Tài liệu Đề tài Đánh giá một số yếu tố liên quan đến hội chứng ống cổ tay trên bệnh nhân người trưởng thành – Nguyễn Văn Hướng: TCNCYH 117 (1) - 2019 77
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN HỘI CHỨNG
ỐNG CỔ TAY TRÊN BỆNH NHÂN NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH
Nguyễn Văn Hướng, Lê Thị Trang
Trường Đại học Y Hà Nội
Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 30 bệnh nhân được chẩn đoán hội chứng ống cổ tay tại
Bệnh viên Đại học Y Hà Nội nhằm đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố như tuổi, giới tính, nghề nghiệp, một
số liên quan khác tới hội chứng ống cổ tay trên bệnh nhân người trưởng thành. Kết quả nghiên cứu cho
thấy, hội chứng ống cổ tay thường gặp ở lứa tuổi lao động từ 29 đến 60. Trong đó, độ tuổi từ 50 đến 60
chiếm tỉ lệ cao nhất (53,3%). Tỉ lệ mắc ở nữ cao hơn ở nam. Tỉ lệ nữ/nam = 14/1. Tỉ lệ mắc bệnh gặp nhiều
nhất ở những người làm ruộng (33,3%). Thường gặp ở hai tay hơn là một tay (50%) và hay gặp ở tay thuận
hơn. Như vậy có thể thấy bệnh nhân mắc hội chứng ống cổ tay thường đang trong trong độ tuổi lao động và
thường là nữ giới. Những đối tượng thường xuyên làm công...
7 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 10/07/2023 | Lượt xem: 380 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Đánh giá một số yếu tố liên quan đến hội chứng ống cổ tay trên bệnh nhân người trưởng thành – Nguyễn Văn Hướng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TCNCYH 117 (1) - 2019 77
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN HỘI CHỨNG
ỐNG CỔ TAY TRÊN BỆNH NHÂN NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH
Nguyễn Văn Hướng, Lê Thị Trang
Trường Đại học Y Hà Nội
Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 30 bệnh nhân được chẩn đoán hội chứng ống cổ tay tại
Bệnh viên Đại học Y Hà Nội nhằm đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố như tuổi, giới tính, nghề nghiệp, một
số liên quan khác tới hội chứng ống cổ tay trên bệnh nhân người trưởng thành. Kết quả nghiên cứu cho
thấy, hội chứng ống cổ tay thường gặp ở lứa tuổi lao động từ 29 đến 60. Trong đó, độ tuổi từ 50 đến 60
chiếm tỉ lệ cao nhất (53,3%). Tỉ lệ mắc ở nữ cao hơn ở nam. Tỉ lệ nữ/nam = 14/1. Tỉ lệ mắc bệnh gặp nhiều
nhất ở những người làm ruộng (33,3%). Thường gặp ở hai tay hơn là một tay (50%) và hay gặp ở tay thuận
hơn. Như vậy có thể thấy bệnh nhân mắc hội chứng ống cổ tay thường đang trong trong độ tuổi lao động và
thường là nữ giới. Những đối tượng thường xuyên làm công việc đòi hỏi sự vận động cổ tay lặp đi lặp lại
nhiều lần dễ mắc hội chứng này như nông dân, nội trợ và giáo viên. Là hội chứng thường xảy ra ở hai bên
tay, trong đó tay thuận có xu hướng cao hơn nhiều so với bên không thuận.
