Tài liệu Đề tài Đánh giá kết quả sử dụng Dysport trong điều trị lác liệt – Lê Minh Thông: 72
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SỬ DỤNG DYSPORT TRONG ĐIỀU
TRỊ LÁC LIỆT
LÊ MINH THÔNG, NGUYỄN CHÍ HƯNG
Bệnh viện Mắt TP. Hồ Chí Minh
TÓM TẮT
Nghiên cứu được tiến hành tại Bệnh viện Mắt TP. Hồ Chí Minh từ 5/2003 đến 5/
2004, 31 trường hợp lác ngang một mắt được tiêm Dysport (Botulinum toxin A) vào cơ
đối vận cơ liệt, gồm 19 nam, 12 nữ độ tuổi từ 12 đến 77. Tỉ lệ liệt VI / liệt III là 22/9. Độ
lác tính theo đi-ốp lăng kính: lác trong trung bình 34D ± 12, lác ngoài trung bình 26D
±16. Thời gian khởi trị 24 ngày ±18. Nguyên nhân liệt: chấn thương sọ não 12 bệnh
nhân (BN), nhiễm siêu vi 7 BN, hội chứng Tolosa-Hunt 6 BN, di chứng viêm não màng
não 12 BN, K mũi hầu 1 BN, không xác định 2 BN.
Với thời gian theo dõi gần nhất 2 tuần, lâu nhất 16 tuần, trung bình 4 tuần ± 2,2,
kết quả ghi nhận như sau: 83,8% giảm song thị tư thế nhìn thẳng, trong đó 48,4%
(15/31) hết song thị (11 trường hợp sau tiêm 2 tuần, 4 sau tiêm 4 tuần); 51,6% (15/31)
giảm độ lác so với trước tiêm, trong...
10 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 11/07/2023 | Lượt xem: 265 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Đánh giá kết quả sử dụng Dysport trong điều trị lác liệt – Lê Minh Thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
72
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SỬ DỤNG DYSPORT TRONG ĐIỀU
TRỊ LÁC LIỆT
LÊ MINH THÔNG, NGUYỄN CHÍ HƯNG
Bệnh viện Mắt TP. Hồ Chí Minh
TÓM TẮT
Nghiên cứu được tiến hành tại Bệnh viện Mắt TP. Hồ Chí Minh từ 5/2003 đến 5/
2004, 31 trường hợp lác ngang một mắt được tiêm Dysport (Botulinum toxin A) vào cơ
đối vận cơ liệt, gồm 19 nam, 12 nữ độ tuổi từ 12 đến 77. Tỉ lệ liệt VI / liệt III là 22/9. Độ
lác tính theo đi-ốp lăng kính: lác trong trung bình 34D ± 12, lác ngoài trung bình 26D
±16. Thời gian khởi trị 24 ngày ±18. Nguyên nhân liệt: chấn thương sọ não 12 bệnh
nhân (BN), nhiễm siêu vi 7 BN, hội chứng Tolosa-Hunt 6 BN, di chứng viêm não màng
não 12 BN, K mũi hầu 1 BN, không xác định 2 BN.
Với thời gian theo dõi gần nhất 2 tuần, lâu nhất 16 tuần, trung bình 4 tuần ± 2,2,
kết quả ghi nhận như sau: 83,8% giảm song thị tư thế nhìn thẳng, trong đó 48,4%
(15/31) hết song thị (11 trường hợp sau tiêm 2 tuần, 4 sau tiêm 4 tuần); 51,6% (15/31)
giảm độ lác so với trước tiêm, trong đó có 35,5% (11/31) hết lác sau tiêm 4 tuần; 41,9%
(13/31) tăng hoạt trường cơ liệt, trong đó 22,6% (7/31) phục hồi hoàn toàn sau 4 tuần.
Nhóm mắt có hoạt trường cơ liệt khá trở lên có tỉ lệ hồi phục cao hơn nhóm có hoạt
trường cơ liệt kém (P<0.05). Nhóm có góc lác nhỏ ≤30D có tỉ lệ hồi phục song thị, và tỉ
lệ giảm góc lác cao hơn nhóm có góc lác lớn hơn 30 D (P<0.05). Nhóm có thời gian
khởi trị ≤3 tháng có tỉ lệ giảm song thị và giảm góc lác cao hơn so với nhóm có thời
gian khởi trị >3 tháng (P<0.05 với U test). Thời gian khởi trị không ảnh hưởng đến tỉ lệ
tăng hoạt trừơng cơ liệt (P>0.05). Biến chứng gặp phải với tỉ lệ sụp mi và lác đứng lần
lượt 19% và 10% chỉ xuất hiện tạm thời trong vài tuần thì khỏi.
