Tài liệu Đề tài Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội môi trường của dự án mở rộng khai thác mỏ than Núi Béo: MỞ ĐẦU
Trong mấy năm gần đây, kinh tế Việt Nam luôn có sự tăng trưởng cao và đi kèm với nó là nền kinh tế nước ta luôn trong tình trạng thiếu nguyên liệu trầm trọng. Chính vì thế việc đảm bảo nguồn năng lượng cho nền kinh tế đang là một vấn đề nan giải đối với nước ta. Để đảm bảo nguồn năng lượng cho nền kinh tế đang là một vấn đề nan giải đối với nước ta. Để đảm bảo việc cung cấp năng lượng cho nền kinh tế, việc xây dựng các nhà máy nhiệt điện mới đã được đặt ra, song để duy trì sự tồn tại và phát triển đó thì yêu cầu ngành than cần có sự đầu tư và mở rộng sản xuất. Mỏ Núi Béo là một mỏ lớn thuộc tập đoàn than - khoáng sản Việt Nam, hàng năm mỏ khai thác một sản lượng than lớn lên tới gần 1,5 triệu tấn và sản lượng này đã gần đạt công suất thiết kế của mỏ là 1,5 triệu. Mặt khác tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam đang thúc tiến dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện có công suất 600MW. Do đó để đáp ứng nhu cầu trong nước việc mở rộng sản xuất là một nhu cầu tất yếu và cấp thiết cần được t...
56 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1376 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội môi trường của dự án mở rộng khai thác mỏ than Núi Béo, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
Trong mấy năm gần đây, kinh tế Việt Nam luôn có sự tăng trưởng cao và đi kèm với nó là nền kinh tế nước ta luôn trong tình trạng thiếu nguyên liệu trầm trọng. Chính vì thế việc đảm bảo nguồn năng lượng cho nền kinh tế đang là một vấn đề nan giải đối với nước ta. Để đảm bảo nguồn năng lượng cho nền kinh tế đang là một vấn đề nan giải đối với nước ta. Để đảm bảo việc cung cấp năng lượng cho nền kinh tế, việc xây dựng các nhà máy nhiệt điện mới đã được đặt ra, song để duy trì sự tồn tại và phát triển đó thì yêu cầu ngành than cần có sự đầu tư và mở rộng sản xuất. Mỏ Núi Béo là một mỏ lớn thuộc tập đoàn than - khoáng sản Việt Nam, hàng năm mỏ khai thác một sản lượng than lớn lên tới gần 1,5 triệu tấn và sản lượng này đã gần đạt công suất thiết kế của mỏ là 1,5 triệu. Mặt khác tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam đang thúc tiến dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện có công suất 600MW. Do đó để đáp ứng nhu cầu trong nước việc mở rộng sản xuất là một nhu cầu tất yếu và cấp thiết cần được thực thi.
Tuy nhiên việc mở rộng mỏ này cần có sự tính toán cẩn thận vì khai thác than là một hoạt động có tác động lớn đến môi trường, cũng như đến đời sống kinh tế - xã hội. Do đó để đảm bảo sự hoạt động và tránh các tác động xấu đến môi trường khi mở rộng khai thác thúc đẩy em thực hiện đề tài "Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội môi trường của dự án mở rộng khai thác mỏ than Núi Béo".
Quá trình nghiên cứu một số câu hỏi được đặt ra:
- Việc mở rộng này có đạt hiệu quả kinh tế xã hội?
- Việc mở rộng khai thác này có tác động đến môi trường như thế nào:
+ Nước
+ Không khí
+ Tiếng ồn
+ Đất
- Các phương pháp khắc phục.
Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng:
1. Phương pháp nghiên cứu, khảo sát thực địa
- Tổng hợp dữ liệu khí tượng, thuỷ văn, địa chất, địa chất thuỷ văn, động thực vật… trong khu vực khai thác mỏ và khu vực cần đánh giá.
- Công tác khảo sát thực địa bao gồm xác định những nguồn gây ô nhiễm chủ yếu và thứ yếu do khai thác mở gây tác động đến môi trường.
- Thu thập các tài liệu quan trắc môi trường đã thực hiện tại khu vực.
- Quan trắc đo đạc bổ sung một số chỉ tiêu đặc trưng đối với chất lượng môi trường đất, môi trường nước mặt, nước ngầm và môi trường không khí…
- Điều tra xã hội học để phân tích những tác động tích cực và tiêu cực đến cộng đồng dân cư khu vực xung quanh.
2. Phân tích, tổng hợp và dự báo thông tin
Dựa trên các tài liệu tổng hợp về hiện trạng môi trường khu vực hiện tại và những ảnh hưởng của việc khai thác than đến môi trường xung quanh, từ đó phân tích tổng hợp và đưa ra những dự báo thông qua một số tài liệu có sẵn của Tập đoàn Than cũng như của riêng mỏ than Núi Béo.
3. Phương pháp so sánh
Phương pháp này được sử dụng để đánh giá mức độ tác động, mức độ ảnh hưởng của dự án dựa theo TCVN 1995 và một số tiêu chuẩn ISO 14000.
4. Phương pháp phân tích chi phí lợi ích mở rộng
Dùng để đánh giá hiệu quả sản xuất khi tính tới các lợi ích và chi phí về môi trường.
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ NGÀNH THAN VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC KHAI THÁC THAN ĐẾN MÔI TRƯỜNG
I. TỔNG QUAN VỀ KHAI THÁC THAN Ở QUẢNG NINH
Quảng Ninh có trữ lượng than lớn nhất nước ta, nếu tính ở độ sâu trữ lượng ước tính khoảng 3,5 tỷ tấn, cho phép khai thác khoảng 30-40 triệu tấn/năm và khai thác trên 100 năm nữa. Từ năm 1961 đến nay đã khai thác trên 260 triệu tấn. Năm 2003, tiêu thụ 16 triệu tấn, năm 2004 sản xuất 25,9 triệu tấn, năm 2005 sản xuất 30 triệu tấn. Trong đó chủ yếu là khai thác lộ thiên chiếm tới hơn 70%. Vỉa than QN được phân bố ở sườn dãy núi phía Bắc đường 18A. Có chiều dài trên 150km, chiều rộng khoảng 15km, trên địa bàn các huyện từ Đông Triều - Uông Bí, Hòn Gai, Cẩm Phả- Cái Bầu, sườn núi khá dốc. Địa hình phân cắt sâu khá mạnh, tạo lên hệ thống sông suối ngắn. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động khai thác than, đặc biệt vào mùa mưa.
Có thể nói hoạt động khai thác thai tác động môi trường trên nhiều phương diện, gồm cả các tác động trực tiếp lẫn gián tiếp. Việc khai thác than có tác động chủ yếu đến môi trường từ các hoạt động như san gạt, nổ mìn, khai thác, vận chuyển than, sàng tuyển than. Phương pháp sử dụng chủ yếu.
Phương pháp chủ yếu dùng để đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án mở rộng khai thác mỏ than Núi Béo là phương pháp CBA.
II. TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC THÀNH PHỐ HẠ LONG CÓ LIÊN QUAN TỚI KHU VỰC NÚI BÉO
Mỏ than Núi Béo thuộc địa bàn thành phố Hạ Long, nằm trong khu vực khai thác mỏ của thành phố thuộc địa bàn phường Hà Lầm, Hà Tu, Hà Trung và đường vận chuyển ra cảng, cảng tiêu thụ thuộc địa phần phường Hồng Hà.
1. Điều kiện tự nhiên thành phố Hạ Long
Vị trí địa lý:
Thành phố Hạ Long có toạ độ địa lý: từ 20005' vĩ độ Bắc, từ 106050 đến 107030 kinh độ Đông.
Phía Bắc - Tây Bắc giáp huyện Hoành Bồ, phía Nam thông gia biển giáp vịnh Hạ Long và thành phố Hải Phòng; phía Đông - Đông Bắc giáp thị xã Cẩm Phả, phía Tây - Tây Nam giáp huyện Yên Hưng.
Theo báo cáo thống kê đất đai năm 2003 của UBND thành phố Hạ Long, diện tích đất là 22.250,0. Có quốc lộ 18A chạy qua, có cảng biển, có bờ biển dài 50km, có vịnh Hạ Long hai lần được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới.
Vị trí địa lý của thành phố Hạ Long có nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế, xã hội. Với lợi thế về đường bộ, đường sắt, đường biển, đường sông và cảng biển, đặc biệt cảng Nam Cầu Trắng và cảng nước sâu Cái Lân cho phép thành phố giao lưu quan hệ thương mại với nhiều nước trên thế giới và các huyện, tỉnh, thành phố trong toàn quốc.
Địa hình, địa mạo:
Hạ Long là thành phố ven biển vịnh Bắc Bộ, có địa hình đa dạng và phức tạp, là một khu vực hình thành cổ nhất trên lãnh thổ Bắc Việt Nam gồm cả đồi núi, thung lũng, vùng ven biển và hải đảo, được chia thành 3 vùng rõ rệt như sau:
Vùng đồi núi:
Đây là cánh cung bao bọc toàn bộ phía Bắc và Đông Bắc (phía Bắc quốc lộ 18A) chiếm 70% diện tích đất thành phố, gồm các dải đồi cao trung bình từ 150-250m, ngọn núi cao nhất 504m, chạy dài từ Yên Lập đến Hà Tu, thấp dần về phía biển, độ dốc trung bình từ 15-20% xen giữa đồi núi là những thung lũng nhỏ, hẹp. Vùng khai thác than của Công ty than Núi Béo nằm trong khu vực này.
2. Hiện trạng môi trường thành phố Hạ Long
Trên địa bàn thành phố các hệ thống xử lý nước thải, chất thải trong khu đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu du lịch tuy được quan tâm nhưng vẫn chưa hoàn thiện và đồng bộ, các khu vực khai thác than, sản xuất vật liệu xây dựng, hoá chất vẫn chưa có giải pháp bảo vệ môi trường hợp lý, thường gây ô nhiễm không khí, đất đai, nguồn nước, môi trường biển…
Cụ thể qua kết quả nghiên cứu về ô nhiễm bụi ở thành phố cho thấy:
Bụi lắng tại phường Hồng Hà là 0,01mg/m3. Bụi lắng tại nội thị thành phố Hạ Long (phường Bạch Đằng 0,18mg/m3. Tại các khu vực có hoạt động san lấp mặt bằng và vận chuyển than nồng độ bụi lắng tới 0,04 - 0,08mg/m3. Tiêu chuẩn cho phép có nồng độ giới hạn là 0,03mg/m3.
Chất lượng môi trường vùng vịnh Hạ Long:
Ô nhiễm về hữu cơ: còn trong giới hạn cho phép
Ô nhiễm Hyđrô các bua dầu: khi có tầu chở dầu 1 vạn tấn, các xà lan đến lấy dầu, vịnh Hạ Long bị ô nhiễm nặng, gấp 3 lần đối với môi trường du lịch. (Giới hạn cho phép về dầu mỏ trong nước biển qui định: môi trường thuỷ sản là 0,05 mg/lít, môi trường du lịch là 0,3mg/lít).
Ô nhiễm kim loại nặng trong nước biển tại cảng dầu Cửa Lục ở mức báo động.
Ô nhiễm kẽm trong nước biển tại cảng dầu phà Bãi Cháy, cảng Hòn Gai đều cao hơn giới hạn cho phép từ 2,8 - 3,7 lần.
3. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
Tăng trưởng kinh tế: Kinh tế có bước phát triển khá toàn diện và vững chắc, tăng trưởng kinh tế hàng năm đạt 12,6%/năm, lĩnh vực du lịch tăng bình quân 12,9%/năm, ngành nông nghiệp tăng bình quân 4,2%/năm. GDP bình quân đầu người năm 2003 đạt 1.068,3USD gấp 2,1 lần so với bình quân chung của cả nước.
4. Điều kiện kinh tế - xã hội khu vực thực hiện dự án
Dự án được thực hiện có liên quan tới địa phận của 3 phường: phường Hồng Hà, Hà Tu, Hà Trung.
Điều kiện kinh tế - xã hội phường Hồng Hà
Đường vận chuyển than, khu vực cảng và nhà máy cơ khí nằm trong địa phận phường Hồng Hà. Việc vận chuyển than ra cảng. Đây là một trong những phương chính của thành phố Hạ Long và có số dân khá đông. Trong năm 97 tổng số hộ dân của phường chỉ là 2.773 hộ gia đình nhưng hiệnnay chỉ riêng tổ 2A (khu dân cư gần bãi thải) đã lên đến 315 hộ gia đình. Toàn phường hiện nay có 11 khu và lượng dân mới chuyển đến khá đông, tổng số có 3400 hộ (trong đó có 22 hộ nghèo). Cơ cấu ngành nghề lao động của dân cư gồm: công nhân viên chức, công nhân mỏ, kinh doanh buôn bán nhỏ.
Diện tích đất của phường 331,5ha trong đó chủ yếu là đất nông nghiệp (44,4ha) và đất phi nông nghiệp.
Tuyến đường giao thông chính của tỉnh Quảng Ninh chạy qua địa phận phường là đường 18A, các tuyến đường trong khu vực phường chủ yếu là đường rải xỉ (20%), bê tông (70%), đất (5%). Ngoài đường bộ trong địa phận phường còn có đường thuỷ nhưng chủ yếu là sử dụng để vận chuyển than.
