749 triệu VND
Kết quả tính được B/C=0,38<1, do đó không có tính khả thi về mặt tài chính.
Công nghệ xử lý bụi khô:
- Chỉ tiêu giá trị hiện tại ròng NPV:
Kết quả tính được: NPV=772,095.936 triệu VND
NPV>0, công nghệ xử lý bụi khô khả thi về mặt tài chính.
- Chỉ tiêu tỷ số lợi ích chi phí:
B=1.955,605.500 triệu VND
C=1.183,509.564 triệu VND
Kết quả tính được: B/C=1,65>1, khả thi về mặt tài chính.
- Chỉ tiêu IRR: Áp dụng phương pháp thử dần để tính IRR, ta có:
Với r=20%, NPV=107,626.365 triệu VND
Với r=25%, NPV=-18,530.517 triệu VND
Áp dụng công thức, ta có:
Kết quả: IRR=24,265%>7,2%, khả thi về mặt tài chính.
- Thời gian hoàn vốn: Áp dụng phương pháp trừ dần để tính, ta có bảng sau:
Bảng 3.10: Tính toán chỉ tiêu thời gian thu hồi vốn theo
phương pháp trừ dần
(Đơn vị: triệu VND)
STT
Năm
Chỉ tiêu
1
2
3
4
5
1
Lợi ích ròng
196,837.803
196,837.803
48,913.963
196,837.803
196,837.803
2
1/(1+0,072)t
0,9328
0,8702
0,8117
0,7572
0,70636
3
Lợi ích ròng ´1/(1+0,072)t
183,617.353
171,284.845
39,705.301
149,049.103
139,038.343
4
Cộng dồn kết quả
183,617.353
354,902.198
394,607.499
543,656.602
682,694.945
(Nguồn: Tự tính)
Như vậy đến năm hoạt động thứ 4,41<15 thì công nghệ đã thu hồi đủ vốn. Từ năm thứ 4,41 trở đi toàn bộ lợi ích từ công nghệ xử lý bụi khô sẽ chính là lợi nhuận của xí nghiệp.
Bảng 3.11: Tổng hợp các chỉ tiêu hiệu quả của công nghệ xử lý bụi khô
STT
Chỉ tiêu
Giá trị
1
NPV (triệu VND)
772,095.936
2
B/C (lần)
1,65
3
IRR (%)
24,265
4
Thời gian thu hồi vốn (năm)
4,41
(Nguồn: Tự tính)
Phân tích độ nhạy của việc áp dụng công nghệ xử lý bụi khô: Thực tế áp dụng công nghệ xử lý bụi khô cho thấy những giả định khi tính toán ban đầu là khó thực hiện được, chẳng hạn như về số ngày làm việc của lò cao, lãi suất...Việc đưa ra những giả định chỉ giúp thuận tiện và đơn giản hơn trong tính toán. Để có thể áp dụng kết quả phân tích này cho các trường hợp thay công nghệ xử lý bụi ở một đơn vị khác thì liệu kết quả trên có thực sự là chắc chắn và tin cậy cao không. Để biết được điều này ta sẽ tiến hành phân tích độ nhạy của việc áp dụng công nghệ xử lý bụi khô.
- Công nghệ có tuổi thọ theo thiết kế kỹ thuật là 15 năm song nếu bảo dưỡng tốt và hoạt động liên tục thì có thể vận hành được khoảng 18 năm. Và ngược lại cũng có thể giảm tuổi thọ đi chỉ còn 12 năm. Sẽ có một phần chi phí và lợi ích bị mất đi hoặc tăng thêm, sự thay đổi này làm hiệu quả của công nghệ biến động ra sao, bảng kết quả phân tích độ nhạy dưới đây cho ta biết điều đó.
- Giả sử khi đầu tư công nghệ, công ty không vay được vốn với lãi suất 7,2% mà cao hơn là 10%, hoặc được phép vay với lãi suất tín dụng đầu tư theo kế hoạch hỗ trợ phát triển đầu tư của Nhà nước ưu đãi là 3%, đây cũng là mức lãi suất mà công ty đã xin được vay trong báo cáo nghiên cứu khả thi dự án mở rộng sản xuất gang đúc Cao Bằng. Khi đó các chỉ tiêu hiệu quả tài chính sẽ thay đổi.
