Tài liệu Đề tài Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH thương mại và đầu tư Huy Phát: PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Trong nền kinh tế thị trường với sự hoạt động của nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước thì sự cạnh tranh của các doanh nghiệp ngày càng gay gắt. Để tồn tại và phát triển đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải độc lập tự chủ, năng động sáng tạo trong kinh doanh. Do đó việc nắm bắt, thu thập và xử lý thông tin để đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh là rất quan trọng và rất cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp.
Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thể hiện năng lực hoạt động trong quá trình hoạt động kinh doanh, đánh dấu sự phát triển của doanh nghiệp qua mỗi thời kỳ. Như vậy kết quả kinh doanh rất quan trong đối với nhà quản trị doanh nghiệp trong việc lập kế hoạch cho tương lai và khắc phục những tồn tại thiếu sót.
Trong quá trình hoạt động do những nguyên nhân chủ quan cũng như khách quan tác động mà kết quả kinh doanh của doanh nghiệp bị ảnh hưởng. Đánh giá kết quả kinh doanh giúp doanh nghiệp thấy được các nhân tố ảnh hưởng, mức độ và xu hướng tác đ...
90 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 988 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH thương mại và đầu tư Huy Phát, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Trong nền kinh tế thị trường với sự hoạt động của nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước thì sự cạnh tranh của các doanh nghiệp ngày càng gay gắt. Để tồn tại và phát triển đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải độc lập tự chủ, năng động sáng tạo trong kinh doanh. Do đó việc nắm bắt, thu thập và xử lý thông tin để đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh là rất quan trọng và rất cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp.
Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thể hiện năng lực hoạt động trong quá trình hoạt động kinh doanh, đánh dấu sự phát triển của doanh nghiệp qua mỗi thời kỳ. Như vậy kết quả kinh doanh rất quan trong đối với nhà quản trị doanh nghiệp trong việc lập kế hoạch cho tương lai và khắc phục những tồn tại thiếu sót.
Trong quá trình hoạt động do những nguyên nhân chủ quan cũng như khách quan tác động mà kết quả kinh doanh của doanh nghiệp bị ảnh hưởng. Đánh giá kết quả kinh doanh giúp doanh nghiệp thấy được các nhân tố ảnh hưởng, mức độ và xu hướng tác động của từng nhân tố. Từ đó đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hơn nữa kết quả đạt được.
Công ty TNHH thương mại và đầu tư Huy Phát là một doanh nghiệp tư nhân mới được thành lập hoạt động trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ. Phát triển trong thị trường Khu vực Miền Bắc. Trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình công ty đã có những bước phát triển quan trọng thể hiện sự tồn tại của mình trong môi trường cạnh tranh khốc liệt và những biến động của nền kinh tế trong thời kỳ suy thoái. Trước nhứng khó khăn chung của nền kinh tế kết quả hoạt động kinh doanh của công ty luôn có sự biến động. Do vậy để hoạt động kinh doanh diễn ra có hiệu quả thì vấn đề quan trọng hàng đầu của công ty là đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của mình.
Qua thời gian thực tập tại công ty nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“ Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH thương mại và đầu tư Huy Phát. ”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu chung
Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH thương mại và đầu tư Huy Phát để thấy rõ xu hướng biến động kết quả kinh doanh của công ty qua các năm cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến KQKD, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty.
1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
Hệ thống hóa cơ sở lý luận về kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Đánh giá kết quả kinh doanh của Công ty TNHH thương mại và đầu tư Huy Phát qua các năm.
Đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh, phân tích các yếu tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến kết quả kinh doanh của Công ty trong thời gian qua.
Đề xuất một số phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm tổ chức kinh doanh có hiệu quả hơn cho công ty trong những năm tới.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung vào đánh giá các vấn đề liên quan đến KQKD của công ty, các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh đó.
Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Tiến hành thu thập thông tin tại Công ty TNHH thương mại và đầu tư Huy Phát, kết hợp với điều tra khảo sát thị trường tiêu thụ sản phẩm để đánh giá thực trạng và tiềm năng của công ty trong thời gian tới
Về thời gian: Số liệu nghiên cứu trong 3 năm: 2007, 2008, 2009.
Thời gian thực hiện nghiên cứu từ 20/01/2010 đến 10/05/2010.
1.4 Kết quả nghiên cứu dự kiến
Phân tích, đánh giá các chỉ tiêu phản ánh KQKD như: Số lượng hàng hóa tiêu thụ, doanh thu, lợi nhuận…
Phân tích, đánh giá về môi trường và các yếu tố ảnh hưởng đến KQKD của Công ty trong thời gian gần đây qua đó chỉ ra những mặt mạnh, mặt yếu, những thuận lợi và khó khăn mà Công ty gặp phải trong thời gian gần đây.
Tổng hợp những phân tích đánh giá về tình hình HĐKD của Công ty trong 3 năm gần đây từ đó đưa ra những giải pháp cụ thể cho HĐKD của Công ty.
PHẦN II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHẤP NGHIÊN CỨU
2.1 Tổng quan tài liệu
2.1.1 Cơ sở lý luận
2.1.1.1 Khái quát chung về DNTM và hoạt động kinh doanh thương mại
Khái quát chung về DNTM
Khái niệm về DNTM
Doanh nghiệp thương mại ra đời là do sự phân công lao động xã hội và chuyên môn hoá trong sản xuất. Đó là hình thức tổ chức lao động của những người chuyên mua và đưa hàng hoá ra thị trường để bán, tìm kiếm lợi nhuận. Những người đó được gọi là thương nhân. Hình thức tổ chức đó được hợp thành phù hợp với quy định của pháp luật thì được gọi là doanh nghiệp thương mại.
Ngày nay, hoạt động thương mại nếu hiểu theo nghĩa rộng là bao gồm tất cả các hoạt động nhằm mục đích sinh lời. Tuy nhiên, trong phạm vi chương trình, hoạt động thương mại bao gồm ba nhóm chính là mua bán hàng hoá, dịch vụ thương mại và xúc tiến thương mại. Trong đó mua bán hàng hoá là hoạt động chủ yếu, dịch vụ thương mại và xúc tiến thương mại thường là để hỗ trợ cho mua bán hàng hoá.
Vậy doanh nghiệp thương mại là một loại hình doanh nghiệp (phân theo lĩnh vực ngành nghề kinh doanh) chuyên kinh doanh mua bán hàng hoá và thực hiện các dịch vụ thương mại.
Trong thực tế một doanh nghiệp thương mại ngoài hoạt động mua bán hàng hoá còn có các hoạt động khác như cung ứng dịch vụ, hàng hóa hữu hình nhưng hoạt động thương mại vẫn là chủ yếu.
DNTM có các đặc điểm của doanh nghiệp nói chung và chịu sự chi phối điều chỉnh bởi pháp luật. Nó khác với hộ kinh doanh cũng như cá nhân kinh doanh thương mại trên thị trường ở chỗ nó là một tổ chức độc lập có phân công lao động rõ ràng, được quản lý bằng một bộ máy chính thức còn hộ hay cá nhân kinh doanh thì không có tư cách pháp nhân, không thoả mãn định nghĩa của pháp luật về doanh nghiệp.
Chức năng, nhiệm vụ của DNTM
Chức năng của DNTM
Với tư cách là một tế bào của nền kinh tế DNTM cũng có chức năng chung nhất là tạo ra của cải, dịch vụ để cung cấp cho nhu cầu của xã hội mà trong tự nhiên không có hoặc thiếu hụt. Của cải và dịch vụ mà doanh nghiệp thương mại tạo ra chính là đưa hàng hoá dịch vụ đến với khách hàng và người tiêu dùng một cách nhanh chóng và hoàn hảo. Nói cách khác chức năng chính của DNTM là tổ chức lưu thông hàng hoá thông qua trao đổi mua bán.
Từ chức năng chung này để tổ chức một quá trình kinh doanh có hiệu quả DNTM phải tổ chức thực hiện các chức năng cụ thể khác nhau đó là:
- Chức năng về chuyên môn kỹ thuật: đó là việc tổ chức lưu thông hàng hoá và tiếp tục qúa trình sản xuất trong lĩnh vực lưu thông. Cụ thể là tổ chức quá trình vận động của hàng hoá từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng và thực hiện một số chức năng mang tính chất sản xuất như chọn lọc, phân loại, chỉnh lý bảo quản hàng hoá và các dịch vụ bổ xung khác, làm cho hàng hoá có thể sẵn sàng thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của xã hội.
- Chức năng thương mại: chức năng này được thực hiện ở hoạt động mua và bán các hàng hoá và các dịch vụ bổ sung khác làm cho hàng hoá có thể sẵn sàng thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của xã hội.
- Chức năng quản trị: chức năng này được thực hiện thông qua các chức năng cụ thể hơn là dự báo, lập kế hoạch, tổ chức, điều phối, lãnh đạo và kiểm tra. Đó là các hoạt động của những nhà quản trị trong doanh nghiệp để đảm bảo mục tiêu, nhiệm vụ được thực hiện và trở thành hiện thực.
- Chức năng tài chính: đó là việc huy động, phân phối, sử dụng và quản lý vốn trong quá trình hoạt động kinh doanh và làm tăng giá trị cho doanh nghiệp.
- Các chức năng của DNTM gắn bó với nhau một cách chặt chẽ, nếu một chức năng nào đó không được thực hiện tốt, bị xuy yếu sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Nhiệm vụ của DNTM
Nhiệm vụ của doanh nghiệp thương mại là số cụ thể hoá các chức năng thành những mục tiêu phải đạt được, những việc phải làm trong những thời kỳ nhất định với điều kiện hoàn cảnh cụ thể.
Ba yếu tố chính quy định nhiệm vụ của DNTM là các chức năng của nó, giai đoạn phát triển của nó và đặc điểm kinh tế xã hội cụ thể.
Các DNTM khác nhau có những nhiệm vụ cụ thể không hoàn toàn giống nhau. Tuy nhiên, có thể chia ra những nhiệm vụ chung phổ biến là:
- Nghiên cứu nhu cầu thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu, tổ chức mặt hàng kinh doanh.
- Xây dựng cơ sở vật chất để hoạt động kinh doanh.
- Khai thác nguồn hàng.
- Dự trữ bảo quản hàng hoá và tổ chức bán hàng.
- Quản lý các nguồn lực và quá trình hoạt động kinh doanh.
- Tạo công ăn việc làm và thu nhập cho người lao động.
- Bảo vệ môi trường và tham gia các hoạt động xã hội.
- Thực hiện nghĩa vụ với nhà nước, đặc biệt là nghĩa vụ thuế.
Khái quát chung về hoạt động kinh doanh thương mại
Khái niệm hoạt động kinh doanh thương mại
Thương mại theo nghĩa hẹp là thực hiện chức năng lưu thông hàng hoá, đưa hàng hoá từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng. Từ đó tại điều 5 luật thương mại năm 1997 của nước ta đưa ra khái niệm: “Hoạt động thương mại là việc thực hiện một hay nhiều hành vi thương mại của thương nhân bao gồm việc mua bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ thương mại và các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm mục đích lợi nhuận hoặc nhằm thực hiện các chính sách kinh tế xã hội.”
Hoạt động kinh doanh thương mại là hoạt động kinh doanh mua bán hàng hoá nhằm mục đích tạo ra lợi nhuận. Là hoạt động không trực tiếp tạo ra của cải vật chất nhưng nó phục vụ cho quá trình sản xuất và tiếp tục quá trình sản xuất trong khâu lưu thông.
Vai trò của hoạt động kinh doanh thương mại
Hoạt động thương mại là yếu tố tích cực để phát triển nền kinh tế hàng hoá thúc đẩy quá trình phân công lao động xã hội, phá vỡ nền kinh tế tự cung tự cấp tổ chức lại sản xuất, hình thành các vùng chuyên môn hoá sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa lớn.
Kích thích sự phát triển lực lượng sản xuất, đưa nhanh tiến bộ hoạt động khoa học kỹ thuật vào sản xuất, kích thích sản xuất các mặt hàng mới, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao năng suất lao động và hạ giá thành sản phẩm.
Hoạt động thương mại đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo cân đối cung cầu hàng hoá trên thị trường.
Trong nền kinh tế tập trung, việc tiêu thụ đầu ra của sản phẩm hàng hoá theo định hướng của chính phủ chỉ đạo khiến cho các nhà kinh doanh phải tính toán cân nhắc xem nên sản xuất kinh doanh mặt hàng nào có lợi hơn không tuân theo bản chất quy luật kinh tế khách quan như quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh… Ngày nay nền kinh tế thị trường đã đưa chu kỳ kinh tế trở lại hoạt động theo đúng quy luật khách quan vốn có. Chính vì vậy đã tạo điều kiện quan trọng trong việc thúc đẩy tiêu thụ hàng hoá. Việc tiến hành tiêu thụ sản phẩm hàng hoá là tiền đề cân đối giữa sản phẩm và tiêu dùng, giữa sản xuất và lưu thông, đảm bảo sự cân đối giữa các ngành, các lĩnh vực trong toàn bộ nền kình tế. Tiêu thụ ảnh hưởng mạnh mẽ tới quan hệ cung cầu trên thị trường. Đối với doanh nghiệp thương mại thực hiện tốt khâu tiêu thụ hàng hoá là biện pháp tốt thúc đẩy sản xuất phát triển tạo điều kiện mở rộng quy mô sản xuất các doanh nghiệp thương mại đóng vai trò trung gian giữa các doanh nghiệp sản xuất với nhu cầu thị hiếu của thị trường, việc tiêu thụ hàng hoá còn giúp các doanh nghiệp tồn tại và phát triển.
2.1.1.2 Những vấn đề chung về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Hoạt động tiêu thụ sản phẩm hàng hoá
Hàng hoá trong DNTM
Hàng hoá là một vật phẩm lao động có thể thoả mãn một nhu cầu nào đó của con người và đi vào tiêu dùng hoặc sản xuất thông qua trao đổi mua bán trên thị trường.
Hàng hoá trong các doanh nghiệp thương mại là các hàng hóa cá nhân, các DNTM mua hàng hoá vào để bán ra thị trường có đầy đủ đặc tính vật lý và hoá học có thể quan sát được trong một thể thống nhất vừa mang giá trị vừa mang giá trị sử dụng. Sản phẩm có thể mang ra thị trường trao đổi được.
Hàng hoá là những vật thể có công dụng cụ thể nên nó được biểu thị trên hai mặt giá trị và số lượng. Số lượng của hàng hoá được xác định bằng đơn vị đo lường phù hợp với tính chất vật lý hoá học của nó như mét, lít, kg… Qua hàng hoá ta có thể biết được đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp thương mại. Chất lượng của hàng hoá nói lên giá trị và giá trị sử dụng của hàng hoá, được xác định bằng tỷ lệ % tốt, xấu hoặc giá trị phẩm cấp của hàng hoá.
Hàng hoá có một ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp thương mại nói riêng và trong toàn bộ nền kinh tế nói chung.
Đối với doanh nghiệp thương mại: Việc mua hàng hoá vào và bán hàng hoá ra giúp cho các doanh nghiệp tồn tại, phát triển và thực hiện được mục tiêu đề ra.
Đối với toàn bộ nền kinh tế khối lượng hàng hoá lưu thông phản ánh mức độ phát triển của nền kinh tế. Một đất nước phát triển thì hàng hóa phải đa dạng về mẫu mã phong phú về chủng loại, chất lượng cao và ngược lại.
Tiêu thụ hàng hoá trong doanh nghiệp
Khái niệm về tiêu thụ hàng hoá trong doanh nghiệp
Tiêu thụ là một khâu quan trọng trong quá trình SXKD, là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Tiêu thụ chính là quá trình chuyển hoá quyền sở hữu và quyền sử dụng hàng hoá tiền tệ giữa các chủ thể tham gia mua bán trao đổi hàng hoá trên thị trường.
