Đề tài Đánh giá khả năng cạnh tranh của ngành sản phẩm sữa Việt Nam

Tài liệu Đề tài Đánh giá khả năng cạnh tranh của ngành sản phẩm sữa Việt Nam: mở đầu Ngành sản phẩm sữa Việt Nam đã hình thành và phát triển từ những năm 1960, cũng đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm của lịch sử phát triển kinh tế nước nhà. Trong quá trình này ngành sản phẩm sữa đã có những đóng góp nhất định cho sự phát triển ngành công nghiệp nói riêng và tổng thể nền kinh tế nói chung, tạo công ăn việc làm cho nhiều người lao động, đóng góp tích cực vào chương trình xoá đói giảm nghèo của khu vực nông thôn, thực hiện công nghiệp hoá và hiện đại hóa nông nghiệp. Song từ trước tới nay ngành sản phẩm sữa nội địa được phát triển trong chế độ bảo hộ của Nhà nước để thực hiện chiến lược thay thế hàng nhập khẩu. Những biểu hiện thuận lợi hiện nay của sản phẩm sữa Việt Nam không hẳn đã phản ánh đúng bản chất năng lực thực sự. Trong bối cảnh mới, khi mà Việt Nam đã là thành viên của các tổ chức quốc tế như ASEAN, APEC, AFTA và với xu thế hội nhập của nền kinh tế nước ta vào nền kinh tế khu vực và thế giới, môi trường cạnh tranh sẽ gay gắt hơn, nền kinh tế thị t...

docx77 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1471 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Đánh giá khả năng cạnh tranh của ngành sản phẩm sữa Việt Nam, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mở đầu Ngành sản phẩm sữa Việt Nam đã hình thành và phát triển từ những năm 1960, cũng đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm của lịch sử phát triển kinh tế nước nhà. Trong quá trình này ngành sản phẩm sữa đã có những đóng góp nhất định cho sự phát triển ngành công nghiệp nói riêng và tổng thể nền kinh tế nói chung, tạo công ăn việc làm cho nhiều người lao động, đóng góp tích cực vào chương trình xoá đói giảm nghèo của khu vực nông thôn, thực hiện công nghiệp hoá và hiện đại hóa nông nghiệp. Song từ trước tới nay ngành sản phẩm sữa nội địa được phát triển trong chế độ bảo hộ của Nhà nước để thực hiện chiến lược thay thế hàng nhập khẩu. Những biểu hiện thuận lợi hiện nay của sản phẩm sữa Việt Nam không hẳn đã phản ánh đúng bản chất năng lực thực sự. Trong bối cảnh mới, khi mà Việt Nam đã là thành viên của các tổ chức quốc tế như ASEAN, APEC, AFTA và với xu thế hội nhập của nền kinh tế nước ta vào nền kinh tế khu vực và thế giới, môi trường cạnh tranh sẽ gay gắt hơn, nền kinh tế thị trường sẽ được hoàn thiện hơn, chế độ bảo hộ đối với ngành sản phẩm sữa sẽ không còn phù hợp nữa. Liệu sản phẩm sữa Việt Nam có tìm được chỗ đứng cho mình hay không khi những đặc chế này bị xoá bỏ. Cùng với những giới hạn của các nguồn lực phát triển không cho phép chúng ta đầu tư lãng phí vào những ngành không có hiệu quả cạnh tranh cao. Vì vậy, việc đánh giá khả năng cạnh tranh của ngành sản phẩm sữa Việt Nam là cần thiết, góp phần quan trọng trong việc định hướng và xây dựng những chính sách phát triển liên quan đến ngành. Đứng trước yêu cầu trên em đã lựa chọn đề tài “Đánh giá khả năng cạnh tranh trên thị trường nội địa của ngành sản phẩm sữa Việt Nam” để làm đề tài cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp. Chuyên đề gồm có ba chương, kết cấu như sau: Chương I: Lý luận chung về năng lực cạnh tranh của ngành sản phẩm sữa Việt Nam. Chương II: Đánh giá năng lực cạnh tranh trên thị trường nội địa của ngành sản phẩm sữa Việt Nam. Chương III: Một số giải pháp phát triển cho ngành sản phẩm sữa Việt Nam. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng do hạn chế về kinh nghiệm và trình độ nên chuyên đề này không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô, cán bộ hướng dẫn nơi thực tập và của các anh chị em sinh viên. Em xin chân thành cảm ơn ThS. Vũ Cương cùng tập thể cán bộ Ban nghiên cứu và phát triển các ngành sản xuất đã giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình thực hiện chuyên đề này ! Hà Nội, ngày 18 tháng 5 năm 2005 Chương i lý luận chung về năng lực cạnh tranh của ngành sản phẩm sữa Việt nam I/ những vấn đề lý luận chung về năng lực cạnh tranh của một ngành sản phẩm: Nếu sét về năng lực cạnh tranh, chúng ta phải dặt ngành sản phẩm trong hai môi trường cạnh tranh cụ thể để phân tích: đó là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước và cạnh tranh giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài. Trong bài này, chỉ lựa chọn đánh giá khả năng cạnh tranh ở tầm vĩ mô, tức là khả năng cạnh tranh của ngành sản phẩm giữa các đối thủ quốc tế trên cùng một thị trường, không đi vào phân tích năng lực cạnh tranh giữa các sản phẩm trong cùng một nước. 1.Khái niệm về năng lực cạnh tranh và cách tiếp cận vấn đề : Vấn đề cạnh tranh, về mặt lý luận, từ lâu đã được các nhà kinh tế học trước C.Mác và chính các nhà kinh tế của chủ nghĩa Mác-Lênin cũng đã đề cập đến. Thuật ngữ cạnh tranh được dùng ở đây là cách gọi tắt của cụm từ cạnh tranh kinh tế (Economic Competition ) bằng một dạng cụ thể của cạnh tranh. Cạnh tranh xuất hiện trong quy trình hình thành và phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hoá. Do đó, hoạt động cạnh tranh gắn liền với sự tác động của các quy luật thị trường, như quy luật giá trị, quy luật cung cầu… do các cách tiếp cận khác nhau, nên trong thực tế có nhiều quan niệm khác nhau về cạnh tranh. Kế thừa các quan điểm của các nhà nghiên cứu, chúng ta có thể thấy rằng: cạnh tranh là quan hệ kinh tế phản ánh mối quan hệ giữa các chủ thể của nền kinh tế thị trường cùng theo đuổi mục đích, đó là lợi ích (trong đó bao gồm cả vấn đề lợi nhuận tối đa). Cạnh tranh chính là phương thức giải quyết mâu thuẫn lợi ích kinh tế giữa các chủ thể. Cạnh tranh có thể được phân chia thành nhiều loại dựa trên các tiêu thức khác nhau, nếu xét theo mục tiêu kinh tế của các chủ thể kinh tế trong cạnh tranh, có cạnh tranh trong nội bộ ngành và cạnh tranh giữa các ngành. C.Mác đã dùng cách phân loại trên đây nghiên cứu cơ sở khoa học của các phạm trù giá trị thị trường, giá cả sản xuất và lợi nhuận bình quân. ở đó, C.Mác chỉ rõ trước hết để đạt mục tiêu bán cùng một loại hàng hoá đã xuất hiện sự cạnh tranh trong nội bộ ngành, kết quả là hình thành giá trị thị trường. Và sau nữa, để đạt mục tiêu giành nơi đầu tư có lợi, giữa các chủ thể kinh tế đã xuất hiện cạnh tranh giữa các ngành, kết quả là hình thành lợi nhuận bình quân và giá cả sản xuất. Cuối cùng xét theo phạm vi lãnh thổ người ta nói tới cạnh tranh trong nước và cạnh tranh quốc tế. Trong trường hợp này năng lực cạnh tranh của sản phẩm sữa được đánh giá trên góc độ là cạnh tranh trong nội bộ ngành sản phẩm đồng thời xét theo phạm vi lãnh thổ chúng ta đánh giá và so sánh khả năng cạnh tranh như là cuộc cạnh tranh quốc tế, mặc dù vấn đề chúng ta nghiên cứu chủ yếu là cạnh trên thị trường trong nước là chính. Khi nghiên cứu về cạnh tranh, các nhà nghiên cứu còn sử dụng các khái niệm như sức cạnh tranh, khả năng cạnh tranh và năng lực cạnh tranh. Rõ ràng các khái niệm trên đều có quan hệ với cạnh tranh nhưng không hoàn toàn đồng nhất với nhau. Trong thực tế, thì sức cạnh tranh, khả năng cạnh tranh và năng lực cạnh trang được sử dụng như những khái niệm đồng nghĩa. Thuật ngữ năng lực cạnh tranh được sử dụng rộng rãi trong các phương tiện thông tin đại chúng, trong các sách báo chuyên môn, trong giao tiếp hàng ngày của các chuyên gia kinh tế, các chính khách, nhà kinh doanh … Cho đến nay vẫn chưa có một sự nhất trí cao trong các học giả và giới chuyên môn về khái niệm và cách thức đo lường phân tích năng lực cạnh tranh của cấp quốc gia, ngành, công ty… Lý do là ở chỗ có nhiều cách hiểu khác nhau về năng lực cạnh tranh. Trong bài này, trên quan điểm xuất phát của cạnh tranh là bắt đầu từ khi các doanhh nghiệp phải đương đầu với những khó khăn trong việc chiếm lĩnh thị trường khi cung lớn hơn cầu. Nên chúng ta có thể hiểu khả năng cạnh tranh của ngành sản phẩm của một nước chính là điểm mạnh mà đối thủ cạnh tranh không dễ dàng có được (đối thủ cạnh tranh ở đây có thể là các cùng đối thủ cạnh tranh cùng ngành của một nước khác hoặc các đối thủ cạnh tranh từ các sản phẩm thay thế ). Điểm mạnh ở đây, theo M.Porter đó là khả năng doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu của khách hàng với chi phí sản xuất thấp nhất. Tức là, khả năng cạnh tranh của sản phẩm ở đây có được thể hiện qua giá, có thể là chất lượng hay là sự kết hợp của cả hai mà doanh nghiệp hay ngành sản phẩm của một nước có thể cung cấp cho khách hàng của mình mà vẫn đảm bảo được mức lãi xuất cho doanh nghiệp hay cho ngành. 2.Phương pháp phân tích khả năng cạnh tranh của ngành sản phẩm sữa: Phương pháp phân tích này dựa trên cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của M.Porter về ngành sản phẩm. Theo M.Porter năng lực cạnh tranh của sản phẩm có thể dựa vào hai tiêu thức: sản phẩm có giá rẻ hơn so với đối thủ cạnh tranh hoặc là sản phẩm có giá cao hơn bằng cách tạo ra sự khách biệt. Nhưng xét đến sau cùng M.Porter vẫn cho rằng bản chất khả năng cạnh tranh của một ngành sản phẩm đối với một nước là khả năng giảm chi phí sản xuất loại sản phẩm ngành đó. Do vậy chúng ta có thể sử dụng hai chỉ tiêu sau để đánh giá khả năng cạnh tranh của ngành sản phẩm: 2.1.Các tiêu chí đánh giá tính cạnh tranh của sản phẩm: 2.1.1 Khả năng cạnh tranh của sản phẩm về giá: Chỉ tiêu này được sử dụng với vai trò là một sự so sánh về giá giữa các doanh nghiệp cạnh tranh. Đây là chỉ tiêu cơ bản quan trọng đầu tiên khi xem xét xem một sản phẩm nào đó có khả năng cạnh tranh hay không. Bởi thông qua giá, mà doanh nghiệp có khả năng thu hút ngày càng nhiều hơn khách hàng về phía mình, tất nhiên là trong mối tương quan với chất lượng sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng. Chỉ tiêu này đặc biệt quan trọng nhất là đối với các doanh nghiệp hay với ngành sản xuất sản phẩm có ít hàm lượng khoa học kĩ thuật, như hàng tiêu dùng thông thường đặc biệt là hàng lương thực thực phẩm. Nhất là trong điều kiện về thu nhập của người tiêu dùng còn thấp. Vấn đề khả năng cạnh tranh về giá còn cho thấy chi phí sản xuất của doanh nghiệp thấp hơn các đối thủ của nó. Điều này thể hiện các hoạt động tạo ra giá trị của doanh nghiệp có tính ưu việt hơn các đối thủ cạnh tranh. Chi phí thấp cho phép doanh nghiệp có khả năng đương đầu với những diễn biến bất lợi của có tác động đến giá cân bằng thị trường. 2.1.2 Khả năng cạnh tranh của sản phẩm về chất lượng: Trước tiên, chất lượng sản phẩm ít nhất phải được xác nhận về chất lượng và quy trình công nghệ của các cơ quan chuyên trách. Đây là nhân tố đầu tiên đảm bảo doanh nghiệp thực hiện các tiêu chuẩn cơ bản, đủ tư cách sản xuất ra loại hàng hoá nào đó theo quy định của pháp luật (đối với từng sản phẩm đặc thù đều có những tiêu chuẩn kiểm định riêng về chất lượng do cơ quan có thẩm quyền đưa ra). Thứ hai đó là chất lượng được khẳng định trong tâm trí người mua hàng, đó là một thứ tài sản vô hình vô cùng quý báu của doanh nghiệp như uy tín, tên tuổi sản phẩm. Nó thể hiện sự tin tưởng vào sản phẩm của khách hàng, tức là khi lựa chọn để sử dụng loại sản phẩm đó người mua nghĩ ngay đến sản phẩm của doanh nghiệp, ngay cả khi giá sản phẩm có cao hơn thị trường. Đó là khi, nếu cùng một chủng loại sản phẩm giá như nhau, chất lượng sản phẩm sẽ được đo bằng số lượng người mua lựa chọn loại sản phẩm của doanh nghiệp, tức là thị phần của doanh nghiệp có được trên cùng một loại sản phẩm. Chất lượng tạo sự tin cậy lâu dài của khách hàng vào sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp doanh nghiệp nào có uy tín hơn về chất lượng sẽ thắng thế trong cạnh tranh. Chất lượng sản phẩm còn được đánh giá theo quy trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Như vậy, chỉ tiêu chất lượng thực ra xét về bản chất nó đã nằm trong chỉ tiêu về giá. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nó được chú trọng nhiều hơn, nhất là đối với các sản phẩm được sản xuất và cung cấp với giá cao hơn bằng cách tạo ra sự khác biệt sản phẩm. Để làm được như vậy, công ty phải tạo ra thế mạnh cơ bản trong một hoặc một số chức năng sáng tạo ra giá trị. Nhìn chung các đánh giá cạnh tranh thường sử dụng trong ngắn hạn, nếu trong điều kiện cạnh tranh tương đối hoàn hảo thì khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp hay một ngành sản phẩm của một nước được biểu hiện ở chỉ số thị phần chiếm lĩnh được. Thế nhưng trên thực tế, trong lịch sử kinh tế năng lực cạnh tranh ngành của một số nước dựa phần lớn vào chế độ bảo hộ của Chính phủ. Như việc Chính phủ đưa ra hạn ngạch có thể làm hạn chế sự cạnh tranh của các sản phẩm nhập khẩu do vậy mà sản phẩm trong nước mới chiếm lĩnh được thị trường lớn hơn. 2.2.Nội dung phân tích như sau: Trong tác phẩm bàn về cạnh tranh toàn cầu, Porter đã tổng hợp phương pháp nghiên cứu trong quá khứ, xây dựng mô hình lý luận gồm bốn nhân tố giữ vai trò mấu trốt đối với sự thành công trong cạnh tranh của một ngành nhất định. Trong bốn nhân tố này, em kết hợp nhân tố thứ ba và thứ tư để thuận lợi hơn trong quá trình phân tích, như vậy chỉ còn ba nhân tố cơ bản: 2.Nhu cầu trong nước. 1.Việc kết hợp các yếu tố sản xuất. 3.Cạnh tranh trong nước với các doanh nghiệp chủ chốt. Dựa trên cơ sở lý luận của M.Porter, chúng ta có thể tiến hành phân tích như sau: *Trước tiên chúng ta phân tích khái quát theo quan sát trên thị trường xem ngành sản phẩm được sản xuất trong nước phục vụ cho quy mô thị trường như thế nào. Rõ ràng sản phẩm của một nước chiếm thị phần lớn, phục vụ đa số khách hàng của thị trường thì phải là sản phẩm ưu điểm nổi trội, tức là có khả năng cạnh tranh. Từ đây chúng ta có những nhận định ban đầu về khả năng cạnh tranh của ngành sản phẩm. *Sau đó, chúng ta đi vào bản chất vấn đề, những biểu hiện khả năng cạnh tranh trên thị trường nhờ vào phân tích thị phần có thể tin cậy được hay không. Tức là chúng ta đi vào đánh giá sức cạnh tranh theo các tiêu chí về giá và chất lượng của sản phẩm. Nếu sản phẩm có khả năng cạnh tranh thật sự thì những thì việc sản phẩm có quy mô thị trường lớn là hoàn toàn hợp lý. Nếu ngược lại, tức là thị trường cạnh tranh không hoàn hảo, không phản ánh được thực chất vấn đề. *Từ việc đánh giá chỉ tiêu cạnh tranh trên sẽ có hai trường hợp xảy ra: TH1: Nếu ngành sản phẩm trong nước có khả năng cạnh tranh chúng ta phân tích các yếu tố tác động đến sức cạnh tranh của ngành sản phẩm. Từ đó, có các định hướng giải pháp khắc phục những khó khăn từ các yếu tố tác động. TH2: Nếu trên tổng thể ngành không có khả năng cạnh tranh, ta có thể phân tích theo cơ cấu ngành có thể có khả năng phát triển ở những nhóm sản phẩm nào, nguyên nhân tại sao và có những định hướng gì để khắc phục nếu không thể khắc phục được thì có những chuyển sang hướng đến sản phẩm mới. Phương pháp phân tích ở đây chúng ta phân tích theo hướng đặt ngành trong mối quan hệ cạnh tranh công bằng trên thị trường, tức là không công nhận khả năng cạnh tranh nhờ vào chế độ bảo hộ của Nhà nước. Bên cạnh đó phải chỉ ra được khả năng cạnh tranh của ngành trong tương lai là có hay không, tức là khả năng giảm giá sản phẩm của ngành có thể thực hiện được hay không. Cách phân tích khả năng giảm giá của sản phẩm trong điều kiện có đóng góp của các yếu tố sản xuất từ nước ngoài, ta dựa vào tỷ lệ phần đóng góp của các yếu tố đầu vào và quy trình tạo ra giá trị sản phẩm. Trong đó phần nào chiếm tỷ lệ cao nhất và khả năng nội địa hoá là bao nhiêu. Phần nội địa hoá càng có góp phần tạo giá trị mới cho sản phẩm càng cao thì khả năng cạnh tranh của ngành sản phẩm đó càng cao. Vấn đề này càng phải được phân tích chặt chẽ khi sản phẩm có chứa những yếu tố sản xuất từ nước ngoài mà khả năng cạnh tranh hiện tại chưa có hay chưa thể hiện rõ. Chú ý là khi đưa ra phương hướng phát triển ngành nên đặt ngành trong mối quan hệ tổng thể giữa cả các mục đích kinh tế và xã hội. 3.Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngành sản phẩm: Theo phương pháp phân tích trên của M.porter ta có thể chia các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngành sản phẩm như sau: 4.1.Các nhân tố từ phía thị trường: Phân tích đánh giá nhóm điều kiện về cầu phản ánh bản chất cầu thị trường trong nước đối với sự sản phẩm của ngành. Nhóm này sẽ cho ta thấy chu kỳ sống sản phẩm của ngành, ngành nào có cầu càng lớn, đơn giản, ngành đó càng có khả năng cạnh tranh nhờ giản chi phí, giảm giá nhưng lại tăng doanh thu. Nhu cầu trong nước lớn, khiến ngành sản phẩm trong nước có điều kiện phát triển vững hơn, không phải đối phó vất vả để giành giật những khoảng thị trường nhỏ bé và sự tốn kém để cạnh tranh với các đối thủ mạnh mẽ nước ngoài trên thị trường quốc tế. 4.2.Các yếu tố về điều kiện nguồn lực: Một nước muốn phát triển ngành thuỷ sản không thể không có vùng biển rộng, nguồn thuỷ sản phong phú, muốn phát triển ngành sản phẩm mỹ nghệ không thể không có nguồn nhân công có kĩ thuật và kinh nghiệm,…Các yếu tố về nguồn lực sẽ tạo cho ngành sản phẩm của nước đó có lợi thế cạnh tranh so sánh, là tiền đề để tạo ra lợi thế cạnh tranh. Dựa vào những lợi thế so sánh này, các doanh nghiệp sẽ có các phương thức kết hợp đầu vào hợp lý, có nhiều điều kiện cho ra sản phẩm có chất lượng cao, chi phí thấp hơn so với những doanh nghiệp ở các nước không có những thuận lợi về nhân tố đầu vào sản xuất. Bên cạnh đó chúng ta luôn biết rằng bất kỳ một nước nào, một ngành nào, một doanh nghiệp nào cũng đều bị hạn chế bởi sự khan hiếm tài nguyên. Do vậy luôn phải có sự lựa chọn để phát triển ngành đen lại lợi ích tối ưu nhất.. Phân tích đánh giá nhóm các điều kiện về nhân tố sản xuất: điều này đem lại tiềm năng phát triển ổn định chủ động cho ngành, đồng thời tạo điều kiện cơ sở cho lợi thế cạnh tranh trong tương lai. Nhóm gồm: 1.Nguồn nguyên liệu. 2.Lao động. 3.Khoa học công nghệ. 4.3.Các nhân tố từ môi trường cạnh tranh trong nước với doanh nghiệp chủ chốt: Phân tích nhân tố này cho thấy khả năng của các công ty trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh ngành như: số lượng công ty tham gia vào ngành, vị thế đàm phán của bên cung ứng, thị phần và tình hình sản xuất kết hợp các yếu tố đầu vào cho ra sản phẩm. Sự cạnh tranh gay gắt trong nội bộ ngành có thể sẽ làm giảm lợi nhuận của các doanh nghiệp nhưng lại khiến ngành ở nơi sở tại ấy đi trước đối thủ cạnh tranh là người nước ngoài. Hay nói cách khác đó là đánh giá trình độ quản lý, quy trình để có được sản phẩm đầu ra. Có thể chia mục này thành hai phần cơ bản sau: Các công ty tham gia vào ngành, thị phần và hiệu quả hoạt động kinh doanh của các công ty hiện nay. Vị thế đàm phán của bên cung ứng. II/Ngành sản phẩm sữa và sự cần thiết phải đánh giá khả năng cạnh tranh của ngành sản phẩm sữa Việt Nam: 1.Đặc điểm của ngành sản phẩm sữa: Ngành sản phẩm sữa Việt Nam được hình thành từ những năm 1960, nhưng chỉ thực sự phát triển từ năm 1986 khi đất nước thực hiện công cuộc đổi mới. Trong những năm trở lại đây, thu nhập bình quân người dân Việt Nam tăng lên, do vậy mới phát triển mạnh mẽ nhu cầu sử dụng sữa, và khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm sữa ở Việt Nam sẽ tiếp tục tăng nhiều hơn nữa trong thời gian tới. Có thể coi hiện ngành sữa Việt Nam đang nằm trong giai đoạn đầu của chu kỳ sống của ngành. Do vậy, rất thuận lợi cho ngành sữa có điều kiện phát triển, giảm tính cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp trong nội bộ ngành để phân chia thị trường. Do sản phẩm sữa là sản phẩm có liên quan đến sức khoẻ, chế độ dinh dưỡng, an toàn thực phẩm của con người nên ngành công nghiệp chế biến sữa hiện đang rất được các nước trên thế giới đặt trong sự kiểm soát chặt chẽ của nhà nước. Đối với các nước phát triển chăn nuôi bò sữa, sự kiểm soát này được Bộ Nông nghiệp và các Hiệp hội sữa thực hiện thông qua các điều luật chặt chẽ. Ngay từ đầu thế kỷ 20 (1908) các nước trên thế giới đã có các quy định thống nhất về quy trình kỹ thuật, an toàn thực phẩm cho việc sản xuất và chế biến sữa. ở Việt Nam những vấn đề này hầu như chưa được Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước quan tâm và vẫn ở trình trạng buông lỏng. Điều này có tác động không tốt tới cạnh tranh bình đẳng trong nước, có thể một số doanh nghiệp sử dụng công nghệ chế biến kém, nguyên liệu chất lượng xấu để cạnh tranh về giá. Đồng thời sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm sữa trong nước đối với hàng nhập khẩu (vì sản phẩm nhập khẩu thường đã được chứng nhận về chất lượng). 2.Sự cần thiết phải đánh giá khả năng cạnh tranh của ngành sữa Việt Nam: Trước hết, trong quá trình phát triển, ngành công nghiêp sữa Việt Nam đã có những đóng góp tích cực cho sự phát triển chung của ngành công nghiệp cả nước. Trong ngành công nghiệp chế biến sữa, đơn vị nòng cốt là Công ty Sữa Việt Nam (Vinamilk). Từ năm 1994 có thêm công ty Foremost (nay là Dutch Lady) là công ty liên doanh giữa Công ty suất nhập khẩu Sông Bé với Công ty Friesland Vietnam Holding B.V được cấp giấy phép hoạt động (tháng 4/1994) và Công ty Nestle Việt Nam- doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Thực trạng đóng góp và phát triển của ngành công nghiệp chế biến sữa được thể hiện trong bảng sau: Bảng1: Giá trị sản xuất công nghiệp Đơn vị: Tỷ đồng 1995 1997 1998 1999 2000 2001 Công nghiệp toàn quốc 103.374 134.420 150.685 168.749 195.225 223.578 Bộ Công nghiệp quản lý 24.783 32.080 34.956 36.284 41.793 48.159 Công ty Sữa VN 1.065,3 1.119,4 1.420 1.896,1 2.316 3.648 (Nguồn: Số liệu của Bộ Công nghiệp) So sánh về giá trị sản xuất công nghiệp, tỷ trọng của Vinamilk so với Bộ Công nghiệp chiếm 4,30% trong năm 1995 đã tăng lên 5,54% trong năm 2000 (so với toàn ngành công nghiệp, con số tương ứng là 1,03% và 1,19%). Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng của ngành sữa cao hơn tốc độ tăng trưởng của toàn ngành công nghiệp. Tính theo giá trị sản xuất công nghiệp, ngành sữa có mức tăng trưởng trung bình là 20%/năm trong giai đoạn 1996-2000. Trong khi đó, mức tăng trưởng cùng thời kỳ của toàn ngành công nghiệp là 13,57%/năm (theo giá cố định 1994). Điều này cho thấy ngành công nghiệp chế biến sữa trong quá trình phát triển, ngành đã có những đóng góp tích cực cho sự phát triển chung của toàn ngành công nghiệp cũng như cả nước. Bên cạnh đó, còn có những lý do sau cần phải đánh giá thực trạng khả năng cạnh tranh sau để có được định hướng nhập khẩu hay phát triển ngành một cách hợp lý. Thứ hai, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam ngày càng cao, ngành công nghiệp chế biến sữa đang phải đáp ứng nhu cầu sử dụng sữa và các sản phẩm từ sữa của người dân ngày một nhiều hơn. Theo thống kê, dự báo sẽ đạt 8 lít vào năm 2005 và 10-12 lít vào năm 2010. Phát triển sản xuất sản phẩm sữa với chiến lược thay thế hàng nhập khẩu, tiết kiệm ngoại tệ nhập khẩu. Thứ ba, việc phát triển ngành công nghiệp chế biến sữa có tác động tích cực đến phát triển một số ngành khác như ngành chăn nuôi bò sữa, ngành công nghiệp đường, ngành công nghiệp dầu luyện…Những ngành phụ trợ này phát triển tạo điều kiện cho các ngành sản xuất hàng thực phẩm tiêu dùng khác phát triển như sản xuất nước quả, sản xuất bánh kẹo. Đặc biệt, hiện nay hai ngành công nghiệp đường và công nghiệp dầu luyện đang gặp nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm đầu ra. Phát triển công nghiệp chế biến sữa cũng là một trong những giải pháp để phát triển hai ngành sản xuất này. Thứ tư, ngành công nghiệp sữa phát triển sẽ tạo thên việc làm cho xã hội , góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn, tăng thu nhập cho người nông dân, thực hiện xoá đói giảm nghèo. Có lẽ đây là một trong những vấn đề quan trọng nhất trong vai trò phát triển của ngành sữa Việt Nam. Theo dự báo trong Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp sữa Việt Nam, năm 2005 tạo được việc làm cho 200.000 lao động, năm 2010 sẽ có 380.000 lao động làm việc trong ngành sữa. Như đã nói ở trên, phát triển ngành công nghiệp sữa có tác động tích cực cho phát triển ngành chăn nuôi bò sữa trong nước. Nhất là trong điều kiện hiện nay, đất đai canh tác ngày càng bị thu hẹp, nông dân ít vốn, hình thức chăn nuôi bò sữa tỏ ra có hiệu quả tốt trong việc xoá đói giảm nghèo. Các mô hình này đặc biệt hiệu quả ở các vùng ngoại thành thành phố, nơi đất trồng trọt ngày càng thiếu thốn, sức ép lao động cao, có nhiều điều kiện tiếp thu kĩ thuật hơn so với các vùng nông thôn xa thành phố, xa nơi sản xuất, đã tạo ra việc làm cho nhiều ngàn hộ nông dân. Hiện tại do còn gặp nhiều khó khăn trong vấn đề bảo quản tiêu thụ nguyên liệu sữa, nên người nông dân còn chịu nhiều thiệt thòi, mới chỉ chăn nuôi theo quy mô gia đình nhỏ, lấy công làm lãi. Tuy nhiên hình thức này lại tương đối thành công so với các hình thức xoá đói giảm nghèo khác đã được thực hiện. Thúc đẩy quá trình phát triển chăn nuôi đàn bò sữa đối với các nông hộ sẽ đóng góp cho quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi trong nông nghiệp. Hiện nay, vấn đề này đã được các Ban ngành có thẩm quyền quan tâm, như Chương trình phát triển đàn bò sữa 135 của Nhà nước để thực hiện công tác xoá đói giảm nghèo. 