Đề tài Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của hệ thống xử lý khí thải lò nung tại phân xưởng gốm Mai Lâm công ty vật liệu xây Cầu Đuống

Tài liệu Đề tài Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của hệ thống xử lý khí thải lò nung tại phân xưởng gốm Mai Lâm công ty vật liệu xây Cầu Đuống: MỞ ĐẦU Không khí được xem nh­ là một phần của môi trường sống, bởi vì bản chất của không khí là nhằm duy trì sự sống. Con người và động vật sẽ không thể sống được nếu thiếu không khí trong vài phút. Trong hoạt động sản xuất, không khí cũng được xem là một thành phần không thể thiếu. Không khí bị ô nhiễm có thể gây ra một số bệnh nguy hiểm, nhất là các bệnh về đường hô hấp, huỷ hoại các công trình văn hoá, thủng tầng ôzôn, gây mưa axít có hại cho mùa màng. Đặc điểm của không khí rất dễ lan truyền, khó kiểm soát và khắc phục. Người ta không thể thu gom khí thải nh­ rác thải để xử lý. Do đó phải có biện pháp khắc phục kịp thời các nguồn gây ô nhiễm không khí. Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước thì vấn đề ô nhiễm không khí từ các cơ sở sản xuất công nghiệp là không thể tránh khỏi. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để vừa phát triển sản xuất vừa giảm thiểu được lượng khí thải ra môi trường để tránh ảnh hưởng tới sức khoẻ cộng đồng và các hoạt động sản xuất...

doc65 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1556 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của hệ thống xử lý khí thải lò nung tại phân xưởng gốm Mai Lâm công ty vật liệu xây Cầu Đuống, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU Không khí được xem nh­ là một phần của môi trường sống, bởi vì bản chất của không khí là nhằm duy trì sự sống. Con người và động vật sẽ không thể sống được nếu thiếu không khí trong vài phút. Trong hoạt động sản xuất, không khí cũng được xem là một thành phần không thể thiếu. Không khí bị ô nhiễm có thể gây ra một số bệnh nguy hiểm, nhất là các bệnh về đường hô hấp, huỷ hoại các công trình văn hoá, thủng tầng ôzôn, gây mưa axít có hại cho mùa màng. Đặc điểm của không khí rất dễ lan truyền, khó kiểm soát và khắc phục. Người ta không thể thu gom khí thải nh­ rác thải để xử lý. Do đó phải có biện pháp khắc phục kịp thời các nguồn gây ô nhiễm không khí. Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước thì vấn đề ô nhiễm không khí từ các cơ sở sản xuất công nghiệp là không thể tránh khỏi. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để vừa phát triển sản xuất vừa giảm thiểu được lượng khí thải ra môi trường để tránh ảnh hưởng tới sức khoẻ cộng đồng và các hoạt động sản xuất xung quanh. Đó cũng chính là mục tiêu " phát triển bền vững ngành công nghiệp " mà các cơ sở sản xuất đang hướng tới. Vì những lý do nh­ đã trình bày nên em quyết định lựa chọn đề tài " Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của hệ thống xử lý khí thải lò nung tại phân xưởng gốm Mai Lâm công ty vật liệu xây Cầu Đuống" Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống xử lý khí thải lò nung của phân xưởng gốm Mai Lâm, công ty vật liệu xây dựng Cầu Đuống. Phạm vi nghiên cứu: Tm hiểu quá trình sản xuất, và các tác động đến môi trường của quá trình sản xuất trong phạm vi nhà máy và xung quanh nhà máy. Đi sâu tìm hiểu các vấn đề liên quan đến hệ thống xử lý khí thải bao gồm các chi phí, các lợi Ých mang lại cho nhà máy cũng như xã hội. Mục đích nghiên cứu: Thông qua biện pháp CBA để chỉ ra được những lợi Ých kinh tế, xã hội và môi trường đạt được của hệ thống xử lý khí thải nung tại phân xưởng Gốm Mai Lâm công ty vật liệu xây dựng Cầu Đuống. Việc đánh giá hiệu quả của giải pháp xử lý khí thải sẽ chứng minh được giải pháp đã khắc phục được ô nhiễm môi trường và đem lại nhiều lợi Ých cho nhà máy và xã hội Phương pháp nghiên cứu: Các phương pháp sử dụng để đánh giá hiệu quả của hệ thống xử lý khí thải lò nung: - Phương pháp CBA - Phương pháp điều tra, phỏng vấn - Phương pháp thu thập số liệu - Phương pháp phân tích Kểt cấu chuyên đề gồm có 3 chương: ChươngI: Cơ sở khoa học và thực tiễn của việc đánh giá hiệu quả hiệu qủa kinh tế xã hội và môi trường đối với hệ thống xử lý khí thải lò Nung Chương II: Thực trạng về hoạt động sản xuất và các tác động đến môi trường của phân xưởng Mai Lâm- công ty vật liệu xây dựng Cầu Đuống Hà Nội Chương III: Đánh giá hiệu quả của hệ thống xử lý khí thải lò nung tại phân xưởng Mai Lâm. LỜI CẢM ƠN Chuyên đề thực tập này được hoàn thành với sự giúp đỡ và hướng dẫn tận tình của các thầy cô giáo khoa Kinh tế – Quản lý môi trường cùng các cán bộ của công ty vật liệu xây dựng Cầu Đuống. Em xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sác tới: TS. Lê Hà Thanh, giảng viên khoa Kinh tế – Quản lý môi trường và đô thị, giáo viên hướng dẫn. Th.S. Huỳnh Thị Mai Dung, giảng viên khoa Kinh tế- Quản lý môi trường và đô thị, giáo viên hướng dẫn. KS. Ngô Đức Dũng, giám đốc công ty vật liệu xây dựng Cầu Đuống KS. Nông Thiêm Ngân, cán bộ phòng kỹ thuật công ty vật liệu xây dựng Cầu Đuống PGS, TS. Bạch Đình Thiên, giáo viên khoa vật liệu xây dựng, trường đại học xây dựng Hà Nội Các cán bộ ở uỷ ban nhân dân xã Dục Tú, xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội. Mặc dù có rất nhiều đề tài về đánh giá hiệu quả của các biện pháp xử lý liên quan tới môi trường, tuy nhiên đặc điểm của mỗi biện pháp là hoàn toàn là không giống nhau, bên cạnh đó do trình độ và thời gian nghiên cứu còn hạn chế, vì vậy chuyên đề không thể tránh khỏi nhiều sai sót cần bổ sung sữa chữa. Rất mong sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến, nhận xét, phê bình của cô giáo để nội dung đề tài hoàn thiện hơn. CHƯƠNG I CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HIỆU QỦA KINH TẾ XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI HỆ THỐNG XỬ LÝ KHÍ THẢI LÒ NUNG I. NHỮNG ĐẶC TRƯNG CỦA KHÍ THẢI CÔNG NGHIỆP 1. KHÁI NIỆM VÀ SỰ PHÂN LOẠI Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ. 1.1. Khái niệm: Ô nhiễm không khí được hiểu là khi trong không khí xuất hiện một hoặc một số chất lạ hoặc là sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí làm thay đổi tính chất, vi phạm tiêu chuẩn môi trường, gây tác động có hại hoặc hoặc gây ra sự khó chịu ( như sự toả mùi khó chịu, sự giảm tầm nhìn xa do bôi ...). Người ta xếp ô nhiễm không khí vào 2 nhóm lớn: thể khí và thể rắn. Các khí chiếm 90%, còn lại là thể rắn. Ngoài ra người ta còng coi tiếng ồn là một loại ô nhiễm không khí 1.2. Các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí. a. Nguyên nhân tự nhiên Có thể liệt kê 3 dạng nguyên nhân chủ yếu: - Ô nhiễm do hoạt động núi lửa: Khi hoạt động núi lửa phun ra một lượng khổng lồ các chất ô nhiễm nh­ tro bụi, sunfuađioxit S02, hyđrosunfur H2S và mêtan CH4, tác động đến môi trường của các đợt phun núi lửa rất nặng nề và lâu dài. - Ô nhiễm do cháy rừng. Các đám cháy rừng và đồng cỏ là do bởi các qúa trình tự nhiên xảy ra do sấm chớp, cọ xát giữa các đám thực vật khô như tre, cỏ. Các đám cháy này thường lan toả rộng thường phát thải rất nhiều loại bụi và khí. - Ô nhiễm do bão cát. Hiện tượng bão cát thường xảy ra ở những vùng đất trơ và khô, không được che phủ bởi thảm thực vật, đặc biệt là các vùng samạc, gió mạnh làm bốc cát bụi từ vùng hoang hoá,samạc mang đi rất xa gây ô nhiễm bầu khí quyển trong mét khu vực rộng lớn. Ngoài 3 nguyên nhân chủ yếu trên trong thiên nhiên còn tồn tại rất nhiều nguồn gây ô nhiễm không khí như: từ đại dương, thực vật, vi khuẩn và vi sinh vật, các chất phóng xạ, vụ trũ. Có rất nhiều hạt vật chất nhỏ bé từ vũ trụ này thâm nhập vào bầu khí quyển của trái đất một cách thường xuyên liên tục. Nguồn gốc của các hạt bụi vũ trụ này từ sự va chạm của các thiên thạch của đám mây cũng có thể là từ mặt trời. b. Các nguyên nhân nhân tạo. Có rất nhiều nguyên nhân song có 3 nguyên nhân cơ bản: - Do hoạt động công nghiệp. Ô nhiễm công nghiệp gây ra từ ống khói của các nhà máy, nhất là các nhà máy có quy trình công nghệ trang thiết bị lạc hậu cũ kỹ và chưa có bộ phận xử lý. - Do hoạt động của các phương tiện giao thông. Èng khói, ống xả của các loại xe cộ chứa nhiều CO, sau đó là NO2, N0, những hạt bụi chì, các hợp chất Benzen và dẫn xuất benzen gây ra bệnh ung thư. - Do quá trình đốt cháy nhiên liệu hoá thạch. Trong cuộc sống hàng ngày ta thấy quá trình đốt cháy nhiên liệu xảy ra khắp mọi nơi, mọi chỗ. Trong sản phẩm cháy do nhiên liệu sản sinh ra khí cháy có chứa nhiều loại khí độc hại cho con người, nhất là quá trình cháy không hoàn toàn. Các loại khí độc đó là: S02, C02, C0, N02, hyđrocarbon và bụi. 2. