Tài liệu Đề tài Đánh giá kết quả ghép giác mạc xuyên thủng điều trị sẹo đục giác mạc tại khoa mắt Bệnh viện 175 Bộ Quốc Phòng – Ngô Văn Phượng: 19
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GHÉP GIÁC MẠC XUYÊN THỦNG
ĐIỀU TRỊ SẸO ĐỤC GIÁC MẠC TẠI KHOA MẮT BỆNH
VIỆN 175 BỘ QUỐC PHÒNG
Ngô Văn Phượng, Phí Vĩnh Bảo, Đỗ tùng Lâm, Lê Việt Phương
Bệnh viện 175-Bộ Quốc phòng
Tóm tắt
Từ tháng 1 đến 12-2004 chúng tôi đã tiến hành ghép giác mạc cho 35 mắt cuả 35
bệnh nhân. Sau ghép 6 tháng có 26/35 (74%) mảnh ghép trong, 7/35 (20%) mảnh ghép
mờ và 2/35 (6%) mảnh ghép đục. 29/33(88%) thị lực đều tăng so với trước mổ. Thị lực
tăng từ 1 bậc trở lên của tổn thương sẹo 10 năm là 15/18 (83%) so với 14/15 (93%)
của tổn thương sẹo 0.05). Biến chứng sau mổ nhiều nhất là phản ứng
màng bồ đào (40%), kế đến là glaucoma thứ phát (28%). Ngoại trừ 1 mắt ghép phải
múc bỏ do glaucoma thứ phát gây descemetocele và đau nhức, còn lại chưa thấy mảnh
ghép nào bị thải loại.
Để có được kỹ thuật và kinh nghiệm
ghép giác mạc như hiện nay, lịch sử ghép
giác mạc đã trải qua hơn 150 năm với bề
dày nghiên cứu của nhiều nhà khoa học
trên thế giới. Có thể đ...
10 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 11/07/2023 | Lượt xem: 307 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Đánh giá kết quả ghép giác mạc xuyên thủng điều trị sẹo đục giác mạc tại khoa mắt Bệnh viện 175 Bộ Quốc Phòng – Ngô Văn Phượng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
19
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GHÉP GIÁC MẠC XUYÊN THỦNG
ĐIỀU TRỊ SẸO ĐỤC GIÁC MẠC TẠI KHOA MẮT BỆNH
VIỆN 175 BỘ QUỐC PHÒNG
Ngô Văn Phượng, Phí Vĩnh Bảo, Đỗ tùng Lâm, Lê Việt Phương
Bệnh viện 175-Bộ Quốc phòng
Tóm tắt
Từ tháng 1 đến 12-2004 chúng tôi đã tiến hành ghép giác mạc cho 35 mắt cuả 35
bệnh nhân. Sau ghép 6 tháng có 26/35 (74%) mảnh ghép trong, 7/35 (20%) mảnh ghép
mờ và 2/35 (6%) mảnh ghép đục. 29/33(88%) thị lực đều tăng so với trước mổ. Thị lực
tăng từ 1 bậc trở lên của tổn thương sẹo 10 năm là 15/18 (83%) so với 14/15 (93%)
của tổn thương sẹo 0.05). Biến chứng sau mổ nhiều nhất là phản ứng
màng bồ đào (40%), kế đến là glaucoma thứ phát (28%). Ngoại trừ 1 mắt ghép phải
múc bỏ do glaucoma thứ phát gây descemetocele và đau nhức, còn lại chưa thấy mảnh
ghép nào bị thải loại.
Để có được kỹ thuật và kinh nghiệm
ghép giác mạc như hiện nay, lịch sử ghép
giác mạc đã trải qua hơn 150 năm với bề
dày nghiên cứu của nhiều nhà khoa học
trên thế giới. Có thể điểm qua những mốc
chính đánh dấu sự phát triển của phẫu
thuật ghép giác mạc [1]:
1813- K. Himly (Đức) là người đầu
tiên có ý tưởng thay thế sẹo đục giác mạc
của động vật bằng giác mạc của 1 động
vật khác.
1924- F. Reisinger đề ra ghép dị
loài và thuật ngữ “Keratoplasty” ra đời.
