Tài liệu Đề tài Đánh giá phương pháp gọt giác mạc bằng laser trong điều trị bệnh lý giác mạc dải băng – Trần Hải Yến: 32
ĐÁNH GIÁ PHƯƠNG PHÁP GỌT GIÁC MẠC BẰNG
LASER
TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH LÝ GIÁC MẠC DẢI BĂNG
TRẦN HẢI YẾN, NGUYỄN THỊ DIỆU THƠ
Bệnh viện Mắt TP. Hồ Chí Minh
LÊ MINH TUẤN
Bộ môn Mắt ĐHYD TP. Hồ Chí Minh
TÓM TẮT
Mục tiêu: đánh giá tính hiệu quả và an toàn của phương pháp gọt giác mạc bằng
laser (Phototherapeutic Keratectomy – PTK) trong điều trị bệnh lý giác mạc dải băng
(BLGMDB). Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu loạt ca: 9 bệnh nhân(BN) với 11
mắt được chẩn đoán BLGMDB và điều trị bằng phương pháp PTK từ 6/2006 -10/2007.
BN được ghi nhận thị lực, khúc xạ, độ trong giác mạc, triệu chứng chủ quan trước và
sau phẫu thuật và bệnh lý mắt đi kèm. Kết quả: Sau thời gian theo dõi hậu phẫu trung
bình là 7 tháng (từ 2 đến 12 tháng), tất cả mắt đều có cải thiện độ trong so với trước mổ
với 6/11 mắt đạt độ trong hoàn toàn (độ 0) . 3 mắt bị mờ đục giác mạc (haze) nhẹ,1 mắt
hết mờ đục sau 3 tháng. Tất cả BN đều ghi nhận có cải thiện triệu chứng chủ quan như
cộm xốn,...
9 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 11/07/2023 | Lượt xem: 249 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Đánh giá phương pháp gọt giác mạc bằng laser trong điều trị bệnh lý giác mạc dải băng – Trần Hải Yến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
32
ĐÁNH GIÁ PHƯƠNG PHÁP GỌT GIÁC MẠC BẰNG
LASER
TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH LÝ GIÁC MẠC DẢI BĂNG
TRẦN HẢI YẾN, NGUYỄN THỊ DIỆU THƠ
Bệnh viện Mắt TP. Hồ Chí Minh
LÊ MINH TUẤN
Bộ môn Mắt ĐHYD TP. Hồ Chí Minh
TÓM TẮT
Mục tiêu: đánh giá tính hiệu quả và an toàn của phương pháp gọt giác mạc bằng
laser (Phototherapeutic Keratectomy – PTK) trong điều trị bệnh lý giác mạc dải băng
(BLGMDB). Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu loạt ca: 9 bệnh nhân(BN) với 11
mắt được chẩn đoán BLGMDB và điều trị bằng phương pháp PTK từ 6/2006 -10/2007.
BN được ghi nhận thị lực, khúc xạ, độ trong giác mạc, triệu chứng chủ quan trước và
sau phẫu thuật và bệnh lý mắt đi kèm. Kết quả: Sau thời gian theo dõi hậu phẫu trung
bình là 7 tháng (từ 2 đến 12 tháng), tất cả mắt đều có cải thiện độ trong so với trước mổ
với 6/11 mắt đạt độ trong hoàn toàn (độ 0) . 3 mắt bị mờ đục giác mạc (haze) nhẹ,1 mắt
hết mờ đục sau 3 tháng. Tất cả BN đều ghi nhận có cải thiện triệu chứng chủ quan như
cộm xốn, chói lóa. Về thị lực sau mổ: 6 mắt tăng, 2 mắt không đổi và 3 mắt giảm do tổn
thương khác tại mắt. Có 4 mắt được phẫu thuật phaco và đặt kính nội nhãn, thị lực tăng
rất cao với BCVA từ 2/10 đến 10/10. Kết luận: PTK là một phương pháp hữu hiệu
trong điều trị BLGMDB, góp phần phục hồi tính trong suốt và bề mặt giác mạc trơn
láng của giác mạc, giảm bớt những khó chịu của BN, tạo điều kiện thuận lợi cho các
phẫu thuật nội nhãn, nếu cần, để giúp cải thiện thị lực cho BN.