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM VỀ Ô NHIỄM KHÍ THẢI CÔNG NGHIỆP Khí thải công nghiệp được sinh ra từ ống khói của các nhà máy, nhất là các nhà máy có quy trình công nghệ trang thiết bị lạc hậu cũ kỹ và chưa có bộ phận xử lý 2.1. Nguồn gây ô nhiễm khí thải của một số ngành công nghiệp điển hình. Nguồn ô nhiễm công nghiệp do 2 quá trình sản xuất gây ra Quá trình đốt nhiên liệu thải ra rất nhiều chất độc hại đi qua các ống khói của nhà máy vào không khí. Do bốc hơi rò rỉ thất thoát trên dây chuyền sản xuất sản phẩm và trên các đường ống dẫn tải nguồn thải của quá trình sản xuất này cũng có thể được hút và thải ra ngoài bằng hệt thống thông gió. Bảng I.1: Nguồn ô nhiễm công nghiệp tạo ra trong không khí. Ngành nghề, nguồn ô nhiễm Chất ô nhiễm chỉ thị và tải lượng ( kg/tấn sản phẩm) Bôi S0x N0x CO THC H2S Chế biến hải sản 4.0 0,05 Sản xuất rượi, bia 4,0 0,25 1,300 0,35 Sản xuất giấy (không có hệ thống xử lý) 90,0 3,5 5,5 6,00 Sản xuất sơn 10,0 15,00 Sản xuất thuỷ tinh 0,7 1,7 3,1 0,100 0,10 Đúc kim loại 6,5 0,1 Đốt nhiên liệu than + Nhà máy điện, lò hơi 10,0 19,5 9,00 0,500 O,15 Quá trình đốt dầu 2,6 18,5 7,00 0,025 0,23 Xe ô tô chạy dầu(g/km) 0,7 1,5-1,8 13,00 15-18 2,5-3 Nguồn : UFEPA, 1970 Dựa vào bảng trên ta thấy rằng mỗi một ngành công nghiệp tạo ra những nguồn gây ô nhiễm khác nhau. - Đối với ngành công nghiệp giấy gây ra bôi, H2S, - Sản xuất sơn tạo ra nhiều bụi và hỗn hợp hyđrocarbon, - Nhà máy điện lò nung, lò hơi tạo ra bôi, SOx, NOx, C02, hyđrocarbon và aldehyde - Chế biến thực phẩm, xay xát, chế biến đường, nước đá thì tạo ra bụi, mùi ammoniac NH3. - Chế biến hạt điều thì tạo ra bôi H2S dạng hơi và hơi H2SiF6. - Nhà máy lọc dầu tạo ra bụi mùi hôi và phenol; - Nhà máy thuốc lá tạo ra bụi, mùi hôi và nicoti. - Các nhà máy hoá chất thường tạo SOx, N0x, C0. - Nhà máy cao su chất dẻo ngoài những chất ô nhiễm trên còn có thể tạo ra những chất gây ung thư. - Các nhà máy luyện thép ô nhiễm khói thải từ lò hồ quang với lưu lượng 50.000m3/ giờ, khí thải chủ yếu là bụi, khí CO2. - Các cơ sở sản xuất gạch ngói, xi măng khói từ lò nung với khí thải chủ yếu là bụi, CO, C02, SO2, HF. 2.2. Tác hại của ô nhiễm khí thải công nghiệp đối với con người và môi trường xung quanh Do khí thải công nghiệp chủ yếu là S02, S03, C02, N02...gây hậu quả hậu quả đối với con người, thực vật, đối với thời tiết khí hậu, các công trình xây dựng cụ thể như sau: STT Tên gọi Công thức Hậu qủa Con người Thực vật 1. Khí cacbonic C02 - Ở nồng độ 10%: chóng mặ, đau đầu, hoa mắt, ù tai, run rẩy, buồn ngủ rồi bất tỉnh. - ở nồng độ cao sẽ bị ngất nhan, da tím tái, hơi thở chậm, chân tay lạnh. 2. Cacbon mono oxit CO - Gây ngạt thở trong môi trường khí, đau đầu, thở yếu ớt, sự phối hợp của các cơ suy giảm. - Là chất có hại đối với các bệnh tim mạch và phụ nữ có thai. - Khi người ở trong không khí có nồng độ C0 khoảng 250PPm sẽ bị đầu độc dẫn tới tử vong - Khi nồng độ CO tới 100 - 1000PPm làm lá cây rụng, bị xoăn quắn, diện tích lá thu hẹp, cây non chết. 3 Các sunfur oxit S0x - SO2 gây tức ngực, đau đầu, buồn nôn, và ảnh hưởng tới hô hấp. - S0 là chất gây bệnh khí thủng viêm cuống phổi, hen suyễn. - Tạo nên những vệt trắn, mất diệp lục tố, ngăn sự phát triển làm giảm năng suất. 4. ôxit nitơ N0 - Là chất độc đối với máu, tác dụng trực tiếp lên thần kinh trung ương. - khi bị nhiễm độc nhẹ: đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, và các triệu chứng này sẽ bị mất khi ra khái khu vực nhiễm độc. - Khi bị nhiễm độc nặng: đau đầu chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi, toàn thân da vàng, môi có màu xanh tím, mạch yếu, huyết áp thấp, chân tay khó cử động, viêm phế quản và phù phổi cấp. - Không làm cho cây bị chết hẳn, nhưng tác hại đến các rìa lá 5. Nitơ đioxit NO2 - Là chất gây kích thích và thương tổn đường hô hấp. - Tiếp xúc với N02 nồng độ thấp sẽ kích thích đường hô hấp trên và mắt, có thể đau tức ngực khó thở, ho. - Nồng độ cao: Kích thích lên đường hô hấp trên, cảm giác khó thở, ho nhiều, khạc ra dịch lẫn máu, đau tức ngực thở gấp, da và niêm mạc tím tái, xuất hiện phù phổi cấp. 6. Hiđrosunfua H2S - Đau đầu gây tụ máu trong mắt, gây hại đến tế bào và enzym, suy yếu thần kinh. 7. Hiđroflorua HF - Làm hại đến phổi da màng nhày, bưới cổ mãn tính. - Chóp lá và rìa lá bị (nám) cháy lục tố làm rụng lá và giảm năng suất. - Ảnh hưởng tới sự tăng trưởng của cây. 8. Khí Clorua Cl2 - Bộ lọc của lá ( chóp lá) cháy rìa rụng lá. 9. Ozôn 03 - Tạo những vệt đốm, mất màu. - Ảnh hưởng cả lá già, lá đang phát triển, kể cả lá non 10. Chì Pb - Ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, hệ tuần hoàn, hệ tiêu hóa. - Chì và các hợp chất của chì xâm nhập vào cơ thể, trước tiên qua đường hô hấp và tiêu hoá, sau đó thâm nhập vào máu và tích tụ lại các mô xương. - Gây tổn hại đến hệ thần kinh trung ương, làm giảm hoạt động của men, làm thay đổi thành phần của máu và huyết thanh. - triệu chững nhiễm độc : mệt mỏi, mất ngủ, đau đầu, đau nhức xương và cơ, đau dạ dày, nôn mửa, đau bụng. 11. Ammniac NH3 - Được sinh ra chủ yếu hoá chất công nghiệp, lò thiêu lò than. Làm cho màng nhầy, làm hại đến mắt, và ở những vùng nhiễm nặng có thể gây nghẹt thở đường hô hấp. 12. Metan CH4 - Gây đau đầu ngạt thở - Biểu hiện thường gặp: Mạch nhanh, thể tích hô hấp tăng, giảm sự tập trung, giảm trí nhớ, khả năng phối hợp các động tác tinh vi kém. 2.3. Một số biện pháp công nghệ xử lý ô nhiễm khí thải. a. Nguyên tắc chung: Công nghệ xử lý khí thải công nghiệp phụ thuộc vào nguồn gây ô nhiễm không khí. - XỬ LÝ KHÍ THẢI TỪ CÁC LÒ ĐỐT Căn cứ vào thành phần và tính chất của khí thải loại này, sơ đồ công nghệ được kiến nghị Đường ống Thiết bị xử lý Quạt hút Thải ra ngoài. Thiết bị ở đây có thể hoạt động dựa vào phương pháp hấp thụ. Về cấu tạo thiết bị có thể là loại tháp hấp thụ có sự tham gia của lớp vật liệu đệm hoặc thiết bị tạo bọt. Phương pháp này có ưu điểm nổi bật là loại bỏ được bụi với hiệu suất cao, đồng thời cũng thu được một phần hơi khí độc hại. Dung dịch hấp thụ ở đây có thể dùng nước thiên nhiên. - XỬ LÝ BỤI VÀ HƠI KHÍ ĐỘC HẠI TỪ CÁC CÔNG ĐOẠN SẢN XUẤT CỦA CÁC NGÀNH SẢN XUẤT. Ở một số dây chuyền công nghệ của một số nhà máy có sản sinh ra một lượng bụi đáng kể, trước tiên để cải thiện điều kiện làm việc của công nhân, sau đó là tránh sự làm phát tán của bụi ra môi trường bên ngoài, việc thu gom và loại bỏ bụi ra khỏi khí thải là hoàn toàn cần thiết, sơ đồ hệ thống công nghệ xử lý bụi được kiến nghị như sau: Chụp hót ® Hệ thống đường ống ® Thiết bị xử lý® Quạt hút ® Thải ra ngoài. Thiêt bị thu bụi ở đây thuộc dạng nào sẽ phụ thuộc vào tính chất của bụi nh­ kích thước bụi, nồng độ bụi, mức độ quan trọng của bụi cũng nh­ khả năng lắp đặt thiết bị. Các thiết bị có thể là các thiết bị thu bụi dạng cơ học quán tính, thiết bị thu bụi kiểu ướt, thiết bị lọc bằng lưới hoặc bằng vải, thiết bị lọc bụi tích điện. Công nghệ kiến nghị để xử lý hơi khí độc hại từ các công đoạn sản xuất khác nhau. Loại khí thải này rất đa dạng, phụ thuộc vào từng ngành sản xuất và từng loại công nghệ. b. Một số công nghệ xử lý khí thải và bụi vào thực tế. (1) Công nghệ xử lý bụi bông Hình vẽ sau đây sẽ giới thiệu công nghệ xử lý bụi bông tại Công ty Bông Bạch Tuyết TP, Hồ Chí Minh. 5 4 1 2 ::: 3 1. Máy cào bông 2. Buồng lắng sơ bộ 3. Lưới lọc ướt. 4. Quạt li tâm 5. Èng thải (2) Công nghệ xử lý bụi thuốc lá. 3 1 Sơ đồ sau đây áp dụng cho việc xử lý bụi thuốc lá tại nhà máy thuốc lá Đồng Nai. Hiệu quả hút bụi của sơ đồ là 70 - 80 % 5 4 2 1. Các máy vấn điều thuốc 2. Èng dầu 3. Xyclon mang nước 4. Quạt ly tâm 5. Èng thải (3) Công nghệ xử lý bụi của nhà máy xay xát. Công nghệ xử lý bụi của nhà máy xay xát SATAKE được giới thiệu nh­ hình vẽ sau đây. Hiệu quả lọc bụi đạt 80%. 1 2 4 1. Các máy đánh bóng gạo. 2. Xyclon 3. Quạt gió 4. Buồng lọc túi vải 5. Công nghệ xử lý khí thải lò gia nhiệt, nồi hơi. II. TIẾP CẬN PHƯƠNG PHÁP CBA ĐỂ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ XÃ HỘI, CỦA HỆ THỐNG XỬ LÝ KHÓI LÒ NUNG TẠI PHÂN XƯỞNG GỐM MAI LÂM. 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CBA 1.1. Giới thiệu về CBA. Khái niệm: Theo Sinden, JA &Thampapillai: " Phân tích chi phí - lợi Ých " (Cost- Benefit- Analyis : CBA) là một phương pháp có tính hệ thống được áp dụng để so sánh chi phí và lợi Ých của một hoặc một số dự án hoặc các chính sách nhằm quyết định dự án hoặc chính sách nào hiệu quả nhất". Vậy CBA được hiểu là một quá trình mổ xẻ, liệt kê những điều kiện thuận lợi ( những lợi Ých) và những điều chống( những chi phí) của một chương trình hoặc một dự án. Trên cơ sở những chi phí và lợi Ých đó thì người phân tích sẽ tính toán, và đi đến quyết định lựa chọn chương trình hoặc dự án nào cho lợi Ých tối đa, đặc biệt là lợi Ých về mặt xã hội. Kỹ thuật phân tích CBA được sử dụng lần đầu tiên ở Mỹ vào đầu những năm 90 để xem xét hiệu quả của các dự án về tài nguyên nước. Hiện nay thì CBA được sử dụng rỗng rãi trên toàn thế giới. CBA được sử dụng do các nguồn tài nguyên ngày càng khan hiếm, chúng ta không đủ tài nguyên để thực hiện tất cả các dự án. Bởi vậy chúng ta chỉ có thể lựa chọn thực hiện những dự án nào mang lại lợi Ých ròng lớn nhất trong cộng đồng. Phương pháp này được một số tác giả đánh giá là thích hợp với điều kiện các nước phát triển trong đó khai thác tài nguyên thiên nhiên là biện pháp quan trọng và phổ biến để phát triển kinh tế. Mục đích của việc sử dụng CBA trong phân tích kinh tế xã hội. Trong bất cứ một hoạt động kinh tế xã hội nào, các tổ chức và cá nhân đều quan tâm tới hiệu quả mà nó mang lại. Trong khả năng về nguồn lực có hạn chúng ta phải lựa chọn nh­ thế nào để đạt hiệu qủa cao nhất. Chính vì thế cần phải tiến hành phân tích chi phí - lợi Ých nhất là những chi phí lợi Ých mang tính xã hội . Vậy mục đích quan trọng nhất của phân tích CBA là hỗ trợ cho việc ra quyết định có tính xã hội. Từ đó quyết định phân bổ nguồn lực 1 cách hợp lý và hiệu quả hơn tránh gây ra những thất bại thị trường ( giá cả hàng hóa không phản ánh đúng giá trị của nó ) có thể xảy ra thông qua sù can thiệp của Nhà Nước. Trong quá trình thực thi CBA cho hỗ trợ ra quyết định giúp phân bổ hiệu quả các nguồn lực, có nhiều quan điểm tiếp cận khác nhau, có thể ở giai đoạn hình thành (Exante), giai đoạn giữa ( Immedras Res), hoặc giai đoạn cuối ( Export) của dự án.Ngoài ra còn có cách tiếp cận theo kiểu so sánh tức so sánh giữa Exante với Export ( so sánh định lượng ) hoặc so sánh giữa một dự án tương tự với một dự án đang tiến hành mà trong đó có thể lồng ghép Immdras- Res. Chính nhờ quan điểm tiếp cận phong phú này sẽ cung cấp cho chóng ta những góc nhìn khác nhau. Và từ đó sẽ cung cấp cho chóng ta một lượng thông tin cơ bản về toàn bộ dự án, hay những bài học kinh nghiệm rót ra khi tiến hành một dự án tương tự. Muốn đưa ra được phương án đem lại hiệu quả cao nhất trong hàng loạt các phương án đề xuất thì cần phải có một căn cứ, cơ sở nào đó dùng để so sánh. Phương pháp CBA sẽ giúp chúng ta hình dung ra được toàn bộ những chi phí cũng như lợi Ých mà mỗi phương án đưa ra có thể đem lại, và dựa trên kết quả phân tích đó chúng ta sẽ lựa chọn được phương án phù hợp với mục tiêu đề ra. Kết quả của sự lựa chọn này sẽ đảm bảo độ tin cậy cao hơn. Đây là một công cụ thực sự có hiệu lực thuyết phục khi đưa ra một quyết định. Tuy nhiên không nên chỉ dựa vào CBA mà đi đến một quyết định vì CBA cũng có những hạn chế, đó chỉ là một phương pháp hữu hiệu trong số các phương pháp hoạch định chính sách và ra quyết định. 1.2. Các bước tiến hành để thực hiện CBA. Phân tích lợi Ých chi phí luôn luôn đi theo một nối tiếp các bước đơn giản, và toàn bộ quá trình này dựa trên phương pháp giải quyết vấn đề một cách khoa học. Quá trình này bao gồm 9 bước cơ bản sau: Bước1: Quyết định lợi Ých của ai và chi phí của ai? Vấn đề phân định chi phí và lợi Ých là bước đầu tiên có một vai trò hết sức quan trọng bởi vì phân định được chi phí và lợi Ých để làm rõ quyền được hưởng lợi Ých và phải bỏ ra chi phí thuộc về cá nhân nào, đối tượng điều chỉnh nào. ở đây phải giải trình tất cả các quan điểm nhìn nhận ( chú ý quan toàn diện) và đưa ra mọi yếu tố tác động tới quan điểm nhìn nhận đó. Bước2: Lựa chọn các danh mục dự án thay thế: Khi có bất cứ một dự án nào đưa vào làm CBA thì đều có nhiều giải pháp thay thế khác nhau trong đó nó liên quan đến kích cỡ quy mô, đó là cơ hội để lựa chọn phương án nào là tối ưu nhất. Muốn vậy phải trải qua nhiều kỹ thuật phân tích, đòi hỏi phải có sự lựa chọn, so sánh và dự đoán. Bước3: Liệt kê các ảnh hưởng tiềm năng Trong phân tích các dự án, đặc biệt là các dự án liên quan đến môi trường, đánh giá những ảnh hưởng tiềm năng từ đó để xem xét các chỉ số để tính toán là vấn đề đòi hỏi 1 kỹ thuật cao đối với người làm phân tích vì: - Nếu nh­ ở bước này là không chính xác và đảm bảo tính toàn diện thì quá trình thực thi dự án là rủi ro. - Nếu tính về mặt dài hạn thì những tác động tiềm năng không dự đoán trước sẽ là nguyên nhân làm sai lệch các kết quả chúng ta đã tính toán. Bước4: Dự đoán tính toán về lượng suốt quá trình dự án. Trên cơ sở chúng ta đã liệt kê hay xác định những ảnh hưởng có tính tiềm năng. Vấn đề quan trọng là những ảnh hưởng tiềm năng đó phải được lượng hoá nh­ thế nào. Chúng ta phải dựa vào các nguyên lý và các chỉ tiêu để xác định mặt lượng. Điều này có thể đạt được thông qua các phương pháp trực tiếp, gián tiếp hoặc các kinh nghiệm đã có từ các dự án tương tự. Bước 5: Lượng hoá bằng tiền của tất cả các tác động đã xác định Trên cơ sở ở bước 4 đã quy đổi số lượng, người làm phân tích phải tiền tệ hoá các lượng đó để đưa vào mô hình phân tích và tính toán. Khi tiền tệ hoá gặp phải những khả năng xảy ra: Thứ1: Những chỉ số về số lượng có giá thị trường thì sử dụng giá thị trường (dùng giá thị trường quốc tế) tối thiểu cũng phải sử dụng giá thị trường chung cả nước, tuỳ theo các dự án. Thứ 2: Đối với những ảnh hưởng mà đã xác định ra lượng nhưng không có giá trị thị trường thì phải xác định giá thông qua từng thời kỳ. Trong trường hợp này nói chung là không có giá thị trường nhưng chúng ta có thể xác định được giá trị thông qua giá " tham khảo" trên cơ sở có tính khoa học và được thừa nhận bởi các nhà hoạch định chính sách hay là xã hội. Cũng có khi không thể lượng hoá bằng tiền thì dùng cách giải thích định tính để bổ sung cho kết quả đã tính toán được. Bước6: Quy đổi giá trị tiền tệ: Đó là việc mà bất cứ một dự án nào hay một nhà đầu tư nào cũng phải làm bởi lẽ tất cả các dự án triển khai trong thực tế thường biến thiên theo một thời gian nhiều năm, nhưng khi chóng ta đưa vào tính toán thì phải xác lập cho một năm cụ thể và do đó chúng ta phải quy đổi tất cả dòng tiền tệ vào thời điểm tính toán có 2 khả năng xảy ra: Tính cho giá trị hiện tại. Tính cho giá trị tương lai. Và hệ số được sử dụng cho tính toán ở bước này gọi là hệ số chiết khấu và cơ sở để xác định chiết khấu này này đơn giản nhất là người ta căn cứ vào hệ số do chính phủ đề ra có thể hệ số này được lấy từ phòng quản lý ngân sách, từ bộ tài chính, kho bạc hoặc phòng tổng hợp kế toán Quốc Gia. Và trong đó nó còn liên quan đến điều chỉnh theo lạm pháp. Riêng đối với CBA môi trường liên quan đến các nguồn tài nguyên thiên nhiên có khả năng tái sinh thì còn phải tính tới yếu tố về tỉ lệ tăng trưởng sinh thái Bước7: Tổng hợp các lợi Ých và chi phí. Đối với bước này được thiết lập sau khi đã qui đổi giá trị tiền tệ. Trong bước 7 khi tiến hành tổng hợp thường có 3 căn cứ : NPV, IRR, B/C. Thực tế cho thấy thường người ta hay có sự tranh cãi khi chóng ta tổng hợp các chỉ tiêu này nó liên quan đến các giá trị lợi Ých và chi phí mà nó không phản ánh đúng giá trị thị trường. Do đó các nhà phân tích đòi hỏi phải có quan điểm giải thích phù hợp với từng loại dự án một khi đã thống nhất được phương thức tổng hợp các chỉ tiêu thì các kết quả tính toán sẽ được lựa chọn phù hơpk với từng chỉ tiêu đó. Rõ ràng đây là bước cơ bản để khẳng định dự án có nên tiến hành hay không? Bước 8: Phân tích độ nhạy Phân tích khả năng đối phó với dự án khi có các diễn biến xảy ra: thay đổi r ( lãi suất ngân hàng + lạm phát ...). Đối với nhà phân tích căn cứ vào giá trị biến thiên tiền tệ trên thị trường liên quan đến lãi suất, lạm phát, tăng trưởng sinh học... để chúng ta có những lựa chọn phù hợp với chỉ số r đưa vào phân tích độ nhạy trong phân tích tiền tệ đạt mục tiêu trong mọi trường hợp khi có những biến động đồng tiền đều giải thích được. Bước 9: Tiến cử những phương án có lợi Ých xã hội lớn nhất. Trên cơ sở phân tích bước 8 và bước 7 chóng ta sẽ sắp xếp các ưu tiên các phương án đã lựa chọn theo nguyên tắc phương án nào có tính khả thi nhất thì chúng ta thì chúng ta đưa lên đầu cho đến hết các phương án đưa ra. Tuyệt đối với người làm phân tích không được đề xuất là lựa chọn phương án nào việc chọn phương án nào là do nhà ra quyết định lựa chọn vì: trong thực tế giữa quan điểm của nhà CBA khác với nhà quản lý và lãnh đạo vì đối với nhà chuyên môn chỉ nhìn nhận góc độ chuyên môn( lãi ròng) còn đối với nhà lãnh đão đặc biệt là các nhà chính quyền mối quan tâm của họ còn liên quan đến nhiều yếu tố khác: chính trị, xã hội, an ninh... Tóm lại: Thông qua 9 bước nh­ đã nêu trên, người làm CBA phải tuân thủ nghiêm ngặt các bước này, hiểu rõ quy trình từng bước, đó là sự kế thừa lẫn nhau. 1.3.Các hạn chế của phương pháp CBA. Đối với những người làm CBA trong thực tiễn công việc của mình thường gặp phải những hạn chế khi đưa ra quyết định. Cho đến hiện nay về cơ bản rót ra 2 dạng hạn chế chính: Hạn chế về mặt kỹ thuật: Nguyên tắc: Khi chóng ta thực hiện CBA mọi tác động liên quan thì phải tiền tệ hoá nghĩa là những những chi phí phải được qui đổi ra đồng tiền thực. Trong thực tế để thực hiện được tiêu chí Kaldor- Hiks rõ ràng về cơ bản phải lượng hoá bằng tiền nh­ vậy mới xác định được lãi ròng. Mâu thuẫn xảy ra đối với người làm CBA trong nhiều dự án cho đến hiện nay về mặt lý thuyết cũng như dữ liệu cho phép chúng ta lượng hóa các tác động hoàn toàn không dễ dàng điều chúng ta muốn tiền tệ hoá là hết sức khó khăn. Tính phù hợp của CBA khi đề cập đến ngoài tính hiệu quả. Khi chóng ta xem xét hiệu quả, đề cập tới hiệu quả Pareto, tuy nhiên trong chính sách công cộng có những trường hợp nếu sử dụng hiệu quả Pareto để phân tích CBA sẽ gặp nhiều khó khăn và có trường hợp không khả thi. 2. VẬN DỤNG CBA ĐỂ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG CỦA HỆ THỐNG XỬ LÝ KHÍ THẢI LÒ NUNG. 2.1. Đánh giá chi phí Tổng chi phí để thực hiện giải pháp C = C0 + C1 Trong đó: C0: Chi phí đầu tư ban đầu C0 = C01 + C02 + C03 + C04 C01: Chi phí thiết bị C02: Chi phí xây lắp C03 : Chi phí khác C04: Chi phí dự phòng C1: Chi phí vận hành C1= C10 + C11 + C12.. C10 : Chi phí nguyên vật liệu vận hành C11: Chi phí nhân công. C12: Chi phí bão dưỡng. 2.2. Đánh giá lợi Ých Tổng lợi Ých của giải pháp xử lý khí thải lò nung Tuynel. B = B1 + B2 Trong đó: B1: Những lợi Ých lượng hoá được bằng tiền B1 = B10 + B11 B10 : Tiết kiệm chi phí thay đổi thiết bị B11: Tiết kiệm chi phí bồi thường hoa màu B13: Tiết kiệm chi phí khám chữa bệnh cho cán bộ công nhân viễn phân xưởng sản xuất. B2: Những lợi Ých khó lượng hóa bằng tiền B2 = B20 + B21 +B22 + B23 B20 : Giảm chi phí khám chữa bệnh của người dân xung quanh khu vực nhà máy. B21: Giảm thiệt hại nền kinh tế do các trận mưa axit gây nên. B22: Tăng năng suất cây trồng B23: Chất lượng sản phẩm được nâng lên, góp phần tăng uy tín của nhà máy trên thị trường 3.CÁC CHỈ TIÊU SỬ DỤNG ĐỂ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ XÃ HỘI CỦA HỆ THỐNG XỬ LÝ KHÍ THẢI LÒ TUYNEL. 3.1. Lý do lựa chọn chỉ tiêu Sau khi xác định được chi phí và lợi Ých của một dự án, cần phải phải lựa chọn chỉ tiêu để đánh giá xem dự án có khả thi, có hiệu quả hay không để đi đến kết luận có nên đầu tư hay không? tuy nhiên mỗi chỉ tiêu đều có ưu nhược điểm riêng vì thế cần phải kết hợp các chỉ tiêu để có quyết định chính xác nhất cho một dự án. 3.2. Các chỉ tiêu để đánh giá - Giá trị hiện tại ròng ( NPV). Giá trị hiện tại ròng là tổng mức lãi cả đời dự án quy về thời điểm hiện tại hoặc là hiệu số hiện tại của các khoản tiền thu và các khoản tiền chi đầu tư khi được chiết khấu với lãi suất thích hợp. Công thức tính: NPV = ( Bt + EBt ) - C0 – ( Ct + ECt) + Trong đó: r: tỷ lệ chiết khấu. n: Tuổi thọ dự án. t: Thời gian tương ứng ( t = 0, 1, 2...n). Bt: Lợi Ých năm t. EBt: Lợi Ých khác mà dự án mang lại Ct: Chi phí năm t. C0 : Vốn đầu tư ban đầu ECt: Chi phí thiệt hại mà dự án mang lại SV: Giá trị còn lại Nguyên tắc quyết định Nếu NPV > 0 : Dự án được chấp nhận. NPV < 0 : Dự án không được chấp nhận. Ưu điểm: Có tính đến giá trị theo thời gian của tiền Có tính đến trượt giá và lạm phát thông qua việc chuyển đổi Bt, Ct, mức tỷ suất chiết khấu r. Tính toán tương đối đơn giản hơn so với các chỉ tiêu hiệu quả khác. Việc sử dụng chỉ tiêu NPV để lựa chọn phương án đầu tư thường cho kết luận đúng trong trường hợp ngân sách( nguồn vốn huy động) không bị hạn chế. Bởi vì phương án được chọn là phương án có NPV cao nhất ứng với mỗi tỷ suất chiết khấu cho trước. Song nếu chúng ta sử dụng chỉ tiêu hiệu quả khác nh­ chỉ tiêu IRR hoặc B/C để