Tài liệu Đề tài Đánh giá kết quả cắt amiđan bằng dao kim điện đơn cực – Nguyễn Tuấn Sơn: Y HỌC THỰC HÀNH (914) - SỐ 4/2014
191
2. Nguyễn Văn Oai, Trinh Hoàng Hà (2002), Nghiên
cứu xây dựng tiêu chuẩn sức khỏe tuyển chọn Công
nhân cáp kim loại, Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu
khoa học cấp Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt
Nam, Hà Nội.
3. Vũ Khắc Khoan (1995), Nghiên cứu các biện
pháp bảo vệ sức khoẻ Phi công và nhân viên công tác
trên không, nhằm góp phần bảo đảm an toàn và kéo dài
tuổi bay, Báo cáo kết quả nghiờn cứu khoa học cấp Bộ
Quốc phũng, Hà Nội.
4. Stykan O.A. (1998), Điện nóo đồ trong lâm sàng,
tài liệu dịch, Học viện Quân Y, Hà Nội.
5. Charles N, Jeffress (1999), Fall protection.
Occupational Safety and Health Aministration (OSHA).
US. Derpartement of labor. Federal Register: 64, 38077-
38086, 1999, Jyly, 12 pages.
6. Gray Davis (1995), Fall Protection. Departement
of Industrial relation Division of Occupational Safety and
Health, State of California.
7. Kawakami N., Haratani T. (1999), Epideminology
of job stress...
3 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 13/07/2023 | Lượt xem: 114 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Đánh giá kết quả cắt amiđan bằng dao kim điện đơn cực – Nguyễn Tuấn Sơn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y HỌC THỰC HÀNH (914) - SỐ 4/2014
191
2. Nguyễn Văn Oai, Trinh Hoàng Hà (2002), Nghiên
cứu xây dựng tiêu chuẩn sức khỏe tuyển chọn Công
nhân cáp kim loại, Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu
khoa học cấp Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt
Nam, Hà Nội.
3. Vũ Khắc Khoan (1995), Nghiên cứu các biện
pháp bảo vệ sức khoẻ Phi công và nhân viên công tác
trên không, nhằm góp phần bảo đảm an toàn và kéo dài
tuổi bay, Báo cáo kết quả nghiờn cứu khoa học cấp Bộ
Quốc phũng, Hà Nội.
4. Stykan O.A. (1998), Điện nóo đồ trong lâm sàng,
tài liệu dịch, Học viện Quân Y, Hà Nội.
5. Charles N, Jeffress (1999), Fall protection.
Occupational Safety and Health Aministration (OSHA).
US. Derpartement of labor. Federal Register: 64, 38077-
38086, 1999, Jyly, 12 pages.
6. Gray Davis (1995), Fall Protection. Departement
of Industrial relation Division of Occupational Safety and
Health, State of California.
7. Kawakami N., Haratani T. (1999), Epideminology
of job stress and health in Japan: Review of current
evidence and future direction. Industrial health, Vol.37
N02, pp.174-186.
8. Phoon W.O. (1998), Practical occupational health,
PG publishing, Singapore – Hongkong – New Dehli.
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CẮT AMIĐAN BẰNG DAO KIM ĐIỆN ĐƠN CỰC
NGUYỄN TUẤN SƠN1, QUÁCH THỊ CẦN2, ĐẶNG ĐỨC NHU1
1Khoa Y Dược – Đại học Quốc gia Hà Nội,
2Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá kết quả của phương pháp
cắt Amiđan bằng dao Kim điện cao tần đơn cực. Kết
quả: Thời gian cắt Amiđan trung bỡnh: 12,09 ±
5,545 phỳt. Lượng máu mất trung bỡnh: 6,22 ± 4,14
ml. Trung bỡnh điểm đau ngày 1 là 5,89 ± 0,89. Thời
gian phục hồi để học tập và lao động như bỡnh
thường: 6,84 ± 0,84 ngày. Kết luận: Cắt Amiđan
bằng phương pháp dao Kim điện đơn cực có ưu
điểm là thời gian mổ ngắn, ít mất máu, thời gian hồi
phục ngắn.
Từ khóa: Amiđan, dao Kim điện, phẫu thuật cắt
Amiđan
SUMMARY
TO EVALUATE RESULT OF TONSILLECTOMY
BY MONOPOLAR MICRODISSECTION NEEDLE
Objective: To evaluate results of tonsillectomy
method with Monopolar Microdissection Needle.
Results: Operating time median: 12,09 ± 5,545
minutes. Intraoperative blood loss median: 6,22 ± 4,14
ml. Median postoperative ative pain scores day 1 is:
5,89 ± 0,89. Time of return work normaly median is 6,84
± 0,84 days. Conclusion: Tonsillectomy by Monopolar
microdissection needle, advantages of method: short
time of operative, less blood loss, short time of health
recovery.
