Tài liệu Đề tài Đánh giá kết quả phẫu thuật bệnh lý màng trước võng mạc – Đỗ Như Hơn: 46
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT
BỆNH LÝ MÀNG TRƯỚC VÕNG MẠC
ĐỖ NHƯ HƠN
Bệnh viện Mắt TW
PHẠM THỊ BÍCH MẬN
Bệnh viện Bạch Mai
TÓM TẮT
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, phẫu thuật cắt dịch kính
(CDK), bóc màng trước võng mạc (MTVM) cho 33 bệnh nhân (BN) tại khoa Chấn
thương bệnh viện Mắt Trung ương từ 06/2006 đến 10/2007. Kết quả: Tỷ lệ BN nữ
(60,6%), cao hơn nam (39,4%). Tuổi trung bình là 43,70 19,43; Tuổi trung bình của
nam (38,46 22,32) thấp hơn nữ (47,10 17,12). BN trên 50 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất
(48,5%). MTVM nguyên phát (39,4%) ít hơn MTVM thứ phát (60,6%). Tuổi trung bình
của MTVM nguyên phát (58,54 9,93) cao hơn MTVM thứ phát (34,05 18,03).
Nguyên nhân thứ phát chủ yếu trong nhóm nghiên cứu là sau phẫu thuật BVM (50%),
sau đó là viêm MBĐ (25%) và các nguyên nhân khác. Kết luận: kết quả phẫu thuật khả
quan, đã đem lại cải thiện đáng kể cả về giải phẫu và chức năng thị giác cho người
bệnh.
Từ khoá: Màng trước võng mạc.
I. ĐẶT V...
8 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 11/07/2023 | Lượt xem: 335 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Đánh giá kết quả phẫu thuật bệnh lý màng trước võng mạc – Đỗ Như Hơn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
46
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT
BỆNH LÝ MÀNG TRƯỚC VÕNG MẠC
ĐỖ NHƯ HƠN
Bệnh viện Mắt TW
PHẠM THỊ BÍCH MẬN
Bệnh viện Bạch Mai
TÓM TẮT
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, phẫu thuật cắt dịch kính
(CDK), bóc màng trước võng mạc (MTVM) cho 33 bệnh nhân (BN) tại khoa Chấn
thương bệnh viện Mắt Trung ương từ 06/2006 đến 10/2007. Kết quả: Tỷ lệ BN nữ
(60,6%), cao hơn nam (39,4%). Tuổi trung bình là 43,70 19,43; Tuổi trung bình của
nam (38,46 22,32) thấp hơn nữ (47,10 17,12). BN trên 50 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất
(48,5%). MTVM nguyên phát (39,4%) ít hơn MTVM thứ phát (60,6%). Tuổi trung bình
của MTVM nguyên phát (58,54 9,93) cao hơn MTVM thứ phát (34,05 18,03).
Nguyên nhân thứ phát chủ yếu trong nhóm nghiên cứu là sau phẫu thuật BVM (50%),
sau đó là viêm MBĐ (25%) và các nguyên nhân khác. Kết luận: kết quả phẫu thuật khả
quan, đã đem lại cải thiện đáng kể cả về giải phẫu và chức năng thị giác cho người
bệnh.
Từ khoá: Màng trước võng mạc.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
MTVM là một bệnh lý khá phức
tạp trong nhóm bệnh về dịch kính-võng
mạc, trong y văn MTVM được nhắc đến
với những thuật ngữ: Macular pucker,
cellophane maculopathy, epiretinal
membrane, .... [33]. Trên lâm sàng,
MTVM được chia làm 2 hình thái:
MTVM vùng hoàng điểm vô căn
(nguyên phát), thường gặp ở người cao
tuổi và liên quan chặt chẽ tới tình trạng
bong dịch kính sau. MTVM thứ phát có
thể gặp ở mọi lứa tuổi, liên quan đến tình
trạng viêm dịch kính, thường xảy ra sau
một số trường hợp: phẫu thuật nội nhãn;
bệnh lý hắc - võng mạc; chấn thương;
bệnh lý dịch kính
Bệnh thường tiến triển theo xu
hướng nặng dần, với những biến chứng
co kéo võng mạc vùng hoàng điểm (HĐ),
việc điều trị nội khoa không đem lại kết
quả. Phẫu thuật CDK bóc MTVM là một
phương pháp khả quan để điều trị bệnh
lý này, nhằm cải thiện thị lực và chức
năng thị giác.
