Tài liệu Đề tài Đánh giá hiệu quả thực hiện giải pháp thu hồi nhiệt thải trong chương trình tiết kiệm năng lượng tại công ty cao Su Sao Vàng: MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Năng lượng có vai trò đặc biệt quan trọng và tác động to lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội của tất cả các nước trên thế giới. Điều này càng trở nên đúng hơn trong bối cảnh nguồn năng lượng trên thế giới đang ngày càng trở nên cạn kiệt và xuất hiện nhiều vấn đề ô nhiễm môi trường nghiêm trọng do sử dụng quá nhiều năng lượng. Mà hạn chế lớn nhất của việc sử dụng năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch nói chung, than và dầu khí nói riêng là gây ra ô nhiễm môi trường do sự phát thải SO2, COx, NOx ... Với ước tính 80% các phát thải CO2 do con người gây ra đều do sự đốt các nhiên liệu hóa thạch, sự sử dụng năng lượng của thế giới đã trở thành tiêu điểm của các cuộc thảo luận về thay đổi khí hậu toàn cầu. Dự báo, phát thải CO2 sẽ tăng từ 6,1 tỷ tấn carbon tương đương năm 1999 lên 7,9 tỷ tấn năm 2010; và 9,9 tỷ tấn năm 2020.
Hiện nay, nhiều ngành công nghiệp đang phải đối mặt với nguy cơ đói năng lượng. Có nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là do giá dầu mỏ trên thế gi...
71 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1254 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Đánh giá hiệu quả thực hiện giải pháp thu hồi nhiệt thải trong chương trình tiết kiệm năng lượng tại công ty cao Su Sao Vàng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Năng lượng có vai trò đặc biệt quan trọng và tác động to lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội của tất cả các nước trên thế giới. Điều này càng trở nên đúng hơn trong bối cảnh nguồn năng lượng trên thế giới đang ngày càng trở nên cạn kiệt và xuất hiện nhiều vấn đề ô nhiễm môi trường nghiêm trọng do sử dụng quá nhiều năng lượng. Mà hạn chế lớn nhất của việc sử dụng năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch nói chung, than và dầu khí nói riêng là gây ra ô nhiễm môi trường do sự phát thải SO2, COx, NOx ... Với ước tính 80% các phát thải CO2 do con người gây ra đều do sự đốt các nhiên liệu hóa thạch, sự sử dụng năng lượng của thế giới đã trở thành tiêu điểm của các cuộc thảo luận về thay đổi khí hậu toàn cầu. Dự báo, phát thải CO2 sẽ tăng từ 6,1 tỷ tấn carbon tương đương năm 1999 lên 7,9 tỷ tấn năm 2010; và 9,9 tỷ tấn năm 2020.
Hiện nay, nhiều ngành công nghiệp đang phải đối mặt với nguy cơ đói năng lượng. Có nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là do giá dầu mỏ trên thế giới leo thang đến mức kỷ lục. Những dự báo của các chuyên gia năng lượng cho thấy từ nay trở đi, loài người sẽ đối mặt với tình trạng thiếu hụt dầu lửa và tình trạng căng thẳng gay gắt sẽ diễn ra vào khoảng năm 2020, khi nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng trong khi các giếng dầu hiện có bắt đầu cạn. Dự báo giá dầu sẽ lên đến mức 380 USD/thùng vào thời kỳ đó.
Như vậy, vấn đề kinh tế năng lượng đang là vấn đề của toàn cầu. Các quốc gia trên thế giới đang nỗ lực tìm kiếm những giải pháp tiết kiệm và những nguồn năng lượng mới. Đối với Việt Nam, vấn đề tiết kiệm năng lượng đang được xem xét và có thể sẽ được đặt lên hàng đầu trong những năm tới. Do đó, vấn đề cấp bách đặt ra cho các doanh nghiệp là làm thế nào để sử dụng hiệu quả và tiết kiệm nguồn năng lượng, giảm thiểu được lượng khí thải ra môi trường do đốt cháy nhiên liệu nhằm đảm bảo mục tiêu bảo vệ môi trường mà không ảnh hưởng đến lợi nhuận thu được?
Với mong muốn áp dụng những kiến thức đã được học từ chuyên ngành Kinh tế quản lý Tài nguyên Môi trường và Đô thị để tìm hiểu sâu hơn vấn đề trên, cùng với quá trình tìm hiểu thực tế tại công ty Cao su Sao Vàng, tôi đã chọn đề tài: “Đánh giá hiệu quả thực hiện giải pháp thu hồi nhiệt thải trong chương trình Tiết kiệm năng lượng tại công ty Cao su Sao Vàng”.
Mục đích nghiên cứu của đề tài
Nhằm đánh giá hiệu quả việc thực hiện giải pháp thu hồi nhiệt thải để chứng minh việc đầu tư vào những giải pháp có mục tiêu bảo vệ môi trường sẽ mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, không chỉ về mặt kinh tế mà còn thu được lợi ích xã hội – môi trường.
Đối tượng nghiên cứu
Giải pháp thu hồi nhiệt thải từ nước xả lò hơi để gia nhiệt cho nước cấp đầu vào của lò hơi.
Phạm vi nghiên cứu
Chuyên đề đi sâu vào nghiên cứu quá trình sản xuất và các hoạt động liên quan đến việc thu hồi nhiệt thải tại công ty Cao su Sao Vàng. Thời gian nghiên cứu từ năm 2005 đến năm 2006.
Phương pháp nghiên cứu
Trong chuyên đề này tôi đã sử dụng phương pháp phân tích tài chính để đánh giá hiệu quả của giải pháp thu hồi nhiệt thải, đồng thời có sự bổ sung đầy đủ hơn về các chi phí - lợi ích môi trường. Ngoài ra, còn sử dụng phương pháp thu thập điều tra từ các nguồn khác, phỏng vấn trực tiếp, phương pháp phân tích tổng hợp
Nội dung chuyên đề:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề gồm 3 chương :
Chương I: Những vấn đề chung về tiết kiệm năng lượng và đánh giá hiệu quả dự án.
Chương II: Chương trình Tiết kiệm năng lượng tại công ty Cao su Sao Vàng
Chương III: Đánh giá hiệu quả thực hiện giải pháp thu hồi nhiệt thải tại công ty Cao su Sao Vàng.
Lời cảm ơn
Trong suốt quá trình thực tập cũng như thực hiện chuyên đề tốt nghiệp, tôi đã nhận được sự giúp đỡ và hướng dẫn tận tình của các thầy cô giáo chuyên ngành, các cán bộ của Trung tâm Năng suất Việt Nam. Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới:
Tiến sĩ Lê Thu Hoa, Giảng viên khoa Kinh tế Quản lý Tài nguyên Môi trường và Đô thị (KT-QLTNMT&ĐT), giáo viên hướng dẫn.
Ông Lê Thắng, Phó giám đốc Trung tâm Năng suất Việt Nam, cán bộ hướng dẫn.
Thạc sĩ Lê Thị Thoa, cán bộ Trung tâm Năng suất Việt Nam (VPC)
KS. Trịnh Minh Thông, cán bộ Ban tiết kiệm năng lượng công ty Cao su Sao Vàng.
Và các thầy cô trong khoa KT-QLTNMT&ĐT cũng như các cán bộ ở VPC.
CHƯƠNG I :
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ DỰ ÁN
TỔNG QUAN VỀ TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG
Khái niệm về Năng lượng và Tiết kiệm năng lượng
Năng lượng là dạng vật chất có khả năng sinh công, bao gồm nguồn năng lượng sơ cấp như than, dầu, khí đốt và nguồn năng lượng thứ cấp là nhiệt năng và điện năng được sinh ra thông qua quá trình chuyển hoá năng lượng
Trong chu trình chuyển hoá lý tưởng thì năng lượng được bảo tồn, nghĩa là không có tổn thất trong tất cả các khâu chuyển hoá năng lượng. Tuy nhiên, trong thực tế bao giờ cũng xảy ra các tổn thất trong từng khâu chuyển hoá. Các biện pháp làm giảm tổn thất trong các quá trình chuyển hoá được gọi là tiết kiệm năng lượng. Tiết kiệm năng lượng là đảm bảo thoả mãn nhu cầu năng lượng của các quá trình sản xuất, dịch vụ và sinh hoạt với mức tiêu thụ năng lượng ít nhất và hiệu quả kinh tế cao nhất.
Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là nhằm thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên, đảm bảo sự phát triển bền vững của quốc gia, đồng thời giảm chi phí năng lượng, tăng khả năng cạnh tranh, cải thiện chất lượng hàng hoá và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Tiềm năng tiết kiệm năng lượng của một doanh nghiệp không chỉ được xác định bởi lượng tiêu thụ năng lượng mà cả hiệu quả kinh tế đạt được nhờ việc cải tiến bộ máy quản lý, thay thế hoặc hiện đại hoá máy móc thiết bị. Thông thường các biện pháp tiết kiệm năng lượng được thực hiện theo 3 mức đầu tư: ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
Đầu tư ngắn hạn là thực hiện các biện pháp chủ yếu như cải tiến chế độ quản lý năng lượng, tổ chức sản xuất hợp lý, sửa chữa nhỏ, cải thiện quy trình vận hành, bảo dưỡng, chuyển thiết bị phụ trợ sang chế độ kinh tế, chuyển máy biến áp non tải sang chế độ dự phòng nguội, hạn chế sử dụng điện năng để sưởi nóng, chèn kín cửa kính, kẽ hở cửa ra vào, hoàn thiện bảo ôn đường ống cung cấp nhiệt, rửa và làm sạch thiết bị thu nhiệt, cách nhiệt tốt tủ lạnh... Các biện pháp về tiết kiệm năng lượng với chi phí nhỏ chỉ chiếm dưới 5% tổng tiềm năng tiết kiệm năng lượng. Các biện pháp này được thực hiện trong thời gian khoảng 2 - 3 tháng.
Đầu tư trung hạn bao gồm cải tạo, nâng cấp hoặc đổi mới từng phần các thiết bị đang làm việc nhằm nâng cao hiệu quả năng lượng, như thay đổi bảo ôn, thu hồi nhiệt, thay thế các bộ phận đã cũ, thay thế các động cơ điện non tải và áp dụng bộ truyền động điều chỉnh kiểu tần số ở các công trình có phụ tải biến động... Các biện pháp chi phí trung bình cho công tác tiết kiệm năng lượng thường chiếm tới 15 - 20% tổng tiềm năng tiết kiệm năng lượng, thực hiện trong khoảng từ 1-2 năm và được hoàn vốn trong 3 năm. Để thực thi các biện pháp chi phí trung bình cần có kế hoạch chi tiết và lập các bản vẽ thi công.
Đầu tư dài hạn bao gồm nâng cấp thiết bị hoặc thay đổi công nghệ, thiết bị mới. Biện pháp này thường cần vốn đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn dài nên các doanh nghiệp cần phải xem xét kỹ tính khả thi về kinh tế, các yếu tố về môi trường và an toàn sức khỏe nghề nghiệp. Các biện pháp chi phí lớn về tiết kiệm năng lượng về mặt lý thuyết mang lại tới 75% tiềm năng tiết kiệm năng lượng. Tuy nhiên chi phí cho các biện pháp đó là tương đối lớn và trong nhiều trường hợp, vượt quá chi phí xây dựng nhà máy, phân xưởng mới. Sở dĩ có tình trạng đó là vì trong ngành công nghiệp các biện pháp chi phí lớn về tiết kiệm năng lượng liên quan tới việc thay đổi công nghệ của sản xuất chính, đòi hỏi thay thế các thiết bị đắt tiền và chỉ có thể thực hiện khi cải tạo đầu tư mới xí nghiệp.
Các giải pháp Tiết kiệm năng lượng
Hiện nay, một số doanh nghiệp đã và đang thực hiện chương trình tiết kiệm và sử dụng hiệu quả các nguồn năng lượng bằng các biện pháp chủ yếu sau:
Cải tiến, hợp lý hóa quá trình đốt nhiên liệu; gia nhiệt, làm lạnh và chuyển hóa nhiệt năng
Giảm tổn thất nhiệt
Giảm tổn thất điện năng trong quá trình truyền tải, phân phối và tiêu thụ điện năng
Thu hồi năng lượng của chu trình thải để sử dụng lại như thu hồi nhiệt từ khói thải để sấy sản phẩm hoặc phát điện
Giảm tiêu thụ năng lượng bằng cách sử dụng thiết bị hoặc công nghệ có hiệu suất cao như sử dụng đèn, động cơ, lò hơi... có hiệu suất cao, hoặc dùng công nghệ khô thay cho công nghệ ướt trong sản xuất xi măng...
Giảm tiêu thụ năng lượng nhờ hợp lý hóa quá trình sản xuất do đó nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng
Phát triển, sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời, gió, thủy triều, địa nhiệt...) để tiết kiệm các nguồn nhięn liệu hóa thạch như than đá, dầu mỏ, khí đốt.
Các giải pháp Tiết kiệm năng lượng được áp dụng tại các doanh nghiệp đã và đang mang lại nhiều lợi ích như giảm chi phí sản xuất, giảm giá thành sản phẩm và nâng cao được tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Bên cạnh đó, hoạt động này cũng sẽ giúp giảm được sự tiêu tốn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là giảm thiểu lượng phát thải khí nhà kính góp phần tích cực vào việc bảo vệ môi trường
TÌNH HÌNH ÁP DỤNG TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM.
Tình hình áp dụng Tiết kiệm năng lượng trên thế giới
Những cuộc khủng hoảng năng lượng trong các thập kỷ qua đã chứng minh Năng lượng là một vấn đề quan trọng, tác động trực tiếp đến sự phát triển kinh tế xã hội của tất cả các nước trên thế giới.
Theo “Triển vọng năng lượng quốc tế 2002” (IEO 2002), tiêu thụ năng lượng của thế giới dự báo sẽ tăng 60% trong thời gian 21 năm, kể từ 1999 đến 2020 (thời kỳ dự báo). Đặc biệt, nhu cầu năng lượng của các nước đang phát triển ở châu Á và Trung Nam Mỹ, dự báo có thể sẽ tăng gấp hơn bốn lần trong thời gian từ 1999 tới 2020, chiếm khoảng một nửa tổng dự báo gia tăng tiêu thụ năng lượng của thế giới và khoảng 83% tổng gia tăng năng lượng của riêng thế giới đang phát triển. Giá dầu mỏ đang ngày càng tăng cao trong khi nhu cầu sử dụng nhiên liệu này của các quốc gia cũng không ngừng tăng lên, điều này đã gây sức ép buộc nhiều nước phải thực thi kế hoạch phát triển các nguồn năng lượng thay thế nhằm giảm sự phụ thuộc dầu mỏ, khí đốt; đồng thời thi hành các biện pháp nhằm tiết kiệm năng lượng.