Keyword: Amidan, Monopolar microdissection
needle, Tonsillectomy
ĐẶT VẤN ĐỀ
Cắt Amiđan là phẫu thuật phổ biến nhất trong
chuyên khoa tai mũi họng [1]. Có nhiều phương pháp
phẫu thật như bằng dụng cụ lạnh, dao điện đơn cực
thường, dao điện lưỡng cực, laser, cobator,... Hạn chế
hay gặp của các phương pháp cắt Amiđan hiện tại là
vấn đề chảy máu trong và sau mổ, đau sau mổ, thời
gian hồi phục kéo dài. Phương pháp cắt Amiđan bằng
dao Kim điện đơn cực thực hiện lần đầu tiên trên thế
giới năm 1997 [2]. Với ưu thế về thời gian phẫu thuật
ngắn, ít đau sau mổ, dễ tiến hành và chuyển giao kỹ
thuật, giá thành thấp và thực hiện được nhiều phẫu
thuật ở các chuyên nghành khác nhau trên cùng một bộ
dụng cụ nên phù hợp với điều kiện nước ta hiện nay.
Dao Kim điện được cấu tạo bằng Vonfram có độ bền
cao, kích thước mũi dao khoảng 3 - 5 micromet [2]. Dao
cấu tạo đơn giản, dễ sử dụng, bảo quản và tái sử dụng,
giá thành thấp. Đến nay, ở nước ta chưa có nghiên cứu
về hiệu quả của dao Kim điện đơn cực trong cắt
Amiđan. Chính vỡ vậy, chỳng tụi tiến hành nghiờn cứu
này với mục tiờu: Đánh giá kết quả của phương pháp
cắt Amiđan bằng dao Kim điện cao tần đơn cực.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu: Bệnh viên Tai Mũi Họng
Trung ương.
- Đối tượng nghiên cứu: 60 bệnh nhân được phẫu
thuật cắt Amiđan bằng dao Kim điện đơn cực tại Bệnh
viên Tai Mũi Họng Trung ương.
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9/2011 đến tháng
9/2012.
2. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến
cứu, mô tả từng trường hợp có can thiệp
3. Phân tích và xử lý số liệu: Số liệu được thu
thập và xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0
KẾT QUẢ
13
62
25
< 10 P
10 - 20 P
> 20 P
Biểu đồ 1: Tỉ lệ phân bố thời gian cắt Amiđan (% )
Theo biểu đồ 1 cho thấy thời gian cắt Amiđan trung
bỡnh là 12,09 ± 5,545 phút. 37 ca có thời gian phẫu
thuật dưới 10 phút chiếm 62%. Thời gian phẫu thuật
kéo dài từ 10-20 phút có 15 bệnh nhân chiếm 25% và
Y HỌC THỰC HÀNH (914) - SỐ 4/2014
192
số ca mổ kéo dài trên 20 phút chiếm tỉ lệ 13% với 8
bệnh nhân.
68
17 15
0
50
100
10 ml
Biểu đồ 2: Tỉ lệ lượng máu mất khi phẫu thuật (%)
Lượng máu mất trung bỡnh: 6,22 ± 4,14 ml. Trong
đó, có 9 ca phẫu thuật mất trên 10ml máu chiếm 15%.
10 ca mất 5-10ml máu chiếm 17% và 41 ca mất dưới
5ml khi phẫu thuật cắt Amiđan chiếm 68%.
Điểm đau TB ( ngày)
0
2
4
6
8
Ngày 1 Ngày 2 Ngày 7 Ngày 14
Điểm đau TB ( ngày)
Biểu đồ 3. Trung bỡnh điểm đau theo ngày
Theo biểu đồ 3 về mức độ đau theo thang điểm
Wong-Baker và FPS-R thỡ trung bỡnh điểm đau
ngày 1 và ngày 2 tương ứng là 5,89 ± 0,89 và 4,65 ±
0,95 điểm. Ngày thứ 7 trung bỡnh điểm đau: 1,96 ±
0,47. Đa số hết đau hoàn toàn sau 14 ngày (92,8%) với
điểm đau: 0,15 ± 0,54.
0 2 4 6 8
TG nằm viện
TG ăn
TG làm việc
Biểu đồ 4. Thời gian hồi phục trung bỡnh.
Thời gian nằm viện trung bỡnh là 2,42 ± 1,08 ngày.
Thời gian trung bỡnh ăn uống trở lại như bỡnh thường
là 7,55 ± 1,83 ngày. Thời gian trung bỡnh học tập và lao
động trở lại như bỡnh thường là 6,84 ± 0,84 ngày.
