Đề tài Đánh giá kết quả lâu dài của phẫu thuật cắt bè củng giác mạc điều trị glôcôm nguyên phát tại khoa glôcôm Bệnh viện mắt Trung Ương – Vũ Thị Thái

Tài liệu Đề tài Đánh giá kết quả lâu dài của phẫu thuật cắt bè củng giác mạc điều trị glôcôm nguyên phát tại khoa glôcôm Bệnh viện mắt Trung Ương – Vũ Thị Thái: 85 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ LÂU DÀI CỦA PHẪU THUẬT CẮT BÈ CỦNG GIÁC MẠC ĐIỀU TRỊ GLÔCÔM NGUYÊN PHÁT TẠI KHOA GLÔCÔM BỆNH VIỆN MẮT TRUNG ƯƠNG VŨ THỊ THÁI, NGUYỄN THỊ HÀ THANH Bệnh viện Mắt Trung ương TÓM TẮT Mục tiêu: Đánh giá kết quả lâu dài và tình trạng biến chứng muộn sau phẫu thuật cắt bè củng giác mạc (CBCGM). Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: những bệnh nhân (BN) glôcôm nguyên phát đã được phẫu thuật CBCGM lần đầu trong năm 2000. Nghiên cứu mô tả hồi cứu cắt ngang. Phẫu thuật được đánh giá là thành công khi nhãn áp (NA) ≤ 23 mmHg (Maclakov) đồng thời không có tổn hại tiến triển của bệnh. Kết quả: nghiên cứu 255 mắt của 141 BN. NA trung bình tại thời điểm đánh giá (sau mổ 7 năm) đã giảm hẳn so với trước mổ từ 30,3 mmHg ± 5,8 mmHg xuống còn 19,4 ± 3,9 mmHg. NA ở mức ≤ 23 mmHg đạt tới 91% trong khi tỷ lệ phẫu thuật thành công chỉ đạt là 53,7%. ở mức NA ≤ 18 mmHg thì tỷ lệ phẫu thuật thành công đạt tới 96,5%. Một số biến chứng muộn được phát hiện bao gồm:...

pdf10 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 11/07/2023 | Lượt xem: 261 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Đánh giá kết quả lâu dài của phẫu thuật cắt bè củng giác mạc điều trị glôcôm nguyên phát tại khoa glôcôm Bệnh viện mắt Trung Ương – Vũ Thị Thái, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
85 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ LÂU DÀI CỦA PHẪU THUẬT CẮT BÈ CỦNG GIÁC MẠC ĐIỀU TRỊ GLÔCÔM NGUYÊN PHÁT TẠI KHOA GLÔCÔM BỆNH VIỆN MẮT TRUNG ƯƠNG VŨ THỊ THÁI, NGUYỄN THỊ HÀ THANH Bệnh viện Mắt Trung ương TÓM TẮT Mục tiêu: Đánh giá kết quả lâu dài và tình trạng biến chứng muộn sau phẫu thuật cắt bè củng giác mạc (CBCGM). Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: những bệnh nhân (BN) glôcôm nguyên phát đã được phẫu thuật CBCGM lần đầu trong năm 2000. Nghiên cứu mô tả hồi cứu cắt ngang. Phẫu thuật được đánh giá là thành công khi nhãn áp (NA) ≤ 23 mmHg (Maclakov) đồng thời không có tổn hại tiến triển của bệnh. Kết quả: nghiên cứu 255 mắt của 141 BN. NA trung bình tại thời điểm đánh giá (sau mổ 7 năm) đã giảm hẳn so với trước mổ từ 30,3 mmHg ± 5,8 mmHg xuống còn 19,4 ± 3,9 mmHg. NA ở mức ≤ 23 mmHg đạt tới 91% trong khi tỷ lệ phẫu thuật thành công chỉ đạt là 53,7%. ở mức NA ≤ 18 mmHg thì tỷ lệ phẫu thuật thành công đạt tới 96,5%. Một số biến chứng muộn được phát hiện bao gồm: đục thể thuỷ tinh (16,1%), vỡ dò sẹo bọng (3,5%), viêm màng bồ đào (4,7%), tăng NA tái phát (12,2%). Kết luận: Phẫu thuật CBCGM có hiệu quả hạ NA tốt. Tỷ lệ NA ≤ 23 mmHg đạt tới 91%, tuy nhiên tỷ lệ phẫu thuật thành công lại thấp hơn nhiều chỉ còn 53,7%. Một số biến chứng muộn sau phẫu thuật như đục thể thuỷ tinh, tăng NA tái phát, viêm màng bồ đào, vỡ rò sẹo bọng. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh glôcôm có nhiều cơ chế sinh bệnh học khác nhau và được điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau. Cũng như các phương pháp điều trị glôcôm khác, phẫu thuật CBCGM nhằm đạt được kết quả là hạ NA để bảo vệ thị thần kinh (TTK) và hạn chế tổn hại thị trường. Rất nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh tính an toàn và hiệu quả hạ NA của phẫu thuật (PT) đối với nhiều hình thái glôcôm, đặc biệt là glôcôm nguyên phát. Tuy nhiên, có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng tác dụng hạ NA của PT có xu hướng giảm dần theo thời gian. Ngoài tiêu chuẩn về hạ NA, phẫu thuật CBCGM được đánh giá là thành công khi không có tổn hại tiến triển của bệnh glôcôm sau PT. Vì vậy, việc theo dõi BN glôcôm định kỳ, thường xuyên sau PT là hết sức cần thiết để có thể sớm phát hiện được nguy cơ tiến triển của bệnh cũng như các biến chứng sau phẫu thuật. Chúng tôi tiến hành đề tài này nhằm đánh giá kết quả lâu dài và tình trạng biến chứng muộn sau PT CBCGM. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 2.1. Đối tượng nghiên cứu BN được chẩn đoán là glôcôm nguyên phát đã được PT CBCGM lần đầu tại khoa Glôccôm từ tháng 01/2000 đến 12/2000. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 85 Nghiên cứu hồi cứu mô tả cắt ngang với cỡ mẫu tính được là 188 mắt. 2.2.2. Tiến hành nghiên cứu - Tập hợp toàn bộ hồ sơ bệnh án của những BN trong đối tượng nghiên cứu. Loại bỏ những hồ sơ không đạt yêu cầu. Thu thập thông tin trong hồ sơ bệnh án của những BN thuộc tiêu chuẩn lựa chọn. - Gửi thư mời BN đến khám lại. - Tiến hành khám đánh giá BN theo các tiêu chuẩn nghiên cứu. - Điền các thông tin cần đánh giá vào phiếu nghiên cứu. 2.2.2.1. Đánh giá tình hình BN trước PT Dựa vào các thông tin trong hồ sơ bệnh án: tuổi, giới, thị lực, NA, thị trư- ờng, đĩa thị giác, hình thái bệnh, giai đoạn bệnh 2.2.2.2. Tiến hành khám lại BN: khám triệu chứng cơ năng (thị lực, thị trường, NA), thực thể (tình trạng sẹo bọng, lỗ cắt bè, lỗ cắt mống mắt chu biên, đĩa thị giác) 2.2.2.3. Đánh giá kết quả lâu dài của PT * Kết quả chức năng: Tiêu chuẩn NA thành công là: NA sau mổ ≤ 23 mmHg * Kết quả thực thể * Kết quả chung của phẫu thuật Phẫu thuật thành công khi NA≤23mmHg. TTK và thị trường không có tổn hại tiến triển (thành công hoàn toàn khi không dùng thuốc tra hạ NA bổ sung, thành công tương đối khi phải dùng thêm thuốc tra hạ NA bổ sung). 2.2.2.4. Đánh giá tình trạng biến chứng: Xác định tỷ lệ các biến chứng dựa trên các tiêu chuẩn đánh giá. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên 255 mắt của 141 BN. Trong đó có 114 BN mổ 2 mắt, 27 BN mổ 1 mắt. 3.1. Đặc điểm BN nghiên cứu 3.1.1. Tình hình BN theo tuổi và giới Tuổi trung bình của nhóm BN nghiên cứu là 54,6 ± 10,5. Tuổi cao nhất là 77, thấp nhất là 26. Trong nghiên cứu của chúng tôi BN nữ chiếm đa số (63%) 3.1.2. Đặc điểm hình thái và giai đoạn bệnh trước mổ Bảng 1. Phân bố bệnh nhân theo hình thái và giai đoạn bệnh Trong 255 mắt glôcôm nguyên phát có 172 mắt glôcôm góc đóng (chiếm 67,5%) và 83 mắt glôcôm góc mở (chiếm 32,5%). ở cả hai hình thái, đa số BN đều đã ở giai đoạn có tổn hại TTK và thị trường. Chỉ có 37 mắt glôcôm góc đóng, 11 mắt glôcôm góc mở ở giai đoạn sơ phát chưa có tổn hại TTK và TT, chiếm tỷ lệ 18,8% (48/255). 