Đề tài Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất hướng sử dụng đất hiệu quả trên địa bàn huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình

Tài liệu Đề tài Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất hướng sử dụng đất hiệu quả trên địa bàn huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình: Phần 1 Mở Đầu 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người. Đất đai là nền tảng để con người định cư và tổ chức các hoạt động kinh tế xã hội, nó không chỉ là đối tượng lao động mà còn là tư liệu sản xuất không thể thay thế được, đặc biệt là đối với ngành sản xuất nông nghiệp, đất là yếu tố đầu vào có tác động mạnh mẽ đến hiệu quả sản xuất đất nông nghiệp, đồng thời cũng là môi trường duy nhất sản xuất ra những lương thực thực phẩm nuôi sống con người. Việc sử dụng đất có hiệu quả và bền vững đang trở thành vấn đề cấp thiết với mỗi quốc gia, nhằm duy trì sức sản xuất của đất đai cho hiện tại và cho tương lai. Xã hội phát triển, dân số tăng nhanh kéo theo những đòi hỏi ngày càng tăng về lương thực và thực phẩm, chỗ ở cũng như các nhu cầu về văn hóa, xã hội. Con người đã tìm mọi cách để khai thác đất đai nhằm thảo mãn những nhu cầu ngày càng tăng đó. Như vậy đất đai, đặc biệt là đất nông nghiệp có hạn về diện tích ...

doc57 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 3076 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất hướng sử dụng đất hiệu quả trên địa bàn huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần 1 Mở Đầu 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người. Đất đai là nền tảng để con người định cư và tổ chức các hoạt động kinh tế xã hội, nó không chỉ là đối tượng lao động mà còn là tư liệu sản xuất không thể thay thế được, đặc biệt là đối với ngành sản xuất nông nghiệp, đất là yếu tố đầu vào có tác động mạnh mẽ đến hiệu quả sản xuất đất nông nghiệp, đồng thời cũng là môi trường duy nhất sản xuất ra những lương thực thực phẩm nuôi sống con người. Việc sử dụng đất có hiệu quả và bền vững đang trở thành vấn đề cấp thiết với mỗi quốc gia, nhằm duy trì sức sản xuất của đất đai cho hiện tại và cho tương lai. Xã hội phát triển, dân số tăng nhanh kéo theo những đòi hỏi ngày càng tăng về lương thực và thực phẩm, chỗ ở cũng như các nhu cầu về văn hóa, xã hội. Con người đã tìm mọi cách để khai thác đất đai nhằm thảo mãn những nhu cầu ngày càng tăng đó. Như vậy đất đai, đặc biệt là đất nông nghiệp có hạn về diện tích nhưng lại có nguy cơ bị suy thoái dưới tác động của thiên nhiên và sự thiếu ý thức của con người trong quá trình sản xuất. Đó còn chưa kể đến sự suy giảm về diện tích đất nông nghiệp do quá trình đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ, trong khi khả năng khai hoang đất mới lại rất hạn chế. Do vậy, việc đánh giá hiệu quả để sử dụng hợp lý theo quan điểm sinh thái và phát triển bền vững đang trở thành vấn đề mang tính chất toàn cầu đang được các nhà khoa học trên thế giới quan tâm. Đối với một nước có nền kinh tế nông nghiệp chủ yếu như ở Việt Nam, nghiên cứu, đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Kim Sơn là huyện nằm ở cực nam của tỉnh Ninh Bình và Miền bắc với tổng diện tích là 21327,48 ha, mật độ dân số trung bình là 835 người/ km2. Là một huyện kinh tế nông nghiệp giữ vị trí quan trọng, chiếm gần 1/3 tổng sản lượng lúa của Ninh Bình. Vì vậy, việc định hướng cho người dân trong huyện khai thác và sử dụng hợp lý, có hiệu quả đất nông nghiệp là một trong những vấn đề hết sức cần thiết để nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Để giải quyết vấn đề này thì việc đánh giá hiệu quả sử dụng đất. Để giải quyết vấn đề này thì việc đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp nhằm đề xuất hướng sử dụng đất và loại hình sử dụng rất thích hợp là việc rất quan trọng. Xuất phát từ ý nghĩa thực tiễn và nhu cầu sử dụng đất, được sự đồng ý của Ban chủ nhiệm khoa Tài nguyên và Môi trường – trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, đồng thời dưới sự hướng dẫn trực tiếp của cô giáo: Ths.Nông Thị Thu Huyền, em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất hướng sử dụng đất hiệu quả trên địa bàn huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình”. 1.2. Mục đích nghiên cứu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện và đề xuất hướng sử dụng đất có hiệu quả cao phù hợp với điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của huyện Kim Sơn – Ninh Bình. 1.3. Yêu cầu của đề tài - Thu thập chính xác số liệu về các loại hình sử dụng đất trên địa bàn huyện. - Đánh giá hiệu quả của các loại hình sử dụng đất trên địa bàn huyện. - Đề xuất hướng sử dụng đất hiệu quả 1.4. ý nghĩa nghiên cứu của đề tài - Củng cố kiến thức đã được tiếp thu trong nhà trường và những kiến thức thực tế cho sinh viên trong quá trình thực tập tại cơ sở. - Nâng cao khả năng tiếp cận, thu thập số liệu và xử lý thông tin của sinh viên trong quá trình làm đề tài. - Trên cơ sở đánh giá hiệu quả sử dụng đất của đất sản xuất nông nghiệp từ đó đề xuất được những giải pháp sử dụng đất đạt hiệu quả cao. Phần 2 Tổng quan các vấn đề nghiên cứu 2.1. Đất và vai trò của đất đối với sản xuất nông nghiệp 2.1.1. Khái niệm và quá trình hình thành đất 2.1.1.1. Khái niệm về đất * Khái niệm chung Đất là một phần của vỏ trái đất, nó là lớp phủ lục địa mà bên dưới nó là đá và khoáng sinh ra nó, bên trên là thảm thực bì và khí quyển. Đất là lớp mặt tươi xốp của lục địa có khả năng sản sinh ra sản phẩm của cây trồng. Đất là lớp phủ thổ nhưỡng là thổ quyển, là một vật thể tự nhiên, mà nguồn gốc của thể tự nhiên đó là do hợp điểm của 4 thể tự nhiên khác của hành tinh là thạch quyển, khí quyển, thủy quyển và sinh quyển. Sự tác động qua lại của bốn quyển trên và thổ quyển có tính thường xuyên và cơ bản. Theo nguồn gốc phát sinh, tác giả Đôkutraiep coi đất là một vật thể tự nhiên được hình thành do sự tác động tổng hợp của năm yếu tố là: Khí hậu, đá mẹ, địa hình, sinh vật và thời gian. Đất xem như một thể sống nó luôn vận động và phát triển. (Nguyễn Thế Đặng – Nguyễn Thế Hùng,1999, giáo trình đât, Nhà xuất bản Nông nghiệp) [4] Theo C.Mac[3]: “ Đất là tư liệu sản xuất cơ bản và phổ biến quý báu nhất của sản xuất nông nghiệp, là điều kiện không thể thiếu được của sự tồn tại và tái sinh của hàng loạt thế hệ loài người kế tiếp nhau” Theo các nhà kinh tế, thổ nhưỡng và quy hoạch Việt Nam cho rằng: “ Đất đai là phần trên mặt của vỏ trái đất mà ở đó cây cối có thể mọc được” Như vậy đã có rất nhiều khái niệm và định nghĩa khác nhau về đất nhưng khái niệm chung nhất có thể hiểu: Đất đai là khoảng không gian có giới hạn, theo chiều thẳng đứng bao gồm: Khí hậu của bầu khí quyển, lớp phủ thổ nhưỡng, thảm thực vật, động vật, diện tích mặt nước, tài nguyên nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất; Theo chiều ngang, trên mặt đất là sự kết hợp giữa thổ nhưỡng, địa hình, thủy văn, thảm thực vật với các thành phần khác, nó tác động giữ vai trò quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với hoạt động sản xuất cũng như cuộc sống xã hội của loài người. * Khái niệm về đất nông nghiệp Đất nông nghiệp là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối và mục đích bảo vệ, phát triển rừng: Bao gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và đất sản xuất nông nghiệp khác. (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2004) [2] 2.1.1.2. Quá trình hình thành đất Mẫu chất Đá mẹ Đất Quá trình Phá hủy Hình thành Quá trình Hình 2.1. Sơ đồ quá trình hình thành đất Đá mẹ dưới tác dụng của các yếu tố ngoại cảnh bị phá hủy tạo thành mẫu chất, mẫu chất chưa phải là đất vì còn thiếu một hợp phần vô cùng quan trọng là chất hữu cơ. Trước khi có sinh vật, trái đất lúc đó chỉ bao gồm lớp vỏ toàn đá. Dưới tác dụng của mưa, các sản phẩm vỡ vụn của đá bị trôi xuống nơi thấp hơn và lắng đọng ở đó hoặc ở ngoài đại dương. Sự vận động của vỏ trái đất có thể làm nổi những vùng đá trầm tích đó lên và lại tiếp tục chu trình như trên người ta gọi đó là Đại tuần hoàn địa chất. Đây là một quá trình tạo lập đá đơn thuần và xảy ra theo một chu trình khép kín và rộng khắp. Khi trên trái đất xuất hiện sinh vật, sinh vật đã hút chất dinh dưỡng từ những mẫu chất do đã vỡ vụn ra để sinh sống và khi chết đi tạo lên một lượng chất hữu cơ. Cứ như vậy sinh vật ngày càng phát triển và lượng chất hữu cơ ngày càng nhiều, nó đã biến mẫu chất thành đất. Người ta gọi đó là tiểu tuần hoàn sinh vật. Sự thống nhất giữa Đại tuần hoàn địa chất và Tiểu tuần hoàn sinh vật đã tạo ra đất và đó cũng chính là bản chất của quá trình hình thành đất. (Nguyễn Thế Đặng – Nguyễn Thế Hùng, 1999, Giáo trình đât, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội) [4] 2.1.2. Vai trò và ý nghĩa của đất đai trong nông nghiệp Đất là khoảng không gian lãnh thổ cần thiết đối với mọi quá trình sản xuất trong các ngành kinh tế quốc dân và hoạt động của con người. Nói về tâm quan trọng của đất C.Mac viết: “Đất là một phòng thí nghiệm vĩ đại, kho tàng cung cấp các tư liệu lao động, vật chất, là vị trí để định cư, là nền tảng của tập thể” (C.Mac, 1949) [3]. Đối với nông nghiệp: Đất đai là yếu tố tích cực của quá trình sản xuất là điều kiện vật chất đồng thời là đối tượng lao động (luôn chịu tác động trong quá trình sản xuất như: cày, bừa, xới, xáo…) và công cụ lao động hay phương tiện lao động (Sử dụng để trồng trọt, chăn nuôi…). Quá trình sản xuất luôn có mối quan hệ chặt chẽ với độ phì nhiêu và quá trình sinh học tự nhiên của đất. Thực tế cho thấy, trong quá trình phát triển xã hội loài người, sự hình thành và phát triển của mọi nền văn minh, các thành tựu khoa học công nghệ đều được xây dựng trên nền tảng cơ bản – Sử dụng đất, Trong nông nghiệp ngoài vai trò là cơ sở không gian đất còn có hai chức năng đặc biệt quan trọng: - “Là đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của con người trong quá trình sản xuất. - Đất tham gia tích cực vào quá trình sản xuất, cung cấp cho cây trồng nước, muối khoáng và các chất dinh dưỡng khác cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Như vậy, đất trở thành công cụ sản xuất. Năng suất và chất lượng sản phẩm phụ thuộc vào độ phì nhiêu của đất. Trong tất cả các loại tư liệu sản xuất dùng trong nông nghiệp chỉ có đất mới có chức năng này” (Lương Văn Hinh và CS, 2003) [6]. Chính vì vậy, có thể nói rằng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt trong nông nghiệp. 2.2. Sử dụng đất và những quan điểm sử dụng đất 2.2.1. Sử dụng đất và những nhân tố ảnh hưởng đến sử dụng đất 2.2.1.1. Sử dụng đất là gì? Sử dụng đất là một hệ thống các biện pháp nhằm điều hòa mối quan hệ người - đất trong tổ hợp với nguồn tài nguyên thiên nhiên khác và môi trường. Căn cứ vào quy luật phát triển kinh tế xã hội cùng với yêu cầu không ngừng ổn đinh và bền vững về mặt sinh thái, quyết định phương hướng chung và mục tiêu sử dụng đất hợp lý nhất là tài nguyên đất đai, phát huy tối đa công dụng của đất nhằm đạt tới hiệu ích sinh thái, kinh tế, xã hội cao nhất. Vì vậy, sử dụng đất thuộc phạm trù hoạt động kinh tế của nhân loại. Trong mỗi phương thức sản xuất nhất định, việc sử dụng đất theo yêu cầu của sản xuất và đời sống cần căn cứ vào thuộc tính tự nhiên của đất đai. “Với vai trò là nhân tố của của sức sản xuất, các nhiệm vụ và nội dung sử dụng đất đai được thể hiện ở các khía cạnh sau: - Sử dụng đất hợp lý về không gian, hình thành hiệu quả kinh tế không gian sử dụng đất. - Phân phối hợp lý cơ cấu đất đai trên diện tích đất đai được sử dụng, hình thành cơ cấu kinh tế sử dụng đất. - Quy mô sử dụng đất cần có sự tập trung thích hợp, hình thành quy mô kinh tế sử dụng đất. - Giữ mật độ sử dụng đất đai thích hợp, hình thành việc sử dụng đất đai một cách kinh tế, tập trung, thâm canh. (Lương Văn Hinh và cs, 2003) [6]. 2.2.1.