Điều kiện cơ sở hạ tầng phường Hồng Hà: Hệ thống nước sinh hoạt trong phường là nước máy. Hệ thống thoát nước thải và nước mặt của khu Hồng Hà có nhưng đã xuống cấp. Quanh khu vực nhà máy tuyển và bãi thải đều có mương thoát nước thải nhưng đều bị bùn làm giảm dòng chảy, khả năng tiêu thoát nước chậm. Rác thải sinh hoạt trong phường do Công ty vệ sinh môi trường Quảng Ninh thực hiện.
Điều kiện kinh tế - xã hội phường Hà Tu
Một phần khu vực khai thác Hồ Tu, vỉa 11 nằm trong địa phận phường Hà Tu. Đây là một trong những phương chính của thành phố Hạ Long và có diện tích đất 1536,3 ha, trong đó đất nông nghiệp là 1,18ha, đất công nghiệp là 82,68 ha. Là một phường có số dân khá đông. Trong năm 2003 tổng số hộ dân của phường là 2.949 hộ gia đình với số khẩu là 11.057 người. Cơ cấu ngành nghề lao động của dân cư gồm: công nhân viên chức, công nhân mỏ, kinh doanh buôn bán nhỏ. Số người làm việc trong các xí nghiệp tại địa phương khoảng 4000 người. Thu nhập bình quân của người dân là 400.000đồng/tháng (cao nhất là 4.000.000 đồng/tháng, thấp nhất là 100.000đồng/tháng), số hộ giầu và khá 500 hộ, số hộ nghèo có 05 hộ.
Tuyến đường giao thông chính của tỉnh Quảng Ninh chạy qua địa phạn phường là đường 18A, các tuyến đường trong khu vực phường chủ yếu là đường bê tông chiếm 85%, đường cấp phối 5% và đường đất chiếm 10%. Ngoài đường bộ trong địa phương phường còn có đường sắt nhưng chủ yếu là sử dụng để vận chuyển than của mỏ than Hà Tu và Tân Lập.
Điều kiện cơ sở hạ tầng phường Hà Tu: Trong khu vực phường có 02 trường học và 02 cơ quan, 01 chợ, 02 nghĩa trang, 01 đình chùa. Hệ thống nước sinh hoạt trong phường là nước máy. Hệ thống thoát nước thải và nước mặt của khu Hà Tu có nhưng đã xuống cấp. Trong khu vực có suối Hà Tu đã được xay kè hai bên bờ suối và nạo vét đá khơi thông dòng chảy, khả năng tiêu thoát nước nhanh. Rác thải sinh hoạt trong phường do Công ty vệ sinh mô trường thực hiện.
Điều kiện kinh tế - xã hội phường Hà Trung
Một phần khu vực khai thác nằm trong địa phận phường Hà Trung. Một bộ phận dân cư nằm cách bãi thải và khu vực khai thác 500m. Đây là một phường của thành phố Hạ Long và có diện tích đất 7,50ha, trong đó đất nông nghiệp là 1,18ha, đất công nghiệp là 3,5ha. Là một phường có số dân khá đông. Trong năm 2003 tổng số hộ dân của phường là 1.669 hộ gia đình với số khẩu là 7.280 người. Cơ cấu ngành nghề lao động của dân cư gồm: công nhân viên chức, công nhân mỏ, kinh doanh buôn bán nhỏ. Số người làm việc trong các xí nghiệp tại địa phương khoảng 1.500 người. Thu nhập bình quan của người dân là 400.000 đồng/tháng (cao nhất 3.500.000 đồng/tháng, thấp nhất là 100.000 đồng/tháng), số hộ giàu và khá 300 hộ, số hộ nghèo có 42 hộ.
Tuyến đường giao thông của tỉnh Quảng Ninh chạy qua địa phận phường là đường 18B, các tuyến đường trong khu vực phường chủ yếu là đường bê tông chiếm 75% và đường đất chiếm 25%.
Điều kiện cơ sở hạ tầng phường Hà Trung: Trong khu vực phường có 02 trường học và 03 cơ quan, 01 chợ. Hệ thống nước sinh hoạt trong phường là nước giếng, dân sử dụng nước máy chỉ chiếm 25%. Hệ thống thoát nước thải và nước mặt của khu Hà Trung có nhưng đã xuống cấp. Trong khu vực có suối nước Hà Trung - Hà Lầm đã được xây kè hai bên bờ suối và nạo vét đá khơi thông dòng chảy, khả năng tiêu thoát nước nhanh. Rác thải sinh hoạt do Công ty vệ sinh môi trường Hạ Long thực hiện.
5. Tình hình sản xuất kinh doanh cũng như cơ sở vật chất hạ tầng mỏ than Núi Béo
Là một mỏ than lộ thiên lớn của Tập đoàn than - khoáng sản Việt Nam, nằm ở phía Đông - Đông Bắc thành phố Hạ Long. Mỏ cách trung tâm thành phố Hạ Long trên 10 km về phía Đông. Theo báo cáo sản xuất kinh doanh của mỏ than Núi Béo năm 2005:
Sản lượng khai thác đạt trên 1,5 triệu tấn than, khối lượng tiêu thụ đạt 1,117 triệu tấn, doanh thu đạt 254,871 tỷ đồng. Công ty có 2333 công nhân, cùng hệ thống mặt bằng văn phòng nhà xưởng rộng lớn.
6. Định hướng khai thác mở rộng
Mỏ than Núi Béo với quá trình khai thác và sản xuất lâu dài, công suất hiện nay đã gần đạt đến mức thiết kế. Ngoài ra đáp ứng các nhu cầu sản xuất và tiêu thụ than trong nước ngày càng cao. Việc mở rộng sản xuất là một quá trình tất yếu.
Công suất của phần mở rộng được xác định phù hợp với "tổng sơ đồ phát triển ngành than giai đoạn 2001-2010 có xét triển vọng đến 2020" của Tập đoàn than và khoáng sản Việt Nam. Công suất tối đa của mỏ than Núi Béo là 2 triệu tấn than/năm tương ứng khối lượng đất đá bóc tối đa là 12 ¸ 14 triệu m3/năm. Việc mở rộng khai thác tại công trường vỉa 14 và vỉa 11. Dự kiến khai thác lộ thiên. Tổng khối lượng sản lượng khai thác của 2 vỉa này khoảng 600.000 tấn/năm tương ứng với khối lượng đất đá bóc tách khoảng 7,2-8,4 triệu tấn đất dá. Việc thực hiện khai thác kéo dài trong 10 năm tạo công ăn việc làm cho 1000 lao động.
Để thực hiện dự án, mỏ than Núi Béo cần đầu tư các nguồn vốn tài sản hiện có của công ty và một phần khác vay của ngân hàng đầu tư phát triển với mức lãi suất là 5,4%/năm.
CHƯƠNG II
HIỆN TRẠNG MỎ THAN NÚI BÉO VÀ KHU VỰC
MỞ RỘNG KHAI THÁC THAN
I. ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN KHU MỎ
1. Vị trí địa lý
Khai trường mở rộng mỏ than Núi Béo được nghiên cứu thiết kế nằm trong khu vực có giới hạn toạ dộ: X = 18 600 - 20 400; Y = 408.800 - 411.400
Khai trường mỏ than Núi Béo nằm cách trung tâm thành phố Hạ Long 7km về phía Đông. Phía Tây giáp khu Bình Minh. Phía Đông tiếp với khu mỏ Tân Lập. Phía Bắc giáp khu mỏ Hà Tu. Phía Nam giáp quốc lộ 18A.
2. Địa hình:
Tại công trường vỉa 14, địa hình thấp nhất hiện tại mức -36 tại lộ vỉa phía Đông. Tại công trường vỉa 11 địa hình thấp nhất hiện tại mức -36 tại lộ vỉa phía Tây. Đỉnh cao nhất tại địa hình khu vực có độ cao +150m ở phía Bắc.
Phần lớn địa hình khu mỏ không còn nguyên thuỷ mà đã bị khai thác ở các khu vực, địa hình bị cắt bởi các tầng khai thác của các công trường khai thác lộ thiên vỉa 11 và 14.
Phần khai thác mở rộng sang phía hồ Hà Tu, hồ này nằm ở sát phía Đông khai trường vỉa 11.
3. Sông suối
Trong khu vực có hai con suối, về mùa cạn lưu lượng nước nhỏ. Suối Hà Lầm chảy về phía Tây và suối Hà Tu chảy về phía Đông, lòng suối phẳng, rộng từ 1-4m.
Đến nay do việc khai thác than nên lưu lượng suối hoàn toàn phụ thuộc vào quá trình thoát và thải nước nhỏ.
Địa hình khu mỏ bị chia cắt bởi các dải bồi liên tiếp tạo nên nhiều khe cạn quanh năm, các khe cạn chỉ có nước vào mùa mưa. Trong khu vực mỏ than Núi Béo cũng như khu vực mở rộng sản xuất của công ty không có sông suối chảy qua.
4. Khí hậu khu mỏ
· Các yếu tố khí tượng:
Mỏ than Núi Béo nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Các yếu tố khí tượng ảnh hưởng tác động trực tiếp đến khai thác mỏ. Trong năm khí hậu phân thành 2 mùa rõ rệt: Mùa khô và mùa mưa.
Các yếu tố về khí tượng của khu vực dự án đo được tại các trạm quan trắc khí tượng ở Hòn Gai, Cẩm Phả và Cửa Ông được thể hiện như sau:
- Mưa mưa:
Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10 trong năm. Vào mùa mưa khí hậu thường nắng nóng, mưa rào đột ngột và chịu ảnh hưởng của các cơn bão từ biển Đông kéo vào. Lượng mưa thay đổi từ 1.250-2.850mm, tập trung vào tháng 6 đến tháng 9.
Thời kỳ này có đợt mưa kéo dài từ 3-4 ngày với lượng tổng cộng 400-500mm.
- Lượng mưa nhỏ nhất trong tháng tại các trạm Hòn Gai, Cẩm Phả, Cửa Ông.
- Lượng mưa trung bình trong tháng tại trạm Hòn Gai: 536,4mm
- Lượng mưa lớn nhất trong tháng tại trạm Hòn Gai: 1.257mm
- Lượng mưa nhỏ nhất trong năm tại trạm Hòn Gai: 1.027mm
Hướng gió Nam và Đông Nam, không khí ẩm ướt, độ ẩm cao, độ ẩm trung bình từ 60-80%. Nhiệt độ trung bình thay đổi từ 250C - 300C, có những ngày nhiệt độ lên tới 350C - 370C.
- Mùa khô
Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Hướng gió Bắc và Tây Bắc, không khí khô ráo, độ ẩm nhỏ, độ ẩm trung bình từ 30% - 40%. Nhiệt độ trung bình thay đổi từ 150C - 180C. Những ngày giá rét nhiệt độ có thể xuống tới 30C. Thời gian này thường có gió mùa Đông Bắc cùng với mưa phùn, giá rét và sương mù. Lượng mưa tối đa trong suốt mùa khô không quá 89mm.
5. Đặc điểm bãi thải mỏ hiện nay và hoạt động khai thác hiện nay liên quan đến khu vực mở rộng
Các bãi thải mỏ đã hình thành theo thiết kế giai đoạn I, đổ thải tại bãi thải Bắc vỉa 11. Sau dó, các khu vực đổ thải cho toàn vùng đã được tính toán xác định lại khả năng đổ thải và phương án đổ thải đã được xác định trong qui hoạch khai thác - vận tải - thoát nước cụm mỏ lộ thiên vùng Hòn Gai lập tháng 12 năm 1999. Công tác đổ thải của dự án khai thác cải tạo mở rộng sản xuất được thiết kế đổ thải trên cơ sở qui hoạch này, việc sử dụng đổ thải vào khu vực công ty than Hà Lầm đã khai thác xong là điều kiện thuận lợi cho công tác mở rộng sản xuất của Công ty. Hoạt động khai thác hiện nay đã và đang mở rộng sản xuất của Công ty. Hoạt động khai thác hiện nay đã và đang mở rộng khai trường vỉa 11 về phía hồ Hà Tu và khai trường vỉa 14 về phía vỉa 14 Tay phay K thuộc Công ty than Hà Lầm.
II. TÀI NGUYÊN ĐẤT RỪNG, SINH VẬT TRONG RANH GIỚI KHU MỎ
1. Tài nguyên đất
Toàn bộ mỏ than Núi Béo được nghiên cứu thiết kế mở rộng nằm trong khu vực có diện tích khai trường rộng 650 ha.
2. Tài nguyên rừng, sinh vật
Hiên nay, nguồn tài nguyên rừng và hệ sinh thái ở khu vực mỏ rất nghèo nàn, cây cối thưa thớt, ít có giá trị, không có thực vật rừng, động vật rừng quý hiếm thuộc nhóm I và nhóm II theo nghị định số 18/HĐBT ngày 17 tháng 01 năm 1992 của Hội đồng Bộ trưởng do việc khai thác tại đây đã được thực hiện từ thời Pháp thuộc.