Một trong số các nước tiết kiệm năng lượng nhất thế giới phải kể đến là Nhật Bản. Là nước có nền kinh tế lớn thứ hai thế giới tiêu thụ nhiều năng lượng, nhưng Nhật Bản hoàn toàn không có dầu mỏ và khí đốt. 96% năng lượng sử dụng trong nền kinh tế và phục vụ sinh hoạt hằng ngày ở Nhật Bản phải nhập khẩu. Việc phụ thuộc lớn nguồn năng lượng bên ngoài khiến cho nước này nhận thức được tầm quan trọng của tiết kiệm sử dụng năng lượng có hiệu quả cao.
Từ năm 1973 đến nay sản xuất công nghiệp của Nhật Bản tăng gần gấp ba lần, nhưng mức năng lượng sử dụng hầu như không đổi. Ðể sản xuất khối lượng sản phẩm công nghiệp bằng Nhật Bản, Trung Quốc phải sử dụng lượng năng lượng gấp 11,5 lần. Các nhà máy sản xuất giấy của Nhật Bản đầu tư cho những thùng kim loại có thể đốt nóng bằng giấy thải, củi và nhựa phế thải. Trong vòng hai năm, có tới một nửa sản lượng điện sử dụng trong các nhà máy giấy được sản xuất từ rác thải.
Tháng 3 năm 2005, chính phủ Nhật Bản đã phát động một chiến dịch trong toàn quốc nhằm thực hiện mục tiêu của Nghị định thư Kyoto về cắt giảm 6% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính mức của năm 1990 vào năm 2012. Trong lĩnh vực giao thông và sinh hoạt đời sống, nhu cầu sử dụng năng lượng cao hơn nhiều so với lĩnh vực công nghiệp. Ðể tiết kiệm và sử dụng năng lượng có hiệu quả, chính phủ Nhật Bản chủ trương tăng thuế nhiên liệu lên 1,25 USD một lít xăng, mức cao nhất trong một thập niên; đồng thời giảm thuế đối với ô tô cỡ nhỏ và loại xe mới có các bộ phận không đồng bộ nhưng tiết kiệm nhiên liệu, trên cơ sở kết hợp giữa một động cơ chạy xăng và một động cơ chạy điện. Việc bán loại xe này ở Nhật Bản đang tăng mạnh.
Nhật Bản cũng trợ cấp khoảng 1,3 tỷ USD để lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời cho 160 nghìn gia đình. Hiện nay việc cung cấp năng lượng mặt trời với chi phí cao hơn từ hai đến ba lần việc cung cấp điện năng cho các hộ gia đình. Nhưng các chủ sở hữu nhà cho rằng cùng với thời gian, nguồn năng lượng này sẽ trang trải những phí tổn về thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời. Chính phủ Nhật Bản muốn miễn thuế cho cố gắng phát triển nguồn năng lượng này; vạch kế hoạch tăng sản lượng năng lượng mặt trời lên 15 lần trong thập kỷ này. Với chủ trương tiết kiệm dầu mỏ phải bắt đầu từ mỗi gia đình, Nhật Bản chủ trương cắt giảm việc sử dụng năng lượng đối với bốn loại đồ dùng gia đình thông dụng. Chủ trương nói trên được các hãng sản xuất đồ dùng điện của Nhật Bản hưởng ứng, với việc sản xuất và bán ra các sản phẩm mới tiết kiệm năng lượng.
Ngoài Nhật Bản, các nước có nguồn năng lượng nội địa ít cũng thi hành chính sách tiết kiệm năng lượng. Tại Singapore, nơi máy điều hòa không khí chiếm tới 60% chi phí năng lượng của mỗi gia đình, một đạo luật mới được ban hành khuyến khích việc tiết kiệm năng lượng thông qua việc sử dụng kính cửa sổ phủ phản quang và kết nối hệ thống hạ nhiệt của ngôi nhà với hệ thống làm hạ nhiệt của hàng xóm, nơi nước được làm lạnh qua đêm.
Ở Hồng Công, ngày càng nhiều tòa nhà được lắp đặt hệ thống quạt "thông minh", trong đó máy tính giảm thiểu số lần dừng không cần thiết. Chính quyền Hồng Công cũng khuyến khích việc sản xuất và sử dụng loại ô-tô kết hợp động cơ chạy xăng với động cơ chạy điện.
Ðầu tháng sáu năm 2005, Trung Quốc đã thành lập Ban chỉ đạo năng lượng quốc gia do Thủ tướng Ôn Gia Bảo làm Trưởng ban. Hội nghị lần thứ nhất Ban chỉ đạo công tác năng lượng quốc gia xác định công tác năng lượng của Trung Quốc trong thời kỳ trước mắt bao gồm tăng cường nghiên cứu, hoàn thiện quy hoạch tổng thể phát triển trung hạn và dài hạn năng lượng; phân phối hợp lý nguồn năng lượng và phát triển các nguồn năng lượng mới và năng lượng có khả năng tái sinh, triệt để tiết kiệm năng lượng...
Chính phủ Pháp dự định hạn chế tốc độ xe cộ chạy trên đường cao tốc từ 130 km/h xuống 115 km/h, đồng thời hợp tác với các chuyên gia phát triển các chương trình mới về khai thác nguồn năng lượng "phi truyền thống". Tây Ban Nha đặt mục tiêu giảm tiêu thụ năng lượng 8,5% trong giai đoạn 2005-2007, khuyến khích người dân chuyển sang sử dụng các loại xe nhỏ nhằm giảm tiêu hao nhiên liệu. Philippin yêu cầu tất cả cơ quan giảm ít nhất 10% năng lượng tiêu thụ. Năm 2005 tổng chi phí nhập khẩu dầu của nước này tốn ít nhất 5,5 tỷ USD. Indonesia thì xem xét giảm trợ cấp giá nhiên liệu, hiện khoản tiền này ước khoảng 6,4 tỷ USD mỗi năm.
Bên cạnh đó, cũng có nhiều quốc gia tăng cường phát triển những nguồn năng lượng có khả năng tái sinh như thuỷ năng, gió, ánh sáng mặt trời… Năm 2000, nước Đức đã ban bố Luật phát triển năng lượng có khả năng tái sinh. Theo luật này các công ty nghiên cứu phát triển nguồn năng lượng được chính phủ trợ cấp kinh phí làm cho việc nghiên cứu phát triển và sử dụng nhiều loại năng lượng có khả năng tái sinh ở Đức thu được kết quả nổi bật. Năm 2003, Đức đã hoàn thành kế hoạch phát điện bằng năng lượng mặt trời tại 100 nóc nhà và còn tăng cường các biện pháp khác để phát triển và đưa vào sử dụng nguồn năng lượng này. Hiện nay, Đức là nước đứng đầu thế giới sử dụng năng lượng gió. Sản lượng điện bằng sức gió của Đức chiếm khoảng một phần ba tổng sản lượng điện bằng sức gió của thế giới và 4% tổng sản lượng sản xuất ra trong nước. Đức đang đẩy mạnh phát triển công nghiệp điện bằng sức gió tại các khu vực ven biển.
Những dự báo của các chuyên gia năng lượng cho thấy từ nay trở đi, loài người sẽ đối mặt với tình trạng thiếu hụt dầu lửa và tình trạng căng thẳng gay gắt sẽ diễn ra vào khoảng năm 2020, khi nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng trong khi các giếng dầu hiện có bắt đầu cạn. Dự báo giá dầu sẽ lên đến mức 380 USD/thùng vào thời kỳ đó. Vì vậy nhiều quốc gia trên thế giới đã đưa ra những chiến lược an ninh năng lượng dài hạn dựa trên những diễn biến mới nhất này và việc nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng, tiết kiệm triệt để năng lượng là xu hướng tất yếu của cả loài người.
Tình hình áp dụng tiết kiệm năng lượng tại Việt Nam
Hiện nay, mức tiêu tốn năng lượng trên một đơn vị sản phẩm của doanh nghiệp ở Việt Nam là quá cao so với các nước trong khu vực. Cụ thể, cùng một đơn vị sản phẩm, doanh nghiệp Việt Nam phải tiêu tốn một lượng năng lượng bằng 1,5 ¸ 1,7 lần so với các doanh nghiệp Thái Lan, Malaysia. Bộ Công nghiệp đã khảo sát tại một số nhà máy sản xuất xi măng, thép, sành sứ, hàng tiêu dùng, kết quả cho thấy tiềm năng tiết kiệm năng lượng có thể đạt đến 20%. Nếu tính với mức sử dụng năng lượng trong công nghiệp chiếm khoảng 40% so với tổng nhu cầu năng lượng thương mại hiện nay (xấp xỉ 19 triệu tấn), số tiền tiết kiệm được có thể tới 13,5 nghìn tỷ đồng mỗi năm. Đây là một giá trị không nhỏ, chưa tính đến tiềm năng tiết kiệm trong sinh hoạt và dịch vụ.
Để đẩy mạnh việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, ngày 03/09/2003 Chính phủ Việt Nam đã ban hành Nghị định số 102/2003/NĐ-CP về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong các ngành sản xuất và dân dụng. Ngày 1/7/2004, Bộ Công nghiệp đã ban hành Thông tư 01/2004/TT-BCN hướng dẫn sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đối với các cơ sở sản xuất.
Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) đưa ra ý kiến cho rằng số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ ngày càng tăng ở Việt Nam đang tạo ra sức ép lớn đối với năng lực cung cấp năng lượng của quốc gia vốn đã phát huy hết công suất. Nếu năng lượng không được sử dụng một cách bền vững hơn thì có thể Việt Nam không đủ khả năng đáp ứng nhu cầu về năng lượng của quốc gia. Vì vậy, ngày 21/10/2005, UNDP và Bộ Khoa học và Công nghệ đã phê duyệt dự án "Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam” nhằm giải quyết vấn đề trên. Dự án 5 năm này sẽ tiếp tục hỗ trợ khu vực doanh nghiệp trong việc tiết kiệm năng lượng và góp phần giảm thiểu sự phát thải khí CO2.
Có khoảng 500 doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc 5 lĩnh vực sử dụng nhiều năng lượng, kể cả ngành sản xuất gạch ngói và gốm sứ, sẽ tham gia tiến hành các biện pháp thí điểm do dự án hỗ trợ nhằm giảm mức tiêu thụ năng lượng thông qua các hoạt động đào tạo và dịch vụ về kỹ thuật. Một quỹ trị giá hơn 1,9 triệu USD sẽ được thiết lập để hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận với các nguồn vốn vay và tín dụng trong nước để phục vụ cho các dự án tiết kiệm năng lượng riêng của họ. Việc thực hiện thành công dự án này sẽ mang lại kết quả là tiết kiệm được một khoản năng lượng tổng cộng tương đương với 136 nghìn tấn dầu và giảm mức độ phát thải khí CO2 hàng năm là 962 nghìn tấn trong giai đoạn 2006 - 2010.
Bộ Công nghiệp đã có tờ trình Chính phủ đề nghị xây dựng Chương trình quốc gia về tiết kiệm năng lượng với một loạt các chính sách liên quan đến mọi bộ ngành. Các nội dung được đề cập đến là hình thành cuộc vận động toàn xã hội xây dựng tác phong sử dụng năng lượng theo hướng tiết kiệm và hiệu quả; đưa các nội dung của chương trình vào hệ thống giáo dục quốc gia; phát triển và phổ biến các trang thiết bị hiệu suất cao, tiết kiệm năng lượng; hỗ trợ kỹ thuật cho các nhà chế tạo trong nước hiện đại hóa công nghệ, nâng cao tính năng của các thiết bị sử dụng năng lượng được sản xuất; xây dựng mô hình quản lý sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Theo kế hoạch, Việt Nam sẽ có Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Ban chỉ đạo quốc gia thực hiện Chương trình do một Phó thủ tướng đứng đầu sẽ được thành lập, cả nước sẽ có 8 trung tâm tiết kiệm năng lượng đặt tại 3 miền.
Bên cạnh các hình thức tuyên truyền, doanh nghiệp chế tạo, nhập khẩu sẽ được hưởng cơ chế ưu đãi để đưa ra thị trường các trang thiết bị hiệu suất cao; bắt đầu từ năm 2007 Bộ sẽ tổ chức dán nhãn tiết kiệm cho các loại thiết bị sử dụng năng lượng điển hình là quạt điện, động cơ điện, điều hòa nhiệt độ, tủ lạnh.Nhà nước sẽ ban hành biểu giá năng lượng phù hợp với xu hướng của các nước trong khu vực nhằm khuyến khích người dân sử dụng tiết kiệm và hiệu quả.
Để thực hiện chiến dịch trên, 100% các toà nhà xây dựng mới từ 2006 sẽ phải thực hiện việc quản lý theo Quy chuẩn xây dựng VN "các công trình sử dụng năng lượng có hiệu quả". Bên cạnh đó, Bộ Giao thông sẽ triển khai các biện pháp giảm tổng mức sử dụng nhiên liệu than dầu và điện năng như hạn chế xe cá nhân, tăng cường phương tiện vận tải công cộng có năng lực chuyên chở cao.
Chương trình có mục tiêu tiết kiệm từ 3 - 5% tổng mức tiêu thụ năng lượng trong giai đoạn 2006 - 2010 và 5 - 8% trong giai đoạn 2011 - 2015. Theo Bộ Công nghiệp, việc triển khai Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ở Việt Nam sẽ đáp ứng yêu cầu tiết kiệm năng lượng trong sản xuất, tiêu dùng, giảm mức đầu tư rất cao hiện nay cho sản xuất năng lượng, góp phần bảo vệ môi trường cũng như thực hiện các cam kết trong các công ước quốc tế, các hiệp định mà Việt Nam đã gia nhập.
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ DỰ ÁN
Khái niệm
Đánh giá hiệu quả dự án là xem xét mức độ đóng góp của dự án từ các góc độ khác nhau: cá nhân, cộng đồng và toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Phân tích tài chính là phân tích, đánh giá hiệu quả của dự án dưới góc độ của nhà đầu tư . Mối quan tâm chủ yếu của các nhà đầu tư là thu được lợi nhuận từ dự án, do đó trong phân tích tài chính thường chỉ xét tới những chi phí - lợi ích trực tiếp mà không bao gồm những chi phí cơ hội, chi phí - lợi ích về xã hội-môi trường. Phân tích tài chính nhằm cung cấp những thông tin cần thiết về tình hình, kết quả và hiệu quả hoạt động của dự án để các chủ đầu tư đưa ra quyết định đúng đắn. Mục tiêu của phân tích tài chính là xác định chi phí - lợi ích của dự án, tính toán các chỉ tiêu cần thiết để đánh giá dự án. Giá cả được sử dụng trong phân tích tài chính là giá cả thị trường thực tế.
