Tài liệu Đề tài Đánh giá hiệu quả việc thực hiện dự án lò gạch liên tục kiểu đứng có và không có cơ chế phát triển sạch (cdm) tại xã Xuân Quan,huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên: Đánh giá hiệu quả việc thực hiện dự án lò gạch liên tục kiểu đứng có và không có cơ chế phát triển sạch (cdm) tại xã Xuân Quan,huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên
CHƯƠNG I
DỰ ÁN CƠ CHẾ PHÁT TRIỂN SẠCH VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ DỰ ÁN CƠ CHẾ PHÁT TRIỂN SẠCH.
I. DỰ ÁN CƠ CHẾ PHÁT TRIỂN SẠCH.
1.1. Nghị định thư Kyoto và Cơ chế phát triển sạch
1.1.1.Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu và Nghị định thư Kyoto
Biến đổi khí hậu đã và đang trở thành một trong những mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia công nghiệp hoá phát triển cũng như các nước đang phát triển trên toàn Thế giới, không chỉ do các tác động của biến đổi khí hậu đã gây ra nóng lên toàn cầu, làm băng ở hai cực tan ra, nước biển dâng và gây ra không ít các cơn bão lớn trong thời gian vừa qua mà còn do hàng loạt các mối đe doạ tiềm tàng trong tương lai. Một trong cỏc nguyờn chớnh gây nên biến đổi khí hậu là do phát thải khí nhà kính từ quá trình tiêu thụ nhiên liệu hoá thạch trong đời sống và hoạt động sản xuất công n...
52 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1412 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Đánh giá hiệu quả việc thực hiện dự án lò gạch liên tục kiểu đứng có và không có cơ chế phát triển sạch (cdm) tại xã Xuân Quan,huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đánh giá hiệu quả việc thực hiện dự án lò gạch liên tục kiểu đứng có và không có cơ chế phát triển sạch (cdm) tại xã Xuân Quan,huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên
CHƯƠNG I
DỰ ÁN CƠ CHẾ PHÁT TRIỂN SẠCH VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ DỰ ÁN CƠ CHẾ PHÁT TRIỂN SẠCH.
I. DỰ ÁN CƠ CHẾ PHÁT TRIỂN SẠCH.
1.1. Nghị định thư Kyoto và Cơ chế phát triển sạch
1.1.1.Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu và Nghị định thư Kyoto
Biến đổi khí hậu đã và đang trở thành một trong những mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia công nghiệp hoá phát triển cũng như các nước đang phát triển trên toàn Thế giới, không chỉ do các tác động của biến đổi khí hậu đã gây ra nóng lên toàn cầu, làm băng ở hai cực tan ra, nước biển dâng và gây ra không ít các cơn bão lớn trong thời gian vừa qua mà còn do hàng loạt các mối đe doạ tiềm tàng trong tương lai. Một trong cỏc nguyờn chớnh gây nên biến đổi khí hậu là do phát thải khí nhà kính từ quá trình tiêu thụ nhiên liệu hoá thạch trong đời sống và hoạt động sản xuất công nghiệp. Như vậy có thể khẳng định việc cắt giảm khí thải nhà kính là vấn đề mang tính toàn cầu đặc biệt là đối với các quốc gia sử dụng nhiều nhiên liệu hoá thạch, chủ yếu là các nước công nghiệp hoá.
Các nỗ lực cắt giảm, các cuộc đàm phán nhằm xây dựng điều ước quốc tế về bảo vệ khí hậu toàn cầu đã được bắt đầu từ những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỉ XX. Tháng 6 năm 1992, tại Hội nghị thượng đỉnh của Liên hợp quốc về Môi trường và phát triển ở Rio de Janeiro, Brazil, 155 quốc gia trong đó có Việt Nam đã ký Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) nhằm ngăn chặn những hiểm hoạ do biến đổi khí hậu gây ra và mục tiêu cuối cùng của Công ước là nhằm ổn định nồng độ khí nhà kính trong khí quyển ở mức an toàn. Công ước phân chia các nước thành hai nhúm: cỏc Bờn thuộc Phụ lục I – các nước công nghiệp hoá, là các nước chủ yếu gây ra biến đổi khí hậu và cỏc Bờn khụng thuộc Phụ lục I – gồm phần lớn là các nước đang phát triển.
Trong các cuộc đàm phán về Công ước biến đổi khí hậu, các Bên tham gia Công ước thấy rằng cần phải có những sự cam kết mạnh mẽ và cụ thể hơn của các nước công nghiệp hoá để giải quyết một cách tích cực biến đổi khí hậu. Hội nghị cỏc Bờn của Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP) đã thông qua Nghị định thư Kyoto tại COP -3 tổ chức ở Kyoto, Nhật Bản năm 1997.
Nghị định thư bao gồm các chỉ tiêu phát thải khí nhà kính có ràng buộc nghĩa vụ pháp lý đối với cỏc Bờn thuộc Phụ lục I, trong thời kỳ cam kết đầu tiên 2008 – 2012 đạt phát thải khí nhà kính thấp hơn mức năm 1990 khoảng 5,2%. Một quyết đinh quan trọng khác là việc đưa ra các cơ chế Kyoto, bao gồm Đồng thực hiện (JI), Cơ chế phát triển sạch (CDM) và Mua bán phát thải (ET).
Chính phủ Việt Nam đã chính thức phê chuẩn Nghị định thư Kyoto của UNFCCC vào ngày 25 tháng 09 năm 2003.
1.1.2.Các cơ chế Kyoto và cơ chế phát triển sạch
Một trong những nét nổi bật của Nghị định thư Kyoto là việc áp dụng các cơ chế Kyoto, còn được gọi là “cỏc cơ chế linh hoạt” nhằm giỳp cỏc nước công nghiệp hoỏ (cỏc Bờn thuộc Phụ lục I) giảm chi phí trong việc đáp ứng chỉ tiêu giảm phát thải của mình bằng việc đạt được giảm phát thải với chi phí thấp nhất tại các nước khác hơn là Cơ chế Đồng thực hiện (JI) được định nghĩa tại Điều 6 của Nghị định thư, Cơ chế phát triển sạch (CDM) được định nghĩa tại Điều 12 của Nghị định thư và Mua bán phát thải (ET) được định nghĩa tại Điều 17 của Nghị định thư.
Đồng thực hiện (JI) cho phép các nước nhận được tín dụng đối với các giảm phát thải do đầu tư tại các nước công nghiệp hoỏ khỏc. Cỏc mức giảm carbon được chứng nhận do JI tạo ra được gọi là các đơn vị giảm phát thải (ERUs). Các nước đầu tư có thể sử dụng các đơn vị ERU để đạt được các chỉ tiêu giảm phát thải GHG của nước mình, và do thực hiện một dự án JI nên lượng tính bằng đơn vị ERU sẽ được khấu trừ từ lượng phát thải chỉ định của nước chủ nhà.
Mua bán phát thải (ET) cho phép các nước chuyển giao phần “phỏt thải cho phộp” của mình, tức là các đơn vị định lượng đã được ấn định.
Cơ chế phát triển sạch (CDM) cho phép các dự án giảm phát thải hỗ trợ phát triển bền vững ở các nước đang phát triển thu được các CER –giảm phát thải được chứng nhận cho chủ đầu tư, thường là các quốc gia công nghiệp hoá. Theo Nghị định thư Kyoto, mục đích của CDM là giỳp cỏc Bờn khụng thuộc Phụ lục I đạt được sự phát triển bền vững, đóng góp vào mục tiêu cao nhất của Công ước và giỳp cỏc Bờn thuộc Phụ lục I đạt được tuân thủ các chỉ tiêu giảm phát thải GHG của nước mình.
Do vậy, các cơ chế này cung cấp cho các nước cũng như các công ty tư nhân cơ hội giảm phát thải ở mọi nơi trên Thế giới, với chi phí thấp nhất, và được tính lượng giảm phát thải này vào chỉ tiêu của mình.
1.2. Bản chất và chu trình dự án Cơ chế phát triển sạch
1.2.1. Dự án cơ chế phát triển sạch
Dự án đáp ứng cơ chế phát triển sạch gọi là dự án cơ chế phát triển sạch. Các dự án Cơ chế phát triển sạch (và từ đây gọi tắt là dự án CDM) có thể được hiểu như những dự án bảo vệ khí hậu ở hầu hết các nước đang phát triển (cỏc Bờn khụng thuộc Phụ lục I) nhằm đạt được những CER – giảm phát thải được chứng nhận để có thể bán cho các nước hạn chế về mục tiêu giảm phát thải, là cỏc Bờn thuộc Phụ lục I. Các CER cùng với Chuyển giao công nghệ đặc biệt là các công nghệ thân thiện với môi trường và khí hậu tạo nên sự khác biệt cho các dự án CDM so với các dự án đầu tư thông thường khỏc. Cỏc dự án CDM phải được tất cả các Bên có liên quan phê duyệt, phải mang lại sự phát triển bền vững tại nước chủ nhà và đạt được các lợi ích thực, có thể đo lường được và dài hạn liên quan đến giảm nhẹ biến đổi khí hậu. Các giảm phát thải phải đảm bảo tính bổ sung tức là phải bổ sung vào bất kỳ sự giảm phát thải nào đạt được mà không có hoạt động dự án. Một điểm đặc biệt của dự án CDM nữa là tất cả các Bên phải đáp ứng ba yêu cầu cơ bản là: tự nguyện tham gia vào CDM, thành lập Cơ quan quốc gia về CDM và phải phê chuẩn Nghị định thư Kyoto. Ngoài ra các quốc gia công nghiệp hoỏ cũn phải đáp ứng thêm một số điều kiện khác nữa như thành lập lượng giảm phát thải theo chỉ định tại Điều 3 của Nghị định thư và hệ thống quốc gia ước tính GHGs quốc gia, đăng ký quốc gia, kiểm kê hàng năm và hệ thống tính toán việc mua bán CERs.
Dự án CDM bao gồm các dự án thuộc các lĩnh vực sau:
· Nâng cao hiệu quả năng lượng sử dụng cuối.
· Nâng cao hiệu quả cung cấp năng lượng.
· Chuyển đổi nhiên liệu.
· Năng lượng tái tạo.
· Nông nghiệp (giảm phát thải CH4 và N2O).
· Các quá trình công nghiệp (CO2 từ sản xuất xi măng, HFCs, PFCs, SF6,…)
· Các dự án bể hấp thụ (đối với trồng rừng và khôi phục rừng).
1.2.2. Chu trình của dự án CDM
Chu trình dự án CDM gồm bảy giai đoạn cơ bản là: Thiết kế và xây dựng dự án, Phê duyệt quốc gia, Phê chuẩn và đăng ký, Tài chính của dự án, Giám sát, Thẩm tra /chứng nhận và Ban hành CERs. Bốn giai đoạn đầu được tiến hành trước khi thực hiện dự án còn ba giai đoạn sau được tiến hành trong suốt thời gian thực hiện dự án.
+ Thiết kế và xây dựng dự án: Xác định và xây dựng dự án CDM tiềm năng là bước đầu tiên trong chu trình dự án CDM. Dự án CDM phải đảm bảo tính thực tế, có khả năng đo lường được và phải mang tính bổ sung. Tính bổ sung thể hiện qua việc phát thải của dự án được so sánh với phát thải của trường hợp tham chiếu hợp lý, được coi là đường cơ sở. Theo Thoả thuận Marrakech, các phương pháp luận đường cơ sở có thể được thực hiện theo ba hướng tiếp cận:
· Cỏc phát thải hiện tại hoặc trong quá khứ phù hợp.
· Cỏc phát thải từ công nghệ do đầu tư thân thiện với môi trường.
· Cỏc phát thải trung bình của các hoạt động dự án tương tự đã được tiến hành trong vòng năm năm trước trong cùng điều kiện và các hoạt động đó thuộc mức cao của 20% tổng các loại dự án.
Sản phẩm cần có của giai đoạn này là Văn kiện thiết kế dự án (PDD), do các bên tham gia dự án soạn thảo, theo hướng dẫn của Ban điều hành CDM (EB). Văn kiện thiết kế dự án bao gồm: Mô tả chung về hoạt động dự án, Phương pháp luận đường cơ sở, Các biện pháp /kế hoạch giám sát, Tính toán cỏc phỏt thải GHG theo nguồn, Báo cáo tác động môi trường và Đóng góp ý kiến của các bên tham gia dự án.