Khu vực khai trường của Mỏ than Núi Béo là vùng núi cao trung bình, có độ dốc địa hình lớn. Trong phạm vi diện tích mỏ được cấp, phần đất phủ trong ranh giới mỏ rất nghèo, phần lớn đất trong ranh giới mỏ chủ yếu là đồi trọc. Các loại cây cối ở đây thường là bụi cây nhỏ, dây leo thưa thớt, ít có giá trị sử dụng. Trong diện tích đất do mỏ quản lý chỉ có một số loài cây: Mua lông, me rừng, chổi xể, cỏ tranh, lách, sậy khô, sim… Nhìn chung đất chỉ thích hợpvới các cây trồng chủ yếu là bạch đàn, keo tai tượng (hiện trong khu vực đã trồng 8,5ha bạch đàn, keo tai tượng…)
Tóm lại đất đai ở khu vực các khai trường có độ dinh dưỡng thấp, không thích hợp để canh tác và trồng rừng, cây ăn quả.
Khai thác tài nguyên khoáng sản mang lại lợi ích về thu nhập quốc dân và mang lại việc làm cho người lao động, nhưng phát triển ngành công nghiệp khai khoáng cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và sức khoẻ con người.
Có nhiều cách phân loại tác động của khai thác tài nguyên khoáng sản đến môi trường tự nhiên. Hợp lý hơn cả là xếp loại theo từng yếu tố của môi trường sinh thái, các yếu tố đó bao gồm: Nước (gồm nước ngầm, nước mặt); Không khí; Đất đai thổ nhưỡng, lớp đất phủ, diện tích đất nông nghiệp và đất, chất lượng đất. Thực vật và động vật.
Bước đầu tiên trong việc đánh giá những tác động của khai thác tài nguyên khoáng sản đến môi trường là cần xác định rõ và phân loại thành tác động tích cực và tác động tiêu cực.
Việc xác định nguyên nhân gây tác hại đến môi trường và đề xuất giải pháp khắc phục là vấn đề của khoa học công nghệ, các giải pháp lựa chọn phải khả thi và kinh tế. Nhưng việc đánh giá tác động của chúng đến môi trường không chỉ là vấn đề khoa học công nghệ mà còn là vấn đề kinh tế xã hội.
Công tác mở rộng khai thác của khai trường diễn ra có tính liên tục theo công suất khai thác từng năm do đó việc đánh giá tác động tới môi trường của dự án sẽ được xem xét trong suốt cả đời mỏ.
Dưới đây là những phân tích và đánh giá của các hoạt động khai thác lộ vỉa đến môi trường trên cơ sở khảo sát thực tế hiện trường, các thông tin thu thập và số liệu đo đạc liên quan đến môi trường.
3. Nguồn gây ô nhiễm không khí:
Nguồn gây ô nhiễm môi trường, không khí khu vực khai thác mỏ là từ các khâu khoan, nổ mìn, xúc bốc, vận tải, đổ thải, bãi thải và sàng tuyển. Các chất ô nhiễm bao gồm: bụi (bụi đất đá, bụi than) và khí độc hại (SO2, NO2, CO…)
Trong quá trình khai thác đá tại mỏ than, các nguồn gây ô nhiễm bụi và khí thải, tiếng ồn phát sinh từ các nguồn chính sau:
· Khoan nổ mìn
· Xúc và vận chuyển đất đá thải đến bãithải
· Xúc và vận chuyển than nguyên khai đến bãi sàng tuyển than
· Sàng và chế biến phân loại than
· Xúc và vận chuyển than sạch ra cảng tiêu thụ
· Giao thông trong mỏ
· Bãi thải
* Công tác khoan nổ mìn
Việc khoan các lỗ mìn bằng thiết bị khoan đã tạo ra lượng bụi ảnh hưởng tới người công nhân khoan.
Nổ mìn để làm tơi đất dá là hoạt động không thể thiếu trong khai thác than. Tại mỏ than, hàng ngày đều thực hiện nổ mìn với khối lượng từ 500-5000kg trong khoảng thời gian quy định từ 14h00 - 15h00.
Nổ mìn lần 1: Để bắn tơi đất đá ở tầng khai thác tạo điều kiện cho máy xúc thực hiện xúc tải lên ô tô.
Nổ mìn lần 2: Phá đá quá cỡ để tạo kích thước phù hợp với thiêt bị bốc xúc. Thông thường nổ mìn phá đá quá cỡ với chỉ tiêu thuốc nổ 0,13 - 0,15kg/m3.
Khi nổ mìn ở trên gương tầng gây tiếng ồn và tạo ra đám mây bụi lớn có khả năng lan xa. Nhưng do việc khai thác than trong khai trường tại mỏ như trong một thung lũng do đó bụi nổ mìn sẽ lắng đọng lại trong thời gian ngắn tại khai trường mỏ.
* Xúc và vận chuyển đất đá thải đến bãi thải.
Sau khi nổ mìn đất đá được làm tơi, sau đó máy xúc sẽ xúc chuyển lên ô tô đến bãi đổ thải. Phần đá quá cỡ sẽ thực hiện khoan lỗ nhỏ, nổ mìn tạo kích thước có thể xúc lên ô tô được.
Hoạt động này gây bụi không đáng kể, chủ yếu phát sinh khi vận chuyển đến bãi thải. Do hoạt động này ở xa khu dân cư nên không ảnh hưởng tới dân cư, chỉ ảnh hưởng tới người công nhân vận hành trên bãi thải và lái xe.
* Xúc và vận chuyển than nguyên khai đến bãi sàng tuyển than
Than được máy xúc sẽ chuyển lênô tô đến khu vực sàng tuyển. Do than nằm dưới sâu nên có độ ẩm nhất định do đó hoạt động này gây bụi không đáng kể, chủ yếu phát sinh khi vận chuyển đến bãi sàng than. Do bãi sàng tuyển than được bố trí xa khu dân cư nên không ảnh hưởng tới dân cư, chỉ ảnh hưởng tới người công nhân vận hành sàng tuyển chế bién than và lái xe.
* Xúc và vận chuyển than sạch ra cảng tiêu thụ
Khâu này phát sinh bụi chủ yếu khi bốc xúc than bằng máy xúc lên ô tô làm ảnh hưởng tới các công nhân sản xuất. Việc vận chuyển ra cảng tiêu thụ sẽ dài khoảng 2km trên đường vận chuyển chuyên dùng vận chuyển than của mỏ song song với đường 18B và cắt ngang, nằm dưới đường 18A sẽ làm ảnh hưởng dân cư hai bên đường vận chuyển. Mức độ ô nhiễm bụi hiện nay vượt tiêu chuẩn cho phép xấp xỉ 1,5 lần sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới các khu dân cư 1C, 2B và 5A phường Hồng Hà và gián tiếp tới các khu dân cư lân cận các khu nêu trên.
* Sàng và chế biến phân loại than
Đây là công đoạn gây bụi nhiều nhất, trong quá trình sàng phân loại bằng máy tạo ra các hạt nhỏ, mịn, khô có khả năng phát tán xa theo gió.
Những ngày trời hanh khô có thể quan sát rõ đám mây bụi xung quanh khu vực này. Mức độ ô nhiễm bụi hiện nay vượt tiêu chuẩn cho phép xấp xỉ 1,5 lần.
Bụi than với những hạt bụi nhỏ khi thâm nhập cơ thể qua đường hô hấp có thể thâm nhập sâu vào phổi gây ra chứng bệnh bụi phổi. Đây là loại bệnh thường gặp trong công nhân khai thác than.
Nguyên nhân chính gây bụi ở khu vực này là do:
- Nguyên liệu than khô
- Phễu rót sản phẩm không kín
- Đầu băng tải rót sản phẩm không có thiết bị che gió, vì vậy luồng gió thổi trực tiếp vào than đã sàng và cuốn theo những hạt bụi nhỏ đi xa.
Quan sát trực quan cho thấy, trong phạm vi công trường sàng tuyển, công nhân là những người trực tiếp chịu ảnh hưởng của loại bụi này.
* Giao thông trong mỏ:
Không kể đến các thiết bị phục vụ khai thác thường xuyên có mặt trên công trường, hàm lượng bụi chủ yếu được phát sinh từ đường cho các xe vận chuyển. Do phương tiện đi lại với vận tốc nhất định đã cuốn theo đất, bụi ở trên đường tạo thành các đám bụi cao từ 5 đến 10 mét và bị đưa đi xe nếu có gió mạnh.
Qua phân tích trên cho thấy tất cả các khâu công nghệ trong quá trình khai thác đều tạo bụi.
Tổng hợp tác động của các hoạt động trên tạo ra hình ảnh về một khu vực khai thác có mức độ ô nhiễm môi trường bụi khác cao. Việc phân tích các tác động ảnh hưởng đến môi trường khu dân cư xung quanh từ các nguồn riêng biệt rất khó thực hiện. Điều này đặt ra yêu cầu cần phải phối hợp đề ra các biện pháp khắc phục ảnh hưởng ô nhiễm môi trường khu vực này.
4. Ảnh hưởng của bụi:
Bụi là một tập hợp nhiều hạt vật chất vô cơ và hữu cơ, có kích thước nhỏ bé tồn tại trong không khí dưới dạng bụi lơ lửng, bụi lắng và các hệ khí gồm hơi, khói, mù...
Những ảnh hưởng do bụi gây ra đối với môi trường vùng mỏ than bao gồm:
- Ảnh hưởng đối với thực vật: Sự tích tụ bụi trên lá cây làm giảm khả năng quang hợp, bụi chứa các độc tố gây ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.
- Ảnh hưởng đối với sức khoẻ con người: Gây bệnh bụi phổi và đường hô hấp. Theo số liệu thống kê, ở Núi Béo đã có 15 công nhân mắc bệnh bụi phổi và còn có xu hướng tăng thêm.
- Ảnh hưởng đến các công trình và vật liệu, máy móc: Do bụi có chứa các chất hoá học, khi bám vào bề mặt của vật liệu sẽ gây các phản ứng hoá học, làm xuống cấp chất lượng của các công trình, máy móc.
- Bụi ở trong không khí là những hạt nhỏ hơn 5mm có thể vào tận phế nang của phổi. Bụi gây ra một số bệnh như:
Bệnh bụi phổi: Bệnh này gây ra do người hít thở bụi khói, bụi than và bụi kim loại. Nếu tiếp xúc với bụi trong một thời gian sẽ bị xơ phổi, suy giảm các chức năng hô hấp.
Bệnh về đường hô hấp: Tuỳ theo nguồn gốc của các loại bụi mà gây ra bệnh viêm mũi, họng, phế quản. Bụi vô cơ rắn, có cạnh góc sắc nhọn, lúc đầu thường gây ra viêm mũi làm cho niêm mạc dày lên, tiết nhiều niêm dịch hít thở khó. Sau nhiều năm chuyển thành bệnh viêm mũi teo, giảm chức năng lọc giữ bụi của mũi, gây ra bệnh bụi phổi.
Bệnh ngoài da: Bụi kim loại, đặc biệt là bụi đồng gây ra bệnh nhiễm trùng da rất khó chữa. Bụi này tác động lên các tuyến nhờn làm cho da bị khô, gây ra các bệnh ở da như trứng cá, viêm da...
Bệnh ở đường tiêu hoá: Bụi kim loại, bụi khoáng có kích thước lớn, có cạnh sắc đi vào dạ dày viêm niêm mạc dạ dày, rối loạn tiêu hoá. Bụi chỉ gây ra bệnh thiếu máu, giảm hồng cầu và gây rối loạn thận.
Đối với việc khai thác than, tuỳ từng khu vực và thành phần bụi khác nhau.
Tại khu vực bãi thải: Thành phần bụi chủ yếu là bụi đất đá.
Tại khu vực khai thác: Bụi than và bụi đất đá.
Tại khu sàng chế biến than: thành phần chủ yếu là bụi than
Qua phân tích hàm lượng bụi cho thấy:
* Khu sàng tuyển than kho 3 có nồng độ bụi cao nhất trong toàn khu vực.
* Hoạt động vận tải than, đất đá làm phát tán bụi vào môi trường lớn nhất.
* Tất cả các khâu trong hoạt động khai thác ở mỏ Núi Béo đều phát sinh bụi gây ô nhiễm môi trường không khí.
Chất lượng không khí ở từng khu vực mỏ như sau:
Trong khai trường:
* Tại nơi máy khoan hoạt động nồng độ bụi cao (vượt tiêu chuẩn cho phép 1,3 lần), mặc dù đã áp dụng công nghệ khoan có phun nước.
* Tại nơi có máy xúc làm việc: Máy xúc làm việc trong điều kiện than ướt nhưng nồng độ bụi vẫn cao (vượt tiêu chuẩn cho phép 1,76lần).
* Vận tải than, đất đá đã gây phát tán bụi với nồng độ cao (vượt tiêu chuẩn cho phép 1,3 lần), mặc dù đã được tới nước.
Do khai trường khai thác sâu dưới mực nước biển rất lớn, khu vực khai thác là một hố sâu do đó toàn bộ bụi đã được lắng đọng tại khu khai trường khai thác, không ảnh hưởng tới dân cư mà ảnh hưởng đến người lao động trực tiếp tham gia sản xuất trong các khâu này.
Tại bãi thải: Khi ô tô đổ đất nồng độ bụi đo được là lớn nhất, vượt tiêu chuẩn cho phép. Nhưng do thành phần bụi chủ yếu là bụi lắng và mật độ xe đổ thải không cao nên sau một thời gian ngắn nồng độ bụi giảm đi nhiều. Khu vực đổ thải cũng xa khu dân cư do vậy không ảnh hưởng tới khu dân cư mà ảnh hưởng đến người lao động trực tiếp tham gia sản xuất trong các khâu này.