Từ khóa: Hội chứng ống cổ tay
Địa chỉ liên hệ: Nguyễn Văn Hướng, Trường Đại học Y
Hà Nội
Email: vanhuong73@hotmail.com
Ngày nhận: 12/10/2018
Ngày được chấp thuận: 20/11/2018
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hội chứng ống cổ tay (còn gọi là hội chứng
đường hầm ống cổ tay - Carpal Tunnel Syn-
drome) là bệnh lý của dây thần kinh giữa bị
chèn ép tại vùng ống cổ tay, là một trong
những hội chứng chèn ép thần kinh ngoại vi
hay gặp nhất. Hậu quả của việc chèn ép dây
thần kinh giữa là gây tê, đau, giảm hoặc mất
cảm giác vùng bàn tay mà dây thần kinh giữa
chi phối, nặng có biểu hiện hạn chế vận động
nhất là ngón cái, hoặc teo ô mô cái [1 - 4]. Hội
chứng ống cổ tay là một bệnh hay gặp nhưng
không gây ra các biến chứng nguy hiểm gây
tử vong như các bệnh lý thần kinh khác (tai
biến mạch máu não, viêm não, u não)
nhưng lại gây ảnh hưởng rất nhiều đến chất
lượng cuộc sống và công việc của người
bệnh, đồng thời gây ra những thiệt hại không
nhỏ về mặt kinh tế trong người bệnh, gia đình
và xã hội [5 - 7]. Hội chứng ống cổ tay có liên
quan tới một số yếu tố như độ tuổi, giới tính,
nghề nghiệp, và phân bố vị trí tổn thương đã
được tác giả Gelberman RH và cộng sự
nghiên cứu [8]. Phát hiện và điều trị kịp thời
hội chứng này sẽ giúp cải thiện tiến triển bệnh
và chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân. Do
đó vấn đề này luôn thu hút sự quan tâm của
bác sỹ cũng như người nhà bệnh nhân. Trên
thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về
các yếu tố ảnh hưởng tới hội chứng ống cổ
tay [9; 10]. Tuy nhiên, các nghiên cứu về vấn
đề này ở Việt Nam còn rất ít. Đặc thù Việt
nam là đất nước hiện nay vẫn ưu thế về làm
nông nghiệp, chính vì vậy mà lao động tay
chân thường chiếm đa số. Trong khi đó theo
nhiều tác giả nước ngoài thì yếu tố thường
gặp gây ra hội chứng ống cổ đó là nghề lao
động nhiều bằng tay [7; 10]. Xuất phát từ thực
tế trên, với muốn giúp cho những người có
nguy cơ mắc hội chứng ống cổ tay cách dự
phòng nhằm hạn chế mắc hội chứng này.
78 TCNCYH 117 (1) - 2019
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Chúng tôi tiến hành đề tài này với mục tiêu:
“Mô tả, đánh giá một số yếu tố liên quan như
tuổi, giới, nghề nghiệp, vị trí tay tổn thương
đến hội chứng ống cổ tay trên bệnh nhân
người trưởng thành”.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
1. Đối tượng
- Nghiên cứu thực hiện trên 30 bệnh nhân
được chẩn đoán hội chứng ống cổ tay qua
triệu chứng lâm sàng và điện sinh lý thần kinh
tại Bệnh viện Đi học Y Hà Nội bởi các bác sĩ
chuyên khoa thần kinh.
- Tiêu chuẩn lựa chọn: Bệnh nhân 18 tuổi
trở lên được chẩn đoàn hội chứng ống cổ tay
và đồng ý tự nguyện tham gia nghiên cứu.
Tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng ống cổ
tay dựa vào tiêu chuẩn của Hiệp hội phẫu
thuật thần kinh Hoa kỳ 2007 [1] bao gồm:
+ Về lâm sàng hội chứng ống cổ tay biểu
hiện
- Cảm giác tê, đau bàn tay theo chi phối
của thần kinh giữa.
- Nghiệm pháp Phanel dương tính, Tinel
dương tính, giảm hoặc mất cảm giác châm
chích vùng da thần kinh giữa chi phối.
- Teo ô mô cái (không bắt buộc)
+ Về điện sinh lý thần kinh có ít nhất một
thông số điện sinh lý thần kinh giữa bất
thường:
- Giảm tốc độ dẫn truyền thần kinh cảm
giác dây thần kinh giữa đoạn qua ống cổ tay.