3.2. Kết quả lâu dài sau PT 3.2.1. Giai đoạn bệnh sau mổ Giai đoạn Hình thái Sơ phát ( n ) Tiến triển ( n ) Trầm trọng ( n ) Gần mù ( n ) Mù ( n ) Tổng ( n ) Góc đóng 37 66 35 25 9 172 Góc mở 11 31 29 11 1 83 Tổng 48 97 64 36 10 255 85 Bảng 2. Sự chuyển đổi giai đoạn bệnh sau mổ so với trước mổ Giai đoạn bệnh Trước mổ Sau mổ n % n % Sơ phát 48 18,8 43 16,9 Tiến triển 97 38,0 86 33,7 Trầm trọng 64 25,1 69 27,1 Gần mù 36 14,2 38 14,9 Mù 10 3,9 19 7,4 Tổng 255 100 255 100 Căn cứ vào các tiêu chuẩn đã đề ra để đánh giá sự chuyển giai đoạn bệnh, chúng tôi thấy rằng sau mổ, số mắt thuộc giai đoạn tiến triển tuy có giảm so với trước mổ nhưng vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất 86/255 (33,7%). Số mắt ở giai đoạn sơ phát cũng giảm đi so với trước mổ, chiếm 16,9%. Tỷ lệ những mắt của giai đoạn trầm trọng, gần mù và mù lại tăng lên so với trước mổ. Đặc biệt giai đoạn mù tăng gần gấp đôi (7,4%), do có 3 mắt trước mổ thuộc giai đoạn trầm trọng và 6 mắt thuộc giai đoạn gần mù sau mổ thị lực đã giảm xuống chỉ còn ST âm tính. 3.2.2. Nhãn áp Bảng 3. Nhãn áp trung bình tại thời điểm khám lại Hình thái Nhãn áp trung bình (mmHg) p Trước mổ Sau mổ Góc đóng 30,1 ± 6,2 19,3 ± 3,0 <0,001 Góc mở 30,7 ± 4,8 19,7 ± 5,4 <0,001 Hai nhóm 30,3 ± 5,8 19,4 ± 3,9 <0,001 Sau PT, NA trung bình giảm xuống đáng kể so với trước PT, NA trung bình trước PT là 30,3 ± 5,8mmHg, sau PT chỉ còn 19,4 ± 3,9mmHg, giảm được 36% so với trước PT. Sau PT, NA cao nhất là 29 mmHg, thấp nhất là 14mmHg. Ở từng hình thái glôcôm góc mở, góc đóng, cũng như ở toàn bộ nhóm mắt nghiên cứu, NA trung bình sau mổ giảm xuống so với trước mổ có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. 85 0 91 5,9 7,8 32,5 1,2 61,6 0 0 20 40 60 80 100 % 32 mmHg NA tr­ í c mæ NA sau mæ Biểu đồ 1. Sự thay đổi NA tại thời điểm khám lại Theo tiêu chuẩn đã đặt ra, mức NA ≤ 23mmHg được đánh giá là thành công. Số mắt đạt được mức NA này chiếm 232/255 (91%), trong đó có 30 mắt phải dùng thêm thuốc tra hạ NA bổ sung, chiếm 11,8%. Số mắt có NA sau mổ bằng hoặc dưới 23mmHg mà không cần tra thuốc hạ NA bổ sung chiếm 79,2%. Tỷ lệ NA không thành công là 23/255 (9%), trong đó không có trường hợp nào NA trên 32mmHg. 3.2.3. Kết quả chung của phẫu thuật 3.2.3.1. Kết quả chung Dựa vào tiêu chuẩn đánh giá kết quả chung của PT, tỷ lệ thành công và thất bại của PT được phân bố như sau: ư 45,5% 8,2% 46,3% Hoµn toµn T­ ¬ng ®èi ThÊt b¹ i Biểu đồ 2. Kết quả chung của PT Tỷ lệ thành công là 53,7%, trong đó thành công hoàn toàn là 45,5%. Tỷ lệ thất bại khá cao, chiếm 46,3%. 