Lác là vấn đề khó trong nhãn khoa,
đặc biệt là lác liệt do tổn thương thần
kinh (TK) vận nhãn, gây không ít bối rối
cho thầy thuốc nhãn khoa cả trong chẩn
đoán cũng như điều trị. Điều trị còn là
một thách thức cho thầy thuốc, khi nào
điều trị nội khoa khi nào lựa chọn phẫu
thuật và chọn thời điểm nào vẫn còn là
vấn đề tranh cãi. Botulinum toxin A
(BTA) được phát hiện đầu những năm
1970, mãi đến 1990 được FDA công
nhận có hiệu quả trong điều trị lác ở
người lớn và trẻ em, mở ra một hướng
điều trị mới về nội khoa trong khi chờ
72
đợi phẫu thuật [1]. Động dược học của
BTA là gắn vào mút cuối sợi thần kinh
tiền xi-nap của cơ vân và sau khi thấm
nhập nó ngăn cản sự phóng thích
Acetylcholine gây ra liệt cơ. Hiệu quả
liệt của BTA liên quan đến liều lượng và
đạt đỉnh cao 5-7 ngày sau tiêm. Cơ dần
hồi phục vận động khi các khớp thần
kinh cơ mới được tạo thành từ sợi trục
tiền si-nap trong khoảng từ 6-8 tuần
[2,3]. Chỉ định sử dụng BTA trong lĩnh
vực lác ngày càng mở rộng [1,11]: lác
qui tụ ở trẻ em, sau phẫu thuật chỉnh lác
chưa đạt, lác liệt, lác do độ giãn cơ bị
hạn chế (restrictive strabismus) trong
bệnh lý cơ loạn giáp hoặc sau mổ bong
võng mạc... Áp dụng kỹ thuật điều trị
mới và đánh giá rút kinh nghiệm là yêu
cầu bức thiết của y học. Do đó mục tiêu
của nghiên cứu này nhằm đánh giá hiệu
quả của BTA trong điều trị lác liệt TK VI
và III, lần đầu tiên áp dụng ở Việt Nam,
tại Bệnh viện Mắt TP. Hồ Chí Minh từ
tháng 5/03 – 5/04 .
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
1. Đối tượng:
- Có song thị: đồng danh với liệt
thần kinh VI và song thị chéo với liệt TK
III không có hoặc có rất ít yếu tố đứng.
- Cơ không bị liệt hoàn toàn (hoạt
trường vẫn còn dù ít).
- Đối với liệt trên 12 tháng chỉ tiêm
khi bệnh nhân (BN) không muốn phẫu
thuật.
- Không có bệnh nhược cơ.
2. Phương pháp: Quan sát, Mô tả &
phân tích, Tiền cứu, Cắt dọc.
Đặc điểm các lác liệt được điều
trị:
- 31 trường hợp lác được chọn gồm
19 nam, 12 nữ.
- Độ tuổi: thay đổi từ 12 đến 77
(trung bình 38,5 15,7).
- Tỉ lệ lác do liệt TK VI so với III là
22/9
- Độ lác: lác trong trung bình 34D
12, lác ngoài trung bình 26D 16
Nhóm 1: Góc lác < 30 điốp lăng
kính
có 18 BN
Nhóm 2: Góc lác < 60 điốp lăng
kính
có 8 BN
Nhóm 3: Góc lác > 60 điốp lăng
kính
có 5 BN
- Thời gian khởi trị (thời gian từ lúc
khởi bệnh đến khi được tiêm): 24 ngày
18
Nhóm 1: < 3 tháng có 20 BN
Nhóm 2: < 6 tháng có 7 BN
Nhóm 3: > 6 tháng có 4 BN
- Đánh giá kết quả điều trị dựa trên 3
biến số:
1. Độ giảm song thị.