Phân tích kinh tế là sự mở rộng của phân tích tài chính với chủ thể là toàn xã hội, vì vậy ngoài việc xem xét, đánh giá hiệu quả về mặt tài chính thì phải quan tâm đến những hiệu quả về mặt xã hội – môi trường mà dự án mang lại. Chi phí trong phân tích kinh tế được thể hiện bằng các giá trị sử dụng mà xã hội mất đi khi đưa các nguồn lực vào dự án, đó là các chi phí cơ hội hay chi phí sử dụng. Lợi ích kinh tế - xã hội chính là kết quả so sánh giữa lợi ích do dự án tạo ra và cái giá xã hôi phải trả trong việc sử dụng các nguồn lực sẵn có của mình một cách tốt nhất trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Phương pháp phân tích kinh tế thường được sử dụng để đánh giá hiệu quả và lựa chọn thực hiện các dự án do Nhà nước tài trợ, cấp kinh phí, đặc biệt là các dự án đầu tư nhằm mục tiêu bảo vệ môi trường. Mục tiêu của phân tích kinh tế là đánh giá những đóng góp thực sự của dự án cho nền kinh tế. Vì vậy, giá cả sử dụng trong phân tích kinh tế thường là giá thị trường đã được điều chỉnh, tức là giá mà tại đó lợi ích cận biên của người tiêu dùng bằng chi phí cận biên của người sản xuất ra hàng hoá.
Trong chuyên đề này, do hạn chế về trình độ đánh giá và gặp phải những khó khăn trong việc điều tra, thu thập, lượng hoá những số liệu cần thiết liên quan đên đề tài nên tôi sử dụng phương pháp phân tích tài chính để đánh giá. Bên cạnh đó, tôi có xem xét đến cả những chi phí - lợi ích môi trường.
Các bước đánh giá hiệu quả
Xác định chi phí - lợi ích
Trong bước này chúng ta cần phải lập một danh mục đầy đủ về các khoản chi phí-lợi ích có thể phát sinh trong quá trình thực hiện dự án. Việc xác định các chi phí - lợi ích được tiến hành theo nguyên tắc: tất cả những gì làm tăng mục tiêu là lợi ích, còn tất cả những gì làm giảm mục tiêu là chi phí.
Nội dung cơ bản của xác định chi phí - lợi ích bao gồm:
Xác định tổng chi phí bao gồm chi phí đầu tư ban đầu, chi phí vận hành hàng năm. Chi phí đầu tư ban đầu như chi phí mua trang thiết bi, lắp đặt trang thiết bị, đào tạo. Chi phí vận hành hàng năm gồm chi phí cho nguyên nhiên liệu, năng lượng và lao động. Đặc biệt, khi xem xét chi phí vận hành hàng năm cần phải tính tới tất cả các yếu tố chịu tác động của dự án. Điều này nhằm làm tăng tính chính xác của việc xác định khả năng sinh lời của dự án.
Xác định tổng lợi ích của dự án bao gồm phần tiết kiệm được và thu nhập hàng năm.
Đối với dự án đầu tư có liên quan đến môi trường cần phải xác định, đánh giá tất cả các khoản mục thích hợp và quan trọng mà dự án tác động tới. Do những khoản chi phí như chi phí nguyên liệu, chi phí quản lý chất thải hay chi phí ít hữu hình hơn thường rất khó xác định và dễ bị phân bổ sai trong sổ sách kế toán. Trong nhiều trường hợp khác, có những loại chi phí có thể thiếu trong sổ sách kế toán mà khi xác định chi phí chúng ta không thể có số liệu, thường những chi phí này là chi phí ít hữu hình hơn như chi phí tuân thủ các quy định luật pháp trong tương lai, hình ảnh có tính tiêu cực của doanh nghiệp đầu tư,…
Đánh giá chi phí - lợi ích
Đánh giá chi phí - lợi ích của dự án đầu tư phải thể hiện được kết quả của hoạt động đầu tư, do đó mỗi khoản chi phí và lợi ích đã được xác định ở bước trên phải quy đổi lượng hoá thành tiền. Từ đó tạo cơ sở để tính toán xác định hiệu quả đầu tư. Tuy nhiên trong thực tế có những chi phí rất khó lượng hoá thành tiền như hình ảnh của công ty, chi phí do những tác động từ môi trường,…
Lập bảng thể hiện chi phí - lợi ích theo thời gian
Lập bảng chi phí - lợi ích là quá trình liệt kê các kết quả theo năm phát sinh và tính toán lợi ích ròng hàng năm giúp cho người phân tích hiểu được dòng lợi ích và chi phí theo thời gian.
Năm
Khoản mục
1
…
…
n
Tổng chi phí
C1
…
…
Cn
Tổng lợi ích
B1
…
…
Bn
Lợi ích ròng hàng năm
(B1- C1)
…
…
(Bn - Cn)
Đánh giá các chỉ tiêu
Trên cơ sở các chi phí - lợi ích đã xác định được, chúng ta sẽ tính toán các chỉ tiêu tài chính như giá trị hiện tại ròng (NPV), thời gian hoàn vốn (PB), hệ số hoàn vốn nội bộ (IRR), tỷ suất lợi ích – chi phí (BCR). Căn cứ vào các chỉ tiêu đó sẽ đánh giá được một cách chính xác hiệu quả mà dự án đầu tư mang lại. Tuy nhiên, chi phí và lợi ích của dự án lại phát sinh vào những thời điểm khác nhau, do đó trước khi đánh giá các chỉ tiêu phải chọn được biến thời gian và tỉ lệ chiết khấu thích hợp.
Chọn biến thời gian thích hợp: Khi đánh giá hiệu quả tài chính của các dự án, chủ đầu tư phải xem xét, phân tích các chỉ tiêu trong khoảng thời gian thích hợp để có thể bao hàm hết mọi lợi ích và chi phí của dự án. Biến số này được tính theo thời gian tồn tại hữu ích dự kiến của dự án để tạo ra những sản phẩm đầu ra và các lợi ích kinh tế, đối với dự án liên quan đến sản xuất thì chủ dự án thường căn cứ và thời gian khấu hao của máy móc thiết bị chính sử dụng trong dự án đầu tư. Khi lợi ích đầu ra trở nên rất nhỏ thì thời gian sống tích cực của dự án có thể xem như đã kết thúc
Tỷ lệ chiết khấu: Việc lựa chọn tỷ lệ chiết khấu là rất quan trọng, bởi vì nó làm giảm đi giá trị lợi ích của dự án theo dòng thời gian trong tương lai. Vì vậy, khi đánh giá chính xác các chỉ tiêu tài chính cần lựa chọn đúng tỷ lệ chiết khấu của dự án. Tỷ lệ chiết khấu có thể là chi phí cơ hội của đồng tiền nếu vốn đầu tư là vốn tự có, là lãi suất vay dài hạn của nhà nước nếu vốn đầu tư là vốn vay ngân sách nhà nước và là lãi suất thực tế nếu vốn đầu tư là vốn vay trên thị trường.
Khi mốc thời gian và tỉ lệ chiết khấu đã được chọn, việc đánh giá được thực hiện dựa trên những chỉ tiêu tài chính: NPV, PB, IRR, BCR.
Thời gian hoàn vốn (PB)
Thời gian hoàn vốn là số thời gian cần thiết để dự án hoạt động thu hồi đủ số vốn đầu tư đã bỏ ra. Hay nó chính là khoảng thời gian để hoàn trả số vốn đầu tư ban đầu bằng các khoản lợi nhuận thuần hàng năm. Đây là chỉ tiêu cho phép nhà đầu tư cân nhắc về mức độ rủi ro của dự án, thời gian hoàn vốn ngắn sẽ thu hồi vốn đầu tư nhanh và rủi ro thấp.
Thời gian hoàn vốn có thể được xác định khi chưa tính đến yếu tố thời gian của tiền gọi là thời gian hoàn vốn giản đơn và thời gian hoàn vốn có tính đến yếu tố giá trị thời gian của tiền.
Thời gian hoàn vốn giản đơn: được tính theo công thức sau
Trong đó: C0 là vốn đầu tư ban đầu
Wi là lợi nhuận thuần hàng năm
Thời gian hoàn vốn có tính yếu tố thời gian của tiền: Các khoản lợi nhuận thuần đã được chiết khấu trong tương lai hay phát sinh tại những thời điểm khác nhau trong kỳ phân tích được tính chuyển về một mặt bằng thời gian. Nếu các khoản lợi nhuận thuần các năm khác nhau thì khi tính thời gian hoàn vốn có thể sử dụng phương pháp cộng dồn cho đến khi các dòng tiền bằng số vốn đầu tư ban đầu, hoặc sử dụng phương pháp trừ dần cho đến khi vốn đầu tư phải thu hồi nhỏ hơn hay bằng không.
Giá trị hiện tại ròng (NPV)
Giá trị hiện tại ròng là tổng mức lợi nhuận cả đời dự án quy về thời điểm hiện tại hoặc là hiệu số hiện tại của các khoản tiền thu và các khoản tiền chi đầu tư khi được chiết khấu với lãi suất thích hợp.
NPV được xác định theo công thức sau:
Trong đó:
Bt: lợi ích năm t
Ct: chi phí năm t
n: thời gian hoạt động của dự án
r: tỉ lệ chiết khấu
t = 0¸n
Chỉ tiêu NPV là một tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá một dự án đầu tư. Nếu giá trị NPV dương thì dự án có khả năng được chấp nhận và ngược lại, nếu giá trị NPV âm thì dự án có thể không được chấp nhận.
Tỉ suất lợi ích – chi phí (BCR)
Tỷ suất chi phí - lợi ích là tỉ lệ tổng giá trị hiện tại của lợi ích so với tổng giá trị hiện tại của chi phí.
Nếu BCR>1: dự án được chấp nhận do sẽ có khả năng sinh lời.
BCR=1: dự án có khoản thu bù đắp được chi phí
BCR<1: dự án không khả thi về mặt tài chính
Chỉ tiêu BCR được sử dụng để đánh giá dự án đầu tư nhưng do mang tính tương đối nên khi phân tích cần kết hợp cùng các chỉ tiêu khác.
Hệ số hoàn vốn nội bộ (IRR)
Hệ số hoàn vốn nội bộ là mức lãi suất qua đó giá trị hiện thời của lợi ích và chi phí là bằng nhau, tức là tại đó giá trị NPV=0.
Công thức:
(NPV = 0)
IRR cho biết mức lãi suất cao nhất mà dự án có thể đạt được. Dự án được chấp nhận khi IRR ³ r giới hạn , r giới hạn có thể là lãi suất đi vay nếu dự án vay vốn để đầu tư, có thể là tỷ suất định mức do nhà nước quy định nếu dự án sử dụng vốn từ ngân sách nhà nước hoặc có thể là chi phí cơ hội nếu dự án sử dụng vốn tự có để đầu tư.
Kết luận và kiến nghị
Trên cơ sở xem xét, đánh giá các bước trên, tổng hợp lại sẽ cho chúng ta thấy được hiệu quả của dự án đầu tư một cách đầy đủ, từ đó đưa ra quyết định đầu tư một cách chính xác. Đồng thời qua đó cũng thấy được mặt hạn chế của dự án và đưa ra các giải pháp bổ sung phù hợp cho dự án hoàn thiện hơn.
CHƯƠNG II
CHƯƠNG TRÌNH TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG TẠI CÔNG TY CAO SU SAO VÀNG.
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CAO SU SAO VÀNG
Tổng quan về công ty Cao su Sao Vàng
Công ty Cao su Sao Vàng (Sao Vang Rubber Company – SRC) là doanh nghiệp nhà nước, được thành lập ngày 19/5/1960 trực thuộc Tổng công ty Hoá chất Việt nam - Bộ Công nghiệp. Vốn điều lệ của công ty là 49 tỉ đồng. Trụ sở chính của công ty được đặt tại số 231 đường Nguyễn Trãi, Quận Thanh Xuân, Hà Nội; thuộc Khu công nghiệp Thượng Đình, Hà Nội.
Sản phẩm chính của Công ty là các loại săm lốp, dùng cho máy bay phản lực, ô tô, xe đặc chủng, xe máy, xe đạp và các sản phẩm cao su kỹ thuật gồm có băng tải, đai truyền, các loại phụ tùng cao su, các lớp kết cấu cao su phủ bề mặt để chống bào mòn và ăn mòn kim loại v.v…
Là doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm cao su ra đời sớm nhất của ngành công nghiệp Việt Nam, Công ty Cao su Sao vàng trở thành trung tâm kỹ thuật của cả nước trong các lĩnh vực: Thiết kế và phân tích cấu trúc các sản phẩm cao su cao cấp cũng như thông thường; Thiết lập các công thức pha chế và xây dựng các phương pháp gia công cao su; Các kỹ thuật khảo sát, phân tích và thí nghiệm nhằm hoàn thiện công nghệ sản xuất; Thiết kế, thử nghiệm và chế tạo các phương tiện công nghệ, bao gồm các loại khuôn mẫu, dụng cụ, phụ tùng, máy và thiết bị trong lĩnh vực sản xuất sản phẩm cao su.
Trải qua hơn 40 năm sản xuất kinh doanh và phát triển, đến nay tổng số lao động của Công ty Cao su Sao Vàng tại Hà Nội là 1.700 người với hơn 300 kỹ sư, cử nhân. Trong những năm qua Công ty Cao su Sao vàng đã tích cực đầu tư nhiều dây chuyền sản xuất của nước ngoài với các thiết bị hiện đại, công nghệ sản xuất tiên tiến. Chất lượng sản phẩm của công ty đã được đảm bảo bởi Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001: 2000, do BVQI chứng nhận. Hiện nay, công ty đang chuẩn bị để áp dụng Hệ thống quản lý môi trường ISO 14000 nhằm đảm bảo sản xuất ổn định, kinh doanh bền vững và chủ động hội nhập quốc tế.
Bảng 2.1 : Giá trị tổng sản lượng của công ty
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Giá trị tổng sản lượng (tỷ đồng)
342
400
537
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty
Trong năm 2003, là năm đầu tiên Việt Nam thực hiện lộ trình AFTA, Công ty đã đạt mức tăng trưởng trên 16% về giá trị tổng sản lượng, thu nhập bình quân của người lao động đạt trên 1,3 triệu đồng/ người/tháng.