Từ khóa: Phương pháp gọt giác mạc bằng laser, bệnh lý giác mạc dải băng
(BLGMDB)
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cuối thập niên 80 thế kỷ trước,
phẫu thuật LASER Excimer đã được
thực hiện nhằm tạo hình lại bề mặt giác
mạc, điều trị trước hết là cận, sau đó đến
viễn và loạn thị. Đến nay, nó đã trở thành
lựa chọn hàng đầu trong điều trị tật khúc
xạ. Năm 1990, LASER Excimer được
nghiên cứu sử dụng để điều trị các tổn
thương giác mạc nông dưới tên là
Phototherapeutic keratectomy (PTK),
phẫu thuật cắt gọt giác mạc quang học
bằng LASER. Đến năm 1995, PTK đã
được FDA của Mỹ công nhận. Ưu điểm
của phương pháp PTK là lấy đi mô giác
mạc với độ chính xác cao và ít gây tổn
thương mô lành kế cận, giúp tạo bề mặt
nhẵn mịn[4]. Những thương tổn giác mạc
nằm ở nhu mô trước (<100µm), bao gồm
loạn dưỡng giác mạc nông, sẹo nông và
những tổn thương không đều trên bề mặt
giác mạc, được điều trị tốt nhất bằng
phương pháp PTK. Trên 15 năm ứng
dụng PTK cho thấy LASER Excimer là
33
một công cụ rất hữu hiệu gia tăng tỷ lệ
thành công trong điều trị bệnh giác mạc,
cải thiện thị lực BN, giúp tránh những
phẫu thuật can thiệp như ghép giác mạc
phiến hoặc xuyên.
BLGMDB là một tình trạng thoái
hóa giác mạc, biểu hiện bởi sự phát triển
từ từ của tổn thương đục màu trắng xám
trên giác mạc nông. Có sự lắng đọng
canxi trên màng đáy, màng Bowman và
nhu mô trước. Khi tổn thương lan đến
trục thị giác sẽ làm giảm thị lực và gây
chói lóa. Ngoài ra, nó còn gây kích thích
rất nhiều nếu lớp biểu mô bị tróc ra. Điều
trị BLGMDB bao gồm lấy đi những lắng
đọng canxi gây đục và phục hồi bề mặt
láng mịn cho giác mạc. Thông thường,
BLGMDB được điều trị bằng phương
pháp cạo giác mạc bằng tay kết hợp với
hóa chất ethylenediaminetetraacetic acid
(EDTA). Phương pháp cắt gọt giác mạc
cơ học cũng có thể được sử dụng để lấy
đi những lắng đọng canxi nông. Tuy
nhiên nhược điểm của các phương pháp
này là bề mặt nhu mô giác mạc sau khi
cạo thường không được đều đặn. Do đó
phương pháp PTK đã được các tác giả
trên thế giới nghiên cứu ứng dụng để
điều trị BLGMDB, giúp tái tạo bề mặt
nhẵn mịn của giác mạc.
So với các tổn thương giác mạc
nông gây sẹo gặp ở bệnh viện Mắt
TPHCM, BLGMDB tương đối thường
gặp hơn cả. Chúng tôi tiến hành nghiên
cứu này nhằm đánh giá hiệu quả của
phương pháp PTK trong điều trị bệnh lý
này
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG
PHÁP
Đây là một báo cáo loạt ca: phân
tích trên 11 mắt của 9 BN được chẩn
đoán BLGMDB và được điều trị tại khoa
Khúc xạ bệnh viện Mắt TPHCM từ tháng
6/2006 đến tháng 10/2007. Trong số 9