Trên đường vận tải: Trong điều kiện đường khô không được phun nước, nồng độ bụi trong không khí là rất cao; Khi đường giao thông được phun nước, mặt đường rất ít bụi, chỉ còn bụi từ khói ô tô là chủ yếu. Đường vận tải qua khu dân cư sẽ ảnh hưởng tới dân cư hai bên đường giao thông.
Khu vực chế biến than: Trong suốt ca làm việc nồng độ bụi rất cao. Khu vực này xa khu dân cư, do vậy không ảnh hưởng tới khu dân cư mà ảnh hưởng đến người lao động trực tiếp tham gia sản xuất trong các khâu này.
Như vậy, chất lượng không khí khu vực khai thác bị ô nhiễm bởi bụi với nồng độ cao. Khi mỏ mở rộng khai thác thì khả năng suy giảm chất lượng không khí sẽ tăng. Tác động của quá trình khai thác mỏ đến không khí là rất đa dạng và phức tạp. Những ảnh hưởng của bụi, khí độc cần được quan tâm thích đáng.
Hoạt động khai thác mỏ chỉ diễn ra trong khai trường mỏ. Do khai trường mỏ như một thung lũng nên việc phát tán bụi, khí độc chỉ ảnh hưởng đến khu vực khai thác. Khu vực dân cư nằm cách khai trường mỏ 500m do đó không bị ảnh hưởng của hoạt động này. Khu vực đường vận chuyển than ra cảng và khu vực cảng là ảnh hưởng tới dân cư xung quanh nên cần có biện pháp tích cực giảm thiểu bụi.
5. Ảnh hưởng của khí độc:
Một trong những chất gây ô nhiễm môi trường không khí khu vực mỏ Núi Béo là khí độc hại (SO2, NO2, CO...). Nguồn phát sinh khí độc là thiết bị cơ giới hoạt động trong mỏ. Những khí này thường gây ra bệnh về đường hô hấp và thần kinh.
Các kết quả phân tích khí độc khu vực mỏ Núi Béo cho thấy tại các điêm có xe cơ giới, khí CO đều nằm trong giới hạn cho phép, do việc khai thác than lộ thiên trên một vùng rộng nên khí thải dễ phát tán ra xung quanh. Như vậy, chất lượng không khí bị ô nhiễm khí CO ở mức thấp. Việc ảnh hưởng của khí độc ở mức cho phép, không đáng kể, chưa cần có các biện pháp để xử lý.
Tại các khu vực đường ra cảng các số liệu đo đạc cho thấy chất độc hại do thiết bị vận chuyển xảy ra vẫn nằm trong giới hạn cho phép.
1. Nguồn gây ra tiếng ồn: Tất cả các thiết bị tham gia hoạt động trong quá trình sản xuất như: máy xúc, máy khoan, máy nghiền sàng, ô tô và các công tác khác như nổ mìn, đổ đất đá thải, than...
2. Ảnh hưởng của tiếng ồn:
Tiếng ồn là tập hợp các âm thanh có cường độ và tần số khác nhau, sắp xếp không có trật tự, gây cảm giác khó chịu cho người nghe, cản trở con người làm việc và nghỉ ngơi. Tiếng ồn có một tác động duy nhất và nguy hiểm là gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con người, đặc biệt là bộ phận thính giác.
* Tác động đối với thính giác.
Nếu cường độ âm thanh quá cao sẽ tác động mạnh đến thính giác. Mức âm 100dB tác động trong khoảng thời gian ngắn gây ảnh hưởng xấu đối với phần tai trong. Thông thường thính giác bắt đầu ảnh hưởng từ mức độ âm thanh 90dB trở lên.
* Tác động với thể lực, tâm thần và hiệu quả làm việc của con người:
Tiếng ồn còn ảnh hưởng tới các bộ phận của cơ thể gây rối loạn sinh lý và bệnh lý như thần kinh, tim mạch, nội tiết. Tiếng ồn có thể gây bệnh tâm thần, mất trí, điên.
Bắt đầu từ mức âm 90dB trở lên, tiếng ồn làm năng suất lao động của con người giảm đi từ 20% - 40%, làm phát sinh hoặc tăng các tai nạn lao động.
* Tác động đối với thông tin:
Mức âm thấp hơn 55 dBA chưa gây ảnh hưởng đến trao đổi thông tin. Tiếng ồn có mức độ âm lớn hơn 70 dB có tác động xấu đối với việc trao đổi thông tin công cộng. Tại các khu vực của mỏ than Núi Béo mức âm luôn luôn lớn hơn 70dB như vậy khả năng trao đổi thông tin bị hạn chế.
* Tác động của tiếng ồn đối với cuộc sống con người.
- Tác động về mặt cơ học: Che lấp âm thanh cần nghe.
- Tác động về mặt sinh học của cơ thể chủ yếu là của bộ phận thích giác và hệ thần kinh.
- Tác động đến sự hoạt động xã hội của loài người.
Tất cả các hoạt động đó cuối cùng dẫn đến biểu hiện xấu về tâm lý, sinh lý, bệnh lý và hiệu quả của con người.
Số TT
Thời gian tác động
(Số giờ trong ngày)
Mức ồn
(dB)
1
8
90
2
6
92
3
4
95
4
3
97
5
2
100
6
1.5
102
7
1
105
8
0.5
110
9
0.25
115
Tiêu chuẩn TCVN 5949 - 1995 quy định mức ồn cho phép ở khu vực sản xuất xen kẽ khu dân cư trong thời gian từ 6h00 đến 18h00 là 75dBA. Còn theo TCVN 5948 - 1995 cho phép mức ồn tối đa của xe hạng nặng là 90dBA.
Qua phân tích các ảnh hưởng của tiếng ồn cho thấy mức độ ồn tại mỏ Núi Béo luôn luôn xấp xỉ hoặc vượt tiêu chuẩn cho phép nhưng kéo dài trong suốt thời gian làm việc nên sẽ tác động nhất định đến sức khoẻ của một bộ phận công nhân khu vực máy nghiền, sàng, khoan. Đặc biệt khu vực nghiền vừa có nồng độ bụi cao và mức độ tiếng ồn lớn nhất sẽ tác động xấu đến người lao động ở đây. Tiếng ồn là một trong những yếu tố tác động môi trường chính của hoạt động mở rộng sản xuất tại mỏ Núi Béo.
Hiện tại các hoạt động gây ồn gồm tất cả các khâu công nghệ, từ khoan, nổ mìn, bốc xúc, vận tải, đổ thải đất đá, chủ yếu xảy ra trong ranh giới mỏ do vậy chỉ gây ảnh hưởng cục bộ đến công nhân làm việc tại mỏ. Việc vận chuyển than qua khu dân cư làm ảnh hưởng tiếng ồn tới dân cư hai bên đường nhưng do mỏ sử dụng phương tiện vận chuyển đã được kiểm định về tiếng ồn do đó tiếng ồn tại khu vực này là 75dB đạt tiêu chuẩn cho phép. Với việc nổ mìn, hiện nay mỏ đã áp dụng nổ mìn dùng phương pháp vi sai từng lỗ và sử dụng lượng thuốc nổ hợp lý (xác định dưới sự giám sát của dân cho phép nổ 1 đợt nổ là 2000kg) nên việc nổ mìn như không còn ảnh hưởng đến khu dân cư lân cận.
6. Tác động tới môi trường đất, tài nguyên sinh vật và các hệ sinh thái
Khi mở rộng khai trường khai thác lộ thiên thì việc mất đi tài nguyên rừng, sinh vật và hệ sinh thái trong khu vực là điều không thể tránh khỏi. Trong phần "Tài nguyên đất, rừng" đã nêu lên hiện trạng tài nguyên đất, rừng tại mỏ Núi Béo. Trong khu vực chủ yếu còn lại đồi thấp, cây cối mọc thưa thớt mà phần lớn là cây bụi, cỏ lau rác... Rừng thứ sinh còn lại ở khu vực bãi thải của mỏ (như bãi thải phụ phía Bắc) nhưng không còn nhiều.
Hoạt động san gạt mở mỏ, mở tuyến đường giao thông, đổ thải và vùi lấp những diện tích rừng cuối cùng dưới tầng đất sâu. Do việc khai thác, đất đá bị rửa trôi nên môi trường đất tại các bãi thải và khu vực khai thác là đất nghèo dinh dưỡng.
Rừng mất, các loại sinh vật mất nơi cư trú sẽ di chuyển đi đến các khu vực khác. Tuy nhiên, khu vực này chỉ có một số loài thú hoang dại như dơi, sóc... sinh sống chứ không còn loài thú quý nào vì vậy những mất mát về tài nguyên sinh vật do hoạt động khai thác than không lớn lắm.
Như đã trình bày trong mục tài nguyên sinh vật trong phạm vi ranh giới mỏ rất nghèo nàn. Diện tích đối với cây bụi phát triển chiếm đa số, chỉ còn lại rất ít rừng thứ sinh nhưng đã nghèo kiệt vì thế không có khả năng cung cấp thức ăn và làm nơi cư trú cho các loài động vật, chim muông. Cho nên, trong giai đoạn tiếp theo, mở mở rộng khai thác cũng không ảnh hưởng đến tài nguyên sinh vật ở đây.
Dự báo mỏ ngừng khai thác có khả năng phục hồi được tài nguyên sinh vật trong khu vực như cũ là rất khó khăn. Rừng mất, chỉ còn lại đất trống đồi trọc và trên các bãi thải cũ cây bụi, cỏ lau, lác... mọc thưa thớt không là sinh cảnh phù hợp cho các loài động vật sinh sống.
Tuy nhiên, khi kết thúc khai thác nếu duy trì được hồ nước ở moong khai thác cũ kết hợp với trồng cây trong toàn khu mỏ thì khả năng hồi phục được rừng với một hệ sinh thái mới.
Nhìn chung, hoạt động mở rộng sản xuất của mỏ than Núi Béo sẽ làm biến đổi hệ sinh thái trong khu vực từ hệ sinh thái gò đồi thấp sang vùng đất trống đồi trọc. Đây là vấn đề sẽ được quan tâm giải quyết ở giai đoạn đóng cửa mỏ.
6.1. Biến động của các nguồn tài nguyên.
* Tài nguyên đất
Mặt đất là đều dễ nhìn thấy do việc mở rộng mỏ và phát triển các cơ sở hạ tầng mỏ. Diện tích mỏ Núi Béo đang quản lý 650ha trong đó:
*Diện tích khai thác tre tiếp 186ha
* Diện tích chiếm làm bãi thải ngoài 103ha
* Diện tích chiếm đất cho các công trình phục vụ sản xuất là 78,15ha
* Diện tích đất còn lại không sử dụng trong đó trồng cây.
* Tài nguyên rừng
Việc mất đát cũng dẫn đến mất tài nguyên rừng trong khu vực. Các dải rừng thứ sinh sẽ bị cày ủi, vùi lấp dần, ngày càng thu hẹp nhường chỗ cho diện tích đất trống, đồi trọc ngày càng tăng.Rừng mất đi nhưng phải hàng chục năm sau mới được phục hồi. Sau khi kết thúc mỏ phải cần tới 20 năm tiếp theo để phục hồi rừng.
Trong phạm vi quản lý của mỏ trước đây chủ yếu là rừng nhiệt đới và đồi trọc. Trong quá trình khai thác phần lớn thảm thực vật đã bị phá huỷ. Hiện nay diện tích còn được phủ bởi thảm thực vật cấp thấp khoảng 25,35ha. Phần còn lại bị phá huỷ hoàn toàn.
*Tài nguyên nước và hệ thống thuỷ văn trong vùng:
Dự báo tác động của hoạt động khai thác than đến nguồn nước mặt và nước ngầm như sau:
Suy giảm nguồn nước ngầm trong khu vực:
Mở rộng khai thác than không chỉ gây ra ảnh hưởng đến hạ nguồn mà còn gây ảnh hưởng cả đến thượng nguồn hệ thống thuỷ văn, làm giảm mực nước ngầm.
Nguồn nước ngầm ở khu vực này đã bị biến đổi rất lớn do trong khu vực có hàng ngàn mét lò cũ đã đào khi khai thác hầm lò và các moong khai thác từ thời pháp thuộc đến nay. Nguồn nước ngầm phụ thuộc vào các điều kiện địa hình bề mặt khu vực, độ thẩm thấu của đất đá, diện tích rừng.
Nguồn nước ngầm bị biến đổi rất lớn và phụ thuộc vào các điều kiện địa hình bề mặt khu vực, độ thẩm thấu của đất đá, diện tích rừng. Moong vỉa 11 hiện đang khai thác ở mức - 40m và khi kết thúc đời mỏ sẽ hạ xuống mức
-130m. Mức đáy moong vỉa 14 dự kiến sẽ ở mức - 45m, vì vậy sẽ gây ảnh hưởng đến độ cao mực nước cũng như lượng nước ngầm trong khu vực.
Giảm nguồn nước mặt:
Lượng nước ngầm trong khu vực giảm cũng làm suy giảm nguồn nước mặt. Do không còn thảm thực vật. Hồ Hà Tu là nguồn cung cấp nước cho nước công nghiệp nhà máy tuyển than Hòn Gai.