1880- Von Hippel giới thiệu
phương pháp ghép giác mạc lớp
(Lamellar keratoplasty).
1906- Edward Konrad Zirm lần đầu
tiên báo cáo kết quả ghép giác mạc
xuyên thủng (Penetrating keratoplasty)
trên người.
1910 – 1950 V.P Filatov (Nga)
được xem như cha đẻ của các nghiên cứu
về phẫu thuật ghép giác mạc một cách hệ
thống giữa giác mạc người cho và giác
mạc người nhận và những yếu tố gây nên
sự thải loại của mảnh ghép.
1944- Ngân hàng mắt đầu tiên ra
đời ở Mỹ.
1954 - 1974 Phẫu thuật ghép giác
mạc được thực hiện bằng dụng cụ vi
phẫu dưới kính hiển vi phẫu thuật, miếng
ghép tử thi được bảo quản trong môi
trường optison ở 4C hoặc MEM
(minimum essential medium) ở 37C có
thể tồn trữ được từ 2 – 3 tuần.
Ngày nay, ghép giác mạc có thể
phối hợp với lấy thuỷ tinh thể đục và đặt
20
kính nội nhãn hoặc ghép nội mô giác
mạc (Endokeratoplasty). Những trang bị,
dụng cu, kim chỉ vi phẫu, thuốc chống
thải loại mảnh ghép dùng tại chỗ phẫu
thuật ghép giác mạc đã đưa lại kết quả
khả quan nhất trong lĩnh vực ghép tạng
đồng chủng nói chung.
ở Việt Nam, ghép giác mạc được
tiến hành từ những năm 1950 với công
bố đầu tiên của Nguyễn Đình Cát,
Nguyễn Ngọc Kính, Nguyễn Duy Hoà.
Năm 1974 Nguyễn Trọng Nhân với 40
trường hợp ghép giác mạc xuyên thủng,
74 trường hợp ghép giác mạc nông và 15
trường hợp ghép giác mạc nông xuyên
[2]. Năm 1992, Hoàng Thị Minh Châu
làm luận án phó tiến sĩ với đề tài
“Nghiên cứu lâm sàng và thực nghiệm
phương pháp ghép giác mạc nông -
xuyên” với 49 bệnh nhân.
Hiện nay, nhiều cơ sở nhãn khoa
đặc biệt là Bệnh viện Mắt Trung ương,
Bệnh viện mắt Thành phố Hồ Chí Minh
đều tiến hành ghép giác mạc. Tuy nhiên
trở ngại lớn nhất là chúng ta chưa chủ
động được nguồn nguyên liệu ghép (giác
mạc người cho) bởi vì nước ta chưa có
ngân hàng mắt.
Theo kết quả điều tra về tình hình
mù loà 2000 - 2002 ở 8 vùng sinh thái
trong cả nước thì nguyên nhân gây mù
do sẹo giác mạc chiếm 2.3% trong tổng
số bệnh nhân mù, nếu tính luôn cả sẹo
giác mạc do mắt hột gây mù (2.7%) thì tỉ
lệ mù do sẹo giác mạc nói chung là 5%,
đứng hàng thứ tư sau đục thuỷ tinh thể,
bệnh lý đáy mắt và glaucoma [3].
Từ tháng 1 đến 12-2004, với sự hỗ
trợ của ngân hàng mắt thế giới thông qua
Hội bảo trợ bệnh nhân nghèo Thành phố
Hồ Chí Minh, khoa mắt Bệnh viện 175
đã phẫu thuật ghép giác mạc cho 35 mắt
của 35 bệnh nhân. Mục đích của nghiên
cứu này nhằm đánh giá kết quả ghép giác
mạc xuyên thủng điều trị sẹo đục giác
mạc tại khoa mắt Bệnh viện 175.