BN, có 7 nam và 2 nữ. Tuổi trung bình là
18 (từ 8 đến 46 tuổi). Có 4 trường hợp bề
mặt dải băng thô ráp và có vùng tróc biểu
mô, các trường hợp còn lại biểu mô
phẳng. Tiêu chuẩn loại trừ bao gồm mắt
độc nhất, viễn thị, hở mi, quặm mi, có
các bệnh lý khác ở nhãn cầu đang tiến
triển như viêm màng bồ đào bệnh lý
collagen toàn thân, bệnh tự miễn, suy
giảm miễn dịch, tiểu đường. BN được đo
thị lực không kính và có kính, đo bề dày
giác mạc, chụp bản đồ giác mạc bằng
máy Orbscan II, khám mắt toàn diện
bằng sinh hiển vi. Mức độ trong suốt của
giác mạc được đánh giá theo 5 mức:
Độ 0: Giác mạc trong suốt
Độ I: Dấu vết đục với mật độ tối
thiểu, thấy được qua chiếu sáng trực tiếp
và khuyếch tán
Độ II: Đục màng khói thấy dễ dàng
với chiếu sáng trực tiếp tại chỗ
Độ III: Đục nhiều che phủ một
phần chi tiết mống mắt
Độ IV: Đục rất nặng che hoàn toàn
chi tiết mống mắt
Tất cả các BN được điều trị bằng
chế độ PTK của máy laser
TECHNOLAS 217Z 100 (Bausch &
Lomb) với tê tại chỗ bằng proparacain
0.5%. Biểu mô được bóc đi bằng dao
Hockey nếu bề mặt thô ráp, bằng
LASER hoặc dao Epi K nếu bề mặt mịn
nhẵn. Sau khi lấy biểu mô, nhu mô được
phủ dung dịch làm nhẵn (smoothing
agent) như carboxymethylcellulose 0.5%
34
(Refresh Plus, Allergan) để giúp tạo bề
mặt nhu mô mịn màng sau khi chiếu
LASER. Số lượng điểm bắn, tần suất
điểm bắn, kích thước và chiều sâu vùng
chiếu LASER được chọn tùy theo kích
thước và chiều sâu của tổn thương. Độ
sâu vùng chiếu laser thay đổi từ 35µm
đến 80µm, kích thước vùng quang học
chiếu laser (optic zone) từ 6,5mm đến
7mm. Sau khi phẫu thuật BN được gắn
kính tiếp xúc, nhỏ thuốc kháng sinh và
corticoid. BN được hẹn tái khám 1 ngày,
3 ngày, 1 tuần đánh giá mức độ lành biểu
mô, đo thị lực không kính, và tháo kính
tiếp xúc khi biểu mô lành hoàn toàn. Sau
mổ 1 tháng, 3 tháng , 6 tháng BN được
khám đánh giá mức độ trong suốt của
giác mạc, nhãn áp (do nhỏ corticoid dài
ngày), thị lực không kính, sau chỉnh
kính, bản đồ giác mạc, triệu chứng chủ
quan của BN.
Các bệnh lý mắt đi kèm bao gồm: 6
mắt có di chứng viêm màng bồ đào cũ,
trong đó có 3 mắt kèm đục thể thủy tinh
(TTT) từ đục dưới bao sau đến đục gần
toàn bộ, 2 mắt có đục TTT, 2 mắt đã
được mổ TTT có gắn kính nội nhãn, 1
mắt đã được mổ cắt bè củng mạc vì
glôcôm trẻ em. Một BN có hội chứng
thận hư đi kèm viêm màng bồ đào cũ hai
mắt.
III. KẾT QUẢ
Thời gian theo dõi từ 2 tháng đến
12 tháng, trung bình là 7 tháng. Độ trong
giác mạc được cải thiện đáng kể so với
trước phẫu thuật. Trước phẫu thuật: 2
mắt độ II, 5 mắt độ III và 4 mắt độ IV.