BÀN LUẬN
Nghiên cứu được tiến hành trên 60 bệnh nhân tuổi
từ 3-55, không phân biệt giới tính, nghề nghiệp và điều
kiện sống. Qua nghiên cứu cho thấy, thời gian trung
bỡnh phẫu thuật của dao Kim điện là 12,09 ± 5,545 phút
ngắn hơn so với phương pháp cắt bằng Bipolar của
Trịnh Đỡnh Hoa và cs (2004) [3] và dao siờu õm của Lý
Xuõn Quang và cs (2007) [4]. Theo chúng tôi, do mũi
dao rất nhỏ không che lấp phẫu trường và dao có nhiều
kích thước khác nhau, tạo điều kiện cho phẫu thuật viên
quan sát rừ phẫu trường, dễ dàng bóc tách tổ chức,
hạn chế tổn thương mạch máu và mô xung quanh, làm
giảm thời gian cầm máu sau mổ, giảm đau sau mổ đặc
biệt trong các trường hợp Amiđan quá phát độ III-IV, há
miệng hạn chế. Lượng máu mất trung bỡnh: 6,22 ±
4,14 ml. Lượng máu mất trung bỡnh khi cắt bằng dao
Kim tương đương với phương pháp Coblator của
Nguyễn Thị Ngọc Dung (2010) [5]. Dao Kim điện hạn
chế chảy máu bằng cách làm đông bề mặt tổ chức
trước khi cắt rời tổ chức do đó hạn chế được chảy máu
bề mặt. Trong 15% số ca mất máu nhiều khi phẫu thuật
3 trường hợp mất máu nhiều nhất (30-35ml) là những
bệnh nhân có tiền sử áp-xe quanh Amiđan. Do đó, với
bệnh nhân có tiền sử áp-xe quanh Amiđan, phẫu thuật
viên trước mổ cần tư vấn bệnh nhân đầy đủ các tai biến
có thể xảy ra, dự trù máu, trong phẫu thuật cần hết sức
thận trọng, sau phẫu thuật cần theo dừi sỏt bệnh nhõn.
Bệnh nhõn sau phẫu thuật cắt Amiđan bằng dao Kim
điện ngày thứ nhất và thứ hai có điểm đau ở mức độ
vừa theo thang điểm đau Wong-Baker và FPS-R, giảm
dần theo thời gian, hết đau vào ngày thứ 14. Mức độ
đau trong nghiên cứu này tương đương với nghiên cứu
của Jonathan Perkins [6]. Theo chỳng tụi, do mũi dao
nhỏ, phẫu thuật viờn quan sỏt rừ phẫu trường nên hạn
chế làm tổn thương mô xung quanh hốc Amiđan, đồng
thời dao Kim điện chỉ làm đông bề mặt tổ chức do đó
không gây bỏng sâu, nguyên nhân chính gây đau. Bệnh
nhân hồi phục sức khoẻ trung bỡnh sau 1 tuần. Kết quả
này tương ứng với phương pháp Coblator của Trần
Anh Tuấn và cs, 2009 [7]. Do dao Kim điện ít làm tổn
thương mô xung quanh, ít đốt cháy tổ chức, ít chảy
máu, thời gian phẫu thuật ngắn nên thời gian gây mê
ngắn. Các yếu tố trên làm cho bệnh nhân nhanh hồi
phục sức khỏe sau phẫu thuật.
KẾT LUẬN
Phẫu thuật cắt Amiđan bằng dao Kim điện có thời
gian mổ ngắn: 12,09 ± 5,545 phút. Lượng máu mất do
phẫu thuật ít: 6,22 ± 4,14 ml. Đau sau mổ ở mức trung
bỡnh, ngày 1 và ngày 2 tương ứng là 5,89 ± 0,89 và
4,65 ± 0,95 điểm. Thời gian hồi phục sức khỏe sau mổ
ngắn, thời gian trung bỡnh học tập và lao động trở lại
như bỡnh thường là 6,84 ± 0,84 ngày.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. David L.Walner (2007). Past and present
instrument use in pediatric adenotonsillectomy.
Otolaryngology–Head and Neck Surgery: 137: 49-53.
2. Gary Y. Shaw (2004). Tonsillectomy using the
Colorado microdissection needle: a prospective series
and comparative technique review. The Southern
Y HỌC THỰC HÀNH (914) - SỐ 4/2014
193
Medical Association January.Volume 97(1): 11-17.
3. Trịnh Đỡnh Hoa, Nguyễn Đỡnh Bảng (2004).
Đánh giá kết quả kỹ thuật cắt Amiđan bằng đông điện
lưỡng cực (Bipolar) ở trẻ em. Y học TP. Hồ Chí Minh,
tập 8, phụ bản số 1: 65-66.
4. Lý Xuõn Quang, Phạm Kiờn Hữu (2007). Đánh
giá kết quả sử dụng dao mổ siêu âm trong cắt amiđan.
Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, (11), Phụ bản số 1: 5-8.
5. Nguyễn Ngọc Dung, Nhan Trừng Sơn (2010).
Sử dụng coblator cắt Amiđan trẻ em tại khoa nhi tổng
hợp Bệnh viện TMH TP. HCM từ tháng 6 đến tháng 8
năm 2009. Tạp chí TMH Việt Nam số 55: 5-10.
6. Jonathan Perkins, DO; Ravinder Dahiya, MD
(2003). Microdissection Needle Tonsillectomy and
Postoperative Pain. Arch Otolaryngol Head Neck Surg.
(129):1285-1288.
7. Trần Anh Tuấn, Nguyễn Văn Đức, Nguyễn
Hữu Khôi (2007). Đánh giá kết quả cắt Amiđan bằng kỹ
thuật Coblation. Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, (11),
Phụ bản số 1: 157-161.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de_tai_danh_gia_ket_qua_cat_amidan_bang_dao_kim_dien_don_cuc.pdf