2. Độ giảm góc lác.
72
3. Độ tăng hoạt trường cơ
liệt.
- Cách tính độ giảm song thị sau
tiêm:
Ex 1: KCST trước tiêm = 10cm,
KCST sau tiêm = 8cm giảm 2cm.
Như vậy tỉ lệ % độ giảm ST = 2/10
= 20%.
Ex 2: KCST trước tiêm = 5 cm ,
KCST sau tiêm = hết song thị giảm 5
cm.
Như vậy tỉ lệ % độ giảm ST = 5/5
= 100%.
Cách tính độ giảm góc lác sau
tiêm: Để tính độ giảm góc lác một cách
định lượng chúng tôi đo góc lác bằng
lăng kính kết hợp với nghiệm pháp che
mắt trước và sau khi tiêm ở các thời
điểm.
H1: Cách đo góc lác bằng lăng kính theo phương pháp Kansky
Ex.1: Góc lác trước tiêm là 30 điôp lăng kính, sau tiêm chỉ còn 10 điôp giảm
20 điốp. Như vậy tỉ lệ % góc lác được giảm: 20/30 = 66%
Ex.2: Góc lác trước tiêm là 20 điôp lăng kính, sau tiêm chỉ còn 5 điôp giảm 15
điốp.Như vậy tỉ lệ % góc lác được giảm: 15/20 = 75%
72
Đánh giá hoạt trường của cơ liệt
trước khi tiêm:
1. Rất kém (Mắt không đưa được tới
đường giữa): 6 BN.
2. Kém (Mắt đưa được tới đường
giữa): 6 BN.
3. Tạm (Mắt vượt đường giữa đạt
25% hoạt trường): 6 BN.
4. Khá (Mắt vượt đường giữa đạt
50% hoạt trường): 4 BN.
5. Tốt (Mắt vượt đường giữa đạt 75%
hoạt trường): 7 BN.
6. Hoàn toàn tốt (Mắt vượt đường
giữa đạt 100% hoạt trường): 2 BN.
Căn cứ tiêu chuẩn trên để đánh giá
HT cơ liệt ở 2 mức: có tăng hay không
tăng sau tiêm.
Thuốc sử dụng:
- Dysport 500 Speywood Units của
hảng Beaufour Ipsen.
- Nồng độ pha: 2,5 ml ClNa 0,9%
20 đv/0,1ml.
- Liều tiêm: 10 đơn vị.
Cách tiêm thuốc vào cơ vận nhãn:
- Nhỏ thuốc tê: Novesine 3 lần.
- Dùng kẹp có mấu bắt chổ bám cơ
trực qua KM kéo nhãn cầu về phía
đường giữa sao cho tâm đồng tử trùng
với trục trước sau.
- Bơm tiêm 1ml với kim 30G rút
0.05ml dung dịch pha, tiêm thẳng vào kết
mạc, đầu vát về phía củng mạc, cách chổ
bám cơ 5-6mm. Do sự khác biệt vị trí
giải phẫu học của cơ trực trong và trực
ngoài nên hướng mũi kim có khác:
Nếu cơ đích là trực trong: hướng
về xích đạo nhãn cầu, giữ song song
thành củng mạc,đầu kim ra sau xích đạo
một ít (sâu gần hết thân kim) mới bơm
thuốc chậm đều.
Nếu cơ đích là trực ngoài: sau khi
đầu kim đến xích đạo (khoảng 1/2 thân
kim) thì nghiêng ống tiêm ra ngoài một
góc 300, bơm thuốc khi đầu kim ra sau
xích đạo (sâu gần hết thân kim).
KẾT QUẢ
Bảng 1: Chẩn đoán căn nguyên lác liệt.
Căn nguyên Liệt VI Liệt III
Nhiểm siêu vi 7
Chấn thương sọ não 6 6
Di chứng viêm màng não 1
Hội chứng Tolosa-Hunt 4 2
Thiếu máu thần kinh 2
K mũi hầu 1
Không xác định 2
Tổng 22 9
72
Trong nhóm nhiễm siêu vi có 1
trường hợp HIV(+)
Thời gian theo dõi lâu nhất 4
tháng, gần nhất 2 tuần, trung bình 4 tuần
2,2, hiệu quả Dysport được tóm tắt ở
bảng 2 và 3.