- Giá điện cũng có xu hướng ngày càng tăng, giả sử tăng từ 880VND/Kwh lên 1.000VND/Kwh, điều này cũng sẽ làm tăng chi phí sản xuất của xí nghiệp, nhưng lại là lợi ích do tiết kiệm điện tăng lên mỗi năm 1,433.837 triệu VND.
- Do thiếu nguyên liệu nên xí nghiệp phải dừng hoạt động trong vòng 1 năm. Với giả định trong năm này các chi phí và lợi ích chiếm khoảng 7% tổng chi phí và lợi ích cả đời hoạt động của công nghệ. Khi dừng hoạt động nghĩa là những lợi ích sẽ giảm đi và các chi phí cũng không còn. Đối với công nghệ xử lý bụi khô, lợi ích giảm đi theo tính toán là 136,892.385 triệu VND, chi phí giảm đi theo tính toán là 82,845.695 triệu VND.
- Hiện nay đã áp dụng thu phí nước thải công nghiệp đối với các cơ sở sản xuất có nguồn nước thải ra môi trường. Do đó nếu thực hiện thay công nghệ ở thời điểm này thì việc nộp phí là điều bắt buộc kể từ khi đi vào hoạt động sản xuất. Trong trường hợp này, áp dụng công nghệ xử lý bụi khô sẽ tiết kiệm được khoản phí nước thải là 7 triệu VND kể từ năm thứ nhất hoạt động chứ không phải từ năm thứ 3 hoạt động.. Như vậy chi phí sẽ thay đổi, cụ thể là sẽ tiết kiệm được một khoản là triệu VND, đây được coi là lợi ích tăng thêm, khi đó sẽ làm thay đổi mức hiệu quả của công nghệ này, thể hiện trong bảng dưới.
- Do thị trường biến động, xu hướng giá cả thị trường ngày một tăng, nếu giá nhiên liệu than cốc luyện kim và than cốc vụn đều tăng 20%, khi đó làm tăng chi phí cho sản xuất gang đúc song lại làm tăng thêm tiết kiệm của xí nghiệp khi mà xí nghiệp đã áp dụng công nghệ xử lý bụi khô, phần lợi ích tăng thêm mỗi năm theo tính toán là 30,264.600 triệu VND.
Bảng 3.12. Phân tích độ nhạy của việc áp dụng công nghệ
xử lý bụi khô
Yếu tố
Chỉ tiêu
Tuổi thọ tăng (năm)
Tuổi thọ giảm (năm)
Lãi suất vay
vốn tăng (%)
Lãi suất vay vốn
giảm (%)
Giá điện tăng
(VND/Kwh)
Lò cao ngừng 1 năm
Phí nước thải
từ năm đầu
Giá các loại than tăng
20% (triệu VND/tấn)
Giá trị theo giả định trước
15
15
7,2%
7,2%
880
Giá trị khi thay đổi
18
12
10%
3%
1.000
NPV trước
772,095.936
772,095.936
772,095.936
772,095.936
772,095.936
772,095.936
772,095.936
772,095.936
NPV khi thay đổi
912,007.496
598,950.895
559,797.750
1.216,273.830
784,991.820
718,049.246
784,717.065
1.044,294.772
B/C trước
1,65
1,65
1,65
1,65
1,65
1,65
1,65
1,65
B/C khi thay đổi
1,73
1,54
1,51
1,88
1,66
1,65
1,66
1,88
IRR trước
24,265
24,265
24,265
24,265
24,265
24,265
24,265
24,265
IRR khi thay đổi
24,636
23,354
24,265
24,265
24,490
22,123
24,667
29,507
T trước
4,41
4,41
4,41
4,41
4,41
4,41
4,41
4,41
T khi thay đổi
4,41
4,41
4,72
4,03
4,38
4,68
4,32
3,74
(Nguồn: Tự tính)
Qua bảng có thể thấy công nghệ xử lý bụi khô có hiệu quả cao và khá an toàn, khi xảy ra những biến động trên thị trường và trong hoạt động sản xuất thì công nghệ vẫn đem lại lợi ích cho xí nghiệp.