Trên cơ sở chỉ đạo của Tổng công ty Hoá chất Việt Nam, công ty đã tổ chức, sắp xếp lại sản xuất, đầu tư hoàn chỉnh, đồng bộ thiết bị và công nghệ theo hướng tiên tiến, hiện đại; chủ động khắc phục trì trệ, đảm bảo chất lượng sản phẩm và khẳng định thương hiệu mạnh (SRC) trên thị trường trong nước, đủ sức hội nhập thị trường khu vực và quốc tế. Theo hướng này, công ty đã triển khai một số dự án nằm trong dự án tổng thể về Hoàn thiện công nghệ - kỹ thuật mới, trong đó chú trọng nhiều đến dự án Tiết kiệm năng lượng tại công ty.
Hoạt động sản xuất của công ty
Quy trình sản xuất của công ty
Công ty Cao su Sao Vàng gồm có các xí nghiệp sản xuất như xí nghiệp cao su 1 sản xuất săm lốp xe máy; xi nghiệp cao su 2 sản xuất lốp xe đạp; xi nghiệp cao su 3 sản xuất lốp ô tô và máy bay; xí nghiệp cao su 4 sản xuất săm ô tô, xe đạp và cao su kỹ thuật. Các xí nghiệp trong công ty làm việc theo chế độ 3 ca, sản xuất liên tục hai tuần rồi nghỉ 2 ngày. Mỗi xí nghiệp hoạt động theo một quy trình công nghệ riêng:
Lu ho¸ cao su
Lµm m¸t
Ðp suÊt
NhiÖt luyÖn
Ðp läc
Trộn lưuhuỳnh
Nhiệt luyện
Lọc cao su
Quy tr×nh s¶n xuÊt s¨m xe m¸y
NhiÖt luyÖn
C¸n h×nh, x¸t v¶i phin
C¸n mÆt lèp
S¶n xuÊt tanh
Gia c«ng t¹o h×nh
Lu ho¸ cao su
Quy tr×nh s¶n xuÊt lèp xe ®¹p
Lu ho¸ cao su
T¹o ®iÓm nèi
S¶n xuÊt tanh
C¾t tù ®éng
Lµm m¸t
C¸n h×nh
NhiÖt luyÖn
C¸n tr¸ng vµ x¸t v¶i
NhiÖt luyÖn
Quy tr×nh s¶n xuÊt lèp xe m¸y
Läc cao su
NhiÖt luyÖn
Ðp suÊt
Lµm m¸t
§Þnh chiÒu dµi
G¾n van
Nèi ®Çu x¨m
Lu ho¸ cao su
Quy tr×nh s¶n xuÊt s¨m xe ®¹p
Hình 2.1. Quy trình công nghệ.
Quy trình sản xuất săm xe máy từ cao su nguyên liệu được thực hiện lần lượt theo các công đoạn như : Lọc cao su, đưa vào nhiệt luyện, ép lọc, trộn lưu huỳnh, nhiệt luyện lần 2, ép suất, làm mát, cuối cùng là lưu hoá cao su. Sau quá trình lưu hoá thu được săm thành phẩm, và chuyển qua công đoạn kiểm tra chất lượng được nhập kho, hoặc loại bỏ nếu không đạt chất lượng.
Quy trình sản xuất lốp xe máy được tiến hành theo các công đoạn sau: Đưa cao su nguyên liệu vào nhiệt luyện, cán tráng và xát vải, nhiệt luyện lần hai, cán hình, làm lạnh, cắt tự động, sản xuất tanh, tạo điểm nối và lưu hoá cao su. Lốp sau khi qua công đoạn lưu hoá và ổn định hình dạng được đưa vào vào bộ phận kiểm tra và nhập kho.
Quy trình sản xuất săm xe đạp được thực hiện theo các công đoạn như sau: Lọc cao su, nhiệt luyện, ép suất ống săm, làm mát, định chiều dài, gắn van, nối đầu săm, lưu hoá. Sau quá trình lưu hoá thu được săm thành phẩm, và chuyển qua công đoạn kiểm tra chất lượng được sản phẩm cuối cùng và đóng gói.
Quy trình sản xuất lốp xe đạp được thực hiện như sau: Nhiệt luyện, cán hình và xát vải phin, cán mặt lốp, sản xuất tanh, gia công tạo hình và lưu hoá cao su. Sau đó kiểm tra nếu lốp đạt chất lượng thì đưa vào đóng gói còn nếu không đạt thì cắt bỏ.
Hầu hết các thiết bị chính của các dây chuyền sản xuất ở công ty Cao su Sao Vàng đều sử dụng hơi. Vì vậy, hệ thống phân phối hơi dày đặc và kéo dài, đường ống hơi đi từ lò hơi đến tất cả các phân xưởng.
LD: lß h¬i ®èt dÇu
CT,SZ: lß h¬i ®èt thanHình 2.2 . Hệ thống phân phối hơi.
Hơi phục vụ cho các quá trình sản xuất của Công ty Cao su Sao vàng được cung cấp từ 2 hệ thống khác nhau. Các lò hơi đốt dầu cung cấp hơi áp suất định mức là 12bar (hơi áp suất cao) và các lò hơi đốt than cung cấp hơi áp suất định mức là 6bar (hơi áp suất thấp). Các thanh góp của hai hệ thống này liên lạc với nhau qua van giảm áp. Từ thanh góp lò than có 2 đường hơi đi các xí nghiệp 1,4 và 2,3. Từ thanh góp lò dầu có 2 đường hơi đi xí nghiệp 4 và 3. Tại các xí nghiệp tuỳ theo yêu cầu sử dụng thực tế mà áp suất hơi còn được điều chỉnh qua các van giảm áp.
Do hệ thống phân phối hơi dày đặc nên công ty khó thực hiện định kỳ bảo dưỡng cho các đường ống hơi. Vì vậy, dọc theo các đường ống dẫn hơi này có rất nhiều điểm bảo ôn bị hỏng thậm chí không được bảo ôn như các van điều chỉnh, các điểm đỡ đường ống. Điều này đã gây thất thoát một lượng nhiệt đáng kể. Mặt khác, theo như khảo sát tại công ty thì hầu hết các xí nghiệp đều có các điểm rò rỉ hơi, đặc biệt ở xí nghiệp 3 hơi bị rò rỉ với số lượng lớn. Những rò rỉ này cũng đã gây thất thoát lượng nhiệt lớn ra môi trường xung quanh.
Kể từ trước năm 1999 công ty chỉ sử dụng lò hơi đốt than. Do không có thiết bị buồng đốt hiệu suất cao và không có thiết bị lọc khí thải cho lò hơi đốt than, nên hàm lượng khí ô nhiễm môi trường thoát ra từ lò hơi là rất cao. Hai lò hơi đốt than CT1 và CT2 vận hành từ năm 1961 đã trở nên khá lạc hậu, hai lò than này không được trang bị bộ phận lọc khói thải, qui trình đốt cháy hoạt động không hiệu quả nên hiệu suất rất thấp. Lò hơi đốt than SZ bắt đầu vận hành kể từ năm 1993 còn tương đối mới, nhưng cũng có những điểm yếu tương tự như các lò hơi đốt than khác. Bởi vậy công ty đã quyết định trang bị thêm một số lò hơi đốt dầu cho buồng hơi. Từ năm 1999 đến 2001, 3 lò hơi đốt nhiên liệu dầu đã được xây dựng.
Hệ thống đo lường và điều khiển của các lò dầu chủ yếu là: nhiệt độ, áp lực và lưu lượng hơi ra từ lò. Dầu nhiên liệu (HFO) cung cấp cho các lò hơi đôt dầu được chứa trong 2 thùng dầu lớn. Các thùng dầu này được lắp đặt hệ thống hơi để gia nhiệt cho dầu vào mùa đông, hơi nóng cấp cho hệ thống gia nhiệt được lấy trực tiếp từ thanh góp lò dầu. Hiện tại, hệ thống này có hiện tượng rò rỉ tại các bẫy hơi.
Bảng 2.2. Thông số lò hơi đốt dầu
Thông số
Đơn vị
Lò hơi dầu số 1
Lò hơi dầu số 2
Lò hơi dầu số 3
Sản lượng hơi định mức
Tấn/giờ
6
6
6
Áp lực hơi định mức
bar
16
16
16
Áp lực hơi làm việc thường xuyên
bar
10,5
10,5
10,5
Nhiệt độ nước cấp
oC
35 - 40
35 - 40
35 - 40
Nhiệt độ khí xả nóng
oC
280 - 300
280 - 300
280 - 300
Nguồn: Ban tiết kiệm năng lượng công ty cao su Sao Vàng
Với dây chuyền công nghệ gồm nhiều máy móc và thiết bị phụ trợ đa dạng, không đồng bộ nên hiệu suất sử dụng năng lượng tại công ty thấp. Mặt khác, các thiết bị của Công ty đã vận hành trong thời gian dài nên mức tiêu thụ điện khá lớn. Vì vậy, vấn đề áp dụng các biện pháp tiết kiệm năng lượng tại công ty là thật sự cần thiết.
Tình hình tiêu thụ năng lượng – nhiên liệu của công ty
Công ty Cao su Sao vàng sử dụng hai loại nhiên liệu chính là than cám và dầu nặng (HFO) để cung cấp cho các lò hơi. Ngoài ra các máy móc, thiết bị còn tiêu thụ một lượng lớn điện năng cho các quá trình sản xuất.
Bảng 2.3. Tình hình tiêu thu năng lượng – nhiên liệu
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Than (tấn/năm)
13.485
16.153,9
13.967
7.915
Dầu (tấn/năm)
3.000
3.119,1
5.890
5.392
Điện (Kwh)
13.194.800
18.298.258
17.643.428
17.213.550
Nguồn: Ban tiết kiệm năng lượng công ty Cao su Sao Vàng
Các tác động đến môi trường
Công ty Cao su Sao Vàng chuyên sản xuất các sản phẩm có nguồn gốc từ cao su nên nguồn gây ô nhiễm chủ yếu của công ty là nước thải, khí thải và chất rắn.
Mỗi ngày công ty thải ra một lượng nước là 3.100 m3 bao gồm nước thải sinh hoạt; nước thải từ sản xuất như nước xả từ các lò hơi, nước làm mát các thiết bị cho các bộ phận sản xuất như cán luyện cao su, nước rửa dụng cụ,…Ngoài ra, còn có một lượng lớn nước mưa chảy tràn kéo theo lượng dầu mỡ, chất cặn bã trên bề mặt.
Các loại khí thải như CO2, NO2, SO2, H2S,…phát sinh từ các nồi hơi sử dụng nhiên liệu than đá và dầu, máy trộn lưu huỳnh và từ các bộ phận khác.
Kể từ trước năm 1999 công ty chỉ sử dụng lò hơi đốt than. Do không có thiết bị buồng đốt hiệu suất cao và không có thiết bị lọc khí thải cho lò hơi đốt than, nên hàm lượng khí ô nhiễm môi trường thoát ra từ lò hơi là rất cao. Bởi vậy công ty đã quyết định trang bị thêm một số lò hơi đốt dầu cho buồng hơi. Từ năm 1999 đến 2002, 3 lò hơi đốt nhiên liệu dầu đã được xây dựng.
Mặc dù việc vận hành lò hơi đốt dầu được xem là không ảnh hưởng đến môi trường, nhưng trên thực tế khi đốt nhiên liệu dầu nặng chứa hơn 2% hàm lượng sulphur đã gây ô nhiễm cho môi trường một cách vô hình.
Sản phẩm chủ yếu của công ty là xăm lốp các loại, do đó trong quá trình sản xuất các loại nguyên liệu như kim loại hoặc cao su thường được tái sử dụng. Vì vậy, lượng chất thải rắn công nghiệp của công ty chủ yếu là từ than đá, ngoài ra còn có chất thải rắn sinh hoạt như rác thải và chất thải vệ sinh.
Mặt khác, do quá trình sản xuất tại công ty chủ yếu là sử dụng hơi nước nên lượng nhiệt phát sinh từ các phân xưởng sản xuất thường cao hơn nhiệt độ môi trường xung quanh gây ô nhiễm nhiệt cho công ty cũng như khu vực dân cư lân cận.
Hiện nay, công ty đang tiếp tục đầu tư phát triển chiều sâu vào dây chuyền công nghệ sản xuất dựa trên công nghệ tiên tiến hiện đại, nhằm tăng năng suất cũng như giảm thiểu tác động tới môi trường. Tuy nhiên, vấn đề giảm thiểu phát thải vào môi trường đòi hỏi công ty phải có một chiến lược lâu dài và nhất là giáo dục ý thức bảo vệ môi trường của cán bộ công nhân viên trong công ty.
ÁP DỤNG CHƯƠNG TRÌNH TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG TẠI CÔNG TY CAO SU SAO VÀNG.
Chương trình Tiết kiệm năng lượng (TKNL) tại công ty
Đặc điểm nổi bật trong công nghệ sản xuất săm lốp tại công ty Cao su Sao Vàng là ở tất cả các công đoạn gia công chế biến đều sử dụng khá nhiều năng lượng như: sử sụng điện năng tại các công đoạn sơ hỗn luyện cao su, hơi nước tại công đoạn lưu hóa cao su, khí nén tại công đoạn thành hình, lồng vuốt,... Để giảm thiểu năng lượng sử dụng, các cán bộ kỹ thuật của công ty đã dành nhiều tâm sức thực hiện các giải pháp tiết kiệm năng lượng trong sản xuất tại công ty.
Năm 2000, công ty Cao su Sao Vàng đã thành lập Ban tiết kiệm năng lượng. Ban có nhiệm vụ nghiên cứu, xem xét và thực hiện các biện pháp tiết kiệm năng lượng để từng bước giảm chi phí năng lượng trong các dây chuyền sản xuất. Việc đầu tiên mà Ban TKNL của công ty bắt tay vào làm là khảo sát toàn bộ những công đoạn thường gây lãng phí trong sản xuất. Trên cơ sở khảo sát, Ban sẽ đưa ra các giải pháp kỹ thuật cụ thể. Ngay các sơ suất nhỏ trong quá trình điều chính các thông số dây chuyền cũng có thể gây tổn thất năng lượng rất lớn, do đó dẫn tới chi phí tăng về điện, dầu và gây thất thoát lớn về lượng nhiệt. Việc đưa các thiết bị vận hành ở chế độ hợp lý cũng góp phần tiết kiệm được năng lượng.