Sau mổ 6 mắt độ 0, 4 mắt độ I và 1 mắt
độ II . Giác mạc của tất cả các mắt trong
nghiên cứu đều có bề mặt giác mạc trơn
láng hơn và trong hơn ở các mức độ khác
nhau so với trước khi can thiệp: 5/11 mắt
cải thiện từ 3 độ trong trở lên. Tất cả các
BN đều ghi nhận cải thiện nhiều về triệu
chứng chủ quan như cộm xốn, chói lóa
Biểu đồ 1: Đánh giá độ trong giác mạc trước và sau mổ
Về thị lực, trước mổ có 9/11 mắt có
thị lực < 1/10, 6 mắt thị lực tăng so với
trước mổ, 2 mắt không đổi, 3 mắt có thị
lực giảm. Có 4 BN (4 mắt), sau mổ PTK
giác mạc trong đã tạo điều kiện thuận lợi
cho phẫu thuật phaco và đặt kính nội
nhãn, thị lực sau mổ đạt rất cao, với
BCVA 1 mắt là 2/10, 2 mắt đạt 8/10 và 1
0
6
0
4
2
1
5
0
4
0
1
2
3
4
5
6
Độ 0 Độ I Độ II Độ III Độ IV
35
mắt đạt 10/10. Một BN thị lực ST (-)
trước mổ với tình trạng dải băng thô ráp,
yêu cầu được phẫu thuật vì lý do thẩm
mỹ và giảm bớt khó chịu cho mắt. Riêng
ba mắt bị giảm thị lực: trường hợp thứ
nhất là hai mắt trên cùng một BN có
viêm màng bồ đào cũ. Trước mổ: thị lực:
MP ĐNT 3,5 m, MT 1/10; đục giác mạc
2 bên độ III. Sau mổ 1 tuần, độ trong
suốt giác mạc 2 mắt ở độ I, thị lực MP
2/10, MT 3/10. Đến 1 tháng sau mổ, hai
mắt xuất hiện mờ đục nhẹ, tuy nhiên
chưa làm thay đổi thứ hạng theo tiêu
chuẩn qui định trong thang đánh giá độ
trong (vẫn ở mức độ I) và thị lực không
suy giảm, BN được điều trị corticoid tại
chỗ. Thời điểm 2 tháng sau phẫu thuật,
mờ đục vẫn không tiến triển tiếp, độ
trong giác mạc vẫn duy trì độ I, tuy nhiên
thị lực BN giảm còn MP ĐNT 3m, MT
ĐNT 4m. Chúng tôi hẹn BN quay lại để
làm thêm một số khám nghiệm, nhưng
BN bỏ tái khám nên không đánh giá
được thị lực, tình trạng mờ đục sau đó
cũng như chưa xác định được nguyên
nhân gây giảm thị lực. Một trường hợp
BN nam khác, trước mổ ghi nhận
BLGMDB trên mắt đã mổ lấy thể thủy
tinh có đặt kính nội nhãn, khi khám phát
hiện màng đục trắng sau IOL, thị lực
BBT. Mục tiêu của phẫu thuật trên BN
này là giải phóng trục thị giác để có thể
tiến hành cắt bao sau hoặc cắt dịch kính
tiếp theo nhằm cải thiện thêm thị lực cho
BN. Sau mổ 1 tuần, thị lực BN đạt ĐNT
0,2 m, giác mạc đục độ II (do sẹo dày
nên không thể chiếu laser hết bề dày của
sẹo). BN bỏ không tái khám. Sau mổ 6
tháng BN quay trở lại với thị lực ST (+),
giác mạc giữ độ II, siêu âm B phát hiện
bong võng mạc toàn bộ.
Trước mổ, tất cả BN bị đục giác
mạc nhiều nên không thể đo khúc xạ, vì
vậy không thể đánh giá được sự thay đổi
khúc xạ sau mổ của BN. Sau phẫu thuật
PTK, dù giác mạc trong hơn nhưng do
phần lớn BN kèm theo đục thủy tinh thể,
Hình 1A. Hình ảnh trước mổ: bệnh nhân
Nguyễn Thành N, 15 tuổi. Có tiền căn
viêm màng bồ đào. Thị lực ĐNT ,.5m.
Hình 1B. Hình ảnh sau mổ PTK 3
tháng, sau mổ đục thủy tinh thể và
đặt kính nội nhãn 2 tháng. BCVA =
8/10.
36
nên chỉ thu thập được khúc xạ của 2 BN,
và cả hai đều có xu hướng loạn thị hỗn
hợp.
Biến chứng: không có biến chứng
xảy ra trong lúc mổ. Có 3 mắt bị mờ đục
nhẹ. Một mắt xuất hiện mờ đục sau 1
tháng, được điều trị bằng corticoid nhỏ
mắt (Predforte 1%), mờ đục biến mất sau
3 tháng. Hai mắt của một BN khác cũng
xuất hiện mờ đục sau 1 tháng, đã được
nêu ở trên. Không có trường hợp nào bị
nhiễm trùng. Không ghi nhận trường hợp
tái phát nào, có thể vì thời gian theo dõi
hậu phẫu ngắn (tối đa là 12 tháng).
Chúng tôi không tiến hành nghiên cứu
thống kê số liệu vì số lượng BN ít.
