Đề tài Đánh giá rủi ro và quản trị rủi ro trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam

Tài liệu Đề tài Đánh giá rủi ro và quản trị rủi ro trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam: 1 MỤC LỤC Trang Mở đầu ……….… .....................................................................................................1 Chương 1 “Những vấn đề lý luận cơ bản về rủi ro và quản trị rủi ro trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu” 1.1.Tổng quan về rủi ro và quản trị rủi ro trong kinh doanh.......................................5 1.1.1.Rủi ro - khái niệm và phân loại..........................................................................5 1.1.2.Quản trị rủi ro….................................................................................................7 1.2.Khái quát về thanh toán xuất nhập khẩu và rủi ro trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu …………....................................................................................................9 1.2.1.Thanh toán xuất nhập khẩu và vai trò của nó trong hoạt động ngoại thương nói riêng và trong nền kinh tế nói chung…….....................................................................9 1.2....

pdf143 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1585 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Đánh giá rủi ro và quản trị rủi ro trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 MỤC LỤC Trang Mở đầu ……….… .....................................................................................................1 Chương 1 “Những vấn đề lý luận cơ bản về rủi ro và quản trị rủi ro trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu” 1.1.Tổng quan về rủi ro và quản trị rủi ro trong kinh doanh.......................................5 1.1.1.Rủi ro - khái niệm và phân loại..........................................................................5 1.1.2.Quản trị rủi ro….................................................................................................7 1.2.Khái quát về thanh toán xuất nhập khẩu và rủi ro trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu …………....................................................................................................9 1.2.1.Thanh toán xuất nhập khẩu và vai trò của nó trong hoạt động ngoại thương nói riêng và trong nền kinh tế nói chung…….....................................................................9 1.2.2.Rủi ro trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu……….................................10 1.2.2.1.Sơ lược về rủi trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu………….............10 1.2.2.2.Đối tượng chịu rủi ro trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu…..............11 1.2.2.3.Rủi ro tiềm ẩn trong các phương thức thanh toán xuất nhập khẩu thông dụng………………………………………………………………………………….12 1.2.2.3.1.Phương thức chuyển tiền………………………………….………............12 1.2.2.3.2.Phương thức thanh toán nhờ thu………………………………..................12 1.2.2.3.3.Phương thức tín dụng chứng từ…………………………………………....13 1.3.Những nghiên cứu của Citi Group về rủi ro trong thanh toán xuất nhập khẩu và kinh nghiệm phòng ngừa…………………………….………………………...……19 1.3.1.Citi Group và những nghiên cứu của Citi Group về rủi ro và quản trị rủi ro.....19 1.3.2.Công tác quản trị rủi ro của Citi Group trong thanh toán xuất nhập khẩu….....22 1.3.3.Những bài học rút ra cho Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam………………24 Kết luận chương 1…………………………………………………………………..26 Chương 2 “Đánh giá rủi ro và quản trị rủi ro trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam” 2.1.Giới thiệu về Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam……………………………..27 2 2.2.Các rủi ro trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam…………………………………………………………………....30 2.2.1.Tình hình hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu………………...……………30 2.2.2.Các rủi ro trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu…………….…............31 2.2.2.1.Đối với thanh toán xuất khẩu……………………………………………….32 2.2.2.1.1.Các loại rủi ro (theo kết quả khảo sát)……………………………………32 2.2.2.1.2.Phân tích một số tình huống rủi ro………………………………..............34 2.2.2.2.Đối với thanh toán nhập khẩu………………………………………............40 2.2.2.2.1.Các loại rủi ro (theo kết quả khảo sát)……………………………………40 2.2.2.2.2.Phân tích một số tình huống rủi ro………………………………………..42 2.2.3.Công tác phòng chống rủi ro trong họat động thanh toán xuất nhập khẩu…...49 2.3.Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam………………………………………................51 2.3.1.Ảnh hưởng tích cực……………………………………………………...........51 2.3.2.Ảnh hưởng tiêu cực……………………………………………………...........52 Kết luận chương 2…………………………………………………………………..59 Chương 3 “Các giải pháp phòng ngừa rủi ro, hạn chế thiệt hại trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam” 3.1.Mục đích xây dựng giải pháp…………………………………………………...60 3.2.Căn cứ để xây dựng giải pháp…………………………………………………..60 3.3.Các giải pháp…………………………………………………………...………60 3.3.1.Các giải pháp phòng ngừa rủi ro………………………………………….......60 3.3.1.1.Thiết lập và kiểm soát tốt các quan hệ giao dịch trên cơ sở nghiên cứu một cách nghiêm túc, đầy đủ các đối tượng có liên quan ngay từ lúc ban đầu………….60 3.3.1.1.1.Về khách hàng giao dịch………………………………………………….60 3.3.1.1.2.Về đối tác của khách hàng giao dịch……………………………..……......61 3.3.1.1.3.Về các ngân hàng có liên quan trong việc thực hiện giao dịch…….……...62 3.3.1.2.Thực hiện chuẩn xác các nghiệp vụ thanh toán theo thông lệ quốc tế và tuân thủ các qui định của Chính phủ………………………………………………………62 3.3.1.2.1.Đối với thanh toán xuất khẩu……………………………………………..62 3.3.1.2.2.Đối với thanh toán nhập khẩu…………………………………………….67 3.3.1.3.Nhanh chóng nâng cấp và hoàn thiện kỹ thuật công nghệ và kỹ năng của đội ngũ cán bộ làm công tác thanh toán xuất nhập khẩu…………………………...........73 3.3.1.3.1.Về kỹ thuật công nghệ……………………………………………………73 3 3.3.1.3.2.Về con người làm công tác thanh toán xuất nhập khẩu…………………..73 3.3.1.4.Đa dạng và nhanh chóng triển khai các sản phẩm thanh toán mới bên cạnh việc hoàn thiện sản phẩm thanh toán xuất nhập khẩu truyền thống………………..74 3.3.1.5.Làm tốt công tác hỗ trợ cho hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu……......75 3.3.2.Các giải pháp hạn chế thiệt hại khi xảy ra rủi ro……………………………..77 3.3.2.1.Trang bị và nâng cao khả năng ứng phó với rủi ro cho đội ngũ cán bộ nghiệp vụ…………………………………………………………………………………....77 3.3.2.2.Kiểm soát và tài trợ rủi ro thông qua việc trích dự phòng rủi ro, xây dựng mức ký quỹ và/hoặc mua bảo hiểm rủi ro………………………………………………...77 3.3.2.3.Thiết lập và thực thi khung “Phạt bồi thường” đối với các đối tượng cố tình vi phạm dẫn đến rủi ro…………………………………………………….…………....78 3.4.Kiến nghị…………………………………………………………………..……..78 3.4.1.Đối với Chính phủ và Ngân hàng nhà nước………………………...................78 3.4.2.Đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu………………….... …..79 Kết luận chương 3……………………………………………………………… …..82 .. Kết luận …………….................................................................................... ……….83 Tài liệu tham khảo…………………………………..……………………………...85 Phụ lục 1 “Các bảng biểu” Phụ lục 2 “Các sơ đồ” Phụ lục 3 “Khái quát về ba phương thức thanh toán xuất nhập khẩu thông dụng” Phụ lục 4 “Bảng câu hỏi khảo sát” Phụ lục 5 “Danh sách các đối tượng khảo sát” Phụ lục 6 “Kết quả chi tiết của việc khảo sát” 4 MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài: Với chính sách kinh tế mở cửa, hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới theo xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, đặc biệt là với việc gia nhập vào Tổ chức thương mại thế giới (WTO) (Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của WTO vào ngày 11/01/2007), Việt Nam không ngừng đẩy mạnh giao lưu, buôn bán với các nước, và do đó hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp cùng với hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu của các ngân hàng sẽ ngày càng trở nên sôi động, phức tạp và hàm chứa nhiều rủi ro hơn. Điều này đòi hỏi các nhà quản trị trong lĩnh vực xuất nhập khẩu của doanh nghiệp cũng như trong lĩnh vực thanh toán xuất nhập khẩu của ngân hàng phải nhận biết được các loại rủi ro để có thể đưa ra những đối sách thích hợp. Mỗi quyết định xử lý rủi ro của các nhà quản trị nhằm hạn chế tổn thất hoặc chấp nhận rủi ro đến một mức độ nào đó đều ít nhiều ảnh hưởng đến mức sinh lợi của doanh nghiệp hoặc ngân hàng. Vì vậy, yêu cầu đặt ra cho các nhà quản trị là phải cân nhắc khi đưa ra những giải pháp xử lý rủi ro phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Xét riêng trong lĩnh vực ngân hàng, trong thời gian gần đây, cùng với sự đổi mới của đất nước, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ trong hoạt động kinh doanh, đặc biệt là trong địa hạt thanh toán đối với hàng hóa xuất nhập khẩu (gọi tắt là thanh toán xuất nhập khẩu), góp phần đáng kể vào chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, con đường phát triển của hệ thống ngân hàng trong việc đa dạng và chuẩn hóa các dịch vụ, trong đó có dịch vụ thanh toán xuất nhập khẩu, vẫn còn lắm nguy cơ và thách thức với rất nhiều rủi ro tiềm ẩn, nhất là khi Việt Nam bắt đầu mở cửa thị trường tài chính vào ngày 01/04/2007 theo đúng lộ trình cam kết gia nhập WTO. Hơn nữa, cho đến nay ngành ngân hàng Việt Nam vẫn chưa xây dựng được một hệ thống chuyên nghiệp về rủi ro và quản trị rủi ro trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu như đã làm được đối với hoạt động tín dụng. Do vậy, trên cơ sở các tài liệu lý luận về rủi ro và quản trị rủi ro cũng như những kinh nghiệm thực tiễn được đúc kết từ quá trình hoạt động thanh toán xuất nhập 5 2.Đối tượng, mục đích và phạm vi nghiên cứu: Với khả năng và góc nhìn còn nhiều hạn chế của người nghiên cứu, đề tài chỉ tập trung vào những khía cạnh sau: Đối tượng nghiên cứu: Các rủi ro trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu tại ngân hàng. Mục đích nghiên cứu: * Hệ thống lại các rủi ro trong kinh doanh quốc tế cũng như trong nước, đặc biệt là các rủi ro gắn liền với các phương thức thanh toán xuất nhập khẩu thông dụng nhất trong hoạt động thương mại quốc tế. * Tìm hiểu kinh nghiệm phòng chống rủi ro của tập đoàn Citi Group đối với từng phương thức thanh toán xuất nhập khẩu. * Đánh giá những thuận lợi và khó khăn cũng như phân tích các tình huống rủi ro điển hình trong quá trình hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam gắn với các phương thức Chuyển tiền, Nhờ thu và Tín dụng chứng từ. * Đưa ra một số giải pháp phòng ngừa và xử lý rủi ro để bảo vệ quyền lợi của các bên tham gia vào hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu, đặc biệt là đối tượng “ngân hàng”. Phạm vi nghiên cứu: Việc nghiên cứu được thực hiện trong phạm vi hoạt động của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, một ngân hàng thương mại quốc doanh hàng đầu của Việt Nam, nơi có lượng giao dịch thanh toán xuất nhập khẩu lớn nhất của cả nước (chiếm khoảng 1/3 giá trị thanh toán xuất nhập khẩu của cả nước) trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến nay và trong định hướng hoạt động của ngân hàng đến năm 2010. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, tác giả đi vào nghiên cứu các rủi ro xảy đến đối với các đối tượng liên quan trong thương mại quốc tế nhưng đặc biệt quan tâm các rủi ro xảy đến đối với đối tượng thứ ba “ngân hàng” nhìn từ góc độ của ngân hàng thực hiện các dịch vụ thanh toán xuất nhập khẩu theo ba phương thức thanh toán Chuyển tiền, Nhờ thu và Tín dụng chứng từ có sự kết hợp với các hình thức tài trợ thương mại. 6 3.Phương pháp nghiên cứu: Để làm nổi bật các vấn đề liên quan đến rủi ro, rút ra các bài học kinh nghiệm và đề xuất các giải pháp có tính khả thi, tác giả đã sử dụng kết hợp cả hai nhóm phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng như sau: * Nhóm phương pháp định tính: mô tả, phân tích, tổng hợp, phương pháp chuyên gia: sưu tầm các tư liệu thực tế về rủi ro trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu, chọn lọc các tình huống rủi ro có tính khái quát cao để minh họa cho các vấn đề liên quan. * Nhóm phương pháp định lượng: tiến hành điều tra rất công phu qua các bước như - Lập bảng câu hỏi khảo sát với 50 câu hỏi tập trung vào các vấn đề như tình hình hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu, quan hệ với khách hàng, quá trình thực hiện nghiệp vụ, các loại rủi ro quan trọng và thường gặp cũng như các kiến nghị trong việc phòng ngừa rủi ro và hạn chế thiệt hại theo ý kiến của người trả lời (xem Phụ lục 4). - Gửi bảng câu hỏi qua các phương tiện như Email, Fax, Thư tín hoặc Giao tay đến 100 đối tượng đang làm việc trong lĩnh vực thanh toán xuất nhập khẩu tại 11 chi nhánh của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam để điều tra (xem Phụ lục 5). - Thu lại đủ 100 mẫu kết quả từ 100 người trả lời bằng cách đến thu trực tiếp hoặc nhờ gửi qua đường Bưu điện; Tập hợp và xử lý dữ liệu trên chương trình thống kê SPSS từ 100 mẫu trả lời này để cho ra kết quả chi tiết về hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (xem Phụ lục 6). 