Văn kiện PDD là văn bản chính thức bao gồm phần diễn giải kỹ thuật và tổ chức của các bên tham gia dự án và công khai trước công chúng.
+ Phê duyệt quốc gia: Sau khi hoàn thiện Văn kiện thiết kế dự án với các nội dung phù hợp, các bên tham gia dự án, của các nước đầu tư cũng như nước chủ nhà có thể xin phép Chính phủ nước mình phê duyệt dự án bằng văn bản. Các nước muốn tham gia CDM phải thành lập Cơ quan Quốc gia về CDM (DNA) để đánh giá, phê duyệt các dự án và đồng thời là đầu mối để liên hệ. Các nước đang phát triển cũng có trách nhiệm xác định các tiêu chí quốc gia về phê duyệt dự án. Cơ quan quốc gia về CDM phải công bố các văn bản xác nhận về sự tự nguyện tham gia của Chính phủ, đồng thời khẳng định hoạt động dự án hỗ trợ nước chủ nhà đạt được sự phát triển bền vững.
+ Phê chuẩn và đăng ký: Việc thẩm định dự án là quá trình đánh giá độc lập văn kiện PDD của các tổ chức tác nghiệp được uỷ nhiệm, sau khi có những ý kiến chung sẽ quyết định có phê duyệt văn kiện dự án hay không. Các tổ chức tác nghiệp này có thể là các công ty tư nhân đặc thù như công ty kế toán và kiểm toán, công ty tư vấn, các công ty luật có khả năng thực hiện đánh giá các giảm phát thải một cách độc lập và tin cậy. Nếu văn kiện dự án được phê duyệt, tổ chức tác nghiệp sẽ chuyển giao cho Ban Chấp hành để đăng ký chính thức. Tuy nhiên trong một số trường hợp, để tránh chi phí giao dịch quá cao, việc phê chuẩn sẽ được thực hiện trờn cỏc tài liệu ít chi tiết hơn, như ý tưởng chính của dự án (PIN).
+ Tài chính của dự án: phải đảm bảo không làm giảm các Quỹ Hỗ trợ phát triển chính thức ODA. Ngoài ra, CERs từ dự án CDM phải chịu mức phí 2%, còn gọi là “phần thu nhập” – sẽ được đưa vào Quỹ Thích ứng mới nhằm giỳp cỏc nước đang phát triển dễ nhạy cảm với các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu. Các khoản thu khác về CERs sẽ góp phần thanh toán các chi phí quản lý CDM. Để đảm bảo công bằng giữa các nước đang phát triển, dự án CDM tại các nước kém phát triển không phải chịu khoản thu về chi phí thích ứng và chi phí quản lý.
+ Giám sát: Sau khi đăng ký hoạt động dự án CDM, các bên tham gia sẽ thực hiện dự án và có trách nhiệm giám sát các mức phát thải GHGs theo kế hoạch giám sát ghi trong văn kiện PDD.
+ Thẩm tra /chứng nhận: Chỉ khi được đệ trình để được thẩm tra rõ ràng nhằm đo lường và kiểm toán lượng carbon được giảm nhẹ của dự án mới có giá trị trên thị trường carbon quốc tế. Do vậy, khi dự án đang trong quá trình thực hiện, các bên tham gia phải chuẩn bị báo cáo giám sát bao gồm tính toán lượng CERs cần ban hành và đệ trình để tổ chức tác nghiệp thẩm tra. Các tổ chức tác nghiệp được uỷ nhiệm định kỳ thẩm tra mức giảm phát thải đã giám sát. Sau khi duyệt lại một cách chi tiết, tổ chức tác nghiệp sẽ đưa ra báo cáo thẩm tra và sẽ chứng nhận CERs của dự án CDM.
+ Ban hành CERs: Ban điều hành sẽ xem xét báo cáo chứng nhận của tổ chức tác nghiệp, nếu được chấp thuận thì Ban điều hành sẽ chỉ thị cho cơ quan đăng ký ban hành CERs trong vòng 15 ngày kể từ khi bên tham gia dự án hoặc có ba thành viên của Ban điều hành đề nghị duyệt lại.
Các đối tác tham gia dự án
Xây dựng dự án tiền khả thi
Xây dựng dự án khả thi
Thực hiện và giám sát dự án
Tổng số CERs
Josef Janssen
Cơ quan
DNA
Phê duyệt dự án tiền khả thi
Phê duyệt dự án khả thi
Các
cổ đôngc
Nhận xét, đánh giá
Cơ quan
DOE
Công nhận
+
-------
dự án
Xác nhận và cấp chứng chỉ theo từng giai đoạn
Ban điều hành dự án CDM
Đăng ký
Phát hành CERs
Tiếp tục
dự án khác
1.3. Ý nghĩa của việc thực hiện cơ chế phát triển sạch
Cùng với cơ chế đồng thực hiện (JI) và Mua bán phát thải (ET), cơ chế phát triển sạch (CDM) cung cấp cho các quốc gia cũng như các công ty tư nhân cơ hội giảm phát thải ở mọi nơi trên thế giới, với chi phí thấp nhất. Thông qua các dự án giảm phát thải, các cơ chế này thúc đẩy đầu tư quốc tế và cung cấp nguồn lực cần thiết cho tăng trưởng kinh tế ở mọi nơi trên thế giới. Đặc biệt, CDM nhằm giỳp cỏc nước đang phát triển đạt được phát triển bền vững thông qua thúc đẩy đầu tư thân thiện với môi trường từ Chính phủ cũng như các công ty tư nhân ở các nước công nghiệp hoá.
Nguồn tài trợ qua CDM sẽ giỳp cỏc nước đang phát triển đạt được mục tiêu kinh tế – xã hội – môi trường và phát triển bền vững như đảm bảo không khí và nước sạch, cải thiện sử dụng đất, cùng với các phúc lợi xã hội như phát triển nông thôn, tạo công ăn việc làm, đóng góp vào nỗ lực xóa đói giảm nghèo, giảm phụ thuộc vào nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch. CDM thúc đẩy ưu tiên đầu tư sạch vào các nước đang phát triển đồng thời tạo ra những cơ hội đạt được tiến bộ về khí hậu, phát triển và các vấn đề môi trường khu vực.
II. CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ DỰ ÁN CƠ CHẾ PHÁT TRIỂN SẠCH
Phát triển bền vững là mục tiêu theo đuổi của tất cả các quốc gia trong quá trình phát triển của mình cho nên các tiêu chí phát triển bền vững là một công cụ cần thiết để đánh giá hiệu quả của các dự án CDM ở các nước chủ nhà nhằm đảm bảo rằng các dự án này đáp ứng được các mục tiêu phát triển bền vững quốc gia và tất nhiên cỏc bờn thực hiện dự án CDM phải tuân theo các tiêu chí phát triển bền vững quốc gia trong quá trình thực hiện dự án. Và việc đánh giá hiệu quả của dự án CDM là đánh giá những đóng góp của dự án vào các mục tiêu phát triển bền vững đó, thể hiện trong sự gia tăng thu nhập quốc dân hay sự ổn định của xã hội cũng như các cải thiện về mặt môi trường.
Phát triển bền vững đạt được khi đồng thời đạt được sự phát triển kinh tế, tiến bộ xã hội và các hoạt động bảo vệ môi trường. Các quốc gia khác nhau cú cỏc điều kiện kinh tế – xã hội – môi trường không hoàn toàn giống nhau do đó mà các tiêu chí phát triển bền vững cho các dự án CDM cũng có sự khác nhau.
Các tiêu chí đánh giá hiệu quả dự án CDM nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững quốc gia bao gồm:
· Hiệu quả về kinh tế:
Sử dụng các ngành và doanh nghiệp tại địa phương.
Chia sẻ ngân sách dự án bằng việc sử dụng tại nước chủ nhà
Giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hoá thạch.
Giảm sự phụ thuộc vào các nguồn năng lượng nhập khẩu.
· Hiệu quả về môi trường:
Đóng góp vào nỗ lực giảm nhẹ biến đổi khí hậu toàn cầu.
Giảm ô nhiễm không khí do sử dụng nhiên liệu hoá thạch.
Giảm ô nhiễm nước do sử dụng nhiên liệu hoá thạch.
Giảm ô nhiễm đất.
Giảm ô nhiễm tiếng ồn.
Bảo tồn đa dạng sinh học.
Sử dụng bền vững nguồn tài nguyên đất.
Sử dụng bền vững tài nguyên khoáng sản.
Sử dụng bền vững tài nguyên rừng.
Sử dụng bền vững tài nguyên nước.
Gìn giữ các di sản văn hoá.
· Hiệu quả về xã hội – Nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống:
Xoỏ đói giảm nghèo.
Tạo ra công ăn việc làm cho đất nước.
Giảm bớt sự chênh lệch giàu – nghèo giữa cộng đồng mục tiêu với các cộng đồng còn lại.
Cỏc Bên liên quan được tham gia vào tư vấn dự án.
Nâng cao sức khỏe chung của cộng đồng.
Bình đẳng giới.
Chuyển giao công nghệ thân thiện với môi trường và thích hợp với khí hậu.
III. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH CHI PHÍ – LỢI ÍCH TRONG ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ DỰ ÁN CƠ CHẾ PHÁT TRIỂN SẠCH
3.1. Giới thiệu phương pháp phân tích chi phí – lợi ích
Phân tích chi phí – lợi ích là quá trình xác định và so sánh những lợi ích của việc thực hiện một dự án, chương trình chính sách hay hoạt động phát triển nói chung đem lại cho xã hội với những chi phí mà xã hội phải bỏ ra để thực hiện dự án, chương trình hay hoạt động đó.
Cách hiểu thông dụng nhất phân tích chi phi – lợi ích chính là phân tích kinh tế hay nói cách khác: Phân tích kinh tế là quá trình phân tích chi phí – lợi ích trong đó các lợi ích và chi phí được nhìn nhận từ giác độ xã hội, từ quan điểm của nền kinh tế, vì thế bao gồm tất cả các lợi ích và chi phí thực, các chi phí và lợi ích được phản ánh bằng giá cả trên thị trường cũng như các chi phí cơ hội, chi phí - lợi ích môi trường và các loại chi phí – lợi ích khác không được phản ánh bằng tiền như: sự suy giảm đa dạng sinh học, việc làm mất nơi cư trú của các loài động thực vật, tạo thêm hoặc làm mất đi việc làm, các tác động đến văn hóa – xã hội, đến an ninh quốc phòng, …Trong khi đú thỡ từ giác độ chủ dự án, các nhà đầu tư, thường chỉ xem xét khả năng sinh lời về mặt tài chính, đú chớnh là phân tích tài chính. Nói cách khác, phân tích tài chính thực chất là việc xác định và so sánh cỏc dũng tiền thu và chi để đánh giá dự án là lợi hay không lợi.
Các dự án CDM giỳp cỏc nước đang phát triển đạt được các mục tiêu kinh tế – xã hội – môi trường như đảm bảo không khí và nước sạch, cải thiện sử dụng đất cũng như các phúc lợi xã hội khác như tạo công ăn việc làm, phát triển nông thôn, đóng góp vào nỗ lực xoỏ đúi giảm nghèo, hay giảm sự phụ thuộc vào năng lượng nhập khẩu, … đều là những lợi ích rất khó lượng hoá được bằng tiền, do đó mà sử dụng phân tích kinh tế sẽ tối ưu hơn phân tích tài chính để có thể đánh giá hiệu quả các dự án CDM.
3.2. Các bước đánh giá hiệu quả dự án CDM.
3.2.1. Xác định các chi phí và lợi ích
Xác định các chi phí và lợi ích thực chất là liệt kê các chi phí và lợi ích liên quan đến việc thực hiện dự án, bao gồm cả chi phí, lợi ích về môi trường, việc làm, thu nhập, xoỏ đúi giảm nghèo, …bờn cạnh các chi phí, lợi ích có thể lượng hoá được bằng tiền như chi phí đầu tư xây dựng cơ bản, chi phí vận hành, doanh thu từ bán sản phẩm, do tiết kiệm chi phí vận hành,…
Nguyên tắc xác định lợi ích và chi phí là: Một lợi ích bị mất đi được coi là một chi phí, ngược lại một khoản chi phí tiết kiệm được thì đó là lợi ích. Đồng thời một nguyên tắc nữa cần đươc quán triệt trong bước này là không được tớnh trựng và cũng không được bỏ sót. Xác định đúng và đủ các khoản lợi ích và chi phí Với một số đặc điểm khỏc cỏc dự án đầu tư thông thường nờn cỏc khoản chi phí, lợi ích của dự án CDM cũng có một số khác biệt. Ngoài các chi phí, lợi ích được đã được đề cập trong các phân tích truyền thống thỡ cũn cú thờm một số chi phí và lợi ích khác.