3.Quan điểm đánh giá khả năng cạnh tranh của ngành sản phẩm sữa Việt Nam: Thực tế thấy rằng ngành công nghiệp Sữa của Việt Nam sinh sau đẻ muộn và vô cùng nhỏ bé so với các đại gia trên thế giới, trong khi đó nhu cầu tiêu dùng của thị trường nội địa mới phát triển và còn nhiều tiềm năng lớn bởi mức tiêu dùng sữa của người dân Việt Nam còn quá thấp so với thế giới và còn phải mất rất nhiều năm phấn đấu để ngành này đáp ứng được mức tiêu dùng của người dân Việt Nam bằng các nước trong khu vực chứ chưa nói gì theo kịp mức các nước công nghiệp phát triển. Đặc biệt là nếu ngành sản phẩm Việt Nam muốn thâm nhập vào thị trường xuất khẩu mới, ngoài các yếu tố về giá cả và chất lượng mà phải có uy tín về thương hiệu của mình, đây chính là điểm yếu của sản phẩm sữa Việt Nam so với các hãng hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, trong mấy năm qua, các sản phẩm sữa Việt Nam cũng đã xuất khẩu được sang thị trường thế giới, nhưng phải nhìn nhận rằng thực chất việc xuất khẩu đó là do ta đã tận dụng được hoàn cảnh chính trị đặc biệt của thế giới, và cũng chủ yếu là đối với thị trường Irăk (Trung Đông). Như vậy thị trường hiện nay và trong tương lai tới của ngành sản phẩm sữa Việt Nam chủ yếu tập trung khai thác là thị trường nội địa. Vì lý do đó, trong khuôn khổ bài viết này, em chỉ tập trung phân tích khả năng cạnh tranh của ngành sản phẩm sữa Việt Nam trên thị trường nội địa. Do vậy khi nói đến thị trường trong bài chúng ta có thể ngầm hiểu ở đây là thị trường nội địa. chương ii đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành sản phẩm sữa việt nam i/điều kiện về cầu thị trường trong nước: Cùng với sự chuyển biến chung của nền kinh tế cả nước, năm 1986, từ khi đất nước thực hiện công cuộc đổi mới thị trường sữa mới thực sự phát triển. Người mua không chỉ dùng nhiều sữa hơn, mà cơ cấu, chủng loại sản phẩm sữa cũng đa dạng phong phú hơn. Trước đây sản phẩm sữa tiêu thụ phổ biến là sữa đặc có đường và sữâ bột cho đến nay cơ cấu sản phẩm đã tăng lên nhanh chóng thành nhiều nhóm sản phẩm phong phú. Lượng sữa tiêu thụ tăng hàng năm:150 triệu lít năm 1991 (quy ra sữa tươi), 200 triệu lít năm 1993, năm 1997 tăng lên 275 triệu lít và năm 2000 khoảng 460 triệu lít. Trong đó, thị phần nội địa của sữa sản xuất trong nước tăng từ 57% trong năm 1991 lên 92% trong năm 1995. Còn cơ cấu sản phẩm hiện nay có thể chia thành 8 nhóm sản phẩm cơ bản: 1.Nhóm sản phẩm sữa tươi thanh trùng. 2. Nhóm sản phẩm sữa tươi tiệt trùng. 3. Nhóm sản phẩm sữa đặc có đường. 4. Nhóm sản phẩm sữa bột. 5. Nhóm sản phẩm bột dinh dưỡng. 6. Nhóm sản phẩm sữa chua. 7. Nhóm sản phẩm các loại kem cao cấp. 8. Nhóm các sản phẩm khác từ sữa (như bơ, phomát…). Hiện tại các sản phẩm sữa tiêu thụ trên thị trường nội địa có thể phân biệt tương đối rõ như sau: *Sữa đặc chiếm lĩnh thị trường nông thôn và miền núi, những đối tượng sử dụng chủ yếu là chẻ nhỏ, người ốm, người già yếu; một phần dùng làm nguyên liệu trong các nhà máy bánh kẹo. *Sữa bột tiêu thụ chính tại khu vực thành thị, đối tượng chính là trẻ thơ, người ốm và già yếu tại khu vực dân cư này. *Sữa tươi và sữa chua cho mọi lứa tuổi trong khu vực thành thị vầ công nghiệp. Như phân tích ở chương I, sữa nói chung là sản phẩm tiêu dùng thông thường khi thu nhập tăng sẽ làm tăng nhu cầu sử dụng về loại hàng này, hiện nay hệ số co dãn của loại hàng hoá này theo thu nhập của nhóm chuyên gia của tổ chức phát triển liên hợp quốc giúp Việt Nam nghiên cứu năm ngành công nghiệp (công nghiệp chế bién thực phẩm, công nghiệp dệt may, công nghiệp điện tử, công nghiệp ôtô và công nghiệp cơ khí) thời kỳ 1990 - 1995 hệ số này là 1,42 (do xuất phát điểm năm1990 của Việt Nam quá thấp, lượng tiêu thụ chỉ đạt 31 triệu lít). Thời kỳ 1996 - 2000 con số này là 0,75 và hiện nay con số này đạt khoảng 0,95 và tương đối ổn định, tất nhiên là sẽ không cao được nhiều như thời kỳ 1990 - 1995, nhưng cũng không thấp như thời kỳ 1996 - 2000 do chịu nhiều biến động kinh tế như cuộc khủng hoảng tài chính năm 1998. Xét về sự thay đổi trong cơ cấu về chủng loại sản phẩm : Việt Nam là nước nghèo, có mức thu nhập bình quân đầu người thuộc loại thấp nhất thế giới, vì lẽ đó trong nhiều năm qua người dân chưa có điều kiện tiêu dùng sữa một cách rộng rãi. Sau những năm đổi mới kinh tế tăng trưởng đều và ở mức cao, thu nhập bình quân đầu người khá hơn nhất là đối với khu vực thành thị và các khu tập trung công nghiệp, nhu cầu tiêu dùng trong dân đã có mức tăng đột biến, thể hiện rõ nhất trong giai đoạn 5 năm 1990 - 1995 và 1996 - 2000. Như vậy là tăng trưởng thu nhập quốc dân có liên quan chặt chẽ đến mức tiêu dùng sữa của người dân. Từ năm 1976, sản phẩm sữa chế biến của người dân chủ yếu là sữa bột và sữa đặc có đường, đối tượng tiêu thụ chủ yếu là trẻ em, người già, người ốm. Đến năm 1982, danh mục các sản phẩm chế biến từ sữa bắt đầu được mở rộng phuc vụ cho nhiều đối tượng tiêu dùng. Trong cơ cấu thu nhập, khoảng các thu nhập cũng dẫn đến đòi hỏi về hàng hoá là khác nhau. Người nông thôn có thu nhập thấp hơn không những số lượng sữa tiêu thụ thấp hơn mà loại sản phẩm họ mua cũng khác, chủ yếu là sữa đặc có đường. Sản phẩm này giá rẻ, thuận tiện cho việc phân phối bảo quản tiêu dùng ở nông thôn và vùng sâu vùng xa. Trên thị trường những người có thu nhập cao hơn, họ dùng nhiều sữa hơn và những họ cũng đòi hỏi nhiều chủng loại để lựa chọn hơn. Những sản phẩm được ưa chuộng chủ yếu là: sữa tươi tiệt trùng, sữa chua, các loại ken cao cấp và các sản phẩm khác từ sữa như bơ, phomat… Khoảng cách thu nhập đa tạo ra sự phong phú cho các chủng loại của sản phẩm sữa để đáp ứng những mảng thị trường khác nhau. Thứ hai là tại sao phần lớn những sản phẩm có chất lượng tốt hơn hay sự đòi hỏi cao từ phía người tiêu dùng chủ yếu tập trung ở các khu vực thành thị phát triển. Phải nói rằng, một trong những lý do tác động đến sự phân chia chủng loại sản phẩm đó là kiến thức người tiêu dùng, sự tiếp cận của các khách hàng này tới sản phẩm này là thường xuyên. Mức sống cao họ đò hỏi chất lượng nhiều hơn số lượng, thông tin đại chúng được thường xuyên cập nhập, thông thường trong một ngày đêm có ít nhất là 10 lần có mặt sản phẩm sữa được quảng cáo trên truyền hình, các dịch vụ khách hàng giới thiệu sản phẩm của công ty được phát triển rộng rãi. Đồng thời dân trí cao khiến những người tiêu dùng này chở nên khó tính hơn, hiểu biết hơn trong việc lựa chọn sản phẩm cho bản thân. Nhất là đối với một số loại sản phẩm đặc biệt đặc biệt từ sữa như: sữa cho trẻ em, cho phụ nữ mang thai, cho người ốm, người bị bệnh tiểu đường…Sản phẩm không chỉ đến tay người tiêu dùng thông qua các đại lý phân phối hay cơ sở bán lẻ mà nó còn xuất hiện rất nhiều hình thức như thông qua chuyên gia tư vấn dinh dưỡng, qua sự hướng dẫn của bác sĩ, qua các hướng dẫn của giáo viên trong các nhà trẻ. Các sản phẩm loại này hiện nay tăng rất mạnh về nhu cầu, không những thế giá của nó thuộc vào loại cao nhất trong những sản phẩm chế biến từ sữa. Nó có khả năng đem lại lợi nhuận cao cho các doanh nghiệp có thế mạnh trong hoạt động Marketing chăm sóc khách hàng tốt. Điều này cũng phản ánh sự không thuận lợi cho các sản phẩm nội địa hiện nay còn kém xa về các hoạt động này so với sản phẩm nhập khẩu của các nước có thương hiệu nổi tiếng trên thế giới. Tóm lại, thị trường tiêu thụ sữa Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển, nhu cầu đang ban đầu được mở rộng nhanh chóng do có nhiều khách hàng mới tham gia vào thị trường. Điều này có tác động đến mức độ cạnh tranh giữa các đối thủ cạnh tranh trong ngành (ở đây là với sản phẩm nhập khẩu), nó đưa đến nhiều cơ hội cho phát triển ngành, giảm sứa ép cạnh tranh giữa các đối thủ. Do sự cạnh tranh còn yếu, nên sự tăng mạnh về cầu cho phép các công ty nội địa tăng doanh số và lợi nhuận mà không cần phải thôn tính thị trường của đối thủ cạnh tranh ngay trong nước cũng như đối thủ nhập khẩu. Các sản phẩm nội địa cũng như nhập khẩu đều có thể mở rộng hoạt động. Đây là khoảng cách cần thiết cho các công ty trong nước tận dụng nắm lấy thuận lợi của điều kiện thị trường trong giâi đoạn này là sự cạnh tranh tương đối hoà dịu để chuẩn bị cho sự cạnh tranh quyết liệt sau này. ii/đánh giá khả năng cạnh tranh của sản phẩm sữa việt nam: Nếu nhận định tổng quát theo tình hình tiêu thụ trên thị trường nội địa, thì hiện nay sản phẩm sữa Việt Nam có những biểu hiện khả năng cạnh tranh rất cao, dựa vào các chỉ tiêu về thị phần và tốc độ tăng thị phần của sản phẩm sữa nội địa. Dựa theo số liệu của hai bảng dưới đây, cho thấy sản phẩm nội địa nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường từ 57% năm1991 cho đến nay đã chiếm lĩnh áp đảo sản phẩm nhập khẩu là 92% thị trường nội địa. Trong khi đó, sản phẩm nhập khẩu ngày càng giảm từ 43% thị phần hiện nay chỉ còn chiếm có 3 - 5% thị phần nội địa. Bảng 2: Thị phần sữa năm 1991 trên thị trường Việt Nam (Đơn vị:%) Nguồn gốc sản xuất của sản phẩm sữa Thị phần Tổng 100% Các sản phẩm sản xuất trong nước 57% Các sản phẩm nhập khẩu 43% Bảng 3: Thị phần sữa hiện nay trên thị trường Việt Nam (từ năm 1995 ) Đơn vị:% Nguồn gốc sản xuất của sản phẩm sữa Thị phần Tổng 100% Công ty Vinamilk 70 - 75% Dutch Lady, Nestle, các doanh nghiệp khác và các cơ sở bán lẻ Khoảng 22% Các sản phẩm nhập khẩu 3 - 5% (Nguồn của cả hai bảng: Theo đánh giá của Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp) Đồng thời, dựa vào bảng 3, cho thấy sản phẩm của Công ty Vinamilk là có sức cạnh tranh cao nhất, thị phần của công ty này luôn chiếm đến 70 - 75% thị trường tiêu thụ cả nước. Tức là, nếu quan sát qua thị phần như vậy ta có thể cho rằng khả năng cạnh tranh cao nhất là thuộc về sản phẩm sữa của các công ty nội địa, trong đó mạnh nhất là Vinamilk, còn sản phẩm nhập khẩu chỉ chiếm một số phân đoạn thị trường nhỏ hẹp, hay nói cách khác sức cạnh tranh của sản phẩm nhập ngoại là rất thấp. Bây giờ chúng ta xét đến thị phần theo nhóm sản phẩm để thấy được sản phẩm nào chúng ta có thế mạnh nhất và sản phẩm nào chúng ta còn bị hạn chế trong cạnh tranh trên thị trường nội địa. Bảng 4: Thị phần theo sản phẩm Đơn vị:% Thị phần Sữa đặc có đường Sữa bột Sữa tươi Tổng 100% 100% 100% Vinamilk 66-70% 40% 90 - 98% Dutch Lady, Nestle và các doanh nghiệp trong nước khác 30 - 35% 35-40% 2 - 6% Sản phẩm nhập khẩu <1% 20% 2 - 3% (Nguồn: Tính toán dựa theo số liệu của Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp) Theo số liệu trên thì Vinamilk gần như độc quyền đối với sản phẩm sữa tươi, chiếm phầm lớn thị phần của sản phẩm sữa đặc và sản phẩm sữa bột cũng chiếm đến một nửa thị trường. Tức là trong cơ cấu sản phẩm, sản phẩm nội địa cũng chiếm thế áp đảo đối với mọi nhóm sản phẩm ngành sữa, trong đó có mạnh nhất có lẽ là sản phẩm sữa tươi. Như vậy, nếu chỉ quan sát qua thị trường tiêu thụ sữa mà đánh giá khả năng cạnh tranh của sản phẩm sữa thì rõ ràng sản phẩm sữa nội địa hiện nay của Việt Nam rất cao, nhất là đối với các sản phẩm sản xuất từ doanh nghiệp Nhà nước. Vậy điều đó có thể hiện đúng bản chất của sức cạnh tranh của ngành sản phẩm sữa Việt Nạm hay không. Để làm được thế, chúng ta phải sử dụng các tiêu chí phản ánh khả năng cạnh tranh của nhóm sản phẩm này để đánh giá, đó là tiêu chí về giá và chất lượng. Từ đó mới có kết luận chính xác là ngành sản phẩm sữa Việt Nam thực sự có khả năng cạnh tranh thuần thuý và lâu dài hay không, hay là nó chỉ cạnh tranh được nhờ sự thuận lợi không bền vững từ các yếu tố ngoài ngành khác, đặc biệt là sự bảo hộ từ phía Chính phủ. 1.Khả năng cạnh tranh về giá của sản phẩm sữaViệt Nam: Nhìn chung, trên thị trường sữa hiện nay, giá sản phẩm sữa sản xuất trong nước luôn rẻ hơn giá sữa sản phẩm nhập khẩu cùng loại từ 50 - 60%. Ta chia sản phẩm sữa ra làm ba nhóm sản phẩm gồm: sản phẩm sữa bột, sản phẩm sữa đặc có đường và sản phẩm sữa tươi để phân tích giá. Sản phẩm sữa bột, bột dinh dưỡng: Đối thủ cạnh tranh của chúng ta gồm có Pháp, Hà Lan, Bỉ, Nhật Bản, Mỹ. Các sản phẩm nhập khẩu này được bán trên thị trường với giá cao hơn giá sản phẩm cùng loại sản xuất trong nước từ 50-100% tập trung tiêu thụ chủ yếu ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng,… Sản phẩm sữa đặc có đường: Đối với sản phẩm sữa đặc có đường nhập ngoại đã giảm nhiều trong những năn gần đây vì khó cạnh tranh được với sản phẩm của Vinamilk và Dutch Lady. Do giá sản phẩm này trong nước luôn thấp hơn nhập khẩu 30%. Hiện nay sản phẩm này gần như không nhập khẩu vào được Việt Nam. Sản phẩm sữa tươi: Đối thủ cạnh tranh mặt hàng nay gồm có Pháp và New Zealand, hiện nay giá một lít sữa tươi của sản phẩm nội địa khi bán cho người tiêu dùng vào khoảng 11.000đ/lít, giá bán của hàng nhập khẩu vào khoảng 17.000đ/lít Nếu xét về giá như trên thì sản phẩm sữa trong nước có khả năng cạnh tranh về giá. Nhưng thực ra, trong cơ cấu giá trên có đến 30% là thuế Chính phủ đánh vào sản phẩm nhập khẩu. Như vậy, nếu tính ra giá sản phẩm sữa bột, bột dinh dưỡng nhập khẩu sẽ cao hơn từ 20-60%, giá sản phẩm sữa tươi nhập khẩu sẽ cao hơn khoảng 1.000 đ/lít, sản phẩm của chúng ta vẫn có thể có cạnh tranh về giá ngay cả khi bỏ qua việc bảo hộ của Chính phủ, nhưng sức cạnh tranh về giá là rất thấp, bấp bênh và không ổn định nhất là khi giá nguyên liệu đầu vào nhập khẩu đang có xu hướng tăng như hiện nay. Liệu trong mối tương quan với chất lượng chúng ta có thể cạnh tranh được hay không. 