Bảng 2: Tóm tắt hiệu quả của BTA trên góc lác
Hình thái
lác
Số BN tiêm
Góc lác trung
bình trước
tiêm
Góc lác trung
bình sau tiêm
% giảm lác
% giảm
lác ≤10D
Lác trong
Lác ngoài
22
9
34
26
21
16
59
44
36
33
Bảng 3: Hiệu quả của BTA theo thời gian khởi trị sớm hay muộn
Thời gian khởi trị 3tháng
Cải thiện Khỏi Cải thiện Khỏi
Song thị 19/20 12/20 10/11 4/11
Góc lác 12/20 9/20 4/11 2/11
Hoạt trường cơ liệt 9/20 5/20 4/11 2/11
Gọi là cải thiện khi song thị, góc
lác có giảm và hoạt trường cơ liệt có
tăng ít nhiều so với truớc tiêm.
Gọi là khỏi (1) đối với song thị: khi
BN hết song thị ở tư thế nhìn thẳng (có thể
còn song thị khi liếc về phía hoạt trường
cơ liệt), (2) đối với góc lác: góc lác ≤10D
(3) đối với hoạt trường cơ liệt: hoạt trường
phục hồi 100%.
Từ bảng trên và các biến số ghi
nhận trong chương trình SPSS cho phép
rút ra một số nhận xét sau:
1. Hiệu quả của thuốc đối với song
thị
84% các trường hợp có giảm song
thị khi nhìn thẳng sau tiêm với 15 BN hết
ST, 11 BN hết sau tiêm 2 tuần và 4 hết sau
tiêm 4 tuần.
Góc lác nhỏ <30D (với 18 BN) có
hiệu quả giảm ST nhiều hơn góc lác lớn
>30D (với 13 BN) (p<0.05).
Thời điểm khởi trị sớm trước 3
tháng có tỉ lệ giảm ST cao hơn khởi trị
muộn sau 3 tháng (p < 0.05).
Không phát hiện trường hợp nào
đổi chiều ST.
2. Hiệu quả của thuốc trên góc lác:
72
Có 16/31 BN (50%) giảm độ lác so
với trước tiêm, trong số này có 11 trường
hợp (35%) hết lác sau tiêm 4 tuần.
Góc lác nhỏ <30D có tỉ lệ hết lác
nhiều hơn góc lác lớn >30D (P<0.05 ).
Thời điểm khởi trị sớm trước 3
tháng có tỉ lệ phần trăm giảm góc lác cao
hơn khởi trị muộn sau 3 tháng (p<0.05
với U test).
Không phát hiện trường hợp đổi
chiều góc lác.
3. Hiệu quả của thuốc trên sự tăng
hoạt trường (HT) cơ liệt:
Có 13/31 BN tăng HT cơ liệt sau
tiêm (42%), có 7 mắt phục hồi hoàn toàn
sau 4 tuần.
Nhóm mắt có HT cơ liệt trước tiêm
khá trở lên có tỉ lệ tăng HT sau tiêm cao
hơn nhóm cơ liệt có HT kém hơn
(p<0.05).
Không có sự khác biệt giữa tỉ lệ
tăng HT cơ liệt khởi trị sớm hay muộn.
Sự tăng HT mạnh nhất ở tuần thứ 2
sau tiêm, tiếp sau đó sự tăng không có ý
nghĩa thống kê so với thời điểm này.
Chưa xác định được thời gian trung
bình cơ phục hồi hoàn toàn sau tiêm là
bao lâu vì BN không tái khám sau khi hết
song thị.
Biến chứng:
- Sụp mi: 4/31.
- Lác ngang có yếu tố đứng: 3/31.
- Xuất huyết dưới kết mạc ngay sau
tiêm: 3/31.
- Tụ máu hốc mắt: 0
- Thủng nhãn cầu: 0
- Giãn đồng tử: 0
BÀN LUẬN
Nguyên nhân liệt thần kinh vận
nhãn:
Bảng 1 cho thấy chấn thương là
nguyên nhân hàng đầu gây liệt thần kinh
vận nhãn cho cả TK III và VI tương tự
với báo của một số tác giả [9]. Đối với
liệt TK VI siêu vi chiếm cao nhất, trong
số này có 1 thường hợp HIV(+). Liệt do
siêu vi thường phục hồi nhanh sau tiêm.