Chi phí ở đây gồm chi phí dự án và các chi phí ẩn. Tổng chi phí xã hội của dự án phải bao gồm chi phí cá nhân thực của tất cả các nguồn tài nguyên được sử dụng trong suốt đời dự án cộng với các chi phí áp đặt cho bên thứ ba, ví dụ như gây ra các ngoại ứng. Chi phí cá nhân gồm chi phí thường xuyên và chi phí không thường xuyên.
Chi phí thường xuyên là các khoản chi tiêu liên quan đến vận hành và bảo dưỡng, bảo quản máy móc, trang thiết bị, nhà xưởng mà chủ dự án phải gánh chịu trong suốt đời dự án. Chi phí thường xuyên chia làm ba loại là: chi phí năng lượng, chi phí nhân công hàng năm và chi phí nguyên vật liệu.
Chi phí không thường xuyên thường không phát sinh ngay khi mới bắt đầu dự án và cũng không thường xuyên trong suốt đời dự án, bao gồm các chi phí về đất đai và quyền tài sản, các chi tiêu về cơ sở hạ tầng, máy móc, trang thiết bị và các chi phí lắp đặt.
Các chi phí ẩn thường không được đề cập đến trong các phân tích chi phí truyền thống hay còn gọi là các chi phí thực thi (implementation costs). Các chi phí này xuất phát từ các thay đổi về thể chế và nhân sự, nhu cầu về thông tin, thị trường và các cơ hội về công nghệ, các khuyến khích về kinh tế (thuế, trợ cấp). Các chi phí ẩn này được chia ra làm chi phí quản lý và chi phí phá bỏ rào cản.
Chi phí quản lý là các chi phí cho các hoạt động liên quan trực tiờp đến việc thực hiện dự án trong ngắn hạn, bao gồm các chi phí lập kế hoạch, đào tạo, quản lý và kiểm tra.
Chi phí phá bỏ rào cản là chi phí cho các hoạt động khắc phục trực tiếp các thất bại thị trường hay để giảm các chi phí giao dịch trong khu vực công hay khu vực tư nhân hoặc cả hai, các chi phí này hỗ trợ cho việc thực hiện dự án. Ví dụ về loại chi phí này là các chi phí để cải thiện năng lực thể chế, giảm các rủi ro và sự không chắc chắn, tạo thuận lợi cho các giao dịch thị trường, tuân thủ các chính sách.
Lợi ích của dự án CDM bao gồm cả lợi ích lượng hoá bằng tiền và lợi ích không lượng hoá được bằng tiền. Các khoản doanh thu từ bán sản phẩm, tiết kiệm chi phí vận hành hay lao động đều có thể lượng hoá được bằng tiền. Bên cạnh đó, như đã trình bày ở trên thì phần lớn các dự án CDM không chỉ thu được lợi ích về giảm phát thải carbon mà còn mang lại nhiều lợi ích về xã hội và môi trường, những lợi ích phát triển bền vững mà trong đó có nhiều lợi ích khó có thể lượng hoá được bằng tiền, chẳng hạn giảm ô nhiễm nước và không khí do giảm sử dụng các nhiên liệu hoá thạch, nâng cao khả năng cung cấp nước sạch, giảm xói mòn đất và bảo vệ đa dạng sinh học, đóng góp vào nỗ lực xoỏ đúi giảm nghèo, phát triển nụng thụn,…
3.2.2. Đánh giá các chi phí – lợi ích
Việc đánh giá chi phí – lợi ích một cách đầy đủ và chính xác là hết sức cần thiết vì kết quả của bước này ảnh hưởng nhiều đến kết quả phân tích. Bước này thực chất là thực hiện việc quy đổi các chi phí, lợi ích đã được xác định ở bước trước về giá trị tiền tệ. Đối với các chi phí, lợi ích có giá trên thị trường như giá nguyên vật liệu, lao động, năng lượng, …thỡ đánh giá các chi phí, lợi ích này bằng giá thị trường. Còn đối với các chi phí, lợi ích không có giá thị trường hay giá cả trong thị trường cạnh tranh không hoàn hảo thì cần sử dụng giá mờ để đánh giá. Giá thị trường được điều chỉnh sao cho phản ánh đúng chi phí cơ hội kinh tế được gọi là giá mờ.
Tuy vậy trên thực tế, trong một số trường hợp nhất định thỡ luụn cú những chi phí – lợi ích ít mang tính hữu hình như giá trị hình ảnh của doanh nghiờp, thiệt hại tránh được do công nhân thôi biểu tình, …rất khó lượng hoá được thành tiền. Do vậy, sự đánh giá cũng còn hạn chế và làm cho kết quả phân tích không được toàn diện.
3.2.3. Tổng hợp chi phí – lợi ích theo thời gian
Bước này chỉ là tổng hợp các giá trị quy đổi của chi phí và lợi ích theo năm phát sinh và tính toán lợi ích ròng hàng năm trong suốt đời dự án. Kết quả của bước này thể hiện trong Bảng chi phí – lợi ích theo thời gian.
Năm
Tổng lợi ích (Bt)
Tổng chi phí (Ct)
Lợi ích ròng hàng năm
1
B1
C1
(B1 – C1)
2
B2
C2
(B2 – C2)
…
…
…
…
t
Bt
Ct
(Bt – Ct)
3.2.4. Tính toán các chỉ tiêu.
Các chỉ tiêu thường được sử dụng để tính toán phục vụ cho việc đánh giá hiệu quả dự án là: Giá trị hiện tại ròng (NPV), tỉ suất lợi ích – chi phí (BCR), thời gian hoàn vốn (PB) và hệ số hoàn vốn nội bộ (IRR). Để có thể tính toán các chỉ tiêu này thì trước hết phải tiến hành chọn biến thời gian và tỷ lệ chiết khấu thích hợp.
· Chọn biến thời gian thích hợp: Về mặt lý thuyết, phân tích kinh tế các dự án phải được kéo dài trong khoảng thời gian vừa đủ để có thể bao hàm đầy đủ mọi lợi ích và chi phí của dự án. Trong việc lựa chọn biến thời gian thích hợp, cần lưu ý hai nhân tố:
- Thời gian sống hữu ích dự kiến của dự án để tạo ra các sản phẩm đầu ra và các lợi ích kinh tế cơ sở mà dựa vào đó dự án được thiết kế. Khi lợi ích đầu ra trở nên không đáng kể thì thời gian sống hữu ích dự kiến của dự án có thể xem như kết thúc.
- Tỷ lệ chiết khấu được sử dụng trong phân tích kinh tế của dự án. Giá trị này tỉ lệ nghịch với thời gian sống hữu ích dự kiến của dự án, tỷ lệ chiết khấu càng cao thì thời gian sống hữu ích dự kiến của dự án càng ngắn, vỡ nú làm giảm đi giá trị hiện tại của lợi ích theo thời gian trong tương lai.
· Chọn tỷ lệ chiết khấu (r): là việc hết sức quan trọng, bởi lẽ một sự thay đổi nhỏ của r sẽ làm thay đổi giá trị hiện tại ròng và như vậy có thể cho kết quả phân tích sai. Tỷ lệ chiết khấu được lựa chọn phải đảm bảo:
+ Không phản ánh lạm phát, mọi giá cả sử dụng trong phân tích là thực.
Tỷ lệ chiết khấu thực = tỷ lệ chiết khấu danh nghĩa – lạm phát
+ Xác định và điều chỉnh tỷ lệ chiết khấu căn cứ vào chi phí cơ hội của đồng tiền, chi phí của việc vay mượn và hệ thống xã hội về ưu tiên theo thời gian.
Khi đã chọn mốc thời gian và tỷ lệ chiết khấu, chúng ta tiến hành tính toán các chỉ tiêu tài chính: NPV, BCR, PB, IRR.
¨ Giá trị hiện tại ròng (NPV).
Giá trị hiện tại ròng của dự án là hiệu số giữa giá trị hiện tại của các khoản thu nhập và chi phí trong tương lai, nghĩa là tất cả lợi nhuận hàng năm được chiết khấu về thời điểm bắt đầu bỏ vốn theo tỷ suất chiết khấu đã được lựa chọn.
Công thức tính:
NPV =
Trong đó:
r là tỷ lệ chiết khấu
t là năm tương ứng (t = 0,1,2,…n)
n là số năm đời dự án
Bt, Ct lần lượt là lợi ích và chi phí năm thứ t.
Giá trị hiện tại ròng là một chỉ tiêu quan trọng trong phân tích tài chính dự án đầu tư, phản ánh giá trị thời gian của tiền. Dự án chỉ được chấp nhận khi NPV khụng õm.
¨ Tỷ suất lợi ích – chi phí (BCR)
Tỷ suất lợi ích – chi phí là tỷ số giữa giá trị hiện tại của lợi ích thu được so với giá trị hiện tại của chi phí bỏ ra.
BCR =
Tỷ số B /C cho biết tổng các khoản thu của dự án có đủ bù đắp các chi phí phải bỏ ra của dự án hay không và dự án có khả năng sinh lãi không. Dự án chỉ được chấp nhận khi B /C $1.
Nếu B /C > 1 : dự án có lãi.
B/C = 1 : dự án hoà vốn, không có lãi.
B/C < 1 : dự ỏn khụng khả thi về mặt tài chính.
¨ Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR)
Đây là một trong những chỉ tiêu được sử dụng nhiều nhất trong việc đánh giá sự đáng giá về mặt kinh tế tài chính của các dự án đầu tư. Bản chất IRR là mức thu lợi trung bình của đồng vốn được tính theo các kết số còn lại của vốn đầu tư ở đầu các năm của dòng tiền tệ do nội tại của phương án mà suy ra và với giả thuyết là các khoản thu được trong quá trình khai thác dự án đều được đem đầu tư lập tức cho dự án với suất thu lợi bằng chính suất thu lợi nội bộ IRR đang tìm.
Về mặt toán học, IRR là một tỷ suất chiết khấu đặc biệt mà khi đó NPV = 0, là khả năng sinh lãi riêng của dự án.
Công thức tính:
NPV = 0 hay
IRR là tỷ lệ lãi suất tiền vay cao nhất mà nhà đầu tư có thể chấp nhận vay vốn để thực hiện dự án mà không sợ bị thua lỗ. IRR càng lớn hơn lãi suất tiền vay thì khả năng sinh lời của dự án càng cao.
¨ Thời hạn thu hồi vốn (PB)
Thời hạn thu hồi vốn là số năm cần thiết để có thể thu hồi được toàn bộ số vốn đầu tư đã bỏ ra. Đây là một tiêu chuẩn đặc biệt quan trọng khi nghiên cứu dự án có nhiều rủi ro và khan hiếm vốn, là vấn đề thường gặp phải đối với các dự án CDM. Thời hạn thu hồi vốn càng dài thì rủi ro càng lớnc chỉ sau thời kỳ thu hồi vốn, vốn đầu tư đã được hoàn lại đầy đủ, các yếu tố không chắc chắn trong tương lai không còn quá nguy hiểm đối với chủ đầu tư nữa và mọi khoản thu nhập ròng đều được xem là lãi.
+ Thời gian thu hồi vốn giản đơn: thường sử dụng khi lập Báo cáo Nghiên cứu tiền khả thi hoặc dùng trong trường hợp lập Báo cáo Nghiên cứu khả thi mà lãi vốn vay đã trả hàng năm.
PB =
Trong đó: C0 là vốn đầu tư ban đầu
CF1 là tiết kiệm ròng năm đầu tiên
+ Thời gian thu hồi vốn có xột đờn yếu tố thời gian của tiền: dùng khi lập Báo cáo Nghiên cứu khả thi và chỉ đúng trong trường hợp dự án sử dụng vốn tự có. Có thể tính theo phương pháp cộng dồn (lập bảng biến thiên) hay phương pháp trừ dần.
Với các dự án cú cựng mức vốn đầu tư thì dự án nào có thời hạn thu hồi vốn càng ngắn càng tốt, vì như thế đồng nghĩa với việc quay vòng vốn nhanh và ít rủi ro hơn.