- Kéo dài thời gian tiềm tàng ngoại vi dây
thần kinh giữa cảm giác đoạn qua ống cổ tay.
- Bất thường về hiệu số giữa thời gian tiềm
tàng ngoại vi của dây thần kinh giữa cảm giác
và thần kinh trụ cảm giác.
- Giảm tốc độ dẫn truyền dây thần kinh
giữa vận động đoạn qua ống cổ tay.
- Kéo dài thời gian tiềm tàng ngoại vi dây
thần kinh giữa vận động đoạn qua ống cổ tay.
- Tiêu chuẩn loại trừ: bệnh nhân không
đồng ý tham gia nghiên cứu.
- Thời gian nghiên cứu từ tháng 6 năm
2016 đến tháng 12 năm 2017.
2. Phương pháp: Mô tả cắt ngang.
Cỡ mẫu nghiên cứu
Cỡ mẫu thuận tiện: 30 bệnh nhân bệnh
nhân từ 18 tuổi trở lên đến khám bệnh tại
bệnh viện Đại học Y Hà nội được chẩn đoán
hội chứng ống cổ tay và đồng ý tự nguyện
tham gia nghiên cứu sẽ được đưa vào nhóm
nghiên cứu theo bệnh án mẫu.
+ Bệnh nhân được hỏi bệnh sử, khám lâm
sàng theo bệnh án mẫu và làm điện sinh lý
thần kinh tại phòng thăm dò điện sinh lý thần
kinh Bệnh viện Đại học Y Hà Nội với máy đo
điện cơ 2 kênh Nicolet VikingQuest của hãng
CareFusion được sản xuất tại Hoa Kỳ. Chúng
tôi đo đầy đủ các chỉ số điện sinh lý như trong
tiêu chuẩn chẩn đoán ở phần trên như: đo tốc
độ dẫn truyền vận động và cảm giác, thời gian
tiềm tàng và biên độ của các dây thần kinh chi
phối cánh tay: dây thần kinh giữa, dây thần
kinh trụ và dây thần kinh quay.
Các biến số nghiên cứu
- Các biến số tuổi, giới, nghề nghiệp, thời
gian bị bệnh:
+ Tuổi: người trưởng thành, chia các nhóm
tuổi như sau:
+ 18 - 40 tuổi.
+ 40 - 60 tuổi.
+ Trên 60 tuổi.
TCNCYH 117 (1) - 2019 79
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
+ Nghề nghiệp: lấy ngẫu nhiên.
+ Thời gian bị bệnh: tính từ khi có triệu
chứng đầu tiên.
3. Xử lý số liệu
Thu thập số liệu theo mẫu bệnh án, số liệu
thu thập và vào máy bằng phần mềm SPSS
21.0. Số liệu được làm sạch và sau đó phân
tích bằng phần mềm SPSS.
Các test dùng để kiểm định:
+ Test khi bình phương để kiểm định các
tỷ lệ.
+ T - Test kiểm định các tỷ lệ.
Thời gian nghiên cứu 11 tháng (từ tháng
08 năm 2017 đến tháng 06 năm 2018).
4. Đạo đức nghiên cứu
Chúng tôi thông báo rõ mục đích nghiên
cứu, nội dung và phương pháp nghiên cứu
với bệnh nhân và gia đình bệnh nhân và chỉ
đưa vào danh sách nghiên cứu khi có sự
đồng ý của họ. Với các bệnh nhân đã được
chẩn đoán hội chứng ống cổ tay sẽ được điều
trị và tư vấn về cách chăm sóc, sinh hoạt, theo
dõi. Các số liệu được xử lý độc lập và tiến
hành cẩn thận để đảm bảo tính khách quan
trong nghiên cứu, hạn chế ít nhất sai số trong
nghiên cứu.