2.Khả năng cạnh tranh về chất lượng của sản phẩm sữaViệt Nam: Mặc dù với công nghệ sản xuất tương đối hiện đại đủ khả năng để chế biến các sản phẩm sữa đảm bảo chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế. Sản phẩm của Công ty Sữa Việt Nam được các cơ qua chuyên trách về chuyên trách trong và ngoài nước xác nhận về chất lượng (Vinacontrol, Viện Kiểm tra Đo lường chất lượng của áo ). Tuy nhiên xét về tổng thể, Việt Nam vẫn chưa xây dựng được bộ tiêu chuẩn hoàn chỉnh cho các sản phẩm sữa từ sữa nguyên liệu nhập khẩu đến sữa thành phẩm. Tức là, chất lượng sản phẩm nội địa được thả nổi, không được đảm bảo bởi bất kỳ một tổ chức có uy tín nào, mà phụ thuộc vào cách làm của từng công ty. Hơn nữa sản phẩm sữa trong nước chủ yếu đươc sản xuất từ sữa bột nhập khẩu, mà để sản phẩm chế biến từ nguồn sữa bột nhập đạt được chất lượng như sản phẩm tạo ra từ nguồn sữa tươi tại chỗ thì trong quá trình chế biến phải bổ xung thêm vi lượng vi lượng các khoáng chất, vitamin, béo… Trong khi chúng ta so sánh với các đại gia sản xuất sữa trên thế giới, chất lượng sản phẩm luôn được đảm bảo bởi các hiệp hội có uy tín trên thế giới. Từ trước đến nay đã luôn được người tiêu dùng tin cậy, ngay cả người tiêu dùng trong nước, đối với các sản phẩm nhập ngoại này giá rất cao ngay cả khi bị chịu thuế vẫn có người tiêu dùng, nếu không bị hạn chế bởi thuế và hạn ngạch của Chính phủ thì sản phẩm sữa trong nước có khả năng sẽ bị đè bẹp ngay trên thị trường nội địa. Kết luận nhỏ: Từ phân tích trên ta đánh giá tổng quát về sức cạnh tranh chung của toàn ngành như sau: chúng ta có khả năng cạnh tranh về giá nhưng là rất thấp và không ổn định do không chủ động được nguồn nguyên liệu đầu vào, còn khả năng cạnh tranh về chất lượng thì chúng ta không có. Tức là nhìn chung khả năng cạnh tranh của sản phẩm sữa Việt Nam so với hàng nhập khẩu là rất thấp. Do vậy chúng đi sâu vào phân tích khả năng cạnh tranh của từng nhóm ngành nhỏ để có những nhận định chi tiết và chính xác hơn. Nếu không có khả năng cạnh tranh chung để phát triển toàn ngành chúng ta có thể đi vào định hướng đầu tư phát triển vào những nhóm sản phẩm có năng lực cạnh tranh. *Phân tích khả năng cạnh tranh theo từng nhóm sản phẩm trong ngành sản phẩm sữa: Kết hợp cả việc phân tích về giá và chất lượng teo nhóm sản phẩm, chúng ta có xét những nhóm sản phẩm chủ yếu sau: 1.Sữa tươi thanh trùng: sản phẩm này chế biến từ sữa bò tươi được gia nhiệt thanh trùng ở nhiệt độ 70 0C, sau đó đóng gói bằng bao BBIST và đưa ra thị trường. Đặc điểm của sản phẩm là luôn phải bảo quản lạnh. Loại sản phẩm này hiện nay trên thị trường chỉ có các công ty trong nước, gần nguồn nguyên liệu tại chỗ cung cấp. Như đã nói ở trên sản phẩm từ sữa bò tươi giá trị dinh dưỡng cao, chỉ thanh trùng ở nhiệt độ 70 0C nên rất chóng hỏng, hạn sử dụng ngắn, phương pháp chế biến đơn giản nhưng bảo quản không thuận tiện. Tương tự như điều kiện sản xuất, thị trường tiêu thụ sản phẩm này cũng phải gần thị trường thì mới không làm tăng giá do chi phí bảo quản. Do vậy, không có mặt hàng này nhập khẩu. Giá sản phẩm này trên thị trường được bán với giá khoảng 9.500 đồng/lít (gồm cả chi phí bán hàng ) và chưa kể thuế giá trị giá tăng. Nếu lấy giá nguyên liệu sữa hiện nay trong nước là 3.550 đồng/lít thì giá thành 1 lít sữa tươi đã qua chế biến là 8.176 đồng/lít. Tức là so với giá bán ở trên thì các cơ sở chế biến gần như chưa có lãi ở loại sản phẩm này. 2.Sữa tươi tiệt trùng (UHT) và Sữa chua: Hai loại sản phẩm này về cơ bản có thể biểu diễn lưu trình công nghệ sản xuất như sau: Hình 1: Lưu trình công nghệ sản xuất sữa tươi tiệt trùng và sữa chua dạng uống. (Nguồn: Theo quy hoạch phát triểnngành công nghiệp sữa Việt Nam). Trao đổi nhiệt Hoà trộn Hoà trộn Làm lạnh Thùng chứa Thanh trùng Đồng hoá Tiệt trùng UHT Lưu 3 giây Làm nguội Rót & đóng gói Rót & đóng gói Kho chứa Lên men sữa chua Nước Bột sữa Sữa tiệt trùng ò Sữa chua dạng uống Sữa tươi tiệt trùng (UHT) Sản phẩm được chế biến từ sữa bò tươi, gia nhiệt tiệt trùng ở nhiệt độ cao 150 0C trong thời gian từ 1-2 giây sau đó đóng bằng bao BBIST. Đặc điểm của sản phẩm có thời hạn sử dụng lâu (có thể được 12 tháng) trong điều kiện nhiệt độ bình thường, thuận tiện khi vận chuyển phân phối và sử dụng nên các nước Châu á trong đó có Việt Nam rất ưa chuộng loại sản phẩm này. Sản phẩm sữa tươi tiệt trùng nếu được sản xuất từ nguồn nguyên liệu sữa tươi tại chỗ thì bỏ qua công đoạn hoà trộn Sữa chua: sản phẩm được chế biến sữa bò (sữa bột hoặc sữa tươi) + dầu bơ + đường được đồng hoá - thanh trùng - làm nguội - cấy men- ủ - làm lạnh - đóng hộp PE. Sản phẩm được bảo quản ở nhiệt độ –5 0C. Đặc điểm của sản phẩm có nhiều chất bổ dưỡng, kích thích tiêu hoá, thích hợp cho mọi tầng lớp người tiêu dùng tại mọi thị trường. Hai loại sản phẩm này hiện nay là sản phẩm chủ lực của công ty Vinamilk, Dutch Lady, hiện được tiêu thụ rộng rãi và rất được người tiêu dùng ưa chuộng. Canh tranh với các doanh nghiệp trong nước ở nhóm sản phẩm này có sản phẩm sữa tươi tiệt trùng của Pháp và New Zealand. Các sản phẩm này có hương vị thơm ngon hơn sản phẩm của chúng ta, do được sản xuất từ sữa chưa tác bơ tại bản địa, cũng vì vậy nên có thành phần dinh dưỡng tương đối đầy đủ tương tự như sữa tươi nguyên chất. Giá của các sản phẩm nhập khẩu này luôn có giá cao hơn sản phẩm trong nước 50%. Nên các sản phẩm cùng loại của chúng ta cạnh tranh được chủ yếu về giá. Song sản phẩm nhập khẩu có mức giá cao như vậy phần lớn là do thuế, thuế này đánh 30% vào sản phẩm sữa nhập khẩu. Nói chung hiện nay, sản phẩm nhập khẩu hơn hẳn chúng ta nếu xét về chất lượng sản phẩm, chúng hiện chỉ có khả năng cạnh tranh về giá mà một phần lớn là dựa vào sự bảo hộ của Chính phủ. Nếu sản trong nước chế biến từ nguồn sữa bột nhập đạt được chất lượng như sữa nhập khẩu thì trong quá trình chế biến phải bổ xung thêm vi lượng các chất khoáng, vitamin, béo…Điều đó sẽ làm giảm đáng kể lợi nhuận cho nhà sản xuất. Nếu Nhà nước ban hành Tiêu chuẩn chất lượng thống nhất cho sản phẩm sữa thì quá trình bổ xung thêm vi lượng các chất khoáng, vitamin, béo trong chế biến từ nguyên liệu sữa bột mới được coi trọng, điều này sẽ làm tăng chi phí sản xuất dẫn đến làm tăng giá sản phẩm trong nước. Khi đó, sản phẩm của chúng ta chất lượng cao hơn sẽ không còn khả năng cạnh tranh về giá nữa. Trong tình trạng chất lượng như hiện giờ khi không có thuế can thiệp, sản phẩm nhập ngoại chỉ cao hơn của chúng ta gần 10%. Tức là nếu tính theo giá bán 1 lít sản xuất trong nước là 11.000 đồng/lít thì sản phẩm nhập khẩu là 12.000 đồng/lít, với tương quan chất lượng như vậy liệu sản phẩm sản xuất trong nước có còn chỗ đứng ngay trên thị trường nội địa hay không. Xét trong cơ cấu giá thành của sản phẩm này, chi phí trong nước chỉ chiếm có 24%, trong khi đó chi phí ngoại tệ chiếm đến 76%, thế nhưng một điều thật ngạc nhiên là không phải phần lớn chi phí ngoại tệ dùng để nhập khẩu nguyên liệu sữa bột gầy mà là chi phí bao bì, chi phí này chiếm 62,5% trên tổng chi phí, tức là nguyên liệu sữa nhập khẩu chỉ chiếm 13,5%. Vậy chúng ta phân tích xem nhóm sản phẩm này của chúng ta có khả năng giảm giá hay tăng chất lượng hay không. Nếu muốn giảm giá, thì giải pháp tốt nhất là phải có hướng giảm chi phí bao bì xuống, tức là chuyển hướng tìm nhà cung cấp bao bì trong nước. Đây là phương hướng khả quan, hiện đã có nhiều công ty tham gia vào lĩnh vực sản xuất này. Nếu muốn nâng cao chất lượng, chúng ta có hai cách: sử dụng nguyên liệu sữa tươi trong nước hoặc sử dụng nguyên liệu sữa bột ngoại nhập. Sữa nhập khẩu chúng ta sử dụng giao động trong khoảng 0,15-0,21 USD/kg, trong khi giá thu mua của nông dân về đến nhà máy 1kg sữa với giá 3.550 đồng tương đương 0,23 USD. Nếu sử dụng nguyên liệu sữa tươi tại chỗ trong nước, sản phẩm sẽ có chất lượng cao nhưng sẽ làm tăng chi phí sản phẩm lên khoảng 0,02-0,08 USD, tức là giá mỗi lít sữa nội địa tăng thêm khoảng 400-1.200 đồng/lít sữa trên thị trường. Tương đối bằng giá sản phẩm nhập ngoại khi không có tác động của thuế.Còn nếu sử dụng nguyên liệu nhập khẩu thì phải bổ xung thêm một số chất dinh dưỡng, điều này làm giá thành sản phẩm cao hơn cả việc sử dụng nguyên liệu trong nước nhưng lại chiếm phần lớn vì hiện nay nguyên liệu trong nước mới chỉ đáp ứng được 13% tổng nhu cầu nguyên liệu sử dụng trong ngành. Giải pháp trên là cần thiết trong điều kiện sắp tới khi Nhà nước đã có các Tiêu chuẩn kiểm định chất lượng không buông lỏng như hiện nay. Như vậỵ, nếu kết hợp cả hai phương pháp trên hoặc sản phẩm sản xuất bằng nguồn nguyên liệu trong nước được giảm bớt thuế và thì có thể cạnh tranh được về giá so với sản phẩm nước ngoài mà chất lượng vẫn đảm bảo. Vậy chúng ta có khả năng phát triển nguồn nguyên liệu hay tự túc được về bao bì sản phẩm hay không, nếu có thì mới có thể tiếp tục phát triển nhóm sản phẩm này. 3.Sữa đặc có đường: Sản phẩm chế biến từ sữa bột (hoặc sữa bò tươi), trộn với bơ (hoặc dầu thực vật) cùng với đường kính và nước được đồng hoá-thanh trùng-cô đặc làm nguội-đóng trong hộp thiếc. Sản phẩm sữa đặc có đường thuận tiện cho người tiêu dùng ở nông thôn và vùng xa. Riêng loại sản phẩm này cúng ta lại rất có khả năng cạnh tranh về giá, vì nhu cầu nhóm sản phẩm này co dãn với giá rất lớn. Do chịu nhiều chí phí vận chuyển và bảo quản, lợi nhuận đem lại sản phẩm này lại không cao nên các sản phẩm nhập khẩu hiện nay không có mặt trên thị trường. 4.Sữa bột: Sản phẩm được chế biến từ sữa bột + dầu bơ + dầu thực vật + Maltodestrin + Lactore được đồng hoá - thanh trùng - cô đặc - sấy phun - tạo hạt, trộn thêm đường kính và các vitamin - đóng trong hộp thiếc. Sản phẩm sữa bột thích hợp với các đối tượng như trẻ em, người già, được tiêu thụ nhiều ở thành thị và xuất khẩu. Đối thủ cạnh tranh với chúng ta bao gồm các nước bao gồm: Pháp, Hà Lan, Bỉ, Đan Mạch, New Zealand, Nhật Bản, Mỹ. Trong cơ cấu giá thành sản phẩm này chi phí nội địa chỉ chiếm 32% trên tổng chi phí còn 68% là chi phí nguyên liệu vật tư nhập khẩu. Trong đó khoảng 42% giá thành là chi phí nhập sữa bột gầy, tức là bao gói và các chất bổ sung chỉ chiếm 26%. Phần chi phí nguyên liệu chiếm quá lớn trong cơ cấu chi phí sản phẩm này nên việc chúng ta cạnh tranh là rất khó. Vì sản phẩm này phục vụ cho nhóm khách hàng tương đối khó tính, đòi hỏi nhiều về thành phần dinh dưỡng. Các sản phẩm nhập khẩu luôn có thế mạnh hơn trong việc cạnh tranh nhóm sản phẩm này. Ngoài công nghệ sản xuất hiện đại mà chúng ta không thể theo kịp, phải nói rằng các sản phẩm nhập khẩu này đều được các tổ chức có uy tín trên thế giới đánh giá cao và công nhận về chất lượng. Mặc dù giá sản phẩm nhập khẩu này cao hơn rất nhiều so với giá sản phẩm tương tự trong nước nhưng vẫn được người mua sử dụng. Nếu không bị hạn chế bởi thuế và hạn ngạch thì sản phẩm này sẽ áp đảo các sản phẩm nội địa, nhất là những doanh nghiệp không có tên tuổi trên thị trường quốc tế Bên cạnh đó cũng phải nói rằng, khả năng cạnh tranh cao 5.Bột dinh dưỡng: Sản phẩm chế biến từ bột sữa + sữa đậu nành + dầu thực vật + bột ngũ cốc + đường kính + các loại vitamin sau đó trộn đều và thực hiên đồng hoá - thanh trùng - sấy phun - tạo hạt - làm nguội - đóng hộp. Sản phẩm ăn liền, tiện lợi cho việc nuôi dưỡng trẻ em. Sản phẩm bộ ngũ cốc dinh dưỡng này mặc dù mới được sản xuất nhưng lại tỏ ra có hiệu quả cao, đặc biệt là sản phẩm của Nestle, Vinamilk, giá cả hợp lý một phần là do bao bì sản phẩm đã được nội địa hoá (vì dễ sản xuất hơn các loại bao bì cho sản phẩm sữa nước, hơn nữa bao bì cho sản phẩm xuất khẩu thường phải dùng hộp thiếc, bảo quản qua nhiều lớp bao gói, trong khi sản phẩm này trong nước đang được tiến hành sử dụng hộp bìa sản xuất trong nước kết hợp với lớp bao gói bằng giấy thiếc kinh tế hơn nhiều ). Về chất lượng, do thành phần dinh dưỡng trong loại sản phẩm này tương đối thuận lợi vì có khả năng nội địa hoá cao nên thành phần dinh dưỡng của sản phẩm nhập khẩu cũng chỉ tương tự như sản phẩm trong nước, lại thêm các loại chi phí bảo quản, vận chuyển, bao gói làm giá sản phẩm nhập khẩu càng tăng cao. Tức là, đối với loại sản phẩm này sản phẩm nội địa có khả năng cạnh tranh cao về giá. iii/Các nhân tố chủ yếu tác động tới khả năng cạnh tranh của sản phẩm sữa Việt Nam: 1.Nguồn nguyên liệu: Nguyên liệu chính dùng cho công nghiệp chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa là sữa bò, ngoài ra còn cần các phụ liệu khác như bao gói sản phẩm, đường RE, mứt quả… Trong đó sữa bò là loại nguyên liệu chủ yếu nhất của ngành sữa Việt Nam. Nguồn nguyên liệu sữa hiện nay của ngành gồm nguồn nguyên liệu nhập khẩu và nguồn nguyên liệu có được từ đàn bò sữa chăn nuôi trong nước. 1.1.Nguồn nguyên liệu nhập khẩu: Hiện nay nguồn nguyên liệu sản xuất trong nước chỉ đạt khoảng 13% trong tổng nhu cầu về nguyên liệu của ngành. Nhu cầu nguyên liệu nhập khẩu sử dụng dưới dạng chính là bột sữa gầy. Nếu tính cả nhu cầu về các dạng sữa khác như sữa bột các loại, sữa đặc có đường, sữa tươi tiệt trùng, pho mát, bơ, kem,…thì nhu cầu trong nước được đáp ứng bởi 90% là sản phẩm nhập khẩu. Do vậy mà