Tài liệu Đề tài Đánh giá khả năng ức chế α-Mangostin từ vỏ quả măng cụt đến hai dòng tế bào ung thư phổi Lu-1 và ung thư ruột kết SW480 - Lê Minh Trí: Hóa học & Kỹ thuật môi trường
L.M. Trí, Đ.T. Huyền, N.T.T. Phương, “Đánh giá khả năng ung thư ruột kết SW480 .” 134
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ỨC CHẾ CỦA α-MANGOSTIN TỪ VỎ QUẢ
MĂNG CỤT ĐẾN HAI DÒNG TẾ BÀO UNG THƯ PHỔI LU-1 VÀ
UNG THƯ RUỘT KẾT SW480
Lê Minh Trí*, Đoàn Thanh Huyền, Ngô Thị Thúy Phương
Tóm tắt: Hoạt tính chống ung thư của các dẫn suất xanthone trong măng cụt
được đặc biệt quan tâm trong thời gian gần đây do chúng có khả năng ức chế
mạnh sự phát triển của nhiều dòng tế bào ung thư khác nhau như ung thư vú, ung
thư gan, ung thư phổi, ung thư dạ dày và đặc biệt là ung thư máu (Moongkarndi
et al. 2004; Kijjoa et al. 2008). Các nghiên cứu của Ee và cộng sự (Ee et al. 2006;
Ee et al. 2008) đã phát hiện thấy dịch chiết n-hexan và chloroform của rễ và vỏ
của măng cụt có hoạt tính gây độc mạnh trên dòng tế bào ung thư máu CEM- SS.
Pedraza và cộng sự (Pedraza-Chaverri et al. 2008b) đã chỉ ra rằng các dẫn xuất
xanthone như α-mangostin, γ-mangostin, mangostanol và...
7 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 30/06/2023 | Lượt xem: 259 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Đánh giá khả năng ức chế α-Mangostin từ vỏ quả măng cụt đến hai dòng tế bào ung thư phổi Lu-1 và ung thư ruột kết SW480 - Lê Minh Trí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hóa học & Kỹ thuật môi trường
L.M. Trí, Đ.T. Huyền, N.T.T. Phương, “Đánh giá khả năng ung thư ruột kết SW480 .” 134
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ỨC CHẾ CỦA α-MANGOSTIN TỪ VỎ QUẢ
MĂNG CỤT ĐẾN HAI DÒNG TẾ BÀO UNG THƯ PHỔI LU-1 VÀ
UNG THƯ RUỘT KẾT SW480
Lê Minh Trí*, Đoàn Thanh Huyền, Ngô Thị Thúy Phương
Tóm tắt: Hoạt tính chống ung thư của các dẫn suất xanthone trong măng cụt
được đặc biệt quan tâm trong thời gian gần đây do chúng có khả năng ức chế
mạnh sự phát triển của nhiều dòng tế bào ung thư khác nhau như ung thư vú, ung
thư gan, ung thư phổi, ung thư dạ dày và đặc biệt là ung thư máu (Moongkarndi
et al. 2004; Kijjoa et al. 2008). Các nghiên cứu của Ee và cộng sự (Ee et al. 2006;
Ee et al. 2008) đã phát hiện thấy dịch chiết n-hexan và chloroform của rễ và vỏ
của măng cụt có hoạt tính gây độc mạnh trên dòng tế bào ung thư máu CEM- SS.
Pedraza và cộng sự (Pedraza-Chaverri et al. 2008b) đã chỉ ra rằng các dẫn xuất
xanthone như α-mangostin, γ-mangostin, mangostanol và garcinone D có hoạt
tính ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư máu với các giá trị IC50 lần lượt
là 4,7; 5,5; 9,6 và 3,2 µg/ml.
Từ khoá: Măng cụt, Ung thư gan, Ung thư phổi,α-mangostin, γ-mangostin.
1. MỞ ĐẦU
Măng cụt (Garcinia mangostana L.) thuộc họ Clusiaceae (Guttiferae) được trồng rộng
rãi ở nhiều nước như Malaysia, Indonesia, Philippines và Campuchia.Măng cụt có chứa
nhiều chất hóa học khác nhau như tannin, chất nhựa (resin), pectin và đặc biệt là các dẫn
xuất xanthone, những chất thuộc nhóm chất phenolic (Đỗ Tất Lợi 2000; Ee et al. 2006 ).
Các chất xanthone của vỏ quả măng cụt đã được xác định là: -mangostin, -mangostin, -
mangostin, isomangostin, normangostin, bên cạnh đó còn có các trioxyxanthon,
pyranoxanthon, dihydroxy methyl butenyl xanthon, trihydroxy methyl butenyl xanthon,
pyrano xanthenon. Các chất garcinone A, B, C, D, E, mangostinon, garcimangoson A, B,
C, gartanin, egonol, epicatechin, procyanidin, benzophenon glucosid cũng được phát hiện
nhưng với hàm lượng rất thấp.
Hoạt tính chống ung thư của các dẫn suất xanthone trong măng cụt được đặc biệt quan
tâm trong thời gian gần đây do chúng có khả năng ức chế mạnh sự phát triển của nhiều
dòng tế bào ung thư khác nhau như ung thư vú, ung thư gan, ung thư phổi, ung thư dạ dày
và đặc biệt là ung thư máu (Moongkarndi et al. 2004; Kijjoa et al. 2008). Các nghiên cứu
của Ee và cộng sự (Ee et al. 2006; Ee et al. 2008) đã phát hiện thấy dịch chiết n-hexan và
chloroform của rễ và vỏ của măng cụt có hoạt tính gây độc mạnh trên dòng tế bào ung thư
máu CEM- SS. Pedraza và cộng sự (Pedraza-Chaverri et al. 2008b) đã chỉ ra rằng các dẫn
xuất xanthone như α-mangostin, γ-mangostin, mangostanol và garcinone D có hoạt tính ức
chế sự phát triển của các tế bào ung thư máu với các giá trị IC50 lần lượt là 4,7; 5,5; 9,6 và
3,2 µg/ml.
Nghiên cứu của của Matsumoto và cộng sự (Matsumoto et al. 2003; Matsumoto et al.
2004) cũng phát hiện thấy tác dụng này của các xanthone trên hàng loạt các tế bào ung thư
máu cũng như nhiều dòng tế bào ung thư gan khác nhau. Các tác giả phát hiện thấy có 6
xanthone từ vỏ quả măng cụt có tác dụng ức chế sự phát triển của dòng tế bào ung thư máu
HL-60 ở người trong đó -mangostin có khả năng ức chế hoàn toàn ở nồng độ 10 µM.
Nhóm nghiên cứu của Ho (Ho et al. 2002a)lại phát hiện thấy garcinone E có hoạt tính gây
độc mạnh các tế bào ung thư gan (hepatocellular carcinomas- HCC) và các dòng ung thư
dạ dày.
Nghiên cứu khoa học công nghệ
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 51, 10 - 2017 135
Moongkarndi và cộng sự (Moongkarndi et al. 2004) phát hiện thấy dịch chiết methanol
của vỏ quả măng cụt, bộ phận có chứa nhiều - và -mangostin, cũng có khả năng gây độc
tế bào ung thư thông qua việc cảm ứng quá trình apoptosis. Cụ thể là α- mangostin đã tinh
sạch ở nồng độ 20 µM có tác dụng cảm ứng apoptosis ở dòng tế bào ung thư máu HL60
thông qua việc làm thay đổi hình thái tế bào hay thông qua cơ chế phụ thuộc capase-3. Với
cơ chế phụ thuộc capase-3, apoptosis việc tăng cường giải phóng endonuclease-G từ ti thể
và cảm ứng tăng cường biểu hiện một micro iARN có tên miR-143, nhờ đó làm giảm tín
hiệu gây ung thư KRAS (Nakagawa et al. 2007).
Trong một nghiên cứu khác, Nakatani và cộng sự (Nakatani et al. 2004) lại phát hiện
thấy -mangostin gây độc tế bào dòng ung thư não (glioma) ở chuột thông qua việc ức chế
hoạt tính kinase của tổ hợp chất kìm hãm- kappaB, đồng thời làm giảm sự biểu hiện của
gene cyclooxygenase-2, nhờ đó hạn chế quá trình phát triển khối u.