Ở Việt Nam, chưa có một nghiên
cứu nào về vấn đề này, chúng tôi thực
hiện đề tài nhằm các mục tiêu chính sau:
1. Đánh giá kết quả điều trị phẫu
thuật CDK bóc MTVM.
2. Nhận xét một số đặc điểm kỹ thuật
của phẫu thuật.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG
PHÁP
46
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Những BN được phẫu thuật CDK
bóc MTVM tại khoa Chấn thương BV
Mắt Trung ương.
* Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân
- MTVM nguyên phát giai đoạn 2.
- MTVM thứ phát, thị lực kém.
- BN có điều kiện về kinh tế, sau khi
được giải thích về tiên lượng, tự nguyện
chấp nhận phẫu thuật và theo dõi sau
phẫu thuật theo đúng yêu cầu của nghiên
cứu.
* Tiêu chuẩn loại trừ
- Mắt có tổn thương đục các môi
trường trong suốt (sẹo giác mạc, đục
TTT, dịch kính nhiều) không quan sát
được tình trạng MTVM.
- Mắt có các tổn thương phức tạp: thị
thần kinh, BVM quá nặng đã điều trị thất
bại...
- BN quá già, yếu hoặc có bệnh toàn
thân nặng kèm theo.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
- Thiết kế nghiên cứu: thử nghiệm
lâm sàng, tiến cứu, không đối chứng.
- Cỡ mẫu n =33 mắt.
- Đánh giá và phân loại thị lực theo
các mức độ sau:
o Thị lực kém: < 0,1.
o Thị lực trung bình: từ 0,1 đến 0,6.
o Thị lực tốt: 0,7.
- Chẩn đoán hình thái lâm sàng:
MTVM nguyên phát, thứ phát.
- Chẩn đoán giai đoạn MTVM
nguyên phát: theo Gass J.D., (1970)
- Các kỹ thuật phẫu thuật: CDK bóc
MTVM; CDK bóc MTVM, bơm dầu
silicon; CDK bóc MTVM, tháo dầu
silicon; Kỹ thuật xử lý biến chứng: laser
võng mạc, đai củng mạc, lấy TTT đục,
đặt IOL.
- Đánh giá và phân loại kết quả phẫu
thuật sau 3, 6 tháng.
o Kết quả về giải phẫu: tình trạng cải
thiện MTVM, tổn thương hoàng điểm,
chiều dày VMTT và thể tích hoàng điểm
so với trước mổ.
o Kết quả về chức năng: thị lực trung
bình, thị lực qua các thời điểm, sự cải
thiện thị lực, và các triệu chứng cơ năng.
o Kết quả xử lý biến chứng: các kỹ
thuật xử lý biến chứng và kết quả đạt
được
o Đánh giá kết quả phẫu thuật chung
- Kết quả phẫu thuật tốt: giải phẫu
tốt; thị lực tăng
- Kết quả trung bình: giải phẫu trung
bình; thị lực giữ nguyên
- Kết quả kém: giải phẫu kém; thị
lực giảm.
2.3. Thu thập và xử lý số liệu
Các số liệu thu thập qua bệnh án
mẫu và các tư liệu ảnh.
Xử lý số liệu bằng thuật toán thống
kê y học.
III. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
3.1. Tình hình bệnh nhân trước mổ
BN đến khám và được phẫu thuật
sớm nhất sau khi phát hiện bệnh sớm
nhất là 1 tháng, muộn nhất là 36 tháng,
thời gian trung bình 9,1 8,2 tháng.
Những BN trong nhóm nghiên cứu,
hầu hết ở giai đoạn nặng nên các triệu
chứng cơ năng chính đã gặp là 4 triệu
chứng: nhìn mờ (100%), cong và méo
hình (72,6%), ám điểm gặp với tỷ lệ thấp
hơn (36,4%), rối loạn sắc giác (12,1%).
46
Các dấu hiệu thực thể: ngoài dấu
hiệu MTVM và co kéo mạch máu còn
thấy: lỗ HĐ (6 mắt). Giả lỗ HĐ (1 mắt),
phù HĐ dạng nang (1 mắt)
Mắt có thị lực thấp nhất: 0,01
(tương đương với ĐNT 0,5m), thị lực
cao nhất: 0,3 (tương đương 3/10), 17 mắt
(chiếm 51,5 %) thị lực kém (<0,1), 16
mắt (chiếm 48,5 %) thị lực trung bình (từ
0,1 - 0,3). 100% số mắt có nhãn áp trong
giới hạn bình thường.