ĐốI TƯợNG và phương pháp
1. Đối tượng:
1.1. Đặc điểm nhóm nghiên cứu: 35 BN có chỉ định ghép giác mạc:
Nam Nữ Tuổi trung bình MP MT
16 (46%) 18 (54%) 41.8 (14 - 77) 20 (57%) 15 (43%)
1.2. Thị lực trước mổ: Chúng tôi chia mức độ thị lực như sau:
ST(-) ST(+) ĐNT<0.5
m
ĐNT 0.5-
3m
ĐNT>3m-
1/10
>1/10 Tổng cộng
2 24 3 5 1 0 35 BN
1.3. Phân loại sẹo đục giác mạc theo Filatov – Busmich:
Loại I II III IV V
20
0
4(11%)
21(60%)
10(29%)
0
1.4. Thời gian tổn thương của sẹo giác mạc:
< 5 năm < 10 năm 10 năm
11 (31%) 6 (17%) 18 (52%)
1.5. Các xét nghiệm trước mổ:
Tất cả bệnh nhân được làm xét
nghiệm như mổ đại phẫu. Kiểm tra thị
lực, nhãn áp, siêu âm phần sau, không
làm được điện võng mạc mà chỉ đánh giá
qua cảm giác ánh sáng và hướng ánh
sáng.
1.6. Nguyên liệu ghép:
Là những giác mạc được tồn trữ
trong dung dịch Optison ở 4C từ nhiều
ngân hàng mắt trên thế giới thông qua
Hội bảo trợ bệnh nhân nghèo thành phố
Hồ Chí Minh. Những giác mạc này được
kiểm định và bảo quản theo tiêu chuẩn
quốc tế (mã số tử thi, tuổi, nguyên nhân
tử vong, các xét nghiệm HbsAg, HIV,
ngày lấy giác mạc, thời hạn sử dụng)
2. Phương pháp nghiên cứu: Tiền
cứu cắt dọc
2.1. Dụng cụ phẫu thuật:
- Bộ vi phẫu về giác mạc: nỉa, kéo
cong giác mạc phải, trái.
- Khoan giác mạc các cỡ: 6 ; 6.5 ; 7 ;
7.5 và 8 mm, thớt Silicon.
- Kính hiển vi phẫu thuật TAKAGI.
- Kim chỉ nilon 10-0, bộ rửa hút
Simcoe, dịch nhầy Viscoats . . .
2.2 . Chuẩn bị bệnh nhân:
- Giải thích kỹ và tiên lượng trước
những biến chứng có thể cho bệnh nhân
để có sự hợp tác tốt. Chụp ảnh BN và
mắt BN trước mổ.
- Sát trùng mắt mổ bằng Povidin 5%.
- Thuốc hạ nhãn áp trước mổ:
Diamox 0.25 X 2 viên, Maniton 20 % x
100 ml truyền tĩnh mạch nhanh 20 phút
trước mổ.
- Gây tê cạnh nhãn cầu và liệt cơ
vòng cung mi bằng Marcain 0.75 +
Lidocain 2% + Hyaza 40 đv.
2.3. Các giai đoạn của phẫu thuật:
Với nền ghép (mắt BN):
- Đặt chỉ cơ trực trên và dưới, chấm
tâm giác mạc.
- Khoan 90 % chiều dày giác mạc
bệnh nhân
- Dao 11 vào tiền phòng.
- Bơm vicoats tiền phòng.
- Dùng kéo cắt giác mạc P+T, nếu
bờ không đều dùng vanas cắt.
- Kiểm tra màng descemet, mống
mắt, tách dính nếu có.
Với mảnh giác mạc ghép (giác
mạc cho):
- Khoan mảnh giác mạc ghép với
kích thước lớn hơn nền ghép 0.5 mm trên
thớt silicon, nội mô giác mạc hướng lên
trên, khoan đúng tâm.
- Đặt mảnh giác mạc ghép lên nền
ghép, bảo vệ nội mô giác mạc.
Cố định mảnh giác mạc ghép:
20
- Khâu giác mạc bằng chỉ nilon 10-0
: mũi rời, thứ tự 6h-12h-9h-3h, cách đều.
Số nốt khâu 12 – 16. Vùi nốt chỉ phía
mảnh giác mạc ghép.
- Bơm rửa tái tạo tiền phòng, kiểm
tra nốt khâu kín.
- Bơm Vancomyxin 1mg/ 0.1ml vào
tiền phòng, tiêm cạnh nhãn cầu
Dectancyl 1ml.
- Băng ép. Kết thúc cuộc mổ.