Gần đây, của Akao và cộng sự (Akao et al. 2008 -b) khi đi sâu nghiên cứu về cơ chế
gây độc tế bào của các xanthone đã phát hiện thấy chúng liên quan trực tiếp đến việc làm
dừng chu trình tế bào (cell cycle) với việc ức chế sự biểu hiện của các cyclin cdc2 và p2.
Các tác giả đã chỉ ra rằng phase G1 của chu trình tế bào bị dừng hoạt động bởi α-
mangostin and β-mangostin, còn phase S lại bị dừng hoạt dộng bởi γ-mangostin. Hơn thế
nữa, các tác giả còn chỉ rõ α-mangostin cảm ứng quá trình apoptosis thông qua việc hoạt
hóa liên tiếp con đường tín hiệu cơ bản có tên là MAP kinases và serine/threonine kinase
Akt. Có thể thấy rằng, đích tác dụng lên các tế bào ung thư của các xanthone được cho là
các ti thể. Bằng chứng là hình ảnh ti thể chụp dưới kính hiển vi huỳnh quang cho thấy rõ
chúng đã bị tổn thương do bị truơng lên, bị mất chức năng màng, bị giảm hàm lượng ATP
nội bào, tích lũy nhiều ROS và bị giảm hàm lượng cytochrome c/AIF được giải phóng ra.
Nhìn chung, các nghiên cứu đều cho thấy rằng nhiều dẫn xuất xanthone từ măng cụt, đặc
biệt là các mangostin, có tác dụng ức chế có hiệu quả sự phát triển của nhiều dòng tế bào
ung thư người khác nhau thông qua việc cảm ứng quá trình apotosis.
Bên cạnh cơ chế gây độc tế bào thông qua cảm ứng apoptosis, các chất chống ung thư
còn có thể gây độc thông qua việc tác động trực tiếp lên màng, qua đó làm ly giải tế bào.
Nhiều nghiên cứu về các chất phenol đã chứng minh rằng chúng có khả năng tương tác với
màng tế bào và gây tổn thương màng (Greenberg et al. 2008). Các nhóm OH trong phân tử
các chất này đóng vai trò trong việc tạo liên kết với một số trung tâm tương tác đặc hiệu
kiểu receptor trên màng tế bào ung thư. Khi tương tác được hình thành sẽ làm thay đổi tính
thấm của màng, thay đổi cấu hình và tạo những lỗ thủng trên màng. Kết quả là quá trình ly
giải tế bào xảy ra. Mangostin là những chất thuộc nhóm phenolic có chứa các gốc OH
trong phân tử. Chính các gốc này có vai trò thể hiện hoạt tính sinh học do chúng có thể
tương tác với màng tế bào.
Nakagawa và cộng sự (Nakagawa et al. 2007) đã phát hiện thấy việc cùng xử lý α-
mangostin và 5-FU, một trong những chất điều trị ung thư ruột hiệu quả nhất hiện nay, ở
cùng nồng độ 2,5 µM đã có tác dụng tăng cường ức chế sự phân chia của tế bào ung thư
ruột dòng DLD-1 so với mẫu xử lý riêng rẽ mỗi chất ở các nồng độ 5 µM.
Tương tự, Akao và cộng sự (Akao et al. 2008 -b) cũng nhận thấy rằng α- mangostin có
khả năng ngăn chặn ung thư thực nghiệm trên chuột hiêu quả và đặc biệt có hiệu quả khi
kết hợp với 5-FU để điều trị ung thư ruột. Các tác giả cho rằng có thể dùng chất này để
phòng chống ung thư hay sử dụng dưới dạng liệu pháp kết hợp với thuốc điều trị ung thư
để nâng cao hiệu quả chữa trị. Như vậy, việc sử dụng mangostin cũng như các chất
xanthone như các chất CAM cho những bệnh nhân ung thư là rất có triển vọng. Trên thực
tế, các sản phẩm có chứa xanthone, trong đó, có mangostin, dưới dạng thực phẩm chức
Hóa học & Kỹ thuật môi trường
L.M. Trí, Đ.T. Huyền, N.T.T. Phương, “Đánh giá khả năng ung thư ruột kết SW480 .” 136
năng như các nước ép trái măng cụt đã được thị trường hóa để sử dụng với mục đích tăng
cường sực khỏe, chống lão hóa cho con người.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nguyên liệu: Vỏ quả măng cụt được sử dụng ở dạng khô. Nguyên liệu được chiết
trong các dung môi: ethanol, ether petroleum, chloroform, ethylacetate, acetone bằng cách
ngâm nguyên liệu trong nhiều giờ trong dung môi và chiết hồi lưu bằng socklet.