Còn đối với công nghệ xử lý bụi ướt, qua phân tích độ nhạy với các điều kiện sát với thực tế giống như trên thì ta có kết quả sau:
Bảng 3.13. Phân tích độ nhạy của việc áp dụng công nghệ
xử lý bụi ướt
Yếu tố
Chỉ tiêu
Tuổi thọ tăng (năm)
Tuổi thọ giảm (năm)
Lãi suất vay
vốn tăng (%)
Lãi suất vay
vốn giảm (%)
Giá điện tăng
(VND/Kwh)
Lò cao
ngừng 1 năm
Phí nước thải
từ năm đầu
Giá các loại than tăng
20%(triệu VND/tấn)
Giá trị theo giả định
15
15
7,2%
7,2%
880
Giá trị khi thay đổi
18
12
10%
3%
1.000
NPV trước
-1.048,032.617
-1.048,032.617
-1.048,032.617
-1.048,032.617
-1.048,032.617
-1.048,032.617
-1.048,032.617
-1.048,032.617
NPV khi thay đổi
-1.063,401.494
-1.029,145.523
-1.183,103.235
-840,766.313
-1.067,603.924
-974,670.334
-1.110,979.806
-852,763.572
(Nguồn: Tự tính)
Công nghệ xử lý bụi ướt với những biến động kể cả những biến động có lợi thì vẫn không khả thi về mặt tài chính, tuy nhiên nó là một bộ phận của hệ thống công nghệ sản xuất gang đúc không thể tách rời.
Qua phân tích độ nhạy cho thấy công nghệ xử lý bụi khô trong mọi tình huống biến động vẫn có hiệu quả hơn so với công nghệ xử lý bụi ướt và việc thay công nghệ rõ ràng sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cho xí nghiệp cũng như công ty.
2.2. Hiệu quả về mặt xã hội, môi trường
Hiệu quả xã hội, môi trường là chênh lệch giữa lợi ích và chi phí do hoạt động của xí nghiệp tạo ra cho xã hội và môi trường.
Hiệu quả xã hội, môi trường
=
Lợi ích xã hội, môi trường
-
Chi phí xã hội, môi trường
Hiệu quả về mặt tài chính có thể khiến cho việc áp dụng công nghệ là không khả thi, nhưng nó lại sinh ra những lợi ích xã hội, môi trường gia tăng lớn hơn rất nhiều và khi xét về khía cạnh này sẽ cho phép công nghệ hoàn toàn có thể tồn tại và hoạt động hiệu quả .Qua phân tích hiệu quả xã hội môi trường sau đây, chúng ta sẽ thấy rõ điều này.
Bảng 3.14: Hiệu quả xã hội, môi trường của hai công nghệ xử lý bụi
STT
Chỉ tiêu
Công nghệ xử lý bụi ướt
Công nghệ xử lý bụi khô
1
Lợi ích xã hội, môi trường hàng năm
706,500.000 triệu VND
706,500.000 triệu VND
2
Chi phí xã hội, môi trường hàng năm
32,850.000 triệu VND
0
3
Lợi ích ròng xã hội, môi trường hàng năm
673,650.000 triệu VND
706,500.000 triệu VND
4
Tỷ suất chiết khấu
7,2%
7,2%
5
Tuổi thọ công nghệ
15 năm
15 năm
6
Hiệu quả xã hội, môi trường
6.058,759.998 triệuVND
6.354,210.552 triệuVND
(Nguồn: Tự tính)
Công thức:
Hiệu quả XH, MT (xử lý bụi ướt)
=6.058,759.998 (triệu VND)
Như vậy, công nghệ xử lý bụi ướt đem lại hiệu quả xã hội, môi trường là 6.058,759.998 triệu VND.
Hiệu quả XH, MT (xử lý bụi khô)
=6.354,210.552 (triệu VND)
Như vậy công nghệ xử lý bụi khô đem lại hiệu quả xã hội môi trường là 6.354,210.552 triệu VND. Các kết quả tính toán được thể hiện trong bảng trên.