Trong nền kinh tế trị trường, khi sản xuất đã phát triển thì vấn đề tiêu thụ sản phẩm hàng hoá rất quan trọng. Vì có tiêu thụ được sản phẩm hàng hoá thì mới có vốn để tiến hành tái sản xuất mở rộng, tăng tốc độ luân chuyển vốn nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Qua tiêu thụ tính chất hữu ích của sản phẩm hàng hoá được xác định hoàn toàn. Sản phẩm tiêu thụ được chứng tỏ năng lực kinh doanh của doanh nghiệp, thể hiện kết quả nghiên cứu thị trường.
Sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp được người tiêu dùng chấp nhận điều đó cho thấy sản phẩm hàng hoá được tiêu thụ xét về mặt khối lượng, giá trị sử dụng, chất lượng giá cả phù hợp với nhu cầu thị hiếu của thị trường.
Sau quá trình tiêu thụ doanh nghiệp không những thu hồi được tổng chi phí có liên quan đến quá trình sản xuất ra sản phẩm mà tiêu thụ hàng hoá còn thể hiện được giá trị lao động thặng dư, đây là nguồn để mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên.
Để thực hiện được khâu tiêu thụ đòi hỏi đồng thời phải có sự tham gia của các yếu tố sau:
Một là: các chủ thể kinh doanh bao gồm cả người mua và người bán.
Hai là: đối tượng là sản phẩm hàng hoá và dịch vụ.
Ba là: thị trường tiêu thụ nơi gặp gỡ giữa người mua và người bán.
Trong doanh nghiệp tiêu thụ hàng hoá là một khâu quan trọng nhất trong quá trình hoạt động kinh doanh. Đó là quá trình thực hiện giá trị của hàng hoá, là giai đoạn đưa hàng hoá từ lĩnh vực lưu thông sang lĩnh vực tiêu dùng có thể thể hiện quá trình tiêu thụ hàng hoá của các doanh nghiệp thương mại theo sơ đồ sau:
Thu mua hàng hoá
Tiêu thụ hàng hoá
Giá trị hàng hoá được thực hiện
Sơ đồ 2.1: Quá trình tiêu thụ hàng hoá trong doanh nghiệp thương mại
Tổ chức tốt và có hiệu quả việc tiêu thụ hàng hoá sẽ có tác dụng mạnh mẽ và quyết định sự thành công của doanh nghiệp, tiêu thụ hàng hoá là khâu trung gian, là cầu lối giữa người sản xuất và người tiêu dùng.
Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm hàng hoá
Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến tiêu thụ hàng hóa sẽ có tác dụng mạnh mẽ và quyết định sự thành công của doanh nghiệp, tiêu thụ hàng hóa là khâu trung gian, là cầu lối giữa người người sản xuất và người tiêu dùng.
- Những nhân tố thuộc bản thân doanh nghiệp
Chất lượng sản phẩm hàng hóa và uy tín trên thị trường như là cốt lõi của chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chất lượng là một trong những tiêu chí hàng đầu quyết định khối lượng hàng hóa tiêu thụ được và khẳng định vị thế của sản phẩm trên thị trường. Bởi vậy doanh nghiệp phải thường xuyên cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm, không ngừng đáp ứng nhu cầu thị hiếu cảu người tiêu dùng.
Hoạt động thu mua hàng hóa có đảm bảo cung cấp kịp thời cho hoạt động tiêu thụ về số lượng, chất lượng và thời gian hay không ? Nếu việc cung ứng không đáp ứng được theo kế hoạch sẽ không những làm ảnh hưởng đến kết quả tiêu thụ sản phẩm hàng hóa mà còn ảnh hưởng đến uy tín của doanh đối với khách hàng.
Giá bán sản phẩm hàng hóa cũng là nhân tố ảnh hưởng chính đến số lượng sản phẩm hàng hóa tiêu thụ. Giá bán sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp trên thị trường phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vị trí của sản phẩm hàng hóa trên thị trường đang ở giai đoạn nào trong chu kỳ sống và quan hệ cung cầu trên thị trường. Song đòi hỏi các nhà quản lý phải hết sức linh hoạt và năng động.
Kết cấu sản phẩm hàng hóa đưa ra tiêu thụ là tỷ trọng về mặt hàng chiếm trong tổng giá trị hàng hóa đưa ra thị trường. Để nâng cao hiệu quả kinh tế, các doanh nghiệp thường đưa ra thị trường nhiều loại sản phẩm hàng hóa khác nhau để đáp ứng các cung bậc nhu cầu cao thấp khác nhau.
Tổ chức quá trình tiêu thụ sản phẩm hàng hóa bao gồm các yếu tố: tăng cường quản cáo, điều tra nhu cầu thị trường, thăm dò và phát triển thị trường, thay đổi mẫu mã, tăng cường khuyến mại, phương thức thanh toán, phương thức bán hàng thay đổi cho phù hợp.
- Các nhân tố khách quan
Sản phẩm hàng hóa tiêu thụ được tức là đã đáp ứng được yêu cầu khách hàng. Nếu một sự thay đổi về sở thích hay nhu cầu khách hàng sẽ ảnh hưởng đến lượng tiêu thụ sản phẩm hàng hóa trên thị trường. Khách hàng tác động đến quá trình tiêu thụ hàng hóa dưới góc độ:
Nhu cầu tự nhiên hay mong muốn
Mức thu nhập
Phong tục tập quán, thói quen của ngưởi tiêu dùng.
Hoạt động tài chính
Hoạt động tài chính là hoạt động mà bất kỳ doanh nghiệp nào dù sản xuất hay kinh doanh đều phải có. Nó liên quan đến hoạt động tín dụng ngân hàng, bán hàng trả chậm, hoạt động đầu tư trái phiếu, tín phiếu, các khoản triết khấu thanh toán khi mua và bán hàng hay các hoạt động có liên quan đến thanh lý và thu hồi vôn góp liên doanh đầu tư vào công ty liên kết, các khoản chênh lệch ngoại tệ, chuyển nhượng tài chính và các hoạt động tài chính khác.
Hoạt động khác
Bên cạnh hoạt động tài chính là sản xuất kinh doanh và hoạt động tài chính, doanh nghiệp còn tồn tại một số hoạt động không dự tính trước được gọi chung là hoạt động khác. Hoạt động khác trong doanh nghiệp bao gồm các hoạt động liên quan đến thanh lý nhượng bán TSCĐ, các khoản chênh lệch do đánh giá lại vật tư hàng hóa, hàng hóa, TSCĐ, các hoạt động bán hoặc cho thuê tài sản, các khoản bồi thường vi phạm hợp đồng hay các khoản nêu trên mà doanh nghiệp không lường trước được .
Như vậy hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp bao gồm hoạt động tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, hoạt động tài chính và hoạt động khác. Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp là tổng hợp kết quả các hoạt động trên.
2.1.1.3 Cơ sở lý luận về đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh
Khái niệm về hoạt động kinh doanh
Kinh doanh theo nghĩa rộng được hiểu là một thuật ngữ chung chỉ tất cả các hoạt động sản xuất ra hàng hóa hay dịch vụ đáp ứng được nhu cầu xã hội.
Theo luật định, hoạt động kinh doanh là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lời.
Hoạt động kinh doanh theo đúng nghĩa là hoạt động kiếm lời, hoạt động sinh lời của các doanh nhân. Đó là doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, hộ cá thể, trang trại, các loại hình công ty… Do đó, người làm kinh doanh đòi hỏi phải biết cân nhắc và lựa chonj phương án tối ưu sao cho chi phí thấp nhất mà mang lại hiệu quả cao nhất.
Như vậy hoạt động kinh doanh bao gồm các hoạt động đầu tư, hoạt động sản xuất, hoạt động thương mại và các hoạt động cung cấp dịch vụ.
Khái niệm về kết quả kinh doanh
Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là kết quả tổng hợp một quá trình từ khi mua hàng đến khi hàng hóa được người tiêu dùng chấp nhận (đối với doanh nghiệp thương mại) hoặc thu mua nguyên vật liệu (đầu vào) đến quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm (đối với doanh nghiệp sản xuất). Đó là kết quả tài chính cuối cùng của doanh nghiệp.
Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp là tổng kết quả các khâu mua hàng, gia công chế biến, đóng gói và tiêu thụ. Do đó KQKD chịu tác động của rất nhiều yếu tố như giá bán, giá vốn, chi phí bán hàng, chi phí quản lý, kết cấu mặt hàng tiêu thụ.Ngoài ra doanh nghiệp còn các hoạt động khác như các hoạt động tài chính và nhiều hoạt động khác nữa. Bởi vậy kết quả hoạt động kinh doanh là sự thể hiện tổng hợp mợi hoạt động của doanh nghiệp và thường được xác định theo từng kỳ nhất định. Kết quả kinh doanh có thể là kết quả ban đầu hoặc kết quả cuối cùng nên khi đánh giá phải xem xét qua từng thời kỳ kinh doanh, KQKD trong từng giai đoạn được thể hiện qua phần lãi, lỗ ở phần báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh. Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp được thể hiện ở kết quả về số lượng và kết quả về chất lượng.
Kết quả về số lượng
Kết quả về số lượng thể hiện số hàng hóa dịch vụ tiêu thụ được trong kỳ. Số lượng tiêu thụ lớn chứng tỏ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả và ngược và ngược lại nếu số tiêu thụ giảm sút chứng tỏ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp suy giảm, ảnh hưởng đến KQKD.
Kết quả về mặt chất lượng
- Doanh thu bán hàng
Doanh thu bán hàng là tổng giá trị các mặt hàng hóa được tiêu thụ và thanh toán trong kỳ. Đây là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh KQKD theo doanh số thực tế tiêu thụ được, là cơ sở để đánh giá việc thực hiện mục tiệu kinh doanh của doanh nghiệp.
Các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu bán hàng gồm khối lượng hàng hóa tiêu thụ, giá bán hàng hóa và chất lượng hàng hóa.
Khối lượng hàng hóa tiêu thụ
Khối lượng hàng hóa tiêu thụ là chỉ tiêu phản ánh kết quả tiêu thụ của doanh nghiệp. Khối lượng hàng hóa tiêu thụ lớn chứng tỏ hoạt động tiêu thụ tốt và ngược lại.
Chất lượng hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ
Trong nền kinh tế thị trường nhiều người mua nhiều người bán, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp rất khốc liệt,doanh nghiệp nào có ưu thế cạnh tranh nhiều hơn thì thắng và một trong những ưu thế cạnh tranh được cho là quan trọng nhất là chất lượng hàng hóa,dịch vụ cung ứng.Vấn đề mà khách hàng quan tám hiện nay ngoài giá bán hàng hóa dịch vụ con một vấn đề rất được chú trọng đó là chất lượng. Nhiều khách hàng chấp nhận giá với giá cao hơn ngoài thị trường để mua được hàng hóa dịch vụ với chất lượng cao hơn.
Kết cấu hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ
Giá cả hàng hóa, dịch vụ
Thị trường tiêu thụ và phương thức tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ
Thị trường tiêu thụ phản ánh khả năng tiếp cận khách hàng của doanh nghiệp. Thi trường tiêu thụ càng rộng lớn càng thể hiện được hàng hóa dịch vụ của công ty được nhiều khách hàng tin cậy sử dụng. Thị trường tiêu thị bao gồm tiêu thụ nội bộ và tiêu thụ ngoài doanh nghiệp(nội hạt, liên tỉnh và quốc tế).
Phương thức tiêu thụ hàng hóa là cách thức tiêu thụ hàng hóa. Hiện nay, trong các doanh nghiệp có thể bán hàng ở nhiều thị trường khác nhau và ở mỗi thị trường này lại có nhiều phương thức bán hàng khác nhau.
Các phương thức bán hàng trong nước bao gồm phương thức bán buôn và phương thức bán lẻ.
Bán buôn hàng hóa là việc bán hàng hóa cho các đơn vị thương mại hoặc bán cho các đơn vị sản xuất. Đặc điểm của bán buôn là hàng hóa chưa đến tay người tiêu dùng, giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa chưa được thực hiện đầy đủ.
Bán lẻ chủ yếu là bán buôn bằng tiền mặt và thường thì hàng hóa xuất giao cho khách hàng và thu tiền trong cùng một địa diểm. Vì vậy thời điểm tiêu thụ đối với khâu bán lẻ được xác định ngay sau khi giao cho khách hàng.
Các phương thức bán hàng xuất khẩu bao gồm:
Phưng thức xuất khẩu trực tiếp là phương thức mà các đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu có đủ điều kiện để đàm phán, ký kết hợp đồng kinh tế với nước ngoài được Bộ trưởng thương mại cấp giấy phép.
Phương thức xuất khẩu ủy thác là phương thức áp dụng đối với một số doanh nghiệp được Nhà nước cấp giáy phép xuất nhập khẩu nhưng chưa đủ điều kiện trực tiếp đàm phán ký kết hay chưa thể trực tiếp lưu thông hàng hóa giữa trong và ngoài nước nên ủy thác cho đơn vị khác có chức năng xuát khẩu hộ.
Phương thức thanh toán tiền hàng
Việc áp dụng phương thức thanh toán tiền hàng là do hai bên mua và bán tự thỏa thuận và ghi trong hợp đồng. Quản lý các nghiệp vụ thanh toán tiền hàng là công tác quan trọng nhằm tránh tổn thất tiền hàng giúp doanh nghiệp không bị chiếm dụng vốn, tạo điều kiện tăng vòng quay của vốn và giữ uy tín đối với khách hàng.
Hiện nay có một số phương thức thanh toán phổ biến sau:
Thanh toán bằng tiền mặt
Thanh toán bằng chuyển khoản
Thanh toán bằng thư tín dụng
Thanh toán bằng hình thức hàng đổi hàng
Doanh thu thuần
Doanh thu thuần là doanh thu bán hàng sau khi đã trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu. Các khoản trừ doanh thu gồm có giảm giá hàng bán, giá trị hàng bán bị trả lại, chi phí sửa chữa hàng hóa bị hư hỏng trong thời gian bảo hành… Doanh thu thuần là cơ sở để xác định lãi (lỗ) của hoạt động kinh doanh.
Giá vốn hàng bán
Trị giá vốn của hàng hóa tại thời điểm mua hàng chính là trị giá mua thực tế phải thanh toán cho người bán hàng theo hóa đơn ( tính theo giá trị chưa có thuế GTGT)
Trị giá vốn hàng mua nhập kho bằng trị giá mua trên hóa đơn + chi phí thu mua + thuế nhập khẩu (nếu có)
Lợi nhuận nộp, lọi nhuận thuần
Lợi nhuận hay lãi kinh doanh là chỉ tiêu biểu hiện khối lượng giá trị thặng dư do lao động của doanh nghiệp tạo ra trong kỳ, phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt động kinh doanh.
Lợi nhuận gộp là lợi nhuận chưa trừ các chi phí tiêu thụ.
LN gộp = Doanh thu – Chi phí
Lợi nhuận thuần từ hoạt động SXKD là tổng lợi nhuận từ hoạt động SXKD và lợi nhuận từ hợt động tài chính sau khi đã trừ đi các khoản chi phí.
LN thuần = LN gộp + (DTTC – CPTC) – Chi phí bán hàng – Chi phí quản lý.
Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
KQKD của doanh nghiệp ảnh hưởng bởi nhiều yếu thuộc về môi trường kinh doanh. Môi trường kinh doanh là lực lượng, những yếu tố, những thể chế xảy ra ở bên ngoài, doanh nghiệp không thể nào kiểm soát được những ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đối với bên trong và ngoài doanh nghiệp. Môi trường kinh doanh bao gồm môi trường vi mô và vĩ mô, môi trường vi mô tác dụng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiêp.
Các nhân tố chủ quan
Trong quá trình hoạt động doanh nghiệp chịu tác động của rất nhiều các nhân tố, chính các nhân tố đó ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Co thể chia các nhân tố ra thành nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan, trong đó nhân tố chủ quan đóng vai trò quan trọng tác động trực tiếp đện KQKD.