4.Nét mới của đề tài: Trên cơ sở tham khảo các đề tài nghiên cứu trước đây như: 1. Một số giải pháp phòng ngừa rủi ro cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại TP.HCM - Tác giả: Đặng Thị Phương Diễm (Năm 1998, Luận án thạc sỹ khoa học kinh tế, Trường Đại học Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí Minh). 2. Những biện pháp phòng ngừa rủi ro trong thực hiện phương thức tín dụng chứng từ - Tác giả: Lê Thị Thanh Bình (Năm 2000, Luận văn thạc sỹ khoa học kinh tế, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM). 3. Các rủi ro, tranh chấp trong mua bán quốc tế tại Việt Nam về phương thức thanh toán kèm chứng từ và giải pháp phòng chống - Tác giả: Thân Tôn Trọng Tín 7 Tác giả nhận thấy các đề tài nghiên cứu này chỉ tập trung nghiên cứu rủi ro trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu ở khía cạnh của doanh nghiệp hoặc chỉ dừng lại ở phương thức thanh toán tín dụng chứng từ. Hơn nữa, thời gian nghiên cứu của các đề tài này là từ năm 2000 trở về trước. Khi đó, hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu còn nhiều hạn chế về số lượng giao dịch, chủng loại hàng hóa, loại hình doanh nghiệp và chưa chịu nhiều áp lực cạnh tranh từ trào lưu hội nhập như hiện nay. Tính mới của đề tài này thể hiện ở chỗ là việc nghiên cứu rủi ro và quản trị rủi ro trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu được tìm hiểu và khắc họa ở cả vị thế của doanh nghiệp lẫn ngân hàng nhưng xét chủ yếu ở vị thế của ngân hàng. Việc nghiên cứu không chỉ dừng lại ở phương thức thanh toán phức tạp nhất là Tín dụng chứng từ mà còn đi vào các phương thức thanh toán đơn giản hơn nhưng rất phổ biến trong thực tế là Chuyển tiền và Nhờ thu; không chỉ đơn thuần ở việc ngân hàng xử lý các giao dịch đòi và chi trả tiền hàng mà còn được lồng vào các giao dịch tài trợ xuất nhập khẩu trong tư thế ngân hàng chủ động tiếp cận và ngày càng thắt chặt quan hệ với khách hàng phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế Việt Nam hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới. 5.Kết cấu đề tài: Đề tài gồm 86 trang được chia làm 3 chương và có kết cấu như sau: * Phần mở đầu * Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về rủi ro và quản trị rủi ro trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu. * Chương 2: Đánh giá rủi ro và quản trị rủi ro trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. * Chương 3: Các giải pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. * Phần kết luận * Phần tài liệu tham khảo * Phần phụ lục gồm 6 phụ lục. 8 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ RỦI RO VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN XUẤT NHẬP KHẨU 1.1.Tổng quan về rủi ro và quản trị rủi ro trong kinh doanh: 1.1.1.Rủi ro - khái niệm và phân loại: Khái niệm về rủi ro đã được bàn đến từ rất lâu nhưng đến nay vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất. Khi bàn luận về vấn đề rủi ro, các trường phái khác nhau, các tác giả khác nhau đã đưa ra những định nghĩa khác nhau. Tuy vậy, tựu trung lại, định nghĩa về rủi ro được xác định theo quan điểm của hai trường phái lớn: trường phái truyền thống (hay còn gọi là trường phái tiêu cực) và trường phái trung hòa. Theo cách nghĩ của trường phái truyền thống, rủi ro là những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm hoặc các yếu tố liên quan đến nguy hiểm, khó khăn, hoặc điều không chắc chắn có thể xảy ra cho con người. Đại diện cho trường phái này, Từ điển Oxford cho rằng rủi ro là khả năng gặp nguy hiểm hoặc bị đau đớn, thiệt hại…hoặc xét trong lĩnh vực kinh doanh, tác giả Hồ Diệu định nghĩa “Rủi ro là sự tổn thất về tài sản hay là sự giảm sút lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận dự kiến”. Trong khi đó, theo cách nhìn của trường phái trung hòa, rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được. Theo Allan Willett, một đại biểu của trường phái trung hòa, rủi ro là sự bất trắc có thể liên quan đến việc xuất hiện những biến cố không mong đợi. Bàn về rủi ro trong kinh doanh xuất nhập khẩu, trong tác phẩm “Quản trị rủi ro và khủng hoảng”, tác giả Đoàn Thị Hồng Vân cho rằng rủi ro trong kinh doanh xuất nhập khẩu là sự bất trắc có thể đo lường được, nó có thể tạo ra những tổn thất, mất mát, thiệt hại hoặc làm mất đi những cơ hội sinh lời, nhưng cũng có thể đưa đến 9 Trong hoạt động kinh doanh, có rất nhiều loại rủi ro và ngày càng xuất hiện thêm nhiều loại rủi ro mới có mức độ phức tạp hơn. Để phân loại rủi ro, người ta sử dụng nhiều tiêu chí khác nhau, và cách phân loại rủi ro phổ biến nhất là phân theo nguồn rủi ro được phác họa một cách sơ lược như sau: Rủi ro do môi trường thiên nhiên. Nhóm rủi ro phát sinh bởi các hiện tượng thiên nhiên như: động đất, núi lửa, bão tố, lũ lụt, sóng thần, sét đánh, đất lở, hạn hán, sương mù...Những rủi ro này thường dẫn đến những thiệt hại to lớn về người và của đối với tất cả các đối tượng: cá nhân, doanh nghiệp, dân tộc, quốc gia. Rủi ro do môi trường văn hóa. Rủi ro phát sinh do thiếu hiểu biết về môi trường văn hóa của các dân tộc khác, quốc gia khác (như phong tục, tập quán, tín ngưỡng, lối sống, nghệ thuật, đạo đức...) nên có cách hành xử không phù hợp và dẫn đến những mất mát, thiệt hại, mất cơ hội kinh doanh... Rủi ro do môi trường xã hội. Sự thay đổi về các chuẩn mực giá trị, hành vi ứng xử của con người, cấu trúc xã hội, các định chế...cũng đưa đến những rủi ro nghiêm trọng. Người kinh doanh sẽ phải gánh chịu những thiệt hại rất nặng nề nếu không nắm bắt được những vấn đề này. Rủi ro do môi trường chính trị. Môi trường chính trị có ảnh hưởng rất lớn đến bầu không khí kinh doanh, trong đó môi trường chính trị ổn định sẽ giảm thiểu rất nhiều rủi ro cho các doanh nghiệp. Do đó, chỉ bằng cách nghiên cứu kỹ, nắm vững và có những chiến lược, chính sách thích hợp với môi trường chính trị cả ở trong nước và ở nước ngoài (nơi mà mình đang hướng đến) thì việc kinh doanh mới có thể thành công. Rủi ro do môi trường luật pháp. Có rất nhiều rủi ro phát sinh từ hệ thống luật pháp bởi lẽ luật pháp đề ra các chuẩn mực cho mọi người thực hiện và các biện pháp trừng phạt đối với những người vi phạm. Nếu cá nhân hay doanh nghiệp kinh doanh không nắm vững luật pháp và những thay đổi trong luật pháp, không theo kịp những 10 Rủi ro do môi trường kinh tế. Trong điều kiện hội nhập và toàn cầu hóa về kinh tế, ảnh hưởng của môi trường kinh tế thế giới đến nền kinh tế của từng quốc gia là rất lớn. Mặc dù hoạt động của một Chính phủ có thể ảnh hưởng sâu sắc đến thị trường thế giới nhưng cũng không có khả năng kiểm soát toàn bộ thị trường thế giới rộng lớn, và từ đó đưa đến nhiều rủi ro, bất ổn trong môi trường kinh tế. Các hiện tượng diễn ra trong môi trường kinh tế như: tốc độ phát triển kinh tế, khủng hoảng kinh tế, suy thoái kinh tế, lạm phát...đều ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của các nhà kinh doanh. Đặc biệt hơn, các hiện tượng như sự thay đổi của lãi suất, sự thay đổi của tỷ giá hối đoái, sự biến động của giá cả hàng hóa sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu nói riêng và kinh doanh quốc tế nói chung. Rủi ro do môi trường hoạt động của tổ chức. Trong tiến trình hoạt động của các tổ chức, rủi ro có thể phát sinh ở nhiều khía cạnh, lĩnh vực với nhiều mức độ khác nhau từ lĩnh vực tổ chức bộ máy, văn hóa tổ chức, chế độ tuyển dụng và đãi ngộ nhân viên, tâm lý của người lãnh đạo cho đến lĩnh vực công nghệ, quan hệ với khách hàng cung cấp lẫn khách hàng tiêu thụ, đối thủ cạnh tranh...Rủi ro do môi trường hoạt động của tổ chức có thể xuất hiện dưới nhiều dạng khác nhau như thiếu thông tin hoặc có những thông tin không chính xác nên dẫn đến bị lừa đảo; máy móc thiết bị có sự cố; xảy ra tại nạn lao động mà nghiêm trọng nhất là xảy ra tử vong; hoạt động quảng cáo, khuyến mãi bị sai sót; chính sách tuyển dụng, đãi ngộ, sa thải nhân viên không phù hợp; sản phẩm không đạt yêu cầu bị buộc phải thu hồi; rủi ro bởi “hiệu ứng đô-mi-nô” từ trục trặc của cả khách hàng cung cấp lẫn khách hàng tiêu thụ vì họ vừa là chủ nợ vừa là con nợ; sự cạnh tranh quyết liệt trên mọi phương diện nhằm giành lấy ưu thế từ phía các đối thủ cạnh tranh; xảy ra các hiện tượng đình công, bãi công, nổi loạn... Rủi ro do nhận thức của con người. Môi trường nhận thức là rủi ro đầy thách thức đối với các nhà kinh doanh. Việc nhận diện và phân tích vấn đề không đúng sẽ 11 1.1.2.Quản trị rủi ro: Giống như rủi ro, khái niệm quản trị rủi ro vẫn còn là vấn đề được tiếp tục bàn luận và vẫn chưa có một khái niệm thống nhất về nó giữa các nhà nghiên cứu cũng như các nhà kinh tế cho đến lúc này. Tuy nhiên, ở phạm vi của đề tài nghiên cứu này và trên quan điểm “quản trị rủi ro toàn diện”, quản trị rủi ro được hiểu là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học, toàn diện và có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mát, những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro. Quản trị rủi ro bao gồm các nội dung: nhận dạng, phân tích, đo lường rủi ro; kiểm soát, phòng ngừa rủi ro; tài trợ rủi ro khi nó đã xuất hiện. Do vậy, để có thể quản trị rủi ro trong kinh doanh, trách nhiệm của nhà quản trị là phải thực hiện thành công các bước sau: 1. Xác định mức độ chịu rủi ro trên cơ sở nhận dạng và đánh giá rủi ro. 2. Nắm bắt và thực hành các bước dự báo. 3. Loại bỏ nếu rủi ro quá lớn. 4. Tài trợ rủi ro bằng cách tự tài trợ, bảo hiểm...nếu rủi ro có thể chấp nhận được. 5. Quản trị thiệt hại bằng cách lên kế hoạch phục hồi. Nhận dạng rủi ro. Để quản trị rủi ro, trước hết phải nhận dạng được rủi ro. Nhận dạng rủi ro là quá trình xác định liên tục và có hệ thống các rủi ro bằng cách theo dõi, xem xét, nghiên cứu môi trường hoạt động và toàn bộ hoạt động của tổ chức nhằm thống kê tất cả các rủi ro đã và đang xảy ra cũng như dự báo các rủi ro sẽ xảy ra. Việc nhận dạng rủi ro có thể được thực hiện theo nhiều phương pháp khác nhau như: lập bảng câu hỏi nghiên cứu về rủi ro và tiến hành điều tra; phân tích báo cáo tài chính gồm bảng tổng kết tài sản, báo cáo hoạt động kinh doanh và các tài liệu bổ trợ khác; xây dựng lưu đồ trình bày tất cả hoạt động của tổ chức; thanh tra hiện trường, tức quan sát, theo dõi trực tiếp hoạt động của các bộ phận trong tổ chức; phân tích tất cả các điều kiện và điều khoản của từng hợp đồng kinh doanh; tiếp nhận báo cáo và làm việc trực 12 Phân tích rủi ro. Phân tích rủi ro là bước tiếp theo của nhận dạng rủi ro nhằm xác định những nguyên nhân gây ra rủi ro. Nó là công việc phức tạp bởi lẽ mỗi rủi ro không phải chỉ do một nguyên nhân mà thường là do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó có nguyên nhân trực tiếp và nguyên nhân gián tiếp, nguyên nhân gần và nguyên nhân xa... Đo lường rủi ro. Phân loại rủi ro, xác định tần suất xuất hiện của rủi ro (tức số lần xảy ra tổn thất hay khả năng xảy ra biến cố nguy hiểm đối với tổ chức trong một khoảng thời gian nhất định), xác định mức độ nghiêm trọng của rủi ro là những công việc cần thực hiện của bước này. Kiểm soát rủi ro. Kiểm soát rủi ro là việc sử dụng các biện pháp, kỹ thuật, công cụ, chiến lược, các chương trình hoạt động để ngăn ngừa, né tránh, giảm thiểu tổn thất hoặc giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực không mong đợi. Các biện pháp cơ bản để kiểm soát rủi ro gồm có: * Các biện pháp né tránh rủi ro. Né tránh rủi ro là việc né tránh những hoạt động hoặc những nguyên nhân làm phát sinh tổn thất, mất mát. Tổ chức có thể chủ động né tránh rủi ro từ trước khi nó xảy ra hoặc né tránh bằng cách loại bỏ những nguyên nhân gây ra rủi ro. * Các biện pháp ngăn ngừa tổn thất. Ngăn ngừa tổn thất là sử dụng các biện pháp để giảm thiểu số lần xuất hiện các rủi ro hoặc giảm mức độ thiệt hại do rủi ro mang lại. Tổ chức có thể tác động vào chính nguy cơ, môi trường rủi ro hoặc sự tương tác giữa nguy cơ và môi trường rủi ro để ngăn ngừa tổn thất. * Các biện pháp giảm thiểu tổn thất. Tổ chức có thể sử dụng các biện pháp như cứu vớt những tài sản còn sử dụng được, chuyển nợ, xây dựng và thực hiện các kế hoạch phòng ngừa rủi ro, thiết lập dự phòng, phân tán rủi ro để giảm thiểu những thiệt hại, mất mát do rủi ro mang lại. * Đa dạng hóa rủi ro. Tổ chức có thể đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa mặt hàng, đa dạng hóa khách hàng...