Các dòng tế bào ung thư:Được Viện kiểm nghiệm dược/ Bộ Y tế cung cấp và thử
nghiệm.
Bảng 1. Danh sách hóa chất chính được sử dụng trong thí nghiệm.
Tên hóa chất Hãng sản xuất (nước)
Cao nấm men, peptone, tris-base ICN (Mỹ)
Chất chuẩn - mangostin Chromadex (Mỹ)
Dichlomethane, methanol, ethanol, ethyl
acetate, ether petroleum
Trung Quốc
n-hexane, silica gel, EDTA Scharlau Chemie S.A (Châu Âu)
Peroxidase chuẩn, 3,3´-5,5´ tetramethyl
benzidine
Sigma (Mỹ)
Thiobarbituric acid Merck (Pháp)
Huyết thanh bò FBS (Fetal bovine serum),
trypsin, EDTA
Atlanta Biological (Hoa kỳ)
Tất cả các hóa chất sử dụng đều có độ tinh sạch (PA).
Phương pháp nuôi cấy tế bào in vitro
Các dòng tế bào ung thư được nuôi cấy dưới dạng đơn lớp trong môi trường nuôi cấy
DMEM với thành phần kèm theo gồm 2 mM L- glutamine, 10 mM HEPES, và 1,0 mM
sodium pyruvate, ngoài ra bổ sung 10% fetal bovine serum – FBS (GIBCO). Tế bào được
cấy chuyển sau 3-5 ngày với tỉ lệ (1:3) và nuôi trong tủ ấm CO2 ở điều kiện 37
oC, 5% CO2.
Phép thử sinh học xác định tính độc tế bào (cytotoxic assay)
Phương pháp thử độ độc tế bào in vitro được Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ (National
Cancer Institute – NCI) xác nhận là phép thử độ độc tế bào chuẩn nhằm sàng lọc, phát hiện
các chất có khả năng kìm hãm sự phát triển hoặc diệt tế bào ung thư (TBUT) ở điều kiện
in vitro (Monks et al. 1991). Phép thử tiến hành xác định hàm lượng protein tế bào tổng số
dựa vào mật độ quang học (OD – Optical Density) đo được khi thành phần protein của tế
bào được nhuộm bằng Sulforhodamine B (SRB). Giá trị OD máy đo được tỉ lệ thuận với
lượng SRB gắn với phân tử protein, do đó lượng tế bào càng nhiều (lượng protein càng
nhiều) thì giá trị OD càng lớn. Phép thử được thực hiện trong điều kiện cụ thể như sau:
Chất thử (10 l) pha trong DMSO 10% được đưa vào các giếng của khay 96 giếng để
có nồng độ 100 g/ml; 20g/ml; 4 g/ml; 0.8 g/ml.
Trypsin hóa tế bào thí nghiệm để làm rời tế bào và đếm trong buồng đếm để điều chỉnh
mật độ cho phù hợp với thí nghiệm.
Thêm vào các giếng thí nghiệm lượng tế bào phù hợp (trong 190 l môi trường) và để
chúng phát triển trong vòng từ 3-5 ngày.
Một khay 96 giếng khác không có chất thử nhưng có TBUT (180l) sẽ được sử dụng
làm đối chứng ngày 0. Sau 1 giờ, đĩa đối chứng ngày 0 sẽ được cố định tế bào bằng
Trichloracetic acid – TCA.