Có 6 trường hợp liệt do hội chứng
Tolosa-Hunt. Hội chứng này gây liệt
thần kinh vận nhãn cấp tính kèm đau
nhức, hiệu quả điều trị ngoạn mục với
corticoide liều cao. Thường sau khi điều
trị 4-5 ngày chỉ còn tồn tại lác trong hoặc
lác ngoài thì chúng tôi cho tiêm BTA và
kết quả đạt ngoài sự mong đợi so với
trước đây. Đây là điều thú vị của sự vận
dụng BTA trong điều trị hội chứng này
mà chưa thấy mô tả trong y văn. Có 2
trường hợp chẩn đoán thiếu máu thần
kinh do tiểu đường và cao huyết áp.
Cơ sở lý luận của việc tiêm BTA
trong liệt thần kinh vận nhãn.
Đặc điểm của lác liệt là khả năng
tự hồi phục, riêng TK VI có 80% hồi
phục ngẫu nhiên trong vòng 6-12 tháng
[7]. Trong khi cơ liệt chưa hồi phục cơ
đối vận sẽ bị co quắp dẫn đến hậu quả
(1) về lâu dài cơ này bị xơ hóa làm hạn
chế kết quả phẫu thuật sau này (2) cơ liệt
khó phục hồi hoạt động sớm vì cơ đối
72
vận quá mạnh [4,8]. BN chịu đựng 2
phiền toái: (1) Về mặt thẩm mỹ, xuất
hiện lác hoặc tư thế đầu bù trừ bất
thường (2) Về mặt chức năng, những rối
loạn thị giác do song thị dẫn đến cảm
giác buồn nôn xây xẩm... ứng dụng dược
động học của BTA, vai trò của thuốc này
khi tiêm vào cơ đối vận với cơ liệt như
sau [7] (1). Sự bất hoạt cơ đối vận sẽ ức
chế sự co quắp và hạn chế sự xơ hóa cơ
này (2) Sự bất hoạt cơ đối vận sẽ thúc
đẩy tiến trình hồi phục cơ liệt nhanh hơn
vì cơ liệt trở thành cơ đối vận với cơ
được tiêm BTA. Kết quả ghi nhận ở bảng
2 cho thấy tỉ lệ giảm góc lác sau tiêm
trung bình cho lác trong và ngoài là 51%
và khỏi lác (góc lác <10D) 34.5% là một
chứng minh cho cơ sở lý luận trên.
Chúng tôi nhận thấy không có mối tương
quan thuận giữa góc lác và hoạt trường
cơ liệt còn lại, nghĩa là góc lác lớn thì
hoạt trường kém hoặc ngược lại. Bởi vì
góc lác phản ánh sự co quắp của cơ đối
vận, còn hoạt trường cơ liệt phản ánh
mức độ lực cơ còn lại (phần chưa bị liệt).
Cho nên sau tiêm BTA, sự bất hoạt cơ
đối vận làm góc lác giảm rõ rệt hơn là
làm tăng hoạt trường cơ liệt. Tuy nhiên
những cơ liệt có hoạt trường từ khá trờ
lên có tỉ lệ tăng hoạt trường sau tiêm cao
hơn có ý nghĩa thống kê so với cơ liệt có
hoạt truờng yếu hơn (nhận xét 3 phần kết
quả) chứng minh có sự co quắp cơ liệt
xảy ra (nếu không bị liệt nhiều) khi cơ
đối vận bị bất hoạt. Bảng 3 cho thấy khởi
trị sớm có phần trăm giảm góc lác cao
hơn khởi trị muộn chứng minh sự xơ hóa
cơ đối vận xảy ra do khởi trị muộn làm
cơ giãn ít nên góc lác cũng giảm ít. Một
nghiên cứu đa trung tâm ở Mỹ năm
1996-1998 tác giả Holmes [6] và cộng sự
không tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê giữa sự hồi phục tự nhiên và hồi
phục sau tiêm BTA của liệt vận nhãn
chấn thương. Trong nghiên cứu này
chúng tôi không xác định hoặc phủ định
kết luận này vì thiếu nhóm chứng và thời
gian theo dõi còn ngắn chưa thể xác định
bao lâu hoạt trường cơ liệt phục hồi hoàn
toàn. Tuy nhiên điều phấn khởi cho thầy
thuốc là sự hài lòng, cảm giác dễ chịu
của BN sau tiêm do sự giảm hoặc hết
song thị đem lại (chiếm đa số các trường
hợp 93%) cho dù góc lác vẫn còn ít
nhiều. Điều trị song thị trước đây bao
gồm che mắt luân phiên và đeo lăng
kính. Che mắt làm giảm sức nhìn và mất
thẩm mỹ khiến ít BN chịu áp dụng. Đeo
lăng kính chỉ áp dụng cho những độ lác
thấp, hơn nữa ở Việt Nam chưa có kỹ
thuật này. Kết quả trên cho thấy BTA có
vai trò trong điều trị lác liệt và hơn nữa
BTA không để lại di chứng sẹo cản trở
phẫu thuật nếu cần sau này. Một số
trường hợp liệt VI do ung thư mũi hầu
hoặc do bệnh AIDS chúng tôi vẫn tiêm
nhằm mục đích làm giảm song thị và như
vậy cải thiện chất lượng sống cho BN.