2.4. Săn sóc và theo dõi sau mổ:
- Bệnh nhân được khám hàng ngày
trên sinh hiển vi, theo dõi và phát hiện
những biến chứng để sử trí. Nếu thuận
lợi, ra viện sau 1 tuần.
- Thuốc uống sau mổ: kháng sinh,
giảm đau, hạ nhãn áp trong tuần đầu.
Thuốc nhỏ tại mắt: Oflovid 6 lần/ngày,
Pred Forte: 6 lần / ngày trong tuần đầu;
giảm xuống 4 lần/ ngày trong tháng đầu.
- Bệnh nhân được hẹn tái khám và
chụp ảnh sau mổ 1 tuần, 1 tháng, 3
tháng, 6 tháng, 1 năm.
2.5. Xử lý thống kê: Đánh giá theo
phương pháp thống kê y học
KếT QUả
Do chúng tôi tiến hành ghép ở
những thời điểm khác nhau nên thời gian
đánh giá kết quả về thực thể và chức
năng, chúng tôi chọn thời điểm sau mổ
trung bình là 6 tháng.
1. Kết quả về thực thể:
Dựa vào 3 mức độ, mảnh ghép
trong suốt khi cấu trúc giải phẫu giác
mạc bình thường, nhìn thấy các chi tiết
phía sau như mống mắt, thuỷ tinh thể;
mảnh ghép mờ khi nhu mô thâm nhiễm,
mất tính trong suốt vẫn thấy tổ chức sau
giác mạc nhưng không rõ chi tiết; mảnh
ghép đục khi giác mạc ghép có màu
trắng đục, không nhìn thấy tổ chức phía
sau.
Bảng 1: Liên quan giữa kết quả của mảnh ghép với tình trạng sẹo trước mổ
Kết quả
Loại sẹo
Trong Mờ Đục
II (4) 4 0 0
III (21) 16 5
IV (10) 6 2 2
∑ (35) 26 (74%) 7 (20%) 2 (6%)
Sẹo loại I +II có 20/25(80%) trong, sẹo loại IV có 6/10(60%) trong.
2. Kết quả về chức năng:
Chúng tôi loại 2 BN thị lực ST (-) vì ghép với mục đích thẩm mỹ.
Bảng 2 : So sánh thị lực trước mổ và sau mổ
Thị lực
Kết quả ST(+) BBT
ĐNT
<0.5m
ĐNT
0.5-3m
ĐNT
>3m-1/10
>1/10 ∑
20
Trước mổ 10 14 3 5 1 0 33
Sau mổ 1 3 5 12 7 5 33
Trước mổ, thị lực ĐNT<0,5m là
27/33 (81%), sau mổ 6 tháng chỉ còn
9/33 (27%). Trước mổ, thị lực ĐNT ≥
0,5m có 6/33 (18%), sau 6 tháng số này
tăng lên 24/33 (72%).
3. Các biến chứng trong mổ:
Bảng 3
Biến chứng
Xuất
huyết tiền
phòng
Rách
mống mắt
Vỡ TTT
Thoát
dịch kính
Xuất huyết
tống khứ
Số BN 6 (17%) 7 (20%) 2 (6%) 1 (3%) 0
4. Các biến chứng sau mổ:
Bảng 4
Lỏng,
đứt
chỉ
Xẹp
tiền
phòng
XH
tiền
phòng
Dính
mống
mắt
Tăng
NA
thứ
phát
Phản
ứng
MBĐ
Bọng
biểu
mô,
thẩm
lậu
Đục
TTT
Tân
mạch
Mô
xơ
mảnh
ghép
3
(8%)
3
(8%)
4
(11%)
2
(6%)
10
(28%)
14
(40%)
3
(8%)
4
(11%)
5
(14%)
2
(6%)
Trong số 10 bệnh nhân có biến chứng tăng nhãn áp thứ phát, có 1 BN (3%) phải
múc nội nhãn lắp mắt giả vì descemetocele đau nhức.