để phòng chống rủi ro. 13 Tài trợ rủi ro. Tài trợ rủi ro nhằm bù đắp những thiệt hại, mất mát khi có tổn thất xảy ra. Các biện pháp tài trợ rủi ro gồm có: * Tự khắc phục rủi ro (hay còn gọi là lưu giữ rủi ro) là phương pháp mà tổ chức bị rủi ro tự thanh toán các tổn thất. Trong đó, nguồn bù đắp rủi ro được hình thành từ nguồn vốn tự có của tổ chức đó và các nguồn vốn vay từ các tổ chức khác. * Chuyển giao rủi ro (hay còn gọi là san xẻ rủi ro). Tổ chức có thể chuyển giao rủi ro bằng cách chuyển tài sản hoặc hoạt động có rủi ro cho người khác, tổ chức khác. Chẳng hạn, tổ chức sẽ khiếu nại đòi bồi thường khi có tổn thất xảy ra đối với những tài sản đã được mua bảo hiểm từ các công ty bảo hiểm chuyên nghiệp, hoặc tổ chức có thể tự bảo hiểm bằng cách thành lập quỹ dự phòng tài chính để khắc phục các sự cố nhỏ trong quá trình hoạt động kinh doanh. 1.2.Khái quát về thanh toán xuất nhập khẩu và rủi ro trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu: 1.2.1.Thanh toán xuất nhập khẩu và vai trò của nó trong hoạt động ngoại thương nói riêng và trong nền kinh tế nói chung: Thanh toán xuất nhập khẩu (TTXNK) là việc thực hiện nghĩa vụ tiền tệ phát sinh từ các hoạt động thương mại quốc tế (gồm xuất khẩu và nhập khẩu) về hàng hóa và dịch vụ giữa các cá nhân, tổ chức ở các quốc gia khác nhau, hoặc giữa một quốc gia với một tổ chức quốc tế thông qua hệ thống ngân hàng. Ngày nay, TTXNK đã trở thành một sản phẩm không thể thiếu và giữ một vai trò khá quan trọng trong nền kinh tế, đặc biệt là trong lĩnh vực ngoại thương. Trước hết, hoạt động TTXNK đẩy nhanh tiến trình toàn cầu hóa và hội nhập của các quốc gia trên thế giới. Thật vậy, TTXNK được nảy sinh từ các hoạt động trao đổi văn hóa bán buôn, thương mại giữa các quốc gia. Mối quan hệ giữa các bên tham gia và chất lượng của các giao dịch sẽ quyết định hình thức thanh toán. Tuy nhiên, trong quá trình chi trả, độ an toàn, tính chính xác, sự bảo mật của nghiệp vụ TTXNK sẽ tác động mạnh và thúc đẩy mối quan hệ quốc tế giữa các nhà thương mại cũng như giữa các quốc gia, tạo tiền đề cho hoạt động ngoại thương ngày càng mở rộng và phát triển. Vì vậy có thể nói, hoạt động TTXNK đóng một vai trò rất quan trọng trong tiến trình hội nhập của một quốc gia đối với phần còn lại của thế giới. 14 Trong ngoại thương, TTXNK là khâu cuối cùng, kết thúc quá trình lưu thông hàng hóa. Nếu như quá trình này được tiến hành một cách liên tục, nhanh chóng và thuận lợi (tức giá trị hàng hóa được thực hiện một cách chuẩn mực, an toàn và nhanh chóng), hiệu quả sử dụng vốn cũng như quyền lợi và nghĩa vụ của các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu càng được nâng cao. Điều này cho thấy rằng TTXNK là một hoạt động rất quan trọng trong ngoại thương và được sự quan tâm sâu sắc của mọi nhà kinh doanh xuất nhập khẩu trên toàn thế giới. Trên bình diện vĩ mô, TTXNK tạo điều kiện thực hiện và quản lý có hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu theo đúng chính sách ngoại thương của từng quốc gia; có tác dụng tập trung quản lý ngoại tệ trong nước và sử dụng ngoại tệ có mục đích, có hiệu quả theo yêu cầu của nền kinh tế thông qua các qui định về quản lý ngoại hối; góp phần nâng cao tốc độ chu chuyển vốn trên toàn thế giới thông qua mạng lưới các ngân hàng đại lý bằng cách đẩy nhanh tốc độ di chuyển của các luồng tiền cũng như tăng nhanh vòng quay vốn. Đối với hệ thống ngân hàng thương mại, dịch vụ thanh toán quốc tế (bao gồm TTXNK - chiếm tỷ trọng lớn và phần còn lại là thanh toán phi mậu dịch có liên quan đến nước ngoài) là dịch vụ mang lại lợi nhuận cao nhưng có độ rủi ro thấp hơn so với dịch vụ tín dụng tuy mang lại lợi nhuận cao nhất nhưng cũng hàm chứa nhiều rủi ro nhất. Nghiệp vụ TTXNK luôn có mối quan hệ hỗ tương đối với các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng như: tín dụng, kế toán, kinh doanh tiền tệ, ngân quỹ...Có thể nói rằng cùng với các nghiệp vụ này, nghiệp vụ thanh toán quốc tế, đặc biệt là TTXNK, đã mở rộng phạm vi giao dịch của ngân hàng ra ngoài trụ sở hành chính của nó. 1.2.2.Rủi ro trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu: 1.2.2.1.Sơ lược về rủi ro trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu: Sự cách biệt về địa lý, ngôn ngữ, hệ thống luật pháp, tập quán kinh doanh...làm cho các giao dịch TTXNK chứa đựng nhiều rủi ro và thường tồn tại dưới các dạng sau: Rủi ro quốc gia. Rủi ro quốc gia là khả năng một quốc gia có chủ quyền hoặc một người đi vay dưới dạng nhập khẩu hàng trả ngay (hoặc trả chậm), con nợ của một quốc gia nhất định, không muốn hoặc không thực hiện nghĩa vụ cam kết của mình. Rủi ro quốc gia có thể tồn tại dưới các dạng như rủi ro về chính trị: xảy ra chiến tranh, dân 15 Rủi ro ngoại hối. Đối với các tổ chức kinh doanh xuất nhập khẩu, vấn đề tỷ giá rất quan trọng. Tức là, chỉ cần một sự biến động ngoài dự đoán về tỷ giá cũng làm cho tình hình kinh doanh của các nhà xuất nhập khẩu bị ảnh hưởng rất nhiều. Chẳng hạn, một doanh nghiệp xuất khẩu nhận được một khoản tiền thanh toán từ nước ngoài cho một lô hàng xuất khẩu vào thời điểm tỷ giá bị tụt xuống, doanh nghiệp sẽ bị lỗ một khoản chênh lệch giữa tỷ giá bán ngoại tệ thấp lúc nhận được tiền và tỷ giá bán ngoại tệ cao lúc gom hàng xuất khẩu. Ngược lại, doanh nghiệp nhập khẩu sẽ bị mất thêm một khoản tiền do chênh lệch tỷ giá giữa thời điểm ký hợp đồng (tỷ giá thấp) và thời điểm thanh toán (tỷ giá cao). Điều này cho thấy rằng biến động tỷ giá càng mạnh thì rủi ro ngoại hối càng lớn. Rủi ro đối tác. Rủi ro này phát sinh do bởi các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu, các ngân hàng đại lý tham gia vào hoạt động TTXNK không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình. Điều này được thể hiện rõ qua các hình thức như: gian lận thương mại; người bán không giao hàng theo đúng hợp đồng nếu xét về mặt thời gian, số lượng, chủng loại...; người mua chậm thanh toán do chưa chuẩn bị kịp tiền thanh toán, thanh toán không đủ hoặc thậm chí từ chối thanh toán dù người bán đã cung ứng hàng hóa; người mua bị mất khả năng chi trả, vỡ nợ, phá sản; bất đồng về xử lý nghiệp vụ giữa các ngân hàng đại lý, sự yếu kém về công tác quản lý khách hàng của ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu cộng với tình trạng mất khả năng thanh toán, phá sản của các ngân hàng này. 16 Ngoài các rủi ro nói trên, TTXNK còn gặp phải những rủi ro khác như rủi ro bất khả kháng, lừa đảo (người mua lừa người bán, hoặc người bán lừa người mua, hoặc người mua và người bán thông đồng để chiếm đoạt các khoản tài trợ của ngân hàng), rửa tiền, khủng bố, khủng hoảng tài chính, thiên tai... 1.2.2.2.Đối tượng chịu rủi ro trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu: Ba đối tượng chính chịu rủi ro trong TTXNK là nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu và ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu/nhập khẩu. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, tác giả đi vào nghiên cứu các rủi ro xảy đến đối với các đối tượng liên quan trong thương mại quốc tế nhưng đặc biệt quan tâm các rủi ro xảy đến đối với đối tượng thứ ba “ngân hàng” nhìn từ góc độ của ngân hàng thực hiện các dịch vụ TTXNK có sự kết hợp với các hình thức tài trợ thương mại. 1.2.2.3.Rủi ro tiềm ẩn trong các phương thức thanh toán xuất nhập khẩu thông dụng: Có nhiều phương thức thanh toán được sử dụng trong thực tiễn kinh doanh xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, tác giả chỉ nêu khái quát các rủi ro tiềm tàng trong ba phương thức thanh toán thông dụng và chủ yếu nhất là Chuyển tiền, Nhờ thu và Tín dụng chứng từ. (Xem “Khái niệm và trình tự tiến hành nghiệp vụ theo từng phương thức thanh toán” ở Phụ lục 3). 1.2.2.3.1.Phương thức chuyển tiền (Remittance): Phương thức chuyển tiền rất đơn giản về mặt thủ tục. Tuy nhiên, trong chuyển tiền trả ngay và/hoặc sau khi giao hàng, việc trả tiền hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng và thiện chí của người mua nên có khi người bán thu hồi được tiền hàng một cách nhanh chóng nhưng cũng có khi người bán không thu hồi được tiền hàng hoặc rất lâu sau đó mới thu hồi được, thậm chí có khi chỉ thu hồi được một phần tiền do áp lực đòi giảm giá từ phía người mua khi có sự biến động trên thị trường hàng hóa. Về phía mình, người mua có thể gặp rủi ro trong chuyển tiền trả trước do phải chịu áp lực về tài chính; do bởi người bán giao hàng không đúng về thời hạn, số lượng, qui cách, chất lượng...được qui định trong hợp đồng ngoại thương; người bán không có khả năng giao hàng do bị vỡ nợ, phá sản; người bán cố tình không giao hàng, làm giả chứng từ giao hàng, hoặc sẵn lòng chấp nhận tiền phạt vi phạm hợp đồng để bán hàng 17 Ngoài ra, trong phương thức chuyển tiền, rủi ro cũng có thể xảy đến cho cả người bán và người mua khi thực hiện các giao dịch liên quan đến các loại hàng hóa bị cấm xuất nhập khẩu và thanh toán theo sắc lệnh của quốc gia xuất khẩu hay nhập khẩu. Trong phương thức chuyển tiền, ngân hàng chỉ đóng vai trò trung gian thực hiện việc chuyển tiền, thu phí chuyển tiền và không bị ràng buộc gì cả. 1.2.2.3.2.Phương thức thanh toán nhờ thu (Collection of payment): Chọn lựa phương thức thanh toán này, rủi ro của nhà xuất khẩu tập trung chủ yếu vào việc không nhận được tiền thanh toán dù hàng hóa đã được giao, chẳng hạn như nhà nhập khẩu có thể từ chối nhận hàng, không nhận chứng từ và không thanh toán (hoặc không chấp nhận thanh toán). Ngoài ra, nhà xuất khẩu cũng có thể gặp phải những rủi ro khác như là phải gánh chịu chi phí phát sinh khi chuyển hàng về lại trong nước của mình trong trường hợp bị từ chối nhận hàng bởi nhà nhập khẩu; không thể chuyển hàng hóa về lại trong nước do hàng hóa bị quản thúc bởi Chính phủ của nước nhập khẩu; bị mất hàng hóa, mất tiền do nhà nhập khẩu đã lấy hàng và chấp nhận thanh toán nhưng Chính phủ nước nhập khẩu không cho thanh toán vì một lý do nào đó; không nhận được tiền như thỏa thuận do bởi sự chậm trể thanh toán từ phía nhà nhập khẩu dù thời hạn thanh toán đã đến. Trong phương thức thanh toán này, rủi ro về phía nhà nhập khẩu là rất ít. Nhà nhập khẩu có thể gặp phải rủi ro về việc hàng hóa được giao không đạt yêu cầu, không đúng với qui định trong hợp đồng. Theo luật điều chỉnh URC522, các ngân hàng chỉ đóng vai trò trung gian trong việc chuyển tiếp chứng từ và yêu cầu thanh toán theo chỉ thị của các bên liên quan mà không bị ràng buộc về mặt pháp lý, ngay cả trong trường hợp nhà nhập khẩu đã ký chấp nhận “hối phiếu kèm chứng từ” với ngân hàng nhưng không chịu thanh toán khi hối phiếu đáo hạn. 1.2.2.3.3.Phương thức Tín dụng chứng từ (D/C - Documentary Credit hay L/C): 18 Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán đảm bảo được quyền lợi cho nhà xuất khẩu cao nhất so với các phương thức thanh toán khác. Tuy nhiên, nó vẫn chưa phải là phương thức thanh toán tuyệt đối an toàn mà vẫn còn một số rủi ro cho nhà xuất khẩu. Thứ nhất, nhà xuất khẩu có thể gặp nhiều khó khăn khi thực hiện các điều khoản của thư tín dung hoặc không thể thực hiện được các điều khoản này nếu như nhà nhập khẩu cố tình mở thư tín dụng khác với nội dung được thỏa thuận. Thứ hai, nhà xuất khẩu giao hàng đúng yêu cầu nhưng bộ chứng từ giao hàng không phù hợp với qui định L/C, và do vậy ngân hàng từ chối thanh toán. Thứ ba, trong trường hợp bộ chứng từ bất hợp lệ bị từ chối thanh toán, nhà xuất khẩu phải tìm người mua mới, bán đấu giá hoặc chở hàng về nước; phải tự xử lý hàng hóa và gánh chịu các chi phí như lệ phí lưu tàu quá hạn, lệ phí lưu kho hàng hóa, lệ phí mua bảo hiểm hàng hóa…; hoặc thậm chí không thể chuyển hàng về lại trong nước do sắc lệnh của Chính phủ nước nhập khẩu. Thứ tư, ngay cả trong trường hợp bộ chứng từ xuất trình hợp lệ hoặc “hối phiếu trả chậm đã được chấp nhận” đến hạn thanh toán, nhà xuất khẩu vẫn phải đối mặt với rủi ro không thu được tiền hàng nếu ngân hàng phát hành có hệ số tín nhiệm thấp hoặc bị vỡ nợ, phá sản. Về phía nhà nhập khẩu, các rủi ro mà họ phải đối mặt là bị kéo dài thời gian giao dịch, phát sinh thêm chi phí do sửa đổi, bổ sung L/C sao cho phù hợp với những thay đổi trong hợp đồng ngoại thương; không có hàng để nhận hoặc không thể nhận hàng do nhà xuất khẩu cố tình lừa đảo bằng cách làm giả chứng từ, hoặc nhận được hàng hóa nhưng hàng hóa không đảm bảo