2.3. Đánh giá tổng hợp, so sánh hiệu quả kinh tế xã hội của cả hai công nghệ xử lý bụi
Bảng 3.15: So sánh hiệu quả kinh tế xã hội, môi trường của hai
công nghệ xử lý bụi
(Đơn vị: triệu VND)
Chỉ tiêu
Công nghệ xử lý bụi ướt
Công nghệ xử lý bụi khô
Hiệu quả kinh tế (NPV)
-1.048,032.617
772,095.936
Hiệu quả xã hội, môi trường
6.058,759.998
6.354,210.552
Hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường
5.010,727.381
7.126,306.488
(Nguồn: Tự tính)
Qua bảng kết quả trên cho thấy, việc thay thế công nghệ xử lý bụi ướt bằng công nghệ xử lý bụi khô đem lại hiệu quả rất cao, vừa không gây tác động xấu tới môi trường, xã hội, vừa đảm bảo hiệu quả về mặt kinh tế cho xí nghiệp. Cụ thể khi thay thế công nghệ sẽ đem lại một giá trị gia tăng cho toàn xã hội là: 7.126,306.488-5.010,727.381=2.115,579.107 triệu VND.
KIẾN NGHỊ
Qua đánh giá từng công nghệ cho thấy việc thay thế công nghệ xử lý bụi ướt bằng công nghệ xử lý bụi khô là có hiệu quả. Tuy nhiên, việc làm này cũng chỉ giải quyết được một phần vấn đề nước thải công nghiệp. Ở xí nghiệp luyện gang Cao Bằng hiện nay còn có rất nhiều những tác động tiêu cực tới môi trường và con người như bụi thải ở các khâu nguyên liệu đầu vào, đầu ra, nhiệt và bức xạ, tiếng ồn..., và cần có một giải pháp tổng thể cho các vấn đề này. Trước mắt, cần làm tốt các việc như bảo hộ lao động, chăm sóc sức khoẻ cho công nhân xí nghiệp, kiểm soát chặt chẽ chế độ làm việc của thiết bị công nghệ, tránh xảy ra sự cố rò rỉ các chất độc hại ra ngoài môi trường (ví dụ khí CO), trồng cây xanh để giảm lượng khí CO2, xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt...
Ngoài ra để thực hiện được các giải pháp trên thì một yếu tố rất quan trọng đó là công ty cần có sự đầu tư kinh phí nhiều hơn nữa. Việc làm này cũng là để tạo hình ảnh đẹp cho xí nghiệp cũng như công ty, là một yếu tố cạnh tranh hiện đại, nâng cao vị thế trên thị trường hiện nay.
KẾT LUẬN
Sự ra đời và phát triển của công nghệ đã làm thay đổi hoàn toàn bộ mặt thế giới. Nhờ có đóng góp của công nghệ mà con người cùng với sự gia tăng dân số mới có thể sống và phát triển được như ngày nay. Với trí tuệ của mình, không có gì khiến con người chịu khuất phục. Không chỉ làm chủ được trái đất mà con người còn chinh phục cả vũ trụ bao la. Những công nghệ mà con người sáng tạo ra đóng vai trò vô cùng to lớn. Đây là điều không thể phủ nhận. Song con người cũng không thể lường trước được những gì còn xảy ra sau các thành tựu, phát minh đó của mình, chúng có thực sự đem lại lợi ích cho trái đất và con người không? Ô nhiễm môi trường, an toàn lao động… là những vấn đề đang hiện hữu trước mắt chúng ta ngày hôm nay, nếu không phải do sự phát triển của công nghệ thì cũng khó có thể để lại hậu quả như vậy.
Tuy sự phát triển công nghệ mang lại nhiều hậu quả, nhưng không vì thế mà công cuộc khám phá khoa học công nghệ lại ngừng nghỉ, mà vấn đề đặt ra ở đây chính là làm thế nào để công nghệ thực sự là người bạn đồng hành của con người trong suốt quá trình phát triển. Đổi mới công nghệ, thay thế công nghệ thân thiện hơn với môi trường, công nghệ xanh, công nghệ sạch là những thuật ngữ xuất hiện ngày càng nhiều. Các công nghệ cũng dần được thay thế không chỉ do tính kinh tế, lợi nhuận của người chủ công nghệ mà còn do tính an toàn về mặt môi trường, nghĩa là hướng tới mục tiêu bảo vệ môi trường.