Nghiên cứu khoa học công nghệ
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 51, 10 - 2017 137
Sau giai đoạn phát triển trong tủ ấm CO2, tế bào được cố định vào đáy giếng bằng TCA
trong 30 phút, được nhuộm bằng SRB trong 1 giờ ở 37 oC. Đổ bỏ SRB và các giếng thí
nghiệm được rửa 3 lần bằng 5% acetic acid rồi để khô trong không khí ở nhiệt độ phòng.
Cuối cùng, sử dụng 10 mM unbuffered Tris base để hòa tan lượng SRB đã bám và
nhuộm các phân tử protein, đưa lên máy lắc đĩa lắc nhẹ trong 10 phút và sử dụng máy
ELISA Plate Reader (Bio-Rad) để đọc kết quả về hàm lượng màu của chất nhuộm SRB
qua phổ hấp phụ ở bước sóng 515 nm. Khả năng sống sót của tế bào khi có mặt chất thử sẽ
được xác định thông qua công thức sau:
% sống sót =
[OD(chất thử) - OD(ngày 0)] x 100
OD(đối chứng âm) - OD(ngày 0)
Các phép thử được lặp lại 3 lần để đảm bảo tính chính xác. Ellipticine (Sigma) luôn
được sử dụng như là chất đối chứng dương và được thử nghiệm ở các nồng độ 10 g/ml; 2
g/ml; 0,4 g/ml; 0,08 g/ml. DMSO 10% luôn được sử dụng như đối chứng âm. Giá trị
IC50 (nồng độ ức chế 50% sự phát triển) sẽ được xác định nhờ vào phần mềm máy tính
TableCurve. Chất thử nào có IC50< 20 g/ml (với chất chiết thô, hoặc với phân đoạn hóa
học) hoặc IC50 4 g/ml (với hoạt chất tinh khiết) sẽ được xem là có hoạt tính gây độc tế
bào và có khả năng ức chế sự phát triển hoặc diệt tế bào ung thư (Skehan et al. 1990).
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Hoạt chất -mangostin đã tinh sạch được từ vỏ quả măng cụt Garcinia mangostana L.
ở Việt Nam làm thuốc hỗ trợ điều trị ung thư, trong nghiên cứu này chúng tôi tiến hành
xác định khả năng diệt hoặc kìm hãm sự phát triển của tế bào ung thư của hoạt chất α-
mangostin trên hai dòng tế bào ung thư phổi LU-1 và tế bào ung thư ruột kết SW480. Với
phương pháp đã được mô tả ở trên, kết quả cụ thể được trình bày ở bảng 2.
Bảng 2. Kết quả nghiên cứu.
Nồng độ
-mangostin ellipticine
OD TB
%
ức chế OD TB
%
ức chế
100 ug/ml 0,089 101,96
0,145
(10 ug/ml) 96,81
20ug/ml 0,089 101,91
0,466
(2 ug/ml) 67,53
4 ug/ml 0,874 30,19
1,043
(0,4 ug/ml) 14,79
0,8 ug/ml 1,263 -5,34
1,209
(0,08 ug/ml) -0,36
IC50 (ug/ml) 5,54 1,25
0 DAY= 0,1102
Ghi chú: OD là giá trị mật độ quang học;
ODTB là giá trị OD trung bình do thí nghiệm lặp lại
Kết quả bảng 2 cho thấy với nồng độ hoạt chất 4 g/ml, hoạt chất α-mangostin đã kìm
hãm được sự sinh trưởng và phát triển của dòng tế bào ung thư phổi LU-1 tương ứng là
30%. Khi nồng độ hoạt chất tăng lên 20 g/ml, đã ức chế được hoàn toàn sự sinh trưởng
và phát triển của dòng tế bào ung thư phổi, đạt tương ứng 101%. Trong khi đó, chất đối
chứng dương ellipticine ở nồng độ 10g/ml đã ức chế được 96,8% (bảng 3).