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng đất Phạm vi, cơ cấu và phương thức sử dụng đất…vừa bị chi phối bởi các điều kiện và quy luật sinh thái tự nhiên, vừa bị kiềm chế bởi các điều kiện, quy luật kinh tế - xã hội và các yếu tố kỹ thuật. Vì vậy, những điều kiện và nhân tố ảnh hưởng chủ yếu đến việc sử dụng đất là: * Yếu tố điều kiện tự nhiên Điều kiện tự nhiên có rất nhiều yếu tố như: ánh sáng, nhiệt độ, lượng mưa, thủy văn, không khí….trong các yếu tố đó khí hậu là nhân tố hàng đầu của việc sử dụng đất đai, sau đó là điều kiện đất đai chủ yếu là địa hình, thổ nhưỡng và các nhân tố khác. - Điều kiện khí hậu: Đây là nhóm yếu tố ảnh hưởng rất lớn, trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp và điều kiện sinh hoạt của con người. Tổng tích ôn nhiều hay ít, nhiệt độ cao hay thấp, sự sai khác về nhiệt đô về thời gian và không gian, biên độ tối cao hay tối thấp giữa ngày và đêm…trực tiếp ảnh hưởng đến sự phân bố, sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Lượng mưa nhiều hay ít, bốc hơi mạnh yếu có ý nghĩa quan trọng trong việc giữ nhiệt độ và ẩm độ của đất, cũng như khả năng đảm bảo khả năng cung cấp nước cho các cây, con sinh trưởng, phát triển (Lương Văn Hinh và Cs, 2003) [6]. - Điều kiện đất đai: Sự khác nhau giữa địa hình, địa mạo, độ cao so với mực nước biển, độ dốc hướng dốc…thường dẫn đến đất đai, khí hậu khác nhau, từ đó ảnh hưởng đến sản xuất và phân bố các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp. Địa hình và độ dốc ảnh hưởng đến phương thức sử dụng đất nông nghiệp, là căn cứ cho việc lựa chọn cơ cấu cây trồng, xây dựng đồng ruộng, thủy lợi canh tác và cơ giới hóa. Mỗi vùng địa lý khác nhau có sự khác biệt về điều kiện ánh sáng, nhiệt độ, nguồn nước và các điều kiện tự nhiên khác. Các yếu tố này ảnh hưởng rất lớn đến khả năng, công dụng và hiệu quả sử dụng đất. Vì vậy cần tuân theo các quy luật của tự nhiên, tận dụng các lợi thế đó nhằm đạt được hiệu quả cao nhất về kinh tế, xã hội và môi trường. * Yếu tố về kinh tế – xã hội Bao gồm các yếu tố như: Chế độ xã hội, dân số và lao động, thông tin và quản lý, sức sản xuất trình độ phát triển của kinh tế hàng hóa, cơ cấu kinh tế và phân bổ sản xuất, các điều kiện về nông nghiệp, công nghiệp, giao thông, vận tải, sự phát triển của khoa học kỹ thuật công nghệ, trình độ quản lý, sử dụng lao động… “Yếu tố kinh tế – xã hội thường có ý nghĩa quyết định, chủ đạo đối với việc sử dụng đất đai” (Lương Văn Hinh và cs, 2003)[6]. Thực vậy, phương hướng sử dụng đất được quyết định bởi yêu cầu xã hội và mục tiêu kinh tế trong từng thời kỳ nhất định. Điều kiện tự nhiên của đất đai cho phép xác định khả năng thích ứng về phương thức sử dụng đất. ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên tới việc sử dụng đất được đánh giá bằng hiệu quả sử dụng đất. Thực trạng sử dụng đất liên quan đến lợi ích kinh tế của người sở hữu, sử dụng và kinh doanh đất. Tuy nhiên nếu có chính sách ưu đãi sẽ tạo điều kiện cải tạo và hạn chế sử dụng đất theo kiểu bóc lột đất đai. Mặt khác, sự quan tâm quá mức đến lợi nhuận tối đa cũng dẫn đến tình trạng đất đai không những bị sử dụng không hợp lý mà còn bị hủy hoại. Như vậy, các nhân tố điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hôi tạo ra nhiều tổ hợp ảnh hưởng đến việc sử dụng đất đai. Tuy nhiên mỗi yếu tố giữ vị trí và có tác động khác nhau. Vì vậy, cần dựa vào yếu tố tự nhiên và kinh tế – xã hội trong lĩnh vực sử dụng đất đai để từ đó tìm ra những nhân tố thuận lợi và khó khăn để sử dụng đất đai đạt hiệu quả cao. 2.2.2. Quan điểm sử dụng đất bền vững Từ khi biết sử dụng đất đai vào mục đích sinh tồn của mình, đất đai đã trở thành cơ sở cần thiết cho sự sống và cho tương lai phát triển của con người. Khi dân số còn ít để đáp ứng nhu cầu về lương thực thực phẩm của mình thì con người đã khai thác từ đất khá dễ dàng và không gây ra những ảnh hưởng lớn đến đất đai. “Nhưng ngày nay, mật độ dân số ngày càng tăng, đặc biệt là ở các nước đang phát triển thì vấn đề đảm bảo lương thực cho sự gia tăng dân số đã trở thành sức ép ngày càng mạnh mẽ lên đất đai. Diện tích đất đai thích hợp cho sản xuất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, con người đã phải mở mang thêm diện tích đất nông nghiệp trên những vùng đất không thích hợp cho sản xuất, hậu quả đã ngây ra quá trình thoái hoá đất diễn ra một cách nghiêm trọng” (Smyth & Julian Dumaski, 1993) [19]. Tác động của con người đã làm cho độ phì nhiêu của đất ngày càng bị suy giảm và dẫn đến thoái hoá đất, lúc đó khó có thể phục hồi lại độ phì nhiêu của đất nếu muốn phục hồi lại thì cần phải chi phí rất lớn. Đất có những chức năng chính là: “Duy trì vòng tuần hoàn sinh hoá học và địa hoá học, phân phối nước, tích trữ và phân phối vật chất, mang tính đệm và phân phối năng lượng” (Dekimpe & Warkentin, 1998) [16], các chức năng trên của đất là những trợ giúp cần thiết cho các hệ sinh thái. Sử dụng đất đai một cách hiệu quả và bền vững luôn là mong muốn cho sự tồn tại và tương lai phát triển của con người. Vì vậy tìm kiếm những biện pháp sử dụng đất thích hợp, bền vững đã được nhiều nhà khoa học và các tổ chức quốc tế quan tâm. Thuật ngữ “sử dụng đất bền vững” (Sustainable land use) đã trở lên thông dụng trên thế giới như hiện nay. Nông nghiệp bền vững không có nghĩa là khước từ những kinh nghiệm truyền thống mà phối hợp, lồng ghép những sáng kiến mới từ các nhà khoa học, từ nông dân hoặc cả hai. Điều trở nên thông thường với những người nông dân, bền vững là việc sử dụng những công nghệ và thiết bị mới vừa được phát kiến, những mô hình canh tác tổng hợp để giảm giá thành đầu vào. Đó là những công nghệ về chăn nuôi động vật, những kiến thức về sinh thái để quản lý sâu hại và thiên địch (Cao Liêm và CTV, 1996) [10]. Theo Lê Văn Khoa, 1993 [8], để phát triển nông nghiệp bền vững cũng loại bỏ những ý nghĩ đơn giản rằng: Nông nghiệp, công nghiệp hoá sẽ đầu tư từ bên ngoài vào. Phạm Chí Thành, 1996 [12] cho rằng có 3 điều kiện để tạo nông nghiệp bền vững đó là công nghệ bảo tồn tài nguyên, những tổ chức từ bên ngoài và những tổ chức về các nhóm địa phương. Tác giả cho rằng xu thế phát triển nông nghiệp bền vững được các nước phát triển khởi xướng và hiện nay đã trở thành đối tượng mà nhiều nước nghiên cứu theo hướng kế thừa, chắt lọc cái tinh tuý của nền nông nghiệp chứ không chạy theo cái hiện đại để bác bỏ những cái thuộc về truyền thống. Trong nông nghiệp bền vững việc chọn cây gì, con gì trong một hệ sinh thái tương ứng không thể áp đặt theo ý muốn chủ quan mà phải điều tra nghiên cứu để hiểu biết tự nhiên. Không ai hiểu biết hệ sinh thái nông nghiệp ở một vùng bằng chính những người sinh ra và lớn lên ở đó. Vì vậy, xây dựng nông nghiệp bền vững nhất thiết cần phải có sự tham gia của người dân trong vùng nghiên cứu. Phát triển bền vững là việc quản lý và bảo tồn cơ sở tài nguyên tự nhiên, định hướng những thay đổi công nghệ thể chế theo một phương thức sao cho đạt đến sự thỏa mãn một cách liên tục nhu cầu của con người, của những thế hệ hôm nay và mai sau (FAO, 1976) [17]. Theo Festry “Sự phát triển nông nghiệp bền vững chính là sự bảo tồn đất, nước, các nguồn động thực vật, không bị suy thoái môi trường, sinh lợi kinh tế và chấp nhận được về mặt xã hội” (FAO, 1994) [18]. FAO đã đưa ra được những chỉ tiêu cụ thể cho nông nghiệp bền vững là: - Thỏa mãn nhu cầu dinh dưỡng cơ bản cho thế hệ về số lượng, chất lượng và các sản phẩm nông nghiệp khác. - Cung cấp lâu dài việc làm, đủ thu nhập và các điều kiện sống tốt cho những người trực tiếp làm nông nghiệp. - Duy trì và có thể tăng cường khả năng sản xuất của các cơ sở tài nguyên thiên nhiên, khả năng tái sản xuất của các tài nguyên tái tạo được không phá vỡ chức năng của các chu trình sinh thái cơ sở và cân bằng tự nhiên, không phá vỡ bản sắc văn hóa – xã hội của cộng đồng sống ở nông thôn hoặc không gây ô nhiễm môi trường. - Giảm thiểu khả năng bị tổn thương trong nông nghiệp, củng cố lòng tin cho nông dân. Những nguyên tắc được coi là trụ cột trong sử dụng đất đai bền vững và là những mục tiêu cần đạt được: “- Duy trì, nâng cao sản lượng (Hiệu quả sản xuất); - Giảm tối thiểu mức rủi ro trong sản xuất (An toàn); - Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và ngăn chặn sự thoái hóa đất, nước; - Có hiệu quả lâu dài; - Được xã hội chấp nhận” (Hội khoa học đất Việt Nam, 2000) [7] Thực tế nếu diễn ra đồng bộ với những mục tiêu trên thì khả năng bền vững sẽ đạt được, nếu chỉ đạt được một hay vài mục tiêu mà không phải tất cả thì khả năng bền vững chỉ mang tính bộ phận. Vận dụng các nguyên tắc đã nêu ở trên, ở Việt Nam một loại hình được coi là bền vững phải đạt được 3 yêu cầu: - Bền vững về kinh tế: Cây trồng cho năng suất cao, chất lượng tốt, được thị trường chấp nhận. - Bền vững về mặt xã hội: Nâng cao được đời sống nhân dân, thu hút được lao động, phù hợp với phong tục tập quán của người dân. - Bền vững về môi trường: Các loại hình sử dụng đất phải bảo vệ được độ màu mỡ của đất, ngăn chặn sự thoái hóa đất và bảo vệ môi trường sinh thái đất (Nguyễn Ngọc Nông và CS, 2007) [11]. Ba yêu cầu trên là để xem xét và đánh giá các loại hình sử dụng đất ở thời điểm hiện tại. Thông qua việc xem xét và đánh giá theo các yêu cầu trên để có những định hướng phát triển nông nghiệp ở từng vùng. Tóm lại: Đối với sản xuất nông nghiệp việc sử dụng đất bền vững chỉ đạt được trên cơ sở suy trì các chức năng chính của đất là đảm bảo khả năng sản xuất của cây trồng một cách ổn định, không làm suy giảm đối với tài nguyên đất đai theo thời gian và việc sử dụng đất không gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động sống của con người. 2.2.3. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên Thế giới và Việt Nam. 2.2.3.1. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới Tổng diện tích bề mặt của toàn thế giới là 510 triệu Km2 trong đó đại dương chiếm 361 triệu Km2 (71%), còn lại là diện tích lục địa chỉ chiếm 149 triệu Km2 (29%). Bắc bán cầu có diện tích lớn hơn nhiều so với Nam bán cầu. Toàn bộ quỹ đất có khả năng sản xuất nông nghiệp trên thế giới là 3.256 triệu ha, chiếm khoảng 22% tổng diện tích đất liền. Diện tích đất nông nghiệp trên thế giới được phân bố không đều: Châu Mỹ chiếm 35%, Châu Á chiếm 26%, Châu Âu chiếm 13%, Châu Phi chiếm 6%. Bình quân đất nông nghiệp trên thế giới là 12.000m2. Đất trồng trọt trên toàn thế giới mới đạt 1,5 tỷ chiếm 10,8% tổng diện tích đất đai, 46% đất có khả nẳng sản xuất nông nghiệp như vậy còn 54% đất có khả năng sản xuất nhưng chưa được khai thác. Diện tích đất đang canh tác trên thế giới chỉ chiếm 10% tổng diện tích đất tự nhiên (khoảng 1.500 triệu ha), được đánh giá là: - Đất có năng suất cao: 14% - Đất có năng suất trung bình: 28% - Đất có năng suất thấp: 58% Nguồn tài nguyên đất trên thế giới hàng năm luôn bị giảm, đặc biệt là đất nông nghiệp mất đi do chuyển sang mục đích sử dụng khác. Mặt khác dân số ngày càng tăng, theo ước tính mỗi năm dân số thế giới tăng từ 80 - 85 triệu người. Như vậy, với mức tăng này mỗi người cần phải có 0,2 – 0,4 ha đất nông nghiệp mới đủ lương thực, thực phẩm. Đứng trước những khó khăn rất lớn đó thì việc đánh giá hiệu quả sử dụng đất của đất nông nghiệp là hết sức cần thiết. 2.2.3.2. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam Việt Nam có tổng diện tích tự nhiên là 33.121,20 nghìn ha, trong đó đất nông nghiệp là 24.696 nghìn ha chiếm 74,56% tổng diện tích đất tự nhiên. Diện tích đất bình quân đầu người ở Việt Nam thuộc loại thấp nhất thế giới. Ngày nay với áp lực về dân số và tốc độ đô thị hóa kèm theo là những quá trình xói mòn rửa trôi bạc màu do mất rừng, mưa lớn,canh tác không hợp lý, chăn thả quá mức; quá trình chua hoá, mặn hóa, hoang mạc hoá, cát bay, đá lộ đầu, mất cân bằng dinh dưỡng...Tỷ lệ bón phân N : P : K trên thế giới là 100 : 33 : 17 còn ở Việt Nam là 100 : 29 : 7 thiếu lân và kali nghiêm trọng dẫn đến diện tích đất đai nước ta nói chung ngày càng giảm, đặc biệt là diện tích đất nông nghiệp. Tính theo bình quân đầu người thì diện tích đất tự nhiên giảm 26,7%, đất nông nghiệp giảm 21,5%. Vì vậy, vấn đề đảm bảo lương thực , thực phẩm trong khi diện tích đất nông nghiệp ngày càng giảm đang là một áp lực rất lớn. Do đó việc sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đất nông nghiệp càng trở nên quan trọng đối với nước ta. * Tình hình sử dụng đất đai của tỉnh Ninh Bình Tỉnh Ninh Bình thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ, nằm ở tọa độ địa lý 200 vĩ Bắc và 1060 kinh Đông với tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 804 Km2 chiếm 0,24% diện tích của cả nước. Với 80.400 ha diện tích đất tự nhiên, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 39.340 ha (Chiếm 48,93%), diện tích đất chuyên dùng là 9.085 ha (Chiếm 11,3%), diện tích đất ở là 5.081 ha (Chiếm 6,24%); Diện tích đất chưa sử dụng và sông suối, núi đá chiếm 23,30%. Là một tỉnh chủ yếu là sản xuất nông nghiệp còn gặp nhiều khó khăn trong sản xuất nên thu nhập của người dân thấp. Trong những năm ngần đây với tốc độ đô thị hóa diễn ra mạnh, đặc biệt là sự hình thành các khu công nghiệp đã làm cho diện tích đất nông nghiệp của toàn tỉnh bị thu hẹp. Vì vậy, việc đánh giá khả năng sử dụng của đất đai nhằm đưa ra được biện pháp và phương hướng sử dụng đất đai hợp lý, hiệu quả là rất cần thiết. Diện tích đất chưa sử dụng còn rất lớn, do đó cần có những biện pháp thích hợp khai thác phần diện tích này. Cần khuyến khích người dân thâm canh, luân canh tăng vụ, tăng hệ số sử dụng đất nhằm dần dần nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. 