Bên cạnh việc kiểm tra toàn bộ hệ thống máy móc, Ban đã đề xuất với Lãnh đạo Công ty những giải pháp như:
Quy hoạch lại mạng lưới van ống cung cấp hơi nóng, khí nén và nước nóng, lạnh ở tất cả các xí nghiệp sản xuất
Loại bỏ các cốc ngưng tụ chất lượng kém
Bảo ôn toàn bộ các đường ống hơi nóng, nước nóng với vật liệu bảo ôn phù hợp có độ cách nhiệt cao
Lắp đặt trạm hút chân không bằng bơm chân không vòng nước thay thế các bơm hút chân không dùng nguồn động lực là hơi nóng trong công nghệ lưu hóa lốp ôtô
Lập quy định chi tiết về thời gian chạy máy của các máy móc thiết bị sử dụng điện năng ở mọi công đoạn sản xuất nhằm hạn chế sử dụng điện giờ cao điểm;
Bố trí các máy có công suất tiêu thụ điện lớn như máy sơ hỗn luyện sản xuất chủ yếu vào giờ thấp điểm (ca 3);
Tổ chức sản xuất liên tục 2 tuần sau đó nghỉ 2 ngày để giảm lãng phí năng lượng cho ca đầu tuần và cuối tuần;
Đầu tư đổi mới công nghệ lưu hóa lấp xe máy giảm thời gian lưu hóa 50%;
Áp dụng chế độ lưu hóa tối ưu đối với tất cả các quy cách lốp ôtô, giảm thời gian lưu hóa từ 10- 25% để vừa nâng cao năng suất thiết bị vừa giảm chi phí năng lượng cho khâu lưu hóa;
Tiến hành quy hoạch lại hàng trăm mét ống phi 89, phi 65, phi 50, phi 32 dẫn nước nóng, hơi nóng, khí nén ở xí nghiệp lốp ôtô, xí nghiệp săm lốp xe máy;
Lắp đặt hệ thống van, ống, bể thu hồi để sử dụng tuần hoàn nước làm mát ở các khu vực ép suất, máy luyện, cán tráng trong tất cả các xí nghiệp sản xuất săm lốp,...
Ban lãnh đạo Công ty đã thực sự coi việc tiết kiệm năng lượng là biện pháp cấp bách nhằm giảm chi phí sản xuất. Chương trình TKNL được tiến hành xây dựng với quy mô lớn và các khoản đầu tư cần thiết với hy vọng đây là khoản " đầu tư khôn ngoan", có khả năng thu hồi vốn nhanh và mang lại hiệu quả cao cho công ty.
Công ty đã thực hiện chương trình TKNL theo hai giai đoạn: Giai đoạn ngắn hạn với các biện pháp có thể thực hiện ngay mà không cần đầu tư hoặc đầu tư với chi phí thấp và giai đoạn dài hạn với những giải pháp cần sự đầu tư rất lớn. Hiện nay, công ty đã tiếp tục triển khai giai đoạn 2 của Chương trình tiết kiệm năng lượng bao gồm: Phục hồi và lắp đặt mới các bộ hâm nước cho các lò hơi đốt than và dầu; Sử dụng triệt để các nguồn nhiệt thải; Thu hồi nước ngưng ở mọi công đoạn sản xuất để cung cấp trở lại cho các nồi hơi; Lắp đặt đồng hồ đo đếm, giám sát và hạch toán sử dụng năng lượng cho các xí nghiệp sản xuất.
Công ty cũng đã phối hợp với nhà cung cấp lò hơi OMNICA của Đức định kỳ đo đạc hiệu suất các lò hơi và tiến hành điều chỉnh hệ số không khí thừa phù hợp; rà soát các yêu cầu công nghệ về áp lực các nguồn hơi nóng, khí nén để giảm thiểu số nguồn và giảm áp lực nguồn tới mức thấp nhất.
Song song với việc "làm mới quá trình vận hành", Ban lãnh đạo công ty cũng đã ban hành quy chế TKNL với những quy định thưởng phạt nghiêm minh. Mức phạt cũng được chia theo nhiều bậc: từ 2.000 đồng đến cả triệu đồng. Nếu tái phạm nhiều lần, hình thức kỷ luật cũng sẽ tăng theo. Việc kiểm tra thường là kiểm tra chéo, đột xuất, hình thức kỷ luật lại nghiêm khắc vì thế đã tác động tới ý thức của người lao động trong việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Ngoài hiệu quả về mặt kinh tế, chương trình TKNL tại công ty Cao su Sao Vàng đã góp phần giáo dục và nâng cao ý thức tiết kiệm vật tư nguyên liệu, năng lượng cho người lao động, tạo niềm tin về ý thức lao động sáng tạo cho người làm công tác kỹ thuật và quản lý. Bên cạnh đó tiết kiệm năng lượng với hiệu quả cao còn đồng nghĩa với việc giảm thiểu phế thải ra môi trường. Như vậy, tiết kiệm năng lượng không chỉ góp phần giảm chi phí sản xuất và ổn định hơn các nguồn năng lượng, mà còn góp phần bảo vệ môi trường, từ đó sẽ nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm của Công ty trên thị trường. Hiện tại và trong thời gian tới công ty Cao su Sao Vàng vẫn có kế hoạch tiếp tục áp dụng các giải pháp tiết kiệm năng lượng.
Các giải pháp Tiết kiệm năng lượng
Năm 2003, Trung tâm Năng suất Việt Nam (VPC) đã phối hợp với Tổ chức Năng suất Châu Á (APO) thực hiện dự án điểm “Nâng cao hiệu suất sử dụng năng lượng của các máy móc, thiết bị tại Công ty Cao su Sao Vàng”. Qua tiến hành khảo sát, các chuyên gia tư vấn của VPC, APO và các cán bộ trong Ban tiết kiệm năng lượng đã đưa ra một số biện pháp tiết kiệm năng lượng như tận dụng nhiệt từ nước xả lò hơi, bảo ôn đường ống dẫn hơi, quản lý việc tiêu thụ điện, Giảm áp suất ở hệ thống khí nén.
Giải pháp 1 : Thu hồi lượng nhiệt thất thoát từ nước xả lò hơi.
Tất cả các lò hơi của công ty đều có hai hệ thống xả là hệ thống xả váng và hệ thống xả cặn. Nước xả từ các lò hơi được thải ra ngoài theo đường cống thoát nước của công ty, trong khi nước xả này có nhiệt độ rất cao.
Như vậy một lượng nhiệt lớn bị mất mát trong quá trình sản xuất. Các chuyên gia đã đề xuất phương án thu hồi nhiệt từ hệ thống này để gia nhiệt cho nước cấp cho các lò hơi. Phương án này dựa trên hai bộ trao đổi nhiệt để sử dụng nhiệt của hệ thống nước xả gia nhiệt cho nước cấp cho lò hơi.
Đầu tiên lượng nước xả được thu hồi từ các lò hơi qua các đường ống vào một bể chứa, qua bộ trao đổi nhiệt phần nhiệt của nước xả sẽ làm tăng nhiệt độ của nước cấp ban đầu từ bể nước cấp. Sau đó, lượng nước xả đã qua trao đổi nhiệt được đưa đến mương nước thải của công ty. Sơ đồ cụ thể tại Hình 2.1.
Sau khi áp dụng biện pháp này, công ty đã thu hồi được khoảng 40% lượng nhiệt thất thoát và nhiệt độ nước cấp cho các lò hơi tăng từ 30oC lên 65oC
BÓ níc cÊp
bÓ chøa
Bé trao
®æi nhiÖt
§Õn m¬ng
níc th¶i
CT-2
LD.2
LD.3
LD.1
CT-1
SZ
Hình 2.3: sơ đồ thu hồi nhiệt thải
Giải pháp 2: Bảo ôn đường ống dẫn hơi.
Trong quá trình khảo sát của các chuyên gia tại công ty thì tại hầu hết các van, các điểm nối, các điểm đỡ của hệ thống đường ống dẫn hơi không được bọc bảo ôn. Ngoài ra dọc đường ống còn nhiều điểm lớp bảo ôn cũ nát bị hư hỏng và rơi rụng. Điều này làm thất thoát một lượng nhiệt khá lớn. Biện pháp tiết kiệm được đề xuất ở đây là bọc lại tất cả các điểm chưa bảo ôn và hở bảo ôn đó. Cách thức bảo ôn được thực hiện như sau:
Lớp bên trong được bọc bằng vật liệu bảo ôn như lớp nhôm phủ, lớp giấy lót kim loại.
Bên ngoài là lớp vỏ bọc bằng màng ngăn kim loại hoặc là lớp thạch cao và được buộc chặt bằng dây kim loại.
Thực hiện bảo ôn đường ống dẫn hơi không chỉ hạn chế tổn thất nhiệt mà còn nâng cao chất lượng hơi nước cung cấp cho các quá trình sản xuất.
Do chi phí đầu tư cho giải pháp này chỉ gồm chi phí mua vật liệu bảo ôn nên đây là giải pháp tiết kiệm có chi phí đầu tư thấp, thời gian thu hồi vốn nhanh, gây ít rủi ro tài chính cho công ty mà hiệu quả tiết kiệm lại cao.
Giải pháp 3: Quản lý việc tiêu thụ điện
Công ty cao su Sao Vàng được cấp điện bởi công ty Điện lực thành phố Hà Nội bằng hai tuyến cáp ngầm 6kV. Công ty có lắp đặt 4 trạm biến áp 6/0,4 kV với tổng công suất 6.300 kVA.
Giá mua điện của công ty được áp dụng theo hình thức ba giá:
từ 6h đến 18h là 880 VND/Kwh
18h đến 22h là 1.330 VND/Kwh
22h đến 6h là 450 VND/Kwh
Vì giá điện giờ cao điểm cao hơn các giờ khác nên mục tiêu là giảm tỉ lệ sản lượng điện giờ cao điểm với sản lượng sản phẩm của nhà máy theo từng tháng bằng cách giảm sử dụng các động cơ điện lớn cào giờ cao điểm. Các xí nghiệp sản xuất tại công ty có rất nhiều động cơ lớn, làm việc 3 ca nên có thể dồn sản xuất vào ca 3 là ca có thời gian thấp điểm để giảm chi phí về điện của xi nghiệp. Việc dồn sự hoạt động của các động cơ lớn vào ca 3 còn phải phụ thuộc vào lịch sản xuất và sản phẩm của động cơ máy đấy. Chính vì vậy việc cân đối lại các động cơ nhằm tránh hoạt động vào giờ cao điểm sẽ phải do ban giám đốc công ty và giám đốc xí nghiệp quyết định một cách hợp lý và tối ưu nhất để thuận tiện cho sản xuất và tiết kiệm năng lượng
6 h
18 h
22 h
6 h
B×nh thêng
Giê thÊp ®iÓm
Giê cao ®iÓm
5%
5%
5%
10%
Hình 2.4 : sơ đồ chuyển đổi lịch làm việc từ giờ cao điểm sang giờ thấp điểm
Giải pháp 4: Giảm áp suất ở hệ thống khí nén
Khí nén cấp cho tất cả các phân xưởng của công ty được cung cấp từ một trạm nén khí. Trạm này có 8 máy nén khí cấp cho 3 hệ thống khác nhau. Các máy nén khí của Liên xô (LX1, LX2, LX3) làm nhiệm vụ cấp khí nén cho hệ thống 8 bar. Các máy nén khí của Trung Quốc (TQ1¸ TQ5) làm nhiệm vụ cấp khí nén cho hệ thống 12 bar và 15 bar. Trong chế độ vận hành bình thường hệ thống khí nén 8 bar chỉ có 1 máy hoạt động, hệ thống 12 bar đuợc cung cấp bởi 2 máy nén khí và hệ thống 15 bar đuợc cung cấp bởi 1 máy nén khí. Các chuyên gia đã tiến hành đo đạc các thông số vận hành của hệ thống nén khí. Các số liệu thu được cho thấy các máy khí được vận hành liên tục với áp suất làm việc tương đối cao và tiêu thụ điện năng rất lớn. Như vậy tiêu thụ điện năng của trạm khí nén có thể tiết kiệm được bằng cách giảm áp suất làm việc của các hệ thống khí nén. Trị số áp suất làm việc cho từng hệ thống khí nén được đề xuất căn cứ vào quá trình thử nghiệm và yêu cầu của công nghệ sản xuất.
Để thực hiện hiệu quả giải pháp 3 và giải pháp 4 phụ thuộc nhiều vào trình độ quản lý năng lượng của đội ngũ cán bộ liên quan tại công ty. Do đây là những giải pháp không mất chi phí đầu tư nên áp dụng hợp lý hai giải pháp trên sẽ mang lại lợi ích không nhỏ.
Theo tổng kết của Ban tiết kiệm năng lượng thì các giải pháp tiết kiệm năng lượng trong 3 năm (bắt đầu thực hiện năm 2003 đến năm 2005) đã làm lợi cho Công ty 6,5 tỷ đồng (trong khi đó chi phí đầu tư cho dự án tiết kiệm năng lượng chỉ hết trên 700 triệu đồng) đồng thời dự án này vẫn còn tiếp tục phát huy hiệu quả lâu dài, ngoài ra còn giúp nâng cao rõ rệt ý thức tiết kiệm năng lượng của công nhân và các cán bộ quản lý trong Công ty.
Tính khả thi về mặt kỹ thuật của các giải pháp
Về mặt kĩ thuật, tính khả thi của các giải pháp tiết kiệm năng lượng được xem xét dưới các khía cạnh sau:
Khi thực hiện các giải pháp tiết kiệm năng lượng không làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và năng suất sản xuất.
Việc lắp đặt bộ trao đổi nhiệt và bảo ôn đường ống hơi không đòi hỏi nhiều biện pháp kỹ thuật phức tạp và ít tốn công sức.
Thực hiện các biện pháp tiết kiệm năng lượng tại công ty không chỉ mang lại lợi ích từ tiết kiệm tài chính mà còn nâng cao hiệu suất sử dụng của máy móc, thiết bị.
Kết luận
Do các giải pháp trong dự án tiết kiệm năng lượng tại công ty hầu hết là có chi phí đầu tư thấp hoặc là không mất chi phí nhưng thấy rõ lợi ích tiết kiệm được. Riêng giải pháp Thu hồi lượng nhiệt thải từ nước xả của lò hơi có chi phí đầu tư cao do phải mua hai bộ trao đổi nhiệt. Vì vậy, tôi sẽ đi sâu phân tích các chỉ tiêu tài chính cho giải pháp này, đồng thời có tính đến chi phí - lợi ích tiết kiệm hàng năm của các giải pháp còn lại.