85 3.2.3.2. Phân bố kết quả PT theo giai đoạn bệnh trước mổ 70,8 29,2 70,1 29,9 37,5 62,5 25 75 20 80 0 10 20 30 40 50 60 70 80 % S¬ ph¸ t TiÕn triÓn TrÇm träng GÇn mï Mï Thµnh c«ng ThÊt b¹ i Biểu đồ 3. Phân bố kết quả phẫu thuật theo giai đoạn bệnh trước mổ Biểu đồ 3.3 cho thấy số mắt được đánh giá là thành công bao gồm thành công hoàn toàn và thành công tương đối chiếm tỷ lệ cao nhất nằm trong giai đoạn sơ phát (70,8%). Tỷ lệ thành công giảm dần từ giai đoạn sơ phát tới giai đoạn tuyệt đối. ở giai đoạn tuyệt đối, đánh giá kết quả PT chỉ dựa trên thành công về NA thì có 20% các trường hợp thành công. Kết quả PT ở các giai đoạn khác nhau có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. 3.2.3.3. Liên quan giữa mức NA sau mổ với kết quả PT Bảng 4. Liên quan giữa mức NA sau mổ với kết quả phẫu thuật Mức NA (mmHg) Kết quả PT ≤ 18 ≤ 19 ≤ 20 ≤ 21 ≤ 22 ≤ 23 Tỷ lệ PT thành công(%) 96,5 92,4 88,1 85,7 68,4 53,7 Tỷ lệ PT thất bại (%) 3,5 7,6 11,9 14,3 31,6 46,3 Tổng (%) 100 100 100 100 100 100 Ở mức NA ≤ 23 mmHg tỷ lệ thành công là 53,7%. Tỷ lệ PT thành công tăng dần ở các mức NA thấp hơn. Đa số các trường hợp (96,5%) đạt được kết quả thành công khi NA ≤ 18 mmHg. 3.2.3.4. Liên quan giữa NA trung bình sau mổ với kết quả phẫu thuật ở các giai đoạn bệnh Trong nhóm kết quả PT thành công, NA trung bình sau mổ được đánh giá theo từng giai đoạn bệnh. Giai đoạn sơ phát có NA trung bình là 19,8 ± 2,0mmHg. Các giai đoạn còn lại có NA trung bình là 17,5 ± 1,3mmHg. Trong nhóm kết quả PT thành công, NA trung bình sau mổ của giai đoạn sơ phát lớn hơn NA trung bình của 4 giai đoạn còn lại có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. 3.3. Tình trạng biến chứng 85 Bảng 5 . Tình trạng biến chứng Biến chứng n % Đục TTT 41 16,1 Viêm màng bồ đào 12 4,7 Vỡ dò sẹo bọng 9 3,5 Tăng NA tái phát 31 12,2 Đục TTT là biến chứng có tỷ lệ cao nhất 41/255 mắt, chiếm 16,1%. Tỷ lệ biến chứng vỡ dò sẹo bọng là 3,5% (9/255), mức độ dò sẹo bọng rất khác nhau. IV. BÀN LUẬN 4.1. Nhận xét về đặc điểm bệnh nhân 4.1.1. Tuổi và giới Độ tuổi trên 50 là chủ yếu (103/141 số trường hợp), độ tuổi dưới 40 chỉ có 15/141 số trường hợp. Kết quả này là hợp lý, vì glôcôm nguyên phát thường được phát hiện ở độ tuổi từ 55 đến 65, rất ít khi gặp ở người trẻ. Trong toàn bộ nhóm BN nghiên cứu, tỷ lệ BN nữ (63%) cao gần gấp đôi BN nam (37%). Sự phân bố BN theo tuổi và giới trong nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với đặc điểm dịch tễ học lâm sàng của glôcôm nguyên phát ở dân số Châu Á. 4.1.2. Hình thái và giai đoạn bệnh Trong tổng số 255 mắt đã được mổ cắt bè CGM, có 172 mắt (67,5%) glôcôm góc đóng và 83 mắt (32,5%) glôcôm góc mở. Thực tế lâm sàng cũng như kết quả thống kê cho thấy tỷ lệ BN glôcôm góc đóng đến khám và điều trị tại khoa glôcôm, bệnh viện Mắt trung ương cao hơn tỷ lệ BN glôcôm góc mở. Kết quả này cũng hoàn toàn phù hợp với nhiều nghiên cứu của các tác giả trên thế giới đó là ở châu Á, glôcôm góc mở ít gặp hơn glôcôm góc đóng. Trong nghiên cứu của chúng tôi, hầu hết BN của cả 2 nhóm glôcôm góc đóng và góc mở được PT cắt bè CGM khi bệnh đã ở giai đoạn muộn. Trong tổng số 255 mắt được PT, thì chỉ có 48/255 mắt (18,8%) là chưa có tổn hại TTK và thị trường. Kết quả này phù hợp với thực tế lâm sàng ở Việt Nam, hầu hết BN đến khám khi bệnh đã ở giai đoạn muộn. 4.2. Kết quả lâu dài sau PT 4.2.1. Sự biến đổi thị trường và giai đoạn bệnh Nhìn chung, sau mổ cắt bè 7 năm tỷ lệ thị trường ổn định chiếm tỷ lệ khá cao (54,3%). Thị trường mở rộng hơn để chuyển sang giai đoạn bệnh tốt hơn chiếm 2,9%, đây là những mắt bị cơn glôcôm cấp, NA tăng cao, sau mổ cả TL và thị trường đều được cải thiện. Tuy nhiên vẫn có một tỷ lệ thị trường bị tổn hại tiến triển. 4.2.2. Tình trạng NA NA là yếu tố nguy cơ có vai trò quan trọng nhất trong tiến triển của bệnh glôcôm. Dựa vào chỉ số NA trung bình trước và sau PT có thể đánh giá hiệu quả hạ NA của PT. Xét riêng ở từng hình thái glôcôm, trong nghiên cứu của chúng tôi, NA trung bình sau mổ của nhóm glôcôm 85 góc đóng là 19,3 ± 3,0 mmHg, của nhóm glôcôm góc mở là 19,7 ± 5,4 mmHg. NA trung bình sau mổ của 2 hình thái đều thấp hơn so với trước mổ có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. Điều này chứng tỏ PT CBCGM có hiệu quả hạ NA ở cả hai hình thái. So sánh chỉ số NA trung bình sau mổ giữa hai hình thái thấy sự khác nhau không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Như vậy hiệu quả hạ NA sau PT là như nhau ở cả hai hình thái glôcôm góc mở và góc đóng. Mức NA sau mổ được đánh giá là thành công khi NA ≤ 21mmHg đo bằng NA kế Goldmann (≤23mmHg đo bằng NA kế Maclakov), tỷ lệ NA được đánh giá là thành công sau mổ khá cao (91%). 4.2.3. Kết quả chung của PT PT CBCGM đã được công nhận là có hiệu quả hạ NA tốt. Tỷ lệ NA đạt được ở mức thành công khá cao. Nhưng mục đích của PT cắt bè CGM cũng như các phương pháp điều trị bệnh glôcôm khác là làm chậm lại quá trình tổn hại tiến triển của bệnh. Do đó PT cắt bè CGM được đánh giá là thành công không chỉ về chỉ số NA, mà quan trọng hơn là sự ổn định, không có tổn hại tiến triển của bệnh. Mặc dù sau PT, tỷ lệ NA thành công khá cao, nhưng về mặt ổn định bệnh thì có tỷ lệ thấp hơn nhiều. Trong nghiên cứu của chúng tôi, có 91% các trường hợp đạt được NA ở mức thành công, nhưng chỉ có 53,7% bệnh ổn định, có tới 37,3% bệnh vẫn tổn hại tiến triển. Điều này càng khẳng định ngoài NA còn có nhiều yếu tố khác tác động tới quá trình tiến triển của bệnh glôcôm mà trong phạm vi đề tài này chúng tôi chưa thể khảo sát được như độ dày trung tâm giác mạc, chiều dài trục nhãn cầu, dao động NA trong ngày, một số bệnh toàn thân gây giảm cấp máu cho đầu TTK như tim mạch, tiểu đường, Nhiều tác giả cũng đã nhận định quá trình tiến triển của bệnh glôcôm là rất đa dạng, phụ thuộc vào nhiều yếu tố và mang tính riêng biệt ở từng cá nhân. Chính đó có thể là lý do tại sao mà ở mức NA được coi là thành công, thì chỉ có một số trường hợp bệnh ổn định, số khác bệnh vẫn tiếp tục tiến triển. 