2.3. Hiệu quả và tính bền vững trong sử dụng đất 2.3.1. Khái quát về hiệu quả sử dụng đất Hiệu quả chính là kết quả như yêu cầu công việc mang lại. Do tính chất mâu thuẫn giữa nguồn tài nguyên hữu hạn với nhu cầu ngày càng cao của con người mà ta phải xem xét kết quả tạo ra như thế nào? Chi phí bỏ ra để tạo ra kết quả đó là bao nhiêu? Có đưa lại kết quả hữu ích không? Chính vì thế khi đánh giá hoạt động sản xuất không chỉ dừng lại ở việc đánh giá kết quả mà còn phải đánh giá chất lượng các hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra sản phẩm đó. Đánh giá chất lượng của hoạt động sản xuất kinh doanh cũng là một nội dung đánh giá hiệu quả. Để xác định bản chất và khái niệm hiệu quả cần xuất phát từ những luận điểm của Mac và những luận điểm lý thuyết hệ thống sau: - Thứ nhất: Bản chất của hiệu quả là thực hiện yêu cầu tiết kiệm thời gian, thể hiện trình độ sử dụng nguồn lực xã hội. C.Mác cho rằng quy luật tiết kiệm thời gian là quy luật có tầm quan trọng đặc biệt tồn tại trong nhiều phương thức sản xuất. Mọi hoạt động của con người đều tuân theo quy luật đó, nó quyết định động lực phát triển của lực lượng sản xuất, tạo điều kiện phát triển văn minh xã hội và nâng cao đời sống của con người qua mọi thời đại. - Thứ hai: Theo quan điểm của lý thuyết hệ thống thì nền sản xuất xã hội là một hệ thống các yếu tố sản xuất va các quan hệ vật chất hình thành giữa con người với con người trong quá trình sản xuất. Hệ thống sản xuất xã hội bao gồm trong nó các quá trình sản xuất, các phương tiện bảo tồn và tiếp tục đời sống xã hội, đáp ứng các nhu cầu xã hội, nhu cầu của con người là những yếu tố khách quan phản ánh mối quan hệ nhất định của con người đối với môi trường bên ngoài. Đó là quá trình trao đổi vật chất giữa sản xuất xã hội và môi trường. - Thứ ba: Hiệu quả kinh tế là mục tiêu nhưng không phải là mục tiêu cuối cùng mà là mục tiêu xuyên suốt mọi hoạt động kinh tế. Trong quy hoạch và quản lý kinh tế nói chung hiệu quả là quan hệ so sánh tối ưu giữa đầu vào và đầu ra, là lợi ích lớn hơn thu được với một chi phí nhất định, hoặc một kết quả nhất định với chi phí lớn hơn (Đỗ Thị Lan, Đỗ Anh Tài, 2007) [9]. Như vậy bản chất của hiệu quả được xem là: Việc đáp ứng nhu cầu của con người trong xã hội; việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và nguồn lực để phát triển bền vững. * Hiệu quả kinh tế Theo Cac Mác thì quy luật kinh tế đầu tiên trên cơ sở sản xuất tổng thể là quy luật tiết kiệm thời gian và phân phối có kế hoạch thời gian lao động theo các ngành sản xuất khác nhau. Theo nhà khoa học Samuelson Nodhuas “Hiệu quả có nghĩa là không lãng phí”. Nghiên cứu hiệu quả sản xuất phải xét đến chi phí cơ hội. “Hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội không thể tăng sản lượng hàng hóa khác” (Vũ Phương Thụy, 2000) [14]. Hiệu quả kinh tế là một chỉ tiêu so sánh mức độ tiết kiệm chi phí trong một đơn vị kết quả hữu ích và mức tăng kết quả hữu ích của hoạt động sản xuất vật chất trong một thời kỳ, góp phần làm tăng thêm lợi ích của xã hội. Hiệu quả kinh tế phải đạt được ba vấn đề sau: - Một là: Mọi hoạt động của con người đều phải tuân theo quy luật tiết kiệm thời gian - Hai là: Hiệu quả kinh tế phải được xem xét trên quan điểm lý thuyết hệ thống. - Ba là: Hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh tế bằng quá trình tăng cường nguồn lực sẵn có phục vụ cho lợi ích của con người. Hiệu quả kinh tế được hiểu là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết quả đạt được là phần giá trị thu được của sản phẩm đầu ra, lượng chi phí bỏ ra là phần giá trị của các nguồn lực đầu vào. Mối tương quan cần xét cả phần so sánh tuyệt đối và tương đối cũng như xem xét mối quan hệ chặt chẽ giữa hai đại lượng đó. Từ những vấn đề trên có thể kết luận rằng bản chất của phạm trù kinh tế sử dụng đất là: Với một diện tích nhất định sản xuất ra một khối lượng của cải vật chất nhiều nhất với một lượng chi phí về vật chất và lao động thấp nhất nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng vật chất về xã hội (Phạm Vân Đình và CS, 2001) [5]. * Hiệu quả xã hội Phản ánh mối tương quan giữa kết quả thu được về mặt xã hội mà sản xuất mang lại với các chi phí sản xuất xã hội bỏ ra. Loại hiệu quả này đánh giá chủ yếu về mặt xã hội do hoạt động sản xuất mang lại. “Hiệu quả về mặt xã hội sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu được xác định bằng khả năng tạo việc làm trên một diện tích đất nông nghiệp” (Nguyễn Duy Tính, 1995) [13]. * Hiệu quả môi trường “Hiệu quả môi trường là môi trường được sản sinh do tác động của sinh vật, hóa học, vật lý..., chịu ảnh hưởng tổng hợp của các yếu tố môi trường của các loại vật chất trong môi trường” (Viện nghiên cứu và phổ biến tri thức bách khoa, 1998) [15]. Một hoạt động sản xuất được coi là có hiệu quả khi không có những ảnh hưởng tác động xấu được coi là có hiệu quả khi không có những ảnh hưởng tác động xấu đến môi trường đất, nước, không khí, không làm ảnh hưởng tác động xấu đến môi trường sinh thái và đa dạng sinh học. Quan niệm về hiệu quả trong điều kiện hiện nay là phải thỏa mãn vấn đề tiết kiệm thời gian, tiết kiệm tài nguyên trong sản xuất, mang lại lợi ích xã hội và bảo vệ được môi trường. 2.3.2. Sự cần thiết phải đánh giá hiệu quả sử dụng đất “Thế giới đang sử dụng khoảng 1,5 tỷ ha đất cho sản xuất nông nghiệp. Tiềm năng đất nông nghiệp của thế giới khoảng 3 – 5 tỷ ha. Nhân loại đang làm hư hại đất nông nghiệp khoảng 1,4 tỷ ha đất và hiện nay có khoảng 6 – 7 triệu ha đất nông nghiệp bị bỏ hoang do xói mòn và thoái hóa. Để giải quyết nhu cầu về sản phẩm nông nghiệp, con người phải thâm canh, tăng vụ tăng năng suất cây trồng và mở rộng diện tích đất nông nghiệp” (FAO, 1976) [17]. Để nắm vững số lượng và chất lượng đất đai cần phải điều tra thành lập bản đồ đất, đánh giá phân hạng đất, điều tra hiện trạng, quy hoạch sử dụng đất hợp lý là điều rất quan trọng mà các quốc gia đặc biệt quan tâm nhằm ngăn chặn những suy thoái tài nguyên đât đai do sự thiếu hiểu biết của con người, đồng thời nhằm hướng dẫn về sử dụng đất và quản lý đất đai sao cho nguồn tài nguyên này được khai thác tốt nhất mà vẫn duy trì sản xuất trong tương lai. Phát triển nông nghiệp bền vững có tính chất quyết định trong sự phát triển chung của toàn xã hội. Điều cơ bản nhất của phát triển nông nghiệp bền vững là cải thiện chất lượng cuộc sống trong sự tiếp xúc đúng đắn về môi trường để giữ gìn tài nguyên cho thế hệ sau này. 2.3.3. Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng đất Trong quá trình sử dụng đất đau tiêu chuẩn cơ bản và tổng quát khi đánh giá hiệu quả là mức độ đáp ứng nhu cầu của xã hội và sự tiết kiệm lớn nhất về chi phí các nguồn tài nguyên, sự ổn đinh lâu dài của hiệu quả. Do đó tiêu chuẩn đánh giá việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên đất nông – lâm nghiệp là mức độ tăng thêm các kết quả sản xuất trong điều kiện nguồn lực hiện có hoặc mức độ tiết kiệm về chi phí các nguồn lực khi sản xuất ra một khối lượng nông – lâm sản nhất định. Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng đất là mức độ đạt được các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường (Đỗ Thị Lan, Đỗ Tài Anh, 2007) [9]. “Hiệu quả sử dụng đất có ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất nông – lâm nghiệp, đến môi trường sinh thái, đến đời sống người dân. Vì vậy, đánh giá hiệu quả sử dụng đất phải tuân theo quan điểm sử dụng đất bền vững hướng vào ba tiêu chuẩn chung là bền vững về kinh tế, bền vững về xã hội và bền vững về môi trường” (FAO, 1994) [18]. 2.4. Định hướng sử dụng đất nông nghiệp 2.4.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn trong đề xuất sử dụng đất - Truyền thống, kinh nghiệm và tập quán sử dụng đất lâu đời của nhân dân Việt Nam. - Những số liệu, tài liệu thống kê định kỳ về sử dụng đất (diện tích, năng suất, sản lượng), sự biến động và xu hướng phát triển. - Chiến lược phát triển của các ngành: Nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp, xây dựng, giao thông.... + Các dự án quy hoạch tổng thể kinh tế – xã hội của các vùng và địa phương. + Kết quả nghiên cứu tiềm năng đất đai về phân bố, sản lượng, chất lượng và khả năng sử dụng ở mức độ thích nghi của đất đai. + Trình độ phát triển khoa học kỹ thuật phục vụ cho sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao. + Tốc độ gia tăng dân số, dự báo dân số qua các thời kỳ. 2.4.2. Quan điểm nâng cao hiệu quả sử dụng đât nông nghiệp - Sử dụng đất phải gắn liền với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. - Khai thác sử dụng đất phải dựa trên cơ sở quy hoạch và lập kế hoạch sử dụng đất. “Quản lý đất đai thông qua quy hoạch và lập kế hoạch sử dụng đất đai vừa đảm bảo tính thống nhất của quản lý nhà nước về đất đai vừa tạo điều kiện để phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong việc sử dụng đất” (Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, 1999) [1]. - Khai thác sử dụng đất phải đạt hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường và tiến tới sự ổn định bền vững lâu dài. - Khai thác sử dụng đất phải gắn liền với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH – HĐH. - Khai thác sử dụng đất phải đảm bảo khai thác tối đa lợi thế so sánh, tiềm năng của từng vùng trên cơ sở kết hợp giữa chuyên môn hóa và đa dạng hóa sản phẩm và sản xuất hàng hóa. - Khai thác sử dụng đất phải đảm bảo ưu tiên trước hết cho mục tiêu đảm bảo an ninh lương thực của các nông hộ và địa phương. - Khai thác sử dụng đất phải dựa trên cơ sở kinh tế của nông hộ, nông trại phù hợp với trình độ dân trí, phong tục tập quán nhằm phát huy kiến thức bản địa và nội lực của địa phương. - Khai thác sử dụng đất phải phải đảm bảo ổn định về xã hội, an ninh quốc phòng. 2.4.3. Định hướng sử dụng đất Định hướng sử dụng đất nông nghiệp là xác đinh phương hướng sử dụng đất nông nghiệp theo điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế, điều kiện vật chất xã hội, thị trường…đặc biệt là mục tiêu, chủ trương chính sách của nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất và bảo vệ môi trường. Nói cách khác, định hướng sử dụng đất nông nghiệp là việc xác định một cơ cấu sản xuất nông nghiệp trong đó cơ cấu cây trồng, cơ cấu vật nuôi phù hợp với điều kiện sinh thái của vùng lãnh thổ. Trên cơ sở nghiên cứu hệ thống cây trồng và các mối quan hệ giữa chúng với môi trường để định hướng sử dụng đất phù hợp với điều kiện từng vùng. Các căn cứ để định hướng sử dụng đất: - Đặc điểm địa lý, thổ nhưỡng. - Tính chất đất hiện tại. - Dựa trên yêu cầu sinh thái của cây trồng, vật nuôi và các loại hình sử dụng đất. - Dựa trên các mô hình sử dụng đất phù hợp với yêu cầu sinh thái của cây trồng, vật nuôi và đạt hiệu quả sử dụng đất cao (Lựa chọn loại hình sử dụng đất tối ưu). - Điều kiện sử dụng đất, cải tạo đất bằng các biện pháp thủy lợi, phân bón và các tiến bộ khoa học kỹ thuật về canh tác. - Mục tiêu phát triển của vùng nghiên cứu trong những năm tiếp theo hoặc lâu dài. Để đưa ra hệ thống sử dụng để sản xuất nông nghiệp tối ưu, hiệu quả phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội của từng địa phương cũng như tận dụng và phát huy được tiềm năng của đất, nâng cao năng suất cây trồng, góp phần từng bước cải thiện đời sống của nhân dân là rất cần thiết. Đề tài “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất hướng sử dụng đất hiệu quả trên địa bàn huyện Kim Sơn – tỉnh Ninh Bình” không nằm ngoài mục tiêu trên. Phần 3 Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu Các loại hình sử dụng đất nông nghiệp 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu Các loại hình sử dụng đất (LUT) nông nghiệp trên địa bàn huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình. 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành - Địa điểm: Huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình - Thời gian tiến hành: Từ 09/01/2010 đến 09/05/2010. 3.3. Nội dung nghiên cứu - Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội. - Đánh giá hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp. - Đánh giá hiệu quả kinh tế – xã hội và môi trường của các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp. - Lựa chọn các loại hình sử dụng đất thích hợp theo nguyên tắc sử dụng bền vững. - Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của các loại hình sử dụng đất trong tương lai. 