3.2.5. Phân tích rủi ro và độ nhạy.
Trong thực tế, các rủi ro luôn có thể xảy ra bất cứ lúc nào chứ không tuân theo mong muốn của một đối tượng nào, cũng như vậy, luôn có thể xảy ra rủi ro đối với các ước tính của nhà đầu tư. Biến động trên thị trường vốn vay, thay đổi trong chính sách và thể chế, …tất cả những điều đó làm cho các dữ liệu để đánh giá hiệu quả một dự án trở nên không đầy đủ và toàn diện một cách hoàn hảo. Vì thế, cần phải có những giả định về dữ liệu tính toán, người phân tích phải kiểm định ảnh hưởng của những thay đổi trong giả định đối với các chỉ tiêu tài chính phục vụ cho việc đánh giá hiệu quả dự án.
Bản chất của phân tích rủi ro và độ nhạy là tính lại lợi ích xã hội ròng với bộ dữ liệu khác cùng với sự giải thích lại sự mong muốn tương đối của các phương án.
Phân tích độ nhạy của dự án cho phép đánh giá tác động của sự không chắc chắn thông qua việc:
- Chỉ ra biến số ảnh hưởng nhiều nhất đến lợi ích xã hội ròng.
- Chỉ ra giá trị của một hay nhiều biến số cụ thể mà tại đó làm cho đánh giá hiệu quả dự án thay đổi.
- Chỉ ra trong phạm vi của một hay nhiều biến số một phương án là đáng mong muốn nhất về mặt kinh tế.
Phân tích rủi ro và độ nhạy sẽ giúp người phân tích hiểu được cấu trúc hiệu quả kinh tế của dự án. Những yếu tố gây tác động mạnh mẽ nhất cũng như các yếu tố cú ớt ảnh hưởng cũng sẽ rõ ràng hơn.
3.2.6. Kết luận và kiến nghị.
Sau khi thực hiện tất cả các bước trên, chúng ta sẽ có một cái nhìn tương đối bao quát về dự án, hiệu quả của dự án. Trên cơ sở đó sẽ đưa ra kết luận cuối cùng về dự án, cú nờn lựa chọn dự án không và nếu có thì khi thực hiện dự án sẽ đem lại các lợi ích gỡ, cỏc khoản chi phí phải bỏ ra để có được những lợi ích đó là gì. Đồng thời đề xuất các kiến nghị nhằm khắc phục những mặt còn hạn chế, hoàn thiện dự án.
CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU LÒ GẠCH LIÊN TỤC KIỂU ĐỨNG HIỆU SUẤT CAO TẠI XÃ XUÂN QUAN, HUYỆN VĂN GIANG,TỈNH HƯNG YấN.
I. SẢN XUẤT GẠCH THEO KIỂU TRUYỀN THỐNG TẠI XÃ XUÂN QUAN, HUYỆN VĂN GIANG, TỈNH HƯNG YấN
1.1. Giới thiệu chung về xó Xuõn Quan
Xó Xuân Quan là xã thuộc huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên với ba mặt giáp Hà Nội. Xó cú diện tích 530 ha, dân số hơn 7000 người trong đó lực lượng lao động chiếm khoảng 49%. Kinh tế của xã chủ yếu dựa vào nông nghiệp, công nghiệp còn kém phát triển. Mang đặc điểm chung của tỉnh, sản xuất công nghiệp của xã chủ yếu là các cơ sở sản xuất nhỏ dưới dạng làng nghề sản xuất gạch ngói, gốm sứ,.. Trong số các cơ sở sản xuất này thì sản xuất gạch nung đóng một vai trò tích cực cho Ngân sách xã, giải quyết công ăn việc làm cho khoảng gần 300 lao động, đã và đang trở thành nguồn kinh tế chính của nhiều hộ gia đình.
1.2. Tình hình sản xuất gạch tại của xó Xuõn Quan
Hiện xó cú hơn 30 lò gạch đang hoạt động, đóng góp vào Ngân sách xã khoảng hơn 250 triệu đồng một năm. Việc sản xuất gạch tại xó Xuõn Quan được tiến hành tại một số khu vực sản xuất nông nghiệp kém phát triển, và là nguồn lợi kinh tế đáng kể do có nguồn nguyên liệu được bổ sung liên tục là phù sa sông Hồng do nạo vét kênh Bắc Hưng Hải. Tuy nhiên, các lò gạch trong xã chủ yếu là cỏc lũ thủ công, trong giai đoạn cháy mãnh liệt sinh ra khúi cú lưu lượng lớn và nhiệt độ cao bất thường gõy chỏy tỏp cây trồng và ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân khu vực xung quanh, dẫn đến xích mích, xung đột giữa các hộ trồng hoa màu, lương thực và các hộ sản xuất gạch. Cuối năm 1999, Uỷ ban nhân dân xó Xuõn Quan đã phải bồi thường cho 91 mẫu lúa và hoa màu với tổng số tiền bồi thường là 60, 5 triệu đồng do khói thải từ các lò gạch đã gây ảnh hưởng nặng nề đến năng suất cây trồng. Đồng thời 10 lò gạch đã phải ngừng hoạt động do có ảnh hưởng nghiêm trọng đến khu vực xung quanh. Như vậy có thể thấy là khói lò gạch đã ảnh hưởng rất nặng đến công ăn việc làm cũng như nguồn lợi kinh tế của dân cư trong xã.
1.3. Giới thiệu lò gạch thủ công truyền thống
Lò gạch có công suất 100.000 viên /mẻ được sử dụng phổ biến ở Hưng Yên. Lò đứng thủ công hoạt động theo nguyên lý gián đoạn, theo đó mỗi mẻ gạch đốt 100.000 viên bao gồm các công đoạn sau:
Xếp gạch vào lò: 5 – 10 ngày
Đốt lò: 5 – 6 ngày
Làm nguội lò: 5 – 6 ngày
Lấy gạch ra và xếp gạch vào kiêu: 5 – 6 ngày
Tổng số: 20 – 28 ngày.
Nhiên liệu sử dụng là than cám 6 – 5 từ mỏ Cao Sơn, Mạo Khê.
Khối lượng trung bình gạch mộc: 2,12 kg
Khối lượng trung bình gạch thành phẩm: 1,85 kg.
Năng suất trung bình năm: 13 mẻ * 80.000 viên /mẻ = 1.040.000 viên /năm.
Tỷ lệ hao vỡ trung bình là: 10%.
II. GIỚI THIỆU LÒ GẠCH LIÊN TỤC KIỂU ĐỨNG HIỆU SUẤT CAO TẠI XÃ XUÂN QUAN, HUYỆN VĂN GIANG, TỈNH HƯNG YấN.
2.1. Giới thiệu lò gạch liên tục kiểu đứng hiệu suất cao
Lò gạch liên tục kiểu đứng có xuất sứ tại Trung Quốc. Sau đó vào khoảng những năm 1990, một số tổ chức quốc tế như GTZ của Đức, SDC và Skat của Thuỵ Sĩ đã nghiên cứu và thấy rằng đây là một mô hình lò gạch có khả năng tiết kiệm năng lượng và giảm ô nhiễm môi trường rất lớn, có thể phù hợp triển khai ở các nước đang phát triển. Từ đó công nghệ lò gạch này được chuyển giao đến một số nước như ấn Độ, Nêpan, Pakistan. Cho đến nay, lò gạch liên tục kiểu đứng đã được ứng dụng rộng rãi nhất là ở ấn Độ và cho nhiều kết quả tốt.
Nguyên lý cấu tạo và đặc điểm vận hành của mô hình lò gạch như sau:
Lò gạch gồm có hai lớp tường, ở giữa là lớp cách nhiệt dày khoảng 1m để cách nhiệt cho lò. Lớp tường cách nhiệt này thường được làm từ xỉ, đất hay đất trộn trấu tuỳ thuộc khả năng cung cấp nguyên liệu của từng vùng. Lớp tường phía trong vùng chứa gạch có thể xây bằng gạch, gạch chưa nung hoặc đôi khi là gạch chịu lửa. Kích thước tiết diện vùng này sẽ quyết định công suất của lò gạch. Thông thường kích thước tiết diện vùng chứa gạch là 1m chiều rộng và 1m; 1,5m; 1, 75m hoặc 2m chiều dài.
Trong không gian chứa gạch của lò, gạch được xếp thành nhiều mẻ, mỗi mẻ gồm 4 lớp theo chiều đứng bên trong lò, giữa các lớp gạch có rắc các lớp than cám xen kẽ. Khi khởi động lò ta có thể mồi lửa cho lò từ mặt trên lò hoặc từ đỏy lũ và điều chỉnh chuyển động của gạch trong lò để khu vực nung ở khoảng giữa lò. Lúc đó, đây sẽ là vựng cú nhiệt độ cao nhất để nung chín viên gạch. Trờn vựng nung gọi là vùng gia nhiệt, nhiệt bốc ra từ vùng nung có nhiệt độ thấp hơn được sử dụng để gia nhiệt trước cho gạch ở vùng gia nhiệt. Phía trên vùng gia nhiệt là vùng sấy, nhiệt bốc ra từ vùng gia nhiệt có nhiệt độ thấp hơn lại được sử dụng để sấy gạch ở vùng sấy. Bên dưới vùng nung là vùng làm nguội, gạch sau khi nung cần được làm nguội một cách từ từ trong vùng làm nguội. Không khí cấp vào từ đỏy lũ khi qua vùng làm nguội được gia nhiệt bởi gạch vừa được nung chuyển xuống vùng này trước khi cấp cho vùng nung. Như vậy trong không gian chứa gạch của lũ luụn tồn tại bốn vùng, tính từ trên xuống là vùng sấy, vùng gia nhiệt, vùng nung và vùng làm nguội. Gạch được đưa vào lò, qua bốn vùng này một cách liên tục và khi ra khỏi vùng làm nguội ta được gạch chín. Gạch được cấp liên tục vào lò từ trên xuống ngược chiều với chiều dũng khúi mang nhiệt đi từ dưới lên trên để gia nhiệt cho gạch. Khói sinh ra trong quá trình đốt sau khi nhả nhiệt cho gạch mộc được thải ra môi trường thông qua một hệ thống dẫn khói và hai ống khói. Do tận dụng nhiệt một cách tối đa, ta có thể giảm đáng kể lượng nhiên liệu sử dụng, lưu lượng khói thải thấp và được đưa ra hai ống khói cao khoảng 10m so với mặt đất nên giảm thiểu mức ô nhiễm môi trường xung quanh và môi trường làm việc cho người lao động.
Với nguyên lý vận hành như trên cùng với việc cách nhiệt tốt ở vỏ lò, lò gạch liên tục kiểu đứng có suất tiêu hao năng lượng thấp hơn nhiều so với cỏc lũ thủ công. Dưới đây là một số kết luận đã được rút ra từ việc áp dụng lò gạch liên tục kiểu đứng tại một số nước như ấn Độ, Trung Quốc:
Ú Hiệu suất nhiệt cao nên suất tiêu hao năng lượng để nung gạch là rất nhỏ, chỉ khoảng 0,75 – 1,1 MJ/kg gạch thành phẩm. Suất tiêu hao năng lượng này được coi là thấp nhất trong các loại mô hình lò gạch trên thế giới.
Ú Do lò hoạt động liên tục nên lưu lượng khói thải rất nhỏ. Đối với lò gạch có công suất 4000 viên /ngày, lưu lượng khói trung bình là 0,19m3/s. Với lưu lượng khói nhỏ như vậy sẽ nhanh chóng phát tán vào không khí, do vậy sẽ khụng gõy ô nhiễm môi trường cho khu vực xung quanh.
Ú Cấu tạo của lò đơn giản, vận hành dễ dàng, giá thành xây dựng không cao do đó phù hợp với hầu hết các cơ sở sản xuất vừa và nhỏ, đồng thời thích hợp với việc khai thác đất tại chỗ để làm gạch.
Ú Chất lượng gạch ra đảm bảo với hình dạng ít bị biến dạng trong quá trình nung, cường độ chịu nén của gạch khá cao. Theo báo cáo của ấn Độ thì cường độ chịu nén của gạch sản xuất theo công nghệ này khoảng 70 – 300 kg /cm2 tuỳ thuộc vào chất lượng gạch mộc.