lựa chọn phương án thì đôi khi có kết luận không thoả đáng, chẳng hạn nh­ phương án có IRR hoặc B/C cao nhất nhưng chưa chắc đã có trị số NPV lớn nhất. Phương án có NPV lớn nhất nhưng chưa chắc đã có trị số IRR hoặc B/C là lớn nhất. Nhược điểm: Chỉ tiêu này chỉ cho biết quy mô lãi nhiều hay Ýt chứ không phản ánh được mức độ hiệu quả của dự án. Chỉ tiêu này chỉ thực sự có ý nghĩa đối với các dự án có cùng quy mô và tuổi thọ. Để tính được NPV cần phải xác định mức tỷ suất chiết khấu thích hợp vì chỉ tiêu này rất nhạy cảm với tỷ suất chiết khấu. Khi tỷ suất chiết khấu càng lớn thì NPV càng nhỏ và ngược lại. Tỷ suất lợi Ých/ chi phí ( CBR) Tỷ suất lợi Ých/ chi phí là tổng giá trị hiện tại của các lợi Ých so với tổng giá trị hiện tại của các chi phí. Công thức Nguyên tắc quyết định Nếu CBR > 1: dự án có lãi và làm tăng giá trị của doanh nghiệp. CBR = 1: dự án hoà vốn. CBR <1: dự án không khả thi về mặt tài chính. Ưu điểm: Có tính sự biến động của khoản thu, chi theo thời gian cho cả đời dự án. Ngoài việc dùng để đánh giá dự án, B/C có thể được dùng để xếp hạng các dự án độc lập theo nguyên tắc dành vị trí cao hơn cho những dự án có tỷ số lợi Ých/ chi phí cao hơn. Nhược điểm: Sử dụng tỷ số B/C trong việc so sánh lựa chọn phương án có thể dẫn tới sai lầm khi lựa chọn các phương án loại trừ nhau có qui mô khác nhau. Phương án có tỷ lệ B/C cao nhưng do qui mô nhỏ nên NPV của nó lại nhỏ hơn và phương án có tỷ số B/C thấp hơn song do qui mô lớn hơn nên có NPV cao hơn. Bởi vậy nếu lựa chọn phương án có tỷ số B/C cao đã bỏ qua cơ hội thu nguồn lợi lớn. Chính vì nhược điểm này nên trong so sánh lựa chọn các phương án loại trừ nhau có vốn đầu tư khác nhau theo các chỉ tiêu B/C đã sử dụng nguyên tắc so sánh theo giá đầu tư. Việc so sánh theo tỷ số B/C nhưng thực chất vẫn ưu tiên lựa chọn phương án theo chỉ tiêu NPV khi so sánh theo hiệu quả gia số đầu tư. Tỷ số B/C rất nhạy cảm với cách hiểu khác nhau về lợi Ých và chi phí của dự án. Điều này có thể dẫn tới sai lầm khi so sánh, xếp hạng các dự án nếu không có sự thống nhất trong cách tính tỷ số lợi Ých - chi phí. Tỷ suất hoàn vốn nội bộ( IRR) Tỷ suất hoàn vốn nội bộ là tỷ suất chiết khấu mà tại đó giá trị NPV = 0, hệ số IRR có thể tính được trên cơ sở cân bằng giá trị hiện tại của dòng thu nhập và dòng chi phí của dự án. Công thức: IRR= r1+(r2- r1) IRR là tỷ lệ lãi suất tiền vay cao nhất nhà đầu tư có thể chấp nhận được để vay vốn thực hiện dự án mà không sợ bị thu lỗ. Lãi suất tiền vay càng nhỏ hơn IRR thì khả năng sinh lời của dự án càng cao. Thời gian hoàn vốn (PB) Thời gian hoàn vốn giản đơn là thời gian hoàn vốn chưa tính đến chiết khấu, được tính theo công thức sau: Công thức PB = C0/ CF1 Trong đó: CF1: Chi phí tiết kiệm ròng năm đầu tiên. Thơi gian hoàn vốn có tính chiết khâu. Đây là những dòng tiền đã được chiết khấu trong tương lai hay các dòng tiền phát sinh tại các thời điểm khác nhau trong kỳ phân tích đã được chuyển về một mặt bằng thời gian. Nếu CF ≠...CFn ( CFi đã có tính chiết khấu) thì khi tính thời gian hoàn vốn sử dụng phương pháp cộng dồn, đến khi tổng các dòng tiền bằng số tiền đầu tư ban đầu. Hoặc sử dụng phương pháp trừ dần cho đến khi vốn đầu tư phải thu hồi nhỏ hơn hoặc bằng 0. Cùng một mức vốn đầu tư, dự án nào có thời gian hoàn vốn càng ngắn càng tốt vì thời gian hoàn vốn ngắn sẽ thu hồi lại vốn đầu tư nhanh và rủi ro thấp. Tóm lại: Với mỗi chỉ tiêu đều có những ưu điểm, nhược điểm riêng vì thế phải kết hợp các chỉ tiêu để đánh giá chính xác một dự án CHƯƠNG II THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT VÀ CÁC TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG CỦA PHÂN XƯỞNG MAI LÂM- CÔNG TY VẬT LIỆU XÂY DỰNG CẦU ĐUỐNG HÀ NỘI I.HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NHÀ MÁY 1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY VẬT LIỆU XÂY DỰNG CẦU ĐUỐNG 1.1.Quá trình hình thành và phát triển Đơn vị tiền thân của công ty được thành lập ngày 5 - 2 - 1959 với tên gọi là Xí nghiệp gạch ngói Cầu Đuống. Ngày 22 - 12 -1992 theo quyết định số 3352/ QĐ-UB của UBND thành phố Hà Nội cho phép thành lập lại Xí nghiệp gạch ngói Cầu Đuống. Ngày 20 - 01- 1995 theo quyết định số 130/QĐ- UB Xí nghiệp gạch ngói Cầu Đuống đổi tên thành công ty vật liệu xây dựng Cầu Đuống trực thuộc sở xây dựng Hà Nội. Công ty VLXD Cầu Đuống là một doanh nghiệp nhà nước:Được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh sè 100692 ngày 04 tháng 03 năm 1995 của Uỷ ban kế hoạch Hà Nội. Và giấy phép hành nghề số 196 ngày 24 tháng 03 năm 1995 của sở xây dựng Hà Nội. Công ty kinh doanh các loại vật liệu xây dựng nung và các cấu kiện bê tông nhỏ, chuyển giao công nghệ sản xuất gạch và lò Tuynen... 1.2.Phạm vi và quy mô của công ty Công ty VLXD Cầu Đuống trực thuộc sở xây dựng Hà Nội, công ty có hai khu vực sản xuất nằm trên địa bàn huyện Đông Anh và Gia Lâm, bao gồm xí nghiệp gốm xây dựng Mai Lâm và xí nghiệp gốm xây dựng Cầu Đuống. Tổng diện tích mặt bằng của công ty là 114,962 m2. Ví trí xây dựng của công ty có nhiều ưu điểm trong sản xuất và kinh doanh Công ty nằm gần nơi tập trung đầu mối giao thông cả đường bộ ( nằm sát quốc lộ 3 khoảng 250m), đường thuỷ( sát sông Đuống), đường sắt (ga Yên Viên). Cách trung tâm thành phố Hà Nội 10 km, rất thuận lợi cho thông tin liên lạc và giao lưu hợp tác. Cạnh đó là một số cơ sở sản xuất công nghiệp nh­: nhà máy vật liệu chịu lửa Cầu Đuống, công ty giấy, xí nghiệp xà phòng Lux... Bảng II.1: Quy mô của công ty VLXD Cầu Đuống STT Số lượng Đơn vị 1. Vốn cố định 451.000.000 VNĐ 2. Vốn lưu động 336.000.000 VNĐ 3. Tổng số cán bộ CNV( năm 1998) 408 Người Nguồn : báo cáo tài chính của công ty. 1.3. Tình hình sản xuất, kinh doanh. Sau khi được thành lập 5 - 2- 1959 công ty đã sản xuất và kinh doanh gạch ngói và vật liệu xây dựng từ gốm đất sét nung, chủ yếu là gạch đặc và ngói. Sau khi nền kinh tế thị trường bung ra Công ty đã nhanh chóng thay đổi mẫu mã sản phẩm, chuyển một phần năng lực sản xuất sang sản xuất gạch lỗ, các loại gạch chống nóng, gạch lát ... và các sản phẩm ngói phục chế cổ khi thị trường có nhu cầu. Sản phẩm của công ty có các chủng loại sau: Bảng II.2: Chủng loại sản phẩm của công ty STT Tên sản phẩm Kích thước Mục đích sử dụng 1. Gạch rỗng 2 lỗ tiêu chuẩn R = 30 -34 % 220 x 105 x60 Xây tường chịu lực 2. Gạch rỗng 4 lỗ TC R = 30 - 50% R = 30 - 35% R = 30 - 40% 220 x 220 x 105 220 x 105 x 60 220 x 105 x 90 Lát chống nóng Xây tường chịu lực Xây tường chịu lực 3. Gạch rỗng 6 lỗ TC R = 30 - 34 % 220 x 105 x 105 Xây tường chịu lực 4. Ngói lợp 22 viên/ m2 5. Ngói bò nhỏ, ngói phục chế cổ và gạch đặc các loại Nguồn: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doan, công ty VLXD Cầu Đuống. Trong thời kỳ khó khăn của nền kinh tế bao cấp, sản xuất kinh doanh của công ty phụ thuộc vào kế hoạch được giao với mục đích duy trì đội ngũ lao động. Sau năm 1993 sản xuất kinh doanh của công ty mới thực sự phát triển mạnh Bảng II.3: Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty STT Tên chỉ tiêu Đơn vị 1993 1994 1995 1996 1997 6 tháng đầu năm 1998 1 Sản lượng Tr/viên 17,4 17.33 23.238 25.734 27.776 15.5 2 Doanh thu Tr/đg 4,744 5.808 6474.8 8040.8 9355.5 4.679 3 Nộp ngân sách Tr/đg 280.03 388.213 441.118 519.533 536.341 118.712 4 Thu nhập b/quân 1 ngưòi/tháng 1000đ 254 342 376.1 420 474 500 5 Đầu tư chiều sâu Tỷ.đg 0.559 8.897 1.980 0.484 0.513 1.000 6 Chất lượng SP A % 80 83.5 87.2 91.8 91.8 93.5 Nguồn: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh, công ty VLXD Cầu Đuống 1.4 Tổ chức sản xuất Sơ đồ lãnh đạo và tổ chức sản xuất của công ty GIÁM ĐỐC CÔNG TY PHÓ GIÁM ĐỐC Trưởng phòng KÕ ho¹ch tæ chøc 2. HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT TẠI PHÂN XƯỞNG GỐM MAI LÂM. 2.1. Điều kiện tự nhiên của phân xưởng Mai Lâm. Vị trí địa lý: - Đông giáp thôn lý nhân xã Dục Tú - Tây giáp cánh đồng xã Cổ Loa- Đông Anh - Nam giáp quốc lộ 3 - Bắc giáp cánh đồng thôn Lý Nhân, xã Dục Tú, Huyện Đông Anh Phân xưởng có tổng diện tích 91.562 m2 bao gồm: - Nhà xưởng có mái che 15.528 m2 - Đường nội bộ rải bê tông 225 m2 - Đường nội bộ chưa rải nhựa 1.440 m2 và các phần phụ trợ. Đặc điểm khí hậu của khu vực nhà máy. - Nhiệt độ trung bình năm: 23,40 C - Độ Èm trung bình năm : 83% - Hướng gió chủ đạo : Đông Nam - Vận tốc gió trung bình : 2,4 m/s. - Lượng mưa trung bình hàng năm là 1661 mm - Tổng số giờ nắng : 1646 giê 2.2. Trang thiết bị sản xuất Từ năm 1993 đến nay công ty đã đầu tư chiều sâu xây dựng lò nung hầm sấy Tuynel, trang bị lại thiết bị máy móc nh­ : lắp đặt các máy cấp liệu, máy cán, máy lọc sỏi, máy đùn Ðp chân không... Bảng II.4: Trang thiết bị chính của phân xưởng Mai Lâm STT Tên máy móc thiết bị Số lượng Nước sản xuất Thời gian vận hành I Dây chuyền tạo hình 1. Máy cấp liệu thùng 02 L/Xô cò 1993 2. Máy cán răng 01 Việt Nam 1994 3. Máy cán mịn 03 Việt Nam 1994/95/98 4. Máy lọc sỏi 02 Việt Nam 1994/95 5. Máy đùn Ðp chân không 02 Việt Nam 1997/98 6. Băng tải 10-12 m 06 Việt Nam 1994 II Dây chuyền thiết bị lò nung 1. Quạt No6, No10, No 120 04 L/Xô cò 1994 2. Quạt đối lưu 03 Việt Nam 1994 3. Kích thuỷ lực 02 Liên Xô 1994 4. Tời kéo Vagông 3.2 t 02 Liên Xô 1994 5. Tời kéo cữa 1.5 t 02 Việt Nam 1994 Nguồn: Báo cáo phòng kỹ thuật, công ty VLXD Cầu Đuống. 2.3.Nhu cầu nguyên liệu và năng lượng cho sản xuất Nguyên liệu chính để sản xuất gạch ngói và gốm xây dựng của công ty là đất sét ( đất sét nâu, đất sét xanh) và đất phù sa. Đất sét và đất phù sa được Công ty mua từ các nguồn bên ngoài, đây là các nguồn đất lấy từ các khu được nạo vét, cải tạo ao hồ hoặc các mỏ đất khai thác của tư thương. Từ năm 1993 trở lại đây, nguồn nguyên liệu chủ yếu là đất bồi phù sa Sông Đuống là nguồn đất tự nhiên có khả năng tái tạo do sông bồi đắp hàng năm và được Công ty mua về. Đất khai thác hoặc chọn mua phải có chất lượng tốt để đảm bảo cho quá trình sản xuất được các sản phẩm có độ rỗng từ 30% trở lên. Than cám được Công ty lựa chọn và ưu tiên sử dụng là than cám 5 và than cám 6A có nhiệt lượng trung bình cao từ 4800 - 4900 Kcal/ kg, độ tro < 20% và hàm lượng lưu huỳnh thấp < 3%. Năng lượng điện sử dụng cho Công ty tính trung bình cho hàng năm là 825.75 triệu KW. Bảng II.5 : Nhu cầu năng lượng, nguyên liệu hàng năm STT Năng lượng, nguyên liệu Đơn vị Số lượng 1. Đất sét + phù sa m3 / năm 45.000 2. Than cám Tấn/ năm 5000 3. Điện KW/ năm 852.75 triệu Nguồn: Sổ theo dõi sản xuất của Công ty VLXD Cầu Đuống. 