các yêu cầu về qui cách, chất lượng, tuổi thọ...; phải trả thêm lệ phí bảo lãnh nhận hàng trong trường hợp hàng hóa đã về đến cảng nhưng chứng từ gửi hàng bao gồm chứng từ sở hữu hàng hóa (tức, vận tải đơn) chưa về đến ngân hàng phát hành, thậm chí còn bị các hãng vận chuyển từ chối giao hàng theo các bảo lãnh nhận hàng với lý do các bảo lãnh này không tuân thủ nghiêm ngặt các qui định của công ty họ về bảo lãnh nhận hàng. Phương thức thanh toán này có sự tham gia trực tiếp của ngân hàng vào quá trình thanh toán, có sự cam kết thanh toán của ngân hàng khi bộ chứng từ hợp lệ được xuất trình, tạo cảm giác an toàn cũng như niềm tin cho các nhà xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là rủi ro chỉ dành cho các nhà xuất nhập khẩu mà 19 * Đối với thanh toán xuất khẩu: - Rủi ro khi thông báo L/C và/hoặc các sửa đổi L/C: + Bất kỳ sự chậm trễ hay thíếu chính xác về việc thông báo L/C do sự sai lầm của ngân hàng thông báo dẫn đến thương vụ không thành, ngân hàng phát hành (theo yêu cầu của người yêu cầu mở L/C) hoặc người thụ hưởng có thể khởi kiện ngân hàng thông báo nhằm yêu cầu bồi thường thiệt hại xảy đến với họ. + Một L/C có thể bị giả mạo chữ ký (nếu được mở bằng thư) hoặc mã số TEST (nếu được mở bằng điện). Theo điều 7 của UCP500, ngân hàng thông báo không thể kiểm tra tính xác thực của L/C nhưng không thông báo ngay cho ngân hàng phát hành mà lại thông báo cho người thụ hưởng không kèm theo lưu ý “Chúng tôi không chịu trách nhiệm về tính xác thực của L/C (kể cả những sửa đổi L/C - nếu có)” thì ngân hàng thông báo phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trong trường hợp người thụ hưởng đã giao hàng nhưng không được thanh toán khi xuất trình bộ chứng từ hợp lệ. + Rủi ro khi chuyển giao L/C cho người thụ hưởng. Giao L/C tại quầy của ngân hàng: giấy giới thiệu bị giả mạo (trong trường hợp người thụ hưởng là khách hàng của ngân hàng), ngân hàng không kiểm tra được tính chân thật của thư ủy quyền/giấy giới thiệu (trong trường hợp người thụ hưởng không phải là khách hàng thường xuyên hoặc trước đó của ngân hàng). Giao L/C đến văn phòng của người thụ hưởng: L/C bi thất lạc/mất do sự tắc trách của nhân viên ngân hàng/công ty trong quá trình giao nhận, do sai sót của dịch vụ chuyển phát thư, hoặc do địa chỉ của người thụ hưởng không rõ ràng. - Rủi ro trong việc xác nhận L/C theo yêu cầu của ngân hàng phát hành hoặc người thụ hưởng: (Xem khái niệm “Xác nhận L/C” ở Phụ lục 3) + Một khi L/C đã được xác nhận, ngân hàng xác nhận (thường là ngân hàng thông báo L/C) buộc phải chấp nhận, thanh toán hay chiết khấu bộ chứng từ phù hợp với các điều kiện của L/C và không được đòi hoàn tiền từ người thụ hưởng cho dù ngân hàng phát hành bị vỡ nợ, phá sản, thậm chí trong trường hợp ngân hàng phát hành 20 + Nếu ngân hàng xác nhận chấp nhận chiết khấu chứng từ bất hợp lệ nhưng không lưu ý với nhà xuất khẩu về việc “chỉ đóng vai trò là một ngân hàng chiết khấu có truy đòi” thì ngân hàng này cũng bị mất quyền bảo lưu, và phải gánh chịu rủi ro vì vẫn không thoát được trách nhiệm của một ngân hàng xác nhận. + Rủi ro với Silent Confirmation. Silent Confirmation mang lại cho ngân hàng xác nhận khoản phí xác nhận tương đối lớn (khoản phí này càng lớn nếu trị giá L/C càng lớn và thời gian xác nhận càng dài) nhưng cũng đem lại rủi ro cao vì việc xác nhận không được đảm bảo bằng một nguồn tài sản hay một khoản ký quỹ mà chỉ dựa vào uy tín và khả năng thanh toán của ngân hàng phát hành, và vì thế ngân hàng xác nhận phải gánh chịu tổn thất nếu có sự thay đổi đột ngột dù khách quan hay chủ quan từ phía ngân hàng phát hành. - Rủi ro khi chấp nhận tài trợ xuất khẩu dựa trên L/C bản chính: (Xem khái niệm “Tài trợ xuất khẩu dựa trên L/C bản chính” ở Phụ lục 3) Khách hàng xuất khẩu đã nhận vốn tài trợ của ngân hàng nhưng đem xuất trình chứng từ cho một ngân hàng khác để chiết khấu và chiếm dụng vốn. Trong trường hợp nhà xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ xuất khẩu cho ngân hàng tài trợ theo đúng cam kết khi nhận vốn tài trợ, ngân hàng này vẫn có thể gặp những rủi ro (như được trình bày tiếp theo đây) bắt đầu từ khâu kiểm tra và xử lý chứng từ. - Rủi ro phát sinh trong khâu kiểm tra và xử lý chứng từ: + Về thời gian kiểm tra chứng từ. Ngân hàng phải kiểm tra chứng từ trong thời hạn 7 ngày làm việc sau khi tiếp nhận chứng từ (theo UCP500) để quyết định chiết khấu chứng từ hay chỉ đơn thuần hành xử như là ngân hàng chuyển chứng từ cho ngân hàng phát hành để đòi tiền. Trách nhiệm và giới hạn về thời gian kiểm tra chứng từ sẽ đưa đến các rủi ro cho ngân hàng như: có thể bị đánh giá thấp về mặt chất lượng dịch vụ, bị khiếu kiện bởi khách hàng về việc chậm trễ trong khâu xử lý chứng từ, bị ngân hàng phát hành qui kết chứng từ bất hợp lệ do xuất trình chứng từ trễ hạn và từ đó từ chối thanh toán... 21 + Về sự bất cẩn trong việc kiểm tra chứng từ. Theo điều 13 của UCP500, ngân hàng phải kiểm tra bộ chứng từ với sự cẩn thận thỏa đáng nhằm bảo vệ quyền lợi của khách hàng bất luận là bộ chứng từ đó có được chiết khấu hay không, và từ đó xác định các chứng từ thể hiện trên bề mặt của chúng có phù hợp với L/C hay không. Ở đây, sự cẩn thận thỏa đáng được hiểu là sự kết hợp đúng đắn các nguyên tắc giao dịch của ngân hàng và vận dụng chính xác UCP500 và tài liệu bỗ trợ của nó là ISBP645. Do đó, nếu chỉ đơn thuần vì mục đích bảo vệ quyền lợi của khách hàng, hoặc vì bảo vệ danh tiếng của mình trước khách hàng trong nước, cố tình hiểu sai sự việc, bưng bít sự thật thì ngân hàng sẽ bị đánh giá thấp về trình độ nghiệp vụ cũng như uy tín trên thị trường quốc tế. Ngoài ra, sự cẩn thận thỏa đáng còn được hiểu là ngân hàng phải gánh chịu những tổn thất xảy ra do sự bất cẩn nên không phát hiện ra sự gian lận trong khâu thiết lập và xuất trình chứng từ. - Rủi ro trong thực hiện chiết khấu chứng từ: (Xem khái niệm “Chiết khấu chứng từ xuất khẩu” ở Phụ lục 3) + Rủi ro khi thực hiện chiết khấu miễn truy đòi. Ngân hàng kiểm tra, xác nhận tình trạng chứng từ hợp lệ và thực hiện chiết khấu miễn truy đòi nhưng ngân hàng phát hành lại xác định chứng từ bất hợp lệ (Điều này có thể được lý giải bởi các nguyên nhân như: sai sót của ngân hàng chiết khấu trong việc kiểm tra và xác định tình trạng chứng từ, bất đồng quan điểm giữa các ngân hàng trong việc xử lý chứng từ) và từ chối thanh toán. + Rủi ro khi chiết khấu các L/C có điều khoản tự do chiết khấu ở bất kỳ ngân hàng “Available with any bank by negotiation”. Đối với các L/C có điều khoản này, ngân hàng chiết khấu (nếu khác với ngân hàng thông báo) thường gặp khó khăn trong việc xác định số lần sửa đổi L/C và hoàn toàn phụ thuộc vào tính trung thực của người hưởng lợi trong việc khai báo và giao nộp các bản “sửa đổi/hủy L/C”. Trong thực tế, một số ngân hàng phát hành ghi số thứ tự các sửa đổi L/C để dễ dàng kiểm soát các giao dịch của khách hàng nhưng một số khác lại không làm như vậy do không có qui định chung về điều này, và từ đây xuất hiện khe hỡ và mang lại những rủi ro nhất định cho ngân hàng chiết khấu. 22 + Rủi ro khi chiết khấu chứng từ bất hợp lệ. Dù ngân hàng chiết khấu có ghi chú “Bộ chứng từ bất hợp lệ đã được chiết khấu bởi chúng tôi” vào thư đòi tiền khi thiết lập thủ tục gửi chứng từ cho ngân hàng phát hành thì ngân hàng phát hành vẫn toàn quyền từ chối thanh toán bộ chứng từ bất hợp lệ theo các quy tắc của UCP500 ở các điều khoản 13 và 14. Vì thế, ngân hàng chiết khấu vẫn phải gánh chịu toàn bộ rủi ro trong trường hợp bộ chứng từ bất hợp lệ bị từ chối thanh toán nhưng nhà xuất khẩu không có bất kỳ nguồn thu nào để hoàn trả số tiền chiết khấu, hoặc đã rút hết tiền, đóng tài khoản và bỏ trốn. + Rủi ro khi chiết khấu chứng từ theo L/C được chuyển nhượng/giáp lưng. Hầu hết các L/C chuyển nhượng đều qui định rõ rằng ngân hàng chuyển nhượng (tức, ngân hàng của người hưởng lợi thứ nhất) chỉ thanh toán cho ngân hàng chiết khấu (tức, ngân hàng của người hưởng lợi thứ hai) sau khi nhận được tiền thanh toán từ ngân hàng phát hành. Điều này có nghĩa là ngân hàng chiết khấu phải gánh lấy tổn thất nếu vì lý do nào đó mà ngân hàng chuyển nhượng không đòi được tiền từ ngân hàng phát hành (khi chiết khấu miễn truy đòi) và khi người hưởng lợi thứ hai không có khả năng hoàn trả tiền chiết khấu (khi chiết khấu có truy đòi). Ngoài ra, thời gian thanh toán quá lâu và chi phí ngân hàng quá cao do đi qua nhiều ngân hàng cũng là vấn đề mà người hưởng lợi thứ hai và ngân hàng chiết khấu phải chấp nhận khi thực hiện các giao dịch chứng từ theo L/C dạng này. - Rủi ro trong việc đòi tiền ngân hàng hoàn trả: (Xem khái niệm “Đòi tiền ngân hàng hoàn trả” ở Phụ lục 3) + Bị từ chối thanh toán, hoặc phải chờ đợi ngân hàng hoàn trả xin chỉ thị thanh toán từ ngân hàng phát hành trong trạng thái bất an, hoặc mất thêm thời gian và chi phí trong việc tái lập thủ tục đòi tiền trong trường hợp L/C mở bằng thư không qui định “TT Reimbursement subject to URR525” hoặc trong trường hợp L/C mở bằng điện Swift qui định việc đòi tiền bằng thư nhưng ngân hàng lại đòi tiền bằng điện. + Bị ngân hàng hoàn trả đòi lại tiền theo yêu cầu của ngân hàng phát hành. Điều này xảy ra do bởi sau khi tiếp nhận chứng từ, ngân hàng phát hành kiểm tra và tìm thấy chứng từ bất hợp lệ, tiến hành thông báo cho người yêu cầu mở L/C và được xác nhận 23 - Rủi ro trong việc gửi chứng từ. Ngân hàng phải chịu trách nhiệm đối với những tổn thất do không thực hiện đúng các qui định của L/C về việc gửi chứng từ như: số lần và thời gian gửi, chọn lựa dịch vụ chuyển phát, sai sót về tên và địa chỉ của người nhận… * Đối với thanh toán nhập khẩu: - Rủi ro trong việc phát hành L/C: + Rủi ro từ phía người yêu cầu mở L/C - Applicant. Thông thường Applicant được ngân hàng phục vụ mình cung cấp tín dụng bằng cam kết thanh toán trong L/C ngoại trừ những L/C được mở với mức ký quỹ 100%. Việc phát hành L/C luôn mang yếu tố bảo lãnh và tiềm ẩn rủi ro khi Applicant ký quỹ không đủ trị giá L/C, thậm chí không ký quỹ. Vào thời điểm thanh toán, nếu có vấn đề từ phía Applicant như: không xoay kịp vốn, mất khả năng thanh toán hoặc phá sản, ngân hàng phát hành phải thanh toán cho người thụ hưởng bằng nguồn vốn của mình mặc dù theo thỏa thuận giữa Applicant và ngân hàng phát hành thì “Ngân hàng không cấp tín dụng mà chỉ bảo lãnh, Applicant phải dùng tiền của mình để thanh toán”. Mặt khác, khi thực hiện mở L/C, nếu ngân hàng không thực hiện đúng các chỉ thị của Applicant trên thư yêu cầu mở L/C, tự sửa đổi các điều khoản L/C theo phán đoán riêng của mình, Applicant có thể viện dẫn lý do này để từ chối thanh toán. + Rủi ro từ phía người thụ hưởng L/C - Beneficiary. Giao dịch tín dụng chứng từ là giao dịch trên chứng từ và được thực hiện nhất quán căn cứ vào chứng từ. Vì thế, ngân hàng không thể từ chối thanh toán bộ chứng từ phù hợp với các điều khoản và điều kiện của L/C với các lý do như: Applicant mất khả năng thanh toán, các chứng từ được thiết lập và xuất trình không phù hợp với hợp đồng ngoại thương. Điều này cho thấy rằng nếu Beneficiary làm giả chứng từ và Applicant không có khả năng thanh toán hoặc thông đồng với Beneficiary về hành vi gian lận thì ngân hàng phát hành phải gánh chịu hoàn toàn rủi ro về việc mất tiền và không có hàng hóa. + Rủi ro từ phía ngân hàng phục vụ người thụ hưởng. Đối với các giao dịch L/C cho phép đòi tiền bằng điện, ngân hàng phát hành (hoặc ngân hàng hoàn trả) thanh toán 24 + Rủi ro từ phía thị trường hàng hóa nhập khẩu. Một điều rất rõ ràng là nếu thị trường hàng hóa nhập khẩu không thuận lợi thì người yêu cầu mở L/C sẽ gặp khó khăn trong việc tiêu thụ hàng hóa cũng như thanh toán tiền hàng, và điều này tất yếu ảnh hưởng đến khả năng và uy tín thanh toán của ngân hàng phát hành. + Rủi ro khi mở L/C với điều khoản “Một bản vận đơn gốc ngoài tầm kiểm soát của ngân hàng”. Khi mở L/C với một bản vận đơn gốc được người thụ hưởng gửi về trước cho người yêu cầu mở L/C, cho dù vận đơn được lập theo lệnh của ngân hàng (do ký quỹ không đủ 100% trị giá L/C), ngân hàng cũng không thể kiểm tra và xác định trước sự đảm bảo thanh toán của người yêu cầu mở L/C khi bộ chứng từ về đến quầy của ngân hàng. - Rủi ro khi bảo lãnh nhận hàng (Xem khái niệm “Bảo lãnh nhận hàng” ở Phụ lục 3). Ngân hàng phát hành bảo lãnh phải chịu trách nhiệm đền bù cho hãng vận tải trong trường hợp xảy ra tổn thất cho hãng vận tải, thậm chí cả trong trường hợp không xuất trình được vận đơn gốc để đổi lấy và hủy bỏ thư bảo lãnh nhận hàng sau đó. - Rủi ro trong khâu thanh toán L/C: + Rủi ro phát sinh ngoài tầm kiểm soát của ngân hàng. Theo điều 16 của UCP500, rủi ro xảy ra cho người yêu cầu mở L/C do việc không nhận được bộ chứng từ bản chính (bị thất lạc trong quá trình chuyển giao từ ngân hàng xuất trình đến ngân hàng phát hành) nhưng vẫn phải thực hiện thanh toán, nhất là đối với những L/C có chỉ định ngân hàng hoàn trả khác với ngân hàng phát hành. Tuy nhiên, nếu người yêu cầu mở L/C không có khả năng thanh toán thì ngân hàng phát hành phải gánh chịu rủi ro này. + Rủi ro gắn với việc ủy nhiệm hoàn trả. Trong trường hợp ngân hàng hoàn trả, vì lý do nào đó (chẳng hạn như: không nhận được thư ủy quyền thanh toán của ngân 25 + Rủi ro khi xử lý chứng từ bất hợp lệ. Ngân hàng phát hành (hoặc ngân hàng xác nhận) mất quyền từ chối chứng từ bất hợp lệ và phải thực hiện thanh toán bất kể tính bất hợp lệ của chứng từ khi: 1.Thông báo từ chối chứng từ nhưng không nêu rõ các bất hợp lệ. 2.Thông báo chứng từ bất hợp lệ bị bác bỏ bởi ngân hàng xuất trình bằng các luận cứ thuyết phục theo đúng tinh thần của UCP500, ISBP645 và L/C. 3.Thông báo chứng từ bất hợp lệ vượt quá 7 ngày làm việc theo sau ngày nhận chứng từ (theo UCP500). 