Do việc khai thác mở rộng, nguồn nước hồ Hà Tu sẽ không còn do vậy Công ty thi công cấp nước Quảng Ninh đã phải lập phương án lấy nước từ hồ Khe Cá cung cấp cho những hộ tiêu thụ nước hồ Hà Tu trước kia. Chỉ khi nào mỏ kết thúc khai thác thì nguồn cung cấp nước mặt ở đây mới được phục hồi.
Các suối như suối Hà Tu, Hà Phong sẽ tăng lưu lượng nước khi nước moong được bơm lên, do lưu lượng nước bơm lớn nhất 1250m3/h nhưng do lòng suối rộng hơn 10m, thực tế trong thời gian khai thác qua việc tăng lưu lượng nước suối là nhỏ không đáng kể.
*Cảnh quan, di tích lịch sử
Khai thác than không thể tránh khỏi làm mất đi cảnh quan môi trường. Các dải đồi xanh dần bị thay thế bởi những bãi đất đá, những sườn đồi bị cày ủi nham nhở, những moong sâu ngập nước. Để cải thiện cảnh quan môi trường, năm 1996 trên các khu đất trống không sử dụng đến, thuộc mỏ quản lý.
Trong phạm vi ranh giới mở rộng sản xuất của mỏ Núi Béo không có các di tích lịch sử cũng như danh lam thắng cảnh nào nổi tiếng nên việc khai thác than không làm ảnh hưởng tới các di tích lịch sử.
Việc khai thác than tại khu vực mỏ Núi Béo nằm khuất tầm nhìn từ vịnh Hạ Long, thành phố Hạ Long vào, do đó không làm ảnh hưởng đến vịnh Hạ Long về tầm nhìn.
6.2. Tác động đến môi trường nước.
* Công tác thoát nước mỏ
Đối với nước thải rửa trôi bề mặt: Lượng nước ma rơi xuống diện tích khai thác mở trên mức thoát nước tự nhiên được thoát theo hệ thống mượng, rành tại từng tầng khai thác mức 60.
Đối với nước thải ở moong khai thác: Lượng nước mưa rơi xuống diện tích khai thác mỏ dưới mức thoát nước tự nhiên và nước ngầm chảy vào mỏ được lắng đọng tự nhiên tại đáy moong, sau đó được thải ra ngoài bằng hệ thống bơm. Theo thực tế lượng nước chảy vào mỏ như sau:
Khu Tây vỉa 11: 4.500m3/ng.đ
Khu Đông vỉa 11: 3.500m3/ng.đ
Vỉa 14: 1.300m3/ng.đ
Để thoát nước dưới moong khai trường, mỏ dùng hệ thống bơm đặt trên hệ thống phao nổi.
*Tác động của nước thải mỏ
Than là hợp chất hữu cơ có nhiều các thành phần hoá học, nước ở các mỏ than phân huỷ nhiều các chất có trong than và đất đá ở mỏ vì vậy thành phần hoá học của nước mỏ là rất phức tạp. Một trong những vấn đề cần quan tâm là hàm lượng lưu huỳnh ở trong than. Khi than chứa hàm lượng lưu huỳnh cao, nước thải từ mỏ than hay nước chảy qua các bãi than sẽ có tính axit cao, gây nhiều tác hại khó phục hồi như làm "chết" đất, huỷ diệt cả thực vật và thuỷ sinh vật khi tiếp xúc.
Than Núi Béo là than antraxít nói chung có chất lượng tốt, hàm lượng lưu huỳnh thấp (thấp hơn 0,5%), vì vậy tính axit của nước mỏ không cao lắm, nhưng những ảnh hưởng của nó đối với môi trường và con người cũng rất cần được quan tâm.
- Quá trình tạo axit của nước thải mỏ
Nghiên cứu bản chất quá trình tạo axit của nước mỏ than có ý nghĩa quan trọng trong việc đề xuất các giải pháp khả thi xử lý nước thải mỏ, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Theo kết quả khảo sát, phân tích chất lượng nước thì nước thải tại moong mỏ Núi Béo vượt tiêu chuẩn cho phép thải ra môi trường xung quanh. Nước thải mỏ ảnh hưởng đến môi trường như sau:
Trong mùa khô nước moong vỉa 11,14 có tính axit khá mạnh pH = 3,5
Nước moong khi thải ra hệ thống nước mặt sẽ làm nước nhiễm axit. Nước có tính axit và nồng độ CO2 tự do trong nước cao gây ăn mòn kim loại. ăn mòn bê tông. Như vậy sẽ làm giảm bớt tuổi thọ của các thiết bị đang hoạt động dưới đáy moong. Các máy bơm nước thải và phao bơm tại moong mỏ dễ bị gỉ và ăn mòn, chỉ trong thời gian ngắn đã bị hư hỏng, ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất do thời gian ngừng làm việc để sửa chữa các thiết bị cao. Chi phí mua sắm thiết bị mới hay phụ tùng thay thế tăng, làm giảm hiệu quả kinh tế mỏ.
Trong mùa mưa nước moong đã được pha loãng trong quá trình vận chuyển ở suối và nước mưa nên không ảnh hưởng đến nguồn nước ở Hạ lưu nhưng nguy cơ về nước suối Hà Tu bị nhiễm axit vẫn còn nhất là vào mùa cạn.
Mẫu nước ở mương thoát nước vỉa 11 được lấy khi đang bơm xả nước moong vỉa 11 vào mương, cách điểm xả khoảng 50m, có độ pH = 3,5, tương đương với độ pH của nước moong.
Nước thải mỏ vào mùa mưa chứa nhiều bùn đất, làm bồi đắp lòng suối, ảnh hưởng dòng chảy... Về mùa khô, lưu lượng nước suối nhỏ nên ảnh hưởng của tính axit của nước thải đến môi trường sẽ tăng.
- Nồng độ chất hữu cơ trong nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép. Nguyên nhân nồng độ chất hữu cơ là do mùn than có trong nước thải. Nước thải mỏ khi thải ra suối Hà Tu, tích lại trong Khe Cá trước khi đổ ra biển sẽ gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái nước tại khu vực. Nồng độ chất hữu cơ cao làm giảm độ oxy hoà tan trong nước dẫn đến giảm khả năng hô hấp của những loài động vật thuỷ sinh. Như vậy sẽ tác động đến sự phát triển của các loài sinh vật nước, giảm năng suất của hệ sinh thái nước. Hiện nay hồ Khe Cá có rất ít các loài động vật thủy sinh, sinh sống. Nước hồ chỉ dùng vào mục đích tưới tiêu cho các ruộng lúa xung quanh và sẽ được cấp nước cho nhà máy tuyển than Nam Cầu Trắng.
- Nồng độ cặn lơ lửng trong nước cao gây tác động xấu đến các loài đồng, thực vật thuỷ sinh. Sự tồn tại của các chất rắn lơ lửng làm giảm mức độ truyền ánh sáng trong nước, ảnh hưởng đến khả năng quang hợp của thực vật thủy sinh và giảm khả năng bắt mồi của động vật thủy sinh. Như vậy năng suất sinh học của hệ sinh thái nước sẽ giảm.
Về mùa mưa, lưu lượng nước suối Hà Tu khá lớn nên khả năng pha loãng cao. Vì vậy, nước thải mỏ sẽ ít tác động xấu đến môi trường. Nhưng về mùa khô, lưu lượng nước suối nhỏ nên các tác động xấu của nước thải đến môi trường nước sẽ tăng.
Kết quả phân tích chất lượng nước tại hồ Khe Cá cho thấy nước hồ đạt tiêu chuẩn, chất lượng nước mặt. TCVN 5942: 1995. Nước hồ đang được dùng cho mục đích tưới tiêu trong khu vực. Với mức độ khai thác như hiện nay thì mỏ chưa cần áp dụng biện pháp xử lý nước thải.
Khi mỏ phát triển mở rộng sản xuất với quy mô lớn hơn nên lượng nước thải sẽ tăng. Để đảm bảo chất lượng môi trường nước trong khu vực không bị ảnh hưởng, mỏ cần đào thêm một đập lọc nước trung chuyển trong khoảng giữa mỏ và hồ Khe Cá với dung tích bằng một phần ba hồ Khe Cá (khoảng 30.000 - 50.000m3), xây dựng hệ thống đập nước từ thượng nguồn hồ Khe Cá.
*Tác động của nước rửa trôi bề mặt khu vực chứa than tại cảng làm cho nước ven biển bị ô nhiễm.
* Nước thải vệ sinh công nghiệp của nhà máy cơ khí Hòn Gai. Nhà máy cơ khí Hòn Gai đã lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và được phê duyệt theo Quyết định số 432 , ngày 23/3/1998 của UBND tỉnh Quảng Ninh, nhà máy này di chuyển từ vị trí bên đường Lê Thánh Tông, cách bờ biển Hòn Gai khoảng 50m, tới vị trí khu vực Nam Cầu Trắng cách bờ biển khoảng 50m. Do đó việc thay đổi này chỉ khác về vị trí địa lý và không khác về môi trường sản xuất.
6.3. Tác động môi trường của bãi thải, chất thải rắn.
Bãi thải đất đá là một trong những nguyên nhân gây biến đổi mạnh mẽ các thành phần, điều kiện địa lý tự nhiên, nghiêm trọng nhất là làm biến dạng bề mặt địa hình, phá vỡ sự ổn định của một cảnh quan thiên nhiên trên một diện tích rộng lớn.
Sau các khâu nổ mìn, xúc bốc, vận tải, đất đá được nổ ra bãi thải. Quy trình công nghệ khai thác đã phá vỡ cấu trúc nguyên thủy của đất đá, làm thay đổi cơ bản tính chất cơ lý của chúng, đặc biệt là sự thay đổi về tỷ trọng, lực kháng cắt và mức độ thấm, ngậm nước. Đất đá ở bãi thải là môi trường hoàn toàn khác so với đất đá khi còn nằm trong nguyên khối.
Khi đổ đất đá ra bãi thải, đất đá bắt đầu dịch chuyển và bề mặt bãi thải bị biến dạng. Quá trình xảy ra mạnh mẽ và liên tục trong thời gian đầu, sau một năm tốc độ dịch chuyển bắt đầu chậm dần. Nhưng thậm chí sau 10 - 15 năm quá trình đổ thải đã bắt đầu kết thúc, thực tế vẫn ghi nhận được các trị số dịch chuyển.
Việc khai thác mở rộng mỏ than Núi Béo sẽ phải sử dụng tăng khoảng 103ha diện tích bề mặt đất để làm bãi thải. Trong khai trường đất đá được làm tơi bằng khoan nổ mìn, sau đó được xúc bốc lên thiết bị vận tải và đổ ra bãi thải. Với những điều kiện địa chất phức tạp, mặt bằng không gian hẹp... nên ở mỏ hiện tại vẫn áp dụng công nghệ đổ thải ngoài là chính.
Chỉ riêng trong vòng 7 năm (1985 - 9/2004) mỏ than Núi Béo đã bốc và đổ thải 36.292.483m3 đất đá. Theo thiết kế mở rộng sản xuất, mỏ sẽ phải bốc và đổ thải 129.798.000m3. Hiện nay mỏ than Núi Béo chủ yếu đang đổ thải tại bãi thải phụ Bắc và Tây Nam vỉa 11.Sau khi khai thác mở rộng các bãi thải được sử dụng để đổ thải gồm có: Bãi thải phụ Bắc Núi Béo, bãi thải Tây Nam vỉa 11, hồ Hà Tu, bãi thải trong vỉa 11 và vỉa 14.Việc ảnh hưởng đến môi trường gây ra do việc đổ thải đất đá tại các bãi thải trên có thể tóm tắt như sau:
* Mặt đất
Diện tích mỏ hiện đang quản lý là 650ha trong đó:
- Diện tích khai thác trực tiếp 186,5ha (vỉa 11: 112ha, V14b: 74,5ha)
- Diện tích chiếm đất làm bãi thải 103ha (không kể diện tích đổ thải bãi thải trong).
Trong đó:
Bãi thải phụ Bắc Núi Béo 62ha
Bải thải Tây Nam vỉa 11: 30ha
Bãi thải hồ Hà Tu: 11ha
Diện tích chiếm đất cho các công trình phục vụ sản xuất là 78,15ha.
* Làm mất cảnh quan môi trường
Trên bề mặt bãi thải do mưa nắng xói mòn đã trơ ra các loại đá hòn, đá tảng và các vết rãnh xói mòn làm mất mỹ quan khu vực.
* Bùn thải
Sau khi bơm cạn hồ Hà Tu, đáy hồ có khoảng 1 triệu m3 bùn thải, với 1ượng bùn này công tác xử lý không tốt cũng làm ảnh hưởng tới khu vực vận chuyển và đổ thải do bùn chảy trong quá trình vận chuyển và không ổn định tại bãi thải.