5. Tỷ lệ của các biến chứng sau mổ với kết quả mảnh ghép:
Bảng 5
Kết quả mảnh ghép
Biến chứng
Mảnh ghép trong
(26)
Mảnh ghép mờ
(7)
Mảnh ghép
đục (2)
Lỏng, đứt chỉ 2 1 0
Xẹp tiền phòng 3 0 0
XHTP 1 3 0
Dính mống 2 0 0
Tăng nhãn áp thứ phát 2 6 2
Phản ứng màng bồ đào 8 4 2
Bọng biểu mô,thẩm lậu 1 2 0
20
Đục TTT 3 1 0
Tân mạch mảnh ghép 0 3 2
Mô xơ mảnh ghép 0 0 2
6. ảnh hưởng của thời gian tổn thương sẹo với kết quả thị lực:
Bảng 6
Thị lực
Thời gian
tổn thương sẹo
Không
tăng
Tăng
1 bậc
Tăng
2 bậc
Tăng
3 bậc
Tăng
>3 bậc
< 5 năm (9BN) 1 3 2 2 1
<10 năm (6BN) 0 2 1 2 1
≥ 10 năm (18BN) 3 8 4 0 3
Tổn thương sẹo < 10 năm có thị lực
tăng từ 1 bậc trở lên là 14/15(93%). Tổn
thương sẹo ≥10 năm có thị lực tăng từ 1
bậc trở lên là 15/18(83%), (p>0.05)
7. Vấn đề thải hồi mảnh ghép:
Với 35 mắt, có 1 mắt phải múc nội
nhãn lắp mắt giả vì descemetocele, đến
nay chưa thấy trường hợp nào bị thải hồi
mảnh ghép.
BàN LUậN
Ghép giác mạc xuyên thủng
(Penetrating Keratoplasty) là ghép toàn
bộ bề dày giác mạc. Đây là một phẫu
thuật lớn vào nội nhãn đòi hỏi sự chuẩn
bị kĩ càng về bệnh nhân, mảnh ghép giác
mạc cũng như dụng cụ, thuốc men trước
mổ, trong mổ, theo dõi săn sóc sau mổ.
Có 4 mục đích chính để chỉ định ghép
giác mạc:[4]
- Để cải thiện thị lực giải phóng mù
loà. Đây là sự lựa chọn được ưu tiên
trước nhất.
- Để tạo hình sửa chữa những tổn
thương biến dạng trên giác mạc, ví dụ
giác mạc hình chóp.
- Để điều trị loại bỏ tổ chức giác mạc
đang bị viêm loét do vi khuẩn , vi rút ,
nấm... nhằm bảo tồn nhãn cầu và giảm
đau nhức.
- Để thẩm mỹ, làm mất sẹo trắng ở
giác mạc đặc biệt trên người trẻ.
Các bệnh nhân của chúng tôi chọn
ghép là những sẹo giác mạc đã ổn định
không còn quá trình viêm nhiễm. Sẹo
lọai III, IV chiếm 88%. Có mối liên quan
giữa mức độ sẹo đục với kết quả thực thể
sau ghép: 4 mắt sẹo loại II đều có mảnh
ghép trong; Có 16/21 (76%) mảnh ghép
trong ở sẹo đục loại III và 6/10 (60%)
mảnh ghép trong ở sẹo đục loại IV. Tính
chung 35 bệnh nhân ghép thì 26/35
(74%) có mảnh ghép trong, 7/35 (20%)
mảnh ghép mờ và 2/35 (6%) mảnh ghép
đục (Bảng 1). Tỷ lệ số mảnh ghép trong
và mờ của chúng tôi tương đương với
nghiên cứu của Hoàng Thị Minh Châu
20
nhưng tỷ lệ mảnh ghép đục của chúng tôi
ít hơn (6% so với 10%). Có thể nền ghép
trong nghiên cứu của Hoàng Thị Minh
Châu bao gồm cả những chỉ định với
mục đích điều trị mà ở đó mắt đang viêm
nhiễm, sự nuôi dưỡng mảnh ghép kém
nên nguy cơ bị đục nhiều hơn. Người ta
cho rằng vấn đề đục mảnh ghép có liên
quan đến kích thước của mảnh ghép, lí
tưởng là 7.5 mm đường kính; nhỏ hơn dễ
bị loạn thị, lớn hơn dễ dính mống (khi
tiền phòng hẹp), nhiều nguy cơ bị phản
ứng và đục miếng ghép [5].