4.2.4. Phân bố kết quả PT theo giai đoạn bệnh trước mổ Đánh giá kết quả PT ở từng giai đoạn bệnh, chúng tôi thấy rằng tỷ lệ thành công và thất bại khác nhau ở các giai đoạn bệnh. Tỷ lệ thành công giảm dần từ giai đoạn sơ phát (70,8%) tới giai đoạn tuyệt đối (2%). Trái với tỷ lệ thành công, tỷ lệ thất bại tăng dần từ giai đoạn sơ phát (29,2%) tới giai đoạn tuyệt đối (80%). Kết quả này cũng phù hợp với nhận định của nhiều tác giả cho rằng có sự khác nhau này do độ ổn định của TT và lõm đĩa cao nhất ở giai đoạn sơ phát và độ ổn định này cũng giảm dần theo giai đoạn bệnh. Giai đoạn càng muộn, mức độ tổn hại tiến triển của TT và gai thị càng nhiều do đó tỷ lệ PT thành công thấp. 4.2.5. Liên quan giữa NA với kết qủa PT Đánh giá kết quả PT ở từng mức NA sau mổ thấy rằng tỷ lệ PT thành công tăng dần khi NA giảm dần. Khi NA ≤23mmHg thì chỉ có 53,7% các trường hợp có kết quả PT thành công, tỷ lệ này tăng lên tới 96,5% khi NA ≤18mmHg. Như vậy khi NA sau PT ≤18mmHg thì đa số các trường hợp có kết quả PT thành công, mức NA này là tương đối an toàn, 85 không có hoặc có rất ít tổn hại tiến triển của TTK và TT ở mức NA này. Để đạt được kết quả PT thành công, NA sau mổ phải giảm xuống tới mức không gây tổn hại tiến triển cho đầu TTK và thị trường. Tuy nhiên mức NA này lại khác nhau tuỳ thuộc trước mổ, bệnh đã ở giai đoạn sớm hay muộn. Trong nghiên cứu của chúng tôi, xét trong nhóm có kết quả PT thành công, những BN trước mổ bệnh ở giai đoạn sơ phát thì có NA trung bình sau mổ là 19,8 ± 2,0mmHg, còn những BN ở các giai đoạn đã có tổn hại TTK, TT thì NA trung bình sau mổ là 17,5 ± 1,3mmHg. Sự khác nhau này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05, chứng tỏ để PT thành công, những BN ở giai đoạn đã có tổn hại TTK và TT thì sau mổ NA phải hạ thấp hơn những BN chưa có tổn hại. 4.3. Nhận xét về tình trạng biến chứng Tỷ lệ biến chứng của các nghiên cứu khác nhau. Tỷ lệ biến chứng là 31,8%, trong đó 5 mắt có đồng thời 3 loại biến chứng, 2 mắt có đồng thời 2 loại biến chứng. Biến chứng đục TTT với nhiều mức độ, hình thái đục khác nhau. Có trường hợp đục TTT phải PT lấy TTT, thay TTT nhân tạo, có trường hợp chưa có chỉ định mổ. Tỷ lệ viêm màng bồ đào chỉ gặp 12/255 trường hợp (4,7%). Những trường hợp có biến chứng này đa số (7/12) là những mắt đã mổ CBCGM trên 2 lần. Biến chứng vỡ dò sẹo bọng gặp đứng hàng thứ hai sau biến chứng đục TTT. Biểu hiện lâm sàng khác nhau ở mỗi trường hợp. Có trường hợp sẹo dò nhiều, thuỷ dịch thoát ra ngoài, tự BN phát hiện được, lại có những trường hợp dò thuỷ dịch kín đáo, chỉ phát hiện được khi thử nghiệm Seidel dương tính. Có 31/255 mắt (12,2%) tăng NA tái phát sau mổ, trong đó 11 mắt phải mổ cắt bè lại và cả 11 mắt đó đều có sự tổn hại tiến triển của bệnh. Điều này càng khẳng định NA là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tiến triển của bệnh glôcôm. V. KẾT LUẬN - Phẫu thuật cắt bè CGM có hiệu quả hạ NA tốt. Sau mổ, NA đã giảm được 36% so với trước mổ, NA trung bình trước PT là 30,3 ± 5,8mmHg, sau PT giảm xuống chỉ còn 19,4 ± 3,9mmHg. 91% các trường hợp sau mổ có NA hạ xuống được ở mức ≤23mmHg. - Mặc dù sau mổ, tỷ lệ NA thành công cao nhưng tỷ lệ thành công của PT chỉ đạt 53,7%. - Sau mổ, ở mức NA càng thấp, tỷ lệ thành công của PT càng cao. ở mức NA ≤ 18mmHg, tỷ lệ thành công của PT đạt tới 96,5%. Cũng như vậy, tỷ lệ thành công của PT đạt được cao hơn ở giai đoạn sớm của bệnh. Để PT thành công, ở giai đoạn muộn, NA sau mổ cần phải được hạ thấp hơn ở giai đoạn sớm. - Số mắt có biến chứng chiếm tỷ lệ là 31,8%. Trong đó, 5 mắt có đồng thời 3 biến chứng, 2 mắt có đồng thời 2 biến chứng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. NGUYỄN TRỌNG NHÂN VÀ CỘNG SỰ (1982), “Phẫu thuật cắt bè củng giác mạc” Nhãn khoa thực hành số 1, 62- 64. 