Với những ưu điểm như trên, việc ứng dụng mô hình lò gạch liên tục kiểu đứng ở Việt Nam nói chung và ở xó Xuõn Quan nói riêng sẽ có ý nghĩa thiết thực. Mô hình lò gạch này có thể được sử dụng thay thế lò gạch thủ công một cách dễ dàng, vừa giảm ô nhiễm môi trường mà vẫn đảm bảo được sự phát triển của sản xuất đáp ứng nhu cầu xây dựng ngày càng tăng trong tỉnh cũng như cả nước.
2.2. Mô hình lò gạch liên tục kiểu đứng hiệu suất cao tại xó Xuõn Quan, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên.
Mô hình lò gạch liên tục kiểu đứng đã được xây dựng và vận hành liên tục từ tháng 3 năm 2002 tại xó Xuõn Quan, Văn Giang, Hưng Yên là mô hình lũ kộp gồm hai buồng đốt có công suất 3.800.000 viên /năm với các thông số kỹ thuật chính như sau:
Nhiên liệu sử dụng: Than cám 6-5 từ mỏ Cao Sơn, Mạo Khê.
Khối lượng trung bình gạch mộc: 2,065 kg.
Khối lượng trung bình gạch thành phẩm: 1,87 kg.
Lò gạch hoạt động liên tục trung bình 1, 5 giờ ra một mẻ 368 viên cho một buồng đốt, với hai buồng đốt trong một ngày sản lượng gạch ra lò là 11.776 viờn (368viờn /mẻ/buồng * 2buồng * 16mẻ/ngày = 11.776 viên /ngày).
Một năm hoạt động trong 330 ngày thì sản xuất ra số lượng gạch là:
330 ngày * 11.776 viên /ngày = 3.886.080 viên.
Tỷ lệ hao vỡ trung bình là: 8%.
2.3. So sánh lò gạch liên tục kiểu đứng và lò gạch kiểu truyền thống
Việc so sánh giữa lò gạch liên tục kiểu đứng và lò gạch kiểu truyền thống (lò gạch thủ công) thực hiện theo một số khía cạnh sau:
- Suất tiêu hao năng lượng trên một đơn vị khối lượng sản phẩm.
- Mức độ phát thải ra môi trường
- Đánh giá về chất lượng gạch.
Suất tiêu hao năng lượng: là đại lượng đặc trưng cho mức năng lượng tiêu hao cho một đơn vị sản phẩm, ở đây tính bằng MJ /kg gạch thành phẩm.
Số liệu trong các bảng dưới đây là dựa trên việc phỏng vấn các chủ lò gạch
VSBK (Vertical Shaft Brick Kiln): Lò gạch liên tục kiểu đứng.
Công suất trung bình của lò gạch liên tục kiểu đứng:
11.776 viên /ngày * 330 ngày /năm = 3.886.080 viên /năm.
Công suất trung bình của lò gạch thủ công truyền thống:
80.000 viên /mẻ * 13 mẻ /năm = 1.040.000 viên /năm.
Bảng 2.1: Tiêu hao nhiên liệu đối với lò gạch thủ công truyền thống và lò gạch liên tục kiểu đứng (một lũ kộp).
Thông số
VSBK
Lò thủ công truyền thống
Nhiên liệu tiết kiệm được
Thành tiền (VNĐ)
Lượng nhiên liệu tiêu thụ cho 1viên gạch
0,085 kg
0,15 kg
0,065 kg
-
Lượng than cần để sản xuất 3.886.080 viên gạch
330.316,8 kg
582.912 kg
252.595,2 kg
75.778.560
Lượng củi cần thiết để khởi động lò
400 kg
200 kg
-
-
Lượng củi cần thiết để khởi động lò
400 kg
7800 kg
7400 kg
4,44
Chi phí nhiên liệu trong 1 năm (đồng)
99.335.040
48.360.000
Nguồn: Theo số liệu thu thập bằng cách phỏng vấn các chủ lò gạch tại xó Xuõn Quan.
Một mẻ của lò thủ công là 100.000 viên
Giá than là 300.000 đồng /tấn, giá củi là 600 đồng /kg.
Lượng củi cần cho mỗi lần khởi động lò của lò gạch thủ công là 200 - 500 kg/lũ tuỳ thuộc vào công suất lò, thời tiết và kinh nghiệm của người thợ đốt lò.
Giá nhiên liệu được tính theo giá thị trường.
Nhìn vào bảng ta có thể thấy việc sử dụng lò gạch liên tục kiểu đứng để sản xuõt 3.886.080 viên gạch /năm so với việc sử dụng lò thủ công để sản xuất cùng số lượng gạch trên sẽ tiết kiệm được 252, 6 tấn than và 7, 4 tấn củi. Và như vậy sú tiền tiết kiệm được từ tiết kiệm nhiên liệu sẽ là 75, 8 triệu đồng tiền than và 4, 4 triệuđồng tiền củi, tổng số tiền tiết kiệm nhiên liệu là 80, 2 triệu đồng.
Mức độ phát thải ra môi trường: Được tính toán dựa trên cơ sở cân bằng về khối lượng. Ta có sơ đồ sau:
LÒ GẠCH
Than (Mt) Tro (Mtr)
Gạch mộc (Mgm) Gạch sau nung (Mgn)
Không khí (Mkk) Khói thải (Mkt)
Hình 2.1: Cân bằng năng lượng cho lò gạch đốt than.
Phương trình cân bằng khối lượng:
Mt+ Mgm + Mkk = Mtr + Mgn + Mkt
Trong đó:
Mt: khối lượng than đưa vào lũ (kg/viờn).
Mgm: Khối lượng gạch mộc đưa vào lũ (kg/viờn)
Mkk: Khối lượng không khí sử dụng trong quá trình cháy trong lũ (kg/viờn).
Mtr: Khối lượng tro sinh ra trong quá trình đốt (kg/viờn).
Mgn: Khối lượng của gạch sau khi nung (kg/viờn).
Mkt: Khối lượng khói sinh ra trong quá trình nung gạch (kg/viờn).
Đối với lò gạch liên tục kiểu đứng, 65% lượng than cần thiết để đốt gạch được trộn vào đất làm gạch, phần còn lại được rắc ngoài khi gạch mộc được xếp vào lò. Theo điều tra thực tế thì lượng than trung bình cần để sản xuất 1000 viên gạch đối với lò gạch liên tục kiểu đứng là 850 kg, còn đối với lò gạch thủ công là 1500kg.
Dựa vào các số liệu đo đạc về nồng độ O2 trong khói thải và giả định rằng quá trình cháy của than trong cả hai loại lò gạch liên tục và thủ công là hoàn toàn, khối lượng không khí và khối lượng khói thải từ lò gạch đựơc trình bày trong Phụ lục A. Các chỉ số phát thải từ lò gạch liên tục kiểu đứng và lò thủ công được tóm tắt trong bảng 2 dưới đây.
Bảng 2.2: So sánh mức độ phát thải của lò thủ công truyền thống và lò gạch liên tục kiểu đứng (VSBK, một lũ kộp).
Chỉ tiêu
VSBK
Lò thủ công
Lò thủ công /VSBK
Lượng nhiên liệu tiêu thụ cho 1viên gạch (kg/viên)
0,085
0,15
1, 76 lần
Lưu lượng khói thải (kg/s)
0,2096
2,8147
13, 43 lần
Lưu lượng khí thải CO2 (kg/s)
0,02132
0,1649
7, 74 lần
Lượng CO2 toả ra khi nung gạch (kg/viên)
0,1564
0,276
1, 76 lần
Lưu lượng khí thải SO2
(g/s)
0,076
0,6082
8 lần
Lượng SO2 toả ra khi nung gạch (g/viên)
0,56
0,98
1, 75 lần
Lượng tro thải khi đốt 1000viên gạch (kg)
10,644
101,666
109, 55 lần
Nguồn: Theo Báo cáo đánh giá tác động môi trường nhà máy gạch Triều Dương, Viện Khoa học vật liệu, tháng 3 năm 2002.
Đánh giá chất lượng gạch: Việc đánh giá chất lượng gạch nung của hai lò do Viện Khoa học công nghệ vật liệu xây dựng – Bộ Xây dựng thực hiện. Một số thông số chính được đưa ra trong Bảng 2.3 dưới đây.
Một số kết luận đã được đưa ra:
+ Chất lượng gạch thành phẩm của lò liên tục kiểu đứng (VSBK) khá tốt, đạt mác M75 theo TCVN 1451 –1998 với cường độ khỏng nộn là 7,9 N/mm2, cao hơn so với gạch thành phẩm của lò thủ công, chỉ đạt 6,2 N/mm2, đạt mác M50.
+ Cường độ chịu uốn của gạch thành phẩm của lò liên tục kiểu đứng thấp hơn so với gạch của lò thủ công là do gạch bị sốc nhiệt trong quá trình làm nguội do vận hành chưa đúng tiêu chuẩn đề ra dẫn đến vùng nung gạch chưa ổn định. Các chủ lò gạch có thể khắc phục nhược điểm này, nâng cao cường độ chịu uốn cho gạch thành phẩm của lò VSBK bằng cách tổ chức lao động tốt hơn và nâng cao trình độ tay nghề của người công nhân trực tiếp vận hành lò.
+ Độ hút nước của gạch thành phẩm của lò liên tục kiểu đứng là 12,01% nhỏ hơn của gạch thành phẩm của lò thủ công truyền thống, là 14,46% chứng tỏ lò gạch liên tục kiểu đứng nung gạch ở nhiệt độ cao hơn và gạch được kết luyện mạnh hơn.
Bảng 2.3: So sánh Lò gạch liên tục kiểu đứng (VSBK) và lò gạch thủ công truyền thống về chất lượng gạch.
Thông số
VSBK
Lò gạch thủ công
Cường độ kháng nén (N/mm2)
7,9
6,2
Cường độ chịu uốn (N/mm2)
2,34
2,52
Độ hút nước (%)
12,01
14,46
Nguồn: Theo Báo cáo đánh giá của Viện Khoa học công nghệ vật liệu xây dựng, Bộ Xây dựng.
CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VIỆC THỰC HIỆN DỰ ÁN LÒ GẠCH LIÊN TỤC KIỂU ĐỨNG Cể VÀ
KHÔNG CÓ CƠ CHẾ PHÁT TRIỂN SẠCH (CDM) TẠI XÃ XUÂN QUAN,HUYỆN VĂN GIANG, TỈNH HƯNG YấN.
I. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VIỆC THỰC HIỆN DỰ ÁN LÒ GẠCH LIÊN TỤC KIỂU ĐỨNG.
1.1. Những vấn đề chung.
1.1.1. Mục đích của việc đánh giá
Đánh giá hiệu quả việc thực hiện dự án lò gạch liên tục kiểu đứng tại xó Xuõn Quan, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên nhằm mục đích nhận dạng, đánh giá và phân tích các chi phí và lợi ích của việc thực hiện mô hình lò gạch liên tục kiểu đứng. Từ đó cho phép xác định chính xác hiệu quả của việc ứng dụng mô hình lò gạch mới này mang lại về các mặt kinh tế – xã hội – môi trường thông qua tính toán một số chỉ tiêu như: lợi ích ròng (NPV), thời gian hoàn vốn, tỷ lệ sinh lợi nội tại của dự án (IRR), …chứng minh cho các chủ lò gạch thủ công thấy rằng: vẫn có thể kinh doanh có lãi mà không gây ảnh hưởng đến môi trường và dân cư xung quanh. Đồng thời việc đánh giá hiệu quả của việc thực hiện dự án ứng dụng mô hình lò gạch liên tục kiểu đứng hiệu suất cao khi có Cơ chế phát triển sạch (CDM) còn đưa ra lựa chọn thực hiện dự án Cơ chế phát triển sạch đối với các dự án sản xuất gạch nung nói chung và sản xuất gạch nung tại xã Xuân Quang, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên do khói thải từ các lò gạch có chứa CO2 là một trong các khí nhà kính và hiện đang được trao đổi mua, bỏn trờn thị trường.