III. KẾT QUẢ
Nghiên cứu thực hiện trên 30 bệnh nhân bị mắc hội chứng ống cổ tay từ 29 đến 63 tuổi, trong
đó có 28 nữ và 2 nam.
1. Phân bố bệnh nhân mắc hội chứng ống cổ tay theo nhóm tuổi
Biểu đồ 1. Phân bố bệnh nhân mắc hội chứng ống tay theo nhóm tuổi
Hội chứng ống cổ tay thường gặp ở lứa tuổi lao động từ 29 đến 60, trong đó độ tuổi từ 50 đến
60 chiếm tỉ lệ cao nhất (53,3%). Thấp nhất là nhóm tuổi trên 60 (3,3%).
2. Phân bố bệnh nhân mắc hội chứng ống cổ tay theo giới
Biểu đồ 2. Phân bố bệnh nhân mắc hội chứng ống cổ tay theo giới
30%
13,30%
53,30%
3,30%
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
60 tuổi
93%
7%
0%
Nữ
Nam
80 TCNCYH 117 (1) - 2019
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Tỉ lệ mắc hội chứng ống cổ tay ở nữ cao hơn nhiều ở nam chiếm 93 %. Phân bố người bệnh
mắc hội chứng ống.
Bảng 1. Phân bố nhân mắc hội chứng ống cổ tay theo nghề nghiệp
Nghề nghiệp Số bệnh nhân (người) Tỉ lệ (%)
Làm ruộng 10 33,3
Nhân viên văn phòng 2 6,7
Công nhân 6 20
Nội trợ 8 26,7
Kinh doanh buôn bán 1 3,3
Tổng 30 100
Hội chứng ống cổ tay gặp nhiều nhất ở những người làm ruộng (33,3%). Sau đó, là những
người làm nội trợ (26,7%). Thấp nhất là ngành nghề khác (3,3%).
Bảng 2. Phân bố vị trí tổn thương
Vị trí tổn thương Số bệnh nhân (người) Tỉ lệ (%)
Phải 11 36,7
Trái 4 13,3
Hai tay 15 50
p 0,045 < 0,05
Hội chứng ống cổ tay thường gặp ở hai tay (50%) hơn là một tay và gặp tay phải (36,7%) hơn
tay trái (13,3%).
3. Phân bố nhân mắc hội chứng ống cổ tay theo tính chất tay
Biểu đồ 3. Phân bố nhân mắc hội chứng ống cổ tay theo tính chất tay
Hội chứng ống cổ tay thường gặp ở tay thuận 87% cao hơn nhiều so với tay không thuận
13%.
87%
13%
Tay thuận
Tay không thuận
TCNCYH 117 (1) - 2019 81
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
IV. BÀN LUẬN
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra
rằng bệnh nhân mắc hội chứng ống cổ tay
nằm trong độ tuổi lao động từ 29 đến 63
tuổi, độ tuổi trung bình là 48,17. Kết qủa
nghiên cứu này cũng tương đương với kết
quả khảo sát của Kouyomdjian JA (2002) là
47,9 tuổi [8].