CHƯƠNG III
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA VIỆC THỰC HIỆN GIẢI PHÁP THU HỒI NHIỆT THẢI TRONG CHƯƠNG TRÌNH TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG TẠI CÔNG TY CAO SU SAO VÀNG
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
Mục đích đánh giá
Đánh giá hiệu quả của việc thực hiện giải pháp thu hồi nhiệt thải nhằm mục đích nhận dạng được tất cả các chi phí và lợi ích đầu tư. Trên cơ sở xem xét, đánh giá các chi phí - lợi ích đó có thể xác định được chính xác hiệu quả về mặt kinh tế - xã hội và môi trường mà giải pháp mang lại thông qua việc tính toán một số chỉ tiêu như thời gian hoàn vốn, quy mô lợi nhuận ròng,…
Đồng thời việc đánh giá hiệu quả giải pháp tiết kiệm thu hồi nhiệt thải sẽ chứng tỏ cho các doanh nghiệp thấy rằng lợi ích thu được từ các dự án đầu tư thân thiện với môi trường có giá trị lớn hơn nhiều so với chi phí. Do vậy, việc đầu tư các dự án góp phần bảo vệ môi trường là hướng tới kinh doanh bền vững chứ không phải là gánh nặng cho doanh nghiệp.
Phương pháp đánh giá
Để đánh giá hiệu quả việc thực hiện giải pháp thu hồi nhiệt thải tại công ty Cao su Sao Vàng, tôi đã sử dụng phương pháp phân tích tài chính, đứng từ giác độ cá nhân doanh nghiệp nhưng theo cách tiếp cận đầy đủ hơn về chi phí – lợi ích môi trường. Ngoài ra, tôi còn sử dụng các phương pháp như phương pháp phỏng vấn; phương pháp điều tra, thu thập thông tin; …
Một vài giả thiết để đánh giá
Theo Quyết định số 166/1999/QĐ – BTC ngày 30/12/1999 của bộ trưởng Bộ tài chính, thời gian sử dụng tối đa của bộ trao đổi nhiệt là 15 năm. Giả định n = 15 năm cũng là tuổi thọ của giải pháp.
Tỷ lệ chiết khấu r = 10%/năm (đây là mức lãi suất thực tế mà công ty có thể vay được)
Trong quá trình thực hiện giải pháp thu hồi nhiệt thải, các khoản chi phí phát sinh tăng và các khoản lợi ích thu được tính bằng đơn vị tiền tệ đều được tính chuyển về năm 2003 (năm bắt đầu thực hiện giải pháp).
Giá cả tính theo giá thị trường.
Theo kế hoạch thực tế của nhà máy: các xí nghiệp sản xuất hoạt động 3 ca. Thời gian vận hành lò hơi đốt than: Nth = 7080 giờ/năm = 295 ngày/năm.Thời gian vận hành lò hơi đốt dầu: Nd = 6720 giờ/năm = 280 ngày/năm
Trong tính toán có áp dụng tính đối xứng giữa chi phí và lợi ích: một chi phí tiết kiệm được là một lợi ích và khi một lợi ích bị bỏ qua thì đó là một chi phí.
XÁC ĐỊNH CHI PHÍ - LỢI ÍCH
Xác định chi phí
Tổng chi phí thực hiện giải pháp
C = C0 + C1
Trong đó: C0 là chi phí đầu tư ban đầu
C0 = C01 + C02
C01: Chi phí mua sắm thiết bị
C02: Chi phí lắp đặt
C1: chi phí bảo dưỡng
Do dự án được hỗ trợ chi phí chuyên gia từ Trung tâm năng suất Việt Nam và Tổ chức Năng suất Châu Á, nên công ty không mất khoản chi phí cho thiết kế, giám sát thực hiện dự án.
Xác định lợi ích
Tổng lợi ích giải pháp thu hồi nhiệt thải mang lại là
B = B1 + B2 + B3
Trong đó:
B1 : Tiết kiệm chi phí sử dụng than hàng năm
B2: Tiết kiệm chi phí sử dụng dầu hàng năm
B3: Tiết kiệm thời gian vận hành lò hơi hàng năm
B3 = B31 + B32 + B33
B31: Tiết kiệm chi phí sử dụng điện hàng năm
B32: Tiết kiệm chi phí lao động hàng năm
B33: Tiết kiệm chi phí bảo dưỡng lò hơi hàng năm
ĐÁNH GIÁ CHI PHÍ - LỢI ÍCH
Đánh giá chi phí
Chi phí đầu tư ban đầu (C0).
Do có sẵn mặt bằng sản xuất nên chi phí đầu tư ban đầu chỉ bao gồm các khoản chi phí cần thiết cho lắp đặt hệ thống thu hồi nhiệt thải như:
Chi phí mua sắm thiết bị gồm chi phí mua bộ trao đổi nhiệt, chi phí mua bể chứa nước bằng inox, chi phí mua đường ống, van và phụ kiện
Chi phí lắp đặt gồm chi phí nhân công, chi phí vận chuyển
Các khoản chi phí được tính như sau
Bảng 3.1: Chi phí đầu tư ban đầu cho thực hiện giải pháp
Stt
Khoản mục chi phí
Số lượng
Đơn giá
(103 VNĐ)
Thành tiền
(103 VNĐ)
1
Chi phí mua sắm thiết bị (C01)
- Chi phí mua bộ trao đổi nhiệt
- Chi phí mua bể nước inox
- Chi phí mua ống,van phụ kiện
2
1
300.000
15.000
600.000
15.000
8.500
2
Chi phí lắp đặt (C02)
6.500
3
Tổng chi phí đầu tư ban đầu( C0)
630.000
Nguồn: Ban tiết kiệm năng lượng công ty Cao su Sao Vàng
Chi phí bảo dưỡng (C1)
Việc bảo dưỡng bộ trao đổi nhiệt, đường ống được thực hiện hai lần trong một năm. Dự kiến chi phí bảo dưỡng mỗi năm là 2 triệu đồng (tính vào chi phí cuối năm) bao gồm các khoản: chi phí cho việc khắc phục sự cố, sữa chữa và thay các van bị hỏng, chi phí lao động.
Đánh giá lợi ích
Sau khi lắp đặt hệ thống thu hồi nhiệt thải, công ty đã thu hồi được khoảng 40% nhiệt thải và gia nhiệt cho nước cấp lò hơi từ 30oC lên 65oC. Từ đó tiết kiệm được một lượng than và dầu FO. Ngoài ra, khi nước cấp tăng lên 65oC thì công ty chỉ phải vận hành lò hơi đun nước cấp từ 65oC lên 100oC thay vì đun nước cấp ban đầu từ 30oC lên 100oC, do đó tiết kiệm được một khoảng thời gian vận hành lò hơi.
Tiết kiệm chi phí sử dụng dầu FO (B1)
Lượng nước xả từ lò hơi đốt dầu đưa đến đầu vào của bộ trao đổi nhiệt là 5,8tấn/giờ
Áp dụng công thức tính nhiệt lượng:
Q = m * C * (T2 – T1)
Trong đó:
Q: nhiệt lượng cần thiết để tăng nhiệt độ từ T1 đến T2
m: khối lượng nước xả
C: Nhiệt dung riêng của nước
T1: Nhiệt độ ban đầu
T2: Nhiệt độ sau khi tăng
Đốt cháy 1kg dầu FO tạo ra nhiệt lượng là 10.200 Kcal
Hiệu suất của lò hơi đốt dầu là 80%
1 tấn = 1000 kg
Theo công thức ta có kết quả sau:
Bảng 3.2 : Nhiệt lượng thu hồi từ nước xả lò hơi dầu
Danh mục
Giá trị
Khối lượng nước xả (m)
Nhiệt dung riêng của nước (C)
Nhiệt độ ban đầu (T1)
Nhiệt độ sau khi tăng (T2)
5800 kg
1 Kcal/Kg.độ
30oC
65oC
Nhiệt lượng (Q)
203.000 Kcal
Vậy trong 1 giờ thu hồi được nhiệt lượng là Q = 203.000 Kcal tương đương với tiết kiệm được một lượng dầu FO là:
Một năm lò hơi đốt dầu hoạt động 6720 giờ, gọi Md là lượng dầu FO tiết kiệm được hàng năm. Ta có:
Md = md * Nd
Md = 24,87 * 6720 = 167.126 (kg)
Với lượng dầu FO tiết kiệm như trên công ty sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí sử dụng dầu FO là:
Bảng 3.3: Tiết kiệm chi phí sử dụng dầu FO
Nhiên liệu
Đơn giá
VNĐ/kg
Hàng giờ
Hàng năm
Số lượng (kg)
Thành tiền (VNĐ)
số lượng (kg)
Thành tiền (VNĐ)
Dầu FO
4.000
24,87
99.480
167.126
668.504.000
Vậy hàng năm công ty tiết kiệm được chi phí sử dụng dầu FO:
B1 = 668.504.000 VNĐ
Tiết kiệm chi phí sử dụng than (B2)
Lượng nước xả từ lò hơi đốt than đưa đến đầu vào của bộ trao đổi nhiệt là 11,45 tấn/giờ.
Hiệu suất của lò hơi đốt than là 69%.
Đốt cháy 1kg than tạo ra nhiệt lượng là 5.530 Kcal
Theo công thức tính nhiệt lượng ta có kết quả sau:
Bảng 3.4: Nhiệt lượng thu hồi từ nước xả lò hơi than
Danh mục
Giá trị
Khối lượng nước xả (m)
Nhiệt dung riêng của nước (C)
Nhiệt độ ban đầu (T1)
Nhiệt độ sau khi tăng (T2)
11450 kg
1 Kcal/Kg.độ
30oC
65oC
Nhiệt lượng (Q)
400.750 Kcal
Vậy trong 1 giờ thu hồi được nhiệt lượng là Q = 400.750 Kcal tương đương với tiết kiệm được một lượng than là:
Một năm lò hơi đốt than hoạt động 7080 giờ, gọi Mth là lượng dầu than tiết kiệm được hàng năm. Ta có:
Mth = mth * Nth
Mth = 105 * 7080 = 743.400 (kg)
Với lượng than tiết kiệm như trên công ty sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí sử dụng than là:
Bảng 3.5: Tiết kiệm chi phí sử dụng than
Nhiên liệu
Đơn giá
VNĐ/kg
Hàng giờ
Hàng năm
Số lượng (kg)
Thành tiền (VNĐ)
số lượng (kg)
Thành tiền (VNĐ)
Than
450
105
47.250
743.400
334.530.000
Vậy hàng năm công ty tiết kiệm được chi phí sử dụng than là:
B2 = 334.530.000 VNĐ
Tiết kiệm thời gian vận hành lò hơi hàng năm.
Do công ty sử dụng cả lò hơi đốt than và lò hơi đốt dầu nên để tính thời gian tiết kiệm được khi vận hành lò hơi phải dựa vào định mức tiêu hao dầu và than của lò hơi.
Gọi s là tỷ lệ % tiếtkiệm thời gian vận hành lò hơi (sau khi áp dụng giải pháp thu hồi nhiệt thải). Ta có:
Trong đó m: lượng nhiên liệu tiết kiệm trong 1h vận hành lò hơi
(khi nước cấp được gia nhiệt lên 65oC)
M: Lượng nhiên liệu tiêu hao trung bình thực tế trong 1h vận hành lò hơi (khi nước cấp có nhiệt độ ban đầu là 30oC)
M = W * M0
Với W: công suất thực tế của lò hơi
M0: định mức tiêu hao nhiên liệu trung bình của lò hơi
Áp dụng tính cho kết quả sau
Bảng 3.6. Tỷ lệ % thời gian tiết kiệm vận hành lò hơi
Stt
Danh mục
Đơn vị
Lò hơi đốt dầu
Lò hơi đốt than
1
W
Tấn hơi/h
6
6,5
2
M0
Kg/tấn hơi
81
163
3
M
Kg/h
486
1059,5
4
m
Kg/h
24,87
105
5
s
%
5,11
9,91
Nguồn: Theo số liệu thu thập tại công ty Cao su Sao Vàng và kết quả tính toán phần trước.
Thời gian vận hành lò hơi đốt than là: Nth = 7080 giờ/năm = 295 ngày/năm.
Þ thời gian vận hành lò hơi đốt than tiết kiệm được hàng năm (Tth) khi gia nhiệt nước cấp lên 650C là :
Tth = s * Nth
Thay số ta có: Tth = 0,0991* 7080 = 701 (h)
hoặc Tth = 0,0991 * 295 = 29 (ngày)
Thời gian vận hành lò hơi đốt dầu là: Nd = 6720 giờ/năm = 280 ngày/năm
Þ thời gian vận hành lò hơi đốt dầu tiết kiệm được hàng năm (Tth) khi gia nhiệt nước cấp lên 650C là :
Td = s * Nd
Thay số ta có: Td = 0,0511 * 6720 = 343 (h)
hoặc Td = 0,0511* 280 = 14 (ngày)
Cùng với tiết kiệm thời gian vận hành lò hơi như trên, mỗi năm công ty sẽ tiết kiệm được các chi phí sau:
Tiết kiệm chi phí sử dụng điện hàng năm (B31)
Các lò hơi của công ty để hoạt động cũng phải sử dụng một lượng điện không nhỏ, do đó tiết kiệm thời gian vận hành lò hơi đã giúp công ty giảm được một khoản chi phí sử dụng điện mỗi năm, thể hiện cụ thể qua bảng sau:
Bảng 3.7. Tiết kiệm chi phí sử dụng điện vận hành lò hơi hàng năm
Danh mục
Lò hơi đốt dầu
Lò hơi đốt than
Công suất hoạt động của lò hơi (q)
11 KW/h
14 KW/h
Thời gian tiết kiệm vận hành lò hơi (T)
343 h
701 h
số KW điện tiết kiệm được (L)
L = q * T
3.773 KW
9.814 KW
Chi phí trung bình 1KW điện tại công ty (P)
793 VNĐ/KW
793 VNĐ/KW
Tiết kiệm chi phí sử dụng điện hàngnăm(B31k)
B31k = P * L
2.992.000VNĐ
7.782.000VNĐ
Tổng tiết kiệm chi phí sử dụng điện hàng năm
B31 = B31 lò đốt dầu + B31 lò đốt than
10.774.000 VNĐ
Nguồn : Theo số liệu thu thập tại công ty Cao su Sao Vàng
Vậy : B31 = 10.774.000 VNĐ
Tiết kiệm chi phí lao động hàng năm (B32)
Theo phòng Kế toán của công ty thì mỗi công nhân làm việc 8 giờ/ngày tương đương 1công lao động với tiền công trung bình là 45.000 VNĐ/1 công.