2.4 Quy trình hoạt động sản xuất của phân xưởng. Biện luận dây chuyền sản xuất Để sản xuất gạch ngói đất sét nung theo phương pháp dẻo, quá trình sản xuất bao gồm có hai khâu chính: Khai thác nguyên liệu: ĐÊt sét được khai thác và vận chuyển về bãi chứa nguyên liệu bằng ôtô. lượng đất tập kết dự trữ đủ cho sản xuất từ 3-6 tháng liên tục, một mặt để dự phòng mưa úng không khai thác được, mặt khác để tạo điều kiện cho đất phong hoá, trong quá trình để phong hoá nếu đất quá khô thì phải nước để giữ Èm cho đất. Trong thời gian phong hoá các hạt sét trương nở về thể tích, làm tăng tính dẻo và độ đồng nhất khi đưa vào sản xuất. Tuỳ theo từng loại sản phẩm sản xuất với yêu cầu độ rỗng và phẩm cấp khác nhau mà lựa chọn đất cho phù hợp hoặc pha trộn các loại với nhau tạo ra nguyên liệu tương ứng. Gia công nguyên liệu và tạo hình sản phẩm. Đất sét sạu khi đã được phong hoá, ngâm ủ có độ Èm w = 16 - 18 % đảm bảo theo yêu cầu kỹ thuật sẽ được máy ủi đưa trực tiếp vào cấp liệu thùng theo đúng quy định. Kích thước lớn nhất của đất khi vào cấp liệu thùng < 10 cm. Máy cấp liệu thùng: Nhằm mục đích cung cấp nguyên liệu đất một cách đều đặn, liên tục cho dây chuyền chế biến tạo hình, ngoài ra còn có thể giảm kích thước nguyên liệu nhờ quá trình chuyển động quay của cào gạt đất. Băng tải cao su sè 1: Sau khi đất vào cấp liệu thùng, nhờ hệ thống tải xích của cấp liệu và hệ thống cào liệu khỏi thùng, nguyên liệu được dải đều trên băng tải cao su sè 1. Băng tải cao su có nhiệm vụ vận chuyển liên tục và đều đặn nguyên liệu cung cấp theo máy cán thô. Khu vực trộn nguyên liệu: ĐÊt được pha trộn với nguyên liệu theo một tỷ lệ nhất định ( 0- 5 %) tuỳ theo yêu cầu kỹ thuật. Đối với gạch xây thông dụng, lượng than trộn vào đất chiếm 90% -100% lượng than tổng cộng để nung gạch. Việc pha than vào đất cho phép tạo ra các sản phẩm có khối lượng riêng nhỏ hơn và có cường độ chịu nén cao hơn sản phẩm làm từ đất không pha than, đồng thời làm giảm thời gian nung gạch, tăng công suất lò nung và giảm sự phát thải bụi trong quá trình nung. Tại đây nhờ hệ thống hai trục có gắn các dao nhào ở phía cuối có lắp ruột gà, hệ thống dao nhào lắp nghiêng 1 góc 150, phối liệu được nhào trộn đều và được các dao nhào lắp nghiêng đẩy dần xuống cuối máy qua ruột gà và đẩy qua lưới lọc. Lượng nước được pha vào tại đây đảm bảo đủ độ Èm tạo hình, độ Èm phối liệu đạt 20-22% Máy nghiền xa luân: Nguyên liệu được băng tải cao su chuyển lên máy nghiền, tại đây nhờ tác dụng của 2 quả cán quay với vận tốc khác nhau và ngược chiều nhau nên cấu trúcban đầu của đất bị phá vỡ làm đồng nhất với than cám và nước đến trạng thái dẻo, giảm kích thước của nguyên liệu . Băng tải số (No2): Phối liệu qua mắt sàng đất được chuyển qua băng tải sắt( No2) đến máy cán mịn. Băng tải này có nhiệm vụ vận chuyển liên tục và đều đặn nguyên liệu cung cấp cho máy cán mịn Máy cán mịn: Phối liệu sau khi qua máy lọc nhào, được băng tải cao su sè 2 chuyển đến máy cán mịn. Nhờ hệ thống hai quả cán quay với vận tốc khác nhau và ngược chiều nhau, khe hở giữa 2 quả cán 2-3mm, tại đây phối liệu được đập nghiền chà sát phá vỡ cấu trúc ban đầu của đất sét, có tác dụng nghiền mịn thêm đồng thời cũng phần nào tăng tính đồng đều cho phối liệu. Băng tải cao su sè 3: Phối liệu qua máy cán mịn tạo thành những lát mỏng rơi xuống băng tải 3 qua phễu nạp, băng tải cao su sè 3 có nhiệm vụ vận chuyển liên tục và đều đặn phối liệu cung cấp cho máy nhào đùn liên hợp - hút chân không. Máy nhào đùn liên hợp có hút chân không: Phối liệu sau khi qua máy cán mịn được băng tải cao su chuyển đến máy nhào đùn liên hợp rơi trực tiếp vào máy nhào 2 trục của máy nhào đùn liên hợp, tại đây phối liệu được nhào trộn lại một lần nữa nhằm tăng độ dẻo, độ đồng nhất, có thể bổ xung thêm lượng nước cho phối liệu đạt độ Èm tạo hình( nếu như phối liệu chưa đủ độ Èm tạo hình, khô). Sau khi nhào trộn, phối liệu được Ðp sơ bộ nhờ cánh xoắn và sơ mi côn ở phần cuôi. Ra khỏi máy nhào 2 trục, phối liệu được dao thái thành từng lát mỏng rơi vào buồng chân không xuống đến máy Ðp, tại buồng chân không, không khí trong phối liệu được tách ra làm tăng khả năng sít đặc của phối liệu, tăng độ đặc chắc của sản phẩm. Tại máy đùn Ðp, ta có thể tạo ra các loại sản phẩm to nho dầy mỏng khác nhau do lắp đặt khuôn định hình ở đầu Ðp. Phối liệu qua khuôn định hình đi đến máy cắt qua hệ thống con lăn dẫn để cắt phân đoạn. Để định hình các kích thước sản phẩm, ngoài miệng đùn( khuôn định hình) máy cắt tự động cắt phân đoạn thành viên theo kích thước của viên mộc yêu câù. Phơi Gạch mộc tạo hình sau khi qua đầu đùn( khuôn ), được máy cắt tự động cắt thành viên theo kích thước sau đó được xếp lên xe đẩy và đưa ra sân phơi có mái lợp kính ( cáng kính). Tại đây gạch mộc được phơi và đảo để giảm độ Èm từ 20 - 22% xuống độ Èm 14- 16 % sau đó được xếp lên xe goòng đưa vào sấy. Quá trình sấy Tuynel: Khi độ Èm còn 14 - 16 % gạch mộc được xếp lên xe goòng đưa vào hầm sấy ( 140 -150 0 C ) để đạt độ Èm 2- 4 % ( sau 14 giờ sấy) và được chuyển vào lò Tuynel để nung ( nhiệt độ nung 950 -10000 C) thành sản phẩm. Tuỳ theo từng loại sản phẩm mà nhiệt độ nung và thời gian nung được khống chế phù hợp. Thổi nguội, làm sạch: Sau khi nung xe goòng gạch được chuyển ra cuối là để làm nguội và sạch bớt bụi xỉ lò. Và cuối cùng thành phẩm được phân loại chở bằng xe cải tiến xếp thành kiện thành bãi thành phẩm để tiêu thụ. II . CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TẠI PHÂN XƯỞNG GỐM MAI LÂM- CÔNG TY VẬT LIỆU XÂY DỰNG CẦU ĐUỐNG 1. NGUỒN GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG 1.1. Nguồn gây ô nhiễm không khí và các yếu tố vật lí. Trong quá trình hoạt động sản xuất của công ty khả năng phát thải các chất ô nhiễm không khí và yếu tố vật lý là: Các loại khí thải Tại khu vực hầm sấy và lò nung có sự phát tán chất khí C02, C0, S02, HF... từ khói lò TuyNel ( do quá trình đốt thán cám và qúa trình hoá lý xảy ra khi nung ), đặc biệt là khi có sự cố mất điện hoặc là các đường ống tuần hoàn khí lò bị sự cố nứt hở. Đốt than: Nhiên liệu sử dụng trong quá trình vận hành của lò là than. Thành phần của than C + H + S + O + N +A + W = 100% Cacbon: là thành phần chủ yếu của than chiếm tỷ lệ từ 50 - 90. 1 kg cacbon cháy toả ra một lượng nhiệt 8140 kCal theo phản ứng: C + O2 = CO2 ­ Nếu cháy không hoàn toàn chỉ toả ra 8140 kCal theo phản ứng sau: C + 0,5 O2 = C0 ­ Trong các lò không bao giờ có thể đốt cháy hết cacbon thành CO2 được nên trong khói lò bao giờ cũng có lẫn C0. Phản ứng này toả ra lượng nhiệt là 2420kCal/kg. Lưu huỳnh (S): S + 02 = SO2 ­ Khi cháy một kg lưu huỳnh tạo ra 2212 kCal. Song lưu huỳnh là chất có hại vì khí cháy của lưu huỳnh hợp với hơi nước có trong khói thải nếu ngưng tụ tạo thành axit loãng làm hỏng đường tải nhiệt và là khí độc. Nitơ khí trơ (N): là một thành phần của nhiên liệu không tham gia vào phản ứng cháy. Hàm lượng này tương đối Ýt chỉ chiếm 0,5-2%vì vậy nó không ảnh hưởng nhiều lắm tới lượng nhiệt tạo ra khi cháy của nhiên liệu. than. Lượng tro xỉ trong nhiên liệu(A): gồm các muối của kim loại kiềm và kiềm thổ, các khoáng silic và aluminat, khoáng chứa các tạp chất của sắt. xỉ dễ cháy có nhiệt độ nóng chảy nhỏ hơn 12000C, dễ kết thành tảng gây tắc ghi lò, hạt xỉ có thể bay theo đường khói lò bám vào vách thành buồng đốt làm giảm khả năng truyền tải nhiệt và cháy không đều của buồng đốt. Quá trình nung: Khi nung đất sét ở nhiệt độ cao sẽ xảy ra quá trình hoá lý vô cùng phức tạp. Quá trình biến đổi nó sẽ được chia làm 3 giai đoạn: Giai đoạn mất nước lý học: Trong khoảng nhiệt độ từ 80 - 2000 C vật liệu bốc Èm. Quá trình bay hơi nước nhanh nhất ở khoảng nhiệt độ 110 - 150 0 C. Giai đoạn này đất sét chưa chưa có phản ứng hoá học.( vấn thể htiẹn tính dẻo khi hoà trộn với nước). Giai đoạn mất nước hoá học: Khoảng nhiệt độ từ 200 - 700 0 C. ở nhiệt độ 250 0 C, nước liên kết hoá học bắt đầu tách ra nhưng tốc độ còn chậm, nước hoá học tách ra phần lớn ở nhiệt độ > 350 0 C. Giai đoạn phân giải và hình thành khoáng: Từ 670 - 750 0 C các chất hữu cơ cháy để lại lỗ hổng trong sản phẩm.Từ 750 - 10500 C một số hợp chất phân giải hình thành khoáng mới: MgCO3 = MgO + CO2 ­ CaCO3 = Ca0 + CO2 ­ Al203.2 Si02 .2 H20 = Al203 + 2 Si02 + 2 H20 + Khí thải từ các quá trình hoạt động của các xe cơ giới ra vào công ty cung cấp và vận chuyển nguyên vật liệu, sản phẩm...( không đáng kể) Bôi Sự phát thải bụi chủ yếu tại khu vực ra, vào gạch tại các công đoạn: + Èng khói lò Tuynel. + Xếp gạch mộc khô vào xe goòng. + Rỡ và bốc xếp gạch ra lò. + Làm vệ sinh kênh lò và xe goòng sau khi dỡ gạch xong. Nhiệt + Trên đỉnh lò nung, tại buồng điều khiển + khu vực ra gạch + Sân cáng( nhà kính ) vào những ngày hè oi bức. Tiếng ồn + Các xe cơ giới trong quá trình hoạt động tại khu vực công ty. + Sự hoạt động của hệ thống máy nghiền, máy cán đất và tạo hình gạch. + Hoạt động của hệ thống quạt lò. Sơ đồ mô tả nguồn phát thải các yếu tố ô nhiễm trong nhà máy được trình bày ở hình sau: Hình : Sơ đồ mô tả khả năng phát thải ô nhiễm trong dây chuyền công nghệ sản xuất tại Nhà máy. 1.2. Nguồn gây ô nhiễm môi trường nước Trong công nghệ sản xuất gạch tại nhà máy, lượng nước thải là không có. Chỉ có một phần nhỏ lượng nước thải sinh hoạt của công nhân (3-5m3/ ngày). Vì vậy nguồn gây ô nhiễm nước thải sản xuất của nhà máy đối với môi trường xung quanh là có thể bỏ qua. 1.3.Nguồn chất thải rắn. Phân xưởng gốm Mai Lâm chủ yếu là sản xuất các loại gạch ngói và gốm xây dựng. Các chất thải rắn tại nhà máy bao gồm gạch vỡ, xĩ lò nung với lượng khoảng 75 m3/ năm. 2. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI KHU VỰC NHÀ MÁY. 2.1. Môi trường không khí. Kết quả khảo sát ô nhiễm môi trường khu vực nhà máy ngày 23- 5-1996 do Bé y tế- viện y học lao động và vệ sinh môi trường. Vị trí khảo sát trong ống khói của nhà máy ĐẠI LƯỢNG TẢI LƯỢNG ( mg/s ) NỒNG ĐỘ ( mg/m3 ) TCNV 5939-1995 ( mg/m3 ) Bôi 1617,3 194 500 S02 2893 208,33 500 N0x 1141,75 137 1000 C0 1110,1 133,25 500 HF 792,75 95 10 NHẬN XÉT: TCVN 5939- 1995: Giới hạn cho phép của bụi và các chất vô cơ trong khí thải công nghiệp. Nồng độ HF vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Nồng độ các chất còn lại trong giới hạn cho phép của tiêu chuẩn Việt Nam về khí thải công nghiệp Vị trí khảo sát xung quanh nhà máy. TT Nơi lấy mẫu T 0 ( 0 C ) Đé Èm (%) Bôi TL mg/m3 SO2 mg/m3 CO mg/m3 C02 % Cách ống khói 100m ngược chiều gió 35 58 0,35 O,26 1,1 0,45 Cách ống khói 100 m xuôi chiều gió 32,1 69 0,34 6,6 16,5 0,65 Cách ống khói 150m xuôi chiều gió 34 57,8 0,5 10 19 0,68 Cách ống khói lò 200m ( trên cánh đồng lúa, cuối hướng gió) 35 47,8 0,34 20 14 0,45 Cách ống khói 300m xuôi chiều gió 35.8 41 0,28 20 24 0,56 TCVN 5937- 1995 Tiêu chuẩn cho phép khu dân cư 0,5 0,5 40 0,03 - 0,07 Kết luận: TCVN 5937 - 1995: Tiêu chuẩn này áp dụng để đánh giá chất lượng không khí xung quanh. Qua kết quả khảo sát tại nhà máy, so với tiêu chuẩn cho phép khu dân cư ta thấy: Bụi tất cả các điểm đều dưới tiêu chuẩn cho phép. Nồng độ, CO2, SO2 đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép. 2.2.Hiện trạng tiếng ồn: Tiến hành đo vị trí khảo sát: tại 4 điểm. STT ĐỊA ĐIỂM Mức âm trung bình ( dbA) TCVN ( 5949-1995) ( dbA) GHI CHÓ 1 Sân công ty 55.6 60 Đạt tiêu chuẩn 2 Khu vực ra gạch 73.2 75 - 3 Đỉnh lò nung 76.0 75 - 4 Khu vực tạo hình 81.1 75 Vựơt giới hạn tiêu chuẩn cho phép là 6,1 dbA .Nhận xét: TCVN 5949- 1995 : Độ ồn cho phép của khu sản xuất nằm xen kẽ trong khu dân cư " - " : Đạt tiêu chuẩn. Các địa điểm khảo sát hầu nh­ đều thấp hơn tiêu chuẩn qui định, riêng bộ phận tạo hình vượt tiêu chuẩn cho phép vì ở đây gần các thiết bị máy móc 2.3.Hiện trạng nước thải. Trong công nghiệp sản xuất gạch tại công ty, lượng nước dùng cho sản xuất là không lớn và lượng nước thải là rất nhỏ chủ yếu là nước sinh hoạt của công nhân ( 3-5 m3 / ngày). Vì vậy nguồn gây ô nhiễm nước thải sản xuất của công ty đối với môi trường xung quanh là có thể bỏ qua. 2.4. Hiện trạng chất thải rắn. Công ty chủ yếu sản xuất các loại gạch ngói và gốm xây dựng. Các loại chất thải rắn tại công ty bao gồm gạch vỡ, xĩ than từ bộ phận lò nung và một phần rác thải sinh hoạt của công nhân với lượng 83 m3 /năm. Lượng than sử dụng khoảng 4,2 tấn/ngày, do công nghệ sản xuất gạch Tuynel pha than lẫn vào đất nên lượng xỉ than gần nh­ không có. Lượng xỉ tạo ra khi lò nung có nhiệt độ kém( < 7800C ) và than được bổ sung thêm. Lượng thải rắn của công ty chủ yêú là gạch vỡ, phế phẩm tạo ra khi bốc dỡ ra khỏi goòng, khi vận chuyển gạch ra bãi thành phẩm, bốc lên xe. Theo tài liệu và thực tế sản xuất của công ty cho thấy lượng gạch, ngói vỡ ( phế phẩm) < 3% tổng số sản phẩm. Nh­ vậy lượng phế phẩm của công ty hàng năm khoảng 750.000 viên. Nh­ vậy trong quá trình sản xuất, phân xưởng đã có những ảnh hưởng tới môi trường, nhưng chủ yếu là ảnh hưởng đến môi trường không khí. Hiện trạng môi trường không khí khi chưa có hệ thống xử lý. 3. SỰ CẦN THIẾT THỰC HIỆN HỆ THỐNG XỬ LÝ KHÍ THẢI LÒ NUNG, TẠI PHÂN XƯỞNG GỐM MAI LÂM. Dựa trên hoạt sản tại phân xưởng và các tác động đến môi trường chúng ta thấy rằng: ô nhiễm môi trường không khí là đáng lo ngại nhất, tất cả nồng độ CO2, SO2, đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Nồng độ các chất khí thải chủ yếu sinh ra từ quá trình đốt than và nung của lò Tuynel do công ty chưa có biện pháp xử lý mà để thải tự nhiên các khí và bụi ra môi trường xung quanh. Trước tình hình đó sở khoa học công nghệ môi trường buộc nhà máy phải có biện pháp xử lý khí thải để đạt tiêu chuẩn môi trường, mặt khác do ảnh hưởng của khí thải làm cháy hoa màu nên hàng năm nhà máy phải mất một khoản chi phí khá cao để bồi thường hoa màu cho người dân xung quanh, chi phí này sẽ đẩy giá thành lên cao, làm hạ thấp khả năng cạnh tranh của nhà máy... dẫn tới lợi nhuận của nhà máy giảm đi đáng kể. Do vậy nhà máy cần thiết phải tìm ra giải pháp phù hợp nhằm hạn chế lượng khí thải ra môi trường. Chính vì vậy nhà máy đã lựa chọn giải pháp "xử lý khí thải tại lò nung " do Khoa vật liệu xây dựng, trường đại học xây dựng Hà Nội thiết kế. Sau khi xử lý nhà máy sẽ tiết kiệm một khoản chi phí là không phải bồi thường hoa màu cho người dân xung quanh, giải pháp góp phần bảo vệ môi trường, mang lại nhiều lợi Ých cho cán bộ công nhân viên và người dân xung quanh. Ngoài ra qua đánh giá sơ bộ giải pháp này đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật ở mức trung bình, chi phí đầu tư cũng như chi phí vận hành đều ở mức thấp. CHƯƠNG III ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA HỆ THỐNG XỬ LÝ KHÍ THẢI LÒ NUNG TẠI PHÂN XƯỞNG MAI LÂM I. HỆ THỐNG XỬ LÝKHÍ THẢI LÒ NUNG. Hệ thống lò nung và hầm sấy Tuynen tại phân xưởng gạch Mai lâm- công ty xây dựng Cầu Đuống vẫn làm việc ổn định với công suất 25 triệu viên gạch tiêu chuẩn/ năm. Tính trung bình mỗi giờ cho ra lò 3100 viên gạch tiêu chuẩn Tuy nhiên qua thực tế vận hành cho thấy với chiều cao ống khói lò nung và hầm sấy nh­ vậy không khắc phục được ảnh hưởng khí thải lò nung đến điều kiện sinh thái xung quanh. Đặc biệt là về mùa nồm, Èm thường gây ra hiện tượng cháy hoa màu. Kết quả khảo sát ô nhiễm môi trường khu vực quanh phân xưởng do viện y học lao động và vệ sinh môi trường thực hiện cho thấy: Bụi ở tất cả các điểm đều dưới tiêu chuẩn cho phép. Nồng độ CO2, SO2, CO đều dưới mức tiêu chuẩn cho phép. 1. NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG XỬ LÝ Nước vôi được phun ngược chiều với dòng khí thải, do diện tích tiếp xúc lớn nên: Ca(OH)2 + 2HF = CaF2 ¯ + 2H20 Ca(0H)2 + SO2 = CaS03 ¯ + H20 Ca(0H)2 + C02 = CaC03 ¯ + H20 Kết tủa được thu hồi ở bể lắng, nước vôi trong đưa sang bể điều chỉnh rồi vào buồng phản ứn 2. QUY TRÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG 2.1. Sơ đồ hệ thống xử lý khí thải lò nung. 9 13 12 14 11 8 7 6 4 5 3 2 1 10 Chú thích: Buồng tập trung khói 8. Buồng lọc bụi cơ học Quạt hót bụi 9. Buồng lọc khí hoá học Èng dẫn 10.Èng khói gạch Buồng tập trung khói số 1 11.Bể lắng Mương khói 12.Bể điều chỉnh Buồng tập trung khói số 2 13.Bơm Quạt hút khói 14.Cữa tháo nước Hình2: Sơ đồ hệ thống xử lý khói lò Tuynen 2.2.Quy trình hoạt động của hệ thống xử lý Khí thải lò nung sau khi đi qua chụp góp khí thải (2) được đưa sang buồng (4) bằng hệ thống ống dẫn thép đường kính D = 1000mm, dày 4mm. Trước khi thải ra ống khói cao 25m khí thải được qua buồng lọc cơ học bậc I (số6), buồng xử lý bậc II bằng dung dịch nước vôi. Dung dịch cùng kết tủa theo cửa tháo vào bể lắng(11), nước trong sang bể điều chỉnh(12), rồi trở lại buồng xử lý hoá học. 2.3. Chất lượng môi trường đạt được sau khi xử lý. Hệ thống đã góp phần hạn chế nguồn gây ô nhiễm. Có thể khảo sát một số điểm để thấy rằng dự án đã góp phần lớn trong việc hạn chế nguồn gây ô nhiễm. Ngày khảo sát: 1/ 9/ 1998 Thiết bị khảo sát: Testo 342 -5 STT VỊ TRÍ KHẢO SÁT Chỉ tiêu khảo sát N02 C0 mg/ m3 C02 % S02 mg/m3 1. Nhà cáng 0,085 4,34 0,032 0,35 2. Sân xí nghiệp 0,078 2,86 0,031 0,48 3. PX tạo hình 0,077 5,55 0,03 0,55 4. Chân ống khói 0,069 5,72 0,035 0,063 5. Ngoài đường quốc lộ 0,072 3,14 0,037 0,024 6. Ngoài cánh đồng 0,021 2,27 0,025 0,018 TCVN 5937- 1995 0,4 40 0,03- 0,07 0,5 NHẬN XÉT: TCVN 5937 - 1995: tiêu chuẩn áp dụng đánh giá chất lượng không khí xung quanh trung bình 1 giê. Theo số liệu khảo sát về nồng độ các chất độc hại nh­ N02, S02, C02, C0 trong khu vực sản xuất của công ty thì giá trị nồng độ các chất này đều thấp hơn đáng kể so với tiêu chuẩn cho phép. Nh­ vậy có thể kết luận là môi trường không khí bên trong và bên ngoài công ty không còn ô nhiễm bởi các chất khí độc hại. II. NHẬN DẠNG CÁC LỢI ÝCH VÀ CHI PHÍ CỦA HỆ THỐNG XỬ LÝ 1. ĐÁNH GIÁ CHI PHÍ Đơn vị: VN đồng CHI PHÍ ĐẦU TƯ BAN ĐẦU Giá thành I.Chi phí xây lắp ( C01) 197.917.108 1.Hệ thống bể lọc giai đoạn I ( buồng 4,6,7) 46.327.758 2. Èng khói 130.795.908 3. Hệ thống lọc khí giai đoạn II ( buồng 8,11,12,13) 19.949.887 4.Phần chống sét 843.555 II . Chi phí thiết bị ( C02) 61.560.000 1.Hệ thống ống thép dầu khí 13.228.000 2.Hệ thống lọc bụi cơ học 20.400.000 3.Bơm cấp hỗn hợp xử lý khí thải 18 m3/ h 12.240.000 8.772.000 4. Bơm cấp nước vôi bảo hoà 10 m3/h ( không ăn mòn) 12.240.000 5.Hệ thống dàn mưa 6.920.000 III. Chi phí khác 15.201.547 1.Chi phí khảo sát 4.917.150 2.Chi Phí thiết kế( 3,7 % * 197.917.109) 7.322.933 3.Chi phí QLCL ( 1%) 1.979.171 4.Chi phí thẩm định thiết kế kỷ thuật 10% TKP 732.293 5.Chi phí thẩm định TQT 250.000 IV. Chi phí dự phòng 5 % ( C04) 13.733.932 Tổng cộng 288.413.000 1.2 Chi phí vận hành . Chi phí cho nguyên, nhiên liệu: Theo kết quả tính toán một giờ làm việc của lò nung Tuynen với công suất 3100 viên gạch chuẩn/ giờ, lượng khí thải lò nung một giờ thải ra trong một giờ là 28.200m3/ giờ. Quạt khí thải hầm sấy thải ra 20.905 m3/h. Để hấp thụ lượng khí thải cần sử dụng: vôi, nước, hoá chất. Để đảm bảo lò luôn hoạt động liên tục và không tắt thì chế độ làm việc của phân xưởng là 3 ca liên tục mỗi ngày, trong năm chỉ nghỉ 15 ngày để sữa chữa và bảo dưỡng lò. Vì vậy hệ thống xử lý khí thải cũng phải tuân nguyên tắc hoạt động của lò. - Số ngày làm việc trong năm: 365 - 15 = 350 ngày/ năm Chi phí vôi: + Lương vôi sử dụng trong một giờ: 1523 kg Bảng III.1 : Chi phí mua nguyên vật liệu Danh mục Đơn giá Hàng tháng Hàng năm VNĐ/ kg Số lượng (Kg) Thành tiền (VNĐ) Số lượng ( kg) Thành tiền (VNĐ) Vôi 300 1.060.000 318.000.000 12.793.200 3.848.000 Chi phí sử dụng điện hàng năm để vận hành hệ thống. Thời gian vận hành của hệ thống: 350 x 24 =8400 h BảngIII.2: Chi phí sử dụng điện vận hành hàng năm Danh mục Giá trị Công suất hoạt động của hệ thống ( q) 1,5 KW/h Thời gian vận hành của hệ thống ( T ) 8.400h Sè KW điện tiêu thụ là ( H) H = q x T 12.600 KW Chi phí 1 KW điện dùng cho sản xuất tại nhà máy( P) 800 VNĐ Chi phí sử dụng điện hàng năm của nhà máy( L) L = H x P 10.080.000VNĐ Nguồn: Theo số liệu ghi chép tại nhà máy Chi phí hoá chất sử dụng để làm mềm nước cứng trong một năm là: 500.000 VNĐ BảngIII.3: Chi phí nguyên vật liệu Nguyên, nhiên liệu Thành tiền (VNĐ) Vôi 3.488.000. Điện 10.080.000 Hoá chất 500 .000 Tổng cộng 14.068.000 .Chi phí nhân công: Để vận hành hệ thống và vệ sinh lò cần 1 công nhân với mức lương mỗi tháng là 400.000. Nh­ vậy chi phí nhân công 1 năm là: 400000 x 12 = 4.800.000VNĐ .Chi phí bão dưỡng: Lấy 2% của thiết bị và xây lắp: Chi phí thiết bị + chi phí xây lắp: 259.477.108 VNĐ. Chi phí bão dưỡng: 259.477.108 x 2% = 5.190.000 VNĐ Bảng III.4 : Tổng chi phí vận hành và bão dưỡng. Chi phí vận hành và bão dưỡng Thành tiền(VNĐ) Nguyên, nhiên vật liệu 14.068.000 Chi phí lương 4.800.000 Chi phí bão dưỡng 5.190.000 Tổng cộng 24.058.000 2. ĐÁNH GIÁ LỢI ÝCH: Tiết kiệm chi phí thay đổi thiết bị: ( B1) Không phải đầu tư thay ống khói khoảng : 40 triệu/2 năm. Vậy mỗi năm tiết kiệm được: 40/2 = 20 (triệu đồng) B1 = 20 triệu đồng/ năm Tiết kiệm chi phí khám chữa bệnh cho cán bộ công nhân viên ở phân xưởng sản xuất là 6 triệu đồng cụ thể là: + Bệnh tai, mũi họng: 30 x 0,1 = 3 triệu. + Bệnh nghề nghiệp (nh­ bệnh viêm phổi, bệnh tim): 4 x 0,5 = 2 triệu + Bệnh ngoài da: 10 x 0,1 = 1 triệu Nếu không có dự án thì hàng năm nhà máy phải bỏ ra số tiền là 10 triệu đồng để chi phí y tế để bảo vệ sức khỏe cho cán bộ công nhân viên còn khi có dự án thì hàng năm nhà máy chỉ bỏ ra cho phân xưởng sản xuất là 4 triệu đồng. B3 = 6 triệu đồng/ năm. Tiết kiệm chi phí bồi thường hoa màu hàng năm: Quá trình vận hành lò cho thấy chiều cao ống khói lò nung và hầm sấy hiện có là không khắc phục được ảnh hưởng của khí thải lò nung tới điều kiện sinh thái xung quanh, gây hiện tượng cháy hoa màu mà cụ thể là cánh đồng của thôn Lý Nhân xã Dục Tú và cánh đồng xã Cổ Loa đã bị thiệt hại rất lớn, buộc nhà máy phải bồi thường cho người dân. Một sè qui đổi 1 mẫu = 10 sào Sản lượng bình quân : 2 tạ/ sào 1tạ lúa = 150 nghìn đồng Bảng III.5: Tổng mức bồi thường hoa màu của nhà máy CÁC CHỈ TIÊU Đơn vị Thôn Lý Nhân Xã dục Tú Xã Cổ loa Diện tích trồng lúa bị thiệt hại ( S) Mẫu 21 36 Sản lượng bình quân (P) Tạ/ sào 2 2 Đơn giá (T) Nghìn đồng/ tạ 150 150 Sản lượng (Q) = (S) x (P) Tạ 420 720 Thành tiền ( T')=(Q) x (T) Triệu đồng 63. 108. Tỷ lệ % bồi thường của nhà máy (H) % 50 20 Số tiền bồi thường của nhà máyđối với từng xã: (T') x ( H) Triệu đồng 31,5 21,6 Tổng số tiền bồi thường của nhà máy ( B2) Triệu đồng 53,1 Nguồn:Số liệu tại uỷ ban xã Dục Tú và xã Cổ loa Sau khi có hệ thống xử lý hàng năm nhà máy tiết kiệm được chi phí bồi thường hoa màu là: B20= 53,1 triệu đồng. Lợi Ých hàng năm mà hệ thống xử lý khí thải mang lại cho nhà máy là: TỔNG LỢI ÝCH CỦA NHÀ MÁY THÀNH TIỀN (Triệu đồng) - Tiết kiệm chi phí thay đổi thiết bị 20 - Tiết kiệm chi phí khám chữa bệnh của công nhân 6 - Tiết kiệm chi phí bồi thường hoa màu 53,1 Tổng lợi Ých 79,1 Lợi Ých sức khoẻ người dân. So sánh số ngưòi bị mắc bệnh do khí thải của nhà máy ( thôn Lý Nhân, xã Dục Tú) với ngưòi bị mắc bệnh không do khí thải của nhà máy ( thôn Du Ngoạn, xã Mai Lâm). Vì 2 xã Dục Tú và Mai Lâm đều thuộc huyện Đông Anh nên có cùng điều kiện tự nhiên. Khi đó ta có Tổng lợi Ých sức khỏe người dân B20 = Pi x ( X – Y) Trong đó: Pi: Chi phí trung bình cho mét ca bệnh (bao gồm cả chi phí thuốc men, chi phí bồi dưỡng) X: Tổng số người bị mắc bệnh vùng bị ô nhiễm ( thôn Lý Nhân) Y: Tổng số người bị mắc bệnh vùng không bị ô nhiễm chính là số người mắc bệnh sau khi có hệ thống xử lý ( thôn Du Ngoạn) n: Các loại bệnh mắc phải do ô nhiễm khí thải Tổng số dân thôn Lý Nhân, xã Dục Tú : 1028 người thôn Du Ngoạn, xã Mai Lâm: 1101 ngưòi Mọi số liệu thu thập đều dưới dạng % sau khi qui đổi thì có số liệu cụ thể. Sau khi qui đổi số dân thôn Du Ngoạn về cùng số dân thôn Lý Nhân ta có số liệu nh­ sau Các loại bệnh Tổng số bệnh nhân thôn Lý Nhân (người) ( X) Tổng số bệnh nhân thôn Du ngoạn ( người) (Y) Tổngsố bệnh nhân mắc bệnh do khí thải nhà máy(người) (X-Y) Chi phí trung bình cho mét ca bện (triệu đồng) Pi Thành tiền ( triệu đồng) Pi * ( X- Y) Bệnh viêm đường hô hấp 510 205 305 0,1 30,5 Bệnh mắt hột 10 5 5 0,1 0,5 Bệnh tim 3 - 3 0,5 1,5 Tổng lợi Ých sức khỏe cộng đồng 32,5 Nguồn: Trạm y tế xã Dục Tú, xã Mai Lâm, huyện Đông Anh Vây B20 = 32,5 triệu đồng. Giảm thiệt hại nền kinh tế Do nồng độ khí thải chứa hàm lượng C02, S02 lớn, mà khí C02 là nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính, và S02 là nguyên nhân gây ra mưa axít. Mưa axit chính là sự lắng đọng axít trong sương mù. Khi đọng lại trên đất, axít làm nước nhiễm độc và làm hư hỏng tầng đất màu nhạy cảm, giết chết cây cối và các loại thủy sinh. Sự lắng đọng axít còn làm tăng thêm tốc độ ăn mòn vật liệu xây dùng trong các công trình. Có nhiều cách để chúng ta ước lượng giá trị này. Có thể lấy mẫu tại một vùng đã xảy ra các trận mưa axit để làm cơ sở tính toán hoặc có thể dựa vào các chỉ số khấu hao của máy móc và cơ sở vật chất bị thiệt hại, và giảm độ màu mỡ của đất canh tác ở trong vùng nếu có số liệu đầy đủ. Do không có số liệu nên chúng tôi căn cứ vào luận văn của ông Đỗ Trung Thông, lớp kinh tế môi trường 41, với lượng thải của nhà máy hoá chất là 51,2 tấn S02 mỗi năm thì thiệt hại cho kinh tế là 41,351 triệu đồng/ năm. Vậy phân xưởng gốm Mai lâm, mỗi giờ thải 6,7 kg S02 ra môi trường , do đó mỗi năm thải ra môi trường là : 6,7 x 24 x 350 = 56,28 tấn S02. Vậy thiệt hại kinh tế do nhà máy gây nên là: 45,4 triệu đồng B21 = 45,4 triệu đồng. Vậy lợi Ých xã hội của hệ thống xử lý mang lại. Đơn vị: triệu đồng TỔNG LỢI ÝCH XÃ HỘI THÀNH TIỀN - Tổng lợi Ých của nhà máy 79,1 - Lợi Ých sức khoẻ người dân xung quanh 32,5 - Giảm thiệt hại kinh tế 45,4 Tổng 157 Ngoài các lợi Ých xã hội nêu trên còn có một số lợi Ých khác mà chưa lượng hoá được thành giá trị tiền tệ nh­ năng suất cây lúa sẽ tăng lên thì thu nhập của người dân sẽ tăng lên. Khi có các trận mưa axít xảy ra thì thiệt hại là không thể lường hết được. Nó có thể gây ra nguy hiểm cho tính mạng con người và động thực vật. Các trận mưa axít có thể gây ra nguy cơ phá huỷ sự đa dạng sinh học... Ngoài ra góp phần tăng uy tín cho doanh nghiệp trên thị trường do chất lượng sản phẩm tăng, và đây là doanh nghiệp đầu tiên ở Việt Nam có hệ thống xử lý khói. Tuy đã chỉ được các lợi Ých trên song do còn thiếu số liệu và kiến thức còn hạn chế nên chưa lượng hoá được các lợi Ých trên. III. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VỀ MẶT KINH TẾ XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG CỦA HỆ THỐNG XỬ LÝ KHÍ THẢI LÒ NUNG 1. HIỆU QUẢ KINH TẾ Hiệu quả kinh tế có thể nhìn thấy khi so sánh giữa chi phí bỏ ra và lợi Ých thu về và thường được phân tích đánh giá theo quan điểm cá nhân, dựa trên cơ sở phương pháp phân tích tài chính. Một vài giả thiết để đánh giá - Hệ số chiết khấu (năm) r = 7% = 0,7 - Đời dự án n= 15 năm - Giá trị còn lại SV = 0 BẢNGIII.6: BẢNG CHỈ TIÊU VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ Đơn vị: triệu đồng Năm 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 STT Chỉ tiêu 1 2 3 4 5 6 7 1. Vốn đầu tư ban đầu 288.413 0 0 0 0 0 0 2. Tổng chi phí hàng năm(Ct) 24,058 24,058 24,058 24,058 24,058 24,058 24,058 3. Tổng doanh thu hàng năm(Bt) 79,1 79,1 79,1 79,1 79,1 79,1 79,1 4. Lợi nhuận hàng năm (Bt - Ct) 55,042 55,042 55,042 55,042 55,042 55,042 55,042 5. Hệ số chiết khấu 1/ (1+r)t Hệ số chiết khấu r =0,7 0,934 0,873 0,816 0,763 0,713 0,666 0,622 6. Lợi nhuận đã chiết khấu 51,4 48,051 44,914 41,997 39,245 36,657 34,236 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 8 9 10 11 12 13 14 15 0 0 0 0 0 0 0 0 24,058 24,058 24,058 24,058 24,058 24,058 24,058 24,058 79,1 79,1 79,1 79,1 79,1 79,1 79,1 79,1 55,042 55,042 55,042 55,042 55,042 55,042 55,042 55,042 0,582 0,544 0,508 0,475 0,444 0,414 0,387 0,362 32,034 29,942 27,961 26,114 24,438 22,787 21,301 19,925 I. Thời gian hoàn vốn (PB) - Thời gian hoàn vốn giản đơn là: 5 năm - Thời gian hoàn vốn có tính tới yếu tố thời gian của tiền: 7 năm II. NPV = ( å Lợi nhuận đã chiết khấu - Vốn đầu tư ban đầu) 212,854 III. CBR 1,43 Tỷ số hoàn vốn nội bộ là: Để tính IRR ta áp dụng công thức Với: r1: là tỷ lệ chiết khấu sao cho: NPV(r1) > 0 và NPV(r1) » 0 R2: là tỷ lệ chiết khấu sao cho: NPV(r2) <0 và NPV ( r2) » 0 Trong đó: r2> r1 và r2 - r1 < = 5 % . Áp dụng đối với dự án dự án hệ thống xử lý khí thải lò nung ta có: r1 = 15 % => NPV1 = 33,413 (triệu đồng) r2= 20 % => NPV2 = - 31,091 (triệu đồng) Thay vào công thức ta tính được IRR = 0,175 9 = 17,59 %: lãi suất giới hạn ig/h Từ đó ta thấy nhà máy có thể vay vốn với mức lãi suất i = 17,59 % để thực hiện giải pháp mà vẫn đảm bảo dự án sinh lời NHẬN XÉT Dựa vào các chỉ tiêu trên ta thấy dự án mang lại hiệu quả cao về mặt tài chính cho nhà máy dù xét bất cứ chỉ tiêu nào. Thứ nhất nó góp phần hạn chế các chi phí không đáng có như chi phí đền bù cho nông dân do tình trạng ô nhiễm môi trường gây nên, chi phí cho nhân viên vì vấn đề sức khoẻ, chi phí thay thiết bị ... mỗi năm doanh nghiệp phải mất 79,1 triệu đồng. Vì vậy khi có hệ thống xử lý nhà máy sẽ tiết kiệm được khoản chi phí đó. Có thể thấy rằng đứng trên khía cạnh kinh tế thì việc xử lý khí thải là một yêu cầu có tính bắt buộc. Nếu không xử lý thì pháp luật sẽ có các biện pháp hạn chế sự hoạt động của nhà máy có thể nặng là nhà máy sẽ phải ngừng hoạt động. Hệ thống xử lý ra đời