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Phương pháp điều tra số liệu thứ cấp - Thông tin, số liệu được thu thập từ các công trình khoa học và các nghiên cứu liên quan đến tình hình sử dụng đất của huyện thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng: Báo, tạp chí, Internet… 3.4.2. Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA) thông qua việc đi thực tế quan sát, phỏng vấn cán bộ và người dân địa phương để thu thập số liệu. 3.4.3. Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng của các loại hình sử dụng đất 3.4.3.1. Hiệu quả kinh tế - Tổng giá trị sản phẩm (T): T= p1.q1+p2.q2+…+pn.qn Trong đó: + q: Khối lượng của từng loại sản phẩm được sản xuất/ha/năm + p: Là giá của từng loại sản phẩm trên thị trường cùng thời điểm + T: Là tổng giá trị sản phẩm của 1ha đất canh tác/năm. - Thu nhập thuần (N): N = T - CSX Trong đó: + N: Thu nhập thuần túy của 1ha đất canh tác/ năm + CSX: Là chi phí sản xuất cho 1ha đất canh tác/năm - Hiệu quả sử dụng đồng vốn (H): H = N/ CSX - Giá trị ngày công lao động = N/số ngày công lao động/ha/năm 3.4.3.2. Hiệu quả xã hội - Giá trị ngày công lao động nông nghiệp - Thu nhập bình quân/ lao động nông nghiệp - Tỷ lệ giảm hộ đói nghèo. - Mức độ giải quyết công an việc làm và thu hút lao động. - Sản phẩm tiêu thụ trên thị trường. 3.4.3.3. Hiệu quả môi trường - Tỷ lệ che phủ - Khả năng bảo vệ và cải tạo đất. - Ý thức của người dân trong việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. 3.3.4. Phương pháp đánh giá tính bền vững - Bền vững về kinh tế: Cây trồng có năng suất cao, chất lượng tốt, được thị trường chấp nhận. - Bền vững về mặt xã hội: Nâng cao đời sống nhân dân, phù hợp với tập quán canh tác của người dân. - Bền vững về mặt môi trường: Các loại hình sử dụng đất phải bảo vệ độ màu mỡ của đất, ngăn chặn sự thoái hóa đất và bảo vệ môi trường sinh thái. 3.4.5. Phương pháp tính toán phân tích số liệu - Số liệu được kiểm tra, xử lý tính toán trên máy tính bằng phần mềm Mcrosoft office excell và máy tính tay. Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 4.1.1.1.Vị trí địa lý Huyện Kim Sơn là huyện nằm ở cực nam của tỉnh Ninh Bình, là huyện ven biển duy nhất của tỉnh, có tọa độ 9056’10’’ đến 20014’20’’ vĩ độ Bắc và 10601’45’’ đến 106010’10’’ kinh độ Đông. Huyện có hai thị trấn và 27 xã, trung tâm huyện là thị trấn Phát Diệm cách thành phố Ninh Bình 27km. - Phía Đông giáp với Sông Đáy, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định. - Phía Tây, Tây Nam giáp với Sông Càn và huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa. - Phía Bắc, Tây Bắc giáp với huyện Yên Khánh và huyện Yên Mô. - Phía Nam giáp với biển với chiều dài đường bờ biển dài gần 18km. Huyện Kim Sơn là vùng đất ra đời từ công cuộc khai khẩn vùng bãi biển đầy lau sậy và sú vẹt dưới sự điều hành và tổ chức của Doanh Điền sứ Nguyễn Công Trứ năm 1829. Là vùng đất nằm giữa hai dòng sông là Sông Càn và Sông Đáy, ngoài ra còn giáp với Bển Đông. Hàng năm tốc độ bồi tụ ra biển từ 80 -100m. Hơn nữa, trên địa bàn có tuyến đường giao thông chính chạy qua đó là tuyến đường quốc lộ 10, nối liền giao thông với các huyện trong tỉnh và các huyện ngoại tỉnh, ngoài ra còn rất nhiều tuyến đường giao thông quan trọng khác. Qua đây, ta có thể thấy huyện có rất nhiều lợi thế và tiềm năng để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. 4.1.1.2. Địa hình, địa mạo Nhìn chung địa hình của huyện Kim Sơn là tương đối thấp, có xu hướng thoái dần từ Bắc xuống Nam, từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Phần lớn địa hình của huyện có độ cao trung bình khoảng 1,5m so với mực nước biển và vì gần biển nên địa hình của huyện chủ yếu là vàn và vàn thấp, trũng nên thường hay bị gập úng. 4.1.1.3. Điều kiện khí hậu Khí hậu của huyệnKim Sơn nằm trong hệ khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh và khô, mùa hè nóng ẩm mưa nhiều. Chế độ nhiệt được phân hóa ra hai mùa rõ rệt là mùa đông và mùa hạ, nhịp điệu khí hậu của vùng được thể hiện cụ thể như sau: - Mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 10 hàng năm (trùng với mùa hè), chiếm 70% lượng mưa hàng năm của khu vực trong đó mùa mưa chủ yếu tập trung vào tháng 8 và tháng 9 còn lại thất thường vào tháng 6 và tháng 10 (do ảnh hưởng do bão mang lại). Lượng mưa trung bình khoảng 1658mm, riêng tháng 8 và tháng 9 là 347 - 395mm/tháng có lúc mưa rất lớn lượng mưa vào khoảng 1149 mm/tháng, trong khi đó mùa khô chỉ đạt 208 mm/tháng (tháng 11 và tháng 4 năm sau). - Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 hoặc tháng 4 năm sau (trùng với mùa đông) trong đó mùa khô hạn tập trung vào tháng 3 hoặc tháng 4. - Độ ẩm bình quân tương đối đạt 86% trung bình trong năm, trong đó nhỏ nhất là tháng 7, tháng 9 đạt 82%/ tháng và lớn nhất là tháng 2, tháng 4 đạt 90%/tháng. - Tổng số giờ nắng cả năm là 1927 giờ, tháng số có giờ nắng trung bình cao nhất là tháng 7 với 217 giờ, còn lại là tháng 8 là 174 giờ, tháng 9 là 168 giờ, tháng có giờ nắng trung bình thấp nhất là tháng 3 với 85 giờ nắng. Nhìn chung điều kiện khí hậu có ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng trên địa bàn và ảnh hưởng mạnh mẽ tới cơ cấu mùa vụ, năng suất cây trồng vật nuôi trong huyện. Bảng 4.1. Một số đặc trưng khí hậu của vùng năm 2009 TT Đặc trung khí hậu của vùng Đơn vị Trị số ở vùng nghiên cứu 1 Vận tốc gió Trung bình m/s 3,8 2 Nhiệt độ không khí Trung bình năm Trung bình tháng giêng Trung bình tháng bảy oC 23,2 16,5 29,0 3 Nhịp điệu mùa Mùa Đông Mùa Hè ngày/tháng 4/tháng 12-20/tháng 3 2/tháng 5-16/tháng 10 4 Biên độ nhiệt độ trong ngày Trung bình năm Nhỏ nhất Lớn nhất oC 5,0 4,5/tháng 3 6,4/tháng 11 5 Nhiệt độ mặt đất Trung bình năm oC 26 6 Lượng mưa Mùa mưa nhiều Các tháng mưa lớn Các tháng mưa ít mm mm/tháng mm/tháng 1658 347/tháng 8-395/tháng 9 208/tháng 3-tháng 11 7 Độ ẩm không khí Trung bình năm Nhỏ nhất Lớn nhất % %/tháng %tháng 86 82/tháng 7, 9 90/tháng 2,4 8 Tổng giờ nắng Trong mùa mưa Trong tháng 7 Trong tháng 8 Trong tháng 9 Giờ 1120 217 174 168 9 Tổng lượng bốc hơi Đông xuân: + Nhỏ nhất + Lớn nhất Hè thu: + Nhỏ nhất + Lớn nhất mm/tháng 302/tháng 11 – 4 35/tháng 3 61/tháng 11 487/tháng 5 - 10 72/tháng 5 - 9 94/tháng 7 (Nguồn: Trung tâm khí tượng thuỷ văn tỉnh Ninh Bình) 4.1.1.4. Tài nguyên đất Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Kim Sơn là 21.327,48 ha, trong đó đất bãi bồi ven biển của huyện chiếm 6.601,73 ha (30,95%) đất đai của toàn huyện. Huyện Kim Sơn hình thành do quá trình bồi đắp phù sa sông Đáy (trong đó là 30% lượng phù sa của sông Hồng) trên nền biển nông và phù sa bồi đắp của sông Càn, sông Vạc nên thành phần đất đai của huyện tương đối phong phú và đa dạng thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp. 4.1.1.5. Chế độ thủy văn, nguồn nước * Chế độ thủy văn Chế độ thuỷ văn của huyện là chế độ thuỷ văn biển Đông và thuỷ văn cửa sông. Chế độ thuỷ văn cửa sông chịu ảnh hưởng lớn nhất là cửa sông Đáy, một trong những cửa sông quan trọng của hệ thống sông Hồng, đóng vai trò quan trọng trong vận tải nước và bùn cát từ đất liền ra biển Đông (khoảng 23% lượng nước lũ và bùn cát của sông Hồng). Về chế độ thuỷ văn biển, dao động mực nước phát sinh do nhiều yếu tố như: Thiên văn, thay đổi trường gió, trường khí áp, lũ, bão... Chế độ thuỷ triều của vùng biển Kim Sơn là chế độ nhật triều không đều, với biên độ lớn nhất có thể đạt là 2,0 - 2,5 m, trung bình là 1,4 m. Trong tháng có 2 kỳ con nước lớn, mỗi kỳ kéo dài từ 8 - 9 ngày, với biên độ dao động từ 1,5 - 2,2 m. Giữa 2 kỳ nước lớn là kỳ nước kém kéo dài 5 - 6 ngày với biên độ dao động 0,5 - 1,3 m Hàng năm có 2 - 3 trận bão đổ bộ trực tiếp và 4 - 5 trận bão khác ảnh hưởng đến vùng này. Tốc độ gió trong bão đạt từ cấp 7 đến cấp 12 đôi khi đạt trên cấp 12 với hướng di chuyển của tâm bão là Tây và Tây Tây Bắc. Đặc điểm này cũng ảnh hưởng đến điều kiện nước biển ven bờ dâng hoặc rút đối với vùng. * Nguồn nước Huyện Kim Sơn nằm giữa 2 con sông: sông Đáy và sông Càn. Ngoài ra, trong vùng còn có một số hệ thống kênh mương nội đồng, nhưng chưa đồng bộ. - Sông Đáy: Chiều dài sông Đáy khoảng 240 km, diện tích tập trung nước của sông Đáy là 5.800 km2, trong đó diện tích vùng đồng bằng là 2.500 km2, chiếm 45% tổng diện tích lưu vực. Sau khi có đập Đáy, sông Đáy chỉ nhận nước của sông Hồng qua cửa Hát Môn trong những ngày phân lũ. Vì vậy, nguồn nước cung cấp chủ yếu cho sông Đáy là do các sông nhỏ như sông Tích, sông Thanh Hà, sông Hoàng Long và sông Nam Định. - Sông Càn: Bắt nguồn từ miền rừng núi Thanh Hoá và chảy qua rất nhiều vùng dân cư, chiều dài sông Càn trên địa bàn tỉnh Ninh Bình là 39,5 km. - Hệ thống sông nội địa: Sông Vạc và sông Ghềnh là nguồn tiếp nước chính cho sông Cà Mau dẫn nước ra vùng Bình Minh. Nguồn nước này cung cấp cho người dân trong vùng, đồng thời cũng là nơi nhận nước thải của các khu dân cư trong vùng đưa xuống. - Nước ngầm: Tầng chứa nước ngầm của vùng bãi bồi có độ sâu từ vài mét đến vài trăm mét. Đây là tầng chứa nước áp lực, với cột nước áp lực cách nóc tầng chứa nước từ vài mét đến vài chục mét, độ sâu của cột nước tăng dần từ trong ra đến ngoài mép bờ biển. Nguồn nước ngầm này phụ thuộc vào nước mưa và nước sông theo mùa. 4.1.1.6. Tài nguyên nhân văn Huyện Kim Sơn là huyện có bề dày lịch sử hình thành và phát triển, có nhiều di tích lịch sử văn hóa truyền thống như: Nhà thờ Phát Diệm là một công trình kiến trúc nổi tiếng xây dựng tư năm 1875 và hoàn thành vào năm 1889, đền thờ cụ Nguyễn Công Trứ, Chùa Đồng Đắc,…Dân cư ở đây mang nét đặc trưng của vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ, dân cư sống quần tụ, tập trung theo kiểu làng, thôn, xóm và mang những đặc trưng cơ bản đó là truyền thống yêu nước, cần cù chịu khó lao động, tự hào dân tộc, dũng cảm mưu trí trong chiến đấu, lạc quan yêu đời, coi trọng giá trị văn hóa tinh thần…Đây là truyền thống quý báu giúp nhân dân huyện Kim Sơn nói riêng và nhân dân Ninh Bình nói chung phấn đấu vì thực hiện mục tiêu chung của đất nước là: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. 4.1.1.7. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên huyện Kim Sơn * Thuận lợi - Huyện có vị trí giao lưu thuận tiện với các huyện trong địa bàn tỉnh và các huyện thuộc tỉnh bạn thông qua hệ thống giao thông đường bộ và đường thủy tạo điều kiện phát triển kinh tế, tiếp thu trao đổi văn hoá. - Được hình thành do quá trình bồi đắp phù sa, hệ thống sông ngòi dày đặc cộng thêm việc đa dạng về thực vật nên đất đai của huyện rất màu mỡ giúp cho phát triển mạnh về nông nghiệp với đa dạng các loại cây trồng vật nuôi. - Là huyện giáp biển nên thuận tiện cho việc phát triển nuôi trồng thủy sản nước ngọt, nước lợ, hải sản. - Nguồn nước thuận tiện cho việc chủ động tưới tiêu cho diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn huyện. * Khó khăn - Mưa lớn tập trung vào các tháng mùa mưa gây gập úng ảnh hưởng lớn đến đời sống đời sống sinh hoạt và hoạt động sản xuất của nhân dân - Về mùa đông nhiệt độ xuống thấp, thường xuyên xuất hiện sương muối ảnh hưởng rất lớn đến năng suất cây trồng, thời vụ và làm cho cây chậm phát triển -Thiên tai thường xuyên xảy ra, đặc biệt là bão lũ hầu như năm nào nhân dân trong huyện cũng phải gánh chịu, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của nhân dân. - Đất đai manh mún, nhỏ lẻ gây khó khăn cho việc áp dụng ký thuật khoa học vào trong sản xuất. 4.1.2. Điều kiện kinh tế – xã hội 4.1.2.1. Tình hình dân số và lao động Theo số liệu của phòng Thống kê huyện Kim Sơn thì dân số bình quân của huyện là 172.231 người, tốc độ tăng trong 3 năm (2007 - 2009) là 0,08%. Dân số trong độ tuổi lao động năm 2009 là 99.520 người, chiếm 57,73%. Do vậy, nhu cầu về công việc làm nâng cao, ổn định thu nhập đang là vấn đề lớn cần có những biện pháp giải quyết. Kim Sơn là một vùng nông thôn cũng như bao vùng nông thôn khác trong cả nước lực lượng lao động dồi dào, cần cù sáng tạo, nhưng lực lượng lao động còn ở mức thấp nên ảnh hưởng rất lớn đến việc tiếp cận các tiến bộ khoa học kỹ thuật và đưa chúng vào sản xuất nên hiệu quả về sản xuất chưa cao. Trong những năm gần đây, Nhà nước đã có những chính sách phát triển tạo công ăn việc làm cho nhân dân như: Chính sách phát triển làng nghề, chính sách miễn giảm thuế nông nghiệp.... đã tạo cho họ có thu nhập, cuộc sống ổn định hơn và lòng tin của nhân dân vào Đảng và Nhà nước cũng được nâng cao. Bảng 4.2. Tình hình dân số và lao động của huyện Kim Sơn giai đoạn 2007-2009 Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Tốc độ phát triển (%) SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) 08/07 09/08 BQ I. Tổng dân số 172116 100,00 172178 100,00 172399 100,00 100,03 100,13 100,08 1. Tổng số hộ 39076 39348 39452 100,69 100,26 100,47 2. Tổng LĐ trong độ tuổi 95567 55,52 97144 56,42 99520 57,73 101,65 102,44 102,04 3. LĐ ngoài độ tuổi 2583 1,50 3394 1,97 3687 2,14 101,65 108,63 120,01 4. Tổng lao động 98150 57,03 100538 58,39 103207 59,87 101,65 102,65 102,54 - LĐ nông nghiệp 54530 55,56 55720 55,42 50207 48,65 101,65 90,10 96,14 - LĐ NTTS 2756 2,80 3596 3,58 3767 3,65 101,65 104,75 117,61 - LĐ TM - DV 3266 3,33 3449 3,43 4767 4,62 101,65 138,21 121,90 - LĐ khác 37598 38,31 37773 37,57 44466 43,08 101,65 117,72 109,09 II. Các chỉ tiêu BQ 1. BQ DS (người/km2) 807,11 807,40 808,44 100,03 100,13 100,08 2. BQ khẩu/hộ 4,40 4,37 4,87 99,32 111,44 105,38 3. BQLĐ trong độ tuổi/hộ 2,44 2,47 2,52 101,23 102,02 101,62 (Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện) Hình 4.1. Biểu đồ lao động huyện Kim Sơn qua 3 năm 2007- 2009 Qua hình 4.1 ta thấy: Lao động của huyện tương đối dồi dào, tuy nhiên lao động chủ yếu là lao động phổ thông, trình độ chưa cao do đó vấn đề giải quyết việc làm và đào tạo lao động là rất cần thiết. Hiện tại lao động có thời gian nông nhàn rất nhiều, trong thời gian tới cần mở mang các ngành nghề phụ cũng như tận dụng triệt để quỹ đất hiện có, thâm canh, tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cây trồng vật nuôi…để thu hút lao động nhàn rỗi trong nông nghiệp nhằm tăng thu nhập và từng bước nâng cao đời sống của nhân dân trong huyện. 