Nhân tố chủ quan là tất cả các nhân tố do bản thân doanh nghiệp đem lại bao gồm:
- Tình hình cung cấp hàng hóa đầu vào hoạt động kinh doanh thương mại hay thu mua nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất. Đây là một nhân tố đóng vai trò chủ đạo, ảnh hưởng trực tiếp và đầu tiên đến KQKD, nó quyết định hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có tiếp tục kinh doanh nữa hay không. Nó phụ thuộc vào vốn, thị trường cung ứng, năng lực thu mua, tổ chức kỹ thuật tác nghiệp
Những nhà cung cấp
Doanh nghiệp
Những nhà cạnh tranh
Các nhà Marketing trung gian
Khách hàng
Công chúng và các tổ chức cộng đồng
Sơ đồ 2.2: Các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh
- Tình hình dự trữ hàng hóa: Dự trữ hàng hóa giúp doanh nghiệp có lượng hàng đầy đủ để cung cấp bất cứ lúc nào khách hàng cần, không để tình trạng không có hàng để bán khi lương hàng khan hiếm. Nhưng dự trữ hàng hóa quá lớn sẽ dẫn đến tình trạng ứ đọng vốn, tăng chi phí bảo quản hàng tồn kho ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
- Giá bán là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu của doanh nghiệp. Giá bán làm sao phải phù hợp với khả năng chi trả của khách hàng tiêu thụ được lượng hàng lớn mà vẫn đảm bảo được lợi nhuận của doanh nghiệp.
- Chất lượng hàng hóa: đây là vấn đề được khách hàng rát quan tâm. Hàng hóa cung cấp ra phải đảm bảo chất lượng. Uy tín là chất lượng.
- Hoạt động Marketing: Đây là hoạt động được các nhà quản lý hiện nay rất quan tâm. Hoạt động này bao gồm phương thức thanh toán, tiếp thị, quảng cáo, khuyến mại, trưng bày sản phẩm và tham gia hội trợ… để mở rộng mạng lưới tiêu thụ hàng hóa. Các hoạt động được thực hiện tốt này giúp doanh nghiệp bán được nhiều hàng hóa hơn, tăng doanh thu dẫn đến tăng lợi nhuận
Cách nhân tố khách quan
Bên cạnh những nhân tố chủ quan bên trong tác động trực tiếp đến KQKD của doanh nghiệp còn có những nhân tố chủ khách quan tác động một cách gián tiếp.
Nhân tố khách quan là nhân tố bên ngoài doanh nghiệp hay còn gọi là môi trường kinh doanh như chính sách của chính phủ, thị trường, khách hàng, bạn hàng, đối thủ cạnh tranh và các nhân tố khách quan khác
- Khách hàng
Sản phẩm của doanh nghiệp tiêu thụ được tức là đáp ứng được nhu cầu của khách hang. Khi sở thích hay thu nhập của khách hang thay đổi sẽ ảnh hưởng đến lượng hang tiêu thụ của doanh nghiệp trên thị trường.
Do đó doanh nghiệp cần phải phân khúc thị trường ra thành các nhóm thị trường khác nhau theo giới tính, nghề nghiệp, thu nhập… Tiến hành thu nhập thông tin theo các nhóm khách hàng về nhu cầu, sở thích, lòng trung thành, mối quan tâm về sản phẩm, giá cả… Ngoài ra, cần phải đánh giá khả năng mặc cả của khách hàng vì nó ảnh hưởng đến chi phí của doanh nghiệp trong việc duy trì mối quan hệ với khách hàng như giảm giá, tăng chiết khấu, tăng hoa hồng, tăng chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ… Trong chiến lược kinh doanh cần phân tích khách hàng tác động đến quá trình tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp dưới góc độ nào?
- Đối thủ cạnh tranh
Đối thủ cạnh tranh là những doanh nghiệp kinh doanh những mặt hàng cùng loại với mình. Đối thủ cạnh tranh chia sẻ thị phần với doanh nghiệp, có thể chiếm lĩnh thị phần của mình nếu có lợi thế cạnh tranh cao hơn. Như vậy, đối thủ cạnh tranh sẽ làm giảm lượng hàng hóa tiêu thụ của ta, dẫn đến doanh thu giảm và lợi nhuận của doanh nghiệp giảm theo ảnh hưởng đến KQKD. Vì vậy, cần phân tích đối thủ cạnh tranh để thấy được điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ, đưa ra các đáng giá chính xác mức độ ảnh hưởng của đối thủ đến KQKD, từ đó có những giải pháp hạn chế sự ảnh hưởng đó.
- Nhà cung cấp
Nhà cung cấp là những đơn vị cung ứng những yếu tố đầu vào phục vụ cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Nhà cung cấp có thể tạo ra cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp như giảm giá, tăng chất lượng dịch vụ, tăng chất lượng hàng hóa nhưng đồng thời cũng có thể gây ra nguy cơ cho doanh nghiệp khi tăng giá, giảm chất lượng, không đảm bảo số lượng và thời gian cung cấp hàng hóa .
- Nhân tố ảnh hưởng thuộc về chính sách của chính phủ
Các chính sách của chính phủ tác động trực tiếp đến doanh thu và lợi nhuận làm kết quả kinh doanh của doanh nghiệp bị ảnh hưởng. Khi chính phủ thay đổi chính sách kinh tế sẽ dẫn đến một số các hoạt động kinh tế khác thay đổi, sự thay đổi này có thể là thúc đẩy ngành kinh tế đó phát triển nhưng cũng có thể kìm hãm nền kinh tế nếu chính sách đó không phù hợp, chưa hoàn thiện.
- Nhân tố khách quan khác
Nhân tố thuộc về môi trường tự nhiên: thiên tai, lũ lụt, hạn hán, hỏa hoạn…cũng tác động đến HĐKD của doanh nghệp, ảnh hưởng đến KQKD.
Nhân tố thuộc về môi trường văn hóa- xã hội: bao gồm tình trạng việc làm, những đặc điểm truyền thống, tâm lý xã hội, trình độ nhận thức học vấn… Vì vậy khi xây dựng chiến lược kinh doanh càn phải tìm hiểu kỹ môi trường mà doanh nghiệp sẽ hoạt động để phù hợp với đối tượng kinh doanh.
Như vậy, KQKD của doanh nghiệp phụ thuộc bởi hai nhân tố chính, nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan. Nhà quản lý cần xem xét, đánh giá đúng sự tác động của hai nhân tố này đến KQKD để có biện pháp hạn chế và khắc phục.
Các chỉ tiêu đánh giá kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp
Kết quả hoạt động sản xuất kinhh doanh là một nội dung quan trọng phản ánh kết quả đạt được trong một kỳ kế toán. Đồng thời phản ánh trình độ sử dụng, kết hợp tiềm năng về vốn, lao động, kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý.Nó được rất nhiều đối tượng trong và ngoài doanh nghiệp quan tâm.
Kết quả kinh doanh là mục tiêu của mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời kì kinh doanh. Việc phân tích, đánh giá KQKD là rất cần thiết và quan trọng, nó giúp nhà lãnh đạo có những nhận thức đúng đắn và kịp thời để ra quyết định.
Các chỉ tiêu tiêu dùng trong đánh giá KQKD của doanh nghiệp bao gồm:
Khối lượng hàng hóa tiêu thụ trong kỳ được thể hiện bằng đơn vị hiện vật phản ánh khối lượng hàng hóa đã tiêu thụ của từng loại hàng hóa chủ yếu trong kỳ của doanh nghiệp.
Khối lượng hàng hóa tiêu thụ được biểu hiện bằng đơn vị tiền tệ thì được coi là giá trị hàng hóa tiêu thụ.
Giá trị sản lượng hàng hóa tiêu thụ = Khối lượng tiêu thụ * Giá vốn
Tốc độ phát triển
Khối lượng hàng hóa tiêu thụ kỳ báo cáo
Tốc độ phát triển liên hoàn = * 100(%)
Khối lượng hàng hóa tiêu thụ kỳ liền trước
Khối lượng hàng hóa tiêu thụ kỳ báo cáo
Tốc độ phát triển định gốc = * 100(%)
Khối lượng hàng hóa tiêu thụ kỳ gốc
Khối lượng hàng hóa tiêu thụ loại i
Cơ cấu sản phẩm tiêu thụ = * 100(%)
Tổng khối lượng hàng hóa tiêu thụ
Doanh thu bán hàng = Khối lượng hàng hóa tiêu thụ * Giá bán
Tổng lợi nhuận trước thuế và sau thuế : Là chỉ tiêu tổng hợp, tóm tắt bằng báo cáo KQKD. Đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất của doanh nghiệp. Vì lợi nhuận là mục đích cuối cùng của các doanh nghiệp trong kinh tế thị trường.
LN trước thuế = Lợi nhuận HĐKD + LN tài chính + LN khác
LN sau thuế = Lợi nhuận trước thuế - Thuế TNDN
Khi nghiên cứu chỉ tiêu này ta tiến hành phân tích sự ảnh hưởng của các bộ phận cấu thành tới sự tăng hoặc giảm lợi nhuận trước thuế, sau thuế. So sánh kỳ nghiên cứu với kế hoạch, với kỳ trước.
Để tiến hành phân tích các bộ phận cấu thành lợi nhuận trước thuế, ta phải nghiên cứu từng khoản mục để theo dõi sự biến động của nó. Các khoản mục bao gồm:
Lợi nhuận từ HĐKD:
DT bán hàng thuần = DT bán hàng – Các khoản giảm trừ DT
LN gộp = Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán
LN từ HĐKD = LN gộp – Chi phí quản lý + LN HĐTC
Lợi nhuận từ hoạt động tài chính
LN HĐTC = Thu nhập HĐTC – Chi phí HĐTC
Lợi nhuận hoạt động khác
LN khác = Thu nhập khác – Chi phí hoạt động khác
Thuế thu nhập doanh nghiệp:
Thuế TNDN = LN trước thuế * Tỷ thuế TNDN (25%)
2.1.1.4 Hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp
Khái niệm về hiệu quả kinh doanh
Theo cách hiểu thông thường, hiệu quả kinh doanh biểu hiện môi tương quan giũa chi phí đầu vào và kết quả nhận được ở đầu ra của một quá trình.
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế, nó phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp để hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất với chi phí thấp nhất.
Hiệu quả kinh doanh không chỉ là sự so sánh giữa chi phí cho đầu vào và kết quả nhận được ở đấu ra mà là hiệu quả kinh doanh trước tiên là viêc hoàn thành mục tiêu ta cần phải sử dụng nguồn lực như thế nào?
Muốn đạt hiệu quả kinh doanh, doanh nghiệp không những chỉ có những biện pháp sử dụng nguồn lực bên trong hiệu quả mà cũng phải thường xuyên phân tích sự biến động của môi trường kinh doanh của doanh nghiệp, qua đó phát hiện và tìm kiếm các cơ hội trong kinh doanh cho mình.
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường là:
Quan tâm đến việc xây dựng và phát triển đội ngũ lao động.
Nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn
Nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý
Xây dựng hệ thống trao đổi và xử lý thông tin
Vận dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào sản xuất kinh doanh
Quản lý môi trường
Chỉ tiêu phẩn ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp.
Đối với một doanh nghiệp mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận. Lợi nhuận là một chỉ tiêu tài chính tổng hợp phản ánh hiệu quả của toàn bộ quá trình đầu tư, sản xuất, tiêu thụ và những giải pháp kỹ thuật, quản lý kinh tế tới doanh nghiệp.Vì vậy, lợi nhuận là chỉ tiêu tài chính mà bất kỳ đối tượng nòa muốn đặt quan hệ với doanh nghiệp cũng đều quan tâm.
Chỉ số lợi nhuận hoạt động
Chỉ tiêu này thể hiện hiệu quả hoạt đọng kinh doanh của doanh nghiệp và được tính theo công thức sau:
Lợi nhuận thuần từ HĐKD
Chỉ số lợi nhuận hoạt động =
doanh thu thuần
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần
Chỉ tiêu này thể hiện mối quan hệ giũa doanh thu và lợi nhuận. Đây là hai yếu tố liên quan rất mật thiết, doanh thu chỉ ra vai trò, vị trí của doanh nghiệp trên thương trường và lợi nhuận thể hiienj chất lượng, hiệu quả cuối cungfcuar doanh nghiệp. Như vậy, Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu là chỉ tiêu thể hiện vai trò và hiệu quả của doanh nghiệp. Tỷ suất này được tính như sau:
Tổng lợi nhuận trước thuế
Chỉ số lợi nhuận trên doanh thu =
Doanh thu thuần
Tỷ suất sinh lời vốn lưu động
Chỉ tiêu này thể hiện hiệu quả sử dụng VLĐ tới doanh nghiệp.Tỷ suất lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp càng cao thì trình độ sử dụng VLĐ của doanh nghiệp càng cao và ngược lại.
Tổng lợi nhuận trước thuế
Tỷ suất sinh lời Vốn lưu động =
Tổng vốn lưu động
Tỷ số này nói nên một đồng vốn lưu động tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế
Tỷ sất sinh lời vốn cố định
Tỷ suất sinh lời vốn cố định thể hiện hiệu quả sử đụng VCĐ tới doanh nghiệp. Tỷ số này nói nên , một đòng VCĐ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế
Tổng lợi nhuận trước thuế
Tỷ suất sinh lời vốn cố định =
Tổng vốn cố định
Phân tích khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu: Đây là tiêu chuẩn phổ biến nhất dùng để đánh giá tình hình hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
LN trước thuế
Tỷ lệ LN trước thuế so với vốn CSH = * 100(%)
Vốn CSH
Chỉ tiêu sức sinh lời của vốn kinh doanh
Thể hiện một đồng vốn kinh doanh bỏ ra thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chit tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, với đồng vốn bỏ ra thì lợi nhuận đạt được cao hay thấp. Chỉ tiêu này được tinh toán như sau:
Lãi thuế
Sức sinh lời của vốn kinh doanh = *100(%)
Vốn doanh thu
Hiệu suất sử dụng chi phí
Chỉ tiêu phản ánh khả nang sử dung chi phí của doanh nghiệp có hiệu quả và hợp lý chưa? Với doanh thu thu được thì chi phí bỏ ra có xứng đáng hay không ? Chỉ tiêu này được xác định như sau:
Doanh thu
Hiệu suất sử dụng chi phí = *100(%)
Tổng chi phí
Hiệu quả sử dụng lao động
Lao động doanh nghiệp là những người được ghi tên vào danh sách lao động của doanh nghiệp, do doanh nghiệp trực tiếp quản lý sử dụng lao động và trả lương.
Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng lao động gồm:
Tổng DT trong kỳ
Năng suất lao động bình quân =
Số lượng CNV trong kỳ
Tổng DT trong kỳ
Hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương =
Tổng CP tiền lương
2.1.2 Cơ sở thực tiễn
2.1.2.1 Thực trạng Ngành sản xuất kinh doanh nhựa trên thế giới
Thời gian vừa qua, nhu cầu tiêu thụ nguyên vật liệu nhựa trên thế giới tăng mạnh, hiện tượng đầu cơ của các quốc gia lớn như Trung Quốc, Thái Lan cùng với việc giá dầu thô trên thế giới tăng cao đã làm giá của các loại nguyên vật liệu nhập khẩu tăng mạnh gây ảnh hướng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành nhựa. Do nguyên vật liệu chính của các DN nhựa là các loại bột nhựa, hạt nhựa có nguồn gốc từ dầu mỏ và phần lớn nguyên vật liệu đều phải nhập khẩu (chiếm khoảng 55-65%) nên những biến động về tình hình kinh tế, chính trị tại các nước sản xuất dầu mỏ hàng đầu thế giới như: Iran, Iraq, Kuwait, Ảrập Xêút... có ảnh hưởng rất lớn đến giá cả nguyên vật liệu của các doanh nghiệp. Hiện chi phí nguyên vật liệu của các DN nhựa chiếm khoảng 70- 75% giá thành sản phẩm, do đó việc tăng hoặc giảm giá nguyên vật liệu sẽ có ảnh hưởng trực liếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các công ty nhựa.