Nghiên cứu này cũng cho thấy hội chứng
ống cổ tay hay gặp ở nhóm tuổi dưới 40 và
hay gặp nhất ở nhóm tuổi từ 50 đến 60 tuổi
(53,3 %). Kết quả này phù hợp với nghiên
cứu dịch tễ học về hội chứng ống của tay của
hội chứng ống cổ tay tại Minnesota (Hoa Kỳ)
từ năm 1960 đến năm 1980 cho thấy lứa tuổi
hay bị hội chứng này ở nữ giới là 45 đến 54
tuổi [7]. Hội chứng ống cổ tay phân bố không
đều ở hai giới, tỷ lệ ở nữ cao gấp nhiều lần
hơn ở nam giới. Cũng trong nghiên cứu Min-
nesota cho thấy hội chứng ống cổ tay ở nữ
giới cao gấp 12 lần ở nam giới, còn kết quả
nghiên cứu của chúng tôi cho thấy nữ giới
mắc nhiều hơn nam giới với tỷ lệ nam/ nữ
1/14 [9]. Điều này cũng có thể lý giải do nữ
giới thường làm làm những nghề phải vận
động cổ tay nhiều hơn, ngoài ra, nữ giới còn
phải đảm nhận việc nội trợ nhiều hơn nam
giới. Kết quả Các tác giả đều cho rằng phụ
nữ dễ bị mắc hội chứng ống cổ tay hơn bởi
vì họ hay làm những công việc liên quan
nhiều đến vận động ống cổ tay và điều này
liên quan mặt thiết đến nghề nghiệp. Qua
nghiên cứu của chúng tôi cho thấy nhóm
nghề nghiệp sử dụng cổ tay nhiều có tỉ lệ
bệnh cao hơn nhóm nghề nghiệp ít sử dụng
cổ tay. Trong đó, cao nhất là những người làm
ruộng (33,3%), nội trợ (26,7%), công nhân,
giáo viên ít gặp hơn nghề nhân viên văn
phòng, kinh doanh (3% đến 5%). Trong
nghiên cứu dịch tễ về liên quan giữa hội
chứng cổ tay và nghề nghiệp ở Anh, tác giả
Jenkins PJ và cộng sự 2008 [9] cũng chỉ ra
rằng tỉ lệ mới mắc hội chứng ống cổ tay ở
những người phải vận động cố tay nhiều như
chăm sóc trẻ, thợ cắt tóc, làm thẩm mỹ và y tá
nha khoa cao hơn hẳn những người làm công
tác nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, kỹ sư,
luật sư và bác sĩ (197/100000/năm so với
37/100000/năm) [9]. Đa số bệnh nhân trong
nghiên cứu của chúng tôi mắc hội chứng ống
cổ tay ở hai bên (50%) và tay thuận cao chiếm
87 %, trong khi tay không thuận chỉ 13%.
Một nghiên cứu ở Châu âu cho thấy rằng
hội chứng ống cổ tay thường mắc cả hai
bên (56%) [10]. Tuy nhiên, hay gặp bên tay
thuận (78%) hơn tay không thuận (18,6%).
Điều này cũng dễ lý giải bởi lẽ tay thuận
thường tham gia hoạt động trong công việc
nhiều hơn tay không thuận. Tỉ lệ những
người bị hội chứng ống cổ tay ở bên tay
thuận có xu hướng cao hơn nhiều so với
bên không thuận (86,7% so với 13,3%). Kết
quả nghiên cứu dịch tễ từ những năm 1960
đến 1980 của Steven cho thấy tỉ lệ mắc hội
chứng ống cổ tay ở cả hai tay chiếm tỉ lệ
58% [7]. Kết quả nghiên cứu của Gooch CL,
Mitten DJ (2005) cho thấy tỉ lệ này là 59%
[4]. Cả hai nghiên cứu này đều tiếp tục theo
dõi các trường hợp bị mắc một bên, sau một
thời gian lại xuất hiện theo triệu chứng ở tay
bên kia. Điều này làm cho các tác giả đưa ra
giả thuyết hội chứng ống cổ tay là một bệnh
lý ảnh hưởng tới cả hai tay, lúc đầu có thể
xuất hiện ở một bên nhưng theo thời gian sẽ
ảnh hưởng tới cả hai tay.
V. KẾT LUẬN
Hội chứng ống cổ tay thường gặp ở lứa
tuổi lao động từ 29 đến 60, trong đó độ tuổi từ
82 TCNCYH 117 (1) - 2019
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
50 đến 60 chiếm tỉ lệ cao nhất (53,3%). Thấp
nhất là nhóm tuổi trên 60 (3,3%). Hội chứng
ống cổ tay gặp ở nữ giới cao hơn ở nam giới.