1.3.Những nghiên cứu của Citi Group về rủi ro trong thanh toán xuất nhập khẩu và kinh nghiệm phòng ngừa: 1.3.1.Citi Group và những nghiên cứu của Citi Group về rủi ro và quản trị rủi ro: Tập đoàn Citi Group là một công ty dịch vụ tài chính rất nổi tiếng ngày nay với khoảng 200 triệu tài khoản khách hàng (bao gồm cả cá nhân và doanh nghiệp) ở hơn 100 quốc gia khác nhau. Nó là một đại gia đình được hợp nhất bởi các thành viên sau: Bank Handlowy W Warszawie SA, Citibank N.A, European American Bank, Golden State Bancorp Inc. & California Federal Bank, Grupo Financiero Banamex, Salomon Brothers, Schroder & Co Inc, Smith Barney, The Associtaes, Primerica. Tập đoàn này có những thương hiệu rất nổi tiếng dưới hình ảnh của “Chiếc dù đỏ” như là Citi Cards, CitiFinancial, CitiMortgage, CitiInsurance, Primerica, Diners Club, The Citigroup Private Bank và CitiCapital. Sản phẩm dịch vụ của Citi Group rất đa dạng và bao hàm nhiều lĩnh vực như: dịch vụ ngân hàng, hối đoái, thẻ tín dụng, cho vay, quản lý vốn, đầu tư, thương mại quốc tế, cầm cố tái định cư, môi giới, cho thuê tài chính, bất động sản, động sản và bảo hiểm, dịch vụ cho người về hưu…Trong đó, sản phẩm thương mại quốc tế rất được chú trọng như L/C (gồm cả L/C thương mại lẫn L/C dự phòng), 26 Theo các nhà quản trị của Citi Group, sản phẩm thương mại quốc tế luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro và các rủi ro này gồm rủi ro tín dụng, rủi ro quốc gia và rủi ro khác. Rủi ro tín dụng (Credit Risk). Rủi ro này liên quan đến khách hàng, phản ánh khả năng hoàn thành nghĩa vụ của khách hàng đối với ngân hàng. Rủi ro tín dụng được thể hiện qua việc ngân hàng phải gánh chịu toàn bộ rủi ro trong suốt chu trình thực hiện giao dịch bằng cách cấp tín dụng cho khách hàng, mở rộng tín dụng và/hoặc sản phẩm nhạy cảm cần tín dụng (bao gồm cả cho vay và cho vay vượt hạn mức), và bao hàm cả rủi ro trực tiếp lẫn đột xuất. Trong đó, rủi ro tín dụng trực tiếp là rủi ro mà nghĩa vụ của khách hàng không được thực hiện đúng hạn còn rủi ro tín dụng đột xuất là rủi ro mà nghĩa vụ tiềm năng của khách hàng trở thành nghĩa vụ thật sự và nghĩa vụ này không được thực hiện đúng hạn. Rủi ro quốc gia (Country Risk). Rủi ro này liên quan đến quốc gia mà ngân hàng có phát sinh giao dịch. Nó phản ánh tình trạng khó khăn của ngân hàng trong việc thu hồi vốn tài trợ cũng như thực hiện các giao dịch nhận và chi trả tiền hàng do gặp phải những bất ổn nội bộ của quốc gia. Rủi ro quốc gia gồm có: - Về chính trị (Political): rủi ro xảy đến do bởi những hành động của Chính phủ cầm quyền (như: tịch thu, sung công hoặc quốc hữu hóa tài sản) hay những biến cố độc lập của quốc gia (như: chiến tranh, bạo động, nổi loạn dân sự) làm ảnh hưởng đến khả năng của khách hàng ở quốc gia đó trong việc thực hiện nghĩa vụ của họ đối với ngân hàng. - Về tính chuyển đổi (Convertibility): rủi ro xảy đến do bởi những rào chắn pháp lý có thể ngăn chặn nhà nhập khẩu chuyển đổi đồng nội tệ sang đồng ngoại tệ để thực hiện nghĩa vụ thanh toán theo đồng tiền tệ được ấn định trong giao dịch thương mại quốc tế. - Về việc chuyển tiền (Transfer): rủi ro xảy đến từ việc nhà nhập khẩu không thể chuyển ngoại tệ thanh toán cho nhà xuất khẩu do bởi những rào chắn pháp lý của quốc gia. 27 Rủi ro khác (Other Risk). Rủi ro này gồm có những rủi ro cụ thể sau: - Về hình ảnh (Image): uy tín của ngân hàng có thể bị tổn hại do bởi những hoạt động không thích ứng. - Về sản phẩm (Product): rủi ro phát sinh do bởi tính không thích ứng hay sự khiếm khuyết của một sản phẩm thương mại nhất định. - Về thực hiện nghiệp vụ (Operation): rủi ro gắn chặt với các chức năng của sản phẩm thương mại. - Về tính pháp lý (Legal/Regulatory): rủi ro phát sinh do không phù hợp với luật lệ và qui định được áp dụng trong thực tế. Khi đó, ngân hàng có thể phải đối mặt với các thủ tục tố tụng dân sự, hình sự và hành chính. - Về thiết lập, ký kết chứng từ (Doumentation): rủi ro phát sinh do không có những chứng từ pháp lý, các thỏa ước hay điều lệ cần thiết nhằm đảm bảo quyền lợi của ngân hàng khi tiếp nhận và thực hiện các giao dịch. Tại Citi Group, các rủi ro được xác định, đánh giá và kiểm soát một cách cụ thể tùy theo mỗi phương thức thanh toán: Trong phương thức thanh toán Nhờ thu, đặc biệt là Nhờ thu chứng từ, dù với vai trò là ngân hàng nhờ thu (Remitting bank) hay ngân hàng thu hộ (Collecting bank), ngân hàng đều có thể gặp phải những rủi ro thuộc nhóm “Rủi ro khác”. Do đó, việc quản lý rủi ro gắn liền với việc nhận thức và hành động thích ứng với từng loại rủi ro trong nhóm rủi ro này. Trong phương thức thanh toán L/C (gồm Commercial và Standby L/C), rủi ro xảy đến cho ngân hàng là rất lớn và đa dạng tùy thuộc vào vai trò thực hiện nghiệp vụ của ngân hàng. Chẳng hạn: Ở vai trò của ngân hàng phát hành (Issuing Bank), ngân hàng phải đối mặt với “Rủi ro tín dụng” và “Rủi ro khác”. Ở vai trò của ngân hàng thông báo (Advising Bank), ngân hàng chiết khấu (Negotiating Bank) hay ngân hàng thanh toán (Paying Bank), ngân hàng có thể gặp phải nhóm “Rủi ro khác”. Trong khi đó, ở vai trò của ngân hàng xác nhận (Confirming Bank), ngân hàng phải sẵn sàng đối phó với “Rủi ro tín dụng”, “Rủi ro quốc gia” và “Rủi ro khác”. 1.3.2.Công tác quản trị rủi ro của Citi Group trong thanh toán xuất nhập khẩu: 28 Công tác quản trị rủi ro đối với phương thức thanh toán nhờ thu, đặc biệt là nhờ thu chứng từ được lưu ý ở các khía cạnh sau: 1.Phải hiểu biết khách hàng của mình nhằm gầy dựng và duy trì hình ảnh tốt đẹp của ngân hàng trong lòng của họ. 2.Phải biết rõ, tường tận tính năng của sản phẩm nhờ thu và quy tắc điều chỉnh nhờ thu chứng từ URC522. 3.Phải nắm được các yêu cầu pháp lý đối với các giao dịch nhờ thu. 4.Cần phải tham khảo ý kiến của các nhà tư vấn pháp lý đối với những văn kiện, thỏa thuận với khách hàng liên quan đến việc thực hiện giao dịch. Đối với các giao dịch L/C, việc đánh giá, kiểm soát rủi ro được lưu ý như sau: * Đối với việc phát hành L/C nhập khẩu: - Thỏa thuận liên quan đến việc trả tiền: những thay đổi liên quan đến việc thanh toán có được phê chuẩn hay không, những cá nhân nào có thẩm quyền thay đổi, ảnh hưởng của những thay đổi đó đối với việc cấp tín dụng cũng như thực hiện nghiệp vụ. - Đơn yêu cầu mở L/C: thẩm tra chữ ký hữu quyền; phê chuẩn tín dụng trên cơ sở xem xét các “Rủi ro tín dụng” và “Rủi ro khác”; xem xét tính thực thi của L/C ở những điều khoản tương phản và những đòi hỏi phi chứng từ; hàng hóa được kiểm soát bởi ai. - Phát hành L/C: phát hành L/C theo hình thức được yêu cầu; L/C được thanh toán trực tiếp bởi ngân hàng phát hành hay tự do chiết khấu; chọn lựa ngân hàng thông báo/chiết khấu/thanh toán là các ngân hàng đại lý; chọn lựa và ấn định rõ các qui tắc điều chỉnh như UCP500, URR525; quan tâm đến “Tính phù hợp“ trên cơ sở tuân thủ các qui tắc và qui định của địa phương về thanh toán ngoại tệ ra nước ngoài, về phòng chống rửa tiền, về ngăn chặn gian lận thương mại; ràng buộc trách nhiệm của người yêu cầu mở L/C về việc xem lại các điều khoản của L/C và thông báo các chi tiết sai cho ngân hàng phát hành. - Kiểm tra chứng từ nhập khẩu: kiểm tra chứng từ qua 2 tay; kiểm tra tất cả chứng từ một cách cẩn thận với lưu ý “Đừng bao giờ nghĩ rằng ngân hàng chiết khấu đã làm tốt điều này và đã thông báo cho ngân hàng phát hành tất cả các sai biệt của bộ chứng từ”; quyết định rõ tình trạng chứng từ để ràng buộc trách nhiệm của người yêu 29 - Bảo lãnh nhận hàng: phải đạt được đơn yêu cầu và thỏa thuận bồi thường từ người yêu cầu mở L/C; từ khước tất cả các bất hợp lệ trong bộ chứng từ, thậm chí có các chứng từ bị mất; có thể kiểm tra hoặc không kiểm tra chứng từ. * Đối với các giao dịch theo L/C xuất khẩu: - Thông báo L/C: xác nhận tính chân thực của L/C một cách nghiêm túc; xem lại toàn bộ nội dung L/C để qua đó xác định vai trò của ngân hàng trong giao dịch chỉ đơn thuần là ngân hàng thông báo hay còn có những vai trò khác như: ngân hàng thanh toán (người bị đòi tiền theo hối phiếu), ngân hàng chiết khấu (hối phiếu đòi tiền ngân hàng phát hành hoặc ngân hàng khác) hay ngân hàng xác nhận; xem xét các qui tắc điều chỉnh như UCP500, URR525 cũng như quan tâm đến “Tính phù hợp“ của L/C căn cứ vào các qui định của địa phương về phòng chống rửa tiền, về ngăn chặn gian lận thương mại. - Kiểm tra chứng từ: kiểm tra tất cả chứng từ một cách cẩn thận và qua 2 tay. - Xác nhận L/C: xác nhận tính chân thực của L/C một cách nghiêm túc; xem xét “Rủi ro tín dụng” và “Rủi ro quốc gia”; xem lại toàn bộ nội dung L/C từ khả năng thực hiện của L/C, mô tả hàng hóa, kiểm soát hàng hóa cho đến các qui tắc điều chỉnh. - Chiết khấu chứng từ: xác định rõ tỷ lệ và lãi suất trong trường hợp chiết khấu có truy đòi; phải tính đến rủi ro về chứng từ bất hợp lệ khi thực hiện chiết khấu miễn truy đòi. Khi thực hiện nghiệp vụ “Xác nhận L/C” và/hoặc “Chiết khấu chứng từ”, các tiêu chí cần được quan tâm xem xét và đánh giá gồm: 1/ Chất lượng tín dụng của người phát hành (người yêu cầu mở L/C hoặc ngân hàng phát hành) 2/ Uy tín của người phát hành trong lĩnh vực thương mại, chẳng hạn họ sẽ làm gì để đảm bảo nghĩa vụ thanh toán 3/ Tính khả thi của việc thực hiện đúng những nghĩa vụ được ràng buộc trong L/C 4/ Tính chuyên nghiệp của ngân hàng phát hành trong việc xử lý các giao dịch L/C 5/ Chính phủ của quốc gia của người phát hành sẽ cho phép họ thực hiện nghĩa vụ thanh toán 6/ Các điều kiện bất khả kháng (như: chiến tranh, cách mạng, thảm họa thiên nhiên). 30 * Ngăn chặn gian lận thương mại trong các phương thức thanh toán: Gian lận thương mại là một hoạt động tội phạm. Gian lận thương mại trong thanh toán xuất nhập khẩu là việc rửa tiền thông qua hệ thống ngân hàng hoặc xuất trình chứng từ giả mạo cho ngân hàng để chứng minh cho hàng hóa không hề tồn tại trong thực tế nhằm mục đích lừa tiền của ngân hàng. Các hình thức gian lận thương mại mà ngân hàng có thể vướng phải: 1.Tài trợ cho những giao dịch có sự thông đồng giữa người mua và người bán, và người nhận tài trợ không có ý định trả lại số tiền tài trợ. 2.Chiết khấu chứng từ xuất khẩu theo L/C trả chậm nhưng sau đó hành vi gian lận thương mại được phát hiện và ngân hàng của người mua chiếm giữ khoản thanh toán. 3.Tài trợ trước chuyến hàng cho nhà cung ứng hàng hóa (nhà xuất khẩu) nhưng đến hạn thanh toán người mua (nhà nhập khẩu) lừa đảo không thanh toán. 4.Vi phạm các qui định về quản lý ngoại hối, rửa tiền khi số tiền được chuyển ra nước ngoài nhiều hơn giá trị thực của hàng hóa. Một giao dịch có hành vi gian lận thương mại không chỉ gây tổn thất một số tiền lớn mà còn ảnh hưởng đáng kể đến khả năng kinh doanh và tính pháp lý của ngân hàng. Các rủi ro của ngân hàng do hành vi gian lận thương mại mang lại gồm có: 1.Rủi ro tài chính (Financial Risk): mất một số tiền lớn và khó lòng khôi phục được dù mất nhiều thời gian kinh doanh sau đó; bị Chính phủ phạt tiền nếu cố tình tiếp tay rửa tiền, thực hiện giao dịch có liên quan đến hoạt động tội phạm hoặc không báo cáo giao dịch theo qui định. 2.Rủi ro thị trường (Market Risk): bị tổn thất về lợi nhuận; sút giảm lượng khách hàng và ngân hàng đại lý vì mất uy tín và lòng tin đối với họ. 3.Rủi ro pháp lý (Legal/Regulatory Risk): bị khởi tố theo luật định; doanh số hoạt động bị sút giảm ở nhiều chỉ tiêu khác nhau; các cá nhân, bộ phận vi phạm bi treo việc, thay thế, sa thải hoặc thậm chí bị bỏ tù. Ngăn chặn gian lận thương mại là việc làm rất cần thiết đối với các ngân hàng. Cách tốt nhất để ngăn chặn gian lận thương mại là nhận diện và trấn áp nó thông qua dấu hiệu “Những lá cờ đỏ” được cụ thể hóa như sau: 1.L/C không qui định phần mô tả hàng hóa hay dịch vụ được cung cấp; L/C đề cập việc di chuyển của hàng hóa nhưng lại không yêu cầu xuất trình chứng từ vận tải; L/C bao hàm một vận tải đơn đường biển chuyển đổi (Switch B/L). 