Giá cả nguyên liệu nhựa trong những năm gần đây có xu hướng hay tăng và biến động, có những lúc giá nguyên liệu nhựa tăng giảm với biên độ 6 đến 8% trong 1 tháng (khoảng 100 USD/tấn) là một trong những vấn đề hết sức khó khăn cho các đơn vị sản xuất cũng như kinh doanh.
2.1.2.2 Thực trạng ngành sản xuất kinh doanh nhựa ở Việt Nam
Trong hơn 10 năm qua, ngành nhựa Việt Nam phát triển khá nhanh với tốc độ tăng trưởng hàng năm đạt từ 15 - 20%. Hiện nay phần lớn các doanh nghiệp nhựa hình thành và phát triển từ các công ty gia đình, nên vốn hạn hẹp, trình độ quản lý hạn chế, thiếu thông tin cập nhật. Những doanh nghiệp này thường đầu tư chủ yếu vào những mặt hàng đơn giản, đòi hỏi nhiều lao động và lợi nhuận ít. Vì thế, ngành nhựa chưa đủ sức vươn lên trở thành ngành công nghiệp phụ trợ cho các ngành sản xuất khác. Bên cạnh đó, sự phát triển của các doanh nghiệp nhựa không theo quy hoạch tổng thể, mà mang nặng tính tự phát. Các nhà đầu tư tư nhân thường tập trung sản xuất những mặt hàng ăn khách, nên dẫn đến tình trạng chồng chéo, cạnh tranh lẫn nhau, gây lãng phí về vốn và ít hiệu quả kinh tế. Các doanh nghiệp nhựa chưa thật sự gắn kết, hỗ trợ, bảo vệ nhau trong cơ chế thị trường. Vì thế chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp của ngành.
Theo Bộ Công Thương ngành tồn tại tới hơn 2.000 doanh nghiệp song chủ yếu vẫn là quy mô vừa, thậm chí nhỏ lẻ như hiện nay. Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp diễn ra rất quyết liệt, đòi hỏi chất lượng sản phẩm ngày càng cao, trong khi đó hầu hết các thiết bị, khuôn mẫu của các công ty ngành nhựa còn nhiều hạn chế, năng suất lao động chưa cao nên một số sản phẩm có chi phí giá thành can khó cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại nhập khẩu.
Theo Hiệp hội Nhựa Việt Nam (VPA), thách thức lớn nhất mà các doanh nghiệp đang phải đối đầu là việc cung cấp nguyên liệu phụ thuộc rất lớn vào nguồn nhập khẩu và sự biến động không ngừng về giá nguyên liệu.
Trong xu thế hội nhập với nền kinh tế thế giới, đòi hỏi các công ty ngành nhựa phải nhạy bén trong việc nắm bắt các công nghệ mới, tiếp thu có chọn lọc để phù hợp với điều kiện sản xuất, vốn đầu tư. Nếu không thực hiện được điều này, các công ty sẽ phải đứng trước nguy cơ tụt hậu về trình độ khoa học kỹ thuật, lạc hậu về dây chuyền, thiết bị sản xuất, dẫn đến sản phẩm làm ra mất tính cạnh tranh.
2.2.3 Phương pháp nghiên cứu
2.2.3.1 Phương pháp chung
Sử dụng hai phương pháp là phương pháp biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử để xem xét, phân tích đánh giá các vấn đề một cách khoa học và khách quan. Ở đề tài này, đó là việc đánh giá và xem xét mối quan hệ giữa các yếu tố đầu vào, đầu ra, yếu tố thuộc về môi trường hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH thương mại và đầu tư Huy Phát.
2.2.3.2 Phương pháp cụ thể
Phương pháp thống kê kinh tế
Phương pháp này dùng để thu thập các thông tin, tổng hợp, phân loại, phân tích số liệu phản ánh tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty trên cơ sở đánh giá mức độ, tình hình biến động cũng như mối quan hệ ảnh hưởng lẫn nhau của các hiện tượng.
Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập số liệu trực tiếp tại Công ty thông qua các báo cáo tài chính trong 3 năm ( 2007 – 2009), số liệu từ sổ cái, sổ tổng hợp, sổ chi tiết phục vụ nội dung nghiên cứu qua 3 năm của công ty.
Thu thập tài liệu những lý luận cơ bản về kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp qua sách báo, tạp chí có liên quan: các sách lý luận, các kết quả nghiên cứu khoa học, tài liệu thống kê các cấp, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước.
Phương pháp so sánh
Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích để đánh giá kết quả, xác định vị trí và xu hướng biến động của các chỉ tiêu phân tích. Áp dụng phương pháp này cần đảm bảo các điều kiện: đồng nhất về nội dung, phương pháp, thời gian và đơn vị tính toán, bao gồm:
So sánh bằng số tuyệt đối: Cho ta biết khối lượng, quy mô doanh nghiệp đạt được so với các chỉ tiêu kinh tế giữa kỳ phân tích với kỳ gốc.
So sánh bằng số tương đối: phản ánh kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển và mức độ phổ biến của chỉ tiêu kinh tế.
So sánh số trung bình: Đánh giá mức độ mà đơn vị đạt được.
PHẦN III
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1 Giới thiệu địa điểm nghiên cứu
3.1.1 Đặc điểm Công ty TNHH thương mại và đầu tư Huy Phát
Tên thường gọi: Công ty TNHH thương mại và đầu tư Huy Phát
Năm thành lập: 2005
Tài khoản ngân hàng: 15010000198579 - NHBIDV
Mã số thuế: 0102116982
Địa chỉ giao dịch: Số 18/131 Phố Vương Thừa Vũ – Thanh xuân – Hà Nội.
Giám đốc Công ty: Bùi Thế Anh
Điện thoại: 04.62691630, 04.22168585
Fax: 04.62691631
Giấy phép kinh doanh số: 102029203 – C.T.T.N.H.H do sở kế hoạch và đầu tư Thành phố Hà Nội cấp.
3.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của công ty thương mại và đầu tư Huy Phát
Công ty TNHH thương mại và đầu tư Huy Phát là một doanh nghiệp tư nhân, có tài khoản ngân hàng và sử dụng con dấu riêng theo quy định của nhà nước, ngành kinh doanh chủ yếu là kinh doanh trao đổi mua bán hạt nhựa nguyên liệu, nhựa phế liệu phục vụ cho ngành sản xuất nhựa và dịch vụ vận tải.
Được thành lập năm 2005 sau 5 năm đi vào hoạt động với những khó khăn nhất định như nguồn vốn có hạn, thị trường có nhiều đối thủ cạnh tranh, nền kinh tế thế giới và nước ta trong những năm vừa qua gặp khủng hoảng và suy thoái nhưng trước những khó khăn đó Công ty vẫn không ngừng phát triển và đi lên.
Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thương mại với nhiệm vụ chủ yếu là trao đổi mua bán hàng hóa cho nên bạn hàng (đặc biệt là quan hệ với các nhà cung ứng) là vấn đề quan trọng có ý nghĩa thành bại đến phát triển của Công ty. Công ty TNHH thương mại và đầu tư Huy Phát luôn đặt chữ tín lên hàng đầu và không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng do vậy đến nay Công ty đã có chỗ đứng trên thị trường, hàng hóa tiêu thụ nhanh chóng, khả năng cạnh tranh trên thị trường khu vực ngày càng được nâng cao.
3.1.3 Nhiệm vụ và chức năng của công ty
3.1.3.1 Chức năng của công ty
Là một doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH thương mại và đầu tư Huy Phát có các chức năng sau:
Thực hiện các nhiệm vụ mua bán hàng hóa,cung cấp dịch vụ đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh doanh của công ty.
Thực hiện các công tác hoạch định, tổ chức và lãnh đạo nhằm đảm bảo các hoạt động trong công ty được nhịp nhàng.
3.1.3.2 Nhiệm vụ của công ty
Thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước, tuân thủ nghiêm luật pháp nhà nước về quản lý tài chính nghiêm chỉnh thực hiện cam kết trong hợp đồng mua bán và hợp đồng liên quan đến các hoạt động kinh doanh của công ty.
Bảo toàn và phát triển nguồn vốn của công ty thông qua việc quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn, bổ sung vốn kinh doanh, đầu tư mới trang thiết bị, mở rộng cơ sở hạ tầng nâng cao năng suất phục vụ qua đó tạo nguồn thu lớn hơn, bù đắp chi phí thực hiện mục tiêu lợi nhuận.
Tổ chức quản lý tốt nguồn lao động trong công ty, có kế hoạch và chiến lược quản lý, đào tạo nhân sự một cách hiệu quả, góp phần đẩy mạnh công tác tiêu thụ hàng hóa, nâng cao hiệu quả kinh doanh trong công ty.
Hoàn thành những mục tiêu kế hoạch lớn trong những năm tới:
Nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng
Đổi mới đa dạng hóa hơn nữa cơ cấu, chủng loại mặt hàng.
Phát triển, mở rộng thị trường kinh doanh.
3.1.4 Cơ cấu tổ chức bộ máy kinh doanh của công ty
3.1.4.1 Cơ cấu tổ chức của Công ty
Công ty TNHH thương mại và đầu tư Huy Phát đã xây dựng bộ máy quản lý của mình một cách hợp lý theo hướng tập trung từ đó giúp công ty nâng cao hiệu quả công việc giữa các bộ phận chức năng. Quá trình thông tin nhanh, kiểm tra định hướng, phân công giải quyết công việc kịp thời qua đó tạo điều kiện nhanh chóng tháo gỡ những trở ngại và khó khăn trong công tác hoạt động kinh doanh và quan hệ hợp tác làm ăn với bạn hàng.
Công ty gồm một ban giám đốc và ba phòng chức năng giúp ban giám đốc điều hành Công ty và các hoạt động của công ty.
3.1.4.2 Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận trong bộ máy quản lý
Ban lãnh đạo Công ty
Giám đốc: là người có quyền điều hành lớn nhất trong Công ty, là người chịu trách nhiệm chung về các hoạt động kinh doanh. Là người quyết định mục tiêu, định hướng phát triển của toàn bộ công ty, quyết định thành lập các bộ phận trực thuộc, bổ nhiệm các trưởng phó bộ phận, quản lý giám sát điều hành các bộ phận
Giám Đốc
Phó giám đốc
Phòng kế toán tài vụ
Phòng kinh doanh
Phòng dịch vụ vận tải
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của Công ty
thông qua các trợ lý, phòng ban. Các phòng ban chịu sự phân công và thực hiện nhiệm vụ do Giám đốc chỉ đạo.
Phó giám đốc: Công ty chỉ có một phó giám đốc là người giúp việc cho giám đốc, phụ trách một số mặt công tác được giám đốc ủy quyền và là người tham mưu cho giám đốc về hoạt động kinh doanh trong công ty.
Các phòng ban chức năng
Phòng kế toán tài vụ: Có nhiệm vụ giúp giám đốc quản lý tài sản, tiền vốn và qũy của công ty trong quá trình kinh doanh, thực hiện các biện pháp quản lý để bảo toàn và phát triển vốn. Đồng thời tính toán và theo dõi các khoản giao nộp cho nhà nước theo nghĩa vụ, tình hình thực hiện kết quả kinh doanh, nộp ngân sách, hạch toán lợi nhuận, công nợ với khách hàng, thu chi tiền mặt đảm bảo đúng chế độ chính sách, chế độ pháp lệnh kế toán thống kê của nhà nước quy định.
Số lượng nhân viên trong phòng hiện nay là 5 người bao gồm kế toán trưởng, kế toán ngân hàng, kế toán bán hàng, kế toán tổng hợp và thủ quỹ.
Phòng kinh doanh: Hiện nay số lượng nhân viên trong phòng là 12
người phòng có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch kinh doanh định kỳ dựa trên nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng mà thị trường cần và tìm hướng mở rộng mạng lưới tiêu thụ khai thác các mặt hàng mới.
Phòng dịch vụ vận tải: thực hiện chuỗi dịch vụ bao gồm: Chứng từ, bảo hiểm, giám định; Xếp dỡ hàng; Vận chuyển nội địa; Đóng gói, nhãn hàng; Lưu kho: Dịch vụ gom hàng tận nơi; Gom hàng lẻ…
Phòng vận tải phục vụ tất cả về dịch vụ vận chuyển đường hàng không, đường biển, đường bộ.
3.1.5 Tình hình về lao động trong công ty
Trong bất kỳ lĩnh vực kinh doanh nào dù là sản xuất hay dịch vụ thì lao động cũng là một yếu tố không thể thiếu để tiến hành các hoạt động của đơn vị mình. Lao động là yếu tố chính để tạo ra của cải vật chất nhằm thỏa mãn nhu cầu cần thiết của con người, đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh được diễn ra một cách liên tục. Do vậy muốn đạt được hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh thì đòi hỏi doanh nghiệp phải biết kết hợp và sử dụng nguồn lực một cách hợp lý và có hiệu quả. Tình hình lao động của công ty trong 3 năm nghiên cứu (2007-2009) được thể hiện rõ qua bảng 3.1.
Lao động trong công ty có thể phân theo rất nhiều tiêu thức khác nhau như phân theo giới tính, theo trình độ, theo tính chất. Qua bảng 3.1 ta thấy lao động trong Công ty thay đổi trong các các năm. Cụ thể, năm 2007 tổng số lao động trong công ty là 19 người đến năm 2008 số lượng này tăng lên là 25 người tăng 31,58% so với năm 2007 đến năm 2009 tổng số lao động trong công ty so với năm 2008 chỉ tăng lên 1 người tức 26 người tăng 4%. Như vậy tốc độ tăng lao động trung bình mỗi năm của Công ty là 17,79%.
Khi phân công lao động của công ty theo giới tính ta thấy số lao động nam trong công ty qua 3 năm nghiên cứu đều chiếm tỷ lệ cao hơn số lao động nữ. Trong năm 2007 số lao động nam trong công ty là 12 người chiếm 63,16 % và số lao động nữ là 7 người chiếm 33,84 %. Đến năm 2009 số lao động nam tăng lên là 17 người chiếm 65,38% và số lao động nữ là 9 người chiếm 34,62%. Bình quân trong 3 năm số lao động nam tăng 19,79% và số lao động nữ Tăng 14,29%. Nguyên nhân của việc thay đổi này là do đặc điểm kinh doanh chính của công ty bán hàng, mà công việc bán hàng này phù hợp với nam hơn nữ vì thế công ty cần nhiều lao động nam.
Khi phân công lao động theo tính chất công việc thì lao động trực tiếp bình quân tăng 12,38%, lao động gián tiếp không tăng. Điều này là hoàn toàn hợp lý do xu thế của thị trường việc trao đổi mua bán hàng hóa giảm dần thay vào đó là việc trao đổi mua bán hàng hóa bằng điện thoại và công nghệ thông tin.
Trình độ lao động là chỉ tiêu vô cùng quan trọng khi phân công lao động trong công ty. Công ty TNHH thương mại và đầu tư Huy Phát là một công ty có quy mô nhỏ số lượng hàng hóa ít chủng loại, do vậy đòi hỏi lao động có trình độ để hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Phần lớn lao động trong công ty là lao động có trình độ từ trung cấp trở lên, lao động phổ thông chiếm phần nhỏ, chất lượng lao động của công ty trung bình qua các năm tăng, cụ thể: Năm 2008 trình độ đại học tăng 50,00% so với năm 2007 tức 4 người và năm 2009 tăn 16,67% so với năm 2008 tức 2 người và lao động phổ thông năm 2008 giảm so với năm 2007 là 50,00 %, năm 2009 không giảm so với năm 2008.