85 2. NGUYỄN THỊ THANH THU (2002), Nghiên cứu nhãn áp trung bình của một nhóm người Việt Nam trưởng thành bằng nhãn áp kế Goldmann, Luận văn Thạc sỹ Y học, Đại học Y Hà Nội. 3. EDMUNDS, THOMSON J.R., BUNCE C.V (2004), “Factors associated with success in first time trabeculectomy for patients at low risk of fairlure with chronic open angle glaucoma”, Ophthalmology , 111(1), 97-103. 4. EHRNROOTH P., PUSKA P., LEHTO I. (2002), “Long-term outcome of trabeculectomy in terms of intraocular pressure”, Acta Ophthalmol Scand, 80(3), 267-271. 5. FAINGOLD D., FRANCIS C.J (2003), “Late complication of trabeculectomy”, J. Glaucoma, 12(4), 374-378. 6. IKEDA H., ISHIGOOKA H., MUTO T. (2004), “Long-term outcome of trabeculectomy for the treatment of developmental glaucoma”, Arch Ophthalmol, 12(8), 1122-1128 7. JONAS J.B, MARTUS P., HORN F. (2004), “Predictive factor of the optic nerve head for development or progression of glaucomatous visual field loss”, Invest Ophthalmology Visual Sci, 45(8), 2613-2618. 8. LABBE A, HARMARD P (2007), “Utility OCT in the follow up of glaucoma surgery”, J. Fr. Ophthalmol, 30(3), 225-231. 9. LAW S.K, NGUYEN A.M., COLEMAN A.L (2007), “Severe loss of central vision in patients with advanced glaucoma undergoing trabeculectomy”, Arch Ophthalmol, 125(8), 1044-1050. 10. SIHOTA R., GUPTA V., AGARWAL H. (2004), “Long-term evaluate of trabeculectomy in POAG and PACG in an Asian population”, Clinical Experiment Ophthalmol, 32(1), 23-28. SUMMARY OUTCOME OF TRABECULECTOMY IN PRIMARY GLAUCOME TREATED IN GLAUCOMA DEPARTMENT IN VIET NAM NATIONAL INSTITUT OF OPHTHAMOLOGY Objective: To determine the long term outcome and late complication of trabeculectomy. Method: A cross retrospective study. Patients suffered from primary glaucoma and underwent trabeculectomy in the year 2000 for the first time. Success of surgery was defined when IOP ≤ 23mmHg (Maclakov) and had no progressive glaucomatous damage. Results: 255 eyes of 141 patients underwent trabeculectomy. The mean IOP was 30.3 ± 5.8mmHg before surgery and dropped to 19.4 ± 3.9mmHg at the time of 7 years after operation. 91% of eyes had IOP ≤ 23mmHg meanwhile success of surgery was 53.7%. In cases that IOP < 18mmHg, success of surgery was 96.5%. Late complications comprised of cataract (16.1%), uveitis (4.7%), leaking bleb (3.5%), recurrent elevated IOP (12.2%). Conclusion: The IOP reduced by trabeculectomy was 85 proven. Although success of IOP was 91% but success of surgery was 53.7%, concurrently had some late complications of surgery.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfde_tai_danh_gia_ket_qua_lau_dai_cua_phau_thuat_cat_be_cung_g.pdf