4.1.2.2. Cơ sở hạ tầng của huyện * Hệ thống giao thông của huyện Toàn huyện có 948,97 km đường giao thông, trong đó Trung ương và tỉnh quản lý là 15,9 km, đây là quốc lộ 10 lối liền các tỉnh từ Quảng Ninh tới tỉnh Thanh Hoá và đi qua địa bàn huyện Kim Sơn, huyện quản lý 42 km, còn lại do xã quản lý, trong đó: 435, 46 km đường xã, còn lại 455,61 km là đường xóm. Ngoài ra còn 249,91 km đường ra đồng. Hệ thống giao thông của huyện được cứng hoá dần qua các năm bằng đổ bê tông hoặc từ đường đất được đổ đá cấp phối thuận tiện cho việc vận chuyển nông sản từ ngoài đồng về và vận chuyển hàng hoá giao lưu hàng hoá với các huyện lân cận trong tỉnh và ngoài tỉnh. *Hệ thống thuỷ lợi Hệ thống các công trình thuỷ lợi huyện Kim Sơn được kiên cố hoá còn ít, chỉ chiếm 9,29%, còn lại là kênh đất. Do đặc điểm của Kim Sơn là huyện ven biển nên trước đây việc điều tiết nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp chủ yếu là dựa vào thuỷ triều. Trong những năm gần đây do sự thay đổi khắt khe của thời tiết nên đã ảnh hưởng nhiều đến sản xuất nông nghiệp, hiện nay sản xuất nông nghiệp trong huyện đang chuyển đổi để đa dạng hóa cây trồng và đòi hỏi tính chủ động trong việc điều tiết nước cao nên tỉnh, huyện đã chủ trương đầu tư xây dựng thêm nhiều trạm bơm, cống, kênh mới để có thể chủ động trong điều tiết nước phục vụ sản xuất nông nghiệp được tốt hơn. Tuy nhiên, hệ thống kênh đất còn quá nhiều chiếm 70,71%. Hệ thống kênh này dễ bị sạt lở, thẩm thấu nhiều không đảm bảo kỹ thuật. Nên để đảm bảo phục vụ tốt cho ngành sản xuất nông nghiệp thì ngành Thuỷ lợi cần phải được đầu tư nâng cấp trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật nhằm ngày càng đảm bảo tốt hơn cho nhu cầu tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân trong huyện. * Cơ sở y tế, vệ sinh môi trường Trên địa bàn huyện 100% các xã, thị trấn đều có trạm y tế đảm bảo đủ điều kiện khám và chữa bệnh cho nhân dân. Huyện có 1 bệnh viện lớn tại trung tâm với quy mô 150 giường bệnh và 2 phòng khám tiểu khu (khu 1 và khu 4). Trong huyện có 1 xe ô tô trở rác từ huyện lên bãi Tam Diệp để đổ và nhiều xe đẩy rác bằng tay, ở các trung tâm khu đông người như thị trấn, thị tứ đều có đội ngũ công nhân làm công tác vệ sinh môi trường. Toàn huyện có 9 xã, thị trấn được dùng nước sạch phục vụ thiết thực cho nhu cầu sinh hoạt, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. * Giáo dục và đào tạo Huyện có 56 trường học, trong đó có 30 trường tiểu học, 27 trường trung học cơ sở và 3 trường phổ thông trung học. Ngoài ra, huyện còn có 1 trung tâm giáo dục thường xuyên với 6.215 học sinh. Tất cả các xã đều có trường mầm non, có xã có tới 3 cơ sở mầm non (do địa bàn rộng). 4.1.2.3. Tình hình phát triển kinh tế của huyện Kim Sơn Tình hình phát triển kinh tế trên địa bàn huyện đang có xu hướng tăng. Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn huyện tăng, năm 2008 tổng giá trị là 983.071 triệu đồng, tăng so với năm 2007 là 14,50% và năm 2009 tổng giá trị là 1097206 triệu đồng, tăng so với 2008 là 11,62%. Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân là 6,95%. Trong những năm qua diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn huyện có giảm do chuyển sang một số mục đích khác như đất ở, chuyên dùng (cụ thể trong năm 2009 giảm 0,49%)… nhưng giá trị của ngành nông nghiệp vẫn tăng nguyên nhân là có sự cố gắng của các cấp các ngành và toàn thể nhân dân trong huyện đã nắm bắt áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, các loại cây giống và vật nuôi có giá trị năng suất cao, phù hợp với đồng ruộng và điều kiện tự nhiên của vùng. Chăn nuôi phát triển tốt và khá ổn định, năm 2009 giá trị chăn nuôi chiếm 25,99% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp, tạo công ăn việc làm cho nông dân lúc nhàn rỗi và góp phần ổn định nguồn thực phẩm trên địa bàn huyện và cung cấp ra thị trường các huyện, tỉnh khác. Nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt là NTTS ven biển là một trong những hướng phát triển kinh tế quan trọng của huyện nhằm khai thác hết tiềm năng thế mạnh của mình. Công tác bảo vệ, khoanh nuôi, trồng rừng đạt kết quả khả quan, hình thành nhiều mô hình kinh tế trang trại làm ăn đạt hiệu quả tốt. Tiếp tục chăm sóc bảo vệ diện tích rừng hiện có và có kế hoạch trồng thêm nhiều diện tích rừng mới (tuỳ thuộc vào cao trình của bãi theo các năm mà có kế hoạch trồng rừng cụ thể) để phòng chống thiên tai, bảo vệ bờ biển. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng cơ bản đạt ở mức tăng trưởng khá cao. Tổng giá trị năm 2009 đạt 309.129 triệu đồng, so với năm 2008 tăng là 23,21%. Thương mại - dịch vụ của huyện trong những năm qua có nhiều bước phát triển, giá trị thương mại dịch vụ đều tăng. Trên địa bàn huyện có nhà thờ đá Phát Diệm, một di tích lịch sử, một điểm đến của rất nhiều du khách trong và ngoài nước. Huyện còn có hơn 20 làng nghề mỹ nghệ thủ công truyền thống, đây cũng là điểm đến của nhiều du khách. Huyện phối hợp với Chi cục phát triển nông thôn tỉnh mở các lớp tập huấn về nghề thủ công mỹ nghệ và khuyến khích đầu tư xây dựng nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh nghề thủ công nhằm tạo công ăn việc làm và thu nhập cho nhân dân, đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. Bảng 4.3. Tình hình phát triển kinh tế huyện Kim Sơn năm 2007 - 2009 Chỉ tiêu ĐVT 2007 2008 2009 Tốc độ phát triển (%) 08/07 09/08 BQ I. Tổng giá trị sản xuất Tr.đ 858565 983017 1097206 114,50 111,62 113,06 1. Nông nghiệp Tr.đ 538175 578368 615537 98,12 116,45 107,28 3. Công nghiệp Tr.đ 203616 248969 309129 122,27 124,16 123,21 4. Dịch vụ Tr.đ 116774 155680 172540 133,32 110,83 122,08 II. Một số chỉ tiêu khối lượng SP 1.Tổng SL lương thực Tấn 99549 85044 85072 85,43 100,03 92,37 2. Tổng sản lượng thuỷ sản Tấn 6126 6304 6446 102,90 102,25 102,57 3. Tổng sản lượng thịt hơi ( gia súc, gia cầm) Tấn 4180 4567 4517 109,26 98,90 104,08 III. Một số chỉ tiêu phát triển - Lương thực BQ đầu người Kg 578,38 493,93 493,46 85,40 99,90 92,65 - Thu nhập BQ đầu người Tr.đ 7,50 7,50 8,00 100 106,66 103,34 (Nguồn: Phòng Thống kê huyện) Tóm lại, qua các chỉ tiêu phát triển cho thấy kinh tế của huyện Kim Sơn liên tục tăng qua các năm. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện tương đối cao và sự dịch chuyển kinh tế của huyện theo chiều ngày càng phát triển theo hướng CNH - HĐH. Nhiều khu cụm công nghiệp, khu tiểu thủ công nghiệp được xây dựng trên địa bàn, nhiều ngành nghề được mở rộng, các ngành nghề truyền thống được khôi phục. Nhìn chung nền kinh tế của huyện đang trên đà phát triển, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Tuy vậy, quá trình phát triển trong những năm trước mắt của huyện đòi hởi cán bộ và nhân dân huyện Kim Sơn phải cố gắng lỗ lực nhiều hơn nữa. 4.1.2.4. Đánh giá chung về điều kiện kinh tế – xã hội của huyện Kim Sơn. * Thuận lợi - Có nguồn lao động dồi dào là yếu tố quan trọng để thúc đây kinh tế phát triển của huyện. - Địa hình, đất đai thuận lợi cho sự phát triển sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa. - Có hệ thống giao thông thuận tiện cho việc giao lưu trao đổi hàng hóa với các tỉnh lân cận - Hệ thống thủy lợi đảm bảo chủ động cho việc chủ động tưới tiêu cho diện tích đất nông nghiệp trong toàn huyện - Chính sách xã hội của tỉnh, huyện, Nhà nước đều ưu tiên đầu tư phát triển vùng kinh tế mới cũng như thu hút nhiều thành phần xã hội vào đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, các dự án làm kinh tế trong vùng cho nên tạo điều kiện tốt cho việc phát triển toàn diện đời sống kinh tế xã hội trong huyện. * Khó khăn - Việc tuyên truyền các chính sách pháp luật của nhà nước chưa thật sự sâu rộng, quản lý còn lỏng lẻo, sự hiểu biết và ý thức của người dân về chính sách pháp luật của nhà nước còn yếu kém nên trong vùng việc tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất vẫn thường xuyên xảy ra. - Việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, hệ thống thủy lợi, xây dựng đồng ruộng còn tiến hành chậm, chưa đồng bộ cho nên việc sản xuất của vùng còn phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên, phương thức cho thuê đất, thời hạn cho thuê đất sản xuất quá ngắn nên sự đầu tư cho sản xuất của nhân dân thiếu yên tâm. - Khả năng tiếp cận các công nghệ sản xuất mới của nhân dân còn nhiều hạn chế, trong khi đó đội ngũ cán bộ kỹ thuật còn mỏng và hạn chế về trình độ, dẫn đến hiệu quả và năng suất lao động thấp. -Công tác dịch vụ sản xuất trong vùng vẫn chưa tổ chức tốt, thiếu nguồn giống, nhiều khi nguồn giống đưa từ nơi khác về lại không phù hợp với điều kiện tự nhiên trong vùng - Tron sản xuất nhân dân chưa quan tâm đến những ảnh hưởng về xã hội và môi trường do sử dụng đất mang lại mà chỉ quan tâm đến hiệu quả kinh tế. - Giá thành sản phẩm nông nghiệp còn thấp, thị trường tiêu thụ không ổn định. 4.2. Hiện trạng sử dụng đất đai của huyện Kim Sơn 4.2.1. Tình hình sử dụng đất vào các mục đích Huyện Kim Sơn là huyện nằm ở cực nam của tỉnh Ninh Bình, là huyện ven biển duy nhất của tỉnh, có tọa độ 9056’10’’ đến 20014’20’’ vĩ độ Bắc và 10601’45’’ đến 106010’10’’ kinh độ Đông. Với tổng diện tích tự nhiên 21327,48 ha và dân số là 172399 người mật độ dân số là 808 người/km2. Cơ cấu sử dụng đất của huyện thể hiện qua biểu đồ sau: Hình 4.2. Cơ cấu sử dụng đất huyện Kim Sơn năm 2009 Qua bảng 4.4 ta thấy: Diện tích đất nông nghiệp là 13569.49 (Chiếm 63,624% tổng diện tích tự nhiên) trong đó đất sản xuất nông nghiệp là 9590,02 ha; đất lâm nghiệp là 791,79 ha; đất nuôi trồng thủy sản là 3181,15 ha; đất nông nghiệp khác là 6,53 ha. Trong 9590,02 ha đất sản xuất nông nghiệp đất trồng cây hàng năm có diện tích là 9314,54 ha chủ yếu là trồng lúa với diện tích 8239,61 ha còn lại là đất trồng cây hàng năm khác với diện tích 1074,93. Đất phi nông nghiệp với diện tích là 5337,85 ha chỉ chiếm 25,197 % tổng diện tích đất tự nhiên của huyện trong đó đất ở có diện tích là 927,01 ha; đất chuyên dùng có diện tích là 3076,91 ha; đất tôn giáo, tín ngưỡng có diện tích 53,09 ha; đất nghĩa trang, nghĩa địa có diện tích 314,21 ha; đất sông suối và mặt nước chuyên dùng có diện tích 1002,37 ha; đất phi nông nghiệp khác có diện tích 0,26 ha. Đất chưa sử dụng có diện tích 2384,14 ha chiếm 11,179% diện tích tự nhiên của huyện trong đó đất bằng chưa sử dụng là 2377,99 ha còn lại là núi đá không có rừng cây có diện tích 6,15 ha. Đất chưa sử dụng có diện tích khá lớn chủ yếu là đất bằng chưa sử dụng. Mặc dù huyện có nhiều biện pháp để đưa diện tích này vào sử dụng nhưng năm 2009 mới chỉ khai thác được 11,24ha chiếm 0,471% diện tích đất chưa sử dụng. Vì vậy, huyện cần có những biện pháp khai thác triệt để quỹ đất hiện có, đặc biệt là phần diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng trong thời gian ngắn nhất. Bảng 4.4: Tình hình sử dụng đất của huyện Kim Sơn năm 2009 TT Mục đích sử dụng đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích tự nhiên 21327,48 100 1 Đất nông nghiệp 13569,49 63,62 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 9590,02 44,97 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 9314,54 43,67 1.1.1.1 Đất trồng lúa 8239,61 38,63 1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác 1074,93 5,04 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 275,48 1,29 1.2 Đất lâm nghiệp 791,79 3,71 1.2.2 Đất rừng phòng hộ 791,79 3,71 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 3181,15 14,92 1.4 Đất nông nghiệp khác 6,53 0,03 2 Đất phi nông nghiệp 5373,85 25,20 2.1 Đất ở 927,01 4,35 2.1.1 Đất ở tại nông thôn 868,09 4,07 2.1.2 Đất ở tại đô thị 58,92 0,28 2.2 Đất chuyên dùng 3076,91 14,43 2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 24,09 0,11 2.2.2 Đất quốc phòng 37,48 0,18 2.2.3 Đất an ninh 0,42 0,002 2.2.4 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp 168,21 0,79 2.2.5 Đất có mục đích công cộng 2846,71 13,35 2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 53,09 0,25 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 314,21 1,47 2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 1002,37 4,70 2.6 Đất phi nông nghiệp khác 0,26 0,001 3 Đất chưa sử dụng 2384,14 11,18 3.1 Đất bằng chưa sử dụng 2377,99 11,15 3.3 Núi đá không có rừng cây 6,15 0,03 (Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Kim Sơn) 4.2.2. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp ở huyện Kim Sơn Kim Sơn là một huyện có nền kinh tế nông ngiệp vì vậy sử dụng đất nông nghiệp hợp lý, hiệu quả kết hợp với các biện pháp bảo vệ đất là rất quan trọng nhằm duy trì sức sản xuất của đất cho tương lai. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của huyện Kim Sơn được thể hiện qua bảng 4.5 Bảng 4.5: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của huyện Kim Sơn năm 2009 TT Mục đích sử dụng đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%) 1 Đất nông nghiệp 13569,49 100,00 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 9590,02 70,67 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 9314,54 1.1.1.1 Đất trồng lúa 8239,61 1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác 1074,93 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 275,48 1.2 Đất lâm nghiệp 791,79 5,83 1.2.1 Đất rừng phòng hộ 791,79 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 3181,15 23,45 1.4 Đất nông nghiệp khác 6,53 0,05 (Nguồn phòng Tài nguyên và Môi trường) Qua bảng 4.5 ta thấy trong 13569,49 ha đất nông nghiệp thì có 9590,02 ha diện tích đất sản xuất nông nghiệp chiếm 70,67% diện tích đất nông nghiệp; Đất lâm nghiệp mà chủ yếu là đất rừng phòng hộ (Rừng ngập mặn) có diện tích 791,79 ha chiếm 5,83% diện tích đất nông nghiệp; Đất nuôi trồng thủy sản có diện tích diện tích 3181,15 ha chiếm 23,45% diện tích đất nông nghiệp, diện tích còn lại là diện tích đất nông nghiệp khác 6,53 ha chiếm 0,05% diện tích đất nông nghiệp. Hiện nay đất trồng cây hàng năm khác đang được nhân dân sử dụng để trồng màu và các loại cây công nghiệp ngắn ngày, hiệu quả kinh tế của các loại cây này đã được nâng lên do nhân dân trong huyện đã áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất, đặc biệt là sử dụng các loại giống cây trồng cho năng suất cao, ổn định, chống chịu được sâu bệnh. Đất trồng cây lâu năm có diện tích 275,48 ha, diện tích này chủ yếu là trồng các loại cây như vải, xoài, đu đủ... Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp của huyện Kim Sơn thể hiện ở biểu đồ sau: Hình 4.3. Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp huyện Kim Sơn năm 2009 4.3. Các loại hình sử dụng đất nông nghiệp của huyện Kim Sơn 4.3.1. Các loại hình sử dụng đất của huyện Kim Sơn. Theo FAO: Loại hình sử dụng đất (LUT) là bức tranh mô tả thực trạng sử dụng đất của một vùng đất với những phương thức quản lý sản xuất trong các điều kiện kinh tế – xã hội và kỹ thuật được xác định. Để xác định các loại hình sử dụng đất trên địa bàn huyện Kim Sơn chúng tôi đã tiến hành điều tra nông hộ bằng mẫu phiếu điều tra và điều tra hiện trạng sử dụng đất với phương pháp chọn xã điểm trên địa bàn huyện. Chúng tôi đã tiến hành điều tra 30 hộ tại các xã điểm Kim Đông, Cồn Thoi, Quang Thiện, Hùng Tiến, Chất Bình và Kim Định. Bao gồm các loại hình sử dụng đất sau: * Đất trồng cây hàng năm - Đất trồng lúa. - Đất trồng ngô. - Đất trồng cói. - Đất trồng cây hàng năm khác * Đất trồng cây lâu năm - Đất trồng cây ăn quả. * Đất nuôi trồng thủy sản - Nuôi tôm sú, cua rèm. - Nuôi ếch lồng Các loại hình sử dụng đất của huyện Kim Sơn được thể h iện ở bảng 4.6 Bảng 4.6: Các loại hình sử dụng đất chính của huyện Kim Sơn năm 2009 LUT (chính) LUT Kiểu sử dụng đất Cây hàng năm 2 lúa - Lúa mùa – Lúa xuân 2 lúa – 1 màu - Lúa mùa – Lúa xuân – Ngô đông. - Lúa mùa – Lúa xuân – Rau đông. Cây công nghiệp hàng năm - Cói 2 vụ - Ngô đông – Ngô hè Cây lâu năm Cây ăn quả - Na, vải, nhãn. Nuôi trồng thủy sản Nuôi trồng thủy hải sản - Tôm sú – Cua rèm - ếch lồng (Nguồn: Tổng hợp từ phiếu liệu điều tra nông hộ) 4.3.2. Mô tả các loại hình sử dụng đất * Loại hình sử dụng đất 2 lúa: Loại hình sử dụng đất này chủ yếu được trồng phổ biến trên các địa hình cao, địa hình vàn thấp có khả năng tưới tiêu tốt. Thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt trung bình, tầng đất dày mỏng khác nhau. Đây là LUT có truyền thống và tồn tại từ lâu, được nhiều người dân chấp nhận. Kiểu sử dụng đất là: Lúa đông xuân – lúa mùa. - Lúa đông xuân: Làm trong mùa khô, vì vậy phải có nước tưới chủ động. Đầu vào giứa vụ thường gặp rét, cuối vụ nóng và bắt đầu có mưa, nên phải chọn giống có khả năng chịu rét. Lúa xuân (xuân sớm, xuân chính vụ, xuân muộn) với bộ giống đa dạng, được gieo cấy vào cuối tháng 11 và thu hoạch vào đầu tháng 6 năm sau những năm gần đây trà xuân muộn với các giống Q5, KD18, CR203, lúa lai 2 dòng, lúa lai 3 dòng được mở rộng và phát triển mạnh trên địa bàn huyện. - Lúa mùa (Mùa sớm, mùa trung và mùa muộn) bắt đầu vào cuối tháng 5 và kết thúc vào trung tuần tháng 11 hàng năm. + Đối với trà mùa sớm thường sử dụng các giống lúa ngắn ngày, thời gian sinh trưởng từ 105 – 120 ngày như CR203, KD18…. + Đối với trà lúa mùa trung hoặc muộn, sử dụng các giống lúa có thời gian sinh trưởng từ 125 ngày trở lên như nếp, dự, tám thơm các loại. * Loại hình sử dụng đất 2 lúa – màu Loại hình sử dụng đât này chủ yếu được trồng trên đất phù sa chua kết von nông và ở những nơi có địa hình vàn, vàn cao chủ động được lượng nước tưới tiêu, đất có thành phần cơ giới thịt nhẹ, tầng đất dày. Có hai kiểu sử dụng đất là: Lúa mùa – Lúa xuân – Ngô đông; Lúa mùa – Lúa xuân – Rau đông. - Lúa xuân muộn: Gieo 5/2 – 25/2 với các giống lúa: Nhị ưu 838, KD18… có thời gian sinh trưởng ngắn. - Lúa mùa (Mùa muộn) sử dụng các giống lúa có thời gian sinh trưởng từ 125 ngày trở lên như nếp, dự, tám thơm các loại. - Ngô đông: Thường trồng các giống ngô có năng suất cao nhu: Ngô lai LVN 14 và một số giống ngô địa phương - Rau đông: Thường trồng các loại rau có thời gian sinh trưởng từ 60 – 100 ngày như: Cà chua, cải bắp, xu hào,…. * Loại hình sử dụng đất cây công nghiệp hàng năm - Cói 2 vụ: Cói là nguyên liệu phục vụ cho ngành thủ công mỹ nghệ như: dệt thảm, dệt chiếu… và phục vụ cho các mục đích sử dụng khác như lợp nhà, làm chất đốt… Trồng cói chỉ phải bỏ vốn mua giống và công trồng lần đầu, từ đó cứ chăm sóc và có thể thu hoạch khoảng 10 năm mới phải trồng lại. Sản xuất cói 1 năm cho thu 2 vụ: vụ chiêm thu vào tháng 5 và vụ mùa thu vào tháng 10. Trồng cói ít chịu tác động của các yếu tố tự nhiên, ít bị rủi ro. - Ngô đông – Ngô hè: Nhân dân thường trồng các giống ngô có thời gian sinh trưởng ngắn từ 110 ngày đến 125 ngày: VN10; VN14; LVN184…. Và một số giống ngô địa phương như Mỡ, vàng nghệ. + Đối với ngô đông xuân thì thời vụ gieo hạt khoảng từ 15/11 đến 15/12 + Đối với Ngô hè thu thì bắt đầu gieo hạt từ đầu tháng 6 đến giữa tháng 7. * Loại hình sử dụng đất cây ăn quả: Chủ yếu trồng các loại cây ăn quả: Na, vải, nhãn….cho năng suất cao. LUT này được phân bố gần nhà ở để thuận tiện cho việc chăm sóc và quản lý. Người dân đã biết áp dụng khoa học kỹ thuật về giống, sử dụng các biện pháp kích thích ra hoa, đậu quả. * Loại hình sử dụng đất nuôi trồng thủy sản: Có hai kiểu sử dụng đất phổ biến là tôm sú – cua rèm và nuôi ếch lồng được nuôi chủ yếu ở vùng Bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn - Tôm sú – Cua rèm + Về phương thức và quy mô nuôi trồng: Qua điều tra thực tế thì phương thức nuôi ở đây chủ yếu là nuôi theo phương thức truyền thống, phương thức nuôi quảng canh cải tiến (QCCT). Các đầm nuôi được thả thêm con giống và ngoài thức ăn tự nhiên thì chủ động cho thêm thức ăn nhân tạo như: cá vụn, cám… Diện tích các đầm nuôi khu vực này khoảng từ 0,5 - 1,5 ha, trên bờ đầm có các cống lấy nước và cũng là cống tháo nước thải. Việc thay tháo nước hoàn toàn phụ thuộc vào thủy triều, nên luôn bị động trong việc điều tiết nước, đặc biệt là vào mùa mưa. + Về đối tượng nuôi: Trong thời gian nghiên cứu thì đối tượng nuôi chính tại vùng này chủ yếu là tôm sú và cua rèm, chưa đa dạng hóa đối tượng nuôi. - Nuôi ếch lồng + Hình thức nuôi đa dạng như nuôi trong ao, nuôi trong vườn, nuôi trong bể… nhưng phổ biến nhất hiện nay là nuôi ếch lồng. Để nuôi ếch đạt hiệu quả cao phải có diện tích ao, hồ, sông ngòi (Không bị ảnh hưởng của lưu thông dòng chảy), môi trường sạch không bị ô nhiễm là nơi để đặt lồng nuôi. Vật liệu làm lồng là luồng, tre, lưới cước. Lồng nuôi được thiết kế hình chữ nhật có diện tích 6; 8 hoặc 10 m2/lồng. Có đáy kín, miệng trên hở có nắp che. Nếu lồng nuôi được đặt trên diện tích ao để nuôi thì ao cần được cải tạo kỹ, khử trùng môi trường nuôi bằng vôi với lượng từ 7 – 10 kg/100m2, sau đó lọc nước sạch vào ao để nuôi các loại cá như: Cá chép, mè trắng, rô phi để tận dụng nguồn thức ăn thừa của ếch. + Đối tượng nuôi là giống ếch Thái Lan 4.4. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện 4.4.1. Hiệu quả kinh tế Một chỉ tiêu không thể thiếu được trong đánh giá hiệu quả sử dụng đất là hiệu quả kinh tế, đây là căn cứ để tìm ra giải pháp kỹ thuật và lựa chọn các loại hình sử dụng đất. Để đánh giá hiệu quả sử dụng đất chúng tôi đã tiến hành điều tra thực địa và điều tra các hộ gia đình theo mẫu phiếu điều tra. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất thông qua các chỉ tiêu: Giá trị sản xuất (T); Chi phí sản xuất (Csx); Thu nhập thuần (N); Hiệu quả đồng vốn (H); Giá trị ngày công lao động. 4.4.1.2. Hiệu quả sử dụng đất của cây trồng hàng năm Hiệu quả kinh tế của cây trồng hàng năm chủ yếu tính trên 1 ha của huyện được thể hiện qua bảng 4.7. Cụ thể: Bảng 4.7. Hiệu quả kinh tế của cây trồng hàng năm tính trên 1 ha STT Cây trồng Giá trị SX (1000đ) Chi phí SX (1000đ) Thu nhập thuần (1000đ) Giá trị ngày công LĐ (1000đ) Hiệu quả sử dụng đồng vốn (lần) 1 Lúa xuân 32.197,00 15.489,72 16.707,27 92,56 1,07 2 Lúa mùa 33.408,00 15.707,53 17.700,46 98,06 1,13 3 Ngô đông 16.024,50 10.236,80 5.787,69 52,10 0,57 4 Ngô hè 19.430,00 12.112,74 7.317,25 52,83 0.61 5 Rau đông 34.125,00 18.115,54 16.009,45 76,85 0.88 6 Cói 2 vụ 56.250,00 24.399,43 31.850,56 95,56 1,30 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra) Qua bảng 4.7 ta thấy cây cói mang lại giá trị kinh tế cao nhất với nhiều làng nghề tiểu thủ công nghiệp trong huyện nên cây cói có thị trường rất ổn định, hiệu quả sử dụng đồng vốn là 1.3 lần cao nhất so với các loại cây trồng hàng năm khác. Bên cạnh đó thì cây lúa cũng đem lại giá trị kinh tế khá cao với hiệu quả sử dụng đồng vốn ở vụ xuân là 1,07 lần và ở vụ mùa là 1,13 lần Cây có hiệu quả kinh tế thấp là ngô đông do thời tiết tại thời điểm trồng ngô đông có nhiều sương muối dẫn tới năng suất kém, mặt khác chi phí đầu tư cho cây ngô lớn, thị trường không ổn định do đó giá ngô thấp dẫn tới thu nhập thuần của người trồng ngô thấp. 4.1.1.2. Hiệu quả Kinh tế của LUT cây ăn quả Với điều kiện thời tiết, đất đai phù hợp với các loại cây ăn quả đặc biệt là na, vải, nhãn. LUT cây ăn quả đang được các hộ gia đình quan tâm và phát triển. Hiệu quả kinh tế của LUT cây ăn quả được thể hiện qua bảng sau: Bảng 4.8. Hiệu quả kinh tế của LUT cây ăn quả STT Cây trồng Giá trị SX (1000đ) Chi phí SX (1000đ) Thu nhập thuần (1000đ) Giá trị ngày công LĐ (1000đ) Hiệu quả sử dụng đồng vốn (lần) 1 Na 29.542,50 9.305,00 20.237,50 161,90 2,20 2 Vải 21.800,00 11.053,30 10.746,70 70,33 