Điều này chứng tỏ Công ty đã tuyển chon được một đội ngũ nhân viên có trình độ học vấn cao vào làm việc, giúp công ty ngày càng phát triển.
Bảng 3.1: Tình hình lao động trong Công ty (Năm 2007-2009)
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Tốc độ phát triển(%)
Số lượng
(người)
Cơ cấu
(%)
Số lượng
(người)
Cơ cấu
(%)
Số lượng
(người)
Cơ cấu
(%)
08/07
08/09
BQ
Tổng số lao động
19
100,00
25
100,00
26
100,00
131,58
104,00
117,79
I. Theo giới tính
19
100,00
25
100,00
26
100,00
131,58
104,00
117,79
1. Lao động Nam
12
63,16
16
64,00
17
65,38
133,33
106,00
119,79
2. Lao động Nữ
7
36,84
9
36,00
9
34,62
128,57
100,00
114,29
II. Theo tính chất
19
100,00
25
100,00
26
100,00
131,58
104,00
117,79
1. LĐ trực tiếp
15
78,95
21
84,00
22
84,62
140,00
104,76
122,38
2. LĐ gián tiếp
4
21,05
4
16,00
4
15,38
100,00
100,00
100,00
III. Theo trình độ
19
100,00
25
100,00
26
100,00
131,58
104,00
117,79
1. Đại học
8
42,11
12
48,00
14
53,85
150,00
116,67
133,33
2. Cao đẳng
5
26,32
8
32,00
7
26,92
160,00
87,50
123.75
3. Trung cấp
2
10,53
3
12,00
3
11,54
150,00
100,00
125,00
4. LĐ phổ thông
4
21,05
2
8,00
2
7,69
50,00
100,00
75,00
(Nguồn: Phòng kế toán tài vụ Công ty)
3.1.6 Tình hình về tài sản của công ty
Tài sản là một trong những yếu tố không thể thiếu được đối với bất kỳ doanh nghiệp nào dù lớn hay nhỏ, dù là doanh nghiệp nhà nước hay doanh nghiệp tư nhân và các hình thức doanh nghiệp khác. Nó là tiền đề cơ sở vật chất cho sự ra đời, tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Tài sản tồn tại dưới mọi hình thức nhưng được phân làm hai loại: tài sản cố định và tài sản lưu động.
TSCĐ là những tài sản tồn tại trong doanh nghiệp trong thời gian dài, bao gồm TSCĐ hữu hình và các khoản đầu tư dài hạn.
TSLĐ là những tài sản thuộc quyền sở hữu của công ty, có thời gian sử dụng, thu hồi luôn chuyển một năm hoặc một chu kỳ kinh doanh. TSLĐ bao gồm vốn bằng tiền, đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu và hàng tồn kho.
Tình hình biến động tài sản của công ty trong 3 năm 2007- 2009 được thể hiện rõ qua bảng 3.2 và biểu đồ 3.1.
Qua bảng 3.2 ta thấy: TSLĐ và đầu tư ngắn hạn của công ty chiếm tỷ trọng lớn. Năm 2007 chiếm 88,16%, năm 2008 chiếm 99,39% và năm 2009 chiếm 95,55% trong đó các khoản phải thu và hàng tồn kho chiếm phần lớn. Điều này chứng tỏ Công ty bị chiếm dụng vốn. hàng hóa trong kho bị tồn đọng nhiều dẫn đến thiếu vốn kinh doanh. Xong tỷ lệ này là hợp lý đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại như công ty vì tỷ lệ VLĐ trong trong các doanh nghiệp thương mại tỷ lệ vốn lưu động chiếm từ 70% trở lên.
Tổng tài sản của Công ty TNHH thương mại và đầu tư Huy Phát tăng nhanh trong các năm đầu, năm 2008 tăng 458,16% so với năm 2007 tức tăng 19.745.870.179 đồng, trong đó tăng chủ yếu là do hàng tồn kho và TSCĐ tăng, Năm 2009 tổng tài sản của công ty giảm 25,9% tức 6.016.695.110 đồng so với năm 2008 do các khoản phải thu và hàng tồn kho giảm là chủ yếu. Điều này chứng tỏ công tác tìm kiếm thị trường tiêu thụ và hiệu quả tiêu thụ của công ty ngày càng gia tăng.
Hiệu quả hoạt động ngày càng cao. Về TSCĐ hữu hình nguyên giá của tài sản cố định hữu hình năm 2008 tăng so với năm 2007 là 70,21% tức 358.168.837 đồng đến năm 2009 giảm so với năm 2008 là 9,09% tức là 78.952.591 đồng là do công ty không tiến hành mua sắm thêm một số máy móc thiết bị phục vụ cho quá trình hoạt động kinh doanh, tài sản bị hao mòn trong quá trình sử dụng.
2009
2008
2007
Biểu đồ 3.1: Biến động cơ cấu tài sản của Công ty
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Tốc độ phát triển(%)
Giá trị
(đồng)
Cơ Cấu
(%)
Giá trị
(đồng)
Cơ Cấu
(%)
Giá trị
(đồng)
Cơ
cấu
(%) 08/07
09/08
BQ
I. TSLĐ và
đầu tư ngắn hạn
3.799.649.367
88,16
23.187.350.709
96,39
17.236.993.247
95,55
610,25
74,34
342,29
1. Tiền
40.550.994
1,07
601.761.502
2,60
886.034.557
5,14
1483,96
147,24
815,60
2. Các Khoản
phải thu
2.350.274.658
61.86
12.200.396.300
52,62
7.839.824.914
45,48
519,11
64,26
291,68
3. Hàng tồn kho
1.245.164.327
32.77
9.501.539.625
40,98
8.201.747.575
47,58
763,08
86,32
424,70
4. TSLĐ Khác
163.659.388
4.31
883.653.282
3,81
329.386.202
1,91
539,93
37,28
288,60
II. TSCĐ và
đầu tư dài hạn khác
510.170.181
11.84
868.339.018
3,61
802.003.370
4,45
170,21
92,36
131,28
1. TSCĐ hữu hình
510.170.181
100
868.339.018
100,00
789.386.427
100,00
170,21
90,91
130,56
Nguyên giá
510.170.181
-
947.291.609
-
974.291.609
-
185,68
102,85
144,27
Giá trị hao mòn
0
-
-78.952.591
-
-157.905.152
-
-
199,10
-
Tổng tài sản
4.309.819.548
100
24.055.689.727
100,00
18.038.996.617
100,00
558,16
74,10
316,57
Bảng 3.2:Tình hình tài sản trong Công ty (Năm 2007-2009)
(Nguồn: Báo cáo Kết quả sản xuất kinh doanh – Phòng kế toán tài vụ Công ty)
3.1.7 Tình hình nguồn vốn của công ty
Bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh bên cạnh yếu tố về lao động thì cũng cần thêm một yếu tố không thể thiếu nữa đó là nguồn vốn. Đặc biệt đối với doanh nghiệp thương mại thì vốn đóng một vai trò vô cùng quan trọng để duy trì hoạt động của doanh nghiệp. Nếu không có vốn thì hoạt động kinh doanh sẽ bị trì trệ, không thể diễn ra liên tục mà sẽ bị gián đoạn ở khâu này hay khâu khác kéo theo hàng loạt các hoạt động tiêu cực về mặt kinh tế cũng như xã hội làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Để biết rõ hơn về tình hình nguồn vốn của công ty TNHH thương mại và đầu tư Huy Phát ta nghiên cứu đánh giá ở bảng 3.3: Tình hình nguồn vốn của công ty TNHH thương mại và đầu tư Huy Phát qua 3 năm 2007-2009.
Qua bảng 3.3 ta thấy một cách khái quát nhất nguồn vốn kinh doanh của công ty qua các năm nghiên cứu. Xét theo tính chất thì nguồn vốn kinh doanh của Công ty được chia thành vốn cố định và vốn lưu động, tỷ lệ vốn lưu động chiếm tỷ lệ lớn (năm 2007 chiếm 88.5%, năm 2008 chiếm 90,20% và năm 2009 chiếm 89,30%) và tăng dần qua các năm, tốc độ tăng bình quân của vốn lưu động này phải cao để thực hiện việc giao dịch mua bán trao đổi hàng hóa với các doanh nghiệp khác. Xét theo nguồn hình thành thì nguồn vốn của công ty được phân thành nguồn vốn chủ sở hữu và nợ phải trả, trong đó nợ phải trả chiếm tỷ lệ lớn (năm 2007 chiếm 87,24%, năm 2008 chiếm 34,455 và năm 2009 chiếm 86,34%). Tốc độ tăng lên của nợ phải trả là 16,7% điều này chứng tỏ trong những năm gần đây Công ty chiếm dụng vốn của đơn vị bạn với giá trị lớn và ngày càng nhiều. Tình hình nguồn vốn cuả công ty được thể hiện rõ hơn ở biểu đồ 3.2 và biểu đồ 3.3.
Như vậy có thể thấy tổng số vốn của công ty tăng lên qua các năm ( bình quân tăng 13.99%) chủ yếu do vốn lưu động tăng (nợ phải trả tăng) điều này tiềm ẩn rủi ro mất khả năng thanh toán của doanh nghiệp do đi chiếm dụng vốn quá lớn của doanh nghiệp khác.
2009
2008
2007
Bảng 3.2: Biến động cơ cấu nguồn vốn theo tính chất
2007
2009
2008
Bảng 3.3: Biến động cơ cấu theo nguồn hình thành
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Tốc độ phát triển (%)
Giá trị (đồng)
Cơ cấu (%)
Giá trị (đồng)
Cơ cấu(%)
Giá trị (đồng)
Cơ cấu (%)
08/07
09/08
BQ
Tổng số vốn
4.309.819.548
100,00
24.055.689.727
100,00
18.038.996.617
100,00
558,16
74,99
316,57
I. Theo tính Chất
4.309.819.548
100,00
24.055.689.727
100,00
18.038.996.617
100,00
558,16
74,99
316,57
1. Vốn cố định
2.187.696.348
50,76
5.360.584.975
22,28
6.100.748.797
33,82
245,03
113,81
179,42
2. Vốn lưu động
2.122.123.200
49,24
18.695.104.752
77,72
11.938.247.820
66,18
880,96
63,86
472,41
II. Theo NHT
4.309.819.548
100,00
24.055.689.727
100,00
18.038.996.617
100,00
558,16
74,99
316,57
1. Vốn CSH
1.806.925.571
41,93
5.059.744.975
21,03
6.100.748.797
33,82
280,02
120,57
200,29
2. Nợ phải trả
2.502.866.977
58,07
18.995.944.752
78,97
11.938.247.820
66,18
758,97
62,85
410,90
Bảng 3.3: Tình hình nguồn vốn trong Công ty (Năm 2007-2009)
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh- Phòng kế toán tài vụ)
3.2 Kết quả nghiên cứu
3.2.1 Thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH thương mại và đầu tư Huy Phát
3.2.1.1 Đặc điểm các mặt hàng kinh doanh của công ty
Công ty TNHH thương mại và đầu tư Huy Phát là một doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ nên chức năng và nhiệm vụ chủ yếu của công ty là cung cấp các loại hàng hóa dịch vụ cho nhu cầu nhà sản xuất kinh doanh trên khu vực miền Bắc. Hiện nay Công ty đang kinh doanh các mặt hàng chủ yếu sau:
Kinh doanh hạt nhựa nguyên liệu phục vụ nhu cầu sản xuất nhựa trong nước.
Kinh doanh nhựa phế liệu phục vụ nhu cầu sản xuất nhựa trong nước.
Kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa phục vụ nhu cầu các lưu thông hàng hóa của các nhà sản xuất.
Hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH thương Mại và đầu tư Huy Phát là hoạt động lưu thông hàng hóa trên thị trường buôn bán hàng hóa cho các công ty, các xí nghiệp, các nhà máy cung cấp các sản phẩm về nhựa để chế biến sản phẩm. Ngoài ra công ty còn hoạt động kinh doanh dịch vụ vận chuyển. Nội thương là lĩnh vực hoạt động thương mại chủ yếu của công ty, thực hiện quá trình lưu chuyển hàng hóa từ nơi nhập khẩu đến nơi tiêu dùng. Hoạt động thương mại của Công ty TNHH thương mại và đầu tư Huy Phát có đặc điểm chủ yếu sau:
Lưu chuyển hàng hóa trong kinh doanh thương mại của Công ty TNHH thương mại và Đầu Tư Huy Phát bao gồm hai giai đoạn: mua hàng và bán hàng
Đối tượng kinh doanh của Công ty TNHH thương mại và đầu tư Huy Phát là các loại hàng hóa về sản phẩm nhựa phân theo từng loại hàng: Hạt nhựa HDPE, Hạt nhựa LDPE, Hạt nhựa LLDPE, Hạt nhựa PP, Hạt nhựa GPPS, Hạt nhựa ABS, Hạt nhựa HIPS.
Quá trình lưu chuyển hàng hóa của công ty được thực hiện theo hai phương thức bán buôn và bán lẻ. Trong đó, bán buôn là bán hàng hóa cho các tổ chức bán lẻ, tổ chức sản xuất kinh doanh, dịch vụ hoặc đơn vị xuất khẩu để tiếp tục quá trình lưu chuyển của hàng. Bán lẻ là bán cho người tiêu dùng cuối cùng.
Bán buôn và bán lẻ hàng hóa của Công ty TNHH thương mại và đầu tư Huy Phát thực hiện bằng nhiều hình thức: Bán thẳng, bán qua kho trực tiếp, gửi bán qua đơn vị đại lý, ký gửi, bán trả góp, hàng đổi bán…
Tổ chức đơn vị kinh doanh thương mại của Công ty theo các qui trình: Tổ chức bán buôn, tổ chức bán lẻ, chuyên doanh, kinh doanh tổng hợp ở các quy mô tổ chức: Quầy, cửa hàng.
Trong kinh doanh thương mại nói chung và hoạt động nội thương nói riêng, Công ty xuất phát từ đặc điểm quan hệ thương mại và thế kinh doanh với các bạn hàng để tìm phương thức giao dịch, mua, bán thích hợp để đem lại lợi ích cao nhất cho Công ty.
Thương mại là khâu trung gian nối liền giữa sản xuất và tiêu dùng. Hoạt động thương mại là việc thực hiện một hay nhiều hành vi thương mại của thương nhân làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa các thương nhân với nhau hay giữa thương nhân với các bên có liên quan bao gồm việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thương mại nhằm mục đích lợi nhuận hay thực hiện chính sách kinh tế xã hội. Chính từ điều này mà công ty rất chú trọng đến vấn đề này và rất nhạy cảm trong sàn thương mại.
Đặc điểm về hoạt động: Do đặc trưng của nghành dịch vụ nói chung và nghành dịch vụ vận chuyển nói riêng hoạt động kinh doanh của Công ty rất đa dạng bao gồm nhiều hoạt động trong đó hoạt động chủ yếu là vận chuyển hàng hóa. Ngoài ra Công ty còn kinh doanh bán sản phẩm hạt nhựa nguyên sinh cho các nhà máy sản xuất. Điều này giúp cho công ty có được nhiều nguồn khách thường xuyên, ổn định góp phần làm tăng nhanh doanh thu dịch vụ của Công ty.
Công ty đã thực sự đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của khách hàng và tạo dựng vị thế của mình trên thị trường. Hoạt động kinh tế cơ bản của Công ty là hoạt động kinh doanh thương mại là lưu chuyển hàng hóa. Lưu chuyển hàng hóa là sự tổng hợp các hoạt động thuộc các quá trình mua bán, trao đổi và dự trữ hàng hóa.
Đặc điểm về hàng hóa: hàng hóa trong kinh doanh của Công ty gồm cung ứng dịch vụ vận chuyển, các loại vật tư, sản phẩm có hình thái vật chất cụ thể.