Trong phạm vi chuyên đề này, em cố gắng tính toán hiệu quả của việc thay thế công nghệ, cụ thể ở xí nghiệp luyện gang - công ty KS&LK Cao Bằng, nhằm đưa ra một minh chứng cho tính hiệu quả của việc sử dụng công nghệ có tính đến lợi ích môi trường, xã hội.
Công ty KS&LK Cao Bằng thay đổi công nghệ đã đem lại một lợi ích gia tăng cho toàn xã hội là 2.115,579.107 triệu VND. Con số này không chỉ có ý nghĩa trong tính toán mà nó còn cho biết sự đầu tư cho bảo vệ môi trường là hoàn toàn có lợi. Quyết định thay đổi công nghệ của xí nghiệp là hết sức đúng đắn, nó giúp xí nghiệp có được một hình ảnh đẹp hơn trong cộng đồng cũng như trên thị trường, đồng thời những mục tiêu cơ bản như lợi nhuận, doanh thu vẫn được đảm bảo. Khi xí nghiệp hoạt động tốt, đem lại sự ổn định và phát triển cho công ty thì cũng đồng nghĩa với việc những lợi ích sẽ luôn được đảm bảo cho công nhân, cho cả nền kinh tế và cho toàn xã hội.
Có thể thấy, đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của việc thay đổi công nghệ áp dụng phương pháp phân tích chi phí và lợi ích đã cho những kết quả khá rõ ràng về các tác động tích cực cũng như tiêu cực xét khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường. Đây là một phương pháp phân tích toàn diện giúp ta có cái nhìn sâu hơn khi ra các quyết định, đảm bảo tính chính xác, hợp lý trong phân bổ nguồn lực, không làm lãng phí nguồn lực bởi vì khi ra các quyết định chính là ta đang phân bổ nguồn lực.
Có thể giá trị của đề tài chưa phải là lớn nhưng với chuyên đề này, em hy vọng sẽ đóng góp thêm một tài liệu nhỏ cho công tác nghiên cứu thực tiễn ở xí nghiệp luyện gang Cao Bằng nói riêng và nghiên cứu khoa học của khoa, của trường nói chung.
Hạn chế của chuyên đề: Do thời gian tìm hiểu chưa nhiều, trình độ còn hạn chế do đó chuyên đề không thể tránh khỏi những khó khăn và thiếu sót khi phân tích đó là: Chưa đánh giá được hết những tác động tới môi trường cũng như kinh tế của xí nghiệp như ảnh hưởng của bụi đến máy móc nhà xưởng, làm khấu hao nhanh, ảnh hưởng của bụi tới động, thực vật xung quanh...Trong tính toán, để thuận tiện đã đưa ra nhiều giả định chưa sát lắm với thực tế. Trong thời gian tới, em sẽ cố gắng thu thập đầy đủ tài liệu và đồng thời cũng rất mong thầy cô, các bạn góp ý để em có thể hoàn thiện hơn đề tài này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Cao Bằng năm 2004
Báo cáo đánh giá tác động môi trường xí nghiệp luyện gang Cao Bằng tháng 4 năm 2000
Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án mở rộng sản xuất gang đúc Cao Bằng tháng 12 năm 2001
Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án mở rộng sản xuất gang đúc Cao Bằng
Báo cáo kết quả thực hiện sản xuất kinh doanh công ty KS&LK Cao Bằng năm 2005
Hồ sơ dự thầu giai đoạn II dự án mở rộng sản xuất gang đúc Cao Bằng
Luận chứng kinh tế, kỹ thuật đầu tư xây dựng phân xưởng lò cao-Nhà máy cơ khí Cao Bằng
TS. Nguyễn Bạch Nguyệt (2000), Giáo trình lập và quản lý dự án đầu tư, NXB Thống kê Hà Nội
Nguyễn Đăng Dậu-Nguyễn Xuân Tài (2003), Giáo trình quản lý công nghệ, NXB Thống kê Hà Nội
GS. TS Nguyễn Thế Chinh (2003), Giáo trình kinh tế và quản lý môi trường, NXB Thống kê Hà Nội
Trần Võ Hùng Sơn (2003), Nhâp môn phân tích lợi ích-chi phí, NXB Đại học Quốc gia TPHCM
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Mt49.doc