vừa mang lại lợi Ých cho doanh nghiệp vừa đảm bảo tiêu chuẩn môi trường. Vì vậy đây là một dự án khả thi. 2. HIỆU QUẢ XÃ HỘI Hiệu qủa kinh tế xã hội của dự án là chênh lệch giữa giữa lợi Ých mà nền kinh tế thu được so với đóng góp của nền kinh tế và xã hội phải bỏ ra khi thực hiện dự án. Những lợi Ých mà xã hội thu được chính là sự đáp ứng của dự án đối với việc thực hiện các mục tiêu chung của xã hội, của nền kinh tế BẢNG III.7 : BẢNG CHỈ TIÊU VỀ HIỆU QUẢ XÃ HÉI Đơn vị: triệu đồng STT CHỈ TIÊU 1 2 3 4 5 6 7 1. Vốn đầu tư ban đầu 288,413 0 0 0 0 0 0 2. Tổng chi phí hàng năm(Ct) 24,058 24,058 24,058 24,058 24,058 24,058 24,058 3. Tổng lợi Ých hàng năm( Bt) 157 157 157 157 157 157 157 4. Lợi nhuận hàng năm (Bt - Ct) 132,942 132,942 132,942 132,942 132,942 132,942 132,942 5. Hệ số chiết khấu 1/ (1+r)t r= 0,7 0,934 0,873 0,816 0,763 0,713 0,666 0,622 6. Lợi nhuận có tính tới chiết khấu 124,167 116,058 108,480 101,434 94,787 88,539 82,689 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 8 9 10 11 12 13 14 15 0 0 0 0 0 0 0 0 24,058 24,058 24,058 24,058 24,058 24,058 24,058 24,058 157 157 157 157 157 157 157 157 132,942 132,942 132,942 132,942 132,942 132,942 132,942 132,942 0,582 0,544 0,508 0,475 0,444 0,414 0,387 0,362 77,372 72,320 67,534 63,14 59,026 55,037 51,448 48,125 I. Thời gian hoàn vốn - Thời gian hoàn vốn giản đơn là: 2 năm - Thời gian hoàn vốn có tính tới yếu tố thời gian của tiền: 2 năm II. NPV = = ( å Lợi nhuận đã chiết khấu - Vốn đầu tư ban đầu) 922,289 III. CBR 2,8 - Nhận xét: Thông qua các chỉ tiêu có thể thấy dự án là rất khả thi. Khi chưa có dự án người dân sống trong khu vực nhà máy hoạt động sẽ bị thiệt hại mà không được bồi thường vì những thiệt hại này mắt thường khó mà thấy được và thời gian gây hại thường phải kéo dài. Trong khi đó doanh nghiệp sẽ được hưởng một số lợi Ých mà không phải chi phí. Xét trên tổng thể nền kinh tế thì các lợi Ých và thiệt hại này là bằng nhau song bên cạnh đó nó cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng bất bình đẳng trong xã hội và vi phạm nguyên tắc cơ bản trong kinh tế môi trường:Người gây ô nhiễm phải trả tiền (PPP) Bởi vì doanh nghiệp và người tiêu thụ sản phẩm hàng năm được hưởng một khoản lợi Ých đó là chi phí khám chữa bệnh và những thiệt hại về kinh tế theo tính toán là 77,9 triệu và đây cũng chính là khoản thiệt hại mà nhà nước và người dân xung quanh nhà máy phải gánh chịu. Nhà máy đầu tư hệ thống xử lý nhằm khắc phục sự bất công bằng trong xã hội, nhà máy gây ra ô nhiễm thì phải có chi phí để giảm thiểu ô nhiễm, tránh tình trạng nhà nước, cũng như người dân xung quanh nhà máy phải bỏ ra những khoản chi phí mà không phải mình gây ra. Hệ thống xử lý ra đời đã khắc phục được tình trạng ô nhiễm khí thải, nâng cao sức khoẻ cán bộ công nhân viên cũng như người dân xung quanh nhà máy, nâng cao năng suất cây trồng, kéo dài tuổi thọ của cở sở hạ tầng xung quanh nhà máy, tránh tình trạng xói mòn đất canh tác,... có thể thấy dự án ra đời mang lại hiệu quả xã hội rất lớn IV. KIẾN NGHỊ. 1. ĐỐI VỚI NHÀ MÁY. Hệ thống xử lý ra đời đã khắc phục được tình trạng ô nhiễm khí thải, tuy nhiên để giảm thiểu tối đa ô nhiễm nhà máy cần có một số biện pháp Về nguyên liệu: Hiện nay đã có nhiều nhà máy gốm sử dụng đất đồi thay cho đất sét nung, nó sẽ hạn chế được việc sử dụng đất nông nghiệp ngày càng hạn chế và giá thành rẻ hơn rất nhiều Nên thay đổi nguyên liệu đốt hiện nay là than bằng dầu sản phẩm chất lượng sẽ cao hơn, ô nhiễm gây ra cho môi trường cũng Ýt hơn. Khống chế bụi: Ở khu vực dỡ gạch có các hoạt động: dỡ gạch từ xe goòng, phân loại, bốc xếp, đặc biệt là khâu vệ sinh kênh lò nung và vệ sinh xe goòng sau khi dỡ gạch phát sinh bụi rất nhiều. Vì thế để giảm thiểu ô nhiễm cần: Bố trí hệ thống phun nước dọc các đường goòng khu vực bốc xếp gạch Các xe goòng cần tập trung riêng tại một khu vực để làm vệ sinh. Công nhân của bộ phận này phải được trang bị đầy đủ bảo hộ lao động: khẩu trang, găng tay... Thường xuyên dọn vệ sinh và phun nước làm Èm mặt bằng làm việc. Khống chế tiếng ồn: Tiếng ồn chủ yếu phát ra từ các thiết bị máy móc vì vậy cần: Bảo dưỡng các thiết bị máy móc làm việc, đảm bảo bôi trơn các bộ phận truyền động( đặc biệt hộp số của máy nghiền xa luân) Khi các máy có hiện tượng khác lạ, gây ồn lớn phải sữa chữa và thay thế kịp thời. Công nhân làm việc ở gần các thiết bị máy móc cần phải có các trang bị cần thiết: bông nút tai an toàn, găng tay... Chất thải rắn: Chủ yếu là gạch vỡ vì thế nhà máy nên bán cho dân xung quanh, các công trình giao thông để họ làm đường, san nền các công trình 2. ĐỐI VỚI CÁC CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN. Có nhiều biện pháp để đẩy mạnh việc bảo vệ môi trường, tuy nhiên là một sinh viên chuyên ngành kinh tế môi trường nên những đề xuất chủ yếu là các giải pháp về kinh tế. Xuất phát từ chính sách của nhà nước khuyến khích đầu tư để đẩy nhanh nền kinh tế phát triển và không lường trước được vấn đề môi trường, do đó tình trạng ô nhiễm nước thải, khí thải, chất thải rắn ... đang ở mức đáng lo ngại. Trước tình hình đó nhà nước buộc các doanh nghiệp phải làm báo cáo ĐTM. Tuy nhiên để làm được ĐTM thì nhà máy phải đảm bảo được tiêu chuẩn môi trường, vì thế họ phải đầu tư các hệ thống thiết bị xử lý. một vấn đề đặt ra kinh phí để đầu tư thường là rất lớn và nh­ vậy sẽ ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh, để giảm bớt khó khăn cho các doanh nghiệp nhà nước nên có chính sách hỗ trỡ vốn cũng nh­ các vấn đề về kỹ thuật. Nhà nước cũng nên có các quỹ về môi trường để cho các doanh nghiệp vay trong việc khắc phục sự ô nhiễm môi trường với lãi suất thấp. Áp dụng thuế suất cao đối với những sản phẩm mà việc sản xuất của chúng có tác động xấu tới môi trường. Gắn hạn chế hoặc khuyến khích thương mại với việc bảo vệ môi trường. Các hiệp định của GATT trước đây và WTO hiện nay đã tích cực áp dụng biện pháp này. Hiện nay mới có phí nước thải, nhà nước cần phải có phí khí thải để phạt các cơ sở doanh nghiệp gây ô nhiễm không khí nh­ các hãng hàng không, Cần phải thường xuyên thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất đặc biệt là các cơ sở sản xuất thường gây ô nhiễm môi trường nh­ các nhà máy dệt, các nhà máy hoá chất ... Hàng năm cần tổ chức các đợt tuyên truyền về toàn lao động trong các xí nghiệp sản xuất: Các trang thiết bị cần thiết đối với công nhân, ý thức của công nhân trong việc bảo vệ môi trường đó chính là bảo vệ bản thân mình, tích cực tìm hiểu các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm ở các công đoạn sản xuất hay chính là hợp tác với các trung tâm sản xuất sạch hơn để áp dụng vào doanh nghiệp mình. Nên khuyến khích các doanh nghiệp tái sử dụng chất thải ví dụ tuần hoàn nước, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. Hiện nay nhà nước hàng năm đều tổ chức giải VIFOTEC có tinh thần cổ vũ các doanh nghiệp rất lớn. Hệ thống xử lý khí thải lò nung cũng được nhà nước trao tặng giải thưởng này vì hiệu quả mà dự án mang lại. KẾT LUẬN Công nghiệp đồng nghĩa với phát thải, đây là vấn đề không chỉ riêng Việt Nam mà ngay các nước phát triển cũng đang phải đối mặt. Vấn đề ở chỗ lựa chọn cách thức tiếp cận như thế nào để có thể giảm thiểu thấp nhất những tác động đó mà vẫn đạt được mục tiêu tăng trưởng. Từ trong thực tế quá trình sản đã có rất nhiều cách thức giải quyết sáng tạo và hiệu quả, cùng lúc không chỉ đạt mục tiêu môi trường mà các chỉ số của sản xuất cũng được cải thiện, góp phần nâng cao đáng kể như chất lượng, giá thành và khả năng cạnh tranh trong nền kinh tế hiện nay. Việc nhà máy đầu tư hệ thống hệ thống xử lý tại phân xưởng gốm Mai Lâm là một lựa chọn đúng đắn của lãnh đạo nhà máy phù hợp với mục tiêu hiện nay của nhà nước đặt ra hiện nay là hướng tới phát triển bền vững nghành công nghiệp. Đề tài " Bước đầu phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội của hệ thống xử lý khí thải lò nung tại phân xưởng gốm Mai Lâm". Thông qua biện pháp CBA, bước đầu đã nhận dạng được các lợi Ých và chi phí của dự án xử lý, qua đó đánh giá được hiệu quả kinh tế mà hệ thống xử lý mang lại cho nhà máy và hiệu quả xã hội mang lại cho nền kinh tế và cộng đồng dân cư. Thông qua việc đánh giá đã chỉ ra được hiệu quả của giải pháp là rất lớn, nên việc nhà máy đầu tư hệ thống xử lý khí thải lò nung một lần nữa khẳng định tính hợp lý của giải pháp và các nhà máy vật liệu trong cả nước nên tìm hiểu và áp dụng cho doanh nghiệp mình. Tuy nhiên đề tài có những hạn chế: Các số liệu thu thập mới mang tính ước lượng như số bệnh nhân bị nhiễm bệnh, hoặc thiệt hại kinh tế do mưa axit gây nên vì dự án được xử lý vào năm 1998 nên số liệu không được ước lượng một cách chính xác tuyệt đối. Do vậy phần lợi Ých của dự án chưa được chính xác một cách tuyệt đối. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.TS. Nguyễn Bạch Nguyệt (2000) giáo trình lập và quản lý dự án đầu tư, nhà xuất bản thống kê Hà Nội. 2.Nguyễn Kim Huân, Bạch Đình Thiên, thiết bị nhiệt trong vật liệu xây dựng nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật 3.GS, TS. Trần Ngọc Chân(2004), ô nhiễm không khí và xử lý khí thải, nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật Hà Nội. 4.GS, TS Nguyễn Thế Chinh bài giảng môn CBA 5.Trần Võ Hùng Sơn (2001), nhập môn phân tích lợi Ých chi phí, nhà xuất bản TP HCM 6. Báo cáo đánh giá tác động môi trường công ty vật liệu xây dựng Cầu Đuống 7..Báo cáo thuyết minh hệ thống xử lý khí thải lò nung chống ô nhiễm môi trường của phân xưởng gốm Mai Lâm. 8..Kết quả khảo sát ô nhiễm môi trường khu vực xung quanh nhà máy gạch, Viện y học lao động và vệ sinh môi trường, Bộ Y tế 9..Đề tài Điều tra hiện trạng ô nhiễm môi trường và đề xuất giải pháp thay thế công nghệ sản xuất gạch của Bộ Xây Dựng- Tổng công ty thuỷ tinh và gốm xây dựng 10.Luận văn khoá 41 11. Sach

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMt54.doc
Tài liệu liên quan