Kỹ thuật tiêm
Tấm động thần kinh của các cơ
trực khu trú xa 2,5cm cách chổ bám cơ
72
[2]. Nhiều tác giả dùng kỹ thuật cơ điện
ký (electromyographic sound) [5,10] có
hệ thống phát âm báo cho biết khi kim đi
vào đúng cơ. Tuy nhiên hệ thống này
lỉnh kỉnh, nhiều nhiễu âm và không
chính xác vì điện cơ của cơ vận nhãn
khác với cơ thân. Chúng tôi chưa có máy
đo điện cơ nên kỹ thuật tiêm chủ yếu căn
cứ vào mốc giải phẫu học và kỳ vọng
hiệu quả dựa vào hiệu ứng phát tán của
thuốc có thể lan xa 2cm đường kính từ
chỗ tiêm [3]. Thực tế cho thấy với cách
tiêm trên thuốc vẫn có hiệu quả so với
các tác giả nước ngoài.
Số BN
tiêm
Góc lác trung
bình trước tiêm
Góc lác
trung bình
sau tiêm
% giảm
lác
% giảm lác
#10D
Scott
ET
XT
384
293
31
32
10
12
68
60
68
52
Biglan
ET
XT
32
15
23
27
14.5
20
36.5
24.5
34
13.3
Buckley
ET
XT
58
78
36
39
14
16
64
63
52
54
Thông
ET
XT
22
9
34
26
21
16
59
44
36
33
Ngoài ra khi tiêm vào trong cơ có
điều bất lợi là sự phát tán của thuốc
mạnh hơn tiêm ngoài cơ vì thuốc dễ dàng
lan theo hệ thống các màng bao cơ nối
kết với nhau gây liệt các cơ ngoại ý và dễ
gây biến chứng tụ máu trong hốc mắt.
Biến chứng sụp mi và lác đứng của
chúng tôi thấp có thể vì lý do này.
Liều tiêm thích hợp
Trong nghiên cứu này chúng tôi
tiêm 10 đơn vị vào cơ đối vận cùng mắt
cho mọi góc lác theo tài liệu của hãng
Beaufour Ipsen cung cấp. Qua nghiên
cứu này cho thấy liều tiêm cố định như
vậy là không thoả đáng cần thay đổi liều
tùy theo góc lác. Theo Buckley [2], góc
lác <20D tiêm 10đv, giữa 20 và 50D
tiêm 20đv. Chúng tôi đề xuất thêm với
góc lác lớn (> 60D) có thể tiêm cả 2 mắt:
Cơ đối vận cùng mắt và cơ đồng hành ở
mắt lành.
Biến chứng
72
So sánh % biến chứng của nghiên
cứu này với tổng kết biến chứng của
nhiều tác giả bởi Buckley [2].