Bảng 1: Kết quả so sánh trước và sau mổ trên từng bệnh nhân
Trước mổ Sau mổ (*)
Biến chứng
Bệnh lý đi kèm và các
xử trí sau PTK (nếu
có)
BCVA
Độ
trong
GM
BCVA
Độ
trong
GM
Bệnh nhân
1
MT ĐNT
0.5m
Độ III 1/10 Độ 0 VMBĐ cũ, đục TTT
Bệnh nhân
2
MP ĐNT
1m
Độ IV 8/10 Độ 0 Mờ đục nhẹ,
hết sau 3
tháng
Bệnh nhân được mổ
phaco và đặt IOL sau
mổ PTK
Bệnh nhân
3
MT 3/10 Độ III 10/10 Độ I Bệnh nhân được mổ
phaco và đặt IOL sau
mổ PTK
Bệnh nhân
4
MP ĐNT
2.5m
Độ IV 2/10 Độ 0 VMBĐ cũ. Bn được mổ
phaco và đặt IOL sau
mổ PTK
Bệnh nhân
5
MT ST (-) Độ IV ST (-) Độ 0 VMBĐ cũ, dính góc tiền
phòng, đục thể thủy tinh
Bệnh nhân
6
MP ĐNT
3.5m
Độ III ĐNT 3m Độ I Mờ đục nhẹ
sau mổ 1
tháng
2M: VMBĐ cũ, hội
chứng thận hư
MT 1/10 Độ III ĐNT 4m Độ I Mờ đục nhẹ
sau mổ 1
tháng
Bệnh nhân
7
MP BBT Độ III ST (+) Độ II Đã mổ lấy TTT và đặt
IOL trước PTK. Bong
võng mạc được phát
hiện 6 tháng sau mổ
PTK
Bệnh nhân
8
MP ĐNT
0.5m
Độ IV 8/10 Độ I VMBĐ cũ. Bn được mổ
phaco và đặt IOL sau
mổ PTK
37
Bệnh nhân
9
MP ĐNT
1m
Độ II ĐNT 1m Độ 0 Đã cắt bè củng mạc do
glaucoma, lõm gai 8/10
MT ĐNT
1m
Độ II ĐNT 4m Độ 0 Đã mổ lấy TTT, đặt IOL
(*): Kết quả lần khám cuối cùng sau mổ.
IV. BÀN LUẬN
BLGMDB là một tình trạng thoái
hóa giác mạc, do sự lắng đọng của các
loại muối canxi trên bề mặt giác mạc, cụ
thể là ở màng đáy biểu mô, màng
Bowman và nhu mô trước. Tổn thương
khi lan tới trục thị giác sẽ gây giảm thị
lực, chói lóa và khó chịu nếu lớp biểu mô
bị tróc ra. Thường gặp bệnh lý này ở
những BN có rối loạn chuyển hóa canxi
hoặc phosphate, hoặc trong những bệnh
lý tại mắt như viêm màng bồ đào kéo dài,
teo nhãn cầu, glôcôm tuyệt đối. Bệnh có
thể gây ra do một số loại chất bảo quản
của thuốc nhỏ mắt pilocarpin, chất nhầy,
thuốc nhỏ mắt corticoid có chứa
phosphate, hoặc do dầu silicon trong tiền
phòng [3]. Mục tiêu điều trị trong
BLGMDB không phải là điều trị nguyên
nhân mà chủ yếu là lấy đi phần giác mạc
đục để giải phóng trục thị giác và giúp
BN dễ chịu trong trường hợp bề mặt dải
băng thô ráp. Trong nghiên cứu của
chúng tôi, tất cả các trường hợp đều có
cải thiện về độ trong giác mạc đáng kể
với 6/11 mắt đạt được độ trong hoàn toàn
(độ 0). Hơn nữa tất cả mắt đều có bề mặt
giác mạc trơn láng sau mổ, giúp BN cải
thiện nhiều về triệu chứng chủ quan như
khó chịu, chói lóa Nghiên cứu tương
tự của tác giả O’Brart và cộng sự cho
thấy sau phẫu thuật PTK kết quả cải
thiện đáng kể về độ chói lóa, độ nhạy
tương phản và sự khó chịu của BN [1].
Hơn nũa cũng trong nghiên cứu này, khi
khảo sát mô học của một mẫu giác mạc
bị thoái hóa dải băng được điều trị bằng
PTK, người ta nhận thấy rằng ở vùng
được chiếu laser, biểu mô có hình thái
bình thường so với biểu mô bất thường ở
vùng thoái hóa chưa được chiếu laser.