1.1.2. Phương pháp đánh giá
Khi tiến hành đánh giá hiệu quả việc thực hiện dự án lò gạch liên tục kiểu đứng hiệu suất cao ở xó Xuõn Quan, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yờn, tụi đó sử dụng phương pháp phân tích tài chính từ giác độ cá nhân doanh nghiệp, và theo cách tiếp cận đầy đủ hơn về chi phí – lợi ích môi trường. Các phân tích dựa trên cơ sở so sánh giữa việc vận hành lò gạch thủ công và lò gạch liên tục kiểu đứng. Trong đó dự án lò gạch thủ công truyền thống được xem như phương án đường cơ sở (Baseline) và dự án lò gạch liên tục kiểu đứng là dự án CDM. Thêm vào đó, để giúp cho việc đánh giá được các chi phí – lợi ích của việc thực hiện mô hình lò gạch liên tục kiểu đứng, trong chuyên đề này, tụi cũn sử dụng một số phương pháp khác như:
Ú Phương pháp phỏng vấn: thực hiện phỏng vấn đối với các hộ sản xuất gạch ở xó Xuõn Quan.
Ú Phương pháp điều tra, thu thập: thu thập các tài liệu.
Ú Phương pháp phân tích thông tin sẵn có.
1.1.3. Một số thông tin chính.
C Phương án đường cơ sở (Baseline): là phương án sản xuất gạch với lò gạch thủ công truyền thống, như đã trình bày ở phần trên và. Thời gian thuê đất là 5 năm, với diện tích đất thuê là 3600 m2, số lượng lò gạch là 2 lò. Năng suất 1 lò là 80.000 viên /mẻ, từ đó tính ra năng suất trung bình một năm sản xuất:
13 mẻ /lũ/năm * 80.000 viên /mẻ * 2 lò = 2.080.000 viờn /lũ/năm.
Các số liệu đầu vào cho lò gạch thủ công truyền thống được thu thập từ số liệu điều tra của Thạc sỹ Nguyễn Xuân Quang và Kỹ sư Nguyễn Thường, Viện Khoa học và Công nghệ Nhiệt lạnh và qua phỏng vấn 12 hộ sản xuất gạch tại xó Xuõn Quan, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên.
C Phương án hai: là phương án sản xuất gạch với lò gạch liên tục kiểu đứng, không có cơ chế phát triển sạch (CDM) với một số các thông tin như sau:
Tuổi thọ của lò gạch là 10 năm, và dự án sử dụng một diện tích sõn bói là 8000m2, và được thuê trong 5 năm.
Thời gian nung gạch cho một mẻ là 1, 5 giờ với số lượng gạch lý thuyết sản xuất trong một mẻ là 736 viên cho lũ kộp. Lũ hoạt động liên tục 24 giờ/ngày và 330 ngày /năm, với Công suất trung bình là 3.886.080 viên /năm.
(736 viên /mẻ * 16 mẻ /ngày * 330 ngày /năm = 3.886.080 viên /năm).
Các số liệu đầu vào của lò gạch liên tục kiểu đứng được điều tra trên cơ sở thực tế sản xuất của gia đình ông Nguyễn Quý Mão, người đang trực tiếp sản xuất theo mô hình lò gạch này.
C Phương án ba: thực hiện dự án lò gạch liên tục kiểu đứng và có thực hiện cơ chế phát triển sạch (CDM).
Giá bán CO2 lấy là 3 USD /tấn CO2 và tỷ lệ lãi suất trong thời gian xây dựng là 10%/năm còn tỷ lệ chiết khấu được lựa chọn để tính toán là 12%/năm, đây là mức lãi suất được các nhà đầu tư cũng như các nhà ngân hàng chấp nhận. Tuy nhiên sẽ có những tính toán thêm với các mức lãi suất 10% và 8% trong phần phân tích rủi ro và độ nhạy. Với cả ba phương án thì thời gian xây dựng đều là 1 năm. Các tính toán tính trong 5 năm.
Giả thiết là các chi phí và lợi ích phát sinh vào cuối mỗi năm. Vốn đầu tư phát sinh vào thời điểm đầu năm.
1.2. Xác định chi phí và lợi ích của dự án lò gạch liên tục kiểu đứng.
1.2.1. Xác định chi phí
Tổng chi phí của dự án bao gồm hai hạng mục lớn là chi phí ban đầu (chi phí cố định) và chi phí vận hành (chi phí sản xuất).
C = C0 + C1
Trong đó:
C là tổng chi phí
C0 là chi phí ban đầu.
C1 là chi phí sản xuất.
Chi phí ban đầu bao gồm:
Chi phí xây dựng lò.
Chi phí mỏy đựn gạch.
Chi phí mặt bằng sản xuất.
Chi phí xây dựng nhà xưởng, lán trại.
Chi phí xây dựng đường điện sinh hoạt và các vận dụng cho công nhân.
Với cả hai phương án đều cú cỏc hạng mục chi phí ban đầu như kể trên.
Chi phí sản xuất (chi phí vận hành hàng năm) bao gồm:
Chi phí đất làm gạch
Chi phí nhiên liệu (than, củi)
Chi phí đùn gạch
Chi phí đưa gạch ra, vào lò
Chi phí nhân công vận hành lò
Chi phí đóng than
Chi phí phơi
Chi phí điện
Chi phí mua phên
Chi phí bảo dưỡng, sửa chữa, phụ phí
Cả hai phương án trước đều cú cỏc hạng mục chi phí sản xuất tương đối giống nhau như kể trên, chỉ khác nhau về chi phí nhân công vận hành lò và chi phí đóng than. Đối với phương án lò gạch thủ công truyền thống thì sẽ không có chi phí cho công nhân vận hành lò nhưng có chi phí đóng than vì toàn bộ lượng than cần thiết được đóng thành những viên mỏng hình chữ nhật và xếp xen kẽ với gạch khi gạch được xếp vào lũ. Cũn với phương án lò gạch liên tục kiểu đứng thỡ cú chi phí cho công nhân vận hành nhưng không có chi phớ đúng than vì than đã được trộn vào đất làm gạch (65%) và rắc lên gạch khi gạch được xếp vào lò (35%) nhưng phải có chi phí cho công nhân vận hành lò liên tục.
Đối với phương án thứ ba thì ngoài các chi phí như của phương án hai cũn cú thờm chi phí đăng ký, kiểm tra, giám sát, các chi phí giao dịch và một số chi phí khác.
1.2.2. Xác định lợi ích.
Đối với phương án lò gạch thủ công truyền thống thì lợi ích thu được chỉ bao gồm B1 tức là Doanh thu từ bán gạch với giá bán là 250 đồng /viên.
Với phương án hai lợi ích của việc thực hiện dự án lò gạch liên tục kiểu đứng, không có CDM là: B = B1 + B2
Trong đó:
B1 là Doanh thu từ bán gạch
B2 là Tiết kiệm nhiên liệu
Doanh thu từ bán gạch thỡ cỏc phương án là tương tự nhau. Phần B2 - Tiết kiệm nhiên liệu, bao gồm chi phí nhiên liệu là than và củi tiết kiệm được, so với phương án lò gạch thủ công truyền thống.
Lợi ích của việc thực hiện dự án lò gạch liên tục kiểu đứng có CDM là:
B = B1 + B2 + B3
B1 và B2 như trên, B3 là Doanh thu từ bán CERs.
Doanh thu từ bán CERs được tính dựa vào giá bán CO2 trên thị trường. Hiện nay trên Thế giới đó cú một thị trường giao dịch về CO2 nờn giá CO2 là được xác định, lượng CO2 giảm được tính toán bằng chênh lệch hệ số phát thải CO2 của một viên gạch (kg/viờn gạch) của phương án lò gạch liên tục kiểu đứng và phương án lò gạch thủ công truyền thống nhân với số lượng viên gạch được sản xuất ra.
1.3. Đánh giá các chi phí – lợi ích.
1.3.1. Đánh giá chi phí
Chi phí ban đầu:
Để thực hiện dự án thì trước tiên phải có mặt bằng để xây dựng. Và do đó các chi phí ban đầu bao gồm chi phí để có mặt bằng xây dựng, cụ thể là chi phí thuê đất, san ủi mặt bằng hoặc gia cố mặt bằng nếu cần thiết.Thực tế trong trường hợp gia đình ụng Móo thuờ đất trên địa hình không bằng phẳng nên phải chi phí khoảng 150 triệu cho việc san ủi mặt bằng làm cho chi phí ban đầu tăng lên; tiếp đó là chi phí xây dựng lò, chi phí mua mỏy đựn gạch, chi phí xây dựng nhà xưởng và lán trại cũng như phải mắc điện sinh hoạt, mua đồ đạc vật dụng cho cụng nhõn.Đối với cả hai phương án đều gồm các chi phí ban đầu như trên, chỉ khác về chi phí thực tế phải bỏ ra. Với lò gạch thủ công truyền thống, các chi phí ban đầu đều thấp hơn. Các khoản chi phí này được tổng hợp trong bảng dưới đây:
Bảng 3.1: Chi phí đầu tư ban đầu cho dự án lò gạch liên tục kiểu đứng và lò thủ công truyền thống.
STT
Hạng mục chi phí
Lò thủ công truyền thống
Lò liên tục kiểu đứng không CDM
Lò liên tục kiểu đứng có CDM
1.
Chi phí mặt bằng
sản xuấts
50
200
200
2.
Chi phí xây dựng lò
40
75
75
3.
Chi phí máy đùn gạch
15
30
30
4.
Chi phí xây dựng nhà xưởng, lán trại
3
30
30
5.
Chi phí mắc điện sinh hoạt, đồ đạc cho công nhân
1
15
15
6.
Hệ thống quan trắc giảm phát thải,..
0
0
A
Tổng chi phí ban đầu
(triệu đồng)
109
340
340 + A
Nguồn: Theo số liệu điều tra tại xó Xuõn Quan, Văn Giang, Hưng Yên.
A là các chi phí mua và lắp đặt các máy móc thiết bị phục vụ cho việc quan trắc, giám sát các giảm phát thải của dự án.
Chi phí sản xuất:
Sau khi đã có nhà xưởng, lũ đó được xây, muốn sản xuất gạch cần phải có các nguyên liệu đầu vào, nhiên liệu đốt lò, thuê công nhân vận hành lò, cần có các chi phí vận hành khác như chi phí đùn gạch, phơi gạch, ra vào lò, chi phí bảo dưỡng, sửa chữa cựng cỏc khoản phụ phí khỏc. Cỏc chi phí sản xuất của các phương án được tổng hợp trong bảng dưới đây. Riêng đối với dự án lò gạch liên tục kiểu đứng có CDM thỡ cú thờm chi phí cho đăng ký, kiểm tra, giám sát, quan trắc và chi phí giao dịch, và thêm phần chi phí bảo dưỡng, sửa chữa hàng năm đối với hệ thống quan trắc. Giả thiết là vốn đầu tư ban đầu của dự án được tài trợ bởi Chương trình tài trợ các Dự án nhỏ của Quỹ Môi trường toàn cầu (UNDP – GEF/SGP) nên không phải chi phí trả lãi hàng năm.
Bảng 3.2: Chi phí sản xuất của lò gạch liên tục kiểu đứng và lò thủ công truyền thống (đồng/viờn /năm).
Công suất của lò liên tục kiểu đứng (1 lũ kộp): 3.886.080 viên /năm
Công suất của lò thủ công truyền thống (2 lò): 2.080.000 viên /năm.
STT
Hạng mục chi phí
Lò thủ công
truyền thống
Lò liên tục
kiểu đứng
không CDMk
Lò liên tục
kiểu đứng có CDM
1
Chi phí đất làm gạch
50
50
50
2
Chi phí nhiên liệu (than, củi)
46,5
25,6
25,6
3
Chi phí đùn gạch
22
27
27
4
Chi phí đưa gạch ra, vào lò
20
15
15
5
Chi phí phơi
12,69
12,35
12,35
6
Chi phí đóng than
6,25
0
0
7
Chi phí điện
0,58
0,93
0,93
8
Chi phí phên phơi gạch
2,40
5,15
5,15
9
Chi phí nhân công vận hành lò
0
16,99
16,99
10
Chi phí bảo dưỡng, sửa chữa, phụ phí
1,92
2,57
2,57
11
Chi phí quan trắc, giám sát giảm phát thải; giao dịch, đăng ký CDM cũng như ban hành CERs
0
0
b(1)
Chi phí sản xuất một viên gạch (đồng/viên)
162,34
155,59
155,59 + b
Tổng chi phí sản xuất (đồng/năm)
337.667.200
604.635.187
604.635.187 + 3.886.080*b
Nguồn: Theo số liệu điều tra tại địa phương và kết quả tính toán phần trước.