* Sụt lở, trôi đất đá:
Trong những trận mưa lớn đất đá trôi theo dòng nước tràn xuống suối, lấp đầy lòng suối và lái dòng chảy. Để khắc phục mỏ đã thực hiện những biện pháp như xây dựng hệ thống đê quanh chân bãi thải phần giáp với làng Sạc Lồ nhằm ngăn chặn sự trôi lấp đất đá vào khu vực nhà ở và vườn. Hàng năm tổ chức nạo vét lòng suối và xây đập chắn đầu nguồn tại khu mương thoát nước vỉa 14 để hạn chế đất đá trôi lấp dòng suối Hà Tu. Trồng cây xanh và tạo điều kiện để thảm thực vật phát triển tự nhiên trên mặt, sườn các bãi thải cũ, ngăn ngừa sự sói mòn và sụt lở sườn bãi thải.
6.4. Tác động đến cơ sở hạ tầng
* Hệ thống giao thông thuỷ bộ
Mỏ Núi Béo nằm cách đường quốc lộ 18A 3km về phía Nam. Trong khu vực mỏ hệ thống giao thủy, bộ, đường xá cầu cống hiện nay chưa xây dựng hoàn thiện, còn mang tính chất tạm thời. Tại mương vỉa 11 Núi Béo, khu vực đang khai thác hiện nay, mỏ mới chỉ san gạt đường đất cho xe cơ giới hoạt động. Đường giao thông trong mỏ được nối với quốc lộ 18A để vận chuyển than và một tuyến đường dẫn đến bãi thải phụ Bắc cho mục đích đổ thải. Mỏ đang có kế hoạch san gạt; mở các tuyến đường vận tải mới để hoạt động mở rộng khai thác và đổ thải trong khu vực.
Trong phạm vi ranh giới mỏ không có các tuyến giao thông thủy, bộ quan trọng cắt qua. Vì thế các hoạt động mỏ không ảnh hưởng nhiều đến đường xá, cầu cống, giao thông thủy bộ của khu vực mà chỉ ảnh hưởng trong nội bộ ranh giới mỏ.
Tuy nhiên than sau khi khai thác được sàng tuyển bán cơ giới tại khu vực sàng tuyển trong ranh giới mở, rồi vận tải bằng ô tô đến nơi tiêu thụ hay đến nhà sàng Nam Cầu Trắng. Chính vì thế các xe ô tô vận tải của mỏ có tác động làm tăng mật độ xe trên các tuyến giao thông. Mật độ xe tăng sẽ kéo theo một loạt tác động như: Làm hư hỏng đường xá, cầu cống và tăng rủi ro trên tuyến vận tải. Đây cũng là một yếu tố tác động đến hệ thống giao thông trong khu vực.
Hiện tại mỏ đã có tuyến đường nội bộ vận chuyển than song song với đường 18B do đó việc tăng lưu lượng xe không ảnh hưởng tới giao thông của đường 18B.
* Các công trình trong khu vực
Trước đây khu Núi Béo là vùng đồi thấp, tuy nằm cách quốc lộ 18A 3km về phía Bắc và cách Hòn Gai 10km về phía Tây nhưng khu vực này cũng không có các hoạt động kinh tế xã hội phát triển. Trong khu vực chỉ có cụm dân cư sinh sống từ nhiều năm nay. Khi đi vào mở rộng khai thác, các cụm dân cư trong phạm vi ranh giới mỏ sẽ được đền bù và di chuyển đi. Mỏ Núi Béo đã xây dựng hệ thống văn phòng tại các khai trường, các xưởng cơ điện, xưởng sửa chữa ô tô, xe cơ giới, đoàn xe phục vụ công nhân đi làm ca.
* Mạng lưới thủy nông
Hoạt động khai thác than hàng năm ở mỏ thải ra môi trường một lượng nước thải có tính axit. Vào mùa mưa, nước thải mỏ được pha loãng với nguồn nước mặt khác nên ít ảnh hưởng đến mạng lưới thủy nông trong khu vực. Tuy nhiên nước thải mỏ cuốn theo lượng lớn đất đá, làm hệ thống giữ nước bị thu hẹp, bị thay đổi hình dạng. Lòng sông bị nâng cao, nước ứ đọng tràn qua cả bờ gây lụt lội.
Trong khu vực mỏ Núi Béo, mạng lưới thuỷ văn gồm hai con suối là suối Hà Tu và suối Lộ Phong và 2 hồ lớn: hồ Hà Tu, hồ Khe Cá.
Nước thải từ moong vỉa 11 Hà Tu được bơm ra suối Hà Tu rồi tập trung trong hồ Khe Cá trước khi đổ ra biển. Nước hồ Khe Cá hiện đang sử dụng làm nguồn nước tưới tiêu. Theo các kết quả phân tích thì chất lượng nước thải ở hồ Khe Cá đạt tiêu chuẩn làm nguồn nước cung cấp cho tưới tiêu nông nghiệp.
7. Đánh giá tác động đến chất lượng cuộc sống.
7.1. Chất lượng cuộc sống công nhân
Mỏ than Núi Béo mở rộng sẽ đem lại công ăn việc làm cho hơn 2333 lao động và đảm bảo đời sống cho một bộ phận lớn lao động có hoạt động dịch vụ đối với các công nhân mỏ.
Bộ mặt dân cư đô thị cũng được thay đổi cùng với các hoạt động của mỏ. Hệ thống cấp điện, cấp nước sinh hoạt và hệ thống cống rãnh thoát nước được cải thiện. Đường xá, giao thông đi lại thuận tiện hơn. Đời sống văn hoá công cộng cũng từng bước được nâng lên.
* Thu nhập bình quân
Thu nhập bình quân ở mỏ than Núi Béo ở mức khá so với với các mỏ khác trong khu vực
- Năm 1996 thu nhập bình quân là 750.000đ/người
- Năm 1997 thu nhập bình quân là 960.000đ/người
- Năm 2003 thu nhập bình quân là 1.6000.000đ/người
Thu nhập bình quân của người lao động sẽ còn tiếp tục tăng theo quá trình phát triển mỏ.
* Phúc lợi công cộng
Hoạt động của mỏ cũng đem lại phúc lợi công cộng như: Giúp tỉnh giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao mức sống của người dân sống bằng nghề than, nghề dịch vụ, cơ sở hạ tầng trong khu vực được cải thiện...
* Cải thiện cơ sở hạ tầng
+ Số người ở nhà riêng tự xây: 80%
+ Số người có nhà tập thể do Nhà nước và công ty cùng xây: 20%
* Trường học: Công ty luôn có sự đóng góp về kinh phí xây dựng đối với các trường học, bệnh viện, nhà văn hoá trong khu vực
* Đường giao thông:
Hệ thống đường giao thông trong phạm vi ranh giới mở đã được xây dựng khá đồng bộ, góp phần tích cực làm cho hoạt động giao thông vận tải của khu vực được thuận tiện hơn. Một số đoạn đường và sân bãi chờ xe trước khu vực văn phòng chính của mỏ được đổ bê tông. Mỏ cùng với mỏ Hà Tu và thành phố Hạ Long đổ bê tông đoạn đường chính ở khu vực thể thao văn hoá của phường Hà Tu giúp cho sự đi lại được sạch sẽ, thuận tiện.
* Đóng góp cho ngân sách Nhà nước:
Than khai thác từ hoạt động mở rộng sản xuất của mỏ Núi Béo sẽ cung cấp cho thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu một lượng không nhỏ, làm tăng khối lượng hàng hoá tiêu thụ và xuất khẩu của Việt Nam. Phần giao nộp của mỏ vào ngân sách nhà nước dưới dạng thuế tài nguyên và các loại thuế khác tăng lên là một đóng góp đáng kể của công ty với xã hội, nhà nước.
* Lợi ích kinh tế của cộng đồng dân địa phương:
- Tạo cơ hội việc làm: Hiện tại tổng số lao động của mỏ là 2333 người, nhờ đó đã giải quyết một số việc làm cho người lao động trong khu vực. Công nhân mỏ có thu nhập ổn định, đảm bảo được đời sống.
* Để phục vụ sinh hoạt cho tổng số người lao động của mỏ và những người ăn theo, hàng loạt các dịch vụ khác ra đời và phát triển, góp phần tạo công việc làm một cách gián tiếp cho người người khác nữa như: sản xuất nông nghiệp cung cấp rau, quả, thịt hay các đồ dùng dân dụng khác.
* Vấn đề môi trường bị ô nhiễm:
Một bộ phận dân cư khu vực lân cận khai trường và khu vực hai bên đường vận chuyển sống trong môi trường bị ảnh hưởng của bụi và tiếng ồn. Do vậy trong quá trình vận chuyển công ty sẽ thực hiện giảm thiểu ô nhiễm tới mức cho phép, đảm bảo hạn chế tối thiểu các ảnh hưởng này.
* Sức khoẻ cộng đồng
Hàng năm mỏ Núi Béo có tổ chức khám chữa bệnh định kỳ phân loại sức khoẻ cho công nhân mỏ. Kết quả khám bệnh năm 1998 cho thấy số người mắc bệnh nghề nghiệp 8 người. Trong khu vực hiện đã có hệ thống dịch vụ y tế thuận tiện nên sức khoẻ công cộng sẽ được đảm bảo.
Khi khai thác than lộ thiên có thể xảy ra các rủi ro liên quan đến tất cả các hoạt động khác nhau của quá trình khai thác, chế biến, vận chuyển than.
7.2. Ô nhiễm môi trường nước:
Hiện nay mỏ đang khai thác tại vỉa 11.14, nhưng lượng nước thải của mỏ hàng năm đã là a1 triệu m3. Nước thải có một số chỉ tiêu TCCP, khi thải ra suối Hà Tu rồi tập trung trong hồ Khe Cá đã được pha loãng nên nồng độ các chất ô nhiễm giảm xuống dưới mức cho phép. Khi mỏ mở rộng khai thác lượng nước thải sẽ tăng lên rất nhiều. Như vậy, nước thải sẽ ảnh hưởng đến sức chịu đựng của môi trường, không còn khả năng tự làm sạch.
Nước ở mỏ Núi Béo đã góp phần làm tăng mức độ ô nhiễm vốn có trong khu vực. Môi trường nước mặt cũng như chất lượng nước biển ven bờ không còn trong sạch và có khả năng đề kháng, tự làm sạch như hàng chục năm về trước.
7.3. Hiện tượng đá lăn và trôi lấp bãi thải
Trong quá trình đổ thải các tảng đá gốc loại to thường lăn xuống chân bãi thải với tốc độ cao, khoảng cách xa nên nguy hiểm cho người đi lại và bới nhặt than quanh bãi thải. Với lượng đất đá đổ thải và diện tích bãi thải ngày càng lớn thì rủi ro sẽ tăng. Đặc biệt tại các bãi thải của một số mỏ khai thác lộ thiện lớn nằm gần khu vực dân cư, vào mùa mưa thường xảy ra hiện tượng rửa trôi, sụt lở đất đá gây lấp nhà cửa, các công trình xây dựng dưới chân bãi thải của mỏ. Núi Béo sẽ không tránh khỏi xảy ra những rủi ro môi trường này. Hiện tượng đá lăn và trôi lấp bãi thải đã xảy ra ở các bãi thải của các mỏ lộ thiên khác.
7.4. Hiện tượng sụt lở mỏ:
Mỏ Núi Béo đang khai thác ở cốt - 46m và ngày càng xuống sâu. Bờ mỏ có độ dốc nhỏ nên khả năng sụt lở bờ mỏ cao gây ảnh hưởng đến hoạt động khai thác than và tính mạng công nhân đang làm việc dưới đáy moong. Hiện nay vấn đề sụt lở mỏ chưa xảy ra tại mỏ. Nhưng vấn đề này cũng cần phải được theo dõi trong suốt quá trình hoạt động mỏ.
7.5. Các hiện tượng khác.
+ Khâu nổ mìn cũng dễ xảy ra tai nạn nếu không tuân thủ nghiêm ngặt quy trình, quy phạm an toàn.
+ Trong khu vực mỏ các thiết bị cơ giới hoạt động liên tục gây ra mức độ tiếng ồn cao. Tiếng ồn chính là tác nhân làm gia tăng các tai nạn lao động trong khu vực và gây ảnh hưởng đến sức khoẻ người lao động.
+ Lượng xe vận tải của mỏ làm gia tăng mật độ xe hoạt động trên các tuyến đường giao thông trong khu vực. Vì thế làm gia tăng các tai nạn, rủi ro trên đường.
CHƯƠNG III. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MỞ RỘNG
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
A. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG CỦA VIỆC MỞ RỘNG KHAI THÁC THAN
1. Lượng giá
Để đánh giá hiệu quả mở rộng khai thác của mỏ than Núi Béo ta có giả thiết sau:
(1) năm khởi đầu của dự án là "năm 1" (thứ nhất) (2) tất cả dòng tiền tệ (chi phí hay lợi ích) xảy ra vào cuối mỗi năm có nghĩa là bất kỳ chi phí hay lợi ích xuất hiện trong năm sẽ được chiết khấu cho thời gian toàn năm (3) Mọi chi phí và lợi ích cũng được xử lý tương tự như dòng tiền tệ
Công thức sử dụng được tính toán
(1)
(2)
Trong đó:
r: Tỷ lệ chiết khấu
n: số năm trên trục thời gian
t: Thời gian tương ứng, thường là 1,2,...n
Bt: Lợi ích năm t
Ct: Chi phí tại năm t
NPV: giá trị hiện tại dòng
Trong dự án mở rộng khai thác than của mỏ than Núi Béo các số liệu được sử dụng để làm gốc tính toán được lấy từ các số liệu kinh doanh khai thác than của mỏ than Núi Béo, trong năm 2005 ta lấy năm đó là năm cơ sở để thực hiện tính toán.