0,97 3 Nhãn 23.625,00 9.489,50 14.135,50 113,08 1,48 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra) Cây Na là cây mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất do giá bán cao, hiệu quả sử dụng đồng vốn đạt 2,2 lần. Cây vải và cây nhãn cho năng suất cao nhưng do không có thị trường tiêu thụ nên giá rẻ dẫn đến hiệu quả kinh tế không bằng cây na. Loại hình cây ăn quả chủ yếu là cải tạo vườn tạp thay thế bằng cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, chưa mở rộng được diện tích chuyên canh cây ăn quả. Ngoài ra, LUT cây ăn quả còn có nhiều hạn chế: Kỹ thuật trồng chưa được phổ biến, số lượng cây trong vườn còn quá dày, chưa áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất... ảnh hưởng tới năng suất và chất lượng quả. Để các loại cây ăn quả cho năng suất cao, chất lượng tốt thì cần sử dụng các giống có chất lượng tốt, bón phân và chăm sóc đúng cách, đặc biệt cần quan tâm tới thị trường tiêu thụ của sản phẩm. 4.4.1.3. Hiệu quả kinh tế của loại hình sủ dụng đất nuôi trồng thủy sản Loại hình sử dụng đất ở Kim Sơn – Ninh Bình chủ yếu là 3 LUT chính: Tôm sú; cua rèm và ếch lồng. Hiệu quả kinh tế của LUT nuôi trồng thuỷ sản thể hiện qua bảng 4.9 Bảng 4.9. Hiệu quả kinh tế của LUT nuôi trồng thuỷ sản tính trên 1 ha STT LUT Giá trị SX (1000đ) Chi phí SX (1000đ) Thu nhập thuần (1000đ) Giá trị ngày công LĐ (1000đ) Hiệu quả sử dụng đồng vốn (lần) 1 Tôm sú 115.500,00 45.900,00 69.600,00 290,00 1,51 2 Cua Rèm 108.750,00 37.900,00 70.850,00 295,20 1,87 3 ếch lồng 168.324,00 105.651,20 62.672,80 241,05 0,60 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra) Qua bảng 4.9 ta thấy kiểu sử dụng đất nuôi ếch lồng là kiểu sử dụng đất mang lại lợi ích kinh tế rất cao tổng giá trị sản xuất đạt 168.324,00 nghìn đồng. Thu nhập thuần đạt 62.672,80, giá trị ngày công lao động đạt 241,05. - Giống ếch Thái Lan được các hộ nuôi một năm hai vụ, đạt trọng lượng bình quân 300 - 350g/con. Trên địa bàn huyện Kim Sơn một năm nuôi hai vụ ếch tại xã Cồn Thoi. Một ha có 83 lồng ếch với mật độ 40 con/m2 . Mỗi lồng có diện tích 8m2, một ha nuôi 26560 con ếch với chi phí giống 1200đ/con, thức ăn 6108,8kg với giá 9000đ/kg... Vì chi phí đầu tư cho giống và thức ăn rất lớn nên hiện trên địa bàn có ít hộ có khả năng đầu tư để nuôi ếch. Đây là một kiểu sử dụng đất mang lại lợi ích kinh tế cao. Vì thế, để tăng tỷ lệ các hộ nuôi ếch lên các cấp các ngành cần quan tâm hơn nữa tới nhân dân thông qua các chính sách hỗ trợ vay vốn, kỹ thuật chăm sóc, giống... Bên canh đó, kiểu sử dụng đất nuôi tôm sú và cua rèm trong LUT nuôi trồng thuỷ sản cũng là hai kiểu sử dụng đất mang lại lợi ích kinh tế rất cao tổng giá trị sản xuất, thu nhập thuần lần luợt đạt 115500 nghìn đồng, 69.600,00 nghìn đồng đối với Tôm và 108750 nghìn đồng, 70.850,00 nghìn đồng đối với Cua rèm. Hiệu quả sử dụng đồng vốn đạt 1,51 lần đối với kiểu sử dụng đất nuôi tôm và 1,87 lần đối với kiểu sử dụng đất nuôi cua. Nhìn chung nuôi tôm sú đầu tư cao, thời gian ngắn, hiệu quả cao, nhưng rủi ro lại rất lớn; nuôi cua đầu tư nhiều, thời gian dài hơn, hiệu quả không cao bằng, nhưng cua lại ít bệnh dịch, khả năng chống chịu điều kiện ngoại cảnh tốt hơn, ít rủi ro. Tuy nhiên ở hai kiểu sử dụng đất này yêu cầu người nuôi phải có vốn đầu tư và đòi hỏi những kỹ thuật và kinh nghiệm nhất định. Vì thế trên địa bàn huyện kiểu sử dụng đất này chưa được áp dụng nhiều. 4.4.1.4. Phân cấp hiệu quả kinh tế Để thuận lợi cho việc đánh giá hiệu quả sử dụng đất và việc lựa chọn các loại hình sử dụng đất, chỉ tiêu tổng hợp về hiệu quả kinh tế sử dụng đất được phân thành 5 cấp thể hiện cụ thể ở bảng sau: Bảng 4.10. Bảng phân cấp hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất nông nghiệp tính bình quân / 1ha ĐVT: Triệu đồng Cấp Giá trị SX Chi phí SX Thu nhập thuần Giá trị ngày công LĐ (1000đ) Hiệu quả sử dụng đồng vốn (lần) VL 37 24 80 0,7 L 51 - 77 37 – 54 24 - 35 80 - 110 0,7 – 0,9 M 77 - 103 54 - 71 35 - 46 110 -140 0,9 – 1,1 H 103 - 129 71 - 88 46 – 57 140 – 170 1,1 – 1,3 VH 105 68 200 1,5 Bảng 4.11. Hiệu quả sử dụng đất của các loại hình sử dụng đất tính trên 1 ha ĐVT: 1000 VNĐ Kiểu sử dụng đất Giá trị sản xuất Mức Chi phí sx Mức Thu nhập thuần Mức Giá trị ngày lao công động Mức Hiệu quả sử dụng đồng vốn Mức Lúa mùa - Lúa xuân 65.605,00 L 31.197,25 VL 34.407,75 L 95,31 L 1,10 M LM – LX - Ngô đông 81.629,50 M 41.434,06 L 40.195,44 M 80,91 L 0,92 L LX - LM - Rau đông 99.730,00 M 49.312,80 L 50.417,20 H 89,16 L 1,03 M Cói 2 vụ 56.250,00 M 24.399,43 VL 31.850,57 L 95.56 L 1,30 H Ngô đông - Ngô hè 35.454,50 VL 22.349,54 VL 13.104,95 VL 52,47 VL 0,59 VL Na – Vải 51.342,50 L 20.358,30 VL 30.984,20 M 116,12 M 1,59 VH Vải – Nhãn 45.425,00 VL 20.542,80 VL 24.882,20 L 91,71 L 1,23 H Tôm sú 115.500,00 H 45.900,00 L 69.600,00 VH 290,00 VH 1.51 VH Cua rèm 108.750,00 H 37.900,00 L 70.850,00 VH 295,20 VH 1,87 VH ếch lồng 168.324,00 VH 105.651,20 VH 62.672,80 VH 241,05 VH 0,60 VL (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra) - Đối với LUT cây hàng năm loại hình sử đụng đất 2 lúa – 1màu có hai kiểu sử dụng đất là lúa mùa – lúa xuân – Ngô đông và lúa mùa – lúa xuân – Rau đông qua bảng 4.12 ta thấy hiệu quả kinh tế của loại hình sử dụng đất này đạt mức cao với hiệu quả sử dụng đồng vốn lần lượt đạt mức 0,92 và 1,03 lần , thu nhập thuần đạt 40.195440 đối với kiểu sử dụng LM – LX – Ngô đông và đạt mức 50.417200 đồng đối vơi kiểu sử dụng đất LM – LX – Rau đông. Kiểu sử dụng đất này có chi phí sản xuất ở mức thấp nhưng có thu nhập thuần ở mức trung bình với kiểu sử dụng đất LM – LX – Ngô đông và ở mức cao đối với kiểu sử dụng đất LM – LX – Rau đông . Kiểu sử dụng có hiệu quả kinh tế thấp trong LUT này là Ngô đông – Ngô hè với thu nhập thuần 13.104952 đồng nguyên nhân là do cây ngô đông chịu ảnh hưởng của đợt sương muối nên cây trồng sinh trưởng chậm, cho năng suất không cao. - Đối với LUT cây ăn quả LUT này có chi phí đầu tư thấp, thu nhập thuần lại ỏ mức trung bình nhưng hiệu quả sử dụng đồng vốn lại đạt mức cao và rất cao nguyên nhân do thị trường không ổn định dẫn tới giá cả sản phẩm chưa cao và thiếu kinh nghiệm sản xuất,chưa áp dụng những tiến bộ khoa học vào sản xuất. - Đối với LUT nuôi trồng thuỷ sản đây là LUT mang lại giá trị kinh tế lớn nhất với mức thu nhập thuần trên 60000000 đồng/ ha hiệu quả sử dụng đồng vốn đạt mức cao và rất cao ngoại trừ kiểu sử dụng đất nuôi ếch đạt 0,6 lần. Giá trị ngày công lao động đạt mức rất cao trên 200 nghìn đồng/ ngày. 4.4.2. Hiệu quả xã hội Hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất được đánh giá thông qua các chỉ tiêu: Mức độ giải quyết việc làm, khả năng thu hút lao động, yêu cầu về vốn đầu tư, sản phẩm tiêu thụ trên thị trường, đảm bảo đời sống của nhân dân, phù hợp với tập quán canh tác, giảm tỷ lệ hộ đói nghèo …Một số chỉ tiêu đánh giá về mặt xã hội thể hiện ở bảng 4.12. Bảng 4.12. Một số chỉ tiêu xã hội STT Chỉ tiêu Năm 2005 2009 1 Tỷ lệ hộ khá 13,42% 26,55% 2 Tỷ lệ hộ đói nghèo 17.5% 11,3% 3 Tỷ lệ máy điện thoại/100 hộ 25 Máy 90 Máy 4 Tỷ lệ bác sĩ/100 dân 5 BS/100 9 BS/100 5 Tỷ lệ trẻ em tới trường 98% 100% (Nguồn: Phòng thống kê huyện Kim Sơn) Loại hình các loại hình sử dụng đất: 2 lúa – 1 màu với hai kiểu sử dụng đất lúa mùa – lúa xuân – ngô đông và lúa mùa - lúa xuân – rau đông, hai kiểu sử dụng đất này đã có từ lâu nên đã đi sâu vào tập quán canh tác của người dân địa phương và có thị trường tiêu thụ tại chỗ và một phần được tiêu thụ tại các địa bàn lân cận, giải quyết việc làm, thu hút nhiều lao động, giải quyết việc làm. Loại hình sử dụng đất trồng cói hai vụ có thị trường chủ yếu tại các làng nghề thủ công trong huyện và huyện Nga Sơn – Thanh Hoá. Loại hình sử dụng đất nuôi trồng thuỷ sản với các kiểu sử dụng đất nuôi tôm sú, nuôi cua rèm, ếch lồng đã thu hút nhiều lao động trên địa bàn huyện góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân trên địa bàn huyện nâng câo đời sống nhân dân. Khi việc sử dụng đất nông nghiệp được sử dụng hiệu quả hơn đời sống nhân dân đã được cải thiện hơn, các nhu cầu cơ bản của con người đã được đáp ứng, khoảng trên 30% số hộ đã thay thế chất đốt truyền thống là rơm rạ sang sử dụng ga, đường xá giao thông đi lại thuận tiện hơn; Hệ thống trạm trường cũng được nâng cấp và xây mới. Đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao cụ thể qua bảng 4.12 ta thấy : Giảm tỷ lệ hộ đói nghèo trong huyện từ 17,5% năm 2005 xuống 11,3% năm 2009, huyện không còn hộ đói; nâng tỷ lệ bác sĩ từ 5 bác sĩ trên 100 dân năm 2005 lên 9 bác sĩ năm 2009; ngần như mỗi gia đình đều có 1 máy điện thoại và 100% trẻ em trong độ tuổi đến trường được đến trường. - Nhiều lớp tập huấn về kỹ thuật được mở ra nhằm đáp ứng nhu cầu kỹ thuật của người dân trong địa bàn huyện 4.4.3. Hiệu quả môi trường Bền vững về mặt môi trường cũng là một trong những yêu cầu sử dụng đất bền vững. Các loại hình sử dụng đất bền vững về mặt môi trường đòi hỏi phải bảo vệ được độ màu mỡ của đất, ngăn chặn thoái hóa đất và bảo vệ môi trường sinh thái đất. Trong quá trình sử dụng đất đã tác động đến môi trường ở một số mặt sau: Ô nhiễm đất do việc sử dụng đất do việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, các loại phân bón hóa học, giảm độ màu mỡ, xói mòn đất. Hiệu quả môi trường được thể hiện qua bảng 4.13. Bảng 4.13. Hiệu quả môi trường của các kiểu sử dụng đất STT LUT Tỷ lệ che phủ Khả năng bảo vệ, cải tạo đất Ý thức của người dân trong sử dụng thuốc BVTV 1 2 Lúa ** ** *** 2 2 Lúa – màu *** *** * 3 Cây công nghiệp hàng năm ** ** ** 4 cây ăn quả *** ** ** 5 Nuôi trồng thủy sản ** * *** ***: Cao **: Trung bình *: Thấp Đối với loại hình sử dụng đất 2 lúa – 1 màu. Đây là LUT có tác dụng cải tạo đất, có tác dụng cải tạo môi trường đất, tránh được sâu bệnh do sử dụng đất liên tục trong năm. Ngoài ra loại hình sử dụng đất này còn cho hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên cần hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón hóa học, đặc biệt là cần phải sử dụng phân hữu cơ nhiều hơn góp phần làm tăng độ phì nhiêu cho đất. Đất trồng cây ăn quả có tán rộng, tỷ lệ che phủ đất cao hạn chế xói mòn bảo vệ đất, giảm lực nước mưa rơi xuống đất. Tuy nhiên kiểu sử dụng đất này có khả năng cải tạo đất không cao. Loại hình sử dụng đất nuôi trồng thủy sản do hình thức nuôi quảng canh cải tiển nên tỷ lệ che phủ ở mức trung bình, hình thức này có khả năng cải tạo ở mức thấp. Tuy nhiên ở loại hình sử dụng đất này không sử dụng phân bón hoá học hay các loại thuốc bảo vệ thực vật khác làm tổn hại đến môi trường nói chung và môi trường đất nói riêng. Để sử dụng đất có hiệu quả về kinh tế – xã hội và môi trường thì Đảng và Nhà nước cần có những chính sách thích hợp nhằm phổ biến và hướng dẫn người dân sử dụng đất đai hợp lý, tiết kiệm theo quan điểm sinh thái môi trường. Nâng cao trình độ người dân từ đó người dân có thể lựa chọn loại hình sử dụng đất đạt hiệu quả cao, ngăn chặn sự thoái hóa đất và bảo vệ môi trường đất cho tương lai. 4.5. LỰA CHỌN LOẠI HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG 4.5.1. Nguyên tắc lựa chọn Để lựa chọn được các loại hình sử dụng đất phù hợp và đề xuất hướng sử dụng đất đạt hiệu quả cao cả về 3 mặt kinh tế – xã hội và môi trường cần căn cứ vào một số nguyên tắc cơ bản khi lựa chọn các loại hình sử dụng đất có triển vọng: - Phù hợp với đất đai, khí hậu và cơ sở vật chất của vùng - Các loại hình sử dụng đất phải đạt hiệu quả kinh tế cao. - Phù hợp với phong tục tập quán của địa phương đồng thời phát huy được kinh nghiệm sản xuất của người dân. - Bảo vệ được độ màu mỡ của đất và bảo vệ môi trường sinh thái. 4.5.2. Tiêu chuẩn lựa chọn Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn đã đưa ra những tiêu chuẩn làm căn cứ để lựa chọn các loại hình sử dụng đất có triển vọng: - Đảm bảo đời sống của nhân dân. - Phù hợp với mục tiêu phát triển của vùng nghiên cứu. - Thu hút lao động, giải quyết công ăn việc làm. - Định canh, định cư và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật. - Tăng sản phẩm hàng hóa xuất khẩu. - Tác động tốt đến môi trường. 