Điều đó cho thấy biểu mô giác mạc bất
thường ở vùng dải băng có khả năng
phục hồi những đặc tính bình thường của
mình khi môi trường nuôi dưỡng bên
dưới được cải thiện [1]. Và có lẽ nhờ
phục hồi các đặc tính bình thường của
biểu mô giác mạc vùng điều trị đã giúp
cải thiện các triệu chứng chủ quan của
BN. Tác giả Dogru và cộng sự trong
nghiên cứu khảo sát các thông số về tình
trạng bề mặt nhãn cầu sau phẫu thuật
PTK cho nhiều bệnh lý giác mạc nông
như loạn dưỡng Avellino, dạng lưới,
dạng hạt, BLGMDB và sẹo giác mạc
nông đã cho thấy có sự cải thiện về cảm
giác giác mạc, thời gian phá vỡ phim
nước mắt (BUT), chất lượng lớp lipid
của phim nước mắt, và tình trạng chuyển
sản tế bào vảy kết mạc [6]. Họ đã kết
luận rằng nhờ cải thiện độ trong suốt và
độ trơn láng của bề mặt giác mạc với
phương pháp PTK, phim nước mắt cũng
được cải thiện cùng với sự sản xuất
mucin tốt hơn do biểu mô khỏe mạnh
hơn.
Về thị lực, chúng tôi nhận thấy
trước mổ hầu hết BN đều có thị lực rất
thấp với 10/11 BN có thị lực dưới 1/10.
Điều đó có thể lý giải được vì ngoài tính
chất mờ đục của giác mạc tổn thương,
38
phần lớn BN đều có bệnh lý mắt kèm
theo như viêm màng bồ đào cũ, đục TTT,
glôcôm. Cũng vì lý do đó mà phần lớn
thị lực sau mổ cải thiện ít so với trước
mổ mặc dù giác mạc đã trong hơn đáng
kể. Tuy nhiên sau mổ PTK, giác mạc
trong đã tạo điều kiện thuận lợi cho phẫu
thuật phaco đặt kính nội nhãn trên 4 mắt
có bệnh lý đục TTT đi kèm, thị lực sau
mổ đạt rất cao với 3 trong số 4 trường
hợp có BCVA ≥ 8/10. Có lẽ đây là điểm
thuận lợi rất lớn của phẫu thuật PTK
trong BLGMDB. Giải phóng trục thị giác
cùng với việc tái tạo bề mặt giác mạc
trơn láng đã giúp cho các phẫu thuật nội
nhãn, nếu cần được tiến hành trên BN,
trở nên thuận lợi hơn, từ đó giúp cải
thiện hơn nữa thị lực của người bệnh.
Có 3 mắt bị mờ đục nhẹ sau phẫu
thuật 1 tháng. Thường mờ đục là do ánh
sáng bị tán xạ bởi các tế bào giác mạc bị
hoạt hóa ở vết thương. Một nguyên nhân
khác của mờ đục là do sự lắng đọng của
các sợi collagen mới và không đều đặn
[4]. Điều trị mờ đục thường bằng
corticoid nhỏ mắt tại chỗ. Đa số các
trường hợp mờ đục sẽ hết sau 3 đến 6
tháng sau mổ [10]. Ngày nay với việc sử
dụng mitomycin C 0,02% tại vùng chiếu
laser trong lúc mổ tương tự như trong
phẫu thuật PRK hoặc Epi LASIK hứa
hẹn sẽ giúp giảm nguy cơ mờ đục sau
phẫu thuật [8].
Chúng tôi không thể đánh giá được
sự thay đổi khúc xạ vì không ghi nhận
được khúc xạ của BN. Sau mổ chỉ ghi
nhận được khúc xạ của 2 mắt nên khó lý
giải được kết quả này vì số lượng quá ít
(cả hai mắt đều có loạn thị hỗn hợp).