Hóa học & Kỹ thuật môi trường
L.M. Trí, Đ.T. Huyền, N.T.T. Phương, “Đánh giá khả năng ung thư ruột kết SW480 .” 138
Hoạt chất -mangostin đều có hoạt tính diệt hoặc ức chế tế bào ung thư phổi LU-1 phát
triển với giá trị IC50 thấp. Mẫu mangostin thể hiện hoạt tính mạnh với giá trị IC50 = 5,54 g/ml.
Bảng 3. Ảnh hưởng của α-mangostin lên sự phát triển của tế bào ung thư ruột kết SW 480.
Nồng độ
-mangostin ellipticine
OD TB %ức chế OD TB %ức chế
100 ug/ml 0,104 100,96
0,144
(10 ug/ml) 98,30
20 ug/ml 0,123 99,69
0,680
(2 ug/ml) 63,30
4 ug/ml 1,242 26,62
1,345
(0,4 ug/ml) 19,88
0,8 ug/ml 1,781 -8,61
1,639
(0,08 ug/ml) 0,69
IC50 (ug/ml) 5,97 1,29
0 day = 0,1182
Ghi chú: OD là giá trị mật độ quang học; OD TB là giá trị OD trung bình do thí nghiệm
lặp lại.
a) Nồng độ 100 g/ml
b) Nồng độ 20 g/ml
c) Nồng độ 4 g/ml
Hình 1. Khả năng ức chế tế bào ung thư SW 480
của α-mangostin tại các nồng độ khác nhau.
Trên dòng tế bào ung thư ruột kết SW480 ở nồng độ hoạt chất 4 g/ml chỉ ức chế được
26- 60%, nhưng khi tăng nồng độ hoạt chất lên 20 g/ml đã ức chế được 99- 101% sự sinh
trưởng và phát triển của dòng tế bào ung thư ruột kết SW480 (bảng 3). Hoạt chất α -
Nghiên cứu khoa học công nghệ
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 51, 10 - 2017 139
mangostin đều có hoạt tính với giá trị IC50 thấp thể hiện hoạt tính mạnh với giá trị IC50 =
5,97 g/ml. Hình ảnh chụp trên kính hiển vi đo khả năng ức chế tế bào ung thư SW 480
của α-mangostin được minh họa trên hình 1 a) Ở nồng độ 100 g/ml, b) Ở nồng độ 20
g/ml, c) Ở nồng độ 4 g/ml.
Hoạt chất tinh khiết với giá trị IC50 4 g/ml, thì hoạt chất đó có tiềm năng diệt được tế
bào ung thư. Trong nghiên cứu này, hoạt chất γ-mangostin với giá trị IC50= 3,54 g/ml (tế
bào LU-1) và đạt giá trị IC50 = 3,22 g/ml (tế bào ung thư SW 480), chứng tỏ hoạt chất -
mangostin thể hiện hoạt tính mạnh trong việc kìm hãm hoặc ức chế tế bào ung thư phổi
LU-1 và tế bào ung thư ruột kết SW480 với giá trị IC50 thấp. Kết quả trên kính hiển vi điện
tử đã khẳng định thêm khả năng diệt tế bào ung thư của hoạt chất γ-mangostin sau 72 giờ
nuôi cấy ở các nồng độ hoạt chất khác nhau trên hai dòng tế bào ung thư này, ở nồng độ
hoạt chất 20-100 g/ml sau 72 giờ đã ức chế được hoàn toàn sự sinh trưởng và phát triển
tế bào ung thư.
4. KẾT LUẬN
Chế phẩm -mangostin thể hiện hoạt tính mạnh trong việc kìm hãm hoặc ức chế tế bào
ung thư phổi LU-1 và tế bào ung thư ruột kết SW480 với các giá trị tương ứng IC50 = 5,54
g/ml (đối với dòng tế bào ung thư phổi), với giá trị tương ứng IC50 = 5,97 g/ml (đối với
dòng tế bào ung thư ruột kết SW480).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Chin, Y.; Kinghorn, A.D. Structural characterization, biological effects, and
synthetic studies on xanthones from mangosteen (Garcinia mangostana), a popular
botanical dietary supplement. Mini Rev. Org. Chem. 2008, 5, 355–364.