Tỉ lệ mắc bệnh gặp nhiều nhất ở những
người phải sử dụng cổ tay nhiều như làm
ruộng, nội trợ. Ít gặp nghề văn phòng, kinh
doanh. Hội chứng ống cổ tay thường gặp ở
hai tay hơn là một tay và hay gặp ở tay thuận
hơn tay không thuận.
Lời cám ơn
Chúng tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới
Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, bệnh nhân,
người nhà bệnh nhân và đồng nghiệp đã tạo
điều kiện để chúng tôi hoàn thành nghiên cứu
này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Drasko., Weinnberg DH (2000). Clinical
practice guideline on the diagnosis of Carpal
Tunnel Syndrom (2007) American Academy of
Orthopaedic Surgeons. Simovic Carpal Tunnel
Syndrome. Archives of Neurology, 57, 754 - 5.
2. Rotman MB, Donovan JP (2002).
Practical anatomy of the carpal tunnel. Hand
Cli, 18(2), 219 - 230.
3. Bozenka DJ, Katzman B (2007). Open
carpal tunnel release. Atlas hand Clinics.
Elsevier Saunders, 7, 181 - 189.
4. Gelberman RH, Hergenroeder PT,
Hargens AR, Lundborg GN, Akeson WH
(1981). The carpal tunnel syndrome. A study
of Carpal canal pressures. J Bone Joint Surg
Am, 63(3), 380 - 383.
5. Dawson DM, Hallet M, Wilbourn AJ
(1999). Carpal tunnel syndrome Entrapment
Neuropathies. 3rd ed. Lippincott – Raven, 20 -
94.
6. Stevens JC., Sun S., Beard CM.,
O’Fallon WM, Kurland LT (1998). Carpal
tunnel syndrome in Rochester, Minnesota,
1961 to 1980. Neurology, 38, 134 - 138.
7. Kouyoumdjian JA, Zanetta DM (2002).
Evaluation of age, body mass index and wrist
index as risk factor of Carpal tunnel syndrome
severity. Muscle Nerve, 25, 97 - 93.
8. Jenkins PJ., Srikantharajah D.,
Duckworth AD et al (2008). Carpal tunnel
syndrome: the asscociation with occupation at
a population level. J Hand Surg Eur, 38E(1),
67 - 72.
9. Bagatur AE, Zorer G (2001). The carpal
tunnel syndrome is a bilateral disorder. J bone
Joint Surg, 83-B, 665 - 668.
10. Gooch CL, Mitten DJ (2005).
Treatment of carpal tunnel syndrome: is there
a role for local corticoisteroid injection?,
Neurology, 64 (12), 2006 - 2007.
Summary
ASSESSMENT OF SOME FACTORS RELATED TO CARPAL TUNNEL
SYNDROME IN ADULT PATIENTS
A cross-sectional descriptive study was conducted on 30 patients diagnosed with carpal tunnel
syndrome at the Hanoi Medical University Hospital to assess the effects of factors such as age,
sex, and occupation, and other findings of carpal tunnel syndrome in adult patients.The results
show that CTS is common in the age range from 29 to 60 years old, in which the age from 50 to
60 years old accounts for the highest proportion (53.3%). CTS is more common in females than
males (14:1). The prevalence of this disease in farmers is highest (33.3%). CTS is more common
TCNCYH 117 (1) - 2019 83
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
in two-hand than in one-hand (50%) and more common in the preferred hand. Thus, patients with
CTS are often working-age women. Occupations that require repeated wrist movements are at a
higher risk for acquiring carpal tunnel syndrome, such as farming, house work and teachers.
Carpal tunnel syndrome usually presents in bilaterally and in the forehand.
Keyword: Carpal Tunnel Syndrome (CTS)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de_tai_danh_gia_mot_so_yeu_to_lien_quan_den_hoi_chung_ong_co.pdf