2.Yêu cầu chuyển tiền phản ánh một khoản lợi nhuận không bình thường; người được chuyển tiền thuộc địa điểm tài chính ở ngoài khơi. 3.Giao 31 1.3.3.Những bài học rút ra cho Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam: * Phải biết rõ, tường tận tính năng của sản phẩm tài trợ thương mại và các quy tắc điều chỉnh nó. * Phải xác định được và nắm rõ các loại rủi ro có thể phát sinh đối với từng phương thức thanh toán cũng như từng vị thế của ngân hàng trong việc tiếp nhận và xử lý giao dịch theo từng phương thức thanh toán; quan tâm đến “Tính phù hợp” của các giao dịch trên cơ sở tuân thủ các qui tắc và qui định của địa phương về thanh toán ngoại tệ ra nước ngoài, về phòng chống rửa tiền, về ngăn chặn gian lận thương mại (trong đó, các dấu hiệu “Những lá cờ đỏ” mà Citi Group đã đúc kết được xem là rất có ý nghĩa đối với việc kiểm tra “Tính phù hợp” của các giao dịch). * Phải thật sự hiểu biết khách hàng của mình xét ở nhiều khía cạnh từ năng lực kinh doanh, nhu cầu hoạt động cho đến uy tín trong kinh doanh, mức độ trung thành trong quan hệ nhằm một mặt, gầy dựng và duy trì hình ảnh tốt đẹp của ngân hàng trong lòng của họ và mặt khác, hạn chế quan hệ với những khách hàng có ý đồ không tốt. * Phải thiết lập đầy đủ, đồng bộ các điều lệ cần thiết cũng như ký kết các chứng từ pháp lý, các thỏa ước với khách hàng nhằm đảm bảo quyền lợi của ngân hàng khi tiếp nhận và thực hiện các giao dịch trên cơ sở tham khảo ý kiến của các nhà tư vấn pháp lý đối với những văn kiện, thỏa thuận như vậy. * Trong tiến trình thực hiện nghiệp vụ, cần làm tốt vai trò của ngân hàng dù ở bất kỳ vị thế nào, thực hiện và xử lý giao dịch một cách cẩn thận nhất với lưu ý “Đừng bao giờ nghĩ rằng ngân hàng đối phương luôn làm tốt công việc của họ”. 32 Kết luận chương 1 Trong hoạt động kinh doanh, rủi ro có thể xảy ra mọi lúc, mọi nơi và đối với mọi đối tượng liên quan. Để phòng chống rủi ro, những người làm công tác kinh doanh, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại quốc tế, từ nhà quản trị cấp cao cho đến những cán bộ thực thi, cần phải nghiên cứu, nắm vững quy trình quản trị rủi ro, bắt đầu từ việc hiểu về rủi ro rồi tiến đến nhận dạng - phân tích - đo lường - kiểm soát nhằm tìm ra những biện pháp phòng tránh và khắc phục rủi ro một cách hiệu quả nhất, giảm thiểu đến mức thấp nhất những thiệt hại, tổn thất. TTXNK của các ngân hàng thương mại ngày càng chiếm tỷ trọng lớn và tác động rất tích cực đến sự phát triển của hoạt động ngoại thương nói riêng và nền kinh tế nói chung. Cũng như các lĩnh vực kinh doanh khác, hoạt động TTXNK của các ngân hàng thương mại, đặc biệt là các phương thức thanh toán gắn liền với nó, đều hàm chứa những rủi ro khác nhau và có thể xảy đến với tất cả đối tượng liên quan, nhất là đối tượng trung gian “ngân hàng”. Do đó, việc nhận biết và kiểm soát được các rủi ro trong từng phương thức thanh toán thông dụng là rất có ý nghĩa đối với các nhà quản trị TTXNK cũng như đối với đội ngũ nhân viên đang công tác trong lĩnh vực này, và có như vậy các ngân hàng thương mại thực hiện dịch vụ TTXNK mới mong đạt được sự thành công trong hoạt động nghề nghiệp của mình. Với tinh thần đó, tìm hiểu cách thức quản lý rủi ro trong hoạt động TTXNK của Citi Group, một tập đoàn tài chính lớn và rất phát triển hiện nay, là việc làm vô cùng cần thiết đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và Ngân hàng ngoại thương nói riêng nhằm rút ra những bài học kinh nghiệm quí báu để phòng ngừa rủi ro, giảm thiểu thiệt hại trong tiến trình hoạt động khi mà lĩnh vực hoạt động này ngày càng trở nên đa dạng và phức tạp trong môi trường hội nhập, thời kỳ hậu WTO. 33 CHƯƠNG 2 ĐÁNH GIÁ RỦI RO VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 2.1.Giới thiệu về Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam: Ngày 01/04/1963, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (NHNT) chính thức khai trương và đi vào hoạt động với tư cách là ngân hàng phục vụ kinh tế đối ngoại duy nhất của Việt Nam lúc bấy giờ. Từ tổ chức tiền thân là Cục quản lý ngoại hối của Ngân hàng quốc gia, NHNT ra đời và đánh dấu một bước quan trọng trong hoạt động của ngành ngân hàng Việt Nam. Tính đến nay, NHNT đã trải qua hơn 40 năm hoạt động và phát triển với rất nhiều biến cố và sự kiện đáng lưu ý. Vào những năm đầu hoạt động, NHNT chỉ là một vệ tinh của Ngân hàng nhà nước. Tuy nhiên, với khát vọng vươn lên, không chấp nhận tình trạng hoạt động bó hẹp, trong những năm tiếp theo đó, NHNT đã nỗ lực chuyển mình, trở thành một ngân hàng thương mại quốc doanh độc lập, chuyển từ vai trò độc quyền về kinh doanh ngoại hối sang môi trường tự do cạnh tranh với các ngân hàng thương mại khác gồm cả chi nhánh ngân hàng nước ngoài và ngân hàng liên doanh, bắt đầu đeo đuổi chính sách đổi mới hoạt động để tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường. Hơn thế nữa, mọi cố gắng, nỗ lực của NHNT đều tập trung vào việc đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, cải thiện chất lượng dịch vụ, trang bị các phương tiện kỹ thuật hiện đại bằng cách áp dụng đồng bộ, toàn diện các chương trình công nghệ tiên tiến của nước ngoài vào trong tất 34 Trong bối cảnh tăng tốc của hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, để đẩy nhanh tiến trình hội nhập cũng như tạo thực lực vững chắc cho thời kỳ hậu hội nhập, NHNT đã khẩn trương và ráo riết thực hiện các chiến lược khác nhau. Với chiến lược “Đổi mới để phát triển và không ngừng đổi mới” tập trung vào ba vấn đề cơ bản là “Đổi mới về tổ chức cán bộ; Đổi mới về cơ chế, nghiệp vụ kinh doanh; Đổi mới về phong cách điều hành, lề lối làm việc, giao tiếp phục vụ khách hàng”, NHNT đã đạt được những thành công đáng kể. Tính đến nay, NHNT đã phát triển thành một hệ thống vững mạnh gồm: * 60 chi nhánh cấp 1 (gồm 28 “chi nhánh cấp 1 hoạt động đầy đủ” và 32 chi nhánh cấp 2 vừa được nâng cấp lên “chi nhánh cấp 1 hoạt động không đầy đủ” vào 12/2006 theo chỉ đạo của Ngân hàng nhà nước Việt Nam) và gần 100 phòng giao dịch trên toàn quốc. * 1 công ty tài chính (VietNam Peace Finance Co) ở Hongkong, 2 văn phòng đại diện ở Pháp và Singapore (Ghi chú: văn phòng đại diện ở Nga đã tạm ngừng hoạt động). * 3 công ty trực thuộc gồm Công ty chứng khoán NHNT, Công ty khai thác tài sản và Công ty TNHH Cao ốc Vietcombank về kinh doanh văn phòng. * góp vốn cổ phần vào 3 doanh nghiệp (Cty CP Bảo hiểm Xăng dầu, Cty CP Bảo hiểm Nhà rồng, Cty CP Đồng Xuân), 6 ngân hàng (NHTM CP Xuất Nhập Khẩu, NHTM CP Sài Gòn Công Thương, NHTM CP Gia Định, NHTM CP Quân Đội, NHTM CP Quốc Tế, NHTM CP Phương Đông) và 1 quỹ tín dụng (Quỹ Tín dụng nhân dân Trung Ương). * tham gia 2 liên doanh với nước ngoài gồm Ngân hàng liên doanh ShinhanVina Bank và Công ty liên doanh Vietcombank-Bonday về kinh doanh văn phòng) và đạt được những thành tựu sau: * là ngân hàng thương mại phục vụ kinh tế đối ngoại lâu đời nhất tại Việt Nam. * là ngân hàng thương mại đầu tiên ở Việt Nam hoạt động kinh doanh ngoại tệ, luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. 35 * là trung tâm thanh toán ngoại tệ liên ngân hàng của trên 100 ngân hàng trong nước và các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam; có quan hệ đại lý với hơn 1000 ngân hàng tại 85 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới; có hàng trăm tài khoản mở ở các ngân hàng nước ngoài, trong đó có nhiều ngân hàng hàng đầu trên thế giới, bằng nhiều loại ngoại tệ chuyển đổi thông dụng như Đô la (Mỹ, Úc, Canada, Hongkong...), Yên Nhật, Bảng Anh, Euro. Với hệ thống đại lý rộng khắp và quan hệ tài khoản đa dạng, hoạt động hiệu quả, NHNT luôn đảm bảo phục vụ một cách nhanh chóng, chính xác, tiết kiệm chi phí đối với yêu cầu của khách hàng trên phạm vi toàn cầu, đặc biệt còn nâng cao uy tín của khách hàng trong nước đối với các đối tác nước ngoài. * là thành viên của Hiệp hội ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội ngân hàng châu Á, Tổ chức thanh toán toàn cầu Swift, tổ chức thẻ quốc tế Visa Card, Master Card... * là ngân hàng đầu tiên phát hành và thanh toán thẻ quốc tế Visa, Master; là đại lý thanh toán thẻ lớn nhất tại Việt Nam cho các tổ chức thẻ như Visa, Master, American Express, JCB; hiện là ngân hàng độc quyền phát hành thẻ American Express tại Việt Nam. * là đại lý chuyển tiền nhanh toàn cầu Money Gram lớn nhất tại Việt Nam. * là ngân hàng thương mại có tỷ trọng thanh toán và bảo lãnh lớn nhất Việt Nam. * được chọn làm ngân hàng chính trong việc quản lý và phục vụ cho các khoản vay nợ, viện trợ của chính phủ và nhiều dự án ODA tại Việt Nam. * là ngân hàng hàng đầu ở Việt Nam trong lĩnh vực tài trợ thương mại, thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối, ứng dụng công nghệ vào hoạt động ngân hàng. Bảng 2.1: Tăng trưởng kinh doanh của NHNT trong giai đoạn 2000 - 2005 Đvt: tỷ VND Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Chỉ tiêu Tổng tích sản (tỷ VND) 65.633 76.682 81.496 97.321 121.200 136.721 Dư nợ tín dụng (tỷ VND) 15.639 16.505 29.295 39.630 53.605 61.044 Huy động vốn (tỷ VND) 54.022 60.968 64.688 97.320 110.142 125.662 Vốn chủ sở hữu (tỷ VND) 2.052 2.037 4.398 5.735 7.833 8.416 Nhân sự (người) 2.680 3.100 4.185 4.937 5.589 6.700 36 Tổng thu nhập (tỷ VND) 2.430 5.604 3.873 4.841 6.562 7.495 Lợi nhuận trước thuế (tỷ VND) 212,38 312,81 328,95 876,81 1.274,71 1.759,88 Lợi nhuận sau thuế (tỷ VND) 212,71 223,68 596,23 917.79 1.292,55 (Nguồn: Báo cáo thường niên 2000 - 2005 của NHNT) Một trong những lĩnh vực hoạt động tạo nên danh tiếng của NHNT trên trường quốc tế là lĩnh vực thanh toán quốc tế, trong đó TTXNK đóng vai trò chủ đạo và chiếm tỷ trọng chủ yếu về doanh số hoạt động cũng như về thu nhập dịch vụ. Số liệu thực tế cho thấy hoạt động TTXNK tại NHNT phát triển mạnh qua các năm và chiếm thị phần khá cao trong hoạt động TTXNK của cả nước. Trong giai đoạn 2000 - 2005, hoạt động này luôn đạt được tốc độ tăng trưởng ổn định với tỷ trọng trung bình được duy trì là khoảng 28% trong tổng kim ngạch TTXNK của cả nước và mức tăng bình quân là 26%/năm. Theo “Báo cáo tổng kết thanh toán quốc tế của NHNT”, trong năm 2004 và năm 2005, thu nhập đạt được từ TTXNK khá cao (chỉ xếp sau khoản thu lãi từ hoạt động cho vay tín dụng) lần lượt là 211,85 tỷ đồng (chiếm 71% so với tổng thu thanh toán quốc tế là 298,82 tỷ đồng) và 216,43 tỷ đồng (chiếm 65,17% so với tổng thu thanh toán quốc tế là 332,13 tỷ đồng). Bảng 2.2: Doanh số TTXNK của NHNT trong giai đoạn 2000 - 2005 Đvt: triệu USD Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Chỉ tiêu Thanh toán xuất khẩu 4.163 4.421 4.675 5.693 6.967 9.375 Thanh toán nhập khẩu 5.008 4.846 5.540 6.756 9.414 11.583 (Nguồn: Báo cáo thường niên 2000 - 2005 của NHNT) Thanh toán xuất nhập khẩu 9.171 9.267 10.215 12.449 16.381 20.958 Bảng 2.3: Thị phần TTXNK của NHNT trong giai đoạn 2000 - 2005 Đvt: triệu USD Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Chỉ tiêu Kim ngạch NHNT 9.171 30.120 9.267 31.247 10.215 36.452 12.449 45.405 16.381 58.457 20.958 69.420 (triệu USD) Cả nước 30,48 29,65 28,02 27,42 28,02 30,19 Tỷ trọng (%) NHNT (Nguồn: Báo cáo thường niên 2000 - 2005 của NHNT Báo cáo tổng kết công tác thanh toán quốc tế 2000 - 2005 của NHNT) 37 Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, NHNT vẫn còn những tồn tại và phải đối mặt với thật nhiều khó khăn cả khách quan lẫn chủ quan, nhất là tình trạng cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại ngày càng trở nên gay gắt cùng với tệ nạn tham nhũng ngày càng trầm trọng với nhiều biến hóa khác nhau. Do đó, hiện nay, NHNT đang tập trung mọi nỗ lực vào việc xóa bỏ những lệch lạc trong chỉ đạo điều hành cũng như những yếu kém trong nghiệp vụ nhằm tạo tiền đề vững chắc cho sự phát triển và lớn mạnh của hệ thống NHNT nói riêng và ngành ngân hàng Việt Nam nói chung. 