Sẹo đục và tân mạch trên nền ghép
có liên quan đến kết quả của mảnh ghép.
Phần giác mạc còn trong tốt < 1/2 chu vi
giác mạc thì nguy cơ thất bại cao hơn,
tân mạch sâu ở nhu mô cũng có nguy cơ
thất bại cao hơn là tân mạch ở nông [5].
Vì vậy việc lựa chọn bệnh nhân để chỉ
định ghép là hết sức quan trọng.
Kết quả về chức năng, ngoại trừ 2
mắt ghép vì mục đích thẩm mỹ trước mổ
ST(-), 33 mắt còn lại có 29/33(88%) đều
tăng thị lực so với trước mổ. Trước mổ
số bệnh nhân có thị lực ĐNT < 0.5m là
27/33 (81%) thì sau mổ 6 tháng số này
chỉ còn 9/33 (27%). Trước mổ số bệnh
nhân có thị lực ĐNT 0.5m trở lên chỉ
có 6/33 (18%) thì sau mổ 6 tháng số
bệnh nhân này tăng lên 24/33 (72%),
(Bảng 2). Trong 1 số trường hợp, bệnh
nhân chỉ còn mắt độc nhất, trước mổ thị
lực BBT, sau mổ chỉ cần tăng 1 bậc thị
lực là ĐNT <0,5m đã là hạnh phúc với
người bệnh, vì với họ thị lực này đã rất
hữu ích giúp họ trong sinh hoạt. Cá biệt,
chúng tôi có những bệnh nhân từ ST(+)
sau mổ 3 tháng đạt 4/10 và lên 7/10 sau 1
năm theo dõi (BN Nguyễn Huy T, số
bệnh án 1430).
Ngoài yếu tố mảnh ghép trong, thị
lực mắt mổ còn phụ thuộc rất nhiều vào
các yếu tố khác như vấn đề loạn thị của
mảnh ghép, các môi trường trong suốt
khác như thuỷ tinh thể, dịch kính, võng
mạc. Vì vậy, có trường hợp mảnh ghép
trong nhưng thị lực cải thiện không được
nhiều.
Vấn đề biến chứng trong mổ phụ
thuộc rất lớn vào việc chuẩn bị trước mổ.
Nhãn áp phải thật mềm, cơ vòng cung mi
phải bất động thật tốt, nhãn cầu phải cố
định bằng chỉ cơ trực trên và dưới (chúng
tôi không có vòng flieringa), khoan giác
mạc phải sắc bén tất cả những yếu tố
trên làm giảm thiểu những biến chứng
trong mổ. Trong 35 mắt mổ có 6 (17%)
xuất huyết tiền phòng, 7 (20%) rách
mống mắt vì dính với sẹo mà viscoats
không tách nổi hoặc kéo cắt phải mống
mắt do sẹo lớn và dày không nhìn thấy
phía dưới. 2 mắt vỡ TTT do dính bao
trước với sẹo và mống mắt, chúng tôi
tiến hành lấy TTT đục ngoài bao và sau
đó tiếp tục ghép, 1 mắt biến chứng thoát
dịch kính do ghép lần 2 mà trước đó đã
phẫu thuật bong võng mạc.
Biến chứng sau mổ rất đa dạng,
phức tạp và thời gian theo dõi tính bằng
tháng bằng năm. Tỷ lệ biến chứng sau
mổ nhiều nhất là phản ứng màng bồ đào
(MBĐ) (40%) kế đến là tăng nhãn áp thứ
phát (28%). Phản ứng MBĐ nếu không
kết hợp với những biến chứng khác thì
Corticoit tại chỗ và hoặc toàn thân, phản
ứng MBD sẽ hết trong vòng 1, 2 tuần và
21
ít ảnh hưởng đến kết quả phẫu thuật. Nếu
nó kết hợp với những biến chứng khác
như xuất huyết tiền phòng, xẹp tiền
phòng, dính mống mắt, đặc biệt là tăng
nhãn áp thứ phát thì việc điều trị phức
tạp hơn nhiều và ảnh hưởng lớn đến sự
trong suốt của mảnh ghép.