(1) Chi phí quan trắc, giám sát giảm phát thải; giao dịch, đăng ký CDM và ban hành CERs cho một dự án CDM là có thể tính được. Tuy nhiên, một dự án CDM trên thực tế sẽ bao gồm nhiều lò gạch chứ không chỉ có một lò gạch, tuỳ theo quy mô dự án do đó b là có thể tính được. Thực tế, chi phí này đối với một dự án CDM về tiết kiệm năng lượng với quy mô nhỏ dao động trong khoảng 15.000 – 30.000 USD /năm.
(Theo số liệu thu thập các dự án CDM quy mô nhỏ của Việt Nam và Thế giớiT, xem phần Phụ lục).
1.3.2. Đánh giá lợi ích.
Đối với phương án lò gạch thủ công truyền thống thì lợi ích tính toán được chỉ bao gồm phần doanh thu từ bán gạch. Với giá bán gạch là 250 đồng /viên và tỷ lệ hao vỡ của cả hai phương án đều là 10%. Doanh thu từ bán gạch của 1 lò thủ công truyền thống trong một năm là:
250 đồng /viên * 2.080.000 viên /năm * 0,9 = 468 triệu đồng /năm.
Với lò gạch liên tục kiểu đứng, phần doanh thu từ bán gạch được tính toán tương tự như trên với cùng giá bán gạch và tỷ lệ hao vỡ. Ta có phần doanh thu từ bán gạch của 1 lò liên tục kiểu đứng trong một năm là:
250 đồng /viên * 3.886.080 viên /năm * 0,9 = 874, 368 triệu đồng/năm.
Phần B2 - Tiết kiệm nhiên liệu như đã tính toán ở phần trên là 80, 2 triệu đồng/năm nếu sản xuất 3.886.080 viên gạch /năm. Còn doanh thu từ bán CERs được tính dựa vào giá bán CO2 trên thị trường. ở đây tính toán với giá CO2 là 3 USD /tấn CO2. Trên thực tế thì giá CO2 cũng dao động trong khoảng 3 – 5 USD /tấn CO2. Trong phần phân tích rủi ro và độ nhạy, các mức giá CO2 khác sẽ được áp dụng để tính toán. Lượng CO2 giảm được tính như sau:
M = (0,276 – 0,1564)kg/viờn * số viên gạch được sản xuất ra (viên)
Hay M = 0,1196 kg/viờn * N
Với M là lượng CO2 giảm được (kg); N là số viên gạch được sản xuất.
0,276 kg CO2/viên là hệ số phát thải CO2 của lò gạch thủ công truyền thống.
0,1564 kgCO2/viên là hệ số phát thải CO2 của lò gạch liên tục kiểu đứng.
1.4. Tổng hợp chi phí – lợi ích
Qua việc xác định và đánh giá chi phí – lợi ích ở các bước trên ta có bảng tổng hợp chi phí – lợi ích của các phương án lần lượt như sau:
Bảng 3.3: Tổng hợp chi phí – lợi ích của việc thực hiện dự án lò gạch thủ công truyền thống.
Đơn vị: triệu đồng.
Năm
Hạng mục
0
1
2
3
4
5
6
Chi phí
Chi phí ban đầu (C0)
109
-
-
-
-
-
-
Chi phí sản xuất (C1)
0
337,667
337,667
337,667
337,667
337,667
Tổng chi phí
109
0
337,667
337,667
337,667
337,667
337,667
Lợi ích
Doanh thu từ bán gạch
0
0
468
468
468
468
468
Tổng lợi ích
0
0
468
468
468
468
468
Trong thời gian xây dựng, chi phí trả lãi vốn vay là:
0,1 * 109 = 10, 9 triệu đồng.
(Giả thiết vốn đầu tư ban đầu chủ lò gạch đi vay hoàn toàn).
Doanh thu từ bán gạch là:
2.080.000 viên /năm * 0,9 * 250 đồng /viên = 468 triệu đồng /năm.
Bảng 3.4: Tổng hợp chi phí – lợi ích của việc thực hiện dự án lò gạch liên tục kiểu đứng không có CDM.
Đơn vị: triệu đồng.
Năm
Hạng mục
0
1
2
3
4
5
6
Chi phí
Chi phí ban đầu (C0)
340
0
0
0
0
0
0
Chi phí sản xuất (C1)
0
0
604,635
604,635
604,635
604,635
604,635
Tổng chi phí
340
0
604,635
604,635
604,635
604,635
604,635
Lợi ích
Doanh thu từ bán gạch
-
-
874,368
874,368
874,368
874,368
874,368
Tiết kiệm nhiên liệu
-
-
80,2
80,2
80,2
80,2
80,2
Tổng lợi ích
0
0
954,568
954,568
954,568
954,568
874,368
Doanh thu từ bán gạch là:
3.886.080 viên /năm * 0,9 * 250 đồng /viên = 874, 368 triệu đồng/năm.
Tiết kiệm nhiên liệu được tính toán ở phần trên là 80, 2 triệu đồng/năm.
Bảng 3.5: Tổng hợp chi phí – lợi ích của việc thực hiện dự án lò gạch liên tục kiểu đứng có CDM.
Đơn vị: triệu đồng.
Năm
Hạng mục
0
1
2
3
4
5
6
Chi phí
Chi phí ban đầu (C0)
340 + A
0
0
0
0
0
0
Chi phí sản xuất (C1)
0
0
604,635 + B
604,635 + B
604,635 + B
604,635 +B
604,635 +B
Tổng chi phí
340 + A
0
604,635 +B
604,635 +B
604,635 +B
604,635 +B
604,635 +B
Lợi ích
Doanh thu từ bán gạch
-
-
874,368
874,368
874,368
874,368
874,368
Tiết kiệm nhiên liệu
-
-
80,2
80,2
80,2
80,2
80,2
Doanh thu bán CO2
-
-
C
C
C
C
C
Tổng lợi ích
0
0
D
D
D
D
D
+ Doanh thu bán gạch tính toán như trên.
+ Doanh thu bán CO2 : C = M (tấn CO2) * giá CO2
+ M = 0,1196 kg/viờn * N viên, với N là số viên gạch được sản xuất.
Ví dụ với N V = 3.886.080 viên ta có: M = 464.775,168 kg.
Nhận xét:
Qua các bảng tổng hợp chi phí – lợi ích trên đây ta thấy các
Để có thể so sánh giữa ba phương án và để thuận tiện trong việc tính toán ta xem xét ba phương án với cùng một số lượng gạch đựơc sản xuất ra, ở đây ta lấy số gạch là 100.000.000 viên /năm. Khi đú cỏc dự án trở thành các tập hợp lò gạch. Với dự án lò gạch thủ công truyền thống cần xây dựng 96 lò, với dự án lò gạch liên tục kiểu đứng cần xây dựng 26 lò. Khi đó chi phí của các dự án được tính toán lại và được tổng hợp trong các bảng dưới đây.
Bảng 3.6: Tổng hợp chi phí – lợi ích của việc thực hiện dự án lò gạch thủ công truyền thống, công suất 100.000.000 viên /năm.
Đơn vị: tỉ đồng.
Năm
Hạng mục
0
1
2
3
4
5
6
Chi phí
Chi phí ban đầu (C0)
5,232
-
-
-
-
-
-
Chi phí sản xuất (C1)
0
0
16,234
16,234
16,234
16,234
16,234
Tổng chi phí
5,232
0
16,234
16,234
16,234
16,234
16,234
Lợi ích
Doanh thu từ bán gạch
0
0
22,5
22,5
22,5
22,5
22,5
Tổng lợi ích
0
0
22,5
22,5
22,5
22,5
22,5
Vốn đầu tư ban đầu của 2 lò gạch là 109 triệu đồng, nên vốn đầu tư ban đầu của 96 lò gạch thủ công truyền thống sẽ là:
109 * 48 = 5.232 (triệu đồng)
Chi phí sản xuất hàng năm là:
100.000.000 viên /năm * 162, 34 đồng/viờn = 16.234 triệu đồng
Doanh thu từ bán gạch là:
100.000.000 viên /năm * 0,9 * 250 đồng /viên = 22.500 triệu đồng /năm.
Bảng 3.7: Tổng hợp chi phí – lợi ích của việc thực hiện dự án lò gạch liên tục kiểu đứng không có CDM, công suất 100.000.000 viên /năm
Đơn vị: tỉ đồng.
Năm
Hạng mục
0
1
2
3
4
5
6
Chi phí
Chi phí ban đầu (C0)
8,840
0
0
0
0
0
0
Chi phí sản xuất (C1)
0
0
15,559
15,559
15,559
15,559
15,559
Tổng chi phí
8,840
0
15,559
15,559
15,559
15,559
15,559
Lợi ích
Doanh thu từ bán gạch
-
-
22,5
22,5
22,5
22,5
22,5
Tiết kiệm nhiên liệu
-
-
2,064
2,064
2,064
2,064
2,064
Tổng lợi ích
0
0
24,564
24,564
24,564
24,564
24,564
Chi phí ban đầu là: 26 * 340 = 8.840 triệu đồng.
Trả lãi vốn vay trong thời gian xây dựng là:
0,1 * 8.840 = 884 triệu đồng.
(Giả thiết vốn đầu tư ban đầu chủ lò gạch đi vay hoàn toàn).
Chi phí sản xuất hàng năm để sản xuất 100.000.000 viên gạch là:
100.000.000 viên /năm * 155, 59 đồng/viờn = 15.559 triệu đồng.
Doanh thu từ bán gạch là:
100.000.000 viên /năm * 0,9 * 250 đồng /viên = 22.500 triệu đồng /năm.
Tiết kiệm nhiên liệu được tính toán ở phần trên là 80, 2 triệu đồng/năm /3.886.080 viên gạch. Suy ra tiết kiệm nhiên liệu khi sản xuất 100.000.000 viên gạch là:
80,2 * 100.000.000 / 3.886.080 = 2.063, 776 triệu đồng.
Bảng 3.8: Tổng hợp chi phí – lợi ích của việc thực hiện dự án lò gạch liên tục kiểu đứng có CDM, công suất 100.000.000 viên /năm.
Đơn vị: triệu đồng.
Năm
Hạng mục
0
1
2
3
4
5
6
Chi phí
Chi phí ban đầu (C0)
9000
0
0
0
0
0
0
Chi phí sản xuất (C1)
0
0
15.797,5
15.797,5
15.797,5
15.797,5
15.797,5
Tổng chi phí
9.000
0
15.797,5
15.797,5
15.797,5
15.797,5
15.797,5
Lợi ích
Doanh thu từ bán gạch
-
-
22.500
22.500
22.500
22.500
22.500
Tiết kiệm nhiên liệu
-
-
2.064
2.064
2.064
2.064
2.064
Doanh thu bán CO2
-
-
570,5
570,5
570,5
570,5
570,5
Tổng lợi ích
0
0
25.134,5
25.134,5
25.134,5
25.134,5
25.134,5
Lượng CO2 giảm được là: 0,1196 kg/viờn * 100.000.000 viên = 11.960 tấn.
Giá CO2 là 3 USD /tấn CO2 và tỉ giá 1 USD = 15.900 VND ta có doanh thu từ CO2 là: 11.960 * 3 * 15.900 = 570, 492 triệu đồng/năm. (C)
Ước tính chi phí quan trắc, giám sát giảm phát thải và đăng ký, giao dịch, ban hành CERs cho dự án lò gạch liên tục kiểu đứng là 15.000 USD /năm, tương đương với B = 15.000 * 15.900 = 238, 5 triệu đồng, làm cho chi phí hàng năm của dự án lò gạch liên tục kiểu đứng có CDM tăng lên là:
15.559 + 238,5 = 15.797, 5 triệu đồng/năm.
II. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ – XÃ HỘI – MÔI TRƯỜNG CỦA VIỆC THỰC HIỆN CÁC DỰ ÁN.
2.1. Hiệu quả về kinh tế.
Trong chuyên đề này mới chỉ đề cập đến hiệu quả kinh tế từ giác độ phân tích tài chính của dự án, thông qua tính toán các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính. Các chỉ tiêu này được tính cho các dự án sản xuất gạch với cùng công suất 100.000.000 viên /năm.
2.1.1. Giá trị hiện tại ròng (NPV).
Giá trị hiện tại ròng của dự án là hiệu số giữa giá trị hiện tại của các khoản thu nhập và chi phí trong tương lai, nghĩa là tất cả lợi nhuận hàng năm được chiết khấu về thời điểm bắt đầu bỏ vốn theo tỷ suất chiết khấu đã được lựa chọn.