Để vận hành lò hơi đốt dầu cần 3 lao động. Vậy khi tiết kiệm được thời gian vận hành lò hơi đốt dầu là 343 h/năm tương đương với 343/8 =42,87 công thì công ty sẽ tiết kiệm được chi phí lao động là :
B32 lò đốt dầu = 3* 42,78 * 45.000 = 5.775.000 (VNĐ)
Để vận hành lò hơi đốt than cần 4 lao động. Vậy khi tiết kiệm được thời gian vận hành lò hơi đốt than là 701 h/năm tương đương với 701/8 =87,62 công thì công ty sẽ tiết kiệm được chi phí lao động là :
B32 lò đốt than = 4* 87,62 * 45.000 = 15.771.000 (VNĐ)
Vậy mỗi năm công ty sẽ tiết kiệm được chi phí nhân công là :
B32 = B32 lò đốt dầu + B32 lò đốt than
Thay số: B32 = 5.775.000 + 15.771.000 = 21.546.000 VNĐ
Tiết kiệm chi phí bảo dưỡng lò hơi hàng năm (B33)
Theo các cán bộ trong Ban tiết kiệm năng lượng thì việc bảo dưỡng lò hơi được thực hiện mỗi tháng một lần. Để thực hiện bảo dưỡng lò hơi cần chi phí cho mua dầu mỡ, chi phí thay và làm sạch ống lò,…Chi phí trung bình cho mỗi lần bảo dưỡng là 500.000 VNĐ. Vì vậy, khi tiết kiệm được 14 ngày vận hành lò hơi đốt dầu và 29 ngày vận hành lò hơi đốt than thì công ty sẽ giảm được 1 lần bảo dưỡng mỗi năm. Do đó:
B33 = 500.000 VNĐ
Theo kết quả các tính toán trên, lợi ích thu được nhờ tiết kiệm thời gian vận hành lò hơi được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 3.8. Lợi ích thu được từ tiết kiệm thời gian vận hành lò hơi
Stt
Lợi ích thu được (B3)
Giá trị(VNĐ)
1
Tiết kiệm chi phí sử dụng điện hàng năm (B31)
10.774.000
2
Tiết kiệm chi phí lao động hàng năm (B32)
21.546.000
3
Tiết kiệm chi phí bảo dưỡng lò hơi hàng năm (B33)
500.000
4
Tổng
32.820.000
Vậy: B3 = 32.842.000 VNĐ
Tổng hợp chi phí - lợi ích
Thông qua việc xác định, tính toán các chi phí - lợi ích như trên ta có bảng tổng hợp sau:
Đơn vị : Triệu VNĐ
15
0
2
2
668,504
334,53
32,842
1.035,876
1.033,876
14
0
2
2
668,504
334,53
32,842
1.035,876
1.033,876
13
0
2
2
668,504
334,53
32,842
1.035,876
1.033,876
Bảng 3.9. Tổng hợp chi phí- lợi ích của việc thực hiện giải pháp
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
3
0
2
2
668,504
334,53
32,842
1.035,876
1.033,876
2
0
2
2
668,504
334,53
32,842
1.035,876
1.033,876
1
0
2
2
668,504
334,53
32,842
1.035,87
1.033,87
0
630
0
630
0
0
0
0
-630
Năm
Khoản mục
Chi phí
- Chi phí đầu tư ban đầu (C0)
- Chi phí bảo dưỡng (C1)
Tổng chi phí (Ct)
Lợi ích
- Tiết kiệm chi phí sử dụng
dầu FO hàng năm (B1)
- Tiết kiệm chi phí sử dụng than
hàng năm (B2)
- Tiết kiệm thời gian vận hành
lò hơi hàng năm (B3)
Tổng lợi ích (Bt)
Lợi nhuận ròng hàng năm (Wt = Bt - Ct)
Qua bảng tổng hợp chi phí - lợi ích cho thấy lợi ích của việc thực hiện giải pháp lớn hơn nhiều so với chi phí bỏ ra. Tuy nhiên đó mới chỉ là những chi phí - lợi ích lượng hoá được bằng tiền, được xem xét dưới góc độ cá nhân của doanh nghiệp. Ngoài ra việc áp dụng giải pháp còn mang lại nhiều lợi ích khác mà do hạn chế về số liệu nên trong chuyên đề này tôi chưa lượng hoá được như giảm mức khấu hao thiết bị,…
Bên cạnh đó, nếu đứng trên quan điểm xã hội thì việc thực hiện giải pháp thu hồi nhiệt thải còn mang lại nhiều lợi ích cho môi trường và xã hội. Cụ thể đó là giảm được một lượng lớn khí thải nhà kính ra môi trường như SO2, COx,…dẫn đến giảm mực độ ô nhiễm môi trường không khí xung quanh khu vực nhà máy cũng như các khu vực lân cận, góp phần cải thiện môi trường làm việc trong sạch cho công nhân trong nhà máy. Từ đó tiết kiệm được chi phí xử lý khí thải, chi phí khắc phục ô nhiễm và các chi phí khám chữa bệnh cho người lao động,…
Vì vậy, khi lượng hoá được những lợi ích trên thành tiền thì chắc chắn tổng lợi ích do thực hiện giải pháp đem lại sẽ lớn hơn rất nhiều.
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG CỦA VIỆC THỰC HIỆN GIẢI PHÁP.
Hiệu quả về kinh tế
Hiệu quả kinh tế có thể nhìn thấy được khi so sánh giữa chi phí bỏ ra và lợi ích thu về và thường được đánh giá trên cơ sở phân tích tài chính thông qua các chỉ tiêu sau.
Thời gian hoàn vốn (PB)
Thời gian hoàn vốn là khoảng thời gian cần thiết để thu hồi lại vốn đầu tư từ những lợi nhuận ròng thu được mỗi năm.
Thời gian hoàn vốn giản đơn
Từ bảng 3.3 – 1, so sánh giữa chi phí và lợi ích thu được ta nhận thấy ngay trong năm đầu tiên khi áp dụng thực hiện giải pháp thì công ty đã thu hồi được vốn đầu tư ban đầu. Thời gian hoàn vốn giản đơn là thời gian cần thiết để thu hồi đủ vốn đầu tư mà chưa tính đến chiết khấu. Ta có công thức sau:
Trong đó: C0 là vốn đầu tư ban đầu (triệu VNĐ)
Wi là lợi nhuận thuần hàng năm (triệu VNĐ)
Áp dụng với: C0 = 630 (triệu VNĐ)
W1 = 1035,876 (triệu VNĐ)
Þ PB = 0,608 (năm) tức là 0,608 x 12 = 7,3 (tháng)
Như vậy, với thời gian hơn 7 tháng sau khi áp dụng thực hiện giải pháp thu hồi nhiệt thải từ nước xả lò hơi thì công ty sẽ thu hồi được chi phí đầu tư bỏ ra (không tính đến chiết khấu). Trong khi hệ thống thu hồi nhiệt thải này có thể sử dụng tới 15 năm. Điều này cho thấy việc thực hiện giải pháp là rất hiệu quả về mặt tài chính.
Thời gian hoàn vốn có tính đến chiết khấu:
Sử dụng phương pháp trừ dần
Gọi It là vốn đầu tư phải thu hồi ở năm t
Dt là vốn đầu tư còn lại chưa thu hồi của năm t, phải chuyển sang năm (t+1) để thu hồi tiếp.
Zt là lợi nhuận ròng năm t
Ta có: Dt = It - Zt
It = Dt-1 * (1+r) Với r = 10%/năm.
Nếu Dt £ 0 thì năm t là năm thu hồi vốn.
Áp dụng tính với số liệu sau:
Bảng 3.10: Thời gian hoàn vốn có tính chiết khấu
Đơn vị: triệu VNĐ
STT
Năm
Chỉ tiêu
1
1
It
630 (1+0,01) = 636,3
2
Wt
1035,876
3
Dt = It - Wt
- 399,576
Qua bảng trên ta thấy, ngay từ năm đầu tiên thực hiện áp dụng giải pháp thì công ty đã thu hồi được vốn đầu tư ban đầu. Đây là khoảng thời gian thu hồi vốn nhanh, vì vậy có thể tránh được những rủi ro có thể xảy ra do biến động của thị trường.
Giá trị hiện tại ròng (NPV)
Theo công thức xác định NPV ta có:
Trong đó:
Bt: lợi ích năm t
Ct: chi phí năm t
n: thời gian hoạt động của dự án
r: tỉ lệ chiết khấu
t : thời gian tương ứng
Áp dụng tính với số liệu như sau:
Bảng 3.11: Kết quả tính chỉ tiêu NPV
Đơn vị: triệu VNĐ
Danh mục số liệu
Ký hiệu
Giá trị
Tỉ lệ chiết khấu (năm)
Chi phí đầu tư ban đầu
Chi phí hàng năm
Lợi ích hàng năm
r
C0
Ct (t=1¸15)
Bt (t=1¸15)
10%
630
2
1.035,876
Giá trị hiện tại ròng
NPV
7.233,66
Như vậy, NPV = 7.233,66 (triệu VNĐ) >> 0
Điều này cho thấy việc thực hiện giải pháp sẽ mang lại cho công ty lợi nhuận rất lớn.
Tỉ suất lợi ích – chi phí (BCR)
BCR là chỉ tiêu cho nhà đầu tư biết tổng các khoản thu của dự án có đủ để bù đắp các chi phí phải bỏ ra của dự án hay không?
BCR được tính theo công thức sau:
Thay số ta có:
BCR = 12,2 >>1
Vậy việc thực hiện giải pháp sẽ có lãi lớn và làm tăng giá trị của công ty.
Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR)
IRR là tỷ lệ lợi nhuận của mà chủ đầu tư có được khi thực hiện dự án. Về mặt toán học, IRR là tỷ lệ chiết khấu đặc biệt mà tại đó giá trị hiện tại ròng NPV= 0.
Theo phương pháp nội suy, IRR được xác định theo công thức sau:
Với r1 là tỷ lệ chiết khấu sao cho : NPV(r1) > 0 và NPV(r1) » 0
r2 là tỷ lệ chiết khấu sao cho : NPV(r2) < 0 và NPV(r2) » 0
Trong đó: r2 > r1 và r2 – r1£ 5%
Áp dụng đối với giải pháp thu hồi nhiệt thải, ta có:
r1 = 164% Þ NPV(r1) = 0,412 (triệu VNĐ)
r2 = 165% Þ NPV(r2) = - 3,408 (triệu VNĐ)
Theo công thức ta có: IRR = 164,107 >> r = 10%
Như vậy, tỷ lệ lợi nhuận của giải pháp thu hồi nhiệt thải là rất cao, công ty có thể vay vốn đầu tư với mức lãi suất rất cao để thực hiện giải pháp mà không sợ bị thua lỗ.
Đánh giá các chỉ tiêu
Bảng 3.12: Tổng kết các kết quả
Chỉ tiêu
Kết quả
Nhận xét
PB giản đơn (năm)
0,608 << 15 năm
Giải pháp khả thi
PB có chiết khấu (năm)
1<< 15 năm
Giải pháp khả thi
NPV (triệu VNĐ)
7.233,66>>0
Giải pháp khả thi
BCR (lần)
12,2>>1
Giải pháp khả thi
IRR (%)
164,107>>10%
Giải pháp khả thi
Qua bảng tổng kết trên ta thấy dù xem xét, đánh giá theo bất kì chỉ tiêu nào thì việc thực hiện giải pháp thu hồi nhiệt thải từ nước xả lò hơi để gia nhiệt cho nước cấp lò hơi cũng đạt hiệu quả về mặt tài chính.
Phân tích rủi ro và độ nhạy khi thực hiện giải pháp
Để đánh giá hiệu quả tài chính giải pháp thu hồi nhiệt thải tác giả đã đưa ra khá nhiều giả thiết. Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay thị trường luôn luôn biến động đặc biệt là giá dầu mỏ đang tăng cao và khó kiểm soát. Chính vì thế các phân tích dự đoán chỉ mang tính gần đúng. Vì vậy, để đánh giá được chính xác hơn hiệu quả của dự án thì chủ đầu tư cũng cần phải tính đến những rủi ro và độ nhạy của các dữ liệu.
Trong quá trình thực hiện giải pháp thu hồi nhiệt thải có thể gặp một số rủi ro và độ nhạy sau.
Giá dầu, giá than tăng
Hiện nay giá dầu và giá than đang tăng cao và không có xu hướng giảm, việc này kéo theo giá điện cũng tăng. Giả định giá dầu, than và giá điện tăng 10%, khi đó chi phí dầu FO tăng từ 4.000 VNĐ/kg lên 4.400 VNĐ/kg, chi phí than tăng từ 450 VNĐ/kg lên 495 VNĐ/kg và chi phí điện tăng từ 793 VNĐ/KW lên 872 VNĐ/KW. Với chi phí nhiên liệu và năng lượng đầu vào tăng lên như vậy sẽ làm tăng chi phí sản xuất. Tuy nhiên, phần lợi ích có được từ tiết kiệm chi phí sử dụng dầu FO(B1 ), tiết kiệm chi phí sử dụng than (B2) và tiết kiệm chi phí sử dụng điện vận hành lò hơi hàng năm (B31) cũng tăng lên.
Cụ thể: B1 tăng từ 668,504 triệu VNĐ lên 735,354 triệu VNĐ
B2 tăng từ 334,53 triệu VNĐ lên 367,983 triệu VNĐ
B31 tăng từ 10,774 triệu VNĐ lên 11,847 triệu VNĐ.
Thời gian sử dụng hệ thống thu hồi nhiệt thải thay đổi
Theo giả thiết, thời gian sử dụng hệ thống thu hồi nhiệt là 15 năm. Tuy nhiên, nếu công ty thực hiện bảo dưỡng tôt và sử dụng hiệu quả thì tuổi thọ của hệ thống có thể lên đến 20 năm.
Ngoài ra, trong quá trình hoạt động sản xuất của công ty cũng có thể xảy ra sự cố làm hệ thống thu hồi nhiệt thải chỉ có thể sử dụng 10 năm.
Lãi suất tăng do không vay được vốn nhà nước.
Công ty đang vay vốn nhà nước với lãi suất 10%. Nhưng nếu công ty không vay được vốn nhà nước mà phải đi vay vốn ngoài với lãi suất 15% thì phần lợi nhuận thu được từ giải pháp sẽ giảm xuống.