Tăng nhãn áp thứ phát được xem
như mối quan ngại đáng sợ nhất trong
ghép giác mạc xuyên thủng. Rất nhiều
nghiên cứu chuyên đề về Glaucoma thứ
phát trong ghép giác mạc xuyên thủng.
Tỷ lệ Glaucoma thứ phát giai đoạn sớm
sau mổ là 9 – 31% và 18 – 35% ở giai
đoạn muộn hơn [6]. Nguyên nhân của
Glaucoma thứ phát sau ghép được cho là:
viêm hậu phẫu, còn viscoats tiền phòng,
xuất huyết tiền phòng, kích thước nền
ghép lớn khi khâu gây co kéo, hẹp hoặc
méo góc, sẹo dày giác mạc ngoại vi, phù
viêm làm giảm thoát lưu vùng bè, nghẽn
đồng tử, dùng corticoid kéo dài, cơ địa
có tiền căn Glaucoma... Người ta cũng
nhận thấy tỉ lệ Glaucoma thứ phát sau
phẫu thuật ghép giác mạc xuyên thủng ở
mắt không có TTT cao hơn những mắt
có TTT [6]. Tỷ lệ Glaucoma thứ phát của
chúng tôi là 28%. Trong số này, có 1 mắt
nhãn áp >40mmHg, loạn dưỡng mảnh
ghép, descemetocele gây đau nhức buộc
phải múc nội nhãn, tạo hình và lắp mắt
giả. Phát hiên sớm, xử trí kịp thời trước
khi có tổn hại đến mảnh ghép và thị thần
kinh là điểm mấu chốt của biến chứng
này.
Biến chứng tân mạch xâm nhập
mảnh ghép có 5(16%) mắt. Có 2 hình
thái tân mạch xâm nhập mảnh ghép: tân
mạch đơn thuần và tân mạch cùng mô xơ
từ giác mạc nền ghép lấn vào gây hiện
tượng kết mạc hoá giác mạc. Người ta
nhận thấy vơí nền ghép mà không còn tế
bào mầm vùng rìa thì khả năng làm đục
mảnh ghép là rất lớn. Số lượng tân mạch
càng nhiều càng có hại cho mảnh ghép.
Corticoid vẫn là liệu pháp chính để
chống tân mạch sau ghép.
Mức độ ảnh hưởng của các biến
chứng trong và sau mổ lên kết quả mảnh
ghép rất khác nhau. Theo nghiên cứu của
chúng tôi, xuất huyết tiền phòng,
Glaucoma thứ phát, bọng biểu mô, thẩm
lậu mảnh ghép, tân mạch mảnh ghép là
những tiên lượng rất xấu cho mảnh ghép
giác mạc. Trong 10 mắt có biến chứng
Glaucoma thứ phát thì 8 mắt (80%) biến
chứng này làm mờ đục mảnh ghép (Bảng
5).
Theo nghiên cứu của Hoàng Minh
Châu, nếu tổn thương sẹo giác mạc > 10
năm thì mức độ phục hồi thị lực hạn chế
do nhược thị. Trong nghiên cứu của
chúng tôi, thời gian tổn thương sẹo 10
năm có thị lực tăng từ 1 bậc trở lên là
15/18 (83%) trong khi thời gian tổn
thương sẹo < 10 năm có thị lực tăng từ 1
bậc trở lên là 14/15 (93%), sự khác biệt
không có ý nghĩa (Bảng 6).
Sự thải hồi mảnh ghép được chẩn
đoán khi thấy phù giác mạc với những
dấu hiệu viêm tiền phòng, kết tụ ở miếng
ghép những chấm thải hồi trong nhu mô,
những đường thải hồi ở nội mô và biểu
mô mà 14 ngày trước đó giác mạc đã
trong[7]; Nghiên cứu của Bs Michell
Simon và cộng sự ở đại học Karl
Franzens – áo, cho thấy bệnh nhân có
22
nguy cơ ghép thất bại cao có đời sống
miếng ghép lâu hơn nếu tồn trữ trên 7
ngày và kết luận: sự tồn trữ mô ghép có
thể giảm tần suất thải hồi miếng ghép,
đặc biệt ở những người có nguy cơ cao.