3.2. Kết quả phẫu thuật
* Tình trạng màng trước võng mạc
Phẫu thuật đã bóc hết MTVM cho
14/33 mắt (42,4%), giải phóng được
MTVM vùng HĐ cho 18/33 mắt (54,6
%), 1/33 mắt không bóc được MTVM
(3,0 %).
* Tình trạng tổn thương HĐ
Tình trạng tổn thương HĐ sau mổ
giảm từ 24,2 % xuống còn 12,5 %; 3/6 lỗ
HĐ đã khép.
Bảng 1. Độ dày võng mạc trung tâm và thể tích hoàng điểm trên OCT
Độ dày võng mạc (m) Trước mổ (n =33) Sau mổ (n =18) Giảm (m)
Tối đa 656,0 616,0 40,0
Tối thiểu 244,0 104,0 40,0
Trung bình 423,39 103,7 279,41 117,9 143,98
Thể tích HĐ (mm3) Trước mổ (n =33) Sau mổ (n =18) Giảm (mm3)
Tối đa 15,8 13,7 2,1
Tối thiểu 7,03 5,19 1,84
Trung bình 9,64 1,70 8,28 2,19 1,36
* Thị lực
Bảng 2. Phân loại thị lực qua các thời điểm
Thị lực
Trước
mổ
(SL,
%)
Sau mổ (SL, %)
1 tuần
n = 33
2 tuần
n = 33
1 tháng
n = 33
2 tháng
n = 33
3 tháng
n= 33
6 tháng
n = 24
≥0,7 0 0 0 2
(6,1)
4
(12,1)
4
(12,1)
3
(12,5)
0,1
0,6
16
(48,5
)
14
(42,4
)
19
(57,6
)
16
(48,5
)
15
(45,5)
15
(45,5)
9
(37,5)
<0,1 17
(51,5
)
19
(57,6
)
14
(42,4
)
15
(45,5
)
14
(42,4)
14
(42,4)
12
(50,0)
46
Tõ tuÇn thø 2 sau mæ,
thÞ lùc b¾t ®Çu t¨ng dÇn,
®Õn thêi ®iÓm 6 th¸ng, tuy
chØ 24/33 BN ®Õn kh¸m l¹i,
®· cã 3 m¾t (chiÕm 12,5%)
®¹t thÞ lùc tèt, thÞ lùc
trung b×nh ®· c¶i thiÖn
0,18 0,26 víi 29,2% sè
m¾t cã thÞ lùc t¨ng trªn 2
hµng, 54,2% sè m¾t thÞ lùc
gi÷ nguyªn ®Õn t¨ng 1 hµng
vµ 16,7% sè m¾t gi¶m thÞ
lùc.
B¶ng 3. Sù c¶i thiÖn thÞ lùc sau mæ so víi tríc mæ
Sù c¶i thiÖn thÞ lùc Sau 6 th¸ng (SL,%)
Gi¶m 4 (16,7)
Gi÷ nguyªn ®Õn t¨ng 1 hµng 13 (54,2)
T¨ng 2 hµng 7 (29.2)
Tæng sè (SL,%) 24 (100,0)
* TriÖu chøng c¬ n¨ng
Sau mæ, c¸c triÖu chøng
c¬ n¨ng chÝnh ®· gi¶m ®¸ng
kÓ: cong, mÐo h×nh cßn
20,8%; ¸m ®iÓm cßn 8,3%;
Rèi lo¹n s¾c gi¸c ®· hÕt
sau mæ 2 tuÇn.
Chóng t«i, ®· bãc ®îc
MTVM cho 32/33 m¾t (chiÕm
97%). So víi nghiªn cøu cña
Joondeph B. (2002) phÉu
thuËt cho 50 m¾t cã dïng
membrane blue ®· lÊy ®îc
hÕt MTVM cho 48/50 m¾t
(chiÕm 96%). ThÞ lùc c¶i
thiÖn cho 47/50 m¾t. Tû lÖ
lÊy ®îc MTVM t¬ng ®¬ng
nhau, nhng sù c¶i thiÖn
thÞ lùc trong nghiªn cøu
cña Joondeph B. cao h¬n v×
trªn thùc tÕ nghiªn cøu cña
chóng t«i cã tíi 54,6% sè
m¾t chØ gi¶i phãng ®îc
MTVM ë vïng H§ do kh«ng cã
sù hç trî cña c¸c lo¹i
thuèc nhuém mµng vµ c¸c m¾t
trong nghiªn cøu ®Òu cã tæn
h¹i nÆng nÒ vâng m¹c vïng
H§ tríc mæ.