Công thức tính:
NPV =
Trong đó:
r là tỷ lệ chiết khấu
t là năm tương ứng (t = 0,1,2,…n)
n là số năm đời dự án (thời gian hoạt động của dự án)
Bt, Ct lần lượt là lợi ích và chi phí năm thứ t.
Áp dụng công thức trên ta được kết quả tổng hợp trong bảng dưới đây.
Bảng 3.9: Giá trị hiện tại ròng.
Đơn vị: triệu đồng.
Khoản mục
Lò thủ công
truyền thống
Lò liên tục
kiểu đứng không CDM
Lò liên tục
kiểu đứng có CDM
Tỷ lệ chiết khấu (%)
12
12
12
Thời gian hoạt động (năm)
5
5
5
Chi phí đầu tư ban đầu (triệu đồng)
5.232
8.840
9.000
Chi phí hàng năm (triệu đồng)
16.234
15.559
15.797,5
Lợi ích hàng năm (triệu đồng)
22.500
24.564
25.134,5
Giá trị hiện tại ròng (triệu đồng)
12.771,377
17.033,031
17.826,928
2.1.2. Tỷ suất lợi ích – chi phí (BCR)
Tỷ suất lợi ích – chi phí là tỷ số giữa giá trị hiện tại của lợi ích thu được so với giá trị hiện tại của chi phí bỏ ra.
BCR =
Áp dụng công thức trên ta được kết quả trong bảng dưới đây:
Bảng 3.10: Tỉ suất lợi ích – chi phí của các phương án.
Khoản mục
Lò thủ công
truyền thống
Lò liên tục
kiểu đứng không CDM
Lò liên tục
kiểu đứng có CDM
Tỉ suất lợi ích – chi phí (BCR)
1,25
1,32
1,33
2.1.3. Thời hạn thu hồi vốn T (PB)
Thời hạn thu hồi vốn là số năm cần thiết để có thể thu hồi được toàn bộ số vốn đầu tư đã bỏ ra.
+ Thời gian thu hồi vốn giản đơn:
PB =
Trong đó: C0 là vốn đầu tư ban đầu
CF1 là lợi nhuận ròng năm đầu tiên.
Áp dụng công thức trên ta có kết quả trong bảng dưới đây.
Bảng 3.11: Thời gian hoàn vốn của các dự án.
Khoản mục
Lò thủ công
truyền thống
Lò liên tục
kiểu đứng không CDM
Lò liên tục
kiểu đứng có CDM
Thời gian hoàn vốn (tháng)
10,02
11,78
11,57
2.1.4. Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR)
Về mặt toán học, IRR là tỷ suất chiết khấu đặc biệt mà khi đó NPV = 0, là khả năng sinh lãi riêng của dự án.
IRR là tỷ lệ lãi suất tiền vay cao nhất mà nhà đầu tư có thể chấp nhận vay vốn để thực hiện dự án mà không sợ bị thua lỗ. IRR càng lớn hơn lãi suất tiền vay thì khả năng sinh lời của dự án càng cao.
Sử dụng phương pháp nội suy, IRR được tính theo công thức:
IRR = r1 +
Với r1 là tỉ lệ chiết khấu làm cho NPV > 0 và dần tới 0.
Và r2 là tỉ lệ chiết khấu làm cho NPV < 0 và dần tới 0.
Kết quả tổng hợp của các phương án.
Bảng 3.12: Tỉ suất hoàn vốn nội bộ của các dự án.
Khoản mục
Lò thủ công
truyền thống
Lò liên tục
kiểu đứng không CDM
Lò liên tục
kiểu đứng có CDM
Tỉ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) (%)
47,36
41,93
42,53
2.1.5. Tổng hợp các kết quả.
Tổng hợp các kết quả tính toán trên đây ta có bảng tổng hợp sau:
Bảng 3.13: Bảng tổng hợp các chỉ tiêu tài chính.
Khoản mục
Lò thủ công
truyền thống
Lò liên tục
kiểu đứng không CDM
Lò liên tục
kiểu đứng có CDM
Giá trị hiện tại ròng (triệu đồng)
12.771,377
17.033,031
17.826,928
Tỉ suất lợi ích – chi phí (lần)
1,25
1,32
1,33
Thời gian hoàn vốn giản đơn (tháng)
10,02
11,78
11,57
Tỉ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) (%)
47,36
41,93
42,53
2.1.6. Phân tích rủi ro và độ nhạy.
Để thuận tiện trong việc tính toán các chỉ tiêu ở trên, tụi đó đưa ra một số giả thiết. Tuy nhiên trên thực tế, trong điều kiện kinh tế hiện nay, môi trường kinh doanh luôn biến động, mọi thứ đều không cố định, giá cả có thể lên, xuống, các quy đinh, chính sách có thể thay đổi. Và do đó các số liệu tính toán trên đây luôn có tính rủi ro, vì thế việc phân tích độ nhạy của các dự án khi các số liệu đầu vào thay đổi là rất cần thiết. Trong chuyên đề này, do giới hạn về thời gian, kiến thức, tôi chỉ mới đề cập đến một số rủi ro có khả năng xảy ra cao, đó là tỉ lệ chiết khấu, giá bán một tấn CO2. Bờn cạnh đó, việc thực hiện các dự án này còn đối mặt với một số các rủi ro khác như giá điện, giá nhiên liệu tăng, tỷ lệ gạch hao vỡ có thể thay đổi. Hoặc chi phí giao dịch, đăng ký CDM giảm xuống do quy trình dự án CDM được rút ngắn một hay một số bước, …Tụi sẽ cố gắng đề cập đến các rủi ro này trong các chuyên đề sau.
Ú Phân tích độ nhạy với tỷ lệ chiết khấu:
Trong thực tế, tỷ lệ lãi suất luôn biến động theo tình hình kinh tế chung, mức lãi suất vốn vay với các chủ nợ khác nhau hay tại các thời điểm khác nhau cũng khác nhau. Trên đây tính toán với tỷ lệ chiết khấu là 12%/năm, thực tế con số này có thể biến động, cao hơn hoặc thấp hơn. Sau đây sẽ tính toán với tỷ lệ chiết khấu 10% và 8% (chẳng hạn khi chủ dự án tìm được nguồn vay ưu đãi).
Ú Giá bán một tấn CO2:
Trên thế giới đã hình thành một thị trường kinh doanh Chứng chỉ giảm phát thải được chứng nhận (CERs), giá một tấn CO2 cũng được xác định. Nhưng đối với các đối tác khác nhau, ở các khu vực khác nhau thì giá này cũng có sự khác nhau, ít hay nhiều. Khi mà vấn đề khí nhà kính và nóng lên toàn cầu đang trở thành vấn đề nóng bỏng ở khắp mọi nơi trên Thế giới thì giá bán một tấn CO2 có thể tăng lên 5 – 7 USD /tấn. Nhưng cũng có thể sau thời kỳ cam kết đầu tiên của Nghị định thư Kyoto (2008 – 2012), thị trường Chứng chỉ giảm phát thải lại lắng xuống, làm giảm giá bán CO2 hoặc vẫn giữ ở mức ổn định.
Với mỗi sự biến động này đều dẫn đến sự thay đổi về chi phí – lợi ích của việc thực hiện các dự án, và các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính dự án như NPV, BCR, PB, IRR cũng sẽ thay đổi. Giả thiết là khi một yếu tố thay đổi thỡ cỏc yếu tố khác coi như không đổi. Tính toán các chỉ tiêu thay đổi được thể hiện theo bảng dưới đây.
Sự biến động của giá CO2 chỉ có tác động đến dự án lò gạch liên tục kiểu đứng có CDM. Thay đổi lãi suất tác động làm cho các chỉ tiêu NPV và BCR của dự án lò gạch truyền thống và lò gạch liên tục kiểu đứng không có CDM thay đổi, các chỉ tiêu NPV, BCR, PB và IRR của dự án lò gạch liên tục kiểu đứng có CDM thay đổi.
Bảng 3.14: Kết quả phân tích rủi ro và độ nhạy đối với dự án lò gạch truyền thống và dự án lò gạch liên tục kiểu đứng không có CDM.
Lãi suất
(năm)
Dự án lò gạch truyền thống
Dự án lò gạch liên tục kiểu đứng không có CDM
NPV
(triệu đồng)
BCR
(lần)
NPV
(triệu đồng)
BCR
(lần)
8%
16.210,258
1,27
21.975,119
1,35
10%
14.389,139
1,26
19.357,951
1,34
12%
12.771,377
1,25
17.033,031
1,32
Bảng 3.15: Kết quả phân tích rủi ro và độ nhạy đối với dự án lò gạch liên tục kiểu đứng có CDM.
Lãi suất (năm)
3 USD/tấn CO2
4 USD/tấn CO2
5 USD/tấn CO2
NPV
(trđồng)
PB (tháng)
IRR
(%)
NPV
(trđồng)
PB (tháng)
IRR
(%)
NPV
(trđồng)
PB (tháng)
IRR
(%)
8%
21.815,119
12,45
42,53
23.601,937
12,70
43,19
24.252,679
11,11
43,83
10%
19.197,950
12,45
42,53
20.833,012
12,70
43,19
21.428,485
11,11
43,83
12%
17.826,928
12,45
42,53
18.373,282
12,70
43,19
18.919,658
11,11
43,83
Nhận xét:
2.2. Hiệu quả về môi trường.
Việc vận hành lò gạch liên tục kiểu đứng đem lại các lợi ích cho môi trường như là:
2.2.1. Tiết kiệm nhiên liệu.
Theo kết quả tính toán ở phần trên cho thấy việc vận hành một lò gạch liên tục kiểu đứng với công suất 3.886.080 viên gạch /năm sẽ tiết kiệm được 252, 6 tấn than và 7, 4 tấn củi. Việc tiết kiệm nhiên liệu không chỉ mang lại lợi ích kinh tế cho chủ lò gạch mà còn có tác động tốt đối với môi trương vì nhiên liệu cho lò gạch chủ yếu là than, ở đây là than đá, là tài nguyên không tái tạo.
2.2.2. Giảm phát thải cỏc khớ gõy ô nhiễm môi trường.
Vận hành lò gạch liên tục kiểu đứng thay vì lò gạch truyền thống làm giảm lượng nhiên liệu tiêu thụ từ đó làm giảm lượng khí SO2, CO2 thải ra môi trường. Cụ thể với một lò gạch liên tục kiểu đứng công suất 3.886.080 viên /năm hoạt động sẽ giảm được 464, 775 tấn CO2/năm và 1, 632 tấn SO2/năm.
2.2.3. Hiệu suất sử dụng nhiệt cao.
Hiệu suất sử dụng nhiệt cao đồng nghĩa với lượng nhiệt phát tán ra xung quanh trong quá trình nung gạch là rất ít. Đõy chớnh là một trong những ưu điểm của lò gạch liên tục kiểu đứng so với lò gạch truyền thống. Nhiệt toả ra với lưu lượng thấp, nhiệt độ thấp, sẽ nhanh chóng phát tán vào không khí và ít gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
2.3. Hiệu quả về xã hội.
Với khả năng tận dụng nhiệt rất cao và đặc tính hoạt động liên tục của lò liên tục kiểu đứng, khói thải ra môi trường xung quanh trong quá trình nung có lưu lượng nhỏ, nhiệt độ thấp nên có thể phát tán nhanh vào không khí vì vậy không trực tiếp gây ảnh hưởng làm chết lúa, hoa màu và cây trồng xung quanh như đối với lò thủ công. Từ đó giúp cho chủ lò gạch không phải lo lắng về những khoản đền bù cho các hộ gia đình sản xuất quanh đấy.
Với việc thực hiện dự án lò gạch liên tục kiểu đứng sẽ tạo thêm công ăn việc làm cho cộng đồng địa phương, đóng góp vào ngân sách địa phương đồng thời cũng giúp cho việc cải thiện kinh tế xã nói riêng và toàn tỉnh Hưng Yên nói chung. Thêm vào đó việc thực hiện dự án lò gạch liên tục kiểu đứng theo cơ chế phát triển sạch còn mang lại các lợi ích khác nữa đó là:
+ Giúp chuyển giao công nghệ thân thiện hơn với môi trường.
+ Tiết kiệm năng luợng cũng như sử dụng năng lượng một cách hiệu quả hơn đảm bảo an toàn năng lượng
+ Giúp kinh tế địa phương phát triển , rút ngắn khoảng cách phát triển giữa các vùng
Kết luận
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Mt47.doc