Thị trường kinh doanh luôn biến động và gặp rủi ro cao, bất kỳ sự thay đổi của yếu tố nào cũng làm ảnh hưởng tới chi phí - lợi ích của cả quá trình sản xuất nói chung và của giải pháp thu hồi nhiệt thải nói riêng. Vì vậy, các chỉ tiêu đánh giá như NPV, IRR, PB, BCR cũng thay đổi theo, thể hiện cụ thể qua bảng sau ( Giả định khi một yếu tố thay đổi thì các yếu tố còn lại không đổi).
Lãi suất tăng
10
15
7233,66
5.415,073
7,3
7,3
12,2
9,43
164,107
164,107
Bảng 3.13. Kết quả đánh giá độ nhạy và rủi ro khi thực hiện giải pháp
Tuổi thọ hệ thống giảm
15
10
7233,66
5.722,134
7,3
7,3
12,2
9,91
164,107
164,083
Tuổi thọ hệ thống tăng
15
20
7233,66
8.801,38
7,3
7,3
12,2
13,63
164,107
164,11
Giá điện( tăng 10%)
793
872
7233,66
7.241,654
7,3
7,2
12,2
12,22
164,107
164,3
Giá than (tăng 10%)
450
495
7233,66
7.488,104
7,3
7
12,2
12,6
164,107
169,43
Giá dầu (tăng 10%)
4,000
4400
7233,66
7.742,122
7,3
6,8
12,2
13
164,107
174,72
Biến số
Giá trị dự tính
Giá trị thay đổi giả định
NPV dự tính (triệu VNĐ)
NPV thay đổi (triệu VNĐ)
PB giản đơn dự tính (tháng)
PB giản đơn thay đổi (tháng)
BCR dự tính (lần)
BCR thay đổi (lần)
IRR dự tính (%)
IRR thay đổi (%)
stt
1
2
3
4
5
Qua kết quả đánh giá rủi ro và độ nhạy ta thấy khi một trong các biến số thay đổi thì việc thực hiện giải pháp vẫn khả thi, vì: NPV >>0
PB <<15năm
BCR >> 1
IRR > r vay vốn
Như vậy, đặt trong điều kiện thực tế có nhiều rủi ro thì việc thực hiện giải pháp thu hồi nhiệt thải vẫn mang lại lợi nhuận cao cho công ty.
Hiệu quả về mặt môi trường
Đứng trên quan điểm xã hội, khi phân tích đánh giá hiệu quả của một dự án thì ngoài việc xem xét hiệu quả về mặt tài chính còn phải luôn quan tâm đến hiệu quả mà dự án mang lại về mặt xã hội – môi trường. Mục tiêu đặt ra là bên cạnh sự đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế thì các doanh nghiệp cần phải giảm thiểu các tác động vào môi trường thông qua quá trình cải tiến liên tục quy trình công nghệ sản xuất, sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách hiệu quả và hợp lý, đảm bảo các phúc lợi cho đội ngũ công nhân viên,…Tất cả nhằm đáp ứng xu hướng phát triển kinh doanh một cách bền vững mà xã hội yêu cầu. Vì vậy, hiệu quả về mặt môi trường là mục tiêu quan trọng trong các dự án, và đặc biệt không thể thiếu trong các dự án đầu tư có liên quan đến môi trường.
Với cách tiếp cận trên, để đánh giá hiệu quả vể môi trường của giải pháp thu hồi nhiệt thải, tôi đánh giá, xem xét qua các tiêu chí sau:
Tiết kiệm tài nguyên
Sau khi lắp đặt hệ thống thu hồi nhiệt thải từ nước xả lò hơi để gia nhiệt cho nước cấp lò hơi, công ty tiết kiệm được một lượng dầu FO là 167.126 kg/năm và một lượng than là 743.400 kg/năm. Từ đó, góp phần tiết kiệm được nguồn tài nguyên dầu và than. Đây là các nguồn tài nguyên không có khả năng tái sinh và đang trở nên cạn kiệt.
Giảm phát thải các khí gây ô nhiễm môi trường
Giải pháp thu hồi nhiệt thải đã giúp công ty giảm tiêu thụ được một lượng lớn dầu FO và than, từ đó đã giảm được một lượng khí SO2, CO2 thải ra môi trường.
Giảm lượng khí CO2
Theo tác giả Nguyễn Minh Trí, Bộ Khoa học công nghệ trong“ Tài liệu đào tạo kiểm toán năng lượng trong xí nghiệp chế biến thuỷ sản”, thì lượng CO2 phát thải trong quá trình đốt nhiên liệu được tính theo công thức sau:
tCO2 = 3,667 * Fs * HVf * CEF * Xc
Trong đó: tCO2 là số tấn CO2
3,667 = 44/12 là hệ số chuyển đổi từ C sang CO2
Fs : số lượng nhiên liệu tiết kiệm được (tấn)
HVf : nhiệt trị của nhiên liệu (TJ/tấn )
CEF : hệ số phát thải cac bon (tC/TJ)
Xc : Hệ số oxy hoá cacbon
Với các thông số:
Bảng 3.14: Lượng khí CO2 giảm thải hàng năm
Danh mục số liệu
Dầu FO
Than
Fs (tấn)
HVf (TJ/tấn)
CFF (tC/TJ)
Xc
167,126
0,04265
21,1
0,99
743,4
0,02822
25,2
0,98
tCO2
546
1.899,84
Như vậy, với việc giảm tiêu thụ 167,126 tấn dầu FO và 743,4 tấn than mỗi năm thì công ty sẽ giảm được lượng khí CO2 thải ra môi trường hàng năm là :
tCO2 = 546 + 1899,84 = 2.445,85 tấn CO2/năm.
Giảm lượng khí SO2
Theo nguồn số liệu tính toán trong sách “Kỷ yếu hội thảo ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp – 1997” các chuyên gia đã tính được :
Khi sử dụng 210.000 tấn/năm dầu FO cho vận hành nồi hơi trong công nghiệp sẽ thải ra môi trường một lượng khí SO2 là 6090 tấn/năm. Tương tự, việc công ty Cao su Sao Vàng thực hiện giải pháp thu hồi nhiệt thải đã giảm tiêu thụ được 167.126 kg dầu FO, tức là sẽ có thể giảm được:
167,126*6090/210000 = 4,846 tấn SO2/năm
Hiện nay, Bộ Tài nguyên Môi trường đang điều tra xây dựng kế hoạch thu phí khí thải trên toàn quốc. Theo đề tài khoa học “Nghiên cứu xây dựng hệ thống phí khí thải tại Thành phố HCM” của Phân viện nhiệt đới – Môi trường quân sự thì mức phí thải đề xuất đối với khí SO2 là 15.700 VNĐ/tấn.
Như vậy, nếu quy định về thu phí khí thải được áp dụng công ty sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí là : 4,846*15.700 = 76.092 VNĐ.
Với việc giảm thiểu một lượng lớn khí CO2, SO2 thải ra môi trường mỗi năm, công ty đã giảm đáng kể mức độ ô nhiễm môi trường không khí, góp phần bảo vệ tầng ozôn. Bên cạnh đó, giảm thiểu phát thải khí ô nhiễm còn giúp công nhân viên trong công ty làm việc trong môi trường an toàn hơn, giảm bớt tỷ lệ mắc bệnh nghề nghiệp.
Kết luận
Như vậy, qua phân tích đánh giá việc thực hiện giải pháp thu hồi nhiệt thải cho thấy giải pháp này không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn mang lại nhiều lợi ích cho môi trường và có ý nghĩa lớn về mặt xã hội, góp phần thúc đẩy phát triển kinh doanh bền vững. Từ đó cho thấy các giải pháp tiết kiệm năng lượng trong doanh nghiệp là hết sức khả thi và mang lại lợi ích nhiều mặt, vì vậy các doanh nghiệp cần nhận dạng rõ tiềm năng tiết kiệm năng lượng trong nội bộ công ty và đưa ra các giải pháp phù hợp.
Trong chuyên đề này tất cả các tính toán, phân tích để xác định chi phí - lợi ích cho việc thực hiện giải pháp mới chỉ dựa trên quan điểm phân tích tài chính, nếu dựa trên quan điểm phân tích kinh tế - xã hội (tức là có tính đến chi phí - lợi ích môi trường vào) thì các lợi ích mà giải pháp mang lại còn lớn hơn nhiều. Do điều kiện hạn chế về trình độ cũng như thông tin, tài liệu mà tác giả chưa lượng hoá được bằng tiền một số chi phí - lợi ích mà nếu lượng hoá được chúng ra thì giải pháp còn thể hiện tính hiệu quả cao hơn. Sau đây là bảng tóm tắt một số loại chi phí - lợi ích của giải pháp trong cả hai trường hợp:
Bảng 3.15. Tóm tắt các loại chi phí - lợi ích của giải pháp thu hồi nhiệt thải
Các loại chi phí - lợi ích của giải pháp
Có thể lượng hoá
Chưa thể lượng hoá
Chi phí
Chi phí đầu tư ban đầu
x
Chi phí bảo dưỡng
x
Chi phí xử lý nước thải sau thu hồi nhiệt
x
Phí nước thải
x
Chi phí khác
x
Lợi ích
Tiết kiệm nhiên liệu dầu và than
x
Tiết kiệm thời gian vận hành lò hơi
x
Tiết kiệm chi phí xử lý khí thải
x
Tiết kiệm chi phí khám chữa bệnh cho công nhân
x
Nâng cao hình ảnh công ty
x
Nguồn : Qua điều tra tại công ty và áp dụng kiến thức chuyên ngành
KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN
Ngành công nghiệp cao su là một trong những ngành công nghiệp hoá chất gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, đặc biệt là ô nhiễm môi trường không khí, môi trường nước nên trong quá trinh hoạt động các doanh nghiệp cần chú ý hơn nữa tới việc đầu tư cho bảo vệ môi trường.
Chi phí năng lượng giờ đây đã và đang trở thành vấn đề cấp bách với hầu hết các doanh nghiệp khi mà chi phí sản xuất là một trong những khâu quan trọng tạo nên sức cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp. Vì vậy, các doanh nghiệp cần chú ý tới việc sử dụng năng lượng một cách tiết kiệm và hiệu quả. Qua việc phân tích, đánh giá giải pháp thu hồi nhiệt thải tại công ty Cao su Sao Vàng, tôi xin đề xuất một số ý kiến sau:
Các doanh nghiệp sản xuất sử dụng nhiều năng lượng nên thực hiện kiểm toán năng lượng, tức là xác định các cơ hội tiết kiệm năng lượng, đưa ra tiềm năng tiết kiệm chi phí năng lượng và giảm phát thải.
Trong quá trình hạch toán chi phí sản xuất các doanh nghiệp cần nhận dạng các chi phí – lợi ích môi trường và phân bổ chúng vào trong quá trình hạch toán nhằm đánh giá chính xác hơn hiệu quả sản xuất và giá thành sản phẩm.
Doanh nghiệp cần nhận thức sâu sắc hơn về hiệu quả mà các dự án đầu tư môi trường mang lại, không chỉ thực hiện chúng một cách đối phó.
Cần thường xuyên giáo dục ý thức sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả cho các cán bộ công nhân viên trong công ty, tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
Như vậy, vấn đề tiết kiệm năng lượng không còn là chuyện nhỏ mà cần được xem là vấn đề cấp bách và thường xuyên ở các cấp, các ngành, các tổ chức, các doanh nghiệp và khách hàng. Tiết kiệm không có nghĩa là hạn chế sử dụng mà sử dụng sao cho hợp lý và hiệu quả nhất. Ngoài các văn bản pháp qui điều chỉnh hành vi người sử dụng thì việc xây dựng ý thức tự giác trong tiêu dùng đối với các tổ chức, doanh nghiệp và người dân là vô cùng quan trọng. Nhất là đối với đất nước còn nghèo như Việt Nam thì tiết kiệm năng lượng là bảo tồn tài nguyên quốc gia đồng thời giúp doanh nghiệp giảm chi phí năng lượng từ 10 đến 15%, bảo vệ môi trường và tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trong nước cũng như quốc tế.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường (1997), báo cáo tổng hợp hội thảo “Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ở Việt Nam”
2. PGS.TS Nguyễn Thế Chinh (2003), Giáo trình Kinh tế môi trường - Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà nội.
3. TS. Nguyễn Bạch Nguyệt (2000), Giáo trình Lập và quản lý Dự án đầu tư, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà nội.
4. ThS. Lê Thị Thoa (2005), Báo cáo kỹ thuật chương trình Tiết kiệm năng lượng tại công ty Cao su Sao Vàng – Trung tâm Năng suất Việt Nam.
5. Trung tâm Năng suất Việt Nam, Tổ chức Năng suất Châu Á, Báo cáo tổng hợp hội thảo “ Năng suất xanh với sử dụng hiệu quả năng lượng”
6. Nguyễn Minh Trí, Phương pháp tính giảm thải CO2 – Tài liệu đào tạo kiểm toán năng lượng trong xí nghiệp chế biến thuỷ sản, Bộ Khoa học công nghệ.
7. Các trang web:
MỤC LỤC
Mở đầu 1
Chương I: Những vấn đề chung về Tiết kiệm năng lượng và đánh giá hiệu quả dự án 5
I. Tổng quan về tiết kiệm năng lượng 5
II. Tình hình áp dụng tiết kiệm năng lượng trên thế giới và tại Việt Nam 8
III. Đánh giá hiệu quả dự án 14
3.1. Khái niệm 14
3.2. Các bước đánh giá hiệu quả 15
Chương II: Chương trình Tiết kiệm năng lượng tại công ty Cao su Sao Vàng 22
I. Thực trạng hoạt động sản xuất tại công ty Cao su Sao Vàng 22
1.1. Tổng quan về công ty Cao su Sao Vàng 22
1.2. Hoạt động sản xuất của công ty 23
1.3. Các tác động đến môi trường 29
II. Áp dụng chương trình Tiết kiệm năng lượng tại công ty
Cao su Sao Vàng 30
2.1. Chương trình tiết kiệm năng lượng tại công ty 30
2.2. Các giải pháp tiết kiệm năng lượng 33
2.3. Tính khả thi về mặt kỹ thuật của các giải pháp 38
Chương III: Đánh giá hiệu quả giải pháp thu hồi nhiệt thải trong chương
trình tiết kiệm năng lượng tại công ty Cao su Sao Vàng 40
I. Những vấn đề chung 40
II. Xác định chi phí - lợi ích 41
III. Đánh giá chi phi - lợi ích 42
IV. Phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường của việc thực hiện
giải pháp 54
Kiến nghị và kết luận 68
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 272nh gi hi7879u qu7843 th7921c hi7879n gi7843i php thu hamp7.doc