Đặc điểm về tổ chức kinh doanh: tổ chức kinh doanh thương mại của Công ty tổ chức bán buôn, bán lẻ, kinh doanh tổng hợp …
Đặc điểm về sự vận động của hàng hóa: sự vận động của hàng hóa trong kinh doanh thương mại cũng không giống nhau, tùy thuộc vào nguồn hàng, nghành hàng, do đó chi phí thu mua và thời gian vận chuyển hàng hóa cũng khác nhau giữa các loại hàng hóa.
Cơ cấu mặt hàng kinh doanh của công ty qua các năm được thể hiện rõ ở bảng 3.4: Cơ cấu các mặt hàng kinh doanh của công ty. Qua bảng ta thấy có sự thay đổi cơ cấu theo xu thế của thị trường các mặt hàng kinh doanh.
Cơ cấu các nhóm mặt hàng qua 3 năm được thể hiện rõ ở biểu đồ 3.4, biểu đồ 3.5, biểu đồ 3.6.
Biểu đồ 3.4: Cơ cấu nhóm mặt hàng kinh doanh năm 2007
Biểu đồ 3.5: Cơ cấu nhóm mặt hàng kinh doanh năm 2008
Biểu đồ 3.6: Cơ cấu nhóm mặt hàng kinh doanh năm 2009
Bảng 3.4: Cơ cấu các mặt hàng kinh doanh của Công ty 3 năm qua (2007-2009)
ĐVT: %
Nhóm mặt hàng
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
So sánh
08/07
09/08
BQ
Tổng
100
100
100
-
-
-
Nhựa nguyên liệu
77
65
62
84,42
95,38
89,90
Nhựa phế liệu
13
18
14
138,46
77,78
108,12
Dịch vụ vận tải
10
17
24
170,00
141,18
155,59
(Nguồn: Phòng kinh doanh Công ty)
3.2.1.2 Đặc điểm công tác Marketing
Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường hiện nay, việc đứng vững và tồn tại trong môi trường cạnh tranh gay gắt là một khó khăn, thách thức đối với mỗi doanh nghiệp. Trong xu thế hội nhập vào nền kinh tế thế giới nền kinh tế nước ta ngày càng có những bước biến đổi rõ rệt. Thương mại ngày một phát triển, thêm vào đó là một số lượng lớn các doanh nghiệp đang tồn tại và hoạt động trong đó cho nên để tìm được chỗ đứng ổn định mỗi doanh nghiệp phải tạo cho mình sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, Công ty đã có nhiều kế hoạch chi tiết nhằm ổn định và phát triển thị trường của mình, đồng thời tìm kiếm các nguồn hàng mới, khuếch trương uy tín của Công ty trên thị trường. Nhiệm vụ này được ban lãnh đạo công ty lên kế hoạch và giao cho cán bộ công nhân viên trong Công ty thực hiện. Cụ thể việc tìm kiếm nguồn hàng được giao cho phòng kinh doanh đảm nhận thông qua các môi quan hệ với bạn hàng cũ, đồng thời qua các phương tiện thông tin báo chí, internet, các phương tiện quảng cáo có thể đưa hình ảnh của công ty đến gần với khách hàng hơn.
Trong những năm qua, Công ty đều cho đăng quảng cáo về công ty trên các báo chuyên ngành.
Các phòng ban của công ty tích cực tìm hiểu nghiên cứu thị trường và khách hàng nhằm tìm hiểu nhu cầu của khách hàng và thị trường để từ đó có thể đáp ứng được tốt nhất nhu cầu của thị trường. Với phương châm “ chỉ bán những thứ khách hàng cần không bán những gì mình có”.
Để phát triển được trong một môi trường cạnh tranh như hiện nay thì việc hoàn chỉnh kênh phân phối là một điều tất yếu để có được thành công. Tuy nhiên, hiện nay Công ty cũng gặp nhiều khó khăn trong việc hoàn chỉnh kênh phân phối của mình. Công ty tập trung bán lẻ và bán buôn do phòng kinh doanh đảm nhận phụ trách.
3.2.1.3 Hoạt động quản lý chất lượng
Để có thể thu hút được khách hàng, Công ty không chỉ đáp ứng được nhu cầu của khách hàng về mặt số lượng mà chất lượng hàng hóa còn là một vấn đề quan trọng bậc nhất. Đặc biệt là trong kinh doanh thương mại thì vai trò này đóng vai trò quyết định, nó ảnh hưởng trực tiếp đến người tiêu dùng và uy tín của công ty. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, công ty có kế hoạch nhằm nâng cao chất lượng hàng hóa của mình bằng cách lựa chọn các nhà cung cấp có uy tín trên thị trường và đã được người tiêu dùng biết đến, xây dựng kho hàng theo tiêu chuẩn, hàng tuần và hàng tháng có kiểm kê chất lượng hàng hóa, công ty cam kết thực hiện các quy định về chất lượng hàng hóa của nhà nước.
3.2.1.4 Công tác tiêu thụ hàng hóa
Việc tiêu thụ hàng hóa trong công ty bao gồm nhiều nội dung, biện pháp như mạng lưới tiêu thụ, kênh tiêu thụ, thực hiện các phương thức tiêu thụ, các biện pháp hỗ trợ, xúc tiến quản cáo, xúc tiến bán hàng, các chính sách ứng xử hướng về khách hàng… Với mục tiêu chung là đưa hàng hóa đến với khách hàng một cách nhanh nhất với chi phí thấp nhất nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Muốn vậy công ty phải cung cấp hàng hóa ra thị trường kịp thời, đúng hạn, đảm bảo về số lượng chất lượng để tạo uy tín đối với khách hàng, nâng cao chất lượng phục vụ. Công tác tổ chức mạng lưới tiêu thụ được phân phối chỉ đạo từ phòng kinh doanh.
Hiện nay hình thức tiêu thụ của công ty chủ yếu thông qua bán hàng trực tiếp qua các đơn đặt hàng. Công ty có đội ngũ bán hàng có trình độ khá tốt nên việc tiêu thụ hàng hóa được thuận lợi.
3.2.2 Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH thương mại và đầu tư Huy Phát
3.2.2.1 Đánh giá tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty
Công ty TNHH thương mại và đầu tư Huy Phát là một doanh nghiệp tư nhân mới thành lập, chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại, dịch vụ đang trong quá trình xây dựng thương hiệu uy tín trong ngành. Trong quá trình hoạt động đồng hành cùng những biến động của đất nước, Công ty đang dần dần hình thành và phát triển ngày một lớn mạnh hơn.
Để phân tích, đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty chúng ta dựa vào bảng 3.5: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH thương mại và đầu tư Huy Phát qua 3 năm 2007- 2009.
Qua bảng 3.5 chúng ta thấy: Lợi nhuận gộp là chỉ tiêu có có biến động tăng nhanh qua các năm. Cụ thể năm 2008 Tăng 734,347% so với năm 2007 tức tăng một lượng giá trị bằng 896.481.041 đồng là do doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 841,07% tức tăng 64.762.481.321 đồng so với năm 2007, giá vốn hàng bán năm 2008 tăng 837,57 % so với năm 2007 tức 63.812.000.280 đồng. Tốc độ tăng doanh thu và tốc độ tăng giá vốn đều rất cao làm lãi gộp năm 2008 tăng một cách nhanh chóng, điều này chứng tỏ năm 2008 công ty đã tìm được nhiều khách hàng mới do việc mở rộng thị trường tiêu thụ.
Sang năm 2009 lợi nhuận gộp lại tăng 308,28% so với năm 2008 tức 2.161.501.162 đồng là do doanh thu bán hàng tăng 225,71% tức 92.396.175.589 đồng và giá vốn tăng 224,52 % tức 90.234.467.062 đồng. Tốc độ tăng doanh thu và giá vốn là rất cao và đều nhau tuy có giảm so với tốc độ tăng doanh thu và giá vốn
Bảng 3.5: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty (Năm 2007-2009)
chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Tốc độ phát triển (%)
08/07
09/08
BQ
1. DT bán hàng và CCDV
8.739.051.704
73.501.533.025
165.897.708.614
841,07
225,71
533,39
2. DT thuần về bán hàng CCDV
8.739.051.704
73.501.533.025
165.897.708.614
841,07
225,71
533,39
3. Giá vốn hàng bán
8.651.727.463
72.463.727.743
162.698.374.805
837,57
224.52
531,04
4. Lợi nhuận gộp bán hàng CCDV
141.324.241
1.037.805.282
3.199.306.764
734,347
308,28
521,31
5. Doanh thu hoạt động tài chính
471.59
9.659.667
65.248.759
20.483,19
675,48
10.579,33
6. Chi phí Tài chính
0
225.221.854
110.140.290
-
48,90
-
7. Chi phí quản lý kinh doanh
132.370.349
590.998.026
177.564.854
446,47
30,04
238,26
8. lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
9.425.482
346.326.633
1.261.822.851
3.674,37
364,34
2.019,36
9. Tổng lợi nhuận trước thuế
9.656.348
346.326.633
1.261.822.851
3.586,52
364,34
1.975,43
10. Thuế TNDN
2.703.777
86.581.658
220.818.993
3202,25
255,04
1728,65
11. Lợi nhuận sau thuế
6.952.571
295.744.975
1.041.003.822
4.253,75
352,00
2302,87
(Nguồn: Báo cáo tài chính: Phòng kế toán tài vụ Công ty)
năm 2008 điều này cho thấy Công ty đang trong quá trình phát triển nhanh chóng số lượng khách hàng gia tăng thị trường tiêu thụ được mở rộng từ đó số lượng hàng hóa bán ra luôn tăng cao hơn năm trước.
Là một doanh nghiệp thương mại kinh doanh trong lĩnh vực hàng hóa phục vụ nhu cầu của các nhà sản xuất nên lượng vốn lưu thông cần rất lớn trong khi nguồn vốn Công ty là nhỏ. Vì vậy để đảm bảo hoạt động kinh doanh của Công ty được diễn ra liên tục Công ty đã huy động nguồn vốn vay của Ngân hàng VIDB với lượng lớn và trả lãi suất vay theo thời hạn vay. Việc trả lãi vay hàng năm đã làm tăng chi phí kinh doanh, ảnh hưởng đến lợi nhuận trước thuế của Công ty.
Năm 2008 chi phí tài chính của Công ty là: 225.221.854 đồng. Năm 2009 chi phí tài chính của Công ty giảm 41,10% so với năm 2008 tức giảm 115.081.564 đồng. Điều này cho thấy chi phí hoạt động tài chính của Công ty đã giảm do Hoạt động lãi suất Ngân hàng giảm do hoạt động kích cầu nền kinh tế của chính phủ nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp trong thời kỳ khủng hoảng suy thoái kinh tế.
Lợi nhuận gộp là chỉ tiêu phản ánh khả năng bù đắp được giá vốn bán hàng nhưng chưa bù đắp được các chi phí phát sinh trong quá trình kinh doanh của Công ty. Do vậy, chúng ta cần phân tích chỉ tiêu lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Qua bảng 3.5 ta thấy trong 3 năm hoạt động SXKD của Công ty đều gia tăng một cách nhanh chóng. Năm 2008 lợi nhuận thuần từ hoạt động SXKD tăng lớn 3.574,37% tức tăng 336.901.151 đồng so với năm 2007. Năm 2009 lợi nhuận thuần tăng 269,34% tức tăng 915.496.218 đồng. Nguyên nhân là do lượng hàng bán ra của Công ty liên tục tăng Cao dẫn đến doanh thu bán hàng lớn làm cho lợi nhuận thuần của Công ty liên tục tăng cao trong những năm gần đây. Điều này cho thấy sự phát triển một cách nhanh chóng của Công ty, cho thấy Công ty đang dần chiếm lĩnh được thị trường tiêu thụ, tăng được doanh thu bán hàng.
Doanh thu từ hoạt động tài chính của Công ty liên tục tăng qua các năm: năm 2008 doanh thu tài chính tăng 20.393,19% tức tăng 9.612.558 đồng so với năm 2007 đến năm 2009 doanh thu từ hoạt động tài chính của Công ty vẫn tiếp tục tăng cao. Năm 2009 tăng 575,48% so với năm 2008 tức 55.589.092 đồng. Việc doanh thu từ hoạt động tài chính tăng góp phần vào việc nâng cao lợi nhuận hoạt động kinh doanh của Công ty.
Như vậy tổng hợp các chi phí hoạt động và doanh thu các hoạt động ta có được lợi nhuận trước thuế của Công ty. Do tốc độ tăng của doanh thu lớn và tốc độ tăng của chi phí lớn nên lợi nhuận trước thuế của Công ty tăng cao. Năm 2008 tăng 3.486,52% tức 336.670.285 đồng so với năm 2007 và năm 2009 tăng 364,34% tức 915.496.218 đồng so với năm 2008. điều này cho thấy hiệu quả kinh doanh của Công ty tăng cao qua các năm.
3.2.2.2 Đánh giá tình hình doanh thu chi phí lợi nhuận của công ty
Đánh giá chỉ tiêu doanh thu
Doanh thu là chỉ tiêu kết quả phản ánh số lượng hàng hóa dịch vụ tiêu thụ được trong kỳ. Để dánh giá được tình hình tăng giảm doanh thu của công ty chúng ta dựa vào bảng 3.6: Biến động của chỉ tiêu doanh thu 2007-2009
Qua bảng 3.6 ta thấy giá trị doanh thu của công ty TNHH thương mại và đầu tư Huy Phát qua các năm từ 2007 đến 2009 có xu hướng tăng trưởng một cách nhanh chóng. Tăng nhiều nhất là năm 2009 tăng 92.396.175.589 đồng so với năm 2008 tương ứng với tốc độ phát triển 225,71% tức tăng 25,71%. Năm 2007 tốc độ phát triển doanh thu của công ty tăng trưởng cao 427,59% tương ứng với 6.695.262.557 đồng so với năm 2006. Năm 2008 tốc độ tăng trưởng là cao nhất tốc độ phát triển là 841,07% tức 64.762.481.321 đồng so với năm 2007 và tăng
Bảng 3.6: Biến động chỉ tiêu doanh thu của Công ty (Năm 2007-2009)
ĐVT: Đồng
Năm
Doanh thu (Đồng)
Biến động
Lượng tăng lên (Đồng)
Tốc độ phát triển (%)
Tốc độ tăng (%)
Liên hoàn
Định gốc
Liên hoàn
Định gốc
Liên hoàn
Định gốc
2006
2.043.789.147
-
-
-
-
-
-
2007
8.739.051.704
6.695.262.557
6.695.262.557
427,59
427,59
327,59
327,59
2008
73.501.533.025
64.762.481.321
71.457.743.878
841,07
3596,34
741,07
2596,34
2009
165.897.708.614
92.396.175.589
163.853.919.467
225,71
8117,16
125,71
7117,16
Tổng
2.043.789.147
163.853.919.467
242.006.925.902
-
-
-
-
BQ
62.545.520.623
40.963.479.867
60.501.731.476
498,12
-
398,12
-
(Nguồn: Báo cáo tài chính – Phòng kế toán tài vụ Công ty).
741,07%. Do tốc độ phát triển doanh thu qua các năm rất cao nên tổng tốc độ phát triển doanh thu bình quân mỗi năm tăng là 40.963.479.867 đồng hay tốc độ phát triển bình quân của công ty là 498,12%.
Tổng doanh thu của công ty từ năm 2007 trở lại đây tăng trưởng một cách vượt bậc năm sau đều tăng cao hơn các năm trước rất nhiều lần. So với năm 2006 doanh thu của Công ty là 2.043.789.147 đồng nhưng đến năm 2009 doanh thu là 165.897.708.614 đồng tăng 163.853.919.467 đồng so với năm 2006 tốc độ phát triển là 8117,16% tức tăng 7117,16% so với năm 2006. Để có được doanh thu tăng trưởng như vậy là do sự phát triển nhanh chóng của Công ty đặc biệt là một Công ty mới thành lập và đi vào hoạt động trong 5 năm. Nguyên nhân của việc tăng doanh thu của Công ty là do việc phát triển chung của thị trường Ngành nhựa và chiến lược chiến lĩnh thị trường của Công ty.
