Đề tài Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn kinh doanh tại công ty TNHH cơ khí Kiên Giang

Tài liệu Đề tài Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn kinh doanh tại công ty TNHH cơ khí Kiên Giang: TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN THỊ NGỌC ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH CƠ KHÍ KIÊN GIANG Chuyên ngành: Kế toán doanh nghiệp LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Long Xuyên, tháng 06, năm 2008 GVHD: Ths. Ngô Văn Quí Người chấm, nhận xét 1: Người chấm, nhận xét 2: Luận văn được bảo vệ tại hội đồng chấm bảo vệ luận văn Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh ngày…....tháng……năm……. LỜI CÁM ƠN Kiến thức chuyên môn luôn cần và không thể thiếu để có thể hoàn thành tốt công việc mà mình phụ trách. Qua 4 năm, được học tập tại trường ĐHAG, được sự nhiệt tình giảng dạy của quý thầy cô trường ĐHAG, em đã được trang bị những kiến thức vô cùng quý báu về các lĩnh vực: chính trị, văn hoá, xã hội và đặc biệt là những kiến thức chuyên môn về kinh tế. Đó là cẩm nang, là hành trang trong cuộc sống, nó sẽ giúp em đứng vững trong cuộc sống, vững vàng trong công việc và luôn hoàn thành nhiệm vụ đượ...

pdf56 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1434 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn kinh doanh tại công ty TNHH cơ khí Kiên Giang, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN THỊ NGỌC ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH CƠ KHÍ KIÊN GIANG Chuyên ngành: Kế toán doanh nghiệp LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Long Xuyên, tháng 06, năm 2008 GVHD: Ths. Ngô Văn Quí Người chấm, nhận xét 1: Người chấm, nhận xét 2: Luận văn được bảo vệ tại hội đồng chấm bảo vệ luận văn Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh ngày…....tháng……năm……. LỜI CÁM ƠN Kiến thức chuyên môn luôn cần và không thể thiếu để có thể hoàn thành tốt công việc mà mình phụ trách. Qua 4 năm, được học tập tại trường ĐHAG, được sự nhiệt tình giảng dạy của quý thầy cô trường ĐHAG, em đã được trang bị những kiến thức vô cùng quý báu về các lĩnh vực: chính trị, văn hoá, xã hội và đặc biệt là những kiến thức chuyên môn về kinh tế. Đó là cẩm nang, là hành trang trong cuộc sống, nó sẽ giúp em đứng vững trong cuộc sống, vững vàng trong công việc và luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao. Em xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến quý thầy cô trường ĐHAG, nhất là các thầy cô khoa Kinh Tế - QTKD, các thầy cô thỉnh giảng từ trường Đại học Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí Minh đã tận tình quan tâm dạy bảo và truyền đạt cho em những kiến thức cơ bản nhất trong suốt thời gian em học tập tại trường. Được sự giới thiệu của khoa Kinh Tế - QTKD và được sự chấp thuận của Ban Giám Đốc và các cô chú, anh chị trong Công ty TNHH Cơ khí Kiên Giang, em đã được thực tập tại đây và được tiếp xúc với thực tế tình hình sản xuất kinh doanh tại Công ty, giúp em có điều kiện gắn lý thuyết đã học với thực tiễn công việc. Em xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban Giám Đốc Công ty cùng toàn thể các cô chú, anh chị và đặc biệt nhất là các cô chú, anh chị trong phòng Kế Toán đã nhiệt tình giúp đỡ, hướng dẫn, tận tình chỉ bảo, cung cấp số liệu để em hoàn thành báo cáo khóa luận này. Em xin gởi lời cảm ơn đến thầy Ngô Văn Quí, đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện báo cáo khoá luận này. Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng sự hiểu biết và kinh nghiệm còn hạn chế, nên chắc chắn bản báo cáo không thể tránh khỏi những sai xót. Kính mong được sự đánh giá, góp ý quý báu của quý thầy cô và các anh chị, cô chú trong Công ty để bài báo cáo của em được hoàn chỉnh hơn. Cuối cùng em xin kính chúc quý Thầy Cô cùng toàn thể các Cô Chú, Anh Chị trong Công ty TNHH Cơ khí Kiên Giang sức khỏe và thành đạt. Xin chân thành cảm ơn! Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Ngọc MỤC LỤC Tiêu đề Trang TÓM TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH DANH MỤC BIỂU ĐỒ Chương 1: Tổng quan về đánh giá hiệu qủa sử dụng vốn kinh doanh Error! Bookmark not defined. 1.1. Lý do chọn đề tài: ......................................Error! Bookmark not defined. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu: .................................Error! Bookmark not defined. 1.3. Phạm vi nghiên cứu: ..................................Error! Bookmark not defined. 1.4. Phương pháp nghiên cứu: ..........................Error! Bookmark not defined. Chương 2: Cơ sở lý thuyết Error! Bookmark not defined. 2.1. Khái quát về vốn kinh doanh......................Error! Bookmark not defined. 2.1.1. Khái niệm ...........................................Error! Bookmark not defined. 2.1.2. Đặc điểm ............................................Error! Bookmark not defined. 2.1.3. Phân loại .............................................Error! Bookmark not defined. 2.1.3.1. Vốn lưu động ...............................Error! Bookmark not defined. 2.1.3.2. Vốn cố định..................................Error! Bookmark not defined. 2.1.3.3. Nguồn vốn chủ sở hữu .................Error! Bookmark not defined. 2.1.3.4. Các khoản nợ phải trả...................Error! Bookmark not defined. 2.2. Đánh giá tình hình sử dụng vốn kinh doanhError! Bookmark not defined. 2.2.1. Khái niệm về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh Error! Bookmark not defined. 2.2.2. Đầu tư tài sản .....................................Error! Bookmark not defined. 2.2.3. Sử dụng các chỉ số tài chính để phân tích. .........Error! Bookmark not defined. 2.2.4. Phân tích Dupont ................................Error! Bookmark not defined. 2.3. Mô hình nghiên cứu ...................................Error! Bookmark not defined. Chương 3: Giới thiệu về Công ty TNHH Cơ khí Kiên Giang Error! Bookmark not defined. 3.1. Giới thiệu chung về công ty TNHH Cơ khí Kiên Giang. Error! Bookmark not defined. 3.2. Quá trình hình thành và phát triển Công ty TNHH Cơ khí Kiên Giang .........................................................................Error! Bookmark not defined. 3.3. Cơ cấu tổ chức của Công ty .......................Error! Bookmark not defined. 3.3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty. .. Error! Bookmark not defined. 3.3.2. Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận:.............Error! Bookmark not defined. 3.3.3. Chứng từ, hệ thống tài khoản sử dụng tại công ty. ... Error! Bookmark not defined. 3.4. Thuận lợi và khó khăn của Công ty............Error! Bookmark not defined. 3.4.1. Thuận lợi: ...........................................Error! Bookmark not defined. 3.4.2. Khó khăn: ...........................................Error! Bookmark not defined. 3.5. Định hướng phát triển của công ty ............Error! Bookmark not defined. Chương 4: Tình hình và hiệu quả sử dụng vốn Error! Bookmark not defined. 4.1. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty............Error! Bookmark not defined. 4.2. Tình hình tài sản và nguồn vốn tại Công tyError! Bookmark not defined. 4.2.1. Đánh giá khái quát tình hình biến động tài sản. .Error! Bookmark not defined. 4.2.1.1 Tài sản ngắn hạn ...........................Error! Bookmark not defined. 4.1.1.2. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn..Error! Bookmark not defined. 4.5.2. Khả năng tự tài trợ tài sản cố định .......Error! Bookmark not defined. 4.1.2. Tình hình nguồn vốn ...........................Error! Bookmark not defined. 4.1.2.1. Nợ phải trả ...................................Error! Bookmark not defined. 4.1.2.2. Vốn chủ sở hữu ............................Error! Bookmark not defined. 4.3. Phân tích khả năng đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh .........................................................................Error! Bookmark not defined. 4.4. Sử dụng các chỉ số tài chính để phân tích ...Error! Bookmark not defined. 4.4.1. Nhóm hiệu quả sử dụng vốn................Error! Bookmark not defined. 4.4.2. Nhóm chỉ số thanh toán.......................Error! Bookmark not defined. 4.4.3. Nhóm tỷ số hoạt động .........................Error! Bookmark not defined. Chương 5: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH Cơ khí Kiên Giang Error! Bookmark not defined. Phần kết luận Error! Bookmark not defined. DANH MỤC BẢNG Tên bảng Trang Bảng 4.1. Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2005 - 2007. Error! Bookmark not defined. Bảng 4.2. Tài sản của Công ty TNHH Cơ khí Kiên Giang trong 3 năm 2005, năm 2006 và năm 2007 Error! Bookmark not defined. Bảng 4.3. Phân tích tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn Error! Bookmark not defined. Bảng 4.4. Tình hình các khoản phải thu Error! Bookmark not defined. Bảng 4.5. Tình hình hàng tồn kho Error! Bookmark not defined. Bảng 4.6. Tỷ suất đầu tư TSCĐ Error! Bookmark not defined. Bảng 4.7. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn Error! Bookmark not defined. Bảng 4.8: Khả năng tự tài trợ tài sản cố định Error! Bookmark not defined. Bảng 4.9. Biến động nguồn vốn trong 3 năm 2005-2007 Error! Bookmark not defined. Bảng 4.10. Nợ phải trả Error! Bookmark not defined. Bảng 4.11. Các khoản đi chiếm dụng Error! Bookmark not defined. Bảng 4.12. Vốn chủ sở hữu Error! Bookmark not defined. Bảng 4.13. Chỉ tiêu đảm bảo vốn cho sản xuất kinh doanh Error! Bookmark not defined. Bảng 4.14. Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu Error! Bookmark not defined. Bảng 4.15. Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản Error! Bookmark not defined. Bảng 4.16. Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu Error! Bookmark not defined. Bảng 4.17. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định Error! Bookmark not defined. Bảng 4.18. Hiệu suất sử dụng tài sản lưu động Error! Bookmark not defined. Bảng 4.19. Khả năng thanh toán của Công ty Error! Bookmark not defined. Bảng 4.20. Khả năng thanh toán lãi vay của Công ty Error! Bookmark not defined. Bảng 4.21. Khả năng thanh toán của Công ty theo vốn luân chuyển Error! Bookmark not defined. Bảng 4.22. Khả năng chuyển đổi thành tiền của các khoản phải thu và hàng tồn kho Error! Bookmark not defined. DANH MỤC HÌNH Tên hình Trang Sơ đồ 2.1. Mô hình nghiên cứu Error! Bookmark not defined. Sơ đồ 3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty. Error! Bookmark not defined. Sơ đồ 4.1. Phân tích Dupont so sánh các tỷ số tài chính của 2 năm 2005 và 2006 của Công ty TNHH Cơ khí Kiên Giang 37 Sơ đồ 4.2. Phân tích Dupont So sánh các tỷ số tài chính của 2 năm 2006 và 2007 của Công ty TNHH Cơ khí Kiên Giang 39 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Tên biểu đồ Trang Biểu đồ 4.1. Biến động tài sản của Công ty TNHH Cơ khí Kiên Giang 2005- 2007 19 Biểu đồ 4.2. Biến động nguồn vốn trong 3 năm 2005-2007 25 Biểu đồ 4.3. Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu 29 Biểu đồ 4.4. Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản 30 Biểu đồ 4.5. thể hiện tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu 31 Biểu đồ 4.6. Hiệu suất sử dụng Tài sản cố định Error! Bookmark not defined. Biểu đồ 4.7. Hiệu suất sử dụng Tài sản lưu động 3Error! Bookmark not defined. Biểu đồ 4.8. Khả năng thanh toán của Công ty năm 2005-2007 Error! Bookmark not defined. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH 1.1. Lý do chọn đề tài: Trong nền kinh tế thị trường đầy biến động và mang tính cạnh tranh như hiện nay, bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn phát triển và đứng vững trên thị trường đòi hỏi cần phải có một đội ngũ nhân viên có trình độ, kỹ thuật, tay nghề cao cùng với một cơ sở vật chất hạ tầng hiện đại. Một doanh nghiệp nếu chỉ có con người với kỹ thuật công nghệ thôi thì vẫn chưa đủ để cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra mà cần phải có vốn kinh doanh. Đúng vậy, vốn rất quan trọng không những đối với mỗi doanh nghiệp mà còn rất quan trọng trong nền kinh tế của cả thế giới. Để doanh nghiệp được hình thành và có thể tiến hành sản xuất kinh doanh được thì bắt buộc doanh nghiệp đó phải có vốn để hoạt động. Hơn thế nữa, một doanh nghiệp biết sử dụng nguồn vốn của mình một cách hiệu quả nhất sẽ tồn tại, phát triển và đứng vững được trên toàn thị trường. Những phần lợi nhuận từ việc sử dụng hiệu quả của nguồn vốn đem lại sẽ được đầu tư, tiến hành để tái sản xuất mở rộng quy mô, đưa doanh nghiệp ngày càng phát triển lớn mạnh hơn. Vậy hoạt động quản trị vốn ở Công ty TNHH Cơ Khí Kiên Giang như thế nào? Tình hình sử dụng nguồn vốn của Công ty ra sao, đạt hiệu quả cao hay thấp? Để có thể duy trì hoạt động kinh doanh đồng thời chiếm lĩnh thị trường Công ty đã sử dụng một cách tối đa đồng vốn của mình? Cơ cấu vốn của Công ty đã hợp lý chưa? Để giải quyết các nghi vấn này, đề tài: “Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn của Công ty TNHH Cơ Khí Kiên Giang” đã được chọn nghiên cứu. Qua việc tìm hiểu tình hình biến động vốn, hiệu quả sử dụng các nguồn tài trợ, để tìm ra được những điểm yếu, mặt hạn chế để khắc phục, đồng thời phát huy những mặt mạnh, tích cực của việc sử dụng nguồn vốn. Từ đó, giúp Công ty đạt được hiệu quả cao hơn trong việc sử dụng nguồn vốn của mình. Bên cạnh đó, đề tài cũng trang bị cho bạn đọc kiến thức chuyên ngành về quản trị kinh doanh nhất là kiến thức về lĩnh vực quản trị tài chính. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu: Như phần lý do nêu trên và qua việc tìm hiểu tình hình thực tế tại Công ty, với việc chọn đề tài nghiên cứu này là nhằm chỉ ra các mục tiêu cụ thể như sau:  Đánh giá tình hình biến động vốn của công ty TNHH Cơ Khí Kiên Giang.  Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty.  Tìm ra những tồn tại trong quá trình sử dụng vốn tại Công ty.  Đề ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. 1.3. Phạm vi nghiên cứu: Ngành nghề của Công ty rất đa dạng , từ kinh doanh ôtô, thép…tới sản xuất trụ điện, rồi thi công công trình điện…Vì vậy việc nghiên cứu phân tích chỉ đi vào phân tích chỉ số tài chính chung của toàn công ty chứ không phân tích kỹ từng bộ phận kinh doanh. Đề tài tập trung nghiên cứu vào vấn đề vốn của công ty như: tình hình vốn, vấn đề phân bổ, tài trợ, huy động vốn, khả năng thanh toán và hiệu quả sử dụng vốn. Số liệu được thu thập trong 3 năm 2005, 2006 và năm 2007. 1.4. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp thu thập dữ liệu: Phương pháp thu thập số liệu: thu thập số liệu tại công ty thông qua các báo cáo tài chính, các sổ sách chứng từ khác tại công ty. Phỏng vấn các nhân viên của công ty. Ngoài ra còn cập nhật thông tin từ bên ngoài trên các phương tiện thông tin như: sách, báo, internet,… Phương pháp xử lý số liệu: Từ các số số liệu thu thập được, sau đó áp dụng các công thức tính chỉ số có sẵn tính ra được các chỉ số tài chính của Công ty. Và liên hệ với tình hình hoạt động kinh doanh của công ty qua các năm để đánh giá. Phương pháp tổng hợp, so sánh, phân tích: Tổng hợp báo cáo, chỉ số của các Công ty trong ngành để tiến hành phân tích và so sánh các chỉ số tương ứng với nhau, từ đó đưa ra nhận xét về chúng. Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. Khái quát về vốn kinh doanh 2.1.1. Khái niệm Một doanh nghiệp muốn hoạt động sản xuất kinh doanh được thì điều trước tiên là họ phải có một lượng vốn tiền tệ nhất định để thực hiện những khoản đầu tư ban đầu như: xây dựng nhà xưởng, mua sắm thiết bị, nguyên vật liệu, trả công,…để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng của một doanh nghiệp. Người ta gọi chung các loại vốn tiền tệ đó là vốn sản xuất kinh doanh. Vốn sản xuất kinh doanh được coi là tiền đề cho mọi quá trình đầu tư sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp, nó là tiềm lực về tài chính của một doanh nghiệp. Và vốn sản xuất kinh doanh có rất nhiều chủng loại, các hình thái vật chất, các thước đo khác nhau ở khắp nơi rải rác trong phạm vi hoạt động của doanh nghiệp. 2.1.2. Đặc điểm Trong nền kinh tế hàng hóa, vốn sản xuất kinh doanh được biểu hiện dưới hai hình thức: hiện vật và giá trị, nó có những đặc điểm sau:  Vốn biểu hiện giá trị của toàn bộ tài sản của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định, là lượng giá trị thực của tài sản hữu hình và vô hình.  Vốn được tích tụ và tập trung đến một lượng nhất định mới có thể phát huy được tác dụng. Các nhà quản lý, nhà đầu tư không chỉ khai thác mọi tiềm năng của vốn mà còn phải cân nhắc, tính toán, tìm cách chọn nguồn huy động đủ để đảm bảo yêu cầu sản xuất kinh doanh và nâng cao hiệu quả sử dụng của mỗi đồng vốn.  Mỗi đồng vốn phải gắn liền với một chủ sở hữu nhất định. Nếu tồn tại những đồng vốn vô chủ từc là có sự chi tiêu lãng phí, thất thoát và kém hiệu quả.  Tiền chỉ là dạng tiềm năng, là hình thái ban đầu của vốn. Để trở thành vốn, thì tiền phải được đưa đi đầu tư, sản xuất kinh doanh và sinh lời. Và đồng thời, vốn không ngừng được bảo toàn, bổ sung và phát triển để thực hiện việc tái sản xuất.  Luôn luôn phải trả một khoản chi phí cho việc sử dụng vốn. 2.1.3. Phân loại  Căn cứ vào đặc điểm luân chuyển của vốn trong chu kỳ sản xuất kinh doanh, vốn được chia thành hai loại: vốn cố định và vốn lưu động. 2.1.3.1. Vốn lưu động  Khái niệm về vốn lưu động Vốn lưu động là một số vốn ứng trước về đối tượng lao động và tiền lương, tồn tại dưới hình thái nguyên vật liệu dự trữ, sản phẩm đang chế tạo, thành phẩm, hàng hoá và tiền tệ. Vốn lưu động luân chuyển giá trị toàn bộ ngay trong một lần và hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kỳ sản xuất kinh doanh. Vốn lưu động là công cụ phản ánh và kiểm tra quá trình vận động vật tư. Vốn lưu động vận chuyển nhanh hay chậm còn phản ánh số vật tư sử dụng tiết kiệm hay không, thời gian nằm ở khâu sản xuất và lưu thông có hợp lý không. Do vậy, thông qua tình hình luân chuyển vốn lưu động còn có thể kiểm tra việc cung cấp, sản xuất và tiêu thụ của doanh nghiệp. (Nguồn: PGS.PTS. Nguyễn Thị Diễm Châu. 1999. Tài chính doanh nghiệp. Đại học quốc gia TP. HCM. NXB: Tài chính)  Phân loại, kết cấu và nội dung vốn lưu động * Phân loại Vốn lưu động và tính chất sử dụng của nó có quan hệ với những chỉ tiêu hoạt động cơ bản của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp sử dụng tiết kiệm, quản lý tốt vốn lưu động thì đạt hiệu quả kinh tế. Để quản lý tốt vốn lưu động, có nhiều cách để phân loại. Tùy thuộc vào tính chất hay mục đích sử dụng, phân loại vốn lưu động: theo vai trò trong quá trình sản xuất, theo hình thái biểu hiện hay theo nguồn hình thành. Ở đây dựa vào hình thái biểu hiện vốn lưu động được chia thành:  Vốn vật tư hàng hoá: nguyên vật liệu, vật liệu phụ, vốn sản phẩm đang chế tạo, vốn thành phẩm, vốn hàng hoá mua ngoài,….Các khoản vốn này nằm trong lĩnh vực sản xuất và lĩnh vực lưu thông và luân chuyển theo một quy luật nhất định. Có thể căn cứ vào nhiệm vụ sản xuất, mức tiêu hao, điều kiện sản xuất, cung tiêu của doanh nghiệp để xác định mức dự trữ hợp lý là cơ sở xác định nhu cầu vốn lưu động cho sản xuất kinh doanh.  Vốn tiền tệ: tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, vốn thanh toán. Các khoản vốn này nằm trong lĩnh vực lưu thông, luôn luân chuyển biến động không theo một quy luật nhất định, thời gian giữ tiền không lâu, càng luân chuyển càng nhanh càng tốt. * Kết cấu Kết cấu vốn lưu động là quan hệ tỷ lệ giữa các thành phần vốn lưu động chiếm trong tổng số và tỷ trọng trong mỗi khoản vốn chiếm trong các giai đoạn luân chuyển để từ đó xác định trọng điểm quản lý vốn lưu động. Đồng thời tìm biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu vốn lưu động: sản xuất, cung tiêu và thanh toán. * Nội dung bao gồm:  Vốn bằng tiền: tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển. Xu hướng chung vốn bằng tiền giảm được đánh giá là tích cực, không nên dự trữ lượng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng mà phải đưa vào sản xuất kinh doanh, tăng vòng quay vốn hoặc hoàn trả nợ. Mặt khác sự gia tăng vốn bằng tiền làm tăng khả năng thanh toán nhanh.  Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn: các khoản đầu tư chứng khoán, góp vốn liên doanh và đầu tư tài chính khác có thời hạn dưới một năm. Giá trị này tăng lên chứng tỏ doanh nghiệp mở rộng liên doanh và đầu tư, sự gia tăng này có tích cực hay không còn phải xem xét hiệu quả việc đầu tư.  Các khoản phải thu: phải thu của khách hàng, trả trước cho người bán, thuế giá trị gia tăng được khấu trừ, phải thu nội bộ, các khoản phải thu khác. Là giá trị tài sản của doanh nghiệp bị các đơn vị khác chiếm dụng. Các khoản phải thu giảm, được đánh giá là tích cực, vấn đề đặt ra là phải xem xét tính hợp lý của số vốn bị chiếm dụng.  Hàng tồn kho: hàng mua đang đi trên đường, nguyên vật liệu tồn kho, công cụ, dụng cụ trong kho, chi phí sản xuất kinh doanh, thành phẩm, hàng hoá tồn kho, hàng gửi bán. Hàng tồn kho tăng do quy mô sản xuất mở rộng, nhiệm vụ sản xuất tăng lên nhưng các định mức dự trữ phải hợp lý.  Vốn lưu động khác: tạm ứng, chi phí trả trước, chi phí chờ kết chuyển, tài sản thiếu chờ xử lý, các khoản cầm cố, ký quỹ, ký cược ngắn hạn. 2.1.3.2. Vốn cố định  Khái niệm vốn cố định Vốn cố định là số vốn ứng trước về những tư liệu sản xuất chủ yếu mà đặc điểm của nó là luân chuyển dần dần từng bộ phận giá trị vào sản phẩm mới cho đến khi tư liệu lao động hết thời hạn sử dụng thì vốn cố định mới hoàn thành một vòng luân chuyển. Các tài sản dùng vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được gọi là tài sản cố định khi và chỉ khi tài sản đó thoả mãn đồng thời tất cả 4 tiêu chuẩn: Một là: chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó. Hai là: nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy. Ba là: có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành( từ 10 triệu đồng trở lên). Bốn là: thời gian sử dụng ước tính trên một năm. (Theo: Chuẩn mực số 03 – Thông tư số 89/2002/TT–BTC ngày 9/10/2002 – Quyết định 206/2003/QĐ-BTC). Tài sản cố định của doanh nghiệp còn bao gồm những tài sản không có hình thái hiện vật và chuyển dịch vào sản phẩm mới cũng tương tự như loại tài sản có hình thái hiện vật. Tài sản cố định và vốn cố định có sự khác nhau. Lúc mới hoạt động, giá trị vốn cố định bằng giá trị nguyên thuỷ của tài sản cố định. Về sau, giá trị vốn cố định thường là thấp hơn giá trị nguyên thuỷ của tài sản cố định do khoản khấu hao đã trích. Trong quá trình hoạt động, vốn cố định một mặt được giảm dần do trích khấu hao và thanh lý tài sản cố định, mặt khác lại tăng thêm giá trị do mua mới và đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành.  Phân loại, kết cấu và nội dung vốn cố định * Phân loại Tài sản cố định được phân loại khác nhau theo: hình thái biểu hiện, công dụng kinh tế, tình hình sử dụng vốn hoặc theo quyền sở hữu tuỳ theo mục đích nghiên cứu. Dưới đây ta chọn cách phân loại theo hình thái biểu hiện. Theo cách này, tài sản cố định được chia làm 2 loại:  Loại tài sản cố định hữu hình: là những tài sản biểu hiện bằng hình thái hiện vật cụ thể: nhà xưởng, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, vật kiến trúc,…  Loại tài sản cố định vô hình: là những tài sản không biểu hiện bằng hình thái hiện vật mà là những khoản chi phí đầu tư cho sản xuất kinh doanh gồm: chi phí thành lập, chi phí phát triển, quyền đặc nhượng, quyền khai thác, bằng sáng chế phát minh, lợi thế thương mại. Phương pháp phân loại này giúp người quản lý thấy rõ toàn bộ cơ cấu đầu tư của doanh nghiệp để có những quyết định đúng đắn, phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp. * Kết cấu Kết cấu tài sản cố định là tỷ trọng giữa nguyên giá của một loại tài sản cố định chiếm trong tổng nguyên giá toàn bộ tài sản cố định của doanh nghiệp, qua đó có thể thấy được tính hợp lý của tình hình phân bổ vốn. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu tài sản cố định như: tính chất sản xuất, đặc điểm quy trình công nghệ, trình độ trang bị kỹ thuật, hiệu quả vốn và phương tiện tổ chức sản xuất. * Nội dung tài sản cố định và đầu tư dài hạn bao gồm:  Các khoản phải thu dài hạn: phải thu nội bộ dài hạn, phải thu dài hạn khác, dự phòng phải thu dài hạn khó đòi.  Tài sản cố định: tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định thuê tài chính và tài sản cố định vô hình. Tài sản cố định tăng về số tuyệt đối lẫn tỷ trọng sử dụng được đánh giá là tích cực khi sử dụng tối đa công suất của nó.  Các khoản đầu tư tài chính dài hạn: đầu tư vào công ty con, đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh, đầu tư dài hạn khác. Để đánh giá hợp lý sự gia tăng này cần xem xét hiệu quả của đầu tư, hiệu quả đầu tư gia tăng là biểu hiện tốt.  Chi phí xây dựng cơ bản dở dang: tăng thêm do xây dựng thêm và sửa chữa lớn, đây là biểu hiện tốt nhằm tăng cường năng lực hoạt động của máy móc thiết bị.  Tài sản dài hạn khác: chi phí trả trước dài hạn. Khoản mục này tăng lên được đánh giá là không tốt.  Ký quỹ, ký cược dài hạn: các khoản này biến động do thu hồi các khoản ký cược, ký quỹ hết thời hạn hoặc thực hiện thêm những khoản ký quỹ mới.  