B¶ng 4. KÕt qu¶ bãc MTVM vµ sù c¶i thiÖn thÞ lùc so víi c¸c
t¸c gi¶
T¸c gi¶
HÕt MTVM
(SL, %)
Cßn MTVM
(SL, %)
TL t¨ng
(SL, %)
TL gi÷
nguyªn
(SL, %)
Joondeph B.,
(2002)
(n =50)
48
(96%)
2
(4%)
47
(94%)
3
(6%)
46
§.N.H¬n vµ
P.T.B.MËn
(n=33)
32
(97%)
1
(3%)
28
(84,5%)
5
(15,5%)
Mặc dù phẫu thuật của chúng tôi
không có sự trợ giúp của thuốc nhuộm
màng nhưng tình trạng tổn thương HĐ
sau mổ đã được cải thiện đáng kể. Tỷ lệ
này tương đương với nghiên cứu của Li
K. và cộng sự, có 7/14 mắt đóng được lỗ
HĐ sau mổ có dùng thuốc nhuộm xanh
Trypan.
So với trước mổ, độ dày võng mạc
trung tâm và thể tích HĐ trung bình
giảm, tuy nhiên chưa trở về được tới giá
trị bình thường. Điều này cũng phù hợp
với nhận xét của các tác giả trước đó, sự
cải thiện về chức năng và giải phẫu sau
mổ rất hiếm khi có thể trở lại tình trạng
bình thường.
Thời gian nghiên cứu chưa đủ cho
chúng tôi đánh giá được sự tái phát của
MTVM trên các mắt đã được phẫu thuật.
Theo nhiều tác giả khác, sự tái phát MTVM
thường được xuất hiện từ tháng 12 sau mổ.
Do đó, để đánh giá được sự tái phát cần có
thời gian theo dõi trên 12 tháng.
Tỷ lệ BN có thị lực giảm và giữ
nguyên sau mổ cao hơn, tỷ lệ thị lực tăng 2
hàng thấp hơn nhiều so với tác giả James G.
và cộng sự (2005). Điều đó liên quan đến
một thực tế là trong nghiên cứu của chúng
tôi BN MTVM thứ phát nhiều, thị lực trước
mổ rất thấp, phẫu thuật lại không lấy được
hết MTVM do không có thuốc nhuộm, theo
Kwok. AK. (2005), đó là những yếu tố tiên
lượng không tốt cho phẫu thuật.
Bảng 5. Mức độ cải thiện thị lực sau mổ so với các tác giả
Tình trạng cải thiện TL
James G. và cộng sự
(2005) (n=125)
Đ.N.Hơn và P.T.B.Mận
(2007) (n=33)
Giảm 1 (1%) 4 (16,7)
Giữ nguyên đến tăng 1 hàng 20 (16%) 13 (54,2)
Tăng từ 2 hàng trở lên 104 (83%) 7 (29,2)
Sự tiến triển của các triệu chứng cơ
năng cũng rất rõ rệt: cong và méo hình
còn 20,8%, thấp hơn so với nghiên cứu
của James G. và cộng sự (65%). Tuy
nhiên, đó chỉ là triệu chứng chủ quan,
trên thực tế, có thể do thị lực quá thấp
nên dấu hiệu này không được thể hiện rõ
ràng. Mặc dù tỷ lệ thành công của phẫu
thuật tương đối cao, thị lực đã cải thiện
nhiều sau mổ nhưng cũng còn tới 50% số
mắt có thị lực ở mức < 0,1. Điều này
cũng phù hợp với các nghiên cứu khác,
khi thị lực trước mổ quá kém thì sự cải
thiện thị lực sau mổ là rất ít.
Nhìn chung, phẫu thuật CDK bóc
MTVM đã cải thiện được chức năng thị
giác cho hầu hết các BN, cả về thị lực và
chất lượng hình ảnh. Phẫu thuật thành
công 84,8%, trong đó 66,6% đạt kết quả
tốt, 18,2% đạt kết quả trung bình tương
đương với nghiên cứu của James G. và
cộng sự. Có 15,2% kết quả phẫu thuật
loại kém, thị lực giảm so với trước phẫu
thuật, tỷ lệ này cao hơn so với nghiên
46
cứu của James G.. Điều đó được giải
thích là do các mắt trước mổ đều ở giai
đoạn nặng, thị lực và các triệu chứng cơ
năng trước mổ đã phản ánh sự tổn hại
nặng nề võng mạc vùng HĐ.