Đánh giá tình hình chi phí tại công ty
Chi phí là toàn bộ các giá trị yếu tố đầu vào để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp, là tổng hợp các khoản chi cho hoạt động kinh doanh trong một thời kỳ nhất định như trong tháng, trong quý, trong năm. Bất kỳ doanh nghiệp nào khi hoạt dộng đều phát sinh chi phí, có chi phí mới có được kết quả. Vì vậy chi phí luôn là vấn đề được các doanh nghiệp quan tâm, nó tác động trực tiếp đến kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh đó là lợi nhuận. Do đó các nhà quản lý cần tập trung vào việc quản lý, giám sát phân tích các yếu tố này.
Là một doanh nghiệp thương mại, chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH thương mại và đầu tư Huy Phát bao gồm: giá vốn bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí tài chính. Để thấy được cơ cấu chi phí của công ty ta nghiên cứu bảng 3.7: Tổng hợp chi phí hoạt động kinh doanh.
Bảng 3.7: Tổng hợp chi phí hoạt động kinh doanh trong kỳ của Công ty (Năm 2007-2009)
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Tốc độ phát triển
Giá trị (Đồng)
Cơ cấu (%)
Giá trị (Đồng)
Cơ cấu (%)
Giá trị (Đồng)
Cơ
cấu
(%) 08/07
09/08
BQ
1. Giá vốn bán hàng
8.651.727.463
98,49
72.463.727.743
98.89
162.698.374.805
98,85
837,56
224,52
531,04
2. Chi phí
quản lý DN
132.370.349
1,51
590.998.026
0.81
1.777.564.854
1,08
446,47
300,77
273,62
3. Chi phí
tài chính
0
0,00
225.221.854
0.31
110.140.290
0,07
0,00
48,90
24,45
trong đó
CP lãi vay
0
0,00
225.221.854
-
110.140.290
-
0,00
-
-
Tổng chi phí
HĐKD
8.784.097.812
100,00
73.279.947.623
100,00
162.986.079..949
100,00
834,23
224,60
529,42
(Nguồn: Báo cáo tài chính – Phòng kế toán tài vụ Công ty)
Qua bảng 3.7 ta thấy: Tổng chi phí đầu tư cho hoạt động kinh doanh tăng qua các năm, cụ thể: Năm 2008 Tổng chi phí tăng 734,23% hay tăng 64.495.849.811 đồng so với năm 2007 và năm 2009 tổng chi phí tăng 124,60% so với năm 2008 tức tăng 89.706.132.326 đồng. Bình quân trong 3 năm tổng chi phí của công ty tăng 429,42%.
Năm 2008 tổng chi phí tăng nhanh gấp nhiều lần so với năm 2007 là do giá vốn hàng bán tăng nhanh và chiếm tỷ lệ lớn chiếm 98,87%, chi phí bán hàng tăng 737,56% tức 63.812.000.280 đồng. Trong khi đó có thêm chi phí tài chính là 225.221.854 đồng chiếm 0,31%. Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 346,47 tức 458.627.677 đồng. Như vậy tốc độ tăng chi phí tăng chi rất nhanh cộng thêm chi phí tài chính phát sinh dẫn đến tổng chi phí năm 2008 tăng cao so với năm 2007.
Sang năm 2009, tổng chi phí so với năm 2008 tăng 124,60% là do giá vốn bán hàng tiếp tục tăng và chiếm tỷ lệ lớn trong tổng chi phí HĐKD, tăng 124,52% tức 90.234.647.062 đồng, trong khi đó chi phí quản lý tăng 200,77% tức tăng 1.186.566.828 đồng, chi phí tài chính có giảm 52,10% tức giảm 115061584 đồng so với năm 2008 song do chiếm tỷ lệ nhỏ 0,07% trong tổng chi phí HĐKD nên không làm giảm tốc độ tăng trưởng của chi phí hoạt động kinh doanh.
Khi dựa vào biến động các loại chi phí chúng ta chỉ biết được cơ cấu chi phí và tốc độ tăng giảm mà chưa thể đánh giá chính xác được sự biến động này là tốt hay xấu mà ta phải đánh giá dựa vào việc so sánh với doanh thu. Chúng ta tiến hành đánh giá biến động chi phí so với doanh thu thông qua bảng 3.8: Biến động tỷ trọng chi phí so với doanh thu.
Dựa vào bảng 3.8 ta thấy: Giá vốn có tỷ trọng chi phí so với doanh thu: năm 2008 tăng so với năm 2007 là 837,56% đến năm 2009 vẫn tăng 224,52% so với năm 2008. Tỷ trọng giá vốn so với doanh thu trong các năm không tăng thay đổi nhiều chúng đều chiếm tỷ lệ rất 98,59% tăng so với năm 2007 là 0,2%, năm 2009
Bảng 3.8: Biến động tỷ trọng chi phí kinh doanh so với doanh thu của Công ty (Năm 2007-2009)
ĐVT: Đồng
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Chênh lệch (%)
Giá trị (Đồng)
Cơ cấu (%)
Giá trị (Đồng)
Cơ cấu (%)
Giá trị (Đồng)
Cơ cấu (%)
08/07
09/08
I. Doanh thu thuần
8.793.051.704
-
73.501.533.025
-
165.897.708.614
-
-
-
1. Giá vốn
bán hàng
8.651.727.463
98,39
72.463.727.743
98.59
162.698.347.850
98,07
837,56
224,52
2. Chi phí
quản lý DN
132.370.349
1,51
509.998.026
0,69
1.777.564.854
1,07
385,28
348,54
3. Chi phí
tài chính
0
-
110.140.290
0,15
225.221.854
0,14
-
204,49
Trong đó
CP lãi vay
0
-
110.140.290
0,15
225.221.854
0,14
-
204,49
II. Tổng chi phí
hoạt động KD
8.784.097.812
99.90
73.083.866.059
99,43
164.701.134.558
99,28
832,00
225,36
III. Hiệu suất
sử dụng chi phí (%)
100,10
100,57
100,73
-
-
(Nguồn: Báo cáo tài chính- Phòng kế toán tài vụ Công ty)
chiếm tỷ lệ 98,07% giảm so với năm 2008 là 0,52%. Điều này cho thấy Doanh nghiệp nhập hàng hóa đầu vào với giá cao và để cạnh tranh với đối thủ doanh nghiệp không tăng giá để giữ khách qua đó làm cho doanh thu không được cao, qua các năm tuy giá vốn bán hàng đều tăng nhanh qua các năm, năm 2008 tăng 837,56% so với năm 2007 và năm 2009 tăng 224,52% so với năm 2008 nhưng tỷ trọng giá vốn so với doanh thu vẫn không thay đổi nhiều chứng tỏ sự cạnh tranh về giá cả giữa doanh nghiệp là rất cao. Chi phí quản lý so với doanh thu: Năm 2008 chi phí quản lý tăng 285,28% tức tăng 377.627.677 đồng so với năm 2007, đến năm 2009 chi phí quản lý vẫn tăng ở mức cao 348,54% tức tăng 1.267.566.828 đồng so với năm 2008.
Tỷ trọng chi phí quản lý doanh nghiệp so với doanh thu qua các năm đều chiếm tỷ lệ nhỏ, năm 2007 chiếm 1,51% so với doanh thu, năm 2008 chiếm 0,69% so với doanh thu giảm 0,82% so với năm 2007, năm 2009 chiếm 1,07% so với doanh thu tăng 0,38% so với năm 2008. Chi phí quản lý Công ty tăng cao qua các năm là do việc Công ty mở rộng quy mô, tổ chức quản lý nên tăng chi phí trong quản lý, điều hành doanh nghiệp và việc doanh thu bán hàng tăng cao qua các năm hoạt động kinh doanh phát triển nhanh, thị trường Công ty được mở rộng, lượng khách hàng gia tăng.
Chi phí tài chính so với doanh thu qua các năm đều tăng, giảm không đáng kể năm 2008 chi phí tài chính so với doanh thu chiếm tỷ trọng 0,15% đến năm 2009 chi phí tài chính so với doanh thu chiếm tỷ trọng 0,14% tức giảm 0,1%.năm 2009 chi phí tài chính của Công ty tăng 204,49% so với năm 2008 tức tăng 115.081.564 đồng. Nguyên nhân của việc tăng này là do việc Công ty tăng nguồn vốn vay dẫn đến chi phí lãi vay của Công ty tăng. Điều này cho thấy khả năng tự chủ về nguồn vốn kinh doanh thấp, hiệu quả sử dụng vốn vay của Công ty cao. Tỷ lệ tăng trưởng của vốn vay tương ứng với tỷ lệ tăng trưởng của doanh thu. Trong năm 2007 công ty không chi phí tài chính là do mới di vào hoạt động trong năm đầu tiên nên nguồn vốn công ty đi vay ngân hàng chưa có.
Tỷ trọng các loại chi phí so với doan thu tăng giảm qua các năm nhưng tốc độ tăng chi phí luôn nhỏ hơn với tốc độ giảm chi phí nên tỷ trọng tổng chi phí so với doanh thu qua các năm đều giảm dần qua các năm, năm 2008 giảm 0,47% so với năm 2007, năm 2009 giảm 0,25% so với năm 2008.
Hiệu suất sử dụng chi phí: cho ta biết hiếu quả sử dụng chi phí của Công ty. Qua bảng số liệu trên ta thấy hiệu quả sử dụng chi phí tăng dần qua các năm, năm 2007 hiệu quả sử dụng là 100,10% nghĩa là bỏ ra một đồng chi phí thu được 1,001 đồng doanh thu, năm 2008 là 100,57% nghĩa là một đồng chi phí bỏ ra thu được 1,0057 đồng doanh thu đến năm 2009 hiệu suất sử dụng chi phí vẫn tăng lên 100,73%. Phân tích cho thấy việc sử dụng chi phí của Công ty trong những năm gần đây đều tăng và đạt hiệu quả, Công ty cần phải quản lý chặt chẽ hơn nữa các khoản chi phí cho hoạt động kinh doanh làm sao đồng vốn bỏ ra, chi phí bỏ ra phải thu được doanh thu tối đa và lợi nhuận tối đa.
Qua việc phân tích trên ta thấy tốc độ tăng doanh thu luân nhỏ hơn tốc độ tăng của chi phí. Giá vốn bán hàng còn chiếm tỷ trọng lớn so với tổng chi phí, Công ty cần nghiên cứu tìm nguồn hàng mới để giảm chi phí mua hàng. Chi phí quản lý còn cao công ty cần có những biện pháp hạn chế sự tăng trưởng loại chi phí này. Chi phí lãi vay cao phản ánh khả năng tự chủ về nguồn vốn lưu thông còn thấp nên phải vay nhiều, công ty cần quản lý chặt chẽ việc sử dụng nguồn vốn một cách tiết kiệm, tránh lãng phí trong hoạt động kinh doanh của Công ty.
Đánh giá chỉ tiêu lợi nhuận
Chỉ tiêu lợi nhuận phản ánh kết quả kinh doanh của Công ty sau khi bù đắp hết các chi phí hoạt động. Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả thì lợi nhuận này sẽ cao và ngược lại. Để đánh giá tình hình lợi nhuận của Công ty TNHH thương mại và đầu tư Huy Phát ta tiến hành nghiên cứu bảng 3.9: Biến động chỉ tiêu lợi nhuận.
Bảng 3.9: Biến động chỉ tiêu lợi nhuận của Công ty (Năm 2007-2009)
ĐVT: Đồng
Năm
Lợi nhuận (Đồng)
Lượng tăng lên (Đồng)
Tốc độ phát triển (%)
Tốc độ tăng (%)
Liên hoàn
Định gốc
Liên hoàn
Định gốc
Liên hoàn
Định gốc
2006
46.893.836
-
-
-
-
-
-
2007
9.425.482
-37.468.354
-37.468.354
20,10
20,10
-79,90
-79,90
2008
346.326.633
336.901.151
299.432.797
3674,37
738,53
3574,37
638,53
2009
1.261.822.851
915.496.218
1.214.929.015
364,34
2690,81
264,34
2590,81
Tổng
1.664.468.802
1.214.929.015
-
-
-
-
-
BQ
416.117.200,5
404.976.338
-
1352,94
-
1252,94
-
(Nguồn: Báo cáo tài chính – Phòng kế toán tài vụ Công ty)
Qua bảng 3.9 ta thấy: lợi nhuận của Công ty từ năm 2007 đến năm 2009 Có xu hướng tăng nhanh vượt bậc. Mức tăng trung bình hàng năm là 401.974.338 đồng tức 1.252,94%. Tốc độ phát triển bình quân hàng năm là 1.352,94%.
Mức biến động lợi nhuận của công ty cụ thể của các năm như sau: Năm 2008 lợi nhuận so với năm 2007 tăng từ 9.425.482 đồng lên đến 346.326.633 đồng tức là đã tăng 336.901.151 đồng hay 3.574,37%, tốc độ phát triển là 3.674,37%. Nguyên nhân của sự tăng trưởng mạnh vượt bậc này là do Công ty đang trong quá trình hình thành và phát triển trong những năm đầu. Doanh thu tăng nhanh, thị trường của Công ty phát triển. Năm 2009 lợi nhuận vẫn tăng cao, cụ thể là tăng từ 346.326.633 đồng lên 1.261.822.851 đồng tức là tăng 915.496.218 đồng hay 264,34% so với năm 2008, tốc độ phát triển là 364,34%.
Như vậy hoạt động kinh doanh của công ty đang trên đà tăng trưởng, lợi nhuận không ngừng tăng trưởng một cách vượt bậc qua các năm. Điều này cho thấy công ty đang dần dần chiếm lĩnh thị trường. Để duy trì sự phát triển này Ban lãnh đạo Công ty cũng như toàn thể nhân viên trong Công ty cần không ngừng duy trì và phát triển thị trường tìm kiếm khách hàng năng cao doanh thu và lợi nhuận.
3.2.2.3 Đánh giá kết quả kinh doanh qua tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ tại Công ty
Kết quả hoạt động kinh doanh bao gồm kết quả hoạt động tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ và kết quả hoạt động tài chính là các hoạt động liên quan đến việc đầu tư, huy động tài chính và kết quả hoạt động khác là các hoạt động phát sinh bất thường không hoạch định trước được. Tại Công ty TNHH thương mại và đầu tư Huy Phát hoạt động tài chính không phong phú chỉ là vay vốn để kinh doanh và theo dõi lãi vay nên trong nội dung nghiên cứu này chúng ta chỉ tâp trung vào việc đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh qua tiêu thụ hàng hóa tại công ty qua 3 năm.
Tiêu thụ là vấn đề đặc biệt được quan tâm trong doanh nghiệp, nó là khâu cuối cùng trong quá trình SXKD, nó chuyển giá trị sản phẩm từ hình thái vật chất sang hình thái giá trị. Doanh nghiệp muốn có vốn để quay vòng SXKD thì phải tiêu thụ được sản phẩm. Đặc biệt đối với doanh nghiệp thương mại thì tiêu thụ còn là vấn đề sống còn, có tiêu thụ được thì doanh nghiệp mới có thể tồn tại và phát triển. Kết quả tiêu thụ phản ánh kết quả hạo động kinh doanh, một doanh nghiệp thương mại chỉ có thể được coi là phát triển khi hàng hóa của doanh nghiệp được tiêu thụ với số lượng lớn.
Công ty TNHH thương mại và đầu tư Huy Phát kinh doanh trong lĩnh vực hàng hóa phục vụ nhu cầu sản xuất Nhựa, hàng năm số lượng hàng hóa được Công ty mua vào và bán ra rất lớn.