2.2.Các rủi ro trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu tại NHNT: 2.2.1.Tình hình hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu: Hoạt động TTXNK tại NHNT gần như gắn liền với 3 phương thức thanh toán cơ bản và thông dụng nhất trong thực tế là Chuyển tiền, Nhờ thu (chủ yếu là Nhờ thu chứng từ) và Tín dụng chứng từ. Trong giai đoạn 2000 - 2005, hoạt động này có những điểm đáng chú ý sau: Trong thanh toán xuất khẩu, NHNT giữ thị phần thanh toán lớn đối với các mặt hàng xuất khẩu chiến lược như: Dầu thô, Gạo, Thủy sản, Than đá, Hạt tiêu, Hạt điều. Đối với các mặt hàng xuất khẩu khác như: Giày dép, Dệt may, Cao su, Trà…, tỷ trọng thanh toán qua NHNT rất thấp, thậm chí không đáng kể, và có xu hướng giảm. Điều này cho thấy việc duy trì thị phần thanh toán xuất khẩu của các mặt hàng xuất khẩu chiến lược như Dầu thô, Gạo, Thủy Sản bằng cách giữ chân các khách hàng xuất khẩu các mặt hàng này là việc làm cấp thiết trong tiến trình hoạt động và phát triển của hệ thống NHNT. Về thị trường tiêu thụ, Mỹ chíếm thị phần đáng kể trong doanh số thanh toán xuất khẩu với các mặt hàng chủ yếu là Dầu thô, Thủy sản, Dệt may. Các quốc gia Singapore, Hongkong, Nhật Bản cũng là những thị trường tiêu thụ hàng hóa xuất khẩu lớn. Xét theo phương thức thanh toán, doanh số thanh toán xuất khẩu của NHNT bao gồm doanh số thanh toán theo L/C, nhờ thu và chuyển tiền đến cho các tổ chức kinh tế, dự án và định chế tài chính, trong đó, thanh toán chuyển tiền luôn chiếm tỷ trọng áp đảo cả về số lượng lẫn trị giá giao dịch. Bảng 2.4: Thị phần thanh toán xuất khẩu của NHNT trong giai đoạn 2000 - 2005 Đvt: triệu USD Năm 2000 2001 2002 2003 2004 200 Chỉ tiêu 5 38 Kim ngạch NHNT 4.163 14.483 4.421 15.029 4.675 16.706 5.693 20.149 6.967 26.503 9.375 32.442 (triệu USD) Cả nước 28,74 29,41 27,98 28,25 26,29 28,90 Tỷ trọng (%) NHNT (Nguồn: Báo cáo thường niên 2000 - 2005 của NHNT Báo cáo tổng kết công tác thanh toán quốc tế 2000 - 2005 của NHNT) Thanh toán nhập khẩu qua NHNT luôn chiếm thị phần cao và ổn định hơn so với thanh toán xuất khẩu. Xét trong phạm vi quốc gia, mức tăng trưởng về thanh toán nhập khẩu qua NHNT nhìn chung cũng cao hơn mức tăng trưởng của cả nước. Dẫn đầu về tỷ trọng và mức tăng trưởng thuộc về Sở giao dịch tại Hà Nội và các chi nhánh như: TP.Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Đồng Nai, Cần Thơ, Hà Nội, An Giang, Bình Dương…Các mặt hàng nhập khẩu chiến lược trong thanh toán nhập khẩu tại NHNT gồm: Xăng dầu, Máy móc thiết bị, Sắt thép, Hóa chất. Xét theo phương thức thanh toán, doanh số thanh toán nhập khẩu của NHNT bao gồm doanh số thanh toán L/C, nhờ thu và chuyển tiền đi cho các tổ chức kinh tế, dự án và định chế tài chính, và thanh toán chuyển tiền đi cũng chiếm tỷ lệ áp đảo về số lượng giao dịch. Bảng 2.5: Thị phần thanh toán nhập khẩu của NHNT trong giai đoạn 2000 - 2005 Đvt: triệu USD Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Chỉ tiêu Kim ngạch NHNT 5.008 15.637 4.846 16.218 5.540 19.746 6.756 9.414 31.954 11.583 36.978 (triệu USD) Cả nước 25.256 32,03 29,88 28,06 26,75 29,46 31,32 Tỷ trọng (%) NHNT (Nguồn: Báo cáo thường niên 2000 - 2005 của NHNT Báo cáo tổng kết công tác thanh toán quốc tế 2000 - 2005 của NHNT) 2.2.2.Các rủi ro trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu: Cho đến nay, NHNT vẫn chưa có một tài liệu chính thức về rủi ro trong hoạt động TTXNK. Do đó, để đánh giá được những rủi ro trong lĩnh vực này, tác giả đã tiến hành điều tra rất công phu. Qua điều tra thực tế hoạt động TTXNK tại 11 chi nhánh (trong đó có chi nhánh Hồ Chí Minh, nơi có quy mô hoạt động TTXNK lớn nhất của hệ thống NHNT) từ 100 người nhận và trả lời “Bảng câu hỏi khảo sát gồm 50 câu hỏi” (Ghi chú: Mẫu bảng câu hỏi khảo sát, Danh sách các đối tượng khảo sát và Kết quả chi tiết của việc khảo sát được đính kèm ở phần Phụ lục 4, 5 và 6) cùng với việc phân tích, 39 2.2.2.1.Đối với thanh toán xuất khẩu: 2.2.2.1.1.Các loại rủi ro (theo kết quả khảo sát): Kết quả khảo sát cho thấy có rất nhiều rủi ro phát sinh trong các giao dịch thanh toán xuất khấu. Theo đó, các giao dịch thanh toán theo phương thức chuyển tiền tuy đơn giản nhưng vẫn có 3 rủi ro quan trọng và theo phương thức nhờ thu có đến 5 rủi ro lớn. Ngoài ra, các giao dịch thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ, phương thức thanh toán được xem là an toàn nhất cho các bên liên quan, lại có rất nhiều rủi ro khác nhau trong từng khâu xử lý. Chi tiết các loại rủi ro và sự đồng thuận của các ý kiến trả lời về những rủi ro như vậy được trình bày trong các Bảng 2.6, 2.7 và 2.8 dưới đây. Bảng 2.6: Rủi ro đối với Chuyển tiền đến (Ghi chú: Có 99/100 người trả lời câu hỏi) Số thứ tự Loại rủi ro Số phiếu Tỷ lệ (%) 1 53 57,60 NHNT đã ghi có cho khách hàng nhưng NH chuyển tiền yêu cầu thoái hối vì lỗi kỹ thuật/lỗi của nhân viên thao tác. 2 42 45,70 NHNT đã ghi có cho khách hàng nhưng NH chuyển tiền yêu cầu NHNT ghi có lại cho khách hàng khác. 3 9Rủi ro khác: Thông tin chuyển tiền bị trùng lắp/NHNT không nhận được phản hồi tra soát từ NH chuyển tiền. 9,80 (Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả) Bảng 2.7: Rủi ro đối với Nhờ thu đi (Ghi chú: Có 99/100 người trả lời câu hỏi này) Số thứ tự Loại rủi ro Số phiếu Tỷ lệ (%) 1 65 65,70 NH thu hộ không thanh toán đối với các bộ chứng từ nhờ thu trả chậm khi đến hạn dù đã xác nhận ngày đáo hạn. 2 36 36,40 Số tiền thanh toán bởi NH thu hộ thấp hơn rất nhiều so với trị giá nhờ thu/trị giá chiết khấu bởi NHNT. 3 7 7,10 NH thu hộ không chấp nhận thu hộ và giữ chứng từ lại cho đến khi nhận được hoàn trả phí từ NHNT. 4 5 NH thu hộ không có thực. 5 7Rủi ro khác: Chứng từ bị thất lạc/Gửi thiếu chứng từ. 5,10 7,10 40 (Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả) Bảng 2.8: Rủi ro đối với thanh toán L/C xuất khẩu Số thứ tự Loại rủi ro Số phiếu Tỷ lệ (%) 41 1 2 3 4 1 2 3 1 2 3 4 5 6 7 ** Khi thông báo L/C/sửa đổi L/C: (Ghi chú: Có 98/100 người trả lời câu hỏi này) Sai sót của bưu điện/dịch vụ chuyển phát thư. Bị khiếu kiện vì thông báo hoặc chuyển tiếp chậm. Sai sót trong việc xác định tính chân thật của L/C. Rủi ro khác:L/C bị thất lạc hoặc Thông báo chậm khi chuyển tiếp bằng MT710. ** Khi xác nhận L/C: (Ghi chú: Có 81/100 người trả lời câu hỏi này) Chiết khấu chứng từ phù hợp nhưng ngân hàng phát hành chỉ rõ chứng từ bất hợp lệ. Ngân hàng phát hành L/C bị vỡ nợ, phá sản. Chiết khấu chứng từ bất hợp lệ nhưng không phủ nhận vai trò của ngân hàng xác nhận. ** Khi chiết khấu miễn truy đòi: (Ghi chú: Có 100/100 người trả lời câu hỏi này) Chứng từ được thông báo bất hợp lệ do bất đồng quan điểm xử lý chứng từ giữa các ngân hàng. Các sửa đổi L/C do ngân hàng khác thông báo bị xuất trình thiếu dẫn đến việc kiểm tra và xác định tình trạng chứng từ không đúng. Không phát hiện hết sai sót của chứng từ do bất cẩn. Chứng từ phù hợp với L/C giáp lưng nhưng NH phát hành không thanh toán. Gửi chứng từ không theo qui định của L/C. Đòi tiền NH hoàn trả sai cách thức. Chứng từ bị bất hợp lệ về thời hạn xuất trình chứng từ do L/C qui định hạn hiệu lực tại nước ngoài. 65 52 3 5 58 32 9 56 46 45 39 14 13 11 66,30 53,10 3,10 5,10 71,60 39,50 11,10 56,00 46,00 45,00 39,00 14,00 13,00 11,00 42 1 2 3 4 5 6 7 8 9 1 2 3 4 5 6 ** Khi chiết khấu có truy đòi: (Ghi chú: Có 99 68 51 45 41 41 38 12 10 9 69 46 36 15 6 3 68,70 51,50 45,50 41,40 41,40 38,40 12,10 10,10 9,10 71,10 47,40 37,10 15,50 6,20 3,10 /100 người trả lời câu hỏi này) Chứng từ được thông báo bất hợp lệ do bất đồng quan điểm xử lý chứng từ giữa các ngân hàng. Không phát hiện hết sai sót của chứng từ do bất cẩn. Chấp nhận chiết khấu đối với chứng từ bất hợp lệ. Xác định tình trạng chứng từ không đúng do các sửa đổi L/C được thông báo bởi ngân hàng khác bị xuất trình thiếu. Chứng từ phù hợp với L/C giáp lưng nhưng vì lý do nào đó NH phát hành không thanh toán. Không đòi được tiền chiết khấu khi khách hàng không có giới hạn tín dụng. Gửi chứng từ không theo qui định của L/C. Chứng từ bị bất hợp lệ về thời hạn xuất trình chứng từ do L/C qui định hạn hiệu lực tại nước ngoài. Đòi tiền ngân hàng hoàn trả sai cách thức. ** Khi đòi tiền NH phát hành/NH hoàn trả: (Ghi chú: Có 97/100 người trả lời câu hỏi này) Bị từ chối trả tiền vì NH hoàn trả không nhận được Ủy nhiệm hoàn trả từ NH phát hành. Bị NH hoàn trả đòi lại tiền theo lện của NH phát hành vì NH phát hành tìm thấy chứng từ bất hợp lệ. Bị từ chối trả tiền vì NH hoàn trả nhận được lệnh hủy bỏ Ủy nhiệm hoàn trả từ NH phát hành. Bị từ chối trả tiền khi đòi tiền bằng điện đối với chứng từ bất hợp lệ được chấp nhận vì L/C không cho phép đòi tiền bằng điện. Bị từ chối trả tiền khi đòi tiền bằng điện vì L/C không qui định “TT Reimbursement:allowed”. Bị từ chối trả tiền vì L/C mở bằng thư không có qui định “Reimbursement subject to URR525”. (Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả) 2.2.2.1.2.Phân tích một số tình huống rủi ro: Để có thể đánh giá công tác quản trị rủi ro, ta cần phải xem xét công tác nhận dạng, kiểm soát và tài trợ rủi ro. Do vậy, tác giả xin phân tích một số tình huống rủi ro điển hình: Theo phương thức chuyển tiền 43 Rủi ro từ phía ngân hàng chuyển tiền và/hoặc người hưởng lợi. Theo quy trình nghiệp vụ chuyển tiền đến từ nước ngoài của NHNT, sau khi nhận được các điện chuyển tiền đến từ ngân hàng đại lý thông qua phương tiện Swift MT103 hoặc MT202, Hội sở tự động ghi có các khoản tiền vào tài khoản của khách hàng xuất khẩu được ghi trên các điện như vậy. Do số tài khoản của khách hàng bị ghi sai, hoặc số hiệu tài khoản không khớp với tên tài khoản, các chi nhánh được yêu cầu tra soát với khách hàng của mình để kiểm chứng lại thông tin. Sau đó, khoản chuyển tiền đến như vậy đã được chuyển vào tài khoản của khách hàng khi họ xuất trình cam kết hoàn trả nếu có khiếu nại. Tuy nhiên, vào lúc có khiếu nại, chẳng hạn như: ngân hàng chuyển tiền yêu cầu NHNT chuyển lại khoản tiền này cho một người hưởng khác cũng là khách hàng của hệ thống NHNT hoặc yêu cầu trả lại (thoái hối) cho họ số tiền này vì họ đã chuyển nhầm do sự cố kỹ thuật hoặc lỗi của nhân viên thao tác nghiệp vụ, tài khoản của khách hàng không có đủ tiền cho việc thu hồi. Theo phương thức nhờ thu Rủi ro do chiết khấu chứng từ nhờ thu trả chậm nhưng ngân hàng thu hộ không thanh toán tiền hàng khi đến hạn. • * Rủi ro bị lừa đảo do gửi chứng từ đến ngân hàng thu hộ không có thực. - NHNT chấp nhận chiết khấu chứng từ dù thấy rõ rủi ro đối với dạng thanh toán này. - Công ty chấp nhận bán hàng trả chậm cho đối tác không có uy tín. * Nguyên nhân: * Thiệt hại: Công ty sử dụng nguồn thu trả nợ vay tín dụng để hoàn trả tiền chiết khấu và không trả được các khoản nợ vay tín dụng (gồm gốc và lãi). NHNT không thu hồi được nợ vay nên buộc phải khởi kiện Vinacafe ra tòa án kinh tế. Minh họa 1: Công ty Vinacafe xuất trình các bộ chứng từ nhờ thu trả chậm D/A và yêu cầu chiết khấu. Do Vinacafe là một công ty lớn, có quá trình kinh doanh nhiều năm và uy tín trên thương trường nên NHNT, sau khi xúc tiến các thủ tục nhờ thu, đã thực hiện chiết khấu có truy đòi với tỷ lệ 50% trị giá của các bộ chứng từ. Khi đến hạn thanh toán, ngân hàng thu hộ ở nước ngoài chỉ thanh toán một số bộ chứng từ và không chịu thanh toán tiếp những bộ chứng từ còn lại với lý do nhà nhập khẩu bị vỡ nợ. 44 Theo phương thức tín dụng chứng từ: * Việc đòi tiền các bộ chứng từ xuất khẩu được lập theo các L/C - mẫu điện Swift MT 710 “Advice of a third bank ‘s documentary credit” thường mất nhiều thời gian, phát sinh nhiều chi phí, thậm chí nảy sinh nhiều tranh chấp chứng từ không cần thiết. Thông thường, với L/C dạng này, sau khi kiểm tra chứng từ, NHNT phải gửi chứng từ đến ngân hàng thông báo để đòi tiền. Đến lượt mình, ngân hàng này lại kiểm tra chứng từ và chuyển tiếp chứng từ đến cho ngân hàng phát hành để đòi tiền. Vấn đề sẽ phát sinh khi bộ chứng từ được tìm thấy một vài sai biệt bởi ngân hàng thông báo và/hoặc một vài sai biệt khác bởi ngân hàng phát hành. Khi đó, NHNT phải lần lượt kiểm chứng và bác bỏ những sai biệt (nếu chúng không hợp lý) bằng cách gửi điện cho chính ngân hàng thông báo và/hoặc một điện khác cho ngân hàng này để chuyển tiếp cho ngân hàng phát hành. Trong trường hợp bộ chứng từ thật sự có bất hợp lệ và được - NHNT thiếu kiểm tra thông tin về ngân hàng thu hộ ở Mỹ. - Khách hàng tìm hiểu chưa kỹ các thông tin về đối tác, chấp nhận bán hàng theo phương thức nhờ thu cho một đối tác chưa đủ tin cậy. * Nguyên nhân: - NHNT bị khách hàng khiếu kiện, sút giảm uy tín trong việc cung cấp dịch vụ. - Khách hàng bị mất chứng từ và cả lô hàng có trị giá USD101,000. * Thiệt hại: Minh họa 2: Cty Agrexport HCMC xuất trình bộ chứng từ nhờ thu trả ngay D/P cho NHNT và yêu cầu chuyển bộ chứng từ đến ngân hàng thu hộ ở Mỹ theo tên và địa chỉ do họ cung cấp (Ghi chú: NHNT không có quan hệ đại lý với ngân hàng này. Công ty đã tìm thấy khách hàng này qua thông tin trên mạng. Hợp đồng ngoại thương được ký bởi hai bên thông qua fax, và việc ký hợp đồng qua fax cũng là xu hướng chung trong quan hệ mua bán ngoại thương hiện nay). Thực tế cho thấy rằng không có tồn tại một ngân hàng