hàng năm, chúng ta phải mất một nguồn ngoại tệ lớn để nhập khẩu sữa. Bảng 5:Tổng giá trị nhập khẩu các loại sữa qua cảng TP. Hồ Chí Minh Đơn vị: USD Năm Giá trị nhập khẩu 1996 58.480.656 1997 51.241.495 1998 86.374.797 1999 86.400.000 2000 100.000.000 (Nguồn: Thống kê tổng giá trị nhập khẩu các loại sữa qua cảng TP. Hồ Chí Minh ). Trong tổng giá trị các loại sữa nhập khẩu trên, thành phần sữa tiêu dùng như sữa bột tiêu dùng, sữa đặc có đường, sữa tiệt trùng, phomát, bơ, kem,…chỉ chiếm 2%-3% thị trường tiêu dùng. Tức là phần lớn ngoại tệ dùng để mua nguyên liệu cho sản xuất trong nước, còn phần dành cho mua sữa tiêu dùng trực tiếp là rất ít. Phần nguyên liệu này được nhập khẩu từ nhiều nguồn sữa bột trên thế giới như Pháp, Hà Lan, Đan Mạch, New Zealand, Ôxtrâylia,…phần lớn nhập qua cảng thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài sữa bột nguyên liệu, nhiều loại phụ liệu và vật tư cho sản xuất vẫn phải nhập do thị trường trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu của ngành sữa: dầu bơ, các loại bao bì… 1.2.Nguồn nguyên liệu trong nước: Nguồn nguyên liệu trong nước hiện nay có thể tự túc được 13% dưới dạng sữa tươi được các nông hộ cung cấp cho nhà máy sản xuất. Có thể theo dõi sự tăng trưởng sản lượng sữa bò trong nước như sau: Bảng 6:Sản lượng sữa bò giai đoạn 1995-2000 Đơn vị: Tấn Năm 1995 1996 1997 1998 1999 2000 Tốc độ tăng trưởng 1996-2000 (%) Sản lượng sữa tươi 24.600 27.800 31.200 32.800 42.302 52.172 16,2 Sản lượng sữa thu mua của Vinamilk 16.700 21.700 27.509 30.000 39.000 50.848 24,9 Tỷ lệ thu mua của Vinamilk 67,89 78,06 88.17 91,46 92,19 97,46 (Nguồn: Bộ công nghiệp) Giai đoạn 1995-2000 sản lượng sữa tăng luôn tăng lên: Sản lượng sữa tươi năm 1990 chỉ có 17.000 tấn đã tăng lên gần 70.000 tấn vào năm 2001. Trong hơn mười năm từ 1990 đến năm 2001 sản lượng sữa bò đã tăng lên rất cao, năm 2001 gấp hơn bốn lần so với năm 1990. như sau: Tốc độ tăng trưởng sản lượng sữa tươi bình quân thời kỳ1996-2000 là 16.2%, sản lượng sữa tăng mạnh trong ba năm 1998,1999, 2000, ba năm này sản lượng mỗi năm tăng thêm khoảng 10.000 tấn sữa tươi và chỉ tiêu này đến năm 2001 tăng lên là 20.000 tấn. Điều này cho thấy khả năng có thể tiếp tục tăng cao hơn nữa trong những năm tới. Giá thu mua sữa tươi còn chưa thống nhất, do gặp nhiều khó khăn trong việc thu mua vận chuyển sữa tươi. Việc thu mua sữa tươi được thực hiện qua ba phương thức: 1.Sữa từ các hộ chăn nuôi được bán trực tiếp cho nhà máy;2.Qua các trạm thu mua của nhà máy, sau đó sữa từ các trạm này được đưa về nhà máy để chế biến; 3.Qua các trạm thu mua của tư nhân, sữa từ các trạm này sẽ được bán lại cho các trạm thu gom của nhà máy hay bán trực tiếp cho nhà máy để chế biến. Do đặc điểm vận chuyển và hình thức thu gom như vậy mà cũng xuất hiện các loại giá thu mua sữa tươi như sau: -Tại TP. Hồ Chí Minh giá thu mua sữa tươi tại nhà máy là 3.550 đ/kg, tại các trạm trung chuyển là 3.200 đ/kg được ổn định từ năm 1995 đến nay. -ở Mộc Châu, giá thu mua tại nhà máy là 2.300 đ/kg do các hộ gia đình tự bảo quản và vận chuyển về nhà máy chế biến của trung tâm giống bò sữa Mộc Châu. tương tự, ở vùng Ba Vì các hộ nông dân bán trực tiếp cho công ty sữa Nestle với giá 2.000 đ/kg. -Vùng ngoại thành Hà Nội, sữa tươi được bán cho nhà máy chế biến sữa Phú Thụy với giá 3.100 đ/kg tại điểm thu gom, 3.300 đ/kg tại nhà máy. Còn đối với hình thức thu gom thứ ba, giá do các trạm tư nhân tự đặt ra, thường không thuận lợi cho các hộ nuôi. song đây lại là hình thức thu gom chủ yếu, sau đó sữa được đưa đến trực tiếp cho nhà máy chế biến. Xét về chất lượng sữa nguyên liệu thu mua. Do hầu hết việc thu mua sữa tươi được thực hiện qua các trạm thu mua sữa. Các trạm này hầu hết của tư nhân đứng ra tổ chức thu gom sữa tươi của các hộ trong vùng, làm lạnh bảo quản rồi vận chuyển đến bán cho các nhà máy chế biến sữa. các trạm trung chuyển này ban đầu được hình thành tự phát, sau đó được sự hỗ trợ và hướng dẫn của các nhà máy chế biến sữa. Vì vậy mà chất lượng nguyên liệu ngày càng được bảo đảm hơn. Tuy nhiên, việc thu mua vận chuyển bảo quản sữa tươi tại các vùng chăn nuôi bò sữa các tỉnh phía Bắc còn một số khó khăn cần khắc phục: giá thu mua còn thấp, hệ thống thu mua- bảo quản- vận chuyển sữa thông qua các trạm trung chuyển mới được hình thành, hoạt động chưa tốt,… đã ảnh hưởng lớn đến tâm lý của các hộ chăn nuôi bò sữa. Riêng TP. Hồ Chí Minh có hơn 20 trạm thu mua sữa tươi. Hiện có 42 bồn lạnh, mỗi bồn chứa được 2,4 tấn sữa tươi, đảm bảo mỗi ngày làm lạnh khoảng 100 tấn sữa tươi. Do các trạm trung chuyển này mà các hộ nuôi bò sữa dù quy mô nhỏ cũng bán được sữa cho nhà máy chế biến. Nguồn nguyên liệu này được cung cấp bởi đàn bò nuôi trong nước, sản lượng sữa có thể tăng được như vậy là do quy mô đàn bò được mở rộng và chất lượng tăng. Hiện nay, số lượng đàn bò sữa Việt Nam diễn biến như sau: Bảng 7: Số lượng bò sữa giai đoạn 1996-2002 Chỉ tiêu 1994 1995 1999 2000 2001 2002 Số lượng đàn bò (con) 16.500 18.700 29.500 35.000 41.241 54.345 Tỷ lệ tăng so với năm trước (%) - 13,33 14,44 18,64 17,83 31.29 (Nguồn: Theo thhống kê của Viện Chăn nuôi) Theo số liệu trên, số lượng bò sữa Việt Nam là 54.345 con (theo 10/2002), số lượng đàn bò năm 2002 gấp hơn 6,7 lần so với năm 1986 (7.975 con). Năm 2001 tổng đàn bò cả nước là 41.241 con. Nếu so với năm 2001 thì sau 1 năm tốc độ tăng đàn bò sữa là 31.29%. Chỉ tính riêng giai đoạn 1996-2000 tốc độ tăng trưởng đàn bò sữa đạt 11.7%/năm. Trong khi đó tốc độ tăng của sản lượng sữa tươi giai đoạn này là 16,2%, tức là tốc độ tăng sản lượng (năng suất) sữa cao hơn tốc độ tăng của đàn bò, hay nói cách khác chất lượng bò sữa nuôi đã tăng. Ta có thể thấy điều đó rõ hơn trên số liệu sau: Bảng 8: Năng suất sữa bình quân thời kỳ 1994 - 2002 Đơn vị: kg Chỉ tiêu 1994 1995 1999 2000 2001 2002 Năng suất sữa b/quân ở bò lai HF/chu kỳ (kg) 2.300 2.500 3.150 3.300 3.350 3.400 Năng suất sữa b/quân ở bò HF/chu kỳ (kg) 3.300 3.400 3.800 4.000 4.200 4.500 (Nguồn: Theo Thống kê của Viện Chăn nuôi) Bảng trên cho thấy ở cả hai giống bò nuôi trên đều cho năng suất tăng đều theo các năm, năm 2002 năng suất tăng gần gấp rưỡi so với năm 1994. Thực trạng nguyên liệu trong nước như vậy là do: 1.Phân bố đàn bò và giống bò sữa được nuôi: theo bảng năng suất sữa bình quân thời kỳ 1994-2002, ta thấy ở cả hai giống bò nuôi trên đều cho năng suất tăng đều theo các năm, năm 2002 năng suất tăng gần gấp rưỡi so với năm 1994. Đồng thời ta cũng nhận thấy sự khác nhau về năng suất giữa hai giống bò, năng suất sữa từ bò thuần cao hơn bò lai, cao hơn khoảng 1.000 (kg)/chu kỳ/một con. Bò sữa Hà Lan thuần chủng được nhập nội từ năm 1970. giống này chủ yếu thích nghi với các vùng có khí hậu mát mẻ. Hiện nay, những con bò giống gốc được chăn nuôi sinh sản ở Lâm Đồng và Mộc Châu. Năng suất đàn giống này đã giảm sút nghiêm trọng, chủ yếu do không đảm bảo tốt chế độ dinh dưỡng. Bò sữa lai nuôi trong dân hiện nay có ít hơn so với bò sữâ thuần do có năng suất sữâ còn ít, tuy nhiên đây là các bò lai F1, F2 giữa bò Hà Lan và bò lai Sind (3/4 máu ngoại trở lên). Giống bò lai này có tính thích nghi cao nên đang được nuôi rộng rãi trong các hộ chăn nuôi lấy sữâ ở các thành phố và ven đô. Việt Nam là một đất nước cận nhiệt đới gió mùa, khí hậu nóng ẩm, đây không phải là một điều kiện thuận lợi cho việc phát triển ngành sản phẩm sữa. Đặc biệt là nó ảnh hưởng rất lớn đến nguồn nguyên liệu cho ngành. Các giống bò cao sản chủ yếu là giống bò ôn đới, được nuôi trong điều kiện mát mẻ thoáng mát, có bãi chăn thả rộng. Do vậy, dù đã có nhiều cố gắng trong công tác nghiên cứu, lai tạo nhưng sản lượng cao nhất chỉ đạt 4.500 (kg)/chu kỳ/con vào năm 2002. Hơn nữa, tâm lý chung của các hộ mới chăn nuôi bò sữa là muốn nuôi ngay bò khai thác sữa để thu hồi vốn nhanh. Vì thế, nếu để các hộ chăn nuôi hoàn toàn tự phát trong quá trình lựa chọn và loại thải sẽ dẫn đến sự mất cân đối về tỷ lệ giữa các nhóm, ảnh hưởng đến quá trình tái sản xuất đàn. Mặt khác, các hộ không muốn nuôi con giống có năng suất thấp như bò lai Sind nên đã dẫn đến nhóm lai Sind giảm mạnh trong đàn. Điều này minh chứng hiện tượng không có nái nền để tạo ra con lai thế hệ F1 và hiện tượng tỷ lệ máu ngoại cao trong các con lai là điều khó tránh khỏi. Đó cũng chính là điều khó khăn trong việc phát triển chăn nuôi bò sữa ở các hộ gia đình hiện nay. Chăn nuôi bò sữa hiện nay được phân bố chủ yếu ở các vùng: vùng Mộc Châu, Lâm Đồng nuôi bò thuần và bò lai với bò Hà Lan gốc ôn đới; vùng Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh khác nuôi các giống bò lai và bò nhiệt đới. Đặc biệt là các bò lai nhiệt đới mặc dù cho năng suất có thấp hơn một chút so với các giống bò khác đang được nuôi tại Việt Nam, thế nhưng lại có khả năng thích nghi cao, năng suất tương đối ổn định, rất phù hợp khi được nuôi tại TP.Hồ Chí Minh và các vùng phụ cận. Phân bố bò sữa trong hai năm 2001 và 2002 như sau: Bảng 9: Phân bố bò sữa hai năm 2001 và 2002 Đơn vị 10/2001 11/2002 Tỷ lệ tăng so với 2001 (%) Số lượng % Số lượng % Cả nước 41.241 100,00 54.345 100,00 31,29 Trong đó Miền Bắc 6.170 14,96 11.066 20,36 76,11 Miền Trung 132 0,32 934 1,72 707,58 Tây Nguyên 804 1,95 1.224 2,25 52,24 Miền Nam 34.135 82,77 41.121 75,67 20,77 (Nguồn: Cục Khuyến nông- khuyến lâm) Thực tế sản xuất sữa của nước ta tập trung chủ yếu ở 5 vùng sau: 1. Vùng Mộc Châu. 2. Hà Nội và các tỉnh phụ cận, bao gồm: Hà Nội, Hải Phòng, Hà Tây, Hải Hưng, Quảng Ninh và Thái Bình. 3. Lâm Đồng: gồm Nông trường Lâm Đồng, huyện Đức Trọng, Di Linh, Bảo Lộc. 4. Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phụ cận, bao gồm: Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Sông Bé, Cần Thơ, Vũng Tàu. 5. Duyên hải miền Trung gồm Quảng Nam - Đà Nẵng và Nha Trang. Trong đó khu vực thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phụ cận có điều kiện về tự nhiên nhất là khí hậu thuận lợi hơn Hà Nội và các vùng khác, vì giống bò nuôi lấy sữa ở nước ta hiện nay chủ yếu là bò đã lai, thì mới thích nghi được với khí hậu Việt Nam, giống bò lai Sind này lại rất thích hợp khi được đem nuôi tại TP.Hồ Chí Minh. Do vậy tỷ lệ sữa tươi thu hoạch ở đây trên tổng số của cả nước luôn chiếm trên 70%, và các cơ sở sản xuất lớn cũng tập trung nhiều hơn ở khu vực Miền Nam. Trên 93% đàn bò sữa được nuôi trong hộ gia đình, quy mô từ 3 đến 10 con. Có một số hộ nuôi trên 30 con. khu vực quốc doanh đã thực hiện hình thức khoán về cho các hộ thông qua hợp đồng kinh tế - kỹ thuật, nông trường chỉ đảm nhận dịch vụ kỹ thuật, thú y và thu mua toàn bộ sản phẩm sữa rươi để chế biến (Nông trường Mộc Châu - Sơn La, nông trường Đức Trọng - Lâm Đồng). Tại Củ Chi (TP.Hồ Chí Minh) và Đức Hoà (Long An) đã hình thành một số Hợp tác xã (HTX) dịch vụ chăn nuôi bò sữa . Các HTX này có từ 50 đến 100 hộ xã viên chăn nuôi bò sữa, bình quân mỗi hộ nuôi mười con. HTX hỗ trợ người chăn nuôi về các lĩnh vực: Tiêu thụ sản phẩm, bảo lãnh vay vốn, hợp đồng các nơi có đất để trồng coe , tổ chức sản xuất thức ăn, làm đầu mối chuyển giao khoa học kỹ thuật… Đến nay đã có 6 HTX chăn nuôi bò sữa ở Long An, TP.Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương. 2.Nguồn thức ăn cho bò sữa: Theo thống kê có khoảng 10 loại thức ăn hiện nay đang được sử dụng để chăn nuôi bò sữa (được biều diễn trong trang sau). Từ bảng đó ta thấy nguồn thức ăn hiện nay chúng ta dùng để nuôi bò sữa là rất nghèo dinh dưỡng, thô sơ, chủ yếu là do các hộ nông dân tận dụng phế liệu từ các ngành sản xuất khác như ngọn mía, bã bia, bã đậu phụ, bã khoai sắn, vỏ khóm… các thành phần này lại chiếm một lượng lớn phần thức ăn được cung cấp cho bò nuôi, tỷ lệ chiếm cao nhất trong đó là cỏ xanh. Trong khi theo kinh nghiệm chăn nuôi bò sữa cho thấy phần thức ăn tinh rất quan trọng đối với sản lượng cũng như chất lượng sữa. Theo số liệu trên, lượng thức ăn cho bò sữa trong giai đoạn vắt sữa là chưa hợp lý. Để phân tích được thuận lợi ta có thể chia nguồn thức ăn cho bò sữa gồn hai loại cơ bản là thức ăn thô xanh và thức ăn tinh. Thức ăn thô xanh: Được cung cấp từ 2 nguồn chính là cỏ trồng và cỏ tự nhiên. Đối với ngành chăn nuôi bò sữa hiện nay ở Việt Nam, việc cung nguồn thức ăn cho bò gặp nhiều khó khăn. Bò được nuôi chủ yếu dưới hình thức hộ gia đình, nên bò được chăn thả rất manh mún quy mô nhỏ. Trong điều kiện hiện nay, Bảng 10: Các loại thức ăn cho bò sữa ăn hàng ngày Đơn vị: Kg TT Loại bò Bò đang vắt sữa Bò cạn sữa Bò tơ, lõn Loại thức ăn Mùa mưa Mùa khô Mùa mưa Mùa khô Mùa mưa Mùa khô 1 Cỏ xanh 34,8 19,8 25,7 15,3 20,0 13,0 2 Rơm khô 4,0 5,8 6,9 7,4 6,1 6,5 3 Ngọn mía 14,3 9,0 11, 10,0 6,7 9,0 4 Cám tổng hợp 4,0 4,0 1,5 1,5 1,2 1,3 5 Bã bia 16,8 15,0 7,5 6,7 6,3 5,3 6 Bã đậu phụ 7,3 8,0 3,5 5,0 3,1 2,7 7 Bã khoai, sắn 9,3 6,5 2,9 4,4 6,3 4,9 8 Vỏ khóm 16,7 20,0 14,0 23,4 5,9 18,2 9 Rễ mật 0,9 0,9 0,3 0,8 0,3 0,6 10 Muối ăn 0,3 0,2 0,1 0,1 0,1 0,1 (Nguồn: Thức ăn cho các loại bò từ kết quả điều tra cơ bản tháng 5/1993 – Viện Khoa học nông nghiệp Miền Nam thống kê). việc đầu tư trồng những đồng cỏ rộng càng gặp là không kinh tế, chỉ có gần 10% số hộ chăn nuôi trồng cỏ. Do vậy, diện tích trồng cỏ chỉ từ vài trăm đến 1.000 m2. Phổ biến là trồng cỏ voi, cỏ xả, năng suất 150-200 tấn/ha; cỏ Ghinê năng suất 80-100 tấn/ha. Tổng diện tích đất đai dành cho đồng cỏ theo số liệu của Tổng cục Thống kê năm 1990 là 328.8 ngàn ha, (trong đó cỏ trồng có 2500 ha) chủ yếu được phân bố ở trung du và miền núi phía Bắc (190.6 ngàn ha). Nhiều diện tích đồng cỏ đến nay đã được chuyển sang trồng các loại cây khác. Tổng lượng thức ăn thô xanh (quy vật chất thô) cung cấp cho bò sữa năm 1995 ước đạt 35.2 ngàn tấn. Do mùa khô kéo dài nên ở TP. Hồ Chí Minh và các vùng phụ cận các hộ chăn nuôi bò phải mua thêm cỏ tự nhiên là những loại có hoà thảo như cỏ chỉ ta, cỏ mật cỏ lồng vực cạn, cỏ gấu, để giải quyết nguồn thức ăn thiếu hụt. Nếu trồng cỏ, giá thành từ 150-200 đồng/kg, còn mua cỏ tự nhiên với giá thành 200-300 đồng/kg. Hầu hết các hộ chăn nuôi phải cho bò sữa ăn rơm, ngọn mía, bã đậu phụ, khoai sắn, dây đậu phộng,…thay thế một phần từ thức ăn tươi xanh bị thiếu, mặc dù có thuận lợi cho các hộ chăn nuôi trong việc tận dụng những sản phẩm thừa sau thu hoạch vụ mùa. Nhưng cũng do vậy mà vậy mà năng suất sữa bị ảnh hưởng rất nhiều. Thức ăn tinh: hiện nay được các hộ chăn nuôi bò sử dụng chủ yếu là cám tổng hợp đóng bao riêng cho bò sữa, số ít hộ dùng cám gạo và ngô nấu chín. Theo những nghiên cứu gần đây của các kỹ sư nông nghiệp, thì sản lượng và chất lượng sữa phụ thuộc rất nhiều vào khẩu phần thức ăn tinh. Ngay cả khi đã giảm đáng kể phần thức ăn thô, chỉ giữ mức thức ăn tinh ổn định và hợp lý, bò vẫn cho năng xuất cao và chất lượng tốt. Đây là một trong những thuận lợi rất lớn cho ngành chăn nuôi bò sữa Việt Nam theo mô hình hộ gia đình, không có điều kiện trồng cỏ nuôi bò. Chính vì vậy mà mặc dù mùa khô kéo dài nên ở TP. Hồ Chí Minh và các vùng phụ cận các hộ chăn nuôi bò có trồng cỏ hoặc không trồng cỏ đều có năng suất ổn định. Tuy nhiên, khó khăn ở đây là thức ăn tinh và thức ăn bổ sung sản xuất trong nước chủ yếu do các doanh nghiệp có vốn nước ngoài cung ứng với giá bán quá cao, giá từ 2.100đ - 2.300đ/kg, làm cho người chăn nuôi thua thiệt. Sản xuất thức ăn tinh của các doanh nghiệp trong nước cũng còn quá nhỏ bé và chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển ngành chăn nuôi nói chung và bò sữa nói riêng. Những năm gần đây, chế biến thức ăn chăn nuôi lãi lớn và phát triển mạnh nhất ở các cơ sở có vốn nước ngoài. Nhà nước đã cấp giấy phép cho các doanh nghiệp có vốn nước ngoài trên 2 triệu tấn công suất và hàng năm đã sản xuất khoảng 1 triệu tấn. 2.Lao động: Trong những năm gần đây, giá lao động của chúng ta đã tăng lên nhiều nhưng hiện vẫn còn thấp so với các nước phát triển khác, không loại trừ cả những nước hiện đang cạnh tranh với chúng ta trên thị trường nội địa. Do vậy, mà chúng ta cũng được thuận lợi về giá lao động. Theo số liệu cơ sở, nhân lực của các đơn vị lớn trong công nghiệp chế biến sữa như sau: Bảng 11: Số lượng lao động của các đơn vị sản xuất Đơn vị: Người Vinamilk Dutch Lady Nestlé Mộc Châu Tổng số 3325 371* 509** 98 Đại học 830 154 260 98 Trung cấp 332 217 249 CN kỹ thuật 1672 LĐ phổ thông 491 *Số liệu thực hiện năm 1996, trong đó có 10 lao động nước ngoài. **Trong đó có 12 lao động nước ngoài. Số liệu về lao động có trình độ trung cấp, CN kỹ thuật, lao động phổ thông trong các công ty Dutch Lady, Nestlevà Mộc Châu chưa thống kê được. Là ngành công nghiệp chế biến thực phẩm có trang thiết bị hiện đại, đòi hỏi nghiêm ngặt về an toàn thực phẩm, nên các cơ sở chế biến rất chú trọng khâu tuyển chọn và sử dụng nhân lực kỹ thuật trong quản lý và thực hành sản xuất. Trình độ dại học trong nhân sự của Vinamilk chiếm tỉ lệ 24,96%, của Dutch Lady khoảng 40% và Nestle khoảng 50%. Tỷ lệ công nhân kỹ thuật của Vinamilk là 50,28%, trong khi đó số lao động phổ thông chỉ chiếm khoảng 14% tổng số lao động. Để có được đội ngũ lao động có chất lượng như hiện nay, nhiều năm qua Cong ty Sữa Việt Nam đã coi trọng công tác đào tạo chuyên môn. Nhiều công nhân và kỹ sư được công ty cho đi đào tạo và đào tạo lại ở nước ngoài (mỗi năm có 20 –30 kỹ sư và công nhân lành nghề được đi học tập hoặc tham quan tại các nước tiên tiến ). Một số con em của cán bộ trong công ty được đi đào tạo tại Ba Lan, Nga. Một trong những nguyên nhân thành công của Vinamilk trong phát triển sản xuất có hiệu quả là do ở đây có đội ngũ công nhân giỏi, cán bộ kỹ thuật và quản lý vững vàng trong tiếp thu công nghệ tiên tiến và làm chủ thiết bị hiện đại. 3.Công tác khoa học công nghệ: Các cơ sở sản xuất lớn của ngành sữa đều có trang thiết bị công nghệ tiên tiến trên thế giới. Như ở Công ty Sữa Việt Nam, tất cả cấc nhà máy thành viên đều được trang bị các dây chuyền sản xuất hiện đại của các công ty nổi tiếng của Eu và Mỹ (như Tetrapak, APV…)- chỉ duy nhất một dây chuyền vô lon 99 của nhà máy Dielac là thiết bị của Việt Nam mới được đưa vào sử dụng trong năm 2002. Hầu như tất cả các thiết bị của Vinamilk đều mới được sử dụng, một số được trang bị từ năm 1989, số còn lại được trang bị từ năm 1996 trở lại đây và thuộc thế hệ thiết bị mới của thế giới (ngoại trừ lò hơi 3,4 tấn/h của nhà máy Dielac đã sử dụng từ năm 1973). Các công ty liên doanh cũng được đầu tư trang thiết bị hiện đại để sản xuất. Như vậy, ngành chế biến sữa Việt Nam là một trong số ít ngành công nghiệp ở nước ta có trang thiết bị và công nghệ đạt trình độ tiên tiến trên thế giới. iv/các nhân tố từ môi trường cạnh tranh trong nước với doanh nghiệp chủ chốt: 1.Khái quát các công ty tham gia vào thị trường: Tính đến năm 2002 có các đơn vị chính sau đây hoạt động trong ngành chế biến sữa: 1.Công ty sữa Việt Nam (Vinamilk): Loại hình doanh nghiệp: QDTW Bao gồm: *Nhà máy Sữa Thống Nhất: Địa điểm: Quận Thủ Đức TP. Hồ Chí Minh. Sản phẩm sản xuất: sữa đặc có đường, sữa tươi UHT, sữa chua, bơ. *Nhà máy Sữa Trường Thọ : Địa điểm: Quận Thủ Đức TP. Hồ Chí Minh. Sản phẩm sản xuất: : sữa đặc có đường, sữa tươi UHT, sữa chua, sữa đậu nành, sữa chua đậu nành, bột đậu nành. *Nhà máy Sữa Dielac: Địa điểm: Khu công nghiệp Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai. Sản phẩm sản xuất: sữa bột và bột dinh dưỡng. *Nhà máy Sữa Hà Nội: Địa điểm: Dương Xá -Gia Lâm - Hà Nội Sản phẩm sản xuất: sữa đăc có đường, sữa tươi UHT, sữa chua, kem. *Nhà máy Sữa Cần Thơ: Địa điểm: Khu công nghiệp Trà Nóc –TP. Cần Thơ. Sản phẩm sản xuất: sữa tươi tiệt trùng UHT, sữa chua, kem các loại. 2.Liên doanh Sữa Bình Định (Vinamilk và Bình Định): Loại hình doanh nghiệp:QDđP Địa điểm: Thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Sản phẩm sản xuất: sữa tươi UHT, sữa chua, kem các loại. 3.Liên doanh Sữa Sài Gòn (Saigonmilk): Loại hình doanh nghiệp: Cổ phần. Địa điểm: Huyện Hóc Môn –TP. Hồ Chí Minh. Sản phẩm sản xuất: sữa tươi tiệt trùng, sữa chua, kem và các sản phẩm từ sữa. 4.Công ty Thực phẩm và nước giải khát Dutch Lady V.N (Hà Lan và tỉnh Bình Dương): Loại hình doanh nghiệp: Liên doanh với nước ngoài. Địa điểm: tỉnh Bình Dương. Sản phẩm sản xuất: sữa tươi tiệt trùng, sữa bột, bột sữa dinh dưỡng. 5.Công ty TNHH Nestle Việt Nam: Loại hình doanh nghiệp:100% FDI. Địa điểm: Huyện Ba Vì- tỉnh Hà Tây. Sản phẩm sản xuất: sữa tươi thanh trùng. 6.Công ty Giống bò sữa Mộc Châu: Loại hình doanh nghiệp: QDTW Địa điểm: Thị trấn Mộc Châu- tỉnh Sơn La. Sản phẩm sản xuất: sữa tươi UHT, sữa chua, kem các loại. Ngoài ra còn có Công ty F&N trong khu công nghiệp Viêt Nam- Singapore tham gia chế biến sữa tươi tiệt trùng với công suất 2,8 triệu lít/năm, Công ty Unilever- Hà Lan đóng tại Củ Chi (thành phố Hồ Chí Minh) chế biến 9 triệu lít kem/năm. Dự kiến trong năm 2003 nhà máy Sữa Nghệ An (liên doanh giữa Nghệ An và Vinamilk) sẽ hoàn tất xây dựng và được đưa vào sản xuất. Một số liên doanh với nước ngoài đã được cấp giấy phép xây dựng hoạt động nhưng chưa được triển khai hoặc đã giải thể, trong đó có Liên doanh sản xuất pho-mát Mộc Châu ở Sơn La và Liên doanh sữâ Việt úc tại Đà Nẵng. Một số cơ sở nhỏ và hộ tư nhân chế biến thủ công tiêu thụ tại chỗ và trong các cửa hàng giải khát với tổng sản lượng khoảng gần 10% lượng sữa tươi nguyên liệu. Còn phần lớn các công ty lấy sản phẩm sữa tươi làm sản phẩm chủ lực. Các công ty này tập trung chủ yếu tại các trung tâm đô thị và công nghiệp lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh (Công ty Sữa Vinamilk…); một số cơ sở vừa và nhỏ hoạt động trên vùng nguyên liệu có điều kiện chăn nuôi và phát triển đàn bò sữa như ở Mộc Châu, Ba Vì, Lâm Đồng (Công ty Sữa Mộc Châu, Công ty Nestle Việt Nam…). Xét đến quy mô và năng lực sản xuất ta có bảng nghiên cứu sau: Bảng 12: Năng lực sản xuất Đơn vị : Tấn/năm TT Tên doanh nghiệp Năm sản xuất Năng lực sx, T/n (qui sữa tươi) 1 Công ty Sữa Việt Nam (Vinamilk): -Nhà máy Sữa Thống Nhất. -Nhà máy Sữa Trường Thọ. -Nhà máy Sữa Dielac. -Nhà máy Sữa Hà Nội. -Nhà máy Sữa Cần Thơ. 1976 500.000 2 Liên doanh Sữa Bình Định (Vinamilk và BĐ) 1996 10.000 3 Liên doanh Sữa Sài Gòn (Saigonmilk) 1996 10.000 4 Công ty thực phẩm và nước giải khát Dutch Lady V.N (Hà Lan và tỉnh Bình Dương) 1996 60.000 5 Công ty TNHH Nestle Việt Nam 1998 5.000 6 Công ty Giống bò sữa Mộc Châu 1998 10.000 (Nguồn: Bộ Công nghiệp) Trong các cơ sở sản xuất trên, năng lực sản xuất của Vinamilk chiếm tới 80% tổng năng lực sản xuất của toàn ngành; tiếp theo là công ty Dutch Lady Việt Nam và Nestle Việt Nam … là những cơ sở có thiết bị công nghệ tiên tiến, thương hiệu có uy tín trên thị trường Việt Nam và có nhiều khả năng phát triển trong tương lai. Năng lực sản xuất hàng năm theo ngành hàng của hai đơn vị sản xuất lớn trong ngành sữa như sau: Bảng 13: Năng lực sản xuất phân theo ngành hàng TT Ngành sản phẩm Đơn vị Vinamilk Dutch Lady Cộng 1 Sữa đặc có đường Tr.hộp 270 75 335 2 Sữa tươi Tr.lit 65,1 11,8 81,9 3 Bột sữa, bột dinh dưỡng Tấn 9.500 1.500 11.000 4 Sữa chua Tr.lít 21,6 0,75 20,75 (Nguồn: Theo phòng kỹ thuật của các Công ty) Năng lực sản xuất của các công ty mạnh nhất vẫn là sữa tươi, trong đó Vinamilk là doanh nghiệp đứng đầu về năng lực sản xuất ngành hàng này. Sau sữa tươi là sản phẩm sữa chua và sữa đặc. 2.Trình độ quản lý: Phần lớn các cơ sở chế biến sữa cửa ngành đều hạch toán tập trung như mô hình của Công ty Sữa Việt Nam gồm Văn phòng chính tại thành phố Hồ Chí Minh, 3 chi nhánh kinh doanh tại Hà Nội, Đà Nẵng và Cần Thơ. Hình 2: Mô hình tổ chức quản lý sản xuất của các nhà máy thành viên trong công ty Vinamilk như sau: Giám đốc Phó giám đốc Phòng KT & kiểm tra chất lượng Phân xưởng sản xuất Hành chính Kế toán Tiêu thụ Tổ sản xuất (Nguồn: Theo quy hoạch phát triển ngành Công nghiệp sữa Việt Nam của Bộ Công nghiệp). Hình 3: Mô hình tổ chức quản lý của liên doanh Dutch Lady: (Nguồn: Theo quy hoạch phát triển ngành Công nghiệp sữa Việt Nam của Bộ Công nghiệp). Hội đồng quản trị Tổng giám đốc Phó tổng giám đốc Giám đốc nghiệp vụ Giám đốc thương mại Giám đốc sản xuất Phòng hành chính Phòng kế toán Phòng tổng hợp Phòng bán hàng Phòng Marketing Kiểm tra chất lượng Phòng mua sắm Phòng kỹ thuật Phòng sản xuất Phòng thu mua sữa Trưởng kho Sữa đặc có đường Chế biến Sữa tiệt trung UTH Đóng gói sữa bột Làm hộp Qua mô hình tổ chức bộ máy sản xuất nêu trên có thể thấy rõ rằng các cơ sở liên doanh và 100% vốn nước ngoài chú trọng mạnh vào nghiên cứu thị trường, có riêng phòng Marketing. Giám đốc thương mại phụ trách riêng về Marketing và bán hàng. Trong khi đó, các cơ sở quốc doanh chưa có điều kiện đầu tư vào lĩnh vực Marketing do cơ chế tài chính hiện nay của Nhà nước đối với các doanh nghiệp quốc doanh còn hạn hẹp. Quyền hạn của bộ phận kiểm tra chất lượng trong liên doanh bao trùm lên các hoạt động sản xuất trong nhà máy, kể từ khâu thu mua và nhập vật tư, nguyên liệu cho sản xuất. Trong các cơ sở quốc doanh, phần lớn bộ phận kiểm tra chất lượng nằm trong Phòng kỹ thuật; và phòng này ngang bằng với các bộ phận sản xuất. Việc phân công trách nhiệm trong Ban giám đốc ở cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài khá cụ thể theo từng lĩnh vực: sản xuất, nghiệp vụ và thị trường. Từng lĩnh vực có một Giám đốc phụ trách. Bao trùm lên các giám đốc điều hành này là Phó Tổng giám đốc, Tổng giám đốc. Trong các cơ sở trong nước, lĩnh vực nghiệp vụ và thị trường thường do Giám đốc trực tiếp điều hành; lĩnh vực sản xuất và kỹ thuật do 1 phó giám đốc phụ trách. *Tuy nhiên, cả hai khu vực đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp nhà nước đều thiếu bộ phận chức năng quản lý, theo dõi phát triển vùng nguyên liệu sữa. 3.Vị thế đàm phán của bên cung ứng: Nếu xét về vị thế đàm phán, đóng vai trò bên cung ứng ở đây là các nhà cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp sữa (sữa tươi). Các nhà cung ứng ở đây chủ yếu là các hộ gia đình (trên 93% đàn bò sữa được nuôi trong hộ gia đình, chủ yếu quy mô từ 3 đến 10 con), quy mô nhỏ, phân tán. Hơn nữa, đến 90 % nguồn nguyên liệu đầu vào cho ngành công nghiệp trước đến nay chủ yếu là nhập khẩu. Do vậy mà sức ép từ phía nhà cung cấp trong nước là rất nhỏ bé. Thế nhưng ngược lại vị thế từ phía nhà cung cấp nước ngoài là rất lớn. Do vậy chúng ta khó có thể tăng khả năng cạnh tranh nhờ vào lợi thế về nguyên liệu. Thật may là phần chi phí từ nguyên liệu lại không chiếm phần lớn, trong khi các phần chi phí khác lại rất cao như chi phí bao bì, các hợp chất bổ xung. 4.Thị phần, hiệu quả hoạt động kinh doanh của các công ty hiện nay: Xét về thị phần, hiện nay Vinamilk chiếm thị phần lớn nhất như sau: sữa đặc có đường 70-75%, nhóm sữa bột 50-60%, sữa tươi 95-98% (theo đánh giá của Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp). Còn lại, Nestle Ba Vì, Trung tâm Giống bò sữa Ba Vì và Công ty Giống bò sữa Mộc Châu (thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) và gần đây là công ty sữa Hà Nội chia nhau thị trường sữa ở khu vực Hà Nội chia nhau thị trường sữa ở khu vực Hà Nội và phụ cận. Còn đối với sản phẩm nhập khẩu, chủ yếu là sữa đặc có đường và sữa tươi nhập khẩu: các loại sữa đặc có đường nhập ngoại đã giảm nhiều trong những năm gần đây vì khó cạnh tranh được với sản phẩm cùng loại của Vinamilk, Nestle Việt Nam và Dutch Lady. Sữa tươi tiệt trùng của Pháp và New Zealand cũng được nhập và bán tại TP.Hồ Chí Minh, Hà Nội với thị phần 2-3% với giá bán đắt hơn sản phẩm cùng loại của Vinamilk trên 30%. Xét về hiệu quả hoạt động kinh doanh, theo số liệu thống kê, hầu như các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động không có lãi. Trừ Vinamilk, các doanh nghiệp khác trong nước có mức lãi suất thấp. Một số doanh nghiệp địa phương thua lỗ phải ngừng sản xuất cầm chừng. Doanh thu sản xuất của Công ty Sữa Việt Nam tính từ năm 1997 đến 2000 tăng bình quân 24,96%/năm, cụ thể như sau Về năng suất lao động tính theo giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh 1994) của Công ty Sữa Việt Nam năm 2000 đạt 695 triệu đồng/người, tăng 2 lần so với năm 1995. Tính theo doanh thu sản xuất công nghiệp, năm 2000 đạt năng suất 856 triệu đồng/người. Về lợi nhuận: Lợi nhuận sau thuế của Vinamilk đạt 230,02 tỷ đồng trong năm 1996, năm 2000 tỷ và năm 2001 đạt 327,27 tỷ đồng. Các số liệu trên cho thấy, ở Vinamilk trong thời gian qua, bình quân 1 đồng doanh thu Vinamilk phải nộp ngân sách từ 0,13 đồng (1997) đến 0,08 đồng (năm 2000). Trong khi đó lợi nhuận sau thuế của Vinamilk chỉ có khoảng 0,1 đồng/1 đồng doanh thu năm 2000 và 0,06 đồng/1 đồng doanh thu năm 2001. Tuy giá trị tuyệt đối về lợi nhuận tăng đều hàng năm nhưng suất lợi nhuận trên doanhh thu đang giảm dần trong các năm. Phân tích định mức tiêu hao và cơ cấu giá thành của một số sản phẩm của Vinamilk cho thấy đối với sữa tươi sản xuất từ nguyên liệu thu mua của nông dân với giá 3.550 đồng/kg, bình quân mỗi 1000 lít sữa tươi thành phẩm xuất xưởng với giá bán lẻ là 9.400đ/lít, Vinamilk bị lỗ khoảng 344.000 đồng, chưa kể chi phí đại lý và thuế VAT so với lấy nguyên liệu nhập là sữa bột hoàn nguyên. Có lợi nhuận chủ yếu ở Viamilk là các sản phẩm kem, sữa chua, và sữa tươi hoàn nguyên đi từ sữa bột gày nguyên liệu nhập. Điều này là một khó khăn đối với các doanh nghiệp sản xuất trong nước, nếu Nhà nước can thiệp quá sâu để phục vụ cho công tác xã hội, hạn chế nhập khẩu nguyên liệu sẽ đưa các doanh nghiệp vào tình trạng khó khăn. Công ty Vinamilk đã có những cố gắng lớn trong sản xuất kinh doanh và đóng góp cho xã hội mỗi năm một tăng (nộp ngân sách tăng bình quân 19,66% năm trong 3 năm 1997-2000). Trong khi đó các công ty có vốn đầu tư nước ngoài sau hơn 5 năm sản xuất chưa có báo cáo lãi. Hàng năm, Vinamilk thu mua được phần lớn sữa tươi nguyên liệu trong nước. Năm 2001, thu mua 63.168 tấn sữa nguyên liệu, tương đương khoảng 8.000 tấn sữa bột nguyên liệu nhập, tiết kiệm trên 10 triệu USD tiền nhập nguyên liệu. Hơn nữa, việc tổ chức tốt mạng lưới thu mua sữa trong vùng nguyên liệu có tác động rất tích cực thúc đẩy việc chăn nuôi bò sữa. Điều này đặt ra vấn đề là nếu chỉ chú trọng vào mục tiêu xã hội, phát triển chăn nuôi bò sữa trong nước thì sẽ làm tổn hại đến ngành công nghiệp chế biến sữa. Nhưng nếu đề cao lợi nhuận cho ngành công nghiệp chế biến sữa thì chỉ cần nhập nguyên liệu vào sản xuất lại cho giá thành sản xuất thấp hơn. Vấn đề đặt ra ở đây là phải có chính sách kết hợp giữa nguyên liệu nhập khẩu và nguyên liệu trong nước một cách hợp lý. iv/kết luận: Hiện nay phải nói rằng hiện tại sản phẩm sữa Việt Nam nói chung cạnh tranh được là nhờ bảo hộ của Chính phủ. Nếu bỏ qua hàng rào bảo hộ này, thì sản phẩm của chúng ta không có khả năng cạnh tranh so với hàng nhập khẩu. Nhưng trong thời gian tới, có một số nhóm sản phẩm sữa có khả năng nâng cao năng lực cạnh tranh với hàng ngoại nhập: đó là nhóm sản phẩm sữa tươi, bột dinh dưỡng, sữa đặc. Trong đó khả năng cạnh tranh cao và ổn định nhất là nhóm sản phẩm bột dinh dưỡng 1.Những thuận lợi: Công nghiệp chế biến sữa là một trong ít ngành công nghiệp ở Việt Nam có trình độ công nghệ tiên tiến, trang thiết bị hiện đại với trình độ tự động hoá cao. Phần lớn được trang bị từ các công ty nổi tiếng trên thế giới. Thị trường trong nước còn rất rộng lớn đối với các sản phẩm sữa. Đang trong giai đoạn phát triển nên thị trường sẽ còn tiếp tực mở rộng hơn về quy mô và sự đa dạng. Nguồn lao động chúng ta còn rất nhiều có thể sử dụng vào ngành công nghiệp chế biến sữa. Nhất là lao động nhàn rỗi ở nông thôn hiện nay đang thiếu đất và công cụ canh tác, sẽ được hướng vào chăn nuôi bò sữa, phát triển nguyên liệu. Nguồn cung cấp trong nước về sữa tươi nguyên liệu còn rất hạn chế, hiện tại chỉ đáp ứng khoảng 13% nhu cầu của công nghiệp chế biến. Nhưng dự báo trong thời gian tới, khoảng năm 2010 chúng ta sẽ tự túc được khoảng 40% (theo nguồn của Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp- Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn) nguyên liệu do mô hình chăn nuôi bò sữa hiện nay mới bắt đầu phát huy hiệu quả và có khả năng sẽ thu hút thêm nông dân tham gia vào lĩnh vực chăn nuôi bò sữa. Có khả năng năm 2005 thay thế được 20%, năm 2010 thay thế đựoc 35-40% khối lượng sữa phải nhập khẩu hàng năm phục vụ cho nhu cầu sản xuất trong nước. Có khả năng giảm giá sản phẩm bằng phương pháp tăng phần sản xuất nội địa hoá. Chủ yếu là nội địa hoá phần đầu vào khác cho sản phẩm khi không thể tự túc được về nguyên liệu. Nhất là phần bao bì sản phẩm. Các nguồn nguyên liệu đầu vào sản xuất khác như sữa đậu nành, bột gạo, bột trái cây, bột thịt hiện tương đối thuận lợi hơn so với đầu vào là sữa. Là một trong những thành phần không thể thiếu trong cơ cấu thành phần dinh dưỡng của nhóm sản phẩm bột dinh dưỡng. Với nguồn nguyên liệu như vậy khả năng cạnh tranh về lâu dài ở nhóm này là rất khả quan. Trong thời gian này Nhà nước và các ban ngành có liên quan đang tiến hành xây dựng bộ Tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm sữa cho cả sản phẩm trong nước và sản phẩm nhập khẩu. Như vậy chất lượng sản phẩm trong nước và sản phẩm nước ngoài sẽ được kiểm tra chặt chẽ hơn. Tăng uy tín về chất lượng cho sản phẩm sữa trong nước. 2.Những khó khăn: Chất lượng sản phẩm sữa của Việt Nam hiện nay vẫn được thả nổi, còn tuỳ theo cách làm của từng công ty. Nên nếu công ty có chạy theo lợi nhuậnầm không quan tâm đến chất lượng sản phẩm thì vẫn không chịu bất cứ một biện pháp sử lý nào, điều này cũng ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý người mua. Lực lượng lao động trong ngành phải là lực lượng lao động lành nghề, có kĩ thuật và kinh nghiệm trong quản lý kinh doanh và điều hành sản xuất. Nhìn chung, lực lượng lao động được đào tạo của toàn ngành công nghiệp chỉ khoảng 20%, (trong tổng số lao động). Trong khi đó tại Công ty Vinamilk, chỉ tính riêng công nhân kĩ thuật đã chiếm tới 50% tổng lao động toàn công ty. Tức là nguồn lao động hiện nay mặc dù rất rồi rào nhưng lực lượng kĩ thuật theo nhu cầu của các công ty sản xuất thì rất hạn chế. Phần lớn nguồn nguyên liệu vẫn phải nhập khẩu từ nước ngoài để chế biến, nên tính tự chủ của ngành còn chưa cao, phần giá trị gia tăng trong sản phẩm sản xuất ra ở trong nước còn thấp. Trong thời gian tới dự báo, giá sản phẩm sữa bột gày nước ngoài đang có chiều hướng gia tăng, tức là giá nguyên liệu nhập khẩu sẽ tăng lên dẫn đến tăng chi phí sản xuất. Phân lớn trang thiết bị tương đối hiện đại nhưng lại không đồng đều, sản phẩm sản xuất ra còn kém về chất lượng do bộ phận nghiên cứu và quản lý chất lượng được xây dựng chưa hiệu quả. Để giảm bớt ngoại tệ nhập khẩu, hạ giá thành (ngoài việc nhập khẩu sữa bột nguyên liệu) phục vụ cho công nghiệp chế biến sữa, các ngành công nghiệp liên quan khác cũng cần tích cực đáp ứng vật tư nguyên liệu và trang thiết bị phục vụ cho khâu chăn nuôi bò sữa và chế biến thành phẩm (các máy công tác phục vụ trồng và chế biến cỏ, máy vắt sữa, phụ liệu cho sản xuất và nhất là các sản phẩm bao bì, nhãn mác cho sản phẩm sữa…). Thế nhưng thực tế những ngành này ở Việt Nam còn tương đối trẻ, gần đây mới bắt đầu phát triển. chương iii một số giải pháp phát triển cho ngành sản phẩm sữa việt nam i/phương hướng phát triển ngành sản phẩm sữa việt nam: 1.Căn cứ xác định phương hướng phát triển ngành sữa Việt Nam: 1.1. Dự báo về nhu cầu thị trường tiêu thụ sữa: *Thị trường quốc tế: Việc nghiên cứu thị trường quốc chủ yếu nhìn nhận dưới góc độ tác động của thị trường này tới giá, số lượng và chất lượng nguyên liệu nhập khẩu. Cơ quan kinh tế nông nghiệp Australia gọi tắt là “ABARE”, khi nghiên cứu về tình hình thị trường tiêu thụ sữa trong những năm tới đã đưa ra một số nhận định như sau: Nhu cầu tiêu dùng sản phẩm sữa gia tăng đáng kể tại các thị trường chủ yếu trên thị trường thế giới,“ABARE” đã đưa ra các số liệu dự báo của “Rabobank International” về mức tăng trưởng bình quân hàng năm của các sản phẩm sữa và mức tăng trưởng tại các thị trường, khu vực trên thế giới trong thời kỳ 2000-2006. Giá cả các sản phẩm sữa có xu hướng tăng: Giá sữa bột gầy trên thị trường thế giới bắt đầu tăng từ giữa năm 2000. Đến cuối tháng 7 năm 2000 giá môt tấn sữa bột đã lên đến 2000 USD, tăng 31% so với đầu năm. ABARE cũng nhận định rằng giá sữa bột gầy còn có thể tiếp tục tăng trong một vài năm tới với mức bình quân khoảng 6%/năm. Nguyên nhân là do: Do nhu cầu tiêu dùng sữa trên thị trường thế giới gia tăng, nhất là tăng nhanh tại các nước thuộc khu vực Đông á trong khi việc mở rộng sản xuất sữa của các nước EU, Newzealand, Australia…lại diễn ra môt cách chậm trễ, khiến cho lượng sữa bột gầy dự trữ tại các khu vực giảm mạnh. Tại các kho dự trữ của EU, lượng dự trữ đã giảm từ 276.000 tấn trong tháng 8/1999 xuống còn 40.000 tấn vào tháng 7/2000. Tại Mỹ, lượng dự trữ còn tương đối cao trong mùa hè năm 2000, nhưng đến tháng 8 năm đó chỉ còn 192.000 tấn. Một nguyên nhân khác không kém phầm quan trọng làm tăng giá sữa bột gầy là do có việc giảm sự trợ giá xuất khẩu mặt hàng này ở các nước EU. Tại các nước này, kể từ tháng 10/1999 đến tháng 6/2000, mức trợ giá xuất khẩu đã giảm 35%. ở mỹ, từ tháng 6/2000 đã xác định hạn ngạch xuất khẩu cho sản phẩm sữa hàng năm, trong đó việc trợ giá được quy định trong phạm vi của chương trình “Dairy Export Incentive Program” (DEIP), khiến cho lượng xuất khẩu của Mỹ giảm xuống. Một điểm đặc biệt nữa của thị trường các sản phẩm sữa thế giới là sự gia tăng tích tụ, trong đó diễn ra sự toàn cầu hoá các xí nghiệp sản xuất này bằng các xí nghiệp sản xuất sữa khác và sự phát triển nhanh của từng công ty. Theo nghiên cứu của các chuyên gia “Rabobank International”, tính từ tháng 1/1998 đến tháng 9/2000, trong ngành công nghiệp sữa đã diễn ra 397 trường hợp sáp nhập hoặc mua lại các công ty. Quá trình tích tụ trong ngành sữa diễn ra không chỉ trong nội bộ các nước EU mà còn lan sang các nước khác. Đồng thời, rất nhiều công ty tăng cường tiềm lực của mình tại Nam Mỹ. Hiện nay, dẫn đầu về sản lượng các sản phẩm sữa trên thị trường thế giới là tập đoàn “Nestle”. Trong 2-3 năm trở lại đây, thị trường thế giới ghi nhận sự phát triển mạnh của tập đoàn “Parmalat” của Italy (Hiện đã có mặt tại tỉnh Bình Dương-Việt Nam). Trước những dự báo về đặc điểm của thị trường thế giới trong những năm vừa qua và 5-6 năm tới, ngành công nghiệp Sữa của Việt Nam sẽ đáp ứng nhu cầu thị trường như thế nào? Để trả lời câu hỏi này, cần thấy rõ những vấn đề cần giải quyết sau đây: Ngành công nghiệp sữa của Việt Nam sinh sau, đẻ muộn và vô cùng nhỏ bé so với các “đại gia” trên thế giới, trong khi đó nhu cầu tiêu dùng của thị trường nội địa mới phát triển và còn nhiều tiềm năng lớn bởi mức tiêu dùng sữa của người dân Việt Nam còn quá thấp so với thế giớ và còn phải mất nhiều năm phấm đấu để ngành này đáp ứng được mức tiêu dùng của người dân Việt Nam đạt bằng các nước trong khu vực chứ chưa nói gì theo kịp mức các nước công nghiệp phát triển. Mặt khác, cơ sở nguyên liệu cho công nghiệp sữa là đàn bò sữa thì Việt Nam vốn từ xưa chưa có truyền thống chăn nuôi loại bò này. Trong khi đó, đàn bò sữa hiện nay mới được du nhập còn quá nhỏ bé. Lượng sữa của đàn bò mới đáp ứng khoảng 13% nhu cầu nguyên liệu, còn lại gần 90% vẫn phải nhập khẩu từ sữa bột gầy về chế biến. Tóm lại, từ phân tích trên ta thấy trong thời gian tới giá ngyuên liệu sữa trên thế giới tiếp tục tăng cao, sản lượng xuất khẩu của các nước có truyền thống trước đây sẽ giảm xuống do nhu cầu sử dụng sữa tăng trong khi sức tăng của sản lượng không theo kịp. Điều này hoàn toàn rất bất lợi cho công nghiệp chế biến sữa của Việt Nam nhưng lại là điều kiện thuận lợi để ngành chăn nuôi bò sữa phát triển, do các doanh nghiệp sản xuất trong nước phải định hướng một phần nguyên liệu trong nước để giữ khách hàng. *Thị trường trong nước: Theo số liệu thống kê của Cục khuyến nông – Khuyến lâm (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), mức tiêu thụ bình quân trên đầu người ở Việt Nam (quy ra sữa tươi ), với hệ số co dãn tiêu dùng sữa của Việt Nam theo nhóm chuyên gia của Tổ chức Phát triển Liên hợp quốc trong thời kỳ 2001-2010 sẽ đạt khoảng 0,95. Theo dự báo của Viện Chiến lược – Bộ Kế hoạch và Đầu tư, mức tăng trưởng thu nhập quốc dân giai đoạn 2001 – 2005 của Việt Nam sẽ đạt khoảng 7,5%/năm, giai đoạn 2006 – 2010 đạt7%/năm. Nếu hệ số co dãn về nhu cầu sữa trong thời kỳ trên là 0,95 thì mức tăng trưởng về tiêu thụ sữa tại thị trường nội địa trong 10 năm tới sẽ đạt khoảng 6,9%/năm. Trên cơ sở đó có thể xác định tổng nhu cầu tiêu thụ sữa của thị trường trong nước đến năm 2005-2010 như sau: Bảng 14: Dự báo tổng nhu cầu tiêu thụ sữa của thị trường nội địa Đơn vị 2000 2005 2010 Tốc độ tăng trưởng bq/năm (%) Nhu cầu tiêu thụ sữa Tấn 460.000 644.000 901.600 6,9 (Nguồn: Theo dự báo của Viện Chiến Bộ Kế hoạch và Đầu tư) Theo dự báo như bảng dưới đây, tốc độ tăng trưởng bình quân năm thời kỳ 2000 - 2010 là 6,9%, thấp hơn giai đoạn 1996 - 2000 là 10,6% nhưng tính theo sản lượng, măn 2010 sản lượng cao hơn gần gấp đôi so với năm 2000 (sản lượng là 460.000 tấn). Tiếp đó là dự báo của Viện Chiến lược - Bộ Kế hoạch và Đầu tư về quy mô dân số, đến năm 2005 và 2010 mức tiêu thụ sữa bình quân đầu người tại các thời điển sau: Bảng 15: Tiêu thụ sữa bình quân đầu người Chỉ số Đơn vị 2000 2005 2010 Dân số Người 77.685.500 83.352.000 88.758.000 Nhu cầu tiêu thụ sữa Tấn 460.000 644.000 901.600 Mức tiêu thụ bình quân/người kg(lít)/ng 5,9 7,73 10,16 (Nguồn: Viện Chiến lược - Bộ Kế hoạch và Đầu tư) Theo số liệu trên, năm 2010 mức tiêu thụ bình quân đầu người là 10,16 lít nhiều hơn gần gấp đôi so với năm 2000 với mức tiêu thụ bình quân đầu người là 5,9 lít/người. Tức là mỗi ngày mỗi người bình quân sử dụng hoàn đạt tiêu chuẩn của Nhà nước về nhu cầu dinh dưỡng quy định, là mỗi người dùng 7 lít và bảo đảm an ninh dinh dưỡng quốc gia đến 2010 (tổng nhu cầu là 637.000 tấn với mức hao hụt là 63.700 tấn, như vậy tổng cầu là 701.000). 1.2. Dự báo tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến phát triển công nghiệp sữa của Việt Nam: Về lý thuyết, hội nhập kinh tế quốc tế là kết quả tất yếu của quá trình phát triển lực lượng sản xuất. Thời gian qua, nhờ kết quả của các thành tựu của cuộc cách mạng khoa học công nghệ, lực lượng sản xuất đã lớn mạmh với tốc độ nhanh chưa từng thấy. Thị trường quốc gia trở nên nhỏ hẹp và đặt ra yêu cầu phải tổ chức lại thị trường trên phạm vi toàn cầu. Yêu cầu này xuất phát từ nhu cầu của các công ty đa quốc gia tiếp đến là sự hội nhập của các siêu cường và đẫ trở thành trào lưu của hầu hết các nước trên thế giới. Tham gia vào tiến trình hội nhập kinh tế thế giới đối với Việt Nam còn có nhiều thời gian, nhưng việc tham gia của Việt Nam vào tiến trình thực hiện khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) mà nội dung chính là thực hiện chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) được bắt đầu từ 1/1/1996 và kết thúc vào năm 2006 đến nay là rất khẩn trương. Theo tiến trình này, chúng ta phải cam kết hoàn thành việc cắt giảm thuế nhập khẩu xuống mức 0-5% vào ngày 1/1/2006. ảnh hưởng của tiến trình này đến sự phát triển kinh tế của Việt Namcũng sẽ diễn ra với những mặt tích cực và tiêu cực tương tự như hội nhập kinh tế toàn cầu, tuy mới chỉ là ảnh hưởng của một khu vực trên thế giới nhưng cũng sẽ dẫn đến nhiều lo ngại cho toàn nền công nghiệp Việt Nam. Song mức độ thách thức không hoàn toàn xảy ra ngang nhau đối với tất cả mọi ngành công nghiệp. Riêng đối với ngành công nghiệp sữa, để làm rõ khả năng cạnh tranh của ngành này khi thực hiện AFTA, cụ thể là thực hiện chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT), cần phải xem xét nhiều mặt. Thực hiện những cam kết trong hiệp định ký kết ngày 15/12/1995 tại Băng Cốc, Chính phủ Việt Nam đã xây dựng và ban hành lịch cắt giảm thuế suất thực hiện từ năm 2001 đến 2006 cho hơn 6.200 dòng thuế trong biểu thuế nhập khẩu hiện hành của Việt Nam đã được thỏa thuận với các nước thành viên khác trong ASEAN. Theo lịch trình này các sản phẩm sữa bột nguyên liệu hiện có mức thuế nhập khẩu từ 15-30% (tuỳ theo thành phần chất béo và hàm lượng đường trong sữa ), đến năm 2003 mức thuế suất cắt giảm xuống còn từ 15-20%, năm 2004 là 15%, năm 2005 là 10% và đến năm 2006 còn 5%. Như vậy ngành công nghiệp sữa Việt Nam sẽ còn được bảo hộ bằng hàng rào thuế quan trong phạm vi 4 năm nữa (với mức bảo hộ giảm dần). Sau khi dỡ bỏ hết hàng rào bảo hộ này, khả năng cạnh tranh của ngành công nghiệp sữa Việt Nam sẽ như thế nào? Để trả lời được câu hỏi này, cần phân tích một số căn cứ sau đây: *Đối với các nước trong khu vực: Lợi thế về nguồn nguyên liệu cho công nghiệp sữa: Việt Nam và các nước trong khu vực Đông Nam á thuộc vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, không có truyền thống chăn nuôi bò sữa thuần máu cho năng suất sữa cao. Tương tự như Việt Nam, các nước trong khu vực cũng đang xây dựng đàn bò sữa lai để có thể tự túc một phần nguyên liệu cho ngành công nghiệp sữa. Trong tương lai, Việt Nam cũng như các nước trong khu vực chủ yếu vẫn phải nhập sữa bột nguyên liệu về chế biến. Do đó, xét về lợi thế nguyên liệu, Việt Nam và các nước ASEAN có thể nói là ngang bằng, không có nước nào có khả năng vượt trội. Lợi thế về trình độ công nghệ và chất lượng sản phẩm: trong những năm qua, Công ty Sữa Việt Nam đã không ngừng đổi mới thiết bị và công nghệ sản xuất, đa dạng hoá sản phẩm, cải tiến mẫu mã bao bì, đến nay công ty đã có trên 90 chủng loại sản phẩm. Ngoài Vinamilk, ở Việt Nam đã có một số cơ sở sản xuất của các công ty nước ngoài có danh tiếng về sữa như: Foremost (Hà Lan), Nestle (Thụy Sỹ), Parmalat (Italy)…Do đó có thể khẳng định rằng: Trình độ công nghệ sản xuất và chất lượng sản phẩm của ngành công nghiệp sữa Việt Nam hiện nay đã đạt trình độ hiện đại ngang tầm với thế giới và khu vực. Lợi thế về giá cả: Cơ sở để hình thành giá thành sản xuất là giá nguyên liệu, cụ thể là giá thu mua sữa tươi của nông dân. Hiện nay Vinamilk và một số công ty khác thu mua của nông dân về đến nhà máy 1kg sữa với giá 3.550 đồng tương đương 0,23 USD, trong khi đó giá thu mua của Thái Lan là 0,3 USD, nếu mọi chi phí sản xuất khác của Việt Nam ngang bằng thì giá thành sản xuất sữa tươi của Việt Nam sẽ thấp hơn của Thái Lan, đương nhiên về giá cả, sản phẩm sữa của Việt Nam có thể cạnh tranh được. *Đối với các nước ngoài khu vực ASEAN: Khi chưa gia nhập WTO, Việt Nam còn duy trì hàng rào bảo hộ bằng thuế quanvà phi thuế quan nên các sản phẩm sữa của các nước này nhập khẩu vào nước ta sẽ còn chịu mức thuế suất là 30%. Bởi vậy các sản phẩm sữa của Việt Nam vẫn có khả năng cạnh tranh. 2. Quan điểm, phương hướng phát triển ngành sản phẩm sữa: Quan điểm phát triển: Từ phân tích ở Chương I và những dự báo trên, ta nhận thấy phát triển công nghiệp sữa trong thời gian tới là rất quan trọng. Cơ bản là do mức tiêu thụ sữa của người dân hiện còn quá thấp so với các nước trên thế giới, phát triển công nghiệp sữa có tác dụng tích cực trong việc nâng cao chế độ dinh dưỡng của người dân, điều này sẽ có tác dụng góp phần vào việc nâng cao thể trọng nòi giống của người Việt Nam. Thứ hai, phát triển công nghiệp sữa sẽ tạo điều kiện phát triên chăn nuôi đàn bò sữa, làm chuyển đổi cơ cấu từ thuần canh sang đa canh của ngành nông nghiệp, đóng góp tích cực vào chương trình xoá đói giảm nghèo của khu vực nông thôn, thực hiện công nghiệp hoá và hiện đại hóa nông nghiệp. Với ý nghĩa đó, quan điểm phát triển công nghiệp sữa là: 1.Phát triển công nghiệp sữa nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thị trường trong nước là chính. Tranh thủ bối cảnh chính trị đặc biệt của thế giới, giữ vững và phát triển thị trường xuất khẩu hiện tại. Dành sự quan tâm đầu tư hướng vào một số nhóm sản phẩm có khả năng cạnh tranh nh: sản phẩm sữa tươi, bột dinh dưỡng, sữa đặc. 2.Phát triển công nghiệp sữa cần phải gắn chặt với việc phát triển đàn bò sữa nhằm tăng dần tỷ lệ tự túc nguyên liệu trong nước giảm dần tỷ lệ sữa bột nguyên liệu nhập khẩu. 3.Để tăng nhanh sản lượng chế biến, cần đa dạng hoá các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào công nghiệp chế biến sữa. Tuy nhiên, cần tạo điều kiện dành nhiều ưu tiên cho các doanh nghiệp làm ăn nghiêm túc, trung thực và thực sự quan tâm đến việc đầu tư phát triển đàn bò sữa trong nước. Đối với những thành phần hoặc những doanh nghiệp chỉ quan tâm vào Việt Nam để chiếm lĩnh thị trường, cần có biện pháp hạn chế. Phương hướng phát triển : Căn cứ vào nhu cầu tiêu dùng của thị trường, căn cứ vào khả năng cạnh tranh của sản phẩm sữa Việt Nam trước xu thế hội nhập và căn cứ vào các quan điểm phát triển, phương hướng phát triển công nghiệp chế biến sữa thời kỳ 2001 - 2002 như sau: 1.Tiếp tục đầu tư mới và đồng bộ các cơ sơ sản xuất sẵn có nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước để đến năm 2005 và 2010 đạt mức bình quân 8 và 10 kg tương ứng trên đầu người. Chưa cần thiết mở rộng quy mô sản xuất của các doanh nghiệp hiện đang hoạt động vì các doanh nghiệp này vẫn chưa sử dụng hết công xuất sản xuất. 2.Phát triển công nghiệp chế biến sữa theo hướng tăng dần tỷ lệ, sử dụng nguyên liệu sữa tươi trong nước và giảm dần tỷ lệ nguyên liệu sữa bột ngoại nhập. Theo hướng này, việc phát triển công nghiệp chế biến sữa cần phải gắn chặt với việc phát triển đàn bò sữa trong nước. Các cơ sở sản xuất sữa phải có chương trình đầu tư cụ thể vào việc phát triển đàn bò sữa, việc xây dựng các nhà máy chế biến sữa cần gắn liền với các vùng tập trung chăn nuôi bò sữa, để đến năm 2005 Việt Nam có thể tự túc được 20% nguyên liệu và đến năm 2010 là sấp xỉ 40% nhu cầu nguyên liệu từ sữa vắt của đàn bò sữa trong nước. 3.Về thiết bị và công nghệ sản xuất: cần tiếp tục đổi mới công nghệ và thiết bị ở một số khâu trong dây chuyền sản xuất, đảm bảo tính đồng bộ và trình độ hiện đại của thế giới. 4.Về công tác quản lý: cần coi trọng chất lượng sản phẩm, phấn đấu giảm chi phí sản xuất xuống mức thấp nhất, không ngừng đa dạng hoá sản phẩm, cải tiến mẫu mã bao bì để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và tính cạnh tranh trên thị trường. 5.Có những giải pháp lâu dài trong việc giảm dần sản xuất những nhóm sản phẩm sữa không có khả năng cạnh tranh để dành nguồn phát triển cho những lĩnh vực khác thuận lợi hơn (hay có khả năng cạnh tranh hơn). ii/giải pháp phát triển ngành sản phẩm sữa việt nam: 1.Giải pháp về thị trường: Mục tiêu của ngành Sữa là đáp ứng được nhu cầu của thị trường nội địa. do vậy, để sản phẩmViệt Nam đi vào cuộc sống của nhân dân lao động thì chất lượng sữa phải đảm bảo, giá thành phải thấp và có thể cạnh tranh với hàng nhập ngoại. Củng cố các đại lý sữa đã có, tăng cường kiểm soát, mở rộng mạng lưới phân phối, thực hiện phương thức bán lẻ đến tận phường, xã trên cả nước. Các mặt hàng sữa phải đa dạng chủng loại: sữa bột cho trẻ em phâm theo độ tuổi, sữa tươi tiệt trùng, sữa chua các loại, sữa đặc có đường, các loại bột dinh dưỡng… Các doanh nghiệp nên tăng cường quỹ quảng cáo sản phẩm, tiếp thị, bao bì sản phẩm đẹp, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, hấp dẫn thị hiếu tiêu dùng, bảo vệ môi trường sinh thái. Điều quan trọng là các doanh nhiệp phải xây dựng cho mình được thương hiệu sản phẩm Sữa, đây là một quá trình đầu tư lâu dài, được vun đắp xây dựng một cách nhất quán theo một chiến lược. Bắt đầu từ việc như xây dựng logo, font chữ, màu sắc, khẩu hiệu, định vị, thương hiệu,…đến xây dựng một hình ảnh tốt đẹp với khách hàng. thương hiệu sẽ là dấu hiệu để khách hàng nhận

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxQT160.docx
Tài liệu liên quan