Căn cứ vào nguồn hình thành vốn của doanh nghiệp, vốn có thể phân thành hai loại: nguồn vốn chủ sở hữu và các khoản nợ phải trả.Và chúng ta sẽ nghiên cứu về hai loại vốn này. 2.1.3.3. Nguồn vốn chủ sở hữu Là nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp mới được thành lập thì nguồn vốn chủ sở hữu hình thành vốn điều lệ do chủ doanh nghiệp, các nhà đầu tư góp vốn được sử dụng để đầu tư, mua sắm các loại tài sản của doanh nghiệp.Trong quá trình hoạt động, nguồn vốn chủ sở hữu được bổ sung từ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nguồn vốn chủ sở hữu có ý nghĩa đặc biệt quan trong đối với quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nó tạo điều kiện thuận lợi cho chủ doanh nghiệp chủ động hoàn toàn trong sản xuất. Chủ doanh nghiệp có cơ sở để chủ động và kịp thời đưa ra các chính sách, quyết định trong kinh doanh để đạt mục tiêu của mình mà không phải tìm kiếm và phụ thuộc vào nguồn tài trợ. Tuy nhiên nguồn vốn này thường bị hạn chế về quy mô nên không thể đáp ứng nhu cầu về vốn cho sản xuất kinh doanh, mặt khác việc sử dụng nguồn vốn này không phải chịu sức ép về chi phí sử dụng vốn và có thể thiếu sự kiểm tra, giám sát hoặc tư vấn của các chuyên gia, các tổ chức như trong sử dụng vốn đi vay, do đó có thể hiệu quả sử dụng vốn không cao hoặc có thể có những quyết định đầu tư không khôn ngoan. 2.1.3.4. Các khoản nợ phải trả Là nguồn vốn mà doanh nghiệp khai thác, huy động từ các chủ thể khác qua vay nợ, thuê mua, ứng trước tiền hàng…Doanh nghiệp được quyền sử dụng tạm thời trong một thời gian sau đó phải hoàn trả cho chủ nợ. Theo tính chất và thời hạn thanh toán, các khoản nợ phải trả gồm: Nợ ngắn hạn: là các khoản nợ mà doanh nghiệp phải trả cho chủ nợ trong một thời gian ngắn dưới một năm, bao gồm các khoản mục như: vay ngắn hạn; phải trả cho người bán, người nhận thầu; người mua trả tiền trước; thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước; các khoản phải trả, phải nộp khác. Nợ dài hạn: là các khoản vốn mà doanh nghiệp nợ các chủ thể khác trên một năm mới phải hoàn trả, bao gồm vay dài hạn cho đầu tư phát triển, nợ thuê mua tài sản cố định, phát hành trái phiếu… Nợ khác: là các khoản phải trả như nhận ký quỹ, ký cược dài hạn, các khoản chi phí phải trả khác. Việc huy động vốn này rất quan trọng đối với doanh nghiệp để đảm bảo cung ứng đầy đủ, kịp thời cho sản xuất kinh doanh. Sức ép về chi phí sử dụng vốn vay, thời hạn hoàn trả vốn sẽ thúc đẩy doanh nghiệp sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả. Tuy nhiên, việc sử dụng nguồn vốn này cũng có những mặt trái của nó. Doanh nghiệp phụ thuộc vào nguồn vốn vay, tốn kém về chi phí, thời gian. Mặt khác , nếu không tính toán chính xác và thận trọng thì hiệu quả kinh doanh và lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng bởi lãi suất tiền vay. 2.2. Đánh giá tình hình sử dụng vốn kinh doanh Để đánh giá được tình hình sử dụng vốn kinh doanh, ta căn cứ vào số liệu phản ánh trên bảng cân đối kế toán. Tuy nhiên số liệu trên bảng kế toán chỉ mang tính thời điểm, để hiểu rõ hơn về tình hình hoạt động của Công ty chúng ta cần phải nắm được thực tế những biến độngvề tài sản và nguồn vốn trong năm thể hiện qua từng bảng phân tích cụ thể. 2.2.1. Khái niệm về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh Hiệu quả sử dụng nguồn vốn kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn nhân tài, vật lực của doanh nghiệp sao cho lợi nhuận đạt được là cao nhất với tổng chi phí thấp nhất. Đồng thời có khả năng tạo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh của mình, đảm bảo đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới trang thiết bị và có hướng phát triển lâu dài, bền vững trong tương lai. (Nguồn: Lê Thị Hương Lan. 2005. Luận văn tốt nghiệp. Trường Đại học An Giang. Khoa Kinh tế - QTKD). Để đánh giá chính xác, có cơ sở khoa học về hiệu quả sử dụng nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp, cần phải xây dựng hệ thống chỉ tiêu phù hợp, bao gồm các chỉ tiêu tổng quát và các chỉ tiêu chi tiết. Các chỉ tiêu đó phải phản ánh được sức sản xuất, suất hao phí cũng như sức sinh lợi của từng yếu tố, từng loại vốn (kể cả tổng số và phần gia tăng). Dựa vào các chỉ tiêu đó, đề ra một số giải pháp nhằm khắc phục mặt hạn chế cũng như phát huy tính tích cực của việc sử dụng nguồn vốn, từ đó khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn kinh doanh. 2.2.2. Đầu tư tài sản Có thể đánh giá quy mô về vốn của doanh nghiệp tăng hay giảm, cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp có được tăng cường, bổ sung hay không thể hiện qua tình hình tăng thêm hay giảm xuống của tài sản cố định. Khoản đầu tư dài hạn tăng sẽ tạo nguồn lợi tức lâu dài cho doanh nghiệp. Đầu tư mua sắm trang thiết bị, đầu tư chiều sâu được đánh giá thông qua chỉ tiêu tỷ suất đầu tư. Tỷ suất này phản ánh tình hình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, thể hiện năng lực sản xuất và xu hướng phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Tỷ suất đầu tư được tính bằng công thức sau: Ngoài việc xem xét tình hình phân bổ vốn, các chủ doanh nghiệp, các nhà đầu tư và các đối tượng quan tâm khác cần phải xem xét, phân tích kết cấu nguồn vốn nhằm đánh giá được khả năng tự tài trợ về mặt tài chính của doanh nghiệp cũng như sự tự chủ, chủ động trong kinh doanh đồng thời nắm được những trở ngại mà doanh nghiệp phải đương đầu. Điều này được thể hiện thông qua việc xác định tỷ suất tự tài trợ, tỷ suất này càng cao chứng tỏ khả năng độc lập của doanh nghiệp cao, hay doanh nghiệp có khả năng tự tài trợ tốt. Công thức xác định tỷ suất tự tài trợ như sau: 2.2.3. Sử dụng các chỉ số tài chính để phân tích.  Nhóm tỷ số hiệu quả sử dụng vốn: Tổng tài sản Tỷ suất đầu tư = Tài sản cố định và dầu tư dài hạn * 100 % Tỷ suất tự tài trợ = Vốn chủ sở hữu Tổng nguồn vốn * 100 %  Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS): Tỷ số này nói lên một đồng doanh thu tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ số này càng lớn chứnh tỏ khả năng sinh lợi của vốn càng cao và hiệu quả kinh doanh càng lớn.  Tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần (ROE): Đây là chỉ số mà các nhà đầu tư rất quan tâm vì nó cho thấy khả năng tạo lãi của một đồng vốn mà họ bỏ ra để đầu tư vào Công ty.  Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA): Đo lường khả năng sinh lợi trên một đồng vốn đầu tư vào Công ty.  Nhóm tỷ số hoạt động:  Vòng quay vốn cổ phần: Đo lường mối quan hệ giữa doanh thu và vốn cổ phần  Vòng quay tài sản cố định: Tỷ số này cho biết một dồng tài sản cố định tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu.  Vòng quay toàn bộ tài sản: Đo lường một đồng tài sản tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu.  Vòng quay khoản phải thu: Vòng quay vốn cổ phần = Doanh thu thuần Vốn cổ phần Doanh thu thuần Tỷ suất LN/DT = Lợi nhuận ròng * 100 % Vốn cổ phần Tỷ suất sinh lợi trên VCP = Lợi nhuận ròng * 100 % Tổng tài sản Tỷ suất sinh lợi trên TTS = Lợi nhuận ròng * 100 % Vòng quay tài sản cố định = Doanh thu thuần Tài sản cố định Vòng quay toàn bộ tài sản = Doanh thu thuần Toàn bộ tài sản Số vòng quay các khoản phải thu được sử dụng để xem xét cẩn thận việc thanh toán các khoản phải thu v.v. Khi khách hàng thanh toán tất cả các hóa đơn của họ, lúc đó các khoản phải thu quay được mộy vòng.  Vòng quay hàng tồn kho: Là một tiêu chuẩn đánh giá Công ty sử dụng hàng tồn kho của mình hiệu quả như thế nào.  Nhóm tỷ số đòn bẩy  Tỷ sô nợ trên tổng tài sản: Tỷ số này cho biết bao nhiêu phần trăm tài sản của Công ty được tài trợ bằng vốn vay.  Tỷ số nợ trên vốn cổ phần:  Tỷ số tổng tài sản trên vốn cổ phần: Tính toán mức độ đi vay mà Công ty đang gánh chịu. 2.2.4. Phân tích Dupont Phân tích Dupont các chỉ số tài chính. Các chỉ số tài chính được trình bày ở dạng phân số. Điều đó có nghĩa là mỗi chỉ số tài chính sẽ tăng hay giảm tùy thuộc vào hai yếu tố là tử số và mẫu số của phân số đó. Hay nói một cách khác, lúc này một tỷ số tài chính đã được trình bày bằng tích một vài tỷ số tài chính khác. 2.3. Mô hình nghiên cứu Vòng quay các khoản phải thu = Doanh thu thuần Các khoản phải thu Vòng quay hàng tồn kho = Doanh thu thuần Hàng tồn kho Tỷ số nợ = Tổng nợ Tổng tài sản * 100 % Tỷ số nợ trên vốn cổ phần = Tổng nợ Vốn cổ phần * 100 % Vốn cổ phần Tổng tài sản trên VCP = Toàn bộ tài sản * 100 % Để làm rõ đề tài nghiên cứu trên, mô hình nghiên cứu được đề nghị như sau: Sơ đồ 2.1. Mô hình nghiên cứu Hiệu quả sử dụng vốn của Công ty sẽ được tập trung vào tình hình sử dụng vốn trong 3 năm, và tập trung vào phân tích liên hoàn nhóm tỷ số hiệu quả sử dụng vốn. Các chỉ số khác cũng được phân tích với mức ý nghĩa minh chứng cho nhóm tỷ số trên. Cuối cùng là phân tích tổng hợp chỉ tiêu tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần qua sơ đồ Dupont để tìm mối liên kết giữa các chỉ số tài chính. Để từ đó đưa ra được giải pháp đúng đắn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn của Công ty. Hiệu quả sử dụng vốn Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu Sơ đồ phân tích Dupont các chỉ số tài chính Hiệu quả sử dụng Tổng tài sản Hiệu quả sử dụng Tài sản cố định Hiệu quả sử dụng tài sản lưu động Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Chương 3: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH CƠ KHÍ KIÊN GIANG 3.1. Giới thiệu chung về công ty TNHH Cơ khí Kiên Giang. Tên Công ty: Công ty TNHH Nhà ngước một thành viên Cơ Khí Kiên Giang Tên giao dịch: Công ty TNHH Cơ Khí Kiên Giang Loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp nhà nước Giám đốc: Lưu Chí Thịnh Vốn điều lệ: 13.200 triệu đồng do Công ty Đầu tư xây dựng và phát triển nhà Kiên Giang đầu tư 100% vốn và làm chủ sở hữu. Lĩnh vực kinh doanh: Sản xuất, thương mại, dịch vụ. Trụ sở và Nhà máy Công ty đặt tại số 181 đường Cách mạng Tháng Tám - Phường Vĩnh Lợi – Thành phố Rạch Giá – Kiên Giang. Điện thoại: 077.917298 – 077864053 Fax: 077.913056 3.2. Quá trình hình thành và phát triển Công ty TNHH Cơ khí Kiên Giang Năm 1978 Xí nghiệp Cơ khí được sở Công nghiệp thành lập tại 139 đường Cách mạng Tháng Tám - Phường Vĩnh Lợi - Thị xã Rạch Giá – Kiên Giang. Đến năm 1984, theo chủ trương của tỉnh, Xí nghiệp Cơ khí được mở rộng quy mô thành Nhà máy Cơ khí trung tâm tỉnh với sự xáp nhập của 3 Xí nghiệp là Xí nghiệp Cơ khí, Xí nghiệp Sửa chữa điện cơ, và Xí nghiệp Cơ khí Châu Thành. Hoán chuyển vị trí về 181 đường Cách mạng Tháng Tám - Phường Vĩnh Lợi – Thành phố Rạch Giá – Kiên Giang xây dựng cơ bản đến năm 1986 thì hoàn thành và được đổi tên thành Xí nghiệp 30/4. Cuối năm 1986, xáp nhập thêm Xí nghiệp 19/5 của sở Nông nghiệp. Đến 1992, đổi tên thành Công ty Cơ khí Điện máy Kiên Giang và thêm một chức năng hoạt động là xây lắp điện. Ngày 8 tháng 11năm 2004, Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Cơ khí Kiên Giang ra đời từ sự chuyển đổi Xí nghiệp Cơ khí Xây dựng trực thuộc Công ty Đầu tư xây dựng và phát triển nhà Kiên Giang. Ngành nghề kinh doanh của Công ty bao gồm: + Xây lắp điện, xây dựng dân dụng, công nghiệp và giao thông. + Gia công và sửa chữa cơ khí, ô tô. + Sơn tĩnh điện. + Sản xuất trụ điện, cọc cừ bê tông ly tâm dự ứng lực, cấu kiện bê tông đúc sẵn. + Ép cọc cừ bê tông. + Cầu và vận chuyển hàng hoá. + Kinh doanh sắt thép, xi măng, vật tư, thiết bị ngành Công nghiệp, Nông nghiệp, Xây dựng. 3.3. Cơ cấu tổ chức của Công ty 3.3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty. Bộ máy quản lý của công ty được xây dựng theo mô hình trực tuyến chức năng. Thủ Trưởng chỉ đạo và điều hành công ty thông qua các bộ phận, đơn vị trực thuộc. Sơ đồ 3.1. cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty. 3.3.2. Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận: Giám đốc công ty P. GĐ p.trách P.X.Bê tông & Sơn tĩnh điện P. GĐ p.trách P.kinh doanh và TT sửa chữa ô tô P. Kinh doanh P. Tổ chức - hành chính P. Kế hoạch – Kỹ thuật – Vật tư P. Kế toán tài vụ P. Xưởng cơ khí Các đội xây lắp điện – Cầu GTVT Cửa hàng KD thép – Ô tô P. xưởng sữa chữa Ô tô P. xưởng bê tông Giám đốc công ty: quyết định tất cả các vấn đề có liên quan đến hoạt động hàng ngày của công ty; tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch đầu tư của công ty và là người đại diện theo pháp luật. Phó Giám đốc: là người giúp Giám đốc điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động của công ty theo phân công và ủy quyền của Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được giao. + Phó Giám đốc trực, phụ trách Phân xưởng Bê tông và Sơn tĩnh điện: chịu trách nhiệm lãnh đạo, điều hành phân xưởng Bê tông và tổ sơn tĩnh điện hoạt động an toàn, bảo đảm số lượng – chất lượng sản phẩm theo kế hoạch, nghiên cứu thị trường, cải tiến kỹ thuật nhằm hoạt động SXKD cho phân xưởng ngày càng đạt hiệu quả cao hơn. + Phó Giám đốc phụ trách phòng kinh doanh và trung tâm sửa chữa ô tô: chỉ đạo điều hành phòng kinh doanh, cửa hàng kinh doanh thép ô tô và phân xưởng sửa chữa ô tô. Phòng Kế hoạch Kỹ thuật Vật tư: quản lý kế hoạch: xây dựng kế hoạch sử dụng vốn, kế hoạch sản xuất. nghiên cứu kỹ thuật, kế hoạch tháng, quý, năm và kế hoạch dài hạn; quản lý kỹ thuật: kiểm tra, hướng dẫn các bộ phận sản xuất, xây lắp thực hiện các mặt hàng, sản phẩm theo đúng yêu cầu kỹ thuật. Đảm bảo tiến độ, chất lượng và an toàn lao động trong sản xuất và thi công; quản lý vật tư: tham mưu cho Giám đốc trong việc đánh giá nhà cung cấp vật tư, cung ứng nguyên vật liệu, vật tư kịp thời phục vụ sản xuất, gia công cơ khí, xây dựng cơ bản và sửa chữa... Phòng Kinh doanh: tổ chức tiếp thị, nghiên cứu thị trường nhằm đẩy mạnh sản lượng tiêu thụ, xây dựng các kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, dài hạn. Thu hồi công nợ đối với khách hàng. Phòng Tài chính – kế toán: Tổ chức hạch toán kinh tế về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, phân tích hoạt động kinh tế trong công ty một cách thường xuyên, nhằm đánh giá đúng đắn tình hình, kết quả và hiệu quả kế hoạch kinh doanh của công ty, phát hiện những lãng phí và thiệt hại đã xảy ra, để có biện pháp khắc phục, bảo đảm kết quả hoạt động và doanh lợi ngày càng tăng. Phòng Tổ chức – Hành chánh: chịu trách nhiệm về công tác tổ chức và nhân sự toàn công ty, tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh và bố trí nhân sự phù hợp với yêu cầu phát triển của công ty. Các đội thi công: thực hiện các hợp đồng kinh tế theo đúng thiết kế bản vẽ, đúng tiến độ và bảo đảm quy trình kỹ thuật, chất lượng. Phân xưởng bê tông: có nhiệm vụ tổ chức, quản lý bê tông khi sản xuất ra theo đơn đặt hàng và báo lại cho Phó Giám đốc phụ trách về tình hình tiêu thụ. Phân xưởng cơ khí: có nhiệm vụ sản xuất các mặt hàng cơ khí như: rèn, dập, cắt, tạo hình sản phẩm: phay, tiện vừa dùng trong doanh nghiệp vừa bán ra ngoài theo đơn đặt hàng. Cửa hàng kinh doanh thép – Ôtô: chuyên kinh doanh các loại xe tải, xe chuyên trở và là đại lý ủy quyền của hãng Ôtô Trường Hải, mua bán thép cho các công trình xây dựng, kiểm tra số lượng hàng nhập xuất kho. Phân xưởng sữa chửa Ôtô: chuyên lắp ráp và sửa chữa Ôtô theo yêu cầu của khách hàng. 3.3.3. Chứng từ, hệ thống tài khoản sử dụng tại công ty. Là một công ty TNHH nên việc sử dụng hệ thống tài khoản trong công tác kế toán theo đúng quy định nhà nước (Về mặt nội dung, kết cấu). - Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 hàng năm. - Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán: Đồng Việt Nam. - Nguyên tắc đánh giá TSCĐ: Theo nguyên giá và giá trị còn lại. - Phương pháp trích khấu hao TSCĐ: Theo phương pháp đường thẳng. - Phương pháp đánh giá hàng tồn kho: phương pháp bình quân gia quyền. - Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Theo phương pháp kê khai thường xuyên. - Phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. - Hình thức sổ kế toán áp dụng: Chứng từ ghi sổ. 3.4. Thuận lợi và khó khăn của Công ty 3.5.1. Thuận lợi: - Có vị trí đặc địa giáp lộ và giáp bờ sông. - Là công ty con của Công ty Đầu tư xây dựng và phát triển nhà Kiên Giang nên được hổ trợ vốn hoàn toàn. - Không có đối thủ cạnh tranh trong tỉnh do sản xuất mặt hàng lớn, cấu tạo sản phẩm mang tính chất chiến lược mà các doanh nghiệp tư nhân không thể làm. - Đội ngũ nhân công lành nghề, có kinh nghiệm, cán bộ kỹ thuật trẻ, có năn lực. 3.5.2. Khó khăn: - Nguyên liệu sản uất chính là sắt và thép nhưng giá cả trên thị trường lại biến động rất mạnh. - Thiết bị Cơ khí cũ đang chuẩn bị đầu tư mới. 3.5. Định hướng phát triển của công ty Trong xu thế hội nhập chung của cả nước, Công ty tiếp tục ổn định và phát triển với phương châm: “chủ động thị trường, phát triển sản xuất, hạ giá thành, đẩy mạnh cạnh tranh và phát triển doanh nghiệp; cố gắng duy trì các tiêu chuẩn chất lượng mà Công ty đã đạt được”. Trong điều kiện cạnh tranh, thị trường tiêu thụ có ý nghĩa quyết định đối với sản xuất kinh doanh. Đa dạng hoá mặt hàng, khai thác mọi tiềm năng sẵn có sao cho hiệu quả nhất nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu khách hàng, xây dựng các khách hàng truyền thống, tăng cường năng lực sản xuất để chủ động ký hợp đồng với số lượng lớn, lâu dài để tăng doanh thu và lợi nhuận Công ty. Dồn sức tập trung nghiên cứu để cải tiến thiết bị sản xuất, giảm bớt chi phí đầu vào với sự thay thế của nhiên liệu dầu bằng than nhằm hướng tới mục tiêu cao nhất của Công ty là: giảm giá vốn hàng bán, tối đa hoá lợi nhuận, góp phần tăng thu nhập cho công nhân viên. Hỗ trợ và khuyến khích Cán Bộ, Công Nhân Viên tự học tập và nâng cao trình độ chuyên môn. Chương 4: TÌNH HÌNH VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN 4.1. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty Bảng 4.1. Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2005 - 2007. Đơn vị tính: triệu đồng. Chênh lệch Năm 2006 / 2005 Năm 2007 / 2006 Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Giá trị % Giá trị % Tổng doanh thu 31.821 27.854 57.619 -3.967 -12% 29.765 107% + Doanh thu dịch vụ, kinh doanh thép 12.780 20.286 28.271 7.506 59% 7.985 39% Các khoản giảm trừ: 0 -68 0 -68 68 + Hàng bán bị trả lại -68 -68 68 1. Doanh thu thuần 31.821 27.786 57.619 -4.035 -13% 29.833 107% 2. Giá vốn hàng bán 29.433 26.220 52.587 -3.213 -11% 26.367 101% 3. Lợi nhuận gộp 2.388 1.566 5.032 -822 -34% 3.466 221% 4. Lợi nhuận HĐTC -148 -397 -1.224 -249 168% -827 208% - Thu nhập HĐTC 393 263 308 -130 -33% 45 17% - Chi phí HĐTC 541 660 1.532 119 22% 872 132% 5. Chi phí bán hàng 541 319 1.140 -222 -41% 821 257% 6. Chi phí QLDN 1.255 1.141 2.169 -114 -9% 1.0283 90% 7. Lợi nhuận từ HĐKD 444 -291 499 -735 -166% 790 271% 8. Lợi nhuận khác 56 94 35 38 68% -59 -63% - Thu nhập khác 83 223 403 140 169% 180 81% - Chi phí khác 27 129 368 102 378% 239 185% 9. Lợi nhuận trước thuế 500 -197 534 -697 -139% 731 371% 10. Thuế TNDN 140 94 -140 94 11. Lợi nhuận sau thuế 360 -197 440 -557 -155% 637 323% Nguồn: Phòng Kế toán Công ty TNHH Cơ khí Kiên Giang Qua bảng trên ta thấy, tổng doanh thu của năm 2006 bị giảm so với năm 2005 là 3.967 triệu đồng. Mặc dù, doanh thu dịch vụ, kinh doanh thép tăng 7.505 triệu đồng tương đương tăng 59% nhưng vẫn không bù đắp được phần doanh thu bị giảm sút do phải ngưng sản xuất ở bộ phận phân xưởng Bê tông. Khoản giảm trừ doanh thu cũng chính vì vậy mà phát sinh trong năm 2006 chủ yếu là do hàng đã bán ra nhưng không đúng chất lượng nên phải nhập lại kho với tổng giá trị là 68 triệu đồng nên doanh thu thuần trong năm 2006 chỉ đạt 27.785 triệu đồng tức giảm 13% so với năm 2005. Sang đến năm 2007, do đơn vị đã hoạt động bình thường trở lại nên tổng doanh thu đạt 57.619 triệu đồng tăng so với năm 2006 và 2005. Doanh thu dịch vụ, kinh doanh thép có tăng nhưng tốc độ giảm. Tỷ trọng GVHB so với doanh thu thuần năm 2006 (94,6%) tăng 2,1% so với năm 2005 (92,5%) đều này là do trong năm giá cả của sắt, thép biến động bất thường đơn vị chưa chủ động được trong việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu. Tình hình vật giá leo thang tiếp tục diễn ra đến năm 2007 nhưng tỷ trọng có giảm (91,27%) kết quả là lãi gộp tăng lên. Nhìn chung tình hình chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp của cty trong 3 năm biến động mạnh, tốc độ tăng của 2 koản chi phí này cao hơn nhiều so với mức độ tăng của doanh thu. Sự gia tăng này sẽ phần nào làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Do đó công ty cần quản lý chặt 2 khoản chi phí này, tránh việc chi cho những khoản không cần thiết trong kinh doanh. Hoạt động tài chính của công ty trong 3 năm liền đều bị lỗ và và ngày càng nhiều hơn. Phần thu nhập từ các khoản tiền gửi và cho vay không đủ bù đắp chi phí lãi vay (chiếm hơn 80% chi phí lãi vay). Bên cạnh đó, các khoản thu bất thường của đơn vị cũng giảm. Năm 2006 hoạt động kinh doanh bị lỗ là do tổng thu nhập thuần không đủ bù đắp phần lỗ do hoạt động tài chính gây nên. Năm 2007, công ty hoạt động kinh doanh có hiệu quả tổng lợi nhuận trước thuế là 533 triệu đồng ngoài bù khoản lỗ năm 2006 và nộp thuế TNDN tổng lợi nhuận sau thuế của công ty là 438 triệu đồng, tăng 78 triệu đồng so với năm 2005 tương đương tăng 21,75%. Đây là tính hiệu đáng mừng vì công ty đã thoát khỏi tình trạng lỗ và ngày càng có lợi nhuận cao hơn. Với chiều hướng này chúng ta có thể hy vọng công ty làm ăn hiệu quả tốt hơn nữa trong những năm tới. 4.2. Tình hình tài sản và nguồn vốn tại Công ty Công ty TNHH Cơ Khí Kiên Giang được thành lập từ rát lâu, đến nay Công ty đã có một trụ sở làm việc khá ổn định. Hoạt động sản xuất của Công ty với hệ thống công nghệ dây chuyền ổn đinh, được đưa vào vận hành ngay từ buổi ban đầu, mặc dù hệ thống dây chuyền thiết bị đã cũ, nhưng đến nay vẫn còn khả năng hoạt động tốt. Những năm gần đây, hoạt động sản xuất kinh doanh có sự biến động lớn, Công ty đã mua sắm thêm thiết bị máy móc, sửa chữa tài sản cố định, xây dựng cơ bản dở dang đã ở giai đoạn hoàn thành. Hiện tại Công ty đang cố gắng, nỗ lực, không ngừng tăng cường đưa sản phẩm, hàng hóa ra thị trường ngày càng nhiều, chính điều này làm cho vốn lưu động của Công ty chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn. 4.2.1. Đánh giá khái quát tình hình biến động tài sản. Bảng 4.2. Tài sản của Công ty TNHH Cơ khí Kiên Giang trong 3 năm 2005, năm 2006 và năm 2007 Đơn vị tính: Triệu đồng Chênh lệch Chênh lệch Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 06-05 % 07-06 % Tài sản ngắn hạn 24.708 24.985 31.146 277 1,1 6.161 24,7 Tài sản dài hạn 5.877 7.344 9.981 1.467 25,0 2.637 35,9 Tổng tài sản 30.585 32.329 41.127 1.744 5,7 8.798 27,2 Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Cơ khí Kiên Giang Biểu đồ 4.1. Biến động tài sản của Công ty TNHH Cơ khí Kiên Giang 2005-2007 24708 24985 31146 5877 7344 9981 0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 35000 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm Triệu Tài sản ngắn hạn Tài sản dài hạn Nhìn chung Tài sản của Công ty tăng dần trong 3 năm, nhất là trong năm 2007 tổng tài sản tăng 27,2% so với năm 2006, nguyên nhân là do tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn cùng tăng, Công ty tăng cường vay vốn để đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh và mua sắm tài sản cố định làm tổng tài sản trong năm 2007 tăng lên 8.798 triệu đồng, xét cụ thể trong từng năm: Năm 2005, tài sản ngắn hạn gần bằng 4,2 lần tài sản dài hạn. Như vậy tổng tài sản của công ty chủ yếu là tài sản lưu động, trong đó các khoản phải thu chiếm tỷ trọng tuyệt đối hơn 75% trong tài sản lưu động và chiếm gần 61% trong tổng tài sản. Chiếm tỷ trọng lớn thứ hai la hàng tồn kho, tuy nhiên hàng tồn kho của Công ty lại không lớn lắm, chiếm 16% trong tổng tài sản lưu động và 13% trong tổng tài sản của Công ty. Tài sản dài hạn chiếm tỷ trọng 25% trong tổng tài sản, chủ yếu là tài sản cố định và một số ít là chi phí sây dựng cơ bản dở dang và chi phí trả trước, không có khoản đầu tư dài hạn. Như vậy mức độ đầu tư vào tài sản cố định của Công ty là không cao. Năm 2006, trong năm đơn vị đã đầu tư thêm 1.306 triệu đồng để mua sắm máy móc thiết bị, các phương tiện vận tải. Trong năm không có sự biến động về tài sản lưu động, tuy nhiên cũng có sự thay đổi nhỏ trong từng khoản mục của tài sản lưu động như sự giảm xuống của các khoản phải thu được bù lại bằng khoản tăng thêm của tiền mặt. Năm 2007, như đả nêu trên, năm 2007 có sự biến động lớn về tổng tài sản. Tổng tài sản tăng lên 27,4% so với năm 2006. Trong đó tài sản ngắn hạn tăng 24,7%, tài sản dài hạn tăng 35,9% và các khoản phải thu vẫn chiếm tỷ trọng lớn mặc dù tỷ trọng này có giảm so với hai năm 2005 và năm 2006, 65% trong tổng tài sản lưu động và 49% trong tổng tài sản. Hàng tồn kho trong năm 2007 cũng tăng mạnh, tăng 43,4 % so với năm 2006. Tài sản cố định tăng 35,9% chính là các khoản tăng lên khi mua sắm thêm thiết bị máy móc và sửa chữa nhà xưởng. Tóm lại, để bắt kịp với xu thế chung của toàn thị trường, đơn vị đã không ngừng đầu tư mua sắm thêm trang thiết bị, phương tiện vận tải để hoạt động sản xuất kinh doanh được tiến hành nhanh chóng và đạt hiệu quả cao. Đề hiểu rõ về tình hình tài sản của Công ty chúng ta đi vào xem xét cụ thể từng khoản mục tài sản trong tổng tài sản của Công ty, trước hết là tài sản ngắn hạn. 4.2.1.1 Tài sản ngắn hạn Tài sản ngắn hạn có xu hướng tăng trong ba năm, nhất là trong năm 2007, tăng 22,2% so với năm 2006. Tuy nhiên sự tăng lên của tài sản lưu động có hợp lý hay không lại phụ thuộc rất nhiều vào từng khoản mục cấu thành lên nó, như tiền, các khoản phải thu, hàng tồn kho. Sự tăng giảm của từng khoản mục này là những biểu hiện rõ rệt nhất để có thể đánh giá một cách khách quan về tình hình biến động của của tài sản ngắn hạn. Vậy để hiểu rõ về sự biến động trên chúng ta sẽ phân tích từng khoản mục trong tài sản lưu động của Công ty thông qua bảng phân tích sau: Bảng 