3.3. Tình hình các biến chứng của
phẫu thuật
Trong mổ đã xảy ra 2 biến chứng
trên 3 mắt (chiếm 9,1%): rách võng mạc
- 2 mắt; xuất huyết tiền phòng - 1 mắt.
Biến chứng sớm sau mổ: 4 biến
chứng trên 7 mắt (chiếm 21,2%): 3 mắt
xuất huyết DK - VM; 2 mắt - BVM; 1
mắt - tăng nhãn áp và 1 mắt - đục TTT
bao sau.
Biến chứng muộn sau mổ là: 3 biến
chứng trên 3 mắt (chiếm 9,1%): 1 mắt -
BVM, 1 mắt - tăng nhãn áp, 1 mắt - đục
TTT.
3.4. Đánh giá kết quả chung của
phẫu thuật
Chúng tôi có 1 mắt MTVM kèm
theo BVM, đã được CDK toàn bộ và bóc
MTVM trong môi trường nước muối
sinh lý, sau đó tiến hành laser võng mạc
với cường độ 300 - 400J rồi trao đổi khí -
dịch và bơm dầu silicon nội nhãn. Kết
quả phẫu thuật thành công ở mức trung
bình. Tuy nhiên trong phẫu thuật này cần
lưu ý đến những đặc tính và sự ảnh
hưởng do dầu silicon tồn tại lâu trong nội
nhãn.
Chúng tôi đã bóc MTVM, tháo dầu
silicon cho 5 mắt. Những mắt này chỉ
CDK tối thiểu do hiện tượng tăng sinh
DK - VM không nhiều. MTVM được
bóc và lấy trong môi trường nước hoặc
trong môi trường dầu, sau khi CDK. Đối
với những mắt đã mổ BVM, có tăng sinh
DK - VM và MTVM thì đây là chỉ định
cần thiết bởi vì, võng mạc có thể bong tái
phát hoặc áp không tốt nếu không giải
phóng được sự co kéo của MTVM cùng
với những dải tăng sinh.
Đánh giá và phân loại kết quả phẫu
thuật: 22/33 mắt (66,6%) đạt loại tốt;
6/33 mắt (18,2%) đạt loại trung bình; và
5/33 mắt (15,2%) đạt loại kém. Chúng
tôi, tiến hành phẫu thuật CDK bán phần
sau, bóc MTVM cho 27/33 mắt. Kết quả
tốt: 17/27 mắt. Do không có thuốc
nhuộm, không nhìn rõ được màng ngăn
trong nên hầu như các trường hợp MTVM
có lỗ HĐ chúng tôi đã không lấy được
màng ngăn trong do đó tỷ lệ khép lỗ HĐ
sau phẫu thuật của chúng tôi chưa cao
(3/6 mắt).
3.5. Kết quả xét nghiệm tế bào học
Tất cả các tiêu bản có hình ảnh là
tổ chức liên kết xơ với các tế bào xơ ở
các độ tuổi khác nhau, từ xơ non có nhân
hình trứng đến xơ già có nhân hình thoi.
Bạch cầu lymphô có mặt trong 7/16 tiêu
bản (chiếm 43,7%); 2/16 tiêu bản có
bạch cầu đa nhân trung tính (chiếm
12,5%). Trên tiêu bản MTVM nguyên
phát không thấy có bạch cầu lymphô.
Trong khi đó, 7/11 tiêu bản MTVM thứ
phát có bạch cầu lymphô (chiếm 63,6%).
Sự khác biệt đã giải thích được tình trạng
viêm kéo dài trong quá trình hình thành
MTVM thứ phát.