Người ta đưa ra giả thuyết là do tế bào
cành cây nằm ở miếng ghép (bạch cầu
quá cảnh), những tế bào này không còn
thấy trong giác mạc được tồn trữ sau 1
tuần, và giả thuyết cho rằng khi không có
tế bào cành cây thì miễn nhiễm giảm do
đó miếng ghép sẽ sông lâu dài [7].
Nguồn giác mạc của chúng tôi do
ngân hàng mắt ở Mỹ (Lion eye Bank)
cung cấp thông qua Hội bảo trợ bệnh
nhân nghèo TP Hồ Chí Minh, được tồn
trữ trong dung dịch Optison ở 4C, khi
đến chúng tôi thường > 7 ngày và < 15
ngày. Với miếng ghép như vậy, cho đến
nay chúng tôi chưa gặp trường hợp nào
bị thải hồi. Trong nghiên cứu của chúng
tôi có 5 trường hợp mổ phối hợp, vừa
ghép giác mạc vừa lấy TTT đục và đặt
kính nội nhãn. Vì số lượng còn ít, chúng
tôi chưa đề cập sâu về vấn đề này.
KếT LUậN
Ghép giác mạc xuyên thủng là 1
phẫu thuật lớn đi vào nội nhãn. Sự thành
công của phẫu thuật đòi hỏi nhiều yếu tố
từ việc lựa chọn chỉ định ghép, chuẩn bị
tốt bệnh nhân trước mổ, dụng cụ, kỹ
thuật, thuốc men trong mổ cho đến việc
săn sóc lâu dài sau mổ nhằm hạn chế tối
đa những biến chứng với mảnh ghép để
phục hồi thị lực cho những bệnh nhân
mù loà do sẹo đục giác mạc.
Với 35 mắt được ghép cho 35 bệnh
nhân trong năm 2004 đã mở ra 1 kỹ thuật
không bao giờ cũ trong ngành nhãn khoa,
đặc biệt là chúng ta chưa chủ động được
nguyên liệu ghép đó là ngân hàng mắt.
Những nghiên cứu của chúng tôi chỉ là
bước đầu. Trong tương lai, sự hợp tác
cùng HECENT, phẫu thuật ghép giác
mạc tại khoa mắt bệnh viện 175- Bộ
Quốc phòng sẽ càng phát triển tốt hơn để
cùng với ngành nhãn khoa cả nước tích
cực tham gia mục tiêu của tổ chức y tế
thế giới: “Thị giác 2020 – Quyền được
nhìn thấy”.
TàI LIệU THAM KHảO
1. Rasik B. Vajpayee: Corneal transplantation, Section I, Jaypce Brothers
medical publishers L.T.D, New Dehli, India, 2002.
2. Hoàng Thị Minh Châu: Nghiên cứu lâm sàng và thực nghiệm phương pháp
ghép giác mạc nông xuyên. Luận án phó tiến sĩ y dược, Trường ĐHYD
Hà nội, 1992
3. Tôn Thị Kim Thanh: Công tác phòng chống mù loà ở Việt Nam trong giai
đoạn 2002-2004 hướng tới mục tiêu toàn cầu ”Thị giác 2020”, Hội nghị
tổng kết PCML và KHKT ngành nhãn khoa toàn quốc 2002-2004, Tổng
hội y dược học VN, 10-2004
4. Shadi Awwad: Penetrating Keratoplasty, American university of Beirut
Medical center department of ophthalmology,
20
5. David Paton: Penetrating Keratoplasty. Atlas of ophthalmic surgery. Vol
II. Thieme Medical Publisher, Inc. New York 1987.
6. Ramesh S Ayyala: Glaucoma And Penetrating Keratoplasty, Tulane
University School of Medicine, American Academy of Ophthalmology,
Medicine instant aceess to the minds of Midicine, July 18 , 2002
7. Michael Simon: Influence of donor storage time on corneal allogrgft
survival. Ophthalmology 2004 ; 111: 1534-1538 @ 2004 by the American
Academy of Ophthalmology.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de_tai_danh_gia_ket_qua_ghep_giac_mac_xuyen_thung_dieu_tri_s.pdf