V. KẾT LUẬN
Tóm lại, phương pháp PTK là một
phương pháp an toàn và hữu hiệu trong
điều trị thoái hóa giác mạc dải băng, giúp
phục hồi tính trong suốt, tái tạo bề mặt
trơn láng của giác mạc, cải thiện những
khó chịu của BN, tạo điều kiện thuận lợi
cho các phẫu thuật nội nhãn nếu cần để
cải thiện thị lực. Những bệnh lý đi kèm
với BLGMDB có thể làm hạn chế khả
năng cải thiện thị lực cho BN.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. D P O’ BRART, D S GARTRY, C P LOHMANN, A L PATMORE, M G KERR
MUIR AND J MARSHALL, Treatment of band keratopathy by excimer laser
phototherapeutic keratectomy: surgical techniques and long term follow up. Br. J.
Ophthalmol. 1993; 77: 702-708.
2. DIGHIERO P; BOUDRAA R; ELLIES P et al : Therapeutic photokeratectomy for
the treatment of band keratopathy. J Fr Ophthalmol. 2000; 23 (4): 345-349.
3. GEORGE O. WARING III, JOYCE N. MBEKEANI. Chapter 10: Corneal
degenerations. In Corneal disorders, clinical diagnosis and management
(Leibowitz, Waring, editors), second edition, Philadelphia, 303-313,
1998,W.B.Saunder company.
39
4. LIANE M. CLAMEN, DIMITRI T. AZAR: Phototherapeutic keratectomy:
Indications, Contraindications, and preoperative Evaluation. In Corneal surgery:
Theory, technique & tissue (Frederick S. Brightbill, editor), third edition , St
Louis, 733 – 744, 1999, Mosby.
5. M. ASHRAF FAROOQ, WALTER J. STARK: PTK and lamellar surgery to treat
corneal opacities and scars. In Custom LASIK, Surgical techniques and
Complications (Lucio Buratto, Stephen Brint, editors) , Thorofare, NJ, 386-387,
2003, Slack incorporated.
6. MURAT DOGRU et al: Ocular surface changes after excimer laser
phototherapeutic keratectomy. Ophthalmology 2000; 107: 144-1152.
7. OG STEWART AND AJ MORRELL: Management of band keratopathy with
excimer laser phototherapeutic keratectomy: visual, refractive, and symptomatic
outcome. Eye 2003; 17: 233-237.
8. PETER S. HERSH, SHAWN R. KLEIN, MICHAEL D. WAGONER:
Phototherapeutic keratectomy. In Cornea (Krachmer, Mannis, Holland, editors),
second edition, volume 2, Surgery of cornea and conjunctiva, Philadelphia, 1735-
1747, 2005, Elsevier Mosby.
9. SHIRO AMANO, TETSURO OSHIKA, YOSHIKO TAZAWA, et al: Long-term
follow-up of excimer laser phototherapeutic keratectomy. Jpn J Ophthalmol 1999;
43: 513-516.
10. TIMOTHY B. CAVANAUGH: Phototherapeutic Keratectomy: Operative
Techniques, Complications, and Results. In Corneal surgery: Theory, technique &
tissue (Frederick S. Brightbill, editor), third edition, St Louis,745 – 761, 1999,
Mosbaam
SUMMARY
MANAGEMENT OF BAND KERATOPATHY
WITH EXCIMER PHOTOTHERAPEUTIC KERATECTOMY
Purpose: to evaluate the efficacy of PTK in the management of band
keratopathy. Objectives and methods: Case series report: 9 patients (eleven eyes) with
band keratopathy were treated with excimer PTK between June 2006 and November
2007. Analysis was performed on patients’ pre- and postoperative visual acuity,
refraction, corneal clarity, symptoms and associated or previous ocular pathology.
Results: With mean follow-up of 7 months (ranging from 2 to 12 months), corneal
clarity was improved significantly in all eyes postoperatively with 6/11 eyes crystalline
clear. Three eyes had mild haze one month after the surgery, haze disappeared after 3
months in one eye. All the patients had improvement in symptoms regarding
discomfort, glare. The visual acuity was increased in 6 eyes, unchanged in 2 eyes, and
40
decreased in 3 eyes postoperatively due to non-corneal pathologies. Four eyes that
underwent phaco and IOL implantation following PTK had BCVA improved
substantially to 0.2 - 1.0. Conclusion: PTK is an effective treatment for band
keratopathy in terms of increasing corneal clarity, restoring smooth corneal surface,
lessening patients’ symptoms, and faciliting intraocular procedures for better visual
improvement.
Key words: phototherapeutic keratectomy (PTK)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de_tai_danh_gia_phuong_phap_got_giac_mac_bang_laser_trong_di.pdf