Buckley Thông
Xuất huyết kết mạc 0.5 3
Tu máu hốc mắt 0.2 0
Thủng củng mạc 0.11 0
Nhức đầu 0.1 0
Sụp mi 16 13
Lác đứng 19 10
Giãn đồng tử 0.15 0
Biến chứng thường gặp nhất là hệ
quả sự phát tán của thuốc vào các cơ lân
cận ngoài ý muốn và chỉ xuất hiện tạm
thời trong vài tuần lễ. Tỉ lệ sụp mi và lác
đứng của chúng tôi lần lượt 19% và 10%
so với 16% và 17% của tác giả Buckley.
Do chúng tôi không tiêm thuốc vào cơ,
chủ yếu cạnh cơ nên thuốc dễ phát tán
bên ngoài bao chóp cơ, ngược lại ít hơn
trong bao chóp cơ, có lẻ điều đó giải thích
tại sao tỉ lệ sụp mi của chúng tôi cao hơn
trong khi tỉ lệ lác đứng lại thấp hơn. Sụp
mi xảy ra phần lớn khi tiêm vào cơ trực
trong tương tự như nhận xét của Buckley.
Chỉ có 1 trường hợp xuất huyết kết mạc,
không có trường hợp tụ máu hậu cầu và
thủng nhãn cầu. Theo Buckley thủng
củng mạc là biến chứng đáng ngại nhất dễ
gặp ở người cận thị hoặc trải qua phẫu
thuật quanh nhãn cầu. Tuy nhiên không
có hiệu quả độc tính nào khi tiêm BTA
vào trong dịch kính và điều này đã được
xác định trên thử nghiệm động vật.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu này cho phép
chúng tôi rút ra một số kết luận về hiệu
quả điều trị của BTA đối với lác liệt TK
VI & III như sau:
- BTA làm giảm nhanh song thị và
góc lác khiến BN hài lòng.
- Góc lác càng nhỏ, hoạt trường cơ
liệt còn tốt, thời gian khởi trị càng sớm
hiệu quả hồi phục càng cao.
- Chưa thể khẳng định BTA làm cơ
liệt sớm phục hồi hơn trường hợp không
tiêm về mặt thống kê.
- Hiệu quả cao nhất sau tiêm 2 tuần.
- Tác dụng ngoại ý như sụp mi và
lác đứng chỉ tạm thời biến mất dần sau 2
tháng.
- Nghiên cứu này cho phép mở rộng
chỉ định sử dụng BTA trong điều trị một
số bệnh cảnh khác có liên quan về lác.
72
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ad Hoc Committee on Ophthalmic Procedures Assessment of the
American Academy of Ophthalmology: Botulinum toxin therapy of eye
muscle disorders. Ophthalmology. 1989; 96 (suppl): 37-41.
2. BUCKLEY EG.: Chemodenervation of extraocular muscles In Duane’s
clinical opthalmology USA 1999. V6 chapter 89.
3. CLAUDE LE LAUARN: Botulinum toxin A and facial lines: The
variables concentrations. Aesthetic plastic surgery. 2001, 25: 73-84.
4. DAWSON, E.L., MAARSHMAN, W.E.ADAMS: the role of botulinum
toxin a in acut-onset esotropia. Ophthalmology. 1999; 106 (9),1727-30
5. FELLS P.: Management of paralytic strabismus. Br. J. Ophthalmol. 1974;
58: 255-65.
6. HOLMESJM., BECK RM., KIP KE., DROST PJ., LESKE DA.:
Botulinum toxin treatment versus conservative management in cacute
traumatic sixth palsy or paresis. JAAPOS, 6/2000,4 (3),145-9
7. LAVENANT F.: Troubles oculomoteurs in Manuel d’utilusation de la
toxine botulique. Marseille - 2002; 133-143
8. LEE J.: Modern management of sixth nerve palsy. Aust NZ J. Ophthalmol.
1992; 20: 41-6.
9. METZ HS, MAZOW M.: Botulinum treatment of acute sixth and third
nerve palsy. Graefe's Arch Clin Exp Ophthalmol. 1988; 226: 141-4.
10. SCOTT AB, KRAFT SP.: Botulinum toxin injection in the management of
lateral rectus paresis. Ophthalmology. 1985; 92: 676-83.
11. SCOTT AB, MAGOON EH, MCNEER KW et al: Botulinum treatment of
childhood strabismus. Ophthalmology. 1990; 97: 1434.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de_tai_danh_gia_ket_qua_su_dung_dysport_trong_dieu_tri_lac_l.pdf