4.3. Phân tích tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn (Đơn vị tính: Triệu đồng) Chênh lệch Chênh lệch Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 06-05 % 07-06 % 1. Tiền 2. Các khoản ĐTTC NH 3. Các khoản phải thu 4. Hàng tồn kho 5. TSLĐ khác 1.975 0 18.582 4.072 79 1.761 0 16.780 6.374 289 716 0 20.388 9.138 903 -214 0 -1.802 2.302 210 -10,8 0 -9,7 56,5 266 -1.045 0 3.608 2.764 614 -59,3 0 21,5 43,4 212,5 Tổng TSLĐ 24.708 25.404 31.045 696 2,8 5.641 22,2 Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Cơ khí Kiên Giang Trước hết chúng ta xem xét khoản mục tiền trong tài sản lưu động. Tiền là một phần giá trị vốn lưu động, bao gồm tiền mặt tại Công ty và tiền gửi ngân hàng nhằm chi trả kịp thời cho các hoạt động thanh toán. Lượng tiền này càng cao chứng tỏ khả năng thanh toán của Công ty là rất cao đồng thời cũng phản ánh được tính chủ động trong các tình huống xảy ra. Tuy nhiên, giá trị vốn lưu động bằng tiền không nên có số dư quá cao mà nó cần được đưa vào sản xuất kinh doanh để tăng vòng quay của vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn hay dùng để chi trả nợ nhằm giảm chi phí sử dụng vốn. Lượng tiền chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản lưu động của Công ty và tiền có xu hướng giảm trong ba năm, đặc biệt giảm mạnh trong năm 2007 giảm từ 1.761 triệu xuống 716 triệu tương ứng 2,5 lần, như vậy lượng tiền dự trữ này đã được đưa vào trong hoạt động sản xuất kinh doanh cụ thể như sau: chi trả tiền cho nhà cung cấp và chi cho người lao động tăng vọt so với năm 2006. Trong năm 2007 lượng tiền thu về do bán hàng, cung cấp dịch vụ tăng 29.766 triệu đồng và khoảng 27.300 triệu từ hoạt động kinh doanh, song lượng tiền chi trả cho nhà cung cấp là 34.079 triệu và chi cho hoạt động kinh doanh là 38.375 triệu đã làm cho lượng tiền trong Công ty giảm xuống trong năm. Điều này cũng chứng minh rằng trong năm 2007 hoạt động kinh doanh của đơn vị diễn ra sôi nổi, lượng tiền không ngừng chuyển vào trong lưu thông tạo ra lợi nhuận cho Công ty, cụ thể như sau: Năm 2005, tiền chiếm tỷ trọng nhỏ khoảng 8% trong đó lượng tiền mặt là rất nhỏ khoảng 145 triệu đồng, chủ yếu là tiền gởi ngân hàng, do ngành nghề kinh doanh của Công ty không yêu cầu lượng tiền tồn quỹ nhiều, mọi hoạt động giao dịch mua bán chủ yếu là thanh toán thông qua ngân hàng. Trong năm đơn vị chi khoảng 22.047 triệu đồng tiền mạt cho các hoạt động sản xuất kinh doanh trong khi lượng tiền thu về cũng tương ứng là 22.180 triệu đồng, mức chênh lệch không đáng kể nên không có sự biến động về khoản tiền mặt. Năm 2006, lượng tiền mặt giảm do thu tiền mặt là 23.507 triệu đồng nhỏ hơn khoản chi 23.545 triệu đồng. Năm 2007, hoạt động kinh doanh tiến hành thuận lợi, lượng tiền mặt thu và chi đều lớn hơn các năm trước và khoản thu chi tiền mặt là khá ổn định. Song, do phải chi tiền cho việc mua sắm, trang bị cho tài sản cố định qua ngân hàng làm cho khoản tiền gởi ngân hàng giảm xuống làm cho lượng tiền của Công ty giảm xuống trong năm. Các khoản phải thu trong bảng phân tích trên. Nhìn chung, các khoản phải thu của Công ty chiếm phần lớn trong tổng tài sản lưu động, đặc biệt có sự biến động lớn qua các năm, năm 2006 các khoản phải thu giảm gần 1.802 triệu đồng nhưng tới năm 2007 các khoản này lại tăng lên gần 3.608 triệu đồng. Sự biến động này có hợp lý hay không ta sẽ đi xem xét các khoản mục trong các khoản phải thu. Bảng 4.4. Tình hình các khoản phải thu (Đơn vị tính: Triệu đồng) Chênh lệch Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 06-05 07-06 Các khoản phải thu chia ra: - Phải thu của khách hàng - Trả trước cho người bán - Phải thu theo tiến độ KHHĐ lao động - Các khoản phải thu khác 14.365 570 3.361 286 12.929 2.205 1.133 513 16.904 1.799 1.134 551 -1.436 1.635 -2.228 227 3.975 -406 1 38 Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Cơ khí Kiên Giang Phải thu khách hàng, ta nhận thấy, trong cả ba năm Công ty đều bị khách hàng chiếm dụng vốn khá lớn. Năm 2005 khách hàng chiếm dụng vốn là 18.582 triệu đồng tương ứng chiếm 58% doanh thu, một con số không nhỏ, nguyên nhân chủ yếu là do phải thu của khách hàng cao chiếm 14.365 triệu đồng. Đến năm 2006 tỷ số này lại tăng lên 60% nhưng lượng vốn bị khách chiếm dụng lại giảm so với 2005 do doanh thu năm 2006 giảm nhiều so với năm 2005. Tỷ số trên có chiều hướng khả quan hơn trong năm 2007 với 35%, lượng vốn bị khách hàng chiếm dụng lớn nhất trong ba năm là 20.388 triệu đồng trong đó phải thu của khách hàng chiếm 16.904 triệu đồng, điều này chứng tỏ trong năm Công ty đã thu về lượng doanh thu lớn song phần lớn lại là doanh thu bán chịu. Các khoản phải thu thay đổi đồng nghĩa với việc đơn vị đã áp dụng chính sách tín dụng trong kinh doanh. Trả trước cho người bán tăng trong năm 2006 và giảm trong năm 2007. Năm 2006, trả trước cho nhà cung cấp nguyên vật liệu chính tăng 1.123 triệu đồng và trả trước do đấu thầu công trình xây dựng tăng 512 triệu đồng, năm 2007 không tham gia dấu thầu công trình xây dụng vì vậy lượng tiền trả trước cho người bán giảm xuống. Phải thu theo tiến độ hợp đồng lao động giảm mạnh trong năm 2006, do năm 2006 ngưng hoạt động sản xuất kinh doanh nên không kí thêm hợp đồng lao động với độ xây dựng mà chỉ tiến hành thu theo hợp hop962 năm trước, chính điều này làm cho khoản phải thu theo tiến độ hợp đồng lao động năm 2007 không đổi so với năm 2006. Nói chung các khoản phải thu của Công ty là không hợp lý, Công ty bị khách hàng chiếm dụng vốn quá nhiều. Tỷ số trên cần được giảm xuống một cách hợp lý hơn, bởi vì nếu các khoản phải thu chiếm tỷ trọng quá cao sẽ làm tăng mức độ rủi ro, làm ứ đọng vốn và làm tăng thời gian quay vòng vốn, tăng chi phí sử dụng vốn, tăng chi phí quản lý và chi phí thu hồi nợ. Hàng tồn kho của Công ty ở mức thấp và tăng dần trong ba năm. Do ngành nghề kinh doanh không đòi hỏi lượng tồn kho lớn, chủ yếu là thành phẩm tồn kho và chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Tuy nhiên đến năm 2007 lượng hàng hóa tồn kho tăng lên 3.127 triệu đồng, so với 2006 tăng 7,2 lần. Nhìn chung thì lượng hàng tồn kho của Công ty được đánh giá là hợp lý. Bảng 4.5. Tình hình hàng tồn kho (Đơn vị tính: Triệu đồng) Chênh lệch Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 06-05 07-06 Hàng tồn kho chia ra: - Nguyên vật liệu tồn kho - Công cụ, dụng cụ trong kho - Chi phí sản xuất KD dở dang - Thành phẩm tồn kho - Hàng hóa tồn kho - Hàng gửi đi bán 543 37 1.178 1.677 637 983 56 1.455 2.289 432 1.591 832 89 1.475 3.134 3.127 482 440 19 277 612 -205 1.591 -151 33 20 845 2.695 -1.109 Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Cơ khí Kiên Giang Nguyên vật liệu tồn kho không nhiều, năm 2006 công ty ngưng hoạt động 6 tháng cuối năm điều này làm cho nguyên vật liệu tồn kho trong năm cao hơn năm 2005. Mức tiêu thụ nguyên vật liệu năm 2006 là 4.586 triệu đồng trong khi nhập về 5.025 triệu đồng, cộng với lượng tồn kho của năm 2006 làm cho nguyên vật liệu trong năm 2006 là rất lớn. Năm 2007, mức tiêu thụ nguyên vật liệu là lớn nhất, đạt 12.292 triệu đồng nhưng mức tồn kho trong năm 2007 lại thấp hơn năm 2006 là do trong năm chỉ nhập về 12.141 triệu đồng, như vậy lượng nguyên vật liệu tồn giảm xuống 151 triệu đồng. Công cụ, dụng cụ tồn kho tăng trong 3 năm, nhưng với giá trị nhỏ, chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tổng hàng tồn kho. Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang trong 3 năm nhìn chung là ít biến động, chủ yếu là chi phí xây lắp dở dang. Thành phẩm tồn kho tăng đều trong 3 năm và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong hàng tồn kho. Năm 2005 thành phẩm tồn kho là 1.677 triệu đồng, trong năm 2006 lượng sản phẩm hoàn thành là 3.848 triệu đồng nhưng chỉ xuất bán 3.236 triệu đồng nên lượng thành phẩm tồn tăng lên. Tương tự năm 2007, lượng thành phâm nhập kho lá 11.300 triệu đồng trong khi chỉ xuất bán 10.445 triệu đồng làm tăng lượng thành phẩm tồn kho lên 845 triệu đồng. Hàng hóa tồn kho nhìn chung ổn định trong năm 2005 và năm 2006, nhưng có sự biến động lớn trong năm 2007. Hàng hóa nhập kho trong năm là 28.552 triệu đồng xuất bán 25.858 triệu đồng làm tăng lượng hàng tồn kho lên đáng kể, hàng hóa tồn kho của Công ty phần lớn là Ô tô, hàng hóa thép chiếm tỷ trọng nhỏ. Hàng gửi đi bán, Công ty chỉ thực hiện chính sách hàng gửi đi bán trong năm 2006, năm 2005 và năm 2007 không thực hiện nữa chính vì thế hàng gửi đi bán trong năm 2007 giảm xuống do tiêu thụ được hàng gửi bàn của năm 2006. Tài sản lưu động khác của Công ty tăng qua các năm, tuy nhiên khoản tài sản này chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn lưu động, và nó ít có biến động lón, chủ yếu là chi phí trả trước. 4.1.1.2. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn  Tỷ suất đầu tư tài sản cố định Bảng 4.6. Tỷ suất đầu tư TSCĐ (Đơn vị tính: Triệu đồng) Chênh lệch Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 06-05 07-06 TSCĐ và ĐTDH Tổng tài sản 4.199 30.585 6.887 32.329 9.400 41.127 2.688 1.744 2.513 8.798 Tỷ suất đầu tư TSCĐ 14% 21% 23% 7% 2% Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Cơ khí Kiên Giang Nhìn chunng, TSCĐ và ĐTTCDH tăng nhanh qua các năm tương ứng với sự gia tăng của tổng tài sản. Như vậy, tỷ suất đầu tư TSCĐ cũng tăng qua từng năm, đặc biệt năm 2006 tăng 7% so với năm 2005, nhưng tỷ suất này cao nhất chỉ đạt 23% trong năm 2007. Như vậy, tỷ suất đầu tư TSCĐ của Công ty còn ở mức thấp chưa hợp lý do tổng tài sản của Công y còn tập trung quá nhiều vào vốn lưu động.  Tài sản cố định và đầu tư tài dài hạn Tài sản cố định tăng liên tục qua các năm, Công ty không có TSCĐ hữu hình nên chúng ta đang xem xét TSCĐ hữu hình. Để bắt kịp xu thế hội nhập Công ty đã chú trọng vào việc đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, thể hiện qua sự tăng lên của nguyên giá TSCĐ. Năm 2006 nguyên giá TSCĐ tăng 1.482 triệu đồng, năm 2007 tiếp tục tăng thêm 3.719 triệu đồng nữa. Và TSCĐ hữu hình này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng TSCĐ của Công ty. Bên cạnh đó, TSCĐ đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh chính vì vậy cần phải khai thác hết công suất của nó, và phải luôn nâng cấp, sửa chữa, bảo trì hệ thống máy móc, đặc biệt phải có chính sách sử dụng hợp lý TSCĐ. Để nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ cần phải gia tăng phần lợi nhuận do TSCĐ tạo ra đồng thời tránh tình trạng lãng phí xảy ra như khi không sử dụng mà vẫn phải tính khấu hao. Ta xem xét bảng số liệu sau: Bảng 4.7. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn (Đơn vị tính: Triệu đồng) Chênh lệch Chênh lệch Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 06-05 % 07-06 % Tài sản cố định Các khoản ĐTTC DH CP XDCB dở dang CP trả trước dài hạn 4.199 0 393 178 5.681 1.206 766 457 9.400 0 61 582 1.482 1.206 373 279 35,3 100 94,9 156,7 3.719 -1.206 -705 125 65,6 -100 -92 27,4 Tổng cộng tài sản cố định 4.770 8.110 10.043 3.340 70 1.933 23,8 Nguồn:Phòng kế toán Công ty TNHH Cơ khí Kiên Giang Tài sản cố định được đầu tư mạnh trong hai năm 2006 và năm 2007, để hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn Công ty đã dầu tư vào việc mua sắm TSCĐ, cụ thể như sau: nhà cửa, vật kiến trúc tăng 2.538 triệu đổng, máy móc thiết bị tăng 2.142 triệu đồng, phương tiện vận tải, truền dẫn tăng 411 triệu đồng. Các khoản ĐTTCDH chỉ có trong năm 2006 do Công ty mua cổ phiếu của Công ty Vận Tải Thủy Bộ Kiên Giang với số tiền 1.206 triệu đồng. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang (CPXDCB). Do đặc thù ngành kinh doanh và do Công ty được thành lập từ lâu nên cơ sở vật chất khá ổn định. Vì vậy các khoản CPXDCB của Công ty chiếm tỷ trọng nhỏ không đáng kể trong tổng TSCĐ. Năm 2007 khoản CPXDCB giảm xuống điều này cho thấy Công ty không có ý định về việc mở rộng quy mô sản suất kinh doanh. Chi phí trả trước dài hạn sẽ là không tốt nếu ở mức quá cao vì như thế vốn Công ty bị đơn vị khác chiếm dụng. Tuy nhiên trong quan hệ kinh tế không thể tránh khỏi việc này, luôn có sự chiếm dụng vốn giữa các đơn vị. 4.5.2. Khả năng tự tài trợ tài sản cố định Bảng 4.8: Khả năng tự tài trợ tài sản cố định Đơn vị tính:triệu đồng Chênh lệch Chênh lệch Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 06-05 % 07-06 % Vốn chủ sở hữu Tài sản cố định 11.630 4.199 13.032 5.681 15.424 9.400 1.402 1.482 12,1 35,3 2.392 3.719 18,4 65,5 Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ (%) 2,77 2,29 1,64 -0,48 -2,12 -0,65 -0,18 Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Cơ khí Kiên Giang Tỷ suất tự tài trợ tài sản cố định của Công ty giảm liên tục qua các năm. Tỷ suất tự tài trợ tăng là do vốn chủ sở hữu tăng chậm bên cạnh sự tăng mạnh của tài sản cố định. Vốn chủ sở hữu lớn hơn giá trị tài sản cố định của Công ty rất nhiều, chứng tỏ tài sản cố định của Công ty được đảm bảo hoàn toàn bằng vốn chủ sở hữu, công ty có đủ khả năng để tài trợ tài sản cố định. Vì thế, công ty đã dùng vốn chủ sở hữu để đầu tư cho tài sản cố định và một phần trang trải cho nhu cầu vốn lưu động. Năm 2005, vốn chủ sở hữu tăng 1.402 triệu đồng nhưng tài sản cố định lại tăng nhiều hơn đã làm cho tỷ suất tự tài trợ tài sản cố định giảm 0,48%. Mặc dù giảm nhưng đây là xu hướng tốt, bởi vì tài sản dài hạn của công ty đang có xu hướng tăng, mặt khác lợi nhuận sau thuế của công ty cũng giảm, do các khoản chi phí đầu vào tăng nhanh, cộng với các khoản trích khấu hao tài sản cố định những tháng không hoạt động nên lợi nhuận để lại bị âm năm 2006, đồng thời do phải tập trung nghiên cứu thay thế đầu tư mới tài sản cố định, đầu tư thay thế hệ thống dây chuyền mới làm tăng giá trị tài sản cố định của Công ty. Khả năng tự tài trợ tài sản cố định của Công ty giảm qua các năm và vốn cố định của Công ty toàn bộ được tài trợ bằng nguồn dài hạn - nguồn vốn chủ sở hữu. Khả năng tài trợ tài sản cố định của Công ty được đánh giá là trung bình. 4.1.2. Tình hình nguồn vốn Nguồn vốn của Công ty được bổ sung trong từng năm, đăc biệt trong năm 2007 tổng nguồn vốn tăng 27,2% do được bổ sung từ nguồn nợ vay ngắn hạn và tự bổ sung bằng nguồn chủ sở hữu. Phân tích sự biến động nguồn vốn qua bảng dưới đây. Bảng 4.9. Biến động nguồn vốn trong 3 năm 2005-2007 Đơn vị tính: triệu đồng Chênh lệch Chênh lệch Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 06-05 % 07-06 % Nợ phải trả Vốn chủ sở hữu 18.955 11.630 19.297 13.032 25.718 15.408 342 1.402 1,8% 12,1% 6.421 2.376 33,3% 18,2% Tổng nguồn vốn 30.585 32.329 41.127 1.744 5,7% 8.798 27,2% Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Cơ khí Kiên Giang Biểu đồ 4. . Biến động nguồn vốn trong 3 năm 2005-2007 18955 19297 25718 11630 13032 15408 0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm Triệu Nợ phải trả Vốn chủ sở hữu Trong kinh doanh, nguồn vốn một doanh nghiệp bất kỳ luôn được bổ sung và tăng trưởng theo thời gian, nguồn vốn của Công ty cũng thế luôn được bổ sung qua từng năm. Nhất là trong năm 2007, nguồn vốn bổ sung tăng thêm 27,45 so với năm 2006 và đạt 41.127 triệu đồng. Nguồn vốn tăng lên này chủ yếu là do tăng phần nợ phải trả lên 33,3%, bên cạnh đó nguồn chủ sở hữu cũng tăng lên 18,2%. Nợ phải trả của Công ty chủ yếu là khoản nợ ngắn hạn, nợ ngắn han tăng chủ yếu là do vay nợ ngắn hạ và phải trả người bán tăng. Vốn chủ sở hữu của Công ty bao gồm các khoản vốn đầu tư của chủ sở hữu,quỹ dự phòng tài chính, quỹ khen thưởng phúc lợi và lợi nhuận chưa phân phối nhưng trong đó vốn đầu tư của chủ sở hữu chiếm tỷ trọng lớn, và không ngừng tăng trưởng trong cả ba năm. Để hiểu rõ từng phần cấu thành nguồn vốn của Công ty ta xét cụ thể từng phần đó, trước hết là nợ phải trả và sau đó là vốn chủ sở hữu. 4.1.2.1. Nợ phải trả Bảng 4.10. Nợ phải trả (Đơn vị tính: Triệu đồng) Chênh lệch Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 06-05 07-06 Nợ ngắn hạn Nợ dài hạn 18.955 0 19.297 0 25.632 86 342 0 6.335 86 Tổng 18.955 19.297 25.718 342 6.421 Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Cơ khí Kiên Giang Nợ phải trả chính là các khoản mà Công ty đi chiếm dụng. Các khoản chiếm dụng này tăng trong các năm như vậy Công ty đạt hiệu quả trong việc chiếm dụng vốn của đơn vị khác. Nợ ngắn hạn tăng qua các năm, ta thấy rõ nhất trong năm 2007, nợ ngắn hạn tăng 6.421 triệu đồng tương ứng với 25.718 triệu đồng. Nợ phải trả của Công ty chủ yếu là nợ ngắn hạn, nợ dài hạn chỉ có 86 triệu đồng, đây là khoản dự phòng trợ cấp mất việc làm chứ không phải là khoản đi vay. Ta sẽ hiểu rõ hơn về các khoản chiếm dụng này khi xem xét bảng chi tiết các khoản chiếm dụng. Bảng 4.11. Các khoản đi chiếm dụng (Đơn vị tính: Triệu đồng) Chênh lệch Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 06-05 07-06 Các khoản đi chiếm dụng chia ra: - Vay và nợ ngắn hạn - Phải trả người bán - Người mua trả tiền trước - Thuế và các khoản phải nộp NN - Phải trả người lao động - Chi phí phải trả - Các khoản phải trả, phải nộp khác. 5.640 2.936 766 917 469 3.875 4.351 6.614 3.045 2.313 169 -127 2.984 4.299 7.000 6.494 2.976 60 272 3.238 5.593 974 109 1.547 -748 -596 -891 -52 386 3.449 663 -109 399 254 1.294 Tổng 18.955 19.297 25.718 342 6.421 Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Cơ khí Kiên Giang Vay và nợ ngắn hạn chiếm phần lớn nhất trong các khoản chiếm dụng của Công ty và tăng trong ba năm. Năm 2005, để áp ứng nhu cầu về vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty đã vay 13.580 triệu đồng, đồng thời cũng đã thanh toán 10.340 triệu đồng khoản đi vay thêm lớn hơn nên vay nợ tăng. Tương tự năm 2006, và năm 2007 để đáp ứng nhu cầu về vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty đã vay vốn làm tăng khoản nợ ngắn hạn. Phải trả người bán là khoản chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong các khoản đi chiếm dụng của Công ty, cũng giống như các khoản nợ vay ngắn hạn, phải trả người bán tăng trong ba năm. Đặc biệt trong năm 2007 phải trả người bán tăng 3.449 triệu đồng và tăng 113% so với khoản phải trả người bán trong năm 2006, sở dĩ khoản phải trả người bán tăng nhanh là do trong năm Công ty hoạt động tốt, có chính sách tín dụng đối với khách hàng nên hàng hóa, thành phẩm của Công ty bán ra với số lượng lớn và Công ty mua hàng chịu của nhà cung cấp, Công ty mua chịu 47.108 triệu đồng trong khi mới thanh toán 43.252 triệu đồng. Người mua trả tiền trước có sự biến động lớn trong 2 năm gần đây và tăng lên đáng kể. Do hoạt động có uy tín nên đơn vị có khác khoản trả trước của người mua, chủ yếu ở đây là các khoản trả tước do đơn vị nhận hợp đồng gia công, sửa chữa cho khách hàng. Chi phí phải trả và các khoản phải trả, phải nộp khác cũng khá cao song ít có sự biến động trong cả ba năm chủ yếu chỉ là các khoản thuế và các khoản phải nộp nhà nước. Nhìn chung thì các khoản đi chiếm dụng của Công ty khá lớn, nợ vay và phải trả người bán chiếm tỷ trọng lớn, điều này có thể nói rằng đơn vị có uy tín trên thị trường kinh doanh. 4.1.2.2. Vốn chủ sở hữu Vốn chủ sở hữu nhìn chung là tăng qua các năm, chủ yếu là do nguồn tự bổ sung tăng liên tục trong năm 2006 với số vốn là 12.911 triệu đồng tăng 1.854 triệu đồng so với 2005. Đến năm 2007 nguồn vốn nay lại tiếp tục được bổ sung thêm 2.000 triệu đồng nữa. Bên cạnh đó các quỹ cũng được bổ sung qua các năm. Bảng 4.12. Vốn chủ sở hữu (Đơn vị tính: Triệu đồng) Chênh lệch Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 06-05 07-06 Vốn đầu tư của chủ sở hữu Quỹ đầu tư phát triển Quỹ dự phòng tài chính Quỹ khen thưởng, phúc lợi Lợi nhuận chưa phân phối 11.057 97 227 93 156 12.911 97 227 (8) (195) 14.911 163 252 36 98 1.854 0 0 -101 -351 2.000 66 25 44 293 Tổng 11.630 13.032 15.424 1.402 2.932 Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Cơ khí Kiên Giang Nhìn vào bảng trên, ta thấy nguồn vốn kinh doanh chiếm phần lớn trong tổng nguồn vốn chủ sở hữu và liên tục gia tăng về tỷ trọng qua các năm. Năm 2005, nguồn vốn kinh doanh hay vốn đầu tư của chủ sở hữu chiếm 94% trong tổng vốn chủ sở hữu. Các quỹ không có sự thay đổi trong các năm, phần thay đổi chủ yếu trong 3 năm là do chủ sở hữu tăng cường vốn đầu tư. 4.2. Phân tích khả năng đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh Nguồn vốn của doanh nghiệp trước hết được hình thành từ nguồn vốn chủ sở hữu, sau đó được hình thành từ nguồn vốn vay và nợ và cuối cùng là được hình thành từ các nguồn khác như đi chiếm dụng vốn của các đơn vị khác. Để đánh giá khả năng bảo đảm nguồn vốn kinh doanh của Công ty ta xem xét tỷ suất tự tài trợ nguồn vốn của đơn vị. Tỷ suất này càng cao thì khả năng đảm bảo nguồn vốn kinh doanh càng cao, thể hiện tính độc lập về mặt tài chính cũng như mức độ tự tài trợ của Công ty là rất tốt. Bảng 4.13. Chỉ tiêu đảm bảo vốn cho sản xuất kinh doanh (Đơn vị tính: Triệu đồng) Chênh lệch Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 06-05 07-06 Nguồn vốn Vốn chủ sở hữu 30.585 11.630 32.329 13.032 41.217 15.408 1.744 1.402 8.888 2.376 Tỷ suất tự tài trợ (%) 38% 40,3% 37,3% 2,3% -3% Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Cơ khí Kiên Giang Ta thấy, tỷ suất tự tài trợ của Công ty khá ổn định qua ba năm và ở mức tương đối. Năm 2007 tỷ suất này lại giảm xuống do Công ty vay ngắn hạn thêm làm tăng tổng vốn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh. Hy vọng trong thời gian phấn đấu tới tỷ suất này sẽ được nâng cao hơn nữa để Công ty có đủ khả năng tự tài trợ nguồn vốn hơn nữa để đủ sức, đủ vốn, chủ động trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. 4.3. Sử dụng các chỉ số tài chính để phân tích 4.3.1. Nhóm hiệu quả sử dụng vốn  Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu (ROS) Để đánh giá đúng đắn hiệu quả của quá trình hoạt động kinh doanh cần phải kết hợp bản chất của ngành với điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp. Ta hãy xem xét hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp qua 3 năm (2005 – 2007) trong bảng dưới đây Bảng 4.14. Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu (Đơn vị tính: Triệu đồng) Chênh lệch Chênh lệch Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 06-05 % 07-06 % Lợi nhuận ròng Doanh thu thuần 360 31.822 -198 27.854 439 57.620 -558 -3.968 -155 -12,5 637 29.766 321,7 106,9 ROS (%) 1,13 -0,71 0,76 -1,84 -162,8 1,47 207 Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Cơ khí Kiên Giang Biểu đồ 4.2. Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu 1.13 -0.71 0.76 -1 -0.5 0 0.5 1 1.5 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm % ROS Tỷ số này phản ánh 1 đơn vị doanh thu đem lại mấy đơn vị lợi nhuận. Tỷ số này càng lớn chứng tỏ khả năng sinh lợi của đồng vốn càng cao. Trong năm 2005, cứ 100 đồng doanh thu thì tạo ra được 1,13 đồng lợi nhuận, một con số khiêm tốn nhưng lại tiếp tục bị giảm qua các năm, năm 2006 giảm xuống thấp nhất và thậm chí bị âm, điều này không tốt cho hoạt động kinh doanh của Công ty. Năm 2006, tổng doanh thu thấp hơn so với tổng chi phí chính điều này làm cho lợi nhuận bị âm, kéo theo tỷ suất sinh lợi trên doanh thu âm. Sở dĩ tổng chi phí lớn hơn tổng doanh thu là do Đơn vị phải trích khấu hao TSCĐ và trả chi phí cho người lao động trong 6 tháng cuối năm trong khi 6 tháng này Công ty ngưng hoạt động sản suất để sửa chữa và nâng cấp máy móc thiết bị tạo điều kiện phát triển lâu dài. Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu bị âm, vì thực tế trong năm 2006 Công ty ngưng hoạt động nhưng vẫn trích khấu hao làm chi phí tăng điều này mang tính khách quan nên không đáng lo ngại, thực tế đã chứng minh là đúng khi năm 2007 tỷ suất này tăng lên trở lại, tuy tỷ suất sinh lợi không lớn nhưng lại đạt tỷ lệ thay đổi phần trăm rất cao, tăng 207% so với năm 2006. Nhìn chung, qua các năm hoạt động sản xuất kinh doanh lợi nhuận đem về là rất thấp, có năm bị âm. Diều này làm cho tỷ suất sinh lợi trên doanh thu của Công ty là rất thấp.  Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) Vốn trong doanh nghiệp được dùng để tiến hành sản xuất kinh doanh và tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp, từ đó doanh nghiệp có thể thực hiện việc tái sản xuất, mở rộng quy mô của mình. Mức độ tái sản xuất, mở rộng quy mô hoạt động như thế nào còn phụ thuộc vào khả năng sinh lợi của tài sản củ đơn vị. Vì vậy, đánh giá khả năng sinh lợi của tài sản qua các năm (2005 – 2007) là cần thiết và được thể hiện thông qua bảng và biểu đồ bên dưới. Bảng 4.15. Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (Đơn vị tính: Triệu đồng) Chênh lệch Chênh lệch Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 06-05 % 07-06 % Lợi nhuận ròng Tổng tài sản 360 30.585 -198 32.329 439 41.127 -558 1.744 -155 5,7 637 8.798 321,7 27,2 ROA (%) 1,18 -0,61 1,07 -1,79 -151,7 1,68 275,4 Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Cơ khí Kiên Giang Biểu đồ 4.3. Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản 1.18 -0.61 1.07 -1 -0.5 0 0.5 1 1.5 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm % ROA Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản của Công ty không được cao thậm chí còn bị âm trong năm 2006 (-0,61%). Nguyên nhân là trong năm tình hình sản xuất kinh doanh không đạt hiệu quả, có những thời kỳ không sản xuất kinh doanh mà vẫn phải trả lương cho công nhân viên, trích khấu hao tài sản cố định, chính các khoản này đã làm cho phần lợi nhuận của Công ty giảm xuống và bị lỗ trong năm. Nhưng đến năm 2007 tỷ số này đã có chiều hướng tốt, tăng 1,68% so với năm 2006 đây là biểu hiện khả quan trong hoạt động kinh doanh cua đơn vị. Nhìn chung, với đồng vốn bỏ ra đầu tư đều có mang lại lợi nhuận cho công ty nhưng với một tỷ lệ rất thấp, nhưng tăng lên trong năm 2007, đây là tình trạng biểu hiện tốt, do vậy các nhà quản lý Công ty cần tập trung hơn nữa để phát huy sức mạnh, lợi thế để nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn.  Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu phản ánh hiệu quả của vốn tự có của doanh nghiệp, tỷ số này càng cao càng tốt và được hiện cụ thể thông qua bảng dưới đây. Bảng 4.16. Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (Đơn vị tính: Triệu đồng) Chênh lệch Chênh lệch Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 06-05 % 07-06 % Lợi nhuận ròng Vốn chủ sở hữu 360 11.360 -198 13.032 439 15.408 -558 1.672 -155 14,7 637 2.376 321,7 18,2 ROE (%) 3,17 -1,52 2,85 -1,65 -52 1,33 87,2 Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Cơ khí Kiên Giang Biểu đồ 4.4. thể hiện tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu 3.17 -1.52 2.85 -2 -1 0 1 2 3 4 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm % ROE Ta thấy rõ có sự biến động liên tục trong 3 năm qua. Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu cao nhất là năm 2005, đạt 3,17%, tức là cứ 100 đồng vốn bỏ ra kinh doanh thì đem lại 3,17 đồng lợi nhuận thuần. Nhưng con số này bị âm trong năm 2006 và chỉ đạt -1,52% giảm xuống 1,65% nguyên nhân là do doanh thu năm 2006 giảm mạnh, chi phí lớn dẫn tới lợi nhuận ròng bị âm làm cho hiệu quả sử dụng vốn trong năm đạt kết quả không tốt. Nhưng đến năm 2007 tỷ số này lại tăng lên 1,33% và đạt 2,85%, tức 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ vào đầu tư kinh doanh đem lại 2,85 đồng lợi nhuận thuần. Do hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đã dần ổn định trở lại, và còn phát triển mạnh hơn nữa, thể hiện qua doanh thu trong năm 2007 tăng 107% so với 2006, làm cho lợi nhuận gộp tăng 221%, lợi nhuận ròng tăng 322%, kéo theo sự tăng trưởng của tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần là 87,2%. Nhưng nói chung, mức sinh lợi trên vốn cổ phần của Công ty là chưa cao, cao nhất cững chỉ đạt 3,17% chứng tỏ vốn chủ sở hữu bỏ ra đầu tư là đạt hiệu quả chưa cao. Tuy nhiên, tình hình kinh doanh khả quan hơn trong năm 2007, cần phải duy trì và phát huy hơn nữa để không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu. Tóm lại, Công ty dùng vốn đưa vào sản xuất kinh doanh đã đem lại hiệu quả, tuy nhiên hiệu quả đạt được là chưa cao. Mặc dù trong năm 2006 Công ty gặp một số khó khăn lớn khiến cho lợi nhuận giảm. Nhưng đây là khó khăn mang tính nhất thời, Công ty ngưng sản xuất để mua sắm trang bị lại tài sản cố định trong khi vẫn phải trích khấu hao tài sản cố định, điều này làm cho tổng chi phí trong năm cao hơn tổng doanh thu trong năm dẫn tới tình trạng sử dụng vốn kém hiệu quả. Trong năm 2007, doanh nghiệp đã kiên trì thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp tích cực như ứng dụng khoa học kỹ thuật để tăng năng suất lao động, giảm định mức tiêu hao vật tư nguyên nhiên liệu, để giảm chi phí bán hàng xuống mức thấp nhất. Ngoài ra công ty còn cố gắng tiết giảm chi phí quản lý doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Để hiểu rõ về hiệu quả sử dụng vốn thông qua các chỉ số tài chính, ta sẽ đi vào phân tích Dupont các chỉ số tài chính để hiểu rõ về tỷ suất sinh ợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) và các nhân tố tác động lên ROE để từ đó tìm giải pháp tối ưu nhằm nâng cao tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu hay nói các khác là để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty.  Hiệu suất sử dụng Tài sản cố định Tài sản cố định đóng vai trò to lớn trong sự phát triển của Công ty, góp phần tạo ra lợi nhuận cho Công ty, chính vì thế phải đánh giá hiệu quả của công tác quản lý tài sản cố định để từ đó có biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định. Hiệu quả sử dụng vốn cố định được thể hiện qua bảng phân tích sau. Bảng 4.17. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định (Đơn vị tính: Triệu đồng) Chênh lệch Chênh lệch Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 06-05 % 07-06 % Doanh thu thuần Nguyên giá TSCĐ 31.822 5.343 27.854 6.611 57.620 8.663 -3.968 1.268 -12,5 23,7 29.766 2.052 106,9 31 Hiệu suất sử dụng TSCĐ 6 4,2 6,7 -1,8 -30 0,7 16,7 Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Cơ khí Kiên Giang Biểu đồ 4.6. Hiệu suất sử dụng Tài sản cố định 6 4.2 6.7 0 2 4 6 8 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm Lần Hiệu suất sử dụng TSCĐ Tốc độ luân chuyển tài sản cố định của Công ty được đánh giá ở mức trung bình, mặc dù có sự sụt giảm trong năm 2006 vì tổng tài sản trong năm được dầu tư tăng lên trong khi doanh thu trong năm lại bị giảm xuống, nhưng tốc độ luân chuyển tài sản cố định năm 2007 được tăng lên. Nguyên nhân là do doanh thu trong năm tăng nhanh đạt 57.620 triệu gấp hơn 2 lần so với năm 2006 (doanh thu tăng 106,9% so với 2006) trong khi tổng tài sản cố định tăng 31% chính điều này làm cho hiệu suất sử dụng tài sản cố định trong năm 2007 cao nhất trong 3 năm  Hiệu suất sử dụng tài sản lưu động Bảng 4.18. Hiệu suất sử dụng tài sản lưu động (Đơn vị tính: Triệu đồng) Chênh lệch Chênh lệch Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 06-05 % 07-06 % Doanh thu thuần Tài sản lưu động 31.822 21.510 27.854 24.846 57.620 28.065 -3.968 3.336 -12,5 15,5 29.766 3.219 106,9 13 Hiệu suất sử dụng TSLĐ 1,5 1,1 2,1 -0,4 -26,7 1 90,9 Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Cơ khí Kiên Giang Biểu đồ 4.7. Hiệu suất sử dụng Tài sản lưu động 1.5 1.1 2.1 0 0.5 1 1.5 2 2.5 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm Lần Hiệu suất sử dụng TSLĐ Số vòng quay tài sản lưu động của Công ty không được cao, và có sự biến động, năm 2006 giảm xuống do doanh thu trong năm thấp, đạt 1,12 vòng. Tình hình khả quan hơn trong năm 2007, khi doanh thu tăng lên 57.620 triệu đồng làm cho vòng quay của TSLĐ tăng lên đạt 2,05 vòng cao nhất trong 3 năm. Điều này cho thấy, hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty đang có chiều hướng tốt hơn, làm giảm mức ứ đọng vốn, ít lãng phí vốn. Năm 2007, tốc độ tăng của doanh thu thuần và của lợi nhuận sau thuế cao hơn tốc độ tăng của vốn lưu động (doanh thu thuần tăng 106,9%, lợi nhuận ròng tăng 321% so với năm 2006, trong khi tài sản lưu động chỉ tăng 13%). Chứng tỏ, hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty trong năm 2007 tốt hơn so với năm 2006. Hy vọng trong thời gian tới tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty sẽ được duy trì và phát huy tốt hơn nữa mang lại hiệu quả cao trong việc sử dụng vốn kinh doanh. 4.3.2. Nhóm chỉ số thanh toán Bảng 4.19. Khả năng thanh toán của Công ty (Đơn vị tính: Triệu đồng) Chênh lệch Chênh lệch Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 06-05 % 07-06 % Tài sản lưu động Hàng tồn kho Nợ ngắn hạn 24.708 4.072 18.955 24.985 6.374 19.297 31.145 9.138 25.718 277 2.302 342 1,1 56,5 1,8 6.160 2.764 6.421 24,7 43,4 33,3 Tỷ số t.toán hiện thời Tỷ số thanh toán nhanh 1,30 1,09 1,29 0,96 1,21 0,86 -0,01 -0,12 -0,8 -11 -0,08 -0,11 -6,2 -11,5 Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Cơ khí Kiên Giang Biểu đồ 4.8. Khả năng thanh toán của Công ty năm 2005-2007 1.3 1.29 1.211.09 0.96 0.86 0 0.5 1 1.5 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Lần Năm Khả năng thanh toán hiện hành Khả năng thanh toán nhanh Khả năng thanh toán của Công ty phản ánh nguồn vốn lưu động để đáp ứng cho nhu cầu thanh toán khi các khoản nợ đến hạn. Nhìn chung các chỉ số thanh toán của Công ty có sự biến động trong ba năm 2005, năm 2006 và năm 2007. Các chỉ số này giảm trong ba năm, cao nhất đạt 1,30 lần và thấp nhất đạt 0,86 lần. Chứng tỏ rằng, khi các khoản nợ tới hạn trả thì Công ty có thể bỏ ra ngay 0,86 đồng cho một đồng nợ, tuy không đáp ứng việc trả nợ tức thời, song khi các khoản nợ tới hạn trả thì Công ty có thể đáp ứng nhu cầu trả nợ với 1,30 đồng lưu động cho một đồng nợ. Ta sẽ xem xét khả năng thanh toán trong từng năm cụ thể. Năm 2005, tỷ số thanh toán tạm thời và tỷ số thanh toán nhanh là lớn nhất tương ứng đạt 1,30 và 1,09 lần. Tức là trong năm 2005, Công ty hoàn toàn có thể thanh toán nợ khi tới hạn trả. Năm 2006, có sự biến động, hai tỷ số này đều giảm trong năm, nguyên nhân chủ yếu là do hàng tồn trong năm tăng lên, bên cạnh đó nợ ngắn hạn cũng tăng nhưng với mức không đáng kể. Năm 2007, khả năng thanh toán nợ của Công ty tiếp tục giảm nhưng mức giảm không đáng kể, nguyên nhân chủ yếu là do hàng tồn kho và nợ ngắn hạn tăng nhiều hơn so với mức tăng của tài sản lưu động. Tình hình này được đánh giá là chưa tốt, bởi vì Công ty chưa có khả năng hoàn toàn chủ động trước các khoản nợ khi tới hạn, khả năng huy động các nguồn tiền đáp ứng cho nhu cầu trả nợ là chưa cao, tuy nhiên do uy tín làm ăn lâu dài và có trách nhiệm công ty vẫn chiếm được lòng tin từ các chủ nợ. Ta có biểu đồ thể hiện khả năng thanh toán lãi vay như sau. Bảng 4.20. Khả năng thanh toán lãi vay của Công ty (Đơn vị tính: Triệu đồng) Chênh lệch Chênh lệch Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 06-05 % 07-06 % Lãi vay Lợi nhuận trước thuế 541 500 556 -198 1.351 533 15 -698 2,8 -139,6 795 731 143 369 Khả năng thanh toán lãi vay (lần) 1,92 0,64 1,39 -1,28 -66,7 0,75 117,2 Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Cơ khí Kiên Giang Trong ba năm, năm 2008 khả năng chi trả lãi vay cao nhất đạt 1,92 lần, trong năm này Công ty hoàn toàn có khả năng chi trả lãi vay. Khả năng thanh toán lãi vay của Công ty bị sụt giảm nghiêm trọng trong năm 2006, chỉ đạt 0,64 lần, tức là khả năng chi trả lãi vay là rất thấp, do trong năm Công ty kinh doanh lỗ. Tình hình khả quan hơn trong năm 2007, chi số thanh toán lãi vay tăng lên cao và dạt 1,39 lần, trong năm 2007 Công ty hoàn toàn có khả năng thanh toán lãi vay. Biểu đồ 4.6. Khả năng thanh toán lãi vay 1.3 1.29 1.211.09 0.96 0.86 0 0.5 1 1.5 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm Lần Tỷ số thanh toán hiện thời Tỷ số thanh toán nhanh Ngoài hai chỉ số trên, để đo lường khả năng thanh toán người ta còn dùng chỉ tiêu vốn luân chuyển – là phần chênh lệch giữa tài sản lưu động và nợ ngắn hạn của Công ty. Bảng 4.21. Khả năng thanh toán của Công ty theo vốn luân chuyển (Đơn vị tính: Triệu đồng) Chênh lệch Chênh lệch Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 06-05 % 07-06 % Tài sản lưu động Nợ ngắn hạn 24.708 18.955 24.985 19.297 31.145 25.718 277 342 1,1 1,8 6.160 6.421 24,7 33,3 Vốn luân chuyển 5.753 5.688 5.427 -65 -1,1 -261 -4,6 Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Cơ khí Kiên Giang Vốn luân chuyên dương trong ba năm, tuy nhiên lại bị giảm qua từng năm. Năm 2006, nợ vay ngắn hạn tăng 1,8% trong khi tài sản lưu động chỉ tăng 1,1% làm cho vốn luân chuyển giảm 1,1 % so với năm 2005. để dáp ứng cho nhu cầu về vốn cho hoạt doang965 sản xuất kinh doanh, năm 2007 Công ty vay nợ ngắn hạn tăng 33,3% làm giảm vốn luân chuyển xống 4,6% so với năm 2006. Nguồn vốn luân chuyển dương, thấp nhất đạt 5.427 triệu đồng năm 2005, điều này cho thấy Công ty có khà năng chi trả nợ khi tới hạn trả. 4.3.3. Nhóm tỷ số hoạt động Để đánh giá chính xác các chỉ tiêu thể hiện khả năng chuyển đổi thành tiền của hàng tồn kho cần phải kết với điều kiện kinh doanh và chỉ tiêu chung của ngành. Trước tiên ta sẽ làm phép so sánh biểu hiện khả năng chuyển đổi thành tiền của các khoản phải thu và hàng tồn kho trong bảng phân tích sau. Bảng 4.22. Khả năng chuyển đổi thành tiền của các khoản phải thu và hàng tồn kho (Đơn vị tính: Triệu đồng) Chênh lệch Chênh lệch Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 06-05 % 07-06 % Doanh thu thuần Các khoản phải thu Hàng tồn kho 31.822 18.582 4.072 27.786 16.780 6.374 57.620 20.388 9.138 -4.036 -1.802 2.302 -12.7 -9.7 56.5 29.834 3.608 2.764 107,4 21,5 43,4 Vòng quay các KPT (lần) Vòng quay HTK (lần) 1,71 7,81 16,56 4,36 2,83 6,31 14,85 -3,45 868,8 -44,2 -13,73 1,95 -82,9 44,7% Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Cơ khí Kiên Giang Tốc độ luân chuyển khoản phải thu của công ty ở mức thấp, biến động lớn trong năm 2006, trong năm này do Công ty ngưng hoạt động vào 6 tháng cuối năm do vậy khoản phải thu của khách hàng giảm xuống làm tăng vòng quay của các khoản phải thu, về mặt lý thuyết thì đây là điều đáng mừng, nhưng đối với tình hình thực tế của Công ty thì đây là một biểu hiện không được tốt vì trong năm Công ty đạt doanh thu rất thấp. Năm 2007 vòng quay của các khoản phải thu giảm mạnh do tình hình kinh doanh quay trở lại như 6 tháng đầu năm 2006, và số vòng quay này đạt cao hơn năm 2005, đây là một biểu hiện tốt đối với tình hình Công ty. Nhưng nhìn chung thì tốc độ luân chuyển của các khoản phải thu của Công ty còn ở mức thấp, kỳ thu tiền bình quân còn ở mức rất cao, chứng tỏ công tác quản lý các các khoản phải thu hoạt động chưa được tốt, bị đơn vị bạn chiếm dụng vốn. Xem xét khả năng chuyển đổi thành tiền của hàng tồn kho của Công ty, ta nhận thấy: Tốc độ luân chuyển ở mức trung bình cao nhất là năm 2005, đạt 7,81 lần, và thấp nhất vào năm 2006 đạt 4,36 lần. Tuy nhiên do đặc thù kinh doanh của ngành không có nhu cầu cao về hàng tồn kho nên tốc độ quay của hàng tồn kho được đánh giá là tương đối hợp lý. Tuy nhiên, để đánh giá các khoản chuyển đổi này một cách chính xác hơn ta xem xét cụ thể tình hình thực tế doanh thu, các khoản phải thu và hàng tồn kho trong kỳ ta thấy: doanh thu tăng kéo tho các khoản phải thu tăng, vì phần lớn doanh thu của Công ty là doanh thu bán chịu, hàng tồn kho ở mức thấp do ngành nghề kinh doanh không có nhu cầu cao về hàng tồn kho. Sơ đồ 4.1. Phân tích Dupont so sánh các tỷ số tài chính của 2 năm 2005 và 2006 của Công ty TNHH Cơ khí Kiên Giang ROA Giảm 151,7% Giảm 6% Tổng nợ Tổng tài sản 1- Chia Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu Giảm 162,8% Vòng quay tài sản Giảm 17,19% ROE Giảm 52% Lãi ròng Giảm 155% Doanh thu Giảm 12,5% Doanh thu Giảm 12,5% Tổng tài sản Tăng 5,7% Nhân Giá vốn hàng bán Giảm 11,9% Thuế thu nhập DN Giảm 100% Lãi vay Tăng 2,7% Chi phí hoạt động Giảm 6,6% TS dài hạn Tăng 25% TS Ngắn hạn Tăng 1,1% Tiền Giảm 10,8% Tài sản ngắn hạn khác Giảm 13,4% Hàng tồn kho Tăng 56,5% Khoản phải thu Giảm 9,7% Chia Chia Doanh thu Giảm 12,5% Trừ Tổng chi phí Giảm 10,4% Sơ dồ phân tích Dupont là một bức tranh toàn cảnh về tình hình tài chính của Công ty, trong đó các chỉ số tài chính đều có sự tương tác lẫn nhau. Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của Công ty, chúng ta xem xét chỉ tiêu về tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần (ROE), Sơ đồ Dupont trên thể hiện phần trăm thay đổi các chỉ số tài chính của năm 2006 so với năm 2005. Tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần cao chứng tỏ đồng vốn đầu tư vào Công ty đem lại lợi nhuân cao, sơ dồ Dupont trên cũng chính là sự thể hiện phần trăm thay đổi của suất sinh lợi thể hiện qua hai chỉ số tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) và chỉ số (tổng tài sản / vốn cổ phần). Trên cùng là ROE, ROE này là kết quả của ROA nhân cho (Tổng TS/Vốn cp), vì vậy ROE tăng hay giảm là do 2 yếu tố trên quyết định. Muốn tăng ROE thì phải tăng một trong hai nhân tố ROA hoặc tăng tỷ số tổng tài sản/vốn cổ phần, tuy nhiên ROA lại phụ thuộc vào các chỉ số phía dưới, vì vậy để cải thiện ROE thì phải cải thiện những nhân tố cơ bản nhất, là những nhân tố ảnh hưởng lên tất cả các nhân tố khác như: Doanh thu, Tổng chi phí, lãi ròng, …, tài sản lưu động, tài sản cố định. Qua sơ đồ phân tích ta nhân thấy rằng: nhân tố tác động tới tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu chính là lợi nhuận ròng (doanh thu-tổng chi phí) và tài sản của Công ty. ROE giảm mạnh là do lợi nhuận ròng giảm mạnh, nó tác động xấu tới tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu, như vậy ta cần phải tăng doanh thu, cắt giảm chi phí hoạt động để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Trong năm 2006: phần lớn Công ty chỉ thu được doanh thu từ hoạt động kinh doanh thép, việc kinh doanh các loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ khác không mang lại hiệu quả nên doanh thu thấp. Doanh thu năm 2006 là 27.786 triệu đồng giảm 12,5% do Công ty ngưng sản xuất kinh doanh vào 6 tháng cuối năm làm cho doanh thu giảm 12,5%, trong khi đó các khoản chi phí khấu hao vẫn được trích trong năm làm lãi ròng giảm 155%, dẫn đến tỷ suất sinh lợi trên doanh thu bị âm và giảm 162,8% so với năm trước. Chính điều này làm cho ROA giảm mạnh kéo theo sự giảm sút của ROE, đây chính là những khó khăn nhất thời mà Công ty cần phải vượt qua. Sơ đồ 4.2. Phân tích Dupont So sánh các tỷ số tài chính của 2 năm 2006 và 2007 của Công ty TNHH Cơ khí Kiên Giang ROA Tăng 275,4% Tăng 8% Tổng nợ Tổng tài sản 1- Chia Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu Tăng 207% Vòng quay tài sản Tăng 62,61% ROE Tăng 87,2% Lãi ròng Tăng 321,6% Doanh thu Tăng 106,9% Doanh thu Tăng 106,9% Tổng tài sản Tăng 27,4% Nhân Giá vốn hàng bán Tăng 100,6% Thuế thu nhập DN Tăng 128% Lãi vay Tăng 143% Chi phí hoạt động Tăng 155,1% TS dài hạn Tăng 35,9% TS ngắn hạn Tăng 24,7% Tiền Giảm 59,3% Tài sản ngắn hạn khác Tăng 1.213,2% Hàng tồn kho Tăng 43,4% Khoản phải thu Tăng 21,5% Chia Chia Doanh thu Tăng 106,9% Trừ Tổng chi phí Tăng 103,5% Trong năm 2007: Tình hình hoạt động bán hàng của công ty gặp nhiều thuận lợi hơn doanh thu các loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đều tăng. - Doanh thu công trình điện, cầu giao thông nông thôn có tốc độ tăng trưởng cao nhất góp phần nâng cao tổng doanh thu bán hàng, sự gia tăng này một phần là do sự hoạt động trở lại của phân xưởng bê tông, một phần là do trúng nhiều công trình đấu thầu. Bên cạnh đó, giá trị mỗi công trình lại cao hơn trước do ảnh hưởng của yếu tố lạm phát (chi phí nguyên vật liệu, tiền lương đều tăng). - Doanh thu bán trụ bê tông tăng với tốc độ cao đó là do sau khi ngưng sản xuất để đầu tư trang thiết bị thì năng suất làm việc của phân xương bê tông được nâng lên làm cho sản phẩm trụ sản xuất ra không những tăng về số lượng mà còn đảm bảo về chất lượng, tiết kiệm được chi phí trong sản xuất nên sản phẩm được tiêu thụ nhiều hơn, giá bán sản phẩm trên thị trường lại cao, doanh thu bán trụ tăng lên góp phần đáng kể trong tổng doanh thu bán hàng. Đây là sản phẩm có tính cạnh tranh cao tại thị trường tỉnh Kiên Giang. Vì phần lớn tại Kiên Giang chưa có hộ kinh doanh hay cơ sở sản xuất nào có đủ khả năng tạo ra. - Doanh thu gia công cơ khí, sơn tỉnh điện gần gấp đôi so với năm trước nhưng chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng doanh thu bán hàng, phần lớn các dịch vụ công ty thực hiện có mức độ phức tạp cao, số lượng lại không thường xuyên, trong 2 năm hoạt động tỷ trọng của nhóm hàng này tương đối ổn định. - Doanh thu kinh doanh thép, ô tô tăng chậm hơn so với các nhóm hàng khác, sản lượng thép bán ra trong năm ít vì có rất nhiều doanh nghiệp tư nhân và các hộ kinh doanh đang cạnh tranh giành thị phần nhưng doanh thu của nhóm hàng này vẫn cao hơn so với năm trước do ô tô mới đưa vào thị trường được tiêu thụ nhiều. Sự gia tăng đột biến của doanh thu trong năm 2007, làm cho lợi nhuận ròng tăng vọt, tăng hơn 300%, một con số khả quan, kéo theo là hàng loạt các chỉ số tăng lên như tỷ suất sinh lợi trên doanh thu (ROS) tăng 207%, tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) tăng 275% và ROE tăng 87,2%. Như vậy nhân tố quyết định nhất tới tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) chính là doanh thu. Tóm lại, hiệu quả sử dụng vốn thể hiện qua chỉ tiêu về suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu, chỉ số này của đơn vị chưa được cao trong cả ba năm. Và trước tình hình thực tế của đơn vị, ta nhận thấy có sự tiến bộ rõ rệt trong năm vừa qua, các chỉ tiêu liên quan tới hiệu quả sử dụng vốn đã không ngừng được nâng cao. Hy vọng trong thời gian tới hiệu quả sử dụng vốn của Công ty sẽ được nâng cao hơn nữa. Chương 5: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY TNHH CƠ KHÍ KIÊN GIANG Trong môi trường canh tranh đầy khốc liệt của nền kinh tế thị trường, việc bảo toàn vốn là một yêu cầu rất quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp.Việc sử dụng có hiệu quả vốn phụ thuộc rất nhiều vào công tác quản lý vốn. Trên cơ sở phân tích hiệu quả sử dụng vốn của Công ty TNHH Cơ khí Kiên Giang, cùng với việc phân tích Dupont em thấy: Hiệu quả sử dụng nguồn vốn thể hiện qua tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE). Như vậy, để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn của Công ty cần đặc biệt chú trọng nâng cao chỉ số ROE của Công ty bằng cách: Tăng doanh thu: Nhìn chung bằng những nỗ lực, cố gắng hết mình, Công ty không những đã đưa tổng doanh thu thực hiện vượt mức kế hoạch đề ra mà còn tăng dần qua các năm, góp phần nâng cao sức cạnh tranh của mình với các doanh nghiệp trong cùng ngành trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Tuy nhiên với xu thế mở cửa hội nhập như hiện nay, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cùng ngành là không thể tránh khỏi, do đó Công ty cần có những biện pháp đối phó nhất là đối với các đối thủ trong lĩnh vực kinh doanh thép. Ngoài ra, Công ty cũng cần tập trung mở rộng thị trường tiêu thụ ô tô đang phát triển, khai thác tốt điểm mạnh của mình trong lĩnh vực sản xuất trụ - sản phẩm chủ lực của Công ty để không ngừng nâng cao doanh số bán ra. Như vậy để tăng doanh thu thì yêu cầu trước tiên là tăng lượng tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ. Giảm chi phí: Tổng chi phí tại công ty qua 2 năm có xu hướng tăng sự gia tăng này chủ yếu là do chi phí nguyên vật liệu mua vào có giá cao nên giá vốn hàng bán cao. Do đó Công ty cần phải có chính sách thu mua và tồn trữ nguyên vật liệu hợp lý để có thể kiểm soát chi phí giá vốn hàng bán, nâng cao lợi nhuận. Ngoài ra, tổng chi phí tăng còn do sự gia tăng quá lớn trong chi phí lãi vay. Đây cũng nhân tố Công ty cần xem xét kỹ khi quyết định đi vay, làm sao cho việc sử dụng vốn vay có hiệu quả nhất Bên cạnh đó, không nên quá chú trọng vào việc đầu tư tài sản lưu động. Khoản tài sản lưu động dư thừa không tạo ra nhiều lợi nhuận cần phải được cắt giảm một cách hợp lý, cụ thể như sau: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động Trong quá trình sản xuất kinh doanh Công ty phải hạch toán đúng giá trị thực tế của vật tư, hàng hóa theo giá cả thị trường. Định kỳ kiểm kê đánh giá lại vật tư, hàng hóa, vốn bằng tiền để xác định vốn lưu động hiện có đồng thời đối chiếu với sổ sách kế toán để điều chỉnh cho hợp lý. Tăng nhanh tốc độ lưu chuyển hàng hóa cho phép mà không cần tăng thêm vốn lưu động để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Lựa chọn phương thức thanh toán thuận lợi, an toàn. Đặc biệt chú trọng vào công tác tổ chức theo dõi và đôn đúc thu hồi công nợ tránh tình trạng bị các đơn vị khác chiếm dụng vốn. Ngoài ra, trong thời gian tới Công ty mở rộng quy mô hoạt động, để tăng doanh thu thì nhất thiết các khoản phải thu cũng tăng, mà các khoản phải thu cũng có tác động mạnh đến các chỉ tiêu sinh lợi, do đó: (1)các nhà quản lý của Công ty cần phải so sánh giữa thu nhập và chi phí tăng thêm, từ đó đi đến quyết định có nên cung cấp tín dụng thương mại hay không, (2)hoặc Công ty nên có chính sách tín dụng hấp dẫn hơn dành cho khách hàng như tăng chiết khấu thương mại và chiết khấu thanh toán lên để khách hàng sẽ tận dụng khoản ưu đãi này từ đó khoản phải thu của công ty sẽ giảm, (3)bên cạnh đó, xác định số dư các khoản phải thu cũng là một biện pháp hay, vì nó phản ánh cho nhà quản lý thấy được nợ tồn đọng của khách hàng nợ Công ty là bao nhiêu. Đồng thời, Công ty cũng cần xem xét đến yếu tố mùa vụ, tức là trong mùa khô các khoản phải thu của Công ty gia tăng do nhu cầu xây dựng nhiều, do vậy để có thêm nhiều khách hàng mới, khách hàng lớn Công ty nên có những quyết định đúng đắn nhằm làm cho các khoản phải thu được sử dụng hiệu quả. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định Sử dụng vốn cố định sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình sản xuất kinh doanh của đơn vị, vốn cố định có đặc điểm là sử dụng trong dài hạn và chi phí sử dụng được chuyển dần vào hàng hóa. Như vậy để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định ta phải có kế hoạch xây dựng kết cấu tài sản cố định một cách hợp lý. Ngành nghề kinh doanh của Công ty rất đa dạng và phong phú bao gồm các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và dịch vụ nên việc xác định rõ cơ cấu TSCĐ sẽ góp phần lớn vào thành công trong kinh doanh của đơn vị. Bên cạnh đó, phải sử dụng hợp lý quỹ khấu hao tài sản cố định và có phương án sử dụng hay thanh lý đối với những tài sản cố định hoạt động với công suất thấp, kém hiệu quả. Hiện nay do Công ty tập trung đầu tư mở rộng quy mô nên khoản quỹ khen thưởng bị cắt giảm (do đây là khoản khen thưởng đã thành thông lệ, tức là một năm Công ty sẽ khen thưởng vào giữa và cuối mỗi năm) vì thế Công ty nên có biện pháp nhằm làm cho nguồn quỹ này không bị giảm để kịp thời khích lệ tinh thần của công nhân viên, nghĩa là có đầu tư mở rộng nhưng nhất thiết phải có thưởng, dù ít cũng được. Do vậy việc đầu tư mở rộng là cần thiết, nhưng việc k

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfĐỀ TÀI ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH CƠ KHÍ KIÊN GIANG.pdf
Tài liệu liên quan