[2]. Yapwattanaphun, C.; Subhadrabandhu, S.; Sugiura, A.; Yonemori, K.; Utsunomiya,
N. Utilization of some Garcinia species in Thailand. Acta Hort. 2002, 575, 563–570.
[3]. Pedraza-Chaverri, J.; Cárdenas-Rodríguez, N.; Orozco-Ibarra, M.; Pérez-Rojas, J.M.
Medicinal properties of mangosteen (Garcinia mangostana). Food Chem. Toxicol.
2008, 46, 3227–3239.
[4]. Sloan, E.W. Getting ahead of the curve: Phytochemicals. Nutraceutical World 2010,
13, 16–17. 5. Obolskiy, D.; Pischel, I.; Siriwatanametanon, N.; Heinrich, M. Garcinia
mangostana L.: A phytochemical and pharmacological review. Phytother. Res. 2009,
23, 1047–1065. Nutrients 2013, 5 3180
[5]. Walker, E.B. HPLC analysis of selected xanthones in mangosteen fruit. J. Sep. Sci.
2007, 30, 1229–1234.
[6]. Bumrungpert, A.; Kalpravidh, R.W.; Suksamrarn, S.; Chaivisuthangkura, A.;
Chitchumroonchokchai, C.; Failla, M.L. Bioaccessibility, biotransformation, and
transport of α-mangostin from Garcinia mangostana (mangosteen) using simulated
digestion and Caco-2 human intestinal cells. Mol. Nutr. Food Res. 2009, 53 (Suppl.
1), 54–61.
[7]. Gutierrez-Orozco, F.; Chitchumroonchokchai, C.; Lesinski, G.; Suksamrarn, S.;
Failla, M. α-Mangostin: Anti-inflammatory activity and metabolism by human cells. J.
Agric. Food Chem. 2013, 61, 3891–3900.
[8]. Pinto, M.; Sousa, M.; Nascimento, M.S. Xanthone derivatives: New insights in
biological activities. Curr. Med. Chem. 2005, 12, 2517–2538.
[9]. Shan, T.; Ma, Q.; Guo, K.; Liu, J.; Li, W.; Wang, F.; Wu, E. Xanthones from
mangosteen extracts as natural chemopreventive agents: Potential anticancer drugs.
Curr. Mol. Med. 2011, 11, 666–677.
Hóa học & Kỹ thuật môi trường
L.M. Trí, Đ.T. Huyền, N.T.T. Phương, “Đánh giá khả năng ung thư ruột kết SW480 .” 140
[10]. Li, L.; Brunner, I.; Han, A.R.; Hamburger, M.; Kinghorn, A.D.; Frye, R.; Butterweck,
V. Pharmacokinetics of α-mangostin in rats after intravenous and oral application.
Mol. Nutr. Food Res. 2011, 55 (Suppl. 1), 67–74.
[11]. Syamsudin, L.; Faizatun, L.; Rahayu, L. HPLC analysis and pharmacokinetic study of
mangostin after orally administration in rats. T. Pharm. Res. 2009, 2, 43–49.
ABSTRACT
STUDYING POSSIBILITY INHIBITION OF α - MANGOSTIN TO
THE TWO LINES CELL LUNG CANCER AND SW480
The mangosteen (Garcinia mangostana) is a tropical fruit native to Southeast
Asia and has long been reported to contain multiple health promoting properties.
This fruit is an abundant source of xanthones, a class of polyphenolic compounds
with a distinctive tricyclic aromatic ring system and is largely responsible for its
biological activities including anti-cancer activity. In cell lung cancer, α-
Mangostin was found to be the most potent with an IC50 value of 5.54 μg/ml and
SW480 is 5.97 μg/ml.
Keywords: Lung cancer, α-mangostin.
Nhận bài ngày 07 tháng 12 năm 2016
Hoàn thiện ngày 10 tháng 5 năm 2017
Chấp nhận đăng ngày 25tháng 10 năm 2017
Địa chỉ: Viện Hóa học Vật liệu/ Viện KH&CNQS.
* Emai: leminhtri1975@yahoo.com.vn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de_tai_danh_gia_kha_nang_uc_che_mangostin_tu_vo_qua_mang_cut.pdf