4.5.3. Lựa chọn các loại hình sử dụng đất Từ kết quả đánh giá hiệu quả của các loại hình sử dụng đất về 3 mặt kinh tế, xã hội và môi trường, đồng thời dựa trên các nguyên tắc lựa chọn và tiêu chuẩn lựa chọn các loại hình sử dụng đất có triển vọng chúng tôi có thể đưa ra các loại hình sử dụng đất phù hợp với điều kiện của huyện Kim Sơn như sau: Đối với loại hình sử dụng đất 3 vụ 2 lúa – 1 màu. Đây là loại hình sử dụng đất đang được áp dụng rộng rãi và phổ biến nhất trên địa bàn huyện Kim Sơn, phù hợp với điều kiện tự nhiên của huyện, tận dụng được nguồn lực lao động nông nghiệp dồi dào. Với loại hình sử dụng đất 2 lúa – 1 màu thì kiểu sử dụng đất Lúa mùa – Lúa xuân – Rau đông mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn kiểu sử dụng Lúa mùa – Lúa xuân – Ngô đông. Tuy vậy, cả hai kiểu sử dụng đất này vừa đáp ứng được nhu cầu lương thực, thực phẩm cho người, vừa tăng thêm thu nhập cho người dân, tận dụng phế phụ phẩm cho chăn nuôi. Mặc dầu kiểu sử dụng đất Lúa mùa – Lúa xuân – Rau đông mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhưng đòi hỏi phải đầu tư chi phí lớn, mặt khác người dân phải có kinh nghiệm sản xuất do rau đông cần phải có những kỹ thuật chăm sóc nhất định. Vì vậy kiểu sử dụng đất này không được người dân áp dụng nhiều. Đối với loại hình sử dụng đất 2 vụ: Vơí đất cói 2 vụ chỉ thích hợp với các xã giáp biển thuộc phía nam của huyện như Cồn Thoi, Văn Hải, Kim Đông, Kim Hải…kiểu sử dụng đất này cho hiệu quả kinh tế cao đầu tư thấp, giá trị sản xuất cao; Đất 2 lúa, do huyện Kim Sơn có điều kiện tự nhiên hết sức thuận lợi vì thế cần có sự chuyển đổi diện tích đất 2 lúa này sang diện tích đất trồng 3 vụ/năm để đạt được hiệu quả kinh tế cao hơn nữa. LUT cây ăn quả: Đây là loại hình sử dụng đất đạt hiệu quả kinh tế cao, bảo vệ môi trường đất đai. LUT đã giải quyết được công ăn việc làm cho lao động lúc nông nhàn đồng thời góp phần nâng cao đời sống nhân dân. LUT nuôi trồng thủy sản. Loại hình sử dụng đất này đem lại lợi ích kinh tế rất lớn, tuy nhiên loại hình này đòi hỏi chi phí đầu tư lớn, kỹ thuật nuôi trồng chặt chẽ, nguy cơ rủi ro cao, nên ít được người dân áp dụng. 4.6. ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP CHO HUYỆN KIM SƠN 4.6.1. Quan điểm khai thác sử dụng đất - Khai thác và sử dụng hợp lý tiềm năng thế mạnh về đất đai, lao động để phát triển kinh tế xã hội của huyện. - Cải tạo và nâng cấp hệ thống thủy lợi nhằm chủ động tưới tiêu để có thể đưa diện tích đất 2 vụ lên 3 vụ. Đặc biệt cần mở rộng mô hình Lúa – Cá; mô hình Lúa – Cá - Vịt; Mô hình ếch lồng – cá để tận dụng diện tích đất nhằm tăng thêm thu nhập cho người dân. - ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất đặc biệt là sử dụng cây trồng năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất. Sử dụng các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đúng cách, hợp lý nhằm tránh tình trạng dư thừa tồn đọng thuốc bảo vệ thực vật trong đất gây ô nhiễm môi trường. Trong quá trình sản xuất cần gắn chặt với việc cải tạo và bảo vệ môi trường nói chung và môi trường đất nói riêng. - Chuyển đổi các loại hình sử dụng đất đang sử dụng không đạt hiệu quả sang các loại hình sử dụng đất có hiệu quả cao hơn. - Tăng hệ số sử dụng đất bằng cách mở rộng diện tích cây vụ đông trên đất 2 vụ, thực hiện thâm canh nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm 4.6.2. Định hướng sử dụng đất nông nghiêp Đối với loại hình sử dụng đất 3 vụ 2 lúa – 1 màuVới kiểu sử dụng đất là: Lúa mùa – Lúa xuân – Rau đông và kiểu sử dụng Lúa mùa – Lúa xuân – Ngô đông cần áp dụng các giống có năng suất cao, chất lượng tốt nhằm tăng hiệu quả kinh tế trên 1 đơn vị sử dụng đất như: Tám thơm, nhị ưu 838, KD 18… các cây trồng vụ đông có hiệu quả cao như: Hành, tỏi, rau thơm, cà chua, cải bắp, sup lơ, giống ngô VN10, LVN184…. Đối vơi đất 2 vụ cần cải tạo hệ thống thủy lợi chuyển dịch cơ cầu để nâng diện tích này thành đất 3 vụ với các cây trồng cho năng suất cao chất lượng sản phẩm tốt Chuyển diện tích trồng ngô 2 vụ sang đất trồng 2 lúa – 1 màu Đất trồng cây ăn quả đây là loại hình đạt hiệu quả kinh tế cao, tuy nhiên hiện nay diện tích này còn ít, thị trường tiêu thụ chưa phát triển. Vì vậy trong thời gian tới cần mở rộng diện tích theo hướng chuyên canh cây ăn quả để nâng cao thu nhập cải thiện đời sống nhân dân. Đất nuôi trồng thủy sản cần chuyển từ nuôi quảng canh cải tiến sang hình thức nuôi chuyên canh và cần có những biện pháp phòng ngừa rủi ro cho bà con nhân dân yên tâm đầu tư canh tác vì đây là loại hình cho lợi nhuận kinh tế rất lớn. Dựa vào điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của địa phương chúng tôi đề xuất khoảng 20% số hộ nên nuôi ếch. 4.6.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp cho huyện Kim Sơn 4.6.3.1. Nhóm giải pháp chung * Nhóm giải pháp về chính sách Cần sự quy hoạch và có kế hoạch trong việc sử dụng đất. Thực hiện tốt các chính sách khuyến nông, có những chính sách hỗ trợ hộ nghèo sản xuất. Có những chính sách khuyến khích ưu tiên những người vay vốn để phát triển nông nghiệp với lãi suất thấp Thực hiện tốt luật đất đai, khuyến khích người dân đâu tư vào sản xuất. Đặc biệt khuyến khích hình thức hình thức chuyển đổi ruộng đất thành những thửa đất có diện tích lớn hơn, tránh tình trạng đất manh mún nhỏ lẻ, tạo điều kiện cơ giới hoá đồng ruộng Hạn chế việc chuyển đổi diện tích đất nông nghiệp sang các mục đích khác * Nhóm giải pháp khoa học kỹ thuật Để đạt được hiệu quả kinh tế cao và chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá thì cần tăng cường áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất. Khuyến khích người dân sử dụng các giống cây trồng vật nuôi có năng suất cao đang được sử dụng rộng rãi. Hướng dẫn người dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng cách, khuyến khích sử dụng phân bón hữu cơ, chuyển giao khoa học công nghệ cho người dân. Hướng dẫn người dân bảo quản nông sản sau khi thu hoạch. Nhiều loại nông sản người dân chưa biết cách hoặc không có khái niệm bảo quản, vì vậy đi đôi với đa dạng hóa cây trồng vật nuôi thì việc hướng dẫn kỹ thuật bảo quản cần được quan tâm. * Nhóm giải pháp thị trường Cần mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cho người dân, phổ biến thông tin giá cả cho người dân trên hệ thống loa phát thanh của huyện. Tạo thị trường ổn định cho người dân yên tâm đầu tư sản xuất. 4.6.3.2. Giải pháp cụ thể * Đối với đất trồng cây hàng năm - Tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý hợp tác xã nông nghiệp, hệ thống dịch vụ vật tư nông nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu về giống, phân bón phục vụ sản xuất. - Tạo điều kiện về vốn cho người dân thông qua các quỹ tín dụng: Ngân hàng chính sách xã hội, hội phụ nữ, hội nông dân.... - Mở rộng thị trường nhằm giúp các hộ nông dân tiêu thụ sản phẩm - Tiếp tục xây dựng, nâng cấp hệ thống giao thông, thuỷ lợi. - Để phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hoá, nhằm tăng cường giá trị trên diện tích canh tác cần phải đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật, trang thiết bị máy móc phù hợp với điều kiện của huyện - Phát triển sản xuất cần gắn liền với bảo vệ, cải tạo đất, môi trường, tránh tình trạng ô nhiễm đất bằng việc tăng cường sử dụng các loại phân hữu cơ, phân vi sinh sử dụng phân vô cơ một cách hợp lý. Trồng các cây họ đậu xen canh hợp lý để cải tạo đất. - Khuyến khích luân canh tăng vụ, đưa diện tích đất 2 vụ lên 3 vụ và lựa chọn các giống cây trồng phù hợp. - Cán bộ khuyến nông trực tiếp hướng dẫn kỹ thuật người dân thông qua các buổi hội thảo đầu bờ. - Quan tâm hơn tới việc bảo quản nông sản sau thu hoạch. - Bố trí thời vụ gieo trồng hợp lý để đạt được sản lượng cao và hạn chế ảnh hưởng của thời tiết - Khuyến khích người dân sử dụng các giống cây trồng vật nuôi cho năng suất cao ổn định như: Tám thơm, nhị ưu 838, KD 18… các cây trồng vụ đông có hiệu quả cao như: Hành, tỏi, rau thơm, cà chua, cải bắp, sup lơ, giống ngô VN10, LVN184… * Đối với cây trồng lâu năm và nuôi trồng thuỷ sản - Cải tạo vườn tạp trở thành vườn cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, sử dụng các giống cây trồng có năng suất cao, chất lượng tốt phù hợp với địa phương - Cải tạo ao đầm chuyển hình thức nuôi quảng canh sang hình thức nuôi chuyên canh, sản xuất hàng hoá. - Mở các lớp tập huấn hỗ trợ kỹ thuật chăm sóc, sử dụng các loại thuốc phòng trừ sâu bệnh, áp dụng các biện pháp canh tác... phù hợp với từng giai đoạn của cây. - Hỗ trợ vốn cho người dân đầu tư giống đối với loại hình sử dụng đất nuôi trồng thuỷ sản và có các biện pháp phòng ngừa rủi ro cho bà con nông dân yên tâm canh tác. Phần 5 Kết luận và đề nghị 5.1. KẾT LUẬN Qua nghiên cứu, phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình, từ số liệu thu thập được của địa phuơng tôi rút ra một số kết luận sau: 1. Huyện Kim Sơn là huyện ven biển duy nhất của tỉnh Ninh Bình với diện tích đất nông nghiệp là 13569.49 (Chiếm 63,624% tổng diện tích tự nhiên). Huyện có vị trí địa lý, điều kiện đất đai, thời tiết khí hậu thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp. - Các loại hình sử dụng đất chính của huyện Kim Sơn là: + Đối với đất cây trồng hàng năm bao gồm các loại hình sử dụng đất chính: 2Lúa; 2Lúa – 1Màu và Cây công nghiệp hàng năm với các kiểu sử dụng đất khác nhau + Đối với đất trồng cây lâu năm chủ yếu là đất trồng cây ăn quả + Đối với đất nuôi trồng thủy sản kiểu sử dụng đất đối với loại hình sử dụng đất này thì khá đa dạng nhưng kiểu sử dụng đất chủ yếu là nuôi tôm, cua rèm và ếch lồng 2. Trong các loại hình sử dụng đất phổ biến của huyện thì LUT 2lúa – 1 màu với kiểu sử dụng đất là lúa mùa – lúa xuân – ngô đông; lúa mùa – lúa xuân –rau đông, LUT 2 lúa với kiểu sử dụng đất là lúa mùa – lúa xuân, cói 2vụ mang lại hiệu quả kinh tế khá cao. Ngoài ra kiểu sử dụng đất nuôi tôm sú – cua rèm và ếch lồng cũng đem lại hiệu quả kinh tế cao do điều kiện tự nhiên ở đây rất thích hợp, đất đai được phù sa của hai con sông là sông Đáy và sông Càn bồi đắp cùng với hệ thống sông nội địa rất chủ động trong việc tưới tiêu. Kiểu sử dụng đất ngô đông – ngô hè mang lại hiệu quả kinh tế thấp. nguyên nhân là do: Chi phi đầu tư bỏ ra của người dân chưa lớn, thu nhập và giá trị ngày công lao động còn thấp, trình độ kỹ thuật sản xuất chưa cao, chưa áp dụng triệt để những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; Việc đầu tư thâm canh tuy đã được củng cố nhưng chưa đúng, chưa đủ theo quy định mức kỹ thuật đề ra dẫn đến năng suất cây trồng chưa tương ứng với tiềm năng sử dụng đất nông nghiệp của huyện. Ngoài ra, sản phẩm chưa được đa dạng hoá, việc tổ chức lưu thông hàng hoá còn chậm ảnh hưởng tới giá cả. 3. Dựa trên kết quả đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện, chúng tôi đưa ra hướng lựa chọn các loại hình sử dụng đất thích hợp cho huyện Kim Sơn: Đối với đất 3 vụ: 2 lúa – 1 màu với kiểu sử dụng đất lúa xuân – lúa mùa – ngô đông; lúa xuân – lúa mùa – rau đông lựa chọn các giống cây trồng cho năng suất cao và ổn định như Tám thơm, nhị ưu 838, KD 18… các cây trồng vụ đông có hiệu quả cao như: Hành, tỏi, rau thơm, cà chua, cải bắp, sup lơ, giống ngô VN10, LVN184…. Đối với đất 2 vụ: lúa mùa – lúa xuân cần cải tạo hệ thống thủy lợi chuyển dịch cơ cấu mùa vụ để nâng diện tích này thành đất 3 vụ với các cây trồng cho năng suất cao chất lượng sản phẩm tốt. Loại hình sử dụng đất cây ăn quả cần cải tạo vườn tạp trở thành vườn cây ản quả có giá trị kinh tế cao với các cây trồng: Na, vải, nhãn Loại hình sử dụng đất nuôi trồng thuỷ sản cần chuyển từ nuôi quảng canh cải tiến sang hình thức nuôi chuyên canh với các giống như tôm, cua, ếch và cần có những biện pháp phòng ngừa rủi ro cho bà con nhân dân yên tâm đầu tư canh tác vì đây là loại hình cho lợi nhuận kinh tế rất lớn. 5.2. ĐỀ NGHỊ Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp cần thực hiện các giải pháp chủ yếu như đưa các giống cây trồng có năng suất cao, phù hợp với điều kiện tự nhiên của huyện, luân canh, thâm canh tăng vụ. Đặc biệt phải nâng cấp và củng cố hệ thống thuỷ lợi nội đồng, sử dụng phân bón hợp lý. Trong quá trình sử dụng đất cần kết hợp với các biện pháp cải tạo, bảo vệ môi trường nhằm phát triển nông nghiệp bền vững cho tương lai. Khai thác tốt tiềm năng về đất đai và nguồn lao động phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất. Đặc biệt tổ chức tốt các chương trình khuyến nông và các lớp tập huấn kỹ thuật cho người dân tạo tiền đề cho sự phát triển nông nghiệp bền vững trong tương lai. Tiếp tục tuyên truyền và vận động người dân dồn điền đổi thửa, luân canh cây trồng hợp lý, chú ý tới các biện pháp cải tạo đất, bảo vệ đất, bảo vệ môi trường môi trường sinh thái. - Các cơ quan chuyên môn cần nghiên cứu, thử nghiệm và đưa ra các giống cây trồng vật nuôi mới thích hợp với điều kiện tự nhiên của huyện Kim Sơn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • dockhoa_luan_tot_nghiep_times_new_roman_2821.doc
Tài liệu liên quan