Bảng 6. Liên quan giữa sự có mặt của bạch cầu lymphô và hình thái lâm sàng
Hình thái lâm sàng Có bạch cầu Không có bạch cầu Tổng số
46
lymphô (SL,%) lymphô (SL,%) (SL,%)
Nguyên phát 0 5 (100,0) 5 (100,0)
Thứ phát 7 (63,6) 4 (36,4) 11 (100,0)
Trong nghiên cứu, chúng tôi đã đã
lấy được 16 mẫu bệnh phẩm làm xét
nghiệm tế bào học. Vì không có thuốc
nhuộm MTVM nên chúng tôi không dám
lấy hết phạm vi và chiều dầy cần thiết của
MTVM trong một số trường hợp và
không bóc được màng ngăn trong. Dựa
vào hình thái tế bào chúng tôi thấy, bản
chất của màng là hình ảnh là tổ chức liên
kết xơ với những tế bào xơ ở nhiều lứa
tuổi khác nhau cùng với sự có mặt của
một số tế bào viêm: bạch cầu đa nhân
trung tính và bạch cầu lymphô. Đặc biệt,
sự có mặt của bạch cầu lymphô phù hợp
với cơ chế bệnh sinh của MTVM thứ
phát, gắn liền với quá trình viêm kéo dài
do nhiều nguyên nhân. Trong nghiên cứu
này, MTVM thứ phát được hình thành
trên những mắt đã có tiền sử chấn thương,
được phẫu thuật CDK, BVM bơm dầu nội
nhãn trên 6 tháng, hoặc những mắt có tiền
sử viêm MBĐ, do đó phản ứng viêm tăng
sinh trong DK - VM là không thể tránh
khỏi và sự có mặt chủ yếu của bạch cầu
lymphô trên tiêu bản thu được đã giải
thích được hiện tượng này.
IV. KẾT LUẬN
MTVM là một bệnh lý khá phức
tạp, cho đến thời điểm này, việc điều trị
nội khoa không có kết quả, phương pháp
điều trị chủ yếu là phẫu thuật CDK bóc
MTVM. Phẫu thuật CDK qua pars plana,
sử dụng lăng kính phẳng, với những
dụng cụ chuyên biệt để bóc MTVM được
thực hiện trên cơ sở của kỹ thuật CDK.
Phẫu thuật được chỉ định cho cả MTVM
nguyên phát và thứ phát. Phẫu thuật còn
cần sự hỗ trợ của các dung dịch nhuộm
màng. Tuy nhiên, trong điều kiện khi
chưa có các dung dịch nhuộm màng,
không lấy được hết MTVM, việc giải
phóng MTVM vùng HĐ cũng đã đem lại
sự cải thiện thị lực đáng kể cho người
bệnh không may mắc phải bệnh lý này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. NGUYỄN CẢNH THẮNG (2005) “Nghiên cứu hình ảnh tổn thương của màng
trước võng mạc bằng chụp cắt lớp võng mạc”. Luận văn thạc sĩ y học, Trường
Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
2. JAMES G., PAUL E., ANDREW A.. (2005), “Visual outcomes following
vitrectomy and peelling of epiretinal membrane”. Clinical and experimental
Ophthalmology, 33; pp. 373 - 378
3. KWOK A.K., LAI T.Y., (2005) “Epiretinal membrane surgery with or without
internal limiting membrane peelling”. Clinical and Experimental Ophthalmology,
33, pp. 379-385.
46
4. KWOK AK., (2005) “Treatment of epiretinal membrane: an update” Hong kong
Med J Vol 11, pp. 496 -502.
5. LI K., WONG D., HISCOTT P., STANGA P., GROENEWALD C.,
MCGALLIARD J., (2003) “Trypan blue staining of internal limiting membrane
and epimembrane during vitrectomy: visual results and histopathology”. Br J
Ophthalmol, 87; pp. 216 - 219.
SUMMARY
EVALUATION OF VITRECTOMY AND PEELING MEMBRANE
IN TREATMENTING EPIRETINAL MEMBRANE
Objectives: Conducting a prospective study on vitrectomy and membrane peeling
at Eyes traumatic Department in National Institute of Ophthalmology from 6/2006 to
10/2007.
Methods: prospective study
Results: The female patient/male patient ratio was 60.6% over 39.4%. The
average age of whole study group was 43.70+/-19.43, male group 38.46 +/- 22.32 was
different to female group 47.1 +/- 17.12; 48.5% patients were over 50 year old (highest
rate). Idiopathic epimacular membrane (EMM) incident was significantly different to
secondary EMM (39.4% with 60.6%). The age of the idiopathic EMM group was
significantly higher than that of the secondary EMM group (58.54 +/- 9.93 with 34.05
+/18.03). The causes of the secondary group were mainly post- virectomy for treatment
of retinal detachment (50%), uveitis (25%) and others.
Conclusion: The surgery results were improved remarkablely both of the
ophthalmic anatomy as well as its function for those patients.
Key words: epiretinal membrane (ERM), epimacular membrane (EMM), macular
pucker, cellophane macular.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de_tai_danh_gia_ket_qua_phau_thuat_benh_ly_mang_truoc_vong_m.pdf