Do mỏ than Núi Béo có vanh đai khai thác nằm ở trong thành phố Hạ Long, nên việc đảm bảo yếu tố môi trường, giảm tới mức thấp nhất các tác động có thể gây ra tới môi trường tại khu vực mỏ khai thác cũng như môi trường trong khu vực là điều kiện kiên quyết cho dự án có thể được triển khai.
Trong chuyên đề này các phần chi phí cho sản xuất, thực hiện dự án và chi phí môi trường là 2 phần.
- Với mức khai thác 600.000tấn/năm
- Giá bán lấy theo giá của năm 2006 là 220.000đ/tấn
Có bảng số liệu sau:
Bảng cân đối dự kiến thu chi thực hiện dự án
Đơn vị: triệu đồng
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
I. Thu
151383
152754
152185
152769
152212
152326
152172
150634
149072
154156
1. doanh thu bán than
132000
132000
132000
132000
132000
132000
132000
132000
132000
132000
2. Giá trị còn lại
19383
20754
20185
20769
20212
20326
20172
18654
17072
22156
Tổng cộng
1510679
II. Chi phí thực hiện dự án
260000
213212
75295
73292
694455
65360
63874
61299
60035
584395
1. Đầu tư XDCB
178560
102546
0
0
0
0
0
0
0
0
2. Chi phí vận hành
66296
65391
60077
58016
54234
50128
48657
46234
45128
43016
3. Thuế
15138
152275
15218
15276
15221
15232
15217
15065
14907
15415
Tổng chi
969351
Bảng số liệu trên cho thấy lợi ích của dự án chủ yếu là từ việc bán than. Còn chi phí của dự án thì chi nhiều nhất cho đầu tư xây dựng cơ bản và vốn cố định. Chi phí vận hành dự án gồm lương công nhân, lãi suất ngân hàng, các chi phí quản lý sẽ giảm theo thời gian do các hạng mục phục vụ dự án sẽ hoàn thành đưa vào sử dụng giúp chi phí này giảm xuống, thuế tính 10% tính từ doanh thu của dự án hàng năm.
Ngoài các chi phí kể trên, công ty còn phải thực hiện các chi phí về môi trường trong đề án.
2. Đánh giá hiệu quả kinh tế môi trường (với r = 5,4%)
Từ các số liệu đã có phần trên ta có bảng số liệu so sánh lợi ích và chi phí của dự án.
Bảng chi phí và lợi ích của dự án
Đơn vị triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
Thu (B)
Chi (C)
B - C
(1 +r)n
Năm 1
151383
260000
-108617
1
Năm 2
152754
213212
-30458
1,054
Năm 3
152185
75295
76890
1,11
Năm 4
152769
73292
79477
1,17
Năm 5
152212
69455
82757
1,234
Năm 6
152326
65360
86966
1,300
Năm 7
152172
63874
88298
1,371
Năm 8
150654
61299
89355
1,455
Năm 9
149072
60035
89037
1,523
Năm 10
154156
58434
95725
1,692
NPV: 331.123
Tỷ số chiết khấu R = 0.54 là con số lấy từ lãi suất vốn vay.
Từ các số liệu tổng hợp ở trên có NPV khi thực hiện dự án là 331.123 triệu đồng tức lợi ích mà dự án đem lại lớn hơn chi phí bỏ ra thực hiện dự án. Việc vừa đáp ứng các yếu tố môi trường không chỉ đảm bảo sự phát triển của ngành than, để giảm thiểu các rủi ro về môi trường có thể xảy ra, mang lại lợi ích thiết thực đối với một tỉnh Quảng Ninh có di sản thiên nhiên thế giới là Vịnh Hạ Long.
Ngoài lợi ích kinh tế dự án còn tạo công ăn việc làm cho hơn 1000 công nhân qua đó dự án này còn đem lại lợi ích về mặt xã hội.
* Chi phí môi trường
Căn cứ vào tác động ảnh hưởng đến môi trường do các hoạt động của dự án như đã phân tích ở trên, các đối tượng sau sẽ được phục hồi môi trường:
- Mặt bằng công nghiệp
- Bãi thải
- Đường vận chuyển của mỏ. Chỉ những tuyến đường nhánh phụ dẫn vào mặt bằng công nghiệp sẽ phải san gạt và trồng cây. Những tuyến đường chính sẽ được bàn giao cho địa phương và cho cơ quan lâm nghiệp quản lý, sử dụng.
Công tác phục hồi môi trường sau đóng cửa mỏ bao gồm việc san lấp và trồng lại cây xanh ở các khu vực cho phép phục hồi.
Sau khi kết thúc giai đoạn khai thác, công ty than Núi Béo có trách nhiệm hoàn nguyên môi trường gồm việc san lấp mặt bằng và trồng lại cây. Ước tính để hoàn thành việc đóng mỏ, công ty than Núi Béo phải trồng cây phủ xanh 650 ha, mỗi ha trồng khoảng 2000 cây. Ước tính chi phí đóng cửa mỏ khoảng 3 tỷ đồng.
Kinh phí xây dựng các công trình bảo vệ môi trường
Khối lượng, kinh phí các công trình bảo vệ môi trường được cho trong bảng sau:
Khối lượng và lịch thi công các công trình bảo vệ môi trường
TT
Tên công trình
Đơn vị
Khối lượng
Thành tiền (triệu đồng)
1*
Trạm xử lý nước thải
Trạm
01
1600
2
Mua xe tưới đường
- 03: tưới nước trong các khai trường và đường vậntải trong Công ty
xe
05
600
- 02: tưới nước trong các đường vận tải ngoài khai trường giáp các khu vực dân cư
3
Xây dựng hệ thống đường ống thoát nước mỏ dẫn vào hồ Hà Tu
Hệ thống
01
120
4
Xây dựng hệ thống kè quang khu vực vận chuyển khai thác than
Kè
01
200
5
Tu sửa và xây dựng lại 2 mương thoát nước thải chính
90
6
Nạo vét và xây kè các hệ thống mương thoát nước qua khu vực dân cư
120
Tổng cộng
2.720
Ngoài các khoản đầu tư kể trên cho vấn đề môi trường mà hoạt động khai thác than gây ra, công ty còn cần thành lập các quỹ riêng cho xử lý môi trường, tham gia vào các hoạt động nhằm nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường của thành phố Hạ Long. Vận động và khen thưởng các cá nhân tập thể người lao động có ý thức cao trong việc bảo vệ môi trường.
Các chi phí này có thể tính được như sau:
- Chi cho việc vận hành sử dụng các phương tiện như: phun nước, phun sương, lọc bụi khơi thông cống rãnh, theo các số liệu trên hiện có mà công ty đang làm hiện nay, chi phí này cho mỏ mới cũng tương đương: 700 triệu/năm.
- Khen thưởng 50 triệu/năm
- Cho các hoạt động tuyên truyền cũng như giáo dục: 30 triệu/năm
- Chi cho việc tu sửa, sửa chữa các công trình bị ảnh hưởng do việc khai thác than gây ra: như cầu cống, đường xá nhà cửa v.v..: 120 triệu/năm
Từ các con số trên ta có tổng chi phí cho môi trường mà mỏ phải bỏ ra trong suốt thời gian thực hiện dự án: 14.720 triệu đồng
Đây là số tiền mà công ty phải bỏ ra ngay trong năm đầu tiên khi thực hiện dự án.
B. CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC, GIẢM THIỂU CÁC TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC TỚI MÔI TRƯỜNG
I. Các biện pháp đã thực hiện
Thời gian qua Công ty than Núi Béo đã tuân thủ theo chương trình môi trường như trong báo cáo ĐTM của mỏ trước đây và đã thực thi một số biện pháp như: hàng năm mỏ đã san gạt lấp các nứt nẻ bề mặt tạo mái dốc tránh tích tụ nước trong quá trình khai thác, mỏ đã thi công cải tạo hệ thống thoát nước hạ tầng, tổ chức trồng cây xanh trên khu bãi thải đã ổn định, tiến hành thường xuyên phun tưới đường chống bụi và tiến hành quan trắc môi trường định kỳ hàng năm, kiểm tra môi trường lao động… Tuy nhiên, Công ty cần quan tâm hơn nữa đến công tác bảo vệ môi trường để giảm đến mức thấp nhất các tác động tiêu cực do khai thác than đến môi trường.
II. Các biện pháp đề xuất
1. Môi trường không khí
a) Giảm thiểu các tác động của bụi
* Trong khu vực khoan nổ mìn
Bụi tạo ra do hoạt động khoan nổ mìn ở dạng nguồn điểm và có tác động tức thời. Do vậy, để hạn chế đến mức thấp nhất tác động này cần thực hiện các giải pháp sau:
- Khi nổ mìn hộ chiếu khoan nổ mìn phải được lập chính xác, các phương pháp thi công và nổ mìn phải thực hiện đúng hộ chiếu. Nhà thầu thi công phải tuân thủ đầy đủ các qui định và quy phạm sử dụng, bảo quản, vận chuyển thuốc nổ và vật liệu nổ, kỹ thuật khai thác lộ thiên.
+ Dùng xe téc tưới nước nơi thiết bị làm việc và lắp đặt các thiết bị hút bụi từ lỗ khoan.
+ Nổ mìn vào thời điểm vắng người, gió nhẹ để hạn chế ảnh hưởng của bụi và khó độc.
+ Bán kính vùng nguy hiểm khi nổ mìn khai thác cần xác định cụ thể. Khi tiến hành công tác nổ phải áp dụng công nghệ và kỹ thuật tiên tiến để điều khiển nhằm thu được hiệu quả nổ tốt nhất đồng thời tránh những tảng đá văng xa ảnh hưởng tới các khu vực xung quanh mỏ.
+ Xác định kỹ kích cỡ của vụ nổ mìn và lượng thuốc sử dụng cho nổ mìn.
* Trên các tuyến đường vận tải
Các hoạt động giao thông trên các đường vận chuyển chủ yếu tạo bụi dưới bụi tức thời dọc theo các tuyến đường. Các nhân tố quyết định đến việc phân tán lượng bụi này vào trong không khí là:
- Độ ẩm mặt đường và loại đường.
- Mật độ và vận tốc lưu thông của các phương tiện giao thông vận tải trên đường.
- Tốc độ gió
Trên cơ sở này đưa ra các giải pháp giảm thiểu sau:
- Xe của công ty phải có che bạt khi chở đất đá cũng như các loại vật liệu khác. Mật độ xe di chuyển phải hợp lý, không cho mật độ quá dày đặc chạy trên đường cùng một tuyến.
- Tăng tần suất phun nước tưới trên các tuyến đường trong khai trường, bãi thải và đường vận chuyển trong khu vực.
- Lập đội vệ sinh thu dọn đất đá rơi trên đường.
- Sửa chữa đường hư hỏng kịp thời nhằm giảm rơi đất đá trên đường, giảm cuốn bụi đường do xe và gió.
- Nghiên cứu sử dụng hệ thống phun sương dập bụi cho các khu vực bụi nhiều như khu vực sàng tuyển, tuyến đường vận chuyển…
- Trồng cây ven đường vận chuyển
* Tại các khu vực san gạt, xúc bốc và đổ thải
Tưới nước trước khi san gạt, cũng như xúc bốc và đổ thải. Các khu vực này xa khu dân cư, do đó đối tượng bị ảnh hưởng chủ yếu là công nhân và sinh vật trong khu vực. Do đó hạn chế các tác động ảnh hưởng tưới nước lên khu vực, trang thiết bị an toàn lao động cho công nhân, trồng cây hoàn nguyên môi trường khi kết thúc dự án.
b) Các biện pháp giảm tiếng ồn
Các nguồn gây ồn trong các công đoạn khai thác than rất đa dạng vf khác nhau về cường độ tạo ồn. Trong thăm dò, khai thác, vận tải, chế biến than đều gây ra tiến ồn là một phần tất yếu trong các hoạt động khai thác than. Một số giải pháp hạn chế tiếng ồn như sau:
+ Sắp xếp lịch làm việc hợp lý tại các khu khai trường mỏ than, các phân xưởng của nhà máy cơ khí, sàng tuyển sao cho không trùng giờ gây ồn, tránh bớt độ ồn cực đại tập trung.
+ Sửa chữa, bảo dưỡng các phương tiện, thiết bị máy móc theo định kỳ để hạn chế khả năng gây ồn. Một số máy móc, trang bị từ các nhà máy cơ khí, sàng tuyển nếu quá hạn sử dụng cần bảo dưỡng hoặc loại bỏ.
+ Trồng cây trong và ngoài các nhà máy cơ khí, sàng tuyển, tuyến đường vận chuyển tạo thành vành đai bảo vệ nhằm hạn chế sự lan truyền tiếng ồn đến các khu cân cư xung quanh.
+ Cách ly hợp lý các nguồn gây ồn với người lao động trong điều kiện cho phép.
+ Bố trí giờ nổ mìn xen kẽ các hoạt động cơ giới để giảm bớt độ ồn cực đại tập trung. Tăng cường nổ mìn vi sai để hạn chế độ ồn.