thật sự ở địa chỉ này mà chỉ có nhà nhập khẩu cố tình lừa đảo bằng cách cung cấp địa chỉ “ma” để chiếm đoạt chứng từ và biến mất sau khi nhận hàng từ bộ chứng từ như vậy. Bức xúc trước tình trạng hàng hóa bị chiếm đoạt, Agrexport HCMC quay ra qui kết trách nhiệm cho NHNT, dù rằng những qui kết như vậy là không có cơ sở theo URC522, chẳng hạn như: NHNT phải có trách nhiệm bồi thường vì ngân hàng phục vụ để lấy phí thanh toán, hoặc NHNT đã không có những động thái tích cực trong việc tư vấn cho khách hàng về việc chọn lựa ngân hàng thu hộ. 45 * Rủi ro do chiết khấu chứng từ theo L/C có điều khoản đặc biệt “Ngân hàng phát hành chỉ thanh toán khi hàng hóa được chấp nhận thông quan bởi cơ quan kiểm tra thực phẩm của nước nhập khẩu”. Các L/C xuất hàng thủy sản vào thị trường EU thường có điều khoản đặc biệt như sau: 1/ Ngân hàng phát hành sẽ giao bộ chứng từ được xuất trình bởi người thụ hưởng cho người yêu cầu mở L/C mà không phải thực hiện thanh toán. Điều kiện này nhằm tạo thuận lợi cho việc kiểm tra hàng hóa của các cơ quan chức năng trên cơ sở cam kết của người yêu cầu mở L/C về việc sẽ thông báo ngay lập tức cho ngân hàng phát hành kết quả kiểm tra của cơ quan chức năng. 2/ Ngân hàng phát hành sẽ thực hiện thanh toán khi nhận được văn bản của cơ quan chức năng (do người yêu cầu mở L/C cung cấp), hoặc văn bản của người yêu cầu mở L/C xác nhận rằng cơ quan chức năng đã chấp thuận cho hàng hóa được nhập vào nước sở tại. 3/ Ngân hàng phát hành được miễn trừ trách nhiệm thanh toán cho người thụ hưởng nếu nhận được từ người yêu cầu mở L/C thông báo “không cho nhập khẩu hàng hóa” của cơ quan chức năng. Khuyến khích hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp, NHNT sẵn lòng thực hiện chiết khấu truy đòi đến 90% trị giá bộ chứng từ theo L/C dạng này. Trong thực tế, loại L/C này được các công ty thực hiện nhiều lần, hàng hóa đảm bảo yêu cầu và tiền hàng được thanh toán bình thường. Tuy nhiên vẫn xảy ra trường hợp, do hàng hóa không được nhập khẩu vào nước sở tại theo sắc lệnh của cơ quan chức năng, ngân hàng phát hành từ chối thanh toán và gởi trả lại bộ chứng từ xuất khẩu. Khi đó, người thụ hưởng phải nhận lại bộ chứng từ không đầy đủ (vì một phần chứng từ đã bị cơ quan chức năng lưu giữ khi kiểm tra hàng) do ngân hàng phát hành trả lại đồng thời phải thanh toán các khoản chi phí đưa hàng hóa về lại trong nước cộng với các khoản chi phí phát sinh từ phía người yêu cầu mở L/C. Về phía mình, việc thanh toán tiền hàng bị từ chối, NHNT gặp trở ngại trong việc thu hồi tiền chiết khấu cũng như không thu được phí thanh toán chứng từ. * Rủi ro từ phía ngân hàng phát hành và/hoặc ngân hàng được chỉ định: - Rủi ro do bất đồng quan điểm giữa NHNT và ngân hàng phát hành trong việc xác định tình trạng chứng từ. Các bộ chứng từ xuất khẩu được NHNT tiếp nhận, kiểm tra, xác nhận phù hợp với các điều khoản và điều kiện của L/C và gởi đến ngân hàng 46 * Nguyên nhân: 1/ Hàng thủy sản có dư lượng kháng sinh vượt tiêu chuẩn cho phép của Chính phủ Nhật. 2/ Người yêu cầu mở L/C từ chối nhận hàng.3/ Ngân hàng phát hành không tuân thủ UCP và ISBP khi xử lý chứng từ. * Thiệt hại: 1/Người hưởng phải nhận lại hàng và chi trả các chi phí về vận chuyển, ngân hàng. 2/ NHNT không thu được tiền hàng, phải buộc khách hàng hoàn trả tiền chiết khấu (tương ứng với 90% trị giá lô hàng) từ nguồn khác, bị giảm sút uy tín đối với khách hàng xuất khẩu vì không đòi được tiền dù bộ chứng tù phù hợp. Minh họa 3: NHNT đã kiểm tra, xác nhận tình trạng chứng từ hợp lệ và gửi bộ chứng từ 41.979USD của nhà xuất khẩu “Cty Kinh doanh thủy hải sản APT” đến ngân hàng phát hành “Sumitomo Mitsui Banking Corp Osaka Japan” để đòi tiền. Sau đó, ngân hàng phát hành đã điện báo từ chối thanh toán với lý do “Chứng từ Acceptance Certificate không được phát hành và ký bởi Mr.Uzumasa” trong khi chứng từ này rõ ràng đã được phát hành và ký bởi Mr.Uzumasa trên bề mặt của nó. Sau khi kiểm tra lại, NHNT đã lập điện phản bác và yêu cầu họ thanh toán ngay vì chứng từ hoàn toàn phù hợp với L/C. Tuy nhiên, theo yêu cầu của người yêu cầu mở L/C, ngân hàng phát hành vẫn cho là chứng từ bất hợp lệ với lý do “Chữ ký của Mr.Uzumasa trên chứng từ Acceptance Certificate không khớp với chữ ký lưu tại ngân hàng phát hành và chứng từ được xuất trình là giả mạo” dù rằng L/C không qui định một điều khoản về việc chữ ký phải khớp đúng. Rất ngạc nhiên về luận điểm này, NHNT đã vận dụng UCP500 - điều khoản 15 và ISBP645 - điều khoản số 25 với lập luận “các ngân hàng chỉ xử lý trên bề mặt chứng từ và hoàn toàn không có trách nhiệm về việc chứng từ giả mạo” để phản bác và yêu cầu thanh toán. Tuy nhiên, ngân hàng phát hành, được biết là ngân hàng đại lý của NHNT, đã phớt lờ phản bác của NHNT và tiến hành gửi trả lại chứng từ cho NHNT, khép lại hồ sơ giao dịch. 47 - Rủi ro do sự tắc trách của nhân viên của ngân hàng phát hành. Nhằm tiết giảm chi phí gởi chứng từ qua dịch vụ chuyển phát nhanh cho người thụ hưởng, NHNT đã gửi hai bộ chứng từ theo hai L/C khác nhau nhưng có ngân hàng phát hành giống nhau trong cùng một biên nhận giao nhận của dịch vụ chuyển phát. Kết quả giao nhận cho thấy dịch vụ chuyển phát đã giao và nhân viên của ngân hàng phát hành đã nhận cả hai bộ chứng từ nhưng NHNT chỉ nhận được tiền thanh toán từ ngân hàng phát hành cho một bộ chứng từ với lý do là họ chỉ tìm thấy một bộ chứng từ. Sau nhiều lần tra soát, nhân viên của ngân hàng phát hành đã phát hiện ra việc để quên bộ chứng từ còn lại trong tủ đựng hồ sơ dẫn đến việc thanh toán chậm trễ. * Rủi ro do sai sót của bộ phận nghiệp vụ của NHNT: - Không ký hậu chứng từ vận tải B/L theo chỉ định của ngân hàng phát hành. - Gửi chứng từ trực tiếp đến ngân hàng phát hành để đòi tiền thay vì gửi chứng từ đến ngân hàng được chỉ định ở trường “Available with…” theo chỉ định trong L/C. - Kiểm tra chứng từ không cẩn thận dẫn đến việc chứng từ bị tìm thấy bất hợp lệ bởi ngân hàng phát hành. Chẳng hạn: Bộ chứng từ xuất khẩu hạt điều qua thị trường Mỹ bị bất hợp lệ trên bề mặt chứng từ vì chứng từ C/O không xác nhận xuất xứ hàng hóa và bị từ chối thanh toán. Điều đặc biệt là bộ chứng từ này đã được NHNT chiết khấu truy đòi lên đến 95% trị giá. Một điều rõ ràng là việc thanh toán cho bộ chứng từ bất hợp lệ phụ thuộc vào sự chấp nhận của người yêu cầu mở L/C, thời gian chấp nhận thanh toán càng kéo dài, người thụ hưởng càng lo lắng về tiền hàng và phải trả thêm tiền lãi chiết khấu được tính trên từng ngày phát sinh. Bức xúc về việc này, Cty Phú Yên đã qui kết trách nhiệm cho NHNT, dù rằng về mặt pháp lý ngân hàng chỉ thu phí thanh toán chứng từ chớ không phải thu phí kiểm tra chứng từ (Ghi chú: việc kiểm tra chứng từ của ngân hàng chỉ nhằm giúp cho doanh nghiệp làm tốt khâu xuất trình chứng từ và nhận được tiền hàng nhanh chóng), và buộc NHNT phải san sẽ khoản lãi chiết khẩu với họ nhằm tiết giảm chi phí. Ngoài ra, trong quá trình hoạt động, NHNT và doanh nghiệp còn gặp phải một số tình huống rủi ro bất ngờ khác xảy đến với bất kỳ phương thức thanh toán. Cụ thể: 48 - Do chính sách cấm vận của Mỹ. Lệnh cấm vận kinh tế của Chính phủ Mỹ đối với Cuba, Myanmar, North Korea, Zimbabwe, Belarus, các nước vùng Balkans, khu vực Trung đông (Iran, Iraq, Liberia, Sudan, Syria...) buộc các ngân hàng Mỹ phong tỏa tất cả các khoản tiền liên quan đến việc buôn bán giữa các nước với các quốc gia này (nếu phát hiện ra) đã mang lại nhiều rủi ro cho các ngân hàng thương mại Việt Nam, trong đó có hệ thống NHNT, trong việc đòi tiền hàng và chỉ thị thanh toán bằng đồng Đô la Mỹ. - Do khủng bố. Sự kiện khủng bố ngày 11/09/2001 làm sụp đổ Tòa tháp đôi ở Mỹ đã gây thiệt hại nặng nề cho các ngân hàng đại lý (đa số là các ngân hàng đại lý chính) của NHNT, làm gián đoạn việc thông tin, chuyển và nhận tiền giữa họ với NHNT. - Do thiên tai. Sự kiện cơn bão Katrina tàn phá thành phố Orlean bang Lousiana của Mỹ vào cuối năm 2005 đã gây gián đoạn việc liên lạc, chuyển giao chứng từ và nhận thanh toán của khách hàng và NHNT với các tổ chức ở khu vực này. - Do không am hiểu luật địa phương. Các bộ chứng từ xuất khẩu theo dạng nhờ thu trả ngay D/P thường bị ngân hàng thu hộ ở Úc và Singapore từ chối thanh toán vì hối phiếu do người bán ký phát đòi tiền ngân hàng thu hộ (lẽ ra phải đòi tiền người mua) là không phù hợp với luật địa phương dù người mua sẵn lòng chấp nhận chứng từ và thanh toán. - Do trục trặc ở khâu giao nhận chứng từ của các dịch vụ chuyển phát. 1/ Dịch vụ chuyển phát Thư đăng ký (Registered Airmail) đã làm mất chứng từ do NHNT yêu cầu gởi cho ngân hàng nước ngoài. 2/ Trong sự kiện cơn bão Kartrina ở Mỹ, dịch vụ chuyển phát nhanh Fedex đã không chuyển giao được các bưu kiện chứng từ của NHNT đến người nhận ở khu vực này, thâm chí không xác định được chúng đang ở đâu trong quá trình giao nhận, cho đến tận hai tháng sau kể từ ngày họ nhận thực hiện dịch vụ. 3/ Dịch vụ chuyển phát nhanh TNT đã làm thất lạc các bưu kiện chứng từ trong kho lưu trữ nội bộ của họ ở nơi đến (nhất là vào các dịp lễ, tết), và mất nhiều thời gian sau đó mới tìm lại được đã gây khó khăn và chậm trễ cho các bên xuất nhập khẩu trong việc giao nhận hàng (Ghi chú: nhận hàng càng chậm, phí lưu kho lưu bãi càng cao) và cho NHNT trong việc đòi tiền và nhận thanh toán. 4/ Dịch vụ TNT đã bỏ lẫn 49 2.2.2.2.Đối với thanh toán nhập khẩu: 2.2.2.2.1.Các loại rủi ro (theo kết quả khảo sát): Cũng giống như trong thanh toán xuất khẩu, các giao dịch thanh toán nhập khẩu phát sinh không ít rủi ro. Theo kết quả khảo sát, có đến 5 loại rủi ro quan trọng trong các giao dịch thanh toán theo phương thức chuyển tiền, 4 loại rủi ro trong các giao dịch thanh toán theo phương thức nhờ thu và 14 loại rủi ro trong các giao dịch thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ. Chi tiết các loại rủi ro theo từng phương thức thanh toán và sự đồng thuận của các ý kiến trả lời về những rủi ro như vậy được trình bày trong các Bảng 2.9, 2.10 và 2.11 dưới đây. Bảng 2.9: Rủi ro đối với Chuyển tiền đi (Ghi chú: Có 99/100 người trả lời câu hỏi này) Số thứ tự Loại rủi ro Số phiếu Tỷ lệ (%) 1 74 69 57 44 5 74,70 69,70 57,60 44,40 5,10 Các dữ liệu khai báo trên tờ khai hải quan được sửa chửa nhưng không có xác nhận của Cục hải quan. 2 Hai bên mua bán thoả thuận hủy hợp đồng ngoại thương nhưng số tiền chuyển trả trước không gửi trả lại qua NH.. 3 4 5 Các khoản chuyển tiền sai do lỗi của nhân viên nghiệp vụ bị trả về và bị trừ phí. Các khoản chuyển tiền bị giám sát, kiểm tra bởi các ngân hàng đại lý vì nghi ngờ rửa tiền. Rủi ro khác: Không có giấy phép của Ngân hàng nhà nước hoặc Lập chứng từ khống. (Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả) 50 Bảng 2.10: Rủi ro đối với Nhờ thu đến (Ghi chú: Có 97/100 người trả lời câu hỏi này) Số thứ tự Loại rủi ro Số phiếu Tỷ lệ (%) 1 2 3 4 72 52 33 2 74,20 53,60 34,00 2,10 Người mua không chấp nhận nhận chứng từ và không trả bất kỳ chi phí dịch vụ. Không đòi được phí dịch vụ từ ngân hàng nhờ thu khi gửi trả lại bộ chứng từ cho họ Người mua không nộp tiền thanh toán khi đến hạn thanh toán bộ chứng từ trả chậm D/A. Rủi ro khác: Thất lạc chứng từ, Người mua trì hoãn việc nhận và thanh toán chứng từ D/P, hoăc NH thu hộ phá sản. (Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả) Bảng 2.11: Rủi ro đối với L/C nhập khẩu (Ghi chú: Có 100/100 người trả lời câu hỏi) Số thứ tự Loại rủi ro Số phiếu Tỷ lệ (%) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Người mở L/C không nộp tiếp phần tiền còn lại/vỡ nợ/phá sản/mất khả năng thanh toán. Giá cả hàng hóa nhập khẩu biến động bất lợi. Chấp nhận và thanh toán chứng từ bất hợp lệ mà không chờ quyết định của ngân hàng xuất trình. NH xuất trình không trả lại tiền khi NHNT đòi lại tiền vì phát hiện chứng từ bất hợp lệ (L/C cho phép TTR). Khách hàng khiếu kiện NHNT về việc xác định tình trạng chứng từ hợp lệ do sự bất cẩn của nhân viên. Một bản vận đơn gốc ngoài tầm kiểm soát của NHNT. Phát hành bảo lãnh nhận hàng nhưng không thể kiểm soát toàn bộ B/L gốc. Có tranh chấp liên quan đến việc bảo lãnh nhận hàng. Thông báo chứng từ bất hợp lệ không phù hợp với qui định về thời gian của UCP. Bất đồng quan điểm xử lý chứng từ giữa các NH trong khi thông báo chứng từ bất hợp lệ đã được gửi cho Applicant. Người thụ hưởng/Người thụ hưởng thông đồng với người yêu cầu mở L/C để lừa ngân hàng. 68 62 54 45 41 31 30 27 27 27 24 68,00 62,00 54,00 45,00 41,00 31,00 30,00 27,00 27,00 27,00 24,00 51 12 13 14 20 16 12 20,00 16,00 12,00 Thông báo từ chối thanh toán nhưng vẫn giao ch

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf46811.pdf
Tài liệu liên quan