Kết quả tiêu thụ hàng hóa theo nhóm mặt hàng
Công ty TNHH thương mại và đầu tư Huy Phát kinh doanh các mặt hàng nhựa nguyên liệu và nhựa phế liệu phục vụ nhu cầu sản xuất nhựa, tổng doanh thu của Công ty chính là tổng doanh thu của các nhóm mặt hàng này. Để thấy được mức độ đóng góp của từng mặt hàng vào doanh thu qua các năm chúng ta nghiên cứu bảng 3.10: Kết quả tiêu thụ theo nhóm mặt hàng.
Qua bảng 3.10 chúng ta thấy: Doanh thu các nhóm mặt hàng thay đổi tăng giảm qua các năm.
Bảng 3.10: Kết quả tiêu thụ hàng hóa theo nhóm mặt hàng tại Công ty Năm (2007-2009)
ĐVT:Triệu Đồng
Nhóm mặt hàng
Năm 2007
Năm
2008
Năm
2009
Tốc độ phát triển (%)
08/07
09/08
BQ
Tổng DT
8.739,052
73.501,533
165.897,709
841,07
225.71
533,39
Nhựa nguyên liệu
6.729,070
47.775,996
102.856,579
710,00
215,29
462,64
Nhựa phế liệu
1.136,077
13.230,276
23.225,679
1.164,56
175,55
670,05
Dịch vụ vận tải
873,905
12.495,261
39.815,450
1.429,82
318,64
874,23
(Nguồn: Báo cáo thống kê - Phòng kế toán tài vụ Công ty)
Đối với nhóm Nhựa nguyên liệu: doanh thu qua các năm biến động như sau: năm 2008 tăng 710,00 % so với năm 2007 tức tăng 64.762,481 triệu đồng và năm 2009 lai tăng so với năm 2008 là 215,29% tức tăng 55.080,583 triệu đồng nguyên nhân nhóm mặt hàng nhựa nguyên liệu tăng nhanh và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu vì đây là nhóm hàng chủ yếu của công ty.
Đối với nhóm hàng nhựa phế liệu: Doanh thu đều tăng qua các năm, năm 2008 doanh thu tăng mạnh 1.164,56% tức 12.094,199 triệu đồng so với năm 2007 và năm 2009 tăng 175,55% tức 9.995,403 triệu đồng. Nguyên nhân của sự tăng trưởng mạnh của nhóm hàng Nhựa phế liệu là do Công ty bắt đầu tập trung vào thị trường này lên số lượng tăng lên rất cao.
Với dịch vụ vận tải qua các năm có đóng góp vào tổng doanh thu tăng dần năm 2008 tăng 1.429,82% so với năm 2007 tức tăng 11.621,355 triệu đồng năm 2009 doanh thu lại tiếp tục tăng 318,64% so với năm 2008 tức 27.320.189 triệu đồng.
Như vậy ta thấy tốc độ đóng góp vào tổng doanh thu của các nhóm mặt hàng đều biến động theo chiều hướng tăng nhanh qua các năm. Do tốc độ phát triển của các nhóm mặt hàng tăng cao làm cho tổng doanh thu qua các năm tăng, bình quân qua 3 năm tổng doanh thu tăng 533,33%.
Kết quả kinh doanh theo phương thức tiêu thụ hàng hóa
Có rất nhiều phương thức tiêu thụ hàng hóa trong kinh doanh, Công ty TNHH thương mại và đầu tư Huy Phát áp dụng 2 phương thức tiêu thụ hàng hóa là bán buôn và bán lẻ. Để đánh giá kết quả của các phương thức tiêu thụ hàng hóa
chúng ta tiến hành phân tích bảng 3.11: Kết quả kinh doanh theo phương thức tiêu thụ hàng hóa của Công ty (Năm 2007-2009).
Qua phân tích bảng 3.11 ta thấy: tình hình tiêu thụ của công ty qua 3 năm phần lớn là tiêu thụ theo phương thức bán lẻ, bán buôn chiếm tỷ lệ nhỏ. Tỷ lệ bán buôn và bán lẻ đều biến động theo chiều hướng tăng qua các năm. Năm 2007 tỷ lệ bán lẻ chiếm 83,74% so với tổng doanh thu nhưng đến năm 2008 tỷ lệ này đã tăng 86,30% và năm 2009 là 81,39%. Doanh thu của các phương thức đóng góp vào tổng doanh thu tăng qua các năm :
Bảng 3.11: Kết quả kinh doanh theo phương thức tiêu thụ hàng hóa của Công ty (Năm 2007-2009)
ĐVT: Triệu Đồng
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Tốc độ phát triển (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
08/07
09/08
BQ
TDT
7.865,147
100,00
61.006,272
100,00
126.082,259
100,00
775,65
206,67
491,16
1.Bán buôn
1.278,900
16,26
8.358,448
13,70
23.457,744
18,61
653,57
280,65
467,11
2.Bán lẻ
6.586,246
83,74
52.647,824
86,30
102.624,515
81,39
799,36
194,93
497,14
(Nguôn: Báo cáo Thống kê - Phòng kinh doanh Công ty)
Đối với phương thức bán lẻ: Năm 2008 tăng 799,36% so với năm 2007 tức tăng 46.061,578 triệu đồng và năm 2009 tăng 194.93% tức 49.976,640 triệu đồng so với năm 2008. Bình quân qua 3 năm doanh thu của phương thức này tăng 497,14%.
Đối với phương thức bán buôn doanh thu tăng qua các năm. Năm 2008 tăng 653,57% so với năm 2007 tức 7.079,547 triệu đồng, năm 2009 tăng 280,65% tức tăng 1.509,996 triệu đồng.
Tỷ trọng phương thức bán buôn và phương thức bán lẻ so với tổng doanh thu qua các năm tăng không đều nhau. Năm 2008 bán lẻ tăng và bán buôn giảm, nguyên nhân giảm doanh thu của phương thức này là do chiến lược phát triển của Công ty hướng vào hoạt động bán lẻ, bán trực tiếp vì phương thức này thu được lợi nhuận cao hơn. Nhưng đến năm 2009, Công ty lại quyết định chiến lược bán buôn là chủ yếu tuy không bán được với giá cao như bán lẻ nhưng số lượng tiêu thụ lớn hơn nên doanh thu lớn hơn và lợi nhuận sẽ tăng lên. Tỷ lệ đóng góp vào doanh thu
của hai phương thức tiêu thụ trong Công ty là bán buôn và bán lẻ được thể hiện rõ hơn ở biểu đồ 3.7.
2009
2007
2008
Biểu đồ 3.7: Kết quả kinh doanh theo phương thức tiêu thụ hàng hóa
Như vậy bình quân qua các năm doanh thu của phương thức bán hàng vào tổng doanh thu tăng nhanh làm tổng doanh thu qua 3 năm 2007-2009 tăng. Điều này cho thấy kết quả tiêu thụ của công ty tăng lên vượt bặc cho thấy khả năng bán hàng tiêu thụ hàng hóa khai thác thị trường của Công ty rất tốt, chiến lược kinh doanh của Công ty đang đi đúng hướng.
Kết quả kinh doanh theo thị trường tiêu thụ hàng hóa
Thị trường là nơi diễn ra các hoạt động mua và bán, nếu sản phẩm của Công ty được thị trường chấp nhận doanh thu bù đắp đước chi phí và có lãi thì doanh nghiệp có điều kiện mở rộng thị trường và cải thiện đời sống cho lao động và ngược lại. Kinh doanh trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ Công ty cần đánh giá đúng tình hình thị trường, khả năng chiếm lĩnh thị trường là yếu tố tạo nên sự thành công của Công ty.
Là một doanh nghiệp nhỏ đang trong quá trình hình thành, đi vào hoạt động được 5 năm, công ty đang dần phát triển và mở rộng thị trường tiêu thụ. Hiện nay thị trường tiêu thụ của Công ty là Hà Nội và Các tỉnh lân cận. Giá trị hàng hóa tiêu thụ được ở các thị trường đóng góp vào doanh thu được thể hiện ở bàng 3.12: Kết quả kinh doanh theo thị trường tiêu thụ hàng hóa của Công ty qua 3 năm 2007-2009 và biểu đồ 3.8.
Biểu đồ 3.8: Kết quả kinh doanh theo thị trường tiêu thụ hàng hóa
2009
2008
2007
Bảng 3.12: Kết quả kinh doanh theo thị trường tiêu thụ hàng hóa của Công ty (Năm 2007-2009)
Thị trường
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Tốc độ phát triển (%)
Số tiền (Đồng)
Tỷ trọng (%)
Số tiền (Đồng)
Tỷ trọng (%)
Số tiền (Đồng)
Tỷ trọng (%)
08/07
09/08
BQ
Tổng doanh thu
7.865.146.534
100,00
61.006.272.411
100,00
126.082.258.547
100,00
775.65
206,67
491,16
Khu vực Hà Nội
402.6251.304
51,19
26.701.536.755
43,77
62.149.856.126
49,29
663.19
232,76
447,97
Tỉnh Hưng Yên
1.514.365.250
19,25
15.832.547.045
25,95
27.878.245.642
22,11
1045.49
176,08
610.79
Tỉnh Hải Dương
896.541.248
11,40
7.878.456.124
12,91
12.654.984.260
10,04
878.76
160,63
519,69
Tỉnh Vĩnh Phúc
784.569.512
9,98
2.921.584.625
4,79
5.546.284.123
4,40
372.38
189,84
281,11
Thị trường Khác
643.419.220
8,18
7.672.147.862
12,58
17.852.888.396
14,16
1192.40
232,70
712,55
(Nguồn: Phòng kinh doanh )
Nhìn vào bảng 3.12 ta thấy: thị trường tiêu thụ của Công ty chủ yếu là thị trường Hà nội, giá trị tiêu thụ ở các thị trường phát triển tăng qua các năm, bình quân tăng 447,97%, vì đây là thị trường chiếm số lượng lớn khách hàng.
Như vậy tốc độ tăng doanh thu của các thị trường đều tăng nhanh làm cho tổng doanh thu của Công ty tăng qua các năm. Điều này chứng tỏ công tác nghiên cứu thị trường của Công ty đang được triển khai tốt, thị trường được mở rộng, số lượng khách hàng tăng. Chiến lược tiêu thụ của Công ty trong những năm tới là mở rộng mạng lưới tiêu thụ, phương thức bán lẻ vẫn là chủ yếu. Công ty cần tiếp tục thực hiện công tác nghiên cứu, mở rộng thị trường để tiếp tục nâng cao lượng tiêu thụ ở những thị trường đã chiếm lĩnh và mở rộng sang thị trường khác.
3.2.2.4 Đánh giá tình hình lao động tiền lương tại Công ty
Để biết được một doanh nghiệp lớn hay nhỏ, phát triển hay không phát triển người ta có thể nhìn vào số lượng lao động trong doanh nghiệp có và mức sống của người lao động trong doanh nghiệp. Số lượng người lao động phản ánh quy mô của doanh nghiệp mức sống của người lao động cho thấy DN hoạt động có hiệu quả hay không vì hoạt động kinh doanh có hiệu quả thì mới có lợi nhuận, từ đó có điều kiện để cải thiện đời sống cho người lao động.
Công ty TNHH thương mại và đầu tư Huy Phát là một doanh nghiệp tư nhân, chế độ tiền lương hiện nay công ty đang áp dụng được tính theo hệ số tiền lương và áp dụng hình thức khoán lương theo sản phẩm cho bộ phận bán hàng để khuyến khích nhân viên làm việc tích cực hơn. Để thấy rõ tình hình lao động và thu nhập của người lao động trong công ty chúng ta tiến hành phân tích bảng 3.13: Tình hình lao động tiền lương của Công ty từ năm 2007 – 2009.
Bảng 3.13: Tình hình lao động – tiền lương tại Công ty (Năm 2007-2009)
ĐVT: Đồng
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
So sánh (%)
08/07
09/08
BQ
Doanh thu
Đồng
8.739.051.704
7.350.153.3025
165.897.708.614
841,07
225,71
533,39
Tổng số lao động
Người
19
25
26
131,58
104,00
117,79
CP tiền lương
Đồng
570.000.000
840.000.000
936.000.000
147,37
111,43
129,40
Tiền Lương BQ
Đồng/người
30.000.000
33.600.000
36.000.000
112,00
107,14
109,57
NSLĐ bình quân
Đồng/người
459.950.089,7
2.940.061.321
6.380.681.101
639,21
217,03
428,12
Hiệu quả sử
dụng CP tiền lương
15
88
177
570,72
202,56
386,6
(Nguồn: Phòng kế toán tài vụ Công ty)
Qua bảng 3.13 ta thấy : số lượng lao động của công ty tăng qua các năm. Năm 2008 tăng 31,58% so với năm 2007 tức 6 nhân viên. Năm 2008 số lượng nhân viên tăng lên là do công ty mở thêm dịch vụ vận tải nên cần tuyển thêm nhân viên. Năm 2009 số lượng lao động Công ty tăng thêm 4% tức 1 người so với năm 2008. Tiền lương trung bình của nhân viên tăng qua các năm, năm 2008 tăng 12,00% so với năm 2007 trong đó chi phí tiền lương lại tăng 47,37% . Năm 2009 tiền lương bình quân tăng 7,14% so với năm 2008.
Năng suất lao động bình quân của người lao động tăng cao qua các năm. Năm 2008 tăng 639,21% so với năm 2005 tức tăng 2.480.111.231 đồng/người. Năm 2009 tăng 117,3% tức 3.440.619.780 đồng/người so với năm 2008. Hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương bình quân trong 3 năm tăng 286,6%.
Như vậy qua việc phân tích trên ta có thể thấy được thu nhập của người lao động trong công ty tăng lên qua các, Điều này chứng tỏ đời sống của nhân viên được cải thiện và quan tâm hơn.
3.2.2.5 Thuận lợi khó khăn trong quá trình kinh doanh của Công ty
Thuận lợi
Những năm qua hoạt động kinh doanh của Công ty đã đi vào nề nếp, tạo được uy tín với khách hàng, quan hệ tốt với nhà cung cấp cũng như đối tác kinh doanh, mở rộng được mạng lưới tiêu thụ, thu nhập của cán bộ công nhân viên tăng lên qua các năm, Công ty luôn thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước.
Trong thời gian qua Công ty đã tổ chức hoạt động kinh doanh một cách thường xuyên, liên tục không bị gián đoạn tạo điều kiện cho việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn và phát triển nguồn vốn công ty.
Về tổ chức lao động: Cơ cấu tổ chức tương đối gọn nhẹ, linh hoạt, luôn khơi dậy tính năng động sáng tạo của nhân viên. Công ty có đội ngũ cán bộ quản lý có năng lực cùng với sự đoàn kết nhất trí trong toàn công ty. Nguồn hàng của công ty được nhập vào luôn có chất lượng đảm bảo đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
Về tiêu thụ hàng hóa: Công ty đã tạo dựng được vị trí trên thị trường.
Khó khăn còn tồn tại
Hệ thống kênh phân phối, thị trường của công ty chưa ổn định chủ yếu ở khu vực Hà Nội chưa mở rộng nhiều ra thị trường khu vực.
Công tác lãnh đạo tiêu thụ hàng hóa và tìm kiếm thị trường vẫn còn tình trạng phân công chưa rõ ràng, chồng chéo giữa nhiệm vụ và trách nhiệm quyền hạn được giao.
Công tác kiểm tra kiểm soát hoạt động tiêu thụ đôi khi không bao quát và kiểm soát triệt để đối với các hoạt động trước, trong và sau khi thực hiện thương vụ.
Việc nhập hàng của công ty bị hạn chế trong việc xác định số lượng và thời gian nhập hàng dẫn tới việc nhập hàng, thừa thiếu khi thực hiện thương vụ.
Công tác thu hồi công nợ thực hiện c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hoanthien2_8332.doc