+ Tổ chức giờ giấc lao động hợp lý, sắp xếp luân phiên các nhóm thợ phải làm việc thường xuyên ở nơi có độ ồn cao.
+ Lắp đặt đệm cao su, cơ cấu giảm chấn và lò xo chung rung đối với các thiết bị có công suất cao như: máy khoan, máy xúc…
+ Áp dụng các biện pháp chống ồn do các phương tiện giao thông gây ra, bằng cách khống chế để xe chở đúng trọng tải, nâng cấp hệ thống giao thông nội bộ.
c) Giảm thiểu khí thải của các phương tiện vận tải và nổ mìn
Khí thải của phương tiện giao thông vận tải và nổ mìn chứa các chất ô nhiễm như bụi, khói, khí độc: SO2, NO2, CO, VOC. Để giảm thiểu sự ô nhiễm gây ra do khí thải các phương tiện vận tải, các biện pháp có thể áp dụng là:
+ Thay đổi nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh cao bằng nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh thấp. Thay nhiên liệu có chỉ số Octane. Cetane thấp bằng nhiên liệu có chỉ số Octane, Cetane cao phù hợp với tính năng của xe.
+ Không chở quá trọng tải quyđịnh.
+ Thường xuyên bảo dưỡng xe, máy móc, điều chỉnh máy làm việc ở điều kiện tốt nhất.
+ Lựa chọn các phương pháp, sơ đồ nổ mìn tiên tiến và các loại thuốc nổ, vật liệu nổ ít sinh ra khí độc.
2. Môi trường nước
Để chống ô nhiễm nguồn nước, ngoài việc chống trôi lấp đất đá thải xuống hệ thống khe, suối trong khu mỏ, cần thiết phải có hệ thống thu gom và xử lý lượng thải của mỏ trước khi đổ vào hệ thống thoát nước chung của vùng.
a) Nước mưa chảy tràn.
Để hạn chế nước mưa chảy tràn vào khu vực khai thác, khu bãi thải làm ảnh hưởng tới công tác sản xuất cũng như cuốn trôi bùn đất làm bồi lấp suối, ô nhiễm môi trường, thiết kế đào mương rãnh hứng nước và bơm dẫn vào hệ thống hồ lắng để tách chất rắn lơ lửng. Xây dựng hệ thống kè chắn chân cho bãi thải.
b) Nước ngầm
Việc khai thác lộ thiên không tác động rõ đến nguồn nước ngầm trong khu vực ở thời điểm hiện tại. Do vậy để bảo vệ nguồn nước ngầm trong khu vực khai thác mỏ cần có kế hoạch quan trắc nước định kỳ ngầm hàng năm để phát hiện những biến động về mực nước, chất lượng nước khi khai thác xuống sâu, từ đó có các biện pháp xử lý kịp thời.
c) Nước thải sinh hoạt
Do nguồn nước thải này không lớn và phân tán trên khai trường nên sử dụng hệ thống bể tự hoại cho mỗi nguồn thải. Đây là công trình đồng thời hai chức năng: lắng và phân huỷ cặn lắng. Cặn lắng giữ lại trong bể từ 6-8 tháng, dưới ảnh hưởng của các vi sinh vật yếm khí, các chất hữu cơ bị phân huỷ, một phần tạo thành các chất khí và một phần tạo thành các chất vô cơ hoà tan. Nước thải lắng trong bể với thời gian dài bảo đảm hiệu suất lắng cao. Nước thải sau khi xử lý có thể tháo ra hệ thống thoát nước chung.
d) Nước thải sản xuất
Đây là lượng nước khá dộc hại do có nhiều chất lơ lửng và nồng độ axit cao. Cần được xử lý trước khi thải ra bên ngoài, lượng nước này chủ yếu dưới các moong do quá trình khai thác mà hình thành từ nước mưa và các mạch nước ngầm.
3. Đất đá thải và bãi thải
Đất đá thải từ quá trình khai thác, sàng tuyển than, được tập trung vào bãi thải, một phần dùng để đắp đập chắn xử lý nước chảy tràn, đắp đê bao an toàn và đắp các mặt bằng trong khu vực như đường ô tô… Một phần đất phủ được trữ lại trong bãi thải, sử dụng để hoàn mỏ sau này. Để giảm thiểu tác động của bãi thải tới môi trường cần thực hiện các biện pháp sau:
- Quá trình đổ thải phải tuân thủ theo đúng thiết kế quy hoạch các bãi thải.
- Mặt bãi thải có hướng dốc vào phía trong để hướng lượng nước chảy vào dòng chảy tập trung, tránh hiện tượng chảy tràn quá sườn tầng thải gây xói mòn và rửa trôi đất đá.
- Chống xói mòn, rửa trôi tại các bãi thải và các khu đất trống đồi trọc trong khu vực mỏ quản lý bằng cách:
+ Kiểm tra tu sửa thường xuyên các đập chắn đá thải
+ Trồng cây trên các bãi thải đã ổn định.
+ Hạ độ dốc các bãi thải
+ Đánh luống theo đường đồng mức.
4. Môi trường đất và cảnh quan
Hoạt động khai thác than không những gây ô nhiễm môi trường mà còn làm biến đổi cảnh quan môi trường theo hướng có hại. Tài nguyên đất rừng, tỷ lệ cây xanh che phủ trong khu vực thấp, rừng tự nhiên hầu như không còn. Các giải pháp nhằm khắc phục hiện trạng này:
- Trồng cây phủ xanh các khu vực đất trống đồi trọc và trên khai trường tại những vị trí thích hợp nhằm giảm thiểu các tác động rửa trôi, xói mòn đất do mưa, đồng thời góp phần làm giảm sự phát tán bụi trong khai trường cũng như tạo ra một cảnh quan môi trường tốt đẹp hơn trong khu vực khai thác.
- Sau khi kết thúc khai thác, đổ thải tại các bãi thải cần phục hồi lại thảm thực vật trong toàn bộ khu vực khai trường, bãi thải do hoạt động khai thác than đã làm mất đi trước đây. Tận dụng triệt để bãi thải trong để giảm việc chiếm dụng diện tích đất tự nhiên cho các bãi thải.
- Tiến hành xử lý các hố, các trường hợp sụt lở trên đất có ảnh hưởng đến giao thông, sản xuất nông nghiệp với các biện pháp đơn giản, chi phí thấp.
5. Các biện pháp phòng chống và xử lý sự cố
a) Đội phòng chống và khắc phục các sự cố
Biên chế đội trực thuộc phòng kỹ thuật có trách nhiệm tập hợp các thông tin từ các công trường, đề xuất các kế hoạch và biện pháp khắc phục sự cố môi trường.
Ngoài ra, Đội còn phối hợp với phòng An toàn tổ chức các chương trình diễn tập phòng chống sự cố và An toàn lao động.
b) Sự cố về cháy nổ
Để đảm bảo an toàn về cháy nổ trong quá trình sản xuất, cần thực hiện các biện pháp sau:
- Thực hiện nghiêm chỉnh các điều quy định về phòng chống cháy nổ.
- Các hạng mục ngoài mặt bằng có yêu cầu phòng chống cháy như kho vật tư, khu điều hành, trạm biến áp, trạm phát Diezen cần trang bị đủ các thiết bị phòng chống cháy theo quy định.
- Cần thường xuyên kiểm tra tình trạng kỹ thuật của các trang bị cứu hoả để kịp thời sửa chữa, bổ sung đầy đủ các trang bị dụng cụ theo yêu cầu.
c) Sự cố sụt lún địa hình, dịch động bờ mỏ và bãi thải
Quan trắc dịch chuyển bờ mỏ và bãi thải hàng năm theo kế hoạch định trước, từ đó có các biện pháp xử lý kịp thời.
6. Các biện pháp hạn chế ảnh hưởng tiêu cực tới người lao động
a) Các biện pháp đảm bảo an toàn lao động
Để đảm bảo tuyệt đối an toàn cho công nhân làm việc trong hầm lò, cần đặc biệt quan tâm tới các biện pháp an toàn như:
- Kiểm tra sức khoẻ định kỳ cho các công nhân nhằm phát hiện sớm các bệnh nghề nghiệp từ đó có biện pháp kịp thời giải quyết.
- Tổ chức giờ giấc lao động hợp lý, sắp xếp luân phiên phù hợp các nhóm thợ phải làm việc thường xuyên ở nơi có mức độ độc hại cao. Như luân chuyển thay ca làm việc.
- Thường xuyên tổ chức tập huấn cho công nhân phương thức ứng biến xử lý khi gặp sự cố.
b) Các biện pháp phòng chống cháy nổ
Để đảm bảo an toàn về cháy nổ trong quá trình sản xuất, cần thực hiện các biện pháp sau:
- Các hạng mục ngoài mặt bằng có yêu cầu phòng chống cháy như kho vật tư, khu điều hành, trạm biến áp, trạm phát Diezen cần trang bị đủ các thiết bị phòng chống cháy theo quy định.
- Cần thường xuyên kiểm tra tình trạng kỹ thuật của các trang bị cứu hoả để kịp thời sửa chữa và bổ sung đầy đủ các trang bị dụng cụ theo yêu cầu.
c) Công tác y tế và cấp cứu mỏ
- Hàng năm mỏ cần có chương trình huấn luyện và tổ chức diễn tập về công tác cứu hoả và cấp cứu mỏ theo quy định của Tổng công ty than Việt Nam.
- Tổ chức kiểm tra, khám sức khoẻ định kỳ cho CBCNV mỏ nhằm phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh lý do môi trường lao động gây ra.
- Liên hệ thường xuyên Trung tâm cấp cứu mỏ của Tổng công ty than Việt Nam để kịp thời thông báo về cấp cứu mỏ cho Trung tâm.
7. Tổ chức và quản lý công tác bảo vệ môi trường khu mỏ
Để thực hiện công tác bảo vệ môi trường một cách hiệu quả, Công ty than Núi Béo cần chú ý hơn nữa đến việc tổ chức và quản lý môi trường khu mỏ như:
- Cử cán bộ hoặc thành lập một bộ phận chuyên trách theo dõi các vấn đề ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường phát sinh trong quá trình khai thác mỏ.
- Thực hiện công tác kiểm tra, quan trắc thường xuyên các nguồn thải và chất thải của mỏ.
- Công tác tổ chức và quản lý bảo vệ môi trường khu mỏ phải được thực hiện thống nhất với kế hoạch bảo vệ môi trường chung của toàn khu vực Hòn Gai. Các biện pháp hạn chế ô nhiễm phải được thực hiện đồng bộ từ góc độ các nhà quản lý, quy hoạch, sản xuất và kinh doanh của đơn vị. Nguồn kinh phí dành cho công tác bảo vệ môi trường mỏ được trích ra từ nguồn kinh phí 1% tổng doanh thu.
KẾT LUẬN
Dự án cải tạo và mở rộng sản xuất kinh doanh Công ty than Núi Béo mang lại nhữn lợi ích thiết thực về mặt kinh tế xã hội, tạo công ăn việc làm và nguồn thu nhập ổn định cho CBCNV của mỏ, đồng thời góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế chung của vùng. Tuy nhiên, hoạt động khai thác than trong khu vực cũng không thể tránh khỏi có những tác động nhất định tới môi trường như:
+ Tạo ra các nguồn ô nhiễm bụi, khí độc, tiếng ồn từ quá trình khai thác, xúc bốc và vận chuyển than, đất đá thải.
+ Các tác động tới môi trường nước do mưa chảy tràn, nước thải sản xuất và nước sinh hoạt.
+ Biến đổi cảnh quan thiên nhiên tại khu vực khai thác.
+ Gây tác động tới tài nguyên, thảm động thực vật, rừng, đất đai, sinh học, sức khoẻ con người.
+ Làm gia tăng các hoạt động rửa trôi xói mòn bề mặt trong khu vực khai trường.
+ Gia tăng nguy cơ xảy ra sự cố trong khai thác ảnh hưởng trực tiếp tới người lao động.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường và các tác động tới môi trường do hoạt động khai thác than tạo ra Công ty than Núi Béo nói riêng và Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam nói chung cần có nhiều biện pháp tích cực nhằm giảm thiểu ô nhiễm, quan trắc định kỳ và lập báo cáo đánh giá tác động môi trường để làm cơ sở xử lý ô nhiễm môi trường.
DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Báo cáo nghiên cứu khả thi Cải tạo và mở rộng sản xuất kinh doanh - Công ty than Núi Béo.
- Báo cáo nghiên cứu đánh giá khả năng khai thác phần trữ lượng than phía dưới đáy moong Núi Béo.
- Số liệu khảo sát thực địa, tài liệu khí tượng thuỷ văn khu vực, tài liệu về địa lý tự nhiên, kinh tế - xã hội, các bệnh do ảnh hưởng của môi trường trong cộng đồng khu vực.
- Các báo cáo tổng hợp và thống kê tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty than Núi Béo.
- Các số liệu đo đạc, phân tích các chỉ tiêu môi trường tại khu vực khai thác và các vùng phụ cận chịu ảnh hưởng của khai thác than.
- Các tài liệu điều tra xã hội học khu vực.
- Các tài liệu tham khảo có liên quan đến công trình và công nghệ xử lý giảm thiểu ô nhiễm.
- Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Quảng Ninh năm 2005.
- Quy hoạch đất đai thành phố Hạ Long từ 2005-2010.
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- MT7.docx